Hoa revised 2pages kawagoe

Page 1

THAM LUẬN HỘI THẢO

KINH NGHIỆM BẢO TỒN THỊ TRẤN CỔ KAWAGOE VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC KHỞI XƯỚNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

NCS. TẠ QUỲNH HOA, GIẢNG VIÊN KHOA KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH TRƯỜNG DHXD Email: tqh1975@yahoo.com

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

I. Giới thiệu khu vực II. Tóm tắt quá trình bảo tồn III. Vai trò của cộng đồng IV. Các kết quả đạt được V. Nhận xét – đánh giá – kết luận

1


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 1. Vị trí địa lý

Kawagoe

sông Shingashi

Kawa goe

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 1. Vị trí địa lý

Thi trấn Kawagoe có vai trò như điểm trung chuyển về giao thông và thương mại đến Tokyo và từ Tokyo đi các nơi khác.

Kawagoe là thị trấn cổ nằm ở phía Tây Bắc Edo (tên cũ của thành phố Tokyo – Nhật Bản), cách trung tâm Tokyo 35 km diện tích 109.16km2 chiều rộng:16.27km chiều dài là13.81km. Dân số là 335.600 người (135.621 hộ gia đình).

2


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 2. Lịch sử hình thành

• •

Được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của dòng tộc Kawagoe. Từ đây, có thể liên hệ với Edo (nay là thành phố Tokyo) qua con sông Shingashigawa và tuyến đường Kawagoe Kaido, tuyến đường đi qua trung tâm thị trấn.

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC Sự liên hệ chặt chẽ về thương mại và văn hóa với khu vực Edo làm cho Kawagoe được gọi với cái tên trìu mến là Koedo, có nghĩa là “ Một thị trấn giống như Edo - Một Edo thu nhỏ”.

3


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC Vào thời Thiên Hoàng Minh Trị (Meiji Period), thị trấn đã trở thành một khu vực buôn bán thương mại hàng đầu của tỉnh Saitama, là đầu mối cung cấp gạo, ngũ cốc cũng như các loại hàng vải vóc đặc trưng cho Tokyo

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 3. Cấu trúc đô thị Cuối TK 13, đầu TK 14 :. Cấu trúc đô thị phân chia làm 5 khu vực :

• • • • •

Lâu đài có thành quách và hào nước bao quanh là nơi ở của lãnh chúa Phía đông và phía tây lãnh địa của lãnh chúa là nơi ở của tầng lớp binh sĩ, các Samurai ( phần màu vàng) Khu vực chính giữa, bám theo trục giao thông chính là khu vực của các thương gia, tầng lớp giàu có, Rải rác xung quanh là nhà ở của người dân, nông dân Dọc theo con sông nhỏ có nhiều đền thờ, thờ thần và thờ phật ( temples & shrines) – những điểm nhỏ màu đỏ

Bản đồ Kawagoe vào thế kỷ 17

4


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC

Cấu trúc đường phố rất ít thay đổi trong suốt 400 năm trở lại đây

TK 17

Tk 19

1881

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 3. Các mốc thời gian quan trọng

• • • • • •

1635 : một vụ cháy lớn đã xảy ra, thiêu hủy gần hết nhà cửa trong khu vực. Các ngôi nhà được xây dựng lại với tường dày và các cửa chống cháy. 1639 : Khu vực lâu đài được mở rộng ra. Việc khuyến ngư, khuyến nông được quan tâm. Đây là thời kỳ phát triển kinh tế địa phương. Cấu trúc xã hội đã có sự phân biệt đẳng cấp, vai trò trách nhiệm rõ rệt. 1694 : Hình thành các khu phía tây thành quách của lãnh chúa vùng Kawagoe. Đầu thế kỷ 18 ( 1703) là 1 thị trấn rất thịnh vượng với hơn 200 ngôi nhà lớn của các thương nhân với diện tích mặt bằng trên 200m2, mái lợp gỗ, cột gỗ và tường trát đất sét nhiều lớp. Năm 1893 : Một trận cháy lớn đã thiêu hủy gần 1/3 thị trấn, nhưng hầu hết các ngôi nhà được làm theo kiểu nhà kho Kurazukuri - “store houses” với tường trát nhiều lớp đất sét và vữa để chống cháy đã tồn tại được qua trận cháy này và nhiều ngôi nhà còn tồn tại đến tận ngày nay. Hiện nay, phần lớn các ngôi nhà dọc các tuyến phố là những ngôi nhà đã được xây dựng lại theo sau trận cháy theo kiểu nhà phố thời Edo nhằm mục đích buôn bán “shophouse Edo style”. Hình thức kiến trúc của các ngôi nhà đều thể hiện kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật chống cháy.

5


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 4. Các giá trị vật thể

Cấu trúc đô thị cổ với cách phân khu rõ rệt và mạng lưới tuyến phố độc đáo, ổn định

Đặc trưng kiến trúc của các ngôi nhà cổ: kiểu nhà kho truyền thống với tường trát nhiều lớp đất sét để chống cháy - Kurazukuri – kiểu nhà truyền thống của Nhật Bản.

Công trình kiến trúc công cộng : tháp chuông Toki no Kane được coi là biểu tượng của khu vực, các bảo tàng, các ngôi đền thờ cổ

Lâu đài của lãnh chúa (Kawagoe Castle) được xây dựng 1457

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 4. Các giá trị vật thể : Các ngôi nhà cổ kiểu Kurazukuri

Xây dựng dưới thời Edo (1600-1867)

Đặc trưng kiểu nhà kho với tường trát đất sét và nhiều lớp vữa chống cháy vừa với mục đích đảm bảo chống bị xâm lấn

Tại thị trấn Kawagoe trước đây có trên 200 ngôi nhà, cho đến ngày nay chỉ còn lại khoảng 30 ngôi nhà cổ.

6


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC Hiện nay Ngôi nhà cổ nhất ở Kawagoe được xây năm 1792 đó là nhà của gia đình Ohsawa, được chính quyền bang đánh giá là Di sản văn hóa quan trọng ( Important Cultural Property) vào năm 1971 vì đó là 1 trong số rât ít ngôi nhà tiêu biểu tại thời kỳ Edo còn lại tại Nhật Bản.

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC

7


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 4. Các giá trị vật thể : Các ngôi nhà cổ kiểu Kurazukuri Công trình kiến trúc công cộng Tháp chuông Toki no Kane được coi là biểu tượng của khu vực-xây dựng cách đây hơn 350 năm (vào khoảng năm 1624 -1643), để nhắc giờ cho người dân trong vùng 4 lần trong ngày. cao 16,2m với cấu trúc gỗ và có 3 tầng.

Tháp chuông Toki no Kane ( 1893)

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 4. Các giá trị vật thể : Công trình kiến trúc công cộng Hệ thống các công trình tôn giáo, tín ngưỡng: như các đền thờ thần, đền thờ Phật được phân bố dọc theo các nhánh sông , suối nhỏ, lùi sâu so với các tuyến phố buôn bán, và thường được bố trí tại điểm cuối của các ngõ nhỏ tạo nên các không gian mở hết sức sinh động, là điểm nút kết của các ngõ phố. Cổng vào các ngôi đền có kiến trúc rất đặc trưng, cây xanh cảnh quan được thiết kế hòa hợp với cảnh quan tự nhiên của khu vực.

Đền Kitain Temple - Kawagoe

8


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC 5. Các giá trị phi vật thể

Không gian buôn bán thương mại truyền thống: Các tuyến phố cổ Kawagoe là những không gian văn hóa thương mại truyền thống đặc trưng khung cảnh thị trấn dưới thời Edo. Các mặt hàng truyền thống của khu vực là: ngũ cốc, đường, rượu gạo sake,

xì dầu, thuốc lá, guốc gỗ “geta”, trà xanh, kẹo, gỗ xẻ, đồ dùng văn phòng, giấy, đồ dùng kim loại hoặc than củi.

Mối quan hệ gia đình, dòng tộc : Các thành viên trong dòng tộc có mối quan hệ gắn bó rất mật thiết và mối liên hệ dòng tộc có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống cũng như công việc làm ăn buôn bán của người dân trong khu vực. Nhiều thế hệ tiếp nối trong gia đình sinh sống trong ngôi nhà cổ của gia đình, dòng họ. Các ngôi nhà cổ được đặt tên theo tên gọi của gia đình mà không phải là phân biệt theo số nhà. ví dụ : ngôi nhà Ohsawa của

gia đình Ohsawa, nhà Miaoka của gia đình Miaoka, ngôi nhà Koyamo ...

Các hoạt động lễ hội truyền thống: Lễ rước kiệu, ẩm thực truyền thống, kịch nô...

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC Các vấn đề mà khu vực đã phải đối mặt Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa: 1. Sự suy thoái của khu vực thị trấn cổ do sự giảm sút dân số

Năm 1960s, nhiều đường giao thông đã được quy hoạch và xây mới, có 2 nhà ga tầu hỏa đã được xây dựng tại phía tây nam của Kawagoe kéo dân cư tập trung về phía nhà ga. Một số ngôi nhà cổ đã bị bỏ trống, không được tu sửa nên hư hỏng nặng. Tuyến phố thương mại không còn tấp nập như xưa và mất dần “sức sống”

9


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC Các vấn đề mà khu vực đã phải đối mặt

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC Các vấn đề mà khu vực đã phải đối mặt 2. Nhu cầu phát triển các khu chung cư cao tầng

Việc xây dựng nhiều chung cư cao tầng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân được triển khai mạnh mẽ vào những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 đã ảnh hưởng đến cảnh quan của khu vực.

10


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC Các vấn đề mà khu vực đã phải đối mặt 3. Nhiều ngôi nhà cổ bị thay thế Nhiều ngôi nhà mới xây dựng sử dụng vật liệu mới đã thay thế những ngôi nhà cổ, đe dọa việc bảo tồn và gìn giữ các đặc trưng kiến trúc truyền thống của khu vực

I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC Các vấn đề mà khu vực đã phải đối mặt 4. Chưa có hành lang pháp lý cũng như biện pháp cụ thể cho việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ trong khu vực Nhật Bản chưa ban hành Luật bảo tồn cho các quần thể công trình kiến trúc truyền thống Kawagoe chưa được công nhận là khu vực di sản cấp Quốc Gia cần được bảo tồn dưới Luật

11


I. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC

Câu hỏi đặt ra là:

Làm thế nào để hồi sinh các hoạt động kinh tế khu trung tâm thương mại của thị trấn cổ nhằm bảo vệ và gìn giữ được các giá trị vật thể, phi vật thể đặc trưng của khu vực?

Làm thế nào ngăn cản quá trình xây dựng các chung cư cao tầng làm ảnh hưởng đến hình ảnh tuyến phố?

Làm thế nào để Kawagoe trở thành khu vực bảo tồn cấp quốc gia ?

Hành lang pháp lý và các quy chế kiểm soát để bảo tồn quần thể các ngôi nhà cổ trong khu vực kịp thời ?

II. QUÁ TRÌNH BẢO TỒN

TIỀN ĐỀ CHO QUÁ TRÌNH BẢO TỒN KAWAGOE

1970s: Bộ văn hóa Nhật Bản Tiến hành điều tra quy mô Quốc gia với 10 đô thị cổ , Kawagoe là 1 trong số đó

Chuyên gia

1975: Nhật Bản đã ban hành Luật bảo tồn khu vực quần thể công trình kiến trúc truyền thống

Chính quyền TW

1977: Chính quyền địa phương chỉ định việc tư vấn thiết lập các Quy chuẩn thiết kế cho việc bảo tồn tại khu vực (design code for preservation)

Chính quyền địa phương, chuyên gia

08 N Ă M

12


II. QUÁ TRÌNH BẢO TỒN

GIAI ĐOẠN I Điều tra khảo sát – Xác định các giá trị khu vực

GIAI ĐOẠN II Xác định các vấn đề Thành lập ban đại diện cộng đồng

` 1981-1982 : Điều tra để xây dựng Quy chuẩn thiết kế cho việc bảo tồn, tập trung điều tra kiến trúc và cảnh quan.(GS.Fukukawa là người trực tiếp tiến hành) 5/1983 : Thành lập Kurano Kai – Hội đồng địa phương

