SECURITY MAGAZINE | Vol 16 - Hướng dẫn đánh giá rủi ro an ninh tại công trường xây dựng
NHÂN VIÊN AN NI
Xin kính chào Quý độc giả!
Nguyen Duy Huan
Có thể nói, thách thức lớn đối với công trường xây dựng là năng lực kiểm soát và
bảo vệ tài sản. Bởi, với mật độ ra vào liên tục của con người, phương tiện và máy móc của các nhà thầu tại đây sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện các nghiệp vụ an ninh. Mặt khác, với mỗi công trường xây dựng sẽ khác nhau về quy mô, vị trí, thời gian thi công cũng như các rủi ro an ninh, do đó khó xây dựng phương án tổng quát cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra tại đây.
Vì vậy, người quản lý và vận hành công trường xây dựng phải linh động áp dụng các
biện pháp an ninh để phòng tránh những mối đe dọa không mong muốn như: khủng bố, trộm cắp hay phá hoại tài sản. Hướng dẫn này được thiết kế để cung cấp một phương pháp an ninh được đề xuất áp dụng bởi các nhà quản lý công trường xây dựng cả trước, trong quá trình thi công và trong quá trình chuyển giao công trình cho nhà quản lý cuối cùng, người chủ sở hữu công trình.
Trong số tiếp theo của Tạp chí Security, Ban biên tập xin gửi tới Quý độc giả Hướng dẫn đánh giá rủi ro an ninh tại công trường xây dựng. Hướng dẫn này được thiết kế nhằm cung cấp cho người quản lý và người điều hành một góc nhìn tổng quan về việc đánh giá rủi ro và các biện pháp an ninh cần được cân nhắc trên công trường xây dựng. Tuy bản hướng dẫn không được xây dựng như sổ tay hướng dẫn chi tiết nhưng có thể giúp người đọc định hình suy nghĩ về các vấn đề an ninh và phác thảo quy trình trong việc đánh giá rủi ro và xây dựng biện pháp giảm thiểu cần thiết.
Chúng tôi mong muốn cuốn tạp chí này là diễn đàn chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích của các quốc gia phát triển và nhìn nhận thách thức để xây dựng ngành dịch vụ an ninh chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Trân trọng!
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
Nguyễn Hoàng Thanh
Lê Văn Trí
Trương Thành Trung
Hồ Mậu Tuấn
TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Tất Hồng Dương
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Duy Huân
BIÊN TẬP VÀ THIẾT KẾ
Phòng Phát Triển Cộng Đồng
www.akatsuki.vn
www.facebook.com/akatsuki
Sơ
Hướng dẫn thực hiện
Cấp Cứu Tại Chỗ
CHO NHÂN VIÊN AN NINH
Nhân viên an ninh có vai trò quan trọng trong cuộc
sống hiện nay, ngoài việc có trách nhiệm bảo đảm
sự an toàn cho những người sinh sống và làm việc tại mục
tiêu họ được giao nhiệm vụ, còn phải có trách nhiệm bảo
vệ tài sản khách hàng và bảo mật thông tin nội bộ... Nhiệm
vụ của nhân viên an ninh bao gồm những điều tưởng chừng
nhỏ nhất như phát hiện các mối nguy hiểm tiềm ẩn để từ
đó có thể nhanh chóng thực hiện phương án thoát nạn và cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, để trở thành một
nhân viên an ninh chuyên nghiệp, ngoài yêu cầu về trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ, nhân viên an ninh còn phải được
đào tạọ và cấp các loại chứng chỉ liên quan khác.
Một trong những chứng chỉ quan trọng nhất có thể làm nổi
bật một nhân viên an ninh là chứng chỉ Sơ cấp cứu. Không
chỉ trong ngành an ninh tư nhân, nhiều ngành nghề hiện nay yêu cầu chứng chỉ sơ cứu cấp cứu và hồi sức tim phổi là
bắt buộc để đủ điều kiện tuyển dụng. Như chúng ta đã biết
sơ cấp cứu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp
cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính. Nếu là
người đầu tiên có mặt ở hiện trường, khi tiếp cận nạn nhân, hãy sơ cứu ngay cho nạn nhân bằng kiến thức sơ cấp cứu
đã được đào tạo và các phương tiện sẵn có tại nơi làm việc,
đồng thời gọi ngay người trợ giúp và gọi trung tâm y tế hỗ
trợ cấp cứu.
Là một nhân viên an ninh - người được giao nhiệm vụ bảo
vệ sự an toàn cho khách hàng, bạn sẽ phải biết cách phản
ứng trong các tình huống khẩn cấp nhất, thực hiện sơ cứu
ban đầu sẽ quyết định sự sống còn người bị nạn. Nếu được
sơ cứu kịp thời và đúng cách, sẽ làm cho các chức năng sống
bảo tồn, các chức năng sinh hoạt sẽ được phục hồi và để lại
di chứng ít nhất hoặc nhẹ nhất.
1. Sơ cứu khẩn cấp
a, Giới thiệu
Vai trò của Nhân viên an ninh là cảnh báo dịch vụ cấp cứu, không phải là vận chuyển nạn nhân. Hãy ngăn đám đông đến gấn hiện trường và cố gắng giữ bình tĩnh.
Chỉ được hỗ trợ về y tế cho nạn nhân sau khi đã tham gia các khóa tập huấn chuyên sâu về sơ cứu khẩn cấp (thông tin và hướng dẫn)
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Nhân viên an ninh trong tình huống cần sơ cứu đảm bảo hỗ trợ y tế hoặc hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp. Điều này có thể là gọi xe cứu thương, bác sỹ, nhân viên sơ cứu đủ tiêu chuẩn, điều dưỡng…
Nếu nạn nhân có vết thương rõ ràng hoặc đang thấy khó chịu và muốn rời khỏi hiện trường, đừng cố ngăn cản họ bằng vũ lực.
Thuyết phục họ nên ở yên một chỗ để đảm bảo an toàn, nếu có thể cần tìm nhân chứng có thể xác nhận nỗ lực của bạn.
Báo cáo sự cố cho cấp trên hoặc trung tâm kiểm soát ngay lập tức.
Dù trong tình huống nào, hãy gọi cứu thương hoặc bác sỹ/điều dưỡng nếu nạn nhân bất tỉnh hoặc không muốn ở lại hiện trường và để chứng mình rằng bạn đã nỗ lực dù nạn nhân không muốn được giúp đỡ.
Hỗ trợ nạn nhân ra khỏi hiện trường, gọi taxi, lấy thông tin của nạn nhân (tên, địa chỉ, thông tin cơ bản…), tiếp tục hỗ trợ nạn nhân, cung cấp tên của bạn và số điện thoại công ty cho nạn nhân nếu nạn nhân muốn thảo luận về sự cố trong tương lai.
Nếu nạn nhân là kẻ đột nhập bị thương tại nơi bạn làm nhiệm vụ (ví dụ ngã từ trên mái xuống), họ phải được đối xử như khách hàng đến thăm bị thương. Điều quan trọng là đảm bảo nạn nhân được hỗ trợ tối đa, lý do hay nguyên nhân vì sao họ có mặt tại hiện trường và bị thương chỉ là thứ yếu. Vì thế nhân viên an ninh phải được đào tạo về sơ cấp cứu và tập huấn thường xuyên để có thể ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
b. Nguyên tắc về sơ cứu
Sơ cứu là việc điều trị bằng cách sử
dụng các kỹ năng, phương tiện và vật liệu sẵn có.
Các chức năng của sơ cứu:
Duy trì mạng sống
Hạn chế tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Hỗ trợ quá trình hồi phục.
Có hai lĩnh vực hoặc mức độ sơ cứu:
1. Cứu mạng và giảm thiểu tổn thương, bao gồm:
Nhân viên sơ cứu có đủ trình độ.
Hồi sức tim phổi (CPR)
Hà hơi thổi ngạt.
2. Sơ cứu vết thương nhỏ, bao gồm:
Nhân viên sơ cứu đủ trình độ sử
dụng băng cứu, gạc…
c. Sơ cứu khẩn cấp
Các biện pháp sơ cứu khẩn cấp là
các bước ban đầu cần tiến hành khi
phát hiện nạn nhân. Các bước này
bao gồm:
Đánh giá tình hình
Nếu hỗ trợ người khác đồng nghĩa
với việc bạn phải đặt bản thân vào
rủi ro nào đấy, nhân viên an ninh cần
hiểu rằng bạn có thể làm chính mình
bị thương và có thể làm tăng nguy cơ
thương vong cho người khác nếu thất
bại trong việc hỗ trợ. Vì vậy, tốt hơn
hết trước khi hỗ trợ người khác, nhân
viên an ninh nên báo cáo tình hình
trước với người quản lý trực tiếp.
Xác định nguyên nhân
Nguyên nhân gây chấn thương có thể đã
rõ ràng, chẳng hạn như ngã, khí độc, hỏa
hoạn hay ngạt khói.
Nếu nguyên nhân gây tổn thương có thể
được khắc phục nhanh chóng, chẳng
hạn như ngắt đường cấp ga, hãy ưu tiên
việc khắc phục nguyên nhân để giảm bớt
nguy cơ cho nạn nhân, cho bạn và những
người khác.
Đánh giá khu vực xung quanh:
Nếu như tác động từ khu vực xung quanh
có thể gây tổn thương hơn nữa cho nạn nhân, chẳng hạn như nước dâng cao, lửa, khói…không thể khắc phục được, hãy vận chuyển nạn nhân đến nơi an toàn hơn mà không gây nguy hiểm cho chính bạn.
Các thông tin trên sẽ giúp ích rất nhiều cho dịch vụ ứng cứu khẩn cấp khi được
thông tin từ xa hoặc khi đến hiện trường.
Tiến hành các biện pháp cơ bản là không hề khó khăn khi có người sẵn sàng hỗ trợ hoặc gọi dịch vụ ứng cứu khẩn cấp.
Trong trường hợp chỉ có một Nhân viên an ninh và nạn nhân
phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhân viên an ninh đó thì cần gọi
cứu viện hoặc báo cáo cho các cấp cao hơn trước khi tiến hành
các biện pháp sơ cứu có thể gây ảnh hưởng đến an toàn của
chính bản thân nhân viên. Các biện pháp này sẽ giảm bớt nguy
cơ tăng số người thương vong mà không được hỗ trợ. Nhân viên an ninh hãy luôn bình tĩnh, năng suất và tự tin. Điều này sẽ giúp
giảm bớt sự hoảng loạn của nạn nhân.
2. Bộ dụng cụ sơ cứu
Bộ dụng cụ sơ cứu bao gồm các dụng cụ, vật tư cần thiết
cho quá trình sơ cấp cứu ban đầu. Bộ dụng cụ sơ cấp cứu nên có ở mọi nơi (tại nhà, trên xe, tại nơi làm việc, nơi công cộng...), để có thể được sử dụng ngay lập tức khi xảy
ra các tình huống cần phải tiến hành sơ cấp cứu. Một bộ dụng cụ sơ cấp cứu cơ bản gồm những dụng cụ sau:
» Băng thun dính đàn hồi: Dùng để bang ép cầm máu, hoặc cố định cột sống, băng ép vết thương hở, côn trùng cắn…
» Miếng gạc nhiều cỡ: Dùng để che phủ vết thương và các chấn thương khác để bảo vệ tránh nhiễm trùng.
» Betadine: Dùng để sát trùng các vết thương.
» Dung dịch nước muối: Rửa và làm sạch vết thương.
» Kéo: Dùng để cắt băng, gạc hoặc quần áo và các vật dụng khác.
» Nhíp hoặc kẹp: Dùng để gắp các dị vật.
» Gạc tiệt trùng: Dùng để làm sạch, che phủ vết thương.
» Băng dính y tế: Dùng để cố định băng gạc.
» Găng tay y tế: Dùng để bảo vệ người sơ cấp cứu không bị nhiễm trùng và giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, chất lỏng…
» Đèn pin: Dùng để chiếu sáng khi cấp cứu vào ban đêm.
» Mặt nạ thổi ngạt: Dùng để hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bị ngừng thở,
» Gạc chườm bỏng: Dùng để đắp lên các vết bỏng giúp giảm đau rát, tránh bị nhiễm trùng.
Số lượng mỗi loại tùy thuộc vào số nhân sự và dự báo về tần suất sử dụng. Không nên để các loại dầu bôi, thuốc dạng viên trong hộp sơ cứu trừ khi người sử dụng hộp sơ cứu có đủ năng lực và kinh nghiệm để phân phát dầu bôi và thuốc. Thiết bị chuyên dụng bao gồm nước rửa, bình xịt và kem bôi chuyên dụng để điều trị vết bỏng do hóa chất có thể xảy ra.
3. Các nguyên nhân gây Tổn thương/ chấn thương thường gặp
Các tình huống mà nhân viên an ninh có thể phải tiến hành sơ cấp cứu thường gặp nhất là:
Chấn thương đầu: Do ngã hoặc bị vật nào đó rơi vào đầu.
Hoảng loạn: Do chứng kiến một vụ tai nạn hoặc cướp giật, trở nên lo lắng, bồn chồn do chen lấn/xô đẩy.
Khó thở: Tổn thương phổi do hít phải khói hoặc hơi hóa học nào đó.
Bỏng: Nhiều mức độ do lửa, hóa chất, tiếp xúc với vật nóng như ống kim loại/máy móc hoặc điện giật.
Điện giật: Do tiếp xúc trực tiếp hoặc ở gần thiết bị điện đang hoạt động.
Gãy xương: Do ngã hoặc do có vật rơi vào người.
Chấn thương lưng: Do ngã hoặc nâng
vật nặng sai cách.
Bầm tím: Do ngã, có vật rơi vào người hoặc bị tấn công.
Chảy máu do bị cắt: Tiếp xúc trực tiếp
với vật sắc nhọn hoặc bị tấn công.
Chấn thương mắt: Do tia điện hoặc hóa chất bắn vào mắt.
Ngất: Do nhiệt độ quá lớn hoặc các nguyên nhân khác.
a. Sơ cứu các tổn thương thường gặp
Sau khi đã đánh giá về mức độ tổn thương của nạn nhân, bước tiếp theo là điều trị vết thương. Sau đây là danh sách các chấn thương/tổn thương thường gặp và gợi ý hướng điều trị ban đầu:
Chấn thương đầu:
Che vết thương bằng băng và gạc sạch. Nếu da bị tróc, che phần tróc da trước khi băng lại. Cố
định miếng gạc trên vết thương bằng cách quấn băng chặt quanh đầu để làm giảm hoặc chậm sự mất máu. Đặt nạn nhân ở tư thế dễ chịu nhất; nâng đầu và vai cao hơn một chút so với cơ thể.
Khó thở do hoảng loạn:
Đặt người đang hoảng loạn ở tư thế giúp dễ
thở hơn. Nói chuyện với người đang hoảng loạn
để họ bình tĩnh lại (giọng nói nhỏ, tự tin). Đưa người đang hoảng loạn đến nơi yên tĩnh để giúp
họ bớt hoảng loạn
Khó thở do hít phải khói độc:
Đưa nạn nhân (mà không gây nguy hiểm cho
bản thân) đến nơi có không khí sạch, đảm bảo
đường hô hấp không bị cản, hỗ trợ nạn nhân
tìm tư thế dễ thở nhất.
Bỏng:
» Làm dịu vết bỏng bằng cách đổ nước lạnh
lên chỗ bị bỏng. Làm mát chỗ bị bỏng trong
10 phút (rửa sạch trong 20 phút nếu là vết bỏng do hóa chất)
» Gỡ quần áo và trang sức xung quanh chỗ bỏng để tránh sưng tấy vết thương.
» Không chạm tay vào vùng bỏng hoặc bôi
kem lên vùng bỏng
» Không cố gỡ bỏ bất cứ thứ gì dính lên vùng
bị bỏng
» Che vết bỏng và vùng xung quanh chỗ bị bỏng bằng băng gạc sạch hoặc vô trùng.
» Với vết bỏng ở vùng mặt, liên tục làm mát
chỗ bỏng tới khi nhân viên y tế đến nơi, không che chỗ bỏng lại
Giật điện:
» Ngắt nguồn điện. Nếu như không thể ngắt nguồn điện, hãy tìm cách đứng trên vật liệu
khô như hộp gỗ, đống báo hay thảm cao su
(thảm xe ô tô)
» Sử dụng một mẩu gỗ để đẩy nguồn gây giật điện ra xa khỏi nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân ra xa khỏi thiết bị điện. Dây thừng khô cũng có thể được sử dụng để buộc xung quanh mắt cá chân và kéo nạn nhân ra xa khỏi thiết bị điện/nguồn gây giật điện.
» Kiểm tra tình trạng của nạn nhân (tỉnh thảo hay bất tỉnh), điều trị các vết thương như bỏng (sản phẩm từ gỗ hoặc gốc gỗ là các vật dẫn điện kém; không sử dụng thiết bị bằng kim loại hay bất cứ thứ gì ẩm ướt, vì đây là các vật liệu dẫn điện)
Gãy xương:
» Không di chuyển nạn nhân trừ khi
nạn nhân đang gặp nguy hiểm.
» Không tự ý dịch chuyển vùng bị gãy.
» Đỡ vùng bị gãy bằng dây cố định
(gãy tay) hoặc đệm (gãy chân) ở tư
thế thoải mái nhất cho nạn nhân.
» Không băng vùng bị gãy trừ khi phần da bị tróc hoặc vùng gãy bị chảy
máu (băng gạc được sử dụng để bảo
vệ vùng bị thương khỏi nhiễm trùng và làm chậm hoặc ngưng mất máu).
Chảy máu do bị cắt (vết thương ngoài):
» Gỡ bỏ quần áo và trang sức khỏi vùng bị thương.
» Ép miếng gạc lên vết thương.
» Cố định miếng gạc bằng tay hoặc buộc bằng dây vải.
» Nâng vùng bị thương lên vị trí cao hơn tim (giúp giảm chảy máu)
» Để nạn nhân nằm xuống để tránh tình trạng nạn nhân ngã do ngất hoặc bất tỉnh. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy và thấm qua lớp băng gạc ban đầu, hãy đắp thêm băng gạc mà không gỡ lớp băng gạc ban đầu đi.
Chấn thương lưng:
» Để nạn nhân ở nguyên một chỗ, dùng đệm, khăn…
để đỡ đầu và cơ thể, trấn an nạn nhân và khuyên
nạn nhân không nên di chuyển mà không có thiết
bị hỗ trợ hoặc buộc nạn nhân ở nguyên một chỗ.
Tổn thương mắt:
» Không chạm hay dụi mắt nạn nhân. Khuyên nạn nhân nhắm chặt cả hai mắt.
» Để nạn nhân nằm xuống do vết thương hoặc việc nhắm chắt cả hai mắt có thể khiến nạn nhân mất
thăng bằng hoặc ngã.
» Đỡ đầu nạn nhân bằng đầu gối của bạn hoặc đệm.
» Đưa nạn nhân miếng gạc để che hờ mắt bị thương.
Ngất:
» Để nạn nhân nằm xuống.
» Nâng chân lên để cải thiện lưu thông máu về não.
» Đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí.
» Hỗ trợ nạn nhân khi ngồi/đứng sau khi nạn nhân hồi phục.
» Không buộc nạn nhân đứng lên, do quá trình này sẽ làm chậm quá trình hồi phục (làm giảm lưu thông máu đến não).
» Nếu việc bị ngất khiến nạn nhân bị ngã, hãy kiểm tra xem nạn nhân có vết thương nào hay không?
Choáng/sốc:
» Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, nâng chân càng cao càng
tốt
» Nới lỏng quần áo quanh cổ, ngực và eo
» Trong mọi trường hợp, cần đảm bảo nạn nhân cảm
thấy thoải mái, an toàn; thường xuyên trấn an tinh thần nạn nhân và gọi cho y tế.
Không bao giờ để bản thân gặp nguy hiểm.
Gọi hỗ trợ hoặc đảm bảo rằng nạn nhân được đưa
đến bác sỹ hoặc bệnh viên
Làm đúng nhiệm vụ của mình.
Bảo vệ tư trang của nạn nhân.
Các biện pháp đề phòng
4.
Đeo găng tay y tế khi sơ cứu vết thương hở để hạn chế nhiễm trùng
Không cho nạn nhân ăn, uống hay đưa thuốc.
Viết báo cáo đầy đủ về tai nạn, dù là nhỏ đến đâu
Bảo toàn sự tự trọng của nạn nhân bằng cách sử dụng màn chắn/ chăn và không để đám đông đến gần hiện trường
Luôn nhường đường cho người có kinh nghiệm hơn.
Bình tĩnh, tự tin và chuyên nghiệp.
Không thảo luận về vết thương nghiêm trọng với nạn nhân hoặc để nạn nhân nghe thấy để tránh gây hoặc gây thêm hoảng loạn cho nạn nhân.
Không để nạn nhân một mình trừ khi thật cần thiết
kết luận
¾ Trên đây là những công việc Nhân viên an ninh cần làm để hỗ trợ nạn nhân hoặc kiểm soát quá trình sơ cứu. Các hạng mục như hồi sức tim phổi (CPR), hà hơi thổi ngạt, ấn ngực hoặc lựa chọn tư thế hồi phục tối ưu nhất là các hạng mục cần được đào tạo và tập huấn chuyên sâu . Do đó, không được đề cập chi tiết trong hướng dẫn này.
¾ Các hoạt động trên đây có thể do người có đủ năng lực tiến hành.
Tuy nhiên, khi động chạm đến cơ thể nạn nhân, nhân viên an ninh cần ý thức rõ rằng việc làm của mình có thể khiến sự cố trở nên tồi tệ hơn hoặc khiến mình bị buộc tội hành hùng nạn nhân.
¾ Nạn nhân không có trách nhiệm phải nhận sự hỗ trợ từ người khác. Nếu nạn nhận tỉnh táo, hãy hỏi xem nạn nhân có cần giúp
đỡ hay không? Không buộc người khác phải nhận sự giúp đỡ của
mình. Hành động này có thể bị hiểu nhầm là quấy rối người khác.
¾ Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy hỗ trợ nạn nhân hết khả năng của
mình mà không gây nguy hiểm cho bản thân và bệnh nhân.
Hướng dẫn đánh giá
Rủi Ro An Ninh TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
Trong hướng dẫn này sẽ mô tả các kỹ thuật đánh
giá mối đe dọa và phân tích rủi ro. Sau đó sẽ mô
tả những nguyên tắc chung về việc giảm thiểu rủi ro tại công trường xây dựng
GIỚI THIỆU
Các công trường xây dựng là mục tiêu dễ
dàng dành cho những tên trộm cơ hội
biết tận dụng thời cơ; một khi thành công, tên trộm có thể nhanh chóng thu được lợi
nhuận cao từ các vật liệu, máy móc và thiết
bị. Tùy thuộc vào từng địa phương, mỗi địa
điểm sẽ có những vấn đề an ninh cần được
chú ý khác nhau. Người quản lý và vận hành
công trường xây dựng phải áp dụng các
biện pháp an ninh để đề phòng những mối
đe dọa không mong muốn như khủng bố, trộm cắp hay phá hoại tài sản.
Trộm cắp: là tình trạng phổ biến nhất. Giá
trị cao của các thiết bị và vật liệu xây dựng
cũng như tính chất của một công trường
kết hợp với sự thay đổi và di chuyển liên tục
khiến công trường xây dựng trở nên hấp dẫn
đối với những kẻ cơ hội cũng như bọn tội
phạm đã cẩn thận lên kế hoạch.
Phá hoại: là hành động phổ biến thứ 2 và có
thể xảy ra tại công trường xây dựng như là
kết quả của những vấn đề mâu thuẫn chính
trị, kinh doanh của những người thực hiện.
Đôi khi phá hoại cũng là trạng thái tâm lý
yêu thích gây thiệt hại tài sản công của một
số cá nhân trong xã hội.
Khủng bố: tuy không phải trường hợp phổ
biến nhưng có khả năng trở thành vấn đề
nghiêm trọng nhất, nguy cơ khủng bố tại
công trường xây dựng thường liên quan đến
mục đích chính trị để trì hoãn hoặc ngăn
chặn các hoạt động thi công và xây dựng.
Ngoài ra còn có nguy cơ khác là tội phạm
khủng bố đã đặt bom và định vị trước vào
các thiết bị hoặc vật liệu ở công trường sau
đó thực hiện các hành vi phá hoại sau khi
hoàn tất xây dựng công trình.
Công trường xây dựng tạo ra một
thách thức về an ninh sự thay đổi
liên tục của chúng; cả về giá trị và
khả năng tiếp cận tài sản thường xuyên bởi một loạt các nhà thầu bên ngoài.
Hướng dẫn này được thiết kế
cung cấp một phương pháp an ninh được đề xuất áp dụng bởi
các nhà quản lý công trường xây
dựng cả trước, trong quá trình thi công và trong quá trình chuyển giao công trình cho nhà quản lý
cuối cùng, người chủ sở hữu công trình.
Vì mỗi công trình xây dựng sẽ khác nhau về quy mô, vị trí, thời gian
thi công và các rủi ro an ninh, do
đó không có một hướng chung để
bao quát tất cả các trường hợp có
thể xảy ra. Trong hướng dẫn này
sẽ mô tả các kỹ thuật đánh giá mối
đe dọa và phân tích rủi ro. Sau đó
sẽ mô tả những nguyên tắc chung
về việc giảm thiểu rủi ro trước khi
cung cấp một số ví dụ cụ thể.
I. PHẠM VI NỘI DUNG
N
hững nội dung trong hướng dẫn này được thiết kế để cung cấp cho người quản lý và người điều hành một góc nhìn tổng quan về việc đánh giá rủi ro và các biện pháp an ninh cần được tính đến trên công trường xây dựng. Bản hướng dẫn không được thiết kế để sử dụng như một sổ tay hướng dẫn chi tiết, nhưng nên được sử dụng để giúp người đọc định hình suy nghĩ về vấn đề an ninh và phác thảo quy trình cần tuân theo trong việc chuẩn bị đánh giá rủi ro và các biện pháp giảm thiểu cần thiết được thực hiện. Phần lớn mọi người đều cho rằng các nhà quản lý và người điều hành sẽ có những chuyên gia nội bộ để hỗ trợ phát triển kế hoạch an ninh hoặc sẽ thuê một chuyên gia tư vấn an ninh để hỗ trợ phát triển này. Mọi người cũng thường nhận định rằng dịch vụ an ninh sẽ được cung cấp bởi bên thứ ba qua các hợp đồng thương mại.
II. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT
1. CÁC ĐỊNH NGHĨA
Mối nguy hiểm
Một sự kiện có hậu quả tiêu cực, xảy ra do tác động tự nhiên, môi trường hoặc tác động không do chủ ý của con người (ví dụ: lũ lụt, bão, mưa tuyết, động đất, song thần…)
Tác động
Kết quả của một sự kiện ảnh hưởng
đến các đối tượng. Trong phạm vi của hướng dẫn này, tác động là một điều sẽ ngăn cản hoặc cản trở hoạt động của công trường xây dựng gây nên hậu quả.
Sự kiện
Sự xuất hiện hoặc thay
đổi trong một tập hợp
các tình huống cụ thể.
01
Rủi ro nguyên gốc
Rủi ro được đánh giá trước khi có biện pháp làm giảm thiểu.
Lực lượng AN NINH
Thuật ngữ lực lượng an ninh trong tài liệu này đề cập
đến những người có trách nhiệm bảo vệ công trình.
Đối với một công trình lớn hơn, đây có thể là một đội ngũ nhân viên an ninh thường trực. Với một công
trình nhỏ hơn, đây có thể là một đội tuần an ninh vệ hoặc một cá nhân chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh trong khi họ vẫn kiêm nhiệm các vị trí khác.
Rủi ro còn lại
Rủi ro được đánh giá sau khi
có biện pháp làm giảm thiểu.
Khẩu vị Rủi ro
Mức độ rủi ro mà một tổ chức sẵn sàng chấp nhận, chịu đựng hoặc gặp phải tại bất kỳ thời điểm nào.
Rủi ro
Một mối đe dọa hoặc nguy cơ
được đánh giá về khả năng
xảy ra và tác động của nó.
Mối đe dọa
Một sự kiện có hậu quả
tiêu cực, xảy ra do mục
đích xấu của con người (ví
dụ: đốt, đập phá, ăn trộm).
2. Từ viết tắt
ACS: Hệ thống kiểm soát ra vào
CCTV: Camera quan sát
CTSA: Cố vấn An ninh Chống Khủng bố
IDS: Hệ thống phát hiện kẻ xâm nhập
III. ĐÁNH GIÁ MỐI ĐE DỌA Và
PHÂN TÍCH
RỦI RO
1.
GIỚI THIỆU
Một trong những điều cốt lõi trong an ninh là khái niệm về rủi ro. Định nghĩa về rủi ro được sử dụng xuyên suốt hướng dẫn này là: “Một mối đe dọa hoặc nguy cơ được đánh giá về khả năng xảy ra và tác động”
Mối đe dọa được định nghĩa xuyên suốt hướng dẫn này là: “Một sự kiện có hậu quả tiêu cực, xảy ra do mục đích xấu của con người”
Mối nguy hiểm được định nghĩa xuyên suốt hướng dẫn này là: “Một sự kiện có hậu quả tiêu cực, xảy ra do tác động tự nhiên, từ môi trường hoặc tác động không do chủ ý của con người”
Để dễ dàng duy trì nhận thức về các
rủi ro, các chuyên gia an ninh nên
Các rủi ro có thể ảnh hưởng
đến công trường xây dựng
có thể thay đổi nhanh chóng
trong quá trình xây dựng và
việc phải thường xuyên đánh
giá lại tình hình là rất quan
trọng. Ví dụ, trước khi xây
dựng, việc ngăn chặn người
qua lại chiếm một diện tích
đất có thể quan trọng nhưng
sau khi công tác xây dựng bắt
đầu, hành vi trộm cắp vật liệu
có thể xảy ra nhiều hơn.
tạo một cuốn hồ sơ ghi chép. Hồ
sơ ghi chép sẽ chứa một danh sách
tất cả các mối đe dọa và mối nguy
hiểm được nhận biết và chi tiết về
các hành động được thực hiện liên
quan đến từng mối đe dọa. Hồ sơ
ghi chép có thể có nhiều dạng, ví
dụ như bảng tính hoặc thư mục có
trang riêng cho từng mối đe dọa.
Quan trọng là phải phân tách nội
dung thành hai phần có thể nhận
dạng được (mặc dù chúng có thể
nằm trên cùng một trang).
Hồ sơ ghi chép về rủi ro nguyên gốc
Một danh mục các rủi ro được xác định là
đáng lo ngại, cùng với đánh giá khả năng xảy
Hồ sơ ghi chép về rủi ro còn lại
Cung cấp chi tiết cách thức các biện pháp giảm
thiểu rủi ro thực tế làm giảm bớt mức độ rủi ro mà nhân viên nhận thức được như thế nào (hy vọng là dưới mức “khẩu vị rủi ro”). Hồ sơ ghi chép về rủi ro còn lại tạo thành dữ liệu đầu ra cho việc phân tích.
Phương pháp để hoàn thành các hồ sơ ghi chép về
rủi ro còn lại được mô tả chi tiết hơn dưới đây:
Cả hồ sơ ghi chép rủi ro nguyên gốc và hồ sơ ghi
chép rủi ro còn lại đều là các tài liệu sống và quá
trình đánh giá và giảm thiểu rủi ro là lặp đi lặp
lại, tức là các hoạt động này sẽ liên tục được thực
hiện trong suốt vòng đời của dự án. Không chỉ các rủi ro có thể thay đổi mà cả khẩu vị rủi ro và các phương pháp giảm thiểu hiện có cũng có thể thay đổi. Khi rủi ro được đánh giá lại, có thể tham khảo thông tin trong hồ sơ ghi chép để giảm thiểu lượng công việc cần thực hiện.
Hồ sơ ghi chép về rủi ro nguyên gốc
a. Đánh giá mối đe dọa và nguy cơ
Một phương pháp đánh giá mối đe dọa hữu ích là phân loại các mối
đe dọa và nguy cơ theo loại. Đánh giá nguy cơ thường sẽ bao gồm
các khía cạnh sức khỏe và an toàn, cũng như lập kế hoạch dự phòng,
đặc biệt là khi có liên quan đến trường hợp thời tiết xấu, tai nạn hoặc
các sự kiện ‘ngẫu nhiên’ hoặc do môi trường khác. Tuy nhiên, các rủi
ro bắt nguồn từ mối nguy hiểm nên được đưa vào hồ sơ ghi chép rủi ro tại công trình xây dựng và biện pháp giảm thiểu của chúng cần
được ghi lại giống như với các rủi ro bắt nguồn từ mối đe dọa. 2.
Sau khi phân loại, các mối đe dọa
và mối nguy hiểm được chia làm
các loại sau:
Đe dọa đến tính mạng
Đe dọa đối với tài sản và
vật chất
Đe dọa đối với hoạt động vận hành
Việc phân loại này có thể hữu ích
khi lần đầu tiên xem xét phạm vi
ảnh hưởng của mối đe dọa và nguy
hiểm mà một công trình hoặc tòa
nhà có thể phải chịu.
Các mối đe dọa có thể được coi là
điển hình sẽ thay đổi tùy theo loại
và vị trí của công trình. Sau đây
là các gợi ý. Tuy nhiên, mỗi công
trình sẽ là một cá thể tách biệt.
Trộm cắp máy móc.
Trộm cắp nhiên liệu.
Trộm cắp nguyên vật liệu từ công trình.
Phá hoại.
Đốt phá.
Vi phạm an ninh vào các tòa nhà hiện có.
Cướp hoặc tấn công công nhân xây dựng.
Thăm dò tòa nhà để khám phá chi tiết của tòa nhà đã hoàn thành.
Bom (có thể được cài đặt để kích nổ sau khi hoàn thành).
Những kẻ đột nhập có ý định tự sát.
Người biểu tình (liên quan đến hoạt động của công trình hoặc
đơn giản là với mục đích quảng cáo).
Trong khi xem xét các mối đe dọa, việc đánh giá rủi ro nên tính đến các mối nguy hại. Điều này một phần là do các phương pháp giảm thiểu (xem bên dưới) có thể giúp giải quyết cả các mối đe dọa và nguy cơ. Sau đây là các mối nguy hiểm điển hình:
Lũ lụt, thiệt hại do bão, v.v.
Sạt lở đất, động đất, vv
Các vấn đề của dự án (Chấn thương của nhân viên, Thất bại trong kinh doanh của nhà cung cấp, vấn đề Tài chính, v.v.)
a. Phân tích rủi ro
Như đã lưu ý ở trên, rủi ro là các mối đe dọa hoặc mối nguy hiểm,
được phân tích theo khả năng xảy ra và tác động. Đối với mục đích đánh giá, có thể sử dụng nhiều phương pháp để “cho điểm”
chúng. Ví dụ như một hệ thống đèn giao thông đơn giản (ĐỏVàng -Xanh) thường được đề xuất, vì các điểm số, số liệu có thể
gây ra ấn tượng sai lệch về độ chính xác. Cho dù phương pháp
nào được sử dụng, điểm số rủi ro là tích số của phép tính nhân
KHẢ NĂNG XẢY RA X TÁC ĐỘNG.
Điều quan trọng mà an ninh tại
công trường xây dựng cần lưu ý
là tác động có thể có nhiều hình
thức khác nhau - một số tác động
đơn giản và được xác định là nguy
hiểm đến tính mạng hoặc tài sản, những tác động khác ít hữu hình
hơn và có thể liên quan đến tác
động về độ uy tín, danh tiếng.
Chẳng hạn như có thể làm giảm
giá trị của cổ phiếu của công ty
hoặc làm tổn hại danh tiếng đủ để
ảnh hưởng đến việc giành được
công việc kinh doanh mới.
Ví dụ: Một mối đe dọa cụ thể có thể là việc trộm cắp vặt từ công trường sẽ
được đánh giá. Khả năng xảy ra là khá cao (hãy nhớ rằng đánh giá ban đầu sẽ
được thực hiện dựa trên tình hình hiện tại chứ không phải như tại thời điểm sau khi giảm thiểu), nhưng tác động tương đối thấp. Sử dụng chính các giá trị số, khả năng cao là điểm 5, tác động thấp là 1 - do đó, điểm rủi ro là 5 x 1 = 5. Tham khảo bảng bên dưới, ta có thể thấy rằng rủi ro nguyên gốc kết quả là màu vàng. Lưu ý ở đây rằng các con số chính xác được sử dụng sẽ thay đổi tùy theo khẩu vị rủi ro (xem bên dưới) của người đánh giá. Ta cũng cần lưu ý rằng khả năng xảy ra thường tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và dân số địa phương, cũng như sức hấp dẫn tương đối của tài sản mục tiêu đối với bọn tội phạm hoặc các phần tử độc hại khác.
3. Ví dụ về rủi ro nguyên gốc
Nếu xem xét mối đe dọa trộm cắp nhiên liệu thì các chi tiết trong
sổ Ghi chép về rủi ro nguyên gốc có thể xuất hiện như sau (các chi
tiết thực tế sẽ cụ thể và khác nhau đối với từng loại công trình).
GHI CHÉP VỀ RỦI RO NGUYÊN GỐC (TRÍCH XUẤT MẪU)
Rủi ro
Người sở hữu
Trộm cắp nhiên liệu
Mô tả
Quản lý công trình
Nhiên liệu sử dụng cho xe cộ và máy phát điện là mặt hàng đáng mơ ước của kẻ trộm vì nó không dễ
truy tìm và có giá trị tương đối cao. Trong và sau
hành vi trộm cắp nhiên liệu, rất có thể nhiên liệu
sẽ bị tràn ra ngoài gây thiệt hại cho môi trường kèm theo chi phí dọn dẹp. Việc nhiên liệu bị mất cắp có thể ngăn cản hoạt động của máy móc và gây ra sự chậm trễ. Thiệt hại về bình nhiên liệu sẽ tốn rất nhiều tiền để sửa chữa.
Khả năng Rất cao (5/5)
Ảnh hưởng Cao (4/5)
Rủi ro nguyên gốc = Khả năng xảy ra x Tác động, 5 x 4 = 20.
Rủi ro nguyên gốc cao (phải được giảm thiểu)
4. Khẩu vị rủi ro
Một khái niệm quan trọng ta cần phải nắm rõ là khẩu vị rủi ro.
Người điều hành hoặc người quản lý công trình phải biết được
mức độ an toàn của bản thân với việc gánh chịu rủi ro - tức là
mức độ họ sẵn sàng cam kết dành ra bao nhiêu nguồn lực để
giảm thiểu rủi ro và mức độ rủi ro nào họ chấp nhận được là bao
nhiêu. Nếu không có kiến thức này và không gắn hồ sơ ghi chép
rủi ro và xếp hạng rủi ro với khẩu vị rủi ro, việc đánh giá, phân
tích và quản lý rủi ro sẽ trở thành một công việc vô ích.
Tiếp tục với ví dụ về hành vi
trộm cắp nhiên liệu, chúng ta có thể coi khẩu vị rủi ro được
xếp hạng là 5 (trên tổng số 25).
Việc cho rằng khẩu vị rủi ro
bằng không sẽ dẫn đến nhiều
sai lầm. Việc đạt được mức rủi
ro còn lại bằng không thường
liên quan đến chi phí cao vì các
biện pháp an ninh có thể tốn
kém hơn so với việc chấp nhận
tổn thất.
IV. Giảm thiểu rủi ro
1. Giới thiệu
Sau khi rủi ro nguyên gốc được đánh giá và phân loại theo thứ tự mức
độ nghiêm trọng trong sổ Ghi chép về rủi ro nguyên gốc, ta nên áp
dụng các biện pháp giảm thiểu. Nói chung, biện pháp giảm thiểu rủi ro
có thể có ba hình thức:
Bỏ qua/Chấp nhận
Chuyển dịch
Giải quyết
Bỏ qua: Rủi ro đôi khi là biện pháp thích hợp, khi chi phí
(về mặt tài chính hoặc nguồn lực) của bất kỳ biện pháp
giảm thiểu nào vượt quá tác động của sự kiện tạo thành sự rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro chỉ nên được bỏ qua sau khi phân
tích cẩn thận về chi phí biện pháp giảm thiểu và tác động. Bỏ qua một rủi ro có nghĩa là không có hành động nào
được thực hiện để chống lại nó nhưng không có nghĩa là nó bị lãng quên. Những rủi ro như vậy vẫn nên được xem xét trong trường hợp tình hình đã thay đổi.
Chuyển đổi: Rủi ro có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm hoặc ký hợp đồng với bên thứ ba để triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Mặc dù điều này là hoàn toàn hợp lý, ví dụ, khi điều này có thể được thực hiện với ít nguồn lực và chi phí hơn so với việc người điều hành hoặc người quản lý trực tiếp thực hiện các biện pháp giảm thiểu, điều quan trọng cần nhớ là điều này không chuyển đổi trách nhiệm hoặc quyền sở hữu đối với rủi ro, mà chỉ đơn thuần là quản lý nó. Bản thân điều này đại diện cho sự rủi ro, bởi việc quản lý rủi ro giờ đây chủ yếu nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà điều hành hoặc người quản lý.
Giải quyết: Là việc người
vận hành hoặc người quản
lý trực tiếp áp dụng các biện
pháp giảm thiểu. Thông
thường, điều này sẽ liên quan
đến việc sử dụng nhân lực,
quy trình hoặc công nghệ
vào một vấn đề để giảm tác
động hoặc khả năng xảy ra
rủi ro (và tưởng nhất là cả hai
cùng kết hợp), để đưa chỉ số
rủi ro xuống dưới mức chấp
nhận rủi ro của nhà điều
hành hoặc người quản lý.
Sử dụng phương pháp phân
tích rủi ro bằng cách cho điểm
được mô tả ngắn gọn ở trên, nếu
chúng ta xem xét rủi ro nguyên
gốc có khả năng xảy ra là 4 và tác
động là 3 thì chúng ta có điểm
rủi ro là 12. Giả sử rằng khẩu vị
rủi ro được chấp nhận là 4. Điều này có nghĩa là để giải quyết vấn
đề, các biện pháp giảm thiểu rủi ro nên được đưa ra sao cho khả năng giảm từ 4 xuống 1, tác động
giảm từ 3 xuống 1 hoặc kết hợp
giảm thiểu giảm cả hai xuống tối
đa 2. Rủi ro sau giảm nhẹ là rủi ro còn lại.
Mặc dù có thể giảm rủi
ro xuống mức rất thấp
(“rủi ro bằng không”),
chi phí để làm như vậy
có thể cao hơn tác động
của sự việc hoặc bản thân phương pháp giảm
thiểu có thể có tác động
tiêu cực không thể chấp
nhận được đối với việc
vận hành. Đây là một
khả năng phải luôn được
xem xét và đưa vào bất
kỳ đánh giá nào.
“Việc bảo vệ một công trường xây dựng trước mọi mối đe dọa có thể xảy ra là không thực tế.
Chiến lược được sử dụng phải dựa trên đánh giá rủi ro từng hình thức của mối đe dọa so với chi phí bảo vệ tương đối (như các biện pháp giảm thiểu rủi ro).
Trên một số công trình có tầm quan trọng cấp quốc gia, có thể cần phải xác minh tất cả những
người ra vào công trình và tiến hành tìm kiếm. Điều này cũng có thể áp dụng vì lý do sức khỏe và an toàn hoặc để làm việc trong môi trường nguy hiểm như đường hầm”.
2. Chiến lược
giảm thiểu rủi ro
Các chiến lược giảm thiểu rủi ro được lựa
chọn có thể bao gồm những điều sau đây:
Hạn chế ra vào công trình
Giám sát người tại công trình
Bảo vệ tài của công trình
Quy định về an toàn công trình
Sơ tán công trình được kiểm soát và giám sát
Liên lạc với cảnh sát, chính quyền địa
phương và các bên liên quan khác
Nói chung, một công trường xây dựng sẽ áp dụng một số hoặc tất cả các biện pháp này. Các đặc điểm cụ thể của các khu vực dự án xây mới và dự án đã xây dựng từ trước sẽ có
ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp nào và bằng cách nào.
Các công trình xây dựng mới
sẽ mang lại cho người điều
hành hoặc người quản lý sự
linh hoạt tối đa trong việc
triển khai cả các biện pháp vật
lý và vận hành để giảm thiểu
rủi ro. Công trình có thể được
bố trí và thiết kế theo cách sao
cho tối đa hóa lợi thế từ hàng
rào xung quanh hoặc hệ thống
giám sát và do đó cung cấp an ninh tốt với chi phí tối thiểu.
Các công trình tái phát triển thường sẽ buộc người điều hành hoặc người quản lý phải thỏa hiệp về tính an ninh của công trình thông qua
các yếu tố không thể thay đổi của bố cục công trình hoặc dành nhiều tài nguyên hơn, về mặt lắp đặt các hàng rào vật lý hoặc các biện pháp
vận hành, để cung cấp an ninh phù hợp hơn so với trường hợp một công trình xây dựng mới.
Trong cả hai trường hợp, điều quan trọng là kế hoạch giảm thiểu rủi ro phải được thiết kế với sự hợp tác chặt chẽ với người quản lý công
trình hoặc tổ chức khác chịu trách nhiệm lập kế hoạch và vận hành công trình và cả hai bên vẫn
trao đổi để đảm bảo thu được giá trị tối đa từ việc đầu tư vào tài nguyên quan trọng cần thiết. Người lập kế hoạch an ninh phải luôn ghi nhớ rằng mục đích của công việc này là vận hành một công trường xây dựng và các biện pháp an ninh phải hỗ trợ điều này càng nhiều càng tốt.
3. Hồ sơ ghi chép rủi ro còn lại
Thông tin về rủi ro được đánh giá sau
khi giảm thiểu, hay còn gọi là “rủi ro
còn lại”, phải được ghi lại trong Hồ
sơ ghi chép rủi ro còn lại. Điều này
tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập
nhật phân tích rủi ro sau những thay
đổi về mặt điều kiện, hoàn cảnh tại
công trường xây dựng.
