Báo Giấy • Tháng 7 năm 2018 • Năm thứ 4 • Số 47 Email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com • www.thotanhinhthuc.org ___________________________________________________________________________
NGÔN NGỮ ĐỜI THƯỜNG __________________________
Khế Iêm
Đ
ổi mới là thay đổi ngôn ngữ và cách làm thơ. Nhưng trước hết, chúng ta thử đặt câu hỏi, tại sao phải đổi mới? Với những bộ môn khác, có thể là do nhu cầu cá nhân, nhưng với thơ, có tính bao quát và cụ thể hơn, dường như chỉ còn những nhà thơ đọc với nhau. Thơ không có người đọc, và hầu như biến mất dưới mắt của công chúng. Một câu nói của nhà thơ Mỹ Walt Whitman, cách đây hơn thể kỷ, "Để có những nhà thơ lớn phải có số người đọc lớn", cho tới bây giờ vẫn còn được những nhà phê bình nhắc đi nhắc lại. Hay nói theo John Barr, "Sự đột phá đến khi nhà thơ tạo được mối liên hệ với người đọc, nói với người đọc theo một cách mới, và họ hiểu". Cách mới ở đây có thể qua thể thơ hay cách làm thơ. Nhưng tại sao người đọc lại không muốn đọc thơ nữa? Cũng theo John Barr, thơ tự do hiện nay vẫn sáng tác dưới cái bóng rợp của thơ hiện đại và hậu hiện đại. Và thơ hiện đại và hậu hiện đại khởi sinh từ sự dịch chuyển trong cách viết, nặng về kỹ thuật (technique), mà kỹ thuật lại phục vụ không gì khác hơn ngoài chính nó (its own sake). Muốn có người đọc, thơ phải có nghệ thuật, trong khi những phong trào thơ hậu hiện đại Mỹ như Black Mountain, thơ Ngôn ngữ không hề sáng tác dựa trên bất cứ thể nghệ thuật (art form) nào. Nhưng nghệ thuật cũng chưa đủ mà còn phải chuyên chở được cảm xúc, kinh nghiệm và kiến thức tươi mới của thời đại. Kịch thời Shakespeare, tiểu thuyết cuối thế kỷ trước, điện ảnh và ca nhạc đại chúng hiện nay, đều dựa vào nghệ thuật để tạo nên những thời đại vàng son, hấp dẫn lớp khán thính giả và người đọc bình thường. Đối với thơ Việt, chúng ta thường nghe nói, "một bài thơ có vài câu hay là một bài thơ hay, một tập thơ có vài bài hay là một tập thơ hay". Như vậy, cái hay là cái hay của ngôn ngữ và biểu cảm. Và nhà thơ ít quan tâm tới tư tưởng truyền đạt, mà thường tâm đắc với những chữ hay đẹp, mới lạ hoặc khó hiểu, dùng như ẩn dụ để người đọc tự diễn giải theo ý riêng. Và như thế, một bài thơ có vài câu hay cũng đã đủ. Đó là cái hay của thơ Việt tồn tại hàng thế kỷ, và người đọc cũng đã quen thưởng thức cái hay của thơ như vậy rồi, không ai có thể phủ nhận. Dĩ nhiên, không có đúng sai trong thơ, chỉ có thích hợp hay không thích hợp giữa thời đại này và thời đại khác, như sự khác biệt giữa các thế hệ. Bây giờ, ở thời đại thông tin, khi thế giới biến thành một ngôi làng với nhiều tiếng nói, chẳng lẽ thơ Việt không cần nói với ai khác ngoài chính mình, trong khi mọi ngành nghề đều đang mở rộng vòng tay, tiếp nhận ảnh hưởng từ bên ngoài? Đề cập tới thơ với chữ mới lạ và khó hiểu, thế còn ngôn ngữ đời thường trong thơ thì sao? Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong mối giao tiếp và truyền đạt, bằng cách sử dụng âm thanh, ký
Thơ • 2
hiệu và ngôn từ (chữ) để thể hiện ý nghĩa, ý tưởng hoặc suy nghĩ. Chúng ta khó có thể nghĩ về sự tồn tại của con người mà không có yếu tố ngôn ngữ. Nhưng những nhà nghiên cứu lại phân biệt ra hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ thông thường được sử dụng bởi người bình thường, và ngôn ngữ văn học nói chung, được sử dụng bởi các nhà thơ, nhà văn và học giả. Một người bình thường có thể hiểu ngôn ngữ thông thường dễ dàng, nhưng rất khó hiểu ngôn ngữ văn học, vì phải tập trung vào cấu trúc của câu, cũng như ý nghĩa và ngụ ý của chữ. Đặc điểm của ngôn ngữ văn học: 1/có tính năng của sự tối tăm và mơ hồ cũng như những suy nghĩ trừu tượng, đặc biệt thơ mộng và khó hiểu. 2/ ngắn gọn và tràn đầy những suy nghĩ tiềm ẩn. 3/ đảo lộn ngữ pháp để tìm kiếm tính mới và loại bỏ các hạn chế của ngôn ngữ bình thường. 4/ độc đáo và mới lạ. 5/ bất định và phức tạp. 5/ châm biếm và ẩn dụ. Chúng ta có thể trở về thời đại đặc trưng của ngôn ngữ văn học với thơ Anh ở thời đại Victoria, và thơ Tượng trưng Pháp, điển hình là thơ Stéphane Mallarmé. Ông là một trong bốn nhà thơ Pháp thuộc trường phái Tượng trưng (Symbolism), nửa cuối thế kỷ 19, cùng với Charles Baudelaire, Paul Verlaine, và Arthur Rimbaud. Đa phần thơ ông thuộc thể sonnet (14 dòng, mỗi dòng 12 âm tiết, theo luật thơ Pháp), hầu hết đều khó hiểu, do cú pháp vặn vẹo, sự diễn đạt và hình ảnh tối nghĩa, và dĩ nhiên, khó dịch. Thơ tràn đầy những ám chỉ, ẩn dụ, chơi chữ (word-play), và thường quan tâm tới những âm thanh của chữ hơn là ý nghĩa. Những nhà phê bình, ít khi đồng ý với nhau về cách giải thích thơ ông, và gọi thi pháp của ông là “sự biến mất chấn động” (vibratory disappearance) của thực tại, vào tác phẩm tự đủ và thuần khiết, với cú pháp tu từ đậm đặc, phi chính thống. Cấp tiến hơn, “sự biến mất của nhà thơ, nhường thế chủ động cho chữ”. Ông viết “Bài thơ không làm từ ý tưởng, nó làm từ chữ.” Cách làm thơ với ngôn ngữ văn học đã đưa tới sự bế tắc của thơ thể luật phương Tây, và thơ tự do ra đời. Sự phân biệt giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn học trong thơ không còn nữa. Theo Mark Signorelli, "Nếu có một nguyên tắc gần như hiển nhiên trong số những người đương thời, nhà thơ và nhà phê bình, thì đó là thơ nên được viết bằng ngôn ngữ thường ngày. Ý kiến này có thể được tìm thấy trong lời khẳng định nổi tiếng của Wordsworth, thơ phải viết bằng “ngôn ngữ thực sự của tự nhiên” hoặc “ngôn ngữ thực sự của con người.” Wordsworth, trong Lời nói đầu tập thơ "Lyrical Ballads" (1800) đã từ chối việc sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, không trung thực, và dùng ngôn ngữ đời thường, đưa thơ tới mọi người, đặt trọng tâm vào sức sống của tiếng nói mà người nghèo sử dụng để thể hiện thực tại của họ, giúp khẳng định tính phổ quát của cảm xúc con người. Thơ hiện đại, bắt đầu với chủ nghĩa Hình tượng (Imagist), chủ trương sử dụng ngôn ngữ thông thường với nghĩa chính xác, trực tiếp chỉ sự vật. Và cuối cùng là thơ Tân hình thức Mỹ với ngôn ngữ đời thường. Ngôn ngữ đời thường trở thành ngôn ngữ thơ của thời hiện đại, và cho đến bây giờ. Nhà thơ Danh dự (Laureate) Mỹ (từ 2001-2003), Billy Collins, đã sử dụng ngôn ngữ đời thường trong thơ, cho thấy những ý tưởng rất phức tạp có thể phát sinh từ một ngôn ngữ đơn giản. Collins và các nhà thơ khác, với phương pháp tương tự, đã ảnh hưởng tích cực đến tính phổ quát của thơ, và ngày càng có nhiều độc giả. Nhưng ngôn ngữ đời thường trong thơ, không đơn giản chỉ là những câu nói thường ngày. Cũng theo Mark Signorelli, ngôn ngữ đời thường trong thơ phải bao gồm nghệ thuật thơ như thể thơ, giọng điệu, và tất cả những yếu tố cần thiết cho thơ. Thí dụ, khiêu vũ là một nghệ thuật hơn hẳn những chuyển động thường ngày như đi đứng, chẳng khác nào kỹ thuật và nghệ thuật thơ làm ngôn ngữ đời thường khác với văn xuôi, thành thơ. Để chứng minh cho quan điểm của Mark Signorelli là đúng, chúng ta thấy, ngôn ngữ tự nhiên của con người theo Wordsworth, ngôn ngữ thông thường và phái Hình tượng, ngôn ngữ đời thường với thơ Tân hình thức Mỹ, đều chỉ chung là ngôn ngữ nói thường ngày, nhưng tại sao khi áp dụng trong thơ thì thơ tự do thời hiện đại đã thất bại? Lý do những yếu tố luật tắc để tạo thành nghệ thuật thơ đều nằm trong bán cầu não phải, trong
3 • Tân Hình Thức
khi thơ tự do sáng tác thiên về bán cầu não trái, với ngôn ngữ và kiến thức. Thơ Tân hình thức Việt hoàn chỉnh hơn, khi nối kết giữa cách làm thơ với toàn thể não bộ, không chỉ với riêng một bán cầu não nào. Nhưng đó là phần lý thuyết mới hoàn tất, vì vậy, những sáng tác thơ Tân hình thức Việt trước đó chỉ là giai đoạn khởi đầu, và người làm thơ cần quan tâm tới nghệ thuật thơ, nếu muốn đạt tiêu chuẩn thơ Tân hình thức Việt. Đến đây, chúng ta cũng cần nhấn mạnh tới một kỹ thuật mới của thơ Tân hình thức Việt, bỏ đi những dấu chấm phảy trong thơ, mục đích làm mất đi dấu vết của văn xuôi. Đó là kỹ thuật khởi đầu khi chưa có tiêu chuẩn và cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ trở thành kỹ thuật làm tăng thêm hiệu năng của nhịp điệu thơ. Trong văn xuôi ý tưởng phải rõ ràng trong lúc ý tưởng trong thơ thường mơ hồ. Khi áp dụng kỹ thuật này, bài thơ khó phân biệt ý tưởng này và ý tưởng kia, vì bị phủ đi bởi chất thơ. Chẳng khác nào lớp sương mù buổi sáng làm mờ đi quang cảnh sự vật. Khi sáng tác, chúng ta có thể làm cách này, viết một bài thơ với những dấu chấm phẩy rõ ràng, phân biệt các ý tưởng liền lạc từng câu. Sau đó bỏ tất cả các dấu chấm phẩy đi, tiến trình giải trừ, để bài thơ trong trạng thái mù mờ. Ý tưởng bài thơ bây giờ không còn rõ ràng, bị phủ lấp bởi tốc độ đọc, vừa nên thơ vừa hơi khó hiểu, phù hợp với bản chất thơ. Đối với người đọc, trước khi đọc, cần hiểu rõ ý tưởng bài thơ, bằng cách hồi phục lại những dấu chấm phẩy. Tiến trình hồi phục này cũng là tiến trình đi tìm ý nghĩa bài thơ. Sau đó, khi đã hiểu rõ bài thơ muốn nói gì, lại dùng tiến trình giải trừ để trở lại sự nguyên vẹn của bài thơ, để đọc như một bài thơ. Thí dụ, bài thơ Buổi Sáng (Morning) của nhà thơ Frank O' Hara, đây là bài thơ viết theo ngôn ngữ đời thường, không có dấu chấm phảy trong nguyên tác. Khi dịch ra tiếng Việt cũng theo đúng nguyên bản, không có dấu chấm phẩy. Bây giờ chúng ta thử hồi phục lại dấu chấm phảy, so với nguyên bản xem sao:
Frank O’ Hara Buổi Sáng
Frank O’ Hara Buổi Sáng
Tôi phải nói với em làm sao tôi luôn yêu em tôi nghĩ về điều đó vào những buổi sáng
Tôi phải nói với em làm sao tôi luôn yêu em, tôi nghĩ về điều đó vào những buổi sáng
xám với nỗi chết trong miệng rồi trà chưa bao giờ đủ nóng và thuốc lá khô chiếc áo khoác
xám với nỗi chết trong miệng, rồi trà chưa bao giờ đủ nóng, và thuốc lá khô, chiếc áo khoác
màu hạt dẻ làm tôi lạnh tôi cần em và nhìn tuyết im ắng ngoài cửa sổ trong đêm nơi
màu hạt dẻ làm tôi lạnh, tôi cần em và nhìn tuyết im ắng ngoài cửa sổ trong đêm nơi
vũng tàu đậu những chiếc xe buýt rực rỡ như đám mây và tôi lẻ loi nghĩ về những ống
vũng tàu đậu, những chiếc xe buýt rực rỡ như đám mây, và tôi lẻ loi nghĩ về những ống
Thơ • 4
sáo tôi luôn mất em khi tôi ra bãi biển cát ướt với nước mắt dường như của tôi mặc
sáo, tôi luôn mất em khi tôi ra bãi biển, cát ướt với nước mắt dường như của tôi mặc
dù tôi chưa bao giờ khóc và giữ em trong trái tim tôi với niềm vui thích em có vẻ
dù tôi chưa bao giờ khóc và giữ em trong trái tim tôi với niềm vui thích, em có vẻ
tự hào bãi đậu đông xe và tôi đứng lúc lắc chùm chìa khóa chiếc xe hơi trống trơn như
tự hào, bãi đậu đông xe, và tôi đứng lúc lắc chùm chìa khóa, chiếc xe hơi trống trơn như
xe đạp bây giờ em đang làm gì em ăn trưa ở đâu và có nhiều cá trồng không thật
xe đạp, bây giờ em đang làm gì, em ăn trưa ở đâu và có nhiều cá trồng không, thật
khó nghĩ về em với không có tôi trong ý tưởng em làm tôi buồn phiền khi em ở một
khó nghĩ về em với không có tôi trong ý tưởng, em làm tôi buồn phiền khi em ở một
mình đêm qua những vì sao dầy đặc và hôm nay tuyết là danh thiếp của chúng tôi không thân
mình, đêm qua những vì sao dầy đặc, và hôm nay tuyết là danh thiếp của chúng, tôi không thân
thiết không có gì làm tôi sao lãng âm nhạc chỉ là trò đố chữ em có biết thế nào
thiết không có gì làm tôi sao lãng, âm nhạc chỉ là trò đố chữ, em có biết thế nào
khi em là người hành khách duy nhất nếu đó là nơi xa hơn nơi tôi xin em đừng đi.
khi em là người hành khách duy nhất, nếu đó là nơi xa hơn nơi tôi, xin em đừng đi.
Tiểu sử Frank O’ Hara (1926- 1966), là nhà thơ và nhà phê bình nghệ thuật, thuộc trường phái New York. Ông chịu ảnh hưởng của nhà thơ WilliamCarlos Williams, viết bằng ngôn ngữ thường ngày. Năm 1964, ông xuất bản tập thơ “Lunch Poems” (Những Bài Thơ Trong Bữa Ăn Trưa), mỏng, với 37 bài thơ, 70 trang, nhưng là tập thơ được tái bản mỗi năm, và được những nhà phê bình coi như là tập thơ của thế kỷ 21. Thơ ông thường ghi chep những chuyện vụn vặt thường ngày.
5 • Tân Hình Thức
Phạm Quyên Chi DỪNG LẠI
Hường Thanh MẨU CHUYỆN RỜI
ủa sao chúng ta dừng ở nơi cuộc chơi chưa kết thúc người anh nói giọng sôi sục chả lẽ đến tự do cũng phải trả giá cũng phải ép đến ngạt hơi thở chúng ta dừng bởi lẽ thành phố không còn ánh sáng có những buổi chiều anh van xin em đừng hành hạ thân xác đừng đẩy trái tim đập như chiếc lá quét ngoài sân khổ ai mà thoát khổ bây giờ mùa đông lạnh lẽo tình yêu bắt đầu bằng nụ cười trong veo vui lắm khoảng thời gian vừa mất đi dừng lại rồi mỗi đêm tưởng tượng trên ban công gió thổi bốn mùa cạnh những vách tường hoang những con cú đêm trú lạnh thành hàng tận tít hiện thực xa xa em em ơi đừng khóc từ lúc em nhìn lên bầu trời và ước màu xanh xanh thêm tháng mười cặp trai gái cưới hỏi tiệc tùng hân hoan chân đá chân trên bãi cỏ vàng úa như phía tây mặt trời lặn những niềm tin ứ thêm vài nghìn nỗi đau nghẹn đó là giấc chiêm bao như điếu thuốc cay xè bỏng đầu lưỡi anh quay lại thấy em đẹp hiền trong lòng thốt lên thôi dừng lại!
Người ta để lại một chiếc ghế giữa hàng ghế mà người khác để lại cho những đứa trẻ đùa vui đây là chiếc ghế bất động giống như giấc mơ bất động của người ta để lại cho cái chau mày “anh em mình đi thôi” chúng tôi để lại chiếc giầy giữa những cẳng chân non của trẻ nhỏ đang chạy trong sự reo đùa “anh em mình đi thôi” kìa có bà lão nào đi tới khuôn mặt cau có ngồi bệt xuống chiếc ghế mà người ta để lại giữa hàng cặp mắt đứa trẻ đang reo to vì chúng biết điều mà chúng tôi không nghĩ bà ấy đang để lại sự cau có cho chiếc ghế lừ khừ bất động để cuối cùng chúng tôi chỉ còn thấy trẻ nhỏ và chúng tôi để lại một cái cười.
Hoàng Huy Hùng LỘT XÁC BÀI THƠ Gã nhà thơ đó là một người luôn động não suy nghĩ và người khác quen nghĩ gã là một con cú – con cú rù hơn là một nhà thơ là gã thích đi lang thang nhìn đám đông người chạy qua chạy lại như đàn kiến tìm mồi gã thích đi khám phá để có thêm cảm hứng đang nhảy múa trước mắt
Thơ • 6
gã những nhịp điệu của thơ ra thơ nên thơ và gã thích ngắm nhìn những
siêu việt siêu thời đại để gã vẫn tiếp tục phát tín hiệu tìm kiếm của
chuyến tầu chở khách chở hàng hóa chạy qua chạy lại đến rồi đi đến rồi
một nhà thấu thị: Đó là một bài thơ tuyệt hảo từ trên trời rơi xuống:
đi để gã sẽ học tư duy vận chuyển ý tưởng như những con tầu chở
nó chính là kết quả của quá trình động não tìm tòi của gã – nó đang
khách chở hàng hóa và gã mơ gã là những cột máy radar thu phát
bay – nó đang bay – bài thơ – nó đang bay – nó đang bay như một siêu chiến
tín hiệu trên chiến hạm tầu sân bay sẵn sàng ứng chiến nơi đại dương (để
đấu cơ hạng nặng siêu tối tân – bài thơ – nó đang bay – nó đang bay với
gã thu nạp cái cảm hứng xuất thần lóe sáng cái ý tưởng thiên tài chợt
tốc độ cao – rất cao và con người và mọi vật và thế giới trong mắt
đến chợt đi) gã sẽ phát tín hiệu hướng lên trời 360 độ
bài thơ trở nên nhỏ xíu và tất cả như bị cuốn bay theo cùng bài
để phát hiện cho bằng được những bài thơ tiềm ẩn vô hình là chúng chưa
thơ trong một cảm giác bay bổng vô cùng êm ái khoan khoái sung sướng phát
hiện hình là chúng đang bay đang bay lượn đầy rẫy và gã luôn suy nghĩ
cuồng lâng lâng như cảm giác dũng mãnh mạnh mẽ lướt qua cái chết vượt lên
về sự hình thành của một bài thơ bắt đầu chỉ từ một chấm nhỏ về
cái chết vượt qua nỗi sợ hãi từ từ nhẹ nhàng thanh thoát say lịm con
sự biến đổi lột xác – đột biến gene của một bài thơ về sự tiến hóa
người bay trong bài thơ và họ đựoc hồi sinh thêm lần nữa – bài thơ – nó
của thơ về sự tiến hóa của một bài thơ mà gã làm ra: bài thơ
đang bay – nó đang bay – nó mang trong nó rất nhiều nó phải dung chứa hàng
ra đời nó có bước nhảy vọt trong tích tắc nó vươn xa vượt qua vượt
nghìn tấn bom sẵn sàng khai hỏa dội bom kích nổ kích thích mọi cảm xúc
lên phía trước hàng nghìn năm ánh sáng cho đến ngay cả những bài thơ tầm
người đọc và gã nhà thơ trong khoảnh khắc cơ hội vàng đó gã như một
thường ngớ ngẩn bẩn thối stupid nhưng qua sự nhào nặn biến chế hun đúc
con thú rình mồi gã há to miệng ra gọi đúng tên bài thơ và gã
của gã gã hô biến: lột xác nó thành một bài thơ thơm tho ngoại hạng
dát phẳng cái tư tưởng vĩ cuồng ngạo mạn của gã ra thành một đường băng
7 • Tân Hình Thức
rộng lớn không bờ không bến để mau hành lễ tiếp đón trọng thị long trọng
Hồ Đăng Thanh Ngọc CÀ PHÊ CHIỀU
chào mừng tiếp đất nâng đỡ bài thơ (bắt – bắt – bắt – phải bắt cho bằng được
Giọt cà phê rơi trong quán đông người nàng đã không nói hết những ý nghĩ của nàng và chàng cũng đã không nói hết những ý nghĩ
bài thơ) – chiếc siêu chiến đấu cơ hạng nặng trong chốc lát bay vào cái miệng đang há [chờ “sung” của gã (mà “sung” lại cứ thích tìm miệng gã bắt gã phải mở miệng để mà rơi vào mới lạ chứ !)] và bài thơ chiến đấu cơ hạ cánh an toàn trơn tru êm ru xuống đường băng vào vùng tư tưởng ngon ngọt trong cái đầu như con cú vọ của gã.
