Báo Thơ • Tháng 3 năm 2022 • Năm thứ 2 • Số 3

Page 1

Báo Thơ • Tháng 3 năm 2022 • Năm thứ 2 • Số 3 Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn ___________________________________________________________________________

Tranh Nguyễn Đình Thuần


Báo Thơ • 2

Lời Tòa Soạn ___________ hơ thì vô giá. Vô giá có nghĩa là không thể bán được. Còn âm nhạc, hội họa, kịch nghệ đều T có thể bán để kiếm sống. Làm thơ có cả ngàn người ở mỗi thời kỳ, nhưng nhà thơ thật sự thì

cũng chỉ có vài người. Chuyện làm thơ không gì để nói, nhưng sinh hoạt thơ thì phải bỏ rất nhiều công sức. Trong suốt cuộc đời, tôi là người chủ trương Tạp chí Thơ, Báo Giấy, báo song ngữ Poetry Journal In Print, Báo Thơ, tất cả điều biếu không. Biếu không, nhưng đầy những đố kỵ, ghen ghét. Chuyện đó cũng bình thường, vì con người, ai cũng có cái ngã riêng của họ. Trái lại, tôi đã nhận được lời cảm ơn bằng những lá thư viết gửi cho tôi. Lá thư đầu tiên từ nhà thơ Bùi Giáng. Trước 1975, tôi không hề gửi đăng thơ tới những tạp chí Văn, Văn Học của thời đó, nên cũng chưa bao giờ gặp ông, tuy rằng vẫn nghe tên tuổi ông. Sau khi qua Mỹ, tôi có viết “Thơ Bùi Giáng một thử nghiệm đọc” và được anh Bùi Văn Vịnh ở Canada chuyển đến cho ông. Ông đọc và gửi lời cảm ơn qua thư, với lời lẽ rất bình thường. Lá thư đó bây giờ tôi không còn giữ, vì có một nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam, ông Đoàn Tử Huyến, với bài viết “Bùi Giáng – trong cõi người ta” muốn tôi gửi lại cho ông. Sáu tháng sau, nhà thơ Bùi Giáng qua đời, vào năm 1998. Lá thư thứ hai bây giờ tôi mới nhận được, tháng 1 năm 2022, từ nhà nghiên cứu hội họa và văn học Huỳnh Hữu Ủy, khi ông nhận được cuốn “Con Đường Thơ”. Ông là người nổi tiếng rất sớm ở miền Nam, thời trước 1975, đăng những bài nghiên cứu trên tạp chí Văn, Vấn Đề, Khởi Hành ... Lời cảm ơn của nhà thơ Bùi Giáng chỉ là bình thường, nhưng lá thư của Huỳnh Hữu Ủy làm tôi vô cùng xúc động, với lời lẽ rất hay. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi có được, và tôi trích đăng: “Cầm tập Con Đường Thơ trên tay, tôi có một cảm giác thật kỳ lạ, thích thú, ngưỡng mộ, cảm phục, và có chút gì bàng hoàng. Người làm thơ Việt Nam hiện đại, kể từ Tản Đà tới nay, có mấy ai sống hết đời mình với thơ, dỡn chơi với nó mà lại trang trọng với nó đến cùng cực, hiện rõ ra nơi hình thức sinh hoạt của từng mỗi bước chân đi, đặc biệt là rất nghiêm trọng với thơ, giản dị mà sâu thẳm trong cõi tang bồng riêng của nó. Trước đây, tôi có thấy Bùi Giáng. Cũng may là nhờ ông Thánh Tuệ tri kỷ, cưu mang từng câu văn chữ, từng sợi tơ tóc của Bùi Giáng, nên sách nào in ra cũng tuyệt đẹp. Chưa biết nội dung ra sao, nhưng hình thức thì đã chinh phục người ta rồi: là một khu rừng rì rào bí mật, một tòa lâu đài văn chương tráng lệ. Từ Tạp chí Thơ của anh đến tất cả sách của anh in ra cũng vậy, quyển nào cũng là một bước chân nghiêm trang, ngập ngừng mà mạnh khỏe giữa cuộc đời. Anh cũng như Bùi Giáng, gửi thơ ra khắp nơi, như cây cỏ, như lá cây xanh, như mây, như mưa tràn lan, tuôn chảy. Anh thì chậm hơn Bùi Giáng, nhưng chinh phục sự đồng cảm, dường như đã bắt đầu vững chắc. Ví dụ như bài thơ “Héo Tàn”, tôi đã bắt đầu có thể cảm được cấu trúc thơ của anh. Nếu đọc một bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha thì có lẽ người đọc dễ dàng chia sẻ một không khí thơ rất thơ, nghĩa là đã đạt đến một không khí phổ quát của thơ. Tôi nhớ thời


3 • Tân Hình Thức

1957, khi thơ Thanh Tâm Tuyền phổ biến trên Sáng Tạo thì trên “Đàn Ngang Cung”, báo Tự Do cũng có những lời lẽ khắc nghiệt. Anh không gặp những lời lẽ khắc nghiệt ấy nhưng cũng có những tiếng rì rào là tự nhiên mà thôi. Tôi chúc mừng Khế Iêm và thơ Tân hình thức Việt Nam. Anh đã làm việc cật lực, đã chiến đấu một cách trì chí và đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trên rừng văn, trận bút, giữa chốn Tao Đàn Việt Nam.” Báo Thơ số ra mắt, trong mục “Tưởng Nhớ Những Nhà Thơ Nổi Tiếng Một Thời Đã Qua” bao gồm 13 tác giả, với 11 tác giả thơ vần điệu, 1 tác giả thơ tự do, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và 1 tác giả kết hợp giữa vần điệu và tự do, nhà thơ Hữu Loan. Những bài thơ vần điệu và tự do mang đúng chất thơ, riêng bài thơ của nhà thơ Hữu Loan dài dòng, không mang tính cô đọng của ngôn ngữ thơ. Điều này nói lên: thơ thật đa hình vạn trạng, mỗi người tiếp nhận tùy theo trình độ am hiểu khác nhau. Tạp chí Thơ, với 27 số, có đủ mọi thể loại thơ, vần điệu, tự do, Tân hình thức, cả hay lẫn dở. Nhưng sở dĩ Tạp chí Thơ nổi bật là vì có sự đóng góp của nhiều tác giả tên tuổi, và dịch thuật. Còn Báo Thơ bây giờ chỉ chú trọng tới sáng tác, mà sáng tác thì phải chọn những bài thơ hay. Thơ và nhạc là hai bộ môn riêng biệt, mỗi bộ môn đều có những tố chất khác nhau. Không thể phổ thơ vào nhạc, mà chỉ có thể viết lời cho nhạc. Âm nhạc là bộ môn giải trí, phổ biến tới mọi tầng lớp dân chúng, còn thơ là bộ môn chữ, tùy thuộc vào người đọc. Thơ hay, thật khó, tùy thuộc vào tài năng và kiến thức người làm thơ. Giá trị của thơ có tồn tại hay không, theo thời gian, có khi cả thế kỷ cũng chỉ còn lại vài người tên tuồi. Và cái giá phải trả thì rất nhiều. Điều này cũng dễ hiểu, sáng tạo thì phải đổi mới, không phải đổi mới câu chữ, mà đổi mới thể thơ. Đổi mới thì sẽ gặp sự chống đối của đám đông làm thơ cũ. Và như thế, nhà thơ đúng nghĩa phải chịu cuộc đời đơn độc. _____________________

THƠ THỜI ĐÃ QUA ___________________ Vũ Đình Liên ÔNG ĐỒ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nhiên sầu ... Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mua bụi bay. Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?


Báo Thơ • 4

Bùi Giáng VÌ SAO Dưới kia con gái ngủ rồi Bỏ tôi ở lại ngọn đồi đa mang Chân trời bốn ngả dòm sang Mà riêng ai bỏ con đàng tôi đi Bữa qua tôi định nói gì Với ai ngõ trước lộn vì cổng sau Bữa nay từ biệt lý đào Đêm mù tăm gọi điệu chào cổ sơ Rừng sim trái chín tôi sờ Trái kia là mận tôi ngơ chưa đành Đôi đường đôi đóa co quanh Ngẫm ra nghĩ lại đã thành quanh co cong cong muôm thuở cỏ bờ Đồi cong cong cũng có ngờ chút chi Dưới kia con gái ngủ khì Trên này tôi mộng mị vì – vì sao (Trích từ cuốn Bùi Giáng thi tuyển, nxb Mưa Nguồn, California, Bùi Vịnh gửi tặng)

Nguyễn Nhược Pháp CHÙA HƯƠNG (Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa) Hôm nay đi chùa Hương. Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy. Em vấn đầu soi gương. Khăn nhỏ, đuôi gà cao; Lưng đeo dải yếm đào; Quần lĩnh, áo the mới; Tay cầm nón quai thao. Mẹ cười: “Thầy nó trông! Chưn đi đôi dép cong Con tôi xinh xinh quá! Bao giờ cô lấy chồng?”

– Em tuy mới mười lăm Mà đã lắm người thăm Nhờ mối mai đưa tiếng, Khen tươi như trăng rằm. Nhưng em chưa lấy ai, Vì thầy bảo người mai Rằng em còn bé lắm, Ý đợi người tài trai. Em đi cùng với mẹ Me em ngồi cáng tre. Thầy theo sau cưỡi ngựa, Thắt lưng dài đỏ hoe. Thầy me ra đi đò, Thuyền mấp mênh bên bờ. Em nhìn sông nước chảy, Đưa cánh buồm lô nhô. Mơ xa lại nghĩ gần. Đời mấy kẻ tri âm? Thuyền nan vừa lẹ bước, Em thấy một văn nhân ... Người đâu thanh lạ thường! Tướng mạo trông phi thường. Lưng cao dài, trán rộng. Hỏi ai nhìn không thương? Chàng ngồi bên me em Me hỏi chuyện làm quen: “Thưa thầy đi chùa ạ? Thuyền đông giời ôi chen!” Chàng thưa vâng thuyền đông Rồi ngắm giời mênh mông, Xa xa mờ núi biếc, Phơn phớt áng mây hồng. Giòng sông nước đục lờ. Ngâm nga chàng đọc thơ! Thầy khen hay, hay quá ! Em nghe ngồi ngẩn ngơ.


5 • Tân Hình Thức

Thuyền đi, bến Đục qua, Mỗi lúc gặp người ra, Thẹn thùng em không nói: “Nam vô A Di Đà!”

Em mơ, em yêu đời Mơ nhiều ... Viết thế thôi Kẻo ai mà xem thấy, Nhìn em đến nực cườị

Réo rắt suối đưa quanh. Ven bờ, ngọn núi xanh, Nhịp cầu xa nho nhỏ. Cảnh đẹp gần như tranh.

Em chưa tỉnh giấc nồng, Mây núi đã pha hồng. Thầy me em sắp sửa Vàng hương vào chùa trong.

Sau núi Oản, Gà, Xôi, Bao nhiêu là khỉ ngồi. Tới núi con voi phục, Có đủ cả đầu đuôi.

Đường mây đá cheo veo, Hoa đỏ, tím, vàng leo Vì thương me quá mệt, Săn sóc chàng đi theo.

Chùa lấp sau rừng cây, (Thuyền ta đi một ngày) Lên cửa chùa em thấy Hơn một trăm ăn màỵ

Mẹ bảo :”Đường còn lâu Cứ vừa đi ta cầu Quan-Thế-Âm Bồ-Tát Là tha hồ đi mau.”

Em đi, chàng theo sau, Em không dám đi mau, Ngại chàng chê hấp tấp, Số gian nan không giàụ

Em ư? Em không cầu, Đường vẫn thấy đi mau. Chàng cũng cho như thế. (Ra ta hợp tâm đầu)

Thầy me đến điện thờ, Trầm hương khói toả mờ Hương như là sao lạc Lớp sóng người lô nhô.

Khi qua chùa Giải Oan Trông thấy bức tường ngang, Chàng đưa tay lẹ bút Thảo bài thơ liên hoàn.

Chen vào thật lắm công. Thầy me em lễ xong Quay về nhà ngang bảo: “Mai mới vào chùa trong”

Tấm tắc thầy khen hay Chữ đẹp như rồng baỵ (Bài thơ này em nhớ Nên chả chép vào đây)

Chàng hai má đỏ hồng Kêu với thằng tiểu đồng Mang túi thơ bầu rượu: “Mai ta vào chùa trong”

Ôi! Chùa trong đây rồi! Động thẳm bóng xanh ngờị Gấm thêu trần thạch nhũ, Ngọc nhuốm hương trầm rơi

Đêm hôm ấy em mừng ! Mùi trầm hương bay lừng. Em nằm nghe tiếng mõ, Rồi chim kêu trong rừng.

Mẹ vui mừng hả hê: “Tặc! con đường mà ghê!” Thầy kêu mau lên nhé, Chiều hôm nay ta về.


Báo Thơ • 6

Em nghe bỗng rụng rời! Nhìn ai luống nghẹn lời! Giờ vui đời có vậy, Thoáng ngày vui qua rồi!

Em đã hoang đường từ cổ đại Anh cũng thần tiên tự xuống đời Đôi ta một lứa đôi tài tử Ngự mỗi thiên thần ở mỗi ngôi

Làn gió thổi hây hâỵ Em nghe tà áo bay, Em tìm hơi chàng thở! Chàng ôi, chàng có hay?

Đừng khóc dẫu mưa là nước mắt Đừng đau dẫu đá cũng đau buồn Tâm em là Bụt tâm anh Phật Trên mỗi tâm ngời một nhánh hương

Đường đây kia lên giời Ta bước tựa vai cười, Yêu nhau, yêu nhau mãi! Đi, ta đi, chàng ôi !

(Trích Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền)

Ngun ngút khói hương vàng, Say trong giấc mơ màng, Em cầu xin Giời Phật Sao cho em lấy chàng. * (Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin hai người lấy nhau, vì không lấy nhau thì cô bé còn viết nhiều . Lấy nhau rồi là hết chuyện).

Mai Thảo EM ĐÃ HOANG ĐƯỜNG TỪ CỔ ĐẠI Con đường thẳng tắp con đường cụt Đã vậy từ xưa cái nghĩa đường Phải triệu khúc quanh nghìn ngã rẽ Mới là tâm cảnh đến mười phương Em đủ mười phương từ tuổi nhỏ Ngần ấy phương anh tới tuổi già Tuổi ư? Hồn vẫn đầy trăm gió Thổi suốt đêm ngày cõi biếc ta Chế lấy mây và gây lấy nắng Chế lấy, đừng vay mượn đất trời Để khi nhật nguyệt đều xa vắng Đầu thềm vẫn có ánh trăng rơi

Thanh Tâm Tuyền MAI 1. Hồn thảo mộc giấc ngủ Nằm mơ những ngôi sao mặt trăng lá đan mắt ngõ hôn vào môi vào má vào răng những lời thơ rất cũ gõ cửa trái tim nàng 2. Mùa hè lên tiếng cười trong bàn tay nước suối mùa tóc mun đẹp những khu rừng không bóng cây (Trích Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy)


7 • Tân Hình Thức

THƠ VẦN ĐIỆU VÀ TỰ DO ________________________ Nguyễn Đăng Thường VỀ MỘT HUYỀN THOẠI

Phạm Quốc Bảo CHÀO NĂM MỚI

cái tít này tôi đã sử dụng cho một huyền thoại hồ ly vọng khi viết cho trình bày đầu thập niên 70 ở sài gòn và trên một xứ sở

Đông 21 mưa luôn hai tuần lễ đuổi khô hạn về không gian mịt mùng đầu năm mới trời nắng đẹp mung lung ta tự hỏi: hẳn đại dịch dần lui bước...

không thiếu huyền thoại như vn thì huyền thoại tcs kl cũng dễ hiểu thôi và nếu độc giả cũng ưa nói bừa như tôi để so sánh

Ta trên đường được tám mươi phía trước trăn trở cuộc đời lên xuống bao phen thêm thương con người sống phải bon chen mà không vướng bận bùn lầy nước đọng.

cặp trai tài gái sắc này với tổ tiên âu cơ lạc long quân vì tuy trịnh ly không đẻ ra trăm trứng nở ra trăm con khiến một học sinh đệ

Để khi ra đi thì luôn thanh thản như ánh sao vụt sáng giữa bầu trời nhưng lưu lại tâm người còn tiếp nối Khiến nhân gian cứ bừng dậy bước tới

thất chu văn an đã thì thầm người mà đẻ trứng khi nghe tôi giảng bài công dân giáo dục bí quá không biết phải lí giải thế nào cho ra lẽ

trên con đường rực rỡ ánh vinh quang của loài người trăn trở kiếp con tằm dệt thành những mảnh tơ đời óng ả cho vũ trụ tiêu tan rồi giãn nở

mà kẻng tan học chiều sắp reo vui thầy bèn mắng át im con nít biết gì mà bàn bạc trịnh ly họ cũng sinh hạ được trên dưới khoảng một trăm

cho đến vô cùng vô tận xưa sau ...

ca khúc điều mà tôi muốn nêu ra ở đây trước khi thức khuya gõ máy viết bài này là khi chia tay trong tháng tư đen trịnh ly có chia nhau đồng đều mỗi người được phân nửa và câu hỏi là ai đã lên núi ai đã xuống biển người nào về đỉnh cao kẻ nào chìm vực sâu huyền thoại này rồi có vĩnh hằng như âu lạc không

11:00 am; thứ 7 01/01/22.

Lê Giang Trần PHỐ BỆNH TRỜI MƯA Mấy hôm phố đổ bệnh mưa Từ tôi lây nỗi nhớ lùa lên mây Mưa buồn ho gió vào cây Cây run lập cập lá đầy mồ hôi Đến khuya đường toát sương trồi Đầu trời lấm tấm sao hồi tan mây Mình đồi còn ướt lắt lay Mắt đèn đường tỉnh phục hồi tinh anh Đói lòng thèm bát trăng xanh


Báo Thơ • 8

Tạm Sao Hôm lót dạ canh thâu mờ Bệnh mưa xuất hạn đã khô Qua cơn truyền nhiễm phố bơ phờ nằm. Người lây bệnh-nhớ-xa-xăm Thấy thương con phố ướt đầm co ro Hứa từ nay sẽ ít mơ Mơ gần ngoài phố mơ xa cuối trời Làm cây cỏ đọng mồ hôi Một trời nỗi nhớ ướt nhoi đầm đìa Có nhớ ít cỡ một thìa Tán ra thật mịn thả về biển hoang Thổi vào sa mạc nóng ran Mùa hè nếu gió trút ngang phố này Buồn khô không ướt như mây Buồn đời da chỉ nổi gai một hồi. Ăn gì trúng thực lạ đời Sinh ra bệnh nhớ bệnh trời mưa lây? 021922

Ý Nhi DẪU CHỈ LÀ CƠN MƯA Mưa ồn ào mùa hạ mưa dịu hiền mùa xuân tháng ba ngày mưa nhuần vòm hoa xoan tím ngát Đất cằn trong khô khát bỗng mát lành sau mưa cây lá xanh vườn trưa lại nồng nàn hơi thở Anh có còn luôn nhớ cái mùa mưa đầu tiên con suối nhỏ bên thềm bỗng cồn cào mùa lũ Anh có còn luôn nhớ mùa đông mưa trắng đồi hoa lau phơ phất gió dốc Dài và suối Ðôi Hay chỉ mình em thôi tháng năm dài vẫn nhớ như nhớ về đống lửa như nhớ về mặt trời chắc bền và rực rỡ

thân gần và xa xôi Em chẳng dám quên đâu những gì mình đã có để làm nên ngọn lửa suốt cuộc đời hai ta dẫu chỉ là cơn mưa em làm sao quên được. (1976)

Đào Văn Bình TÔI LÀ NGƯỜI BÁN HÀNG Bạn ơi, Gọi tôi là gã bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Hàng về phải bán cho nhanh. Bán mau, bán đắt mới thành đại gia. Nhưng tôi ăn nói thật thà. Thuận mua vừa bán ấy là phương châm. Khách hàng dù có cằn nhằn. Tôi vẫn vui vẻ, trăm phần dễ thương. Chữ Tín nào dám coi thường. Hàng sao nói vậy không lường gạt ai. On Sale (1) cho khách thêm vui. Lần sau lại ghé nói lời cảm ơn. Chẳng phiền khi khách rì-thơn. (2) Trả ngay tiền lại chẳng buồn lòng ai. Nhưng tôi không phải, bạn ơi. Người buôn, kẻ bán kiếm lời mưu sinh. Hàng tôi, hàng lạ hàng lùng. Bạn không tìm thấy khắp cùng thế gian. Hoa tôi không phải hoa lan. Hoa vui đám cưới, hoa buồn đám ma. Hoa tôi hoa Mạnh Thù Sa. Hoa Vô Ưu với Mạn Đà trang nghiêm. Thấy hoa như thấy mẹ hiền. Thấy ngay thất tổ, cửu huyền vãng sinh. Tôi không bán nhạc xập xình. Nhạc than, nhạc khóc, nhạc tình kêu la. Nhạc tôi dâng tiếng thái hòa. Lưới Trời Đế Thích hòa ca nhạc Trời. Trăm tiếng vi diệu bạn ơi. Nghe rồi tỉnh giấc mơ đời đảo điên.


9 • Tân Hình Thức

Tôi còn rao bán cả chim. Nhưng chim quý lạ, khó tìm thế gian. Tiếng chim niệm Phật hòa vang. Bạch Hạc, Khổng Tước, Ca-lăng-tần-già. Tôi còn rao bán cả nhà. Nhưng là Tịnh Xá ở mà yên vui. Nhà không phiền não bạn ơi. Nếu muốn thanh tịnh thì mời tới xem. Chuông tôi gõ tiếng êm đềm. Tiếng chuông tỉnh thức lắng yên lòng người. Tôi còn bán nước bạn ơi. Nhưng không nước ngọt nặng mùi Coca. Nước tôi là nước Cam Lồ. Vượt qua sinh tử tới bờ an nhiên. Nhang tôi ai ngửi mùi hương. Bỏ ngay tất cả giận hờn sân si. Mõ tôi gõ tiếng từ bi. Khoan thai, dìu dặt hướng về nẻo thương. Tôi còn bán cả ruộng nương. Nhưng là Ruộng Phúc (3) mở đường về sau. Muốn cho con cháu sang giàu. Mua ngay Ruộng Phúc trồng cây cứu đời. Tôi là kẻ bán an vui. Bán đồ thanh tịnh, bán lời bình an. Kính mời quý bạn ghé thăm. Không mua tôi vẫn nặng lòng cám ơn. (Trích sách Đạo Phật: Đất Nước Cuộc Sống và Tâm Linh xb năm 2017, Amazon phát hành) On Sale: Hạ giá để chiêu khách Return: Mua rồi không ưng ý, trả lại (3) Phúc điền

Ngoài trời vồi vội mưa rơi Phố quen nhàn nhạt cảnh đời bay bay … Co ro hồn tỉnh chân say Thân ta ướt át quên ngày nồng cơn Nhớ em trăm sợi chờn vờn Nhạc hâm nóng máu dập dờn da gai Bia lưng. Ghế nóng. Mưa mài. Quanh ta cảnh tượng nhạt phai tình người. Ngồi đây trông thật thảnh thơi Tủy xương dậm dật trăm lời nôn nao Cảnh ta kẻ lạ trông vào Dài đuôi mắt liếc đủ xao dòng tình.

