Việt Nam - Đan Mạch Chương trình Hợp tác Phát triển trong lĩnh vực môi trường 2005 - 2010 Hợp phần ‘Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU)
SỔ TAY QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM: PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI (QUAN TÂM ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỬ DỤNG ĐỒ HỌA TRONG QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ)
Hà Nội năm 2010
1
MỤC LỤC Lời nói đầu
- Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trông các khu đô thị nghèo”
4
Lời giới thiệu - Wayne Stone - Bruno De Meulder, Kelly Shannon
6
PHẦN I. QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG THẾ KỶ 21 A. Yêu cầu đối với Quy hoạch và Thiết kế Đô thị
8
1. Việt nam trong thời kỳ phát triển - Bruno De Meulder , Kelly Shannon 2. Yêu cầu đổi mới trong hoạt động quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam - Phó Đức Tùng
8 11
3. Luật Quy hoạch Đô thị của Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội trong bối cảnh mới -Phạm Thị Huệ Linh
13
B. Các phương pháp quy hoạch và thiết kế đô thị đương đại
16
1. Các phương pháp quy hoạch đô thị đương đại và các kinh nghiệm có thể áp dụng trong điều kiện của Việt Nam - Benoit Legrand and Paul Verle
16
2. Thiết kế đô thị - Bruno De Meulder , Kelly Shannon.
21
3. Quản lý phát triển đô thị bền vững -Han Verschure
31
C. Quy hoạch đô thị và biến đổi khí hậu: Giảm thiểu và thích nghi tại Việt Nam - Kim Harboe
38
PHẦN II. CÁC VÍ DỤ QUỐC TẾ VÀ TẠI VIỆT NAM A. Phân tích đô thị: Phân tích vùng và đô thị - xác định vấn đề và đề xuất dự án
47
Thêm chỗ cho sông - (Tác giả: H+N+S)
48
New Orleans - (Tác giả: Busquets, Waggoner)
54
Vùng Paris (Tác giả: Nouvel)
62
Thành phố Taizhou (Tỉnh Zhejiang, Trung quốc – tác giả Turenscape
68
Cayenne -Dòng sông xanh – (Tác giả: Agence Ter)
78
Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2030 - (Tác giả: OSA-Wit architekten-Latitude)
82
B. Quy hoạch chung (Tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000): Tầm nhìn và các dự án chiến lược
95
Essaouira - (Tác giả: UN HABITAT & PGCHS)
96
Nakuru - (Tác giả: UN HABITAT & PGCHS)
100
2
Antwerp - (Tác giả:Berernardardardo Secchi, Paolala Viganò )
Khu đô thị cảng Hiệp Phước (Tác giả: VIAP + OSA + WIT + PROAP)
112
Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Vinh đến năm 2025 (Tác giả: Agendada 21, OSA)
119
Điều chỉnh QHC xây dựng Thành phố Nha Trang đến năm 2025 (Tác giả:Trung tâm Quy hoạch IV - VIAP)
125
C. Quy hoạch tỷ lệ 1/2.000
106
143
Bảo tồn/Cải tạo/Nâng cấp đô thị :
Dự án Favela Bairro (Tác giả: Various Architectural groups)
144
Chương trình nâng cấp Kampung (Tác giả: Nhóm dự án KIP)
150
Sawara, Nagahama và Kawagoe .
156
Dự án bảo tồn phố cổ Hà Nội (Tác giả: các trường đại học Tokyo, Chiba, Showa, ĐH Xây dựng Hà nội, BQL Khu phố cổ, TS. Phó Đức Tùng, ThS. Tạ Quỳnh Hoa
170
Nâng cấp khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm (Tác giả: Dự án phát triển song phương Việt - Bỉ)
177
Phát triển đô thị/khu đô thị mới :
Zuiderplaspolder – (Tác giả: Palmbout)
186
Thủ Thiêm – (Tác giả: Sasaki)
192
Diamond Island, HCMC – (Tác giả: Isozaki)
202
Giao diện giữa đô thị và không gian cây xanh, mặt nước :
Hợp lưu Lyon – (Tác giả: Desvigne + H&DM)
207
Đảo Staten – Fresh kills (Tác giả: Field Operations) .
213
D. Quy hoạch tỷ lệ 1/500
219
Khu ở
Aranya – (Tác giả: Doshi)
220
Khu nhà ở La Sang (Tác giả: Manuel de Sola Morales)
230
Khu nhà ở Hotakubo (Tác giả:Riken Yamamoto vàFiel shop)
236
Không gian công cộng và công viên đô thị
Vườn nổi – Công viên ven sông Yongning, Thành phố Taizhou, Trung Quốc (Tác giả : Turenscape)
PHẦN III : GIỚI THIỆU SÁCH
243 247
3
LỜI NÓI ĐẦU Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU)
Sổ tay “Quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam”, có quan tâm đến biến đổi khí hậu, là một trong những kết quả đầu ra quan trọng trong khuôn khổ các hoạt động của Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU) thuộc Chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường (2005 - 2010) do Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện. Sổ tay được nhóm chuyên gia quốc tế thuộc Khoa Kiến trúc, Đô thị hóa và Quy hoạch của Đại học tổng hợp Catholic Leuven, Vương quốc Bỉ và một số tổ chức nghiên cứu về quy hoạch đô thị tại Châu Âu khác (Kelly Shannon, Bruno De Meulder, Daan Derden, Benoit Legrand, Paul Verlé, Hans Verschure , Kim Harboe…) và nhóm chuyên gia trong nước thuộc Viện Nghiên cứu Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt nam) và một số tổ chức nghiên cứu và đào tạo về quy hoạch của Việt Nam (Phó Đức Tùng, Phạm Thị Huệ Linh, Phạm Thúy Loan, Tạ Quỳnh Hoa, Nguyễn Phương Nga…) soạn thảo. Trong quá trình soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia thông qua các cuộc hội thảo. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng Sổ tay không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để Sổ tay “Quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam” được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” - Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng Địa chỉ: 37 Lê Đại Hành – Hà Nội. Điện thoại: 04.3974 6481 Email: sdu_component@vnn.vn Xin chân thành cảm ơn!
4
Fa x : 0 4 . 3 9 7 4 7 0 7 6
LỜI GIỚI THIỆU
trường đô thị”. Sau khi kết thúc vào tháng 11.2007, một
TS. Wayne Stone - Cố vấn quốc tế của Hợp phần SDU
dự án mới lại được thực hiện với chủ đề “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU). Chiến lược mang tính quyết định để giảm đói nghèo và tăng cường
Sự phát triển đô thị nhanh chóng ở Việt nam đã khuyến khích đẩy
sự tham gia cộng đồng vào quá trình quy hoạch đô thị là làm thế
nhanh tăng trưởng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa.
nào để ngày càng nhiều cơ quan chính phủ và đại diện tất cả các
Các đô thị Việt Nam ngày nay đã đóng góp 70% tổng sản phẩm
tầng lớp xã hội tham gia vào quá trình quy hoạch. Để đạt được mục
kinh tế của cả nước. Những cơ hội kinh tế gia tăng ở đô thị đã dẫn
tiêu đó, hai dự án hợp tác giữa Đan Mạch và Bộ Xây dựng nêu trên
đến dịch cư ngày càng nhiều từ nông thôn đến thành thị. Khoảng
đã chuẩn bị một loạt công cụ hoạt động cho các nhà quy hoạch
30% trong tổng dân số 87 triệu người của Việt Nam hiện đang
và những đối tác tham gia. Đa số công cụ này được trình bày dưới
sống ở đô thị. Ước tính có khoảng 1 triệu người dịch cư từ nông
dạng sổ tay hướng dẫn, bao gồm:
thôn ra thành thị mỗi năm. Xu hướng này có thể dẫn đến việc
- Phương pháp quy hoạch môi trường đô thị, 11.2007
quy mô dân số đô thị tăng gấp đôi trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. Ưu điểm của đô thị hóa là có thể tạo ra cơ hội cho người dân
- Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược (SEA) trong
tăng thu nhập từ những công việc cao cấp hơn, cải thiện điều kiện
quy hoạch đô thị, 2008
chăm sóc sức khỏe, đào tạo, dịch vụ vệ sinh...
- Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường (EIA) đối với
Với tốc độ tăng dân số đô thị nhanh như vậy, cần có một chiến
dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, 2008
lược bền vững để đảm bảo phát triển đô thị có thể đáp ứng được
- Đề xuất khung hướng dẫn về tham gia cộng đồng vào quy hoạch
nhu cầu tăng dân và đồng thời bảo vệ được tài sản, tính mạng cho
môi trường đô thị, 7.2008
tất cả các tầng lớp xã hội, đặc biệt là dân nghèo đô thị. Tất cả các chiến lược phát triển đô thị bền vững đều phải bao hàm những
- Hướng dẫn nâng cao nhận thức xã hội và tham gia cộng đồng
quan tâm về môi trường, biến đối khí hậu trong mọi lĩnh vực của
vào quy hoạch môi trường đô thị, 7.2008
thiết kế, quy hoạch và quản lý đô thị. Việc bảo vệ môi trường
Cuốn sổ tay Quy hoạch và Thiết kế đô thị này sẽ bổ sung cho
đô thị không những có tác dụng với môi trường, mà đồng thời
những công cụ đã kể trên, giới thiệu với độc giả một số cách tiếp
ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc sống của người nghèo. Người ta đã
cận, giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực quy hoạch đô thị trên thế
chứng minh được mối quan hệ khăng khít giữa bảo vệ môi trường,
giới, nhằm cung cấp một công cụ hữu dụng và cụ thể cho thực tế
xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế dài hạn. Tất cả những
quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam. Mục tiêu của cuốn sổ tay
yếu tố này là điều kiện tiên quyết đối với phát triển đô thị.
này là hỗ trợ các nhà thiết kế, quy hoạch và quản lý đô thị trong
Nhằm đạt tới một hệ thống phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam,
việc hình dung một hệ thống phát triển đô thị bền vững, mà một
Bộ Xây dựng đã hợp tác với tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế Đan
trong những nội dung chính được quan tâm là thích ứng với điều
Mạch (Danida) từ nhiều năm nay để cải thiện quá trình quy hoạch
kiện biến đổi khí hậu.
đô thị ở Việt Nam. Mục tiêu cơ bản của hợp tác này là tăng cường sự tham gia cộng đồng vào quá trình quy hoạch đô thị và xóa đói giảm nghèo ở đô thị. Từ năm 2004 - 2007, Bộ Xây dựng và Danida đã cùng thực hiện dự án “Tăng cường năng lực quản lý và quy hoạch môi
5
TS. Bruno De Meulder, TS. Kelly Shannon Khoa Kiến trúc, Đô thị hóa và Quy hoạch - Trường Đại học tổng hợp Katholic Leuven - Vương quốc Bỉ
ra có tính cách tân / điển hình ở một số khía cạnh. Thứ hai, các ví dụ cho thấy quy trình hình thành các đồ án – từ khâu phân tích đến khâu thiết kế chi tiết. Các ví dụ ứng dụng được trình bày theo một trình tự song song với quá trình phân tích, xác định vấn đề và xác định tầm nhìn, xác định các dự án chiến lược, thiết kế chi tiết của dự án chiến lược và thực hiện. Thứ ba, chúng nhấn mạnh vào các vấn đề và mối quan tâm chính, rất phù hợp với Việt Nam hiện nay như: biến đổi khí hậu, nhu cầu về không gian công cộng, vv…. Cuối mỗi nghiên cứu, có các kết luận rút ra bài học kinh nghiệm đối với bối cảnh của Việt Nam.
Cuốn sách này là sản phẩm hoạt động của Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU), được hợp tác thực hiện bởi Viện kiến trúc thuộc Hội kiến trúc sư Việt Nam và Bộ môn nghiên cứu Đô thị hóa và Kiến trúc (OSA) của Khoa Kiến trúc, Đô thị hóa và Quy hoạch của Đại học tổng hợp Catholic Leuven, Vương quốc Bỉ. Cuốn sách viết cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách, các chuyên gia thực hành và giảng dạy và các sinh viên - những người có liên quan đến lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam. Cuốn sách đề cập đến các vấn đề lý thuyết và những kinh nghiệm thực tế, cũng như các chiến lược được ghi nhận thuộc loại tốt nhất trong thiết kế và quy hoạch đô thị.
Các ví dụ ứng dụng được chia thành các nhóm phù hợp với quy định của Việt Nam hiện nay về loại hình quy hoạch đô thị (từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết) và được phân loại theo các loại hình phát triển đang là trọng tâm nhất ở Việt Nam. Các ví dụ ứng dụng cũng tập trung vào nội dung phân tích từ cấp độ vùng đến từng khu vực đô thị . Phân tích được coi là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế và là thiết yếu để làm rõ các vấn đề cũng như xác định tầm nhìn và các dự án. Đối với quy hoạch chung, nội dung về tầm nhìn và các dự án chiến lược được đề cập trong những bối cảnh khác nhau, tạo điều kiện áp dụng những phương pháp mới và những lựa chọn thay thế cho phương pháp quy hoạch tổng thể từ trên xuống và nhấn mạnh vai trò của thiết kế đô thị trong những phương pháp mới này. Đối với quy hoạch tỷ lệ 1/2.000, các trường hợp nghiên cứu điểm được lựa chọn theo những chủ đề: cải tạo đô thị, phát triển đô thị mới, quy hoạch du lịch, các khu vực giao diện giữa đô thị và không gian xanh, mặt nước, khu công nghiệp. Đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/ 500, các chủ đề được lựa chọn bao gồm: khu ở và không gian công cộng/công viên đô thị.
Cuốn sách gồm ba phần cơ bản: Phần thứ nhất: đề cập đến các vấn đề lý thuyết về Quy hoạch, Thiết kế và Quản lý đô thị trong thế kỷ 21, trọng tâm là thời kì chuyển tiếp ở Việt Nam và những yêu cầu thay đổi trong lý thuyết và thực hành. Phần này tập trung trả lời câu hỏi “tại sao” phải có phương pháp mới. Phần này cũng khái quát những phương pháp quy hoạch và thiết kế đô thị đương đại trên thế giới và những thách thức từ hậu quả đã được dự báo của biến đổi khí hậu. Những nội dung này tập trung vào việc làm rõ câu hỏi “những vấn đề gì” cần phải được xem xét. Phần thứ hai: là phần chính của cuốn sách, bao gồm những ví dụ ứng dụng được lựa chọn trên thế giới và ở Việt Nam để phân tích và trả lời câu hỏi về việc ứng dụng theo cách đổi mới “như thế nào”. Những ví dụ được lựa chọn là những đồ án được nghiên cứu trong vòng 10 – 15 năm gần đây. Các đồ án này phục vụ cho những mục tiêu khác nhau. Không phải tất cả các đồ án này đều liên quan trực tiếp đến vấn đề biến đổi khí hậu, vì đây là một vấn đề tương đối mới. Các ví dụ được lựa chọn được coi là điển hình, ở những quy mô và cấp độ khác nhau của quy hoạch đô thị, trong cách tư duy và quá trình lập đồ án, từ xác định vấn đề và đề xuất ý tưởng đến các chương trình hành động và, trong nhiều trường hợp, đến việc ứng dụng. Chúng được phân tích để minh họa cho từng bước căn bản trong quy trình thiết kế và quy hoạch đô thị. Bằng cách như vậy, các công cụ nghiên cứu lập quy hoạch lần lượt được trình bày. Trước tiên, các nghiên cứu này đưa đến những tầm nhìn mới thông qua các dự án ở quy mô khác nhau. Đồng thời, các ví dụ ứng dụng tạo thành một “ngân hàng”, mỗi ví dụ được chọn
Cuối cùng, phần thứ ba là phần giới thiệu tóm lược về những cuốn sách xuất bản gần đây (trong khoảng 20 năm qua) và được sắp xếp theo những chủ đề sau: (1) Việt Nam và Châu Á; (2) Quy hoạch và quản lý đô thị;(3) Thiết kế đô thị; (4) Cung cấp nhà ở; (5) Định cư; (6) Biến đổi khí hậu; (7) Đô thị học cảnh quan; (8) Đô thị và nước; (9) Cơ sở hạ tầng đô thị và giao thông; (10) Địa lý và kinh tế học đô thị; (11) Xã hội học đô thị;(12) Nhân chủng học đô thị. Thư mục thông tin hoàn chỉnh được đưa ra, kèm theo lời giới thiệu ngắn gọn về nội dung cuốn sách (được đưa ra bởi nhà xuất bản hoặc từ chính cuốn sách).
6
1
PHẦN I: QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG THẾ KỶ 21
7
A.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 1. Việt Nam trong thời kỳ phát triển
và xây dựng có vẻ dễ dàng bị luồn lách hoặc bỏ qua. Có thể điều đó liên quan đến thực tế là những lợi nhuận mang lại còn vượt xa chi phí nộp phạt trong trường hợp trái luật. Khi có sự khác biệt giữa luật lệ và thực tế, thường là nên đặt câu hỏi xem sự khác biệt này từ đâu mà ra, có gì giải thích cho điều đó hay không.
Việt Nam đang ở trong một thời kỳ chuyển đổi, từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với những di sản văn hóa nông nghiệp phong phú sang một đất nước đô thị. Công nghiệp và kinh tế đô thị đang thay thế dần nền tảng nông nghiệp. Việt Nam cũng đang chuyển biến từ một nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường với mong muốn trở thành một đối tác quan trọng trong khu vực. Việt Nam đang đòi hỏi vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, vì Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia mang nặng tính truyền thống thành một quốc gia ủng hộ đổi mới. Toàn bộ lãnh thổ, thành thị cũng như nông thôn, đều đang ở trong một sự thay da đổi thịt không tưởng tượng nổi. Xét trong cả lịch sử đô thị thì giai đoạn này này là một trong nhiều giai đoạn đổi mới của đất nước. Tất cả các thời kỳ này đều được phản ánh qua các hình thái đô thị. Lần dịch chuyển gần đây nhất, đi kèm với chính sách đổi mới năm 1986, đã thể hiện ở việc nhiều dự án theo phương thức kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp phải nhường chỗ cho chính sách đất đai theo chủ nghĩa thị trường tự do và kinh doanh bất động sản.
Không khó khăn gì để có thể quan sát những căng thẳng trong quá trình phát triển ở Việt Nam và trong hệ thống quy hoạch. Có thể thấy ở nhiều nơi trên đất nước, Việt Nam đang rơi vào một guồng đầu tư rất lớn, nhanh và đầy ấn tượng. Hải cảng, đường cao tốc và những hạ tầng khác, khu công nghiệp, nhà máy điện và mạng lưới điện, trường đại học, resorts du lịch, v.v. đang được quy hoạch và xây dựng với một tốc độ đáng kinh ngạc đối với con mắt của người nước ngoài. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này, quy hoạch ở Việt Nam được tập trung vào 4 lĩnh vực: 1- Tăng mật độ ở những khu đô thị hiện hữu. 2- Mở rộng đô thị ra ngoại ô. 3- Thành lập những khu đô thị mới (trong đó có đô thị vệ tinh và đô thị hoàn toàn mới) 4- Đô thị hóa khu dân cư nông thôn.
Mặc dù có định hướng mới về thị trường, quy hoạch đô thị ở Việt Nam vẫn nằm trong hệ thống quản lý tập trung từ trên xuống. Quy hoạch vẫn chủ yếu dựa vào việc tìm cách chuyển hóa những mục tiêu kinh tế xã hội trong các kế hoạch 5 năm thành quy hoạch sử dụng đất rồi từ đó lại được thể hiện trực tiếp và nhanh chóng thành các quy hoạch tỷ lệ 1:5.000, 1:2.000.
Quá trình đô thị hóa hiện nay ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các quyết định mang nặng tính hành chính về việc chỉ định những khu vực dành cho đô thị hay cho phát triển công nghiệp. Một hệ thống những khu công nghiệp và khu chế xuất tản mạn đã được phát triển như một dạng nam châm đối trọng, nhằm thu hút đầu tư vào những vùng đô thị thứ cấp hẻo lánh hoặc những khu công nghiệp mới hình thành. Đất nông nghiệp quanh thành phố bị chuyển đổi chủ yếu là sang đất kinh doanh. Công nghiệp hóa đang là ưu tiên phát triển toàn quốc của chính phủ và từ nhiều năm nay, các chính quyền địa phương tìm cách sử dụng những tài lực hạn hẹp của mình vào hạ tầng cơ sở với hy vọng sẽ thu hút được đầu tư nước ngoài. Có vẻ như với chính sách mạnh mẽ này, Việt Nam đã tạo ra một số cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể phát triển công nghiệp quy mô lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, trong các động thái phát triển đô thị Việt Nam, có nhiều dự án mang tính tự phát. Những dự án này thường phá hỏng cấu trúc tổng thể và làm hỏng tiềm năng
Những bản đồ quy hoạch chung (QHC - masterplan) với định hướng kỹ thuật đã được thực hiện bởi những chuyên gia có kỹ năng và nắm vững thể chế của hệ thống hành chính Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù bộ máy này vẫn có năng lực hoạt động và hiệu quả nhất định , vẫn có hàng loạt những yếu điểm nội tại trong quy trình quy hoạch kiểu quy hoạch tổng thể hiện nay. Những đồ án QHC này, thường gọi là quy hoạch định hướng phát triển không gian, có vẻ ổn định, cân bằng, nhưng không hẳn đã có tính không gian, nói đúng hơn là thường yếu về không gian. Mặt khác, những bản QHC này thường xuyên bị lạc hậu trước khi được thực hiện. Ngoài ra, những luật lệ hiện hành đối với quy hoạch
8
phát triển lâu dài. Ít nhất, người ta cũng thấy được là nhiều cơ sở hạ tầng công nghiệp và phát triển đô thị không hoàn toàn ăn khớp với nhau và không hài hòa. Mặc dù có những quy định về quy hoạch đô thị, nhưng sự manh mún, lộn xộn vẫn là ấn tượng tương đối phổ biến. Quy hoạch đô thị ở Việt Nam tỏ ra không theo kịp với động thái biến đổi đang diễn ra đồng thời trên nhiều lĩnh vực: giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư v.v. Bộ máy hành chính của đất nước chủ yếu hoạt động theo ngành nghề (xây dựng, đầu tư, hạ tầng, nông nghiệp, môi trường, du lịch v.v.) và được phân chia tầng bậc chặt chẽ. Thực tế cho thấy quy hoạch đô thị khó có thể đóng vai trò, như trên lý thuyết, là kết hợp giữa các bên.
hóa. Ô nhiễm trở nên ngày một trầm trọng và những vấn đề về môi trường ngày càng gia tăng. Tuy vậy, dòng chảy về đô thị vẫn không giảm và đô thị chắc chắn sẽ là không gian sống tương lai của nhiều người, nếu không muốn nói là của đại bộ phận dân chúng Việt Nam. Bởi vậy, nhu cầu cấp bách là hệ thống quy hoạch phải thích nghi để có thể đối mặt với những thách thức của phát triển đô thị: Tạo ra những cấu trúc đô thị vững vàng, cung cấp không gian công cộng cần thiết, bổ sung cho môi trường xây dựng trên nhiều cấp độ và tổ chức nhiều chương trình công cộng cần thiết cho phát triển văn hóa - xã hội của người dân.
Thách thức 2: Kinh tế hay môi trường Có thể tóm tắt những vấn đề cơ bản của quy hoạch đô thị Việt Nam vào mấy thách thức chính sau:
Đáng tiếc là làn sóng gần đây của phát triển thường đi đôi với sự xuống cấp về môi trường. Những mục tiêu kinh tế ở Việt nam có vẻ như đã hút hết quá nhiều năng lượng của đất nước. Trong lịch sử, việc đô thị hóa luôn được đánh dấu bởi mối liên hệ giữa đô thị và cảnh quan sản xuất, có thể dựa trên đất hoặc nước: Những ruộng bậc thang ở vùng núi cho nông nghiệp (lúa, chè, cà phê, cao su), lúa nước ở các vùng đất trũng và thủy sản ở những vùng ven biển. Mặt kia của những cảnh quan sản xuất là cảnh quan biểu tượng – nơi cúng bái tổ tiên, thần thổ địa. Những sự gắn kết tín ngưỡng vào lãnh địa là rất đặc trưng cho cảnh quan Việt Nam.
Thách thức 1: Quy mô và tốc độ đô thị hóa chưa từng có Nhiều đô thị Việt Nam đang chứng kiến một quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa chưa từng có về quy mô và tốc độ. Trong bối cảnh hiện tại, những chính sách cũ nhằm khống chế tăng trưởng đô thị - nhất là hạn chế nhập cư – đã bị lạc hậu và phải chịu trách nhiệm trước việc tăng trưởng đô thị chưa từng có. Đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước, nhưng quyền sử dụng đất thì đã được cải tổ. Luật đất đai năm 1993 đã tạo ra một khung pháp lý chung về quyền sử dụng đất ở Việt Nam và bản điều chỉnh Luật năm 1998 đã thành công trong việc tạo ra thị trường bất động sản. Luật đã cho phép tư nhân có 4 quyền sau: trao đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng và tư nhân, nhận đền bù trong trường hợp giải tỏa. Luật đất đai năm 2003 đã có mục đích cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và đã quy định rất nhiều loại đất cho đầu tư phát triển. Luật đất đai năm 2003 đã làm rõ những khúc mắc và gây tranh luận trong bộ luật trước và tuyên bố mọi thành phân kinh tế đều bình đẳng. Như vậy, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều bình đẳng trước pháp luật – về khía cạnh sử dụng đất, quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quy trình hành chính cho việc cấp đất, nhận quyền sử dụng đất và quy trình áp dụng các quyền lợi của người sử dụng đất.
Đặc trưng hơn, quan hệ giữa đô thị hóa và nước có vị trí ưu tiên. Mối tương tác, đồng thời tương đối độc lập giữa đất và nước là yếu tố cơ bản cả trong thực tế lẫn hiểu biết văn hóa về Việt nam. Tuy nhiên, khi mà công nghệ và tiền bạc cho phép, cầu, hầm đã vượt qua những con sông trước đây được coi là không thể vượt qua và quan hệ giữa đô thị và mặt nước đã có một ý nghĩa khác. Khắp cả nước, đất thấp đã được san lấp thiếu chọn lọc để đô thị hóa và không có một chiến lược quản lý nước hiệu quả nào để theo kịp với sự đô thị hóa hàng loạt này (chẳng hạn giảm không gian mở rộng đô thị để dành chỗ cho nước). Đồng thời, việc san lấp ao hồ càng làm ảnh hưởng tới sinh thái và dẫn đến tình trạng ngập lụt thường xuyên và ngày một nghiêm trọng, chưa kể đến xuống cấp và ô nhiễm môi trường. Bản thân ô nhiễm nước đã trở thành khủng hoảng và ô nhiễm không khí thì tăng theo cấp số nhân khi mà ngày càng có nhiều xe máy và ô tô được đưa thêm vào những con đường vốn đã chật chội và tắc nghẽn. Mặc cho thực tế là như vậy, những khẩu hiệu “bền vững” vẫn có thể nghe thấy hàng ngày và rất nhiều những nhãn hiệu sinh thái được gắn cho các dự án đô thị. Tuy nhiên, cần đặt câu hỏi về tính bền vững của những phát triển như vậy và thường thì việc quảng bá cho bền vững, ở Việt Nam cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, chỉ là
Kết quả của những sự thay đổi là nhiều cấu trúc đô thị cũ đã bị biến dạng tới không còn nhận ra được và vượt quá sức chịu tải của nó. Những khu đô thị mới không bản sắc tràn lan khắp các vùng và đất nông nghiệp ở các vùng phụ cận bị chiếm dụng. Nhìn chung, đường sá trở nên tắc nghẽn hơn vì lượng xe tư nhân tăng nhanh. Cung cấp điện không thể theo kịp nhu cầu. Nước sạch trở thành hàng 9
hình thức ngụy trang. Việc bọc một dự án trong một vỏ trang trí xanh hay công nghệ sinh thái hoàn toàn không liên quan tới quản lý tài nguyên hiệu quả và tạo ra một tương lai tươi sáng cho các thế hệ sau. Nỗ lực của Việt nam trong quản lý phát triển đô thị cần được song hành với sự cân nhắc về những hậu quả môi trường của công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để có thể thỏa mãn lòng tham của các chủ đầu tư, việc kiểm tra hậu quả và cân bằng môi trường mà các đô thị yêu cầu một cách tuyệt vọng thường bị cho qua. Như vậy, điều cần thiết là phải có một cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh, để có thể điều hòa lực đẩy về phía hiện đại hóa nhưng vẫn cân bằng được những ảnh hưởng khổng lồ tới môi trường của những phát triển này.
Thách thức 3: Biến đổi khí hậu Bên cạnh sức ép từ các vấn đề dịch cư từ nông thôn ra thành thị, tăng trưởng đô thị, kinh tế toàn cầu hóa và hậu quả của nó tới môi trường, Việt Nam gần như không thể tránh khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mức độ nghiêm trọng của giông bão được dự báo sẽ tăng. Nhiệt độ tăng và nước biển dâng là những đe dọa đối với nông nghiệp, thực phẩm, cung cấp nước ngọt và tất nhiên là cả đô thị hóa. Báo cáo gần đây của Ngân hàng thế giới (2009) cảnh báo là Việt Nam sẽ bị thiệt hại lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới dân số, thu nhập quốc dân, đô thị và các vùng trũng. Những cấu trúc đô thị và cảnh quan có khả năng hấp thụ nước đang mất dần do những giải pháp đô thị hóa không phù hợp và bị thay thế bởi những diện tích đã bê tông hóa, làm giảm đi khả năng hấp thụ nước lũ tự nhiên và tính miễn dịch đối với những ngập lụt do biến đổi khí hậu. Hậu quả của biến đổi khí hậu, nhất là vấn đề ngập lụt, là thách thức vô cùng lớn đối với phát triển đô thị. Quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam nhất thiết phải được thích ứng với điều kiện mới này.
Sự cần thiết của thiết kế đô thị Cho dù phát triển đô thị ở Việt Nam là rất nhanh, rất đặc thù nhưng đồng thời cũng phải thấy rằng Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề về quy hoạch đô thị tương tự như ở nhiều nước khác (các nước phát triển cũng như đang phát triển). Có nghĩa là vấn đề ở Việt Nam không riêng đến mức không thể tham khảo những bài học kinh nghiệm quốc tế. Ngược lại, chính cách tiếp cận đương đại là một nguyên lý chung, cho phép thích ứng với từng điều kiện riêng và bảo tồn những nét đặc trưng của địa phương. Ba thách thức nêu trên đều có thể được đối phó bởi phương pháp quy hoạch và thiết kế đô thị phù hợp với bối cảnh. Những chương sau đây
10
của cuốn sách, đặc biệt quan trọng là những bài học kinh nghiệm từ những mô hình điểm trên thế giới, hy vọng sẽ góp phần chỉ ra con đường mới cho quy hoạch, thiết kế và quản lý các đô thị Việt Nam.
2. Yêu cầu đổi mới trong hoạt động quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam Phần này đề cập đến một loạt vấn đề mà các chuyên viên đang phải đối mặt trong lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam, nhấn mạnh một số nét đặc trưng của lĩnh vực này, hy vọng có thể góp phần định hướng cho những nội dung tiếp theo để cuốn sách này có thể phục vụ tốt nhất cho đối tượng là các nhà quy hoạch. Ở Việt Nam hiện nay có hai nhóm chính làm nghề quy hoạch: Nhóm thứ nhất là những nhà quy hoạch Việt Nam, trong đó, hầu hết các đơn vị tư vấn quy hoạch lớn cũng là cơ quan nhà nước và là lực lượng chủ chốt trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế đô thị Việt Nam. Các đơn vị tư vấn quy hoạch lớn - cơ quan nhà nước này thường tham gia phát triển khung pháp lý và chiến lược quốc gia về phát triển đô thị, và như vậy, các cơ quan này có những ảnh hưởng đặc biệt đến các quy định về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện đồ án. Các đơn vị này thường có lực lượng cán bộ, chuyên gia đông đảo, nhiều ngân hàng dữ liệu và hồ sơ kinh nghiệm dày. Tình trạng quy hoạch phát triển đô thị ồ ạt, nhiều khi do ý chí hơn là nhu cầu thực tế, quan điểm cần phải phủ kín quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 (nay là quy hoạch phân khu) cho cả những khu vực thuộc diện định hướng quy hoạch dài hạn và thực tế hầu hết các đồ án quy hoạch chung đều nhanh chóng trở nên không phù hợp với thực tế sau khi được duyệt nên thường xuyên phải điều chỉnh dẫn đến số lượng đồ án/việc làm cho các nhà tư vấn khá dồi dào, đặc biệt là đối với các đơn vị nhà nước. Tình trạng này, cùng với hệ thống văn bản pháp quy chậm đổi mới so với thực tiễn đã dẫn đến một sự trì trệ nhất định, với xu hướng lựa chọn những nguyên tắc, giải pháp quy hoạch thông dụng, nhiều khi đã lỗi thời. Có lẽ, đó là một trong những lý do khiến gần đây, nhiều đồ án quy hoạch đã được giao cho nhóm thứ hai, đó là những công ty quy hoạch nước ngoài như Isozaki, Nikken Sekkei, Almec, Sasaki, PPJ v.v. Các nhóm chuyên gia nước ngoài này thường có những kỹ thuật, phương pháp tiếp cận, hệ thống giá trị cũng như điều kiện kinh tế và được chi trả cho công tác tư vấn khác hẳn với các đơn vị tư vấn Việt Nam. Tuy nhiên, các đơn vị tư vấn nước ngoài thường được yêu cầu hợp tác với một đơn vị Việt Nam để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm với các quy định của Việt Nam. Trong sự cộng tác này, đối tác Việt Nam thường được phân công làm những việc như thu thập tài liệu, nghiên cứu hiện trạng và trình bày sản phẩm theo quy định của Việt nam. Trong đại đa số trường hợp, ít khi có được những sự bổ trợ và kết hợp hiệu quả giữa phương pháp quy hoạch quốc tế và những thông lệ, ngôn ngữ quy hoạch Việt Nam. Trong quá trình này, phía Việt Nam rất khó học hỏi và cập nhật những phương pháp quy hoạch quốc tế mà ngược lại, nhiều đơn vị 11
quy hoạch nước ngoài tinh khôn đã thuận theo và cung cấp những sản phẩm với chất lượng Việt Nam nhưng giá cả quốc tế. Nếu cuốn sách này có thể giới thiệu về những kinh nghiệm tiên tiến nhất trong lĩnh vực quy họach, thiết kế đô thị đương đại và khả năng áp dụng chúng vào nhu cầu cụ thể của Việt Nam thì cuốn sách có thể là một cầu nối chuyên môn giữa các nhà quy hoạch Việt Nam và Quốc tế, góp phần làm tăng chất lượng quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam nói chung. Thách thức lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực quy hoạch thiết kế đô thị ở Việt Nam là một số nhận thức sai lầm đã dẫn dắt hàng loạt đồ án và đô thị Việt Nam đến hậu quả đáng buồn. Những nhận thức sai lầm này là hệ quả của nhiều thập kỷ kinh tế kế hoạch tập trung từ trên xuống và đã ngấm sâu vào nhận thức về quy hoạch của đa số các nhà quy hoạch , các nhà quản lý và người dân Việt nam. Rõ ràng là rất khó và cần có thời gian mới có thể làm thay đổi được những nhận thức sai lầm này.
Nhận thức sai lầm thứ nhất cho rằng những cá thể, người dân và doanh nghiệp thường là những thành phần ít hiểu biết hoặc ý thức kém về xây dựng đô thị, có xu hướng mạnh ai nấy làm, gây lộn xộn, manh mún cho đô thị. Vì vậy nhiệm vụ của quy hoạch là phải giữ kỷ cương, khống chế các cá thể phải làm thế này, không được làm thế kia. Đa số tin rằng một quy hoạch dù tồi cũng còn hơn là phát triển tự phát, không quy hoạch. Thực ra thì nhu cầu kiểm soát và đồng nhất xã hội này là một đặc điểm mang tính hệ thống của cấu trúc xã hội cũ. Nhu cầu này không dễ bị thay đổi chỉ bằng việc tuyên bố từ nay mở cửa cho kinh tế thị trường. Nhận thức sai lầm thứ hai cho rằng đô thị hóa đồng nghĩa với phát triển kinh tế và sự giàu có. Như vậy có nghĩa là đô thị càng lớn, đô thị hóa, hiện đại hóa càng nhiều thì càng tốt. Người ta tin rằng những đô thị mới sẽ được quy hoạch và thực hiện đơn giản bằng cách đổi màu những vùng ruộng lúa thành màu công nghiệp, màu đô thị trong bản đồ định hướng phát triển không gian (hay quy hoạch sử dụng đất). Mỗi đô thị thường dự tính sẽ tăng gấp đôi dân số trong một thời hạn quy hoạch 10-15 năm và cần phải mở rộng ranh giới đô thị tương ứng. Nhận thức sai lầm thứ ba cho rằng độ hiện đại của một đô thị được thể hiện ở độ lớn của đường giao thông. Đường càng rộng, càng nhiều thì đô thị càng hiện đại. Ước vọng chung là một đô thị cho phép nhiều người có xe hơi, nhiều nhà có garage. Ước vọng này rất khó thay đổi, vì hiện nay, dường như xe hơi vẫn là một trong những bằng chứng về độ thành công của một người ở Việt Nam.
Làm sao để người ta hiểu được rằng muốn quy hoạch hiệu quả cho tương lai thì phải vượt qua được những nhu cầu trước mắt này, rằng tỷ lệ phương tiện giao thông tư nhân biểu hiện mức độ lạc hậu, và rằng tốc độ giao thông tỷ lệ nghịch với giá trị sử dụng của đất hai bên đường.
Nhận thức sai lầm thứ tư là quan điểm về sự cần thiết phải có một quy họach phân khu chức năng cứng nhắc. Thói quen này xuất phát từ những lý thuyết quy hoạch tập trung từ đầu thế kỷ 20 và được áp dụng phổ biến ở Việt nam cho đến nay. Khi đó, nhà nước quyết định mọi chức năng và cũng sẽ là người thực hiện quy hoạch. Làm sao để mọi người nhận thức được sự đa dạng công năng, độ nén mới chính là chất lượng đô thị. Nhận thức sai lầm thứ năm cho rằng những tầng lớp khác nhau không nên sống chung một chỗ. Người giàu cần phải vào những khu sang trọng, có cổng, tường bảo vệ như khu đô thị Ciputra (Hà nội), người nghèo cần những khu chung cư cho người thu nhập thấp. Gần như tất cả các khu đô thị mới đều phân vùng rõ ràng cho 3 tầng lớp giàu, nghèo và trung lưu hoặc chỉ chú trọng phục vụ người giàu. Còn rất nhiều những nhận thức sai lầm như vậy và khác nữa, khiến cho một quy hoạch linh hoạt và tốt ở Việt Nam trở thành rất hiếm hoi. Tất cả đều xuất phát từ vấn đề nhận thức. Nếu cuốn sách này có thể giới thiệu những nguyên lý quy hoạch và thiết kế đô thị mới thông qua những ví dụ tốt trên thế giới và trong nước, góp phần thay đổi những nhận thức sai lầm như trên thì sẽ hỗ trợ rất hiệu quả công tác quy hoạch ở Việt Nam. Cần khẳng định rằng quy hoạch đô thị ở Việt Nam nên khai thác di sản kiến thức và kinh nghiệm thế giới để chọn hướng đi, hướng giải quyết tối ưu cho các bài toán đô thị của Việt Nam. Chúng ta không phải học và làm từ con số không. Các nước phát triển muộn cũng có lợi thế trong việc học tập kinh nghiệm những nơi khác và tránh những thất bại cho mình. Vì vậy, các ví dụ thành công trong nước và quốc tế là nguồn tri thức tham khảo quý giá, không chỉ đối với thực hành quy hoạch mà còn gợi mở những vấn đề lý thuyết nhất định.
12
3. Luật Quy hoạch Đô thị của Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội trong bối cảnh mới Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị hiện nay ở Việt Nam, dường như phổ biến quan niệm rằng những phương pháp tiếp cận quy hoạch mới không phù hợp với hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam. Thực tế, xã hội và các đô thị của Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu mới đối với các sản phẩm quy hoạch. Phần này muốn đặt vấn đề rằng, với cùng những yêu cầu của Luật, các đồ án quy hoạch có thể có cách tiếp cận có những điều chỉnh so với một số quan niệm phổ biến hiện nay để cho ra đời những sản phẩm quy hoạch, kể cả nội dung và hình thức thể hiện phù hợp hơn. Hay nói cách khác, cần có cách “hiểu” Luật đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của xã hội. Tháng 6/2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Quy hoạch đô thị (QHĐT) - có hiệu lực từ 01/01/2010. Tuy có một số điều chỉnh về tên gọi của loại hình quy hoạch và một số điều chỉnh về yêu cầu nội dung của đồ án quy hoạch, nhưng nhìn chung, các yêu cầu đối với sản phẩm quy hoạch vẫn được đề cập tương tự như trong các quy định trước đây. Thuật ngữ “chiến lược” hầu như không xuất hiện trong Luật. Thuật ngữ “cấu trúc không gian” chỉ xuất hiện trong yêu cầu nội dung quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, đối với nhiều nhà quy hoạch và quản lý đô thị, quy hoạch đô thị vẫn được hiểu là loại hình quy hoạch mang tính chỉ định - như truyền thống nhiều chục năm qua. Luật QHĐT là khung pháp lý cho các hoạt động quy hoạch và thiết kế đô thị ở Việt Nam, các phương pháp luận và thực hành quy hoạch và thiết kế đô thị vẫn phải nằm trong khuôn khổ các quy định này. Tuy nhiên, Luật cũng không loại trừ việc sử dụng các cấu trúc không gian cũng như việc lựa chọn các chiến lược phát triển đô thị cần thiết. Chính sách đổi mới theo hướng kinh tế thị trường đòi hỏi việc đổi mới cả hệ thống văn bản pháp quy về quy hoạch và Luật QHĐT được thông qua nhằm tạo điều kiện cho các quy định về quy hoạch đáp ứng được những động thái mới do việc tự do hóa nền kinh tế mang lại. Luật QHĐT đã đặt ra các yêu cầu thiết yếu đối với quá trình phát triển đô thị thông qua các yêu cầu đối với sản phẩm quy hoạch. Các yêu cầu này, về mặt ngôn từ, có thể đã là quen thuộc đối với các nhà quy hoạch và quản lý đô thị tại Việt Nam, nhưng để đáp ứng được các yêu cầu này trong bối cảnh mới về kinh tế - xã hội – môi trường, phương pháp luận và các sản phẩm cụ thể của đồ án quy hoạch cần có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình thực hiện Luật. 13
Một số đề xuất đối với việc đáp ứng các yêu cầu được xác định trong Luật như sau:
a) Đối với đồ án quy hoạch chung: êu cầu “Xác định mục tiêu”, trong đa số các trường hợp nên được Y hiểu là xác định viễn cảnh mong muốn - “tầm nhìn” cho tương lai phát triển đô thị đến một mốc thời gian quy hoạch nào đó. Đây là thuật ngữ được dùng phổ biến trong quy hoạch đô thị trên thế giới và gần đây cũng đã thường xuất hiện trong lĩnh vực quy hoạch đô thị tại Việt Nam. Thuật ngữ “tầm nhìn” không nên được hiểu là chỉ áp dụng cho những định hướng quy hoạch cho giai đoạn dài hơn giai đoạn quy hoạch chính (ví dụ “quy hoạch đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”). Tầm nhìn/viễn cảnh mong muốn có thể xác định cho các giai đoạn quy hoạch dài hạn khác nhau và thường là cho 20 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng giai đoạn 20 năm là phù hợp để có thể đánh giá lại việc thực hiện quy hoạch và đưa ra những điều chỉnh cần thiết về tầm nhìn (đặc biệt khi so sánh với tuổi thọ và đời hoạt động của mỗi con người, cũng như tuổi thọ và đời hoạt động của các dự án phát triển đô thị). Trong một số tình huống đặc biệt, chính quyền và các bên có liên quan trong việc xác định tầm nhìn, bao gồm cả nhóm tư vấn, tin rằng có thể xác định tầm nhìn cho nhiều năm sau 20 năm của giai đoạn quy hoạch chính. Tuy nhiên việc nghiên cứu, xem xét lại tầm nhìn sau khoảng 20 năm thực hiện quy hoạch là cần thiết. êu cầu “Xác định động lực phát triển đô thị” cần được hiểu là xác Y định tiềm năng và các chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội – môi trường để đạt tới tầm nhìn, nghĩa là xác định các tiềm năng của đô thị và chiến lược (cách để đi từ “vị trí” này đến “vị trí” khác) khai thác, phát huy tiềm năng hoặc tạo tiềm năng mới để hướng tới viến cảnh/tầmnhìn mong muốn của đô thị. Cách hiểu này khác với cách coi các ý định về phát triển kinh tế - xã hội là những động lực có sẵn, hay chắc chắn có, sẽ thúc đẩy phát triển đô thị (ví dụ, chính quyền dự kiến sẽ quy hoạch khu công nghiệp hoặc đại học (không khẳng định là nhà nước sẽ đầu tư mà chỉ là mong muốn, có thể do các khu vực kinh tế khác thực hiện, do đó không chắc chắn là sẽ được thực hiện) và quy hoạch đô thị coi đó là động lực sẽ có để phát triển đô thị). êu cầu “Xác định quy mô dân số, đất đai”: là những nội dung hết Y sức quan trọng, ảnh hưởng đến các giải pháp quy hoạch và tác
động lớn đến đô thị. Khi thực hiện các nội dung này cần cảnh giác rằng các nội dung dự báo thường lạc quan hơn so với thực tế (điều này có thể nói là phổ biến, khi lợi ích từ sự phát triển đô thị (về bất động sản, tác động đối với cộng đồng…) chịu ảnh hưởng từ quy mô dự báo). Những nội dung dự báo quá lạc quan hoặc quá thấp trong thực tế sẽ có tác động mạnh đến sự phát triển theo những mục đích đã sắp đặt trước của các khu vực đô thị mới. Rõ ràng là cần phải tránh hình thức phát triển bị chi phối bởi các hoạt động đầu cơ, trong đó tạo điều kiện cho những người có quyền lực có thể hưởng lợi từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu vực phát triển đô thị. Các nội dung dự báo cũng không thể chỉ đơn thuần đáp ứng cho những mong muốn về quy mô của các cấp chính quyền. Yêu cầu “Xác định quy mô dân số, đất đai” là những nội dung mang tính dự báo, có khả năng biến động, do đó, cần có một nội dung quan trọng khác là xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch với trình tự ưu tiên rõ ràng và các nguyên tắc thực hiện quy hoạch, đáp ứng lần lượt những quy mô khác nhau, với những kịch bản khác nhau, phù hợp với thực tế phát triển đô thị, thay vì cách phân đợt xây dựng đơn giản thành 2 giai đoạn 5-7 năm và 20 năm với những chỉ tiêu cụ thể, cứng nhắc, như cách làm của thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Một mặt khác, vô cùng quan trọng, là cần có các chính sách đảm bảo quyền lợi của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng của quy hoạch trong suốt quá trình “chờ” thực hiện quy hoạch. Đây là vấn đề xã hội rất lớn, có thể khẳng định hoặc phủ nhận ý nghĩa và hiệu quả về mặt xã hội của phát triển đô thị.
phát triển không gian (hay quy hoạch sử dụng đất) không thể hiện được, cần kèm theo chú giải, minh họa và thuyết minh.
êu cầu “Xác định mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không Y gian nội và ngoại thị”: Đây cũng chính là những nội dung thiết kế đô thị tổng thể. Trong đó, các nội dung của đồ án quy hoạch đô thị cần ít mang tính chỉ định hơn, được thể hiện thông qua các mối quan hệ trong cấu trúc không gian của toàn đô thị, cùng với thuyết minh hướng dẫn, có vai trò định dạng cho quá trình phát triển đô thị. Tương tự như vậy, đối với mỗi khu vực (diện) trong đô thị, xác định, thể hiện và quy định về các mối quan hệ giữa các thành phần trong đó theo các yếu tố như: khối tích công trình, hình thái kiến trúc, không gian xây dựng và không gian trống, các khu vực xây mới và các khu vực cũ cải tạo… (một số khu vực nào đó có thể được phát triển tự do, một số khu vực khác lại phải quản lý chặt hơn tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược quy hoạch, tránh quan điểm cho rằng phải quy định và kiểm soát mọi yếu tố thì mới đảm bảo khả năng quản lý đô thị). Nhìn chung, để kiểm soát, hướng dẫn sự phát triển cho đô thị, cần có nhiều nội dung, sơ đồ, bản vẽ hơn một bản định hướng phát triển không gian (hay quy hoạch sử dụng đất) tổng thể. Có rất nhiều nội dung trong bản định hướng
o Luật không phải là văn bản hướng dẫn thực hiện đồ án nên D Luật chỉ đưa ra các yêu cầu cần phải đạt, còn làm thế nào để đạt được các yêu cầu đó lại là vấn đề khác. Luật không đề cập đến sự cần thiết phải phân tích, đánh giá hiện trạng cũng như tiềm năng phát triển và các vấn đề có liên quan (phân tích đô thị). Cũng có thể những nội dung này được hiểu là hiển nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế các đồ án hiện nay của Việt Nam, các nội dung này thường không được thực hiện thỏa đáng, các nội dung quy hoạch đưa ra thường không dựa trên những kết luận của phần phân tích hiện trạng, bối cảnh và tiềm năng một cách đầy đủ, do đó, cần nhấn mạnh sự cần thiết của các nội dung này để làm cơ sở cho các nội dung của đồ án theo yêu cầu của Luật. Và cũng cần khẳng định rằng chất lượng của đồ án quy hoạch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nội dung phân tích đô thị.Mục tiêu của quy hoạch cần được hiểu là không chỉ nhằm kiểm soát phát triển mà còn cần thúc đẩy phát triển một cách hợp lý và hữu hiệu, hài hòa lợi ích của các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội và hài hòa với môi trường.
14
Yêu cầu Xác định các chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị: Nội dung này lâu nay vẫn được hiểu là kết quả của đồ án quy hoạch, thực ra các chỉ tiêu này cần được hiểu là đích hướng tới hoặc là ngưỡng kiểm soát của đồ án (ví dụ: chỉ tiêu đất/người, tỷ lệ đất giao thông/đất xây dựng đô thị, chỉ tiêu cấp nước…). Mặt khác, hữu ích hơn, là khi các chỉ tiêu này được chính quyền thành phố rà soát lại hàng năm làm cơ sở điều chỉnh các hoạt động phát triển đô thị. Các chỉ tiêu này cần bao gồm các chỉ tiêu quan trọng đối với việc thực hiện các chiến lược và tầm nhìn của đô thị, tạo thành khung kiểm soát phát triển đô thị. iêng đối với yêu cầu xác định hệ thống trung tâm của các đô thị, R không nên hiểu là toàn bộ các chức năng phải được chỉ định riêng rẽ, cứng nhắc và cụ thể như trong cách làm còn khá phổ biến hiện nay. Khu trung tâm đô thị, trước hết, cần được hiểu là khu vực tập trung nhiều hoạt động đô thị với mật độ cao hơn các nơi khác. Cũng có thể có các khu trung tâm chuyên ngành, nhưng để đảm bảo quy hoạch phát triển bền vững, cần nỗ lực sử dụng hỗn hợp các chức năng một cách hợp lý và tối đa ở mọi cấp độ (đô thị, khu vực/quận, phường/đơn vị ở, nhóm công trình, trong một công trình…). Chỉ nên khẳng định quy mô và vị trí cụ thể cho các công trình thật đặc biệt.
Cần nhìn nhận rằng, các đồ án quy hoạch có thể có mục tiêu quy hoạch khác nhau, do đó các sản phẩm quy hoạch, đặc biệt các nội dung khống chế hay khuyến khích, có thể khác nhau giữa các đồ án. Ngoài các sơ đồ và bản vẽ, các nội dung định hướng, khống chế hay khuyến khích của đồ án cần được thể hiện rõ ràng trong thuyết minh và điều lệ quản lý xây dựng. Đây cũng là những công cụ quan trọng để quản lý đô thị. ặt khác, cần nhìn nhận rằng, không thể giải quyết tất cả mọi vấn M đề và xây dựng một đô thị hoàn thiện trong vòng một vài chục năm. Vấn đề cốt lõi là xác định được tầm nhìn và các nội dung có tính chiến lược đối với đô thị. Trong nội dung đồ án quy hoạch chung, sẽ đan xen các nội dung mang tính chiến lược bắt buộc tuân thủ và các nội dung mang tính nguyên tắc, để đảm bảo tính linh hoạt, đặc biệt là các quy định về chức năng sử dụng đất, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và liên tục thay đổi của xã hội đô thị.
b)-
Nội dung đồ án quy hoạch phân khu:
rước hết cần khẳng định “phân khu” là để kiểm soát, khuyến T khích và quản lý phát triển và cải tạo đô thị..., không chỉ đơn thuần là phân khu chức năng như được hiểu phổ biến hiện nay. Các nội dung của đồ án quy hoạch phân khu, tuy cụ thể hơn đồ án quy hoạch chung, nhưng cũng là đồ án phục vụ cho mục tiêu quản lý, cũng cần mang tính cấu trúc và nguyên tắc. êu cầu về tổ chức không gian trong Luật đã nêu là “xác định Y nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan”. Đây là quy định cho thấy rõ quan điểm về việc giảm sự cứng nhắc của đồ án quy hoạch phân khu và tiến đến phương pháp quy hoạch cấu trúc. Nhưng yêu cầu xác định “Chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố”, nếu được hiểu là các chỉ tiêu cứng nhắc như hiện nay, sẽ mâu thuẫn với nội dung trên. Các chỉ tiêu này, tùy theo nhu cầu kiểm soát phát triển, có thể là chỉ tiêu cứng - cụ thể, cũng có thể là chỉ tiêu mang tính ngưỡng hoặc thậm chí có những chỉ tiêu không quy định (hay nói cách khác quy định là được phát triển tự do). Kể cả quy mô, vị trí các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu có thể được thay đổi linh hoạt cho phù hợp nhu cầu thực tế. Điều quan trọng hơn là cần khẳng định các nguyên tắc bắt buộc tuân thủ, ví dụ như: quy mô tối thiểu của các công trình phúc lợi công cộng do nhà nước đầu tư để đảm bảo phục vụ cho các thành phần khác nhau trong xã hội, tránh tình trạng như thực tế hiện nay, các khu đô thị mới gần như không bố trí chợ 15
truyền thống và chỉ quy hoạch trường học với quy mô tối thiểu, nhưng đều là trường tư thục hoặc trường quốc tế, đòi hỏi học phí ở mức chỉ một nhóm nhỏ người dân đô thị có thể chi trả. Mặt khác, yêu cầu quy định chỉ tiêu “đến từng ô phố”, trong trường hợp có nhiều ô phố có cùng tính chất thì có thể quy định theo khu vực, tùy theo nội dung và mục tiêu quy hoạch của đồ án. ối với yêu cầu “bố trí mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật đến Đ các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn đô thị”: Thứ nhất, khái niệm trục đường phố là không rõ, cần cụ thể hóa thông qua hệ thống phân cấp đường theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và tùy theo nội dung quy hoạch và mục đích kiểm soát, có thể đến đường khu vực hoặc phân khu vực; Thứ hai, yêu cầu phù hợp với các giai đoạn phát triển của đô thị cũng cần được hiểu là một lộ trình thực hiện chứ không đơn thuần là 2 giai đoạn quy hoạch (5-7 năm và 20 năm). Đối với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, có 3 nguyên tắc cần được tuân thủ, đó là: - Chỉ quy hoạch/khống chế những gì cần quy hoạch/ khống chế; - Chỉ quy hoạch những gì có thể quy hoạch được (có thể khả thi); - Không có một thực đơn chung cho các đồ án. Cần hài hòa giữa các yêu cầu chung, đưa ra sản phẩm quy hoạch đáp ứng những nhu cầu cơ bản với yêu cầu có những nội dung đặc thù của mỗi đồ án (trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh riêng của khu vực quy hoạch, những nhu cầu và vấn đề riêng của mỗi đồ án) .
c)-
Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết:
Các yêu cầu về nội dung đối với loại hình quy hoạch này khá hợp lý, tuy nhiên yêu cầu “quy định về kiến trúc công trình đối với từng lô đất” vẫn cần được hiểu là chỉ quy định những gì cần kiểm soát để phù hợp với mục tiêu quy hoạch, không phải lúc nào cũng cần quy định tất cả mọi nội dung. Tránh quan niệm phổ biến hiện nay rằng phải quy hoạch xây dựng những công trình giống hệt nhau đứng cạnh nhau thì mới đảm bảo cảnh quan đô thị. Đồng thời cần tránh lạm dụng thuật ngữ “manh mún”, tránh xu hướng đơn điệu hóa, cần đảm bảo sự đa dạng phong phú và cần thiết trong tổ chức không gian cũng như xã hội đô thị.
B.
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI 1. Các phương pháp quy hoạch đô thị đương đại và những bài học có thể áp dụng ở Việt nam Vào đầu thế kỷ 20, quy hoạch đô thị được coi như một sản phẩm của nghệ thuật kiến trúc, tập trung chủ yếu vào phát triển không gian kiến trúc tổng thể (Velibeyoglu 1999). Quy hoạch đô thị có những mục tiêu toàn diện – được minh họa rõ nhất trong Hiến chương Athens năm 1933 của những nhà quy hoạch hiện đại, đề cập đến việc phát triển đồng thời nhiều lĩnh vực như: nhà ở, giao thông, đơn vị ở và không gian làm việc. Sau này, khi nhận ra những mối quan hệ phức tạp giữa những yếu tố này, quy hoạch chia ra phát triển thành những chuyên ngành, ví dụ như quy hoạch giao thông chuyên giải quyết vấn đề kết nối liên vùng. Thời kỳ hậu chiến tranh Thế giới thứ II đặc trưng bởi “quy hoạch tổng thể” – phương pháp quy hoạch mang nặng tính kỹ trị và lạc quan, chịu ảnh hưởng mạnh của kỹ thuật xây dựng, khi đó được coi là hiện đại và khoa học. Phương pháp quy hoạch này tập trung vào một sơ đồ lớn – thường được gọi là quy hoạch tổng thể (masterplan) để giải quyết những vấn đề chủ chốt. Những đồ án quy hoạch “tĩnh”, cứng nhắc này chú trọng vào việc quy hoạch sử dụng đất, với niềm tin rằng kế hoạch sử dụng đất là thiết yếu để giúp các thành phố phát triển một cách hiệu quả. Khi mà nền kinh tế thị trường cùng sự phát triển công nghệ còn tương đối chậm, phương pháp tiếp cận trên là khả thi, với điều kiện là chính quyền có đủ cả tiềm lực tài chính và ý chí chính trị cần thiết để hành động. Tại châu Âu, những dự án nhà ở xã hội trên quy mô lớn và một số thành phố mới của Anh được phát triển theo nguyên lý này. Mặc dù quy hoạch tổng thể được lập theo những lôgic nhất định, nó thường bị hạn chế bởi sự thiếu thông tin, sự chậm trễ trong quá trình đưa ra quyết định và sự hạn chế trong phối hợp hành động của hệ thống tổ chức tập trung từ trên xuống. Thêm vào đó, các quy định về sự toàn diện đòi hỏi tính chính thống trong xã hội và đòi hỏi tất cả các chuyên ngành liên quan đồng thuận với một mục tiêu chung khá trừu tượng (Rode 2006). Sau này, người ta thấy cần phải xem xét lại cách tiếp cận rất tham
16
vọng này trước những vấn đề cấp bách mới nảy sinh do chính chúng gây ra. Hậu quả tiêu cực của việc kỹ thuật hóa xã hội là sự phát triển nhanh chóng của những môi trường đô thị nghèo nàn, ví dụ như các khu nhà ở xã hội cao tầng phát triển mạnh ở ngoại ô nước Pháp. Nhìn chung, sự chỉ trích hệ thống quy hoạch hiện đại tập trung theo hai hướng. Hướng thứ nhất cho rằng quy hoạch này là một công cụ lỗi thời, kém linh hoạt đã làm cản trở việc tạo ra thiết kế tốt cho mỗi công trình riêng biệt. Hướng thứ hai nhấn mạnh vào phê phán sự thiếu tầm nhìn, thiếu sự cam kết và thiếu tiềm lực để cung cấp giải pháp đáng tin cậy cho những chiến lược và dự án lớn – chủ yếu là những dự án liên quan tới cơ sở hạ tầng – điều này một phần cũng là do thiếu sự tham gia của các bên liên quan (Rode 2006). Tiếp theo sự thất bại của chủ nghĩa hiện đại và sự xuất hiện của các phong trào cổ vũ cho các quyền dân sự, kể cả trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch, xã hội được cho là quá phức tạp để được quy hoạch chỉ bởi các nhà kỹ trị, do đó, các phương pháp quy hoạch mới được phát triển (Friedman 1993). Vào những năm 60, nhiều phương pháp quy hoạch mới đã được phát triển, nhằm đối mặt với sự phức tạp của môi trường không gian và hệ thống thể chế cũng như sự mất kiểm soát do ngày càng nhiều tác nhân tham gia. Một số nước chọn phương pháp tiếp cận đa ngành, trong đó mỗi quyết định đều có sự tham gia của nhiều cấp. Bên cạnh việc nghiên cứu quản lý không gian, các nhà quy hoạch cũng đã phải đương đầu với nhiều thế lực có quyền năng lớn, ví dụ như kinh tế (Van den Broeck, Verhaert 2007 ). Kết quả là những chính sách quy hoạch ra đời thậm chí còn rời rạc hơn, với việc hình thành những công cụ mang tính hành chính và khống chế cũng như việc tạo ra các chương trình đa ngành nhưng thiếu sự phối hợp. Mô hình hợp tác và giao tiếp đã coi “nhà quy hoạch” như là người dàn xếp giữa những thành phần có liên quan trong xã hội. Mô hình này là nền tảng cho mọi quy hoạch “tham gia” (có sự tham gia của các thành phần có liên quan) và được biết tới như là một sự xác định lại mối quan hệ giữa các nhà quy hoạch và môi trường
(Rode 2006). Phương pháp này cũng gặp phải khó khăn bởi nó đòi hỏi thời gian dài để hoàn thành các quy trình của nó. Hơn nữa, mô hình này đã dấy lên những lo ngại thực sự khi công dân ở các vùng quy hoạch đô thị lớn được tham gia vào quá trình quy hoạch, trong khi họ không có đủ hiểu biết về vùng quy hoạch (Fainstein 2000). Quy hoạch cấu trúc không gian nổi lên như là một sự lựa chọn khác. Phương pháp quy hoạch này linh hoạt hơn phương pháp quy hoạch tổng thể truyền thống, do nó mang tính hướng dẫn nhiều hơn là kiểm soát sử dụng đất. Phương pháp quy hoạch này nhắm tới việc xác định các thứ tự ưu tiên, dựa vào các yếu tố tạo nên cấu trúc không gian của thành phố. Quá trình hoạch định chính sách (bao gồm cả các phương thức tài chính) cũng được sửa đổi để thích ứng với mục tiêu này. Phương pháp này cố gắng định dạng hình dáng vật chất của toàn đô thị. Nó không tập trung quan tâm đến những chi tiết giao thông, tiện ích xã hội và không gian xanh mà chú trọng ở hình dáng tổng thể của đô thị và sự biến đổi của nó. Quy hoạch chiến lược là một phương pháp khác nữa đã được phát triển. Về cơ bản, đó là một quá trình xác định chiến lược hay định hướng và đưa ra các quyết định phân bổ các nguồn lực để thực hiện chiến lược, bao gồm tài chính và nhân lực. Trong quy hoạch đô thị, phương pháp này được đánh giá là linh hoạt và năng động, tìm kiếm những sự can thiệp mang tính chiến lược trong các đô thị, ví dụ như: sự cân bằng giữa việc làm, phương tiện giao thông và nhà ở, trong mối quan hệ hợp tác với khu vực tư nhân (Standley 2006). Phương pháp này coi sự đa dạng của các nhân tố là thuận lợi hơn là trở ngại. Quy hoạch, do đó, trở thành quá trình xây dựng chiến lược cho thành phố, trong đó cần có đối thoại, thực hiện dự án và đánh giá thực hiện chiến lược. Để thực hiện được quá trình đó, các môi trường đối thoại khác nhau, sự phối hợp hành động giữa các bên liên quan được đặc biệt ưu tiên (Padioleau, Demesteere 1991). Bất chấp những đổi mới này, người dân và ngay cả những nhà hoạch định chính sách, đã mất lòng tin vào hoạt động quy hoạch. Trong những năm 80, quy hoạch đô thị thực tế đã trở nên lỗi thời. Những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại cùng đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc lập quy hoạch, khi mà chúng hiếm khi được thực thi và khi mà sự kiểm soát xã hội ngặt nghèo của chính phủ - đồng nghĩa với thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung – được coi là vô ích (Legrand 2008). Một số hiện tượng khác nổi lên, càng làm tăng sự hoài nghi (như sự thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các đô thị, sự mất lòng 17
tin vào khu vực công và sự phát triển của công nghệ tin học), đã làm cho thị trường trở thành cơ chế chính cấu trúc nên đô thị (Habenas 1981). Nền kinh tế toàn cầu hóa càng làm phức tạp hơn mối quan hệ giữa con người và vùng đất của họ. Đô thị bị chia nhỏ ra, với những mối quan hệ khuếch tán và quan niệm về thời gian cũng như không gian được hiểu theo những cách khác nhau, “co giãn” khác nhau, do kết quả của sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông vận tải và truyền thông. Một mình nhà quy hoạch không thể kiểm soát được những sự trao đổi phức tạp giữa những thế lực và chủ thể khác nhau và không rõ ràng. Sự chồng chéo về không gian và thời gian này đòi hỏi sự đánh giá đa chiều, đa dạng và nhạy cảm về các mối quan hệ giữa hình thái đô thị và các quá trình xã hội. Do đó, phải cân nhắc kỹ lưỡng ảnh hưởng của các cá nhân đối với quá trình biến đổi của đô thị và cần phải có một phương pháp tiếp cận quy hoạch với những nguyên tắc mang tính trao đổi, thương thuyết. Trách nhiệm và cơ hội của quá trình quy hoạch là phát triển đối thoại và xây dựng một tầm nhìn chung xung quanh một không gian vật thể - mối liên quan chung nhất giữa các bên liên quan (Healey 1997). Đầu những năm 90, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và xã hội của sự phát triển, chủ yếu do sự thống trị của các lợi ích kinh tế, đã đưa chủ đề quy hoạch dài hạn trở lại các chương trình nghị sự (Breheney 1996). Nguyên nhân chính dẫn đến sự phục hồi của quy hoạch là sự xuất hiện của khái niệm phát triển bền vững đưa ra bởi Ủy ban Brundtland. Vai trò của Chính phủ chuyển từ “dự kiến trước và cung cấp” sang “thảo luận và quyết định” (Padioleau, Demesteere 1991). Phương pháp này đòi hỏi cách tiếp cận với nhiều sự tham gia hơn, không chỉ cân nhắc về kinh tế mà còn phải đảm bảo sự cân bằng về xã hội và môi trường; các mối quan hệ và quá trình lập quy hoạch đô thị nhanh chóng trở nên quan trọng không kém gì bản thân đồ án quy hoạch (Graham, Healey 1998). Quy hoạch chiến lược không gian được khôi phục lại đầu tiên, vì nó có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu của lý thuyết phát triển bền vững. Sau đó, quy hoạch chiến lược và quy hoạch cấu trúc kết hợp lại thành phương pháp quy hoạch cấu trúc chiến lược nhằm giải quyết cùng lúc các vấn đề văn hóa, thể chế và công nghệ, kết hợp với các vấn đề mang tính xã hội, kinh tế, sinh thái và không gian. Kết quả của phương pháp quy hoạch này là một quá trình có tính xã hội với mục tiêu định dạng không gian trong viễn cảnh
dài hạn, đồng thời phát triển các hành động ngắn hạn và trung hạn thông qua chu trình quyết định theo nhiều cấp, trong đó, có sự tham gia của tất cả các bên có thể liên quan (Frey, 1999). Phương pháp này dựa trên mối quan hệ qua lại giữa các hành động ngắn hạn, tầm nhìn dài hạn và sự tham gia của các bên liên quan, diễn ra liên tục theo những loại mốc thời gian khác nhau, đảm bảo sự luân chuyển cân bằng giữa những luồng hoạt động này. Chu trình này được khởi đầu bằng việc xác định các nhóm người tham gia, đánh giá sự sẵn sàng cộng tác của họ và thu thập toàn bộ những thông tin cần thiết. Bước thứ hai là tìm hiểu các yếu tố văn hóa xã hội và kinh tế ảnh hưởng tới những mối quan hệ giữa các nhóm xã hội khác nhau, đồng thời tạo cơ chế để có thể trao đổi và xây dựng sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các nhóm (Loeckx et al.2004). Nếu thành công, quá trình này sẽ đưa đến một tầm nhìn dài hạn và chặt chẽ, dựa trên các điểm yếu và điểm mạnh đã được xác định bởi các nhóm người tham gia trong quá trình. Sau khi xác định được tầm nhìn, nhiều khía cạnh cơ bản và phức tạp sẽ được nghiên cứu chuyên sâu, với các hành động cấp bách được thực hiện bởi những nhóm người khác nhau. Bước thứ ba, giai đoạn thực thi, giai đoạn này rất quan trọng vì nó không chỉ thể hiện tính hiệu quả của phương pháp mà còn thử nghiệm được những ý tưởng quan trọng trong thực tế và còn có thể điều chỉnh các ý tưởng sau khi đánh giá. Đây là một quá trình động, bao gồm: nghiên cứu, hành động và đánh giá, duy trì khả năng thích nghi với điều kiện thực tế luôn thay đổi. Nó cung cấp thông tin để thường xuyên rà soát lại tầm nhìn và một môi trường để kiểm soát các vấn đề và những rủi ro có thể gặp phải (Zonneveld, Faludi 1997). Phương pháp này cố gắng đạt được các mục tiêu hữu hình trong thực tế và đảm bảo tầm nhìn rõ ràng qua các hành động cụ thể, đóng góp vào quá trình thực thi theo tầm nhìn dài hạn và một cấu trúc không gian mong muốn của thành phố. Để đạt được mục tiêu này, quy hoạch cấu trúc chiến lược đòi hỏi khung thể chế rõ ràng, ý chí chính trị mạnh mẽ, sự rà soát lại các chính sách và thay đổi hành động của các nhà lãnh đạo (Bryson, Alson 1999). Cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ đô thị là những điểm mở đầu quan trọng của quá trình này. Ở hầu hết các nước đang phát triển, việc cung cấp nước sạch, cấp điện hay việc nâng cấp chất lượng thu gom chất thải rắn, chất lượng đường giao thông và các ngõ hẻm được coi là những hoạt động cần được ưu tiên. Quy hoạch cấu trúc chiến lược hiệu quả là quy hoạch sử dụng những ưu tiên để xác định các nguyên tắc rõ ràng cho sự phát triển và chuyển đổi của lõi đô thị, cùng lúc đó vẫn mở rộng lĩnh vực công
18
cộng. Để làm được những việc này, đòi hỏi sự hiểu biết sâu về hình thái không gian của địa phương, để định hình lại không gian mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của khu vực. Một ví dụ về phương pháp quy hoạch này là sự cải tạo đô thị ở Barcelona. Trong đó đã sử dụng thế vận hội Olympic 1992– sự kiện quốc tế mang tính trung hạn và những nguồn lợi nhuận thu được – như động lực thúc đẩy sự thay đổi và là tiềm lực dẫn đầu để đạt được tầm nhìn dài hạn qua một loạt các dự án chiến lược. Tuy nhiên, không phải nơi đâu cũng áp dụng được phương pháp này. Chính quyền địa phương không phải lúc nào cũng có thể giải quyết được các vấn đề như: kiến thức, đội ngũ chuyên gia và các vấn đề tài chính. Cần có một xã hội dân sự cởi mở và năng động, cũng như cần có một bộ máy quản lý năng động, được đào tạo, có đủ thông tin và sẵn sàng chia sẻ thông tin cũng như quyền lực. Một điều kiện tiên quyết khác cần có là của cải kinh tế được làm ra bởi các nhóm xã hội khác nhau, không chỉ tập trung vào các nhóm lợi thế trong xã hội (Frey 1999).
Bối cảnh Việt Nam trong mối liên hệ với các lý thuyết và thực tiễn của châu Á: Trong vài thập kỷ qua, tại các đô thị của Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn về kinh tế - xã hội và vật thể. Từ khi tiến hành cải cách kinh tế vào cuối những năm 80, các quyền sử dụng đất đã được điều chỉnh và thị trường nhà đất phù hợp hơn đã được phát triển. Cải cách chính sách đã làm giảm bao cấp của nhà nước về nhà ở, những khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chủ yếu tập trung vào các khu vực đô thị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở các đô thị, trong khi, những tác động tương tự đã không diễn ra ở vùng nông thôn. Kết quả là đã và đang diễn ra một cuộc di cư khổng lồ tới đô thị - số dân ở đô thị được dự đoán là sẽ tăng từ khoảng 27% vào năm 2003 lên 45% vào năm 2020 (CCF 2003). Hiện tượng di dân đã dẫn đến sự hình thành của các khu nhà ổ chuột tại các vùng ven đô. Ở những khu vực ngoại ô, các cụm công nghiệp, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và nhà ở đang được phát triển một cách rời rạc, ngẫu nhiên giữa những khu vực trước đây từng là vùng cảnh quan sinh thái và sản xuất nông nghiệp, đan xen với những khu nhà ở giá rẻ và thiếu sự liên kết lẫn nhau. Ở các trung tâm đô thị, những hiện tượng khác đang xuất hiện, như gia tăng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường nước, và sự xuống cấp của các trung tâm lịch sử. Sự phát triển đôi khi là hỗn độn này mâu thuẫn với cách thức
quy hoạch đô thị được kiểm soát từ trên xuống ở Việt Nam, nơi mà quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 được lập công phu nhằm thể hiện những hình ảnh mong muốn trong tương lai. Phương pháp quy hoạch truyền thống này phần nào chịu ảnh hưởng từ các mô hình quy hoạch của Pháp, Nga và Đông Đức trong thế kỷ trước. Cho tới ngày nay, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 vẫn được lập và thường xuyên điều chỉnh, giới thiệu những định hướng tổng thể của một khu vực theo các tỉ lệ khác nhau với các dự kiến về sử dụng đất và cơ sở hạ tầng lớn. Thật không may, những bản quy hoạch tổng thể này hiếm khi được xây dựng dựa trên hệ thống số liệu đầy đủ và cũng không được cung cấp tài chính một cách thỏa đáng. Từ những năm 90, các khoản viện trợ quốc tế (ODA) hỗ trợ một số nghiên cứu và dự án đô thị, trong đó có hai lần tham gia của Chương trình phát triển dân số Liên Hiệp Quốc (UNDP) để nâng cao năng lực quản lý đô thị và quy hoạch tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), một nghiên cứu của Liên minh các thành phố về phát triển đô thị ở Hải Phòng, Nam Định, Cần Thơ và TP.HCM và một dự án được tài trợ bởi chính phủ Bỉ và Tổ chức Định cư Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat) ở thành phố Vinh. Các nghiên cứu này đã đặt câu hỏi liệu phương pháp lập quy hoạch tổng thể của Việt nam có phải là phương pháp phù hợp nhất để giải quyết những vấn đề của quá trình phát triển rất nhanh của xã hội Việt nam và liệu chính quyền có cho phép khu vực tư nhân đi đầu trong lĩnh vực phát triển đô thị. Các mô hình quy hoạch khác đã được phát triển để chứng minh lợi ích của việc từ bỏ phương pháp quy hoạch mang tính “mệnh lệnh”. Các giải pháp đề xuất bớt cứng nhắc hơn, bao gồm các phương án quy hoạch chấp nhận sự tham gia của cộng đồng và các bên có liên quan trong xã hội. Các phương pháp này chỉ đưa ra các nội dung chi tiết cho những hành động ngắn hạn và có khả năng dự đoán được. Các phương pháp này cũng đưa ra giải pháp đối với những vấn đề còn biến đổi và không chắc chắn, kết hợp quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch vật thể, tính tới sức mạnh của thị trường trong nền kinh tế ngày càng phức hợp, đồng thời dựa trên các điều kiện thực tế cũng như những khoản đầu tư có thể xác định được. Tên gọi của những nỗ lực ban đầu này đôi khi gây nhầm lẫn, một số được gọi là “Quy hoạch chiến lược đa ngành”, “Chiến lược phát triển thành phố” hay “Quy hoạch hành động”. Sự khác nhau giữa các chính sách, quy hoạch, định hướng và chiến lược cũng như các phương pháp được áp dụng không được làm rõ, tuy nhiên tất cả các nghiên cứu này đều chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc quy 19
hoạch cấu trúc chiến lược (Standley 2002). Hơn nữa, khung thể chế và chính sách cho việc thực hiện các nghiên cứu này không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng, trong khi yêu cầu chính của các phương pháp này là quá trình đối thoại và hoạch định chính sách – thường mâu thuẫn với khung pháp lý hiện nay của Việt Nam. Nghịch lý giữa sự tương đối mở cửa của đất nước đối với các thử nghiệm và sự bắt buộc phải tuân thủ quy trình lập quy hoạch cứng nhắc đã trở thành rào cản khó vượt qua đối với nhiều dự án trong số các dự án này. Những nỗ lực mang tính tài trợ trên có thể đã củng cố những quan điểm cho rằng sự thâm nhập của các giá trị, tư tưởng và mô hình của quy hoạch phương Tây vào châu Á vẫn còn đang phổ biến, trong khi, các thành phố châu Á trong quá trình chuyển đổi đang phải nỗ lực để tìm ra bản sắc riêng của chính mình (SangCheul Choe 1998). Tuy nhiên, Việt Nam dường như bị hấp dẫn bởi Singapore, mô hình đô thị đặc biệt ở Đông Nam Á. Sự phát triển của Singapore được thực hiện bởi một quy hoạch tổng thể được lập vào đầu những năm 60 bởi các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, phát triển những thành phố mới xung quanh một hệ thống giao thông công cộng. Chính quyền Singapore đã giải quyết được vấn đề nhà ở thông qua sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước và các cơ chế bao cấp. Họ cũng đã giải quyết vấn đề môi trường rất hiệu quả bằng việc phân bố lại các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ở các đảo lân cận. Tuy vậy, Singapore rất thiếu bản sắc châu Á, đã xóa bỏ hầu hết các nét đặc trưng về không gian, văn hóa và lịch sử của mình (God 2003), đồng thời Singapore mang tính chất là một quốc đảo và có chính quyền cấp thành phố nên những công thức của nó rất khó để áp dụng cho một nơi nào khác (Macleod, McGee 1996). Sự độc đáo của đô thị hóa tại châu Á chưa được đánh giá đầy đủ. có rất nhiều điểm đặc biệt về không gian và kinh tế-xã hội của Hà Nội và TP.HCM, cũng như các đô thị khác, có thể được khai thác và trở thành nguồn cảm hứng cho sự phát triển trong tương lai (Legrand 2008). Có thể thấy rằng nhà ống, những gian nhà hẹp và sâu – loại nhà ở hiện còn khá phổ biến, hay sự tích hợp của những hộ có thu nhập thấp cùng với tầng lớp trung lưu trong các đơn vị ở đảm bảo sự pha trộn về mặt xã hội trong những khu vực trung tâm. Những lối sống truyền thống này đã thường xuyên bị bỏ qua trong những phương pháp quy hoạch hiện đang được áp dụng. Tương tự như vậy, có thể thu nhận những kinh nghiệm thực tế từ sự giàu có vốn có của một số mô hình đô thị hóa bản xứ, như: khái niệm “handi” (kết nối không gian) của Sri-Lanka, các không
gian công cộng của người Nêpal (durbars và hitis), mô hình đơn vị ở láng giềng truyền thống “hutong” của người Trung Quốc, hay các làng truyền thống “kampong” tại các thành phố lớn của Indonesia (Liangyong 1999). Đáng tiếc, các cấu trúc đô thị này thường bị xóa bỏ, thay vì kết nối, trong các đô thị hiện đại. Hơn nữa, nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam lập ra các vùng bán đô thị rộng lớn, có tên gọi là các vùng “nông thôn - đô thị” hay những “vùng đô thị lớn mở rộng” (McGee 1991). Các vùng này đòi hỏi những sự quan tâm đặc biệt và những giải pháp đặc biệt để phát triển. Kết nối trở lại với cảnh quan văn hóa của mỗi khu vực và học hỏi kinh nghiệm tổ chức không gian truyền thống dường như là rất cần thiết đối với quy hoạch đô thị của châu Á ngày nay. Bên cạnh việc đề cập đến sự thiếu quan tâm đến các giá trị văn hóa, nhà quy hoạch người Singapore Liu Thai Ker còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc lưu ý tới các hệ sinh thái tại các thành phố ở châu Á và chỉ ra rằng sự cải thiện về môi trường không tương xứng với sự phát triển kinh tế của khu vực (Liu Thai Ker 2001). Đất đai ngày càng được khai thác để phát triển và nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng được xây dựng mà không tính tới các vấn đề môi trường, bao gồm làm giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sử dụng sự đóng góp của cộng đồng như là một cách để gắn kết “hiểu biết địa phương” vào quá trình quy hoạch (Frey 1999; Veneklasen, Miller 2002) còn bị hạn chế ở châu Á. Hiển nhiên là các phương pháp tiếp cận và các mức độ của sự tham gia chịu ảnh hưởng bởi tổ chức chính trị của đất nước và hoạt động của nó, cũng đồng thời bị ảnh hưởng bởi các cơ chế văn hóa bị che khuất từ cấp độ quốc gia đến các cá nhân. Các xã hội và cá nhân có quan tâm đến quy hoạch cần phải lưu ý tới ba yếu tố văn hóa mang tính quyết định: i) Thái độ đối với của cải/quyền sở hữu tài sản, ii) Vai trò của chính quyền trung ương và địa phương, và iii) Bản chất của hệ thống pháp lý và việc áp dụng chúng trong chỉ đạo quá trình hoạch định chính sách (Booth 2005). Do đó, việc chỉ ra các cơ chế này là rất quan trọng, để phân tích và thích ứng các chiến lược có sự tham gia cũng như các cơ chế tham gia.
Quy hoạch cấu trúc chiến lược, công cụ thích hợp với bối cảnh Việt Nam? Sự nghiên cứu, đánh giá toàn cảnh ngắn gọn này cho thấy phương pháp quy hoạch truyền thống còn phổ biến ở Việt Nam đã trở nên hoàn toàn không phù hợp với cuộc sống đương đại, hoặc chí ít
20
là không hiệu quả. Các bối cảnh tương tự cho thấy, sự phát triển của xã hội Việt Nam đòi hỏi phương pháp lập quy hoạch thích nghi với hiện thực mới. Các bài học có thể rút ra từ những sự biến đổi trong các phương pháp quy hoạch đô thị đương đại. Đồng thời, khi áp dụng các phương pháp du nhập từ bên ngoài cần xem xét kỹ bối cảnh và các điều kiện thực tế của địa phương. Sự kết nối giữa quy hoạch đương thời của các thành phố châu Á với những nét đặc trưng nơi đây về văn hóa, thiên nhiên, lịch sử và môi trường của chúng là rất yếu ớt và đã thường xuyên bị bỏ qua. Cần có những sự thích nghi khác nhau để điều chỉnh những phương pháp quy hoạch mới phù hợp, tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách hình dung rõ hơn về cuộc sống thường ngày của dân thường cũng như những vấn đề trong hình thái xây dựng ở địa phương, đồng thời lồng ghép với những vấn đề sinh thái. Do đó, quy hoạch cấu trúc chiến lược có thể trở nên có giá trị với Việt Nam trong điều kiện cần kết hợp các nét đặc trưng về không gian địa phương, vấn đề môi trường và sự thích nghi của quy hoạch có sự tham gia với bối cảnh thể chế và văn hóa địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Booth, P. (2005) The Nature of Difference: Traditions of Law and Government and their Effects on Planning in Britain and France in Bishwapriya S. ed., Comparative planning cultures, New York: Routledge - Breheney, M., J. (1996) Centrists, Decentrists and Compromisers: Views on the Future of Urban Form, in Jenks, M., et al., E. & F.N. ed., The compact city – a sustainable urban form, London: Spon, pp. 13-35 - Bryson,J., M., Alson, F., K. (1999) Creating and Implementing Your Strategic Plan: A Workbook for Public and Nonprofit Organizations, New York: John Wiley & Sons, Inc - CCFV (Les Cahiers de la Coopération Française au Vietnam) (2003) Le logement Social à Ho Chi Minh Ville, Hanoi, Cahier n°10 - Fainstein, S. (2000), New Directions in Planning Theory, in Urban Affairs Review, vol 35, N°4, March, Sage Publications, pp. 451-478 - Friedman, A. (1993) Participatory Architecture on the Parisian Periphery: Lucien Kroll’s Vignes Blanches, in Journal of Architectural Education, 47(1), p. 49-52 - Frey, H. (1999) Designing the City, towards a more Sustainable Urban Form, London: Thames and Hudson - Goh, R., B., H., Yeoh, B., S. A. (2003) Urbanism and Post-Colonial Nationalities: Theorizing the Southeast Asian City, in Goh, R., B., H., Yeoh, B., S., A. ed., Theorizing the Southeast Asian city
as Text, urban landscapes, cultural documents and interpretative experiences, Singapore: Word Scientific Ed., pp. 1-11 - Graham, S., Healey, P. (1998) Relational Concepts of Space and Place: Issues for Planning Theory and Practice, in European Planning Studies, 7(5), pp. 623-646 - Habenas, J. (1981) The theory of communicative action: Reason and rationalization of society, Boston: Beacon Press - Healey, P. (1997) Collaborative Planning, Shaping Places, in Fragmented Societies, Department of Town and Country Planning, London: University of Newcastle upon Tyne, MacMillan Press - Legrand, B. (2008) Quelles Solutions pour un Développement Urbain Durable à Ho Chi Minh Ville et dans les autres Mégalopoles d’Asie Pacifique? Thèse de doctorat en Art de Bâtir et Urbanisme, Louvain-La-Neuve - Liangyong, W. (1999) Rehabilitating the Old City of Beijing: A Project in the Ju’er Hutong Neighbourhood, Vancouver: University of British Columbia Press - Liu Thai Ker (2001) Vision for the City, in Mirror, Singapore, 25, N°11, June, pp. 8-9 - Loeckx, A., Shannon, K., Tuts, R., Verschure, H. (2004) Localising Agenda 21, Urban Trialogues, Visions Projects Co-productions, Kenya: UN-Habitat, PGCHS K.U. Leuven - Macleod, S., Mcgee, T., G. (1996) The Singapore-Johore-Riau Growth Triangle; an Emerging Extended Metropolitan Region, in Fu-Chen Lo, Yue-Man Yeung, ed., Emerging world cities in Pacific Asia, Tokyo: United Nations University Press - McGee, T., G. (1991) The Emergence of Desakota Regions in Asia: Expanding a Hypothesis, in Ginsburg, N., Koppel, B., McGee, T., G., ed., The Extended metropolis: Settlement transition in Asia, Honolulu: HI, University of Hawai’i Press, pp. 3-26 - Padioleau, J., G., Demesteere, R. (1991) Les Démarches Stratégiques de Planification des Villes, in Annales de la Recherche Urbaine, n° 51, pp. 28-39 - Rode, P. (2006) City Design – a New Planning Paradigm? Discussion paper, London: London School of Economics and Political Science, February - Sang-Cheul Choe (1998) A Search for Cultural Paradigm of Urbanization in East Asia, in City Space and Globalization: An International Perspective, Proceeding of an International Symposium, ed. Hemalata C. Dandekar, pp.72-75 - Sanyal, B. (2005) Comparative Planning Cultures, New York: Routledge - Standley, T., (2002) Strategic Plans, Master Plans and Action Plans, NDUDP report - Standley, T., (2006) Urban Planning Options and Lessons: 21
Participatory, Integrated and Action-orientated Approaches, National Symposium, Housing the Poor, in Urban Economies, Dili, Timor Leste, 24-25 April Van Den Broeck, J., Verhaert, J. (2007) Urban Trialogues, Co-Productive Ways to Relate Visioning and Strategic Urban Projects, Isocarp, 43rd International Planning Congress, Antwerp, September, p. 8-14 Velibeyoglu, K. (1999) Urban Design in the Post-modern Context, www.angelfire.com/ar/corei/ud.html - Veneklasen, L., Miller, V. (2002) A New Weave of Power, People and Politics: The Action Guide for Advocacy and Citizen Participation, in World Neighbors, Oklahoma City, pp. 39-41 - Zonneveld, W., FaludiI, A. (1997) Vanishing Borders: The Second Benelux Structural Outline, in, Built Environment, Oxford: Academic Press Vol. 23, nº1.
2. Thiết kế đô thị
thế, khái niệm Thiết kế đô thị ở Việt Nam, trong cả giới chuyên môn, trong quản lý lẫn trong hệ thống văn bản pháp quy vẫn là một sản phẩm kiến trúc, chỉ khác kiến trúc công trình chủ yếu ở quy mô. Cũng như đối với kiến trúc công trình, thiết kế đô thị loại này cần phải tuân thủ rất nhiều quy chuẩn, nguyên lý để có thể tạo ra được những không gian đô thị hợp lý. Những nguyên lý này có thể là cách phân vùng công năng, mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, độ rộng lòng đường, vỉa hè, khoảng cách các nhà, chỉ giới đường đỏ, khoảng lùi, cách tính phân bố công viên, cách bố trí các không gian công cộng v.v. Tất cả những quy chuẩn và kinh nghiệm như vậy đã được thống kê và công bố trong rất nhiều cuốn sổ tay thiết kế đô thị, tương tự như cuốn dữ liệu kiến trúc sư nổi tiếng của Neufert. Nhiều nguyên tắc được đưa thành tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế. Để tránh hiểu lầm, bạn đọc cần biết rõ, ít nhất từ đây, là cuốn sách này hoàn toàn không phải là một cuốn dữ liệu thiết kế đô thị như vậy. Lý do thứ nhất là vì đã có rất nhiều cuốn sổ tay loại này (tuy có thể chưa được dịch ra tiếng Việt), nhưng điều quan trọng hơn là bởi vì những kiến thức đó không còn là trọng tâm của thiết kế đô thị đương đại nữa.
Tóm tắt Thiết kế đô thị đương đại có nguồn gốc từ những năm cuối 1980 và đầu 1990, tìm cách tạo ra những giải pháp thay thế cho cách quy hoạch sử dụng đất thông dụng và tạo vai trò hữu hiệu của thiết kế đô thị trong việc lập quy hoạch. Chủ đề “Dự án đô thị chiến lược” xuất hiện trên diễn đàn, nhất là ở châu Âu, và được coi là phương thức hiệu quả và chủ đạo trong sự chuyển biến của các đô thị. Với khái niệm này, thiết kế đô thị có một nhiệm vụ mới trong quá trình định hướng cho phát triển đô thị. Những dự án đô thị chiến lược có khả năng thúc đẩy phát triển, đồng thời góp phần vào tầm nhìn tổng thể cho đô thị, đặc biệt là ở những nơi mà hướng phát triển lâu dài còn chưa được rõ ràng. Điều này đã tạo cho thiết kế đô thị một vai trò mới, quan trọng hơn nhiều so với quan điểm trước đây cho rằng nó chỉ là một công cụ thể hiện. Trái lại, trong quá trình quy hoạch và phát triển đô thị đương đại thì thiết kế đô thị tham gia tích cực vào mọi công đoạn, từ phần đầu (phân tích và xác định vấn đề) tới cả chu trình quy hoạch (xác định dự án, phát triển ý tưởng, xác định chiến lược và tầm nhìn) và cuối cùng là khâu thực thi và kiểm tra chất lượng. Kết quả là, cùng với quy hoạch và quản lý đô thị, thiết kế đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc đối mặt với những thách thức đương đại của những đô thị và vùng lãnh thổ. Thiết kế đô thị tham gia vào tất cả các cấp độ, từ mức dự án đô thị cụ thể tới toàn bộ đô thị hay phát triển vùng.
Trước khi phân tích đến nội dung của thiết kế đô thị đương đại, cần phải nhấn mạnh lại rằng, dạng thiết kế đô thị hiện đại như trên có thể được coi như đã không còn phổ biến trong lĩnh vực đô thị học từ những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước. Người kiến trúc sư quy hoạch với mô hình không gian của mình đã tỏ ra không đủ năng lực nắm bắt, thể hiện và định hướng cho thực thể hết sức phức tạp, nhiều chiều là đô thị. Những sản phẩm quy hoạch, cụ thể nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể (bao gồm quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000), cùng với những hình ảnh thiết kế đô thị chi tiết đã tỏ ra cứng nhắc, lạc hậu và không khả thi. Thay vì định hướng, khuyến khích phát triển đô thị, chúng gây cản trở cho quản lý, phát triển đô thị. Vì vậy, cần phải từ chối cách quy hoạch này, mà cùng với nó là công cụ thiết kế đô thị như trước đây cũng trở nên không phù hợp.
Khủng hoảng và sự phục sinh của thiết kế đô thị dưới vai trò mới Bài viết của Benoit Legrand đã nêu rõ, quy hoạch đô thị thời kỳ hiện đại thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vốn được coi là một công việc của kiến trúc sư và các kỹ sư xây dựng. Tương tự như trong kiến trúc công trình, các kiến trúc sư quy hoạch tất nhiên chủ yếu dùng công cụ thiết kế, với những mặt bằng, mặt cắt, phối cảnh v.v. để thể hiện và minh họa ý đồ quy hoạch của mình. Vì vậy, có thể nói, khi đó, quy hoạch và thiết kế đô thị là hai mặt của một vấn đề. Quy hoạch là phần tư duy, là mô hình trong đầu kiến trúc sư, còn thiết kế là công cụ thể hiện ra giấy. Cho tới ngày nay, quan điểm này vẫn còn tồn tại ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, nhiệm vụ quy hoạch đô thị chủ yếu vẫn được giao cho các kiến trúc sư và kỹ sư đô thị, được đào tạo trong khoa quy hoạch của các trường đại học chuyên ngành kiến trúc và xây dựng. Vì
Như ta đã biết, những bước tiếp theo của đô thị học sau thời hiện đại là đa ngành, tham gia cộng đồng, cấu trúc chiến lược v.v. Quy hoạch đô thị trở thành mối quan tâm và nhiệm vụ của nhiều người, nhiều thành phần khác nhau, với những kỹ thuật, ngôn ngữ biểu đạt, kiến thức chuyên môn, mối quan tâm hoàn toàn khác nhau. Và kết quả là rất nhiều định hướng chiến lược cục bộ của các chuyên ngành, mọi vấn đề đều bị đưa ra bàn tán mổ xẻ bởi rất nhiều nhóm người không có hiểu biết tổng thể. Đô thị học rơi vào một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Khái niệm quy hoạch đô thị,
22
nghề quy hoạch, nhà quy hoạch trở nên mông lung, không có nội dung cụ thể vì ai cũng có thể tham gia làm quy hoạch, mỗi người lại có kiến thức, công cụ khác nhau. Tuy vậy, lịch sử không vì thế mà phải trở lại với giải pháp mô hình độc diễn của kiến trúc sư. Bài toán đặt ra là làm thế nào để vẫn đáp ứng được nhu cầu đa ngành, tham gia cộng đồng mà vẫn có được sản phẩm quy hoạch thống nhất, có giá trị sử dụng làm định hướng cho phát triển đô thị. Vào những thập kỷ 80, 90, ngành đô thị học đã có những nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu mới này và hình thành một khái niệm chuyên gia đô thị học với năng lực chính là kết nối, thương lượng giữa các bên tham gia phức tạp kia và dẫn dắt tất cả các nhóm có liên quan hướng về một đích chung là đô thị tốt hơn trong tương lai. Và trong những kiến thức, kỹ năng mà chuyên gia đô thị học mới này cần phải có, để đảm đương vai trò của mình, thì Thiết kế đô thị là một công cụ hữu hiệu nhất, vì nó có khả năng kết nối mọi đối tượng, thể hiện mọi quan điểm, quan hệ bằng ngôn ngữ thị giác, một ngôn ngữ mà các bên đều có thể cảm nhận được. Như vậy, khái niệm thiết kế đô thị một lần nữa trở nên thời sự, tuy nhiên, nó hoàn toàn không giống với thiết kế đô thị hiện đại, vì mục đích của nó không phải thể hiện những ý tưởng kiến trúc đô thị trong đầu nhà thiết kế, người sử dụng nó cũng không phải kiến trúc sư. Để có thể hiểu về bản chất, công cụ của thiết kế đô thị đương đại, cần phải nắm được triết lý, mục tiêu của đô thị học đương đại cũng như nhiệm vụ của nhà quy hoạch đô thị đương đại là gì.
Sứ mệnh quy hoạch: Biến không gian tranh chấp thành không gian thỏa thuận, trao đổi Trong lịch sử, không gian xây dựng luôn là nơi tranh chấp. Từ những tường đá, hàng rào bao quanh khu nông trại, tới những khu ổ chuột bị giải tỏa, những tượng đài bị tranh cãi trong bối cảnh đô thị, tới những việc lấn chiếm mặt nước để xây dựng, không gian luôn là đại diện cho quyền lực, tiền bạc, tín ngưỡng và sắc tộc. Bởi chúng ta phải chia sẻ thế giới với nhiều người, và bởi thế giới chứa đựng đầy những khác biệt nên không gian xây dựng đã, đang và sẽ còn là nơi tranh chấp. Có vô số và ngày càng gia tăng những lãnh địa bị tranh chấp khi kinh tế và chính quyền bị cuốn vào hệ thống toàn cầu, nơi mà cạnh tranh là không tránh khỏi. Khẩu hiệu bất động sản: “địa điểm, địa điểm và địa điểm” nhấn mạnh chất lượng tài chính của không gian và hàm chứa tiềm năng tranh chấp. Thành phố và những vùng phụ cận luôn là chiến trường của những vị trí bất động sản, với những quyền tiếp cận, 23
sử dụng cho một số nhóm và ngăn cấm những nhóm khác. Trận chiến này bao trùm cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân. Bảo vệ và mở rộng không gian công cộng thực thụ thường bị coi nhẹ vì những tham vọng kinh tế và chính trị ngắn hạn. Công cộng thường có nguy cơ phải nhường chỗ cho tư nhân, những không gian công cộng thường chỉ là hình thức che đậy sự kiểm soát và đặc quyền cá nhân. Phương thức quy hoạch cũ, đặc biệt thông qua quy hoạch sử dụng đất và việc lấy tăng trưởng kinh tế là thước đo phát triển duy nhất, đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong cuộc cạnh tranh này và lợi thế thường về phía kẻ mạnh. Trong một thế giới văn minh, những đất đai tranh chấp nhất thiết phải trở thành đối tượng của thỏa thuận - giữa nhà đầu tư tư nhân và công cộng, giữa những tổ chức viện trợ quốc tế và chính quyền địa phương, giữa áp lực toàn cầu và xã hội dân sự, giữa những quan điểm đối lập về địa phương, văn hóa, dân tộc, xã hội. Lịch sử hình thái đô thị và kiểu dáng kiến trúc cũng có rất nhiều ví dụ về những không gian trung chuyển. Những cấu trúc chuyển tiếp giữa công cộng và tư nhân, giữa có và không. Có rất nhiều những cấu trúc đô thị có khả năng dung nạp những nhóm cư dân đa văn hóa. Ngoại ô kết nối giữa đô thị và nông thôn. Không gian công cộng liên kết những sở thích đặc thù với lợi ích cộng đồng. Không gian có lợi thế là nó xuyên qua một loạt các lĩnh vực (bao gồm cả kiến trúc, cảnh quan, đô thị học). Một bố cục không gian có thể nhiều nghĩa, nhiều sự hiện diện và đa chức năng. Những bố cục không gian này có thể được tổ chức để tồn tại bên nhau mà vẫn có đặc điểm/giá trị riêng. Bởi vậy chúng là mảnh đất thích hợp nhất cho thương lượng. Nếu hiểu không gian xây dựng là phương tiện thương lượng thì nó có thể hàm chứa 3 vai trò (Heynen và Loeckx 1998): Đầu tiên nó là phương tiện để thu nhận và dung nạp mọi giá trị và biến đổi xã hội và văn hóa; Thứ hai nó là công cụ để điều tiết hành động và tạo ra những lãnh địa mới là kết quả của biến đổi văn hóa; Cuối cùng, không gian có thể được coi như một sân khấu, giống như trong nhà hát, nơi chủ động và bị động diễn ra đồng thời. Sự chủ động có nghĩa là những hình thái không gian sẽ hỗ trợ và khuyến khích những khả năng trình diễn và bị động theo nghĩa nó là một bối cảnh cho cuộc sống hàng ngày và những động thái nội tại của cuộc sống. Lý tưởng của đô thị học đương đại xuất phát từ mong muốn chuyển biến trạng thái tranh chấp thành một tranh luận về phát triển bền
vững. Mục đích đầu tiên của tranh luận này là tích cực khuyến khích sự mở rộng của lĩnh vực công cộng một cách hợp pháp và cụ thể trong không gian, củng cố các cấu trúc nhân tạo và tự nhiên và cải thiện những vi cấu trúc đô thị.
Quá trình quy hoạch: Tam thoại đô thị Về mặt quy trình thực hiện lý tưởng nói trên, đô thị học đương đại được xây dựng trên cơ sở một “tam thoại” liên tục và linh động. Trước khi đi vào phân tích khái niệm tam thoại đô thị, cần hiểu mô hình lý thuyết đằng sau quy trình này chính là quy hoạch cấu trúc chiến lược. “Quy hoạch cấu trúc” – là xác định những đặc điểm mấu chốt trong không gian xây dựng, có tác dụng củng cố sự chặt chẽ trong hình thái đô thị hiện hữu, hỗ trợ phát triển đô thị trong tương lai, tạo khung cho phát triển không gian và tạo hiệu quả bổ sung hay tổng hợp giữa những hành động, tác nhân rời rạc. “Quy hoạch chiến lược” – có nghĩa là xác định những ưu tiên chủ chốt, vừa góp phần tạo cấu trúc tổng thể, vừa tận dụng những cơ hội cụ thể của từng vị trí. Quy hoạch cấu trúc và quy hoạch chiến lược đã rút gọn phạm vi những thứ có thể quy hoạch, trong khi đòi hỏi sự can thiệp chính xác hơn. Như vậy, sản phẩm quy hoạch sẽ không phải là những bản đồ phân vùng chức năng, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết với những minh họa xây dựng và điều lệ quản lý, mà là hình dung về cấu trúc đô thị tương lai và chiến lược thực hiện nó. “Tam thoại” dưới góc độ một quy trình quy hoạch cấu trúc chiến lược, có thể được định nghĩa là một quá trình xã hội nhằm thiết kế và thực hiện những mục tiêu phát triển không gian một khu vực nhất định. Quá trình này được thiết lập bằng mối quan hệ khăng khít giữa việc tạo “tầm nhìn chiến lược” làm khung cho phát triển và tương lai bền vững, “Dự án và hành động chiến lược” là công cụ để thực hiện tầm nhìn và “tham gia cộng đồng hay đồng thực hiện”, là phương thức để lôi cuốn nhiều tác nhân, đối tác khác nhau vào quá trình quy hoạch và ra quyết định. Tầm nhìn chiến lược là định hướng dài hạn cho phát triển bền vững, dựa trên cơ sở phân tích và nhận định không gian. Các dự án chiến lược quan tâm đến những sách lược hàng ngày, giải quyết bức xúc, hành động hỗ trợ, nhưng cũng bao gồm thiết kế và thực hiện. Tham gia cộng đồng đảm nhận việc lôi cuốn mọi đối tác, thành phần xã hội vào một liên minh thực hiện tầm nhìn và các
24
dự án. Tất nhiên, đây không phải là những quy trình thẳng. Ba luồng công việc này có mối quan hệ tương tác với nhau. Tại những buổi gặp gỡ, trao đổi, tranh luận thường xuyên, những quyết định sẽ được hình thành thông qua một liên minh đô thị. Những quyết định này bao gồm những thoả thuận về kết quả giữa các bên tham gia, làm định hướng cho những chính sách và hành động cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Những liên minh như vậy có thể được thành lập ngay trong bộ máy hành chính địa phương.
Tầm nhìn chiến lược Với ý thức về những trở ngại thực tế, một tầm nhìn chiến lược linh động và phân kỳ là cốt lõi cho việc đạt được những chất lượng xã hội và chất lượng không gian và tiến tới cải tạo, sáng tạo không gian. Tầm nhìn đô thị đương đại không nhất thiết phải là một mô hình, lý tưởng thật mới, đặc sắc, chưa từng thấy trong lịch sử. Ở mức độ nào đó, việc định hướng có thể dựa vào những mô hình quy hoạch thời hiện đại. Vấn đề thiết yếu thứ nhất là tầm nhìn phải được rút ra từ chính sự phân tích hiện trạng rất kỹ lưỡng, nói cách khác, nó là việc áp dụng một cách cân nhắc, sáng tạo những mô hình đô thị vào điều kiện cụ thể, một giải pháp mang tính chất “may đo” và bởi thế, có tính hiện thực hơn. Điều kiện cần thứ hai, còn quan trọng hơn, là tầm nhìn này phải là một sản phẩm cộng đồng và được coi là xuất phát điểm cho đánh giá chất lượng, quản lý tốt, ủng hộ cộng đồng và dân chủ. Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề như giá trị, lợi ích để làm rõ những mối quan tâm ngầm của các tác nhân, biến chúng thành những chủ đề mạch lạc cho tranh luận, thương thuyết. Tuy nhiên, một sự thống nhất tuyệt đối về mọi khía cạnh là không tưởng. Thay vào đó là một tầm nhìn linh động, có thể hiệu chỉnh trong quá trình thực hiện, mở đối với nhiều bối cảnh và cơ hội, nhưng vẫn có khả năng liên kết với những thỏa thuận chính sách nhằm chốt lại một số ít những cam kết quan trọng và cụ thể giữa tất cả các bên. Tóm lại, tầm nhìn tạo ra chiến lược phát triển chung, mở và linh động, nhằm định hướng cho tất cả những cam kết xã hội vào quá trình mở rộng xã hội, làm giàu cho văn hóa đô thị và tạo ra những không gian đô thị bền vững. Nó được đặt trong một bối cảnh dài hạn và nhằm vào cấu trúc tổng thể toàn đô thị. Những tầm nhìn này nhằm đạt được các mục tiêu nền tảng của đô thị (phát triển bền vững, tính liên kết chặt chẽ, mật độ có chất lượng, văn hóa đô thị, đa dạng, đoàn kết và dân chủ).
Dự án đô thị chiến lược Như trong bài viết của Han Verschure đã làm rõ, đô thị học đương đại nhấn mạnh vào quản lý dự án. Khái niệm “dự án đô thị” có thể định nghĩa những thời khắc quan trọng trong quá trình hình thành đô thị, trong đó những thế lực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa được kích hoạt để cùng nhau tạo ra một sản phẩm đô thị. Mặt khác, hình thức dự án này không những là công cụ của ngành quy họach, thiết kế, nó cũng là các tư duy của các chủ đầu tư bất động sản, quảng cáo đô thị và các nhà hoạch định chính sách. Trong hệ thống quy hoạch và quản lý đô thị cũ thì việc phát triển đô thị, trên thực tế, cũng dựa trên các dự án. Nhưng, những dự án này đa số là tự phát, dựa trên nhu cầu và tính toán của một số đối tượng, thường là các nhà đầu tư. Hệ thống quy hoạch tổng thể không đủ hiệu lực để định hướng cho các dự án đô thị vì nó quá xa với thực tế và chậm thích ứng. Trong đa số trường hợp, các dự án tự phát này đã tạo ra những vùng xám khổng lồ, làm mất bản sắc cũng như phá hỏng những tiềm năng dài hạn của nhiều vùng đất. Trong tam thoại đô thị đương đại, người ta không dàn trải sự quan tâm tới tất cả các dự án đô thị, mà chỉ tập trung vào những dự án chiến lược có khả năng nhắm vào những điểm mấu chốt trong quá trình tạo dựng và biến đổi của các đô thị. Các dự án chiến lược này là công cụ hữu hiệu để biến tầm nhìn dài hạn thành hiện thực. Xét về chi tiết thì những dự án đô thị chiến lược được đánh giá dựa trên khả năng biến đổi thực tại đô thị theo 3 con đường: 1- Đầu tiên là hiệu quả cấu trúc và đòn bẩy. Trước hết, những dự án chiến lược là những dự án tiên phong, cần phải mạch lạc, sáng tạo, khác biệt một cách rõ rệt. Bản thân đô thị luôn tạo ra những vùng xám, và những dự án sẽ là vô nghĩa và mất đi tính chiến lược nếu nó còn bồi thêm vào những vùng xám này. Những dự án chiến lược làm thay đổi diện mạo và cảm nhận về đô thị, là chỉ số cho phát triển tương lai, là nguồn gốc của bản sắc mới. Nhưng sự khác biệt này không được là một giải pháp kỳ quái vô nghĩa mà phải mang tính nền tảng. Nó có thể xoay chuyển tình thế một cách lâu dài và biến đổi những đặc điểm của đô thị một cách cơ bản. Với vai trò là những bài học điển hình, hiệu quả của nó có tính đòn bẩy, có nghĩa là khả năng nhân rộng, làm mẫu và xúc tác cho những hành động, dự án khác. Đồng thời, các dự án chiến lược là dự án mạo hiểm, nếu thất bại thì chúng sẽ gây thiệt hại lớn cho quá trình phát triển đô thị.
25
2- Thứ hai, dự án chiến lược có khả năng kết nối, trung gian và tổ chức nhiều loại đối tác, tác nhân khác nhau. Trong môi trường xây dựng tồn tại hàng loạt những khoảng trống, khe hở và bất thường, bao gồm cả những sự thiếu vắng, rời rạc trong chức năng đô thị cũng như những yếu tố đứt gãy. Tất cả những đứt gãy này làm giảm tính chặt chẽ cấu trúc, giảm bản sắc và ảnh hưởng đến tính bền vững của tổng thể. Như vậy, hành động chiến lược của những dự án chiến lược là tổ chức mối liên kết và tạo hiệu quả tổng hợp, đồng thời có nghĩa là những dự án này phải thuộc dạng đa chiều, kết hợp không gian với những yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và lôi cuốn nhiều bộ phận, tác nhân, chính quyền. Với tác dụng kết nối này, dự án chiến lược củng cố bản sắc của đô thị và các cộng đồng dân cư. 3- Yêu cầu thứ 3 đối với dự án chiến lược là tính khả thi. Tuy những dự án chiến lược là rất tham vọng và đòi hỏi cao, nhưng chúng vẫn phải khả thi và điều đó là sự khác biệt cơ bản với phương pháp quy hoạch tổng thể. Tính khả thi của dự án có liên quan mật thiết đến tầm nhìn ngắn và trung hạn và cấp độ trực tiếp của nó. Chất lượng của việc xác định tầm nhìn là điều kiện cần (tuy chưa đủ) cho chất lượng của các dự án chiến lược. Việc ứng dụng tầm nhìn này thông qua những hành động và dự án chiến lược có thể chi tiết hóa, bổ sung, kiểm chứng, thực hiện và đôi khi hiệu chỉnh một số yếu tố trong tầm nhìn. Dự án chiến lược đặt mục tiêu tổng thể vào bối cảnh thực của cuộc sống đô thị: địa điểm thực, vấn đề cụ thể, chương trình trước mắt, tài nguyên hạn chế, đối tác bằng xương bằng thịt với những mối quan tâm hợp pháp. Như vậy, nó là phương pháp để vừa học vừa làm trong đô thị
Vai trò của thiết kế đô thị trong tam thoại đô thị Thiết kế đô thị đóng vai trò trung tâm trong quá trình quy hoạch cấu trúc chiến lược, thông qua sự tham gia vào toàn bộ quy trình tam thoại đô thị. Đóng góp của thiết kế đô thị vào hình thái đô thị là hiển nhiên, vì nó làm việc với hình khối, chất lượng không gian và công trình xây dựng. Vai trò này là kinh điển của thiết kế đô thị, không xa lạ gì trong quy hoạch đô thị hiện đại, bởi vậy, mới có nhận định về sự phục hưng của thiết kế đô thị trong 20-25 năm qua. Nhưng tính đương đại của thiết kế đô thị ngày nay, cũng là vấn đề mà cuốn sách này muốn giới thiệu, chính là ở chỗ nó không chỉ đơn thuần là thiết kế một sự vật. Nó là quá trình nghiên cứu và có thể gọi là “thiết kế qua nghiên cứu”, bao gồm việc thu thập và sử dụng những
kiến thức về không gian, xã hội thông qua việc trao đổi và tham gia cộng đồng. Nó cũng là công cụ thương lượng giữa những bên tranh chấp để đạt tới một công trình chung. Thiết kế hỗ trợ việc thỏa thuận và trong nhiều trường hợp là công cụ pháp chế. Như vậy, nó là công cụ sống còn để thúc đẩy toàn bộ quá trình tam thoại đô thị. Khác với lối quy hoạch hiện đại, thiết kế đô thị đương đại, nói chung, không được coi là hoàn thành. Ngược lại, chúng được xem như những bước liên tiếp, một công cụ để điều tra đánh giá tiềm năng của một khu đô thị, nhằm đạt tới những thống nhất về chất lượng, bảo vệ và nhấn mạnh những chất lượng không gian hiện hữu. Chúng được tổ chức sao cho những nguyên tắc và ý tưởng cơ bản, hình thành từ việc nghiên cứu chi tiết những đặc điểm không gian và cơ hội của khu vực, không bị mất đi trong quá trình phát triển phức tạp và lâu dài, đồng thời cho phép linh động trong việc đối phó với hoàn cảnh thay đổi. Thiết kế đô thị bắt đầu bằng nghiên cứu hiện trạng, nhưng không chỉ dừng lại ở mức mô tả đơn thuần, mà còn phải nhận ra bản sắc, tiềm năng của khu vực nghiên cứu để có thể tổ chức những không gian và họat động đô thị có chất lượng. Rất nhiều lĩnh vực được nghiên cứu trong quá trình phân tích: lịch sử đô thị, hình thái học đô thị, sinh thái học đô thị, cảnh quan đô thị, những vấn đề xã hội, như lý thuyết trò chơi trong quá trình lập quyết định và việc kết nạp, bài trừ, kiến trúc và đô thị học cũng như những hiểu biết về không gian, xã hội địa phương. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở cho những giải pháp thiết kế. Việc khảo sát thiết kế ban đầu sẽ dẫn tới một tổng kết sơ bộ, một đề xuất phát triển không gian bao gồm nhiều ý tưởng và đề xuất tương phản mà chỉ có thiết kế mới có thể làm được. Một đề xuất như vậy gồm có các hình ảnh, bản đồ quy hoạch và phác họa đủ mức cụ thể để có thể trở nên hấp dẫn và được tinh lọc để tạo ra nhận thức về bản chất. Chúng cũng cần đủ mức cụ thể để có thể nhận được những phản hồi chi tiết và đánh giá sơ bộ về tính khả thi, nhưng vẫn đủ trừu tượng để có thể hấp thụ những đề xuất và góp ý trong quá trình tranh luận mà không bị mất đi phần nền tảng. Trong giai đoạn nghiên cứu này, thiết kế đô thị có tác dụng thức tỉnh và vạch ra những tiềm năng còn giấu kín, cũng như tạo sự chú ý của các đối tác tiềm năng. Nó cũng cần bám rễ vững chắc trên những kiến thức thực tế xã hội và phù hợp với những đối tượng sử dụng.
26
Quá trình thiết kế không nên hiểu là “thiết kế theo thỏa thuận”, mà phải là “thương lượng theo thiết kế”. Trong quá trình thương lượng, ngôn ngữ được thay thế bằng thiết kế, nhưng tất nhiên thiết kế cũng không thể làm gì hơn nếu những quan điểm và thỏa thuận giữa các bên vốn dĩ mờ nhạt và không có trọng tâm. Thiết kế không phải là một công cụ bị động, mà tham gia chủ động vào quá trình thương thảo thông qua việc tiếp thu ý kiến, kết hợp những quá trình, đề xuất giải pháp thay thế và giải quyết mâu thuẫn. Nghệ thuật của thiết kế đô thị về cơ bản nằm ở chỗ giữ được đối thoại hiệu quả giữa các bên thông qua quá trình điều chỉnh thường xuyên những tầm nhìn và dự án mà không đánh mất những chất lượng và bản sắc chủ đạo, ngược lại, chỉ củng cố thêm chất lượng, độ chặt chẽ và tính thuyết phục của chúng mà thôi. Quy trình này, tất nhiên, đòi hỏi năng lực thiết kế cao. Những đề xuất phát triển non yếu nhất thiết dẫn tới những thực trạng xám xịt. Ngược lại, một tác phẩm đỉnh cao nhưng không để chỗ cho việc thương lượng và phát triển thì cũng không hiệu quả. Như vậy, thiết kế đô thị đương đại khác hẳn với lối quy hoạch hiện đại và gần với truyền thống đô thị học mô tả (Secchi 1992, Corboz 2001) hay như Manuel de Sola Morales nói “một truyền thống hiện đại khác” (1989). Trong quá trình này, yếu tố sáng tạo và chuyên nghiệp cần phải song hành để có thể đạt tới thành công. Dưới đây là phân tích kỹ hơn về một số khái niệm, công đoạn và công cụ của thiết kế đô thị đương đại để thích ứng với nhiệm vụ mới:
Nghiên cứu thiết kế - bước đầu tiên trong quá trình thiết kế đô thị Việc cải tạo không gian từ những lãnh địa tranh chấp thành một khung hỗ trợ phát triển đòi hỏi những công cụ thiết kế mới. Nếu là câu chuyện tranh chấp thì chỉ đơn giản: Ai mạnh thì được miếng đất và sẽ sử dụng nó theo ý của mình, và việc sử dụng này sẽ được dự định trước trong quy hoạch phân khu chức năng (quy hoạch công năng) hoặc sẽ được hợp thức hóa bằng cách điều chỉnh một quy hoạch có sẵn mà chưa hợp ý. Nhưng nếu muốn phát triển vùng đất trên cơ sở thỏa thuận, tham gia của xã hội thì khác. Không ai có quyền áp đặt ngay từ đầu là phải làm gì với miếng đất đó. Nhà quy hoạch sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu mọi tiềm năng, hạn chế của khu đất rồi giới thiệu nó với cộng đồng, gợi ý những kịch bản phát triển sao cho phát huy tối đa những tiềm năng của khu đất và thuyết phục mọi người chấp thuận rồi cùng nhau thực hiện.
Như vậy, “Nghiên cứu thiết kế” không được hiểu là sự giải quyết trực tiếp vấn đề, mà là đặt câu hỏi, tái xác định vấn đề, tạo ra nhận thức, định nghĩa dự án và định hướng chiến lược. Thiết kế đô thị làm công việc đầu tiên là tổng hợp nhiều yếu tố, trên nhiều cấp độ. Và bởi những dữ liệu, yếu tố phân tích này có thể xuất phát từ thông tin, kiến thức, mong muốn của rất nhiều phía tham gia nên việc thu thập và tổng hợp chúng lại chính là bước đầu thực hiện vai trò điều phối, trung gian liên kết các phía của nhà quy hoạch. Nhờ đó, thiết kế đô thị có khả năng vượt qua những mâu thuẫn tưởng chừng không giải quyết nổi trên những lĩnh vực phi không gian (chính trị, xã hội...). Cuối cùng, quá trình này sẽ dẫn đến ý tưởng cho việc nâng cấp khu vực nghiên cứu, lấy việc nâng cấp này làm công cụ để thương thảo (giữa các phía tranh chấp), đồng thời tranh luận về những giải pháp cụ thể tại những vị trí chiến lược. Thiết kế đô thị có sự thuận lợi là vừa rất cụ thể lại vẫn giữ được tính mở cho những thay đổi và giải pháp thay thế. Việc đưa ra những kịch bản không gian là câu chuyện về thử, kiểm tra và tái xác định, khác với việc dự báo và tính toán khả năng xảy ra những điều kiện mong muốn - là những công việc đòi hỏi sự chính xác.
Phân tích đô thị: công cụ kỹ thuật cho nghiên cứu thiết kế Trước nhiệm vụ cụ thể là phải phân tích được đặc điểm của một khu đất, sao cho lộ rõ được tiềm năng phát triển của nó để thuyết phục những đối tượng khác nhau thì thiết kế đô thị đương đại đã phát triển những công cụ thiết kế và thu thập dữ liệu có thể gọi chung dưới một khái niệm là phân tích đô thị. Phân tích và thiết kế đô thị có thể được xem như hai mặt của một quá trình. Quả vậy, phân tích là bước đầu tiên của mọi dự án tìm cách biến đổi một địa điểm, bên cạnh những định hướng chung thường được chỉ định trước theo quy hoạch đô thị. Những công cụ mới này được xây dựng trên cơ sở những kiến thức rất phong phú về mô tả đô thị, để có thể mô tả hiệu quả thực trạng. Nó tạo nên sự hiểu biết trên góc độ thiết kế về khu vực những lôgic không gian hiện hữu, tiềm năng của đô thị và cảnh quan của nó, bao gồm cả những lớp lịch sử và những biểu hiện thường nhật. Điều này là tuyệt đối cần thiết để có thể tạo ra những biến đổi hay phát triển những dự án có lôgíc, liên quan tới điều kiện cụ thể của địa điểm đó và có thể xử lý một cách nhạy cảm đối với những giá trị lịch sử của đô thị. Bởi lẽ, những thực tế và bối cảnh đô thị luôn phức tạp và bao gồm nhiều lớp thông qua những giai đoạn lịch sử, phân tích đô thị cần phải sử dụng nhiều góc nhìn và nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài ra, những hoạt động sinh sống hàng ngày cũng tích tụ trong cấu trúc đô thị. Phân tích đô 27
thị sẽ trở thành một câu chuyện nhiều lớp về khu vực, trong mối quan hệ với toàn đô thị. Một phân tích đô thị có ý nghĩa cần kết hợp sự nhạy cảm với hiểu biết và nhận thức về những đặc điểm của khu vực, với sự thẩm định và đánh giá về nhu cầu đương đại và tương lai. Phân tích đô thị là vô nghĩa nếu ta theo trường phái xóa sạch xây mới. Về kỹ thuật, phân tích đô thị sử dụng những phương pháp như: - Đọc đô thị như một đoạn văn phức tạp với nhiều tầng, lớp câu chuyện; dùng đồ họa để phân tích đô thị nhằm tìm ra ngữ pháp và từ vựng trong đoạn văn đô thị đó (những bài học kinh điển là các công trình của Ian McHarg); - Tạo ra những tổng hợp về hình thái đô thị (tương tự như trường phái hình thái học đô thị của Pháp: Bruno Fortier, Christian Devillers, Castex, Philippe Panerai v.v. đã làm trên cơ sở tác phẩm đột phá của Muratori về hình thái đô thị Venice); - Thiết lập hệ thống phân loại cấu trúc đô thị và đặt tên cho những cấu trúc mới (như William Jan Neutelíng, Stefano Boeri, David Mangin v.v. đã làm); - Tìm cách hiểu logic và sinh thái của cảnh quan (điển hình ở công trình của Foreman và Henri Bava). Tuy nhiên, phân tích đô thị không có nghĩa là thần tượng hóa hiện tại. Từ đây trở đi, người đọc cần rõ là: một mặt, phân tích đô thị tạo cơ sở cho một cách tiếp cận phát triển đô thị thích hợp với bối cảnh, một cách tiếp cận coi thực tế hiện hữu là xuất phát điểm cho mọi can thiệp; Mặt khác, những dự án đô thị được coi là bổ sung cho phần hiện hữu (thay vì thay thế), chúng được cấy vào cấu trúc đô thị hiện hữu. Trong trường hợp tối ưu, những yếu tố định hướng cho phát triển đã được xác định trên cơ sở phân tích nhu cầu xã hội, kinh tế, dân số v.v. Nhưng bản thân quá trình phân tích hiện trạng thường bộc lộ những tầm nhìn và kiến giải về phát triển tương lai cho các vùng lãnh thổ mà bình thường ít khi nhận ra. Rõ ràng là những nhu cầu định hướng chung và việc phân tích không gian tại chỗ là những yếu tố bổ trợ và phải được đối chiếu với nhau.
Đô thị học mô tả: tương tác giữa phân tích đô thị và thiết kế đô thị Khái niệm “đô thị học mô tả” thường được biết dưới dạng thiết kế đô thị bám rễ sâu trong phân tích đô thị, thông qua những mô tả nhiều lớp và phong phú. Mặt khác, đô thị học mô tả là mô hình lý
thuyết đằng sau mọi hoạt động phân tích đô thị. Nếu không nắm được những mô hình lý thuyết này thì mọi phân tích đô thị sẽ không dẫn tới hệ quả gì cả. Mọi thông tin từ những chuyên viên GIS, những thông tin môi trường, địa lý, xã hội v.v. sẽ hoàn toàn rời rạc và vô tác dụng nếu không được diễn đạt và xâu chuỗi trên cơ sở một mô hình của đô thị học mô tả. Thế nhưng, khác với những mô hình đô thị duy ý chí của thời hiện đại, đặc điểm của đô thị học mô tả là nó không phải một mô hình cố định, mà được xây dựng trên cơ sở những kết quả phân tích cụ thể. Tính mô hình và tính mô tả không thể hoàn toàn tách rời khỏi nhau. Bởi vậy, thiết kế đô thị đòi hỏi phải có sự dao động qua lại giữa hai lĩnh vực này, kết hợp những kiến thức chuyên gia với năng lực sáng tạo. Người thiết kế đô thị vừa là nhà nghiên cứu khoa học, người quan sát sắc sảo, người kể chuyện hấp dẫn và nhà thiết kế sáng tạo. Một mô hình mô tả đô thị bao gồm nhiều lớp bản đồ phân tích, trong đó có những phân tích từ trên xuống và từ dưới lên. Phân tích đô thị nhìn từ trên bao gồm nhiều lớp bản đồ về khu vực đô thị. Nó kết hợp những bản đồ lịch sử và hiện trạng. Sự tiến hóa lịch sử của một khu vực có thể bộc lộ những logic nội tại, nếu được thể hiện chuyên nghiệp và vượt qua mức mô tả đơn thuần. Tầm nhìn từ trên bao gồm những cách đọc hệ sinh thái, lưu vực, cấu trúc địa hình địa mạo v.v., những thứ rất quan trọng trong phân tích tổng thể của những vùng đất rộng. Nó sử dụng tất cả những thông tin có được bằng mọi kỹ thuật cho phép (từ những bản đồ thô sơ tới GIS). Đây là nguồn thông tin thứ cấp, chính thống, có thể lấy được từ các nhóm chuyên gia khác. Nhiệm vụ quan trọng nhất của người phân tích là phải xử lý những thông tin, bản đồ thứ cấp này để có thể đọc và hiểu cùng một lúc nhiều thể loại thông tin và quá trình tinh lọc để làm nổi bật logic nội tại của khu vực. Nếu mỗi lớp bản đồ chỉ là một lớp thông tin rời rạc, khi kết hợp với nhau không tạo ra được nhận thức mới về tổng thể thì chỉ là thu thập thông tin chứ chưa phải phân tích đô thị. (Lưu ý là ở đa số các đồ án quy hoạch ở Việt Nam hiện nay, kể cả ở nhiều đồ án quan trọng, các lớp thông tin cũng chưa được xử lý theo yêu cầu trên; bản đồ hiện trạng tổng hợp hầu như chỉ có thông tin về phân bố sử dụng đất kết hợp với hiện trạng hệ thống hạ tầng và trong một số trường hợp, có đánh giá đất theo cao độ nền hiện trạng. Do đó, phần phân tích hiện trạng, dù có rất nhiều bản đồ minh họa, cũng vẫn chỉ là hình thức, không phát huy được tác dụng thực.) Đồ họa là công cụ cơ bản để lựa chọn, so sánh, kết hợp, phân tích và mô tả những xu hướng và tiềm năng của khu vực và cảnh quan
28
cũng như mối quan hệ của chúng với đô thị hóa. Mỗi quyết định chọn hay không chọn một chủ đề, đặc điểm cho mô tả hiện trạng đều là một quyết định mang tính nền tảng. Chính những quyết định này dẫn đến quyết định về phương án thiết kế. Một trong những nghiên cứu có tính đột phá về kỹ thuật phân tích hiện trạng là các công trình quy hoạch của Ian McHarg trong những năm 60, 70 thế kỷ trước. Phân tích “từ trên xuống” cần được bổ sung bởi những phân tích “từ dưới lên”, khi mà hiểu biết về địa điểm và mối quan hệ của nó với vùng và cảnh quan cũng như công dụng thường nhật của nó được bản đồ hóa nhờ cảm nhận sắc bén và đầy kinh nghiệm. Phân tích “từ dưới lên” thường là kết quả của những khảo sát thực địa. Việc khảo sát thực địa do đó là khâu sống còn của phân tích đô thị, nhằm tăng cường và bổ sung cho những hiểu biết từ phía trên về khu đất. Mặc dù những thông tin về số lượng, mô tả và ý nghĩa có rất sẵn trong bối cảnh đô thị hiện nay, nhưng chúng thường rất chung chung hoặc đã bị bóp méo theo chủ đích của những nhà hoạch định chính sách. Vì những thông tin chính xác rất ít nên vai trò của khảo sát thực địa càng trở nên quan trọng. Khảo sát cũng có thể được hiểu như một dạng hiện thực phê phán (phê phán trong quá trình chọn lựa sẽ đưa cái gì vào bản đồ). Một cách đọc phê phán về những cấu trúc và hình thái đô thị cũng như phương thức hoạt động (ở, vận chuyển, sản xuất v.v.) có thể thực hiện theo trục thời gian hoặc đồng thời. Những lớp câu chuyện có thể bộc lộ lịch sử đô thị dưới dạng bản dịch không gian của những thời đại khác nhau. Cách tư duy nhiều lớp như vậy sẽ đặt lại câu hỏi đối với quan điểm phổ cập về phát triển tuyến tính từ truyền thống tới hiện đại, từ địa phương tới toàn cầu, trong đó mỗi bước sau lại thế chỗ cho những bước trước. Đối với những nghiên cứu ở quy mô lớn hoặc quy mô toàn đô thi, thì việc lập bản đồ, đánh giá thẩm định quy hoạch trước đó và những dự án đang triển khai là rất quan trọng, để có thể hiểu và nếu cần thì hiệu chỉnh tầm nhìn để các chính sách phù hợp thực tế đầu tư. Tiếp cận thông tin nhiều khi khó khăn vì sự lẫn lộn giữa thực tế, bản đồ và quy hoạch. Bản đồ là diễn đạt đồ họa của thực tế, thường là có chủ đích một cách thầm lặng. Trong lịch sử, bản đồ chủ yếu là công cụ đắc lực cho cảnh sát và quân đội. Trong khi đó, quy hoạch hay bản đồ quy hoạch tổng thể (masterplan) lại là một trạng thái lý tưởng được hình dung cho một thực tế trong tương lai và là công cụ của phát triển đô thị. Thường thì masterplan thể hiện những mục tiêu và ước mơ không hiện thực cho một khu đất theo một cách không có liên quan gì đến hình thái và cảnh quan hiện
hữu. Chính vì vậy, cặp đôi phân tích và thiết kế đô thị trong đô thị học mô tả được coi là phương pháp để tránh được khe hở này trong quy hoạch truyền thống. Cuối cùng, về phân tích đô thị, cần phải nhận biết cái mà James Corner gọi là “sứ mệnh của bản đồ”. Bản đồ không thể tránh khỏi tính chủ quan và cách thức ta quy hoạch, giới hạn, xác lập tỷ lệ, thu thập, xử lý, bố trí thông tin, tài liệu có tính biểu đạt cao và vì vậy, là một hoạt động sáng tạo. Như đã chỉ ra ở phần trên, điều quan trọng là chọn lựa. Vượt xa việc mô tả và phản hồi hiện thực, bản đồ diễn giải là những câu chuyện dưới hình thức đồ họa, chắp ghép, sơ đồ hóa, mà khi làm tốt sẽ tập trung vào bản chất và bộc lộ những tiềm năng tàng ẩn cũng như mở ra khung cảnh cho việc xuất hiện những thực tại mới. Sơ đồ, là những dự án trong quá trình hình thành, cởi mở và phát hiện những tiềm năng thông qua sự trừu tượng hóa, việc lựa chọn và cô đọng thông tin. Những kỹ thuật bản đồ mang tính phỏng đoán có thể được sử dụng theo nghĩa là nó đưa ra kiến giải mới về một khu vực hiện hữu và như vậy tạo nên một sân khấu cho việc xuất hiện một thế giới mới trên nền đất của thời hậu công nghiệp phức tạp. Sự kết hợp của nhiều góc nhìn trên nhiều tỷ lệ, trong kỹ thuật thể hiện sáng tạo, sẽ tạo ra mối liên hệ giữa những sự kiện rời rạc của đô thị hóa trong lịch sử của khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, bản đồ không bao giờ là tưởng tượng. Nó không được phép đánh mất nội dung thực tế. Khả năng tóm bắt những thông tin quan sát, cấu trúc và xu hướng cũng như sức biểu đạt của nó là cơ sở để kiểm tra độ tin cậy của bản đồ. Khâu cốt lõi của phân tích đô thị là tạo ra những bản đồ diễn giải (interpretative maps). Dữ liệu đầu vào của quá trình này là các bản đồ mô tả (descriptive maps). Bản đồ mô tả là những lớp thông tin, dữ liệu kỹ thuật được định vị trên bản đồ, thường là sẽ có thể số hóa thành hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoặc kết hợp vào nội dung của GIS. Chẳng hạn bản đồ địa hình với những đường đồng mức, bản đồ phân bố lượng mưa, nước ngầm, thổ nhưỡng, sử dụng đất v.v. là những bản đồ mô tả. Tất nhiên bản thân việc chọn những loại thông tin, những lớp bản đồ mô tả cũng đã có tính chủ quan và tổng các bản đồ mô tả cũng đã cho thấy một số hình dung về khu đất. Nhưng rõ ràng nhất, có thể để trở thành công cụ diễn giải và thương lượng là khi những thông tin này được kết hợp với những kiến thức khác để tạo thành bản đồ diễn giải, nhằm thể hiện và đánh giá rõ tiềm năng. Ví dụ, một bản đồ địa hình là một mô tả thực trạng tương đối khách quan, nhưng được kết hợp với kiến thức về yêu cầu độ dốc cho từng công năng phát triển để 29
trở thành một bản đồ phân vùng độ dốc thích hợp với những công năng khác nhau (như nhà ở, xí nghiệp, nghỉ dưỡng, bảo tồn v.v.) thì trở thành một bản đồ diễn giải tiềm năng sử dụng rất rõ ràng và rất gần với những hệ quả quy hoạch sau này. Hay một bản đồ phân bố số giờ chiếu nắng trung bình cũng là mô tả khách quan, nhưng nếu gộp tất cả những khu có số giờ chiếu nắng trên 10 tiếng/ngày thành vùng có tiềm năng phát triển trồng nho chẳng hạn, thì ta sẽ có một bản đồ diễn giải có nghĩa. Có điều, việc tạo ra những bản đồ mô tả là vấn đề kỹ thuật đơn thuần, còn để tạo ra bản đồ diễn giải thì phải nhận biết được những mối quan hệ chủ chốt trong từng bối cảnh cụ thể, một vấn đề đòi hỏi học vấn, kinh nghiệm cũng như sự nhạy cảm. Đấy là lý do chúng ta không thể có một công thức cố định, đơn giản để tạo ra những bản đồ này như là các bản đồ phân khu chức năng trong hệ thống quy hoạch hiện đại. Cách hữu hiệu nhất để tiếp cận cách phân tích này là tham khảo cách xử lý, phân tích của rất nhiều đồ án khác nhau trên thế giới và học hỏi để ta có thể áp dụng trong những bối cảnh tương tự. Với nhận định này, chúng ta quay lại cấu trúc của cuốn sách là hướng dẫn không bằng quy trình, công thức mà hướng dẫn thông qua ví dụ tham khảo. Tất nhiên những kinh nghiệm và ví dụ là vô cùng, không thể giới thiệu hết trong một cuốn sách, nhưng phương pháp tiếp cận và tư duy thì, qua các ví dụ này, hy vọng sẽ trở nên rõ ràng đối với bạn đọc. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - BUSQUETS, J. (2000) Urbanism at the turn of the century. BNSP, The Fifth Van Eesteren/Van Lohuizen lecture 2000, Amsterdam, pp. 3–20. - BUSQUETS, J., CORREA, F. (2007) Cities: X Lines: Approaches to City and Open Territory Design, Barcelona: Actar. - CORBOZ, A. (2001) Le Territoire comme palimpseste et autres essais. L’imprimeur, collection tranches de villes, Paris. - DE MEULDER, B. (2000) Urban Design in Flanders. In: Yearbook Architecture Flanders 1998–1999. Ministry of the Flemish Community, Brussels, pp. 43–57. - DE MEULDER, B., LOECKX, A., SHANNON, K. (2004) ‘A Project of Projects’ in: A. Loeckx, K. Shannon, R.Tuts, H.Verschure (eds.), Urban Trialogues. Visions, projects, co-productions: Localizing Agenda 21, Nairobi: UNCHS (United Nations Center for Human Settlements) pp.187-197. - DE MEULDER, B., SHANNON, K. (2007) ‘Contested Sites and Strategic Urban Projects’ in: Topos, no. 61 (December 2007), pp. 74-80. - B. DE MEULDER (2009) ‘design@urban.project.eu’ in: A. LOECKX (ed.), Framing Urban Renewal in Flanders, Amsterdam:
SUN, Explorations in/ of Urbanism. 01, p. 44-55. - DE SOLA MORALES, M. (1989) ‘Another modern tradition. From the break of 1930 to the modern urban project’ in: Lotus, No. 62, pp. 6–32. - DE SOLA MORALES, M., Frampton, K. And Gueze, A.(2008) Manuel de Solà-Morales: A Matter of Things, Rotterdam: NaI Publishers. - DE SOLA MORALES, M. (1987) La secunda historia del proyecto urbano. In: Urbanismo Revista, No. 5, pp. 21–40. - HEYNEN, H. and LOECKX. A. (1998) Scenes of Ambivalence: Concluding remarks on Architectural Patterns of Displacement. In: Journal of Architectural Education. November 1998, pp. 100-108. - LOECKX, A., SHANNON, K., TUTS, R. and VERSCHURE, H. (2004) (eds.) Urban Trialogues. Visions_Projects_Co-Productions: Localizing Agenda 21, Nairobi, UNCHS (United Nations Center for Human Settlements). - MASBOUNGIE, A. (2002) French Urban Strategies. Paris : Le Moniteur. - SECCHI, B. (1992) ‘Urbanistica descriptiva’ in Casabella, Vol. 56, No. 593, pp. 22–23.
3. Quản lý phát triển đô thị bền vững 3.1. Quản lý đô thị 3.1.1. Thế nào là ‘Quản lý’? Quản lý là hành động tập hợp mọi người lại với nhau nhằm đạt được những mục đích trong phạm vi một bối cảnh không gian cụ thể. Khái niệm quản lý – management – có nguồn gốc từ bàn tay (manus tiếng Latinh) giống như là “nhúng tay” “đặt tay”, nói về việc tham gia thúc đẩy sự việc đến hoàn thành. Cũng có nghĩa là quản lý gia đình (ménage tiếng Pháp), là một nhóm người chung một mục đích, giá trị nhất định muốn cùng nhau làm một việc gì đó để cuộc sống tốt đẹp hơn. Quản lý liên quan đến rất nhiều hoạt động bao gồm quy hoạch, tổ chức, tập hợp, khuyến khích, thực thi, chỉ dẫn, giám sát, đánh giá v.v. Người ta thường nói là cần phải có quản lý để mọi việc được hiệu quả hơn. Hiệu quả có nghĩa là đạt được mục tiêu với ít chi phí nhất về sức người, sức của trong một khoảng thời gian nhất định. Hiệu quả đòi hỏi mục tiêu phải đạt được thực sự mà không có những tác dụng phụ. “Quản lý” đã trở thành một khái niệm thông dụng, nhất là từ khi xu hướng kinh tế thị trường tự do, là một dạng tổ chức kinh tế, được toàn thế giới chấp nhận. Tuy nhiên, hành động ‘quản lý’ có thể nói là đã cũ như lịch sử loài người. Con người luôn cố gắng tổ chức bản thân trong nội bộ một nhóm (gia đình, bộ lạc, cộng đồng, vùng, nước v.v.) và cũng đồng thời tìm cách tổ chức người khác (trao đổi quốc tế, quá trình sản xuất, truyền thông v.v.). 3.1.2. Quản lý đô thị Trọng tâm của chương này viết về Quản lý đô thị - là phương thức mà con người tự tổ chức mình và tổ chức người khác trong quá trình quy hoạch, thực hiện và đánh giá môi trường xây dựng, từ nhà ở, khu ở, làng, thành phố, vùng, đến cả nước v.v. Trong những nỗ lực tổ chức này, người ta thường thống nhất với nhau về một mục tiêu chung dựa trên một hệ thống giá trị (giới chuyên môn gọi là ‘Tầm nhìn’- vision), và về cách thức thực hiện mục tiêu đó (gọi là chiến lược). Họ sẽ chấp nhận chia sẻ trách nhiệm thông qua một cơ chế tổ chức nào đó (tham gia hay đồng thực hiện), sử dụng năng lực của các bên tham gia nhằm hướng đến kết quả mong muốn. Khái niệm ‘quản lý’ được mô tả như trên rất gần với khái niệm đương đại về quy hoạch môi trường xây dựng.
30
3.1.3. Các tầng bậc quản lý đô thị: Chính sách – chương trình – dự án Nhìn một cách tổng thể, quản lý đô thị liên quan đến một hệ thống tầng bậc của các mục tiêu cũng như các quan hệ giữa các chủ thể. Một bộ trưởng sẽ đề ra một dạng chính sách chung (chẳng hạn chính sách đảm bảo cho người nghèo đều có nhà ở). Sau đó ông ta sẽ giao cho bộ máy hành chính của mình soạn thảo những chương trình (chẳng hạn chương trình xây mới 10.000 nhà ở xã hội mỗi năm). Đến lượt mình, các nhân viên hoạch định chương trình này lại làm việc với nhân viên hành chính địa phương và các đối tác thực hiện khác (nhà quy hoạch, chủ đầu tư v.v.) để đề xuất những dự án, chỉ ra cụ thể ở đâu, thành phố nào, kiểu nhà gì, chi phí bao nhiêu v.v. Trong trường hợp tối ưu thì có một hệ thống phân tầng rõ ràng trong chuỗi chính sách - chương trình - dự án này cũng như phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp. Chẳng hạn, bộ trưởng sẽ không can thiệp vào chi tiết hình dạng kiến trúc cho một ngôi nhà ở xã hội, hay là việc lựa chọn chủ đầu tư mà sẽ chỉ định việc này cho bộ máy của ông ta và nhân viên địa phương. Ông ta sẽ chỉ chịu trách nhiệm nếu trong một thời gian nhất định (thường là một nhiệm kỳ) mà chính sách ông đề ra (nhà ở cho tất cả người nghèo) hay chương trình ông phê duyệt (10.000 nhà mỗi năm) không trở thành hiện thực. Quản lý dự án: Dự án là tầng thấp nhất trong tầng bậc quản lý, nhưng cũng là khâu quan trọng nhất, bởi vì tất cả các phát triển thực sự của đô thị đều thực hiện qua các dự án. Nếu thiếu các dự án có tính khả thi và được quản lý tốt, các chính sách và chương trình đều chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết hay ước vọng viển vông. Đô thị học đương đại có sự khác biệt căn bản với những lý luận đô thị học cũ ở chỗ nó nhấn mạnh vai trò của ‘Dự án đô thị’ so với Chính sách và Chương trình. Chính sách, chương trình có thể được đề ra, quy hoạch rồi được quyết định khá dễ dàng ngay từ đầu và từ trên xuống. Nhưng các dự án thì phải được quản lý ngay từ đầu cho đến khi kết thúc với sự tham gia của nhiều chủ thể. Vì thế có thể nói đô thị học đương đại có xu hướng chuyển từ “Quy hoạch đô thị” sang “Quản lý đô thị.” Để đảm bảo một dự án được quản lý tốt thì điều quan trọng là tất cả các công đoạn của nó đều phải được chú ý. Khi nói một dự án được quản lý tốt thì có nghĩa là tất cả các khâu của nó đều đã được chú trọng: quy hoạch, tổ chức, thiết kế, hợp tác, thực hiện, giám 31
sát, đánh giá, rút kinh nghiệm cho dự án sau. Nhưng đặc biệt cần lưu ý là những khâu cuối cùng này thường bị coi nhẹ. Ngày nay, giám sát và đánh giá đã được coi là những phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án và rất nhiều công cụ hoàn chỉnh được phát triển cho việc này (chẳng hạn tiêu chuẩn hoạt động – performance standard - trong khâu quản lý chất lượng). Chú trọng đến toàn bộ vòng đời dự án là điều kiện cần cho một quản lý dự án tốt, nhưng chưa phải điều kiện đủ. Rất nhiều dự án tồi đã được quản lý tốt nhưng thực ra không đóng góp gì vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong môi trường đô thị. Chẳng hạn một dự án chung cư có thể được quản lý tốt từ khâu thực hiện đến thời gian, kỹ thuật, kinh phí, nhưng nó lại được đặt ở một môi trường ô nhiễm, ồn ào không sống nổi. Vì vậy, trong đô thị, mỗi dự án cần phải thống nhất với tầm nhìn, chủ trương chung nhằm phát triển đô thị có chất lượng.
3.2. Quản lý phát triển bền vững 3.2.1. Thế nào là phát triển đô thị bền vững? Tương ứng với quan điểm phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm động lực chính và thước đo cho phát triển, quy hoạch (đặc biệt là quy hoạch không gian) đã trở thành ‘công cụ’ được ưa chuộng nhằm đạt được những mục tiêu phát triển này. Hậu quả là khía cạnh xã hội trở thành thứ yếu, môi trường gần như bị lãng quên và đã ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Từ khi trường phái quy hoạch hiện đại xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 đến nay, dân số thế giới đã tăng từ 1,8 tỷ năm 1920 lên 3 tỷ năm 1960 và 6,8 tỷ năm 2009. Có nghĩa là ngày càng có nhiều người phải chia sẻ cùng một không gian (vì trái đất không to lên) và cùng sử dụng những tài nguyên của trái đất. Dù chúng ta có đổ bộ được vào những lãnh thổ mới và phát hiện những tài nguyên mới, thì không gian và tài nguyên vẫn không phải là vô hạn. Đặc tính của những khu dân cư cũng đã thay đổi cơ bản. Trong khi đầu thế kỷ 20, đại đa số dân trên thế giới là nông dân thì đến thế kỷ 21, dân số đô thị toàn cầu đã chiếm tới 50%. Điều đó đã kèm theo sự phát triển của hàng loạt đô thị lớn và vừa. Trong khi năm 1950 có khoảng 50 đô thị trên 1 triệu dân, thì năm 2005 đã có tới 360 đô thị loại này. Chính nhận thức về tài nguyên hạn chế của trái đất và việc chúng
ta phải sống trong một thế giới hữu hạn là nền tảng thúc đẩy những cách nghĩ mới và những nghiên cứu về quy hoạch bền vững hơn, trong đó có quy hoạch không gian. Ở đa số các quốc gia, thường là trong khuôn khổ những văn phòng quy hoạch hiện có trong các cơ quan nhà nước, quy hoạch phát triển bền vững đã xuất hiện vào những năm 1990 và 2000. Quy hoạch không gian bền vững kế tiếp theo bước này, nhưng ở cấp quốc gia vẫn còn là ngoại lệ (như Hà Lan), và thường gặp hơn ở mức địa phương từ những năm 80, 90 (thành phố Curitiba, Brazil từ 1970, Quy hoạch vùng Flander từ 1990). Thêm vào nhận thức về một thế giới hữu hạn, người ta cũng phát hiện ra giới hạn của quy hoạch. Ngay cả ở những xã hội được quy hoạch nhiều nhất thì không phải cái gì cũng có thể và nên quy hoạch. Nhiều nhà quy hoạch đã nhận ra là không phải quy hoạch nào cũng khả thi, nhưng không phải vì thế mà cái gì khả thi cũng là tốt. Vế cuối này có liên quan mật thiết tới quan điểm xã hội học nhìn nhận “giới hạn phát triển” một cách nghiêm túc và đấu tranh cho phát triển xã hội sao cho cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường được cân bằng mà nhờ thế bền vững. Giới hạn này của quy hoạch đã dẫn đến quy hoạch chiến lược, một mặt là giới hạn tham vọng của quy hoạch trên một số phương diện, nhằm tập trung vào những gì trọng tâm nhất. Những hạn chế này không chỉ được coi là giới hạn của ngày hôm nay (điều có thể và rất cần cho chúng ta) mà còn từ góc độ của thế hệ tương lai. Những thế hệ sau cũng có quyền được hưởng một môi trường không gian có chất lượng, và vì vậy, những hành động của chúng ta ngày hôm nay không được tạo gánh nặng cho các thế hệ sau.
1- Một số chính sách và chương trình có thể bền vững mà không công bằng. Chẳng hạn sự thống trị tự do và được pháp luật bảo vệ của các hoạt động buôn bán bất động sản hiện nay rất phổ biến trong quy hoạch không gian là một ví dụ đặc trưng của một chính sách đã tồn tại nhiều thập kỷ nhưng về cơ bản vẫn là không công bằng và có hại cho môi trường đô thị trên góc độ xã hội. Việc giải tỏa không được đền bù thỏa đáng hoặc không có sự phân xử luật pháp đã được nhận ra là không bền vững từ nhiều thập kỷ, nhưng vẫn được tiến hành ở nhiều nước. Bởi vậy tính bền vững không thể là đích cuối cho những chương trình vì nhiều chương trình tồi vẫn bền vững – Tính bền vững chỉ nên coi là một điều kiện cần mà nếu thiếu nó thì hiệu quả của những chương trình tốt cũng bị hạn chế. 2- Mặt khác, khi tính bền vững ngày càng tỏ ra là được tất cả mọi người chấp nhận thì ai cũng tưởng là đã có sự thống nhất. Tuy nhiên trên thực tế thì tầm nhìn, mục đích cũng như hành động hàng ngày của nhiều đối tác và tổ chức cùng dưới chiêu bài bền vững lại rất khác nhau và có thể phản lại công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cũng như việc hướng tới không gian chất lượng hơn. Nếu bền vững là một mặt nạ để che đậy những âm mưu trục lợi cho một số ít thì tốt nhất là không nên dùng khái niệm này. Chẳng hạn, việc dùng nhiều thuật ngữ này là một mánh lới chính trị của Mỹ và các nước châu Âu để lẩn tránh trong khi vẫn tìm cách giữ mức sản xuất và tiêu dùng hiện tại.
Tất cả những chủ đề trên đã được ghi chép rất chi tiết trong 30 năm qua, trong hàng loạt những tài liệu kinh điển, báo cáo và hội nghị quốc tế, từ hội nghị Stockholm 1972 về Môi trường và Phát triển tới Câu lạc bộ Rom và những báo cáo 1972, 1974 về “giới hạn phát triển”, tới báo cáo Brundtland (UNCED 1987), hội nghị thượng đỉnh Rio 1992, hàng loạt báo cáo của nhóm phát triển bền vững (UN_CSD), hội nghị Rio+10 năm 2002 ở Johannesburg và báo cáo của rất nhiều diễn đàn đô thị trên thế giới (Barcelona 2004, Vancouver2006, Nam kinh 2008)
3- Lập luận thứ ba tập trung vào thực tế là rất nhiều chương trình và chính sách nhằm giữ vững trạng thái thỏa hiệp thường xuất phát từ mục tiêu thỏa mãn được nhu cầu trước mắt nhưng sẽ không giữ được trong quy hoạch lâu dài. Ví dụ xây dựng một khu đô thị mới trên nền đất thấp có thể thỏa mãn nhu cầu nhà ở trước mắt, vì đất ở đây tương đối rẻ, nhưng nếu nhìn dài hạn với những nguy cơ ngập lụt gia tăng thì trạng thái này không còn bền vững. Nếu một cây cầu được xây nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng của ngành xây dựng nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến những vùng không gian lân cận thì dự án này cũng không thể gọi là bền vững. Có nghĩa là nếu coi trọng những lợi ích trước mắt hơn là lợi ích lâu dài thì không thể gọi là bền vững.
Để kết thúc phần viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số khía cạnh cơ bản trong diễn đàn phát triển bền vững. Bài viết có tính đột phá “Đô thị hóa và môi trường” (tập 10, số 2, 10.1998, Tr. 103-111) đã lập luận một cách thuyết phục là “bền vững chưa đủ”, bằng cách chỉ ra 3 vấn đề:
Cuối cùng, ý tưởng bền vững phải được hiểu cả dưới dạng sản phẩm lẫn quá trình. Sản phẩm theo nghĩa là nó phải thực sự dẫn đến cải thiện chất lượng sống nói chung và chất lượng không gian nói riêng. Điều này cần đo đếm được hoặc cảm nhận được bởi người thật, trong bối cảnh thật, có nghĩa là thỏa mãn nhu cầu thật
32
và giải quyết vấn đề thật. Đồng thời, nó cũng được hiểu là quá trình, trong đó mọi người đều biết mình là một phần của một động thái và hoạt động cộng đồng, quá trình học hỏi cần được chú ý, việc đánh giá và phản hồi cần được coi trọng và những bước thay đổi cần được giữ trong khuôn khổ và kết nối với những khung thời gian đủ dài để vượt qua nhiều thế hệ. Nó cũng có nghĩa là phải coi trọng nguyên tắc thận trọng. Không phải cái gì có thể cũng nên làm. Quy hoạch chiến lược cho phát triển bền vững cũng có nghĩa là ngăn chặn một số loại can thiệp, đặc biệt những thứ không làm tăng chất lượng không gian. Quy hoạch phát triển đô thị bền vững cũng có nghĩa là phải nhận ra mối liên hệ giữa các tầng bậc và tỷ lệ không gian khác nhau và những đặc tính của từng cấp bậc. Chẳng hạn làm một đập thủy điện sẽ ảnh hưởng cả vùng thượng lưu lẫn hạ lưu, đến nhiều khu dân cư, làng mạc, đô thị cũng như hệ sinh thái ở thung lũng, sườn núi v.v. Chỉ mới gần đây, người ta mới tìm cách đưa những chi phí môi trường vào khung quy hoạch. Ngoài ra, việc phân tách thành các ngành nghề khác nhau, mỗi ngành lại làm việc trên những chương trình và dự án khác nhau gây ảnh hưởng đến chất lượng đô thị là một khó khăn cho cách tiếp cận tổng hợp liên ngành. Do đó, việc kết hợp nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ là bài toán cơ bản của quy hoạch. Chẳng hạn như các kiến trúc sư có xu hướng thích thiết kế những biệt thự ngoại ô, nhưng ảnh hưởng của lối sống ngoại ô tới toàn bộ sử dụng đất đô thị và hệ thống hạ tầng (giao thông, điện, nước) thường ít được lưu ý. Chính sách nhà ở Nam Phi thời kỳ giữa thập kỷ 90 hứa hẹn việc cung cấp nhà ở cho tất cả mọi người, nhưng theo hình thức ngoại ô thấp tầng, đô thị hóa tản mát. Sự phát triển đô thị tràn lan, đặc biệt tiêu thụ đất nông nghiệp và chi phí cho hệ thống hạ tầng dàn trải không được tính đến. Một bộ giao thông có thể có lý khi xây dựng đường, nhưng có thể chưa tính đến những hậu quả của con đường đối với cảnh quan hay tâm lý xã hội. Quy hoạch cho phát triển đô thị bền vững cần tập trung vào những quan hệ chiến lược giữa các cá nhân, tổ chức, yếu tố xã hội, giữa các tầng bậc khác nhau, bối cảnh khác nhau. Đồng thời nó cũng cần phát huy được tiềm năng đặc trưng của mỗi khu vực, dưới góc độ kinh tế xã hội cũng như điều kiện tự nhiên như là đặc điểm không gian, cấu trúc, hình thái của đất, nước, địa hình, không gian trên không, đa dạng sinh học v.v., tóm lại tất cả những đặc điểm tự nhiên và xã hội tại địa điểm đó.
33
3.2.2. Quản lý quy hoạch và phát triển đô thị bền vững Phần này sẽ giới thiệu những nỗ lực trong vài thập kỷ qua nhằm đạt được tính bền vững thông qua quản lý và quy hoạch đô thị. Tất nhiên, phần giới thiệu tổng thể này chỉ mang tính chất chọn lọc vì số lượng những dự án, công trình và phương pháp trong lĩnh vực này ngày càng tăng nhanh và không thể kể hết được.
a) ‘Tính bền vững’ được đưa vào thực tiễn Việc áp dụng Chương trình nghị sự 21 của hội nghị Rio 1992 vào quy hoạch đô thị ở Châu Âu đã được bàn luận lần đầu tiên trong hội nghị châu Âu về đô thị bền vững ở Đan Mạch năm 1994. Hiến chương Aalborg năm 1998 khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng đất hiệu quả, sự cần thiết của đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch phát triển, lợi thế về giao thông công cộng cũng như tiết kiệm năng lượng của những khu dân cư mật độ cao và việc giữ được tỷ lệ con người (tỷ lệ thân thiện với con người) trong các khu dân cư. Hiến chương đề xuất nên có sự đa dạng công năng kể cả trong đô thị lẫn ngoại ô để giảm thiểu giao thông cũng như nhấn mạnh việc tạo ra thế cân bằng vùng sao cho giữa đô thị và nông thôn có sự trao đổi qua lại, tránh việc các đô thị bóc lột vùng xung quanh một chiều. Hiến chương khẳng định vai trò chiến lược của thiết kế và quy hoạch đô thị trong những vấn đề môi trường, xã hội, kinh tế, sức khỏe và văn hóa vì lợi ích chung của tất cả mọi người. (2004,3) Thực ra thì vai trò chiến lược của quy hoạch và thiết kế đô thị không hề mới, kể cả những vấn đề môi trường. Rất nhiều lý luận, ý tưởng, chương trình, dự án có xét đến các yếu tố phát triển bền vững đã được đưa ra ở châu Âu thế kỷ 19, 20. Ngày nay, các vấn đề đô thị như tăng trưởng dân số, tài nguyên hạn hẹp, hình thức hóa quy hoạch, chuyển hóa kinh tế nhanh chóng, xu hướng thị trường tự do đã tảng lờ hoặc áp đảo những nỗ lực quy hoạch có văn hóa, khiến chúng ta phải nghiêm túc suy nghĩ lại cả những kinh nghiệm tốt đã từng được thực hiện. Trong giới quy hoạch những năm 60, 70, nhận thức về những ảnh hưởng môi trường từ hệ thống kinh tế hiện hữu cũng như tương lai ngày càng trở nên rõ rệt. Vì vậy từ những năm 70, yếu tố môi trường được đưa vào quy hoạch không gian nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, mối quan tâm thường mới ở dạng “chữa cháy”, chẳng hạn như đánh giá tác động môi trường chỉ được thực hiện kể kiểm tra những hậu quả của một dự án. Trong một số trường hợp khác,
chúng chỉ có tác dụng chỉnh sửa quy hoạch đô thị. Bước phát triển tiếp theo là đánh giá môi trường chiến lược, xuất hiện từ những năm 90, nhằm kết nối trực tiếp những quan tâm môi trường với chính sách. Tuy nhiên, tư duy này đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn mới trong quy hoạch đô thị. Nếu vẫn làm theo cách quy hoạch cũ thì những công cụ này gần như không có tác dụng hay chỉ là những nỗ lực sửa sai mà thôi.
Một loạt chương trình và dự án trên thế giới đã được giới thiệu ở nhiều nguồn (Ngân hàng các dự án điển hình; UN Habitat; Chính quyền Dubai và Các đối tác năm 2008 đã chứa 3.400 dự án điển hình từ 140 nước; ‘Sổ tay phát triển đô thị bền vững’ của Wheeler và Beatley 2004; Tạp chí Đô thị hóa và Môi trường). Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học thú vị từ những chương trình và các đô thị áp dụng những chương trình này.
Trong những năm gần đây, một diễn đàn mang tính nền tảng đã xuất hiện, nhằm kết hợp những “chương trình xanh” với “chương trình nâu”. Chương trình xanh quan tâm đến hệ thống tự nhiên (không gian trống, mặt nước, cây xanh, khí hậu, địa hình v.v.) trong khi chương trình nâu nghiên cứu về yếu tố nhân văn (sử dụng nước, rác thải, sử dụng năng lượng, giao thông, nhà cửa, phát triển hạ tầng, cơ sở công nghiệp). Các mục tiêu chính được xác định trong báo cáo cuối cùng của UN Habitat 2009 là:
b) Một số công cụ
- phát triển năng lượng tái tạo,
- phân phối điện bền vững,
- cấp nước sạch bền vững,
- Quan tâm tới khả năng chịu tải của môi trường địa phương. Chẳng hạn nếu thiếu nước thì vấn đề tiết kiệm nước là tiêu chí hàng đầu.
- giao thông bền vững,
- tăng hiệu quả sinh thái,
- tăng cảm nhận nơi chốn, và
- tăng hạ tầng xanh.
Trong những năm qua, nhiều công cụ đã được cải tiến hoặc được xây dựng mới để nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác quy hoạch . Một loạt mục tiêu được đề ra cho đa số những công cụ này là phải tăng chất lượng môi trường với những đặc điểm cơ bản sau:
- Để có thể trở thành chiến lược thì mọi dự án đều phải được xây dựng trên cơ sở có được sự hỗ trợ của xã hội. - Khả năng tiếp cận tới đất, hạ tầng, nhà ở, dịch vụ v.v. cần phải xác định cho tất cả các đối tượng sử dụng – tính công bằng.
Tất cả được đặt trong một nỗ lực tổng thể nhằm đạt tới thành phố trung hoà Carbon và thành phố không có khu ổ chuột.
Các chương trình và dự án: Tại các địa phương và trên toàn cầu, hàng loạt chương trình đã được đề xuất và thực hiện để đạt được các mục tiêu nêu trên. Hội đồng quốc tế về những sáng kiến môi trường địa phương (ICLEI) đã hỗ trợ 3.000 thành phố trong những nỗ lực của họ nhằm vào các tiêu chí này. Rất nhiều thành phố đã đề xuất “địa phương hóa - Chương trình nghị sự 21” sau hội nghị thượng đỉnh Rio năm 1992. Đồng thời, nhiều chương trình quốc tế được tiến hành, ví dụ: Chương trình quản lý đô thị (khởi đầu 1986); Chương trình địa phương hóa - Chương trình nghị sự 21; chương trình đô thị bền vững, đô thị an toàn, đô thị lành mạnh; Chiến lược phát triển đô thị; Chiến dịch toàn cầu về quản trị đô thị (tham khảo báo cáo toàn cầu của UN Habitat về nơi cư trú của con người năm 2009 “quy hoạch đô thị bền vững”, UN Habitat Nairobi và Earthscan, London, tr. 16-17).
34
- Chất lượng không gian cần gắn liền với bản sắc địa phương và phát huy tiềm năng địa phương trong tương lai. Nhưng giá trị không thể chỉ được tính bằng tiền, mà phải xét đến chất lượng sống theo nghĩa rộng. - Chất lượng không gian cần đảm bảo sức khoẻ, an toàn và sự hấp dẫn trong sinh hoạt hàng ngày cho tất cả các đối tượng sử dụng, hiện tại và tương lai. Sử dụng đất bền vững (SLU): Theo nghĩa truyền thống, sử dụng đất bền vững cũng có nghĩa là quy hoạch sử dụng đất tốt (nhiều người còn cho rằng mấu chốt của quy hoạch tổng thể chính là quy hoạch sử dụng đất cho tốt). Quy hoạch sử dụng đất không phải là mới, vì nó đã là cơ sở cho quy hoạch không gian từ thế kỷ 19. Ngày nay, khái niệm sử dụng đất đã trở nên quá hẹp để có thể tương ứng với quy hoạch bền vững. Tuy nhiên, vẫn phải quan tâm đến những nội dung cơ
bản như chức năng sử dụng, mật độ, độ nén v.v. Mục đích cuối cùng là quy hoạch cho một chất lượng sống thông qua chất lượng không gian bao gồm tất cả những đặc điểm trên. Có điều, những nhà quy hoạch trường phái hiện đại thường tìm cách kết hợp chất lượng không gian với khả năng biến nó thành những tiêu chuẩn và quy định toàn cầu. Chẳng hạn tiêu chuẩn tối thiểu cho sự tồn tại của con người trong phong trào hiện đại hay còn gọi là tiêu chuẩn Doxiadis là 9m2 trên đầu người. Ngày nay, người ta tranh luận về tính bất khả thi của việc toàn cầu hóa hay nói cách khác, người ta chú trọng nhiều hơn vào đặc điểm bối cảnh địa phương. Mối quan tâm khác là công bằng xã hội và cân bằng trong sử dụng tài nguyên, sức chịu tải môi trường (nói cách khác là quan tâm đến “ngưỡng tồn tại tối đa” thay vì “ngưỡng tồn tại tối thiểu” như trước đây)
đã từng cố gắng định nghĩa một “mật độ tối ưu”. Tuy nhiên, đó mới chỉ là định nghĩa đơn giản nhất về số người trên một mảnh đất, và mặc dầu có những ngưỡng vật chất (chẳng hạn, nếu ép quá 3-5 người trên 1 m2 thì sẽ nguy hiểm tính mạng) nhưng thực tế thì mật độ chỉ là một ý tưởng chung chung. Nó chỉ trở nên có nghĩa khi được kết hợp với những tiêu chí về chất lượng sống. Khi đó mật độ sẽ phản ánh mức độ đông, quá đông hay là mức chấp nhận được về vệ sinh, văn hóa. Chẳng hạn mật độ trung bình ở Bỉ là 330 người/km2 và đã được coi là tới ngưỡng, và khi đó nước Bỉ có mức độ đô thị hóa đạt gần 98%. Một số đô thị khác ở trên thế giới có mật độ 5.000/km2 và theo ngưỡng của Bỉ thì sẽ bị coi là không thể sống nổi. (tham khảo cuốn “Thiết kế đô thị mật độ cao cho sự bền vững về xã hội và môi trường”. Edward Ng. 2010, nhà xuất bản Earthscan).
Trên cơ sở đó, sử dụng đất bền vững (SLU) cần phải có 4 yếu tố:
- Độ nén của một đô thị đã từng bị coi nhẹ trong quy hoạch đô thị hiện đại. Thay vào đó, việc phát triển đô thị trải rộng đã từng được coi là logic bình thường trong điều kiện tăng dân số, vì nhu cầu sử dụng đất sẽ tăng tỷ lệ thuận, theo cách quy hoạch phân vùng công năng (phân khu chức năng) trước đây. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa độ nén và hiệu quả sử dụng đất cũng như hệ thống giao thông ngày càng được quan tâm. Người ta cho rằng đô thị nén bền vững hơn, hịêu quả hơn và thân thiện hơn (Báo cáo của UN Habitat 2009, tr.158-160). Tương tự, một toà nhà nén sẽ bền vững hơn vì nó tiết kiệm vật liệu, năng lượng và không gian. Trong đô thị nén, chi phí hạ tầng sẽ thấp hơn, tiếp cận dịch vụ tốt hơn, đời sống người nghèo ổn định hơn và phân biệt xã hội ít hơn. Ngoài ra, đô thị nén có sức chịu đựng lớn hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và có ít tác dụng phụ hơn. Ngược lại, có nhiều phản biện nhấn mạnh rằng ách tắc, ô nhiễm và hỗn loạn xã hội có thể cao hơn trong các khu đô thị nén. Bởi vậy, đến thời điểm hiện tại, do sự phức tạp của các mối quan hệ đô thị, chỉ riêng độ nén chưa thể đủ để là một căn cứ vững vàng cho một mô hình đô thị tốt. Tuy vậy, những ưu điểm của đô thị nén thì đã rõ ràng.
1- Sử dụng đất thận trọng (CLU) và có trách nhiệm, trên cơ sở xác định sức chịu tải môi trường ở địa phương, khu vực hay đô thị 2- Sử dụng đất đa năng (MLU), có nghĩa là sử dụng triệt để không gian, kết hợp nhiều dạng sử dụng và biến đổi không gian cho những sử dụng mới, thích ứng với bối cảnh và xã hội. Yếu tố này là một sự sửa sai cho cách tiếp cận của trường phái hiện đại dựa trên phân vùng công năng biệt lập. 3- Chất lượng không gian (SQ) là sự kết hợp giữa công năng hiệu quả và bản sắc địa phương, trong đó, hệ thống giá trị hiện tại cũng như của thế hệ sau cần phải tính đến. 4- Khả năng tiếp cận (AC) nhằm tăng chất lượng kết nối, từ hạ tầng vật chất đến những mạng lưới tiếp cận vật dụng, dịch vụ, con người. Những nhà quy hoạch hiện đại đã từng nghĩ đến điểm này khi đưa ra những quy chuẩn về bán kính dịch vụ, khoảng cách tới nhà, trường, trạm y tế, các công trình thương mại v.v. Chỉ có điều họ chưa thực hiện điều này cho tất cả mọi công dân, đồng thời, ngăn cản động thái nội tại của đô thị để có thể tiến tới đích lớn trên. Trong những tranh luận về sử dụng đất bền vững thì những chủ đề như mật độ, độ nén và khả năng chịu tải thường nổi cộm nhất. - Vấn đề mật độ không phải là vấn đề mới. Các nhà quy hoạch 35
- Sức tải môi trường liên quan đến tiềm lực sinh thái và giới hạn của một khu vực trong việc hấp thụ những tác động có hại từ những hoạt động của con người, (ví dụ như: lượng chất thải vào không khí và nước), sự thuyên giảm đa dạng sinh thái, đảo lộn đời sống dưới biển và đáy đại dương v.v. Một số nghiên cứu gần đây tìm hiểu quan hệ giữa mật độ và sức chịu tải, và tìm tới những “mật độ tối ưu”. Điều đó có thể đúng trong bối cảnh vùng nhỏ, nhưng không thể áp dụng rộng rãi toàn cầu, bởi vì quan hệ này còn có liên quan đến nhiều đặc điểm văn hóa. Điều rất quan trọng
trong toàn bộ tranh luận về sức chịu tải là ranh giới nghiên cứu. Nhiều nhà quy hoạch chỉ quan tâm đến ranh giới hành chính (làng, thành phố, tỉnh, vùng, nước v.v.). Nhưng những đơn vị sinh thái (thung lũng sông, lưu vực) hay đơn vị kinh tế (trục phát triển, vùng liên quốc gia v.v.) và đơn vị văn hóa (chủng tộc, ngôn ngữ, lịch sử v.v.) thì lại không tuân theo ranh giới hành chính và cũng là những yếu tố quy hoạch rất quan trọng, nhất là trong cách tiếp cận quy hoạch cho phát triển bền vững. Công cụ chỉ số: Tranh luận về chỉ số không mới, vì nó xuất phát từ việc cần phải đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế (thông qua các chỉ số như thu nhập đầu người, tổng sản phẩm quốc nội) vốn thống lĩnh việc đánh giá “phát triển” trong thế kỷ 20. Kết quả là một loạt chỉ số mới chẳng hạn chỉ số phát triển con người (HDI) đã được đề xuất cuối thế kỷ 20. Mặc dù các nhà quy hoạch không gian không lấy tăng trưởng kinh tế là chỉ số duy nhất cho các nỗ lực quy hoạch của mình, nhưng rõ ràng là những thế lực của thị trường tự do trong nửa thế kỷ qua đã và đang gây áp lực nặng nề lên các nhà quy hoạch hoặc biến họ thành đồng minh trong lý tưởng kinh tế tự do này. Trong vài thập kỷ gần đây, đã có nhiều nỗ lực nhằm tái lập sự cân bằng trong các mục tiêu phát triển và xây dựng hệ thống chỉ số mới, bao trùm một phạm trù lớn hơn, đó là chất lượng cuộc sống. Cuốn sách “Giám sát đô thị cho những đô thị bền vững và đáng sống” của Bỉ, 2008 là một ví dụ. Các chỉ số trong đó được dùng làm công cụ đánh giá tình hình hiện trạng, để định hướng xem đô thị sẽ tiến tới bền vững như thế nào, các dự án chiến lược có thể đóng góp gì. Chúng có thể giúp đô thị trở thành một hệ thống học cách thích ứng (Innes, 2000, Repetti, 2005, Pinter 2005, Dimitrova 2007). Cuốn Giám sát đô thị này quả thật đã bao gồm một loạt vấn đề có liên quan đến phát triển bền vững, tuy nhiên vì nó dùng tới 190 chỉ số nên đã trở nên quá phức tạp để sử dụng thường nhật. Ngoài ra, từ những chỉ số làm sao chuyển tải thành ý tưởng không gian và giải pháp thiết kế thì lại là chuyện khác, các chỉ số vốn không phải là công cụ thiết kế. Dù sao thì các chỉ số vẫn có thể được dùng làm công cụ giám sát và chúng sẽ nhấn mạnh sự cần thiết phải tư duy quy hoạch một cách rất tổng thể, kết hợp nhiều vấn đề.
36
Dấu chân sinh thái (EF) Dấu chân sinh thái là chỉ số đo xem một đô thị, một nước hay toàn thế giới sẽ cần bao nhiêu diện tích đất để có thể sản xuất toàn bộ số hàng hóa và dịch vụ nó tiêu thụ cũng như hấp thụ hết những thứ nó thải ra – trong mức độ sản xuất và tiêu dùng hiện tại. (Wackernagel &Rees, 1996). Dấu chân sinh thái được đo bằng ha. Hiện nay, chỉ số chung bình cho mỗi người dân trên thế giới là 2.2ha. Tất nhiên giữa các nhóm người thì chỉ số này rất khác biệt. Các nước giàu có chỉ số này khoảng 6.2 ha/người, trong khi các nước nghèo có thể dưới 1 ha. Dấu chân sinh thái lại được đem so sánh với trữ lượng sinh thái của một vùng hay toàn cầu (hiện nay khoảng 1,8 ha/người). Như vậy, dấu chân sinh thái toàn cầu đã vượt quá trữ lượng. Mặc dù chỉ số dấu chân sinh thái đã thành công trong việc nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng khu vực và toàn cầu của sản xuất và tiêu thụ cũng như tạo ra mong muốn chung của các đô thị là giảm chỉ số này nhưng chỉ số này vẫn chưa được công nhận rộng rãi hay áp dụng trong quy hoạch không gian. Nhiều nhà quy hoạch vẫn không chia sẻ một quan điểm là cần phải giảm dấu chân sinh thái (nói cách khác là thay đổi lối sống). Một số nhà quy hoạch khác phản đối việc tập trung vào chỉ số này vì theo họ còn nhiều yếu tố khác cần thiết cho chất lượng cuộc sống, trong đó có những giá trị khó định lượng như nghệ thuật, sự sống động, sự sáng tạo v.v. Sau khi giới thiệu sơ bộ những chương trình và công cụ phát triển bền vững, có lẽ chúng ta lại phải trở lại với quan điểm “bền vững chưa phải là đủ” của Peter Marcuse. Quả thực là sự bền vững mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải đủ. Chí ít là một vài yếu tố khác phải được quan tâm. Thứ nhất là tính bền vững không phải là một trạng thái ổn định hay một cái đích cần đạt được, mà là một cố gắng không ngừng để hài hoà giữa nhu cầu và tài nguyên. Cũng có nghĩa là những công thức đơn giản hay sổ tay hướng dẫn chỉ có tác dụng khiêm tốn. Thứ hai, những công cụ vừa nêu thiên về phía môi trường, sinh thái, trong khi chất lượng không gian là một thứ đa chiều, bao gồm những chất lượng xã hội, văn hóa, sáng tạo mà không nhất thiết sự hài hoà là cần thiết, trừ phi nó vẫn cho phép thách thức, bất ngờ, yêu ghét, yên tĩnh và hồi hộp. Những thứ này cũng là những vế quan trọng của quy hoạch không gian bền vững. Bài toán của nhà quy hoạch là tìm được sự cân bằng giữa cái hài hoà và không hài hòa trong khu dân cư, đô thị.
c) Tham gia cộng đồng Một trong những đặc điểm cơ bản của cách tiếp cận phát triển đô thị bền vững là mức độ mà các bên tham gia thực sự trở thành đối tác ngay từ khởi đầu của quá trình chứ không chỉ được thông báo về mục tiêu và kết quả. Điều này không có nghĩa là mỗi công dân đều có nhiệm vụ như nhau, mà là cảm giác có trách nhiệm trong tất cả các khâu của quá trình. Các nhà xã hội học đã chứng minh là một quy hoạch sẽ được thực hiện tốt hơn nếu tất cả các bên liên quan đều có cảm giác chịu trách nhiệm. Cũng có ý kiến phản biện rằng sự tham gia rộng rãi sẽ làm chậm tiến trình thực hiện và ra quyết định. Tuy nhiên, nếu việc mọi người đều tham gia được công nhận là một phần không thể thiếu của phát triển bền vững thì vấn đề rút ngắn thời gian cần được xem xét dưới góc nhìn mới, bởi vì việc xác định khung thời gian không thể là đặc quyền quyết định của một nhóm nhỏ, mà là trách nhiệm cộng đồng. Rất nhiều dự án với tham gia cộng đồng đã được ghi nhận (Rakodi 2004, Healey 1997). Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững – Vượt lên những công cụ và thực hành hiện nay: Trong phần trên, một loạt công cụ và ví dụ về hướng tiếp cận mới đã được giới thiệu, cùng với những kinh nghiệm đã bị lãng quên hoặc coi nhẹ. Phần cuối này bàn về nhu cầu phải có những cách nghĩ và ý tưởng dũng cảm và cơ bản hơn nữa trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch và thiết kế đô thị nhằm đối mặt với những thách thức tương lai. Phần trình bày này không mong đầy đủ, mà chỉ là chỉ ra quy mô cho những nghiên cứu tương lai. Nghề quy hoạch cần đối mặt với những vấn đề đương đại về toàn cầu hóa, dịch cư, việc cân bằng phân phối tài nguyên, nguồn gốc và cách phát tán các ý tưởng sáng tạo, những cách sử dụng đất, nước, không khí mới, cách thức giao thông vận tải mới, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản cũng như hậu quả của tăng trưởng hay thụt lùi. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, chúng ta ngày càng có nhận thức rõ hơn về những gì xảy ra ở nhiều nơi khác nhau cũng như có cơ hội để tiếp xúc với các loại địa điểm trên thế giới (trên thực tế hay ảo). Điều quan trọng là toàn cầu hóa không những không làm giảm tầm quan trọng của địa phương, mà ngược lại, làm tăng sự cần thiết phải phát triển dựa trên đặc điểm địa phương. Để so sánh, chúng ta có thể nói là mỗi con chim cần một cái tổ để từ 37
đó bay vào thế giới. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, cần nhấn mạnh là tính lưu động của mỗi người sẽ tăng lên, có thể là nhất thời (du lịch, làm việc, tránh nạn) hay là lâu dài (dịch cư). Bởi vậy, định nghĩa về địa phương là một khái niệm động và thường xuyên phải điều chỉnh.Cũng cần suy nghĩ về vấn đề phân phối cân bằng những tài nguyên trong quy hoạch bền vững. Các nhà quy hoạch cần phải kiên quyết hơn trong việc xác định ưu tiên nhằm đạt được sự phân phối cân bằng về tài nguyên chính như đất, nước v.v. Mặc dù chưa có thống kê chính thức, nhưng người ta cho rằng có chưa đến 10% các nhà quy hoạch trên thế giới thực sự quan tâm đến việc phân phối những tài nguyên cơ bản này, mặc dù 1,5 tỷ người trên thế giới sống trong điều kiện thiếu thốn những thứ này và việc phân bổ hợp lý chúng là chiến lược quan trọng hàng đầu. Arif Hassan phân tích là hiện nay, đa số thành phố lớn (ông nói khiêm tốn là các thành phố châu Á) đang được phát triển dựa trên những ưu tiên của đầu cơ bất động sản, nơi mà việc tăng giá thành là động lực thúc đẩy chính. (A. Hassan 2005, Tr.3-4, 8) Hiển nhiên là điều đó không thể là một đóng góp bền vững cho mục tiêu thiên niên kỷ mà rất nhiều nước đã cam kết thực hiện. Nhiều chuyên gia phản đối việc theo đuổi mục tiêu này vì họ không được trang bị kiến thức để làm việc với dân nghèo, và họ cho rằng điều đó sẽ làm giảm giá trị và tầm quan trọng của họ. Rất nhiều dự án vì người nghèo được các tổ chức quốc tế và cộng đồng ủng hộ, do sự gia tăng số lượng người nghèo cũng như khoảng cách giàu nghèo. Khoảng cách này không chỉ ở thu nhập, mà thể hiện trong không gian là sự tách biệt giữa những khu người giàu có đủ tiện ích, bảo vệ (thường là những cộng đồng đóng kín, có hàng rào bảo vệ) và những người dân nghèo sống ở những khu thiếu tiện nghi, thiếu bảo vệ và phải đấu tranh hàng ngày để sinh tồn. Những thập kỷ tới sẽ đòi hỏi dịch chuyển cơ bản trong công việc của nhà quy hoạch nhằm giải quyết sự mất cân bằng này thông qua những nỗ lực quy hoạch chiến lược. Như vậy, để có tính chiến lược, không chỉ là xóa đói giảm nghèo, mà phải đấu tranh chống lại sự giàu có vật chất quá thừa thãi. Ngoài ra, thách thức về bền vững không những đòi hỏi phải có cách nhìn mới về tài nguyên, mà phải có nhận thức mới về thế nào là sử dụng tài nguyên hiệu quả để tạo ra chất lượng không gian. May mắn là gần đây đã có thêm nhiều nghiên cứu tiên phong về lĩnh vực này. Trong tác phẩm “từ nôi đến nôi” William McDonough và Michael Braungart 2002 đã phát triển một phương pháp để “thay đổi cách chúng ta làm mọi việc”. Những phương pháp cũ như phân tích vòng đời (LCA) và “từ Nôi đến mộ” đã được một số
kỹ sư, kiến trúc sư và nhà sản xuất sử dụng để đưa những vấn đề bền vững vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, công trình xây dựng và hàng tiêu dùng. Những người đi tiên phong này lập luận là thời đại của những phát triển theo đường thẳng đã kết thúc và phải thay bằng tư duy vòng tròn, trong đó không còn rác thải nữa mà chúng sẽ trở thành tài nguyên mới cho một chu trình khác và nhận ra rằng không gian là một tài nguyên hạn hẹp mà không chỉ có sự đa dạng sinh học là quan trọng, mà cả sự đa dạng về không gian và văn hóa cũng quan trọng không kém. Ứng dụng vào quy hoạch chiến lược không gian, những nghiên cứu này đòi hỏi phải tôn trọng hơn nữa những yếu tố cảnh quan, cảnh quan nước, sông ngòi, không khí và nhiều sáng tạo hơn trong việc phát triển những chất lượng không gian phù hợp với những loại cảnh quan này. Nghiên cứu sẽ không tránh khỏi việc tái phát hiện những phương thức cũ (Thiết kế với khí hậu Olgyay 1963, Nguyên lý thiết kế cho khí hậu nóng, Konya 1980) Nghiên cứu cũng bao gồm việc phát triển những cảnh quan đô thị mới thích ứng với những điều kiện tự nhiên như đất, nước, không khí (Đô thị học nước, Shannon, De Meulder... 2008; Nước và nguyên lý phát triển triển đô thị - hướng tới kết hợp giữa công nghệ, thiết kế và quản lý, Feyen, Shannon, Neville 2008; Quy hoạch cho biến đổi khí hậu Davoudi, Crawford & Mehmood 2009). Những nghiên cứu này cũng tập trung vào việc thay đổi hoàn toàn quan điểm về giao thông và tính lưu động. Công nghệ tin học đã là một bước làm giảm tác động môi trường của việc trao đổi thông tin và tri thức, nhưng cần thêm những bước nữa. Chẳng hạn, chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ có thể giảm một nửa nếu có thể vận chuyển một phần bằng ống dẫn. Toàn bộ hệ thống giao thông đường bộ dựa trên xe ô tô cần phải được xét lại, nếu không nói là nên bỏ. Ở nhiều đô thị, việc vận chuyển người cần chủ yếu bằng phương tiện không động cơ (đi bộ, xe đạp) hoặc bằng phương tiện công cộng (tàu điện ngầm, tàu điện nổi, tàu thủy trên sông v.v.). Nhưng hiện nay những phương thức này chưa được quan tâm đúng mức. Cuối cùng, cần nhấn mạnh là phải kết hợp yếu tố học liên tục. Học tập từ nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu điển hình trên khắp thế giới là điều kiện tiên quyết cho một quy hoạch chuyên nghiệp và lành mạnh. Vài thập kỷ trước người ta vẫn cho rằng những ví dụ quy hoạch tốt, đào tạo chuyên nghiệp đều tập trung ở Châu Âu và Bắc Mỹ, điều này ngày nay không còn đúng nữa. Ngày nay và về sau, những ý tưởng mới mẻ có thể đến từ mọi nơi trên thế giới,
38
từ thành phố lớn hay thị tứ nhỏ, từ đô thị hay vùng đô thị. Năng lực học hỏi và sự rộng mở tư duy cho những sáng kiến mới cũng như kinh nghiệm đa dạng ở nhiều nơi trên thế giới và quyết tâm hướng tới bền vững sẽ quyết định việc những nỗ lực quy hoạch có thực sự dẫn tới cải thiện đô thị ngày mai hay không. Dù sao đi nữa, điều rõ ràng là những thay đổi trong công tác quy hoạch không gian hay rộng hơn là những thay đổi lối sống từ không bền vững tới bền vững đòi hỏi nỗ lực và thời gian. Những nỗ lực có tính hệ thống gần đây về sự chuyển đổi theo hướng bền vững đã tạo nên nhiều sáng kiến cho những đô thị thời chuyển đổi rất thú vị (Grenville &Hopkins 2010).
C.
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: GIẢM THIỂU VÀ THÍCH NGHI TẠI VIỆT NAM 1. Biến đổi khí hậu
thư Kyoto.
Ngày nay chúng ta đều biết rằng khí hậu toàn cầu đang biến đổi. Lượng nhiệt ngày càng lớn bị giữ lại trong bầu khí quyển đã dẫn tới một quá trình thay đổi cấu trúc thời tiết, từ đó có sự thay đổi về nhiệt độ, mực nước biển, cấu trúc mưa và tần số giông bão trên toàn thế giới.
Theo biên bản ghi nhớ Copenhagen thì các nước phát triển sẽ cam kết giảm dần mức hiện tại nhằm đạt được định mức về thải khí nhà kính của toàn nền kinh tế vào năm 2020, trong khi các nước đang phát triển thì sẽ tiến hành những hành động thích nghi trên cơ sở tự nguyện và được sự hỗ trợ quốc tế. Cuối cùng thì biên bản Copenhagen đã dành ra những khoản vốn riêng cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng mặt khác, nó lại có vẻ trì hoãn quá trình toàn cầu về việc thực thi những giải pháp nhằm đấu tranh với nguyên nhân gốc gây ra biến đổi khí hậu.
Hợp tác liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), được Liên Hiệp Quốc (UN) thành lập năm 1992 đã kết nối những nỗ lực trong nghiên cứu khoa học trên mọi phương diện về ảnh hưởng hiện tại và tương lai của việc thải khí nhà kính nhân tạo (GHG) vào khí quyển. Năm 2007, báo cáo lần thứ 4 của IPCC khẳng định là những biến đổi trong khí quyển đã làm cho trái đất bị nóng lên và từ đó dẫn đến một loạt thay đổi khí hậu trên toàn cầu. Biến đổi khí hậu không còn là một khả năng có thể xảy ra trong tương lai xa, mà đã trở thành hiện thực, được lượng hóa rõ ràng trong các tài liệu khoa học. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng nhanh chưa từng có. Độ dài và thời điểm của các mùa thay đổi. Tần suất và độ nghiêm trọng của lũ lụt, lốc xoáy đều tăng, đi kèm với nước biển dâng. Biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những thách thức quan trọng nhất của thế kỷ này đối với các nhà hoạch định chính sách, các nền kinh tế và xã hội loài người. Nó đã trở thành một tiêu chí phát triển bao trùm, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực ở tất cả các quốc gia. Trên chính trường quốc tế, Liên Hiệp Quốc, với trách nhiệm nhân văn toàn cầu và được hỗ trợ bởi những nghiên cứu của IPCC, đã đóng vai trò đi đầu trong quá trình thuyết phục tất cả các quốc gia cam kết vào việc giảm thiểu thải khí nhà kính (chủ yếu là CO2). Một trong những cột mốc lịch sử trong quá trình này là nghị định thư Kyoto năm 1997 với sự đồng thuận về việc giảm 5,2% khí thải CO2 so với mức 1990 vào thời điểm 2012. Tuy nhiên, nghị định thư này mới chỉ mang lại những kết quả khiêm tốn, bởi vì một trong những nguyên nhân là các quốc gia thải nhiều CO2 nhất thì không tham gia vào nghị định thư và một số quốc gia khác thì không thực hiện cam kết của mình. Hội nghị Liên hiệp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu tại Copenhagen tháng 12 năm 2009 đã đưa ra một quyết sách mới, được gọi là biên bản ghi nhớ Copenhagen. Biên bản này, với sự tham gia của Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Mỹ, về cơ bản dựa trên định thư Kyoto, nhưng không phải là một hiệp ước quốc tế mới. Nó chỉ là biên bản ghi chép về những quyết định sơ bộ của các thành viên tham gia hội nghị Copenhagen mà không có giá trị pháp lý để có thể ràng buộc các quốc gia phải tuân thủ nghị định 39
Dù sao đi nữa thì điều quan trọng nhất là phải nhận thức được rằng những ảnh hưởng xấu từ biến đổi khí hậu sẽ giáng xuống đầu tất cả các nước và các nền kinh tế, không phụ thuộc vào những thoả thuận quốc tế. Biến đổi khí hậu đã là một thực tế xảy ra đối với tất cả chúng ta và sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng trong những năm tới và việc giảm thiểu thải khí CO2 chỉ có tác dụng hạn chế tác động của nó trong tương lai chứ không thể loại bỏ những tác động đã bị kích hoạt.
2. Việt Nam và biến đổi khí hậu Đối mặt với tình hình nghiêm trọng nói trên, tất cả các nước trên thế giới đã tiến hành những nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên lãnh thổ của mình và triển khai những giải pháp nhằm đối phó hoặc thích nghi với điều kiện mới. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được mối đe dọa tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với đất nước và đã soạn thảo chương trình mục tiêu quốc gia (NTP-CC) nhằm định hướng và khởi đầu cho một quá trình phát triển của đất nước đối mặt với biến đổi khí hậu. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt nam nằm trong nhóm những nước dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của việc nước biển dâng. Theo chương trình mục tiêu quốc gia này thì nhiệt độ trung bình năm tại Việt Nam đã tăng khoảng 0.7 độ Celsius trong vòng 50 năm qua và mực nước biển đã dâng khoảng 20cm trong cùng kì đó. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến việc hàng loạt hiểm họa thiên nhiên, đặc biệt là dông bão, lũ lụt và hạn hán đã gia tăng một cách đáng kể. Dự báo năm 2100, nhiệt độ trung bình của Việt nam sẽ tăng 3 độ và mức nước biển trung bình sẽ tăng khoảng
chương trình quản lý với sự hỗ trợ của các bộ khác. Việc quy hoạch phát triển bền vững và quản lý môi trường vốn đã hiển nhiên đòi hỏi sự hợp tác liên ngành, liên bộ. Riêng trong lĩnh vực đối phó với biến đổi khí hậu, sự hợp tác này càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết do phổ rộng của những thách thức cũng như độ phức tạp đặc trưng của vấn đề. Mặc dù vậy, quy hoạch và thiết kế đô thị thậm chí chỉ cần dùng những công cụ và phương pháp hiện có cũng đã có thể đưa ra giải pháp đối với một số ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
1m so với hiện nay. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đặc biệt lớn đến Việt Nam do hình thế của đất nước trải dài ven biển và những vùng quan trọng nhất của Việt Nam là đồng bằng sông Mê Kông và sông Hồng đều rất thấp. Đa phần đồng bằng châu thổ sông Mê Kông không cao quá mực nước biển hiện tại 1m. Thêm vào đó, tất cả những thành phố lớn của Việt Nam đều nằm ở vùng thấp. Ngoài ra, hiện nay, đa số đất nông nghiệp và hạ tầng công nghiệp đều rơi vào khu vực đất thấp. Nếu nước biển dâng 1m thì có thể dự báo khoảng 10% dân số sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và GDP sẽ giảm khoảng 10%. Khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển sẽ bị ngập nước hàng năm và khoảng 38% đồng bằng sông Mê Kông sẽ gần như ngập hoàn toàn.
Ở Việt Nam, mọi người đều đã nhận ra là việc đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi những đầu tư rất lớn. Nhiều trong số những khoản đầu tư này sẽ chỉ tỏ ra hiệu quả kinh tế sau 20, 30, 50, thậm chí 100 năm, thông qua việc tránh được những thảm họa như nạn đói, giảm thiểu thiệt hại đối với tính mạng con người, hệ sinh thái, tài lực vật lực. Những đầu tư lớn như vậy cần được quy hoạch tốt và vì vậy, càng nhấn mạnh vai trò của quy hoạch tốt và việc hợp tác liên ngành.
Sau khi phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể xảy ra và tác hại đối với Việt Nam, chương trình mục tiêu quốc gia đã xác định được những ảnh hưởng cơ bản sau: - Nước biển dâng, chủ yếu là hậu quả của băng tan ở hai cực. Đối với Việt Nam, điều đó sẽ dẫn đến ngập lụt lan rộng trên hai đồng bằng chính và khu vực duyên hải.
Những thách thức cấp bách nhất trong lĩnh vực quy hoạch đô thị nhằm đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu ở Việt Nam là nước biển dâng, lũ lụt và tăng nhiệt độ. Quy họach và chính sách đô thị cũng cần hướng tới giảm thiểu mức thải CO2. Tất nhiên, những tai họa thời tiết như giông bão, hạn hán cũng sẽ ảnh hưởng tới những khu vực đô thị, nhưng dù sao thì hậu quả của chúng cũng ít nghiêm trọng hơn là đối với khu vực nông nghiệp và hệ sinh thái.
- Lũ lụt do thay đổi chế độ mưa, đặc biệt tần số xảy ra những trận mưa lớn tăng lên, sẽ dẫn đến gia tăng ngập lụt tại các đô thị và vùng nông nghiệp cũng như những dải đất vùng cao. - Nhiệt độ tăng, một trong những hệ quả của việc nóng lên toàn cầu, sẽ dẫn đến biến đổi hệ sinh thái, có thể làm giảm đa dạng sinh học, thay đổi cấu trúc sản xuất nông nghiệp và gây nguy hại đến an ninh lương thực cũng như sức khỏe con người.
4. Chiến lược quy hoạch đô thị nhằm giảm thiểu khí thải CO2 Chiến lược quy hoạch đô thị này là một phần của giải pháp chung nhất với mục tiêu là giảm thiểu sự thải khí CO2 đối với những lĩnh vực có đặc điểm là tiêu thụ nhiều dầu lửa. Trong quy hoạch đô thị, điều này có thể tập trung trong các giải pháp giao thông, vận tải và trong lĩnh vực xây dựng và sử dụng các công trình xây dựng.
- Những biến cố khí hậu cực đoan do tác động của việc thay đổi cấu trúc khí hậu có thể dẫn tới việc tăng độ nghiêm trọng hoặc đổi hướng của những cơn bão và hạn hán kéo dài ở một số vùng.
Khi một đô thị phát triển và mở rộng thì khối lượng giao thông vận tải chạy bằng xăng dầu sẽ tăng. Đây là một xu hướng toàn cầu và đặc biệt rõ nét trong phát triển đô thị Việt Nam hai thập kỷ qua. Quy hoạch đô thị chiến lược có thể giảm thiểu lượng giao thông và vận tải bằng cách rút ngắn khoảng cách giao thông và giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân. Việc rút ngắn khoảng cách giao thông lại đòi hỏi những nỗ lực hạn chế việc phát triển đô thị tràn lan và tạo thế cân bằng giữa những chức năng chính trong khu vực đô thị, chẳng hạn cân bằng giữa chỗ ở và chỗ làm việc.
3. Quy hoạch đô thị đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu Trong những tài liệu gần đây về biến đổi khí hậu, có khái niệm đối phó bao gồm tất cả các giải pháp nhằm chống lại nguyên nhân của biến đổi khí hậu, và khái niệm thích nghi, bao gồm những giải pháp nhắm vào hệ quả của biến đổi khí hậu. Có nghĩa là những giải pháp đối phó sẽ làm giảm mức độ hoặc mật độ thải của khí nhà kính trong tương lai, trong khi thích nghi sẽ là những giải pháp của xã hội trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, tăng nhiệt độ và những tai họa từ khí hậu.
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng tiêu thụ lượng lớn dầu mỏ cho việc sản xuất bê tông và các cấu kiện thép. Một quy hoạch, thiết kê đô thị có trách nhiệm có thể tác động đến điều này bằng cách giảm thiểu nhu cầu xây mới. Tỷ lệ nhà ở thông thường chiếm khoảng 50% tổng diện tích xây dựng của mỗi thành phố, và vì vậy, năng lượng cần thiết cho việc điều hoà của các khu ở cũng là rất lớn. Quy hoạch đô thị có thể hạn chế việc tiêu thụ năng lượng
Đối với Việt Nam, chương trình mục tiêu đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm kết hợp những vấn đề về biến đổi khí hậu vào quy hoạch không gian, chính sách và
40
trong lĩnh vực này bằng cách khuyến khích sử dụng các thiết bị, những phụ kiện đơn giản, tự nhiên trong xây dựng công trình và khuyến khích việc thay đổi phương pháp xây dựng. Mục tiêu chiến lược nhằm giảm thiểu CO2 trong lĩnh vực quy hoạch đô thị có thể được cụ thể hoá như sau: - Giảm thiểu giao thông vận tải chạy xăng dầu bằng cách: o
Kiểm soát phát triển đô thị. Hạn chế mở rộng đô thị
o Tạo cân bằng chức năng trong từng khu đô thị thông qua phân vùng chức năng và các quy chế quản lý sử dụng đất; Quy hoạch một hệ thống dịch vụ công cộng cân bằng; o Quy hoạch giao thông công cộng; Hạn chế giao thông cá nhân thông qua quản lý bãi đỗ; - Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong xây dựng và sử dụng công trình o Giảm thiểu nhu cầu xây mới, tăng cường tái sử dụng công trình hiện hữu; o Áp dụng phương pháp xây dựng sinh thái, ít tốn năng lượng: Thiết kế hệ thống đun nước bằng năng lượng mặt trời cho các công trình. 5. Quy hoạch đô thị thích ứng với nước biển dâng
giữa đô thị và nước, với những công trình nhà cửa trên cọc là một minh chứng rõ ràng về một truyền thống lâu đời. Ở đây, không có lý do gì để những đô thị và công trình bản địa lại không thể được tái cấu trúc và phát huy cho thích hợp với thế kỷ 21. Tất nhiên, không phải tất cả mọi vùng bị đe dọa ở Việt Nam đều có thể được bảo vệ bằng phương pháp này. Có thể một phần đáng kể những vùng và công trình hiện hữu không thể tiếp tục sử dụng theo cách thức hiện nay. Ngoài ra, ngoài những vùng có nguy cơ ngập lụt trực tiếp trong mức nước dâng 1m thì những khu vực lân cận, ít nhất là 20km cách bờ biển mới cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, khi dân cư và các hoạt động kinh tế lùi vào những vùng sâu trong đất liền thì sẽ tạo sức ép ở đây, có nghĩa là ảnh hưởng sẽ sâu hơn phạm vi 20km. (theo báo cáo nhận định nhanh, ICEM tháng 2 năm 2008). Những dân cư này, thường được gọi là “tị nạn thời tiết”, cần phải được cân nhắc một cách nghiêm túc trong những quy hoạch đô thị ở Việt Nam từ nay trở đi. Thách thức của những hiện thực như vậy sẽ đòi hỏi phải có chính sách tái định cư thích hợp và đây sẽ là một trong những nhiệm vụ chính của quy hoạch đô thị, cũng là bài toán chung cho việc hợp tác đa lĩnh vực. Và cuối cùng, để tránh việc những vấn đề hiện tại sẽ trở nên xấu hơn thì quy hoạch đô thị cũng cần phải tìm giải pháp để đảm bảo những phát triển tương lai sẽ không tiếp tục tập trung vào những vùng thấp bị đe doạ ven biển. Mục tiêu chiến lược nhằm thích nghi với mực nước biển dâng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị là: - Nguyên lý chung là dành chỗ cho nước
Nước biển dâng sẽ đe dọa nghiêm trọng nhiều đô thị lớn ở Việt Nam như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, TPHCM và một loạt đô thị và điểm dân cư khác dọc bờ biển. Thích ứng với nước biển dâng là một trong những ưu tiên hàng đầu của chương trình mục tiêu quốc gia, và một trong những nhiệm vụ chính của quy hoạch đô thị sẽ là cùng với quy hoạch của các ngành khác (như bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn...) góp phần vào việc bảo vệ những khu vực thấp ven biển. Việt nam, đặc biệt là miền Bắc, đã có một truyền thống lâu đời về việc quản lý rủi ro do ngập lụt, thiên tai thông qua hệ thống đê sông, đê biển. Như vậy, có thể nâng cao và mở rộng những hệ thống công nghệ và quản lý này để đối mặt với thách thức nước biển dâng. Tuy nhiên, quy mô của những việc nâng cấp, mở rộng này đối với hệ thống chống lũ lụt ở vùng thấp ven biển trong trường hợp nước biển dâng sẽ rất khổng lồ. Một khả năng khác, tất nhiên phức tạp hơn, là thích nghi hệ thống quy hoạch và thiết kế đô thị để có thể sống chung với lũ – tương tự như chiến lược hiện nay của Hà Lan - với chủ trương “dành chỗ cho nước” là nguyên lý chính. Một loạt ví dụ minh họa trong cuốn sách này sẽ được giới thiệu để làm rõ nguyên lý này. Tới gần đây, đồng bằng sông Cửu Long vốn dựa vào sự tương tác
41
- Phát triển những quy hoạch và thiết kế đô thị nhằm sống chung với nước. - Bảo vệ những cấu trúc và công trình ở vùng bị đe doạ. Tái cấu trúc các công trình, sử dụng cho chức năng mới - Quy hoạch tái định cư cho những khu vực có khả năng bị ảnh hưởng.
6. Giải pháp quy hoạch đô thị thích nghi với lũ lụt gia tăng Những thay đổi về chế độ mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan dự tính sẽ dẫn tới việc tăng cường tần suất và độ nghiêm trọng của lũ lụt. Cần nhấn mạnh rằng lượng mưa trung bình năm dự báo sẽ không tăng đáng kể, nhưng một số vùng sẽ bị hạn hán, trong khi những vùng khác lại chịu mưa lớn. Như vậy, chế độ mưa dự tính sẽ rất khác nhau tùy theo từng vùng, đối với những vùng bị mưa nhiều thì lũ lụt sẽ tăng lên đáng kể và điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến đa số các khu vực đô thị ở Việt Nam. Việc phát triển đô thị ở Việt Nam trong 2 thập kỷ qua đã phủ bê tông, nhựa đường không thấm nước lên một diện tích đất lớn vốn
dĩ trước đó có khả năng thẩm thấu nước. Ngoài ra, khi lối sống và sinh hoạt thay đổi từ nông thôn sang thành thị thì những ao hồ, kênh rạch đã không được mở rộng, trở nên tù đọng hoặc bị san lấp. Điều đó làm giảm khả năng trữ nước mưa của khu vực và làm tăng đáng kể nguy cơ úng lụt ở các vùng đô thị. Như vậy, ngay cả khi không có biến đổi khí hậu thì cách quy hoạch đô thị hiện nay cũng đã khiến cho các đô thị ngày càng dễ bị tổn thương hơn trước nguy cơ ngập úng. Cho dù thế nào thì ngày nay, việc thích nghi với ngập lụt gia tăng ở các khu vực đô thị cũng đã trở thành một thách thức lớn mà quy hoạch đô thị cần và phải phát triển những chiến lược đối phó phù hợp. Những giải pháp này trước hết phải tập trung vào việc mở rộng hệ thống thoát nước đô thị để tăng công suất thoát nước. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống quản lý ngập lụt cũng cần phải được cải tiến và có thể kết hợp kỹ thuật, quản lý và thiết kế để tạo ra những giải pháp mới. Quy hoạch quản lý nước cần phải được triển khai trên nhiều mức độ, từ những lưu vực tới từng tiểu khu đô thị. Một điều rất rõ là sự tăng cường công suất thoát nước của những vùng đô thị hạ lưu cần phải được kết hợp với những nỗ lực quản lý dòng chảy ở khu vực đầu nguồn. Nhiều khu đô thị ở Việt Nam đã có hệ thống thoát nước riêng giữa nước thải sinh hoạt và thoát nước mặt. Rõ ràng là trong một hệ thống thoát nước riêng như vậy, việc tăng công suất thoát nước mưa sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn vì hệ thống thoát nước thải ngầm sẽ không cần thay đổi. Nhưng rất nhiều khu vực đô thị khác không tách được hai loại nước này. Vì vậy, việc phân tách nước sẽ là yêu cầu hàng đầu và sau đó sẽ là nâng cấp và mở rộng mạng thoát nước mặt. Một hệ thống thoát nước chung tất nhiên là rẻ tiền hơn khi thiết lập ban đầu, nhưng có thể đắt hơn trong quá trình vận hành, bởi vì nó thường không hoạt động tốt trong lúc ít mưa. Trong thời gian này, hệ thống sẽ là quá lớn và nước thải sẽ không được thoát hết. Việc ách tắc nước thải trong hệ thống sẽ làm hỏng hệ thống và gây tốn kém cho việc bảo trì, sửa chữa. Ngoài ra, trong hệ thống thoát nước riêng thì phần thoát nước mưa có thể để mở, trở thành yếu tố cảnh quan đô thị với những hồ chứa, kênh rạch vì nó không bị ô nhiễm. Vì thế, một hệ thống thoát nước riêng không chỉ hữu dụng hơn trên phương diện dễ thích nghi với ngập lụt gia tăng. Dưới góc độ biến đổi khí hậu, mọi bước làm giảm khả năng hấp thụ nước của vùng đất đều cần được coi là một hiểm họa. Ngoài ra, cần phải nhận rõ là hiện tượng ngập lụt ngày càng thường xuyên hơn, dẫn đến chi phí ngày càng tăng hơn ở các đô thị Việt Nam một phần có nguyên nhân từ việc bê tông hóa bề mặt một cách thiếu ý thức. Như vậy, cần phải ngăn chặn những thói quen này và coi việc lập những vùng trữ nước là cấu thành quan trọng của phát triển đô thị. Ví dụ là đường phố cần diện tích cứng, nhưng dọc theo đó cần có những diện tích thẩm thấu để hấp thụ nước và đối với nhiều loại diện tích khác, chẳng hạn bãi đỗ xe, nên dùng những vật liệu bán thấm.
42
Tóm lại, có thể xác định một nguyên lý tổng quan là tạo ra một cân bằng giữa đào và đắp đối với khu đô thị. Mỗi một mét vuông đắp hay xây dựng bằng vật liệu cứng cần phải đi đôi với một mét vuông mở và có khả năng thấm nước. Cách tiếp cận này có thể tạo ra một mạng lưới những không gian mở trong vùng đô thị mới dưới dạng rặng cây, bãi cỏ, vườn hoa, công viên, ruộng rau hay những diện tích nông nghịêp đô thị khác. Việc phát triển những khu sinh thái trũng và hồ xử lý nước thải sinh thái ở Việt nam đã được kiểm định là rất hiệu quả vì cường độ chiếu sang mặt trời cao, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình lọc nước thủy sinh. Hệ thống này không chỉ có vai trò xử lý nước mưa và một phần nước thải, mà còn là nơi chứa nước mưa. Ngoài ra, nó sẽ là yếu tố quan trọng tạo không gian cảnh quan, thư giãn trong đô thị. Những mục tiêu chiến lược nhằm thích nghi với ngập lụt gia tăng trong quy hoạch đô thị là: - Kết hợp quản lý dòng chảy đầu nguồn với quản lý thoát nước hạ lưu - Tăng cường công suất thoát nước và quản lý ngập úng trên mọi bình diện đô thị. Mở rộng hệ thống thoát nước, giải toả ách tắc; Quản lý hành lang thoát lũ phù hợp với trường hợp mưa lớn. - Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng giữa nước thải và nước mưa ngay từ đầu cho các đô thị mới; Ưu tiên phát triển hệ thống thoát nước riêng cho các khu đô thị hiện hữu. - Thiết kế hệ thống không gian mở đan xen trong các khu đô thị mới; Thiết kế những hồ chứa nước cục bộ, bao gồm những vùng xanh thẩm thấu. Hướng tới cân bằng giữa đào và đắp trong những khu vực đô thị mới. - Thiết kế những hồ xử lý nước sinh thái kết hợp hồ điều hòa và cảnh quan. - Thiết kế hành lang thoát lũ, nâng cấp đê điều, bờ kè; Thiết kế kênh dẫn nước ra khỏi vùng trọng điểm trong trường hợp lũ lụt.
7. Quy hoạch đô thị thích nghi với nhiệt độ tăng Là một hậu quả của sự nóng lên toàn cầu, nhiệt độ trung bình ở Việt nam sẽ tăng và ngày càng có nhiều thời điểm có nhiệt độ cực đoan. Nhiệt độ tăng sẽ đe dọa sức khỏe con người, nhất là ở những khu vực xây dựng mật độ cao, nơi mà sự thông gió bị hạn chế. Sự thích nghi với việc tăng nhiệt độ có thể đạt được bằng nhiều phương pháp làm lạnh. Như vậy, chính quá trình này lại làm tăng nguy cơ bùng phát của biến đổi khí hậu, bởi vì đa số những giải pháp làm lạnh thông dụng đều dựa trên tiêu thụ điện, dẫn đến tăng tiêu thụ dầu lửa và tăng thải CO2. Tóm lại, đây là một chuỗi luẩn quẩn, đòi hỏi phải thay đổi tư duy. Như vậy, mục tiêu chiến lược nhằm thích ứng với việc tăng nhiệt
độ ở các thành phố phải là những giải pháp sáng tạo xung quanh việc làm lạnh bên ngoài và trong nhà mà không cần tăng tiêu thụ năng lượng. Quy hoạch và thiết kế đô thị có thể phát triển và thực hiện những giải pháp như vậy và may thay, đa số những giải pháp này lại là các phương pháp dân dã, không cần công nghệ. Một số giải pháp có thể được cộng đồng dân cư tự thực hiện (chẳng hạn che bóng ngoài tường để ngăn ánh nắng lọt vào trong nhà hay cải thiện vi khí hậu bằng cây xanh, mặt nước v.v.) Thích ứng với tăng nhiệt độ: - Trồng mới và bảo tồn quỹ cây xanh hiện có ở đường phố, công viên - Sử dụng vật liệu phản quang cho mái và bề mặt ngoài công trình - Thiết kế vỏ xanh cho các công trình cao tầng - Thiết kế che bóng cơ học cho tường, mái nhà.
Tài liệu tham khảo: - Carew-Reid, J., International Centre for Environmental Management (ICEM), Feb. 2008 .Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level Rise in Viet Nam. - Eckert, R., Dept. of Urban Planning and Spatial Design, University of Cottbus, Apr 2009 Adaptation strategies on the conurbation, the neighbourhood and the building level, in HCMUARC/UEPP-VN – Public Lecture Series - Quyết định số 158/QĐ-TTg, tháng 12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu - Shannon K., Legrand, B. Aerated Lagoon Park in Ho Chi Minh City in Topos 59 (2007), The International Review of Landscape Architecture and Urban Design, pp. 31-37. - United Nations Framework Convention on Climate Change, http:// unfccc.int/meetings/cop_15/items/5257.php, Copenhagen Accord, Dec. 2009 - World Bank Policy Research Working Paper 4136, Feb. 2007. A Comparative Analysis.
43
44
2
PHẦN II: CÁC VÍ DỤ QUỐC TẾ VÀ TẠI VIỆT NAM
45
46
A
PHÂN TÍCH ĐÔ THỊ
Phân tích vùng và đô thị xác định vấn đề, đề xuất dự án
47
Thêm chỗ cho sông
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
[QUẢN LÝ DỰ ÁN: RUIMTE VOOR DE RIVIER - RIJKSWATERSTAAT – CHÍNH QUYỀN VÙNG] [CHỌN DỰ ÁN DO VĂN PHÒNG DỰ ÁN NOORDWAARD – C.TY KIẾN TRÚC CẢNH QUAN H+N+S] Một phần lớn diện tích cư trú ở Hà Lan là đất trũng (nhiều vùng còn thấp hơn cả mực nước biển). Vì vậy, Hà Lan cũng là nước có truyền thống trị thủy hàng trăm năm, với kỹ thuật kiểm soát dòng chảy và mức cao thấp của mạng lưới nước. Theo thời gian, việc xây đập, đê, kè chắn sóng ngày càng thu hẹp và bê tông hóa không gian của các con sông. Tuy nhiên việc mực nước cao đến mức báo động trong suốt những năm giữa thập niên 1990’ và tình hình biến đổi khí hậu đã khiến người ta phải nghĩ đến một phương pháp khác có khả năng chống đỡ tốt hơn. Tình trạng lụt lội ngày càng nặng, ngày càng thường xuyên hơn cần phải được quan tâm khẩn cấp.
Địa điểm: Thời gian: Quy mô : Chương trình:
Quy hoạch Không gian mới đã hiểu được những hạn chế ngày càng tăng của các con đập và đề xuất một loạt những biện pháp bổ sung nhằm chuẩn bị cho khu vực châu thổ sông của Hà Lan hứng những dòng nước đỉnh ngày càng cao. Những biện pháp này được gọi chung là chương trình: “Thêm chỗ cho Sông”. Mục đích của chương trình này gồm hai phần: tăng độ an toàn chống lụt vào năm 2015 và cải thiện một cách toàn thể, lâu dài chất lượng không gian và môi trường của lưu vực sông.
HÀ LAN - 2006 - 2015 (giai đoạn đầu) - 2050 (tầm nhìn dài hạn) 39 dự án với quy mô khác nhau Tăng độ an toàn chống lụt, cải thiện chất lượng không gian/môi trường của lưu vực sông một cách toàn diện và lâu dài
Việc tái cấu trúc vùng đất theo chương trình mới đã mang lại cơ hội gia tăng những tài nguyên về cảnh quan, sinh thái, kinh tế. Một khung không gian toàn diện được vạch ra để ăn khớp một cách mạch lạc hơn với nhiều dự án khác nhau (đã xây hoặc chưa xây). Chương trình tìm cách chặn lại những xu hướng phát triển đô thị hiện hành đang đe dọa chất lượng không gian tổng thể, vốn được đặc trưng bởi tính mở và đa dạng của cảnh quan dòng sông. Chương trình bắt đầu bằng việc phân tích khu vực dự án, bao gồm lĩnh vực thủy động học, cũng như những chất lượng không gian tiềm ẩn có khả năng phát huy. Sau đó, người ta đã nghĩ ra nhiều biện pháp để đảm bảo là những yêu cầu về chất lượng không gian phải được lồng ghép vào các dự án. Một “đội chất lượng” đã được lập ra để tư vấn và giúp đỡ việc chỉ đạo chung cả chương trình cũng như hỗ trợ các dự án riêng lẻ. Chương trình “Thêm chỗ cho Sông” cung cấp một loạt công cụ can thiệp cụ thể, là sự kết hợp giữa các biện pháp kỹ thuật với một tầm nhìn toàn diện về không gian. Đặc biệt có hai dự án đã giúp cho các ý tưởng của chương trình trở nên rõ ràng hơn. Dự án đầy tham vọng thứ nhất là hủy việc lấn biển của vùng Noordwaard, đảo ngược quá trình lịch sử giành đất từ nước trên một diện rộng. Thứ hai là việc thiết kế một con kênh chống lụt (kiểu như một đường rẽ) cho thành phố Kampen, minh họa cho sự kết hợp giữa việc cải thiện chất lượng không gian và những chiến lược quản lý nước. Ở giai đoạn đầu, chương trình “Thêm chỗ cho Sông” nhằm mục 48
7 6 2
8
2 2 6 6
4
2
2
2 1
1
1
2
1
1
2
2
5 1
2
6
1 3 8
2
2
5 4
5
1 1 1
3
9
Bỏ khu vực đã lấn sông ở Noordwaard Đường nước rẽ nhánh ở Kampen
1. Nâng cấp đê
4. Loại bỏ chướng ngại đối với dòng nước
7. Đào sâu lòng sông
2. Hạ thấp đồng bằng
5. Mở rộng dòng chảy
8. Kênh thoát lũ
3. Trả lại những khu vực đã lấn sông (hoặc biển)
6. Lùi đê vào
9. Hồ điều hòa
Cho các dòng sông thêm không gian: Chương trình “Thêm chỗ cho dòng sông” tại châu thổ sông Hà Lan là để ứng phó với biến đổi khí hậu, bằng cách thực hiện 39 dự án chiến lược trong vùng. Một loạt những biện pháp thay thế cho việc củng cố và nâng các con đập, trừ khi các điều kiện tại chỗ hoặc các hạn chế về kinh tế buộc phải làm thế. 49
Legenda
Werkendam
E
D
open water
E M
R
Instroomopening
D i e p
E
B e v e r t
r
e
e s
t
Achterste Kievitswaard
Fort Steurgat
E
W
t a a
N
l o o t
j
onbekaad (begraasd) grasland
W
U
E
I
s
intergetijdegebied
H u i s
Paulowna polder
Kievitswaard
t
v
e
t
o
a G
Muggenwaard
a
d e
W
v a n
t
G
a
t
G
a
l
e
i
Eijerwaard
H A R D E N H O E K
De Kroon
e
R
v
e B d
Steenenmuur
e r k i l
S T E U
N E
D R O
O N
n
V A N
L
I
J
D E N
o
A
N De Zalm
M
Biesbosch Museum
Steenenmuur Vogelenzang
d
G A T
V
n De Kleine Zalm
e G
a n s
L
D
l m Z a
T
Maltha
Waterbedrijf Brabantse Biesbosch
Ganzewei
E
H
I
T
d e
A
a t
G
brug(getje) veerpont
A
t
G
P
v a
landbouwontsluitingsweg
n v a
Jantjesplaat
ruiterpad
a t i g K o o
G a t
voetpad
r
Donderzand
G
Recreatieknooppunt Spieringsluis
fietspad
‘t Kooike
e r t
akkerland P
Oude Dooijemanswaard
v B e
Kleine Eijerwaard
Natuurontwikkelingsproject Noordwaard
e i n
G a
l e
a t o m g B o
bekaad / bedijkt grasland
verharde weg
P
H
i t
a
n
K
bos
o b
t
D i e p g a
Spieringpolder
B
g
Happen Hennip
Recreatiepoort Werkendam
Kooiwaard
i n
(zoeklocatie) nieuwe bebouwing
r
o m
bebouwing
e
a
n
n
g
a
h
t
e
K i l
Middelste Kievitswaard
n e n s p
veerpont
o t l o b s c o J a
r a
gronddepot
B
Binnen Kievitswaard
S
lage kade
Buiten Kievitswaard
t e e n e n
hoge kade
E
I
N
hoogspanningslijn K
L
Catharinapolder
D V Lage Hof
G
A
A
E
Spaarbekken Petrusplaat
V
N
T
G
A
A N
D E
N O O R D E R K
T
L
I P
Kleine Hof
Hoge Hof
Ontwerpvisie Ontpoldering Noordwaard 0
Bureau Noordwaard, april 2007
100
500
1000 m
ONTPOLDERING NOORDWAARD
Hủy lấn biển vùng Noordwaard: Trong suốt mấy thế kỷ qua, việc giành đất diễn ra liên tục đã biến vùng ngập nước thủy triều ngày trước thành một “cảnh quan lấn biển”, với đất thấp, bao quanh là các con đập, bên trong mực nước được kiểm soát nhân tạo. Một trong những dự án lớn nhất của chương trình là phần nào đảo ngược lại quá trình này. Một số đoạn trong hệ thống đập sẽ được hạ xuống để tạo cửa ra- vào cho dòng nước từ sông Nieuwe Merwede, một con sông quan trọng đến từ hướng đông-bắc. Vùng đất nông nghiệp sẽ chuyển thành cảnh quan ngập nước giúp chuyển hướng dòng nước từ sông Nieuwe Merwede và kích thích những dòng luân lưu tự do trong một số vùng có thể lụt. Những phần khác của vùng đất vẫn được hệ thống đập bảo vệ và dự kiến sẽ bị ngập trong khung thời gian từ 100 tới 1000 năm nữa. Biện pháp này nhắm tới giảm được 30cm của mức nước cao trung bình; đây được coi là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất để tiến tới những giải pháp dài hạn. 50
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU tiêu thiết lập những biện pháp an toàn cần thiết tới năm 2015 thông qua việc thực hiện 39 dự án chiến lược. Trọng tâm giai đoạn 2 là những tầm nhìn dài hạn, tức là phải tính tới mực nước cũng như lưu lượng sông ngày càng tăng cho khung thời gian 2050/2100. Giai đoạn đầu sẽ tái thiết kế hệ thống bằng những can thiệp tức thời. Những biện pháp này khi được thực hiện đồng bộ sẽ nâng lưu lượng sông Rhine và các nhánh của nó (nơi chúng đổ vào Hà Lan) từ 15.000 lên 16.000 m3/giây vào năm 2015. Với sông Meuse, dự án định nâng lưu lượng từ 3.650 lên 3.800 m3/giây. Để kham được những lưu lượng nước như thế, dự án chủ trương một biện pháp ôn hòa nhằm tối đa hóa dòng chảy tự nhiên. Một mặt, dự án tái bố trí các con đập để gia tăng không gian cho lòng sông, cho phép có lưu lượng lớn hơn. Mặt khác, dự án chủ trương hủy bỏ những dự định lấn biển và phá bỏ những con đập một thời từng giành đất trũng từ biển. Gói biện pháp còn bao gồm những can thiệp không đụng tới hệ thống đập nhưng gia tăng lưu lượng dòng chảy nhờ hạ thấp khu vực đồng bằng có nguy cơ ngập lũ (bóc bớt lớp đất bên trên), hạ thấp đê biển/đê chắn sóng (nhờ đó hạ thấp lưu lượng dòng chảy) và loại bỏ chướng ngại vật (cầu, bến phà cũ), v.v… Một chiến lược thú vị nữa là bổ sung vào khu đồng bằng có nguy cơ ngập nước hoặc bên ngoài các con đê trên sông các kênh chống lụt/các đường rẽ chia dòng chảy. Các kênh chống lụt/đường rẽ chia dòng chảy này có thể hỗ trợ các chương trình khác và dùng như một chỗ chứa dự trữ trong những tình huống khẩn cấp (đã được kiểm soát nhờ những đê ngăn mới). Tránh gia cố đập theo phương pháp truyền thống, trừ khi không có cách nào khác thích hợp hơn. Về viễn cảnh lâu dài, chương trình khẳng định phải bảo tồn những diện tích quan trọng (đã đưa vào chương trình mục tiêu) để đảm bảo những biện pháp quy hoạch sẽ được thực thi. Một số biện pháp can thiệp được xác định là “có thể hoán đổi cho nhau”, tức là chúng có thể thay thế những biện pháp ngắn hạn và đem thực hiện ngay trong giai đoạn đầu. Chính quyền địa phương được khuyến khích khảo sát tỉ mỉ những cơ hội này; như trường hợp thành phố Kampen đã cho thấy. Đề xuất ban đầu về hạ thấp đáy sông bị các giới chức địa phương tại đây nghi ngờ. Họ thích làm một đường rẽ hơn – mà theo kế hoạch là giai đoạn 2 – vì nó tạo nhiều cơ hội cho cư trú và sinh thái hơn. Giải pháp này đánh thẳng vào mục tiêu của dự án về chất lượng không gian và do đó đã được đẩy lên thành mối quan tâm hàng đầu. Đến hôm nay, cả hai biện pháp đều được coi là cần thực hiện trong một khung thời gian giới hạn: cả hai sẽ được tiến hành cùng lúc vào 2015 (hạ đáy sông) và 2025 (đường rẽ được vận hành hoàn toàn).
51
Một ‘đường rẽ’ chia dòng chảy cho Kampen: Lưu lượng bị giới hạn của sông Ijssel tại Kampen được cân bằng lại bằng cách đưa vào một kênh chống lụt mới. Quy hoạch tổng thể 2006 của thành phố đã nhập các chương trình sinh thái, phát triển hạ tầng và mở rộng thành phố vào trong một khung cảnh quan chung. Đường rẽ mới tạo ra một môi trường tự nhiên có thể thích hợp với các hoạt động giải trí trong những vùng đồng bằng ngập nước, đồng thời cung cấp một khung cảnh hấp dẫn cho những chương trình nhà ở hướng theo mặt nước trên vùng đất an toàn.
Một cấu trúc không gian có tính chiến lược: Đường rẽ vạch ra một giới hạn tự nhiên cho việc mở rộng đô thị và ngăn cách những xây dựng mới trên các hòn đảo phía Bắc với những vùng đất nông nghiệp hiện hữu ở phía Nam. Những đồng cỏ khô nằm gần cửa nước vào ở bờ Đông. Tiến về phía Tây, cảnh quan ngày càng ẩm ướt. Gần cửa nước ra, những dòng chảy nhỏ trở thành một phần của khung cảnh ngập nước chủ yếu là đầm lầy. Những lối dành cho xe đạp trên các con đập tạo một góc nhìn toàn thể cho cả vùng cảnh quan đầy sức sống. Một phần của đường rẽ được phát triển thành đường tàu bè lưu thông được, nối sông Ijssel với “Randmeren” - đường thủy dẫn về phía Tây, ngăn cách hệ thống quản lý nước bên trong những vùng lấn biển cạnh đó với vùng xung quanh.
52
Đường chia nước: Mặt nước Mặt nước sâu (có thể đi thuyền) Lau sậy chuyển động / thực vật nổi Đồng cỏ / vùng ngập lũ Đồng cỏ / vùng ngập lũ (sẽ gia tăng) Những vùng bán ngập Kênh chia nước Cửa xả: giữ lại nếu có thể Thủy lợi: Đê mới kết hợp với đường Đê hiện hữu - duy trì bảo dưỡng Đê hiện hữu - điều chỉnh Hệ thống cống điều tiết cửa xả nổi Thiết bị chống bão Cầu Kênh (250 m) Khu dân cư:
Khu dân cư (dự kiến), bao gồm một đoạn đường trên đê mới Khu dân cư trên vùng ngập nước: mực nước của thành phố Bãi cát nhỏ
Cơ sở hạ tầng: Khu vực xây dựng đường cao tốc Khu vực xây dựng đường sắt Đường giao thông hiện trạng Đường giao thông mới Đường xe đạp hiện trạng Đường xe đạp mới Đường đi bộ mới Đường xe đạp, xem xét kết hợp đê Điểm có thể kết nối đường xe đạp Giải trí: Bến đố xe buýt hiện trạng Bến đố xe buýt mới Bến thuyền hiện trạng Bến thuyền mới Bến cảng Nơi cắm trại (hiện trạng và mở rộng) Công trình mới: vị trí sẽ được xem xét Đồng cỏ: Đồng cỏ khô Đồng cỏ ngập nước Bãi lau sậy, sình lầy Kênh bao ngập nước Các công trình xung quanh đê Chức năng đô thị - tiếp tục phát triển Điểm kết nối giữa đô thị và đường đê Vùng cần chú trọng ‘Zwartedijk’ Các lô đất hiện hữu
0 m 250
500
750
1000
53
BÀI HỌC kinh nghiệm: • Bài học quan trọng nhất từ trường hợp này là việc từ chối những phương pháp đắt tiền, công nghệ cao để chiến đấu với nước. Chính sách “thêm chỗ cho sông” hữu hiệu nhờ biết dùng kỹ thuật hài hòa, tận dụng những lực tự nhiên để tái thiết lập trạng thái “sống chung với lũ”. Rõ ràng cách tư duy như thế rất cần thiết cho bối cảnh Việt Nam – đặc biệt khi phải chuẩn bị đối phó với những hệ quả đã dự đoán của biến đổi khí hậu. • Một bài học quan trọng thứ hai là tính linh hoạt trong sự kết hợp giữa chiến lược với các giải pháp can thiệp. Thay vì thực hiện từ đầu đến cuối một hệ thống, việc phối hợp thực hiện xen kẽ các hệ thống khác nhau đem lại tính linh hoạt (và do đó khả năng thích nghi với các điều kiện khác nhau), nhờ đó các biện pháp can thiệp càng thêm khả thi. • Dự án đã cân nhắc một cách nghiêm túc sao cho chất lượng không gian của các con sông được đảm bảo (và thậm chí được nâng cao). Các biện pháp thực thi đã mang lại những cơ hội mới để phát triển những khu vực dân cư và giải trí. • Dự án ở Kampen là một ví dụ minh họa cho việc lồng ghép giữa mở rộng đô thị, phát triển hạ tầng và các chương trình sinh thái (thay vì hoạt động này mâu thuẫn với hoạt động kia).
DIỄN ĐẠT ĐỒ HỌA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Vị trí: Thời gian: Địa điểm: Chương trình: Khách hàng:
0 1
2
5
New Orleans
[Các chiế n lượ c cho một thành phố trên nề n đất mề m [Han Meyer, Dale Morris, David Waggonner - Dutch Dialogues]
New Orleans, Hoa Kỳ 2004-2005 (nghiên cứu và thiết kế) Đô thị (50.000 ha) – lãnh thổ Dự án nghiên cứu các kịch bản của New Orleans trong vùng Châu thổ hạ nguồn sông Mississipi Trường Sau đại học về Thiết kế Havard và Trường Kiến trúc Tulane
10 km
54
Với vị trí ở Đồng bằng sông Mississipi, thành phố New Orleans được đặc trưng bởi cảnh quan nước phong phú, với những cơ hội lớn về thương mại, đô thị hóa và công nghiệp hóa, cũng như những nguy cơ lớn về môi trường – như trận lụt lịch sử do bão Katrina vào mùa hè năm 2005 (và những thiệt hại đối với môi trường sống và hệ sinh thái ven bờ do tràn dầu vào năm 2010). Ảnh hưởng lớn của bão Katrina lên hệ thống hạ tầng chống bão do các Kỹ sư Quân đội của thành phố thiết kế trước đó là một cảnh báo đối với các vùng đồng bằng đã được đô thị hóa trên toàn thế giới về việc cần ứng phó một cách thỏa đáng trước những thách thức về nước do biến đổi khí hậu có thể gây ra. Nghiên cứu điểm này xem xét các bài học của New Orleans trong 2 phần. Thứ nhất, một phân tích đô thị/lãnh thổ minh họa làm thế nào việc thể hiện bằng biểu đồ và bản đồ một cách sáng tạo có thể cho thấy những hình ảnh khác nhau của thành phố trong mối quan hệ với môi trường đồng bằng. Thứ hai, nghiên cứu điểm cũng nhấn mạnh một số những chiến lược sau thiên tai sau cơn bão Katrina. “Các chiến lược cho một Thành phố trên nền đất mềm” là kết quả của một xưởng thiết kế đô thị thực hiện vào năm 2004-2005 tại Trường Sau đại học về Thiết kế Havard, với sự hỗ trợ của Trường Kiến trúc Tulane. Mặc dù nó được thực hiện trước sự kiện bão Katrina, nhận định của xưởng thiết kế đã được dựa trên giả thuyết là cấu trúc hạ tầng hiện tại không còn phù hợp nữa. Một hệ thống đê, đập tràn và bơm – theo thời gian – đã tạo ra một sự tin tưởng quá mức vào cơ chế kỹ thuật này và cho phép thành phố tăng trưởng mà không xem xét đến văn hóa đô thị cũng như điều kiện địa lý của khu vực. Do đó, mục tiêu của xưởng thiết kế là tìm ra những giải pháp đáp ứng nhu cầu thích nghi của các thành tố nhân tạo của thành phố với những sự biến động không ngừng của môi trường tự nhiên. Nghiên cứu điểm này nhấn mạnh vào cách tiếp cận dựa trên lược đồ, cho phép hình hành một loạt các kịch bản làm cơ sở để xác định các tầm nhìn và các chiến lược thiết kế. Khi cơn bão Katrina đổ vào New Orleans, tháng 8 năm 2005, hạ tầng chống lũ lụt đã không có tác dụng và 80% thành phố bị ngập lụt, dẫn đến việc phải sơ tán 1,3 triệu người và 1.800 người thiệt mạng (Morris và Waggonner 2009:13). Mặc dù thành phố vẫn tập trung vào các chiến lược sơ tán và các kỹ thuật phòng chống ngập lụt, các cách tiếp cận thay thế bắt đầu xuất hiện – đặt ra câu hỏi về tính bền vững của các giải pháp thông thường khi đối phó với biến đổi khí hậu. Các hội thảo “Đối thoại của Hà Lan” sẽ được nhấn mạnh như một ví dụ trong việc tìm kiếm các chiến lược thỏa đáng.
Một thành phố trên nền đất mềm – New Orleans được xây dựng trên vùng bờ của châu thổ sông Mississipi. Địa hình của nó được tạo thành bởi những quy trình tự nhiên bồi lắng có liên quan đến một hệ thống liên tiếp các đoạn sông uốn khúc, sự tích tụ phù sa và cát… Trong một vài thập kỷ qua, quy trình tự nhiên này đi kèm với sự chuyển đổi bởi một hệ thống đô thị hóa được gắn kết chặt chẽ với mặt nước. 55 0 km
10
20
50
Các Chiến lược cho một Thành phố trên nền đất mềm Xưởng Thiết kê đô thị “New Orleans: Tái thiết kế một mảnh đất dễ bị tổn thương” (Havard GSD 2004-2005) đã không đưa ra một quy hoạch cho việc tái xây dựng lại thành phố, mà tạo ra một loạt các phân tích bằng lời và bằng lược đồ, thảo luận về quá trình New Orleans phát triển đến mức độ hiện tại, và đưa ra những đề xuất cho việc tái phát triển. Bắt đầu từ quan điểm lập các bản đồ khái niệm, xưởng thiết kế cố gắng thiết lập một “tiểu sử tự thuật” về thành phố. Một loạt các bản đồ phân tích diễn giải những lớp hạ tầng khác nhau và vị trí trên lãnh thổ, thể hiện những tiềm năng còn tiềm ẩn, phát hiện những động lực mới và đề xuất những sự kết hợp/tái kết hợp nhằm đưa ra một phương thức mới thống nhất về mặt địa hình. Việc xác định các lực khác nhau và các cơ chế (địa lý, thủy văn, môi trường, hạ tầng và đô thị) trong việc hình thành nên địa hình là một phần cốt yếu trong kịch bản thay thế này của New Orleans. Các bản đồ không chỉ mang tính miêu tả, mà cố gắng thể hiện những cái nhìn mới, gợi ý cho những cách hiểu khác nhau và những mối quan hệ tiềm năng. Sự diễn đạt bằng lược đồ trong nghiên cứu này là hữu ích theo nhiều cách. Nghiên cứu điểm này nhấn mạnh ba nhân tố: (1) việc nhấn mạnh vào các mặt cắt ngang (lãnh thổ), (2) tầm quan trọng của thời gian trong điều kiện một vùng đồng bằng năng động, và (3) việc diễn giải các dạng thức lãnh thổ và cấu trúc đô thị khác nhau.
Thoát nước/Bơm
Mạng lưới đường sơ cấp
Hạ tầng đường sắt
Quá trình bồi đắp
Các tuyến đường cao tốc trên cao
Nền địa hình Tiểu sử của thành phố: Nghiên cứu tạo ra một “tiểu sử” cho New Orleans. Dựa trên phân tích sâu về các bản đồ lịch sử và các tài liệu, nó diễn giải về điều kiện nền đất của New Orleans và một loạt các lớp hạ tầng. Những biểu đồ khác nhau được khái niệm hóa như các thành tố liên tục của một khung đô thị nhằm cung cấp một điểm tham khảo cho việc gợi mở một chương mới trong lịch sử của thành phố. 56
Công cộng – hành chính
Dân cư
Thương mại
Công nghiệp
Không gian mở giải trí
Hệ thống phù sa
1] Cách tiếp cận mặt cắt: Một phân tích mặt cắt ngang của lãnh thổ New Orleans như một loạt các địa hình liên tiếp giúp diễn tả ý niệm kép truyền thống về dòng sông và thành phố. Cũng như vậy, việc trình bày sự phân bố sử dụng đất trên các mặt cắt nhấn mạnh tầm quan trọng của những sự khác biệt về mặt địa hình (tối thiểu). Các mặt cắt thể hiện làm thế nào sự khác biệt trên từng centimet thể hiện những khu vực có thể bị ngập lụt và những khu vực khô, ảnh hưởng đến các mô hình định cư, lý giải về vị trí của hạ tầng, và giảm thiểu những áp lực về phát triển. 57
Địa hình
Sự hình thành đồng bằng
1967
Sự tăng trưởng của thành phố
1977
Từ canh tác chuyển sang đô thị hóa
1980
Mô hình hóa về hướng của các khúc sông Mississipi
2] Kích thước tạm thời: Làm việc trong bối cảnh biến động của vùng đồng bằng châu thổ đòi hỏi phải vượt lên sự thể hiện cứng nhắc và hướng đến sự linh hoạt. Các bản đồ bên trên thể hiện kích thước tạm thời của cơ sở vật chất, bằng cách nhấn mạnh những giai đoạn phát triển (hình thành đồng bằng hoặc hướng của những khúc sông) và bằng việc thể hiện quy trình đằng sau sự hình thành của nó (sự phân bố rời rạc của những mảnh đất nông nghiệp). 58
Những mảnh đất canh tác
Ranh giới canh tác năm 1850 Các ranh giới ngày nay Các ranh giới khác
Các thửa: hướng của các khối đô thị dọc bờ sông
Hướng của các tuyến phố theo đường vòng cung
Các tuyến phố lan tỏa tròn: các điểm hội tụ
3] Cách tiếp cận scanning (quét chụp): Cách tiếp cận này bao gồm những lý giải liên tục về các lớp khác nhau (tự nhiên, hạ tầng, đô thị) trên cùng một lãnh thổ và sự phân loại thành các nhóm định hướng chính. Các nhóm véc tơ đô thị thể hiện những vùng liên tục và ngắt quãng về mặt chương trình và không gian trong mối liên hệ với dòng sông. 59
NEW ORLEANS SAU CƠN BÃO KATRINA Đối phó của New Orleans sau bão Katrina là việc kết hợp ba cách tiếp cận để chuẩn bị cho thành phố và cư dân ở đây trước những thiên tai tương tự trong tương lai: (1) thiết lập một hạ tầng vành đai phòng chống ngập lụt ở cấp thành phố (2) cải thiện quá trình sơ tán và thúc đẩy việc tổng sơ tán trong suốt sự kiện bão, (3) khuyến khích các chủ hộ xây dựng lại những cấu trúc có thể chống chịu được những lực đẩy từ thiên nhiên trong trường hợp đê điều không còn tác dụng (Hill 2009:32). Tất cả những chiến lược này, tuy nhiên, có vẻ như không đủ đề đưa ra một giải pháp hiệu quả trong dài hạn. Đối mặt với mực nước biển dâng và việc liên tục thu hẹp đất đai, tính khả thi và hiệu quả của hệ thống phòng chống ngập lụt bị giới hạn một cách nghiệm trọng bởi các hạn chế về kinh tế và kỹ thuật. Do đó, một trong các vấn đề chính cần quan tâm là làm thế nào để hệ thống quản lý nước (hệ thống kè, các cống thoát nước ngầm, mương, trạm bơm, đê điều) kết nối với thành phố. Câu hỏi này là đề tài trung tâm của Hội thảo “Đối thoại Hà Lan” (2008) – một diễn đàn giữa các kỹ sư, nhà thiết kế đô thị, các kiến trúc sư cảnh quan, các nhà quy hoạch đô thị và các chuyên gia về đất/thủy văn từ Louisiana và Hà Lan. Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về mặt địa lý giữa đồng bằng sông Mississipi và đồng bằng Hà Lan, người ta tin rằng cách tiếp cận của người Hà Lan đối với quản lý nước và phát triển đô thị cũng như chính sách gần đây của họ “sống chung với nước” có thể là cơ sở cho những chiến lược thay thế ở New Orleans (Morris & Waggonner 2009:13).
Sự cảnh báo nghiêm trọng – Sự kiện bão Katrina với những thiệt hại to lớn ở New Orleans là một hồi chuông cảnh báo cho các đồng bằng đã được đô thị hóa trên toàn thế giới. Xem xét những dự báo hiện tại liên quan đến biến đổi khí hậu, cho thấy, những động thái về lũ lụt đang gia tăng sẽ vô hiệu hóa những chiến lược kỹ thuật thông thường. Cần khẩn trương có những cách tiếp cận thích ứng nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên nước như một nhân tố quan trọng trong các chiến lược về phát triển/tái phát triển đô thị.
60
Các nhóm trong hội thảo đa ngành đã khám phá những cơ hội cho một thiết kế đô thị nước mới cho New Orleans ở những quy mô khác nhau, từ vùng thành phố lớn cho đến khu dân cư. Các đề xuất nhằm mục đích tăng tính an toàn, đồng thời tạo ra một môi trường đô thị có chất lượng. Một trong những thách thức lớn nhất được xác định và giải quyết là nhu cầu trữ nước mưa nhiều hơn. Đối với một số các mương của thành phố đã bị lấp trong thế kỷ vừa rồi, đề xuất tái tạo lại các mương này và chuyển đổi chúng thành những không gian đô thị hấp dẫn. Các mương mới có thể mở rộng mạng lưới thoát nước và cung cấp một nhân tố cấu trúc trong đô thị. Các mặt nước như hồ, ao và đầm lầy có thể được lồng ghép vào trong quy hoạch phát triển không gian để trữ nước nhiều hơn và trở thành nơi thực hiện một loạt các chương trình phát triển đô thị. Bên cạnh đó, một số khu vực công viên có thể nhân đôi khả năng trữ nước vào những tháng mùa mưa và trong các cơn bão. Hội thảo “Đối thoại Hà Lan” đã khơi nguồn cho những tầm nhìn và ý tưởng cho New Orleans từ những bài học của các thành phố khác đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu.
Bài học kinh nghiệm : Việc thể hiện theo lớp lãnh thổ vùng đồng bằng theo thời gian để dự báo tương lai là một quy trình thiết kế có thể áp dụng cho nhiều nơi, bao gồm cả Việt Nam. Việc tìm hiểu các điều kiện động lực của một lãnh thổ như vậy là rất cần thiết để hình dung ra những sự can thiệp có hiệu quả với những lực của thiên nhiên và nước (để đối phó với những lực này).
hiện trạng
Cách tiếp cận đương đại của người Hà Lan “sống chung với nước” là bài học cho các vùng đồng bằng trên toàn thế giới. Đồng thời, các giá trị về văn hóa xã hội của cảnh quan đồng bằng, cũng như các phương tiện về kinh tế kỹ thuật khác nhau để giải quyết vấn đề không thể chỉ được sao chép một cách máy móc từ bối cảnh này sang bối cảnh khác.
đề xuất
Chuyển đổi hệ thống thoát nước biệt lập: Việc lắp ghép một trạm bơm có chức năng kép ở cuối Mương Đại lộ London (gần Hồ Pontchartrain) có thể cho phép phá bỏ những bức tường bê tông chống lụt đang chia cắt con mương khỏi khu dân cư Gentilly. Khi đó, con mương có thể được tái lồng ghép vào địa hình của khu dân cư và tạo ra những không gian hấp dẫn ven mặt nước.
Xem xét lại các hệ thống nước đô thị - Hệ thống cấp thoát nước ngầm hiện tại (tạo ra rò rỉ và cản trở việc quản lý mực nước ngầm) được đề xuất thay thế bới một hệ thống hở, tiên tiến và năng động hơn. Tại các khu vực thấp của thành phố, có thể tái tạo lại các con mương với hệ thống nước tuần hoàn. 61
Một số những chiến lược thiết kế cũng có liên quan đến bối cảnh Việt Nam: nhận thức về việc phải trữ nước mưa, khả năng tái tạo lại các kênh mương đã bị lấp và sử dụng chúng như những không gian đô thị có giá trị, cơ hội lồng ghép các hồ, ao và đầm vào trong cấu trúc đô thị và sử dụng một số công viên như những khu vực chứa nước theo mùa.
Vùng Paris
DIỄN ĐẠT bằng ĐỒ HỌA
[Xưở ng thiết kế Jean Nouvel, Michel Cantal-Dupart / Jean-Marie Duthilleul] Mùa xuân năm 2008, Tổng thống Pháp Sarkozy tổ chức một cuộc thi thiết kế quốc tế để tìm ý tưởng cho phát triển tương lai của vùng đại đô thị Paris. Mười nhóm nghiên cứu nổi tiếng và đa ngành đã được mời đưa ra ý tưởng nhằm vào những thách thức chính của thời kỳ hậu Kyoto, thế kỷ 21: Giao thông, nhà ở, sinh thái, hiệu quả năng lượng v.v. Những đề xuất đưa ra một loạt chiến lược đối phó với những vấn đề kinh niên đặc trưng cho vùng đại đô thị Paris: Hệ thống giao thông công cộng bão hòa, một khoảng cách không xác định giữa khu trung tâm thành phố và vùng ngoại ô tản mát và những dự án nhà ở bất hợp lý ở vùng ngoại ô. Bởi vậy, một trong những mục tiêu chính là tạo ra sự kết nối hợp lý hơn giữa thành phố và vùng lân cận - một bài toán, trong đó hệ thống giao thông tiết kiệm năng lượng cũng như hệ thống công trình xây dựng là những yếu tố thiết kế chính.
Chú thích Vị trí: Paris, Pháp Thời điểm: 2008 (thi thiết kế) Quy mô: 1,2 triệu ha Nội dung: Tầm nhìn cho khu vực đại đô thị trong thế kỷ 21, với chú trọng đặc biệt vào lĩnh vực giao thông, nhà ở, sinh thái và hiệu quả năng lượng. Khách hàng: Chính phủ Pháp, thành phố Paris và chính quyền vùng
Trong 10 đồ án thì đề xuất của nhóm Jean Nouvel nổi trội hơn ở góc độ chuyển tải được những tầm nhìn rất đậm nét nhờ hệ thống bản vẽ rõ ràng. Ví dụ này giới thiệu một vài nét về cách tiếp cận của họ, nhằm làm sáng tỏ điểm đáng lưu ý này chứ không phải kể lại toàn bộ câu chuyện. Tầm nhìn, được cụ thể hóa thành 9 chủ đề ý tưởng cơ bản – bao hàm hai chiến lược tổng thể được thể hiện rất rõ nét trong nhiều bản vẽ. Trước hết, mục tiêu chú ý là khu vực chuyển tiếp giữa đô thị và ngoại ô. Đề xuất vạch ra một khu vực vành đai cần phải biến đổi thành giao diện giữa đô thị và nông thôn, với những hình thái sử dụng đa năng (nghỉ dưỡng, vui chơi, đào tạo, nhà ở, nông nghiệp v.v.). Thứ hai, Nouvel nhằm vào bản thân khu đô thị là đối tượng cho việc xây dựng một ‘cơ chế đô thị nhạy cảm’ cũng như thực hiện những hành động chiến lược tức thời. Chiến lược chuyển hoá và biến đổi là gần như không tránh khỏi khi phát triển khu vực có quy mô lớn như vậy. Chí ít là ý tưởng này rất được đề cao trong phương án của Nouvel. Nó được sử dụng là những công cụ chủ đạo để giải quyết những mâu thuẫn không gian hiện hữu, tái tạo giá trị bản sắc độc đáo của Paris và cho phép những biến đổi tương lai. Những chuyển hóa cấu trúc bao gồm nâng cấp và chuyển đổi công trình, đường phố, cảnh quan, đi kèm với việc đưa vào những yếu tố hoàn toàn mới. Sự liên tục đánh giá, nhìn nhận lại và xác định những giá trị mới là cốt lõi trong tầm nhìn này, khác hoàn toàn hệ thống quy hoạch trước đây – hệ thống đã mang lại cho Paris ngày nay nhiều khu đô thị thiếu sức sống. 62
Vành đai giao diện: Đề xuất của nhóm Jean Nouvel nhấn mạnh vào khu vực ranh giới giữa thủ đô nước Pháp và vùng cảnh quan lân cận với những rừng, cánh đồng và thung lũng sông. Những điểm chiến lược dọc theo vành đai uốn khúc dài 800 km này được xác định trở thành những giao điểm sống động giữa đô thị và nông thôn, với một loạt chương trình hoạt động khắc phục khoảng cách hiện nay giữa đô thị và nông thôn. 63
chợ rau vườn cây ăn quả rừng đường xe đạp nhà trồng rau vườn gia đình thiết bị công cộng sân chơi trẻ em đường đi bộ ngắm cảnh
sân chơi
không gian công cộng
Xen kẽ đô thị và nông thôn: Khu vực vành đai được kích hoạt bởi những chiến lược bao gồm các chương trình công cộng và kinh doanh đa dạng. Một chuỗi các không gian công cộng hiện hữu, thường là đang kết nối với đô thị bằng những đường cụt, được tái lập và nâng cấp. Tiếp cận từ phía nông thôn đến những điểm này được cải thiện nhờ một mạng lưới đường đi bộ và xe đạp mới. 64
“Cần có vườn và cây xanh trong phạm vi tầm nhìn hai bên đường đi bộ”
“Giảm thiểu sự mất năng lượng do gió từ những cánh đồng lân cận”
“Tối ưu hóa việc sử dụng các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng”
“Trồng cây có thể tạo thuận lợi cho việc đi bộ dọc theo các dãy nhà”
“Hai bên bờ sông bị ngập lụt có thể tạo nên hệ thực vật ngập nước đặc trưng. Các tiện ích nhỏ được bổ sung cùng với sân chơi kết cấu nhẹ đặt trên các cây cột”
“Sử dụng địa nhiệt để sưởi ấm và làm mát”
“trồng rừng để tăng chất lượng không khí và phục vụ nhu cầu năng lượng”
“Sử dụng các tháp cấp nước kết hợp với nâng cao năng lực cấp năng lượng”
Bản sắc hạ tầng: Các tuyến giao thông trên mọi cấp, đường bộ và đường thủy, được xác định nhằm tạo ra giá trị mới và kết nối giữa các hình thái đô thị. Chúng không chỉ được coi là những yếu tố công năng thuần tuý, mà là những bản sắc không gian quan trọng với giá trị thể hiện mạnh mẽ. Để có thể biến chúng thành “không gian của sự vận động” thì những con đường hiện hữu cần phải được chú trọng và nhiều đường mới được đưa thêm vào hệ thống.
65
Can thiệp vào giao diện: Tầm quan trọng của khu vực vành đai được khẳng định bằng cách tạo cho nó một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng nhu cầu của Paris về thực phẩm, năng lượng và một môi trường lành mạnh. Những giải pháp này được thể hiện trong mong muốn của nhà thiết kế “hạn chế phát triển đô thị tràn lan đồng thời không tách rời nông thôn khỏi thành thị.” Bởi vậy, vành đai được xác định là vùng đất giá trị với mật độ đô thị hóa thấp và tiềm năng lớn trong việc cung cấp năng lượng tái tạo.
giai đoạn đầu
pin mặt trời
mái nhà xanh
công trình điểm nhấn
giai đoạn chuyển tiếp
công trình xanh
ban công
thương mại quang điện
văn phòng
nhà hàng rạp chiếu phim
nhà ở khu vực phát triển thêm
xe đạp
điểm nhìn ô tô
giao thông tàu hỏa - tàu điện
Chuyển hóa, biến đổi và tái xác định: Những khu vực đơn năng, các khu đô thị biệt lập và những công trình chất lượng kém hoặc kém hòa nhập với xung quanh tạo nên sự kém chất lượng nghiêm trọng ở nhiều khu đô thị trong vùng Pari. Những nghiên cứu thiết kế tìm cách chuyển hoá cơ bản những khu vực này, thông qua: chương trình đa năng, tái tổ chức và nâng cấp công trình nhằm cải thiện điều kiện sống và làm việc. Những giải pháp can thiệp kiến trúc và đô thị này tạo ra những hình thái và thể loại mới có khả năng tối đa hóa những tiềm năng hiện hữu và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Cấu trúc đường chân trời: Cảnh quan đô thị Paris sẽ phong phú hơn về kiểu dạng và tính cách. Sự đơn điệu trên hình bóng đô thị hiện nay sẽ được cải thiện nhờ đưa vào những toà nhà chọc trời mới phù hợp với bối cảnh xung quanh và tạo ra những điểm nhấn làm khung cho một tổng thể cảnh quan lịch sử. 66
BÀI HỌC KINH NGHIỆM : a- Bài học tư tưởng: - Đối với các đô thị ngày nay, đặc biệt là đô thị lớn thì việc xác định ranh giới là một vấn đề hết sức quan trọng. Một ranh giới như vậy không những được thiết lập nhằm hạn chế phát triển đô thị tràn lan mà còn khẳng định bản sắc đô thị. - Ranh giới này là giao diện giữa đô thị và nông thôn, có mục đích kết nối, trung chuyển giữa hai phần chứ không phải là ngăn cách. - Ranh giới đô thị có nghĩa phải được xác định trên cơ sở phân tích rất kỹ lưỡng hiện trạng, chứ không phải ranh giới hành chính hay chính trị. - Đặc biệt quan trọng là phải phát triển hàng loạt chương trình xã hội và sản xuất, kinh doanh (đặc biệt trong nghĩa an ninh lương thực và sử dụng năng lượng tái tạo) thì mới khẳng định được ranh giới này. - Trong nội bộ vùng đô thị, cần xác định được những logic cấu trúc nội tại, kết hợp nhiều yếu tố như cảnh quan, sinh thái, lịch sử, nhân văn v.v. chẳng hạn như chuỗi logic dọc theo các thung lũng sông ở vùng Paris. - Đối với khu đô thị hiện hữu, vấn đề chính là tích hợp công năng, tăng độ nén, độ giàu có của dịch vụ đô thị và kết hợp những giải pháp công nghệ hiện đại vào hạ tầng và công trình xây dựng để làm tăng độ bền vững của không gian đô thị. - Ý thức về môi trường, năng lượng, công nghệ cũng như kết nối xã hội trong toàn vùng là rất rõ nét, thể hiện rõ xu hướng đánh giá chất lượng môi trường đô thị trong tương lai. b- Kỹ thuật thể hiện: - Đầu tiên, tầm nhìn chiến lược được nhận ra rõ ràng nhờ hệ thống bản đồ phân tích cảnh quan hịên trạng rất tinh tế, thể hiện sắc sảo. Nhờ đó mà xác định và chuyển tải được một cách mạch lạc ranh giới đô thị, các chuỗi logic dọc sông cũng như bản chất của vùng ranh giới với những tiềm năng và vấn đề của nó. - Thứ hai là việc dùng kỹ thuật lắp ghép ảnh để làm nổi bật quá trình biến đổi và những yếu tố mới là công cụ hữu hiệu trong quá trình thương lượng với các nhà cầm quyền và các đối tác tham gia.
Nâng cao giá trị của những thung lũng: Cách tiếp cận cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa việc phân tích địa hình và sự phát triển tầm nhìn chiến lược. Những thung lũng sông được xác định cho chuỗi chương trình phát triển trong quan hệ với mặt nước. Những cấu trúc đô thị (đỏ) đan xen với công nghiệp (tím) và đất nông nghịêp (xanh).
67
- Những công cụ để tái kiến thiết những khu trung tâm đô thị hiện hữu - dưới góc độ hướng dẫn thiết kế phát triển đô thị về vấn đề mật độ, tái thiết kế mặt cắt đường phố, hình dạng đường chân trời v.v. là rất đáng quan tâm.
Taizhou
MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG ĐÔ THỊ DỰA TRÊN HẠ TẦNG SINH THÁI [THE GRADUATE SCHOOL OF LANDSCAPE ARCHITECTURE, PEKING UNIVERSITY + TURENSCAPE] Tại Trung Quốc đang diễn ra một quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa với tốc độ và quy mô chưa từng thấy. Việc mở rộng đô thị đang tiêu tốn những diện tích đất khổng lồ và ảnh hưởng về môi trường ngày càng đáng báo động: những vùng đất trũng cùng hệ thống nước bị ô nhiễm và phá hủy, hệ sinh thái mỏng manh đang bị đe dọa, thiên tai, như lụt và hạn ngày càng khốc liệt và khó giải quyết. Thêm vào đó, việc chuyển biến nhanh từ xã hội nông thôn sang xã hội thành thị, đi cùng với quá trình xây dựng thành phố nói chung, đã làm nảy sinh vô vàn vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa của cảnh quan (đô thị) Trung Quốc. Các lãnh vực thiết kế/quy hoạch đô thị và trường phái kiến trúc đô thị/kiến trúc cảnh quan do đó đang đối diện với thách thức phải tìm ra những phương pháp thay thế để đảo ngược tình cảnh. Cần thiết phải có ngay một mô hình phát triển mới có thể chống đỡ tốt hơn, đồng thời kết hợp được bản sắc văn hóa của cảnh quan đô thị Trung Quốc.
Địa điểm: Thành phố Taizhou, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc Thời gian: 2004 (thiết kế) Diện tích: 135,600 ha Chương trình: Khung công việc phát triển đô thị Khách hàng: Chính quyền thành phố Taizhou
Một đóng góp xuất sắc về thử nghiệm trong việc này là phương pháp mang tính đổi mới được dùng trong tầm nhìn quy hoạch vùng cho Taizhou. Thành phố với 5,5 triệu dân này tọa lạc bên bờ biển Đông Nam Trung Quốc. Là một trung tâm nông/thủy truyền thống, chuyên về trồng lúa, nghề cá và trồng cam quít, mới đây Taizhou đã trở thành một trong những vùng phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc, nhờ bùng nổ những xí nghiệp tư nhân nhỏ [Yu & Li 2006:64]. Hệ thống nước bản địa của vùng được cấu tạo bởi những thủy lộ tự nhiên, những vùng đất lầy cũng như những kênh đào và đập nhân tạo. Hệ thống này không chỉ phục vụ như một yếu tố quan trọng của hệ thống nông nghiệp mà còn cung cấp một sức chứa đáng kể cho tưới tiêu cũng như có thể hấp thụ những lượng nước khổng lồ. Việc quản lý hệ thống này cực kỳ quan trọng do về địa lý Taizhou nằm cạnh biển và có khí hậu gió mùa. Tuy nhiên, việc đô thị hóa nhanh chóng có khuynh hướng làm tăng nguy cơ lụt lội, khi những vùng đất trũng được lấp đầy và hệ thống nước đã bị phá hủy. Dự án “Mẫu hình phát triển thành phố Taizhou dựa trên hạ tầng sinh thái (EI)” đề xuất một mạng lưới cảnh quan cấu trúc làm công cụ để bảo vệ ba lĩnh vực: vô sinh (chủ yếu là quản lý nước), hữu sinh (bảo tồn đa dạng sinh học/các chủng tự nhiên), và văn hóa (bảo vệ di sản và giải trí). Việc đưa “Hạ tầng sinh thái” thành một phần thiết yếu của phát triển đô thị tỏ ra là một công cụ quyền năng để bảo tồn không gian mở công cộng – đang là một thách thức lớn trong cách thức xây dựng thành phố chủ yếu theo áp lực của chủ đầu tư hiện nay. Ví dụ này sẽ nêu bật hai đặc điểm thú vị của dự án: mối quan hệ chặt chẽ giữa phân tích và thiết kế, và sự tương tác giữa các quy mô khác nhau (vùng, thành phố, quận).
68
Mục and đíchObjectives: và mục tiêu: Đề hạ tầng sinh thái (EI) nhằm bảo vệ Goals Propose anxuất ecological infrastructure to safeguard the integrity sựidentity gắn kết đặc trưng quan; dụng EI để and of thevà landscape; and riêng use thecủa EI to cảnh guide and framevà thesử urban growth so hướng dẫn và giới hạn sự tăng trưởng đô thị để tránh sự phát triển that the normal unhealthy sprawl canthiếu be avoided đôurban thị tràn lan lành mạnh Goals and Objectives: Propose an ecological infrastructure to safeguard the integrity and identity of the landscape; and use the EI to guide and frame the urban growth so Goals and Objectives: Propose an ecological infrastructure safeguard integrity Hướng tới các quáacross trình liên quan đếnincảnh quan cần to được bảo vệthe trước khi đô Targeted processes the landscape need of safeguarding before urban growth thị hóa diễn ra that the normal unhealthy urban sprawl can be avoided and identity of the landscape; and use the EI to guide and frame the urban growth so that theprocess normal unhealthyhabitats urban sprawl can be avoided Môi trường Giải trí, Các chu trình Bảo vệheritage di sản water cultural recreation nước (kiểm soát (flood control) ngập lụt)
sống (đa dạng (biodiversity) sinh học)
văn hóa protection
nghỉ dưỡng
Targeted processes across the landscape in need of safeguarding before urban growth Targeted processes across the landscape in need of safeguarding before urban growth
water process habitats cultural heritage recreation CácCritical hệ thống bảo vệ cảnh quan thiếtthat yếu có thể bảo the vệ các quá trình trên landscape security patterns can safeguard above processes (flood control) (biodiversity) protection water process habitats cultural heritage recreation Các hệ thống bảo Các hệ thống bảo Các hệ thống bảo Các hệ thống bảo (flood control) (biodiversity) protection security patterns security patterns security patterns for security vệ cho patterns các hoạt vệ nhằm kiểm soát vệ di sản văn hóa vệ nhằm bảo vệ vui chơi ngập lụt for flood control for habitats heritage protection forđộng recreation môi trường sống giải trí
largelarge scalescalelarge scale
Critical landscape security patterns that can safeguard the above processes
Critical landscapesecurity security patterns thatsecurity can safeguard processes security patterns patterns patterns the for above security patterns for flood control for habitats heritage protection for recreation Để kết nối các hệ thống bảopatterns vệ cảnhusing quan, sử dụng các kỹ thuật chồng lớp để To integrate landscape security overlapping techniques to create the security patterns security security patterns forbảo vệ security patterns tạo ra hạ tầngpatterns cảnh quan vùng ở3 cấp độ levels regional for floodecological control infrastructure for habitats(EI) at three security heritage protection for recreation Ở cấp bảo vệ thấp
EI at lowerhơn security level
Ở cấp bảo vệ tầm trung
EI at medium security level
Ở cấp bảo vệ cao hơn
EI at higher security level
To integrate landscape security patterns using overlapping techniques to create the regional ecological infrastructure (EI) at three security levels To integrate landscape security patterns using overlapping techniques to create the security levels EI at higher security level regional ecological infrastructure (EI)medium at three EIdevelop at lower security level bản at security level To urban scenarios based EI as carry Để thiết lập cácgrowth kịch vềEIphát triểnon đôthe thịregional dựa trên EI proposed của vùngabove, như trình bày ở trên, thực hiện phân tích so sánh tác động cho 3 kịch bản và chọn kịch out the urban growth scenarios, and giữa selectcác the bản khả nhấtimpact thônganalysis quaEIđánh giá 3nhanh và đề xuất đầu nhà EI a atcomparative lowerthi security level atfor medium security level EIban at higher security level hoạch địnhachính sách among và cácdecision chuyên makers gia more feasible scenarios through brainstorm and experts To develop urban growth scenarios based on the regional EI as proposed above, carry Kịch growth bản phát triển 2đô Kịch bản phát triển đô Kịch bản phát triển 1đô urban growth scenario urban scenario urban growth scenario 3 thị số dựa3 trên chất scenarios, thị số 3and dựaselect trên EI out asốcomparative for2the urbanEIgrowth thechất 1 dựa trên impact EI chấtanalysis Tothị develop urban growth based on the regional proposed lượng trung bình lượng cao based on low quality EI scenarios based on medium quality EI EI as based on highabove, quality carry EI lượng thấp more feasible scenarios through a brainstorm among decision makers and experts out a comparative impact analysis for the 3 urban growth scenarios, and select the more feasible scenarios through a brainstorm among decision makers and experts urban growth scenario 1 urban growth scenario 3 urban growth scenario 2
smallsmall scalescalesmall scale
medium scale medium scale medium scale
based on low quality EI
based on medium quality EI
based on high quality EI
scenario 1 urban growth scenario growthcomponents scenario 2 and especially Tourban makegrowth design guidelines forurban individual corridors that3 based on low quality EI based on medium quality EI based on high quality make up the selected EI. The guidelines are made for functions of flood control andEI water management, biodiversity protection, cultural heritage protection and recreation
Lập hướng thiết kế cho các components bộ phận riêng, đặc biệt là cho các To make designdẫn guidelines for individual and especially corridors that hành lang chính tạo nên hạ tầng sinh thái. Các hướng dẫn thiết kế make uplập the selected EI.chức The guidelines are made for functions of flood controlbảo and vệ được cho các năng kiểm soát lũ và quản lý nước, To make design guidelines for individual components and especially corridors that water management, biodiversity cultural heritage protection and recreation đa dạng sinh học, bảoprotection, vệalternatives di văn hóa vàthe vui chơi giải trí to land development following design guidelines To propose urban make up the selected EI. The guidelines aresản made for functions ofEIflood control and test possibilitiesbiodiversity of developing new urban forms heritage based onprotection the EI andand avoid the normal waterthe management, protection, cultural recreation urban sprawl pattern, the results are presented to developers and decision makers 3 To propose urban land development alternatives following the EI design guidelines to the grid alternative the slice alternative the water town alternative test the possibilities of developing new urban forms based on the EI and avoid the normal Đề xuất các phương án phát triển đất đai following đô thị tiếp cácguidelines hướng dẫn To propose urban land development alternatives the theo EI design to urban sprawl thetra results presented to developers and decision makers thiết EI pattern, để kiểm khả are năng phátforms triển các hình đôavoid thị mới, dựa test thekế possibilities of developing new urban based on thethái EI and the normal trên EI, nhằm tránh sự phát triển đô thị tràn lan, các kết quả được báo3 urban sprawl pattern, results are presented to các developers and decision makers cáogrid cho các nhà the phát triển tư) và nhà hoạch định chính sách the alternative the(đầu slice alternative the water town alternative 3 Phương án theo mạng thelưới gridđường alternative chia ô
Phương án thái lát the slice alternative
Phương án đô thị nước the water town alternative
Hạ tầng sinh thái là bộ khung cho ba cấp quy mô: Được coi là một cách thay thế cho việc mở rộng đô thị không kiểm soát, “phương pháp quy hoạch âm bản”cho Taizhou tìm cách bảo vệ tính toàn vẹn và bản sắc của cảnh quan, bằng cách đưa ra những quy trình thiết yếu về văn hóa, sinh học, và tự nhiên. Hạ tầng sinh thái được dùng để dẫn đường cho tăng trưởng đô thị và cung cấp những dịch vụ về sinh thái cho thành phố ở ba quy mô: lớn (vùng), trung (thành phố), và nhỏ (khu vực trong đô thị). 69
MẪU HÌNH AN TOÀN QUY MÔ LỚN
Taizhou hay bị lụt do nằm bên bờ biển và có khí hậu gió mùa.
Hệ thống nước hiện trạng
Thường chống lụt chỉ bao gồm các biện pháp đơn thuần kỹ thuật/bê tông hóa.
+
Bề mặt dòng chảy và nguy cơ ngập lụt
Để thay đổi, thiết kế đề xuất sử dụng khả năng trữ nước của những vùng đất lầy và mạng lưới nước mênh mông.
+ Vùng có thể thành đầm lầy nơi bề mặt dòng chảy duy trì
Xây dựng mẫu hình an toàn chống lụt ở quy mô vùng: Việc phân tích những điều kiện thủy học có sẵn tạo cơ sở để từ đó vẽ được một bản đồ diễn giải, chỉ ra những vùng có tiềm năng lụt nặng. Những cấu trúc cảnh quan an toàn được dựng lên nhằm có được dung tích giữ nước tối đa trong tự nhiên. Tiếp đó quản lý nước lũ và chống lụt sẽ phụ thuộc vào những mạng lưới liên hệ chằng chịt của các vùng đầm lầy, đất thấp, các thủy lộ, các hồ - là một cách thay thế hợp lý cho những con đập và đê sông bằng bê tông. 70
khu vực đã xây dựng
ngập lụt với tần suất 10 năm
dòng nước cấp 1
ngập lụt với tần suất 20 năm
dòng nước cấp 2
ngập lụt với tần suất 50 năm
dòng nước cấp 3
bãi biển dạng đầm lầy 0 km
5
10
15
20
Bảo đảm cho đa dạng sinh học: Chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào những bản đồ phân tích sử dụng đất và tưới tiêu, đi kèm với việc phân tích tính thích hợp về cư trú (dựa trên mối quan hệ về không gian giữa cư dân với các nguyên tắc sinh thái học cảnh quan). Từ đó quy hoạch chiến lược cho ra những mẫu hình an toàn (chất lượng sinh thái) ở ba mức độ - và do đó bao phủ được một phạm vi rộng khắp.
Quy hoạch một mạng lưới sinh thái cho đa dạng sinh học: Lấy cảm hứng từ việc phân tích những cấu trúc bảo vệ đa dạng sinh học, một mạng lưới sinh thái được thiết kế. Bản quy hoạch cho thấy một hệ thống không hoàn chỉnh những hành lang sinh thái tiềm năng cần được kết nối bằng những liên kết mới. Những điểm và khu vực chiến lược được xác định làm trọng tâm cho thiết kế và quản lý. Tại giao diện giữa hệ thống nhân tạo (đường sá) và hành lang thiên nhiên, những can thiệp thiết kế được đề xuất bao gồm những đường ngầm cho một số loài và dòng nước và cầu sinh thái cho động vật. 71
mức an toàn thấp
mức an toàn cao
mức an toàn trung bình
khu vực đã xây dựng
khu đã xây dựng
nguồn (quần cư lõi)
hành lang tiềm năng
mức an toàn thấp
hành lang sẽ được XD
mức an toàn T.Bình
đường giao thông QH
mức an toàn cao hơn
điểm chiến lược
hệ thống chống ngập lụt hệ thống bảo vệ đa dạng sinh học
Hệ thống bảo vệ di sản văn hóa điểm di sản văn hóa
Hệ thống giải trí
0 km
5
10
15
EI ở mức an toàn thấp hơn
20
EI ở mức an toàn trung bình
EI ở mức an toàn cao hơn
Những cấu trúc an toàn kết hợp nhằm tạo ra hạ tầng sinh thái: Thêm vào những cấu trúc an toàn và kế hoạch chống lũ và bảo tồn đa dạng sinh học (như trên), những chiến lược tương tự đã được phát triển cho những quy trình mục tiêu khác: bảo tồn di sản văn hóa và nghỉ dưỡng. Mỗi một cấu trúc như vậy lại có 3 mức chất lượng (thấp, trung, cao). Việc chồng ghép các lớp cấu trúc khác nhau (như trên) làm lộ ra những cấu trúc của hệ thống hạ tầng sinh thái vùng (xem phần sau đây). Mức chất lượng thấp nhất bao gồm bộ khung cấu trúc cảnh quan tối thiểu để dẫn dắt đô thị hóa song song với những quan tâm về sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng. 72
Hạ tầng sinh thái và cấu trúc tăng trưởng đô thị vùng Để định nghĩa hệ thống hạ tầng sinh thái, nhiều chiến lược khác nhau được áp dụng, từ những “giải pháp tự vệ” (bảo vệ những cấu trúc đang bị đe dọa) tới “can thiệp cơ hội” nhằm phục hồi, hoàn thiện và kết hợp hệ thống nước đã bị hư hại vào trong cấu trúc đô thị. (Ahern 2007, 277) Ví dụ này nhấn mạnh một số cấu trúc cảnh quan trọng yếu cấu thành nên hạ tầng sinh thái. Ngoài việc bảo vệ đa dạng sinh học và khống chế lũ lụt, dự án còn bao gồm những cấu trúc bảo vệ và phục hồi di sản văn hóa. Việc xác định những cấu trúc này nhất thiết phải liên quan đến sự lựa chọn, đánh giá và diễn giải những yếu tố, cấu trúc không gian và địa điểm có giá trị nền móng và chiến lược trong việc đảm bảo những quy trình mục tiêu (chống lũ, đa dạng sinh học, văn hóa, giải trí). Cơ sở phân tích vững chắc của dự án được tạo bởi những dữ liệu từ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Bằng cách tổ hợp những lớp khác nhau và diễn giải chúng theo khía cạnh không gian, những kiến trúc sư cảnh quan đã qua lại giữa lĩnh vực thiết kế và nghiên cứu, kết hợp những thông tin cảnh quan chủ đạo với những mô hình khả thi và giảm thiểu chi phí. Mỗi phần trong 4 cấu trúc chất lượng được phát triển trên 3 cấp độ (chất lượng cao, trung bình và thấp của cảnh quan và sinh thái). Việc chồng ghép những cấu trúc này sẽ tạo ra các phương án cho một hệ thống hạ tầng sinh thái vùng trên 3 cấp độ này. Tương ứng với bộ khung này, nhiều kịch bản tăng trưởng đô thị khác nhau được mô hình hóa. Với cấp chất lượng thấp nhất, dự án hướng tới kịch bản “điều chỉnh phát triển đô thị tràn lan” trong đó một lượng tối thiểu những cấu trúc cảnh quan chiến lược được đảm bảo để đạt được tiêu chí trên. Kịch bản thứ hai là “tăng trưởng đô thị hài hòa”, dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa bảo vệ sinh thái, lợi ích văn hóa xã hội và hiệu quả kinh tế. Cuối cùng, kịch bản có tính sinh thái nhất là “cấu trúc đô thị phân tán” trong đó việc sử dụng đất hiệu quả và hiệu suất kinh tế chỉ được coi là thứ yếu. Trong khi kịch bản cuối cùng chỉ cho phép dân số lên tới 1,5 triệu (dự báo tối đa cho năm 2030) thì những kịch bản khác có thể thích hợp với dự báo dân số cho tối thiểu một thế kỷ tới (3-5 triệu dân)
dân số (triệu người)
Một hội đồng quy hoạch, gồm nhiều thành phần khác nhau, từ những nhà hoạch định chính sách, chuyên gia quy hoạch tới đại biểu làng xã và chủ đầu tư đã so sánh ảnh hưởng của những kịch bản này và đã chọn kịch bản thứ 2. Rõ ràng đây là kịch bản cân đối nhất giữa 3 lĩnh vực và thỏa mãn được những mối quan tâm khác nhau của hội đồng. Kết quả là quy hoạch cấu trúc không gian này đã được chuyển thành những điều lệ pháp lý – lần đầu tiên trong lịch sử ở Trung Quốc (Yu &Li 2006, 65)
73
0 km 5
10
15
20
0.9 1.3 1.5
1.8 2.0 2.5
3.0 4.0 5.0
Cấu trúc tăng trưởng đô thị dựa trên hạ tầng sinh thái vùng: 3 kịch bản về ảnh hưởng không gian của tăng trưởng đô thị được đưa ra với quy hoạch hạ tầng sinh thái vùng làm khung. Tỷ lệ giữa đô thị hóa và cảnh quan khác nhau cơ bản trong từng trường hợp. Kịch bản tầm trung được lựa chọn và phát triển tiếp.
QUY MÔ nhỏ và trung bình Quy hoạch hạ tầng sinh thái vùng với chất lượng và độ an toàn trung bình (được lược chọn) đã được triển khai cụ thể hơn cho đô thị (quy mô tầm trung) và tiểu khu (quy mô nhỏ). Việc cụ thể hóa đầu tiên là sổ tay hướng dẫn quản lý và thiết kế, nhằm hướng dẫn những can thiệp ở tầm trung. Hướng dẫn này vừa đủ độ cơ bản để đảm bảo mục tiêu về hạ tầng sinh thái, vừa có tính linh hoạt để thích nghi với những thay đổi có thể diễn ra trong tương lai. Mức độ trừu tượng này là đặc trưng của dự án. Thay vì đưa ra một masterplan cứng nhắc, phương pháp này đã cung cấp một bộ công cụ có thể dùng trong nhiều trường hợp và có tính gợi mở cho những bối cảnh mới. Để đảm bảo sổ tay hướng dẫn sẽ đáp ứng được nhu cầu cụ thể tại chỗ, các phân tích và nghiên cứu được bổ sung bằng những đóng góp của cộng đồng địa phương.
Hệ thống phòng chống lũ ở 3 cấp độ
Ở cấp độ tầm trung (đô thị), hướng dẫn tập trung chủ yếu vào những hành lang xanh tạo nên cấu trúc của quy hoạch hạ tầng sinh thái vùng. Những hành lang này có vai trò quan trọng trong cả 4 quy trình mục tiêu của dự án: Quản lý nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn di sản và nghỉ dưỡng. Như đã được chứng minh trên những bản vẽ ở nhiều cấp độ (quy mô), các hành lang xanh này là khung xương cho hệ thống hạ tầng sinh thái và là nơi thu hút những chương trình và hoạt động. Để làm nền tảng cho những hướng dẫn thiết kế, người ta đã phân loại các dạng cảnh quan dọc theo hành lang sông. Thông qua sự phân biệt giữa những khu vực đô thị và nông thôn trong dải hành lang, hướng dẫn thiết kế đã chỉ ra phương hướng cho không gian trống và xây dựng, phù hợp với sử dụng đất (làng mạc, đất nông nghiệp) và địa hình (đồi núi, đồng bằng...).
Cây xanh dọc theo hành lang sông
Đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Là một dạng nghiên cứu thông qua thiết kế, những cơ hội của hạ tầng sinh thái (EI) ở cấp nhỏ nhất đã được thử nghiệm trên một mảnh đất diện tích 10 km2. Thêm vào khung hạ tầng sinh thái vùng và hướng dẫn cấp đô thị, thách thức ở cấp tiểu khu là làm sao tạo ra được những cấu trúc và hình thái đô thị có thể kết nối với những yếu tố đó ở cấp cao hơn. Ở tỷ lệ nhỏ này của cấu trúc đô thị, ý tưởng về hạ tầng sinh thái là nguồn cung cấp dịch vụ (sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng) càng trở nên dễ cảm nhận. Nó có thể được so sánh với việc hạ tầng đô thị cung cấp dịch vụ xã hội và kinh tế (Yu &Li 2006, 64). Tiếp cận trên nhiều tỷ lệ là giá trị cơ bản của dự án bởi nó đã nhận ra tầm quan trọng của việc kết nối giữa các tầng tỷ lệ để thu nhận phản hồi. Phương pháp liên kết qua lại giữa các tỷ lệ thiết kế tạo cơ hội cho việc tối đa hóa khả năng bảo đảm cũng như cung cấp dịch vụ cho hệ sinh thái. Để minh họa cho cách tiếp cận này, 3 kịch bản ở cấp nhỏ được trình bảy dưới dạng mô hình phát triển cho những nhà hoạch định chính sách đô thị, nhà đầu tư và phát triển.
Các dạng cảnh quan bản địa
Hệ thống phát triển đô thị dọc theo hành lang
74
Hướng dẫn thiết kế cho 1 mặt cắt qua khu vực nông nghiệp
Loại đất
Hướng dẫn thiết kế cho 1 mặt cắt qua khu vực đô thị
Loại đất
Vùng hành lang kiểm soát Khu vực liền kề
Đường g.thông
Làng
Khu vực liền kề
Hành lang bên trong Đất cao
Khu vực ngập lũ
Lòng sông
Khu vực ngập lũ
Đất cao
Làng
Hành lang bên trong Lòng sông
Đường g.thông
Khu vực ngập lũ
Công viên và cây xanh
Đô thị ven mặt nước
Làng
Đất nông nghiệp
Vùng đồi
Đồng bằng ven sông
Hạ tầng sinh thái ở tỷ lệ nhỏ nhất: hướng dẫn thiết kế hành lang xanh. Dưới dạng chi tiết hóa kịch bản tầm trung, những hướng dẫn đề xuất cung cấp một bộ công cụ để thiết kế hành lang xanh. Những tư vấn này được dựa trên phân tích diễn giải (hệ thống hóa những loại cảnh quan hiện hữu) và đóng góp của cộng đồng địa phương. Danh mục cuối cùng, bao gồm một quy hoạch dạng sơ đồ và mặt cắt, khẳng định tính đặc trưng của những góc khác nhau dọc theo hành lang. Nó phân biệt khu vực đô thị và khu vực nông thôn và kết hợp yếu tố địa hình và điều kiện sử dụng đất. 75
QUY MÔ nhỏ: 3 phương án
Đan xen giữa không gian mở và không gian xây dựng - trên cao
Cây ăn quả
Hành lang xanh
Hành lang nước
Hành lang xanh
Các tuyến phố thương mại
Cảnh quan/đồi nhân tạo
nhà ở vỉa hè/sân lát cứng khônggianmở/mềm mặt nước/sông bãi đỗ xe Bao quanh bởi thiên nhiên
Cảm nhận thay đổi uyển chuyển
đường chính
Phương án đô thị nước: lấy chống lũ làm công cụ thiết kế đô thị Để thay thế cho việc kênh hóa và đắp đê cho đường thủy, đề xuất này tìm cách tránh tai họa lũ lụt bằng cách dành nhiều không gian hơn cho nước. Được cấu trúc bởi những đường nước, hình thái này đã kết hợp khả năng hấp thụ nước của vùng đất thay vì phát huy hệ thống tiêu nước bên ngoài. Bề mặt cứng được xen kẽ với những khu vực mềm và thẩm thấu.
Phương án thái lát: xen kẽ giữa không gian trống và không gian xây dựng. Trong 3 phương án, để đánh giá tính khả thi của hạ tầng sinh thái ở tỷ lệ nhỏ, cấu trúc phát triển không gian này đã chuyển tải ý tưởng về hạ tầng sinh thái và cung cấp dịch vụ sinh thái theo nghĩa trực tiếp. Những không gian xây dựng đa năng được bố trí xen kẽ bởi hành lang xanh đô thị (nông nghiệp, nghỉ dưỡng). 76
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Bài học về phương pháp, tư duy: • Quy hoạch chỉ ra một cách cụ thể là phát triển đô thị có thể được liên kết với phát triển sinh thái. Phát triển đô thị và sinh thái không nhất thiết là những khái niệm đối kháng, mà có thể hài hòa với nhau. Sự gặp nhau trong khái niệm “hạ tầng sinh thái” là hữu dụng trên khía cạnh này. Riêng về quản lý nước, quan điểm sống chung với lũ, tận dụng tự nhiên cũng đã thay thế cho việc chế ngự thiên nhiên bằng đê, kè, bê tông hóa.
3
2
• Quy trình phát triển của dự án chứa đựng nhiều bài học cho Việt Nam. Trong suốt quá trình dự án, những đóng góp của cộng đồng địa phương vào quá trình quy hoạch đã được sử dụng không chỉ là để tận dụng kiến thức địa phương (và qua đó tăng chất lượng quy hoạch), mà cũng là cách rất hữu hiệu để tổ chức tham gia thực hiện. Việc khung cấu trúc do cộng đồng lựa chọn đã trở thành cơ sở pháp lý cho phát triển là ví dụ tốt cho tính khả thi của cách tiếp cận mới, kể cả trong bối cảnh thể chế hiện nay, vì hệ thống thể chế của Trung quốc cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
4
1
• Việc triển khai cùng một lúc trên 3 cấp độ quy mô lớn – trung – và nhỏ là đặc điểm quan trọng của thiết kế đô thị đương đại.
Phương án kẻ ô: những ngón tay xanh tạo cấu trúc cho đô thị Một mạng caro xanh cung cấp một khung cấu trúc trong đó những yếu tố đô thị có thể được lấp đầy. Mạng lưới này là một hệ thống tầng bậc gồm 4 cấp: 1- những “gốc xanh” là những nhánh cụt của con sông (là bộ phận của hạ tầng sinh thái vùng và có mặt trong cả 3 phương án) Phần thân kết nối với hạ tầng sinh thái vùng, 3- phần nhánh xuyên vào cấu trúc đô thị và 4- những công viên dạng điểm. 77
Cayenne
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
DÒNG SÔNG XANH [agence ter]
Guyana là một vùng đất phía bên kia đại dương của Pháp, nằm ở Nam Mỹ. Thủ đô của nó, Cayenne, là một thành phố với dân số khoảng 50.000 người, có vị trí trên một vùng đất trước đây là hòn đảo ở cửa sông Cayenne bên bờ biển Atlantic. Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số trong vùng đã thúc đẩy các khu dân cư đô thị phát triển một cách thiếu kiểm soát, đe dọa nghiêm trọng các tài nguyên thiên nhiên hiếm có của lãnh thổ Cayenne. Công ty cảnh quan Agence Ter từ Paris đã thực hiện một nghiên cứu (1996) với hai mục tiêu: tái cơ cấu các khu vực xây dựng trong thời gian gần đây và đưa ra các hướng dẫn cho phát triển trong tương lai. Nghiên cứu này, được thực hiện lần đầu tiên với hình thức và quy mô như vậy ở Guyana, đã xác định các nguyên tắc cụ thể trong thiết kế đô thị đương đại cho hòn đảo, sử dụng cảnh quan như một nhân tố cấu trúc chính. Chiến lược đô thị được đề xuất thể hiện một mối liên kết mạnh mẽ giữa phân tích và thiết kế. Việc phân tích kỹ lưỡng địa điểm không chỉ khẳng định sự phong phú về mặt địa lý của hòn đảo, mà còn phát hiện ra rằng con người và các sinh vật sống tại đô thị và nông thôn truyền thống có những cách thức riêng để thích ứng với địa hình và lũ lụt vào mùa mưa. Tầm quan trọng của nước trong cảnh quan là rất rõ ràng – từ những dòng sông và đầm lầy (có vai trò quan trọng trong hệ thống tuần hoàn hấp thu nước từ những cơn mưa lớn và ngập do thủy triều dâng) cho đến những tiện ích nhân tạo (kênh, mương). Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng đầm lầy La Crique Fouilee chia đôi đảo là một lạch nước bị lấp theo thời gian dưới tác động của xói mòn. Dải đất thuộc lãnh thổ các xã này, ngày nay, có liên quan đến nguồn gốc thủy văn của hòn đảo từ thế kỷ 18 và tạo động lực cho sự phát triển trong tương lai cũng như sự đồng nhất về mặt lãnh thổ. Dựa trên phân tích này, đồ án đã đề xuất một chiến lược phát triển đô thị đương đại, được cấu trúc bởi địa hình các vùng đất và các vùng ngập lụt (các nhân tố địa lý của lãnh thổ). Một hành lang thoát lũ lớn được bảo tồn dọc sông (dòng sông xanh) và một hệ thống các đê hạ tầng và các hồ chứa giải quyết vấn đề quản lý nước và liên tục định hướng cho phát triển đô thị.
Vị trí: Cayenne, Guyana thuộc Pháp Thời gian: 1995 (nghiên cứu thiết kế) Diện tích: 10.000 ha Chương trình: Nghiên cứu Phát triển đô thị Khách hàng: Club des sems de Guyana
Dự án này có thể gợi mở và phù hợp đối với những bối cảnh khác, thông qua việc định hướng sự tiến hóa và phát triển của cảnh quan cũng như của những đô thị nhiệt đới mới. Hình thái địa lý và cấu trúc đô thị gắn liền như một hệ thống và những mối quan tâm lớn hơn về môi trường – như phát triển xa khu vực bờ biển dễ bị tổn thương – đều được xem xét. Cách tiếp cận như vậy đặc biệt liên quan đến cấu trúc phát triển đô thị trong thời đại của biến đổi khí hậu. 78
Vị trí của dự án đô thị trong đầm lấy La Crique Fouilee
Một hòn đảo bị chia cắt
Quá trình bồi lắng
Thủy văn
Các ranh giới quận/huyện
Các lưu vực
Mạng lưới đường
Phân tích lãnh thổ làm cơ sở cho thiết kế - nghiên cứu của Agence Ter cho Cayenne bắt đầu bằng việc xem xét kỹ lưỡng lịch sử của địa điểm thông qua các bản đồ. Việc nghiên cứu cho thấy rằng khu vực “La crique Fouilee” – ngày nay là phần đất thuộc ranh giới đất liền của các xã – trước đây đã từng là vùng đất ngập nước/biển và đã được nối liền theo thời gian. Logic địa điểm gốc là một trong những nội dung chính trong bản quy hoạch phát triển được đề xuất. 79
Khu vực ngập nước trong mùa khô
Chiến lược đô thị về hạ tầng đê điều và các hồ chứa nước
Chiến lược đô thị hóa (mùa mưa): Cảnh quan định hướng đô thị hóa mới - Khu vực này, chịu ảnh hưởng của sự dao động lớn về mặt thủy văn do thủy triều và lượng mưa nhiệt đới lớn, liên tục chuyển đổi thành một vùng sinh thái được bảo tồn và vị trí cho phát triển đô thị mới. Một vùng đồng bằng lớn, xanh và ngập nước, bao gồm những con mương mới để thoát nước và liên kết với một loạt các hồ chứa nước, được kiểm soát bởi một loạt các cửa cống. Giữa hệ thống hồ và ở chân rặng núi bao quanh là các trung tâm đô thị mới. Khu vực ngập nước được xem như một “dòng sông xanh” và khu định cư có vị trí nằm trên vùng chân núi sát bờ sông.
80
Bài Học KINH NGHIỆM: • Mối liên hệ giữa phân tích và thiết kế là một trong những bài học chính từ nghiên cứu điểm này. Sẽ không thể có được chiến lược thiết kế tốt nếu không có hệ thống bản đồ lịch sử và hiểu biết về sự tiến hóa của lãnh thổ và những động lực của nó. Đề xuất thiết kế được xây dựng dựa trên logic về lãnh thổ, không quá luyến tiếc về quá khứ và tăng cường các quy trình tự nhiên của cảnh quan. Nước (các con kênh)
Mạng lưới đường sắt và hệ thống lô thửa
• Việc tạo ra một khu ngập nước ở lõi khu vực đô thị mới là một khái niệm có thể được áp dụng tại một số địa điểm ở Việt Nam. Sự tiến hóa của cảnh quan và các khu vực đô thị mới được phát triển song song và là các thành tố bổ sung lẫn nhau trong một hệ thống tương tự. Khái niệm này rõ ràng có liên quan đến các lãnh thổ đất trũng ở Việt Nam – sẽ chịu áp lực lớn hơn do những tác động dự kiến của biến đổi khí hậu. • Một kinh nghiệm nữa trong dự án này cho Việt Nam là sự thông minh của hệ thống hạ tầng – trong đó các đê bảo vệ cũng được thiết kế với vai trò kép, kết hợp là các tuyến đường cửa ngõ vào đô thị và cảnh quan đô thị.
Đô thị hóa
Hệ thực vật
Mặt bằng tổng thể Các lớp lồng ghép: Đề xuất thể hiện một chiến lược định hướng đô thị hóa bằng các cấu trúc cảnh quan (nước và hệ thực vật) và mạng lưới hạ tầng. Hệ tọa độ Đề các tơ quyết định cấu trúc của các khu vực xây dựng, trong khi các giới hạn của khu dự trữ tự nhiên lại tuân theo cấu trúc của địa hình. 81
Cần thơ
THIếT Kế ÐÔ THị CảNH QUAN ứNG PHÓ VớI BIếN ĐổI KHÍ HậU
[OSA - WIT architecten - Latitude]
Nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long (sông Mêkông, đoạn chảy qua Việt Nam), Cần Thơ, với dân số 1.2 triệu, có lịch sử phát triển hơn ba thế kỷ với đặc tính của một vùng cảnh quan gắn liền với nước. Điểm đặc biệt của cấu trúc không gian vùng này là sự kết hợp của hệ thống sông nước và hệ thống hạ tầng đường xá, với những khu dân cư ẩn hiện trong cảnh quan trù phú của những cánh đồng lúa trên nền đất thấp và những vườn cây ăn quả trên nền đất cao. Hiện nay, Cần thơ phải đối mặt với những thách thức của quá trình đô thị hóa ồ ạt. Rõ ràng, sự thay đổi về lãnh thổ đã tác động tiêu cực đến khả năng hấp thụ của cảnh quan, ví dụ như việc san lấp vô ý thức những vùng đất thấp (cao thêm tới hai mét) và số lượng các bề mặt không hấp thụ được nước tăng lên - những hậu quả khác đi kèm theo là nước mưa trôi đi nhanh hơn và mực nước ngầm đang xuống thấp dần. Hệ quả của sự thay đổi mối tương quan giữa Đất và Nước là sự chuyển dịch về cơ bản từ cộng đồng xã hội gắn với nước sang cộng đồng xã hội gắn với đường xá, kéo theo nó là sự thay đổi cơ bản về tổ chức không gian của đồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí: Cần thơ, Việt Nam Thời gian: Tháng 1 đến tháng 6/2010 (điều chỉnh thiết kế) Diện tích: 140.200 hecta Chương trình: Đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng thể Cần Thơ đến 2030 Khách hàng: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (Phân viện Miền Nam) và Sở Xây dựng Cần thơ
82
Bên cạnh áp lực chung từ yêu cầu phát triển, Cần thơ cũng cần thiết có những đối sách cho sự biến đổi khí hậu được dự báo - mà Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng báo động cao. Những vấn đề hiện tại liên quan đến nước (ngập lụt, nhiễm mặn) ở đồng bằng sông Cửu Long và Cần thơ sẽ càng trở nên nghiêm trọng khi mực nước biển dâng lên. Sự cần thiết phải đối phó với biến đổi khí hậu là một trong những lí do chính để điều chỉnh đồ án quy hoạch tổng thể Cần Thơ được duyệt năm 2006. Nghiên cứu điểm này trình bày việc điều chỉnh tầm nhìn cho quy hoạch chung Cần Thơ tới năm 2030. Đây là một hợp tác nghiên cứu, trong đó nhóm chuyên gia Bỉ (OSA-WIT-LATITUDE) có vai trò tư vấn cho Phân viện Miền Nam của Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn và Sở Xây dựng Cần Thơ. Mặc dù chưa được chính thức phê duyệt, nhưng các đề xuất đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía chính quyền địa phương. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu bối cảnh được sử dụng, qua đó, việc phân tích kỹ lưỡng lịch sử, các điều kiện hiện trạng và thách thức trong tương lai của Cần Thơ đã cung cấp cơ sở cho các ý tưởng thiết kế. Các ý tưởng này được thể hiện thông quan các tầm nhìn, hướng dẫn thiết kế (đô thị) và các dự án chiến lược. Trong nghiên cứu điểm này, các nội dung điển hình được chọn ra để làm sáng tỏ cách thức nghiên cứu, tiếp cận. Trong đề xuất về điều chỉnh quy hoạch, biến đổi khí hậu được nhấn mạnh thông qua việc nghiên cứu những chiến lược thiết kê đô thị cảnh quan. Bằng việc kết hợp các quá trình mang tính kỹ thuật và tự nhiên với nhau, đề xuất củng cố luận điểm hiện nay là tạo ra một cảnh quan gắn liền với cơ sở hạ tầng, và chính nó sẽ là nền tảng cho hình thái mới của đô thị và vùng phụ cận.
Cantho
Khu ven sông/nội địa/khu ngập do thủy triều sự nhiễm mặn
Cantho
Di dân (nước biển dâng 1m):
người/xã
Logic không gian & Thách thức: Cần thơ nằm ở ngã ba sông Hậu và sông Cần thơ (trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long) và được phát triển trong mối quan hệ mật thiết với hệ thống kênh rạch dày đặc và địa hình (tự nhiên cũng như nhân tạo). Cảnh quan nhấp nhô từ những cánh đồng lúa ở vùng đất thấp (xanh nhạt), vùng đất cao hơn là những vườn cây ăn quả (xanh đậm) cho tới vùng đất cao của những khu dân cư/ nơi sẽ diễn ra quá trình đô thị hóa (màu ghi sẫm). Sự tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những vấn đề môi trường (như ngập lụt, nhiễm mặn), và chắc chắn sẽ khiến cho cư dân ở đó tìm đến những địa hình an toàn hơn, như trong bản đồ về sự di chuyển của cư dân đã chỉ ra. (dựa theo số liệu của Dragon Institute 2009; ADB 2008). 83
MÔ Tả THEO CÁC LớP: TÌM HIểU LịCH Sử CầN THƠ Phần phía Nam của Đồng bằng sông Cửu Long, không giống như miền Bắc và miền Trung của Việt Nam, mới chỉ được người Việt tới sinh sống và khai phá hơn ba trăm năm nay. Dưới triều đại nhà Nguyễn (thế kỷ 18), lưu vực ngập nước này mới được khai hóa thành những địa hình có thể trồng trọt, cho những cánh đồng lúa nước và những khu dân cư mọc lên thẳng hàng, dọc theo những dải phù sa, những dải đất cao không nhiễm mặn dọc bờ sông và những con kênh. Vị trí địa lí của Cần Thơ (ở ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ) biến nó trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế cho đồng bằng sông Cửu Long. Đầu thế kỉ 19, chứng kiến một chương trình lao động công ích tập thể trên toàn quốc. Một mạng lưới đường bộ, chợ và phố xá được xây dựng ở Cần Thơ và những vùng khác thuộc lưu vực này và khoảng năm 1814, thì khu vực này đa phần trở thành nơi sinh sống của cư dân nông nghiệp. Trong những năm đô hộ của thực dân Pháp, nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ chính quyền Đông Dương được rót vào cơ sở hạ tầng: đường sắt, cảng, đường bộ, cầu (được biết đến như trung tâm của thành phố) và hệ thống kênh rạch của đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt gắn chặt với qui mô của nền kinh tế nông nghiệp. Nhiều vùng đầm lầy của lưu vực đã bị xóa bỏ và hàng loạt kênh mương đã được xây dựng, tạo mới hàng ngàn hecta đất nông nghiệp cùng một lúc. Một loạt thị xã, chợ huyện, chợ tỉnh mọc lên, cùng với sự ra đời của vô số những con kênh đào mới và sự phát triển của giao thông đường thủy bằng thuyền gỗ trên sông, cũng như sự tiếp tục phát triển của hệ thống đường bộ. Đô thị thuộc địa của người Pháp được xây dựng dựa vào một hệ thống ô cờ đặc thù, phù hợp với hướng gió dọc theo sông Cần thơ. Cùng với rất nhiều tòa nhà được xây dựng và cơ sở hạ tầng xã hội và giao thông được mở rộng, người Pháp còn cho đào hồ An Cư với mục đích điều hòa khí hậu cho thành phố và đồng thời cũng là nơi dự trữ nước cho dân cư.
Sự phù hợp về mặt cảnh quan: Dọc theo lịch sử Đồng bằng sông Cửu Long, các con kênh đã được xây dựng như một phần của hệ thống giao thông, thủy lợi và quốc phòng. 3 con kênh quan trọng nhất từ thời Nguyễn (màu xanh sáng) đóng vai trò kết nối từ Đồng bằng sông Cửu Long ra Biển Đông. Một số lượng lớn các kênh đã được đào vào thời kỳ thuộc Pháp (màu xanh đậm); chúng chuyển đổi lãnh thổ thành một vùng nông nghiệp năng suất cao và tạo ra những mối liên kết từ các khu vực nông thôn đến các trung tâm buôn bán.
84
Dưới thời kỳ chiếm đóng của Mỹ tại Nam Việt nam, chính quyền Sài Gòn chủ trương phát triển thành phố trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại cho toàn bộ vùng châu thổ. Khoảng năm 1966, cuộc chiến tranh Đông Dương đã biến cuộc sống ở vùng thấp sông Cửu Long thành những trận địa dọc theo những con nước và trên những cánh đồng lúa nước của vùng đồng bằng. Ngày 30.04.1975, Cần thơ được giải phóng. Từ năm 1975 đến 1986, nền kinh tế trì trệ và không có thay đổi gì đáng kể bộ mặt của Cần Thơ. Các chính sách của Nhà nước thiên về phát triển nông nghiệp, hạn chế phát triển đô thị và công nghiệp. Tuy nhiên, giao thông và hoạt động kinh tế trong thành phố vẫn được duy trì.
Đi Long Xuyên
1
2 3
Thuộc địa hóa và Quân sự hóa: Trong suốt thời kỳ thuộc địa, khu vực đồng bằng trở thành một cảnh quan nước có sự can thiệp về mặt kỹ thuật cao. Bản đồ Cần Thơ năm 1923 (hình trên, bên trái) thể hiện tính lôgic của các con kênh và sự chuyển đổi những vùng đầm lầy. Cấu trúc thành phố dựa trên địa lý của khu vực như một tổng thể với trục Đông Nam – để đón những cơn gió mát từ phía Đông Nam và gió mùa Tây Bắc. Ảnh hưởng của người Mỹ với Cần Thơ thể hiện ở hai hành lang đô thị lớn: một được phát triển dọc sông Hậu, nối Cần Thơ với Long Xuyên và hành lang còn lại nối Cần Thơ với thành phố Sóc Trăng. Trong trung tâm thành phố, các công trình công cộng chính được xây dựng (khách sạn, bệnh viện, trường đại học và đài phát thanh) và ranh giới của thành phố được mở rộng.
Đi Sai Gon
N 0
2
4km
Đi Soóc Trăng
85
0.1m- 0.4 m 0.1 - 0.4
LEGEND LEGEND
0.5m- 0.8 m 0.5 - 0.8
0.9 0.9- -CANAL 1.2 m- 1.2 m EXISTING EXISTING STREAM STREAM - CANAL 1.3m- 1.6 m 1.3 - 1.6
topography địa hình
0M
0.1 -0.1 0.4-m 0.4 m 0.5 -0.5 0.8-m 0.8 m 0.9 -0.9 1.2-m 1.2 m 1.3 -1.3 1.6-m 1.6 m 1.7 -1.7 2.0-m 2.0 m 2.1 -2.1 2.4-m 2.4 m
500M 1 000M
5 000M
GRAPHIC SCALE
1.7m- 2.0 m 1.7 - 2.0
2.6 -2.6 2.8-m 2.8 m 4m 8m 2m 6m 0m ,4 m ,8 m
TOPOGRAPHY TOPOGRAPHY 0M
đất phù sa
0.1 - 0.4m 0.1 - 0.4m
500M 1 000M
5 000M
GRAPHIC SCALE
0.5 - 0.8m 0.5 - 0.8m
Hệ thống giao thông nước mở rộng của Cần thơ, tự nhiên cũng như nhân tạo, luôn là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ. Nước định hình cảnh quan của khu vực và luôn quan trọng với giao thông, cấp thoát nước. Do đó, sự chênh lệnh độ cao địa hình, dù chỉ vài xăng-ti-mét là một đặc điểm vô cùng quan trọng. Sự chênh lệnh độ cao vài xăng-ti-mét này tạo nên những vùng có độ ngập nước khác nhau và điều này sẽ quy định các đặc tính đất khác nhau của vùng đó (độ phì nhiêu/khả năng có thể ở được, ngập lụt/ an toàn...). Canh tác nông nghiệp phải tuân thủ những quy luật tự nhiên như: vùng đất trũng thì trồng lúa nước, vùng đất cao hơn sẽ để trồng hoa quả. Trong đồ án điều chỉnh quy hoạch này, địa hình tự nhiên là công cụ tổ chức không gian cơ bản và sự vi chỉnh địa hình nhân tạo sẽ là ý tưởng thiết kế chính. Các tầm nhìn đã được xác định, trong số đó, có một số tầm nhìn được giới thiệu trong bài này, coi Cần thơ vừa là mô hình chung vừa là mô hình thành phố độc đáo duy nhất của đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ được coi là mô hình chung, vì quá trình đô thị hóa trong lịch sử của nó đã tuân theo sự dịch chuyển từ dạng đô thị cảnh quan gắn liền với nước sang dạng đô thị gắn với giao thông đường bộ hiện đại; Cần Thơ là mô hình đặc biệt, bởi vị trí địa lý chiến lược của thành phố và trên số liệu, đây là thành phố loại I duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự bảo vệ và tạo mới những không gian khác nhau (cả hiện trạng và mới được đưa vào) là nền tảng cho việc xác định các chương trình và các mật độ xây dựng.
0.9 - 1.2m 0.9 - 1.2m 1.3 - 1.6m 1.3 - 1.6m 1.7 - 2.0m 1.7 - 2.0m 2.1 - 2.4m 2.1 - 2.4m 2.6 - 2.8m 2.6 - 2.8m FLOODING 0.5M SEA LEVEL RISE FLOODING 0.5M SEA LEVEL RISE
ngập lụt trong trường hợp mực nước biển dâng cao thêm 50cm
PHÂN TÍCH LÀM CƠ SỞ CHO THIẾT KẾ
Việc nghiên cứu mối tương quan giữa quá trình đô thị hóa và việc 2.1m- 2.4 mnghiên cứu mối tương quan từ trong lịch sử giữa quá trình đô thị 2.1 - 2.4 hóa và những đặc điểm cảnh quan được kết hợp với việc đánh giá 2.6m- 2.8 mcác điều kiện hiện tại và những thách thức trong tương lai. Một 2.6 - 2.8 tầm nhìn (Cần Thơ là thành phố bên sông, thành phố của chuyển động, thành phố miệt vườn và thành phố của quản lý nước tổng hợp) và việc đưa ra những hướng dẫn thiết kế và những dự án chiến lược là mục tiêu chủ đạo của những nghiên cứu này.
<= 0,5 m LOW (0 till 0.5m) LOW (0 till 0.5m)
0,5m đến 1m AVERAGE (0.5m till 1m) AVERAGE (0.5m till 1m)
>1m HIGH (> 1m inundation) HIGH (> 1m inundation) SOIL TYPE SOIL TYPE
Cấu trúc lãnh thổ: Kết hợp ba bản đồ phân tích (địa hình, đất phù sa, vùng ngập dự tính) làm rõ thêm vài điểm mấu chốt cho việc phát triển nông nghiệp và đô thị. Bản đồ địa hình chỉ ra những vùng cao dọc sông Hậu và sông Cần thơ và sự thấp dần của địa hình về hướng Tây Nam. Đất phù sa rất phì nhiêu, màu mỡ, do đó dự đoán này đặc biệt quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Khu vực được dự đoán sẽ bị ngập nghiêm trọng nhất (trong trường hợp nước biển dâng 50cm) là khu vực đất trũng thấp nhất. Các đặc trưng hiện tại định hướng cho tầm nhìn: Tầm nhìn được đề xuất cho thành phố Cần Thơ trong tương lai được dựa trên các đặc trưng hiện tại và các cơ hội về cảnh quan đô thị và nông thôn của thành phố. Những tài nguyên chính của Cần Thơ – một mạng lưới nước rộng lớn, sự giao thoa của nhiều mạng lưới giao thông vận tải, cảnh quan nông nghiệp (miệt vườn) trù phú – có thể được nhấn mạnh như các cấu trúc không gian chính nhằm định hướng cho sự phát triển mới đồng thời tạo ra bản sắc riêng cho thành phố.
ALLUVIAL SOIL ALLUVIAL SOIL
86
500M 1 000M
ity _T ho tN ot
0M
5 000M
te n
sio n
_H
Ol
un
d
g
cit
Ph
u
y_
Ca n
th o
Ol d
in d
us tr
ial c
ity _T ra
Ne
w
No c
cit
y_ Om
on
Ne w
in du st ria lc
GRAPHIC SCALE
Ex
0,1 - 0,4 m 0,5 - 0,8 m 0,9 - 1,2 m 1,3 - 1,6 m 1,7 - 2,0 m 2,1 - 2,4 m 2,6 - 2,8 m 0M
500M 1 000M
5 000M
GRAPHIC SCALE
S
S
0,1 - 0,4 m 0,5 - 0,8 m 0,9 - 1,2 m 1,3 - 1,6 m S
1,7 - 2,0 m 2,1 - 2,4 m 2,6 - 2,8 m
Các đặc trưng hiện tại định hướng cho tầm nhìn: Tầm nhìn được đề xuất cho thành phố Cần Thơ trong tương lai được dựa trên các đặc trưng hiện tại và các cơ hội về cảnh quan kết nối giữa đô thị và nông thôn của thành phố. Những tài nguyên chính của Cần Thơ – một mạng lưới nước rộng lớn, sự giao thoa của nhiều mạng lưới giao thông vận tải, cảnh quan nông nghiệp (miệt vườn) trù phú – có thể được nhấn mạnh như các cấu trúc không gian chính nhằm định hướng cho sự phát triển mới, đồng thời tạo ra bản sắc riêng cho thành phố. Giao thông thủy được sử dụng bổ sung cho hệ thống đường bộ và đường sắt. 87
k mNehwu ới Inđô - dus th Th tri ị ốt al cci ô N ty_nTg ốt hon t Ng oht i ệp
ĐÔ THỊ/ CẤU TRÚC CẢNH QUAN VÀ CÁC HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ 0M
500M 1 000M
5 000M
GRAPHIC SCALE
0,5 - 0,8 m 0,9 - 1,2 m
-
-
k H Extheu ưn ns v g ionực Ph _Hum ú ngở r Ph ộ un g
0,1 - 0,4 m
k COầldhu n cit đô Tyh_C th ơ an ị c th ũ o
k cOũl hu d -Ind đô Turs th àtria ị Nl ci cô ócty_ n Tr g a
No ng c h
iệ p
n
k Ô Nhe u M w cđô ôn ity_ t hị Om om
ới
-
Một bản quy hoạch cứng nhắc, thiên về kỹ thuật thuần túy không thể là công cụ hữu hiệu để quản lí quá trình đô thị hóa ở Cần thơ. Với nhiều thách thức rõ ràng (tỉ lệ khác nhau, tốc độ và quy mô phát triển, kinh tế mẫu thuẫn với môi trường, biến đổi khí hậu), trong hoàn cảnh hiện nay những nghịch lí trong phát triển đô thị ở Việt Nam đòi hỏi một cách tiếp cận mới, để dung hòa những nhân tố khác nhau trong một khung qui hoạch thống nhất và có tổ chức. Vì vậy, trong bản điều chỉnh quy hoạch Cần Thơ có nhiều nguyên tắc tổ chức không gian cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ và sâu hơn.
1,3 - 1,6 m 1,7 - 2,0 m 2,1 - 2,4 m 2,6 - 2,8 m
0M
500M 1 000M
5 000M
GRAPHIC SCALE
Sự lan tỏa có tổ chức: Bản điều chỉnh quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ tập trung vào sự tương tác giữa cảnh quan, hạ tầng và đô thị hóa nhằm tạo ra một loạt các trung tâm khác nhau. Đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc song song với sông Hậu được bác bỏ để đảm bảo giữ được những vườn cây ở phía Tây Nam trung tâm thành phố, và cảnh quan thượng nguồn dọc sông Hậu được bảo tồn như một thành tố bổ sung cho trung tâm hành chính mới Ô Môn – lùi về phía mặt sau của con sông. Một trục công cộng nằm ở khu đất cao được đề xuất như một lõi công cộng mới (được đưa vào bên trong một đại lộ) liên kết với các nền đô thị cao với các chương trình cũng như các không gian văn phòng và thương mại. 88
Ý tưởng chủ yếu của điều chỉnh quy hoạch là phân tích sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Một mạng lưới hệ thống đường xá và những vùng dự trữ cho đô thị hóa ở vùng đất cao được cân bằng với những vùng đất thấp hơn, giao thông đường thủy/vùng ngập nước và vùng đất cao hơn có nhiều cây xanh – phù hợp với đánh giá hiện trạng của vùng đất rộng lớn có tổ chức mang tính truyền thống. Thành phố mở rộng và vùng lân cận của nó có thể được qui hoạch là một tập hợp những trung tâm với những đặc điểm và quy mô khác nhau dựa trên sự tương tác giữa mạng lưới hạ tầng và hệ sinh thái (cây xanh và mặt nước), với những sự khác biệt về địa hình và điều kiện thổ nhưỡng, và những định hướng phát triển. Nó cho phép quá trình đô thị hóa diễn ra ở những nơi mà cơ sở hạ tầng (bao gồm những mặt bằng đất cao cho các cấu trúc hạ tầng) được tổ chức. Một sự hòa trộn giữa các hoạt động đô thị và nông thôn trong toàn vùng, một mạng lưới giao thông nước và đường bộ không những duy trì năng suất sản xuất của cả vùng mà còn giữ được cân bằng sinh thái cho vùng. Bản điều chỉnh quy hoạch Cần Thơ được đề xuất nhằm tạo ra một cảnh quan đô thị nước với một cấu trúc đan xen rõ ràng về địa, thủy văn, điều kiện đất đai và hình thái đô thị mới gắn liền với cảnh quan để bảo tồn tài nguyên nước, trữ nước, thoát nước và xử lý nước – đồng thời phục vụ cho sản xuất. Những chiến lược cảnh quan đô thị đề xuất được coi như một động lực cho sự phát triển của một thành phố chống chọi và thích ứng được với khí hậu trong khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Những hướng dẫn thiết kế đô thị nên được phát triển chi tiết sâu hơn. Đề xuất cũng đưa ra một loạt các nguyên tắc về không gian và nội dung cần phải tuân thủ để đảm bảo chất lượng cho những thiết kế chi tiết cụ thể, đồng thời chỉ ra việc ưu tiên phát triển không gian, mục đích công cộng. Việc thực hiện những nguyên tắc này nên được phối hợp chặt chẽ giữa những bên liên quan bao gồm người dân và nhà đầu tư tư nhân. Những hướng dẫn được đề xuất cho trục công cộng và thành phố hành chính mới Ô Môn sẽ được trình bày rõ hơn để minh họa cho cách tiếp cận này.
EXISTING INDUSTRIAL LAND ANTICIPATED INDUSTRIAL LAND
EXISTING INDUSTRIAL LAND ANTICIPATED INDUSTRIAL LAND
EXISTING INDUSTRIAL LAND ANTICIPATED INDUSTRIAL LAND
Mặt - rạch - kênh Hạ tầng công cộng PUBLIC INFRASTRUCTURE WATERnước SURFACE - STREAM - CANAL / WATER RETENTION BASSIN GRAPHIC SCALE WATER SURFACE - STREAM - CANAL / WATER RETENTION BASSIN chứa nước WATER SURFACE - STREAM - CANAL /Vùng WATER RETENTION BASSIN PUBLIC INFRASTRUCTURE 0M
WATER CLEANING SURFACE
Khu lọc nước WATERvực CLEANING SURFACE PUBLIC SPACE
Vùng ngập FLOODING ZONElũ
500M 1 000M
5 000M
Không gian công cộng PUBLIC SPACE WATER CLEANING SURFACE
CONSTRUCTION LAND Đất phát triển đôFOR thịURBAN DEVELOPMENT
FLOODING ZONE CONSTRUCTION LAND FOR URBAN DEVELOPMENT
FLOODING ZONE
Dải công viên: không gian cây xanh,
LINEAR PARK FOR GREEN AREAS, RECREATION, SPORT FACILITY, GOLF COURSE, SOC giải trí, TDTT, sân gôlf, hạ tầng xã hội LINEAR PARK FOR GREEN AREAS, RECREATION, SPORT FACILITY, GOLF COURSE, SOCIAL INFRASTRUCTURE AGRICULTURAL LAND
AGRICULTURAL LAND
Đất nông nghiệp
AGRICULTURAL LAND
HIGH-TECH PARK
HIGH-TECH PARK RESERVED AREA FOR URBAN DEVELOPMENT
RESERVED AREAnghệ FOR URBAN Khu công cao DEVELOPMENT HIGH-TECH PARK
HIGH-TECH AGRICULTURAL LAND
HIGH-TECH AGRICULTURAL LAND EXISTING INDUSTRIAL LAND
EXISTING INDUSTRIAL LAND Đất nông nghiệp công nghệ HIGH-TECH AGRICULTURAL LAND
ORCHARDS
ORCHARDS ANTICIPATED INDUSTRIAL LAND
ANTICIPATED LAND Đất trồngINDUSTRIAL cây ăn quả ORCHARDS
cao
WATER SURFACE - STREAM - CANAL / WATER RETENTION BASSIN WATER SURFACE - STREAM - CANAL / WATER RETENTION BASSIN WATER CLEANING SURFACE WATER CLEANING SURFACE FLOODING ZONE FLOODING ZONE
AGRICULTURAL LAND AGRICULTURAL LAND HIGH-TECH PARK HIGH-TECH PARK
0
10 5
HIGH-TECH AGRICULTURAL LAND
km
HIGH-TECH AGRICULTURAL LAND
Chiều cao công trình ít hiệu quả nhất
Trục đô thị
Giao diện giữa khu đất xây dựng và mặt nước
Giao thông thủy quy mô nhỏ
Giao thông thủy quy mô hạng trung
Giao thông thủy quy mô lớn
Giao diện giữa đất và nước tự nhiên
ORCHARDS Đô thị/cấu trúc cảnh quan: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố Cần Thơ nhấn mạnh vào đặc trưng cảnh quan phong phú của thành ORCHARDS phố. Sự tăng trưởng được tăng cường trong một trung tâm đô thị tổng hợp xanh lá cây và xanh da trời, tạo ra các không gian đô thị chất lượng và mật độ cao, xen kẽ với các yếu tố nước và/hoặc với các không gian xanh (sản xuất hoặc sinh thái) với những kích thước hợp lý. Chiến lược phân tán một cách hữu cơ này kết hợp nhuần nhuyễn với phát triển kinh tế - xã hội và các mối quan tâm về môi trường. Mỗi khu đô thị thực chất là một thành phố nhỏ - nơi tập trung các hoạt động đầu tư — đồng thời duy trì không gian cảnh quan mở giữa các đô thị này.
89
Địa hình được mô phỏng – Sự mô phỏng chi tiết địa hình được sử dụng như một công cụ thiết kế quan trọng nhằm định hướng đô thị hóa và giữ ở một mức độ nhất định sự cân bằng “đào và đắp”. Các tầng bậc được đề xuất tương ứng với những hoạt động cụ thể. Cấu trúc của trục công cộng phụ thuộc vào cảnh quan nó đi ngang qua và thay đổi từ hạ tầng/ trục cho đến đại lộ đô thị bao gồm những nền đất cho các chương trình công cộng.
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ: TRỤC CÔNG CỘNG
ng ng thô sô iao ven gg n 1 ờn qua n Đưảnh Đoạ c
A
h ản uả -c q g ăn ờn ây n 2 Đưan c oạ Đ qu i lộ Đạ
B
3
ôn m
ạn Đo
Ô thị đô
C n ua hq ản uả -c q g ăn ờn ây 4 Đư c ạn Đo
D
i lộ Đạ hơ nT Cầ thị 5 đô ạn Đo thị đô hú i lộ g P 6 Đạ ưn ạn H Đo
Sự đồng nhất và đa dạng dọc theo trục công cộng: Trục công cộng được định nghĩa là một loạt các thực thể khác nhau và các yếu tố không gian liên quan đến những bối cảnh cụ thể dọc theo quỹ đạo của nó. Có sáu phần riêng biệt được đặc trưng bởi sự tương tác không ngừng thay đổi giữa giao thông công cộng (màu da cam), đường cao tốc (đen) và đường thủy (xanh da trời), trong đó giao thông thủy nổi bật hơn trong các khu vực với cảnh quan mở hơn so với các điều kiện đô thị.
90
HĆ°áť&#x203A;ng dẍn Thiáşżt káşż Ä?Ă´ tháť&#x2039;: Trung tâm HĂ nh chĂnh máť&#x203A;i Ă&#x201D; MĂ´n
Dải công viên
Sân gôlf
! NĂ´ng nghiáť&#x2021;p tÄ&#x192;ng nÄ&#x192;ng suẼt
CĂ´ng viĂŞn ngáşp nĆ°áť&#x203A;c
VĆ°áť?n cây Ä&#x192;n quả
hiáť&#x2021;n trấng Ä&#x2018;ưᝣc tÄ&#x192;ng nÄ&#x192;ng suẼt
Khu nĂ´ng nghiáť&#x2021;p Ä&#x2018;Ă o tấo
NĂ´ng nghiáť&#x2021;p cĂ´ng
ngháť&#x2021; cao
Háť&#x201C; Ä&#x2018;iáť u hòa
Du láť&#x2039;ch sinh thĂĄi
Báşżn thuyáť n NĂ´ng nghiáť&#x2021;p truyáť n tháť&#x2018;ng
CĂ´ng viĂŞn tháť&#x192; thao
Ä?Ă´ tháť&#x2039; hĂ nh chĂnh
Háť&#x201C; Ä&#x2018;iáť u hòa
Khu trung tâm Ä&#x2018;a nÄ&#x192;ng
CĂĄc Ä&#x2018;ĆĄn váť&#x2039; áť&#x; sinh thĂĄi
CIVIC SPINE
Khu CN Ä&#x2018;a dấng
NuĂ´i tráť&#x201C;ng thᝧy sản
VĆ°áť?n Ć°ĆĄm
Khu xáť lĂ˝ nĆ°áť&#x203A;c thải
PUBLIC BUILDINGS
Dải công viên
NĂ´ng nghiáť&#x2021;p tháťąc nghiáť&#x2021;m cĂ´ng ngháť&#x2021; cao
Ä?Ẽt dáťą trᝯ phĂĄt triáť&#x192;n
URBAN AREAS WITH DIFFERENT DENSITIES
Ä?ấi háť?c nĂ´ng nghiáť&#x2021;p cĂ´ng ngháť&#x2021; cao
! Trung tâm nghiĂŞn cᝊu nĂ´ng nghiáť&#x2021;p SĂ´ng Háşu
CIVIC SPINE Ruáť&#x2122;ng nghiĂŞn cᝊu nĂ´ng nghiáť&#x2021;p
PUBLIC BUILDINGS
Khu dân cĆ° chẼt lưᝣng cao (máť&#x2122;t phần hiáť&#x2021;n trấng)
Khu xáť lĂ˝ nĆ°áť&#x203A;c thải Khu trung tâm Ä&#x2018;Ă´ tháť&#x2039; Ä&#x2018;a nÄ&#x192;ng (Ă&#x201D; MĂ´n máť&#x203A;i) Ga Ă&#x201D; MĂ´n Trung tâm thĆ°ĆĄng mấi RIVERS, CANALS AND WATERBODIES tĂ i chĂnh Khu Ä&#x2018;Ă´ tháť&#x2039; Ă&#x201D; MĂ´n cĹŠ
LINEAR PARK
URBAN AREAS WITH DIFFERENT DENSITIES
AQUACULTURE
CIVIC SPINE
LINEAR PARK
FLOOD ZONE/BASIN
PUBLIC BUILDINGS
RIVERS, CANALS AND WATERBODIES
ORCHARDS
URBAN AREAS WITH DIFFERENT DENSITIES
AQUACULTURE
INTENSIFIED EXISTING ORCHARDS
Dải công viên
NhĂ sinh thĂĄi tháťąc nghiáť&#x2021;m
máşt Ä&#x2018;áť&#x2122; trung bĂŹnh
" Khu váťąc ngáşp lĹŠ
DẢI CĂ&#x201D;NG LINEAR PARKVIĂ&#x160;N
TRᝤC CIVICDĂ&#x201A;N SPINESáť°
VĂ&#x2122;NG LŨ FLOOD NGẏP ZONE/BASIN
NĂ&#x201D;NG NGHIáť&#x2020;P CĂ&#x201D;NG NGHáť&#x2020; CAO HIGH TECH AGRICULTURE (various crops)
Omon New Urban Area
The new urban center of Omon is fed by two major infrastructure lines: the majestic civic spine (operating as a collector of public programs) and the highway/railway KĂ&#x160;NH, LĂ&#x161;A + NUĂ&#x201D;I THᝌY SẢN CĂ&#x201A;Y Ä&#x201A;N QUẢ KĂ&#x160;NH, SĂ&#x201D;NG VĂ&#x20AC; MáşśT NĆŻáť&#x161;C PUBLIC WATERBODIES ORCHARDS CĂ C TĂ&#x2019;ABUILDINGS NHĂ&#x20AC; HĂ&#x20AC;NH CHĂ?NH RICE FISH AND AQUACULTURE in the south. A framework of green/ blueRIVERS, spaces â&#x20AC;&#x201C;CANALS providesAND the spatial structure for the district. The linear park in the north marks a threshold area towards the+hightech agriculture Hau River Park. The northern part of the area accommodates the administrative center and the southern area has a dense central business district.
