SECURITY MAGAZINE | Vol 12 - Hướng dẫn xử lý tình huống khi có mối đe dọa đánh bom
Cách giữ ngôi nhà an toàn trong dịp
Hướng dẫn xử lý tình huống
Khi có mối đe dọa
AKATSUKI
Nguyen Duy Huan
Quý độc giả thân mến !
Có thể nói, sức công phá của các vụ nổ bom có thể gây ra những thiệt hại
vô cùng to lớn về tính mạng con người và tài sản. Ở Việt Nam những vụ
đe dọa đánh bom tuy không phổ biến, thường là những trò đùa vô ý thức
từ đối tượng thiếu hiểu biết hoặc do hành vi chống đối của những thành phần quá khích hoặc phản động. Và tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự
việc mà những đối tượng này này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Việc đe dọa đánh bom thường đến từ nhiều hình thức khác nhau, có thể là thư nặc danh được gửi qua điện thoại, thư điện tử, thư tay hoặc vật phẩm gửi qua đường bưu điện. Vì vậy, với bất kỳ mối nghi ngờ hay những lời đe doạ, cảnh báo về đánh bom nào cũng phải được xem xét nghiêm túc, xử lý một cách kịp thời và thận trọng.
Trong số tiếp theo của Tạp chí Security, Ban biên tập xin gửi tới Quý độc
giả Hướng dẫn xử lý tình huống khi có mối đe dọa đánh bom (phần 2).
Bên cạnh đó, Tạp chí cũng đề cập đến các Tips giữ ngôi nhà an toàn trong các ngày lễ; Nhiệm vụ điều tiết giao thông của nhân viên an ninh tại khu vực nội bộ; Phần tiếp theo của các thông số về an ninh tòa nhà cũng được chúng tôi đề cập đến. Chúng tôi mong muốn cuốn tạp chí này là diễn đàn chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích của các quốc gia phát triển và nhìn nhận thách thức để xây dựng ngành dịch vụ an ninh chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Trân trọng!
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
Nguyễn Hoàng Thanh
Lê Văn Trí
Hồ Mậu Tuấn
TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Tất Hồng Dương
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Duy Huân
BIÊN TẬP VÀ THIẾT KẾ
Phòng Phát Triển Cộng Đồng
www.akatsuki.vn
www.facebook.com/akatsuki
CÁCH GIỮ NGÔI NHÀ AN TOÀN TRONG
Table of contents
CÁCH GIỮ NGÔI NHÀ AN TOÀN
Trong Dịp Nghỉ Lễ
Các kỳ nghỉ lễ trong năm là dịp mỗi người có thời gian nghỉ xả hơi, tạm gác lại công việc và chuyện học tập sang một bên để dành thời gian cho bản thân và gia đình. Nhờ
đó, mọi người có thể dành thêm nhiều thời gian để trang hoàng nhà cửa, mua sắm, tiệc tùng hay chuẩn bị cho một chuyến đi chơi xa dài ngày. Vào những dịp lễ như thế này chính là thời điểm tuyệt vời cho nhiều gia đình lên kế hoạch du lịch trong và ngoài nước. Do đó, việc giữ an toàn cho ngôi nhà cũng như các tài sản bên trong là hết sức quan trọng và cần thiết nếu bạn không muốn những tình huống
đáng tiếc xảy ra khi bạn vắng nhà. Sau đây là những mẹo
đơn giản để giữ an toàn cho ngôi nhà và tài sản:
1. Hạn Chế Công Khai Kế Hoạch
Du Lịch
Nếu bạn có kế hoạch đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ, hãy hạn
chế chia sẻ kế hoạch du lịch cho nhiều người. Ngoại trừ gia đình và những người bạn thật sự tin tưởng, hoặc những người hàng xóm kín tiếng mà bạn nhờ cậy trông coi nhà
của mình, thì đừng để bất kỳ ai khác biết được thông tin về
lịch trình của bạn.
Bạn có rất nhiều thời gian để chia sẻ về chuyến đi của bản
thân sau khi lịch trình kết thúc nên không cần thông báo cho mọi người trước khi bạn lên đường. Bởi điều này không giúp ích cho chuyến đi, mà còn có thể mang lại rất nhiều
rắc rối. Một thói quen khó tránh khỏi nữa chính là việc chia
sẻ liên tục hình ảnh của mình trong suốt kì nghỉ lên mạng
xã hội. Điều này không khác gì lời thông báo gián tiếp rằng
bạn đang vắng nhà cho những kẻ có ý đồ xấu (trộm cắp). Dù bạn rất háo hức muốn chia sẻ cho người khác biết bạn đã
trải nghiệm những gì trong kỳ nghỉ này nhưng cũng đừng
đăng quá mức. Để đảm bảo an toàn, hãy lưu giữ những bức
ảnh đó và chia sẻ chúng khi kết thúc chuyến đi.
2. Thông Báo Cho
Hàng Xóm Thân Thiết
Nếu bạn định rời thị trấn trong kỳ nghỉ lễ, hãy
thông báo với người hàng xóm đáng tin cậy rằng
bạn sẽ đi trong kỳ nghỉ và nhờ sự giúp đỡ của họ bằng cách thỉnh thoảng đến kiểm tra ngôi nhà và
báo lại nếu có bất kỳ hoạt động đáng ngờ. Việc
này cũng góp phần cảnh báo cho những tên trộm có ý định đột nhập biết rằng hoạt động bảo vệ vẫn đang được diễn ra xung quanh ngôi nhà.
Những
Lắp đặt camera an ninh là một cách tuyệt vời để ngăn chặn
các vụ trộm, nhưng gần đây, những tên trộm có vẻ không
trong két sắt cũng là an toàn. Đa phần là bọn trộm luôn tìm
đến các két sắt trước tiên vì cả
bạn và chúng đều nghĩ rằng
khi cất giữ đồ giá trị trong két
sắt thì khó lòng mà tài sản bị
hư hại hay mất cắp nếu không
biết mật mã. 3. Che Giấu
4 . Mua Bảo Hiểm Nhà Ở
Hãy đảm bảo rằng đã mua bảo hiểm nhà ở đầy đủ vì nó không chỉ bảo vệ ngôi nhà khỏi trộm cắp mà còn giúp giảm thiểu các thiệt hại gây ra bởi thiên tai, cháy nổ... Nếu bạn vẫn chưa mua bảo hiểm cho ngôi nhà của mình, hãy tìm hiểu thêm về các chương trình bảo hiểm nhà cửa và cân nhắc mua một gói phù hợp để có thể bảo vệ ngôi nhà một cách toàn diện trước chuyến đi. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy gọi cho công ty bảo hiểm nhà ở để được tư vấn.
