6 minute read

d. Phương pháp ức chế hóa học

Bản chất dập tắt đám cháy bằng các phương pháp ức chế hóa học là phun các chất chữa cháy vào vùng phản ứng cháy, các chất này có tác dụng làm gián đoạn dây chuyền phản ứng cháy.

Để thực hiện được việc ức chế hoá học các phản ứng cháy, cần sử dụng các chất chữa cháy có giới hạn nhiệt phân kém, các chất chịu nhiệt, các chất có nhiệt độ sôi và nhiệt hóa hơi thấp. Khi phun các chất này vào vùng cháy, chúng sẽ bị phân hủy, bốc hơi và kết hợp với các gốc tự do của chất cháy tạo ra các chất không cháy. Mặt khác chúng sẽ hấp thụ năng lượng của các gốc tự do, năng lượng của các phần tử này sẽ giảm đi đến mức không đủ để tiếp tục xảy ra phản ứng dây chuyền. Do đó phản ứng cháy dây chuyền sẽ bị bẻ gãy. Lúc này nhiệt lượng cung cấp cho quá trình nhiệt phân chất cháy không đảm bảo để duy trì sự cháy. Ngọn lửa được dập tắt. Các chất ức chế hóa học phản ứng cháy có tác dụng:

» Ức chế về mặt hóa học các phản ứng cháy dây chuyền.

» Làm lạnh trung tâm hoạt tính cao của phản ứng cháy dây truyền.

» Khi bị nhiệt phân, các chất ức chế hoá học sinh ra chất không cháy, có tác dụng làm giảm nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy.

» Bột ức chế hóa học còn có khả năng ngăn cản không cho không khí vào vùng cháy, mặt khác bột ức chế tạo ra một lớp xốp trên bề mặt chất cháy có tác dụng như một lưới ngăn lửa.

Trong bốn phương pháp trên thì phương pháp làm lạnh, làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy và cách ly là các phương pháp có tác dụng về mặt lý học. Phương pháp ức chế hóa học có tác dụng về mặt hóa học. Trên thực tế, khi chữa cháy thường sử dụng kết hợp 4 phương pháp trên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại đám cháy mà một phương pháp đóng vai trò chủ đạo còn các phương pháp khác chỉ là bổ trợ.

7. NHÂN VIÊN AN NINH LÀM GÌ NẾU PHÁT HIỆN NGUY CƠ CHÁY NỔ?

Chúng ta đã biết rằng 3 yếu tố nhiên liệu, nhiệt và không khí là các yếu tố cần thiết để xuất hiện đám cháy và giữ cho lửa không bị tắt. Ở nhiều nơi, nhiên liệu và nguồn nhiệt không được cách ly và riêng biệt. Ngoài ra, chúng có thể không còn ở tình trạng tốt hoặc có thể bị sử dụng sai mục đích. Là một nhân viên an ninh, bạn có trách nhiệm báo cáo lại các mối nguy hại cháy nổ và an toàn cho người quản lý. Vì thế nhân viên an ninh cần vận dụng mọi giác quan để phát hiện mối nguy, những rủi ro tiềm ẩn và phát hiện một cách kịp thời những vấn đề trên khi đi tuần tra khu vực làm việc.

a. Rủi ro cháy nổ đối với vật liệu, thiết bị không quản lý đúng cách

Hãy cẩn thận với các vật liệu, thiết bị sau:

» Vật liệu dễ bén lửa, chẳng hạn như xăng, dầu không được đựng trong bình kín khí

» Vật liệu dễ cháy, chẳng hạn như thùng các tông và giấy, đặt quá gần nguồn nhiệt như lò sưởi, động cơ, bếp lửa, bếp lò hay lò đun

» Giẻ lau hay đồng phục đầy dầu mỡ đặt gần động cơ

» Rác và bụi, vụn giấy xung quanh máy móc

» Rác bị bọc kín chứa pin, pin lithium thải

» Hơi thoát ra từ các hóa chất dễ cháy như cồn, xăng, axeton, napththa, ete, sơn...

b. Công tác bảo trì kém

Đôi khi vật liệu, thiết bị không được bảo trì hay sản xuất tốt. Chú ý những vật liệu và thiết bị sau:

