Báo Giấy • Tháng 04 năm 2021 • Năm thứ 5 • Số 65

Page 1

Báo Giấy • Tháng 04 năm 2021 • Năm thứ 5 • Số 65 ___________________________________________________________________________ _

Tranh Ngọc Dũng

Tranh Dương Tường


Thơ • 2

Thư Tòa Soạn

C

on corona virus (covid-19) cho chúng ta thấy tính khí của con người: thương ghét, đố kỵ, hạnh phúc, khổ đau, âm mưu tranh giành quyền lực ... Để tránh lây lan, con người phải tránh xa nhau, tập sống cuộc đời đơn độc. Những nhà tu hành của mọi tôn giáo, đều muốn có cuộc sống an bình, nên đã rời bỏ gia đình, sống chung với đấng thần linh. Trong cuộc sống, có biết bao khổ đau, không bị cái khổ này thì có cái khổ khác, ít hay nhiều, tùy thuộc vào số phận và hoàn cảnh mỗi người. Những bài tiểu luận song ngữ về con corona virus đã nói lên tất cả. Trở lại với thơ, thơ Mỹ, từ thể luật đến tự do, rồi lại trở về với thể luật, mỗi thời kỳ đều có những tên tuổi nổi tiếng thế giới. Một phần, ngôn ngữ tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều dân tộc sử dụng, ảnh hưởng từ nền văn minh Mỹ. Phần khác, những nhà thơ Mỹ ngoài tài năng, họ đều thuộc giới nghiên cứu khoa bảng. Tài năng và kiến thức, nhịp điệu và ý tưởng là những yếu tố tạo nên nhà thơ. Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền đều là những nhà thơ có tài năng và kiến thức. Nhưng nếu không có tài năng và kiến thức, sẽ tạo nên một đám đông vô danh, đố kỵ, ghen ghét. Đố kỵ, ghen ghét cũng là bản chất bình thường của mỗi con người, thoáng chốc rồi qua đi. Cái còn lại là giá trị văn học. Thơ tự do ở miền Nam thập niên 1960s, bị chống đối, đến nỗi nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nổi tiếng một thời, khi định cử tại Mỹ, cũng vẫn có kẻ đánh phá. Nếu thơ tự do bị chống đối, thì thơ Tân hình thức cũng không tránh khỏi. Nhưng thơ tự do là một dòng thơ dễ làm, tạo nên một đám đông không kể siết, còn thơ Tân hình thức Việt là một thể thơ mới với ý tưởng và nhịp điệu, là một dòng thơ khó, đòi hỏi phải có tài năng. Vì vậy, số người làm thơ càng ít, số chống đối càng nhiều. Ai đúng, ai sai? Mỗi người có một cái nghĩ khác nhau, không ai giống ai, không có cái nghĩ nào đúng. Ai cũng cho mình nói thật, mà không biết, chỉ có một nửa là thật. Một nửa khác, đối với người khác là không thật. Theo kiến trúc hậu hiện đại, Charles Jencks, “Không có sự thật: tất cả sự thật chỉ là nửa sự thật.” Một nửa sự thật, dĩ nhiên, không phải là sự thật. Không phải thật thì giả. Như cái đúng, chỉ đúng một nửa, vì quá khứ như một nửa giấc mơ được nhớ lại, cũng theo Charles Jencks. Nếu vượt qua khỏi cái đúng, sai, cuộc đời sẽ rộng mở và tâm thái sẽ bay cao. Thuật ngữ “Tân hình thức “ (new form), “tân” có nghĩa là trở lại (retro), cũng có nghĩa là mới. Như vậy, chữ “tân” có nhiều nghĩa. Những người chống lại phong trào, trong một tiểu luận nhan đề “Yuppie Poet” của Ariel Dawsong, trên tờ AWO(Association of Writers & Writing Program), số tháng 5, 1985, chỉ dùng chữ “tân” có nghĩa là “mới”, cho rằng “đó chỉ là những thể thơ cũ, chẳng có gì mới”. Với thơ Việt, thuật ngữ “thơ Tân hình thức”, cả hai nghĩa đều đúng, vì đó là hành trình trở về cái cũ để tìm cái mới.


3 • Tân Hình Thức

Tuy vậy, chống thơ Tân hình thức không dễ. Vì đằng sau những người làm thơ, có lý thuyết thơ và những bài thơ hay. Nếu đả phá mà không có lý luận thì chỉ như trứng chọi đá, tự mình hại mình. Văn học tiêu biểu cho nền văn hóa, thơ tiêu biểu cho nền văn học, vậy mà thấy thơ đổi mới thì chống. Đó có phải là nguyên nhân làm cho văn hóa Việt cứ luẩn khuất mãi trong những cái cũ? Chủ yếu của thơ Tân hình thức Việt là chuyển dịch ra tiếng Anh, là cửa ngõ bước ra ngoài, để thế giới biết đến thơ Việt. Một số phản hồi tiêu biểu (Báo Giấy tháng 10 năm 2016): – Những khoảnh khắc đẹp (Some beautiful moments in the poems I read. I was particularly drawn to the imagery, Susan A. Katz.) – Thơ xuất sắc (I’ve had an opportunity to read your journal, and found it quite enjoyable. The poetry was excellent, Robert Okaji.) – Thú vị (It’s just lovely, Camille Norton.) – Ấn tượng (Very impressive. I very much respect Vietnamese culture and its people, Mark Osaki.)

Cuối cùng, Những bài thơ của các nhà thơ Lê Đạt, Hoàng Cầm, Dương Tường, thuộc thế hệ 1950s-1960s, được trích đăng từ những tác phẩm tác giả gửi tặng thời Tạp chí Thơ.

THƠ DỊCH __________ Nguyễn Mạnh Hà AFTER BATH POET

Nguyễn Mạnh Hà THƠ SAU KHI TẮM

They say to love (more) strengthens resistance to death, represented now by the newly released Corona virus.

Họ bảo yêu (nhiều) làm tăng sức đề kháng Khỏi sự chết Mà đại diện tiêu biểu hiện nay là virus Mới ra Corona.

I think it’s fifty-fifty. More loving equals more baths, when the weather’s cold like this, easily leading to illness. So it’s a draw, but having a bath, with another, can warm both, so who knows?

Tôi nghĩ cũng hên xui Yêu nhiều thì phải tắm nhiều Mà trời lạnh thế này Dễ bị cảm Thế cho nên là hòa Cơ mà biết đâu đấy Có người tắm cùng Lại chả Ấm hơn …


Thơ • 4

Let’s love each other while we are alive. Virus are certainly in love, so booming is their population. People still want to love, so they evirate the virus. A war is declared, caused by love, between two civilizations, that never can love each other. There will be casualties, but survivors, from both sides, will have stronger resistance.

Nói chung còn sống thì cứ yêu Virus hẳn đang yêu Nên dân số tăng vọt Con người vẫn muốn yêu Bèn đình sản virus Thế nên mới bùng nổ Một cuộc chiến vì tình Giữa hai kẻ không bao giờ có thể Yêu nhau Sẽ có thương vong Nhưng dù ở bên nào Những cá thể sống sót Đều tăng sức đề kháng.

(translated by Joe Dolce)

2-7/2/2020

Dana Gioia “CRUISING WITH THE BEACH BOYS”

Dana Gioia “DU LỊCH TRÊN BIỂN VỚI BAN NHẠC BEACH BOYS”

So strange to hear that song again tonight Travelling on business in a rented car Miles from anywhere I’ve been before. And now a tune I haven’t heard for years Probably not since it last left the charts Back in L.A. in 1969. I can’t believe I know the words by heart And can’t think of a girl to blame them on. Every lovesick summer has its song, And this one I pretended to despise, But if I was alone when it came on, I turned it up full-blast to sing along – A primal scream in croaky baritone, The notes all flat, the lyrics mostly slurred. No wonder I spent so much time alone Making the rounds in Dad’s old Thunderbird. Some nights I drove down to the beach to park And walk along the railings of the pier. The water down below was cold and dark, The waves monotonous against the shore. The darkness and the mist, the midnight sea, The flickering lights reflected from the city – A perfect setting for a boy like me, The Cecil B. DeMille of my self-pity.

Thật lạ lùng khi nghe lại bài hát đó tối Nay trong một chiếc xe thuê trên đường công tác Hàng ngàn dặm từ bất cứ nơi nào tôi đã Từng đến. Và bây giờ một giai điệu tôi không Nghe trong nhiều năm có lẽ không phải vì lần Cuối cùng nó rời khỏi hải đồ trở lại L.A. Năm 1969. Tôi không thể tin rằng Tôi biết những điều nằm lòng và không thể nghĩ Đến một cô gái để đổ lỗi cho cô. Mỗi Mùa hè tình yêu có bài hát của nó, và Bài hát này tôi giả vờ coi thường, nhưng nếu Tôi cô đơn khi nghe, bật âm trầm bổng để Hát theo – một tiếng kêu giọng quạ nguyên thủy, các Nốt đều phẳng, lời thơ trữ tình hầu như lu Mờ. Không có gì ngạc nhiên khi tôi dành rất Nhiều thời gian một mình quay vòng vòng trong chiếc Xe cũ Thunderbird của cha tôi. Có những Đêm tôi lái xe xuống bãi biển đậu, và đi Dọc theo lan can bến tàu. Nước bên dưới lạnh Và đen, những con sóng đơn điệu vỗ vào bờ. Bóng tối và sương mù, nửa đêm biển, thành phố Nhấp nháy phản chiếu ánh đèn – một khung cảnh hoàn


5 • Tân Hình Thức

I thought by now I’d left those nights behind, Lost like the girls that I could never get, Gone with the years, junked with the old TBird. But one old song, a stretch of empty road, Can open up a door and let them fall Tumbling like boxes from a dusty shelf, Tightening my throat for no reason at all Bringing on tears shed only for myself. Follow Dana Gioia on Twitter: https://twitter.com/DanaGioiaPoet Subscribe to Dana Gioia’s Youtube channel: https://www.youtube.com/channel/UC6dD...

James Daniel Spear WHER WE BREAK You find me, a cigarette and fear my only company, long hair scattered while you sleep. I do not love you. I leave what I was buried in smoke, throat dry as tear ducts. Built from driftwood dried in the desert. Fire engulfs what we did not build Praying for a miracle or rain. Water drips from a crucifix’s toes. You do not love me, comfortable in quiet and confused gooseflesh

Hảo cho một cậu bé như tôi, cuốn phim The Cecil B. DeMille về sự tự thương hại Của tôi. Tôi nghĩ bây giờ tôi đã bỏ lại đằng sau những đêm tối đó, mất tăm như những Cô gái tôi không bao giờ có được, cuốn theo Năm tháng, với chiếc T-Bird cũ đã thành sắt Vụn. Nhưng một bài hát cũ, một quãng đường trống Trải, có thể mở một cánh cửa và để người Con gái và năm tháng qua đi, tiếng rầm rầm Như những ký ức từ chiếc kệ bụi bặm, thắt Chặt cổ họng tôi chẳng vì lý do nào, hứng Nước mắt rơi chỉ riêng cho tôi. (translated by KI)

James Daniel Spear LÀM SAO MỒI LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TA BỊ CẮT ĐỨT Em tìm tôi, ngoài thuốc lá và nỗi sợ tôi chỉ là tôi, mái tóc lòa xòa trong lúc em ngủ. Tôi không yêu em. Tôi che phủ quá khứ trong khói thuốc, cuống họng khô như ống dẫn nước mắt. Mối liên hệ từ khúc gỗ trôi trên sông khô trong sa mạc. Lửa chìm sâu những gì chẳng liên hệ tới chúng ta. Cầu xin nhờ phép mầu hoặc mưa. Nước rơi dưới chân thập tự giá. Em không yêu tôi, thoải mái trong im lặng và ngượng ngùng khi làn da bị cọ sát (translated by KI)


Thơ • 6 James Daniel Spears’ poetry has been featured in Jump, and The Annual Tejano, and is upcoming in The Eunoia Review. Despite being promised untold riches awaited him in pursuit of poetics, he lives a humble life in his hometown of El Paso, Texas with his nephew, two dogs, and one angry cat

Bài thơ đã được đăng trên Jump, và The Year Tejano, và sắp xuất hiện trên The Eunoia Review. Mặc dù được hứa hẹn về sự giàu có không thể kể xiết đang chờ đợi khi theo đuổi thi pháp, anh ta sống một cuộc sống khiêm tốn ở quê hương El Paso, Texas với cháu trai của mình, hai con chó và một con mèo hung dữ.

Michael Lee Johnson NATIVE I AM, COCOPA

Michael Lee Johnson TÔI LÀ NGƯỜI BẢN XỨ, COCOPA

Now once-great events fading into seamless history, I am a mother, proud. My native numbers are few. In my heart digs many memories forty-one relatives left in 1937. Decay is all left of their bones, memories. I pinch my dark skin. I dig earthworms farm dirt from my fingertips grab native Baja and Southwestern California, its soil and sand wedged between my spaced teeth. I see the dancing prayers of many gods. I am Cocopa, a remnant of the Yuman family. I extend my mouth into forest fires Colorado rivers, trout-filled mountain streams. I survive on corn, melons, and pumpkins, mesquite beans. I still dance in grass skirts drink a hint of red Sonora wine.

Giờ đây, những sự kiện vĩ đại trước kia đang mờ dần vào lịch sử liền mạch, Tôi là một người mẹ, tự hào. Đám bản địa của tôi rất ít. Trong lòng tôi đào sâu bao kỷ niệm Bốn mươi mốt người thân ra đi vào năm 1937. Mục nát là tất cả chỉ còn lại xương máu, ký ức của họ. Tôi nhéo làn da đen của mình. Tôi đào giun đất trang trại bẩn từ đầu ngón tay của tôi túm lấy bản địa Baja và Tây Nam California, đất và cát của nó chêm vào giữa những chiếc răng cách nhau của tôi. Tôi thấy những lời cầu nguyện nhảy múa của nhiều vị thần. Tôi là Cocopa, người còn lại của gia đình Yuman. Tôi mở rộng miệng vào đám cháy rừng Những con sông Colorado, những con suối trên núi đầy cá hồi. Tôi sống sót nhờ ngô, dưa và bí ngô, đậu mesquite. Tôi vẫn nhảy múa trên bờ rìa cỏ uống một chút rượu Sonora đỏ.

I am a mother, proud. I am parchment from animal earth. (translated by KI)

Tôi là một người mẹ, tự hào. Tôi là bản viết trên giấy da từ trái đất động vật.


7 • Tân Hình Thức Note: This is the story poem of the Cocopah Indian tribe and their journey over the years. “The River People descended from the greater Yuman-speaking area, which occupied lands along the Colorado River, and the Cocopah Indian tribe had no written language. However, historical records have been passed on orally and by outside visitors.” Michael Lee Johnson lived ten years in Canada, Vietnam Ghi chú: Đây là bài thơ truyện về bộ tộc da đỏ Cocopah và cuộc hành trình của họ những năm qua. “Người Dòng sông bắt nguồn từ khu vực nói tiếng Yuman rộng lớn, nơi chiếm giữ các vùng đất dọc theo sông Colorado, và bộ tộc da đỏ Cocopah không có ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, các ghi chép lịch sử đã được truyền miệng và từ những du khách bên ngoài”. Michael Lee Johnson đã sống mười năm ở Canada, Việt Nam.

Sheika A. PASSIVE

Sheika A. THỤ ĐỘNG

I rode the night on its tail. The hooks on the shirt of my bravery coming loose. I remembered the orbit of your arms that wanted to hoard my ornate inconspicuousness from ever meeting a sky-farer with wings of paper but of a brazen heart he carried on his sleeve, his mouth like the wind in summers that made no oaths but knew many amusing tales of musical birds. You kept my mind from peeling away like skins of immature lichees, never coming off evenly. You built homes where I wanted clouds. Since you knew best about preservation, I stayed in your jar and called it sky.