Chuyên gia Hội địa phương

Xác định và thống nhất các giá trị đặc trưng của khu vực cần bảo tồn: - Các ngôi nhà kiểu nhà kho - kurazukuri - Các ngôi nhà phố trát vữa - Cấu trúc không gian của nhà cổ với 4 lớp không gian (4 bases), hướng nhà - Không gian thương mại sôi động - Các hoạt động văn hóa truyền thống trên tuyến phố

Chuyên gia, cán bộ địa phương. cộng đồng (tự khởi xướng )

1983 : Tham khảo, học tập các kinh nghiệm nước ngoài (English National Trust) – tổ chức được xây dựng từ cộng đồng nhằm bảo vệ cảnh quan và các công trình lịch sử

Chuyên gia nhóm cộng đồng

9/1987: Thành lập Hội đồng TKĐT của khu vực 1987: Họp các bên liên quan lần thứ I.Mục đích xây dựng quy định về TKĐT cho toàn bộ khu vực. Đạt được sự đồng thuận của cộng đồng.

Thị trưởng, chuyên gia, đại diện cộng đồng

10 N Ă M

II. QUÁ TRÌNH BẢO TỒN GIAI ĐOẠN III Các hoạt động – khởi xướng triển khai

1997: Lập d.s 50 ngôi nhà được xác định là đối tượng bảo tồn.

Quyết định Kawagoe là khu vực bảo tồn quy mô quốc gia; đề xuất lên chính quyền trung ương; đã được phê duyệt.

Tiếp tục phát huy

CQ địa phương. Cộng đồng

1998: Ra được Quy định bảo tồn Quần thể công trình Kiến trúc cổ Kawagoe 23.6.1998 : Đã tiến hành phân vùng bảo tồn, các khu vực cụ thể được xác định ranh giới cụ thể là khu vực cần được bảo vệ theo Luật bảo vệ khu vực quần thể kiến trúc đô thị truyền thống. Tổ chức kỷ niệm 10 năm hoạt động của nhóm cộng đồng trong việc bảo tồn, kiến tạo khu vực với các hoạt động cụ thể

GIAI ĐOẠN IV

Chuyên gia cộng đồng

1998 – nay: Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm bảo tồn phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể của khu vực Hoạt động thường xuyên, không chỉ trong các hoạt động bảo vệ cảnh quan , môi trường vật thể mà còn phát huy và quảng bá các giá trị về văn hóa truyền thống của khu vực

nhóm cộng đồng

10 N Ă M

nhóm cộng đồng

2008: Kỷ niệm 20 năm các hoạt động của cộng đồng

13


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Cộng đồng có vai trò như thế nào trong quá trình bảo tồn và hồi sinh thị trấn cổ Kawagoe

??? Gặp gỡ với một trong những người trụ cột của tổ chức cộng đồng tại Kawagoe

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG Ông Kani : chủ tịch Hội đồng TKĐT địa phương Chủ cửa hàng đồng hồ và đồ nữ trang Một người hoạt động không mệt mỏi cho việc bảo tồn các ngôi nhà cổ và cảnh quan kiến trúc của thị trấn cổ Kawagoe

14


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Ẩm thực từ khoai lang đỏ sản vật đặc trưng của khu vực

Đồ gốm sứ truyền thống

Quảng bá các sản phẩm truyền thống của khu vực

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG 1. Sự hình thành của Tổ chức địa phương – Kurano kai

• • • •

Tổ chức cộng đồng địa phương – Kurano Committee (Kurano kai) được thành lập tháng 5 năm 1983 là tổ chức do cộng đồng khởi xướng và nắm vai trò chủ thể để thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn và phát triển các giá trị của thị trấn cổ Kawagoe ( town development) Mục đích hoạt động chính là làm hồi sinh các hoạt động thương mại đã từng rất sầm uất tại khu vực nhằm bảo tồn cảnh quan và không khí khu vực Không phải bảo tồn để thúc đẩy thương mại, mà để bảo tồn thì việc thúc đẩy thương mại là cần thiết.

03 mục tiêu chính của Kurano Kai: • Bảo tồn cảnh quan thông qua việc khôi phục các tuyến phố thương mại truyền thống • Khai thác nội lực để phát triển • Trở thành một tổ chức có tư cách pháp nhân (NPO) – Non Profit Organization Kurano kai gồm 200 thành viên, bao gồm đại diện chính quyền, cộng đồng, chuyên gia và những người yêu quý Kawagoe

15


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG Ý tưởng đầu tiên mà Kurano kai đã đề xuất là ý tưởng về– Community mart (1986) Mục đích là lập kế hoạch phát triển tổng thể nhằm khôi phục các hoạt động thương mại. Các tuyến phố thương mại cần được phát triển để phục vụ cho cộng đồng Thay đổi cách suy nghĩ của các chủ sở hữu các ngôi nhà cổ, các chủ cửa hàng : Những di sản còn tồn tại không chỉ bảo tồn nó mà còn thổi sức sống vào nó và giúp góp phần tạo ra các lợi ích kinh tế.

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Nhóm cộng đồng ở khu vực được chia thành 2 nhóm nhỏ:

Nhóm 1: gặp nhau thường xuyên và nắm bắt được các vấn đề khu vực diễn ra hàng ngày, tập trung vào việc khôi phục và phát triển các hoạt động thương mại của khu vực

Nhóm 2 (Hội đồng Thiết kế đô thị) : tập trung vào việc bảo tồn, gìn giữ các công trình cổ, cảnh quan tuyến phố, họp 1 lần/ tháng để cùng nhau chia sẻ các ý kiến và các giải pháp về bảo tồn và TKĐT cho khu vực

16


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG 2. Hội đồng Thiết kế đô thị địa phương ( thành lập 9/1987) 01 chủ tịch 10 chủ cửa hàng 03 chuyên gia 04 đại diện của chính quyền địa phương 03 thành viên của cộng đồng địa phương (Kurano Kai) Tổng cộng có 21 thành viên Đại diện chính quyền thành phố chỉ tham gia vào với tư cách quan sát viên và sẽ góp ý kiến trong các lĩnh vực cụ thể liên quan đến quy hoạch thành phố, phát triển công nghiệp.

Khối tư nhân các chủ cửa hàng

Chuyên gia

Hội đồng TKĐT địa phương

Đại diện CQ

Đại diện Kurano Kai

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Hội đồng Thiết kế đô thị địa phương

17


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Cuộc họp các bên liên quan lần I (kick off meeting)- Hội đồng TKĐT (4/10/1987) có sự tham gia của thị trưởng thành phố

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Xây dựng mục tiêu phát triển Phục hồi các điều kiện kinh tế- XH

Cải thiện điều kiện sống

Bảo tồn các giá trị văn hóa

18


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Nhóm đã tiến hành : Điều tra, khảo sát cùng với các chuyên gia Cùng tham gia xây dựng hướng dẫn TKĐT cho khu vực (Chuyên gia đề xuất phương án – Cộng đồng góp ý kiến và ra quyết định) Thảo luận các vấn đề về quy hoạch và thiết kế cải tạo, bảo tồn các ngôi nhà cổ trong khu vực Đề xuất cơ chế chính thức cho các hành động thực thi

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG Điều tra, khảo sát, phân loại nhà cổ cần bảo tồn: gồm 02 loại

• •

Loại nhà được trát toàn bộ bằng lớp vữa dày chống cháy(Kura-dukuri) Loại nhà phố không bọc vữa

19


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG Điều tra, khảo sát, phân loại nhà cổ

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG Lập Hướng dẫn TKĐT (1998) GS. Fukukawa đã vận dụng những lý thuyết về TKĐT trong cuốn sách “Pattern language”- Alexander Christopher để giúp nghiên cứu hướng dẫn TKĐT cho Kawagoe. Hướng dẫn được xây dựng với sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn, chính quyền địa phương và sự tham gia chủ đạo của hội đồng TKĐT khu vực này gồm có 67 mục, mỗi mục đều có tiêu đề, hình ảnh, các vấn đề, các hình vẽ minh họa cho hướng dẫn chi tiết. Bản hướng dẫn không sử dụng các từ như : “ không được” mà sử dụng các cụm từ như “ Hãy cùng làm”.

20


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG Hướng dẫn TKĐT không chỉ cung cấp những chỉ dẫn chung cho việc TK khu vực đô thị mà còn cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc bảo tồn, gìn giữ từng ngôi nhà cổ. Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan, tập hợp và tiến hành các hoạt động nhằm đem lại vẻ đẹp và sự sống động cho khu vực.

• • •

Hướng dẫn TKĐT thể hiện rõ 03 nguyên tắc: Bảo tồn cảnh quan truyền thống của khu vực Nếu xây dựng mới các ngôi nhà thì phải tuân theo phong cách kiến trúc truyền thống Nếu vì những lý do nào đó mà không thể xây dựng theo phong cách truyền thống thì phải tuân theo các hướng dẫn đã đề ra, trách việc sao chép lại giống như những công trình khác (đảm bảo tính nguyên gốc - authenticity)

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Hướng dẫn TKĐT cho tuyến phố

21


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Các hướng dẫn liên quan đến yếu tố thị giác, tia nhìn

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG Kiểm soát chiều cao và hình thức mặt đứng

22


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG Đảm bảo thông gió,chiếu sáng

III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Quyết định về Khu vực bảo tồn quần thể công trình kiến trúc cổ của Kawagoe Lúc đầu, cộng đồng muốn tự quản lý và bảo tồn khu vực mà chưa cần đến hành lang pháp lý của chính quyền TW, nhưng đã gặp nhiều khó khăn do có hướng dẫn về TKĐT nhưng các hướng dẫn này vẫn chưa đủ sức mạnh về mặt pháp lý để ngăn cản các nhà đầu tư hoặc các chủ sở hữu xây dựng các công trình cao tầng không phù hợp với khu vực. Vì vậy Hội đồng TKĐT đã thảo luận với chính quyền thành phố và chính quyền thành phố đã đề nghị Bộ Văn hóa xem xét Kawagoe là khu vực bảo tồn cấp quốc gia với quần thể công trình kiến trúc cổ và là đối tượng được bảo tồn dưới Luật. Đến năm 1998 Kawagoe chính thức trở thành đối tượng của Luật bảo tồn khu vực quần thể di tích kiến trúc truyền thống.

23


III. VAI TRÒ KHỞI XƯỚNG CỦA CỘNG ĐỒNG

Như vậy ,cộng đồng đã nỗ lực không mệt mỏi suốt 10 năm để đề xuất Kawagoe là đối tượng được bảo tồn.

10 năm tiếp theo là các giải pháp từng bước, rất cụ thể cho việc khôi phục gìn giữ các ngôi nhà cổ, khôi phục và bảo vệ cảnh quan khu vực để được như ngày nay.

Ranh giới khu vực bảo tồn cấp 1

24


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Nhà cổ được khôi phục và bảo tồn nguyên gốc theo kiểu shuyri - phục chế nguyên trạng ban đầu(22/4/1988)

Trước

Sau

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Nhà cổ được khôi phục và bảo tồn(224/11/1988)

Trước

Sau

25


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

06 trường hợp TH. 1 shuyke: phục cảnh

TH. 4

Xây dựng mới lại các công trình phù hợp với cảnh quan xung quanh. TH. 2

TH. 5

TH. 3

TH. 6

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Nhà cổ đang trong quá trình tu bổ, bảo tồn theo kiểu shuyri(3/2008)

26


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Thiết kế cảnh quan – tiện ích đường phố

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Hệ thống bảo tàng được chính quyền + cộng đồng góp sức xây dựng : 1. Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của khu vực 2. Lưu giữ, mô phỏng lại hình ảnh của thị trấn cổ, các ngôi nhà cổ, không gian đô thị cổ 3. Trưng bày, giới thiệu kỹ thuật xây dựng truyền thống rất đặc trưng, các chi tiết cấu tạo, chi tiết kiến trúc của nhà cổ 4. Lưu giữ , trưng bày và giới thiệu các giá trị văn hóa phi vật thể của khu vực

27


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Bảo tàng lịch sử thành phố Kawagoe

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Bảo tàng thành phố Kawagoe

Khu vực lâu đài của lãnh chúa

Mô phỏng hình ảnh tuyến phố thương mại

28


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Kỹ thuật XD nhà Kura-zukuri

Các phiến đá lớn được lèn chặt xuống nền đất tạo nên lớp móng vững chắc. Dựng hệ khung gỗ lớn với các vách đan bằng tre. Tường dày 20cm sử dụng hỗn hợp đất sét bùn trộn với các lớp lưới đan bằng sợi gai. Bên ngoài trát 1 lớp thạch cao để bảo vệ các lớp tường bên trong dưới các tác động của thời tiết. Cần thời gian 2 – 3 năm để xây dựng một kurazukuri một phần do cần thời gian để chờ các lớp tường đất sét khô kiệt. Tường nhà thường được sơn đen mà một lý do cơ bản là để các vết bẩn không dễ nhận thấy. Độ lớn của ngôi nhà và sự cầu kỳ của các chi tiết cũng thể hiện sự giàu có của các thương gia.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 2. Bảo tàng nhà Kura-zukuri Nằm trên tuyến phố trung tâm, được đặt trong một ngôi nhà trước đây là cửa hàng bán buôn thuốc lá. Đó là một trong những ngôi nhà kiểu kurazukuri đầu tiên được xây dựng lại sau trận cháy lớn năm 1893.

29


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3. Bảo tàng các lễ hội truyền thống – bảo tàng kiệu rước (Dashi-floating boat) Kawagoe rất nổi tiếng với lễ hội rước kiệu Hikawa,là Tài sản văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng của quốc gia(2005). Lễ hội này đã có từ năm1648, xuất phát từ tục rước kiệu và dâng lễ vật mặt nạ sư tử tới đền thờ Hikawa, được tổ chức hàng năm vào ngày Thứ bảy tuần thứ 2 và ngày Chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 10.

Bảo tàng trưng bày 2 xe kiệu rước của lễ hội

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3. Bảo tàng các lễ hội truyền thống – phục dựng các kiệu rước (floating boat)

30


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Tình nguyện viên giới thiệu trong bảo tàng là người dân trong khu vực ( người về hưu, các bà nội trợ, thanh niên v.v) Làm việc hết mình với tấm lòng yêu quê hương và mong muốn giới thiệu truyền thống văn hóa của khu vực đến với khách tham quan

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

31


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 2. Đối với việc phát triển kinh tế

• •

Do đặc điểm cộng đồng: xuất thân từ các tầng lớp thương nhân, chuyên kinh doanh thương mại nên họ hiểu được rằng chính các kỹ năng kinh doanh, văn hóa trong kinh doanh tạo nên sự hưng thịnh trong việc phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên sức hấp dẫn cho khu vực, như vậy mới góp phần bảo tồn các giá trị vật thể của Kawagoe Các không gian kiến trúc truyền thống rất phù hợp với lối sống và đặc điểm kinh doanh của họ.

Cộng đồng tự đầu tư tài chính để quảng bá về kỹ năng kinh doanh. Ông Machikan, một thương nhân trong khu vực đã tự bỏ tiền làm 1 bộ phim về kinh nghiệm buôn bán của ông, trong đó: - Cách thức kinh doanh : là đối tác trung gian giữa khách hàng và nơi sản xuất Kỹ năng làm thương mại ở đây là tạo nên những mối quan hệ mới với những người sản xuất thủ công ở các khu vực lân cận, giữ quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và mới Đề xuất cơ chế chính thức cho các hành động thực thi.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 2. Thổi “sức sống” – “hồn nơi chốn” cho tuyến phố thương mại

32


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

33


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Quảng bá cho đặc sản Kawagoe – Khoai lang tím và thịt lươn nướng

Nâng cao nhận thức cộng đồng – tạo nên tình yêu với khu vực Cuộc thi dỡ khoai lang của trẻ em và phụ huynh

34


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Tất cả những nỗ lực, cố gắng trên của cộng đồng không nằm ngoài mục đích nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa thương mại vốn có của khu vực, và giúp cho khu vực trở thành một khu vực thịnh vượng về kinh tế, hấp dẫn du lịch, tạo tiềm lực kinh tế cho việc bảo tồn, khôi phục các giá trị vật thể và phi vật thể.

Hiện nay, Kawagoe là khu vực phát triển thương mại và du lịch rất sầm uất, thu hút rất đông đảo khách tham quan, du lịch. Các sản phẩm thủ công và các sản phẩm lưu niệm cũng rất được khách hàng ưa thích.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

6/2003. Hội đồng TKĐT đã nhận được giải thưởng từ hiệp hội Quy hoạch đô thị Nhật Bản.

Năm 2008, ra ấn phẩm kỷ niệm 20 năm hoạt động của tổ chức cộng đồng khu vực

35


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Thiết kế cảnh quan

V. KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM Các bên liên quan trong công tác bảo tồn tại Kawagoe Quyế Quyết đị định đườ đường hướ hướng

Phá vấn đề đề đề đề xuấ xuất Phát hiệ hiện vấ giả giải phá pháp

Chí Chính quyề quyền

Theo sá sát và và hỗ trợ trợ

Triể Triển khai hoạ hoạt độ động thự thực tế tế Kiế Kiến nghị nghị chí chính sá sách, quy chế chế

Tổ chứ chức Cộng đồ đồng (Kurano Kai, Hội đồ đồng TKĐT...) TKĐT...)

Nhà Nhà chuyên môn

Nhậ Nhận thứ thức và và phá phát hiệ hiện cá các vấ vấn đề đề cấp bá bách – tư vấ vấn chuyên môn

Khở Khởi xướ xướng – triể triển khai

36


V. KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong công tác bảo tồn, đặc biệt là bảo tồn quần thể các công trình cổ tại đô thị, việc xác định chủ thể thực hiện là rất quan trọng 1. Kinh nghiệm Kawagoe cho thấy công tác bảo tồn chỉ có thể thực hiện được với sự tham gia của cộng đồng địa phương 2. Bản thân cộng đồng địa phương có nhận thức rất sớm về vai trò của họ trong việc gìn giữ và khôi phục các giá trị mà họ đang nắm giữ 3. Phương hướng tiếp cận công tác bảo tồn là từ dưới lên : tổ chức cộng đồng tự nhận thấy vấn đề mà khu vực đang phải đối mặt, tự khởi xướng các hoạt động triển khai với sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn và chính quyền địa phương

V. KẾT LUẬN

5. Những quy chế , hướng dẫn do cộng đồng đề ra được chính quyền tôn trọng 6. Các tổ chức cộng đồng được chính thức hóa và “tiếng nói” có trọng lượng, được chính quyền địa phương và chính quyền TW lắng nghe, thấu hiểu, hỗ trợ 7. Các tổ chức cộng đồng có mối quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp với các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu, trường đại học 8. Đề xuất của chuyên gia, các nhà nghiên cứu luôn được thông qua cộng đồng. Cộng đồng là bên ra các quyết định liên quan đến các vấn đề chung của khu vực như bảo tồn công trình cổ, bảo tồn cảnh quan kiến trúc truyền thống

37


V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Cần thiết lập, củng cố các tổ chức cộng đồng tại địa phương Các tổ chức cộng đồng cần phải được chính thức hóa, được chính quyền các cấp quan tâm hỗ trợ Khơi gợi khả năng tự khởi xướng và triển khai các hoạt động liên quan đến cộng đồng của các tổ chức cộng đồng Mô hình Hội đồng TKĐT do cộng đồng lập ra là một mô hình rất đáng để học tập cho việc gìn giữ, bảo tồn cảnh quan KPC Nâng cao nhận thức của cộng đồng, đem đến cho người dân tình yêu khu vực và thể hiện bằng các hoạt động thực tiễn.

Think globally, act locally

V. KẾT LUẬN

Xin chân thành cảm ơn!

38


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.