» Ống khói và ống thải bị tắc hay xây không tốt

» Dây điện đã bị mòn

» Dây điện sử dụng tạm thời không đạt chuẩn

» Cầu chì không được bảo trì đúng cách

» Bếp dầu, lò sưởi hoặc lò đun sử dụng bugi, điều chình nhiên liệu sai cách

» Thiết bị điện bị hỏng

» Ống dẫn nhiệt hoặc ống đã tiếp xúc với vật liệu dễ cháy

c. Sử dụng sai quy cách

Đôi khi vật liệu, thiết bị bị sử dụng một cách cẩu thả hoặc không tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý những vật sau:

» Vật liệu đang bốc khói không được thải bỏ đúng cách

» Ổ điện hay pin bị quá tải

» Thiết bị điện nhiệt hay thiết bị nấu ăn không tắt đi sau giờ làm việc, chẳng hạn như máy pha cà phê, bàn là, ấm đun nước, quạt, đèn trang trí… Tuy nhiên, trước khi tắt bất cứ thiết bị nào, hãy chắc chắn rằng bạn được phép làm như vậy.

» Đồ vật trang trí đặt ở nơi không an toàn

» Tia lửa từ các thiết bị như lửa hàn bắn vào vật liệu dễ cháy

» Thiết bị quá nhiệt, dây điện, ổ điện, hộp cầu chì, động cơ - đây cũng có thể là hậu quả của công tác bảo trì kém

» Bóng đèn công suất quá lớn

» Cầu chì cố định

» Cầu chị bị tắc hay buộc chặt nên không hoạt động

» Lạm dụng các dây nối dài

» Nếu nhân viên an ninh ngắt hay di chuyển một thứ gì không đảm bảo an toàn, hãy để lại lời nhắn và ghi lại vào sổ ghi chú và báo cho người giám sát.

d. Phóng hỏa

Phóng hỏa là hành động cố ý đốt cháy hoặc cố tình nhóm lửa có mục đích. Nhân viên an ninh cần phải rất cẩn trọng với kiểu tội phạm này. Ngăn ngừa các rủi ro là biện pháp hàng đầu giúp xử lý phóng hỏa. Chúng ta có thể hình dung, để phóng hỏa cần những điều kiện gì và sau đó cố gắng đảm bảo những điều kiện này không tồn tại. Đi tuần tra một cách cẩn thận để chắc chắn không kẻ nào có thể đột nhập và phóng hỏa khu vực mà bạn bảo vệ, đảm bảo không có thứ gì dễ cháy nổ nằm trong hoặc xung quanh khu vực mà bạn bảo vệ. Tất cả thùng rác đều sạch rác vào đêm, chắc chắn không có cành cây nào nằm ở hiên của tòa nhà. Nếu có người khả nghi đứng gần khu vực mà bạn đang đứng gác, hãy cẩn thận khi đến gần họ và tìm hiểu lí do vì sao họ đứng ở đó.

Nếu hỏa hoạn xảy ra và bạn cho rằng nguyên nhân này là phóng hỏa, hãy đảm bảo mọi thứ đều được giữ nguyên hiện trạng để bảo toàn bằng chứng.

e. Tự bốc cháy

Tự bốc cháy là một nguyên nhân khác gây nên các vụ hỏa hoạn hoặc đám cháy. Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra ở một số vật liệu. Theo thời gian, nhiệt tích tụ trong vật liệu có thể khiến vật liệu tự bốc cháy mà không cần đến nhiệt từ nguồn ngoài. Giẻ lau thấm dầu, chất lỏng dễ cháy, dầu đánh sàn nhà, cỏ khô, ngũ cốc, than củi, nhựa đường và cao su xốp đều có thể tự bốc cháy nếu không được bảo quản đúng cách. Lưu trữ kho vật liệu không phải trách nhiệm của nhân viên an ninh nhưng bạn có quyền biết rõ về những vật liệu có thể gây nguy hiểm tại nơi làm việc.

8. NÊN LÀM GÌ NẾU NHẬN THẤY NGUY CƠ HỎA HOẠN?

Cố gắng giải quyết vấn đề nếu có thể, miễn là điều đó không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay sự an toàn của chính bạn và những người xung quanh. Ví dụ: Ngắt điện thiết bị hay để vật liệu dễ cháy cách xa khỏi nguồn nhiệt. Nếu nhận thấy một sự cố mà bạn không thể tự khắc phục một cách nhanh chóng và an toàn, hãy gọi cho cơ quan PCCC và bắt đầu theo quy trình khẩn cấp về PCCC và cứu nạn cứu hộ của tòa nhà nơi làm việc. Luôn luôn báo cáo với người giám sát những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn để vấn đề có thể được giải quyết thấu đáo và không lặp lại.

This article is from: