3 minute read

3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC ĐÁM CHÁY

⮰ Hệ thống phòng cháy chữa cháy đã lạc hậu hoặc không đảm bảo

⮰ Không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách

⮰ Sử dụng các thiết bị có thể tạo ra lửa không đúng cách

⮰ Sự phá hoại

⮰ Sự tự cháy

Các nguyên nhân gây ra lửa thường gặp:

» Điện: Quá tải, rò mạch gây ra tia lửa điện hoặc tạo ra nguồn nhiệt; bảo trì kém, thiếu hệ thống thông gió…

» Thiết bị tạo nhiệt: Quần áo đặt gần vật liệu dễ cháy, lỗi kiểm soát nhiệt độ…

» Quy trình nguy hiểm: máy móc bị quá nóng, nhiệt tạo ra do ma sát, phản ứng hóa học, hệ thống thông gió và kiểm soát nhiệt độ kém chất lượng…

» Bụi cháy được: Không có hộp chứa bụi, không có hệ thống giám sát hay đo lường bụi cháy được…

» Bất cẩn: Hút thuốc, thiếu cẩn trọng khi hàn, cắt, khoan, can thiệp vào thiết bị an toàn, tháo lưới chắn…

» Thiếu ngăn nắp: Không bảo trì khu vực làm việc và thiết bị làm việc, không lau dọn sạch sẽ vết dầu tràn, thùng rác quá đầy, không có quy trình khử bỏ an toàn rác thải dễ cháy…

» Tự cháy: Hóa chất không để ở nhiệt độ phù hợp, hóa chất bị trộn lẫn không đúng cách, vật liệu hoặc rác dễ cháy không được xử lý cẩn thận…

4. KẾ HOẠCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CÁC THỦ TỤC KHẨN CẤP

Mỗi một khu vực nên có những kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp. Một số kế hoạch đơn giản dễ thực hiện thực hiện sẽ cho thấy vị trí của các lối thoát hiểm khẩn cấp cũng như vị trí đặt các thiết bị chữa cháy và cung cấp tên và số liên lạc của từng người phụ trách. Một số kế hoạch khác có thể rất phức tạp, nó có thể bao gồm các trường hợp khẩn cấp khác nhau, hành động và người liên lạc phụ thuộc vào tình hình. Vấn đề đặt ra không phải là chi tiết của kế hoạch mà mục đích của chúng là như nhau: giúp mọi người chuẩn bị trước khi trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Nhân viên an ninh nên có một bản sao của kế hoạch an toàn

PCCC và một kế hoạch thoát nạn khẩn cấp. Các thông tin quan trọng về an toàn cháy nổ trong khu vực mà bạn bảo vệ là rất quan trọng, vì vậy mà bạn nên đọc và tìm hiểu một cách cẩn thận. Bản kế hoạch này giúp nhân viên an ninh biết được vai trò và nhiệm vụ của mình khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp, cũng như nêu rõ các hướng dẫn và hành động như thế nào để phù hợp với kế hoạch tổng thể.

5.

L M G N U Khu V C L M Vi C Kh Ng C

PHƯƠNG ÁN KHẨN CẤP VÀ KẾ HOẠCH PCCC?

Trước hết, hãy chắc chắn khu vực mà bạn làm nhiệm vụ bảo vệ không có phương án khẩn cấp và kế hoạch PCCC. Có thể là người quản lý khu vực đó đã lập phương án và không phổ biến cho bạn. Một kế hoạch mà còn nằm trong tủ hồ sơ là vô dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhân viên an ninh nên đề cập đến bản kế hoạch này với người quản lý của mình, vì an toàn của bạn và những người trong khu vực mà bạn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh.

Nếu kế hoạch tồn tại, hãy chắc chắn rằng bạn có một bản sao của nó thật chi tiết và rõ ràng. Nếu có thể, nên nói chuyện với những người có tên trong kế hoạch, họ có thể có kinh nghiệm quan trọng để chia sẻ cũng như nhắc nhở họ về họ trách nhiệm.

Nếu kế hoạch này không tồn tại, hãy đặt câu hỏi không ngừng cho đến khi nhận được câu trả lời. Thậm chí, nhân viên an ninh có thể cùng tham gia trong việc cập nhật một kế hoạch hiện tại hoặc tạo một phương án mới. Điều này rất ý nghĩa bởi vì bạn thường sẽ thường là người đầu tiên ở khu vực có đám cháy.

This article is from: