VIỆT SỬ TÂN KHẢO CHÚ GIẢI & KHẢO LUẬN
Quyển 10 (Từ trang 2832 đến trang 3252)
VIỆT NAM 1946 SỰ KHỞI PHÁT CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ I
CHƯƠNG 1 I - TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI TRƯỚC KHI QUÂN PHIỆT NHẬT ĐẦU HÀNG VÀ TRẬN GIẶC GIỮA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH ANH-PHÁP-MỸ TRONG THẾ CHIẾN THỨ II
CHARLES DE GAULLE, WINSTON CHURCHILL và Franklin .D.ROOSEVELT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Trong khoảng những năm 1940-1945, trong số những cường quốc tư bản thế giới thì Pháp, Anh và Hoa kỳ được coi như là những quốc gia lãnh đạo thế giới tư bản nhưng lại rơi vào một tình trạng nội bộ mâu thuẫn kình chống lẫn nhau trong cùng chung một khối liên minh khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ II chống trục tay 3 gồm có Đức Quốc Xã Nazi, Phát Xít Ý ở Âu Châu và Quân Phiệt Nhật ở Á Châu. Phía sau bức màn che Đồng Minh là những liên hệ hổ tương trái nghịch nhau. Tháng 6 năm 1940, khi nước Pháp bị quân đội Đức Quốc Xã Nazi của Hitler chiếm đóng thì tướng Charles de Gaulle được thủ tướng nước Anh W.Churchill xem như là nhân vật cứu tinh của nước Pháp. Nhưng rồi mối liên hệ giữa hai nhân vật nầy càng lúc suy giảm giống như chiếc xe tuột dốc mà không có thắng. Riêng W.Churchill càng lúc càng bực bội khó chịu đối với cung cách xử sự ‘trịch thượng rất là người Pháp” của tướng De Gaulle. Tướng De Gaulle chính là nhân vật đã gây ra nhiều khó khăn và giận tức cho tổng thống Mỹ Franklin.D.Roosevelt nhiều hơn bất cứ một nhân vật lịch sử nào khác trong chiến tranh thế giới thứ II. Thủ tướng Anh Churchill rất khốn đốn khó xử khi phải làm trái độn điều giải giữa hai nhân vật Pháp-Hoa Kỳ với một phía là người đứng đầu của một cường quốc tư bản uy lực nhất thế giới còn phía kia là người đang theo đuổi một chủ nghĩa quốc gia quá khích hẹp hòi chỉ biết đặt danh dự và tự hào quốc gia của mình trên hết tất cả mọi sự. Tình trạng bối rối, phức tạp giữa ba nhân vật lịch sử nầy bắt đầu xảy ra kể từ tháng 6 năm 1940. Đoàn quân Đức Nazi tiến công chớp nhoáng chiếm đóng các nước Bỉ, Hoà Lan, Lục Xâm Bảo và bao vây, truy kích các lực lượng quân sự Anh (British Expeditionary Force/BEF), Pháp và Bỉ ở hải cảng Dunkirk. Churchill tuyên bố rằng cuộc rút lui quân sự của Anh, Pháp, Bỉ khỏi mặt trận Dunkirk là một thiệt hại quân sự thảm khóc. Mặc dù cuộc di tản thành công về sinh mạng nhưng thủ tướng Anh lưu ý rằng ‘thắng trận không phải là bằng những cuộc di tản quân sự’ VSTK - 2832
1 2
3
4
5
6
7
8
9
‘Wars are not won by evacuations…We shall defend our Island, whatever the cost may be…We shall fight on the beaches ….in the field and in the streets… in the hills; we shall never surrender.’1
Tiếp theo trận Dunkirk, đoàn quân tiền phong Nazi của A. Hitler thẳng tiến đến kinh đô Paris của nước Pháp. Trong khi chính phủ Pháp ở Paris chia rẽ với đa số tư tưởng chủ bại thì thủ tướng Pháp Paul Reynaud cải tổ thành phần nội các, bổ nhiệm tướng Charles de Gaulle vào chức vụ thứ trưởng bộ Quốc Phòng của chính phủ Pháp. Khi gặp thủ tướng Reynaud, De Gaulle phát biểu rằng: Tuy nhiên, nếu nước Pháp thua trận vào lúc nầy (1940) thì nước Pháp có thể chiến thắng trong một mặt trận khác. Không từ bỏ công cuộc kháng chiến lâu dài trên vùng đất Âu Châu, chúng ta phải nhất quyết và chuẩn bị phong trào đấu tranh trong toàn thể Đế Quốc Pháp (ghi chú riêng của VSTK: Đế Quốc/Empire ám chỉ nước Pháp mẫu quốc và các nước thuộc địa của Pháp ở khắp nơi trên thế giới trong đó có cả những quốc gia trên bán đảo Đông Dương). Như thế là hàm ý rằng cần có một chính sách thích hợp bao gồm công cuộc di tản các nguồn nhân lực và vật lực quân sự hiện tại sang các vùng đất ở Bắc Phi Châu, chọn lựa các cấp lãnh đạo có khả năng để chỉ huy trực tiếp các mặt trận và nhất là cần phải giữ mối liên hệ kề cận với Anh quốc cho dù rằng họ có nhiều thái độ đối xử không mấy thân thiện với Pháp. 2*
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Trước đây, trong hai dịp thủ tướng Churchill và phái đoàn chính phủ Anh quốc đến Paris vào ngày 26 và 31 tháng 05 năm 1940 để hội kiến với chính phủ Paul Reynaud thì tướng De Gaulle được phái đoàn chính phủ của Churchill tham khảo ý kiến và De Gaulle đã phát biểu với họ rằng chính phủ Pháp không bỏ qua khả năng chấp nhận một giải pháp ký kết ngưng chiến với Nazi Đức. Tình huống bây giờ lại khác: chính đích thân tướng De Gaulle với cương vị là đại diện của thủ tướng Pháp P.Reynaud sẽ đi sang nước Anh để nói lại với Churchill rằng chính phủ Pháp hiện tại sẽ tiếp tục kháng chiến, nhất quyết không ngưng chiến đầu hàng Nazi Đức Nazi Đức đồng thời cũng yêu cầu Anh quốc tăng cường yểm trợ không quân vượt eo biển Manche để tiếp cứu nước Pháp.3
Trước khi lên đường sang nước Anh, De Gaulle đề nghị với thủ tướng Pháp thay thế tướng chủ bại Weygand tham mưu trưởng 1
W.Churchill, The Second World War, vol.II, Their Finest Hour,book 1. (Boston: Hougton Mifflin, 1949), tr. 108-109. 2* Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. (NXB. Simon and Schuster, New York, 1964.) tr. 53-4. *Đoạn văn nầy có thể so chiếu với văn bản tiếng Pháp, Quyển I của nhà sách Librairie Plon xuất bản tại Pháp năm 1954 dưới tựa đề L’Appel, (bản in mới của NXB Pocket, Paris 1999, trang 58) như sau: Cependant, si la guerre de 40 est perdue, nous pouvons en ganer une autre. Sans renoncer à combattre sur le sol de l’Europe aussi longtemps que possible, il faut décider et préparer la continuation de la lutte dans l’Empire. Cela implique une politique adéquate: transport des moyen vers l’Afrique de Nord,choix des chefs qualités pour diriger les opérations, maintien des rapports étroits avec les Anglais, quelques griefs que nous puissons avoir à leu égard.
Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 54. 3
VSTK - 2833
1
2
3
quân đội Pháp và đề cử tướng Charles Huntziger thay thế. Huntziger sau nầy là người ký tên vào hiệp định đình chiến đầu hàng Nazi Đức.
Tướng Huntziger đang nhận văn bản đầu hàng để ký tên. Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Armisticetrain.jpg (ngày 01/05/2011)
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Tướng De Gaulle tới thủ đô Luân Đôn nước Anh vào sáng sớm ngày 09 tháng 06 năm 1940 và hội kiến với thủ tướng Churchill nơi dinh thự số 10 đường Downing. Churchill thẳng thắng từ chối những yêu cầu của De Gaulle đại diện cho thủ tướng Pháp nêu lên vì cho rằng nước Pháp coi như là đã bị quân Nazi Đức chiếm rồi, không còn phương cách nào để cứu vãng. ‘Như vậy hiển nhiên là sự thống nhất chiến lược giữa Luân Đôn và Paris kể như bị tan vỡ.’4 De Gaulle quay trở về Paris cùng trong ngày hầu như là với hai bàn tay không. Toàn thể hành dinh của chính phủ Pháp chuẩn bị rời Paris để di tản xuống tỉnh Bordeaux vào đêm 10 tháng 06 năm 1940. Áp lực phe chủ bại của thống chế Pétain do tướng tham mưu trưởng Weygan khuấy động càng lúc càng lấn lướt hơn trên những dự định ‘kháng chiến’của thủ tướng Reynaud và tướng De Gaulle. Rồi tướng Weygan tự quyền tuyên bố ‘bỏ ngõ Paris’ nhưng lại được đa số thành viên nội các chấp thuận. Trong khi tiến trình di tản phát thảo thì tướng Weygan lại tự quyền triệu tập Hội Đồng Quân Sự Tối Cao Anh-Pháp - Anglo-French Supreme War Council (SWC) nhóm họp tại Tổng hành dinh quân sự Pháp ở Briare vào ngày 1112 tháng 06 năm 1940 với sự có mặt của thủ tướng Churchill và thành phần nội các đầu não của Anh quốc. Cuộc họp không mang đến cho nước Pháp đang hấp hối một hình thức trợ giúp quân sự nào từ phía người Anh. Máy bay chở Churchill trở về Londre _____________ Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 59. 4
VSTK - 2834
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
nhưng phải quay trở lại vì có máy bay săn giặc của Nazi Đức đang tuần sát trên eo biển Manche. Tiếp theo là cuộc gặp mặt ở quận lỵ Tours ngày 13/06/1946 giữa hai thủ tướng Anh-Pháp một lần nữa nhưng cũng không có dấu hiệu nào khả quan hơn so với cuộc tựu họp ở Briare ngày hôm trước: mục đích cuộc gặp mặt nầy của Churchill là việc đòi hỏi chính phủ Pháp bảo đảm không để hạm đội Pháp rơi vào tay của Nazi Đức nếu Pháp bắt buộc phải ký hiệp định ngưng chiến và nhường đất cho Đức. Churchill lên máy bay trở về Luân Đôn mà không có một lời tuyên bố cụ thể nào trước toàn thể hội đồng nội các của thủ tướng Paul Reynaud trong cuộc gặp gỡp lần nầy ở Tours.5 Ngày 14 tháng 06 năm 1940 được ấn định để toàn thể nội các của chính phủ Pháp di tản xuống tỉnh Bordeau. Vào buổi chiều ngày 13 tháng 06 năm 1940, De Gaulle hội thảo riêng với thủ tướng Paul Reynaud tại Bordeaux: cả hai đều nhất quyết tiếp tục kháng chiến chống Nazi Đức và De Gaulle tự nguyện đi sang Anh quốc một lần nữa ngay trong đêm 13 nầy để cầu viện với thủ tướng Anh cung ứng phương tiện chuyển vận cho toàn thể chính phủ và quân đội Pháp di tản sang vùng Bắc Phi và De Gaulle hẹn gặp lại thủ tướng Reynaud tại thủ phủ Algier nước Algeria nếu nước Pháp bị Nazi Đức chiếm đóng. Ngày 14 tháng 06 năm 1940, W.Churchill cũng như P. Reynaud đều có đánh điện lần cuối cùng yêu cầu tổng thống Mỹ F.D Roosevelt tuyên bố công khai lời hứa của Mỹ sẽ yểm trợ chính phủ Reynaud chống Nazi Đức nhưng chỉ nhận được những lời hứa suông muộn màn của Roosevelt. Rạng ngày 16 tháng 06 năm 1940 De Gaulle tới Luân Đôn. Đại sứ Pháp ở Londre là Charles Corbin cùng với Jean Monnet6 tới gặp De Gaulle tại một khách sạn để cho De Gaulle biết rằng ngày hôm nay 16 tháng 06 năm 1940, chính phủ Pháp gửi điện sang Luân Đôn yêu cầu chính phủ Anh chấp nhận để cho Pháp tham khảo với Nazi về các điều kiện ngừng chiến và Luân Đôn đã đánh điện trả lời: có thể là Churchill đồng ý với điều kiện là hạm đội hùng mạng đứng vào hàng thứ tư tên thế giới của Pháp do đốc François Darlan __________ Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 69. 6 Jean Monet, là một tùy viên kế hoạch kinh tế người Pháp đã từng là PhóTổng Thư ký Hội Quốc Liên/ League of Nations (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) thành lập 1919 sau khi thế chiến thứ I chấm dứt. 5
VSTK - 2835
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Làm tư lệnh phải di chuyển ngay đến các quân cảng Anh Quốc và chờ hội đồng nội các của thủ tướng Reynaud hiện đang ở Bordeaux phúc đáp về điều kiện của Churchill nêu ra. Rồi Corbin và Jean Monet đưa ra một sáng kiến cuối cùng để động viên tinh thần cho thủ tướng Pháp Reynaud: khi hội kiến với Churchill, De Gaulle sẽ đề nghị thành lập một Cộng Đồng Chung Anh-Pháp/Anglo-French Union (AFU) theo bản dự thảo mà họ đã phát họa và trao cho De Gaulle. Cả hai chính phủ sẽ tuyên cáo cùng một lúc việc hoà nhập hai chính phủ làm một, hai quân đội làm một, hai dân tộc làm một. Hội đồng nội các chính phủ nước Anh họp bàn tại dinh thủ tướng Churchill về đề nghị Cộng Đồng Chung Anh-Pháp: biểu quyết chấp thuận. De Gaulle báo cáo ngay qua điện thoại và đọc sơ lược bản dự thảo tuyên cáo chung Anh-Pháp để thủ tướng tướng Reynaud sẽ đọc trong buổi họp toàn thể hội đồng nội các đang sắp sửa khai mạc tại Bordeaux. Thủ tướng Churchill cũng gọi điện thoại cho thủ tướng Reynaud và nói: Allo, Reynaud! De Gaulle có lý! Đề nghị của chúng ta sẽ tạo ra những hậu quả lớn lao. Ngài Thủ tướng cần phải kiên định. Bản chức sẽ đến gặp thủ tuớng vào ngày mai! Ở Concarneau.7
17 18 19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
De Gaulle phấn khởi quay trở lại nước Pháp, tin tưởng rằng mình đã thành công trong việc duy trì tình trạng tiếp tục kháng chiến chống Nazi Đức ở Pháp. Cũng vào lúc nầy, Hội đồng nội các Pháp đang trải qua những giờ phút căn thẳng để biểu quyết lựa chọn hoà hay chiến với quân Nazi Đức đang ồ ạt tiến vào thủ đô Paris bị bỏ ngõ. Chuyện gì đã xảy ra ở Bordeaux trong khi tướng De Gaulle trên đường quay trở lại nước Pháp vào lúc 9 giờ tối ngày 16 tháng 06 năm 1940? Từ sáng ngày 16 tháng 06 năm 1940, trước khi phiên họp nội các Pháp ở Bordeau lần thứ 1 khai mạc, chủ tịch Thượng viện cùng với chủ tịch Hạ Viện Quốc Hội Pháp đều xác định là nước Pháp sẽ tiếp tục kháng chiến chống Nazi Đức và chính quyền Pháp sẽ di tản sang Bắc Phi. Vào lúc 11 giờ , trong phiên họp nội các lần thứ 2 trong ngày 16,
34
____________________
Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr.77. Concarneau là một thị xã nằm trong tỉnh Britteny (tiếng Pháp là Bretagne) ở tận cùng phía Tây Bắc nước Pháp. 7
VSTK - 2836
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
thống chế Pétain tuyên bố từ nhiệm với lý do là chính phủ không chịu theo giải pháp ngưng bắn với Nazi Đức. Trong phiên họp lần thứ 3 trong ngày kéo dài từ 17 giờ đến 20 giờ sau khi thủ tướng Reynaud đệ trình dự thảo họp nhất hai nước AnhPháp thì có sự tranh biện gay gắc với hai chủ trương trái nghịch nhau. Pétain tuyên bố rằng: ‘Hỗn nhập với Anh quốc là hỗn nhập vào một xác chết.’8 Phe chủ bại thắng thế. Thủ tướng Paul Reynaud đệ đơn từ chức. Tổng thống Pháp Albert Lebrun lúc đầu bác đơn xin tứ chức nhưng rồi lại chấp thuận và chỉ định thống chế Pétain thay thế Reynaud giữ chứ vụ chủ tịch hội đồng nội các chính phủ Pháp. Nội các Pétain được thành lập vào lúc 23 giờ đêm 16 tháng 06 năm 1940. Khi máy bay vừa đáp xuống phi trường Mérignac-Bordeaux vào lúc 9 giờ tối ngày 16 tháng 06 năm 1940 thì De Gaulle được cho biết là thủ tướng Paul Reynaud đã từ chức và người thay thế đứng đầu chính phủ Pháp hiện giờ là thống chế Pétain. De Gaulle đến gặp Reynaud lần cuối và với số tiền yểm trợ của Reynaud cung cấp, De Gaulle và viên sĩ quan đổng lý văn phòng của ông là trung úy Geoffroi Courcel lên máy bay lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 06 năm 1940 cùng với tướng Spears tùy viên quân sự của toà đại sứ Anh. Vào nửa (24 giờ 30) đêm 16 tháng 06 năm 1940, thủ tướng Pétain và hội đồng nội các của ông quyết định yêu cầu Nazi Đức đưa ra các điều kiện ký kết ngừng chiến qua lời hiệu triệu của thống chế Philippe Pétain, tân thủ tướng của nước Pháp trên làn sóng phát thanh như sau: ‘Français!
25
‘A l'appel de M. le président de la République, j'assume à partir d'aujourd'hui la direction du gouvernement de la France. Sûr de l'affection de notre admirable armée, qui lutte avec un‘héroïsme digne de ses longues traditions militaires contre un ennemi supérieur en nombre et en armes, sûr que par sa magnifique résistance elle a rempli son devoir vis-à-vis de nos alliés, sûr de l'appui des anciens combattants que j'ai eu la fierté de commander, sûr de la confiance du peuple tout entier, je fais à la France le don de ma personne pour atténuer son malheur. ‘En ces heures douloureuses, je pense aux malheureux réfugiés, qui, dans un dénuement extrême, sillonnent nos routes. Je leur exprime ma compassion et ma sollicitude. C'est le cœur serré que je vous dis aujourd'hui qu'il faut cesser le combat.
26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
____________ 8
Churchill Winstons, The Second World War, vol.3. Their Finest Hour (Boston: Hougton Mifflin, 1949), tr. 215. (‘ …A union with Britain would be a fusion with a corpse.’/ ‘S’unir avec la Grande Bretagne c’est fusionnner avec un cadavre.’) VSTK - 2837
‘Je me suis adressé cette nuit à l'adversaire pour lui demander s'il est prêt à rechercher avec nous, entre soldats, après la lutte et dans l'honneur, les moyens de mettre un terme aux hostilités. ‘Que tous les Français se groupent autour du gouvernement que je préside pendant ces dures épreuves et fassent taire leur angoisse pour n'écouter que leur foi dans le destin de la patrie.’9
1 2 3
*Tạm dịch:
‘Cùng các Công Dân Pháp,
4
‘Tuân hành chỉ thị của Tổng Thống Cộng Hoà, kể từ hôm nay bản chức tiếp nhận trách vụ điều khiển chính phủ nước của Pháp. Tin tưởng chắc vào sự yêu mến của Quân Đội kính phục của chúng ta hiện đang tranh đấu anh dũng thật xứng đáng với truyền thống quân sự lâu đời của mình để chống trả một kẻ địch lấn lướt về số lượng quân binh và vũ khí, tin tưởng vào sự kháng chiến tuyệt hảo của mình, quân đội đã hoàn thành trách vụ đối với các nước Đồng Minh của chúng ta, tin tưởng vào các chiến hữu kỳ cựu mà bản chức đã từng được hân hạnh chỉ huy dưới quyền, tin tưởng vào sự tín nhiệm của toàn dân, bản chức xin dâng hiến bản thân của mình cho nước Pháp để làm giảm đi điều bất hạnh của đất nước.
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
‘Vào những giờ phút đau đớn nầy, bản chức nghĩ tới những người chạy nạn trong tình trạng cực kỳ cùng quẫn đang phiêu bạt trên khắp nẻo đường đất nước của ta. Bản chức xin bày tỏ lòng trắc ẩn và sự ân cần của mình đối với họ. Với con tim xe thắt, ngày hôm nay bản chức nói với đồng bào rằng cần phải ngừng chiến.
16 17 18 19 20
‘Ngay trong đêm nay, bản chức đã gửi lời đến đối phương để yêu cầu cho biết là họ đã sẵn sàng cùng với chúng ta mưu tìm những phương cách, giữa những người chiến sĩ, sau trận chiến và trong danh dự, những phương cách để hạn định những thù nghịch. ‘Mong rằng tất cả các công dân của nước Pháp đoàn kết chung quanh nội các của bản chức trong những thử thách khắt nghiệt nầy và cần phải xoa diu mối lo âu của chúng ta để chỉ còn niềm tin vào số phận của đất nước.
21 22 23 24 25 26 27 28
*
29
30
31
32
33
Cũng vào buổi trưa ngày 17 tháng 06 năm 1940, sau khi tới Londre, tướng De Gaulle liền đến gặp và yêu cầu thủ tướng Anh Churchill chấp thuận cho đương sự được vương cao ngọn cờ tam tài của nước Pháp và phát thanh lời kêu gọi toàn dân Pháp kháng chiến chống Nazi Đức trên đài phát thanh BBC của Anh quốc ngay _________________ 9
Larousse, Pétain, appel du 17 juin 1940. Nguồn Internet ngày 07/05/2011:
(http:// www.larousse.fr /encyclopedie/musique/P%C3%A9tain_appel_du_17_juin_1940/1102208 )
VSTK - 2838
sau khi chính quyền chủ bại của thủ tướng Pháp Philippe Pétain lên tiếng yêu cầu Nazi Đức đình chiến. Sau đây là nguyên bản viết tay bản dự thảo lời kêu gọi của De Gaulle được phát sóng trên đài BBC /Luân Đôn vào ngày 18/06/1940: 1
trang 1
trang 2
VSTK - 2839
trang3
(10)
trang 4 ______________ 10 CHARLES-DE-GAULLE.ORG,
Dossiers Thématiques. 1949-1944 La Seconde Guerre Mondiale. Manuscrit de thảo viết tay Lời Kêu Gọi Ngày 16. Nguồn Internet ngày 10/05/2011: (http://www.charles-de-gaulle.org/pages/l-homme/dossiers-thematiques/1940-1944la-seconde-guerre-mondiale/l-appel-du-18-juin/documents/manuscrit-de-l-appel.php). L’APPEL du 18 Juin./Bản
VSTK - 2840
L’Appel du 18 Juin 1940 chefs qui, depuis de nombreuses années, sont à la tête des armées françaises, ont formé un gouvernement. Ce gouvernement, alléguant la défaite de nos armées, s’est mis en rapport avec l’ennemi pour cesser le combat. ‘Certes, nous avons été, nous sommes, submergés par la force mécanique, terrestre et aérienne, de l’ennemi. ‘Infiniment plus que leur nombre, ce sont les chars, les avions, la tactique des Allemands qui nous font reculer. Ce sont les chars, les avions, la tactique des Allemands qui ont surpris nos chefs au point de les amener là où ils en sont aujourd’hui. ‘Mais le dernier mot est-il dit ? L’espérance doit-elle disparaître ? La défaite est-elle définitive ? Non ! ‘Croyez-moi, moi qui vous parle en connaissance de cause et vous dis que rien n’est perdu pour la France. Les mêmes moyens qui nous ont vaincus peuvent faire venir un jour la victoire. ‘Car la France n’est pas seule ! Elle n’est pas seule ! Elle n’est pas seule ! Elle a un vaste Empire derrière elle. Elle peut faire bloc avec l’Empire britannique qui tient la mer et continue la lutte. Elle peut, comme l’Angleterre, utiliser sans limites l’immense industrie des États-Unis. ‘Cette guerre n’est pas limitée au territoire malheureux de notre pays. Cette guerre n’est pas tranchée par la bataille de France. Cette guerre est une guerre mondiale. Toutes les fautes, tous les retards, toutes les souffrances, n’empêchent pas qu’il y a, dans l’univers, tous les moyens nécessaires pour écraser un jour nos ennemis. Foudroyés aujourd’hui par la force mécanique, nous pourrons vaincre dans l’avenir par une force mécanique supérieure. Le destin du monde est là. ‘Moi, Général de Gaulle, actuellement à Londres, j’invite les officiers et les soldats français qui se trouvent en territoire britannique ou qui viendraient à s’y trouver, avec leurs armes ou sans leurs armes, j’invite les ingénieurs et les ouvriers spécialistes des industries d’armement qui se trouvent en territoire britannique ou qui viendraient à s’y trouver, à se mettre en rapport avec moi. ‘Quoi qu’il arrive, la flamme de la résistance française ne doit pas s’éteindre et ne s’éteindra pas. ‘Demain, comme aujourd’hui, je parlerai à la Radio de Londres.11
‘Les
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
*
Appeal by General De Gaulle to The French12 June 18,1940 ‘The leaders who, for many years past, hav been at the head of French armies forces, have set up a government.
36 37 38 39
_________________
Charles de Gaulle, Mémoires de Guerre, L’Appel; 1940-1942. Quyển I của nhà sách Librairie Plon xuất bản tại Pháp năm 1954 dưới tựa đề L’Appel, bản in mới của NXB Pocket, Paris 1999, phần phụ bản Documents, trang 329-320. Cũng xem: CHARLES-DE-GAULLE.ORG, Dossiers Thématiques. 1949-1944 La Seconde Guerre Mondiale. L’APPEL du 18 Juin (Lời Kêu Gọi ngày 16/6). Nguồn Internet ngày 10/05/2011: (http://www.charles-de-gaulle.org/pages/l-homme/dossiers-thematiques/1940-1944-la-secondeguerre-mondiale/l-appel-du-18-juin/documents/l-appel-du-18-juin-1940.php). 12 Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 83-84. 11
VSTK - 2841
33
‘Alleging the defeat of our armies, this government has entered into negotiations with with the enemy with a view to bringing about a cessation of hostilities. It is quite true that we were, and still are, overwhelmed by enemy mechanized forces, both on the ground and in the air. It was the tanks, the planes, and the tactics of the Germans, far more than the fact that we were outnumbered, that forced our armies to retreat. It was the Greman tanks, planes, and tactics that provided the element of surprise which brought our leaders to their present plight. ‘But has the last word been said? Must we abandon all hope? Is our defeat final and irremediable? To those questions I answer-No! ‘Speaking in full knowledge of the facts, I ask you to believe me when I say that the cause of France is not not lost. The very factors that brought about our defeat may one day lead us to victory. ‘For, remember this, France does not stand alone. She is not isolated. Behind her is a vast Empire, and she can make common cause with the Britsh Empire, which commands the sea and is continuing the struggle. Like England, she can draw unreservedly on the immense industrial resources of the United States. ‘This war is not limited to our unfortunate country. The outcome of the struggle has not been decided by the Battle of France. This is a world war. Mistakes have been made, there have been delays and untold suffering, but the fact remains that thre still exists in the world everything we need to crush our enemies some day. Today we are crushed by the sheer weight of mechanized force hurled against us, but we can still look to a future in which even mechanized force will bring us victory. The destiny of the world is at stake. ‘I, General de Gaulle, now in London, call on all French officers and men who are at present on British soil, or may be in the future, with or without their arms; I call on all engineers and skilled workmen from the armaments factories who are at present on British soil, or may be in the future, to get in touch with me. ‘Whatever happens, the flame of French resistance must not and shall not die.
34
*Tạm dịch từ bản văn tiếng Pháp viết tay: 13
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
Lời Kêu Gọi Ngày 18 Tháng 06 năm 1940
35
36 37 38 39 40 41
‘Các giới lãnh đạo, đứng đầu các lực lượng quân đội Pháp từ suốt nhiều năm qua nay đã thành lập một Chính phủ. Chính phủ này mượn cớ rằng quân đội Pháp thất bại cho nên đã liên kết với quân thù để ngưng chiến. ‘Thật vậy, chúng ta đã và đang bị chìm ngập bởi lực lượng cơ giới của quân thù trên vùng đất và vùng trời. ‘Nhất định không phải là vì sự vượt trội về số lượng của họ, là vì những ____________ *Trong quyển Mémoires de guerre của mình, Charles de Gaulle không có trích dẫn toàn văn Lời Kêu Gọi 18/06/1940 mà chỉ viết ngắn gọn rằng ‘Ngày hôm sau, vào lúc 18 giờ, qua máy truyền thanh bản chức đã đọc bản văn như người ta biết vào lúc đó.’ ‘Le lendemain, à 18 heure, je lus au micro le text que l’on connait.’ (Charles De Gaulle, Mémoires de guerre. MXB. Plon, 1954, bản in mới của NXB Pocket, Paris 1999. tr.89). Các lần in lại của NXB Pocket kể từ năm 1999 trở đi, ba chủ đề ‘Lappel, L’Unité, Le Salut’ đều có phần in các phụ bản về những tài liệu đặc biệt riêng của tướng C.de Gaulle. Toàn văn lời kêu gọi nầy cũng được NXB Pocket (sđd) dẫn chiếu nơi phần Tài Liệu (Documents), trang 329-320). 13
VSTK - 2842
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
chiến xa nầy, những phi cơ đó, chiến thuật của quân Đức đã khiến cho chúng ta phải rút lui. Những thứ chiến xa nầy, những loại phi cơ đó, chiến thuật của quân Đức đã làm cho các cấp chỉ huy của chúng ta bị sửng sốt đến mức độ đưa đẩy họ vào vị thế như họ đang trải qua hiện nay. ‘Nhưng phải chăng đây là tiếng nói cuối cùng? Phải chăng hy vọng của chúng bị tan biến mất? Phải chăng sự thất bại đã trở thành dứt khoát? Không! ‘Đồng bào hẳn tin vào bản chức, với ý thức biết được nguồn cơn, bản chức nói với đồng bào rằng nước Pháp không mất gì cả. Những phương cách đã làm cho chúng ta thua trận thì một ngày nào đó, những phương cách nầy cũng sẽ mang đến sự chiến thắng. ‘Vì chưng không phải chỉ có một mình nước Pháp! Nước Pháp không bị đơn độc! Nước Pháp không bị đơn độc! Nước Pháp có cả một Đế Quốc rộng lớn hậu thuẫn. Nước Pháp có thể kết thành một khối với Đế Quốc của nước Anh đang chủ động trên vùng biển cả và tiếp tục chiến đấu. Cũng như nước Anh quốc, nước Pháp có thể xử dụng một cách vô giới hạn vào nền kỹ nghệ bao la của Hiệp Chủng Quốc. ‘Cuộc chiến nầy không bị giới hạn trên các vùng lãnh thổ bất hạnh của tổ quốc chúng ta. Cuộc chiến nầy không phải là bị dứt khoát trên chiến trường của nước Pháp. Đây là một cuộc chiến tranh thế giới. Tất cả những sai lầm, những chậm trễ, những đau khổ sẽ không ngăn cản nổi tất cả những phương cách cần thiết trong thiên hạ để một ngày nào đó nghiền nát những kẻ thù của chúng ta. Ngày hôm nay, chúng ta bị đánh đập bằng sức mạnh cơ giới, chúng ta sẽ có thể chiến tháng trong tương lai bằng một sức mạnh cơ giới tối tân hơn. Số phận của thế giới là ở đó. ‘Bản chức, Tướng De Gaulle, hiện đang ở Luân Đôn, kêu gọi các sĩ quan và binh lính Pháp đang sống trên lãnh thổ Anh hay sẽ tìm đến nơi nầy với vũ khí hay không có mang theo vũ khí, bản chức kêu gọi các kỷ sư và công nhân lành nghề trong các nhà máy sản xuất vũ khí hiện có mặt trên lãnh thổ của nước Anh hay sẽ tìm đến nơi nầy, hãy hợp tác với bản chức. ‘Dù thế nào đi chăng nữa, ngọn lửa kháng chiến Pháp cũng không thể bị dập tắt và sẽ không tự nó bị dập tắt. ‘ Ngày mai, cũng như hôm nay, bản chức sẽ nói chuyện trên đài phát thanh Luân Đôn.
*
VSTK - 2843
Ngày 22 tháng 6 năm 1940, tướng Charles Huntzinger của chính quyền Pétain ký hiệp định ngưng chiến với Nazi Đức trên một toa xe lửa đặt tại rừng Compiègne, vùng Picardie miền Bắc nước Pháp. Địa điểm ký kết nầy do Hitler chỉ định nhằm rửa nhục ngay tại nơi địa điểm mà đế chế Đức trước đây đã phải ký hiệp ước đầu hàng Đồng Minh (11/11/1918) trong thế chiến thứ I. 1
2
3
4
5
6
Nước Pháp bị chia cắt: phần phía Bắc và bao gồm thêm tỉnh Bordeaux dưới quyền chiếm đóng và kiểm soát bởi Đức Quốc Xã Nazi Đức14. Vùng phía Nam đến biên giới Tây Ban Nha được gọi là vùng ‘Nước Pháp Tự Do’ của chính phủ Pétain lấy tỉnh Vichy làm phủ trị hành chánh và vì thế chính quyền Pétain còn được gọi là chính quyền Vichy15.
Vùng chiếm đóng (Occupied Zone) của Nazi Đức và vùng “Tự do” (Free Zone) của chính quyền Vichy. nguồn: (http://commons.wikimedia.org/wiki/File:France_map_Lambert93_with_regions_and_depatments_occupation.svg) ngày 23/04/2011. _________________________
Đức Quốc Xã/ Nazi: tiếng Đức là Nationalsozialism, viết tắt là Naziism tức là Chủ Nghĩa Xã hội Quốc Gia gọi tắt là Quốc Xã. Đảng công Nhân Đức Quốc Gia Xã Hội Chủ Nghĩa do Adolf Hitler lãnh đạo với những chính sách mà Đức Quốc Xã Nazi chủ trương từ năm 1933 đến năm 1945. Chủ thuyết chính yếu của Nazi là Độc Tài, Tập Quyền, chống Tư Bản Chủ Nghĩa, chống Cộng Sản Chủ Nghĩa, tiêu diệt chủng tộc Do Thái, tự cho rằng người Đức là một chủng tộc siêu đẳng đứng trên hết các chủng tộc khác của nhân loại. Chủ nghĩa Quốc Xã Đức chấm dứt vào tháng 5 năm 1945 sau khi Hitler tự tử và nước Đức đầu hàng vô điều kiện phe Đồng Minh. 15 Chính quyền Vichy: ngày 16 tháng 6 năm 1940, Thống Chế Philippe Pétain trở thành Chủ tịch Hội Đồng Chính Phủ của nước Pháp. Ngày 18 tháng 6 năm 1940, từ nước Anh, tướng De Gaulle truyền rao lời kêu gọi toàn dân nước Pháp kháng chiến chống quân Nazi Đức. Ngày 22 tháng 6 năm 1940, Pétain ký hiệp ước ngưng chiến đầu hàng Nazi Đức: Nước Pháp bị chia đôi, phía bắc do Nazi Đức chiếm đóng và kiểm soát bao gốm cả thủ đô Paris còn phía Nam gọi là vùng Tự Do dưới quyền của Pétain quản lý. Trị phủ hành chánh của chính quyền Pétain đặt tại tỉnh Vichy ở phía Nam đường ranh phân chia nước Pháp và vì thế chính quyền Pétain thường được gọi là chính quyền Vichy. 14
VSTK - 2844
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Armisticetrain.jpg (ngày 01/05/2011)
*
Mỹ công nhận ngoại giao chính quyền của Pétain ở Vichy16 và bổ nhiệm đô đốc William D. Leahy làm đại sứ Mỹ ở đó. Tổng thống Mỹ Roosevelt và Tổng trưởng Ngại giao Mỹ Cordell Hull muốn dùng vị thế cường quốc của nước Mỹ để khuyến dụ chính quyền Vichy từ chối mọi đòi hỏi của Nazi Đức trong việc xử dụng các căn cứ không quân ở nước Syria hiện đang do Pháp ủy trị cũng như cung ứng những hoạt động chuyển vận quân sự cho quân Nazi Đức từ các thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Vào thời điểm nầy, Liên Sô công nhận chính quyền Vichy cho đến tháng 06 năm 1941. Canada và Australia cũng công nhận chính phủ Vichy. Anh quốc thì chần chờ.
Thống chế Pétain bắt tay với Hitler http://en.wikipedia.org/wiki/Vichy France (ngày 23/04/2011). ___________________ 16 Công
nhận ngoại giao chính quyền Pétain: http://www. en.Wikipedia.org.wiki/foreign_relation_
of_Vichy_France (ngày 27/04/2011).
VSTK - 2845
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
De Gaulle nhận được lệnh triệu hồi của chính phủ Vichy trở về Pháp ngay lập tức. Ngày 20 tháng 06 năm 1940 De Gaulle viết thư gửi cho tướng Weygand nay là bộ trưởng Quốc Phòng của chính phủ Vichy thúc hối Weygand hãy tự tuyên bố nấm quyền lãnh đạo kháng chiến chống Nazi Đức và bản thân De Gaulle sẽ chịu dưới quyền điều khiển của viên tướng lãnh nầy. Lá thư bị hoàn trả lại cho De Gaulle kèm theo bút phê lưu ý rằng ‘Nếu đại tá De Gaulle hồi hưu muốn có những sự truyền thông với đại tướng Weygand thì đương sự phải thực hiện trên các đài phát sóng thường lệ.’17
Ngày 30 thánh 06 năm 1940, hội đồng quân lực của chính quyền Vichy tuyên án khiếm diện De Gaulle vài tháng tù ở nhưng tướng Weygand không hài lòng vì án phạt quá nhẹ và kháng án. Theo lời yêu cầu của viên tướng nầy, toà phá án đã tuyên phạt án tử hình De Gaulle. Lúc bây giờ tướng De Gaulle không có thực lực quân sự, chỉ có một văn phòng làm việc ở Luân Đôn, không có đất để làm tổng hành dinh kháng chiến và căn cứ địa quân sự cho một nước Pháp Tự Do chống Nazi. De Gaulle hướng về các thuộc địa của nước Pháp ở Trung Phi, ở Bắc Phi và ngay cả ở Đông Dương để chiêu dụ chính quyền thuộc địa ở các nơi nầy không chấp nhận hiệp ước đầu hàng của chính quyền Vichy. Tuy nhiên, tất cả đều tuân phục và về theo chính quyền Vichy ngoại trừ tướng Catroux ở Đông Dương và tướng Legentilhomme ở Somali. Cả 2 viên tướng nầy đều bị chính quyền Vichy cách chức và thay thế.18 Tâm lý chủ bại chưa đánh đã chạy của các hàng tướng lãnh Pháp khiến cho De Gaulle thất vọng mà viết rằng: ‘Không còn tìm thấy đâu một người hành động vì tin tưởng vào sự độc lập, sự hãnh diện, sự vĩ đại của nước Pháp.’19 Mặc dù đã được thủ tướng Anh Churchill cho phép đọc lời kêu gọi ngày 18 tháng 06 năm 1949 trên đài phát thanh BBC ở Luân Đôn và dù rằng đã được Hội đồng Nội các Chiến tranh của nước Anh chấp thuận cho phép được thành lập một Ủy Ban Kháng Chiến _________________
Simon Berthon, ‘Allies At War’- The Bitter Rivality Among Churchil, Rosevelt and De Gaulle’. Carrol & Graf Publishers, NY 2001. tr.30. Cũn xem: Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr.85. 18 Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 85-6. 19 Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 87-8. 17
VSTK - 2846
Lâm Thời Pháp Quốc20 vào ngày 23 tháng 06 năm 1940, nhưng như
thế cũng không có nghĩa là chính phủ nước Anh đã công nhận một cách chính thức De Gaulle là người lãnh đạo hợp pháp của Ủy Ban vừa kể. Ngay cả thủ tướng Anh Churchill lúc bấy giờ cũng không nghĩ rằng tướng De Gaulle sẽ là người lãnh đạo một Ủy Ban Kháng Chiến Lâm Thời lưu vong ở Anh: Churchill đang chờ đợi một trong số những chính khách dân sự có uy thế và có chủ trương kháng chiến trong chính quyền cũ của nước Pháp sẽ vượt biển Manche sang nước Anh để lèo lái tổ chức kháng chiến nầy. Tướng De Gaulle thất vọng vì tinh thần chủ bại của hầu hết các tướng lãnh trong chính quyền Vichy, thủ tướng Anh Churchill cũng thất vọng vì không có một nhân vật chính trị đáng mặt nào vượt biển Manche để tiếp nhận cầm đầu Ủy Ban Kháng Chiến Lâm Thời Pháp Quốc. Kể từ lúc nầy Churchill đánh giá dứt khoác nước Pháp Vichy là chủ bại đang làm tay sai cho Nazi Đức và De Gaulle ‘Charles the Lonesome’ (Charles Người Cô Độc) là một nhân vật hiếm hoi còn lại của nước Pháp đang tiếp tục kháng chiến để giải phóng đất nước của mình đang ở dưới gót giày xâm lược của ngoại bang. Ngày 27 tháng 06 năm 1940, Churchill gặp De Gaulle và nói: ‘Ông đơn độc một mình, vậy thì bản chức sẽ công nhận một mình ông mà thôi.’21 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Ngày 28 tháng 06 năm 1940, Hội đồng nội các chiến tranh của Anh Quốc chính thức công bố nhìn nhận tướng De Gaulle là người lãnh đạo của những người Pháp Tự Do: ‘His Majesty’s Government recognizes General de Gaulle as leader of all free french men, where ever they may be, who rally to him in support of the Allied cause.’22 Như
vậy, kể từ nay đối với Anh quốc thì có 2 nước Pháp: (i)- Nước Pháp Vichy của Pétain và (ii)- Nước Pháp Tự Do của De Gaulle. Cả hai đều được Anh quốc công nhận ngoại giao. Mối nguy trước mắt đối với nước Anh là toàn thể hạm đội hùng mạnh đứng vào hàng thứ tư trên thế giới của nước Pháp Vichy sẽ rơi vào tay của quân Nazi Đức nhất là hạm đội Pháp ở vùng biển Mers-el-Kebir ở Algeria - một trong số những thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Churchill quyết định ra tay trước bằng chiến dịch Catapult23, truyền lệnh cho hạm đội của Anh quốc đang trấn đóng ở Địa Trung Hải tấn công hạm đội hải quân Pháp ở Mers-el__________ Simon Berthon, ‘Allies At War’, tr. 29-30. Simon Berthon, ‘Allies At War’, tr. 32. 22 Simon Berthon, ‘Allies At War’, tr. 32 . Cũng xem: Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 94. 20 21
VSTK - 2847
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Kebir24 vào ngày 03 tháng 07 năm 1940 để hạm đội nầy không rơi vào tay của Nazi Đức. Đồng thời tất cả tàu chiến của hải quân Pháp ở các hải cảng Anh quốc và ở hải cảng Alexandri/Ai Cập cũng bị các lực lượng hải quân của chính quyền Churchill phong tỏa. Chính phủ của nước Pháp Vichy quyết định cắt đứt ngoại giao với Luân Đôn vì vụ tấn công ở Mers-el-Kebir. Vài ngày sau, hải quân Pháp của Vichy bắt giữ 3 thương thuyền mang cờ hiệu của Anh quốc và thả bom tấn kích hải cảng Gibraltar của Anh.25 Ngày 10 tháng 07 năm 1940, không quân Anh lại bắn hư hại nặng chiến hạm Pháp Richelieu đang án ngữ tuyến đường biển dẫn đến Dakar. Dakar là kinh đô và cũng là hải cảng của nước Sénégal thuộc Pháp ở vùng phía Tây Châu Phi. Tất cả các cuộc tấn công nầy đều không có sự tham khảo bàn bạc trước giữa chính quyền Anh quốc với tướng De Gaulle khiến cho đương sự và các đồng sự người Pháp đau khổ và tức giận cùng tột nhưng vẫn phải tự mình đè nén sự đau khổ vì đại cuộc giải phóng nước Pháp và tiếp tục kêu gọi quân dân trong nước nén uất hận để theo đuổi kháng chiến. Tuy nhiên hậu quả tai hại của chiến dịch Catabult là khiến cho rất nhiều phần tử Pháp từ trước tới nay giữ thái độ lưng chừng thì kể từ khi biến cố Mers-el Kebir xảy ra họ lại dứt khoác theo về hẳn với nước Pháp Vichy.26 Với sự kiên trì cùng với ý chí phấn đấu bất khuất của mình, tướng De Gaulle đã lần hồi xây dựng được một đội ngũ quân kháng chiến tiên phong cho nước Pháp Tự Do ngay trên lãnh thổ của Anh Quốc cùng với quốc kỳ của nước Pháp Tự Do là cờ tam sắc XANH, TRẮNG, ĐỎ của nước Pháp được thêu ghép thêm biểu hiệu _________________
Chiến dịch Catapult/Mers-el-Kebir: Trong chiến dịch nầy, theo lệnh truyền của thủ tướng Anh Churchill dưới hình thức của một tối hậu thư là hạm đội Pháp của chính quyền Vichy nơi quân cảng Mers-el-Kebir phải thi hành một trong ba điều kiện như sau: (i) liên minh với hải quân Anh quốc để tiếp tục chống phe Nazi Đức-Ý. (ii) Di chuyển tất cả hạm đội của Pháp đến một quân cảng của Anh Quốc và đặt dưới quyền kiểm soát của hải quân Anh. (iii) Đặt dưới sự giám hộ của hải quân Mỹ hay di chuyển đến một căn cứ hải quân tại một vùng phi quân sự do Anh chỉ định và ở đó cho đến khi chiến tranh chống Nazi Đức chấm dứt. Kèm theo 3 điều kiện nầy là một đoạn văn hăm dọa: hạm dội Anh sẽ bắn chìm tất cả các tàu chiến của Pháp ở quân cảng Mers-el-Kebir nếu phía Pháp không chấp nhận. 25 Gibraltar: Một vùng lãnh địa của Anh quốc do nước Tây Ban Nha trao nhượng từ năm 1713 cho đến hiện tại. 26 Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 92-3. 23-24
Thập giá Lorraeine VSTK - 2848
Quốc kỳ của Nước Pháp Tự Do
của một Thập Giá thường gọi là Thập Giá Lorraine 27 của nước Pháp. 1
2
3
4
5
6
7
Dù rằng đội ngũ nầy còn rất thưa thớt khiêm tốn28 nhưng cũng bắt đầu tạo được cảm tình và lòng tin của thủ tướng Anh Churchill nhiều hơn trước mặc dù tướng De Gaulle với một tinh thần ái quốc cao ngạo gần như cực đoan vẫn luôn luôn đòi hỏi quyền chỉ huy độc lập đoàn quân nầy tức là không đồng ý đặt vào khuôn khổ của quân đội Anh giống như các toán quân của các nước khác ở lục địa Âu Châu chạy qua Anh quốc để tị nạn Nazi Đức: ‘Bản chức đã giành cho mình quyền chỉ huy tối cao tất cả các lực lượng quân sự kháng chiến Pháp trong mọi trường hợp và chỉ chấp nhận các lực lượng nầy dưới quyền điều hợp tổng quát của Bộ chỉ huy Cao cấp Anh quốc trong các cuộc hành quân phối hợp Anh-Pháp. Và như thế thì tính cách quốc gia của các lực lượng quân sự kháng chiến đó đã được xác minh.’28
8 9 10 11 12 13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Với số quan binh và vũ khí giới hạn hiện hữu và với sự ủng hộ du kích của những dân và quân địa phương tại các thuộc địa Pháp ở Phi Châu tướng De Gaulle lần lần thu phục được một số lãnh thổ ở vùng Châu Phi Xích Đạo. Tuy nhiên các vùng đất nầy chỉ có một tầm chiến lược thứ yếu chứ chưa phải là những địa điểm thuận lợi dùng làm phủ trị và căn cứ địa cho nước Pháp Tự Do Kháng Chiến chống Nazi. Do đó, De Gaulle hướng về một địa danh đang ở dưới quyền kiểm soát của nước Pháp Vichy: hải cảng Dakar. Dakar là kinh đô và cũng là hải cảng của nước Sénégal thuộc Pháp ở vùng phía Tây Châu Phi. Hải cảng nầy có tầm quan trọng chiến lược đối với hải quân của Anh trong chiến tranh thế giới thứ II chống quân Nazi Đức. Chính quyền thuộc địa Vichy Pháp ở nước Sénégal dưới quyền cai trị của thống đốc Boisson nhất quyết không chịu liên minh với De Gaulle. Do đó thủ tướng nước Anh Churchill nghe theo De Gaulle cùng nhau liên kết mở một chiến dịch tấn chiếm hải cảng Dakar. Chiến dịch nầy có tên là Menace (Hăm Dọa). Churchill nói với De Gaulle: ______________________
Thập Giá Lorraine, gồm có một thanh đúng và 2 thanh ngang một ngắn một dài: thanh ngang ngắn ở trên biểu hiệu bản hỗ ghi lời nhạo báng ‘Giêsu Nazareth, vua dân Do Thái’ do quan tổng trấn Philastre của đế quốc Rô Ma ra lệnh và thanh ngang ở dưới là thanh trải ngang đóng đinh hai cánh tay của Giêsu. Trên thực tế hình thức cây thập giá nầy xuất phát tứ nước Hy Lập (Grece). Lorraine là một vùng đất của nước Pháp liền sát ranh giới với các nước Bỉ, Lục Xâm Bảo và Đức. 28 Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 95. 27
VSTK - 2849
‘We must, he said to me, together gain control of Dakar. For you it is capital. For if the busines goes wells, it means that large French forces are brought back into the war. It is very important for us. For to be able to use Dakar as a base would make a great many things easier in the hard battle of the Alantic’29 (Thủ tướng nói với bản chức rằng chúng ta phải cùng chung nhau kiểm soát Dakar. Đối với Ông , đây là thủ đô. Bởi vì nếu mọi việc suông sẻ thì có nghĩa là khối lực lượng quân sự to lớn của nước Pháp được điều động trở lại trong cuộc chiến. Điều nầy rất quan trọng đối với chúng ta. Bởi vì xử dụng được Dakar như là một căn cứ thì sẽ khiến cho rất nhiều việc trở nên dễ dàng trong trận chiến khó khăn trên Đại Tây Dương.)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Chiến dịch Menace của Anh-Pháp tấn chiếm Dakar diễn ra trong 3 ngày 2, 24, 25 tháng 09 năm 1940 thất bại vì kế hoạch hành quân bị tiết lộ. Dư luận quần chúng và báo chí ở Anh tức giận cho rằng chính tướng De Gaulle gây nên cớ tội: ‘Chính hắn đã nghĩ ra trò phiêu lưu ngu xuẩn đó.’30 Dư luận ở Mỹ lớn tiếng chế nhạo. Đối với tổng thống Mỹ, Charles De Gaulle chỉ là một trong số những viên tướng võ biền tầm thường của nước Pháp và nhất là sau biến cố chính quyền Vichy của thủ tướng Pétain ký văn bản đầu hàng và hợp tác với Nazi Đức thì Roosevelt không còn một thiện cảm tôn trọng chân thật nào đối với người Pháp nhất là đối với các hàng tướng lãnh quân sự của nước Pháp. Mặt khác Washington nhận định rằng De Gaulle là ‘Một quái vật do người Anh tạo dựng, là một bại tướng ở hải cảng Dakar’ và ngay cả những người Pháp ở Mỹ được chọn làm tư vấn cho tổng thống Roosevelt cũng không có ai nói tốt cho tướng De Gaulle mà còn vẽ vời rằng De Gaulle là ‘Độc tài tập sự, là Phát xít, là Cộng sản’.31 _____________________
Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 115. Cũng xem: Charles de Gaulle, Mémoires de guerre, L’Appel: 1940-1942 .NXB Pocket (tái xuất bản năm 1999), trang 123.) 30 Jonathan Griffin, ‘The Complete War Memoirs of Charles de Gaulle 1940-1946’. Quyển I: The Call to Honor 1940-1942. tr. 127. 31 François Kersaudy, De Gaulle et Roosevelt, http://www.charles-de-gaulle.org/pages/l29
homme/dossiers-thematiques/1940-1944-la-seconde-guerre-mondiale/la-france-libre-et-les-allies/les-etatsunis/de-gaulle-et-roosevelt.php): ‘D'ailleurs, vu de Washington, ce général-là apparaît comme une créature des Anglais, il a échoué dans l'entreprise de Dakar, et les conseillers du Président n'en disent rien de bon: à Washington, Alexis Léger, Jean Monnet et René de Chambrun (descendant de La Fayette et gendre de Laval) le dépeignent comme un apprenti-dictateur, un fasciste ou un communiste.’ Đoạn văn tiếng Pháp nầy trích dẫn từ một bài viết của học giả François Kersaudy dưới tựa đề De Gaulle et Roosevelt đăng trên tập
chí La Revue Espoir số 136, tháng 09 năm 2003 và cũng được đưa lên mạng Internet như . . . .
VSTK - 2850
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Dù thất bại và bị tai tiếng trong sự cố Dakar nhưng thủ tướng Anh vẫn một mực che chở và ủng hộ tướng De Gaulle vì cho rằng việc dự phần chiến đấu của nước Pháp Tự Do không những có ý nghĩa ‘chận đứng các loại vi khuẩn ung độc của nước Pháp Vichy xâm nhập vào các vùng đó mà còn là một tiến trình được tạo dựng để giúp cho Anh quốc sau nầy có thể, qua trung gian vùng Trung Phi dưới quyền kiểm soát của họ (Pháp Tự Do), khai triển các tuyến không vận xuyên lục địa từ Takoradi (Tây đô của nước Gana) đến Trung Đông.’32
*
______________ (tiếp theo ghi chú #31 ở trang trước)…. vừa dẫn chiếu nơi mục chú thích nẩy. Trong một quyển sách khác của François Kersaudy De Gaulle et Churchill do NXB Perri/Paris phát hành năm 2003, nơi trang 173 đoạn văn kể trên cũng được viết lại nhưng nhẹ nhàn hơn bằng cách không nêu rõ danh tánh những người Pháp cong lưng làm cố vấn ăn lương cho tổng thống Mỹ ở Washington: thay thế tên gọi những người nầy bằng chữ on (họ, người ta) mà cũng không lập lại những chữ apprentice dictatateur (nhà độc tài tập sự) và communiste (cộng sản tập sự). 32 Winston S.Churchill, The Second World War II, ‘Their Finest Hour’. Vol.II, Book 2. (Hazel, Watson and Viney, LTD., London). tr.394. ‘Although we failed at Dakar, we succeded in arresting the 31
onward progress of the French cruisers and frustrating their determined efforts to suborn the garrison in French Equatorial Africa. Within a forthnight general de Gaulle was enable to establish himself at Duala, in the Cameroons, which became a rallying-point for the Free French cause. Free French activities in these regions played their part not only in halting the penetration of the Vichy virus, but in making possible, through their control of Central Africa, the later development of our trans-continental air transport route from Takoradi to the Middle East.’
VSTK - 2851
CHƯƠNG 1 II- KHỐI TRỤC ĐỨC-Ý-NHẬT 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Theo hiến pháp năm 1889 của nước Nhật thì việc ký kết các hiệp ước, việc tuyên chiến hay ký hoà ước là đặc quyền của vị hoàng đế không bị giới hạn bởi lưỡng viện quốc hội (Nokkai/ Bicameralism) của nước nầy. Hoàng đế cũng là tư lệnh tối cao của quân đội và là chủ thể ngoại giao với sự cố vấn của nội các chính phủ Nhật. Hoàng đế chọn lựa và chỉ định thủ tướng để thành lập nội các sau khi thỉnh ý với Hội Đồng Cố vấn Trưởng Lão (Genro).34 Hoạt động của Nội các Nhật không bị giới hạn bởi Quốc hội Nhật. Bộ trưởng Hải quân và Bộ trưởng Quân đội bắt buộc phải được lựa chọn trong hàng ngủ các tướng lãnh hiện dịch. Nội các sẽ không thể thành hình nếu không thể lựa chọn được hai loại chức quyền bộ trưởng nầy. Như vậy có nghĩa là uy thế của Bộ trưởng Hải quân và Bộ trưởng Quân Đội Nhật có ảnh hưởng rất lớn đến những đường lối và chính sách của thủ tướng Nhật.35 Năm 1931 Nhật bành trướng xâm lăng chiếm đóng Mãn Châu (Bán đảo Triều Tiên Manchuria). Năm 1936, Nhật ký hiệp ước với Nazi Đức chống Cộng Sản Quốc Tế và chính từ nền tảng của hiệp ước nầy mà Nhật và Đức sẽ trở thành đồng minh với nhau trong khối Trục.Năm 1937, Nhật tấn công ào ạt Trung Quốc. Mùa Hè năm 1940, thủ tướng Nhật Koynoye theo chính sách không gây hấn trên các thuộc địa của Anh hay của Hoà Lan nhưng lại áp lực nước Pháp Vichy phải chấp nhận cho quân Nhật thiết đặt các căn cứ không quân ở các vùng phía Bắc Đông Dương trong đó có Bắc Kỳ của nước Việt Nam. Ngày 27 tháng 09 năm 1940, Ba nước Đức, Ý, Nhật kỳ hiệp ước kết hợp thành một liên minh thường được gọi là Khối Trục (Axis Powers) và Nhật bắt buộc phải tham chiến nếu Hoa Kỳ đồng minh với Anh quốc để tấn công Nazi Đức ở Âu Châu. Kể từ 02 tháng 07 năm 1940, để ngăn chận chủ nghĩa bành trướng Đại Đông Á của Nhật, tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt áp dụng biện pháp phong tỏa kinh tế nước Nhật, bằng cách cấm vận dầu hỏa. _____________ Genro: Trước năm 1941, tất cả cựu thủ tướng nội các Nhật là cố vấn Trưởng Lão của hoàng đế, Cố vấn Trưởng Lão đầu tiên là Ito Hirobumi (1900-1901); trưởng lão cuối cùng là hoàng tử Saioji Kimochi (1911-1912). Sau khi Kimochi qua đời vào năm 1940, việc tuyển chọn một Hội đồng Trưởng Lão Genro gọi là Tân Hội Đồng Trưởng Lão/ New Genro gồm có 8 người được thực hiện và lựa chọn qua một đại hội của toàn thể cựu thủ tướng nội các Nhật vào thời đó. 35 Winston S.Churchill, The Second World War III. Vol.II, Book 2. (Hazel, Watson and Viney, LTD., London). tr.456. 34
VSTK - 2852
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Các nước Anh và Hoà Lan cũng theo Hoa Kỳ cấm vận dầu hỏa, sản xuất từ các thuộc địa của họ trong vùng Đông Nam Á Châu. Việc cấm vận nầy gây khốn đốn cho guồng máy quân sự của Quân phiệt Nhật. Hoa Kỳ đòi hỏi Nhật phải rút quân ra khỏi các nước Đông Dương và Trung Quốc. Để ra khỏi tình trạng khốn đốn của mình, Nhật quyết định ra tay trước, tấn công các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và của Anh quốc ở vùng Á Châu để chiếm lấy nguồn nguyên liệu và vật liệu của các nước trong vùng Đông Nam Á Châu. Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Nhật oanh kích một cách bất ngờ hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại căn cứ Hải quân Pearl Harbor/ Hawaï gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội nầy. Cùng một ngày, Nhật cũng tấn công Mã Lai. Mã Lai mất vào tay quân Nhật ngày 31/01/1942. Ngày 8 tháng 12 năm 1941 Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật. Cùng một ngày, thủ tướng Anh cũng gửi văn thư tuyên chiến đến toà đại sứ Nhật ở Luân Đôn với lời lẽ rất là ‘trịnh trọng và lễ độ’ theo kiểu cách lời nói không mất tiền mua của người Anh.35bis Cùng trong ngày nầy Nhật đổ bộ và tấn công Hong Kong, Đảo Guam, Philippines và Đảo Midway. Ba ngày sau, ngày 11 tháng 12 năm 1941, Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ. Thế giới chiến tranh lần thứ II thực sự lan rộng. Ngày 11 tháng 07 năm 1944, Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt công nhận Hội Đồng Quốc Gia Giải Phóng của tướng De Gaulle. Ngày 13 tháng 08 năm 1944, quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ, Canada đổ bộ lên bờ biển Normandie của nước Pháp. Thủ đô Paris được hoàn toàn giải phóng vào ngày 23 tháng 08 năm 1944. Tướng De Gaulle đã khôn khéo nhanh chóng từ Algeria/ Bắc Phi quay trở về ngay Paris trước khi đoàn quân giải phóng của Hoa Kỳ tới nơi để tránh cho nước Pháp không bị các ‘đồng minh anh em’ Anh, Mỹ, Liên Xô chia cắt và đặt dưới chế độ ủy trị giống như trường hợp của nước Đức và các nước Đông Âu sau khi Nazi Đức đầu hàng. Kết quả là bộ chỉ huy tối cao quân sự của Đồng Minh phải trao quyền cai trị Hành Chánh thủ đô Paris cho Hội Đồng Quốc Gia Giải Phóng của tướng De Gaulle. _________ 35 bis
Winston S.Churchill, The Second World War II . The Grand Alliance.Vol.III, Book 2. tr.
479-480.
VSTK - 2853
2
Tổng thống Hoa Kỳ F.D. Roosevelt qua đời ngày 12 tháng 04 năm 1945.
3
Ngày 01 tháng 05 năm 1945, thủ lãnh Nazi Đức A. Hitler tự
1
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
sát. Ngày 02 tháng 05 năm 1945, Hồng quân Liên Sô đánh chiếm thủ đô Berlin của Nazi Đức. Ngày 07 tháng 05 năm 1945, Nazi Đức ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Nước Đức bị chia cắt làm hai: Tây Đức và Đông Đức. Tân tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman chia một phần đất chiến thắng ở phía Tây nước Đức cho Pháp chiếm đóng. Đông Đức và một loạt nước Đông Âu do Liên Sô chiếm đóng và kiểm soát. Sau khi Nazi Đức đầu hàng, Liên sô tuyên chiến với quân phiệt Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật đang chiếm đóng ở Mãn Châu vào ngày 09 tháng 08 năm 1945 sau khi Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật trong 2 ngày 06 và 09 tháng 08 năm 1945. Ngày 02 tháng 09 năm 1945, Nhật ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.
*
VSTK - 2854
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ CỦA NƯỚC VIỆT NAM TỪ KHI NHẬT BẢN ĐẦU HÀNG
1
2
3
4
5
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, đại sứ của Nhật Bản ở Đông Dương vào gặp hoàng đế Bảo Đại để thông báo rằng Nhật đã thất trận đồng thời phát biểu một cách xúc động: ‘Đây là một ngày vui mừng rất trọng đại cho đất nước Việt Nam.’ Hoàng đế Bảo Đại đã ghi lại cuộc hội kiến nầy như sau: Ce n’est que le 16 Août que l’ambassadeur me fait part du rescrit du Mikado ordonnant le cesser le feu. Le vieux diplomate a les larmes aux yeux m’apportant cette nouvelle: - ‘Nos militaires ont perdu la guerre …Sire, pour le Vietnam, c’est un grand jour. Suivant nos conventions, la Cochinchine se trouve désormais placée sous l’autorité de Votre Majesté. Pour la Grande Asie. . .’(il ne termine pas sa phrase). Je suis moi même profondément ému, l’œuvre que mes ancêtres n’avaient pu faire aboutir, je l’ai conduite à son terme. Le Vietnam est réunifié et indépendant. Les souffrances endures par mon people n’ont pas été vaines. ‘- Monsieur l’Ambassadeur, une voie nouvelle nouvelle commence pour le Vietnam grace au Japon…’36 *Tạm dịch: Mãi cho đến ngày 16 tháng 8 thì viên đại sứ mới chịu thông tri cho trẫm được biết chiếu lệnh ngưng bắn của quốc trưởng Nhật Bản [Mikado]37. Viên đại sứ già nua nước mắt tuông trào khi thông báo tin nầy: - ‘Quân đội Nhật Bản của chúng tôi đã bại trận … Khải tấu hoàng thượng, đối với nước Việt Nam, đây là một ngày trọng đại. Chiếu theo hiệp ước từ trước giữa hai nước của chúng ta, lãnh thổ Nam Kỳ đã được đặt dưới quyền lực của Hoàng Thượng. Về chính sách Á Châu Đại Đồng …’ (ông ấy không nói hết câu). Bản thân của trẫm lúc đó cũng bị xúc động sâu sắc. Công cuộc mà các vị tiên đế đã không thể thực hiện được thì trẫm đã hoàn thành sở nguyện đó của các ngài. Nước Việt Nam nay đã thống nhất và độc lập. Những đau khổ mà dân tộc của trẫm đã
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
_____________ 36 37
S.M Bao Dai, Le Dragon D’Annam, (NXB Plon, Paris, 1980), tr. 144. Mikado, Quốc trưởng nước Nhật lúc đó là Hoàng đế Hirohito. VSTK - 2855
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
- ‘Thưa ngài đại sứ, nhờ nước Nhật Bản mà một con đường mới bắt đầu được mở ra cho nước Việt Nam …’
Trước đó một ngày (15/8/1945), tướng De Gaulle cử đô đốc Thierry D’Argenlieu giữ chức vụ Cao ủy Pháp kiêm tổng tư lệnh các lực lựng hải, lục, không quân ở Đông Dương (Haut Commissaire et Commandant des Forces Françaises de Terre, de Mer et de l’Air pour l’Indochine). Đồng thời, De Gaulle cũng thành lập một Ủy ban Đông Dương ở Paris do chính vị tướng lãnh nầy làm chủ tịch. Điều nầy cho thấy chính quyền De Gaulle quyết tâm lấy lại quyền lực của chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương.38 Ngày 18 tháng 8 năm 1945, trong khi thủ tướng Trần Trọng Kim phát động một phong trào đoàn kết giữa tất cả những lực lượng, phe phái chính trị để cùng nhau hành động một cách nhiệt tình trong cùng một mục tiêu thống nhất và độc lập của đất nước thì hoàng đế Bảo Đại cũng phát thảo một thông điệp xác quyết dứt khoác nền độc lập của nước Việt Nam để gửi đến tổng thống Mỹ Truman, vua nước Anh George IV, thống chế nước Trung Hoa Tưởng Giới Thạch và tướng De Gaulle của nước Pháp - những thành viên đã ký kết tuyên ngôn Postdam (Anh, Mỹ, Trung Hoa Nga và Pháp,) - nhưng lại không gửi điệp văn nầy đến chủ tịch Staline của nước Nga. Hoàng đế Bảo Đại viết rằng: ‘Trẫm đã lựa chọn căn trại cho mình – J’ai déjà choisi mon camp.’39 Bức thông điệp nầy được gửi vào ngày 22 tháng 8 năm 1945 và không có ai hồi đáp. Riêng trong bức thông điệp gửi cho tướng De Gaulle, vị hoàng đế viết: ‘….Vous avez trop suffert pendant quatre mortelles années pour ne pas comprendre que le people vietnamien, qui a 20 siècles d’histoire et un passé souvent glorieux, ne veut plus, ne peut plus supporter aucune domination ni aucune administration étrangère. ‘….Je vous pris de comprendre que le seul moyen de sauvegarder les interest français et l’influence spirituelle de la France en Cochinchine est de reconnaitre franchement l’indépendance du Viêt-Nam et de renoncer à toute idée de
27
28
29
30
31
32
33
34
__________ Dương Trung Quốc, Việt Nam- Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945), (NXB Giáo Dục-Hà Nội, 2002) tr. 408. 39 S.M Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.114. 38
VSTK - 2856
rétablir ici la souvereineté ou une administration française sous quelque forme que soit.’40 *Tạm dịch: ‘ . . . Nhân dân của Ngài gánh chịu đau khổ nặng nề trong một khoản thời gian 4 năm sinh tử lại không chịu thấy nhân dân Việt Nam, với 20 thế kỷ lịch sử và một quá khứ thường là vẻ vang, không còn muốn thêm nữa, không còn có thể gánh chịu thêm nữa bất cứ một sự thống trị nào, bất cứ một guồng máy hành chánh ngoại lai nào. ‘. . .Xin ngài nên hiểu rằng con đường duy nhất để cứu vãn quyền lợi của người Pháp và ảnh hưởng tinh thần của nước Pháp ở Đông Dương là phải thừa nhận một cách công khai nền độc lập của Việt Nam và phải khước từ mọi ý đồ lập lại chủ quyền trên phần đất nầy hay bất cứ hình thức cai trị nào của người Pháp.’
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Tại Hà Nội, công chức xuống đường biểu tình rầm rộ để biểu dương ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước. Chụp lấy thời cơ, cán bộ Việt Minh len lỏi vào đoàn biểu tình để khích động quần chúng, biến cuộc xuống đường nầy thành cuộc biểu tình ủng hộ Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch cùng với một Ủy ban thường trực gồm 5 người là: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền41. Các đoàn Dân quân Giải phóng của Việt Minh chiếm đoạt chính quyền ở nhiều địa phương. Sử sách của chính quyền Cộng Sản Việt Nam sau năm 1975 đã mô tả việc cướp chính quyền tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 8 năm 1945 như sau: ‘Tại Hà Nội: Không khí sôi sục khởi nghĩa bắt đầu từ sự kiện Việt Minh biến cuộc biểu tình của Tổng hội Viên chức ủng hộ ‘Chính phủ
25 26
27
28
29
30
31
32
33
Trần Trọng Kim ngày 17-8 thành cuộc biểu dương ‘lực lượng của quần chúng. Ngày 19-8, một cuộc mít tinh lớn do Việt Minh tổ chức tại Quảng trường Nhà hát lớn đã kết thúc bằng cuộc tuần hành thị uy của quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang chiếm đóng các công sở, cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn theo lời kêu gọi của Ủy ban Quân sự cách mạng. Ngày 208, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Hà Nội chính thức ___________ S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr. 114-145. Cũng xem: Philippe de Villers, Histoire du Viet Nam (de 1940-1952), (Nhà xuất bản Du Seuil, Paris, France, 1952), tr.138. 41 Dương Trung Quốc, Việt Nam- Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945), tr. 408. 40
VSTK - 2857
thành lập.42’
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Ngày 21 tháng 8 năm 1945, một nhóm sinh viên cảm tình của Việt Minh tụ tập tại Đại Học Xá Hà Nội tự xưng là đại diện cho tất cả phe phái và các tầng lớp dân chúng rồi cũng tự ý thảo điện văn yêu cầu hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Nội dung điện văn nầy có đoạn viết: ‘Vu la nécessité d’unifier, dans les circonstances actuelles….1/…. 2/…3/ Appellent tous les parties….afin de commencer l’œuvre de consolidation de l’indépendance nationale.’43 * Tạm dịch: ‘- Nhận định rằng, trong giai đoạn hiện tại, vì nhu cầu đoàn kết, tất cả những thế lực Quốc Gia ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của một chính quyền được dựa vào quần chúng để thiết lập bang giao với ngoại bang và củng cố nền độc lập của nước nhà, - Nhận định rằng, Việt Minh đã ra lệnh truyền đồng khởi và đã cướp lấy chính quyền ở Bắc Kỳ, - Nhận định rằng, ở Trung Kỳ và ở Nam Kỳ, tất cả các phe phái đều mong muốn rằng Việt Minh sẽ nấm lấy quyền lực trong tay: 1- Chúng tôi đòi hỏi hoàng đế nước An Nam phải thoái vị, thiết lập thể chế Cộng Hòa, giao quyền lực cho một chính phủ lâm thời do Việt Minh thành lập. 2- Chúng tôi yêu cầu Mặt trận Việt Minh mở ngay một cuộc thương thảo với các thành phần phe phái khác, với mọi tầng lớp dân chúng để thành lập một chính phủ lâm thời. 3- Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành phần phe phái, mọi tầng lớp dân chúng ủng hộ chính quyền lâm thời để khởi đầu công trình củng cố nền độc lập của đất nước.’
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Ngày 22 và 23 tháng 8 năm 1945 là những ngày đặc biệt vì trong 2 ngày nầy, nhiều diễn biến chính trị, quân sự và ngoại giao đã xảy ra cùng một lúc và có ảnh hướng sâu sắc cho số phận tương lai dân tộc của cả nước Việt Nam: - Ở Sài Gòn, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong đã tham gia vào Mặt trận Quốc Gia thống nhứt (không Cộng Sản). Mặt trận nầy bao _______________ Dương Trung Quốc, Việt Nam- Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945), tr. 412- 413. Cũng xem: Đoàn Thêm, Hai Mươi năm Qua, Việc từng ngày (1945-1964). (NXB Xuân Thu-Sài Gòn,1960),tr. 11. 43 Philippe de Villers, Histoire du Viet Nam (de 1940-1952), (NXB Du Seuil, Paris, France, 1952), tr. 137. 42
VSTK - 2858
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
gồm một số đảng phái chính trị ở Nam Kỳ gồm có nhóm La Lutte, Liên Đoàn Công Chức, các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, đảng Việt Nam Độc Lập của Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ngà. Tuy nhiên. Sau đó tổ chức Thanh niên Tiền Phong lại rơi vào quỷ đạo của Việt Minh do một cán bộ bí mật của Việt Minh là y sĩ Phạm Ngọc Thạch chỉ huy. Ngày 22 tháng 8 năm 1945, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra quyết nghị gia nhập mặt trận Việt Minh rồi rải truyền đơn hô hào dân chúng Sài Gòn tham dự cuộc biểu tình sẽ được tổ chức vào ngày 25-8-1945 để ủng hộ tuyệt đối mặt trận nầy. - Cũng trong ngày 22 tháng 8, những đơn vị quân binh đầu tiên của Trung Hoa vào khoảng 200 ngàn người do tướng Long Vân đã vượt biên giới Việt –Trung xâm nhập vào Đông Dương có tướng Tiêu Văn làm phó tư lệnh và tướng Lư Hán là cố vấn chính trị. Trong đoàn quân Trung Hoa có những người Việt Nam của các đảng phái lưu vong ở Trung Quốc như Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) tháp tùng đi theo để diệt Cộng cầm Hồ: tiêu diệt Cộng Sản và bắt giữ Hồ Chí Minh theo chủ trương của Tưởng Giới Thạch44 đồng thời lập một chính phủ lâm thời Việt Nam lệ thuộc vào Trung Hoa Quốc Dân đảng. - Trong khi đó, thì Pháp đã thả dù ba toán người của họ, mỗi toán 3 người xuống Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên: (i) Toán Nam Kỳ có Jean Cédile được cử làm đại diện ủy viên Cộng Hoà Pháp ở Nam Kỳ được thả dù xuống vùng Tây Ninh nhưng cả toán bị quân Nhật bắt giữ và giải giao về Sài Gòn giam giữ ở một dãy nhà trong khuôn viên dinh Toàn Quyền ở đường Norodom (tức là dinh Độc Lập cũ ở đường Thống Nhất) và được quân Nhật trả tự do vào ngày 24 tháng 8 năm 1945. (ii) Toán miền Bắc thì có thiếu tá Pierre Messmer làm ủy viên Cộng Hòa Pháp tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ nhưng bị Việt Minh bắt và sau 2 tháng bị giam nhốt, Messmer đào thoát và bắt liên lạc được với các lực lượng quân sự Pháp ở Hà Nội. __________ 44
Có nghĩa là tiêu diệt Cộng Sản Đông Dương và bắt giam Hồ Chí Minh.
Hoàng đế Hirihito và tướng Mc Arthur
Jean Cédile (ttp://www.ordredeliberation.fr/fr_ compagnon/190.html.)
Pierre Messmer ( http://www.ordreliberation.fr.fr_ compagon/674.htm)
VSTK - 2859
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
(ii) Toán miền Bắc thì có thiếu tá Pierre Messmer làm ủy viên Cộng Hòa Pháp tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ nhưng bị Việt Minh bắt và sau 2 tháng bị giam nhốt, Messmer đào thoát và bắt liên lạc được với các lực lượng quân sự Pháp ở Hà Nội. (iii) Một toán khác do Nolde làm đại diện ủy viên cũng được thả dù xuống Phnom Penh/ Cao Miên (Kampuchia). - Hàng ngủ của các tướng lãnh Trung Hoa nhập Việt chia thành hai phe mâu thuẫn và nghi ngờ lẫn nhau. Còn về phía các đảng phái Việt Nam theo chân quân Trung Hoa trở về Việt Nam thì Việt Cách45 ở về một phe và Việt Quốc46 ở về một phe. Những người ấy tuy nói là đảng nọ đảng kia, nhưng thực không có tổ chức gì ra trò. Bọn ông Hồ Chí Minh biết như thế mới lợi dụng danh hiệu Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội để che đậy công việc làm.
11
12
13
14
__________ Việt Cách: Theo lệnh của thống chế nước trung Hoa là Tưởng Giới Thạch, tướng Trương Pháp Khuê, tư lệnh quân sự chiến khu 4 đã chỉ thị những tổ chức kháng chiến của người Việt Nam lưu vong trên đất Trung Hoa phải được hợp thành một tổ chức duy nhất thì mới được chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng yểm trợ để hoạt động tình báo và quân sự chống Nhật ở Việt Nam. Một hội nghị thống nhất được tổ chức tại Liễu Châu, Quảng Tây vào ngày 10.10.1942. Kết quả là sự ra đời của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (VNCMĐMH) thường được gọi tắt là Việt Cách trong đó có nhiều nhân vật đảng viên cũ của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Trung Hoa (VNQDĐTH) nắm giữ ủy ban chấp hành như Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh và nhiều thành viên của các đảng phái Việt Nam khác đang hoạt động ở Trung Hoa. Có bất đồng với Nguyễn Hải Thần cho nên Trương Bội Công bỏ đi và Nguyễn Hải Thần trở thành Chủ nhiệm Việt Cách. Vì sự hiềm khích, vị kỷ giữa các phe nhóm trong nội bộ cho nên Việt Cách trở nên bất lực và mất uy tín nhanh chóng và cùng với sự mơ hồ của nhà cầm quyền Trung Hoa, Hồ Chí Minh (HCM) đã được tướng Trương Pháp Khuê phóng thích và giao cho chức vụ thành viên dự khuyết rồi ỷ viên chính thức trong Ủy Ban Điều hành Việt Cách. Nhờ vậy, HCM đã tuyển chọn thêm và gài đặt nhiều cán bộ Việt Minh vào tổ chức nầy trong số đó có Phạm văn Đồng và Lê Tùng Sơn mặc dù có sự phản đối của các thành viền VNQDĐTH trong Việt Cách. ( xin đọc: Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995, NXB Tiên Rồng, Maryland, USA. Trang 41-42). 45
Việt Quốc: Sau khi Khởi nghĩa Yên Bái của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học ở Việt Nam thất bại, nhiều đảng viên VNQDĐ trong nước trốn thoát đã cố gắng xây dựng lại lực lượng. Tuy nhiên, lực lượng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị phân hóa thành rất nhiều nhóm như: nhóm Hà Nội (Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng) với lãnh tụ Nguyễn Thế Nghiệp, Ngô Thúc Địch, Nhượng Tống, nhóm Quảng Nam với lãnh tụ Phan Khôi, Phan Kích Nam. Một số khác như Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình ly khai, hợp tác với Việt Minh hoặc xây dựng lực lượng riêng. Số đảng viên ở Trung Quốc cũng bị phân hóa thành nhiều nhóm như nhóm Nam Kinh, Quảng Châu, Quý Châu, nhưng uy thế nhất là nhóm Côn Minh (Hải ngoại bộ) của Vũ Hồng Khanh. Bên cạnh đó, tinh thần của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng đã làm dấy lên mạnh mẽ phong trào đấu tranh theo chủ nghĩa Quốc dân. Hàng loạt các đảng phái Quốc dân ra .../ 46
VSTK - 2860
Đảng Việt Minh Cộng Sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa học. Trong khi Hồ Chí Minh ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ, ngấm ngầm hành động và tuyên truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng Cộng Sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái lấy lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam ở đâu cũng có người theo.
1
2
3
4
5
6
7
8
‘Cách hành động của họ thì bất cứ công sở hay tư sở, hể đâu có một tổ chức làm việc là có người của họ chen lấn vào, hoặc để tuyên truyền, hoặc để hoạt động theo chủ nghĩa của họ. Đảng viên Cộng Sản lại biết giữ kỷ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc.47
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Cùng ngày 22 tháng tháng 8 năm 1945, thiếu tá A. Patti của Mỹ và 12 nhân viên tình báo Mỹ OSS đến Hà Nội cùng với 4 người Pháp của phái bộ thứ 5 (5è Misssion) do Sainteney cầm đầu48. Sainteney tìm đủ cách để được vào ở trong dinh thống sứ, rồi mở ngay các cuộc tiếp xúc với người Pháp ở Hà Nội và can thiệp với giới chức chỉ huy Nhật Bản để họ trả tự do cho các tù phạm chiến tranh.49 Tại Huế, một cuộc biểu tình của dân chúng ủng hộ chính quyền Trần Trọng Kim nhưng cán bộ Việt Minh đã biến cuộc biểu tình nầy thành một cuộc xuống đường đã đảo thị uy để giành chính quyền ở nhiều nơi trong thành phố. Hoàng đế Bảo Đại hoang mang vì tình hình bất ổn hiện tại trên khắp cả nước khi hay tin khâm sai ______________ (tiếp theo trang trước) . . . đời, mạnh nhất là Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội do Nguyễn Hải Thần sáng lập năm 1936, Đại Việt Quốc dân Đảng của Trương Tử Anh sáng lập 1938, Đại Việt Dân chính đảng do Nguyễn Tường Tam sáng lập năm 1938. Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh (Trung Quốc), Việt Nam Quốc Dân Đảng do Vũ Hồng Khanh chủ nhiệm hợp nhất với Đại Việt Quốc Dân Đảng (lãnh tụ Trương Tử Anh) và Đại Việt Dân Chính đảng (lãnh tụ Nguyễn Tường Tam) thành một tổ chức mới, ở trong nước thì lấy tên là Đại Việt Quốc Dân Đảng, còn ở Trung Quốc thì lấy tên là Quốc Dân Đảng Việt Nam, tránh dùng danh xưng Đại Việt vì lý do giao tế với Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Sau đó các đại biểu của 3 đảng kết hợp trong tổ chức mới nầy lên Trùng Khánh hội kiến với Tưởng Giới Thạch, và dự lễ liên hoan do Quốc Dân Đảng Trung Quốc tổ chức chào mừng Quốc Dân Đảng Việt Nam thường gọi là Việt Quốc. Năm 1945, Quốc Dân Đảng Việt Nam (Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) dưới sự hỗ trợ của quân đội Trung Hoa trở về Việt Nam. Việt Quốc đã đánh chiếm Lào Cai và cướp chính quyền ở Sa Pa. 47 Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi, NXB Vinh Sơn, Sài Gòn 1969, tr.74-75. 48 Dương Trung Quốc, Việt Nam- Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945), tr.415. 49 Philippe de Villers, Histoire du Viet Nam (de 1940-1952), tr.151. 46
VSTK - 2861
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
đại thần Phan Kế Toại ở Hà Nội đã bỏ nhiệm sở và được thay thế một bởi một Ủy Ban Tự Trị Hành Chánh Lâm Thời và các đội cảm tử của Việt Minh xuất hiện khắp nơi để kích động quần chúng chiếm cứ các công thự như dinh tổng trú sứ, toà án, sở tài chánh, các trường đại học và trung học trong khi quân Nhật không những làm làm ngơ mà lại còn chuyển giao vũ khí đạn dược tịch thu từ các đội Vệ binh Đông Dương cho Việt Minh. Ở Sài Gòn, Phạm Ngọc Thạch và Trần Văn Giàu của Việt Minh đã chiếm chính quyền trước sự làm ngơ của quân Nhật. Vị hoàng đế lại càng hoang mang hơn khi được thông báo cho biết là tình hình các phần tử không theo Việt Minh đang bị ám sát, truy lùng bắt bớ khắp nơi.50 Chiều ngày 22 tháng 8, viên chánh sở Bưu Điện ở Huế xin được vào gặp hoàng đế Bảo Đại để trao một bức điện văn từ Hà Nội gửi vào. Nội dung như sau: ‘Devant la volonté unanime du peuple vietnamien prêt à tous les sacrifices pour sauvegarder l’indépendance nationale, nous prions respectueusement Votre Majesté de bien vouloir accomplir un jeste historique en remettant ses pouvoirs.
15
16
17
18
20
Ce message est signé par un “comité de patriotes représentant tous les parties et toutes les couches de la popularion.’51
21
*Tạm dịch:
19
Thể theo ý nguyện nhất trí của nhân dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của quốc gia, chúng tôi khẩn cầu Hoàng Thượng hãy thực hiện một hành vi lịch sử qua chuyển giao quyền lực cai trị của Ngài.
22
23
24
25
Bức điện văn nầy được đồng ký tên bởi một “ủy ban ái quốc đại biểu của nhiều đảng phái và các tầng lớp dân chúng.”
26
27
28
29
30
31
32
33
Cho đến giờ phút nầy, vị hoàng đế nước Việt Nam vẫn chưa biết rõ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội là một tổ chức như thế nào mà lại có thể lôi kéo được quần chúng theo để cụ thể hoá tham vọng cướp chính quyền của họ và bêu rêu sự lãnh đạo của ông: ‘Qu’est-ce donc que ce Front du Vietnam Doc Lap Dong Minh qui mobilise les foules, concrétise ses aspirations et dicte ma conduite?’52 _____________ 50 51 52
S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.117. S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.118. S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.118.
VSTK - 2862
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Hoàng đế Bảo Đại đã viết ra lý do tại sao cần phải thoái vị: - Việt Minh được các nước đồng minh Trung Hoa, Mỹ, Pháp hậu thuẫn trong khi bức thông điệp của hoàng đế Việt Nam tại vị gửi cho tổng thống Mỹ Truman, thống chế Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa, nhà vua nước Anh và tướng De Gaulle của tân chính phủ nước Pháp đã không được ai trả lời. - Việt Minh có vũ khí, nhiều phương tiện mà vương triều nhà Nguyễn hiện nay không có, ngay cả những bề tôi trung tín và vương tộc cũng tự động biến mất hoặc sắp xếp âm mưu chống lại vị hoàng đế của họ. - Hoàng đế không thể là một chướng ngại cho nền độc lập và thống nhất của đất nước Việt Nam. - Khi người dân muốn có một cuộc cách mạng thì bản thân hoàng đế của họ có trách nhiệm mang tới một cuộc cách mạng như thế thông qua một tiến trình chính trị không có đổ máu. Tiến trình đó chính là sự thoái vị của hoàng đế53. Ngày 24 tháng 8 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại đã chỉ thị cho cố vấn hoàng tộc Vĩnh Căn thảo một bức điện tín gửi ra Hà Nội cho Ủy Ban Ái Quốc để thông báo cho biết là hoàng đế chấp nhận thoái vị để cho tiến trình giải phóng đất nước không bị trở ngại. Nội dung bức điện tín như sau: ‘Répondant à votre appel, je suis prêt à m’effacer. A cette heure décisive de l’histoire nationale, l’union signifie la vie et la division la mort. Je suis à tous les sacrifices pour que cette union puisse se réaliser et demande aux chefs de votre Commité de venir le plus tôt possible à Hué pour le transfer des pouvoirs.’54
22
23
24
25
26
27
‘Để đáp lại lời kêu gọi của quý vị, nay trẫm sẵn sàng tự ý rút lui. Vào giờ phút quyết định lịch sử của quốc gia, đoàn kết có nghĩa là sống và chia rẻ là chết. Trẫm chấp nhận tất cả những hy sinh để cho sự đoàn kết nầy có thể được thực hiện và trẫm yêu cầu những vị lãnh đạo của quý Uỷ ban hãy đến Huế càng sớm càng tốt để tiến hành nghi lễ chuyển trao quyền lực.’
28
29
30
31
32
33
Sáng ngày 25 tháng 8 năm 1945, hai phái viên bí mật vào cung
34
_____________________ 53 54
S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.118-119. S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.119.
VSTK - 2863
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
điện. Họ là những người thụ ủy của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (gọi tắt là Việt Minh) phái đến một cách gắp rút. Cả hai đều gầy guộc. Trưởng toán là Trần Huy Liệu hiện tại là phó chủ tịch Ủy ban Giải phóng ‘với cặp kính đen dầy cọm nhưng cũng không thể che đậy được đôi mắt lé của đương sự. Còn Cù Huy Cận thì không có gì đáng chú ý.’55 Trần Huy Liệu xuất trình ủy nhiệm thư có chữ ký mờ nhạt
khó đọc rồi trịnh trọng tuyên bố: ‘Nhân danh dân tộc Việt Nam, ngài Hồ Chí Minh (HCM) kính mến là vị chủ tịch của Ủy Ban Giải Phóng đã cử nhiệm chúng tôi đến đây để thu nhận quyền bính do Ngài chuyển giao lại.’ Đây là lần đầu tiên hoàng đế Bảo Đại biết đến danh xưng của Hồ Chí Minh.56 Hoàng đế Bảo Đại trao cho Trần Huy Liệu tờ chiếu thoái vị. Buổi chiều ngày hôm đó, nhiều quan chức với phẩm phục triều đình tựu họp trước sân Ngọ Môn để nghe vị hoàng đế cuối cùng của nước Việt Nam đọc chiếu thoái vị. Bản văn tiếng Pháp chiếu thoái vị nầy được ghi lại trong hồi ký Le Dragon d’Annam của vị hoàng đế nơi trang 120-121 và cũng được sử gia Pháp Philippe Devillers trích dẫn trong sách Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952 nơi trang 139-140. Nội dung của chiếu thoái vị nầy được tạm dịch như sau: Hạnh phúc của dân Việt Nam Độc lập của nước Việt Nam. Để đạt được các mục đích đó, Trẫm đã tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả mọi mặt và mông muốn rằng sự hy sinh của Trẫm phải có lợi ích cho Tổ quốc.
21
22
23
24
25
Xét rằng sự đoàn kết của tất cả thần dân của Trẫm ở vào thời điểm nầy là điều thiết yếu cho Tổ quốc của chúng ta cho nên Trẫm đã kêu gọi vào ngày 23 tháng tháng 8 với thần dân của Trẫm rằng: “Vào thời điểm quyết định nầy thì đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.’
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Nhận thấy được sức mạnh dân chủ trên đà vươn lên và phát triển ở miền Bắc của Vương Quốc, Trẫm lo ngại rằng sự phân tranh Bắc – Nam sẽ không thể tránh khỏi nếu như Trẫm chần chờ cho đến khi triệu tập được Quốc Hội để quyết định thân thế của Trẫm. Trẫm biết rằng nếu sự xung đột Bắc-Nam xảy ra thì nó sẽ xô đẩy thần dân của Trẫm vào sự thống khổ và khiến cho ___________ 55 56
S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.119. S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.120.
37
VSTK - 2864
1
2
3
4
5
6
7
8
ván bài của những kẻ xâm lược được thắng thế. Trẫm không thể nào giữ cho khỏi đau buồn khi tưởng nhớ tới công lao của các tiên đế đã tranh đấu không ngớt trong suốt 400 năm để mở rộng Vương quốc của chúng ta từ Thuận Hóa đến Hà Tiên.Trẫm không thể nào ngăn chận được lòng hối tiếc khi nghĩ về khoản thời gian trong 20 năm vương triều của Trẫm mà không thể mang đến được một điều gí quý báu cho xứ sở của chúng ta.
11
Dù vậy, và với niềm tự tin vững chắc, Trẫm đã quyết định thoái vị và chuyển trao quyến bính cai trị cho Chính quyền Cộng Hoà Dân Chủ.
12
Khi rời khỏi ngai vàng, Trẫm chỉ có 3 nguyện vọng như sau:
9
10
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
-1/ Trẫm yêu cầu tân chính phủ hãy chăm sóc các đền miếu của các triều đại, lăng tẩm của vương triều. -2/ Trẫm yêu cầu tân chính phủ hãy đối xử trong tình nghĩa an em một nhà đối với tất cả các đảng phái và phe nhóm đã đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà cho dù rằng họ không theo sát với phong trào của quần chúng; đối xử như thế để trao cho họ cơ mai đóng góp vào công trình xây dựng lại xứ sở và để chứng tỏ cho họ thấy rằng tân chính phủ được thành lập trên nền móng đoàn kết tuyệt đối của toàn thể quốc dân. -3/ Trẫm mời gọi tất cả các đảng phái và phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cùng với hoàng gia hãy đoàn kết lại để trợ lực một cách triệt để Chính phủ dân chủ ngõ hầu củng cố nền độc lập quốc gia. Về phần Trẫm, trong 20 năm tại ngôi vị, Trẫm đã phải trải qua bao nhiêu đắng cai. Trẫm thà sống một cuộc đời dân giả trong một Quốc Gia độc lập hơn là một cuộc đời vương giả của một đất nước bị chinh phục. Kể từ nay trở đi, Trẫm sung sướng được làm một công dân tự do trong một đất nước độc lập. Trẫm sẽ không để cho bất cứ ai lạm dụng danh nghĩa của Trẫm hay của hoàng gia để gieo mầm móng chia rẻ trong đồng bào của chúng ta. Nền độc lập của nước Việt Nam muôn năm! Nền Cộng Hoà dân chủ của chúng ta muôn năm! Huế, Điện Kiến Trung, ngày 25 tháng 8 năm 1945 *
VSTK - 2865
5
Sau khi tuyên đọc chiếu thoái vị và trong bầu không khí ngột ngạc vị hoàng đế cuối cùng của nước Việt Nam đã nhanh chóng giao bộ dấu ấn bằng vàng biểu hiệu uy quyền của triều đại Nguyễn Phúc cho Trần Huy Liệu trước sự ngỡ ngàn yên lặng của dân chúng và hoàng tộc.
6
Áp dụng mưu lược đơn giản nhưng luôn luôn hiệu nghiệm
1
2
3
4
20
“dụ nai vào bẫy” để dụ giỗ, mua chuộc, cầm chân, giam lỏng bất cứ ai có thể gây hậu hoạn cho chế độ mới, Việt Minh đã mời công dân Nguyễn Vĩnh Thụy ra Hà Nội, phong cho chức Cố vấn tối cao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mà không cần phải làm một việc gì. Ông Trần Trọng Kim ở Huế, vài tháng sau cũng cùng gia đình ra ở Hà Nội. * Có một nghi vấn cần đặt ra: về thời gian và không gian hoàng đế Bảo Đại đọc tuyên cáo thoái vị. Hai sự kiện nầy đã được các sách, sử, tài liệu in ấn trước đây ghi lại không giống nhau. Câu hỏi đặt ra là bản tuyên cáo thoái vị đã được đọc vào lúc nào, đọc ở đâu? (i) Ngày 25 tháng 08 năm 1945 thường được các sử gia, hay học giả ngoại quốc và Việt Nam theo Tây học ghi chép lại trong nhiều loại sách, sử, tài liệu.
21
- Sách Le Dragon d’Annam cho biết rằng phái đoàn của Trần
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Huy Liệu vào hoàng thành Huế gặp vua Bảo Đại vào sáng ngày 25 tháng 8– ‘Au matin du 25 août’ và tờ chiếu thoái vị đã được trao ngay cho Trần Huy Liệu vào lúc đó. Tuy nhiên cán bộ Việt Minh Trần Huy Liệu còn đòi hỏi vua Bảo Đại phải tuyên đọc công khai chiếu thoái vị trong một nghi thức đơn giản trước mặt quần chúng ở Huế. Vào buổi trưa – ‘Dans l’après midi’, trước một vài ngàn dân chúng được huy động một cách vội vã, vua Bảo Đại với phẩm phục hoàng triều đã tuyên đọc chiếu thoái vị của mình được ấn ký vào ngày 25 tháng 8 năm 1945 nơi sân Ngọ Môn. Chiếu thoái vị nầy được soạn thảo vào đêm hôm trước- ‘dans la nuit’ tức là đêm 24 tháng 8 năm 1945: ‘Dans la nuit, toujours aidé de Vinh Can, je prépare le texte de l’abdication.’ ‘Au matin du 25 août, deux emissaires se représentent au Palais.’57
33
34
35
36
_______________ 57
S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.119.
VSTK - 2866
*Tạm dịch:
1
‘Vào lúc đêm, với sự trợ tá của Vĩnh Căn như thường lệ, Trẫm soạn thảo tờ chiếu chỉ thoái vị. . .’ ‘ Vào buổi sáng ngày 25 tháng 8, hai cán bộ bí mật xuất diện nơi hoàng cung. . .’
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
- Sử gia Pháp Philippe Devillers, trong sách Histoire du ViêtNam, viết rằng ngày 25 là ngày vua Bảo Đại trao ấn vương quyền cho các cán bộ đại diện của Việt Minh ở Huế.58 - Tác giả Stanley Karnow trong sách VIETNAM: A History cũng viết là ngày 25 tháng 8.59 - Giáo sư Jean- Pierre Duteil của trường Đại Học Paris/ Quận VIII với một bài viết của ông có tựa đề là Les Français en Indochine, des années 1830 à la fin de la deuxième guerre mondiale đăng lên mạng lưới điện tử vào tháng 4 năm 2003 có đoạn viết: ‘À la demande de Ho Chi Minh, il accepte d’abdiquer le 25 août 1945, après la proclamation d’indépendance.’60 (Theo sự yêu cầu của Hồ Chí Minh, Ông chấp nhận thoái vị vào ngày 25 tháng 8 năm 1945, sau khi tuyên bố độc lập.) - Lê Mộng Nguyên (1930- ), hội viên Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp Quốc Hải Ngoại cũng viết:
‘Et l’acte d’abdication arriva, signé le 25 août 1945 au palais
21
22
23
24
25
26
27
28
Kiên Trung en présence des représentants Việt-minh (Tran Huy Liệu et Cù Huy Cận) entre les mains desquel l’empereur remit le Sceau et l’Épée. C’est la fin de l’Empire d’Annam “vu le puissant élan démocratique qui se développe dans le Nord de notre royaume… Nous passons le pouvoir au gouvernement républicain democratic.”. . Désormais, la dictature révolutionaire se trouve institutionnalisée, légalisée.’ *Tạm dịch: ‘Và tờ chiếu thoái vị được mang ra, ấn ký đề ngày 25 tháng 8 năm 1945 nơi điện Kiến Trung trước sự hiện diện của những ủy viên thừa nhiệm Việt minh (Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) để tận tay họ tiếp nhận ấn kiếm mà vị hoàng đế chuyển trao cho.
29
30
31
32
_______________ S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, tr.119. Philippe de Villers, Histoire du Viet Nam (de 1940-1952), tr.139. 59 Stanley Karnow, VIETNAM: A History, (Penguin Books, USA. 1958) tr. 146-147. 60 J. Pierre Duteil, Les Français en Indochine, des années 1830 à la fin de la deuxième guerre mondiale. Nguồn: clio. ‘Le Monde Clio’. Internet ngày 7/3/2011:( http://clio.fr/BIBLIOTHEQUE/ les_français_en_indochine_ des_annees_1830_a_la_fin_de_la_deuxieme_guerre_mondiale_asp) 57 58
VSTK - 2867
Như thế là chấm dứt Đế quốc An Nam “nhận thấy được sức mạnh dân chủ trên đà vươn lên và phát triển ở miền Bắc của Vương quốc . . .
1
2
3
Trẫm chuyển giao quyền cai trị cho chính phủ cộng hoà dân chủ.”…Kể từ lúc đó, cuộc cách mạng chuyên chính tự nó trở thành hợp hiến và hợp pháp.’61
4
5
6
7
8
9
10
- Trong những hồ sơ mật gọi là Cryptologic Documents của thư viện Bộ Hải quân Mỹ mang số hiệu SRMN, tài liệu số SRH-09462 với đề mục French Indo-China (Political situation), Đông Dương của nước Pháp (Tình hình Chính trị), có đoạn viết như sau: On the following morning (19th), the Independence Party, with the permission of the Political Affairs Committee, held a mass meeting in Hanoi, (capital of Tonkin). Shortly before noon the streets became crowded with automobiles bedecked with party flags; then the party members split into several groups and occupied all the principal Indo-Chinese government offices, hoisting their party flag. At noon Tsukamoto and his staff were invited to lunch with the party members, “just as if the Etsumei leaders were already administrative officials.” While the diplomatic officials were at lunch, other Etsumei officials “demanded of Japanese Army officials that Tokyo’s political power be entrusted to them since they had inflicted no injury on the Japanese, French, or anyone.” At the end of this eventful day, Tsukamoto (quyền Thống Sứ từ 9.03.1945 - 15.08.1945) reported to Tokyo that the Japanese Army had at first felt that “we should strike a blow against the Etsumei; but we have not resorted to this for various reasons and we are trying to work a compromise with the government.” However, the Minister predicted great difficulties ahead, “since the attitude of the Etsumei is unyielding and their resolutions are gradually extending southward.” On the following day (20 August) two messages destined for the United States and France were sent from Hanoi to Tokyo. The former read as follows: Addressed to the President of the United States of America:
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
Having learned that the Chief of the Provisional government of “France will shortly visit Your Excellency for the purpose of determining the future status of Indo-China, we wish to inform
35 36 37
______________ Lê Mộng Nguyên, Bao Dai-Le Dernier Empereur d’Annam. Bài viết cho Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp quốc Hải ngoại ngày 19tháng 11 năm 1999. Nguồn Internet (http://dragonvert.fr/voyages/bao-dai/dernier-empereur- bao-dai.html). 62 SRH-094, French Indo-China (Political Situation). U.S Naval Historical Home page - Navy Department Library. 61
Nguồn: (www.history. navy.mil.library/online/frenchindo.htm) tr. 1-18 (tài liệu dài 31 trang.) 38
VSTK - 2868
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21
22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48
Your Excellency that all the Indo-Chinese states have proclaimed their independence and are determined to retain it. Our people, in particular, do not regard the French population as their enemies, and will respect their persons and their properties; but they will resist with every ounce of their strength the re-establishment of French domination in any form whatsoever. The day of colonial conquest is gone, and a people-especially the people of Viet Nam, who have 20 centuries of history and glorious pastcan no longer be placed under the guardianship of glorious past-can no longer be placed under the guardianship of another people. May France bow before this truth, proclaimed and upheld by the noble American nation. May she recognize it with good grace, so that peace will come also to my country, which has already suffered so much from this war without having participated and which asks only to share I the formation of a just peace for the world. We entrust Your Excellency to communicate the contents of this message to the heads of the governments of Great Britain, China and the U.S.S.R. Please accept, Mr. President, the gratitude of ourselves and of all our people for Your Excellency’s kind and noble intervening on our behalf.” (signed) Bao Dai The second message reads as follows: “From His Majesty, Emperor Bao Dai, to General De Gaulle and the French people: I address myself to the people of France, to the country of my youth, and also to her chief and liberator; and I wish to speak as a friend rather than a Chief of State. You have suffered too much during four mortal years not to understand that the Annamese people, who have twenty centuries of history and a past frequently glorious, no longer wish and no longer can tolerate any foreign domination or administration. You would understand even better if only you could see what is happening here, if you could feel this will for independence which lurks in the depths of all hearts and which can be repressed no longer by any human power. Even if you succeeded in re-establishing a French administration here, it would no longer be obeyed; each village would be a nest of resistance, each former ally an enemy; and your officials and colonists themselves would ask to leave this oppressive atmosphere. I beg you to understand that the sole means to salvage French interests and the spiritual influence of France in Indo-China is to recognize openly the independence of Viet Nam and to abandon any ideas of reestablishing French sovereignty here or a French administration in any form whatsoever. We could so easily come to an understanding in other ways and become friends if only you would cease undertaking to become once more our masters. Appealing to the well-known idealism of the French people and to the great wisdom of their leader, we hope that the peace and joy which have sounded for all the peoples of the world will be assured equally for all the inhabitants of Indo-China.” VSTK - 2869
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52
On 20 August the Etsumei proclaimed martial law in Hanoi. Although the Japanese sent tanks into the city, there were no armed clashes. According to a despatch from Tsukamoto to Tokyo, the Army had adopted a policy of refraining from attack so long as Japanese nationals were not molested. On the following morning the Etsumi informed Japanese Consul General Nishimura (Resident Superior of Tonkin) as follows: ‘As of today, we have taken over the Northern Political Committee which set up the Emperor of Annam; we have reappointed a leader for them and are now awaiting formal appointment from (the Bao Dai Nationalist Government at) Hue.” Thoroughly confused, Nishimura commented to Tokyo: “Since the attitude of the (Etsumei) movement was to disavow Bao Dai and the Nationalist Government, it is extremely strange just how Etsumei could undertake a conciliation with Hue and yet continue to carry on a revolutionary policy against them.” On the 22nd, the Etsumei informed Nishimura that because of a lack of sufficient arms to keep public order, martial law in Hanoi had been lifted. A request that the Japanese supply the necessary arms apparently was refused. Nishimura informed Tokyo that perhaps a compromise could be reached between the Etsumei and the Bao Dai Government through mediation by the Japanese Advisor (Yokoyama) to the latter government. Yokoyama however was unsuccessful, reporting (on the 23rd) as follows: “I have achieved no success in my negotiations with Etsumei. Since the revolutionary movement in the large cities is gaining in proportion the Cabinet is determined to resign en masse and the Emperor has decided to abdicate.” In the meantime an American plane arrived in Hanoi with 16 Americans and 5 French Officers aboard. According to Tsukamoto, it created a very “great sensation, the joy of the French knew no bounds, and the Etsumei began a unified onslaught of propaganda.” Every day there were “agitation moves” in the streets, and placards were posted throughout the city in English, Chinese, and Russian, bearing slogans such as; “Down with French Imperialism,” “Independence or Death,” and “Welcome to the Allied Nations.” Tsukamoto reported that behind the scenes the Etsumei leaders were taking important Frenchmen into custody, and “at night time there was frequent gunfire.” On the 25th Bao Dai abdicated; his Cabinet resigned and the Etsumei established the “Provisional Government of the Viet Nam Republic” headed by President Ho Chi Minh.” At the same time in Saigon, (capital of Cochin-China) 50,000 persons assembled to establish the Southern Section of the newly formed Provisional Government. They imprisoned Bao Dai’s representatives, took over the administrative offices and apparently established complete control of Cochin-China. The local Japanese army authorities “maintained a neutral attitude and continued to protect the Japanese, French, and other foreigners.” After Bao Dai’s abdication he became an advisor to the Provisional Government, living in Hanoi under the assumed name of Prince Eisui. Shortly afterward, he issued the following message to the French government and the French people in the Annamese newspaper at Hanoi: “From 1940 to 1945 the French Indo-China Government struggled with the Japanese pattern of Fascism which has been foisted on our nation VSTK - 2870
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52
but on August 20th of the same year our independence was finally restored. Thereupon, I myself placing more importance on the interests of my nation than on my own imperial prerogatives, abdicated the throne on August 25th and on the 26th the Viet Minh Republic was established. However, the French Government has now sent army officers charged with the mission of suppressing our Republic and our government has firmly protected us against the aggressive scheme. The people of Annam are fully resolved to maintain their freedom in the face of the French colonials who are still impregnated with their old imperialistic ideas and are determined to block any fresh aggression on their part. Consequently, in order to prevent the outbreak of any regrettable incidents, I hereby appeal to the spirit of understanding of the responsible people of France. During my youthful years in France where I had been sent to complete my education I learned to know the French people as a people who love liberty and peace and cherished independence and equality above all else. Already at that time, I felt that the French colonials who were interested only in their own profits were defiling the glorious history of France. It behooves France as one of the United Nations, to strive to achieve the several objectives envisaged by the war (leaders). So far as we are concerned, we feel that the war was fought, above all, to bring about the liberation of all people and nations.” Between 25 and 30 August, the new Government informed the Japanese officials that they “desired extremely friendly relations with Japan in the future,” and that they had reached “a certain degree of understanding with the United Nations in regard to the maintenance of independence.” Furthermore, as far as France was concerned, the new government held “the trump-card of a nationwide people’s rebellion,” and there was “no way out through negotiations.” Than they made two requests of the Japanese, first, that the Japanese government officials turn over their posts to the new Government; and second, that the Bank of Indo-China be transferred from the control of the Japanese authorities to the Provisional Government. Tsukamoto informed Tokyo that “we were forced to consent to the second request as an immediate measure.” Later, however, the Japanese changed their minds and decided to retain control of both the bank and the central offices of the Government General until the Allies took over. On 2 September the new flag of Indo-China flew over Hanoi and Saigon while huge crowds gathered to participate in the ceremonial celebration which was to mark independence and welcome the Allies. In the northern city the celebration ended without mishap but in Saigon numerous clashes occurred, resulting in the killing of 2 Frenchmen, and 20 Annamese, and the wounding of 21 Frenchmen and 120 Annamese. Consul General Kawano in Saigon stated in a dispatch to Tokyo: “The Mountbatten Headquarters has inquired closely into Japanese responsibility in the incidents, and has demanded punishment of the Japanese police officials who were responsible, arrest of the responsible people in Etsumei, and the dispersal of the revolutionary army.” Apparently the Allied headquarters ordered the Japanese Army to enforce these demands. On the 13th, Kawano reported that “order has been restored to Saigon for the time being and we are maintaining as close VSTK - 2871
1 2 3 4 5
contact with the Allied Headquarters as we possibly can, merely awaiting their orders and instructions. Thus the Etsumei party at Saigon on the eve of its independence celebrations was ousted from the governmental offices and its army disarmed; but as Kawano stated, “the anti-French feeling is still prevalent and an extremely bad situation is brewing.’
* 6
7
8 9 10
11
12
13
14
15
16
17
18
19 20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Trong tài liệu vừa kể trên đây, ngày thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại là ngày 25 tháng 8 năm 1945 (xin đọc đoạn viết của tài liệu nầy nơi trang 2871): On the 25th Bao Dai abdicated; his Cabinet resigned and the Etsumei established the “Provisional Government of the Viet Nam Republic” headed by President Ho Chi Minh.
*Tạm dịch: Ngày 25, Bảo Đại thoái vị; Nội các chính phủ của Ông từ nhiệm và Etsumei (Việt Minh) thành lập Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Cộng Hoà đứng đầu bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tài liệu kể trên còn cho biết thêm các điều sau đây: (i) Ngày 20 tháng 8, Việt Minh (Etsumei) ban hành quân luật ở Hà Nội. Mặc dù quân Nhật có đưa nhiều xe bọc sắt vào thành phố nhưng không có cuộc chạm trán nào xảy ra. Theo một thông điệp khẩn của Tsukamoto (phụ tá Toàn quyền Đông Dương của Nhật ở Hà Nội từ 9/3/1945 – 15/8/1945. Toàn quyền Nhật ở Đông Dương lúc nầy là Yuichi Tsuchihasi từ 9/3/1945-28/8/1945) gửi về Tokyo thì quân Nhật chủ
trương một chính sách hạn chế tấn công cho tới khi nào các kiều dân Nhật (ở Hà Nội và trên toàn Đông Dương) không bị quấy nhiễu hay gây hấn. Sáng hôm sau (21-8-1945?), Việt Minh thông báo cho Tổng Trú sứ Nhật ở Hà Nội là Nishimura Kumao (từ tháng 3/1945- đến tháng 8/1945) như sau: ‘Kể từ hôm nay, Chúng tôi (Việt Minh) đã quản lý Ủy Ban Hành Chánh Miền Bắc do Hoàng Đế An Nam cắt đặt; chúng tôi đã chỉ định người đứng đầu điều hành ủy ban nầy và hiện đang chờ sự bổ nhiệm chính thức từ Huế (tức là từ chính phủ Quốc Gia của Hoàng Đế Bảo Đại).’
Tổng Trú sứ Nhật Nishimura rất hoang mang khi đưa ra những nhận định của mình gửi về Tokyo bởi vì ông ta không thể VSTK - 2872
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
hiểu nổi ý đồ của Việt Minh: một mặt Việt Minh muốn truất phế Bảo Đại và nội các chính thể Quốc Gia còn một mặt khác lại muốn có sự bổ nhiệm danh chính ngôn thuận và hợp pháp từ người nguyên thủ của toàn thể nước Việt Nam vào lúc đó là hoàng đế Bảo Đại ở Huế nhưng lại vẫn tiếp tục tiến hành một chính sách cách mạng để chống đối chính thể nầy. Ngày 22 tháng 8 năm 1945, Việt Minh thông báo với Nishimura rằng vì thiếu vũ khí đạn dược cho nên họ không thể nào giữ gìn nổi trật tự trị an nội chính cho nên họ đã huỷ bỏ lệnh áp dụng quân luật ở Hà Nội. Có thể là Việt Minh đã yêu cầu Nhật cung cấp vũ khí đạn dược cho họ nhưng bị từ chối. Theo ý kiến của Nishimura gửi về Tokyo thì một sự thoả hiệp có thể đã được thực hiện giữa Việt Minh và chính quyền của hoàng đế Bảo Đại qua trung gian của cố vấn Nhật Yokoyama ở Huế. Tuy nhiên ngày 23 tháng 8 năm 1945, Yokoyama đã báo cáo rằng ông ta đã thất bại trong vai trò làm trung gian thương lượng với Việt Minh. Vì phong trào cách mạng lan rộng khắp nơi ở nhiều tỉnh thành quan trọng, toàn thể nội các của chính phủ ở Huế đả phải từ nhiệm và Hoàng đế Bảo Đại đã quyết định thoái vị. (ii) Sau khi thoái vị và được ban chức cố vấn tối cao của Chính Phủ Lâm Thời, cựu hoàng đế Việt Nam đã ra Hà Nội với tên tộc là Nguyễn Vĩnh Thụy. Sau đó không lâu, ông Vĩnh Thụy đã đưa ra một tuyên cáo gửi đến chính phủ và nhân dân của nước Pháp. Bản tuyên cáo được phổ biến trên các báo chí của người An Nam tại Hà Nội. Nội dung như sau: Kể từ năm 1940 đến 1945 chính quyền của người Pháp ở Đông Dương đã chống trả với Phát xích Nhật vào lúc đó đang xâm nhập vào đất nước của chúng tôi nhưng vào ngày 20 tháng 8 cùng năm đó nền độc lập của chúng tôi đã được phục hồi. ‘…..
Buổi tiệc liên hoan ra mắt chính phủ đầu tiên của ông Hồ Chí Minh với sự có mặt của cố vấn Nguyễn Vĩnh Thụy ngồi giữa HCM và Pham Văn Đồng (http://paras.forumsactifs.net/t6345-indochine-1945-proclamation-de-la-republique) VSTK - 2873
Vì vậy, cá nhân bản chức đặt quyền lợi của dân tộc quan trọng hơn là những đặc quyền của đế chế, bản chức đã thoái vị vào ngày 25 tháng 8 và ngày 26 chế độ Việt Minh Cộng Hòa đã được thiết lập.
1
2
3
4
Tuy nhiên, Chính phủ Pháp đến nay lại gửi những sĩ quan quân đội mang trách vụ dẹp bỏ thể chế Cộng Hoà của đất nước chúng tôi và chính phủ của chúng tôi đã kiên quyết bảo vệ để chống lại âm mưu hiếu chiến.
5
6
7
8
Nhân dân An Nam đã từng kiên quyết bảo tồn nền độc lập của mình trong cuộc đối diện với những người Pháp thực dân hiện vẫn còn tiếp tục tiêm nhiễm những ý tưởng đế quốc lỗi thời và nhất quyết chận giữ bất kỳ cuộc gây hấn nào của họ. Bởi thế, nhằm ngăn chận sự bộc phát những biến cố bất ngờ đáng tiếc, bản chức kêu gọi tinh thần hiểu biết và trách nhiệm của nhân Pháp quốc.
9
10
11
12
13
14
15
Trong thời niên thiếu, được gửi sang ở nước Pháp để hoàn tất chương trình giáo dục của mình, bản chức đã học hỏi được rằng dân tộc Pháp là một dân tộc yêu chọn tự do, độc lập và công lý hơn tất cả mọi dân tộc khác. Cũng vào lúc đó, bản chức cảm nhận được rằng những người Pháp thực dân lúc đó chỉ biết nghĩ tới quyền lợi riêng tư của họ và họ đang diễn hành mừng lịch sử vẽ vang của nước Pháp.
16
17
18
19
20
21
22
Là một thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, nước Pháp cần phải cố gắng thực hiện những mục tiêu mà chiến tranh (những người đứng đầu) hướng tới. Cho đến nay, điều làm cho chúng tôi lưu tâm hơn hết chính là chiến tranh đã xảy ra để mang lại sự giải phóng cho tất cả các dân tộc và các quốc gia.’ *
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Jean Sainteny – người cầm đầu phái bộ thứ 5 (5è Mission) của Pháp từ Côn Minh (Trung Quốc) tháp tùng thiếu tá Mỹ A. Patti cùng với 12 nhân viên tình báo Mỹ OSS (Office of Strategic Service) đến phi trường Gia Lâm, Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 1945- trong đề mục Le Viet Minh Au Pouvoir63 đã kể lại tình hình chính trị xáo trộn ở Bắc Kỳ như sau: Anarchie dans le Nord
35
_____________ 63
J.Sainteny, HISTOIRE D’UNE PAIX MANQUÉE, , Indochine 1945-1947. (NXB. Amiot-Dumont, Paris, 1953) tr.108-109. VSTK - 2874
- Le 15 Août, la capitulation japonaise survient, alors que le Tonkin et le Nord Annam complètement dèsorganisés sombrent dans l’anarchie…. - Le 17 Août, à l’occasion d’une manifestation organisée au Théatre par le “Comité de de fonctionnaires”, un orateur est escamoté et remplacé par un home du Viêt-Minh, cependant qu’apparait pour la première fois officiellement le drapeau rouge à l’étoile d’or (qui serait de création nippone). Il remplace définitivement, avec un rapidité invraisemblable et sans la moindre résistance, l’emblème jaune d’or imperial. - Le 18 Août, le Délégué impérial démissionne sans se faire prier et abandonne le pouvoir à un « comité de direction politique ». - Le 19, les « sections d'assaut » du Viêt-Minh prennent possession sans coup férir de tous les services publics. Avec l’accord des Japonais, ces sections s'emparent de la caserne de la Garde indochinoise et des armes du magasin central que la Garde Nipponne distribue avec complaisance. (Ce sont les armes saisies aux Français le 9 mars et dans les jours qui suivirent.) - Le 20 à midi, tout le Tonkin sera aux mains des « Comités révolutionnaires du peuple ». Dans la nuit du 19 au 20, la foule commence une série de manifestations antifrançaises et se stimulant par d’effroyables hurlement qui, au bout du trisième jour, la frendront littéralement aphone, se déchaîne contre tous les Français du Tonkin. Ceux-ci sont frappés, molestés, dépouillés en pleine rue; chez eux, ils sont assiégés et pillés; des perquisitions sans nombreentraînent l'arrestation arbitraire de plusieurs centaines d'entre eux. Environ quinze morts, de nombreux blessés : tel est le bilan de ces jours d'angoisse. Cette fois, un massacre général menace nos compatriots; on se demande encore par quell miracle il a pu être évité. ……………. …………….. - Le 21 août il (il=le Viet Minh) somme Bao-Daï d'abdiquer. Cette abdication sera signée le 25 août, Sa Majesté. Bao-Daï, empereur d'Annam, devenant le prince-citoyen Vinh Tuy, conseiller suprême du gouvernement de la République démocratique du Viêt-Nam.64
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
- Le 29 août, dans une proclamation adressée au « monde entier », Bao-Daî déclarera: ‘Dorénavant, nous sommes heureux d'être un citoyen libre dans un pays indépendant.’65
32 33 34
35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47
- C'est ce moment que, je le rappelle, que la petite mission dont j'avais pris l'initiative dans les conditions qua l’on sait atterrit à Hanoi (22 août) . Il nous fut affirmé à l'époque, et bien souvent depuis lors, que notre arrivée inopinée en plein ciel de Hanoi, au moment où la tension atteignait son paroxysme, avait mit fin -hélas! Provisoirement- à cette campagne de terreur déclenchée contre nos compatriotes et évita une Saint-Barthélemy indochinoise. La nuit du 19 décembre 1946 en a donné, seize mois plus tard, un idée heureusement très imparfaite, puisque, à cette époque, l’armée française en place, prévenue et puissamment équipée put trẻs vite entrayer cette tentative de massacre général. - Telle est l’imbroglio apparemment inextricable qu'on peut, avec un certain recul, tenter de démêler. La masse annamite elle-même n'y comprend rien. Beaucoup n'ontque le 2 septembre, à l'occasion de la fête de l'Indépendance, la __________ 64 65
J.Sainteny, HISTOIRE D’UNE PAIX MANQUÉE, s. đ.d., tr.110. J.Sainteny, HISTOIRE D’UNE PAIX MANQUÉE, s. đ.d., tr.110. VSTK - 2875
révélation de l'arrivée au pouvoir du Viêt-Minh. Ils ont appris ce jour-là que leur nouveau maître n'est autre que le vieux lutteur Nguyen Ai Quoc, réincarné dans la personne du mystérieux Hô Chi Minh, arrivé discrètement à Hanoi. Ses lieutenants, dont on cite déjà les noms encore inconnus de la foule : Vo Nguyen Giap, Hoang Minh Giam, Tran Huy Lieu; etc., sont des hommes jeunes, intelligents, intègres, passionnés, et actifs, mais sii cette nouvelle équipe inspire une légitime défiance chez beaucoup d'Annamites pondérés, il est trop tard: le pouvoir est entièrement entre ses mains. 66
1 2 3 4 5 6 7 8
9
10
11
12
13
Như vậy, theo J, Sainteny thì ông hoàng Bảo Đại ký tên vào chiếu thoái vị vào ngày 25 tháng 8 năm 1945. Một cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam là Hoàng Văn Hoan (HVH) trong cuốn hồi ký Giọt nước Trong Biển Cả67 đã viết về biến cố thoái vị của hoàng đế Bảo Đại như sau: - Ngày 19 tháng 8 nhân dân Hà Nội vùng dậy giành chính quyền, đó là ngày mà sau nầy chúng ta gọi là “Cách mạng Tháng Tám”. - Ngày 21 tháng 8, Việt Minh điện vào Huế yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Bảo Đại liền đánh điện mời Đại biểu Việt Minh vào Huế tiếp thu chính quyền. - Ngày 24 tháng 8 , Bảo Đại tuyên bố xin làm công dân nước Việt Nam độc lập. - Ngày 25 tháng 8, tại Hoàng cung Huế, Bảo Đại làm lễ trao ấn kiếm cho cán bộ Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận.
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
*
_________ 66
J.Sainteny, HISTOIRE D’UNE PAIX MANQUÉE, s.đ.d., tr.110-111. Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước Trong Biển Cả. “Những ngày tháng trước và sau Cách mạng Tháng (Phần thứ tư :1942-1948 Tám”, mục V “Hội nghị toàn quốc của Đảng và quốc dân đại hội ở Tân Trào”. Trong phần Lời Nói Đầu, HVH ghi là tháng 2 năm 1986 ở Bắc kinh (Trung Quốc nhưng không có tên của nhà phát hành cuốn sách. Các phần của quyển Hồi ký nầy được lấy xuống từ mạng Internet ngày 15/3/2011: 67
(http://www.talwas.org/talaDB/showfile/php?res=5548&rb=08.) 25
VSTK - 2876
7
Trong tập sách Hồ Sơ Đệ Tứ Quốc Tế Việt Nam(@), tập 3 với chủ đề là Nhìn Lại 60 Năm Tranh Đấu cho Việt Nam do một đảng viên Cộng Sản Đệ Tứ Quốc Tế là Hoàng Khoa Khôi viết. Trong sách nầy, tác giả có đăng tải một bài viết Những Mươi Năm Ấy Biết Bao Nhiêu Tình của nhà văn nữ Phan Thị Trọng Tuyến từ trang 251 đến trang 323. Phần ghi chú số 42 nơi trang 296 có một đoạn viết về việc thoái vị của hoàng đế Bảo Đại như sau: ‘. . . .Ngày 24
8
vua Bảo Đại Thoái vị với 3 điều mong ước đối với chính phủ mới . . . .’68
1
2
3
4
5
6
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29
- Đệ Nhất Quốc Tế thành hình vào năm 1864 ở Luân Đôn/Anh Quốc dưới hình thức một Hội Đoàn Công Nhân Quốc Tế do Karl Max đề xướng và được kỳ đại hội quốc tế nầy cử làm chủ tịch. Mục tiêu của Hội Đoàn là thực hiện quyền lực chính trị theo Cương Lĩnh Cộng Sản (Communist Manifesto) do Kark Max và Friedrich Engels xướng xuất vào năm 1848. Tranh giành quyền lãnh đạo trong nội bộ khiến cho tổ chức nầy yếu đi rồi tan rả vào năm 1876. - Từ trước năm 1889, nhiều đảng Xã Hội đã được hình thành ở Âu Châu và một Đại Hội Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa thường gọi là Đệ Nhị Quốc Tế được triệu tập vào năm nầy ở Paris/Pháp Quốc. Đệ Nhị Quốc Tế theo bản chất của nó là một tổ chức nặng về đấu tranh chính trị và do đa số các đảng phái Xã Hội Dân Chủ của Nga và Đức là những hạt nhân của tổ chức nầy. Thành phần lãnh đạo lúc khởi đầu gồm có Friedrich Engels, August Bebel, Karl Kautsky và Georgi Valentinovich Plekhanov. Khi chiến tranh thế giới lầ thứ nhứt bắt đầu (1914), Đệ Nhị Quốc Tế bị sụp đỗ vì các đảng Xã Hội thành viên của tổ chức chỉ biết bênh vực riêng cho quyền lợi của nước họ. - Sau cuộc thắng thế của chủ nghĩa Cộng Sản trong Cách Mạng Nga năm 1917, Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản thường gọi là Comintern được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin, Quốc Tế Cộng Sản (Comintern) được coi như là tổ chức đỡ đầu cho cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới và bị giải tán vào năm 1943 vì tổ chức nầy không thể áp dụng trên tất cả các quốc gia thành viên của Comintern vì hoàn cảnh và điều kiện khác nhau của mỗi quốc gia thành viên. Sau thế chiến thứ II, Liên Sô thay thế Comintern bằng Cominform (Cục Thông Tin Cộng Sản Quốc Tế) vào năm 1947 để điều khiển và trợ giúp các đảng Cộng Sản của nhiều nước khác cướp chính quyền điển hình là đảng cộng Sản Tiệp Khắc. Cominform bao gồm nhiều nước Cộng Sản Đông Âu và tan rả vào năm 1956. - Đệ Tứ Quốc Tế được thành lập vào năm 1930 theo chủ thuyết và cương lĩnh đối lập khuynh tả của Trostky gọi là International Left Opposition (ILO) khác với Đệ Tam Quốc Tế theo chủ thuyết và cương lĩnh của Staline. Năm 1933, ILO đổi tên gọi là International Communist League (ICL) và là nền tảng của sư thành hình Đệ Tứ Quốc Tế vào năm 1938 tại Paris. Theo Trotsky, thì chỉ có Đệ Tứ Quốc Tế đặt trên chủ thuyết Cộng Sản thuần túy của Lenin mới là tổ ____________ (@)
Hoàng Khoa Khôi, Hồ Sơ Đệ Tứ Quốc Tế Việt Nam @. Tập 3, phần Phụ Lục: ‘Nhìn Lại 60 Năm Tranh Đấu Cho Việt Nam’. (Tủ sách Nghiên Cứu. Xuất Bản tại Hoa Kỳ, 2004) tr.296. 68
VSTK - 2877
lãnh đạo tiên phong của Cách Mạng thế giới chống lại chủ nghĩa Tư Bản và chủ nghĩa của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Liên Sô của Staline. Hai Đảng Cộng Sản Quốc Tế nầy không thể hoà hợp chung với nhau đến mức độ tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Vào thời điểm Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản được thành lập ở Paris thì tại Việt Nam, Shrilanka và Bolivia cũng có những quảng bá rộng rãi về phong trào Đệ Tứ Quốc Tế. Người đi tiên phong của phong trào nầy ở Việt Nam là Tạ Thu Thâu.
*
VSTK - 2878
Soạn giả Đoàn Thêm69 đã ghi lại những biến cố lịch sử quan trọng xảy ra trong những ngày tháng của mùa Thu năm 1945 như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
Ngày 14.8.1945: - Nhật chịu giao trả Nam Bộ cho triều đình Huế. Vua Bảo Đại tuyên chiếu hủy bỏ các hiệp ước với Pháp về sự đô hộ Trung, Bắc và Nam Kỳ. - Một số đảng phái và đoàn thể ở Saigon nhóm họp đại hội hô hào đoàn kết chống Pháp, và lập một ‘Mặt trận Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất” gồm có Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh Độ Cư Sĩ, Liên đoàn Công chức, Thanh Niên Tiền Phong . . . Ngày 15.8.1945: - Bộ Tư lệnh Nhật giao trả phủ Toàn quyền cũ ở Hà Nội cho phủ Khâm Sai Bắc Bộ, và tha nhiều người đã bị Hiến binh Nhật bắt giam vì lý do an ninh. Ngày 17.8.1945: - Đô đốc Thierry d’Argenlieu được De Gaulle cử làm Cao Ủy Pháp kiêm Tổng Tư Lịnh tại Đông Dương. - Vua Bảo Đại gửi điện văn kêu gọi Tổng Thống Mỹ Truman, Đồng Minh, và cả De Gaulle, yêu cầu bảo vệ độc lập của Việt Nam. - Công chức Hà Nội tổ chức biểu tình khổng lồ, tuần hành qua các đường lớn, để tỏ ra ý chí bảo vệ đất nước. Cuộc biểu tình lại biến ra biểu tình ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng. - Các đoàn Dân quân Giải Phóng chiếm đoạt chính quyền ở nhiều địa phương. Ngày 18.8.1945: - Bắc bộ phủ bị quần chúng ùa tới bao vây. Khâm sai Phan Kế Toại vắng mặt rồi loan tin từ chức. - Một Ủy ban Nhân Dân thành lập tại Hà Nội, nhưng dân chúng chưa rõ những ai lãnh đạo. Ngày 19.8.1945: - Quân Nhật vẫn canh gác trên nhiều ngả đường Hà Nội. Biểu tình lớn trước nhà hát lớn, để nghe tuyên bố của mặt trận cứu quốc Việt Minh. - Dân quân giải phóng và cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở nhiều nơi, chiếm đóng các công sở. Ngày 20.8.1945: - Việt Minh chiếm đài Vô tuyến điện Bạch Mai Hà Nội, và phát thanh cổ động trên làng sóng 32 thước. Ngày 21.8.1945: - Một số thanh niên trí thức nhóm họp tại Đại Học Xá Hà Nội, và biểu quyết gửi điện văn yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 22.8.1945: _________ Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua Việc Từng Ngày. (Nhà Sách Xuân Thu Sài Gòn, 1960) tr.10-11. 69
VSTK - 2879
- Mặt trận Việt Minh xuất hiện ở Hà Nội và Sài Gòn. Tại Saigon, Thanh Niên Tiền Phong tuyên bố gia nhập. - Vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị. Ngày 23.8.1945: - Một Chánh Phủ Lâm thời thành lập tại Hà Nội. Chủ Tịch kiêm Ngoại Giao …..Hồ Chí Minh Bộ trưởng Nội Vụ …………...Võ nguyên Giáp ...................................... - Dân chúng hỏi nhau: Hồ Chí Minh là ai? Hiện nay ở đâu? Có người bảo là Nguyễn Ái Quốc, người khác phủ nhận. Ngày 24.8.1945: - Lễ thoái vị trước cửa Ngọ Môn Huế: Vua Bảo Đại trao kiếm vàng cùng ấn ngọc cho đại diện V.M là Trần Huy Liệu.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
* 14
15
Sau năm 1975, sách Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử (19191945)30 của tác giả Dương Trung Quốc viết: ‘30 tháng Tám 1945 : Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam.’
16 17
- Ngày 23-8-1945, nhân dân Thừa Thiên khởi nghĩa giành chính quyền tại Huế. Cùng ngày, Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ gửi điện báo tin Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thành lập và yêu cầu Bảo Đại thoái vị. - Ngày 23-8-1945, nhân dân Thừa Thiên khởi nghĩa giành chính quyền tại Huế. Cùng ngày, Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ gửi điện báo tin Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thành lập và yêu cầu Bảo Đại thoái vị. 2 giờ 30 ngày 24-8-1945, Bảo Đại điện cho chính phủ lâm thời xin thoái vị. - Chiều 25-8, Chính phủ lâm thời điện cho Bảo Đại yêu cầu phải “ban dụ chính thức thoái vị và sẽ cử đại biểu của Chính phủ vào nhận lễ thoái vị”. Ngày 27-8, phái đoàn gồm : Trần Huy Liệu (trưởng đoàn), Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận rời Hà Nội. Chiều 29-8, Bảo Đại tiếp đoàn tại điện Kiến Trung và chấp nhận những điều kiện và nghi thức lễ thoái vị. - Chiều 30-8-1945, lễ thoái vị được chính thức cử hành trước Ngọ Môn. Bảo Đại mặc triều phục Hoàng đế đọc chiếu tự nguyện thoái vị. Trần Huy Liệu thay mặt Chính phủ lâm thời chấp nhận việc thoái vị của Bảo Đại và nhận ấn kiếm vàng tượng trưng cho sự chấm dứt quyền lực của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Lá cờ “quẻ Ly” bị hạ xuống và lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên cột cờ đại nội trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân thừa Thiên Huế.
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
__________________ 70
Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), tr. 423.
VSTK - 2880
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trong khi các đại biểu của Nhật ký văn kiện đầu hàng trước mặt tướng Mac Arthur trên chiến hạm Missouri cua Hoa Kỳ thì ở Việt Nam chính phủ lâm thời do Việt Minh thành lập xuất hiện trước một cuộc mít tinh của dân chúng ở Hà Nội. Hồ Chí Minh đọc diễn văn tuyên bố thành phần, chính sách mới, chế độ mới của Chính phủ Lâm thời do Việt Minh thành lập ở Hà Nội và hướng dẫn dân chúng trong cuộc mít tinh những lời thề chống Pháp. Bản tuyên bố do HCM truyền rao trước đám đông được khởi đầu bằng một trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập và một đoạn văn trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyên của Hoa Kỳ. Trong bản tuyên bố ngày 02-09-1945, HCM đã không đá động gì đến nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Sô Viết (Cộng Sản Liên Sô).
*
Khảo Luận 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26 27
Qua nhân chứng, tài liệu, sách vở vừa nêu ra ở các phần trên, những người Việt Nam hậu sinh vẫn còn phân vân không rõ hoàng đế Bảo Đại chính thức thoái vị vào ngày nào và lễ thoái vị có xảy ra đúng hay không qua lời lẽ kể lại của cựu Hoàng Bảo Đại, của những cận thần của Ông cũng như qua sự ghi chép hay kể lại từ các chứng nhân, từ những nhân vật quan trọng, từ những nhà viết sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu theo như lời cựu Hoàng Bảo Đại kể lại trong Hồi ký Le Dragon D’Annam thì chiếu thoái vị đã được thảo vào đêm 23 rạng ngày 24 tháng 8 năm 1945, niêm yết vào sáng ngày 25 thánh 8 năm 1945 và trong ngày đó đại diện của Việt Minh đã tiếp nhận chiếu thoái vị nầy cùng với ấn kiếm nơi Ngọ Môn do chính tay cựu hoàng trao cho. Thủ tục bàn giao hành chánh kể như xong kể từ lúc nầy tức là không có cuộc lễ bàn giao rầm rộ kéo cờ lên xuống vào buổi chiều ngày 30 tháng 8 năm 1945 như báo chí, sách vở và các nhà viết sử của Việt Minh từ trước tới nay đã mô tả.
VSTK - 2881
CHƯƠNG 3 I - SỰ HỒI SINH CỦA THỰC DÂN THUỘC ĐỊA Ở ĐÔNG DƯƠNG 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt có cùng một ý nghĩa với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Đức Quốc Xã ở Âu Châu và chủ nghĩa phát xít Quân Phiệt ở Á Châu với tham vọng làm bá chủ hoàn cầu của họ đồng thời cũng là dấu hiệu suy tàn của chủ nghĩa Thực Dân Thuộc Địa ở nhiều vùng đất Á Châu và Phi Châu. Chiến tranh nóng bằng súng đạn tạm thời lắng xuống nhưng một hình thức chiến tranh lạnh đang xuất hiện dưới hình thứ thi đua vũ trang dùng làm phương tiện răn đe và hậu thuẫn quyền lực giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản. Đứng đầu hai thế lực đối đầu nầy là Hoa Kỳ và Liên Sô nhưng chỉ đối đầu một cách gián tiếp bằng cách tạo ra hàng loạt loại chiến tranh ủy nhiệm tại nhiều khu vực khác nhau trên địa cầu. Chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ sau thế chiến thứ II là ngăn chặn và tiêu diệt làn sóng đỏ của Cộng Sản. Muốn như thế, Hoa Kỳ chủ định rằng cần phải giải trừ các hình thức của chế độ thực dân thuộc địa tại các nước bị trị bởi các nước theo chủ nghĩa Tư Bản từ trước tới nay để rồi kéo lôi các nước nầy vào quỹ đạo của khối Tư Bản dưới chiêu bài hỗ trợ cho các phong trào đòi tự do, dân chủ và nhân quyền ở các nước nhược tiểu nghèo đói và đang bị trong vòng kềm kẹp của độc tài, áp bức và tham nhũng. Các nước tư bản khác như Anh Quốc và Hoà Lan cũng theo một định hướng mới giống như Hoa Kỳ: Hoa Kỳ trả lại độc lập cho Phi Luật Tân năm 1946. Anh quốc công nhận ấn Độ Độc Lập tự chủ vào năm 1947 và Hoà Lan trao trả độc lập cho Nam Dương năm 1949. Vào cùng một thời điểm kể trên, nước Pháp và chính phủ Pháp vẫn khư khư tiếp tục giữ quyền lực Thực Dân Thuộc Địa của mình mà không cần quan tâm đến các diễn biến thực tại đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam. Cuộc đảo chánh quân sự của quân Nhật vào lúc 8 giờ tối ngày 9 tháng 3 năm 1945 và trong 3 ngày kế tiếp ở Hà Nội và khắp Đông Dương chỉ có thể châm ngòi cho những nguồn dư luận của người Pháp chống đối theo lối cũ xưa, không còn hợp thời để áp dụng trên những phần đất cũ ở Đông Dương do chế độ thực dân Pháp thống trị trước đó. Những người Pháp thực dân tự xưng là mình có nghĩa vụ khai phóng các dân tộc chậm tiến cũng không lưu ý đến mức độ xem thường một sự kiện lịch sử có VSTK - 2882
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
một tầm mức trọng đại sống chết đối với toàn thể dân tộc Việt Nam: đó là bản tuyên ngôn Thu Hồi độc lập của nước Việt Nam do Hoàng Đế Bảo Đại truyền rao vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 tại Huế để cho khắp thế giới biết rằng hiệp ước bảo hộ do người Pháp cưỡng đặt vào năm 1884 từ nay hoàn toàn bị bãi bỏ, nước Việt Nam từ nay lại độc lập và khôi phục chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mình. Nguyên văn bản tuyên ngôn được chính Hoàng Đế Bảo Đại viết lại trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam nơi trang 104 và cũng được nhà viết sử người Pháp Philippe Devillers ghi chép trong sách Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1942 nơi trang 125 như sau: “Vu la situation mondiale, et celle de l’Asie en particulier, le gouvernement du Vietnam proclame publiquement qu’à dater de ce jour, le traité de protectorat avec la France est aboli et que le Pays reprend ses droits de l’indépendance. “Le Vietnam s’efforcera par ses propes moyens de se developer pour mériter la condition d’un Etat independent et suivra les directives du Manifeste commun de la Grande Asie Orientale, en se considérant comme un élement de la Grand Asie Orientale pour apporter l’aide de ses resources à la prospérité commune. “Aussi le gouvernement du Vietnam fait-il confiance à la loyauté du Japon et est-il déterminer à collaborer avec ce pays pour atteindre le but précité. “Respecte à ceci. Bao Dai. “Hué, le 27è jour du 1er mois de la 20e année Bao Dai (11 Mars 1945).
12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27
Le Comât entire a signé: Intérieur: Pham Quynh Finance: Ho Dac Khai Rites: Ung Hy
28 29 30 31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Justice: Bui Bang Doan Education: Tran Thanh Dat Economic:Truong Nhu Dinh
Bản tuyên ngôn kể trên bằng tiếng Việt được một số tài liệu sách vỡ đăng tải hay đề cập tới nhưng lại không ghi chú rõ để cho biết bản nầy là bản tiếng Việt chính gốc nguyên thủy đã có từ lúc khởi thảo và công bố (11 tháng 3 năm 1945) bởi hoàng đế Bảo Đại hay chỉ là bản dịch từ bản văn tiếng Pháp trong Hồi Ký Le Dragon D’Annam của cựu Hoàng Bảo Đại (xuất bản từ năm 1980) hoặc từ sách Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952 của Philippe de Villers (xuất bản từ năm 1952). Dưới đây là một đoạn viết trong Tuấn. Chàng Trai Nước Việt của tác giả Nguyễn Vỹ71, một nhân chứng sống của thời đại 1900 – 1970 trong đó có ghi chép nội ___________ 71
Nguyễn Vỹ, Tuấn. Chàng Trai Nước Việt.
Nguồn : http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=2132 VSTK - 2883
1
2 3 4 5
6 7 8 9
10 11 12
13 14 15
16 17
18 19
20 21
22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
32 33
dung tờ chiếu tuyên ngôn độc lập của Hoàng Đế Bảo Đại như sau: Học sinh nam nữ các trường vẫn chăm chỉ đi học. Tình hình thương mãi ở các thành thị vẫn được ổn định, mặc dầu nhiều hàng hóa bị khan hiếm, do chiến tranh gây ra, và nhất là do sự chiếm đóng của trên 35.000 binh sĩ Nhật trên lãnh thổ Việt Nam . Ở hương thôn , đâu đâu cũng yên tĩnh. Nhiều nhà có cảm tưởng rằng tuy bị Nhật uy hiếp, chính quyền Pháp ở Ðông dương vẫn được củng cố mỗi ngày mỗi mạnh và sẽ có thể tiếp tục “ bảo hộ “ xứ An nam lâu dài sau khi “Ðồng minh Anh Mỹ “đánh bại quân Nhật, buộc Nhật phải xếp giáp đầu hàng. Bỗng nhiên, 8 giờ tối ngày 9-3-1945 tiếng súng nổ ầm ầm ở ngay tỉnh lỵ. Dân chúng không hiểu gì cả, chỉ thất lính Nhật đột ngột di chuyển rầm rộ trong thành phố, và đánh các đồn lính Khố xanh, Khố đỏ, và lính Lê dương của Pháp. Sau vài tiếng đồng hồ, tiếng súng im bẵng. Lính Nhật reo cười náo động, la hét om xòm. Bấy giờ dân chúng An nam mới biết rằng Nhật đã đánh Pháp, và làm chủ tất cả các đồn lính. Pháp đã thua cuộc, nhiều lính Pháp chết. Tất cả người Pháp, từ viên Công sứ, viên Giám binh, viên Chánh mật thám đến người Pháp cuối cùng đều đã bị Nhật bắt giam hết, hồi 11 giờ đêm. Chính quyền Pháp ở An nam hơn nửa thế kỷ bổng dưng không còn nữa . Sáng hôm sau, dân chúng An nam được người Nhật cho hay nước An Nam đã Ðộc Lập. Mấy hôm sau, Tuấn đọc bản “tuyên bố” sau đây được dán khắp nơi, in vừa ráo mực: “Xét tình hình thế giới, và tình hình riêng của Á Ðông, chánh phủ Việt Nam tuyên bố chính thức rằng, bắt đầu từ ngay hôm nay hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp đã được hủy bỏ, và nước Việt Nam sẽ tự sức dùng những phương tiện riêng, để phát triển cho xứng đáng với địa vị một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường lối trong bản tuyên ngôn chung của Ðông Nam Á, và gia nhập vào trật tự chung của Ðại Ðông Á. “Chính phủ Việt Nam tin tưởng ở Nhật bản, và cương quyết hợp tác với nước Nhật để đạt mục đích trên.” Khâm Thử Huế , ngày 27 tháng Giêng , Bảo Ðại năm thứ 20 (11-3 –1945) Bảo Đại Dưới ký tên toàn thể Cơ Mật Viện gồm 6 vị Thượng Thư đứng đầu là Thượng Thư Bộ Lại: Phạm Quỳnh.
39
Ở Hà Nội, Huế, Saigòn, và một vài thành phố lớn, do sự sách động của nhóm thân Nhật và tay sai của Nhật ( Hà Nội có nhóm Nguyễn Văn Cầm, Saigòn có bà Song Thu, Trần Quang Vinh v.v….) một số người xuống đường biểu tình rầm rộ để “tri ân quân đội Nhật hoàng”. Ngoài ra, quảng đại quần chúng Trung, Nam Bắc đều tỏ vẻ thờ ơ lạnh nhạt với phong trào “độc lập” do Kampétai và Quân đội Nhật gây ra. Ở các hương thôn, lý trưởng được lịnh tổ chức dân chúng mừng ngày độc lập, tại
40
đình làng .
34 35 36 37 38
41 42 43
44
45 46 47 48 49
Tuấn nhận được giấy của Lý trưởng mời đến tham gia lễ Ðộc Lập lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 3 năm 1945. Cửa đình mở rộng, trước sân đình có cờ, chuông, trống, như ngày cúng Thần. Hội đồng xã chỉ lưa thưa có mấy ông . Dân chúng chẳng ai đến cả, chỉ trừ một số chức việc có phận sự trong làng Ðến giờ, chuông trống nổi dậy, hương xã làm lễ tế Thần. Lý trưởng đọc lời “ tuyên cáo Ðộc Lập”. Y như một bài văn tế. Xong, chiêng trống tiếp tục và buổi lễ chấm dứt không đầy 30
phút. Không một tiếng vỗ tay. Không một lời hoan hô. Các ông làng xã, khăn đen áo dài khệ nệ như trong các đám cúng thần theo nghi lễ cổ truyền, lặng lẽ đóng cửa đình ra về sau khi dọn dẹp.
VSTK - 2884
1 2 3 4 5
6 7
8 9
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24
25 26 27
28 29 30 31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44 45 46
Tuấn mượn chiếc xe máy của người em trong làng, cởi chạy khắp các làng tổng kế cận, và các huyện sở, để xem xét tình hình dân chúng . Ðâu đâu cũng thản nhiên, không có một cuộc biểu tình nào của đồng bào mừng lễ Ðộc Lập. Dò hỏi dư luận chung của các giới nhân dân, đều được họ cho rằng, đây chỉ là lễ Ðộc Lập giả hiệu của Nhật bổn. Ðồng bào không mấy hoan nghênh vì chưa phải là “độc lập” thật sự. Ngày 19-3-1945, theo lời khuyên của Yokoyama, Ðại sứ Nhật ở Huế, Bảo Ðại giải tán Nội Các của Phạm Quỳnh . Mãi một tháng sau, ngày 19-4-1945, Nội Các Trần Trọng Kim mới thành lập xong, với những thành phần hoàn toàn mới : - Thủ Tướng: Trần Trọng Kim - Tổng trường Nội Vụ: BS. Trần Ðình Nam - Ngoại Giao: LS. Trần Văn Chương - Giáo dục: GS. Hoàng Xuân Hãn . - Tư Pháp: LS. Trịnh Ðình Thảo - Tài Chánh: LS . Vũ Văn Hiền . - Kinh Tế: BS. Hồ Tá Khánh . - Tiếp Tế: BS. Nguyễn Hữu Thi - Công Chánh: KS. Lưu Văn Lang - Y Tế: BS. Vũ Ngọc Anh - Thanh Niên: LS. Phan Anh .
Hai ông Kinh tế và Công chánh được mời, đã nhận lời miệng, nhưng rút cuộc không tham gia. Bảo Ðại được chính thức tôn lên ngôi “ Hoàng Ðế” Việt Nam. Lần đầu tiên từ ngày Tây đô hộ, danh từ “Việt Nam” được chính thức công dụng, và danh từ “Annam” được bải bỏ. Việt Nam được thống nhất trên nguyên tắc, và Tuần Vũ Phan Kế Toại được cử làm Khâm Sai Bắc kỳ, nhà báo Nguyễn Văn Sâm ở Saigòn làm Khâm sai Nam kỳ. Cả hai đều về Huế nhận lãnh sắc ấn của Bảo Ðại. Tuy nhiên, trên thực tế hành chánh, thì người Nhật vẫn đặt Minoda ở Saigon làm Thống Soái Nam kỳ, thay thế vị Thống soái Pháp, Yokoyama ở Huế làm Khâm sứ Trung kỳ thay thế Khâm sứ Pháp, Tsukoyamoto ở Hà Nội làm Thống Sứ Bắc kỳ, thay thế Thống sứ Pháp, kiêm hiệu chức Toàn Quyền Ðông Dương.
Cách viết của tác giả Nguyễn Vỹ ‘Tuấn đọc bản “tuyên bố” sau đây được dán khắp nơi, in vừa ráo mực.’ hoặc ‘Lý trưởng đọc lời “tuyên cáo Ðộc Lập”. Y như một bài văn tế.’ khiến cho đọc giả có thể suy định rằng đây là bản tuyên bố thâu hồi độc lập chính thức bằng tiếng Việt mà Hoàng Đế Bảo Đại đã phát thảo và truyền rao khắp dân chúng trong cả nước vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 song song với một bản văn tiếng Pháp có cùng một hình thức và nội dung như bản văn tiếng Việt được ghi lại trong tác phẩm của tác giả Nguyễn Vỹ. Trong một bài viết với tựa đề ‘Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: đăng trên mạn lưới Internet Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 11/09/2010, ông tiến sỹ Phạm Cao Dương (PCD) đã trích dẫn bản tuyên cáo tiếng Việt của Hoàng Đế Bảo Đại: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP’
‘Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.
VSTK - 2885
Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung. Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.’72
1 2 3 4 5 6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Bản văn tiếng việt nầy của PCD hoàn toàn giống nhau với bản văn tiếng Việt do một nhà viết sử trong nước Việt Nam hiện thời là Dương Trung Quốc (DTQ) trích dẫn nhưng DTQ lại kèm thêm ý kiến tuyên truyền cho chính thể hiện nay rằng ‘…Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập nhưng thực chất chỉ là sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ của triều đình Bảo Đại.’73 David G. Marr trong Vietnam 1945, The quest for Power nơi phần ghi chú số 5 nơi trang 71 ghi rằng bản tuyên cáo ‘declaration’ do hoàng đế Bảo Đại tuyên đọc bằng tiếng Việt và tiếng Pháp được lưu giữ trong các văn khố của nước Pháp và đăng trên tờ Dân Báo, ngày 12 tháng Ba năm 1945.74 Cần lưu ý rằng nhà viết sử Cộng Sản Việt Nam Dương Trung Quốc viết: ‘Bảo Đại vội ra đạo dụ dưới đây mang tên Tuyên Cáo Việt Nam độc lập nhưng thự chất chỉ là sự tuyên bố công khai việc thay thầy đổi chủ’. Cho tới nay, trong văn tịch, thư khố cũ người Việt Nam chưa tìm thấy có một một đạo dụ nào do hoàng đế Bảo Đại ký tên có mang cái tên Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập như ông Dương Trung Quốc viết trong sách Việt Nam Những Sự kiện Lịch Sử (1919-1945) nơi trang 389. Kế đến, nơi trang 426, Ông Quốc lại viết : ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên Ngôn Độc lập” khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.’ Mười năm sau ngày _______________ Phạm Cao Dương, Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh, Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Nguồn Internet ngày 11/09/20010: (http://www.diendantheky.net/2010/09/sau-muoinam-nhin-lai-tu-ba-ai-en-ho.html). 73 Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945) tr. 388. 74 David G.Marr, Vietnam 1945, The Quest for power (Berkeley, University of California Press, USA, 1995) tr. 71. Nguyên văn ghi chú số 5 nơi trang 71 nầy như sau: 72
‘5. French and Vietnamese texts of this proclamation can be found in AOM, INF,GF 25. A slightly different French text is reprinted in Philippe Devillers, Histoire du Vietnam de 1940 à 1952 (Paris,1952, 125. See also Bao Dai, Le Dragon d’Annam (Paris,1980), 1015. Radio Tokyo broadcasts a Japanese text that same day, reprinted in U.S. Office of Strategic Services, Programs of of Japan in Indochina (Honolulu: OSS, Aug.1945) (cited below as PJI), 11 Mar.1945. Vietnamese papers also published the brief 11 March proclamation; see, e.g., Dan Bao (Saigon), 12 Mar. 1945. Kenneth Colton. “The Failure of the Independent Political Movement in Vietnam, 1945-1946”(Ph.D.diss., American University, 1969), 57-69, contains an interesting textual analysis of it.’
VSTK - 2886
1
2
3
02-09-1945 không ai có thể nghe được một đoạn hoặc một câu văn nào có kèm theo chữ bản Tuyên Ngôn Độc Lập khi nghe Ông Hồ đọc lại lời tuyên cáo, như Ông Dương Trung Quốc viết.
*
VSTK - 2887
CHƯƠNG 3
II - TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA - GIẤC MƠ LỖI THỜI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Vào thời điểm Nhật sắp đầu hàng vô điều kiện Mỹ và Đồng Minh của Mỹ thì chính phủ lâm thời của nước Pháp do tướng de Gaulle mới lượng định rằng đã đúng lúc cần phải phục hồi tư thế cường quốc của nước Pháp bằng cách xác quyết chủ quyền và chính sách của nước Pháp sau khi Đông Dương được thoát khỏi ách thống trị của người Nhật dưới chiêu bài Đại Đông Á. Kể từ tháng 2 năm 1944 một bản tuyên cáo về chính sách như thế đã được mang ra nghiên cứu, bàn thảo nhưng mãi tới cuối tháng 3 năm 1945 mới được hoàn tất sau ngày Nhật nhật đảo chính để thay thế người Pháp trên toàn cõi Đông Dương và sau ngày bản tuyên ngôn độc lập cho toàn cõi nước Việt Nam của Hoàng Đế Bảo Đại được công bố. Nội dung bản tuyên cáo ngày 24 tháng 3 năm 1945 của chính phủ lâm thời do tướng De Gaulle lãnh đạo chính yếu là sự thiết lập một Liên Bang Đông Dương gồm có 5 xứ là Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên và Lào do một chính phủ Liên Bang cai quản. Người đứng đầu chính phủ Liên Bang là một Toàn Quyền đại diện của nước Pháp. Các bộ trưởng do Toàn Quyền lựa chọn từ những kiều dân Pháp và những người dân bản xứ ở Đông Dương. Quốc Hội của Liên Bang bao gồm những dân biểu hỗn hợp nhưng trong đó số dân biểu cho toàn thể người dân Việt Nam của 3 miền Nam,Trung, Bắc chiếm 50% số ghế trong quốc hội. Quyền hạn của quốc hội chỉ được ban cho một cách giới hạn trong việc biểu quyết Ngân Sách và các dự thảo luật pháp của Hội Đồng Cố Vấn Quốc Gia Liên Bang đề xuất. Bản tuyên cáo ngày 24 tháng 3 năm 1945 của chính quyền De Gaulle là thành quả của một chủ trương đón gió, lợi dụng thời cơ sau khi bản tuyên ngôn độc lập của Hoàng Đế Bảo Đại được công bố vào ngày 13 tháng 4 năm 1945. Theo Philippe Desvillers thì bản tuyên cáo của De Gaulle quá chậm trễ không phải chỉ một hay hai
31
VSTK - 2888
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
tuần nhưng nó chậm trễ gần 15 năm qua kể từ năm 1930.75 Nước Pháp không bao giờ được dự phần một cách chính thức trên cương vị của một cường quốc thế giới vào những kỳ hội nghị các cường quốc: - Ở Casablanca/Marocco từ 12 đến 24 tháng 01 năm 1943 (vào lúc nầy Marrocco vẫn còn là một nước dưới sự bảo hộ của Pháp). Mục tiêu của Hội nghị nầy là bàn thảo và dự định chiến lược hành động của khối Đồng Minh trong thế chiến thứ II. Liên Sô không thể tham dự vì đang phải chống trả với quân Đức trên mặc trận Stalingrad. Tướng De Gaulle thoạt đầu cũng từ chối không tham dự vì sự hiện diện của một tướng khác của Pháp là tướng Henri Giraud vốn được tổng thống Mỹ F.D.Roosevelt xem là người lãnh đạo quân sự hợp pháp của nước Pháp hiện tại và xem De Gaulle như là một tướng lãnh tầm thường tự quyền tuyên xưng là kẻ lãnh đạo công cuộc giải phóng nước Pháp ra khỏi ách thống trị của Đức Quốc Xã /Nazi. Tuy nhiên, De Gaulle đã phải đổi ý và bằng lòng đến Casablanca sau khi có lời hăm dọa của thủ tướng Anh W.Churchill là chính phủ của nước Anh sẽ xem tướng H.Giraud là người lãnh đạo quân sự chính thức và hợp pháp của các Lực Lượng Kháng Chiến của Pháp Quốc Tự Do. Không khí ngột ngạc căng thẳng bao trùm hội nghị Casablanca khi tướng Giraud và tướng De Gaulle bắt tay gặp nhau cùng với những lời đối đáp gay gắt giữa Roosevelt và De Gaulle.
Thủ tướng Anh W. Churchill, tướng Charles de Gaulle, tổng thống Hoa Kỳ F.D. Roosevelt và tướng H.Giraud vào ngày kết thúc hội nghị Casablanca 24/01/1943. http://www.historyplace.com./wordwar2/timeline/casablanca.htm (06/04/2011)
- Ở Cairo /Ai Cập từ 22 đến 26 tháng 11 năm 1943 để bản thảo _________________ 75
Philippe Desvillers, s.đ.d. tr. 145. VSTK - 2889
1
2
3
4
liên minh chống quân phiệt Nhật. (Mỹ, Anh,Trung Hoa. Liên Sô từ chối không tham dự hội nghị nầy vì có sự hiện diện của Tưởng Giới Thạch). Nước Pháp không được mời tham dự trong hội nghị nầy.
Hội Nghị Đồng Minh ở Cairo/Ai Cập Thống Chế Tưởng Giới Thạch, Tổng Tống Franklin Roosevelt và Thủ Tướng Winston Churchill. http://www.taiwandocuments.org/cairo.htm (ngày 06/04/2011) 5
6
7
- Ở Yalta/Liên Sô (Anh, Mỹ, Liên Sô) từ 4 đến 11 tháng 2 năm 1945 để bàn thảo về việc chia phân lãnh thổ và tái thiết các nước Âu Châu sau thế chiến thứ II.
Hội Nghị Thượng Đĩnh Crimea-Yalta /Liên Sô W.Churchill, F.Roosevelt, J.Stalin. http://www.perekop.net/the-yalta-conference-of-1945/ (ngày 06/04/2011) 8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
- Ở Postdam/ Berlin/Đức từ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945 để ký Bản Thỏa Ước chung (Postdam Agreement) về các vấn đề hậu chiến ngay sau khi Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh đồng thời ký một Bản Tuyên Bố Chung (Postdam Declaration) về việc giải quyết chiến tranh với Nhật ở Á Châu. (Anh, Mỹ, Liên Sô và có thêm Trung Hoa, Pháp vào giờ chót để ký tên vào bản tuyên bố (Postdam Declaration) chung ngày 26 tháng 7 năm 1945. Tuy nhiên Liên Sô không chịu ký tên vào Bản Tuyên Bố Chung nầy). Chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước trên bán đảo Đông Dương được thành hình trên kế hoạch sau chiến tranh dựa trên các VSTK - 2890
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
yếu tố như: tình hình của quốc gia, bộ Chiến Tranh và bộ Hải Quân của Hoa Kỳ, những điều kiện hợp tác với Đồng Minh để đánh bại lực lượng của phe Trục, sự dự đoán về tình trạng các nước thuộc địa của Pháp và thái độ đối xử cá nhân của tổng thống Hoa Kỳ đối với phong trào Kháng Chiến của tướng Charles de Gaulle. Theo các văn kiện ngoại giao cũ của Hoa Kỳ76 thì từ năm 1942 và đầu năm 1943, nước Pháp Vichy của Pétain cũng như nước Pháp Tự Do của De Gaulle đều không chấp nhận để cho các lực lượng quân sự Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Thống Chế Tưởng Giới Thạch tham gia vào các chiến dịch chống Quân phiệt Nhật ở Đông Dương. Đối với nước Pháp Vichy của Pétain thì việc không chấp nhận cho quân Trung Hoa nhập Việt là điều dễ hiểu vì chính quyền Vichy sợ liên lụy với khối Trục Đức- Ý- Nhật. Còn đối với nước Pháp Tự Do ở Algier của De Gaulle thì việc Hoa quân nhập Việt sau ngày Nhật đầu hàng chính là sự phân chia đất đai theo chính sách ủy trị của khối Đồng minh Anh, Mỹ, Liên Sô và Trung Hoa Quốc Dân Đảng sau khi chiến thắng phe Trục ở Âu - Á nhưng lại không đếm xỉa gì đến sĩ diện của nước Pháp. Đối với việc để cho người Pháp trở lại các thuộc địa vùng Đông Dương sau thế chiến thứ II thì tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt dứt khoác: không có vấn đề người Pháp quay trở lại làm chủ Đông Dương; vùng nầy cũng như nhiều vùng lãnh thổ thuộc địa khác ở Đông Nam Á Châu phải được đặt dưới quyền ủy trị quốc tế. Trong biên bản của một phiên hợp khoáng đại hội đồng chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 07 tháng 01 năm 1943, tổng thống Roosevelt đã lưu ý Đại Diện Hoa Kỳ Robert D. Murphy bên cạnh tướng Cao Ủy Pháp Henri Giraud ở Algier là đã lạm quyền khi viên đại diện nầy dùng văn bản để cam kết phục hồi nước Pháp và những quyền sở hữu các nước thuộc địa của Pháp sau khi chiến tranh chấm dứt và rằng tổng Tổng thống chưa chuẩn bị để tuyên hứa bất cứ điều gì cả : ‘The President said that Mr. Murphy had given certain written pledges to Giraud to restore France and the colonial possessions of France after the war. He said that in doing this Mr. Murphy had exceeded his
31 32 33
________________
Tham khảo từ các văn kiện ngoại giao của Hoa Kỳ: United States Depatment of State Foreign Relations of the United States diplomatic papers, 1942, China (Washington: Government Printing Office, 1956), tr. 749-760). * Phụ bản các văn kiện nầy có thể lấy xuống từ nguồn Internet ngày 21/05/2011: (http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-index?type=header&i=FRUS.FRUS1942China) 76
VSTK - 2891
‘authority and that he as President was not prepared to make any promise.’77
1 2
3
4
5
6
7
8
9
10
Vấn đề nầy chính tổng thống Roosevelt đã hội kiến riêng và đồng ý với Tổng tư lệnh Trung Hoa Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch tại hội nghị Cairo lần thứ nhất vào buổi ăn lúc 8 giờ tối ngày 23 tháng 11 năm 1943. Biên bản của buổi hội kiến nầy bằng tiếng Trung Hoa và năm 1956 đã được chính quyền Trung Hoa cho phép dịch ra tiếng Anh theo lời yêu cầu của của nhà xuất bản tập tài liệu Foreign Relations of the United States. Trong bản dịch nầy có đoạn viết như sau: Chinese Summary Record Translation ‘[6]
20
On . . . . . [7]On Korea, Indo-China and Thailand – President Roosevelt advanced the opinion that China and the United States should reach a mutual understanding on the future status of Korea, Indo-China and other colonial areas as well as Thailand. Concurring, Generallissimo Chiang stressed on the necessity of granting independence to Korea. It was also his view that China and the United States should endeavor together to help Indo-China achieve independence after the war and the independent status should be restored to Thailand. The President expressed his agreement.’78
21
*Tạm dịch:
11 12 13 14 15 16 17 18 19
‘[6] Về vấn đề . . . . . [7]Về vấn đề nước Korea, các nước Đông Dương và nước Thái Lan – Tổng thống Roosevelt đã đề xuất ý kiến rằng Trung Hoa và Hiệp Chủng Quôc Hoa Kỳ nên đạt tới một sự thỏa thuận với nhau về vấn đề thân thế trong tương lai của Korea, các nước Đông Dương và các vùng đất thuộc địa khác cũng như đối với nước Thái Lan. Trong khi tán thành, Tổng Tư Lệnh Tưởng đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải trao độc lập cho nước Korea. Tướng quân cũng đã nêu lên quan điểm rằng Trung Hoa và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cần phải nổ lực cùng chung với nhau để trợ giúp cho các nước Đông Dương giành được độc lập sau chiến tranh và thân thế độc lập cũng cần phục hồi cho nước Thái Lan.’
22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
_____________ 77
Allan W. Cameron, Viet Nam Crisis. A Documentary History. Vol.I: 1940-1956. (Cornell University Press/Ithaca and London,1971). tr.[8]-[9]. 78 Tham khảo từ các văn kiện ngoại giao của Hoa Kỳ: United States Depatment of State. Foreign Relations of the United States diplomatic papers, The Conferences at Cairo and Teheran, 1943.(U.S Government Printing Office, 1943). tr.325. * Phụ bản văn kiện nầy có thể lấy xuống từ nguồn Internet ngày 21/05/2011: (http://digicoll.library.wisc.edu.cg-bin/FRUS/FRUS-idx?id=FRUS.frus1943CairoTeheran) VSTK - 2892
1
2
3
4
5
6
7
Vấn đề thân thế của các nước trên bán đảo Ấn –Trung (thường được gọi là Bán Đảo Đông Dương) sau chiến tranh cũng được Nguyên soái Stalin của Liên Sô, và tổng thống Mỹ Roosevelt đề cập nơi hội nghị Teheran vào ngày 28 tháng 11 năm 1943. Tài liệu ghi chép lại qua sự thông dịch của tùy viên thông dịch của tổng thống Roosevelt là Charles E. Bohlen đã phản ảnh được quan điểm của 2 bên như sau: - Stalin đã lạm bàn một cách dài vòng về các tầng lớp thống trị của nước Pháp để tuyên bố rằng các tầng lớp nầy sẽ không được chia bất cứ một trong các phần lợi lộc nào sau khi có, đứng trên quan điểm xét định về sự hợp tác của họ trong quá khứ với Nazi Đức. - Stalin cho rằng máu của quân đội Đồng Minh không phải là để phục hồi chế độ thuộc địa ở Đông Dương chẳng hạn như là chế độ thuộc địa cũ của nước Pháp. - Trên thực tế, Stalin cho rằng quân phiệt Nhật cũng đã ban cấp chủ quyền độc lập cho một số vùng lãnh thổ của chế độ thuộc địa cũ mặc dù chỉ là độc lập hư quyền. - Stalin tái khẵn định rằng nước Pháp không thể quay trở lại Đông Dương và nước Pháp phải trả nợ chiến tranh về sự hợp tác của họ với Nazi Đức để gây tội ác. - Roosevelt không những hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Stalin mà còn đưa ra nhận định rằng sau 100 năm bị nước Pháp đô hộ bằng chế độ thuộc địa, thân phận của người dân ở các nước trên bán đảo Đông Dương trở nên tối tệ hơn so với thời kỳ chế độ thuộc địa chưa xuất hiện tại các nơi đó. - Roosevelt cho biết Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch đã góp ý rằng nhân dân Đông Dương chưa sẵn sàng để được độc lập và cần phải đặt họ dưới chế độ ủy trị quốc tế ít nhất là từ 20-30 năm sau thế giới chiến tranh II. - Stalin hoàn toàn tán đồng ý kiến của họ Tưởng.79
8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
_________________ 79
Allan W. Cameron, Viet Nam Crisis. tr.[10]-[11]. VSTK - 2893
KHẢO LUẬN 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Trước hết, có một sự chồng chéo trên lãnh vực ngoại giao giữa các nước có can dự chính yếu và trực tiếp vào Thế giới Đại Chiến thứ II: (1) - Sau khi Nazi chiếm đóng nước Pháp và cùng với sự hợp tác của chính phủ Pháp Vichy thì nước Pháp kể như là đã ở về một phe với khối Trục Đức- Ý- Nhật-Pháp Vichy và các chính quyền thuộc địa của Pháp vào lúc nầy cũng về theo chính phủ Pháp Vichy tức là chính quyền thuộc địa của phe Trục. (2) - Nazi Đức chống chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế do Liên Sô lãnh đạo. Liên Sô chịu đồng minh với Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch để chống Quân phiệt Nhật và Nazi Đức nhưng lại ngầm yểm trợ cho phong trào Cộng Sản Trung Hoa do Mao Trạch Đông phát động để lật đỗ Tưởng Giới Thạch. (3) – Roosevelt chống chủ nghĩa Thuộc Địa và nhất quyết không để cho nước Pháp Tự Do của De Gaulle sẽ trở lại Đông Dương trong tương lai nhưng lại công nhận ngoại giao và khen ngợi nước Pháp Vichy của Pétain hiện vẫn đang tiếp tục chính sách thuộc địa lâu đời của họ trên nhiều quốc gia ở Bắc Phi và ngay cả tại Đông Dương. (4) – Qua các hội nghị thượng đĩnh ở Le Caire và Tehran thì thế giới đã bị 4 nước ‘tứ cường’ của phe Đồng Minh là Hoa Kỳ, Liên Sô, Anh, Trung Hoa cắt thành từng mãn để chia phần cho nhau theo một hình thức đô hộ mới, mờ ám và giả trá gọi là Ủy Trị Quốc Tế; dĩ nhiên là nước Pháp cũng sẽ cùng chung số phận nằm trong danh sách các nước ‘được ủy trị’ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II chấm dứt. (5) – Kể từ tháng 06 năm 1940, lợi dụng tình thế yếu kém của nước Pháp, Nhật đã đòi hỏi chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương chấm dứt việc cho phép các công tác chuyển vận quân nhu và vật liệu quân sự cho các nước Đồng minh Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa QDĐ của Tưởng Giới Thạch từ cảng Hải Phòng Bắc Việt đến Côn Minh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Thống đốc Pháp ở Đông Dương là tướng Catroux không chấp nhận. Nhật đe dọa, Hoa Kỳ làm ngơ lời kêu cứu của Pháp. Sau khi nước Pháp Vichy ngả theo phe Trục, tướng Catroux bị cách chức thống đốc Đông Dương và phải chạy trốn. Từ 30 tháng 07 năm 1940 chính quyền thuộc địa mới của nước Pháp Vichy phải chịu chấp nhận để cho Quân phiệt Nhật xử dụng các sân bay trên bán đảo Đông Dương. Tháng 07 năm 1941, Quân phiệt Nhật lại được quyền đưa quân vào Việt Nam để Pháp-Nhật cùng nhau gìn giữ an ninh. Nhật vẫn để cho Chính quyền thuộc địa Pháp của Vichy tiếp tục cai trị Hành Chánh ở Đông Dương. (6) – Khúc quanh của chiến tranh thế giới thứ II xảy ra kể từ mùa Hè năm 1942-1943 và làm thay đổi tất cả với việc Nazi Đức và Phát-xít Ý VSTK - 2894
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
chiến thắng quân Anh ở El-Alamein (Ai Cập) rồi không bao lâu thì quân Anh phản công đánh chiếm lại. Kế đến là chiến trận Stalingrad ở Liên Sô trở thành bất lợi cho quân Nazi Đức và sau cùng là sự kiện quân Đồng Minh đổ bộ ồ ạt chiếm đóng tất cả các vùng đất thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. (7)- Kể từ đầu năm 1943, khi tướng De Gaulle đã tuyên lập Ủy Ban Pháp Quốc Lâm Thời ở Luân Đôn thì nước Pháp Tự Do đã sẵn sàng để tham chiến vào mặt trận Thái Bình Dương. Khi Ủy ban nầy trở thành Ủy Ban Kháng Chiến Quốc Gia của Pháp được thành lập và do De Gaulle lãnh đạo từ thủ đô tạm thời Algiers (Algeria ) thì việc chuẩn bị tham chiến của nước Pháp càng lúc càng tỏ ra thúc bách nhanh chóng. Một mạn lưới tình báo đã được thiết lập để liên lạc với các phần tử kháng chiến của De Gaulle từ Hà Nội: tháng 09 năm 1943, Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia Pháp Tự Do bắt đầu thành lập và tổ chức một Đội Ngũ Thám Kích ở Viễn Đông gồm có 2 lữ đoàn quân binh người phi châu Madagascar và Cameroun cùng với 1 đơn vị đặc công người da trắng và một đơn vị Khinh Binh Can Thiệp (Corps Léger d’Intervention/C.L.I) hoạt động với các nhóm kháng chiến chống Nhật ở Thượng du Bắc Kỳ và ở Lào.80 (8) – Ngày 08 tháng 12 năm 1943, Chính quyền Algiers của nước Pháp Tự Do – tức Ủy Ban Kháng Chiến Quốc Gia của Pháp (Comité français de libération nationale viết tắt là CFLN) cho phát hành một bản tuyên cáo về tình trạng của Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ II. Bản văn có đoạn viết như sau: La déclaration du 8 décembre 1943 81*
25
‘L’entreprise de guerre et de conquête engage par la Japon pour imposer sa domination aux terres libres d’Extrême-Orient et du Pacifique s’est, en 1940, abattu sur l’Indochine . . . . . Devant cette œuvre de conquête et de force, la France Libre ne s’est jamais inclinée. Le 8 décembre 1941, le Comité National Français se déclarait en état de guerre avec le Japon, au lendemain de l’aggression nippone sur Pearl Harbour. La France répudie solennellement tous les actes et les abandons qui ont pu être consentis au mépris de se droits et interest. Liée aux Nations Unies, elle poursuivra à leurs côtés la lutte jusqu’à la défaite de l’aggresseur et la liberation totale de tous les territories de l’Union indochinoise.’
26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
Tuyên Cáo ngày 8 tháng 12 năm 1943 ‘Hành động gây chiến táo bạo và chinh phục do nước Nhật chủ xướng để áp đặt sự thống trị của họ vào các lãnh thổ tự do ở Viễn Đông và Thái Bình Dương vào
36 37
Philippe Devillers, Histoire Du Viêt Nam, s.đ.d. tr. 145. Philippe Devillers, Paris-Saigon-Hanoi. ‘Les archives de la guerre 1944-1947.’ (Nhà Phát hành Galimard/Juliard, 1988).tr.22-23. *Cũng xem bản dịch bằng tiếng Anh trong tập tài liệu của Allan W. Cameron, Viet Nam Crisis, s.đ.d. tr. [11]-[12]. 80
81*
VSTK - 2895
năm 1940 đã rơi trên vùng lãnh thổ Đông Dương. Đông Dương . . . . Trước hành vi chinh phục và bạo lực nầy, nước Pháp Tự Do đã chưa bao giờ bị khuất phục. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Ủy Ban Quốc Gia của Pháp đã tự tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật ngay sau ngày xảy ra hành động xâm lược của Nhật vào Trân Châu Cảng.82 Nước Pháp long trọng phũ nhận tất cả mọi hành vi và mọi sự từ bỏ vì bị ép buộc trái ngược với pháp lý và quyền lợi của nước Pháp. Nước Pháp kết hợp và đứng về phía tổ chức Liên Hiệp Quốc để tiếp tục trận chiến cho đến khi nào kẻ gây hấn xâm lược bị đánh bại và giải phóng được hoàn toàn tất cả các vùng lãnh thổ của Liên Bang Đông Dương.’
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Bản văn kể trên cho thấy rõ là nước Pháp, bất kỳ là nước Pháp theo thể chế nào thì cũng thế thôi: chẳng có ai chịu bỏ mất miếng mồi thuộc địa trù phú chưa được khai thác tận lực trên vùng đất Đông Dương. Và vì thế để chuẩn bị cho việc tái chiếm Đông Dương, chính quyền lưu vong của De Gaulle ở Algiers kể từ năm 1943 đã dự trù việc tổ chức các Lực Lượng quân sự riêng của Pháp gồm có 2 lữ đoàn quân binh người Phi Châu Madagascar và Cameroun cùng với 1 đơn vị đặc công người da trắng và một đơn vị Khinh Binh Can Thiệp (Corps Léger d’Intervention/C.L.I) với nhiệm vụ là hoạt động trợ giúp các nhóm kháng chiến chống Nhật ở Thượng du Bắc Kỳ và ở Lào như đã kể ở (9) –
De Gaulle tuyên chiến với Nhật: Một đoạn văn tóm lược về việc nầy đã được đề cập tới trong một thư tín của đại sứ Mỹ ở Luân Đôn John G. Winant gửi về bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Washington vào ngày 8 tháng 12 năm 1941. Đoạn văn đó viết như sau: 82
Nguồn: http://digital.library.wisc.edu/1711.dl/FRUS.FRUS1941v05: Foreign relations of the United States diplomatic papers, 1941. The Far East Volume V. U.S. Government Printing Office, 1941. Southward advance of Japanese expansionist movement, p.380.
*Xem phần tạm dịch đoạn văn nầy nơi mục ghi chú (82) của trang kế tiếp.
VSTK - 2896
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
ở phần trên (trang 2895). Nước Anh cũng là một đế quốc thuộc địa ở vùng Á Châu giống như nước Pháp cho nên mặc nhiên ủng hộ kế hoạch của nước Pháp Tự Do Algiers. Những lực lượng nầy vẫn còn nằm tại một trong những vùng đất thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi để chờ lệnh chuyển quân vì tình hình hành quân quy mô của các nước Đồng Minh Anh-Mỹ-Liên Sô để tiêu diệt Quốc Xã (Nazi) Đức và đồng thời giải phóng cho nước Pháp chưa ngã ngủ dứt khoác trong khi De Gaulle vẫn còn đang lưu vong ở Algiers để lãnh đạo phong trào Kháng Chiến bên trong nội địa nước Pháp. Dĩ nhiên là tổng thống Hoa Kỳ không hài lòng với các loại chuẩn bị như thế của tướng De Gaulle vì đi ngược lại với kế hoạch ủy trị quốc tế vùng Đông Dương của liên minh Hoa Kỳ-Liên Sô-Trung Hoa Quốc Dân Đảng: đầu năm 1944, thái độ của tổng thống Hoa kỳ chống đối các kế hoạch kháng chiến của De Gaulle trở nên dứt khoát. Thái độ của Roosevelt đã được gợi lại trong một giác thư đề ngày 14 tháng 03 năm 1944 của Giám đốc Văn Phòng Ngoại giao Âu Châu của Hoa Kỳ James Clement Dunn gửi sang bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho thiếu tướng John H. Hildring, giám đốc các vấn đề Dân Sự được trích dẫn nơi trang kế tiếp sau đây:83
______________ 82 (tiếp theo)
Tạm dịch:
Free French headquarters today issued a statement declaring that the French National Comitee had met under the chairmanship of General de Gaulle and that “it was decided that a state of war existed between all the French territories, French naval and land forces and Japan.” It states that Rear Admiral Thierry D’Argenlieu National Commissioner for the Pacific, had “received instructions to concur in the inter-allied effort with all the means at his disposal and for that purpose to keep in close touch with the authorities of Great Britain and her Dominions, and of the United States and the Netherlands Indies.” The statement continued: “Further, the National Committee appeals to the military and civilian population of Indochina and invites it to resist Japanese aggression by all the means in its power.. “The National Committee in reaching those decisions is certain of acting in the name of the whole France. “For a year a treatcherous Government in the hands of the enemy has allowed Japan to enter Indochina, to occupy her ports and her landing fields, to confiscate all her resources for Japan’s war needs and finally to transform the whole country into an initial base and an arsenal for Japan’s aggression. “In handing over French territory the Vichy government has not only been a traitor to France but also to the allies of our country.” WINANT 83
Allan W. Cameron, Viet Nam Crisis, s.đ.d. tr. [5]-[6] nơi mục chú thích số 7 dưới 2 trang nầy và tài liệu số 5 nơi trang [13]. VSTK - 2897
(84) 1 2 3 4 5 6
*Tạm
dịch: ‘…. Để đáp ứng lại quan điểm của Stetinius (thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ), Tổng Thống đã nói thẳng ra ngay là không có bất cứ một ‘đơn vị quân sự nào của nước Pháp sẽ được xử dụng tới trong các cuộc hành quân ở Đông Dương và nói thêm rằng, theo nhận định của Ông thì Anh Quốc và Hoa Kỳ cần phải chủ động để sau đó thiết đặt một chế độ ủy trị quốc tế cho vùng đất thuộc địa của Pháp...’
8
(10) – Tháng 02 năm 1944, tướng Blaizot lại được De Gaulle chỉ thị thành lập Các Lực Lượng Viễn Chinh Pháp Quốc ở Viễn Đông (Forces
9
Expéditionnaires Françaises d’Extrême-Orient/F.E.F.E.O).
7
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Ngày 25 tháng 08 năm 1944, Anh Quốc đề nghị cần có (i)- một phái bộ quân sự Pháp đặt dưới quyền điều động của Tham Mưu Trưởng của Anh Quốc tại khu vực Đông Nam Á (South East Asia Command/S.E.A.C) là đô đốc Mountbatten ở Kandy/Ấn Độ để sẵn sàng tham dự vào (ii)- một lực lượng khinh binh của nước Pháp để hoạt động trên vùng Đông Dương, (iii)- một đạo quân Viễn Chinh của nước Pháp để tham dự vào mặt trận giải phóng Đông Dương, (iv)- để nước Pháp được tham dự vào chiến lược chiến tranh chống quân phiệt Nhật và (v)để nước Pháp tham dự vào mặt trận chính trị ở vùng Viễn Đông. Những lực lượng nầy vẫn còn nằm tại một trong những vùng đất thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi để chờ lệnh chuyển quân vì tình hình hành quân quy mô của các nước Đồng Minh Anh-Mỹ-Liên Sô để tiêu diệt Quốc Xã (Nazi) Đức và đồng thời giải phóng cho nước Pháp chưa ngã ngủ dứt khoác trong khi De Gaulle vẫn còn đang lưu vong ở Algiers để lãnh đạo phong trào Kháng Chiến của Pháp. Vào đầu tháng 10 năm 1944, sau khi đã có tham khảo ý kiến với Hoa Kỳ nhưng không được trả lời, Anh Quốc Hoa Ký đã tự động quyết định thiết đặt một phái bộ quân sự Pháp tại bộ ________________
Nguồn Internet ngày 20/05/2011: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUSidx?type=turn&entity=FRUS.FRUS1944v05.p1218&id=FRUS.FRUS1944v05&isize=M 84
27
VSTK - 2898
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Tổng Tham Mưu SEAC của đô đốc Mountbatten.85 Tướng De Gaulle đáp ứng một cách nhanh chóng bằng cách quyết định tự mình lập ra hai trung đoàn quân binh Pháp do tướng Blaizot chỉ huy trong đó một trung đoàn tác chiến giống như thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ (lính thủy đánh bộ) và một trung đoàn bộ binh theo kiểu của Anh quốc. Hai trung đoàn nầy đang chờ phương tiện chuyên chở sang Ấn Độ để nhận sự điều động của tướng Mountbatten trong phạm vi các công tác ở mặt trận Đông Dương. Ngày 26 tháng 10 năm 1944, tướng Blaizot Tổng Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Thám Báo Pháp Quốc ở Viễn Đông đến Ấn Độ và đặt hành dinh quân sự Pháp ở Kandy.86 (11) – Mặc dù có sự thúc hối nhiều lần của thủ tướng Anh từ tháng 09 năm 1944 về vấn đề Đông Dương, nhưng nhưng tổng thống Mỹ nhất quyết là Đông Dương sẽ theo chế độ ủy trị quốc tế sau khi chiến tranh chấm dứt.87 Trong những thời gian kể trên thì nước Pháp Tự Do vẫn tiếp tục chuẩn bị kế hoạch để giải phóng Đông Dương sau khi đã thiết lập được một chính phủ lâm thời tại Paris vào mùa Thu năm 1940. Chính phủ lâm thời của De Gaulle kêu gọi dân chúng tình nguyện vào các lực lượng quân sự để giải phóng thuộc địa và vào đầu năm 1945 thì thành lập một Ủy Ban Liên Bộ Đông Dương. Ngày 26 tháng 01 năm 1945, Cố vấn toà đại sứ PhápArchiles Clarac ở Trùng Khánh/Trung Quốc đã gửi một công hàm cho cố vấn tòa đại sứ Hoa kỳ Atcheson ở Trùng Khánh bản đề cương về chính sách đề ngày 20 tháng 01 năm 1945 áp dụng cho Đông Dương và Viễn Đông.87 (12) – Tại Hội Nghị Yalta vào tháng 02 năm 1945 chủ trương của Roosevelt đặt các nước ở bán đảo Đông Dương dưới chế độ Ủy trị quốc tế đã được Satlin tỏ ý tán đồng.88 Thái độ ‘ghét bỏ’ kéo dài liên miên mà tổng thống Hoa Kỳ giành cho tướng De Gaulle chấm dứt một cách ‘ngoạn mục’- ít nhất là đối với De Gaulle- khi vị tổng thống thứ 32 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua đời vào ngày 12 tháng 04 năm 1945 không nhìn thấy được ngày chiến thắng khải hoàng của khối Đồng Minh.
* ____________ Nguồn: Internet ngày 20/05/2011: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/FRUS/FRUS-idx?type= turn&entity=FRUS.FRUS1944v03.p0780&id=FRUS.FRUS1944v03&isize=M (Mục: (France [775] October 10, 1944: Memorandum by the Secretary of the State to President Roosevelt : French Participation in Liberation of Indochina. 85
Philippe Devillers, Histoire Du Viêt Nam, s.đ.d. tr. 146. Cũng xem: Allan W. Cameron, Viet Nam Crisis, s.đ.d. tr. [6]. 87 Allan W. Cameron, Viet Nam Crisis, s.đ.d. tr. [7] và bản văn tài liệu của công hàm nầy nơi trang [11]-[12]. 88 Allan W. Cameron, Viet Nam Crisis, s.đ.d. tr. [6]-[7]. 86
VSTK - 2899
CHƯƠNG 4 I - TUYÊN NGÔN ĐỘC LÂP 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Thế giới chiến tranh II chấm dứt và ở Việt Nam nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam non trẻ được khai sinh từ cuộc cướp chính quyền mùa Thu năm 1945 của Việt Minh. Tuy nhiên, chính quyền của Hồ Chí Minh mặc dù đã chụp thời cơ nhanh hơn các đảng phái khác của Việt Nam nhưng lại phải đối phó với 2 thế lực quân sự công cụ của khối Đồng Minh trong chiêu bài thực hiện chính sách Ủy Trị Đông Dương dưới hình thức giải giới quân phiệt Nhật: ở phía Bắc vĩ tuyến thứ 16 thì bị áp lực của đạo quân tham ô Trung Hoa Quốc Dân Đảng còn ở phía nam vĩ tuyến 16 thì phải đối đầu cả về 2 mặt chính trị lẫn quân sự với đoàn quân chiếm đóng Anh Quốc cùng với đội ngũ quân sự tàn dư của chế độ thuộc địa cũ và mới của nước Pháp ở Đông Dương. Trong khi tuyên bố độc lập và khai sinh nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam, Hồ Chí Minh kết tội và đe dọa chính sách thực dân thuộc địa của nước Pháp, kêu gọi toàn dân Việt Nam cùng chung sức với chính phủ lâm thời của nước Việt Nam chống lại mọi hình thức gây hấn xâm lược của ngoại bang để bảo vệ nền độc lập toàn vẹn cho đất nước. Toàn văn bản tuyên bố như sau: Hỡi đồng bào cả nước, 89 "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
_________________ 89
Hồ Chí Minh Toàn Tập 4 /1945-1946. Xuất bản lần thứ hai. (NXB Chánh Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000) trang 9-12. Đây là bản sao băng ghi âm, lưu tại Viện Hồ Chí Minh. (Nguồn: Internet ngày 29 / 05 /2011: http://www.dangcongsan.vn/img/HOCHIMINH_TAP4.pdf). *Bản tiếng Việt nầy về phần ý nghĩa cũng như về nội dung nếu đem so chiếu với nhiều bản dịch ra tiếng Anh hay tiếng Pháp của một số soạn giả ngoại quốc từ trước đến nay thì không bị khác biệt nhiều lắm dù rằng đa số những bản dịch từ trong nước thường hay bị sửa đổi, thêm bớt. 41
VSTK - 2900
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập lên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, (trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Bản sao băng ghi âm, lưu tại Viện Hồ Chí Minh.)
*
42
VSTK - 2901
1
2
3
Sau đây là bản văn tiếng Anh trên mạng lưới Nhật Báo Điện tử Cộng Sản Việt Nam/ Communist Party of Viet Nam Online Newspaper lấy xuống ngày ngày 11 tháng 07 năm 2011: Declaration of Independence of the Democratic Republic of Viet Nam*90
4
"All men are created equal. They are endowed by their Creator with certain unalienable Rights; among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness." This immortal statement appeared in the Declaration of Independence of the United States of America in 1776. In a broader sense, it means: All the peoples on the earth are equal from birth, all the peoples have a right to live and to be happy and free. The Declaration of the Rights of Man and the Citizen, made at the time of the French Revolution, in 1791, also states: "All men are born free and with equal rights, and must always remain free and have equal rights." Those are undeniable truths. Nevertheless, for more than eighty years, the French imperialists, abusing the standard of Liberty, Equality and Fraternity, have violated our Fatherland and oppressed our fellow-citizens. They have acted contrary to the ideals of humanity and justice. Politically, they have deprived our people of every democratic liberty. They have enforced inhuman laws; they have set up three different political regimes in the North, the Centre and the South of Viet Nam in order to wreck our country's oneness and prevent our people from being united. They have built more prisons than schools. They have mercilessly massacred our patriots. They have drowned our uprisings in seas of blood. They have fettered public opinion and practised obscurantism. They have weakened our race with opium and alcohol. In the field of economics, they have sucked us dry, driven our people to destitution and devastated our land. They have robbed us of our ricefields, our mines, our forests and our natural resources. They have monopolized the issue of bank-notes and the import and export trade. They have invented numerous unjustifiable taxes and reduced our people, especially our peasantry, to extreme poverty. They have made it impossible for our national bourgeoisie to prosper; they have mercilessly exploited our workers. In the autumn of 1940, when the Japanese fascists invaded Indochina to establish new bases against the Allies, the French colonialists went down on their bended knees and opened the door of our country to welcome the Japanese in. Thus, from that date, our people were subjected to the double yoke of the French and the Japanese. Their sufferings and miseries increased. The result was that towards the end of last year and the beginning of this year, from Quang Tri province to the North more than two million of our fellow-citizens died from starvation. On the 9th of March this year, the French troops were disarmed by the Japanese. The French colonialists either fled or surrended, showing that not only were they incapable of "protecting" us, but that, in a period of five years, they had twice sold our country to the Japanese. Before the 9th of March, how often the Viet Minh had urged the French to ally themselves with it against the Japanese! But instead of this proposal, the French colonialists only intensified their terrorist activities against the Viet Minh. After their defeat and before fleeing, they massacred the political prisoners detained at Yen Bai
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48
_____________ Hồ Chí Minh, ‘Declaration of Independence of the Democratic Republic of Viet Nam’ (September 2, 1945) trong tập sách ‘Hồ Chí Minh’ selected writings (1920-1969). Foreign Language Publishing House (Nhà Phát Hành Ngoại ngữ) Hanoi-1973, trang 53-56. Cũng đọc: Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 11 tháng 07 năm 2011. Nguồn: (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News_English/News_Detail_E.aspx?CN_ID=150917 &CO_ID=30035) 90
VSTK - 2902
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
34 35
and Cao Bang. In spite of all this, our fellow-citizens have always manifested a lenient and humane attitude towards the French. After the Japanese putsch of March 9, 1945, the Viet Minh helped many Frenchmen to cross the frontier, rescued others from Japanese jails and protected French lives and property. In fact, since the autumn of 1940, our country had ceased to be a French colony and had become a Japanese possession. When the Japanese surrendered to the Allies, our entire people rose to gain power and founded the Democratic Republic of Viet Nam. The truth is that we have wrested our independence from the Japanese, not from the French. The French have fled, the Japanese have capitualted, Emperor Bao Dai has abdicated. Our people have broken the chains which have fettered them for nearly a century and have won independence for Viet Nam. At the same time they have overthrown the centuries-old monarchic regime and established a democratic republican regime. We, the Provisional Government of the new Viet Nam, republic representing the entire Vietnamese people, hereby declare that from now on we break off all relations of a colonial character with France; cancel all treaties signed by France on Viet Nam, and abolish all privileges held by France in our country. The entire Vietnamese people are of one mind in their determination to oppose all wicked schemes by the French colonialists. We are convinced that the Allies, which at the Teheran 13 and San Francisco14 Conferences upheld the principle of equality among the nations, cannot fail to recognize the right of the Vietnamese people to independence. A people who have courageously opposed French enslavement for more than eighty years, a people who have resolutely sided with the Allies against the fascists during these last years, such a people must be free, such a people must be independent. For these reasons, we, the Provisional Government of the Democratic Republic of Viet Nam, solemnly make this declaration to the world: Viet Nam has the right to enjoy freedom and independence and in fact has become a free and independent country. The entire Vietnamese people are determined to mobilize all their physical and mental strength, to sacrifice their lives and property in order to safeguard their freedom and independence. * Read on September 2, 1945 by President Ho Chi Minh at a meeting of half a million people in Ba Dinh square (Hanoi) KHẢO LUẬN
36 37 38 39 40 41 42 43 44
45 46 47 48 49 50 51
(1) - Nếu so sánh với một bản văn dịch ra tiếng Anh dẫn chiếu nơi trang [52]-[54] trong sách ‘Viêt-Nam Crisis, A Documentary History, tập I (19401956)’ do Allan w. Cameron chủ bút (s.đ.d) thì thấy có sự khác biệt về văn từ và cách hành văn. Bản văn của W. Cameron được trích dẫn từ nguồn tài liệu có nhan đề là: Ho Chi Minh, “Declaration of Independence of the Democratic Republic of Vietnam, September 2, 1945” in Breaking Our Chains: Documents on the Vietnamese Revolution of August 1945 (Hanoi: Foreign Language Publishing House, 1960), pp. 94–97. Toàn văn bản nầy trong sách Viet-Nam Crisis như sau:
“All men are created equal. They are endowed by their Creator with certain inalienable rights; among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness.” This immortal statement was made in the Declaration of Independence of the United States of America in 1776. In a broader sense, this means: All the peoples on the earth are equal from birth, all the peoples have a right to live, to be happy and free. VSTK - 2903
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51
The Declaration of the French Revolution made in 1791 on the Rights of Man and the Citizen alsostates: “All men are born free and with equal rights, and must always remain free and have equal rights.” Those are undeniable truths. Nevertheless, for more than eighty years, the French imperialists, abusing the standard of Liberty, Equality and Fraternity, have violated our Fatherland and oppressed our fellow citizens. They have acted contrary to the ideals of humanity and justice. In the field of politics, they have deprived our people of every democratic liberty. They have enforced inhuman laws; they have set up three distinct political regimes in the North, the Center, and the South of Vietnam in order to wreck our national unity and prevent our people from being united. They have built more prisons than schools. They have mercilessly slain our patriots; they have drowned our uprisings in rivers of blood. They have fettered public opinion; they have practiced obscurantism against our people. To weaken our race they have forced us to use opium and alcohol. In the field of economics, they have fleeced us to the backbone, impoverished our people, and devastated our land. They have robbed us of our rice fields, our mines, our forests, and our raw materials. They have monopolized the issuing of bank-notes and the export trade. They have invented numerous unjustifiable taxes and reduced our people, especially our peasantry, to a state of extreme poverty. They have hampered the prospering of our national bourgeoisie; they have mercilessly exploited our workers. In the autumn of 1940, when the Japanese Fascists violated Indochina’s territory to establish new bases in their fight against the Allies, the French imperialists went down on their bended knees and handed over our country to them. Thus, from that date, our people were subjected to the double yoke of the French and the Japanese. Their sufferings and miseries increased. The result was that from the end of last year to the beginning of this year, from Quang Tri province to the North of Vietnam, more than two million of our fellow citizens died from starvation. On March 9, the French troops were disarmed by the Japanese. The French colonialists either fled or surrendered showing that not only were they incapable of “protecting” us, but that, in the span of five years, they had twice sold our country to the Japanese. On several occasions before March 9, the Vietminh League urged the French to ally themselves with it against the Japanese. Instead of agreeing to this proposal, the French colonialists so intensified their terrorist activities against the Vietminh members that before fleeing they massacred a great number of our political prisoners detained at Yen Bay and Caobang. Notwithstanding all this, our fellow-citizens have always manifested toward the French a tolerant and humane attitude. Even after the Japanese putsch of March 1945, the Vietminh League helped many Frenchmen to cross the frontier, rescued some of them from Japanese jails, and protected French lives and property. From the autumn of 1940, our country had in fact ceased to be a French colony and had become a Japanese possession. VSTK - 2904
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49
After the Japanese had surrendered to the Allies, our whole people rose to regain our national sovereignty and to found the Democratic Republic of Vietnam. The truth is that we have wrested our independence from the Japanese and not from the French. The French have fled, the Japanese have capitulated, Emperor Bao Dai has abdicated. Our people have broken the chains which for nearly a century have fettered them and have won independence for the Fatherland. Our people at the same time have overthrown the monarchic regime that has reigned supreme for dozens of centuries. In its place has been established the present Democratic Republic. For these reasons, we, members of the Provisional Government, representing the whole Vietnamese people, declare that from now on we break off all relations of a colonial character with France; we repeal all the international obligation that France has so far subscribed to on behalf of Vietnam and we abolish all the special rights the French have unlawfully acquired in our Fatherland. The whole Vietnamese people, animated by a common purpose, are determined to fight to the bitter end against any attempt by the French colonialists to reconquer their country. We are convinced that the Allied nations, which at Tehran and San Francisco have acknowledged the principles of self-determination and equality of nations, will not refuse to acknowledge the independence of Vietnam. A people who have courageously opposed French domination for more than eighty years, a people who have fought side by side with the Allies against the Fascists during these last years, such a people must be free and independent. For these reasons, we, members of the Provisional Government of the Democratic Republic of Vietnam, solemnly declare to the world that Vietnam has the right to be a free and independent country—and in fact is so already. The entire Vietnamese people are determined to mobilize all their physical and mental strength, to sacrifice their lives and property in order to safeguard their independence and liberty.
Đối chiếu 2 bản tiếng Anh vừa kể trên thì thấy có khá nhiều sự khác nhau về văn từ cũng nhưng về nội dung. Cả hai bản đều do chính quyền Cộng Sản Việt Nam lần lượt trước sau trưng dẫn và phổ biến qua Nhà Xuất Bản Ngoại Văn Hà Nội (Hanoi: Foreign Language Publishing House) vào những năm 1960, 1973 rồi lại đăng trên mạng Internet Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 19 tháng 07 năm 2003 và ngày 07 tháng 11 năm 2011. Những dấu hiệu ‘biến hóa’ từ các bản văn trên đã làm nẩy sinh ra một mối quan tâm khổ trí cho người đọc nhất là đối với những người chân chính nghiên cứu sử học Việt Nam: cứ mỗi lần các tài liệu, văn bản, sử sách do nhà nước Cộng Sản Việt Nam tái xuất bản, - ở miền Bắc trước năm 1954 cũng như trong cả nước sau năm 1975- thì lại có sự xáo trộn, sửa đổi, thêm bớt v.v…cố tình hay vô ý làm cho các tài liệu gốc từ nguyên thủy bị biến dạng móp méo đi về ý nghĩa, đưa đến một hậu quả là những người hậu sinh cảm thấy ‘bất an’ và ‘bực bội’ khi tham khảo các tài liệu đó để nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Nhất sự bất tín, hậu sự sẽ bị mất tin. Ở bất cứ thời điểm nào cũng thế, ở bất quốc gia nào cũng thế, việc VSTK - 2905
1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11
dùng tài liệu lịch sử đã bị bóp méo bản chất hay nội dung để tuyên truyền hay củng cố cho bất cứ một chế độ cai trị nào đều là đáng trách cứ. (2) - Có phải Ông Hồ đã tự mình ứng khẩu đọc diễn văn một cách trôi chảy mà không cần phải cầm giấy tờ, bài vỡ, văn bản viết sẵn hay là có văn bản viết sẵn nhưng do người đứng bên cạnh đọc nhỏ trước để Ông Hồ lập lại qua máy phóng thanh giống như là Ông tự ứng khẩu? Một bài diễn văn quan trọng như thế nếu được hình thành qua tài hùng biện ứng khẩu hiếm có của ông Hồ thì quả thật Ông là một nhân vật lịch sử có tầm vóc ngang với nhà độc tài Đức Quốc Xã Adolf Hitler. Trong sách Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch của tác giả Trần Dân Tiên91 có đoạn viết: Mọi người đồng thanh cử cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Cộng Hoà. Cụ Hồ phụ trách bản thảo Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Dưới đây là nguyên văn của bản tuyên ngôn đó. ..................... Sau khi đọc bản thảo cho những người cộng tác thân cận nghe và hỏi ý kiến họ (đây là một thói quen của Cụ Hồ hỏi ý kiến người khác phê bình công việc mình làm), Cụ Hồ không giấu nổi sung sướng. Cụ Hồ nói trong đời Cụ, Cụ đã viết nhiều nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy.
12 13 14 15 16 17 18 19
20 21
22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
Một điểm cần lưu ý là Trần Dân Tiên viết: ‘cử cụ HCM làm Chủ tịch nước Cộng Hòa’ mà không có chử dân chủ đi kèm theo sau.
Như vậy, có thể là có một bản thảo Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 do Hồ Chí Minh soạn thảo như Ông đã kể lại cho Trần Dân Tiên và bản thảo nầy chính là bản tìm thấy trong Hồ Chí Minh Toàn Tập 4 /1945-1946, xuất bản lần thứ hai, do nhà xuất bản Chánh Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000, trang 9-12.92 Vấn đề đặt ra là: (i) - Bản thảo tuyên bố độc lập nguyên thủy đó viết tay hay đánh máy và hiện nay bản thảo nguyên thủy nầy nằm ở đâu? (ii) - Giọng nói của HCM khi đọc bản tuyên bố độc lập có được ghi âm lại ngay tại chỗ trong ngày 2 tháng 9 năm 1945 hay không? Và nếu có ghi âm thì dùng loại máy gì để ghi âm vào năm 1945? Đây là những nghi vấn cần được nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ngay thẳng xác quyết và bảo đảm. ____________ Trần Dân Tiên, Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch. Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2001. Bản điện tử do trang nhà Talawas thực hiện. (Nguồn: http://talwas.org/tal DB/showFile.php?res=9151&rb=08). Đa số dư luận hiện nay cho rằng tác giả Trần Dân Tiên chính là HCM. Chính quyền Cộng Sản Việt chưa bao giờ công khai tuyên bố Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh. Báo Nhân Dân số 5641, ngày 25-9-1969 đăng tải bài Diễn văn của Chủ Tịch Ủy Ban Thường Vụ Trường Chinh trong phiên họp truy điệu HCM tại kỳ họp thứ 5, Quốc Hội Khóa III, ngày 25-9-1969 trong đó có dẫn chiếu một câu ngắn trong sách của Trần Dân Tiên: ‘Lúc 15 tuổi, Hồ chủ tịch đã làm liên lạc cho những nhà các mạng trong phong trào yêu nước hồi đó và đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào’ và nơi mục chú dẫn số (2) dưới bài diễn văn ghi: Trần Dân Tiên: Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. (Nguồn: http://www.na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapIII/1969/Quochoi-1969.htm). Điều nầy tạo thêm cơ sở để suy định rằng Trần Dân Tiên chính là HCM và Bản Thảo Tuyên bố Độc Lập ngày 2-9-1945 là do HCM soạn thảo như Ông đã kể lại cho Trần Dân Tiên. 92 Nguồn Internet ngày 29-05-2011: http://www.dangcongsan.vn/img/HOCHIMINH_TAP4.pdf. 91
VSTK - 2906
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15
- Nghi vấn (i): Trong các hình ảnh của HCM được trưng bày trên các tập chí sách báo của Đảng Cộng Sản Việt Nam người ta thường thấy một số hình ảnh Ông Hồ ngồi làm việc trước một bàn máy đánh chữ93 ngay cả trong những lúc bôn ba lặn lội nơi chốn rừng núi. Theo lời kể lại của Vũ Kỳ thì Ông Hồ đã dùng bàn máy đánh chữ để soạn thảo bản tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945. Vũ Kỳ là một cán bộ Cộng Sản Việt Nam trung kiên từng được Ông Hồ cho đi theo bên cạnh để sai phái vào những công việc không quan trọng và hầu hạ trong các sinh hoạt thường nhật của Ông. Sách vở, tài liệu của Đảng Cộng Việt Nam thường gọi Vũ Kỳ là “Thư Ký riêng của Bác Hồ”. Vũ Kỳ cũng là tác giả của tập sách Thư Ký Bác Hồ kể chuyện. Trong các bài viết về kỷ niệm ‘60 Cách Mạng Tháng Tám và Quốc Khánh’ (1945-2005) đăng trên Website của chính quyền Cộng Sản tỉnh Đồng Nai, người ta thấy có một bài viết của Vũ Kỳ với tựa đề Nhớ mãi những giây phút giây đầu tiên94 trong đó đương sự có đề cặp đến việc Hồ Chí Minh dùng máy đánh chữ để soạn thảo bản tuyên bố Độc Lập. Nhớ mãi những phút giây đầu tiên
16
Buổi chiều mùa thu ấy, cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Đó là buổi chiều thứ bảy, ngày 26 tháng 8 năm 1945, Hà Nội mới giành chính quyền được trọn một tuần, vẫn còn hừng hực khí thế Cách mạng Tháng Tám. Khắp các đường phố vẫn đang tràn ngập niềm hân hoan với cờ đỏ sao vàng, với biểu ngữ, với những cuộc họp sôi nổi...
17 18 19 20 21
_____________________
máy đánh chữ: sau đây là một đoạn văn ngắn viết về nguồn gốc của bàn máy đánh chữ mà Ông Hồ luôn luôn mang theo bên mình: ‘Thời gian: - - 1938 93 Bàn
Sự kiện: Nguyễn Ái Quốc nhận được chiếc máy chữ của Pháp sản xuất, do Lý Bội Quần, một đồng chí Trung Quốc mua hộ từ Hải Phòng về. Nội dung sự kiện: Một ngày cuối năm, nhận được chiếc máy chữ của Pháp sản xuất, do Lý Bội Quần, một đồng chí Trung Quốc mua hộ từ Hải Phòng về, Nguyễn Ái Quốc rất vui. Buổi chiều, Người cảm ơn đồng chí Lý bằng một bữa khao ở Quế Lâm tửu quán. Người dùng chiếc máy chữ này để đánh các bài báo gửi về Việt Nam và các báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản. Nguồn trích: - Hồi ký của Lý Bội Quần. Dẫn theo Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc, Nxb. Giải phóng quân, Bắc Kinh, 1984, tr. 55 - Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.2, tr. 75’
Nguồn internet: Trang tin điện tử Bảo tàng Hồ Chí Minh (http://baotanghochiminh.vn/Tbld/495/Articled/1221/)
Nguồn internet: Trang tin điện tử của ban quản lý lăng Hồ Chí Minh (http://dvhnn.org.vn/news/Chuyen-de/Bac-van-nhu-dang-noi-voi-chung-ta-391/)
Vũ Kỳ, Nhớ mãi những phút giây đầu tiên, ’60 năm CMT8-Quốc Khánh 2-9’. Nguồn: website Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 31-08-2009. (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340618&cn_id=358133). 94
* Vũ Kỳ tên thật là Vũ Long Chuẩn (1921-2005), thư ký riêng của HCM; nguyên đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; nguyên giám đốc Bảo tàng HCM.’
VSTK - 2907
ít ai để ý đến một chiếc xe ô tô cũ, chạy không nhanh từ dốc Hàng Than, qua phố Chả Cá đến trước số nhà 35 Hàng Cân nhưng không dừng lại mà rẽ thẳng vào phía trong. Một cụ già mảnh khãnh xuống xe và nhanh nhẹn đi theo người đứng đón sẵn vào nhà rồi lên gác. Tiếp theo là một người thấp đậm, còn trẻ. Tối hôm sau, 27 tháng 8 năm 1945, anh Đáng (tức đồng chí Trần Đăng Ninh) đến tìm tôi rồi dẫn tôi đi ngay, nói là Đảng giao cho tôi một nhiệm vụ quan trọng. Từ dạo tháng 3 năm 1945, cùng vượt ngục Hoả Lò ra, bây giờ chúng tôi mới gặp nhau. Phút đầu tiên, tự dưng hai chúng tôi rơm rớm nước mắt nghĩ đến anh Hoàng Văn Thụ. Mới hôm nào cả ba chúng tôi cùng ở trong tù. Anh Thụ thường xuyên nhắc nhở chúng tôi là phải giữ vững khí tiết của người cách mạng. Thế mà hôm nay, cách mạng thành công rồi, trong ngày vui của toàn dân tộc lại vắng bóng Anh... Gần đến nhà số 48 Hàng Ngang, anh Đáng mới bảo nhỏ tôi: - Đồng chí được chọn làm thư ký cho Cụ. Tôi hỏi: - Cụ nào? Anh Đáng bảo: - Cụ Nguyễn Ái Quốc. Tôi đứng sững lại giây lát giữa đường phố. Mùa thu ấy, tôi vừa bước vào tuổi 25. Ngày 27 tháng 8 năm 1945, Thường vụ Trung ương họp. Rồi Hội đồng Chính phủ họp. Bàn nhiều công việc quan trọng, trong đó có việc tổ chức lễ tuyên bố Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh phụ trách thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Kể từ ngày thứ ba, 28 tháng 8 năm 1945 ấy, tức là ngày 21 tháng 7 Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Trên gác hai nhà 48 Hàng Ngang, trong một căn phòng rộng mà chủ nhà làm phòng ăn, ở giữa kê một cái bàn dài to, quanh bàn có tám ghế tựa đệm mềm là nơi Bác Hồ thường làm việc với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cuối phòng, sát tường phía sau, kê một chiếc bàn tròn mà Bác cùng chúng tôi thường ăn sáng. Bác hay ngồi suy nghĩ và đánh máy bên chiếc bàn con kê sát tường góc phía trong. Mặt bàn hình vuông, bọc da xanh màu lá mạ, vừa đủ để tập giấy bút và chiếc máy chữ nhỏ mang từ chiến khu về. Bác trầm ngâm suy nghĩ phác thảo Tuyên ngôn Độc lập.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
34 35 36 37
38 39 40 41 42 43 44
45 46
Trong tập Hồi ức ‘Những năm tháng không thể nào quên’, tướng Võ Nguyên Giáp có viết: ‘Trong căn nhà nhỏ, thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thẳm nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy.’95
Như vậy, có thể suy định rằng bản tuyên bố Độc Lập ngày 02-09-1945 là do HCM soạn thảo bằng máy đánh chữ và cũng có thể là chính ông Hồ có sửa đổi hay ghi chú thêm bằng bút viết trước khi được tuyên đọc tại công trường Ba Đình. Vậy bản thảo nguyên thủy Tuyên Bố Độc Lập có bút tích hay chữ viết của ông Hồ - nếu có – thì hiện nay bản nầy nằm ở đâu? Đây là một nghi vấn quan trọng mà các nhà viết sử Việt Nam trong tương lai cần phải soi sáng một cách ngay thẳng và trong suốt. - Nghi vấn (ii): Từ sau tháng 07 năm 1945 cho đến 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 16 trở ra đã thường xuyên được _______________
Võ Nguyên Giáp, ‘Những năm tháng không thể nào quên’ phần 4.(NXBQĐND, Hà Nội,1975). Nguồn: Ấn bản điện tử ngày 08/06/2011 tại Website Việt Nam Thư Quán/ Thư ViệnOnline. (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m327/nqnqn4n3n31n343tq83a3q3m3237nv). Cũng xem: Khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, website beee.net: (http://bee.net.vn/channel/3921/201008/Khoi-thao-ban-Tuyen-ngon-Doc-lap-lich-su-1765568/). 95
VSTK - 2908
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
nghe giọng nói của ông Hồ tuyên độc bản tuyên ngôn ngày 02/09/1945 qua các đài phát thanh, qua các máy thâu băng. Sau 30 tháng 04 năm 1975, giọng tuyên đọc bản tuyên ngôn nầy của Ông Hồ vang rền khắp nước từ Bắc chí Nam và ngay cả những ngày gần đây các cuộn băng nhỏ thu tiếng nói đó cũng được phổ biến sâu rộng để toàn quân, toàn dân học tập. Giọng nói nầy của ông Hồ được ghi âm vào băng nhựa hay bằng một thứ máy đặc biệt nào khác đã được phát minh từ trước ngày 02 tháng 09 năm 1945? Trong khoảng năm 1942 cho đến khi chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ II vào cuối năm 1945, một viện nghiên cứu kỹ thuật ở tiểu bang Illinois Hoa Kỳ có tên là The Armour Institute Technology phối hợp với công ty điện General Electric nhận đơn đặt hàng của Bộ Hải quân Hoa Kỳ để nghiên cứu và chế tạo một loại máy thâu và phát âm loại băng dây thép để dùng trong các hoạt động quân sự hay thám sát dã chiến, và cũng rất đắc dụng cho các phóng viên tin tức chiến trường.96 Nếu Việt Minh được nhóm tình báo OSS của Hoa Kỳ cung cấp loại máy nầy trong công tác liên lạc tình báo thì rất có thể Việt Minh đã dùng loại máy nầy để thâu băng lời tuyên bố Độc Lập của HCM trong ngày 02/09/1945. Tuy nhiên, đây chỉ là một một giả định bởi vì nếu đúng như thế thì chiếc máy nầy đã được Việt Minh trưng dẫn như là một quý vật bảo tàng lịch sử giống như bàn máy đánh chữ của ông Hồ. Đây là loại máy Thâu-Phát âm thanh kiểu 50 và 51 do viện Nghiên cứu Armour và General Electric chế tạo để cung cấp cho bộ Hải quân Hoa Kỳ trong thế chiến lần thứ II. (http://www.recording-history.org.HTML/wire5.php).
20 21 22 23
Trong sách ‘VIETNAM 1945, The Quest For Power’, David G. Marr đã viết về việc thu âm tiếng nói của Ông Hồ trong ngày đọc bản tuyên bố độc lập 02/09/1945 như sau: A recording of this speech, admittedly made by Ho a decade later, and without benefit of audience, reveals a firm, resonant voice with obvious rhetorical talents, for example, in the emphasis given to particular words and use of pause for dramatic effect.97 *Tạm dịch: Một băng thu âm bản tuyên ngôn nầy, được chấp nhận như là do đích thân Ông Hồ thực hiện vào mười năm sau, và không cần phải có người nghe, khiến cho nguời ta nhận ra được một giọng nói cứng cỏi, vang dội, rõ thật hùng biện, thí dụ như trong những lúc lên giọng nhấn mạnh vào những câu chữ cần yếu hoặc ngừng nghĩ để tạo tra hiệu quả bi thảm.
24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
34 35 36
Ngày nay, những cuộn băng sao chép lại cuộn băng vừa kể trên đã được phổ biến rộng rải trên khắp cả nước Việt Nam cho toàn dân, toàn quân học tập. Trong quyển Tự Điển Hồ Chí Minh Sơ Giản xuất bản gần đây cũng có kèm theo ________________
Recording History, ‘The History of Recording Technology’, Wire Recorders in the 1940s. Nguồn lấy xuống ngày 11/06/2011 tại Website ‘Recording History’: (http://www.recordinghistory.org.HTML/wire5.php). 97 David G. Marr, VIETNAM 1945, The Quest For Power (University of California Press, 1995), tr. 533. 96
VSTK - 2909
1
một cuộn băng nhựa cassette cùng loại như thế.98
4
(3) - Nhiều bản văn tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945 bằng tiếng Anh xuất hiện từ lúc nào? Do ai chép lại hay do ai dịch ra từ bài phát thanh nguyên thủy bằng tiếng Việt của Ông Hồ?
5
Ngày 2/9/1945, cùng với nhóm công tác của mình, viên sĩ quan tình báo
2 3
6
7 8 9 10 11 12
thiếu tá Archimedes L.A Patti, người chỉ huy đơn vị OSS (Office of Strategic Services - Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) đã có mặt tại Công trường Ba Đình và đã miêu tả chi tiết về sự kiện lịch sử xảy ra trong ngày 2/9/1945 tại trung tâm Hà Nội trong thiên hồi ký Why Viet Nam?: Prelude to America's albatross (Tại sao Việt Nam?: Dạo tấu khúc cho Chim Hải Âu của nước Mỹ) trong đó có đoạn viết về bản văn tuyên bố độc lập do Hồ Chí Minh tuyên đọc như sau: ….Ho stood smiling, diminutive in size but gigantic in the adulation of his people.. He rising his hands in a paternal gesture, he called for silence and began his now-famous proclamations with the words: All men are created equal. The Creator . . . .. . . . . . . .. . . . .. . My colleagues and I did not undrestand a word he was saying. Le Xuan made a valiant effort to interpret, but it was difficult . . . . . Late in the afternoon the local press provided us with a verbatim text of Ho’s speech, which we promptly translated and transmitted by radion to Kunming. I also sent by air courier my own paraphrase description and interpretation: *Tạm dịch: Ông Hồ đứng thẳng mỉm cười, người nhỏ nhắn, nhưng vĩ đại trong sự tung hô của nhân dân ông. Với dáng vẻ phụ mẫu,Ông giơ tay ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc những lời tuyên bố nổi tiếng hiện nay với những lời lẽ như sau: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá . . . . . . . . . .. Các bạn đồng sự và tôi không hiểu được một chữ nào của Ông nói. Lê Xuân phải cố gắng lắm để dịch nhưng cũng rất khó khăn. . . . Vào chiều tối hôm đó, báo chí địa phương mới cung cấp cho chúng tôi một bản nguyên văn lời tuyên bố của ông Hồ. Chúng tôi dịch và chuyển ngay bằng điện đài cho Côn Minh. Tôi cũng gửi kèm theo bằng đường hàng không bài tường thuật và nhận định riêng của tôi:
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
After making his historic declaration and carefully citing the source and explaining the meaning in the context of the Vietnamese events. Ho shattered the air of restraint towards the French, so well maintain up to that point. Head high, wisps of hair (he had removed his hat) and beard agitated by the slight breeze, and exerting a powerfull emotional delivery, he continued: “…for more than eighty years, the French imperialists, abusing the standard of Liberty, Equality and Fraternity, have violated our Nation and oppressed our fellow citizens. They have acted have gone contrary to the ideals of Humanity and Justice.” In his his censure of the French, Ho accused them of having “. . .imposed unhuman laws…set up three distinct political regimes in the north, the center, and the south of Viet Nam to wreck our national unity and preclude the union of our people.” Ho was relentless in his accusations. “They have built more prisons than schools. They have merciless slain our patriots; they have drowened our uprisings in rivers of blood.” An dpecially: “They have silenced public opinion and fostered political obscurantism. To weaken our race they have forced us to use opium and alcohol.” Turning to economic exploitation, Ho charged that the French had “. . .fleeced us to the marrow of or bones, reduced our people to darkest miseryand devasttatedour land . . .robed us our rice fields,
33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49
___________ 98
David G. Marr, VIETNAM 1945, The Quest For Power. Nơi mục ghi chú số 250, tr.533.
VSTK - 2910
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57
our mines, our forests, and our raw materials. They have monopolized the issuance of banknotes and export trade.” On taxe: “They have invented hundreds of unjustifiable taxes and reduce our people, especially the peasantry and small businessman, to stae of extreme poverty . . .hampered the prospering of our national bourgeosie. . . .mercilessly exploited our workers.” Ho set forth in this public declaration, which he hoped the world at large would hear, his views of the recent history of Viet Nam that “in the fall of 1940, when the “Japanese fascists” violated Indochina’s territory to establish new bases for their fight against the Allies, the French colonialists wen down on bended knee and handed over our country to them. Hence from that moment on our people became the victims of the French and the Japanese. Their sufferings and myseries increased. From the end of 1944 to start of this year (1945), from Quang Tri to North Viet Nam, more than two millions of our fellow countrymen died of starvation. On March 9th, the French troops were disarmed by the Japanese. The French colonialists either fled or surrendered, showing that not only where they incapable of protecting us but that, in the course of five years, they twice sold our country to the Japanese.” Ho then went on to say that on several occasions prior to the Japanese coup the Viet Minh League had urged the French to ally themselves with the League against the Japanese. Instead of agreeing to such proposals, the French colonialists had intensified their terrorist activities against the Viet Minh and, before the French fled the country, they had massacred a great number of political prisoners detained at Yen Bai and Cao Bang. Addressing himself to the French (completely absent from the crowd) Ho reminded them that, despite all these wrongs, the Vietnamese had always shown a tolerant and humane attitude toward them. Even after the Japanese coup, the Viet Minh League had helped many Frenchmen to cross the frontier, had rescued some of them from Japanese jails, and had protecred French lives and property. As so though addressing his words to de Gaulle and France, rather then to his immediate audience, Ho concluded that since the autumn of 1940 Viet Nam had in fact ceased to be a French colony and had been become a Japanese-occupied territory. He spelled out this point by stating that after the Japanese surrender tha Allies, all the people of Viet Nam had risen en masse to recapture its national sovereignty and found the Democratic Republic of Viet Nam. With emphasis, Ho declared, “. . .the truth is that we have wrested our independence from the Japanese and not from the French.” Summing up the state of affairs in Viet Nam, Ho declared: “The French have fled, the Japanese have capitulated, Emperor Bao Dai has abdicated. Our people have broken the chain which for nearly a century have fettered them and have won independence for the nation. Our people at the same time have overthrown the monarchic regime that has reigned supreme for dozens of ceturies. In its place has been established the present Democratic Republic.” Then, addressing his remarks to the world powers, [he said.] “ For these reasons, we, members of the Provisional Government, representing the whole of the Vietnamese people, declare that from now on we break off all relations of a colonial character with France; we repeal all international obligations that France has so far sbcribed to on our behalf; and we abolish all the special righs the French have unlawfully acquired in our territory.” Ho concluded his address with an appeal to the United Nations and, indirectly, to the United States. “We are convinced that the Allies nations which at Teheran and San Francisco acknowledged the principle of self-determination and aquality of nations, will not refuse to acknowledge the independence of Viet Nam. For these reasons, we, members of the Provisional Government of the Democratic Republic of Viet Nam, solemnly declare to the world that Viet Nam has the right to be a free and independent country - and infact it is so already - The entire Vietnamese people are determined tp mobilize all their spiritual and material forces, to sacrifice their lives and property, in order to safeguard their right to liberty and independence.” After the formalities ended, it took us at least thirty minutes to squeeze our way a distance of perhaps five hundred yards where we had parked. By cutting across the VSTK - 2911
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
37 38 39 40 41 42 43 44
Citadel reservation we wer able to get back to Maison Gautier by dinner time, although many people-glutted streets remained impassable until late evening. I had invited the American contingent in Hanoi to join the OSS staff in a quiet celebration of a Vietnamese “Fourth of July” without fireworks. Alert to the possibility of skirmishes between jubiliant Vietnamese and disconsolate French and hoping to keep the Americans out of trouble, I had asked Colonel Nordlinger and Captain McKay, who headed anAGAS team, with their respective groups, to have diner with us.
Đem hai bản văn tiếng Anh do Nhà Xuất Bản Ngoại Văn Hà Nội của nhà nước Cộng Sản Việt Nam (Hanoi: Foreign Language Publishing House) vào những năm 1960 và 1977 và trên mạng Internet Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam như đã dẫn nơi các trang 2902- 2903 trước đây để so sánh với bản văn bài tường thuật của Thiếu tá L.A Patti trong sách Why Viet Nam? thì sẽ thấy hầu như tất cả 3 bản đều gần giống nhau đến 90% về nội dung và cách hành văn. Tại sao lại có sự giống nhau nhiều đến như thế? Hay có thể đặt một câu hỏi khác tách bạch hơn: Ai chép lại của ai? (i) Có thể Archimedes L.A Patti đã dựa vào các bản văn tiếng Anh của nhà nước Cộng Sản Việt Nam phát hành vào những năm 1960, 1977 để viết lại bản tường thuật của đương sự gửi về Côn Minh vào buổi tối ngày 02 tháng 09 năm 1945. Đây chỉ là một nghi vấn bởi vì trong phần Lời Tựa Patti cho biết rằng kể từ năm 1946 đương sự đã phác thảo một bản tường thuật ngắn gọn về thời điểm xáo động năm 1945 tại Đông Dương nhưng phải bỏ dở vì bị vướng mắc nhiều điều ràng buộc về bí mật quốc phòng và kỹ luật quân đội của Hoa Kỳ. Cho đến mãi sau khi quân đội Hoa Kỳ rút hết khỏi Việt Nam vào tháng 3 năm 1973, tác giả mới cố gắng thu thập lại một cách khó khăn các các bản tài liệu ghi chép cũ của mình đã bị phân tán trong nhiều bộ phận, cơ quan của chính quyền Hoa Kỳ. Tác giả không nói rõ là có tìm lại được hay không bản tường thuật nguyên thủy về biến cố ngày 02-09-1945 cùng với bản dịch ra tiếng Anh Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày hôm đó do chính đương sự thảo viết để trình gửi về Côn Minh. Sách Why Viet Nam? được phát hành trong khoản những năm 1980-1982 nhưng tác giả không cho biết là bản phúc trình viết ra trong sách có phải là bản sao y lại bản phúc trình cũ mà đương sự đã viết và gửi về Côn Minh vào đêm 02 tháng 09 năm 1945 hay không hay chỉ là bản phúc trình viết lại nhưng lần nầy đã dựa theo 2 bản dịch tiếng Anh của nhà nước Cộng Sản Việt Nam do NXB Ngoại Văn Hà Nội (Hanoi: Foreign Language Publishing House) phát hành vào những năm 1960 và 1977 như đã viện dẫn ở các trang trước đây. (ii) Nếu bản thuyết trình do tác giả A L.A Patti viết lại trong sách Why Viet Nam ? chính là bản nguyên thủy của đương sự thì rất có thể là phiên bản Lời Tuyên ngôn Độc Lập dịch ra tiếng Anh do Đảng Cộng Sản Việt Nam phổ biến trên mạng Báo Điện Tử Đảng CSVN@ đã dựa vả bản Phúc Trình trong sách ‘Why Viet Nam?’ của Patti để tái xuất bản Lời Tuyên Ngôn Độc Lập của HCM vào ngày 02 tháng 09 năm 1945. Bởi vì trong ngày đó HCM chỉ tuyên đọc bằng tiếng Việt Nam cho người dân Việt Nam ở Hà Nội nghe mà thôi, không có tuyên đọc bằng bất cứ một ngoại ngữ nào khác hay nói khác đi là không có ____________________ @ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News_English/News_Detail_E.aspx?CN_ID=150917&CO _ID=30035 .Cũng xem : http://coombs.anu.edu.au/~vern/van_kien/declar.html. Cũng xem: http://www.marxists.org/reference/archive/ho-chi-minh/works/1945/declaration-independence.htm
VSTK - 2912
1 2 3
hay nói khác đi là không có bản Tuyên Ngôn Độc Lập 02/09/1945 bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp do chính HCM soạn thảo để tuyên đọc công khai trong ngày đó. Theo lời viết lại của Patti thì: Chiều tối hôm đó, báo chí địa phương mới cung cấp cho chúng tôi một bản in lại nguyên văn lời tuyên bố của ông Hồ; chúng tôi dịch và chuyển ngay bằng điện đài cho Côn Minh. Tôi cũng gửi kèm theo bằng đường hàng không bài tường trình và nhận định riêng của tôi. (Late in the afternoon the local press provided us with a verbatim text of Ho’s speech, which we promptly translated and transmitted by radio to Kunming. I also sent by air courier my own paraphrased descripotion and interpretation.)99
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26
27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
(4) - Các bản văn tiếng Pháp tìm thấy trên các sách vở hay tài liệu ngoại quốc và gần đây trên nhiều mạng lưới Internet thường không cho biết đây có phải là từ một bản gốc tiếng Pháp nào đó do HCM viết ra cùng một thời điểm với bản văn tiếng Việt đọc trong ngày 02 tháng 09 năm 1945 ở Hà Nội hay là do những tác giả ngoại quốc hoặc chính quyền bảo hộ Pháp vào thời đó đã dịch ra tiếng Pháp. Trong thành phần Chính Phủ Lâm Thời của Việt Minh, người ta thấy có các nhân vật sau đây có khả năng về Pháp ngữ để có thể viết ra Bản Tuyên Cáo nầy dưới hình thức song ngữ Việt-Pháp: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và Phạm Ngọc Thạch. \ Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được một bản văn Tuyên Bố Độc Lập ngày 02/09/1945 bằng tiếng Pháp do nhà nước Cộng Sản Việt Nam chính thức và công khai phổ biến. Từ đầu năm 1944 đến năm cuối năm 1945, có nhiều người ngoại quốc đặc biệt ở Hà Nội được xem như là những nhân chứng quan trọng đã sống, đã nghe, đã thấy và đã viết lại trên giấy trắmg mực đen những biến cố lịch sử Việt Nam trong khoản thời gian nầy. (i)- Thiếu tá Jean R. Sainteny (1907-1978), trưởng toán một đơn vị tình báo M5 của Pháp ở Côn Minh/Trung Hoa. M5 là một chi nhánh của Ủy Ban Liên Lạc Sự Vụ Pháp Quốc Viễn Đông SLFEO (Section de Liaison Française en Extrême Orient) ở Calcutta/Ấn độ. M5 cũng là một nhân viên của Tổng Cục Tình Báo DGER ở Paris từ tháng 04 đến tháng 10 năm 1945 (Direction Générale des Études et Recherches). Sainteny là người đã từng trãi kinh nghiệm rất nhiều về tình hình Đông Dương kể từ năm 1929-1931 trong chức vụ chuyên gia Ngân hàng và Bảo hiểm. Ngày 22 tháng 08 năm 1945, đương sự được đơn vị tình báo Mỹ OSS chuyên chở bằng phi cơ để nhảy dù xuống Hà Nội với chức vụ là uỷ viên đại diện của nước Pháp Cộng Hòa ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ do chính quyền De Gaulle ở Paris ủy nhiệm và sau đó trở thành một nhân vật ngoại giao khi được chính phủ Pháp giao cho chức vụ Tổng Đại diện cho Pháp bên cạnh chính quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1954 đến năm 1947. Cuốn sách Histoire d’une Paix Manquée/ Lịch Sử của một Cuộc Hoà Bình dang dở do nhà Xuất Bản Amiot Dumont/Paris phát ________________
Archimed L.A. Patti, Why Viet Nam? Prelude to America’s Albatross. University of Califonia Press (L.A/USA, 1982 ) tr. 251. 99
VSTK - 2913
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
hành vào năm 1953, phần liệt kê các phụ bản nơi các trang 234, 235, 236 là toàn văn bằng tiếng Pháp bản Tuyên Bố Độc Lập ngày 02 tháng 09 năm 1945 của thể chế Cộng Hòa của nước Việt Nam: Déclaration d’Indépendance de La République du Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý là Sainteny không dùng danh xưng Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam cho đề tựa của bản văn (trang 234) và trong phần nội dung, nơi gần cuối trang 235 thì cũng chỉ dùng chữ pour fonder la République (thành lập chế độ Cộng Hoà). Tuy nhiên, nơi trang 235 cũng có câu …a fondé la République démocratique du Viêt Nam (đã thành lập chế độ Cộng Hòa dân chủ) và gần cuối trang 236, lại có câu: ‘Pour ces raisons, nous, members du Gouvernement Provisoire de la République démocratique du ViêtNam, proclamons solennellement au monde entire: . . . .’ (Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Cộng hoà dân chủ, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể thế giới rằng: . . . .’.
Nguyên văn bản Tuyên Ngôn bằng tiếng Pháp trong sách của J.Sainteny như sau: Déclaration d’indépendance de la République
14
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51
“Tous les hommes sont nés égaux. Le Créateur nous a donné des droits inviolables: le droit de vivre, le droit d'être libre et le droit de réaliser notre bonheur.” Cette parole immortelle est tirée de la Déclaration d'Indépendance des États-Unis d'Amérique en 1776. Prise dans un sens plus large, cette phrase signifie : tous les peuples sur la terre sont nés égaux ; tous les peuples ont le droit de vivre, d'être heureux, d'être libres. La Déclaration des Droits de l'Homme et du Citoyen de la Révolution française de 1791 proclame également : « Les hommes naissent et demeurent libres et égaux en droits. » Ce sont là des vérités indéniables. Et pourtant, pendant plus de quatre-vingts années, les colonialistes français, abusant de leur “liberté. égalité, fraternité”, ont violé la terre de nos ancêtres et opprimé nos compatriotes. Leurs actes vont à l’encontre des idéaux d'humanité et de justice. Dans le domaine politique, ils nous ont privés de toutes les libertés. Ils nous ont imposé des lois inhumaines, ils ont constitué trois régimes politiques différents dans le Nord, dans le Centre et dans le Sud du Viet Nam pour détruire notre unité nationale , historique et ethnique. Ils ont édifié plus de prisons que d'écoles. Ils ont sévi sans merci contre nos patriotes. Ils ont noyé nos révolutions dans les fleuves de sang. Ils ont subjugué l’opinion publique et pratiqué l’obcurantisme sur la plus large échelle. Ils nous ont imposé l'usage de l'opium et de l'alcool pour affaiblir notre race. Dans le domaine économique, ils nous ont exploités sans vergogne, ils ont réduit notre peuple à la plus noire misère et saccagé impitoyablement notre pays. Ils ont spolié nos rizières, nos mines, nos forêts, nos matières premières. Ils ont détenu le privilège d'émission des billets de banque,le monopole du commerce extérieur. Ils ont inventé des centaines d'impôts injustifiables, acculé nos compatriotes, surtout les paysans et les commerçants, à l'extrême pauvreté. Ils ont empêché notre capital capital de fructifier; ils ont exploité nos ouvriers de la manière la plus barbare. A l’automne de l’année 1940, quand les fascistes japonais, en vue de combattre les Alliés, ont envahi l'Indochine pour organiser de nouvelles bases de guerre, les imperalistes français se sont rendus à genoux pour leur livrer notre pays. Dès lors, notre peuple, sous le double joug japonais et français, est saigné littéralement. Le résultat a été terrifiant. Du Quang tri au Nord, 2.000.000 de nos compatriots sont morts de faim dans les premiers mois de cette année. Le 9 mars dernier 1945, les Japonais désarmèrent les troupes françaises. De nouveau, les Français se sont enfuis ou biense sont rendus sans conditions. Ainsi, ils n’ont été VSTK - 2914
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
nullemment capable de nous “protéger”; bien au contraire, dans l’espace de cinq ans, ils ont par deux fois vendu notre pays aux Japonais. Avant le 9 mars, à plusieurs reprises, la Ligue Viet Minh a invité les Français à se joindre à elle pour lutter contre les Japonais. Les Français, au lieu de répondre à cet appel, ont sévi de plus belle contre les partisans du Viêt Minh. Ils sont allés jusqu’à assassiner un grand nombre de nos condamnés politiques) incarcérés à Yen Bay et à Cao Bang lors de leur débandade. Malgré tout cela, nos compatriotes on continué à garder à l’égard des Français une attitude indulgente et humaine. Après les événements du 9 mars, la Ligue Viêt Minh a aidé de nombreux Français à tarverser la frontière, en a sauvé d’autres de prisons nippones et a, en outre, protégé la vie et les biens de tous les Français. En fait, depuis l’automne de 1940, notre pays a cessé d’être une colonie française pour devenir une possession nippone. Après la reddition des Japonais, notre peuple tout entier s’est levé pour reconquérir sa souveraineté nationale et a fondé la République démocratique du Viet Nam. La vérité est que nous avons repris notre indépendance des mains des Japonais et non de celles des Français. Les Français s'enfuient, les Japonais se rendent, l'empereur Bao-Daï abdique, notre peuple a brisé toutes les chaînes qui ont pesé sur nous pendant près de cent ans pour faire de notre Viet Nam un pays indépendant. Notre peuple a, en même temps, renversé le régime monarchique établi depuis des dizaines de siècles, pour fonder la République. Pour ces raisons, nous, membres du Gouvernement Provisoire représentant la population entière du Viêt-Nam, déclarons, n’avoir plus désormais aucun rapport colonial avec la France impérialiste, annuler tous les traités que la France a signés au sujet du Viet Nam, abolir tous les privilèges que les Français se sont arrogés sur notre territoire. Tout le peuple du Viet Nam, animé d’une même volonté, est déterminé à lutter jusqu’au bout contre toute tentative d’agression de la part des impéralistes français. Nous sommes convaincus que les Alliés qui ont reconnu les principes de l’égalité des peuples aux conférences de Téhéran et de San Francisco, ne peuvent pas ne pas reconnaître l’indépendance du Viet Nam. Un peuple qui s’est obstinément opposé à la domination française pendant plus de quatre-vingts ans, un peuple qui, durant ces dernières années, s’est décidément rangé du côté des Alliés pour lutter contre le fascisme, ce peuple a le droit d’être libre, ce peuple a le droit d’être indépendant. Pour ces raisons, nous, membres du Gouvernement Provisoire de la République démocratique du Viêt Nam, proclamons solennellement au monde entier : LE VIÊT NAM A LE DROIT D’ÊTRE LIBRE ET INDÉPENDANT ET, EN FAIT, EST DEVENU UN PAYS LIBRE ET INDÉPENDANT. TOUT LE PEUPLE DU VIÊT-NAM EST DÉCIDÉ À MOBILISER TOUTES SES FORCES SPIRITUELLES ET MATÉRIELES, À SACRIFIER SA VIE ET SES BIENS POUR GARDER SON DROIT À LA LIBERTÉ ET À L’INDÉPENDANCE.
Hanoï, le 2 september 1945
42 43
44 45 46
47
48
49
50
51
52
53
Signé: Ho Chi Minh, président ; Tran Huy Lieu, Vo Nguyen Giap, Chu Van Tan, Duong Duc Hien, Nguyen Van To, Nguyen Manh Ha, Cu Huy Can, Pham Ngoc Thach, Nguyen Van Xuan, Vu Trong Khanh, Pham Van Dong, Dao Trong Kim, Vu Dinh Hoa, Le Van Hien.
* Nghi vấn đặt ra là: bản văn tiếng Pháp trên đây có phải là bản dịch chính thức từ ‘Bản Tuyên Ngôn Độc Lập nguyên thủy’ do HCM tuyên đọc ngày 02 tháng 09 năm 1945 mà Sainteny đã được nghe trực tiếp và dịch ngay ra để gửi và báo cáo về cơ quan M5 ở Côn Minh vào ngay buổi tối ngày 02 tháng 9 năm 1945 hay không? Trong sách Histoire d’une Paix Manquée/ Lịch Sử của một Cuộc Hoà Bình dang dở, J. Sainteny không dẫn chiếu nguồn gốc của văn bản tiếng Pháp nầy khiến cho VSTK - 2915
36
người đọc có thể hiểu lầm là do chính đương sự dịch ra tiếng Pháp những lời phát thanh của HCM vào buổi chiều ngày 02 tháng 09 năm 1945 để gửi sang phái bộ của Pháp ở Côn Minh/ Trung Hoa (tướng Alessandri và một viên chức cựu trào của nước Pháp là Pignon) hoặc cơ quan SLFEO ở Calcutta/Ấn Độ. Chuyện nầy không thể xảy ra bởi vì mọi liên lạc thư từ, văn kiện của Sainteny từ Hà Nội gửi đi đều tùy thuộc vào phương tiện chuyển vận bằng máy bay Mỹ từ Côn Minh đến Hà Nội để yểm trợ và liên lạc với toán tình báo OSS của Patti. Ngay trong ngày 2 tháng 9 năm 1945, Sainteny cũng có dùng vô tuyến viễn thông để báo cáo một cách tổng quát không đầy đủ chi tiết tình hình náo động ở Hà nội gửi qua Côn Minh và Calcutta vì đương sự chỉ có thể quan sát, nghe ngóng từ xa chứ không được tham dự trực tiếp và kề cận như trường hợp của Patti.100 Đương sự bị cô lập hóa trong trong dinh của cựu thống sứ Bắc Kỳ. Ngày 3 tháng 9 năm 1945, Patti đề nghị rằng sẽ chuyên chở giúp các giấy tờ báo cáo, tài liệu của Sainteny qua một chuyến máy bay của Mỹ vừa mới từ Côn Minh đến phi trường Gia Lâm ở Hà Nội. Số tài liệu, giấy tờ, báo cáo, phúc trình nầy bị thất thoát biến mất một cách khó hiểu và không bao giờ tới tay các cấp chỉ huy của Sainteny ở Côn Minh và Calcutta. Patti chỉ viện dẫn những lý do vu vơ để biện minh cho sự thất thoát nầy.101 Trong sách Why Viet Nam, Patti có cho biết là vào buổi chiều tối ngày 02-02-1945 báo chí địa phương có cung cấp cho đương sự một bản nguyên văn lời tuyên bố của ông Hồ. Trong sách Histoire d’une Paix manquée, Sainteny không đề cặp gì về việc báo chí địa phương có hay không cung cấp cho tác giả một bản nguyên văn lời tuyên bố của ông Hồ giống như Patti đã nhận được. Từ đó có thể suy định rằng, vì ở trong tình trạng cô lập hoá, Sainteny chỉ được nghe một cách lờ mờ những lời tuyên đọc bằng tiếng Việt của HCM trong ngày 02 tháng 09 năm 1945 mà cũng không nhận được một văn bản nguyên văn tuyên bố nào của ông Hồ vào buổi chiều hôm đó hay nói khác đi là Sainteny chưa bao giờ tự mình dịch thuật ra tiếng Pháp nguyên văn lời tuyên bố độc lập của ông Hồ để báo cáo về cấp trên của đương sự ở Côn Minh và Calcutta. Như vậy, bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 02/09/1945 bằng tiếng Pháp trong sách Histoire d’une Paix manquée đã lấy từ đâu để đặt vào phần Phụ Bản/Annex II nơi các trang 234 – 236?
37
(ii)- Philippe Devillers : Để trả lời câu hỏi vừa kể trên thì cần tham
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
38
39
khảo một đoạn văn trong sách Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952 của tác giả Philippe Devillers nơi trang 143. Thoạt mới nhìn thì tưởng rằng _________________
Jean Sainteny, HISTOIRE D’UNE PAIX MANQUÉE, Indochine 1945-1947 (Lịch Sử của một Cuộc Hoà Bình dang dở, Đông Dương 1945-1947). (NXB Amiot Dumont/Paris,1953), tr.93. 101 Jean Saiteny HISTOIRE D’UNE PAIX MANQUÉE, s.đ.d.,tr.95. 100
VSTK - 2916
1
2
3
4
5
6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
18
19 20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
đoạn văn nầy gồm có những câu, những chữ, trong bản văn tiếng Pháp của Sainteny được cắt xén, xắp xếp lại theo cách riêng của Devillers, không sai chạy hay thiếu xót một chữ nào. Tuy nhiên, nếu đọc thêm phần ghi chú của Devillers thì người đọc sẽ thấy được nguồn tài liệu mà tác giả đả tham chiếu để viết thành đoạn văn đó như sau: [“. . .Notre peuple a brisé toutes les chaînes qui ont pesé sur nous pendant près de cent ans pour faire de notre Viet Nam un pays indépendant. Nous, membres du Gouvernement Provisoire représentant la population entière du Viêt-Nam, déclarons, n’avoir plus désormais aucun rapport colonial avec la France impérialiste, annuler tous les traités que la France a signés au sujet du Viet Nam, abolir tous les privilèges que les Français se sont arrogés sur notre territoire. . . . Tout le peuple du Viet Nam, animé d’une même volonté, est déterminé à lutter jusqu’au bout contre toute tentative d’agression de la part des impéralistes français . . . . Le Viêt-Nam a le droit d’être libre et indépendent et en fait est devenu libre et independent. Tout le people du Viêt-Nam est déecidé à mobiliser toutes ses forces, spirituelles et matérielles, à sacrifier sa vie et ses biens pour garder son droit à la liberté et à l’indépendance.”6]
Mục ghi chú số #6 phía dưới trang143 ghi: 6. La République, Hanoi, no1, 18 Octobre 1945. (báo Cộng Hòa, Hà Nội, số 1, ngày 18 tháng 10 năm 1945.)
Ghi chú số #6 nầy cho biết rằng tác giả đã tham khảo và trích dẫn đoạn văn kể trên từ một bản văn hay một bài viết nào đó đăng trên báo La République số 1, xuất bản tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 10 năm 1945. Từ ghi chú nầy có thể rút ra những suy định như sau: Phillipe Devillers không có mặt tại Hà nội trong những ngày sôi động của tháng 09 năm 1945 cho nên đương sự không được nghe trực tiếp lời đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập của HCM ở Hà Nội. Một đoạn viết giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Philippe Devillers nơi mặt trong trang bìa sau của sách Histoire du Viêt-Nam củng cố sự suy định nầy: từ đầu tháng 10 năm 1945 đương sự mới được chính phủ Pháp thuyên chuyển từ Paris sang Đông Dương với chức vụ tùy viên báo chí của tướng Leclerc đồng thời cũng là phóng viên của tờ báo Pháp Le Monde. Cuối năm 1946 đương sự trở về Pháp để bắt đầu thâu thập tài liệu, chứng cứ để viết thành sách Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952 phát hành vào năm 1952. Tờ báo La République số 1 , xuất bản tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 10 năm 1945 là một trong số các sách, báo, tài liệu đã được đương sự tham cứu. Rất có thể là đương sự đã được đọc được tờ báo La République số 1 nầy trong khoảng thời gian đương sự đang công tác ở Đông Dương từ tháng 10/1945 đến cuối năm 1946. Vào khoản 35 năm sau (1988), nhiều tài liệu quan trọng của nhiều chính quyền quốc gia có dính líu vào chiến tranh Đông Dương được giải tỏa bí mật cho công chúng những điều ‘giữ kín” mà từ trước đến nay rất ít người biết ngoại trừ những người trong cuộc. Từ những tài liệu, công văn, giấy tờ, hình ảnh được giải mật nầy, Philippe Devillers lại một lần VSTK - 2917
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
nữa phơi bày những vấn đề lịch sử có tính cách hoả mù, che dấu trong cuộc chiến tranh Đông Dương trong khoảng những năm 1944-1947 trong một quyển sách khác có chủ đề là “Paris- Saigon- Hanoi. Les archives de la guerre 1944-1977”. Trong sách nầy, nơi trang 81- 82, tác giả đã ghi lại hầu như hoàn toàn bản tuyên ngôn độc lập ngày 02-091945 bằng tiếng Pháp xen lẫn với những đoạn khảo luận riêng của tác giả viết bằng chữ nghiêng. Tác giả ghi rõ nguồn trích dẫn nơi số 46, trang 384 như sau: 46. La République, Hanoi, no 1, 18-10-1945. Nếu đem so chiếu với bản tiếng Pháp trong sách “Histoire d’une paix manquée” của Jean Sainteny thì có một số khác biệt như sau: 1*- Déclaration d’indépendance de la République du Viet Nam. (Sainteny) *- (Devillers) không có phần đầu đề nầy nhưng thay vào đó đương sự đã viết lời khảo luận riêng của mình bằng chữ viết nghiêng như sau : ‘. . .Hô Chi Minh proclame la République (la “République démocratique du Vietnam”, désormais RDVN) et, en meme temps, l’indépendance.’ 2*- Tous les hommes sont nés égaux.(Sainteny) *- Tous les hommes naissent égaux.(Devillers) 3*- Ainsi, ils n’ont été nullemment capable de nous “protéger”; bien au contraire, dans l’espace de cinq ans, ils ont par deux fois vendu notre pays aux Japonais. (Sainteny) *- Ceux-ci, disait Hô, bien loin de nous protéger, ont par deux fois en l’espace de cinq ans vendu notre pays aux japonais. […] (Devillers) 4*- Les Français s'enfuient, les Japonais se rendent, l'empereur BaoDaï abdique, notre peuple a brisé toutes les chaînes qui ont pesé sur nous pendant près de cent ans pour faire de notre Viet Nam un pays indépendant. Notre peuple a, en même temps, renversé le régime monarchique établi depuis des dizaines de siècles, pour fonder la République. (Sainteny) *- Les Français s'enfuient, les Japonais se rendent, l'empereur BaoDaï abdique, notre peuple a brisé toutes les chaînes qui ont pesé sur nous pendant près de cent ans pour faire de notre Viet Nam un pays indépendant. Notre peuple a, en même temps, renversé le régime monarchique établi depuis des dizaines de siècles, pour fonder la République démocratique. (Devillers) 5*- Pour ces raisons, nous, membres du Gouvernement Provisoire représentant la population entière du Viêt-Nam, déclarons, n’avoir plus désormais aucun rapport colonial avec la France impérialiste, annuler tous les traités que la France a signés au sujet du Viet Nam, abolir tous les privilèges que les Français se sont arrogés sur notre territoire. (Sainteny) VSTK - 2918
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15 16 17
18
19
20
21
22
23
24
25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45
* Nous, membres du Gouvernement Provisoire représentant la population entière du Viêt-Nam, déclarons, n’avoir plus désormais aucun rapport colonial avec la France impérialiste, annuler tous les traités que la France a signés au sujet du Viet Nam, abolir tous les privilèges que les Français se sont arrogés sur notre territoire. […] (Devillers) 6*- Hanoï, le 2 september 1945 Signé: Ho Chi Minh, président ; Tran Huy Lieu, Vo Nguyen Giap, Chu Van Tan, Duong Duc Hien, Nguyen Van To, Nguyen Manh Ha, Cu Huy Can, Pham Ngoc Thach, Nguyen Van Xuan, Vu Trong Khanh, Pham Van Dong, Dao Trong Kim, Vu Dinh Hoa, Le Van Hien. (Sainteny) *- (Devillers) không ghi ra phần nầy. Trong những sự khác biệt vừa kể trên, khác biệt số 1* là quan trọng và đáng chú ý với một câu viết của Devillers, nhất là đối với cách hành văn trong dấu ngoặc đơn: Hô Chi Minh proclame la République (la“République démocratique du Vietnam”,désormais RDVN). *Tạm dịch: Hồ Chí Minh tuyên lập chính thể Cộng Hoà (“Chính thể Cộng Hoà Dân Chủ của nước Việt Nam”, kể từ đó gọi là Nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam). Philippe
Devillers có hậu ý gì hay chăng khi đặt bút viết theo kiểu như thế? Nghi vấn nầy sẽ được khảo luận sau. (iii)- Dưới đây là một bản Tuyên Ngôn Độc Lập Độc Lập ngày 02 tháng 09 năm 1945 bằng tiếng Anh không do Việt Minh hay đảng và chính quyền Cộng Sản Việt Nam dịch thuật và phổ biến: Declaration of Independence of the Republic of Viet Nam All men are created equal. . . . They are endowed by their Creator with certain inalienable rights. Among these are life, liberty, and the pursuit of happiness.” These immortal words are from the Declaration of Independence of the United States of America in 1776. Taken in a broader sense, these phrases mean: “All peoples on earth are born equal; all peoples have the right to live, to be free, to be happy.” The Declaration of the Rights of the Man and Citizen of the French of 1791 also proclaimed: “Men are born and remain free and with equal rights.” These are undeniable truths. Nevertheless for more than eighty years the French imperialists, abusing their “liberty, equality, and fraternity,” have violated the land of our ancestors and oppressed our countrymen. Their acts are contrary to the ideals of humanity and justice. In the political domain, they have deprived us of all our liberties. They have imposed upon us inhuman laws. They have established three different political regimes in the North, the Center, and the South of Viet Nam in order to destroy our historic and ethnic national unity. They have built more prisons than schools. They have acted without mercy toward our patriots. They have drenched our revolutions in rivers of blood. They have subjugated public opinion and practiced obscurantism on the broadest scale. They have imposed upon us the use of opium and alcohol to weaken our race. In the economic domain, they have exploited us without respite, reduced our people to the blackest misery and pitilessly looted our country VSTK - 2919
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52
They have despoiled our ricelands, our mines, our forests, our raw materials. They have retained the privilege of issuing bank-notes and a monopoly of foreign trade. They have invented hundreds of unjustified taxes, condemning our countrymen, especially the peasants and small merchants, to extreme poverty They have prevented our capital from fructifying; they have exploited our workers in the most barbarous fashion. In the autumn of 1940 when the Japanese Fascists, with a view to fighting the Allies, invaded Indochina to organize new war bases, the French imperialists, on their knees, surrendered our country. Since then, under the double Japanese and French yokes, our people literally bled. The result has been terrifying. From Quangtri to the North, two million of our countrymen died of famine in the first months of this year. On March 9, 1945, the Japanese disarmed the French troops. Once again, the French either fled or unconditionally surrendered. Thus they have been totally incapable of “protecting� us; on the contrary, in the space of five years they have twice sold our country to the Japanese. Before March 9, the League of Viet-Minh several times invited the French to join it in struggle against the Japanese. Instead of responding to this appeal, the French struck all the harder at the partisans of the Viet-Minh. They went as far as to murder a large number of the political prisoners at Yen Bay and Caobang during their rout. Despite all this, our countrymen have continued to maintain a tolerant and human attitude toward the French. After the events of March 9, the League of Viet Minh helped many Frenchmen to cross the frontier, saved others from Japanese prisons, and besides protected the lives and property of all Frenchmen. In fact, since the autumn of 1940, our country has ceased to be a French colony and became a Japanese possession. After the surrender of the Japanese, our entire people rose to regain their sovereignty and founded the Democratic Republic of Viet Nam. The truth is that we seized our independence from the hands of the Japanese and not from the hands of the French. The French fleeing, the Japanese surrendering, Emperor Bao Dai abdicating, our people broke all the chains which have weighed upon us for nearly a hundred years and made our Viet Nam an independent country. Our people at the same time overthrew the monarchical regime established for tens of centuries and founded the Republic. For these reasons we, members of the Provisional Government, representing the entire population of Viet Nam, declare that we shall henceforth have no relations with imperialist France, that we cancel all treaties which France has signed on the subject of Viet Nam, that we abolish all the privileges which the French have arrogated to themselves on our territory. All the people of Viet Nam, inspired by the same will, are determined to fight to the end against any attempt at aggression by the French imperialists. We are convinced that the Allies who have recognized the principles of equality of peoples at the Conferences of Teheran and San Francisco cannot but recognize the independence of Viet Nam. A people which has obstinately opposed French domination of more than eighty years, a people who during these last years ranged themselves definitely on the side of the Allies to fight against Fascism, this people has the right to be free. This people must be independent. For these reasons, we, members of the Provisional Government of the Democratic Republic of Viet Nam, solemnly proclaim to the entire world: Viet Nam has the right to be free and independent and is, in fact, free and independent. All the people of Viet Nam are determined to mobilize all their spiritual VSTK - 2920
1 2
3 4 5 6 7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27 28 29
30
31
32
33
and material strength, to sacrifice their lives and property, to safeguard their right to liberty and independence Hanoi, September 2, 1945 Signed: Ho Chi Minh, President. Tran Huy Lieu, Vo Nguyen Giap, Chu Van Tan, Duong Duc Hien, Nguyen Van To, Nguyen Manh Ha, Cu Huy Can, Pham Ngoh Thach, Nguyen Van Xuan, Vu Trong Khanh, Pham Van Dong, Dao Trong Kim, Vu Din Hoc, Le Van Hien.
Bản văn Tuyên Ngôn Độc Lập bằng tiếng Anh nầy có những điểm chú ý như sau: 1*- Đầu đề bản văn ghi : ‘Declaration of Independence of the Republic of Viet Nam’ tương ứng với sách Histoie d’une paix manquée của Sainteny. 2*- Câu mở đầu: dùng chữ ‘created’ (được tạo dựng) thay vì sont nés (được sinh ra) trong sách Histoire d’une paix manquée của Sainteny và naissent (sinh ra) trong sách Paris-Saigon-Hanoi của Devillers. 3*- ‘The French fleeing, the Japanese surrendering, Emperor Bao Dai abdicating, our people broke all the chains which have weighed upon us for nearly a hundred years and made our Viet Nam an independent country. Our people at the same time overthrew the monarchical regime established for tens of centuries and founded the Republic.’ Đoạn văn tiếng Anh nầy hoàn toàn tương hợp với sách của Jean Sainteny kể từ đoạn ‘Les Français s'enfuient, les Japonais se rendent, l'empereur Bao-Daï abdique . . .’ 4*- Bản tiếng Anh nầy: (i) được ghi chú là dịch ra từ một bản tuyên ngôn đăng trên tờ báo La République số phát hành đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 10 năm 1945, (ii) và được chủ bút Harold Isaacs đăng lên tập san New Cycle in Asia.102 Có tài liệu cho biết rằng ‘đặc phái viên của tờ báo Mỹ Newsweek chuyên về lãnh vực Viễn Đông là Harold Isaccs đến Hà Nội vào tháng 11 năm 1945.’ Thông tin nầy do một người Mỹ cũng là phóng
viên của tờ báo Newsweek ở Việt Nam có tên là Hilaire du Berrier103 đưa ra trong một bài viết tiếng Anh được Madeleine Joba dịch ra tiếng Pháp với tựa đề OSS au Service de Ho Chi Minh trong đó có một đoạn viết như sau: En novembre 1945, on vit arriver à Hanoï M. Harold Isaacs. Il avait joué un rôle actif dans les menées communistes à Chang-Hai entre 1930 et 1933. Harold Isaacs, en qualité de correspondant de la revue Newsweek, vint apporter son écot à la campagne de propagande en faveur de Hô Chi-Minh. (Tháng 11/1945, người ta thấy đến Hà Nội Harolds Isaacs. Đương sự là người đã đóng một vai trò tích cực trong các âm mưu của phe Cộng Sản ở Thượng Hải trong giai đoạn 1930-1933.) Harold Isaacs, trong tư cách là thông tín viên của tạp chí « Newsweek », mang đến phần đóng góp của đương sự vào chiến dịch tuyên truyền cho Hồ Chí Minh.
34 35 36 37 38 39 40 41
_________________ 102
Harold Isaccs (ed.), New Cycle in Asia: Selected Documents on Major International Developments in the Far East, 1943-1947. (Macmillan, N .Y. 1947), pp.163-165. 103 Nguồn Internet 2/7/2011: http://www.tinparis.net/lichsu/OSS_ServiceHoChiMinh.pdf
VSTK - 2921
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Như vậy có thể suy định rằng Harold Isaacs đã dựa vào bản văn Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 đăng trên tờ báo La République, để phiên dịch ra Anh văn rồi đăng lên tập san New Cycle in Asia: Selected Documents on Major International Developments in the Far East, 19431947 do chính đương sự đứng làm chủ bút. (5)* - Từ những phần kê cứu kể trên có thể rút ra những điểm nổi bật như sau: (i) - Có một tờ báo tên là La République xuất hiện tại Hà nội từ ngày 18 tháng 10 năm 1945, sau hơn một tháng ngày HCM tuyên độc bản Tuyên ngôn, có nghĩa là tờ báo nầy chưa xuất hiện ở Hà Nội trong ngày 02 tháng 09 năm 1945. L.A. Patti viết trong sách Why Viêt Nam? rằng ‘Mãi đến tận khuya hôm đó (02-09-1945) Báo chí địa phươngmới cung cấp cho chúng tôi một bản nguyên văn lời tuyên bố của ông Hồ; chúng tôi dịch và chuyển ngay bằng điện đài cho Côn Minh.’104 Trong số báo chí địa phương nầy nhất định là không có tờ báo La République. Các tờ báo địa phương có thể là những tờ báo Việt ngữ của Việt Minh và của đảng Cộng Sản Đông Dương cho lưu hành như Báo Cứu Quốc, Cờ Giải Phóng. Hai báo nầy chỉ xuất hiện kể từ ngày 5-91945 trở về sau. Do đó, báo chí địa phương mà L.A. Patti đề cặp trong sách Why Viet Nam? có thể là một loại truyền đơn phát hành vào khuya ngày 2/9/1945 hoặc rạng ngày 3/9/1945 trong đó có đăng tải nguyên văn bản Tuyên ngôn tiếng Việt của HCM đọc trước dân chúng ở Hà Nội. Có thể là chính từ bản truyền đơn tiếng Việt nầy mà L.A. Patti đã dựa vào để cùng với anh lính ‘Mỹ thông ngôn người bản xứ’ đồng thời cũng là nhà báo giả hiệu Lê Xuân chuyển dịch ra tiếng Anh để gửi báo cáo về Côn Minh. (ii) – Có một bản dịch ra ngoại ngữ những lời Tuyên ngôn Độc lập tiếng Việt do HCM đọc vào ngày 02 tháng 09 năm 1945. Bản dịch ngoại ngữ nầy là bản tiếng Pháp. Không rõ do ai đã dựa vào đâu và từ lúc nào để tiến hành công việc dịch thuật rồi đăng lên tờ báo La République số phát hành đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 10 năm 1945. (iii) - Báo Cứu Quốc do Mặt Trận Cứu Quốc của Việt Minh chủ trương và phát hành. Báo Cờ Giải Phóng do Trường Chinh làm chủ nhiệm và điều hành. Vậy ai là chủ nhiệm của tờ báo La République và đọc giả của
Lê Xuân đứng cạnh một nhân viên tình bào OSS Mỹ. (Nguồn Internet 2/7/2011: http://www.tinparis.net/lichsu/OSS_ServiceHoChiMinh.pdf) ___________________
104
L.A.Patti, sđd.tr.251.
VSTK - 2922
3
tờ bào nầy là những thành phần, đối tượng nào trong quần chúng Việt Nam ở Hà Nội? Trả lời câu hỏi nầy tức là phải truy tìm nguồn gốc và lý lịch của tờ báo La République (Cộng Hòa).
4
(6) - Báo La République:
1
2
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38 39 40 41 42 43
(i)- Lính Lê dương: tiếng Pháp là Légionaire. Légion étrangère/ Đạo quân người ngoại quốc là một đạo quân tinh nhuệ của Pháp được thành lập năm 1831. Thành phần binh sĩ của đạo quân nầy là những người nước ngoài tình nguyện chiến đấu cho nước Pháp. Nhiệm vụ ban đầu của Lê dương Pháp là bảo vệ và mở rộng các thuộc địa của Pháp, nhưng sau đó đã trở thành một lực lượng quan trọng của quân đội Pháp tham chiến trong hai cuộc chiến tranh thế giới I và II cũng như nhiều cuộc xung đột khác. Sau thế chiến thứ II, có khá nhiều lính lê dương và Bắc Phi trong quân đội Pháp chạy sang hàng ngũ Việt Minh trong thời gian 1945-1954, đa số là binh sĩ và hạ sĩ quan lê dương người Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ukraina, Tunisia, Maroc, Algérie... Một nhóm nhỏ trong số này là những người cộng sản và đã được Việt Minh trọng dụng. Đặc biệt hơn hết là Ernst Frey bí danh Nguyễn Dân, Erwin Borscher bí danh Chiến Sỹ, Rudy Schröder bí danh Lê Đức Nhân đã tham gia Việt Minh ngay từ tháng 9 năm 1945. Một người Đức khác là Heinz Schutte bí danh, Nguyễn Đức Việt được đưa ra chiến khu Việt Bắc làm cố vấn kỹ thuật về vũ khí cho Việt Minh và trở thành đảng viên của đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam. Heinz về sau trở thành một tiến sĩ ngành Xã hội học và chuyên gia nghiên cứu lịch sử về quan hệ giữa Việt Nam và Châu Âu. Trong một bài viết đăng trên tập san Arina Journal, số 28 phát hành năm 2007 với tựa đề là Between the Fronts: German-speaking Intellectuals in the Viet Minh, Heinz Schutt đã viết lại lý lịch và cuộc sống của những người lính Lê Dương Âu Châu của quân đội viễn chinh Pháp là Ernest Frey, Erwin Borscher và Rudy Schröder đã đào ngủ để trở thành những hàng thần đánh thuê cho Việt Minh kể từ lúc Việt Minh cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội. Sau khi Đức Quốc Xả đầu hàng đồng minh ở Âu Châu , Erwin Borscher và Rudy Schröder tình nguyện vào binh chủng Lê Dương và được chuyển đến Sidi-Bel-Abbès ở thuộc địa Pháp Algeria/Bắc Phi để gia nhập trung đoàn thứ 5 Bộ binh người ngoại quốc (Régiment étranger d’innfanterie/R.E.I.). Heinz Schutt viết: ‘Borchers and Schröder were dispatched to Sidi Bel Abbès in Algeria to the 5th REI (Cinquième régiment étranger d’infanterie). . . . . . . . . . .’ ‘They arrived in Saigon on 3 November and soon went by train to the north, heading for Viet Tri, 80 km northwest of Hanoi.’ ‘Schröder and Borchers were to discover the realities of colonial society and the resistance of the Annamites in the eastern highlands of the north. An VSTK - 2923
embryonic version of the French Resistance vouched for the unconditional return of Indochina to the French empire and, consequently, refused any form of co operation with the Viet Minh or the Vietnamese population against the Japanese.
1 2 3 4
‘On 9 March 1945, the Japanese overthrew the colonial regime. The French were blown away, and for the colonized this must have been an illumination and a confirmation: the French colonizers could be beaten.’105
5 6 7
(Schröder và Borchers được gửi tới Sidi-Bel-Abbès để gia nhập Trung đoàn 5 Bộ binh Ngoại quốc (R.E.I.) Họ cập bến Sài Gòn ngày mồng 3 tháng mười một, rồi mấy ngày sau, đi xe lửa ra bắc, đến Việt Trì, cách Hà Nội 80 km về phía tây-bắc. Borchers và Schröder đã nhận thức ra thực tại của chế độ thực dân và được biết người An Nam đang hoạt động kháng chiến ở vùng Đông Bắc. Chủ trương của một tổ chức kháng chiến phôi thai Pháp áp dụng tại Đông Dương thì Đông Dương phải trở về trong vòng phạm vi của đế quốc Pháp, vì vậy tổ chức nầy từ chối mọi sự hợp tác với Việt Minh và dân chúng trong công cuộc kháng Nhật. Ngày 9 tháng ba 1945, Nhật đảo chính, Pháp thua và đối với người dân dưới ách thực dân thuộc địa thì đây là một ánh lửa và một sự xác quyết: có thề đánh hạn thực dân thuộc địa.)
8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
Schutte Heins đã phân tích những yếu tố tâm lý, xã hội,cũng như ảnh hưởng xáo động của tình hình chính trị thế giới đã dẫn đưa Frey, Schroder và Borchers từ một chiến tuyến nầy bỏ sang một chiến tuyến khác sau thế chiến thứ II để rồi không bao lâu sau lại thêm một lần đào ngủ nữa sang một chiến tuyến khác vào lúc khởi đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Frey đến Sài Gòn ngày 01 tháng 07 năm 1941. Cuối năm nầy, đương sự có mặt ở tỉnh Việt Trì để rồi cùng với Schroder, Borchers và ba người bạn Cộng Sản khác cùng nhau thành lập một chi bộ Cộng Sản ngay trong nội bộ của đội binh Lê Dương Pháp ở Bắc Kỳ.106 (ii) – Những người bị mang tiếng là phản quốc 2 lần : Khi chính quyền Pháp do thống chế Pétain lãnh đạo ký văn kiện đầu hàng, nước Pháp bị chia cắt để cho Nazi Đức chiếm đóng và cai trị một nửa lãnh thổ ở phía Bắc còn một nữa lãnh thổ còn lại của nước Pháp ở phía Nam được gọi là nước Pháp Vichy vì chánh phủ của thống chế Pétain phải dời phủ trị về tỉnh lỵ Vichy. Do đó chính quyền thuộc địa và đoàn quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương lúc nầy thuộc chính phủ Pháp Vichy phải uốn mình co cụm hợp tác với quân phiệt Nhật ở Đông Dương vì Nhật là thành phần của khối Trục Đức-Ý-Nhật trong thế chiến II. Nazi Đức chống chủ nghĩa Cộng Sản và bày trừ người Do Thái. Quân phiệt Nhật hiện cũng là kẻ thù của Cộng Sản Liên Sô vì Nhật đã từng tiêu diệt cả một hạm đội hùng mạnh của nước Nga trong chiến tranh thế giới thứ I; hiện tại quân phiệt Nhật đang chiếm đóng Mản Châu và nhiều hòn đảo mà Cộng Sản Liên Sô cho rằng thuộc chủ quyền của nước Nga. ______________________ 105
Schutte Heinz, Between the Fronts: German-speaking Intellectuals in the Viet Minh. Arena Journal, No. 28, 2007: tr. 207-208. 106 Schutte Heinz, s.đ.d. tr.210. VSTK - 2924
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Cũng vào thời điểm nầy, ở Đông Dương lại có thêm một bộ phận địa phương của kháng chiến Pháp không theo chính quyền Vichy ở Đông Dương. Tình huống của chi bộ Cộng Sản Lê Dương ở Bắc kỳ rõ ràng là quá bắp bênh nếu lý lịch Cộng Sản của họ bị chính quyền Vichy hiện tại ở Đông Dương khám phá ra. Thân phận lính Lê Dương của họ cũng sẽ không khá gì hơn nếu một mai chính quyền Kháng Chiến của nước Pháp Tự Do do tướng De Gaulle lãnh đạo trở lại Việt Nam để dẹp loạn Cộng Sản Đông Dương do Việt Minh tổ chức và lãnh đạo. Có thể là các phần tử Lê Dương Cộng Sản nầy cảm thấy cần thiết phải có đồng minh để làm điểm tựa và che chở khi họ tận mắt nhìn thấy sự hợp tác Pháp Vichy-Nhật ở Đông Dương. ‘Họ liền tìm cách liên lạc với những đảng viên xã hội Pháp ở Hà Nội. Họ cũng tìm cách bắt chuyện với những người Việt Nam ở Việt Trì.’107 Shutte Heinz viết: Họ muốn thống nhất chi bộ của họ và bộ phận địa phương của kháng chiến Pháp thành một mặt trận thống nhất để rồi bắt liên lạc với Đảng cộng sản Đông Dương hay Việt Minh.108 Tháng 11 năm 1943, tại trung tâm Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm, Frey gặp một đại diện cao cấp của ĐCSĐD.109 Đầu năm 1944, Borchers gặp tổng bí thư đảng, Trường Chinh, “trên một cánh đồng ruộng ở ngoại ô Hà Nội”, tuy lúc đó Trường Chinh không nói mình là ai. Họ không thể nào ngờ được rằng họ bị tổ chức gián điệp của Việt Minh theo dõi sát cánh từng bước một. . . . .Có lẽ chi bộ Lê Dương đã được sáp nhập vào ĐCSĐD vào đầu mùa hè 1944…….Trường Chinh đã đề nghị các phần tử người Âu chống phát xít hãy cộng tác với Việt Minh song không nhóm nào, phe De Gaulle hay Đảng xã hội, muốn chấp nhận ý tưởng một nước Việt Nam độc lập.
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Vào lúc 20 giờ tối ngày 09 tháng 03 năm 1945, đại sứ Nhật Matsumoto gửi một tối hậu thư đến dinh thống đốc Đông Dương ở Sài Gòn yêu cầu đô đốc Decoux cầu ra lệnh đặt toàn thể binh lực viễn chinh Pháp ở Đông Dương dưới quyền kiểm soát của bộ chỉ huy tối cao quân phiệt Nhật. Ngay đêm đó, quân binh Nhật đã bao vây và bắt giữ toàn bộ quân binh và nhân sự hành chánh của Pháp ở Sài Gòn mà không gặp phải một sức kháng cự nào. Ở Huế và Hà Nội, dù có một vài sự kháng cự không đáng kể của quân binh Pháp nhưng chỉ trong vòng không đầy 24 tiếng đồng hồ, các đoàn ngũ cơ binh quan trọng cùng 2 tứuớng Mordant và Aymé của Pháp đều bị quân Nhật kiềm chế và bắt giữ. Ở Bắc kỳ, một số quân binh dưới quyền chỉ huy của tướng Alexandri và tướng Sabattier thoát chạy lên miền thượng du để sang ẩn náo trên lãnh thổ Trung Quốc. Số binh sĩ Pháp bị quân Nhật bắt giam giữ ở Bắc Kỳ lên đến hàng ngàn người trong số đó có chi bộ Cộng Sản _________________
Schutte Heinz, s.đ.d. tr.210. Schutte Heinz, s.đ.d. tr.211. 109 Schutte Heinz, s.đ.d. tr.211. Nơi mục chú thích số 46 ghi: ‘Cuộc gặp do Georges Walter dàn xếp qua sự trung gian của Louis Caput, bí thư Đảng bộ Bắc Kỳ của Đảng xã hội Pháp.’ 107 108
VSTK - 2925
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Lê Dương; tất cả tù binh Pháp đều bị Nhật đưa đi tập trung ở một trại giam gần tỉnh Hoà Bình. Ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Hội đồng chiến tranh tối cao và nội các quyết nghị đầu hàng vô điều kiện. Tù binh Pháp do quân Nhật bắt giam giữ được trả tự do từ ngày 16 tháng 9 năm 1945110. Gió đả đổi chiều. Chi bộ Cộng Sản Lê Dương và hai người bạn của Frey tìm cách gia nhập vào hàng ngủ của Cộng Sản Việt Minh chống thực dân thuộc địa Pháp đang chuẩn bị trở lại Đông Dương. Shutte Heinz viết như sau: ‘Các tù binh được trả tự do ngày 16 tháng 9. Frey xếp đặt với Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp để đương sự và hai người bạ là Walter Ullrich và Georges Wächter chuyển sang hàng ngũ Việt Nam.’110
10 11 12 13
‘Sau khi những người “phản quốc vì lí tưởng” ấy đã bước sang bên kia, các đương sự được tổng bí thư Trường Chinh phân chia công tác vào cơ quan tuyên truyền (riêng Walter Ullrich công tác trong quân đội, sau được phong hàm trung tá, dưới bí danh Hồ Chí Long; còn Georges Wächter tức Hồ Chí Thọ trước khi làm báo đã theo học trường kĩ sư ở Vienna, nên được sắp xếp làm công tác kĩ thuật và tổ chức). Schröder làm bình luận viên Đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, còn Frey được tướng giác ủy nhiệm nghiên cứu quân sự và tổ chức những lớp học quân sự đầu tiên cho Quân đội Nhân dân. Borchers trở thành trung tá, làm ủy viên chính trị học tập và tuyên truyền địch vận có nghĩa là đương sự chịu trách nhiệm biên soạn các tài liệu tuyên truyền bằng tiếng Pháp và tiếng Đức, và kể từ năm 1951 phụ trách tuyên huấn chính trị cho tù binh chiến tranh người Đức lính Lê Dương. Bộ ba Borchers, Frey và Schröder chuẩn bị xuất bản tuần báo La République (Cộng hoà), rồi Le Peuple (Nhân Dân) “nhằm làm cho người Pháp thấy chính phủ Việt Nam và Việt Minh không phải là phiến loạn mà là những tổ chức hợp pháp, dân chủ. Mọi mưu toan dùng võ lực tái chiếm sẽ được coi là vi phạm nhân quyền”. Có lẽ những tờ báo này cũng nhắm cả giới đọc giả thượng lưu Việt Nam biết tiếng Pháp.
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Tờ báo bốn trang Le Peuple số đầu tiên xuất hiện vào ngày 07/04/1946; số phát hành số 50 ngày 26 tháng 09 năm 1946 là số cuối cùng. Tờ báo kêu gọi tất cả những người hiểu biết ủng hộ nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nước Việt Nam, có nghĩa là phản đối việc tách rời miền Nam (Nam Bộ) ra khỏi đất nước. Le Peuple là một tờ báo tuyên truyền về ý thức hệ. Các tiến sĩ người Đức (Jacques Doyon đã gọi họ như vậy) viết báo dưới những bút hiệu: Frey trở thành Nguyễn Dân, Borchers trở thành Chiến Sỹ, Schröder gọi là Lê Đức Nhân hay Walter R. Stephen; còn một người Đức khác là Siegfried Wenzel@ thì lấy bút hiệu Đức Việt với ý nghĩa vừa là người Đức vừa là người Việt.’111
32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
__________________ 110
Schutte Heinz, s.đ.d. tr.212
@
Wenzel, sinh năm 1920 nguyên là một công nhân máy dệt và làa một cựu phi công của Đức. Tình nguyện vào đội quân Lê Dương Pháp và bị bắt làm tù binh. Đương sự đến Sàigòn ngày 28 tháng 01 năm 1946. Ba tháng sau đương sự gia nhập vào hàng ngủ Việt Minh. Có thể đương sự là người tổ chức tổ phòng không cho quân đội Nhân Dân của Việt Minh. (Shutte Heinz, s.đ.d. mục chú thích số 58 trang 214). 111
Schutte Heinz, s.đ.d. tr. 213-214.
VSTK - 2926
1
(7) – Ai là tác giả phiên dịch bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 từ tiếng Việt ra tiếng Pháp để đăng lên báo La République:
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Từ những sự truy cứu nguồn gốc và lý lịch của những người Đức “phản quốc vì lý tưởng riêng của họ” đưa tới những suy định như sau: (i) – Kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, ở Hà Nội đã có những loại báo chí bằng tiếng Việt do Việt Minh chủ trương và phát hành. Sau ngày 02 tháng 09 năm 1945, chính những loại báo tiếng Việt nầy đã đăng tải lại những lời tuyên bố Độc Lập của Hồ Chí Minh vào buổi trưa ngày 02 tháng 09 năm 1945 để phổ biến cho dân chúng ở Hà Nội. Mặc dù trưởng toán tình báo OSS “đại diện của Mỹ” ở Hà Nội vào lúc đó là thiếu tá Archimedes L.A. Patti kể lại rằng đương sự đã dựa vào một bản nguyên văn Tuyên Ngôn Độc Lập đăng trên một trong những tờ ‘báo địa phương phát hành từ chiều tối ngày 02 tháng 09 năm 1945 để cấp tốc dịch ra tiếng Anh kèm theo báo cáo riêng của đương sự gửi đi Côn Minh nhưng trong sách Why Việt Nam? Patti không đưa ra cho đọc giả thấy tờ hình dáng tờ ‘báo chí địa phương’ mà đương sự đã dựa vào để dịch ngay ra tiếng Anh mà cũng không cho biết tên gọi của tờ báo nầy là gì và do ai cung cấp. Có thể đây chỉ là một bản truyền đơn được in vội vã theo kiểu dã chiến bằng thạch bản vào chiều tối 02/09/1945 gồm có nhiều trang trong đó có in nguyên văn chữ Việt những lời tuyên bố của HCM vào lúc 2 giờ trưa cùng ngày, bản truyền đơn mà Patti gọi là ‘báo chí địa phương’. Khó có thể chấp nhận được rằng vào thời điểm nầy Việt Minh có đủ khả năng về máy móc, cơ sở nhà in để có thể lên khuôn in ấn một tờ ‘báo chí địa phương’ trong vòng mấy tiếng đồng hồ để kịp thời ấn hành và phân phát một cách đại trà cho công chúng ngay vào buổi tối ngày 02/09/1945 hay rạng ngày 03/09/1945. Trong một bài tham luận với tựa đề Hồ Chí Minh’s Independence Declaration (Tuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh), tác giả David G.Marr đã ghi chú như sau: The text of the Declaration was printed as a four-page tract on September 3, then in Cứu Quốc (Hà Nội) 6 (September 5, 1945), and Cơ (Cờ) Giải Phóng (Hà Nội) 16 (September 12, 1945). 112 *Tạm dịch: Nguyên văn Tuyên Ngôn đã được in ra thành một bản truyền đơn bốn trang giấy vào ngày 3 tháng 9, rồi kế tiếp được in ra trên báo Cứu Quốc (ở Hà Nội) số thứ 6 (ngày 5 tháng 9 năm 1945), và trên báo Cờ Giải Phóng (ở Hà Nội) số thứ 16 (ngày 12 tháng 9 năm 1945).
30 31 32 33 34 35 36 37
38
39
40
Như vậy có nghĩa là cho đến ngày 12 tháng 9 năm 1945 chỉ có bản văn Tuyên Ngôn Độc Lập 02/09/1945 bằng tiếng Việt được in ra trên các truyền đơn và báo chí của Việt Minh ở Hà Nội: chưa có một bản văn ____________ David G. Marr, ESSAYS INTO VIETNAMESE PASTS, Hồ Chí Minh Independence Declaration. (Cornell University, N.Y. 1995), chú giải số 17, tr. 226. 112
VSTK - 2927
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Tuyên Ngôn tiếng Anh hay tiếng Pháp nào do Việt Minh chủ động ấn loát và phát hành trong khoảng thời gian từ ngày 03 tháng 09 năm 1945 đến ngày 12 tháng/09/1945. Hơn nữa, những người ngoại quốc ở Hà Nội hay ở các quốc gia khác không thể nào bắt được luồn sóng phát thanh những lời tuyên đọc của HCM ngày 02/09/1945 để tự họ dịch ra Anh ngữ, Pháp ngữ hay bất kỳ một ngoại ngữ nào khác bởi vì trong ngày 02/09/1945 đài phát thanh Hà Nội không có phát sóng. Tại sao? Câu trả lời là vào ngày nầy, mặc dù Nhật đã đầu hàng Đồng Minh nhưng họ vẫn còn bổn phận phải canh giữ những công thự, cơ quan hành chánh, các tuyến đường giao thông và kể cả đài phát thanh Hà Nội mà Việt Minh không thể tự quyền xâm nhập để nối kết bằng đường dây điện thoại vào máy phát sóng của đài phát thanh nầy với mục đích truyền đi khắp nơi lời tuyên bố của HCM như ban tổ chức của Việt Minh đã dự trù. Cũng có thể là các dân quân địa phương nằm vùng của Việt Minh đã chiếm giữ Đài phát thanh Hà Nội từ những ngày cuối cùng của tháng 08/1945 và gây ra tình trạng hư hỏng máy móc kỹ thuật hoặc là vì không có chuyên viên kỹ thuật truyền tin đủ trình độ huấn luyện và học vấn để phụ trách chương trình phát sóng như thường lệ trước đây. Theo David G. Marr thì Việt Minh đã tịch thâu một máy phát sóng lưu động mà người Pháp đã xử dụng trước đây để nối kết việc khai thác và điều hành các vùng hầm mỏ với chính quyền bảo hộ Pháp ở Bắc Kỳ. Tuy nhiên Việt Minh lại không thể chuyên chở dụng cụ phát sóng dã chiến nầy đến địa điểm ‘hành lễ’ vào buổi sáng ngày 02/09/1945 vì quân Nhật đang thi hành bổn phận giữ trật tự an ninh công cộng, ngăn chận và kiểm soát lưu thông xe cộ hướng đến Vườn Bách Thảo ở Hà Nội. David G.Marr chú thích rằng nguồn tin nầy là do một chuyên viên nghiên cứu cao cấp trong Viện Sử Học của chính quyền Việt Nam hiện tại giải thích với tác giả trong một cuộc hội thảo ở Hà Nội vào ngày 12 tháng 03 năm 1990.113 Sự giải thích vừa kể từ một cán bộ trung kiên của đảng Cộng Sản Việt Nam hiện tại chưa đạt tới mức tin cậy thỏa đáng nếu đem so chiếu với những nguồn thông tin khác: (a) - Trong sách ‘Hai Mươi Năm Qua Việc Từng Ngày (1945-1964)’, soạn giả Đoàn Thêm viết: ‘20-8-1945.- Việt Minh chiếm đài Vô tuyến điện Bạch Mai Hà Nội, và phát thanh cổ động trên là sóng 32 thước.’114 (b) – Một cán bộ Cộng Sản Việt Nam cao cấp ở miền Nam có ngang tầm cở và uy thế với HCM ở miền Bắc vào thời điểm ‘Cách Mạng Tháng 8’ đã viết rằng: Từ ngày 25 tháng 8 đến cuối tháng, chúng tôi ở Sài Gòn tuy chưa được trực tiếp với một phái viên chính phủ từ Hà Nội vô, chưa có mật mã với chính phủ Trung ương nhưng chúng tôi đã được hướng dẫn bởi đài phát thanh Hà Nội.
38 39 40
_________________
David G. Marr, ESSAYS INTO VIETNAMESE PASTS, sđd. tr. 224 và chú thích số 5. Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua Việc Từng Ngày (1945-1964). Nhà Sách Xuân Thu/ Sài Gòn, 1960, q. 1, tr.11. 113 114
VSTK - 2928
Vì vậy, theo chỉ thị chung, chúng tôi ráo riết chuẩn bị ngày lễ độc lập 2 tháng 9.115
1
2
3
4
5
Ở miền Nam, Sài Gòn từ sáng ngày 02/09/1945 dân chúng tụ hợp biểu tình rất đông theo lời kêu gọi của Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ (Cộng Sản Việt Minh miền Nam). Họ xôn xao chờ đợi được nghe lời tuyên bố Độc Lập của Hồ Chí Minh. Mục đích chính của cuộc biểu tình ngày 2 tháng 9 là nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Hà Nội đọc Tuyên ngôn độc lập. Rồi toàn thể dân biểu tình ở Sài Gòn (cũng như ở các thị xã khác toàn Nam Bộ) cùng một lúc làm lễ tuyên thệ …, yên trí chờ 2 giờ chiều thì bắt đầu. ....... Đúng giờ, cụ Hồ đọc Tuyên ngôn đọc lập, chờ mãi mà không nghe gì. Chờ hơi lâu sốt ruột, đâu đó quần chúng hét lên: “Nó phá rồi! Nó phá rồi!”. (Sau nầy mới biết rằng hôm ấy đài Hà Nội không phát sóng được).116
6 7 8 9 10 11 12 13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
(ii)- Từ 02/09/1945 đến 16/09/1945 (tức là ngày các binh sĩ Pháp bị Nhật giam giữ được trả tự do) chưa có bản Tuyên ngôn dịch ra tiếng Pháp bởi vì chưa có ai phụ trách việc dịch thuật nầy cho đến khi có những người Cộng sản Lê Dương về đầu thú với Việt Minh. Những người Cộng Sản Lê Dương nầy không được nghe trực tiếp lời tuyên bố Độc Lập của HCM trong ngày 2-9-1945. Ngay cả dân chúng ở vùng ngoại vi Hà Nội cũng không thể nghe được lời tuyên bố của HCM qua máy radio vì ngày hôm đó đài phát thanh ở Hà Nội không có phát sóng. Cũng không có ghi lại bằng máy thu băng những lời tuyên đọc của HCM trong ngày 02-091945. Theo David G. Marr thì giọng nói của HCM tuyên đọc ngày 02 tháng 09 năm 1945 đã được chính quyền Cộng Sản Việt Nam đạo diễn, dàn dựng để thu băng - không phải ngay trong ngày 02 tháng 09 1945 nhưng kể từ 10 năm sau ngày đó tức là vào khoảng cuối năm 1955: A recording of this speech, admittedly by Hồ a decade later, and without benefit of audience, reveals a firm, resonant voice with obvious rhetorical talents, for example in the emphasing given to particular words or the use of pauses for dramatic effect.117 *Tạm dịch: Một sự ghi âm của bài diễn văn nầy, được thừa nhận là của chính ông Hồ hằng chục năm sau, và chẳng có lợi ích gì cho thính giả, đã biểu lộ được một giọng nói mạnh mẽ, vang dội, cường điệu một cách tài ba, chẳng hạng như sự nhấn mạnh vào những từ ngữ đặc biệt hay cách xử dụng chỗ ngắt giọng để tạo ra ấn tượng bi thảm.
27 28 29 30 31 32 33 34 35
36
37
38
Cũng theo chú giải của David G.Marr thì chương trình thu băng vừa kể trên đã được thực hiện tại đài phát thanh Hà Nội dưới hình thức những cuộn băng cassette để đính kèm theo quyển Tự Điển Hồ Chí Minh _________________
Trần Văn Giàu, HỒI KÝ TRẦN VĂN GIÀU, Ngày 2 tháng 9: Máu đồng bào bắt đầu chảy ở Sài Gòn . Phần thứ 5, đoạn 5, mục 12: Nguồn Internet lấy xuống ngày 11/07/2011 từ http://chutungo.wordpress.com. 116 Trần Văn Giàu, s.đ.d. 117 David G. Marr, ESSAYS INTO VIETNAMESE PASTS, sđd. tr. 226. 115
VSTK - 2929
1
2
3
4
5
6
7
8
Sơ Giản phát hành sau nầy. Ngoài ra G.Marr còn chú giải thêm rằng một cán bộ giáo dục cao cấp của Cộng Sản Việt Nam chuyên ngành lịch sử là Trần Quốc Vượng đã cho biết có một tư nhân ngoại quốc ở thủ đô Luân Đô nước Anh đã tự thực hiện việc chuyển ghi giọng đọc nguyên thủy của HCM vào buổi chiều ngày 02 tháng 09 năm 1945 vào băng ghi âm và các chức quyền Cộng Sản của nước Dân Chủ Cộng Hoà Việt Nam đã tìm cách mua lại cuộn băng ghi âm nầy vào năm 1954 nhưng mua không được vì giá quá cao đối tình trạng tài chánh nghèo khó của chính quyền Việt Minh vào thời buổi đó.118
Nguồn Internet ngày 15-072011/2011: (http://www.vatgia.com/homedlistudv.php?&module=product&iCat=701&pl=29467&page=5)
Sau khi đầu thú với Việt Minh, Cộng sản Lê Dương Borchers trở thành
9
10
11
12
13
14
15 16 17 18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
trung tá, làm ủy viên chính trị học tập và tuyên truyền địch vận có nghĩa là đương sự chịu trách nhiệm biên soạn các tài liệu tuyên truyền bằng tiếng Pháp và tiếng Đức, và kể từ năm 1951 phụ trách tuyên huấn chính trị cho tù binh chiến tranh người Đức lính Lê Dương. Bộ ba Borchers, Frey và Schröder chuẩn bị xuất bản tuần báo La République (Cộng hoà), rồi Le Peuple (Nhân Dân). Như vậy, có thể suy định rằng Erwin Borchers tức Lê Đức Nhân, bí danh Chiến Sỹ, là tác giả dịch Bản Tuyên Ngôn Độc Lập tiếng Việt ngày 02/09/1945 sang tiếng Pháp để đăng lên tờ báo La République số phát hành đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 10 năm 1945.
Những sự truy khảo từ các trang trước cho biết rằng từ rạng sáng ngày 03 tháng 09 năm 1945 trở đi, tại Hà Nội Việt Minh đã cho đăng bản Tuyên Ngôn Độc Lập do HCM đọc vào buổi chiều 02/09 lên các tờ truyền đơn 4 trang giấy mà thiếu tá A. Patti của tổ tình báo Mỹ OSS gọi là ‘báo chí địa phương’. Sau đó, bản Tuyên Ngôn Độc Lập của HCM lại được đăng tải trên hai tờ báo Cứu Quốc (Hà Nội) số 6 (sic!) ngày 5 tháng 09 năm 1945 và báo Cờ Giải Phóng (Hà Nội) số 16 ngày 12 tháng 09 năm 1945. Vậy, Erwin Brochers tức Lê Đức Nhân đã dựa vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập tiếng Việt nào để chuyển dịch sang Pháp ngữ rồi đăng lên báo La République số đầu tiên? Trước khi suy định câu trả lời cho câu hỏi nầy thì rất cần phải truy xét lý lịch và nguồn gốc của 2 tờ báo Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng. __________________ 118
David G. Marr, ESSAYS INTO VIETNAMESE PASTS, s.đ.d., chú giải số 16, tr. 226.
VSTK - 2930
1
2
3
4
5
6
Trong những năm từ 1940 đến 1942, cùng với báo Tiến Lên của Mặt trận phản đế Nam Kỳ (tháng 9-1940), báo Giải Phóng và Tiền Phong ở miền Trung và Tây Nam Kỳ (tháng 7-1941), báo Việt Nam Độc Lập của Việt Minh tỉnh Cao Bằng (tháng 8 -1941), báo Cờ Giải Phóng của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đã lần lượt ra đời. 1- Báo Cứu Quốc của Tổng Bộ Việt Minh:
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Báo Cứu Quốc ra đời tại làng Xuân Kỳ, tổng Phủ Lỗ, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên (nay thuộc xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Tại đây, ngày 25-1-1942, báo Cứu Quốc đã ra số đầu tiên. Toà soạn lúc ấy chỉ có 3 người: tổng bí thư đảng Cộng Sản Đông Dương lúc bấy giờ là Trường Chinh làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, với ban Biên tập gồm có Lê Quang Đạo và Lê Toàn Thư, làm việc trong một căn nhà lá nhỏ không có bàn ghế và máy móc in ấn. Tờ Cứu Quốc số 1 có 4 trang, in bằng thạch bản tức là dùng bề mặt phẳng của của một phiến đá để làm bàn in (thường là đá vôi), khuôn khổ 30 x 40 cm. Một tiết mục đăng trên báo điện tử Tập Chí Mặt Trận số 61 thuộc Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam của Việt Minh có đoạn viết về tờ báo Cứu Quốc như sau:119 Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, dù phải hoạt động bí mật nhưng Cứu Quốc đã xuất bản được cả thảy 30 số: năm 1942 - 1943 ra được 9 số, năm 1944: 9 số, năm 1945: 12 số. Cứu Quốc đã góp phần tuyên truyền, giác ngộ tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân dưới ngọn cờ Việt Minh, kêu gọi các tầng lớp nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, báo Cứu Quốc về Hà Nội, đóng tại 114 Hàng Trống, nguyên là toà báo “Ăcxiông” của Pháp và xuất bản công khai ngay giữa lòng Hà Nội. Trên số báo ngày 5-9-1945, Cứu Quốc đăng toàn văn Tuyên ngôn độc lập và Lời thề của Chính phủ, Lời thề của quốc dân, phản ánh khí thế sôi sục, hào hùng trong ngày Quốc khánh 2-9, cũng như quyết tâm của toàn thể quốc dân đồng bào ủng hộ nền độc lập non trẻ, ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Từ số 39, ngày 10-9-1945, báo Cứu Quốc ra hằng ngày. Đây là tờ báo hằng ngày đầu tiên của Đảng ta và của Mặt trận Việt Minh.
20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
_________________
Bùi Thượng Toản, Cứu Quốc 35 năm- Một Sự Nghiệp Vẻ Vang. Tập Chí Mặt Trận số 61 của Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Nguồn: http://www.mattran.org.vn/Home/TapChi/so%2061/vdsk.htm 119
VSTK - 2931
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Có một điều cần lưu ý là bài viết kể trên không ghi ra số thứ tự phát hành của số báo Cứu Quốc ngày 5-9-1945. Trong khi đó thì trong chú giải số 17, trang 226 của bài tham luận với tựa đề Hồ Chí Minh’s Independence Declaration (Tuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh), tác giả David G.Marr lại ghi: ‘The text of Declaration was printed as a fourpage tract on September 3, then in Cứu Quốc (Hà Nội) 6 (September 5, 1945).’120 Không thể nào truy xét ra tờ báo Cứu Quốc số 6 ngày 5-9-1945 như David C.Marr đã ghi chú; không biết tác giả đã lấy nguồn tin nầy từ đâu bởi vì hầu hết các tài liệu, sách vở do Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày trước tức là Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay xuất bản hay ấn hành đều ghi rằng Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do HCM tuyên đọc trong ngày 2-9-1945 được đăng trên tờ báo Cứu Quốc số 36 ngày 5-9-1945.121 2- Báo Cờ Giải Phóng của Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương:
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Năm 1941, tại Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng, Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn kiêm chủ bút báo “Cờ Giải phóng” và “Tạp chí Cộng sản”, cơ quan Trung ương của Đảng, Trưởng ban Công vận Trung ương. Báo “Cờ giải phóng” ra đời vào ngày 10-10-1942. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền vào mùa Thu tháng 8 năm 1945, báo “Cờ giải phóng” số 16 ra ngày 12-9-1945 đã đăng toàn văn bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh, tháng 1 - 1955. Nguồn internet ngày 20/06/2011: http://baothanhhoa.vn/news/77114.bth Từ bài viết :Trường Chinh – một nhà báo bậc thầy, chủ bút nhiều tờ báo
David G. Marr, ESSAYS INTO VIETNAMESE PASTS, Hồ Chí Minh’s Independence Declaration, sđd., tr. 226. 121 Tập Chí Cộng Sản, Thời sự-Chính Trị: Hồ Chí Minh với công cuộc kiến lập nền Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam. Chú thích số 2 ghi: Tuyên Ngôn Độc Lập, Báo Cứu Quốc số 36, ngày 5-91945. Nguồn Internet 19/7/2011: http:www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su_chinh_tri/2011/671/Chu-tich-nuoc-Nguyen-MinhTriet-tham-hoi-vu-dam-tau-tai.aspx. 120
VSTK - 2932
1
3- Bản Tuyên Ngôn ngày 2-9-1945 trên báo La République
15
Báo nầy do Erwin Brochers/ Lê Đức Nhân phụ trách để chuyên dịch ra Pháp ngữ các tài liệu tuyên truyền, tin tức tiếng Việt của Ban Tuyên huấn Đảng Cộng Sản Đông Dương giao phó cho. Như vậy, nhóm báo chí La République của những người Cộng Sản lính Lê Dương, trong đó có E.Brochers/ Lê Dức Nhân, tất cả đều phải tuân hành và viết theo lệnh truyền của Tổng Bí Thư Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh kiêm chủ bút các tờ báo Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng hay nói một cách khác nhóm báo chí của Lê Đức Nhân phải dựa vào Bản Tuyên Ngôn Việt ngữ đăng trên các tờ báo Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng để dịch ra Pháp ngữ rồi đăng lên báo La République số đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 10 năm 1945 tức là nội dung Bản Tuyên Ngôn Pháp ngữ nầy phải hoàn toàn rập khuôn với các Bản Tuyên Ngôn Việt Ngữ đăng trên báo Cứu Quốc số 36 ngày 5-9-1945 và Cờ Giải Phóng số 16 ngày 12 -9-1945 phát hành ở Hà Nội.
16
(8) Đánh giá các văn bản Tuyên Ngôn ‘Độc Lập’ 2-9-1945 đăng trên các tờ
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
17 18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Truyền Đơn, trên các tờ báo Cứu Quốc số 36, Cờ Giải Phóng số 16 và La République số 1.
Những truy cứu từ mục (1) trang 2900 đến mục (7) trang 2933 dẫn đến những đánh giá và suy định như sau : 1- Bản thảo Tuyên Ngôn nguyên thủy là do chính tay HCM soạn thảo và đánh máy. Trong bản văn nguyên thủy nầy nhất định phải có bút tích của HCM ‘khi thì viết, khi thì đánh máy’(Hồi Ký Võ Nguyên Giáp). Cho đến nay, người dân bình thường trong và ngoài nước Việt Nam ít có ai thấy được hình dạng của Bản Tuyên Ngôn nguyên thủy nầy với bút tích của HCM. 2- Tờ truyền đơn bốn trang in cấp bách Bản Tuyên Ngôn vào khuya ngày 2 rạng ngày 3 tháng 9 năm 1945 để rãi ra trong dân chúng có thể đã ghi lại một cách trung thực và đầy đủ những lời tuyên đọc của HCM vào buổi chiều ngày 2-9-1945. Chú thích dưới bức hình tiếp theo sau đây trên trang website của viện Bảo tàng HCM cho biết đây là bản Tuyên Ngôn lưu hành ở Hà Nội ngay sau ngày 2-9-1945. Hình thức không giống như một tờ báo hằng ngày. Rất có thể đây là một trong 4 trang của tờ truyền đơn in thạch bản trong đêm 2 rạng ngày 3 tháng 9 năm 1945 có đăng tải nguyên văn Tuyên Ngôn do HCM tuyên đọc mà A. Patti gọi là báo chí địa phương. Rất có thể là Patti đã dựa vào bản truyền đơn nầy để cấp tốc dịch ra Anh gửi sang Côn Minh báo cáo lên cấp trên kèm thêm báo cao riêng của đương sự và tờ truyền đơn bốn trang Việt ngữ nầy hay nói khác đi là trong hồ sơ tài liệu của chính quyền Mỹ có lưu giữ tờ truyền đơn 4 trang VSTK - 2933
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
có in nguyên văn ‘Tuyên Ngôn Đọc Lập’ do HCM tuyên đọc vào chiều ngày 2-9-1945. Cũng có thể suy định thêm rằng, bản Tuyên Ngôn 2-91945 Anh ngữ đầu tiên là do Patti và những người thông ngôn trình độ sơ cấp bản xứ Bắc kỳ thực hiện cấp tốc việc dịch thuật. Trong các công văn, giấy tờ báo cáo do chính Patti chủ động thực hiện từ lúc đặt chân đến Bắc Kỳ cho đến khi đương sự bị gọi trở về nước nhất định phải có những tài liệu chính yếu ‘original and critical documents, manuscrits, and dispatch files including . . . and the OSS/SSU files’ về sự kiện Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội vào mùa Thu tháng 8 năm 1945 cho đến đầu năm 1946. Trong sách Why Việt Nam ? Patti không sao chụp hoặc sao chép lại bản dịch Tuyên Ngôn Độc Lâp sang Anh ngữ mà cũng không nói rõ cho đọc giả biết là đương sự có kèm thêm vào hồ sơ báo cáo của mình tờ ‘báo địa phương Việt ngữ đăng nguyên văn Bản Tuyên Ngôn Độc Lập’ để gửi sang Côn Minh hay không.
Tuyên Ngôn Độc Lập. Bản được lưu hành ở Hà Nội ngay sau ngày 2 tháng 9 năm 1945 Declaration of Independence. The version circulated in Hanoi after September 2, 1945
(http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/492/GalleryId/873/PreTabId/462/Default.aspx) (VSTKCGKL phục chế và ghi chú thêm)
VSTK - 2934
1.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm 3. được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu …(không đọc được). 4. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa 5. là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền tự do…(không đọc được) 6. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: 7. ‘Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được được tự do và bình đẳng về quyền lợi.’ 8. Đó là những lẽ phải không ai chối cải được. 9. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất 10. nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. 11. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. 12. Chúng thi hành hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, 13. Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. 14. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu 15. nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. 16. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. 17. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. 18. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu 19. thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. 20. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. 21. Chúng . . . (không đọc được) quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. 22. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. 23. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. 24. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, 25. thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai 26. tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm 27. ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói 28. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc 29. bỏ chạy, hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 30. năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. 31. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. 32. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. 2.
VSTK - 2935
Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. 34. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau 35. cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, 36. lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. 37. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải 38. thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành 39. chính quyền, lập nên nước Việt Nam Cộng hoà Dân chủ. 40. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. 41. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 42. 100 năm nay để gây dựng lên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy 43. mươi thế kỷ mà lập lên chế độ Dân chủ Cộng hoà. 44. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn 45. dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà 46. Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. 47. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng quyết liệt chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. 48. Chúng tôi tin các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng 49. ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không nhận quyền độc lập 50. của dân Việt Nam. 51. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan 52. góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! 53. Dân tộc đó phải được độc lập! 54. Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, 55. trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: 56. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do 57. độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải 58. để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 59. *Danh tính các thành viên của Chính Phủ Lâm Thời được nêu ra dưới cuối trang phiá bên 33.
trái của tờ Tuyên Ngôn *The names of all cabinet members listed at the bottom left of the Declaration 61. * ’’ 60.
1
2
3
4 5 6 7
Khi viết lại nguyên văn Bản Tuyên Ngôn ngày 2-9-1945 trong sách của mình, Patti chỉ chính thức viết lại phần đọc mở đầu của HCM nơi trang 250 kèm theo các phần ghi chú #4, #5, #6 nơi trang 559 như sau: This is a literal translation of Ho’s words. It may be at variance with that of many historians who were not present to hear Ho’s delivery, but it is agreed translation of Viêtnamese linguists on my staff and that of English educated Vietnamese translators present on that occasion.
VSTK - 2936
1 2 3 4 5
6
7
8
9
10
(*Tạm dịch: Đây là cách dịch từng chữ một theo những lời đọc của ông Hồ. Cách dịch nầy có thể khác biệt với cách dịch của những sử gia đã không có mặt để nghe lời ông Hồ truyền hô nhưng cách dịch nầy được những nhà ngữ học tiếng Việt trong tổ nhân sự của tôi đồng ý cũng như sự đồng ý của những dịch giả người Việt được giáo dục về Anh ngữ có mặt vào dịp đó.)
Đối với những phần đọc còn lại của bản Tuyên Ngôn, Patty đã mô tả một cách gián tiếp và đứt đoạn kèm theo những lời dẫn giải riêng của đương sự. Có thể xem đây như là sự sao chép một cách không đầy đủ bản dịch Anh ngữ đầu tiên tờ truyền đơn Tuyên Ngôn do nhóm OSS/Patti thực hiện vào nửa đêm 02, rạng ngày 03 tháng 09-1945. Patty’s own paragraphrased description and interpretation of HCM ‘s speech on 2-9-1945
11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51
After making his historic declaration and carefully citing the source and explaining the meaning in the context of the Vietnamese events. Ho shattered the air of restraint towards the French, so well maintain up to that point. Head high, wisps of hair (he had removed his hat) and beard agitated by the slight breeze, and exerting a powerful emotional delivery, he continued:
“[1]…for more than eighty years, the French imperialists, abusing the standard of Liberty, Equality and Fraternity, have violated our Nation and oppressed our fellow citizens. They have acted have gone contrary to the ideals of Humanity and Justice.”[1] In his censure of the French, Ho accused them of having “. . .[2]imposed inhuman laws…set up three distinct political regimes in the north, the center, and the south of Viet Nam to wreck our national unity and preclude the union of our people.[2]” Ho was relentless in his accusations. [3]“They have built more prisons than schools. They have merciless slain our patriots; they have drowned our uprisings in rivers of blood.” An specially: “They have silenced public opinion and fostered political obscurantism. To weaken our race they have forced us to use opium and alcohol [3].” Turning to economic exploitation, Ho charged that the French had “. . . fleeced us to the marrow of or bones, reduced our people to darkest misery and devastated our land . . [4].robed us our rice fields, our mines, our forests, and our raw materials. [5]They have monopolized the issuance of banknotes and export trade [5].” On taxe: “[6]They have invented hundreds of unjustifiable taxes and reduce our people, especially the peasantry and small businessman, to sate of extreme poverty . . . hampered the prospering of our national bourgeoisie. . . .mercilessly exploited our workers.[6]” Ho set forth in this public declaration, which he hoped the world at large would hear, his views of the recent history of Viet Nam that “in the fall [7] of 1940, when the “Japanese fascists” violated Indochina’s territory to establish new bases for their fight against the Allies, the French colonialists went down on bended knee and handed over our country to them. Hence from that moment on our people became the victims of the French and the Japanese. Their sufferings and miseries increased. From the end of 1944 to start of this year (1945), from Quang Tri to North Viet Nam, more than two millions of our fellow countrymen died of starvation. On March 9th, the French troops were disarmed by the Japanese. The French colonialists either fled or surrendered, showing that not only where they incapable of protecting us but that, in the course of five years, they twice sold our country to the Japanese.[7]” Ho then went on to say that [8]on several occasions prior to the Japanese coup the Viet Minh League had urged the French to ally themselves with the League against the Japanese. Instead of agreeing to such proposals, the French colonialists had intensified their terrorist activities against the Viet Minh and, before the French fled the country, they had massacred a great number of political prisoners detained at Yen Bai and Cao Bang.[8] Addressing himself to the French (completely absent from the crowd) Ho reminded them that, [9]despite all these wrongs, the Vietnamese had always shown a tolerant and humane attitude toward them. Even after the Japanese coup, the Viet Minh VSTK - 2937
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
32
33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55
League had helped many Frenchmen to cross the frontier, had rescued some of them from Japanese jails, and had protected French lives and property. As so though addressing his words to de Gaulle and France, rather then to his immediate audience, Ho concluded that [10]since the autumn of 1940 Viet Nam had in fact ceased to be a French colony and had been become a Japanese-occupied territory. He spelled out this point by stating that after the Japanese surrender the Allies, all the people of Viet Nam had risen en masse to recapture its national sovereignty and found the Democratic Republic of Viet Nam. With emphasis, Ho declared, “[11]. . .the truth is that we have wrested our independence from the Japanese and not from the French.”[11] Summing up the state of affairs in Viet Nam, Ho declared: [12]“The French have fled, the Japanese have capitulated, Emperor Bao Dai has abdicated. Our people have broken the chain which for nearly a century have fettered them and have won independence for the nation. Our people at the same time have overthrown the monarchic regime that has reigned supreme for dozens of centuries. In its place has been established the present Democratic Republic.”[12] Then, addressing his remarks to the world powers, [he said.] [13]“ For these reasons, we, members of the Provisional Government, representing the whole of the Vietnamese people, declare that from now on we break off all relations of a colonial character with France; we repeal all international obligations that France has so far scribed to on our behalf; and we abolish all the special rights the French have unlawfully acquired in our territory.”[13] Ho concluded his address with an appeal to the United Nations and, indirectly, to the United States. [14]“We are convinced that the Allies nations which at Teheran and San Francisco acknowledged the principle of self-determination and equality of nations, will not refuse to acknowledge the independence of Viet Nam.[14] [15] For these reasons, we, members of the Provisional Government of the Democratic Republic of Viet Nam, solemnly declare to the world that Viet Nam has the right to be a free and independent country - and intact it is so already - The entire Vietnamese people are determined to mobilize all their spiritual and material forces, to sacrifice their lives and property, in order to safeguard their right to liberty and independence.”[15] Declaration of Independence of the Democratic Republic of Viet Nam* 90 "All men are created equal. They are endowed by their Creator with certain unalienable Rights; among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness." This immortal statement appeared in the Declaration of Independence of the United States of America in 1776. In a broader sense, it means: All the peoples on the earth are equal from birth, all the peoples have a right to live and to be happy and free. The Declaration of the Rights of Man and the Citizen, made at the time of the French Revolution, in 1791, also states: "All men are born free and with equal rights, and must always remain free and have equal rights." Those are undeniable truths. Nevertheless, [1] for more than eighty years, the French imperialists, abusing the standard of Liberty, Equality and Fraternity, have violated our Fatherland and oppressed our fellow-citizens. They have acted contrary to the ideals of humanity and justice.[1] Politically, they have deprived our people of every democratic liberty. [2]They have enforced inhuman laws; they have set up three different political regimes in the North, the Centre and the South of Viet Nam in order to wreck our country's oneness and prevent our people from being united.[2] [3]They have built more prisons than schools. They have mercilessly massacred our patriots. They have drowned our uprisings in seas of blood. They have fettered public opinion and practiced obscurantism. They have weakened our race with opium and alcohol.[3] In the field of economics, they have sucked us dry, driven our people to destitution and devastated our land. VSTK - 2938
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53
54 55
They have [4]robbed us of our rice fields, our mines, our forests[4] and our natural resources. [5] They have monopolized the issue of bank-notes and the import and export trade [5]. [6]They have invented numerous unjustifiable taxes and reduced our people, especially our peasantry, to extreme poverty. They have made it impossible for our national bourgeoisie to prosper; they have mercilessly exploited our workers.[6] In the autumn [7] of 1940, when the Japanese fascists invaded Indochina to establish new bases against the Allies, the French colonialists went down on their bended knees and opened the door of our country to welcome the Japanese in. Thus, from that date, our people were subjected to the double yoke of the French and the Japanese. Their sufferings and miseries increased. The result was that towards the end of last year and the beginning of this year, from Quang Tri province to the North more than two million of our fellow-citizens died from starvation. On the 9th of March this year, the French troops were disarmed by the Japanese. The French colonialists either fled or surrended, showing that not only were they incapable of "protecting" us, but that, in a period of five years, they had twice sold our country to the Japanese. [7] Before the 9th of March, [8] how often the Viet Minh had urged the French to ally themselves with it against the Japanese! But instead of this proposal, the French colonialists only intensified their terrorist activities against the Viet Minh. After their defeat and before fleeing, they massacred the political prisoners detained at Yen Bai and Cao Bang.[8] In spite of all this, our fellow-citizens [9]have always manifested a lenient and humane attitude towards the French. After the Japanese putsch of March 9, 1945, the Viet Minh helped many Frenchmen to cross the frontier, rescued others from Japanese jails and protected French lives and property[9]. In fact, [10]since the autumn of 1940, our country had ceased to be a French colony and had become a Japanese possession. When the Japanese surrendered to the Allies, our entire people rose to gain power and founded the Democratic Republic of Viet Nam[10]. [11]The truth is that we have wrested our independence from the Japanese, not from the French. [11] [12] The French have fled, the Japanese have capitualted, Emperor Bao Dai has abdicated. Our people have broken the chains which have fettered them for nearly a century and have won independence for Viet Nam. At the same time they have overthrown the centuries-old monarchic regime and established a democratic republican regime. [12] [13] We, the Provisional Government of the new Viet Nam, republic representing the entire Vietnamese people, hereby declare that from now on we break off all relations of a colonial character with France; cancel all treaties signed by France on Viet Nam, and abolish all privileges held by France in our country.[13] The entire Vietnamese people are of one mind in their determination to oppose all wicked schemes by the French colonialists. [14] We are convinced that the Allies, which at the Teheran 13 and San Francisco14 Conferences upheld the principle of equality among the nations, cannot fail to recognize the right of the Vietnamese people to independence.[14] A people who have courageously opposed French enslavement for more than eighty years, a people who have resolutely sided with the Allies against the fascists during these last years, such a people must be free, such a people must be independent. [15] For these reasons, we, the Provisional Government of the Democratic Republic of Viet Nam, solemnly make this declaration to the world: Viet Nam has the right to enjoy freedom and independence and in fact has become a free and independent country. The entire Vietnamese people are determined to mobilize all their physical and mental strength, to sacrifice their lives and property in order to safeguard their freedom and independence. [15] * Read on September 2, 1945 by President Ho Chi Minh at a meeting of half a million people in Ba Dinh square (Hanoi)
* VSTK - 2939
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Một điểm rất đáng lưu ý là Patti không dùng tiêu đề ‘Tuyên Ngôn Độc Lập’ cho bản mô tả và dẫn giải của đương sự và chỉ xem đây như là một bài diễn văn –speech hay một sự công bố-declaration bởi vì trong suốt bài diễn văn không thấy có chỗ nào Ông Hồ công khai tuyên hô rằng kể từ nay toàn thể nước Việt Nam trở thành một nước độc lập. Tại sao ? Bởi vì nước Việt Nam đã và đang là một nước Độc Lập, không phải là kể từ lúc Ông Hồ xuất hiện vào buổi chiều ngày 02-09-1945. Theo dòng lịch sử, nền Độc Lập của Việt Nam đã nhiều lần bị các quyền lực đế quốc ngoại bang xâm lược tước đoạt và toàn dân Việt Nam đã nhiều lần chống trả bằng cách nầy hay cách khác để lấy lại nền Độc Lập đó. Lịch sử Việt Nam chống đế quốc thực dân Pháp đã có từ thời Thiệu Trị dưới triều đại nhà Nguyễn cùng với nhân dân Việt Nam khắp 3 miền kéo dài đến thời Hoàng đế Bảo Đại và chính là vị hoàng đê cuối cùng nầy của nhà Nguyễn đã truyền rao cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc thế giới biết rằng kể từ ngày 11 tháng 03 năm 1945, nước Việt Nam gồm cả ba miền Nam, Trung, Bắc đã lấy lại chủ quyền độc lập của mình và hủy bỏ hiệp ước bảo hộ đã ký kết với nước Pháp. Ông Hồ đã hiểu rõ như thế cho nên trong bày diễn văn ngày 2-9-1945, Ông Hồ đã phải tuyên bố rằng : ‘Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.’ Đã thành một nước Tự Do và Độc Lập từ lúc nào? Nhất định không phải là kể từ chiều ngày 2-91945. Tại sao Ông Hồ không tuyên rao là Đã lấy lại Tự Do và chủ quyền Độc Lập thay vì Đã thành một nước Tự Do và Độc Lập? Từ cách hành văn của mình, Ông Hồ mặc nhiên xác nhận rằng Ông và chính phủ phủ lâm thời của Ông chỉ là những người kế tục thừa hưởng di sản Tự Do và Độc Lập đã có từ trước ngày 2-9-1945. Di sản nầy đã bị thực dân đế quốc Âu Châu cưỡng đoạt từ hơn 80 năm trước và tiếp theo sau đó lại rơi vào vòng kiềm toả của một đế quốc quân phiệt Á Châu. Trước khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, chủ quyền Tự do, Độc lập và Toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam bị tước đoạt đã được cường quốc mạnh nhất Á Châu là Nhật Bản - chính thức, hợp pháp trên bình diện quốc nội và bang giao quốc tế - trao trả lại cho chính quyền của hoàng đế Bảo Đại kể từ ngày 11 tháng 3 năm 1945. Không ai có thể bác bỏ tính cách chính danh và hợp pháp của chính quyền Bảo Đại với nội các Trần Trọng Kim. Hãy cứ cho rằng đây là một chính quyền bù nhìn, là ngụy quyền cũng được nhưng vào lúc đó chính quyền nầy là hợp pháp, là chính danh đối với người dân Việt Nam, đối với nước Nhật, đối với nước Pháp và đối với nhiều nước khác trên thế giới mặc dù họ chưa chính thức công nhận nó trên văn bản giấy tờ bang giao quốc tế. Trong khi đó thì người dân Việt Nam cả 3 miền đều đặt câu hỏi: VSTK - 2940
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13 14 15 16
17 18 19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
“Hồ Chí Minh, Ông là Ai?” Ngày 2-9-1945, Ông Hồ tuyên bố: ’Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.’ Trước đó, lời tuyên bố cùng một hình thức như thế đã được chính quyền tiền nhiệm nước Việt Nam do Hoàng đế Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim truyền rao khắp nơi vào ngày 11 tháng 03 năm 1945. Ngày 10 tháng 03 năm 1945, toàn nước Việt Nam tỉnh giấc sạch bóng người Pháp: chỉ cần vài tiếng đồng hồ, quyền lực của thực dân bảo hộ đã bị quân phiệt Nhật quét sạch. Ngày hôm sau 11 tháng 03, theo sự mời gọi của người Nhật, Hoàng đế Bảo Đại đã ban ra một bản tuyên cáo với phần mở đầu như sau: Vu la situation mondiale, et celle de l’Asie en particulier, le Gouvernement du Viêt-Nam proclame publiquement qu’à dater de ce jour, le traité de protectorat avec la France est aboli et que le Pays reprend ses droits à l’indépendance.122 “Xét tình hình thế giới nói chung và tình hình Á Châu nói riêng, Chính phủ nước Việt-Nam công khai tuyên bố rằng kể từ ngày hôm nay hủy bỏ hiệp ước bảo hộ đã ký kết với nước Pháp và Quốc Gia khôi phục tất cả những chủ quyền độc lập của mình.
Ngày 12 tháng 03 năm 1945, khi được hoàng đế Bảo Đại trao tận tay bản tuyên cáo chủ quyền Độc Lập của nước Việt Nam, đại sứ Nhật Yokoyama đã phát biểu rằng: ‘Kính thưa Hoàng thượng, nhờ có Ngài, nước Việt Nam vừa mới thâu hồi lại chủ quyền độc lập của mình. Nước Nhật xin hân hoan đón mừng. Quốc Gia Nhật Bản của chúng tôi luôn luôn tôn trọng quyền lực hợp pháp và Hoàng Thượng Hạ là biểu tượng cho quyền lực hợp pháp đó của nước Việt Nam.’123 Các phong trào quốc gia của những những người Việt Nam bản xứ được người Nhật cổ súy đã nổi lên đòi hỏi tức thì một sự củng cố chủ quyền độc lập và chuyển giao ngay cho người Việt Nam tất cả các cơ quan công quyền, công sở. Cùng một lúc, một chiến dịch tuyên truyền gây câm thù với phong kiến thực dân và các phần tử tham nhũng, quan lại, chức quyền làm tay sai gián điệp cho người Pháp. Cơ quan truyền thông với những phương tiện in ấn, phát thanh, báo chí đã được trao lại cho những thành phần người Việt Nam bản xứ trên khắp 3 miền Nam, Trung, Bắc. Hoàng đế Bảo Dại đã loại bỏ những chức quyền cựu trào do người pháp đặt để trong guồng máy hành chánh cai trị bản xứ và chú tâm lựa chọn, gọi mời những thành phần có tinh thần Quốc Gia cao độ để thành lập một chính phủ mới cho một nước Việt Nam đã thực sự Độc Lập. Ông Ngô Đình Diệm được lựa chọn nhưng chưa biết vì sao không thấy Ông Diệm đáp ứng và do đó Ông Trần Trọng Kim được giao cho ____________ 122
Philippe Devillers, s.đ.d., tr. 125. VSTK - 2941
123 1
2
3
4
5
6
S.M Bao Dai., Le Dragon D’Annam . s.đ.d. tr. 104.
nhiệm vụ thành lập một hội đồng nội các vào ngày 14 tháng 04 năm 1945. Đây là một chính phủ gồm có những thành phần trẻ đầy nhiệt tình với đất nước, có học thức, không quá cực đoan, có trình độ chuyên môn tốt và nhất là không đảng phái. Những mục tiêu cấp bách của chính phủ Trần Trọng Kim là: -
7
8
9
-
10
11
12
-
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
-
Giữ cho chính quyền hợp pháp của nước Việt Nam Độc lập và thống nhất được tồn tại và hiện diện vào ngày quân phiệt Nhật rút khỏi Đông Dương. Thực hiện nhanh chóng việc chuyển giao tất cả quyền lực hành chánh và trị an từ tay người Nhật và thanh lọc một cách nhanh chống guồng máy cai trị của thực dân thuộc địa Pháp. Thực hiện ngay việc tiếp nhận chủ quyền thống nhất quốc gia để đặt miền Bắc kỳ và miền Nam kỳ dưới quyền trị quốc của chính phủ Việt Nam hiện hành ở Huế. Đổi mới hoàn toàn phương cách giáo dục trên khắp cả nước.
Từng giai đoạn, và từng bước thúc hối người Nhật, chính phủ nầy hầu như đã thực hiện được những mục tiêu cấp bách mà họ nhắm tới. Chính phủ nầy biết rõ là người Nhật sẽ thua trận. Họ biết chắc số phận tương lai của họ sẽ là thảm khóc nếu người Pháp thực dân thuộc địa trở lại trên đất nước nầy nhưng họ vẫn cứ nhận trách nhiệm gánh vác đất nước với một tương lai mù mịch vì chưa có được một quốc gia hùng mạnh tiên tiến nào khác nước Nhật lên tiếng công nhận hay yểm trợ. Họ là một chính quyền hợp pháp và độc lập thực sự, ngay thẳng, trong sáng, không mưu đồ, không lợi dụng thời cơ đón gió để cướp đoạt quyền lực, không tham quyền cố vị đồng thời cũng là một chính quyền cô đơn đang bị thù trong, giặc ngoài dòm ngó rình rập để xâu xé, để chiếm đoạt bằng cách gán ghép cho họ là tay sai, là bù nhìn của người Nhật hoặc xuyên tạc cho rằng hoà bình, độc lập do họ thâu hồi chỉ là cái bánh vẽ. Cứ cho là như thế nhưng chỉ thiếu có một điều mà người ta cố tình không muốn đề cập tới là có rất nhiều cá nhân, phe nhóm từng bôn ba ở hải ngoại hoặc sống lén lút nơi vùng biên giới Việt-Hoa rất thèm muốn nhưng lại không được quân xâm lược ngoại lai trao cho và đó mới chính là điều then chốt cần được tỏ bày trên giấy tờ, sử sách một cách trung thực, ngay thẳng và công bình theo lương tri của nhân loại.
35 36
37
38
39
40
Kết thúc phần khảo luận về những hà tì, che đậy trong bản tuyên ngôn cuả Ông Hồ Chí Minh đọc vào buổi chiều ngày 02-tháng 09 năm 1945, những suy định sau đây cần được xem như là những nghi án lịch sử chưa được những sử gia chân chính Việt Nam trong nước cũng như những học giả ngoại quốc nêu lên một cách khách quan và trung thật:
VSTK - 2942
1
2
3
4
5
6
7
8
1- Bài diễn văn ngày 2-9-1945 của Ông Hồ Chí Minh không phải là một bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Đây chỉ là một trong những bài diễn văn khác nhau được đọc bởi nhiều nhân vật đầu não khác nhau của Việt Minh trong buổi chiều ngày ra mắt thành phần chính phủ lâm thời của Ông Hồ. Những bài diễn văn tiếp theo bài diễn văn của ông Hồ được đọc bởi Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, tất cả đều có một nội dung giống nhau là kêu gọi dân chúng Việt Nam và thế giới ủng hộ một thể chế mới của nước Việt Nam.
17
2- Riêng bài diễn văn của Ông Hồ thì được in lại một cách cấp bách trên một tờ truyền đơn 4 trang vào đêm 2 rạng ngày 03-09-1945 dưới một tiêu đề ngắn gọn ‘TUYÊN NGÔN’. Hai chữ Tuyên Ngôn nầy được thêm vào bài diễn văn của Ông Hồ nhất định là một sáng kiến ‘ngoạn mục’ của Bộ trưởng bộ Thông tin Tuyên truyền Trần Huy Liệu. Từ đấy, khói hoả mù bắt đầu lan tỏa khắp nơi, có thể nói là toàn cầu: những lần in tiếp theo, hai chữ Tuyên Ngôn trở thành TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP, rồi tiếp theo nữa lại trở thành khi thì TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA THÊ CHẾ CỘNG HÒA NƯỚC VIỆT NAM, khi thì TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA THỂ CHẾ
18
DÂN CHỦ CỘNG HÒA NƯỚC VIỆT NAM.
9
10
11
12
13
14
15
16
*
VSTK - 2943
CHƯƠNG 4 II - CỘNG HOÀ HAY CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ?
(i) Tổng quát:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Cộng Hoà: Republic dùng để chỉ một loại chính thể ‘institution’ hay một giai tầng chính trị ‘political order’. Ngày nay, chữ Cộng Hoà thường được hiểu là những quốc gia có người đứng đầu trông coi việc cai trị không phải là một hoàng đế hay vua chúa. Dân Chủ: Democracy dùng để chỉ một trong những chế độ cai trị ‘regime of political administration’ của một chính thể tức là một chính phủ được hình thành bởi người dân của một nước tuyển chọn và bầu lên chứ không theo lệ cha truyền con nối như trong các thể chế quân chủ ngày xưa. Theo Abrham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”. (ii) Theo Micheal Badarik124, thuộc đảng Tự Do (Libetarian), một ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2004 và là giảng viên của nhiều khóa học về Hiến pháp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì có thể định ngĩa như sau: Dân Chủ: 1. Chính quyền do dân bầu ra một cách trực tiếp hay gián tiếp qua các dân biểu. 2. Tên gọi của một đơn vị chính trị hay xã hội có một chính quyền dân cử như vừa kể trên. 3. Quyền lực chính trị bắt nguồn từ người dân 4. Áp dụng điều lệ thiểu số phục tùng đa số. 5. Áp dụng quy tắc bình đẳng xã hội và tôn trọng cá nhân trong một cộng đồng. Cộng Hoà: 1. Một giai tầng chính trị người đứng đầu quốc gia không phải thuộc hàng vua chúa và trong thời đại mới thường là một tổng thống. 2. Một quốc gia có giai tầng chính trị như vừa kể trên. 3. Một giai tầng chính trị với một quyền lực dựa trên nhân thể của những công dân có quyền bầu cử các công chức và các dân biểu nhận lãnh trách nhiệm thay cho họ. 4. Một quốc gia có giai tầng chính trị như trên. Đối với người dân Việt Nam bình thường thì Cộng Hoà có nghĩa là việc cai trị trong nước không còn thuộc về vua chúa cha truyền con nối như ngày xưa nữa và Dân Chủ tức là dân làm chủ, cùng chung nhau cai trị, xây dựng và gìn giữ đất nước. Tuy nhiên, Dân chủ là một ý niệm rất ___________________
Micheal Badrik, What is the different between a Democracy and a republic? (Nguồn Internet ngày 09/08/2011: http://tmra2/images/democracyvsrepublic.pdf)
124
VSTK - 2944
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
khó hình dung được đối với truyền thống của các quốc gia vùng Đông Á. Đề cập tới hai chữ tới dân chủ tức là phải nói tới quyền lực chính trị, tới hình thức và tính chất của chế độ xã hội, và cũng phải nói tới quyền hay đặc quyền của con người trong xã hội đó. Ở đây không đủ chỗ để bàn bạc tới những vấn đề, những lý thuyết vừa có tính cách trừu tượng vừa có tính cách thực tiễn về mặt chính trị để có thể hiểu đúng ngạch nguồn lịch sử cũng như cấu trúc lý luận của các học thuyết và truyền thống tư tưởng dân chủ. Tuy nhiên, có thể đặt câu hỏi: Những chữ Cộng Hoà, Dân Chủ nầy ở Nước Việt Nam do ai khởi xướng? Xuất hiện từ lúc nào? Ở đâu? Xuất hiện như thế nào? Để làm gì? Lần đầu tiên những chữ Cộng Hoà, Dân Chủ xuất hiện cùng một lúc trên bản nghị quyết của Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương khóa I, ngày 6, 7. 8 vào tháng 11 năm 1939 tại Hốc Môn, Bà Điểm (Gia Định)125 với sự tham gia của Lê Duẫn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần … dưới sự chủ tọa của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ125. Phần thứ III của nghị quyết nầy126 trình bày Chính sách của đảng Cộng Sản Đông Dương và sau khi giải thích vì sao phải thành lập Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Đế Đông Dương (M.T.T.N.D.T.P.Đ) thay thế Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương (được thành lập vào tháng 6 năm 1938), bản nghị quyết viết: ‘…trong khi chủ trương M.T.T.N.D.T.P.Đ cách mệnh tư sản dân quyền trong lúc này chỉ mới tịch ký ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc. Một điều khác nữa là mặt trận phản đế chưa đưa khẩu hiệu lập Chính phủ "Xôviết công nông binh" là hình thức chính phủ riêng của dân chúng lao động, mà đưa khẩu hiệu "Chính phủ Liên bang cộng hoà dân chủ Đông Dương là hình thức chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng trong xứ và trong phong trào giải phóng dân tộc …..”
21 22 23 24 25 26 27
‘….Chiến lược của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương: Mục đích của Mặt trận T.N.D.T.P.Đ.Đ.D là đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn tay sai của đế quốc phản bội dân tộc.
28 29 30
Cuộc cách mệnh tư sản dân quyền do Mặt trận T.N.D.T.P.Đ.Đ.D thực hiện giải quyết:
31 32
1) Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế quốc và phản bội dân tộc.
33 34
2) Đông Dương hoàn toàn độc lập (thi hành quyền dân tộc tự quyết). Không một dân tộc nào có thể giải phóng riêng rẽ vì Đông Dương ở dưới quyền thống trị duy nhất của đế quốc Pháp về mặt chính trị, kinh tế và binh bị. Không có thể một bộ phận nào thoát khỏi nền thống trị ấy mà chẳng liên quan đến cả toàn thể nền thống trị của đế quốc Pháp. Sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các dân tộc phải thành lập một
35 36 37 38 39 40
___________________ 125 126
Dương Trung Quốc, s.đd. trang 307- 308. Nguồn Internet ngày 12/08/2011, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30149&cn_id=175104 VSTK - 2945
1 2 3
4 5
6 7 8 9 10 11
12 13
14 15 16
17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
34 35 36 37
38
39 40
41 42 43
quốc gia duy nhất vì các dân tộc như Việt Nam, Miên, Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn của mình, song sự tự quyết cũng không nhất định nghĩa là rời hẳn nhau ra. 3) Lập Chính phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông Dương (đã giải thích trên). 4) Đánh đuổi hải lục không quân của đế quốc Pháp ra khỏi xứ, lập quốc dân cách mệnh quân (nói đánh đuổi ra khỏi xứ mà không nói đánh đuổi trống không, vì nếu quân đội của đế quốc đã bị đánh đuổi tan nát, song vẫn còn lẩn lút trong xứ thì sự âm mưu đánh lại cách mệnh vẫn còn. Một ngày nào mà có quân lính đế quốc ở trong xứ thì Đông Dương chưa phải là hoàn toàn độc lập, những quân lính ấy bất cứ người Pháp hay người bổn xứ). 5) Quốc hữu hoá những nhà băng, các cơ quan vận tải, giao thông, các binh xưởng, các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất. 6) Tịch ký và quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc và bọn đế quốc thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc, nhà máy giao thợ thuyền quản lý. 7) Tịch ký và quốc hữu hoá đất ruộng của đế quốc thực dân, cố đạo và bọn phản bội dân tộc. Lấy đất bọn phản bội, bọn cố đạo, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nông dân cày cấy. (Chính phủ chỉ lấy đất của bọn địa chủ phản bội, của cố đạo, công điền, đất bỏ hoang chia cho dân cày làm đủ ăn, nếu thiếu phải lấy thêm đất tịch ký của bọn thực dân; nhưng khi chia đất cho dân cày, chia cho bần nông và công nhân nông nghiệp ở thôn quê trước, còn nữa sẽ chia cho trung nông cho họ đủ sống). Những đồn điền tập trung sẽ lập thành đồn điền của nhà nước như Sốpkhôsơ (Sovkhoze)6 ), công nhân nông nghiệp ở đó sẽ làm việc ăn lương và hưởng quyền lợi như thợ thuyền. Dân cày có thể đủ sống rồi, còn bao nhiêu Chính phủ phải để về Chính phủ kinh dinh theo lối đại sinh sản để dùng vào sự lợi ích chung cho quốc gia, nếu ta hô một câu suông "Tất cả ruộng đất tịch ký đều chia cho dân cày", sau này nếu Chính phủ để lại một phần nào, bọn phản động sẽ vin vào đó làm cho dân cày bất bình Chính phủ. Đất chia dân cày, dân cày được hưởng hoa lợi, nhưng quyền sở hữu vẫn là của Chính phủ, những người được đất không được cầm bán và không ai được mua, sự chia ruộng đất tuỳ theo tay làm và miệng ăn. 8) Thi hành luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ cho các hầm mỏ, luật xã hội bảo hiểm hoàn toàn, tiền hưu trí cho thợ, tìm công ăn việc làm cho thợ thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, công việc ngang nhau đồng lương ngang nhau, không phân biệt già trẻ, đàn ông, đàn bà. 9) Bỏ hết các thứ sưu thuế, đánh thuế luỹ tiến hoa lợi. 10) Thủ tiêu tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. Lập nhà băng nông phố và bình dân ngân hàng. 11) Ban hành các quyền tự do dân chủ, cả quyền nghiệp đoàn, bãi công, phổ thông đầu phiếu, những người công dân từ 18 tuổi trở lên bất cứ đàn ông, đàn bà nòi giống nào đều được quyền bầu cử ứng cử.
44
12) Phổ thông giáo dục cưỡng bách.
45
13) Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị.
46
14) Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao, v.v.. VSTK - 2946
KHẢO LUẬN 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16 17 18 19 20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Dĩ nhiên là tổng thống và guồng máy cai trị Liên Bang Cộng Hoà Dân Chủ Đông Dương nầy nhất định phải là do đoàn ngũ những người Cộng Sản Việt Nam chiếm đa số giống như ngày xưa các triều đại đế quốc phong kiến của Việt Nam từng nấm quyền cai trị nhiều vương quốc khác trên bán đảo Đông Dương trước khi người Âu Châu tới trên nước Việt Nam và các vương quốc nầy. Chắc không cần phải lưu ý - bởi vì đa số người đọc đều đã rõ - ai là những người nấm giữ các chức vụ then chốt và cao trọng trong Đảng Cộng Sản Đông Dương. Có 2 câu hỏi đặt ra: (1) - Trong kỳ đại hội đảng Cộng Sản Đông Dương hội họp ở Hốc Môn, Bà Điểm Gia Định thì Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu và làm gì? Và tại sao lại có chuyện đổi thay thành lập Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Đế Đông Dương để thay thế Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương đã được thành lập từ tháng 6 năm 1938? (2) Phải chăng có sự chia rẻ bất đồng, tranh giành quyền lãnh đạo trong nội bộ của Đảng Cộng Sản Đông Dương? Câu hỏi 1: Trong kỳ đại hội đảng Cộng Sản Đông Dương hội họp ở Hốc Môn, Bà Điểm (Gia Định) vào tháng 11 năm 1939 thì Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu và làm gì? Và tại sao lại có chuyện đổi thay thành lập Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Đế Đông Dương để thay thế Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương đã được thành lập từ tháng 6 năm 1938? Sau đây là một phần tóm luợc trích ra từ sách Hồ Chí Minh Tiểu Sử do Bảo Tàng Hồ Chí Minh biên soạn:127 ‘Nguyễn Ái Quốc được mời tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản Liên Sô ở Moscova với tư cách là đại biểu tư vấn, với Thẻ dự Đại hội số 154, ghi tên Lin, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong kỳ đại hội nầy cũng có mặt của Lê Hồng Phong và được bầu vào Ban Chấp Hành của Quốc Tế Cộng Sản Liên Sô. Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng được công nhận là một bộ phận của Quốc Tế Cộng Sản Liên Sô. Những nghị quyết của đại hội là sự chuyển hướng có ý nghĩa quan trọng với phong trào cách mạng thế giới nói chung và phong trào cách mạng Việt Nam nói riêng, đặc biệt là vấn đề phải hình thành cho được một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc, đòi dân chủ, cơm áo, hoà bình, khắc phục tư tưởng tả khuynh, hẹp hòi của Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản, năm 1928. 'Sau đại hội, Nguyễn Ái Quốc chỉ thị Lê Hồng Phong nhanh chóng thu xếp công việc, về nước để truyền đạt cho Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương ở Việt Nam những nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế ___________ Sách do NXB Chính Trị Quốc Gia-Hà Nội phát hành vào năm 2008.Chương IV, trang 81-92. Nguồn : http://violet.vn/tranhoa007/present/show/entry_id/5534779# hay : http://thehehochiminh.wordpress.com/ts/hcmts_bthcm/ 127
VSTK - 2947
Cộng sản Liên Sô, để điều chỉnh những nghị quyết của Đại hội Ma Cao (tháng 03 năm 1935), khắc phục tư tưởng tả khuynh hẹp hòi, bảo thủ; đề phòng tư tưởng hữu khuynh, thoả hiệp vô nguyên tắc trong khi hợp tác với các lực lượng khác mà xa rời mục tiêu chống đế quốc và phong kiến. 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
‘Mùa hè 1936, khi biệt phái Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn trở qua Hồng Kông, NAQ đã căn dặn và lưu ý họ phải chuyển đến Lê Hồng Phong ba ý kiến quan trọng sau: a. Ban Chấp hành Trung ương cần sớm chuyển về trong nước để chỉ đạo phong trào. b. Phải củng cố sự đoàn kết vững chắc trong đảng, giữa bộ phận trong nước và nước ngoài, kiên quyết không được thoả hiệp với bọn Tờrốtxkít. c. Thành lập cho được Mặt trận dân tộc dân chủ, thu hút mọi lực lượng yêu nước tán thành cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ nhưng không được hy sinh quyền lợi của Đảng và giai cấp. ‘Ngày 6-6-1938, NAQ (ký tên Lin) gửi thư cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu được về nước hoạt động. Quốc tế Cộng sản đã tổ chức một cuộc họp bí mật đã ra một quyết định :“Sinh viên mang số hiệu 19 (Lin) từ ngày 29-9-1938 đã rời khỏi biên chế của Viện”. ‘Đầu tháng 10-1938, NAQ đáp xe lửa từ Moscova, qua biên giới Xô – Trung, đến Lan Châu và được Văn phòng Bát lộ quân cấp cho một chứng minh thư Trung Quốc, mang tên Hồ Quang, với cấp bậc thiếu tá. ‘Từ tháng 2-1939, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài dưới tiêu đề: “Thư từ Trung Quốc“cùng với những bài báo. Nguyễn Ái Quốc còn gửi thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp truyền đạt tinh thần Nghị quyết Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, nêu những ý kiến về đường lối, chủ trương của Đảng trong thời kỳ thực hiện Mặt trận dân chủ Đông Dương.’ Như vậy, vào lúc đảng Cộng Sản Đông Dương hội họp ở Hốc Môn, Bà Điểm (Gia Định) vào tháng 11 năm 1939 thì Nguyễn Ái Quốc vẫn còn đang ngược xuôi ở Trung Quốc với 2 bí danh Lin và Hồ Quang. Tuy nhiên, mặc dù NAQ vẫn còn trên lãnh thổ Trung Quốc, Lê Hồng Phong đã lên đường về nước ngay và tiếp theo, vào Mùa hè 1936 khi ‘biệt phái’ Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn đi gặp Lê Hồng Phong, NAQ lại căn dặn và lưu ý họ phải chuyển đến Lê Hồng Phong chỉ thị về việc Thành lập cho được Mặt trận dân tộc dân chủ, thu hút mọi lực lượng yêu nước tán thành cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ nhưng không được hy sinh quyền lợi của Đảng và giai cấp rồi sau đó mặc dù còn ở lại Trung Quốc, NAQ cũng đã tìm cách gửi về Ban Chấp hành Trung Ương đảng Cộng Sản Đông Dương “ những điểm chính về VSTK - 2948
1
2
3
4
chủ trương và đường lối” mà Ông ghi là “Những Chỉ thị mà tôi nhớ và truyền đạt” trong bản báo cáo Ban Chấp Hành Quốc Tế Cộng Sản vào cuối tháng 07 năm 1939. Trong bản báo cáo nầy có đoạn viết về việc gửi những chỉ thị đó như sau: ‘….cuối tháng này (tháng 7/1939?), thông qua một người bạn, rồi thông qua đồng chí chủ nhiệm tờ báo nói trên, tôi mới gửi được cho Ban Chấp hành Trung ương địa chỉ của tôi và các đường lối, chủ trương. Nên chú ý là từ lúc ra đi, để cho dễ nhớ, tôi đã ghi lại những điểm chính của đường lối, chủ trương. Nhưng bản ghi đó, cùng với tất cả đồ đạc còn lại của tôi, đã bị thất lạc ở Diên An và đến lúc tôi về tới nơi thì chỉ còn lại vẻn vẹn một quyển từ điển. Vì vậy, tôi chỉ có thể truyền đạt cho Ban Chấp hành Trung ương những điều tôi còn nhớ. Đề nghị các đồng chí xem có những gì sai lầm và thiếu sót lớn không.’(Bản sao kèm theo).128
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
15
16
17
‘Bản sao kèm theo’ bản báo cáo nầy chính là những chỉ thị mà NAQ nhớ và truyền đạt cho Ban Chấp Hành Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nội dung của bản sao nầy như sau: Những Chỉ Thị mà tôi nhớ và truyền đạt129
18
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
1. Lúc này, Đảng không nên đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập dân tộc, nghị viện, v.v.). Như thế sẽ rơi vào cạm bẫy của phát xít Nhật. Chỉ nên đòi các quyền dân chủ, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do ngôn luận, đòi ân xá toàn thể chính trị phạm, đấu tranh để Đảng được hoạt động hợp pháp. 2. Muốn đạt được mục đích trên phải ra sức tổ chức Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi. Mặt trận ấy không những chỉ có người Đông Dương mà bao gồm cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương, không những chỉ có nhân dân lao động mà gồm cả giai cấp tư sản dân tộc. 3. Đối với tư sản dân tộc, Đảng phải có thái độ khéo léo, mềm dẻo. Phải hết sức lôi kéo họ và giữ họ ở trong Mặt trận, thúc đẩy họ hành động nếu có thể, cô lập họ về chính trị nếu cần. Tránh hết sức để họ ở ngoài Mặt trận, vì như thế là đẩy họ rơi vào tay bọn phản động, là tăng thêm lực lượng cho chúng. 4. Đối với bọn tờrốtxkít, không thể có thoả hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị. 5. Để phát triển và củng cố lực lượng, mở rộng ảnh hưởng và hành động có hiệu quả. Mặt trận dân chủ Đông Dương phải có liên hệ chặt chẽ với Mặt trận nhân dân Pháp, vì Mặt trận này cũng đấu tranh ____________ Hồ Chí Minh, HCM toàn tập 3 (1930-1945). Xuất bản lần thứ hai. (NXB chính trị quốc gia. Hà nội - 2000), tr. 132-133. 129 Hồ Chí Minh, HCM toàn tập 3 (1930-1945), s.đ.d., tr.130-131. 128
VSTK - 2949
cho các quyền tự do dân chủ và có thể giúp rất nhiều cho ta. 6. Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. 7. Muốn làm được nhiệm vụ trên, Đảng phải đấu tranh không nhân nhượng chống tư tưởng bè phái, và phải tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin để nâng cao trình độ văn hoá và chính trị cho các đảng viên. Phải giúp đỡ cán bộ không đảng phái nâng cao trình độ. Phải duy trì quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Pháp. 8. Ban Chấp hành Trung ương phải kiểm soát các báo chí của Đảng để tránh những khuyết điểm về kỹ thuật và chính trị (ví dụ: đăng tiểu sử đồng chí R., báo "Lao động" viết đồng chí đó ở đâu, đồng chí đó trở về như thế nào, v.v.. Báo đó lại đăng và không bình luận gì về bức thư của đồng chí này cho rằng chủ nghĩa Tờrốtxki là sản phẩm của tính khoe khoang cá nhân, v.v.).
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Tờ chỉ thị nầy là một tờ chỉ thị viết lại vào (tháng 7/1939?) năm 1939 theo trí nhớ của NAQ tức là khoảng 4 năm sau kỳ đại hội Quốc Tế Cộng Sản VII ở Moscova vào ngày 25 tháng 07 năm 1935. Lý do của sự chậm trễ nầy được NAQ đưa ra như sau: ’Nên chú ý là từ lúc ra đi, để cho dễ nhớ, tôi đã ghi lại những điểm chính của đường lối, chủ trương. Nhưng bản ghi đó, cùng với tất cả đồ đạc còn lại của tôi, đã bị thất lạc ở Diên An và đến lúc tôi về tới nơi thì chỉ còn lại vẻn vẹn một quyển từ điển.’ Vậy, NAQ vào năm 1935 đã chỉ thị cho Lê Hồng Phong và cho Nguyễn thị Minh Khai và Hoàng Văn Nộn vào cuối mùa Xuân năm 1937 bằng giấy tờ rõ rệt hay bằng miệng? Chắc chắn là chỉ thị bằng miệng chứ không thể bằng văn bản giấy tờ. Tại sao? Lý do 1: NAQ không được QTCS/ VII giao phó một chức vụ nào trong việc kiểm soát Đảng CS Đông Dương. Trong kỳ đại hội nầy ở Moscova, NAQ được mời tham dự với tư cách là đại biểu tư vấn, với Thẻ dự Đại hội số 154, ghi tên Lin, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đại hội Quốc tế Cộng SảnS VII, chính Lê Hồng Phong, một thành viên duy nhất của vùng Đông Nam Á Châu, trở thành một trong những ủy viên của trung ương cục Quốc Tế Cộng Sản chứ không phải NAQ. Với chức vụ nầy, Lê Hồng Phong lúc bấy giờ đứng ngang hàng với Mao Trạch Đông, Chu Ấn Lai, Trương Quốc Đảo và Vương Minh của Trung Quốc trong hệ thống tổ chức Cộng Sản Quốc Tế.130 _____________________ 130
Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Year. University of California Press (Berkeley, L.A. 2002.) 210. VSTK - 2950
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22 23 24 25 26
27
28
29
30
31
Do đó NAQ không có tư cách gì để sai khiến, chỉ dạy hay ra chỉ thị một cách công khai bằng văn bản viết tay hay đánh máy cho Lê Hồng Phong hay cho bất kỳ một thành viên nào trong ban chấp hành Trung Ương hải ngoại của đảng CS Đông Dương ở Ma Cao. Lý do thứ 2: ‘Những Chỉ thị mà NAQ nhớ và truyền đạt’ qua trung gian Lê Hồng Phong thực chất không phải là những chỉ thị chính gốc và đầy đủ rút ra từ những nghị quyết phức tạp của Đại hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ VII ở Moscova đề xuất, in ấn và phân phát ngay sau kỳ đại hội chấm dứt. Trong kỳ đại hội nầy, Joseph Stalin131 không có trình bày một luận cương chính trị nào nhưng lại giao cho Tổng Bí Thư của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản là Georgi Dimitrov132 trình bày đề cương chính trị trong hội nghị để huy động và cổ xúy cho một sách lược Cộng Sản toàn cầu: thành lập Mặt Trận Nhân Dân – Popular Front133 liên kết một cách rộng rãi nhiều tổ chức chính trị khác nhau trong quần chúng với một mục tiêu trước mắt và chính yếu là chống Phát Xít. Có 4 luận cương quan trọng được trình bày bởi bốn nhân vật có uy tín lớn trong thế giới Cộng Sản trong kỳ Đại hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ VII ở Moscova. Mỗi luận cương hay phúc trình đều có một nghị quyết riêng được toàn thể đại hội thông qua. Bản nghị quyết của Tổng Bí Thư Đệ Tam Quốc Tế Geogi Dimitroff đề xuất là quan trọng hơn cả vì nó có tính cách toàn cầu và cấp bách - nhưng rất dài dòng khó có thể học thuộc lòng- dưới tiêu đề là: ‘The Offensive of Fascism and the Tasks of the Communist International in the Fight for the Unity of The Working Class Against Fascism’ (Thế tấn công của chủ nghiã Phát Xít và những Nhiệm vụ của Quốc Tế Cộng Sản trong cuộc đấu tranh cho sự Hiệp nhất của tầng lớp lao Động chống chủ nghĩa Phát Xít). Nghị quyết được chia thành 7 mục. Mục
II là phần Chỉ thị và hướng dẫn của Nghị quyết trong việc áp áp dụng và thi hành sách lược Mặt Trận Thống Nhứt của Tầng Lớp Lao Động chống Chủ Nghĩa Phát Xít (The United Front of The Working Class Against Facism). Đoạn văn mở đầu mục II và tiểu mục 1 của nghị quyết nầy như sau: ___________________
Joseph Stalin, (1878–1953) là một trong những thành viên của Đệ Tam Quốc Tế chủ động trong Cách Mạng tháng Mười năm 1910 ở Nga và giữ chức vụ Đệ nhất Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Sô từ năm 1922 đến năm 1953. Sau khi Vladimir Lenin chết, Stalin củng cố quyền hành của mình bằng cách lần lượt hạ bệ hoặc tiêu diệt tất cả những đối thủ của ông nhất là dối với lãnh tụ của Đệ Tứ Quốc Tế Leon Trotsky. 132 Georgi Dimitrov, (1882 - 1949) là chủ tịch đầu tiên đảng Cộng Sản của nước Bảo Gia Lợi (Bulgaria) từ năm 1946 đến 1949, là cánh tay mặt của Stalin. Năm 1934 được bầu làm Tổng Bí Thư của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản đến năm 1943. 133 Mặt Trận Nhân Dân, là một sự liên minh rộng rãi nhiều nhóm chính trị với nhau. Thông thường thì sự liên kết nầy gồm các thành phần tả khuynh với thành phần Trung Ương Tập Quyền hoặc là với các phái Tự Do hay các nhóm Xã Hội và Cộng Sản. Mặt Trận Nhân Dân có một phạm vi rộng lớn hơn là Mặt Trận Hợp Nhất (United Front). 131
VSTK - 2951
2
The Offensive of Fascism and the Tasks of the Communist International in the Fight for the Unity Of The Working Class Against Fascism134
3
(Resolution on the Report of Georgi Dimitroff, Adopted August 20, 1935 by
1
the Seventh Congress of the Communist International)
4
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
20 21 22
23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
In face of the towering menace of fascism to the working class and all the gains it has made, to all toilers and their elementary rights, to the peace and liberty of the peoples, the Seventh Congress of the Communist International declares that at the present historical stage it is the main and immediate task of the international labour movement to establish the united fighting front of the working class. For a successful struggle against the offensive, of capital, against the reactionary measures of the bourgeoisie, against fascism, the bitterest enemy of all the toilers who, without distinction of political views, have been deprived of all rights and liberties, it is imperative that unity of action be established between all sections of the working class, irrespective of what organization they belong to, even before the majority of the working class unites on a common fighting platform for the overthrow of capitalism and the victory of the proletarian revolution. But it is precisely for this very reason that this task makes it the duty of the Communist Parties to take into consideration the chanted circumstances and to apply the united front tactics in a new manner by seeking to reach agreements with the organizations of the toilers of various political trends for joint action on a factory, local, district, national and international scale. With this as its point of departure, the Seventh Congress of the Communist International enjoins the Communist Parties to be guided by the following instructions when carrying out the unitd front tactics: 1. The defence of the immediate economic and political interests of the working class, the defence of the latter against fascism must be the starting point and form the main content of the workers' united front in all capitalist countries. In order to set the broad masses in motion, such slogans and forms of struggle must be put forward as arise from the vital needs of the masses and from the level of their fighting capacity at the given stage of development. Communists must not limit themselves to merely issuing appeals to struggle for proletarian dictatorship, but must show the masses what they are to do today to defend themselves against capitalist plunder and fascist barbarity. They must strive, through the joint action of the labour organizations, to mobilize the masses around a program of demands that are calculated really to shift the burden of the consequences of the crisis onto the shoulders of the ruling classes, demands, the fight to realize which, disorganizes fascism, hampers the preparations for imperialist war, weakens the bourgeoisie and strengthens the positions of the proletariat. While preparing the working class for rapid shifts in the forms and methods of struggle as circumstances change, it is necessary to organize, in proportion as the movement grows, the transition from the defensive to the offensive against capital, steering toward the organization of a mass political strike, in which it is indispensable that the participation of the principal trade unions of the country should be secured.
Tạm dịch: Thế tấn công của chủ nghiã Phát Xít và những Nhiệm vụ của Quốc Tế Cộng Sản trong cuộc đấu tranh cho sự Hiệp nhất của tầng lớp Lao Động chống chủ nghiã Phát Xít
40 41 42
(Nghị quyết về bản báo cáo của Georgi Dimitroff được Đại Hội Quốc Tế Cộng Sảnkỳ VII chấp nhận vào ngày 20 tháng 08 năm 1935)
43 44
45 46 47 48
Đối diện với sự hăm dọa hung bạo của chủ nghĩa phát xít đặt lên giai cấp công nhân và những sự bốc lột của nó đã tạo ra cho tất cả người dân lao động và những quyền lợi căn bản của họ, cho hòa bình và tự do của dân chúng, Đại Hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản tuyên cáo rằng ở vào giai đoạn lịch sử hiện tại, nhiệm vụ chính yếu và tức thì của Phong Trào Lao Động ______________ 134
New York, Workers Library Publishers, November 1935, Seventh World Congress of the Communist International: Resolutions Including also the closing speech of Georgi Dimitroff, p.21.
VSTK - 2952
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
13 14 15
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
36
37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47
48 49 50 51 52 53
Quốc Tế là thiết lập một mặt trận liên hiệp đấu tranh của tầng lớp công nhân. Để có thể đấu tranh chống lại sự đã kích mà chủ yếu là những sách lược phản động của giai cấp tư sản, chống lại chủ nghĩa Phát Xít kẻ thù hiểm độc nhất của tất cả người dân lao động không thấy được sự khác biệt của những ý kiến chính trị đã và đang bị tước đoạt hết tất cả những quyền lợi và tự do, thì điều cấp bách là sự hiệp nhất hành động cần phải được tạo lập giữa tất cả giai cấp công nhân thuộc bất cứ một tổ chức nào, cho dù là đi trước một đa số giai cấp công nhân đoàn kết trên cùng một diễn đài đấu tranh cho sự lật đô chủ nghĩa tư bản và cho sự chiến thắng của cuộc cách mạng vô sản. Nhưng đấy mới thật là lý do đích thật khiến cho nhiệm vụ nầy trở thành bổn phận của các Đảng Cộng Sản phải quan tâm theo những tình huống đưa ra khẩu hiệu và áp dụng sách lược của mặt trận hiệp nhất một cách mới mẻ bằng cách đi đến những sự thỏa hiệp với những tổ chức của những người lao động có những khuynh hướng chính trị khác nhau để liên kết hành động trên phạm vi của một xí nghiệp, của một vùng địa phương, một quận lỵ, một quốc gia và của thế giới. Với chủ trương như thế được xem như là khởi điểm, Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ thứ VII chỉ thị cho Các Đảng Cộng Sản phải theo những hướng dẫn sau đây trong khi tiến hành những sách lược của mặt trận hiệp nhất: 1. Trước mắt, việc bảo vệ những quyền lợi kinh tế, chính trị của giai cấp lao động, việc bảo vệ họ chống trả chủ nghĩa Phát Xít phải là khởi điểm và là nội dung chính yếu của mặt trận hiệp nhất công nhân trong tất cả các nước tư bản. Để có thể khích động khối quần chúng sâu rộng, những khẩu hiệu và những hình thức đấu tranh phải cần ưu tiên thực hiện được xem như là phát xuất từ những nhu cầu sinh tồn của khối quần chúng và từ mức độ khả năng đấu tranh của họ vào thời điểm khai triển nhất định. Những người Cộng Sản không được hạn chế gò bó đưa ra những sự kêu gọi đấu tranh cho chủ nghĩa chuyên chính vô sản nhưng phải cho khối quần chúng thấy rằng những gì mà khối đông thi hành ngày hôm nay chính là để tự vệ chống trả sự bóc lột của bọn tư bản và hành động man rợ của bọn phát xít. Họ phải phấn đấu, qua sự phối hợp hành động với nhứng tổ chức lao động, để động viên khối quần chúng quy tụ chung quanh một cương lĩnh về những đòi hỏi đã được dự toán một cách xác thật nhằm hoán chuyển gánh nặng những hậu quả của sự khủng hoảng sang vai của những tầng lớp thống trị, hoán chuyển những đòi hỏi, hoán chuyển sự đấu tranh để làm rối loạn chủ nghĩa phát xít, để ngăn cản những trù bị cho cuộc chiến với chủ nghĩa đế quốc, để làm suy yếu tầng lớp tư sản và để gia tăng thêm sức mạnh cho tầng lớp vô sản. Trong khi chuẩn bị cho tầng lớp lao động chuyển biến nhanh chóng những hình thức và những phương cách đấu tranh trong những tình huống thay đổi khác nhau, thì cần phải tổ chức sự chuyển đổi từ phòng thủ sang tiến công chống tư bản tương ứng với những sự phát triển của phong trào, quy hướng đến việc tổ chức tấn công chính trị của khối quần chúng mà trong đó cần phải có được sự tham gia của công đoàn chủ yếu của nhân dân.
Sau đây là 7 tiêu mục còn lại của Nghị quyết kể trên: 2. Without for a moment giving up their independent work in the sphere of Communist education, organization and mobilization of the masses, the Communists, in order to render the road to unity of action easier for the workers, must strive to secure joint action with the SocialDemocratic Parties, reformist trade unions and other organizations of the toilers against the class enemies of the proletariat, on the basis of short- or long-term agreements. At the same time attention must be directed mainly to the development of mass action in the various localities, conducted by the lower organizations through local agreement. Loyally fulfilling the conditions of the agreements, the Communists must promptly expose any sabotage of joint action by persons or organizations participating in the united front, and if the agreement is broken, must immediately appeal to the masses while continuing their tireless struggle for the restoration of the disrupted unity of action. 3. The forms in which the united proletarian front is realized, which depend on the condition and character of the labour organizations and on the concrete situation, must be varied in character. Such forms may include, for instance, joint action by the workers agreed upon from case to case on particular occasions, to secure individual demands, or on the basis of a common platform; action agreed upon in individual enterprises or branches of industry; action agreed upon on a local, district, national or international scale; action agreed upon in the organization of
VSTK - 2953
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52
53 54 55 56
the economic struggle of the workers, in defence of the interests of the unemployed, in carrying out mass political activity, in the organization of joint self-defence against fascist attacks; action agreed upon to render aid to political prisoners and their families, in the field of struggle against social reaction; joint action in defence of the interests of the youth and women, in the sphere of the cooperative movement, cultural activity and sports; joint action for the purpose of supporting the demands of the toiling peasants, etc.: the formation of workers', and workers' and peasants' alliances (Spain) ; the formation of lasting coalitions in the shape of "Labour Parties" or 'Workers' and Farmers' Parties" (U. S. A.). In order to develop the united front movement as the cause of the masses themselves, Communists must strive to secure the establishment of elected (or, in the countries under fascist dictatorship, selected from the most authoritative participants in the movement) non-Party class organs of the united front in the factories, among the unemployed, in the working-class districts, among the small townsfolk, and in the villages. Only such bodies, which, of course, should not supplant the organizations participating in the united front, will be able to bring into the united front movement also the vast unorganized mass of toilers, will be able to assist in developing the initiative of the masses in the struggle against the offensive of capital and against fascism, and on this basis help to create a large body of working-class united front activists. 4. Wherever the Social-Democratic leaders, in their efforts to deflect the workers from the struggle in defence of their every-day interests and in order to frustrate the united front, put forward widely advertised *'Socialist" projects (the de Man plan, etc.), the demagogic nature of such projects must be exposed, and the toilers must be shown the impossibility of bringing about socialism so long as power remains in the hands of the bourgeoisie. At the same time, however, some of the measures put forward in these projects that can be linked up with the vital demands of the toilers should be utilized as the starting point for developing a mass united front struggle jointly with the Social-Democratic workers. In countries where Social-Democratic governments are in power (or where there are coalition governments in which Socialists participate), Communists must not confine themselves to propaganda exposing the policies of such governments, but must mobilize the broad masses for the struggle to secure their practical vital class demands, the fulfilment of which the SocialDemocrats announced in their platforms, particularly when they were not yet in power or were not yet members of their respective governments. 5. Joint action with the Social-Democratic Parties and organizations not only does not preclude, but on the contrary, renders still more necessary the serious and well-founded criticism of reformism, of Social-Democracy as the ideology and practice of class collaboration with the bourgeoisie, and the patient exposition of the principles and program of Communism to the Social Democratic workers. While revealing to the masses the meaning of the demagogic arguments advanced by the Right Social-Democratic leaders against the united front, while intensifying the struggle against the reactionary section of Social-Democracy, the Communists must establish the closest cooperation with those Left Social-Democratic workers, functionaries and organizations that fight against the reformist policy and advocate a united front with the Communist Party. The more we intensify our fight against the reactionary camp of Social-Democracy, which is participating in a bloc with the bourgeoisie, the more effective will be the assistance we give to that part of Social-Democracy which is becoming revolutionized and the self-determination of the various elements within the Left camp will take place the sooner, the more resolutely the Communists fight for a united front with the Social-Democratic Parties. The attitude to the practical realization of the united front will be the chief indication of the true position of the various groups among the Social-Democrats. In the fight for the practical realization of the united front, those Social-Democratic leaders who come forward as Lefts in words will be obliged to show by deeds whether they are really ready to fight the bourgeoisie and the Right Social-Democrats, or are on the side of the bourgeoisie, that is, against the cause of the working class. 6. Election campaigns must be utilized for the further development and strengthening of the united fighting front of the proletariat. While coming forward independently in the elections and unfolding the program of the Communist Party before the masses, the Communists must seek to establish a united front with the Social-Democratic Parties and the trade unions (also with the VSTK - 2954
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
51
52
53
organizations of the toiling peasants, handicraftsmen, etc.), and exert every effort to prevent the election of reactionary and fascist candidates. In face of fascist danger, the Communists may, while reserving for themselves freedom of political agitation and criticism, participate in election campaigns on a common platform, and with a common ticket of the anti-fascist front, depending on the growth and success of the united front movement, also depending on the electoral system in operation. 7. In striving to unite, under the leadership of the proletariat, the struggle of the toiling peasants, the urban petty bourgeoisie and the toiling masses of the oppressed nationalities, the Communists must seek to bring about the establishment of a wide antifascist people's front on the basis of the proletarian united front, supporting all those specific demands of those sections of the toilers which are in line with the fundamental interests of the proletariat. It is particularly important to mobilize the toiling peasants against the fascist policy of robbing the basic masses of the peasantry; against the plundering price policy of monopoly capital and the bourgeois governments, against the unbearable burden of taxes, rents and debts, against forced sales of peasant property, and in favour of government aid for the ruined peasantry. While working everywhere among the urban petty bourgeoisie and the intelligentsia as well as among the office employees the Communists must rouse these strata against increasing taxation and the high cost of living, against their spoliation by monopoly capital, by the trusts, against the thraldom of interest payments, and against dismissals and reductions in salary of government and municipal employees. While defending the interests and rights of the progressive intellectuals, it is necessary to give them every support in their movement against cultural reaction, and to facilitate their going over to the side of the working class in the struggle against fascism. 8. In the circumstances of a political crisis, when the ruling classes are no longer in a position to cope with the powerful sweep of the mass movement, the Communists must advance fundamental revolutionary slogans (such as, for instance, control of production and the banks, disbandment of the police force and its replacement by an armed workers' militia, etc.), which are directed toward still further shaking the economic and political power of the bourgeoisie and increasing the strength of the working class, toward isolating the parties of compromise, and which lead the working masses right up to the point of the revolutionary seizure of power. If with such an upsurge of the mass movement it will prove possible, and necessary, in the interests of the proletariat, to create a proletarian united front government, or an anti-fascist people's front government, which is not yet a government of the proletarian dictatorship, but one which undertakes to put into effect decisive measures against fascism and reaction, the Communist Party must see to it that such a government is formed. The following situation is an essential prerequisite for the formation of a united front government: (a) When the state apparatus of the bourgeoisie is seriously paralyzed so that the bourgeoisie is not in a condition to prevent the formation of such a government; (b) When vast masses of the toilers vehemently take action against fascism and reaction, but are not yet ready to rise and fight for Soviet Power; (c) When already a considerable proportion of the organizations of the Social-Democratic and other parties participating in the united front demand ruthless measures against the fascists and other reactionaries, and are ready to fight to get with the Communists for the carrying out of these measures. In so far as the united front government will really undertake decisive measures against the counter-revolutionary financial magnates and their fascist agents, and will in no way restrict the activity of the Communist Party and the struggle of the working class, the Communist Party will support such a government in every way. The participation of the Communists in a united front government will be decided separately in each particular case as the concrete situation may warrant. *
Trong Nghị quyết kể trên, người ta thấy xuất hiện tên gọi chế độ Xã Hội Dân Chủ/‘Social hay đảng Xã Hội Dân Chủ/ ‘Social-Democratic Parties’ và trong đảng đó thành phần lao động được xếp thành hai nhóm: VSTK - 2955
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
nhóm hữu khuynh/ the Right Social-Democrats và nhóm tả khuynh/ Left Social-Democratic workers. Nhóm hữu khuynh bị phe Cộng Sản Quốc Tế liệt kê vào nhóm các thành phần tư sản phản động. Cộng Sản chỉ có thể liên hiệp với nhóm Xã Hội Dân Chủ tả khuynh. Cán bộ Cộng Sản phải luôn giữ vững lập trường của người Cộng Sản trong khi cố gắng phấn đấu để bảo đảm cho liên hiệp hành động với đảng Xã Hội Dân Chủ, với thành phần nghiệp đoàn theo chủ nghĩa cải lương và với những tổ chức của lao động chống đối các kẻ thù địch của giai cấp vô sản trên cơ sở ngắn hạn hay dài hạn (tiểu mục #2). Cán bộ Cộng Sản phải củng cố việc tuyển chọn những thành phần trung lập không đảng phái trong mặt trận thống nhất ở các nhà máy, từ nhóm người không công ăn việc làm, từ các nhóm người lao động ở các địa phương, nơi những thị tứ, nơi các làng mạc (#3). Nơi các xứ do đảng Dân Chủ Xã Hội nấm quyền cai trị hay liên hiệp với một phe phái chính trị khác để cầm quyền chính phủ thì cán bộ Cộng Sản không tự bó mình tuyên truyền cho các chính sách và đường lối cai trị của chính quyền đó nhưng phải huy động khối quần chúng đông đảo đấu tranh đòi hỏi sự bảo đảm những yêu cầu bức thiết và thực tiễn của họ, đòi hỏi chính quyền Dân Chủ Xã Hội thực thi những gì mà chính quyền nầy đã tuyên hứa khi chưa lập chính phủ hay khi chưa được liên hiệp chia quyền cai trị chung với bất cứ một hình thức chính quyền nào (#4). Trong các chiến dịch bầu cử chọn người đưa vào mặt trận liên hiệp kháng chiến của giai cấp vô sản, cán bộ Cộng sản phải cố gắng loại trừ những phần tử, phe phái phản động và phát xí.(#6). Cán bộ Cộng Sản phải yểm trợ phong trào của các thành phần trí thức tiến bộ chống đối các phần tử phản động và tìm cách để lôi kéo họ về phía giai cấp lao động đang tranh đấu chống chủ nghĩa Phát xít (#7). Trong những trường hợp có khủng hoảng chính trị mà tầng lớp thống trị hiện hành không còn đủ sức để đối phó với sức mạnh mãnh liệt của phong trào quần chúng thì những người Cộng Sản phải đề xuất ra những khẩu hiệu cách mạng nhằm kích thích tầng lớp lao động tiến tới đỉnh cao của cuộc cách mạng vô sản: lật đỗ và cướp chính quyền (#8). Đọc lại ‘Những Chỉ thị của Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ VII mà NAQ theo trí nhớ truyền đạt’ cho trung ương hải ngoại đảng Cộng Sản Đông Dưong ở Ma Cao như đã nêu ra ở các trang trước đây rồi so chiếu với những chỉ thị trong nghị quyết rút ra từ bản báo cáo của Georgi Dimitroff đã được Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ VII chấp nhận vào ngày 20 tháng 08 năm 1935 thì có thể dẫn đến một số suy định như sau: Suy định 1. Chỉ thị của NAQ cũng gồm có 8 mục, cũng đánh số từ 1-8 như 8 tiểu mục hướng dẫn trong nghị quyết G.Dimitroff. Sự sắp xếp rất ăn khớp nầy của NAQ phải chăng có chủ đích gây ấn tượng cho người nhận lãnh chỉ thị tin tưởng rằng những chỉ thị của Ông đưa ra là VSTK - 2956
27
một bản tóm lược theo đúng những chỉ thị của Cộng Sản Quốc tế trong kỳ đại hội VII ở Moscova. Suy định 2. Về mặt hình thức thì giống nhau nhưng về nội dung nếu đem so chiếu từng mục tương ứng với 8 tiểu mục hướng dẫn trong nghị quyết G.Dimitroff thì 8 điều chỉ thị theo trí nhớ của NAQ không có gì mâu thuẫn trầm trọng nhưng lại rơi vào tình trạng ‘nghe một đàng, làm một nẻo’. Mục tiêu chính yếu cấp bách của Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản Kỳ VII vào năm 1935 kêu gọi thành lập mặt trận Nhân Dân thống nhất tại mỗi quốc gia có đảng cộng sản đang hoạt động để cùng nhau chống chế độ Phát Xít. Ở Việt Nam vào thời điểm năm 1935 chưa có một đảng phái hay tổ chức nào chính thức hay lén lút hoạt động dưới danh nghĩa là một đảng Phát Xít và chưa có bóng dáng nào của Phát Xít Nhật hay tay sai của Phát Xít Đức hoặc Phát Xít Ý hiện diện trên các nước nằm trên bán đảo Đông Dương nhưng NAQ vẫn cứ ‘chỉ thị’ cho đảng CSĐD phải tiêu diệt một cách thẳng tay không khoan nhượng bọn làm tay sai cho chủ nghĩa Phát xít mà theo NAQ thì bọn nầy chính là những người Việt Nam theo chủ nghĩa Cộng Sản Đệ Tứ Quốc Tế Trotkist, kẻ thù không đội trời chung của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế hiện nay do Staline lãnh đạo. Thật là một điều rất đáng ngạc nhiên khi thấy rằng NAQ, một người có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức về chủ trương và đường lối Cộng Sản Quốc Tế từ các thời của Lênin, Trostky và Stalin mà lại có một ‘quan điểm tân kỳ’ cho rằng những người theo Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản của Trostky là công cụ tay sai của chủ nghĩa Phát Xít. Nhất định là NAQ phải biết rõ Trotsky lãnh tụ của Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản là một người chống chủ nghĩa Phát Xít rất quyết liệt: vào thời gian chạy trốn tị nạn ở Thổ Nhỉ Kỳ/Turkey, ngày 08 tháng 12 năm 1931 Leon Trotsky có viết một bài với tựa đề là WHAT’S WRONG WITH THE CURRENT POLICY OF THE
28
GERMAN COMMUNIST PARTY? (Có
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
29 30 31 32 33
34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45
Điều Gì Sai Trong Chính Sách Hiện Nay Của Đảng Cộng Sản Đức?) đăng trên tờ Bulletin số 27, tháng 03 năm 1932. Bài nầy được dịch ra tiếng Anh bởi Morris Lewitt dưới tựa đề ‘For a Workers’ United Front Against Facism’ (Viết Cho Một Mặt Trận Lao Động Thống Nhất Chống Phát Xít) đăng trên tập chí The Militant ngày 9 tháng 01 năm 1932. Trong bài viết nầy có những đoạn như sau: Bọn phát xít đang gia tăng rất nhanh chóng. Số người Cộng Sản cũng gia tăng nhưng quá chậm. Sự gia tăng ở hai cực đối lập nhau khiến cho quả bóng trên chóp đỉnh của kim tự tháp cũng không thể tiếp tục nằn yên tại vị thế của nó. Sự gia tăng của bọn phát xít có nghĩa là nguy cơ khiến cho quả bóng lăn xuống về phía cánh phải. Điều đó đã đưa tới một mối nguy cơ lớn lao. Chúng ta phải tạo áp lực đảng Xã Hội Dân Chủ Xã Hội gia nhập vào khối Chống bọn Phát xít. Hỡi các người Lao động Cộng Sản, nhân số của các người có tới hàng trăm ngàn, hàng triệu; không phải các người muốn sống tùy tiện bất cứ ở đâu cũng được; không đủ giấy tờ chiếu kháng cho các người. Nếu chủ nghĩa Phát xít nắm giữ quền lực cai trị thì bọn chúng, giống như một chiếc xe bọc VSTK - 2957
thép đang di động, sẽ nghiền nát sọ não và cột sống của các người. Sự giải cứu cho các người là từ sự tranh đấu không khoan nhượng. Và chỉ có đấu t thép đang di động, sẽ nghiền nát sọ não và cột sống của các người. Sự giải cứu cho các người là từ sự tranh đấu không khoan nhượng. Và chỉ có đấu ranh hợp nhất với các tầng lớp lao động của đảng Xã Hội Dân Chủ mới có thể mang lại chiến thắng. Hỡi các người lao động Cộng Sản, hãy nhanh lên, các người không còn nhiều thời gian nửa đâu!135
1 2 3 4 5 6 7 8
9
10
11
12
13
14
15 16 17 18 19 20 21 22
23
24
25
26
27
28 29 30 31 32 33
Vào lúc được mời tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản Liên Sô ở Moscova từ ngày 25 tháng 07 năm 1935 thì NAQ chưa có được một chút hiểu biết căn bản nào về Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản do Leon Trotsky lãnh đạo. Cũng có thể là ngay cả 2 danh xưng Đệ Tam Quốc Tế và Đệ Tứ Quốc Tế cũng chưa từng được NAQ biết đến. Đây là một sự thật do chính NAQ tự ý phơi bày ra như sau: Quế Lâm, ngày 10-5-1939 Các bạn thân mến, Trước kia, chủ nghĩa Tờrốtxki đối với tôi cũng như đối với nhiều người khác, hình như là một vấn đề tranh cãi trong nội bộ giữa các phe phái khác nhau của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi vậy, chúng tôi không lưu ý đến nó. Nhưng ít lâu trước khi xảy ra chiến tranh - nói đúng hơn là hồi cuối năm 1936, và nhất là trong thời gian chiến tranh, những sự cổ động đầy tội lỗi của bọn tờrốtxkít đã làm cho chúng tôi sáng mắt ra. Thế là chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề.136
Suy định 3. Kể từ sau Hội Nghị Quốc Tế Cộng Sản kỳ VII bế mạc vào cuối tháng 08 năm 1935, NAQ đã truyền đạt những chỉ thị thi hành nghị quyết của Hội Nghị nầy trước sau tất cả là 3 lần: Lần 1: Sách Hồ Chí Minh Tiểu Sử do Bảo Tàng Hô Chí Minh /Hà Nội chủ biên viết: Sau đại hội, Nguyễn Ái Quốc chỉ thị Lê Hồng Phong nhanh chóng thu xếp công việc, về nước để truyền đạt cho Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương ở Việt Nam những nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản Liên Sô, để điều chỉnh những nghị quyết của Đại hội Ma Cao (tháng 03 năm 1935), khắc phục tư tưởng tả khuynh hẹp hòi, bảo thủ; đề phòng tư tưởng hữu khuynh, thoả hiệp vô nguyên tắc trong khi hợp tác với các lực ______________ Nguồn: HTTP://WWW.MARXISTS.ORG/ARCHIVE/TROTSKY/GERMANY/1931/311208. ‘The fascists are growing very rapidly. The Communists are also growing but much more slowly. The growth at the extreme poles shows that the ball cannot maintain itself at the top of the pyramid. The rapid growth of the fascists signifies the danger that the ball may roll down toward the right. Therein lies an enormous danger. ...... We Must Force the Social Democracy into a Bloc Against the Fascists. ....... Worker-Communists, you are hundreds of thousands, millions; you cannot leave for anyplace; there are not enough passports for you. Should fascism come to power, it will ride over your skulls and spines like a terrific tank. Your salvation lies in merciless struggle. And only a fighting unity with the Social Democratic workers can bring victory. Make haste, workerCommunists, you have very little time left!’ 135
Hồ Chí Minh, HCM toàn tập 3 (1930-1945), s. đ.d. ‘Thư từ Trung Quốc, Quế Lâm 10-5-1939.’ 136
VSTK - 2958
lượng khác mà xa rời mục tiêu chống đế quốc và phong kiến.’ 137 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Trong lần chuyển đạt thứ nhất có những điểm sau đây đáng được chú ý: 1- Phương tiện chuyển đạt: chuyển đạt bằng miệng qua trung gian của Lê Hồng Phong. Lý do tại sao truyền đạt bằng miệng mà không bằng giấy tờ chính thức? Bởi vì NAQ không được giao phó một công tác lãnh đạo nào từ Trung Ương Cục Quốc Tế Cộng Sản vào lúc nầy. Ngay cả tư cách là một trong số 3 thành viên đại diện cho Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự Đại hội Quốc Tế Cộng Sản Kỳ VII cũng không được chấp nhận mà chỉ được cho phép tham dự như là một bàng thính viên không có quyền phát biểu. Vì thế, nếu ra lệnh hay chỉ thị bằng bút mực giấy tờ chính thức thì những giấy tờ nầy sẽ là những bằng chứng vi phạm kỹ luật vì lạm quyền đối với Trung Ương Cục Quốc Tế Cộng Sản. Ngay cả trong nội bộ của Đảng Cộng Sản Đông Dương vào lúc đó thì NAQ cũng thua kém vai vế của Lê Hồng Phong. Theo Sophie Quinn Judge138 thì NAQ bị Cục Phương Đông của Cộng Sản Quốc Tế không tín nhiệm là vì Ông bị nghi ngờ có liên quan đến hàng loạt vụ bắt bớ nhiều đảng viên cộng sản của phân bộ Viễn Đông và của đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1931. 2- Việc NAQ chuyển đạt bằng miệng những chỉ thị thi hành nghị quyết của Đại Hội Quốc tế Cộng Sản kỳ VII cho đảng Cộng Sản Đông Dương qua trung gian của Lê Hồng Phong là điều vô ích thừa thãi bởi vì Lê Hồng Phong với vị thế quan trọng hiện tại trong Quốc Tế Cộng Sản, là một thành viên được phát biểu trong Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản và còn là Tổng bí thư đương nhiệm của đảng Cộng Sản Đông Dương thì Lê Hồng Phong đâu cần tới những lời chuyển đạt một cách chung chung như thế. NAQ nhất định phải biết là việc làm của mình là dư thừa nhưng Ông vẫn cứ làm để trước hết tự xem mình vẫn còn là bậc thầy của Lê Hồng Phong cho dù là chức vụ của Lê Hồng Phong có cao trọng đến mức nào. Kế đến là để mặp mờ đánh tiếng cho ban chấp hành hiện tại của Đảng Cộng Sản Đông Dương phải tiếp tục tin tưởng rằng NAQ vẫn còn là một thành viên cao cấp của Trung Ương Cục Quốc Tế Cộng Sản. 3- Những “chỉ thị chung chung của NAQ” lần nầy không được chuyển tải kịp thời về cho Đại Hội Đại Biểu Đảng Cộng Sản Đông Dương trong khi họ hội họp ở Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến 31 tháng 03 năm 1935 bởi vì sau khi Đại Hội Quốc Tế Cộng sản kỳ VII ở Moscova bế mạc vào cuối tháng 08 năm 1935, Lê Hồng Phong quay trở về Á Châu vào khoảng cuối năm 1935 hay đầu năm 1936 nhưng chưa đi _____________________ 137 138
NXB Chính Trị Quốc Gia-Hà Nội phát hành vào năm 2008,s.đd.Chương IV, trang 81-92. Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 201.
VSTK - 2959
về Ma Cao mà lại đi thẳng xuống Nam Kinh và theo nữ tác giả Sophie Quinn Judge thì có thể là Lê Hồng Phong đến Nam Kinh tìm sự hợp tác của tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần nguyên là 2 thành viên của tổ chức Việt Minh đầu tiên.139 Chưa có sách vở hay tài liệu nào khác cho biết rõ tại sao Lê Hồng Phong không về thẳng Ma Cao mà lại đi Nam Kinh. Động cơ nào hay do ai cố vấn hoặc đề nghị với Lê Hồng Phong đi Nam Kinh để tìm sự hợp tác với tổ chức Việt Minh đầu tiên? Sự kiện Lê Hồng Phong đến Nam Kinh có liên hệ gì đến một cuộc họp đặc biệt gồm 8 thành viên Quốc tế Cộng Sản sau khi Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản Kỳ VII chấm dứt nhằm thảo luận về những đường lối áp dụng để giải quyết những vấn đề Đông Dương hay không? Trong buổi họp nầy NAQ cũng được yêu cầu tham dự: ‘Đồng chí Lin (Ai-kvak) từ Đại Học Lenin cũng được yêu cầu tham dự.’140 Ngoài ra còn có 2 thành viên người Đông Dương đang theo học Đại Học Staline cũng được mời tham dự141. . Sophie Quinn Judge không ghi rõ 2 thành viên người Đông Dương nầy là ai. Sau khi Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ VII bế mạc, Hoàng Văn Nọn và Nguyễn Thị Minh Khai đã ở lại Moscova để tiếp tục theo học một khoá học đặc biệt ở Đại Học Staline cho đến mùa Hè năm 1936. Tưởng cũng cần biết rằng phái đoàn đại biểu của đảng Cộng Sản Đông Dương do Lê Hồng Phong cầm đầu đi dự Đại Hội Quốc Tế kỳ VII từ Thượng Hải/Trung Quốc đến Moscova vào ngày 08 tháng 12 năm 1934. Do Đại hội bị hoãn lại, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn được NAQ (bí danh Lin, Linốp) giới thiệu vào học lớp văn hoá – chính trị đặc biệt của Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Trong quá trình học tập tại đây, NAQ thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với Nọn và Minh Khai, thúc đẩy họ phải không ngừng rèn luyện tư tưởng, tác phong của người Cộng Sản và phải thật sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. NAQ cũng soạn nhiều tài liệu về địa lý, lịch sử Việt Nam bằng văn vần, dịch Chính trị kinh tế học, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra tiếng Việt để Nọn và Minh Khai dễ thuộc, dễ nhớ142. Vì thời gian hạn chế, cho nên NAQ đã bắt Nọn và Minh Khai phảỉ học thuộc lòng và nhớ thật nhiều tài liệu học tập khiến cho Hoàng Văn Nọn, một người ít học thuộc dân tộc thiểu số vùng Cao Bằng, phải than phiền là NAQ đã dồn ép nhiều quá ‘để gia tăng năng xuất, vượt chỉ tiêu giống như trong một chính sách thi đua lao động’ và chính vì thế đã trình độ hiểu biết và nhận thức của đương sự bị rối loạn.142 Tám thành viên nòng cốt trong buổi họp có thể là các ủy viên đặc trách chính thức Phân Bộ Đông Dương của Quốc Tế Cộng Sản. Buổi họp được tổ chức có thể là do Lê Hồng
___________ 139
Sophie Quinn Judge, Sophie Quinn Judge, 141 Sophie Quinn Judge, 142 Sophie Quinn Judge, 140
VSTK - 2960
The Missing Years, s.đ.d. trang 212-3. The Missing Years, s.đ.d. trang 211. The Missing Years, s.đ.d. trang 211. The Missing Years, s.đ.d. trang 216-7.
Phong yêu cầu vì theo ý kiến của một thành viên cao cấp của cục Phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản là Vasilieva thì ‘..tại Moscova, Lê Hồng Phong đang nắm vai trò chủ đạo trong việc vạch ra đường lối cho ĐCS Đông Dương vào lúc ấy.143 Phiên họp hội kiến về Đông Dương sau Hội Nghị Quốc Tế
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25 26 27 28 29 30
Cộng Sản kỳ VII càng củng cố thêm suy đoán những ‘chỉ thị chung chung của NAQ’ qua trung gian của Lê Hồng Phong để mang về cho đảng Cộng Sản là một việc làm tự ý của NAQ không theo đúng đường hướng của Quốc Tế Cộng Sản sau kỳ đại hội VII. Lần 2: Sau cuộc họp hội ý kể trên, ‘một bức thư bằng tiếng Pháp được thảo ra từ Phân Bộ Đông Dương của liên đoàn Phản Đế gửi đến các đảng phái và phần tử cách mạng trong nước và hải ngoại, đề ngày 27 tháng 2 năm 1936. Bức thư kêu gọi tất cả các đảng phái, tất cả các phần tử cách mạng trong nước và hải ngoại tham gia bộ phận Đông Dương của Liên Đoàn Phản Đế để đoàn kết phong trào giải phóng dân tộc Đông Dương.’144 Có 2 điểm cần chú ý về bức thư nầy: (i) Bức thư viết bằng tiếng Pháp. Điều nầy cho thấy người soạn thảo ra bức thư chính là NAQ với kinh nghiệm về Đông Dương và khả năng Pháp ngữ của Ông. (ii) Theo Sophie Quinn Judge thì lá thư nầy có thể tìm thấy tại hồ sơ lưu trử ở ban Bí thư của Dmtri Manuilsky trách nhiệm về Đông Dương.145 Do đó, có thể suy định rằng bức thư nầy do NAQ soạn thảo và ký tên là Phân Bộ Đông Dương của Liên Đoàn Phản Đế do Dmtri Manuilsy kiểm ký: đây mới là những chỉ thị và hướng dẫn chính thức của Quốc Tế Cộng Sản Quốc Tế sau kỳ đại hội VII gửi cho đảng Cộng Sản Đông Dương. Tại sao phải đợi đến ngày 27 tháng 2 năm 1936 mới có bức thư luân lưu nầy? Bức thư nầy nhất định là để trả lời cho một bức thư nào đó đã gửi đến Phân Bộ Đông Dương của Quốc Tế Cộng Sản xin tham khảo ý kiến về vấn đề Đoàn kết phong trào giải phóng dân tộc Đông Dương. Vấn đề là ai, từ đâu và vào lúc nào đã gửi thư xin tham khảo nầy đến Phân Bộ Đông Dương của Quốc Tế Cộng Sản? Chính là Lê Hồng Phong đã viết thư xin tham khảo từ Nam Kinh trong khoản từ cuối tháng 01 đến đầu tháng 02 năm 1936. Khi nhận được thư xin tham khảo của Lê Hồng Phong, Dmtri Manuilsy đã hỏi ý kiến Vasilieva và được bà nầy trả lời rằng‘..tại Moscova, Lê Hồng Phong đang nắm vai trò chủ đạo trong việc vạch ra đường lối cho ĐCS Đông Dương vào lúc ấy… Hải An muốn tham khảo về những vấn đề Đông Dương vào những ngày tới vì ông ta phải (1) viết một bức thư cho đảng…và (2) có thể sẽ phải ở lại trong bệnh viện nhiều ngày. Những suy định từ sự trả lời của Vasilieva được rút ra như sau: (i) Lê Hồng Phong vào lúc __________________
Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 219. Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 219. 145 Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 216. 143 144
VSTK - 2961
nầy đã rời khỏi Moscova và đang có mặt ở Nam Kinh tìm sự hợp tác với Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội để thành lập một Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi theo ‘chỉ thị miệng của.(ii) Hải An là bí danh của Lê Hồng Phong khi tham dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ VII. Người ta sẽ thắc mắc tự hỏi lý do tại sao Hải An lại gửi thư xin tham khảo từ Nam Kinh và câu trả lời có thể như sau: cuộc vận động thành lập Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi của Lê Hồng Phong ở Nam Kinh gặp trở ngại. (iii) Lê Hồng Phong phải ở lại Nam Kinh trong nhiều ngày sắp tới/ ‘có thể sẽ phải ở lại trong bệnh viện nhiều ngày’ để chờ chỉ thị rõ ràng từ Phân Bộ Đông Dương của Quốc Tế Cộng Sản do
Dmiti Manuilsky lãnh đạo. (iv) Sau khi nhận được bức thư luân lưu đề ngày 27 tháng 02 năm 1936 từ Phân Bộ Đông Dương Quốc Tế Cộng Sản, Lê Hồng Phong cho phổ biến một văn kiện bằng tiếng Việt gọi là Thư mở của Ủy Ban Trung Ương ĐCS Đông Dương vào tháng 04 năm 1936 để gửi cho các đảng phái Việt Nam khác nhau đang hoạt động ở Nam Kinh/ Trung Quốc và tiếp tục thương thảo với các tổ chức nầy để thành lập một Mặt trân dân tộc dân chủ rộng rải theo đúng những chỉ thị trong bức thư luân lưu ngày 27 tháng 02 năm 1936 mà Lê Hồng Phong đã nhận được từ Phân Bộ Đông Dương của Quốc Tế Cộng Sản.
Dmtri Manuilsky và Vera Vasilieva Comintern section for Indochina 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
NAQ tại Moscova năm 1938
Tóm lại, đây là lần thứ nhì từ Moscova NAQ đã gửi một chỉ thị hướng dẫn mới đề ngày 27-2-1936 cho Lê Hồng Phong nhưng không phải do ý kiến riêng của mình mà qua sự hội ý và chấp thuận của Phân Bộ Đông Dương của Quốc Tế Cộng Sản. Tuy nhiên, ai là người ký tên dưới văn bản nầy thì đây vẫn còn là một điểm mù mờ chưa biết được. Lần 3: Như đã trích dẫn từ các trang trước đây, sách Hồ Chí Minh Tiểu Sử do Bảo Tàng Hồ Chí Minh biên soạn viết: ‘Mùa Hè 1936, khi biệt phái Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn trở qua Hồng Kông, NAQ đã căn dặn và lưu ý họ phải chuyển đến Lê Hồng Phong ba ý kiến quan trọng sau: a. Ban Chấp hành Trung ương cần sớm chuyển về trong nước để chỉ đạo phong trào.
VSTK - 2962
b. Phải củng cố sự đoàn kết vững chắc trong đảng, giữa bộ phận trong nước và nước ngoài, kiên quyết không được thoả hiệp với bọn Tờrốtxkít. c. Thành lập cho được Mặt trận dân tộc dân chủ, thu hút mọi lực lượng yêu nước tán thành cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ nhưng không được hy sinh quyền lợi của Đảng và giai cấp.146
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
‘Căn dặn và lưu ý’ cũng có nghĩa là chỉ thị bằng miệng cho Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn, giống như khi Lê Hồng Phong khi rời Moscova sau kỳ đại hội VII của Quốc Tế Cộng Sản đã được NAQ trao nhiệm vụ ‘truyền đạt’ cho Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương. Sophie Quinn Judge viết: Minh Khai and Hoang Van Non had travelled back to Hongkong via France ang Italy in late Spring 1937. The had memorized a eightpoint list of policy directives, which they were to transmit to the Overseas Bureau on arrival147. (Minh Khai và Hoàng Văn Nọn đã trở về Hồng Kông qua ngỏ nước Pháp và nước Ý vào cuối mùa Xuân năm 1937. Họ đã phải học thuộc lòng một bản liệt kê 8 điểm những chỉ thị về đường lối mà họ phải chuyển giao cho Ban lãnh đạo Hải ngoại khi họ đến nơi.)
13 14 15 16 17 18 19 20
21
22
23
24 25 26 27 28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Bản Liệt kê 8 điểm nầy có thể là nội dung của thư luân lưu ngày 27 tháng 2 năm 1936 của Phân Bộ Đông Dương của Quốc Tế Cộng Sản đã gửi sang Nam Kinh cho Lê Hồng Phong trước đây. Sophie Quinn Judge viết: ‘I have not found a copy of this list, but we can assume that it was close to the eight points which Ho Chi Minh was called for on to implement in 1938.’ (Tôi đã không tìm thấy một bản sao của bản liệt kê nầy nhưng chúng ta có thể giả định rằng nó cũng gần giống như chỉ thị 8 điểm mà Hồ Chí Minh được lệnh phải thực thi trong năm 1938.148 Phải chăng Sophie
Q. Judge cho rằng bản liệt kê 8 điểm mà Minh Khai và Nọn phải học thuộc lòng là “Những Chỉ thị mà tôi (NAQ) nhớ và truyền đạt” kèm theo bản báo cáo của NAQ gửi Ban Chấp Hành Quốc Tế Cộng Sản vào cuối tháng 07 năm 1939 như đã được khảo luận trước đây? Chắc là không thể hiểu theo ý nghĩa đó bởi vì Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn và NAQ ở Moscova cũng như Lê Hồng Phong đang ở Nam Kinh đều biết được bức thư luân lưu ngày 27-2-1936 của Phân Bộ Đông Dương Quốc Tế Cộng Sản vẫn đang có hiệu lực chấp hành và họ phải tuân thủ. Nhưng tại sao Minh Khai và Nọn phải học thuộc lòng? Có thể là vì vấn đề an toàn và bảo mật trên các lộ trình trở lại Hồng Kông của họ. ___________________
Sách do NXB Chính Trị Quốc Gia-Hà Nội phát hành vào năm 2008.Chương IV, trang 81-92. Nguồn : http://violet.vn/tranhoa007/present/show/entry_id/5534779# hay : http://thehehochiminh.wordpress.com/ts/hcmts_bthcm/ 146
147 148
Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 223. Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 223. VSTK - 2963
1
2
3
4
5
6
là vì vấn đề an toàn và bảo mật trên các lộ trình trở lại Hồng Kông của họ. Vào mùa Thu năm 1938, NAQ đã rời Liên Sô sang Trung Quốc để chuẩn bị về nước và hiển nhiên là NAQ vẫn phải tiếp tục tuân hành những chỉ thị và hướng dẫn trong thư luân lưu ngày 27-2-1936 mà Ông là một trong 3 thành viên Việt Nam được Phân Bộ Đông Dương Quốc Tế Cộng Sản hội ý để tạo ra bức thư đó.
*
VSTK - 2964
Khảo luận (tiếp theo) 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
Câu hỏi 2- Phải chăng có sự chia rẻ bất đồng, tranh giành quyền lãnh đạo trong nội bộ của Đảng Cộng Sản Đông Dương? 1. Hội nghị Ban chỉ huy ở ngoài của ĐCSĐD và đại diện các tổ chức Đảng ở trong nước (từ 16 đến 21-6-1934) Đầu năm 1934, ban lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) ở nước ngoài được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu, trong thực tế làm chức năng chỉ đạo việc khôi phục và phát triển phong trào, thống nhất lực lượng trong tất cả nước Việt Nam để thực hiện chương trình hành động và chuẩn bị Đại hội toàn quốc của ĐCSĐD. Ban lãnh đạo ở nước ngoài họp Hội nghị từ ngày 16 (15?) đến ngày (20?) 21-6 (7?)-1934* ở Macao gồm có Ban Chỉ huy ở ngoài và đại diện các tổ chức Đảng từ bên trong nước Việt Nam đến tham dự trong đó có Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn Tham, Trần Văn Chấn. Hội nghị bầu ra Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng gồm 13 người trong đó Lê Hồng Phong được giữ chức vụ Bí thư Ban Chỉ huy ngoài kiêm Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của ĐCSĐD. Mặc dù không có mặt trong Hội nghị nhưng NAQ cũng được bầu làm một trong số 12 ủy viên còn lại của Ban Chấp Hành. Ban Chỉ huy ở ngoài kiêm Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, có nhiệm vụ liên lạc giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Quốc tế Cộng sản và các đảng CS Đệ Tam Quốc Tế, đào tạo cán bộ CS trong nước, ra Tạp chí Bônsơvíchcơ quan lý luận của Trung ương Đảng. Hà Huy Tập được phân công điều hành công tác tuyên truyền cổ động kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Bônsơvích. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Chính trị và Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức. Nghị quyết về các vấn đề tổ chức và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy của Đảng Cộng sản Đông Dương ở ngài có đoạn viết: - Ban Chỉ huy ở ngoài gồm 5 người (3 người do Quốc tế Cộng sản chỉ định và 2 người do Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ định). Ban chỉ huy ở ngoài bầu Ban Thường vụ và thư ký của Ban. Thời hạn tồn tại của Ban Chỉ huy ở ngoài do Quốc tế Cộng sản quy định. Các hội nghị toàn thể của Ban Chỉ huy ở ngoài được triệu tập ít nhất ba tháng một lần. - Ban Chỉ huy ở ngoài là đại diện của Đảng trong quan hệ và liên lạc với Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản anh em. - Ban Chỉ huy ở ngoài chỉ đạo đường lối chính trị chung của Trung ương Đảng. Ban có quyền cử đại biểu để tham gia công tác và kiểm tra toàn bộ công tác của các cấp ủy đảng trong nước. VSTK - 2965
- Những nghị quyết quan trọng nhất của Trung ương phải được bàn bạc nhất trí với Ban Chỉ huy ở ngoài. Trong trường hợp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương không đồng ý với Ban Chỉ huy ở ngoài, Trung ương có quyền khiếu nại nghị quyết lên Quốc tế Cộng sản. Trước khi Quốc tế Cộng sản quyết định vấn đề tranh cãi thì Trung ương có nhiệm vụ phải thực hiện các chỉ thị của Ban Chỉ huy ở ngoài. - Trong trường hợp Trung ương Đảng bị vỡ và mất liên lạc và để tránh mất sự lãnh đạo thường xuyên, các Xứ ủy Đảng (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên) phải liên lạc với Ban Chỉ huy ở ngoài. Trong trường hợp Trung ương bị vỡ, Ban Chỉ huy ở ngoài có thể thay thế Trung ương lãnh đạo trực tiếp tất cả các tổ chức đảng ở trong nước.149
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
2. Đại hội đại biểu ĐCSĐD tại Macao (từ 27 đến 31-3-1935) 14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Trong khi Lê Hồng Phong và phái đoàn đại biểu ĐCSĐD đến Moscova vào cuối tháng 5 năm 1934 và phải chờ đợi Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ VII khai mạc thì Tổng biên tập Tạp chí Bônsơvích Hà Huy Tập tổ chức Đại hội ĐCSĐD từ 27 đến 31 tháng 3-1935. Đại hội họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935. Dự Đại hội có 13 đại biểu thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở ngoài nước, trong đó có hai đại biểu của Đảng bộ Bắc Kỳ, hai đại biểu của Đảng bộ Trung kỳ, ba đại biểu của Đảng bộ Nam Đông Dương, một đại biểu Đảng bộ Lào, ba đại biểu cho các đảng viên hoạt động ở Thái Lan, hai đại biểu của Ban lãnh đạo hải ngoại. Đại hội đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian trước mắt của toàn Đảng. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD, gồm 13 uỷ viên, trong đó có Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Đình Thanh, Võ Nguyên Hiến, Nguyễn Văn Dựt, Hoàng Văn Nọn, Ngô Tuân, Phạm Văn Xô, Nguyễn ái Quốc. Đại hội đã thông qua một loạt nghị quyết quan trọng: Nghị quyết Chính trị; các nghị quyết về công tác quần chúng với từng đối tượng cụ thể: công nhân, nông dân, binh lính, phụ nữ, dân tộc thiểu số, thanh niên, đội tự vệ; Nghị quyết về công tác phản đế liên minh, xây dựng đội tự về, công tác cứu tế đỏ; Nghị quyết về các chương trình hành động; Nghị quyết về công tác đã qua của Ban Chỉ huy kiêm Ban Trung ương lâm ______________ Báo Điện Tử Cộng Sản, nguồn Internet 21/08/2006: http://cpv.org.vn/Modules/ /News/NewsDetail.aspx?co_id=30515&cn_id=40155 149
VSTK - 2966
thời của Đảng Cộng sản Đông Dương; Nghị quyết về hệ thống tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương, Điều lệ của Tổng Công hội đỏ Đông Dương, Điều lệ Nông hội làng, Điều lệ của Đông Dương phản đế liên minh, Điều lệ Hội Cứu tế đỏ Đông Dương, Điều lệ của Thanh niên Cộng sản Đoàn Đông Dương. Trên cơ sở đánh giá tình hình thế giới và trong nước, Nghị quyết Chính trị của Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng trong thời gian trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, thâu phục quảng đại quần chúng lao động, chống đế quốc chiến tranh.150 1
2
Báo cáo chính trị của HCM tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của ĐCSVN 11-2-1951: ‘Năm 1935, Đảng họp Đại hội lần thứ I ở Ma Cao. Đại hội đã nhận định tình hình trong nước và tình hình thế giới, kiểm thảo lại công tác đã qua và ấn định chương trình cho công tác sắp tới. Nhưng chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ (như định chia ruộng đất cho công nhân nông nghiệp, chưa nhận rõ nhiệm vụ chống phát xít và nguy cơ chiến tranh phát xít, v.v.)’151
3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Trích dẫn trên là lời phê phán của Hồ Chí Minh khi trình bày Báo Cáo Chính Trị tại Đại Hội Đại Biểu toàn quốc thứ II của ĐCSVN ngày 11-2-1951. Điều nầy cho thấy Hội Nghị ĐCSĐD tại Ma Cao từ ngày 2731 tháng 3 năm 1935 đã không đáp ứng song song với những chính sách và đường hướng mới của Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ VII tại Moscôva đưa ra và đồng thời cũng cho thấy vai trò của NAQ trong ĐCSĐD bị lu mờ trong những năm 1934,1935 và 6 tháng đầu năm 1936. Uy tín của NAQ bị xuống thấp nhất khi Hà Huy Tập gửi 1 bản báo cáo phúc trình về Hội Nghị Ma Cao cho Quốc Tế Cộng Sản. Cuối bản Báo cáo, Hà Huy Tập đã đưa ra những lời phê phán NAQ rất nặng nề. Bản báo cáo viết rằng Hội nghị đã phân công cho NAQ bí danh Lin làm đại diện của ĐCSĐD tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản. Nhưng liền ngay sau đó, Hà Huy Tập lại viết: Ở Xiêm cũng như ở Đông Dương, các tổ chức cộng sản đang tiến hành cuộc đấu tranh công khai chống lại những tàn dư của tư tưởng cách mạng-dân tộc, trộn lẫn với chủ nghĩa đổi mới và duy tâm của Hội Thanh Niên và của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Những tàn dư
23 24 25 26
____________ Thông Tin Đối Ngoại, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng. http://www.vietnam.vn/ u1052n20101231124237015/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-i-cua-dang.htm 151 Thông Tin Đối Ngoại, Báo cáo chính trị của HCM tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của ĐCSVN 11-2-1951. http://www.vietnam.vn/u1053n20101231134939859/bao-caochinh-tri-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-ii-cua-dang.htm 150
VSTK - 2967
này hiện giờ rất mạnh và đang tạo ra sự cản trở rất nghiêm trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản. Cuộc đấu tranh không nhân nhượng chống lại những chủ nghĩa cơ hội lỗi thời của Quốc và của Hội Thanh Niên là cần thiết. Hai Đảng tại Xiêm và Đông Dương sẽ ra văn bản chống lại các khuynh hướng ấy. Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin hãy viết một bản tự kiểm bản thân và những thất bại của đồng chí ấy trong quá khứ. 152
1 2 3 4 5 6 7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Rất có thể là phần phê phán NAQ kể trên cũng được sao gửi đến các Đảng Cộng Sản “Anh Em” khác. ‘Ngày 31-3, Đại hội thông qua Tuyên ngôn và các bức thư gởi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản Liên Xô, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ’.153 Trong một thư 4 trang viết bằng tiếng Pháp gửi QTCS đề ngày 204-1935, Hà Huy Tập còn đề cập đến một số trường hợp bị nghi ngờ có sự phản bội trong ĐCSĐD mà NAQ phải chịu trách nhiệm trong việc bắt bớ những cựu thành viên của những thành viên Thanh Niên Cộng Sản được đào tạo ở Quản Châu: a) Quốc biết Lâm Đức Thụ là mật thám nhưng vẫn dùng, b) Quốc đã sai lầm khi đòi học viên phải nộp 2 bức ảnh, cho biết tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, c) trong nước cũng như ở Xiêm và trong tù, người ta đã nói nhiều đến trách nhiệm của Quốc điều mà Quốc không hề phủ nhận, d) những ảnh mà Quốc yêu cầu hiện đang nằm trong tay mật thám Pháp, e) dần dà khi đường lối của Đảng càng rõ ràng thì đảng viên ngày càng chỉ trích Quốc một cách nặng nề. Tổng thư ký của Đảng CS Xiêm, trước đây theo Quốc nhiệt thành, nay là một trong những người đã phát biểu rằng trước 1930, Quốc không phải là một người cộng sản.154
17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
27
28
Tổng biên tập Hà Huy Tập viết trên tạp chí Bônsơvích số 8/12-1934 như sau: "...chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng chí ấy về những vấn đề căn bản của phong trào cách mạng tư sản dân quyền và những lý luận cơ hội của đồng chí ấy bám rễ vào đầu óc của phần đông đồng chí chúng ta, giống như những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng. Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của Quốc tế cộng sản; không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên xuống
29 30 31 32 33 34 35 36
_____________________
Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 205. Chú thích số 69 nơi trang 290 tác giả cho biết đã tham chiếu Thư tiếng Pháp từ Ban Chỉ huy ở ngoài ĐCSĐD đề ngày 31-3-1935 theo tài liệu số 495,154, 688 được lưu giữ tại Trung Tâm Bảo Quản và Nghiên Cứu của nước Nga về Những Tài Liệu Lịch Sử Hiện Đại /Russian Center for The Resevation and Study of Documents of Modern History (RC). Phần phê phán ở cuối lá thư về Ông Lin không được dịch ra tiếng Nga. 152
153
Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), sđd. tr.242
154
Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d. tr. 206.
VSTK - 2968
dưới... Tài liệu Sách lược vắn tắt của Đảng và Điều lệ của Đảng hợp nhất không theo đúng chỉ thị của Quốc tế cộng sản. Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn chủ trương một sách lược cải lương và hợp tác: "trung lập tư sản và phú nông", "liên minh với địa chủ nhỏ và vừa", v.v. Vì những sai lầm đó, nên từ tháng Giêng đến tháng Mười năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đi theo một chiến lược có nhiều điểm trái với những chỉ thị của Quốc tế cộng sản, tuy trong thực tế đã lãnh đạo quần chúng kiên quyết đấu tranh cách mạng."155
1 2 3 4 5 6 7 8
9
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
(http://tapchicongsan.org.vn/Home/Nhung-chang-duong-phat-trien/2011/11883/Tap-chi-Bonsovic.aspx) Tháng 6-1934, Ban Chỉ huy ở ngoài nước của Đảng đã họp cùng với đại biểu các đảng bộ trong nước để thống nhất hoạt động của Đảng trong phạm vi cả nước. Ban Chỉ huy ở ngoài nước của Đảng cũng quyết định xuất bản Tạp chí Bônsơvíc, với tiêu đề “Cơ quan lý thuyết của Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương (phân bộ của Quốc tế cộng sản)”. Đồng chí Hà Huy Tập được phân công chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Bônsơvíc. Sau Đại hội I của Đảng (tháng 3-1935), tiêu đề ấy được đổi thành “Cơ quan lý thuyết của Đảng Cộng sản Đông Dương”. Theo một số công trình nghiên cứu về báo chí cách mạng đã công bố, từ số đầu cho đến số 10, Tạp chí Bônsơvíc ra đều đặn hằng tháng, chưa rõ tại sao một năm sau, từ tháng 2-1935 đến tháng 2-1936 mới ra số 11. Từ số 11 đến số 15 lại ra đều hằng tháng (số 12 ra tháng 3-1936, số 13 ra tháng 4-1936, số 14 ra tháng 5-1936 và số 15 ra tháng 6-1936). Số 16 đến tháng 9-1936 mới ra. Đến nay, cũng chưa biết tạp chí ra được bao nhiêu số. Cục Lưu trữ Trung ương hiện lưu giữ được Tạp chí Bônsơvíc số 10, số 15, số 16 và một số tài liệu bằng tiếng Pháp của mật thám viết về số 11, số 12, số 13. _____________________
Huỳnh Kim Khánh, Vietnamese Communism 1925-1945, ‘The Crisis of Infantile Communism’. Cornell University Press, 1982, USA, tr. 185. 155
VSTK - 2969
3. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD ở Thượng Hải (Tháng 07 năm 1936) Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương 3.1 Tình hình thế giới và trong nước
1
(i) Tình hình thế giới
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
- Trục phát xít Đức, Ý, Nhật chuẩn bị chiến tranh thế giới. - Nhiệm vụ và mục tiêu do Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản đề xướng: chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. - Tháng 06 năm 1936, Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa. - Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang Đông Dương điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, tạo ra một làn sóng lạc quan cho các phong trào đấu tranh chính trị ở Việt Nam. Làn sóng lạc quan nầy không thể kéo dài được lâu bởi vì theo sau cuộc viếng thăm của đại diện Mặt Trận Bình Dân Pháp là Justin Godard vào đầu năm 1937 với những cuộc biểu tình rộng lớn để đón chào ông ta tại Sài Gòn và Hà Nội, chính quyền thuộc địa đã bắt đầu một chiến dịch đàn áp mới ở Đông Dương theo chỉ thị của Marius Moutet,bộ trưởng bộ Thuộc Địa của chính phủ Pháp.156 (ii) Tình hình trong nước
17
28
- Chính trị: Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động tranh dành ảnh hưởng trong quần chúng, trong đó ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức, có chủ trương. - Kinh tế: lạc hậu. Các lãnh vực Nông Nghiệp (lúa gạo, Cao Su, Cà phê …), Thuơng nghiệp (xuất nhập cảng, độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối … với lợi nhuận cao) và Công nghiệp (điện, nước, cơ khí . . .), tất cả đều lệ thuộc vào tư bản thực dân Pháp được chính quyền thuộc địa che chở và ưu đãi. - Xã hội: Đời sống dân chúng khó khăn cùng cực cho nên nên sẵn sàng tham gia bất cứ hình thức đấu tranh nào nhằm mục đích cải thiện đời sống, tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
29
3.2 Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương ĐCSĐD 26-7-1936
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
30
31
32
33
Tháng 06-1936, ĐCSĐD gửi một “Bức Thư Công Khai cho các cán bộ Cộng Sản toàn Đảng” nêu rõ nhiệm vụ phải thành lập Mặt Trận Dân Chúng Phản Đế và đưa ra những mục tiêu đấu tranh đòi chính phủ Mặt Trận Nhân Dân Pháp thực hiện ngay như: giảm thiểu giờ làm việc hằng _____________ 156
Sophie Q. Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 214.
VSTK - 2970
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
tuần, tăng lương, tự do ngôn luận, hội họp, thả ngay các chính trị phạm. Bức thư cũng chỉ thị cho các đảng bộ cơ sở về việc tổ chức hành động khi phái đoàn điều tra của Mặt Trận Nhân Dân Pháp sang Đông Dương.157 Trước tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều biến đổi như vừa kể trên, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong triệu tập và chủ trì, đã họp tại Thượng Hải vào ngày 26-7-1936 để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới của ĐCSĐD, xác định mục tiêu ,chủ yếu trước mắt là đấu tranh chống chế độ thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân nhằm thực hiện được mục tiêu đó, ĐCSĐD chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ, phong kiến để giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày tạm thời gác lại. Ngày 30-10-1936, ĐCSĐD công bố văn kiện Chung quanh vấn đề chính sách mới của Đảng. Văn kiện nêu rõ: Chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương là phải làm cách mệnh tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mệnh xã hội chủ nghĩa, đó là mục đích cuối cùng của cuộc cách mệnh trong giai đoạn này. Nhiệm vụ trước mắt là lập "Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi... bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ: tự do hội hiệp, tổ chức, tự do ngôn luận, xuất bản, tự do đi lại, xuất dương, ân xá hết chính trị phạm, ngày làm 8 giờ, các luật lao động cho thợ thuyền; mở rộng các cơ quan kinh tế, tài chính, hội đồng quản hạt, các viện dân biểu, v.v., thành cơ quan tuyển cử theo lối dân chủ, thành chế độ dân chủ hội nghị, v.v." nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc.158
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
33
34
35
36
37
38
Tuy gọi là Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng nhưng theo Sophie Q. Judge thì ‘có thể những đảng viên bên trong nước Việt Nam đã không được tham dự.’ (The plenum in reality may have been a gathering of the Overseas Bureau, which since September 1935 had also been acting as the Central Committee; it may not have been attended by any party members from in-country.)159 __________________________
Dương Trung Quốc, Việt Nam Những Sự Kiện Lịc Sử (1919-1945), s.đ.d., tr. 250 Nguồn: Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 06/09/2011: http://123.30.190.43:8080/ tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=4&leader_topic=209&id= BT1460341595 159 Sophie Q. Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 213. 157 158
VSTK - 2971
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Ngoài việc chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, Hội Nghị cũng quyết định thay đổi những hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp của các đoàn thể quần chúng sang hình thức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp để nhanh chóng tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh từ thấp lên cao, đồng thời cử Hà Huy Tập và Phùng Chí Kiên về nước lập lại Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD vào thàng 81935 có nghĩa là trên thực tế Ban Chấp hành Trung ương được Đại hội toàn quốc lần thứ Nhất ở Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến ngày 313-1935 bầu ra đã không còn tồn tại và Hà Huy Tập trở thành người đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư Đảng thay Lê Hồng Phong - người được Hội nghị giao nhiệm vụ phụ trách Ban Chỉ huy ở ngoài để giữ liên lạc với Quốc tế Cộng sản, ‘làm cán bộ dự trữ ở lại nước ngoài, để sau này trở về nước tổ chức lại các tổ chức của Đảng trong trường hợp những cán bộ CS trong nước bị khiếm khuyết.’160 Như vậy, trong Hội Nghị ở Thượng Hải 26-7-1936 chỉ có Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên và Hà Huy Tập. Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn không có mặt trong Hội nghị: họ đã trở về đến Hồng Kông và gặp lại Lê Hồng Phong vào tháng 7 năm 1937 ‘và chuyển giao những đề xuất của QTCS’.161 Có thể suy định rằng hai người nầy đã gặp lại Lê Hồng Phong sau khi Hội Nghị Thượng Hải chấm dứt bởi vì Lê Hồng Phong đã gửi Minh Khai đến Sài Gòn vào tháng 8-1937 để đích thân chuyển giao những chỉ thị mới nhất của QTCS do Minh Khai ‘học thuộc lòng’ để mang về từ Moscôva.162 Nhất định là những ‘chỉ thị bằng miệng của QTCS’ trước qua trung gian của Lê Hồng Phong rồi sau qua trung gian của Minh Khai chính là mầm móng khiến cho Hà Huy Tập ‘nổi loạn’ trong nội bộ cao cấp ĐCSĐD. Có gì sai trái về nội dung hay hình thức từ những ‘bản chỉ thị bằng miệng’ nầy? Câu trả lời thích đáng có thể là: vì có tên hoặc là chữ ký của NAQ dính líu vào tiến trình phát thảo những chỉ thị ngày 27-2-1936 của Phân Bộ Đông Dương QTCS do cán bộ QTCS cao cấp là Manuilsky chủ trì với sự tham dự của NAQ, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn. Đây có thể là một sự nhạy cảm giữa các ‘tín đồ’ của Quốc tế CS trong vấn đề lãnh đạo ĐCSĐD. Các tín đồ nầy có thể sắp xếp thành hai nhóm: nhóm #1 hoạt động giữa lòng địch bên trong nước Việt Nam và nhóm #2 an toàn ở ngoại quốc luôn luôn chờ người khác làm sẵn rồi thừa cơ hội chiếm lấy quyền lãnh đạo. Nổi bật trong nhóm 1 là Trần Phú và Hà Huy Tập và trong nhóm 2 là NAQ và 1 số người học trò trung thành của Ông như Lê Hồng Phong, _________________________
Ban Tuyên Giáo ĐCSVN, Kỷ niệm 105 năm ngày sinh Tổng Bí thư Hà Huy Tập (24/4/1906 - 24/4/2011): ‘Tổng Bí thư Hà Huy Tập với cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ trong cao trào cách mạng dân chủ’. Mạng Internet ngày 8-9-2011: http://www.tuyengiao.vn/Home/tutuong/lyluanthuctientutuong/2011/4/31138.aspx 161 Sophie Q. Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 223. 162 Sophie Q. Judge, The Missing Years, s.đ.d. trang 223. 160
VSTK - 2972
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn. Trần Phú, Ngô Đức Trì là những học viên lớp đầu của Trường Phương Đông trong khoảng thời gian từ 1927 đến 1930, đã được đào luyện rất kỹ theo tinh thần giai cấp đấu tranh triệt đễ không lừng khừng lưng chừng, là tín đồ giáo điều của Đại hội VI QTCS, những người cộng sản trẻ cuồng tín, cứng rắn, háo thắng, cao ngạo theo kiểu dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa, được cử về để điều chỉnh, sưa sai những ‘lỗi lầm’ của NAQ vốn vỉ là một con người khăn khăn với quan điểm truyền thống lỗi thời áo mặc sao qua khỏi đầu, lúc nào cũng muốn tỏ ra mình là cha, là thầy của mọi người! Người phê phán gay gắt nhất NAQ là Trần Phú. Tại Hội nghị TƯ tháng 10-1930 ông phê phán những sai lầm về chính trị và tổ chức của Hội nghị hợp nhất qua bản Án nghị quyết của Trung ương toàn thể hội nghị tháng 10-1930163 Trần Phú phê phán những sai lầm về chính trị và tổ chức của Hội nghị hợp nhất do NAQ chủ trì như sau: - Vấn đề thổ địa: Không rõ ràng và có chỗ không đúng, như chia địa chủ làm đại, trung và tiểu địa chủ. Đối với đại địa chủ thì tịch ký đất ruộng, mà đối với tiểu, trung địa chủ thì chủ trương lợi dụng họ, ít ra cũng làm cho họ đứng trung lập. Như thế là sai lầm và nguy hiểm. - Vấn đề tư bổn: Trong sách lược nói phải lợi dụng bọn tư bổn mà chưa rõ mặt phản c.m. Vẫn biết có bọn ấy, song chúng nó không đi một phe với mình được, mà cũng không thể lợi dụng chúng nó được, bọn ấy tốt nhứt chỉ là đứng về quốc gia cải lương, mà đã quốc gia cải lương thì Đảng phải hết sức phá ảnh hưởng của chúng nó trong quần chúng (đem thái độ mập mờ của chúng nó đối với phe đế quốc và địa chủ, và đối phe công nông đê mà vạch mặt chúng nó ra). Nói rằng ít ra cũng phải làm cho chúng nó trung lập, tức là như biểu Đảng đừng chủ trương công nhân tranh đấu với tư bổn bổn xứ Đảng không có thể chủ trương như thế. Những điều sai lầm về sách lược đó tỏ ra rằng chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu ấy là một sự rất nguy hiểm. - Vấn đề Điều lệ: Trong Điều lệ Phản đế đồng minh, cách lấy hội viên từng người một là không đúng. Nếu làm như thế thì Hội Phản đế sẽ hoá ra một đảng chánh trị. Gọi Đảng là "Việt Nam C.S Đảng" thì không gồm được Cao Miên và Lào, mà để vô sản giai cấp hai xứ ấy ra ngoài phạm vi đảng là không đúng; vì vô sản An Nam, Cao Miên
15 16 17 18 19 20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
_________________ 37
Nguyên văn là: ‘Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng 10-1930. Tài liệu lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, đã xuất bản trong Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2 (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 104-117). Nguồn: Báo Điện tử ĐCSVN/12-9-2011.(http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News /NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=159696 163
VSTK - 2973
1
và Lào tuy tiếng nói, phong tục và nòi giống khác nhau, nhưng về
2
mặt chánh trị và kinh tế thì cần phải liên lạc mật thiết với nhau.
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đối với những thành viên CSVN tôn sùng HCM thì sự hoạch định con đường phát triển dân tộc của Ông là khách quan, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa và cách mạng ở Việt Nam do HCM xướng xuất không thể theo đúng khuôn mẫu với cách mạng ở các nước tư bản phương Tây. Tuy nhiên, sự khác biệt ấy đã không được sự chấp nhận của những cán bộ CS Việt Nam trẻ tuổi do Quốc Tế Cộng Sản lưu tâm huấn luyện và tín nhiệm đặc biệt là đối với Hà Huy Tập. Trong một bức thư đề ngày 10-2-1932 gửi cho Lê Hồng Phong, một thành viên cao cấp trong Phân Bộ Đông Dương của Quốc Tế
Cộng Sản và được xem như là một nữ thần hộ mạng của NAQ là Vera Vasilieva đã giới thiệu và tiến cử Hà Huy Tập như sau:164
13
Ngày 10-2-1932
14
Thư gửi đồng chí Lê Hồng Phong Đồng chí thân mến, Qua các thư của đồng chí chúng tôi thấy rằng tình hình là rất khó khăn về vấn đề cán bộ cho Ban thuộc địa, nhất là các cán bộ cho Đông Dương. Điều đó tất yếu làm cho công việc của đồng chí rất khó khăn. Chúng tôi yêu cầu đồng chí suy nghĩ về vấn đề này và giải quyết. Nếu đồng chí thấy đây là điều có ích, thì chúng tôi có thể phái đến để tăng cường thêm đồng chí Xinhitrơkin* người Đông Dương mà đồng chí biết rất rõ. Đồng chí này rất chắc trong đường lối về phương diện chính trị, đồng chí ấy đã được huấn huyện tốt về lý thuyết và có kinh nghiệm công tác quần chúng. Do đó đồng chí ấy có thể đem lại cho đồng chí một sự trợ giúp lớn không chỉ đối với công tác Đông Dương, mà cả đối với các công tác chung: đào tạo cán bộ, giám đốc các trường Đảng, viết bài cho báo chí... Do có những xu hướng phe phái của các đồng chí Đông Dương trong các nhóm cộng sản Pháp, chúng tôi nghĩ rằng sẽ rất có ích khi có một đồng chí vừa giỏi về đường lối cộng sản, vừa được đào tạo tốt như đồng chí Xinhitrơkin. Chúng tôi tin rằng đồng chí có thể tìm được ở nước các đồng chí một đồng chí thích hợp như vậy đối với công tác đó. Đồng chí Xinhitrơkin đã kết thúc việc học tập của mình ở Trường đại học Phương Đông. Vì những lý do nào đó, đồng chí chưa thể về nước vào lúc này. Đồng chí ấy có thể đến ngay nước Pháp. Hãy điện tín ngay.
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
Miphơ và Vaxilieva
______________ Văn kiện đảng toàn tập, Tập 4 (1932-1934). Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Bản dịch từ tiếng Pháp. Nguồn internet (10/06/2003) lấy xuống ngày 13-9-2011: http://www.cpv.org.vn/ cpv//Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=159748 *Xinnhirơkin là bí danh của Hà Huy Tập. 164
VSTK - 2974
1
2
Thư của Quốc tế cộng sản ngày 19-3-1932 gửi Lê Hồng Phong có đoạn viết như sau:165 Đồng chí thân mến Chúng tôi đã nhận được thư của đồng chí về các vấn đề công tác ở Đông Dương. Hiện giờ chúng tôi biết khá rõ tình hình công việc của các đồng chí. Trước đây một tháng chúng tôi có gửi cho các đồng chí một bức thư đề nghị trả lời bằng điện báo về việc cử đồng chí..*. đến chỗ các đồng chí. Đến giờ vẫn chưa có trả lời. Chúng tôi một lần nữa nhắc lại đề nghị này. Đồng chí biết rõ những phẩm chất tốt của một đồng chí… trung thành, vững vàng về tính đảng và tích cực phi thường. Trong tình hình mà các đồng chí có ở các nhóm những đồng chí Đông Dương, một đồng chí như vậy sẽ rất có lợi cho các đồng chí. Ngoài ra, các đồng chí có thể sử dụng đồng chí ấy để tiến hành công tác giáo dục và báo chí của các đồng chí. Chúng tôi chờ các đồng chí trả lời ngay về việc này. Đồng chí...* đã bắt đầu chuẩn bị lên đường.
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
16
17
18
19
20
Khi còn là một trong những tay viết người Việt Nam trên một tập chí của đảng Cộng Sản Pháp Le Cahier du bolchévism, Hà Huy Tập dưới bút hiệu Hồng Thế Công đã khởi sự phê phán vấn đề thống nhất 3 đảng Cộng Sản ở Việt Nam do sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc vào những tháng đầu năm 1930 như sau:166 Việc thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất đã: a) chấm dứt cuộc đấu huynh đệ làm lợi cho giai cấp thống trị và làm suy yếu phong trào cách mạng; b) thống nhất và tập trung sự lãnh đạo phong trào cộng sản, bảo đảm thống nhất tư tưởng, chiến lược, sách lược và kỷ luật cách mạng; c) thống nhất lực lượng chiến đấu chống đế quốc, phong kiến, địa chủ và cường hào. Cuộc hội nghị hợp nhất đã xây dựng cho Đảng mới được thống nhất một chương trình hành động thời gian tám tháng; nhưng một số khuyết điểm nghiêm trọng đã có ảnh hưởng rất xấu tới đường lối chiến lược, sách lược của các đảng viên cộng sản trong năm 1930, nhất là trong thời gian bạo động ở vùng bắc Trung Kỳ.
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đây là vài sai lầm chính của Hội nghị:
31
a) Trong khi ấn định tính chất cách mạng Đông Dương, Hội nghị đã quên
_____________ Văn kiện đảng toàn tập, Tập 4 (1932-1934). Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Bản dịch từ tiếng Nga. Nguồn internet (10/06/2003) lấy xuống ngày 13-9-2011. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=218647 *tức là Hà Huy Tập. 166 In trên Tạp chí Cahiers du Bolchévisme, cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Pháp, số 8, ra ngày 1-3-1933. Theo Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam thì đoạn viết trên là phần II của bài viết Kỷ Niệm Ba Năm Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Đông Dương Thống Nhất, viết ở Sài Gòn ngày 1 tháng giêng năm 1933. Các cán bộ cộng sản Việt Nam viết bài đăng Les Cahiers du bolchévisme có Nguyễn Văn Tạo, Hà Huy Tập, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn, khi ở Liên Xô đầu những năm 30 thế kỷ XX. Nguồn Internet ngày 14-9-2011: http://123.30.190.43:8080/ tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id =BT281158586 165
VSTK - 2975
cuộc đấu tranh chống đế quốc và đã coi cách mạng ruộng đất không phải là một bộ phận của cách mạng tư sản dân quyền mà là một nhiệm vụ song song, đồng thời với cách mạng tư sản dân quyền. b) Khẳng định đã có sự phát triển công nghiệp nặng ở Đông Dương. c) Từ nhận định sai lầm về động lực cách mạng Đông Dương (chỉ có vô sản và nông dân nghèo!), Hội nghị đã đề ra sách lược sai lầm: dựa vào nông dân nghèo đoàn kết với trung nông, tiểu tư sản, trí thức, trung lập phú nông, tiểu và trung địa chủ. d) Đã làm sai chủ nghĩa Lênin, vì khẳng định rằng sách lược quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức không cho phép thành lập một Đảng Cộng sản cho công nhân tất cả các dân tộc ở Đông Dương, mà chỉ riêng cho công nhân của nước Việt Nam, do đó đã lấy tên là "Đảng Cộng sản Việt Nam" (sau này cuộc Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương". e) Cuộc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đặc biệt nhấn mạnh rằng sai lầm lớn nhất của cuộc Hội nghị thống nhất là đã chủ trương hòa lẫn cả trên lẫn dưới không điều kiện. Nhẽ ra phải lựa chọn những phần tử cộng sản chân chính để thành lập đảng mới thì lại giữ nguyên cả những phần tử phức tạp. Về sau này đa số trong họ trở thành cơ hội chủ nghĩa, Đảng đã phải không ngừng tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Trong khoản năm 1930-1932, với bút danh GIÔDÉP MARÁT, Hà Huy Tập viết một văn kiện có tên là Tư liệu bổ sung về nguồn gốc các tổ chức cộng sản ở Đông Dương167 để trình bày vắn tắt một số yếu tố bất thường về sự ra đời và hình thành các tổ chức cộng sản ở Đông Dương như Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng, về những điểm chưa có trong các tài liệu của Quốc tế Cộng sản trước khi NAQ đứng ra chủ trì việc hợp nhất hai hội nầy vào đầu năm 1930. Trong bài viết có đoạn phê phán thật nặng nề quyển Đường Cách Mạng, cho rằng quyển ‘kinh thánh’ nầy chỉ gồm những lý luận ngu xuẩn kèm theo những khái niệm mơ hổ về tư tưởng mác xít: Cuốn "Đường Kách mệnh" là sách phúc âm đối với tất cả mọi đảng viên; họ đã học gần như thuộc long Vì từ khi tôi rời nước đến nay đã được hơn ba năm, nên tiếc thay, tôi không nhớ toàn bộ nội dung quyển "kinh thánh" ấy, nhưng trong sách nói chung đã giải thích những kiểu cách mạng khác nhau, những quốc tế, công hội, nông hội, hợp tác xã khác nhau, v.v.. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng không hiểu những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ - tư sản lẫn nhiệm vụ của cách mạng xã hội. Đã phân biệt bốn kiểu cách mạng: 1) cách mạng tư sản kiểu cách mạng Pháp (tranh đấu chống chế độ phong kiến, kẻ thù trong nước !); 2) cách mạng kiểu Mỹ hoặc Tàu (cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc nước ngoài); 3) cách mạng nhân dân Nga (chống tất cả các
32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43
________________________
Nguồn Internet ngày 15-9-2011, Báo Điện Tử ĐCSVN, http://123.30.190.43:8080 /tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_ topic=981&id=BT281158236 167
VSTK - 2976
nghĩa đế quốc nước ngoài); 3) cách mạng nhân dân Nga (chống tất cả các giai cấp thống trị); 4) cách mạng thế giới (khi tất cả các nước liên kết lại để tranh đấu chống chủ nghĩa tư bản thế giới !!!). Người ta nói rằng cách mạng Đông Dương là cách mạng kiểu thứ hai, nhưng chưa bao giờ nói rằng giai cấp nào phải là lãnh tụ, người lãnh đạo cuộc cách mạng đó (giai cấp tư sản hay giai cấp vô sản). Những điều ngu ngốc về lý luận như vậy đã dẫn đến chỗ đặt nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương một cách máy móc: Người ta cho rằng trước hết cần phải hoàn thành cách mạng dân tộc, trước cách mạng thế giới, hoàn toàn quên rằng cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận không tách rời của cách mạng thế giới.. . .hầu hết các thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng có những khái niệm mơ hồ về "lý luận" và tư tưởng "mácxít": khủng bố, bè phái, có những tàn tích tiểu tư sản và thậm chí tàn tích phong kiến đáng kể.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
3.3 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương mở rộng (trong hai ngày 13 và 14-3-1937)
15
16
17
18
19
20
21
Vào đầu tháng 8 năm 1936 (?), Hà Huy Tập bí mật về nước, đặt cơ quan ở làng Tân Thới Nhứt, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Trong một báo cáo của Hội nghị toàn thể đảng cộng sản Đông Dương gửi ban Trung ương quốc tế cộng sản ngày 10 tháng 9 năm 1937 có đoạn viết: ‘Ngày 26-7-1936, ba đồng chí của Ban Chỉ huy ở ngoài đã họp và đã thảo các chỉ thị gửi các tổ chức của Đảng; sau đó, các đồng chí ấy đã cử đồng chí Sinitchekine - Thư ký của Ban - về nước để tổ chức Ban Trung ương và để khôi phục các liên lạc với các tổ chức của Đảng.’168
22 23 24 25 26 27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Tháng 10-1936, Sinitchekine Hà Huy Tập chủ trì tổ chức hội nghị Tái lập Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng : ‘Ngày 12-10-1936, Ban Trung ương đã được tổ chức tại Nam Kỳ...Vào lúc tổ chức Ban Trung ương (12-10-1936), Nam Kỳ có 120 đảng viên.’169 Có thể trong lần tổ chức nầy Ông tự động coi mình như là Tổng Bí thư ĐCSĐD. Theo Sophie Q. Judge thì ‘có thể là Hà Huy Tập đã tự ý nắm quyền vào năm 1936 khi ông quay lại Sài Gòn.’170 Tuy nhiên Tập chí điện tử Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức của CSVN, trong một bài viết về Hà Huy Tập lại cho rằng Ông được Hội nghị bầu làm Tổng Bí Thư của ĐCSĐD: ’Tại Hội Nghị nầy, đồng chí được bầu làm Tổng Bí Thư của Đảng Cộng sản Đông Dương.’171 ______________________ 168
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic= 463&leader_topic=981&id=BT481138862. Nguồn Internet ngày 16-9-2011. Sinitchekine là bí danh của Hà Huy Tập. 169 http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic= 463&leader_topic=981&id=BT481138862. Nguồn Internet ngày 16-9-2011. 170 Sophie Quinn Judge, The Missing Years, s.đ.d., tr. 171 Tập Chí Mặt Trận, http://www.mattran.org.vn/Home/TapChi/so%2076/vdsk.htm. Nguồn Internet ngày 16-9-2011. VSTK - 2977
1
2
3
Trong một mục giới thiệu về những tác phẩm của Hà Huy Tập đăng trên Báo Điện Tử ĐCSVN có đoạn xác nhận Hà Huy Tập là Tổng Bí Thư Đảng từ 1936 đến 1938:
4
Tiếp thu kiến thức cách mạng qua sách, báo tiến bộ, Hà Huy Tập còn được đào tạo có hệ thống về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản (1929 - 1932); với cương vị là người tham gia Ban lãnh đạo của Đảng - Ban Chỉ huy ở ngoài, làm nhiệm vụ của Trung ương Đảng khi Trung ương chưa được khôi phục (1934 1936), là Tổng Bí thư của Đảng (1936 - 1938), sau đó là Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương cho đến ngày bị địch bắt (1-5-1938), Hà Huy Tập đã viết khá nhiều...172
5 6 7 8 9 10 11 12
13
14
15
Dưới tựa đề Đồng Chí Hà Huy Tập, Báo Điện Tử ĐCSVN cũng viết rằng: ‘Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 267-1936 Hà Huy Tập được bầu giữ chức Tổng bí thư của Đảng.’173 *
16
17
18
19
20
21
Việc thống nhất các tổ chức của Đảng (ở Bắc Kỳ, ở Trung Kỳ và ở Nam Kỳ) được chính thức thực hiện tại Hội nghị cán bộ họp ngày 13 và 14 tháng 3-1937 tại Bà Điểm (Hốc Môn- Gia Định) và do Hà Huy Tập chủ trì. Cho đến nay, chưa có sách báo, tài liệu nào của chính quyền CSVN phổ biến bản Nghị quyết chính trị của kỳ hội nghị nầy. Tuy nhiên nội dung của của Hội nghị có thể rút ra từ hai văn kiện: 1/ Thông cáo cho các cấp đảng ngày 20-3-1937 gồm có 7 mục:174
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
(i) Về các vấn đề tổ chức chung. Trong phần nầy có các vần đề như: - Thanh niên Cộng sản đoàn đã được thủ tiêu hẳn và được thay thế bằng một tên mới gọi là "Đông Dương Thanh niên phản đế đoàn" mà thế cho Thanh niên Cộng sản đoàn.- Lập ra hội "Cứu tế bình dân" thế cho tên Cứu tế đỏ.- Phải lợi dụng hết các hoàn cảnh mà tổ chức hết thảy các hội quần chúng theo công khai và bán công khai.- Thủ tiêu các kế hoạch tổ chức trong bức thư ngày 26-7-1936 cho các đảng bộ và ngày 13-8-1936 cho Đảng bộ Nam Kỳ. (ii) Vấn đề thanh đảng:- Các đảng bộ phải cẩn thận và cương quyết điều tra lý lịch và sự hoạt động của mỗi đảng viên trong cấp bộ của mình, nếu có những phần tử phản động khiêu khích mà lọt vào Đảng thì phải bí mật khai trừ ngay.- Không nên gặp ai là đem vào Đảng, chẳng thà có đảng viên ít mà tốt hơn là có đảng viên nhiều mà bị động và phức tạp. ________________
Nguồn Internet ngày 15-9-2011, Báo Điện Tử ĐCSVN, http://123.30.190.43:8080 /tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_ topic=981&id=BT281136174 172
Nguồn Internet ngày 15-9-2011, Báo Điện Tử ĐCSVN, http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/ News/NewsDetail.aspx?co_id=30291&cn_id=159999 174 Nguồn Internet ngày 15-9-2011, Báo Điện Tử ĐCSVN: VKĐTT, Thông Cáo ngày 20-3-1937. http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic= 7&leader_topic=&id=BT2950321887 173
VSTK - 2978
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
(iii) Tham gia các cuộc tuyển cử:- Vô luận là cuộc tuyển cử gì Đảng ta có thể tham gia được, là nên tham gia. Đảng cần lợi dụng các thời kỳ tranh cử mà tuyên truyền khẩu hiệu của đảng.- Các cấp đảng bộ tương đương phải dự bị những người ra ứng cử trong các viện dân biểu, các hội đồng thành phố, v.v. thảo ra những chương trình hành động tối thiểu có thể thích hợp chung cho các lớp dân chúng để cho dễ kéo họ đi theo mình.- Lúc đưa người ra ứng cử thì lấy danh nghĩa là đại biểu của công nông và các giai cấp của tiểu tư sản, là thay mặt cho dân chúng lao động (iv) Đối với phong trào thỉnh nguyện:- Các cấp đảng bộ tuỳ theo trường hợp mà lợi dụng hoàn cảnh để gây dựng, thực hiện và khuếch trương phong trào thỉnh nguyện của các lớp nhân dân trên khắp Đông Dương.- Chủ trương của Đảng là lập mặt trận rất rộng rãi, bao hàm được đại đa số nhân dân (cả người bản xứ và người Pháp) chung quanh một bản chương trình hành động tối thiểu, chớ không phải chỉ cùng với vài tốp, nhóm người liên hiệp hành động mà gọi là đủ. (v) Lập Mặt trận thống nhất nhân dân Đông Dương: - Nếu chưa có thể lấy tên là Mặt trận bình dân, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế, v.v. thì đảng có thể tuỳ theo hoàn cảnh địa phương mà đề nghị cho các đảng phái lập ra Mặt trận dân chủ, Uỷ ban liên hiệp hành động, hoặc là các uỷ ban ủng hộ Mặt trận bình dân bên Pháp, v.v.. - Cần cổ động các đảng phái công khai (như Đảng Lập hiến, Đảng Dân chủ) các đoàn thể công khai (hương hữu, ái hữu, liên đoàn giới) của dân chúng lấy tên là uỷ ban liên hiệp hành động, ban hợp tác, ban thông tin, v.v. để đoàn kết những lực lượng dân chủ lại. - Đồng thời các đảng bộ phải hết sức lợi dụng các hoàn cảnh mà lập ra các hội quần chúng có tính chất công khai và bán công khai để lấy danh nghĩa các đoàn thể ấy mà cử đại biểu tham gia các cơ quan liên hiệp hành động, v.v.. (vi) Tuyên truyền và cổ động:- Phải khuyến khích những người cảm tình, đứng tên ra xin chính phủ cho phép xuất bản những tờ báo công khai. (vii) Đối với Chánh phủ Blum:- Hoàn toàn ủng hộ Mặt trận bình dân bên Pháp.- Chánh phủ Blum - Moutet cấp tiến hơn chánh trước của nước Pháp, nên đảng phải ủng hộ.- Tuy nhiên vẫn phải tiếp tục công kích chánh phủ nầy và vẫn phải chống chánh sách thuộc địa dã man của bọn quan lại phản động ở thuộc địa. 2/ Văn kiện Chủ trương tổ chức mới của Đảng ngày 26-3-1937:175
37
Đưa ra lý do cần phải thay đổi và hoàn chỉnh tổ chức ĐCSĐD và
38
_________________________
Nguồn Internet ngày 15-9-2011, Báo Điện Tử ĐCSVN: Chủ trương tổ chức mới của Đảng ngày 26-3-1937, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=168& subtopic=463&leader_topic=981&id=BT481136889 175
VSTK - 2979
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
các tổ chức quần chúng như tổ chức thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, binh lính, hội cứu tế bình dân… cho phù hợp với tình thế mới. Văn kiện viết: ‘Hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới bắt buộc Đảng phải có con đường chánh trị mới, con đường chánh trị mới lại bắt buộc phải có một đường tổ chức mới.’ Văn kiện cũng giải thích những điều sai lầm cần sửa đổi, giải thích những cách thức nào nên làm hay không nên làm: (i) Các hội quần chúng có nên tổ chức bí mật không? ‘Đảng không cấm tổ chức bí mật, nhưng hình thức tổ chức này là đặc biệt, nghĩa là chỉ dùng trong hoàn cảnh nào mà không có thể hay chưa có thể tổ chức được theo lối công khai và bán công khai.’ (ii) Có nên tập trung thống nhất các hội quần chúng không? ‘Thống nhất và giác ngộ quần chúng không cần phải trải qua một thời gian dài hay ngắn… Trong thời gian này phong trào sôi nổi, quần chúng hăng hái hoạt động, quần chúng muốn thống nhất, cần thống nhất thì đảng không thể do dự, còn chưa có ý kiến và kế hoạch nhất định xác đáng về vấn đề thống nhất để không đi ngược lại với xu hướng, nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng.’ (iii) Có nên kéo đa số dân chúng vào hàng ngũ tổ chức không? Không nên lẫn lộn Đảng với các hội quần chúng, không nên tổ chức các hội quần chúng nghiêm khắc như tổ chức của Đảng bởi vì các hội quần chúng là phức tạp, gồm nhiều xu hướng chính trị, nhiều tôn giáo bao hàm những phần tử tiền tiến và lạc hậu cho nên không thể tổ chức một cách nghiêm khắc được. ‘Nói chung là phải bỏ các xu hướng đầu cơ, di tích tả khuynh hẹp hòi, phải dùng hết các hình thức mà kéo đại đa số dân chúng vào hàng ngũ tổ chức.’ (iv) Có nên vào đoàn thể cải lương và phản động không? Hội quần chúng nào, do đảng phái nào tổ chức ra, đảng phải vào đó mà làm việc để kéo quần chúng theo ảnh hưởng của đảng. Các hội đoàn cải lương, phản động, phần nhiều là được tổ chức công khai, đảng phải khôn khéo lợi dụng các tổ chức mà làm công tác công khai, đảng phải tìm cách cướp quyền lãnh đạo trong các hội đoàn ấy. (v) Tổ chức trước tranh đấu hay sau tranh đấu? Tổ chức để tranh đấu, nhưng chính trong sự tranh đấu mà phát triển tổ chức và cần phải lo đến vấn đề duy trì, củng cố và phát triển hàng ngữ tổ chức. Trong phần kết luận, văn kiện Chủ trương Tổ chức mới của Đảng có đoạn viết: ‘Đảng có đường chính trị, có đường tổ chức mới cũng chưa đủ, đó chỉ là một bước đầu mà thôi, chúng ta phải hoạt động để phổ biến và thực hiện đường chính trị, chúng ta phải tổ chức và thâu phục đại đa số dân chúng theo ảnh hưởng của chúng ta.’ VSTK - 2980
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Nói tóm lại, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương mở rộng của ĐCSĐD trong hai ngày 13 và 14-3-1937 đã quyết định giải tán những tổ chức bí mật háo chiến của quần chúng và thay vào đó bằng những tổ chức công khai hợp pháp và ôn hòa; chỉ khi nào không thể tổ chức công khai thì hình thức tổ chức bí mật mới được xử dụng. Sự thay đổi đường lối và chính sách của ĐCSĐD đối với những đảng phái Quốc Gia Cải lương không phải đợi đến lúc nầy mới xảy ra nhưng nó đã khởi sự xuất hiện từ sau Hội nghị tháng 7 năm 1936 ở Thượng Hải và được trình bày chi tiết trong trong một Chỉ thị của Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, được thông qua trong Hội nghị Ban Chỉ huy ở ngoài ngày 26-7-1936 gửi đến các tổ chức đảng. Chỉ thị nêu rõ:
12
Ban Trung ương, sau khi nghiên cứu những điều kiện chủ quan và khách quan ở Đông Dương, đã đi đến kết luận rằng việc thành lập Mặt trận dân tộc phản đế không thể trì hoãn thêm một phút. Các tổ chức đảng, mỗi một đồng chí phải hết sức chủ động thành lập Mặt trận dân tộc phản đế, nhằm tập hợp tất cả các đảng, tất cả các tầng lớp quần chúng để tranh đấu đòi những yêu sách tối thiểu sau đây . . . .176
13 14 15 16 17 18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Sau đó chính sách mới kể trên cũng được trình bày trong bức Thư ngỏ của Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ngày 26-71936 gửi tất cả Các đảng phái và các dân tộc ở Đông Dương177 và trong bức thư ngỏ thứ ba của Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8 năm 1936 gửi Việt Nam Quốc dân Đảng, các đảng cách mạng, Đảng Lập hiến, các nhóm cải lương dân chủ, các hội ái hữu, các tổ chức công nông binh, phụ nữ, sinh viên, người buôn bán, các báo chí, các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân Đông Dương trong đó đã đưa ra một chương trình hành động ôn hòa qua 12 nguyện vọng như sau: 1. Đại xá cho tất cả tù chính trị, bỏ chế độ quản thúc và chế độ phát lưu. Các nhà cách mạng (bị kết án vắng mặt hay có mặt) đang lánh nạn ở trong nước hay ngoài nước được ra mặt hoặc trở về tự do. Trả lại cho các nhà cách mạng và gia đình họ những tài sản mà trước đây chính phủ đã tịch thu của họ. 2. Tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại trong và ngoài nước, tự do tín ngưỡng, tự do khai hoá. 3. Bỏ chế độ phân biệt người bản xứ, bỏ các luật lệ đặc biệt tàn bạo. 4. Cải tổ Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương thành nghị hội kinh tế và chính trị. Mọi người dân tới tuổi 18, bất kỳ Pháp hay Việt
29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
40
_________________ 176
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic= 7&leader_topic=81&id=BT2950324451 177 http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic= 7&leader_topic=81&id=BT2950324137 VSTK - 2981
không phân biệt giàu hay nghèo, đều được quyền ứng cử và bầu cử như nhau. Cải tổ các viện dân biểu ở những xứ bảo hộ, cải tổ Hội đồng quản hạt Nam Kỳ và các hội đồng thành phố thành những cơ quan thảo luận chính trị và kinh tế địa phương. Trong các hội nghị gồm cả người Pháp và người bản xứ, số lượng đại biểu của mỗi bên phải căn cứ theo dân số Pháp và bản xứ ở trong địa hạt mà quyết định. 5. Luật lao động: ngày làm tám giờ, tuần lễ làm 40 giờ, luật bảo hiểm xã hội, các ngày lễ được nghỉ và lĩnh trọn tiền lương. Mỗi năm được nghỉ hai tuần lễ được hưởng toàn lương. Ký giao kèo tập thể. 6. Định lương tối thiểu cho mỗi hạng lao động và cứu tế cho những người thất nghiệp. 7. Người Pháp cũng như người bản xứ có chức vụ ngang nhau và cùng làm một việc giống nhau thì được đãi ngộ như nhau. Người bản xứ cũng được cử giữ những chức vụ cao nhất và quan trọng nhất trong các cơ quan chính phủ. 8. Bỏ thuế thân, giảm các thứ thuế khác. Xoá nợ cho những người còn thiếu thuế, thiếu tạp dịch và các thứ khác mấy năm trước đây. Bỏ chế độ làm công ích; cấm nạn cho vay cắt họng, cấm tịch ký tài sản vì mắc nợ hoặc vì không đóng thuế. 9. Bãi bỏ các thứ độc quyền rượu, muối, nước mắm, thuốc lá, cấm buôn bán thuốc phiện. 10. Trục hồi các công chức Pháp và bản xứ ăn hối lộ, bóc lột và đàn áp nhân dân một cách tàn tệ. 11. Truyền bá giáo dục, cưỡng bức học tiếng mẹ đẻ trong các lớp dự bị. Thâu nạp vào trường, chuyển lớp và thi cử phải được mọi sự dễ dàng. 12. Giải phóng phụ nữ. Phụ nữ phải được hưởng mọi quyền lợi chính trị và kinh tế ngang với đàn ông.178
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
31
32
33
34
35
Chính sách và chủ trương mới của Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương từ hội nghị 26-7-1936 có thể đã không được đáp ứng và tuân phục hoàn toàn bởi Xứ ủy CSĐD ở Nam Kỳ: Nghị quyết ngày 30-6-1936 từ Hội nghị đại biểu của Đảng để tổ chức lại Xứ uỷ Nam Kỳ có những chủ trương bất hợp tác với các đoàn thể quần chúng sau đây: 2. Đối với các tổ chức quốc gia cải lương, điều quan trọng là Đảng ta phải làm cho quần chúng công nông biết rằng những lãnh tụ cải lương là những đày tớ trung thành của chủ nghĩa đế quốc Pháp và rằng họ chỉ tìm cách lừa dối quần chúng để ngăn cản họ đấu tranh. Họ chỉ tìm cách xin xỏ những ân huệ của chủ nghĩa đế quốc. Công nhân và nông dân tiếp tục bị bóc lột. Đảng ta phải lôi cuốn quần
36 37 38 39 40 41
________________ 177
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic= 463&leader_topic=981&id=BT481133454
VSTK - 2982
chúng đang bị ảnh hưởng của những người cải lương vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Chúng ta phải thúc đẩy họ đứng lên chống bọn lãnh tụ cải lương là bọn tay chân của bọn đế quốc Pháp.
1 2 3
3. Đây là điều Đảng ta phải làm đối với bọn theo Đệ tứ quốc tế (Tờrốtxky). Đảng chúng ta phải lột mặt nạ họ trước mắt tất cả mọi người và đặc biệt là trước công nhân và nông dân. Chúng ta phải thâm nhập quần chúng của bọn này để có thể vạch mặt chúng. Chúng ta phải lôi kéo quần chúng chịu ảnh hưởng của Đệ tứ quốc tế đi vào cuộc đấu tranh chống đế quốc, chúng ta phải áp dụng khẩu hiệu: "Cách mạng phản đế và điền địa" vì rằng các lãnh tụ của Đệ tứ quốc tế truyền bá sự sùng bái học thuyết cơ hội chủ nghĩa.
4 5 6 7 8 9 10 11
4. Thái độ của chúng ta đối với các đảng chính trị tôn giáo. Chúng ta không thể liên minh với các lãnh tụ của các đảng chính trị tôn giáo vì tôn giáo chỉ nhằm ru ngủ người ta và làm cho họ quên đi việc đấu tranh. Chúng ta chỉ phải liên minh với
12
13
14
15
các quần chúng đang chịu ảnh hưởng của các đảng chính trị tôn giáo đó để hướng dẫn quần chúng ấy đi tới con đường đấu tranh để bảo vệ các lợi ích trước mắt của họ và để chuyển họ sang chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta phải làm sao để thúc đẩy họ đứng lên chống các lãnh tụ của họ, những kẻ chỉ lo hút máu họ.178
16 17 18 19 20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Thư ngỏ của Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ngày 26-7-1936 gửi tất cả Các đảng phái và các dân tộc ở Đông Dương179 và sau đó, Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lại phải phổ biến thêm bức thư ngỏ thứ 3 vào tháng 8 năm 1936 có thể là để đáp ứng lại với ‘thái độ tách biệt’ của Xứ Ủy CSĐD ở Nam Kỳ xuyên qua Nghị quyết ngày 30-6-1936 của Xứ Ủy nầy. Câu hỏi đặt ra: ai là kẻ lãnh đạo chủ trì hội nghị Xứ Ủy Nam Kỳ vào ngày 30-6-1936? Câu trả lời nhất định không phải là Hà Huy Tập bởi vì Hà Huy Tập chỉ trở về Việt Nam sau khi hội nghị Thượng Hải 26-7-1936 chấm dứt. Vậy là ai? Muốn trả lời câu hỏi nầy thì cần phải xem lại tình hình tổng quát của (a) Xứ Ủy Nam Kỳ sau khi NAQ thành lập ĐCSVN Kỳ và (b) Xứ Ủy Nam Kỳ sau khi Trần Phú thành lập ĐCSĐD từ tháng 10 năm 1930 đến 30-6-1936.
(a) Xứ Ủy Nam Kỳ sau khi NAQ thành lập ĐCSVN:
33
34
35
36
Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 8-2-1930 các đại biểu về nước thực hiện kế hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập gồm có Trịnh Đình _______________ 178
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic= 7&leader_topic=81&id=BT2950325461 179 Có thể Thư ngỏ nầy phát xuất từ trong Hội Nghị ở Thượng Hải 26-7-1936 . Trong hội nghị nầy chỉ có Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên và Hà Huy Tập. Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn không có mặt trong Hội nghị: họ đã trở về đến Hồng Kông và gặp lại Lê Hồng Phong vào tháng 7 năm 1937. VSTK - 2983
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phan Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Tiếp đến các xứ uỷ cũng được thành lập. Đỗ Ngọc Du là Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ.180 Đến cuối năm 1930, Ngô Gia Tự bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn và đày ra Côn Đảo vào tháng 5 năm 1933. Ông bị mất tích trong một chuyến vượt ngục đầu năm 1935 cùng với các bạn tù khác. Giữa tháng 2 năm 1930, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dự Hội nghị hợp nhất trở về Sài Gòn, liên lạc với Ban lâm thời chỉ đạo của An Nam Cộng sản Đảng và Ngô Gia Tự để bàn việc thống nhất. Một Ban Lâm thời Cấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam kỳ (Xứ ủy) được bầu gồm có: Ngô Gia Tự, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Lợi và A Duyên181 Khi Châu Văn Liêm từ Hương Cảng trở về cho biết Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất Đảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất trên toàn quốc, thì một thành viên của ANCS là ‘Võ Văn Ngân vô cùng sung sướng liền cử người lên Sài Gòn dự lớp tập huấn do ông Liêm mở, để triển khai thực hiện nghị quyết của hội nghị thành lập Đảng CSVN.’ Võ Văn Ngân sinh năm 1902 là em ruột Võ Văn Tần. Văn kiện của ĐCSVN cho biết rằng: Châu Văn Liêm cùng Nguyễn Thiệu được cử thay mặt An Nam Cộng sản Đảng dự hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-21930. Hội nghị này gồm có 5 đại biểu là Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu và Nguyễn Ái Quốc do Nguyễn Ái Quốc đại diện Quốc tế Cộng sản chủ trì. Dự hội nghị thành lập Đảng CSVN về nước, Châu Văn Liêm bắt tay vào các hoạt động của Đảng ở Nam kỳ. Ngày 4-5-1930, Châu Văn Liêm tổ chức cuộc mít-tinh lớn ở Đức Hòa đòi giảm sưu thuế và bị cảnh sát Tây bắn chết tại trận.182
Châu Văn Liêm Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=12&Itemid=34 _____________________ 180
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=969&Itemid=69 Trong đó Ngô Gia Tự thuộc Đông Dương Cộng sản Đảng, Nguyễn Văn Lợi thuộc Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, đồng chí Ung Văn Khiêm và A Duyện thuộc An Nam Cộng sản Đảng. http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2632&cap=4&id=2633 182 Lịch Sử Việt Nam, Châu Văn Liêm: Người sáng lập An Nam Cộng sản Đảng. http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=12&Itemid=34 181
VSTK - 2984
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Có một điều rất đáng ngạc nhiên là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là hai đại biểu của An Nam Cộng Sản Đảng Tham dự Hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930 nhưng lại không có tên trong Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng Sản Việt Nam nầy. Ngay cả chức vụ bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ cũng do Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng Sản Việt Nam áp đặt và giao cho Ngô Gia Tự chứ không phải là Châu Văn Liêm hay Nguyễn Thiệu. Phải chăng đây là mầm móng bất hòa phân chia Bắc-Nam lại vẫn tiếp tục như trước đây (trước khi triệu tập Hội nghị thống nhất ngày 3-2-1930) khi đảng Cộng Sản Việt Nam chưa được thành lập vì thái độ hẹp hòi, ương ngạnh của những phần tử Cộng Sản gốc Bắc Kỳ vốn đã tự mình khai sinh vào cuối tháng 3 năm 1929 ở nhà số 5D phố Hàm Long ở Hà Nội? Nhóm CS Bắc Kỳ đầu tiên nầy gồm có 7 thành viên: 1- Ngô Gia Tự bí danh Ngô Sĩ Quyết, 2-Trần Văn Cung bí danh Quốc Anh; 3- Nguyễn Đức Cảnh, 4- Đỗ Ngọc Du bí danh Phiếm Chu, 5- Trịnh Đình Cửu, 6- Dương Hạc Đính bí danh Hạc và 7- Nguyễn Tuân bí danh Kim Tôn. Họ tự mình đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ thành một tổ chức cộng sản. Tháng 5/1929 nhóm CS Bắc Kỳ cử Ngô Gia Tự , Dương Hạc Đính, Trần Văn Cung, Nguyễn Tuân đi dự Đại Hội Toàn Quốc lần thứ nhất Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội từ 1 đến 9 tháng 5 năm 1929.183 Tác giả W. Duiker đã viết về Đại Hội nầy như sau:
24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45
Vấn đề (thành lập một ĐCS ở Việt Nam) được nêu ra khi hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng chính thức tiến hành đại hội đầu tiên tại Honkong vào tháng 5-1929 Mười bảy đại biểu tại Hội nghị đại diện cho hơn 800 thành viên tại Bắc kỳ, 200 từ Nam kỳ và 200 từ Trung kỳ. Ngay sau khi đến nơi, Trần Văn Cung gặp Lê Hồng Sơn đề nghị giải tán Hội và thành lập Đảng CS. Là thành viên của nhóm cộng sản nồng cốt do Nguyến Ái Quốc thành lập trong Hội Thanh Niên từ lúc khởi đầu, và là một trong nhưng khuôn mặt sáng giá của phong trào thi chắc là Sơn ủng hộ việc cải tổ Hội Thanh Niên thành một tổ chức CS Mátxí-Lêninít non trẻ. Tuy nhiên, vì một số lý do Sơn cho rằng Đại hội chưa phải lả thời cơ để quyết định như thế. Trước hết, đương sự nói riêng với Trần Văn Cung rằng các thành viên tham dự hội nghị còn chưa đủ trình độ hiểu biết về chính trị để trở thành những cán bộ trung kiên của một tổ chức mới. Kế đến là việc thành lập một Đảng CS ở Hongkong thì nhất định sẽ gây chú ý cho chính quyền Quốc Dân Đảng tại Quảng châu và khiến họ tăng gia những biện pháp đàn áp Hội Thanh Niên. . . . Tuy nhiên Cung cứng đầu không nghe và nhất quyết đưa đề nghị ra trước hội nghị. Bị chủ tịch của Hội nghị là Lâm Đức Thụ phản đối và bác bỏ đề nghị của mình , Cung cùng với các thành viên CS khác của Bằc Kỳ đang tham dự Đại Hội bỏ ngang phiên họp trở về Bắc kỳ lập ra một tổ chức mới gọi là Đông dương cộng sản Đảng, công khai chỉ trích Hội Thanh Niên chỉ bao gồm những phần tử ‘cách mạng giả hình’ chưa bao giờ tận sức cho giai _____________ 183
Huỳnh Kim Khánh, Vietnamese Communism 1925-1945, s.đ.d tr.tr. 116 -117. VSTK - 2985
cấp lao động hoặc gắn bó chặt chẽ với QTCS.184
1
2
3
4
Dưới tiêu đề ‘Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội họp tại Hồng Công và sự phân liệt của tổ chức nầy’ Dương Trung Quốc viết: …Đoàn đại biểu Bắc Kỳ với vai trò nổi bật của Ngô Gia Tự đã mang đến Đại hội chủ trương đề nghị thành lập ngay một đảng cộng sản nhưng không giành được sự nhất trí của Tổng bộ, do đó đã quyết định với một bản Tuyên ngôn đề ngày 1 tháng 6 năm 1929 trong đó vạch rõ sai lầm của Đại hội không bàn đến việc thành lập Đảng Cộng sản và kêu gọi: “Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được.185
5 6 7 8 9 10
Sau đây là toàn văn bản Tuyên ngôn ngày 1-6-1929: 186
11
Tuyên ngôn của các đại biểu đã thoát ly Hội tịch ở toàn quốc đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh (tức là Việt Nam Cách mệnh đồng chí Hội) Các đồng chí. Các đồng bào. Chúng tôi được các đồng chí phó thác cho cái trách nhiệm đại biểu cho các đồng chí đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh (tức là Hội việt Nam Cách mệnh đồng chí) đã bắt đầu khai ngày mùng 1 tháng 5 nǎm 1929, trong lòng lúc nào cũng lo sao đem hết tinh thần trí não mà phát biểu ý kiến cho hợp với hoàn cảnh An Nam, cho đúng với ý nguyện các đồng chí, mục đích để làm sao cho cách mệnh chóng thành công, cho anh em công nông mau cướp được chính quyền để gây dựng nên xã hội bình đẳng, tự do, bác ái. Vì trách nhiệm chúng tôi là thế Vì mục đích chúng tôi là thế. Nên sau khi đã nhận thức được rằng: 1. Ở An Nam tư bản đã rất phát đạt và đã bắt đầu nhóm vào một số ít người (tư bản tập trung). 2. Vô sản giai cấp ở An Nam càng ngày càng đông và càng giác ngộ mà nông dân nghèo cũng một ngày một nhiều. 3. Hiện ở An Nam chưa có đảng nào là đảng đại biểu cho vô sản giai cấp. 4. Hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh (VNCMĐC Hội) là một đoàn thể tiểu tư sản trí thức, một đoàn thể quốc gia tán thành xã hội chủ nghĩa. Tôn chỉ của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh "trước làm quốc dân cách mệnh, sau làm thế giới cách mệnh" có tính chất hoạt đầu giả cách mệnh (từ ngày thành lập - 1924 1 - đến nay hành động xa quần chúng công nông. Hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh không liên lạc với Đệ tam đảng duy nhất có thể giải quyết được các vấn đề quan hệ Quốc tế (tức là Quốc tế Cộng sản) là cơ
12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
_________________________
W. Duiker, Ho Chi Minh - A Life, s.đ.d.tr.158 Dương Trung Quốc, Việt Nam Những Sự Kiện Lịch sử (1919-1945),s.đ.d, trg. 161. 186 Báo Điện Tử ĐCSVN, Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập1 (1930. Nguồn Internet ngày 29/9/2011: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=7 &leader_topic=81&id=BT1960359915. Cũng xem Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập 1 (1930), Ấn Bản Úc Châu, 2011, trang 171-173. 184 185
VSTK - 2986
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51
quan cách mệnh cả thế giới mà lại cử đại biểu đi tham gia toàn quốc đại biểu Đại hội lần thứ ba của Quốc dân Đảng Trung Quốc là một đảng phản cách mệnh, phản công nông). Chúng tôi không có thể không đề nghị lập một đảng đại biểu cho vô sản giai cấp, một đến vô sản giai cấp, một đảng để lĩnh đạo cho tất cả công cuộc cách mệnh ở An Nam, tức là Đảng Cộng sản. Vấn đề tổ chức Đảng Cộng sản vì thế nên đưa ra Đại hội thảo luận tranh biện trong gần một ngày (hôm 5 tháng 5 nǎm 1929). Kết quả, Đại hội lấy lẽ rằng: Đại hội này là Đại hội Thanh niên (VNTNCM Hội), các đại biểu là đại biểu cho các đồng chí Hội Thanh niên. Vậy: 1. Vấn đề tổ chức Cộng sản Đảng không phải là một vấn đề quan hệ đến đoàn thể thanh niên, nên Đại hội không cần bàn đến. 2. Các đại biểu chỉ được bàn về các vấn đề quan hệ đến thanh niên, còn vấn đề Đảng Cộng sản không được nói đến. Phải, Đại hội này là của Hội VNTNCM, song phàm đã là người chân chính cách mệnh, thì bất luận điều gì can thiệp đến công nông, đến vô sản giai cấp, đều phải bàn cãi. Thế mà Đại hội Việt Nam Thanh niên Cách mệnh này lại không cho bàn đến vấn đề tổ chức Đảng Cộng sản, là vấn đề rất cần thiết cho vô sản giai cấp và nông dân nghèo ở An Nam, tức là Đại hội này không phải là Đại hội đại biểu cho vô sản giai cấp, không phải là Đại hội chân chính cách mệnh. Cái tính chất Hội VNTNCM đã rõ ràng lắm vậy. Vì chúng tôi không khi nào quên được cái nghĩa vụ của chúng tôi đối với vô sản giai cấp ở An Nam, đối với tất cả dân lao khổ ở An Nam. Vì chúng tôi không thể quên được cái trách nhiệm mà các đồng chí đã phó thác cho chúng tôi , nên đối với Hội Toàn quốc Đại biểu hoạt đầu này, đối với Hội Toàn quốc Đại biểu giả cách mệnh phản công nông này, chúng tôi không công nhận được mà phải tuyên bố bỏ Đại hội ra về. Đại hội hoạt đầu giả cách mệnh, phản công nông này, sau làm những gì chúng tôi không được biết. Kết quả ai đi Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần này là biết được rõ ràng chắc hẳn rằng Hội VNTNCM không phải là một chính đảng chân chính vì lợi ích của vô sản giai cấp. Vậy chúng tôi có mấy lời thành thực khẩn cấp kêu to: Cùng thợ thuyền An Nam. Cùng nông dân nghèo An Nam. Cùng các đồng chí Hội VNTNCM. Cùng các đảng viên các chính đảng ở An Nam. Cùng các người có lòng với cách mệnh. Rằng: 1. Phải hết sức đánh đổ tụi hoạt đầu giả cách mệnh, lừa dối công nông. 2. Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản thì mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được. Đánh đổ Pháp đế quốc chủ nghĩa; Đảnh đổ tư bản chủ nghĩa; Trừ tiệt thổ hào, liệt thân; Trừ tiệt tụi hoạt đầu giả cách mệnh; Vô sản giai cấp chuyên chính; Thực hiện chủ nghĩa cộng sản. (Các đại biểu đã bỏ Đại hội ra về Ngày mồng 1 tháng 6 nǎm 1929) Chú ý: Xem xong chuyển cho người khác. VSTK - 2987
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đại hội toàn quốc của Việt Nam thanh niên cách mạng đông chí hội bế mạc, 6 uỷ viên mới được bầu vào Tổng bộ VNTNCMĐCH là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Vǎn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Vǎn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản, cử ra ban trù bị gồm các cán bộ lãnh đạo Tổng bộ nói trên lãnh thổ Trung Hoa. Thực hiện chủ trương này, những cộng sản đoàn còn lại trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã hình thành các chi bộ cộng sản. Ngoài hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ còn có chi bộ cộng sản người Việt Nam ở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng Kông (Trung Quốc).187 Sau khi tuyên bố rút lui khỏi Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của VNTNCMĐCH ở Hồng Kong, đoàn đại biểu Bắc Kỳ trở về nước cùng với nhóm CS riêng của họ xúc tiến việc thành lập một đảng CS. Với chủ đề ‘Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng’, Lịch Sử Đảng viết về việc thành lập nầy như sau:188 Ngày 17 tháng 6 nǎm 1929, những đảng viên trong chi bộ 5Đ Hàm Long đã họp tại số nhà 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội, tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, cử ra Ban chấp hành trung ương lâm thời gồm các đồng chí: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trần Vǎn Cung, Nguyễn Phong Sắc, Trần Tư Chính, Nguyên Vǎn Tuân; thông qua Tuyên ngôn và quyết định xuất bản báo Búa Liềm, xúc tiến việc xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng.
16 17 18 19 20 21 22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Thượng tuần tháng 8 nǎm 1929, An Nam cộng sản đảng được thành lập tại cǎn phòng số 1, lầu 2 "Phong cảnh khách lâu", ở đường Bonard Philippini, Sài Gòn (nay là góc đường Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực thành phố Sài Gòn/HCM). Hội nghị này đã cử ra Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng, gồm có Châu Vǎn Liêm (tức Việt), Nguyên Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách. Châu Vần Liêm làm bí thư. Sau Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản đảng, các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn (ĐDCSLĐ) vào ngày 1 tháng 1 nǎm 1930, gồm có Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Vǎn (tức Hải Triều, Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đề, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Do vậy, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời nhưng chưa có Ban chấp hành trung ương.189 _______________________________
Báo Điện tử ĐCSVN, Lịch Sử Đảng, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Nguồn Internet ngày 29-9-2011: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/ tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=5&leader_topic=&id=BT1060376271 188, 189 Báo Điện tử ĐCSVN, Lịch Sử Đảng, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đ.d.như trên. Cũng xem: Huỳnh Kim Khánh, Vietnamese Communism 1925-1945, tr.119. 187
VSTK - 2988
7
Đông Dương Cộng sản Đảng (ĐDCSĐ) và An Nam cộng sản Đảng (ANCSĐ) sau khi ra đời đã có sự tranh giành ảnh hưởng, tranh giành quần chúng và công kích lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong sự chuyển đổi đi lên của phong trào cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất 9-5-1929, Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên đã công bố Các quyết nghị của Đại hội. Trong số các quyết nghị nầy có riêng một mục phê phán các đại biểu đã thoát ly đại hội như sau:
8
QUYẾT NGHỊ VỀ TỤI QUỐC ANH BỎ ĐẠI HỘI MÀ ĐI190
1
2
3
4
5
6
1. Quốc Anh, Quyết (tức Ngô Gia Tự) Kim Tôn (tức Nguyễn Tuân) (đại biểu Bắc Kỳ), trong khi khai hội, vì đề nghị đề án không đủ lý do để Đại hội thảo luận, khi chưa biểu quyết, đã vì tư ý tiểu khí vô cớ bỏ Đại hội mà ra, ấy là một cách cử động rất trẻ con, rất không hợp với tư cách người đại biểu và không đủ tư cách làm người Hội "Việt Nam Cách mạng Thanh niên".
9 10 11 12 13
2. Đại hội nhận định rằng trong một đoàn thể cm không thể dung thứ được những phần tử như thế, nên quyết nghị vĩnh viễn khai trừ.
14 15
16
17
Trong Lời thông cáo giải thích vì sao phải tổ chức An Nam Cộng sản Đảng191 có đoạn viết:
18
Từ khi ba người đại biểu bỏ Đại hội Thanh niên về thì phát sanh ra một cái, đề là "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương". Cái Tuyên ngôn đề phát vào khoảng tháng 6 nǎm 1929, nội dung rất lúng túng không có ý nghĩa một tờ tuyên ngôn của một đảng mới thành lập. Trong đó vừa là mấy bài huấn luyện và nói về tình thế Đông Dương và đảng phái, mà chú ý nhất đánh đổ Thanh niên, rồi kết cục mấy câu khẩu hiệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................... Đảng Cộng sản Đông Dương lại ra một cái tuyên ngôn nữa cũng đề là "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương". Nội dung Tuyên ngôn này có ký tên, nhưng cũng có nhiều điều sai lầm (về chánh sách, khẩu hiệu), nhất là chú ý để phá Thanh niên. Thế là trong một thời gian sau hết rất ngắn (hơn một tháng) Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên ngôn thành lập hai lần, mà hai lần tuyên ngôn khác nhau, không biết sau còn có tuyên ngôn thành lập nữa không ? ................. ......................................... 2. Đảng Cộng sản Đông Dương chưa phải là đảng cộng sản chánh thực: 3. Đảng Cộng sản Đông Dương chưa thật là "Bônsơvích"; 4. Đảng Cộng sản Đông Dương không đủ hiệu triệu tất cả đồng chí cộng sản; 5. Đảng Cộng sản Đông Dương sai lầm (nhưng vẫn nhiệt tâm); 6. Phải sửa đổi sai !ầm cho Đảng Cộng sản Đông Dương; 7. Không nên gia vào Đảng Cộng sản Đông Dương; 191
19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
__________________________ 190
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic191&subtobic= 7&leader_topic=&id=BT2060361474. Cũng xem: VKĐTT, Tập 1, ấn bản Úc Châu (2011), tr.237. 191 VKĐTT, Tập 1, ấn bản Úc Châu (2011), s.đd.,tr.148. Cũng xem: http://123.30.190.43:8080/ tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=7&leader_topic=81&id=B T1960372991
VSTK - 2989
1
2
3
Trong một bức thư đề ngày 4-10-1929 của Trung ương đảng Đảng Cộng sản Đông Dương gửi cho những người cộng sản An Nam ở Tàu có đoạn viết: Ba người đại biểu Bắc Kỳ xét biết rõ ràng thế nào họ cũng không muốn tổ chức bí mật riêng C.S Đảng, nên phải đổi kế hoạch ngay, bèn đề nghị tổ chức C.S Đảng ở giữa Đại hội . . . . là cốt để làm rơi cái mặt nạ giả C.S của Thanh niên xuống đất. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Còn như các anh em trong vài tháng giời và thay đổi chủ trương đến mấy lần, thái độ hoạt đầu quay như chong chóng, trước kia thì hết sức duy trì Thanh niên, đến bây giờ biết rằng không thể duy trì được nữa mới chủ trương phá, thế là rút cục cũng theo như chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ trước đến giờ, vậy như thế có phải Bônsơvích không? Thực ra các anh em thay đổi chủ trương chỉ cốt để đối phó với Đảng Cộng sản Đông Dương.192
4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31 32
Sự phân liệt của Thanh niên bắt đầu từ đại Hội tháng 5-1929 để dẫn đến tình trạng nẩy sinh ra 3 tổ chức CS khác nhau trong nước Việt Nam. Trong khi tuyên truyền để lôi kéo quần chúng quần chúng và xây dựng tổ chức, các Đảng CS đó đã bôi xấu, công kích lẫn nhau. Đảng Cộng sản nào cũng tự cho mình là chân chính, đảng kia là hoạt đầu, giả cách mệnh, xa rời và lừa dối dân chúng chưa phải là bônsêvích...Mặc dù hai nhóm CS kia muốn hoà giải, nhưng nhóm ĐDCS ở Bắc Kỳ đã từ chối đề nghị hoà giải thống nhất bằng cách đưa ra những điều kiện khó khăn kèm theo sự đòi hỏi đặc quyền lãnh đạo và lấn lướt đối với hai nhóm CS kia.193 Vào cuối năm 1929, việc chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức CS cùng với việc thống nhất các tổ chức đó thành một đảng CS duy nhất là một yêu cầu cấp bách của phong trào bành trướng chủ thuyết CS. Theo dõi tình hình đảng phái thay đổi đang diễn ra ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản đã ra chỉ thị “Về việc thành lập một Đảng Cộng sản Đông Dương” đề ngày 27-10-1929 cho các tổ chức cộng sản. Bản chỉ thị có đoạn viết như sau:194 1. Những mâu thuẫn giữa Đông Dương là một xứ thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc Pháp, những mâu thuẫn giữa một bên là công nhân, nông dân, _______________ VKĐTT, Tập 1, ấn bản Úc Châu (2011), s.đ.d., tr.297, 299. Cũng xem: http://123.30.190.43: 8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=7&leader_topic=&id =BT2060351427 193 Báo Điện tử ĐCSVN, Sách Chính Trị, Bước đầu xác lập tư tưởng Cộng sản ở Việt nam. http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic =463&leader_topic=981&id=BT2861134937 194 VKĐTT, Tập 1, ấn bản Úc Châu (2011), s.đ.d., tr.365-369. Cũng xem: http://123.30.190.43: 8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=7&leader_topic=&id =BT1960350633. Cũng xem: ‘Bài cùng Chuyên mục, Về việc thành lập một Đảng Công sản Đông dương’: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/?topic=191&subtopic=7 &leader_topic=81&nextnews=6/19/2003 4:44:13 PM 192
VSTK - 2990
những người dân nghèo và một bên là bọn đế quốc Pháp câu kết với bọn địa chủ và bọn quan liêu phong kiến, đang ngày càng gay gắt. . . . .
1 2
. . . Sự phát triển của phong trào công nhân độc lập và sự tồn tại của các tổ chức cộng sản trong nước, đang tạo ra những điều kiện cần thiết và sự cần thiết cấp bách là phải tổ chức một Đảng Cộng sản ở Đông Dương.
3 4 5
2. . . Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương. Cho nên, những sự do dự và ngập ngừng mà một số nhóm đã biểu hiện trong vấn đề thành lập ngay một Đảng Cộng sản là hoàn toàn sai lầm. Nhưng việc chia rẽ của các phần tử và các nhóm cộng sản trong thời gian vừa qua, lại còn nguy hiểm hơn và càng không thể dung thứ được. Sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản, và cuộc đấu tranh giữa các nhóm đó là nguy cơ tai hại nhất cho toàn bộ phong trào cách mạng ở Đông Dương.. . . Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương.
6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
10. . . Tất cả những tên cũ (Việt Nam Cách mệnh Thanh niên, Tân Việt và các tổ chức khác) phải được huỷ bỏ, và toàn bộ hoạt động bí mật của các tổ chức Đảng và của các tổ chức địa phương phải được tiến hành với danh nghĩa là Đảng Cộng sản Đông Dương.
20 21 22 23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Bức thư cũng đưa ra những sự hướng dẫn thực tế cùng với sự chỉ đạo về cách thức thống nhất các tổ chức và đường hướng hoạt động cho một đảng CS theo khuôn khổ và chủ trương của nhóm CS Liên Xô hữu khuynh do Nicolai Bukharin cầm đầu từ sau Đại Hội QTCS lần 6 (từ 177 đến 1-8-1928). Nhóm nầy đối lập với chủ trương tả khuynh do Joseph Staline cầm đầu. Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 8-2-1930 các đại biểu về nước thực hiện kế hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập gồm có Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phan Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Tiếp đến các xứ uỷ cũng được thành lập. Đỗ Ngọc Du là Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ,Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, Ngô Gia Tự, Bí thư chấp ủy lâm thời đảng bộ uỷ Nam Kỳ. Ngày 31 tháng 5 năm 1930, Ngô Gia Tự bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở Côn Đảo.195 (b) Xứ Ủy Nam Kỳ của ĐCSĐD từ tháng 10 năm 1930 đến 30-61936: Hội nghị tháng 10/1930 phê phán quan điểm thể hiện trong những _________________________ \195
MTTQVN, http://www.mattran.org.vn/home/vanbanHD/vbhd4.htm http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=969&Itemid=69
VSTK - 2991
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
văn kiện của Hội nghị hợp nhất thành lập ĐCSVN do NAQ chủ trì là “sai lầm chính trị và nguy hiểm”, “phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa" và rằng lúc mới thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam "chưa có đường lối chính trị đúng đắn". để rồi ra Án nghị quyết hủy bỏ những văn kiện đó. Theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, hội nghị tháng 10-1930 ở Hương Cảng đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Quan điểm của NAQ đã sai lầm chính trị và nguy hiểm ở chỗ nào? Câu trả lời là vì: (i) NAQ đã đi theo chính sách và chủ thuyết của Lenin đối với các về vấn đề Thuộc Địa được nêu ra trước Đại hội Quốc tế Cộng sản kỳ II qua bản thuyết trình ngày 26-7-1920 (Report Of The Commission On The National And Colonial Questions, July 26)@. (ii) Bản Chương trìnhh, Cương lĩnh và Sách lược tóm tắt do NAQ chủ thảo cho đại hội thành lập ĐCSVN vào đầu năm1930 đã chịu ảnh hưởng sâu đậm từ bản Chương Trình mà Bukharin đã đề xuất và được Đại Hội 6 QTCS nghị quyết chấp nhận. Mục số 9 của bản chương trình Bukharin là chính sách của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản đối với các nước thuộc địa. Toàn văn mục 9 có đoạn viết như sau: Chương Trình của Quốc Tế Cộng Sản được quyết nghị thông qua tại Đại hội kỳ VI 9. Cuộc Đấu Tranh cho nền Chuyên Chính Vô Sản Thế Giới và những cuộc Cách Mạng Thuộc Địa Những điều kiện đặc biệt cho cuộc đâu tranh cách mạng trong những nước thuộc địa và bán thuộc địa, một cuộc đấu tranh kéo dài nhất định là khó tránh cho nền chuyên chính dân chủ của giai cấp vô sản và nông dân, để cho cuộc đấu tranh đó phát triển thành một nền chuyên chính vô sản cùng với sư quan trọng có tính cách quyết định của thành tố Quốc gia trong cuộc đấu tranh nầy, các đảng cộng sản của những quốc gia đó phải gánh vác một số nghĩa vụ đặc; những nghĩa vụ tổng quát của một nền chuyên chính vô sản không thể nào trở thành quán triệt trước khi những nhiệm vụ đặc biệt đó được hoàn tất. Quốc Tế Cộng Sản xét định rằng trong số những nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ sau đây là quan trọng hơn cả:
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
1. Lật đổ chủ nghĩa đế quốc ngoại bang, chế độ phong kiến và tầng lớp địa chủ quan lieu. 2. Thành lập nền chuyên chính dân chủ của giai cấp nông dân trên nền tảng hình thức xô viết. 3. Hoàn tất nền độc lập nước nhà và thống nhất chính trị; 4. Huỷ bỏ nợ quốc gia. 5. Quốc hữu hoá những cơ sở kinh doanh lớn (trong những ngành công nghiệp, giao thông, ngân hàng, vân vân) của nhưng kẻ đế quốc làm chủ. 6. Sung công tài sản của những đại địa chủ, của nhà thờ và tu viện, quốc hữu hoá toàn thể đất đai. 7. Thực hiện chính sách ngày làm tám tiếng. 8. Thành lập một quân đội cách mạng công nông. _____________________ @
Nội dung của bản báo cáo sẽ được trích bày ở một trong các phần tiếp theo sau phần nầy.
VSTK - 2992
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29
30
31 32
33 34 35 36 37 38 39 40 41
42 43 44 45 46 47
Khi cuộc đấu tranh tiếp tục khai triễn và càng lúc càng trở nên gay gắt kịch liệt (vì hành đông phá hoại của giai cấp tư sản, vì sự tịch biên các cơ sở kinh doanh của các tầng lớp tư sản phá hoại đang bị thúc buộc phát triển thành một sự quốc hữu hóa công nghiệp với một quy mô rộng lớn), thì cuộc cách mạng dân chủ tư sản đang được theo đuổi một cách kiên định sẽ trở thành cuộc cách mạng vô sản trong những nước thuộc địa hay bán thuộc địa nào mà những hoạt động của giai cáp vô sản là lãnh đạo và thi hành quyền lãnh đạo phong trào. Ở những nước thuộc địa không có giai cấp vô sản thì việc lật đỗ quyền lực của đế quốc phải được kèm theo với việc tổ chức một chế độ Sô Viết của nhân dân (Nông dân), việc tịch biên những thương nghiệp và thổ trạch của những người ngoại quốc, Quốc hữu hóa tài sản nầy. Những cuộc cách mạng thuộc địa và những phong trào giải phóng quốc gia giữ một vai trò cực kỳ quan trọng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và công cuộc chinh phục quyền lực do giai cấp công nhân chủ động. Trong thời kỳ chuyển tiếp, các nước thuộc địa và bán thuộc địa cũng rất quan trong bởi vì những nước nầy là tiêu biểu của làng xã trên bình diện thế giới đối với các nức kỹ nghệ, vốn được coi như là thành phố trong khung cảnh của nền kinh tế thế giới. Vì thế, vấn đề tổ chức một một nền kinh tế xã hội thế giới cũng như vấn đề phối hợp đúng cách hai lãnh vực kỹ nghệ và nông nghiệp có thể tự nó giải quyết theo một chiều kích rộng lớn giống như là vấn đề về những mối liên hệ giữa chủ nghĩa đế quốc với các nước thuộc địa cũ. Do đó, kiến lập một liên minh chiến đấu thân hữu với những khối công nhân của các nước thuộc địa chính là một trong những nghĩa vụ quan trọng của giai cấp vô sản của các nước kỹ nghệ trên thế giới trên cương vị của kẻ tiên phong và cầm quyền lãnh đạo đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. . . . . . . . . . . . Sau đây là nguyên bản tiếng Anh: Programme of the Communist International adopted at Sixth Congress 9. The Struggle for the World Proletarian Dictatorship and Colonial Revolutions The peculiar conditions of the revolutionary struggle in colonial and semicolonial countries, the inevitability of a prolonged period of struggle for the democratic dictatorship of the proletariat and peasantry and for its development into a proletarian dictatorship, and the decisive importance of the national factor in this contest impose a number of special tasks on the communist parties of these countries; the general tasks of the proletarian dictatorship cannot be mastered before these special tasks are accomplished. The Communist International considers that the most important among them are the following: 1. The overthrow of foreign imperialism, of feudalism, and of the landlord bureaucracy. 2. Establishment of the democratic dictatorship of the proletariat and peasantry on the basis of Soviets. 3. Complete national independence and political unification. 4. Cancellation of State debts. VSTK - 2993
5. Nationalization of large undertakings (in industry, transport, banking, etc.) belonging to the imperialists. 6. Expropriation of large landowners, of church and monastery estates, nationalization of all land. 7. Introduction of the eight-hour day. 8. Establishment of a revolutionary workers' and peasants' army.