5. Cài Đặt Hệ Thống Báo Trộm
Lắp đặt camera an ninh là một
điều cần thiết đối với mỗi hộ gia
đình dù bạn có đang sinh hoạt bình thường ở nhà hay đi vắng.
Tuy nhiên, đa số các camera bị hạn chế bởi chỉ có chức năng quan sát, vậy nên hãy lắp đặt
thêm hệ thống báo trộm có chức năng phát tín hiệu cảnh báo khi có đột nhập hoặc báo động ngay khi cửa được mở ra. Để yên tâm hơn, nên chọn mua loại sản phẩm nào có thể kết nối thông qua điện thoại, để dù cho bạn có ở xa thì vẫn biết được tình hình nhà ở của mình mà thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương khu vực bạn sinh sống xử lý.
6 . Khóa Các Nguồn Điện Và Nguồn Nước
Khi đi du lịch, dù ngắn ngày hay dài ngày thì vẫn có nghĩa là bạn sẽ vắng
nhà một thời gian, tốt nhất bạn nên ngắt nguồn điện trong nhà để phòng
tránh xảy ra sự cố chập điện, gây cháy nổ. Thay vì để đèn sáng 24/24, bạn
có thể sử dụng loại đèn hẹn giờ mà có thể bật tắt theo hệ thống điều khiển
được lập trình sẵn. Biết đâu những tên trộm để ý nhà của bạn sẽ nghĩ rằng
có ai đó vẫn còn ở nhà và nhờ đó sẽ giúp ngôi nhà của bạn thêm an toàn.
Ngoài ra, đừng quên khóa nguồn nước tổng, nhất là nên khóa luôn cả van
cấp nước cho máy giặt để tránh van đột nhiên bị hư, làm nước bị rỉ ra ngoài
lúc bạn vắng nhà.
7 . Chú Ý Rèm Cửa
Trước khi đi du lịch, bạn có thể kéo rèm cửa trong nhà lại để tránh một số người nhòm ngó vào nhà và phát hiện ra bạn không có ở đó. Tuy nhiên, đóng rèm cửa có thể sẽ ngăn cản những người muốn giúp đỡ như: cảnh sát, hàng xóm, bạn bè…Vì vậy một lời khuyên bạn có thể cân nhắc là hãy để rèm cửa tự nhiên như lúc bạn ở nhà vì những thay đổi có thể ám chỉ rằng bạn không ở đó nữa. Đặc biệt, nên cất giữ những đồ vật giá trị như trang sức, tiền mặt ở một nơi kín đáo và an toàn trước khi đi.
8 . Bưu Phẩm Và Gói Quà
Giáng Sinh Nổi Bật
Trong vài năm qua, trộm liên quan đến các gói
hàng được gửi đến nhà đã là một mối đe dọa phổ
biến đối với nhiều khu vực. Vào dịp giáng sinh, việc đặt những hộp quà được gói cẩn thận bên dưới cây
thông Noel có thể trông đẹp mắt, nhưng đó có thể
là một lời mời mở cho những kẻ trộm. Nếu có một
cây thông Noel ở nhà, hãy cố gắng để nó xa cửa sổ
hoặc những nơi thu hút tầm nhìn vì khi bạn không
có nhà, kẻ trộm có thể dễ dàng đột nhập qua cửa
sổ và lấy đi những món quà.
Đừng quên theo dõi những món quà mà chưa nhận
được khi đã đặt hàng một thời gian vì những tên
trộm vặt rất thích tấn công những gói hàng không
được bảo vệ trước hiên nhà. Chủ nhà nên cân nhắc
lắp thêm chuông cửa gắn camera hoặc camera an ninh nếu ngôi nhà chưa đăng ký dịch vụ tuần tra di động đến từ các công ty cung cấp dịch vụ an ninh uy tín.
Hướng dẫn Xử lý tình huống
KHI CÓ MỐI ĐE DỌA ĐÁNH BOM (PHẦN 2)
1 . Trách Nhiệm Của Nhân Viên An
Ninh Sau Khi Nhận Được Lời Đe
Dọa Đánh Bom
Nhân viên an ninh có trách nhiệm phải cung cấp
tất cả các thông tin ghi nhận được cho quản lý và cảnh sát để cơ quan chức năng đi đến quyết định có sơ tán các khu vực nghi vấn hay không? Đây không phải là việc mà nhân viên an ninh có thể tự mình quyết định được.
2
.
Nhiệm
Vụ Của
Nhân
Viên An Ninh Khi Có Quyết Định Sơ Tán Khu Vực
- Kiểm soát các lối vào bên trong Tòa nhà.
- Tìm kiếm các khu vực công cộng như: cổng chính, thang bộ, thang máy, nhà vệ sinh, lối lên, các khu vực tập kết bên ngoài Tòa nhà.
- Giữ lối ra vào và các tuyến đường sơ tán thoáng đãng.
- Đảm bảo mọi người di chuyển một cách nhanh chóng và bình tĩnh.
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo không ai bị tụt lại phía sau.
- Hỗ trợ trong việc kiểm tra an toàn trước khi mọi người được phép trở lại bên trong toà nhà.
- Luôn luôn giữ liên lạc với những người khác để có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất.
3.
Nhiệm Vụ
Của Nhân
Viên An Ninh & Yêu Cầu
Tìm Kiếm
Trước Khi
Sơ Tán
Cần phải biết rõ rằng cảnh sát và đội cứu hộ không
phải là những người quen thuộc với địa hình khu vực. Vì vậy, trách nhiệm của nhân viên an ninh là
rất lớn để hỗ trợ các lực lượng trong công cuộc tìm kiếm. Những người có tên trong đội cứu hộ sẽ là những người chỉ đạo cuộc tìm kiếm. Họ sẽ nói rõ với các nhân viên về mối đe dọa và yêu cầu tìm kiếm các khu vực bị nghi ngờ.
