Tạp chí Life Balance | No.32 | OSHE Magazine - Hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí

Page 1

Occupa�onal Safety, Health, and Environment

www.iirr.vn Lưu hành nội bộ

HẬU QUẢ KINH TẾ CỦA

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


Quý độc giả thân mến!

tam

Lỗ Hồng Tâm

Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Ngoài cuộc sống của con người bị mất đi, ước tính còn thiệt hại 225 tỷ USD về sức khỏe lao động, và hàng nghìn tỷ cho chi phí y tế. Đối với Việt Nam, ô nhiễm không khí gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ USD mỗi năm (chiếm từ 5-7% GDP). Số tạp chí lần này chúng tôi xin giới thiệu với Quý độc giả báo cáo “Hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí ngoài trời” năm 2016 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mang tới bức tranh tổng thể về những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ngoài trời tới sức khỏe và kinh tế. Trân trọng!


CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Nguyễn Hồng Minh Nguyễn Quang Huy TS. Nguyễn Danh Hải

TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Lỗ Hồng Tâm

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ Phòng Phát triển cộng đồng

www.iirr.vn www.facebook.com/iirr.vn

Nguyễn Hoàng Thanh TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa TS. Nguyễn Thị Anh Thư Phan Thị Hoài Trang


06 HẬU QUẢ KINH TẾ CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Nếu không có các chính sách bổ sung và nghiêm ngặt hơn, hoạt động kinh tế và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí trên toàn cầu, theo các dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tếOECD

12

Mô hình hóa các hệ quả kinh tế

16

Phát thải và nồng ộ các chất ô nhiễm không khí ngoài trời

22

Tác ộng ến sức khỏe và năng suất nông nghiệp

26

Chi phí kinh tế vĩ mô

30

Chi phí phúc lợi do tử vong sớm và bệnh tật

36

So sánh chi phí thị trường và phi thị trường

40

Chính sách giảm thiểu ô nhiễm không khí



QUẢN LÝ RỦI RO

5,5 triệu ca tử vong Ô nhiễm không khí là một trong những nguy cơ môi trường nghiêm trọng nhất. Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (GBD) gần đây ước tính rằng ô nhiễm không khí - bao gồm trong nhà và ngoài trời - là nguyên nhân của 5,5 triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu vào năm 2013. 06


nhiễm không khí còn gây ra nhiều hậu quả với sức khỏe con người, đặc biệt là số lượng ngày càng tăng của các bệnh về đường hô hấp và tim mạch. Hơn nữa, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và môi trường, với các tác động đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Những tác động này gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng như phúc lợi. Báo cáo Hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí ngoài trời này của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy những dự báo về chi phí của ô nhiễm không khí ngoài trời, tập trung vào các tác động đến sức khỏe con người, bao gồm cả tỷ lệ tử vong, bệnh tật và nông nghiệp. Hậu quả đối với nền kinh tế và chi phí phúc lợi do tử vong sớm cũng như đau đớn v à khổ sở đều được đánh giá về mặt định lượng. Các tác động khác, chẳng hạn như tác động đến đa dạng sinh học và các tác động sức khỏe khác (ví dụ, tác động trực tiếp của việc phơi nhiễm NO2) không thể tính toán do chưa đủ thông tin. Trong khi ô nhiễm không khó trong nhà cũng là nguyên nhân của một số lwongj lướn ca tử vong sớm, báo cáo này chỉ tập trung vào ô nhiễm không khí ngoài trời. 07


QUẢN LÝ RỦI RO

HẬU QUẢ KINH TẾ của

Ô NHIỄM không khí Ô nhiễm không khí đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nông nghiệp và dẫn đến một loạt các tác động khác. Những tác động này được dự báo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều trong những thập kỷ tới.

ngoài trời 08


Nếu không có các chính sách bổ sung và nghiêm ngặt hơn, hoạt động kinh tế và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí trên toàn cầu, theo các dự báo sử dụng mô hình ENV-Linkages của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD).

09


QUẢN LÝ RỦI RO

Sự gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí được dự báo sẽ dẫn đến nồng độ các chất bụi mịn (PM₂.₅) và ôzôn trên mặt đất cao hơn. Ở một số khu vực trên thế giới, nồng độ trung bình của PM₂.₅ và ôzôn đã cao hơn nhiều so với mức khuyến nghị trong hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO.

tính gánh nặng dịch bệnh toàn cầu mới nhất, lên 6-9 triệu người hàng năm vào năm 2060. Một số lượng lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở các khu vực đông dân cư với nồng độ PM₂.₅ và ozone cao, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, và ở các khu vực có dân số già như Trung Quốc và Đông Âu.

Sự gia tăng dự kiến của nồng độ PM₂.₅ và ôzôn sẽ dẫn đến những tác động đáng kể đối với nền kinh tế. Theo tính toán trong báo cáo này, chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 21 tỷ USD vào năm 2015 lên 176 tỷ USD vào năm 2060. Đến năm 2060, con số hàng năm của số ngày làm việc bị mất, ảnh hưởng đến năng suất lao động, được dự báo lên tới 3,7 tỷ (hiện tại là khoảng 1,2 tỷ) ở cấp độ toàn cầu.

Chi phí phúc lợi toàn cầu hàng năm liên quan đến tử vong sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời, được tính toán bằng cách sử dụng ước tính mức sẵn sàng chi trả của mỗi cá nhân để giảm nguy cơ tử vong sớm, dự kiến sẽ tăng từ 3 nghìn tỷ USD vào năm 2015 lên 18-25 nghìn tỷ USD trong Năm 2060. Ngoài ra, chi phí phúc lợi toàn cầu hàng năm liên quan đến đau đớn và bệnh tật được dự báo là khoảng 2,2 nghìn tỷ USD vào năm 2060, tăng từ khoảng 300 tỷ USD vào năm 2015, dựa trên kết quả từ các nghiên cứu đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả giảm thiểu rủi ro về sức khỏe.

Các tác động thị trường của ô nhiễm không khí ngoài trời, bao gồm tác động đến năng suất lao động, chi tiêu cho y tế và năng suất cây trồng nông nghiệp, được dự báo sẽ dẫn đến chi phí kinh tế toàn cầu tăng dần lên 1% GDP toàn cầu vào năm 2060. Hậu quả nguy hiểm nhất do ô nhiễm không khí ngoài trời liên quan đến số ca tử vong sớm. Báo cáo này dự báo sự gia tăng số người chết sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời từ khoảng 3 triệu người trong năm 2010, phù hợp với ước

10

Các chính sách hạn chế phát thải ô nhiễm không khí sẽ dẫn đến cải thiện chất lượng không khí, giảm nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nếu được thực hiện đúng cách sẽ tạo ra các đồng lợi ích đáng kể về khí hậu. Các hậu quả kinh tế tiềm ẩn của cả tác động thị trường và phi thị trường của ô nhiễm không khí ngoài trời là rất đáng kể và nhấn mạnh sự cần thiết của các hành động chính sách mạnh mẽ.


Không có một công thức chung nào phù hợp với tất cả để giảm tác động của ô nhiễm không khí. Do cả các nguồn phát thải ô nhiễm không khí và hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí được phân bổ rất không đồng đều giữa các vùng khác nhau, nên các chính sách cần được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách, chẳng hạn như khuyến khích áp dụng các công nghệ cuối đường ống, thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng không khí và định giá phát thải, chắc chắn sẽ giúp tránh những tác động xấu nhất đối với ô nhiễm không khí ngoài trời.

11


QUẢN LÝ RỦI RO

01.

mô hình hóa các hệ quả kinh tế

Mô hình hóa các hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí ngoài trời đòi hỏi một số bước liên kết hoạt động kinh tế với phát thải, nồng độ, phơi nhiễm, tác động lý sinh và cuối cùng là định giá chi phí kinh tế (Hình 1). 1. Mô hình OECD’s ENV-Linkages, một mô hình cân bằng tổng thể (CGE), được sử dụng để lập các dự báo chi tiết về các hoạt động kinh tế ngành và khu vực từ năm 2015 đến năm 2060. 2. Đối với mỗi năm, phát thải của một loạt các chất ô nhiễm không khí được liên kết trong ENV-Linkages với các hoạt động kinh tế khác nhau, sử dụng các hệ số phát thải rút ra từ mô hình GAINS được phát triển tại viện phân tích hệ thống ưng dụng quốc tế (IIASA). Trong một số trường hợp, khí thải có liên quan trực tiếp đến yếu tố liên quan trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Trong các trường hợp khác, phát thải có liên quan đến quy mô hoạt động và do đó với khối lượng sản xuất.

Hình 1. Các bước nghiên cứu hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí ngoài trời

Hoạt động kinh tế

12

Khí thải

Nồng độ

Tác động Lý sinh


3. Phát thải của các chất ô nhiễm không khí được sử dụng để tính toán nồng độ của bụi mịn (PM₂.₅) và ozone với mô hình phân tán khí quyển TM5-FASST của Trung tâm nghiên cứu chung của Ủy ban Châu Âu (EC-JRC). 4. Các tác động lý sinh gây ra bởi nồng độ PM₂.₅ và ozone tính theo trọng số dân số, bao gồm tác động đến số ngày làm việc bị mất, số người nhập viện và năng suất nông nghiệp, được tính toán bằng cách sử dụng các dự báo nhân khẩu học, mức độ phơi nhiễm với các chất ô nhiễm và các kết quả nghiên cứu

CHI PHÍ

KINH TẾ

5. Hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí ngoài trời được tính bằng cách quy một giá trị tiền tệ cho mỗi điểm cuối về sức khỏe. Ví dụ, nhập viện được chuyển thành chi phí y tế. Chi phí kinh tế vĩ mô của những tác động của ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan đến hoạt động kinh tế sau đó được tính toán bằng cách sử dụng mô hình cân bằng chung ENV-Linkages. Chi phí phúc lợi liên quan đến tỷ lệ tử vong, đau đớn và bệnh tật được tính toán bằng cách sử dụng kết quả từ các nghiên cứu định giá trực tiếp.

13


QUẢN LÝ RỦI RO

Tổng chi phí của việc không hành động đối với ô nhiễm không khí ngoài trời bao gồm cả chi phí thị trường và phi thị trường (Hình 2). Chi phí thị trường là những chi phí liên quan đến các tác động lý sinh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế được đo lường trong tài khoản và GDP quốc gia. Ví dụ, năng suất cây trồng thấp hơn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Chi phí phi thị trường bao gồm chi phí phúc lợi được tiền tệ hóa do tỷ lệ tử vong (tử vong sớm) và sự tàn tật của bệnh tật (đau đớn và khổ sở).

Hình 2. Các loại chi phí được xem xét

Chi phí phi thị trường

Chi phí thị trường

Cơn bệnh

Sức khỏe

Năng suất

Sản phẩm

chi tiêu

nhân công

nông nghiệp

Tỷ lệ tử vong Chi phí trực tiếp

Chi phí gián tiếp

14


Các tác động thị trường, trong nghiên cứu này bao gồm chi phí y tế bổ sung do ốm đau, giảm năng suất lao động do nghỉ làm vì bệnh tật và tổn thất năng suất nông nghiệp, được đưa vào mô hình ENV-Linkages để tính toán chi phí toàn cầu và khu vực của ô nhiễm không khí ngoài trời đối với sản xuất ngành, GDP và phúc lợi. Nhờ khung cân bằng chung của mô hình ENV-Linkages, chi phí thị trường bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ, sản lượng cây trồng giảm sẽ dẫn đến tác động trực tiếp đến sản lượng

nông nghiệp của cây trồng bị ảnh hưởng, nhưng cũng có tác động gián tiếp, bao gồm việc thay thế cây trồng khác và thay đổi mô hình thương mại. Các tác động phi thị trường không thể dễ dàng được tính toán trong một khuôn khổ cân bằng chung vì chúng không liên quan đến bất kỳ biến cụ thể nào trong các hàm sản xuất hoặc tiện ích của mô hình. Chi phí phúc lợi của các tác động phi thị trường được đánh giá bằng cách sử dụng ước tính mức sẵn sàng chi trả để giảm rủi ro sức khỏe thu được từ các kết quả hiện của nghiên cứu định giá trực tiếp có sẵn.

15


QUẢN LÝ RỦI RO

02.

phát thải

và nồng độ các chất ô nhiễm không khí ngoài trời

Đối với hầu hết các chất ô nhiễm không khí, lượng phát thải dự kiến sẽ tăng trong những thập kỷ tới

Tăng phát thải phản ánh các giả định cơ bản tăng trưởng kinh tế: với GDP và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh như Ấn Độ và Trung Quốc, phát thải các chất ô nhiễm không khí tăng lên, mặc dù với tốc độ chậm hơn GDP. Đặc biệt, phát thải các oxit nitơ (NOx) và amoniac (NH3) được dự báo sẽ tăng mạnh. Những thay đổi lớn này là do sự gia tăng dự kiến về nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng (bao gồm cả vận tải và năng lượng điện).

16


Hình 3. Dự báo phát thải theo thời gian Chỉ số so với năm 2010

Lượng khí thải carbon đen (BC), carbon monoxide (CO) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) cũng tăng lên. Phát thải lưu huỳnh điôxít (SO2) được dự báo sẽ giảm ban đầu nhưng tăng trở lại sau năm 2030. Sự sụt giảm ban đầu là do các chính sách hiện hành yêu cầu khử lưu huỳnh trong khí thải (chủ yếu trong ngành điện) ngay cả ở một số nước đang phát triển, nhưng sau đó được bù đắp bởi tiếp tục gia tăng nhu cầu năng lượng, cuối cùng dẫn đến lượng khí thải cao hơn. Sự giảm nhẹ phát thải đối với carbon hữu cơ (OC) tương ứng với lượng phát thải thấp hơn từ nhu cầu năng lượng từ các hộ gia đình, điều này phản ánh sự cải tiến công nghệ về hiệu quả năng lượng, sử dụng nhiên liệu sạch hơn và chuyển đổi từ sinh khối trong lửa hở sang các nguồn năng lượng sạch hơn bao gồm LPG, ethanol, hoặc bếp nấu ăn nâng cao.

17


QUẢN LÝ RỦI RO Gió

Nguồn ô nhiễm cấp 1 Máy bay

Núi lửa

Cháy rừng

Nhà máy

Nông nghiệp

18

Khí thải xe cộ


Nguồn ô nhiễm cấp 2

Vật chất dạng hạt Vật chất dạng hạt

Thành thị

Sự phát thải của BC và OC góp phần trực tiếp vào PM₂.₅, trong khi các khí khác như NH3, NOx, SO2 tạo thành PM₂.₅ thông qua các phản ứng hóa học trong tầng không khí. Ozone được hình thành trong khí quyển là kết quả của các phản ứng hóa học và quang hóa liên quan đến các khí như NOx, VOCs và methane (CH4).

19


QUẢN LÝ RỦI RO

Với việc phát thải các chất ô nhiễm không khí nói chung tăng theo thời gian, nồng độ của PM₂.₅ và ozone cũng được dự báo sẽ tăng ở hầu hết các khu vực (Hình 4). Một số yếu tố khác, chẳng hạn như điều kiện khí hậu thay đổi, cũng ảnh hưởng đến nồng độ. Ở nhiều nơi, nồng độ PM₂.₅ và ozone đã cao hơn nhiều so với mức khuyến nghị trong các hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO.

Nồng độ PM₂.₅ trung bình tính theo dân số đã cao và đang tăng nhanh ở Nam và Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Ở phần lớn Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Phi, nồng độ PM₂.₅ từ các nguồn nhân tạo cũng cao nhưng dự kiến sẽ tăng ít nhanh hơn. Nồng độ ôzôn đặc biệt cao ở Hàn Quốc, Trung Đông và Địa Trung Hải, nhưng chúng cũng vượt quá hướng dẫn về chất lượng không khí ở nhiều khu vực OECD và không thuộc OECD khác. Những khu vực này là ô nhiễm nhất hiện nay và vẫn còn như vậy trong những thập kỷ tới. Nồng độ trung bình theo trọng số dân số cao có nghĩa là ở nhiều khu vực - và đặc biệt là ở các thành phố lớn - ô nhiễm không khí cao hơn mức khuyến nghị; hơn nữa, trong vài ngày mỗi năm, chúng có thể đạt đến mức cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người.

20


Hình 4. Bụi mịn và nồng độ ozone Dự kiến PM₂.₅ do con người gây ra trung bình hàng năm trên bảng bên trái (μg/m3) và trung bình tối đa trong 6 tháng của lượng ozone cực đại hàng giờ hàng ngày trên bảng bên phải (ppb)

21


QUẢN LÝ RỦI RO

03.

TÁC ĐỘNG

đến sức khỏe và năng suất nông nghiệp

Tác động đáng lo ngại nhất của ô nhiễm không khí là số lượng lớn các ca tử vong. Số người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời dự kiến sẽ tăng từ 3 triệu người trên toàn cầu vào năm 2010 lên 6-9 triệu người vào năm 2060.

Sự gia tăng này không chỉ do nồng độ PM₂.₅ và ozone cao hơn, mà còn do dân số ngày càng già hóa và quá trình đô thị hóa, dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn. Số ca tử vong sớm được phân bổ không đồng đều trên toàn thế giới. Số tử vong cao nhất nằm ở các nền kinh tế ngoài OECD, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Các khu vực này cũng sẽ có mức tăng cao nhất về số ca tử vong đến năm 2060. Mức tăng nhỏ hơn được dự đoán nằm ở các nước OECD, với số ca tử vong tăng từ khoảng 430 nghìn người năm 2010 lên khoảng 570-580 nghìn người năm 2060, dự kiến tăng đáng kể nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

22


Hình 5. Tử vong sớm do tiếp xúc với bụi mịn và ôzôn Dự kiến số người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra mỗi năm/triệu người

23


QUẢN LÝ RỦI RO Nồng độ PM₂.₅ và ozone được dự kiến ngày càng tăng cũng sẽ dẫn đến nhiều ca bệnh hơn, điều này có nghĩa là nhiều người sẽ phải nhập viện hơn, chi phí y tế tăng và số ngày làm việc giảm dẫn đến giảm thiểu năng suất lao động (Bảng 1). Số ca viêm phế quản được dự báo sẽ tăng lên đáng kể từ 12-36 triệu ca mắc mới mỗi năm ở trẻ em từ 6-12 tuổi và từ 3,5-10 triệu ca bệnh ở người lớn. Trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh hen suyễn, với số ngày có triệu chứng bệnh ngày càng tăng đối ở trẻ em từ 5-19 tuổi. Số ca bệnh tăng đồng nghĩa với số ca phải nhập viện tăng, dự kiến tăng từ 3.6 triệu ca nhập viện năm 2010 lên 11 triệu ca vào năm 2060.

24


Bảng 1. Dự báo tác động đến sức khỏe ở cấp độ toàn cầu

2010

2060

Viêm phế quản ở trẻ em từ 6 đến 12 tuổi

12

36

Viêm phế quản mãn tính (người lớn, ca bệnh)

4

10

118

360

4

11

Mất ngày làm việc

1240

3750

Ngày hoạt động bị hạn chế

4930

14900

Số ngày hoạt động bị hạn chế nhỏ (ngày có

630

2580

Bệnh đường hô hấp (hàng triệu trường hợp)

Số ngày có triệu chứng hen suyễn (số triệu ngày) Số ngày có triệu chứng hen suyễn (trẻ em từ 5 đến 19 tuổi) Chi phí chăm sóc sức khỏe (hàng triệu lượt nhập viện) Nhập viện Số ngày hoạt động bị hạn chế (số triệu ngày)

triệu chứng hen suyễn)

Những trường hợp đau ốm cũng ảnh hưởng đến các hoạt động công việc thường nhật. Vào năm 2060, số ngày làm việc bị mất trên toàn cầu được dự đoán là khoảng 3,75 tỷ ngày. Nhưng cũng sẽ ngày càng có nhiều ngày với các hoạt động thứ yếu bị hạn chế. Nồng độ cao của các chất ô nhiễm, đặc biệt là ôzôn, cũng làm giảm năng suất cây trồng và do đó ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Theo tính toán của TM5-FASST, cũng giống với tính toán của các tài liệu lớn hơn, năng suất cây trồng được dự báo sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực ở tất cả các vùng miền với mức độ ảnh hưởng khác biệt giữa các vùng và loại cây trồng khác nhau. Ở nhiều vùng, lúa mì và hạt dầu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các loại cây trồng khác, với mức độ thiệt hại cao ở một số nước OECD, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

25


QUẢN LÝ RỦI RO

04.

Í H IP

CH ô m ĩ í v h ế k t g h

ôn kin h k m năng ễ i n ế h so n hí đ ể k k ô g ng khôn ủa p là g đá

c

m ệ n nhiễ gia tă g nghi GDP. ô n của tục lên nô trăm khí g p n ế n ộ i ầ m đ t ph iễ c ế ông ào h á t h ệ n t k l y các u cho ủa ô heo tỷ 0% v í hiễm c , , n 1 u g ê ầ t ô c ti a độn lên chi ph nh n ủ í i à c 5 c t h o 1 á c m độ t ng và m 20 khi đó ác t i gian, àng nă ă c p n ấ , ộ h Ở c lao đ vào trong lại eo thờ ờng % c ư 3 ợ r , ư h t t ị nh, ừ 0 suấ DP. Ng định t h ị t ian. t đ g g n í n G i ổ h ă n ờ p với sẽ t ần như heo th ối ổ g chi đ o á g t n b là g nhanh tươn ại, tổ ợc dự P D G ư l g ời đ h theo ếp tăn Tóm r t i i ín án t ngoà 060, t i g 2 năm

26


Ba tác động tới thị trường của ô nhiễm không khí là: giảm năng suất lao động; tăng chi phí y tế và thiệt hại về năng suất cây trồng. Tất cả đều đưa đến dự báo là GDP sẽ giảm so với mức GDP đã loại trừ tác động của ô nhiễm đối với nền kinh tế (Hình 6).

Hai cơ chế quan trọng đóng vai trò then chốt ở đây: (i) bất kỳ tác động tiêu cực nào đến sự tích lũy vốn đều sẽ ảnh hưởng lâu dài vì nó làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; và (ii) khi các tác động ngày càng lớn theo thời gian, các giải pháp tiết kiệm nhất sẽ được ưu tiên, và các tác động tiếp theo cần được giải quyết với chi phí cao hơn.

27


QUẢN LÝ RỦI RO Hình 6. Sự phân bổ của các hậu quả kinh tế vĩ mô đối với các tác động của biến đổi khí hậu Nông nghiệp

Chi phí y tế

Ở cấp độ khu vực, thiệt hại dự báo cho đến nay là lớn nhất nằm ở khu vực Phần còn lại của Châu Âu và Châu Á, bao gồm Trung Quốc và Nga (Hình 7). Ngoài việc dân cư được dự báo là tập trung rất cao ở khu vực này, các tác động đến lao động và chi phí y tế cũng là rất đáng kể so với các khu vực khác. Tình hình ở Ấn Độ lại khá khác biệt. Dự báo thiệt hại về GDP năm 2060 ở Ấn Độ là nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc, mặc dù cả hai quốc gia đều có những dự báo về mức độ tập trung dân cư rất cao.

28

Năng suất lao động

Tất cả

Một điểm khác biệt chính giữa hai quốc gia là cơ cấu dân số theo độ tuổi: Ấn Độ có dân số trẻ hơn nhiều trong khi tình trạng già hóa được dự báo sẽ trở thành một vấn đề sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa là cơ cấu dân số Trung Quốc trong thời gian tới sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi ô nhiễm không khí hơn, vì vậy chi phí y tế bổ sung ở Trung Quốc có thể sẽ cao hơn Ấn Độ. Hơn nữa, hồ sơ tiết kiệm của Ấn Độ cũng khác biệt đáng kể so với Trung Quốc (tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư hiện tại lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, trong khi về lâu dài thì


ngược lại), điều này dẫn đến khác biệt trong cách ứng phó đối với việc giảm thu nhập hoặc tăng chi phí. Trung Đông, Bắc Phi, Nam và Đông Nam Á cũng sẽ phải chịu chi phí kinh tế vĩ mô cao. Bắc Phi bị ảnh hưởng bởi cả 3 loại tác động thị trường, trong khi ở các khu vực châu Á, chỉ 1 tác động cụ thể sẽ có xu hướng chiếm ưu thế (năng suất lao động đối với Ấn Độ, chi tiêu y tế đối với các nền kinh tế ASEAN). Chi phí kinh tế vĩ mô của các khu vực OECD, Châu Phi và Châu Mỹ được dự kiến sẽ thấp hơn. Hình 7. Thay đổi trong GDP của khu vực do các tác động tổng hợp của thị trường Nông nghiệp

Năng suất lao động

Chi phí y tế

Hiệu ứng tương tác

29


QUẢN LÝ RỦI RO

Không thể cộng tác động từ ba yếu tố ảnh hưởng khác nhau để tính tổng thể tác động của ô nhiễm không khí lên tăng trưởng kinh tế vì cần phải tính đến sự tương tác của các yếu tố. Về lý thuyết, những yếu tố này khi tương tác có thể ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực. Theo dự báo với tất cả các hạng mục, tổn thất về GDP lớn hơn tổng thiệt hại mà ba yếu tố riêng lẻ gây ra. Ở cấp độ toàn cầu, tác động này là nhỏ (dưới 0,1% GDP vào năm 2060), nhưng đối với các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho GDP.

05.

CHI PHÍ

phúc lợi do tử vong sớm và bệnh tật

30


Tử vong sớm và chi phí cho bệnh tật, sử dụng các ước tính về mức độ sẵn lòng chi trả (WTP) dựa trên các nghiên cứu về định giá trực tiếp có thể đóng góp vào tác động phi thị trường. Chi phí phúc lợi của những ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí được tính bằng cách sử dụng giá trị tuổi thọ định lượng (VSL). Đây là phép đo đã được thiết lập từ lâu, có thể được định lượng bằng cách tổng hợp mức độ sẵn lòng chi trả của các cá nhân để giảm nguy cơ tử vong trong một khoảng thời gian nhất định. Các giá trị tuổi thọ định lượng được tính toán bằng cách sử dụng giá trị tham chiếu của OECD là 3 triệu USD năm 2005, sau đó sử dụng kỹ thuật chuyển phúc lợi để tính toán các giá trị tương ứng với quốc gia cụ thể theo OECD (2012). Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở thu nhập của từng quốc gia cụ thể, với hệ số co giãn thu nhập là 0,8 đối với các nước thu nhập cao, 0,9 cho các nước thu nhập trung bình và 1 cho các nước thu nhập thấp.

31


QUẢN LÝ RỦI RO

Chi phí ở cấp độ toàn cầu được dự báo là gần

và sẽ tăng

3,2 nghìn tỷ USD vào năm 2015 lên 18-25 nghìn tỷ USD vào năm

2060

Mức tăng gấp 6-8 lần này được thúc đẩy bởi số lượng ca tử vong sớm ngày càng tăng trên toàn cầu (gây ra bởi những thay đổi trong xu hướng nhân khẩu học và tập trung dân cư) và giá trị tuổi thọ định lượng tăng (theo sau tăng trưởng thu nhập, đặc biệt là ở các nước đang phát triển). Chi phí phúc lợi do tử vong sớm được dự báo vào năm 2060 sẽ tăng hơn gấp đôi ở các nước OECD vào năm 2060, từ 1,4 nghìn tỷ USD năm 2015 lên 3,4 - 3,5 nghìn tỷ USD năm 2060.

32


Tuy nhiên, các nền kinh tế không thuộc OECD sẽ phải chịu chi phí lớn hơn, chiếm gần 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng khoảng 10 lần, lên tới 15-22 nghìn tỷ USD vào năm 2060. Điều này xảy ra là do số lượng ca tử vong sớm ở Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng, cũng như mức tăng thu nhập dự kiến ở những quốc gia này, dẫn đến mỗi một ca tử vong sớm sẽ có giá trị cao hơn. Đáng chú ý, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có kết quả tương tự, đặc biệt là đối với bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn. Dự báo số ca viêm phế quản mãn tính ở Trung Quốc sẽ cao hơn Hàn Quốc (gần 3 triệu ca ở Trung Quốc và 260 nghìn ca ở Hàn Quốc vào năm 2060). Tuy nhiên, khi tính theo đầu người thì quy mô dân số mới quan trọng. Ở Trung Quốc, chi phí này cao hơn nhiều. Hơn nữa, giá trị của một trường hợp người lớn bị viêm phế quản ở Trung Quốc thấp hơn ở Hàn Quốc.

33


QUẢN LÝ RỦI RO Bảng 2. Chi phí phúc lợi do tử vong sớm do ô nhiễm không khí, dự báo trung ương Tỷ USD, tỷ giá hối oái PPP 2010

2015

2060

OECD Mỹ

440

1100-1140

OECD Châu Âu

730

1660-1690

OECD Thái Bình Dương

250

680-710

Phần còn lại của Châu Âu và Châu Á

1130

7730-9850

Mỹ Latin

80

470

Trung Đông & Bắc Phi

110

1030-1180

Nam và Đông Nam Á

380

5300-9950

Châu Phi cận Sahara

40

330-340

Toàn cầu

3160

18300-25330

OECD

1420

3440-3540

Không thuộc OECD

1740

14860-21790

Chi phí lớn cũng có liên quan đến tình trạng đau đớn và bệnh tật (Hình 8). Chi phí phúc lợi bình quân đầu người bệnh được chia thành các loại khác nhau: chi phí liên quan đến hoạt động bị hạn chế, nhập viện và ốm đau. Chi phí phúc lợi lớn nhất đến từ những ngày hạn chế hoạt động gây gián đoạn tới đời sống bình thường, sau đó là viêm phế quản mãn tính ở người lớn. Ở cấp độ toàn cầu, chi phí phúc lợi do các tác động phi thị trường của bệnh tật ước tính là 280 tỷ USD vào năm 2015 và 2,2 nghìn tỷ USD vào năm 2060. Các khu vực có chi phí bình quân đầu người cao nhất là Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc, Đông Âu và khu vực Caspi. Đây cũng là những vùng có số ca bệnh trên đầu người cao nhất.

34


Hình 8. Chi phí phúc lợi khi ốm au do ô nhiễm không khí ngoài trời, chiếu trung tâm (USD bình quân ầu người, tỷ giá hối oái PPP 2010, 2060)

Ốm

Ngày hoạt động bị hạn chế

35


QUẢN LÝ RỦI RO

06.

SO SÁNH

chi phí thị trường và phi thị trường Chi phí thị trường được tính trong mô hình cân bằng chung cũng có thể được biểu thị dưới dạng phúc lợi (sử dụng sự thay đổi tương đương của thu nhập). Chi phí phúc lợi hàng năm do các tác động thị trường khác nhau của OECD lên tới 90 tỷ USD vào năm 2015 và 390 tỷ USD vào năm 2060 (Bảng 3). Con số này phản ánh 0,3% và 0,5% thu nhập (tính theo GDP bình quân đầu người); hoặc 70 USD và 270 USD/ người. Bảng 3. Tổng chi phí phúc lợi do ô nhiễm không khí, dự báo trung ương

OECD TỔNG tác động

Thế giới

2015

2060

2015

2060

90

390

330

3300

0.3 %

0.5%

0.6%

1.5%

70

270

50

330

1550

3750-3850

3440

20540-27570

5%

5%

6%

9-12%

1210

2610-2680

470

2060-2770

thị trường (tỷ USD) Chia sẻ thu nhập (phần trăm) Bình quân đầu người (USD trên đầu người) TỔNG các tác động phi thị trường (tỷ USD) Chia sẻ thu nhập (phần trăm) Bình quân đầu người (USD trên đầu người)

36


Ở cấp độ toàn cầu, các con số này lớn hơn, cả về con số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm thu nhập, và tăng nhanh hơn theo thời gian: trong năm 2015, chi phí phúc lợi trung bình của thị trường tác động đến mỗi người ở các nước ngoài OECD thấp hơn các nước trong khu vực OECD, vào năm 2060, chi phí này trở nên cao hơn đáng kể trong các nền kinh tế ngoài OECD, đạt 1,5% thu nhập trên phạm vi toàn cầu.

37


QUẢN LÝ RỦI RO

Đối với toàn khối OECD, chi phí phúc lợi hàng năm liên quan đến tác động tới sức khỏe phi thị trường do ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra là gần 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2015 và sẽ tăng lên 3,8-3,9 nghìn tỷ USD vào năm 2060, 90% trong đó đến từ phúc lợi phải trả cho các ca tử vong. Ở cấp độ toàn cầu, chi phí dự kiến là 3,4 tỷ USD vào năm 2015 và đang tăng nhanh, dự kiến đạt 20,5 - 27,6 nghìn tỷ USD vào năm 2060. Chi phí phúc lợi từ tác động phi thị trường không liên quan đến các khoản chi tiêu hoặc hàng hóa có thể trao đổi; Do đó chúng không thể được so sánh trực tiếp với các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP. Vào năm 2015, chi phí phúc lợi bình quân đầu người do ô nhiễm không khí ngoài trời ở các nước OECD cao hơn ở các nước đang phát triển: khoảng 200 USD/người đối với OECD và dưới 500 USD/người đối với thế giới. Đến năm 2060, tình hình sẽ thay đổi, bất chấp sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển: chi phí bình quân đầu người trong khu vực OECD được dự báo sẽ tăng một chút, lên 2.610 - 2.680 USD, trong khi chi phí này sẽ tăng lên 2.060 - 2.770 USD trên toàn cầu.

38


Mặc dù tử vong sớm rõ ràng là tổn thất phúc lợi lớn nhất, các hậu quả kinh tế gián tiếp khác do các tác động thị trường gây ra cũng đang có vai trò ngày càng quan trọng (Hình 9). Trong ngắn hạn và trung hạn, các tác động kinh tế gián tiếp có xu hướng ảnh hưởng tương tự như các tác động trực tiếp lên thị trường. Nhưng về lâu dài (năm 2060), hậu quả gián tiếp lên kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra sẽ lớn hơn tác động trực tiếp của thị trường, đặc biệt là do hậu quả lâu dài của việc tăng trưởng kinh tế bị chậm lại. Việc bỏ qua những hậu quả kinh tế gián tiếp này có thể dẫn đến tính toán sai lệch nghiêm trọng về chi phí bệnh tật do ô nhiễm không khí gây ra. Hình 9. Diễn biến chi phí phúc lợi do ô nhiễm không khí theo thời gian, dự báo trung tâm Tỷ USD, tỷ giá hối oái PPP 2010 Chi phí thị trường (Gián tiếp) Chi phí thị trường (Trực tiếp)

Phạm vi chi phí phi thị trường

39


QUẢN LÝ RỦI RO

07.

CHÍNH SÁCH

giảm thiểu ô nhiễm không khí Lợi ích về phúc lợi của các chính sách giảm ca tử vong sớm và bệnh tật do ô nhiễm không khí là rất đáng kể. Tuy nhiên, không có một công thức chung nào để giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí vì có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia về nguồn và chất gây ô nhiễm phổ biến. Việc thực hiện các chính sách làm giảm mức độ ô nhiễm chắc chắn sẽ giải quyết thiệt hại về sinh học cũng như các chi phí kinh tế của ô nhiễm không khí. Những chính sách có thể bao gồm khuyến khích hoặc yêu cầu áp dụng các công nghệ lọc hơi có thể giảm thiểu ô nhiễm hoặc các nguồn công nghệ sạch, đặc biệt là dành cho việc đốt cháy năng lượng, thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng không khí, tiêu chuẩn khí thải ô tô, tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu và thuế khí thải.

40


Sự tiếp xúc của con người với ô nhiễm không khí có tính không gian vì mật độ dân số và nồng độ chất ô nhiễm rất khác biệt từ không gian này sang không gian khác. Do đó cần có các chính sách theo từng địa phương, nhằm giảm mức độ ô nhiễm ở các khu vực đông dân cư. Nhưng ngay cả khi ô nhiễm không khí hầu hết gây ra những hậu quả có tính cục bộ và khu vực, nó cũng vẫn là một vấn đề toàn cầu. Một số chất ô nhiễm và các hạt nhỏ như PM có thể được gió mang theo và tác động tới các khu vực và quốc gia nằm ngoài nơi chúng đã được thải ra. Hơn nữa, chất lượng không khí đã bị suy giảm ở hầu hết các khu vực lớn trên thế giới và mối liên kết quốc tế giữa các quốc gia, đặc biệt là thông qua thương mại quốc tế, đã dẫn tới việc những thay đổi trong thói quen tiêu dùng ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến mức khí thải ở những quốc gia khác. Các giải pháp toàn cầu là cần thiết để phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường hơn, và sự chuyển đổi của hệ thống năng lượng toàn cầu là một phần thiết yếu của bất kỳ chính sách tiết kiệm và hiệu quả nào. Hơn nữa, có một sự tương tác mạnh mẽ giữa chính sách của nhiều lĩnh vực. Các chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả làm giảm khí thải các chất gây ô nhiễm không khí và khí nhà kính. Các chính sách về ô nhiễm không khí sẽ mang lại những lợi ích tức thì nhờ chất lượng không khí được cải thiện, và còn có những lợi ích rõ ràng hơn về lâu dài nhờ việc giảm tác động của biến đổi khí hậu. Nhưng trong một số trường hợp sẽ có sự đánh đổi giữa các mục tiêu của các chính sách khác nhau. Do đó, cần có sự phối hợp trong việc đưa ra chính sách cho các vấn đề về môi trường.

41


Nguồn: https://www.oecd.org/environment/indicators-modelling-outlooks/Policy-Highlights-Econ omic-consequences-of-outd oor-air-pollution-web.pdf



www.iirr.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.