1 2 3 4 5 6
As the struggle continues to develop and to become more acute (sabotage by the bourgeoisie, confiscation of enterprises belonging to the sabotaging sections of the bourgeoisie, which is bound to develop into the nationalization of large-scale industry), the bourgeois-democratic revolution, consistently pursued, will be transformed into the proletarian revolution in those colonies and semi-colonies where the proletariat acts as leader and exercises hegemony over the movement. In colonies without a proletariat the overthrow of imperialist power must be accompanied by the organization of a popular (peasant) Soviet regime, the confiscation of businesses and land owned by foreigners, and the transfer of this property to the State. . Colonial revolutions and national liberation movements play an extremely important part in the struggle against imperialism and the conquest of power by the working class. In the transition period, colonies and semi-colonies are also important because they represent the village on a world scale vis-Ă -vis the industrial countries, which represent the town in the context of world economy.. Hence the problem of organizing a socialist world economy, of the correct combination of industry and agriculture, resolves itself to a large extent into the question of relations with the former colonies of imperialism. To establish a fraternal militant alliance with the working masses of the colonies is therefore one of the principal tasks of the industrial world proletariat as leader and hegemon in the fight against imperialism. The course of the world revolution drives the workers of the imperialist States into the fight for the proletarian dictatorship, and at the same time rouses hundreds of millions of colonial workers and peasants to the struggle against foreign imperialism. Once centres of socialism exist, in the form of socialist Soviet republics with steadily growing economic power, the colonies which have broken away from imperialism draw nearer, economically, to the industrial centres of world socialism and gradually unite with them. Drawn in this way into the path of socialist construction, and by-passing the stages of development when capitalism is the dominant system, they can make rapid economic and cultural progress. Peasant Soviets in the backward ex-colonies, and workers' and peasants' Soviets in the more advanced, will gravitate politically towards the centres of proletarian dictatorship and will in this way be drawn into the general system of the ever-expanding federation of Soviet republics and the world dictatorship of the proletariat. Socialism, as the new mode of production, will thus develop on a world scale.196
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46
____________________ 196
The Communist International 1919-1943, Progamme of the Communist International adopted at Sixth Cogress (DOCUMENTS SELECTED AND EDITED BY JANE DEGRAS) VOLUME II 1923-1928, p.p 471-526. Nguáť“n Internet ngĂ y 10/10/2011: http://anamnesis.info/documents/Degras%20-%20The%20 Communist%20International%201919-1943%20-%20Documents%20-%20Volume%202%20(19231928)(1971).pdf
VSTK - 2994
Chánh cương vắn tắt của Đảng197
1
Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngǎn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được? chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hằn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa c.m để đi tới xã hội cộng sản.
2 3 4 5 6 7 8
A- Về phương diện xã hội thì: a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam nữ bình quyền, v.v.. c) Phổ thông giáo dục theo công nông hoá. B- Về phương diện chính trị: a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. c) Dựng ra Chính phủ công nông binh. d) Tổ chức ra quân đội công nông. C- Về phương diện kinh tế. a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái. b) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý. c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo. e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp. f) Thi hành luật ngày làm tám giờ. * Lời kêu gọi của Nguyễn ái Quốc nhân dịp thành lập ĐCSVN 198
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27
28
1. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng. 2. Làm cho nước An Nam được độc lập. 3. Thành lập chính phủ công nông binh. . 4. Tịch thu tất cả các nhà bǎng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho chính phủ công nông binh 5. Quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho nông dân nghèo. 6. Thực hiện ngày làm tám giờ. 7. Huỷ bỏ mọi thứ quốc trái và thuế thân, miễn các thứ thuế cho nông dân nghèo. 8. Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân. 9. Thực hành giáo dục toàn dân. 10. Thực hiện nam nữ bình quyền.
29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
_______________ Văn kiện đảng toàn tập, Tập 2 (1930), Chánh cương vắn tắt của Đảng, (ấn bản Úc Châu, 2011), trang 8. Cũng xem: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp? topic=191&subtopic=7&leader_topic=81&id=BT1960339961 198 Văn kiện đảng toàn tập, Tập 2 (1930), Lời Kêu gọi, (ấn bản Úc Châu, 2011),trang 19. Cũng xem: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp? topic=191&subtopic=7&leader_topic=81&id=BT1960338582 197
VSTK - 2995
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13 14 15 16 17 18
19
20
21
22
23
Qua bản Chính Cương Vắn Tắt và Lời Kêu Gọi thì hiển nhiên là NAQ đã chủ trương thành lập một Mặt Trận Thống Nhất Công Nông Binh bao gồm cả thành phần tiểu tư sản (lời kêu gọi và chánh cương vắn tắt chỉ chủ trương tịch thu hết sản nghiệp lớn của giai cấp tư sản phản cách mạng). Nguồn gốc thành lập Mặt Trận Thống Nhất phát khởi từ Lá Thư Mở (Open Letter)199 của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Thống Nhất Đức (Central Committee, United Communist Party of Germany) đăng trên tờ báo Cờ đỏ Die Rote Fahne số 11 ngày 8 tháng 01 năm 1921 kêu gọi tất cả công nhân, nghiệp đoàn và các tổ chức đoàn thể Xã hội thống nhất các lực lượng của họ để đấu tranh với giai cấp tư bản phản động và hiếu chiến xâm phạm những quyền lợi sinh tồn của nhân dân lao động. Trong một lá thư ngày 16.4.1921 gửi cho 2 thành viên CS Đức Clara Zetky và Paul Levy, V.I. Lenin viết: ‘The only thing I have seen is the Open Letter, which I think is perfectly correct tactics’ (I have condemned the contrary opinion of our“Lefts” who were opposed to this letter).’200 ‘Chỉ có một điều tôi thấy được chính là Lá Thư Mở, mà theo tôi nghĩ thì đó là những kế sách đúng đắn tuyệt hảo’ (tôi đã phê phán quan điểm trái nghịch của nhóm tả khuynh trong hàng ngủ của chúng ta đã phản đối lá thư nầy). Kế đến trong kỳ Đại Hội QTCS lần thứ III
tháng Sáu-Bảy 1921, Lenin đã phát biểu ủng hộ mạnh mẽ kế sách đề ra trong Lá Thư Mở bằng những lời lẽ phê phán nghiêm khắc là đáng hổ thẹn và nhục nhã đối với sự chống đối từ một thành viên của Đảng Cộng Sản Lao Động Đức đã cho rằng Lá Thư Mở là một hành vi của chủ nghĩa cơ hội (opportunism). “Lá Thư Mở” là một bước đi chính trị mẫu mực. Điều nấy được tuyên bố trong các luận điểm của chúng ta và nhất định là chúng ta phải kiên định với nó. Nó lá một mẫu mực vì chưng nó là hành động tiên khởi của một phương pháp thực tiễn để giành chiến thắng đa số giai cấp công nhân.
24 25 26 27
The “Open Letter” is a model political step. This is stated in our theses and we must certainly stand by it. It is a model because it is the first act of a practical method of winning over the majority of the working class.) 201 (
28 29 30
___________ V.I. Lenin, Tuyển tập, tập 45: ‘Những thư gửi trong khoảng tháng 11/1920-12/1923’, thư ngày 16.4.1921 gửi cho Clara Zetkin và Paul Levi, chú giải [2]. (Collected Works.Vol.45: Letters November 1920 - December 1923): [2] The “Open Letter” (“Offener Brief”) from the Central Committee of the United Communist Party of Germany to the Socialist Party of Germany, the Independent Social-Democratic Party of Germany, the Communist Workers’ Party of Germany, and to nil trade union organisations was published in Die Rote Fahne No. 11 on January 8, 1921. The letter urged nil workers’, trade union and socialist organisations in Germany to join efforts in fighting the growing reaction and the capitalist offensive against the working people’s vital rights. Although the workers came out in favour of the united proletarian front, the proposal for joint action with the Communists was rejected by the Right-wing leadership of the organisations to which the “Open Letter” was addressed. (Nguồn Internet : http://www.marxists.org/archive/lenin/ works/1921/apr/16.htm#fwV45P124F01). 200 V.I. Lenin, đ.d. 201 V.I. Lenin, đ.d. tập 32: Speech in Defence of the Tactics of the Communist International, 3rd Congress of Communist International, (July 1921), in: 'Collected Works', Volume 32; Moscow; 1965; p. 470). Nguồn Internet: http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1921/jun/12.htm 199
VSTK - 2996
Và thái độ của Lenin trở thành dứt khoác, hăm dọa:
1
Kế sách của Lá Thư Mở nhất định phải được áp dụng khắp nơi. Sau Hội Nghị lầ thứ 3 nầy trong vòng một tháng, bất luận là ai đã không chịu tiếp nhận điều tất yếu của Lá Thư Mở thì kẻ đỏ phải bị khai trừ ra khỏi Quốc Tế Cộng Sản. (The tactic of the Open Letter should definitely be applied everywhere. . All those who have failed to grasp the necessity of the Open Letter tactic should be expelled from the Communist International within a month after its Third Congress.) 202
2 3 4 5 6 7 8
11
Bản Tuyên Ngôn chung ngày 1 tháng 01 năm 1922 của Uỷ Ban Chấp hành QTCS và Hiệp Hội Lao Động Quốc tế Đỏ (ECCI-RILU) có đoạn viết về Mặt Trận Vô Sản Thống Nhất như sau:
12
FOR THE UNITED PROLETARIAN FRONT!"
9
10
The world situation and the situation of the international proletariat . . demands . . . the establishment of a united front of all parties supported by the proletariat, regardless of the differences separating them, so long as they are anxious to wage a common fight for the immediate and urgent needs of the proletariat. . . . It calls on the proletarians of all parties to do everything they can to see that their parties are also ready for joint action. Tear down the barriers erected between you and come into the ranks, whether communist or social-democrat, anarchist or syndicalist, to fight for the needs of the hour. Proletarians of all countries, unite!"203
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Tất cả vì Mặt Trận Vô Sản Thống Nhất!
23
Tình hình thế giới và tình hình của quốc tế vô sản....đòi hỏi . . .sự thành lập một mặt trận đoàn kết tất cả các đảng phái được giai cấp vô sản yểm trợ, không phân biệt những sự khác biệt đang chia rẻ họ miễn là họ đang mong ước tiến hành một cuộc đấu tranh chung cho cho những nhu cầu cấp bách của giai cấp vô sản. . . . Mặt trận kêu gọi mọi tầng lớp vô sản của tất cả các đảng phái hãy làm bất cứ điều gì mà mình có thể làm để thấy rằng đảng của họ cũng đang sẵn sang để tham gia hành động. Hãy phá vỡ những chướng chia rẻ nhau và hãy đến gia nhập và các đội ngũ, đảng Cộng sản hay đảng Dân chủ Xã hội, chủ nghĩa Vô chính phủ hay chủ nghĩa Nghiệp đoàn để đấu tranh cho những nhu cầu từng giờ. Các tầng lớp vô sản của tất cả quốc gia, hãy đoàn kết lại ! *
24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
34
35
36
37
38
39
40
Có một điều ít khi thấy những nhà nghiên cứu hoặc viết sử Việt Nam trong nước và ngoài nước mà cũng rất hiếm có tài liệu đề cặp đến sự khác biệt giữa 2 thế hệ tín đồ CS Việt Nam đối nhà trường của QTCS Liên Sô: thế hệ quyền lực thứ nhất của CSQT là thế hệ của Lenin và thế hệ quyền lực thứ hai của CSQT là thế hệ của Stalin. NAQ là tín đồ CS trung thành của thế hệ Lenin. Để bộc lộ sự sùng bái của mình đối với Lenin, NAQ đã viết như sau: _______________
V.I. Lenin, đ.d. tập 42: (Vladimir I. Lenin: Letter to Grigory Y. Zinoviev (10 July 1921), in: 'Collected Works', Volume 42; Moscow; 1969; p. 321). http://www.marxists.org/archive/lenin/ works/1921/jun/22.htm#fwV42E9372 203 Executive Committee of the Communist International and Red International of Labour Unions: Manifesto on the United Front (January 1922), in: Jane Degras (Ed.) (1971): ibid., Volume 1; p. 317, 318, 319. http://anamnesis.info/documents/Degras%20-%20The%20Communist%20International% 201919-1943%20-%20Documents%20-%20Volume%201%20(1919-1922)(1971).pdf 202
VSTK - 2997
Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin… 204
1 2 3 4 5
7
Sau đây là trích dẫn một phần nội dung Phúc trình của Lenin đọc Đại hội Quốc tế Cộng sản kỳ II ngày 26-7-1920 (Report Of The
8
Commission On The National And Colonial Questions, July 26)
6
3 Report Of The Commission On The National and The Colonial Questions Third, I should like especially to emphasise the question of the bourgeoisdemocratic movement in backward countries. This is a question that has given rise to certain differences. We have discussed whether it would be right or wrong, in principle and in theory, to state that the Communist International and the Communist parties must support the bourgeoisdemocratic movement in backward countries. As a result of our discussion, we have arrived at the unanimous decision to speak of the nationalrevolutionary movement rather than of the “bourgeois-democratic” movement. It is beyond doubt that any national movement can only be a bourgeois-democratic movement, since the overwhelming mass of the population in the backward countries consist of peasants who represent bourgeois-capitalist relationships. It would be utopian to believe that proletarian parties in these backward countries, if indeed they can emerge in them, can pursue communist tactics and a communist policy, without establishing definite relations with the peasant movement and without giving it effective support.(a)
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27
Thứ ba là, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề phong trào dân chủ tư sản ở các nước lạc hậu. Chính vấn đề này đã gây ra một số ý kiến khác nhau. Chúng ta đã tranh luận xem về nguyên tắc và về lý luận, thì tuyên bố rằng Quốc tế cộng sản và các đảng cộng sản phải ủng hộ phong trào dân chủ tư sản ở các nước lạc hậu, là đúng hay không đúng; kết quả của cuộc thảo luận đó khiến chúng ta đi đến nhất trí quyết nghị thay thế từ phong trào "dân chủ tư sản" bằng từ phong trào dân tộc - cách mạng. Không còn nghi ngờ gì nữa, mọi phong trào dân tộc chỉ có thể là dân chủ tư sản thôi, vì quảng đại quần chúng nhân dân ở các nước lạc hậu là nông dân, tức là những đại biểu cho những quan hệ tư sản - tư bản. Nếu tưởng rằng những đảng vô sản ― cứ cho rằng nói chung những đảng đó có thể xuất hiện ở trong những nước đó ― không có những quan hệ nhất định với phong trào nông dân, không ủng hộ phong trào này trên thực tế, mà lại có thể thi hành sách lược và chính sách cộng sản trong những nước lạc hậu đó thì như thế là không tưởng .(b)
28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42
___________ Bảo Tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Tiểu Sử, NXBCTQG- Hà Nội, 2008, tr.30-31. Cũng xem: Báo Điện Tử ĐảngCộng Sản Việt Nam, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/ tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT281154821 scene (a) Lenin’s Collected Works, 4th English Edition, Progress Publishers, Moscow, 1965, Volume 31. p. 213-263. Nguồn : http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1920/jul/x03.htm#fw3 (b) V.I.Lenin, Lenin Toàn Tập 41, tr.292. Nguồn: http://www.dangcongsan.vn/img/Lenin41.pdf 204
VSTK - 2998
1
2
3
4
5
Trước đó, quan điểm cơ bản của Lênin trong Sơ thảo Luận cương của ông sẽ phát biểu tại Đại hội II QTCS (1920) về vấn đề dân tộc và thuộc địa (Draft Theses on National and Colonial Questions For The Second Congress Of The Communist International) cũng có đoạn viết như sau: June 5, 1920(c) 1) . . . . . 2) In conformity with its fundamental task of combating bourgeois democracy and exposing its falseness and hypocrisy, the Communist Party, as the avowed champion of the proletarian struggle to overthrow the bourgeois yoke, must base its policy, in the national question too, not on abstract and formal principles but, first, on a precise appraisal of the specific historical situation and, primarily, of economic conditions…. 11)….. fifth, . . . .The Communist International must enter into a temporary alliance with bourgeois democracy in the colonial and backward countries, but should not merge with it, and should under all circumstances uphold the independence of the proletarian movement even if it is in its most embryonic form.
6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Ngày 5 tháng 6 năm 1920 1) . . . . 2) Phù hợp với nghĩa vụ chủ yếu là đấu tranh chống giai cấp tư sản dân chủ và phơi bày sự giả dối lừa phĩnh của nó, như đã được công khai thừa nhận là đứng đầu cho cuộc đấu tranh của tầng lớp vô sản chống lại ách áp bức tư sản, Đảng Cộng Sản cũng cần phải đặt chính sách của đảng vào vấn đề quốc gia, không phải dưới hình thức trừu tượng và những quy tắc câu nệ, nhưng trước tiên phải đặt trên một sự đánh giá chính xác về những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và chủ yếu là những tình hình kinh tế … 11)… thứ năm, …QTCS phải lập khối liên minh tạm thời với phái dân chủ tư sản ở các nước thuộc địa và các nước chậm tiến, nhưng không được nhập chung mà phải giữ vững tính độc lập của phong trào vô sản, dù cho phong trào này còn ở dưới hình thức phôi thai nhất.
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
37
38
39
40
41
42
43
* Những quan điểm này của Lênin đã được Nguyễn Ái Quốc tiếp thu vì ông nghĩ rằng những quan điểm nầy phù hợp với thực tiễn của phong trào Giải phóng Dân tộc ở phương Đông và Việt Nam, do đó Ông dùng chúng như là những nền tảng chính yếu để viết ra tập sách giáo điều Đường Kách Mệnh và soạn thảo Chính cương, Sách lược vắn tắt,… Nhưng tất cả đều bị phủ định và phê phán, vì vào thời điểm này người ta đã xa rời các quan điểm đúng đắn ấy của Lênin. __________ V.I. Lenin, Lenin’s Collected Works, 2nd English Edition, Progress Publishers, Moscow, 1965, Volume 31, pages 144-151. http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1920/jun/05.htm (c)
VSTK - 2999
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46
Đến tháng 3 năm 1921, sau khi nội chiến kết thúc, Đại hội X Đảng Cộng sản Nga đã thông qua việc thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), Lenin tuyên bố chấm dứt chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thành lập chính sách kinh tế mới, theo đó nhà nước cho phép một số thị trường giới hạn được tồn tại. Công việc kinh doanh tư nhân nhỏ được cho phép và các hạn chế về hoạt động chính trị được nới lỏng một chút. Dĩ nhiên là NAQ phải tiếp nhận Lá Thư Mở mà Lenin yểm trợ và cổ võ tận tình, tận lực lực cũng như hoang nghênh chính sách NEP do Lenin sáng tạo, truyền phán và chỉ giáo. Vào thời điểm đó, Stalin đã có danh tiếng là một nhà cách mạng, “một người Bolshevik tận tuỵ” và là “cánh tay mặt” của Lenin. Tuy nhiên, trên thực tế Lenin đã không còn tin cậy Stalin, và trước khi chết ông đã viết một bức thư, thường được cho là Di chúc của Lenin, cảnh báo việc trao quyền lực cho Stalin, gọi ông ta là “thô lỗ”, “cố chấp” và “thất thường”. Stalin và những người ủng hộ đương sự đã che giấu bức thư này để nội dung đầy đủ không được công bố tới sau khi Stalin chết vào năm 1953. Tuy nhiên, vào năm 1925, nội dung của bản di chúc nầy đã được một nhà văn của Mỹ là Max Forrester Esatman (1883-1969) – một người ủng hộ nhiệt tình lãnh tụ đối lập cánh tả của ĐCS Liên Sô là Trotsky- tiết lộ lần đầu tiên trong một tập khảo luận có tựa đề Kể Từ Khi Lenin Chết. Nơi chương III, Max.F. Eastman viết về Bản Di Chúc của Lenin, trong đó có đoạn phê phán và đề nghị của Lenin đối với Stalin như sau: Hiển nhiên là Lenin đã biết được khuynh hướng lệch lạc bên trong Trung Ương Đảng những tháng qua. Và ông ta đa có ý định sửa sai sự lệch lạc đó trong kỳ hội nghị đảng sắp tới. Tuy nhiên ông cũng biết rằng mình rất có thê không tham dự được hội nghị - ông đã biết, cũng như bọn họ đã biết, rằng ông có thể qua đời bấ cứ lúc nào- và vì thế ông đã viết một bức thư gửi cho đảng để để mang ra đọc vào lúc khai mạc hội nghị. Bức thư nầy, là một biểu hiện cảnh giác về sự nguy hiểm của một sự chia rẻ trong đảng và cũng là biểu hiện một sự cố gắng để ngăn chận sự chia rẻ đó, đã hướng thẳng vào vấn đề quyền lực của cá nhân. Lenin gia bức thư cho vợ của ông. Bà đã không đọc nó và kỳ hội nghị đảng (vào tháng 04 năm 1923) vì chưng các y sĩ điều trị đã đoan chắc với bà rằng Lenin có hy vọng hoạt động bình thường trở lại mặc dù bệnh trạng kích ngất của ông đã tái phát trầm trọng và ông ta đã phải rút lui hẳn mọi hoạt động trong cuộc sống. Rồi thì ở kỳ hội nghị đảng tiếp theo (vào tháng 05 năm 1924), guồng máy tổ chức bởi Stalin và Zinoviev đã trở nên khá mạnh để bất chấp bản di chúc và ý nguyện sau cùng của Lenin. Ủy ban trung ương đảng với biểu quyết với 30 phiếu chống và 10 phiếu thuận – bác khước sự yêu cầu của vợ Lenin- đồng thời cũng chấp thuận rằng không đọc công khai lá thư cuối cùng của ông trước hội nghị đảng. Như vậy là một sự phát biểu long trọng và có tầm cỡ lớn dưới ngòi bút của Lenin so với từ trước tới nay đã bị lấp liếm ỉm đi – dưới mỹ từ vì lợi ích của “Chủ nghĩa Lenin” – bởi nhóm đảng viên cáo già tam đầu chế của “Cộng Sản Liên Sô”, Stalin, Zinoviev và Kavenev hiện đang lãnh đạo Đảng Công Sản của nước Nga. VSTK - 3000
Bức thư đã nói những gì về về nhóm CS Bolshevik lão luyện nầy?
1
Đối với Stalin, bức thư viết rằng ông ta tập trung quá nhiều quyền lực trong tay và yêu cầu rắng ông ta phải bị hạ bệ khỏi vị thế tổng thư ký độc tài của đảngCộng Sản Nga. Bức thư phê phán rằng bản tín của ông ta “ quá tàn bạo.”205
2 3 4 5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Sau khi nội dung di chúc của Lenin bị phơi bày trên tập khảo luận của Max F. Eastman, Stalin và nhóm cầm quyền của ông ta đã phản ứng mạnh mẽ, và cho truy tìm, điều tra những kẻ chủ mưu việc công khai hóa bức di chúc của Lenin nhằm hạ bệ nhóm tam đầu chế của ông. Đối với Stalin, những kẻ chính phạm chủ mưu chính là Trotsky và vợ của Lenin đã trao lá thư cho Trostky, kế đến là Trostky đã bí mật chuyển đạt nội dung lá thư cho Max F. Eastman. Câu chuyện về bức di chúc của Lenin đã bị dìm đi trong suốt triều đại của Stalin và lại được phơi bày trở lại và xác nhận khi Nikita S. Khrushchev lên cầm quyền lãnh đạo đảng Cộng Sản Liên Sô qua một thông điệp bí mật (Secret Scpeech) mà Khuschev đã đọc trong kỳ đại hội ĐCSLS lần thứ 20 trong hai ngày 24-25 tháng 02 năm 1956. Thông điệp nầy đã tố cáo những sai phạm có tính cách hình sự cùng với chế độ chuyên chế độc tài của Stalin. Về bức Di Chúc của Lenin, thông điệp của Khruschev đọc như sau: Lenin đã khám phá kịp thời những đặc tính tiêu cực nào của Stalin đã tạo ra hậu quả nghiêm trong về sau. Vì lo sở cho số phận tương lai của đảng và đất nước Sô Viết, V.I. Lenin đã thực hiện hết sức đúng đắn sự sự biểu thị đặc tính của Satlin. Ông vạch ra cho thấy đó là cần thiết để cứu xét việc thuyên chuyển Stalin ra khỏi chức vị Tổng Bí Thư Đảng bởi vì đương sự quá mức man rợ, không có được một tư cách thích đáng với các đồng chí của mình, là con người thất thường và lạm dụng quyền bính của mình. [Lenin] detected in Stalin in time those negative characteristics which resulted later in grave consequences. Fearing the future fate of the Party
20 21 22 23 24 25 26 27 28 29
_____________________
Max Forrester Eastman, Kể từ khi Lenin chết - Since Lenin Died. THE WBITEFRIARS PRESS, LTD., (Xuất bản lấn đầu, 1925), tr.tr. 28-29. Toàn văn đoạn viết nầy như sau: Lenin evidently knew the drift of things in the Central Committee during those last months. And he had the intention to correct it at the forthcoming of the party. But he also knew that he might not be able to attend the convention – he knew, as they did, that he might drop out of the of the scene at any moment – and so he wrote a letter to the party, to be read at that convention. This letter, which was an express warning of the danger of a split in the party, and an attempt to avert it, went directly to the question of personal authority. Lenin confided it to his wife. She did not read it at the ensuing convention of the party (April 1923), because although Lenin had suffered a severe relapse, and withdrawn completely from active life, still the doctors assured her that there was a hope of his return. And at the next convention (May 1924), the machine organised by Stalin and Zinoviev was already strong enough to defy the last will and testament of Lenin. The central committee of the party, by a vote of about thirty against ten – and against the demand of Lenin’s wife – decided not to read his last letter to the party. Thus one of the most solemn and carefully weighed utterances that ever came from Lenin’s pen, was suppressed – in the interests of “Leninism” – by that of “Old Bolsheviks,” Stalin, Zinoviev and Kamenev, who govern the Russian Communist Party. What does the letter say about these Old Bolsheviks? Of Stalin, it says that he has concentrated too much power in his hands, and it demands that he be removed from his dominating position as secretary of the party. It criticises his character as “too brutal.” 205
LONDON AND TONBRIDGB.
VSTK - 3001
1 2 3 4 5
6
7
8
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29
and of the Soviet nation, V. I. Lenin made a completely correct characterization of Stalin. He pointed out that it was necessary to consider transferring Stalin from the position of [Party] General Secretary because Stalin was excessively rude, did not have a proper attitude toward his comrades, and was capricious and abused his power. 206
Trong thông điệp của mình, Khruschev cũng dã trích dẫn và đọc nguyên văn những lời phê phán của Lenin trong bản Di Chúc đối với Stalin như sau: Vladimir Ilyich đã nói: ‘Stalin láo xược quá đáng, và đối với khuyết điểm, cho dù có thể rộng lượng tha thứ ở giũa chúng ta và trong những sự tiếp cận giữa những người Cộng sản chúng ta với nhau đối xử, nó trở thành một khuyết điểm không thể tha thứ đối với bát cứ ai đang chấp chánh vị thế của một Tổng Bí Thư. Vì lẽ đó, bản chức đề nghị rằng các đồng chí hãy cân nhắc đến phương cách để thuyên chuyển Stalin khỏi chức vụ nầy và thay thế bởi một người khác được tuyển chọn, một người với điều kiện tiên quyết là phải khác biệt với Stalin về phẩm chất, ấy là, lòng khoan dung đại lượng, trung thành hơn, dịu dàng hơn và có thái độ ân cần chăm sóc hơn vớc các đồng chí, tính khí ít bốc đồng hơn, v..v. Vladimir Ilyich said: “Stalin is excessively rude, and this defect, which can be freely tolerated in our midst and in contacts among us Communists, becomes a defect which cannot be tolerated in one holding the position of General Secretary. Because of this, I propose that the comrades consider the method by which Stalin would be removed from this position and by which another man would be selected for it, a man who, above all, would differ from Stalin in only one quality, namely, greater tolerance, greater loyalty, greater kindness and more considerate attitude toward the comrades, a less capricious temper, etc.”207
30 31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
Trong khi Stalin bị Lenin phê phán nặng nề và không còn tin tưởng thì Bukharin lại được Lenin xem là người có khả năng kế vị của mình để lãnh đạo ĐCS Nga Sô Viết nếu Trotsky từ chối không chịu tiếp nhận chức vụ nầy. Rất có thể là vì Bukharin đi theo chủ trương NEP cho nên đã lấy được lòng của Lenin. Khởi đầu, khi còn yếu thế, Stalin thống nhất với phe cánh của Bukharin để đấu tranh với Trotsky nhưng cuối cùng, sau khi Lenin chết vào ngày 21/1/1924, ở tuổi 53 và Trotsky phải lưu vong, Stalin lại chuyển hướng sang chống những người ôn hoà-những người ủng hộ NEP- để củng cố sự kiểm soát của ông ta đối với đảng và nhà nước rồi kể từ đó trở thành lãnh tụ của nhóm khuynh tả trong nội bộ của ĐCS Liên Sô, khiến cho Bukharin, người đề xuất chính thức NEP rơi vào vị trí đối lập tả phái, và Stalin trở thành một nhân vật thống trị trong ________________________
Nikita Khrushchev, Speech to 20th Congress of the C.P.S.U. (Thông điệp đọc trong kỳ Đại Hội Đảng Cộng Sản Liên So lần thứ XX trong 2 ngày 24-25 tháng 02 năm 1956. Nguồn Internet ngày 19/10/2011: http://www.marxists.org/archive/khrushchev/1956/02/24.htm 206, 207
VSTK - 3002
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
đảng và trong nước. Sau vụ tai tiếng Tờ Di Chúc bị lộ ra ngoài, Lenin mặc dù đã chết, vợ của Lenin, ‘Cây gậy lớn của Lenin‘ là Trotsky, bạn của Trotsky là nhà văn CS Max F. Eastman, Bukharin và nhiều đảng viên CS cao cấp khác của Liên Sô trung thành với chính sách và đường lối của Lenin như Zinoviev, Kamenev, Rykov và Tomsky đều bị Stalin xem như là bọn đối lập phản động, những kẻ thù của nhân dân Sô Viết và ghi danh sách họ vào sổ bìa đen để chờ ngày đem ra thanh trừng với tội danh phản dân tộc, phản đảng, phản quốc. Dưới chiêu bài kết tội “kẻ thù của dân tộc”, Stalin đã loại trừ ra ngoài quyền bất đồng chính kiến dưới hình thức đấu tranh ý thức hệ. Chứng cứ buộc tội duy nhất được chế độ độc tài Staline áp dụng chính là lời tự thú của nạn nhân bị ghép tội sau khi bị hành hạ, tra khảo. Bằng chứng buộc tội kiểu nầy đi ra ngoài khuôn khổ tất cả những quy chuẩn khoa học của nền luật pháp vào thời đó và khiến cho nhiều nạn nhân phải chịu gánh tội một cách oan ức. Khrushchev đã tố giác Stalin như thế trong bản thông điệp đọc trong kỳ đại hội ĐCSLS thứ XX kể trên. Câu hỏi đặt ra là NAQ có bị ảnh hưởng gì hay với trong khung cảnh của cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ của ĐCS Liên Sô và Quốc Tế CS? Dĩ nhiên là có, bởi vì NAQ là tín đồ trung thành của Lenin mặc dù NAQ chưa bao giờ được diện kiến khi Lenin còn sống. Ảnh hưởng nầy biểu hiện đặc biệt hơn kể từ ngày NAQ chủ trì thành lập ĐCSVN vào đầu năm 1930 với sự xuất hiện những tín đồ CS từ Việt Nam vừa mới được QTCS đào tạo trong một thời kỳ mà uy quyền độc đoán của Stalin đang lên cao. Họ là những người được huấn luyện dài hạn (3 năm) và thuần thục tại đại học Phương Đông của CS Liên Sô do chính Stalin làm giám hiệu và sẽ là những thành phần nong cốt lãnh đạo đảng cộng sản tương lai của các quốc gia ở Đông Dương, so với NAQ chỉ là một sinh viên ngắn hạn của trường nầy vào thời kỳ mà Stalin chưa độc bá quyền hành trong ĐCS Liên Sô. Trường đại học Stalin có hai cấp lớp học: 1/ lớp ngắn hạn 7 tháng và, 2/ lớp dài hạn 3 năm. NAQ theo học lớp ngắn hạn 7 tháng từ tháng 12 năm 1923.208 Điều nầy có thể là một yếu tố thực tế để giải thích tại sao các thành phần lãnh đạo CS Việt Nam “tuổi trẻ tài cao” xem thường những thành phần CS đàn anh tiên phong ở trong cũng như ở ngoài nước Việt Nam không được học hành tới nơi tới chốn. Một thực tế khác nữa là những người CS Việt Nam trẻ tuổi có thể đã biết rõ NAQ là tín đồ cuồng nhiệt chủ nghĩa CS Lenin cho nên đã dựa vào ảnh hưởng quyền lực của Stalin để loại bỏ ảnh hưởng của NAQ ra khỏi chính trường ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Có thể là NAQ đã nhìn thấy được tương lai của mình ở Việt Nam sẽ ra sao với __________ 208
W.J.Duiker, Ho Chi Minh, A Life, p.94 VSTK - 3003
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
sự xuất hiện của nhóm CS ‘hậu sinh’ đồ đệ của Stalin cho nên Ông đã vội vàng dùng chức danh đại diện QTCS để triệu tập đại hội thống nhất 3 đảng CS của Việt Nam vào đầu năm 1930. Câu hỏi đặt ra là NAQ đã chủ trì việc thống nhất 3 nhóm CS Việt Nam theo tiêu chuẩn và đường hướng nào của QTCS? Ngày 12-4-1927, Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến ở Thượng Hải, giết hại hàng ngàn đảng viên cộng sản. Tiếp đó ở Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến v.v.. cũng xảy ra những cuộc chính biến của lực lượng Trung Hoa Quốc Dân Đảng (QDĐ). Ngày 184, Tưởng Giới Thạch tuyên bố thành lập ''Chính phủ quốc dân'' tại Nam Kinh, đại diện cho quyền lợi của đại địa chủ, đại tư sản mại bản Trung Quốc. Cuối tháng 4, trước tình hình hiểm nguy, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) triệu tập Đại hội lần thứ V tại Hán Khẩu nhưng không giải quyết được vấn đề gì cả. Sau đại hội, Tổng bí thư CSTQ Trần Độc Tú vẫn tiếp tục đi vào chủ nghĩa thỏa hiệp với QDĐ. Kế đến là Uông Tinh Vệ tuyên bố ly khai với đảng CSTQ, tiến hành truy sát, cầm tù đảng viên CS khắp nơi. Lúc đó, NAQ đang ở Quảng Châu (Thượng Hải) phải tìm cách di tản vào tháng 4 năm 1927, tìm đường quay về Moscova mặc dù đã được một đại biểu QTCS làm việc với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến dụ Ông nên tiếp tục công tác do QTCS giao phó ở Trung Quốc. Tại Moscova, NAQn gặp nhóm 5 người Việt Nam đang học tại Đại học phương Đông Nguyễn Thế Rục, Ngô Đức Trì, Bùi Công Trừng, Bùi Lâm, Trần Phú. Ông phải mất một thời gian trong mủa Hè trị bệnh lao ở Crimée. Vào khoảng 12 tháng 9 năm 1927, QTCS đã phát thảo ra một bản chỉ thị gồm có 2 trang trao phó cho NAQ áp dụng trong công tác sắp tới. Tháng 11 năm 1927, NAQ được QTCS cử sang nước Pháp, đặt dưới sự giám sát, điều hợp của Ủy ban Đông Dương đảng Cộng Sản Pháp để thi hành chỉ thị ngày 12 tháng 9- 1927. Nội dung hai trang của bản chỉ thị nầy của QTCS vẫn chưa có gì đi ra ngoài đường lối chủ trương thành lập mặt trận thống nhất với các lực lượng Quốc Gia được đề xuất trong kỳ Đại hội thứ 5 QTCS năm 1924 mà NAQ có tham dự. Chỉ thị hướng dẫn cụ thể những việc mà NAQ cần phải làm: tập hợp những những thành phần Quốc Gia cách mạng trong số “Việt kiều” (trước hết ở Paris rồi trên toàn nước Pháp) bằng cách tạo dựng một tổ CS cốt lõi nằm bên trong những thành phần Việt Kiều nầy. Kế đến, NAQ cần phải thiết đặt những đường dây liên lạc để chuyển hoạt động cách mạng về trong nước sở tại ở Đông Dương. Ông cũng được chỉ thị thảo ra một chương trình hành động cho phong trào cách mạng quốc gia Đông Dương. Sau khi chương trình hành động được Ban chấp QTCS chuẩn phê, NAQ phải phổ biến chương trình nầy vào Đông Dương rồi xác định là nên triển khai công việc cách mạng cho Đông Dương từ nước Xiêm hay từ một nước nào VSTK - 3004
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
khác. Bản chỉ thị nêu rõ là Đảng Cộng Sản Đông Dương sẽ hoạt trong một tương lai rất gần cần phải dựa tối đa vào các thành phần tả khuynh của các tổ chức, hội đoàn Cách mạng quốc gia (không phải là CS) trong khi đảng vẫn duy trì quyền tự do phê phán. Các biểu ngữ cơ bản dùng cho phong trào cách mạng là độc lập, rút lui hết các lực lượng chiếm, triệu tập thành lập quốc hội lập hiến và thành lập một chính quyền cách mạng dân chủ, bảo đảm việc phân chia toàn bộ ruộng đất cho nông dân, ban hành luật pháp cơ bản bảo vể quyền lợi của gia cấp công nhân và cương quyết bảo vệ nền độc lập quốc gia chống lại tất cả những sự tấn công của những kẻ đế quốc tham tàn. Cuối cùng bản chỉ thị ghi chú rằng QTCS sẽ nổ lực liên tục để tạo lập những đường mối liên lạc với Đông Dương qua ngõ Trung Quốc.209 Rõ ràng là bản chỉ thị của QTCS ngày 12-9-1927 chỉ đề cặp tới một đảng cộng sản duy nhất cho vùng bán đảo Đông Dương Việt- Miên- Lào. Vào cuối tháng 5 năm 1928, NAQ rời Âu Châu lên đường trở lại Á Châu mang theo những chỉ thị của QTCS vừa kể. Theo Hoàng Văn Hoan viết trong Giọt Nước Trong Biển Cả thì NAQ đến Xiêm vào tháng 8 năm 1928 có nghĩa là NAQ không được hay biết những chuyện gì đã xảy ra trong kỳ đại hội thứ 6 QTCS khai mạc từ tháng 7 năm 1928. Theo nội dung của bản chỉ thị 12-9-1927 thì NAQ cần phải thực hiện chu đáo một số việc làm quan trọng ở Pháp nhưng Ông chưa làm được gì hết mà có vẻ như nôn nóng chỉ muốn quay về Á Châu thật nhanh. Trong một thư đề ngày 12-4-1924 từ Berlin (Đức) gửi Ban Phương Đông QTCS, NAQ đã giải thích sự khiếm khuyết nầy như sau: Thư gửi Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sản210 Các đồng chí thân mến, Đây là tóm tắt tình hình của tôi: Tháng 5-1927... rời Quảng Châu Tháng 6... tới Mátxcơva Tháng 7 - tháng 8 ở bệnh viện Tháng 11 được phái đi Pháp Tháng 12 rời Pháp (không thể công tác được do cảnh sát) đến hội nghị Bruyxen. Tháng 1 - tháng 4-1928 Chờ chỉ thị của các đồng chí ở Béclin và sống bằng sự giúp đỡ của MOPRE.211 Vì không thể công tác ở Pháp, ở Đức thì vô ích, nhưng cần thiết ở Đông Dương, nên tôi đã xin lại lên đường về xứ sở này. Trong thư
25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37
__________________________
Sophie Q.Judge, The Missing years, s.đ.d. tr.trt. 116-117. Hồ Chi Minh, Hồ Chí Minh toàn tập 2 (1924-1930). NXBCTQG, Hà Nội - 2000 (xuất bản lần thứ 2), tr. 325, 326. Tài liệu tiếng Pháp lưu tại Viện HCM. Cũng xem W.J.Duiker, Ho Chi Minh-A life, s.đ.d., tr.149, 150. 211 Tên viết tắt của một phân bộ QTCS giúp đỡ những đảng viên CS. (Không thể tìm ra nguyên chữ viết tắt nầy là gì). 209 210
38
gửi cho các đồng chí, tôi đã lập một ngân sách những công tác và một VSTK - 3005
ngân sách đi đường. Khi đồng chí Đôriô qua Béclin, đồng chí đã hứa sẽ quan tâm đến vấn đề của tôi. Tôi đã nói với đồng chí ấy là nếu không được kinh phí công tác, miễn là đồng chí cho tôi tiền đi đường, thì dù thế nào tôi cũng sẽ đi, bởi vì đã một năm tôi lang thang từ nước này sang nước khác trong khi có nhiều việc phải làm ở Đông Dương. Nhưng cho tới nay tôi chưa nhận được chỉ thị của các đồng chí, cả câu trả lời của đồng chí Đôriô. Hiện nay, tôi ở trong hoàn cảnh khó khăn không chịu nổi: l) Chờ đợi vô thời hạn (tôi chờ chỉ thị đã 4 tháng). 2) Không có gì để sống vì rằng MOPRE không thể giúp tôi một cách vô hạn, ngay cả cho 18 đồng mác mỗi tuần (số tiền đối với tôi không đủ sống nhưng quá nặng cho tổ chức). Vậy tôi xin các đồng chí cho tôi càng sớm càng tốt những chỉ thị chính xác về điều mà tôi phải làm và bao giờ thì tôi có thể lên đường. Xin gửi lời chào cộng sản. Nguyễn ái Quốc Béclin ngày 12-4-1928.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
18
Sau đây là lá thư thứ nhì của NAQ đề ngày 21-5-1928:
19
Thư Gửi Ban Đông Phương Quốc Tế Cộng Sản212
20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Béclin, ngày 21 tháng 5 năm 1928 Các đồng chí thân mến, 1. Tôi đã nhận đủ cái cần thiết để lên đường. Xin cảm ơn. Tôi sẽ ra đi vào khoảng tuần thứ ba tháng 5 này. 2. Do lúc này không thể trực tiếp liên lạc với các đồng chí, mọi sự liên lạc của tôi đều qua đồng chí Satô ở Liên đoàn chống đế quốc tại Béclin. 3. Trước khi lên đường, tôi xin phép trình bày mấy nhận xét về Ban thuộc địa thuộc Đảng Cộng sản Pháp. Tôi đã thông báo với các đồng chí rằng Ban thuộc địa đó đã có nhiều tiến bộ (Trước kia chẳng có gì. Nay đã có những văn phòng và đồng chí thường trực). Tuy nhiên, mới làm được rất ít việc trong số những người bản xứ ở Pháp, ít ra trong những người Đông Dương. Báo chí. Đại hội. Tổ chức. Tất cả những thứ đó mới chỉ còn trên giấy. Tôi nghĩ rằng Ban thuộc địa thiếu sự linh hoạt trong công tác. Tôi xin kể trường hợp riêng của tôi. Trong một tháng rưỡi tôi ở Pari, vì đồng chí Đôriô đang ở tù, cho nên tôi không có dịp nào nói chuyện nghiêm túc với các đồng chí khác. Nhiều lần, tôi xin những địa chỉ chắc chắn để có thể liên lạc với họ khi tôi sẽ ở phương Đông, thì đồng chí có trách nhiệm đã từ chối không đưa cho tôi. Các đồng chí nói rằng Ban thuộc địa có một ngân quỹ dành cho công tác thuộc địa. Nhưng theo tôi biết quỹ hoàn toàn _____________ Hồ Chi Minh, Hồ Chí Minh toàn tập 2 (1924-1930). NXBCTQG, Hà Nội - 2000 (xuất bản lần thứ 2), tr. 341, 342. Thư đánh máy bằng tiếng Pháp,bản chụp lưu tại Viện HCM. 212
41
VSTK - 3006
rỗng, thậm chí chẳng có gì để lo ăn cho các đồng chí đi công tác qua. Tôi kiến nghị: a) Tài chính của Ban thuộc địa cần được các đồng chí kiểm soát. b) Ban thuộc địa thường xuyên gửi đến các đồng chí những báo cáo về công tác đã làm và kế hoạch công tác sắp tới. c) Ban thuộc địa phải tổ chức những phương tiện giao thông liên lạc đường Pháp - Đông Dương (qua Boócđô, Mácxây, Lơ Havơrơ), chuyển tên các đồng chí và tên các tàu đến chỗ Liên đoàn (đồng chí Satô) báo cho tôi biết, để tôi có thể bắt liên lạc với họ. d) Sẽ là rất có ích nếu vài đồng chí của Đảng hay của Đoàn thanh niên Nga chịu trách nhiệm săn sóc các sinh viên Đông Dương ở Mátxcơva, giúp họ tìm hiểu đời sống công nhân và thực hành công tác tổ chức (tất cả họ không thuộc thành phần vô sản và, theo như tôi có thể nhận xét, họ biết rất ít các phương pháp tổ chức). Xin gửi lời chào cộng sản.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
NGUYỄN ÁI QUỐC
16
* 17
18
19
20
21
22
Thời gian ở Xiêm, trước và sau Đại hội kỳ 6 của QTCS (1928), NAQ không có liên lạc gì với QTCS mà cũng cũng chưa hay biết gì về tình trạng phân liệt trong nội bộ của của Thanh Niển Cách Mạng Đồng Chí Hội đưa đến tình trạng ra đời một cách bộc phát ba đảng CS với danh xưng khác nhau ở Đông Dương do những thành phần người Việt Nam chủ xướng.
27
Theo hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả của Hoàn Văn Hoan thì hai đại biểu ở Xiêm là Võ Tòng và Đặng Thái Thuyến sau khi dự đại hội VNTNCMĐCH tháng 5-1929 đã quay trở về Xiêm báo cho NAQ được biết tình hình phân liệt và nghị quyết của đại hội nầy ở Hương Cảng do Hồ Tùng Mậu chủ trì.213
28
Hoàng Văn Hoan cũng viết:
23
24
25
26
Thế rồi, vào khoảng đầu tháng 9-1929, Bác rời khỏi Xiêm đi gặp Đông phương cục Quốc tế Cộng sản để xin ý kiến, được Đông phương cục giao nhiệm vụ thống nhất các nhóm cộng sản Việt Nam. Nhiệm vụ đó được thực hiện bằng một cuộc gặp mặt giữa các nhóm do Bác chủ tọa tại một địa điểm ở Hương Cảng.
29 30 31 32 33
34
35
36
Chưa thấy có tài liệu nào của đảng CSVN cho biết NAQ đi gặp Đông Phương Cục ở đâu và gặp ai để xin ý kiến như Hoàng Văn Hoan đã viết một cách chung chung như trên. _________ Hoàng văn Hoan, Giọt Nước Trong biển Cả, s.đ., Phần II: ‘Những năm tháng hoạt động ở Xiêm (1928-1935)’. Nhưng theo S.Q.Judge thì người sang Xiêm vào tháng 10 năm 1929 báo tin và yêu cầu hãy hãy trở qua miền Nam Trung Quốc. Trương Văn Lệnh và là một trong những thành viên đầu tiên khi TNCMĐCH mới thành lập ở Trung Quốc. (S.Q.Judge, The Missing Years, s.đd., tr.150). 213
VSTK - 3007
1
2
3
Trong cuốn sách Từ thực dân đến cộng sản - Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam của Hoàng Văn Chí, Chương 4, nơi mục có tiêu đề ‘Cộng Sản xuất hiện/Phong trào Xô Viết Nghệ An’ có đoạn viết: Về tới Moscou, ông Hồ được Đệ tam Quốc tế phái sang Berlin hoạt động cho Liên hiệp Phản đế, nhưng chẳng bao lâu, ông lại được phái sang Bangkok là nơi Đệ tam Quốc tế mới đặt trụ sở Nam Hải Vụ. Ông Hồ làm việc dưới sự chỉ huy của một đảng viên cộng sản Pháp tên là Hilaire Noulens. Ông phụ trách tuyên truyền và tổ chức Việt kiều ở mấy tỉnh đông bắc nước Xiêm, gần biên giới Lào .@
4 5 6 7 8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Tác giả Hoàng văn Chí không chú thích nguồn tin nầy lấy từ đâu để viết rằng ông Hồ làm việc dưới sự chỉ huy của một đảng viên CS Pháp tên là Holaire Noulens ở Bangkok. Tác giả cũng không cho biết cơ quan Nam Hải Vụ của QTCS được thiết lập ở Bangkok vào lúc nào và nhiệm vụ của cơ quan nầy là gì. Qua một tài liệu The Cold War in Asia (1945-1990) của viện Nghiên Cứu Á Châu thuộc Đại Học Quốc Gia Singapore214 trong đề mục về đảng Cộng sản Mã Lai trong khoảng từ trước năm 1927-1931 có đề cặp đến một tổ chức của Quốc Tế Cộng Sản có tên gọi là NANGYANG như sau: 1/ Trước năm 1927, hoạt động của CS trong nội địa Liên Bang Mã Lai được sự bảo trợ bởi những tổ chức của Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ = the Kuomintang). Vào năm đó, có sự rạn nứt giữa Liên Sô và THQDĐ và vì thế Cục Viễn Đông (FEB) của QTCS (Comintern) đã ra lệnh tổ chức lại các lực lượng CS của Liên Bang Mã Lai. 2/ Đảng CS Trung Quốc(CCP) phái 5 đại biểu đến Liên Bang Mã Lai vào cuối năm 1927 để thành lâp một đảng CS gọi là Đảng Cộng Sản NANYANG (Đảng Cộng Sản Nam Hải). Đảng CS mới nầy, do ĐCSTQ kiểm soát, lãnh trách nhiệm thi hành những công vụ của ĐCSTQ trên lãnh thổ của Liên Bang Mã Lai và nước Xiêm (Thái Lan) đồng thời cũng là một công cụ của CSTQ kiểm soát vùng lãnh thổ Ấn Hoa (Indochina = Đông Dương) và các vùng lãnh thổ Đông Ấn thuộc địa của nước Hoà Lan (the Netherlands East Indies = Nam Dương = Indonesia). 3/ Năm 1929, QTCS quyết định tổ chức lại một lần nữa và triệu tập một Hội nghị ở Singapore vào năm 1930 gọi là Hội Nghị Đại Biểu Kỳ III, giải thể ĐCS NAYANG/Nam Hải cùng với một tổ chức lệ thuộc đảng nầy gọi là Tổng Liên Đoàn Lao Động Mã Lai (Malayan General Labour Union) và thành lập đảng CS Mã Lai (ĐCSML). ĐCSML sẽ chủ yếu hoạt động trên lãnh thổ Mã Lai mà thôi. Quyền kiểm soát của ĐCSTQ (trên ĐCS NANYANG) được chuyển sang một tổ chức mới của QTCS trực thuộc _________________ National Archives of Australia, ‘A report by a British Government intelligence agency’, The Malayan Communist Party in the Federation of Malaya, File series number: A1838. Nguồn: http://www.ari.nus.edu.sg/docs/SEA-China-interactions-Cluster/TheColdWarInAsia/1956%20Report %20on%20Malayan%20Communist%20Party%20in%20the%20Federation%20of%20Malaya.pdf @ Hoàng Văn Chí, Từ Thực dân đến Cộng sản- Một Kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam, ba3n tie61ng Anh, nhà phát hành Frederick A.Praeger, N.Y.,in lần thứ nhì, 1965, tr.47. 214
VSTK - 3008
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Cục Viễn Đông (FEB) ở Hongkong gọi là Phân Cục Phương Nam (SOUTHTHERN BUREAU). Mục tiêu của Vụ Phương Nam là khai triển các nhóm CS ở vùng Đông Nam Á Châu theo đường hướng Quốc Gia để đi đến một Liên minh của các nước cộng hòa Xô Viết ở các vùng lãnh thổ Nam Hải (Union of Soviet Republics in the South Seas). Có thể thấy được tình trạng tranh giành quyền kiểm soát trên các nhóm CS ở vùng Nam Hải giữa một bên là QTCS do Liên Sô lãnh đạo và một bên là ĐCSTQ. Hiện tượng tranh giành nầy bắt nguồn từ sự bất đồng chính kiến giữa Cục Viễn Đông Sự Vụ (VĐSV = FEB) của QTCS ở Trung Quốc và các thành phần chủ chốt Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSTQ lúc bấy giờ gồm có Chu Ấn Lai, Li Lisan (Lý Lập Tam) và Xiang Zongfa (Hướng Thiên Phát). Vì sự bất đồng nầy chưa được QTCS từ Moscôva giải quyết thoả đáng cho nên kể từ cuối tháng 12 năm 1929, Lý Lập Tam và những người ủng hộ đương sự càng lúc càng tỏ ra xem thường chính sách của QTCS.215. Kể từ tháng 4-1930, mối liên hệ giữa Cục VĐSV và Lý Lập Tam đi đến mức đổ vỡ trong lúc Chu Ấn Lai vẫn còn ở Moscova. Lý viết văn thư yêu cầu họ Chu đề nghị QTCS tổ chức lại Cục VĐSV vì ban chấp hành của VĐSV áp dụng chính sách hữu khuynh, nhiều sai phạm nguy hiểm. Trong khi QTCS chần chừ không giải quyết sự đề nghị thanh lọc hang ngủ của VĐSV thì Lý lập Tam tiếp tục phát động những kế hoạch cho mộc cuộc vũ trang đồng khởi. Chính là trong bối cảnh nầy mà Cục VĐSV đã quyết định biệt phái NAQ sang nước Xiêm và Mã Lai để trợ giúp các nhóm CS địa phương tổ chức thành những đảng CS riêng của quốc gia họ‘To help the local communists establish national parties’ và giải thể ban chấp hành của tổ chức CS Nanyang vì tổ chức đang được đặt dưới quyền điều hành bởi đa số những thành viên CSTQ.216 Theo S.Q.J thì trong một báo cáo của Cục VĐSV ngày 3-3-1930 rằng NAQ mới đến Thượng Hải một vài ngày qua, nhận một thư báo cáo các công tác của đương sự, sắp xếp cho đương sự trách vụ liên lạc, giao phó nhiều công tác về tổ chức và hoạt động nội địa. Báo cáo nầy không đề cặp gì đến việc NAQ có hay không được trao phó việc quản trị và điều hành một tổ chức gọi là Phân cục Phương Nam- Souththern Bureau trực thuộc Cục VĐSV. Báo cáo cũng không cho biết rõ ràng là NAQ có được phái đi dự hội nghị thành lập đảng CS Mã Lai vào giữa tháng 4-1930 ở Sigapore hay không. Tuy nhiên, theo một báo cáo tháng 5-1930 của Cục Viễn Đông Sự Vụ (FEB) thì NAQ đã được cử đi tham dự Hội nghị thành lập đảng CS Mã Lai nầy.217 Như vậy có nghĩa là, sau hội nghị để thành ______________ Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Year, s.đ.d., tr.140,141. Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Year, s.đ.d., tr. 168 217 Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Year, s.đ.d., tr. 162 215 216
VSTK - 3009
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
lập một Đảng CS Việt Nam duy nhất, NAQ đã đi tìm gặp Cục VĐSV ở Thượng Hải vào đầu tháng 3-1930 và được QTCS phái đi dự Hội Nghị thành lập đảng CS Mã Lai ở Singapore. Từ Cuối tháng 3-1929, một thành phần mới của Cục VĐSV đã đến Thượng Hải để tiếp tục hoạt động từ cuối tháng 3-1929 qua một lá thư đề nghị tháng 12-1928 của Vladimir Kuchumov thuộc Phân Cục Viễn Đông (Far Eastern Section). Vào đầu năm 1930, Jakov Rudnik, người đứng đầu những hoạt động của Cục Thông Tin Quốc Tế (CTTQT=OMS: Otdel Mezhdunarodnoi Svizi = International Communication Session) đã quay lại Thượng Hải vào mùa Xuân 1930 với bí danh Hilaire Noulens cùng với một số người khác.218 Hiễn nhiên là NAQ cũng có gặp mặt Milaire Noulens. Về việc nầy, một giáo sư môn sử địa tại một trường Đại học Quebec/Canada là CHRISTOPHER E. GOSCHA viết như sau: But what interests me most here is what Nguyen Ai Quoc did following the unification of the VCP, renamed in late 1930 the Indochinese Communist Party (ICP) on Cornintern instructions. For during his trip to southern China, Quoc met with Western Comintern chiefs such as Hilaire Noulens and was named the chief of the Far Eastern Bureau (FEB), which was eventually relocated to Hong Kong too. Quoc was charged with building communism in all the Nanyang region-honed down by the Comintern to include French Indochina, Thailand, the Dutch Indies, British Malaya and Burma, and probably the Philippines. To this end, he returned to Hong Kong to form a suboffice of the FEB, to be known aptly as the Southern Bureau.219 Tuy nhiên điều làm cho tôi ngạc nhiên hơn hết ở đây là Nguyễn Ái Quốc đã tuân thủ việc hợp nhất đảng Cộng Sản Việt Nam, dược đổi tên gọi là Đảng Cộng Sản Đông Dươngtheo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản. Bởi vì trong chuyến đi về phía Nam Trung Quốc, Quốc đã gặp những nhân vật chỉ huy gốc Âu Châu của Quốc Tế Cộng Sản chẳng hạn như Hilaire Noulens và đã được gọi đích danh là Trưởng Cục Viễn Đông Sự Vụ (FEB) cũng vừa mới được di chuyển sở trị từ địa điểm cũ qua Hong Kong. Quốc được giao trách vụ xây dựng chế độ CS trên toàn cõi vùng Nam Hải do QTCS bảo trợ bao gồm bán đảo Ấn Hoa thuộc Pháp (Đông Dương), Thái Lan, Nam Dương thuộc Hoà Lan, Mã Lai thuộc Anh và Miến Điện và có thể là cả Phi Luật Tân nữa. Để thực hiện mục tiêu nầy, Quốc đã quay trở lại Hong Kong để thành lập một tổ chức phụ thuộc Cục VĐSV, thường được gọi là Phân Cục Phương Nam.
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
40
41
42
Tác giả đoạn luận văn được trích dẫn trên đây đã không giải thích tại sao mình ngạc nhiên về việc NAQ tuân thủ thi hành chỉ thị của QTCS thay đổi tên ĐCSVN thành ĐCSĐD. Phải chăng tác giả ngạc nhiên vì ______________________ 218
Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Year, s.đ.d., tr. 138, 139.
219
CHRISTOPHER E. GOSCHA, ‘Vietnamese Revolutionaries and the Early Spread of
Communism to Peninsular Southeast Asia: Towards a Regional Perspective’, The Copenhagen Journal of Asian Studies, no. 14, (2000), p.15 VSTK - 3010
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
chính sách và đường lối bất nhất của QTCS Liên Sô khi ra lệnh cho NAQ phải thành lập cho bằng được những đảng Cộng sản riêng biệt cho từng Quốc Gia một ở vùng Phương Nam trong khi lại ra chỉ thị thành lập một đảng duy nhất cho cả ba nước Việt Nam, Cao Miên và Lào nằm trên bán đảo Ấn Hoa (Indochine: thường gọi là Đông Dương) với tên gọi là Đảng Cộng Sản Đông Dương. Tác giả Christopher E.Goscha cũng không cho biết đã dựa vào nguồn tin tức hay tài liệu nào để viết rằng NAQ được QTCS chỉ định đích danh là Trưởng Cục VĐSV khi Ông xuống Thượng Hải để gặp các thành viên cao cấp người Âu Châu của QTCS và Hilaire Noulens sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới được Ông chủ trì thành lập vào đầu năm 1930 tại Hong Kong. Nếu điều nầy đúng như tác giả Gocha đã viết thì quả thật là một sự ngạc nhiên khó hiểu bởi vì với vị thế cao trọng như thế trong QTCS, NAQ có thể danh chánh ngôn thuận lướt qua và áp đảo dễ dàng những chỉ trích trịch thượng lấn áp của nhóm CS hậu sinh mới ra trường thiếu kinh nghiệm trong Hội Nghị đổi tên ĐCSVN thành Đảng CSĐD. Như vậy sự nhịn nhục, co cụm, nép mình của NAQ phải bắt nguồn từ một lý do khác: Chiến sách độc tài và chiến dịch thanh trừng của Staline đối với những phần tử CS vẫn còn tiếp tục trung thành với đường lối và chính sách của Lenin đã chết nhất là kể từ sau thời kỳ Đại Hội 6 Quốc Tế Cộng Sản 1928. Hội nghị tháng 10/1930 coi những quan điểm nêu trong những văn kiện của Hội nghị hợp nhất thành lập ĐảngCSVN là “sai lầm chính trị và nguy hiểm” và ra Án nghị quyết thủ tiêu những văn kiện đó. Sự phê phán này dựa theo những quan điểm khuynh tả – chú trọng ưu tiên vè đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản – trong việc chỉ đạo phong trào CS thế giới của Quốc tế cộng sản (QTCS) sau Đại hội VI (1928) : tư tưởng cực đoan về đấu tranh giai cấp của Stalin chi phối đường lối của QTCS. Lãnh đạo ĐCSVN trong khoảng thời gian từ tháng 10/1930 đến tháng 3/1938 là những nhà cách mạng được QTCS đào tạo tại trường Đại học cộng sản Phương Đông và được cử về lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập. Sự chỉ đạo, giúp đỡ cuả QTCS cho Việt Nam trong giai đoạn này khá tòan diện: về tổ chức và tư tưởng chính trị, về đào tạo cán bộ, hỗ trợ tài chính và thiết lập các đường dây liên lạc… Trần Phú và những Tổng Bí thư sau đó nhận trách nhiệm cao nhất với QTCS của triều đại của Staline để thực hiện những Nghị quyết của QTCS trong phong trào CS trên bán dảo Đông Dương , phải tuân phục và không thể làm trái những điều được QTCS chỉ dẫn. Tháng 11/1931, Hà Huy Tập trong bài viết Hoạt động của Đảng cộng sản Đông Dương, đã nhấn mạnh với các đồng chí trong Xứ ủy Bắc kỳ: “Tất cả các quyết định của quốc tế cộng sản có uy lực đối với tất cả mọi người cộng sản không trừ một ai, và chúng ta chỉ có việc thực hiện, trung thành, chứ không phải xuyên tạc chúng thành những giáo lý cơ hội chủ nghĩa”. Một thực tế khác nữa là những người CS Việt Nam trẻ tuổi có thể đã biết rõ NAQ là tín đồ cuồng VSTK - 3011
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
nhiệt chủ nghĩa CS Lenin cho nên đã dựa vào ảnh hưởng quyền lực của Stalin để loại bỏ ảnh hưởng của NAQ ra khỏi chính trường ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Có một sự kiện đặc biệt xảy ra trong khi NAQ có mặt ở Singapore để Tham dự Hội Nghị Singapore thành lập ĐCS Mã Lai: Để kỷ niệm ngày Quốc Tế Lao Động tháng 5, Ban chấp hành ĐCS NANGYANG (do ĐCSTQ kiểm soát) được triệu tập vào ngày 29 – 4 - 1930 với 11 đại biểu nhưng với sự vắng mặt của đại biểu ĐCSTQ và đại diện của Cục VĐSV. Tất cả 11 đại biểu và tổng thư ký của Tổng Liên Đoàn Lao Động Mã Lai đều bị chính quyền Anh ở Mã Lai bắt giữ.220. Một bản báo cáo của Cục VĐSV (FEB) vào ngày 25- 6 -1930 cho biết rằng NAQ thoát khỏi được cuộc vây bắt nầy.221 bởi vì Hội nghị Đại Biểu Kỳ III thành lập ĐCS Mã Lai nầy khai mạc vào ngày 21-5-1930 và từ hội nghị nầy đảng CS Mã Lai được thành lập vào ngày 24-5-1930.222 NAQ quay về Hongkong vào khoảng giữa tháng 6-1930.223 Ngày 6 tháng 6 năm 1931, mật thám Anh ở Hongkong bắt giữ NAQ sau khi một thành viên của QTCS là Joseph Ducroux bị cảnh sát và mật thám Anh bắt giữ ở Singapore. Một quyển sổ tay ghi rõ tên và địa chỉ của những thành viên cộng sản Việt Nam đang hoạt động ở Thượng Hải cũng như ở bên trong nước Việt Nam. Ngoài ra còn có tên tên và địa chỉ của vợ chồng Hilaire Noulens của Cục Viễn Đông Sự Vụ của QTCS. Cơ quan mật vụ Anh ở Singapore đã thông báo cho mật thám Pháp ở Thượng Hải và mật thám Anh ở Hongkong để truy lùng và bắt giữ NAQ vào ngày 66-1931 ở thượng Hải và vợ chồng Hilaire Noulens vào ngày 10-6-1931 ở Hongkong. Nguyễn thị Minh Khai bị bắt vào ngày 29-4-1931. Hồ Tùng Mậu và vợ, Nguyễn Huy Bổn, Phan Đức, Trương Văn Lệnh cũng bị bắt giam. Trong cuộc truy bắt nầy, Cảnh sát và mật thám Anh bắt NAQ, tịch thu một bàn máy đánh chữ trên đó đang thảo dở dang một văn kiện tố cáo chính sách đế quốc thực dân Pháp và một văn kiện thư từ có liên hệ đến vai trò tích cực của NAQ trong việc xây dựng phong trào CS Mã Lai. (Sophie Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Year, sđd., tr. 191-192). Cũng theo tác giả S.Q.Judge thì Thống sứ Bắc Kỳ lúc bây giờ là René Robin đã ca ngợi thành tích của công an cảnh sát Pháp bắt giữ được nhiều đảng viên ĐCSĐD bên trong nội địa Việt Nam nhờ các tài liệu tịch thu được từ Joseph Ducroux. Chính quyền Pháp tìm cách để dẫn độ NAQ về Việt Nam nhưng nhờ sự biện hộ khôn khéo của một luật sư đoàn người Anh do luật sư Frank Looseby cầm đầu cho nên NAQ chỉ bị ra lệnh trục xuất ______________________ 220 221 222 223
Sophie Quinn-Judge, Sophie Quinn-Judge, Sophie Quinn-Judge, Sophie Quinn-Judge,
VSTK - 3012
Ho Chi Minh, The Missing Year, s.đ.d., tr. 169. Ho Chi Minh, The Missing Year, s.đ.d., tr. 171. Ho Chi Minh, The Missing Year, s.đ.d., tr. 169. Ho Chi Minh, The Missing Year, s.đ.d., tr. 171.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
rời khỏi HongKong vì lý do hoạt động chính trị trên nhượng địa của nước Anh. Tất cả những thành viên CS Việt Nam khác bị bắt ở Hongkong không được hưởng quy chế chính trị nầy và bị dẫn độ trả về Việt Nam qua trung gian của cảnh sát và mật vụ Pháp ở Thượng Hải. Nguyễn thị Minh Khai và vợ của Hồ Tùng Mậu cũng thoát khỏi sự dẫn độ nầy nhờ mang quốc tịch giả là một người Hoa cho nên bị giải giam ở Quảng Châu (Canton)- Trung Quốc). Cuối năm 1931, dưới sự canh giữ của công an Hongkong, NAQ phải vào bệnh viện vì bệnh lao phổi đột phát. Báo chí CS đăng tin NAQ chết vì bệnh Lao phổi vào tháng 8 năm 1932. Qua sự sắp xếp khôn khéo của Luật sư Loseby, ngày 22-1-1933 NAQ đào thoát khỏi Hongkong để tìm đến ẩn trú tại Sán Đầu (Shantou) là thành phố ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông/Trung Quốc. Nguyễn thị Minh Khai cũng được trả tự do vào cuối năm 1932 (S.Q.Judge, sđd., tr.tr., 192-195). NAQ quay về Moscova vào mùa hè năm 1934 mang theo trong mình những lời tố cáo và phê phán nặng nề lần lượt trước sau của Trần Phú và Hà Huy Tập với QTCS như đã trình bày trước đây. Không có tài liệu hay nguồn tin cho biết NAQ đã trở về Moscova bằng cách nào và trong khoảng thời gian từ 1934 đến cuối năm 1938 NAQ không được Quốc Tế Cộng Sản trao cho bất cứ trọng trách nào cho dù không quan trọng. Kể từ lúc nầy, thái độ co cụm khép mình của NAQ có thể giải thích qua chiến dịch thanh trừng khốc liệt của Staline đối vớc các tín đồ của Lênin. * Trở lại vấn đề ai là Xứ Ủy Nam Kỳ của ĐCSĐD từ tháng 10 năm 1936 đến 30-6-1936 để truy cứu nguồn gốc bản Nghị quyết ngày 30-61936 của Xứ Ủy Nam Kỳ như đã đề cặp nơi trang 2982 trước đây. Theo tài liệu của ĐCSVN thì giữa tháng 2 năm 1930, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dự Hội nghị hợp nhất trở về Sài Gòn, liên lạc với Ban lâm thời chỉ đạo của An Nam Cộng sản Đảng và Ngô Gia Tự để bàn việc thống nhất. Một Ban Lâm thời Cấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam kỳ (Xứ ủy) được bầu gồm: Ngô Gia Tự, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Lợi và A Duyên. Ngô Gia Tự được bầu làm Bí thư Xứ ủy. 224 Ngày 9 thán 2 năm 1929, một đoàn viên CS trẻ là Lý Tự Trọng bắn chết thanh tra mật thám Le Grand, bị bắt và kết án tử hình. . Kể từ tháng 5 năm 1931, tức là sau khi đảng CS VN bị đổi tên là Đảng CS Đông Dương hầu hết các đảng viên CS nồng cốt trong Ban thường vụ Trung ương Đảng, kể cả Tổng Bí thư Trần Phú đều bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ. Xứ ủy Nam kỳ cũng tan rã. Tháng 5-1930 tại Sài Gòn Ngô Gia Tự bị chính quyền thực dân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo, vượt ngục và mất tích trên biển từ năm _________________________
Báo Điệnn tử ĐCSVN, Lịch Sư Đảng. (http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/ tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=5&leader_topic=79&id=BT3071135084) 224
VSTK - 3013
1
2
3
4
5
1935. Cũng theo theo Tài liệu của ĐCSVN thì từ cuối năm 1931 đến giữa năm 1933, Xứ ủy Nam kỳ lập đi lập lại nhiều lần đều bị tan vỡ. Tháng 5 năm 1933, Trương Văn Bang (Ba Bang) tiếp tục lập Xứ uỷ và cử cán bộ về các tỉnh móc nối với các đảng viên còn lại để khôi phục phong trào CS ở Nam Kỳ. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố công tác tổ chức CS ở các tỉnh, cuối năm 1936, Liên tỉnh ủy miền Đông cử Trương Văn Ba (Ba Bang), nguyên Bí thư Xứ ủy Nam kỳ (1933 - 1935) về Biên Hòa để vận động thành lập Ban cán sự Đảng, xây dựng thêm một số chi bộ mới ở các quận, các đồn điền cao su trong tỉnh.225
6 7 8 9 10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Trong giai đoạn nầy còn có 2 nhân vật người miền Nam góp phần vào việc phục hồi phong trào CS ở Nam Kỳ là Võ Văn Tần và Trần Văn Giàu. Năm 1931 Trần Văn Giàu bí danh Hồ Nam học tại Trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva, đầu năm 1933, bí mật trở về nước, tháng 6.1935, bị toà án Sài Gòn kết án 5 năm tù đà và bị đưa ra nhà tù Côn Đảo. Võ Văn Tần khởi đầu tham gia tổ chức Hội kín Nguyễn An Ninh, sau đó chuyển sang tổ chức Đảng Cộng sản, rồi trở thành Bí thư chi bộ làng Đức Hòa, ngày 06/3/1930 - chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Chợ Lớn, đến tháng 5/1930 là Bí thư quận ủy Đức Hòa. Sau một cuộc biểu tình ngày 04/6/1930 ở Đức Hòa, bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt vì cho rằng đương sự là người trực tiếp tổ chức cuộc đấu tranh này. Thời kỳ 1931-1935, lần lược giữ vai trò Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chợ Lớn (1931), Bí thư Tỉnh ủy Gia Định (1932), cán bộ Xứ ủy (1933), cấp ủy Đặc ủy Vàm Cỏ Đông (1934 ). Sau khi Xứ ủy được khôi phục lại , Võ Văn Tần trở thành Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ (1937).226 Như vậy có thể suy định rằng nhân vật đứng đầu Xứ ủy Nam Kỳ trong khoảng 1935-1936 chính là Võ Văn Tần. Vậy, ai là kẻ chủ trì hội nghị Xứ Ủy Nam Kỳ vào ngày 30-6-1936? Câu trả lời nhất định không phải là Hà Huy Tập, bởi vì đương sự chỉ trở về Việt Nam sau khi hội nghị Thượng Hải 26-7-1936 chấm dứt. Người có uy thế để triệu triệu tập Hội Nghị Đại Biểu Xứ ủy Nam Kỳ vào ngày 30-6-1936 phải là Võ Văn Tần, vì đương sự đã từng là người đứng hàng đầu những hoạt động tích cực nhất trong tiến trình khôi phục phong trào CS Nam Kỳ. Một sự kiện cần lặp lại ở đây: Khi Châu Văn Liêm từ Hương Cảng trở về cho biết Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất Đảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất trên toàn quốc, thì một thành viên của ANCS là ‘Võ Văn Ngân vô cùng sung sướng liền cử người lên Sài Gòn dự lớp tập huấn do ____________ Báo Điệnn tử ĐCSVN, Lịch Sư Đảng.(http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/ tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=5&leader_topic=79&id=BT3071136897) 226 Báo Điệnn tử ĐCSVN, (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id= 30635&cn_id=474609) 225
VSTK - 3014
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
ông Liêm mở, để triển khai thực hiện nghị quyết của hội nghị thành lập Đảng CSVN.’ Võ Văn Ngân sinh năm 1902 là em ruột Võ Văn Tần. Như vậy có thể suy định rằng anh em nhà họ Võ cùng nhóm CS hậu sinh miền Nam trung thành của NAQ. Do đó, nghị quyết của Xứ Ủy Nam Kỳ ngày 30-6-1936 có thể chịu ảnh hưởng từ NAQ nhiều hơn là chịu ảnh hưởng của Trần Phú và Hà Huy Tập. * 5. Hội Nghị Ban chấp hành trung ương đảng Cộng Sản Đông Dương từ 25-8 đến 4-9-1937 và từ 29 đến 30-3-1938 và việc thực hiện Mặt Trận Thống Nhất Dân Chủ. 5.1 Hội nghị mở rộng Ban chấp hành trung ương ĐCSĐD từ 25-8 đến 4-9-1937 Được triệu tập và tiến hành tại xã Tân Thới Nhứt, Bà Điểm, Hốc Môn (Gia Định) với sự có mặt của Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Thị Minh Khai. Nguyễn Văn Cừ được bổ sung vào Ban Thường vụ Trung ương ĐCSĐD (Dương Trung Quốc: Những Sự Kiện Lịch Sử 1919-1945, sđd.tr. 277-278). Nghị quyết từ hội nghị nầy vạch ra những khuynh hướng tả khuynh, hữu khuynh, thoả hiệp với CS Đệ tứ Quốc tế Trostkist. Về những điều sai lầm và khuyết điểm, bản nghị quyết nêu rõ: 1. Về mặt tổ chức nội bộ của Đảng: Ở Hà Nội và ở Sài Gòn có một ít đồng chí công khai muốn độc lập, muốn duy trì cái thái độ cô độc của họ, ít ra công nghiên cứu các phương pháp thi hành các nghị quyết của Đảng nên những hành động biệt phái của họ đã có ảnh hưởng không tốt cho nhiều cuộc dân chúng vận động (Hội nghị báo chí Bắc Kỳ, Đông Dương Đại hội, v.v.). Lại có một đôi chỗ các đồng chí công khai muốn hoạt động mà các đảng bộ địa phương hoặc không có sáng kiến, hoặc không đủ năng lực mà chỉ đạo cho họ (miền Bắc Trung Kỳ). 2. Tuyên truyền và cổ động: a) Cổ động cá nhân: . . . . một số đồng chí gặp một người quần chúng thì thường lấy những chủ trương tương lai của chủ nghĩa cộng sản, lấy những phương pháp cướp chánh quyền mà cổ động, làm cho những kẻ chưa có giai cấp giác ngộ phải sợ và xa lánh mình. . . . . . .Một điều sai lầm nữa: hễ gặp một người còn óc mê tín thì liền thẳng tay công kích tôn giáo, chớ không biết tuyên truyền cho người ta nhận rằng tất cả dân chúng bị áp bức không phân biệt tôn giáo, phải cùng nhau liên hiệp hành động đòi quyền lợi chung. 3. Về những tổ chức quần chúng: a). . . Về vấn đề tổ chức quần chúng, Đảng ta còn mắc phải nhiều cái bệnh biệt phái, hẹp hòi. b) . . . chính sách và chủ trương của ta không phải như cái máy, cứ theo khuôn khổ nhất định. Trái lại phải tuỳ hoàn cảnh từng xứ, từng địa phương, tuỳ trình độ quần chúng, tuỳ chính sách chính trị mỗi nơi mà thay đổi. VSTK - 3015
c) Bệnh biệt phái cô độc về vấn đề tổ chức quần chúng của các đồng chí ta còn biểu lộ trong công tác hằng ngày. . . Lối làm việc của các đảng viên trong các hội quần chúng cũng tỏ ra tả khuynh, cũng vẫn theo những lối hoạt động bí mật trong những năm 1930- 1931. ....... . Chiến sách căn bổn của Đảng lúc này là liên hiệp tất cả các giai cấp, các từng lớp dân chúng không phân biệt đảng phái, tôn giáo, nòi giống trong một mặt trận thống nhất, Mặt trận nhân dân thống nhất Đông Dương đòi các quyền tự do dân chủ và các điều cải cách khác, song trong công tác hằng ngày, để thực hiện Mặt trận dân chủ rộng rãi ấy, Đảng và nhất là các đồng chí hoạt động công khai có rất nhiều xu hướng biệt phái (ví như trong Đông Dương Đại hội mình cố giành nhiều chân trong ban chỉ đạo, không biết khôn khéo nhượng bộ giữ thể diện cho bọn tư bổn, trong Hội nghị báo giới Bắc Kỳ chửi Nguyễn Văn Luận là tranh đầu gà má lợn, chửi các báo giới còn đương tham gia hay hy vọng kéo lại là phản động, tẩy chay các báo hằng ngày) 227
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Trong hội nghị nầy những chính sách và đường lối của ban chấp hành ĐCSĐD cũ do Hà Huy Tập đứng đầu đã bị phê phán một cách mạnh mẽ, không e dè. Đa số thành viên hiện diện trong kỳ họp nầy đã tỏ thái độ không còn tín nhiệm Hà Huy Tập tiếp tục trong vai trò lãnh đạo ĐCSĐD nữa với lý do là Hà Huy Tập không tuân phục sự chỉ đạo mới của Quốc Tế Cộng Sản Liên Sô kể từ sau Đại Hội QTCS kỳ 7 tổ chức từ ngày 25-7-1935 tại Mocova. Trong Hôi nghị nầy, sách lược cách mạng vô sản và thành lập những chính quyền Sô Viết tại các nước thuộc địa được bãi bỏ và thay thế bằng một sách lược liên minh toàn cầu tất cả những lực lượng tiến bộ và dân chủ để chống đối phó với mối nguy cơ ngày một gia tăng của chủ nghĩa Phát xít. Tất cả các đảng Cộng sản đều được QTCS chỉ thị là phải liên minh một cách rộng rãi với các chính quyền tiến bộ hay các lực lượng quốc gia không phải là Cộng Sản đang ở trong các phong chống đế quốc chủ nghĩa để cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung là chống lại mối nguy cơ của chủ nghĩa Quốc Xã/Nazi Đức-Nhật. Tuân hành theo sách lược mới nầy, Lê Hồng Phong đã phê phán phần tử lãnh đạo tả khuynh của ĐCSĐD hiện tại là đang thi hành chủ nghĩa phiêu lưu bộc phát228 .
38
Đường hướng mới của QTCS được công bố tại Đại Hội QTCS kỳ 7 hiển nhiên là phù hợp với chủ trương thành lập một Mặt Trận Thống Nhất mà NAQ đã từng theo đuổi từ lâu kể từ thời kỳ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Quảng Châu năm 1925. Tác giả S.Q.Judge cho biết rằng sau thời gian bị giam lỏng ở Moscova, NAQ đã
39
________________
34
35
36
37
Văn Kiện Đảng toàn tập (1936-1939), tập 6, 'Bài Cùng Chuyên Mục’ Nghị quyết của khoáng đại Hội nghị của toàn thể Ban Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. ( http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic= 191&subtopic=7&leader_topic=&id=BT2950316391). Cũng xem: Văn Kiện Đảng toàn tập (1936-1939), tập 6, (ấn bản Úc Châu, 2011), tr.178-200. 228 W.J. Duiker, Ho Chi Minh- A Life, s.đ.d., tr. 224. 227
VSTK - 3016
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48
được QTCS giải trách sau đồng ý để cho Ông quay trở lại Trung Quốc vào mùa Thu năm 1938 qua chương trình hợp tác mới giữa Liên Sô và chính phủ Trung Hoa Quốc Dân Đảng sau khi họ đã ký kết hiệp ước bất tương xâm vào năm 1937. Trách nhiệm mới của QTCS trao phó cho NAQ trở lại Đông Nam Á Châu để đưa ĐCSĐD vào một Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ rộng lớn bao gồm các thành phần kiều dân người Pháp cư ngụ trên bán đảo Ấn Hoa (Đông Dương) và các thành phần tư sản của Quốc gia. Chỉ thị 8 điểm của QTCS mà NAQ phải nhớ thuộc lòng kêu gọi ĐCSĐD ở Việt Nam phải ưu tiên đặt những mục tiêu chống chủ nghĩa Phát Xít lên hàng đầu trước những mục tiêu xây dựng cuộc cách mạng vô sản. Những chỉ thị mà NAQ nhớ và truyền đạt cho Ban Chỉ lãnh đạo Ngoài của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nội dung như sau: Những Chỉ Thị mà tôi nhớ và truyền đạt 1. Lúc này, Đảng không nên đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập dân tộc, nghị viện, v.v.). Như thế sẽ rơi vào cạm bẫy của phát xít Nhật. Chỉ nên đòi các quyền dân chủ, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do ngôn luận, đòi ân xá toàn thể chính trị phạm, đấu tranh để Đảng được hoạt động hợp pháp. 2. Muốn đạt được mục đích trên phải ra sức tổ chức Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi. Mặt trận ấy không những chỉ có người Đông Dương mà bao gồm cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương, không những chỉ có nhân dân lao động mà gồm cả giai cấp tư sản dân tộc. 3. Đối với tư sản dân tộc, Đảng phải có thái độ khéo léo, mềm dẻo. Phải hết sức lôi kéo họ và giữ họ ở trong Mặt trận, thúc đẩy họ hành động nếu có thể, cô lập họ về chính trị nếu cần. Tránh hết sức để họ ở ngoài Mặt trận, vì như thế là đẩy họ rơi vào tay bọn phản động, là tăng thêm lực lượng cho chúng. 4. Đối với bọn Tờrốtxkít, không thể có thoả hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị. 5. Để phát triển và củng cố lực lượng, mở rộng ảnh hưởng và hành động có hiệu quả. Mặt trận dân chủ Đông Dương phải có liên hệ chặt chẽ với Mặt trận nhân dân Pháp, vì Mặt trận này cũng đấu tranh 6. Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. 7. Muốn làm được nhiệm vụ trên, Đảng phải đấu tranh không nhân nhượng chống tư tưởng bè phái, và phải tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin để nâng cao trình độ văn hoá và chính trị cho các đảng viên. Phải giúp đỡ cán bộ không đảng phái nâng cao trình độ. Phải duy trì quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Pháp. 8. Ban Chấp hành Trung ương phải kiểm soát các báo chí của Đảng để tránh những khuyết điểm về kỹ thuật và chính trị (ví dụ: đăng tiểu sử đồng chí R., báo "Lao động" viết đồng chí đó ở đâu, đồng chí đó trở về như thế nào, v.v.. Báo đó lại đăng và không bình luận gì về bức thư của đồng chí VSTK - 3017
này cho rằng chủ nghĩa Tờrốtxki là sản phẩm của tính khoe khoang cá nhân, v.v.). (trích đăng lại từ trang tr.2949, 2950 của sách nầy)
1 2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
NAQ đã truyền đạt những chỉ thị mới nầy của QTCS về cho Ban chỉ đạo ở ngoài của ĐCSĐD lần lượt qua trung gian của Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Văn Nọn ngay sau khi Đại Hội kỳ 7 QTCS chấm dứt. Trong Hội Nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng vào tháng 7-1936 ở Thượng Hải, Lê Hồng Phong đã truyền đạt những chỉ thị mới của QT CS. Từ Hội nghị nầy Hà Huy Tập được xem như là Tổng bí thư chính thức của ĐCSĐD nhưng khi về Việt Nam, Hà Huy Tập không cần đếm xỉa gì đến những chỉ thị mới của QTCS do Lê Hồng Phong truyền đạt nhưng lại chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương có thể là do Hà Huy Tập xướng xuất trong Đại Hội ở Thượng Hải. Văn Kiện Đảng Toàn Tập của ĐCS Việt Nam nhận xét về kết quả của của Hội nghị tháng 7-1936 ở Thượng Hải như sau: ‘… chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp về dân tộc trong lúc còn tạm gác khẩu hiệu chiến lược đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc cho các dân tộc Đông Dương. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà Hội nghị thành lập chưa thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương thời kỳ này. Bởi vì, yêu cầu lịch sử đặt ra lúc này là cần có một hình thức Mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp quần chúng đấu tranh đòi quyền dân chủ, chống chiến tranh, chống phát xít, bảo vệ hoà bình.’229
15 16 17 18 19 20 21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Không những thế, vào mùa Hè 1937, Hà Huy Tập còn phúc trình lên QTCS rằng Lê Hồng Phong bí danh Litvinov chỉ là một ủy viên dự khuyết trong Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSĐD ở ngoài nước Việt Nam cho nên không có giữ bất cứ một vai trò nào trong những công việc của ban chấp hành trung ương bên trong nước Việt Nam.230 Cũng trong năm 1937, từ Hongkong, Lê Hồng Phong đã viết ra một tập sách nhỏ về những chỉ thị mới của QTCS do Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Văn Nọn mang về từ Moscova về Hong Kong. Tháng 8 năm 1937, Lê Hồng Phong cử Nguyễn Thị Minh Khai về Sài Gòn và Hoàng Văn Nọn ra Hà Nội để chuyển đạt tận tay chỉ thị nầy. Đáp ứng lại sự truyền đạt tập sách nhỏ nầy, Hà Huy Tập đã chỉ trích nặng nề rằng những sách lược của QTCS và của Ban chỉ đạo Ngoài ĐCSĐD là phản động. Trong khi đó thì các ủy viên ban chấp hành của ĐCSĐD là Nguyễn Văn Cừ và Hoàng Quốc Việt ở Hà Nội đã chấp nhận tập chỉ thị mới của QTCS từ tay Hoàng Văn Nọn. Trước đó không lâu, có thể là để to rõ uy quyền của mình, Hà Huy Tập đã cho phổ biến một văn thư đề ngày 26 tháng 3 năm 1937 gửi đến các chi bộ đảng hủy bỏ tất cả những quyết nghị của Hội nghị Thượng Hải 1937. Nguyễn Thị Minh Khai đã khám phá ra văn thư nầy và dự định báo cáo cho Ban chỉ đạo Ngoài nhưng đã ______________________ 229 230
(http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30651&cn_id=4015). S.Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, s.đ.d., tr.213).
VSTK - 3018
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
bị Hà Huy Tập hăm dọa trục xuất ra khỏi đảng nếu nếu Minh Khai báo cáo việc đó trước ngày Hội nghị mở rộng Ban chấp hành trung ương ĐCSĐ tại Bà Điểm tỉnh Gia Định vào hai ngày13 và 14 tháng 3-1937, Hoàng Quốc Việt và Nguyễn Văn Cừ cho biết là Hà Huy Tập đã cung cấp cho họ những giải thích sai lệch đối với những chính sách và đường lối của QTCS.231 5.2 Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCSĐ từ 29 đến 30-3-1938 Được triệu tập và tiến hành tại xã Tân Thới Nhứt, Bà Điểm, Hốc Môn (Gia Định) với sự có mặt của Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chí Diểu (Nguyễn Văn Trọng), Hà Huy Tập. Trong Hội nghị nầy không thấy có tên của Hoàng Quốc Việt232 và Nguyễn Thị Minh Khai. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ về lập Mặt trận dân chủ, về công tác quần chúng, về nội bộ Đảng, khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ "là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại", nhằm đưa hết các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo vào Mặt trận, liên hiệp hành động với các tổ chức quần chúng, các nhóm dân chủ và tiến bộ. Mặt trận dân chủ bao gồm mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ, không phân biệt cách mạng, quốc gia hay cải lương; không phân biệt người Pháp hay người Việt. Hội nghị chủ trương chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, đưa ra những khẩu hiệu cách mạng quá cao, không thích hợp, làm cho giai cấp tư sản và các đảng phái cải cách xa lánh Mặt trận. Hội nghị chủ trương chống khuynh hướng hữu khuynh, phê phán khuynh hướng thoả hiệp và hợp tác với phe phái đệ tứ Quốc Tế Trotsky. Trong kỳ Hội nghị Trung ương tháng 3-1938 nầy, Nguyễn Văn Cừ vào Ban Thường vụ Trung ương và được cử giữ chức Tổng Bí thư của Đảng.233 Trong tập sách Tự chỉ trích, Nguyễn Văn Cừ viết: “Chúng ta đã phải chiến thắng những xu hướng sai lầm trong hàng ngũ:
27
28
33
xu hướng “tả khuynh”, cô độc nó muốn làm Đảng co bé, rút hẹp bởi biệt phái, cách xa quần chúng, và xu hướng thoả hiệp hữu khuynh, lung lay trước những tình hình nghiêm trọng nhãng quên hoặc che lấp sự tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lăm le rời bỏ những nguyên tắc cách mệnh.’234
34
Nghị quyết của Hội nghị nầy có đoạn viết:
29 30 31 32
Vì bọn phát xít và bọn tờrốtkít phá phách, chia rẽ các cuộc vận động dân
_____________ 231
S.Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, s.đ.d., tr.tr. 224, 225, 226.
Hoàng Quốc Việt, Bí thư Xứ Ủy Bắc Kỳ từ tháng 5-1937 (http://laodong.com.vn/TinTuc/Dong-chi-Hoang-Quoc-Viet--nguoi-chien-si-cong-san-suot-doi-phan-dau-vi-su-nghiepCong-doan-Viet-Nam/27872) 233 (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30651&cn_id=40160) 234 Báo Điện tử Đang Cộng Sản Việt Nam, Ðồng chí Nguyễn Văn Cừ, một tấm gương cộng sản mẫu mực. (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30260&cn_id=58836) 232
VSTK - 3019
chúng, nên sự đoàn kết tất cả đảng phái các lực lượng cải cách tiến bộ vào trong một Mặt trận thống nhất dân chủ ở Đông Dương chưa thực hiện được. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Kinh nghiệm chia rẽ Đông Dương Đại hội và cuộc hội họp của uỷ ban hành động trí thức chống phát xít (Sài Gòn), v.v., cho ta các kinh nghiệm rằng những lời lẽ ròng cộng sản, những giọng hùng hồn trong lúc giao thiệp với các đảng phái cải lương, trong các cuộc hội họp có họ tham gia, v.v., chỉ làm cho họ sợ và xa Đảng ta.235
1 2 3 4 5 6 7 8
* 6. Hội Nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Hội nghị được triệu tập tại Hốc Môn, Bà Điểm (Gia Định với sự tham dự của Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Tạ Uyên và do Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Năm 1939 là năm chính quyền Pháp kiểm soát rất gắt gao. Tháng 6-1939, Lê Hồng Phong bị mật thám Pháp bắt tại Sài Gòn. Hết hạn tù, bị chính quyền Pháp trục xuất về Nghệ An để quản thúc và giám sát vì thế không thể có mặt trong kỳ đại hội nầy. Nguyễn Thị Minh Khai cũng không có mặt. Sau sự thất bại của những ứng cử viên thuộc phong trào Mặt Trận Thống Nhất Dân chủ ở Nam Kỳ là Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo và Vũ Công Tôn (?) vào Hội Đồng Cố Vấn Thuộc Địa Nam Kỳ ở Sài Gòn (Saigon Colonial Council) vào tháng 4-1939 cùng với sư thắng cử của các ứng cử viên Trostkists, nội bộ Ban Chấp hành ĐCSĐD lại có sự bất đồng chia rẻ, công kích lẫn nhau trên các báo chí. Đảng Viên CS Nguyễn Văn Tạo, người Việt Nam đã từng được chính thức dự đại hội QTCS vào năm 1928 đã viết trên báo Đông Phương Tập Chí rằng ĐCSĐD cần phải đối xử quyết liệt hơn với đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu: đảng nầy có 3 đảng viên được dân chúng miền Nam ủng hộ nên trúng cử. Lê Hồng Phong viết trên báo Dân Chúng rằng Đảng CS không nên công kích các đảng phái hay những hội đoàn tổ chức của địa phương nếu họ không thuộc thành phần đảng phái hay tổ chức phản động. Trong tập đề luận Tự Chỉ Trích, Nguyễn Văn Cừ đã phê phán Lê Hồng Phong là chưa phân biệt được giữa hai đảng Cãi Lương và đảng Phản động và cũng chú trọng quá nhiều về nguy cơ của Phát Xít Nhật mà không nói nhiều về sự áp bức quần chúng của những thế lực phản động.236 Trong chủ trương, đường lối của hội nghị đưa ra có đoạn viết:
36
37
- Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ; chỉ chủ _________ Báo Điện tử Đang Cộng Sản Việt Nam, ‘Văn kiện Hội nghị’, Nghị quyết của toàn thể Hội nghị củaBan Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 20, 30 tháng 3 năm 1938. (http://123.30.190.43:8080 /tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=228&id=BT1690531625 ) 236 S.Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, s.đ.d., tr.231, 232). 235
VSTK - 3020
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai. - Không nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Xô viết công nông mà đề ra khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông Dương. - Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp các lực lượng dân chủ và tiến bộ, kể cả các tổ chức cải lương, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Về Đảng, hội nghị chủ trương chống nạn khiêu khích mật thám, tự chỉ trích và đấu tranh nhằm chống cả biểu hiện hữu khuynh và tả khuynh.237
12 13
14
Để tố cáo và lên án các đảng phái và xu hướng chính trị Việt Nam không phải là Cộng Sản, bản nghị quyết của Hội nghị viết: 1. Chính phủ Nam triều Bảo Đại: Gần đây Bảo Đại và bọn Bảo hoàng Quỳnh, Bổng lại vâng lệnh đế quốc hô hào thi hành trở lại Hiệp ước 1884, đem những tiếng "quốc quyền", "lập hiến", "thống nhất quốc gia" ra lừa gạt, nhưng kỳ thật là bọn tay sai vụng về của đế quốc Pháp. Đế quốc muốn lợi dụng bọn này làm tấm bình phong để chống lại sự tuyên truyền của bọn thân Nhật và để thêm sức đàn áp dân chúng.
15 16 17 18 19 20
2. Phe 1884: Bảo Đại, Phạm Quỳnh đã hoàn toàn làm nô lệ cho đế quốc, còn phe Khôi - Diệm còn đôi chút ý muốn chống chính sách độc đoán của đế quốc, nhưng cũng dựa vào đế quốc, không thể rời đế quốc được.
21 22 23 24
3. Phe Cường Để thân Nhật: Cường Để là một anh phong kiến bất đắc chí lúc trước được cánh Văn Thân đem ra ngoài dùng làm cây cờ để hiệu triệu dân chúng. Nhưng sau khi thất bại, Cường Để nương náu ở Nhật đã bị đế quốc Nhật mua chuộc. Hiện nay Cường Để đã trở nên tay sai cho Nhật mong được đóng vai trò Phổ Nghi@ Việt Nam.238
25 26 27 28 29
___________ Báo Điện tử Đang Cộng Sản Việt Nam, ‘Tư Lliệu Đảng’ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Từ ngày 6 đến ngày 8-11-1939). (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail. aspx?co_id=30651&cn_id=41624). 238 Báo Điện tử Đang Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị, Nghị quyết của Ban Trung ương Đảng, ngày 6,7,8 tháng 11 năm 1939. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=30149&cn_id=175104. Tài liệu của tổ chức Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội (VNPQĐM) do Cường Để thành lập vào tháng 2 năm 1939 viết rằng: ‘VNPQĐM Hội nguyên trước là Việt Nam Quang Phục Hội thành lập và cải tổ vào năm năm 1937 ở Thượng Hải –Trung Quốc. Tài liệu của Trung Ương Tổng Bổ Phục Quốc viết::… thay mặt cho dân Việt Nam để tính lo việc phục quốc do đức Ký Ngoại Hầu Cường Để, là một vị hoàng tộc chánh thống Đức Thái Tổ Cao Hoàng Gia Long làm Hội chủ… Đối ngoại liên kết với Nhật Bản để lấy đường tiếp tế các phương tiện, nhất là quân khí. ….Ủy Ban chỉ đạo gồm có: Trần Hy Thánh (ngoại vụ), Vũ Hải Thu tức Nguyễn Hải Thần (tổ chức), Trương Anh Mẫn (uyên truyền), Trần Hữu C6ng (Tài chánh), Hoàng Nam Hùng (nội vụ), Đặng Nguyên Hùng (Tổng thư ký). Cơ quan chỉ đạo đặt ở Đài Bắc, đảo Đài Loan đang bị Nhật chiếm đóng.’ (Dương Trung Quốc, Những Sự Kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d., tr.292, 293). @ Phổ Nghi: Pu Yi; niên hiệu: Tuyên Thống (1906 – 1967) là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh của Trung Quốc. Lên ngôi lúc 2 tuổi, buộc phải thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm vua của Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trung Quốc từ năm 1934. 237
VSTK - 3021
7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD tháng 11-1940 NAQ từ Liên Sô qua Trung Quốc để trở về Bắc Kỳ
1
2
7.1 Quân phiệt Phát xít Nhật vào Đông Dương
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Ngày 10 tháng 2 năm 1939, Quân phiệt Phát Xít Nhật Chiếm đảo Hải Nam và kiểm soát vùng vịnh Bắc Việt. Tháng 3 năm 1939 họ chiếm quần đảo đảo Trường Sa (Spratley), kiểm soát trọn vùng lãnh hải của nước Việt Nam, phong toả tuyến đường biển giữa Hongkong và Singapore. Tháng 9 năm 1939 tướng Pháp Catroux được cử làm toàn quyền Đông Dương: đây là lần đầu tiên kể từ năm 1884, quyền cai trị tối cao Đông Dương được trao cho một nhân vật quân sự. Từ tháng 10-1938 đến tháng 1-1940, cảnh sát và mật thám ở Nam Kỳ đã tiến hành tiêu diệt những tổ chức hoạt động đảng phái có xin giấy phép từ nhà cầm quyền thuộc địa Pháp không cần phân biệt là CS Troskist hay CS Stalinist. Tạ Thu Thâu, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu bị bắt giữ. Sau Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn và một số uỷ viên trung ương khác bị bắ; Lê Hồng Phong bị bắt ngày 6-21940. Ở Bắc Kỳ, các thành phần CSĐD không quá khích cực đoan như Phạm Văn Dồng, Đặng Xuân Khu và Võ Nguyên Giáp đều rút lui sang lãnh thổ Trung Quốc. Giáp chạy trốn khỏi thị xã Vinh không kịp mang theo vợ con239. (Cũng trong tháng 1-1940, máy bay Nhật oanh tạc tuyến đường xe lửa Hải Phòng-Vân Nam chuyên chở hàng hoá tiếp tế cho lực lượng Đồng Minh ở Trung Quốc và tiếp tục ném bom phá hủy tuyến đường nầy ngay trên lãnh thổ trung Quốc cho đến cuối tháng 4-1940240. Tháng 6-1940, dưới sức ép của Nhật, tướng Catroux của Pháp ở Đông Dương bắt buộc phải ra lện đóng cửa biên giới Việt Hoa và tháo bỏ đường sắt từ biên giới Lào Cai sang Vân Nam.241 Tháng 6-1940, nước Pháp của Thống chế Pétain đầu hàng và cộng tác với Phát xít Đức, cử phó đô đốc Jean Decoux làm toàn quyền Đông Dương thay thế tướng Catroux. Như vậy kể từ thời của Jean Decoux, chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương là một chính quyền theo phe Phát xít Đức-Nhật. 7.2 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD tháng 11-1940
31
32
33
34
35
36
Lịch sử Đảng CSVCN gọi Hội nghị tháng 11-1940 nầy là Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương ĐCSĐD kỳ 7 tháng 11-1940. Trước những biến động của tình hình thế giới, ở Nam kỳ Bí thư Xứ ủy Võ Văn Tần bị bắt ngày 21-4-1940, Nguyễn Thị Minh Khai cùng với Nguyễn Hữu Tiến bị bắt ở Chợ Lớn ngày 30-7-1940, Xứ Ủy ĐCSĐD Bắc Kỳ tự động họp Hội nghị tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) từ ngày __________ Devillers, Histoire du Viêt –Nam, s.đ.d., tr.72 và chú thích số 18). Dương Trung Quốc, Những Sự Kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d., tr. 310 241 Dương Trung Quốc, Những Sự Kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d., tr. 311 239 240
VSTK - 3022
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
6 đến ngày 9-11-1940. Trường Chinh, Phan đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh,... tham dự. Hội nghị vạch rõ kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Pháp - Nhật. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế lúc này thực chất là Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp - Nhật ở Đông Dương. Hội nghị quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn làm cơ sở cho xây dựng lực lượng vũ trang chiến đấu chống địch, bảo vệ dân, phát triển lực lượng quân sự thành lập khu căn cứ, ở vùng Bắc Sơn - Võ Nhai. Hội nghị không đồng ý đề nghị khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ, cho rằng điều kiện khởi nghĩa chưa đúng lúc. Phan Đăng Lưu được Hội nghị giao trách nhiệm truyền đạt quyết định nầy của Trung ương Đảng cho Xứ uỷ Nam Kỳ. Hội nghị quyết định: Tiếp tục duy trì đội du kích Bắc Sơn, hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ.242 Tuy nhiên đã quá chậm trễ, cuộc bạo động đồng khởi do Xứ ủy Nam Kỳ lúc đó là Tạ Uyên ra lệnh tiến hành từ ngày 23 tháng 11-1940. Cuộc đồng khởi bị dẹp tan. Phan Đăng Lưu mang chỉ thị đình hoãn đồng khởi ở Nam Kỳ của Trung ương đảng CSĐD từ Bắc Ninh nhưng đương sự vừa tới Sài Gòn thì bị cảnh sát công an của Pháp bắt. 7.3 Nguyễn Ái Quốc trở lại vùng Biên giới Bắc Kỳ Việt Nam
18
33
Theo Hoàng Văn Hoan kể lại trong hồi ký Giọt nước trong biển cả thì NAQ trở lại Trung Quốc vào đầu năm 1940 ở Côn Minh dưới tên Hồ Quang “đóng vai một giáo quan cấp thiếu tá của Bát lộ quân, ở chỗ Tân Hoa Thư điếm, nhưng thường tời lui tới chỗ đồng chí Phùng Chí Kiên để chỉ đạo công tác của Ban Hải ngoại.” Sau một thời gian xem xét tình hình vùng Vân Nam-Quý Châu, tháng 10-1940 NAQ cùng với nhóm Hoàng Văn Hoan di chuyển địa bàn hoạt động sang Quế Lâm tỉnh Quảng Tây, dùng danh nghĩa của Hồ Học Lãm che mắt Trung Hoa Quốc Dân Đảng để tái lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội - VNĐLĐMH, một hội đoàn không CS mà Hồ Học Lãm đã đứng ra tổ chức trước đây ở Trung Quốc và đã được THQDĐ cho giầy phép hoạt động hợp pháp. Sau đó cả đoàn được tướng THQDD Lý Tề Thâm cấp giấy phép và tiền đi đường di chuyển xuống vùng huyện Tĩnh Tây gần biên giới Hoa-Việt giáp giới với tỉnh Cao Bằng của Việt Nam để phối hợp hoạt động chống Nhật với Đảng CSĐD của Việt Nam.243
34
8. Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương ĐCSĐD từ 10 đến 19-5-1941
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
8.1 Trở về Bắc Kỳ
35
Ngày 8-2-1941, NAQ vượt qua cột mốc 108 biên giới Việt-Trung về
36
___________________________
Báo Điện tử Đang Cộng Sản Việt Nam, ‘Tư Lliệu Đảng’ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940) (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail. aspx?co_id=30651&cn_id=41625). 242
VSTK - 3023
Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước Trong Biển Cả, s.đ.d. phần thứ ba 1935-1942 (Giai đoạn thứ hai 1939-1942, từ I đến IV) tr., 103-110. 238
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
lãnh thổ nước Việt Nam tại vùng biên giới thuộc Cao Bằng@ và chuẩn bị tổ chức Hội nghị Pác Pó tức Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII từ 10 đến 19 tháng 5 năm 1941 tại khu rừng Khuối Nậm thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng với sự tham gia của Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên. Từ hội nghị nầy, theo đề nghị của NAQ, tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (VNĐLĐM) gọi tắt là Việt Minh được thành lập (Mặt Trận Việt Minh) xóa bỏ Mặt Trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương. Hội nghị nầy cũng chuẫn nhận ban chấp hành trung ương Đảng CSĐD với Trường Chinh làm Tổng bí thư và ban thường vụ có thêm Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt.239 NAQ đã đương nhiên trở thành lãnh tụ tiêu biểu của ĐCSĐD mà không còn phải e dè, nhịn nhục đối với bất kỳ kẻ hậu sinh nội thù Stalinists cuồng tín nào bên trong ĐCSĐD nữa. Trung tâm quyền lực chỉ đạo ĐCSĐD cũng từ nay chuyền dịch từ trong Nam ra ngoài Bắc sát gần biên giới Việt Hoa. Nhóm chỉ đạo mới của ĐCSĐD bao gồm thêmm các thành phần những đảng viên CS được NAQ huấn luyện ở Quảng Châu- Trung Quốc (Guangzhou) chứ không phải là những người CS tốt nghiệp từ MoscovaLiên Sô. Trong khoảng những năm 1928-1935 “nhóm CS Quảng Châu ” Cột mốc số 108 nơi biên Giới Việt - Hoa
_______________________
Theo S.Q.Judge thì NAQ (từ nay trở thành Hồ Chí Minh) đã giành phần lớn thời gian của mình tại những xóm nhà thuộc lãnh thổ Trung Quốc. (S.Q.Judge, s.đd., tr. 248) 239 Dương Trung Quốc, Những Sự kiện Lịch Sử 1919-1945, sđd.tr. 329-330. Trong sách Giọt Nước trong biển cả, Hoàng Văn Hoan cho biết là NAQ đã từ chối đề nghị của hội nghị yêu cầu ông giữ chức chưởng Tổng Bí Thư mới của ĐCSĐD nhưng ông từ chối, nhường quyền lãnh đạo tối cao nầy cho Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh). @
VSTK - 3024
1
2
3
4
đã bị “nhóm Moscova” lấn lướt bởi vì nhóm CS Việt Nam ở Quảng Châu đã nhiều lần hợp tác với nhóm tư sản Trung Hoa Quốc Dân Đảng và ít có ai trong nhóm nầy đã trở thành giai cấp vô sản thực sự. Bây giờ thì tình thế đã đảo ngược bên trong nội bộ của ĐCSĐD.
Bản đồ Trung Quốc với thủ phủ Quảng Châu của tình Quảng Đông (Nguồn Internet ngày 10/11/2011:(http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ch%C3%A2u)
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Ngày 26-8-1941, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu bị chính quyền thực dân thuộc địa Pháp ở Nam kỳ đưa ra pháp trường xử bắn cùng chung với nhiều dân quân, cán bộ CS cầm đầu cuộc đồng khởi ở Nam Kỳ (thường gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tại Hốc Môn. Ngày 1-9-1941 bí thư thành ủy CSĐD tỉnh Hải Phòng (Bắc Kỳ) Lương Khánh Thiện bị xử bắn tại thị xã Kiến An.240 Vào thời điểm nầy, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, và các đảng viên CS khác như Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo vẫn còn bị giam giữ trong nhà tù của chính quyền thực dân thuộc địa Pháp cho đến khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh vào năm 1945. Riêng Lê Hồng Phong bị chết trong nhà ngục Côn Đảo vào 6-9-1942.241 8.2 Chương trình Việt Minh
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Ngày 25-10-1941, Tổng Bộ Việt Minh chính thức công bố Chương Trình Việt Minh. Chương trình nầy có thể tóm lược vào ba điểm chính như sau: 1-/ Đánh đuổi Pháp - Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở. 2-/ Chủ trương liên hiệp hết thảy các từng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào để cùng chung chống chủ nghĩa Phát Xít và chủ nghĩa xâm lược. 3-/ Thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.242 _________________________ 240 241 242
Dương Trung Quốc, Những Sự kiện Lịch Sử 1919-1945, sđd.tr. 337-339. S.Q.Judge, s.đ.d., tr. 245. Cũng xem: Dưong Trung Quốc, s.đ.d., trang 357 Báo Điện tử Đang Cộng Sản Việt Nam, Văn Kiện Đảng, Chương Trình Việt Minh.. Nguồn:
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30149&cn_id=161335
VSTK - 3025
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Cho đến bây giờ mới thấy xuất hiện những chữ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do chính ĐCSĐD công bố sau khi đảng nầy đã tự biến hình tích CS của mình để có một diện mạo ‘tuy cũ mà mới’ đó là Mặt Trận Việt Minh. Câu hỏi đặt ra: Ý tưởng thành lập một chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà bởi đâu mà có và nó đã được ấp ủ thai nghén từ lúc nào? Năm 1939, ĐCSĐD ở Nam Kỳ đã tiên phong chủ trương thành lập Chính phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông Dương từ Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939 tại Hốc Môn, Bà Điểm (Gia Định với sự tham dự của Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Tạ Uyên và do Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Nhưng sau nhiều hội nghị bàn thảo kế hoạch khởi nghĩa của Xứ ủy Nam kỳ, chủ trương không thành lập “Chính phủ liên bang cộng hòa dân chủ Đông Dương nhưng sẽ thành lập "Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại, ngoài việc chính thức công nhận ai là “tác giả sáng tạo” lá cờ, còn đề cập đến hai việc sau: 1.Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vã lãnh đạo cách mạng. Thời kỳ đầu, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm. 2. Năm 1940, Xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ họp quyết định
18 19 20 21
khởi nghĩa, đã thực hiện di huấn của đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng – lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa với ước muốn là sau khi đánh đổ đế quốc Pháp sẽ thành lập nước Việt Nam Cộng hòa Dân chủ và quốc kỳ Việt Nam sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh.243
22 23 24 25
26
27
Trong quyển Hồi Ký của mình Trần Văn Giàu cũng có đề cặp đến chủ trương của Đại Hội Ban chấp hành ĐCSĐD năm 1939 ở Nam Kỳ như sau: Chưa hết cái sáng tạo của Hội nghị tháng 11 năm 1939, tại Bà Điểm. Nghị quyết còn nói đến vấn đề tính chất và hình thức của chính quyền đã thành công. Nghị quyết rút lại khẩu hiệu “lập chính phủ Xô Viết Công Nông” mà đưa khẩu hiệu lập chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ mang tính chất đoàn kết rộng rãi bao gồm nhiều thành phần xã hội ngoài công nông tuy là dựng trên cơ sở liên minh công nong.244
28 29 30 31 32 33
34
35
36
37
38
Gần đúng một năm sau tức là vào ngày 23-11-1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Tuy nhiên vào thời điểm tháng 09, tháng 10 1940, ở miền Nam lúc đó không có ủy viên trung ương nào của Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ còn Phan Đăng Lưu là chưa bị bắt vì lúc đó đương sự đã đi công tác ra Bắc Kỳ. Toàn bộ việc lãnh đạo và khai triển ____________ Báo Điện tử Đang Cộng Sản Việt Nam, Việt Nam-Đất nước-Con người, Quốc kỳ. Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30471&cn_id=176491 244 Trần Văn Giàu, Hồi Ký Trần Văn Giàu, Phần Ba: Tổ Chức lại Xứ Ủy, tr. 77, ấn bản điện tử: Tạp Chí Thời Đại Mới Số 21 –Tháng 5-2011. Nguồn: http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai21/ TranVanGiau_HoiKy_ToanBo.pdf 243
VSTK - 3026
1
2
3
4
5
6
7
cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ đều do quyền Xứ ủy Nam Kỳ là Tạ Uyên thay thế Võ Văn Tần đã bị bắt từ trước cùng với nhiều cán bộ CSĐD nằm vùng trong Thành ủy Sài Gòn kỳ quyết định. Kế hoạch của cuộc nổi dậy đã bị mật thám Pháp khám phá mấy ngày trước. Kế hoạch đánh chiếm thành phố Sài Gòn vào lúc 24 gờ 22.11.1940 thất bại. Phê phán về sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, Trần Văn Giàu viết: Còn như hỏi: chừng nào mới khởi nghĩa, thì ta trả lời rằng: khi các điều kiện khách quan đã đủ, đã chín (hồi 1943, 1944 chưa ai dùng chữ “chín muồi”) và khi tập hợp đủ lực lượng. Còn như lực lượng tập hợp chưa đủ, điều kiện khách quan chưa chín, mà cứ phát động khởi nghĩa, là manh động, là khởi nghĩa non, mà non thì thua. Khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11 năm 1940, là khởi nghĩa non, nên thất bại thấy trước. Hôm đó, một lần nữa, tôi nêu ra cái sai lầm lớn của các đồng chí lãnh đạo khởi nghĩa Nam Kỳ. Tất nhiên tôi không trách Thường vụ Trung ương đã bị bắt gần một năm trước mà trách hai đồng chí ủy viên Trung ương còn sót (là anh Tần và anh Lưu) sao không kiên quyết ngăn cản Tạ Uyên và Xứ uỷ trên con đường bạo động non dẫn đến thất bại kia. Cuối 1940 đã không có thời cơ đủ chín cho khởi nghĩa, lại chưa có lực lượng đủ mạnh cho bạo động, mà cứ bạo động, khởi nghĩa là làm liều, nổi lên thì rất anh dũng mà thất bại thì rất lớn, không đáng có. Lần tới, ta phải làm khởi nghĩa theo khoa học và nghệ thuật Lênin, theo mẫu mực cách mạng tháng Mười Nga.245
8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21
22 23 24 25
26
27
28
29
30
31 32 33 34 35 36
37
38
39
40
41
Lê Minh Đức, nguyên là phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Tiền Giang khẳng định: “Sáng sớm 23-11-1940, cùng với lá cờ đỏ sao vàng, quốc hiệu “Việt Nam dân chủ cộng hòa quốc” đã được trương lên trân trọng tại đình Long Hưng. Và cùng với quốc hiệu đó, thiết chế dân chủ cộng hòa cũng đã được thể nghiệm ở Mỹ Tho trong 49 ngày.”246
Trong một cuộc hội thảo về Nam kỳ Khởi nghĩa được tổ chức tại Mỹ Tho vào năm 2005 với chủ đề chính được đưa ra mổ xẻ tại cuộc hội thảo này là: có phải thể chế dân chủ cộng hòa đã ra đời và được thực thi tại Mỹ Tho trong cuộc khởi nghĩa ở Nam kỳ hay không? Khi tổng kết hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, đã tổng kết lại vấn đề như sau: “Trong hội thảo, các tham luận đã thống nhất rằng trong khởi nghĩa Nam kỳ, ở Mỹ Tho đã thực thi thiết chế Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chúng ta đã tìm được những tư liệu rất quí, khẳng định thiết chế dân chủ cộng hòa đã được thực thi. Có đại biểu đã khẳng định về việc thành lập nội các, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Với tư liệu đó, chúng ta có thể đưa vào lịch sử chính thức được.”247
Từ những nguồn tin tức vừa kể trên có liên hệ tới việc thành lập một chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà Quốc vào thời điểm của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ ra vào ngày 23-11-1939 mà trong số đó có 1 tài liệu chính thức do ĐCSVN hiện nay phổ biến; một tài liệu của một cán bộ kỳ cựu CSVN miền Nam Trần Văn Giàu và những ________________ Trần Văn Giàu, Hồi ký, sđd., tr. 86, 68. http://vietbao.vn/Phong-su/Viet-Nam-dan-chu-cong-hoa-quoc/40173435/263/ ngày 14/11/2911. 247 http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14060&rb=0401 ngày 14/11/2911. 245 246
VSTK - 3027
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
nguồn tin do hai cán bộ khoa bản chuyên ngành lịch sử của ĐCSVN là Lê Minh Đức248 và Nguyễn Trọng Phúc249 phát biểu thì có thể tạm thời suy định rằng chính phủ và nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam đã được thành lập trước tiên từ 23-11-1939 ở miền Nam. Có một chi tiết đặt biệt trong phần tổng kết của Nguyễn Trọng Phúc: trong kỳ hội thảo nầy có đại biểu khẳng định về việc thành lập nội các và NAQ được chọn đứng đầu nội các nầy. Nếu điều nầy có thật và nếu cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thành công thì thành phần nội các của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Quốc có thể sẽ gồm có NAQ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Hữu Tiến, Lê Hồng Phong,Tạ Uyên và có thể Trần Văn Giàu cũng được đưa vào nội các nếu tất cả những nhân vật nầy không bị công an mật thám Pháp vây bắt trước khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Đặc biệt, người đứng đầu “nội các 1940” nhất định sẽ là NAQ mặc dù lúc đó Ông không có mặt ở Nam kỳ và chưa từng hoạt hoạt động trong nước. Đảng viên cao cấp của ĐCSVM là Tố Hữu có dàn dựng một bài thơ dài có tựa đề là Với Đảng Mùa xuâ 250 trong đó có đoạn viết: Miền Nam đi trước về sau Con đường cách mạng dài lâu đã từng Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng Gió càng lay càng dựng Thành Đồng Trăm sông về một biển Bắc Nam ta sẽ về cung một nhà !
18 19 20 21 22 23
24
25
26
27
28
Phải chăng Tố Hữu muốn nói rằng chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là do miền Nam đi tiên phong thành lập nhưng miền Bắc hưởng lấy thành quả tự xem như là chính miền Bắc đã tạo dựng ra thể chế nầy qua bản công bố Chương Trình Việt Minh ngày 25 tháng 10 năm 1941? Và sau nầy NAQ trở thành Hồ Chí Minh cũng đã từng tuyên bố
29
32
“Miền Nam luôn luôn ở trong trái tim tôi. Nam bộ là máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi ”251. Phải chăng NAQ bày tỏ tình cảm đặc biệt như thế
33
đối với miền Nam Việt Nam chỉ vì họ đã đưa Ông lên địa vị tổng thống
30 31
_______________________
Nguyễn Trọng Phúc , Giảng viên cao cấp Viện Lịch sử Đảng. Nguồn: http://www.hcma.vn/T%E1%BB%95ch%E1%BB%A9cC%C3%A1nb%E1%BB%99/tabid/82/ ctl/Details/mid/446/ItemID/781/Default.aspx ngày 14/11/2011. 249 Lê Minh Đức, nguyên Trưởng Tiểu ban Lịch sử Đảng. Nguồn Internet :http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2074&cap=3&id=2080 ngày 14/11/2011 250 Tố Hữu, Với Đảng, Mùa xuân. Nguồn: http://ktx.vnuhcm.edu.vn/diendan/archive/index.php/t-287 ngày 14/11/2011. 251 Tập Chí Xây Dựng Đảng, Miền Nam yêu quý ở trong trái tim tôi. Nguồn: http://www.xaydungdang.org. vn/Home/tutuonghochiminh/2011/3822/Mien-Nam-yeu-quy-o-trong-trai-tim-toi.aspx ngày 14/11/2011. 248
VSTK - 3028
trong chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quốc từ cuối năm 1939? Tuy nhiên nội các nầy chỉ được khai sinh trên giấy tờ và tới nay vẫn còn là một nghi vấn lịch sử mà những người làm công tác nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong tương lai cần làm sáng tỏ. 8.3 Chuyện gì đã xảy ra tại Hội nghị Xứ Ủy ĐCSĐD Bắc Kỳ tại
1 2
3 4 5 6 7 8
Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940 ? Để truy cứu chuyện gì đã xảy ra trong kỳ Hội nghị nầy của một nhóm đảng viên ĐCSĐD ở Đình Bảng-Bắc Ninh, một hội nghị mà sau nầy đảng CSVN ghép cho một tên gọi là Hội Nghị Trung Ương Đảng tháng 11-1940, trước hết cần nên biết (i) - những người tham dự thuộc thành phần nào trong ĐCSD? kế đến (ii) - tính cách danh chính ngôn thuận của Hội nghị nầy và (iii) chuyện gì đã xảy ra tại Hội nghị nầy? (i) Thành phần những người tham dự hội nghị:
9
Sau Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Lê Duẩn và một số đồng chí uỷ viên trung ương khác bị bắt. Các đồng chí còn lại cùng đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt (Xứ uỷ Bắc Kỳ) tổ chức lại Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh giữ chức quyền Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị Trung ương họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), có các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh,... tham dự. Về xem xét đề nghị khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ, Hội nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, nên không cho phép phát động khởi nghĩa. Đồng chí Phan Đăng Lưu được Hội nghị giao trách nhiệm truyền đạt quyết định của Trung ương Đảng cho Xứ uỷ Nam Kỳ. Đây là một chủ trương sáng suốt của Hội nghị Trung ương tháng 11-1940, thể hiện việc nắm vững lý luận về khởi nghĩa vũ trang cách mạng. 252
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Theo S.Q Judge, thành phần tham dự đa số là nhóm CSĐD của Xứ ủy Bắc Kỳ. “Vào lúc từ miền Nam ra miền Bắc để tham khảo ý kiến về việc khởi nghĩa sắp xảy ra ở Nam Kỳ, Phan Đăng Lưu rất mờ mịt không biết được mình sẽ gặp ai hay tổ chức nào, tại đâu mà cũng không nắm vững được người hoặc tổ chức cần gặp để tham khảo có đủ quyền hạn chính danh để ra mệnh lệnh có tính cách chấp hành cho các thành viên đầu não của Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSĐD ở Sài Gòn và Xứ Ủy Nam Kỳ hay không”. Vậy, Phan Đăng Lưu ra Bắc Kỳ từ lúc nào và đã gặp những ai, ở đâu? Có thể là Phan Đăng Lưu ra Bắc gặp nhóm Xứ ủy ĐCSĐD ở Bắc kỳ và được cho biết NAQ đang ở Côn Minh-tỉnh Vân Nam/ Trung Quốc với nhóm Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng cho nên đương sự liền đi sang Vân Nam để gặp nhóm NAQ ở Côn Minh. __________ 252
Báo điện tử ĐCSVN, Tư Liệu về Đảng, Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá I : Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30651&cn_id=41625 ngày 15/11/2011.
VSTK - 3029
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
S.Q.Judge cũng viết như sau: ‘Báo cáo của Sở Mật thám Pháp vào tháng 12 năm 1940 cho biết rằng Phan Đăng Lưu đã thú nhận sau khi bị bắt là đương sự cũng có mặt tại vùng Vân Nam –Trung Quốc vào tháng 6 năm 1940.’253 S.Q.Judge đã dựa vào bản báo cáo của ở mật thám Pháp đề ngày 5 tháng 12 năm 1940 hiện nay vẫn còn lưu trử tại Trung tâm Văn khố Hải Ngoại ở Aix-en-Provence, tỉnh Marseille – Pháp Quốc/ Centre des Archives d'Outre-Mer viết tắt là CAOM hay AOM dưới số hiệu SPCE 385, Fiche de Référence, Sureté Cochinchine, no.7624-S, 5 Décembre 1940.254 Từ nguồn tư liệu nầy, có thể suy định như sau: - Phan Đăng Lưu đã gặp nhóm NAQ, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp ở Côn Minh để tham khảo ý kiến và đã được họ cố vấn là phải đình hoãn cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ. - Trong khi Phan Đang Lưu còn ở Côn Minh, thì nhóm Xứ ủy Bắc kỳ đã tự động triệu tập các ủy viên của Xứ ủy tiến hành hội nghị ở Đình Bản từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940 để thành lập một Ban Chấp Hành Trung Ương mới cho Đảng Cộng Sản Đông Dương. Theo tài liệu, văn kiện của ĐCSVN thì Phan Đăng Lưu có tham dự vào hội nghị thay ngôi đổi chủ nầy nhưng theo S.Q.Judge thì tại hội nghị chỉ có Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ và Trần Đăng Ninh.255 Như vậy tức là trung tâm đầu não lãnh đạo của ĐCSĐD ở Sài Gòn kể từ lúc nầy trở đi không còn nữa và Trường Chinh giữ chức quyền Tổng Bí thư của ĐCSĐD. Đây cũng là một trường hợp trong hầu hết các trường hợp mà miền Nam lúc nào cũng đi trước nhưng luôn luôn cứ phải bị về sau. - Khi Phan Đăng Lưu từ Trung Quốc trở về Bắc Kỳ - có thể là sau ngày 23-11-1940 tức là sau ngày khởi động của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ- thì đương sự phải báo cáo với nhóm lãnh đạo mới của ĐCSĐD về những ý kiến cố vấn của nhóm NAQ ở Côn Minh chủ trương đình hoãn cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Phan Đang Lưu cần một chỉ thị, một lệnh truyền đình hoãn cuộc Khởi nghĩa. Nhóm NAQ ở Côn Minh vào lúc nầy không có quyền hạn gì để ra lệnh cho Xứ ủy Nam Kỳ hủy bỏ cuộc Khởi nghĩa. Hơn nữa cho dù lệnh truyền nầy có được chuyển đi vào Nam Kỳ vào lúc nầy thì cũng đã quá trễ. Hậu quả tai hại từ sự thất bại của cuộc Khởi Nghĩa thật là trầm trọng. Dĩ nhiên là Ban thường vụ trung ương mới của ĐCSĐD đã hay tin về sự thất bại của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ và cũng nhìn thấy trách nhiệm vì sự đáp ứng chậm trễ của những người lãnh đạo mới ĐCSĐD ở Bắc kỳ. Phải làm sao để hoá giải trách nhiệm nặng nề nầy. Vậy thì phải nương theo sự cố vấn của nhóm NAQ ở Côn _____________ 253 254 255
S.Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, sđd., tr.239 S.Q.Judge, -nt- , ghi chú số 64, tr. 295. S.Q.Judge,-nt- , tr.244.
VSTK - 3030
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Minh và lấy danh nghĩa là lệnh truyền của Ban thường vụ Trung Ương ĐCSD do Trường Chinh giữ vai trò quyền Tổng Bí Thư để sai phái Phan Đăng Lưu tức tốc trở vào Nam truyền lệnh đình hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. - Nếu như Ban Thường vụ trung ương mới của ĐCSĐD ở Bắc Kỳ đã biết cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã thất bại và các đảng viên của Xứ ủy Nam Kỳ đang bị càng quét, giết hại bởi chính quyền quân sự thuộc địa Pháp thì tại sao lại cứ đẩy Phan Đăng Lưu đi tìm đường chết? Nhỗ cỏ tận gốc hay vì một lý do nào khác? Tiến sĩ S.Q.Judge có đưa ra một dữ kiện rất đáng chú ý: “tại Viện Bảo tàng Cách Mạng thành phố Hồ Chí Minh có chưng bày một mẫu ‘Thông cáo khẩn cấp’ được gửi đi từ Ban thường vụ trung ương ĐCSĐD yêu cầu các đảng bộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ yễm trợ cho cuộc Khở nghĩa Nam Kỳ. Nội dung tờ thông cáo viết rằng cuộc nổi dậy đã bắt đầu vào ngày 23 tháng 11; nhiệm vụ của Đảng Bộ Trung-Bắc Kỳ là tạo thêm thanh thế cho các quân binh trong cuộc nổi dậy bằng cách đánh lạc hướng các lực lượng của đế quốc. Nếu tài liệu nầy là xác thật thì nó cho người ta thấy được rằng ít ra một số người miền Nam vẫn đinh ninh là Ban Chấp hiện đang ở Nam Kỳ”. Chú giải số 84 nơi trang 245 cho biết thêm là: ‘Tháng 2 năm 1995, S.Q.Judge đã nhìn thấy tận mắt tài liệu nầy chưng bày nơi Viện Bảo tàng Cách Mạng tại thành phố HCM’.256 Truy cứu nội dung của tờ Thông cáo nầy do S.Q.Judge mô tả bằng Anh ngữ thì thấy: - Tác giả dùng Standing Committee of the ICP CC/Ban Thường Vụ Trung Ương ĐCSĐD nhưng không thể cho biềt là BTVTU cũ ở Nam Kỳ hay BTVTU mới khai sinh ra ở Bắc Kỳ do Trường Chinh giữ quyền Tổng Bí Thư. - Tờ Thông cáo cho biết là cuộc nổi dậy đã xảy ra từ 23-11-1940 tức là tờ thông cáo nầy chỉ được viết ra và phổ biến sau ngày 23-11-1940. Do đó:
30
31
32
33
34
35
36
37
- Không thể nói đây là thông cáo khẩn cấp của Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSĐD ở Nam Kỳ bởi vì hầu như toàn thể những cán bộ cấp cao trong Ban chấp hành nầy đã bị cảnh sát và mật thám Pháp bắt giam trước khi cuộc Nam Kỳ khởi phát vào ngày 23-11-1940. - Cũng không thể nói l tờ thông cáo khẩn cấp là sản phẩm của Tạ Uyên bởi vì ngày 22 tháng 11 năm 1940, chỉ trước cuộc khởi nghĩa một hôm, Tạ Uyên - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ - bị bắt tại Sài gòn. _______________ 256,
S.Q.Judge, s.đ.d., trang 245 và chú giải số 84
VSTK - 3031
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tờ thông cáo khẩn cấp biểu lộ một cách rõ ràng sự đồng tình của tác giả đối với cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ và với cung cách và ngôn từ của cấp lãnh đạo ban chỉ thị cho thuộc hạ của mình thi hành. Cấp lãnh đạo nầy phải cao hơn cấp Xứ ủy của 3 Kỳ và chỉ nhắm tới 2 đảng bộ ĐCSĐD ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Do đó có thể nói là tờ thông cáo không xuất hiện ở Nam Kỳ ngay cả sau khi cuộc khởi nghĩa bị dẹp tan. Nhưng tại sao nó lại nằm nơi Viện Bảo tàng cách mạng của CSVN ở thành phố HCM sau ngày 30 tháng 4 năm 1975? Nội dung của tờ thông cáo do S.Q.J ghi lại bằng Anh ngữ khá chính xác so với một bản thông cáo do tác giả Pháp Daniel Héméry trích dẫn trong sách Ho Chi Minh - De l’Indochine au Vietnam, nơi trang 79. Dưới đây là tờ Thông cáo do Daniel Héméry trích dẫn nơi trang 79:
(257)
Thông cáo khẩn cấp của Ban thường vụ trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương Các đồng chí, Các chiến sĩ cách mạng, Cuộc bạo động ở Nam Kỳ bùng nổ từ hôm 23-11- 40. Các dân tộc Đông dương đã đến lúc phải giết quân thù để tự giải phóng cho mình. Muốn đươc như vậy, nhiệm vụ của đảng bộ Trung-Bắc Kỳ là phải lập tức tổ chức những cuộc hưởng ứng đặng gây thêm thanh thế cho quân bạo động, đặng phân chia lực lượng đế quốc khủng bố.
________________ 257
Daniel Hémery, Ho Chi Minh-De l’Indochine au Vietnam, NXB. Gallimard (1990), tr.79.
VSTK - 3032
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
S.Q. Judge đã thấy tài liệu nầy tận mắt, Daniel Hémery đã sao chụp tài liệu nầy đưa vào sách của mình. Vậy tại sao S.Q.Judge lại viết rằng: If this document is authentic.... (Nếu tài liệu này là thật. . . .) còn Daniel Héméry thì chỉ trích dẫn và chú giải một cách chung chung vô tội vạ mà cũng không ghi rõ nguồn gốc của bản tài liệu nầy hoặc do ai cung cấp cho đương sự: ‘Vào tháng 11-1940 lưu hành bản sao tờ “Thông cáo khẩn cấp” nầy của Ủy ban thường vụ trung ương ĐCSĐD, kêu gọi đất nước chiến đấu các thế lực thuộc địa đang đàn áp đỗ máu cuộc nổi dậy Nam Kỳ.’258 Daniel Héméry đã lặp lững không nói rõ Ủy Ban thường vụ trung ương ĐCSĐD vào tháng 11-1940 ở đâu, ở Bắc Kỳ hay ở Nam Kỳ? Không biết hay biết nhưng vì muốn bao che mà không nói ra? Là một người thâm cứu Sử học lừng danh như đương sự thì không thể viết một cách chung chung như thế bởi vì đương sự nhất định phải biết rõ là vào tháng 11-1940 chỉ có một Ủy ban thường vụ trung ương ĐCSĐD toàn vẹn không bị cảnh sát mật vụ của chính quyền thực dân thuộc địa Pháp đàn áp, bắt giữ hay giam nhốt. Tiền thân của Ủy ban thường vụ nầy là nhóm Xứ ủy CSĐD ở Bắc Kỳ: trong tháng 11-1940 Xứ ủy ĐCSĐD ở Bắc Kỳ đã nắm lây thời cơ biến động đang xảy ra ở Nam Kỳ để tự quyền hội họp ở làng Đình Bản-Bắc Ninh làm một cuộc ‘đảo chánh’ giành lấy quyền lãnh đạo ĐCSĐD. Tiến sỹ S.Q. Judge đã viết về cuộc hội họp nầy của Xứ Ủy Bắc Kỳ như sau: William Duiker dựa trên những cuộc phỏng vấn ở Hà Nội viết rằng Lưu đã gặp những thành viên của Xứ ủy Bắc Kỳ, những người nầy vào đầu tháng 111940 đã tổ chức lại Ủy Ban Trung Ương, đề cử Đặng Xuân Khu, tức là Trường Chinh sau nầy, nắm giữ quyền Tổng Bí Thư. Những thành viên khác gồm có Hoàng Quốc Việt (đã thuộc thành phần ủy Ban Trung Ương ít nhất là từ 1937), Hoàng Văn Thụ và Trần Đăng Ninh, người đang chỉ đạo phong trào khởi nghĩa Bắc Sơn. Đây có vẻ là cách giải thích khả chấp hơn hết để cho thấy cách thức giải quyết sự khủng hoảng thừa kế ĐCSĐD, cho dù rằng không rõ là kể từ lúc nào cuộc họp tháng 11 đã được xác nhận như là Hội Nghị lần thứ Bảy.259
22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
32
33
34
35
36
37
38
39
W.J.Duiker cũng viết rằng theo Lịch sử Đảng do ĐCSVN viết thì ‘cuộc hội họp nầy được khoác cho nhãn hiệu Đại Hội Toàn Thể lần thứ 7 ĐCSĐD nhưng theo các nguồn tin ở Hà Nội xác nhận sự thật thì từ gốc gác nguyên thủy lúc đó nó chính là một cuộc hội họp của ủy ban địa phương.’260 Như vậy, cho đến khi nào có một nguồn tài liệu, tin tức công khai, chinh chắn, vô tư và đáng tín nhiệm từ chính quyển ĐCSVN hiện tại để xác nhận hay bác bỏ tờ thông cáo khẩn cấp nầy, tạm thời có thể kết luận ____________________________
Daniel Hémery, Ho Chi Minh-De l’Indochine au Vietnam,s.đ.d., tr.79 S.Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, s.đ.d, tr. 244 và ghi chú số 83. cho biết là W.Duiker đã viêt như thế trong sách The Communist Road to Power nơi trang 66. 260 W.J.Duiker, Ho Chi Minh, A Life, s.đ.d., tr.247, ghi chú số 22 nơi trang 625. 258 259
VSTK - 3033
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29 30 31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
rằng đây là sản phẩm của Xứ Ủy ĐCSĐD Bắc Kỳ sau khi chiếm đoạt quyền lãnh đạo tối cao ĐCSĐD: trung tâm quyền lực đầu não ĐCSĐD đã bị di dời từ miền Nam Kỳ ra miền Bắc và những thành phần Cộng Sản miền Nam kể từ tháng 11-1940 sẽ phải tiếp tục gánh chịu thân phận Đi trước về sau của mình cho tới sau ngày 30-4-1975 để rồi chỉ còn là dỉ vãng trong lịch sử Việt Nam. Đến đây câu hỏi nêu ra là tại sao Ban thường vụ Trung ương mới của ĐCSĐD không ban truyền ngay tờ thông cáo khẩn cấp nầy trước khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ khởi động? Bởi vì ban lệnh truyền ngay thì có nghĩa là họ đồng tình với chương trình Khởi nghĩa của Nam Kỳ và nếu cuộc khởi nghĩa thất bại thì họ sẽ phải gánh lấy hết mọi trách nhiệm kèm thêm tội tiếm quyền lãnh đạo ĐCSĐD không danh chính ngôn thuận của họ. Ngoài ra họ còn chờ Phan Đăng Lưu trở về để xem chủ trương của nhóm NAQ ở Côn minh như thế nào đối với cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Khi Phan Đăng Lưu trở lại Bắc Kỳ truyền đạt chủ trương hủy bỏ kế hoạch khởi nghĩa Nam Kỳ của nhóm NAQ ở Côn Minh thì đã quá trễ vì cuộc nổi dậy đã khởi phát từ ngày 23-11-1940. Ban Thường vụ Trung Ương mới của ĐCSĐD phải hối thúc Phan Đăng Lưu trở vào Nam ngay để truyền lệnh ngưng cuộc khởi nghĩa mặc dù họ biết rằng đây là một việc làm vô ích. Cần lưu ý rằng, đây là buổi họp khẩn cấp của Ban Thường Vụ Ủy Ban Trung Ương Mới (UBTVTUM) do Đặng Xuân Khu lãnh đạo để biểu quyết đồng ý dời ngày khởi nghĩa ở miền Nam nhưng và tiếp tục phát triển các lực lượng vũ trang ở Bắc Sơn. Trong lần họp khẩn cấp nầy Phan Đăng Lưu có mặt với vị thế là một cấp thừa sai thi hành những chỉ thị và quyết định của UBTVTUM. Có thể là từ buổi họp khẩn cấp nầy mà Văn kiện ĐCS Việt Nam khi được công khai hóa đãi viết một cách khẳng định rằng Phan Đăng Lưu có tham dự vào buổi hội họp của của Đảng Bộ Xứ Ủy Bắc Kỳ tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940 mặc dù trong thời gian nầy Phan Đăng Lưu đã đi sang Côn Minh từ tháng 6-1940 để tìm gặp nhóm NAQ như đã được truy cứu.
Đồng thời UBTVTUM thấy cần phải có một dấu vết gì đó để lại nhằm mục đích chứng tỏ cho người miền Nam thấy rằng người miền Bắc đã có hưởng ứng và chủ động hổ trợ cho cho người miền Nam trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Chứng tích đó chính là tờ truyền đơn thông cáo khẩn cấp của Ban Thường vụ Trung ương ĐCSĐD gửi cho các đảng bộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau ngày 23-11-1940. Đương nhiên là không cần phải gửi thông cáo khẩn cấp nầy cho đảng bộ miền Nam vì đảng bộ nầy đã bị tan rả như rắn mất đầu kể từ trước ngày 23 -11- 1940. Thêm một thắc mắc khác là miền Nam hiện còn lưu giữ một bản thông cáo khẩn cấp nầy, còn miền Bắc và miền Trung có còn vết tích gì VSTK - 3034
1
2
3
4
5
6
7
về bản thông cáo đó hay không? Một số rất đồ sộ các văn kiện, tài liệu...”mật” của ĐCSVN hiện nay đã được công khai hoá trên sách, báo hoặc mạng lưới Internet- rất có thể là sau khi đã được trau chuốt lại một cách kỷ lưỡng- nhưng vẫn chưa có thể tìm thấy tài liệu nào có một hình thức giống như tờ thông cáo nầy. Những nhà nghiên cứu Sử Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục theo dõi và truy cứu cội nguồn đích xác hay ngụy tạo của tờ thông cáo khẩn cấp nầy. *
9. Hoạt Động của Việt Minh ở vùng biên giới Hoa-Việt 1942 – 1944
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Sau khi thiết đặt được những cơ sở hoạt động cho mặt trận Việt Minh trên các vùng lãnh thổ Việt Nam ở sát biên giới Việt-Hoa, vào thượng tuần tháng 8-1942, NAQ thực hiện một chuyến đi Trùng Khánh để tìm sự hổ trợ của chính quyền Trung Quốc dưới chiêu bài hợp tác chống Phát xít Nhật-Pháp ở Đông Dương và sự công nhận của quốc tế đối với mặt trận Việt Minh. Vào lúc đó Trùng Khánh là thủ phủ chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. TheoW.J Duiker thì có nhiều nguồn tài tài liệu Việt Nam khác cho rằng mục đích của chuyền đi nầy là sang tiếp xúc với các đại biểu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Tổng hành dinh của họ cũng đóng ở Trùng Khánh. Tuy nhiên Duiker không cho biết là những tài liệu Việt Nam nào đã cung cấp nguồn tin như thế.261. Hoàng Văn Hoan trong sách Giọt nước trong Biển cả thì nhất quyết là NAQ đi tìm Tưởng Giới Thạch bởi vì nước Trung Hoa hiện giờ do họ Tưởng đứng đầu là một thành viên trong phe Đồng Minh (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Sô,Trung Quốc) chống phe Trục Phát xít Đức-Nhật-Ý. Để tránh mật thám và công an Pháp ở biên giới, NAQ xử dụng căn cước giả đã từng được xử dụng từ trước với tên Hồ Chí Minh (HCM). Khi HCM đến thị trấn Túc Vinh thuộc huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây thị bị nhà cầm quyền của Trung Hoa Dân Quốc bắt giữ suốt hơn một năm với mấy chục lần bị áp giải từ nhà tù nầy qua nhà tù khác vì bị tình nghi làm gián điệp. Nhà tù cuối cùng là nhà tù ở Liễu Châu. Vào mùa Xuân năm 1943, Tổng đốc quân quản tỉnh Quảng Tây là Trương Phát Khuê điều tra được lý lịch HCM là một đảng viên của Quốc tế Cộng Sản, chức quyền quân quản của THQDĐ bắt đầu đối xử ưu đãi HCM theo chế độ giam giữ cãi tạo áp dụng cho phạm nhân bị tình nghi hoạt động cho Cộng Sản Trung Quốc. Theo Hoàng Văn Hoan thì khi biết được tin NAQ bị bắt, ủy viên trung ương ĐCSĐD (1935) là Hoàng Đình Giong lấy danh nghĩa là thành viên Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam đánh điện cho con của Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen) là Tôn _________________ 261
W.j.Duiker, s.đ.d., tr. 264.
VSTK - 3035
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Khoa (Sun Ke) ,Viện Trưởng Viện Lập Pháp Trung Quốc, yêu cầu thả ngay HCM nêu rõ lý do là HCM trên đường sang Trùng Khánh để gặp Thống chế Tưởng Giới Thạch262 nhưng sự can thiệp nầy không có kết quả vì lúc đó quân quản Quảng Tây không rõ HCM hiện đang bị giam giữ ở đâu. Sau khi HCM bị bắt vài tháng, tướng quân quản Trương Phát Khuê quy tựu để liên minh các các tổ chức Việt Nam không Cộng sản đang lưu vong ở Quảng Tây để thành lập ra Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) chống Phát xít Nhật-Pháp dưới sự lãnh đạo của một ủy ban thường trực mà đa số là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng và do tướng phụ tá của Trường Phát Khuê là Hầu Chi Minh (Hou Zhiming) làm cố vấn. Thành phần lãnh đạo Việt Cách kém khả năng tổ chức, không có uy tín, phe phái và không sẵn sàng về nước hành động như ý muốn của tướng họ Trương. Nghe theo lời cố vấn của tướng phụ tá Tiêu Văn (Hsiao Wen), Trương Phát Khuê đồng ý để cho HCM tham kiến vào việc cải tổ Hội Việt Cách và đặt Tiêu Văn làm cố vấn hội thay thế tướng Hầu Chi Minh (Hou Zhiming). Để chỉnh đốn lại Hội Việt Cách, ngày 25-3-1944 Trương Phát Khuê triệu tập Đại Hội Việt Cách hải ngoại tại Liễu Châu một lần nữa gồm có những đại biểu của Việt Minh (ĐCSĐD) là Phạm Văn Đồng và Lê Tòng Sơn, VNQDĐ, Đảng Đại Việt. Hội nghị bầu ra một Ban Chấp hành trung ương gồm có 7 ủy viên; HCM được bầu làm ủy viên trung ương dự khuyết và không bao lâu trở thành ủy viên chính thức. Theo Hoàng Văn Hoan thì Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tố chống đối vì trong ban lãnh đạo Việt Cách giờ đây có quá nhiều thành phần của Việt Minh nhưng cả hai người nầy đều bị tướng Tiêu Văn khai trừ. Ngày 30-6-1944, Việt Nam Dân Chủ Đảng được thành lập với sự yểm trợ của ĐCSĐD. Đảng nầy do Dương Đức Hiền (luật gia), Cù Huy Cận (Kỹ sư Canh Nông), Hùynh Bá Nhung (y sĩ) lãnh đạo. Nhưng chỉ sau một tháng thì đảng nầy tự nguyện gia nhập vào Mặt Trận Việt Minh263 Cuối tháng 8-1944 HCM lên đường trở về nước cùng với 18 khóa sinh Việt Nam vừa mới tốt nghiệp trườn huấn luyện Liễu Châu do Tướng Trương Phát Khuê thành lập. HCM được tướng họ Trương cung cấp đầy đủ giấy tờ, thuốc men, tiền bạc chi dụng cần thiết và một khẩu súng nhỏ để tự vệ. Cuối tháng 8-1944 HCM và đoàn tùy tùng rời Liễu Châu qua Long Châu, đến Tịnh Tây, Bình Mãng và về tới Cao Bằng/ Pac-Bó ngày 20-9-1944.264 ____________________ 262 263 264
W.j.Duiker, s.đ.d., tr. 269. Dương Trung Quốc, Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945), s.đ.d., tr. 378. W.j.Duiker, s.đ.d., tr. 276. Cũng xem:Hoàng Văn Hoan, s.đ.d.
VSTK - 3036
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Từ tháng 7-1944, liên tỉnh ủy ĐCSĐD các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn tự quyền phát động chiến tranh du kích và chuẩn bị gắp rút để đồng khởi. Tuy nhiên khi HCM về tới vùng lãnh thổ biên giới ViệtHoa (tháng 9-1940) đã khuyến cáo ngưng việc thực hiện kế hoạch đồng khởi vì sợ sẽ bị chính quyền thực dân Pháp tập trung binh lực để đàn áp. Tháng 12-1944, HCM ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân giao cho Võ Nguyên Giáp phụ trách tổ chức và chỉ huy. Theo Dương Trung Quốc thì đơn vị quân sự đầu tiên nầy của Việt Minh và gồm có 3 tiểu đội gồm có những cán binh du kích vùng Cao-Bắc-Lạng được chọn lựa.265 Theo P. Desvillers thì đội quân nầy là đội quân du kích sơ khởi của Chu Văn Tấn xây dựng và chỉ huy trước đây đã tạo một vài thành tích đánh phá đồn bót ở các sở huyện vùng Cao Bằng khiến cho chính quyền thực dân Pháp kể từ cuối tháng 11-1943 phải dùng vệ binh Đông Dương để liên tiếp tổ chức nhiều cuộc hành quân tuần thám và tìm diệt bộ đội du kích Việt Minh nơi các vùng tập trung dân tộc Mèo-Mán và kể từ mùa Thu năm 1944, những hoạt động du kích của Việt Minh phải rút lui vào các vùng mật khu núi rừng hiểm trở của miền thượng du Bắc Kỳ.266 * Tất cả những kê cứu từ Chương 1 đến Chương 4 trong tập Việt Sử Tân Khảo nầy là để tìm ra những nghi vấn tồn động trong lịch sử Việt Nam Bằng cách đi ngược dòng thời gian từ khi Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị cho đến khi HCM đọc Tuyên ngôn độc lập và loan truyền quốc hiệu nước Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam vào ngày 02/09/1945 để từ đó truy xét nguồn gốc chính danh của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập nầy cũng như xác định xem HCM đã lựa chọn quốc hiệu nào, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hay nước Cộng Hoà Việt Nam (Không có 2 chữ Dân Chủ) và chính sách nào cho chính phủ Việt Minh do Ông thành lập vào mùa Thu năm 1945 bởi vì sau đó chính quyền Việt Minh, HCM, và ĐCSVN khi thì dùng tiêu đề Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, khi khác thì dùng nước Cộng Hoà Việt Nam và cuối cùng là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (sau 1975). Tình trạng thay đổi danh xưng quốc hiệu như thế tới nay vẫn còn là một nghi vấn lịch sử tồn động mà chính quyền CSVN hiện tại chưa giải thích thỏa đáng. Tiến trình kê cứu nầy cũng cho thấy Việt Nam Cộng Hoà Quốc và chính phủ của nước nầy đã được thành lập lần đầu tiên tại miền Nam Việt Nam kể từ 23-11-1939 tức là vào lúc nổ ra cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và từ đó có thể suy định rằng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hay nước Cộng Hoà Việt Nam của HCM Nghĩa và từ đó có thể suy định ____________ 265
Dương Trung Quốc, s.đ.d., tr.383.
266
P.Desvillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1942, NXB. Du Seuil, (Paris, 1952) tr.107. VSTK - 3037
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
rằng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hay nước hay nước Cộng Hoà Việt Nam của HCM Nghĩa và từ đó có thể suy định rằng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hay nước Cộng Hoà Việt Nam của HCM không phải là do HCM sáng tạo cũng giống như Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 29.1945 cũng không phải là do Ông Hồ sáng tác hoàn toàn mà cũng không phải là bản tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của nước Việt Nam trong sau ngày chính quyền thuộc địa của Pháp ờ Đông Dương tạm thời bị quân Nhật đảo chính vào ngày 9-3-1945 mà hậu quả là các lực lượng quân sự của Pháp trên toàn cõi nước Việt Nam hoàn toàn bị tan rã và toàn bộ Đông Dương trở thành thuộc địa của Phát xít quân phiệt Nhật. Những biến cố lịch sử gì đã xảy ra từ sau khi Nhật làm chủ Đông Dương cho đến ngày 2-9-1945 cũng đã được kê cứu và không cần thiết phải lập nữa để đi vào phần nội dung của chương 5 sau đây.
VSTK - 3038
CHƯƠNG 5
ĐÔNG DƯƠNG TỪ THÁNG 9-1945 ĐẾN THÁNG 6-1946 1
2
3
4
5
6
7
Khi quân trung Trung Hoa đặt chân lên lãnh thổ Bắc Kỳ vào ngày 99-1945 thì họ phải đối đầu với một một thực trạng: Mặt trận Việt Minh của ĐCSĐD đã cướp chính quyền ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ngược lại, ở Nam Kỳ cuộc biểu tình ủng hộ ngày lễ độc lập 2-9-1945 cùng với việc thành lập Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời ở Nam Bộ đã bị thực dân Pháp đảo chánh và càn quét vào ngày 23-9-1945 nhờ có sự trợ giúp của đội quân giải giới Anh ở Sài Gòn.
8 9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Trong khi đó thì Jean Sainteny được xem như là đại diện đầu tiên của chính phủ De Gaulle ở Bắc Kỳ đang cố gắng bảo tồn chủ quyền bảo hộ của người Pháp tại Phủ thống sứ Pháp ở Hà Nội. Phủ Thống sứ nầy theo lời yêu cầu của Jean Sainteny đã được một sĩ quan Nhật giữ nhiệm vụ giữ an ninh trật tự ở Hà Nội chuyển giao cho từ 22-8-1945.267 Chính tại nơi nầy, J.Sainteny đã tiếp xúc lần đầu tiên với những thành phần đầu não của chính phủ lâm thời của Việt Minh là Võ Nguyên Giáp và Dương Đức Hiền vào ngày 27-8-1945 qua trung gian giới thiệu của đại úy tình báo OSS Mỹ A.Patti. Về phía Việt Minh, mục đích của cuộc gặp mặt là muốn dò xét phản ứng của người Pháp bằng cách ‘xin những lời cố vấn và chỉ thị’268, về việc họ cướp chính quyền, thành lập chính phủ và chương trình hành động sắp tới của họ. Sau ngày 2-9-1945, dưới áp lực của quân Trung Hoa, Sainteny và nhóm cộng sự viên của đương sự phải rời khỏi phủ Thống Sứ Bắc Kỳ vào ngày 10-9-1945.269
Ngày 3-10-1945, đoàn quân viễn chinh tăng cường của Pháp do chính quyền Charles de Gaulle sai phái và do tướng Leclerc chỉ huy đã tới Sài Gòn: chiến tranh Đông Dương có thể xem như là khởi phát kể từ lúc nầy. _____________________ 267 268 269
J.Sainteny, Hitoire d’une paix manqué, s.đ.d., tr. 77. J.Sainteny, Hitoire d’une paix manqué, s.đ.d., tr. 86. J.Sainteny, Hitoire d’une paix manqué, s.đ.d., tr. 99.
VSTK - 3039
1/ Quân Pháp chuẩn bị trở lại Đông Dương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nghi thức ký kết đầu hàng của chính phủ và tổng tư lệnh quân đội hoàng gia Nhật Bản được tiến hành trên chiến hạm USS Missouri vào sáng ngày 2-9-1945. Phía đồng minh gồm có tuớng MacArthur tổng tư lệnh các lực lượng đồng minh cùng với đại diện quân sự của nhiều nước khác trong đó có Anh, Mỹ, Liên Sô, Pháp,Trung Hoa,Hoà Lan, Úc, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan. Tướng Leclerc đại diện cho Pháp. Phía Nhật Bản có ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu đại diện cho hoàng đế Hirohito và chính phủ Nhật cùng với tướng Tổng Tham Mưu trưởng Yosshijiro Umezu. Văn kiện đầu hàng được ký thành hai bản: một bản cho phe chiến thắng Đồng Minh và một bản cho phía chiến bại Nhật Bản. Một phần nội dung của văn kiện đầu hàng nầy được trích dẫn như sau: “Do đó, “- chúng tôi ra lệnh cho các tổng tư lệnh hoàng gia Nhật ra lệnh ngay tức khắc cho các tư lệnh của tất cả lực lượng Nhật và tất cả những lực lượng dưới quyền kiểm soát của Nhật ở bất cứ nơi đâu phải đầu hàng vô điều kiện cùng với tất cả những lực lượng dưới quyền kiểm soát của họ. “- chúng tôi ra lệnh cho chính phủ và tổng tư lệnh hoàng gia Nhật phải trả tự do ngay tức khắc những tù binh của Đồng Minh và những thường dân bị quản thúc hiện đang dưới sự canh giữ của Nhật, lo liệu việc bảo vệ, chăm sóc, bảo quản cho họ và chuyển dời họ ngay đến những nơi an toàn như đã định.270
13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23
24
25
26
27
28
29
30
Sau khi nghi thức ký kết đầu hàng kết thúc, phái đoàn Nhật Bản còn được giao cho một Bản Mệnh Lệnh số 1 thảo ra sẵn từ trước bởi bộ Tư lệnh liên quân và đã được tổng thống Hoa Kỳ phê chuẩn bao gồm những chỉ thị giải giới quân đội Nhật. Bản Mệnh Lệnh số 1 ghi rõ rằng mỗi tư lệnh quân khu của Nhật phải tiếp xúc ngay với viên tư lệnh của Đồng Minh đã được chỉ định hay người được cử thay quyền tại một trong 6 vùng tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật như sau: (a) Tất cả các chỉ huy trưởng hải, lục, không quân và các lực lượng phụ thuộc của Nhật nơi tất cả mọi vùng lãnh thổ trên nước Trung Hoa (ngoại trừ Mãn Châu), Đài Loan, vùng phía Bắc Đông Dương thuộc Pháp nằm về phía Bắc vĩ tuyến thứ 16 phải ra đầu hàng với Thống soái
31 32 33 34
___________ Nguồn Internet ngày 24/11/2011: Report of Surrender and Occupation of Japan, Naval Historical Center, Washington DC. (http://www.history.navy.mil/faqs/faq69-1.htm): "We hereby command the Japanese Imperial General Headquarters to issue at once orders to the commanders of all Japanese forces and all forces under Japanese control wherever situated to surrender unconditionally themselves and all forces under their control. "We hereby command the Japanese Imperial Government and the Japanese Imperial General Headquarters at once to liberate all Allied Prisoners of War and civilian internees now under Japanese control and to provide for their protection, care, maintenance, and immediate transportation to places as directed. 270
VSTK - 3040
Tưởng Giới Thạch.
1
(b) . . . . . (c) . . . . .
2 3
(d) . . . . . (e) Tất cả các chỉ huy trưởng hải, lục, không quân và các lực lượng phụ thuộc của Nhật nơi tất cả mọi vùng lãnh thổ. . . . . . . . .Miến Điện, Thái Lan, Đông Dương thuộc Pháp (từ phía nam vĩ tuyến thứ 16), Mã Lai, Sumatra, Nam Dương ….. . . phải ra đầu hàng với viên chỉ huy tối cao quân lực Đồng Minh, tư lệnh vùng Đông Nam Á Châu là phó đô đốc Louis Mountbatten.271
4 5 6 7 8 9 10
Chiến hạm USS Missouri
Ngoại trưởng Nhật
Hoà Lan
Mỹ
Các tư lệnh Đồng Minh
TTL. quân đội Nhật
12
Tư lệnh tôi cao Đồng Minh MacArthur
Trung Hoa
Liên Sô
Anh
Úc
Tân Tây Lan 11
Phái đoàn bại trận Nhật Bản
Pháp
Gia Nã Đại
(272)
Sự phân chia vùng trách nhiệm cho Tưởng Giới Thạch giải giới quân đội Nhật theo bản Mệnh Lệnh số 1 đã được tổng thống Mỹ Harry ___________________
Nguồn Internet 24/11/ 1011: http://www.history.navy.mil/faqs/faq69-1.htm. Cũng xem: Allan W.Cameron, ‘Viet-Nam Crisis’, A Documentary History Volume I: 1940-1956. NXB. Cornell University. NY. 1971, tr. 45, ghi chú số 30. 272 Nguồn internet 24/11/2011: Japanese Sign Final Surrender , http://enka2.netorage.com:9711/ harddisk/user/lyk36/mumess/376-macarthurjap.htm 271
VSTK - 3041
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
S.Truman thông tri cho họ Tưởng từ trước qua một công điện tối mật đề ngày 1-8-1945 gửi cho đại sứ Mỹ Hurley ở Trung Hoa. Nội dung của thông tri nầy cho thấy rằng sự chia vùng giải giới quân đội Nhật trên các vùng lãnh thổ Đông Dương đã được sắp xếp giữa tổng thống Mỹ Harry S.Truman và thủ tướng Anh W.Churchill ở Hội Nghị Postdam.272 Một bức mật điện khác đề ngày 14-8-1945 của ngoại trưởng Hoa Kỳ James Byrne gửi cho đại sứ Mỹ Caffrey ở Paris cho thấy rằng Mỹ đề nghị Anh Quốc và Trung Hoa mời đại diện của nước Pháp hiện diện trong khi tiến hành thủ tục tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Bức điện cũng ghi rõ là việc phân chia vùng trách nhiệm giải giới quân Nhật ở Đông Dương là hoàn toàn không có tính cách chính trị.273 Như vậy có nghĩa là sau khi hoàn tất tiến trình giải giới quân Nhật, Trung Hoa và Anh Quốc sẽ không được can thiệp vào việc tranh giành quyền làm chủ Đông Dương giữa nước Pháp và các phe phái chính trị ở Đông Dương. Đề nghị nầy của Mỹ bắt nguồn từ cuộc công du của tướng Charles de Gaulle Nước Pháp Tự Do qua nước Mỹ để gặp tân tổng thống Mỹ Harry S.Truman ở Washington. Trong cuộc gặp gỡ giữa 2 nguyên thủ quốc gia nầy, tổng thống Mỹ tuyên bố rằng ‘chính phủ Mỹ không phản đối việc quân đội và chính quyền Pháp trở lại Đông Dương để xác quyết chủ quyền thuộc địa và bảo hộ của Pháp trên vùng đất nầy.’274
21 22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Phó đô đốc E. Mountbatten được giao trách nhiệm kiểm soát bộ tổng tham mưu tối cao các lực lượng viễn chinh của Nhật ở những vùng lãnh thổ Đông Dương phía Nam vĩ tuyến thứ 16 do tướng Terauchi đóng Tổng hành dinh ở Sàigòn đảm trách. Lực lượng giải giới của Mountbatten không được chiếm đóng thêm lãnh thổ khác của Đông Dương, phải rút quân ngay sau khi đã hoàn tất việc giải giới và tất cả các tù binh chiến tranh thuộc Đồng Minh hay những người bị giam giữ đã được Nhật giao trả. Các lực lượng quân sự Pháp sẽ giao cho các chức quyền dân sự đảm nhiệm việc Hành Chánh cai trị trong nước bao gồm cả những vùng chính yếu do lực lượng quân sự giải giới của Mountbatten chịu trách nhiệm. Chủ trương nầy đã được thoả thuận trong những văn kiện mà tướng Leclerc đại diện cho chính quyền nước Pháp Tự Do của De Gaulle đã được xuất trình cho tướng MacArthur ở thủ đô Tokyo/Nhật Bản. Tuy nhiên, mặc dù tuân thủ các quy định của bản Mệnh Lệnh Số 1 nhưng các chức quyền Pháp vẫn xác quyết chủ quyền của họ ở Đông Dương và quyền xử dụng bất cứ biện pháp nào mà họ thấy cần thiết trong khi họ vẫn tiếp tục thông báo đến các lực lượng Đống Minh.275 ______________ Allan W.Cameron, ‘Viet-Nam Crisis’, sđd., tr. 44 Allan W.Cameron, ‘Viet-Nam Crisis’, sđd., tr. 45,46 274 Allan W.Cameron, ‘Viet-Nam Crisis’, sđd., tr. 28 và ghi chú số 11. 275 Allan W.Cameron, ‘Viet-Nam Crisis’, Report to the Combined Chiefs of Staff by the Supreme Allied Commander, South East Asia [Extract], sđd., tr. 55-62 272 273
VSTK - 3042
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33 34 35 36 37 38
Những chi tiết về hoạt động của đoàn quân giải giới Anh quốc vừa kể ở phần trên là căn cứ trên bản phúc trình của phó đô đốc E. Mountbatten, tư lệnh tối cao vùng Đông Nam Á Châu, gửi cho bộ tham mưu liên quân của Đồng Minh vào cuối năm 1945. Ngày 14-8-1945, một số đảng phái và đoàn thể không Cộng Sản ở Sài Gòn nhóm họp đại hội hô hào đoàn kết chống Pháp và lập Mặt Trận Quốc Gia Việt Nam Thống Nhất với sự hưởng ứng của VNQDĐ, Hoà Hảo, Cao Đài, Tịnh Độ Cư Sĩ, Liên Đoàn Công Chức, Thanh Niên Tiền Phong nhưng không có Việt Minh. Ngày 15-8-1945, tướng Douglas Mac Arthur được cử làm Tổng Tư Lệnh các lực lượng Đồng Minh vùng Thái Bình Dương. Cùng lúc tướng Leclerc de Hatecloque được De Gaulle cử làm Tư lệnh Bộ Binh Pháp tại Đông Dương. Ngày 17-8-1945, Đô đốc Thierry d’Argenlieu cũng được De Gaulle bổ nhiệm chức Cao Ủy Pháp kiêm Tổng Tư lện tại Đông Dương. 276 Ngày 22-8-1945 đại diện Cao ủy Pháp ở Đông Dương là đại tá Jean Cédile cùng với một toán binh nhảy dù được thả xuống vùng tỉnh Tây Ninh ở Nam Kỳ, bị quân Nhật bắt và quản thúc tại một căn nhà nhỏ bên cạnh phủ Toàn quyền nhưng sau đó thì chức quyền Nhật giữ an ninh trật tự lại cho phép Cédile được tiếp xúc với những người Pháp ở Sài Gòn. Đương sự và một số thuộc hạ liền lập ngay một ban Tình báo nhằm thu thập những tin tức về tình hình sinh hoạt chính trị và quân sự hiện đang diễn ra ở Sài Gòn.277 Ngày 25-8-1945, tại Sài Gòn, một Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ được thành lập do Trần Văn Giàu làm chủ tịch kiêm ủy viên quân sự sau khi Việt Minh đã chiếm đóng một số các cơ quan công tư sở vào đêm 24-8-1945. Qua báo chí ở Sài Gòn phát hành ngày 28-8-1945 Trần Văn Giàu, Ủy viên phụ trách quân sự trong Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ, đã phổ biến ngay sau ngày 25-8-1945 một bản tuyên bố thành lập Dân Quân Cách Mạng để chiến đấu dưới ngọn cờ đỏ sao vàng của Việt Minh. Toàn thể bản tuyên bố nầy đã được ghi lại trong Hồi Ký Trần Văn Giàu như sau: “Quốc dân! Toàn thể nước Việt Nam đang trở thành một nước Cộng hoà dân chủ. Việt Minh đã nắm quyền trong hầu hết các nơi. Chỉ huy của Chính phủ Trung ương Việt Nam. Chúng ta muốn độc lập, tự do. Chúng ta phải có sức mạnh để bênh vực độc lập và tự do ấy, để bảo vệ non sông gấm vóc bằng chí hy sinh vô tận của hàng chục triệu con dân đất Việt. _____________ Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việt Từng Ngày 1945-1964, NXB. Xuân Thu, Sài Gòn, 1960. Q.I/1945-1951, tr.10 277 Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr. 153 276
VSTK - 3043
Chúng ta phải có sức mạnh để bênh vực độc lập và tự do ấy, để bảo vệ non sông gấm vóc bằng chí hy sinh vô tận của hàng chục triệu con dân đất Việt. Thay mặt cho Uỷ ban hành chánh Nam Bộ để sáng lập và chỉ huy “Dân quân cách mạng”, chúng tôi tuyên bố: 1. Giải tán những đoàn thể quân sự và bán quân sự phát xít hay có ý giúp chế độ thuộc địa phục hồi. 2. Nhập tất cả các đoàn thể quân sự và bán quân sự có nhiệt tâm tranh đấu cho Việt Nam độc lập, dân chủ, vào hàng ngũ của “Dân quân cách mạng”. 3. Mở ở Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ mỗi nơi một phòng chiêu binh. 4. Từ nay quân đội trương cờ đỏ sao vàng. 5. Các tư nhân có binh khí tân thời hãy đem hiến cho chính phủ để chính phủ võ trang cho quân đội. 6. Các đảng cướp hãy tự giải tán, tự đem nạp súng đạn cho chính quyền cách mạng và hãy tự sửa mình. Đồng bào! Hãy ủng hộ dân quân cách mạng! Cựu binh sĩ! Hãy nhập ngũ dưới cờ của Việt Minh. Đây là giờ phút chúng ta có Tổ quốc thương yêu để phụng sự, tận tâm; chúng ta xem tanh mạng nhẹ hơn lông, chúng ta đặt độc lập, tự do của quốc dân lên trên quyền lợi của cá nhân, đảng phái”.278
1 2
3 4
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45
Qua trung gian và đề nghị của nhóm CS Pháp trong Ban Tình Báo, Cédile đã đến gặp những thành phần chủ chốt trong Uỷ Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ là Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Văn Tạo vào ngày 27-8-1945. Kết quả cuộc gặp gỡ thật là thất vọng: Cédile đề nghị phía Việt Minh chấp nhận bản tuyên bố ngày 24-3-1945 của chính phủ De Gaulle. Nội dung chính yếu của bản tuyên cáo là sự thiết lập một Liên Bang Đông Dương gồm có 5 xứ là Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên và Lào do một chính phủ Liên Bang cai quản279. Những phần chính yếu của bản tuyên bố nầy được trích dẫn như sau: Chính phủ Cộng Hoà (Pháp) luôn đối xử rằng Đông Dương đã được công nhận giữ một vị thế đặc biệt trong tổ chức cộng đồng của Pháp và thụ hưởng một nền tự do tương xứng với mức độ phát triển và tiềm năng của nó. Lời hứa đã từng được thực hiện qua bản tuyên bố ngày 8-12-1943. Sau đó không bao, những nguyên tắc đại thể được nêu ra tại Hội nghị Brazzaville (Phi Châu) để xác quyết ý chí của chính phủ (Pháp). Hiện giờ, Đông Dương đang chiến đấu: các đội ngủ bao gồm người Đông Dương (bản xứ) và người Pháp, những thành phần tinh hoa và các dân tộc trên vùng Đông Dương chưa bị lạm dụng vì những mánh khoé của địch, họ đã tận dụng sự can cường mình và tận lực kháng cự để mang chiến thắng về cho một sự nghiệp, sự nghiệp của cả một cộng đổng Pháp. Đông Dương cũng thủ đắc được những phẩm tước mới để để tiếp nhận vị thế mà nó được mời gọi. Được xác chứng bởi các sự kiện từ trong những ý định trước đây, bổn phận đáng giá của chính phủ kể từ nay là xác định thân cách của Đông Dương sẽ là như thế nào sau khi đã được giải phóng khỏi kẻ xâm lược. Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và những thành phần khác ____________ ---------------\---------278 279
Trần Văn Giàu, Hồi ký, s.đ.d., tr. 294-295. Philippe Devillers, sđd. tr.144-145.
VSTK - 3044
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27
của cộng đồng hợp lại thành một khối Liên Hiệp Pháp mà những quyền lợi ngoại giao sẽ do nước Pháp đại diện đảm trách. Đông Dương sẽ thụ hưởng một nền tự do riêng của mình trong lòng khối Liên Hiệp. Những người dân của Liên Bang Đông Dương sẽ là những công dân của Đông Dương và của khối Liên Hiệp Pháp. Và với thân cách như thế, không bị kỳ thị chủng tộc, tôn giáo hay tông tích và bình đẳng về những ân thưởng, họ sẽ được tham dự vào tất cả những cơ quan và những công việc của Liên Bang ở Đông Dương và trong khối Liên Hiệp. Những điều kiện mà theo đó Liên Bang Đông Dương sẽ tham dự vào những cơ cấu của Liên Hiệp Pháp gồm có nhiều liên bang cũng như thân trạng công dân của Khối Liên Hiệp Pháp sẽ được ấn định bởi Hội Đồng Lập Hiến. Đông Dương sẽ có một chính quyền liên bang riêng do Toàn Quyền Đông Dương đứng đầu và gồm có nhiều bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp với đương sự và họ được chọn lựa trong số những người dân bản xứ Đông Dương và những người dân Pháp ở Đông Dương. Bên cạnh Toàn Quyền là một Hội Đồng Tham Vấn Nhà Nước gồm có những thành phần cao trọng của Liên Bang được trao phó trách vụ soạn thảo luật pháp và pháp quy của Liên Bang. Một quốc hội, được bầu qua sự đầu phiếu thích hợp, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước, để đặt những loại thuế khác nhau, dự thảo ngân sách liên bang và thảo luận những dự án luật pháp. Những hiệp ước thương mại vả hữu nghị láng giềng có lợi cho Liên Bang Đông Dương sẽ do Quốc Hội nầy bàn thảo. Quyền tự do tư tưởng và tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đoàn thể, tự do hội họp và một cách tổng quát, tất cả những quyền tự do dân chủ sẽ tạo thành nền tảng của những luật pháp Đông Dương.280 _______________ Journal Officiel de la République Franҫaise /JORF, (Công Báo Cộng Hoà Pháp), ngày 25-3- 1945, trang 1601: Déclaration du 24 mars 1945, Organisation des pouvoirs publics au Viet Nam. (http://www.legifrance.gouv.fr/affichTexte.do?cidTexte=JORFTEXT000000571302&categorieLien=id). Cũng xem: Jacques Dalloz, La guerre d’Indochine 1945-1954, NXB.du Seuil, Paris 6 (1987), tr.287. Cũng xem: Nguồn Internet ngày 27/11/2011: http://www.travailleurs indochinois.org/25mars.htm. 280
DÉCLARATION DU GOUVERNEMENTDE LA RÉPUBLIQUE RELATIVE A L'INDOCHINE EN DATE DU 24 MARS 1945.
Cũng xem: Allan W.Cameron, Bản dịch tiếng Anh Declaration of the the Provisional French Government ConcerningIndichina. March 25, 1954. S.đ.d., tr. 33-35. DÉCLARATION DU GOUVERNEMENTDE LA RÉPUBLIQUE RELATIVE A L'INDOCHINE EN DATE DU 24 MARS 1945 .
Le gouvernement de la République a toujours considéré que l'Indochine était appelée à tenir une place particulière dans l'organisation de la communauté française et à y jouir d'une liberté adéquate à son degré d'évolution et à ses capacités. La promesse en a été faite par la déclaration du 8 décembre 1943. Peu après, les principes de portée générale énoncés à Brazzaville sont venus préciser la volonté du gouvernement. Aujourd'hui, l'Indochine combat: les troupes où Indochinois et Français sont mêlés, les élites et les peuples de l'Indochine, que ne sauraient abuser les manœuvres de l'ennemi, prodiguent leur courage et déploient leur résistance pour le triomphe de la cause qui est celle de toute la communauté française. Ainsi l'Indochine s'acquiert-elle de nouveaux titres à recevoir la place à laquelle elle est appelée. Confirmé par les événements dans ses intentions antérieures, le gouvernement estime devoir, dès à présent, définir ce que sera la statut de l'Indochine lorsqu'elle aura été libérée de l'envahisseur. La Fédération indochinoise formera avec la France et avec les autres parties de la communauté une « Union française », dont les intérêts à l'extérieur seront représentés par la France. L'lndochine jouira, au sein de cette Union, d'une liberté propre. Les ressortissants de la Fédération indochinoise seront citoyens indochinois et citoyens de l'Union française. A ce titre, sans discrimination de race, de religion ou d'origine et à égalité de mérites, ils auront accès à tous les postes et emplois fédéraux en Indochine et dans l'Union. Les conditions suivant lesquelles la Fédération Indochinoise participera aux organismes fédéraux de l'Union *(đọc tiếp nơi phần ghi chú trang sau).
VSTK - 3045
1
2 3 4 5
6
7
8
Trong một văn thư về chính sách đề ngày 22-6-1945 do Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington soạn thảo dưới đề mục An Estimate of Conditions in Asia and the Pacific at the Close of the War in the Far East and the Objectives and Policies of the United States (Một sự lượng định về tình hình Á Châu và Thái Bình Dương vào lúc tàn cuộc Chiến tranh ở Viễn Đông và những Mục tiêu, Chính sách của Hoa Kỳ) có đoạn nhận định về chính sách
của chính phủ Pháp Tự Do do tướng De Gaulle lãnh đạo đối với Đông Dương và chủ trương của Hoa Kỳ về chính sách nầy: A. Estimate of Conditions at the End of the War 1. Political The French government recognizes that it will have very serious difficulties in reestablishing and maintaining its control in Indochina, and its several statements regarding the future of that country show an increasing trend toward autonomy for the French administration. Even the latest statement281, however, shows little intention to give the Indochinese self-government. An increased measure of self-government would seem essential if the Indochinese are to be reconciled to continued French control. 2. Economic Economically, Indochina has so far suffered least of all the countries involved in the war in the Far East. Bombing and fighting before the close of the war will probably, however, have resulted in the destruction of some of its railway system, key bridges, harbor installations, and the more important industrial and power plants. This will probably intensify already existing food shortages in the north and lack of consumer goods throughout the area. Pre-war French policies involved economic exploitation of the colony for France. Indochina had to buy dear in the high, unprotected market of France and sell cheap in the unprotected markets of other nations. The French realize that this economic policy, which was very detrimental to Indochina, must be changed. They have pledged tariff autonomy and equality of tariff rates for other countries. There is no indication, however, that the French intend to pursue an open-door economic policy. B. International Relations French policy toward Indochina will be dominated by the desire to reestablish control in order to reassert her prestige in the world as a great power. This purpose will be augmented by the potent influence of the Banque de l’Indochine and other economic interests. Many French appear to recognize that it may be necessary for them to make further concessions
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
_________________ 280 * (tiếp
theo trang trước) .. . . Française, ainsi que le statut de citoyen de l'Union française, seront fixés par l'Assemblée Constituante. L'Indochine aura un gouvernement fédéral propre présidé par le gouverneur général et composé de ministres responsables devant lui qui seront choisis aussi bien parmi les Indochinois que parmi les Français résidant en Indochine. Auprès du gouverneur général, un conseil d'État composé des plus hautes personnalités de la Fédération sera chargé de la préparation des lois et des règlements fédéraux. Une Assemblée élue selon le mode de suffrage le mieux approprié à chacun des pays de la Fédération, et où les intérêts français seront représentés, votera les taxes de toute nature, ainsi que le budget fédéral, et délibérera des projets de lois. Les traités de com merce et de bon voisinage intéressant la Fédération indochinoise seront soumis à son examen. . . . . 281
Bản Tuyên Bố ngày 24-3-1945 của chính phủ De Gaull (Declaration March 24,1945).
VSTK - 3046
to Indochinese self-government and autonomy primarily to assure native support but also to avoid unfriendly United States opinion. C. United States Policy The United States recognizes French sovereignty over Indochina.It is, however, the general policy of the United States to favor apolicy which would allow colonial peoples an opportunity to preparethemselves for increased participation in their own government witheventual selfgovernment as the goal.282 Tạm dịch:
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46
A. Ước lượng về những tình thế khi chiến tranh chấm dứt 1. Về Chính trị Chính phủ Pháp thừa nhận rằng họ sẽ gặp những khó khăn rất nghiêm trọng để lập lại và giữ được sự kiểm soát của họ ở Đông Dương, và trong những minh định khác nhau về tương lai của xứ sở Đông Dương cho thấy có một chiều hướng gia tăng về quyền tự trị cho chính quyền hành chánh cai trị của Pháp. Tuy nhiên, ngay cả sự minh định gần đây cho thấy rất ít ý đồ ban phát cho Đông Dương một chính quyền tự trị. Một sự gia tăng quyền hạn cho chính quyền tự trị của Đông Dương được xem như là chủ yếu cho dân tộc Đông Dương hoà hợp với sự tiếp tục kiểm soát của người Pháp. 2. Về Kinh tế Về mặt Kinh tế, Đông Dương đã và đang gánh chịu rất ít thiệt hại so với tất cả những quốc gia khác ở ở vùng Viễn Đông bị lien lụy vào chiến tranh. Tuy nhiên việc oanh tạc thả bom và chiến trận trước khi chiến tranh chấm dứt có thể được xem như là hậu quả gây ra sự tàn phá một số hệ thống đường sắt xe lửa, cầu đường chính yếu, kho hàng bến cảng và quan trọng hơn hết là những loại cây trồng kỹ nghệ và năng lượng. Điều nầy sẽ có thể là làm gia tăng tình trạng thiết hụt thực phẩm ở miền Bắc và sự kém cỏi tiêu thụ hang hóa ở khắp mọi nơi. Vào thời kỳ trước chiến tranh, chính sách khai thác kinh tế của người Pháp trên các thuộc địa của họ là để riêng cho nước Pháp. Đông Dương phải mua đắc trong các thị trường giá cả cao không được bảo vệ từ các nước khác. Người Pháp nhận thấy rằng chính sách kinh tế nầy của họ rất là bất lợi cho Đông Dương, cần phải được thay đổi. Họ đã bảo đảm thuế biểu tự quản và hối xuất ngang bằng cho những nước khác. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy rằng người Pháp có ý định chủ trương một chính sách kinh tế mở cửa. B. Bang Giao Quốc Tế Chính sách của người Pháp đối với Đông Dương sẽ bị chi phối bởi ước vọng tái lập quyền kiểm soát nhằm xác quyết lại uy thế của họ trong thế giới rằng họ là một đại cường quốc. Mục đích nầy sẽ được tăng thêm vì chịu ảnh hưởng hiệu lực của Ngân Hàng Đông Dương và những lợi lộc khác về kinh tế. Nhiều người Pháp hình như nhận định được rằng họ cần phải có những sự nhân nhượng thêm nữa với chính quyền riêng và sự tự trị của người Đông Dương trước hết là để giữ vững sự ủng hộ của người bản xứ và kế đến là để tránh quan điểm không thân thiện của Hoa Kỳ. ____________ Foreign Relations of the United States. Nguồn Internet: http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/ FRUS/FRUS-idx?type=goto&id=FRUS.FRUS1945v06&isize=text&submit=Go+to+page&page=556 Cũng xem: Allan W.Cameron, s.đ.d., tài liệi só 19, Pollicy Paper in the Department of State June 22,1945 [extract], tr. 39-41. 282
VSTK - 3047
C. Chính sách của Hoa Kỳ Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của người Pháp đối với Đông Dương. Tuy nhiên, chính sách tổng quát của Hoa Kỳ hiện nay là ưu chọn một chính sách nhằm công nhận để cho những dân tộc của chế độ thuộc địa có được cơ hội tự chuẩn bị cho việc gia tăng sự tham dự vào chính phủ riêng của họ mà mục đích là dẫn tới một chính phủ tự quản.
1 2 3 4 5 6
2/ Sự sụp đỗ của Cộng sản Việt Minh ở Nam Kỳ 2.1- Những ngày của tháng 9-1945 ở Sài Gòn và các vùng phục cận
7
Trần Văn Giàu kể lại cuộc gặp gỡ với Cédile như sau:
8
Sau 25 tháng 8, Cédile (nói là đại diện cho De Gaulle) có đến tìm Thạch, tôi và mở một thứ nói chuyện “vào đề”. Báo Sài Gòn thuật: Chiều ngày 30 tháng 8, Chủ tịch lâm thời Uỷ ban hành chánh Nam Bộ là ông Trần Văn Giàu có triệu tập một cuộc họp báo chí tại dinh hành chánh. Sau khi nói về tổ chức Dân quân cách mạng, ông Giàu cho biết: có đại biểu của De Gaulle nhảy dù xuống Sài Gòn, yêu cầu nói chuyện với Uỷ ban hành chánh. Về việc này, ông Giàu tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng tiếp chuyện nếu đại biểu của De Gaulle chịu sự thương thuyết trên cơ sở Pháp thừa nhận Việt Nam hoàn toàn độc lập. Nhưng, nếu đại biểu của De Gaulle đặt sự bàn bạc trên cơ sở khác (Pháp trở lại Đông Dương), thì chúng tôi xin nhường cho súng đạn trả lời”. Rồi không hiểu nghĩ sao, ông Chủ tịch kiêm Uỷ trưởng quân sự Trần Văn Giàu tuyên bố một câu để chấm dứt cuộc họp: “Nếu một phần đất nào của Việt Nam bị mất thì chúng ta phải dùng máu của chúng ta mà đặt lại vấn đề Việt Nam trên tấm thảm xanh quốc tế”. (Trần Tấn Quốc, Sài Gòn Septembre 45).283
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
25
26
27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42
Trong sách Lược Sử Thành Phố Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu viết chi tiết hơn về cuộc gặp gỡ nầy với Cédile: 27-8, Cédille được đại biểu Lâm ủy hành chánh Nam bộ tiếp. Y đưa ra tuyên bố 24-3 của De Gaulle: một liên bang Đông Dương gồm 5 xứ (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào, Miên) đứng đầu là một viên toàn quyền Pháp chủ tọa hội đồng chính phủ mà các bộ trưởng đều do viên toàn quyền chỉ định, thêm một Viện dân biểu chỉ có quyền biểu quyết về ngân sách. Cái thứ đó, Pháp gọi là “chế độ tự trị”. Đại biểu của Lâm ủy không thảo luận bản tuyên bố của De Gaulle mà chỉ bảo rằng : “Dân tộc Việt Nam đã tự sức mình giành được độc lập thống nhất rồi, điều kiện để thương lượng có kế quả giữa Việt Nam và Pháp là Pháp phải công nhận độc lập và thống nhất của nước Việt Nam”. Thực ra, Pháp muốn lập lại bộ máy cai trị thực dân trước đã, rồi sau mới nói gì thì nói, còn bây giờ thì cần chờ quân Anh, quân Pháp đến Sài Gòn đông đủ để có thể có giải pháp bằng vũ lực. Từ đó, bọn Cédille cố khiêu khích gây xung đột để yêu cầu Anh tước khí giới người Việt Nam , vũ trang lại lính Pháp, lấn áp chính quyền cách mạng. Cuộc khiêu khích lớn đầu tiên nhằm ngày 2-9.284 _____________ Trần Văn Giàu, Hồi ký, s.đ.d., tr. 296-297. Trần Văn Giàu, ‘Địa Chí Văn Hoá Hồ Chí Minh’, Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh. –Sài Gòn Trong Chín Năm Kháng Chiến Chống Pháp (tháng 9-1945 - tháng 7-1954). NXBTPHCM, (1987). Chương VII, trang 355. 283 284
VSTK - 3048
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Theo lời kể lại trong Hồi ký của Trần Văn Giàu thì từ ngày 25 cho đến hết tháng 8-1945, đảng ủy ĐCSĐD ở Nam Kỳ chưa trực tiếp tiếp xúc được với một phái viên nào mà cũng chưa nhận được một chỉ thị nào bằng văn thư hay mật điện từ chính phủ Việt Minh ở Hà Nội gửi vào Nam. Tuy nhiên, qua đài phát thanh phát sóng từ Hà Nội, Sài Gòn có thể theo dõi những chỉ thị chung về việc tổ chức biểu tình ủng hộ ngày đọc tuyên ngôn độc lập của HCM sẽ được tổ chức vào ngày 2-9-1945 ở Hà Nội. Nhờ vậy mà Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ của Trần Văn Giàu có thể chuẩn bị hô hào dân chúng Sài Gòn tập trung biểu tình vào ngày 2-9-1945 để nghe phát thanh lời tuyên ngôn độc lập của HCM đồng thời cũng là một sự dàn xếp trình diễn để biểu dương cho các thành viên “Đồng Minh chiến thắng Anh, Mỹ, Tàu, Liên Sô” thấy rõ sự ủng hộ và trung thành của dân chúng Nam Kỳ đối với chính phủ Việt Minh Cộng Sản ở Hà Nội mặc dù dân chúng Sài Gòn có biết trước hay không về việc biểu dương nầy. Dân chúng tụ họp rất đông. Tại lễ đài trên đường Norodom (sau đổi tên là đường Thống Nhất) phía sau nhà thờ Đức Bà có treo cờ của các nước Đồng Minh chiến thắng và cờ đỏ sao vàng cùng với nhiều biểu ngữ. Dân chúng Sài Gòn tham dự biểu tình ngày 2-9-1945 chờ nghe giọng nói của HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập qua đài phát thanh từ Hà Nội nhưng không ai nghe được một lời nào của “cụ Hồ”. Ban tổ chức biểu tình ở Sài Gòn bối rối, nghi ngờ có kẻ phá hoại cắt đứt làn sóng phát thanh. Chủ tịch uỷ ban lâm thời Nam Bộ Trần Văn Giàu phải vội vàng đứng ra trên khán đài ứng khẩu đọc một bản tuyên ngôn khác để “thay thế”. Hành động nầy của Trần Văn Giàu khiến cho người khác có cảm tưởng như là có hai nhân vật lãnh tụ Việt Minh Cộng Sản và hai chính phủ khác nhau trong ngày 2-9-1945: một ở Hà Nội và một ở Sài Gòn. Có thể về sau nầy khi bị gọi ra Bắc, Trần Văn Giàu tế nhận ra được điều nghịch thường nầy cho nên đã viết trong Hồi Ký rằng ‘Bài nói ứng khẩu của tôi dầu được hoan nghênh tới đâu nữa làm sao mà thay cho bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh’. Trần Văn Giàu đã tự xưng danh mình là tướng biên cương, một mình một cõi285 có thể tự tiện hành động không cần phải chờ lệnh hay chỉ thị từ cấp trên ở trung ương hay của bất cứ ai và đương sự đã làm như thế làvì tình hình khẩn trương nguy ngập. Ngay cả khi đại diện của ủy viên ban chấp hành trung ương từ Bắc vào Nam để truyền lệnh của Trung Uơng Đảng, Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch cũng bất chấp286 và điều nầy cho thấy được phần nào thái độ không hài lòng của Ủy Ban Chấp hành Trung Ương ĐSĐD mà đa số là những thành viên của đảng ủy Bắc Kỳ vốn luôn luôn có tham vọng nắm quyền lãnh đạo, đứng trên, ngồi trước đối với tất cả 3 miền Bắc-Trung-Nam ngay cả sau ngày 30-4-1975 và cho đến hiện nay. _______________ 285 286
Trần Van Giàu, Hồi Ký, s.đ.d., tr. 337. - nt, s.đ.d., tr.337. VSTK - 3049
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Sau Trần Văn Giàu, đến phiên Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Văn Nguyễn thai phiên nhau xướng dẫn dân chúng hô to những lời thề và khẩu hiệu ủng hộ và trung thành với mặt trận Việt Minh Cộng sản và chính quyền của HCM ở Hà Nội. Kế đến là cuộc tuần hành biểu tình của dân chúng từ đường Norodom xuống các đừng phố Sài Gòn. Tuy nhiên cuộc tuần hành vừa mới bắt đầu thì có tiếng súng nổ nhắm vào đám đông khi họ đang tiến bước về phía trước Nhà Thờ Đức Bà để di xuống hướng đường Catinat rồi một chập sau tiếng nổ đều trong vùng trung tâm thành phố. Máu dân chúng miền Nam bắt đầu đỗ ra trước khi dân miền Bắc cũng sẽ rơi vào cùng cảnh ngộ và chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất có thể xem như đã bắt đầu từ miền Nam của nước Việt Nam từ xẫm tối của ngày 2-9-1945. Ai khởi sự? Ai gây hấn? Việt Minh thì cho rằng những kẻ khiêu khích người Pháp đã xúi giục tù binh chiến tranh vừa mới được Nhật thả ra uống rượu say để gây hấn. Dư luận Pháp thì cho rằng những phần tử quá khích và cuồng tín của Việt Minh nghe theo lời kêu gọi của Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch hô hào nơi lễ đài vừa rồi đã khởi sự làm nhục hoặc hành hung những người Âu Châu.287 Theo Việt Minh kê khai thì có 47 người Việt Nam chết và bị thương bao gồm cả những thường dân đi biểu tình. Lực lượng vũ trang của Việt Minh câm giận toả ra khắp nơi để truy lùng, trấn áp,bắt giữ gần 1,000 kiều dân Pháp rồi giải đi giam nhốt ở một số trường học và bót cảnh sát. Ngoài ra còn nổ sung bắn chết một số người Pháp trong đó có một linh mục tại một căn nhà xứ truyền giáo phía trước nhà thờ Đức Bà. Theo nhà viết sử P.Devillers thì số người Pháp chết trong vụ hỗn loạn nầy là 5 người kể cả linh mục vừa kể, hằng chục người bị thương tích, tài sản bị đập phá hoặc bị tước đoạt.288 Đối với dư luận của người ngoại quốc gốc Âu Châu ở Sàigòn lúc đó nhất định là họ không thể nào tin lời biện bạch từ các cấp trên của Việt Minh; chắc chắn họ sẽ là những nhân chứng sống để tố giác tội ác của những kẻ sát nhân và nêu đích danh ai là chủ chốt của những kẻ gây ra sự bắn giết hãi hùng trong đêm 2-9-1945 đó. Việt Minh Cộng Sản ở Sài Gòn thấy rõ tình trạng nguy hiểm và bất lợi cho họ vì chỉ có họ mới là những kẻ phải gánh chịu trách nhiệm đối dư luận ở hải ngoại vì những sự rối ren hỗn loạn ở Nam Kỳ mà cũng để lộ ra khả năng yếu kém của các cấp lãnh đạo miền Nam không thể léo lái và bảo tồn phong trào đấu tranh giành lại độc lâp tự do cho đất nước và dân chúng của mình. Đám đông cuồng tín chỉ biết nghe và làm theo lệnh truyền của những cấp trên quá khích. Ngày 4-9-1945, Trần Văn Giàu phê phán nghiêm khắc những kẻ quá khích đã gây ra lầm lỗi và xuống giọng xoa dịu dư luận ngoại quốc trên mặt báo Dân Chúng.289 Cũng vào ngày nầy, đô đốc Mountbatten ___________________ 287
Harold R. Isaccs, No Peace for Asia, s.đ.d., tr. 152. P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d., tr.154-155.
288, 289
VSTK - 3050
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
giao cho tư lệnh quân đội Nhật vùng Đông Nam Á Châu là thống chế Nhật Terauchi tổng tư lệnh quân đội Nhật ở Đông Nam Á lãnh trách nhiệm chỉ huy nhiều tiểu đoàn bại binh Nhật làm cảnh sát và phục hổi an ninh trật tự ở Nam Kỳ. Đồng thời, sau một cuộc gặp mặt ngắn ngủi, Mountbatten cũng đã yêu cầu Phạm Ngọc Thạch giải giới ngay các lực lượng quân sự của Việt Minh. Việt Minh phải tuân lệnh nộp một số vũ khí tượng trưng. Hành động giao nộp vũ khí nầy bị các phe phái chính trị không CS, các giáo pháo miền Nam Cao Đài, Hoà Hảo và CS Đệ tứ Quốc tế Troskists đồng thanh phản đối, lên án và đòi Trần Văn Giàu phải thay đổi thành phần. Trong sách Lược Sử Thành Phố Hồ Chí Minh Trần Văn Giàu viết như sau: Cédile ton hót với quân Anh để Anh ra lệnh tước khí giới người Việt Nam và vũ trang lại cho mười bốn nghìn lính Pháp trước bị Nhật bắt cầm tù. Pháp xin Anh chiếm Nam Bộ phủ làm cơ quan của Anh, kỳ thật là giao lại cho Pháp. Anh Pháp có ghi thắng vài bàn.290
12 13 14 15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Sử gia cũng là nhà báo thân CS Harold R. Isaacs viết rằng người Anh đã từ chối can thiệp để giải quyết việc rối loạn và xung đột vào buổi chiều ngày 2-9-1945 theo lời yêu cầu của Phạm Ngọc Thạch vì người Anh cho rằng đó là mưu đồ đen tối của của quân Nhật bại trận để chống lại các lực lượng quân sự giải giới của Đồng Minh ở Nam Kỳ và chính là người Anh đã ra lệnh cho bại binh Nhật vẫn tiếp tục trang bị vũ khí đầy đủ đề canh gát quanh các doanh trại quân sự và đồn bót cảnh sát cho đến khi các lực lượng giải giới của Đồng Minh tới nơi.291 Cũng vào thời điểm nầy, Việt Minh CS ở Hà Nội cử Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh vào Sài Gòn để giám sát và ngăn chận mọi hành động “tự tiện,vô kỹ luật, vô chính phủ”292 của Trần Văn Giàu, một tín đồ cuối cùng của nhóm CS trẻ tuổi nhiệt thành với chủ nghĩa Stalinist còn sót lại của miền Nam Việt Nam.293 Ngày 6-9-1945 một phái bộ quân sự Anh tới Sài Gòn. Kèm theo phái bộ nầy còn có một đơn vị của tổng cục điều nghiên của Pháp (Direction générale des Études et Recherches /DGER (tức là một bộ phận của cơ quan tình báo Pháp) tháp tùng.294 Trong Hồi ký của mình, Trần Văn Giàu viết rằng ở Sài Gòn quân Pháp mặc quân phục của Anh, khó phân biệt Pháp Anh và dù có khám phá được thực giả thì Việt Minh ở Sài Gòn cũng không thể làm gì được bởi vì ‘đế quốc thực dân Anh phải bao che cho đế quốc thực dân Pháp: Pháp có trở lại Đông Dương thì Anh mới có ___________ Trần văn Giàu, Lược sử thành phố Hồ Chí Minh, s.đ.d.,tr. 355 Harold R. Isaccs, No Peace for Asia, s.đ.d., tr. 152 292 Trần văn Giàu, Hồi ký, s.đ.d., tr. 337 293 Nhóm CS nầy là những đảng viên CS tốt nghiệp từ trường đại học dài hạn Staline như Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Văn Giàu. Nguyễn Ái Quốc chỉ được huấn luyện cấp tốc ngắn hạn và có thể vì thế mà NAQ không được nhóm trẻ đại học trọng vọng, tin tưởng hay phục tài. 294 P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.85 290 291
VSTK - 3051
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
có thể trở lại tiếp tục làm chủ Miến Điện và tiếp tục giữ được Ấn Độ’. Ngày 10-9-1945, dưới áp lực phản đối của các đảng phái, các giáo phái miền Nam và phe CS Trotskistst, Trần Văn Giàu phải từ nhiệm, giao chức vụ chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời cho Luật sư Phạm Văn Bạch vốn là một đảng viên ngầm của ĐCSĐD. Dưới sự chứng kiến của Hoàng Quốc Việt, một UBHCLT nới rộng được thành lập bao gồm các thành phần đảng phái không CS (thường gọi là thành phần Quốc Gia),Trotskits, giáo phái Cao Đài, giáo phái Hoà Hảo và Cộng Sản Việt Minh.295 Trần Văn Giàu giữ chức phó chủ tịch kiêm ủy viên trưởng quân sự. Thành phần CS Việt Minh trong UBHLT nới rộng gồm có 2 nhóm: 1nhóm của Trần Văn Giàu kiểm soát vùng Sài Gòn-Chợ Lớn và các vùng phụ cận phía Đông Sài Gòn được gọi là Xứ ủy Nam Kỳ Tiền Phong vì nhóm nầy có lực lượng Thanh Niên Tiền Phong do Phạm Ngọc Thạch chỉ huy. 2- Song song, một nhóm đảng viên CS Việt Minh khác hoạt động ở vùng ven Sài Gòn, thuộc tỉnh Gia Định cũng nỗ lực khôi phục tổ chức Đảng, ra báo Giải Phóng làm cơ quan ngôn luận. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 20-3-1945, nhóm Giải Phóng họp tại Xoài Hột (Mỹ Tho), lập Xứ uỷ Nam Kỳ lâm thời và được gọi là Xứ uỷ Nam Kỳ Giải Phóng chịu ảnh hưởng của giáo phái vũ trang Hoà Hảo ở miền Tây. Trong Hồi Ký, Trần Văn Giàu cho biết là nhóm Xứ ủy Nam Kỳ Giải Phóng được lòng tin của Trung Ương ĐCSĐD ở Hà Nội hơn là nhóm Xứ ủy Nam Kỳ Tiền Phong. Chính vì nghe theo sự báo cáo của nhóm Giải Phóng mà Hoàng Quốc Việt đã ra lệnh cho Phạm Ngọc Thạch phải giải thể Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Kỳ bởi vì “Trung ương đã được phe Giải Phóng báo cáo là phe Tiền Phong không theo đường lối của Đảng, tổ chức Thanh niên Tiền phong chớ không tổ chức Thanh niên cứu quốc, tổ chức Tổng Công hội chớ không tổ chức Công nhân cứu quốc, Thanh niên Tiền phong là tổ chức của Nhật, Thanh niên Phạm Ngọc Thạch cũng như là Thanh niên Phan Anh thôi, v.v. và v.v.”296 Theo lệnh của đô đốc Mountbatten, ngày 12-9-1945, quân đội AnhẤn do tướng Douglas Gracey chỉ huy tới Sài Gòn để bắt đầu tiến trình giải giới quân Nhật bại trận. Tất cả tù binh chiến tranh thuộc phe Đồng Minh Anh, Úc, Hoà Lan do Nhật bắt giữ từ trước đều được giao trả tự do. Tù binh Pháp bị Nhật giam nhốt cũng được phóng thích. Dinh toàn quyền Đông Dương ở đường Norodom (Thống Nhứt) được Nhật giao trả cho ủy viên Cộng Hòa Pháp ở Nam Kỳ là Cédile. Dinh thống đốc Nam Kỳ ở đường La Grandière (Gia Long) mà Việt Minh dùng làm hành dinh của Ủy Ban Hành Chánh Lâm thời Nam Bộ (UBHCLT) cũng đã bị phái bộ quân sự Anh giải giới quân Nhật trưng dụng để làm việc. Trần văn Giàu __________________________ 295 296
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.156. Trần Văn Giàu, Hồi Ký, s.đ.d., tr. 320
VSTK - 3052
1
2
3
4
5
phải dời trụ sở UBHCLT sang Tòa Thị Sảnh Sài Gòn ở cuối đầu đường Charner (Nguyễn Huệ). Cờ ba màu xanh-trắng-đỏ của Pháp lại được kéo lên ở dinh Nororodom, quốc ca Pháp La Marseillaise vang lừng bên trong khung viên của dinh nầy. Nhật cũng giao trả cho Pháp quản lý bến cảng Sài Gòn, xưởng tàu Ba Son, kho đạn ở đầu cầu Thị Nghè*. . . .297
(1945)
(1948)
Dinh Toàn quyề Đông Dương ở đầu đường Norodom Nguồn: http://thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=23919 6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Ngày 17-9-1945, Việt Minh rãi truyền đơn kêu gọi dân chúng đình công, bãi thị đồng thời gia tăng hoạt động khủng bố, bắt cóc các kiều dân người Pháp. Cédile khiếu nại với tướng Gracey. Ngày 18-9-45, trưởng Phái bộ quân sự Anh ở Sài Gòn lưu ý Gracey không được can thiệp vào việc giữ gìn an ninh, trật tự của quân Nhật và cảnh vệ của Việt Minh. Ngày19-9-1945, Cédile tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng Việt Minh chẳng có đại diện cho dư luận quần chúng, không giữ nỗi an ninh trật tự công cộng, không ngăn cản nỗi trộm cướp lưu manh. Trật tự an ninh cần được vãng hồi và sẽ phải thành lập ngay một chính phủ đúng theo tinh thần bản tuyên bố ngày 24-3-1945 của chính quyền De Gaulle.298 Ngày 21-9-1945, tướng Gracey ra cáo thị bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau khắp vùng Sài-Gòn, Chợ Lớn và phụ cận. Thông cáo viết: việc chuyển tiếp từ tình trạng chiến tranh sang tình trạng hòa bình ở vùng phía Nam Đông Dương cần được tiến hành một cách vô tư và suông sẻ mà không làm xáo trộn cuộc sống bình an hằng ngày của dân chúng. Muốn __________________
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.156. Cũng xem Trần Văn Giàu, Hồi Ký , sđd., tr.309 Trần Văn Giàu cho biết kho nầy là kho đạn dược lớn nhứt ở phía Nam vùng Đông Dương, đầy bom đạn của Nhật để lại và sau đó là của Pháp chở sang thêm. Mỗi kho bề dài trăm thước, toàn là do lính Âu Phi canh gát. Kho đạn nầy bị quân kháng chiến Việt Minh phá nô vào ngày 8-4-1946, nỗ liên tục luôn 3 ngày mới dứt. Sử gia CS Phan Huy Lê còn cho biết thêm đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên, đặt tại khu đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 mét, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh, có đèn quét ban đêm.( http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/168642 /). 298 P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.157. Cũng xem Trần Văn Giàu, Hồi Ký, s.đ.d., tr.326. 297
* Kho đạn Thị Nghè: Trong sách Lược Sử Thành phố HCM
VSTK - 3053
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
được như thế thì tất cả công dân phải hợp tác một cách toàn diện. Những phần tử gây xáo trộn nhất là đối với những bọn ăn cấp, giựt cướp, phá họai tài sản và các lợi ích công cộng hay của tư nhân sẽ xử bắn ngay tại chỗ. Cấm không được tụ tập nơi công cộng, không được mang bất cứ một loại vũ khí nào kể cả gậy gộc hoặc tre tầm vong vạt nhọn.299 Cáo thị nầy là tự ý Gracey xướng xuất mà không hỏi ý kiến cấp trên trực tiếp của đương sự là tướng Slim trong phái bộ quân sự Anh ở Sài Gòn. Cùng trong ngày, Gracey ra lệnh cấm tất cả các báo chí tiếng Việt và thiết quân lực.300 Ngày 22-9-1945, quân Anh tiếp thu khám lớn Sài Gòn và thả các biệc kích dù Pháp bị Việt Minh bắt giam ở đây. Ngày hôm trước, Cédile đã được Gracey cho trang bị vũ khí trở lại cho hơn ngàn tù binh chiến tranh Pháp đang tập trung ở trại binh 11è RIC (Régiment d’Infanterie Coloniale - Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11 sau nầy là thành Cộng Hòa) nhằm mục đích sang sẻ gánh nặng cho đoàn quân giải giới của Anh. Tuy nhiên nhóm lình Pháp nầy đã tự tiện xuất trại, tràn ào ra khắp đường phố Sài Gòn, để thị uy, đập phá và săn đuổi người Việt Nam, chiếm toà thị sảnh Sài Gòn (trụ sở của UBHCLT Nam Bộ), chiếm trụ sở của tự vệ quân Viêt Minh, đài phát thanh, Sở Bưu điện, Kho Bạc (Ngân Khố), các bót cảnh trong nội vi Sài Gòn.301 Sáng sớm ngày 23-9-1945, quân Pháp của Cédile đã hoàn toàn chủ động việc kiểm soát thành phố Sài Gòn và tiếp tục cuồng loạn, phá phách tài sản của thường dân, săn đuổi, bắt bớ người Việt Nam không cần biết họ có phải là Việt Minh hay không.302 Tình hình xấu càng lúc càng trở nên trầm trọng khiến Trần Văn Giàu phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp giữa Tổng bộ Việt Minh do Hoàng Quốc Việt đại diện, Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời mở rộng và ủy ban kháng chiến để thông qua lời kêu gọi kháng chiến do đích thân Trần Văn Giàu soạn thảo. Hoàng Quốc Việt lấy quyền đại diện Trung Ương Đảng CSĐD ở Hà Nội tuyên bố không chấp nhận Trần Văn Giàu tự tiện ra lệnh kháng chiến trước khi có chỉ thị từ Hà Nội. Như vậy là đã quá rõ: Việt Minh CS ở Bắc Kỳ muốn nắm hết quyền lãnh đạo trên tất cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Có thể là Trần Văn Giàu đã cảm nhận được sự lấn áp quyền lực của miền Bắc cho nên đã phản ứng dứt khoác, không chấp nhận ý kiến tiêu cực của Hoàng Quốc Việt “đợi lệnh”từ Hà Nội và lớn tiếng tuyên bô quyết định đánh và đánh ngay không cần đếm xỉa gì đế sự hiện diện của đại diện CS Hà Nội trong buổi họp. Hoàng Quốc Việt lên án Trần Văn Giàu là vô kỷ luật, vô chính ___________ Allan W.Cameron, Viet Nam Crisis, ‘Report to Combined Chiefs of Staff by the Supreme Commander, South East Asia [extracts]’, s.đ.d., trang 55-63. 300 P.Desvillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.158-159. 301 P.Desvillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr. 159. 302 P.Desvillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr. 159. 299
VSTK - 3054
3
phủ. Giàu cứ cho Thanh niên Tiền Phong đi rải truyền đơn kêu gọi kháng chiến của Ủy Ban Kháng chiến Nam Bộ.303 Nội dung tờ truyền đơn nầy như sau:
4
Lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ304
1
2
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Đồng bào Nam Bộ! Nhân dân thành phố Sài Gòn! Anh em công nhân, nông dân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ! Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc: “Độc lập hay là chết!” Hôm nay, Ủy ban kháng chiến kêu gọi: Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái hãy cầm võ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược. Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó thì hãy lập tức rời khỏi thành phố. Những người còn ở lại thì: –Không làm việc, không đi lính cho Pháp. –Không đưa đường, không báo tin cho Pháp. –Không bán lương thực cho Pháp. –Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt. –Hãy đốt sạch tất cả các sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp. Sài Gòn bị Pháp chiếm, phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa hàng. Hỡi đồng bào! Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tiêu diệt tay sai của chúng. Hỡi anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ! Hãy nắm chắc võ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu! Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ TRẦN VĂN GIÀU
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Trong ngày 24-9-1945, nhiều cuộc đụng độ giữa các dân quân Việt Minh và binh lính Pháp trên các đường phố Sài Gòn. Hàng chục người Pháp mất tích, bị sát hại ở khu bến cảng. Nhà máy điện Chợ Quán bị phá hoại, chợ Bến Thành bị phóng lửa, một chung cư người Pháp ở Tân Định bị tấn công, gây thương vong hàng trăm thường dân người Pháp hoặc lai Pháp-Việt. Quân Nhật làm ngơ không thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự theo lệnh của chỉ huy trưởng quân giải giới Anh ở Sài Gòn. Theo lệnh của Mountbatten, Gracey cùng với Cédile phải thương lượng với Việt Minh. Trong khi Trần Văn Giàu bị gọi ra Bắc, và tướng Leclerc của ____________ Trần Văn Giàu, Hồi Ký, s.đ.đ., tr. 332 và tr.337. Nơi Hội nhị là căn nhà số 629 đường Cây Mai (nay là Nguyễn Trãi). Dự hội nghị có: Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh (của Tổng bộ), Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Nguyễn (của Xứ ủy); Phạm Ngọc Thạch, Ngô Tấn Nhơn (của Ủy ban nhân dân); Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Giàu (của ủy ban kháng chiến). 304 Trần Văn Giàu, Hồi Ký, s.đ.đ., tr. 340-341. 303
VSTK - 3055
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Pháp tới Sài Gòn vào ngày 5-10-1945 thì qua sự dàn xếp của tướng Tracey, một cuộc thương lượng giữa Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thạch của Việt Minh với phía Pháp của Cédile mở ra vào ngày 2-10-1945 nhưng vì lập trường 2 bên khác nhau cho nên việc thương lượng thất bại. Sau ngày 10-10-1945, quân đội giải giới của Anh bắt đầu hành quân truy đuổi Việt Minh ở các vùng ngoại ô Sài Gòn. Trong khi đó thì và quân đội viễn chinh của Pháp trong với đội quân nhảy dù tinh nhuệ cùng với đơn vị thiết giáp thiện chiến của tường Massu cũng đã được chuyển vận đến Nam Kỳ vào 25-10-1945, giải tỏa Sài Gòn khỏi vòng bao vây của bộ đội Việt Minh rồi kế tiếp là bình định các vùng miền Đông Sài Gòn, tái chiếm Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và Gò Công. Các tỉnh Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau lần lược cũng rơi vào tay của quân viễn chinh Pháp. Mặt trận Việt Minh CS ở Nam Kỳ hầu như hoàn toàn bị tan nát sụp đỗ, tàn binh phải rút vào các chiến khu ở Đồng Tháp Mười miền Tây hoặc chiến khu D ở phía Đông Bắc Sài Gòn để tiếp tục kháng chiến du kích, khủng bố và phá hoại. 305 2.2- Những ngày của tháng 9-1945 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long miền Tây Nam Kỳ
17 18
(i) – Hai Xứ ủy CS Nam Kỳ. 19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Chủ trương của xứ ủy Trần Văn Giàu là sau khi chiến thắng được ở Sài Gòn và vùng lân cận thì việc tiến chiếm những nơi khác sẽ dễ dàng hơn. Việt Minh CS và đoàn Thanh Niên Tiền Phong ở các tỉnh lỵ lân cận Sài Gòn được lệnh cổ xúy dân chúng xuống đường biểu tình làm hậu thuẩn để cho Việt Minh cướp chính quyền. Tuy nhiên, việc đồng khởi khắp miền Tây Nam Kỳ không xảy ra như mong muốn của Xứ Uỷ Nam Kỳ của Trần Văn Giàu ở Sài Gòn. Có nơi, khi hay tin Nhật đảo chánh Pháp Đồng Minh, nhiều nhóm CS ở miền Tây đã tự động nổi lên nhằm tái lập tổ chức đảng CS và hoạt động hầu như hoàn toàn độc lập theo phương thức riêng của họ không chờ mà cũng không nghe theo phương cách của xứ ủy Nam Kỳ ở Sài Gòn của Trần Văn Giàu. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nhóm CS ở miền Tây cũng đã tự động nổi dậy cướp chính quyền địa phương nhưng không theo mệnh lệnh của xứ ủy Nam Kỳ do Trần Văn Giàu lãnh đạo ở Sài Gòn mà cũng không chấp nhận Tổ Chức Thanh Niên Tiền Phong của Phạm Ngọc Thạch. Họ thành lập một xứ ủy CS Nam Kỳ riêng, liên minh với giáo phái vũ trang Hoà Hảo, xuất bản tờ báo Giải Phóng làm cơ quan tuyên truyền cho nên được gọi là Xứ Ủy Giải Phóng để phân biệt với Xứ Ủy Tiền Phong của Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch. Theo Trần Văn Giàu viết thì vào lúc Việt Minh Cộng Sản Bắc Kỳ cùng với Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương ___________________________ 305
W.J.Duiker, The Commnist Road to Power in Vietnam, Wesview Pres (USA, 1996), Second edition, str.119. Cũng xem: P.Deviller, Histoire du Viêt Nam, s.đ.d., tr,tr. 164-166. VSTK - 3056
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đảng CSĐD mở Quốc Dân Đại Hội ở Tân Trào thì Xứ ủy Giải Phóng của miền Tây Nam Bộ có cử đại diện ra Bắc tham dự. Giáo phái Hòa Hảo cũng có cử đại diện đi theo. Trong chuyến đi nầy, đại biểu của Xứ ủy Giải Phóng đã tố giác với Trung Ương ĐCSĐD là Xứ ủy Tiền Phong của Trần Văn Giàu muốn tách riêng không theo đường lối của Đảng CSĐD và Mặt Tận Việt Minh, tổ chức đội ngủ Thanh Niên Tiền Phong với cờ hiệu màu vàng ngôi sao đỏ. Chính vì sự tố cáo nầy mà TUĐCSĐDvà Tổng Bộ Việt Minh ở Bắc Kỳ mới phái Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh vào Nam để kiểm soát Trần Văn Giàu và giải tán Thanh Niên Tiền Phong của Phạm Ngọc Thạch.306 (ii) – Miền Tây Hòa Hảo, miền Tây Việt Minh?
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Trong hội nghị mở rộng để cải tổ Ủy Ban Hành Chánh Lâm thời Nam Bộ, Trần Văn Giàu phải xuống cấp để nhường quyền chủ tịch cho luật sư Phạm Văn Bạch và lãnh tụ của giáo phái Hoà Hảo Huỳnh Phú Sổ được cử làm cồ vấn và UBHCLT được đổi tên là Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ (UBNDNB). Trần Văn Giàu mất chức chủ tịch NDNB nhưng vẫn giữ chức vụ Ủy viên trưởng Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ. Trong Hồi Ký , Trần Văn Giàu kể lại rằng, trong khi hội nghị mở rộng đang khai diễn ở Sài Gòn thì thì bộ đội vũ trang của Hoà Hảo nổi lên giành chính quyền ở các tỉnh miền Tây và muốn đánh chiếm Cần Thơ. Người của Xứ uỷ Nam Kỳ Tiền Phong ở Cần Thơ báo tin lên Sài Gòn. bộ đội vũ trang của xứ ủy Nam Kỳ Tiền Phong ngăn chận bộ đội Hoà Hảo phiến loạn ngay từ cửa ngõ thị xã, . . . sung của Việt Minh nổ và đạn bay vèo vèo trên đầu những người đi cướp chính quyền; một số nhảy xuống sông, số khác chịu tướt khí giới, nơi nơi họ đều chạy tán loạn, bắt sống chỉ huy bộ đội Hoà Hảo là Bùi Văn Dự và Nguyễn Phú Xuân. Ở Sài Gòn, Trần Văn Giàu ra lệnh bắt Huỳnh Phú Sổ vì tội chủ trương bạo loạn chống chính quyền cách mạng nhưng Hoàng Quốc việt lại ra lệnh cho Giàu phải thả ngay những lãnh tụ của Hoà Hảo. Huỳnh Phú sổ phải nhanh chóng tẩu thoát.307 Trong bài viết Ai Giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, nhà giáo, nhà biên khảo về Nam kỳ Hứa Hoành có đoạn viết về vụ Việt Minh CS miền Tây đối đầu với giáo phái Hoà Hảo như sau: Theo lịnh Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ để chống lại tình trạng độc tài của Việt Minh, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo các vùng lân cận tỉnh Cần Thơ và 1 số thị dân kéo về biểu tình rầm rộ với tay không và biểu ngữ. Cuộc biểu tình có xin phép Chủ tịch Ủy ban Hành chánh là ông Trần Văn Khéo. Sáng sớm ngày 8/9/45, khi đoàn biểu tình với 1 số "bảo an" với tầm vong vạt nhọn thì làm sao chống lại với súng đạn! Trước đó, Việt Minh đã mời đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo ở Cần Thơ là các ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy), Nguyễn Xuân
33 34 35 36 37 38 39
_____________ 306 307
Trần Văn Giàu, Hoi Ky, s.đ.d., tr.tr. 318-321 Trần Văn Giàu, Hoi Ky, s.đ.d. VSTK - 3057
Thiếp (anh họ nhà văn Nguyễn Hiến Lê) và Trần Văn Hoành (con trai ông Năm Lửa) đến thương thuyết nhưng thất bại. Nhiều người tham dự cuộc biểu tình này chỉ có tay không với bình nước uống, vừa từ dưới ghe cặp bến, đã bị tự vệ của Việt Minh bắn chết ngay tại bờ sông. Trong vụ thảm sát này, ông Hoàng Quốc Kỳ, 1 người kháng chiến tập kết về Bắc, gặp lại bạn cũ, là ngươi đã xả súng bắn vào nhóm biểu tình ấy, kể lại như sau : "Nguyễn Văn Nghệ, 1 tay súng tiểu liên đầu đàn của Vệ quốc đoàn miền Tây Nam Bộ (CS), kể lại trận "tắm máu đó": “Tụi Hòa Hảo gan cùng mình ! Lớp này ngả xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến rung cả tay, máu loang đỏ hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần nhưng lịnh bắt phải bắn tiếp". Rồi Việt Minh kết án: Hòa Hảo âm mưu cướp chính quyền ở Cần Thơ ! Mới 2 hôm trước, vì bị chỉ trích độc tài, Lâm Ủy Hành Chánh xin cải tổ, đề Phạm Văn Bạch thay thế chức chủ tịch (hư vị), Trần Văn Giàu vẫn nắm quân sự. Ủy ban Hành chánh cố khẩn khoản mời Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ làm cố vấn đặc biệt. Trở mặt như chong chóng, đêm 9/9/45, Trần Văn Giàu mật lệnh cho Tự vệ, Thanh Niên Tiền Phong tới bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo tại góc đường Miche và Sohier (Phùng Khắc Khoan) để bắt Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, nhưng chỉ bắt được mấy trăm tín đồ. Liên tục những ngày kế tiếp, Việt Minh mở chiến dịch khủng bố Phật Giáo Hòa Hảo .308
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
“Ngao cò đấu nhau, ngư ông đắc lợi”. Chống Pháp không chống, lo hại nhau để giành quyền lãnh đạo ở Nam Kỳ, Hoà Hảo và Cộng Sản Việt Minh đã không còn đủ sức để gìn giữ miền Tây không bị thực dân thuộc địa Pháp tái chiếm một cách dễ dàng kể từ sau ngày 25-10-1945. 2.3- Những ngày tháng 9-1945 ở Trung Kỳ và Cao Nguyên Trung Kỳ
Sau khi chiến dịch bình định các vùng đồng bằng ở các vùng miền Đông và miền Tây Nam Kỳ thành công một cách nhanh chóng, quân viễn chinh Pháp mở ra chiến dịch Gaur: Ngày 1-12-1945 tái chiếm thủ đô cao nguyên Ban Mê Thuột. Ngày 25-1-1946 tướng thiết giáp Massu với 15,000 quân binh bắt đầu cuộc hành quân quy bình định vùng Di Linh và Đà Lạt rồi đoàn quân thiết giáp ______________ Hứa Hoành (1939-2003), Ai Giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Nguồn: Internet ngày 7/12/2011. (http://namkyluctinh.org/a-lichsu/huahoanh/huahoanh-giaithoainklt.html).Đề tài nây cũng như nhiều đề tài khác nầy được đưa lên trên nhiều trang nhà Internet khác nhau với tên của soạn giả Hứa Hoành. Trong sách Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh soạn Hứa Hoành giả minh định rằng những đề tài liên quan về vùng đất Nam Kỳ là chuyện thật không phải tiểu thuyết. Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100 năm nay, nhưng không có tài liệu chính thức nào ghi chép. Tài liệu sử dụng, phần lớn là truyền khẩu, mới mẻ, mức độ chính xác rất hạn chế. Mỗi người kể lại chỉ biết một giai đoạn, một biến cố mà thôi. Các sự kiện ấy chưa bao giờ được kiểm chứng, đánh giá lại, nên chúng tôi (Hứa Hoành) không bao giờ dám coi đây là tài liệu lịch sử chính thức. Nó cũng như môn ngoại sử, chắc chắn có nhiều thiếu sót, sai lầm, không trung thực, nhưng nội dung vẫn giữ được cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp tập Hồi Ký của Trần Văn Giàu, mặc dù chưa được đích thân hai soạn giả nầy cho in ấn và xuất bản thành sách một cách chính thức nhưng nếu đem những tin tức mà họ cung cấp trong các tác phẩm đó so chiếu với các nguồn tin có căn cứ trên chứng cứ giấy tờ, tài liệu có thể tham khảo và dẫn chiếu trong cùng một thể loại đề tài thì những thông tin trong những công trình biên khảo của soạn giả Hứa Hoành hay Trần Văn Giàu cũng có một mức xác tín có tin cách thuyết phục. 308
VSTK - 3058
7
của tướng Massu tiến chiếm huyện M’Drak (Khánh Dương) và các vùng lãnh thổ ven biển Trung Kỳ, Ninh Hòa, Phan Rang, Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rí kéo dài xuống đến Bà Rịa, Biên Hoà: cả một vòng chu vi lãnh thổ đường kính 500 cây số đã bị quân viễn chinh Pháp càng quét nhanh chóng trong vòng 6 ngày. Ngày 2-2-1946, tướng Leclerc tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng: “Chiến dịch bình định Nam Kỳ và Trung Kỳ đã hoàn tất”.309
8
3/ Bắc Kỳ: chồn sói quá sông Koï 310 ruồi nhặn theo bám gót
9
3.1- Hoa quân nhập Việt
1
2
3
4
5
6
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Từ cuối tháng 8-1945 quân giải giới của Trung Hoa đã vào Bắc kỳ Kỳ bằng đường bộ qua cửa biên giới Lào Kay, xuống vùng đồng bằng sông Koï và tiến vào Hà Nội đồng thời một đoàn quân khác của Trung Hoa của tướng Trương Phát Khuê từ Lưởng Quảng (2 tỉnh Quảng TâyQuảng Đông) cũng vượt biên giới Cao Bằng-Lạng Sơn hướng về Hà Nội và Hải Phòng. Quân đoàn thứ 60 phát xuất từ tỉnh Vân Nam cũng nhập Việt với trách nhiệm giải giới quân Nhật ở Trung Kỳ. Từ thị xã Vinh đến tỉnh Đà Nẵng. Tất cả quân số Trung Hoa vào lãnh thổ phía Bắc và Bắc Trung Kỳ lên đến gần 200,000 không kể vợ con họ dòng họ bám gót theo giống như một đoàn ruồi nhặn đang kéo đến định cư tại một vùng đất mới. Tất cả đặt dưới quyền tư lệnh tối cao của tướng tổng quản quân sự Lư Hán và tùy viên chính trị là tướng Tiêu Văn.
Tướng Lư Hán 22
23
24
25
26
27
28
29
30
Bộ Tham Mưu của OSS ở Côn Minh http://ossreborn.com/index.html
Theo sau đoàn quân nhập Việt của Trung Hoa là 3 đảng phái lưu vong Việt Nam không Cộng sản ở Trung Hoa: 1-VNQDĐ (Việt Quốc) của Vũ Hồng Khanh từ Vân Nam, 2- Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần từ Quảng Tây kéo theo một đội binh tiên phong 15,000 người do Vũ Kim Thành chỉ huy và 3- Đảng Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam. Theo A.L.A. Patti trong sách Why Viet Nam? Vũ Kim Thành kéo quân thẳng về Mong Cái tự thành lập một Chính phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam với Nguyễn Hải Thần làm chủ tịch mặc dù Nguyễn Hải Thần không làm chủ tịch mặc dù __________________________ 309 310
P.Deviller, Histoire du Viêt Nam de 1940-1952, s.đ.d., tr. 176. Sông Koï : Sông Hồng. VSTK - 3059
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Nguyễn Hải Thần không có mặt ở Mong Cái.312 Việt Minh CS tạ các vùng Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Quảng Yên... bị quân Việt Cách đánh đuổi phải tháo chạy tứ tán khắp nơi.313 Ngày 9-9-1945, đoàn quân Trung Hoa nhập Việt đầu tiên vào thành phố Hà Nội. Tướng Lư Hán và bộ tham mưu đến Hà Nội bằng máy bay vào ngày 18-9-1945 và lập tổng hành dinh tại phủ Toàn quyền314 sau khi yêu cầu Jean Sainteny cùng với phụ tá Pignon và phái bộ Pháp do Sainteny tự động góp nhặt và thành lập dọn đi nơi khác từ ngày 11-91945. Ngày 01-10-1945, Sainteny sang thủ đô Calcutta của Ấn Độ để trình diện với đốc đố Thierry d’Argenlieu, tân Cao Ủy Đông Dương vừa mới được chính phủ Pháp của De Gaulle ở Paris bổ nhiệm để thay thế tướng Decoux. Sainteny được D’Argenlieu cử nhiệm chính thức vai trò Ủy nhiệm viên đại diện của Cộng Hoà Pháp Quốc ở Bắc Kỳ và vùng lãnh thổ ở phía Bắc Trung Kỳ. Ngày 8-10-1945, Sainteny trở lại Hà Nội.315 Ngay sau khi tới Sài Gòn vào ngày 31-10-1945, đô đốc Thierry d’Argenlieu, liền gửi nhận định của mình cho De Gaulle ở Paris rằng tình hình ở Đông Dương cũng không khác nhau nhiều lắm so với tình hình của nước Pháp vào lúc được giải phóng; do đó cán bộ công chức của Pháp ở Đông Dương cần phải được thanh lọc để loại trừ những thành phần công chức cao cấp của Pháp thường gọi là những người Pháp 45 (1945) đã từng phục vụ ở Đông Dương theo lệnh của chính phủ Phát xít Pháp do thống chế Pétain lãnh đạo trước đây. Khuynh hướng thanh lọc của D’Argenlieu bị xem như là hẹp hòi, bè phái. Tướng de Gaulle cũng chỉ thị cho d’Argenlieu: là phải tái lập chủ quyền thượng quốc của Pháp trên các vùng lãnh thổ của Liên Bang Đông Dương có nghĩa là bao gồm cả hai miền Nam Kỳ và Bắc Kỳ Việt Nam và không được kết lập bất kỳ một giao ước nào với Việt Minh.316 Nhiệm vụ của Sainteny và phái bộ Pháp là thi hành những hoạt động có tính cách nhân đạo và cứu trợ cho các kiều dân Pháp muốn rời khỏi Bắc Kỳ, tiếp trợ nguồn nhu yếu sinh sống cho họ, can thiệp với chính quyền Việt Minh CS và các đầu lãnh Hoa quân để giải quyết những rắc rối gây tác hại cho các nạn nhân người Pháp. Từ tháng 12-1945, phái bộ Pháp JeanSainteny- Léon Pignon được giao phó nhiệm vụ giàn xếp với Hồ Chí Minh về việc người Pháp và quân đội của họ sẽ trở lại các vùng lãnh thổ Việt Nam phía Bắc vĩ tuyến thứ 16.317 Khác với với chủ trương thanh lọc người cũ của d’Argenlieu, Sainteny đã trọng dụng Léon Pignon _______________ 312
A.L.A. Patti, Why Viet Nam?, s.đ.d., tr.331. P.de Villers, Histoire du Viêt Nam, s.đ.d., tr.193. Jean Sainbteny, Histoire d’une Paix manqué, s.đ.d., tr.tr.99,115,116,117. J.de Folin, Indochine 1940-1955, La Fin d’un rêve,. NXB Perin, Paris, 1993, tr. 112-113. J.de Folin, Indochine 1940-1955, La Fin d’un rêve, s.đ.d., tr. , tr.116.
313, 314 315 316 317
VSTK - 3060
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12 13
14
15
16
17
cùng với nhiều thành phần nhân sự Pháp của chế độ cũ đã từng phục vụ dưới quyền của tướng Decoux trước đây. Chính Sainteny viết rằng phái bộ hành chánh của đương sự chỉ có một vài người Pháp mới tuyển mộ từ Côn Minh.318 Điều nầy gây ra một cảm tưởng như là có một quan điểm bất đồng nào đó giữa Sainteny và D’Argenlieu. Trong khi phía quân sự của tướng Lư Hán chưa chịu công nhận Sainteny là Ủy viên đại diện của Pháp ở Bắc Kỳ thì tướng De Gaulle và chính phủ của Pháp ở Paris hầu như không ngó ngàng gì tới phái bộ Sainteny ở Hà Nội mà chỉ muốn dồn mọi nỗ lực để yểm trợ những người Pháp ở Sài Gòn và Nam Kỳ khiến cho Sainteny phải than lên rằng: “Nhưng mà ở Hà Nội, chúng tôi có cảm tưởng như là bị bỏ rơi hay tạm thời bị quên lãng, và vì thế mà toàn thể kiều dân Pháp phải gánh chịu đau khổ.” (Mais, à Hanoï, nous avions impression d’être abandonnés, ou du moins provisoirement négligés, et la population franҫaise tout entière en souffrait.)319 Cũng theo Sainteny thì
quyền lực của người Pháp ở Nam Kỳ và ở Sài Gòn chỉ lo chiếm lãnh khu rừng Đông Dương và tiêu diệt những nhóm VMCS lạc đàn ở Nam Kỳ mà không cần biết rằng hang ổ đầu não của VMCS là ở Bắc Kỳ và Hà Nội. 3.2- Thổ phỉ bắc phương, tiền tệ Đông Dương
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Những biện pháp đầu tiên mà quân thổ phỉ áp dụng khi vừa mới đặt chân lên Bắc kỳ là bép buộc dân chúng ở vùng phiá Bắc Đông Dương phải công nhận tiền giấy quan kim của Trung quốc in hình Tưởng Giới Thạch như là loại tiền tệ chính thức và hợp pháp được chi dùng song song với các loại tiền tệ đang được chi dùng ở Đông Dươngrồi tự ấn định 1 quan kim ăn 1,5 piastre, tung ra mua hàng hoá ở các vùng bọn họ đi qua, vật giá từ đó cao vọt lên. Tại những tỉnh lớn như Hà Nội có nạn đầu cơ mua bán các thứ tiền ấy làm tình hình tiền tệ trở nên rối loạn.
27
Tiền giấy Tưởng Giới Thạch
Tiền Đông Dương 500 Rồng Vàng thời kỳ Nhật chiếm Đông Dương (http://conguyendk.multiply.com/journal/item/308?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem)
_______ 318 319
Jean Sainbteny, Histoire d’une Paix manqué, s.đ.d., tr.122. Jean Sainbteny, Histoire d’une Paix manqué, s.đ.d., tr.125. VSTK - 3061
Tiền Đông Dương 500 Rồng Xanh thời kỳ Nhật chiếm Đông Dương
Tiền Đông Dương 500 phát hành trước khi Nhật vào Đông Dương (http://conguyendk.multiply.com/journal/item/308?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem)
Tiền giấy Việt Minh
Bảm kẽm in tiền
Tiền giấy Việt Minh (http://www.taichinhdientu.vn/Home/Giai-doan-1945--1954-Giay-bac-tai-chinh-Viet-Nam/20106/88131.dfis)
1
2
3
Ngày 17.11.1945, Cao uỷ Đông Dương Đô đốc D'Argenlieu tuyên bố huỷ bỏ giấy 500 đồng loại rồng xanh - rồng vàng được in trong thời chính quyền Pháp Phát xít thân Nhật ở Đông Dương phát hành trong VSTK - 3062
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
khoảng thời gian từ sau ngày 9-3-1945 đồng thời cũng ra lệnh tạm ngưng xử dụng những loại tiền $500 đã được phát hành trước khi Nhật vào Đông Dương. Theo Sainteny thì có một điều lạ kỳ là các đầu lãnh của quân Trung Hoa nhập Việt và bọn đầu cơ tích trữ đi theo họ lại có rất nhiều loại tiền $500 nhất là loại Rồng Xanh-Rồng Vàng. Lệnh hủy bỏ tiền Đông Dương nầy do tập đoàn quyền lực của những người Pháp mới ở Sài Gòn quyết định không gây ảnh hưởng nhiều cho nhân dân Nam Kỳ nhưng lại tạo ra xáo động tai hại ở Bắc Kỳ nhất là tại thành phố Hà Nội kể từ lúc các cơ quan tài chánh từ chối không nhận đổi tiền thay thế cho những loại tiền vừa bị chính quyền Pháp ở Sài Gòn hủy bỏ hoặc tạm ngưng xử dụng. Dân chúng Việt Nam yên lặng vì họ không có nhiều loại tiền như thế. Nhưng tướng Lư Hán với giọng điệu hăm dọa đã yêu cầu Sainteny giải thích về lệnh ngưng xử dụng tiền Đông Dương của chính quyền Pháp mặc dù chính bản thân của Sainteny cũng không hiểu rõ tại sao đương sự chỉ được nghe tin tức về sự việc nầy qua đài phát thanh từ Sài Gòn. Sau khi vào Sài Gòn để tham khảo ý kiến Sainteny quay về Hà Nội để truyền đạt sự giải thích cho tướng Lư Hán nhưng ngay từ lúc Sainteny về đến Hà Nội thì đã khởi sự một cuộc biểu tình tự phát của dân chúng nghèo khốn trước trụ sở của Ngân Hàng Đông Dương để phản đối đặc quyền hối đoái tiền tệ do quân thổ phỉ phương Bắc tự ý ấn định khiến cho vật giá gia tăng khủng khiếp và đói kém lan tràn khắp nơi. Súng nổ, người chết, kẻ bị thương.320 Không biết ai nổ súng. VM Cộng Sản loan truyền rằng chính người Pháp đã gây nên cớ sự nhưng rất có thể là cán bộ và cảnh sát an ninh của chính quyền VM len lỏi trong đám dân chúng để sách động rồi lại nổ súng giải tán đám đông để lấy lòng các đầu lĩnh của quân thổ phỉ Bắc phương. Tình hình huyên náo về vấn đề tiền tệ càng lúc càng trở nên nghiêm trọng đáng lo ngại. Qua trung gian của tướng Gallagher chủ huy trưởng phái bộ Hoa Kỳ ở Hà Nội, một cuộc hội họp giữa Sainteny cùngvới các công chức tài chánh, ngân hàng của Pháp từ Sài Gòn ra và tướng Lư Hán cùng với đại biểu thường trực của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Hà Nội và những cán bộ tài chánh cao cấp của Trung Hoa. Hội nghị tranh cãi nhau gần nửa ngày và đi đến thỏa thuận là những giấy bạc $500 Đông Dương do người Hoa sở hữu sẽ được đổi lấy bằng loại tiền tền Đông Dương có trị số nhỏ hơn (loại $150-$250) với hối xuất 2:1 (2 tờ $500 đổi được $500). Ngoài ra, vào ngày 25-9-1945, Lư Hán còn đòi hỏi người Ngân Hàng Đông Dương hiện vẫn còn do người Pháp quản trị phải trả một ngân khoản 300 triệu đồng. Lý do của sự đòi hỏi nầy có thể là để bù đắp vào việc mất mát thiệt hại của người Hoa trong vụ đổi tiền giấy $500 nhưng bị từ chối cho nên sự đòi hỏi hạ xuống còn 40 triệu đồng.321 ______________________
J.Sainteny, Histoire d’une paix manqée, s.đ.d., tr. 146-148. Cũng xem J. De Folin, s.đ.d.,tr.119. 320, 321
VSTK - 3063
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
3.3- Tranh giành quyền bính, nồi da xáo thịt ở Bắc Kỳ Dưới sự yểm trợ của tướng Trung Hoa Tiêu Văn không thiện cảm với chế độ CS, hai nhóm đảng không Cộng Sản VNCMĐMH của Nguyễn Hải Thần, VNQDĐ của Vũ Hồng Khanh cùng với đội quân riêng của họ không ngừng tuyên truyền xấu và tạo áp lực quân sự gây khốn đốn cho chính phủ lâm thời của Việt Minh Cộng Sản để đòi chia quyền lãnh đạo trong một chính phủ Liên hiệp Quốc Gia chiến đấu chống lại hiểm họa xâm lăng của đế quốc thực dân Pháp và loại trừ chính sách khủng bố đỏ của CS Việt Minh. Bắt cóc, hăm dọa, ám sát, bắn giết giữa những người Việt Nam với nhau đã xảy ra thường xuyên ở Bắc Kỳ. Ngày 13-9-1945, Nguyễn Hải Thần cùng đội quân của VNCMĐMH do Nồng Quốc Lâm chỉ Huy vào Lạng Sơn đánh đuổi bộ đội và hạ cờ đỏ sao vàng của Việt Minh rồi ra lệnh cho thuộc hạ Vũ Kim Thành từ Mong Cái hành quân trừng phạt, chiếm đồn binh Kỳ Lừa, Đồn Chủ và đồn Kép ở vùng Lạng Sơn. Trong khi đó thì quân binh VNQDĐ của Vũ Hồng Khanh và ĐVDC của Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) cũng áp dụng chiến thuật và chiến sách tương tựa ở những vùng hành lang phía Tây Bắc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ.322 Ngày 2-10-1945, tướng Hà Ứng Khâm, tổng tư lệnh quân đội Trung Hoa đại diện Tưởng Giới Thạch, tới Hà Nội. tuyên bố rằng Trung Hoa không có tham vọng đất đai ở Việt Nam, mà chỉ đến giúp Việt Nam thực hiện dần dần nền độc lập theo kế hoạch của các cường quốc Đồng minh. và rằng không một chiến thuyền nào của Pháp được đến Đông Dương, vùng đất do quân đội Trung Hoa kiểm soát.323 Đây chỉ là một hình thức đánh tiếng gửi đến cho người Pháp đang manh nha trở lại Bắc Kỳ thay chân người Trung Hoa. Tuy nhiên, sự kiện một tổng tư lệnh quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng với chủ trương Sát Cộng Cầm Hồ của Tưởng Giới Thạch đến Bắc Kỳ cũng có ý nghĩa ngầm rằng Cộng Sản Đông Dương chớ có manh động tạo ảnh hưởng tại vùng đất ở về phía Nam của nước Trung Hoa để rồi trở thành một hang ổ quân CS của Mao Trạch Đông. HCM bát bỏ hầu hết những đòi hỏi của các đảng phái không CS theo chân quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng nhập Việt. Tuy nhiên vào ngày 11-11-1945, ĐCSĐD ở Bắc Kỳ đã tạo ra một sự kinh ngạc cho giới quan sát tình hình quân sự và chính trị ở Bắc Kỳ: Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSĐD ở Bắc Kỳ tự ý thông cáo giải thề tổ chức Đảng Cộng Sản Đông Dương nhằm tạm thời xoá đi hình tích CS của Mặt Trận Việt Minh và chính phủ Lâm thời của HCM. Toàn văn thông cáo nầy dịch ra tiếng Pháp đăng trên báo La République, số 7 ngày 18-11-1945 tại Hà Nội như sau: 1- Considération que, à la lumière des données historiques, de la situation
40
__________________________ 322 323
L.A. Patti, Why Viet Nam, s.đ.d., tr. 331. Philippe Devillers, s.đ.d., tr. 193.
VSTK - 3064
internationale et de la situation intérieure, l’heure actuelle est précisément une occasion exceptionnelle pour le Viêt-Nam de reconquérir son independence intégrale; 2- Considérant que pour parfaire le role du Parti dans cet immense movement d’émancipation de la race, une Union Nationale conҫue sans distinction de classes et de partis est un facteur indispensable; 3- Voulant prouver que les communists en tant que les militants d’avantgarde de la race sont toujours susceptiples des plus grandes sacrifices pour la liberation nationale, disposés à placer les intérêts de la Patrie audessus de ceux de classes, à sacrifier les interêts de leur Parti pour server ceux de la race; 4- Afin de détruire tout malentendu à l’intérieur et à l’extérieur qui puisse entraver la liberation de notre pays; LE COMITÉ EXÉCUTIF CENTRAL DU PARTI COMMUNISTE INDOCHINOIS réuni en sa séance du 11 novembre 1945, a décidé la dissolution volontaire du Parti Communiste Indochinois. Les adeptes du Communism désireux de continuer leurs éetudes théoriques adheront à “ l’Association Indochinoise des Études Marxistes”. Le 11 novembre 1945. Le C.C. du Parti Communiste Indochinois.324 *Tạm dịch: 1-Chiếu chi, dưới ánh sáng của những sự kiện lịch sử, của tình hình thế giới và tình hình trong nước để nhận định rằng nay là chính là cơ hội hiếm có cho nước Việt Nam giành lại quyền độc lập toàn vẹn của mình; 2- Chiếu chi, để thực thi một cách hoàn hảo vai trò của Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn như thê phải được hiểu như là không có sự phân biệt giai cấp và đảng phái thì sự Đoàn kết Quốc Gia là một nhân tố cần yếu. 3- Vì muốn chứng tỏ rằng những người Cộng sản và những chiến sĩ tiên phong của dân tộc luôn luôn hy sinh lớn lao cho công cuộc giải phóng đất nước, sẵn sang đặt quyền lợi của xứ sở lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi của Đảng để phục vụ những quyền lợi của dân tộc; 4- Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho công cuộc giải phóng của nước nhà của chúng ta; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 11 tháng 11 nǎm 1945, nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Những tín đồ của chủ nghĩa cộng sản muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mácxít." Ngày 11-11-1945 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
_____________________
Philippe Devillers, Histoire du Viêt Nam, s.đ.d., cước chú số 7, tr. 195-196. Cũng xem: Allan W. Cameron, s.đ.d., Communiqué Issued by the Central Committee of the Indochinese Communist Party, November 11, 1945, bản dịch tiếng Anh, tr. 66-67. Bản thong cáo tiếng Việt của chính quyền CSVN hiện nay có thể tìm thấy nơi trang Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư Liệu Đảng : http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=97203. Toàn văn được chép lại sau đây: 324
Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán, ngày 11-11-1945 1- Cǎn cứ vào điều kiện lịch sử, tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước, nhận rằng lúc này chính là cơ hội nghìn nǎm có một cho nước Việt Nam giành quyền hoàn toàn độc lập; ...( đọc tiếp nơi trang kế)....... VSTK - 3065
*Khảo Luận: 1
2
3
4
5
6
7
8
Rõ ràng đây chỉ là một thông cáo chiếu lệ để lấy lòng các tướng tá của Trung Hoa Quốc Dân Đảng và để nhử mồi các đảng phái Việt Nam đang được người Trung Hoa cưu mang bởi vì ĐCSĐD trên thực tế vẫn tiếp tục tồn tại dưới một cái tên khác nghe có vẻ khoa bảng văn hoa hơn. Jacques de Folin đã dùng chữ ‘mascarade’/ ‘sự dối trá’ để phê phán rằng đó là một sự dối trá không thể qua mặt được tướng Tiêu Văn.325 Về việc trá ngụy giải tán ĐCSĐD nầy, một cán bộ cao cấp của ĐCSVN là Hoàng Tùng kể lại trong Hồi ký của mình như sau: Chỉ đến khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi, Bác trực tiếp sang mới trình bày rõ vấn đề. Việc này tôi không được nghe trực tiếp, nghe anh Lê Văn Lương nói lại. Khi gặp Bác, Lưu Thiếu Kỳ nói ngay rằng: “Các đồng chí giải tán Đảng, các đồng chí tưởng lừa được địch, nhưng địch không lừa được mà lại lừa chính chúng tôi, vì chúng tôi hiểu các đồng chí giải tán Đảng thật. Còn địch nó thừa hiểu các đồng chí không giải tán Đảng”. Hôm tuyên bố giải tán Đảng tôi không được dự. Nhưng nghe nói lại rằng, quyết định này của bác thật là táo bạo. Lúc đó không làm thế cũng nguy, vì âm mưu của Tưởng là đánh đổ Đảng cộng sản. Với bọn Lư Hán, Tiêu Văn, Đảng cộng sản tồn tại là nó chết, vì sẽ bị Tưởng trị. Nên ta mới lập mẹo tuyên bố giải tán Đảng, chỉ tuyên bố về danh nghĩa thôi, còn trên thực tế Đảng vẫn tồn tại. Khi đưa ra bàn tuyên bố giải tán Đảng ở Thường vụ, người không tán thành nhất là đồng chí Trường chinh.326
9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24
Ngày 14-7-1974, trong một cuộc phỏng vấn ở Hà Nội với một sử gia ngoại quốc, Hoàng Tùng đã cho biết rằng việc tuyên cáo giải tán _______________________ * 324 (tiếp theo trang trước):
2- Xét rằng: muốn hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng vĩ đại ấy, sự đoàn kết nhất trí của toàn dân không phân biệt giai cấp, đảng phái là một điều kiện cốt yếu; 3- Để tỏ rằng: những đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiền phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc; 4- Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 11 tháng 11 nǎm 1945, nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Những tín đồ của chủ nghĩa cộng sản muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương". Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
J.de Folin, Indochine 1940-1955, s.đ.d., tr.12: [Peu importe à Siao Wen cette “mascarade.”] Hoàng Tùng, tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh năm 1920, quê quán xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, tham gia hoạt động CS từ lúc còn thiếu niên. Đương lần lượt giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng CSĐD và VM như: bí thư Thành ủy Hà Nội, bí thư Thành ủy Hải Phòng, ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ, tổng biên tập báo Sự Thật, tổng biên tập báo Nhân Dân, phụ trách Văn phòng Tổng bí thư, chánh Văn phòng Trung ương, trưởng Ban Tuyên huấn trung ương, bí thư Trung ương Đảng. Đương sự có lưu ý người đọc rằng: “ Tôi có khoảng thời gian gần 25 năm làm việc gần Bác. Tôi được biết một số việc, hoặc được nghe rồi nói lại cho các đồng chí. Có tài liệu các đồng chí có thể sử dụng được, có tài liệu các đồng chí nghiên cứu thêm.” Nguồn: Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ ( http://sachhiem.net/LICHSU/H/HoangTung1.php). 325 326
VSTK - 3066
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐCSĐD đã gây ra một loạt phê phán nghiêm trọng từ phong trào Cộng Sản thế giới, HCM phải thuyết phục hết sức gay go với tổng bí thư ĐCSĐD Trường Chinh để được sự đồng ý. Những người CS Việt Nam sau nầy cũng như Cộng Sản Pháp vào thời đó đều cho rằng sự giải tán là một điều ô nhục.327 Trong đa số Văn Kiện của ĐCSVN và nhiều tư liệu khác được viết từ trong nước Việt Nam hiện nay đều xác định rằng sự giải tán ĐCSĐD vào ngày 11-11-1945 là một sách lược khôn ranh, hư hư thực thực, nhằm qua mặt Trung Hoa Quốc Dân Đảng và các đảng phái Việt Nam không CS vào lúc đó; giải tán ở đây có nghĩa là hoạt động lén lút trong bóng tối, không ra mặt công khai như trước đây: “Ngày 11-111945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật.”328 Trong tình hình chính trị có nhiều phức tạp, trước âm mưu chia rẽ, chống phá của giặc ngoài, thù trong, để bảo toàn lực lượng và có lợi cho sách lược đấu tranh, Đảng tạm thời rút vào hoạt động bí mật (ngày 11-11-1945): Nhưng Đảng vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng, xem đó chỉ là một giải pháp cần thiết, bắt buộc trước tình thế hiểm nghèo của cách mạng, Đảng phải "lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn"329
13 14 15 16 17 18
19
20
21
22
23
Hoàng văn Hoan, đã viết trong Hồi ký Giọt nước trong biển cả rằng ‘cả hai lực lượng Lư Hán và Tiêu Văn vào Việt Nam với một nhiệm vụ giao phó từ Trùng Khánh là “Tiêu diệt Cộng Sản và bắt giữ Hồ Chí Minh” đồng thời dựng lên một chính phủ bù nhìn tay sai đắc lực cho Quốc Dân Đảng Trung Quốc’. Hoàng Văn Hoang viết tiếp: Để Tiêu Văn và Lư Hán bớt lo ngại, ngày 11-11-1945, Hồ Chủ tịch công khai tuyên bố “Đảng Cộng sản Đông Dương tự giải tán”, người cộng sản sẽ là những hội viên của “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác”. Về việc này, tôi được phái vào các tỉnh Khu bốn để giải thích cho các Đảng bộ biết, vì thời cục chúng ta phải tuyên bố như vậy, nhưng Đảng vẫn tồn tại, vẫn bí mật hoạt động để lãnh đạo nhân dân đấu tranh.330
24 25 26 27 28 29
Lời lẽ tuyên bố của những người CSVN cao cấp về việc giải tán
30
_______________ 327
Stain Tønnesson, VIETNAM 1946, How The War began. University of California Press, Berkeley, Cal. 2010, p.24 Cổng Thông Tin Đện Tử Chính Phủ Nước CCHXHCNVN, Giai Đoạn 1945-1954 Kháng ChiếnKiến Quốc. (http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/cpchxhcnvn/cpcacthoiky/1945_1954/01.html) 328
Báo Điện tử Đang Cộng Sản Việt Nam, ‘Tư Lliệu Đảng’ Giữ vữngcChính Quyền Cách Mạng trong những năm 1945-1946. (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id= 30061&cn_id=210416) 329
Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước trong Biển Cả , s.đ.d. (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res =5619&rb=08) 330
VSTK - 3067
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
ĐCSĐD ngày 11-11-1945 có vẻ như là vì sĩ diện muốn che đậy sự thất bại của họ trong cuộc chạy đua giành độc quyền làm chủ Bắc Kỳ. Đa số các dư luận từ quần chúng trong nước, ngoài nước từ trước tới nay cũng như những luận điệu cao rao xuất phát từ đảng và chính quyền CSVN đều cho rằng vào thời điểm đó ĐCSĐD và Mặt Trận Việt Minh của họ phải chịu một hoàn cảnh khốn đốn khi phải đối đầu với một trận tuyến 3 mặt giáp công là quân Pháp, Trung Hoa Quốc Dân Đảng và các đảng phái Việt Nam theo chân đoàn Hoa quân nhập Việt. Trên bình diện quốc tế thì Hoa Kỳ, Liên Sô và CS Trung Hoa của Mao Trạch Đông không lên tiếng ủng hộ chính quyền CS của HCM. Dân chúng miền Bắc rơi vào cảnh đói kém khốn khổ tột cùng chỉ còn biết nghĩ tới một việc là làm sao để khỏi phải chết đói và không còn đầu óc và thời giờ để ủng hộ những chiếc bánh vẽ chính trị của bất cứ ai vẽ ra. Người dân Bắc Kỳ bây giờ không giống như người dân Bắc Kỳ vào thời điểm Việt Minh dùng mưu lược để sách động, biến họ thành đám đông quần chúng hoan hô, đã đảo để cướp chính quyền vào mùa Thu-1945 tại Hà Nội. Việt Minh đã để lộ màu đỏ Cộng Sản của mình quá sớm. Trong 3 tháng cầm quyền, HCM, Tổng Bộ Việt Minh và ĐCSĐD đã không làm được gì cho dân chúng giảm cơn cùng cực đói nghèo ngược lại còn thu góp tiền của, vàng bạc, của dân dưới chiêu bài “Để giải quyết khó khǎn của nền tài chính quốc gia. Chính phủ đã động viên toàn dân đóng góp tiền của và hưởng ứng Tuần lễ vàng xây dựng Quỹ độc lập. Các tầng lớp nhân dân trên cả nước trong Tuần lễ vàng, (từ ngày 17 đến 24-9-1945) đã đóng góp được 370 kg vàng, và hơn 60 triệu đồng cho Quỹ độc lập và Quỹ đảm phụ quốc phòng”* nhưng chính là để hối lộ cho quân thổ phỉ phương Bắc của Lư Hán và mua sắm thêm vũ khí để chuẩn bị chiến tranh. Yếu tố lòng dân ở Bắc Kỳ là một mặt trận tinh thần trọng yếu mà CSĐD, Tổng Bộ Việt Minh và HCM cần phải thắng trước tất cả những yếu tố hăm dọa khác nhưng có thể nói là họ chưa bao giờ thắng được mặt trận nầy kể từ khi ĐCSĐD công khai ra mặt hoạt động ở Bắc Kỳ. Trong thời gian Việt Minh CS cầm quyền, có một vài lần dân chúng tụ họp đông đảo để ủng hộ, đả đảo dưới họng súng “canh chừng bảo vệ” của cảnh sát, công an, mật vụ Việt Minh. Mất lòng dân là mất tất cả mặc dù cơ quan tuyên truyền của ĐCSĐD và Việt Minh lúc nào cũng luôn luôn hô hào rằng dân chúng ở Bắc Kỳ một lòng một dạ trung thành với Đảng và nhà nước. “Sức mạnh của chính quyền và chế độ mới thật sự bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân…. Nếu không có sự ủng hộ hết lòng và tự giác của nhân dân thì chính quyền không thể đứng vững. . .Nếu không ___________ * Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch Sử Đảng. Nguồn: Internet ngày 22/12/2011 http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30061&cn_id=210416 VSTK - 3068
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. . . Nếu không có Chính phủ; thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối." (Báo Điện tử ĐCSVN, Lịch sử Đảng, đ.d.) Một mặt trận khác mà ĐCS ở Việt Nam cũng phải đối diện chính là sự phân hoá chia rẽ tranh giành quyền lãnh đạo tối cao ngay chính trong hàng ngũ nội bộ của họ, một sự chia rẽ mà họ luôn dấu kín không muốn cho người ngoài nhìn thấy: Ngay từ những ngày đầu tháng 9-1945, hệ thống tổ chức chính quyền của CS ở Việt Nam đã hé lộ cho thấy có 3 trung tâm quyền lực của CS hoạt động ở Bắc Kỳ: 1/ Đảng Cộng Sản Đông Dương do Trường Chinh làm Tổng bí thư, 2/ Chính phủ lâm thời Việt Minh do HCM làm chủ tịch và 3/ Tổng Bộ Việt Minh do Hoàng Quốc Việt cầm đầu mặt dù trong Tổng bộ nầy bao gồm nhiều tên tuổi cán bộ CS cao cấp khác. Theo nhà viết sử Philippe Devillers thì thành phần nhân sự trong trung tâm quyền lực đa dạng của CS ở Việt Nam cũng khác nhau trong một guồng máy tổ chức gọi là Ủy Ban Giải phóng: thành phần thứ nhất là thành phần CS tiên phong lớn tuổi từng là những đồng chí của HCM trong những ngày đảng CS của người Việt Nam còn phôi thai ở Trung Hoa, ở Liên Sô, ở nội địa Đông Dưong hay trong các nhà tù của đế quốc thực dân Pháp. Đa số những người nầy là những tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa CS, chống thực dân Pháp một cách cực đoan không nhân nhượng chẳng hạng như Hồ Tùng Mậu tức Hoàng Quốc Việt và Trần Huy Liệu. Thành phần thứ hai là những phần tử cán bộ CS nội địa chỉ có một ít kinh nghiệm đấu tranh bí mật ở nước ngoài chẳng hạng như Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp Đặng Thái Mai, Phạm Văn Đồng, Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh). Đa số trong nhóm nầy đã từng trãi qua một nền giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương. Nhóm nầy chống chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp nhưng có khuynh hướng không cắt đứt hẵn quan hệ với nuớc Pháp sau khi đất nước đã giành lại nền độc lập toàn vẹn. Nhóm thứ 3 gọi là nhóm gia nhập “ăn theo’ mà đa số là thành phần của Tổng hội phần sinh viên, học sinh ở Hà Nội được Dương Đức Hiền dẫn dụ tham gia vào đảng Dân Chủ do đương sự làm tổng bí thư. Cũng thuộc nhóm thứ 3 nầy là những chuyên gia kỹ thuật Việt Nam do người Pháp đào tạo và các thành phần thanh niên Lao Động
Dương Đức Hiền (http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_%C4%90%E1%BB%A9c_Hi%E1%BB%81n)
VSTK - 3069
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Công giáo của Nguyễn Mạnh Hà331. Không có sự cân bằng quyền lực trong 3 thành phần nhân sự nầy của VMCS. Trên thực tế quyền lực lãnh đạo đều quy tụ vào Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương, Cục Chính Trị của Tổng Bộ Việt Minh với đa số thành phần nhân sự của nhóm 1 và nhóm 2 trong đó nhóm 1 được xem như là nhóm chủ chiến cuồng tín nắm giữ nhiệm vụ then chốt về tuyên truyền và quân sự còn nhóm thứ 2 được xem như là nhóm hoàn cảnh thực tế đảm nhiệm vai trò chính phủ và hành chánh cai trị.332 Trước ngày 2-9-1945, vai trò lãnh đạo chính trị của ĐCSĐD hầu như bị chia cắt thành 3 nhóm gọi là Xứ ủy Nam Kỳ, Xứ ủy Trung Kỳ, và Xứ ủy Bắc Kỳ mà trung tâm lãnh đạo đầu não của ĐCSĐD là Sài Gòn. Có thể nói mỗi Xứ ủy CSĐD là một sứ quân cát cứ một phương, một mình một động, giống như thời quân chủ ngày xưa. Sau khi toàn bộ trung tâm đầu não CSĐD ở Sài Gòn mà đa số thành phần nhân sự là những sinh đồ cuồng tín của chủ nghĩa Stalin bị tan rã vì bị Pháp sát hại hoặc giam nhốt thì nhóm CSĐD Xứ ủy Bắc Kỳ đã hội họp riêng ở làng Đình Bản, tỉnh Bắc Ninh vào tháng 11-1940 làm một cuộc đảo chánh rồi tự phong lấy chức danh lãnh đạo tối cao ĐCSĐD trên khắp 3 Kỳ. W.J.Duiker viết rằng theo Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam thì ‘cuộc hội họp nầy được khoác cho nhãn hiệu Đại Hội Toàn Thể lần thứ 7 ĐCSĐD nhưng theo các nguồn tin ở Hà Nội xác nhận sự thật thì từ gốc gác nguyên thủy lúc đó nó chính là một cuộc hội họp của ủy ban địa phương.333 Trung tâm quyền lực CSĐD từ nay trở đi là ở Hà Nội. Nhóm CS đảo chánh nầy gồm có Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng và Trần Đăng Ninh. Nhóm nầy là nhóm CSĐD ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nhóm thứ nhì nhóm liên tỉnh bộ CSĐD ở Cao-Bắc- Lạng phía cực Bắc sát biên giới Việt-Hoa. Thành phần chủ chốt của nhóm nầy gồm có Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và Hoàng Văn Hoan, những người mà NAQ đã tiếp xúc đầu tiên khi NAQ trở về miền Nam Trung Hoa (Côn Minh,Tĩnh Tây, Quế Lâm) vào những năm đầu của thập niên 1940 để chuẩn bị thành lập khu căn cứ hoạt động CS ở Cao Bằng và từ đó họ có mối liên lạc gắn bó với NAQ (rồi HCM) gần như là liên tục cho đến 1944-1945. Từ tháng 12-1940, NAQ tổ chức các lớp huấn luyện cho các cán bộ CS từ trong nước tới trên lãnh thổ Trung Hoa và tiếp xúc với Hoàng Văn Thụ đại ________________ Nguyễn Mạnh Hà, du học Pháp, đỗ tiến sĩ luật, lấy vợ Pháp là con nghị sĩ cộng sản Marrane. Sau này, sau khi trở về nước được Thống sứ Bắc Kỳ là Chatel bổ làm thanh tra lao động ở Hải Phòng. 332 P.Devillers, Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952, s.đ.d., tr. 177-178. 333 W.J.Duiker, Ho Chi Minh, A Life, s.đ.d., tr.247, ghi chú số 22 nơi trang 625. Cũng xem cùng một tác giả trong The Communist Road to Power in Vietnam, NXB Westview Press, (Col.USA), tái bản lần thứ 2, 1996, tr.66. Cũng xem: S .Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, s.đ.d, tr. 244 và ghi chú số 83. 331
VSTK - 3070
diện nhóm CSĐD đảo chánh ở Bắc Kỳ.334 Cuộc tiếp xúc nầy có thể là để yêu cầu NAQ trở về lãnh đạo kháng chiến trên lãnh thổ Việt Nam nơi vùng căn cứ địa của họ ở Bắc Sơn-Vũ Nhai (Thái nguyên-Tuyên Quang). Ngày 8-2-1941 NAQ trở về Bắc Kỳ, chọn căn cứ địa Cao Bằng của nhóm Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan chứ không chọn căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai của nhóm CSĐD đảo chánh. Đường ranh cách biệt trong nội bộ Đảng CS ở VN đã thấy xuất hiện. Dựa vào đâu để nói như thế? 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
(i) Có lẽ nào NAQ lại có thể hợp tác với một tổ chức CS đã từng hạ bệ, tố cáo, gây điêu đứng, phá tan ĐCS Việt Nam do NAQ thành lập để rồi lập ra đảng CS Đông Dương theo chủ nghĩa cuồng tín của Staline nhằm quốc tế hoá đất nước Việt kể từ thời Trần Phú, Hà Huy Tập. (ii) Có lẽ nào NAQ lại chịu mang tiếng chung với nhóm CSĐD đảo chính thừa nước đục thả câu cướp quyền lãnh đạo ĐCSĐD từ miền Nam đưa ra miền Bắc. (iii) Có lẽ nào một người với tầm cở quốc tế như NAQ lại có thể chấp nhận hoặc nghe theo lệnh truyền của ngụy quyền ĐCSĐD ở Bắc Kỳ qua trung gian của một sứ giả có vai vế thấp kém như Hoàng Văn Thụ. (iv) Có lẽ nào NAQ phải trở về Bắc Kỳ để đến một căn cứ địa không an toàn ở Bắc Sơn-Vũ Nhai đang bị quân Pháp càn quét bình định sau khi cuộc khởi nghĩa quân sự ở Bắc Sơn do nhóm CSĐD chủ động đã bị thất bại nặng nề. (v) Ý hướng và chủ trương của NAQ đã biểu hiện một cách rõ rệt: không còn muốn lân la giây dưa them nữa với ĐCSĐD. Điều kiện để được sự hợp tác của NAQ là ĐCSĐD phải đến với NAQ bằng một danh xưng khác do NAQ phê chuẩn hoặc là ĐCSĐD phải tự giải tán, đặt toàn bộ căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai dưới quyền kiểm soát của nhóm Cao Bắc Lạng. Ý hướng của NAQ bắt đầu được ĐCSĐD tuân phục - hay tuân phục cách trí trá- vào tháng 5-1941 khi toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD lội suối băn rừng, vượt nhiều hiểm nguy để đến căn cứ địa Pắc Pó ở Cao Bằng bệ kiến NAQ. Cuộc bệ kiến nầy được chính quyền CS Việt Nam về sau đặt cho một danh xưng là Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ VIII ở Pac Bó từ 10 đến 19-5-1941 do NAQ chủ trì nhưng sự thật đây lại là một cuộc hội họp khác của nhóm CSĐD đảo chánh ở Bắc Kỳ giống như kỳ hội họp của họ ở làng Đình Bản-Bắc Ninh vào tháng 11-1940 cũng được khoác cho một danh xưng là Hội Nghị lần thứ VII của Trung Ương ĐCSĐD. Cả hai trường hợp, nhóm CSĐD đảo chánh ở Bằc Kỳ đều lạm dụng tên tuổi của người khác để công khai tuyên bố đó là những lần Hội Nghị của Trung Ương ĐCSĐD: ______________________ 334
Dương Trung Quốc, Những sự kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d., tr. 326-327. VSTK - 3071
23
a/ Trong lần hội họp của Xứ ủy CSĐD Bắc Kỳ tại làng Đình BảnBắc Ninh, Phan Đăng Lưu là nạn nhân bị lạm dụng danh nghĩa một ủy viên của ĐCSĐD đại diện Xứ ủy Nam Kỳ ra Bắc để dự Hội Trung Ương ĐCSĐD mặc dù chuyến đi của Phan Đăng Lưu từ Nam ra Bắc không phải là để tham dự vào lần Hội nghị đoạt quyền lãnh đạo ĐCSĐD của nhóm Xứ Ủy Bắc Kỳ. Phan Đăng Lưu ra Bắc là để báo động cho Xứ ủy Bắc kỳ tình hình nguy ngập của Trung Ương ĐCSĐD ở Nam Kỳ và khi biết được tin NAQ đang có mặt ở Côn Minh /Trung Quốc Phan Đăng Lưu liền tìm cách sang Côn Minh để gặp NAQ, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. S.Q.Judge viết như sau: ‘Báo cáo của Sở Mật thám Pháp vào tháng 12 năm 1940 cho biết rằng Phan Đăng Lưu đã thú nhận sau khi bị bắt là đương sự cũng có mặt tại vùng Vân Nam – Trung Quốc vào tháng 6 năm 1940.’335 Tưởng cũng cần lập lại rằng, kể từ khi bị Trần Phú hạ bệ vào lúc khai sinh ĐCSĐD thì NAQ vẫn được giữ chức vụ Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSĐD hạng thứ 13 với một chức vụ là “thùng thư hải ngoại” của ĐCSĐD trong mối liên hệ với Quốc Tế Cộng Sản Liên Sô. Cũng theo S.Q.Judge thì tại hội nghị địa phương của xứ ủy Bắc Kỳ nơi làng Đình Bản tỉnh Bắc Ninh từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940 chỉ có Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ và Trần Đăng Ninh.336 Tuy nhiên theo tài liệu, văn kiện của ĐCSVN thì Phan Đăng Lưu có tham dự vào hội nghị thay ngôi đổi chủ nầy. (Lưu ý: chi tiết về vụ nầy đã được kê cứu nơi tiểu mục 8.3 Chuyện gì đã xảy ra tại Hội nghị Trung ương ĐCSĐD tại Đình Bản (Từ
24
Sơn, Bắc Ninh) từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940? từ trang 3029-3031 trước đây).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
b/ Kể từ lúc NAQ đặt chân trở về Bắc Kỳ thì phong trào CS ở Việt Nam phải đối diện với một tình trạng thử thách cam go để tồn tại trong vị thế là một cơ quan quyền lực cai trị tối cao của đất nước Việt Nam. Nguồn gốc của sự giải tán ĐCSĐD có thể nói được là đã khởi phát từ cuộc họp mặt của những chức sắc CS ở Việt Nam từ 10-19 tháng 5 năm 1941 nơi hang “Pac-Bó” ở tỉnh Cao Bằng. Cũng giống như trường hợp của cuộc họp mặt của Xứ Ủy Bác Kỳ tại làng Đình Bản (Từ Sơn-Bắc Ninh) tháng 11-1940, lần họp mặt kỳ nầy ở “Pac-Bó” cũng được đảng CS ở Việt Nam từ trước đến nay đặt cho một danh xưng rất là tầm cỡ uy phong: Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ 8. Vậy thì: Chuyện gì đã xảy ra tại rừng Khuổi Nặm ở “làng Pắc-Pó” từ ngày 10-19 tháng 5 năm 1941? (c) Cuộc hội họp nầy chỉ xảy ra sau khi ‘sứ thần’ của nhóm CSĐD soán nghịch là Hoàng Văn Thụ đến bái kiến và chiêu dụ NAQ về phe của họ. Chưa thấy có tài liệu, văn kiện nào của ĐCS ở Việt Nam cho biết mục đích chuyến đi của Hoàng Văn Thụ đến gặp NAQ ở Tĩnh Tây để _________________ 335 336
S. Quinn- Judge, s.đ.d., tr. 239. S. Quinn- Judge, s.đ.d., tr. 244.
VSTK - 3072
25
làm một điều gì khác hơn nếu không phải là để xin NAQ công nhận và tấn phong cho nhóm CSĐD soán nghịch. Chỉ thị của NAQ truyền cho nhóm CSĐD có thể là: nhóm nầy phải tự giải tán và và toàn bộ đầu não của họ ở Bắc Sơn-Lũng Nhai phải về Cao Bằng để đầu thú bởi vì đối với NAQ, ở Việt Nam kể từ đầu năm 1930 chỉ có một đảng CS duy nhất do chính Ông thành lập gọi là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị Trần Phú xoá tên từ cuối năm 1930 để cho ra đởi một đảng CS khác chung cho tất cả những nước nằm trên bán đảo Đông Dương (Việt-Miên-Lào kể cả Thái Lan) gọi là Đảng Cộng Sản Đông Dương do Trần Phú làm Tổng bí thư và NAQ bị Trần Phú dựa vào uy thế của Staline, ‘hạ bệ’, tố cáo, bắt viết bản tự kiểm và đó là thân phận chua cay của NAQ từ cuối năm 1930 cho tới ngày được Cộng Sản Quốc Tế Liên Sô ‘tha tội’ cho quay trở về Á Châu. Bây giờ ở Pắc-Pó, NAQ không còn một kẻ đối lập bất đồng chính kiến nào thuộc triều đại của Staline để có thể hăm dọa hay gây áp lực giống như thời Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Văn Giàu ở Nam Kỳ. (d) Nhóm CSĐD đảo chính thấy được tình trạng bất lợi của họ sau khi Hoàng Văn Thụ đi gặp NAQ ở Tân Khư (Tĩnh Tây, Quảng Tây Trung Quốc) trở về căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai từ cuối năm 1940. Họ không thể thương lượng ngang hàng với nhóm NAQ bởi vì họ không có một phương tiện hậu thuẫn nào về mặt chính trị từ bên trong cũng như bên ngoài nước Việt Nam để ăn nói với NAQ. Tuy nhiên về mặt quân sự thì họ có được một ít kinh nghiệm chiến trường qua cuộc nổi dậy Bắc Sơn với việc Trần Đăng Ninh thành lập một đơn vị du kích tự vệ ở Bắc Sơn đầu tiênvào ngày 13-10-1940. (Dương Trung Quốc, Việt Nam, Những sự kiện
26
Lịch sử (1919-1945), s. đ.d., tr.319).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
27
28
29
30
31
32
33
34
Do đó có thể suy diễn rằng, để có lợi thế đối với nhóm Pắc- Pó thì họ cần có một ‘lực lượng quân sự’ nồng cốt để hậu thuẫn cho những đòi hỏi của họ trong cuộc thương lượng tương lai. Do đó, vào ngày 14-21941, Đội du kích Bắc Sơn được chính thức được thành lập trong một buổi lễ tổ chức tại khu rừng Khuổi Nọi (thuộc xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Hoàng Văn Thụ đã thay mặt nhóm ĐCSĐD đảo chính công nhận, trao nhiệm vụ và lá cờ đỏ sao vàng cho đơn vị vũ trang nầy gồm có 32 binh sĩ, do Chu Văn Tấn và Lương Văn Tri chỉ huy.336 (đ) Thành phần những người CS ở Việt Nam gặp nhau ở “Pac-Bó” từ ngày 10 đến 19-5-1941 hầu hết như là thuộc hàng hậu sinh đối với NAQ. Họ ở vào lứa tuổi thành nhân ‘tam thập chi lập’ trong khi vào lúc nầy thì NAQ đã trãi quá nửa đời người 100 tuổi tức vào khoản 51 tuổi (1890) và gồm có: Trường Chinh (1907), Hoàng Quốc Việt (1905), Hoàng Văn Thụ (1906) thuộc nhóm CS Bắc Sơn- Vũ Nhai, nhóm CS Cao Bằng của NAQ gồm có Phùng Chí Kiên (1901).
VSTK - 3073
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Theo Huỳnh Kim Khánh thì cũng có sự hiện diện của xứ ủy Trung Kỳ (‘đồng chí San’) và Nam Kỳ (‘đồng chí Thao’) nhưng Huỳnh Kim Khánh không có chú thích cho biết tên họ thực sự của 2 đại diện nầy là ai.337 Phạm Văn Đồng (1906), Võ Nguyên Giáp (1910), Vũ Anh (bí danh Trịnh Đông Hải) chỉ lo việc chuẩn bị vòng ngoài nhưng không có mặt trong các buổi hội họp. Theo Sophie Q.Judge thì đồng chí San là Bùi San, đại diện xứ ủy Trung Kỳ và đồng chí Thao là Hồ Xuân Lưu.338 (e) Khía cạnh đáng chú ý của cuộc họp mặt ở “Pac-Bó” lần nầy chính là sự biểu hiện rõ nét về tầm quan trọng của vấn đề quốc gia hay quốc tế trong cuộc cách mạng vô sản tại một xã hội bị thuộc như nước Việt Nam cùng với các nước khác trên bán đảo Đông Dương hay nói khác đi giữa một bên là Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương ưu tiên đánh đuổi đế quốc thực dân Pháp và Phát xít Nhật, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập rồi sau đó mới thực hiện cuộc cách mạng dân chủ tư sản để xoá bỏ phong kiến và cải cách ruộng đất và một bên là Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ trương phải tiến hành ngay cuộc cách mạng vô sản với hai nghĩa vụ song hành Đã thực và Bài phong thì phải lựa chọn đảng Cộng Sản nào? Chưa giải phóng và giành lại được độc lập tự chủ thì không thể thể thực hiện được cuộc cách mạng tư sản dân chủ và cải cách ruộng đất. Trong thời điểm nầy, nếu chủ trương tiêu diệt cường hào, ác bá, địa chủ bóc lột, tịch thu ruộng đất thì sẽ đẩy các thành phần xã hội nầy chạy sang tìm sự che chở của đế quốc thực dân và Phát xít cho nên tạm thời cần hợp tác với cách thành phần xã hội nầy để thêm bạn bớt thù, lôi kéo họ về cùng chung một mặt trận thống nhất quốc gia để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Kể từ tháng 10-1930, ý tưởng về một cuộc cách mạng riêng cho Việt Nam đã bị Trần Phú và Hà Huy Tập lên án là chủ nghĩa bè phái mù quáng,chủ nghĩa Chauvin. Gột bỏ được sự lên án nầy trong kỳ họp mặt ở “Pac Bó” không phải là chuyện đơn giản: thời gian cuộc hợp mặt suốt hơn 10 ngày tại nơi đây nhất định là phải có một chuỗi dài tranh cãi gay go để đi đến một nghị quyết chung vào ngày 19-5-1941 mà tác giả của bản nghị quyết nầy là NAQ. Câu hỏi đặt ra là: nghị quyết nầy áp dụng cho đảng CS nào, cho ĐCSVN hay ĐCSĐD? Câu trả lời là không áp dụng cho đảng CS nào cả bởi vì trùm CS quốc tế J. Stalin vẫn còn sống và tại vị đầy quyền uy bao trùm khắp thế giới mà NAQ vẫn còn phải tiếp tục e dè. Do đó, không thể nói đây là nghị quyết của ĐCSĐD vì nó đi ngược lại chính sách và đường lối hiện hành chủ nghĩa CS Stalin nhưng đây chính là nghị quyết áp dụng cho một tổ chức mới do NAQ khai tạo: Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh. _________ 337 338
Huỳnh Kim Khánh, s.đ.d., tr. 257,258,259. S.Q.Judge, The Missing Years, s.đ.d.,tr. 249
VSTK - 3074
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
Thật là ngoạn mục! Từ hơn nửa thế kỷ kể từ 15-9-1941, đa số người dân Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, tất cả những người dân ngoại quốc kể cả những trùm CS quốc tế lừng danh đều bị NAQ qua mặt khi Đảng Cộng Sản Việt Nam do NAQ thai nghén và cho ra đời nhưng bị chết non vào năm 1930 bởi Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong nay lại được phục sinh dưới một danh xưng mới Việt Minh nhưng chính là Đảng Cộng Sản Việt Minh. Sẽ có nhiều dư luận lớn tiếng rằng đây là một sự loạn ngôn vô văn cứ nếu họ không chịu khó đọc lại văn bản Chánh Cương Vắng Tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam kèm theo Lời Kêu Gọi của NAQ nhân dịp thành lập ĐCSVN để so sánh với văn bản Tuyên Ngôn, Chương Trình Việt Minh (*xin xem bản So Sánh nơi trang 3077và 3078). Từ trước tới nay, chính quyền Cộng Sản Việt Nam luôn viết lách một cách lơ lửng rằng đây là Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ 8 chứ không bao giờ nói đây là Hội Nghị Trung Ương của Đảng Cộng Sản Đông Dương hay của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng lại kê khai rất rõ thành phần tham dự hội nghị Pac-Bó mà đa số lại là thành viên của Đảng Cộng Sản Đông Dương kể cả NAQ. Điều nầy sẽ khiến cho hậu thế khi đọc lướt qua sẽ hiểu lầm đây là Hội nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 ở Pac-Bó. Lại còn diễn đạt tiếp theo rằng “Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và cử Trường Chinh làm Tổng Bí Thư. Ban Thường vụ có thêm Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt.” Và làm cho hiểu lầm càng trở nên trầm trọng hơn bởi vì người ta đã biết rằng Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt đã tự bầu với nhau vào ban chấp hành Trung Ương ĐCSĐD tại cuộc hội họp của xứ uỷ Bắc Kỳ ở Đình Bản-Bắc Ninh vào tháng 111940 và bây giờ được hội nghị Pac-Bó phê chuẩn. Cuộc hội họp ở PacBó lần nầy cũng giống như cuộc họp thống nhất 3 đảng CS ở Việt Nam vào đầu năm 1930 tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng dưới sự chủ trì cuả NAQ để thành lập một Đảng CS duy nhất gọi là Đảng Cộng Sản Việt Nam hay nói một cách khác là hội nghị Pắc- Pó dưới sự chủ trì của NAQ để thành lập ra một đảng CS riêng cho nước Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Minh núp dưới chiêu bài Mặt Trận Việt Minh. (ê) Mô hình tổ chức của đảng Cộng Sản Việt Minh do NAQ tạo dựng lần nầy có một sự khác biệt vô cùng quan trọng so với tổ chức đảng Cộng Sản Việt Nam vào đầu năm 1930 mà ít có người để ý tới: sự thành lập Tổng Bộ Việt Minh tức là Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Minh. Tổng Bộ nầy gồm có 8 thành viên: NAQ hay HCM, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt (bí danh Hạ Bá Cang), Trường Chinh (bí danh Đặng Xuân Khu, Hồ Tùng Mậu (hiện tại cũng là đảng viên của đảng CS Trung
VSTK - 3075
1
2
3
4
5
Quốc)339. Đây là cơ quan lãnh đạo quyền lực tối cao quyết định mọi chính sách và đường lối của chính quyền CSVM và là mô hình mẫu mực cho Đảng CSVN về sau cho đến những năm gần đây. Theo S.Q.Judge thì ‘Phong” (tức HCM) là chủ tịch và “Mạnh” (tức Hoàng Quốc Việt) là Tổng Bí Thư của Tổng Bộ Việt Minh.340
_____________ 339 340
Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr. 232, chú thích số 3 S.Q.Judge, The Missing Years, s.đ.d., tr. 24
VSTK - 3076
Bản So sánh
ĐCS Việt Nam 1930
ĐCS Việt Minh 1941
1/Chánh cương vắn tắt của Đảng
1/Chương Trình của V.N.Đ.L.Đ.M.
A- Về phương diện xã hội thì:
Chính trị:
a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam nữ bình quyền, v.v.. c) Phổ thông giáo dục theo công nông hoá.
1. Phổ thông đầu phiếu vô luận nam nữ hễ ai từ 18 tuổi trở lên được quyền bầu cử, ứng cử. 2. Ban hành các quyền tự do dân chủ như: tự do xuất bản, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong xứ và xuất dương. 3. Tổ chức Việt Nam nhân dân cách mạng quân và võ trang dân chúng để thẳng tay trừng trị bọn Việt gian phản quốc, giữ vững chính quyền cách mạng. 4. Tịch thu tài sản của đế quốc Pháp, Nhật và bọn Việt gian phản quốc. 5. Toàn xá chính trị phạm và thường phạm. 6. Nam nữ bình quyền. 7. Tuyên bố các dân tộc được quyền tự quyết. 8. Liên lạc mật thiết với các dân tộc thiểu số và nhất là Tàu, ấn Độ, Cao Ly.
B- Về phương diện chính trị: a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. c) Dựng ra Chính phủ công nông binh. d) Tổ chức ra quân đội công nông. C- Về phương diện kinh tế. a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái. b) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý. c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo. e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp. f) Thi hành luật ngày làm tám giờ.
Kinh tế: 1. Bỏ thuế thân và các thuế do Pháp, Nhật đặt ra, lập một thứ thuế rất nhẹ và công bằng. 2. Quốc hữu hoá ngân hàng của đế quốc Pháp, Nhật, lập nên quốc gia ngân hàng thống nhất. 3. Mở mang kỹ nghệ, giúp đỡ thủ công nghiệp làm cho nền kinh tế quốc gia được phát triển. 4. Dẫn thuỷ nhập điền, bồi đắp đê điều làm cho nền nông nghiệp được phồn thịnh. 5. Cho dân chúng tự do khai khẩn đất hoang có chính phủ giúp đỡ 6. Quan thuế độc lập. 7. Mở các đường giao thông như đường sá, cầucống, v.v.. Xã hội: 1. Thi hành ngày làm tám giờ. 2. Giúp đỡ cho gia đình đông con. 3. Lập ấu trĩ viện để chǎm nom trẻ con. 4. Lập nhà diễn kịch, chớp bóng, câu lạc bộ để nâng cao trình độ tri thức của nhân dân. 5. Lập nhà thương, nhà đẻ cho nhân dân. 1
Chương trình Cứu nước gồm 10 điểm
Ngoại giao:
2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Huỷ bỏ tất cả các hiệp ước mà Pháp đã ký bất kỳ với nước nào. 2. Tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ hoà bình. 3. Kiên quyết chống tất cả các lực lượng xâm phạm đến quyền lợi của nước Việt Nam. 4. Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới.
11
VSTK - 3077
Bản so sánh (tiếp theo) 2/Lời kêu gọi của Nguyễn ái Quốc nhân dịp thành lập ĐCSVN 1. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng. 2. Làm cho nước An Nam được độc lập. 3. Thành lập chính phủ công nông binh. . 4. Tịch thu tất cả các nhà bǎng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho chính phủ công nông binh 5. Quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho nông dân nghèo. 6. Thực hiện ngày làm tám giờ. 7. Huỷ bỏ mọi thứ quốc trái và thuế thân, miễn các thứ thuế cho nông dân nghèo. 8. Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân. 9. Thực hành giáo dục toàn dân. 10. Thực hiện nam nữ bình quyền.
2/ Đối với các lớp nhân dân: 1. Công nhân: Ngày làm tám giờ, định lương tối thiểu, công việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Cứu tế thất nghiệp xã hội, bảo hiểm, cấm đánh dập, chửi mắng thợ, thủ tiêu giấy giao kèo giữa chủ và thợ, công nhân già có lương hưu trí. 2. Nông dân ai cũng có ruộng đất để cày cấy, giảm địa tô, cứu tế nông dân trong những nǎm mất mùa. 3. Binh nhân: Hậu đãi những người có công giữ gìn Tổ quốc phụ cấp cho gia đình họ được đầy đủ. 4. Học sinh: Bỏ học phí, bỏ giấy khai sinh, hạn tuổi, giúp đỡ học sinh nghèo. 5. Phụ nữ: Đàn bà được bình đẳng với đàn ông về mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, vǎn hoá. 6. Thương nhân: Bỏ ba tǎng môn bài và các thứ thuế khác do Pháp đặt ra. 7. Viên chức: Hậu đãi cho xứng đáng với công học tập. 8. Những người già và tàn tật được chính phủ chǎm nom cấp dưỡng. 9. Nhi đồng được chính phủ chǎm nom về trí dục và thể dục. 10. Đối với Hoa kiều được chính phủ bảo đảm tài sản và coi như tối huệ quốc. Hỡi đồng bào? Bản chương trình này trên đây có hai tánh chất: l. Là chân chính. 2. Là thành thực, dân chủ. - ấn định bản chương trình trên đây mục đích của V.N.Đ.L.Đ.M muốn đem lại cho đồng bào được tự do và hạnh phúc, muốn giải phóng cho các từng lớp dân tộc bị áp bức trên dải đất Đông Dương này. Trong khi bọn Việt gian thân Nhật đưa ra những chương trình mập mờ và âm mưu đội lốt cách mạng phỉnh lừa đồng bào, giam hãm đồng bào trong vòng nô lệ thì bản chương trình trên đây là một ngôi sao soi sáng đưa đồng bào tiến đến chỗ vinh quang.
Đội Du Kích Bắc Sơn
Hỡi đồng bào! Hãy noi gương anh dũng của dân tộc Trung Hoa phất cao cờ giải phóng. Hỡi ai là người thương nước thương nòi, hãy mau mau gia nhập vào các đoàn thể cứu quốc của Việt Minh. Hỡi các đảng phái chân chính cách mạng, Việt Minh sẽ mở cửa đón chào các bạn. Hỡi tất thảy các từng lớp đồng bào, hãy mau mau đoàn kết thống nhất chung quanh bản chương trình trên đây để đánh Pháp đuổi Nhật giành lại quyền độc lập cho nước Việt Nam. Cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi, một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chân chính dân chủ sẽ xuất hiện. Cách mạng dân tộc giải phóng thành công, chúng ta sẽ thi hành bản chương trình vĩ đại trên đây. Hô to: Đánh Pháp đuổi Nhật! Liên minh với Tàu! Việt
1
VSTK - 3078
Nam
độc
lập!
(g) Ngoài tổng Bí Thư của Tổng Bộ Việt Minh còn cử ra một Ban Thường Vụ Trung Ương của Đảng Việt Minh và ban nầy chính là nhóm CSĐD đảo chánh do Trường Chinh làm Tổng Bí Thư được Tổng Bộ Việt Minh chấp nhận nhưng bề ngoài vẫn tiếp tục xem Trường Chinh như là Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, hiểu ngầm rằng đảng CSĐD xem như là không còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đảng CS Việt Minh và Tổng Bộ Việt Minh ra đời. Với cách sắp xếp che đậy lấp lững như thế cho nên mới nói rằng NAQ đã qua mặt mọi người một cách ngoạn mục: CSVN mà lại không phải là với danh xưng Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng lại là Mặt Trận Việt Minh; bị hủy bỏ giải tán mà vẫn tiếp tục tồn tại: đó là Đảng Cộng Sản Đông Dương và chỉ được công khai tuyên bố giải tán vào ngày 11-11-1945, lại một hành động che mắt ngoạn mục khác của HCM và Đảng Cộng Sản Việt Minh. 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
(h) Về nhiệm vụ quân sự, hội nghị “Pac-Bó” quyết định xây dựng những tiểu tổ du kích và ra Nghị quyết: “Điều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc”341 Căn cứ vào tình hình ở vùng Bắc Sơn - Vũ Nhai và Cao Bằng là những căn cứ địa CSĐDS được xây dựng từ nhiều năm trước lại đang có đội du kích CS tập trung của ĐCSĐD hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã chọn đây là nơi thí điểm xây dựng những cơ sở đầu tiên của Đảng CS Việt Minh và quyết định giao cho Trường Chinh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng du kích, cử Phùng Chí Kiên, Ủy viên Trung ương ĐCS Việt Minh, làm Tổng chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn và Chỉ huy trưởng Đội du kích Bắc Sơn. Tháng 7-1941, Đội Du Kích nầy đổi tên là Đội Cứu Quốc Quân 1, gồm có 32 người. Tháng 7-1941, quân Pháp hành quân càn quét vào khu căn cứ Bắc Sơn Vũ Nhai, Phùng Chí kiên bị Quân Pháp bắt và xử chém bêu đầu.342 Ngày 15-9-1954, với sự có mặt của Hoàng Quốc Việt đại diện của Tổng Bộ Việt Minh, đội Việt Nam Cứu
Phùng Chí Kiên (http://tapchihuongnghiep.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=3289)
_______________ 341 Văn
Kiện Đảng toàn tập 7 (1940-1945), ấn bản Úc Châu 2011. tr.119. Tập Chí Cộng Sản, Đồng chí Phùng Chí Kiên với căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn và Đội cứu quốc quân I . Nguồn Internet: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su_chinh_tri/2010/6964/Dongchi-Phung-Chi-Kien-voi-can-cu-dia-cach-mang-Bac.aspx 342
VSTK - 3079
1
2
3
Quốc Quân thứ 2 được thành lập ở Vũ Nhai gồm có 47 người, chia thành 5 tiểu đội và do Chu Văn Tấn chỉ huy.343 Trung đội Cứu Quốc Quân được thành lập 25 -2-1944 ở một vùng căn cứ địa thuộc tỉnh Tuyên Quang.
Từ trái qua: Chu Văn Tấn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp tại Đại hội Đảng 2, tháng 2/1951, ở Chiêm Hoá, Tuyên Quang (http://bee.net.vn/channel/1988/200912/Tuong-Chu-Van-Tan-Bo-truong-Quoc-phong-dau-tien-1732725/) 4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Trong khi HCM bị chính quyền Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bắt giữ trên đất Trung Hoa vào cuồi năm 1942 và quân binh của thực dân Pháp tiến hành chiến dịch càn quét Việt Minh và bình định các miền thượng du ở Bắc Kỳ thì vào khoảng tháng 5-1944, Tổng Bộ Việt Minh họp bàn về vấn đề tổ chức quân giải phóng và phát động chiến tranh du kích tại vùng căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng do Võ Nguyên Giáp xướng xuất và Phạm Văn Đồng ủng hộ. Hoàng Văn Hoan góp ý là cần phải đợi chỉ thị của HCM. Tuy nhiên Võ Nguyên Giáp cứ tiến hành việc thành lập đội quân Giải Phóng mặc dù nhưng Vũ Anhg lấy danh nghĩa là ủy viên Trung Ương Tổng Bộ Việt Minh tuyên bố giải tán tổ chức quân giải phóng của Võ Nguyên Giáp. Bất đồng chính kiến xảy ra bên trong hàng lãnh đạo cao cấp của Tổng Bộ Việt Minh kéo dài trong khi HCM vắng mặt344 : ngày 7-5-1944 Tổng Bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa.” Ngày 10-8-1944, Tổng Bộ Việt Minh lại ra lời kêu gọi “Sắm vũ Khí đuổi quân thù chung”.345 Điều nầy chứng tỏ cho thấy nhóm Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng trong Tổng Bộ Việt Minh bắt đầu có khuynh hướng nấm giữ độc quyền lãnh đạo về mặt quân sự trong Tổng Bộ Việt Minh. Mọi việc đều sẵn sàng để khởi phát cuộc khởi nghĩa thì HCM từ Trung Quốc được trả tự do. NAQ trở về vùng biên giới Việt Hoa sát gần Pac-Bó/ Cao Bằng vào tháng 9-1944. Sau khi nghe Vũ Anh,và Phạm Văn Dồng Báo cáo tình hình, HCM liền dùng quyền phủ quyết chỉ thị đình hoãn việc chủ trương phát động chiến tranh du kích và chuẩn bị khởi nghĩa vì chưa có đủ quân binh vũ khí. Thành lập quân giải phóng vào lúc nầy là chưa phải lúc vì chỉ làm cho quân Pháp chú ý và tập trung. lực lượng để đàn áp. Tuy nhiên, Võ Nguyên Giáp được HCM giao phó ngay sau đó trách nhiệm tổ chức và chỉ huy một đội ______________________
Dương Trung Quốc, Những sự kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d., tr.339 Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước Trong Biển Cả, s.đ.d. phần thứ 4 (1942-19489), mục II: Tiến xuống Lạng Sơn .(Ấn bản lấy xuống từ Internet). 345 Dương Trung Quốc, Những sự kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d., tr.375, 379. 343 344
VSTK - 3080
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
quân với tên gọi là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân mang tính chất chính trị nhiều hơn là quân sự thuần túy với mục tiêu trước mắt là quy động quần chúng. Tuy nhiên đội quân nầy chỉ được chính thức thành lập vào ngày 22-12-1944 gồm 3 tiểu đội với 31 cán binh nam và 3 cán binh nữ. Về trang bị thì đội quân nầy có 2 súng tự động Trung quốc, 17 súng trường, 14 súng nạp hậu, một sung tiểu liên với 150 viên đạn, 6 lựu đạn và một số tiền là $500. Chỉ sau 2 ngày được thành lập, đội quân của Võ Nguyên Giáp tấn công vào 2 đồn binh của quân Pháp ở Phay Khắt và Nà Ngần, gây thương vong khá nặng cho quân đồn trú tịch thâu được một số vũ khí. 346 Theo Hoàng Văn Hoan trong hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả thì HCM cũng phê phán hành động lạm dụng uy quyền của Vũ Anh lấy danh nghĩa là ủy viên Trung Ương Tổng Bộ Việt Minh để tuyên bố giải tán tổ chức quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp tự quyền tạo dựng. (vi) Vào mùa Đông năm 1944, một chiến đấu cơ Mỹ từ Trung Quốc bay sang vùng Dông Dương để oanh kích và bị Nhật bắn rơi xuống một khu rừng gần thị xã Cao Bằng. Phi công của chiếc phi cơ nầy là một sĩ quan tên Shan thoát chết, đang bị quân Nhật truy bắt nhưng được dân địa phương trong vùng Việt Minh kiểm soát cứu vớt, che chở rồi đưa đến vùng biên giới Việt-Hoa để trình báo với HCM. Shan yêu cầu giúp đưa đương sự sang bên kia biên giới Hoa-Việt để trở về hành dinh không quân Mỹ ở Côn Minh. HCM xử dụng việc cứu vớt nầy như là một công trạng để thuyết phục người Mỹ ở Côn Minh viện trợ vũ khí và công nhận Mặt Trận Việt Minh. Do đó HCM dùng giấy phép đi đường của tướng Trương Phát Khuê đã cấp trước đây để cùng đi Côn Minh với Shan với danh nghĩa là ủy viên trung ương của hội Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh (Việt Cách) nhưng khi đến lãnh thổ Trung Hoa thì HCM phải tự động tìm phương tiện riêng để đi vì chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng chỉ chấp nhận đưa phi công Shan đi Côn Minh mà thôi. Mãi đến cuối năm 1944, HCM mới đến được Côn Minh. Trong khi HCM còn đang tìm cách giao tiếp với người Mỹ ở Côn Minh thì quân đội Pháp ở Bắc Kỳ đang chuẩn bị một chiến dịch hành quân quy mô càng quét vào căn cứ địa của “bọn phiến loạn Việt Minh” vùng Cao Bắc Lạng vào ngày 10-03-1945. Tuy nhiên chiến dịch nầy thực sự là kế hoạch hành quân bí mật của chức quyền đại diện Pháp Tự Do của De Gaulle ở Bắc Kỳ là tướng Mordant nhằm trấn giữ vùng biên giới Bắc Việt ở phía Bắc, phát động kháng chiến để chờ đón “lực lượng Đồng Minh” đổ bộ vào Việt Nam nếu quân phiệt Nhật tấn công chiếm __________ Huỳnh Kim Khánh, Vietnamese Communism 1925-1945, s.đ.d., trang 288. Cũng xem: Dương Trung Quốc, Những sự kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d., tr.383. 346
VSTK - 3081
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đông Dương. Trước đó, kể từ tháng 10-1944, các đơn vị tình báo của Pháp đã bí mật nhảy dù xâm nhập vào Việt Nam để thiết đặt nhiều trạm liên lạc tin tức vô tuyến tình báo ở vùng biên giới Lào-Việt, miền thượng du Bắc Kỳ, vùng phía Bắc Trung Kỳ và ở Nam Kỳ để gửi về Côn Minh cho người Mỹ nhưng sau đó không bao lâu thì các trạm nầy chỉ gửi thẳng cho phái bộ tình báo M5 của Pháp ở Côn Minh. Những hoạt động của các nhóm tình báo M5 của Pháp, sự chuẩn bị hành quân bí mật của tướng Mordant ở Bắc Kỳ không thể qua mắt được người Nhật; thêm vào đó, những cuộc oanh kích, dội bom trên lãnh thổ Đông Dương, đánh chìm tàu bè của Nhật trên vùng biển Nam Hải của không đoàn Phi Hổ của Mỹ từ Côn Minh, sự thay đổi thái độ về phía chính quyền cai trị của nước Pháp Tự Do ở Đông Dương nay theo phe Đồng Minh chủ trương chống Phát Xít khiến cho Bộ tham mưu quân đội Nhật ở Đông Dương lo ngại rằng người Pháp, Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đồng Minh và Việt Minh sẽ là những thành phần nội tuyến cho lực lượng Đồng Minh đổ bộ vào Đông Dương và do đó người Nhật phải ra tay trước trước khi người Pháp thực hiện những kế hoạch hành quân bí mật của họ. Vào lúc 8 giờ tối đêm 09-03-1945, đại sứ Nhật Matsumoto gửi một tối hậu thư cho toàn quyền Đông Dương là đề đốc Decoux ở Sài Gòn yêu cầu trong vòng 24 tiếng đồng hồ toàn thể quân lực của Pháp phải đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ huy của tổng hành dinh tư lệnh tối cao quân đội Nhật ở Đông Dương. Tuy nhiên, quân đội Nhật không đợi chờ sự đáp ứng của Decoux: ngay trong đêm 09-03-1945, Nhật ra lệnh tấn công bất ngờ các lực lượng Pháp, chiếm đóng dinh toàn quyền ở Sài Gòn, bắt giữ Decoux và hầu hết các quan chức cao cấp của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ. Ở Huế, ở Hà Nội quân Pháp có cảnh giác khá hơn nhưng chỉ chiến đấu chống trả quân Nhật không được bao lâu thì bị khuất phục. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, hầu hết những đơn vị quân đội chủ lực của Pháp ở Đông Dương đều bị quân Nhật loại trừ ra khỏi vòng chiến. Tướng Mordant ở Bắc Kỳ, tướng Aymé ở Nam Kỳ đểu bị Nhật bắt giam. Một vài đơn vị quan binh Pháp rút chạy sang miền rừng núi nước Lào. Ở Bắc Kỳ hàng ngàn quan binh của trung đoàn Lê Dương thứ 5 của Pháp dự trù cho kế hoạch hành quân bí mật của Mordant để càn quét các căn cứ địa Việt Minh do tướng Alessandri chỉ huy phải di tảng về vùng Sơn Tây, chạy qua đồn binh Pháp ở Lai Châu/Điện Biên Phủ để rồi vào đầu tháng 05-1945 cùng với nhóm tàn binh Pháp của tướng Sabatier từ Hà Nội và các vùng phụ cận chạy đến đây di tảng sang bên kia biên giới Trung Quốc.347 May mắn và thời cơ đã ưu đãi HCM và Việt Minh: 1/ Vùng căn cứ địa Cao Bắc Lạng và ở Bắc Sơn- Lũng Nhai của Việt Minh thoát khỏi được cuộc hành quân càn quét bình định của quân Pháp. 2/ Quân Nhật đã __________ Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.tr. 121-123 Cũng xem: J. De Folin, Indochine 1940-1955, s.đ.d., trang56. 347
VSTK - 3082
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
tạm thời giải phóng cho người dân Việt Nam khỏi ách thực dân Pháp. 3/ Có nhiều triển vọng được người Mỹ ủng hộ và viện trợ qua việc cứu thoát sĩ quan phi công Mỹ Shan. 4/ Người Mỹ đến Bắc Kỳ hợp tác với Việt Minh Kể từ giữa năm 1944, cơ quan tình báo OSS cùng với đã Tổ Chức Các Hoạt Động Tiếp Trợ Trên Không và Dưới Đất (Air Ground Aids Services-AGAS) của Hoa Kỳ cố gắng tái lập các cụm tình báo bí mật ở Đông Dương nhưng không thành công.348 Với cuộc đảo chính bất thần của Phát xít Nhật ở Đông Dương, các trạm liên lạc vô tuyến bí mật của cơ quan tình báo Pháp M5 ở Bắc Kỳ bị tan rả không còn khả năng cung cấp tin tức dù chỉ là rất hạn chế cho cơ quan tình báo Mỹ OSS thì việc xuất hiện của Hồ Chí Minh là một cơ may bất ngờ cho tướng tư lệnh không đoàn thứ 14 của Mỹ Claire Chennault ở Côn Minh. Chính quyền Mỹ đã ra chỉ thị cho cơ quan OSS phải dùng mọi phương cách kể cả hợp tác với bất kỳ nhóm kháng chiến nào đang chống quân phiệt Nhật ở Đông Dương để tiếp tục thâu lượm những nguồn tin tức tình báo có liên quan tơi những hoạt động quân sự của Nhật. Qua trung gian của sĩ quan hải Mỹ Fen và cùng với một nhân viên tình báo “tài tử” khác là Bernard trong nhóm GBT349, ngày 29-03-1945 HCM gặp tướng Chennault. Fenn đã kể lại cuộc gặp mặt nầy như sau: “Chennault nói với Hồ rằng đương sự biết ơn về việc tiếp cứu viên phi công. Hồ bảo rằng luôn luôn sẵn lòng để giúp đỡ người Mỹ và đặc biệt là giúp đỡ cho tướng Chennault, người mà Hồ rất ngưỡng mộ. Họ trao đổi với nhau về không đoàn Phi Hổ. Chennault hài lòng vì sự hiểu biết của ông già về không đoàn phi cơ bay nầy. Chúng tôi bàn bạc thêm về những viên phi công. Không có nói gì đến người Pháp hay về những vấn đề chính trị. Khi từ biệt, tôi đã cảm thấy nhẹ nhỏm khi từ biệt, Rồi thì Hồ lại nói rằng muốn xin tướng Chennault một ân huệ nhỏ... Và ân huệ mà Hồ xin là một tấm hình chụp của ông tướng. Một tấm hình 7x8 giấy láng được rửa ngay và tước Chennault nói: “Đây là tấm hình, ông hãy cầm lấy.” Hồ cầm tấm hình rồi hỏi ông tướng có thể ký tên lên tâm hình hay không? Chennault viết phí dưới tấm hình “ Tình thân, Claire L.Chennault.”350
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
33
34
35
36
37
38
39
40
Tấm hình sau nầy đã được HCM xử dụng như là chứng cớ sự thoả thuận của người Mỹ viện trợ cho Việt Minh Cộng Sản. Fenn sau đó đã gọi cuộc giải cứu Shaw là "chiếc chìa khoá thần kỳ mở toang những cánh cửa kiên cố.” Ngày 13-04-1945, thiếu tá L.A.L. Patti, trưởng đoàn phái bộ OSS vùng Đông Dương đến Côn Minh rồi qua trung gian và hướng dẫn của một cán bộ Việt Minh hoạt động ở Côn Minh có tên là Vương Minh Phương, Patti lên đường đi gặp HCM đang trên đường từ Trung Quốc _____________________ 348 349 350
A.L.A. Patti, Why Viet-Nam?, s.đ.d., tr.53. -nts.đ.d., tr.58. GBT là chữ viết tắt Gordon, Bernard,Tan -nts.đ.d., tr.58. VSTK - 3083
1
2
3
4
5
6
7
8
9
trở lại Việt Bắc. Vào ngày 27-04-1945 họ gặp nhau tại một làng nhỏ gần vùng biên giới Hoa-Việt trong một tiệm ăn nhỏ bên đường.351Patti hứa sẽ cứu xét việc hợp tác với Việt Minh để đổi lấy những tin tức tình báo và cứu thoát những phi công Mỹ lâm nạn ở Đông Dương. Sau đó HCM đã quay về Pac-Bó cùng một lúc với 1 thành viên của nhóm GBT tên là Frank Tan và một chuyên viên truyền tin của quân đội Mỹ là Mac Shinn. Cả hai đều là người Mỹ gốc Hoa. Qua báo cáo tốt từ Tan và Shinn, OSS bắt đầu tiếp tế vũ khí, đạn dược cho Việt Minh. Người Mỹ tham dự vào chiến trận Đông Dương bắt đầu kể từ đây. 5/ Hội nghị quân sự của Việt Minh ở Bắc Kỳ
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Hơn một tháng sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3), ngày 15-4, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Hội nghị họp từ ngày 15 đến ngày 20-4-1945 ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), do Trường Chinh, Bí thư của Đảng chủ trì. Trọng tâm của Hội nghị là nhằm giải quyết cụ thể những vấn đề quân sự. Sở dĩ có Hội nghị nầy là do tình trạng có nhiều chiến khu, nhiều căn cứ địa từ Bắc chí Nam, mỗi khu có một hình thức tổ chức quân sự khác nhau. Với danh nghĩa “Hội nghị quân sự”, nên Hội nghị chỉ bao gồm các đại biểu quân sự của ĐCSVM (dưới chiêu bài ĐCSĐD). Và gồm có đại biểu của chiến khu Việt Bắc của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Võ Nguyên Giáp; đại biểu Cứu quốc quân của Chu Văn Tấn; đại biểu lực lượng vũ trang khu Hòa Bình- Ninh Bình- Thanh Hoá của Văn Tiến Dũng; đại biểu du kích, tự vệ ở các địa phương khác và các cán bộ chủ chốt xây dựng kinh tế, hậu cần cho quân đội, như Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, v.v.. Về xây dựng căn cứ địa, Hội nghị đã quyết định thành lập bảy chiến khu: 1. Lê Lợi, 2. Hoàng Hoa Thám, 3. Quang Trung, 4. Trần Hưng Đạo (Bắc Kỳ), 5. Phan Đình Phùng, 6. Trưng Trắc (Trung Kỳ) và 7. Nguyễn Tri Phương (Nam Kỳ). . Về “Xây dựng quân đội”: Thành lập “Việt Nam giải phóng quân” chung cho cả nước, với nguyên tắc chỉ huy thống nhất. Thành lập Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ với Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh... Nhiệm vụ là chỉ huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương về mặt chính trị và quân sự, đồng thời có nhiệm vụ giúp đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự. __________ 351
Dixee R. Bartholomew-Feis, The OSS and Ho Chi Minh: Unexpected Allies in the War against Japan (Lawrence KS 6604 : University Press of Kansas, 2006), tr.176. Cũng xem: Bản dịch Việt ngữ OSS VÀ HỒ CHÍ MINH, chương 7 (http://www.vnmilitaryhistory.net/ /index.php/topic,896.40.html).
VSTK - 3084
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Ngày 15-5-1945, đúng một tháng sau ngày khai mạc Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, lễ thành lập Bộ tư lệnh giải phóng quân được cử hành tại trường Định Biên Thượng thuộc huyện Định Hoá, Thái Nguyên (cách Chợ Chu khoảng 10 cây số/km về phía tây nam). Ngày 4-6-1945, tại Hội nghị cán bộ do Tổng Bộ Việt Minh triệu tập, Hồ Chí Minh đã công nhận sự ra đời của Việt Nam giải phóng quân và việc thành lập Khu giải phóng.352 6/ “Con Nai” trong khu giải phóng Tháng 5-1945, HCM về đến Việt Bắc liền chỉ thị cho Vũ Anh và Võ Nguyên Giáp tìm một địa điểm khác thích hợp hơn Pac-Bó để dùng làm hành dinh đầu não và trung tâm liên lạc của Việt Minh. Tân Trào đã được các cán bộ quân sự cấp cao của VM lựa chọn. Theo Hồi Ký Hoàng Văn Hoan thì Tân Trào được chọn vì nơi đây đã có sẵn chính quyền của Việt Minh kiểm soát, núi rừng hiểm trở, xa đường cái. Theo chỉ thị của HCM, Tổng Bộ Việt Minh họp hội nghị cán bộ vào ngày 4-6-1945 ra nghị quyết thành lập 2 Khu Giải Phóng: khu thứ nhất là vùng Việt Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và khu thứ hai là một số vùng ngoại vi tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái. Tất cả bộ đội Việt Minh trong mỗi tỉnh của 2 khu giải phóng đều trở thành Việt Nam Giải Phóng Quân Trong Ủy Ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng thì Hồ Chí Minh đứng đầu và có Uỷ viên phụ trách quân sự. Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Thường trực của Uỷ ban đồng thời giữ chức vụ tư lệnh quân sự.352 Ngày 16-7-1945, toán tình báo OSS “Con Nai/ Deer” của L.A.L Patti xuất phát từ Trung Quốc nhảy dù xuống Kim Lumg gần làng Tân Trào, cách Tuyên Quang 20 dậm do thiếu tá Allison Thomas chỉ huy cùng một quân nhân Mỹ có tên là Zielsky, trung úy Montfort (Mỹ gốc Pháp), binh nhất Mỹ Prunier và 2 đại diện của quân đội Pháp là Logos (lai Pháp-Việt) và trung sĩ Phác (người Việt Nam). Toán OSS Con Nai đã được bộ đội Việt Minh đón tiếp rất nồng nhiệt . Tuy nhiên sau đó, Việt Minh phát giác ra ngay Monfort, Logos là người của cơ quan tình Báo M5 của Pháp và Phác là người của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã từng làm trung gian sắp xếp để cho Nguyễn Tường Tam gặp trưởng đoàn cơ quan mật vụ M5 của Pháp ở Côn Minh. Cả 3 người nầy phải rời khỏi Tân Trào vào ngày 31-07-1945 vì Việt Minh không muốn có sự hiện diện của họ trong toán OSS Con Nai cho dù rằng sự hiện diện nầy của họ là một chủ định cố ý của Allison Thomas để tạo sự hợp tác giữa người người Pháp và Việt Minh cùng chống phát xít Nhật ở Đông Dương. Ba người nầy được thay thế bởi 3 thành viên người Mỹ của OSS. Toán OSS _____________ Dương Kinh Quốc, Những Sự Kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d., tr. 398. Cũng xem: Lịch sử Quân sự Việt Nam-Tập 9, http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=pritpage;topic=6926.0 352
VSTK - 3085
1
2
3
Con Nai đã nhận đảm trách huấn luyện quân sự cho khoảng 200 cán binh Việt Minh ở Tân Trào và ở lại đó cho đến khi họ vào Hà Nội vào ngày 2-9-1945. 353 7/ Hội nghị Tân Trào và Chính quyền Việt Minh Cộng Sản
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
7.1- Hội nghị toàn thể cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Minh: dưới chiêu bài ĐCSĐD họp tại Tân Trào do HCM chủ trì từ 13 đến 15-8-1945. Tham gia hội nghị có Trường Chinh và Nguyễn Lương Bằng của nhóm Vũ Nhai Bắc Sơn, Nguyễn Chí Thanh từ Trung Kỳ, Hà Huy Giáp từ Nam Kỳ, Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan của nhóm Việt Bắc, Dương Trí Trung và Trần Đức Vịnh từ Thái Lan và Lào. Nghị quyết từ Hội nghị là thành lập Một Ủy Ban Khởi Nghĩa toàn quốc do Trường Chinh làm chủ tịch và thông qua bản Chính Sách 10 điểm của Việt Minh:354 "1- Đấu tranh chống lại bọn xâm lược ngoại bang và tiêu diệt bọn phản quốc. Xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hoàn toàn độc lập. 2- Võ trang nhân dân chống quân Nhật, phát triển Quân đội giải phóng Việt Nam. 3- Tịch thu tài sản của giặc xâm lăng và của Việt gian, tùy trường hợp mà sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo. 4- Bỏ chế độ thuế khoá bất công do bọn đế quốc đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và hợp lý. 5- Áp dụng những quyền tự do dân chủ, quyền họp phổ thông đầu phiếu. Công nhận quyền dân tộc bình quyền và quyền nan nữ bình quyền. 6- Chia lại ruộng đất công cộng nhằm để cho người dân quê nghèo có đất cày cấy. Cắt giảm sở phí và tiền lời thuê mướn ruộng đất, hoãn việc hoàn trả các món nợ. 7- Ban bố Luật lao động: ngày làm 8 giờ, ban hành luật lệ về an toàn và tổ chức bảo hộ xã hội 8 - Xây dựng nền kinh tế quốc dân để khuyến khích công, nông, thương nghiệp. Thiết lập ngân hàng Quốc gia. 9 - Chống nạn mù chữ, tổ chức giáo dục sơ cấp. Huấn luyện những người có khả năng cho các ngành nghề khác nhau. 10 – Duy trì mồi giao hảo với các quốc gia nào tôn trọng sự độc lập của Việt Nam" .
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
35
36
37
38
Đêm 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, kêu gọi dân chúng và các lực lượng vũ trang tuân theo mệnh lệnh của Ủy Ban khởi nghĩa đứng lên giành chính quyền. Sau đây là Quân lệnh số 1 đăng trên Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập 7 do chính quyền của ĐCSVN xuất bản: ________________________
L.A.L. Patti, Why Viet Nam, s.đ.d., tr.128. Breaking Our Chains (Bức Xiềng), ‘Documents on the Vietnamese Revolution of August 1945’, Excerpts from the Gecisions of the Nationam Congress of the Indochinese Communist Party, August 13-15, 1945. tr.tr. 64-65. Hay Decisions of the People’s Congress, August 16 and 1-,1945 tr.tr., 68-70.(Bản tiếng Anh). Nhà Xuất Bản Ngoại Văn (Foreign Languages Publishing House). Hà Nội (1960). Cũng xem Allan.W.Camero, ‘Viêt-Nam Crisis’, s.đ.d., tr.46-47. 353 354
VSTK - 3086
Lệnh khởi nghĩa (Quân lệnh số I của Uỷ ban khởi nghĩa) Hỡi quân dân toàn quốc! 12 giờ trưa ngày 13-8-1945, phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù chúng ta đã ngã gục. Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà! Mang nhiệm vụ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn quốc cho đến toàn thắng, Uỷ ban khởi nghĩa đã thành lập. Hỡi các tướng sĩ và đội viên Quân giải phóng Việt Nam! Dưới mệnh lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kíp đánh vào các đô thị và trong trận của quân địch; đánh chẹn các đường rút lui của chúng, tước võ khí của chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực, các bạn hãy kiên quyết tiến! Hỡi nhân dân toàn quốc! Dưới mệnh lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo Quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù. Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng! Tổ quốc đang đòi hỏi những hy sinh lớn lao của các bạn! Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta! Ngày 13 tháng 8 nǎm 1945, 11 giờ đêm. Uỷ ban khởi nghĩa.355
1
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24
25
Sau đây là bản quân lệnh số 1 bằng tiếng Anh đăng trên tập tài liệu Breaking Our Chains/ (Bức Xiềng): Order of General Insurection (Order of the day No1 of the Insurrection Committee) Compatriots and soldiers throughout the country! On August 13,1945, at noon, the Japanese fascists surrendered to the Allies. The Japanese forces are falling to pieces on all fronts. Our main enemy has collapsed. The hour of general Insurrection has come! It is now or never for our people and army to rise up and win back national independence. An Insurrection Committee is in existence to lead the national insurrection to victory. Officers and soldiers of the Viet Nam Liberation Army! Under the command of the Insurrection Committee, concentrate your forces, immediately attack the towns and important centres occupied by the enemy, cut off his retreat and disarm him! Comrades, overcome all obstacles and resolutely move forward! Compatriots! Under the command of the Insurrection Committee, exert all your efforts in support the Liberation Army, enlist in the Army and start for the front to drive the enemy out! We must act quickly and with great courage, but also very cautiously.
26 27
28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46
_____________________
Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập 7, s.đ.d. (Ấn Bản Úc Châu, 2011), tr.321. Cũng xem Internet : http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic= 7&leader_topic=81&id=BT2750340361 355
VSTK - 3087
The Fatherland expects great sacrifices of you! We will certainly win completely victory. August 13, 1945 (at 11 p.m) THE INSURRECTION COMMITTEE.356
1 2 3 4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
7.2- Quốc Dân Đại hội Tân Trào: Sáng 15-8-1945, được tin chính thức hoàng đế Nhật đã ra lệnh đầu hàng cho quân đội Nhật, Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh Cộng Sản đã quyết định khai mạc “Quốc Dân Đại hội” vào chiều ngày 16-8-1945. Theo tài liệu của ĐCSVN thì hội nghị nầy có 60 đại biểu Trung, Nam, Bắc, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, các đảng phái chính trị, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc và tôn giáo tham dự. Đại hội thông qua bản Chính Sách 10 điểm của Việt Minh, quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra Ủy Ban Giải Phóng dân tộc Việt Nam do HCM làm chủ tịch với một ủy ban thường trực gồm có 5 người là Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền. Ủy Ban Giải Phóng dân tộc Việt Nam sẽ tự động trở thành Chính phủ lâm thời 357 của Việt Minh vào ngày 27-08-1945. 7.3 - Chính quyền Việt Minh Cộng Sản: Ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh về Hà Nội. Uỷ ban dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra được cải biến thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính phủ lâm thời gồm có: 1. Chủ Tịch kiêm Ngoại giao Hồ Chí Minh 2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp 3. Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền Trần Huy Liệu 4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chu Văn Tấn 5. Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiền 6. Bộ trưởng Bộ Kinh tế quốc gia Nguyễn Mạnh Hà 7. Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố 8. Bộ trưởng Bộ tư pháp Vũ Trọng Khánh 9. Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Đào Trọng Kim 10. Bộ trưởng Bộ Lao động Lê Văn Hiến 11. Bộ Trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch 12. Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng 13. Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hoè 14. Bộ trưởng không giữ bộ nào Cù Huy Cận 15. Bộ trưởng không giữ bộ nào Nguyễn Văn Xuân Ngày 30-8-1945, tại Huế, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận thay mặt Chính phủ lâm thời đã tuyên bố chấp nhận sự sự thoái ___________ Breaking Our Chains (Bức Xiềng), ‘Documents on the Vietnamese Revolution of August 1945’, Order of General Insurrection, s.đ,d., tr. 75. 357 Dương Trung Quốc, Việt Nam, Những Sự Kiện Lịch Sử 1919-1945, s.đ.d..tr.408. 356
VSTK - 3088
1
2
3
4
5
6
Ngày 30-8-1945, tại Huế, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận thay mặt Chính phủ lâm thời của Việt Minh tuyên bố chấp nhận sự thoái vị của Bảo Đại và nhận ấn, kiếm của nhà. Ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình, trước cuộc mít tinh của hàng vạn đồng bào ở Hà Nội, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
7
Ngày 16/9/1945, toán Thomas rời Hà Nội.
8
8/ Sự giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương vào ngày 11-11-1945
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Sau khi chiếm được chính quyền, Hồ Chí Minh và Việt Minh (VM) cộng sản lâm thế nam giải vì phải đối đầu với ba áp lực cùng một lúc: 1/- các tướng lãnh Trung Hoa đưa quân vào Việt Nam theo quyết định của tối hậu thư Potsdam. 2/- các lãnh tụ Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) từ Trung Hoa về Việt Nam theo quân Trung Hoa, quyết liệt chống đối HCM và VM. 3/- Người Pháp theo người Anh tái chiếm Sài Gòn và miền Nam và chuẩn bị tiến quân ra Bắc, tái chiếm toàn bộ Đông Dương. Một áp lực khác cũng đang ngăn cản bước phát triễn của Đảng CS Việt Minh hay hậu thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam do HCM thai nghén và cho chào đời vào đầu năm 1930. Áp lực đó chính là nhóm“ngụy quyền” lãnh đạo ĐCSD của nhóm Xứ ủy CS Bắc Kỳ. Tưởng cũng cần nhắc lại rằng sau khi toàn bộ trung tâm đầu não CSĐD ở Sài Gòn- đa số thành phần nhân sự lãnh đạo chủ chốt là những sinh đồ cuồng tín của chủ nghĩa Staline - bị tan rã vì bị Pháp sát hại hoặc giam nhốt thì nhóm CSĐD Xứ ủy Bắc Kỳ đã hội họp riêng ở làng Đình Bản, tỉnh Bắc Ninh vào tháng 11-1940 làm một cuộc đảo chánh rồi tự phong lấy chức danh lãnh đạo tối cao ĐCSĐD trên khắp 3 Kỳ Việt Nam. W.J.Duiker viết rằng theo Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam thì ‘cuộc hội họp nầy được khoác cho nhãn hiệu Đại Hội Toàn Thể lần thứ 7 ĐCSĐD nhưng theo các nguồn tin ở Hà Nội xác nhận sự thật thì từ gốc gác nguyên thủy lúc đó nó chính là một cuộc hội họp của ủy ban địa phương.358 Kể từ cuối năm 1930, ĐCSĐD là khắc tinh của Đảng Cộng Sản Việt Nam do HCM sáng lập: hai đảng nầy đều là đảng CS nhưng không thể nào cộng sinh dưới cùng một gầm trời. Từ trước tới nay chưa bao giờ những người Cộng Sản Việt Nam dám hé môi thú nhận là HCM đã từng có một mối hận sâu đậm đối với Đảng Cộng Sản Đông Dương mà trong đó Trường Chinh cùng với Trần Phú là những thành viên sáng lập chủ chốt. HCM đã ẩn nhẫn ngậm đắng nuốt cay từ cuối _________________ W.J.Duiker, Ho Chi Minh, A Life, s.đ.d., tr.247, ghi chú số 22 nơi trang 625. Cũng xem: S.Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, s.đ.d, tr. 244 và ghi chú số 83. 358
VSTK - 3089
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
năm 1930 cho tới ngày được Cộng Sản Quốc Tế Liên Sô ‘tha tội’ cho quay trở về Á Châu chờ thời cơ để xoá bỏ mối hận nầy. Trần Phú, Hà Huy Tập, những đối thủ không nhân nhượng của HCM đã không còn nữa nhưng bây giờ lại đến phiên của Trường Chinh tiếm quyền lãnh đạo một cách bất chính ĐCSĐD và trên danh nghĩa cũng như thứ bậc thì NAQ vẫn còn phải là một ủy viên dự khuyết hạng thứ thấp kém trong ĐCSĐD tức là vẫn còn phải chịu tuân phục dưới quyền tiếm nghịch của Tổng Bí Thư Trường Chinh. Tại sao Trường Chinh là một kẻ tiếm nghịch? Bởi vì đương sự và phe nhóm Xứ Ủy ĐCSĐD ở Bắc Kỳ vào tháng 11-1940 đã tiếm đoạt quyền lãnh đạo ĐCSĐD mặc dù Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ vẫn còn sống nhưng bị Pháp bắt giam vào tháng 6-1940 ở Nam Kỳ và mãi đến tháng 5-1941 mới bị Pháp xử bắn. Để hóa giải mọi áp lực kể trên, ngày 11-11-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản Đông Dương và thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-xít do Trường Chinh làm tổng thư ký, nghĩa là đảng CSĐD rút lui hoạt động bí mật. Đây là một bước lùi có tính toán giống như trường hợp giải thể của Đảng Cộng Sản Đệ tam Quốc tế Liên Sô ngày 15-5-1943. *KHẢO LUẬN:
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Từ tháng 12-1940, HCM tổ chức các lớp huấn luyện cho các cán bộ CS từ trong nước tới Tĩnh Tây359 trên lãnh thổ Trung Hoa và trong thời gian nầy Hoàng Văn Thụ đại diện nhóm CSĐD đảo chánh ở Bắc Kỳ đã sang Trung Quốc để tiếp xúc với họ Hồ. Cuộc tiếp xúc nầy có thể là để yêu cầu HCM trở về lãnh đạo kháng chiến trên lãnh thổ Việt Nam nơi vùng căn cứ địa của họ ở Bắc Sơn-Vũ Nhai (Thái nguyên-Tuyên Quang) đồng thời cũng là để nhắc khéo cho HCM rằng ĐCSĐD đã có chủ nhân mới là Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh. Với kinh nghiệm nhận định tình thế già dặn của mình, với sự thất bại của cuộc nổi dậy bộc phát ở Bắc Sơn đang bị quân Pháp truy kích càn quét, HCM có thể thấy rằng nhóm Xứ Ủy Bắc Kỳ cướp quyền lãnh đạo ĐCSĐD chỉ là một nhóm cá nhân tham quyền cố vị nhưng lại không có khả năng lãnh đạo chính trị, chưa có được một tổ chức quân sự chiến đấu hữu hiệu, không được đa số dân tình ở Bắc Kỳ ủng hộ, không đẹp lòng xứ ủy Trung Kỳ và nhất là đã gây sự phân cách trầm trọng với Xứ Ủy và người dân Nam Kỳ. ĐCSĐD do Trường Chinh tiếm quyền lãnh đạo chỉ biết đánh giặc trên giấy tờ lý thuyết. Một yếu tố quan trọng hơn hết là sự hậu thuẫn quốc tế mà HCM đang có với Trung Hoa Quốc Dân Đảng và sự tiếp cận với Cơ Quan tình báo OSS của Hoa Kỳ mà nhóm CSĐD của Trường Chinh chưa bao giờ ____________ Tĩnh Tây (靖西县) là một huyện trong thành phố cấp địa khu Bách Sắc của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Huyện này rộng 3.331 km² Huyện này giáp với tỉnh Cao 359
VSTK - 3090
Bằng của Việt Nam. Huyện Tĩnh Tây có nhiều cửa ải sang Việt Nam là Long Bang, BìnhMãng, Khoa Giáp, Thạch Long, Nhạc Vu (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C4%A9nh_T%C3%A2y)\ 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
có và sẽ không bao giờ có. Vì thế, ngày 8-2-1941 NAQ trở về Bắc Kỳ đã chọn căn cứ địa Cao Bằng của nhóm Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, không chọn căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai của nhóm CSĐD đảo chánh. Đường ranh cách biệt trong nội bộ Đảng CS ở VN đã thấy xuất hiện. Một điểm đặc biệt về địa dư cần được truy xét lại: địa danh Pac- Bó. Theo S.Q. Judge thì chính Vũ Anh đã lựa chọn một hang động ở vùng Pac-Bó làm một nơi ẩn náo an toàn cho các cán bộ CS của Việt Nam qua lại ngang qua biên giới Việt-Trung. Tuy nhiên, theo những báo cáo từ năm 1941 của người Pháp thì hang nầy chỉ được xử dụng như là nơi ẩn núp của quân du kích tới lui giữa Việt Nam và Trung Quốc và được biết rằng NAQ (từ nay trở thành Hồ Chí Minh) đã trở lại Việt Nam từ tháng 2-1941 và dùng hang động đó như là địa điểm làm việc nhưng hầu như Ông Hồ phải trải qua một phần lớn thời gian của mình tại những làng mạc nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả cuộc họp mặt của những chức sắc CS từ ngày 10 đến ngày19 tháng 5 năm 1941 với danh xưng là Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ VIII cũng không phải được tổ chức tại Rừng Khuổi Nậm, Pac-Bó (Hà Quảng-Cao Bằng như đa số các nguồn tin tức của ĐCSVN cung cấp từ trước tới nay: Một đảng viên CS của xứ ủy Trung Kỳ là Bùi San, sau này đã bị người Pháp bắt và đã khai với Sở Liêm Phóng rằng đương sự đã gặp Phan Đăng Lưu tại Vinh vào cuối năm 1940. Lưu phái đương sự đi Hà Nội để tái lập liên lạc giữa những cơ sở đảng thuộc Bắc và Trung Kỳ. Vào hạ tuần tháng 12- 1940 nhận được một bức thư yêu cầu đương sự gửi hai đại biểu đi dự hội nghị. Bùi San đã đi Cao Bằng vào cuối tháng 1-1941 với Hồ Xuân Lưu. Theo bản khai của cảnh sát về hai người cộng sản Trung Kỳ này, cuộc họp mà họ tham gia đã xảy ra gần Long Châu; đây có thể là cách đánh lạc hướng Sở Công An Mật Vụ Pháp, nhưng căn cứ theo những tường trình mà Sở nầy có được thì hội nghị chắc thật đã diễn ra bên ngoài Việt Nam. Một điểm chỉ viên với bí danh là "Ursule" đã báo cáo với công an Pháp ở Bắc Kỳ rằng cuộc họp đã được tổ chức tại một ngôi nhà hai tầng xây bên sườn núi cách Trịnh Tây, Quảng Tây 4 - 5 cây số. Uỷ Ban Trung Ương đã họp tại tầng lầu trên, trong khi Xứ Uỷ Bắc Kỳ họp dưới tầng trệt. Hai cuộc họp đã được tổ chức liên tiếp nhau, Hồ Chí Minh tham dự hội nghị Uỷ Ban Trung Ương vào buổi sáng và hội nghị Xứ Uỷ vào buổi chiều. 360 Trong Hồi Ký, Võ Nguyên Giáp viết: “Cuối tháng 11 năm 1940, chúng tôi về đến Tĩnh Tây ((Jingsi). Đầu tháng 12, Bác và anh Phùng Chí Kiên về một làng cách Tĩnh Tây năm chục cây số. Bác cho người đến gọi anh Đồng và tôi về để mở lớp huấn luyện. Chúng tôi lên đường _____________________
VSTK - 3091
360 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
S.Q.Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, s.đd., tr. 248, 249.
về nơi Bác hẹn gặp.”361 Theo hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả Hoàng Văn Hoan thì ngày 20-91944, HCM cùng 18 cán bộ rời Liễu Châu qua Long Châu, Tịnh Tây (Jingsi), Bình Mãnh (Pingmeng) để về Cao Bằng nhưng khi về đến Bình Mãnh thì tình trạng sức khoẻ không tốt đồng thời Cao Bằng đang bị quân Pháp “khủng bố nặng” cho nên phải dừng bước ở làng Lũng Y thuộc Xã Bình Mãnh trên lãnh thổ Trung Quốc và vì sợ bị lộ tung tích cho nên phải ẩn trốn trong một căn nhà sàn cao trong rừng, được canh giữ hộ vệ, dưỡng bệnh một thời gian đến cuối năm 1944 thì lại lên đường cùng đi với phi công Mỹ tên Shan để gặp tư lệnh không quân Mỹ ở Côn Minh. Mãi đến tháng 5-1945 HCM mới về đến Việt Bắc.
Long Châu/Longzhou, Tịnh Tây/Jingxi, Bình Mãnh/Pingmeng (trong khung tròn) 12
13
14
15
16
17
18 19
Như thế có thể suy định rằng HCM không lưu trú một cách thường xuyên và liên tục nơi vùng Pac-Bó thuộc tỉnh Cao Bằng trong khoảng thời gian từ tháng 2-1941 đến tháng 5-1945 và vùng Pac-Bó chỉ là một địa điểm liên lạc giữa những đảng viên CS bên trong nội địa Việt Nam với nhóm CS Việt Nam của HCM đang hoạt động trong nhửng vùng Tịnh Tây (Jingsi), Bình Mãnh (Pingmeng) trên lãnh thổ Trung Quốc sát kề biên giới Bắc Kỳ. ____________________
VSTK - 3092
361 1
Nguồn Internet: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/136847/print/Default.aspx
9/ Chính phủ Liên hiệp, quân Pháp vào Bắc Kỳ
20
9.1 - Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến: Mặc dù ĐCSĐD tự giải tán vào ngày 11-11-1945 nhưng các đảng phái không Cộng Sản theo chân quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng xâm nhập vào Bắc Kỳ vẫn tiếp tục công kích và tố cáo Việt Minh bằng báo chí, truyền đơn và các cuộc biểu tình. Ngày 12 tháng 11-1945, Việt Cách (VNCMĐMH) và Việt Quốc (VNQDĐ) hô hào dân chúng biểu tình trước Nhà hát lớn Hà Nội. Bạo hành chống đối lẫn nhau xảy ra khắp nơi ở Hà Nội giữa Việt Minh và phe đảng Việt Nam theo chân tướng Lư Hán và Tiêu Văn. HCM và Việt Minh dưới áp lực của 2 viên tướng Tàu phải chịu đàm phán với đại diện Việt Cách và Việt Quốc vào ngày 23-12-1945 để 1/ lập chính phủ liên hiệp lâm thời vào ngày 01-01-1946 trong đó có HCM là chủ tịch, Nguyễn Hải Thần phó chủ tịch 2 bộ cho Việt Minh, 2 bộ cho Việt Cách, 2 bộ cho Việt Quốc và 2 bộ cho Đảng Dân Chủ và 2/ tổ chức bầu cử Quốc Hội vào ngày 06-01-1946 trong đó Việt Quốc giữ 50 ghế và Việt Cách giữ 20 ghế. Tân quốc hội sẽ họp lần thứ nhất vào 03- 03-1946 để, chuẩn nhận thành phần nội các của chính phủ Liên hiệp kháng chiến, gồm cả những nhân vật không cộng sản như Nguyễn Hải Thần (phó chủ tịch), Huỳnh Thúc Kháng (bộ trưởng Nội vụ), Nguyễn Tường Tam (bộ trưởng Ngoại giao).
21
Chính phủ liên hiệp kháng chiến (ra mắt trước quốc hội ngày 2-3-1946)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37
Chủ tịch: Hồ Chí Minh Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần Bộ Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam Bộ Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng Bộ Kinh tế: Chu Bá Phượng Bộ Tài chính: Lê Văn Hiến Bộ Quốc phòng: Phan Anh Bộ Xã hội ,Y tế, Cứu tế, Lao động: Trương Đình Tri Bộ Giáo dục: Đặng Thai Mai Bộ Tư pháp: Vũ Đình Hoè Bộ Giao thông Công chính: Trần Đăng Khoa Bộ Canh nông: Bồ Xuân Luật (đến 4-1946) Huỳnh Thiện Lộc (từ 4-1946) Đoàn Cố vấn tối cao:Vĩnh Thụy Chủ tịch kháng chiến ủy viên hội: Võ Nguyên Giáp Phó chủ tịch kháng chiên ủy viên hội: Vũ Hồng Khanh (http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/cpchxhcnvn/thanhviencpcacthoiky/chinhphulienhiepkhangchien.html)
9.2 – Những cuộc thương lượng Việt- Pháp ở Bắc Kỳ: 38
39
40
Một báo cáo đề ngày 29-07-1945 của thiếu tá Allison Thomas trong toán tình báo OSS Con Nai cho biết rằng HCM tỏ ý muốn thương thảo với Pháp hoặc là ở Côn Minh/ Trung Quốc hoặc là ở Bắc Kỳ về 5 điểm VSTK - 3093
1
2
mà Việt Minh đề nghị với chính phủ De Gaulle cứu xét thay đổi. Năm điểm đó là: “Chúng tôi, Mặt trận Việt Minh, yêu cầu người Pháp cho công bố và ghi vào trong chính sách tương lai của Pháp ở Đông Dương các điểm sau đây: 1. Thực hiện phổ thông đầu phiếu để bầu ra một nghị viện để quản lý đất nước, có một viên Toàn quyền người Pháp làm chủ tịch cho đến khi chúng tôi hoàn toàn được độc lập. Viên Toàn quyền sẽ lập ra nội các hay đoàn cố vấn được nghị viện chấp nhận. Quyền hành chính xác của các quan chức nói trên sẽ được thảo luận sau. 2. Độc lập phải được ban bố cho đất nước, trong vòng ít nhất là 5 năm, nhưng không quá 10 năm. 3. Các nguồn lợi thiên nhiên của đất nước phải được trả lại cho nhân dân trong nước thông qua một sự đền bù thỏa đáng. 4. Mọi quyền tự do do Liên Hợp Quốc đề xuất ra được đảm bảo thi hành cho người Đông Dương. 5. Cấm chỉ việc bán thuốc phiện. Chúng tôi hy vọng rằng các điều khoản trên sẽ được Chính phủ Pháp chấp nhận”. Thomas đã gửi bức điện trên của ông Hồ cho Davis ở Posech để chuyển cho AGAS Côn Minh tiếp theo với bản thứ nhất. Ở đó họ đã chuyển ngay bức điện thứ hai này cho phái đoàn quân sự Pháp .362
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
Tuy nhiên, sau khi cướp chính quyền và HCM đọc lời tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945, Việt Minh đã tạo ra một làn sóng tuyên truyền đã đảo, chống đối, bạo hành người Pháp ở Hà Nội và khắp nơi Bắc Kỳ dưới sự chứng kiến của Jean Sainteny – người cầm đầu phái bộ thứ 5 (5è Mission) của Pháp từ Côn Minh (Trung Quốc) tháp tùng thiếu tá Mỹ Archimede L.A. Patti cùng với 12 nhân viên tình báo Mỹ OSS (Office of Strategic Service) đến phi trường Gia Lâm, Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 1945.363 Trước tình hình biến chuyển một cách bất ngờ và khẩn trương như thế phái bộ tình báo thứ 5 của Pháp do Sainteny chỉ huy không còn môi trường để hoạt động. Ngày 25-9-1945, Sainteny buộc phải quay trở về Côn Minh để báo cáo tình hình ở Bắc Kỳ đồng thời để yêu cầu rút lui phái bộ tình báo Pháp ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc yêu cầu nầy của Sainteny cần phải được chuẩn phê của tân Cao Ủy Pháp ở Đông Dương là đô đốc Thierry d’Argenlieu hiện đang có mặt tại dinh thống đốc Pháp ở Chandernagor/Ấn Độ. Ngày 1-10-1945, Sainteny sang Chandernagor gặp đô đốc d’Argenlieu để xin giải nhiệm nhưng lại được viên Tân cao Ủy Đông Dương chính thức bổ nhiệm làm Ủy viên Cộng Hoà Pháp ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ để thay thế Mesmer đã bị Việt Minh bắt giữ trước đây. Ngày 8-10-1945 Sainteny trở lại Hà Nội với danh nghĩa là ủy viên đại diện chính phủ Cộng Hoà Pháp quốc với phụ tá Léon Pignon giữ chức Đốc sự Hành chánh .364 Trong khi Sainteny sang Ấn Độ gặp d’Argenlieu thì Pignon và tướng Alessandri đã bắt đầu gặp mặt HCM ở Hà Nội từ ngày 23-9-1945 và tiếp theo là ngày 6-10-1945. ____________________ 362
A.L.A. Patt, Why Viet-Nam? S.đ.d., tr. 128, 129.
VSTK - 3094
363 364 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d., tr. 110. J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d., tr. 115-118.
Những lần tiếp theo chính đích thân Sainteny tiếp xúc với HCM và bị bế tắt vì HCM luôn đòi hỏi rằng Pháp phải công nhận nước Việt Nam là hoàn toàn độc lập và lãnh thổ Việt Nam không bị chia cắt trong khi thương lượng và trong thoả ước sẽ ký kết trong tương lai. Sư bế tắt kéo dài. Tuy nhiên vì nguy cơ trước mắt của Việt Minh là sự hiện diện của đoàn quân Trung Hoa ở Bắc Kỳ cho nên trong kỳ thảo luận ngày 16-021946, HCM đã không còn cứng rắn đòi hỏi phía Pháp phải chấp những điều kiện tiên quyết như trước nữa và đồng ý thảo luận giải pháp Việt Nam là một quốc gia tự do trong Liên Bang Đông Dương của Khối Liên hiệp Pháp. (Sainteny, s.đ.d. tr.175,176). Trong khi Sainteny gửi báo cáo kết quả cuộc thương lượng với HCM ngày 16-02-1946 về Paris và đợi chỉ thị hồi đáp thì chính phủ Pháp đã ký kết với chính quyền Tưởng Giới Thạch hiệp định ngày 28-2-1946 chấp nhận cho quân đội Pháp thay thế quân đội Trung Hoa của tướng Lư Hán ở Bắc Kỳ trong khoảng 01-15 tháng 03 năm 1946 và ngay sau đó quân đội Pháp của tướng Leclerc đã chuẩn bị đỗ bộ lên Hải Phòng vào đầu tháng 03-1946. Sainteny đã dùng sự kiện nầy như là một áp lực mới để tiếp tục thương thảo với HCM kèm thêm một điều kiện quan trọng khác là những người ký kết thỏa ước với chính quyền Pháp sẽ không phải chỉ là những người đại diện của chính phủ Việt Minh mà phải là những người của một chính phủ đại diện cho tất cả các thành phần đảng phái và khuynh hướng chính trị của nước Việt Nam. Điều kiện nầy đã khiến cho HCM thất vọng, bối rối và khốn đốn đến mức độ muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo chính phủ của mình vì thấy rằng trách nhiệm quá nặng mà không có ai đứng ra cùng chung gánh vác việc ký kết thoả ước với Pháp. Trong khi đó thì các đảng phái đối lập được quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch đỡ đầu vẫn tiếp tục công kích và hăm dọa tiêu diệt chính phủ Cộng Sản Việt Minh do HCM làm chủ tịch, một chính phủ không được một quốc gia nào khác công nhận trên bình diện quốc tế kể cả CS Liên Sô của Staline và CS Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Như vậy, dù muốn dù không, HCM cần phải tạm thỏa hiệp với người Pháp và cần phải có một nhân vật chính trị nào đó thay thế HCM làm tấm bình phong che đậy màu đỏ quá đỏ của chính quyền CS Việt Minh. Nhân vật thứ nhất là Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt và đưa ra Bắc giam cầm ở Tuyên Quang từ cuối năm 1945: tháng 2-1945, tù nhân Ngô Đình Diệm được dẫn đưa về Hà Nội để được HCM đề nghị tham gia vào chính quyền của Việt Minh nhưng Ngô Đình Diệm đã quyết liệt từ khước đề nghị nầy.365 Nhân vật thứ hai là cố vấn Nguyễn Vĩnh Thụy được HCM yêu cầu thành lập chính phủ mới và giữ chức chủ tịch còn HCM sẽ là cố vấn. Đích thân HCM đến nơi cư trú của Vĩnh Thụy ở đại lộ Gambetta Hà Nội vào lúc sáng sớm ngày 27-02-1946 để đưa ra đề nghị nầy. Sau khi VSTK - 3095
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
thăm dò ý kiến với Trần Trọng Kim và Nguyễn Xuân Hà, Vĩnh Thụy điện thoại cho HCM vào lúc giữa trưa để thông báo chấp nhận đề nghị. Tuy nhiên, vào khoảng 1 giờ trưa cùng ngày, HCM yêu cầu Vĩnh Thụy đến gặp để cho biết là đề nghị để cho Vĩnh Thụy thay thế trong chức vụ chủ tịch chính phủ không còn cần thiết nữa với lý do là HCM không thể trốn tránh và giao trách nhiệm cho một người khác trong những giờ phúc nguy kịch của đất nước. Trốn tránh để được yên thân vào lúc như thế nầy là một hành vi phản bội.366 Chuyện gì đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 01 giờ trưa ngày 27-02-1946? Ngay cả Vĩnh Thụy cũng không biết một cách đích xác tại sao HCM lại có sự đổi ý nhanh chóng như vậy. Trốn tránh trách nhiệm gì, do ai giao phó? Phản bội ai? HCM không nói rõ cho Vĩnh Thụy biết. Cho đến nay cũng chưa tìm thấy trong sách vỡ, tài liệu, văn kiện của Đảng Cộng Sản Việt Nam có đề cập rõ ràng về việc đổi ý đột ngột nầy của HCM. Vậy áp lực nào đã khiến HCM thay đổi ý định trao quyền cho Vĩnh Thụy? Trước khi đi sâu vào việc truy cứu về câu hỏi nầy thiết tưởng cũng nên xét đến trường hợp nếu Vĩnh Thụy được trở lại cầm quyền theo đề nghị của HCM thì việc gì sẽ xảy ra. __________ Stanley Karnow, Vietnam, A History, s.đ.d.,tr.216. S.M. Bao Dai, Le Dragon d’ Annam, s.đ.d., tr.150,151. Cựu hoàng Bảo Đại ghi lại một sự kiện đặc biệt xẩy ra vào ngày 27-2-1946: “Ngày 27-2, mới 7 giờ sáng, chuông điện thoại reo vang. Hồ Chí Minh gọi tôi: – Thưa Ngài, tôi có thể đến gặp Ngài ngay bây giờ không? Nghe tôi bảo được, ông ấy đến ngay. Trông ông tuyệt vọng rõ rệt mặt, thân người tiều tụy bé nhỏ hơn thường nhật. Mới vào, ông bảo : – Thưa Ngài, tôi không biết phải làm thế nào bây giờ. Tình hình rất khó khăn, tôi biết chắc người Pháp không muốn điều đình với tôi. Tôi không được Đồng minh tín nhiệm. Ai cũng thấy tôi quá “đỏ”. Vậy tôi xin Ngài hãy hy sinh một lần thứ hai, Ngài hãy nhận lại quyền bính. – Tôi đã thoái vị, và tôi không bao giờ muốn trở lại nữa. Hẳn cụ biết, tôi không có tham vọng chính trị nào và tự đặt một cách chân thành dưới quyền điều dụng của chính phủ cộng hòa... Ông nài nỉ: – Ngài thay chỗ cho tôi và tôi trở thành cố vấn của Ngài ... – Thế nhưng ai trao quyền cho tôi? – Ngài sẽ được quốc hội tấn phong, giống như trong các thể chế dân chủ thường làm. – Nhưng tôi có được tự do lập chính phủ theo sự lựa chọn của tôi, hay là phải chọn các dồng chí an hem của Cụ? – Ngài được tự do hoàn toàn tùy ý lựa chọn. Ông ta trấn an tôi như vậy.” Cựu hoàng hỏi ý hai nhân vật là Nguyễn Xuân Hà và Trần Trọng Kim. Cho rằng Việt Minh bị khó khăn và họ thành thực, Trần Trọng Kim khuyên cựu hoàng nên nhận lời. Bảo Đại bèn trả lời “đồng ý”. - 10 giờ, Hồ Chí Minh gọi điện thoại thúc đưa danh sách chính phủ gấp để chuyển qua Quốc Hội. - 12 giờ, Bảo Đại trả lời đã sẵn sàng. Nhưng “đến 13 giờ thì chuông điện thoại reo. Ông Hồ mời tôi đến gặp ông ta. – Thưa Ngài, xin Ngài hãy quên những điều tôi nói ban sáng. Tôi không có quyền từ bỏ trách nhiệm vì hoàn cảnh khó khăn. Trao trả lại quyền cho Ngài trong lúc này, có thể coi như là sự phản bội của tôi. Tôi xin Ngài tha lỗi cho tôi vì một phút yếu lòng...” 365 366
VSTK - 3096
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
(i) - Khi CS Việt Minh cướp chính quyền vào tháng 8-1945 thì chính phủ lâm thời của họ giống như một thân thể màu đỏ đội mũ đỏ (HCM), quần áo màu đỏ (Tổng Bộ VM tức là bộ Chính trị của đảng CSVM), giây thắt lưng màu đỏ (ĐCSĐD tồn tại trá hình của Trường Chinh) (ii) – Khi HCM chịu ép mình đứng đầu chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến thì thân thể màu đỏ của VM đã bị trộn lẫn với các màu khác và chỉ còn có cái mũ là màu đỏ tức HCM. (iii) – Bây giờ, nếu Nguyễn Vĩnh Thụy được tự do lựa chọn nhân sự để thành lập chính phủ mới thì cái mủ đỏ HCM đã biến thái chỉ còn là những sợi tua chỉ đỏ nhạt màu của một chiếc mũ khác. Như vậy,toàn bộ đảng CS Việt Minh sẽ như thế nào sau khi chủ tịch Vĩnh Thụy ký kết Hoà Ước với Pháp? Đây chính là vấn đề nghiêm trọng có liên hệ đến sự sinh tồn của đảng Cộng Sản Việt Minh chứ không phải chỉ là vấn đề bối rối, chán nãn riêng tư mà HCM có thể tự giải quyết theo ý riêng của mình không cần hội ý trước và thông qua Tổng Bộ Việt Minh. Tổng Bộ nầy tức là Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Minh gồm có 8 thành viên: NAQ hay HCM, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt (bí danh Hạ Bá Cang), Trường Chinh (bí danh Đặng Xuân Khu, Hồ Tùng Mậu (hiện tại cũng là đảng viên của đảng CS Trung Quốc)367. Đây là cơ quan lãnh đạo quyền lực tối cao quyết định mọi chính sách và đường lối của chính quyền CSViệt Minh và là mô hình mẫu mực cho Đảng CSVN về sau noi theo cho đến những năm gần đây. Theo S.Q.Judge thì ‘Phong” (tức HCM) là chủ tịch và “Mạnh” (tức Hoàng Quốc Việt) là Tổng Bí Thư của Tổng Bộ Việt Minh.368 Và như đã đề cập trước đây, nhóm Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng có khuynh hướng nấm giữ độc quyền lãnh đạo về mặt quân sự trong Tổng Bộ Việt Minh. Trong chính phủ Lâm thời tháng 8-1945 của Việt Minh, Võ Nguyên Giáp nấm giữ bộ Nội Vụ và trong ngày 2-9-1945, sau khi HCM đọc bản tuyên bố Độc Lập thì Võ Nguyên Giáp là nhân vật kế tiếp của Việt Minh xuất hiện trước công chúng Hà Nội để hô hào, khích động trước công chúng Hà Nội đoàn kết và tuân theo mệnh lệnh của Việt Minh để đánh đuổi quân thù. Với quân đội và Công an mật vụ đứng phía sau, uy thế và vai trò chỉ đạo của họ Võ càng lúc càng lớn và có thể nói là bao trùm Tổng Bộ Việt Minh. Việc HCM tự ý đề nghị trao quyền lãnh đạo chính phủ cho Vĩnh Thụy nhất định là một việc làm bột phát, thiếu suy tính của một thành viên rất có hại cho tiền đồ của Đảng Cộng Sản Việt Minh và dĩ nhiên là Tổng Bộ Việt Minh không hài lòng với một hành động làm trước báo cáo sau như thế của HCM. Từ những nhận định nầy có thể đưa ra suy diễn như sau: một phiên họp khẩn cấp các thành viên cốt cán của Tổng Bộ Việt Minh do Võ Nguyên Giáp triệu tập trong khoảng từ 10 giờ sáng VSTK - 3097
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
đến 01 giờ trưa ngày 27-02-1946 để nghe HCM báo cáo đề nghị của HCM về việc trao quyền cho Vĩnh Thụy và về tình hình thương thảo bí mật giữa HCM và Sainteny. Kết quả của phiên họp khẩn cấp nầy là: 1- Yêu cầu HCM ngay tức khắc sau buổi họp rút lại đề nghị trao quyền cho Vĩnh Thụy lập chính phủ mới. 2- Để giải quyết điều kiện đòi hỏi của Sainteny, nhân vật ký tên vào văn bản thỏa ước sẽ được giao cho một thành viên không phải là người của Việt Minh trong chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến cùng ký tên với HCM. Do đó cần xúc tiến ngay việc triệu tập Quốc Hội để chuẩn y và cho ra mắt một cách cụ thể trước quốc dân thành phần chính phủ Liên Hiệp kháng Chiến. Võ Nguyên Giáp đích than đứng ra lo liệu việc triệu tập khẩn cấp Quốc Hội. Mặc dù theo ấn định là Quốc Hội sẽ họp phiên đầu tiên vào tháng 3-3-1946 nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn cứ khẩn cấp triệu tập Quốc Hội vào ngày 02-03-1946.369 Chỉ trong vòng hơn 4 giờ đồng hồ, Quốc Hội nầy đã giải quyết xong mọi việc: a/ chuẩn nhận 70 và dân biểu “tự động” của Việt Quốc và Việt Cách. b/ nghe HCM báo cáo những thành tích của chính phủ Liên Hiệp Lâm Thời đã đạt được từ 01-01-1946. c/ chấp nhận sự từ chức của chính phủ Liên Hiệp Lâm Thời.370 d/ chuẩn nhận việc thành lập Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với HCM là chủ tịch, Nguyễn Hãi Thần là phó chủ tịch, Nguyễn Vĩnh Thụy là trưởng đoàn Cố Vấn Tối Cao. e/ Chuẩn nhận Ủy Ban Kháng Chiến gồm có 9 thành viên do Võ Nguyên Giáp của Việt Minh làm Trưởng ủy và Vũ Hồng Khanh của Việt Cách làm Phó ủy. f/ Bầu ra một Ủy Ban Thường Trực của Quốc Hội gồm có 15 dân biểu để kiểm soát, phê bình và cố vấn cho chính phủ Liên Hiệp. Thành phần của Ủy Ban nầy hoàn toàn trong tay của Việt Minh với Nguyễn Văn Tố là chủ tịch, Phạm Văn Đồng và Cang Đình Quý là phó chủ tịch, Bí thư là Hoàng Minh Giám và Dương Đức Hiền. Quốc Hội bế mạc vào lúc 1 giờ 30 trưa. Ngay buổi chiều cùng ngày thành phần của Chính Phủ Liên Hiệp chính thức được thành hình một cách thực tế và phiên họp đầu tiên của nội các chính phủ Liên Hiệp mở ra vào ngày 4-3-1946. 371 Do tình thế đặc biệt cấp bách về ngoại giao, nhất là sau khi Hiệp ước Pháp - Hoa đã được ký kết (28-2-1946), Chính ___________________
Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr. 232, chú thích số 3. S.Q.Judge, The Missing Years, s.đ.d., tr. 24. 369 Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr. 218. 370 HCM và Việt Minh dưới áp lực của 2 viên tướng Tàu phải chịu đàm phán với đại diện Việt Cách và Việt Quốc vào ngày 23-12-1945 ký vào bản”Biện Pháp Đoàn Kết” để 1/ lập chính phủ liên hiệp lâm thời vào ngày 01-01-1946 trong đó có HCM là chủ tịch, Nguyễn Hải Thần phó chủ tịch 2 bộ cho Việt Minh, 2 bộ cho Việt Cách, 2 bộ cho Việt Quốc và 2 bộ cho Đảng Dân Chủ. 2/ tổ chức bầu cử Quốc Hội vào ngày 06-01-1946 trong đó Việt Quốc giữ 50 ghế và Việt Cách giữ 20 ghế. Tân quốc hội sẽ họp lần thứ nhất vào 03- 03-1946. (http://www.na.gov.vn/LSQH1/giai_doan_46-54/gd2a.htm). 371 Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.tr. 220, 221. 367 368
VSTK - 3098
1
2
3
4
5
6
Phủ đã quyết định cử Hồ Chí Minh, Nguyễn Tường Tam, Phan Anh, Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh phụ trách giải quyết công việc đàm phán, "sẽ tuỳ cơ ứng biến theo những nguyên tắc của Chính phủ đã định ra". Riêng việc đàm phán với đại diện của Chính phủ Pháp thì giao cho Hồ Chí Minh và Nguyễn Tường Tam phụ trách.372 10. Hiệp Định Sơ Bộ Việt-Pháp ngày 06-03-1946 10.1 Bế tắt
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Ngày mồng 5/3/1946, có tin hạm đội Pháp đã đến Vịnh Hạ Long, và sáng hôm sau, sẽ đến Hải Phòng. HCM và Sainteny gặp nhau vào đêm tối 05-03-1946, một số vấn đề đã được 2 bên thỏa, nhưng trên hai vấn đề cơ bản thì bế tắc: 1. HCM đòi Pháp công nhận Việt Nam là một nước độc lập, Pháp chỉ công nhận Việt Nam là một nước tự trị. 2. HCM đòi Pháp công nhận Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ đều là đất nước Việt Nam; Pháp từ chối, với lý lẽ Nam kỳ đã là thuộc địa của Pháp. Họp đến quá nửa đêm,vẫn chưa khai thông được bế tắc. Phía Pháp đề nghị sẽ giải quyết vấn đề Nam kỳ bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Phía VM đồng ý. Nhưng về vấn đề công nhận độc lập của Việt Nam thì Sainteny nhất quyết không đổi ý: Pháp chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự trị trong Liên Bang Đông Dương. Hai bên tạm ngưng vào quá nửa đêm. Sainteny yêu cầu HCM hãy suy xét lại vì nếu chờ đến ngày mai thì có thể là đã quá muộn. (J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.178) Sáng sớm ngày 06-03-1946 có tin quân Tưởng đã nổ súng khi hạm đội Pháp tiến vào Cửa Cấm, và hai bên đã bắn nhau. Một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến được triệu tập khẩn cấp với sự có mặt của Hồ Chí Minh; các Bộ trưởng: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Chu Bá Phượng, Đặng Thai Mai, Trương Đình Tri, Vũ Đình Hoè, Trần Đăng Khoa; Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy; Trưởng ban Thường trực Quốc Hội Nguyễn Văn Tố; Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Võ Nguyên Giáp; Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Vũ Hồng Khanh; Thư ký Hội đồng Chính phủ Hoàng Minh Giám. Sau khi nghe HCM báo cáo về diễn tiến cuộc đàm phán Việt-Pháp, Hội đồng bàn bạc và nhất trí quyết định sẽ ký Hiệp định sơ bộ với Pháp theo các điều kiện đã được thoả thuận. Vì bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Tường Tam vắng mặt, nên Hội đồng Chính phủ cử Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến thay mặt để cùng với Hồ Chí Minh ký bản Hiệp định sơ bộ với Pháp. 373 __________ 372 373
Nguồn Internet : http://www.na.gov.vn/LSQH1/giai_doan_46-54/gd2a.htm. Nguồn Internet : http://www.na.gov.vn/LSQH1/giai_doan_46-54/gd2a.htm. VSTK - 3099
1
2
3
4
5
6
Ngay sau cuộc họp Hội Đồng Chính Phủ, Hoàng Minh Giá’ thông báo cho Saitnteny biết là” Chủ Tịch HCM chấp nhận những điều kiện phía Pháp đưa ra và yêu cầu 2 bên gặp lại nhau vào buổi trưa để hoàn tất bản thảo Hiệp Định Sơ Bộ và hai chữ Độc Lập được thay thế bằng hai chữ Tự Do. Lễ ký kết sẽ được thực hiện vào lúc 4 giờ chiều ngày 06-03-1946. 10.2 Ký kết Hiệp Định Sơ Bộ 06-03-1946
7
8
9
10
11
Chiều ngày 6/3, trước mặt các đại diện của các nước Trung Quốc, Anh và Mỹ, Sainteny ký với ông Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh bản Hiệp Định Sơ Bộ như sau: HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ374 Giữa những thành viên cao cấp được chỉ định ký kết như sau: - Chính phủ Cộng hòa Pháp Quốc, mà đại diện là ông Sainteny, phái viên của Cao ủy Pháp, được đô đốc d’Argenlieu, Cao ủy Pháp và là người được trao quyền hành của nước Cộng hòa Pháp, chính thức ủy nhiệm, một bên,
12
13 14 15
- và Chính phủ Việt Nam, mà đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc phái viên của Hội đồng Bộ trưởng Vũ Hồng Khanh, một bên, đã thoả thuận với nhau những điều dưới đây: 1.- Chính phủ Pháp thừa nhận nước Cộng hòa Việt Nam là một Tiểu Bang tự do có chính phủ riêng, quốc hội riêng, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Về vấn đề thống nhất ba kỳ, Chính phủ Pháp cam kết công nhận chính thức quyết định của nhân dân qua cuộc trưng cầu dân ý. 2.- Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng tiếp đón thân hữu quân đội Pháp khi họ đến thay thế quân đội Trung Quốc theo đúng các hiệp định quốc tế. Một thỏa thuận phụ kèm theo hiệp định này sẽ quy định những thể thức của cuộc thay quân. 3. -Những điều khoản trên đây sẽ có hiệu lực ngay tức khắc. Ngay sau khi trao đổi chữ ký, mỗi bên ký kết ở cấp cao sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết để đình chỉ ngay mọi hoạt động thù địch, giữ nguyên các đội quân của mình bên nào tại vị trí bên ấy và tạo ra một không khí thuận lợi cần thiết cho việc mở kịp thời những cuộc đàm phán thân hữu và thẳng thắn. Những cuộc đàm phán này sẽ bàn chủ yếu về: a) - những mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia ngoài, b) - về quy chế tương lai của Đông Dương, c) - những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp tại Việt Nam. Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris có thể chọn làm nơi họp.
16 17
18
19 20 21 22 23
24 25 26 27
28 29 30 31 32 33 34 35 36 37
38
Làm tại Hà Nội, ngày 6/3/1946. Ký tên: SAINTENY
39 40
41
Ký tên: HỒ CHÍ MINH và VŨ HỒNG KHANH _____________ J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.182,183. Cũng xem nguồn Internet: http://www.salan.asso.fr/pageLibre000100dc.html 374
VSTK - 3100
Nguyên văn bản chữ Pháp Thoả ước sơ bộ 6-3-1946 Trong sách Histoire d’une Paix Manquée của Jean Saiteny CONVENTION PRÉLIMINAIRE Entre les Hautes parties ci-après désignées :
1
- le Gouvernement de la République Française, représenté par M. Sainteny, Délégué du Haut commissaire de France, régulièrement mandaté par le Vice -Amiral d'Escadre Georges Thierry d'Argenlieu, Haut Commissaire de France, Dépositaire des Pouvoirs de la République Française, d'une part, - Et le Gouvernement de la République du Viet Nam représenté par son Président, M. Ho Chi Minh, et le Délégué Spécial du Conseil des Ministres, M. Vu Hong Khanh, d'autre part, il est convenu ce qui suit: 1- Le Gouvernement Français reconnait la République du Viet Nam comme un Etat libre ayant son Gouvernement, son Parlement, son Armée et ses Finances , faisant partie de la Fédération Indochinoise et de l'Union Française. En ce qui concerne la réunion des trois "ky" le Gouvernement français s'engage à entériner les décisions prises par les populations consultées par référendum. 2.- Le gouvernement du Vietnam se déclare prêt à accueiller amicalement l'armée française lorsque conformément aux accords internationaux, elle relèvera les troupes chinoises. Un accord annexe joint à la présente Convention préliminaire fixera les modalités selon lesquelles s'effectueront les opérations de relève. 3.- Les stipulations ci-dessus formulées entreront immédiatement en vigueur. Aussitôt après l'échange des signatures chacune des Hautes Parties contractantes prendra toutes mesures nécessaires pour faire cesser sur-lechamp les hostilités, maintenir les troupes sur leurs positions respectives et créer le climat favorable nécessaire à l'ouverture immédiate de négociations amicales et franches. Ces négociations porteront notamment sur : a) les relations diplomatiques du Vietnam avec les Etats étrangers b) le statut futur de l'Indochine c) les intérêts économiques et culturels français au Vietnam. Hanoi, Saigon ou Paris pourront être choisis comme siège de la Conférence. Fait à Hanoi le 6 Mars 1946 Signé : Sainteny Signé : Hồ Chí Minh et Vũ Hồng Khanh
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
_________________ J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.182,183. Cũng xem nguồn Internet: http://www.salan.asso.fr/pageLibre000100dc.html 374
VSTK - 3101
Accord annexe à la Convention Préliminaire375 À la Convention intervenue entre le Gouvernement de la République Française et le Gouvernement du Viet Nam. Entre les Hautes Parties contractantes désignées à la Convention préliminaire, il est convenu ce qui suit :
1 2
I- Les Forces de relève se composeront :
3
a) de dix mille vietnamiens (10.000), avec leur cadres vietnamiens, relevant des autorités militaires du Viet Nam
4 5
b) de quinze mille (15.000) Français, y compris les Forces françaises résidant actuellement dans le territoire du Viet Nam au Nord du 16è parallèle. Les dits éléments devront être composés uniquement de Français d'origine métropolitaine, à l'exception de Troupes chargées de la garde des prisonniers Japonais.
6 7 8 9 10
L'ensemble de ces forces sera placé sous le Commandement Supérieur Français, assisté de délégués Vietnamiens. La progression, l'implantation et l'utilisation de ces forces seront définis au cours d'une Conférence d'Etat Major entre les représentants des Commandemens Français et Vietnamiens laquelle se tiendra dès le débarquement des Unités Françaises.
11 12 13 14 15
Des Commissions mixtes seront crées à tous les échelons pour assurer dans un esprit d'amicale collaboration, la liaison entre les Troupes françaises et les Troupes vietnamiennes.
16 17 18
2- Les éléments français des forces de relève seront répartis en trois catégories :
19 20
a) Les unités chargées d'assurer la garde des prisonniers de guerre japonais. Ces unités seront rapatriées dès que leur mission sera devenue sans objet par suite de l'évacuation des prisonniers japonais, en tout cas dans un délai maximum de dix mois.
21 22 23 24
b) les unités chargées d'assurer, en collaboration avec l'armée vietnamienne, le maintien de l'ordre public et de la sécurité du territoire vietnamien. Ces unités seront relevées par cinquième, chaque année, par l'Armée vietnamienne, cette relève étant donc effectivement réalisée dans un délai de cinq ans.
25 26 27 28
c) les Unités chargées de la Défense des bases navales et aériennes, la durée de la mission confiée à ces Unités sera définie dans les Conférences ultérieures.
29 30
3) Dans les places où les Troupes françaises et vietnamiennes tiendront garnison, des zones de cantonnement nettement délimitées, leur seront assignées.
31 32 33
35
4) Le Gouvernement français s'engage à ne pas utiliser les prisonniers japonais à des fins militaires.
36
Fait à Hanoi le 6 Mars 1946
37
Signé : Sainteny
34
Signé : Hồ Chí Minh et Vũ Hồng Khanh
38
________________ J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.183,184. Cũng xem nguồn Internet: http://www.salan.asso.fr/pageLibre000100dc.html 375
VSTK - 3102
1 2
3 4
5
6 7
THỎA HIỆP PHỤ kèm theo Hiệp định Sơ bộ đã được ký kết giữa Chính phủ Cộng Hoà Pháp Quốc và Chính Phủ Việt Nam “Giữa hai phái đoàn cao cấp được chỉ định ký kết Hiệp định sơ bộ, đã thỏa thiệp với nhau những điều sau đây: 1. Lực lượng quân thay thế sẽ gồm có: a) 10.000 quân Việt Nam với cấp chỉ huy người Việt Nam của họ, thuộc các cơ quan quân sự của Việt Nam.
8 9 10 11 12
13 14 15 16 17
18 19 20
21 22
23 24 25 26
27 28 29
30 31 32
33 34
35 36 37 38
b) 15.000 quân Pháp, trong đó kể cả những lực lượng Pháp hiện đang ở trên lãnh thổ Việt Nam phía Bắc vĩ tuyến 16. Những thành phần này chỉ được bao gồm những người Pháp gốc Pháp chính quốc, ngoại trừ những đội quân có trách nhiệm canh giữ tù binh Nhật Bản. Toàn bộ các lực lượng đó sẽ đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Pháp, với sự trợ tá của những ủy viên Việt Nam. Việc tăng gia cấp số, phụ thêm vào và sử dụng các lực lượng ấy sẽ được ấn định trong một cuộc Hội nghị Tham Mưu quân sự giữa những cấp chỉ huy của Pháp và của Việt Nam sẽ tiến hành ngay sau khi những đơn vị quân đội Pháp đổ bộ. Những ủy ban hỗn hợp sẽ được thành lập, cho tất cả các cấp, để bảo đảm, trong tinh thần sự hợp tác thân hữu, mối liên hệ giữa các bộ đội của Pháp và bộ đội Việt Nam. 2. Những thành phần người Pháp của lực lượng thay quân sẽ được phân làm ba hạng: a) Những đơn vị chịu trách nhiệm canh giữ tù binh chiến tranh Nhật. Các đơn vị này sẽ được hồi hương ngay khi nhiệm vụ của họ không còn đối tượng nữa vì tù binh Nhật đã được chuyến đi hết và trong mọi trường hợp, chậm nhất là 10 tháng. b) Những đơn vị có trách nhiệm, cộng tác với quân đội Việt Nam, giữ gìn trật tự công cộng và an ninh của lãnh thổ Việt Nam. Những đơn vị này sẽ được quân đội Việt Nam thay thế mỗi năm 1/5 trong vòng 5 năm. c) Những đơn vị có trách nhiệm bảo vệ các căn cứ hải quân và không quân. Thời hạn công tác của những đơn vị nầy sẽ được ấn định trong những lần nghị bàn sau nầy. 3. Tại những nơi có quân binh Pháp hay Việt Nam đóng trong trại thì sẽ ấn định cho họ những khu đồn trú trong vòng những phạm vi giới hạn rõ rệt 4. Chính phủ Pháp cam đoan sẽ không dùng tù binh Nhật vào các mục đích quân sự . Làm tại Hà Nội, ngày 6/3/1946. Ký tên: SAINTENY Ký tên: HỒ CHÍ MINH và VŨ HỒNG KHANH
VSTK - 3103
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
*Khảo luận Bản nầy trong sách Histoire du Viêt Nam de 1940 à 1952 của Philippe Devillers nơi trang 225-226 thì chữ ký là Sainteny với Võ Nguyên Giáp chứ không phải là Sainteny với Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh. Trong sách Paris-Saigon-Ha Noi của cùng một tác giả Philippe Devillers, nơi trang 149-150 cũng giống như thế. Không có mục 4. Ngoài ra mục c) của điều 2 trong sách nầy khác với mục c) của điều 2 trong sách Histoire d’une Paix Manquée của J.Sainteny. Chưa thấy có tài liệu, sách vỡ nào làm sáng tỏ sự khác biệt quá xa giữa các mục c) nầy trong 2 quyển sách của P.Devillers và J. Sainteny. Philippe Devillers: 2. c) Les unités chargées de la défense des bases vietnamienne tiendront garnison. Des zones de cantonnement, nettement délimitées, leur seront assignées. 2. c) Những đơn vị có trách nhiệm bảo vệ các căn cứ Việt Nam thì đóng ở trong trại. Những khu đồn trú trong vòng những phạm vi giới hạn rõ rệt sẽ được chỉ định cho họ Jean Sainteny: 2. c) Les unités chargées de la défense des bases navales et aériennes. La durée de la mission confiée à ces unites sera définie dans les Conférences ultérieures. 2. c) Những đơn vị có trách nhiệm bảo vệ các căn cứ hải quân và không quân. Thời hạn công tác của những đơn vị nầy sẽ được ấn định trong những lần nghị bàn sau nầy. Có nghĩa là bản Thỏa Hiệp 6-3-1946 trong sách của Devillers không có điều khoản 2. c) của Sainteny và ngược lại trong sách của Sainteny không có điều khoản 2.c) của Devillers. Trong sách Viêt Nam Crisis của Allan W.Cameron, Bản Thỏa Hiệp Phụ nầy được tác giả dịch sang Anh ngữ và nơi phần chú thích dưới trang [77]376 có đề cặp đến trường hợp khác biệt nhau về nhân vật phía Việt Nam ký tên cũng như sự đánh số khác nhau từ điều khoản 2. c) và cũng theo Cameron thì bản trích dẫn trong sách của J. Sainteny phù hợp với bản gốc do Sainteny ký tên cùng với Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh bởi vì Sainteny không có kê khai tên của Võ Nguyên Giáp là một trong những nhân vật có mặt và chứng kiến trong lúc ký tên vào bản Hiệp Định Sơ Bộ và bản Thỏa Hiệp kèm theo. Tướng Salan của Pháp có mặt vào lúc đó.377 Các bản dịch sang Anh ngữ trong sách Viet-Nam Crisis của (Allan W. Cameron (tr.tr. 77,78) và Gareth Porter trong sách Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions (tr.tr. 96, 97) đều theo bản trích dẫn của J.Sainteny. Ngay trong sách Histoire d’une Paix Manquée Sainteny cũng viết rằng “Ngày 2 tháng 4, bản Hiệp định Sơ bộ này được bổ sung thêm bằng những điều khoản phụ, do tướng Salan và các ủy viên hội đồng quốc VSTK - 3104
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
phòng Việt Nam là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh soạn thảo và ký tên, chi tiết hóa những điều kiện về việc quân đội Pháp trở lại khu vực Bắc vĩ tuyến 16, việc thay thế quân đội chiếm đóng của Tưởng Giới Thạch, việc bố trí nơi đóng quân và việc chỉ huy các đơn vị quân sự Pháp – Việt.” (J.Sainteny, s.đ.d., tr.185). Do đó có thể suy địnhh rằng Thỏa Hiệp do Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh đồng ký tên với J. Sainteny chỉ là một bản Thỏa Hiệp Sơ Thảo kèm theo Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-3-1946, một bản tóm lược tổng quát những điều khoản bổ sung mà tướng Salan cùng với các ủy viên quốc phòng Việt Nam là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh soạn thảo, ký tên vào ngày 3-4-1946 để chi tiết hoá Thoả Hiệp Sơ Thảo ngày 6-3-1946. Preliminary Franco-Vietnamese Convention, March 6, 1946*
13
14 15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26
27 28 29 30
31 32 33 34 35 36 37 38 39
40
Between the High Contracting Parties designated below: - the Government of the French Republic, represented by Mr.Sainteny, Delegate of the French High Commissioner, regularly commissioned by Vice Admiral Georges Thierry D’ARGENLIEU, French High Commissionner, depository of the powers of the French Republic on the one hand, - and the government of the Republic of Viet Nam, represented by its President, MR HO CHI MINH and the Special Delegate of the Council of Ministers, MR. VU HONG KHANH on the other hand, it is agreed as follows: 1 - The French Government recognized the Republic of Viet Nam as a free state which has its government, its parliament, its army, and its finance, and is a part of the Indochinese Federation and of the French Union. So far as the union of the three Ky is concerned, the Government pledges itself to confirm the decisions reached by the populations consulted by means of a referendum. 2 – The Government of Viet Nam declares itself ready to receive the French Army in a peaceful manner, when its relieves Chinese troops in accordance with international agreements. A supplemental agreement attacged to the present Preliminary Convention shall fix the means according to which relief operations shall take place. 3 - The stripulations formulated above shall enter into force immediately. After the exchange of signature, each of the high Contracting Parties shall take all measures necessary to bring about the cessation of hostilities immediately, to maintain the troups in their respective positions and to create the favorable atmosphere necessary for the immediate opening of friendly and frank negotiations. The negotiations shall concern particularly: (a) diplomatic relations of Viet Nam with foreign countries; (b) the future status of Indochina; (c) French economic and cultural interests in Viet Nam. Hanoi, Saigon or Paris may be slected as the place for the Conference. _________________ * Gareth Porter, Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions. Vol. I (Stanfordville, N.Y.: Coleman, 1979), p.96.
VSTK - 3105
Bản dịch tiếng Anh
Thoả hiệp Quân Sự Việt-Pháp 03-04-1946
VSTK - 3106
VSTK - 3107
* ACCORD COMPLEMENTAIRE A LA CONVENTION DU 6 MARS 1946 PRECISANT SES CONDITIONS D’APPLICATION AU POINT DE VUE MILITAIRE, SIGNE ENTRE LE GENERAL SALAN, D’UNE PART, ET VO NGUYEN GIAP ET VU HONG KHANH, D’AUTRE PART. 1
Conférence d'Etat-major du 3-4-1946
2
l’accord suivant intervient entre :
3 4 5 6 7 8
- Le Général SALAN, Délégué militaire du Haut Commissaire de la République Franҫaise, d’une part. - M.M. VO NGUYEN GIAP VU HONG KHANH, Président et Vice Président du Conseil supérieur de la Défense Nationale de la République du VIET-NAM, d’autre part.
13
Il a pour but de préciser les conditions d’application au point de vue militaire de la Convention Préliminaire du 6 Mars 1946 et de l’Accord Annex à la dite Convention. Il a un caractère provisoire et est valable jusqu’à la conclusion des négociations prévues à l’article 3 de la Convention Préliminaire.
14
I.- LES FORCES DE RELÈVE
9 10 11 12
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
25 26 27
28 29
1.-Les forces de relève Franco-Vietnamiennes se composeront de 10.000 Vietnamiens et de 15.000 Franҫais. 2.- Les 10.000 Vietnamiens et unités constituées- dont 5.000 sont armés – avec leur cadres vietnamiens et relevant des autorités militaires du Viet Nam, seront mis à la disposition du Commandant supérieur franҫais assisisté de Délégués Vietnamiens au fur et à mesure des nécessités de la relève. Ils continueront à être administés par le gouvernement Vietnamien. 3.- La modernisation de leur équipement, de leur armement ainsi que les questions d’administration et de ravitaillement avec l’aide de la France, seront étudiés dans des négociations générales. 4.- L’effectif des Forces Franҫaises dans le territoire du Viet Nam au Nord du 16è parrallèle, ne doit pas dépasser 15.000 hommes. 5.- Les forces franҫaises composées uniquement de Franҫais. Les Franҫais d’origine non métropolitaine devront être uniquement affectés à la garde des prisoniers de guerre japonais
30
II.- INSTALATION ET RÉPARTITION DES TROUPES
31
1.- Troupes franҫaises VSTK - 3108
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
40
41 42 43 44 45 46
L’effectif prévu pour la garde des prisonniers de guerre japonais est de 500 hommes. Les unités chargées d’assurer une collaboration avec l’armée Vietnamienne le maintien de l’ordre public et la sécurité du territoire vietnamien ainsi que les unités chargées de la défense des base seront stationnées suivant le tableau donné en annex (Annex no 1). L’effectif total s’élève à 14.500 hommes. 2.- Troupes Vietnamiennes L’implantation des troupes vietnamiennes de relève est réglée suivant le tableau annex no 3. 3.- L’implantation des troupes de relève peut être toutefois soumise à revision par intime (?) commune. 4.- Pour chaque point d’implantation, les zônes de cantonnement seront choisies d’un commun accord dans le centre urbain. Les bâtiments militaires de l’ancienne garde nationale, dans les zônes de cantonnement seront utilisés par priorité. Ils doivent se prêter à la mission envisagée. De même, le traitement médical devra se faire dans les hôpitaux ou les infirmeries hôpitaux militaires à déterminer d’un commun accord. Les frais d’installation et de fonctionnement seront supportés proportionellement aux effectifs cantonnés et soignés. 5.- Le port des armes en dehors du sevice par les militaires est en principe interdit. Une régimentation à cet effet sera établie d’un commun accord pour chaque localité. 6.- Les terrains de manoeuvre et d’exercice ainsi que leur règle seront fixeé d’un commun accord par les commandements locaux. 7.- Les véhicules militaires de liaison et de ravitaillement (avec 4 hommes au plus en armes par voiture) circuleront normalement et sans laisser-passer entre les postes franҫais et vietnamiens de relève. Le nombre d’hommes armés par convoy de ravitaillement ou mission de liaison n’excédera 60. Chaque unité de relève contrôlera ses propres véhicules. Des missions mixtes seront excès en tout temps aux postes de contrôle(?)qui doivent communiquer leurs comptesrendus de circulation. L’établissement de ces postes de contrôle sera arrêté d’un commun accord. 8.- Les voies fluviales seront ouvertes au traffic militaire dans les memes conditions. Pour tenir compte de certain conditions locales et jusqu’à ce que la sécurité s’est établie, le commandement franҫais s’adressera cependant le government vietnamien avant de faire ces mouvements et tiendra considérer de leur suggestions. 9.- Les questions des chemins de fer, télépostal et de radio feront l’objet d’accords ultérieurs entre les organisations compétentes. III.- PROGRESSION DES TROUPES DE RELÈVE Pour chaque mouvement des troupes franҫaises ou vietnamiennes de relève, les ordres après elaboration avec la Délégation Vietnamienne à l’échelon commandement supérieur, seront remis à cette délégation au moins 48 heures à l’avance. Ils devronr fixer la date, l’itinéraire et les modalités du mouvement. Le gouvernment vietnamien avisera la population pour parer dans la mesure du possible à ces incidents. VSTK - 3109
1 2 3 4 5
Pour ce qui concerne les villes frontières, étant donné les difficultés locales, les troupes franҫaises doive tenir le plus prend compte des modalités recommandées par le gouvernement vietnamien. Ces mouvements ne doivent affecter en aucune faҫon le plan d’implantation prévu aux annexes 1et 2.
6 7
8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
32
33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
45
IV.- UTILISATION DES TROUPES 1.- Organisation du commandement Les forces de relève franco-vietnamiennes sont placées sous le commandement assisté d’une délegation vietnamienne, installé en permanence auprès de lui et dont le chef devra être d’un rang élevé. Les ordres du commandant supérieur aux forces franco-vietnamiennes de relève seront pris en accord avec les délégués vietnamiens. Les ordre concernant les troupes vietnamiennes de relève seront contresignés et transmis en temps utile par les délégués vietnamiens aux troupes vietnamiennes de relève. 2.- L’ordre et la securité Les troupes franҫaises et vietnamiennes de relève sous l’autorité du commandant supérieur franҫais assisté des délégués vietnamiens collaboreront avec l’Armée Vietnamienne au maintien de l’ordre et de la sécurité dans les conditions suivantes: a) - Garde permanente de certains points sensible arêtes d’un commun accord. b) - Discipline intérieure à chaque armée par ses moyens propres usuels dont la mise en œuvre sera arrêtée d’un commun accord. c) - Appoint de piqets et patrouilles mixtes fourni aux forces locales par les commandants d’armée franҫais et vietnamiens à la demande des autorités vietnamiennes par le canal des organisations permanente des listes en existants. d) - Les questions de la responsabilité du commandement supérieur franҫais dans le domaine de la protection, de la vie et des biens des nationaux étrangers sera l’objet d’un protocol séparé avec le gouvernement du VIETNAM. V.- LA LIAISON ET LE CONTROLE 1.- Une commission mixte centrale de liaison et de contrôle est crée. Son siège est à Hanoi. Elle est chargée de controller l’application fidèle des clauses du présent accord. 2.- Elle prendre toutes dispositions pour favoriser les contacts amicaux et prévoir les les malentendus et les incidents entre les deux armées. 3.- Des commissions mixtes locales seront constituées entre les troupes vietnamiennes et les troupes franҫaises de relève suivant les besoins, dans les divers centres d’implantation. Elles reҫoivent les directives de la Commission de Hanoi à laquelle elles peuvent recourir. Dans l’application de ces directives, elles dépendent des commandants d’Armée franҫais et vietnamiens locaux. Elles établissent les accords locaux. VI.- ARMISTICE VSTK - 3110
1
2
3
1.- Accords sur l’envoi d’une commission d’armistice dans le Sud du Trung-Bo. 2.- Réserve sur la question d’Armistice dans le Nam-Bo.(1) Fait à Hanoi, le 3 Avril 1946 Le general SALAN Signé:
4 5 6
SALAN
7 8
Mr. VO NGUYEN GIAP Signé: VO NGUYEN GIAP
Mr. VU HONG KHANH Signé: VU HONG KHANH
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------(1)
La question Armistice dans le Nam-Bo ayant été posée au cours de la Conférence du 31 Mars, le général Salan répond qu’ells est du ressort des deux gouvernements et ne peut être règlés au cours de cette conference. Mr Giap insiste pour que “ des délégués vietnamiens partent pour Saigon” et renouvelle ses protestations “contre les opérations dirigées contre les troupes vietnammiennes”. Nguồn: http://www.salan.asso.fr/pageLibre000100ea.html
03 AVRIL 1946 ACCORD COMPLEMENTAIRE A LA CONVENTION DU 6 MARS 1946 PRECISANT SES CONDITIONS D’APPLICATION AU POINT DE VUE MILITAIRE, SIGNE ENTRE LE GENERAL SALAN, D’UNE PART, ET VO NGUYEN GIAP ET VU HONG KHANH, D’AUTRE PART.
Nguồn: http://www.salan.asso.fr/pageLibre000100ea.html
VSTK - 3111
Nguồn: http://www.salan.asso.fr/pageLibre000100ea.html
Thoả hiệp Hội nghị Tham mưu ngày 03-04-1946. (Conférence d'Etat-major du 03 AVRIL 1946) 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Thoả hiệp sau đây, ký kết giữa : - Một bên là Tướng Salan, Đại diện quân sự của Cao uỷ Pháp quốc, - Và một bên là bên Võ nguyên Giáp và Võ hồng Khanh, Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng tối cao quốc phòng Cộng Hòa Việt nam. Thỏa hiệp có mục đích xác định rõ những điều kiện thi hành về phương diện quân sự của Thoả ước sơ bộ ngày 6-3-46 và Phụ ước kèm theo Thỏa ước vừa kể. Thỏa hiệp này có tính cách tạm thời và chỉ có giá trị đến ngày kết thúc những cuộc thương thuyết nói ở điều 3 của Thoả ước sơ bộ 066-03-1946.
10 11
12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
I- NHỮNG LỰC LƯỢNG THAY THẾ 1.- Những lực lượng thay thế Việt Pháp gồm 10.000 người Việt và 15.000 người Pháp. 2.- 10.000 người Việt lập thành quân số, trong số đó có 5.000 người được võ trang trực thuộc các cấp chỉ huy Việt nam, đặt dưới quyền sử dụng của Chỉ huy tối cao Pháp có các đại diện Việt nam phụ tá, tùy theo nhu cầu của sự thay thế. Họ vẫn do chính phủ Việt nam kiểm soát. 3.- Việc tối tân hoá võ khí và quân trang của họ cũng như những vấn đề hành chính, tiếp tế, với sự giúp đỡ của nước Pháp, sẽ được nghiên cứu trong những cuộc đàm phán tổng quát. 4.- Tổng số quân Pháp trên lãnh thổ Việt nam, phía bắc vĩ tuyến16, không được quá 15.000 người.
VSTK - 3112
1 2
5.- Lực lượng này chỉ gồm toàn người Pháp chính quốc. Những người Pháp khác chỉ được bổ dụng vào nhiệm vụ canh giữ tù binh Nhật bản.
3 4
II- VIỆC ĐỒN TRÚ VÀ PHÂN PHỐI CÁC LỰC LƯỢNG
5
1.- Bộ đội Pháp
6 7 8 9 10
11
12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41
42 43 44 45 46 47 48 49
Quân số dự trù cho việc canh giữ tù binh Nhật là 500 người. Những đơn vị hợp tác với bộ đội Việt nam giữ gìn an ninh và trật tự lãnh thổ Việt Nam và những đơn vị phòng thủ các căn cứ sẽ đồn trú tại các nơi quy định theo bản phụ ước số 1 kèm theo đây. Tổng số là 14.500 người. 2.- Bộ đội Việt Nam Việc đồn trú các lực lượng Việt nam thay thế được quy định theo bản phụ ước số 3 kèm theo đây : 3.- Việc đồn trú các bộ đội thay thế có thể được xét lại qua thoả thuận chung của hai bên 4.- Tại mỗi điểm đóng quân, đồn trại được đặt trong các thị trấn. Những cơ sở quân sự cũ, những trại lính khố xanh cũ được chọn lựa ưu tiên để sử dụng và phải được chuẩn bị sẵn sàng. Các bệnh nhân phải được điều trị tại các bệnh viện dân sự hay quân sự, sẽ do thoả thuận sau quyết định. Chi phí cho việc thiết lập và điều hành sẽ được mỗi bên trả tuỳ theo quân số đồn trú và điều trị. 5.- Theo nguyên tắc, cấm chỉ quân nhân ngoài giờ làm việc mang võ khí. Quy chế này sẽ được hai bên bàn định tại mỗi thị trấn. 6.- Những bãi tập và việc sử dụng các bãi đó sẽ do các chỉ huy địa phương quy định. 7.- Những xe quân sự dùng trong việc liên lạc hay tiếp tế với tối đa là 4 người võ trang trên mỗi xe, được tự do di chuyển giữa các đồn binh Pháp và Việt không cần phải có giấy thông hành. Số người võ trang không được quá 60 người cho mỗi đoàn xe tiếp tế hay mỗi nhiệm vụ liên lạc. Bộ đội thay thế mỗi bên sẽ tự kiểm soát đoàn xe quân sự của mình. Những đơn vị kiểm soát hỗn hợp được phép xuất nhập các đồn kiểm soát bất kể ngày giờ và các đồn này phải cho họ biết các bản tin tức về tình trạng lưu thông.Việc thành lập các đồn kiểm soát sẽ do hai bên thỏa thuận sau. 8.- Các tuyến giao thông đường thủy cũng được áp dụng theo những điều kiện tương tự. Nhằm tôn trọng một vài điều kiện địa phương và cho tới khi an ninh chung được tái lập, mỗi khi di chuyển, bộ chỉ huy Pháp sẽ báo cho chính phủ Việt Nam biết trước và sẽ lưu ý đến những khuyến cáo của chính phủ Việt Nam. 9.- Những vấn đề về hỏa xa, bưu chính và truyền thanh sẽ do các cơ quan có thẩm quyền thoả thuận sau. III- SỰ CHUYỂN QUÂN Mỗi khi quân thay thế Việt hay Pháp di chuyển thì lệnh chuyển quân, sau khi có sự đồng ý của cấp chỉ huy tối cao phái đoàn Việt nam, phải được thông báo cho phái đoàn này ít nhất 48 giờ trước. Lệnh này ghi rõ ngày giờ, hành trình và thể thức di chuyển, chính phủ Việt nam thông tri cho dân chúng hay biết để tránh những sự đáng tiếc có thể xảy ra. Riêng tại những thị trấn cạnh biên giới, vì những khó khăn địa phương, quân đội Pháp phải chú trọng đến những thể thức di chuyển do chính phủ Việt nam khuyến cáo. VSTK - 3113
1 2
3
4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
26
27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
39
40 41 42
Những sự di chuyển này không thể trái ngược với những điều khoản trong phụ ước số 2 và số 3. IV- VIỆC SỬ DỤNG BỘ ĐỘI 1. - Tổ chức ban chỉ huy Những lực lượng thay thế Việt-Pháp được đặt dưới quyền chỉ huy tối cao người Pháp, được phái đoàn Việt phụ tá do một sĩ quan cao cấp cầm đầu thường trực bên cạnh chỉ huy tối cao người Pháp. Những lệnh của chỉ huy tối cao truyền cho các lực lượng thay thế ViệtPháp phải có sự thoả thuận của đại diện Việt nam. Những lệnh truyền cho bộ đội Việt Nam thay thế phải có chữ ký phó thự của đại diện Việt Nam và do đại diện này truyền đi trong khoảng thời gian thích ứng. 2. - Trật tự và an ninh Những lực lượng thay thế Việt-Pháp đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Pháp, có sự tham dự của đại diện Việt Nam, sẽ hợp tác với quân đội Việt Nam để giữ gìn trật tự và an ninh theo các điều kiện sau đây : a) Canh giữ thường trực những địa điểm trọng yếu do hai bên thoả thuận. b) Kỷ luật nội bộ bằng những phương tiện riêng và sự thi hành sẽ theo thoả thuận chung. c) Những nút chận và tuần tiễu phụ lực cảnh sát địa phương được tổ chức theo sự yêu cầu của các nhà chức trách Việt Nam của địa phương qua các tổ chức liên lạc thường trực hiện có. d) Vấn đề trách nhiệm của chỉ huy tối cao Pháp trong lãnh vực bảo vệ sinh mạng và tài sản các kiều dân ngoại quốc sẽ được định đoạt do một nghi thức riêng biệt với chính phủ Việt Nam V- SỰ LIÊN LẠC VÀ KIỂM SOÁT 1. - Một Ủy Ban Liên Lạc Hỗn Hợp Và Kiểm Soát được thành lập. Trụ sở đặt tại Hà Nội. Uỷ ban có nhiệm vụ kiểm soát việc áp dụng đúng đắn những điều khoản của thoả ước này. 2. - Uỷ ban sẽ dùng những phương pháp thuận lợi cho mối hữu nghị của hai bộ đội và giúp tránh khỏi những sự hiểu lầm hay những sự đụng chạm xẩy ra. 3.- Những uỷ ban hỗn hợp địa phương được thành lập giữa lực lượng thay thế Pháp và Việt tùy theo nhu cầu tại các nơi có quân đồn trú. Những Uỷ ban này nhận chỉ thị của Uỷ ban Hà Nội. Trong khi thi hành những chỉ thị đó, Uỷ ban địa phương tuỳ thuộc Chỉ huy Pháp-Việt địa phương. Uỷ ban địa phương có nhiệm vụ dàn xếp những sự bất đồng tại địa phương. VI- ĐÌNH CHIẾN 1. - Thoả thuận việc gửi một Uỷ ban đình chiến tới Miền nam Trung Kỳ. 2. – Gác lại vệc bàn thảo về vấn đề đình chiến ở Nam Kỳ.
43
VSTK - 3114
1 2
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43
Phụ ước số I kèm theo Thoả Hiệp Hội Nghị Tham Mưu ngày 03-04-1946 @ Việc đồn trú của bộ đội Pháp Việc đồn trú này là tạm thời. Vấn đề căn cứ, vấn đề phân chia quân số giữa các căn cứ và các điểm hậu cứ, vấn đề giảm quân hàng năm sẽ được nghiên cứu tại các hội nghị tổng quát. Hà Nội (gồm cả 1.000 quân tại căn cứ Không quân) : 5.000 người, Hải Phòng: 1750 người, Hòn Gay : 1.025 người, Nam Định : 825 người, Huế: 825 người, Tourane : 825 người, Hải Dương và Cầu Phú Lương, cầu Lai Khê : 650 người, Điện Biên Phủ :825 người, Vùng biên giới :2.775 người; Chú thích: Việc phân chia những đồn trại giữa quân thay thế Pháp và Việt, và quân số tại mỗi nơi trong vùng biên giới sẽ được định đoạt sau. Các đồn biên giới là Móng Cáy, Lạng Sơn, Cao bằng, Hà Giang, Lào Kay, Lai Châu. Phụ ước số 3(?)* kèm theo Thoả Hiệp Hội Nghị Tham Mưu ngày 03-04-1946 Việc đồn trú bô đội Việt Nam thay thế Việc đồn trú này là tạm thời. Vấn đề căn cứ, vấn đề phân chia quân số giữa các căn cứ và các điểm hậu cứ, và vấn đề thay thế quân Pháp triệt thoái hàng năm về nước sẽ được nghiên cứu tại các hội nghị tổng quát. Hà Nội : 952 người , Hải Dương : 904 người Huế : 500 người Phủ Lý : 500 người, Nam Định : 500 Thái Bình : 500 người Thanh Hóa : 684 Đông Hà : 684 Đồng Hới : 220 Vinh : 904 người Tourane : 904 Ninh Bình : 904 người Việc phân chia những đồn trại giữa quân đội thay thế Pháp và Việt và quân số trong vùng biên giới sẽ được định đoạt sau. Các đồn biên giới là Móng cáy, Lạng sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Kay, Lai Châu. Tại thành phố Vinh không có quân Pháp trú đóng mà có một Ủy ban quân sự hỗn hợp có nhiệm vụ liên lạc và kiểm soát. Uỷ ban này sẽ đảm nhiệm việc điều hành không vận tại phi trường. Một đơn vị khoảng ba chục (30) người để điều hành trạm hàng không sẽ được gửi tới tuỳ theo nhu cầu. _____________ @
Gareth Porter, The Definitive Documentation of Human Decisions, s.đ.d.,tr. 101. Cũng xem: (http://www.tinparis.net/vanhoa/vh_9nambai5tovu.html)
*Lưu ý: trong văn bản tiếng Pháp thì việc đồn trú của bộ đội Việt Nam thay thế sẽ được quy định trong một phụ ước sô 3: “ L’implantation des troupes vietnamiennes de relève est réglée suivant le tableau annex no 3.” Có một sự khác biệt đáng chú ý: chỉ có bộ đội Việt Nam thay thế bộ đội Pháp triệt thoái hàng năm được quy định đồn trú tạm thời tại các địa điểm quy định trong phụ ước số 3. Đây là một kiểu viết lách rất mù mờ, cố tình gây sự bối rối khi đuợc đem ra áp dụng trên thực tế.
VSTK - 3115
CHƯƠNG 6 CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT I.- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ PHÍA VIỆT NAM SAU NGÀY 6-3-1946 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
Trong Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-3-1946 có 2 điều khoản xem như là cốt lõi và quan trọng như sau: 1.- Chính phủ Pháp thừa nhận nước Cộng hòa Việt Nam là một Quốc gia tự do có chính phủ riêng, quốc hội riêng, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Về vấn đề thống nhất ba kỳ, Chính phủ Pháp cam kết công nhận chính thức quyết định của nhân dân qua cuộc trưng cầu dân ý. 2.- Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng tiếp đón thân hữu quân đội Pháp khi họ đến thay thế quân đội Trung Quốc theo đúng các hiệp định quốc tế. Một thỏa thuận phụ kèm theo hiệp định này sẽ quy định những thể thức của cuộc thay quân. Ngoài ra, điều khoản thứ 3 quy định rằng “Hai bên đình chiến để mở cuộc đàm phán chính thức và trong khi đàm phán, quân hai bên đóng đâu vẫn cứ đóng đấy.” Sau đó, ngày 9-3-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng CSĐD ở Bắc Kỳ đề ra chỉ thị: " Bảo toàn thực lực dành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí mới đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào. Tóm lại để chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới."376 Trước đó, trong văn kiện Đảng Tình hình và chủ trương ngày 3-3-1946 có đoạn viết như sau: Trong khi Hiệp ước Hoa - Pháp đã ký, và Chính phủ Pháp thiên sang ta thì bọn Quốc dân Đảng Việt Nam lại làm ra bộ cách mạng nhất. Chúng chủ trương kháng chiến đến cùng. Chúng hô: không điều đình với ai hết. Thắng hay là chết. . …..Chúng ta phải quyết đánh hay hoà với Pháp? Có thể nói phứt ngay rằng: nếu Pháp giữ chủ trương cho Đông Dương tự trị theo bản Tuyên ngôn ngày 24-3-45, thì nhất định đánh, và rất có thể đánh lâu dài theo lối du kích, nhưng nếu Pháp công nhận Đông Dương tự chủ thì có thể hoà, hoà để phá tan thâm thù của bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn sót lại, chúng định hãm ta vào tình thế cô độc, buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù một lúc để thực lực của ta tiêu hao. …. Vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng.377 ______________ Báo Điện Tử ĐCSVN, Chỉ thị của Ban T.V.T.U Hoà để tiến, ngày 9-3-1946. Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=97198 377 Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập 8 (1945-1947), Ấn Bản Úc Châu (2011), tr.tr., 17-21. Cũng xem: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic= 191&subtopic=7&leader_topic=&id=BT2650338099
376
VSTK - 3116
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
32
33
34
35
36
37
38
39
Các đảng Việt Quốc, Việt Cách chống lại Hiệp Định Sơ Bộ 6- 31946 và rao truyền trong dân chúng rằng đây là một văn kiện đầu hàng Pháp, rằng HCM là một tên Việt Gian khiến cho các cán bộ của CS của Việt Minh phải tổ chức ngay một cuộc tụ họp dân chúng Hà Nội trước Nhà Hát Tây vào buổi trưa ngày 7-3-1946 để HCM và những thành viên trong nội các chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến giải thích tại sao Hồ Chí Minh chịu ký tên chung với Vũ Hồng Khanh vào Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-3-1946.378 Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên tỏ lời trước đám đông nầy. Theo Giáp thì với hiện tình của đất nước Việt Nam, chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến chỉ có 1 trong 3 giải pháp sau đây để lựa chọn trong tiến trình đối phó với Pháp: 1/ Trường kỳ kháng chiến. 2/ Kháng chiến ngắn hạng. 3/ Thương lượng khi thời cơ đã đến. - “Chúng ta không thể trường kỳ kháng chiến để gánh lấy đau thương bởi vì tình hình quốc tế không thuận lợi cho phía ta: Pháp đã ký hiệp ước với Trung Hoa. Hoa Kỳ và Anh Quốc đã nghiên về cùng một phe với Pháp từ mấy tháng qua. Hơn nữa, chúng ta hầu như bị cô lập. Nếu chúng ta kháng chiến thì chúng ta phải đối đầu với tất cả những thế lực hùng mạnh.” - “Kháng chiến kéo dài sẽ khiến cho đời sống kinh tế của nhân dân khốn khổ cùng cực thêm nữa vì ruộng vườn, đất đai bị tàn phá, thiêu hủy. - “ Kháng chiến ngắn hạng vài tháng thì chúng ta cũng không thể gánh nỗi với quân đội hiện đại của Pháp. …Vì thế chúng ta phải chọn giải pháp thứ 3 tức là phải thương lượng. -“ Thương lượng để tạo điều kiện thuận lợi cho công chuộc chiến đấu giành lại một nền độc lập toàn vẹn, để có thể chờ thời cơ thẳng tiến đến một nền độc lập đầy đủ. -“Những cuộc thương lượng đã được thực hiện để ngăn chận nghịch thù và đổ máu. Tuy nhiên ưu tiên thương lượng của chúng ta là để bảo vệ và tăng cường vị thế chính trị, quân sự, kinh tế của chúng ta.
Võ Nguyên Giáp cũng đã so sánh Hiệp Định Sơ Bộ Việt-Pháp ngày 6-3-1946 với Hiệp Định ký kết của chính quyền cách mạng của Lenine với nước Đức ở Brest-Litovski vào năm 1918 để tránh cho nước Nga không bị quân Đức Quốc Xã xâm lăng đồng thời có thể củng cố quân sự và sức mạnh chính trị của chính quyền Lênin. Chính là nhờ cuộc thương lượng nầy mà nước Nga đã trở thành hùng mạnh. Đa số những lời giải thích của Vũ Hồng Khanh trước dân chúng chỉ là lập lại những điều giải thích của Võ Nguyên Giáp. _____________ Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.tr. 228-229. Theo Chú thích của P.Devillers thì bài diễn văn giải thích nầy của Võ Nguyên Giáp đã được đăng trên báo Quyết Chiến ở Huế vào ngày 8-3-1946. Do đó cũng có thể suy đoán một cách dè dặt rằng những lời giải thích của HCM trong dịp nầy cũng được đăng trên báo Quyết Chiến vừ kể. Cũng xem cùng một tác giả: Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 150-153. 378 Philippe
VSTK - 3117
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Trong lần giải thích của mình, HCM đã biện hộ rằng việc thương lượng và ký Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-3-1946 mở đường cho sự công nhận của quốc tế bởi vì , trên thực tế, nước Việt Nam đã trở thành độc lập từ tháng 8-1945 nhưng dù thế, cho tới nay vẫn chưa có được một cường quốc nào công nhận. HCM phát biều rằng: “Tại sao chúng ta phải hy sinh từ 50 hay 100 ngàn người Việt Nam trong khi chứng ta có thể thương lượng để được tự do và sẽ độc lập hoàn toàn trong vòng 5 năm sắp tới? HCM tiếp tục phát biểu rằng dân chúng cần bình tĩnh, giữ kỹ luật, không nên chán nản nhưng cần phải sáng suốt và sẵn sàng. Dù sao thì Việt Nam cũng còn có những thân hữu: nhân dân Trung Hoa bởi vì Việt-Trung có mối liên hệ hổ tương giống như là răng với môi. Và hơn hết, Việt Nam đang có một chính phủ được toàn thể nhân dân ủng hộ. Rồi HCM long trọng tuyên bố:” Tôi xin thề rằng tôi không phải là một kẽ bán nước.”379 Ngày 9-3-1946, ban thường vụ trung ương ĐCSĐD lại ra chỉ thị Hòa để tiến380 giải thích tại sao phải thương lượng và ký Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946. Chỉ thị nêu rõ: Chúng ta hoà với Pháp để: 1- Tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động (thực dân Pháp, Tàu trắng, bọn phản cách mạng trong nước), chúng sẽ đúc thành một khối và được bọn đế quốc Anh, Mỹ giúp sức để đánh ta trong khi các lực lượng hoà bình, tự do và tiến bộ trên thế giới (như Liên Xô, phong trào cộng sản ở Tàu và Pháp, cách mạng thuộc địa) chưa thể trực tiếp giúp ta được. 2- Bảo toàn thực lực dành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí mới đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào. Tóm lại để chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới.
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
29
30
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
Bản chỉ thị cũng đề ra những thái độ mà cán bộ và đảng viên CS cần có sau ngày ký Hiệp Định Sơ Bộ đối với các đảng phái theo quân Trung Hoa nhập Việt: ………. Thứ tư: chống lại những hành động của các đảng phái phản động. Bọn chúng phản tuyên truyền Hiệp định Việt- Pháp để phỉnh dân gây ra những cuộc lộn xộn để ly gián ta, Tàu và Pháp hòng phá Hiệp định Việt - Pháp cho thực dân Pháp nhưng cố để lấn bước đối với ta hoặc xí xoá những điều đã ký kết với ta .….Hiện nay bọn Nguyễn Hải Thần đang cùng phái Tàu trắng, phản động Nhật ở Việt Nam, âm mưu một cuộc phân liệt chia cắt đất nước Việt Nam hay "đảo chính", phải đề phòng mọi hành động của chúng và bóc trần thủ đoạn hại nước của chúng cho nhân dân hiểu. ___________ 379
380
Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.tr. 230-231. Cũng xem cùng một tác giả: Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 152-153. Báo Điện Tử ĐCSVN, Chỉ thị của Ban T.V.T.U Hoà để tiến, ngày 9-3-1946. : Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=97198 Cũng xem: Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập 8 (1945-1947), Ấn Bản Úc Châu (2011), tr.tr., 12-27.
VSTK - 3118
*Khảo luận
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Có 3 điểm về tình hình chính trị sau ngày 6-3-1946 rất đáng nêu ra sau đây: 1/- Trong khi trấn an dư luận dân chúng, HCM có đề cặp tới sự nương nhờ vào Trung Hoa vì tin rằng Trung Hoa không thể bỏ mặc cho Việt Nam phải một mình chóng chọi với các thế lực đế quốc thuộc địa Âu Châu bởi vì Việt-Hoa có thể so sánh như là môi với răng: môi bị hở thì răng sẽ bị lạnh. Câu hỏi đặt ra ở đây là: HCM muốn nương cậy vào nước Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch hay nước Trung Hoa tương lai của Mao Trạch Đông. Nhất định là HCM không thể nào mơ tưởng đến việc trông chờ vào họ Tưởng với đoàn quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng tham nhũng đang trên đà suy sụp của ông ta để giúp Cộng Sản Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp. Chính họ đã đồng ý và thoả thuận để cho Pháp quay trở lại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ mà không cần đếm xỉa gì tới Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến do HCM làm chủ tịch. Như vậy, bạn bè thân hữu mà HCM tin tưởng chính là nước Trung Hoa Cộng Sản của Mao Trạch Đông trong tương lai. Tương lai ở đây là thời gian “trong vòng 5 năm sắp tới” như HCM đã phát biểu. 2/- Trong sách Le Dragon d’An- Nam381 kể lại việc HCM yêu cầu cố vấn Nguyễn Vĩnh Thụy cầm đầu một phái đoàn để đi sang Trùng Khánh gặp Tưởng Giới Thạch để yêu cầu họ Tưởng công nhận Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến nhưng Bảo Đại không nhận vì sợ rằng họ Tưởng sau khi đã ký kết Hiệp Ước Trùng Khánh ngày 28-2-1946 với Pháp sẽ không chịu tiếp kiến và nếu như thế thì cả Bảo Đạị lẫn HCM đều bị mất mặt. HCM đồng ý thôi không nhờ Bảo Đại cầm đầu phái đoàn nữa nhưng vẫn giữ ý định gửi một phái đoàn sang Trung Hoa nhưng sau đó Nguyễn Vĩnh Thụy đã tự ý quyết định đi theo phái đoàn với tư cách là một người đi du lịch. Theo P.Devillers trong sách Histoire du Viêt-Nam382 thì việc cử một phái đoàn đi Trùng Khánh bắt nguồn từ một lời tuyên bố có tính cách “xúi giục” của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam đưa ra vào ngày 12-6-1946 tức là một tuần lễ sau khi Hiệp Định Sơ Bộ Pháp Việt được ký kết ngày 6-3-1946. Lời tuyên bố nầy đã được P.Devillers trích dẫn như sau: “ Trung Hoa và Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ nền hoà bình ở vùng Viễn Đông.” Ông ta nhấn mạnh: “Việt Nam muốn giữ mối liên hệ trực tiếp với Hoa Kỳ giống như ngày xưa hoàng đế Tự Đức đã gửi đi một sứ giả để thực hiện mối liên hệ như thế với tổng thống Hoa Kỳ
35 36 37 38
______________ 381 382
S.M. Bao Dai, Le Dragon D’Annam, s.đ.d., tr.tr. 152-153. P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d., tr.tr. 232-233. VSTK - 3119
Lincoln. “Trong khi chờ đợi Nước Pháp và nước Việt Nam thực hiện một nền hoà bình vững chắc, Hoa kỳ cũng như Trung Hoa cần phải giúp đỡ nước Việt Nam trên mọi phương diện.”
1 2 3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Và để cho phái đoàn có được một “tấm vãi” chưng diện và tăng thêm phần giá trị, Nguyễn Tường Tam đã đề nghị cố vấn Nguyễn Vĩnh Thụy là một trong số những thành viên sang Trùng Khánh để gặp Tưởng Giới Thạch và tướng G. Marshall của Hoa Kỳ. Ngày 16-3-1946, HCM đến gặp Bảo Đại và đề nghị đi theo phái đoàn chính phủ sang Trùng Khánh với tư cách đại diện cho những thành phần độc lập không phe đảng trong chính phủ Liên hiệp kháng chiến.383 So chiếu với lời thuật lại trong sách Con Rồng An Nam thì thấy có sự khác biệt về vai trò của Bảo Đại trong phái đoàn đại diện chính quyền Liên Hiệp Kháng Chiến sang Trung Hoa vào ngày 18-3-1946. Cũng theo lời thuật lại trong sách Con Rồng An –Nam thì Bảo Đại được Tưởng Giới Thạch tiếp kiến trọng vọng như là một bậc khách riêng trong khi đó thì các nhân nhân vật còn lại của phái đoàn chỉ được gặp họ Tưởng một cách thờ ơ lạnh nhạt tại một ngôi chùa cổ xưa ở một vùng ngoại ô thành phố. Thái độ thờ ơ lạnh nhạt của Tưởng Giới Thạch đối với chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến không phải là HCM không thể dự đoán nhưng ông Hồ vẫn cắt cử một phái đoàn đi Trùng Khánh để đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người về sự trá hình của CS Việt Nam đội lớp dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh. Nơi mục chú giải số 2, trang 233 trong sách Hisoire Du Viêt-Nam, P.Devillers viết rằng: theo những nguồn tình báo đáng tin cậy thì cùng trong một thời điểm với phái đoàn đi Trùng Khánh, một phái đoàn cán bộ Việt Minh cũng đã bí mật vượt rừng núi lên đường sang Trung Hoa rồi đi diên An để tiếp xúc với các chức quyền Cộng Sản của Mao Trạch Đông.384 Chú thích nầy của Desvillers có thể là nền tảng để suy định là HCM khi đề cặp đến bạn bè thân hữu Trung Hoa sẽ trợ giúp Việt Nam trong tương lai chính là Trung Hoa Cộng Sản của Mao Trạch Đông trong mối liên hệ môi hở răng lạnh giữa 2 đảng CS Trung Hoa và CS Việt Minh. Điều nầy cũng cho thấy là HCM đã có khuynh hướng ngã theo chiều hướng chủ nghĩa CS Trung Hoa của họ Mao nhiều hơn là chủ nghĩa CS Liên Sô của Staline. 3/.- Ngay sau khi Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946 được ký kết, Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh đã đích thân đứng ra giải thích và kêu gọi dân chúng. Cả hai đều là nhân vật cao cấp đầu não của Tổng Bộ Việt Minh tức là Bộ Chính Trị Trung Ương của đảng CS Việt Minh. Bài giải thích quan trọng hơn hết và được phát biểu trước hết là của Võ Nguyên _________________
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr. 233 “Selon les renseignements de source sérieuse, une mission clandestine Viêt-Minh partit en meme temps pour la Chine, par lavoie brousse, Elle devait, elle, contacter les autorités communists de Yenan.” Devillers không nêu rõ nguồn tin nầy lấy từ đâu. 383 384
VSTK - 3120
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Giáp. Điều nầy cho thấy vai trò lãnh đạo nỗi bậc của họ Võ trong đảng CS Việt Minh khiến cho ngôi sao HCM như bị che lắp đi trong những quyết định nghiêm trọng về chính sách và đường lối lãnh đạo của Tổng Bộ Việt Minh. Xuyên qua bài giải thích của Võ Nguyên Giáp, người ta có thể biết được hiện tình khuynh hướng và chủ trương khác nhau bên trong Tổng Bộ Việt Minh để đối phó với Pháp: Khuynh hướng thứ nhất chủ trương Trường Kỳ Kháng chiến. Khuynh hướng thứ nhì là cứ việc đánh, đánh ngay và ngắn hạn. Khuyng hướng thứ ba là tạm thời thương lượng cầu hoà và có thể nói là thể nói đây là tác phẩm riêng do một mình HCM vẽ vời một cách bí mật với Jean Sainteny. Hầu hết các cán bộ CS Việt Minh trung cấp và cấp thấp hơn đều không hiểu nổi chủ trương nầy của HCM. Họ chấp nhận chủ trương của họ Hồ bởi vì họ nghĩ rằng dân chúng Việt Nam đang tin tưởng vào họ Hồ và chính Võ Nguyên Giáp đã đứng ra bảo đảm cho long ái quốc của HCM trong tiến trình thương lượng với người Pháp: Trong một cuộc phỏng vấn Giáp ở Đà Lạt, tờ báo Paris-Saigon số 17, phát hành ngày 15-5-1946 và trong bài diễn văn đọc ở Huế ngày 4-2-1946 (đăng trên báo Quyết Chiến ở Huế, ngày 5-2-1946), Giáp đã tuyên bố rằng: “Chủ tịch hoàn toàn thuộc về hàng ngũ của những nhà ái quốc, tuy nhiên nếu mai hậu mà Ông thương lượng trên những nền tảng tách rời khỏi nền tảng độc lập của đất nước thì Ông sẽ bị hạ bệ ngay lập tức.”385 Ai sẽ thay mặt nhân dân đứng ra hạ bệ họ Hồ? Có ai khác hơn ngoài Võ Nguyên Giáp? Bởi vì bắt đầu từ thời điểm mà đảng Cộng Sản Việt Minh ra đời cho đến mãi về sau nầy, Giáp trở thành một nhân vật lãnh đạo hết sức quan trọng ngầm giữ một uy quyền bao trùm lên uy quyền của tất cả những thành viên cao cấp khác trong Tổng Bộ Việt Minh, lấn lướt cả uy thế của HCM. Lý do đơn giản của sự lấn lướt nầy chính là vì Giáp nấm quyền tư lệnh tối cao quân đội của đảng Cộng Sản Việt Minh. Một khi Võ Nguyên Giáp đã lên tiếng ủng hộ chủ trương của HCM thì người người trong Tổng Bộ Việt Minh đều phải nghe theo. Ngoài ra, người ta cũng thấy Ban Chấp hành ĐCSĐD trá ngụy do Trường Chinh lãnh đạo cũng có ra Chỉ thị cũng có Giải thích việc ký kết Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946 nhưng đây chỉ là những việc làm có tính cách chiếu lệ, vớt vát, ăn theo, không tạo được hiệu quả tâm lý nào đáng chú ý trong nội bộ của Đảng CS VM cũng như bên ngoài quần chúng.
*
_______________________ 385
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr. 232, chú thích số 2 VSTK - 3121
1
2 3 4 5 6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
II.- TÌNH HNH CHÍNH TRỊ VỀ PHÍA PHÁP SAU NGÀY 6-3-1946 Vui mừng lớn nhất ngay sau khi Hiệp Định Sơ Bộ đả được ký kết là vui của 30,000 kiều dân Pháp ở Bắc Kỳ và ở Bắc Trung Kỳ. Đối với những người đã trực tiếp can dự vào việc ký kết như Sainteny, Pignon và Salan thì đây là một thành công của những người Pháp ở Bắc Kỳ qua một chặn đường dài khổ ải kể từ lúc Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945.
Chính phủ Pháp ở Paris đã phê chuẩn Hiệp định Sơ Bộ ngày 9-31946 và không khí lạc quan bao trùm khắp nơi. Phe của tướng De Gaulle mặc dù không còn cầm quyền cũng đánh điện cho Cao Ủy Pháp ở Đông Dương để ca ngợi nhưng có thể cũng ngầm ý mĩa mai thành tích “Giải Phóng” phần thuộc địa cuối cùng của Liên Hiệp Pháp: “Commencé le 18 Juin 1940, la libération de toutes les parties de l’ Union Franҫaises est un fait accompli le 17 Mars 1946.”386 (Khởi phát từ ngày 18-6-1940, công cuộc giải phóng tất cả những phần lãnh thổ của Liên Hiệp Pháp kể như hoàn tất vào ngày 17-3-1946). Dư luận thế giới ngạc nhiên,bất ngờ và khâm phục vì có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một đế quốc thực dân thuộc địa Âu Châu đã dùng phương cách thương lượng hoà bình với một nước bị thuộc ở Á Châu thay vì phản ứng bằng bạo lực đàn áp như từ trước tới nay trên khắp thế giới. 386 Ngày 17-3-1946 là ngày chuẩn bị để đoàn quân của tướng Leclerc từ Hải Phòng tiến về Hà Nội. Vào lúc 11 giờ sáng ngày 18-3-1946 đoàn xe quân đội của Leclerc đến đầu cầu Paul Doumer (Long Biên) nhưng cầu chỉ được khai thông vào lúc 3 giờ chiều và đoàn quân Pháp tiến vào cổng thành Hà Nội dưới ánh nắng chói chan và sự hoan hỉ tột cùng của kiều dân Pháp ở Hà Nội.387 Nếu đã có những dư luận thuận lợi thì những phản ứng, những thái độ phê phán, chê khen cũng không phải là ít. Đặc biệt là sự phê phán gay gắt của tướng de Gaulle nguyên là cựu chủ tịch Hội Đồng Nội Các nước Pháp Tự Do. Vào tháng 4-1946, khi được thiếu tá Georges Buis388 trưởng phòng Hành Quân (phòng 3) của tướng Leclerc đến viếng thăm ở tỉnh Marly (Pháp quốc), De Gaulle đã chê trách với viên thiếu tá rằng: “Tại sao người ta phải chờ đến ngày 5-3 năm nay (1946) mới đỗ bộ vào Bắc Kỳ? Đợi chờ quá trễ như thế là không thể chấp nhận được!” Trước đó, trong một lá thư đề ngày 25-9-1945. De Gaulle đã trách cứ tướng Leclerc rằng: “Nhiệm vụ của ông là tái lập chủ quyền của nước Pháp ở Hà Nội và bản chức lấy làm ngạc nhiên thấy ông vẫn chưa làm được việc đó.”389 ____________ Philippe Franchini, ‘Les Guerres d’Indochine’.De la conquête franҫaise à 1949. NXB Tallandier, Paris (2008), tr.437. 387 P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.238 388 Georges Buis sang Đông Dương cùng với tưóng Leclerc vào tháng 8-1945 và giử chức vụ trưởng phòng 3 hành quân của tướng Leclerc sau đó là Giám đốc Sở Mật Thám Liên Bang Đông Dương ở Sài Gòn (1945-1946). Nguồn: http://babelouedstory.com/ecoutes/buis_txt/buis_txt.html 389 Jacques Follin, Indochine 1940-1955, s.đ.d, tr.tr. 128,129. 386
VSTK - 3122
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Từ trước đến nay, đô đốc d’Argenlieu đã từng phản đối kế sách của tướng Leclerc chủ trương hoà đàm nhanh chóng với Việt Minh. Khi tướng de Gaulle phải ra đi nhường chức vụ lãnh đạo nước Pháp cho đảng Xã hội do Félix Gouin đứng đầu với Marius Moutet giữ chức Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại thì Cao ủy Đông Dương d’Argenlieu thấy tiêu tan mọi hy vọng ngăn cản chính phủ mới của nước Pháp chuẩn phê Hiệp Định Sơ Bộ Việt Pháp ngày 6-3-1946 mà theo nhận định của đương sự thì hiệp định nầy gây nguy hại cho quyền lợi của người Pháp. Viên đô đốc Cao Ủy Đông Dương trở lại Sài Gòn vào ngày 2 tháng 3 năm 1946 và đành chịu đứng nhìn kế sách của của tướng Leclerc đã bắt đầu khởi động mà cũng không tham gia bởi vì chính phủ Gouin đã chuẩn phê các hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Ngoài mặt, thì d’Argenlieu vẫn phải phát biểu khen ngợi đưa đẩy Hiệp định Sơ Bộ nầy nhưng trong thâm tâm của đương sự vẫn tiếp tục phản đối: ngày 8-3-1946, khi được tường Valluy phúc trình về các tình hình quân binh của tướng Leclerc đỗ bộ vào Bắc Kỳ, d’Argenlieu đã bực tức tuyên bố vối tướng Valluy: “Nước Pháp có một đạo quân viễn chinh hùng hậu như thế ở Đông Dương bản chức ngạc nhiên không hiểu tại sao các viên chỉ huy cũa đạo binh đó lại thích thương lượng đàm phán hơn chiến đấu.”390 Tin tức về việc thương lượng và ký kết các điều khoản trong 2 hiệp định sơ bộ giữa Sainteny và Hồ Chí Minh khiến cho guồng máy chính quyền cai trị của thực dân Pháp do tương Cédile đứng đầu ở Nam Kỳ bị xao động và lo âu nhất là đối với điều khoản quy định một cuộc trưng cầu dân ý chỉ áp dụng riêng cho vùng lãnh thổ Nam Kỳ bởi vì họ cho rằng như vậy là một sự vi phạm không thể tha thứ tới quyền tự do của người dân Nam Kỳ, một sự hăm dọa đến chủ quyền lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp mà họ không thể nào chấp nhận được. Ngày 12-3-1946, Cédile Ủy viên Cộng Hòa Pháp ở Nam Kỳ đã tuyên bố rằng các Hiệp Định Chính Trị và Quân sự ký kết ngày 6-3-1946 chỉ là những Hiệp định địa phương giữa chức quyền Hà Nội và Ủy viên Cộng Hoà Pháp ở Bắc Kỳ - Bắc Trung Kỳ. Hiệp định không dính líu gì đến Nam Kỳ bởi vì những người đại biểu của Nam Kỳ đã không được tham khảo ý kiến và hơn nữa trên bình diện pháp lý thì Nam kỳ là một lãnh thổ thuộc địa của nước Pháp. Cédile còn quả quyết tuyên bố, chính quyền của nước Pháp nhất quyết sẽ tạo dựng cho Nam Kỳ một chính thể tự do giống như trong các nước khác của Liêng Bang Đông Dương giống như xứ Cao Miên hiện giờ và giống như dự định như thế cho Bắc Kỳ … Nam Kỳ cũng sẽ có chính phủ, quốc hội, quân đội, tài chánh riêng của mình. Nam kỳ cũng sẽ có nhưng quyền hạn pháp chế và quyền lợi ưu tiên giống như những xứ khác trong Liên Bang.391 ___________________ 390 391
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.242. P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.tr. 243-244. VSTK - 3123
*Khảo luận Hiệp định 06-03-1946: Ông nói gà, Bà nói vịt. 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
Vào buổi sáng ngày 6-3-1946, một biến cố nghiêm trọng về đã xảy ra ở Hải Phòng: trước khi Hiệp định Sơ Bộ được ký kết ở Hà Nội, tướng Leclerc đã ra lệnh các thuyền chở đầy quân binh Pháp tiến vào Cửa sông Cấm để đỗ bộ lên bến cảng Hải Phòng. Quân Trung Hoa đồn trú liền khai hoả ngăn cản. Hạm đội Pháp ngoài khơi cảng Hải Phòng phản kích giữ dội, chận đứng tiếng súng của quân Trung Hoa. Kết quả: quân Pháp chiếm Hải Phòng với 39 binh sĩ tử trận và một số khác bị thương. Dư luận phía Pháp cho rằng đây chỉ là một chuyện lầm lẫn ngay tình của tướng Leclerc vì đương sự đinh ninh rằng Hiệp định Sơ Bộ đã được ký kết ở Hà Nội. Tuy nhiên, người ta có thể thắc mắc và nghi ngờ rằng tướng Leclerc đã cố ý biểu dương binh lực của mình để yểm trợ cho việc thương lượng và ký kết Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946 chứ không phải là một hành động lầm lẫn ngay tình. Sau đó thì phải dàn xếp, thương lượng với quân Trung Hoa cho đến ngày 8-3-1946 thì quân Pháp mới có thể đổ bộ an toàn lên bến cảng Hải Phòng. Tiếp đến là những cuộc bàn thảo, thương lượng khó khăn giữa J.Sainteny với tướng Tàu Lư Hán ở Hà Nội cho đến sáng sớm ngày 18-3-1946 đoàn xe chở cả ngàn quân Pháp cùng với 200 xe cơ giới khởi hành từ Hải Phòng tiến về Hà Nội. Vào lúc 11g sáng cùng ngày, đoàn xe tham mưu và tướng Leclerc dừng lại nơi đầu cầu Paul Doumer (cầu Long Biên). Đoàn xe cơ giới qua cầu rất khó khăn chậm chạp. Ngoài ra cũng có nhiều chướng ngại vật trên đường tiến vào trung tâm thành phố cần phải thu dẹp. Vì thế, mãi đến 3 giờ chiều đoàn quân của Leclerc mới vào được trung tâm thành phố. Dư luận Pháp so sánh sự kiện nây giống như là ngày quân đội kháng chiến của tướng De Gaulle giải phóng thủ đô Paris và thành phố Strasbourg của nước Pháp trong thế chiến thứ II trước đây. Kiều dân Pháp tràn đầy ra đường hò hét, hoan hô, tay bắt, mặt mừng, cười khóc hoan lạc vì được “giải phóng”. Cờ ba màu của Pháp giăng treo tứ phía. Quốc ca Pháp La Marseillaise vang ồn khắp nơi. Ngày 22-6-1946, tướng Leclerc tổ chức một cuộc duyệt binh đoàn quân viễn chinh Pháp đã đến Hà Nội từ ngày 19-6 kết nhập với gần 5 ngàn binh sĩ Pháp thuộc quân đội Đông Dương trước đây bị Nhật Bản đảo chánh tước vũ khí và giam giữ từ 9-3-1945 cùng chung một lúc với một tiểu đoàn bộ đội Việt Minh xếp hàng sáu, trang bị súng óng cá nhân và mã tấu, cầm cờ đỏ sao vàng, bề ngoài có vẽ thật hữu nghị, chân chính và hòa bình nhưng sự thật đó chỉ là những nét hân hoan, vui mừng chiếu lệ và tạm bợ. Võ Nguyên Giáp đi cạnh song hành với tướng Leclerc duyệt khán hàng ngũ bộ đội Việt Minh trước khi cuộc diễn binh bắt đầu. Kiều dân Pháp tràn ngập đầy đường la rộ vui mừng hoan hô nhưng dân VSTK - 3124
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
bản xứ ở Hà Nội đã có cáo thị của Việt Minh phải đóng cửa ở trong nhà không được ra ngoài nhưng vẫn cứ ào ra đường, trèo lên cây cao để xem cuộc diễn binh Việt-Pháp chưa từng bao giờ thấy xảy ra ngay trên thành phố Hà Nội. Người Pháp ở Hà Nội nhíu mài khó chịu khi nhìn thấy bộ đội Việt Minh trương cờ đỏ sao vàng dẫn đầu đoàn quân diễn hành nhưng tiếng hoan hô lại vang xa ồn ào như tiếng gầm thét của đoàn xe cơ giới hiện đại của Pháp đang gầ gừừ, hăm dọa lăn bánh trên đường nhựa giữa lòng thành phố thủ đô Bắc Kỳ. Những ngày tháng tiếp liền ngay sau đó là khởi sự những cuộc tranh biện giữa đôi bên về việc áp dụng các điều khoản trong 2 Hiệp Định ký kết ngày 6-3-1946: 1/ Hiệp Định Chính trị gọi là Hiệp Định Sơ Bộ và 2/ Hiệp Định Phụ Đính hay Hiệp định Sơ Bộ về Quân Sự. Khi kể lại sự kiện nầy trong sách Histoire d’Une Paix Manquée, Jean Sainteny viết: ‘Những bản Hiệp Định ngày 6-3-1946 mà nội dung thường bị phân tích phê phán ngay sau khi đó, đã mang đến quyền hy vọng và quyền sống cho gần 30,000 kiều dân Pháp và đã công nhận việc thay thế đoàn quân Trung Hoa bởi các đội ngũ của tướng Leclerc và từ đó đã mở cửa vùng Bắc Kỳ, đã giữ nước Việt Nam ở lại trong Liên Bang Đông Dương và cũng đã tạo cho nó thành một Tiểu Bang (État) đầy sóng gió, một nguồn xuất phát triền miên những sự khuấy động và những cuộc nổi dậy đối với viên gạch đầu tiên của tổ chức Liên Hiệp Pháp nầy mà nhiều người đã nói đến nhưng vẫn chưa thấu rõ được ý nghĩa đích thực. Những Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 nầy chỉ là sự phát thảo các đường nét chính của những thoả thuận hoàn hảo hơn và trong tương lai chúng cần phải được vĩnh viễn hóa qua sự thông hiểu lẫn nhau giữa hai bên Pháp-Việt. Chúng chỉ là khuôn mực để sau nầy chứa đựng những cứ liệu đích xác của sự thông cảm và hợp tác phong phú.’392
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Trong sách Những ngày không thể nào quên, bản dịch sang tiếng
29
____________________ 392
J.Sainteny, s.đ.d., tr.185. VSTK - 3125
1
2
Anh, Võ Nguyên Giáp viết lại lời phát biểu của HCM ngay sau khi các Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-3-1946 được ký: Nghi thức ký kết đã xong. Người đại diện chính phủ Pháp nâng ly rượu chúc tụng Chủ tịch Hô và tỏ lộ sự hân hoan của đương sự về việc đẫy lùi được viễn cảnh xung đột quân sự. Với một giọng điệu trầm tĩnh nhưng kiên định, chủ tịch Hồ nói: ‘Chúng tôi vẫn chưa được mãn nguyện bởi vì chúng tôi chưa đạt được độc lập hoàn toàn, nhưng rồi chúng tôi sẽ đạt được.’ Và Võ Nguyên Giáp góp ý thêm rằng:
3 4 5 6 7 8 9
10
‘Kẻ thù đã chịu nhân nhượng trên một nền tảng căn bản. Tuy nhiên đối với chúng ta thì đây chì là một thành công bước đầu. Sự thành công toàn vẹn vẫn còn xa xôi trước mắt. Chủ tịch Hồ đã lưu ý đối phương rằng cuộc chiến đấu của chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cho đến lúc toàn thắng.’393
11 12 13 14 15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Hiệp định Sơ bộ chính trị 06-03-1946 là một văn kiện mơ hồ tạm bợ mà theo đó HCM chấp nhận Liên Bang Đông Dương trong khối Liên Hiệp Pháp, chấp nhận một cách phó mặc, tới đâu hay tới đó cho dù chưa biết được một cách rõ ràng cơ cấu tổ chức hành chánh của hai định chế nầy sẽ như thế nào. Về những mối liên hệ giao dịch của Việt Nam với ngoại quốc, về quy chế tương lai của Đông Dương, về những quyền lợi kinh tế, văn hoá của người Pháp ở Việt Nam thì văn kiện nầy chưa có thể hoạch định rõ ràng vì tình trạng khẩn trương của yếu tố thời gian và không gian cho nên đã phải quy định một cách vội vã rằng những vấn đề nầy sẽ dược bàn thảo giải quyết tại một Hội nghị trong tương lai ở Hà Nội hoặc ở Paris hay Sài Gòn.394 Về vấn đề thống nhất ba kỳ, Hiệp Định ghi rằng chính phủ Pháp cam kết công nhận chính thức quyết định của nhân dân qua cuộc trưng cầu dân ý. Quyết định của nhân dân nào? Nhân Dân Nam Kỳ hay nhân dân của toàn thể nước Việt Nam? Định chế pháp lý của Nam Kỳ thuộc Pháp sẽ ra sao trong khi chờ đợi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý?395 Về mối liên hệ và tình trạng pháp lý của chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với thể chế Cộng Hoà Việt Nam và Quốc Hội do Việt Minh Cộng Sản ở Bắc Kỳ chủ động và lèo lái tổ chức sẽ trở thành như thế nào sau ngày 6-3-1946? Rõ ràng là chính phủ và thể chế nầy từ trước tới nay chưa từng được một quốc gia nào trên thế giới kể cả nước Pháp thừa nhận là một chính phủ, là một thể chế hợp hiến và hợp pháp áp dụng trên ___________ 393
General Vo Nguyên Giap, Unforgettable days. Foreign Language Publishing House, (Hanoi1975), tr. 180. 394 Tham chiếu điều khoản #3 của Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ ngày 6-3-1946. 395 Tham chiếu điều khoản #1 của Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ ngày 6-3-1946. VSTK - 3126
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
toàn thể nước Việt Nam từ mũi Cà Mau đến cửa ải Nam Quan. Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ 06 tháng03 được ký kết giữa đại diện của chính phủ Pháp với đại diện của Việt Minh Cộng Sản cùng chung với đại diện của một đảng phái Việt Nam không Cộng Sản trước sự hiện diện làm chứng của các đại biểu phe Đồng Minh trong Thế chiến thứ II ngoại trừ Liên Sô để biến đổi nước Cộng Hoà Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập ở Bắc Kỳ thành một Tiểu bang trong những Tiểu bang của Liên Bang Đông Dương và đấy là cách hiểu và giải thích về phía người Pháp mà cũng là chủ định của họ hay nói khác đi với Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ 6-3-1946 thì Cộng Hòa Việt Nam chỉ gồm có Bắc Kỳ và vùng Bắc Trung Kỳ sẽ là một Tiểu Bang tự do có chính phủ riêng, quốc hội riêng, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Tuy nhiên, đối với HCM và đảng CS Việt Minh thì ‘Nước Cộng Hoà Việt Nam’ nhất quyết phải là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam bất khả phân gồm tất cả 3 Kỳ của nhân dân Việt Nam, từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan. Sự diễn đạt nhập nhằng nước đôi nầy rõ thật là chủ tâm của HCM và Đảng CS Việt Minh muốn diễn đạt một cách đối nghịch với cách diễn đạt và giải thích đầy hậu ý yếm trá của người Pháp về nội dung của bản Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ 6-3-1946. Chỉ Thị của Ban Thường Vụ Trung Ương ĐCSĐD Hòa để tiến,396 ngày 9-3-1946 diễn đạt Hiệp định Sơ Bộ Việt-Pháp như sau: I – Hiệp định sơ bộ Việt Pháp Ngày 6-3-46, Chính phủ ta đã ký với đại biểu Pháp ở Hà Nội bản Hiệp định sơ bộ (Convention préliminaire) gồm có ba khoản đại khái như dưới đây: a) Nước Pháp công nhận nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam là một nước tự do có ba kỳ, đứng trong... khối Liên hiệp Pháp. b) Nước Việt Nam thuận để quân đội Pháp vào Bắc Việt Nam, thay quân đội Tàu, hạn quân Pháp ở Đông Dương không quá 5 nǎm. c) Hai bên đình chiến để mở cuộc đàm phán chính thức và trong khi đàm phán, quân hai bên đóng đâu vẫn cứ đóng đấy.
22
23 24 25
26 27 28 29 30 31 32
33
34
35
36
37
Cách diễn đạt của tờ chỉ thị trên đây hoàn toàn phản hồi ngược lại với chủ trương của thực dân thuộc địa ở Đông Dương bởi vì: 1/ người Pháp không xem nước Cộng Hòa ở Bắc Kỳ là một nước tức là một quốc gia (une nation) gồm có 3 nhưng chỉ là một Tiểu bang (un État) trong Lên Bang Đông Dương mà thôi. _______________________
Báo Điện Tử ĐCSVN, Chỉ thị của Ban T.V.T.U Hoà để tiến, ngày 9-3-1946. Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic= 7&leader_topic=&id=BT2650337928. Cũng xem: Văn Kiện Đảng Toàn Tập 8 (1945-1947. Ấn bản Úc Châu (2011), tr. 22. Cũng xem: Báo Điện Tử ĐCSVN, Chỉ thị của Ban T.V.T.U Hoà để tiến, ngày 9-3-1946.Nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=97198 396
VSTK - 3127
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
2/ Không phải Nước Việt Nam với chính quyền CS Việt Minh do HCM đứng đầu ở Bắc Kỳ nhưng chính là một trong số 4 nước Đồng Minh là Trung Hoa đã thỏa thuận cho quân đội Pháp vào Bắc Kỳ nhưng không phải là để thay thế nhiệm vụ đoàn quân của tướng Lư Hán giải giới như bản chỉ thị của ĐCSĐD đã viết bởi vì lễ đầu hàng và giải giới quân đội Nhật Bản tại Việt Nam chính thức được tổ chức ngày 28-9-1945 ở Hà Nội tại phủ toàn quyền Pháp cũ, dưới sự chủ trì của Lư Hán và đại diện Đồng minh Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Hoa và Anh Quốc và trước sau gì thì quân đội Trung Hoa cũng phải rút ra khỏi Bắc Kỳ sau khi đã hoàn tất chương trình giải giới quân đội Nhật giống như trường hợp quân đội giải giới của Anh quốc ở Nam Kỳ. Nhưng tại sao Pháp không đợi mà lại phải thương lượng với Trung Hoa Quốc Dân Đảng trước khi đoàn quân hiện đại của Pháp từ Nam Kỳ do tướng Leclerc làm tổng tư lệnh trở lại tái chiếm Bắc Kỳ? Bởi vì người Pháp sợ rằng sau khi chiến dịch giải giới quân Nhật ở Đông Dương hoàn tất thì quân Trung Hoa sẽ kéo dài thời gian ở lại Bắc Kỳ để cho đoàn quân thổ phỉ tham ô của Lư Hán vơ vét của cải, tài nguyên của Bắc Kỳ và nếu có thể thì sẽ chiếm đóng vô thời hạn để biến Bắc Kỳ thành vùng căn cứ hậu cần và dưỡng quân của Tưởng Giới Thạch. Đoàn quân của Leclerc có thể lấn lướt bộ đội của CS Việt Minh nhưng sẽ gặp khó khăn nếu quân Trung Hoa can thiệp khi quân đội của Pháp khởi sự đưa quân vào Bắc Kỳ: người Pháp muốn quân của Lư Hán Hoa không can thiệp nhưng vẫn phải có mặt ở đó khi quân Pháp vào cửa Cấm đổ bộ lên cảng Hải Phòng rồi sau đó họ mới thực sự rút binh khỏi Bắc Kỳ trở về Trung Hoa. Vì thế, chính phủ Pháp đã nhanh chóng ký kết với chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh hiệp định ngày 28-2-1946 chấp nhận cho quân đội Pháp thay thế quân đội Trung Hoa của tướng Lư Hán ở Bắc Kỳ. Ngay sau đó quân đội Pháp của tướng Leclerc đã chuẩn bị đỗ bộ lên Hải Phòng vào đầu tháng 03-1946. Trong bản phúc trình của tướng Leclerc ngày 27-3-1946 có đoạn viết rằng: ‘Quân ta đỗ bộ nhưng chắc là sẽ có sự đụng chạm với Trung Hoa, tức là một sự rắc rối quốc tế, và chúng ta sẽ phải đối diện với một xứ bạo động gay gắt hơn là xứ Nam Kỳ”.397 Nói tóm lại, dù nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam của đảng CS Việt Minh và HCM có thuận hay không thì đoàn quân Pháp cũng cứ tự động vào Bắc Kỳ để lấy lại quyền bảo hộ của họ trước đó đã bị quân phiệt Nhật tước đoạt. 3/ Trong 2 Hiệp định Sơ Bộ chính trị và quân sự 6-3-1946, không có điều khoản nào hạn cho quân Pháp ở Đông Dương không quá 5 năm có nghĩa là toàn thể đạo quân viễn chinh của nước Pháp phải rời khỏi Đông Dương vào năm 1951. Điều 2, khoản b) của thỏa hiệp quân sự Việt Pháp ngày 3-4-1946 ấn định rằng: b) Những đơn vị có trách nhiệm, _____________ 397
P.Devillers, Pari-Saigon-Hanoi, s.đ.d, tr.156.
VSTK - 3128
7
cộng tác với quân đội Việt Nam, giữ gìn trật tự công cộng và an ninh của lãnh thổ Việt Nam. Những đơn vị này sẽ được quân đội Việt Nam thay thế mỗi năm 1/5 trong vòng 5 năm. b) les unités chargées d'assurer, en collaboration avec l'armée vietnamienne, le maintien de l'ordre public et de la sécurité du territoire vietnamien. Ces unités seront relevées par cinquième, chaque année, par l'Armée vietnamienne, cette relève étant donc effectivement réalisée dans un délai de cinq ans. So chiếu với chỉ thị nơi mục b) của nhóm ĐCSĐD
8
tiếm nghịch ở Bắc Kỳ do Trường Chinh chủ đạo cho thấy:
1 2 3 4 5 6
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
(i) Tham vọng bá quyền của ĐCSĐD Bắc Kỳ đối với tất cả các quốc gia nằm trên vùng bán đảo Đông Dương sau khi thực dân thuộc địa Pháp rút khỏi Đông Dươngvào năm 1951. (ii) Có thể xem như là tổng bí thư Trường Chinh của ĐCSĐD tiếm nghịch vẫn tiếp tục theo chủ trương và chính sách CS Liên Sô của Staline giống như Trần Phú và Hà Huy Tập trước kia, đối nghịch sâu đậm với chủ trương và chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam do HCM tạo lập từ 1930 và là tiền thân của đảng CS Việt Minh hiện giờ. (iii) Có sự bất hòa đối chọi nhau giữa HCM và Trường Chinh trong chính sách và đường lối lãnh đạo phong trào Cộng Sản ở Việt Nam và vì thế Trường Chinh phải tạm ép mình làm một bức màn che tạm thời cho đảng CS Việt Minh của nhóm HC, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng vì nhóm CSĐD của Trường, tiếm Chinh trong tay không có công an và quân đội và nhất là không được lòng người dân Việt Nam ở Nam Kỳ và Trung Kỳ có cảm tình với phong trào CS ở Việt Nam vì nhóm CSĐD của Trường Chinh là một nhóm CS vô đạo phản nghịch. Trong bộ sưu tập tài liệu của soạn giả William C. Gausmann, loạt bài thứ III sắp xếp trong các hộp hồ sơ đánh số từ 10-24 (Series III/ box 10-24) có những hồ sơ đề cập về Thông Tấn Xã Hoa Kỳ (USIA), về những tình hình chia rẽ bất hòa của Cộng Sản miền Bắc Việt Nam trong khoảng những năm 1969-1973 qua các công văn, báo cáo, bài viết, tài liệu dịch thuật và những dữ liệu khác liên quan đến tình hình miền Bắc Việt Nam và tình hình thay đổi thế trận ở miền Nam Việt Nam.398 Trong hộp số 13 có một hồ sơ nghiên cứu về những người lãnh đạo cấp cao của Cộng Sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc trong số đó có Trường Chinh.399 Hồ sơ nghiên cứu nầy cho bết rằng một sự kình địch giành quyển kiểm soát phong trào Cộng sản Việt Nam có thể đã xảy ra giữa nhóm CSVM Việt Bắc (nhóm nầy gồm có Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp) và nhóm Ủy Ban Trung Ương Đảng (ĐCSĐD) ________ The Williams C.Gausman Collection papers, 1942-1977, tr.8, loạt bài III, hộp 13. Nguồn: https://www.reuther.wayne.edu/files/LP000901.pdf 399 Tập hồ sơ nầy có thể tham khảo dưới dạng PDF (2.05 MB). Ni trang 14-18 viết về Trường Chinh . Nguồn: http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=0770132001 398
VSTK - 3129
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
phần lớn gồm có những nhân vật CS vùng châu thổ sông Hồng là những kẻ đã từng nhiều năm chủ động phong trào CS bên trong nội địa nước Việt Nam (nhóm nầy gồm có Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt và Lê Đức Thọ). Quyết định của Trường Chinh thiết lập những căn cứ địa đầu não của ĐCSĐD cách biệt với nhóm CSVM Việt Bắc cho thấy được phần nào tham vọng của Trường Chinh muốn củng cố vị thế lãnh đạo tối cao trong phong trào Cộng sản ở Việt Nam. Quyết định nầy cũng cho thấy quan điểm của Trường Chinh là muốn cuộc cách mạng vô sản ỏ Bắc kỳ thành công thì cần phải làm chủ vùng Hà Nội: Trường Chinh và nhóm CS của đương sự đã bám trụ và hoạt động nơi vùng châu thổ sông Hồng suốt những năm đầu của thập niên 1940. Trong khoản thời gian đó thì có rất ít những hoạt động kháng chiến chống quân phiệt Nhật từ nhóm CS Việt Bắc của Hồ Chí Minh. Khi HCM thành lập chính phủ Lâm Thời CS Việt Minh vào năm 1945, thành phần nội các chỉ được trao cho những đảng viên CS Việt Minh nhóm Việt Bắc mà dân chúng xem họ như là những thành phần Việt Minh Quốc Gia khác với nhóm của Trường Chinh ở vùng châu thổ sônng Hồng không được dân chúng xem như là những thành phần Cộng Sản Quốc Gia chính gốc. Vào cuối năm 1946, HCM và chính phủ đóng hành dinh tại những căn cứ địa ở khu Việt Bắc thì nhóm Trường Chinh trở thành những bóng mờ của ĐCSĐD và vẫn tiếp tục bám trụ ở vùng châu thổ song Hồng. Khi HCM thành lập chính phủ cách mạng lâm thời Việt Minh vào cuối năm 1945, thành phần nội cách của chính phủ nầy được trao cho các đảng viên Việt Minh đã từng hoạt động chung ở vùng Việt Bắc trong khi Trường Chinh và nhóm thuộc hạ CSĐD của đương sự vẫn tiếp tục bám trụ ở vùng châu thổ sông Hồng. Ủy Ban Thường vụ trung ương ĐCSĐD do Trường Chinh tiếp tục làm Tổng Bí Thư đã đi đầu trong việc ra những Chỉ thị ngay sau ngày Nhật Ban đảo chánh ở Đông Dương vào ngày 9-31945 và tiếp đến là triệu tập hội nghị thống nhất các bộ đội quân sự Việt Minh ở Bắc Giang vào ngày 15-4-1945 để thành lập Việt Nam Giải Phóng Quân.400 Sau đó thì tiếng nói của Ủy ban thường vụ TUĐCSĐD của Trường Chinh hầu như là bị tắt mất và kể từ lúc đó, hầu hết các văn kiện quan trọng đều do Tổng Bộ Việt Minh, Ủy Ban quân Sự Cách Mạng hay do Ủy Ban Giải Phóng của đảng CS Việt Minh do HCH hay Võ Nguyên Giáp đứng đầu đề xuất và phổ biến. Âm vang của nhóm CS ĐD do Trường Chinh đứng đầu chỉ nổi lên một lần cuối cùng vào ngày 9-11-1945 để tự tuyên bố giải thể và rút lui vào hậu trường chính trị, biến thành một hội đoàn nghiên cứu chủ nghĩa Cộng Sản Mát Xít. Có những biểu hiện thực tế giúp cho những người hậu thế hiện ngày nay có thể diễn đạt được rằng trong tình hình chính trị hỗn loạn sau khi Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội trong tháng 8-1945 có thể đã có một sự tranh giành vai vế lãnh ________________ 400
Dương Trung Quốc, Việt Nam, Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945), s.đ,d., tr.392.
VSTK - 3130
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
đạo và quyền quyết định những vấn đề quan trọng giữa nhiều trung tâm quyền lực khác nhau trong phong trào CSVN nhất là ở Bắc Kỳ : Đảng CSĐD của nhóm Trường Chinh, Đảng CS Việt Minh (Tổng Bộ Việt Minh) của nhóm HCM, Ủy Ban Quân Sự của Võ Nguyên Giáp và Chính quyền Cách mạng do HCM làm chủ tịch. ĐCSĐD bị loại hẳn ra khỏi nghị trường chính trị ở Bắc Kỳ vào tháng 11-1945 và trung tâm quyền lực của phong trào CS ở Bắc Kỳ từ đó quy tụ vào tam đầu chế đảng CS Việt Minh là Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. 4/ Điều 3 Hiệp định Chính trị Sơ Bộ 6-3-1946 ấn định: “.... Ngay sau khi trao đổi chữ ký, mỗi bên ký kết ở cấp cao sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết để đình chỉ ngay mọi hoạt động thù địch, giữ nguyên các đội quân của mình bên nào tại vị trí bên ấy.” HCM đã áp dụng sự ấn định nầy để tỏ ý với J.Sainteny rằng phía Việt Nam sẽ gửi những phái bộ đại diện chính phủ vào Sài Gòn để kiểm soát việc ngừng bắn của tất cả các nhóm bộ đội Việt Minh ở Nam Kỳ. Sự kiện nầy có thể đã xảy ra đúng vào buổi sáng ngày 7-6-1946 khi Sainteny đến hội kiến theo nghi thức ngoại giao với HCM với sự có mặt của bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng và cố vấn tối cao Nguyển Vĩnh Thụy tức cựu hoàng đế Bảo Đại.401 Sainteny liền hội ý với tướng Leclerc nhưng Leclerc không đồng ý. Cùng trong ngày, Sainteny đã báo cáo sự việc nầy với cao ủy Đông Dương d’Argenlieu và được viên chức cao ủy nầy trả lời hoàn toàn đồng ý với tướng Leclerc. Ngày 8-3-1946 d’Argenlieu đánh điện về Paris tố giác trò chơi của HCM cố tình diễn đạt sai lệch các sự quy định trong Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ 6-3-1946 và miệt thị rằng tấ các tàn dư băng đảng ở Nam Kỳ chỉ là những bọn lưu manh đầu trộm đuôi cướp chứ không phải là bộ đội hay quan binh hiện dịch nào cả. Rằng người Pháp sẽ tự làm lấy không cần nhờ đến bất cứ phái đoàn nào của HCM can dự để buộc những kẻ khác bỏ súng. 402 5/ Ngay sau khi ký kết Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ, J. Sainteny đến hội kiến ngoại giao với HCM vào ngày 7-3-1946 và HCM đã đưa ra ý muốn đi Paris càng nhanh càng tốt cùng với một phái đoàn ngoại giao của chính phủ Việt Nam. Sainteny đã trình báo vào Sài Gòn về việc nầy kèm theo ý kiến rằng không nên để các cuộc thương thảo với phía Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vì bị nhiều ảnh hưởng tuyên truyền khích động quần chúng của Việt Minh và ảnh hưởng lâu đời của người Hoa.403 Thay vì chuyển đạt đề nghị của HCM, d’Argenlieu gửi báo cáo về Paris để tố giác ý đồ đi cửa sau bằng cách đàm phán trực tiếp với chính Pháp ở Paris hợp tác với chính quyền Pháp ở Đông Dương và đang mong chờ ________________
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr.188. P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s,đ.d., tr.tr. 163,164. 403 P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s,đ.d., tr.168. 401 402
VSTK - 3131
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
có một cuộc đàm phán với chính phủ Pháp ở Paris để vô hiệu hóa ảnh hưởng quyền lực của d’Argenlieu nguời đại diện chính phủ Pháp ở Đông Dương hiện giờ. D’Argenlieu còn lưu ý chính phủ Pháp rằng chấp nhận yêu cầu của HCM mở đàm phán ở Paris là một sự sai lầm nghiêm trọng và là một hành vi ngoại giao bất công đối với chủ quyền của hai xứ Cao Miên và Lào nhất là đối với Cao Miên đã chân thành cộng tác với người Pháp ở Đông Dương. Về một mặt khác, d’Argenlieu còn nêu lên quan điểm rằng họ Hồ và chính phủ của Ông đã chấp nhận gia nhập vào Liên Bang Đông Dương cho nên về không gian giành cho cuộc đàm phán tương lai Việt Pháp cần được thực hiện trên khuôn khổ và lãnh vực của vùng Đông Dương thì sẽ hợp lý hơn. Sau hết nghi thức ngoại tiếp đón long trọng sẽ giúp cho hình ảnh cá nhân HCM sáng giá thêm và vì thế cũng sẽ khiến họ Hồ càng được thế treo giá cao để đòi hỏi nhiều hơn trong cuộc đàm phán với chính phủ Pháp ở Paris.404 Jean Sainteny thì nghiên về phía lựa chọn Paris làm địa điểm đàm phán dể loại trừ ảnh hưởng và những áp lực liên miên không giảm sút của các đảng phái không Cộng Sản được quân Trung Hoa hậu thuẫn ở Bắc Kỳ cùng với những thủ đoạn cùa các thành phần chống đối hòa nghị Pháp-Việt. Tướng Leclerc sau khi tới Hà Nội cũng đồng ý như thế với J. Sainteny.405 Trong khi cao ủy d’Argenlieu hài lòng về quyết định của chính phủ Pháp lựa chọn Đà Lạt làm địa điểm đàm phán thì ở Hải Phòng tướng Leclerc nôn nóng đã 2 lần đánh điện yêu cầu chính quyền Pháp cần nhân nhượng để thuận nhận ngay một cuộc đàm phán ở Paris. Trong một buổi họp ở Hải Phòng Leclerc đã dọ hỏi Võ Nguyên Giáp về thái độ của dân chúng Việt Nam đối với người Pháp ra sao vào thời điểm nầy thì được Giáp trả lời rằng ‘Người Pháp chỉ nói Hòa bình bằng đầu môi chót lưỡi trong khi những hành động của họ lại là những hành động của những kẻ gây hấn.’406 Ngày 12-3, d’Argenlieu gửi về Paris điện văn xác quyết rằng không có gì cần phải vội vã: yếu tố thời gian sẽ mang lợi thế cho nước Pháp bởi vì đoàn quân viễn chinh Pháp hiện giờ đã có mặt ở Bắc Kỳ rồi lần lược sẽ chiếm đóng các vị trí chiến lược và lúc đó sẽ kéo phía Việt Nam vào bàn hội nghị ôn hòa hơn, ít đòi hỏi rắc rối hơn. Tuy nhiên, vào rạng sang ngày 14-3, Sainteny đã điện văn báo động với d’Argenlieu vì tình hình xáo động rắc rối xảy ra ngày đêm ở Hà Nội do chiến dịch báo chí và tin đồn tung ra khiến cho dân chúng Bắc Kỳ hoang mang, phẫn nộ người Pháp cực độ. Báo chí người Hoa đua ra những bài báo kích động để mở mắt người Việt bị người Pháp đánh lừa. Sainteny còn báo cáo rằng theo nhận định của HCM thì chỉ còn có cách là chính phủ Pháp cần ___________ 404 405 406
P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s,đ.d., tr.169. J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr.195. General Vo Nguyên Giap, Unforgettable days. S.đ.d., tr.214.
VSTK - 3132
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
phải tuyên bố ngay một cách chính thức ngày lên đường của phái đoàn Việt Nam sang Paris dự hòa hội để xoa diệu tình trạng xáo động trong dân chúng Việt Nam hiện giờ. 407 D’Argenlieu đánh điện về Paris xin ý kiến và được chính phủ Pháp chấp nhận để cho viên cao ủy nầy đề nghị với HCM một hội nghị sơ bộ Việt- Pháp ở Đà Lạt trước khi mở cuộc Hòa nghị chính thức hoặc là ở Hà Nôi, Sài Gòn hay ở Paris như Hiệp Định chính trị sơ bộ đã ấn dịnh sau khi tình hình chính trị đã dược ổn định.408 III/ DẠO KHÚC MIỂN CƯỠNG HẠ LONG ĐÀM & CUNG ĐÀN LỖI NHỊP ĐÀ LẠT
1/ Hạ Long Biển Mặn Ngày 17-3-946, d’Argenlieu yêu cầu Sainteny chuyển đạt cho HCM một giác thư thông báo ý định muốn gặp riêng họ Hồ vào ngày 24-31946 trên chiến hạm Émile Bertin thả neo ngoài khơi vịnh Hạ Long gần hải cảng Hải Phòng. D’Argenlieu xác định rằng HCM sẽ được tiếp đón trọng vọng như một nguyên thủ của một quốc gia, cùng dự khán cuộc phô trương hạm đội của Pháp trên vịnh Hạ Long và bàn thảo về ý muốn của HCM cầm đầu phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang hòa nghị ở thủ đô Paris Pháp quốc. D’Argenlieu cho biết chính phủ Cộng Hòa Pháp quốc đã được thông báo về ý muốn nầy của HCM nhưng cho rằng một cuộc thăm viếng ngoại giao như thế cần phải được chuẩn bị trước ở Việt Nam bao gồm tất cả các thành viên của chính phủ sẽ được chỉ định sang hòa nghị ở Paris. Mãi đến ngày 20-3, HCM chấp nhận trên nguyên tắc đề nghị của d’Argenlieu. Cuộc hội ngộ vào ngày 24-3 sắp tới nầy sẽ có mặt Jean Sainteny. Trước đó vài tuần, báo Cứu Quốc của CSVM đã chỉ trích nặng nề thái độ thực dân đô hộ của d’Argenlieu và đưa ra câu hỏi thực sự Cao ủy Đông Dương muốn giải quyết vấn đề gì? Tại sao không chọn Hà Nội hay Sài Gòn mà lại chọn chiến hạm Pháp trên vịnh Hạ Long? Trong hồi ký Những Ngày Không Thể Quên, Võ Nguyên Giáp giải thích việc HCM chấp nhận gặp d’Argenlieu ngoài khơi Vịnh Hạ Long như sau: “Bác Hồ muốn gặp viên chức Cao Ủy Đông Dương là với mục đích hối thúc triệu tập ngay một cuộc hòa nghị chính thức ở Paris với mục đích là loại trừ những phần tử Pháp ở Đông Dương không còn có thể bóp méo sự thật về tiếng nói của quần chúng.”409 D’Argenlieu xác định rằng HCM sẽ được tiếp đón trọng vọng và dự khán cuộc phô trương hạm đội của Pháp ngoài khơi vịnh Hạ Long và bàn thảo về về ý muốn của HCM cầm đầu phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang hòa nghị ở thủ đô Paris. Chính phủ Cộng Hòa Pháp quốc đã được thông báo về ý muốn nầy của HCM nhưng cho ____________ 407 408 409
P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s,đ.d., tr.tr. 170-171. P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d., tr.249. General Vo Nguyên Giap, Unforgettable days. S.đ.d., tr.220. VSTK - 3133
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
rằng một cuộc thăm viếng ngoại giao như thế cần phải được chuẩn bị trước ở Việt Nam bao gồm tất cả các thành viên của chính phủ được chỉ định sẽ sang hòa nghị ở Paris. Cuộc gặp gỡ giữa HCM và d’Argenlieu trên chiến hạm Pháp Émile Bertin có mặt cả Sainteny và tướng Leclerc. D’Argenlieu đã cố tình nhấn mạnh với HCM rằng chỉ có đương sự mới là người đại diện của nước Pháp ở Đông Dương chứ không phải là bất cứ khác đã hội kiến với HCM ở Hà Nội trước đây: d’Argenlieu muốn ám chỉ tướng Leclerc. Theo Võ Nguyên Giáp thì có dư luận cho rằng sở dĩ có cuộc gặp gỡ giữa HCM và d’Argenlieu là do áp lực của tướng Leclerc đã được chính phủ Pháp giao cho nhiệm vụ khởi đầu mở đàm phán trù bị ở Việt Nam trước khi có những cuộc thương thảo chính thức. Dư luận khác thì cho rằng đó là một sách lược trì hoãn của d’Argenlieu để khai sinh cho bằng được hội nghị trù bị ở Đà Lạt vì e rằng tình trạng chính trị bất ổn lúc bấy giờ sẽ khiến cho Pháp phải chịu nhượng bộ CSVM nhiều hơn. Ngoài ra dư luận nầy còn cho rằng d’Argenlieu cần trì hoãn để chờ cho đến ngày tướng de Gaulle trỡ lại cầm quyền bính nước Pháp và chính quyền bù nhìn ở Nam Kỳ Tự Trị đã được thành hình. Ngoài ra d’Argenlieu còn lợi dụng nghi thức tiếp đón HCM để biểu dương hạm đội ‘đe dọa’ của Pháp đang ở ngoài khơi vịnh Hạ Long rất gần với cảng Hải Phòng.410 Cũng theo lời kể lại của Võ Nguyên Giáp thì HCM khăn khăn đòi mở hòa nghị ngay ở Paris và được tướng Leclerc và Sainteny xen vào ủng hộ đòi hỏi nầy của họ Hồ khiến cho d’Argenlieu cuối cùng rồi phải chấp nhận: ngày lên đương của phái đoàn Việt Nam sang Paris dự hòa nghị được dự trù vào hạ tuần tháng 5-1946. Ngược lại HCM cũng phải chấp nhận đòi hỏi của d’Argenlieu phải mở một hòa nghị trù bị ở Đà Lạt với điều kiện là phái đoàn chính phủ Pháp dự hội nghị trù bị nầy phải từ Paris phái đến Đà Lạt. Ngoài ra hai bên cũng thỏa thuận rằng vào giữa tháng 4-1946, trong khi phái đoàn chính phủ Pháp khởi hành từ Paris đi Đà Lạt thì chính phủ của HCM cũng sẽ gửi một phái đoàn đại biểu quốc hội sang thăm viếng hữu nghị quốc hội và nhân dân của nước Pháp. Hậu quả tức khắc xảy ra ngay sau cuộc hội kiến Vịnh Hạ Long là mối liên hệ giữa tướng Leclerc tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp và d’Argenlieu Cao ủy Pháp ở Đông Dương bị đổ vỡ không còn cách nào hàn gắn bởi vì Leclerc đả ngã theo đòi hỏi của HCM trong cuộc họp mặt Vịnh Hạ Long. D’argenlieu đã than phiền với tướng Salan tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Kỳ và yêu cầu tướng Salan chuyển đạt lời khiển trách nầy đến tướng Leclerc về hành động vô lễ bất đồng quan điểm và lấn quyền của tướng Leclerc. Valluy chính thức trở thành tư lệnh quân đội Pháp vùng phía Bắc Đông Dương. Riêng HCM, trên chiếc thủy phi cơ ___________ 410
General Vo Nguyên Giap, Unforgettable days. S.đ.d., tr.222.
VSTK - 3134
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
bay về Hà Nội đã nói với tướng Salan cảm nghĩ về cuộc gặp mặt này: “Nếu đô đốc (D’Argenlieu) muốn đem tàu bè ra lung lạc bản chức thì ông ta đã lầm to. Những tàu đó không thể nào đi ngược các dòng sông của chúng tôi!”.411 Một điểm cần lưu ý ở đây là khởi thủy có thể D’argenlieu chỉ muốn đi kinh lý hạm đội của Pháp trong vùng biển Đông Dương nhưng muốn lợi dụng việc kinh lý này để tìm hiểu đồng thời cũng phô trương lực lượng hải quân để răn đe HCM trong việc thi hành hiệp định chính trị sơ bộ ngày 6-3-1946 chứ không có ý định thực hiện một hội nghị bỏ túi với HCM trên chiến hạm Émile Bertin ngoài khơi Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, chính HCM trong cuộc đàm đạo bình thương đã dẫn đưa d’Argenlieu vào thế trận phải bàn bạc đôi co ngoài dự định về việc mở ngay một cuộc Hòa nghị Việt-Pháp ở Paris và d’Argenlieu đã rơi vào cái bẫy đầy mưu lược của HCM mặc dù d’Argenlieu tìm đủ mọi lý do để né tránh đề cập đến việc đàm phán chính thức trên đất Pháp. Sau cuộc gặp mặt trên vịnh Hạ Long một thông cáo chung đã dược phổ biến trên báo chí và đài phát thanh ở Hà Nội và Sài Gòn. Văn bản nầy được soạn thảo rất công phu. Hồ Chí Minh đòi phải ghi rõ Paris đã được chọn làm địa điểm họp hội nghị. Sau nhiều lần e dè và nhiều cuộc trao đổi giữa Hà Nội với Sài Gòn, cuối cùng văn bản này được hai bên đồng ý và được truyền đi qua báo chí và hệ thống truyền thanh. Thông Cáo Tiếp theo hội kiến ngày 24 tháng 3 năm 1946 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đô đốc d’Argenlieu, Cao ủy Pháp ở Đông Dương, những điều dưới đây đã được thỏa thuận: Một – Trong thời hạn gần nhất để hoàn thành các thủ tục quá cảnh, tức vào khoảng nửa đầu tháng 4, một phái đoàn hữu nghị gồm mười đại biểu của Quốc hội Việt Nam sẽ đi Paris thăm viếng hữu nghị Quốc hội Pháp. Hai – Cũng trong thời hạn đó, một hội nghị trù bị sẽ mở tại Đà Lạt, giữa một bên là đoàn đại biểu Pháp gồm 12 thành viên do Cao ủy hướng dẫn Pháp tại Đông Dương, một bên là đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 12 thành viên Chủ tịch Chính phủ hướng dẫn hoặc do đại diện của Chủ tịch. Ba – Hội nghị trù bị này sẽ vạch ra mọi việc chuẩn bị để một đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể lên đường trong thời hạn ngắn nhất, tức vào khoảng nửa cuối tháng 5 để khai mạc hội nghị chính thức tại Paris.412
21
22 23 24
25 26 27 28
29 30 31 32 33
34 35 36 37
2/ Đà Lạt sương mù
38
39
40
41
Mọi việc sắp xếp Việt-Pháp có vẽ như là rất trôi chảy êm đẹp và nhiều triển vọng nhưng phía sau thì vẫn còn đầy dẫy những mưu đồ chính trị lẫn quân sự giữa thực dân Pháp ở Đông Dương do Cao ủy Pháp __________ 411 412
General Vo Nguyên Giap, Unforgettable days. S.đ.d., tr.tr.223-224. J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr.197. VSTK - 3135
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
d’Argenlieu đứng đầu và Cộng Sản Việt Minh do HCM và Võ Nguyên Giáp chủ đạo. Thực vậy, tình trạng bình định thành công ở Nam Kỳ của quân đội Pháp đã khiến bộ đội của Việt Minh CS do tướng Nguyễn Bình áp dụng chiến thuật du kích, khủng bố để tiêu diệt, ám sát những thành phần ‘Việt gian’ hợp tác hay làm tay say cho thực dân Pháp ở Nam Kỳ. Việc ám sát, khủng bố gia tăng kể từ khi một phần quân đội của tướng Leclerc từ Nam Kỳ được đưa đi tái chiếm Bắc Kỳ. Các hoạt động khủng bố của dân quân du kích VM ở Nam Kỳ gia tăng ngay cả sau khi hiệp định chính trị sơ bộ 6-3-1946 được ký kết nhằm hậu thuẫn cho Việt Minh ở Bắc Kỳ diễn đạt hiệp định nầy một cách đơn phương theo ý riêng của mình để đòi hỏi phía Pháp phải đồng ý cho một phái đoàn kiểm soát của CS Việt Minh từ Bắc Kỳ vào Nam Kỳ để ra lệnh bộ đội của tướng Nguyễn Bình ngừng bắn; nhưng đòi hỏi nầy đã bị thực dân Pháp cực lực bát bỏ với lý luận rằng hiệp định sơ bộ 6-3-1946 chỉ áp dụng trên phần lãnh thổ Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ mà thôi. Với mưu đồ tách riêng Nam Kỳ của nước Việt Nam thành một tiểu bang trong Liên Bang Đông Dương giống như Bắc Kỳ, Lào, Cao Miên trước khi có cuộc trưng cầu dân ý theo quy định trong Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ 6-3-1946, d’Argenlieu chủ trương đi trước để tránh chồng chéo về sau bằng cách thành lập một Chính Phủ Cộng Hòa Nam Kỳ. Theo sách lược nầy của d’Argenlieu, đại diện chính phủ Pháp ở Nam Kỳ là tướng Cédile đã triệu tập Hội Đồng Cố Vấn Nam Kỳ vào ngày 12-31946 để tuyên bố sẽ thành lập một Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Nam Kỳ (Gouvernement Provisoire de La République de Cochinchine) theo quy thức của cao ủy Pháp d’Argenlieu đưa ra Nam Kỳ là của người miền Nam. Ngày 16-3-1946, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh được Hội Đồng Nam Kỳ chỉ định làm chủ tịch chính phủ tương lai của Cộng Hòa Nam Kỳ.413 Trên thực tế đây chính là một chính phủ do những người Pháp vừa thực dân vừa diều hâu vẽ vời nhồi nặn, một chính phủ không có thực quyền mà bất cứ người dân Việt Nam nào đã trưởng thành đều có thể nhận thấy và nghiêm trọng hơn nữa đây là một âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước Việt Nam do ngoại bang chủ trương mà người miền Nam phải chịu nghe theo và hợp tác để được bao che vì một mối ‘thù nghịch huynh đệ Nam-Bắc’ từ thời phong kiến phân tranh giữa Trịnh-Nguyễn và tiếp nối theo là thời Tây-Sơn Nguyễn Huệ với Gia-Định Gia Long. Sự việc thực dân Pháp ở Nam Kỳ khai sinh Cộng Hòa Miền Nam lại là một cái cớ để cho tướng Nguyễn Bình của CS Việt Minh phát động và tăng cường chiến dịch ám sát và khủng bố nhắm vào những cá nhân hoặc đoàn thể ở ____________________
Jacques de Folin, Indochine 1940-1955, La Fin d’une Rêve, s.đ.d., tr.tr. 146-147. Cũng xem P.Devvillers, Histoire du Viêt-Nam, s.đ.d. tr.251: ngày chỉ dịnh Nguyễn Văn Thinh làm chủ tịch chính phủ Cộng Hòa miền Nam là ngày 26-3-1946 thay vì là ngày 16-3-1946 trong sách của J.de Folin.. 413
VSTK - 3136
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Nam Kỳ mà họ gọi là Việt gian bán nước. Ám sát, khủng bố của Việt Minh xảy ra ngay tại trung tâm Sài Gòn: hai thành viên người Việt Nam trong Hội Đồng cố vấn Nam Kỳ là Trần Tấn Phát (29-3-1946) và Nguyễn Văn Thạch (3-5-1946) bị Việt Minh thanh toán. Chiến dịch ám sát, khủng bố của Nguyễn Bình gia tăng mà các mục tiêu là những hạng người bị Việt Minh lên án là cường hào, ác bá, tay sai chỉ điểm, cảnh sát, những người theo đạo Kitô ‘nối giáo cho giặc’ khiến cho chính quyền Pháp ở Nam Kỳ phải đình hoãn ngày trưng cầu dân ý để tấn phong chính phủ Cộng Hòa Nam Kỳ với lý do trật tự an ninh nội chính ở Nam Kỳ chưa thực sự được bình định và vãng hồi. Uy danh của tướng Nguyễn Bình lan rộng khắp Nam Kỳ khi một toán 3 đặc công cảm tử của Việt Minh lội ngang qua rạch Thị Nghè để phá hủy kho đạn dược của quân đội Pháp vào ngày 8-4-1946, tiếng nổ vang vội khắp vùng lân cận trung tâm thành phố Sài Gòn.414 Trung tuần tháng 3-1946, gần 20 người theo đạo Kitô bị trinh sát Việt Minh sát hại tại một vùng ngoại ô thành phố Sài Gòn.415 Nguyễn Bình từ Bắc vào Nam thay thế Trần Văn Giàu bị thất sủng để giữ vai trò chủ tịch Ủy Ban Quân Sự song song với bác Phạm Ngọc Thạch chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Kỳ vốn là một đảng viên ngầm của Việt Minh. Chính sách phiêu lưu ‘Nam Kỳ Quốc Tự Trị’ do thực dân Pháp khai sinh đã giúp cho Nguyễn Bình và Phạm Ngọc Thạch có cớ để kêu gọi các thành phần đảng phái không CS ở Nam Kỳ (thường gọi là thành phần Quốc Gia), giáo phái Cao Đài, giáo phái Hoà Hảo, Kitô giáo, Phật giáo, Thanh Niên Tiền Phong và Cộng Sản Việt Minh tụ họp lại để thành lập một Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp416 vào ngày 10-4-1946. Một tình trạng chạy đua gắp rút để chiếm ưu thế chính trị và quân sự đang xảy ra cực kỳ sôi động ở Sài Gòn. Những thành phần dân cư ở Nam Kỳ bị ghi sổ bìa đen là việt gian hoặc có cảm tình hay đang làm việc trong guồng máy hành chánh cai trị của thực dân Pháp nhất là những thành phần có khuynh hướng Nam Kỳ Quốc Tự Trị trong Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp, tất cả đều cảm thấy bị đe dọa khủng bố bất an bởi Việt Minh và đang cần sự che chở bảo vệ của người Pháp. Vì thế những thành phần nầy với sự cổ súy và tổ chức của các cơ quan chính quyền Pháp khắp nơi ở Nam Kỳ cũng đã tụ họp biểu tình tuần hành trên đường phố với những khẩu hiệu và biểu ngữ hoan hô, ủng hộ cho một Nam Kỳ Quốc Tự Trị của người Nam Kỳ. Tại Sài Gòn, chính quyền Pháp vào ngày 30-3-1946 đã dùng tiền để khuyến dụ một đám đông khoảng 5,000 người tuần hành đưa đám ma của bác sĩ Phát _____________ P.Devillers, Histoire du Viêt Nam, s.đ.d., tr. 252 và ghi chú số 10 nơi trang 253. Philippe Franchini, ‘Les Guerres d’Indochine’. ‘De la conquête franҫaise à 1949’. NXB Tallandier, Paris (2008), tr.452. 416 P.Devillers, Histoire du Viêt Nam, s.đ.d., tr. 253. 414 415
VSTK - 3137
1
2
3
4
5
vừa mới bị Việt Minh ám sát đồng thời hô hào và trương lên những khẩu hiệu, biểu ngữ đã đảo ‘Bắc Kỳ’, ủng hộ Nam Kỳ Quốc Tự Trị.417 Ngày 3-4-1946, cao ủy d’Argenlieu gửi điện văn báo cáo tình hình chính trị và quân sự ở Nam Kỳ cho Ủy Ban Liên Bộ Đông Dương ở Paris (Comité interministériel de l’Indochine/Comonindo) như sau: Giờ đây, chúng ta đã sắp sửa đi tới mục tiêu ở Sài Gòn và một chính phủ cho Nam Kỳ đã sẵn sàng được thành lập. Một cuộc mưu sát hụt và một cuộc ám sát khác thành công đối với hai thành viên xuất sắc nhất của Hội đồng tư vấn khiến củng cố thêm lòng kiên quyết của dư luận công chúng Nam Kỳ về vấn đề tự trị của đất nước này... Cái khó khăn chính đang cản trở chúng ta thực hiện ý định này là ở sự phản ứng mạnh bạo hầu như chắc chắn của Chính phủ từ Hà Nội. Vậy thì cần phải chọn thời điểm thuận lợi để thi hành; thời điểm đó là lúc mà những phản ứng nói trên đây tỏ ra ít hữu hiệu nhất. Giờ đây, bản chức cho rằng cái thời điểm thuận lợi ấy là vào lúc phái đoàn Việt Nam lên đường đi Paris. Bản chức cũng dự kiến sẽ có một phái đoàn Nam Kỳ đi Paris cùng một lúc...418
6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36 37 38 39 40
Ở Hà Nội, ngày 27-3-1946 quân Pháp của tướng Valluy đã đơn phương xâm chiếm trụ sở cục Tài Chánh của Việt Minh với mục đích dùng địa điểm nầy để làm hành dinh cho cao ủy Pháp khi đương sự đến Hà Nội. Trong hồi ký Unfogerrable Days Võ nguyên Giáp cho rằng đây một hành động gây hấn do người Pháp chủ xướng. Đích thân tướng Giáp gặp tướng Valluy để yêu cầu điều tra về hành động xâm phạm vô nguyên cớ nầy và yêu cầu chức quyền Pháp phải ra lệnh binh lính Pháp rút lui và trả lại trụ sở Tài Chánh cho chính quyền của CS Việt Minh. Pháp phải nhượng bộ.419
Ngày 7-4-1946 d’Argenlieu gửi một chỉ thị cho tướng Valluy nêu rõ phương thế phải hành động như thế nào để giải tỏa hàng loạt dư luận của dân chúng ở Bắc Kỳ do chính quyền của HCM dàn dựng và điều khiển bởi vì chắc chắn không thể nào tránh khỏi một sự lên án gay gắt các Hiệp định để chống đối người Pháp. D’Argenlieu chỉ thị cho Valluy dùng phương cách thuyết phục chính quyền HCM nhưng chủ yếu là sự kiên quyết của những biện pháp đề phòng mà tướng Valluy cần chuẩn bị sẵn sàng nếu như sự bất đồng có nguy cơ trở thành quyết liệt: Bản chức đã suy xét kỹ trước khi cho phép tiến hành cuộc biểu tình mà bản chức đã thông báo cho ngài, nhưng tất cả các quan sát viên đều nói rằng đã đến lúc phải thỏa mãn những đòi hỏi của dư luận Nam Kỳ... “Để giảm bớt khó khăn cho ngài, bản chức xét thấy nên đợi ngày họp hội nghị trù bị ở Đà Lạt hoặc ngày các phái đoàn đàm phán lên đường đi Paris ___________ 417 418 419
P.Devillers, Histoire du Viêt Nam, s.đ.d., tr.tr. 253-254 P. Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s. đ.d., tr.tr. 176 P.Devillers, Histoire du Viêt Nam, s.đ.d., tr. 250.
VSTK - 3138
để cho phép tuyên bố ra mắt Chính phủ lâm thời Nam Kỳ... Ngài hiểu chắc chắn rằng đã đến lúc chúng ta giành lại sự tự do hành động, khả năng hành quân, ý chí tiến thủ của chúng ta. Tại chính quốc cũng như ở đây, tại Đông Dương, người Pháp sẽ ngạc nhiên một cách có lý là sự việc đã diễn biến theo cách khác, vì ngày nay lực lượng quân sự của ta đã cắm rễ chắc chắn lắm rồi. Chúng ta kiên quyết chủ trương hòa bình, luôn luôn thấm đượm tinh thần hòa giải và chúng ta đã chứng minh điều đó. Như là một nguyên tắc, chúng ta tự cấm mình không được xử dụng cái gọi là “lý lẽ cuối cùng” có thể dẫn tới nguy cơ chúng ta mất Đông Pháp và tạo trở ngại nghiêm trọng cho mục tiêu đầu tiên của sứ mệnh chúng ta là lập lại quyền lực của nước Pháp, không chỉ trên mặt pháp lý nhưng là trên thực tế. Bản chức biết rõ sự phán xét chuẩn mực, bản tính kiên cường của Ngài. Bản chức tin tưởng vào Ngài. 420
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Cùng thời điểm này ở Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đang phải tập trung lực lượng quân sự để đánh chiếm lại những vùng giải phóng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng mở rộng. Do đó Tưởng cần phải hòa hoãn với Pháp ở Đông Dương . Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28/2/1946 được ký kết tại Trùng Khánh giữa ngoại trưởng Trung Hoa Vương Thế Kiệt (Wang Shih-chiek) và đại sứ Pháp tại Trung Hoa Jacques Meyrier. Hiệp ước Trùng Khánh nầy gồm có 3 văn kiện: Trong hai văn kiện 1 và 2 (#215&# 216) Trung Hoa thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương, đổi lấy việc Pháp trả lại các tô giới ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Châu, trả lại Quảng Châu Loan và bán lại đường sắt Vân Nam cho Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi và miễn thuế cho Hoa kiều ở Hài Phòng và khi chở hàng ngang qua Bắc Kỳ. Văn kiện thứ 3 (#217) gọi là Văn thư trao đổi Pháp-Hoa liên quan đến vấn đề quân đội Pháp thay thế quân đội Trung Hoa ở vùng phía Bắc Đông Dương. Trong Hồi Ký Giọt Nước Trong Biển Cả, Hoàng Văn Hoan đã viết về việc nầy như sau: Về phía Pháp, theo sự dàn xếp của Mỹ, cũng có sự bàn bạc thỏa thuận với Tưởng Giới Thạch, để quân Tưởng rút về Trung Quốc, quân Pháp thay thế. Bối cảnh của việc dàn xếp này là vì sau khi quân Nhật đầu hàng, Mỹ muốn Tưởng Giới Thạch tập trung toàn bộ binh lực để tiêu diệt lực lượng của Đảng cộng sản và Quân giải phóng ở Trung Quốc. Muốn thế phải có sự dàn xếp thỏa thuận giữa Pháp-Tưởng. Sự thỏa thuận đó đã đi đến kết quả là ngày 282-1946, Tưởng ký hiệp định với Pháp thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương, đổi lấy việc Pháp trả lại các tô giới ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Châu, trả lại Quảng Châu Loan và bán lại đường sắt Vân Nam cho Trung Quốc. Còn Tưởng thì cam đoan quân Trung Quốc phải rút khỏi Bắc Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 năm 1946. Cố nhiên quân Tưởng tray lười mãi đến tháng 5-1946 để vơ vét thêm một ít rồi mới rút hết.421 (Giọt nước trong Biển cả/Hoàng Văn Hoan)
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43
__________________ 420 421
P. Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s. đ.d., tr.tr. 176-178. Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước trong Biển Cả, s.đ.d., tr.
VSTK - 3139
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Các văn bản của Hòa ước Trùng Khánh 28-2-1946 được đăng ký và lưu giữ tại văn khố của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc xếp theo thể loại Treaty series, Recueil des Traités, Tập thứ 14, các văn bản số 245, 246, 247 từ trang 113 đến trang 157, được viết bằng 3 sinh ngữ Pháp, Hoa, Anh. Văn bản 247 là một thỏa ước cuối cùng trao đổi giữa hai đại diện Pháp-Hoa đã ký kết Hòa Ước Trùng Khánh để chi tiết hóa việc quân đội Pháp thay thế quân đội Trung Hoa ở vùng phía Bắc vĩ tuyến thứ 16 theo đó Trung Hoa phải rút quân ra khỏi Việt Nam từ ngày 1 đến 15-3, và chậm nhất là ngày 31-3-1946. Sau đây là toàn bản văn thỏa ước số 247 lưu ký tại Văn khố của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc: (Nguồn: http://treaties.un.org/doc/publication/UNTS/Volume%2014/v14.pdf)
VSTK - 3140
VSTK - 3141
No 217. ECHANGE DE LETTRES' FRANCO-CHINOIS RELATIF A LA RELEVE DES TROUPES CHINOISES PAR LES TROUPES FRANCAISES EN INDOCHINE DU NORD. 1 TCHOUNGKING, 28 FEVRIER 1946 __________
___________ I S. E. M. Jacques Meyrier, Ambassadeur de France, à S. E. le docteur
1
Wang 'Shih-chieh, Ministre des aflaires étrangères
2
3
4
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24 25 26
27 28 29
30 31
32
33 34 35 36
Tchongking, le 28 février 1946 Monsieur le Ministre, J'ai 'honneur de confirmer a Votre Excellence que le Commandement français est prêt à prendre l'entière responsabilité de la garde des prisonniers japonais, du maintien de l'ordre et de la securité, ainsi que la charge de laprotection des nationaux chinois dans les territoires de l'Union Indochinoise au Nord du 16ème parallèle et à Lui proposer à cet effet que la relive des troupes chinoises par les troupes françaises soit effectuée sur les bases suivantes: La relive des troupes chinoises stationnées en Indochine au Nord du 16ème parallèle commencera entre le ler et le 15 mars et devra être terminée au plus tard le 31 mars. Les Etats-Majors chinois français se mettront d'accord, dans le cadre des conversations qu'ils poursuivent actuellement à Tchongking, pour fixer les modalités d'exécution de cette opération. Les éléments de l'armée chinoise, qui, devant faire mouvement par mer, n'auraient pas pu s'embarquer après la relive, se regrouperont dans des zones de stationnement à proximité des ports d'embarquement, étant entendu que leur évacuation s'operera aussi rapidement que les conditions matérielles le permettront. Ces zones seront definies par entente locale entre les Commandements chinois et français. En ce, qui concerne les utnités chinoises qui effectueront leur repli par d'auttres voies, leurs mouvements seront réglés par ententelocale entre les Commandements chinois et français. Je serais reconnaissant si Votre Excellence de me faire savoir si les dispositions qui precedent rencontrent l'assentiment du Gouvernement chinois. Je saisis cette occasion pour renoveler à Votre Excellence les assurances de ma très haute considération. (Signé) Jacques Meyrier His Excellency Dr. Wang Shih-chieh Minister for Foreign Affairs of the Republic of China Chungking __________________________ 1
Entré en vigueur le 28 février 1946, par l’échange des dites letters.
VSTK - 3142
II 1 2
S. E. le docteur Wang Shi h-chieh, Ministre des affaires étrangères, à S. E. M. Jacques Meyrier; Ambassadeur de France Tchongking, le 28 février 1946
3
4
5 6
7
8 9
10 11 12 13 14 15
Monsieur l'Ambassadeur, Par lettre en date de ce jour, vous avez bien voulu me faire connaître ce qui suit: [Voir lettre I] J'ai l'honneur de faire savoir à Votre Excellence que les dispositions qui précedent rencontreront l'assentiment du Gouvernement chinois. Je saisis cette occasion pour renouveler à Votre Excellence les assurance de ma très haute considération. (Signé) WANG SHIH-CHIH Son Excellence M. Jacques Meyrier Ambassadeur de la République Franҫaise Tchongking
VSTK - 3143
VSTK - 3144
VSTK - 3145
TRANSLATION – TRADUCTION (English) 1 2 3 4
No. 217. EXCHANGE OF LETTERS1 BETWEEN CHINA AND FRANCE RELATING TO THE RELIEF OF CHINESE TROOPS BY FRENCH TROOPS IN NORTH INDOCHINA. CHUNGKING, 28 FEBRUARY 1946
5
I 6 7
His Excellency Mr. Jacques Meyrier, French Ambassador, to His Excellency Dr. Wang Shih-chieh, Minister of Foreign Affairs Chungking, 28 February 1946
8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28
29 30 31
32 33
Sir: I have the honour to confirm to Your Excellency that the French Command is prepared to assume entire responsibility for guarding the Japanese prisoners, the maintenance of order and security, and the protection of Chinese nationals in the territories of the Indochinese Union to the north of the 16th degree of latitude and to propose for this purpose that the relief of Chinese troops by French troops be carried out upon the following bases: The relief of Chinese troops stationed in Indochina to the north of the 16th degree of latitude shall begin between 1 and 15 March and should be completed at the latest on 31 March. The Chinese and French Military Staffs shall come to an agreement within the scope of the conversations now taking place at Chungking, with respect to the procedure for carrying out this operation. Any units of the Chinese Army, which are to be moved by sea but may not be able to embark after the relief, will be regrouped in the stationing areas adjacent to the ports of embarkation, it being agreed that their evacuation shall be carried out as rapidly as physical conditions may permit. These areas shall be defined by local agreement between the Chinese and French Commands. With regard to the Chinese units which are to be withdrawn by other routes, their movements shall be governed by local agreement between the Chinese and French Commands. I should be grateful if you would be good enough to inform me whether the Chinese Government agrees to the arrangements referred to above.
34
(Signed) Jacques MEYRIER
35
36 37 38
Son Excellence M. le Docteur Wang Shih-chieh Ministre des affaires étrangères de laRépublique de Chine Tchongking ___________
1 Entré en vigueur le 28 février 1946, par l’échange des dites lettres.
VSTK - 3146
II 1 2
His Excellency Dr. Wang Shih-chieh, Minister of Foreign Affairs, to His Excellency Mr. Jacques Meyrier, French Ambassador Chungking, 28 February 1946
3
Sir: 5
In your note of today's date you were good enough to inform me of the following:
6
[See letter I]
4
7 8 9
10 11
I have the honour to inform you that the Chinese Government agrees to the arrangements referred to above. I avail myself of this opportunity to renew to Your Excellency the assurance of my highest consideration. (Signed) WANG SHIH-CIHIEH
12 13 14 15
His Excellency Mr. Jacques Meyrier French Ambassador Chungking *
16 17
BẢN DỊCH
(Việt ngữ) 18 19 20 21
Văn Bản Số: 217. VĂN THƯ TRAO ĐỔI GIỮA TRUNG HOA VÀ PHÁP VỀ VẤN ĐỀ BỘ ĐỘI PHÁP THAY THẾ BỘ ĐỘI TRUNG HOA Ở PHÍA BẮC ĐÔNG DƯƠNG. TRÙNG KHÁNH, NGÀY 28 THÁNG HAI 1946
22
I
23
24 25
Thượng quan Jacques Meyrier Đại sứ Pháp kính gửi Ngài Thượng quan Tiến sỹ Vương Thế Kiệt, Bộ trưởng Ngoại Giao Trùng Khánh, ngày 28 tháng Hai 1946
26 27
28 29 30 31 32 33
34 35 36 37 38 39
40 41
Kính thưa Ngài: Bản chức hân hạnh để xác nhận với Ngài rằng Bộ tư lệnh Pháp đang chuẩn bị đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm canh giữ tù hàng binh Nhật, bảo toàn an ninh trật tự và bảo vệ các kiều dân Trung Hoa trên các vùng lãnh thổ của Liên Bang Đông Dương ở vùng phía Bắc vĩ tuyến thứ 16 và vì lẽ đó bản chức đề nghị rằng việc bộ đội Pháp thay thế bộ đội Trung Hoa được tiến hành trên những cơ sở sau đây: Việc thay thế bộ đội Trung Hoa trú đóng trên lãnh thổ Đông Dương vùng phía Bắc vĩ tuyến thứ 16 sẽ khởi sự trong khoản từ ngày 1 đến ngày 15 tháng Ba và sẽ phải hoàn tất chậm nhất là ngày 31 tháng Ba. Bộ Tham mưu quân sự Hoa-Pháp sẽ đạt đến một sự thỏa thuận phù họp với phạm vi của cuộc bàn thảo hiện nay đang diễn ra ở Trùng Khánh, với sự tôn trọng thủ tục dung để thực thi quá trình hoạt động nầy. Bất cứ những đơn vị quân đội Trung Hoa nào được rút khỏi bằng tuyến đường biển, nhưng có thể chưa chưa kịp lên tàu được sau thời hạn rút VSTK - 3147
1 2 3 4 5
6 7 8
quân, thì sẽ được tập trung đến những địa điểm kề cận với các bến cảng để lên tàu, cùng thỏa thuận rằng cuộc rút quân của họ sẽ được xúc tiến nhanh chống nếu điều kiện thực tiễn cho phép. Các địa điểm tập trung quân nầy sẽ được xác định thỏa thuận giữa chức quyền tư lệnh quân sự địa phương của Trung Hoa và Pháp. Đối với những đơn vị bộ đội Trung Hoa rút lui bằng các tuyến đường khác, thì việc di chuyển của họ sẽ được ấn định bởi sự thỏa thuận của các chức quyền tư lệnh địa phương của Trung Hoa và Pháp.