Nhân viên an ninh có thể hỗ trợ công việc này, nhưng trách nhiệm chính của bạn là đảm bảo rằng tất cả các khu vực thông thoáng bằng cách:
- Tìm kiếm bên ngoài tòa nhà và xung
quanh khu vực sơ tán
- Cố gắng rà soát kĩ càng khu vực giữa
nhân viên an ninh và lối ra, bắt đầu trên sảnh chính và có thể lên đến các tầng cao hơn hoặc xuống các tầng dưới. Cố gắng không bỏ qua bất kì khoảng trống nào.
- Tìm kiếm các khu vực công cộng của
tòa nhà đầu tiên, đó cũng là nơi kẻ
đặt bom có thể dẽ dàng lọt vào bên trong nhất.
- Nếu việc tìm kiếm diễn ra trong một
căn phòng, cần lắng nghe bất kỳ
âm thanh bất thường như tiếng kích
chuột, tiếng đánh dấu hoặc tiếng bíp.
Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn nhắm mắt
lại và lắng nghe cẩn thận.
- Phát hiện sự thay đổi vị trí, hình dáng
của các đồ vật.
- Quan sát kỹ bằng mắt: đầu tiên từ sàn
đến mức thắt lưng, sau đó thắt lưng
đến đỉnh đầu, và cuối cùng từ mức
đầu đến trần nhà.
- Chú ý đến các chỗ thiết bị có thể bị
che giấu, chẳng hạn như thảm, đồ
nội thất, ga giường, bức ảnh, trần giả và thiết bị chiếu sáng, máy sưởi và lỗ
thông hơi điều hòa không khí.
- Cẩn thận không làm bất cứ điều gì có thể kích hoạt thiết bị nổ.
- Sử dụng cuốn sổ nhỏ, băng vải hoặc
phấn để thấy rằng khu vực này đã
được tìm kiếm.
- Luôn giữ liên lạc với những người phụ trách.
4 . Xử Lí Khi Thấy Vật Thể Lạ Bất Thường
Không chạm vào vật thể
Thiết bị chuyển mạch, nắp đậy, nắp, dây kéo, nút bấm và những chi tiết dẫn truyền khác có thể phát nổ khi mở hoặc đóng. Nhiệm vụ của nhân viên an ninh là thông báo những vật thể bất thường hoặc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Đội gỡ bom sẽ có nhiệm vụ kiểm tra độ xác thực của thông tin và xử lí những việc còn lại.
Không thay đổi môi trường
Quá nóng, quá sáng hoặc những thay
đổi khác về môi trường có thể khiến
vật thể phát nổ. Tuy nhiên, nếu muốn
mở hoặc đóng cửa sổ cũng như bật hoặc tắt đèn thì phải chú ý ghi lại những
thông tin này để cung cấp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Không sử dụng bộ đàm hoặc điện thoại di dộng
Một quả bom có thể được thiết lập và sử dụng các thiết bị điện tử để kích nổ.
Trong bán kính 50 mét, không sử dụng
các thiết bị điện tử liên lạc như điện
thoại di động… để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Giải tỏa và phong tỏa khu vực
Nhiệm vụ của nhân viên an ninh là đảm bảo chắc
chắn không ai có quyền được vào khu vực này trừ
các lực lượng an ninh cứu hộ bằng cách sử dụng
rào chắn cảnh báo để phong tỏa khu vực.
Báo cáo
Trong trường hợp tìm thấy vật thể tình nghi, cần
báo cáo ngay cho người phụ trách. Một bản báo
cáo gồm có các phần:
• Mô tả đầy đủ về vật thể tình nghi
• Vị trí chính xác của vật thể
• Những trở ngại, khó khăn trên đường tiếp cận
vật thể tình nghi
• Thời gian chính xác tìm ra vật thể tình nghi
Đặt tình trạng báo động thường xuyên
Đây có thể không phải là vật thể lạ duy nhất có
khả năng phát nổ, vì vậy nhân viên an ninh luôn
phải ở trong trạng thái sẵn sàng ứng phó ngay khi nhận được sự hướng dẫn từ phía cơ quan chức
năng có liên quan.
Không trả lời các phương tiện truyền
thông khi không được phép
Bộ phận quản lý và công an có nhân viên được
đào tạo để làm việc này. Đây không phải là trách
nhiệm của bạn.
5. Nhận Diện Hình Dạng bom
Bom có nhiều hình dạng và kích cỡ. Bom có thể được chế tạo từ công nghệ cao, chuyên nghiệp hoăc các thiết bị đơn giản hoặc tự chế. Thực tế, rất dễ dàng để tìm hiểu cách chế tạo bom trong thời đại Internet như hiện nay. Bên cạnh đó, các thành phần, nguyên liệu có thể có thể được tìm thấy trong nhà hoặc cửa hàng dược phẩm, cửa hiệu thuốc. Bom có thể trông giống như phong bì, bút, điện thoại, vali, hộp đựng giày, ống nước hoặc thậm chí là một món quà. Nhân
viên an ninh cần hết sức cẩn thận khi nhận thấy bất cứ điều gì bất thường.
Khi Bom Có Thể Là Phong Bì Thư Hoặc
Gói Hàng Hoá
Một số quả bom có thể được gửi đến bằng thư và qua đường bưu điện. Chú ý: Kiểm tra tất cả các phong bì thư thật cẩn thận và nhẹ tay. Đặc biệt, cần chú ý đến những vấn đề sau:
• Độ cứng và độ nặng của bức thư: có thể cảm thấy sự dày và nặng có thể,cảm giác bên trong không chỉ chứa giấy,và có thể cảm nhận được sự rung hoặc lắc của thư.
• Chữ viết: Chữ viết nhìn không thật, có thể được đánh máy hoặc viết tay không cẩn thận.
• Xuất xứ: Nó có thể dày hoặc mỏng và xuất xứ từ một nơi khác thường như
một địa chỉ ở nước ngoài…
• Lưu ý đặc biệt: Bao gồm một số
thông tin như cá nhân, riêng tư, bí mật, chỉ người có tên “…” mới
được mở, vận chuyển cẩn thận, khẩn cấp, giao hàng đặc biệt.