Xuân Thủy BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU Và màn đêm buông xuống không còn gì không còn gì đang nhảy múa trong đêm của quyền lực ngủ một đêm dài dài cô đơn nhảy múa cùng lũ người ban ngày múa may quay cuồng đến mệt và giờ đây khi màn đêm buông xuống không còn gì lúc này quyền lực ngủ.
của chàng họ cứ nói về những câu chuyện rời rạc có nắng có mưa có sương rơi ướt trăng khuya hay những câu chuyện rời rạc về những sợi nắng chiều vương yên bình nơi bờ biển cửa Đại cái nàng chờ nghe là lời ấy của chàng nhưng chàng không nói cái chàng chờ nghe là lời ấy của nàng nhưng nàng không nói và giọt cà phê cứ rơi trong chiều đông tiếng người đến khi tiễn nhau trên khung trời xa chàng mới nhớ ra nàng chưa ký tặng cuốn sách của nàng và nàng bảo cần chi một chữ ký chàng ngớ người uh cần chi một chữ ký bảo đảm cho cái gì đó vừa diễn ra trong quán cà phê chiều đông người… Hj
Nguyễn Thánh Ngã TỰ HỎI BẦU TRỜI bầu trời ơi sao tôi lại tự hỏi bầu trời tôi tự hỏi tôi mới đúng chứ nhưng bầu trời vô không nên tôi tự hỏi bầu trời vì sao vì sao im lặng không trả lời khi lũ chim non kêu cứu dưới vòm cây họng súng hơi ngắm bắn tỉa từng tiếng hót véo
Thơ • 8
von tiếng hót hát ru bầu trời đã bị thổ huyết dưới vòm cây những ánh mắt hình viên đạn xuyên thủng vòm cây đàn chim hoảng hốt vỗ cánh bay đi để lại vòm cây vô hồn tiếng gió rít qua kẽ lá như tiếng than tuyệt vọng trẻ con trong làng bụng to như cái trống lại teo tóp hai lỗ tai người già nghễnh ngãng điếc lại nghe được tiếng chim réo gọi rằng vòm cây chẳng ăn nắng ăn mưa mà ăn tiếng chim mỗi sáng nếu thiếu tiếng chim vòm cây sẽ bị héo khô mà chết và bầu trời cô độc có còn sống được không?
Nguyễn Văn Vũ HOA RẤT LẠ hoa của một mùa nhớ đã xa hoa rất lạ và hoa như cánh cửa này vừa mở cho em bước ra vườn nắng tràn ngập tiếng gọi mời đừng quay đầu nhìn lại con ngựa ăn đường* sẽ níu chân em và hoa rất lạ chùm thơ dưới lòng hồ sẽ làm em cay mi mắt hãy im lặng dẫm lên chiếc bóng chán chường hãy đặt xuống bàn những ly chai tính toán những cái chạm cốc tầm thường rồi đi đi cùng với tiếng trống vọng về tương lai đừng ngoái đầu nhìn lại hoa rất lạ hạnh
phúc từ đây sẽ không rời xa em nữa đâu… * Con ngựa cưng được cho ăn (uống) đường khiến nó không muốn rời xa chủ.
Khế Iêm ĐÁM ĐÔNG Những con đường đông đông đám đông tình cờ đến và đi đám đông là ai ai là đám đông không ai thấy đám đông là con người của mọi con người là người khác trong mỗi người khác và đang có một đám đông trong tôi mới vừa tỉnh giấc trên con đường đông đông đám đông tôi vô danh giữa đám đông vô danh đến đến đi đi mất mất còn còn tiếng lòng tôi trong nỗi lòng tôi cay cay không thốt nên lời lời là lời của ai ai nói ra lời tôi nghe tiếng nước sôi từ thuở xa xôi cho đến bây giờ nước tôi thức dậy chào buổi sáng bình minh hay hoàng hôn chào đám đông. * Tâm lý đám đông (crowd pschycology) hình thành từ những người có cùng chung một sở thích như thể thao (bóng đá), âm nhạc (nhạc rock), hay những đặc điểm văn hóa về ngôn ngữ, đất nước, con người. Trong vô thức mỗi người đều có một đám đông nào đó bên trong.
9 • Tân Hình Thức
MỰC IN DẦN DẦN BIẾN MẤT: THƠ VÀO CUỐI THỜI VĂN HÓA IN ẤN ____________________________________ Dana Gioia
IX. Lối Nghe Avant-Garde ến giờ cũng đã hiển nhiên rằng đặc tính quan trọng thứ ba của thơ mới đại chúng – cách sử dụng thính thể, sự thỏa thích không biện giải trong mô hình âm thanh của nó – ngày càng hiện rõ trong thơ văn học. Sự dời đổi trong nhạy cảm này về tính nói không phải là một phong trào văn học đơn lẻ, một mưu đồ xấu của các nhà thơ trẻ ác ý quyết định lòe/trộ bọn tư sản cấp tiến (épater les bourgeois avant-gardes), như đôi khi đã bị hiểu sai. Thay vào đó nhóm thế hệ nhà thơ trẻ đã nổi tiếng là New Formalists/Tân Hình Thức phản chiếu một thay đổi trong Hệ Tư tưởng thời đại/Zeitgeist, một đáp ứng lan rộng không trung tâm cho văn hóa nói mới đang vây quanh thơ văn học, kể cả những nhà thơ già, trẻ, trung niên, giới hàn lâm, bohemian, tiến bộ, bảo thủ, bọn vô chính phủ, và nhóm thực nghiệm. Các nhà thơ Tân Hình Thức, nghệ sĩ Chữ Nói, các nhà thơ Slams, các nhà thơ Cowboys, và những Rappers cùng nhau tạo ra lối nghe avant-garde. Nhà thơ của những trường phái tạp nham này mang lại những giả định lý thuyết, lịch sử, tư tưởng khác nhau vào trong tác phẩm của mình. Điều mà họ có chung mẫu số là mối quan tâm thực nghiệm trong thính thể (auditory form) và bỏ qua cái taboo phê bình lỗi thời mà nó mới vừa bị đặt dưới.
Đ
Các nhà phê bình hàn lâm không thể hiểu được sự hồi sinh này. Tại sao? Bởi vì họ gắng đóng khung nó vào “lối suy nghĩ kiếng-chiếu-hậu,” bằng cách nhìn trở lại những ý tưởng dần lui đi của chủ nghĩa Hiện đại và bọn avant-garde hơn là đặt nó vào một cái nhìn văn hóa rộng rãi hơn. Nhưng điều đó cũng không có gì kinh ngạc. Phê bình văn học hàn lâm là một cơ cấu đáng kính, nhưng trong việc tiên đoán khuynh hướng nghệ thuật mới nó chưa bao giờ đáng tin hơn kinh tế lượng trong việc tiên đoán những thay đổi lớn trong GDP hay Dow Jones Industrial Average. Những phát triển nghệ thuật mới chân thật – dù là sự hồi sinh của thơ đại chúng hay sự tái xuất hiện của thể thơ – có khuynh hướng di chuyển một cách biện chứng từ bên lề của văn hóa thành tựu hơn là êm ái đến từ sự đồng thuận trung ương. Khái niệm này dẫn đến sự so sánh cuối cùng giữa thơ mới đại chúng và đối tác văn học của nó – là câu hỏi về tính công chúng. Bởi vì hơn nửa thế kỷ nó đã được giả định một cách tổng quát rằng thơ văn học là một nghệ thuật suy tàn không có độc giả bên ngoài đại học và ít sinh khí nếu không có cơ cấu (đại học) ủng hộ. Hãy mượn một hình ảnh từ văn hóa đại chúng, tiếng tăm gần đây của thơ giống như con két chết được miêu tả bởi khách hàng trong một màn diễn trào phúng nổi tiếng “Monty Python”. Trở lại tiệm bán thú vật để than phiền rằng tiệm bán một con két chết, khách hàng nói: Con két này không còn là két. Nó đã ngưng thôi không còn là két. Nó đã hết sống và đi theo thượng đế. Đây là một con két đã qua đời… Mất sinh khí, nó (ngàn thu) yên nghỉ. Nếu bạn không đóng đinh nó trên sào đậu,
Thơ • 10
nó thành phân bón cây Đã tới lúc hạ màn và nhập bọn hợp xướng vô hình. Đây là một con cựu-két. Monty Python là một nhóm trình diễn những màn hài hước ngắn trong chương trình Flying Circus trên đài truyền hình BBC từ 1969 đến 1974. Đoạn trên trích từ một màn nổi tiếng, dùng một số thành ngữ ám chỉ cái chết, sự qua đời v.v… tương tự như những thành ngữ trong tiếng Việt như: đi bán muối, hui nhị tì, đi thăm ông bà, ngàn thu yên nghỉ… lời nd) Nhưng thay vì chấp nhận vị trí của thơ văn học là một cựu-nghệ-thuật, mất sinh khí, và đóng dính vào sào đậu học viện, một quan sát viên tinh khôn có thể đưa ra ý kiến rằng văn hóa nói mới đã tạo ra những điều kiện cho sự hồi phục của nó. Sẽ là một lớp độc giả khổng lồ chăng? Ừ thì mỉa mai thay, lớp độc giả khổng lồ ấy là đám đầu tiên tái-giao với nghệ thuật xuyên qua thơ mới đại chúng – bất kể sự đồng ý có chung giữa những nhà trí thức cho rằng việc nối lại quan hệ ấy là vô khả thi. Cho dù hiểu biết thông thường diễn tả sự nổi dậy của truyền thông điện tử và sự xuống dốc tương đối của in ấn như là một thảm họa cho tất cả mọi loại văn học, tình trạng này phần lớn có ích cho thơ. Nó không tạo ra một lựa chọn phân cực giữa thông tin nói và thông tin in. Cả hai loại truyền thông đồng hiện diện thường là trên nhiều hình thể chồng chéo nhau. Điều mà kỹ thuật mới đã làm là điều chỉnh chút xíu tính nhậy cảm đương đại để chuộng lấy âm thanh và tính nói. Quan hệ giữa in ấn và lời nói trong văn hóa Mỹ ngày nay có lẽ gần với thời đại Shakespeare hơn là thời đại Eliot – nói chung thì tình trạng này không mấy tệ cho một nhà thơ. Lần đầu tiên trong thế kỷ có khả thi có được nền thơ văn học nghiêm túc tái giao với lớp độc giả không-chuyên-môn của nghệ sĩ và giới trí thức, cả bên trong lẫn bên ngoài hàn lâm. Cũng còn có cơ hội để tái định trung tâm nghệ thuật trên thứ mỹ thuật bao gồm lạc thú của truyền thông nói và sự phong phú/giàu có của văn hóa in, đã rút (kinh nghiệm) từ truyền thống mà không bị giới hạn bởi quá khứ, nhận lấy thể thơ và truyện kể mà không loại bỏ di sản thực nghiệm của chủ nghĩa Hiện đại, và nhận thức được sự độc lập cần thiết của văn hóa cao và đại chúng. Một nghệ thuật nghiêm túc không cần lớp độc giả rộng lớn để nảy nở - chỉ cần lớp độc giả sống động, đa dạng, và giao kết. Miễn là khi nhân loại còn đối mặt với cái chết và dùng ngôn ngữ để miêu tả sự hiện hữu của mình, thơ sẽ mãi còn là một trong những căn nguồn tinh thần chủ yếu của nó. Thơ là một nghệ thuật đến trước chữ viết, và nó sẽ sống sót sau truyền hình và trò chơi điện tử. Cách nào? Hầu hết cứ là chính mình – súc tích, ngay lập tức, dễ cảm, dễ nhớ, và mang tính âm nhạc, những phẩm chất đáng giá nhất trong văn hóa nói mới, cũng còn là những đạo đức tập hợp một cách có truyền thống với nghệ thuật. Thơ văn học nghiêm túc có thể hay hơn trong vị trí nảy nở ở thế kỷ mới này hơn là sáng tạo lớn nhất của văn hóa in (là), tiểu thuyết. Vâng, nghệ thuật thi vị sẽ thay đổi nhưng có lẽ qua những cách đem nó lại gần với Shakespeare, Marlowe, và Milton, là những người đã hiểu được cách mang thơ phong phú phức tạp ra khỏi trang giấy mà không làm mất gì cả, hơn là truyền thống máy in của chủ nghĩa Hiện đại. Nhưng còn có những giải đáp chắc chắn cho cái thách đố nghệ thuật này mà chúng ta không thể tưởng tượng ra vào lúc này. Vấn đề không phải là đi tìm một lớp độc giả. Thách đố là viết hay đủ để xứng đáng có được độc giả. Ngay cả khi có ít độc giả hơn, người ta vẫn lắng nghe.
Điểm Thọ dịch Nguyên tác: Disappearing Ink: Poetry at the End of Print Culture
11 • Tân Hình Thức
Tiểu sử Dana Gioia là một tác giả đa dạng, là nhà thơ, nhà phê bình, nhà giảng dạy. Ông sinh năm 1950, đã xuất bản hai tập thơ Daily Horoscope và The Gods of Winter. Ông cũng đã xuất bản tập tiểu luận nổi tiếng, Can Poetry Matter? (tiểu luận Can Poetry Matter đã được dịch và đăng trên Tạp chí Thơ số 20, mùa Xuân 2001). Tập thơ dịch Motteti: Poem of Love của Eugenio Montale. Cùng với William Jay Smith biên tập Poems from Italy, và với Michael Palma, New Italian Poets. Ông biên tập cuốn The Ceremony and Other Stories của Weldon Kees. Tác phẩm mới nhất của ông, 99 Poems: New & Selected, xuất bản năm 2016. Tác phẩm của ông xuất hiện trên The New Yorker, The Hudson Review, và nhiều tạp chí khác. Ông soạn nhiều tuyển tập như Twentieth-Century American Poetry (Thơ Mỹ thế kỷ 20), 100 Great Poets of the English Language (100 nhà thơ nổi tiếng ngôn ngữ Anh), The Longman Anthology of Short Fiction, Literature: An Introduction to Fiction, Poetry, Drama, and Writing (Sách văn học soạn cùng với W. J. Kennedy, 2000 trang, tái bản lần thứ 7 vào năm 1999). Ông được tổng thống George Bush bổ nhiệm là chủ tịch Quĩ Ủy ban Yểm trợ Nghệ thuật, NEA (National Endowment for the Arts), với sự chuẩn thuận của Thương viện, nhiệm kỳ 2005-2009. Ông cũng được thống đốc Edmund G. Brown bổ nhiệm là Nhà thơ Danh dự Tiểu bang California (Poet Laureate of California), với sự chuẩn thuận của thượng viện tiểu bang, nhiệm kỳ 2015-2017. Ông hiện giảng dạy về thơ và văn học đại chúng (Poetry and Public Culture) tại University of Southern California, Los Angeles. Xin đọc thêm trên website của ông www.danagioia.com Ông cũng cộng tác với Báo Giấy, Poetry Journal In Print, cùng với các nhà thơ Frederick Turner, Frederick Feirstein, William B Noseworthy, Alexander Kotowske, Angela Saunders tham gia cuộc hội thảo “Thơ Tân Hình Thức Việt: Tiếp Nhận và Sáng Tạo”, do Sông Hương tổ chức năm 2014, tại Huế. Những tiểu luận và thơ dịch của ông xuất hiện trên Tạp chí Thơ, Báo Giấy, Sông Hương, Poetry Journal In Print, các website www.thotanhinhthucviet.vn, www.thotanhinhthuc.org, www. vanviet.info … với các dịch giả như Điểm Thọ, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Phạm Kiều Tùng … Ông cũng là người tổ chức buổi đọc thơ song ngữ Anh Việt, tại quận Cam, California ngày 20 tháng 11, 2016, trong chương trình đọc thơ khắp 58 quận thuộc tiểu bang California, công việc của nhà thơ danh dự tiểu bang, với sự tham gia của Khế Iêm và nhà nghiên cứu âm nhạc trẻ Tina Hùynh.
Frederick Turner ADVICE TO A POET
Frederick Turner LỜI KHUYÊN MỘT NHÀ THƠ
Then should you tell them what they want to hear? They want it so badly, they yearn for it, It would so ease the pain there is in living; And they have begged you through their intermediaries, Not rudely, but with a sad, moving tact; For once be gentle with them, say the words, Put it on record, give the great permission.
Thế thì bạn nên nói với bạn đọc Những gì họ muốn nghe? Họ muốn lắm, Họ nóng lòng muốn biết, nó làm dịu Đi nỗi đau trong cuộc sống; và họ Cầu xin bạn, không thô bạo, nhưng Với sự khéo léo cảm động đáng thương, Qua những điều họ muốn nghe; hãy hòa Nhã với họ một lần, nói vài lời, Ghi vào biên bản, cho phép họ thỉnh
Thơ • 12
And who are you to be the judge of things? What vote made you the guardian of their souls? – A lesser poet in a century That has got tired of poets, and with reason: There were so many, and then after all Turned out no better than the rest of us – And you bring no solution to the problem, No innovation in the craft or theme, Are an apostle of the ancient forms And only sing the old discarded dream. For after all if there is no solution, No fresh alternative to work and love And clear intelligence and careful knowing, No better source of wisdom but ourselves, No secret way to hand on our decisions To some director, natural or divine, Perhaps collective – gender, race, or class – Then life would be unbearable, we'd see Reflected in the mirror just a face, The common vector of some six desires. And moral perfectness feels so like death! And you who tell them this have no pretension Of scoring better on that test than they: You are as sensual, slothful, as dishonest, As vain of your good judgment as are they: And even this is one more form of boasting, Which does not make it any the less true. But they would so reward you if you said it, And after all what harm now would it do? Say it then, make the required confession: You will feel so much better when you're through.
Cầu điều đó. Và bạn là ai mà Trở thành người phán xét mọi sự việc? Cuộc biểu quyết nào làm bạn là người Canh giữ linh hồn họ? – Một nhà thơ Tồi của thế kỷ, một thế kỷ chán Ngấy những nhà thơ, và với lý do: Có quá nhiều nhà thơ, rồi sau cùng Hóa ra không gì hơn sự yên nghỉ Của chúng ta – nhà thơ không đưa ra Giải pháp nào cho vấn đề, không có Khám phá mới về kỹ năng hay chủ Đề, và là nhà truyền giáo của những Hình thức cổ xưa, và lập lại giấc Mơ đã phế tàn. Vì cuối cùng nếu Không có giải pháp, không có thay đổi Gì mới đối với tác phẩm và tình Yêu, và trí tuệ thông suốt và cái Biết cẩn trọng, không có nguồn khôn ngoan Nào ngoài chính chúng ta, không có đường Lối bí mật nào truyền tải quyết định Của chúng ta tới người đạo diễn, tự Nhiên hay thánh thiện, hoặc nhóm – giới tính, Chủng loại, giai cấp – rốt cuộc rồi cuộc Đời sẽ không thể dung thứ, và phản Ánh trong gương chỉ là khuôn mặt, với Góc độ tầm thường của vài trong sáu Giác quan ham muốn. Và sự hoàn chỉnh Phẩm hạnh tạo cảm giác như nỗi chết! Và bạn nói với họ rằng chẳng có Kỳ vọng về số điểm tốt hơn số Điểm họ có, qua trắc nghiệm: bạn ham Nhục dục, vô công rỗi nghề, không trung Thực và hão huyền trong phán đoán đúng Đắn của bạn như họ vậy: và ngay Cả cho đó là cường điệu thì cũng Không phải không đúng thực. Họ ngợi Khen bạn nếu bạn nói lên được điều Họ muốn nghe, và sau cùng sự tổn Hại nào bây giờ điều họ muốn nghe Đó gây nên? Hãy Nói ra điều đó Rồi thú tội: bạn sẽ cảm thấy vô Cùng dễ chịu khi bạn vượt qua.
Khế Iêm dịch