Tôi đã cưỡi trong đêm trên đuôi của nó. Những cái móc trên áo sơ mi của sự phong nhã của tôi sắp lỏng lẻo. Tôi đã nhớ quỹ đạo của cánh tay bạn muốn tích trữ sự kín đáo hoa mỹ của tôi sự kín đáo từ lần gặp gỡ khách bay trên bầu trời với đôi cánh bằng giấy nhưng anh ấy mang một trái tim trơ trẽn trên tay áo, miệng như gió trong những mùa hè không lời thề nhưng biết nhiều câu chuyện tiêu khiển về tiếng hót thánh thót các loài chim. Bạn đã giữ cho tâm trí tôi không bị bong tróc giống như da của những quả vải chưa chín, không bao giờ bong ra bằng phẳng. Bạn đã xây dựng những ngôi nhà mà tôi muốn có mây. Vì bạn hiểu rõ nhất về cách bảo quản, Tôi đã ở trong cái chai của bạn và gọi nó là bầu trời.

(translated by KI)


Thơ • 8

THƠ VẦN ĐIỆU & TỰ DO __________________________

Lê Đạt SỐ TÌNH

Hoàng Cầm CỎ BỒNG THI

Nắng bay chuyền chim đầu dây điện thoại Số tình a lô mãi gọi đôi xuân

Chị đưa em đến bến này Cheo leo mỏm đá

VẮNG Vắng em rồi ai dẫn anh đôi phố Sấu vàng đường trăng trở úa chân thu

ĐẦU THU Mi liễu mắt đừng sao sắc nữa E biếc đầu thu lỡ giết người TÌM TRẦM Lòng rừng già mà hoa thì con gái Tóc dư hương cho thương ngậm ngải tìm trầm (Trích “Ngó Lời”, thơ Haiku, Nxb Văn Học)

Trước vực Sau khe Thòng lọng tơ gì quấn gót Tua khăn buông còn buộc bím hoa lan Ù ù gió thổi Em vọng ai đâu mà hóa đá Không trói mà không đi Không canh gà Không thu không Mắt không mở Đừng khép Kìa dây muống dại kín Em rồi Lắc đầu hoa tím rụng Ngó từng xanh Em hỏi ngọn nguồn Biết rồi Thôi nghe hoa tím hát Ngày mười bảy tuổi Trót chơi đố cỏ Bồng Thi Cỏ Bồng Thi phải cheo leo mỏm đá Ù ù gió thổi Không canh gà Không thu không. Rét 1959 (Trích “Bên Kia Sông Đuống, Nxb Văn Hóa)


9 • Tân Hình Thức

Dương Tường SERENADE1 Những ngón tay mưa dương cầm trên mái những ngón tay mưa kéo dài tai quái một nỗi nhớ siêu hình nhạc nhòe dường xanh đêm lập thể những ngón tay mưa truồi theo phố lạnh màu nâu cảm tính đường parabole tư duy điệp khúc u hoài những chuyến tàu đi những ngón tay mưa trời sao bạc tím mộng Sheherazade đêm ngàn-lẻ-hai ngã tư cột đèn ô kính những ngón tay mưa xập xòe kỉ niệm em mười chín mưa bụi sao ngả nghiêng trời nào một chớp mi thăm thẳm * đừng hát nữa em những ngón tay mưa những ngón tay mưa ... (Trích “Thơ Dương Tường”, NXB Hải Phòng)

Phùng Cung BÈO Lênh đênh muôn dặm nước non Dạt vào ao cạn Vẫn còn lênh đênh NGƯỜI LÀNG Bạc tóc trở về quê Bỡ ngỡ tìm đò bến mới Nhìn dáng lạt bó rau Nhận được người làng MẸ Mồ hôi mẹ Tháng ngày đăm đăm nhỏ giọt Con níu-giọt mồ hôi Đứng dậy làm người DÂU BIỂN Chiều xâm xẩm tối Vườn dâu đòi-xanh biển Con chim chích buông cành bay liệng Vẽ vòng sóng vỗ xa xưa RẮN BAY Ngoãy đuôi giấy Diều lá vông cỡn gió Con rắn bay Đuổi gấp vầng trăng (Trích “Xem Đêm”, Nxb Văn hóa Thông tin)


Thơ • 10

Chu Sơn QUÊ NHÀ

Lý Thừa Nghiệp VÔ SỐ DÒNG SÔNG

Những thây người gục ngã vùng máu lửa bùng lên bủa vây tròn tuổi nhỏ. Những thây người ngã gục khoảng trời sôi bất khuất tiếng nói tự do quằn quại vầng trán hằn đau thương.

Bầu trời loang loáng đêm dường như đang tan chảy thành vô số dòng sông trôi trên từng nhánh lá từng tế bào nhấp nhánh hồn nhiên.

Những ý chí tự do đang trần truồng dẫy chết khí giới tự do hăn say khắc sâu vào tim não hằng triệu dấu văn minh. Tôi lớn lên nơi đây quê hương Việt Nam nhỏ bé ba mươi triệu con người thèm ăn thèm sống thèm ái tình rồi trí khôn lụn bại. Tôi lớn lên nơi đây giữa biển hồn hoang dại đôi vòng tay hờ hờ mãi màu đen bức tranh vẽ lại kinh thành từng đoàn sa tăng nhảy múa. Và tiếng nói của tôi hỡi các người Việt Nam yêu dấu lắng tai nghe bản tuyên ngôn cuối cùng tôi xin trả lại kinh thành tình yêu và khẩu phần thường nhật. tháng 10 – 1961.

Đêm đong đưa nhịp võng thế gian đêm phập phồng từng nhánh phổi mỗi trái tim vẫn là dòng suối róc rách khắp cùng thiên địa. Đêm trống mái giao hoan nhánh bưởi ra bông những cái trứng chờ tiếng khẻ mõ và lòng đất thì cuồn cuộn nham thạch. Cuộc hòa tấu chưa hề dừng nghỉ điệu luân vũ mưa chưa hề cùng tận vườn cam nho vẫn múa trên tấm lụa bốn mùa. Biển hát với muôn trùng những gam màu tỏa lan trên cánh rừng nam mỹ hay rừng tràm thất sơn biển dâu chất ngất bức tranh hoàn tất trong mỗi giây mỗi phút sự sáng tạo triền miên không đâu là bờ bến. Không cả tiếng chèo mà vạn pháp cứ điềm nhiên trôi chảy. Chỉ là cuộc luân vũ của mưa trong từng hạt thóc mỗi hạt thóc chứa trùng trùng sinh diệt trùng trùng biến hóa. Chỉ là trò ảo thuật trong nồi bánh hấp thơm lừng hương gạo nếp. Chỉ là sự đẻ đái của khúc sông nước lợ bầy cá bông lau bơi trong tô canh chua đang bốc khói ở quán ăn đồng bằng sông cữu long.


11 • Tân Hình Thức

Võ Công Liêm THIÊN THU quan san . hề . quan san tháng ngày buông tay nhớ để lại tiếng hư không ngoài kia mưa bay trời lộng gió một cõi đi về tay trắng tay trời tháng chạp nghe từng nhịp thở mưa ướt đường mưa sỏi đá ngậm ngùi cỏ thắm màu thê lương hương bay theo không gian chiều rơi theo thời gian một đời giang hồ tận phiêu du hồn phiêu du mưa tháng giêng nghe từng sợi nhỏ trên cành nhánh hay trên vai em nhớ xưa từng bước xuân nồng vàng thu mấy độ bên bờ liễu ru ôi thiên thu sao người xanh màu lá nhìn trăng mà nhớ trăng phương ấy cái thuở hồn hoang chưa lên khơi dịch từ cơn mộng đáp lời gọi tên lui về cồn lận hồn sa mạc buồn biển tình tích biệt tam thu vọng hoài mưa nại hà . giọt ngân sa . buổi nào ? tư niệm hành tinh đạm tảo nga my mưa dàn mộng ảo sầu dâng mấy thì đó dòng thủy tử ngọn phi lao tuyền rừng trải lá suối ngăn miền động du du nguyệt kinh kỳ

dòng di hấp vội trăng tà ngõ xưa triền miên tịch lại âm hồn bóng đi về đồng vọng điệu hùng tâm kia ‘thiên điạ biên chu phù tợ diệp’* khúc từ yểu điệu mắt môi cong giá sương phủ nhánh hốt dội thu vèo nghe động hồn thiêng nhuốm bụi trần ta . vô ngần trong sáng bóng hoang liêu từ kiếp nào hóa thân vào biển nhớ thuở ấy xanh mưa màu khai trường ngữ nhập hồn khoảnh khắc điệp trùng hư vô ./. (ca.ab.yyc . lễ hạ nêu tết Tân Sửu 2021) * Ý thơ của Nguyễn Du :’Thuyền con, chiếc lá giữa trời’ .