• Tên người nhận: Thư được gửi đến một danh xưng, chẳng hạn như
“Thủ tướng” mà không có tên
người nhận hoặc bị viết sai chính
tả. Những người này thường
không nhận thư, bưu kiện.
• Mùi: Mùi phát ra từ gói bưu kiện.
Chất nổ có thể có mùi giống hạnh
nhân.
• Vật thể bị cộm: Nhận thấy sự xuất
hiện của dây, giấy thiếc hoặc bất
kỳ thứ gì buộc trong bưu kiện. Có
thể có những lỗ nhỏ do những nối dây đâm ra.
• Cách thức đóng gói: Trông bao
bì có vẻ như đã được sử dụng
từ trước. Giấy bọc nhăn nheo và
được dán lại bằng băng dính, bao
bì, nhãn hàng hoặc được viết tay
hoặc đã bị gạch bỏ, có thể được
bọc hoặc cuốn thành nhiều lớp
với hình dạng bất thường, có
những vết đánh dấu trên bao bì
hoặc địa chỉ bưu chính được ghi
quá cẩn thận.
• Âm thanh: Bất kỳ tiếng động
hoặc tiếng ồn nào khiến bạn cảm
thấy nghi ngờ.
Nhân viên an ninh Điều tiết giao thông
Nhiệm vụ điều tiết giao thông của nhân viên an ninh là hướng dẫn cho khách hàng khi nào, như thế nào và ở
đâu thì họ có thể di chuyển. Khách hàng ở đây có thể là người lái xe hoặc những vị khách bộ hành. Với trách
nhiệm của mình, nhân viên an ninh có thể phác thảo quy trình chuẩn khi điều tiết giao thông tại bãi đậu xe, lối ra vào khu nội bộ… cũng như dự kiến lưu lượng giao thông khi xảy ra các tình huống khẩn cấp tại mục tiêu mình làm việc. Một hình ảnh chuyên nghiệp và thái độ bình tĩnh là điều rất quan trọng khi làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông. Cùng tìm hiểu công việc điều tiết các phương tiện giao thông của họ.
1. Nhân Viên An Ninh Có Quyền Hợp
Pháp Để Điều Tiết Giao Thông?
Trách nhiệm của nhân viên là đảm bảo giao thông di chuyển một cách an
toàn tại mục tiêu họ làm việc và KHÔNG có quyền điều tiết giao thông ở
những nơi công cộng. Tuy nhiên, đồng phục và nghiệp vụ của bạn có thể
được cảnh sát yêu cầu trợ giúp trong những tình trạng khẩn cấp. Hãy gọi điện
cho người quản lý thông báo tình hình để họ nắm rõ thông tin trước khi rời vị
trí làm việc của mình.
2. Sự An Toàn Của Người Điều Tiết
Giao Thông
Có một số nguy hiểm khi điều tiết các phương tiện giao thông mà nhân
viên an ninh cần lường trước bao gồm: điều kiện thời tiết, bóng tối, xe cộ
đông đúc, người bị thương, xe cấp cứu, các đám cháy, tràn đổ hoặc rò rỉ hoá chất... Một vài yếu tố sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn, sau đây là
một số gợi ý để đảm bảo sự an toàn của nhân viên an ninh.
QUẦN ÁO
Luôn mặc đồng phục trong suốt ca trực, điều
đó giúp khách hàng và người dân nhận ra bạn
là người phụ trách an ninh tại cơ sở. Nó cũng
sẽ giúp nhân viên cấp cứu, cứu hộ nhận ra bạn
ngay lập tức. Khi điều tiết giao thông, phải luôn
mặc áo phản quang bên ngoài đồng phục. Điều
này rất quan trọng đặc biệt là trong điều kiện
thời tiết xấu như ban đêm, sương mù, mưa tuyết,
sẽ làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển
phương tiện.
THIẾT BỊ
Hãy sử dụng một số thiết bị hữu ích sau
để làm tín hiệu của bạn rõ ràng khi tham
gia điều tiết phân luồng giao thông:
• Đèn pin và gậy chiếu sáng: Trong đêm sử dụng đèn pin và gậy chiếu sáng sẽ làm tín hiệu bằng bàn tay dễ nhìn hơn.
• Còi: Để thu hút chú ý của khách bộ hành và tài xế cũng như để nhấn mạnh tín hiệu bằng tay. Không sử dụng còi
quá nhiều vì nó có thể làm nhầm lẫn hoặc sai hướng của tài xế.
• Bộ đàm: Dùng để giao tiếp với
người quản lý và các nhân viên an ninh khác.
• Dấu hiệu phản chiếu, lá cờ: Hướng dẫn cụ thể cho tài xế các tín hiệu như " Dừng" hoặc để cảnh báo tài xế về tuyến đường khác đang xây dựng, v.v
• Các chướng ngại vật: Để ngăn các phương tiện đi vào.
• Biển báo hiệu: Để cảnh báo về điều kiện rất nguy hiểm, như là một vụ va chạm hoặc tai nạn đường.
VỊ TRÍ
Hãy chắc chắn rằng nhân viên điều tiết giao
thông đứng ở vị trí hoàn toàn có thể nhìn
thấy cả người lái xe và người đi bộ, cùng với
đó là có thể theo dõi lưu lượng phương tiện
ra vào ở tất cả các hướng. Điều này sẽ giúp
nhân viên được an toàn và cho thấy rằng
bạn đang kiểm soát giao thông tại đó. Hãy
thực hiện theo các bước sau:
• Đi bộ đến mép đường và dừng lại.
• Nhận được sự chú ý của giao thông ở làn
đường gần nhất. Sử dụng dấu hiệu dừng
bằng tín hiệu tay. Hãy chắc chắn rằng tín
hiệu của bạn đã được người điều khiển
phương tiện nhìn thấy và giao thông được
dừng lại trước khi bạn nhập làn đường.
• Đi bộ chậm đến khu vực trước làn đường
tiếp theo. Lặp lại tín hiệu dừng xe của bạn
trước khi nhập vào làn đường.