4. Ví dụ về rủi ro còn lại
Nếu chúng ta tiếp tục xem xét tình huống về mối đe dọa ăn cắp nhiên
liệu thì các chi tiết trong hồ sơ ghi chép rủi ro còn lại có thể xuất hiện
như sau (chi tiết thực tế sẽ thay đổi tùy theo công trường).
GHI CHÉP VỀ RỦI RO CÒN LẠI (TRÍCH XUẤT MẪU)
Rủi ro Trộm cắp nhiên liệu
Hạn chế ra vào công trình (như là một phần của các biện pháp chung).
Bổ sung giám sát và bảo vệ tại công trình (như một phần của các biện pháp chung).
Các biện pháp giảm thiểu
Tác động còn lại
Giảm lượng nhiên liệu dự trữ tại công trình.
Đỗ xe và đổ xăng cho phương tiện ở một vị trí an toàn hơn ngoài công trình nếu có thể.
Lưu trữ nhiên liệu còn lại trong một khoảng đất rào kín an toàn.
Trung bình (3/5)
Tác động ít hơn vì số lượng nhiên liệu tại công trình giảm.
Rủi ro còn lại = Khả năng xảy ra x Tác động, 1 x 3 = 3. Rủi ro còn lại thấp
Rủi ro còn lại hiện nằm trong khẩu vị rủi ro đã được chấp thuận (4/25) nhưng như đã lưu ý, rủi ro có thể thay đổi. Ví dụ: tại một thời điểm nào đó, khoảng đất rào kín an toàn xung quanh kho chứa nhiên liệu có thể phải
được dỡ bỏ và sử dụng tạm thời kho chứa nhiên liệu, do đó làm tăng đáng kể khả năng bị trộm nhiên liệu.
V. Nguyên tắc giảm thiểu chung
1. Ngăn chặn, Phát hiện, Trì hoãn và
Ứng phó
Các chiến lược phòng ngừa tội phạm
thành công nên nhằm mục đích giảm rủi ro cho công trường xây dựng bằng cách
tăng rủi ro cho kẻ trộm hoặc các đối
tượng tội phạm khác.
Các loại hình và mức độ an ninh hoặc bảo
vệ được sử dụng phải được xác định bởi kết quả đánh giá rủi ro. Cần lưu ý tới việc
sử dụng công trình và mức độ an ninh cần
phản ánh thời điểm công trình có nguy
cơ rủi ro cao nhất.
Một lời khuyên đơn giản mà chúng tôi đưa ra là đừng đặt tất cả hy vọng vào một giải pháp duy nhất. Các điều khoản an ninh
nên được sử dụng kết hợp để đạt được
bốn điều sau: biện pháp Ngăn chặn, Phát
hiện, Trì hoãn và Phản hồi. Trong nhiều
trường hợp, một giải pháp sẽ đóng vai
trò nhiều hơn những giải pháp khác. Ví
dụ, một hàng rào chắc chắn sẽ giúp ngăn
chặn kẻ trộm nhưng cũng gây ra sự chậm
trễ trong việc ra vào.
Ngăn chặn
Ngăn chặn có nhiều hình thức. Một công
trình không hoàn chỉnh trông có vẻ dễ
đột nhập hơn và có thể khiến mọi người
nghĩ chúng ít được bảo vệ hơn. Ngoài ra,
việc trang bị hàng rào chắc chắn, khóa
chất lượng cao, báo động chống đột
nhập, camera quan sát và biển thông báo
có an ninhtuần tra cho kẻ trộm thấy rằng
chủ sở hữu của công trình coi trọng vấn
đề an ninh và có thể khiến những kẻ tội
phạm từ bỏ ý định xấu.
Phát hiện
Phát hiện là việc nhận dạng sự hiện diện của một mối đe dọa chẳng hạn như kẻ trộm. Nhận dạng được sử dụng theo hai nghĩa: Một là để nhận dạng ngay lập tức để cảnh báo cho những người bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa hoặc
yêu cầu sự phản ứng của những người bảo vệ (ví dụ: cảnh sát) và hai là để xác định tội phạm sau khi sự kiện diễn ra. Cách dùng thứ hai không chỉ có nghĩa là camera quan sát. Việc phát hiện có thể bao gồm giám sát khách ra vào để đảm bảo chỉ những người được ủy quyền mới có mặt tại công trường.
Trì hoãn
Một quan điểm cho rằng không có hàng rào nào là
không thể xuyên thủng nếu kẻ tấn công đủ quyết
tâm để phá vỡ nó. Do đó, biện pháp nên được thực hiện dưới dạng độ trễ cho phép. Việc lắp thiết bị
báo động kẻ đột nhập sẽ phát hiện ra tội phạm
nhưng sẽ không ngăn chặn được hành vi trộm cắp
trừ khi có thể gây ra đủ sự trì hoãn để làm chậm
hành động của kẻ trộm. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong quá trình phạm tội sẽ làm tăng cơ hội bắt
được tội phạm và do đó có tác dụng ngăn cản việc thực hiện hành vi phạm tội. Điều cần được tính đến
không chỉ là liệu một giải pháp có thể bị đánh bại
hay không mà còn cần tính đến thời gian bao lâu để đánh bại và nỗ lực nào là cần thiết.
Ứng
phó
Nếu tội phạm không bị ngăn chặn hoàn toàn thì đến một lúc nào đó sẽ cần có hình thức đáp trả.
Sự phản ứng có thể là hành động của nhân viên bảo vệ hoặc sự xuất hiện của cảnh sát. Để xác định các điều khoản an ninh, bạn phải nắm được hình thức phản ứng. Nếu bảo vệ hoặc cảnh sát cần một khoảng thời gian là mười lăm phút để đến hiện trường thì thời gian trễ được cung cấp phải phù hợp với điều này.
2. Biện
pháp An ninh phân theo lớp
Nguyên tắc an ninh nhiều lớp về cơ bản
không phải là “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Ý tưởng của biện pháp này là phổ
biến các tính năng an ninh theo cách thích hợp. Điều này có nghĩa là bắt đầu
biện pháp với ranh giới của công trường và xem xét từng tính năng có thể có trên tuyến đường đến vị trí an toàn nhất. Ví dụ, đưa máy móc cơ khí trở lại khu phức hợp trung tâm có nghĩa là ta sẽ chỉ cần
dùng đến hàng rào bảo vệ đắt tiền hơn
nhưng ngắn hơn cho khu vực này.
An ninh có thể được so sánh với các
lớp của một củ hành, mỗi lớp được tạo thành từ một loạt các biện pháp an ninh
vật lý, bắt đầu bằng hàng rào vành đai hoặc rào chắn với các điểm ra vào được kiểm soát. Mỗi lớp có thể được sử dụng
kết hợp với các hệ thống phát hiện điện tử. Điều này có nghĩa là, sau khi vượt qua một lớp, các phương pháp phát hiện có