Thơ • 12

THƠ TÂN HÌNH THỨC ____________________

Nguyễn Ngọc Trừu CHUYỆN VỀ MẢNH ĐẤT TÔI TỪNG SỐNG Nơi tôi đã từng sống giống như con tầu buộc phải dừng qua mỗi nhà ga kiếp tầu chợ ga nào cũng đỗ nơi thì chừng độ chừng độ một năm nơi đón vài ba cái tết có nơi đến cả chục năm rời xa quê chín mảnh đất sống nhờ một mảnh đất tôi chả biết vì sao chả biết vì sao mỗi lần tôi trở lại trong giấc mơ là một lần ác mộng nơi này nơi này không đói khát không sợ hãi không một mối tình không độc hại đến tận bây giờ tôi mới nhận ra mảnh đất này sống từng ngày từng ngày để đợi đợi gì đợi gì không rõ sống từng ngày từng ngày từng ngày đợi rời đi rời đi rời đi đâu vào năm nào không rõ... Hà nội mùa thu 019

xa khi mắt còn lại đã giấu sau tường vỡ cậu bé nhìn về phía loài ma quỷ đang gây nhiều bức tường càng vỡ cậu nhìn bằng một tầm nhìn rất xa khi con mắt còn lại nấp sau tường nhà đang chứa những linh hồn khi bảo cậu bé hãy chạy khỏi các vết đạn bom nhưng cậu đã quay lại nhìn … 2016

Khế Iêm ẢNH THỰC Tôi đi bộ chậm chậm trong buổi sáng không người những giấc mơ đêm qua bay đi bây giờ những

Hường Thanh NẤP NƠI TƯỜNG VỠ

đám mây cũng đã bay đi để lại nắng hòa nhập với sương giá còn vương vấn đâu đây không

Cậu bé nấp vào đó và chỉ nhìn bằng một mắt đó là tầm nhìn rất

ảo tưởng tưởng tượng con đường cứ dài mãi dài mãi không thôi và tôi chậm chậm tạt vào một


13 • Tân Hình Thức

quán bên đường đúng là quán bên đường mua ly cà phê buổi sáng qua ô cửa nhỏ ngồi bâng quơ nhìn ra con đường bất chợt âm thanh từ hai luồng xe ngược chiều như hai làn sóng ầm ầm xoắn lại với nhau kéo tôi ra khỏi tôi cho tới khi chậm chậm tôi hớp ngụm cà phê đắng nghét chẳng đặng đừng đứng dậy về lại một nơi tôi không có tôi đánh thức con phố những cửa hàng mở cửa bãi đậu xe dần dần đông xe và nắng và gió và bụi tốc tôi vào đám người túm tụm đang chờ qua đường.

Phạm Quyên Chi NÓI MỘT CÁCH DỄ HIỂU Bạn nói dối bạn theo Kiểu “lời nói” nó phi Lí gieo rắc rối bởi Ngôn ngữ của số ít Đám đông bạn bất lực Và đặt câu hỏi dở Y như cách con mèo Đói nói đói khát thèm Thức ăn và bạn không Thể cười lấy một món Ăn như ý muốn con Mèo vẫn đói hẳn hoi

Bạn nói dối con mèo Theo kiểu “lời nói” có Mục đích phi tác dụng Con mèo vẫn thèm sống Hơn là thèm ăn gì Rồi lại rơi vào trạng Thái ban đầu bởi phi Lí lời nói dối giống Như bạn nói con mèo Bạn đang muốn nói thật Cái đã qua rồi như Cái đói lúc nãy hay Cái sẽ qua đi như Cái đói bây giờ thì Bạn nên nghĩ lời mình Nói với mình trước sau Cũng vậy trong lúc chỉ Có con mèo nó biết Đói chứ không biết đường Nói nó đang bị đói.

Xuân Thủy MỞ RA Mở ra mở ra tôi cái tôi đầu ngày sau cơn mê đêm qua không biết không biết là gì Là tôi hay là ai là ai khác cuối ngày tôi khép cánh cửa tôi lại là tôi hay ai Hay là ai khác tôi cái tôi buồn hay vui của ngày mở ra mở ra tôi thấy tôi hay


Thơ • 14

Tôi thấy gì những tin tức buồn trước mặt tôi trên tờ báo sáng trên cái máy móc chứa báo

Là của người khác viết về tôi chứ tôi ai đời làm làm thơ làm gì tôi đâu cần đọc

Mạng hay gọi là in tơ nét chỉ là những tin buồn không thôi chỉ là những tin vui không

Nó một bài thơ làm gì chỉ có những kẻ khùng mới làm ra thơ làm ra trang thơ này

Dành cho tôi một kẻ không có tâm hồn một gã lái xe có việc làm kiếm tiền nuôi vợ

Để cho mỗi khi mở ra mở ra không thấy những tin tức buồn những tin vui của ai đó

Nuôi con cắm vào vô lăng nghe đài những bản nhạc xập xình những lời tư vấn sức khỏe và

Không dành cho tôi cho những cái tôi buồn ... 26-9-2018

Đời sống tôi trong đời này là thế là thế thôi cần chi đâu mở ra mở ra cái gì

Trần Thị Bạch Diệp BÊN NGOÀI CỬA SỔ

Khi mỗi ngày đều thế cần chi lặp lại làm gì làm gì kia chứ cho xong một đời tôi

Nếu nàng trèo qua cửa Sổ để vào rừng bằng Một đôi chân không bít Tất cùng mái tóc thả.

Một bài thơ là cái quái gì tôi không cần biết không cần biết gì sất tất cả tôi chỉ

Bay như gió qua rèm Cửa đó là buổi sáng Mùa xuân không phải mùa Hạ hay ngày đông tuyết.

Cần ăn ngủ và chơi vài chai có tiền để ăn có tiền để chơi vài chai mà ngủ thì

Không có ở đây chỉ Có gió và tóc nàng Bay qua rèm cùng đôi Chân không vớ vào cánh.

Lúc nào chả được chả cần phải có tiền có vài chai làm gì cho mệt nên bài thơ này

Rừng mùa xuân hoa nở Hoa rất nhiều hương thơm Rất lạ bầu trời hồn Nhiên như màu mắt em.


15 • Tân Hình Thức

Bé no sữa vừa no Giấc ngủ êm giấc không Mộng mi đứa bé cũng Thích đùa chơi trong mảnh.

đến khi có người tới trở người qua trở người lại nâng dậy và không biết bao nhiêu lần tôi

Vườn mùa xuân để nghe Giọng bầy chim như gió Qua rèm thời gian vô Ưu nàng như đứa bé.

đã tự đầu độc thiên hạ bằng tuyền những câu chuyện mà ai cũng lầm tưởng và cho rằng tôi

No sữa no gió đầy Cỏ đầy hoa chỉ cần Nàng trèo qua cửa bằng Đôi chân trần ôm lấy

sẽ biết cách tự đứng lên khi vấp ngã và trong câu chuyện chính bec kett và ai cũng thấy

Trời trong như ôm lấy Người nàng yêu trong giấc Chập chờn giấc mãi mê Tự do và cỏ như cách

tôi ngồi chờ đợi cho tới chừng có người tới trở thân hình qua trở trở thân hình lại nâng

Mỗi ngày nàng thở bên Ô cửa nhỏ và tuyệt nhất Là trèo qua cửa sổ Mở về phía cánh rừng

dậy và tôi cũng có nói là “các người ơi mình thực sự không biết cách nào có thể tự

Tự do.

đứng dậy nữa do đó mình cứ phải ngồi chờ đợi cho tới khi có người đến nâng dậy và

BD 6. 2019

Vương Ngọc Minh MỘT CUỘC ĐỜI (ĐÃ LÀM LẠI) chính beckett và ai cũng đều cho rằng tôi sẽ biết cách tự đứng lên khi vấp ngã và họ đã lầm tôi không hề biết tự đứng dậy đã không biết bao lần tôi ngồi chờ đợi cho

đã không biết bao nhiêu lần mình tự đầu độc mình bằng tuyền những câu chuyện về tính thời gian trôi qua thì mất liền để rồi chính beckett và ai cũng lầm tưởng mình sẽ biết cách tự đứng dậy nhưng quả thực mình có biết tự đứng lên khi vấp ngã đâu dù chỉ một khởi động nhỏ hòng trở dậy!”


Thơ • 16

CON QUẠ _________ Nguyễn Tiến Đức

V

ào một đêm sương mù, tôi gặp thiếu nữ Mỹ tên Kristine ở một cái am gần khu Bolsa. Ở đây có mấy ông thầy pháp chuyên lập trận yểm bùa chữa cho những người bị thư hoăc bị ma theo quỉ ám. Kristine khoảng hơn hai mươi tuổi. Cô có đôi mắt sắc mầu thép lạnh. Mái tóc cô cắt ngắn kiểu con trai nhưng lại có nụ cười rất e ấp rất Á Đông. Cái am phảng phất không khí âm u. Sau chiếc màn mầu vàng là chiếc bàn thờ bầy rất nhiều tượng. Trong ánh đèn đỏ, trong mùi hương khói và hoa quả những pho tượng trông rất linh. Trong lúc chờ xem Kristine chữa bệnh, tôi nói chuyện với ông già giữ am. Ông bảo tôi: “Thời này hết ma rồi! Toàn quỉ là quỉ thôi! Ở đây chúng tôi đang chữa cho một cậu bé răng nanh dài như Dracula.” Tôi nghĩ tới một ông già người Nga trông rất trí thức mà đã từng giết đến năm mươi mạng người không gớm tay. Báo Paris Match thì tường thuật vụ một thanh niên Pháp chuyên giết các thiếu nữ trẻ đẹp rồi để dành thịt sống trong tủ lạnh ăn dần. Tại Mỹ báo đăng tin một cậu bé mười sáu tuổi theo dõi một người đàn ông trên đường rầy xe lửa, rồi tới một khu vắng chặt đầu ông để quay phim khảo sát chơi! Chợt tôi thấy một con thỏ bạch chạy rong ngoài sân am. Ông già thấy tôi chú ý tới con thỏ, ông khoe ngay: “Con thỏ của tôi nuôi đấy. Nó là con gái Ngọc Hoàng cậu có tin không?” Ở cái xứ Mỹ văn minh ai mà tin được chuyện này. Cậu biết không có một hôm tôi định giết nó ăn thịt thì tôi thấy nước mắt nó cứ dàn dụa và có vẻ buồn lắm. Nó đứng lên chụm hai chân trước lại như vái tôi. Tôi thấy lạ không giết con thỏ và nuôi làm cảnh cho đỡ buồn. Ngay đêm hôm đó, tôi nằm mộng thấy một vị thầy ở núi Sam nói với tôi con thỏ bạch là con gái của Ngọc Hoàng Tôi đang nói chuyên với Kristine thì có một ông thầy trẻ bước vào. Thầy là một thanh niên đẹp trai, lông mày rậm đan vào nhau. Thầy có cặp mắt sáng quắc, khuôn mặt chữ điền và đầu cạo trọc. Ông thầy bảo tôi: “Chính cháu cũng không tin là cháu có thể tu được với mấy thầy ở đây! Nếu mặc quần áo thường với cái đầu trọc này chú sẽ cho cháu thuộc băng đảng nào đó. Chú biết không, các cô gái trẻ học trung học thấy cháu trọc đầu đeo bông tai thì rất khoái. Nhưng trong bóng đêm thì phải coi chừng họ có thể là quỉ hiện hình để hại mình. Vì sau này các thầy sẽ dậy cháu diệt chúng mà. Chúng biết rõ điều đó. Cháu sẽ là kẻ thù của ma quỉ.”


17 • Tân Hình Thức

Chợt tôi nghe thấy tiếng phun nước phì phì từ sau tấm màn. Tôi ngó vào xem thì thấy bốn ông thầy đang trị bệnh cho một người đàn bà bị thư bụng chướng lên rất to. Ông thầy trẻ bảo tôi các bác sĩ ở đây đều bó tay vì không biết bệnh gì. Tôi thấy một ông thầy thì đang vẽ bùa trên một quả trứng. Ông thứ hai thì đang phun rượu đế chung quanh bà ta. Ông thứ ba thì đang vuốt bụng. Ông thứ tư thì đang tụng kinh. Bà ta quằn quại trông rất đau đớn, gồng mình mím môi mà nước mắt cứ ứa ra. Tôi chú ý đến dàn giáo mác đặt cạnh tường. Tôi đoán những thứ vũ khí cổ này được dùng để đâm quỉ diệt ma. Tôi hỏi Kristine mấy ông thầy đã dùng những thứ này để chữa cho cô chưa thì cô lắc đầu. Tôi tò mò hỏi cô tại sao cô lại biết cái am nay mà đến chữa bệnh. Cô bảo tôi: “Anh biết không, cách đây mấy tháng, tôi tự nhiên sụt tới 20 pounds và mất ngủ triền miên. Tôi lúc nhớ lúc quên nên phải nghỉ học. Bác sĩ cho tôi uống thuốc an thần nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Mới đầu tôi nghĩ là tôi bị trầm cảm vì không được nhận làm người mẫu ở Los Angeles. Nhưng sau đó có nhiều hiện tượng làm cho tôi tin là tôi đã bị ma ám thực sự. Có lần lái xe về nhà tôi xuýt chết. Đêm đó tôi vượt đèn đỏ hai lần! Anh biết sao không? Kính xe phía trước của tôi đen ngòm làm tôi không trông thấy đường và toàn máu là máu. Rõ ràng tôi mở mắt mà không thấy đèn đỏ. Từ đó tôi không dám lái xe nữa. Muốn đi đâu phải nhờ con bạn sống cùng phòng lái cho đi. Cô ta cho tôi là hoang tưởng. Nhưng có một đêm cô ta cũng tin là ma đang ám tôi. Nhiều đêm chúng tôi về đến nhà là đèn tự động bật. Những lần cô bạn tôi về thăm mẹ thì đêm đêm điện thoại reo mà chẳng có ai trả lời. À mà tôi quên chưa nói cho anh biết tại sao tôi lại biết cái am này. Tôi mới quen một thanh niên Việt Nam và anh ấy yêu tôi thật. Tôi cũng rất yêu anh ta. Thế mới nên chuyện!Khi tôi bị bệnh như thế này thì anh tin là tôi bị ma theo. Anh biết có mấy trường hợp như tôi mà các thầy ở đây đã trị dứt. Thế là tôi mới có mặt ở đây… Tôi nói với mẹ tôi điều này và mẹ tôi cho tôi là điên mới để cho mấy ông thầy Việt bắt ma! Mà tôi thì đâu có điên tôi chỉ muốn khỏi bệnh để tiếp tục học đại học.” Bây giờ mấy ông thầy ra hiệu cho Kristine vào phòng. Tôi thấy mấy ông gõ mõ tụng kinh và phun rượu quanh ngươì Kristine và tuyệt nhiên không dám sờ vào cô! Kristine rên khẽ rồi như ngủ thiếp đi… Ông thầy trẻ bảo tôi: “Lẽ ra cái cô Mỹ này có thể khỏi bệnh sớm hơn nhưng điều kiện không cho phép mấy thầy ở đây lập trận nên phải mất thời gian dài mới khỏi bị ma ám. Nếu đánh trống lớn với múa đao sợ hàng xóm Mỹ nó complain với cảnh sát thì phiền phức lắm. Con ma nhập vào cô Mỹ này khá dữ phải có âm binh từ trời đánh xuống từ đất đánh lên nó mới chịu thua. Một là nó phải ra khỏi cô ấy để đi tu hai là bị chém đầu. Không thể dùng đao nên các thầy đành phải kiên nhẫn đọc kinh phun rượu và vẽ bùa yểm vậy.” Lúc Kristine ra khỏi phòng mặt cô trông có vẻ tươi tỉnh hẳn. Sắc diện cô hồng hào. Môi cắn chỉ như vừa được xoa một lớp rượu chát đỏ. Cô cười rồi ngồi đối diện với tôi. Một ông thầy có râu lấy một tờ giấy mầu vàng rồi viết vòng vèo trên đó bằng chiếc bút Bic. Tờ giấy bây giờ biến thành bùa yểm ma quỉ. Ông gấp lá bùa nhỏ lại bằng hạt bắp rồi đưa cho Kristine. Cô rót nước trà vào chiếc chén hạt mít mầu gan gà, để viên bùa trên đầu lưỡi rồi chiêu nước uống. Cô nhắm mắt uống với vẻ tin tưởng. Cô uống bùa xong nói với tôi:


