Giao trinh revit architecture 2011

Page 1

TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

MỤC LỤC Giáo trình Revit Architecture 2011-Trung tâm đồ họa CCG MỤC LỤC..................................................................................................................1 GIỚI THIỆU ..............................................................................................................4 I/ QUAN NIỆM VỀ CƠ SỞ ..................................................................................4 II/ GIAO DIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG .......................7 CHƯƠNG I ..............................................................................................................19 I/ KHỞI TẠO BAN ĐẦU CHO DỰ ÁN ............................................................19 1/ Template (Mẫu chung cho mọi dự án): .......................................................19 2/ Địa hình và các thông số bắt đầu của dự án ................................................20 3/ Quản lý hệ lưới cột, cao độ làm việc và mặt phẳng làm việc trong Revit Architecture ......................................................................................................21 II/ CHI TIẾT CẤU KIỆN ....................................................................................23 1/ Móng (Foundation) ......................................................................................23 2/ Cột (Column) ...............................................................................................25 3/ Dầm (Beam) .................................................................................................27 3.1/ Dầm chính .............................................................................................27 3.2/ Dầm phụ ................................................................................................29 4/ Tường (Wall) ...............................................................................................31 4.1/ Tường cơ bản trong Revit .....................................................................32 4.2/ Làm sạch điểm nối các lớp (quản lý vật liệu) .......................................37 4.3/ Tháo rời liên kết tường (Disallow join) ................................................38 4.4/ Tạo tường xếp chồng ............................................................................39 4.5/ Gán 2 chất liệu lên 1 vách.....................................................................40 4.6/ Thêm chỉ lồi, lõm có biên dạng đặc biệt cho tường. ............................42 BUILDING INFORMATION MODELING

1


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 4.7/ Wall sweep and reveal ..........................................................................44 4.8/ Tường treo, cửa treo, vách kính ............................................................45 5/ Sàn (Floor) ...................................................................................................48 6/ Trần (Ceiling)...............................................................................................51 7/ Thang (Stairs)...............................................................................................52 7.1/ Cách vẽ thang cơ bản ............................................................................52 7.2/ Ý nghĩa các thông số trong bảng Properties .........................................53 7.3/ Ý nghĩa các thông số trong bảng Type properties ................................54 7.4/ Các loại thang, thực hành .....................................................................59 8/ Lan can, hang rào, lam dốc ..........................................................................60 9/ Mái (Roof) ...................................................................................................68 9.1/ Roof by footprint ..................................................................................69 9.2/ Roof by extrusion..................................................................................73 10/ Các label, tag, thẻ ghi chú phòng ...............................................................74 10.1/ Cách đặt tên phòng .............................................................................74 11/ Massing trong Model In - Place và Conceptual mass ...............................81 11.1/ Massing trong Model In - Place..........................................................81 11.2/ Conceptual Mass .................................................................................86 CHƯƠNG II .............................................................................................................96 1/ Địa hình ............................................................................................................96 1.1/ Tạo địa hình .............................................................................................96 1.2/ Cách tạo địa hình trên file cad đường đồng mức đã cho ..........................96 1.3/ Đào, đục địa hình ....................................................................................101 1.4/ Đường đi trên địa hình ............................................................................101 1.5/ Bãi đỗ xe trên địa hình đã vẽ ..................................................................101 2/ Kích thước, text, ghi chú................................................................................102 2.1/ Ghi kích thước ....................................................................................102 BUILDING INFORMATION MODELING

2


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 2.2/ Hiệu chỉnh nội dung và quy cách của kích thước ..............................103 2.3/ Text .....................................................................................................106 2.4/ Text 3D ...............................................................................................108 2.5/ Keynote ...............................................................................................108 3/ Xác lập khuôn mẫu và chuẩn văn phòng ...................................................109 3.1/ Template riêng ....................................................................................109 3.2/ Các kiểu - mẫu nét ..............................................................................111 4/ Schedules ...................................................................................................113 4.1/ Thống kê chung: .................................................................................113 4.2/ Thống kê vật liệu: ...............................................................................118 4.3/ Thống kê danh sách bản vẽ:................................................................119 4.4/ Thống kê chi tiết bản vẽ: ....................................................................120 5/ Các phương án trong một project ..............................................................120 6/ Render ........................................................................................................122 7/ Các bản vẽ triển khai chi tiết .....................................................................130 7.1/ Điều khiển hiển thị trên bản vẽ hiện hành ..........................................130 7.2/ Callout .................................................................................................132

BUILDING INFORMATION MODELING

3


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

GIỚI THIỆU REVIT ARCHITECTURE 2011 CƠ BẢN I/ QUAN NIỆM VỀ CƠ SỞ - Building Information Modeling BIM (Building Information Modeling - Mô hình thông tin xây dựng) là khuynh hướng đương đại của nghành công nghiệp xây dựng của một số quốc gia, một hướng đi bắt buộc theo đề nghị của BOMA (Builder Operator Manage Asociation Hiệp hội những nhà vận hành và quản lý xây dựng). - Công nghệ PBM (Parametric Building Model - Mô hình công trình xây dựng có chứa thông số) Tự động sản sinh thông số hình học cũng như phi hình học. Không nghiên cứu đối tượng trên mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng mà trên mô hình 3D. Các thông tin đều trích xuất tự động từ mô hình 3D. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được phần mềm quản lý chặt chẽ và chính xác, cập nhật ngay lập tức cho mọi sự thay đổi. - Cấu trúc công trình Công trình trong Revit bao gồm nhiều phần tử và các family được load vào sử dụng, các phần tử này chia ra các nhóm tính chất khác nhau và cách quản lý khác nhau. - Quan niệm thiết kế BIM chỉ vẽ thành phần kiến trúc duy nhất 1 lần. Tại sao cửa đi phải vẽ đến 4 lần, 1 lần mặt bằng, một lần mặt cắt, lần 3 mặt đứng, lần 4 phối cảnh. Điều này không đúng với nguyên lý sử dụng máy tính”. - Không còn phải sử dụng các bản vẽ 2D hay sử dụng phần mềm gia công dựng phối cảnh. Bản vẽ 3D đưa ra sẽ làm khách hàng dễ dàng hình dung công trình tương lai của họ. Với Building Information Modeling, việc sản xuất ra các bản vẽ là sản phẩm phụ của việc xây dựng mô hình 3D. Mô hình mô tả số lượng, chi tiết hình học hay bất BUILDING INFORMATION MODELING

4


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 kỳ cái gì Architecture tưởng tượng ra. Mô hình 3D giúp Architecture thấy được sự logic cũng như bất logic trong không gian (Ống nước đâm vào thép, dầm chạy qua thang…). Các bản vẽ không phải là các bộ sưu tập đường nét thủ công mà là những đại diện tương tác của 1 mô hình. - BIM giúp đảm bảo sự thay đổi trong 1 hình chiếu sẽ là sự thay đổi trên tất cả hình chiếu khác của mô hình. Sự thay đổi hình học cũng luôn cập nhật đến sự thay đổi phi hình học. Ví dụ: hệ lưới cột thay đổi thì móng, cột, dầm tự động chạy theo. Sàn nhà thay đổi kéo theo tường thay đổi, cùng lúc đó thống kê diện tích, thể tích cũng thay đổi. Khi level thay đổi thì tường, dầm, cột tự động kết nối lên cao độ mới…

So sánh giữa Revit và Acad - 3Dsmax - Sketchup Acad - Sketch - 3Dsmax - Sử dụng nhiều file riêng biệt ghi chép về một tòa nhà. - Các file tạo một cách riêng biệt và không có sự kết nối ràng buộc nào, mỗi bản vẽ là một phần công việc và phải cập nhật thủ công thường xuyên→ khả năng mất tính logic dữ liệu. - Sử dụng đường nét đại diện cho đối tượng.

- Làm giả mặt chiếu, khiến công việc quản lý trở nên bề bộn. - Sketch và 3Dsmax là mô hình không hề mang thông tin, không thể trích xuất. Chỉ là các khối solid không tính chất.

Revit - Sử dụng 1 file duy nhất. - Thông tin được phối hợp và các bản vẽ liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở cập nhật tự động. - Mô phỏng tòa nhà và hệ thống của nó bằng vách tường,mái nhà, cột, dầm, cầu thang , đồ đạc...Kết quả bản vẽ cũng là những đường in nhưng hiếm khi chúng ta phải vẽ các đường này. - Không thể đánh lừa được thiết kế. - Mô hình Revit mang tất cả thông tin về cao độ, kết nối, mối liên hệ sàn, dầm và khả năng quản lý cao.

BUILDING INFORMATION MODELING

5


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 * Các điểm cơ bản của Revit Architecture 2011 - Quản lý nhóm Quản lý đối tượng theo nhiệm vụ của chúng: Cửa đi, cửa sổ, tường... Sự liên hệ giữa các vật thể được tự động thiết lập tùy vào nhiệm vụ của chúng. Ví dụ: Tường và cửa, sàn với cao độ, tường và sàn...→ Cao độ thay đổi, sàn thay đổi, tường kết nối sàn thay đổi... - Hiển thị Các chế độ hiển thị : + Khung dây + Ẩn nét + Ẩn đối tượng và loại đối tượng + Nửa khung dây nửa màu… - Phương tiện dựng hình Đường thẳng, cung tròn, tứ giác như các phần mềm đồ họa khác...Nhưng không lệ thuộc tọa độ. - Kích thước tạm thời Có thể dựng hình sau đó mới điều chỉnh kích thước. Lúc đó, trong quá trình tạo mô hình, thông số có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà vẫn giữ được những ràng buộc nhất định. - Thông tin Kiểm soát được khối lượng chi tiết, kết hợp giá trị kinh tế cụ thể. Giá thành công trình được kiểm soát chính xác linh động. - Gói Revit: RAC - MEP - STRUCTURE và sự tương tác Revit Architecture xử lý xong kiến trúc có thể mở bằng Revit structure để quản lý thép, tính toán chịu lực.

BUILDING INFORMATION MODELING

6


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Revit structure có khả năng add thép vào cột, bố trí thép sàn tự động. + Revit MEP có khả năng bố trí dây điện khi cho sẵn đồ điện và công tắc, nguồn Bố trí đường ống khí khi cho đồ dùng thông gió. Bố trí tự động đường ống cấp và thoát nước khi cho đồ dùng nước một cách cực kỳ thông minh và tiết kiệm nhất.

II/ GIAO DIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG Nhận xét: Giao diện ribon tương tự office 2010

*Các thành phần cấu tạo chính:8 thành phần 1/ Menu

Bao gồm 9 cột lệnh, từ các cột lệnh này có thể truy cập tất cả các lệnh. 2/ Design bar Nơi truy cập các lệnh xổ ra từ thanh menu. - Home: Các công cụ chính tạo nên các nhóm đối tượng trong Revit: Tường, sàn, cửa, cột, mái, thang…

- Insert: Chèn các đối tượng vào bản vẽ:

BUILDING INFORMATION MODELING

7


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Annotate: Các ký hiệu, ghi chú bản vẽ + Đánh kích thước + Đánh cao độ điểm, cạnh, độ dốc + Vùng ghi chú + Nét vẽ chi tiết + Các thẻ chú thích tự động

- Structure: Kết cấu công trình, nơi load cột, dầm, sàn, móng…

- Massing and Site: Nơi vẽ massing và những thành phần liên quan khu đất xây dựng.

- Collaborate: Làm việc theo nhóm, quản lý worksets.

BUILDING INFORMATION MODELING

8


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - View: Quản lý và tạo các kiểu nhìn mô hình khác nhau: Mặt cắt, mặt bên, phối cảnh, chi tiết, phim…

- Manage : Quản lý vật liệu, tham số, thông số của dự án. Tọa đô, hướng và một số thông tin bản vẽ.

- Modify : Các công cụ tinh chỉnh chung cho mô hình. Tùy vào tính chất đối tượng sẽ có thêm những tính chất tinh chỉnh khác nhau.

3/ Option bar: Sau khi chọn lệnh, thanh công cụ sẽ là nơi nhập thông số tùy chỉnh. (Hình dưới là thanh option của tường

4/ Properties Nơi chứa tất cả thông tin cũng như thay đổi thông số, chủng loại, cách hiển thị của mô hình. Là công sụ sử dụng nhiều nhất trong Revit Architecture. Công cụ này thay đổi tùy đối tượng.

BUILDING INFORMATION MODELING

9


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 5/ project Brower Tổ chức theo hình thức tầng bậc và chứa toàn bộ thông tin thiết kế. Gồm 3 phần chính: Views, Famillies, Groups - Views: + Floor Plans: Chứa tất cả file mặt bằng sàn của công trình. + Ceilling Plans: Chứa tất cả file mặt bằng trần của công trình + 3D Views: Chứa mô hình 3D + Elevations: Chứa tất cả file mặt đứng của công trình Trong quá trình làm việc người sử dụng tự tạo ra mặt cắt chương trình sẽ sản sinh ra thư mục Sections.

6/ Status bar

Nhắc nhở cần thiết khi sử dụng, tương tự dòng Command Lines của Acad. Thanh này nằm ở góc dưới bên trái. + Rất quan trọng khi lựa chọn một trong nhiều đối tượng đan vào nhau. 7/ Views Control bar : Các kiểu hiển thị trong vùng nhìn hiện hành

- Scale: Tỷ lệ bản vẽ hiện hành, có thể để tỷ lệ thông thường hoặc tự chỉnh. - Detail level: Độ chi tiết hiển thị BUILDING INFORMATION MODELING

10


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Coarse: Hiển thị thô, tốt cho hiển thị thiết kế concept ( nét tường đặc) + Medium: Chi tiết cấp độ trung bình + Fine: Chi tiết cao

Thông thường Medium và Fine là như nhau cho các nhóm, tùy vào cách quy ước của Architecture. Nhưng chỉ cần 2 mức độ hiển thị là đủ. - Visual style: Kiểu hiển thị mô hình

BUILDING INFORMATION MODELING

11


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Có 6 kiểu hiển thị: + Wireframe: Khung dây

+ Hidden Line: Ẩn nét

BUILDING INFORMATION MODELING

12


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Shaded: Màu mịn

+ Shaded whith Edges: Màu và nét, có chuyển sáng tối.

BUILDING INFORMATION MODELING

13


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Consistent color: Màu và nét nhưng không giống ‘’Shaded with edge’’ ở chỗ ánh sáng mọi phía đều như nhau.

+ Realistic: Hiển thị vật liệu

BUILDING INFORMATION MODELING

14


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Sun path: Phân tích ánh sáng + Sun settings: Tinh chỉnh ánh sáng

- Shadows: Bóng đổ

+ Graphic Display Options: Bao gồm cả Sun settings, điều chỉnh thời gian địa điểm công trình.

BUILDING INFORMATION MODELING

15


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Show Rendering Dialog: Hiển thị bảng Render (Chỉ có trong thanh khi đang ở chế độ nhìn 3D).

- Crop view: Bật tắt giới hạn vùng nhìn

- Show/ Hide Crop Region: Hiển thị khung bao giới hạn vùng nhìn.

- Temporary Hide/ Isolate: Ẩn hiện tạm thời, có tác dụng khi sử dụng bản vẽ. Nếu tắt bản vẽ mở lại thì mô hình sẽ trở về chế độ nhìn mặc định.

- Reveal Hidden Elements: Bật chế độ nhìn các đối tượng bị ẩn và bật chúng lên.

*Ghi chú: Để ẩn đối tượng hoặc một nhóm đối tượng ta chọn đối tượng hoặc tất cả chúng. Nhấp chuột phải lên vùng vẽ chọn: Hide in View +Elements: Ẩn đối tượng được chọn +Catalogy: Ẩn những đối tượng cùng chung tính chất + By Filter: Ẩn đối tượng một cách có lựa chọn khi bôi những đối tượng không có chung tính chất.

BUILDING INFORMATION MODELING

16


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 * Trong quá trình tạo mô hình đôi khi cần ẩn, đôi khi lại muốn xem chỉ một đối tượng khung dây. Liệu Revit có cung cấp tính năng đó không? - Trong vùng vẽ dùng lệnh VV hoặc VG (Visibility/ Graphic Overrides), hoặc trong bảng properties click chọn “Visibility/Graphic Overrides”. Nhóm đối tượng nào muốn để khung dây thì check vào ô “Transparent”, muốn để mờ thì chọn “Halftone”

BUILDING INFORMATION MODELING

17


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 8/ Drawing Area

Là nơi làm việc chủ yếu. *Chú ý Revit Architecture 2011 có thêm bảng properties ngay cùng bảng project browser (Lệnh tắt PP).

BUILDING INFORMATION MODELING

18


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

CHƯƠNG I CÁC CẤU KIỆN KIẾN TRÚC CHÍNH I/ KHỞI TẠO BAN ĐẦU CHO DỰ ÁN 1/ Template (Mẫu chung cho mọi dự án) Một công ty thiết kế luôn phải có một template, nó mang đặc trưng riêng của công ty và đồng thời tạo một sự thống nhất chuyên nghiệp trong thiết kế. - Trong đó phải tạo được mẫu Project Browser phân loại các view nhìn cho nhóm làm việc workset để tránh những xung đột xảy ra trong quá trình tiến hành teamwork. - Tạo những vật liệu riêng đặc trưng hay sử dụng, có thể quy mô cho nhóm nhà ở, văn phòng, quy hoạch riêng biệt hoặc cũng có thể gộp chung lại làm 1. - Các ký hiệu riêng, các khung bản vẽ, logo riêng… Khung bản vẽ và các label cơ bản thường có: + Tên dự án + Kiến trúc sư chủ trì + Người vẽ + Người kiểm tra + Tên bản vẽ + Số thứ tự bản vẽ + Tỷ lệ… Tất cả label đều có thể thay đổi, chỉ có logo thiết kế, tỷ lệ khung bố trí, các kiểu nét thì cố định

BUILDING INFORMATION MODELING

19


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Label là gì? Là các thẻ chú thích cho một nhóm đối tượng chung được thể hiện bằng chữ hoặc số.

2/ Địa hình và các thông số bắt đầu của dự án - File địa hình 3d - Diện tích xây dựng,và yêu cầu xây dựng + Mật độ xây dựng + Hệ số sử dụng đất (Đều có thể tính toán ngay trong Revit Architecture) - Khởi tạo công trình lớn từ conceptual, ví dụ như khách sạn, chung cư, office hay nhà hàng lớn.

BUILDING INFORMATION MODELING

20


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Đi từ phân tích massing cùng các phương án khác nhau, sau đó gán cấu kiện, dần dần tạo nên mô hình công trình.

3/ Quản lý hệ lưới cột, cao độ làm việc và mặt phẳng làm việc trong Revit Architecture - Grid: Hệ lưới cột

Hệ lưới đánh thứ tự thông minh. Nếu bắt đầu bằng một con số thì theo sau nó sẽ là các con số liền kề. Còn bắt đầu bằng một chữ cái thì theo sau nó sẽ là chữ cái theo thứ tự bảng chữ cái. - Level: Cao độ

Tương tự như Grid, nhưng level chỉ vẽ được trên mặt bên. Nếu thay đổi ký hiệu một tầng, các tầng sau sẽ lấy tên theo chuẩn đó. Ví dụ: ”Tầng 1” thì sau nó tự động là “Tầng 2”. Quản lý kích thước giúp level linh động trong thiết kế. Ngoài ra quản BUILDING INFORMATION MODELING

21


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 lý theo level cũng là quản lý các nhóm đối tượng liên quan như tường, sàn, nội thất… - Reference plane: Mặt phẳng làm việc Khi làm việc Revit đã phân chia tự động các mặt phẳng cụ thể, ví dụ như: Tầng 1, Tầng 2…Các mặt phẳng này luôn mặc định song song với “Mặt phẳng tọa độ”. Nhưng không phải bao giờ ta cũng làm việc chỉ với các mặt phẳng này, mà có thể phải làm việc trên các mặt phẳng nghiêng hoặc đơn giản là đứng. Lúc này cần dùng đến Reference Plane. Cách tạo Reference ta sẽ học trong phần sau. *Có 2 cách vẽ một mặt phẳng làm việc a/ Vẽ một đường reference - Vẽ bằng tay - Pick một đường có sẵn b/ Chọn một mặt phẳng bất kỳ trong mô hình làm mặt phẳng làm việc.Ví dụ như mái chéo, tường nghiêng…

BUILDING INFORMATION MODELING

22


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

II/ CHI TIẾT CẤU KIỆN 1/ Móng (Foundation) - Structure→ Isolated→ Load Family→ At Grid Intersection→ Finish

*Chỉnh sửa móng theo kích thước hợp lý.

BUILDING INFORMATION MODELING

23


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 1.1/ Prorerties a/ Constraints - Level: Cao độ đặt móng - Offset: Khoảng cách lệch so với level đặt móng - Moves with Grids: Pick chọn móng có thay đổi khi di chuyển hệ lưới hay không? b/ Materials and Finishes Footing Material: Vật liệu móng 1.2/ Type properties a/ Dimensions - Width: Chiều rộng móng - Length: Chiều dài móng - Thickness: Chiều dày móng b/ Identity Data: Liên quan đến detail chi tiết móng.

BUILDING INFORMATION MODELING

24


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

2/ Cột (Column) - Cột chịu lực: Structure → Structural Column→ Load Family→ At Grid Intersection→ Finish

+ Load vào dự án và chỉnh sửa như với móng.