Giữ trọng lượng của cơ thể cân bằng trên
2 chân, thư giãn ở vị trí này với hai bàn tay
đặt bên hông nếu bạn đang không gia hiệu
điều hướng các phương tiện. Điều này giúp
tiết kiệm năng lượng và quan sát tốt. Bạn
cần phải luôn cảnh giác với các phương tiện
vì những người lái xe có thể bị phân tâm và
không nhìn thấy bạn.
3. Sử Dụng Tín Hiệu
Điều Tiết
Nhân viên an ninh cần sử dụng tín hiệu tiêu
chuẩn. Phần lớn mọi người đều quen với tín
hiểu của cảnh sát giao thông để điều tiết
phân luồng các phương tiện. Nếu sử dụng
tín hiệu tương tự như vậy, bạn có thể dể dàng
điều tiết giao thông và tránh sự hiểu nhầm.
Nhân viên an ninh cũng có thể sử dụng tín
hiệu của để hỗ trợ bất cứ ai mà bạn đang
giúp đỡ. Thường xuyên thực hành để làm
quen với những tín hiệu bằng tay sau đây:
A. Dừng phương tiện giao thông
1. Chọn phương tiện bạn muốn dừng.
2. Nhìn vào người lái xe và hướng tay về phía họ.
3. Hãy chắc chắn rằng lái xe đã chú ý cử chỉ của bạn, sau đó giơ tay sao cho lòng bàn tay hướng về phía lái xe. Hơi gập khuỷu tay.
4. Giữ nguyên tư thế này đến khi chiếc xe dừng lại.
5. Giữ tay ở nguyên vị trí và quay đầu theo hướng đối diện
6. Lặp lại bước 1 đến 4
7. Không hạ thấp tay đến khi tất cả các phương tiện đều đã dừng lại.
B. Bắt đầu cho xe lưu thông trở lại
1. Hãy chắc chắn điểm giao đã an toàn
2. Đứng nghiêng người so với xe mà bạn cho phép lưu thông
3. Nhìn trực diện vào lái xe và hướng tay vào phương tiện, giữ thẳng tay
4. Hãy chắc chắn lái xe đã chú ý cử chỉ của bạn. Úp ngược lòng bàn tay lên trời, gập khuỷu tay và vẫy tay qua cằm, tạo thành nửa vòng tròn, giống như khi bạn ra tín hiệu "Lại gần đây"
5. Lặp lại cử chỉ trên đến khi chiếc xe bắt đầu di chuyển
6. Khi xe bắt đầu di chuyển, thả tay xuống
7. Lặp lại bước 3 - 5 bằng cánh tay kia với những xe đi theo hướng ngược lại.
Người mới lái xe thường không tự tin và sẽ cần được
giúp đỡ nhiều hơn. Nhân viên an ninh có thể lặp lại các
cử chỉ trên nhưng đừng nên quá lạm dụng, bởi điều đó
có thể khiến người điều khiển phương tiện cảm thấy
căng thẳng và có thể gây tai nạn. Nếu xe cộ lưu thông
theo cả hai hướng, hãy lặp lại các bước trên cho dòng xe
đi theo hướng ngược lại.
C. Rẽ Trái
Rẽ trái rất nguy hiểm. Bạn cần cẩn
thận khi ra quyết định về thời điểm
khi nào nên cho phép phương tiện
giao thông rẽ trái, tùy thuộc vào
mật độ giao thông và số lượng xe
cần rẽ trái.
1. Dừng các xe đang lưu thông ở hướng đối diện. Sử dụng biển
báo dừng.
2. Đảm bảo đoạn giao không có xe
và người đi bộ.
3. Giơ thẳng cánh tay kia, chỉ tay vào lái xe muốn quay trái.
4. Hãy chắc chắn lái xe đã thấy bạn. Vậy tay theo chiều hướng
lòng đất về chiều đi mà bạn
muốn lái xe đi.
D. Rẽ Phải
Lái xe ít khi cần chỉ dẫn khi rẽ phải, vì họ sẽ
không gặp phải dòng xe nào đi theo hướng
ngược lại. Nếu đường quá tắc, bạn có thể
sẽ cần dừng xe sắp rẽ phải để dòng xe từ
hướng ngược lại có thể lưu thông. Ngoài
ra, nếu có quá nhiều xe rẽ phải, bạn có thể phải dừng người đi bộ để dòng xe có thể
lưu thông dễ dàng. Nếu bạn cần ra tín hiệu
rẽ phải, hãy chắc chắn lái xe đã trông thấy
bạn, sau đó vẫy tay theo chiều hướng lòng
đất về phía bên phải của lái xe.
4. Làm Gì Nếu Có Tai Nạn Xe?
Tai nạn có thể liên quan đến nhiều người có thể là hai xe va chạm, hoặc một xe tông vào xe kia tùy theo suy nghĩ của từng người. Nhân viên phải ghi vào biên bản sự việc nếu phát hiện ra tai nạn tại khu vực mình làm việc. Dù là tai nạn bao gồm xe tư nhân, xe công, xe ưu tiên… nhân viên phải ghi lại biên bản để làm bằng chứng.
Ghi chép càng nhiều thông tin càng tốt, bao gồm :
• Tên, địa chỉ, và nơi làm việc của tài xế
• Thời gian, ngày, và vị trí tai nạn
• Số đăng ký, biển số của xe
• Chi tiết tên công ty bảo hiểm của tài xế
• Tên nhân chứng. Bạn cũng nên nắng
nghe thông tin từ họ, họ sẽ cung cấp
một cho bạn.
• Mô tả chi tiết về tai nạn và thiệt hại
• Mọi tác động có thể tạo nên tai nạn như
là tình trạng khẩn cấp, thời tiết, tình hình
đường sá, xây dựng, v.v hoặc những
chuyện kỳ lạ bất thường được nói bởi
bất kỳ bên nào trong tai nạn điều này
có thể rất quan trọng cho vụ điều tra.
• Mọi nhận xét của bạn về ngoại cảnh. Ví
dụ như thùng bia rơi ra khi tài xế ra khỏi
chiếc xe? Rất cẩn thận ghi lại những gì
bạn quan sát. Đừng vội vàng đưa ra kết
luận hay phỏng đoán về những gì bạn
xem từ hình ảnh và bằng chứng.