Phượng Vỹ NGÀY HAI MƯƠI TƯ Tin hay không tin thiên đường được xây nên từ sức nặng của những người nằm dưới nó vào tháng bảy tôi rẽ qua cánh đồng những người tài xế phóng nhanh như thể họ đã sẵn sàng cho ngày này để chết

(1) (2)

Thành Tôn KẺ LÃNG TỬ Quán trưa ghế một ta ngồi Ly bia cũng nhạt cảnh đời tiêu sơ Vào ra quen mặt nghi ngờ Vòng quay đã lặp đĩa mờ âm thanh Buồn buồn thổi khói lên nhanh Mờ hơi ẩm quán lạnh tanh hồn người

có khi tôi hiểu mà có khi không có khi người ta thôi yêu quý những người ở lại giờ nghe câu chuyện về hốc mắt đá và ba con khỉ một trong số chúng bị câm một trong số chúng hay bị viêm đường tiết niệu con còn lại nghịch ngợm kể cả những quả mìn tưởng mình đã giải nghệ dưới lớp đất đen con còn lại nghịch ngợm đến khi cả ba nổ tan tành còn hốc mắt đá kia không phút nào quan trọng.


Báo Thơ • 10

THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT _________________________

Xuân Thủy EM Ở ĐÂU

Nguyễn Ngọc Trìu BƯỚC ĐẦU TIÊN CẦN GHI NHỚ

Lâu rồi không gặp em Em có khoẻ không không Em anh chết đã lâu Rồi em thế nào rồi

‘‘Làm thơ hai mặt hai mặt của một tờ giấy là điều chớ nên chữ trong thơ phải lựa chọn lựa chọn xóa đi

Em còn sống hay đã Chết lâu rồi ở trong Anh anh phải tự hỏi Anh đi chứ anh không

thay đổi xóa đi thay đổi be bét be bét lật mặt này lật mặt kia không ổn lại thay từ đổi câu cân

Nghe lời em nói yêu Anh mà bỏ em đi Rồi giờ anh nói lâu Rồi không gặp em em

nhắc cân nhắc chưa ổn ghạch xóa gạch xóa nhằng nhịt chèn chêm chèn chêm đọc đi đọc lại lật lên úp xuống mỏi

Có khoẻ không em còn Sống hay đã chết Hay như em vẫn nói Em cao số lắm chưa

rời tay nhiều khi vẫn không ưng ý ”... tôi gật đầu lia lịa lia lịa tìm bút nhà thơ xua tay xua tay ‘‘ không

Chết được đâu nào là Là gan là thận bệnh Nền không tiêm chủng được Không như người ta vì

cần ghi không cần ghi chỉ cần nhớ viết thơ hai mặt hai mặt là điều chớ nên chớ nên...

Em là tình yêu ... Em Ở ngoài biên giới xa Ngoài thế giới bủa vây Quanh anh vì em ở

Phạm Quyên Chi LỜI HỨA

Trong anh nơi ngoài biên Giới xa không có gì Đã nói ngoài tình yêu Hoà bình hay chiến tranh #Covid 8/2021

Thưa đức Vua ngài đang Nhìn tôi đó à à Tôi sẽ làm mọi chuyện Trở nên tốt đẹp hơn Cho ngài vào sáng sớm Ngày mai còn bây giờ Xin phép tôi ngã giá 700 đồng bạc giấy


11 • Tân Hình Thức

300 đồng bạc vàng Xin lỗi tôi chỉ là Tên đầy tớ lỗ mãng Ghét cay vật chất nhưng Để trả thù đạo đức Tôi phải giả tạo yêu Sự ngớ ngẩn trước sự Xuất hiện của thứ đáng Phun nhổ đó hoặc tự Huyễn tưởng cầm chơi tân Tân thưa đức Vua ngài Chưa bao giờ giữ lời Hứa với người phụ nữ Giữ người duy nhất và Người ấy có lẽ đang Hạnh phúc với chồng mình Nàng ấy chỉ một lần Tin vào lời hứa của Người yêu vì nàng nghĩ Thưa đức Vua ngài có Thể thực hiện mà không Gặp bất cứ sự trở ngại Nào nhẽ ra nàng ấy Sẽ trở thành một hoàng Hậu danh giá hay đúng Hơn lúc này thưa đức Vua ngài đang nhìn ngài Đó à thật mâu thuẫn!

Trần Hoàng Vy SỰ THẬT HẠT SƯƠNG Những hạt sương đêm ỏng ẹo, ma mị lừa dối ngọn cỏ, mượn ánh sáng mặt trời khi ngày vừa mới chớm, óng a óng ánh, những chuỗi ngọc ảo ảnh giả tạo bởi con mắt trần gian mê muội vẽ đẹp của sương, chỉ có sự thật của tia nắng mới, dám chỉ ra rằng hạt sương lạnh tanh, sự thật nó là

đứa con rơi ra từ trong hơi nước bám víu lấy cành cây, cọng cỏ, lá xanh để thay tên đổi họ, lên ngôi xưng là hạt sương lóng la, lóng lánh. Không dám nhìn sự thật của hạt nước, nên nắng phải tỏa hơi nóng bắt hạt sương trở về nguyên dạng dáng hình của nước, thấm vào đất mẹ hối cải để cỏ cứ lên xanh từ sự thật....

Hường Thanh KHÔNG PHẢI CÓ LÚC EM MUỐN QUAY VỀ NƠI ĐÓ Ngồi giữa những tiếng động liên tục em nhận ra sự thật em không biết đến sự yên tĩnh như thế nào hoặc em thích sự ồn ào giống như em là một loại máy móc liên tục chạy nhảy không ngừng chuyển động không ngừng chấm dứt và không có thứ luật lệ nào để kết thúc sự chuyển động của em tôi yêu em bởi lẽ không phải cô gái luôn làm biếng với tiếng ồn ào như tôi từng gặp trên băng ghế mùa đông có cô gái ngày nào cũng ngồi giữa những tiếng thầm thì của bạn trai nhưng không nhận ra anh ta đang kéo em trở về sự yên tĩnh đến chết người liên tục xảy ra mỗi ngày.


Báo Thơ • 12

Thạch Tốt BAY THEO TRẬN GIÓ

“Nhớ nhau tóc sợi sợi già Bay theo trận gió khóc òa giữa cây” (Tô thùy Yên) Em ngờ là đã gấp rút không còn thời giờ gặp anh nữa đâu dẫu em rất tin cậy rất ưa gặp một người như anh vậy đó em em phải lên trên đó phải đi xa điều thiệt bi thảm thiệt ghê gớm anh biết hay không thì ngày mai cũng chẳng còn chẳng còn gì để quên hết thảy…có lẽ từ lúc chàng bước lại đứng đó không gật đầu chào anh biết hay không thì có lẽ từ tất cả xong rồi duy có điều anh nói trật dòng sông gieo mình hóa ra là anh biết hay không thì vô ích thôi anh ạ cũng chẳng còn điều anh nói trật dòng sông gieo mình là đồi thông nàng yêu sim tím để rồi ...

Nguyễn Tuyết Trinh ĐIỀU TÔI KHÔNG BIẾT Những buổi chiều như nhau Tự chúng đã mang sẵn nỗi nhớ thương không lối thóat. Con chim hót khàn bên bóng tối đổ ụp xuống. Tất cả anh hiện diện. Khuôn mặt người tình nặng nề, không thể thuần hóa, gợi lại khuôn mặt những người đàn ông của Rodin. Khoảnh khắc này tôi không biết phải làm gì trong thế giới của tôi. Phiêu lưu theo những cảm giác mê hoặc, không chút hoài nghi, giữ im lặng lùi xa tình yêu hỗn độn không thể nào thay đổi. Đâu còn chuyện hy vọng giữ nguyên sự bình yên không rơi thành từng miếng.