11
Bản chức sẽ rất cảm kích nếu ngày sẵn lòng thông báo cho biết xem chính phủ Trung Hoa có đồng ý về những dàn xếp đã nêu ra trên đây hay không.
12
(Đã ký) Jacques MEYRIER
9 10
13 14 15
Thượng quan Tiến sĩ Vương Thế Kiệt Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của Cộng Hòa Trung Hoa Trùng Khánh ______________ 1
Có hiệu lực từ ngày 28 tháng Hai năm 1946 qua sự trao đổi các văn thư đã kể.
* II 16 17
Thượng quan Tiến sĩ Vương Thế Kiệt, Bộ Trưởng Ngoại Giao, kính gửi Ngài Thượng quan Jacques Meyrier, Đại Sứ Pháp Trùng Khánh, ngày 28 tháng Hai 1946
18
19
20 21
22
23 24
Kính thưa Ngài: Trong bức công hàm ngày hôm nay của Ngài, Ngài thật là hảo ý hảo để thông tri cho bản chức như sau: [Xem văn thư I] Bản chức hân hạnh thông tri đến Ngài Thượng quan rằng chính phủ Trung Hoa đồng ý về những dàn xếp đã nêu ra ở trên.
25 26 27
Nhân dịp nầy, riêng về phần cá nhân bản chức xin được tái xác nhận lòng kính trọng sâu sắc của bản chức đối với Ngài Thượng quan. (Đã ký) VƯƠNG THẾ KIỆT
28 29 30 31
32
33
34
35
36
37
Ngài Thượng quan Jacques Meyrier Đại Sứ Pháp Trùng Khánh
Có một điểm rất đặt biệt cần nêu ra ở đây: Ngày 22-6-1946, tướng Leclerc tổ chức một cuộc duyệt binh đoàn quân viễn chinh Pháp kết nhập thêm với gần 5 ngàn binh sĩ Pháp thuộc quân đội Đông Dương trước đây bị Nhật Bản đảo chánh tước vũ khí và giam giữ từ ngày 9-31945. Số 5,000 binh sĩ nầy đã được tướng Leclerc phối hợp với Sainteny nhanh chóng tái vũ trang để gia nhập vào hàng ngủ quân đội của tướng VSTK - 3148
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Leclerc vừa mới tới Hà Nội ngày 19-3-1946. Việc tái vũ trang nầy có được quy định trong Hòa ước Pháp-Hoa ngày 28-2-1946 ở Trùng Khánh hay không? Tại sao không có một phản ứng nào của quan binh Trung Hoa của tướng Lư Hán ở Hà Nội về hành động nầy của tướng Leclerc hay nói khác đi, tướng Leclerc có hành động tự quyền và vi phạm hòa ước Trùng Khánh hay không? Sở dĩ đưa ra những nghi vấn nầy bởi vì ngoài bản văn thỏa ước số 247 thì còn phải có một GIÁC THƯ (Minute) kèm theo thỏa ước nầy do đại sứ Pháp Jacques Meurier viết ra về vân đề tái võ trang quân binh Pháp ở Hà Nội. Nội dung GIÁC THƯ nầy đã được soạn giả Allan W.Cameron dịch sang Ang ngữ trong sách VietNam Crisis, A Documentary History như sau: 422 MINUTE With reference to the exchange of letters of this date relative to the relief by French troops of the Chinese troops in northern Indochina, it is understood that the Chinese military authorities will not oppose the rearmament of the French troops in the Ha Noi citadel, at the time of the relief, so that they may be in a position to assume effectively the responsibilities which fall to them by the fact of the relief. Meyrier
12 13 14 15 16 17 18
19
26
*Tạm dịch GIÁC THƯ Tham chiếu những văn thư trao đổi trong ngày hôm nay về vấn đề bộ đội Pháp thay thế bộ đội Trung Hoa ở phí Bắc Đông Dương, thì đã hiểu rằng các chức quyền quân sự Trung Hoa sẽ không ngăn trở việc tái vũ trang các bộ đội Pháp bên trong thành Hà Nội, vào lúc thay quân, để cho họ có thể ở vào một vị thế đảm nhiệm một cách hiệu quả trách vụ mà họ được giao phó trên cơ sở của việc việc thay quân.
27
Meyrier
20
21 22 23 24 25
28
29
30
Theo ghi chú của soạn giả Allan W.Cameron thì bản Giác thư nầy không thấy được đăng ký trong văn khố của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc để kèm theo thỏa ước số 247.
*
______________________ 422
Allan W.Cameron, Viet-Nam Crisis, A Documentary History, s.đ.d., tr. 77 VSTK - 3149
1
IV/ HỘI NGHỊ, HỘI NGHỊ VÀ HỘI NGHỊ 1/ HỘI NGHỊ QUÂN SỰ PHÁP-VIỆT 3-4-1946
2
3
4
5
6
Sau cuộc gặp gỡ ngoài khơi vịnh Hạ Long ngày 24-3-1946, một thông cáo chung đã dược loan báo trên báo chí và đài phát thanh ở Sài Gòn và Hà Nội về các điểm thỏa thuận giữa HCM và d’Argenlieu như sau:423 Thứ nhất.- Một phái đoàn hữu nghị gồm có 10 đại biểu quốc Hội Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam sẽ sang Paris mang theo thông điệp chào mừng Quốc Hội Lập Hiến Pháp Quốc.
7 8 9
Thứ hai.- Cùng một ngày lên đường của phái đoàn hữu nghị Việt Nam đi Paris, sẽ khai mạc một Hội Nghị Trù Bị ở Đà Lạt giũa phái đoàn tham dự của Pháp gồm có 12 thành viên dưới quyền hướng dẫn của cao ủy Pháp ở Đông Dương và phái đoàn tham dự của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gồm có 12 thành viên dưới quyền hướng dẫn của chủ tịch hay người đại diện của chính phủ Việt Nam.
10 11 12 13 14 15
Thứ ba.- Hội Nghị Trù Bị nầy sẽ đảm trách những công việc của nó theo kỳ hạn ấn định cho một phái đoàn đại biểu của Cộng Hòa Việt Nam có thể lên đường trong thời hạn ngắn nhất, tức là trong khoản 2 tuần cuối của tháng 5 để chính thức khai mạc những sự thương thảo chung cuộc.
16 17 18 19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
Ở Bắc Kỳ, tướng Valluy nhận được chỉ thị hành động từ cao ủy Đông Dương d’Argenlieu từ Sài Gòn gữi ra vào ngày 7-4-1946 như đã trình bày ở phần trước đây, nhưng viên tướng nầy đã không cần phải chần chừ chờ đợi chỉ thị như thế để hành động trong một hoàn cảnh mới. Ngày 1-4-1946 là ngày mà trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự ở vùng phía Bắc Đông Dương thực sự được chuyển giao từ các chức quyền quân sự Trung Hoa sang qua cho các chức quyền quân sự của Pháp. Ngày 3-41946 một thỏa ước mới về mặt quân sự và 2 phụ ước ký tên cùng ngày kèm theo được ký kết bởi tướng Salan của Pháp và bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Võ Nguyên Giáp, Võ Hồng Khanh. Thực ra, thỏa ước nầy chỉ là một văn kiện chi tiết hóa việc áp dụng Hiệp định Sơ Bộ quân sự 6-3-1946 theo đó thì quân số Pháp tiến vào Việt Nam vùng phía Bắc vĩ tuyến thứ 16 không được quá 15,0000 người và trong số nầy thì 500 quân Pháp được xử dụng trong nhiệm vụ canh giữ tù hàn binh Nhật. Các địa điểm tạm thời đồn trú quân Pháp đã được ấn định ở 8 doanh trại ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gay, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Hải Dương, Điện Biên Phủ và 6 đồn binh ở vùng biên giới Hoa-Việt tại các tỉnh Mông Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Kay và Lai Châu. Số quân trú đóng tại mỗi nơi đều được ấn định. Phụ ước số 1 kèm theo ấn định địa điểm và số quân đồn trú của Pháp được dịch sang Anh ngữ như sau:
40
ANNEX NO. I
41
INSTALLATION OF FRENCH TROOPS
_____________ 423
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr.195.
VSTK - 3150
1 2 3 4
This installation is provisional. The question of bases, that of distribution of troops between the bases and points in the interior, as well as yearly reduction shall be studied during the course of the general negotiations: HANOI (including 1,000 for the air base) 5,000 HAIPHONG HONGAY NAMDINH HUÊ HAIDUONG AND HU-LUONG (sic!) LAIKHE BRIDGE DIÊN BIÊN PHU TOURANE FRONTIER REGIONS
5 6 7 8 9 10 11 12
1,750 1,025 825 825 650 825 825 2,775
14
Division of posts between French and Viet Nam troops (relief troops for the frontier region) and force will be defined later. These frontier posts are the following:
15
HONGAY (sic!), LANGSON, CAOBANG, LAOKAY, LAICHAU.424
13
REMARKS:
*Tạm dịch: Phụ ước số 1 Việc đồn trú bộ đội Pháp. Việc đóng quân này là tạm thời. Vấn đề về những căn cứ, về việc phân chia quân số giữa các căn cứ và các điểm nội địa, cũng như vấn đề cắt giảm quân số mỗi năm sẽ được bàn luận tại các hội nghị tổng quát: Hà nội (bao gồm 1.000 quân cho căn cứ Không quân): 5.000 Hải phòng: 1750 Hòn gay: 1.025 Nam định: 825 Huế: 825 Tourane: 825 Hải dương và Cầu Phú Lương, cầu Lai Khê : 650 Điện biên phủ: 825 Các vùng biên giới: 2.775 CHÚ THÍCH: Việc phân chia những đồn trại giữa các bộ đội Pháp và Việt (các bộ đội thay thế cho vùng biên giới), và lực lượng sẽ được ấn định sau. Các đồn biên giới là: Móng cáy, Lạng sơn, Cao bằng, Hà giang, Lào Kay, Lai châu.
16 17 18
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
Thỏa ước cũng dự định rằng bộ đội thay thế Pháp, Việt đặt dưới quyền điều động của chức quyền cao cấp Pháp cố vấn cho Việt Nam sẽ hợp tác với bộ đội Việt Nam trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Một ủy ban hỗn hợp trung ương và kiểm soát được thành lập, trụ sở ở Hà Nội. Ủy ban nầy sẽ kiểm soát việc áp dụng thỏa ước quân sự. Sau cùng là một ủy ban ngừng bắn Việt Nam sẽ có thể được quyền vào vùng phía Nam Trung Kỳ nhưng vấn đề ngừng bắn ở Nam Kỳ thì phía Pháp từ chối không chịu đề cặp tới425 trong thỏa ước nầy vì tướng Salan cho rằng vấn đề nầy phải do cấp chính phủ Việt-Pháp thương thảo và giải quyết trong khi Võ Nguyên Giáp cứ nhất quyết đòi hỏi phải có một phái đoàn đại ________ 424
Gareth Porter, Vietnam: The definitive Documentation of Human Decisions, NXB. Earl M. Coleman, NY (1979), Q.1, tr. 101. 425 P. Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s. đ.d., tr.tr. 178-179. VSTK - 3151
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
biểu Việt Nam vào Sài Gòn và lập lại luận điệu phản kháng những chiến dịch hành quân của Pháp chống lại các bộ đội Việt Minh ở Nam Kỳ.426 Dựa vào một nguồn tin của hảng thông tin Reuter, Võ Nguyên Giáp còn tố cáo và phản đối sự hiện diện của Bộ Trưởng Thuộc Địa (Marius Moutet)427 trong phái đoàn đại biểu chính phủ Pháp được cử sang Đà Lạt tham dự hội nghị trù bị bởi vì điều nầy chứng tỏ rằng phía Pháp vẫn tiếp tục đối xử nước Việt Nam như là một lãnh thổ thuộc địa của họ. Người Pháp phải từ bỏ ý định bao gồm sự có mặt của bộ trưởng Bộ Thuộc Địa của họ và phải cử bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Geoges Bidault)428 thay thế để cầm đầu phái đoàn Pháp tham dự hội nghị trù bị Đà Lạt. Cũng theo Võ Nguyên Giáp thì HCM đã chỉ thị rằng phái đoàn dự hội nghi trù bị Đà Lạt phải luôn luôn đặt vấn đề Nam Bộ (Nam Kỳ) và vấn đề ngừng bắn lên hàng đầu của chương trình nghị sự. Võ Nguyên Giáp cũng viết rằng chính phủ Pháp ở Paris đã phải nhượng bộ không cắt cử bộ trưởng bộ Thuộc Địa Marius Moutet cầm đầu phái đoàn Pháp dự hội nghị trù bị Đà Lạt nhưng cắt cử Max André thay thế nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn chưa hài lòng tố giác rằng Max André là một kẻ tài phiệt Ngân Hàng Quốc Tế, là thành viên của Phong Trào Cộng Hòa Nhân Dân (Mouvement Républicain Populaire / MRP), một đoàn thể Tư Sản Xã Hội Ki Tô Giáo bao gồm những thành viên độc quyền tư bản có liên hệ mật thiết với Hoa Kỳ và Vatican. Theo Giáp, với một kẻ cầm đầu phái đoàn Pháp như Max André thì Hội nghị Trù bị Đà Lạt sẽ không thể tiến hành một cách suôn sẻ.429 ___________ Bản Thỏa Ước quân sự 3-4-1946, trang 4, chú thích 1: La question Armistice dans le Nam-Bo ayant été posée au cours de la Conférence du 31 Mars, le général Salan répond qu’ells est du ressort des deux gouvernements et ne peut être règlés au cours de cette conference. Mr Giap insiste pour que “ des délégués vietnamiens partent pour Saigon” et renouvelle ses protestations “contre les opérations dirigées contre les troupes vietnammiennes”. Nguồn: Raoul Salan, ‘Un Engagement au Service de la France’ (http://www.salan.asso.fr/pageLibre000100ea.html). 427 Marius Moutet là bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại (Ministre de la France d’Outre Mer) tứ là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa của chính phủ Pháp từ 26-01-1946 đến 22-10-1947). 426
Marius Moutet (http://fr.wikipedia.org/wiki/Marius_Moutet )
Georges Bidault
(http://www.archontology.org/nations/france/france_govt09/bidault.php) 428 Geoges Bidault là bộ trưởng bộ Ngoại Giao của chính phủ Pháp từ 10-09-1944 đến 26-06-1946 và sau đó còn tiếp tục chức vụ trong khoản những năm 1947-1948, 1953-1954. (http://fr.metapedia.org/ wiki/Georges_Bidault).
Gen. Vo Nguyen Giap, Unforgettable Days, s.đ.d., tr.tr. 243-244: ‘On the April 16, the two delegations set out for the talks. The delegation to Dalat left the Bac Bo Palace at 6 a.m. Uncle Ho had come there earlier to see the delegation off. Once again he told us: “The Nam Bo question and the cease – fire should be on top of the agenda.”. He shook hands with each member of the delegation.’ 429
VSTK - 3152
1
2
3
4
5
6
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47
Một tư liệu khác của một đảng viên CSVN có trình độ trí thức được trọng vọng là Hoàng Xuân Hản thì HCM không có chỉ thị nào cho phái đoàn chính phủ đi dự Hội nghị Trù Bị Đà Lạt phải luôn luôn đặt vấn đề Nam Bộ và vấn đề ngừng bắn lên hàng đầu của chương trình nghị sự như Võ Nguyên Giáp đã kể lại trong hồi ký Unforgettable Days. Một đoạn tư liệu nầy được trích dẫn nhu sau: Được tin sáng ngày 16 tháng 4 sẽ có máy bay Pháp đưa đi Đà Lạt. Ngày 15 sửa soạn vali: Vài bộ áo rét, một ít vật dụng. Chiều, bốn giờ, chính phủ họp phái bộ để dặn dò. Cụ Chủ tịch dặn phải trù bị mọi việc cho thận trọng, vì hội nghị này sẽ có ảnh hưởng lớn về sau. Nguyên tắc chính phủ đặt ra là: 1.- Hết sức đoàn kết từ ý kiến đến hành động; 2.- Hết sức cẩn thận; 3.- Giữ bí mật; 4.- Trước lúc tuyên ngôn gì với đại biểu Pháp, phải thảo luận trước; 5.- Sau khi thảo luận với đại biểu Pháp một vấn đề gì, lúc về phải cùng nhau kiểm thảo lại để xem lẽ mình thắng hay bại ở chỗ nào; 6.- Mỗi khi thảo luận nên chia ra làm ba nhóm: xung phong, hậu thuẫn và trừ bị. Cụ Chủ tịch nói: "Phải có người đấm, người xoa". 7.- Mình chỉ xướng ra những vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, để đại biểu Pháp đặt đề ra; 8.- Khi gặp vấn đề gì hai bên chưa thỏa thuận với nhau, thì để tách nó ra; chứ đừng nói để hỏi ý kiến Chính phủ, vì nếu làm vậy thì sẽ thắt Chính phủ vào việc đàm phán này (ý là hội nghị chỉ là sơ bộ; ta dự là để tùy ý D’Argenlieu, chứ Chính phủ chỉ tham dự chính thức vào hội nghị sẽ nhóm tại Pháp). Cụ phó chủ tịch can thiệp vào, hỏi: "Về vấn đề Nam bộ thì nghĩ thế nào?" Theo bút kí của tôi chép liền lúc bấy giờ thì Chủ tịch trả lời: "Không nên nêu lên vấn đề đình chiến". Có lẽ bây giờ cụ đã nghĩ rằng sự tác chiến tiếp tục ở miền Nam là hậu thuẫn cho Hội nghị chăng? Trái với ý trên, trong khi hội đàm, vấn đề đình chiến ta sẽ nêu ra và sự tranh thủ rất là gay gắt mà phái đoàn Pháp nhất định không chịu nhận bàn. Cụ Huỳnh lại dặn: "Về hòa ước Trung - Pháp, ta đừng tỏ ý kiến gì". Cụ Hồ nối lời dặn. Về Hiệp định sơ bộ, đại để phải giữ vững những lập trường sau này: 1.- Nước tự do (Etat libre).- Phải nói rõ trình độ tự do; nhất là về lãnh thổ, phải có thống nhất hoàn chỉnh. 2.- Liên Bang (Fédération).- Liên bang Đông Dương chỉ có về mặt kinh tế mà thôi. Nhất định không nhận Chính phủ Liên bang. 3.- Liên hiệp (Union).- Nhận tự do liên hiệp với Pháp, nhưng quyền hạn và nhiệm vụ của Việt Nam phải định rõ. Việt Nam phải được quyền thảo luận và biểu quyết trong sự định đoạt ở Liên hiệp. Về ngoại giao, ta phải có tối thiểu: là ngoại giao độc lập với các nước lớn Anh, Mỹ, Trung, Nga và các nước láng giềng Xiêm, Ấn, Phi Luật Tân. Pháp phải giới thiệu nước ta vào ONU. Về tài chánh, phải có ngân hàng, tiền tệ; Về kinh tế thì chủ quyền kinh tế phải thuộc nhà nước; Về quân sự thì không chịu quân sự liên bang. Phải định rõ số lượng quân Pháp, nhiệm vụ, các địa điểm đóng quân và thời gian đóng quân. VSTK - 3153
Kết luận, Chủ tịch dặn: "Căn cứ vào Hiệp định sơ bộ để đi đến công tác thực thà với Pháp". Nguyễn Tường Tam trả lời thay cho phái đoàn: "Xin cảm ơn Chính phủ đã đề cử chúng tôi đàm phán. Xin hứa sẽ làm tròn nhiệm vụ và yêu cầu Chính phủ điều khiển nhân dân ủng hộ phái đoàn, và yêu cầu các đảng phái đoàn kết". Phó trưởng đoàn, Võ Nguyên Giáp, cũng biểu đồng ý rồi thêm rằng: "Về việc các đại biểu đoàn kết với nhau, thì không đáng lo. Còn về phần các đảng phái đoàn kết thì hai đảng phái đã quyết nghị thống nhất bộ đội". Cuối cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng tuyên bố: "Khi nào anh em muốn được ủng hộ, thì tôi có thể họp đông dân chúng được liền". Sau hơn sáu tháng đảng tranh, bấy giờ ai cũng đồng lòng nghĩ đến tổ quốc trước hết, tôi rất cảm động và nghe như đang sống một phút thiêng liêng, và nhớ lại lúc nhận cùng cụ Trần Trọng Kim họp Chính phủ tự lập đầu tiên để tìm phương phục sinh cho dân nước.430
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
So chiếu lời kể lại của Hoàng Xuân Hản trong Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt với lời kể lại trong Unfogettable Days của Võ Nguyên Giáp thì thấy có sự khác biệt về chỉ thị của HCM đối với vấn đề Nam Bộ và ngưng bắn ở Nam Bộ. Nếu lời kể lại của Hoàng Xuân Hản là đáng tin cậy thì tại sao Vỏ Nguyên Giáp lại viết rằng HCM đã chỉ thị phái đoàn dự hội nghi trù bị Đà Lạt phải luôn luôn đặt vấn đề Nam Bộ và vấn đề ngừng bắn lên hàng đầu của chương trình nghị sự? Phải chăng Võ Nguyên Giáp đã lạm quyền làm ngược lại chỉ thị của HCM trong khi hòa đàm với Pháp ở Đà Lạt và sau này muốn chối bỏ trách nhiệm về sự đổ vỡ của hội nghị nầy cho nên phải viết như thế? Sẽ thấy trong phần kế tiếp sau đây chính phái đoàn Việt Nam – trên thực tế do Võ Nguyên Giáp chủ đạo thương thuyết - đã nêu ra ngay trong các phiên họp đầu tiên vấn đề ngừng bắn ở Nam Bộ. 2/ HỘI NGHI TRÙ BỊ ĐÀ LẠT VÀ VẤN ĐỀ CỘNG HÒA NAM KỲ TỰ TRỊ
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Ngày 17-04-1946, phái đoàn Việt Nam tới Đà Lạt. Ngày 18-4, hai bên Pháp Việt bất đồng ý kiến về ai là người chủ trì nghi thức khai mạc Hội nghị Trù Bị Việt Pháp. Sau khi dàn xếp qua một thông cáo chung, ngày 19-04-1946 hội nghị khai mạc tại trường Trung Học bác sĩ Yersin ở Đà Lạt.431 Qua thông cáo hôm trước, Nguyễn Tường Tam chủ tọa buổi họp lần đầu. Theo Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt …của Hoàng Xuân Hản thì thành phần phái đoàn Việt Nam gồm có: 1 Nguyễn Tường Tam (1905-1963, Bộ trưởng ngoại giao): Trưởng đoàn. 2. Võ Nguyên Giáp (1912-, Chủ tịch Quân ủy hội kiêm Trưởng ban quân sự Phái đoàn, Bộ trưởng Nội vụ (1946): Phó đoàn. 3. Vũ Văn Hiền (...-1966, Luật sư, tiến sĩ ): Tổng thư ký phái đoàn., 4. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996 Kỹ sư ________________________
Hoàng Xuân Hản, Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt.. Tập san Sử Địa số 23-24 ‘Đặc Khảo Đà Lạt’. Ấn bản Xuân Nhâm Tuất. Sài Gòn (1971), tr.tr. 16-18. 430
431
Hoàng Xuân Hản, Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt, s.đ.d., tr.28.
VSTK - 3154
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Cầu Đường ): Trưởng ban Chính trị. 5. Nguyễn Mạnh Tường (1909- , Tiến sĩ văn chương, Tiến sĩ Luật ): Trưởng ban văn hóa. 6. Dương Bạch Mai (1905-1964 phụ trách công tác an ninh trong Lâm ủy Nam bộ, Đại biểu quốc hội đơn vị tỉnh Bà Rịa): Phái viên từ Nam Bộ. 7. Phạm Ngọc Thạch (1909-1968, Bác sĩ Y Khoa:Phái viên từ Nam Bộ. 8. Bùi Công Trừng (1905-1986, Bí thư xứ ủy Nam Kì Đảng cộng sản Đông Dương trước năm 1945): Phái viên. 9. Cù Huy Cận (1919-, Kỹ sư Nông lâm): Phái viên. 10. Trần Đăng Khoa (Kỹ sư công chánh): Phái viên. 11. Trịnh Văn Bính (Cao học Thương mại Paris, Giám đốc nhà Đoan /Quan thuế Hà Nội: Phái viên,. 12. Nguyễn Văn Luyện ( hay Nguyễn Văn Huyên?) (?-1946 Bác sĩ. Có chân trong ban sáng lập và thành lập Đảng dân chủ Việt Nam cùng với Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hoè... hoạt động tại Hà Nội): Phái viên. 13. Vũ Hồng Khanh (sic!) [hay Vũ Trọng Khánh ?] Đoàn Cố vấn là: Tạ Quang Bửu, Kha Vạng Cân, Kiều Công Cung, Đinh Văn Hớn, Phạm Khắc Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Liên, Phan Văn Phát, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Tường Thụy và Hồ Hữu Tường.432 Theo P.Devillers trong Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952 thì không phải là Vũ Hồng Khanh như Hoàng Xuân Hản đã viết nhưng chính là Vũ Trọng Khánh là phái viên chính thức trong phái đoàn do Nguyễn Tường Tam cầm đầu di Đà Lạt433 bởi vì trong sách Việt Nam Một Thế kỷ qua của tác giả Nguyễn Tường Bách viết rằng: Tháng 3-1946, trong khi anh Tam dẫn đầu một phái đoàn, cùng Võ Nguyên Giáp tới Đà lạt để đàm phán về điều kiện cụ thể của Việt nam trong khối Liên hiệp Pháp, thì một hội nghị Trung ương của Việt Quốc lại họp suốt một ngày tại một căn phòng nhỏ ở Ngũ Xã. Buổi họp này, tôi còn nhớ có đủ mặt các anh Vũ Hồng Khanh, Chu Bá Phượng, anh Long, Chấn, Xuân Tùng, Nghiêm Kế Tổ, Lê Ninh và tôi………….
24 25 26 27 28 29
Hà Nội, đầu tháng 6, 1946. Hội nghị đồng ý cử tôi và anh Ninh lên trước đề chuẩn bị và chỉnh đốn lại Đệ Tam Khu. Thành lập bộ Chỉ Huy Đệ tam Khu để thực hiện, tôi được đề cử giữ nhiệm vụ chủ nhiệm chỉ huy Bộ. Sau đó, vì anh Lê Ninh mắc bệnh, phải về Hà Nội chạy chữa. Anh Vũ Hồng Khanh, theo ý kiến của Trung ương, bí mật rời Hà Nội lên Vĩnh Yên để tăng cường ban lãnh đạo. Anh Nguyễn Tường Tam lúc đó còn bận việc ngoại giao. Việc trong chính phủ do anh Chu Bá Phượng và anh Nghiêm Kế Tổ ứng phó. Anh Hoàng Đạo đảm nhiệm liên lạc với các đảng phái khác, tổ chức kết hợp bí mật.434
30 31 32 33 34 35 36 37 38 39
______________ Hoàng xuân Hản, Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt, s.đ.d.,tr.24. P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940-1952, s.đ.d., tr.256, ghi chú 1. 434 Nguyễn Tường Bách, Việt Nam Một Thế Kỷ qua .Chương 30-31. Internet Việt Nam Thư Quán. http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnmn31n343tq83a3q3m3237nnnnn 432 433
VSTK - 3155
1
2
3
4
5
6
7
8
Cũng theo P.Devillers thì Nguyễn Văn Huyền (tiến sĩ Văn chương/Docteur ès Lettres) được kể như là một phái viên chính thức của phái đoàn Việt Nam nhưng lại viết rằng Nguyễn Văn Huyền là một y sĩ/Médecin. Có thể P.Devillers đã lầm tiền sĩ Nguyễn Văn Huyền trong thành phần của đoàn cố vấn với y sĩ Nguyễn Văn Luyện là thành viên chính thức của phái đoàn. Ngoài ra, trong sách của P.Devillers không thấy có tên của Nguyễn Cơ Thạch, Bùi Công Trừng và Trần Đăng Khoa trong số phái viên chính thức của phái đoàn Việt Nam. Về thành phần của phái đoàn Pháp, Hoàng Xuân Hản viết như sau:
9
Phái đoàn Pháp cũng gồm 12 phái viên. Trưởng đoàn thực tế là Max André, một chính khách thuộc đảng MRP, là một trong ba đảng lớn chung quyền tại Pháp, đảng ấy ở về phía bảo thủ, nhất là dựa trên nền tảng đạo Cơ đốc. Chuyên môn chính trị, hoặc đúng hơn là hành chánh, có Messmer, Pignon, Torel, Bousquet. Messmer đã nhảy dù xuống vùng Thái Nguyên ngày 22 tháng 8 với chức ủy viên chính phủ Pháp (nghĩa là Thống đốc Bắc kì trong chế độ thuộc địa) và đã bị công an ta bắt giữ đến tháng 10. Torel nguyên ở trong chính quyền Decoux nhưng đã theo nhóm kháng địch. Pignon là viên cai trị lão luyện cố vấn đắc lực của Cao ủy. Chuyên môn về tài chánh, nguyên có đề tên Bloch-Lainé trong sổ, nhưng sau chỉ còn Gonon. Chuyên môn về kỹ nghệ là hai kĩ sư cầu cống vốn làm việc ở Đông Dương: Bourgoin và Guillanton. Đặc biệt là Bourgoin đã từng chống Decoux và đã trốn sang Trung Quốc. Chuyên môn về quân sự có tướng Salan là một võ quan đã làm việc phòng nhì lâu năm ở Đông Dương và đã cầm đầu ủy ban điều đình binh bị với Trung Quốc và Việt Nam. Gourou, cựu giáo sư ở trường Sarraut ở Hà Nội về môn sử kí và địa dư và tác giả sách LES PAYSANS TONKINOIS, là chuyên nhân về vấn đề văn hoá. Người thứ mười hai là Clarac, cố vấn về ngoại giao cho Cao ủy.435
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
So chiếu với thành phần phái đoàn Pháp do P.Devillers ghi chú nơi trang 256 trong sách Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952 thì thấy không có phái viên d’Arcy (chánh văn phòng Bộ Quân Lực Pháp) và cố vấn giáo dục Ner.435 Ngay từ giây phút mở màn buổi họp chính thức đầu tiên do Nguyễn Tường Tam chủ tọa, Dương Bạch Mai đã đưa điều kiện tiên quyết là Việt Pháp ra ngay một tuyên bố chung về ý nguyện đình chiến để hội nghị tiến hành trong không khí hòa bình. Trưởng phái đoàn Max André từ chối vì cho rằng phái đoàn Pháp không có nhiệm vụ và thẫm quyền thảo luận về vấn đề Nam Bộ mà cũng không phải là một ủy ban kiểm soát đình chiến ở Nam Bộ bởi vì không có chiến sự ở Nam Bộ và chỉ có những cuộc tảo thanh an ninh cảnh sát càn quét băng đảng lưu manh sống ngoài vòng pháp luật để giết người, cướp giựt, gây xáo trộn an ninh và trật tự công cộng. Võ Nguyên Giáp liền lên tiếng nặng nề trả miếng ngay: _____________ 434 435
Hoàng Xuân Hản, Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt, s.đ.d.,tr.tr. 28-29. P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940-1952, s.đ.d., tr.256, ghi chú 1.
VSTK - 3156
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32 33 34 35 36 37 38 39 40
Nói rằng không có chiến sự thù địch ở Nam Bộ là một sự thách thức với sự thật bởi vì hiện có những cuộc tấn công quân sự của Pháp ở khắp Nam Bộ. Việc người Pháp đồng hóa bộ đội khángchiến của Việt Minh không mang giày quân sự ở Nam Bộ với những phần tử lưu manh giết người, cướp giật thì cũng chẳng khác gì nói rằng 50,000 du kích Maquis kháng chiến của nước Pháp Tự Do F.F.I/ Forces Françaises de l'Intérieur (French Forces of the Interior) chống phát xít Đức dưới thời tướng de Gaulle cũng là những phần tử không chính quy. Những đơn vị chiến đấu Việt Nam ở Nam Bộ là bộ đội của Việt Minh, của nước Việt Nam. Và họ võ tuyên bố: “‘Chúng tôi sẽ không buông súng.… Đúng vậy, chúng tôi muốn hòa bình nhưng phải là hòa bình trong tự do và công chính, hòa bình phù hợp với tinh thần của Hiệp định Sơ Bộ 06-03-1946 chứ khôn phải là một nền hòa bình tũi nhục, mất danh dự và nô lệ. . . . Chúng tôi đòi hỏi phải có một ủy ban ngừng bắn đóng trụ sở ở Sài Gòn. Bởi vì tình trạng ô nhục bi thảm nầy cần phải chấm dứt.”436 Rồi bàn đến sự lập các ủy ban. Có bốn ủy ban: Chính trị, Kinh tế và Tài chánh, Quân sự, Văn hóa. Trong mỗi ủy ban, mỗi bên đặt một số người, phái viên và cố vấn; một người có thể dự nhiều ủy ban. Trong mỗi một ủy ban, mỗi bên cử một chủ tịch để lần lượt chủ toạ những buổi nhóm. Về phía Việt Nam thì Võ Nguyên Giáp đều có mặt ở 3 ủy ban quan trọng: ủy ban chính trị, ủy ban kinh tế-tài chánh, ủy ban quân sự trong số 4 ủy ban được 2 bên đề ra.437 Điều nầy cho thấy sự khống chế quyền hạn của họ Võ đối với tất cả các thành viên khác trong phái đoàn Việt Nam. Trái với chỉ thị của HCM trước khi phái đoàn lên đường đi Đà Lạt, Võ Nguyên Giáp từ khởi đầu tới cuối cuộc hội nghị vào ngày 10-051946 (Theo Hoàng Xuân Hản thì buổi họp cuối cùng là ngày 11-051946) đã liên tục khuấy động vấn đề chủ quyền 3 Kỳ, kiểm soát ngừng bắn ở Nam Bộ và vấn đề trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Trong buổi sáng của ngày họp cuối cùng nầy, Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố những lời lẽ cảnh cáo hăm dọa người Pháp như sau: Những chiến sĩ Việt Nam đã từng trãi chịu đựng một cách âm thầm những khốn khổ trong cuộc chiến đấu cho nền độc lập của đất nước mình và họ chỉ chấp nhận một nền hòa bình công chính và danh dự… Với một đất nước cần cù và trong đấu tranh hàng ngàn năm qua, tôi có thể cam đoan với các ông rằng, ngày nào Nam Bộ còn bị tách rời khỏi nước Việt Nam thì tất cả người dân Việt Nam sẽ kháng cự quyết liệt để lấy lại hòa nhập vào lòng quê cha đất tổ. Nếu tiếng nói của chúng tôi không được đáp ứng và sự thỏa thuận không được tôn trọng thì chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm mọi bất trắc có thể xảy ra kể ngay sau nầy… Lịch sử sẽ ____________ 436 437
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940-1952, s.đ.d., tr.257. Hoàng xuân Hản, Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt, s.đ.d.,tr. 28. VSTK - 3157
xác minh sự thật về những lời tuyên bố của chúng tôi. . .” 438
1
2
3
4
5
6
7
Chính họ Võ là kẻ đóng sầm cửa rời bỏ phòng hội nghị một cách quá khích, xem thường nghi thức ngoại giao quốc tế. “Giáp ngồi bên cạnh tôi cạy cựa, coi chừng không thể nín giận được nữa. Bèn đứng phắt dậy, ôm cái cặp nặng, đi chóng ra cửa, trước mặt tất cả các hội viên sửng sốt. Khi ra khỏi cửa rồi, anh đóng cửa cái sầm!”439 Hội Nghị Trù Bị Đà Lạt kể như tan vỡ kể từ lúc nầy. *
_____________________ 438 439
General Vo Nguyên Giap, Unforgettable days. S.đ.d., tr.258 Hoàng xuân Hản, Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt, s.đ.d.,tr. 245.
VSTK - 3158
Phong cảnh Đà Lạt do Hoàng Xuân Hản vẽ trong ‘Một Vài Ký Vãng Về Hội Nghị Đà Lạt’
Hồ Than Thở Đà Lạt (Ảnh của Ông Đặng Văn Thông (1971) đăng trên Tập San Sử Địa số 23-24)
VSTK - 3159
3/ XỨ CỘNG HÒA NAM KỲ & XỨ CỘNG HÒA TÂY NGUYÊN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Trong khi hội nghị trù bị Đà Lạt đang đi vào bế tắt và xảy ra vụ đôi co giữa 2 phái đoàn về vụ Phạm Ngọc Thạch đại biểu CS Việt MinhViệt Minh ở Nam Kỳ, xuất hiện ở Đà Lạt rồi bị chính quyền công an của Pháp bắt giữ thì phái đoàn Hữu Nghị của Quốc Hội Việt Nam440 do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đang được Hội Đồng Lập Hiến của nước Pháp tiếp đãi ở Paris. Để đáp ứng, Hội Đồng Tư Vấn của chính quyền thuộc địa Pháp ở Nam Kỳ cũng nhanh chóng phái đi một phái đoàn hữu nghị sang Paris do đại tá Nguyễn Văn Xuân và đốc phủ sứ Đặng ngọc Chấn cầm đầu. Ngay sau khi hội nghị trù bị ở Đà Lạt tan vỡ, ngày 18-5-1946 d’Argenlieu ra Hà Nội gặp HCM và đây là lần đầu tiên một cao ủy Pháp ở Đông Dương đặt chân lên lãnh thổ Bắc Kỳ. Chuyến ra Bắc nầy của cao ủy Pháp có mục đích khuyến dụ HCM và phái đoàn Việt Nam đình hoãn chuyến đi sang Paris vào cuối tháng 05-1946 với lý do là nước Pháp đang tiến hành bầu cử một quốc hội lập hiến mới vào đầu tháng 6-1946 và vì có thể sẽ rơi và tình trạng vô chính phủ trong giai đoạn nầy đồng thời d’Argenlieu cũng thông báo với chính quyền Việt Nam về việc không thể nào tránh được sự thành lập một Xứ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị. Chủ trương thành lập Một Xứ Cộng Hòa Tự Trị ở Nam Kỳ là tàn dư của chính sách thực dân thuộc địa lỗi thời mà cao ủy Đông Dương d’Argenlieu cố tình tiếp tục bám víu kể từ khi đương sự nhậm chức dưới thời của tướng De Gaulle và bắt đầu manh nha thành hình ngay sau khi Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946 được ký kết. Hoàng Xuân Hản đã ghi lại manh nha nầy như sau: Quả vậy, ngày 12 tháng 3 (1946), cơ quan tối cao mà chính sách thực dân đã tái lập ở Sài Gòn, là Hội đồng Tư vấn Nam kì, đã nhóm họp dưới quyền uỷ viên Pháp Cédille, Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh đặt một đề nghị sửa soạn lập xứ Nam Kì tự trị. Lời đề nghị dịch ra tiếng Việt theo báo Tân Việt (Sài Gòn, số 36, ngày 13 tháng 3-1946, nghĩa là đúng một tuần sau ngày kí Hiệp định sơ bộ) như sau:
25 26 27 28 29 30
31 32 33
- Nghĩ vì trong bản tuyên ngôn ngày 24-3-1945, chính phủ Pháp đã nhìn nhận một cách chánh thức nền tự trị của mỗi xứ trong Liên bang Đông Dương, nghĩa là có xứ Nam kì. ____________ Thành phần của phái đoàn Hữu Nghị nầy gồm có: Phạm Văn Đồng (trưởng đoàn), Trần Ngọc Danh, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Luân, Trịnh Quốc Quang, Tôn Đức Thắng, Huỳn Văng Tiểng, Hoàng Tích Trí, Nguyễn Tấn Gi-Trọng (J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr. 198). 440
Nguyễn Tấn Gi-Trọng Dương Đức Hiền Hoàng Tích Tri (Nguồn: lấy xuống từ Internet) VSTK - 3160
- Nghĩ vì bản sơ ước Pháp - Việt vừa kí kết ngày 6-3-1946 ở Hà Nội không nói rõ rằng bản sơ ước chỉ áp dụng cho hai xứ Bắc và Trung kì, và tiếng Việt Nam dùng trong bản sơ ước có thể khiến cho người ta hiểu lầm là có xứ Nam kì trong đó, vì từ trước đến giờ, tiếng "Việt Nam" ấy vẫn dùng để chỉ cả ba kì: Bắc, Trung, Nam; - Nghĩ vì bản sơ ước ấy có nói qua sự mở một cuộc trưng cầu dân ý ở Nam kỳ, mà Hội đồng tư vấn Nam kỳ chưa được hỏi ý kiến; nghĩ vì dân chúng Nam kỳ rất xôn xao bất bình vì những lời trong bản sơ ước ấy vẫn còn mờ ám, nó có thể làm người ta tưởng lầm rằng quyền của dân chúng Pháp Việt ở Nam kỳ không còn nữa; - Nghĩ vì xứ Nam kỳ đã 6 tháng nay bị tàn phá vì sự đô hộ của Việt Minh, nên nay không thể cực lực phản đối sự gia nhập vào khối Việt Nam, mà xứ Nam kỳ phải đưa về cho những kẻ sát nhơn rồi sự tuyên truyền, sự hăm dọa của chúng sẽ làm cho sai cả cuộc trưng cầu dân ý; Cho nên chúng tôi mong rằng: 1.- Vị đại diện của nước Pháp ở Đông Dương sẽ công bố chính thức rằng bản sơ ước 6-3-46 sẽ để cho xứ Nam kỳ hoàn toàn tự trị. 2.- Theo đúng với quyền dân tự định đoạt, xứ Nam kỳ phải được tự do định lấy những điều kiện về chính trị, không được cưỡng bách, bất cứ do lệnh ai. 3.- Sự trưng cầu dân ý sẽ không tránh khỏi mờ ám, lộn xộn nếu các điều kiện cần yếu về trật tự và yên ổn chưa được lập lại đàng hoàng trong xứ, để có thể xét tánh danh hạnh kiểm của những người bỏ thăm, mà trong cuộc loạn lạc vừa qua, giấy tờ và sổ bộ đã bị đốt phá đi mất nhiều. Và cần phải có phương sách đảm bảo sự tự do kín đáo của lá thăm và sự thành thật trong khi dọ ý kiến dân. Kí tên: Béziat, Clogne, Bazé, Nguyễn Văn Thinh, Trần Tấn Phát, Trần Thiện Vàng, Nguyễn Tấn Cường, Lê Văn Định. Báo Tân Việt còn ghi rằng: "Bản đề nghị đọc xong, ông Cédile, chủ tịch, xin hội đồng bỏ thăm. Kết cục, bản đề nghị của ông Thinh được đa số tán đồng với 9 thăm chống 1".441
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
* Nỗ lực của d’Argenlieu trì hoãn chuyến đi của HCM cùng với phái đoàn Việt Nam sang Pháp không thành công.Tuy nhiên viên quan cao ủy nầy nhất định giữ chặt ý đồ của mình bởi vì với một xứ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị trong vòng đai kiểm soát của người Pháp thì phái đoàn Pháp sẽ có được một ưu thế tốt nhất trong cuộc thương lượng với Việt Nam ở Paris. Chính phủ lâm thời của xứ Nam Kỳ nầy sẽ có trách nhiệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý ở Nam kỳ bởi vì nếu cứ theo sự quy định chung chung không rõ ràng của Hiệp Định Chính Trị Sơ Bộ Pháp - Việt ký kết ngày 6-3-1946 và nếu vì bất cập trong việc tổ chức trưng cầu dân ý khiến cho quyền lực của người Pháp ở Nam Kỳ bị loại trừ, thì không phải chỉ có Nam Kỳ mà cả Liên Bang Đông Dương và vùng bán đảo Đông Dương __________ 441
Hoàng Xuân Hản, s. đ.d., tr.tr. 12-13.
VSTK - 3161
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
tài tranh cử ở Pháp chú trọng không ít vấn đề tương lai của Nam Kỳ thuộc Pháp thì ngay trên hiện trường Đông Dương, Cộng Sản Việ Minh đang gia tăng những hoạt động khủng bố, phá hoại ám sát ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ khiến cho d’Argenlieu không thể chờ đợi lâu hơn nữa442 và thả lỏng cho ủy viên Cộng Hòa Pháp Quốc ở Nam Kỳ Jean Cédile tự do hành động: Từ 07- 05- 1946, Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ ủy nhiệm bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập một chính phủ và ký kết với Ủy viên Cộng Hòa Pháp một thỏa hiệp nhìn nhận xứ Nam Kỳ Tự Trị giống như trường hợp của ‘xứ Bắc Kỳ Tự Do’ sau khi Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946 được ký kết giữa HCM, Vũ Hồng Khanh và J.Sainteny ở Hà Nội. Ngày 10-051946, Nguyễn Văn Thinh bí mật lên ĐàLạt gặp cố vấn chính trị của Pháp Pignon để bàn thảo về việc thành lập chính phủ Nam Kỳ. Ngày 22-51946, khi d’Argenlieu từ Hà Nội trở về thì thành phần nội các chính phủ Nam Kỳ của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh ở Sài Gòn đã thành hình và chờ chính phủ Pháp ở Paris công nhận. Paris không đáp ứng vì đang bận bịu việc bầu cử quốc hội và chính phủ mới. Không thể chờ đợi lâu hơn vì phái đoàn HCM ở Bắc Kỳ sẽ lên đường sang Pháp vào ngày 31-05-1946. D’Argenlieu tự quyền hành động bằng cách chấp nhận để cho chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ Béziat tuyên bố vào ngày 30-05-1946 sự thành lập chính phủ của bác sĩ Thinh như là một chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị có “chính phủ riêng, quốc hội riêng, quân đội riêng, tài chánh riêng, nằm trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp với điều kiện là chính phủ nầy sẽ được cơ quan hiến định của Pháp công nhận” 443 giống như trường hợp của ‘xứ Bắc Kỳ Tự Do’ sau khi Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946 được ký kết giữa HCM, Vũ Hồng Khanh và J.Sainteny ở Hà Nội. Ngày 01-06-1945, trước một số đông dân chúng ở Sài Gòn mà 2/3 là kiều dân và quan binh người Pháp tại công trường trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, lễ ra mắt Chính phủ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự được cử hành. Thành phần nội các chính phủ nầy như sau: Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ: Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng quân đội trong nước: Nguyễn Văn Xuân Bộ trưởng Tư pháp: Trần Văn Tỷ Bộ trưởng Công chánh: Lương Văn Mỹ Bộ trưởng Tài chánh: Nguyễn Thành Lập Bộ trưởng Công Nông: Ung Bảo Toàn Bộ trưởng Giáo dục: Nguyễn Thành Giang Thứ trưởng An ninh nội chính: Nguyễn Văn Tâm Thứ trưởng Công an Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn: Nguyễn Tấn Cường. Cố vấn: Hồ Biểu Chánh444
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
______________ 442 443 444
Philippe Franchini, LesGuerre d’Indochine, s. đ.d.tập I, tr. 461. P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à1952, s. đ.d.,tr.tr. 267-270. P.Devillers, -nt, tr. 270.
VSTK - 3162
5
Ngày 3-6-1946, ủy viên Cộng Hòa Pháp Quốc ở Nam Kỳ Jean Cédile ký kết với thủ tướng chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Nam Kỳ Tự trị Nguyễn Văn Thinh một Tạm Ước mà nội dung cho thấy là Xứ Nam Kỳ Tự Trị và chính phủ Nguyễn Văn Thinh chỉ là sản phẩm và công cụ quyền lực của tập đoàn thực dân mới Pháp ở Nam Kỳ.445
6
Ngày 05-06-1946 từ Paris, Moutet gửi điện tín cho d’Argenlieu:
1
2
3
4
1. Hội Đồng Liên Bộ họp ngày 4 tháng 6 phê chuẩn những quyết định của Ông về thân thế chính trị của Nam Kỳ. Hội Đồng mong muốn mãnh liệt rằng phải có một chính phủ Nam Kỳ tự trị để bảo vệ quyền lợi của người dân Nam Kỳ nhưng cần yếu là chính phủ ấy bao gồm những thành phần đại diện thực sự của các tầng lớp dân chúng và hình thành từ dân chúng . Trong mọ tình huống, chính phủ nầy không thể bị xem như là sự sáng tạo của chính quyền Pháp hoặc như là một tấm bình phong che dấu quyền lực của người Pháp. Bản chức kêu gọi Ông cần lưu ý bổn phận của các chức quyền Pháp là họ phải thực sự hành xử một cách trung lập trong cuộc bàn luận về sự tách biệt chính phủ Hà Nội với Nam Kỳ để người Pháp chúng ta không bị quy trách là vi phạm tinh thần hiệp định thư ngày 6 tháng 3 về việc quy định một cuộc trưng cầu dân ý chung cho 3 Kỳ. Bầu cử tự do và ngay thẳng sẽ khả quan hơn cho quyền lực của Chính phủ Nam Kỳ vì chính phủ nầy là đại diện của dân chúng và an ninh trật tự sẽ dược tái lập toàn vẹn.446
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41 42 43 44 45
Võ Nguyên Giáp viết rằng ngày 1-6-1946 tức là một ngày sau khi HCM và đoàn tùy tùng lên đường sang Pháp (31-5-1946) thì cái gọi là chính phủ Cộng hòa Nam kỳ do bác sĩ Thinh làm thủ tướng được tuyên bố thành lập ở Sài Gòn chỉ là kết quả của một thỏa ước ký kết giữa những người đại diện nước Pháp và Cộng Hòa Nam Kỳ, lập lại từng chữ Điều I của Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-3-1946. Một bản phụ ước kèm theo để lộ cho thấy bản chất bù nhìn của chính phủ lâm thời Cộng Hòa Nam Kỳ bởi vì chính phủ nầy trên thực tế phải chịu đặt dưới ‘sự cố vấn’ của một người Pháp do đích thân ủy viên Cộng Hòa Pháp Quốc ở Nam Kỳ Jean Cédile đảm nhiệm trong lãnh vực an ninh đối nội và đối ngoại của Cộng Hòa Nam Kỳ. Võ Nguyên Giáp còn viết rằng D’Argenlieu không dừng lại ở đây mà còn ra chỉ thị cho tướng Valluy vào ngày 25-6-1946 thông báo cho chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa Bắc Kỳ biết rằng, như đã được bàn thảo trước đây với HCM ở Hà Nội trong cuộc hội kiến trước đây, Cao Ủy Pháp ở Đông Dương đã ra lệnh cho quân binh Pháp tiến chiếm vùng Cao Nguyên của người Mọi (Pleiku-Kontum). Theo sự tố giác của họ Võ thì đây là bước đầu trong ý đồ của người Pháp thành lập một xứ Cộng Hòa Tây Kỳ.447 Thực vậy, vào ngày 8-5-1946 tức là trước ngày hội nghị trù bị Đà Lạt tan vỡ, D’Argenlieu đã gửi thư yêu cầu tướng Leclerc trong thời hạn ngắn nhất dự thảo một kế hoạch nhằm giải quyết nhanh chóng tiến trình Bắc tiến của quân đội Pháp xuất phát từ hai tỉnh _____________________
Allan W.Cameron, Viet Nam Crisis, s.đ.d., tr.tr. 80-82, tài liệu số 38, bản dịch Anh ngữ. P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 189-190. 447 Gen. Vo Nguyên Giap, Unfogettable Days, s.đ.d., tr.tr.277-278. 445 446
VSTK - 3163
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Pleiku và Kon-Tum bởi vì theo D’Argenlieu thì người Pháp cần phải bành trướng quyền lực của họ ở Trung Kỳ phía trên vĩ tuyến 16, đặc biệt là các xứ Mọi ở vùng Cao nguyên Trung Kỳ. Tướng Leclerc e ngại rằng kế hoạch nầy sẽ tạo khó khăn với Việt Nam. Theo tướng Leclerc thì vấn đế khẩn cấp nên lo hiện giờ là sự rút lui của quân Trung Hoa ở Bắc Kỳ. Ngày 14-5-1946, d’Argenlieu lên Ban Mê Thuột chủ trì Đại Lễ Tuyên Thệ Trung Thành của những Tộc trưởng người Mọi.448 Và như đã kể, ngày 25-6-1946, d’Argenlieu ra lệnh cho tướng Leclerc đưa quân Pháp tiến chiếm Pleiku và Kontum, tiến xuống tận phía Đông đồi An Khê để xuống vùng Qui Nhơn và tướng Valluy ở Bắc Kỳ đã mang công hàm của d’Argenlieu về việc nầy cho Chính phủ Việt Nam ở Hà Nội. Tiếp tục hành động bành trướng quyền lực của người Pháp ở Đông Dương, ngày 27/5/1946, cùng một ngày với việc thành lập xứ Cộng Hòa Nam Kỳ Tự Trị, D’Argenlieu thiết đặt “Phủ Uỷ Viên phụ trách các Dân Tộc Miền Núi ở Nam Đông Dương” (Le Commissariat des Populations Montagnardes du Sud-Indochinois/ P.M.S.I.).449
4/ VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG NHỮNG NGÀY KHÔNG CÓ HỒ CHÍ MINH 17
1/ Đối phó với Thực dân Thuộc địa
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Trước khi lên đương đi Pháp, ngày 27-5-1946 HCM đã cố gắng thành lập một tổ chức chính trị mới có tên là Mặt trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam gọi tắt là Liên Việt nhằm quy tụ toàn dân Việt Nam thực hiện mục tiêu Độc Lập và Dân Chủ không kỳ thị sắc tộc, không phân biệt tôn giáo, giai cấp hay đảng phái nhưng dĩ nhiên là do đảng Cộng Sản Việt Minh chỉ đạo và HCM là chủ tịch danh dự. Trong hành phần Ban Chấp hành Mặt trận Liên Việt chỉ có Huỳnh Thúc Kháng (Trung lập), Ngô Tự Hà (Công Giáo thân Cộng) và Nguyễn Tường Long (VNQDĐ) là không phải là người của Việt Minh. Huỳnh Thúc Kháng được chỉ định quyền chủ tịch khi HCM vắng mặt. Chỉ thị của họ Hồ là: đoàn kết không được chia rẽ, kỹ luật, triệt đễ tuân lệnh chính quyền, tiết giảm tối đa để thoát khỏi thiếu hụt, đói kém và hợp tác với người Pháp.450 HCM đi rồi thì kẻ lãnh đạo đảng CSVM còn lại nấm giữ quyền lực
31
______________________
P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.183. Philippe Franchini, Les Guerres d’Indochine, s.đ.d.tập I, tr.462. Cũng xem P.Devillers, Histoire du Việt Nam… s. đ.d., tr.tr.273-274 450 Gen.Vo Nguyên Giap, Unfogettable Days, s.đ.d., tr.272. 448 449
VSTK - 3164
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
chính trị, quân sự trong nước trên thực tế không phải là Trường Chinh nhưng chính là Võ Nguyên Giáp, người đang thu tóm trong tay cả một guồng máy cảnh sát, công an và quân đội của CSVM. Kể từ lúc giận dữ đóng sầm cửa bỏ ra khỏi phòng Hội Nghị Trù Bị Đà Lạt thì bản chất ‘diều hâu’ của Võ Nguyên Giáp đã được bộc lộ một cách cao ngạo hung hản, công khai và dứt khoác. Quyền chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng chỉ là một nhân vật trung lập theo kiểu đón gió ăn theo không có thực quyền so với HCM và Võ Nguyên Giáp của CSVM. “Một ngày sau khi hội nghị Đà Lạt kết thúc, tờ báo L’Entente xuất bản ở Hà Nội viết: “Thực chất thất bại của hội nghị trù bị là kết quả điều hành của Phó trưởng đoàn Việt Nam Võ Nguyên Giáp – một bộ trưởng cộng sản”.451 Dĩ nhiên đây là một cái nhìn của một tờ báo của người Pháp ở Hà Nội nhưng nếu cứ thẳng thắn quan sát và nhận định thì sẽ thấy rằng trong khi hầu hết những nhân vật quan trọng vắng nhà thì chỉ còn có Võ Nguyên Giáp là kẻ có nhiều khả năng và quyền lực hơn hết ở Hà Nội để đối phó với vấn đề mất còn của đảng Cộng Sản Việt Minh. Nhân cách mạnh bạo, liều lĩnh và háo thắng của họ Võ đã lấn lướt bao trùm hội nghị trù bị Đà Lạt không cần đếm xỉa gì tới sự hiện diện của trưởng đoàn Việt Nam Nguyễn Tường Tam và cao ủy d’Argenlieu của Pháp. Sau khi Hội nghị trù bị Đà Lạt tan vỡ, Giáp trở về Hà Nội đã không bị bất cứ một quyền lực nào, trong và ngoài đảng CSVM, kể cả HCM lúc đó đang chờ ngày để đi Pháp, lên tiếng phê phán hoặc khiển trách mà chỉ biết’ nghe sao, hay vậy” theo tường trình của đương sự. So sánh HCM thì Võ Nguyên Giáp là kẻ khuấy động và phô trương một cách công khai còn HCM là một diễn viên hòa bình ‘thiên tài trên sân khấu chính trị’ nhưng lại không có uy thế quân sự như Võ Nguyên Giáp. Sau ngày lên đường của HCM và phái đoàn, Võ Nguyên Giáp đã chịu khó nghe theo lời căn dặn của HCM để tự chế không khởi sự trước để gây hấn với người Pháp, giữ một thái độ ôn hòa để làm hậu thuẫn cho phái đoàn của HCM đang chuẩn bị đàm phán ở Paris nhưng vẫn âm thầm sắp xếp, tăng cường và củng cố lực lượng bộ đội Việt Minh ở Bắc Kỳ: Võ Nguyên Giáp không muốn bị mang tiếng là kẻ phá hoại Hòa Bình đến hai lần. Phía ‘đối phương’, tướng Pháp Valluy thay thế tạm thời giữ chức Ủy Viên Cộng Hòa Pháp Quốc ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ cũng tỏ ra hòa hoãn, hợp tác và thân thiện trong khi J.Sainteny sang Pháp chăm sóc cho phái đoàn của HCM.452 Lần nầy chính là phía người Pháp khởi xuất gây bất ổn xáo động ở Hà Nội : Ngày 25-6-1946 quân Pháp ở Hà Nội đã tự tiện không thông báo trước tiến chiếm phủ Toàn quyền ở Hà Nội trong khi bộ chỉ huy Tổng hành dinh của tướng Lư Hán chưa rời khỏi nơi nầy. Kế đó, ___________________ 451
452
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/170626/Default.aspx P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.tr. 272-273. VSTK - 3165
1
2
3
4
5
6
7
8
vào ngày 26-6-1946 tướng Valluy thừa hành lệnh của d’Argenlieu đến Bắc Bộ Phủ để trao công hàm cho chính phủ Việt Nam, tức là phải trao tới tay quyền chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng - chứ không phải trao cho Võ Nguyên Giáp- về việc quân lực Pháp ở Nam Kỳ đã tiến chiếm hai tỉnh Pleiku-Kontum trong mưu đổ của họ thành lập một xứ Cộng Hòa Tự Trị Tây Kỳ ở vùng cao nguyên Trung Kỳ. Võ Nguyên Giáp đã kể lại về việc tướng Valluy mang công hàm thông báo nầy của Cao Ủy Đông Dương gửi đến phủ chủ tịch như sau: On the morning of June 26, while working in the Bac Bo Palace, I was informed that General Valluy had come and asked to see me. On entering valluy gave a salute, then said at once: “ I come as a soldier executed an order from my superiors. I have a note to transmit to Vietnamese government.” .............. .............. “Give me the note, please.” I said.
9 10 11 12 13 14 15 16
He handed me the note and stood waiting. It was a brief communication, addressed to the acting president of the DRVN: “As he had already informed President Ho Chi Minh when he was in Hanoi, the French High Commissioner in Indochina, Admiral D’Argenlieu, has given orders to the French army to occupy the Moi highlands (Tây Nguyên).”
17 18 19 20 21
It seemed to me that Valluy observed me attentively while I was reading the note. This is the move from the crafty unfrocked priest. I said to Valluy.
22 23 24
“If you have come here only to discharge the mission given you by yours superiors, your task is fulfilled.”
25 26
He left.453
27
*Khảo luận:
28
- Võ Nguyên Giáp viết: tướng Valluy đã đến để xin gặp tôi. (General
29 30
Valluy had come and asked to see me.)
32
- Võ Nguyên Giáp viết lại nguyên văn lời phát biểu của Valluy: “Tôi có một công hàm để chuyển đến Chính Phủ Việt Nam.” (“I have a note to
33
transmit to Vietnamese government.”
31
- Võ Nguyên Giáp bảo: “Hãy đưa tờ công hàm cho tôi.” (“Give me
34 35
36
37
38
the note, please.” I said.)
- Và trước ánh mắt quan sát châm chú của Valluy, Võ Nguyên Giáp đã tự tiện ngang nhiên xé bì thư ra để đọc tờ công hàm: It seemed to me that Valluy observed me attentively while I was reading the note. - Võ Nguyên Giáp viết tướng Valluy đến phủ chủ tịch để gặp Giáp. ___________ 453
Gen.Vo Nguyen Giáp, Unforgettable Days, s đ.d., tr.tr.277-278.
VSTK - 3166
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Sau khi đọc xong bức công hàm, Võ Nguyên Giáp đã cao ngạo dùng cung cách một kẻ bề trên đầy uy quyền của chính phủ Việt Nam để đuổi khéo tướng Valluy: “Nếu Ông tướng tới đây thi hành nhiệm vụ theo lệnh các cấp trên của ông để trao gửi công hàm nầy thì nhiệm vụ của Ông tướng đã được hoàn tất.” -
- Võ Nguyên Giáp viết tướng Valluy đến phủ chủ tịch để gặp Giáp. Điều nầy thật khó có thể chấp nhận bởi vì tướng Valluy đã nói rõ là mang bức Công Hàm trao cho chính phủ Việt Nam và như thế người tiếp nhận công hàm chỉ có thể là chính đích thân quyền chủ tịch chính phủ Huỳnh Thúc Kháng hoặc ngoại trưởng của chính phủ Nguyễn Tường Tam. Hai người nầy ở đâu? Hành động xé bì thư, rồi ngang nhiên đọc nội dung bức công hàm là một việc làm trái với tục lệ ngoại giao và vượt quá hệ thống hành chánh một cách cố ý khiến cho tướng Valluy phải sững sờ ngạc nhiên nhìn Võ Nguyên Giáp ‘một cách châm chú’. - Cung cách ăn nói của Võ Nguyên Giáp để đuổi khéo tướng Valluy còn có ý nghĩa một hình thức truyền đạt rằng Võ Nguyên Giáp vào lúc nầy là kẻ quyết định tất cả và nếu người Pháp muốn gì với chính phủ Việt Nam thì họ phải bàn bạc trực tiếp với Võ Nguyên Giáp chứ không ai khác. - Khách quan mà xét thì vào thời điểm mà nước Việt Nam đang bị địch thù bao vây tứ phía, thù trong, giặc ngoài, tay sai của Tàu, của Pháp nối giáo cho kẻ xâm lược thì rõ ràng là không còn ai khác có khả năng như Võ Nguyên Giáp để đối phó với tình hình chỉ mành treo chuông trong khi ‘nhà ảo thuật sư tổ có thể lôi ra một con thỏ từ một cái nón’454 HCM vắng mặt. Phải đợi lệnh của Huỳnh Thúc Kháng? Hay phải chờ hợp bàn với ngoại trưởng thù địch Nguyễn Tường Tam? Hỏi tức là đã trả lời. - Có thể cho rằng Võ Nguyên Giáp là diều hâu háo chiến, háo thắng và vượt quyền nhưng không thể trách cứ quá nặng nề một người tuổi trẻ với một bầu nhiệt huyết trung kiên và lòng tự tôn dân tộc hiếm có như thế kể từ thời Trần Quốc Toản trong lịch sử của nước Đại Nam. Thực dân Pháp e ngại và lo sợ Võ Nguyên Giáp đầy sát khí và mạo hiểm nhiều hơn là phải đối phó với với những mưu chước ảo thuật của Hồ Chí Minh. - Mặc dù sau khi nhận được Công Hàm đầy cao ngạo háo chiến của d’Argenlieu đề ngày 26-6-1946, nhưng Võ Nguyên Giáp đã phản kháng một cách tự chế qua hình thức kêu gọi dân chúng biểu tình, bãi thị, đình công một cách ôn hòa vào ngày 27-6-1946 để phản đối hàng loạt ‘việc đã rồi’ do những người Pháp ở Đông Dương tạo ra tức là họ Võ cũng đã _________ 454
Charles Fenn, Ho Chi Minh, A biographical introduction, s đ.d., tr.97. VSTK - 3167
3
phải tự chế nghe theo lời khuyến dụ của HCM trước khi họ Hồ lên đường sang Pháp nhằm tạo một bầu khí thuận lợi và hữu nghị cho Hòa đàm sắp tới ở Paris.
4
2/ Đối phó với những đảng phái người VN theo chân Hoa quân nhập Việt
1
2
*
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Ngay kể từ lúc HCM và đoàn tùy tùng Việt Nam lên đường sang Pháp để mở cuộc Hòa đàm chính thức ở Paris thì những đảng phái Việt Nam theo chân quân Trung Hoa nhập Việt bắt đầu gia tăng những hoạt động quân sự và tuyên truyền chống đối đảng Cộng Sản Việt Minh. Ám sát, bắt cóc, cướp giật gia tăng dưới nhiều hình thức. Các đảng phái Việt Nam được Hoa quân yểm trợ tố giác chính quyền của Hồ Chí Minh là đầu hàng, phản bội, khích động quần chúng bạo động, gây thù hận, ám sát người Pháp và Việt gian ở Bắc Kỳ, bằng đủ mọi cách hạ uy thế đảng CSVM nhất là nhắm vào những thành phần CSVM trong nội các chính phủ Việt Nam ở Bắc Kỳ. Cảnh vệ của chính quyền không hiểu vô tình hay cố ý làm ngơ hoặc là vì không đủ khả năng gìn giữ an ninh trật tự công cộng cho nên đã để xảy ra vụ mưu toan ám sát một chỉ huy của phái bộ Anh Quốc ở Hà Nội là thiếu tá Simpson Jones vào ngày 18-61946 gây sự chú ý của dư luận quốc tế, tạo ảnh hưởng xấu cho uy thế Việt Nam trong cuộc hòa đàm đang diễn ra ở Pháp. Là một người quyền lực hạng nhất trong Tổng Bộ ĐCSVM, Võ Nguyên Giáp đã phải cho đăng tãi một bài Xã Luận trên báo Cứu Quốc số ra ngày 19-6-1946 nhằm kịch liệt lên án ‘bọn phản động’ gây rối loạn đồng thời cũng là để tiếp tục giữ tình trạng hòa hoãn với người Pháp:455 Về phía Việt Nam, điều quan trọng là chúng ta cần loại trừ những hành động có tính cách làm hại mối thông cảm Pháp-Việt. Chúng ta không nên quên rằng hiện giờ bọn phản động đang tìm đủ mọi cách để phá hoại sự hợp tác giữa hai dân tộc. Chính là bọn chúng đã gây ra những biến cố. Hậu quả là nếu chúng ta giao động vì không tuân thủ kỹ luật do chính phủ đề ra, chúng ta sẽ tự mình rơi vào bẫy của bọn phản động đang rình rập chúng ta…. Chúng ta bày tỏ hy vọng rằng người Pháp sẽ không căn cứ vào một vài trường hợp đáng tiếc đã xảy ra để suy định không đúng về thái độ của nhân dân Việt Nam. Bằng bất cứ cách nào, người Việt Nam và người Pháp, dù bất kỳ trong tình huống nào, không nên chuyện bé xé to quá mức những sự việc bởi vì nếu như thế thì tình hữu nghị giữa hai dân tộc sẽ có thể bị sụp đỗ.
24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
37
38
39
Kể từ ngày 15 tháng 12 năm 1945, ở phố Jambert, khu Ngũ Xã (Hà Nội), thi hành chỉ thị của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh, những đảng Việt Nam theo đoàn quân Trung Hoa nhập Việt là ________ 455
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.276.
VSTK - 3168
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36 37 38 39 40 41
Việt Nam Quốc dân đảng (Vũ Hồng Khanh), Đại Việt Quốc dân đảng (Trương Tử Anh) và Đại Việt Dân Chính đảng (Nguyễn Tường Tam) phải hợp nhất thành một tổ chức mới, gọi chung là Việt Nam Quốc dân đảng, với Trương Tử Anh làm Chủ tịch, Vũ Hồng Khanh làm Bí thư trưởng và Nguyễn Tường Tam làm Tổng thư ký. Phần chỉ huy tối cao bí mật có: Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ và Nguyễn Tường Tam. Tại Hà Nội, Việt Nam Quốc dân đảng ra tuần báo Chính nghĩa và nhật báo Việt Nam. Khi quân binh của tướng Lư Hán bắt đầu rút lui thì lực lượng quân sự của VNQDĐ liền tiến chiếm những vị trí đồn trú bỏ lại của quân Trung Hoa ở vùng Trung Du Bắc Kỳ Cao-Bắc- Lạng để thành lập một khu giải phóng riêng của họ. Thấy những hoạt động quân sự nầy của VNQDĐ là mối đe dọa nghiêm trọng và cũng nhân tiện trừ bớt một mối hậu họa để rãnh tay mà đối phó với một đối thủ mạnh bạo hung hản hơn cho nên VMCS phải hành động để ngăn chận bằng cách cũng nhanh chóng tiến chiếm những vị trí đồn trú mà quân Trung Hoa bỏ lại ngay sau khi rút lui khỏi các thị trấn và làng mạc đồng thời hành quân bình định khu giải phóng mới của VNQDĐ ở Phủ Lạng Thương và Lạng Sơn. Chính đích thân Võ Nguyên Giáp đã đến thanh sát chiến trường nầy vào ngày 2-7-1976.456 Có một điểm rất đáng chú ý ở đây là người Pháp đã bỏ mặc để CSVM mang gánh nặng diệt trừ các lực lượng quân sự của VNQDĐ và Việt Cách để rồi ngay sau đó lấy lý do thay thế quân Trung Hoa, quân Pháp sẽ đến để thi hành điều gọi là tiếp thu các vị trí của quân Trung Hoa đồn trú mà Việt Minh vừa tái chiếm từ VNQDĐ và Việt Cách. Điều nầy cho thấy tình trạng hợp tác hữu nghị giữa một bên là CSVM và một bên là thực dân thuộc địa Pháp chỉ là hình thức giả tạo mà cả hai bên đều xử dụng để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy mô có thể sẽ xảy ra trong tương lai rất gần. Căn cứ trên hiệp định chính trị sơ bộ 6-3-1946 và thỏa ước quân sự chi tiết 3-4-1946 thì hai bên phải có những ủy ban quân sự liên hợp kiểm soát để kiểm tra việc thi hành hai thỏa hiệp nầy. Tuy nhiên, ủy ban nầy chỉ có ở Hà Nội còn các vùng xa, các vùng biên giới Hoa-Việt, các vùng xôi đậu thì lại chưa có thể tổ chức được do đó việc di chuyển quân Việt hay Pháp để thay thế quân Trung Hoa đã được tự tiện tiến hành mà không thông qua sự chấp thuận của ủy ban liên kiểm quân sự hai bên 48 giờ trước khi chuyển quân: Điều khoản III thỏa ước quân sự 3-4-1946 quy định: Pour chaque mouvement des troupes franҫaises ou vietnamiennes de relève, les ordres après élaboration avec la Délégation Vietnamienne à l’échelon commandement supérieur seront remis à cette déldégation au moins 48 heures à l’avance. Ils devronr fixer la date, l’itinéraire et les modalités du mouvement. Le gouvernment vietnamien avisera la population ____________ 456
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.276. VSTK - 3169
pour parer dans la mesure du possible à ces incidents. Pour ce qui concerne les villes frontières, étant donné les difficultés locales, les troupes franҫaises doivent tenir le plus prend compte des modalités recommandées par le gouvernement vietnamien.
1 2 3 4
Mỗi lần quân thay thế Pháp hay Việt di chuyển, sau khi có sự bàn thảo của phái đoàn Việt nam trong Ủy Ban chỉ huy tối cao, thì lệnh chuyển quân đó phải được thông báo cho phái đoàn này ít nhất là 48 giờ trước. Lệnh đó phải ghi rõ ngày giờ, hành trình và thể thức di chuyển. Chính phủ Việt nam thông tri cho dân chúng được rõ để tránh những sự đáng tiếc có thể xảy ra vì những diễn biến của sự chuyển quân nầy. Riêng tại những thị trấn biên giới, vì những khó khăn địa phương, quân đội Pháp phải chú trọng đến những thể thức di chuyển do chính phủ Việt nam đề nghị.
5 6 7 8 9 10 11 12 13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Cả hai bên Pháp-Việt không bên nào thi hành nghiên chỉnh điều khoản III kể trên bởi vì phía nào cũng lo giành đất cắm cờ, tạo ra sự đã rồi để có thể chiếm ưu thế nơi bàn hội nghị và nới rộng địa bàn hoạt động quân sự khi có chiến tranh. Phía Việt Nam có sẽ lập luận rằng quân Trung Hoa rút đi thì quân Việt Nam đến lấy lại những vùng tạm chiếm của họ vì các vùng đó là thuộc chủ quyền của nước Việt Nam. Người Pháp cũng có thể lập luận rằng các vùng đó thuộc chủ quyền bảo hộ của người Pháp trước đây và hơn nữa chính quyền Trung Hoa đã thỏa thuận để cho quân Pháp vào trám chỗ khi quân Trung Hoa rút lui khỏi Bắc Kỳ. Ngoài ra, Thỏa ước chi tiết quân sự kể trên cũng quy định một cách chiếu lệ rằng: ‘Việc phân chia những đồn trại giữa quân đội thay thế Pháp và Việt và quân số trong vùng biên giới sẽ được định đoạt sau. Các đồn biên giới là Móng cáy, Lạng sơn, Cao bằng, Hà giang, Lào kay, Lai châu. Do đó mạnh ai nấy làm, cần gì phải theo quy ước đã thỏa thuận. Tình hình chỉ tạm ổn nhưng nơi vùng biên giới Hoa Việt và ở Bắc Sơn, nhóm VNQDĐ và Việt Cách vẫn còn tiếp tục gây náo động quân sự. Trong vùng nội vi và ngoại ô Hà Nội mặc dù có những toán tuần cảnh hỗn hợp Việt-Pháp chiếu theo thỏa ước quân sự 3-4-1946. Những hoạt động tuyên truyền và chống phá của nhóm liên hiệp VNQDĐ lại gia tăng kịch liệt kể từ ngay sau khi phái đoàn HCM lên đường sang Pháp và bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Tường Tam không có mặt trong phái đoàn nầy và Nguyễn Hải Thần nguyên là phó chủ tịch Chính phủ Liên Hiệp457 lại không được giữ quyền chủ tịch thay thế khi HCM vắng mặt đi Pháp và Việt Minh lại đặt Huynh Thúc Kháng vào địa vị quyền chủ tịch. Việt Minh tố cáo Nguyễn Tường Tam đào nhiệm không chịu theo phái đoàn Việt Nam sang Pháp rồi biển thủ công quỹ chạy trốn sang Hồng Kong. Báo Việt Nam của VNQDĐ thì lại viết rằng Nguyễn Tường Tam đã từ ______________________
Đầu năm 1946 Việt Cách tham gia Quốc hội Liên hiệp và Chính phủ Liên hiệp của Việt Minh. Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch trong Chính phủ Liên hiệp này, đồng thời là đại biểu Quốc hội không qua bầu cử của nhóm Việt Cách. 457
VSTK - 3170
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
chối không chịu đảm nhận đứng đầu phái đoàn Việt Nam sang Pháp vì biết rằng thương thảo cũng vô ích vì người Pháp sẽ không bao giờ chịu trả nên độc lập thực sự cho Việt Nam.458 Tuy nhiên lý lẽ nêu ra trên tờ báo Việt Nam của nhóm liên hiệp VNQDĐ chỉ là căn cứ trên một sự nghi ngờ chưa có bằng chứng cụ thể khiến dư luận có thể nghi ngờ rằng đây chỉ là một cái cớ dùng để che đậy một mưu đồ nghiêm trọng khác: Nguyễn Tường Tam ở lại Việt Nam để cùng với Võ Hồng Khanh, thực hiện một cuộc đảo chính khử trừ Võ Nguyên Giáp và phe phái còn lại của CS Việt Minh ở Bắc Kỳ trong khi HCM vắng nhà. Nhất định là Võ Nguyên Giáp phải suy định được nguy cơ đảo chính nầy cho nên đã quyết định phải ra tay trước sau khi đã hội ý với Ủy Viên tạm thời của Cộng Hòa Pháp Quốc ở Bắc Kỳ là đại tá Jean Crépin về thái độ xử sự của người Pháp sẽ ra sao đối với tình trạng hòa hoãn Việt Pháp hiện nay ở Bắc Kỳ nếu chính quyền Việt Minh ra tay dẹp trừ những thành phần đảng phái Việt Nam “phản động” đang ra sức phá hoại sự hợp-tác ViệtPháp. Crépin cho rằng “các chức quyền Pháp sẽ không can thiệp vào vì đây là là chuyện riêng của những người Việt Nam với nhau. Bởi vì người Pháp chỉ mong rằng trật tự an ninh được vãn hồi nhanh chóng tốt và luật pháp cần phải được tuân hành.”457 Nguyễn Hãi Thần không còn hy vọng cho nên cũng phải rút chạy theo sau quân Trung Hoa ra khỏi ranh giới Bắc Kỳ. Do đó Võ Nguyên Giáp có thể giành hết nỗ lực quân sự của Việt Minh để dẹp tan chướng ngại VNQDĐ của Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh. Bộ đội Việt Minh đã làm chủ tình hình tại nhiều tỉnh như Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, càn quét sạch các vùng thuộc Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và củng cố vị thế ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Dù vậy vùng đồng bằng lưu vực sông Hồng chưa thu gặt được kết quả thuyết phục. Vùng đất tỉnh Lào Kay sát biên Việt-Hoa vẫn còn bị chiếm đóng. Tuy nhiên, ở vùng nội thành Hà Nội, các đơn vị cảnh vệ, công an của Việt Minh đã mở hàng loạt tiến công bất ngờ vào các sào huyệt đầu não của nhóm liên hiệp VNQDĐ với sự làm ngơ của người Pháp.Võ Nguyên Giáp kể lại những loạt tiến công nầy như sau: Vào lúc tảng sáng ngày 12-7, một đơn vị cảnh sát đặt công xâm nhập bất thần vào hành dinh của VNQDĐ ở số nhà 132 đường Minh Khai để lục soát, bắt tại trận một số phản động đang in truyền đơn vừa mới in còn chưa ráo mực cùng với một máy in. Lúc 7 giờ sáng cùng ngày, cảnh vệ Bắc Bộ phủ thực hiện nhiều cuộc bố ráp bất ngờ vào
các cơ sở làm việc của VNQDĐ ở Hà Nội ở khu bờ hồ Thuyền Quang đã gặp sức kháng cự mãnh liệt nhưng VM vẫn cũng làm chủ ______________________ 456 457
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.277, ghi chú #1. P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.278. VSTK - 3171
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
được tình hình: đối phương phải buông súng đầu hàng. Tại căn nhà số 7 đường Ôn Như Hầu (nay là đường Nguyễn Gia Thiều) cảnh vệ khám phá một máy in bạc giả và một căn phòng với nhiều dụng cụ tra khảo như kiềm, kẹp, máy cho giật điện . . .Bốn vách tường hoen ố vết máu. Khai quật phía sau vườn của căn nhà nầy thì tìm thấy 7 xác chết trong số đó có một số bị chặt đứt thành nhiều khúc. Có hai người bị bắt cóc để đòi tiền chuộc đã được giải cứu kịp thời lúc họ sắp bị cá kẻ sát nhân đưa đi hành hình. Tại trụ sở chỉ huy đầu não ở đường Đỗ Hữu Vị (Cửa Bắc) Việt Minh tìm thấy nhiều xác chết đàn ông, đàn bà và luôn cả những lính người Pháp mà ‘bọn phản động’ đã giết chết để gây rắc rối giữa người Pháp và chính quyền Việt Nam. Trong số các tài liệu tìm thấy tại nơi nầy có một kế hoạch cho một chiến dịch ám sát, bắt cóc cùng mưu đồ giết hại các viên chức, kiều dân Pháp, bắc cóc đàn bà, trẻ con của họ. Kế hoạch nầy được thi hành kể từ ngày 10 đến 17 tháng 7 bởi một nhóm cán bộ đặc công. Ngày 16-7-1946, quyền chủ tịch chính phủ Huỳnh Thúc Kháng hợp báo tuyên bố rằng đoàn kết rất là cần thiết nếu chúng ta muốn xây dựng một nền Dân Chủ Cộng Hòa nhưng không thể dựa vào lý do vì đoàn kết để làm những điều phi pháp…. vì quyền lợi quốc gia những kẻ có hành động phi pháp phải bị đưa ra pháp luật. 458 Tư liệu của của VNQDĐ thì viết rằng ngày 13-7-1946 Cộng sản Việt Minh đã dàn cảnh Vụ Ôn Như Hầu, bằng cách mang xác những người đã chết đến trụ sở VNQDĐ, rồi quy tội đây là tổ chức giết người nhằm mục đích hạ thấp thanh danh đảng nầy. Hậu quả của sự vu khống nầy mà nhiều đảng viên bị sát hại. Kế đến chính quyền của HCM ra lệnh tấn công nhiều khu kháng chiến của VNQDĐ tạo thêm hủy diệt và sát hại khác. Vũ Hồng Khanh cùng gia đình buộc phải chạy trốn sang lãnh thổ Trung Hoa.459 Người Pháp thấy khó nói chuyện với các chính đảng không Cộng Sản hơn là với Việt Minh cho nên họ đã ngầm nhờ tay CSVM của HCM tiêu diệt các lực lượng dảng phái Việt Nam theo chân Trung Hoa nhập Việt. Ellen Hammer, trong sách The Struggle For Indochina viết: “Tại Hà Nội, các xe trinh sát của Pháp chận hết các đường phố dẫn tới trụ sở của Việt Quốc để cho Việt Minh tấn công vào đó. Quân Pháp xua đuổi quân của Ðồng Minh Hội (Việt Cách) ra khỏi Lạng Sơn và Hải Phòng giúp cho Việt Minh chiếm lại. Tại Hòn Gay, quân
33 34 35 36
___________________
Gen.Vo Nguyen Giáp, Unforgettable Days, s đ.d., tr.tr. 283-284-285. Hoang , Van Dao, Viet Nam Quoc Dang, A Contemporay History of NationalStruggle: 19271945 NXB RoseDog Books (Pittsburgh, P.A, 2008), tr.296. Bản dịch sang An ngữ do Huỳnh Khê thực hiện từ bản gốc Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Lịch sử đấu tranh cận đại 19271954của tác giả Đào Văn Hoàng. 458 459
VSTK - 3172
1
Pháp thả hết tù thuộc ủy ban hành chánh địa phương của Việt
2
Minh.”460 Trong sách Giap, the victor in Vietnam, tác giả Peter Macdonald
3
4
viết: “Với sự chuẫn bị rút lui của lực lượng Trung Hoa, các phe quốc gia trong khi cùng một lúc phải chống lại người Pháp và Việt Minh, đã trở thành mục tiêu bắp bênh. Lúc bấy giờ, tuyệt vọng trong việc giành lại thế chủ động, họ tiến hành gấp rút các biện pháp quân sự và bắt đầu chỉ trích Giáp trên báo chí và hạ uy thế của Giáp bằng cách tuyên truyền đồn miệng. Giáp giận dữ ra lệnh đóng cửa các tờ báo và tung ra các đơn vị Việt Minh chống lại các lực lượng phe quốc gia ở các vùng ngoại ô, với sự giúp đỡ tiếp tay của quân đội Pháp vốn coi họ là mối đe dọa còn hơn cả cộng sản.”461
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
15
16
Trong tác phẩm Victory at any cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, Cecil B. Currey viết về Vụ Ôn Như Hầu như sau: “Vụ án phố Ôn Như Hầu”dọi ánh sáng trên những cách thức của Giáp. Sau khi ra lệnh cho thuộc các hạ chiếm trụ sở chính của VNQDÐ ở phố Ôn Như Hầu tại Hà Nội, Giáp ra lệnh cho họ bố tríí một phòng kinh dị ở nơi đó. Bọn họ đã đào moi một số xác chết từ các hố chôn rồi đặ các thây ma đó trong phạm vi n trụ sở nầy để Giáp loan báo là bọn thuộc hạ của Giáp đã phát giác ở sau vườn một hố chôn tập thể xác chế của nhiều đối thủ bị VNQDÐ giết chết một cách dã man. Trong thực tế thì đa số những xác chết vô danh kia lại chính là các đảng viên VNQDÐ bị mật vụ của Giáp thủ tiêu. Tuy nhiên bọn họp vẫn cứ nói với những ai đến xem cảnh tượng kinh hoàng nầy thì đó là các xác chết bị người quốc gia giết. Bọn họ bảo : “Coi đấy, hành vi kinh tởm của bọn quốc gia là thế đấy.” “Khi sự thật Vu án ở đường Ôn Như Hầu đã mở mắt cho những ai lúc bấy giờ còn chưa tin rằng Việt Minh là màu đỏ.”462
17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
31
32
33
34
35
36
37
Vì tính toán sai lầm những biến chuyển của tình hình, cho nên Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam của VNQDĐ lần lượt trước sau phải bỏ chạy sang lãnh thổ Trung Hoa. Tuy nhiên lực lượng quân sự suy yếu của Vũ Hồng Khanh vẫn tiếp tục hoạt động gây rối ở tỉnh Lào Kay cho đến khi bộ đội của Võ Nguyên Giáp đánh bại vào tháng 12-1946 và phải rút chạy sang bên kia biên giới Việt-Hoa. Như vậy là kể từ cuối _________ 460
Ellen Hammer, The Struggle For Indochina, Standford University Press, 1954, tr. 176; MV, Sđd, tr. 324. 461 Peter Mcdonald, Giap the victor in Vietnam, NXB Fourth Estate, London (First Edition printed in USA, 1993), tr. 73. 462 Cecil B. Currey, Victory at any cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, Nxb.Brassey’s Inc., Washington, London, 1997, tr.tr. 126-127. VSTK - 3173
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
tháng 7-1946, quyền lực của Cộng Sản Việt Minh được cũng cố dưới quyền lãnh đạo của Võ Nguyên Giáp. Đối thủ hung hảng và bạo lực còn lại chính là Quân đội và chính sách của thực dân thuộc địa Pháp ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bây giờ, Võ Nguyên Giáp phải đối xử như thế nào với người Pháp ở Bắc Kỳ? Đánh ngay để gây tiếng vang làm hậu thuẫn cho HCM và phái đoàn Việt Nam dự hòa đàm ở Pháp? Không thể được, bởi vì người Pháp có thể bắt giữ ngay lập tức HCM và đoàn tùy tùng nếu Giáp khởi sự gây chiến với người Pháp ở Đông Dương. Giáp phải chọn giải pháp hòa hoãn thân thiện với người Pháp ở Đông Dương nhất là ở Bắc Kỳ để chờ kết quả của hòa nghị ViệtPháp vừa mới được khai mạc ở Fontainebleau đồng thời để cho đương sự có thể chuẩn bị chu đáo về mặt quân sự để đối đầu trong tương lai với quân đội hiện đại của Pháp ở Bắc Kỳ. Bản thân họ Võ cũng không tin tưởng vào cuộc hòa nghị đang diễn ra ở Pháp bởi vì cùng với một tâm trạng với Nguyễn Tường Tam thì không còn có thể nào hòa đàm với Pháp theo những đòi hỏi của Việt Nam ngay sau khi hội nghị trù bị Đà Lạt đổ vỡ. Nhóm quân sự diều hâu do cao ủy Đông Dương d’Argenlieu cầm đầu ở Sài Gòn đã không ngừng gây áp lực qua sự kiện cho khai sinh ra xứ Cộng Hòa Nam Kỳ tự trị, chiếm giữ vùng cao Tây nguyên cho khai sinh một xứ “Mọi” tự trị (Xứ Thượng miền Nam Đông Dương/ Pays Montagnard du Sud-Indochinois, viết tắt là PMSI bao gồm năm tỉnh Cao nguyên Trung phần: Đồng Nai Thượng, Lang Biang, Pleiku, Darlac, Kontum) …tất cả là những biểu hiện từ tập đoàn thực dân mới của nước Pháp sau thế chiến thứ II muốn tạo ra những việc đã rồi để thúc buộc Việt Minh phải chịu hàng phục. Kể từ tháng 2/3/1946, Phan Anh là bộ trưởng Quốc Phòng của Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến và trên lý thuyết là tổng tư lệnh quân đội của chính phủ do HCM làm chủ tịch nhưng giống như Nguyễn Hải Thần, Huỳnh Thúc Kháng, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Phan Anh cũng chỉ là một diễn viên chính trị phụ không có thực quyền gì đối với quân đội riêng của CS Việt Minh do Võ Nguyên Giáp “làm chủ”. Việc từ nhiệm vào ngày 18-7-1946 của tướng Leclerc cùng với nhóm tham mưu “ôn hòa biểu kiến” của đương sự vì bất đồng chính kiến với cao ủy Đông Dương d’Argenlieu càng khiến cho Võ Nguyên Giáp thêm phần lo âu và có thêm lý do thuyết phục để ưu tiên tiến hành gắp rút việc chuẩn bị đối diện quân sự với quân địch trong mọi tình huống có thể xảy ra trong tương lai.
Huỳnh Thúc Kháng VSTK - 3174
Hình ảnh và tài liệu vụ án số 7 Ôn Như Hầu do cơ quan điện ảnh và truyền thông của chính quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay thực hiện và phổ biến Nguồn: http://kbchn.net/news/Lich-Su-Viet-Nam/Vu-an-so-7-pho-On-Nhu-Hau-2201/
Nhà số 7, phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều)trụ sở của VN Quốc dân Đảng,
Nguyễn Tạo Nguyễn Bá Hùng tức Trần Tấn Nghĩa Lê Hữu Qua Những cán bộ chủ chốt của công an Việt Minh tham dự vào vụ án Ôn Như Hầu
Hồ Sơ của chính quyền Cộng Sản Việt Nam về vụ án Ôn Như Hầu
Trương Tử Anh
Những xác người tìm thấy sau vườn căn nhà số 7 đường Ôn Như Hầu
VSTK - 3175
Mệnh lệnh sự vụ của Giám đốc Sở Công an Việt Minh Lê Hữu Qua ra lệnh cho Nguyễn Bá Hùng và mật vụ đặc biệt tấn công vào căn nhà số 7 đường Ôn Như Hầu
VSTK - 3176
Mệnh lệnh sự vụ của Giám đốc Sở Công an Việt Minh Lê Hữu Qua ra lệnh cho Nguyễn Bá Hùng và mật vụ đặc biệt tấn công vào căn nhà số 7 đường Ôn Như Hầu
Nguồn:http://bee.net.vn/channel/1988/201103/Con-trai-ong-tien-thuoc-nam-pha-vu-an-on-Nhu-Hau-179176
VSTK - 3177
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Nhận thấy tình trạng yếu kém về lực lượng quân binh và vũ khí của Việt Minh so với lực lượng quân sự và vũ khí hiện đại của quân đội Pháp vào lúc nầy, Võ Nguyên Giáp chủ trương áp dụng chiến thuật du kích ở vùng đồng bằng Bắc Kỳ đồng thời củng cố và nới rộng thêm các chiến khu tại các miền thượng du ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang (Vùng Bắc Kạn) và vùng phía Tây sông Đáy nơi dãy núi đá vôi Chi-Nê tỉnh Hòa Bình như là những cứ hậu cần cho du kích quân ở các vùng đồng bằng. Tại các vùng lãnh thổ khác thì do những tổ chức dân quân tự vệ và các lực lượng bán quân sự với nhiệm vụ gây thiệt hại và ngăn chận các đoàn quân viễn chinh Pháp xâm chiếm lãnh thổ cũng như bảo vệ an toàn cho các chiến khu. Từ cấp tiểu đoàn quân sự trở lên đều có một Ủy viên Chính Trị (chính ủy) phụ trách về mặt giáo giục tuyên truyền lý thuyết Cộng Sản cũng như theo dõi, kiểm soát thái độ chính trị của tất cả các cấp binh sĩ nhằm thanh lọc, loại trừ những phần tử không trung kiên với đảng CS Việt Minh trong hàng ngũ chiến đấu.463 Quyền hạn của quân ủy chính trị rất lớn. Vào tháng 6-1946, quân số hiện dịch của Giáp ở Bắc Kỳ vào khoảng 30 ngàn người có trang bị súng óng, đạn dược. Phần lớn số vũ khí nầy là từ tay quân Nhật giao nộp cho quân Tàu và được bán lại cho Việt Minh cộng thêm với số vũ khí do tổ chức OSS của Mỹ thả dù cho VM trong khoảng 1944-1945 và một số khác do Nhật cho không sau khi họ đầu hàng Đồng Minh. Tại các vùng biên giới Hoa-Việt, Việt Minh mua súng óng đạn dược từ quân Tàu của Tưởng Giới Thạch cũng như của CS Trung Hoa. Việc mua bán lậu vũ khí cho Việt Minh cũng được thực hiện nơi vùng biển, xuất phát từ tỉnh Quảng Đông, Hồng Kong và đảo Hải Nam nhập lén lút vào các đảo trên vùng biển vịnh Hạ Long hoặc vào vùng Tiên Yên-Hòn Gay, Mong Cáy. Để có tiền mua súng đạn nhập cảng bất hợp Pháp, từ tháng 3-1946, Việt Minh đã cho in ra hàng khối tiền giấy để tung ra thị trường Trung Kỳ, thúc buộc dân chúng phải xài loại tiền giấy nầy bằng cách động viên dân chúng xài tiền giấy của Ngân Hàng Đông Dương phát hành để đổi ra tiền giấy HCM. Chính sách đổi tiền cũng được áp dụng ở Bắc Kỳ và với số bạc Ngân Hàng Đông Dương thu hoạch được, VM có thể chi dùng trong việc mua sắm vũ khí lậu từ Hông Kong và từ Trung Hoa. Ngoài ra Việt Minh còn quy động nhiều lại nguồn tài sản của dân chúng chẳng hạn như tổ chức tuần lễ vàng để đổi chác vũ khí đạn dược với con buôn và chính quyền ngoại quốc ở Bắc phương. Lạm phát tiền giấy HCM làm cho đồng bạc của Ngân Hàng Đông Dương giảm giá khiến cho Việt Minh không đủ tiền chi dụng ra ngoại quốc cho nên phải dùng biện pháp xuất cảng gạo sang Trung Hoa dưới danh nghĩa là cứu đói dân Trung Hoa trong khi dân chúng Bắc Kỳ __________ 463
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.284.
VSTK - 3178
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
không đủ ngô, khoai để sống qua ngày.464 Từ tháng 5-1946, chính quyền của HCM đã phải áp dụng chính sách đánh thuế nhập cảng hàng hóa do các con buôn ngoại quốc chuyên chở vào Việt Nam. Tất cả các loại xe vận tải hàng hóa trên tuyến đường Hải Phòng-Hà Nội đều bị lục xét bất kể chủ nhân của xe hàng hóa thuộc quốc tịch nào. Vào đầu tháng 7-1946, Việt Minh đã lập các trạm kiểm soát quan thuế xuất-nhập khẩu tại nhiều địa điểm khác nhau, trọng yếu là hải cảng Hải Phòng, khiến cho các con buôn người Hoa bất mãn vì họ không còn được sự che chở của đội quân Trung Hoa sau khi đội quân nầy rút ra khỏi Bắc Kỳ và vì thế bọn con buôn phải chạy tới người Pháp để được che chở công cuộc làm ăn trục lợi, tham lam bất chính của bọn họ bởi vì theo Hiệp Ước Pháp-Hoa ký kết ở Trùng Khánh ngày 28-21946 trước đây thì người Pháp phải bảo đảm an toàn cho kiều dân Trung Hoa làm ăn ở Đông Dương nhất là những con buôn người Hoa ở cảng Hải Phòng hay có thể hiểu theo ý của người Hoa là cảng Hải Phòng thuộc chủ quyền của người Pháp kiểm soát chứ không phải là một hải cảng của chính quyền HCM. Ngày 29-8-1946 đã xảy ra xung đột Pháp Việt ở Hải Phòng khi chức quyền Pháp ở cảng Hải Phòng can thiệp để buộc chức quyền Việt Minh trả tự do ngay cho các con buôn người Hoa bị bắt giữ. Việt Minh phản ứng mạnh khiến cho chức quyền quân sự Pháp phải ra lệnh tiến chiếm trụ sở quan thuế cảng Hải Phòng khiến Việt Minh phải khích động dân chúng bãi thị đình công khắp nơi làm cho tình hình hòa hoãn Việt-Pháp trở nên xấu đi một cách nghiêm trọng và lan rộng lên đến Hà Nội. Công sự chiến đấu, chướng ngại ngăn chận do Việt Minh chủ động bày biện trên khắp các đường phố ở Hải Phòng, ở Hà Nội. Tình hình quân sự ‘giữ nguyên trạng’ theo Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-3-1946 không còn nữa: Võ Nguyên Giáp chuẩn bị chiến tranh với người Pháp ở Đông Dương, không cần phải chờ đợi kết quả từ Hội nghị Việt-Pháp đang mở ra ở Pháp quốc. Kiều dân Pháp ở Hà Nội lo sợ, bất an khiến cho tướng Valluy phải phát súng óng riêng cho họ tự vệ. Tướng Leclerc sau khi xin từ nhiệm rời khỏi Đông Dương đã phát biểu trong tờ phúc trình của đương sự rằng người Pháp đang rơi vào một tình trạng nghịch thường. Pháp đã ký hiệp ước hòa bình với chính quyền Việt Nam ở Hà Nội và chính quyền nầy vừa mới gửi một phái đoàn sang nước Pháp để thương thảo nhưng cùng một lúc chính quyền đó lại nuôi dưỡng chiến tranh và khuấy động phía Nam vùng Đông Dương. Việt Minh ra lệnh chiến đấu cho bộ đội của họ, thi hành du kích chiến và áp dụng chính sách khủng bố. Họ tiếp viện súng óng, đạn dược và cán binh. Giống như thần tượng Janus có hai mặt mặt, chính quyền Việt Minh cũng có 2 mặt: một mặt thì biểu hiện hòa ______________ 464
P.Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.286. VSTK - 3179
1
hoãn còn mặt thì kia sừng sộ thù địch. Chiến tranh khó có thể tránh.465
Tượng thần Janus và đồng tiền in hình Janus Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Janus
(http://www.godchecker.com/pantheon/roman-mythology.php?deity=JANUS) *
5/ HỘI NGHỊ FONTAINEBLEAU
2
(i) - Tình hình chính trị của nước Pháp từ sau thế chiến thứ II
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Sau thế chiến II, mặc dù được đứng chung vào danh sách của những nước Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã ở Âu Châu và Phát Xít quân phiệt Nhật ở Á Châu nhưng trên thực tế thì nước Pháp đã bị suy sụp vì tình trạng bị Đức chiếm đóng và ảnh hưởng chính trị của nước Pháp trên bình diện quốc tế kể như không còn nữa. Tình hình kinh tế thảm hại của nước Pháp không thể tự phục hồi mà phải dựa vào viện trợ tái thiết của nước Mỹ. Các đảng phái Xã Hội và Cộng Sản Pháp bắt đầu hoạt động tích cực để chống lại khuynh hướng tư bản độc tài của tướng de Gaulle tạo ra tình trạng bất ổn chính trị khiến cho tướng De Gaulle phải buộc lòng tổ chức tổng tuyển cử cho một quốc hội lập hiến cho nền Đệ Tứ Cộng Hòa của nước Pháp vào tháng 10-1945. Một chính phủ lâm thời được thành lập do De Gaulle đứng đầu lãnh đạo. Thành phần nội các của chính phủ lâm thời nầy bao có những người của Mặt Trận Cộng Hòa Nhân Dân (Mouvement République Populaire/MRP), đảng Cộng Sản Pháp và đảng Xã Hội (Partie Socialiste/ PS). Tuy nhiên, vào 20-1-1946, de Gaulle bất thần tuyên bố từ chức chủ tịch chính phủ Lâm thời nhằm loại trừ các đảng phái trong chính quyền và sẽ trở lại chính trường để chủ trương một thể chế Cộng Hòa độc tài cho nước Pháp. Félix Gouin thuộc đảng Xã Hội khuynh tả lên thay De Gaulle và chính quyền của Gouin đã phê chuẩn tạm ước Việt-Pháp ngày 6-3-1946. Đảng Cộng Sản nhân cơ hội nầy đã thỏa hiệp với đảng Xã Hội để thành lập một nội các liên hiệp để lại trừ những phe phái của de Gaulle ra khỏi chính quyền. Tuy nhiên mặc dù đảng Cộng Sản và đảng Xã Hội liên hiệp chiếm đa số trong thành phần nội các chính phủ nhưng cũng không thể loại trừ các phần tử thuộc phe cánh De Gaulle vì thái độ lưng chừng của phe cánh đảng Xã Hội. Một bản dự thảo hiến hiến pháp cho nền Đệ tứ Cộng Hòa Pháp do đảng Cộng Sản và đảng Xã Hội đề xuất và ủng hộ hình thức một viện Quốc Hội duy Nhất để trưng cầu dân ý. Mặt trận Cộng Hòa Pháp do đảng Cộng Sản và đảng Xã Hội đề xuất và ủng hộ hình thức ___________ 465
Gén. Yves Gras, Histoire de la Guerre d’ Indochine, Librairie Plon (France 1979), tr. 127.
VSTK - 3180
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Nhân Dân Chủ MRP trương một Quốc Hội gồm có 2 viện. Mặc dù đã từ chức, nhưng tướng De Gaulle vẫn lên tiếng đã kích dự thảo hiến pháp nầy, tác động mạnh lên tâm lý của dân chúng Pháp. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 5-5-1946 không được đa số nhân dân chấp thuận. Hậu quả là nội các chính phủ liên hiệp của Félix Gouin (Xã Hội khuynh tả + Cộng Sản) phải giải tán và bầu cử một quốc hội lập hiến mới. Mặt Trận Cộng Hòa Nhân Dân MRP trúng cử đa số ghế trong lần bầu cử nầy. Liên hiệp Đảng CS và đảng Xã Hội Khuynh tả Pháp không còn có thể chiếm đa số và phải để cho nhân vật lãnh đạo đảng MRP là Georges Bidault thành lập nội các chính phủ Lâm Thời của nước Pháp. Bidault trước đây từng giữ chức vụ ngoại trưởng trong nội các của chính phủ De Gaulle. Theo Võ Nguyên Giáp thì mặc dù trong thành phần nội các của G.Bidault cũng có những phần tử CS Pháp tham gia nhưng chính phủ nầy lại ngã theo chủ trương phá hoại hiệp định sơ bộ Việt-Pháp 6-31946.466 (ii) - Hành trình sang Pháp của Hồ Chí Minh và đoàn tùy tùng Sau cuộc gặp mặt ở Vịnh Hạ Long, giữa Hồ Chí Minh và cao ủy Đông Dương Thierry d’Argenlieu đã có một sự thỏa thuận rằng trong một thời hạn ngắn nhất, tức là vào giữa tháng 6-1946 một phái đoàn Việtr Nam sẽ lên đường dự hòa đàm chính thức ở Paris với phái đoàn Pháp. Hồ Chí Minh sẽ cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Trong thời gian nầy thì tình hình chính trị của nước Pháp đang gặp khủng hoãn, chưa có chính phủ chính thức mà chỉ có nội các lâm thời để chờ đợi bầu cử Quốc Hội Lập Hiến mới cho nền đệ tứ Cộng Hòa Pháp quốc. Vì thế ngày thỏa thuận lên đường sang Pháp cho HCM và đoàn tùy tùng vào giữa tháng 61946 không thích ứng với tình thế chính trị của nước Pháp hiện giờ. Nhân một cuộc thăm viếng Hà Nội vào ngày 18-5-1946, đô đốc D’Argenlieu cố thuyết phục Hồ Chí Minh tạm thời đình hoãn chuyến đi Pháp cho đến khi tình hình chính trị nội bộ của nước Pháp được ổn định hơn nhưng họ Hồ muốn đi ngay đúng như thời hạn đã được 2 bên ước hẹn ở Vịnh Hạ Long, không ai có thể ngăn cản được. Trong khi Võ Nguyên Giáp khư khư tin rằng chỉ có thể thu hồi nền độc lập thực sự cho Việt Nam bằng vũ lực súng đạn thì HCM vẫn cứ cố bám víu vào sự hợp tác Việt-Pháp để giải trừ mối hiểm họa thường xuyên từ Trung Hoa và tin cậy vào sự có mặt của đảng Xã Hội cùng với đảng CS Pháp cũng như dư luận quần chúng ở Pháp sẽ là những áp lực khiến cho chính phủ Pháp phải thay đổi chính sách thực dân mới áp đặt lên các nước trên bán đảo Đông Dương và từ đó cuộc thương thảo Pháp-Việt sẽ thuận lợi hơn cho phía Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam cần phải có cảm tình của dân chúng Pháp và HCM thấy cần phải đích thân tạo ra mối cảm tình đó. Ngoài ra, Việt Minh chưa sẵn sàng để gây chiến với Pháp vì thế HCM __________________ 466
Gen. Vo Nguyen Giap, Unfogettable Days, s.đ.d., tr.297. VSTK - 3181
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
cũng cần phải lợi dụng việc hòa đàm để kéo dài thời gian cho Việt Minh có thời gian chuẩn bị về mặt quân sự ở Bắc Kỳ. Hồ Chí Minh và đoàn tùy tùng Việt Nam rời Hà Nội ngày 31-51946 ùng với tướng Salan của Pháp. Theo chỉ thị từ chính phủ Pháp ở Paris, máy bay chở HCM và đoàn tùy tùng phải tìm cách trì hoãn bằng cách bay vòng quanh lê thê từ Hà Nội sang Ấn Độ, ghé Ai Cập và Algeria rồi mới đến thành phố Biaritz thuộc vùng tây-nam nước Pháp, sát gần nước Tây Ban Nha. HCM và toàn thể phái đoàn được sắp xếp cư trú tại khách sạn lớn và sang trọng nhất ở Biarritz là khách sạn Carlton.467
Khách sạn Carlton (http://www.biarritz.ovh.org/hotels/carlton.html) 11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Khách sạn Hôtel du Palais (http://www.nightsinthepast.com/Aquitaine.html)
Jean Sainteny cũng có mặt ở Biarritz như là mối liên lạc thường trực với HCM. Rõ ràng là chính quyền Pháp không muốn có sự hiện diện của HCM và phái đoàn Việt Nam ở Paris trong khi nước Pháp đang ở trong tình trạng khủng hoãn vô chính phủ dài và vì thế không có ai ở Pháp có thể bận tâm về những điều rắc rối đang xảy ra ở miền đất Đông Dương xa xôi kia. Trong khi ở nước Pháp mẫu quốc rơi vào tình trạng vô chính phủ thì Cao ủy Pháp ở Đông Dương d’Argenlieu lợi dụng vào lúc không có ai kiểm soát cũng đã chạy đua với thời gian sau khi hội nghị trù bị Việt-Pháp ở Đà Lạt tan vỡ để cho khai sinh ra xứ Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ một ngày sau khi HCM và đoàn tùy tùng lên đường sang Pháp rồi vào ngày 26-4-1946 lại đặt miền Tây Nguyên của các xứ “Mọi” dưới quyền quản trị hành chánh của người Pháp để miền nầy không rơi vào tay của cộng sản Việt Minh. Ngày 21-6-1946, d’Argenlieu chỉ thị cho tướng Leclerc ra lệnh hành quân André tiến chiếm cao nguyên Ban Mê Thuột. D’argenlieu có thông báo cho HCM biết mọi sự việc sẽ xay ra khi đương sự ra Hà Nội vào ngày 18-5-1945 và HCM vẫn giữ yên lặng không nói gì nhưng khi máy bay chở HCM ghé thủ đô Ai Cập và được __________
Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.289 và cùng một tác giả: Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d.,tr.190.Cũng xem: Gen.Vo Nguyên Giap, Unforgettable Days, s.đ.d.,tr.289. Theo sách Histoire d’une Paix Manquée của J.Sainteny (s. đ.d.,tr.102) thì HCM ở riêng với Hoàng Minh Giám và đại úy cận vệ Huỳnh tại khách sạn nầy. Số người còn lại của phái đoàn Việt Nam thì ở tại khách sạn Hôtel du Palais. 467
VSTK - 3182
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
tướng Salan đi theo trong cùng chuyến máy bay thông báo sự kiện Nam Kỳ Tự Trị và Tây Nguyên tự trị thì HCM ra vẽ ngạc nhiên để chất vấn tướng Salan tại sao người Pháp không thông báo khi HCM còn đang ở Hà Nội chưa lên đường sang Pháp và sau khi tuyên bố đây là một hành động bất tín của người Pháp, HCM đã yêu cầu cho máy bay quay trở về Hà Nội ngay lập tức. Người Pháp cho rằng HCM là một kịch sĩ đang đóng trò, bởi vì họ biết HCM rất muốn đến được nước Pháp vào lúc nầy.468 Chỉ có một số viên chức Pháp ở Biarritz ra phi trường đón tiếp HCM và phái đoàn.469 Trong những ngày kế tiếp, ngoài những cuộc rong chơi quanh quẩn ở thành phố biển Biarritz, HCM cũng khởi sự gặp gỡ dân chúng và nhiều đại diện đoàn thể chính trị ở Pháp kể cả đại diện của đảng CS Pháp đến để chê bai tình trạng tiếp đón không đúng cung cách ngoại giao nhằm mục giam lỏng và hạ thấp thể diện HCM ở Biarritz. Trong số những nhân trí thức mà HCM đã gặp ở Biarritz có cả danh họa lừng danh Pablo Picasso.470 Một điều bất ngờ là HCM cũng đã đến thăm viếng thị trấn Lourdes, nơi có đức Bà Maria hiện ra tại một hang đá nổi tiếng ở vùng nầy.471 Ngoài ra có tài liệu không chính thức cho rằng HCM cũng có mặt quần áo tắm tại bờ biển nổi tiếng Biarritz.472 Chính phủ mới của nước Pháp đã ấn định thời hạn chính thức lên đường thăm viếng của HCM trong khoảng thời gian từ 22 tháng 6 đến 4 tháng 7. Sáng ngày 22, máy bay chở HCM và J.Sainteny rời phi trường Parme-Biarritz bay đến sân bay Bourget ở Paris vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày. Sân bay Bourget đen nghẹt người. Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet và nhiều quan chức dân sự, quân sự thay mặt Chính phủ Pháp ra đón. Cờ 3 màu xanh-trắng-đỏ của Pháp và cờ đỏ sao vàng của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Kỳ phấp phới và quốc thiều hai nước vang vội ở sân bay. Bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Moutet cùng với nhiều viên chức dân chính và quân sự thay mặt chính phủ Pháp đón tiếp Hồ Chí Minh đúng với nghi thức ngoại giao giành cho một quốc khách. Tuy nhiên, phía Việt Nam cảm nhận là việc tiếp rước nầy đã tỏ lộ cho thấy thái độ của chính phủ mới của nước Pháp đối với vấn đề Việt Nam sẽ khó có thể thay đổi. Jean Sainteny viết về chuyến viếng thăm của HCM như sau:
33
______________ Gén. Yves Gras, Histoire de la Guerre d’ Indochine, s.đ.d, tr. 118. Gen.Vo Nguyen Giap, Unforgettable Days, s.đ.d., tr.289. 470 Philippe Franchini, Les Guerres d’Indochine, s.đ.d.,tr.467. 471 J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.202. 472* “27 juin 1946 Arrivé d'HO-CHIN-MINH à Paris, après un séjour à Biarritz et à Lourdes (!) où il a attendu la formanation du gouvernement français. Il a reçu là Biarritz la visite du ministre communiste de l'Air, Charles Tillon qui le croyait "séquestré". Beaucoup de colectionneurs privé ont des photos de l'Oncle Ho à la plage en maillot de bain mais c'est rare sur Internet." Nguồn: (http://www.forumvietnam.fr/forum-vietnam/le-vietnam-son-passe-son-histoire-vi-t-nam-qua-khva-l-ch-s/6555-prelude-de-la-guerre-dindochine-le-bombardement-de-haiphong-2.html) 468 469
VSTK - 3183
Chuyến đi thăm chính thức của Hồ Chí Minh được ấn định trong chương trình nghi thức bao gồm các hoạt động chính vẫn thường dành cho thượng khách. Người ta nhìn thấy Chủ tịch của Việt Nam tới thăm Khải Hoàn môn, Cung điện Versailles, Tòa Thị chính, lăng tẩm Mont-Valérien, xem trình diễn tại Nhà hát lớn, thăm Đài tượng niệm các binh sĩ Đông Dương tử trận trên đất Pháp tại nghĩa trang Nogent… Chiếc xe chở Chủ tịch có xe mô tô hộ tống hai bên xuất hiện khắp trên nhiều đường phố của thủ đô nước Pháp.
1 2 3 4 5 6 7 8
13
Tại khách sạn Royal Monceau Hồ Chí Minh tham dự nhiều buổi tiếp tân, tiệc tùng và họp báo. Các nhà báo và các nhà hoạt động chính trị, đại biểu quốc hội, doanh nhân tới gặp chủ tịch nước Việt Nam. Bầu không khí thân mật bao trùm những cuộc gặp đó và có vẽ như là như đã tìm lại được bầu khí thuận lợi.473
14
(iii) – Hội Nghị
9 10 11 12
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Ngày 6 tháng 7, hội nghị Pháp- Việt bắt đầu ở Fontainebleau, thay vì ở Paris. Hai đoàn đại biểu có mặt tại Fontainebleau gồm có: Phái đoàn Pháp: Max André (trưởng đoàn), Juglas, Lozeray, Baudet, tướng Salan, đô đốc Barjot, Pignon, Torel, Bayen, Messmer, Gonon, Bourgoin, d’Arcy, Gayet, Bousoquet. Phái đoàn Việt Nam: Phạm Văn Đồng (trưởng đoàn), Hoàng Minh Giám, Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Dương Bạch Mai, Chu Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Thiên Lộc, Phạm Khắc Hòe. Các chuyên viên: Nguyễn Độ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng Khánh, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tịnh, Nguyễn Đắc Khê.474 Cả hai đoàn đều ăn ở tại những khách sạn ở Fontainebleau. Các phòng làm việc được bố trí tại một cánh của tòa lâu đài.
Lầu đài Fontainebleau cách trubg tâm thủ đô Paris 55.5 cây số về phía Nam-Đông Nam (http://en.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2teau_de_Fontainebleau) 28
29
30
31
32
33
Ngày đầu tiên với bài diễn văn khai mạc ‘pháo nổ nhưng khờ khạo’475 của Phạm Văn Đồng, cuộc hòa nghị khởi sự giống như sự trình diễn cùng một lúc trên cùng một sân khấu của một đoàn hát Ca trù Việt Nam và một đoàn vũ xòe váy Fran-Cancan của Pháp, ông hát bài gà, bà múa điệu vịt. Bất đồng chính kiến giữa hai bên cũng giống như ở Hội nghị Trù bị Đà Lạt trước đây. Phải đợi đến 3 ngày sau tình hình căn _____________
_
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr.tr. 203-204. Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.295.
473 & 474 475
VSTK - 3184
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
thẳng mới lắng dịu xuống và 2 phái đoàn đã trở lại bàn hội nghị vào ngày 9-7-1946 để cùng thảo ra một chương trình nghị sự gồm có 5 điểm: (i) Vấn đề sáp nhập Việt Nam vào Liên hiệp Pháp và những mối liên hệ ngoại giao của Việt Nam đối với các nước ngoài. (ii) Sự thành lập Liên Bang Đông Dương. (iii) Vấn để thống nhất 3 Kỳ và việc trưng cầu dân Ý cho Nam Kỳ. (iv) Các vấn đề kinh tế. (v) Soạn thảo một dự ước. Mọi việc trong chương trình đều được hai bên bắt đầu bàn thảo ngay và ngay từ lúc khởi sự thì cả hai bên đều rơi vào tình trạng bất đồng quan điểm giống như đã xảy ra tại Hội nghị trù bị Đà Lạt trước đây. Ngày 127-1946 phía Việt Nam tuyên bố rằng khối Liên Hiệp Pháp phải đặt trên nền tảng một thể chế Liên Minh, hòa hợp quyền lợi, với những mối liên hệ song phương giữa các quốc gia độc lập. Cũng trong ngày 12-7 1946 nầy, HCM ở Paris họp báo để tuyên bố ‘Việt Nam nhất quyết ngăn chận không để cho tổ chức Liên Bang Đông Dương trở thành một loại Chính Phủ Tổng Quản giả hiệu.’ Ngược lại trưởng đoàn Pháp Max André lại phát biểu vào ngày 17-7-1946 rằng ‘Liên Hiệp Pháp không phải là một tổ chức Liên Minh nhưng là một tổ chức cho nhiều Quốc Gia liên hiệp mộc cách chặt chẽ bởi những định chế tổ chức chung.’ Ngoài ra HCM còn tuyên bố thêm: ‘Nam Kỳ là thịt là máu của Việt Nam … Trước khi nhân dân đảo Corse trở thành người Pháp thì Nam kỳ đã là của Việt Nam từ lâu rồi ….’476 Các phiên họp cho đến hết tháng 7-1946 cũng ù lì và tái diễn lại cùng một kiểu, cùng những luận điệu trong khi bàn thảo ở Hội nghị Đà Lạt. Trên bình diện quân sự, Việt Nam đòi hỏi quân đội Việt Nam phải do tướng lãnh Việt Nam chỉ huy và chỉ chịu đặt dưới quyền tổng tư lệnh của bộ trưởng quốc Phòng Việt Nam. Về ngoại giao, Việt Nam phải có một đại diện riêng biệt ở tổ chức Liên Hiệp Quốc. Về mặt Kinh tế thì Phạm Văn Đồng tuyên bố thẳng thừng rằng Việt Nam không thể đối xử với những người Pháp ngang bằng quyền lợi kinh tế với những người Bản Xứ bởi vì ‘Sự khác biệt chủ yếu chính là vì Việt Nam là nhà của chúng tôi và các annh là nguời lạ đến nhà nầy.’477 Tuy nhiên cốt lõi trong cuộc hòa đàm Việt-Pháp ở Đà Lạt cũng như ở Fontainebleau vẫn là vấn đề về tính cách bất khả phân của 3 Kỳ do Việt Nam khẳng định một cách cương quyết, không nhân nhượng và cách thức tiến hành cuộc trưng cầu dân ý có tính cách giả hiệu cố tình về tương lai của Nam Kỳ do chính sách thực dân mới của Pháp ở Đông Dương chủ xướng và tổ chức. ________ 476 & 477
Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.tr. 296-299.
VSTK - 3185
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Trong khi Võ Nguyên Giáp chuẩn bị chiến tranh ở Bắc Kỳ và hội nghị câm-điếc Việt- Pháp ở Fontainebleau đang ì ạch ù lì thì ở Paris Hồ Chí Minh họp báo tuyên bố lập trường của mình về Nam Kỳ còn ở Nam Kỳ thì cao ủy d’Argentlieu không cần đến lệnh truyền hay chỉ thị của chính phủ mới của Pháp ở Paris, tự động bày ra thêm một trò chính trị mới: tuyên bố sẽ triệu tập một hội nghị Liên Bang Đông Dương tại Đà Lạt vào ngày 1-8-1946 gồm có các đại biểu của Pháp ở Đông Dương và của các xứ Nam Kỳ tự trị, Trung kỳ, Tây Kỳ tự trị (tức Cao Nguyên Trung Kỳ/các Xứ “Mọi”), Cao Miên và Lào. Pháp lãnh vai chủ trì hội nghị để thành lập một Liên Bang Đông Dương, lấy Đà Lạt làm thủ đô của Liên Bang và sinh ngữ là Pháp ngữ. Theo Võ Nguyên Giáp thì tin tức về việc d’Argenlieu tiệu tập hội nghị Liên Bang Đông Dương đã được báo chí ở Paris đăng tải từ ngày 23-7-1946 nhưng chính phủ Pháp ở Paris vẫn tai ngơ mắt điếc về những lời phản kháng của phái đoàn Việt Nam ngày 26-7-1946 ở Fontainebleau yêu cầu phía Pháp giải thích về hành động tự quyến tuyên bố nầy của Cao ủy Đông Dương d’Argenlieu.478 Trưởng đoàn Pháp Max André đáp ứng rằng sự kiện nầy không thuộc thẩm quyền giải quyết của phái đoàn Pháp ở Fontainebleau và chỉ có thể chuyển lời phản kháng nầy của phái đoàn Việt Nam đến chính phủ Pháp ở Paris. Ngày 1-8-1946, trường đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng đã lên tiếng phản kháng về vụ Hội Nghị Liên Bang Đông Dương vừa khai mạc cùng trong ngày nầy 1-8-1946 ở Đà Lạt và hăm dọa sẽ đình chỉ các phiên hợp tại Hội nghị Fontainebleau không bao giờ quay lại.479 Hội Đồng Liên Bộ Đông Dương của chính phủ Pháp được triệu tập dưới sự chủ tọa của thủ tướng Bidault từ 10 đến 12-8-1946 để bàn xét về tình trạng bế tắt của hội nghị Fontainebleau. Trong kỳ họp nầy của Hội Đồng Liên Bộ Đông Dương bộ trưởng Ch.Tillon (thuộc đảng Cộng Sản Pháp trong chính phủ của Bidault không tham dự. Chỉ có hai bộ trưởng thuộc đảng Xã Hộ thiên tả Pháp là là Marius Moutet và Jules Moch tham dự cùng với các thành phần bộ trường khác thuộc Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân/MRP hoặc là những viên chức chính quyền thuộc địa.480 Trước đó Alexandre Varenne nguyên trước kia là một cựu Toàn Quyền Đông Dương (1925-1927) và nay là Quốc Vụ Khanh (Bộ trưởng Quốc Gia) trong nội các của Bidault đã tuyên bố như sau: The third republic has created across the ocean a splendid work which bring the glory to the genius of France! Are we going to abandon and destroy this work? For the French, such an action would be an irremediable disaster. We are a people who fully understand what we are
36 37 38 39
_________ 478 479 480
Gen Vo Nguyên Giap, Unforgettable Days, s.đ.d,tr. 311. Gen Vo Nguyên Giap, Unforgettable Days, s.đ.d,tr. 312. Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.302.
VSTK - 3186
saying and we will do everything in our power to ward off this disaster.481
1
*Tạm dịch:
2
Nền Đệ Tam Cộng Hòa đã tạo được ở phía bên kia dại dương một sự nghiệp huy hoàng mang đến niềm tự hào cho nước Pháp thiên tài, vậy mà chúng ta sắp từ bỏ và phá hoại sự nghiệp nầy chăng? Bởi vì, đối với nước Pháp thì một hành động như thế nhất định sẽ là một thảm họa không có cách nào để cứu chữa. Chúng ta là những người thông suốt điều gì mà mình đang nói và chúng ta sẽ làm mọi cách trong quyền lực của mình để ngăn ngừa thảm họa đó.
3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Không cần phải ngạc nhiên hay thắc mắc vì lời tuyên bố rất là Thực Dân từ một tín đồ trung kiên của một kiểu chế độ Đế Quốc Thực Dân Mới do tướng De Gaulle của Pháp khai sinh ngay sau khi thế chiến II vừa mới chấm dứt. Còn CS Pháp không có mặt trong buổi họp của Hội Đồng Liên Bộ Đông Dương bởi vì không thể bỏ phiếu chống để bênh vực CS Việt Minh để mang tiếng là một người Pháp phản bội quyền lợi dân tộc mình để bên vực kẻ thù. Nhóm người của Đảng Xã Hội Tả Khuynh thì cũng không muốn mang tiếng ăn cơm thực Dân Pháp nhưng lại đi thờ ma CS Việt Minh. Kết quả chủ yếu của cuộc họp nầy nhằm lôi kéo CS Việt Minh quay trở lại bàn Hội Nghị Fontainebleau rốt cuộc cũng chỉ là những hứa hẹn có vẽ như hết nhượng bộ về cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ sẽ được tổ chức đúng theo quy định trong tạm ước Chính Trị Việt Pháp ngày 6-3-1946 như CS Việt Minh đòi hỏi sau khi tình hình an ninh và trật tự công cộng được phục hồi trong những ngày tháng sắp tới. Bộ Trưởng. Pháp Quốc Hả Ngoại Marius Moutet tuyên bố vào ngày 18-6-1946 rằng ‘Nam Kỳ là một thuộc địa của nước Pháp và cho đến khi chưa có một quyết định nào khác của Quốc Hội Pháp thì chính phủ Pháp sẽ tiếp tục giữ vị thế trung lập đối với phần lãnh thổ nầy và chính phủ Pháp muốn rằng chính phủ Việt Nam cũng giữ một vị thế trung lập như thế.’482 Dù có sự trao đổi quan điển qua lại tại bàn hội nghị Fontainebleau từ 14-8-1946 nhưng mãi đến cuối tháng 8-1946 phía Việt Nam mới chịu đưa ra quan điểm và đề nghị của mình về về một thỏa ước giới hạn, nhưng phải là một thỏa ước chính thức đầy đủ chi tiết chứ không phải là một sự thỏa thuận hẹp hòi tạm bợ, để xác định rõ các vần đề về độc lập chủ quyền của Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp, vấn đề ngoại giao, quân sự riêng của Việt Nam và nhất là phải ấn định rõ ràng dứt khoác ngày trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Không thể chỉ có những lời hứa suông có tính cách cao thượng làm cho nhân dân Việt Nam nhàm chán và nản lòng. Pháp tránh không đáp ứng những đề nghị nầy. Hội nghị lại ngưng vào ngày 7-9-1946 và hai bên chỉ đồng ý ký kết một thỏa hiệp đặc biệc _____________ 481 482
Gen Vo Nguyên Giap, Unforgettable Days, s.đ.d,tr. 311. Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.tr..302-303. VSTK - 3187
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
về các vấn đề Tài chánh và Kinh tế. Ngày 9-9-1946 hai phái đoàn trở lại bàn Hội nghị trong phiên họp toàn thể để tiến hành thảo luận về hai dự thảo trong chương trình nghị sự của hội nghị mà đa số là những vấn đề đang bị tồn động tắt nghẻn nhưng cuộc bàn thảo lại trở thành vòng vo ngoài hai chủ đề giành cho buổi hội. Đến quá nửa đêm 9 và rạng sáng ngày 10, để thể hiện thiện chí hòa hợp, hai bên đã cùng nhau dự thảo và kiểm thự một Tạm ước / Modus Vivendi để ký tên trong buổi họp vào lúc trưa ngày 10-9-1946. Nhưng vào buổi trưa nầy, trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng lại khơi động song gió, đòi làm sang tỏ những vấn còn bị tắt nghẽn như chủ quyền độc lập của Việt Nam, ngày tổ chức trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ và nhất quyết không chịu ký tên bản Tạm Ước Modus Vivendi nếu các vấn đề nầy chưa được thỏa thuận và ghi vào bản Tạm Ước nầy. Trưởng đoàn Pháp Max André quá kinh ngạc vì thái độ thay đổi lạ lùng của phía Việt Nam cho nên đã yêu cầu chấm dứt buổi Hội Nghị toàn thể ngày 10-9-1946. Hội nghị Fontainebleau kể như tan vỡ kể từ lúc nầy.483 Ngày 11-9-1946, HCM họp báo tuyên bố với một thái độ lạc quan rằng giữa hai phái đoàn Việt Pháp không có sự mâu thuẩn trầm trọng và sự bất đồng với nhau giống như những sự đôi co trong cùng một gia đình nhưng vì có những bất đồng giữa hai bên chưa được giải quyết dứt khoác cho nên một thỏa ước chung cuộc sẽ không thể ký kết trước tháng 11947. HCM cũng đoan chắc rằng ngay sau khi trở về Việt Nam thì Ông sẽ cố gắng chấm dứt những cuộc hoạt động của bô đội du kích. Đồng thời, phía Pháp cũng bị phê phán về đề nghị giải giới và rút hết bộ đội Việt Minh ở Nam Kỳ về Bắc Kỳ: một hình thức thúc ép Việt Nam phải đầu hàng vô điều kiện. Đề nghị của Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị ở Nam Kỳ và chính quyền Pháp chấm dứt ngay những hình thức tuyên truyền không thân thiện ở Đông Dương: hai đề nghị nầy không được phía Pháp chấp nhận.484 Có thể cuộc họp báo nầy là sự biểu hiện nổi lo âu riêng cho bản thân của HCM phải đối diện với thực tế khi từ nước Pháp quay về Việt Nam với hai bàn tay không. Phái đoàn diều hâu Việt Nam do Phạm Văn Đồng cầm đầu nhất định sẽ về Việt Nam, cũng với hai bàn tay không, nhưng họ sẽ được nhân dân và dư luận quần chúng ở Bắc Kỳ chào đón hoan hô vì họ đã kiên quyết đấu tranh không nhân nhượng với thực dân Pháp nơi bàn Hội Nghị ở Fontainebleau. Nổi lo âu nầy HCM đã từng bộc lộ với Jean Sainteny ở Pháp trong những ngày dân chúng Hà Nội biểu tình sôi động vào những ngày tháng 8 để kỷ niệm cuộc cách mạng cướp chính quyền của Cộng Sản Việt Minh ở Bắc Kỳ và phản đối, lên án ‘Việt Gian’ hợp tác, hòa hoãn, hợp tácvới Pháp.485 _____________ 483 & 484
P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. tr. 217- 218. Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr. 208.
485 J.Sainteny,
VSTK - 3188
1
2
Phái đoàn của Phạm Văn Đồng được chuyên chở đến cảng Toulon vào buổi chiều ngày 13-9-1946 để xuống tàu Pasteur trở về Bắc Kỳ.
Tàu chở hành khách Pasteur trong vịnh Hạ Long Nguồn:http://saigon.vietnam.free.fr/accueil.php 3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Hồ Chí Minh và nhóm tùy tùng ở Paris không theo phái đoàn của Phạm Văn Đồng để về nước cùng một lúc bởi vì J .Sainteny đã chuẩn bị phương tiện vận chuyển đặc biệt bằng đường Hàng Không vào ngày 149 để HCM có thể nhanh chóng quay về Việt Nam trong thời gian thật ngắn - trong vòng 3 ngày - vì theo J.Sainteny thì HCM đã vắng mặt quá lâu cho nên sự hiện diện của họ Hồ ở Việt Nam vào thời điểm nầy là rất cần thiết để xoa dịu tình hình chính trị, quân sự đang đi gần tới mức quá căn thẳng sôi động ở Bắc Kỳ do phe VM diều hâu quá khích nấm quyền chủ động. Tuy nhiên, HCM lại yêu cầu trực tiếp Bộ Hải Quân Pháp cung cấp một tàu chiến để trở về Việt Nam với lý do là vì tình trạng sức khỏe yếu kém không thể di chuyển bằng máy bay. Cũng theo J.Sainteny thì HCM sợ rằng người Pháp sẽ dàn cảnh để cho “tai nạn máy bay xảy ra” vì thế HCM đã không chịu theo sự sắp xếp của Sainteny.486(J.Sainteny, tr. 210) ). Hải quân Pháp sẽ cung ứng tuần dương hạm Dumont d’Urville đến cảng Toulon để đưa HCM về Hải Phòng. Và như thế là HCM có thể ở lại Paris để chờ ngày đi tàu hỏa xuống cảng Toulon ở Marseille.
Trước đó, vào ngày 11-9, trong buổi ăn điểm tâm với HCM, Moutet đã tuyên bố rằng không thể để cho cuộc thương thảo Việt-Pháp bị đổ vỡ rồi ngay buổi chiều Moutet đã mời gọi một buổi họp ngay nơi trụ sở làm việc của J.Sainteny với sự có mặt của Messmer, Pignon và 2 tùy viên của để xét lại và giải tỏa những điểm bất đồng Việt-Pháp nơi ___________ 486
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr. 210. VSTK - 3189
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34 35 36 37
bàn Hội Nghị Fontainebleau trước đây và đi đến một Tạm ước Sơ bộ. Ngày 12-1946, Moutet thông tri cho HCM kết quả của dự thảo Tạm ước nầy. Ngày 13-9-1946, HCM khi ghi thêm một số quan điểm có liên quan đến vấn đề quan thuế, tài chánh, vấn đề Nam Kỳ, vấn đề ngừng bắn và vấn đề tập kết bộ đội Việt Minh ở Nam Kỳ để Moutet cứu xét thêm. Ngày 14-9 HCM gặp lại bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Moutet để thảo luận và xem về bản dự thảo Tạm Ước chung cuộc do phía Pháp đưa ra. Trong ngày nầy HCM cũng đến gặp thủ tướng Pháp Bidault nhưng bản Tạm Ước Sơ Bô vẫn chưa được hai bên đồng ý ký tên trong ngày 14-9.487 Lý do? Có thể là HCM đã đòi hỏi quá nhiều vì chủ quan tin tưởng vào sự hậu thuẫn của những thành phần của đảng Cộng Sản và đảng Xã Hội thân cộng của Pháp trong nội các Bidault mà quên đi một chân lý thực tế: khi nói đến đế quốc thực dân thì không cần phân biệt đế quốc đó là Cộng Sản, là Tư Bản hay Xã Hội khuynh tả. . . Càng tệ hại hơn nữa, ở đây là sự phối hợp đầy đủ của các thành phần thực dân chính trị đó và họ chỉ có biết quyền lợi của nước Pháp mà thôi. Mặc dù HCM đã đè nén sĩ diện của một chính khách có tầm cỡ quốc tế của mình và hạ mình xuống yêu cầu: “Xin các ông đừng để bản chức phải ra đi như thế này; xin hãy tiếp tay cho bản chức chống lại những phần tử đang tìm cách lấn át bản chức. Các Ông sẽ không phải hối tiếc.” 488 Rõ ràng là HCM đang run sợ vì có những phần tử đang tìm cách lấn át họ Hồ. Những phần tử đó là ai? Đó là những thành phần quá khích đang nấm quyền lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Minh ở Bắc Kỳ và kẻ đáng sợ nhất chính là Võ Nguyên Giáp trong khi HCM vắng mặt và đang ở trong tình huống của một kẻ cháy túi, bơ vơ trên đất khách quê người đến mức “phải mang chiếc đồng hồ đeo tay duy nhất còn lại trên thân xác của mình để cầm thế cho một tiệm cầm đồ cho vay nặng lãi.” 489. Người Pháp thấy được tâm trạng lo sợ của HCM cho nên nhất quyết không nhượng bộ. Đối với người Pháp lúc nầy là lúc mà HCM phải quyết định dứt khoác để khỏi phải tay trắng về không vào ngày 19-9-1946 sắp tới. Trong sách ‘Giap, The Victor in Viet Nam’ tác giả Peter Mcdonald viết: “On the fourteenth he met the French prime minister and begged him to give him something to show his people. He got promises of a referendum in Cochinchina and more negotiations next year.” 490 (Ngày 14 Hồ gặp thủ tướng Pháp và vang xin hãy ban phát cho Hồ một cái gì đó để trình diễn với dân chúng của ông. Ông được hứa là sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ và có thêm nhiều cuộc thương lượng vào năm tới.) __________ P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. tr. 218-219. J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr. 209. 489 Charles Fenn, Ho Chi Minh. A biographical introduction, s. đ.d, tr.100. 490 Peter Mcdonald, Giap, the Victor in Viet Nam. Fourth Estate, London (First Edition printed in USA, 1993), tr. 73. 487 488
VSTK - 3190
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Philippe Devillers đã ghi lại một hình ảnh thê lương của Hồ Chí Minh vào lúc gần nữa đêm 14-9-1946 phải rời khỏi khách sạn Royal Monceau tới nhà 19 trên đại lộ de Courcelles gặp bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Moutet để tuyên bố chấp nhận ký tên vào bản Tạm Ước modus vivendi soạn thảo theo những điều kiện do Pháp đưa ra mà trong đó những vấn đề chủ yếu đã từng bị tắt nghẽn tại hội nghị Đà Lạt và ở Fontainebleau vẫn chưa được giải quyết trong bản Tạm ước Vivendi nầy.491 Hay nói khác đi HCM đã chấp nhận một bản Tạm Ước modus vivendi mà Phạm Văn Đồng và phái đoàn Việt Nam đã khước từ ký tên tại Hội nghị Fontainebleau vào ngày 10-9-1946. *Khảo luận:
11
Có một số diểm đặc biệt sau đây cần nêu lên:
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
(i) Khi HCM đến gặp M.Moutet vào lúc gần nữa đêm ngày 14-91946 thì đoàn tùy tùng của họ Hồ có đi theo hay không? Philippe Devillers không nói rõ việc nầy nhưng chắc là có 2 trong 3 người tùy tùng đi theo HCM đến gặp M.Moutet. Hai người đó là hầu cận Trần Ngọc Danh và tùy tùng trung tín Hoàng Minh Giám. (ii) Người thứ 3 có thể đã không chịu cùng đi theo HCM trong buổi tối 14-9 là Dương Bạch Mai. Dương Bạch Mai thuộc phe Việt Minh Cộng Sản ở Nam Kỳ, là một người cùng với Phạm Văn Đồng tại Hội nghị Fontainebleau đã chống đối mãnh liệt chủ trương của Pháp chia cắt Việt Nam ra thành 3 Kỳ nhất là việc thành lập xứ Nam Kỳ Tự Trị. Phải chăng sau khi hội nghi Fontainebleau tan vỡ Phạm Văn Đồng dẫn phái đoàn Việt Nam về nước nhưng vẫn để Dương Bạch Mai ở lại để theo dõi và canh chừng mọi hành vi và hoạt động HCM và 2 nhân vật thân cận của họ Hồ vẫn còn ở lại Paris? (iii) Khi HCM lên đương xuống Toulon để lên tuần dương hạm Dunont d’Urville về Việt Nam tại sao không có Trần Ngọc Danh và Hoàng Minh Giám cùng về theo? Philippe Devillers viết rằng khi lên đường về nước HCM đã để lại 3 người là Giám, Danh và Mai xem như là phái đoàn liên lạc của chính phủ Việt Nam ở Paris. Có một nghi vấn cần làm sáng tỏ Hoàng Minh Giám và Trần Ngọc Danh đã không dám trở về Việt Nam vì đã không phản đối hoặc ngăn cản việc HCM ký kết bản Tạm ước modus Vivendi 14-9-1946 với M.Moutet và họ đã nhờ HCM yêu cầu thủ tướng Pháp Bidault cho phép họ được ở lại trên nước Pháp? Phải chăng hai người nầy đã xin tị nạn chính trị vì sợ nếu về Việt Nam vào thời điểm nầy thì sẽ bị nhóm quá khích Võ Nguyên Giáp-Phạm Văn Đồng-Trần Huy Liệu chụp mũ ‘Việt Gian’ với ‘bản án tử hình modus Vivendi do HCM ký tên ngày 14-09-1946. Trên lộ trình từ nơi cư trú của M.Moutet trở về khách sạn Royal Moncea chính HCM cũng đã _________________ 491
Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.307. VSTK - 3191
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
than vãn với một công an của Pháp được đặc phái bảo vệ an ninh cho HCM rằng : ‘Tôi vừa mới tự ký lấy cho tôi một bản án tử hình.’492 Đích thân thủ tướng Pháp Bidault đã viết thư cam đoan với HCM là Hoàng Minh Giám và Trần Ngọc Danh (em của) Trần Phú sẽ được đối xử một cách ân cần bên cạnh những viên chức hành chánh của Pháp nếu Hồ có ý muốn kéo dài thêm thời hạn ở lại trên đất Pháp của 2 người thân tín nầy: “MM. Hoàng Minh Giám et Tran Ngoc Danh trouveront auprès des administrations franҫaises le meilleur accueil ” s’il désirait la prolongation de leur séjour en France.493 Ở dây lại có thể thấy thêm thiên tài dàn dựng mưu lược chính trị của Hồ Chí Minh với mục đích gây ảo tưởng đối những người dân Việt Nam bình dân ít học: - Việc cầu xin phải có cho bằng được Tạm ước Modus vivendi ngày 14-9-1946 để trình diễn với dân chúng Việt Nam cũng giống như tấm hình họ Hồ chụp chung với đại tá Mỹ Chennolt và khẩu súng lục do sĩ quan Mỹ nầy biếu tặng trước đây ở Côn Minh/Trung Hoa. Với tấm hình và khẩu súng đó, HCM đã gây ảo tưởng cho người dân Việt Nam rằng người Mỹ ủng hộ và viện trợ vũ khí cho Việt Minh chiến đấu chống quân phiệt Nhật. Với bản tạm ước Modus vivendi ngày 14-9-1946, HCM có thể chứng tỏ cho dân chúng Việt Nam thấy rằng chính riêng cá nhân của Ông đã cứu vãng cho cuộc hòa đàm Việt-Pháp tiếp tục vào năm 1947 và nhờ đó mà nguy cơ chiến tranh toàn diện bùng nổ với Pháp ở Việt Nam có thể sẽ tránh được sau khi hội nghị Fontainebleau thất bại đổ vỡ. - Hồ Chí Minh vừa ‘cứu mạng’ cho Hoàng Minh Giám và Trần Ngọc Danh khi yêu cầu chính quyền Pháp ở Paris cho phép 2 người nầy được ở lại trên đất Pháp nhưng đồng thời cũng dùng việc nầy để làm cho mọi người khác đang ở Việt Nam có ảo tưởng rằng chính quyền hiện tại của nước Pháp đã chấp nhận tiếp tục hòa đàm đặt trên nền tảng Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-3-1946 với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo mặc dù đây chỉ là một lời hứa của thủ tướng Bidault đối với việc ở lại của Giám và Danh. Có một đều lạ là trong thư của thủ tướng Bidault không có đề cặp đến việc ưng thuận cho phép Dương Bạch Mai ở lại giống như trường hợp của Hoàng Minh Giám và Trần Ngọc Danh. Phải chăng Dương Bạch Mai đã không chấp nhận đi theo HCM đến nhà riêng của Moutet để chứng kiến việc ký kết một văn kiện mà trước đó Mai và Đồng đã nhất quyết không chấp nhận trong ngày cuối cùng của hội nghị Fontainebleau? * ____________ 492 493
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr. 209 Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.307, ghi chú #12.
VSTK - 3192
6/ TẠM ƯỚC MODUS VIVENDI NGÀY 14-9-1946
1
(ký kết vào rạng sáng ngày 15-9-1946)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Vào một giờ sáng ngày 15-9-1946 Ủy viên Cộng Hòa Pháp ở Nam Kỳ đã đánh điện tín về Sài Gòn cho Cao ủy Đông Dương d’ Argenlieu bản thông cáo chung giữa hai chính phủ Cộng Hòa Pháp Quốc và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và toàn văn bản Tạm Ước modus vivendi. Hồ Chí Minh rời Paris ngày 16 tháng 9 trên một toa xe lửa đặc biệt đi xuống Marseille và quân cảng Toulon. Tại Montélimar là nơi đoàn tàu dừng lại vài phút, toa xe chở HCM và Saninteny liền bị những người Việt Nam đứng đợi trên sân ga ùa tới. Hầu hết những người này đều là công nhân làm việc tại một doanh trại gần đó. Cuộc đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam rất được hoan hô. Cách đây mấy ngày đoàn đại biểu Việt Nam của Phạm Văn Đồng rời Hội nghị Fontainebleau ra về khi tới đây cũng được những người công nhân này bao vây để hoan hô chủ trương không khoan nhượng của những đại biểu đồng hương của họ đối với người Pháp. Hồ Chí Minh đứng trên bậc lên xuống toa xe đặc biệt, nói vài lời với đám đông. Ông giải thích tại sao ông lại ký bản Tạm ước Modus vivendi. Ông cũng yêu cầu mọi người tiếp tục làm việc bên cạnh “những anh em người Pháp” vì nước nhà đang cần nhiều công nhân lành nghề và chuyên viên kỹ thuật. Đến Marseille, tại doanh trại Mazargues là nơi tập trung hàng ngàn người Việt Nam đứng đón, với những lời hô đã đảo “Việt Gian” xen lẫn với tiếng hoan hô “Độc lập!” giống như ở sân ga Montélimar. Tại đây, Hồ Chí Minh vẫn nói chuyện một cách từ tốn, ca ngợi tình hữu nghị Pháp – Việt. Trong đám đông ở trại Mazargues có lẫn lộn hai đảng viên CS Pháp nghị viên Hội đồng thành phố tỉnh Marseille liên tục khích động người Việt đã đảo chống lại việc hợp tác với Pháp.494 Ngày 19-9-1946 tàu chiến Pháp Dumont d’Urville nhổ neo đưa HCM về Việt Nam. Tạm ước modus vivendi đươc ký “trong tinh thần hữu nghị và hiểu biết hổ tương của 2 bên” nhằm dự liệu cho việc tiếp tục đàm phán vào đầu năm 1947 về các vấn đề nêu ra ở hội nghị Fontainebleau. Ngày 14-91949, HCM và M. Moutet ký tên một bản Thông Cáo Chung như sau: Thông cáo chung của Hai Chính phủ Cộng hoà Pháp và Dân chủ cộng hoà Việt nam
33 34
Chính phủ Pháp và Chính phủ Cộng hoà dân chủ Việt nam, quyết định tiếp tục chính sách hoà hợp và hợp tác theo Thoả ước sơ bộ ngày 06-03-1946 trong tinh thần tín nhiệm hổ tương, và được xác định trong các cuộc hoà đàm Pháp Việt tại Đà Lạt và tại Fontainebleau. Tin tưởng rằng chính sách này chỉ nhằm đáp ứng quyền lợi thường
35 36 37 38 39 40
_______________________ 494
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s. đ.d., tr. 211. VSTK - 3193
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
xuyên của hai quốc gia và những truyền thống dân chủ mà họ tuyên cáo. Chiếu theo Thoả ước sơ bộ 6-3-46 vẫn còn giá trị, cả hai chính phủ cho rằng đã đến lúc phải đánh dấu thêm một bước tiến trong sự giao thiệp giữa nước Pháp và nước Việt nam, trong khi chờ đợi thời cơ cho phép một thỏa ước chung cuộc và đầy đủ. Trong tinh thần thân hữu và thông cảm lẫn nhau, Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ Cộng hoà dân chủ Việt nam đã ký kết một bản Tạm ước (Modus vivendi) để tạm thời giải quyết trong khuôn khổ những thoả thuận hạn chế đã ký kết, những vấn đề chính yếu về quyền lợi cấp thời đặt ra giữa hai nước. Vấn đề trưng cầu dân ý trong Thỏa ước sơ bộ 06-03-1946, hai chính phủ sẽ quyết định sau về thể thức và ngày thực hiện. Hai chính phủ tin rằng những giải pháp ký kết trong Tạm ước này sẽ làm mang trở lại trong một thời gian ngắn tình trạng ổn định và tín nhiệm để có thể tiếp tục những cuộc hoà đàm chung cuộc Hai chính phủ tin rằng những cuộc hoà đàm vừa chấm dứt tại hội nghị Fontainebleau có thể mở lại vào khoảng tháng giêng năm 1947. Làm tại Paris ngày 14-09-1946
VSTK - 3194
VSTK - 3195
VSTK - 3196
VSTK - 3197
1 2 3 4
5
6
Bản dịch sang Việt ngữ dưới đây dựa trên phụ bản số IX trong sách HISTOIRE D’UNE PAIX MANQUÉE của Jean Sainteny (s.đ.d., tr.tr.248-252). Ngoài ra còn có bản Việt ngữ khác của Tạm Ước nầy do soạn giả Hứa Hoành trích dẫn từ một tờ báo Nam Kỳ ngày 23/9/46 để đưa vào một bài viết có
tựa đề Kéo rốc sang Pháp làm gì? Đăng trên mạng lưới Internet nơi địa chỉ: http://vn.360plus.yahoo.com/Hot-New/article?mid=706&fid=-1 * TẠM ƯỚC PHÁP-VIỆT “ MODUS VIVENDI ”
7
Ðiều I
8
9 10 11 12
Kiều dân VN ở Pháp, kiều dân Pháp ở VN, sẽ được hưởng quyền tự do sinh sống và cư ngụ giống như người dân bản quốc, cùng với những quyền tự do phát biểu ý kiến, giáo dục, thương mại, di chuyển và, một cách tổng quát hơn, tất cả những quyền tự do dân chủ. Ðiều II
13
14 15 16 17 18
19 20 21
22 23 24
Sản nghiệp và xí nghiệp Pháp ở VN, sẽ không bị đặt dưới một quy chế gắt gao hơn quy chế dành cho sản nghiệp và xí nghiệp của người VN, nhất là về thuế vụ và quy chế lao động. Sự bình đẳng về quy chế này, sẽ được công nhận theo tính cách hổ tương cho sản nghiệp và xí nghiệp của kiều dân VN, trong các lãnh thổ của Liên Hiệp Pháp. Quy chế sản nghiệp và xí nghiệp Pháp ở VN, chỉ có thể được sửa đổi bằng sự thỏa hiệp chung giữa Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Tất cả tài sản của Pháp bị chính phủ VN trưng thu, hoặc làn của những cá nhân hay những xí nghiệp có thể đã bị nhà cầm quyền VN tước đi, sẽ được hoàn trả lại cho những chủ nhân và những người có quyền hạng
VSTK - 3198
1 2
3
4 5 6
7 8 9 10
11 12 13 14
15 16 17
18
19 20 21 22
23
24 25 26
27 28
hợp pháp. Một ủy ban hỗn hợp sẽ được đề cử để quy định các thể thức hoàn trả nầy. Ðiều III Nhằm mục đích phục hồi ngay từ bây giờ việc giao lưu văn hóa mà Pháp Việt đều mong muốn khuếch trương, các học đường Pháp, với đẳng cấp khác nhau sẽ được giảng dạy ở Việt Nam. Những học đường ấy sẽ áp dụng các chương trình chính thức của Pháp. Về sau sẽ theo hiệp định riêng để chọn lựa những tòa nhà thích ứng cho sự giảng dạy của các trường đường. Các trường học tiếp nhận học sinh người Việt. Đối với kiều dân Pháp thì việc nghiên cứu khoa học, việc thiết lập và điều hành những Viện Khoa Học được tiến hành một cách tự do trên toàn lãnh thổ của Việt Nam. Kiều dân Việt Nam cũng hửng cùng một quy chế như thế. Viện Pasteur sẽ được phục hồi quyền pháp lý và sản nghiệp của mình. Một ủy ban hỗn hợp sẽ quy định những điều kiện để cho trường Viễn Ðông Bác Cổ hoạt động trở lại. Ðiều IV Khi cần có những cố vấn, kỹ thuật gia hay chuyên gia, thì chính phủ Cộng hòa Dân chủ VN, phải ưu tiên mời gọi Pháp kiều. Quyền ưu tiên của Pháp kiều sẽ không áp dụng chỉ khi nào mà nước Pháp không thể cung ứng nhân viên được yêu cầu. Ðiều V Liền sau khi giải quyết vấn đề điều chỉnh tiền tệ hiện thời thì chỉ có một loại tiền xài chung trong các lãnh thổ thuộc quyền chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ VN, và các lãnh thổ khác ở Ðông Dương. Loại tiền đó đồng bạc Ðông Dương, do ngân hàng Ðông Dương phát hành hiện thời trong khi chờ đợi lập ra một Viện Phát Hành Tiền Tệ.
29 30 31 32 33
34
35 36 37 38 39 40 41
Ðiều lệ của cơ quan phát hành viện sẽ do một Ủy ban hỗn hợp nghiên cứu mà trong đó các nước thành viên trong liên bang sẽ hiện diện. Ủy ban nầy còn có nhiệm vụ điều phối tiền tệ và hối đoái. Ðồng bạc Ðông Dương được xài trong khuôn khổ của đồng phật lăng Pháp (francs). Ðiều VI Việt Nam sẽ cùng các xứ khác trong liên bang Ðông Dương tạo thành một khối liên hiệp quan thuế. Do đó, sẽ không có một hàng rào quan thuế nào quốc nội và những định giá giống nhau ở mọi nơi sẽ được áp dụng cho việc xuất nhập cảng ở lãnh thổ Ðông Dương. Cũng giống như ủy ban điều phối tiền tệ và hối đoái, một ủy ban điều phối về quan thuế và ngoại thương sẽ nghiên cứu các biện pháp áp dụng cần thiết và chuẩn bị tổ chức quan thuế ở Ðông Dương. VSTK - 3199
Ðiều VII
1
2 3 4 5 6
Một ủy ban điều phối hỗn hợp về giao thông vận tãi, sẽ nghiên cứu các biện pháp đúng mức nhằm khôi phục và cải thiện những cuộc thông thương giữa Việt Nam và các xứ khác trong liên bang Ðông Dương và Liên hiệp Pháp: vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không, sự thông tải bằng bưu chính, dây nói, điện tuyến và vô tuyến điện. Ðiều VIII
7
8 9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23
24 25 26
27 28 29
30 31
32 33 34 35 36
37 38
39
Trong khi chờ đợi việc hoàn tất một bản hiệp ước chung cuộc giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề ngoại giao của nước Việt Nam với những nước ngoại quốc, một ủy ban hỗn hợp Pháp Việt sẽ ấn định những biện pháp cần thiết hầu bảo đảm vấn đề Việt Nam thiết đặt đại diện lãnh sự ở các nước lân cận, và những mối giao thiệp giữa đại diện lãnh sự nầy với các lãnh sự ngoại quốc. Ðiều IX Vì quan tâm tới sự đảm bảo càng nhanh càng tốt cho sự khôi phục một trật tự công cộng vừa cần thiết cho nguyện vọng tự do về các quyền tự do dân chủ ở Nam Kỳ và miền Nam Trung Kỳ để tái lập giao thương và cũng vì ý thức được âm vang tốt lành sẽ có thể tạo được về điểm ngưng lại những hành động xung đột và bạo động của phía nầy và phía kia, cho nên Chính phủ Pháp và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, cùng chung quy định các biện pháp sau đây: a. Ðôi bên chấm dứt tất cả những hành động xung đột và bạo động. b. Những hiệp định của các bộ tham mưu Pháp Việt sẽ quy định các điều kiện thi hành và kiểm soát những biện pháp đã được quyết định chung. c. Đã xác quyết rằng những tội phạm chính trị hiện còn bị giam nhốt sẽ được thả ra ngoại trừ những kẻ bị truy tố về tội hình phạm và tội thường phạm. Với những tù binh bị bắt trong các cuộc hành quân, cũng sẽ quy định y như vậy. Việt Nam đảm bảo không truy tố bất cứ người nào đã cộng tác hoặc trung thành với Pháp, và chẳng dung tha bất cứ bạo hành nào chống những người ấỵ Ngược lại, chính phủ Pháp cũng đảm bảo không truy tố bất cứ người nào cộng tác với Việt Nam và không dung tha bất cứ bạo hành nào chống lại người ấy; d. Việc thụ đắc các quyền tự do dân chủ quy định ở điều khoản thứ I, sẽ được hai bên đảm bảo tương hổ. e. Sẽ chấm dứt những sự tuyên truyền bất thân thiện của hai bên.
VSTK - 3200
1 2 3
4 5 6
7
8 9 10 11 12 13 14
15 16
17
18 19 20 21
f. Chính phủ Pháp và chính phủ Cộng hòa Dân Chủ VN, sẽ cộng tác với nhau, để chấm dứt tình trang gây hại từ các kiều dân của những thế lực thù nghịch cũ. g. Một nhân vật do chính phủ Cộng hòa Dân chủ VN đề cử, và được chính phủ Pháp công nhận, sẽ được phái tới bên cạnh Cao ủy Pháp, để thiết lập sự cộng tác trong việc hành những điều khoản thỏa thuận nầỵ Ðiều X Chính phủ Cộng hòa Pháp và chính phủ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, cùng chung thỏa thuận tìm cách ký kết những hiệp định riêng về tất cả những vấn đề có thể nêu ra để thắt chặt tình hữu nghị, và dọn đường cho việc ký kết một hiệp ước vĩnh viễn chính thức. Cuộc thương thuyết sẽ tiếp tục trong mục đích nầy sớm càng tốt, trễ lắm là vào tháng Giêng/dl. 1947. Ðiều XI: Toàn thể những điều khoản trong ‘Tạm Ước’ nầy được làm hai bản, sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 30 tháng Mười/dl. 1946. Làm tại Balê ngày 14 tháng chín năm 1946 Thay mặt chính phủ Cộng hoà Dân chủ Việt nam : Chủ tịch chính phủ : ký tên Hồ chí Minh. Thay mặt chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp quốc : Bộ trưởng bộ thuộc địa : ký tên Marius Moutet
*
28
Dưới đây là bản dịch ra Anh ngữ căn cứ trên phụ bản Pháp ngữ của Jean Sainteny với sự tham chiếu thêm trên 2 bản dịch Anh ngữ của 2 soạn giả: - Gareth Porter, VIETNAM: ‘The Definitive Documentation of Human Decisions.’ (s.đ.d., tr.tr.117-118). - Allan W.Cameron, Viet Nam Crisis, ‘A Documentary History’. (s. đ.d., tr.tr.85-89).
29
Franco-Vietnames Modus Vivendi
22
23
24
25
26
27
30
Article I
34
Viet Nam nationals in France, French nationals in Viet Nam shall enjoy the same freedom of establishmentas nationals, as well as freedom of speech, freedom of teach, of trade, and to circulate and in general, all the democratic freedoms.
35
Article II
31 32 33
36 37 38
French property and enterprises in Viet-Nam should not be subjecred to stricter regime than that accorded to the property and enterprises of VietNam nationals, particularly with respect to taxation and labor legislation. VSTK - 3201
1 2 3 4 5
6 7 8 9
This equality of tatus shall be granted on a reciprocal basis to the property and enterprises of Viet-Nam nationals in the territories of the French Union. The status of French property and enterprises in Viet-Nam may be changed only by mutual agreement between the French Republic and the Democratic Republic of Viet-Nam. All French property requisitioned by the Government of Viet-Nam or of which persons or enterprises have been deprived by the Viet-Nam authorities, will be returned to their owners or representatives. A mixed commission will be appointed to set procedure of this restitution. Article III
10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20
21 22 23
With a view to resuming henceforth the cultural relations which France and Viet-Nam are equally desirous of developing, French educational institutions representing different categories shall be able to function freely in Viet-Nam. They shall apply official French curricula. By special agreement, the institutions in question shall be granted the buildings necessary buildings for their functionong. They shall be open to Vietnamese students. Scientific research, the establishment and functioning of scientific institutes are free in all the territoryt of Viet-Nam for French nationals. Vietnamese nationals shall enjoy the same privileges in France. The Instut Pasteur will be restored to its rights and property. A mixed commission shall regulate the conditions under which the Ecole Francais d’Extreme Orient shall resume its activity. Article IV
24
25 26 27 28
The Government of the Democratic Republic of Viet-Nam shall call upon French nationals by priority each time it requires advisors, technicians or experts. The priority accorded to French nationals shall cease to be in effect only where it is impossible for the France to furnish the required personnel. Article V
29
30 31 32 33
34 35
36 37 38 39
As soon as the present problem of monetary harmonisation is settled, one and the same currency shall have circulation in the territories under the authority of the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam and in the other territories of Indochina. The said currency shall be the Indochinese piastre actually issued by the Bank of Indochina pending the creation of an Institute of Issue. The status of the Institute of Issue shall bel be studied by a mixed commission where all members of the Federation shall be represented. This commission shall hvae also the function of coordinating currency and exchange. The Indochinese piastre takes part of the "zone franc."
VSTK - 3202
1
2 3 4 5
6 7 8 9
10
11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23
24 25 26 27 28 29 30
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43
Article VI 1. Viet-Nam forms a custom union with the other countries of the Indochinese Federation. Consequently, there shall be exist no customs barriers within the country and the same tariffs shall be applied everywhere for entry into and departure from Indochinese territory. A coordinating committee for customs and foreign trade, which may furthermore be the same as the one dealing withc urrency and exchange, shall study the necessary means of application and will prepare the organization of Indochina’s customs service. Article VII A mixed communications coordinating commitee shall study the necessary measures to re-establish and improve communications between Viet-Nam and the other countries of the Indochinese Federation and of the French Union: land, sea, and air transport; postal, telephonic, telegraphic and radioelectric communications. Article VIII Pending the conclusion by the French Government and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam of a definitivee agreement regulating the question of diplomatic relations between Viet-Nam with foreign countries, a mixted Franco-Viet-Nam commission shalldetermine the arrangements to be taken to ensure the consular representation of Viet-Nam in neighboring countries and its relations with foreign consuls. Article IX Regardfully of assuring as soon as possible in Cochin-China and in southern Annam the restoration of public order as indipensable to the free development of democratic liberties as it is to the resumption of commercial transactions and conscious of the fortunate that the cessation on the part of both of all acts of hostility or violence will have, the French Government and the Government of the Republic democratic of Viet-Nam have decided in common on the following measures: a. All acts of hostility and violence on the part of both shall cease; b. Agreements between French and Viet-Nam general staffs shall settle the conditions of application and supervision decided in common. c. It is specified that prisoners detained at the present time for political reasons shall be released, with the exception of those prosecuted for crimes and offenses against the common law. The same shall apply for prisoners taken in the course of operations. Viet-Nam guarantees that no action shall be initiated and no act of violence tolerated against any person by reason of of his attachment or loyalty to France; reciprocally the French Government guarantees that no persecution shall initiated and no act of violence tolerated toward any person because of his attachment to Viet-Nam; VSTK - 3203
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
d. the spirit of democratic liberties defined in Article I shall be reciprocally guaranteed; e. unfriendly propaganda on both sides shall be terminated; f. the French Government and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam shall collaborate to render harmless the nationals of former enemy powers; g. a person appointed by the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam and approved by the French Government shall be accredited to the High Commissioner to establish the cooperation indispensable for the carryinf out of the present agreements. Article X
11
12 13 14 15 16 17
The Government of the French Republic and the Government of the Democratic Republic of Viet-Nam agree to seek in common r the conclusion of special agreements concerning all questions which may arise, in order to strengthen their friendly relations and prepare the way for a general definitive treaty. Negotiations shall be resumed for that purpose as soon as possible and in January 1947 at the lastest. Article XI
18
20
All the provisions of the present modus Vivendi drawn up in duplicate, shall enter into go into force on October 30, 1946.