Các thông số về AN NINH TÒA NHÀ
(PHẦN 5)
A . CỬA SỔ VÀ CỬA RA VÀO
1. Cửa Sổ Chống Đột Nhập
Bằng Vũ Lực
Cửa sổ chống xâm nhập có vũ lực là cần thiết để đảm bảo an toàn cho một tòa nhà, đặc biệt nếu các cửa sổ có thể dễ
dàng tiếp cận từ bên ngoài. Cửa sổ chống xâm nhập bằng
vũ lực hiện đại có thể được thiết kế mà không có thanh
chắn hoặc yếu tố bảo vệ có thể nhìn thấy bằng cách sử
dụng kính (nhiều lớp hoặc bằng chất polycarbonate) với khung và cơ chế khóa được thiết kế đặc biệt. Có rất nhiều
cửa sổ chống xâm nhập có vũ lực có sẵn trên thị trường
được chứng nhận với các cấp độ bảo vệ khác nhau theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được thiết lập. Các cửa sổ phải được
lắp đặt theo phương pháp đã được chứng nhận, sử dụng
các bản vẽ xây dựng rõ ràng và đã được phê duyệt. Cần đặc
biệt chú ý đến các mối nối giữa tường và khung đỡ của nó, và giữa khung cửa sổ và khung tường.
Thiết kế của Cửa sổ chống đột
Phương pháp phổ biến nhất để cửa có khả năng chống xâm nhập bằng vũ lực là kết hợp vật liệu kính, các chi tiết kết nối giữa kính và khung phụ, và cơ cấu khóa vào khung tường (trong trường hợp mở cửa sổ). Các bộ phận bảo vệ của cửa sổ chống xâm nhập có vũ lực phải được kiểm tra và phê
duyệt bởi phòng thí nghiệm đã được công nhận. Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các chứng chỉ về lắp kính và cơ cấu khóa và kết nối tường của khung.
Khả năng chống xâm nhập có vũ lực được kiểm tra trong các phòng thí nghiệm được công nhận, bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp với một bộ công cụ được xác định trước (thủ công và điện). Mỗi cấp độ bảo vệ được xác định bằng cách sử dụng một bộ công cụ và giới hạn thời gian để các kỹ thuật viên phá vỡ một cửa sổ có kích thước định trước.
Tiêu chuẩn chống xâm nhập có vũ lực
Mức độ chống xâm nhập có vũ lực bắt buộc phải được xác định dựa trên các cân nhắc sau:
I. Khả năng tiếp cận của cửa sổ xét về thời gian kẻ xâm nhập có thể hoạt động để xâm nhập mà không bị phát hiện và cửa sổ có thể tiếp cận dễ dàng như thế nào?
II. Tầm quan trọng của công trình.
III. Thời gian cần thiết để một người phản ứng tiếp cận.
Hầu hết các cửa sổ chống xâm nhập có vũ lực có sẵn trên thị trường đều được cố định. Một số có thể được mở để bảo trì hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Nên sử dụng các cửa sổ cố định vì chi tiết kết nối với giá đỡ chỉ cần một khung. Cửa sổ có thể mở được thường cần hai khung - một cho kính và một cho kết nối với phần tử hỗ trợ. Mặc dù có sẵn cửa sổ nghiêng, chớp/lật hoặc trượt, nhưng những cửa sổ như vậy sẽ chỉ cung cấp khả năng bảo vệ đầy đủ khi cửa sổ được đóng và khóa.
Cửa sổ được bảo vệ chống xâm nhập có vũ lực có thể được sử dụng như một phần không thể thiếu của hệ vách hoặc hệ thống tường chế tạo sẵn.
Các tiêu chuẩn thử nghiệm quốc tế cho các sản phẩm chống xâm nhập có vũ lực bao gồm Tiêu chuẩn Châu Âu EN 1627, 1628, 1629,1630 và EN 356; Tiêu chuẩn Mỹ ASTM F476, F588, F842, ASTM F1233, 3038.
Theo quy định về PCCC, đối với các tòa nhà có chiều cao vượt quá
10m tính từ tầng thấp nhất mà xe cứu hỏa có thể tiếp cận được đến mức sàn hoàn thiện của tầng có người ở cao nhất, các lỗ tiếp cận trên tường bên ngoài phải được bố trí để tạo điều kiện cho hoạt
động chữa cháy và cứu nạn từ bên ngoài. Nếu lối phòng cháy chữa
cháy thông qua cửa sổ, cửa ra vào, panen tường hoặc lỗ thăm trần thì người trong tòa nhà phải có khả năng mở các lối này từ cả trong và ngoài một cách dễ dàng.
Nếu có thể, nên sử dụng các cửa sổ này như một phần của tấm bê tông đúc sẵn hoặc tường bê tông cốt thép tại chỗ. Chi tiết kết nối giữa cửa sổ chống đạn và cửa mở bằng bê tông cốt thép tương
đối đơn giản, với số lượng khe hở tối thiểu. Chi tiết kết nối với khung thép kết cấu cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, việc thiết kế một
chi tiết kết nối thích hợp cho một
bức hệ vách tiêu chuẩn là rất khó và không khả thi.
Cửa sổ được bảo vệ chống xâm nhập có vũ lực có thể được sử dụng như một phần không thể
thiếu của hệ vách hoặc hệ thống tường đúc sẵn.
2. Lưới Thép
Người ta thường bảo vệ cửa sổ để chống lại sự xâm nhập có vũ lực bằng cách thêm các tấm lưới thép. Mặc dù việc thêm lưới thép có thể không được thẩm mỹ nhưng chúng là một giải pháp hiệu quả về chi phí, giúp bảo vệ tòa nhà tốt hơn khi mở cửa sổ. Lưới thép, bao gồm cả các chi tiết kết nối, phải được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn chống xâm nhập có vũ lực.
3. Cửa Sổ Bảo Vệ Kết Hợp
Cửa sổ có thể được thiết kế để kết hợp bảo vệ chống đạn, vụ nổ và xâm nhập có vũ lực. Chúng phải được thiết kế để đáp ứng việc kết hợp nhiều khả năng bảo vệ. Không nên mặc định rằng cửa sổ có khả năng bảo vệ khỏi một mối nguy sẽ có khả năng bảo vệ khỏi các mối nguy khác.