13 • Tân Hình Thức

BÙI GIÁNG TRONG CÁI NHÌN CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 ________________________________________________ Trần Hoài Anh

1. Nói đến Bùi Giáng, người ta thường nghĩ đến một nhà thơ vừa quen vừa lạ. Quen vì thơ

ông vốn mang âm hưởng lục bát của ca dao, của Truyện Kiều, dễ thuộc, dễ nhớ, được nhiều người yêu mến, tìm đọc. Nhưng lạ, vì để hiểu đời và thơ Bùi Giáng là điều không đơn giản. Vì vậy, Bùi Giáng luôn là một hiện tượng thu hút rất nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước từ khi ông còn hiện hữu trên cõi đời cho đến lúc ông đi ra ngoài cõi sống. Trong văn học miều Nam 1954 – 1975, đời và thơ Bùi Giáng luôn được các nhà phê bình văn học chủ tâm nghiên cứu. Bùi Giáng đã hiện diện trong các công trình phê bình, nghiên cứu văn học ở miền Nam như: Những nhà thơ hôm nay (Nhà văn Việt Nam xb. Sàigòn, 1957) của Nguyễn Đình Tuyến; Văn học hiện đại, thi ca và thi nhân (Quần Chúng xuất bản, Sàigòn, 1969) của Cao Thế Dung; Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam (Khai Trí xb, Sàigòn, 1962)của Minh Huy; Thơ Việt Nam hiện đại 1900 –1960 (Hồng Lĩnh xb, Sàigòn, 1969) của Uyên Thao; Tác giả tác phẩm (Tác Giả xb, Sàigòn, 1973) của Trần Tuấn Kiệt ... Đặc biệt cùng với Trịnh Công Sơn, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến, Thế Uyên, Thế Phong, Võ Hồng. Bùi Giáng là một trong mười khuôn mặt văn nghệ được Tạ Tỵ nói đến trong tác phẩm chân dung văn nghệ có tên Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, nổi tiếng của mình do Lá Bối xuất bản, Sàigòn, 1972. Và càng đặc biệt hơn khi Tạp chí Văn, một trong những tạp chí nghiên cứu, phê bình văn học có uy tín trong đời sống văn học miền Nam trước 1975 đã dành hẳn số 11 ra ngày 18/5/1973 để giới thiệu về Bùi Giáng với các bài: "Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn" của Thanh Tâm Tuyền; "Thi ca và tư tưởng" của Tuệ Sỹ; "Bùi Giáng, về cố quận" của Nam Chữ; "Bùi Giáng, cải lương ca" của Cao Huy Khanh; "Bùi Giáng trên đường về cố hương" của Trần Hữu Cư; "Ẩn ngữ, cung bậc của thi ca" của Thục Khưu; "Chung quanh vấn đề Bùi Giáng" của Trần Tuấn Kiệt; "Thư từ" trao đổi giữa Nguyễn Xuân Hòang và Bùi Giáng và một số sáng tác thơ, văn của ông ... Ngoài ra, Bùi Giáng còn xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khác ở miền Nam trước 1975 mà do điều kiện khó khăn về việc tìm kiếm tư liệu, người viết bài này chưa có thể sưu tập được. Tuy nhiên, qua những gì hiện có, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng Bùi Giáng là một trong những hiện tượng văn học khá nổi bật, thu hút ngòi bút của các nhà nghiên


Báo Thơ • 14

cứu, phê bình văn học ở miền Nam trước năm 1975. Và nói như Tạ Tỵ: "Bùi Giáng là một hiện tượng, người yêu thơ phải nhìn Bùi Giáng qua phong cách độc đáo, ở đấy, mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi ý, được viết ra là máu thịt của thi nhân dâng hiến cho đời. Thơ Bùi Giáng không thuộc trường phái nào hết. Nó không cũ, chẳng mới. Nó có thể là thơ, là tư tưởng, đôi khi thơ và tư tưởng lẫn lộn giao hòa tạo thành một vùng "mờ mịt thức mây". Thơ Bùi Giáng như một cơn đau chưa dứt, như nỗi bàng hoàng chiêm bao chợt tỉnh, để rồi lại chìm vào chiêm bao khác. Nó bâng khuâng ở mỗi vần, mỗi chữ. Có lúc, nó buồn bã như niềm tuyệt vọng! Người yêu thơ cứ phải men lần theo, như đi trên một hành lang trú ngụ. Nhiều điều bí mật. Mỗi khúc quanh lại mở ra những kỳ dị phi thường".(1) Nhận định trên đây của Tạ Tỵ về Bùi Giang có lẽ cũng là cảm thức chung của các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước năm 1975 khi nghiên cứu về đời và thơ Bùi Giáng. 2. Buffron nói "Văn là người". Điều đó rất đúng với Bùi Giáng. Đi vào cõi thơ Bùi Giáng là đi vào cõi người của Bùi Giáng. Mà cuộc đời Bùi Giáng thì phiêu bồng như thơ ông. Vì vậy, để hiểu đời và thơ Bùi Giáng có lẽ người đọc cũng phải để hồn mình bồng bềnh phiêu lãng trong cõi thơ của ông. Bởi Bùi Giáng đã từng quan niệm "Cõi thơ là cõi phiêu bồng". Đi vào cõi thơ Bùi Giáng tức là đi vào cõi bồng phiêu của đời ông. Vì vậy, khi tìm hiểu các bài nghiên cứu, phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 viết về Bùi Giáng, chúng tôi đều thấy chất phiêu bồng này đan xen trong tâm thức và cảm quan của người viết. Thế nên, để hiểu Bùi Giáng, các nhà phê bình, nghiên cứu phải xuất phát từ nhiều điểm nhìn, nhiều hệ quy chiếu khác nhau thì may ra mới chạm đến cõi thơ và cõi đời Bùi Giáng. Bởi theo Tạ Tỵ, Bùi Giáng là người "đã đi vào chiêm bao giữa cuộc sống vì cuộc sống vừa khủng khiếp vừa nên thơ, con người không thể dùng lý luận để biện minh phải trái. Nhưng dù nói gì mặc lòng, đích thực thơ Bùi Giáng bị cái hàng rào triết học bủa vây thật chặt chẽ". (1) Và theo chúng tôi, đây chính là một yếu tính trong đời và thơ Bùi Giáng. Nói đến thơ và đời Bùi Giáng là nói đến sự hợp hôn diệu kỳ giữa thi ca và triết học. Chính vì vậy đi vào cõi thơ Bùi Giáng, người đọc cần có một tầm đón đợi phù hợp, phải xuất phát từ nhiều điểm nhìn khác nhau cùng với một vốn sống, vốn văn hóa phong phú may ra mới thấu cảm được với hồn thơ của thi sĩ. Đây cũng là điều mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 tập trung lý giải. Bởi theo Nguyễn Đình Tuyến "Thơ Bùi Giáng được rất nhiều ca tụng nhưng đồng thời cũng gặp nhiều ngộ nhận. Đó là hiện tượng không thể tránh được đối với các thi tài lớn. Từ lâu, nhà thơ đã linh cảm những bất trắc trên đường sự nghiệp, nhưng với một khát vọng thiết tha và mãnh liệt khởi sự từ mưa nguồn chớp bể, nhà thơ vẫn đi theo tiếng gọi của nàng thơ và không thể chiều ý tất cả chúng ta".(2) Tuy nhiên, với sự đồng cảm và tri âm sâu sắc của những tâm hồn đồng điệu, các nhà phê bình văn học ở miền Nam đã đến với đời và thơ Bùi Giáng bằng một sự trân quí, sẻ chia. Chính vì vậy, trước bao nhiêu câu hỏi của người đời về hiện tượng điên hay không điên của Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền trong bài viết "Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn" với tất cả sự cảm nhận, tinh _________________________________________________________ . Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 583-584 . Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 563 (2) . Nguyễn Đình Tuyến, Những nhà thơ hôm nay, Nhà văn Việt Nam xuất bản, Sàigòn 1967 tr.18 (1) (1)