Thơ • 18

“Đáng lẽ tôi phải về bây giờ nhưng có hẹn với anh ấy đi ăn cơm chay ở tiệm Âu Lạc nhưng tôi muốn kể thêm chi tiết để anh viết truyện như anh yêu cầu tôi. Anh biết không, ông thầy bảo tôi đang bị một người đàn ông theo ám. Người đàn ông này rất mê tôi. Nói đúng ra người đàn ông này chính là người tình của mẹ tôi mới chết chứ. Anh ấy yêu tôi nên anh ấy mới bật đèn cho tôi và anh ấy ghen nên mới đổ máu trên kính xe của tôi.” Tôi hỏi Kristine: “Sao rắc rối thế?” “Để tôi kể tiếp anh nghe. Thời chiến tranh Việt Nam, mẹ tôi có yêu một thanh niên cùng tỉnh ở New Orleans. Sau này anh ấy là sĩ quan thuộc lực lượng mũ nồi xanh. Bây giờ anh ấy có trong danh sách MIA đấy. Nhưng không hy vọng anh ta còn sống vì thỉnh thoảng tôi vẫn thấy một con quạ xuất hiện lúc hoàng hôn. Nó đậu trên cây phong ngoài cửa sổ phòng tôi. Tiếng kêu của nó rất thảm. Anh biết không. Cứ mỗi lần quạ xuất hiện là đêm đó đèn bật sẵn cho tôi và cô bạn! Sự hiện diện của nó làm tôi đoán là người tình của mẹ tôi đã bỏ mình trong rừng thẳm ở một nơi nào đó trên đất nước của anh!” “Cô nói rõ cho tôi biết tại sao sự xuất hiện của con quạ làm cô biết người yêu của mẹ cô đã chết?” “Chuyện nó như thế này: Trong một lá thư Mike viết cho mẹ tôi thì anh kể cho mẹ tôi là anh có nuôi một con quạ và dậy nó gọi tên mẹ tôi. Mẹ tôi tên là Julia. Và… nếu rủi anh có chết trận thì hãy thả quạ về rừng để những con quạ khác bắt chước gọi tên Julia để các cánh rừng Việt Nam sẽ vang tên mẹ tôi. Anh ấy thật lãng mạn anh nhỉ? Tôi tin răng ở thế giới bên kia anh ấy yêu tôi tha thiết và cũng ghen tôi kinh khủng! Tôi tin rằng bây giờ anh ấy yêu tôi chứ không phải mẹ tôi vì tôi giống hệt mẹ tôi và tôi thì còn son trẻ. Mẹ tôi thì đã già và đã có gia đình rồi. Làm sao anh ta yêu được dù có chung tình đến mấy.” “Nhưng tại sao Mike yêu cô mà anh ta cứ phá cô?” “Đơn giản là như anh thấy đấy tại tôi yêu thanh niên Việt Nam. Nếu tôi bỏ được người thanh niên này thì có thể tôi sẽ khỏi bệnh không chừng. Tôi hết sức bối rối không biết sẽ phải làm gì đây?” Lúc chia tay, tôi nói với Kristine: “Kristine phải kiên nhẫn mà chữa bệnh nhưng theo tôi một lính mũ nồi xanh từng vào sinh ra tử ở chiến trường Việt Nam một địa ngục có thật thì anh ta sẽ chì lắm. Tôi không biết âm binh của mấy thầy đây có thắng nổi tình yêu mãnh liệt của Mike không? Tôi nghĩ rằng không có thứ bùa nào thắng được tình yêu đâu. Dù sao tôi cũng mong Chúa ban ơn cho cô khỏi bệnh để trở lại đai học. Thôi tạm biệt. Chúc cô bình an!” Kristine cười. Mắt cô lóe vui nhưng vẫn có ánh sáng của âm khí. Ngoài trời nửa khuya thật lạnh…. .


19 • Tân Hình Thức

ĐỌC NGUYỄN TIẾN ĐỨC _______________________ Trầm Phục Khắc

Có gì để viết về cuộc sống này không? Tại sao không, có nhiều thứ quá đi chứ. Có thật là có nhiều thứ không? Đương nhiên là như vậy. Những thứ của cuộc sống càng lúc càng trở nên nhiều hơn, đến và đi nhanh hơn, mang cùng lúc nhiều diện mạo hơn, và xuất hiện rồi biến mất rồi lại xuất hiện với một tốc độ càng lúc càng trở nên dồn dập và chớp nháng hơn. Mà tại sao càng lúc lại càng có nhiều thứ quá như vậy. Cuộc sống có cần nhiều thứ đến như vậy không. Không biết. Chỉ biết rằng cuộc sống đã, đang và sẽ bị tràn ngập bởi những thứ đã làm nên chính nó. Mọi thứ đang trùng lấp lên nhau, khiến cho mọi thứ đều trở nên mài mại và lập đi lập lại, với một tốc độ mà sự biến thiên nào cũng chưa kịp định hình. Đời sống càng lúc càng trở nên mài mại, và đó là cái giới hạn mới nhất hiện ra ở chân trời trong thời đại của chúng ta. Bước vào thế giới viết của Nguyễn Tiến Đức là bước vào đời sống càng lúc càng trở nên mài mại đó, từ một thế giới bị vỡ ra thành nhiều phần mảnh và được ông ráp lại. Bất chấp cái tình đời nhàn nhạt, cái cảnh đời mài mại, dưới ngòi bút của ông, mỗi mảnh vỡ ra đều có nhịp đập hoan lạc riêng trong chính cái thân phận tan nát của nó. Chỉ là những nhịp đập của nhiều nhiều những phần mảnh được ông thản nhiên, ung dung, chăm chút ráp lại bằng chất keo đơn giản, hiện đại, qua bút pháp của riêng ông, ông đã trao được cho người đọc cái mảnh ráp cuối để cùng ông hoàn thiện bức tranh đời sống. Và tất cả dừng lại ở đó, một tổng thể của những nhịp đập còn đang nóng hổi. Dừng lại, thế thôi, là đủ, ông không muốn đi quá xa, nơi ông biết sẽ phải đối diện với linh hồn của muôn vàn mảnh vỡ. Đi với ông để cùng đến một điểm hẹn mà ở đó quá khứ đã chập chờn trùng lấp với tương lai, như dự báo của những thế giới đa bản mặt đang hiện dần ra trong thời đại số. Đi với ông để cùng ráp với ông cái mảnh cuối cùng cho bức tranh muôn đời của hủy hoại và tái sinh trong tiếng chuông dự báo của niềm tin sáng thế. Đã hơn một lần ông nói với tôi rằng ông chỉ chọn viết về cái Đẹp, cái Đẹp theo nghĩa đen. Nhưng Niềm Tin vốn cần và đủ để tìm kiếm, xây đắp và duy trì cái Đẹp. Với đời sống, Niềm Tin là chủ và cái Đẹp chính là vị khách được mời. Niềm Tin là cái vốn ròng, tuyệt đối chủ quan, có lúc đơn lúc đa, lúc vơi lúc đầy, nhưng là cái vốn uyên nguyên, quyết định sự có mặt, tồn tại và đi tới của đời sống. Bởi đó Niềm Tin sở hữu cả hai tính cách: mê muội và ích kỷ, và qua đó sở hữu một tính cách thứ ba, đó là sự kế thừa. Sự kế thừa vừa si mê cái Đẹp nên không chấp nhận phản biện (mê muội mà), mà lại vừa muốn thay đổi cái Đẹp để thỏa mãn lòng tham (ích kỷ mà), và thế là đủ để Niềm Tin tạo thành dòng chảy vừa nuôi dưỡng, vừa tái sinh cái Đẹp.