BUILDING INFORMATION MODELING

25


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 2.1/ Properties a/ Constraints - Base level: Level bắt đầu đặt cột. - Base offset: Khoảng cách so với level đặt cột. - Top level: Level kết nối - Top offset: Khoảng cách giữa đầu cột và level kết nối. - Colums Style: Kiểu cột - Vetical: Cột đứng thông thường - Slanted- Angle Driven:Cột có thể thay đổi góc xoay, độ nghiêng… - Slanted- End point driven: - Moves with Grids: Di chuyển theo hệ lưới - Room Bounding: b/ Marerials and finishes - Colums material: Vật liệu cột 2.2/ Type properties a/ Dimensions b: Cạnh rộng cột h: Cạnh dài cột b/ Identity Data:Liên quan đến detail chi tiết cột. Sẽ đề cập sau

BUILDING INFORMATION MODELING

26


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 *Cột kiến trúc (Architectural column): Chỉ load vào nhưng ko có mối liên hệ với lưới cũng như dầm, móng.

3/ Dầm (Beam) 3.1/ Dầm chính Tương tự móng và cột, load vào dự án và chỉnh sửa: Structure → Beam→ Load Family→ On Grids → Finish

BUILDING INFORMATION MODELING

27


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

3.1.1/ Properties a/ Constraints - Reference level: Level đặt dầm - Work plane: Mặt phẳng làm việc - Srart level offset: Độ nâng cao,giảm xuống của điểm bắt đầu dầm - End level offset: Tương tự Srart level offset nhưng là so với điểm kết thúc dầm Chú ý: Điểm bắt đầu và kết thúc của 1 dầm được quy ước theo chiều kim đồng hồ. Tức là nếu để “End level offset :1000” thì đầu cuối của dầm tính theo chiều kim đồng hồ sẽ cao hơn level gốc 1000. - Z-Direction Justification: Vị trí dầm so với level: BUILDING INFORMATION MODELING

28


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Top: Level trùng đỉnh dầm + Center: Level trùng giữa dầm + Bottom: Level trùng đáy dầm + Other: Các vị trí khác - Lateral Justification: Vị trí cột so với hệ lưới + Center: Trục dầm trùng lưới cột + Size 1: Mép cột trái trùng hệ lưới + Size 2: Mép cột phải trùng hệ lưới - Cross-Section Rotation: Góc quay dầm theo chiều kim đồng hồ (Trên mặt cắt ngang). b/ Materials and Finishes - Beam Material: Vật liệu dầm c/ Structural - Structural usage : - Start Attachment Type: - End Attachment Type: 3.1.2/ Type properties Dimesions: - b: Chiều rộng dầm - h: Chiều dày dầm 3.2/ Dầm phụ Structure → Beam System a/ Automatic Beam System BUILDING INFORMATION MODELING

29


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Dầm phụ tự động, lựa chọn bằng cách pick vào các ô tạo bởi các dầm chính b/ Sketch Beam System Dầm phụ vẽ thủ công.Vẽ một đường kín và quy định khoảng cách dầm, loại dầm…Chú ý công cụ “Beam Direction”, là công cụ chọn chiều dầm phụ.

BUILDING INFORMATION MODELING

30


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Layout Rule: Cách quy ước điều chỉnh dầm phụ + Fixed Distance : Điều chỉnh theo khoảng cách + Fixed Number: Điều chỉnh theo số lượng + Maximum Spacing: Tự cân đối theo giá trị lớn nhất + Clear Spacing: Tự cân đối theo giá trị nhỏ nhất - Justification: Vị trí dầm phụ so với đường bao - Beam Type: Loại dầm

4/ Tường (Wall) *Cách khởi tạo: Home → Wall Có 3 kiểu tường cơ bản: + Wall + Structural Wall : Tường chịu lực + Wall by Face: Tường áp vào mặt (Concetual mass)

BUILDING INFORMATION MODELING

31


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Nên vẽ theo chiều kim đồng hồ, tường sẽ thuận chiều, ít tốn thời gian chỉnh sửa lại. - Lý do: Tường trong Revit phân biệt rõ mặt trong mặt ngoài, đặc biệt có tác dụng với tường ốp chân hay đua đỉnh… 4.1/ Tường cơ bản trong Revit

*Bảng Properties: - Location Line: Vẽ tường theo kiểu nào? BUILDING INFORMATION MODELING

32


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Wall Centerline: Vẽ theo trục tim tường + Core Centerline: Vẽ theo trục tim tường + Finish Face: Exterior : Vẽ theo mép ngoài tường + Finish Face: Interior: Vẽ theo mép trong tường + Core Face: Exterior : Vẽ theo mép ngoài tường + Core Face: Interior: Vẽ theo mép trong tường - Base constraint: Level bắt đầu tường - Base offset: Khoảng dịch của tường so với level bắt đầu - Top constraint: Level kết nối tường - Top offset: Khoảng dịch của tường so với level kết nối - Unconnected height: Chiều cao tường nếu không chọn level kết nối

*Bảng Edit Type: a/ Construction - Structure: Biên tập lớp và các tính chất khác cho tường. - Wrapping at Inserts: + Do not wrap: Không bao bọc tường khi chèn bất kì tường hay cửa… + Exterior: Bao bọc mặt ngoài. + Interior: Bao bọc mặt trong. + Both: Bao bọc cả trong ngoài. - Wrapping at End: Bao bọc cho đoạn cuối tường + Exterior + Interior BUILDING INFORMATION MODELING

33


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Chế độ mặc định - Wrapping at Inserts: Do not wrap - Wrapping at End: None

Chỉnh sửa - Wrapping at Inserts: Both - Wrapping at End: Interior

b/ Graphics - Coarse Scale Fill Pattern: Loại ký hiệu cho kiểu nhìn Coarse - Cooarse Scale Fill Color: Màu sắc của ký hiệu *Biên tập tường Chọn Properties→ Edit Type → Edit. Một bảng Edit Assembly để định nghĩa chất liệu, tạo và di chuyển lớp, gán chức năng cho lớp.

BUILDING INFORMATION MODELING

34


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

- Function: Các lớp vật liệu + Core Boundary: Lớp bao lõi tường BUILDING INFORMATION MODELING

35


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Structure: Lớp chịu lực. + Substrate: Lớp phụ + Thermal/Air Layer: Lớp cách nhiệt, lớp không khí. Lớp này mang tính tượng trưng và không cần độ dày. + Finish 1-2: Lớp hoàn thiện bên ngoài. + Membrane Layer: - Material: Vật liệu - Thickness: Độ dày vật liệu - Wraps: Bao bọc (Liên quan đến tính chất của tường trong bảng “Edit Type”)

*Gán các lớp mới - Pick “Insert” trong bảng “Edit Assembly”. Sử dụng “Up” và “Down” để di chuyển lớp lên hoặc xuống so với vị trí hiện tại. - Pick “Delete” để xóa lớp đó đi. + Vị trí và số lượng các lớp trong bảng “Edit Assembly” thể hiện ngay trên mặt cắt và mặt bằng của mô hình tường. Quản lý vật liệu khiến bản vẽ trở nên chi tiết hơn.

BUILDING INFORMATION MODELING

36


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 4.2/ Làm sạch điểm nối các lớp (quản lý vật liệu) Chú ý đến hệ thống ưu tiên các lớp tường với quyền cao nhất thuộc về lõi tường “structure”.

Các lớp có vật liệu khác nhau sẽ không thể tự làm sạch, luôn luôn có đường ngăn giữa chúng. Còn các lớp có cùng vật liệu sẽ tự động nối lại mà không có đường ngăn.

BUILDING INFORMATION MODELING

37


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 4.3/ Tháo rời liên kết tường (Disallow join)

Chọn tường, sử dụng tùy chọn “Diallow Join” khi click chuột phải vào điểm màu xanh tại đầu tường. Làm như vậy khi di chuyển một tường, sự kết nối giữa các tường với nhau không còn được đảm bảo.

Chọn “Allow join” nếu muốn liên kết trở lại. BUILDING INFORMATION MODELING

38


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 4.4/ Tạo tường xếp chồng Là loại vách gồm nhiều các vách khác nhau chồng theo chiều cao. Các vách chồng này là vách đã được định nghĩa trong project. *Cách vẽ: - B1: Chọn tường “Exterior-Brick Over Block w Metal Stud” trong ”Properties”. - B2: Duplicate tạo tường mới. (Nguyên tắc làm việc với Revit là duplicate và edit) + Nhấp nút preview xem vách trong mặt cắt - B3: Insert thêm vách mới, chọn “Interior- Blockwork 190” chẳng hạn. Đánh cao độ cho tường mới và để nó trên hoặc dưới lớp khả biến (Lớp lựa chọn Variable).

- B4: Thay đổi cao độ tường để thấy sự thay đổi của vách khả biến (Variable) trong mặt cắt.

BUILDING INFORMATION MODELING

39


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

4.5/ Gán 2 chất liệu lên 1 vách - Chọn 1 vách nhiều lớp. Vào tùy chỉnh Type Properties→ Edit→ preview→ Chọn lớp bao ngoài→ Split region→ cắt vách bao ngoài ở 1 độ cao xác định→ Ok. - Tiếp tục chọn Edit. - Chọn Insert → Finish 1 “Down” xuống sau Finish variable. Chọn lớp này để mặc định độ dày 00.

BUILDING INFORMATION MODELING

40


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

- Click “Assign Layers” → chọn vách dày 1200 phía bên preview (Chứ không phải bên layer). Nhấp chọn material và chỉnh vật liệu cho đoạn tường dưới này. Nhấp Ok.

BUILDING INFORMATION MODELING

41


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 4.6/ Thêm chỉ lồi, lõm có biên dạng đặc biệt cho tường. Ví dụ cho biệt thự Pháp cổ với gờ phào phức tạp. Cho các vách phức tạp với finish lằng nhằng như gợn sóng, nhấp nhô lăn tăn...có chu kỳ, các mái đua... Các biên dạng load vào các phần hoàn thiện này là các profile 2D được quét theo chiều dọc tường tại 1 chiều cao xác định. Nguyên tắc là do ta đặt các chỉ lồi (sweep) và chỉ lõm (reveal) trên tường.MA *Cách tạo - Khởi tạo với một tường generic. Duplicate và edit nó (tất nhiên rồi) - Mở hộp thoại “Edit assembly” - Preview→ Section: Modify... Chọn sweeps→ load profile - Vào mục profile chọn 2 biên dạng mái đua và chân tường, hoặc vào family “Metric profile” để vẽ 2 biên dạng bất kỳ. - Nhấp nút “Add”, thêm cả 2 biên dạng. Xác lập giá trị from của “gờ phào” sang Top và “chân tường” sang Base .