15 • Tân Hình Thức

tế của một thi sĩ và trách nhiệm của một nhà phê bình đã xác tín "Không, Bùi Giáng không điên, ông là một nhà thơ sáng suốt cực kỳ. Ông là một nhà thơ "ngộ". Đừng hiểu chữ "ngộ" trong cái nghĩa đơn giản của Đạo giáo ..."(1) Và chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với nhận định này của Thanh Tâm Tuyền. Quả thật, Bùi Giáng không phải là một nhà thơ điên như có người nhầm lẫn. Trạng thái điên "nếu có" ở Bùi Giáng chính là sự phóng chiếu của những ẩn ức, đam mê trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Và nếu nhìn từ lý thuyết phân tâm học của Freud, chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề này. Chính vì vậy, trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học miền Nam trước 1975, Bùi Giáng là một thi nhân luôn gắn với cuộc sống con người và hồn thơ của ông luôn neo đậu trong cõi người. Nếu có phiêu bồng thì đó chỉ là sự phiêu bồng của những phút thăng hoa trong sáng tạo. Nói như Cao Thế Dung: "Đọc thơ Bùi Giáng ai cũng nhận thấy có cái độc đáo từ chiều sâu thẳm trong cõi tiềm thức. Chiều sâu ấy như chiều sâu của vô cùng với khắc khoải của khác vọng từ xa vắng người mà rất người".(2) Và cũng theo như Cao Thế Dung, tìm vào cõi thơ Bùi Giáng: "người ta chợt nhớ ra cái bóng dáng xa xăm của Verlain khi bắt đầu dấn thân vào cuộc đời. Nỗi buồn của thơ Bùi Giáng tựa như âm thừa của trận mưa nguồn, của cỏ nội. Nỗi buồn dâng thiệt cao trong cơn say rồi thoát giữa hư vô để tìm lại bóng con người. Nỗi buồn ấy thấm sâu rồi lan nhẹ theo từng mảnh tâm tư trước cơn dao động của ý thức".(3) Song cõi thơ Bùi Giáng không chỉ đậm đặc nỗi buồn mà còn chất đầy nỗi cô đơn của thân phận trước những dâu bể cuộc đời. Nỗi cô đơn ấy nhiều khi ám ảnh đời người mà nếu không "vịn" vào một cái gì đó để "đứng dậy" thì con người cũng dễ bị gục ngã trước cuộc sống. Trong cõi thơ Bùi Giáng, nỗi cô đơn là một căn tính mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 đều nhận thấy. Vì vậy, khi nhận định về vũ trụ thơ Bùi Giáng, Tạ Tỵ đã thốt lên một cách xa xót: "Bùi Giáng thường gặp mình giữa hồn mình. Cô đơn và cô đơn trước bạt ngàn vướng mắc"(1). Còn Trần Hữu Cư thì cho rằng: "Bùi Giáng vẫn còn đó, có lẽ Bùi Giáng chỉ nhận những lời ngợi khen hay thống trách, nhưng có lẽ quá hiếm người hiểu ông muốn làm gì trên cõi đời này ... Cho nên Bùi Giáng vẫn sống cô độc".(2) Quả thật những suy nghĩ của Tạ Tỵ và Trần Hữu Cư về nỗi cô đơn trong đời và thơ Bùi Giáng thật đúng với cõi đời và cõi thơ của ông. Cô đơn vốn là một căn tính trong bản thể. Tùy theo thân phận/ nhân vị của mỗi người mà nỗi cô đơn đó hiện hữu như thế nào? Ở Bùi Giáng, theo chúng tôi, nỗi cô đơn của ông là nỗi cô đơn của định mệnh, của duyên nghiệp. Ông không chỉ cô đơn trong đời mà còn cô đơn trong thơ, cô đơn trong tư tưởng của mình. Sự cô đơn ở Bùi Giáng như hệ lụy tất yếu của số phận, không thể lý giải. Vì thế, đã lâu rồi, người ta vẫn cứ đặt nhiều câu hỏi về đời và thơ của ông. Và từ những góc nhìn, những suy tưởng riêng của mình và mỗi người có cách lý giải khác nhau. Nhưng nếu bảo rằng chúng ta đã hiểu và chia sẻ hết những gì hiện hữu trong đời và thơ Bùi Giáng, thì đó là điều không thể!? Nói như Trần Hữu Cư: "Bùi Giáng vẫn sống trong cô độc". Bởi theo Tạ Tỵ: "Thơ với Bùi Giáng đích thị không phải là cứu _________________________________________________________________________________ (1) (2)

Thanh Tân Tuyền, Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn, Văn số 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 8. Cao Thế Dung, Văn học hiện đại thi ca và thi nhân, Quần chúng xuất bản, Sàigòn 1969, tr.42.


Báo Thơ • 16

cánh, chỉ được thực hiện nhằm giải tỏa ám ảnh về thân phận trong vòng đai cuộc sống nhiều băn khoăn vớ ý thức siêu hình".(1) Vì vậy, trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học ở miền Nam, thơ Bùi Giáng là "cuộc hội thoại giữa thi ca và tưởng ... Nó "luôn luôn là những tương ứng của chung và riêng"(2). Và cuộc hội thoại này chính là một đặc điểm trong thi pháp thơ Bùi Giáng mà theo Cao Huy Khanh trong bài tiểu luận "Bùi Giáng, cải lương ca" thì "Văn chương Bùi Giáng là một nỗ lực giải quyết và thực hiện tư tưởng triết lý tồn sinh một cách sống động và thơ mộng"(3). Tính chất triết lý này chi phối sâu sắc cõi sống và cõi thơ của Bùi Giáng. Vì vậy, Tạ Tỵ cho rằng: "Bùi Giáng đi vào cõi thơ luôn đeo bên mình niềm ám ảnh của triết học"(4). Và chính vì thế "Bùi Giáng làm thơ nhưng chẳng bao giờ thừa nhận thi ca chính là lẽ sống duy nhất của đời mình. Người thơ coi kiếp sống như một hiện hữu bất đắc dĩ, nên làm thơ cho khuây khỏa ám ảnh, cái ám ảnh thực sâu đậm bi thương giữa cõi đời hỗn mang và suy tưởng thuần khiết"(5). Và cũng theo Tạ Tỵ: " Bùi Giáng thoát hồn vào ảo giác để nhận ra sự thật"(6). Nhận xét này có thể xem là một gợi mở, là chìa khóa để giải mã hành trình sáng tạo thơ của Bùi Giáng cũng như sự hiện hữu khá dị thường của ông trong cuộc đời mà hiện nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp!? Một điều lý thú mà hầu hết các nhà phê bình ở miền Nam trước 1975 đều tập trung nghiên cứu với những nhận định khá sâu sắc và xác đáng đó là lĩnh vực ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng. Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ trong thơ bao giờ cũng là một trong những giá trị đặc biệt làm nên phong cách nhà thơ. Ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là một vũ trụ ngôn ngữ mà ở đó cuộc hôn phối diệu kỳ giữa thi ca và tư tưởng được thể hiện một cách sâu sắc. Vũ trụ ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là vũ trụ của những tiếng nói vang vọng từ trong chiều sâu tâm thức và tâm cảm cho nên nó là một thứ ngôn ngữ phi/ siêu logic, ngôn ngữ nghệ thuật phi/ siêu nghệ thuật. Vì vậy, trong cái nhìn của Cao Thế Dung "Thơ Bùi Giáng vốn là sự khó hiểu vì ông đã phá cái trật tự của ngôn ngữ, ông đã đảo lộn cái cơ cấu tạo hình ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ ông chỉ còn là một thứ trò chơi. Ông dỡn với từng chữ, đùa cợt với âm thanh thơ"(1). Còn Tạ Tỵ lại cho rằng: "Thơ Bùi Giáng mang nhiều ẩn dụ ở chiều sâu ngôn ngữ"(2). Và theo Nam Chữ: "Mặc dầu có khi trái ngược nhau đến cực độ, ngôn ngữ thi ca của ông (Bùi Giáng - THA) ngụ ý một cách sâu sa. Người ta biết rõ rằng những dung từ khó khăn nhất, những âm vận ngắn củn nhất, đôi lúc đến quá liều lĩnh, khi đi vào trong cung cách lập ngôn của ông đều trở nên linh hoạt dị thường, đều trở nên nhẹ nhàng và âm điệu réo rắc như nhịp tấu của một tay gẩy đàn tài tử, không còn câu nệ ở hình thức cây đàn nữa"(3). Mặt khác, từ góc nhìn truyền thống, Cao Huy Khanh cho rằng: "Thơ Bùi Giáng cốt yếu là một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo tựu thành từ mối đam mê nguồn thơ lục bát (đặc biệt truyện Kiều) _________________________________________________________________________________________________________

Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 568. Tuệ Sỹ, Thi ca và tư tưởng, Văn số 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 27. (3) Cao Huy Khanh, Bùi Giáng, cải lương ca, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 60. (4) Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 571. (5) Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 575. (6) Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 575. (1) Cao Huy Khanh, Bùi Giáng, cải lương ca, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 44. (2) Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 579. (3) Nam Chữ, Bùi Giáng, về cố quận, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 45. (1) (2)


17 • Tân Hình Thức

phối hợp với âm điệu ca dao thuần túy dân tộc"(1). Song phải chăng ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa thi ca và tư tưởng, giữa nghệ thuật và triết học. Và điều này đã tạo nên một phẩm chất riêng có trong thơ ông, nên khi nhận định về ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, Nguyễn Đình Tuyến cho rằng: "Lời thơ rộng rãi luôn luôn thay đổi bình diện, thâm trầm trang nhã mà không xa lời ca nơi đồng ruộng, thôn trang, bình dị mà tân kỳ, đó là tính chất của thơ Bùi Giáng"(2). Tuy nhiên, khi nói đến ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, các nhà phê bình văn học không chỉ nói đến mặt sáng tạo, mặt thành tựu mà còn chỉ ra những mặt hạn chế. Đó là sự dễ dãi, đùa cợt, sáo rỗng trong ngôn ngữ ở một số bài thơ của Bùi Giáng mà theo Cao Thế Dung là kỹ thuật thơ của Bùi Giáng "chưa phải là điêu luyện vì cách sử dụng ngôn ngữ của ông còn nhiều điểm đáng chê vì nó không thể hiện được phần yếu tính của thơ"(3). Không những thế, Cao Thế Dung còn cho rằng có lúc Bùi Giáng sử dụng những "ngôn từ quá cũ, sáo rỗng, chẳng hạn như 'Nữ Chúa Nương' và nhiều khi còn dùng những ngôn ngữ mà với thi ca nó sẽ tầm thường như con chuồn chuồn, con kiến"(4). Theo chúng tôi, ý kiến này tuy có phần xác đáng nhưng cực đoan. Vì không nhất thiết cứ là thơ thì ngôn ngữ phải là những "lời có cánh" bay bổng, sang trọng, xa cách cuộc sống đời thường. Và nếu cho rằng dùng những ngôn từ trong cuộc sống làng quê như chuồn chuồn, con kiến sẽ làm tầm thường hóa thơ ca thì đây là ý nghĩ có phần hàm hồ. Bởi, ngôn ngữ thơ, suy cho cùng cũng là ngôn ngữ đời sống được nhà thơ chưng cất lên mà thôi. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây, là nghệ thuật và kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ như thế nào trong quá trình sáng tạo thơ ca, chứ không phải là việc dùng từ "bình dân" hay "bác học". Bởi lẽ, nói như Rimbaud: "Tiếng nói kia của nhà thơ sẽ là hồn của tâm hồn, thu gom hết sự vật, hương, thanh sắc, nó sẽ là ý tưởng móc vào ý tưởng mà lôi kéo đi".(1) Một bình diện khác trong thế giới nghệ thuật thơ Bùi Giáng mà các nhà phê bình văn học miền Nam cũng đề cập đến đó là giọng điệu mà theo Uyên Thao: "Bùi Giáng cũng tạo được một cái "lạ" đó là "cái ngang" và chính "cái ngang" này đã làm cho "Bùi Giáng có cái giọng bạt đó và cái giọng bạt đã ảnh hưởng vào âm vận của thơ Giáng".(2) Và trong cái nhìn của Uyên Thao thì Bùi Giáng là một trong không nhiều khuôn mặt thơ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt nam. Thục Khưu trong bài Ẩn nghữ, cung bậc thi ca Bùi Giáng, đã cảm nhận vẻ đẹp trong giọng điệu thơ Bùi Giáng bằng những cảm xúc rất tinh tế và sâu sắc. Theo Thục Khưu cái ngân nga trong thơ điệu Bùi Giáng "là một bức thông điệp mỹ miều đồ sộ của tâm hồn".(1) Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Giọng điệu trong thơ bao giờ cũng là giọng điệu của tâm hồn thi nhân. Đây là một _____________________________________________________________________________________

Cao Huy Khanh, Bùi Giáng, cải lương ca, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 65. . Nguyễn Đình Tuyến, Những nhà thơ hôm nay, Nhà văn Việt Nam xuất bản, Sàigòn 1967 tr.17 (3) Cao Thế Dung, Văn học hiện đại thi ca và thi nhân, Quần chúng xuất bản, Sàigòn 1969, tr.48. (4) Cao Thế Dung, Văn học hiện đại thi ca và thi nhân, Quần chúng xuất bản, Sàigòn 1969, tr.48. (1) Trần Hoài Anh, Thơ - quan niệm và cảm nhận, nxb Thanh Niên, H, 2010, tr.280. (2) Uyên Thao, Thơ Việt Nam hiện đại 1900-1960, Hồng Lĩnh xb, Sàigòn 1969, tr.455. (1) Thục Khưu, Ẩn ngữ, cung bậc thi ca, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 74. (1) (2)


Báo Thơ • 18

trong những yếu tố thi pháp làm nên nét riêng trong phong cách của mỗi thi nhân. Giọng điệu ấy bao giờ cũng là phương thức hữu hiệu nhất chuyển tải tâm thức và tâm cảm của mỗi thi nhân đến người tiếp nhận. Vì thế, Tạ Tỵ cho rằng: "Thơ Bùi Giáng súc tích chứa đựng nhiều u uẩn. Cái khung trời sáng láng hồn hậu chan hòa mơ ước, phiêu bồng của buổi nào xa xôi, vẫn thấp thoáng hiện về trong thi nhân qua những vần điệu".(2) Không chỉ lạ lẫm trong giọng điệu, thơ Bùi Giáng cũng khám phá nhiều lĩnh vực của hiện thực và đó là một hiện thực luôn vận động: từ truyền thống đến hiện đại, từ thế giới hữu hình tới vô hình, từ hiện thực cuộc đời đến hiện thực tâm linh ... Sự vận đông này vô cùng linh hoạt và biến sinh theo sự biến đổi của đời sống. Nó phiêu bồng và chuyển dịch như cuộc đời của thi nhân. Chính vì lẽ đó, Nam Chữ cho rằng: "Phần lớn, đề tài trong thi ca Bùi Giáng còn phức tạp hơn cả người ta tưởng tượng được. Nó còn đảo lộn hơn cả cái người ta hiểu. Nghĩa là đã có một sức cảm quan như vượt qua sự rung động thuận lời của cá nhân hơn là một con người".(3). Vì vậy, cũng theo Nam Chữ hành trình tiếp nhận thơ Bùi Giáng cũng là một hành trình đi từ chối đến tham dự, từ ngoại vi đến trung tâm ... Và đây là một hành trình lâu dài. Ta hãy nghe Nam Chữ giải bày hết sức thành thực về hành trình tiếp nhận thơ Bùi Giáng trong đời sống văn học lúc bấy giờ: "Một trường hợp rất bi đát nhưng có thực trong đất nước Việt Nam này, chúng ta có ngờ nỗi đâu một người suốt đời tận tụy với nghệ thuật, đã có hơn mấy chục tác phẩmđược in ra (tiểu luận, phê bình, dịch, thi ca ...) giờ đây lại thêm một mớ tóc trắng phất phơ về chiều, trừ một số rất ít chịu thần phục, thơ ông, lại gần như không có độc giả ... Một vài tác phẩm, nhất là về thơ ca cái giá trị đúng mức của nó, lần đầu tiên xuất hiện đã không được đón nhận rộn rịp như một số thi sĩ trước ông và sau ông vài năm. Thực ra phải đợi đến nhiều năm, gần 10 năm sau tác phẩm thơ ca của ông ra đời người ta mới hốt hoảng và tìm đọc lại những tác phẩm trước kia của ông".(1) Phải chăng, đây cũng là qui luật hằng thường trong tiếp nhận các hiện tượng văn học của người đời. Đến nỗi, một thiên tài như Nguyễn Du mà còn phải thở than: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ... nghe sao mà chua chát thế. Và cũng theo Nam Chữ, cách lập ngôn của Bùi Giáng "là cách ông muốn im lặng đến cùng. Ông muốn nói một thứ tiếng nói im lặng, chẳng ai hiểu ông cả. Trừ phi một người nào đó trong chúng ta cùng đứng trên vực thẳm lặng lờ như ông, cùng nhìn xuống đáy sâu không đáy kia.".(2) Theo chúng tôi, cái im lặng của Bùi Giáng là im lặng của một người đã đốn ngộ. Và ông dùng thơ ca để chuyển tải sự im lặng của mình như một ứng phó trước những nhiễu nhương của cuộc đời mà ông chỉ dự phần như một kẻ bên lề. _______________________________________________________________________________

. Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 563 Nam Chữ, Bùi Giáng, về cố quận, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 43. (1) Nam Chữ, Bùi Giáng, về cố quận, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 43. (2) Nam Chữ, Bùi Giáng, về cố quận, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 48. (2) (3)


19 • Tân Hình Thức

Song, cuộc đời đã không để Bùi Giáng sống trong lặng im. Bởi càng ngày, người yêu thơ Bùi Giáng, người quí mến, kính trọng văn tài của Bùi Giáng càng nhiều và luôn có sự tiếp nối giữa các thế hệ mà Hội thảo khoa học kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông hôm nay là một minh chứng. Đây có phải là niềm hạnh phúc với ông chăng?! Bởi như Trần Tuấn Kiệt trong bài viết chung quanh vấn đề Bùi Giáng đã xác quyết: "Ta có thể so sánh con người Bùi Giáng ngày nay với Đức Phật thời Ngài mới bắt đầu thuyết pháp ở vườn Lộc Uyển. Trong khi đó ma vương quỉ sứ và môn đệ Bà La Môn giáo đến châm chích đủ điều. Nhưng Đức Phật vẫn là Đức Phật và ma quỉ gì đó vẫn là ma quỉ".(1) 3. Có thể nói, Bùi Giáng hiện hữu giữa đời như một ngôi sao lạ, mà theo thời gian, hào quang của nó chắc chắn sẽ còn mãi tỏa sáng. Cuộc đời và văn nghiệp của ông có thể còn những uẩn khúc, những bí mật cần được giải mã. Song một điều, ai cũng phải thừa nhận đó là tài năng của ông. Những năm tháng còn "làm kiếp con người" (từ dùng của TCS), Bùi Giáng chẳng có gì: học vị, học hàm, địa vị xã hội, tài sản ... nghĩa là ông không có một chút lợi danh gì cả ngoài những ngày tháng phiêu bồng. Ông là một người "vô sản" đúng nghĩa chứ không phải là những người "vô sản" chỉ được phủ một lớp vỏ danh từ. Nhưng tài sản mà ông để lại cho đời thật vô giá nhất là sự nghiệp thơ ca của ông mà nói như Tạ Tỵ: "Bùi Giáng không nói gì cả, nhưng toàn bộ thi phẩm của Bùi Giáng đã khơi động một trời thơ rộng rinh, bát ngát. Thi nhân không dấn thân vào đâu hết, coi cuộc đời như cõi dong chơi tạm bợ. Làm thơ cũng là đi vào thơ như đi vào cõi vô định. Không có chọn lựa hay thử thách chỉ có xúc cảm và ngôn ngữ giao thoa, diễn đạt những gì ám ảnh trong hồn".(1) Văn nghiệp của ông dù trải qua những biến thiên của cuộc sống nhưng nó vẫn vượt qua mọi giới hạn, mọi rào cản của đời sống chính trị và xã hội để tồn sinh với cuộc đời. Bởi lẽ, cái làm nên giá trị văn chương của Bùi Giáng không chỉ có ở tài năng của ông mà còn ở tấm lòng của ông đối với quê hương đất nước. Và theo Trần Hữu Cư cảm hứng "tư cố hương" là một niềm khắc khoải không nguôi trong thơ Bùi Giáng. Vì vậy, "Tất cả những gì ông làm trong thơ, viết lách, dịch thuật v.v... tất cả đều làm một cuộc lên đường tìm lại một "màu hoa trên ngàn", một "tình yêu quê hương" có thời hiện tại, thời mà chúng ta đang sống trong nỗi mất quê hương". (2) Phải chăng đây là cái gốc tạo nên hệ giá trị nhân bản của mọi sáng tạo nghệ thuật của Bùi Giáng trong đó có thơ ca mà theo Cao Thế Dung đó là "biết yêu sự thực, biết quí trọng những gì cao đẹp trong con người, tình yêu, nghệ thuật".(3) Chính giá trị nhân bản này là bệ phóng chấp cánh cho hành trình sáng tạo của ông và nó cũng là nhân tố kết nối ông với cuộc đời, với con người, làm cho văn nghiệp của ông nói chung và thơ ca nói riêng sẽ vượt lên mọi giới hạn để mãi mãi tỏa hương trong cuộc đời. Và có thể nói, Bùi Giáng là người đã vượt qua giới hạn của vận mệnh con người và định mệnh nghệ thuật để vươn đến sự bất tử thường hằng như những câu thơ giản dị mà đầy tính triết học của ông: ___________________________________________ Trần Tuấn Kiệt, Chung quanh vấn đề Bùi Giáng, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 79. . Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sàigòn 1973, tr. 587 (2) Trần hữu Cư, Bùi Giáng tên đường về cố hương, Văn 11, ra ngày 18/5/1973, tr. 56. (3) Cao Thế Dung, Văn học hiện đại thi ca và thi nhân, Quần chúng xuất bản, Sàigòn 1969, tr.42. (1) (1)


Báo Thơ • 20

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa Gọi tên rằng một, hai ba Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.

Xóm Đình An Nhơn, Gò Vấp: 16/8/2013 (Tham luận tại Hội Thảo Khoa Học về Bùi Giáng do Trường ĐHKHXHNV Tp.HCM và Gia tộc họ Bùi tổ chức tại Trường ĐHKHXHNV Tp.HCM tháng 9/2013 và đăng trên tạp chí Sông Trà số 47/2013) Trích trong cuốn "Văn hóa – Văn chương & hành trình sáng tạo", tiểu luận phê bình của Trần Hoài Anh, nhà xuất bản Thanh Niên, 2014.

___________________________________________________

THÔNG BÁO ____________

Thân mời quí bạn tham dự sinh hoạt và gửi sáng tác cho Báo Thơ, qua email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com. Sáng tác bao gồm đủ loại thơ từ vần điệu, tự do đến Tân hình thức Việt. “Thơ Tân hình thức Việt “Dùng lại những thể thơ 5, 7, 8 chữ và lục bát, tượng trưng cho truyền thống thơ Việt, thu nạp các yếu tố: tính truyện, ngôn ngữ đời thường, vắt dòng từ thơ truyền thống Anh, và kỹ thuật lặp lại từ thơ tự do Mỹ. Kỹ thuật lặp lại cặp đôi bằng trắc, vừa tạo nhịp điệu, vừa tạo vần ở bất cứ chỗ nào trong bài thơ, trở thành sức mạnh cho thơ Tân hình thức Việt. Nhưng với điều kiện, người làm thơ phải có khả năng phối hợp với các yếu tố khác, cảm xúc và ý tưởng chẳng hạn, để người đọc không nhận ra đó là kỹ thuật. Như vậy, từ khởi đầu, thơ Tân hình thức Việt đã chủ trương nối kết giữa thơ truyền thống và thơ tự do hiện đại, đi xa hơn, giữa thơ tiếng Anh và thơ tiếng Việt, giữa nền văn hóa này và nền văn hóa khác, cũng có nghĩa là nối kết giữa bán cầu não trái và phải trong sáng tác.” (Trích “Vũ Điệu Không Vần”) Đồng thời, những nhà họa sĩ cũng có thể gửi tranh đăng trên trang 1/ Báo Thơ. Trân trọng, Báo Thơ


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.