21
Done at Paris, September 14, 1946
19
22 23 24 25 26 27
For the Government of the Republic Democratic of Viet-Nam, The President of the Government, Signed: Ho Chi Minh For the Provisional Government of the French Republic The French Minister for Overseas France, Signed: Marius Moutet
* KHẢO LUẬN VỀ BẢN TẠM ƯỚC MODUS VIVENDI
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
“Các ông đừng để bản chức rời khỏi nơi đây như thế. Hãy cho bản chức một cái gì đó để chống chọi lại với bọn quá khích. Các Ông sẽ không phải ân hận về việc nầy.” Đó là sự vang nài của một người đang ở trong tình trạng khốn đốn tuyệt vọng nhưng người Pháp chỉ ban phát cho HCM một bản Tạm ước Modus Vivevendi bờ mép về các vấn đề sống còn giữa hai quốc gia và chỉ gò bó trong phạm vi kinh tế và văn hóa mà phía Việt Nam phải chịu rất nhiều nhân nhượng trong hội đàm Fontainebleau cùng với các vấn đề trước mắt trong phạm vi trật tự và an ninh công cộng. Người Pháp đã áp đặt trước những điều thỏa ước trong khi mà người Việt chưa có thể thay đổi kịp thời những quy chế đối xử về sản nghiệp và xí nghiệp của người Pháp đã và đang có ngay trên đất nước Việt Nam. Tài sản của người Pháp thì phải hoàn trả lại cho sở hữu chủ hợp pháp và chính danh của họ. Trường học Pháp được mở tự do ở VSTK - 3204
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Việt Nam. Chuyên gia và kỹ thuật viên người Pháp phải được Việt Nam ưu tiên thu dụng khi cần có nghĩa là chính quyền Việt Nam không thể tự tiện thuê mướn các hạng chuyên viên đó từ các nước ngoài ngoại trừ do nước Pháp cung cấp. Chỉ còn có một loại tiền xử dụng ở Đông Dương và đó là đồng bạc Đông Dương do Ngân Hàng Đông Dương phát hành như vậy có nghĩa là “tiền Bác Hồ” sẽ trở thành mớ lá thu vàng vô giá trị. Việt Nam chỉ được thiết lập các lãnh sự quán ở những nước lân cận hay nói khác đi chỉ được thiết lập lãnh sự tại các nước nằm trên bán đảo Dông Dương mà thôi còn đối với những nước khác thì do người Pháp thay mặt cho cả khối Liên Hiệp Pháp lo liệu. Mọi sự đều được hai bên thỏa thuận nhưng kèm thêm chữ “sẽ” bấp bênh mơ hồ. Chỉ có một điều thỏa thuận không thay đổi kể từ khi mở hội nghị sơ bộ 06-03-1946 rồi đến hội nghị trù bị ở Đà Lạt và tiếp theo là cuộc đàm phán ở Fontainebleau: hai bên đã 3 lần đồng thuận là các cuộc đàm phán không phải là tan vỡ nhưng chỉ là tạm ngưng mà thôi. Phía Pháp thì muốn kéo dài thời gian đàm phán để chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng nội các ở Pháp đã ổn định. Phía Việt Nam đã phải nhượng bộ rất nhiều tại cuộc đàm phán Fontainebleau nhưng không có một ai trong phái đoàn chính thức trong cuộc hòa đàm nầy có đảm lược đứng ra nhận chịu trách nhiệm về những nhượng bộ mất mát cho đất nước và nhân dân Việt Nam vì họ e sợ sẽ bị thanh trừng khi trở về Việt Nam bởi những kẻ quá khích trong đảng Cộng Sản Việt Minh và những đảng phái không CS ở Việt Nam. Họ có cùng một tâm trạng như Hoàng Minh Giám, như Trần Ngọc Danh và ngay cả Hồ Chí Minh cũng có một tâm trạng giống như thế. Hồ Chí Minh đã tự bào chữa rằng: “nhượng bộ người Pháp trong các lãnh vực giáo dục, kinh tế để đánh đổi lấy lời hứa của họ để cho Nam Kỳ có những quyền tự do dân chủ; thà rằng có được những thỏa thuận nầy còn hơn là không có được gì.” Có một điều Hồ Chí Minh biết rõ mà không nói ra: khi người Pháp thực dân mới hứa hẹn thì đó chỉ là để hứa hẹn mà thôi. Ngoài ra, có một điều rất kỳ lạ là trong khối tài liệu, văn kiện, báo chí của đảng CSVN từ trước đến nay chưa thấy có sự đăng tải công khai các thỏa ước Việt-Pháp ký kết trong khoảng thời gian từ tháng 06 đến tháng 09 năm 1946. Tại sao?
*
VSTK - 3205
7/ NHỮNG DẤU CHỈ BÁO HIỆU CHIẾN TRANH VIỆT-PHÁP 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Như đã khảo xét từ các phần trước, kể từ đầu tháng 06-1946, đoàn quân ô tạp của Lư Hán bắt đầu rút lui vĩnh viễn ra khỏi Hà Nội và Võ Nguyên Giáp đã chụp ngay lấy thừa cơ để càn quét những phe đảng Việt Nam theo quân Trung Hoa Nhập Việt ngay sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng Minh tại Đông Dương với sự làm ngơ của quân đội Pháp của phe thực dân mới ở Đông Dương dưới chiêu bài hòa hoãn thân thiện tuân hành hòa ước sơ bộ 06-03-1946 để đợi chờ kết quả của cuộc Hội nghị Trù bị Đà Lạt. Sau khi chủ động đóng cửa hội nghị trù bị nầy và bỏ về Hà Nội, Võ Nguyên Giáp bắt đầu củng cố và tăng cường về mặt quân sự nhưng bề ngoài vẫn giữ một thái độ hòa hoãn với người Pháp trong khi HCM và phái đoàn Việt Minh chuẩn bị lên đường sang Paris tham dự hòa đàm Fontainebleau. Còn lại một mình ở nhà, Giáp tự quyền định đoạt mọi mặt chính trị lẫn quân sự, mở các chiến dịch công an cảnh sát và hành quân truy kích để thanh toán các cơ quan đầu não của đảng Việt Cách và Việt Quốc ở Hà Nội và các chiến khu của 2 đảng nầy. Sau khi báo chí của Pháp đăng tin hòa đàm Fontainebleau tan vỡ và Hồ Chí Minh sắp lên đường trở về Việt Nam thì Võ Nguyên Giáp tin chắc rằng hòa đàm Pháp-Việt sẽ không đi tới đâu cả và Việt Minh cần phải chuẩn bị gắp rút súng óng, đạn dược, quân lương, củng cố các khu kháng chiến Bắc Kạn, Hòa Bình để đối chọi với đoàn quân viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ song song với việc tạo dựng những công sự phòng thủ, hầm hố, chướng ngại vật tại nhiều khu phố ở Hà Nội và Hải Phòng. Thêm vào những việc chuẩn bị quân sự, công tác khích động dân chúng chống quân xâm lược Pháp và kiều dân Pháp nhất là ở các tỉnh thành và thị tứ cũng được Việt Minh khai thác triệt đễ. Kẻ chỉ huy chương trình chiến tranh tâm lý để khích động quần chúng là Trần Huy Liệu, một kẻ trong nhóm quá khích của đảng Cộng sản Việt Minh. Dân chúng người Âu châu và người Pháp ở Hà Nội lo âu khiến cho tướng Valluy phải phân phát vũ khí để cho họ tự vệ khi cần.
Bản đồ Bắc Kỳ 30
VSTK - 3206
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Ở Nam Kỳ, Ủy Ban Hành Chính Trừ Bị Nam Bộ của Cộng Sản Việt Minh đã ra khỏi bóng tối để hoạt động một cách công khai và đã mở ra một chiến dịch tuyên truyền để tự tuyên bố rằng Ủy ban nầy là chính quyền duy nhất và hợp pháp của Nam Kỳ. Ở Hà Nội, chính quyền và đảng CSVM liền đáp ứng ngay bằng cách cho đăng tải lên Công Báo ở Hà Nội sắc lệnh số 182 ấn ký ngày 13-09-1946 để tổ chức lại toàn bộ Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ có nghĩa là đặt Ủy Ban nầy hoàn toàn dưới sự khống chế của chủ tịch Hội Đồng Kháng Chiến hay Tổng Bộ Cộng Sản Việt Minh do Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch. Rõ ràng là quyền lực quân sự của Võ Nguyên Giáp bao trùm khắp nơi và lấn át tất cả mọi quyền lực khác trong đảng Cộng Sản Việt Minh kể cả uy danh chính trị của Hồ Chí Minh. Ngay tại Hà Nội, dư luận chung của quần chúng cho rằng Hồ Chí Minh đã ôn hòa và nhượng bộ quá nhiều cho những người Pháp thực dân mới. Nhóm quân đội quá khích của CSVM đã mạnh mẽ phê phán và chống đối chủ trương quỳ gối cuối đầu của Hồ Chí Minh đối với các đảng Việt Cách, Việt Quốc, với nhóm Cộng Sản Trostkist và nhất là đối với thực dân Pháp qua óng loa tuyên truyền ồn ào của Trần Huy Liệu. Một số truyền đơn có nội dung phê phán Hồ Chí Minh ‘đã bị hủ hóa làm nô lệ cho kẻ ngoại bang vì đã ở quá lâu tại nước ngoài.’494 Phái đoàn của Phạm Văn Đồng từ Pháp quay về Việt Nam được dân chúng Hải Phòng, Hà Nội chào mừng như là những kẻ chiến thắng từ mặt trận trở về nhưng chính là do bộ máy tuyên truyền khích động của Trần Huy Liệu khởi xuất để quy tụ dân chúng đón rước phái đoàn Phạm Văn Đồng. Tuần thám hạm Pháp Dumont d’Urville chở Hồ Chí Minh sau một tháng lênh đênh trên biển cả đã vào thả neo ngoài khơi vịnh Cam Ranh phía Nam Trung Kỳ. Chiến hạm Pháp Suffren với sự có mặt của cao ủy d’Argenlieu cũng đã thả neo ở đó để chờ gặp ông Hồ. Cả hai bàn bạt về sự áp dụng tạm ước Modus vivendi và chú trọng vào việc thành lập ngay những Ủy Ban liên hợp hànnh chính, quân sự ở Hà Nội đồng thời cũng đưa ra những quy thức nhằm chấm dứt những sực thù nghịch ở Nam Kỳ. Khi được d’Argenlieu chất vấn về mối liên hệ giữa Việt Minh Cộng Sản ở Nam Kỳ do tướng Nguyễn Bình lãnh đạo với chính phủ của Việt Minh Cộng Sản ở Bắc Kỳ trên thực tế hiện nay do Võ Nguyên Giáp chủ đạo, ông Hồ đã né tránh để không phải trả lời về vấn đề nầy có thể vì e ngại ‘những kẻ quá khích’ trong đảng Cộng Sản Việt Minh ở Bắc Kỳ hiện nay. Ngoài ra Hồ Chí Minh cũng tuyên bố không bất mãn về những hành vi và hoạt động khủng bố đang xảy ra ở Nam Kỳ và ông Hồ cho rằng chính phủ Hà Nội không có trách nhiệm gì về những sự việc khủng bố mơ hồ như thế. Ngày 20-10-1946, tàu Dumont D’Urville cặp bến Hải Phòng và Hồ Chí Minh được nhiều đoàn thể và dân chúng địa phương đứng sẵn để hoan hô chào đón mà đa số là dân quê kém học và thanh __________________ 494
Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.311. VSTK - 3207
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
thiếu niên háo thắng đầy nhiệt huyết dễ bị khích động vì niềm kiêu hãnh dân tộc. Ở Hà Nội cũng có những đám đông quần chúng tiếp đón giống như thế và ông Hồ đã không bỏ dịp để phát biểu những lời ca ngợi sự thắng lợi của tình hữu nghị Pháp-Việt thông qua việc ký kết với bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp bản tạm ước Modus vivendi ngày 14-091946.495 Người dân hoan hô ông Hồ vì họ đinh ninh rằng ông Hồ thúc ép được người Pháp phải chấp nhận những đòi hỏi của Việt Nam đã từng đưa ra trong tiến trình hội nghị Fontainebleau, những đòi hỏi mà phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng cầm đầu đã không thể thực hiện được. Đôi với người dân chất phát và những người trẻ nặng lòng với đất nước thì Hồ Chí Minh hiện giờ rõ thật là một biểu tượng của Quốc Gia Việt Nam. Biểu tượng nầy chỉ có tính cách biểu kiến nhưng cũng có thể tạm thời bảo đảm phần nào an toàn cá nhân cho Hồ Chí Minh khỏi bị nhóm quá khích diều hâu trong đản CSVM thanh trừng hay phê phán một cách công khai nhưng có thể nói rằng vị thế của Hồ Chí Minh vào lúc nầy đã bị lu mờ trong nội bộ của đảng CSVM. Bởi vì báo chí ở Hà Nội- tức là báo chí của óng loa tuyên truyền Trần Huy Liệu- vẫn tiếp tục đã kích bọn “Việt Gian” thỏa hiệp và đầu hàng với quân thù đến mức Hồ Chí Minh nơi cuộc hội kiến với d’Argenlieu ở Cam Ranh phải kêu lên rằng dư luận ‘báo chí ở Sài Gòn và ở Hà Nội thực là quá khích cực đoan. Người ta chỉ có thể nói về những sự thật nhưng lại không thể nào mang đến được những bó hoa.’ (…les presses de Saigon et d’ Hanoi étaient de part et d’autre trop violentes. On peut se dire la véritiés, et l’on ne peut s’envoyer toujours des fleurs.) Hồ Chí Minh có thể đã thấy được vị thế chính trị bắp bênh của mình trong hàng ngũ đang CSVM. Điểm tựa duy nhất hiện giờ mà ông Hồ còn có thể xử dụng để bao che cho mình chính là mặt trận Liên Việt và quốc Hội bởi vì trong đó ít ra còn có những thành phần không phải là CSVM quá khích. Nhóm CSVM quá khích cũng không thể ra mặt đối xử tệ bạc với Hồ Chí Minh vì dư luận ưu ái từ người dân thật thà chất phác đang ngưỡng mộ kể từ lúc Ông từ nước Pháp quay về Bắc Kỳ. Tổng bộ của CSVM biết rằng ảnh hưởng chính trị của Hồ Chí Minh sẽ vẫn tồn tại bởi vì Hồ Chí Minh đang dựa vào sự đồng tình của những thế lực tàn dư của những phe đảng không Cộng Sản trong quốc Hội và trong mặt trận Liên Việt do Hồ Chí Minh chủ lập trước khi du hành sang pháp. Do đó, muốn cô lập hóa hoàn toàn Hồ Chí Minh thì những thành phần không Cộng Sản vừa kể phải biến mất. Do đó từ tuần lễ cuối của tháng 10-1946, Tổng bộ Việt Minh đã mở các cuộc hành quân cảnh sát và bố ráp bắt giam hoặc thanh trừng hằng trăm người bị tình nghi là phản động. Vũ Đình Trí, ủy viên trung ương VNQDĐ, chủ nhiệm tòa soạn báo Việt Nam ở số 80 đường ________ 495
Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, s.đ.d.,tr.312.
VSTK - 3208
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
Quan Thánh/Hà Nội bị công an của VM thanh toán cùng một lúc với hai đảng viên khác của VNQDĐ là Phạm Văn Hề và Nguyễn văn Đóa.496 Trong không khí đe dọa bắt cóc và thanh toán của Việt Minh những phần tử đối kháng, ngày 28-10-1946 quốc hội lập hiến của chính quyền Hà Nội mở khóa họp kỳ II. Hơn 200 dân biểu hiện diện trong khóa họp nầy. Các thành phần ‘phản động’ chống đối CSVM đa số bị Công an bắt giam hoặc thanh toán và chỉ còn trên dưới 20 ghế hiện diện so với 70 ghế trong khóa họp kỳ I sáu tháng trước đây. Ảnh hưởng của Việt Quốc và Việt Cách kể như bị thanh lọc hoàn toàn trong mặt trận Liên Việt và trong Quốc Hội. Hồ Chí Minh không còn điểm tựa chính trị nào có thế lực ngoài đảng CSVM để thực hiện chủ trương nhân nhượng và hòa hợp của mình với thực dân Pháp. Hồ Chí Minh không còn lựa chọn nào khác hơn là phải xuôi theo chiều gió của những kẻ quá khích giống như đã từng phải yên lặng tuân phục khi Hội nghị các nhóm đảng Cộng Sản Việt Nam họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10-1930 để xóa bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, dẹp bỏ Chính cương và Sách lược tóm tắt của Nguyễn Ái Quốc khởi thảo hồi tháng 2 năm 1930, thông qua bản Luận cương Chính trị mới của Trần Phú để thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương rồi bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức mà trong đó Trần Phú được bầu Tổng Bí thư của Đảng còn NAQ chỉ là một ủy viên hạng thứ 13 của Trung ương đảng Cộng Sản Đông Dương và giữ nhiệm vụ thùng thơ liên lạc của đảng nầy ở nước ngoài. Trong buổi họp Quốc Hội ngày 31-10-1946, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán toàn bộ nội các chính phủ để trao quyền cho quốc Hội. Hành động khôn khéo đầy mưu lược nầy của Hồ Chí Minh đã tạo ra một sự bất ngờ, được hoan hô nhiệt liệt và được toàn thể nghị trường biểu quyết ban tặng danh xưng “Đệ Nhất Công Dân của nước Việt Nam” rồi liền ngay sau đó ủy thác cho ông Hồ trách nhiệm thành lập một nội các Chính phủ mới vào ngày 02-11-1946. Hiển nhiên nội các mới nầy do Hồ Chí Minh đứng đầu nhưng thành phần nội các bây giờ đã sạch bóng những kẻ nội thù nhưng đầy dẫy những thành phần quá khích của đảng Cộng Sản Việt Minh, những kẻ đã từng gây sóng gió tại hội nghị trù bị Đà Lạt và hội nghị Fontainebleau, một nội các chiến tranh và Võ Nguyên Giáp nấm giữ bộ trưởng Quốc Phòng. Bây giờ Võ Nguyên Giáp có thể hành động một cách danh chính ngôn thuận uy quyền quân sự do dân trao phó cho mình thông qua quốc hội Liên Việt, không còn e sợ bị mang tiếng là lạm quyền, khuynh tả, quá khích. Hồ Chí Minh kiêm nhiệm Bộ Ngoại Giao để giao dịch với một nước ngoài duy nhất là nước Pháp qua trung gian của các chức quyền Pháp ở đông Dương hiện nay chẳng khác ______________________
Hoàng Văn Đạo, Viet Nam Quoc Dan Dang, ‘A Comtemporary History of a National Strggle 1927-1945’. Bản dịch Ang ngữ của Huynh Khe. NXB Rosedog. (Pittsburgh, USA, 2008), tr.419. Cũng xem: Philippe Devillers, Histoire du Viêt Nam, s.đ.d., tr. 312. (Devillers viết là Vũ Đình Chí thay vì Vũ Đình Trí.) 496
VSTK - 3209
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
gì trước kia NAQ giữ thùng thơ hải ngoại của đảng CSĐD dưới thời Trần Phú và Hà Huy Tập. Ngày 09-11-1946 quốc hội thông qua bản Hiến Pháp “Quốc Hội Chế”, xác quyết chủ quyền tuyệt đối của nước Việt Nam trên bình diện đối nội và đối ngoại ngoại và sự toàn vẹn lãnh thổ. Ở các nước dân chủ thực sự thì sau khi quốc hội hiến xong nhiệm vụ thì phải có tiếp theo một cách thường trực một Quốc Hội Lập Pháp. Không có điều khoản nào trong bản hiến pháp dự trù việc bầu cử một Quốc Hội Lập Pháp cho Việt Nam bởi vì CSVM không muốn thế, không muốn quyền lực của Việt Minh sẽ bị “Quốc Hội Chế” kiềm hãm và kiểm soát. Một Ủy Ban Thường Trực được đề cử gồm có 15 đại biểu của Quốc Hội Lập Hiến mà đa số thành phần là người của CSVM để đảm trách nhiệm vụ của một Quốc Hội Lập Pháp 15 người trong tương lai: đây là một hình thức Dân chủ trá hình, khác thường, mỵ dân, độc đảng, và nhuộm đỏ. Ngày 14-11-1946 Quốc Hội Lập Hiến giải tán. 8/ LÒ THUỐC SÚNG Ở HẢI PHÒNG
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Vào thời điểm đợi chờ tạm ước Modus vivendi 14-09-1946 trở thành hiệu lực chấp hành, chính phủ Pháp không muốn có một biến cố tiêu cực hay cố ý nào xảy ra do phía Pháp tạo ra cho đến khi cuộc hòa đàm Việt – Pháp tái diễn vào đầu năm 1947 như tạm ước nầy đã thỏa thuận. Tuy nhiên, các cấp quyển lãnh đạo Pháp ở Sài Gòn lại lo âu về tình trạng hỗn độn kinh tế, tài chánh đang tạo bất lợi cho họ ở Bắc Kỳ nhất lả những hoạt động xuất nhập cảng lậu thuế hàng hóa kể cả vũ khí bất hợp pháp đến từ Trung Hoa đang xảy ra nơi hải cảng Hải Phòng. Các cơ sở kiểm soát hàng hóa và điều hành quan thuế xuất nhập vào Bắc Kỳ qua hải cảng Hải Phòng hiện tại đều do chính quyền Việt Minh kiểm soát và điều hành. Người Pháp ở Đông Dương đã được báo động rằng Việt Minh đã dùng cảng Hải Phòng để nhập nội bằng mọi cách- kể cả lấy gạo thóc trong khi dân Bắc Kỳ vẫn không có cơm ăn- để trao đổi vũ khí lậu từ Trung Quốc cung ứng cho quân đội của CSVM. Do đó, ngày 10-09-1946 cố vấn kinh tế Davée và tân đại diện Cộng Hòa Pháp ở Bắc Kỳ là tướng Molière đã tự quyền ban hành một nghị định kiểm soát quan thuế và hàng hóa nhất là các loại quân nhu, quân dụng, vũ khí nhập nội vào Bắc Kỳ qua cửa khẩu Lạng Sơn và đặc biệt là qua cửa khẩu Hải Phòng cùng với các vùng hải phận ở vịnh Hạ Long. Nghị Định nầy có hiệu lực chấp hành kể từ ngày 15-10-1946 và ngay tức khắc đã tạo ra một sự chao đảo sâu sắc trong giới cầm quyền của Việt Minh ở Hà Nội; họ đã phản kháng với tướng Molière rằng đây là một hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam và Ban Chấp Hành của Tổng Bộ Việt Minh đã lên tiếng cảnh cáo người Pháp phải xét lại thái độ của họ.497 Nắm giữ cương vị ngoại giao trong nội các mới của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam ngày 29-10-1946 Hồ Chí Minh đã đề nghị các chức quyền Pháp ở ___________________ 497
P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr. 235.
VSTK - 3210
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
Sài Gòn triệu tập ngay một ủy ban hỗn hợp về quan thuế và ngoại thương để cứu xét những tình hình xáo trộn đang xảy ra ở Hải Phòng. Theo Võ Nguyên Giáp thì vào ngày 04-11-1946, một cuộc hội kiến Việt-Pháp tại Bắc Bộ phủ với sự có mặt Hồ Chí Minh và Giáp cùng với tướng Molière và tướng Nyo để bàn định thiết lập ngay một Ủy Ban Quân sự Liên Hợp và bàn thảo ngay những phương cách để kiểm soát vấn đề ngừng bắn ở Nam Kỳ đã có hiệu lực kể từ lúc nửa đêm ngày 3010-1946 như đã thỏa thuận trong tạm ước Modus vivendi. Trong khi Tướng Nyo tư lệnh quân sự Pháp ở Nam Kỳ đang dự cuộc hội kiến kể trên thì quân binh Pháp vẫn tiếp tục nổ súng gây hấn ở Nam Kỳ và ở vùng phía Bắc Trung Kỳ. Do đó bộ đội CSVM bắt buộc phải nổ súng chống trả để tự vệ. Ngày 07-11-1945 Ủy Ban Liên Hợp Quân sự PhápViệt mở buổi hợp đầu tiên. Phái đoàn Pháp do tướng Nyo cầm đầu. Trong phiên họp nầy tướng Nyo đã khước bỏ đề nghị của phái đoàn Việt Minh thành lập ngay một Tiểu Ban Liên Hợp Ngừng Bắn ở Nam Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Võ Nguyên Giáp còn tố giác rằng tướng Valluy tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp, một kẻ thân cận của cao ủy d’Argenlieu, đã bí mật chỉ thị cho các cấp thuộc quyền rằng những cố gắng thỏa hiệp kể từ giờ phút nầy không còn thích hợp nữa nhưng cần phải có những bài học nghiêm khắc.498 Ngày 8-11-1946 Việt Minh tuyên bố tình trạng báo động khắp thành phố cảng Hải Phòng và một tuần lễ sau ra lệnh cho vệ quốc quân sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu nếu có tranh chấp về vấn đề quan thuế. Người Pháp tố giác rằng tình hình ở Hải Phòng càng lúc càng trở thêm tồi tệ hơn khi các chức quyền của Việt Minh ra lệnh tịch thâu hàng hóa của thương gia Pháp, bắt giam những người Việt và người Hoa giao dịch với các chức quyền địa phương của Pháp. Lính Tự Vệ của Việt Minh càng lúc càng ngang nhiên lộng hành thao túng tại các khu phố có kiều dân Pháp cư trú. Ngày 11-11-1946, Hồ Chí Minh, đã gửi một kháng thư đến thủ tướng Pháp Georges Bidault, qua trung gian phủ toàn quyền Cao Ủy Đông Dương ở Sài Gon, một văn thư phản kháng quyết liệt về vệc nhà cầm quyền Pháp đã đơn phương thiết đặt một Văn phòng kiểm soát Quan Thế tại bến cảng Hải Phòng và tự quyền áp dụng những biện pháp để kiểm soát việc ngoại thương, vi phạm trắng trợn điều khoản thứ 6 của Thỏa ước Modus vivendi 14-09-1946. Tuy nhiên kháng thư nầy của Hồ Chí Minh đã không được phủ Toàn Quyền Đông Dương ở Sài Gòn gửi đi ngay sang Paris mãi cho đến ngày 26-11-1946. Sự chậm trễ nầy là ý đồ đen tối và cố tình của Cao ủy Toàn quyền Đông Dương d’Argenlieu. __________ 498
Gen Vo Nguyên Giap, Unforgettable Days, s.đ.d,tr.tr.366-370. VSTK - 3211
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Câu hỏi đặt ra: Cao ủy Đông Dương đã có ý đồ gì khi cố tình trì hoãn việc chuyển đạt kháng thư của Hồ Chí Minh đề ngày 11-11-1946 gửi cho thủ tướng Pháp? Bởi vì, khi trả lời một báo cáo và đề nghị của tướng Valluy về một giải pháp quân sự để đánh chiếm Hải Phòng hoặc Hà Nội hoặc cả hai cùng một lúc, ngày 12-11-1946, Cao ủy d’Argenlieu đã ra chỉ thị rằng: không cần phải chờ đợi kết quả cuộc tái đàm phán Việt Pháp theo như quy định trong Tạm Ước Modus Vivendi, tướng Valluy phải tập trung quân lực chủ yếu yếu là ở Hải Phòng –Vịnh Hạ Long và ưu tiên kế tiếp là trên địa bàn Hà Nội để sẵn sàng giáng trả bằng vũ lực mọi hành động khiêu khích để làm trung hòa chính quyền Hà Nội về mặt quân sự và chính trị đồng thời hỗ trợ cho chiến dịch bình định của quân đội Pháp ở Nam Kỳ có thể tiến hành một cách suông sẻ. Ngay sau đó, cao ủy d’Agenlieu đã lên đường sang Paris vào ngày 13-11-1946, trao quyền nhiếp Cao Ủy tạm thời cho tướng Valluy499. Dĩ nhiên người có bổn phận gửi kháng thư của Hồ Chí Minh đề ngày 11-11-1946 phải là quyền nhiếp cao ủy Valluy nhưng tướng diều hâu nầy đã không cần phải vội vàng chuyển ngay kháng thư đó. Một biến cố quân sự nghiêm trọng xảy ra vào ngày 20-11-1946, ngày mà Võ Nguyên Giáp gọi là ngày đảo chính của quân Pháp và tướng Valluy gọi là ngày gây hấn của Việt Minh được dự đoán từ trước, đã thúc đẫy một cách quái ác tiến trình dẫn đến một cuộc chiến toàn diện: Sáng ngày hôm đó, một thuyền buôn của người Hoa chuyên chở dầu nhiên liệu đang sắp vào cửa Cấm ở Hải Phòng với giấy phép nhập cảnh của chức quyền hải quan Việt Minh nhưng đã bị tàu tuần cảnh của Pháp chận xét và bắt giữ và kéo vào một ụ tàu ở cửa Cấm Hải Phòng gần khu buôn bán của người Hoa ở cảng Hải Phòng vì cho rằng đây là hàng lậu nhập nội vào Bắc Kỳ một cách bất hợp pháp. Nhưng lính Tự Vệ của Việt Minh từ một đồn canh trên bờ đã nổ súng để giải thoát thuyền buôn của bọn người Hoa. Tàu tuần cảnh Pháp phản kích mãnh liệt. Tiếng súng cũng bắt đầu nổ vang tại khu vực của người Hoa. Tự Vệ Việt Minh bắt giữ 3 nhân viên an ninh quân đội ở khu chợ thành phố, gây thiệt hại một xe vận tãi quân sự của Pháp, gây thương tích và bắt giữ 3 quân nhân trên xe đó. Đại tá Dèbes tư lệnh quân đội Pháp ở Hải Phòng liền ra lệnh một chi đội xe bộc sắt tiến về hướng khu chợ để giải cứu xe vận tải các quân nhân Pháp bị bắt và bắn loạn xạ nhắm vào hai bên đường nhà hát thành phố. Chướng ngại vật của Việt Minh bắt đầu bắt đầu xuất hiện khắp hè phố, tình hình bất an càng lúc càng căng thẳng. Trung tá Camoin trong Ủy ban liên hợp hai bên can thiệp và các quan nhân Pháp bị bắt được thả nhưng tiếng súng cũng vẫn còn tiếp tục ở nhiều nơi gây hoan man cho đại tá Dèbes. Dèbes chỉ thị trung tá Camoin yêu cầu Việt Minh phải dẹp __________ 499
P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 239-241.
VSTK - 3212
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
bỏ hết chướng ngại vật trên hè phố và các ụ bót quân sự nơi khu phố của người Hoa. Việt Minh chấp nhận thi hành những đòi hỏi của Dèbes. Nhưng sau thời hạn ấn định, các chướng ngại vật và các ụ chiến đấu của Việt Minh trên các hè phố Hải Phòng vẫn giữ nguyên. Dèbes cho xe ủi đất đi khắp nơi để dọn dẹp với sự hộ tống an ninh của chi đội xe bộc sắt. Việt Minh nổ súng. Chi đội xe bộc sắt phản kích. Việt Minh phản pháo bằng súng cối. Phái đoàn Pháp trong Ủy ban Liên hợp quân sự cầm cờ trắng đi bộ đến tận nơi các ụ kháng cự của Việt Minh để thương lượng ngừng bắn nhưng cũng bị Việt Minh nổ súng khiến cho trung tá Camoin tử thương và hai thành viên Pháp khác bị trọng thương.500 Dèbes ra lệnh càn quét các ụ bót của Việt Minh trên khu vực có kiều dân Pháp cư ngụ và tấn công mãnh liệt vào nhà hát thành phố. Sức kháng cự của Việt Minh trong thành phố bắt đầu giảm sút. Tin chiến sự được loan báo rất nhanh về Hà Nội. Chiều ngày 20, quyền đại biểu Cộng Hòa Pháp (trong khi J. Sainteny còn ở Pháp) ở Bắc Kỳ là tướng Louis Molière phản kháng với chính phủ Việt Nam rồi cử giám đốc chính trị Lami đi gặp ngay Hoàng Hữu Nam thứ trưởng bộ Nội vụ của chính phủ Việt Minh và là thành viên trong Ủy Ban hỗn hợp quân sự Việt-Pháp để tìm giải pháp ngưng bắn cho các vụ chạm trán quân sự Việt-Pháp ở Hải Phòng.501 Lệnh ngừng bắn ở Hải Phòng được hai bên tuyên bố từ Hà Nội và quân binh mỗi bên phải rút về trại đóng quân của mình. Một phái đoàn của Ủy ban liên hợp quân sự Việt-Pháp từ Hà Nội sẽ xuống ngay Hải Phòng vào sáng ngày 21. Trong khi chờ đợi Ủy Ban liên lạc PhápViệt địa phương ở Hải Phòng phải theo dõi tình hình để giải quyết và giám sát việc thi hành lệnh ngừng bắn. Đại tá Dèbes đã được thông báo ngay về lệnh ngưng bắn nầy.502 Ngày 21-11-1946, phái đoàn liên hợp Trung ương Việt-Pháp từ Hà Nội xuống Hải Phòng. Mặc có sự hiện diện của cấp chỉ huy thượng cấp và trực tiếp của mình ở Bắc Kỳ là tướng Molière, đại tá Dèbes đã tỏ thái độ cứng đầu, hiếu chiến, cho rằng không thể nào chỉ có thỏa thuận bằng nước bọt với tình hình “tráo trở” hiện giờ của bộ đội địa phương Việt Minh bởi vì theo tin tình báo của Dèbes thì bộ đội Việt Minh đang di chuyển quanh vùng phi trường Cát Bí, tập trung lực lượng của họ ở khu vực Hoa kiều. Người Hoa bị dân quân tự vệ của Việt Minh quấy rối, giả dạng thổ phỉ người Hoa có trang bị súng óng, hăm dọa và bắt bớ. Chướng ngại vật mới ngăn chận giao thông khắp nơi khiến cho Dèbes có cảm tưởng như là Việt Minh bao vây tứ phía trong khi thứ trưởng nội vụ _________ Gén. Yves Gras, Histoire de la Guerre d’ Indochine, s.đ.d, tr. 143. Hai bên chỉ thỏa thuận mằng miệng và ra lệnh ngừng bắn bằng điện tín chứ không bằng văn thư chính thúc. 502 P.Devvillers, Histoire du Viêt Nam … s.đ.d., tr.tr 332-333. 500
501
VSTK - 3213
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Hoàng Hữu Nam cứ một mực tuyên bố thiện ý hòa bình 503 Về biến cố quân sự xảy ra ở Lạng Sơn, trong một kháng thư gửi cho tướng Molière, Võ Nguyên Giáp lập luận rằng gần đây theo tiếng đồn của dân chúng thì phía quân đội Pháp ở Lạng Sơn đã có một hình thức hoạt động khác thường (dọ thám địa hình, tập trung quân ở đồn Kỳ Lừa, đặt một đồn binh ở Vạn Lý gần sát với đồn binh của Việt Nam, tỏ lộ rõ rệt mưu đồ thực hiện một cuộc đảo chánh). Vấn đề tìm kiếm thi hài các quân nhân Pháp đã được các chức quyền Việt Minh luôn luôn đáp ứng một cách thuận lợi không có điều gì khó khăn. Tuy nhiên, quân Pháp đã lấy cớ đi tìm mồ mã thi hài binh sĩ Pháp bị quân Nhật giết trước đây nhưng thực sự là để thực hiện những hoạt động gây hấn quân sự như chụp hình, phá hủy các công sự phòng thủ tỉnh thành của Việt Nam thiết đặt dọc theo các vách núi, hủy phá các doanh trại của bộ đội Việt Minh. Và vào lúc sang ngày hôm 21-11-1946, các đội binh sĩ Pháp thay vì đi tìm thi hài các chiến hữu của họ thì lại nã súng vào các đồn bót của bộ đội Việt Minh. Cùng một lúc, quân Pháp còn cho pháo binh và xe bọc sắt tấn công bất ngờ những công thự nhằm mục đích tiến chiếm Ty Hải Quan, Ty Bưu điện và Viễn thông, Ty Giao thông Vận tãi, và nhà Ga xe lửa. Những sự tấn công nầy chứng tỏ một cách đích xác đây là nằm trong mưu đồ đã được sắp xếp, tính toán từ lâu của người Pháp và bộ đội Việt Nam là những nạn nhân vì đặt tin tưởng vào sự chân thật giả hiệu của người Pháp.504 Ở Sài Gòn, quyền nhiếp Cao ủy Đông Dương tướng Valluy, lúc rạng sáng ngày 21, hơn một ngày sau khi sự xung đột ở cảng Hải Phòng bắt đầu, đã gửi đi một công điện sang Paris báo cáo tình hình chiến sự ở Hải Phòng. Báo cáo nầy đổ hết trách nhiệm về phía Việt Minh. Rồi tiếp theo là một công điện khác gửi đi Paris vào ngày 22, Valluy đã tố giác rằng phía Việt Minh gây hấn trước ở Lạng Sơn và cố tình gây ra biến cố quân sự đẫm máu ở Hải Phòng. Đáng tiếc hơn nữa, trước khi gửi đi công điện nầy, tướng Valluy từ Sài Gòn đã qua mặt tướng Molière, gửi mật điện riêng chỉ thị cho đại tá Dèbes phải nấm lấy thời cơ nầy để khai thác,nới rộng và củng cố các vị thế quân sự của Pháp ở Hải Phòng. Trong khi tình hình bất ổn quân sự ở Hải Phòng đang xảy ra thì cùng trong ngày 20-11, Hồ Chí Minh đưa ra đề nghị triệu tập ngay một Ủy ban hỗn hợp Việt-Pháp để bàn thảo và giải quyết các vấn đề Quan thuế và Ngoại thương. Valluy phái người ra Hà Nội để gặp Hồ Chi Minh __________ Philippe Franchini, Les Guerres d’Indochine, s.đ.d.,tr.tr.514,515. Gareth Porter, Vietnam: The definitive Documentation of Human Decisions, s.đ.d., tr.124, tài liệu dịch sang Anh ngữ số 77: ‘Letter from Giap to Major-General Louis Molièr, November 12, 1946.’ 503 504
VSTK - 3214
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
nhưng chỉ thị kèm theo 2 điều kiện tiên quyết là: (i) phía Pháp chỉ chấp nhận thảo luận khi nào các lực lượng quân sự của Việt Minh phải hoàn toàn rút lui ra khỏi thành phố Hải Phòng. (ii) để cho quân Pháp hoàn toàn tự do đóng quân trong thành phố. Tướng Molière e ngại rằng đòi hỏi bộ đội và Tự vệ quân của Việt Minh rút khỏi thành phố có nghĩa là qu6n Pháp phải chiếm đóng thành phố nầy và để giảm thiểu thiệt hại nặng thì Pháp phải dùng chiến thuật pháo kích vào thành phố trước khi tấn công vào các ổ kháng cự của Việt Minh. Như vậy có nghĩa là xé bỏ Hiệp Định Sơ Bộ ngày 06-3-1946 và Tạm Ước Modus vivendi ngày 14-09-1946 và chiến trận sẽ bùng nổ khắp nơi ở Bắc Kỳ.505 Ngày 22-11-1946 Valluy đã gửi điện văn trả lời cho tướng Molière rằng theo hiện tình thì người Pháp đang phải đối diện với một sự tấn công có tính toán trước một cách chi li do quân đội chính quy của Việt Nam chủ trương và có vẽ như là bất cần phải nghe theo lệnh của chính phủ họ. Trong những tình huống nhu thế nầy thì mọi cố gắng về phía Pháp về một giải pháp danh dự để hòa hợp và tập kết quân đội sẽ chẳng còn phù hợp với thực tế nữa. ‘Bây giờ là đúng lúc phải dạy một bài học đích đáng cho những kẻ đã tấn công người Pháp một cách phản bội.’ Valluy đã ra lệnh cho Molière ‘bằng mọi giá phải làm chủ hoàn toàn Hải Phòng, làm cho chính phủ và quân đội Việt Nam phải ăn năng hối tiếc.’ Bản sao nầy đồng thời cũng được gửi cho đại tá Dèbes ở Hải Phòng506 đã mang thêm sinh khí hiếu chiến cho Dèbes: quyền nhiếp cao ủy Đông Dương Valluy đã bật đèn xanh để tài xế Dèbes lái chiếc xe chở chất nổ chiến tranh khởi chạy trên khắp các đường phố Hải Phòng. 9/ TỐI HẬU THƯ DÈBES
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Trong đêm 22, nhiều đơn vị chiến đấu Pháp ở những đồn bót cô lập phải rút quân đi để chờ lệnh mới vào ngày hôm sau. Binh sĩ Pháp phòng vệ phi trường Cát Bí bị tấn công phải nhờ đến trọng pháo từ chiến hạm của họ từ cửa Cấm pháo kích vào để giải tỏa bao vây của quân Tự Vệ. Lính thủy bộ binh Pháp từ Quảng Yên được chuyên chở bằng tàu đến Hải Phòng để tăng cường. Thấy cần phải ra tay ngay trước khi Việt Minh tăng cường và thiết đặt thêm các công sự chiến đấu trong thành phố đại tá Dèbes đã thảo ngay một tối hậu thư. Nội dung của Tối Hậu Thư Dèsbes được dịch ra tiếng Anh và có nội dung như sau:507 Thừa lệnh ngài quyền nhiếp Cao Ủy của Cộng Hòa Pháp ở Đông Dương, bản chức yêu cầu:
34 35
1. Tất cả các lực lượng quân sự và bán quân sự của Việt Nam phải rút lui khỏi:
36
___________ P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi, s.đ.d., tr.tr. 249, 250, 251. Gareth Porter, Vietnam: The definitive Documentation of Human Decisions, s.đ.d., tr.125, tài liệu dịch sang Anh ngữ số 78: ‘Ultimatum of Colonel Debes, French Commander at Haiphong, November 22, 1946.’ 505, 506 507
VSTK - 3215
a/ Khu vực người Hoa, nằm trong lãnh vực giới hạn bởi đường Mission hướng Bắc, sông Tam Bạc hướng Tây, đường Darse Bonal hướng Nam và đại lộ Amiral Courbet hướng Đông. b/ Tất cả các khu vực ở phía Đông Bắc đường Belgique (bao gồm luôn cả con đường nầy). c/ Những làng mạc ở khu Lạc Viên.
1 2 3 4 5 6
12
2. Tất cả dân cư người Việt ở các khu và làng mạc kể trên, cho dù là thường trú hay không, đều phải buông súng và không có một kho vũ khí đạn được nào được nào được phép cất giữ ở đó. Bản chức yêu cầu một sự chấp nhận thuần túy và đơn giản những điều kiện kể trên trước 9 giờ sáng ngày 23-11-1946; bằng không, bản chức sẽ tự quyền xử dụng mọi biện pháp để đối phó trong tình huống cần thiết.
13
Võ Nguyên Giáp viết về tối hậu thư Dèbes như sau:
7 8 9
10 11
Tình hình ở Hải Phòng có dấu hiệu sẽ được dàn xếp.
14
Tuy nhiên, bất thần vào 7 giờ sáng ngày 23-11, Dèbes gửi một Tối hậu thư đến Ủy Ban Hành Chánh Hải Phòng yêu cầu bộ đội của Việt Minh phải rút lui ra khỏi khu của người Hoa và các khu gia cư cũ của người Âu Châu đồng thời quân Tự Vệ của Việt Minh ở khu Lạc Viên (khu 7), nơi mà quân Pháp đã từng bị đánh chận, phải bỏ súng. Dèbes buộc rằng những yêu cầu nầy phải được đáp ứng trong thời hạn trước 9 giờ sang nay, bằng không thì quân Pháp sẽ tấn công. Việt Minh bác bỏ. Dèbes lại gia hạn thêm 45 phút.
15 16 17 18 19 20 21 22
Đúng 9.giờ 45, trọng pháo của Pháp bắt đầu pháo kích. Bộ đội của Pháp được xe bộc sắt yễm trợ đã tấn công và những khu vực gia cư của người Hoa. Máy bay Pháp dội bom Hải Phòng và thị trấn Kiến An lân cận. Bộ đội và tự vệ từ phí sau các ụ phòng thủ đã chống trả bằng mọi cách trên khắp ngõ ngách đường phố. . . . .
23 24 25 26 27
Tướng Molière không hay biết gì về việc tướng quyền nhiếp cao ủy Valluy đã chỉ thị mật cho Dèbes dùng mọi cách để quân Pháp làm chủ Hải Phòng. Chính Valluy cũng chỉ là kẻ thi hành mệnh lện của d’Argenlieu đã tạm thời trở về Paris cách nay một tuần.
28 29 30 31
Dưới sức kháng cự dũng mãnh của Việt Minh, Dèbes phài cầu viện sự trợ lực trọng pháp từ các tàu chiến Pháp từ bến cảng Hải Phòng. Vào lúc 3 giờ chiều, bộ đội Việt Minh tái chiếm Nhà Hát thành phố.
32 33 34
Ngày 25-11, Việt Minh tấn kích, thiêu hủy kho đạn dược và các bồn chứa dầu, kiểm soát phi trường Cát Bí rồi sau đó bộ đội và Tự Vệ rút lui khỏi khu vực phi trường để dự trận ở nhiều vị trí khác trong thành phố. 508
35 36 37
38
39
Trích một đoạn viết của tướng Pháp Jean Julien Fonde về biến cố Hải Phòng ngày 23-11-1946 như sau:509 La paix des cimetières
40
Le troisième acte débute, à l'aube du 23, à Haiphong, par un ultimatum du colonel Dèbes exigeant pour 9 heures l'enlèvement des mines et
41 42
________________ 508 509
Gen. Vo Nguyen Giap, Ungorgettablles days, s. đ.d. tr.tr.378,379,380. Jean.Jul.Fonde, Indochin 1946, http://paras.forumsactifs.net/t5595-indochine-1946.tr.14.
VSTK - 3216
1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16
17 18 19
20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31 32 33
34 35 36 37 38
39 40 41
42
43
44
45
barricades et le retrait des forces vietnamiennes de tout le quartier chinois et du quartier “ situé au nord-est de l'avenue de Belgique et du village de Lac Vieu (sic!)“. Le commandant du secteur français précise qu'il agit “par ordre et sur les instructions du haut commandement de Saigon” (général Valluy en l'absence de l'amiral). Relancé à deux reprises, le président du Comité de Haiphong répond qu'il attend la décision de son gouvernement. A 10 h 5, les premières rafales d'artillerie de la guerre d'Indochine tonnent dans le ciel du Tonkin (4). Ce jour-là, à Paris, un conseil interministériel (5) décide, à la lumière des derniers événements, de s'opposer, au besoin par la force, à tout manquement aux accords. La bataille repart donc. De barricade en barricade, de maison en maison, dans le rougeoiement et la fumée des incendies, fantassins et blindés français s'assurent lentement le contrôle des quartiers chinois et vietnamiens, en partie désertés et, le 27, la paix des cimetières règne sur Haiphong. Depuis la veille, les armes se sont tues à Lang Son, après la prise par les Français de la citadelle et des forts Négrier et Brière-de-l'Ile, déjà théâtres des luttes sanglantes de mars 1945 contre les Japonais. Hòa bình của những nghĩa địa Biến cố thứ 3 khởi đầu, vào sáng sớm ngày 23, tại Hải Phòng, một tối hậu thư của đại tá Debès đòi hỏi rằng trong vòng 9 tiếng đồng hồ tất cả bãi mìn bẫy, chướng ngại vật phải được dẹp sạch và các lực lượng Việt Nam ờ các khu dân cư người Hoa và khu vực “phía Đông-Bắc của đường Belgique và làng Lạc Viên”. Viên tư lệnh quân khu Pháp nhấn mạnh rằng “thừa lệnh và tuân hành những chỉ thị của viên tư lệnh tối cao ở Sài Gòn” (là tướng Valluy, quyền nhiếp chức chưởng của viên đô đốc vắng mặt.) Chủ tịch ủy ban hành chánh Hải Phòng hai lần từ chối không thi hành với lý do phải quyết định của chính phủ. Loạt súng trọng pháo đầu tiên của chiến tranh Đông Dương vang rền vào lúc 10.5 giờ trên bầu trời Bắc Kỳ. Cùng trong ngày đó, Hội đồng nội các ở Paris, qua những biến cố mới nhất được phơi bày, quyết định cần phải dùng đến vũ lực để đáp ứng các trường hợp bất hợp tác. Chiến trận lại tái diễn. Hết ụ chướng ngại nầy đến ụ chướng ngại khác xuất hiện, súng nổ từ nhà nầy đến nhà khác, và trong lửa khói hỏa hoạn khắp cùng bộ binh và xe bộc sắt của Pháp lần hồi kiểm soát các khu cư dân người Hoa và Việt Nam vườn không nhà trống, ngày 27 hòa bình nghĩa địa bao trùm khắp Hải Phòng. Vào lúc tối, tiếng súng ở Lạng Sơn đã êm sau khi quân Pháp đã đánh chiếm tỉnh thành nầy và các đồn bót Négrier và Brière-de-l’Ile mà trước đây là những sân khấu chiến trận đẫm máu đã diễn ra với quân Nhật.
Theo Võ Nguyên Giáp kể lại thì những trận đánh anh hùng của Việt Minh ở Hải Phòng có ý nghĩa như là một sự ôn tập cho những trận chiến kéo dài nhiều ngày sẽ diễn ra ở Hà Nội một tháng sau. Bộ đội và Tự Vệ của Việt Minh rút lui và đảm nhiệm chiến đấu trong những mặt trận mới VSTK - 3217
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
ở ngoại ô thành phố. Mặc dù thế, quân Pháp cũng khiếp sợ chưa dám tiến quân vào các vị trí mà Việt Minh đã rút lui bỏ trống.510 Trước đó, vào ngày 25-11-1946, Giáp tin tưởng vào thái độ ôn hòa của tướng Molière ch nên đã yêu cầu gặp tướng nầy để bàn thảo vào ngày 26 nhưng cuộc gặp mặt nầy chỉ xảy ra vào ngày 27 sau khi quyền nhiếp Cao ủy tướng Valluy chấp thuận để cho tướng Molière gặp Giáp để chuyển đạt những điều kiện mà Valluy đòi hỏi. Những điều kiện nầy còn gắt gao tệ hại hơn là những đòi hỏi trong tối hậu thư của đại tá Dèbes. Valluy đòi hỏi tất cả các lực lượng quân sự và bán quân sự của Việt Minh phải rút hết ra khỏi tỉnh thành Hải Phòng, quân binh Pháp phải chiếm đóng một chu vi rộng lớn từ các vùng ngoại ô thành tỉnh để kiểm soát sự chuyển binh của các lực lượng quân sự của Việt Minh, tuyến giao thông Hải Phòng-Đồ Sơn và các đồn bót trên tuyến đường nầy phải do người Pháp kiểm soát. Đây không những là một sự chuẩn phê chính thức tối hậu thư của Dèbes nhưng lại còn kèm thêm một tối hậu thư khác nữa của Valluy.511 Nhưng sau khi nghe viên tướng nầy tuyên bố rằng đương sự chỉ thừa hành lệnh của cấp trên thì Giáp đã dứt khoác tin là không còn có thể thương thuyết với đối phương được nữa. Ngày 28- 11-1946, Giáp nhận được văn thư chính thức của tướng Molière xác quyết những đòi hỏi của Valluy. Giáp cố kéo dài thời gian để chuẩn bị quân sự bằng cách yêu cầu Pháp hãy cùng Việt Nam thành lập ngay một ủy ban hỗn hợp để bàn thảo về những đề nghị mới của quyền nhiếp Cao Ủy tướng Valluy. Tướng Molière đáp ứng và viết rằng không cần phải bàn thảo gì thêm bởi vì các điều kiện thi hành đã được nêu ra đầy đủ và rõ ràng trong văn thư 28-111946, không cần phải có một ủy ban hỗn hợp để bàn thảo thêm. Và để trả lời những điều kiện và đòi hỏi của Pháp, Giáp đã ban lệnh cho bộ đội và tự vệ của Việt Minh hãy siết chặt vòng vây các lực lương binh đội của Pháp ở Hải Phòng và đặt mìn bẫy suốt dọc tuyến xa lộ Hải Phòng-Đồ Sơn.510 Đối với Việt Minh lúc nầy thì biến cố Hải Phòng là sự khởi phát của tiến trình xâm lược của thực dân Pháp vào Bắc Kỳ và trong tiến trình đó nhất định là người Pháp sẽ thực hiện một cuộc đảo chánh chính phủ Việt Minh ở Hà Nội. Vì vậy, các cơ quan, bộ, ty,….của Việt Minh đã bí mật rút khỏi các trụ sở chính thức để di chuyển đến các nơi an toàn hơn. Một phần dân cư người Việt ở Hà Nội đã được Việt Minh kêu gọi tản cư về các vùng thôn quê để tránh bom đạn và trong thành phố thì nhân số quân Tự Vệ được tăng cường khắp các đường phố. Hội đồng nội các của chính phủ Hồ Chí Minh chỉ làm việc ở Hà Nội vào ban ngày và rút đi về Hà Đông vào ban đêm. Ngày 30-11-1946, Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội của Việt Minh kêu gọi Quốc Hội Pháp can thiệp và gửi một phái đoàn điều tra đến Đông Dương.511 _________ 510 511
Gen.Vo Nguyen Giap, Unforgettable Days, s.đ.d., tr.tr.381,382. Gén. Yves Gras, Histoire de la Guerre d’ Indochine, s.đ.d, tr. 149.
VSTK - 3218
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
Trong tình thế chiến tranh thực sự bùng nổ gây hao tổn về nhân mạng và tài chánh cho nước Pháp, chính phủ mới của Pháp không có ý định tiến xa hơn nữa bằng cách thúc đẫy phía Việt Nam vào đường cùng không còn hy vọng, không còn lối thoát. Sau khi đã làm chủ được tình hình ở Hải Phòng, chính phủ Pháp ở Paris hướng về một giải pháp ôn hòa để chấm dứt việc tranh chấp Việt-Pháp. Vì thế họ đã yêu cầu Jean Sainteny từ Paris quay lại Hà Nội trong chức danh Thống đốc Bắc Kỳ với đầy đủ quyền lực cả về mặt chính trị lẫn quân sự. Chính phủ mới của nước Pháp chọn J.Sainteny vào giờ phút nầy bởi vì đương sự có mối liên hệ thân hữu đặc biệt với Hồ Chí Minh kể từ hơn nửa năm trước đây.512 Ngày 26-11-1946, Jean Sainteny về đến Sài Gòn và theo lện của quyền nhiếp cao ủy Đông Dương tướng Valluy, Jean Sainteny phải ở lại Sài Gòn để chờ kết quả của các cuộc hành quân của Pháp ở Hải Phòng rồi mới được ra Hà Nội. Ngày 02-12-1946, Sainteny đến phi trường Gia Lâm được các chức quyền Pháp Việt ở Hà Nội tiếp đón kể cả Võ Nguyên Giáp. Giáp cáo lỗi vì sự vắng mặt của Hồ Chí Minh đang ốm bệnh không thể tiếp đón Sainteny. Đây là một biểu hiện xấu, bởi vì cách nay vài tháng, chính là người đầu tiên đã đích thân đón tiếp Sainteny.513 Bây giờ rõ ràng là Võ Nguyên Giáp đang nấm giữ quyền lực ngoại giao và quốc phòng để đối phó với người đại diện của chính phủ Pháp ở Hà Nội và nhất định là J. Sainteny đã tế nhận ra Hồ Chí Minh hiện giờ đang bị giam lỏng, kềm kẹp bởi nhóm đảng viên CS trong Tổng Bộ Việt Minh. J. Sainteny đã yêu cầu cho gặp ngay Hồ Chí Minh nhưng Hoàng Minh Giám liền giải thích rằng Chủ tịch đang đau yếu và Sainteny chỉ có thể gặp khi nào tình trạng của Chủ tịch khả quan hơn. Ngày 03-12-1946, J.Sainteny nhận được một bức thư của Hô Chí Minh cho biết hai người sẽ gặp nhau vào buổi tối “như là một cuộc gặp gỡ thăm viếng giữa 2 người bạn thâm giao”514, có nghĩa là sẽ không có sự bàn bạc về chính trị và quân sự trong dịp nầy. J. Sainteny kể lại cuộc gặp mặt nầy như sau: Tôi thấy Hồ Chí Minh nằm trên giường: mắt sáng, đôi bàn tay run rẩy của ông nấm tay tôi thật lâu. Hoàng Minh Giám và Nam đứng kề cận bên ông không rời khỏi phòng và ông cũng không yêu cầu họ để cho ông và tôi một mình riêng tư giống như ông thường hay bảo họ làm như thế. Hai người chúng tôi chi hỏi thăm nhau về sức khỏe, về chuyến hành trình trở lại của tôi… và những nơi chốn đi qua. Cuối cùng, ông nói xa nói gần về các biến cố ở Hải Phòng với vẻ xúc động sâu sắc và thốt ra rằng những biến cố trầm trọng đó là những nỗi đau day dứt khiến cho ông nằm liệt trên giường bệnh. Tôi nói: “Ngài thấy không, khi còn ở Paris, bản chức đã rất có lý để lo âu khi nhìn thấy ngài kéo dài thời hạn xa cách quê hương của ngài.” _____________ 512,513,514
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.., tr.tr. 216,217,218. VSTK - 3219
Ông trả lời: “ Đúng vậy, nhưng chính ngay cả Ông cũng trở lại đây quá trễ.” Cả hai chúng tôi ngừng lại ở đây và tôi sẽ không còn bao giờ gặp lại vị chủ tịch của nước Việt Nam nữa. 515
1 2 3 4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Cũng theo J.Sainteny viết lại thì những cuộc thảo luận kế tiếp chỉ được tiến hành với Hoàng Minh Giám, không có mặt của Hồ Chí Minh. Phía Việt Nam đòi hỏi rằng các binh đội của Pháp phải rút lui về vị trí cũ của họ trước ngày 20-11-1946, một đòi hỏi khó có thể thực hiện vào thời điểm nầy. J.Sainteny cũng khuyến cáo Hoàng Minh Giám rằng những phần tử Việt Minh ôn hòa đã bị loại trừ và được thay thế bằng những phần tử cuồng tín chống Pháp. Nhân danh Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám đã yêu cầu Sainteny hãy vạch mặt chỉ tên những thành phần mà Sainteny gọi là nhóm người bất hảo.516 Võ Nguyên Giáp ghi lại những tình hình chính trị, quân sự đáng chú ý cùng với hoạt động của Hồ Chí Minh trong tháng 12-1946 như sau:517 Đầu tháng 12 Sainteny đến Hà Nội. Đương sự đến Bắc Bộ phủ để thăm viếng Chủ tịch Hồ. Trong suốt cuộc hành trình của Sainteny ở Pháp, chức vụ Cao Ủy đã rơi vào tay của nhóm quân sự phục vụ cho d’Argenlieu, họ đã không có thiện chí để hợp tác với những người đã trực tiếp liên hệ vào việc ký kết Tạm Ước 06-03 (1946). Chính là quyết định của Moutet trong tháng 11 (1946) đã cắt cử Sainteny trở lại Đông Dương. Đương sự đã bị lưu giữ lại ở Sài Gòn một thời gian trước khi được phép đi Hà Nội.
16 17 18 19 20 21 22 23
Chủ tịch Hồ xác định rằng phía Việt Minh sẽ tuân thủ một cách nghiêm chỉnh những thỏa thuận quy định trong Tạm Ước Modus vivendi 14-09-1946. Ông Hồ yêu cầu các lực lượng quân sự của Pháp phải trở về vị trí cũ của họ đồn trú trước ngày xảy ra những xung đột. Sainteny hứa sẽ gửi báo cáo khẩn cấp về Pháp và thông báo ngay cho phía Việt Minh khi nhận được những quyết định mới nhất của chính phủ Pháp.
24 25 26 27 28 29 30
Quân Pháp bắt đầu gia tăng gây hấn ở Hà Nội. Lính dù Lê Dương phá phách phố Tràng Tiền, cướp giật, phá hủy báo chí hình ảnh ở trung tâm thông tin và xé cờ Việt Nam treo trên tường. Xe tuần tiểu của Pháp chạy bừa bãi khắp đường phố. Những cảnh bắt cóc theo kiểu quân thổ phỉ của Tưởng Giới Thạch trước đây nay lại được quan binh áp dụng. Súng nổ từ các nơi cư trú của người Pháp nhắm bắn và các toa xe điện chạy ngang qua. Xe bọc sắt gầm rú trên đường phố ngày đêm. Những cuộc chạm súng ác liệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
31 32 33 34 35 36 37 38
Ngày 07-12. quân Pháp từ Hải Phòng mở ra cuộc tấn kích để tiến về hướng Đồ Sơn nhưng bị phản công mạnh mẽ và phải rút lui.
39
40
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.tr.217,218. Gen.Vo Nguyen Giap, Unforgettable Days, s.đ.d., tr.tr.390-395.
515, 516 517
VSTK - 3220
1 2
3 4 5
6 7
8 9 10
11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26
27 28 29
30 31 32 33
34 35 36 37
38 39 40 41 42
Ngày 08-12 Pháp tăng gia lực lượng ở Hải Dương dọc theo tuyến giao thông Hà Nội-Hải Phòng. Ngày 09-12 quân Pháp đổ bộ bất hợp pháp 800 lính đánh thuê Lê Dương vào Đà Nẵng. Chủ tịch Hồ gửi kháng thư đến d’Argenlieu và chính phủ Pháp. Ngày 12-12, quân Pháp tấn công bộ đội Việt Minh ở Tiên và Đình Lập Yên. Chiến trận lan rộng nơi vùng Tây Bắc Bắc Kỳ. Ngày13-12, chiến hạm lớn Pháp cặp bến Đà Nẵng. Ngày 14-12, 400 lính đánh thuê Lê Dương tăng cường cho lực lượn quân sự Pháp ở Hải Phòng. Ngày 15-12, nguồn tin từ Châu Phi thuộc Pháp cho biết là một lực lượng quân binh Pháp ở Algeria đã được khẩn cấp chuyển vận đến hải cảng Marseille để xuống tàu sang Đông Dương. Bọn phản động Pháp điên cuồng đánh phá ở Sơn La, Lạng Sơn, Hải Phòng, Kiến An khiến cho dân chúng nổi giận đứng lên phản đối đã đảo trên khắp cả nước từ Bắc chí Nam. Thay mặt cho 9 triệu đảng viên,Ủy Ban Cứu Quốc của Việt Minh đã gửi văn thư yêu cầu chủ tịch Hồ và chính phủ khẩn trương có biện pháp bảo vệ chủ quyền tuyệt đối quốc gia và phải biểu hiện sự cứng rắn sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ từng tất đất của tổ quốc. Trên báo Cứu Quốc hằng ngày của Việt Minh xuất hiện những khẩu hiệu như: Toàn dân tham gia kháng chiến. Sẵn sàng đánh giặc lâu dài. Chuẩn bị tích cực cho cuộc Kháng chiến. Kháng chiến là sống. Không kháng chiến là chết . . . Nhiều ủy ban phòng thủ bao gồm các thành phần của bộ đội, nhân dân và công chức được thành lập tại các khu, tỉnh thành và thị trấn. Người già và trẻ nít bắt đầu tản cư ra khỏi Hà Nội hoặc các vùng thị tứ có quân đồn trú của Pháp để lánh nạn tấn công bất ngờ của quân địch. Vào lúc nầy, quân đội Việt Minh đã tăng tiến một cách đáng kể. Vệ binh Quốc gia đã được tăng cường thực lực, tổ chức lại và nhập vào lực lượng quân đội Quốc Gia của chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam. Đon vị pháo binh đầu tiên được thành lập. Vào giữa tháng 10-1946, đảng (CSVM) đã triệu tập hội nghị quân sự toàn quốc để xét lại tình hình quân sự trên khắp cả nước và đã đưa ra nhiều nghị quyết quan trọng để nâng cao trình độ chiến đấu của các lực lượng quân sự. Mạng lưới tổ chức Đảng (CSVM) đã được thực hiện từ trước. Tổng Bộ Trung Ương (Tổng Bộ của ĐCSVM) đã thành lập Ủy Ban Quân sự Trung Ương để điều khiển những đơn vị quân lực khác nhau. Hiện giờ, song song với việc thành lập những căn cứ địa, Đảng bộ CSVM cũng được thành lập cho những chiến khu. VSTK - 3221
1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11
12 13 14
15 16 17
18 19 20 21 22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đảng viên và cán bộ của đảng được cắt cử để hoạt động trong quân đội. Cán bộ chỉ huy quân sự và cán bộ chỉ đạo chính trị cả hai cùng chung lãnh đạo cùng một đơn vị bộ đội binh sĩ và được áp dụng như thế trong toàn thể tổ chức quân sự. Ủy viên chính trị cho chiến khu, sĩ quan chính trị cho mỗi đơn vị từ cấp trung đoàn xuống đến cấp trung đội. Các tổ chức chính trị cũng được tổ chức theo thang bậc cao thấp khác nhau. Sau một thời gian, Văn Tiến Dũng được cử làm Ủy viên Chính trị của quân đội. Đảng CSVM độc quyền đảm nhiệm công tác chỉ đạo các lực lượng quân sự và chỉ huy trực quân đội. Các đảng viên (CSVM) địa phương có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ đội của địa phương đó. Các lực lượng dân quân và du kích được củng cố và gia tăng một cách đáng kể với con số gần một triệu cán binh. Các làng chiến đấu được tiến hành xây cất khẩn trương. Nhiều công xương và cơ xưởng của Pháp được cải biến thành những công trình chế tạo vũ khí đạn dược, lựu đạn, mìn, bom chống chiến xa bọc sắt…. Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ, căn cứ địa ở Việt Bắc tiếp tục củng cố. Nhiều cơ xưởng và nhà kho đã lần lượt di chuyển về nơi nầy. Đảng viên Sao Đỏ (Nguyễn Lương Bằng) đã được biệt phái về vùng Việt Bắc để chuẩn bị việc tổ chức di tản cho các thành phần nhân lực nồng cốt của đảng và chính phủ.
*Khảo luận: Tại sao tình hình lại trở nên căn thẳng ở Hà Nội đối với phía Việt Minh? Tại sao Võ Nguyên Giáp lại chuẩn bị chiến tranh với Pháp một cách khẩn trương như thế? Bởi vì khi bộ đội Việt Minh tấn công vào trại binh Pháp ở phi trường Hải Phòng (phi trường Cát Bí), tình báo của Việt Minh đã tìm thấy một thông tư đề ngày 10-04-1946 của tướng Valluy ghi rõ các chi tiết về kế hoạch quyết định của Pháp. Những chỉ thị nầy căn cứ vào một chỉ thị hết sức tổng quát của tướng Leclerc ban hành trước đây. Bản thông tư cho rằng tình hình hiện tại thực sự là không ổn định. Quân Pháp có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào khi có một biến cố nhỏ xảy ra. Chủ trương của viên tư lệnh quân sự cao cấp của Pháp đã được nêu ra trong những văn thư dẫn chiếu trong thông tư nầy. Chủ trương đó là: - Trong khi chú tâm vào việc bảo vệ một cách tối thượng uy tín và vị thế trọng vọng của người Pháp, phải né tránh những biến cố bất thường. Tại mỗi trại đóng quân, ngay sau khi đến nơi, viên chỉ huy phải khởi thảo ngay một kế hoạch bố phòng an ninh; kế hoạch nầy bao gồm kế hoạch phòng vệ doanh trại và nhất thiết là một kế hoạch hành động quân sự trong thành phố.
41
VSTK - 3222
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
- Sau khi đã thực hiện kế hoạch bố phòng thì cần phải cập nhật, nghiên cứu, khai triển liên tục để đưa ra những phương cách cải tiến và thay đổi một tình thế của hoạt một động thuần túy quân sự thành một tình thế đảo chính. - Cần phải thâu nhặt nhanh chóng mọi tài liệu, văn thư tin tức nói về những tổ chức của người Hoa và người Việt trong thành phố (Hải Phòng) và những hồ sơ lý lịch (căn cước, thói quen, nơi ngủ vào ban đêm…) của những viên chức, cán bộ hành chánh (của chính quyền Việt Minh) ở mỗi địa phương. -Đồng thời, những toán nhân sự đặc nhiệm hoạt động bí mật cũng cần được tổ chức giống như ở Nam Kỳ. Những toán đặc nhiệm nầy có nhiệm vụ vô hiệu hóa (thanh toán, ám sát) các cấp cán bộ lãnh đạo và những kẻ cầm đầu khi tình hình an ninh đòi hỏi phải làm như thế. -Ngay sau khi những tin tức tình báo về những tổ chức quân sự hay dân sự (của Việt Minh), về thói quen của các thành viên của các tổ chức nầy đã được khai triển thì toán đặc nhiệm phải chuẩn bị sẵn sàng ra tay một cách bất ngờ.518 Theo Philippe Franchini viết thì mặc dù J.Sainteny đã trở lại Bắc Kỳ để ra tay cứu vãn hòa bình nhưng tướng Việt Minh ở Nam Kỳ là Nguyễn Bình đã gửi điện tín khuyến cáo Võ Nguyên Giáp rằng Việt Minh không nên thương lượng với người Pháp bởi vì họ lợi dụng việc nầy để kéo dài thời gian để tấn công bất ngờ.Việt Minh không thể nào tin tưởng vào bọn họ để bàn nghị kể cả Jean Sainteny.519 Từ trung tuần tháng 12, trước tình hình quan hệ Việt-Pháp đã trở nên nóng bỏng, qua trung gian của J.Sainteny, Hồ Chí Minh liên tiếp gửi thông điệp cho Chính phủ Pháp và cho thủ tướng mới của Pháp Léon Blum có thể là vì muốn thay đổi chiều hướng chủ chiến của phe diều hâu của Võ Nguyên Giáp để tránh tổn hại cho Bắc Kỳ. Do điều kiện thông tin lúc đó, Việt Minh ở Bắc Kỳ chưa thể chuyển thẳng thông điệp sang Paris mà phải gửi qua trung gian hệ thống chuyển vận thông tin Sài Gòn-Paris độc quyền của người Pháp ở Sài .Thông điệp của Hồ Chí Minh ngày 15-12 được Sainteny chuyển vào Sài Gòn nhưng mãi đến ngày 18-12 Cao ủy quyền nhiếp Valluy mới cho phép chuyển đi Pháp sau khi kiểm duyệt nội dung và kèm theo văn thư nêu lên những lời nhận xét thiếu xây dựng về thông điệp nầyrồi mãi đến ngày 26-12-1946 thông điệp nầy mới tới được Paris. Phe diều hâu Pháp của tướng quyền nhiếp Cao ủy Đông Dương Valluy và Pignon đã lạm dụng sự độc quyền đó để cố tình trì hoãn việc chuyển những thông điệp của họ Hồ nhằm tiếp tục đặt Chính phủ Léon Blum trước những “việc đã rồi”. Những đề nghị ____________ 518 519
P.Devillers, Histoire du Viêt Nam … s.đ.d., tr.tr 345-346. Philippe Franchini, Les Guerres d’Indochine, s.đ.d.,tr. 529. VSTK - 3223
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
chính của ông Hồ trong thông điệp nầy được trích dẫn trong sách Histoire du Viêt-Nam của P.Devillers nơi trang 351 như sau: - a/ Phía Việt Nam: kêu gọi dân chúng đã tản cư trở về các thành phố; tận dụng mọi phương cách để bảo đảm việc phục hồi đời sống kinh tế bình thường của dân chúng ở thành thị bị thiệt hại vì tình trạng thù nghịch hiện tại; ngưng tiến hành các biện pháp phòng vệ tự động của dân chúng trong các thành phố, bảo đảm việc khôi phục tình trạng bình thường tuyến đương giao thông Hà Nội-Hải Phòng và Hà Nội-Lạng Sơn. - b/ Phía Pháp: quân binh của Pháp và Việt trở về vị trí cũ đã có ở Hải Phòng và Lạng Sơn từ trước ngày 20-11-1946; rút hết viện binh Pháp ra khỏi Đà Nẵng trái ngược với tạm ước giữa đôi bên; ngưng các hoạt động càn quét, những chiến dịch cống đối thù nghịch ở Nam Kỳ và ở vùng phía Nam Trung Kỳ - c/ Cả hai bên: phát động ngay những cơ cấu đã ấn định nhằm thi hành tạm ước Modus vivendi; một thành phần của những cơ cấu nầy ở Hà Nội và ở Sài Gòn, trụ sở hoạt động ở Đà Lạt không thích hợp cho cả hai bên; ngưng công kích lẫn nhau một cách không thân thiện trên đài phát thanh và báo chí của cả hai phía Pháp, Việt. Nơi trang 409 trong hồi ký Unforgettable Days, Võ Nguyên Giáp cũng có nêu ra 3 mục đề nghị chính yếu trong thông điệp của Hồ Chí Minh như vừa kể trên tuy nhiên mục b/ lại không có chữ Việt : ‘đưa bộ đội của Pháp trở về những vị trí cũ của trước ngày 20-11 ở Hải Phòng và ở Lạng Sơn.’ Những bản văn Anh, Pháp của thông điệp nầy đều ghi là quân binh của hai bên Pháp,Việt rút lui về trở về vị trí cũ trước ngày 20-11 nhưng tại sao Võ Nguyên Giáp lại ghi một chiều là chỉ có quân binh của Pháp phải rút lui trở về vị trí cũ? Rất có thể đây là một biểu hiện trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong nội tình quyền lực của đảng Cộng Sản Việt Minh giữa phe diều hâu do Võ Nguyên Giáp đứng đầu và phe bồ câu của Hồ Chi Minh. J. Sainteny có một ghi chú rất đáng để ý nơi trang 221-222 trong sách Histoire d’une Paix Manquée như sau: Ngày 20-11, Hồ Chí Minh đã gửi một văn thư đến chính phủ Cộng Hòa Pháp nêu ra những hành động vi phạm bản tạm ước modus vivendi 14-09-1946. Ngày 11-12, ông Hồ lại yêu cầu Sainteny chuyển đạt một văn thư kêu gọi đến quốc hội và chính phủ Pháp nhưng văn thư nầy lại không có chữ ký của ông Hồ và vì thế Sainteny đã gửi trả lại để yêu cầu ông Hồ ký tên vào bản khiếu nại nầy. Một màn bí ẩn đã bao trùm vị thế của chủ tịch chính phủ Cộng Hòa Việt Nam khiến cho Sainteny và những người Pháp phải phân vân nghi ngờ về quyền hạn tự do quyết định của ông Hồ có còn tồn tại nữa hay không. Những văn thư giấy tờ phải chờ đợi nhiều ngày rồi mới được ông Hồ ký tên. Phải chăng đây
VSTK - 3224
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
là trường hợp của bức thông điệp ngày 15-12 của Hồ Chí Minh vừa kể ở phần trên? Từ trung tuần tháng 12-1946, hai bên tố cáo lẫn nhau về những gây hấn quân sự ở Hà Nội. Võ Nguyên Giáp tố cáo rằng ngày 15-tháng 12, binh sĩ Pháp nổ súng nhiều nơi trong thành phố. Họ bắn những cảnh sát của Việt Minh ở quận VII tại công viên Hàng Đậu; ném lựu đạn gây thương tích cho 2 vệ quốc quân ở đường Hàm Long; gây hấn với quân tự vệ trên đường Trần Quốc Toản. Nguyên cả ngày 17-12, máy bay trinh sát Pháp lượng vòng trên khắp không phận Hà Nội; xe bọc thép càn quét các chướng ngại vật của Việt Minh ở khu phố Lò Đúc; quân xa chở lính đánh thuê Lê Dương đến phá phách ở khu phố Hàng Bún và phố Yên Kinh, đập phá, sát hại đàn bà và trẻ nít. Giữa trưa, Pháp giàn quân từ cổng thành Hà Nội dọc dài đến cầu Long Biên; chiếm cứ bót cảnh sát quận II. Phía Pháp tố cáo rằng trong ngày 17-12, Tự vệ của Việt Minh ở Hà Nội đã tấn công một xe quân sự của Pháp chở lương thực mua từ chợ trên đường trở về trại binh, gây thương vong cho tài xế và một binh sĩ đi theo xe. Khi được báo cáo về biến cố trầm trọng nầy, chính Jean Sainteny đã ra lệnh cho quân binh Pháp tấn công vào đồn Tự Vệ, lùng bắt và thanh toán những kẻ đã gây thương vong cho 2 binh sĩ của Pháp: ‘thành quã’ của cuộc tập kích nầy của quân Pháp là nhiều nhà cửa bị đập phá, đốt cháy và 15 người Việt bị sát hại. Cùng trong ngày 17, xe chở một sĩ quan cấp tá của Pháp cũng bị bị nhắm bắn từ trụ sở cục Tài chánh của Việt Minh. Buổi sáng ngày 18-12-1946, trước những diễn biến xung đột càng lúc càng trở nên trầm trọng giữa quân Tự vệ binh của Việt Minh và quân sĩ Pháp, tướng Molière đã yêu cầu Thứ trưởng bộ Nội vụ của chính quyền Việt Minh hãy tỏ thiện ý hòa bìng bằng cách giải giới Tự vệ quân đồng thời Molière cũng bác bỏ luận điệu của Việt Minh tố cáo rằng binh sĩ Pháp đã cố ý khởi xướng những hành động quân sự gây hấn. Kế tiếp ngay sau đó, Molière lại yêu cầu Việt Minh phải rút lui và chuyển giao tất cả các đổn bót cảnh sát dưới quyền kiểm soát và hành sự của người Pháp.520 Trong tập hồi ký Unforgettable Days, Võ Nguyên Giáp viết rằng vào xế trưa ngày 18-12-1946, trưởng đoàn của Pháp trong ủy ban liên hợp và kiểm soát quân sự là đại úy De Chatillon đã trao cho trưởng đoàn của Việt Minh trong ủy ban nầy một văn thư thông báo rằng tư lệnh quân sự Pháp ở Hà Nội bắt buộc phải áp dụng những biện pháp nhằm bảo đảm _________ 520
P.Devillers, Histoire du Viêt Nam … s.đ.d., tr.354. VSTK - 3225
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
ninh cho lực lượng quân sự và các kiều dân Pháp cũng như ngoại kiều. Do đó, bộ đội Pháp sẽ được sẽ được phải đến trú đóng tại Bộ Tài Chánh và nơi trú sở của của Giám Đốc Sở Thông tin tọa lạc trên đường Pasquier. Tất cả loại chướng ngại vật nhằm cản trở việc việc di chuyển quân binh Pháp phải đuợc dọn sạch, nếu không thì quân binh Pháp sẽ tự động dẹp bỏ các thứ đó. Đây là tối hậu thư thứ nhất của Pháp ở Hà Nội.(Gen.Vo Nguyen Giap, Unforgettable Days, s. đ.d.,tr.410). Tuy nhiên, vào lúc 11 giờ sáng cùng ngày18-12, trưởng đoàn của Pháp trong Ủy ban Liên hợp hai bên là trung tá Jean J. Fond cũng đã đến gặp trực tiếp với Võ Nguyên Giáp tại Bắc Bộ Phủ để yêu cầu tìm cách cứu vãn tình hình đe dọa nguy kịch của chiến tranh Pháp-Việt nhưng Giáp đã Giáp đã đáp lời rằng chính là lỗi của phía Pháp đã gây nên cớ sự ở Nam Kỳ, ở Cao Nguyên Trung Kỳ, ở các xứ dân tộc Thái ở Bắc Kỳ, ở Hòn Gay, ở Tiên Yên, ở Hải Phòng, ở Lạng Sơn. Nay thì phía Việt Minh đã nhất quyết không nhường nhịn thêm nữa. Chiến tranh tàn phá ...Mặc kệ! Nhân mạng người Việt bị chết cả triệu người cũng không quan trọng. Người Pháp cũng bị chết. Nếu cần thì chiến tranh sẽ kéo dài 2 năm, 5 năm. Việt Minh đang sẵn sàng. 521 Võ Nguyên Giáp cũng viết rằng vào buổi chiều tan giờ làm việc trong ngày 18-12-1946, phái đoàn Pháp trong Ủy Ban kiểm soát liên hợp ở Hà Nội đã trao cho phía Việt Minh một tối hậu thư thứ hai tố cáo rằng cảnh sát của Việt Minh đã không thi hành đúng đắn phận sự của mình. Nếu tình trạng nầy vẫn còn tiếp tục thì quân đội Pháp sẽ đứng ra đảm trách nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh trong nội vi thành Hà Nội trễ nhất là vào ngày 20-12-1946. Tại Hà Đông, nơi một làng nhỏ cạnh một con sông (làng Vạn Phúc), Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Minh (tức là Tổng Bộ Việt Minh) đã triệu tập buổi họp để nhận định tình hình và tìm chính sách thích ứng. Trong buổi họp nầy Hồ Chí Minh đã được Giáp trả lời rằng: mùa màn của dân chúng khả quan hơn năm trước; Việt Minh đã gây dựng những kho gạo thóc đủ để cung ứng cho quân đội nếu xảy ra chiến tranh trong các quận huyện thuộc vùng ngoại vi Hà Nội và ở các tỉnh. Trong mỗi làng đều có ủy ban tiếp tế. Tất cả các xa lộ đều được chận cắt. Hồ Chí Minh đã kết luận rằng giai đoạn giành cho các nỗ lực hòa hợp đã chấm dứt. Kháng chiến của nhân dân sẽ trường kỳ và gian khổ nhưng nhất định sẽ chiến thắng. (Gen.Vo Nguyen Giap, Unforgettable Days, s.đ.d.,tr.412). Trong một quyển sách viết về Trường Chinh phát hành ở Hà Nội vào năm 2007 có một hình vẽ bốn đảng viên Cộng Sản đầu não trong Tổng Bộ Việt Minh là Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh đang ngồi họp quanh một chiếc bàn tròn. Rất có thể đây là buổi họp của UBTUĐCSVM (Tổng Bộ Việt Minh) vào ngày 19-12 tại làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Đông. Hình vẽ nầy ______________________ 521
Gén. Yves Gras, Histoire de la Guerre d’ Indochine, s.đ.d, tr. 152.
VSTK - 3226
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
được trích đăng nơi trang 212 trong sách VIETNAM 1946. How The War Began của Stein Tønnesson.
Đến lúc nầy, J.Sainteny không còn tin tưởng vào thiện chí hòa bình của nhóm Hồ Chí Minh nữa và cho rằng phía Việt Minh chỉ biết phản kháng bằng những kiểu cáo buộc, đặt điều giả dối về những cuộc phản kích của quân sĩ Pháp nhưng không đề cặp lý do hay nguyên nhân vì sao những chuyện đó phải xảy ra. Đối với dân chúng Việt Nam, phía Việt Minh luôn luôn đỗ tội và trách nhiệm cho phía Pháp. Số đếm chính thức những cuộc mưu hại kiều dân Pháp tiếp tục gia tăng trong những tháng 11 và 12-1946. J.Sainteny cho biết là những số đếm nầy là do những báo cáo hằng ngày của Ủy ban Liên lạc Pháp – Việt cung cấp. J.Sainteny đã bày tỏ sự thất vọng của mình về tình trạng bất lực của Hồ Chí Minh trong việc chấm dứt những cảnh mưu hại người Pháp và vì thế J. Sainteny tự thấy rằng phải quyết định hành động một mình để chấm dứt những cảnh mưu hại đó.522 Trong một giác thư đề ngày 19-121946 gửi cho Hồ Chí Minh, J. Sainteny đã cảnh cáo rằng trong thời hạn 48 tiếng đồng hồ sau khi nhận được giác thư nầy, nếu chính phủ do HồChí Minh đứng đầu không bắt giữ và trừng phạt những tác giả của những vụ mưu hại kiều dân Pháp vô tội thì J.Sainteny sẽ tự quyền hành động, dùng phương cách riêng để truy lùng những kẻ tội phạm, những phương cách mà thứ trưởng bộ Nội vụ Hoàng Hữu Nam đã phản kháng cho rằng vi phạm tinh thần của Thỏa Ước Việt-Pháp.523 J.Sainteny cũng cho biết rằng giác thư nầy nhất định là đã không tới tay Hồ Chí Minh.524 Điều cần lưu ý là giác thư ngày 19-12-1946 của J.Sainteny đã được gửi đi sau một buổi họp bàn giữa đương sự với tướng Molière và tướng Valluy ở Hải Phòng vào ngày 17-12-1946. Trong cuộc họp mặt nầy, tướng quyền nhiếp Cao ủy Đông Dương Valluy đã cao ngạo tuyên bố rằng: “Bọn giặc Nhạc (tức giặc Tây Sơn) muốn đánh nhau phải không? Chúng sẽ được toại nguyện!”525 Dưới mắt của tướng Valluy, Việt Minh là một nhóm giặc phản loạn cầm đầu bởi Hồ Chí Minh giống như đảng ____________________
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.222. J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,Phụ bản XI, tr.tr. 256-257. 524 J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.223. 525 P.Devillers, Histoire du Viêt Nam … s.đ.d., tr.352 : “Les Nhacs veulent la bagerre? Ils l’auronr!” 522 523
VSTK - 3227
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
trộm cướp phản loạn do ba anh em nhà Tây Sơn là Hồ văn Nhạc, Hồ văn Huệ và Hồ Văn Lữ cầm đầu trong thời đại nhà Nguyễn Gia Long thuở trước. Cũng có thể Valluy lầm tưởng rằng Hồ Chí Minh là hậu duệ hoặc là con cháu còn sót lại thuộc dòng họ Hổ của ba anh em nhà Tây Sơn. Chính ngay trong lúc có cuộc họp mặt trong ngày 17-12 với Molière và Sainteny ở Hải Phòng mà Valluy đã biết rõ được những sự chạm trán quân sự mặc dù chưa có tính cách quy mô đang xảy ra nhưng lại hết sức trầm trọng giữa Việt Minh và Pháp ở Hà Nội và Valluy đã tức tối thốt ra những lời lẽ võ biền cao ngạo như thế. Hậu quả là, ngay trong ngày 1912-1946, tướng Molièr cũng đã gửi một tối hậu thư thứ ba đòi Việt Minh trong vòng 48 tiếng đồng hồ phải giải giới toàn bộ lính Tự Vệ ở Hà Nội; ngưng tất cả những hoạt động chuẩn bị chiến tranh và phải để cho quân đội Pháp đảm trách việc giữ gìn trật tự trị an trong thành phố. Tiến trình bộc phát chiến tranh ở Hà Nội đã chuyển biến giống như ở Hải Phòng vào cuối tháng 11-1946 vừa qua. Một chi tiết đáng chú ý là trong khi J.Sainteny đang có cuộc họp bàn vào buổi sáng ngày 19-12-1946 với tướng Molière và bộ tham mưu hành chánh quân sự Pháp ở Hà Nội thì qua trung gian của ủy ban liên hợp Pháp -Việt, Hoàng Minh Giám đến yêu cầu cho gặp J.Sainteny. Không hiểu vì lý do gì mà Sainteny không chịu gặp Giám ngay vào ngày hôm đó mà lại hẹn đến sáng hôm sau. Vào buổi trưa cùng ngày 19-12, J.Sainteny nhận được một lá thư của Hồ Chí Minh yêu cầu Sainteny tiếp kiến Hoàng Minh Giám để tìm một phương cách giải tỏa tình hình căn thẳng Việt-Pháp hiện tại. Nội dung như sau:526 Kính gửi ông Uỷ viên Pháp quốc và thân hữu, Mấy ngày gần đây tình hình càng ngày càng căng thẳng. Thật là đáng tiếc. Trong khi chờ đợi quyết định của chính phủ Pháp ở Ba lê, bản chức yêu cầu thân hữu hãy cùng với ông Giám tìm một giải pháp làm dịu tình hình. Xin ông Uỷ viên nhận nơi đây cảm tình thân hữu của bản chức và nhờ ông chuyển lời chào kính mến của bản chức đến bà Sainteny. Ký tên HCM
25 26 27 28 29 30 31 32 33
34
35
36
37
38
39
40
Cùng một lúc, khi hay tin bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp Marius Moutet sắp khẩn trương sang Đông Dương để tiếp nối cuộc đàm phán với Hồ Chi Minh thì Võ Nguyên Giáp cũng đã yêu cầu tướng Molière góp phần về việc ổn định những vụ xáo động quân sự giữa 2 bên bằng cách bãi bỏ lệnh cấm trại binh đội Pháp ở Hà Nội. Có thể Tướng Molière đã tin tưởng về thiện chí của Giáp cho nên đã chấp nhận bãi bỏ lệnh cấm trại; binh lính Pháp hớn hở ùa ra khỏi trại binh rong chơi khắp phố.526 ________ 526
P.Devillers, Histoire du Viêt Nam … s.đ.d., tr.354.
VSTK - 3228
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11 12 13
14 15 16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37
38 39 40 41 42
Thiện chí của Võ Nguyên Giáp đối với tướng Molière là thực tình hay mưu trá? Phải chăng Giáp đã dùng chiến thuật dụ những con hổ Pháp ra khỏi hang ổ để cho các thợ săn Tự Vệ của Việt Minh dễ bề thanh toán khi có lệnh tấn công của Giáp? Tại sao lại đặt câu hỏi như vậy? Bởi vì ngay vào buổi chiều ngày 19-12, Võ Nguyên Giáp cùng với Trần Quốc Hoàn và Vương Thừa Vũ đã bí mật đi thanh sát khắp nơi bên trong thành phố Hà Nội để thanh sát, đốc thúc dân chúng và bộ đội Việt Minh ở Hà Nội đang khẩn trương chuẩn bị chiến đấu. Trong sách Unforgettable Days, từ trang 414 - 416, Võ Nguyên Giáp viết lại khung cảnh Việt Minh chuẩn bị tổ chức, sắp xếp chiến tranh nầy như sau: Vào buổi chiều ngày 19-12, tôi cùng với Trần Quốc Hoan và Vương Thừa Vũ đi thanh sát bộ đội và nhân dân đang chuẩn bị chiến đấu. Tại những vùng ngoại thành Cửa Ô Chợ Dừa, nhiều nhà cửa đã được khép chặt nhưng xe điện vẫn còn hoạt động. Những chuyến xe điện từ Hà Đông hầu như là vắng khách. Các người già và trẻ con ngồi trên xe kéo chất chứa đầy quần áo và giường chiếu đang tản cư ra khỏi Hà Nội. Rất ít người trong số những người tản cư nầy biết được rằng họ phải rời xa phố xá thân yêu của mình nhiều năm. Một số đơn vị Tự vệ, kẻ mang súng trên vai, kẻ mang lựu đạn nơi dây da thắt lưng, họ đang kiểm điểm lại những lỗ hỏng được khoan trên những thân cây để đặt mìn. Cả ba chúng tôi phải trèo qua một bờ thành lũy để vào phố Khâm Thiên. Trong khi Ô Chợ Dừa có vẽ vắng lặng thì ở phố Khâm Thiên lại ồn ào náo nhiệt. Những nhóm Tự vệ cùng với một số lính vệ quốc (Tự Vệ) đội mũ mang uy hiệu sao vàng đang diễu hành tới lui bàn tán. Các xe thồ đầy đất do những trai tráng và thiếu nữ đầy nhiệt huyết kéo đẫy đến khắp các đường ngách kèm theo những tiếng hoan hô cổ võ của dân chúng. Một số nhà hàng ăn, quán cà phê vẫn còn mở cửa. Bờ lũy ở cuối phố Khâm Thiên gầm trạm xe điện đang được xây đắp một cách tích cực; bờ tường đất được đắp cao thêm. Vài đoạn đường sắt xe điện cấm vào bờ lũy, đầu hướng ra phía ngoài. Hai tự vệ tay cầm súng đứng canh giữ an ninh tại những công trường làm việc… Đối diện phía trước chỉ vài mét là kho săn dầu của công ty Shell có đồn lính canh gác của Pháp. Và xa hơn một chút là nhà ga xe hỏa có linh Pháp canh giữ. . . . . Cả ba người chúng tôi thanh sát những ụ chiến đấu và trò chuyện với các cán binh.. Họ hân hoan báo cáo rằng xe bộc sắt của Pháp đã đến đây vào lúc trưa nhưng khi nhìn thấy các cụm đất bị lật ngược ở phía trước lũy chiến đấu bọn chúng tưởng rằng đó là bải mìn bẫy cho nên phải thối lui.
VSTK - 3229
Những người trẻ kia họ đang nhiệt tình chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến khóc liệt chống lại quân thù. Họ không có kinh nghiệm nhiều về về chiến trận. Tuy nhiên, khi nói chuyện với họ thi thấy được họ đang chờ đợi một cách tự tin và chủ quan. Họ không biết chuyện gì sẽ gián xuống cho họ vào ngày mai (20-121946). Cho dù như vậy, cung cách bề ngoài của họ chứng tỏ cho ba người chúng tôi tin tưởng rằng họ sẽ vượt qua được mọi thử thách.
1 2 3 4 5 6 7 8
Bề ngoài, thành phố trông có vẽ uể oải và đi ngủ sớm vì giá lạnh. Tuy nhiên, phía dưới cái hình trạng yên tỉnh nầy thì từng đợt sóng cồn đang liên tục nổi dậy. Tất cả cán binh đều có mặt nơi vị trí chiến đấu. Tin tức báo cáo cho biết là không có một bóng dáng quân binh Pháp nào lai vảng ở các hàng quán hay rong chơi trên đường phố. Xe bọc sắt của quân địch đã bắt đầu dẹp bỏ các ụ chướng ngại và án ngữ tại các ngã tư đường phố…
9 10 11 12 13 14 15 16
17
18
19
20
21
22
23
Tin tức tình báo của Pháp cho biết vào khoảng 16 giờ ngày 19-12, Giáp triệu tập các chỉ huy quân sự quân khu 11 (Hà Nội) họp tại Bạch Mai và phổ biến quyết định bãi bỏ lệnh tấn công vì thấy phía Pháp đang trong tình trạng ứng chiến chặt chẽ.527) Các đơn vị được thông báo ngay trong giờ sau, với lời chú thích cụ thể: lệnh tấn công trước không được thi hành dù bất cứ với duyên cớ nào trừ khi có lệnh của cá nhân Giáp. Phải tránh mọi khiêu khích.528 Thế nhưng, lúc 17 giờ, một người Âu lai Á là Fernand Petit, nhân viên một cơ quan phản gián đặc biệt, từ nhiều tháng nay, đã tìm cách len lỏi được vào hàng ngũ lính Tự vệ, báo cáo cho ban Tham mưu của Morlière rằng vào sáng hôm đó (19-12) đương sự đã nắm được tin quân Việt sẽ tấn công vào lúc chiều nầy, lính Tự vệ và ba sư đoàn bộ đội Việt Minh đang ở trong thế báo động và đã nhận được các mệnh lệnh. Trên cơ sở cái tin “lạc hậu” ấy, các quân sĩ vừa được xả trại đã cấp tốc được gọi trở về thành, trận thế được bố trí; thường dân Pháp tản mát được khuyến cáo trở về nhà để tránh chuyện bất trắc.529
24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
Từ những sự kiện kể trên, có thể rút ra những suy định như sau:
34
35
36
37
38
39
40
(i) Sau khi gặp tướng Molière thì Giáp đã ra lệnh cho 3 chỉ huy trưởng liên khu quân sự của Việt Minh thuộc chiến khu 11 đình hoãn việc thi hành lệnh tấn công trước và tuyệt đối phải chờ lệnh mới của Giáp. Về phía Pháp, tướng Molière đã theo lời yêu cầu của Giáp bãi bỏ lệnh cấm trại ứng chiến quân đội Pháp ở Hà Nội. Câu hỏi là: lệnh đình hoãn tân công trước của Giáp có được truyền đến các ổ kháng chiến của __________________
P.Devillers, Histoire du Viet Nam… s.đ.d., tr.355. P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi…s.đ.d., tr. tr.297. 529 P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi…s.đ.d., tr. tr.297. 527 528
VSTK - 3230
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18 19 20 21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
lính Tự vệ bên trong tỉnh thành Hà Nội hay không? Phải chăng lệnh truyền của Giáp chỉ nhắm vào 3 trung đoàn bộ đội chính quy của Việt Minh ở chiến khu 11. Còn lính Tự Vệ mù quáng, háo chiến, háo thắng có nhận được lệnh truyền truyền không tấn công trước của Giáp hay không? Nhiệm vụ tấn công trước trong một trận chiến thì phải do bộ độ chính quy của Giáp giữ vai trò tiên phong chứ không phải là nhiệm vụ của lính Tự Vệ. Do đó có thể suy định rằng lệnh án binh bất động của Giáp chỉ áp dụng cho bộ đội chính quy của Việt Minh mà thôi và vào thời điểm nầy, 3 trung đoàn bộ đội chính quy của Việt Minhchỉ được dự trù xử dụng trong việc ngăn chận quân địch và bảo vệ cuộc di tản toàn bộ tổ chức chính quyền của Hồ Chí Minh ra khỏi Hà Nội về mật khu an toàn. Theo ý đồ của Võ Nguyên Giáp thì phận sự của lính Tự Vệ phải là thành phần cảm tử hy sinh tính mạng ngay tại các ổ chiến đấu, ‘Sống chết với Thủ đô’, ‘Thà chết không chịu trở lại làm nô lệ’, ‘Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh’, là những con chốt thí trên bàn cờ chiến trận Hà Nội để cầm chân quân Pháp trong khi Võ Nguyên Giáp và toàn bộ hệ thống tổ chức chính quyền của Hồ Chí Minh thi hành chương trình di tản ra khỏi Hà Nội. Võ Nguyên Giáp viết: “Những người trẻ kia họ đang nhiệt tình chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến khóc liệt chống lại quân thù. Họ không có kinh nghiệm nhiều về về chiến trận. Tuy nhiên, khi nói chuyện với họ thi thấy được họ đang chờ đợi một cách tự tin và chủ quan. Họ không biết chuyện gì sẽ gián xuống cho họ vào ngày mai (20-12-1946)”. Thật là tàn nhẫn phi nhân khi người ta lấy
mạng sống của người khác để hứng bom đạn thế cho mình được an toàn thực hiện tham vọng quyền lực cai trị! (ii) Lính Tự Vệ không được tiếp nhận lệnh đình chỉ tấn công trước của Võ Nguyên Giáp để gây chiến tranh toàn diện nhưng đã nhận được những chỉ thị khác như là: a/- dưới sự hướng dẫn của hàng binh Nhật Bản, xâm nhập vào những khu gia cư của người Pháp để tịch thâu vũ khí, đạn dược; b/- bắt cóc các cấp chỉ huy người Pháp; c/- Bắt giữ tất cả những ngoại kiều Âu châu mang về mật khu gần vùng phi trường Bạch Mai để làm con tin.530 (iii) Sau khi nhận được tin từ nhân viên phản gián Fernand Petit, cùng lúc với những hoạt động bắt cóc khủng bố của lính Tự Vệ tiếp tục xảy ra, Molière đã tức khắc gọi tất cả các binh sĩ Pháp trở về doanh trại của họ, tái lập lệnh cấm trại ứng chiến, phái các xe bọc sắt đi tuần tiểu, ngăn chận khắp đường phố. Có thể Molière cho rằng Võ Nguyên Giáp đã lường gạt mình. Còn Võ Nguyên Giáp thì cho rằng Molière đã bội ước cho nên đã vội vã và bí mật cùng với Trần Quốc Hoan và Vương Thừa Vũ từ ngoại ô Hà Nội xâm nhập nội thành để thanh sát, khích động và ra chỉ thị cho các lính Tự Vệ tại các ổ chiến đấu trong thành phố Hà Nội như Võ Nguyên Giáp đã kể lại trong sách Unforgettable Days. _________________ 530
P.Devillers, Histoire du Viet Nam… s.đ.d., tr.355. Ghi chú số 4. VSTK - 3231
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đảng viên CSVM Nguyễn văn Trân, nguyên là Phó chủ tịch ủy ban Hành chính Bắc bộ. Cuối năm 1946 được Trung ương Tổng Bộ Việt Minh điều về làm Bí thư Thủ đô kháng chiến. Thời gian đầu của cuộc chiến tranh chống Pháp, Hà Nội được chia thành các liên khu. Sau khi quân chính quy Việt Minh rút khỏi Hà Nội, Nguyễn Văn Trân được cử làm Bí thư Liên khu ủy III kiêm Chủ tịch ủy ban Hành chính kháng chiến Liên khu. Nguyễn Văn Trân đã kể lại một cuộc đi thị sát mặt trận Việt Minh chuẩn bị để tấn công trước quân Pháp vào đêm 19-12-1946 như sau: Đi thị sát mặt trận
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48
...... Ngày 17 và 18-12-1946, Hội nghị Trung ương Đảng họp đã quyết định “phát động cả nước kháng chiến”, ra “Chỉ thị toàn dân kháng chiến”. Trước đó, Bộ chỉ huy mặt trận chiến khu 11 đã xây dựng kế hoạch trong đánh, ngoài vây, trong ngoài cùng đánh với thế trận chiến tranh nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân. ...Ngày 18-12, tôi cùng anh Vương Thừa Vũ đi kiểm tra tình hình chuẩn bị chiến đấu ở các khu phố và các đơn vị. Thành phố có vẻ yên tĩnh, phố xá thưa thớt bóng người... Hai bên đường, nhà cửa đóng kín, nhưng bên trong nhà, ban công, cửa sổ những mái nhà bằng đều trở thành vị trí chiến đấu. Tường trong nhà, ngoài sân, trên gác, đều đã được đục thành lỗ giao thông, mở đường đi từ buồng này sang buồng khác, nhà này sang nhà khác, đi suốt dãy phố dọc, luồn sang dãy phố ngang, tạo thành một trận địa chiến đấu liên hoàn. Đâu đâu cũng xuất hiện những dòng khẩu hiệu viết trên cửa, trên tường: “Sống chết với Thủ đô”; “Thà chết không chịu trở lại làm nô lệ”... … Đến phố Khâm Thiên, chúng tôi gặp anh em chiến sĩ Vệ quốc đoàn và tự vệ đi từng nhóm, vừa đi vừa nói chuyện. Một dòng người tản cư gồm đàn bà và trẻ nhỏ, gồng gánh đi về phía Hà Đông, có người lo lắng, buồn bã nhưng phần lớn tỏ rõ ra đi với tinh thần “tản cư cũng là kháng chiến”... Chúng tôi đến pháo đài Láng, tinh thần của anh em đã sẵn sàng, rất hăng hái. Đạn ở các trận địa rất ít. Không có dụng cụ đo phần tử bắn, anh em đã có sáng kiến cắt giấy làm thước. Tôi thật sự lo lắng trước nhiệm vụ trên giao trong tình hình so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch quá lớn. Toàn mặt trận Hà Nội, tính cả tự vệ có khoảng hơn 2 nghìn cây súng với ít đạn. Mỗi tiểu đội chỉ có 3 đến 4 khẩu súng trường, còn hầu hết là mã tấu. Đã thế, địch đã chiếm nhiều vị trí quan trọng như nhà máy điện, nhà máy nước, nhà ga, cầu Long Biên... Chúng tôi đến dự lễ ra mắt đội Quyết tử quân ở Cây đa Nhà Bò, phố Lò Đúc. Lễ tuyên thệ được tổ chức đơn giản, diễn ra nhanh gọn nhưng không khí vô cùng trang nghiêm, cảm động. Trên đường về, tôi cảm thấy yên lòng về tinh thần sẵn sàng chiến đấu và quyết tâm diệt địch của bộ đội và tự vệ. Tiếng hát Quốc ca và lời thề “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” còn in đậm trong tâm trí, đã củng cố quyết tâm và tăng niềm tin cho chúng tôi: nhất định Thủ đô sẽ chiến thắng! …20 giờ 3 phút ngày 19-12-1946, đèn điện toàn thành phố phụt tắt. Không đầy một phút sau, súng nổ ran, rồi pháo ta từ các pháo đài Láng, Xuân Canh, Xuân Tảo, Thủ Khối bắn vào các nơi địch tập trung đông VSTK - 3232
quân như thành Hà Nội, sân bay Gia Lâm, trường Bưởi... Chỉ sau 4 giờ chiến đấu, tổng hợp báo cáo của các đơn vị, Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội thống nhất nhận định: Ta đã phá tan âm mưu bất ngờ đánh úp của địch, giành thế chủ động trên chiến trường....531
1 2 3 4
Quân dân Hà Nội dựng chướng ngại vật chặn quân Pháp Nguồn: (http://www.hanoi.ws/lich-su/khang-chien-chong-phap-my/khang-chien-chong-phap-tran-tap-kich-tieu-diet-ochien-dau-cua-phap-tai-nha-dau-shell-ngay-25-12-1946-cua-tieu-doan-523.html)
*
_______________ 531
Nguồn: Trọn đời với Đảng, với Dân”. (http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Dan-voi-dang/2012/4657/Tron-doi-voi-Dang-voi-Dan.aspx)
Nguyễn văn Trân Cũng xem: “Kỷ niệm sâu sắc đời bộ đội, Đi thị sát mặt trận” Nguồn: (http://www.qdnd.vn/qdndsite/en-us/75/70/78/78/78/6215/Default.aspx)
VSTK - 3233
1
V/ KHỞI PHÁT CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT
2
1/ TRẬN CHIẾN HÀ NỘI
3 4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Khoảng 20 giờ 4 phút ngày 19-11-1946, nhà máy phát điện trong thành phố bị phá nổ. Toàn thành phố không còn điện. Việc phá hỏng nhà máy điện Yên Phụ chỉ là dấu hiệu thi hành lệnh tấn công trước của Võ Nguyên Giáp tức là Võ Nguyên Giáp là kẻ đã châm ngòi lữa cho cuộc chiến tranh Đông Dương lấn thứ I bởi vì ngay sau tiếng nổ lớn phát ra từ nhà máy điện và toàn thành phố bị mất điện thì trọng pháo và súng cối của bộ đội Việt Minh từ những pháo đài ở Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh, Đào Xuyên An khởi sự pháo kích các cơ sở của Pháp ở Hà Nội và lính Tự Vệ cũng bắt đầu xả súng nhắm vào các vị trí có quân Pháp canh giữ hoặc những nơi có kiều dân Pháp cư trú. Một cán bộ đặc công của Việt Minh có tên là Nguyễn Giang (tức Quý) lãnh nhiệm vụ phá hủy nhà máy điện này vào lúc 20 giờ đêm 19-12-1946. Ngày 15.12.2006, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã tổ chức cuộc "Gặp mặt những nhân chứng lịch sử kỷ niệm 60 năm ngày toàn quốc kháng chiến, Hà Nội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Trong số những người nầy có đặc công Nguyễn Gian (tự Quý) kể lại công tác phá hủy nhà máy điện Yên Phụ như sau: Người ra hiệu lệnh tấn công
21
22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
Ông Nguyễn Giang (tức Quý) là người trực tiếp phá Nhà máy điện Yên Phụ, khiến cả Hà Nội mất điện làm hiệu lệnh tấn công cho Ngày toàn quốc kháng chiến. Ông Giang nhớ lại: "Địch gây hấn. Chúng ta thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, di dời toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi Hà Nội, nếu không di dời được thì sẽ phá hỏng không để địch chiếm và sử dụng. Vì vậy, các đội phá hoại được thành lập. Khi đang là đội viên đội phá hoại, tôi nhận được một nhiệm vụ đặc biệt: Phá nhà máy điện Yên Phụ". Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn vì cấp trên yêu cầu phải tuyệt đối giữ bí mật, không được báo cho công nhân biết nhưng lại phải đảm bảo an toàn tính mạng cho công nhân. Các mệnh lệnh được cấp trên đưa xuống cũng rất nhỏ giọt. Lúc 2 giờ chiều ngày 19.12, ông Giang được thông báo: "Đêm nay phải phá Nhà máy điện Yên Phụ. 5 giờ chiều sẽ có lệnh cụ thể". 5 giờ 30 phút cùng ngày, ông Giang nhận được vũ khí, gồm 2 kg mìn đựng trong 2 vỏ hộp bích quy, một lượng a-xít mạnh đựng trong 2 chai rượu ngoại để đánh lừa quân địch với chỉ dẫn ngắn gọn: mìn dùng để phá 2 tổ máy đang hoạt động, a-xít dùng để phá 2 tổ máy dự phòng. 7 giờ 30 phút, ông Giang cùng 2 đồng đội khác bắt đầu đưa vũ khí vào trong nhà máy. Ông Giang là người trực tiếp nhồi thuốc nổ vào các tổ máy đang hoạt động. 8 giờ, các thành viên đội phá hoại cắt cầu dao, châm ngòi nổ. VSTK - 3234
1 2
Tiếng nổ đinh tai vang lên. Cả Hà Nội tắt điện, chìm trong bóng tối. Tiếng súng nổ khắp nơi..”
. Nguyễn Giang (tức Quý) Nguồn: (http://cc.bingj.com/cache.aspx?q=Nguyễn+Giang+(tức+Quý)+là+người+trực+tiếp+phá+ Nhà+máy+điện+Yên+Phụ+1946&d=4942232327030270&mkt=en-AU&setlang=enAU&w=68dec7e9,4180a066)
Pháo đài Láng - nơi bắn phát đạn đầu tiên vào thành Hà Nội mở đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I (Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Tài liệu ảnh Nguyễn Bá Khoản, SLT 362 – 3009) Nguồn:
(http://www.archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=210&listId=c 2d480fb-e285-4961-b9cd-b018b58b22d0&ws=content) 3 4 5 6 7 8 9
Trong tập nhật ký Thư Ký Bác Hồ Kể Chuyện, cán bộ CS Vũ Kỳ (19212005) nguyên là thư ký riêng của Hồ Chí Minh, và sau nầy là đại biểu Quốc Hội, nguyên Giám Đốc Bảo Tàng HCM, có viết lại những gì mà đương sự đã tai nghe mắt thấy trong Những Ngày Tháng Chạp năm 1946. Bài viết nầy được trích đăng sau đây sẽ cho thấy rõ phía Cộng SảnViệt Minh mà chủ chốt là Võ Nguyên Giáp đã chăm ngòi lữa đầu tiên làm bùng nổ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Những Ngày Tháng Chạp năm 1946.
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Trong mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Chỉ huy mặt trận Hà Nội cho toàn thành phố có đoạn: “những sự chuẩn bị ráo riết và hành động khiêu khích ấy là một triệu chứng chúng sắp đánh thật sự. Vì danh dự của Tổ quốc và quyền lợi dân tộc, chúng ta quyết không chịu lùi bước''. Chiều ngày 19-12-1946, tại Thái Hà ấp, Bộ Tổng chỉ huy phổ biến nhiệm vụ chiến đấu cho Bộ Chỉ huy mặt trận Hà Nội. Ngay sau đó, kế hoạch và giờ nổ súng toàn thành được bí mật phổ biến đến khắp các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Thủ đô. Đúng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy điện phá máy. Điện trong thành phố vụt tắt. Đại bác của ta từ các pháo đài Láng, VSTK - 3235
Xuân Tảo, Xuân Canh, Đào Xuyên An tới tấp giội bão lửa vào trại lính Pháp ở trong thành. Các lực lượng vũ trang ta đồng loạt tiến công các vị trí của địch. Theo kế hoạch đã định, tự vệ nổ mìn đánh gục hàng loạt cây to và cột đèn, công nhân lật nghiêng những toa xe điện, xe lửa ở một số ngã ba, ngã tư. Nhân dân các phố Hàng Gai, Hàng Bông quẳng các kiện tơ, kiện bông, nhân dân Hàng Bát quẳng bát, ấm chén, nhân dân các phố Lò Sũ, Hàng Hòm, Hàng Quạt, Sinh Từ khuân các súc gỗ lớn xuống đường, nhân dân các phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Muối, Hàng Bài, Phố Huế, ném các bàn tủ, giường ghế... ra đường cản giặc. Các trục giao thông bị chặt đứt nhiều đoạn. Hàng vạn đồng bào thuộc các khu phố tình nguyện chiến đấu bên cạnh lực lượng vũ trang. Bà con ngoại thành nổi trống liên hồi từ làng này sang làng khác. Tự vệ ngoại thành, theo phương án tác chiến đã vạch tiến vào các cửa ô tiếp ứng cho nội thành và cản giặc đánh nống ra.532
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Vào lúc 5 giờ chiều ngày 19-12, sau khi lính Pháp đã được nhận lệnh trở về trại binh để cấm trại ứng chiến thì J.Sainteny trước khi rời văn phòng làm việc để về nhà riêng đã ước hẹn với tướng Molière rằng đương sự sẽ trở vào nội thành để cùng chung với Molière chỉ huy chiến trận trong trường hợp CSVM tấn công. Vào lúc 8 giờ tối, cả thành phố chìm trong yên lặng. Chiếc đồng hồ lớn của nhà thương Yersin sát gần với trụ sở làm việc của Sainteny chậm rãi ngân vang 8 nhịp báo giờ. Sainteny nói với các đồng sự trước khi ra về: “Có lẽ đêm nay vẫn chưa có gì đâu.” Vừa lúc J.Sainteny ngồi vào xe thì một tiếng nỗ ầm chát chúa vang lên và toàn thành phố bổng nhiên rơi vào bóng đêm tối tăm. Sự kiện xảy ra đúng vào lúc 8 giờ 4 phút tối ngày 19-12-1946, cùng một giờ giấc, cùng một bối cảnh huống giống như cuộc đảo chính của quân phiệt Nhật lật đỗ Pháp ở Đông Dương vào ngày 09-03-1945. CSVM là học ông thầy Nhật cho nên chỉ trong vòng có 21 tháng đã có thể thực hiện được những bài học kinh nghiệm của thầy mình.533 Súng nổ rền khắp nơi, xe của Sainteny trúng mìn bốc cháy, chỉ cách nơi cư trú vào khoảng 1km. Sainteny bị thương vì miễn mìn và lựu đạn được cấp cứu bởi các đồng sự do Molière phái đi tìm. Sainteny được chuyển ngay đến bệnh ___________________ 532
Vũ Kỳ, ‘Thư Ký Bác Hồ Kể Chuyện’. Những Ngày Tháng Chạp năm 1946.
Nguồn: (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340618&cn_id=359434)
Vũ Kỳ trong những năm 1987-1990
HCM & Vũ Kỳ(tháng 09-1960)
Nguồn ảnh: (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_K%E1%BB%B3)
* Vũ Kỳ tên thật là Vũ Long Chuẩn (1921-2005), thư ký riêng của HCM; nguyên đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; nguyên giám đốc Bảo tàng HCM. 533
J.Sainteny, Histoire d’une Paix Manquée, s.đ.d.,tr.224.
VSTK - 3236
1
2
3
4
5
viện để giải phẩu khẩn cấp và chăm sóc. Trước giờ giải phẩu, Saintney đã thốt ra rằng ‘đương sự là một trong số người Pháp đầu tiên nhận lãnh những mãnh bom đạn từ một sự phản bội bất chính trong khi đương sự đã dâng hiến tất cả sự trung kiên của mình cho đất nước Việt Nam.’534
J. Sainteny bị thương trong trận tấn công Hà Nội và bộ trưởng thuộc địa Marius Moutet 6
7
8
Trung tá J.Julien Fond, thành viên ủy ban liên hợp quân sự trung ương Việt-Pháp đã ghi lại những diễn biến quân sự ở Hà Nội kể từ 8 giờ tối đêm 19-12-1946 như sau: Việt Minh tấn công vào lúc tối
9
Vào lúc 20 giờ, tất cả đèn đóm đều bị tắt ngắm, rồi một tiếng nổ sấm sét dữ dội vang lên khắp thành phố. Nhà máy phát điện trung tâm thành phố vừa bị phá nổ. Hai phút sau, là những tiếng đạn và súng liên thanh nổ rền trong đêm xen lẫn tiếng nổ tung của lựu đạn. Từ phía xa vang vọng tiếng ầm ì nơi các vùng ngoại ô.
10 11 12 13 14
Tại khu phố Richard, bộ đội Việt Nam ở khu vực của Công ty Vân Nam bổng nhiên trở thành cuồng loạn. Bọn họ nhắm súng bắn vào các tòa nhà cư ngụ của các thành viên Pháp trong Ủy Ban Trung Ương Liên Hợp Quân Sự Hai Bên. Nhân sự bao gồm những sĩ quan, thư ký hành chán, tài xế… và nhân viên giữ gìn an ninh, may mắn đã được tăng cường từ hai ngày qua, đã kháng cự và cố thủ vị trí chiến đấu của họ.
15 16 17 18 19 20 21
Trung tá Fond ra lệnh:
22
- “Cấm chỉ không được nổ súng khi tôi chưa ra lệnh ….Chúng ta có thể nói được rằng cho đến giờ phút nầy không có một phát súng nào phát ra từ chỗ nầy. Lướt qua mọi sự hồ nghi, ông ta nghĩ đây là một sự sai lầm bất cẩn và vẫn còn hy vọng. Từ những đóm sáng khởi đầu giống như những đóm lửa của những que diêm quẹt và của những ngọn nến, những đợt bắn từ phía trước trở thành hoảng loạn. Những viên đạn cào nát các tường nhà. Miễn kính vỡ tung tóe như sao rụng . . .
23 24 25 26 27 28 29 30
__________ 534
P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi…s.đ.d., tr. tr. 301. VSTK - 3237
1
2 3 4 5 6 7
8 9
10
11 12 13
14 15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27
28 29 30 31 32 33 34
35 36 37 38 39 40
-“Hãy kéo màn che cửa lại. . . Chung quanh, thành phố trong cơn hỗn loạn, sa sút, ác mộng, trong tiếng hò hét, trong ánh sáng lờ mờ, trong tiếng súng đạn và chất nổ. Bổng dưng, ngôi nhà bị rung động. Kề cận về hướng Hồ Hoàn Kiếm, một tiếng nổ dữ dội xé rách màn đêm. Kế tiếp ngay là một tràng tiếng nổ đặc biệt của súng và lựu đạn phát ra từ mộ chiến xa bị bốc cháy. Phía sau một trụ cột, viên trung tá ngồi trên một thùng đựng lựu đạn, cầm tựa trên hai đầu gối, mắt thẩn thờ,thất vọng ê chề.... -“Thế là thất bại ...Hòa bình đổ vỡ. . . . Hòa bình đã mất. Hội nghị Fontainebleau thất bại là phát súng ân huệ sau cùng cho một cuộc chung sống lơ lửng. Và đây là sự khởi hấn. Một cuộc đảo chánh bắt chước theo kiểu quân phiệt Nhật. Kế hoạch phòng ngự diễn tiến tốt đẹp, thuần thục. Những toán cứu cấp tuông ra khỏi cổng thành.. . . Đèn pha bật sáng, lướt xuyên màn đêm... Để đến vùng cầu Paul Doumer đã bị phá hủy khiến cho người Pháp ở Hà Nội phải bị giam nhốt trong rọ trên sông Hồng và để đến với những người bị mưu hại mang thươnng tích và những người đau yếu không có phương tiện tự vệ ở nhà thương Lanessan, đến nhà Ga, đến Viện Nghiên Cứu Pasteur, đến các khách sạn và chuyên chở kiều dân Pháp chạy giặc đến các trung tâm tị nạn. Trên đương thi hành nhiệm vụ, các đội cấp cứu phải đánh trả các ổ kháng chiến, giải tỏa nhà cửa bị chiếm đóng, nơi mà những người đàn bà gan dạ Châu Âu hay lai Âu-Á đã cùng sát cánh với những người đàn ông bắn trả hay ném lựu đạn để đẩy lùi những ý đồ tấn kích. Dưới làn đạn, trong tiến gầm thét của bôm đạn, các chiến xa di tản những người tật nguyền, đàn bà, trẻ nít vào bên trong nội thành. Hừng sáng ngày hôm sau, từ khu phố của người Âu Châu, người Pháp bắt đầu mộc cách quy cũ công tác việc dọn dẹp thủ đô, truy lùng các công thự bị bỏ không, bao vây và tấn công quân địch. . . . Một trận đánh khóc liệt diễn ra chung quanh Phủ Chủ tịch do các tay súng nhiệt tình của những người hưu trí - đàn ông, đàn bà Âu Châu, lai Âu-Á nhắm bắn từ các khung cửa sổ của Khách sạn Đô Thành, nơi mà họ đã dùng nơi trú ẩn an toàn từ những ngày trước. Những kẻ kháng cự, bộ đội Việt Nam mặt quân phụ chính quy với trang bị đầy đủ đã chiến đấu một cách cang cường và bị tử trận hy sinh tại chỗ vì danh dự. Hồ Chí Minh đã rút lui từ lâu trong lúc ban đêm về Vùng Hà Đông cùng với các thành viên khác của Chính phủ và Tổng Bộ Việt Minh. Những dịch vụ và kho lưu trử tài liệu của các sở bộ chẳng hạn như của bộ Nội Vụ, đều không còn ở đó nữa.
42
Nơi Tổng Hành dinh bên trong nội thành Hà Nội, tin tức gửi đến tới tắp.
43
Ở các tỉnh, lực lượng Việt Minh đã tung ra những đợt tấn công vào
41
VSTK - 3238
Ở các tỉnh, lực lượng Việt Minh đã tung ra những đợt tấn công vào các trại binh của Pháp vào lúc 21 giờ 30 qua lệnh truyền tổng tấn công của Võ Nguyên Giáp nhưng đã bị thất bại.
1 2 3
Cuối cùng vào buổi chiều ngày 20-12-1946, tiếng súng không còn nghe thấy ở khu vực của người Âu Châu trong trung tâm thành phố Hà Nội. Quân Pháp kiểm soát tình hình. Nhà cửa đỗ nát hay bị thiêu hủy, xác người phơi thây, chặt đầu, mổ bụng rất dã man. Hơn 300 người Âu và lai Âu Á, đàn ông, đàn bà, trẻ nít bị mất tích hay bị bắt mang đi làm con tin.
4 5 6 7 8 9
Ngày 21, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.535
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
* Chiến lược tấn công trước và bất ngờ của CSVM trong đêm 19-121946 không phải là một cuộc đảo chánh cướp chính quyền giống như quân phiệt Nhật đã làm để lật đỗ Pháp ở Đông Dương vào ngày 09-031945 nhưng chỉ là một mặt trận giả với mục đích là đánh lạc hướng và cầm chân quân đội Pháp để toàn bộ tham mưu quân sự của Võ Nguyên Giáp và các tổ chức, cơ quan chính quyền của Hồ Chí Minh có đủ thời gian rút lui ra khỏi nội thành Hà Nội về căn cứ địa an toàn của Việt Minh ở vùng Việt Bắc. Đây chưa phải là một lệnh khởi sự mở màng cho một cuộc tổng tấn công toàn diện cho chiến tranh Đông Dương lần thứ I như nhiều dư luận, sách vỡ ngoại quốc từ trước đến nay đã ghi nhận. Người Pháp cho rằng nhờ vào sự cảnh giác, tổ chức phòng ngự đúng mức và ý chí phấn đấu mạnh mẽ của quân và kiều dân Pháp ở Hà Nội đã khiến cho cuộc tấn công bất ngờ của Việt Minh vào đêm 19-12-1946 thất bại. Thật ra thì Việt Minh có bị tổn thất nặng nhưng đã thành công chiến lược rút lui của họ về vùng Việt Bắc để khởi sự cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Các vị trí phòng ngự quân sự của Pháp ở Hà Nội hầu như không bị suy suyển mặc dù họ có bị hoang mang trong đêm 19. Vào sáng sớm ngày 20-12-1946, quân Pháp với sự yểm trợ của chiến xa bọc sắt, phối hợp với pháo binh đã mở cuộc phản công và phải hết ngày 20-12 quân Pháp mới có thể quét sạch, không phải lính chính quy của CSVM, nhưng là tất cả những nhóm lính Tự vệ và thường dân vô tội “thề quyết tử vì danh dự tổ quốc’ ở lại bên trong nội thành Hà Nội cầm chân quân đội tinh nhuệ và hiện đại của Pháp để Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh có thời gian rút lui an toàn. Vào buổi trưa, quân Pháp đã tiêu diệt hoàn toàn ổ kháng cự Tự Vệ ở Bắc Bộ Phủ nhưng không bắt được Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Theo viên tướng Pháp Yves Gras thì có rất ít bộ đội chính quy của CSVM tham dự vào cuộc tấn công vào đêm 19-12. Có những mục tiêu trí _________________
535
J. Julien Fonde, Indochine 1946 . Nguồn: http://paras.forumsactifs.net/t5595-indochine-1946. VSTK - 3239
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
quân sự khác bên trong thành Hà Nội và là phi trường Gia Lâm đã không bị tấn công bởi vì các trung đoàn bộ đội Việt Minh trấn đóng ở phía Tây Hà Nội đã nhanh chóng rút lui ngay từ lúc khởi đầu cuộc tấn công của lính Tự Vệ bên trong nội vi thành Hà Nội.536 Như thế có thể nói rằng trận chiến Hà Nội 19-12-1946 là do một mình các lực lượng bán quân sự của CSVM mà trong đó dân quân Tự Vệ là chủ chốt lãnh nhiệm vụ khởi động và tấn công trước vào các vị thế phòng thủ và căn cứ quân sự của Pháp bên trong thành phố Hà Nội. Họ là những người Việt Nam trẻ đầy nhiệt huyết với niềm kiêu hãnh dân tộc được CSVM tuyên truyền khích động để trở thành những con chốt thí háo thắng, mù quáng, quyết tử hy sinh cả mạng sống trước một lực lượng quân sự tân tiến hùng mạnh của thực dân xâm lược phương Tây. 13
14 15 16 17
Tự vệ và dân quân cảm tử trong trận chiến tử thủ Hà Nội.
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Bộ đội chính quy của Việt Minh không tham dự trực tiếp vào mặt trận Hà Nội đêm 19-12. Người ta không ngạc nhiên khi nghe Võ Nguyên Giáp từng tuyên bố rằng hàng triệu mạng sống của người Việt Nam, nhà tan, cửa nát cũng không sao đối với cuộc chiến nầy do chính Võ Nguyên Giáp chủ động và khởi xướng. Sẽ có nhiều dư luận thắc mắc tại sao cứ khăn khăn nói rằng Võ Nguyên Giáp là chủ chốt khởi động cuộc chiến trong lòng thành phố Hà Nội mà không phải là Hồ Chí Minh? Bởi vì từ những ngày của tháng 12-1946 Hồ Chí Minh chỉ còn là cái bóng mờ trong Tổng Bộ CSVM. Vị thế chính trị của Hồ Chí Minh hiện giờ cũng giống như vị thế của Huỳnh Thúc Kháng làm chủ tịch chính phủ VNDCCH trong những ngày ông Hồ vắng mặt sang Pháp để theo dõi hòa đàm Việt-Pháp ở Fontainebleau. Trước hết, quyền hạn lấn lướt của Võ Nguyên Giáp có thể nhận thấy qua một câu tuyên bố “hăm dọa” trong một bài diễn văn đọc ở Huế vào ngày 04-02-1946 và được đăng lại trên báo Quyết Chiến vào ngày 05-021946 trong đó có một đoạn như sau: “Chủ tịch được toàn dân hoàn toàn ủng hộ, nhưng nếu ngày mai Ông điều đình với Pháp trên những nền tảng khác ngoài độc lập thì lập tức Ông sẽ bị lật đổ ngay.”536 Thư ký ________________
P.Devillers, Paris-Saigon-Hanoi…s.đ.d., tr. 130, mục ghi chú *(Dans un discours à Hué (4 février), Giáp avait néanmoins dit: “Le Président a l’adhésion complète des compatriots, mais si demain il n égociait sur d’autres bases que l’inépendance, il serait immédiatement renversé.” (Quyet Chien, Hué, 5 f év.1946.) 536
VSTK - 3240
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
kiêm phục dịch riêng cho Hồ Chí Minh là Vũ Kỳ đã viết lại trong trong tập Thư Ký Bác Hồ Kể Chuyện đã cho thấy Hồ Chí Minh đã bị Võ Nguyên Giáp và nhóm diều hâu trong Tổng Bộ Việt Minh khống chế: (i) Sửa đổi và kiểm soát thư của Hồ Chí Minh gửi cho thủ tướng Pháp Léon Blum: “5 giờ rưỡi sáng, Bác bảo tôi đưa thư gửi Lêông Blum đến cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, lúc này ở gần Cầu Mới, trong Villa des saules để anh Giáp góp thêm ý kiến và dặn anh Giáp sửa và gửi đi cho kịp.” (ii) Bản dự thảo Lời kêu gọi Toàn Quốc Kháng Chiến của Hồ Chí Minh chỉ được phổ biến sau khi đã được Lê Đức Thọ sửa đổi và thêm bớt: “Về bản dự thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đồng chí Lê Đức Thọ có đề nghị thêm vào 5 chữ, và được hội nghị nhất trí hoàn toàn.” Khi nghe tôi báo cáo về việc Xanhtơni đã tỏ thái độ dứt khoát không tiếp ông Hoàng Minh Giám, phái viên của Chính phủ ta lúc đó, Bác hơi cau mày, Bác trầm ngâm một lúc, bước thêm mấy bước đến bên chiếc bàn có để bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chiều nay sẽ thông qua Thường vụ, nói khẽ, như buột miệng, nhưng rõ ràng, dứt khoát: “Hừ! Thì đánh”. (iii) Lời kêu gọi Toàn Quốc Kháng Chiến của Hồ Chí Minh chỉ được loan truyền và phát thanh sau khi quân lệnh Tổng Công Kích của Bộ trưởng bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã được ban ra cho toàn quân: “Trong hội nghị đồng chí Trường Chinh được phân công chuẩn bị bản dự thảo về vấn đề ''Toàn dân kháng chiến'' (công bố vào ngày 2212-1946). Đồng chí Võ Nguyên Giáp được phân công chuẩn bị đọc bản hiệu triệu ngay sau khi Hà Nội nổ súng. Giờ nổ súng được quyết định vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1948, bằng việc công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy. Điện tắt là hiệu lệnh thống nhất chung cho toàn thành phố Hà Nội, đồng thời cũng là hiệu lệnh chung cho cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc, cứu nước.” Ba tiếng “Hừ! Thì đánh” cho thấy tâm trạng chán nản, hờn giận buông trôi của Hồ Chí Minh vào lúc sắp xảy ra cuộc giao tranh của ViệtPháp ở Hà Nội và chủ trương Tổng Công Kích trên khắp nước Việt Nam của nhóm diều hâu của cả hai bên Việt lẫn Pháp. Đồng thời cũng cho thấy tình trạng bất lực “bù nhìn” của Hồ Chí Minh so với quyền hạn áp đảo của Võ Nguyên Giáp và phe nhóm của Giáp trong Tổng Bộ CSVM.
37
2/ QUÂN LỆNH TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP 38
39
40
Vào lúc 21 giờ 30 ngày 19-12-1949, Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy Quân Đội Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh tổng công kích: Lệnh Kháng Chiến Toàn Quốc VSTK - 3241
1 2
3 4
5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
Các sĩ quan Vệ Quốc Quân, Các Tư lệnh các đơn vị và cán binh Tự Vệ cùng với các lực lượng dân quân Tự Vệ, Vào lúc 8 giờ đêm hôm nay, ngày 19-12-1946, bộ đội của Pháp đã gây hấn nghịch thù trong thủ đô của nước Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam. "Tổ quốc lâm nguy! Giờ chiến đấu đã đến! Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh là Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ ở Trung-Nam-Bắc: Nhất tề đứng dậy, Xóc tới mặt trận Giết giặc xâm lược và cứu nước của chúng ta. Hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng trong cuộc kháng cự cho nền độc lập và toàn viện lãnh thổ của Tổ Quốc. Cuộc kháng chiến sẽ kéo dài và rất gian khổ, nhưng chính nghĩa ở về phía ta, và chúng ta nhất định sẽ thắng. Hãy Tiêu diệt bọn thực dân Pháp! Nước Việt Nam độc lập và toàn vẹn muôn năm. Kháng chiến thắng lợi muôn năm. Quyết chiến!"
17 18 19 20
21
22
23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42
Quân lệnh nầy của Võ Nguyên Giáp được Gareth Porter dịch ra Ang ngữ như sau: 536 Order for Nationwide Resistance Officers of the National Guard, Commanders of Units and members of selfdefence militia and self-defense forces, At 8 o’clock tonight, December 19,1946, the French troops have provoked hostilities in the capital of the Democratic Republic of Viet-Nam. The fatherland is in danger! The hour of combat has come.In accordance with the order of Chairman Ho and the Government, as Minister of National Defense, I order all soldiers of the National Guard and self defense militia in the center, South and North to: Stand up in unison Dash into battle, Destroy the invaders and save the country. Sacrifice to the last drop of blood in the struggle for the Independence and Unification of the Fatherland. The resistance will be long and extremely hard, but the just cause is on ours side, and we will definitely be victorious. Annihilate the French Colonialists! Long live independance and unified Viet-Nam! Long live the victory of the resistance! Determine to fight! __________ Gareth Porter, Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions, s.đ.d., tr.133,134 536
VSTK - 3242
6
Sau khi quân lệnh Tổng tấn công Toàn Quốc của Giáp được loan truyền đi thì bộ đội Việt Minh bắt đầu tân kích quân Pháp khắp nơi ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ: Phủ Lạng Thương, Bắc Ninh, Nam Định, Huế, Vinh, Đà Nẵng. Tuy nhiên, ở Nam Kỳ, tướng Nguyễn Bình của Việt Minh chỉ bắt đầu tấn côn toàn diện sau khi lời kêu gọi Toàn Quốc Kháng Chiến đã được truyền rao vào ngày 21-12-1946.
7
3/ LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA HỒ CHÍ MINH
1
2
3
4
5
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946 Nguồn tài liệu: Viện Bảo Tàng Lịch Sử (http://www.baomoi.com/Mua-dong-1946--Nhung-hinh-anh-khong-the-nao-quen/121/7565734.epi) 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
Hỡi đồng bào toàn quốc. Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người V.N thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc xuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. VSTK - 3243
1 2 3 4 5 6 7
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! V.N độc lập và thống nhất muôn nǎm! Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm! Hồ Chí Minh
10
Nguồntài liệu: (http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=7&leader_t opic=&id=BT2650334230)
11
*Khảo Luận:
8 9
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
(1) Theo Thư Ký Bác Hồ là Vũ Kỳ kể chuyện thì Hồ Chí Minh có viết bản dự thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chiều nay sẽ thông qua Thường vụ” vào lúc 12 giờ 30 trưa ngày 12-9-1946 và sẽ gửi tới Thường Vụ của Tổng Bộ CSVM để thông qua vào buổi chiều cùng ngày (chiều nay). Vào lúc “14 giờ 30, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp hầu như đến cùng một lúc, mặc dầu Bác đã có quy định là mỗi lần đến họp, mỗi người phải đến cách nhau ít nhất 5 phút. Nhưng có lẽ do tầm quan trọng của cuộc họp, trước sự thôi thúc của tình hình, các anh đã không chú ý điều đó.” Như vậy có thể nói rằng Thường Vụ Tổng Bộ Việt Minh vào lúc nầy gồm có Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Trường Chinh. Trong buổi họp khẩn cấp nầy, khi Hồ Chí Minh đưa trình bản dự thảo Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến thì “Về bản dự thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đồng chí Lê Đức Thọ có đề nghị thêm vào 5 chữ, và được hội nghị nhất trí hoàn toàn”. Năm chữ thêm vào của Lê Đức Thọ nằm ở chổ nào trong bản dự thảo viết tay của Hồ Chí Minh và chúng biểu hiện gì? Nhìn ở phần cuối bản dự thảo nầy người ta thấy có 2 điểm bất thường: (a) Hàng chữ V.N độc lập muôn năm có chen thêm 5 chữ và thống nhất muôn năm (b) 2 chữ Tên Ký bị gạch bỏ. Có thể bản dự thảo viết tay nguyên thủy của HCM ở phần cuối chỉ có: V.N độc lập. Kháng Chiến thắng lợi. Các phần khảo luận truy cứu trước đây cho thấy lập trường và chủ trương của Hồ Chí Minh là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Kỳ sẽ là một xứ Độc Lập trong Liên Bang Đông Dương và vấn đề thống nhất 3 kỳ Nam, Trung, Bắc sẽ do một cuộc trưng câu dân ý trên khắp 3 Kỳ quyết định theo như đòi hỏi của thực dân Pháp trong tạm ước 06-3-1946. Trong khi đó thì lập trường của phe diều hâu Võ Nguyên Giáp thì nhất quyết rằng nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam đã là một nước Việt Nam thống Nhất từ Bắc chí Nam kể từ khi Việt Minh cướp chính quyền từ tháng 08-1945. Do đó, 5 chữ và thống nhất muôn năm thêm vào bản dự thảo viết tay của Hồ Chí Minh nhất định không phải là của Hồ Chí Minh VSTK - 3244
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
mà chính là Lê Đức Thọ đã thêm vào theo như lời kể lại của Vũ Kỳ. Có thể sự thêm thắt nầy đã phải trải qua một cuộc tranh luận gay gắt, đôi co giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cho nên sau khi buổi họp tan, Giáp đã hầm hầm ra về theo như Vũ Kỳ đã kể lại: “15 giờ 15 phút tan họp. Các anh lần lượt xuống thang gác ra về. Anh Trường Chinh thì trầm ngâm, suy nghĩ. Lúc anh em chào, anh mới giật mình, đáp ''À! chào các đồng chí''. Không như mọi lần, bao giờ anh cũng chủ động chào trước, miệng cười rất hiền và tươi. Còn anh Lê Đức Thọ thì dáng vẫn cởi mở vỗ vào vai tôi, tươi cười là hỏi: ''Thế nào sửa soạn xong cả rồi chứ”. Rồi vội bước theo anh Trường Chinh. Anh Văn, coi bộ bí mật lắm, đầu đội mũ cát hơi sụp xuống, kính đen đeo ngay từ trong nhà, áo pađơxuy khoác ngoài dài quá khổ, bước ra sau cùng, không nói năng gì và cũng vội đi xuống.” (2) Ai sẽ ký tên vào bản kêu gọi nguyên thủy nầy? Hồ Chí Minh chưa có thể tự bỏ tên mình vào trước khi được Thường Vụ Tổng Bộ Việt Minh thông qua cho nên mới ghi là Tên ký. Sau khi đã được thông qua thì hai chữ Tên Ký nầy mới được gạch bỏ và ghi tên của Hồ Chí Minh vào. Việc nầy cũng có thể đã gây tranh luận trong buổi họp nếu Võ Nguyên Giáp muốn đứng tên ký vào lời kêu gọi nhưng cuối cùng phải nhường cho Hồ Chí Minh với thỏa thuận là Võ Nguyên Giáp sẽ ban hành ngay một quân lệnh Tổng Công Kích Toàn Quốc vào đêm 19-12-1946 trước khi lời kêu gọi ký tên Hồ Chí Minh được loan truyền đi khắp nước vào ngày 21-12-1946 mặc dù bản dự thảo lời kêu gọi nầy đã được thành hình vào chiều ngày 19-12-1942. Kết quả của cuộc họp khẩn cấp là Hồ Chí Minh phải ép mình buông xuôi và thốt ra “Hừ! Thì đánh” còn Võ Nguyên Giáp thì hầm hầm coi bộ bí mật lắm, không nói năng gì vì phải nhường chỗ để cho Hồ Chí Minh đóng vai chính kêu gọi toàn dân kháng chiến trên khắp cả nước từ Nam chí Bắc.
(1) Ngôi nhà tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) nơi Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
(2) Những thành viên đầu tiên của đội Vệ quốc quân tử thủ ở Hà Nội. VSTK - 3245
(3) Vệ quốc quân đặt mìn tại chợ Đồng Xuân năm 1946.
(4) Nữ tự vệ thành Hoàng Diệu năm 1946.
(5) Vệ quốc quân và dân chúng Hà Nội chiến đấu giữ từng căn nhà, góc phố trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
(6) Giường tủ, sập gụ tủ chè được huy động làm chiến lũy trên đường phố Hà Nội. (7)
Trọng pháo của bộ đội Việt Minh tại trận địa Láng - Hà Nội chuẩn bị khai hoả. _________________ (1),(2),(3), (4), (5), (6), (7), nguồn hình: (http://www.baomoi.com/Mua-dong-1946-- Nhunghinh-anh-khong-the-nao-quen/121/7565734.epi). VSTK - 3246
4/ AI LÀ KẺ KHỞI ĐỘNG CHIẾN TRANH ? 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
37
38
39
40
41
42
43
44
Sau biến cố Hà Nội trong đêm 19-12-1946 thì thực trạng về cuộc khủng hoảng ở Đông Dương đã được dư luận trên sách vở, báo chí từ trước đến nay đã đổ xô nhau đi tìm ai là kẻ khởi động chiến tranh Đông Dương lần thứ I bằng cách chú trọng và phân tích những biến cố chính trị và quân sự liên tiếp xảy ra ở Việt Nam nhất là là hai biến cố quân sự quan trọng xảy ra ở Hải Phòng và Hà Nội trong khoảng thời gian 6 tháng sau của năm 1946. Một nhật báo thuộc phe bảo thủ của người Anh phát hành ở nước Singapore đã trích đăng lại từ bài bình luận của một phóng viên tờ Thời Báo Luân Đôn London Times ở Paris như sau: Người Pháp khẳn định chắc rằng họ đã tự chế đến mức tột cùng rồi và chỉ giải quyết bằng súng đạn trong những trường hợp gây hấn không thể thể tha thứ được nữa. Quả nhiên từ là những báo cáo của các kiều dân Âu Châu cho biết thì đàn ông, đàn bà và trẻ con của họ bị sát hại ngay tại nhà của họ ở Hà Nội cũng đủ để khiến cho bất cứ một binh đội nào của người da trắng phải nổi cơn thịnh nộ. Mặt khác. . . phóng viên của tờ Thời Báo Luân Đôn ở Paris . . . . ….viết: . . . nhiều tuần qua đã có bằng chứng là sự kiện những địa điểm phòng vệ then chốt của người Pháp ở Bắc Kỳ được củng cố một cách liên tục cũng khó có thể khiến cho phía người Việt tổng tấn công sớm hoặc trễ hơn . . .(thay vì cố tình gán ghép xem ai là kẻ phải bị trách cứ,) người ngoài cuộc nhìn vào sẽ có khuynh hướng cho rằng điều đó hiển nhiên là phải xảy ra khi mà một quân lực của người Âu Châu hiện diện trên một vùng lãnh thổ cùng chung với những người tranh đấu và thái độ thù nghịch của những phong trào ái quốc . . . Tình thế ở Đông Dương hiện giờ là người Pháp đang đứng sát bên bờ của một cuộc chiến tranh thuộc địa toàn diện – điều mà không ai mong ước nó sẽ xảy ra một lần nữa trong lịch sử của Á Châu. . .Bất cứ một cường lực thuộc địa nào tự đạt mình vào một vị thế khủng bố chống khủng bố thì cũng có thể là rửa tay sạch hết công cuộc làm ăn của mình để quay về mẫu quốc. . . Ngoại trừ có những tình huống bất ngờ để trở thành sáng sủa hơn, người ta sắp được thấy một đạo binh Pháp sẽ tái xâm lược phần lớn lãnh thổ Đông Dương, khiến cho mọi thương nhân và nhà nông người Pháp ở đây có thẻ sinh sống bên ngoài phạm vi của vòng rào kẽm gai sau đó. Bất cứ một giải pháp nào cho các vấn đề thuộc địa ở Á Châu thì đây không phải là giải pháp đó.
Cộng Sản Việt Minh từ trước đến nay luôn luôn bát bỏ những luận cứ “bịa đặt” của người Pháp cho rằng các lực lượng quân sự Việt Minh đã gây thêm tình trạng nghiêm trọng cho những tình huống xảy ra từ trước tới nay. Tuy nhiên CS Việt Minh lại không thể nào chứng minh được rằng chính họ không phải là phía đã phát khởi trận đánh ở Hà Nội trong đêm 19-12-1946 và tại quốc hội nước Pháp trong tháng 12-1946 rất ít có dân biểu nào có một cái nhìn xa hơn thực tế chính CS Việt Minh là kẻ phát khởi chiến trận ở Hà Nội. Một số ít dân biểu Pháp cứ đỗ tội VSTK - 3247
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
riêng cho một mình Hồ Chí Minh. Một số khác thì cho rằng phía Việt Minh Cộng Sản đã vi phạm Tạm Ước 06-03-1946 cho nên nước Pháp không thể cứ tiếp tục thương thảo hòa bình nữa. Một số dân biểu khác lại cho rằng Hồ Chí Minh vào thời điểm nầy chỉ là bù nhìn, mọi quyền lực chính trị và quân sự đều tập trung vào tay của Võ Nguyên Giáp. Trong nội bộ chia rẻ của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Kỳ thì Hồ Chí Minh lại bị phê phán là đi hàng hai bằng cách tuyên một mặt bố thiện chí hòa bình nhưng mặt khác thì cứ phó mặc để cho Võ Nguyên Giáp và nhóm diều hâu thực hiện những quyết định chính trị, quân sự quan trọng. Không cần phải quy tội về một phía cho Việt Minh Cộng Sản bởi vì chính họ chọn lựa ngày giờ tấn công trước ở Hà Nội bởi vì chính sách thực dân mới của chính quyền Pháp ở Sài Gòn đã làm cho tình hình chiến tranh khó có thể ngăn chận xảy ra bất cứ lúc nào giữa Việt Minh và Pháp: chính quyền thực dân mới do nhóm diều hâu của d’Argenlieu ngăn chận một cách có hệ thống việc thi hành Tạm ước 06-03-1946, lập ra chính phủ bù nhìn Nam Kỳ Tự Trị thân Pháp ở Sài Gòn, đóng cửa Hội nghị Fontainebleau, ra lệnh bình định Hải Phòng. Tất cả những điều đó đã khiến cho Cộng Sản Việt Minh không còm một lý do nào để tin tưởng rằng chính sách của Pháp đối với Việt Nam sẽ được thay đổi như họ đã ký kết. Nước Pháp và chính phủ của họ ở Paris từ khởi đầu của năm 1946 đã sai lầm, vô trách nhiệm và lơ là trong việc kiểm soát tập đoàn thực dân mới của họ ở Đông Dương. Tập đoàn nầy là tàn dư của tướng de Gaulle do Cao Ủy Đông Dương D’Argenlieu cầm đầu ở Sài Gòn đã tự tung tự tác một cách độc lập, không cần đếm xỉa gì tới chính phủ Pháp ở Paris. Bọn họ cứ làm trước, báo cáo sau, làm vua một mình một cõi. Thảm kịch chiến tranh xảy ra ở đây chính là vì có những kẽ “đáng tội” của cả hai phía Pháp và Việt Minh: Nếu tập đoàn thực dân mới d’Argenlieu ở Đông Dương vào năm 1946 đã không thi hành theo chính sách và chỉ thị của chính phủ Pháp từ Paris thì về phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng có những phần tử không tuân thủ theo đường lối và chủ trương của chính phủ do Hồ Chí Minh làm chủ tịch mà chỉ muốn tìm cách để phá hỏng việc áp dụng tạm ước 06-03-1946 và thỏa ước Modus vivendi 14-09-1946. Kể từ lúc Cộng Sản Việt Minh cướp chính quyền của Bảo Đại/ Trần Trọng Kim vào mùa Thu năm 1945, mối liên hệ Pháp-Việt đã phải tùy thuộc vào tình hình chính trị bất ổn của nước Pháp- nhất là trong giai đoạn đảng Xã Hội thiên tả yếu kém của Pháp mà Hồ Chí Minh tưởng rằng là đồng minh của mình, đã không thể thể gây được ảnh hưởng nào đáng kể trong chính phủ Pháp ở Paris để giúp đở cho Cộng Sản Việt VSTK - 3248
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
Minh trước một đảng MRP (Popular Republican Movement/ Phong Trào Dân Chủ Nhân Dân) cầm quyền đương thời của George Bidault quá mạnh thường chủ trương đối nghịch với Đảng Xã Hội thiên tả. Thêm vào đó, trong khoản cuối năm và đầu năm 1946, Cộng Sản Việt Minh và Hồ Chí Minh đã không thể thấu hiểu được là bất kỳ đảng phái nào của nước Pháp, bất kỳ là họ theo chủ nghĩa nào, Cộng Sản, Xã Hội, Tư Bản, Dân Chủ hay Cộng Hòa, thiên tả hay thiên hữu, tất cả đều có chung một bản chất thực dân thuộc địa, tất cả vì nước Pháp, tất cả cho một nước Pháp hùng cường và uy thế trên bình diện quốc tế. Những thỏa thuận ký kết giữa Việt Minh và Pháp chỉ xảy ra dưới thời Félix Gouin của đảng Xã Hội thay thế tướng De Gaulle nấm giữ chức chủ tịch hội đồng chính phủ lâm thời của nước Pháp vào năm 1946. Nhân vật Pháp có chủ trương Quốc Gia cực đoan cao ngạo và cuồng vọng thực dân bành trướng lãnh thổ mạnh mẽ hơn bất cứ ai khác chính là tướng Charles de Gaulle. Đối với nhân vật lịch sử nầy thì nước Pháp sẽ không còn là một cường quốc thế giới và sẽ bị lâm nguy nếu nước Pháp mất đi những lãnh thổ thuộc địa ở hải ngoại trong đó có cả vùng lãnh thổ trên bán đảo Đông Dương. De Gaulle đã tuyên bố như thế ở Paris ngày 27-08-1946 khi phái đoàn của Cộng Sản Việt Minh đang tham dự Hội Nghị Fontainebleau và đã khiến cho Việt Minh mất đi ý chí thành khẩn và sự tin tưởng trong các đợt thương thảo với Pháp.537 Cao ủy Đông Dương thầy tu d’Argenlieu do tướng De Gaulle thực dân kiểu mới bổ nhiệm và được thủ tướng đương nhiệm vào lúc đó là G. Bidault phó mặc cho đương sự tự do quá nhiều để hành động ở Đông Dương khiến cho nhân dân Việt Nam- chứ không phải chỉ có riêng Cộng Sản Việt Minh- xem d’Argenlieu như là một biểu hiệu của một thế lực đế quốc ấu trĩ, không thể tín nhiệm và hình ảnh của người thầy tu d’Argenlieu đã để lại trong tâm tưởng của người dân Việt Nam một ấn tượng xấu khó xóa mờ đối với những thầy tu và những nhà truyền giáo đến từ phương Tây, xem những phần tử nầy chỉ là những tay sai gián điệp cho các đế quốc thực dân thuộc địa. 538 Đối với nước Pháp vào thời điểm 1946 thì tư bản, cộng sản, xã hội quốc gia hay xã hội khuynh tả, cộng hòa hay dân chủ, độc tài hay đảng trị … lên cầm quyền chính phủ Pháp thì tham vọng đế quốc thực dân bành trướng thuộc địa của họ lúc nào cũng chỉ là một, lãnh thổ của đế quốc thực dân ở hải ngoại của họ không thể bị co cụm hay mất mát về tay của một đế quốc khác hay phải trả lại cho người dân bản xứ quốc gia bị thuộc. Ngày nay, người Việt Nam chỉ thắc mắc tại sao chiến tranh Đông Dương lại xảy ra mà không cần phải thắc mắc ai đã gây hấn trước _____________ 537 538
Ellen J.Hammer, The Struggle For Indochina, s đ.d., tr.tr. 189 - 190. Ellen J.Hammer, The Struggle For Indochina, s đ.d., tr.tr. 190. VSTK - 3249
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
trong cuộc chiến Việt-Pháp ở Đông Dương bởi vì có rất nhiều chữ “nếu” để có thể thể liên kết và giải thích một phàn nào câu hỏi tại sao nầy: - Nếu quân phiệt Nhật đừng xâm chiếm các quốc gia Đông Dương thì sao? - Nếu chính quyền của một nước Việt Nam độc lập và thống nhất của cựu Hoàng Bảo Đại và thủ tướng Trần Trọng Kim không bị Việt Minh chiếm đoạt thì sao? - Nếu không có 2 quả bom nguyên tử của Mỹ rơi xuống trên hai thành phố của Nhật và Nhật không phải là kẻ chiến bại thì sao? - Nếu không có quân thổ phỉ của Tưởng Giới Thạch vào Bắc Kỳ và quân đế quốc tư bản Anh vào Nam Kỳ để giải giới quân phiệt Nhật đầu hàng thì sao? - Nếu các đảng phái, đoàn thể không Cộng Sản trong nước và ngoài nước đoàn kết và ủng hộ ngay từ buổi đầu chính quyền của Bảo Đại/ Trần Trọng Kim thì sao? - Nếu vào lúc đó Cộng Sản Việt Minh chịu hợp tác với chính quyền Bảo Đại/Trần Trọng Kim thay vì cướp lấy chính quyền nầy thì tình huống tương lai của nước Việt Nam sẽ ra sao? Stein Tønesson viết rằng có lẽ người ta sẽ không bao giờ biết được Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp có thống nhất chủ trương tấn công trước quân Pháp ở Hà Nội vào đêm 19-12-1946 hay không. Ngay cả những cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Minh cũng chưa thấy có ai lên tiếng xác nhận Võ Nguyên Giáp có sự bất đồng hoặc không tuân theo chỉ thị của Hồ Chí Minh về chủ trương và đường lối đối phó với quân Pháp ở Hà Nội trong đêm 19. Tønesson viết tiếp rằng Hồ Chí Minh trước đó đã từng lưu ý với tướng Pháp Salan rằng “ Giáp hoàn toàn trung thành với họ Hồ. Giáp chỉ có thể sinh tồn là nhờ có sự đỡ đầu yễm trợ của Hồ. Giáp và những người khác sẽ không làm được gì hết nếu không có họ Hồ bởi vì Ông là cha đẻ của cuộc Cách Mạng.” 539 Tønesson đã gặp Võ Nguyên Giáp nhiều lần và trong lần gặp mặt vào tháng 091992, khi tranh luận về biến cố quân sự 19-12-1946 Tønesson đã nêu lên quan điểm của mình với họ Võ rằng chính là phía người Pháp đã gây hấn làm bùng nổ chiến tranh và Giáp nói ngay rằng Tønesson đã suy diễn sai lầm bởi vì Việt Minh thấy rằng không thể nào chận đứng để cho chiến tranh không xảy ra cho nên ngày hôm đó (19-12-1046) Việt Minh quyết định phải chủ động khởi xướng trận chiến ở Hà Nội. Sau nầy Giáp còn tiếp tục lập lại những lời xác nhận của mình khi gặp mặt nhiều chính khách ngoại quốc khác.540 ___________ 539 540
Stein Tønesson, VIETNAM 1946, How The War Began, s. đ.d.,tr. 254. Stein Tønesson, VIETNAM 1946, How The War Began, s. đ.d.,tr.256.
VSTK - 3250
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
*Khảo luận: Tác giả Stein Tønesson đã giành nguyên một cuốn sách dầy gần 400 trang để viết về những biến cố chính trị và quân sự xảy ra trong năm 1946 ở Việt Nam dẫn đến chiến tranh giữa Việt Minh và thực dân Pháp nổ bùng ở Hà Nội vào đêm 19-12-1946 và sau đó dẫn đến cuộc chiến tranh toàn cõi Đông Dương lần I để rồi suy diễn ra ai là kẻ chịu trách nhiệm khởi động để bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Theo Tønesson thì chính thực dân Pháp là kẻ gây hấn khởi động cuộc chiến tranh Đông Dương Việt-Pháp nhưng quan điểm nầy của tác giả đã bị Võ Nguyên Giáp gạt bỏ khi tác giả mặt đối mặt với họ Võ. Võ Nguyên Giáp tuyên bố công khai là chính là phía Việt Minh chủ động tấn công trước quân Pháp ở Hà Nội vào đêm 19-12-1946 tuy nhiên không phải chủ tâm của họ Võ gây ra chiến tranh Đông Dương lần thứ I hay nói một cách khác trận chiến Hà Nội không phải móc khởi điểm cho một cuộc chiến toàn diện nhưng chỉ là một trận địa đặc biệt trong chiến lược chiến tranh du kích trường kỳ của Cộng Sản Việt Minh. Tại sao? Bởi vì vào thời điểm nầy, bộ đội cứu quốc của Việt Minh chưa có đủ khả năng để gây một trận chiến toàn bộ và quy mô đối đầu với một kẻ thù hung bạo và tối tân về quân sự. Mặt trận Hà Nội chỉ là một nghi trận giương Đông, kích Tây, gây hoang mang, đánh lạc hướng và làm nút chận cầm chân quân Pháp để toàn bộ các cơ quan đầu não và các nhân vật lãnh đạo cao cấp của Cộng Sản Việt Minh có thời gian rút lui ra khỏi nội thành Hà nội chạy về các mật khu an toàn. Võ Nguyên Giáp và ngay cả Hồ Chí Minh đều không thể hở môi nói ra trận địa Hà Nội là một phần nằm trong kế hoạch rút chạy của Việt Minh với dân chúng Việt Nam và thế giới bởi vì trong trận địa nầy họ và các đồng chí Việt Minh của họ đã rút chạy ra khỏi Hà Nội giống như các trường hợp của Việt Quốc và Việt Cách đã tháo chạy trước đây không lâu lắm và lúc đó Việt Minh đã kết tội những đảng nầy là bọn phản quốc hèn nhát. Di tản, rút lui, tháo chạy, tất cả đều cùng một nghĩa, cùng một biểu hiện với lo sợ, hèn nhát, lén lút, ít kỷ, tàn độc và vô nhân đạo. Yếu tố tàn độc vô nhân ở đây chính là hành vi tuyên truyền mê hoặc những thanh thiếu niên ngơ ngáo và dân chúng chất phát vô tội không có phương tiện chiến đấu phải quyết tử hy sinh làm khiêng đỡ đạn cầm chân và đánh lạc hướng quân địch. Yếu tố tàn độc vô nhân không xảy ra một cách quy mô, nham hiểm và lạnh lùng trong những cuộc rút chạy trước đây của Việt Cách và Việt Quốc. Có bao nhiêu thanh thiếu niên và thường dân Việt Nam vô tội được mang tước hiệu Tự vệ cảm tử ở Hà Nội đã phải hy sinh và bị địch cầm tù, thanh toán trong trận địa Hà Nội trong hai ngày 19 và 20-09-1946 và những ngày tiếp theo của tháng 12? Cộng Sản Việt Minh bất cần quan tâm đến những con số thương vong nầy của người dân Việt Nam cho dù con số đó có chồng chất lên đến VSTK - 3251
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
hàng triệu sinh mạng. Hy sinh tánh mạng, tài sản của dân chúng để chiến đấu giành độc lập, tự do cho tổ quốc thì không cần phải đếm số nhưng nếu dùng sự ve vảng, khích động nham hiểm với mục đích lạm dụng tính mạng và tài sản của nhân dân để bảo vệ riêng cho một cá nhân hay một đoàn thể, một đảng phái thì sẽ bị lịch sử phê phán và lên án. Chính nghĩa “Cứu nước” của Cộng Sản Việt Minh trong trận địa Hà Nội 1912-1946 rất đáng dị nghị. Võ Nguyên Giáp biết rõ điều đó, Hồ Chí Minh biết rõ điều đó, Tổng Bộ Việt Minh biết rõ điều đó cho nên họ phải làm thế nào để cho nhân dân Việt Nam và thế giới tưởng rằng chính nghĩa đứng về phía họ trong trận chiến Hà Nội và để khỏi bị lên án là ác độc nham hiểm, hy sinh một cách tàn nhẫn oan uổng những con chốt thí mạng Tự Vệ, bỏ rơi số phận đau thương của nhân dân Hà Nội trong vòng kiềm tỏa và sát hại của kẻ thù. Do đó Việt Minh Cộng Sản phải biến trận địa Hà Nội thành một biểu hiệu tuyên chiến oai hùng của toàn dân toàn quân Việt Nam sau khi họ đã rút lui an toàn khỏi Hà Nội: Giáp ra quân lệnh khởi phát toàn quân đánh giặc khắp nơi vào đêm 19-12-1946 còn Hồ Chí Minh thì kêu gọi toàn dân kháng chiến khắp cả nước vào ngày 21-09-1946 và chiến tranh Pháp-Việt thực sự khởi phát từ lúc nầy từ Nam chí Bắc trên nước Việt Nam. Nói tóm lại, trận địa Hải Phòng và Hà Nội chưa phải là móc thời gian khởi phát chiến tranh Việt-Pháp ở Đông Dương. Trận địa Hà Nội chỉ là một phần nằm trong kế sách của Võ Nguyên Giáp xử dụng làm phên dậu rào che để toàn bộ các nhân vật và bộ phận tham mưu đầu não của Cộng Sản Việt Minh có đủ thời gian rút chạy về các chiến khu an toàn. Do đó không cần phải kết tội Võ Nguyên Giáp là kẻ đã ra lệnh tấn công trước hay sau làm phát khởi chiến tranh Đông Dương lần I. Trong buổi họp khẩn cấp của Thường Vụ Tổng Bộ Việt Minh gồm có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, rất có thể là đã xảy ra một cuộc tranh cãi đôi co giữa Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh về vấn đề thí mạng các lượng Tự Vệ và bỏ rơi nhân dân Hà Nội để Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp để các đồng chí cao cấp của Cộng Sản Việt Minh có thể thoát chạy một mình về mật khu an toàn. Trong cuộc tranh cãi nầy, Võ Nguyên Giáp đã thắng thế và thư ký riêng của Hồ Chí Minh là Vũ Kỳ đã nghe được họ Hồ thốt lên một câu nói chán nản buông xuôi “Ừ ! Thì đánh”. * Viết xong Quyển X vào ngày đứa con báo tin buồn về một thứ bệnh quái ác đang hăm dọa số phận hẳm hiu và mạng sống! Ước gì người cha có thể nhận sự bất hạnh nầy thay cho! (14-06-2012) VSTK - 3252