URBAN AREAS WITH DIFFERENT DENSITIES
CĂ C KHU Ä?Ă&#x201D; THáť&#x160; MẏT Ä?áť&#x2DC; KHĂ C NHAU
VĂ&#x2122;NG CĂ&#x201A;Y Ä&#x201A;N QUẢ Ä?ƯᝢC TÄ&#x201A;NG INTENSIFIED EXISTING ORCHARDS MẏT Ä?áť&#x2DC;
AQUACULTURE NUĂ&#x201D;I TRáť&#x2019;NG THᝌY SẢN
LĂ&#x161;A 3 Vᝤ TRIPLE RICE
Khu Ä&#x2018;Ă´ tháť&#x2039; máť&#x203A;i Ă&#x201D; MĂ´n: Trung tâm Ä&#x2018;Ă´ tháť&#x2039; máť&#x203A;i Ă&#x201D; MĂ´n Ä&#x2018;ưᝣc hĂŹnh thĂ nh váť&#x203A;i hai tr᝼c hấ tầng chĂnh: tr᝼c cĂ´ng cáť&#x2122;ng (Ä&#x2018;Ăłng vai trò nhĆ° máť&#x2122;t táşp hᝣp cĂĄcLINEAR chĆ°ĆĄng táť&#x2018;c/Ä&#x2018;Ć°áť?ng khung cĂĄc khĂ´ng giancrops) xanh lĂĄ cây/xanh PARK trĂŹnh cĂ´ng cáť&#x2122;ng) vĂ Ä&#x2018;Ć°áť?ng cao FLOOD ZONE/BASIN sắt áť&#x; phĂa Nam. Máť&#x2122;tHIGH TECH AGRICULTURE (various VEGETABLESda tráť?i â&#x20AC;&#x201C; tấo ra cẼu trĂşc khĂ´ng gian cho khu váťąc nĂ y. CĂ´ng viĂŞn tuyáşżn tĂnh áť&#x; phĂa Bắc Ä&#x2018;ĂĄnh dẼu khu váťąc ranh giáť&#x203A;i chuyáť&#x192;n sang khu nĂ´ng nghiáť&#x2021;p cĂ´ng ngháť&#x2021; cao sĂ´ng Háşu. Phần phĂa Bắc cᝧa khu váťąc lĂ trung tâm hĂ nh chĂnh vĂ phần phĂa Nam lĂ khu trung tâm thĆ°ĆĄng mấi máşt Ä&#x2018;áť&#x2122; cao. Theo Ä&#x2018;áť&#x201C; ĂĄn Ä&#x2018;ĂŁ ORCHARDS RIVERS, CANALS AND WATERBODIES INTENSIFIED AGRICULTURE FISHhĂ nh AND AQUACULTURE Ä&#x2018;ưᝣc phĂŞ duyáť&#x2021;t nÄ&#x192;m 2006 cĹŠng nhĆ° yĂŞu cầu cᝧa chĂnh quyáť n thĂ nh pháť&#x2018;, khu RICE Ä&#x2018;Ă´ +tháť&#x2039; chĂnh máť&#x203A;i tấi Ă&#x201D; MĂ´n cần bao gáť&#x201C;m cĂĄc chᝊc nÄ&#x192;ng mĂ trung tâm thĂ nh pháť&#x2018; hiáť&#x2021;n nay khĂ´ng Ä&#x2018;ảm Ä&#x2018;Ć°ĆĄng Ä&#x2018;ưᝣc. AQUACULTURE
INTENSIFIED EXISTING ORCHARDS
TRIPLE RICE
91 FLOOD ZONE/BASIN
HIGH TECH AGRICULTURE (various crops)
VEGETABLES
TRADITIONAL AGRICULTURE
So sánh: phương án được duyệt năm 2006
Chồng những lôgic mới lên: Quy hoạch được duyệt năm 2006 không quan tâm đầy đủ đến các lôgic cảnh quan hiện hữu và đưa ra một lôgic phát triển hoàn toàn mới. Việc thiếu cấu trúc không gian theo tầng bậc rõ ràng và thiếu thứ tự ưu tiên phát triển, cũng như quy mô và vị trí của quỹ đất dự trữ phát triển (màu xanh lá cây sáng - màu thứ 20 từ trên xuống trong bảng chú thích) sẽ cho phép phát triển đô thị gần như ở khắp mọi nơi. Đô thị sẽ được quy hoạch vào sáu khu vực với mật độ đa dạng và những chức năng đặc trưng (công nghiệp, công nghệ cao...). Các trung tâm nông thôn sẽ được phát triển mở rộng và vẫn duy trì mật độ thấp.
92
so sánh: phương án đề xuất năm 2010
ot
Th
t No
0M
500M 1 000M
GRAPHIC SCALE
on
m
O
c
Tra
No
ị
đô
th
m tâ g ữu n h u tr iện h
u
g un
Ph
H
Định dạng lại các lôgic cảnh quan: Tầm nhìn được đề xuất cho đồ án quy hoạch chung cấu trúc lại sự phát triển của các khu vực đô thị và nông thôn thông qua một khung cảnh quan chung. Đề xuất giới hạn sự mở rộng của đô thị hiện hữu để bảo vệ cảnh quan quý giá của khu vực trồng cây ăn trái huyện Phong Điền và tập trung phát triển tại một số khu đô thị mới, ngăn cách với đô thị hiện hữu bởi ảnh quan và sinh thái nông nghiệp. Khu vực Hưng Phú được kiến nghị giữ làm khu dự trữ phát triển.
93
5 000M
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Điều chỉnh quy hoạch Cần Thơ là một trong những thử nghiệm tiên phong trong việc áp dụng lối tiếp cận quy hoạch mới vào bối cảnh Việt Nam, (bên cạnh Nha Trang). Cũng như ở Nha Trang, chính quyền Cần Thơ, đứng trước đòi hỏi của thực tế phát triển, đã có nhu cầu thiết thực trong việc thay đổi cách tiếp cận quy hoạch. Và phân viện miền Nam của viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và nông thôn đã thực hiện một hợp tác chuyên môn với chuyên gia nước ngoài và tìm cách chuyển tải những phương pháp luận cũng như kỹ thuật mới vào trong hệ thống quy hoạch Việt Nam, thông qua việc điều chỉnh một quy hoạch chung đã có của Cần Thơ. Tuy vào thời điểm này, đồ án chưa được phê duyệt, nhưng cũng như ở Nha Trang, mức độ đồng thuận cao của các bên tham gia đã chứng tỏ cơ hội và tính khả thi của phương pháp tư duy mới này. - Định hướng chính của đồ án là bám sát vào điều kiện tự nhiên, tạo ra một hệ thống hạ tầng đa phương tiện làm xương sống cho phát triển phù hợp với sinh thái cảnh quan. Cách tiếp cận này đặc biệt hiệu quả đối với điều kiện hiện tại ở Việt nam, vì trước mắt nó có tác dụng khống chế phát triển tràn lan. Phát triển chỉ được phép ở những vùng tự nhiên thuận lợi và đã được kết nối hiện đại về hạ tầng. Sau đó, nó đảm bảo cho một đô thị tương lai giàu bản sắc, sinh thái và hoạt động tốt về mặt kỹ thuật. - Nhìn chung, việc tạo ra nhiều cụm đô thị nhỏ, phân tán đan xen vào cảnh quan luôn là một giải pháp sinh thái hơn là tập trung vào một khu vực. Sự bất lợi về kinh tế xã hội của hình thức phân tán này sẽ được bù đắp bằng việc kết nối chúng một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất vào một trục hạ tầng hiện đại đa phương tiện. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng đầu tư một trục hạ tầng như vậy là một khoản chi phí cố định rất lớn và sẽ chỉ có hiệu quả khi quy mô đô thị đạt tới một mức nhất định. Vì thế, việc dự báo tiềm lực và chiến lược phát triển kinh tế xã hội là một điểm rất quan trọng quyết định thành công hay thất bại của một dự án như vậy.
94
B
QUY HOẠCH CHUNG Tầm nhìn và các dự án chiến lược
95
Essaouira
Tái cấu trúc một đô thị nén (UN-Habitat &PGCHS: Thực hiện Agenda 21 ở địa phương)
Esaouira là một thành phố cấp 2 của Marốc, nằm ở ven biển, với dân số khoảng 70.000 người, cách thủ đô Marrakech khoảng 170 km về phía Tây. Thành phố nằm trong một vùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời giữa biển Đại Tây Dương và vùng rừng cồn cát. Hai yếu tố thiên nhiên hoành tráng này tạo cho thành phố một đặc điểm độc nhất vô nhị, giống như một hòn đảo nổi trên đá. Giữa thành phố và các yếu tố cảnh quan lớn kia còn có hai yếu tố gián đoạn: một đìa nước ở ven rừng và ven đô thị và một bãi cát ngăn giữa biển và thành phố. Hai yếu tố này có thể coi là trung chuyển giữa những cấu hình cảnh quan chính. Ngày nay, Essaouira đang phải đối mặt với những khó khăn do kinh tế sa sút, di sản văn hóa bị xuống cấp và hệ sinh thái bị đe dọa. Mâu thuẫn lớn tồn tại giữa nhu cầu phát triển đô thị và những hạn chế về địa hình tự nhiên và hệ sinh thái nhạy cảm. Thách thức đối với thành phố là làm sao khai thác được tiềm năng thiên nhiên và nhân văn của mình. Dải bờ biển bị đe doạ bởi những dự án phát triển đô thị. Vùng “trung tính” giữa khu trung tâm lịch sử và khu phố thuộc địa Pháp bị coi là những mảnh đất rời rạc và
Vị trí: Thời gian: Quy mô: Nội dung:
vùng cảnh quan cồn cát rất nhạy cảm bị phá huỷ nhanh chóng bởi những
Essaouira, Marốc 1994 - 2004 9.000 ha Đề xuất tầm nhìn và các dự án chiến lược
việc chia lô bán đất không hệ thống. Trước tình hình thực tế rất phức tạp như vậy, UN-HABITAT đã phát động Chương trình Nghị sự 21 - Địa phương hóa, để tìm ra hướng tiếp cận chiến lược mới, khởi đầu cho một tương lai đô thị bền vững hơn ở đây. Một loạt tầm nhìn và dự án chiến lược đã được soạn thảo, nhấn mạnh những đặc điểm nổi trội của Essaouira. Trước hết, đây là một đô thị nén (với một hình thái đô thị tổng thể rất rõ ràng, mọi điểm đều có thể tiếp cận bằng đi bộ, mật độ trung bình cao, điều này sẽ làm giảm thiểu được đầu tư vào giao thông và hạ tầng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn). Tiếp đến, đặc điểm nhân văn quan trọng nhất của thành phố là một phố cảng trù phú. Và cuối cùng là yếu tố thiên nhiên đặc sắc. Ví dụ được đưa ra trong cuốn sách này giới thiệu một cách chọn lọc những tầm nhìn và dự án chiến lược đã được nghiên cứu. Cách tiếp cận này minh họa rõ làm thế nào để đối phó với những thách thức phức tạp trong thực tế hiện nay bằng cách tìm ra những định hướng chiến lược rất tổng thể, mở và linh hoạt và hướng những lực lượng đang muốn mở rộng vùng đô thị chuyển sang tập trung làm giàu văn hóa đô thị và tái tạo những không gian đô thị bền vững. Tầm nhìn cho Essaouir tìm cách tái cấu trúc tổng thể đô thị, khác với cách tiếp cận thông dụng ở các thành phố là mở ra những dự án mới ở bên ngoài, điều có thể phá hỏng những cấu trúc cũ và làm mất đi tiềm năng phát triển lâu dài. Sau đó, tầm nhìn này có tác dụng như một khung phát triển cho những giải pháp cụ thể dưới dạng dự án đô thị.
96
2
3
4
1 Một đô thị đa văn hóa, ấm cúng và chung sống hòa bình: Essaouira là một lưỡng thể - hải cảng và đô thị. Khi ta định nghĩa nó là một điểm giao thương và giao điểm giữa các nền văn minh thì đặc tính đa văn hóa của đô thị này sẽ được thể hiện rõ cả ở hình thái lẫn cấu trúc. Nổi bật nhất là năm không gian tiếp đón quan trọng tỏa ra một không khí mến khách và một không gian mở cho các hoạt động giao thương. Ngoài những không gian quan trọng hiện hữu như khu vực quảng trường Medina và phụ cận, thì dải công viên mới bao quanh đô thị có thể đảm đương vai trò đương đại của vùng vịnh. Sự mến khách và tính giao thương sẽ được nhấn mạnh bằng hàng loạt những không gian công cộng với tính chất và kích thước khác nhau.
5
1. bãi biển và vịnh 2. thánh địa Medina và vùng xung quanh 3. đại lộ El Akaaba 4. ranh giới công viên 5. ‘khuôn viên trường đại học’ theo quy hoạch
97
SEGMENT 3
9
SEGMENT
7
NEW PROPOSAL 1
FRONTAGE
7
2
RESIDENTIAL PARK AND PARKWAY
8
productive gardens
9
Boulevard El Akaaba - main artery
3
URBAN PARK NETWORK OF PATHS
4
DUNE FOREST
5
CAMPUS
housing and workshops
6
Tầm nhìn về một đô thị sinh thái và một dự án chiến lược công viên đô thị: Bối cảnh thiên nhiên của Essaouira được định nghĩa cơ bản dựa trên các yếu tố: biển, bãi đá phía Bắc, vịnh phía Tây, hệ thống đầm phá và cồn cát. Đây là những tài nguyên thiên nhiên trọng yếu và cũng là thách thức tương lai của thành phố. Trong vùng đầm phá và cồn cát, một công viên đô thị được đề xuất thiết kế, để ngăn chặn việc phát triển tràn lan và tạo một mặt tiền đô thị mới, đồng thời tạo không gian công cộng (trong đó có những vùng nông nghiệp đô thị và một hệ thống sân chơi công cộng, hàng quán) và những tiện ích cộng đồng (xưởng, nhà trẻ v.v.) Công viên này sẽ bổ trợ cho bãi biển và trung chuyển giữa đô thị và thiên nhiên nhạy cảm vùng cồn cát.
98
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Bài học về phương pháp và tư duy:
1
- Quá trình phát triển đô thị mới tràn lan trước đây ở Essaouira đã được ngăn
3
Atlantic Ocean Mellah
chặn bằng cách tạo ra một cấu trúc tổng thể cho toàn đô thị. - Tầm nhìn được đề xuất cho Essaouira nhấn mạnh vào việc mở rộng không gian
4
Benyantor Quarter
công cộng và các dự án chiến lược được nghiên cứu để đạt mục tiêu này. (thông
5 Kasba a
Agadir Quarter
qua khu vực quanh Medina và công viên dọc theo cồn cát).
6
Quarter
- Việc đưa một yếu tố không gian trung chuyển, (dưới dạng không gian công cộng) thành một vùng đệm giữa các mảng cấu trúc và cảnh quan là một
8
11
chiến thuật cơ bản để đối mặt với mâu thuẫn. - Đồ án này cũng là một bài học đối với Việt Nam về cách tạo ra không gian công cộng thông qua thiết kế mặt tiền và các cạnh của công trình. - Toàn bộ đồ án – thông qua việc định nghĩa tầm nhìn và các dự án chiến lược – đã hợp nhất được nhiều cấp độ và kết hợp quy hoạch truyền thống với những yếu tố bứt phá nhằm tạo ra bản sắc, cá tính cho đô thị. Tiềm năng của những địa điểm chiến lược nằm ở chỗ chúng không chỉ tạo ra những
M
công năng tự thân (như nhà ở, thương mại, văn phòng) mà còn có tác dụng
n
ai o ce an etnr
liên kết các yếu tố đô thị ở một cấp độ cao hơn (trong một cấu trúc tổng thể
y cit he ft
đô thị). Những bài học như vậy đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay
PROPOSAL
Cả ba tầm nhìn chiến lược đều được củngmaritime cố museum và cảm nhận thông 13 covered fish 1 balcony 7 terras những không qua việc sự dụng đa dạng gian market trống xung quanh square green balcony place 8 municipality 2 market vòng tường của thánh địa Medina - một14vùng giàu tính lịch sử đô covered vegetable market 9 paved thị.3Dự án chiến lược này bắtrecreation đầufieldtừ việc tái nhận định những diện housing of Hotel des îles activity street tích4 này là một chuỗi không gian mở công cộng, nhấn mạnh cấu 10 extension congress centre revaluation of existing functyions: trúc5 của đô thị nén (với vai trò là không gian giải nén) và là khoảng public garden 11 trade market, workshops, theatre of municipality đệm tới khu vực chia lô 12xây Việc triển khai dự án chiến lược 6 extension parkingdựng. space này nhằm làm rõ và thay đổi về chất những cảm nhận trong cuộc sống đô thị hàng ngày cũng như trong những dịp lễ hội trọng đại. Những can thiệp không gian bao gồm cả những giải pháp xử lý mặt tiền, tạo khoảng lùi, trồng những cụm cây ngăn cách giữa những không gian mới thành lập và khu vực bãi đỗ xe. Dự án cũng bàn đến việc xây dựng làm sao (bên cạnh việc nâng cao chất lượng công trình) để cùng một lúc đạt hai mục đích: thứ nhất là bổ sung những công năng còn thiếu (chẳng hạn như kết hợp trung tâm hội nghị vào khách sạn) và thứ hai là định nghĩa rõ ràng các không gian trống để trở thành không gian công cộng ở mặt tiền.
ở Việt nam. Bài học về kỹ thuật thể hiện: - Một nguyên lý thiết kế đô thị rất cơ bản được thể hiện qua các bản đồ phân tích cũng như ý tưởng quy hoạch, đó là việc chọn lọc thông tin. Tất cả những gì không cần thiết thì không cần thể hiện, trở thành một nền đen tuyền, chỉ còn lại những điều trực tiếp muốn nói, được diễn đạt bằng màu nổi bật trên nền đen đó. Nếu chỉ riêng những thông tin này đã tạo ra một bức tranh cấu trúc rất rõ ràng, chặt chẽ và đầy bản sắc, thì có nghĩa là ta đang đi đúng hướng trong việc xác định cấu trúc chiến lược của đô thị đó. - Trong thiết kế đô thị, màu sắc là công cụ thể hiện quan trọng, cần được dùng một cách có nghĩa, không tùy tiện. Nhìn chung màu sắc được dùng để biểu đạt điều muốn nói một cách rõ ràng nhất, cô đọng nhất chứ không phải tả thực. Những yếu tố như bãi đá, bờ biển, cồn cát, không gian công cộng quanh Medinav.v. vốn là những yếu tố khác nhau, nhưng trong dự án này đều chung một ý tưởng chủ đạo, đó là lấy không gian công cộng làm cấu trúc chiến lược. Vì ý chung lớn hơn cái riêng, nên các khu này được thể hiện bằng màu cùng tông. Toàn bộ bản chất của hệ sinh thái ở đây được quy về hai yếu tố chính là biển và cát, vì vậy chỉ dùng hai màu này. - Bản đồ ý tưởng tầm nhìn là một loại bản đồ diễn giải (interpretative map) rất cơ bản trong thiết kế đô thị. Khu vực bãi đá phía bắc được dán một bề mặt dạng khối lồi lõm, trong khi khu cồn cát có những vân rất đặc trưng của cấu trúc này. Cách diễn đạt này không phải tả thực, nhưng vẫn diễn tả rõ được bản chất cấu trúc của từng khu vực.
99
Nakuru
QUẢN LÝ/THAM GIA cộng đồng/PHÂN kỳ đầu tư
Vị tri:
Nakuru, Kenya
Thời gian:
1994-2004
Quy mô:
29.000 ha
Nội dung:
Xác định tầm nhìn và các dự án chiến lược.
Cấu trúc thiên nhiên đô thị UN-HABITAT &PGCHS: Chương trình NGHỊ SỰ 21 - địa phương hoá
điểm đầu tiên tại Nakuru do tính chất đặc thù đầy mâu thuẫn ở đây. Một mặt, việc tăng trưởng nhanh chóng và sự biến đổi có vẻ như tiếp tục một xu hướng lịch sử, được hỗ trợ bởi vị trí địa lý thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên ưu đãi. Mặt khác, ở đây có một xu hướng chung về sự thoái hóa môi trường, xã hội, chính trị và kinh tế, dẫn đến những khó khăn, bất ổn và căng thẳng. Nhiệm vụ chính của dự án là thương lượng và đạt tới đồng thuận về tầm nhìn cho Nakuru là một thành phố châu Phi thế kỷ 21 và sau đó là lập một kế hoạch hành động để khởi đầu cho việc thực hiện nó một cách hiệu quả. Thông qua những workshop với sự tham gia cộng đồng, bước đầu tiên là xác định những vấn đề trọng yếu. Mối quan ngại về khả năng liên kết tổng thể của môi trường đô thị tăng lên khi các hoạt động của con người ngày càng ảnh hưởng đến hồ nước, khu bảo tồn thiên nhiên, khu núi lửa cũng như làm cho đất nông nghiệp ngày càng bạc màu. Để thay đổi tình hình, một loạt tầm nhìn và dự án chiến lược được đề xuất. Hệ thống sinh thái và nông nghiệp phong phú của thành phố, cũng như vị trí đầu mối của nó trong hệ thống giao thông quốc tế, cấu trúc phân mảng của các khu dân cư và tiềm năng phát triển thành đô thị điển hình của châu Phi được nhấn mạnh. Ví dụ đưa ra ở đây trích dẫn một phần những tầm nhìn và hành động ở Nakuru, đặc biệt chú trọng vấn đề liên kết giữa đô thị và thiên nhiên. Trong lĩnh vực này lại đặc biệt nhấn mạnh luồng công việc thứ 2 trong phương pháp tiếp cận của Agenda 21: Cùng thực hiện - hợp tác – tham gia cộng đồng. Luồng công việc thứ 2 này khiến cho việc thực hiện những tầm nhìn dài hạn (thuộc luồng công việc thứ nhất) và các dự án chiến lược ngắn và trung hạn (luồng công việc thứ 3) trở nên khả thi nhờ việc liên tục lôi cuốn được các đối tác và những nhóm quan tâm khác nhau tham gia dự án.
Nakuru là một trong những đô thị thứ cấp của Kenya và là đô thị nổi tiếng thứ 4 của nước này. Thành phố có dân số tăng nhanh và là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp và hành chính quan trọng nhất của vùng. Nguồn gốc và sự phát triển của đô thị này có quan hệ mật thiết với vị trí chiến lược của nó (nằm trên trục giao thông đường sắt, đường bộ liên vùng) và môi trường cảnh quan thiên nhiên rất đẹp ở thung lũng Great Rift. Có hai yếu tố thiên nhiên cơ bản nổi bật trong cảnh quan Nakuru: Núi lửa Menengai (một núi lửa đã ngừng hoạt động) và Hồ Nakuru (nổi tiếng là môi sinh tự nhiên lớn nhất thế giới của loài hồng hạc) Từ lúc thành lập năm 1904 tới nay, Nakuru đã biến đổi từ một điểm dừng xe lửa đối ngoại thành một trung tâm đô thị với khoảng 400.000 dân. Bước sang thiên niên kỷ mới, thành phố này phải đối mặt với thách thức lớn do việc tăng trưởng đô thị nhanh chóng đang đe dọa những cảnh quan và sinh thái rất nhạy cảm của nó. Chương trình Nghị sự 21 - Địa phương hóa được UN HABITAT thí 100
Chương trình Nghị sự 21 bao gồm một cách tiếp cận đa phương với sự tham gia của địa phương (chính quyền, Nakuru, các tổ chức cộng đồng, người tiêu dùng và những nhóm quan tâm khác) và những nhóm tham gia bên ngoài (Chính phủ Kenya, UN-HABITAT, Tổ chức phát triển Bỉ và nhiều nhóm khác). Danh sách những hoạt động và dự án được chương trình đề xuất hoặc liên quan đến chương trình cho thấy sự sáp lại gần và kết hợp cấu trúc của những thành phần, hoạt động, dự án trước đây rời rạc, đơn lẻ thành một tổng thể thống nhất, dựa trên một khung hợp tác. Điều này được thực hiện nhờ kết hợp luồng công việc về tham gia, cộng tác, tạo sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa các bên tham gia và hướng tới nhiều mục tiêu: kích hoạt các đối tác, thu thập thông tin, trao đổi ý tưởng về những thách thức cơ bản và những giải pháp khả thi, quản lý việc tham gia cộng đồng trong những khâu cơ bản của quy hoạch và quyết định, rút kinh nghiệm từ những giải pháp can thiệp đang thực hiện. Mục tiêu cuối cùng là kết hợp tất cả mọi nỗ lực, tiềm năng, hợp tác hướng tới một tương lai, mục đích chung cũng như thực hiện những dự án, hành động tập thể. Cách tiếp cận này đã dẫn tới sự hài hòa
giữa những nhu cầu và mối quan tâm khác nhau và hình thành những thỏa thuận về một loạt vấn đề và hành động (được gọi là Khối liên minh đô thị). Thông qua việc tái tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao năng lực địa phương, dự án đã tạo ra một nhóm cán bộ địa phương chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình.
Một sự cộng sinh độc đáo, nhưng rất mong manh giữa đô thị và cảnh quan Nakuru nằm kẹp giữa núi lửa Menengai (hình trên, bên trái) và Hồ Nakuru (hình trên, bên phải). Thành phố như là một cầu nối giữa hai cực thiên nhiên tạo thành khung cho sự tồn tại và phát triển của nó. Hai cực này, đều rất giàu chất thơ và mãnh liệt, nhưng lại tạo ra hai thái cực khác nhau, như là một cuộc song đấu giữa hai hình thái tự nhiên: cao và thấp, núi và nước, lồi và lõm, sâu và nông.
Từ một điểm dừng đường sắt đến một đô thị tầm trung: Thành lập năm 1904 dưới dạng một ga tàu thời thuộc địa, Nakuru đã biến đổi thành một trung tâm quan trọng, phát triển rộng ra khỏi ranh giới ban đầu về các hướng Tây, Tây Nam và Đông (hình trên - bên phải). Vị trí là điểm chuyển tiếp chính giữa đường sắt và đường bộ với những tài nguyên thiên nhiên hùng vĩ ngay sát bên và điều kiện khí hậu thuận lợi cũng như vùng hậu phương nông nghịêp trù phú là động lực phát triển và mấu chốt thành công của thành phố này trong quá khứ. 101
102
NEW PROPOSAL
9 10 8
7 5
4
11
6
12
3
1 Njoro River Riparian Reserve �2 New Sewage 3 Honeymoon Hill 4 Power way leave 5 Main Entrance Park 6 Crescent Hill 7 Old Sewage, wild corridor 8 South Cemetery 9 Hyrax Hill 10 Neylan Historic site 11 Sirikwa holes 12 (back)-gate park
2 1 Giải toả căng thẳng giữa đô thị và cảnh quan thiên nhiên: Thiên nhiên là một tiềm năng cơ bản của Nakuru. Tuy nhiên, toàn bộ khu bảo tồn đã trở thành khu công viên Safari quốc tế và thành vùng cấm với cư dân địa phương. Những khách du lịch quốc tế đến khu bảo tồn sẽ đáp máy bay thẳng vào khu công viên mà không cần qua thành phố. Nguồn lợi từ du lịch được chuyển thẳng về thủ đô Nairobi chứ không về địa phương. Người dân không có quyền lợi gì từ khu này, họ chỉ xả rác, phá phách và trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với khu bảo tồn. Đối với họ, khu bảo tồn là kẻ thù, là sự hạn chế phát triển và hạn chế tự do. Vì vậy, khu bảo tồn phải làm rào điện để ngăn người dân từ ngoài vào và các loài thú từ trong ra. Hàng rào điện này vừa ảnh hưởng đến cảnh quan, vừa là bằng chứng cho một mâu thuẫn nghiêm trọng ở đây. Tầm nhìn về Nakuru là một đô thị sinh thái (hình trên - bên trái) nhằm mục đích giải tỏa mâu thuẫn Đô thị - Thiên nhiên bằng cách nhấn mạnh hình thái tự nhiên, bảo tồn hệ sinh thái nhạy cảm, đồng thời đưa nhiều màu xanh hơn vào cấu trúc đô thị. Một mặt, tìm cách cho người dân đô thị dự phần vào thưởng thức, sử dụng cảnh quan thiên nhiên. Mặt khác biến đô thị thành một phần của hệ thống cảnh quan khu bảo tồn, khiến cho du khách tham quan và lưu trú tại thành phố. Như vậy, thành phố có thể hưởng lợi từ du lịch và phát triển các lĩnh vực thương mại, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ v.v. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, một loạt dự án chiến lược được đề xuất, trong đó quan trọng nhất là dự án thiết kế cạnh núi lửa phía Bắc và khu công viên vui chơi phía Nam thành không gian công cộng.
Chiến lược phát triển đô thị bền vững: Khu vực phía Đông thành phố có một cấu trúc đô thị dạng dải bám theo đường giao thông (hình trên), bao gồm một hỗn hợp khu ở và phát triển nông nghiệp, thường là không có bản sắc hay là một cấu trúc không gian chặt chẽ. Giải pháp thiết kế nghiên cứu những cơ hội cho việc tái cấu trúc giao diện giữa Đô thị và Nông thôn và dệt nên một cấu trúc dân cư hài hòa và chặt chẽ - lấy gợi ý từ cấu trúc phân mảng của những khu đô thị hiện hữu và được tổ chức bởi hệ thống đường giao thông cấp một và những nút giao thông chiến lược. 103
QUẢN LÝ/THAM GIA cộng đồng/PHÂN kỳ đầu tư
B
Đô thị của chuyển động - Tầm nhìn này tìm cách tăng cường khả năng cấu trúc và hiệu quả hoạt động của xương sống đường sắt đường cao tốc với mạng đường đô thị. Khu bến xe buýt (B) là nút chính và là điểm tiếp xúc sơ cấp.
Hiện trạng
Chương trình Địa phương hóa 21 bao gồm phương pháp tiếp cận nhiều đối tác, trong đó có đối tác từ địa phương (chính quyền quận Nakuru, các tổ chức cộng đồng, khách hàng và các nhóm lợi ích khác) và các đối tác đến từ bên ngoài (chính phủ Kenya UN-HABITAT, Cơ quan hợp tác phát triển Bỉ và các đối tác khác). Danh mục các hoạt động và dự án - đề xuất bởi chương trình, hoặc do chương trình phối hợp hoặc giới thiệu - cho thấy sự tập trung và liên kết của các hoạt động và dự án trước đây vốn rời rạc thành một hệ thống các dự án liên hệ và tương hỗ lẫn nhau. Điều này đạt được nhờ sự phối hợp giữa hợp tác, đối thoại và tham gia. Đây là quá trình đối thoại liên tục giữa các thành phần có liên quan và có một số mục tiêu: thu hút các thành phần tham gia, thu thập thông tin, nhận định các thách thức chính và các giải pháp tiềm năng. Quá trình này cũng bao gồm các quá trình quản lý sự tham gia trong các hoạt động quy hoạch chính và trong quá trình đưa ra quyết định, cũng như việc rút kinh nghiệm từ các giải pháp can thiệp chiến lược đang được thực hiện. Mục đích cơ bản ở đây là lôi cuốn sự tham gia, tài trợ và hợp tác để thực hiện tầm nhìn, mục tiêu, hành động và dự án chung. Phương pháp này đưa đến sự hài hòa các lợi ích khác nhau và đưa đến sự đồng thuận về một số vấn đề và hành động (được gọi là “hiệp ước đô thị”). Thông qua việc tổ chức lại, quá trình xây dựng năng lực được thực hiện thông qua việc thành lập các nhóm địa phương thỏa đáng để thực hiện toàn bộ quá trình.
Đề xuất
Tái kiến thiết một trung tâm hoạt động: Bãi đỗ xe buýt là khu vực kết nối ga xe lửa, bến xe buýt, xe khách và chợ (cấp) tỉnh, do đó, khu vực này là bộ phận quan trọng, mang chức năng thu gom các hoạt động đô thị. Dự án chiến lược nhắm vào việc giải quyết ách tắc giao thông hiện tại, cải thiện khả năng tiếp cận và giao thông bằng cách mở ra kết nối mới cho giao thông nội khu vực. Những dòng đối nghịch (cơ giới, đi bộ) và hoạt động mâu thuẫn (giao thông, thương mại) được tái kết hợp vào một khu vực có khả năng dung hoà. 104
EXISTING CONDITION BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
A WAY
KAMU
4
R BI IRO NA
1
19
D OA
2
1 railway office về phương pháp và tư duy: 2Bài railwayhọc police office 3 shops Dự primary án có tính nhất quán rất chặt chẽ giữa phân tích tiềm năng, 4-Lenana school 5tầm railway station nhìn dài hạn và dự án chiến lược. 6 parking 7-parking + informal market vùng những khu cảnh quan thiên nhiên gía trị Việc khoanh 8 lion garden thành công viên du lịch cho khách giàu có và không tạo điều kiện 9 municipal market 10 bus station cho cư dân địa phương sử dụng vùng bảo tồn là giải pháp đã diễn 11 informal market (kanu) ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây 12 Goan institute không phảiclub/school là một giải pháp nhân văn và cũng không bền vững. 13 Patel brotherhood 14 informal market Từ một tiềm năng phát triển, thiên nhiên trở thành mâu thuẫn 15 wholesale market xã hội và cản trở phát triển. Dưới khẩu hiệu bảo tồn thiên nhiên, 16 matatu station 17 mosque dự án thực ra đã lấy đi cơ hội sử dụng chung của cộng nhiều 18 menegai high school� đồng. Nakuru là một ví dụ về việc nhận thức được vấn đề này và 19 petrol stations�
3 6
5
7
19
E.
AV ATTA KENY
8
12
9
11
13
10 16
19
17
ROAD EAST
ROAD BAZAAR
AD ENI RO BOND
19
15
tiên phong trong việc tìm giải pháp tốt hơn.
14
AD
UE RO
MOSQ
18
0
100
Những giải pháp chức năng, an ninh, an toàn Những không gian không rõ ràng, thiếu cá tính, kết hợp với ách tắc giao thông đã làm giảm hiệu quả hoạt động của khu bến xe buýt. Hậu quả là một số công năng đã bị đào thải và những trạm xăng, việc chiếm dụng đường bộ đã xóa bỏ nốt những công năng khác.
- Dự án thành công nhất trong chương trình Agenda 21 ở Nakuru là dự án dải công viên đô thị phía Nam thành phố. Mâu thuẫn giữa đô thị và thiên nhiên đã đạt tới đỉnh điểm. Dải công viên đô thị là một giải pháp sáng tạo và chiến lược nhằm vượt qua việc ngăn cách đơn thuần bằng hàng rào hay vùng trắng giữa hai khu mâu thuẫn rất thường gặp. Những mâu thuẫn tương tự giữa các khu bảo tồn và đô thị lân cận cũng có ở Việt nam và giải pháp tương tự có thể cân nhắc. - Dự án chiến lược về dải công viên đô thị, thông qua việc tái thiết kế ranh giới, đã tỏ ra là một công cụ hữu hiệu trong cuộc đàm phán giữa kiểm lâm Kenya và chính quyền địa phương. Bài học về kỹ thuật thể hiện: - Những công đoạn phân tích được thực hiện ở Nakuru là nền tảng cho những bước đi tương lai trong vấn đề xác định tầm nhìn và những dự án chiến lược đô thị. Việc nhận dạng và thể hiện trên bản đồ những logic nội tại của một khu vực là cơ sở để phát triển những dự án tương lai cũng như giải trình chúng.
A WAY BI
IRO
NA
KAMU
AD
RO
ATTA KENY
- Thủ pháp thể hiện bản đồ ở đây tương tự như đồ án Essaouira, cũng là tinh lọc thông tin về cấu trúc được đặt trên nền đen. Tuy nhiên ở Essaouira thì bản chất thiên nhiên là biển và cát, còn ở Nakuru là cây rừng, tập trung tại hai vùng núi lửa Menengai và hồ Nakuru rồi từ đó xen kẽ vào đô thị. Vì vậy, tông màu sử dụng là xanh lá cây và cấu trúc là dạng chấm. Đối với những giải thửa ở vùng đô thị và nông thôn nằm giữa thì nguồn gốc là các lô vườn và thửa ruộng, vì vậy màu dùng là các tông từ xanh đến vàng, tương tự như màu các mảng ruộng.
AVE.
EAST ROAD
ROAD
AD ENI RO
BOND
BAZAAR
AD
UE RO
MOSQ
Tái cấu trúc một không gian công cộng quan trọng: Bố trí xen kẽ những dải không gian trống và công trình xây dựng, kết hợp những công năng lưu động với hình khối xây dựng và những công năng tĩnh. Tăng khả năng phát huy của từng chức năng và giá trị chung của toàn khu vực. 105
- Bản đồ ở đây có tính trừu tượng, đồ họa cao chứ không tả thực, nhưng vẫn mang nghĩa diễn giải rõ ràng, khác với bản đồ sử dụng đất không có yếu tố không gian, còn bản đồ định hướng phát triển không gian như cách thường dùng ở Việt Nam thì mang tính tả thực nên rất hạn chế trong khả năng biểu đạt ý tưởng.
Antwerp
[Bernardo Secchi, Paola Viganò - Stadsplanning Antwerpen] [Selected Projects by Palmbout/De Smet-Vermeulen and WIT/PROAP] Thành phố Antwerp có vị trí ở nơi con sông Scheldt chảy về phía Đông, vào lãnh địa Châu Âu. Tại vị trí chiến lược này, thành phố đã phát triển trong nửa đầu thế kỷ 16 với vai trò là thành phố lớn thứ hai tại châu Âu. Nối lục địa với biển Bắc, thành phố là nơi có bến cảng lớn thứ 4 trên thế giới và là một cửa ngõ quốc tế chính. Antwerp là thành phố Flamăng lớn nhất và phát triển rộng ra từ khu trung tâm, đặc biệt là ở bờ phía Đông của con sông. Theo thời gian, những khu vực phát triển mới có vị trí xa sông Scheldt và thành phố mất đi sự liên kết về hình thái và xã hội với vị trí ban đầu của nó. Vào năm 2006, việc tái tạo lại sự liên kết với sông Scheldt là một trong những vấn đề được quan tâm giải quyết trong Quy hoạch Cấu trúc Không gian Chiến lược của Thành phố Antwerp (S-RSA), do các kiến trúc sư người Italia, Secchi và Vigano thực hiện. Quy hoạch sáng tạo này đã không giải quyết các vấn đề cấp bách nhất về mặt không gian bằng cách tiếp cận cổ điển. Thay vào đó, nó đưa ra tầm Vị trí: Antwerp, Bỉ nhìn về tương lai không gian của thành phố bằng cách sử dụng 6 ẩn dụ. Mỗi dự án ẩn dụ thể hiện một đặc tính của thành phố: Antwerp Thời gian: 2003-2009 như một thành phố nước, một thành phố cảng, một thành phố xe Diện tích: +/- 20 000 ha Chương trình: Quy hoạch cấu trúc chiến lược cho thành phố lửa, một thành phố sinh thái, vv… Ví dụ như Thành phố Nước minh họa việc giải quyết sự phân cách về mặt không gian giữa bờ trái và và các dự án chiến lược phải, làm thế nào để cải thiện chất lượng không gian công cộng dọc Khách hàng: Thành phố Antwerp bờ sông, và làm thế nào để tận dụng được tiềm năng kinh tế của các sự kiện văn hóa và du lịch dọc sông Scheldt. Trong một kịch bản có liên quan, quy hoạch cấu trúc trả lời những câu hỏi về nước ở quy mô lớn hơn, bằng cách chỉ ra những hình ảnh về thành phố với sự thay đổi về mực nước trên sông, cũng như những vấn đề về ngập lụt và độ thẩm thấu và những bất cập trong hệ thống thoát nước. Trong khi nhiều quy hoạch cấu trúc thường đưa ra những hứa hẹn chính sách đầy tham vọng và mơ hồ, S-RSA đã chuyển đổi những hình ảnh về thành phố đã được mô tả bên trên thành một tập hợp những sự can thiệp ưu tiên về mặt không gian rất cụ thể. Hội đồng thành phố lựa chọn 15 “dự án chiến lược”, mỗi dự án có một năng lực thay đổi về mặt không gian, không chỉ đối với những khu vực xung quanh dự án, mà còn cho cả thành phố. Tầm quan trọng của những dự án này được thể hiện trong kế hoạch ngân sách hàng năm, cũng như trong việc tái tổ chức lại toàn bộ hệ thống quản lý quy hoạch của thành phố. Nghiên cứu điểm này nhấn mạnh hai trong số những dự án chiến lược, mỗi dự án tăng cường và thúc đẩy những trục không gian hỗ trợ lẫn nhau của thành phố: việc chuyển đổi đường vành đai địa phương thành “Dòng sông xanh” và tái phát triển các cầu cảng ở sông Scheldt. 106
Các không gian chiến lược: trục cứng Các dự án chiến lược trên trục cứng Các không gian chiến lược: trục mềm Các không gian chiến lược: Dải xanh Các dự án chiến lược trong Dải xanh Các dự án chiến lược trong Dải xanh Các không gian chiến lược: con kênh sống động Các dự án chiến lược trong con kênh sống động Các không gian chiến lược: mạng lưới thứ cấp (đô thị và các trung tâm khu vực)
Các cấu trúc không gian chiến lược: Quy hoạch cấu trúc Chiến lược cho Antwerp tổ chức lãnh thổ xung quanh một trục cứng (một nơi có tính trung tâm và mật độ xây dựng cao dọc sông Scheldt), một trục mềm (một nơi có tính tự nhiên, hỗ trợ cho hệ thống không gian mở), Dải Xanh (một hệ thống đường vành đai được chuyển đổi thành một “đại lộ đô thị”), một “con mương sống động” (một nơi để suy nghĩ lại mối liên hệ giữa các hoạt động dựa vào mặt nước như các ngành công nghiệp) và một mạng lưới thứ cấp các trung tâm dân sự (các hoạt động và dịch vụ tập trung được kết nối với thành phố bằng một hệ thống giao thông công cộng). 107
Dải Xanh: suy nghĩ lại về sự chuyển động Tầm nhìn cho Dải xanh đã kết hợp, nhưng cũng tách biệt rõ ràng, giao thông đô thị (là yếu tố hiện tại) với giao thông đi xuyên qua thành phố trên đường vành đai. Điều này tạo ra cơ hội và không gian để thiết kế Dải xanh như một tuyến đường địa phương với không gian đủ cho người đi xe đạp, người đi bộ và giao thông công cộng (một tuyến xe điện mới). Việc mở rộng khu vực công cộng dọc Dải Xanh là một động lực xanh cho toàn thành phố; nó liên kết một số các công viên hiện hữu. Tại các điểm chiến lược, cần tạo các môi trường ở ổn định hoặc các tòa nhà văn phòng mới. Không gian xanh không chỉ đơn giản là khoảng đệm ngụy trang cho các hình ảnh không đẹp mắt của hạ tầng giao thông như được nhận định vào những năm 1970; thay vào đó nó là một môi trường hấp dẫn với công viên, nhà ở, văn phòng và các không gian giải trí và văn hóa. Dự án Dải Xanh là một phần của giải pháp sinh thái cho vấn đề lưu thông ngày càng cấp bách – rõ ràng được thể hiện trong thực tế.
Chương thu hút program trình generating giao địa phương localthông car traffic Chương trình thu hút program generating giao thông regional carvùng traffic
Đường phố Đường đối ngoại ‘Buitenwegen’
‘Buitenwegen’ Đường đối ngoại
Pedestrians ĐiCyclists bộ và đi xe đạp &
Pedestrians Đi bộ và đi xe đạp & Cyclists
Ring Đường vành đai Ringspoor Đường gần như vành đai Singelweg Đường phố
108
SRW Đường xe điện Ring(spoor)? Đường gần như vành đai Singel’lijn’ Đường phố Singelweg
DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC SỐ 1: NIEW-ZURENBORG [Palmbout Urban Landscapes & De Smet-Vermeulen architects]
Niew-Zurenborg: một dự án chiến lược trong Dải Xanh: Với vị trí ở phía Đông của trung tâm thành phố (gắn liền với khu dân cư Zurenborg ở thế kỷ 19) và xen lẫn giữa các tuyến hạ tầng (tuyến tàu điện, Dải Xanh và đường vành đai, khu vực có diện tích 11 ha này đã được chọn để phát triển một dự án chiến lược có sự kết hợp giữa các chương trình đô thị mới (hầu hết là xây dựng khu ở) với không gian mở công cộng. Việc cải tạo lại khu vực này - với một diện tích rộng trước đây là nhà máy gas, nay đã bị bỏ hoang - là một trong những cơ hội hiếm hoi cho thành phố để thực hiện một dự án chiến lược ở quy mô lớn như vậy. Do đó, mục tiêu là tạo ra các chương trình định cư mới trong mối liên kết với không gian xanh công cộng phục vụ cho các khu ở mới cũng như các khu ở hiện hữu. Bằng cách đó, dự án tương thích với tầm nhìn chuyển đổi Dải Xanh từ một rào chắn không liên tục và không được sử dụng giữa bên trong và bên ngoài thành phố trở thành một không gian đô thị chất lượng của một mạng lưới xanh mới mang tính trung tâm và liên hoàn. Nghiên cứu thiết kế do nhóm của Palmbout và De Smet Vermeulen thực hiện, từ các điều kiện hiện tại và đề xuất một cấu trúc đô thị mật độ cao được bổ sung một không gian xanh mở lớn liên kết với “Dòng sông Xanh” của Dải xanh, nhưng đồng thời, có một bản sắc riêng như một công viên đô thị ở quy mô tương xứng với các khu ở xung quanh. 109
DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC SỐ 2: CÁC CẦU CẢNG SÔNG [WIT architects & PROAP landscape architects]
Các cầu cảng như các thực thể đan xen: Dự án chiến lược cho các cầu cảng sông Scheldt đã đáp ứng nhu cầu nâng cao các bờ kè dọc sông với cơ hội tạo ra hình thái của các cầu cảng như một không gian trung chuyển giữa thành phố và con sông. Nghiên cứu thiết kế đã khai thác không gian cầu cảng, đê (đường màu đỏ) và cảnh quan thiên nhiên (cố định/di động). Từ Nam đến Bắc, tác động của cầu cảng được mở rộng. Các mặt cắt điển hình thể hiện sự đa dạng, nhằm thích ứng với các thực tế khác nhau và các điều kiện phát triển tại từng địa điểm dự án. Các dốc cảnh quan tạo không gian cho nước có thể được thay thế bởi các bờ kè thẳng dặt dọc hai bên bờ sông. Các bến thuyền và các không gian dừng đỗ có thể được thiết kế xen kẽ,… 110
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: • Có một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam, từ quy mô của quy hoạch cấu trúc đến việc xác định các dự án chiến lược và mối liên hệ giữa các dự án đến quy hoạch cấu trúc và các tầm nhìn cho việc chuyển đổi thành phố. Quy hoạch cấu trúc Antwerp xác định một số nhân tố cấu trúc không gian chính áp dụng cho hạ tầng quy mô lớn và cảnh quan của thành phố. Đương nhiên, tất cả các thành phố của Việt Nam đều có bản sắc tiềm ẩn bên trong lãnh thổ và việc xác định các nhân tố này và tầm nhìn cho tương lai là rất cần thiết cho sự phát triển trong tương lai được xây dựng dựa trên những đặc thù của địa điểm. Việc tái phát triển cả Dải xanh và các cầu cảng sông Scheldt đều thể hiện một tầm nhìn mới và quy trình tái lập chương trình hoạt động đô thị, dựa trên và cải thiện hiện trạng theo cách hiện đại hóa nhưng không xóa bỏ quá khứ. Những chiến lược như vậy đều có thể liên quan đến một số con đường riêng biệt và các hạ tầng cảng tương tự tại các thành phố của Việt Nam.
Cầu cảng như những “phím đàn”: tạo thành một giai điệu. Từ định hướng chính là sự kết hợp của cầu cảng và bờ kè, một hệ thống công cụ được phát triển nhằm xác định cấu trúc không gian phía cầu cảng đồng thời xây dựng bờ kè với một mức độ linh hoạt nhất định. Dựa trên 10 “phím” khác nhau, quy hoạch cầu cảng như một “trò chơi”, là một công cụ rất thú vị nhưng cũng rất mạnh mẽ, có thể thúc đẩy sự tham gia của người dân và các ban ngành liên quan. Trong bước đầu tiên, các “loại phím” được lựa chọn tùy theo các tình huống chiến lược. Bước thứ hai là tạo ra một phối cảnh chiến lược cho phía cầu cảng. Tiếp theo là xác định vị trí mép ngăn nước của bờ kè. Trên cơ sở bố cục này, các mảnh ghép vẫn có thể được sắp xếp lại trong bước cuối cùng, cho phép “hoàn thiện” không gian và kết thúc sự sắp đặt đầu tiên. Đề xuất xác định một “mã di truyền”, dựa trên một hệ thống các nguyên tắc và quy tắc hơn là một công trình hoàn chỉnh, bất biến. 111
Khu đô thị cảng Hiệp Phước
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
giao cảnh giữa Cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng [VIAP + OSA + WIT + PROAP] Tháng 8 năm 2007, một cuộc thi quy hoạch được tổ chức bởi công ty quảng cáo công nghiệp Tân Thuận, một công ty nhà nước hỗ trợ phát triển công nghiệp, để quy hoạch cho khu Đô thị cảng Hiệp Phước với quy mô 3.600ha. Nhu cầu di dời cảng thành phố HCM đã dẫn đến quyết định phát triển Hiệp Phước thành khu cảng chính cho cả hàng hóa và hành khách. Dự án có vị trí ở cuối phía Nam huyện Nhà Bè, được bao bọc bởi sông Soài Rạp ở phía Đông và phía Nam và cách khu bảo tồn rừng ngập mặn Cần Giờ qua sông Soái Rạp. Vùng đất Hiệp Phước có giá trị độc nhất vô nhị về cả kinh tế lẫn sinh thái và có liên quan chặt chẽ với yếu tố nước.
Vị trí: Thời điểm: Quy mô: Khách hàng:
Một nhóm cộng tác giữa Việt Nam và châu Âu đã đưa ra phương án dự thi dưới dạng hai phần độc lập và bổ trợ cho nhau. Ví dụ đưa ra ở đây giới thiệu trích đoạn của phần thứ nhất là đóng góp của phía quốc tế, đó là phần ý tưởng thiết kế, phân tích hiện trạng, chiến lược và các kịch bản. Phần đóng góp của nhóm chuyên gia Việt Nam là chuyển tải những nội dung này thành dạng masterplan theo quy định của pháp luật hịên hành. Đồ án này là một nghiên cứu khai thác tiềm năng của một cấu trúc cảnh quan hiện hữu – trên cả phương diện văn hóa lẫn vật lý - để có thể chấp nhận một phát triển hoàn toàn mới và rất lớn mà vẫn giữ được sự giao thoa có nguồn gốc văn hóa rất phức tạp giữa thiên nhiên, nước và văn hóa xã hội.