Ví dụ, các cửa sổ ở tầng trệt có thể được thiết kế để
chống lại tải trọng nổ cũng như xâm nhập có vũ lực và chống đạn. Một ví dụ khác về hệ thống kết hợp là một lưới thép bắt buộc được thiết kế phía sau các cửa sổ được bảo vệ chống nổ. Tấm lưới cung cấp cả khả năng bảo vệ lối vào chống lại sự xâm nhập có vũ lực và có thể được sử dụng như một hệ thống bắt chống lại tải trọng nổ cao.
Hầu hết các cửa sổ được bảo vệ có thể được thiết kế với cả ba khả năng bảo vệ. Trong một số trường hợp, việc kết hợp cả 3 khả năng bảo vệ còn mang lại hiệu quả chi phí và thẩm mỹ cao hơn so với các cửa sổ được thiết kế chống lại ít mối nguy hơn. Do đó, ở giai đoạn thiết kế nên xem xét đến các cửa sổ có nhiều lớp bảo vệ, ngay cả khi chỉ cần một loại bảo vệ.
Ra Vào
4. Cửa
Cửa ra vào bên ngoài được sử dụng chủ yếu cho người đi bộ, ô
tô và hàng hóa ra vào tòa nhà. Chúng có thể là cửa trong suốt
(làm bằng thủy tinh hoặc vật liệu khác), cửa đơn hoặc cửa đôi và ở bất kỳ hình dạng hoặc kích thước nào. Cửa ra vào là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ tổng thể của tòa nhà, đặc
biệt là để chống lại các mối đe dọa xâm nhập có vũ lực. Cửa ra vào ít quan trọng hơn đối với việc bảo vệ lớp ngoài trước các mối đe dọa từ vụ nổ hoặc tên lửa đạn đạo, vì chúng chỉ che phủ
một tỷ lệ mặt tiền rất nhỏ. Tuy nhiên, chúng có vai trò chính trong việc bảo vệ các vị trí dễ bị tổn thương nhất của tòa nhà.
Các vai trò bảo vệ và an ninh chính của cửa là
i. Bảo vệ các bộ phận bên trong của tòa nhà trước sự xâm nhập thầm lặng hoặc xâm nhập có vũ lực.
ii. Bảo vệ bên trong tòa nhà chống lại các vụ nổ, đạn và mảnh bom.
iii. Ngăn các mảnh vụn hoặc mảnh đạn từ vật liệu xây dựng va vào người bên trong.
iv. Kiểm soát việc ra vào tòa nhà.
Nói chung, số lượng cửa bên ngoài nên được giảm thiểu để hạn chế các điểm xâm nhập tiềm ẩn, tùy theo yêu cầu về lối ra khẩn cấp.
Thiết
kế tốt cho cửa ra vào bao gồm
• Cánh cửa bằng kim loại hoặc
lõi gỗ cứng mang lại sự an toàn
cao hơn so với cửa có ô quan sát bằng kính.
• Cửa nên được mở ra bên ngoài
theo hướng có thể xảy ra mối đe
dọa có thể có. Sau đó, khung cửa
có thể giúp tăng cường chống lại
sự xâm nhập có vũ lực hoặc tác
động của vụ nổ từ bên ngoài. Với
thiết kế này, bản lề cần được làm
cứng để chống đột nhập vì chúng
sẽ ở bên ngoài.
• Khung và các phần gắn tường
phải được làm cứng ngang bằng
với cửa.
• Cửa nên được bảo vệ từ bên
trong nếu có thể chứ không phải bên ngoài. Điều này bảo vệ các
thiết bị khóa khỏi bị mở trộm.
5. Cửa Ra Vào Chống Nổ
Có nhiều loại cửa ra vào thương mại
có khả năng chống cháy nổ có sẵn
được thử nghiệm với các tải trọng nổ
khác nhau theo các tiêu chuẩn quốc
tế đã được thiết lập. Các cửa ra vào
chống cháy nổ phải được lắp đặt theo
phương pháp thử đã được chứng nhận,
sử dụng các bản vẽ lắp đặt rõ ràng và
đã được phê duyệt.
Nên cân nhắc sử dụng cửa chống
nổ cho tất cả các loại cửa bên
ngoài nơi áp suất quá cao có thể
gây nguy hiểm cho người ở sau
cửa. Vì cửa chống nổ tương đối
tốn kém và khó thiết kế, chỉ nên
lắp đặt loại cửa này tại các phòng
hoặc không gian cần được bảo
vệ khỏi vụ nổ (ví dụ: các phòng
chứa tài sản quan trọng hoặc khu
vực tập trung đông người). Nếu
không, hệ thống bắt có thể được
sử dụng để ngăn cửa chống nổ
không trở thành đạn bay và gây
thương tích hoặc tử vong trong
trường hợp nổ.
Cửa chống nổ có thể là loại có bản
lề, loại trượt, loại hai cánh hoặc có
các thiết kế được chấp nhận khác.
Cửa có thể được đặt trong tường bê
tông, được lắp đặt như một phần của
thiết kế hệ vách (thường được làm
bằng kính), lắp đặt như một phần của
bức tường thép đặc biệt hoặc được
sử dụng theo nhiều cách khác để
hoàn thành việc bảo vệ tổng thể của
mặt tiền.
Nên cân nhắc sử dụng cửa chống nổ
cho tất cả các vị trí nhạy cảm như
phòng kiểm soát an ninh, khu vực an toàn và phòng VIP vì chúng sẽ giảm
đáng kể rủi ro cho người và thiết bị trong cơ sở.
Thiết kế cửa chống nổ
Cửa chống nổ thường mở ra ngoài và
được hỗ trợ bởi khung chống lại áp
lực dương từ một vụ nổ. Cửa chống
nổ phải bao gồm các chi tiết lắp đặt
về cách phối hợp giữa cửa chống nổ
và thiết kế của tường. Hệ thống kết
nối tường và cửa phải được thiết kế
để có thể chịu tải trọng nổ tương
đương hoặc lớn hơn cửa.