BUILDING INFORMATION MODELING

42


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

*Bảng “Wall Sweeps” - Profile: Biên dạng được load vào. - Material: Vật liệu của chi tiết đắp thêm. - Distance: Khoảng offset theo chiều dọc so với vị trí Top hoặc Base. - From: Vị trí đặt profile + Top: Đỉnh tường + Base: Chân tường - Side: Vị trí đặt profile là mặt trong hay mặt ngoài tường? + Exterior: Mặt ngoài + Interior: Mặt trong - Offset: Khoảng cách dịch chuyển theo chiều dày tường. - Flip: Lật profile BUILDING INFORMATION MODELING

43


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Setback: - Cuts wall: Cắt tường - Cuttable: Gán vật liệu cho các biên dạng ta có hình sau:

4.7/ Wall sweep and reveal Với tường dày mà ta muốn chỉ tường gập vào trong thì sử dụng công cụ Modify returns.

BUILDING INFORMATION MODELING

44


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Tại ô Angle nhập 90, sau đó chọn mặt phẳng cuối đầu chỉ tường. Pick chọn chỉ tường và kéo điểm cuối màu xanh ra đến mép tường ngoài.

4.8/ Tường treo, cửa treo, vách kính Đơn giản như mặt tiền cửa hàng đến phức tạp như mặt tiền có cấu trúc nối khớp. Bố cục: - Phạm vi hình học của vách - Lưới - Thanh song - Các panel - Khởi tạo tương tự vách tường nhưng chọn Curtain wall Trong thanh design : Home → Add grid → Trim grid → Add mullion Add panel khác nếu muốn. BUILDING INFORMATION MODELING

45


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Chú ý các công cụ khi add lưới: Add/ Remove Segments

*Các thông số mulion

- Angle: Góc nghiêng của mulion BUILDING INFORMATION MODELING

46


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Offset: Khoảng dịch chuyển của mulion so với tường kính - Profile: Biên dạng mulion - Position: Vị trí mulion + Perpendicular to Face: Vuông góc với mặt tường + Parallel to Ground: Song song với mặt đất - Thickness: Độ dày mulion mặc định theo chiều ngang - Materials and Finishes: Vật liệu mulion - Width on side: Chiều dày mặt cắt, thay đổi so với trục tâm mulion *Cách load các panel dạng tấm hay cửa vào mặt kính. C1: Chọn 1 mulion và sử dụng phím Tab cho đến khi chọn được tấm panel C2: Bôi chọn toàn bộ cả panel lẫn mulion, chọn công cụ Filter trên thanh Modify và pick chọn Curtain panels. Trong bảng Properties chọn 1 loại tường hay một family thay thế panel cũ

Nếu muốn load một cửa kính thay thế panel thì chọn family cửa kính load vào dự án.

BUILDING INFORMATION MODELING

47


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Nếu nẵm vững cách lồng và liên kết các đối tượng ta có thể tạo ra những panel hoàn hảo.

5/ Sàn (Floor) *Cách khởi tạo: Home → Floor Sàn trong Revit chia ra rất rõ: - Floor: Nền hoặc sàn - Structural floor: Sàn chịu lực - Floor slab edge: Là sàn có độ dày 2 cạnh khác nhau. - Floor by face: Là sàn áp vào 1 mặt phẳng, dùng khi chuyển dự án từ Conceptual mas sang quá trình thiết kế chi tiết.

BUILDING INFORMATION MODELING

48


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 *Tạo sàn với các lớp Tương tự với tường. Dùng các công cụ line hay pick lines, pick walls để vẽ sàn hoặc nền, lưu ý sử dụng đúng công cụ Floor để ta thống kê vật liệu chứ không phải là Roof

- Công cụ “Pick walls” có tác dụng chọn tường làm hot cho sàn. Tường di chuyển sàn cũng sẽ thay đổi theo. - Add điểm và cạnh Để sàn có độ dốc cần thêm điểm hoặc đường thẳng lên mặt sàn và kéo chúng lên một cao độ khác. Chú ý các công cụ ”Add point, add split line, pick supports và Modify sub elements”(khi lựa chọn sàn và cả mái)

- Sàn dốc một chiều Trong quá trình vẽ sàn chọn công cụ “Slope Arrow” Vẽ một đường thể hiện chiều dốc.Chọn nó và vào bảng tính chất thay đổi cao độ. - Sàn dốc nhiều chiều Trong bảng “Type properies” chọn Edit→ bảng Edit assembly.

BUILDING INFORMATION MODELING

49


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Thông số Variable lựa chọn lớp vật liệu có độ dốc khi add thêm point hay đường cắt vào sàn. Nếu ko chọn Variable sàn sẽ dốc cả kết cấu lẫn hoàn thiện.

Không lựa chọn Variable cho lớp nào

BUILDING INFORMATION MODELING

50


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Lựa chọn Variable cho lớp hoàn thiện trên cùng

6/ Trần (Ceiling) Trần nhà trong Revit không giống mái hoặc nền, được coi như 1 tính chất riêng biệt, chỉ có thể add đèn trần lên ceiling mà thôi.

*Cách khởi tạo: Home → Ceiling Có 2 cách vẽ trần:

BUILDING INFORMATION MODELING

51


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Tự động: Pick vào vùng được bao bởi các tường kín. Revit sẽ tự chọn vùng trần giả một cách hợp lý nhất. - Thủ công: Như vẽ sàn. Tính chất của trần giả nằm trong bảng Properties và Edit type. Chỉnh sửa như với sàn.

7/ Thang (Stairs) Là 1 phần rất hay trong Revit Architecture cần chú ý. Những thông số trong bảng Edit Type quyết định tính chất của nó khá rắc rối, đòi hỏi luyện tập và ghi nhớ tốt. 7.1/ Cách vẽ thang cơ bản *Khởi tạo: Home → Stairs

- Run: Là công cụ vẽ bậc thang tự động trong revit, rất mạnh mẽ và dễ chỉnh sửa. - Rise: Công cụ vẽ thang thủ công, đôi khi cần thiết. - Boundary: Công cụ vẽ đường lan can tay vịn của thang.

BUILDING INFORMATION MODELING

52


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 7.2/ Ý nghĩa các thông số trong bảng Properties a/ Constraints - Base level: Level gốc bắt đầu thang. - Base offset: Khoảng cách bắt đầu so với level gốc (Giá trị 0.0 = level gốc). - Top level: Level kết nối đỉnh thang. - Top offset: Khoảng cách kết thúc so với level kết nối đỉnh. + Giá trị 0.0 : Trùng level kết nối. + Giá trị > 0.0: Đỉnh thang cao hơn level kết nối. + Giá trị < 0.0: Đỉnh thang thấp hơn level kết nối.

- Multistory top level: Kích hoạt thang kết nối nhiều tầng, thang sẽ thành một khối duy nhất kết nối lên tầng cao nếu sử dụng tùy chọn này thay vì copy thang lên các tầng. Tuy nhiên cũng có đôi chút khó khăn khi sử dụng tùy chọn này bởi phải xử lý tay vịn kết nối. b/ Graphice - Up text/ Down text: Kí hiệu đi lên/ xuống (Có thể thay đổi bằng cách đánh kí tự mới) - Up (Down) label: Có chọn thể hiện kí hiệu xuống (lên) hay không? - Up (Down) arrow: Thể hiện mũi tên đi lên (xuống) hay không? - Show up arrow in all view: Thể hiện mũi tên trong mọi view hay không? c/ Dimensions - Witdth: Bề rộng thang - Desired number of risers: Số cổ bậc BUILDING INFORMATION MODELING

53


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Actual number of risers: Số cổ bậc thật sự (nếu nhỏ hơn Desired number of risers 1 bậc tức là cổ cuối cùng là độ dày sàn quyết định, tính chất của nó không chỉnh trong bảng Properties mà trong bảng Type properties). - Actual riser height: Chiều cao cổ bậc - Actual tread depth: Chiều rộng mặt bậc 7.3/ Ý nghĩa các thông số trong bảng Type properties

a/ Construction - Calculation Rules: Công thức hạn chế của cầu thang đối với ván đứng và ván nằm. Mặc định 2Rise+ 1Depth=640 - Exten below base: Độ dịch chuyển đáy thang với level nó bắt đầu. Đỉnh thang không bị ảnh hưởng bởi tham số này. - Moonolithic stairs: Xuất hiện chỉ cho thang toàn khối - Underside of winder: Kiểu đáy thang. + Lựa chọn Smooth: Làm mượt đáy thang BUILDING INFORMATION MODELING

54


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Lựa chọn Stepped: Đáy thang giật theo mặt thang

- Landing overlap: Lựa chọn chỉ có hiệu lực khi chọn Stepped trong Underside of winder. Là bề dày giữa cổ mặt trên và cổ mặt dưới (mặc định dày 76mm). Nếu quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của thang. b/ Graphics - Break symbol in plane: Có thể hiện nét gãy trên mặt bằng thang hay không? - Text size: Cỡ chữ kí hiệu thang. - Texext font: Kiểu chữ c/ Materials and Finishes - Tread Material: Vật liệu mặt bậc. - Riser Material: Vật liệu cổ bậc. - Stringer Material:Vật liệu cốn thang. - Monolithic Material: Vật liệu khối thang (Thang toàn khối).

BUILDING INFORMATION MODELING

55


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 d/ Treads - Minimum Tread Depth: Chiều rộng mặt bậc - Tread Thickness: Chiều dày mặt bậc - Nosing Length: Độ dài phần nhô ra của mặt bậc. - Nosing Profile: Biên dạng mũi bậc. - Apply Nosing Profile: Áp dụng biên dạng (Chỉ có khi bỏ chọn ô “Monolithic Stairs”) + Front Only: Chỉ trước + Front and Left: Trước và trái. + Front and Right: Trước và phải. + Front, Left and Right: Trước, trái và phải. e/ Risers - Maximum Riser Height: Chiều cao cổ bậc - Begin with Riser: Có tính bậc đầu tiên hay không? - End with Riser: Điều khiển kết nối chỗ tựa bậc cuối. + Với thang toàn khối: Giả sử nếu mặt bậc 280, mũi bậc nhô 30 thì tổng mặt bậc là 310. Vậy bậc cuối cùng có tính như các bậc còn lại hay không? + Với thang ghép bậc: Có tính cổ bậc cuối cùng không?

BUILDING INFORMATION MODELING

56


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

- Riser Type: + None: Không có ván đứng + Straight: Ván đứng thẳng + Slanted: Ván đứng nghiêng theo Nosing Length - Riser Thickness: Độ dày cổ bậc - Riser to Tread Connection: Cách liên kết cổ và mặt bậc

BUILDING INFORMATION MODELING

57


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Extend Riser Behind Tread Kéo dài ván đứng sau ván mặt

Extend Tread Under Riser Kéo dài ván mặt dưới ván đứng

f/ Stringers - Trim Stringers at Top: Cách hoàn thiện cốn tại đỉnh + Do not trim: Không cắt + Match Level: Cắt bởi level + Match Landing Stringers: Đỉnh cốn chạy theo chiều dày của nó. - Right Stringer/ Left Stringer + None: Không có cốn + Close: Cốn đặt một hoặc hai phía cầu thang + Open: Cốn đặt bên dưới cầu thang và bị cắt bởi mặt bậc và ván đứng (Cho thang xương cá) None

Closed

Open

BUILDING INFORMATION MODELING

58


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Middle Stringer: Số cốn giữa - Stringer Thickness: Độ dày cốn thang giữa. - Stringer Height: Độ cao cốn giữa tính từ đáy cốn. Giới hạn của nó là các ván đứng, ván nằm. - Open Stringer Offset: Độ dịch chuyển của cốn thang so với vị trí mặc định - Stringer Carriage Height: Khoảng cách từ đáy cốn đến mép dưới ván nằm - Landing Carriage Height: Độ cao cốn vế nghỉ Stringer Height

Open Stringer Offset

Stringer Landing Carriage Carriage Height Height

7.4/ Các loại thang, thực hành

BUILDING INFORMATION MODELING

59


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Chú ý detail chi tiết

8/ Lan can, hang rào, lam dốc Thông thường lan can, tay vịn hay nằm ở ban công và cầu thang. Với tay vịn ban công thì rất đơn giản, vì nó nằm trên mặt bằng, dễ xử lý. *Cách vẽ: Home → Railing BUILDING INFORMATION MODELING

60


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Trong chế độ sketch vẽ biên dạng của đường tay vịn

*Chỉnh sửa

BUILDING INFORMATION MODELING

61


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

*Các thông số trong bảng Type Properties: - Railing height: Chiều cao lan can, phụ thuộc bảng Rail Structure - Baluster Offset: Khoảng dịch của thanh baluster so với vị trí gốc - Use Landing Height Ajustment: Theo mặc định mỗi lan can trong Revit sẽ chạy theo một bậc thang và chiếu nghỉ sẽ tạo ra giải pháp hợp lý nhất.Thông số này được sử dụng có thể thay đổi lan can tại chỗ tựa theo một độ cao xác định - Landing Height Ajustment: Khoảng nâng của lan can tại các chiều nghỉ - Angled Joins: Kết nối góc + Add Vetical.Horizontal Segments: Thêm đường kết nối + No Connector: Không thêm gì cả BUILDING INFORMATION MODELING

62


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Tangent Joins: + Extend Rail to Meet: Kéo dài + No Connector + Add Vetical/Horizontal Segments: - Rail Connections: + Trim: Kết nối thô + Weld: Kết nối có xử lý * Rail Structure: Kết cấu thanh ngang chạy theo lan can tay vịn

Có thể chèn thêm nhiều thanh hơn và chỉnh thông số của chúng. Sử dụng ô Insert BUILDING INFORMATION MODELING

63


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Name: Tên thanh vịn - Height: Chiều cao thanh được đặt - Offset: Khoảng dịch chuyển của rail so với trụ baluster - Profile: Biên dạng thanh rail. Có thể được vẽ riêng và load vào - Material: Vật liệu Rail *Baluster Placement: Kết cấu thanh trụ

- Main Pattern: Chứa thanh trụ thông thường hoặc các patrrern load vào lan can + Name: Tên thanh trụ + Baluster Family: Family baluster load vào + Base/Top: Host đặt và kết nối Baluster + Base offset/Top offset: Khoảng dịch chuyển đáy và đỉnh baluster BUILDING INFORMATION MODELING

64


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Dist. From previous: Khoảng cách giữa các baluster + Offset: Khoảng dịch của thanh baluster so với Rail - Break Pattern at: Vị trí chèn và kết thúc pattern + Each Segment End: Với mỗi khoảng mà family đã quy định + Angles Greater Than: Chế độ đặt góc giới hạn khi “bẻ” các pattern Ví dụ đặt góc giới hạn là 60 thì khi lan can bị ngoặt lớn hơn 60 độ sẽ tự động kết thúc pattern và chèn pattern mới.Góc nhỏ hơn sẽ không có gì thay đổi + Never: Không đặt thanh Post vào vị trí giữa thang - Pattenrt Length: Chiều rộng panel - Justify: Canh chỉnh các panel và tay vịn theo vị trí. Vì ta biết chiều dài lan can thường không vừa với số panel hay tay vịn dựa vào chiều dài mẫu + Beginning: Vừa vặn tại vị trí đầu tiên

+ End: Vừa vặn tại vị trí cuối

+ Center: Đưa vào tâm

BUILDING INFORMATION MODELING

65


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

+ Spread Pattern to Fit: Áp vừa vặn

- Use Baluster Per Tread on Staira: Áp số lượng baluster trên 1 mặt bậc - Balusters Per Tread: Số baluster trên 1 mặt bậc Các tùy chọn trong nhóm post: - Posts: Thanh trụ chính + Name: Tên thanh trụ • Start Post: Trụ đầu • Corner Post: Trụ giữa • End Post: Trụ cuối + Baluster Family: Loại trụ được load vào dự án + Base: Host đặt thanh Post, thường để host là thang + Base offset: Khoảng cách từ mặt bậc đến đáy thanh Post +Top: Host kết nối thanh Post, thường chọn rail trên cùng + Top offset: Khoảng cách từ thanh rail trên cùng so với đỉnh thanh Post + Space: Khoảng tiến, lùi của thanh Post so với vị trí 0.0 + Offset: Khoảng dịch ngang của thanh Post so với vị trí 0.0 BUILDING INFORMATION MODELING

66


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Corner Post At: + Each Segment End: Chèn vào điểm kết thúc + Angles Greater Than: Chế độ đặt góc giới hạn khi tự động đặt thanh Post Ví dụ đặt góc giới hạn là 60 thì khi lan can bị ngoặt lớn hơn 60 độ sẽ tự động chèn thanh Post vào giữa.Góc nhỏ hơn sẽ không có gì thay đổi + Never: Không đặt thanh Post vào vị trí giữa thang

BUILDING INFORMATION MODELING

67


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 *Tạo profile tay vịn Drop Down→New→ Family→ Metric Profile-Rail hoặc Metric profile Vẽ một biên dạng kín để load vào thanh vịn của thang. Đơn giản như đường tròn bán kính 25. + Nhấp nút Load project để đưa family vào dự án. Trong bảng type lựa chọn profile vừa mới load vào.

9/ Mái (Roof)

Có 3 cách tạo mái trong Revit đáp ứng được hầu hết các loại mái cơ bản. Sử dụng các công cụ: - Roof by Footprint: Tạo hầu hết mái nhà biệt thự kiểu Pháp. - Roof by Extrusion: Hình dạng mái nhà được kéo ra từ 1 biên dạng như mái nhà dạng sóng - Roof by Face: Là mái áp vào 1 mặt phẳng, dùng khi chuyển dự án từ conceptual mas sang quá trình thiết kế chi tiết *Cách khởi tạo: Home → Roof

BUILDING INFORMATION MODELING

68


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 9.1/ Roof by footprint

*Bảng Properties của mái: - Base Level: Level mái sẽ được đặt - Room Bounding: Khi tùy chọn này được đánh dấu kiểm, sự thay đổi hình học của mái sẽ tác động lên việc tính toán thể tích, diện tích phòng. -Base Ofset From Level: Khoảng dịch đáy mái - Cutoff Level: Tùy chọ cắt mái tại một level - Rafter Cut: Định nghĩa hình dạng mái chìa + Plumb Cut: Biên dạng mái chìa vuông góc mặt đất + Two Cut - Plumb: Mái chìa bị cắt nhưng khi điều khiển độ dày Fasica Depth sẽ được hình dạng mái chìa tương đương Plumb Cut + Two Cut – Square: Mái chìa bị cắt xéo.

+ Fasica Depth: Độ dày thêm vào cho phần đáy mái. BUILDING INFORMATION MODELING

69


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Rafter or Truss + Rafter: Offset của đáy đo từ trong tường + Truss: Offset của đáy đo từ bên ngoài tường. - Slope: Độ dốc mái *Muốn tạo một mái bằng: Trong vùng vẽ, sử dụng công cụ Modify/Create Roof Footprint vẽ các line bao kín. Bôi chọn tất cả các line này không chọn dấu kiểm trong ô Defines Slope trong thanh Options

*Reference là gì? Là một mặt phẳng làm việc trong Revit. Một cải tiến thú vị so với các phần mềm đồ họa khác. Cải thiện tốc độ làm việc đối với mô hình.

(Thanh công cụ vẽ reference trong menu Home) B1: Chọn Ref Plane trong thanh công cụ để vẽ một đường Plane.

BUILDING INFORMATION MODELING

70


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Đây là Plane vẽ tại mặt bên. Từ đây ta sẽ tạo ra một mặt phẳng làm việc tự do, là một host mới mà mô hình được xây dựng trên đó. Nên đặt tên cho mặt phẳng trong bảng Properties để tiện quản lý B2: Nhấn Set, bảng Work Plane đưa ra 3 lựa chọn: - Name: Chọn Plane đã đặt tên. - Pick a Plane: Pick chọn một plane hay lưới đã vẽ để tạo mặt phẳng. - Pick a line and use the work plane it was sketched in: Chọn một đường thẳng đã vẽ.

B3: Chọn Show

Muốn thao tác vuông góc trên mặt phẳng làm việc của Reference. Trong vùng vẽ ấn Shift + W hoặc F8. Nhấn phím mũi tên xuống và chọn “Orient to a Plane”

BUILDING INFORMATION MODELING

71


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Bảng Select Orientation Plane cho phép lựa chọn mặt phẳng làm việc. - Name: Plane đã được đặt tên - Pick a plane: Chọn 1 mặt phẳng trong không gian - Pick a line and use the work it was sketched in:

BUILDING INFORMATION MODELING

72


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 9.2/ Roof by extrusion Vẽ một reference trên mặt bằng. Chọn nó làm mặt phẳng làm việc ở một mặt bên bất kì hoặc phối cảnh nếu nó không cùng chiều với hướng mặc định nào trong Revit.

Home→ Roof→ Roof by Extrusion Vẽ biên dạng mái Extrusion → Finish

BUILDING INFORMATION MODELING

73


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Attack tường lên mái. Sử dụng thêm công cụ Vetical Opening để cắt mái theo biên dạng tường.

10/ Các label, tag, thẻ ghi chú phòng 10.1/ Cách đặt tên phòng Home→ Room Rê chuột vào vị trí phòng và click. Nhấp đúp chuột vào tên phòng mặc định để đặt lại.

BUILDING INFORMATION MODELING

74


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

* Đặt màu Muốn tạo màu ghi chú cho các phòng một cách tự động ta sử dụng công cụ Legend.

BUILDING INFORMATION MODELING

75


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Xuất hiện mục Department Legend, chọn một vị trí trên khung vẽ và thả dòng mục vào đó. Chưa có gì thay đổi, tiếp tục click vào dòng mục và chọn Edit Scheme. Bảng Edit Color Scheme cho phép quản lý màu sắc phòng dựa theo tính chất tùy chọn.

Trong mục Color chọn Area, phần hiển thị sẽ đưa ra các màu gợi ý. Click đúp vào chúng để thay đổi màu sắc theo ý mình. Ok để ra xem kết quả mô hình. BUILDING INFORMATION MODELING

76


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Trong chế độ tính toán nếu không cần độ chính xác hoàn toàn, có thể canh chỉnh chế độ tính theo khoảng. Ví dụ 20 < X < 30 sẽ có chung một cách thể hiện màu. Thay vì chọn chế độ By value, ta chọn chế độ By range. Lúc này tiếp tục chỉnh các giá trị sao cho hợp lý.

BUILDING INFORMATION MODELING

77


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

* Add label cho thẻ tính Khi những thẻ tính không thỏa mãn yêu cầu về thông tin, ta sẽ tinh chỉnh chúng sao cho hợp lý nhất. *Ví dụ ta không muốn thẻ Room chỉ có số thứ tự và tên phòng, ta có thể add thêm Label diện tích… - Click vào thẻ phòng, chọn Edit Family. - Click vào Home→ Label, trong bảng Category Parameters chọn thẻ Area và add vào bên Label Parameters → Ok - Load into Project

BUILDING INFORMATION MODELING

78


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

* Muốn thẻ ghi chú cửa đánh tên theo Type thay vì theo số thứ tự như mặc định:

- Click trực tiếp vào thẻ ghi chú. Chọn Edit Family - Click vào thẻ cửa, chọn Edit Family. - Click vào Home→ Label, trong bảng Category Parameters chọn thẻ Typer Mark và add vào bên Label Parameters Trong bảng Label Parameters bỏ chọn Mark. Dùng công cụ Remove parameters from label→ Ok BUILDING INFORMATION MODELING

79


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

- Load into Project

Trong Family có thể xóa bỏ viền bao ngoài của thẻ ghi chú.

BUILDING INFORMATION MODELING

80


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Đã thấy sự thay đổi. Để chính xác hơn, trong bảng Type Properties, phần Typer Mark đổi tên 20 thành D1. Click Ok để thấy sự thay đổi

Tương tự với các thẻ ghi chú: Cửa sổ, Callout, trần giả…

11/ Massing trong Model In - Place và Conceptual mass 11.1/ Massing trong Model In - Place *Các họ tại chỗ và áp đặt tính chất Ta biết không phải lúc nào cũng vẽ được các đối tượng đúng như mong muốn bằng các công cụ mặc định trong Revit. Ví dụ như mái vòm, trần giật cấp, cột xoắn, tường nghiêng, chỉ tường tự do… Bản chất của việc khởi tạo này chính là công cụ Model In - Place trong Compornent Home→ Compornent→ Model In – Place

BUILDING INFORMATION MODELING

81


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Một bảng Family Category and Parameters cho bạn quy định tính chất đối tượng mô hình 3D mà bạn sẽ tạo.

- Nếu muốn vẽ tường bạn chọn Walls - Nếu muốn vẽ cột bạn chọn Columns - Nếu muốn vẽ sàn bạn chọn Floors… Sau khi chọ đối tượng cần vẽ, đặt tên. Tiếp tục đến quá trình sketch

*Các công cụ cơ bản trong massing

BUILDING INFORMATION MODELING

82


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 1/ Extrusion 2/ Blend 3/ Revolve 4/ Sweep 5/ Sweep Blend Mô hình tạo từ các công cụ này có 2 dạng. - Đặc ( Solid Forms) - Rỗng ( Voild Forms) Mô hình khối rỗng sẽ cắt mô hình khối đặc. 11.1.1/ Công cụ Extrusion (Kéo một biên dạng sẵn có lên 3D) Chỉ cần một đường bao kín, trên bất kì một mặt phẳng nào là có thể tạo ra một khối 3D mang biên dạng đó. Dùng các công cụ vẽ đường line đã cho sẵn để tạo các biên dạng như ý.

BUILDING INFORMATION MODELING

83


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 11.1.2/ Công cụ Blend (Cũng gần như Extrusion nhưng khác là lần này ta phải có 2 biên dạng Đỉnh và Đáy)

11.1.3/ Công cụ Revolve ( Biên dạng kín xoay quanh một trục) Bao gồm biên dạng và Trục quay

BUILDING INFORMATION MODELING

84


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 11.1.4/ Công cụ Sweep ( Một biên dạng chạy theo đường) Bao gồm đường dẫn và biên dạng chạy

11.1.5/ Công cụ Sweep Blend (Vừa chạy theo đường dẫn vừa thay đổi biên dạng) - Đường dẫn - Biên dạng đầu - cuối

BUILDING INFORMATION MODELING

85


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 *Thực hành + Vẽ mái vòm, mái đao + Tường đặc biệt + Tường dưới thang xoắn + Và các họ tại chỗ khác. 11.2/ Conceptual Mass 11.2.1/ Cách khởi tạo và sử dụng Dropdown→ New→ Conceptual Mass

Một bảng lựa chọn hiện ra, tiếp tục chọn thư mục Conceptual Mass→ Metric Mass

BUILDING INFORMATION MODELING

86


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Về cơ bản cách dựng mô hình trong Conceptual Mass cũng giống như trong Model In - Place. Chỉ khác là nó không chia ra các công cụ cụ thể mà có một cách nhìn nhận thông minh hơn, mạnh mẽ hơn tùy thuộc vào cách bố trí line. Đặc biệt chỉ có một công cụ tạo: Creat Form

Concept phù hợp với việc tạo một dự án lớn. Giao diện của Conceptual Mass gần tương tự với một bản vẽ thông thường.

BUILDING INFORMATION MODELING

87


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 *Một vài kiểu tạo mô hình

Chọn đối tượng→ Create Form

BUILDING INFORMATION MODELING

88


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Chọn nhiều đối tượng→ Creat Form Trích xuất thông tin từ khối mass: Thể tích, diện tích, mật độ, hệ số sử dụng đất, thống kê sàn… 11.2.2/ Ràng buộc cấu kiện trong Conceptual Mass Kết thúc quá trình Conceptual Mass, chuyển sang thiết kế chi tiết phải gán các tính chất cho mô hình, lúc này Revit cung cấp những công cụ chuyển đổi cơ bản sau: + Mass sàn và áp sàn + Áp mái + Áp tường + Áp tường kính

a/ Mass sàn và áp sàn B1: Load mô hình trong Conceptual mass và project. BUILDING INFORMATION MODELING

89


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

B2: Chọn khối mass sẽ bắt đầu áp sàn

Sử dụng công cụ Mass Floors, một bảng Mass Floor hiện lên để lựa chọn các level sẽ áp mass sàn.

BUILDING INFORMATION MODELING

90


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Trong thanh công cụ vẽ sàn, lựa chọn Floor by Face và bôi chọn tất cả mass sàn đã tạo. Nhấn công cụ Create Floor, sàn sẽ được tạo từ một Type vốn có của Revit.

Khi cập nhật khối mass thì sàn có thể cập nhật.

BUILDING INFORMATION MODELING

91


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 b/ Áp mái Trên công cụ Roof chọn Roof by Face→ Chọn mặt phẳng trên cùng của khối mass→ Creat roof

c/ Áp tường và tường kính Home→ Wall→ Wall by Face→ Chọn một mặt mass Home→ Curtain System→ Chọn một mặt mass→ Creat System

BUILDING INFORMATION MODELING

92


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Thanh Options tinh chỉnh cách áp tường vào mặt khối mass. Level bắt đầu, chiều cao và áp vào mặt trong hay ngoài của khối mass

BUILDING INFORMATION MODELING

93


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Ngoài các công cụ ràng buộc tính chất cho mô hình rải rác tại các công cụ chính.Phần Massing & Site cũng cung cấp tóm gọn lại những ràng buộc cấu kiện này.

* Điều khiển hiển thị hình khối Trong vùng vẽ dùng lệnh VV hay trong Properties chọn Visibility/Graphic Overrides for 3D View. Xuất hiện một bảng quản lý hiển thị mô hình.

BUILDING INFORMATION MODELING

94


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Model Categories: Quản lý mô hình - Annotation Categories: Quản lý các mẫu ghi chú - Imported Categories: Quản lý các mẫu chèn vào dự án - Filters: - Design Options: Quản lý phương án trong mô hình *Ví dụ cho việc biểu hiện mặt bằng thang - tay vịn Chế độ nhìn mặc định

Đã chỉnh sửa trong Visibility

BUILDING INFORMATION MODELING

95


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

CHƯƠNG II TRIỂN KHAI VÀ HOÀN THIỆN 1/ Địa hình 1.1/ Tạo địa hình Chọn site trên thanh Project Browser Massing & Site → Toposurface → Place Point.

Note: Nhập cao độ tại Elevation trước khi pick điểm.

1.2/ Cách tạo địa hình trên file cad đường đồng mức đã cho Đầu tiên chèn bản cad vào file Revit Insert → Link Cad (hoặc Import Cad)

BUILDING INFORMATION MODELING

96


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Colors: - Invert : Đảo màu - Preserve : Giữ nguyên màu - Black and White: Đen và trắng

Layers: - All : Chọn tất cả - Visible: - Specify…

BUILDING INFORMATION MODELING

97


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Import units: Chọn hệ đo phù hợp với hệ đo của file cad được import.

Positioning: - Auto-Center to Center: Tự động chèn vào tâm bản vẽ Revit - Auto-Origin to Origin: Gốc tọa độ đến gốc tọa độ - Auto-By Shared Coordinates: - Manual-Origin: - Manual-Base point: Lựa chọn 1 điểm đặt file CAD - Manual-Center:

Current view only: Chỉ nhìn thấy bản CAD trong mặt phẳng được import.

BUILDING INFORMATION MODELING

98


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Bước tiếp theo: Massing and Site→ Toposurface→ Create from Import→ Select Import Instance

Chọn file cad, hiện ra một cửa sổ lựa chọn layer, chúng ta chọn tất cả các layers→ OK

BUILDING INFORMATION MODELING

99


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

BUILDING INFORMATION MODELING

100


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Vào Insert → Manage Links → Unload file CAD Công cụ Simplify Surface cho phép giảm độ mịn của địa hình, làm nhẹ bản vẽ. 1.3/ Đào, đục địa hình Dùng công cụ Building Pad

1.4/ Đường đi trên địa hình Dùng công cụ Subregion 1.5/ Bãi đỗ xe trên địa hình đã vẽ Dùng công cụ Parking Component *Note: Add thêm cây trong địa hình: công cụ Site Component Đo khoảng cách giữa các đường đồng mức: công cụ Label Contours Cắt địa hình: công cụ Split Surface Nối địa hình: công cụ Merge Surfaces Site setting: Tinh chỉnh cho địa hình

BUILDING INFORMATION MODELING

101


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - At intervals of: Khoảng cách giữa các đường đồng mức chính. - Increment: Khoảng cách giữa các đường đồng mức - Elevation of poche base:

2/ Kích thước, text, ghi chú 2.1/ Ghi kích thước

Ghi chú kích thước là một công đoạn của quá trình thiết kế bản vẽ. Có nhiều kiểu ghi kích thước: - Aligned: Đo vuông góc - Linear: Đo thẳng góc - Angular: Đo góc giữa hai đường - Radial: Đo bán kính - Arc Length: Đo độ dài cung - Spot Elevation: Đo cao độ (Mặt cắt hoặc mặt bên) BUILDING INFORMATION MODELING

102


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Spot Coordinate: Đo tọa độ điểm - Spot Slope: Đo độ dốc (Mái, sàn)

2.2/ Hiệu chỉnh nội dung và quy cách của kích thước

Tất cả các thuộc tính được quản lý thông qua hộp thoại Type Properties a/ Graphic - Dimension String Type:

BUILDING INFORMATION MODELING

103


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Tick Mark: Kí hiệu đánh dấu cuối đường Dim (mũi tên, đường gạch, dấu chấm đậm…) - Line Weight: Độ dày nét Dim - Tick Mark Line Weight: Độ dày Tick Mark - Dimension Line Extension: Chiều dài phần mở rộng của đường kích thước ra khỏi bên ngoài tick mark.

- Flipped dimension line Extension: Xác lập này mờ đi trừ khi tick mark được chọn sang Arrow head. Nó đảo ngược hướng mũi tên khi khoảng cách giữa chúng quá nhỏ không thể chứa 2 mũi tên trong không gian kích thước. Tham số này điều khiển chiều dài của phần mở rộng của đường kích thước sau biểu tượng mũi tên tương tự Dimension Line Extension - Witness Line Control: Giới hạn đường Dim theo một kích thước nhất định, làm bản vẽ gọn gàng hơn. + Gap to Element: Lựa chọn này để mặc định chế độ Dim vốn có. + Fixed to Dimension Line: Lựa chọn này cho phép tinh chỉnh giới hạn nét Dim ở ô Witness Line Length

BUILDING INFORMATION MODELING

104


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Gap to Element

Fixed to Dimension Line Với Witness Line Length = 10

- Witness Line Length: Độ dài nét Dim tính từ đường kích thước - Witness Line Gap to Element: Độ dài bị cắt của Dim tính từ gốc điểm đo. - Witness Line Extension: Độ dài Dim đua ra sau đường kích thước.

- Centerline Symbol: - Centerline Pattern: - Centerline Tick Mark: - Interior Tick Mark: - Ordinate Dimension Setting: - Color: Gán màu sắc cho chữ thông qua một hộp thoại chọn màu. - Dimension Line Snap Distance: b/ Text BUILDING INFORMATION MODELING

105


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 -Width Factor: Điều chỉnh chiều dài text mà không ảnh hưởng đến chiều cao.Mặc định là 1.Nếu muốn text rộng hơn thì nhập giá trị lớn hơn 1, ngược lại muốn text nhỏ hơn ta nhập giá trị <1. - Underline/ Italic/ Bold: Lựa chọn chữ gạch chân, in nghiêng và in đậm. - Text size: Điều chỉnh cỡ chữ. - Text Offset: Khoảng cách chữ số và đường line - Text font: chọn font chữ - Texext background: + Opaque: Nền mờ đục có màu trắng đồng nhất và che khuất 1 phần tử khác nằm dưới nó. + Transparent: Nền trong suốt (cho các phần tử nhìn xuyên qua vùng text). - Units Format: Format định dạng kích thước - Show Opening Height: 2.3/ Text Annotate→ Text

BUILDING INFORMATION MODELING

106


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Một số thuộc tính được phơi bày trực tiếp trong thanh Options khi text được chọn để biên tập. Chẳng hạn như canh lề và các tuỳ chọn Bold, Italic và Underline.

Tất cả các thuộc tính được quản lý thông qua hộp thoại Type Properties: - Color: Gán màu sắc cho chữ thông qua một hộp thoại chọn màu chuẩn. - Line weight: Điều chỉnh bề dày của các đường (tham số thay đổi từ 1 đến 16) - Background: Nền của text + Opaque: Nền mờ đục có màu trắng đồng nhất và che khuất 1 phần tử khác nằm dưới nó. + Transparent: Nền trong suốt (cho các phần tử được nhìn xuyên qua vùng text).

BUILDING INFORMATION MODELING

107


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

- Show leader: Hiển thị hay không hiển thị khung bao - Leader/ border offset: Khoảng cách khung so với text. - Leader Arrowhead: Điều chỉnh ký hiệu đầu đường leader. Có 1 danh sách các ký hiệu để lựa chọn. - Text font: Chọn font chữ - Text size: Điều chỉnh cỡ chữ - Tab size: - Width factor: Điều chỉnh chiều dài text mà không ảnh hưởng đến chiều cao. Mặc định là 1, nếu muốn text rộng hơn thì nhập giá trị lớn hơn 1, ngược lại muốn text nhỏ hơn ta nhập giá trị < 1. 2.4/ Text 3D Home → Model Text Lựa chọn mặt phẳng làm việc và đặt text 3D lên. Nếu cần thay đổi mặt phẳng đặt text 3D, chọn text và lựa chọn công cụ “Pick new” 2.5/ Keynote * Khởi tạo: Annotate→ Keynote

BUILDING INFORMATION MODELING

108


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Keynote là những thông tin cần ghi chú trên bản vẽ. Ví dụ như kích thước, chủng loại vật liệu sản phẩm, đơn vị sản suất…theo một tiêu chuẩn có sẵn. Tất cả thông tin này có thể cập nhật và quản lý tại Keynoting Settings

KienViet sẽ cung cấp file ketnote tiếng việt. Đây là mã hiệu dự toán theo định mức dự toán xây dựng công trình của bộ xây dựng phát hành. Download tại: http://www.mediafire.com/?tr1yjdnwemt

3/ Xác lập khuôn mẫu và chuẩn văn phòng 3.1/ Template riêng Những template mẫu có sẵn trong Revit không thể đáp ứng được hết các nhu cầu về thiết kế, vì vậy nó cho phép chúng ta tạo những template riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu riêng biệt. Tạo một số vách cơ bản, các vật liệu cơ bản như gỗ, kính, các ghi chú chuẩn của công ty…và lưu dưới dạng một Template

BUILDING INFORMATION MODELING

109


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Manage → Macro Security → File Locations

Tại mục Default path for family template files thay dổi đường dẫn đến file template vừa tạo. Bây giờ mỗi lần khởi động Revit sẽ tự động mở bằng file template này. * Thay đổi khung tên: New → Family → Titleblocks → Chọn khổ giấy thích hợp hoặc chọn New size - Vẽ các đường bằng công cụ Line - Chèn ảnh, text và các nhãn (lable) và các symbol + Chèn ảnh bằng cách chọn Insert, sau đó import một bức ảnh từ máy tính vào và định lại kích cỡ cho nó. + Thêm các mẫu tô bằng công cụ Filled Region + Thêm text bằng công cụ Text. Ghi nhớ rằng các text này không thể thay đổi trong môi trường project mà chỉ trong Family Editor + Thêm các nhãn với công cụ Label

BUILDING INFORMATION MODELING

110


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 + Load to project *Nếu thay đổi ghi chú, tương ứng với mỗi loại ghi chú sẽ có những family riêng

3.2/ Các kiểu - mẫu nét a/ Line styles:

Mỗi style được xác định bởi Line Weight, Line Color và Line pattern

BUILDING INFORMATION MODELING

111


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 b/ Line Patterms Là một loạt các đoạn, điểm và khoảng cách lặp lại để tạo ra các nét khác nhau.

c/ Line Weights

Là chiều dày nét, thay đổi theo tỷ lệ bản vẽ. Những tỷ lệ này có thể điều chỉnh.

BUILDING INFORMATION MODELING

112


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

4/ Schedules

4.1/ Thống kê chung: Các thống kê trên đều có chung một dạng properties, ta sẽ đi sâu phân tích cách lựa chọn và quản lý thông tin trong một thống kê chung. View → Schedules → Schedule/ Quantities

Bảng danh sách các family và các đối tượng có thể thống kê Bảng Schedule Properties cho phép lựa chọn các thông tin sẽ thống kê đối với tất cả các loại cửa trong project, từ level, số lượng, kích thước, loại, chất liệu cho đến giá cả…Đồng thời sắp xếp có lựa chọn, cách thể hiện thông tin… - Lựa chọn “Doors” để thống kê danh sách cửa đi có trong dự án. Sau đó nhấp OK

BUILDING INFORMATION MODELING

113


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Hộp thoại New Schedule cho phép lựa chọn đối tượng cần thống kê

- Danh sách thông tin thống kê nằm tại mục Available Fields. Chọn Add nếu muốn thêm và Remove nếu muốn thông tin xóa khỏi danh sách. - Add Parameter nếu muốn thêm một thông tin không có trong danh mục có sẵn - Sử dụng Move Up nếu muốn đẩy thông tin lên trên và Move Down nếu muốn đưa thông tin xuống dưới. Kết quả:

BUILDING INFORMATION MODELING

114


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Nhìn vào bảng thống kê có những cột đã add như Cost, Model, Frame Material hiện tại chưa chứa thông tin gì. Muốn loại bỏ làm như sau:

Kết quả

Việt hóa

BUILDING INFORMATION MODELING

115


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 * Filter: Lọc thống kê dựa theo một thông tin gốc

* Sorting/Grouping: Thứ tự sắp xếp nhóm thông tin

BUILDING INFORMATION MODELING

116


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 * Formating

Tinh chỉnh vị trí thông tin hiển thị trong bảng thống kê - Heading: Tên thông tin thống kê - Heading orientation: Chiều đọc ngang - dọc - Alignment: Căn lề trái - phải - giữa - Field formatting: Đơn vị và giới hạn - Calculate totals: Cộng gộp (áp dụng cho tính toán) e/ Appearance

BUILDING INFORMATION MODELING

117


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Sử dụng cách thay đổi Type Mark đã nói trong phần trước để làm cho thống kê chuẩn hơn.

4.2/ Thống kê vật liệu: Không chỉ thống kê vật liệu mà có thể thống kê chi tiết family. Ví dụ thống kê số thanh trong dàn không gian… View → Schedules → material Takeoff - Hộp thoại New Material Takeoff cũng tương tự cho Bảng thống kê chung, có thể thống kê vật liệu sử dụng cho mái, cầu thang, cột, tường, dầm…

BUILDING INFORMATION MODELING

118


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

4.3/ Thống kê danh sách bản vẽ: Danh sách những bản vẽ trong project sẽ được thống kê một cách đầy đủ và có sắp xếp tại đây. View → Schedules → Sheet list Fiedls: Chọn những hạng mục cần cho việc thống kê như: - Ngày thống kê (Sheet Issue Date) - Tên bản vẽ (Sheet name) - Số hiệu bản vẽ (Sheet number) - Số lượng (count)…

BUILDING INFORMATION MODELING

119


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Kết quả:

4.4/ Thống kê chi tiết bản vẽ: Tương tự cách thống kê danh sách bản vẽ. View → Schedules → View list

5/ Các phương án trong một project Vẽ cùng một lúc 2 hoặc nhiều hơn các phương án trên project. Sử dụng công cụ Design Options để tạo ra một danh sách các sự lựa chọn này. Ví dụ với phương án mái dốc và mái bằng như trong hình:

BUILDING INFORMATION MODELING

120


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 B1: Kích hoạt công cụ Design options trên thanh Manage Sau khi kích hoạt công cụ Design Options sẽ hiện ra một cửa sổ mới.Trước hết đổi tên Option Set 1→ Phuong an Mai. Tiếp theo click New để tạo ra option 2:

Đổi tên Option 1 và Option 2 thành Mai doc và Mai bang.

Trở lại giao diện làm việc, chọn mái dốc, click Add to Set - Làm tương tự cho Mai bang - Và cuối cùng là lựa chọn phương án

BUILDING INFORMATION MODELING

121


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Khi lựa chọn một phương án, phương án còn lại ẩn đi. Ta có thể bố trí nhiều phương án và thể hiện chúng trong cùng một Sheet

6/ Render Cũng như các phần mềm đồ họa khác, Revit cũng có một chế độ Render mặc định, đó là Mentaray. Ngoài ra có thêm một vài Plugin cho Revit về chế độ Render, nhưng ta sẽ chỉ nghiên cứu chế độ mặc định của nó. Để kích hoạt công cụ render, ta có các cách sau: a/ View → Render b/ Kích hoạt Render được bố trí tại View Control Bar

c/ Lệnh tắt RR Công cụ Render chỉ hoạt động được trong 3D hay 3D View. Sau khi được kích hoạt, xuất hiện hộp thoại Rendering Trong hộp thoại này các mặc định đã được cài sẵn. - Khi muốn thực hiện Render, click vào nút Render thì tất cả những gì trên màn hình sẽ được render. BUILDING INFORMATION MODELING

122


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Nếu chọn Region, thì chỉ render trên một khu vực nào đó do người dùng quy định. - Quality: Chất lượng hình ảnh của kết quả render được quyết định trong phần này. Từ chất lượng thấp nhất Draft cho đến cao nhất là Best.

Chất lượng càng cao thì thời gian render sẽ càng lâu. - Output Settings: Quy định kích thước và dung lượng của hình ảnh được hình thành. Có 2 lựa chọn: + Screen: Hình ảnh chỉ cần trình bày bằng máy tính. + Printer: Nếu muốn trình render được in ra giấy

. Có 4 độ phân giải mặc định 75/150/300/600 DPI, tương đương với số lượng điểm ảnh trên 1 inch vuông. DPI càng cao thì ảnh càng mượt và thời gian render càng tăng. - Scheme: Chọn nguồn sáng tác động đến hình ảnh của công trình qua bóng đổ được thể hiện qua kết quả render.

BUILDING INFORMATION MODELING

123


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Có 6 lựa chọn cho phần này: - Exterior (ngoại thất): + Sun only: Chỉ có mặt trời + Sun and Artificial: Mặt trời và chiếu sáng nhân tạo. + Artificial only: Chỉ có chiếu sáng nhân tạo. - Interior (nội thất): Tương tự ngoại thất.

- Sun: Nếu áp dụng nguồn sáng mặt trời thì vị trí mặt trời được quyết đinh tại bảng này. Có rất nhiều chọn lựa tùy thuộc vào phần Solar Study.

- Still - Single Day - Multi Day

BUILDING INFORMATION MODELING

124


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Lighting + Location: Địa điểm đặt công trình + Date: Ngày tháng + Time: Giờ trong ngày + Relative to View: Có thể hiện mặt trời khi Render? - Background: Có 5 lựa chọn tùy thuộc vào mật độ các đám mây trong bầu trời làm nền phía sau công trình và một lựa chọn màu để làm nền.

Với Revit 2011xuất hiện tính năng mới: Tính năng chèn bitmap làm background.

Trên đây là các thông số chung mà một Rendering Engine cũng thường có. Dưới đây là những thông số khác mà Mental Ray được biên tập riêng cho revit Achitecture nhằm mục đích nâng cao kết quả của render nhưng dễ sử dụng hơn so với 3ds Max cũng sử dụng Engine Mental Ray. BUILDING INFORMATION MODELING

125


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Trong phần Quality, ngoài 5 lựa chọn đã đề cập, nếu click vào dòng Edit…và làm việc với các lựa chọn trong hộp thoại mới xuất hiện. Trong hộp thoại này chúng ta click vào nút Copy To Custom, các thông số để điều chỉnh khác sẽ được kích hoạt cho chúng ta điều chỉnh. Tất cả các hiệu chỉnh này được lưu lại và có giá trị với hình chiếu đang hiện diện trong vùng vẽ với tên là Custom (View Specific).

*Ý nghĩa của các thông số: Đối với những vật thể có hình dáng cong thì thông số này quyết định độ mịn khi render tạo ảnh Một vật thể đứng cạnh 1 thành phần khác có vật liệu mang thuộc tính Refective sẽ có hình phản chiếu lên thành phần này. Nếu có nhiều thành phần như vậy, chỉnh thông số này để có số lần phản chiếu tối đa nên những thành phần kế tiếp.

BUILDING INFORMATION MODELING

126


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Khi nhìn một thành phần (không có tính chất Transparency) nằm sau nhiều thành phần khác (có tính chất Transparency) sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Thông số này tăng giảm khả năng nhìn xuyên.

- Khi một thành phần được phản chiếu vào một bề mặt của vật liệu khác thì những cạnh viền của hình phản chiếu rõ nét hay không phụ thuộc vào thông số này - Cũng có khả năng giống như thông số ngay trên nhưng đối với hình ảnh nằm sau các vật liệu trong suốt. Hai thông số Blur vừa nêu có rất quan trọng cho chất lượng của hình ảnh kết quả. - Đường viền của bóng nắng góp phần mang lại cảm giác thực cho hình ảnh. Khi chọn Enable Soft Shadows, có thể tùy chỉnh chất lượng đường viền này bằng thông số Soft Shadow Precision. Thông thường để ở mức 5 BUILDING INFORMATION MODELING

127


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 Các thông số trong nhóm Indirect lllumination Options là nhóm quan trọng nhất trong vấn đề thời lượng khi render, nhưng chất lượng render sẽ thay đổi đột biến.

*Chỉnh setting thông số và ý nghĩa thông số trong render - Adjust exposure:

BUILDING INFORMATION MODELING

128


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 - Exposure Value: Độ tối sáng của mặt trời. Càng nhỏ càng chói - Highlights: Độ sáng của môi trường - Mid Tones: Sáng tối môi trường - Shadows: Độ đậm bóng đổ - White Point: Độ lạnh của ánh sáng - Saturation: Độ tươi * Cắt phối cảnh

Trong bảng Properties đánh dấu vào ô Section Box. Ngay lập tức mô hình sẽ đươc bao bọc bởi một khối box. Khối box này có chức năng cắt mô hình theo bất kì hướng nào mà nó tiếp xúc.

BUILDING INFORMATION MODELING

129


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Tính năng này tỏ ra hiệu quả khi muốn Render một mặt cắt 3D hay tạo ra những mặt bằng 3D trực quan.

7/ Các bản vẽ triển khai chi tiết 7.1/ Điều khiển hiển thị trên bản vẽ hiện hành Mỗi một kiểu mặt bằng, mặt cắt, mặt bên…chỉ đơn thuần là nhìn mô hình theo một cách khác. Đối với Revit, nguyên tắc là không bao giờ vẽ lại những gì đã tồn tại trong mô hình. Với một bản vẽ thi công hoàn chỉnh, một mặt bằng đơn thuần không đủ để chứa tất cả thông tin trong đó. Nó chia chi tiết rất cụ thể: - Mặt bằng tầng 1 + Mặt bằng lát sàn tầng 1 + Mặt bằng bố trí nội thất tầng 1 + Mặt bằng cửa tầng 1

BUILDING INFORMATION MODELING

130


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

Trong đó các mặt bằng cụ thể này cũng lấy từ chính mô hình, từ cách quản lý kiểu nhìn mô hình Có 3 cách để nhân đôi bản vẽ lên và cho nó một kiểu nhìn mới: a/ Duplicate: Nhân đôi một bản vẽ, và bản vẽ mới sẽ riêng biệt hẳn so với bản vẽ gốc. Tuy nhiên chúng luôn luôn có sự đồng nhất về mô hình. b/ Duplicate with Detailing: Nhân đôi một bản vẽ,và bản vẽ mới này thường sử dụng cho quá trình đi chi tiết Detailing c/ Duplicate as a Dependent: Nhân đôi bản vẽ, bản vẽ mới sẽ được coi như một “tập con” của bản vẽ gốc. Chúng có mối liên hệ rõ ràng về mô hình nhưng lại khác biệt về Detail Một kiểu nhìn mới là một kiểu nhìn được định nghĩa trong Visibilily/Graphic (Lệnh tắt VV hay VG) hoặc thủ công với các công cụ Hide in view element – Category – By Filter.

BUILDING INFORMATION MODELING

131


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

7.2/ Callout *Khởi tạo: View → Callout

Là một kiểu trích xuất trực tiếp từ mô hình, công cụ này sử dụng cho quá trình Detailing sẽ cho ra những sản phẩm tuyệt vời với một tốc độ đáng nể.

BUILDING INFORMATION MODELING

132


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011

_________________________________________________________________

Revit Architecture 2010 nâng cao I/ Thư viện, quản lý thư viện 1/ Một số template family dung để dựng những family cơ bản 2/ Căn bản của việc tạo và hiệu chỉnh family Xương sống của family chính là các Reference - Thêm tham số hiệu chỉnh trong family - Quản lý đồ họa family, thành phần nào hiện và ẩn trong từng view và detail level - Gán biến và công thức - Tạo các family ràng buộc theo kích thước, số lượng - Tạo thư viện cửa đi, cửa sổ - Tạo và sử dụng cửa đi, cửa sổ trong hệ vách kính - Tạo các family ràng buộc, phụ thuộc vào các cấu kiện chính theo đường và mặt hỗ trợ - Tạo thư viện đồ đạc BUILDING INFORMATION MODELING

133


TRAN NHAT PHUONG_REVIT ARCHITECTURE 2011 II/ Làm việc nhóm - Workset cao cấp - Vách kính xếp lồng III/ Đánh giá về BIM - Tỷ lệ % BIM - So sánh BIM của Revit với Achicad, Autocad Desktop IV/Add in trong Revit - Artlantis Studio - Ecotect

TRẦN NHẬT PHƯƠNG Sđt: 0916.843.888 or 0983.250.098 Mail: trannhatphuong@kienvietcorp.com Or: trannhatphuong.arc@gmail.com Yahoo: trannhatphuong_arc

BUILDING INFORMATION MODELING

134


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.