Thơ • 20

Trên hành trình viết của mình, Nguyễn Tiến Đức không đụng đến Niềm Tin, vốn quá linh thiêng, hoặc giả là ông đã giấu nó đi. Ông chỉ đụng đến chỗ mong manh nhất của cái Đẹp, cái thân phận huy hoàng của vị khách được mời, để rồi một ngày kia sẽ bị từ bỏ và bị thay thế. Ở trên những phế tích vẫn còn thoi thóp đó, ông cống hiến chữ của mình cho cái khoảnh khắc ngắn nhất, cái tồn tại mong manh nhất của những mảnh hỗn mang, và gom tất cả lại cho cái Bây Giờ. Bây Giờ theo nghĩa đen, bởi vì thời gian vật lý không có ý nghĩa gì nhiều trong thế giới của ông, cả trong cuộc đời thường và trong chữ. Mọi dấu mốc thời gian của những mảnh vỡ đời thường đều trở nên hiện tiền qua bút pháp phần mảnh. Ông viết trong dòng chảy mê hoặc với thời gian bị triệt tiêu của những người viết Tiểu Thuyết Mới, nhưng sự khác biệt là ông gom góp và nối kết nhịp đập hoan lạc của những mảnh rời, đa phần vụn vặt, như giun như dế, để hình thành nên một khí hậu viết riêng, không vướng quá khứ, không bận tương lai, chỉ có hiện tiền, và không có tuổi. Không có tuổi. Đẹp quá. Phải không. Vâng, bởi vì cái hiện tiền là cái Bây Giờ của những cái Bao Giờ, ở đó đời sống không còn hàm số của trước sau. Cả người viết và người đọc đều tham gia vừa tức thời vừa vô thời hạn vào cái chu kỳ của biến mất và của quay trở lại, thuận cùng Lời Thường mặc khải của siêu nhiên. Đó cũng là âm bản của cái bóng gợn trên những vòng tròn đồng tâm, vừa tan loãng vừa hiện ra, trong dòng mực Nguyễn Tiến Đức. Những gì ông kể về kinh nghiêm viết chính là phương pháp văn chương của cái hiện tiền, cái Bây Giờ. Đó là kết quả của sự chọn lọc đa chiều và cái vốn đọc đa dạng của ông trong đủ mọi thể loại viết bằng tiếng Anh, từ bích chương, quảng cáo, báo chợ cho đến các tác phẩm văn học. Qua đó, ông hình thành nên phong cách viết của riêng ông, phong cách đa cực và phần mảnh, điều tiết bằng chất keo của ngôn ngữ, rồi trao lại cái chìa khóa đơn giản và đơn cực để người đọc tự tạo ra mảnh ráp cuối, hoàn thành cùng với ông bức tranh của cái Bây Giờ. Thế giới viết của ông càng mới hơn với dấu ấn của ngôn ngữ kịch ảnh hiện lên trên sân khấu của chữ. Những phân cảnh, chuyển cảnh, thực và ảo, hiện biến rồi hiện, đan xen qua cách viết mảnh rời. Mỗi mảnh rời phải hội đủ hai yếu tố, vừa phải đủ sức mạnh cá thể để đóng trọn vai diễn, vừa phải đủ sức mạnh hội nhập để tạo nên cái toàn thể cho văn bản. Ông kể truyện hầu hết với Tôi ở ngôi thứ nhất số ít, hiện đại, xuyên suốt và gẫy gọn, bằng bút pháp kể truyện-không-truyện với Tôi-không-tôi. Với khả năng vô cảm hóa cái tôi, ông dường như đã hoàn toàn thoải mái nhập vào cái mới của tự thân, mà không để lộ những gai góc trong thao tác của sự tìm tòi trong viết lách. Không hẳn là như vậy. Bởi cái chất của ông là luôn đi tìm cái mới mà không bao giờ đẩy đến tận cùng của sự phiêu lưu. Ông có khả năng chọn lựa cái hợp giữa những cái mới. Cái giới hạn giữa cái vô hạn. Cái giá phải chăng mà chính ông có thể trả được sòng phẳng trước sự cám dỗ của các trào lưu của chữ. Cái giới hạn của con người và của văn chương. Cái khoảng tồn tại giữa tất cả thành tựu rồi sẽ đi vào qui luật của đào thải. Và trên hết, ông có khả năng chọn lựa cái phẩm giá vô định của cái Bây Giờ. Với cái tôi tiến dần đến triệt tiêu trong thời đại số, con người cùng một lúc sống với tâm trạng biết hết tất cả và không biết gì cả, trong giấc mơ chữ của riêng ông, Nguyễn Tiến Đức đã viết ngắn,và đơn giản, đến mức tưởng chừng như ông đã tiết lộ được cánh cửa nào là cánh cửa của im lặng.


21 • Tân Hình Thức

Đọc sách

VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN ____________________ (Toàn tập tiểu luận của Khế Iêm. NXB Đà Nẵng, 2019, 598 trang) Nguyễn Hữu Sơn (PGS.TS.- Viện Văn học)

C

ó thể “Giải Hình thức” thế nào, “Đọc Hội họa” thế nào với bài thơ Đề Đường Minh Hoàng dục mã đồ (Đề tranh Đường Minh Hoàng tắm ngựa) của Chu Đường Anh (thế kỷ XIV) (Từ khóa: Tác giả quan chức, Chữ Hán, Đường luật, Tứ tuyệt, Đề vịnh, Đề họa, Chính thống – Bên lề, Cảnh báo – Phản kháng, Liên ngành Thi – Họa, Liên văn bản Thi – Biểu, Liên văn hóa Việt – Trung…): Ngọc hoa dạ chiếu tuyệt quyền kỳ,/ Dục bãi khiên lai cận xích trì./ Nhược sử ái nhân như ái mã,/ Thương sinh hà chí hữu thương di? (Đinh Văn Chấp dịch: Ngựa Ngọc hoa sao khéo lạ lùng,/ Tắm rồi đem tiến dưới sân rồng./ Nếu lòng yêu mến người như ngựa,/ Lọ phải lo dân nỗi khốn cùng?)… Có thể “Chú giải” thế nào, “Giải Hình thức” thế nào, “Đọc Hội họa” thế nào, “Thử nghiệm Đọc” thế nào, “Tân Hình thức Đọc” thế nào, “Giới thiệu thơ Trình diễn” thế nào, “Nhịp điệu thơ Tân Hình thức Việt” thế nào khi tiếp cận tập thơ Cung oán thi của Nguyễn Huy Lượng (1759-1808) với đủ lối phá cách, chơi chữ [3, tr.269-292]; những bài Ngự chế của Minh Mạng (1791-1841) với một “bảo tàng thơ” nơi lăng tẩm; bài thơ thất ngôn bát cú Vũ trung sơn thủy (Cảnh trong mưa) của Thiệu Trị (1807-1847) theo phong cách xếp hình kỹ xảo hồi văn với cả trăm cách đọc; bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đồng âm chữ Hán Tiêu hà tá hán khởi ư phong của Tự Đức (1829-1883) với hai cách đọc khác biệt nhau… Có thể “Giải Hình thức” thế nào với những lối thơ đọc xuôi – ngược – thơ giễu nhại – chơi chữ – nhạc – họa – kiến trúc – điêu khắc – xếp đặt – trình diễn – truyền thống – hiện đại – Tiền phong – Hình thức (Hậu) hiện đại – vị nghệ thuật “Thả lá thơ chơi” thời phong trào Thơ mới với những Khái Hưng, Lê Khánh Đồng, Lê Ta (Thế Lữ), Đoàn Phú Tứ, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Trần Huấn Chương và nhóm Xuân Thu Nhã Tập, v.v… mô phỏng những tiếng mưa, tiếng chuông, xếp hình chuông, hình tròn, quả trám, chim bay … Đến “Vũ điệu không vần” Toàn tập của Khế Iêm gồm 35 tiểu luận (và phần dịch thuật) là công quả sau 18 năm tu tập nhập cuộc dòng thơ Tân hình thức, qua tất cả sự tích hợp của những Hột huyết (kịch, 1972), Thanh xuân (thơ, 1993), Thơ khác – Other Poetry (2011), Bước ra – Stepping Out (2012), Dấu quê – Traces of My Homeland (2013), và v.v… Tập sách phân phong hai loại bài chính. NHẤT là những bài thiên về Trình bày Quan niệm, Trình giải Kiến thức và Trình diễn Năng lực Truyền thông (Chú giải về thơ Tân hình thức; Những quan điểm thẩm mỹ mới; Giải hình thức; Nhịp đập của thực tại; Thơ Tự do, một tiếng gọi khác; Thơ Tân hình thức đọc; Phong cách tân chiết trung; Những bước đi mới hay câu hỏi về nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt, và v.v…) . Có nhiều điều Quen và Lạ, được soi sáng bởi Tâm niệm mới, cách Suy cảm mới và Hệ hình Lý thuyết mới… HAI là những bài trực diện Khám phá, Lý giải, Chiêm


Thơ • 22

nghiệm những Hiện tượng Tác giả, Tác phẩm, Giai đoạn, Dòng phái (Thơ Bùi Giáng, một thử nghiệm đọc; Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Đọc Chinh phụ ngâm; Tân Hình thức nhắc lại - 10 năm; Giới thiệu thơ trình diễn Mỹ; Nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt trong tiến trình sáng tác; Đọc (hay trình diễn) một bài thơ Tân hình thức Việt; Vài ghi chú về bài viết của Alan Kirby; Hướng tới tác phẩm của nhóm sáng tác, và v.v…) Nói riêng trong tiểu LUẬN Thuở trời đất nổi cơn gió bụi – Đọc Chinh Phụ Ngâm (Sđd, tr.219227), tôi đặc biệt thích thú và bị chinh phục sâu sắc với những suy tưởng và kiến giải: Phản ánh thực tại – Che giấu và làm sai lạc thực tại – Sự vắng mặt của thực tại – Hoàn toàn cắt đứt liên hệ với thực tại, dường như có sự khế hợp với bản nguyên tinh thần “Sắc sắc – Không không” của nhà Phật. Những dẫn dụ về truyện truyền kỳ Lưu Thần – Nguyễn Triệu nhập Thiên Thai hay ngụ ngôn con dê tế thần (scapegoar) đều đồng qui ở chủ nghĩa trung tâm với hai chiều cái trung tâm (central) và cái ngoại vi (marginal), tương đồng với tinh thần hướng tâm (centripetal) và ly tâm (centrifugal). Trải nghiệm đọc và liên tưởng ám thị trong tác phẩm Chinh phụ ngâm thực chất cũng có thể xem như “chỉ là trò chơi khác biệt giữa sự vắng mặt và có mặt”. Sự hoang phế của không – thời gian trong Chinh phụ ngâm chính là cái chết (sự vắng mặt) của thực tại. Từ nhận thức này, bình giả đưa người đọc đến sự thức nhận về một hiện hữu: “Tái diễn hay lập lại, ảo hay thật, vắng mặt hay có mặt, tất cả cũng đều nằm trong cái toàn cảnh của hiện thực. Nếu cho đến tận cùng, thơ là vô ngôn đi thì cho đến tận cùng của đời sống là trả lời cho bằng được sự hiện hữu trong cơn lốc của thế kỷ mà chúng ta sắp bị thổi bay đi. Có lẽ đó là câu hỏi chẳng bao giờ có câu trả lời thích đáng” (Sđd, tr.226)… Đặc tính giá trị tự thân của thơ, lịch trình diễn tiến thi sử và sự phân hóa theo tinh thần dân chủ hóa các giới đọc / cách đọc đã đưa tới những kinh nghiệm mới trong sự tiếp nhận thi ca quá khứ cũng như nền thơ hiện đại và đương đại. Ráp vào vấn đề thơ Tân hình thức, có thể thấy những tìm tòi mới mẻ, những cách tân tiên phong, những bước dịch chuyển thi ca bên lề vào chính thống và trở thành chính thống đều có thể được xem như có yếu tố Tân hình thức và nằm trong mạch nguồn Tân hình thức. Chẳng hạn, thơ ca chữ Nôm từ nôm na chuyển thành dòng chủ lưu của văn học dân tộc; thơ Hồ Xuân Hương từ bên lề, “cấm kỵ” và “đối phó với cấm kỵ” lại được tôn vinh là “nhà thơ cách mạng” [1], “hoài niệm phồn thực” [5, tr.20-23] với hệ thống biểu tượng và lối chơi chữ thâm thúy, khác biệt dòng thơ tụng ca chính thống; phong trào Thơ mới từ những thử nghiệm ban đầu “đã làm trò cười cho chúng ta hồi nhỏ” [4, tr.22] và dần trở thành suối nguồn hội nhập nền thơ hiện đại … Theo một ý nghĩa tích cực, việc nhận thức lại bài thơ Con cóc “không chừng là một bài thơ hay” [2, tr.39-53] cũng cho thấy những mầm triệu của tư duy Tân hình thức trong thơ ca truyền thống và nó chỉ thật sự định hình, phát triển trong điều kiện sinh quyển thi ca hiện đại và đương đại. Điều này cũng đã được Khế Iêm xác định trên căn bản hiện thực lịch sử: “Nhìn lại mọi thời kỳ, từ truyền thống đến tự do và Tân hình thức, thơ như sợi chỉ xuyên suốt, luôn luôn đổi thay, phù hợp với nhịp đập của mỗi thời đại” (Sđd, tr.21). Vậy nên thơ Tân hình thức, với tư cách là sản phẩm tinh thần xã hội, chỉ có thể định hình và trở thành tư trào trong thời đại của phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, văn học hậu hiện đại, v.v… Thêm nữa, đối diện với Vũ điệu không vần, người đọc có thể đồng thuận hoặc tranh luận theo nhiều mức độ khác nhau, song chắc chắn sẽ gợi những suy tưởng mới mẻ, góp phần làm giàu cho đời sống phê bình và kích thích sáng tạo thi ca. Nhìn rộng ra, tôi thu nhận về những SẮC SẮC – KHÔNG KHÔNG trong mạch xác quyết của tác giả: “Tân hình thức Việt là con đường ngược chiều với Tiền chiến và ca dao lục bát, giải phóng khỏi vần và ngữ điệu hát (vần điệu), chắt lọc các yếu tố thơ cổ điển, thơ tự do và thơ


23 • Tân Hình Thức

không vần tiếng Anh, dùng ngữ điệu tự nhiên của những câu nói thông thường, vắt dòng và kỹ thuật lập lại (không vần), giống Tiền chiến, mượn các thể thơ 7, 8, 5 chữ như một hình thức nối, giữa truyền thống và hiện đại” (Sđd, tr.47)… Xác định đặc điểm hay là định tính giá trị: “Dân Việt là giống nòi tình, thơ nghiêng về cảm xúc và thường là thơ tình” (Sđd, tr.213)… Cho dù có Viết, Đọc thế nào thì thơ Việt vẫn có căn cước và sợi dây liên lạc của văn hóa Dân tộc với Nhân loại, Truyền thống và Hiện đại: “Nhưng thuật ngữ “Tân Hình thức” lại rất đúng với thơ Việt. Thơ Việt cũng trở lại, nhưng chỉ lấy những thể thơ cũ, rót vào những yếu tố mới để chuyển thành những thể thơ mới. Không những thế, thơ Tân Hình Thức Việt còn là sự hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại, xóa bỏ mọi ranh giới phân biệt, giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt, tạo nên sự giao lưu giữa hai nền văn hóa” (Sđd, tr.235-236)… Đó là câu chuyện của những qui luật vậy… Tài liệu tham khảo [1] Hoa Bằng (1953), Hồ Xuân Hương - nhà thơ cách mạng. Nxb Bốn Phương, Sài Gòn. [2] Nguyễn Hưng Quốc (1996), “Thơ Con Cóc: Một bài thơ hay”, Thơ v.v… và v.v… Nxb Văn nghệ, California (Hoa Kỳ). [3] Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Từ Nguyễn Huy Lượng và Cung oán thi tiến tới một bộ Toàn tập Nguyễn Huy Lượng", Văn học trung đại Việt Nam – Quan niệm con người và tiến trình phát triển. Nxb KHXH, H. [4] Hoài Thanh – Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam. Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Huế. [5] Đỗ Lai Thúy (1994), Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực. Tạp chí Văn học, số 10.


Thơ • 24

Tranh Hoàng Vinh

Tranh Lê Thánh Thư


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.