6. Cửa Ra Vào Chống Đạn
Cửa chống đạn thường được sử dụng ở
lối vào các vị trí đặc biệt trong tòa nhà
hoặc tại các tòa nhà được bảo vệ đặc biệt
có thể bị tấn công vũ trang. Các vị trí điển
hình nên sử dụng cửa chống đạn bao
gồm: phòng kiểm soát an ninh, phòng kho
bạc và phòng thông nhau ở lối vào khu
vực hoặc tòa nhà được bảo đảm.
Có rất nhiều cửa chống đạn có bán
trên thị trường được kiểm tra ở nhiều
cấp độ bảo vệ khác nhau theo các tiêu
chuẩn quốc tế đã được thiết lập. Báo
cáo thử nghiệm phải bao gồm các bản
vẽ lắp đặt chi tiết để các cửa có thể
được lắp đặt đúng cách và hoạt động
như dự kiến. Cần đặc biệt chú ý đến lớp
bảo vệ chống đạn tại các điểm nối giữa
tường và khung đỡ của tường.
Nếu việc lắp đặt không được thực hiện
theo bản vẽ lắp đặt chi tiết, bao gồm các
chi tiết rõ ràng về các kết nối được bảo
vệ, cửa có thể không hoạt động tốt như
dự kiến. Các yếu tố như tay cầm, lỗ ngắm
và các chi tiết khác trên cửa đều phải
được chú ý và được phòng thí nghiệm
chứng nhận kiểm tra và chấp thuận.
Cửa chống đạn có thể được sử dụng
như một phần không thể thiếu của hệ
vách hoặc hệ thống tường chế tạo sẵn.
Nói chung, nên sử dụng chúng như
một phần của tấm bê tông chế tạo sẵn.
Chi tiết kết nối giữa cửa chống đạn và
lỗ mở bằng bê tông cốt thép tương đối
đơn giản, với khoảng trống tối thiểu.
Các chi tiết kết nối với kết cấu khung
thép cũng như vậy.
Thiết kế cửa chống đạn
Cửa chống đạn phải được nhà sản xuất cung cấp kèm theo hướng
dẫn đầy đủ để lắp đặt vào tường
được chỉ định. Vật liệu bảo vệ
được sử dụng phổ biến nhất trong
cửa chống đạn là thép tấm. Báo
cáo thử nghiệm phải bao gồm các chứng chỉ về thép và khung để
đảm bảo rằng các sản phẩm giống
nhau được lắp đặt tại công trình.
Cửa chống đạn có lắp kính nên
được coi như cửa sổ chống đạn.
7. Cửa Ra Vào Chống Xâm
Nhập Có Vũ Lực
Mỗi cửa đều có một số mức độ chống xâm nhập có
vũ lực bắt buộc. Nói chung, các cửa bao ngoài hoặc
tại các vị trí đặc biệt (Ví dụ: những nơi chứa các tài sản quan trọng) cần có cấp độ bảo vệ cao hơn. Mức
độ bảo vệ cần thiết có thể thấp hơn đối với các cửa nằm sâu hơn trong tòa nhà sau nhiều lớp an ninh.
Có rất nhiều cửa chống xâm nhập có vũ lực có bán trên thị trường đã được kiểm tra ở các cấp độ bảo vệ khác nhau theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được thiết lập. Các cửa chống xâm nhập có vũ lực phải được lắp đặt theo phương pháp thử nghiệm đã được chứng nhận, sử dụng các bản vẽ lắp đặt rõ ràng và đã được phê duyệt. Cần đặc biệt chú ý đến các điểm kết nối giữa các bức tường và khung đỡ của cửa.
Tiêu chuẩn đối với cửa ra vào chống xâm
nhập có vũ lực
Các tiêu chuẩn kiểm tra quốc tế cho việc chống xâm nhập có vũ lực bao gồm
Tiêu chuẩn Châu Âu EN 1627,1628,1629,1630 và EN 356; Tiêu chuẩn Mỹ ASTM F476, F588, F842, F1233 và F3038.
Thiết kế cửa ra vào chống xâm nhập có vũ lực
Vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để bảo vệ cửa chống lại sự xâm nhập có vũ lực là thép, được sử dụng rộng rãi ở các tấm, sườn và khung. Độ bền của kết nối giữa tấm cửa và khung đỡ được thực hiện bằng cơ chế khóa. Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các chứng chỉ cho các cấu kiện thép và cơ cấu khóa. Các bài kiểm tra độ chống chịu sự xâm nhập có vũ lực phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm và công nhận bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp với bộ công cụ được xác định trước (bằng tay và bằng điện). Mỗi cấp độ bảo vệ đều có một bộ công cụ và giới hạn thời gian khác nhau mà các kỹ thuật viên cần có để tạo ra một khe hở có kích thước xác định trước.
Cửa được bảo vệ chống xâm nhập có vũ lực được sử dụng như một phần không thể thiếu của hệ vách hoặc hệ thống tường chế tạo sẵn, nên sử dụng chúng như một phần của tấm tường bê tông vững chắc. Chi tiết kết nối giữa cửa được bảo vệ chống xâm nhập có vũ lực và lỗ mở bằng bê tông cốt thép tương đối đơn giản, với khoảng trống tối thiểu. Chi tiết kết nối với khung thép kết cấu cũng rõ ràng nhưng chi tiết kết nối với hệ vách bằng nhôm tiêu chuẩn rất khó và nói chung không
được khuyến khích.
8. Kết Hợp Bảo Vệ Cho Cửa Ra Vào
Hầu hết các cửa ra vào được bảo vệ có thể được thiết kế với cả ba
khả năng bảo vệ. Do đó, ở giai đoạn thiết kế nên xem xét các loại cửa có nhiều lớp bảo vệ, ngay cả khi chỉ cần một loại bảo vệ.
Cửa ra vào có thể được thiết kế để đáp ứng nhiều cấp độ bảo vệ kết hợp, ví dụ như các cửa ra vào trong một tòa nhà có bảo vệ thường sẽ phải có khả năng chống lại sự xâm nhập có vũ lực, các vụ nổ và đạn. Chúng phải được thiết kế để đáp ứng sự kết hợp các mức độ bảo vệ cần có. Không nên cho rằng khả năng bảo vệ chống lại một mối đe dọa cũng đồng nghĩa với khả năng bảo vệ chống lại những mối đe dọa khác.