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 2007, thi thiết kế 3.600ha Công ty quảng cáo công nghiệp Tân Thuận
Phương án đề xuất - Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hoá và cơ sở hạ tầng - tìm cách thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu công năng, đồng thời thay đổi lối tư duy hình thức thông dụng trong quy hoạch các khu đô thị mới. Thay vì việc nhập khẩu hoặc áp dụng một mô hình có sẵn như thường thấy, nhóm quy hoạch đã tìm cách áp dụng một phương pháp mới trong bối cảnh rất phong phú và phức tạp của khu vực. Cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh này đòi hỏi cần có một nghiên cứu rất tỉ mỉ và đánh giá kỹ điều kiện hiện trạng và bối cảnh của Hiệp Phước, bên cạnh sự am hiểu về các nhu cầu công năng cũng như giải pháp hịên đại để thoả mãn chúng. Bởi vậy, khu vực thiết kế đã được khảo sát để tìm ra những giá trị tiềm ẩn và sau đó bổ sung, nâng cấp để biến nó thành cơ sở để tiếp nhận một nhiệm vụ quan trọng mới là khu đô thị cảng. Chiến lược phát triển được tiến hành song song với chiến lược bảo vệ môi trường và hệ sinh thái để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu từ những hoạt động kinh tế đến môi trường khu vực. Trong nghĩa đó, chiến lược là một hình thức tái định hình cấu trúc cảnh quan văn hóa đã từng quyết định sự giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên, đất và nước.
112
Hiệp Phước trong bối cảnh vùng: Khu cảng mới sẽ được đặt ở phía Nam vùng lõi đô thị và kết nối với đường vành đai mới và một loạt khu công nghiệp (màu tím). Hiệp Phước nằm ở phía Tây khu rừng ngập mặn Cần Giờ, một vùng bảo tồn sinh quyển quan trọng đã được UNESCO công nhận. Với vị trí chiến lược nằm ở giao điểm giữa vùng phía Nam của Thành phố HCM và biển Đông, nó sẽ trở thành cửa ngõ phía Nam của thành phố. 113 0 km
10
20
Ngập lụt Thủy triều lên xuống và các dòng sông nở ra, thu lại
0 km
2
3
4
Giảm thiểu ngập lụt: các khu cây xanh cảnh quan tự nhiên như những miếng bọt biển thu nước
5
Đối phó với những điểm yếu: Hiệp Phước có thể bị ảnh hưởng bởi triều cường và úng lụt. Trong bối cảnh vùng, khu cảng và đô thị tương lai sẽ tạo ra những dải xen kẽ giữa xây dựng và không xây dựng dọc theo sông Soài Rạp (tùy theo thủy chế của sông và ảnh hưởng của dòng chảy đến những cua lõm và lồi, mà một số vùng sẽ thuận tiện cho việc phát triển cảng và đô thị, trong khi những vùng khác không nên xây dựng) tập trung vào những điểm thuận lợi và thuận theo cấu trúc của dòng chảy. Chiến lược đô thị hóa đi đôi với chiến lược bảo vệ môi trường và hệ sinh thái nhằm giảm thiểu tác động xấu của các hoạt động kinh tế xã hội đến khu vực. Đất cao xen kẽ với đất thấp, nền cảng xen kẽ với rừng ngập mặn (hình bên trái) ổn định vùng bờ và bảo vệ chống xói mòn, chảy dầu và bão quét (hình phải) 114
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Rõ ràng là định hướng biến đổi của thành phố HCM sẽ thay đổi cơ bản tính chất nông nghiệp của cảnh quan. Sự phát triển của mạng lưới hạ tầng, sự thay đổi mục đích sử dụng đất và việc nhấn mạnh những đầu mối giao thông trong mạng lưới chung sẽ dẫn đến sự mở rộng rất lớn bề mặt bê tông và nhựa đường, làm phá vỡ quan hệ hữu cơ giữa đất và nước. Thêm vào quá trình phát triển này là sự biến đổi có tính toàn cầu do hậu quả của biến đổi khí hậu. Một hệ quả của việc nước biển dâng trên toàn thế giới sẽ là nguy cơ giảm khả năng thoát lũ của các dòng sông và tăng nguy cơ nhiễm mặn. Bởi vậy, chiến lược phát triển cho Hiệp Phước tập trung vào những vấn đề như chất lượng, khối lượng nước cũng như việc quản lý sự đô thị hóa tràn lan. Giải pháp đề xuất dựa trên tiềm lực cấu trúc của cảnh quan và quản lý nước để dẫn dắt đô thị hóa và giữ lại những không gian mở cần thiết. Cảnh quan “tự nhiên” cần được bảo tồn và nâng cấp thông qua những vị trí chiến lược về không gian, môi trường, thị giác và công năng. Đồng thời, bằng cách thêm những yếu tố mới vào cảnh quan hiện hữu, phát triển mới sẽ được định hướng. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn hiện tại, phương án đã chỉ rõ khu nào nên xây trước, khu nào xây sau và ở đâu tuyệt đối không được xây dựng. Quản lý thoát nước và xử lý nước thải cũng là những điểm mấu chốt trong đồ án, và ở mọi chỗ có thể, chúng sẽ được kết hợp để trở thành những không gian công cộng, nghỉ dưỡng. Hệ thống xử lý nước thải được tách biệt hoàn toàn khỏi hệ thống nước tự nhiên (được coi là hệ thống thoát nước đã sạch) và được đảm bảo chống lụt bằng cách gắn kết với những nền cao. Hệ thống này có thể là từng bộ phận tách rời, được đầu tư riêng theo từng dự án, thay vì là hạ tầng công cộng phải đầu tư ngay từ đầu. Để giảm thiểu ngập úng, khu vực bao gồm một phần hấp thụ nước – đó là một phần đất có khả năng thẩm thấu, hấp thụ được nước thừa như một miếng bọt biển - nhờ thế có thể đô thị hóa song song với những quá trình tự nhiên. Một hệ thống xen kẽ giữa vùng đất trũng, rừng ngập mặn và đất cao cho đô thị, bến cảng sẽ cho phép nước vào sâu trong khu vực đô thị mà không ảnh hưởng đến đô thị. Những nền đất cao cần được chuẩn bị trước bằng cách đổ thêm đất để tạo cốt nền đảm bảo an toàn cho công trình và phát triển các công năng đa dạng. Việc thoát nước lũ và điều hòa nước sẽ được thực hiện bằng việc thiết kế hệ thống bể chứa bằng cách đào sâu xuống. Hướng tới cân bằng giữa đào và đắp trong phạm vi đô thị hóa. 115
Một cấu trúc sử dụng đất linh hoạt cung cấp nền an toàn cho xây dựng. Những dải đất cao với kích thước khác nhau phù hợp với chức năng sử dụng thay đổi, nằm xen kẽ với những bể chứa nước, vùng đất ngập, đảm bảo cân bằng đào đắp và giải quyết bài toán thoát nước.
Hệ thống lọc nước ở các khu làng: các hồ sinh học đồng thời là công viên giải trí và hồ điều hòa
Hệ thống lọc nước ở khu công nghiệp/cảng: duy trì và xây mới hệ thống kênh trong các khu vực xây dựng, các vùng đất thấp và tiếp đến là nhà máy lọc/xử lý nước
Hệ thống lọc nước ở đô thị: các hồ sinh học đi đôi với các vùng đầm lầy
Quản lý nước là công cụ để phát triển: Hai hệ thống song song được thiết kế để xử lý nước thải công nghiệp và dân dụng với những bể xử lý nước thải công nghiệp trong khu cảng và các bể xử lý nước thải sinh học cho khu đô thị và các cụm làng. Cả hai hệ thống đều được đảm bảo tránh lụt và được kết hợp với hệ thống làm sạch bằng sinh thái đầm trũng.
evolutionary
190657VB
land_structure infra_scape
5 VISION / TẦM NHÌN Land_structure infra_scape is a frame of reference that steers urban development through manipulation of the ground plane, an artificial topography – of roads/rails/dykes, water purification and retention basins and platforms of various heights – which orients development through a process of evolutionary transformation. The proposal considers specific contexts and works with macro- and microeconomic and ecologic concerns and develops densities and programs accordingly. The strategy – not a masterplan – allows for adaptation to evolving circumstances, while protecting spatial principles. It defines the possibilities of where to build first, where to build later, and where to not build. The strategy is made concrete through the development of strategic projects – urban projects that do not merely make a difference, but make a fundamental difference. Đất – cấu trúc – hạ tầng – cảnh quan chiến lược là một khung tham chiếu định hướng cho quá trình phát triển đô thị, tận dụng địa hình nhân tạo – đường bộ/đường xe lửa/đê, hệ thống lọc nước, các hồ giữ nước và các nền đất với cao độ khác nhau – định hướng phát triển qua một quá trình chuyển đổi mang tính tiến hóa. Đồ án xem xét kỹ lưỡng các bối cảnh cụ thể, các vấn đề kinh tế vi mô-vĩ mô, những mối quan tâm về sinh thái cũng như các chương trình và hoạt động. Chiến lược – không phải là một quy hoạch tổng thể – mà cho phép việc điều chỉnh theo các điều kiện luôn thay đổi, đồng thời bảo vệ các nguyên tắc về không gian. Nó xác định các khu vực xây dựng trước, các khu vực xây dựng sau và những địa điểm không được phép xây dựng. Chiến lược được cụ thể hóa thông qua việc phát triển các dự án chiến lược – các dự án đô thị không chỉ tạo ra sự khác biệt thuần túy, mà là sự khác biệt cơ bản.
container terminal cảng container urban port cảng đô thị urban void KV dự trữ cho phát triển urban park khu công viên đô thị mangrove afforestation khu vực sinh quyển
0 km
1
1.5
2
wetlands khu đất ngập nước nhân tạo
2.5
0 100M
Kịch bản: cảng phát triển mạnh
Kịch bản: phát triển hai bên đường - công viên nối với trung tâm TP. HCM chiếm ưu thế
Kịch bản: cân bằng giữa cảng và đô thị
500M
1000M
Các kịch bản khác nhau: Trong quy hoạch chung, không nên đưa ra một viễn cảnh phát triển được giả thiết một cách chắc chắn. Do vậy, nên tránh đưa ra một bản quy hoạch cứng. Thay vào đó, nên đưa ra một cấu trúc động có thể thay đổi tùy theo thực tế kinh tế - xã hội sau này. Đồ án được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư tương ứng với những bước phát triển khác nhau. Sự tái cấu trúc lại không gian mở, thay đổi, chuyển dịch có thể diễn ra (cả về chức năng lẫn vật chất) trong quá trình tiến hoá của không gian xây dựng, sự thay đổi của nhịp độ cũng như thể loại đầu tư sẽ tạo ra một dạng bản đồ quy hoạch động. VIAP đã chuyển tải những tầm nhìn và chiến lược do nhóm chuyên gia châu Âu đề xuất thành một masterplan (hình trên - bên phải) theo cách làm phổ biến ở Việt nam. Một số cấu trúc không gian cơ bản đã được giữ lại, tuy nhiên cũng có những khác biệt về phát triển vi cấu trúc đô thị .
116
C.
phân vùng cảnh quan
B.
A.
các trục hạ tầng
các dự án chiến lược
Ý tưởng thiết kế: Sự biến đổi của cảnh quan khu vực nghiên cứu đã được thiết kế để tạo ra một sự phát triển trong trạng thái luôn thay đổi và dường như không bao giờ hoàn thiện. Năm yếu tố cảnh quan chính được xác định tạo thành tương lai của cảnh quan đô thị, có khả năng hàm chứa những môi trường đa dạng, từ Đông sang Tây là: 1- Một khu đô thị hàng hóa với cấu trúc hạt (hình thái kiến trúc) cực lớn XL, chuyển dần sang 2- khu đô thị với cấu trúc hạt từ lớn L đến nhỏ S, chuyển qua 3-khu hỗn hợp đến 4- các cụm làng với kích thước hạt cực nhỏ XS. 4 loại hình xây dựng này được kết hợp với 5 là rừng ngập mặn ở phía Nam. Dựa trên 3 trục hạ tầng giao thông chính – khác nhau về kích thước, chức năng và hình thức vận tải mà tạo ra hàng loạt kịch bản khác nhau. Đường sá được xây dựng thành đê trên một cốt hơi cao hơn - trục vận hành cảng ở cốt 2,1m, trục đô thị và đường công viên ở cốt 2,4m và đường Nguyễn Văn Tạo ở cốt 2,1m. Ngoài 3 trục giao thông chính này, một loạt dự án chiến lược, chẳng hạn khu cảng hàng hóa (màu cam) khu công viên đô thị (xanh lá cây) hàng loạt tiện ích công cộng (đỏ tươi) không gian trống (đỏ sẫm), cảng hành khách (đỏ sẫm) và hai khu đất xanh là khu rừng ngập mặn và khu đất trũng nhân tạo (xanh sẫm) sẽ tạo ra khung cấu trúc cho phát triển tương lai.
(An toàn trong khu rừng ngập mặn, các chú khỉ tự hỏi điều gì đang diễn ra trong khu nhà kho bên kia...)
Đại lộ đô thị - đại lộ công viên: Một tuyến giao thông mới được thiết kế, kết nối Hiệp Phước với trung tâm thành phố HCM và đường vành đai, tuyến này hoạt động trên nhiều cấp độ. Dưới dạng một đường công viên, đại lộ này sẽ kết nối trực tiếp sân bay Tân Sơn Nhất với khu đô thị cảng tương lai, kết nối những công năng đô thị quan trọng trên tầm rộng. Những công trình công cộng, tiện ích xã hội và yếu tố cảnh quan sẽ được kết hợp dọc theo tuyến này. Sự phong phú trên mặt cắt của xương sống giao thông này được thiết kế đặc biệt dành cho một hệ thống giao thông mới, tạo ra một không khí hấp dẫn và dễ chịu không những cho phương tiện cơ giới, mà cho cả người đi bộ, xe máy, xe đạp. Thông qua việc thiết lập một đường tàu điện cao tốc, trục đường cảnh quan này không chỉ đặc trưng ở tỷ lệ vì nó cắt qua nhiều mức tỷ lệ khác nhau, mà về ảnh hưởng cũng cùng một lúc trên cả cấp cục bộ lẫn cấp tổng thể đại đô thị. 117
BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Bài học về phương pháp và tư duy: - Trong những năm vừa qua, rất nhiều tỉnh của Việt Nam tìm cách xây dựng cảng quốc tế. Nhiều dự án cảng lại nằm ở những vùng có tài nguyên thiên nhiên rất giá trị, như: Hạ Long, Vân Phong, Vũng Tàu v.v. và làm ảnh hưởng hoặc tạo nguy cơ ảnh hưởng đến các tài nguyên này, trong khi giá trị kinh tế và năng lực cạnh tranh của nhiều cảng còn chưa thực sự thuyết phục. Hiệp Phước với vị trí ngay cạnh Khu bảo tồn sinh quyển Cần Giờ cũng là một vấn đề cần tranh cãi. Đành rằng về kinh tế và vận trù học, đây có thể là địa điểm tối ưu để thay thế cảng Sài Gòn, nhưng vấn đề là tương lai thành phố HCM có thực sự phụ thuộc vào cảng sông hay không. Nói chung, có thể có nhiều con đường để phát triển kinh tế một thành phố lớn, nhưng một tài nguyên như Khu bảo tồn sinh quyển Cần Giờ, thì một khi đã mất rất khó phục hồi lại. Trong phạm vi một đồ án dự thi, đồ án Khu đô thị cảng Hiệp Phước không thể lật lại câu hỏi về sự phù hợp của quy hoạch, mà chỉ có thể tìm cách giải quyết vấn đề hợp lý nhất trong bối cảnh cụ thể mà thôi. - Đồ án Hiệp Phước giới thiệu ở đây là một thử nghiệm về áp dụng quy hoạch cấu trúc chiến lược ở Việt Nam. Có thể có nhiều lý do để đồ án này chỉ được giải nhì trong cuộc thi, nhưng việc phương án đoạt giải nhất, do công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) thực hiện, gần như tuân thủ hoàn toàn cách tiếp cận và cách thể hiện thông dụng ở Việt Nam hiện nay, đã phần nào cho thấy khó khăn của việc áp dụng phương pháp mới trên thực tế, nhưng cũng chỉ ra cơ hội, vì dù sao phương pháp này cũng đã bắt đầu được công nhận. - Đây cũng là một hợp tác khoa học nghiêm túc giữa các chuyên gia Việt Nam và quốc tế. Sau rất nhiều tranh luận, tuy hai bên có thể thống nhất với nhau về một số điểm cơ bản, nhưng do phương pháp lập quy hoạch và kỹ thuật thể hiện khác nhau nên sản phẩm cuối cùng có rất nhiều nội dung khác nhau. Điều đó cho thấy nhu cầu trao đổi và thống nhất học thuật trong tương lai. - Ý tưởng cơ bản nhất của đồ án là những kịch bản phát triển linh động và có thể thực hiện từng bước. Nguyên lý này có thể áp dụng trong mọi trường hợp, nhất là trong các quy hoạch chung, khi mà chủ đầu tư còn chưa được xác định. - Ý tưởng thứ hai là cân bằng đào đắp, gắn kết cấu trúc đô thị vào mạng nước thiên nhiên, để vừa thích ứng chống lũ, vừa bảo tồn, tôn tạo cảnh quan. Đây là một bài học chung cho gần như toàn bộ các vùng đồng bằng ở Việt nam, nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này có đặc trưng về cảnh quan sinh thái là hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với những vùng trũng, rừng ngập mặn. Người dân Nam bộ từ xưa vốn quen với mùa nước nổi và từ đó hình thành cấu trúc không gian, tập quán văn hóa đặc trưng. Vài thập kỷ qua, khu vực này đã bị quy hoạch và phát triển 118
một cách thiếu nhạy cảm, làm suy giảm bản sắc và tiềm năng cũng như tạo nhiều nguy cơ ngập lụt. Trong tương lai, rất cần thiết phải thay đổi tư duy này. Bài học về kỹ thuật thể hiện: - Bài học cơ bản đầu tiên là vấn đề chọn lọc thông tin thể hiện trên bản đồ phân tích liên hệ vùng. Chỉ những cấu trúc nào trực tiếp liên quan đến khu vực nghiên cứu mới được đưa vào. Đối với cảng Hiệp Phước thì đó là hệ thống sông, kết nối đường bộ, hàng không giữa cảng với trung tâm thành phố và các khu công nghiệp chính và khu Cần Giờ - tài nguyên lớn cần bảo tồn. - Cùng một hệ thống sông được thể hiện trên 3 bản đồ với ba màu khác nhau, diễn đạt rõ 3 vai trò khác nhau của hệ thống này cũng như dự án cảng: + Màu vàng cam làm rõ mối quan hệ cấu trúc và văn hóa của hệ thống nước và mạng lưới đô thị vốn hay được thể hiện trên tông màu này. + Màu đỏ thể hiện vai trò giao thông, vận tải, cấp thoát, như một hệ tuần hoàn máu. + Màu xanh nước là vai trò sinh thái, cảnh quan của nước trong thiên nhiên. Trong khi đó, khu Cần Giờ được thể hiện kiểu tả thực, cùng màu xanh lá ở mọi bản vẽ, tỏ rõ giá trị lớn nhất và không đổi là sinh thái, cần bảo tồn nguyên vẹn trong mọi trường hợp. - Về nguyên tắc, tính định hướng không gian có thể được diễn đạt bằng màu trên mặt bằng. Chỉ số quan trọng trong định hướng quy hoạch là độ nén đô thị. Độ nén càng cao thì màu càng đậm, càng rực. Độ nén có thể là mật độ sử dụng cao, dân cư đông, giá trị sử dụng lớn, khối cao tầng, dịch vụ đô thị quan trọng, công năng, thành phần phong phú. Có nghĩa là có rất nhiều cách linh hoạt để đạt đến độ nén, không chỉ là chiều cao công trình hay hệ số sử dụng đất. Nếu diễn đạt bằng hình phối công trình như quy hoạch định hướng không gian của Việt nam thường dùng thì sẽ mất đi nhiều nghĩa. Thậm chí, nếu còn phải tô màu khác nhau vào các khối công trình để có thể phân biệt chính phụ thì là không mạch lạc về nguyên tắc thể hiện. Nói chung, bản vẽ phối cảnh với các khối công trình chỉ có tác dụng khi ta có lý do cụ thể cho ý tưởng về hình thái đô thị như trục, điểm nhấn, đường chân trời v.v. Tuy nhiên, thông thường thì ngay cả những ý tưởng này cũng có thể được làm nổi bật bằng các mặt cắt, mặt đứng, bóng in trên đường chân trời hay các phối cảnh trích từng góc nhìn. Bản vẽ phối cảnh tổng thể dạng mô hình 3D có tác dụng nhiều trong các quy hoạch chi tiết, bảo tồn hơn là tìm và thể hiện ý tưởng trong quy hoạch chung.
Vinh
Đứ ng dậy từ tro tàn – Đô thị như miế ng bọt biể n CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 21 - Địa phương hóa, OSA Vinh, một trong những thành phố quy mô trung bình của Việt Nam, đã chịu đựng một lịch sử tàn phá (nhiều lần bị phá hủy trong chiến tranh). Khu vực đô thị có chất đất nghèo (vì vậy năng suất nông nghiệp thấp), một khí hậu khắc nghiệt (với gió Lào nóng khô) và rất ít đầu tư từ bên ngoài. Tuy vậy, dân số đô thị đã tăng trưởng tới mức báo động (hơn 2% mỗi năm) và việc phát triển đô thị tràn lan, kể cả những vùng đất trũng đòi hỏi phải có những suy nghĩ lại, vượt ra khỏi phương thức quy hoạch sử dụng đất truyền thống. Đồng thời, việc chuyển đổi từ một văn minh nước sang một văn minh đường bộ đã biến hệ thống nước thành kênh thoát nước thải dân dụng và công nghiệp, trở thành mặt trái của đô thị.
Vị trí: Thời gian: Diện tích: Nội dung:
Về phương diện truyền thống và giao thông thì Vinh nằm ở một vị trí quan trọng, trên cả bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Thành phố nằm trên con đường kinh lý Bắc Nam (mạch giao thông đường bộ và đường sắt) cũng như trên trục thông thương Đông Tây (đường thủy và đường bộ dọc thung lũng), giữa những thành phố lớn của Việt Nam và Lào. Chính vị trí chiến lược này đã là nguyên nhân cho sự tàn phá đối với thành phố trong thời kỳ chiến tranh. Ngày nay, vị trí này có thể hấp dẫn đầu tư cho phát triển mới.
Vinh, Việt Nam 1994-2004 5.087 ha Nghiên cứu thông qua thiết kế, xác định tầm nhìn và các dự án chiến lược đô thị
Ví dụ đưa ra ở đây là tổng hợp kết quả nghiên cứu của một luận án tiến sỹ tại khoa Kiến trúc, Đô thị (ASRO) của trường đại học tổng hợp KU Leuven, và Chương trình Nghị sự 21 - Địa phương hóa của UN-Habitat, một chương trình kéo dài 10 năm (19942004) với sự tham gia trực tiếp của khoa này. Chương trình nâng cao năng lực địa phương này đã đưa ra những tầm nhìn và xác định những dự án chiến lược cho ba thành phố cấp hai, đó là Vinh, Nakuru (Kenya) và Essaouira (Marốc). Tại mỗi thành phố, một đội ngũ nhân sự ở địa phương được thành lập và những hội thảo kỹ thuật được tổ chức nhằm giúp các đối tác làm việc với nhau. Tầm nhìn về Vinh là một đô thị xanh, đô thị sông nước và đô thị năng động, được cụ thể hóa thông qua hàng loạt dự án chiến lược tại những địa điểm có vị trí trọng yếu trong cấu trúc và có tác động đòn bẩy cho phát triển.
119
Vinh, tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An, cách Hà nội 295km về phía Nam và cách Huế 300km về phía Bắc. Khu vực ven biển phía Đông Bắc của Vinh có địa hình chỉ cao hơn mực nước biển 1 - 2m. Cảnh quan được tạo bởi các khu vực đã xây dựng (dọc theo các dải đất cao hơn so với các cánh đồng lúa 1,5 - 1,7m), và các vùng đất còn chưa xây dựng – đất dự trữ, là đất sản xuất, vùng cảnh quan được bảo vệ có thể dùng cho nghỉ ngơi.
120
NHỮNG LỚP CÂU CHUYỆN: HIỂU VỀ LỊCH SỬ VINH Trong nhiều thế kỷ, Vinh là tiền tuyến phía Nam của đất nước. Từ thế kỷ 15 trở đi, tầm quan trọng của thành phố và tỉnh ngày càng tăng, về cả kinh tế lẫn chính trị, quân sự. Đô thị cổ Vinh là một trung tâm hành chính và quân sự và thành cổ năm 1831 là trọng tâm của đô thị. Trong quá trình đô hộ, người Pháp đã tìm cách đưa vào đây ý đồ kinh tế của mình và những đội ngũ thân Pháp. Và, mặc dù Vinh là một trong những trung tâm của phong trào chống Pháp (Duiker 2000, tr.15), nhưng nó đã bị chiếm đóng vào năm 1885 và sau đó trở thành thủ phủ một tỉnh của Bắc bộ thuộc Pháp. Một ngành thương mại và thủ công non trẻ nhưng mạnh mẽ đã dần được hình thành. Những dự án giao thông quốc gia và quốc tế càng khẳng định vị thế địa lý quan trọng của thành phố vào đầu thế kỷ 20. Cảnh quan xây dựng và không xây dựng ở Vinh đã được thay đổi cực đoan và thành phố được xác định là một đô thị hoàn chỉnh, được cấu trúc bởi một lưới đường rộng rãi với những hàng cây, kết nối với vùng hậu phương sản xuất bằng giao thông hiện đại và một khu nghỉ dưỡng ven biển.
Điểm nhấn lịch sử - Một bức ảnh thời Pháp về thành cổ Vinh (xây dựng năm 1831) cho thấy Vinh là một trung tâm hành chính và quân sự.
Đáng tiếc là cấu trúc đô thị rất giàu bản sắc của thành phố cổ và thuộc địa này đã bị xóa sổ trong những giai đoạn tiếp theo. Nhà cửa, công trình công cộng, hệ thống truyền thông và cả những vùng đô thị đã bị phá hủy trong hai cuộc chiến tranh và trong trận cháy lớn năm 1957, điều đã khiến cho kế hoạch tái kiến thiết Vinh thành một trung tâm công nghiệp đa dạng của năm 1954 không trở thành hiện thực. Trong suốt lịch sử của mình, Vinh đã tái hồi phục nhiều lần. Thành phố này có một năng lực hồi sinh mãnh liệt trong những sóng gió vô cùng khắc nghiệt. Vinh đã chịu nhiều tàn phá hơn bất kỳ đô thị Việt Nam nào và việc xoá trắng làm lại từ đầu đã trở thành một thói quen quy hoạch ở đây.
Khu sản xuất thời thuộc địa - Bến Thủy được một trung tâm kỹ nghệ ở bờ Tây sông Lam, được thống kênh rạch chạy song song với sông. Khu (hình trên) và bến cảng sông (hình dưới) chứng nghệ của thành phố.
Nỗ lực tái kiến thiết trên diện rộng ở Vinh bắt đầu vào năm 1974 và tập trung vào việc khôi phục đường quốc lộ và hệ thống thủy lợi. Hiện đại hóa, đô thị hoá và công nghiệp hóa được nối tiếp, nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Với mục đích tái xây dựng một đô thị xã hội chủ nghĩa, hình thái đô thị Vinh đã tuân theo cấu trúc xã hội chủ nghĩa về phát triển nhà ở, thương mại và công nghiệp. Hàng loạt dự án nhà ở đã mọc lên nhanh chóng khắp nơi. Một loạt khối chung cư tầm cao trung bình là quà tặng, biểu tượng cho tình hữu nghị anh em giữa Việt nam và các nước Xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Cộng Hoà Dân Chủ Đức không những tài trợ cho khu chung cư Quang Trung mà còn cố vấn kỹ thuật cho việc thiết kế phục hồi toàn thành phố Vinh, bao gồm cả nhà ga, trường đại học và chợ.
thiết lập thành cấu trúc bởi hệ nhà xưởng lớn tỏ vai trò công
121
Cấu trúc không gian thuộc địa (ảnh bên trái) Trong thời gian thuộc địa Pháp, sự phát triển của Vinh và vùng phụ cận trong thành phố được tập trung tại ba khu vực (cạnh thành cổ, cảng Bến Thủy và một vùng ở giữa, với khu vực sửa chữa đường sắt). Ngoài ra, khu nghỉ dưỡng Cửa Lò được định hình, cách Vinh 18km. Tái cấu trúc theo Chủ nghĩa xã hội (hình dưới) Hình dạng và trung tâm hấp dẫn của đô thị xã hội chủ nghĩa (xanh đậm) khác hẳn khu phố Pháp (xanh nhạt) Một chiến lược đô thị hóa phân tán được mở đầu bằng những dịch vụ trọng yếu và những công trình nhà nước lớn: 1- Ga Vinh, 2 khu chung cư Quang Trung, 3- Chợ trung tâm Vinh và 4- Trường đại học Vinh.
Thần tượng hóa tốc độ: Sau nhiều thập kỷ chiến tranh tàn phá, nỗ lực tái kiến thiết đô thị bao gồm việc nâng cấp trục đường kinh lý, ngày nay là Quốc Lộ 1A. Mặt cắt rất rộng của con đường còn được nhấn mạnh qua việc lùi tất cả các công trình về phía sau.
122
Khu chung cư Quang Trung năm 1974: Dự án nhà ở đầu tiên sau giải phóng từng và vẫn là niềm tự hào của Vinh, thể hiện trong ảnh người phụ nữ bế con lấy mặt tiền phía Tây của phố Quang Trung làm nền.
PHÂN TÍCH LÀM NỀN TẢNG CHO THIẾT KẾ Nghiên cứu về những lớp lịch sử của Vinh được bổ trợ bằng một hệ thống bản đồ rất chi tiết về hiện trạng và những thách thức tương lai. Bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể (theo chương trình Agenda 21) tìm cách hiệu chỉnh một loạt cấu trúc cho bản quy hoạch đã được phê duyệt. Những tranh luận ở Vinh, với sự tham gia của nhiều đối tác, về tầm nhìn, các dự án chiến lược và nghiên cứu chiến lược thiết kế được hỗ trợ hữu hiệu bởi những phân tích hiện trạng và hệ thống bản đồ diễn giải.
1
1. KCN Bắc Vinh
Master Plan của Vinh tới 2010, trước chương trình Agenda 21: Những chỉ tiêu kinh tế xã hội được dịch trực tiếp thành mét vuông và bố trí dưới dạng quy hoạch sử dụng đất: Vùng công nghiệp (vàng), khu thương mại và hành chính (đỏ), không gian trống (xanh). Cấu trúc đô thị phức tạp của Vinh bao gồm một tổ hợp đa dạng những công nghiệp nhỏ, nông nghiệp đô thị đan xen với nhà ở đã biến mất trong hệ thống các vùng công năng. 123
2
2. Trường đại học tổng hợp, trung tâm đào tạo và TDTT
Master Plan của Vinh tới 2020, theo chương trình Agenda 21 Sự khác biệt lớn nhất của quy hoạch này so với bản quy hoạch cũ là sự kết nối giữa phát triển đô thị và cảnh quan cũng như việc bảo vệ và phát triển không gian công cộng (khác với khái niệm công trình công cộng nghĩa là công trình dịch vụ đô thị như vẫn được hiểu ở Việt nam). Không gian trống được coi là một mạng liên kết của những không gian công cộng (có thể dùng làm nơi chứa nước vào mùa lũ). Khu ở (vàng) và những khu ở tương lai (cam) được trộn lẫn với phát triển thương mại, còn hành chính thì được kết hợp vào mạng lưới đô thị.
ruộng lúa
ao cá
đất ở và trồng rau
QL 1A
ruộng lúa
đất ở và trồng rau
N 0
Sự phong phú trên mặt cắt Những khu ở được gắn kết với hạ tầng giao thông nằm trên một mạng khảm của những mảnh ruộng trên đất trũng.
N 2
4km
Logic cảnh quan hiện hữu: Bản đồ hình nền của thành phố làm nổi bật cấu trúc dải hướng tâm, với mật độ cao hơn ở khu trung tâm, loãng dần ra phía ngoại ô rồi lại đặc dần lại ở khu vực Cửa Lò.
0
2
Đề xuất cải tạo: Cấu trúc cảnh quan hiện hữu có thể trở thành một hệ thống những dải đất cao xen lẫn với dải đất thấp, cho phép thoát lũ theo mùa của sông Lam và sông Vinh qua vùng đô thị mà không ảnh hưởng đến đô thị. 124
4km
Giải pháp thay thế: Đô thị dạng bọt biển Một mối quan hệ biện chứng giữa các vùng đất thấp và cao, ướt và khô, sản xuất và tiêu dùng, thẩm thấu và không thẩm thấu được tái thiết lập. Cảnh quan nước hiện hữu với hệ thống giao thông rời rạc sẽ được cải thiện và mở rộng để tạo thành những mạng kết nối liên hoàn. Những máy điện gió có thể được sử dụng để tận dụng lợi thế thời tiết địa phương.
TẦM NHÌN VÀ CÁC DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC Trong khuôn khổ chương trình Agenda 21, Vinh đã phát triển một loạt tầm nhìn nhằm củng cố bản sắc nội tại của khu vực và hướng tới một cá tính độc đáo, tận dụng những tiềm năng văn hóa xã hội, địa lý và lịch sử của Vinh và vùng phụ cận. Tầm nhìn Vinh là một thành phố sông nước được mở rộng để bao hàm nội dung sinh thái, trong đó toàn bộ thành phố Vinh có thể được coi như một miếng bọt biển (một vùng đất thẩm thấu có khả năng hấp thụ lượng nước mặt dư thừa trong mùa lũ), nhằm đối phó với việc ngập lụt gia tăng ngày càng nghiêm trọng. Tầm nhìn Vinh là đô thị xanh được củng cố thông qua việc kết nối hệ thống không gian công cộng.
Đô thị năng động: Tìm cách tái định vị vai trò chiến lược của địa điểm Vinh bằng cách kết nối hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy và sân bay hiện hữu thành một mạng lưới hạ tầng đồng bộ.
Đô thị xanh: Được xây dựng dựa trên đặc điểm nội tại của Vinh là ấn tượng xanh và phát triển một hệ thống đất trũng và đất cao, cho phép thành phố có thể hoạt động như một miếng bọt biển phục vụ quản lý lũ lụt theo mùa. 125
Hai dự án chiến lược đã được phát triển để làm rõ tính khả thi của tầm nhìn cho Vinh. Dự án thứ nhất cho khu vực sông Lam, nơi đang phát triển chậm và lộn xộn. Thay vì con sông là mặt sau để thải rác, dự án lấy con sông làm mặt tiền mới của đô thị, với những không gian công cộng và hàng loạt chương trình sử dụng. Theo hướng Đông Tây, song song với đường bờ sông, bố trí xen kẽ giữa các khối nhà đa năng trên cột và vùng trống cho phép vùng đất trũng này có thể trở thành khu vực chứa nước trong mùa lũ và là yếu tố cảnh quan đô thị vào lúc bình thường. Dự án thứ hai là tái cấu trúc khu vực chợ Vinh, không những làm thay đổi diện mạo và công năng của công trình và vùng trống ở đây, mà còn thay đổi vai trò của sông Vinh. Phía sau chợ (hiện đang là khu đổ rác bất hợp pháp) sẽ trở thành mặt tiền, làm sạch và tạo điểm nhấn cho dòng sông thành nơi họp chợ và điểm dừng cho hệ thống giao thông đường thủy.
Đô thị sông nước: Hướng tới một phát triển toàn diện của Vinh về kinh tế, xã hội và môi trường. Giao thông thuỷ cũng như những vùng đất mới cho phát triển đô thị và nghỉ dưỡng, giải trí có thể được tổ chức một cách khả thi dọc theo sông Lam và sông Vinh. Những hình chữ nhật đỏ chỉ ra các mảnh đất chiến lược nơi có thể phát triển những dự án liên quan đến cả sông và đô thị theo như nội dung của chương trình Agenda 21: Khu vực chợ Vinh bên sông Vinh (trái) và khu phát triển ven sông Lam (phải)
126
DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC 1: XÂY DỰNG LẠI KHU CHỢ
1-Chợ phi chính quy 2- chợ tạm 3- chợ chính 4- cánh chợ phía tây 5- khu chợ ngoài trời (ít sử dụng do đường tiếp cận không tốt) 6. Khu bãi rác 7. cổng chính từ đường Cao Thắng 8-Cổng phụ
1- Khu chợ chính 2- Chợ ngoài trời với những tiện ích có thể di dời, 3- Cánh chợ phía tây 4- Cánh chợ phía đông 5- Cánh chợ phía Nam 6-Quảng trường Cao Thắng. 7-Đường dạo ven sông và khu họp chợ phi chính quy 8- bãi đỗ xe 9- Bến xe buýt
Khu chợ hiện hữu nằm tại một vị trí chiến lược gần như ở giao điểm của sông và đường. Tuy nhiên, một chiến lược đô thị hóa chỉ dựa trên đường bộ đã làm hỏng mất tiềm năng duy nhất này, biến bờ sông thành mặt trái và thành nơi đổ rác.
Dự án chiến lược đã mở rộng mặt bằng khu chợ, tái cấu trúc không gian trống và cải thiện đường tiếp cận. Mặt hậu của chợ được biến thành mặt tiền với dải bờ sông sinh động.
Đường xe cơ giới:
Đường Lê Hồng Sơn vẫn là đường xe cơ giới chính Đường tiếp vận, chỉ sử dụng cho những phương tiện có phép Hệ thống thứ ba, hoàn thiện mạng lưới giao thông cơ giới: đường chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp
Đường đi bộ:
Hướng tiếp cận chính trong khu chợ trung tâm và một trục vuông góc cho phần chợ dự kiến mở rộng
Đường thủy: Dọc theo cạnh Tây của khu đất, một khu vực bốc dỡ hàng được định hình rõ ràng.
Khu vực bến đỗ xe buýt dự kiến.
Hệ thống giao thông mạch lạc tại khu vực chợ
Một khả năng tương lai cho khu chợ Vinh: là một diện trung gian giữa đất và nước, cung cấp cơ sở cho những hoạt động họp chợ không chính quy (buôn bán nhỏ, có thể không thường xuyên) và là điểm dừng cho hệ thống giao thông thủy.
127
DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC 2: xây dựng khu vực ven sông
0
0
500
Bờ sông Lam hiện tại là một khu vực phức tạp (với những dải đất thấp chạy song song với đường bờ sông và một quả đồi) đã bị chiếm dụng bởi một loạt dự án đô thị mới, dẫn đến một cảm nhận không gian manh mún, lộn xộn.
500
Giải pháp đề xuất cho phát triển khu vực bờ sông Lam: Được xây dựng trên 4 nguyên lý. - Thứ nhất: tuân theo tầm nhìn về một đô thị sông nước được nối kết vào mạng lưới đường sắt và đường bộ hiện hữu và phát triển trên cả hai bờ sông. - Thứ hai: khai thác triệt để đặc điểm địa hình địa mạo khu vực bờ sông. Những vùng trũng thường khó khăn trong việc phát triển xây dựng thì được dùng thành khu vui chơi giải trí cho đô thị. - Thứ ba: việc phân vùng dải ven sông theo hướng Bắc Nam (theo hướng dòng chảy) sẽ đảm bảo một sự đa dạng cho các chương trình công năng (từ Bắc tới Nam, có thể thiết lập một cảng sông mở rộng, một khu trung tâm hội thảo và khách sạn, khu thương mại dịch vụ và khu du lịch cao cấp với một âu thuyền nhỏ). Theo hướng Đông Tây, (song song với đường bờ sông) bố trí xen kẽ các khu nhà trên cột và không gian trống sẽ cho phép vùng đất trũng thành khu vực chứa nước trong mùa lũ và là nơi vui chơi giải trí cho khu nhà, khi không ngập lũ.
Một khả năng tương lai cho vùng bờ sông Lam: các khối nhà trên cột, cho phép nước được hấp thụ vào vùng đất trũng trong mùa mưa.
128
- Thứ tư: những hoạt động kinh tế nhỏ lẻ hiện hữu có thể được kết hợp vào những đầu tư tập trung hơn. Thực tế thì những hoạt động như đóng tàu, thủ công vốn đã hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới Vinh.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Bài học về phương pháp luận: - Đồ án giới thiệu ở đây là một nghiên cứu tiến sỹ, đồng thời là chương trình điểm của UN Habitat nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 21, do vậy có tính lý thuyết rất cao và mới. Do tính chênh lệch quá lớn giữa tầm nhìn mới này và thực tế quy hoạch tại địa phương, đồ án gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Tuy nhiên, về phương pháp luận, đây là một trong những nghiên cứu có tính tiên phong trong lĩnh vực quy hoạch đô thị ở Việt nam, hoàn toàn có giá trị là bài học cho các quy hoạch tương lai. Đồ án cũng cho thấy các địa phương ở Việt nam có thể tận dụng những chương trình nghiên cứu, hỗ trợ từ quốc tế để cải thiện năng lực và chất lượng quy hoạch của mình. - Quy hoạch thành phố Vinh, kể cả trước và sau Chương trình nghị sự 21, đều nổi bật vì sự chú trọng đặc biệt đến các trục hành chính. Điều này đã dẫn đến thực trạng thành phố Vinh ngày nay với những trục hành chính phi tỷ lệ (quá lớn so với quy mô và tỷ lệ của thành phố) và thiếu sức sống. Đáng tiếc là mô hình quy hoạch trục hành chính hoành tráng này đã và vẫn đang phổ biến ở rất nhiều đô thị nhỏ và vừa khác ở Việt Nam. Đồ án đưa ra ở đây cho thấy một cách tiếp cận khác. Cho dù lịch sử Vinh là một lịch sử tàn khốc, với nhiều lần xóa trắng, làm lại từ đầu, nhưng việc nghiên cứu cẩn thận các lớp lịch sử vẫn cho ta được một định hướng đâu là những yếu tố chiến lược, có tầm quan trọng nhất của đô thị. - Việc nghiên cứu cấu trúc địa hình trong toàn vùng, từ Vinh ra đến biển là một cách nghĩ với tầm nhìn lâu dài, cho phép phát triển đô thị rất mở trong tương lai mà vẫn có được định hướng cấu trúc rõ ràng. Quy hoạch của mỗi đô thị đều cần được nghiên cứu như vậy, trong bối cảnh vùng, chứ không chỉ tập trung trong ranh giới mở rộng đô thị theo mỗi kỳ quy hoạch. - Tương tự như ở đồ án Khu đô thị cảng Hiệp Phước, đồ án Quy hoạch thành phố Vinh chỉ ra một nguyên lý chung cho việc quy hoạch các vùng đất thấp, nhất là trong điều kiện ứng phó với nước biển dâng, là việc xen kẽ giữa những dải đất cao làm nền đô thị và vùng trũng để trữ và thoát nước. - Việc sử dụng những nhà trên cột cũng là một cách nghĩ cơ bản, hướng tới sống chung với thiên nhiên, với lũ thay vì làm đê chống lũ. - Riêng dự án tái cấu trúc chợ Vinh, cho thấy ý thức của đồ án về nhiều khía cạnh của một khu chợ truyền thống, trong đó rất quan tâm đến giá trị xã hội như: chất hội họp, phi chính quy, không gian đệm, không gian ngoài trời. Cách tư duy này khác 129
hẳn với trào lưu hiện nay ở các đô thị Việt nam, coi nhẹ giá trị của chợ, muốn bỏ chợ thay bằng trung tâm thương mại và siêu thị cao tầng. Bài học về kỹ thuật thể hiện: - Mặt bằng cấu trúc địa hình ở đây là một trong những ví dụ về kỹ thuật thể hiện bản sắc thiên nhiên rất thành công. Bản vẽ vừa có tính chính xác (so sánh với ảnh vệ tinh) vừa có tính mô hình, khái quát rất rõ. Qua đó, có thể nhận ra cấu trúc hiện tại rõ ràng cũng như hình dung ra hướng phát triển tương lai. - Về màu sắc, toàn bộ đồ án gần như chỉ dùng một màu xanh nước trên nền xám trung tính, từ những bản vẽ tổng thể đến các bản vẽ chi tiết. Đây là một cách trực quan để nhấn mạnh đặc điểm cuối cùng và trọng yếu nhất của khu vực là nước và mọi vấn đề quy hoạch, từ tầm nhìn tổng thể đến các dự án chiến lược đều xoay quanh yếu tố này. Tuy cấu trúc địa hình có đất và nước, nhưng đất ở đây không có cá tính đặc biệt (không phải địa hình cồn cát đặc trưng như ở Essaouira, chứa rừng cây như Nakuru, cũng không phải đất tốt đặc biệt cho nông nghiệp). Đất chỉ là những dải nổi cao trên nền nước, có tác dụng chính là không bị lũ, thích hợp cho phát triển. Vì thế, phần đất được thể hiện là màu xám trung tính, không phân biệt giữa đất đô thị và đất nông thôn. Một lần nữa bạn đọc cần nhận thấy tác dụng cũng như ý nghĩa của việc dùng màu trong thiết kế đô thị, khác hẳn với những quy định cứng nhắc về màu sắc trong bản vẽ phân khu chức năng hay định hướng phát triển không gian truyền thống. - Lưu ý kỹ thuật thể hiện mặt cắt, bao gồm cả phần hình khối không gian lẫn phần ghép ảnh minh họa phía dưới, là một giải pháp hữu hiệu để diễn đạt mặt cắt ở những không gian rộng, bổ sung thêm nhiều yếu tố như công năng, chất cảm, màu sắc vào lớp chiều cao không gian theo những mặt cắt kiến trúc thông thường.
Nha Trang
[VIỆN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN (VIAP) TRUNG TÂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG 4 VÀ TS. PHÓ ĐỨC TÙNG - CHUYÊN GIA] Thành phố biển Nha trang là trung tâm của tỉnh Khánh Hòa và là một trong những trung tâm du lịch chính của Việt nam. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp và phong phú, khí hậu ôn hòa, giàu giá trị văn hóa lịch sử, thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc mở rộng đô thị không được nghiên cứu thỏa đáng, sự phát triển của thành phố đặt ra một loạt những vấn đề cần được giải quyết ngay và thỏa đáng. Một số vấn đề nảy sinh từ thực tế là các quy hoạch phát triển dường như dựa trên những giấc mơ không khả thi và sự phát triển bột phát, được chồng lên các khu vực hiện hữu, thể hiện việc thiếu nghiêm trọng một thứ tự ưu tiên đầu tư. Kết quả là những khu vực đã quy hoạch hoặc đang xây dựng dở dang hiện diện khắp nơi trong thành phố, biến thành phố từ một trung tâm du lịch gắn với thành phố quy mô nhỏ (mặc dù là đô thị loại II ở Việt Nam) và hấp dẫn thành một khu vực đang mất dần đi sức hấp dẫn, đặc biệt là đối với du khách quốc tế.
Địa điểm:
Nha Trang, Vietnam
Thời gian:
2008-2010
Diện tích:
30.313 ha
Chương trình: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2025 Khách hàng: Sở Xây dựng Khánh Hòa
Sự phát triển của Nha Trang hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến không gian chung, đến cảnh quan tuyệt vời của thành phố, mà còn gây áp lực rất lớn đối với các nguồn lực tự nhiên vốn mang đến cho thành phố những giá trị độc đáo. Nha Trang và một vài đô thị nhỏ khác trong tỉnh nổi tiếng bởi các bãi biển rất đẹp. Các khu vực này đã được dự kiến phát triển thành một chuỗi các trung tâm du lịch với những chương trình tương tự nhau, tạo nên sự phân tán nguồn đầu tư, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên dàn trải mà không quan tâm đến tiềm năng về tính đa dạng và hấp dẫn của toàn vùng. Các chương trình phát triển kinh tế nhanh đã được lập nhằm khai thác hết các nguồn lực có thể. Đặc biệt là quanh Vịnh Nha Trang, một loạt dự án được phê duyệt mà không đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ, dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng của cảnh quan và hệ sinh thái trong Vịnh. Bên cạnh đó, các dự án chủ yếu nhằm tới đối tượng là các nhóm có thu nhập cao mà không chú ý thỏa đáng tới các vấn đề nảy sinh từ các khu đô thị hiện hữu phát triển thiếu kiểm soát và không được cung cấp đầy đủ hạ tầng, đặc biệt là các khu vực thu nhập thấp. Quy hoạch chung của thành phố lập năm 1998 đã quy hoạch thành phố lớn gấp 2 lần cả về diện tích và quy mô dân số sau 20 năm. Một loạt dự án xây dựng các khu công nghiệp, đào tạo, hạ tầng kỹ thuật... ra đời. Tuy nhiên, sau 10 năm đầu tư xây dựng, quy mô dân số không tăng như đã dự báo, nhiều khu vực đang xây dựng dở dang và có lẽ còn rất lâu mới hoàn thiện. Trong các khu vực phát triển mới còn có 2 dự án đô thị mới quy mô lớn (khoảng 380 ha) được phê duyệt bổ sung ngoài định hướng quy hoạch đã được duyệt năm 1998. Mặc dù vậy, quy hoạch mở rộng đô thị về phía Tây đã được tiếp tục phê duyệt thêm, trên khoảng 2.000 ha đất nông nghiệp và các khu dân cư nông thôn. Trong ví dụ này, đồ án đã áp dụng phương pháp quy hoạch mới, tuy nhiên sản phẩm cuối cùng vẫn phần nào bị ràng buộc theo các quy định về thể hiện hồ sơ sản phẩm quy hoạch hiện hành ở Việt Nam.
130
Thành phố là giao diện giữa núi và biển: Nha Trang có vị trí tự nhiên độc đáo, giúp thành phố trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Núi bao quanh thành phố tạo thành phông nền cảnh quan và tâm linh (tượng trưng cho quá khứ). Vùng đồng bằng châu thổ là vùng sản xuất quan trọng, cũng đồng thời chứa đựng các chức năng chính của đô thị (đại diện cho hiện tại). Và Vịnh Nha Trang tạo nên mặt tiền tự nhiên tuyệt diệu cho thành phố (đại diện cho tương lai). Ba khu vực cảnh quan chính này được kết nối bởi hai dòng sông chính là sông Cái và sông Quán Trường. 131
Bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2020 - Được phê duyệt năm 1998 132
PHÂN TÍCH LÀM CƠ SỞ CHO THIẾT KẾ Các giải pháp thiết kế đô thị được dựa trên những phân tích kỹ lưỡng về điều kiện của thành phố. Cùng với việc sử dụng các dữ liệu chung, các bản đồ phân tích tìm cách xác định các tiềm năng về tự nhiên và kinh tế - xã hội trong không gian. Phương pháp này khám phá ra những mối quan hệ thú vị để hình thành nên ý tưởng quy hoạch, xây dựng tầm nhìn và các dự án chiến lược. Bằng cách sơ đồ hóa lịch sử phát triển, hiện trạng hạ tầng và hình thái đô thị hóa, có thể nhận ra logic cấu trúc tổng thể của toàn đô thị, cũng như những đặc trưng riêng của từng khu vực trong đô thị. Các giải pháp thiết kế đô thị sau đó tập trung nâng cấp các khu vực đô thị hiện hữu và tìm cách kết nối các khu vực này về mặt cơ sở vật chất cũng như xã hội với các khu vực phát triển mới. Một điểm thú vị đặc biệt trong phân tích cảnh quan tự nhiên của thành phố là nhận diện ba yếu tố cơ bản: các ngọn núi; vùng đồng bằng ven sông là vùng ruộng có cốt nền thấp và các khu dân cư; vùng vịnh tuyệt đẹp với các hòn đảo. Cả ba yếu tố cảnh quan tuyệt với này cần được xem xét trong tổng thể chung khi định hướng quy hoạch cho tương lai của thành phố. Tuy nhiên các đồ án quy hoạch hiện nay đã tách riêng khu vực đồng bằng ra khỏi cảnh quan tổng thể và coi đây là vùng đất trống với những cơ hội tuyệt vời để phát triển. Kết quả là bức khảm sinh thái nông nghiệp hiện hữu với hệ thống mặt nước, cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả và làng mạc đã bị xóa bỏ bởi các hình thái đô thị mới đơn điệu, bỏ qua các giá trị hiện hữu và các tiềm năng phát triển du lịch. Các hình thái sử dụng đất được hình thành từ lâu đời, có mối quan hệ mật thiết với các dòng sông đã sinh ra khu vực đồng bằng này. Việc coi những mặt nước này là xương sống cấu tạo cho những phát triển mới không chỉ là vấn đề bản sắc văn hóa mà còn là những ưu tiên về môi trường nhằm bảo vệ hệ sinh thái mong manh của Vịnh Nha Trang. Một giá trị quan trọng khác của khu vực đồng bằng là khu đồng trũng với diện tích khoảng 700 ha nằm ở phía Nam thành phố. Khu vực này hiện đang được dùng để nuôi trồng thủy sản, nhưng cấu trúc cảnh quan tuyệt vời của nó có tiềm năng sử dụng cho những mục đích khác trong tương lai. Là hình ảnh hấp dẫn của đặc trưng sinh thái địa phương, khu vực này có thể trở thành một điểm nhấn du lịch hấp dẫn. Mặt khác, hệ thống mặt nước có thể phát triển thành hệ thống lọc nước tự nhiên - có tác động tích cực đến điều kiện môi trường của thành phố trong tương lai.
Khám phá các cấu trúc - Bản đồ phân tích các hình thái đô thị hóa trong lịch sử cũng như hiện tại giúp hiểu lôgic cấu trúc của thành phố. Bản đồ hình nền cho thấy khoảng đất trống khoảng 400ha trong trung tâm thành phố — khu đất quân sự gần như không được sử dụng (bao gồm cả khu vực sân bay). 133
Tập hợp những thách thức và vấn đề đã được xác định với những nghiên cứu và phân tích về các điều kiện hiện trạng tạo nên cơ sở vững chắc cho các định hướng quy hoạch ở mức độ vùng và các dự án chiến lược đi kèm ở mức độ đô thị. Các dự án này giúp củng cố tầm nhìn về toàn đô thị. Điểm bắt đầu quan trọng là mối quan hệ giữa thành phố và cảnh quan thiên nhiên của nó.
Địa hình tự nhiên thành phố Nha Trang gồm 05 đặc trưng chính là: vùng núi bao quanh thành phố, khu vực đồng bằng sông Cái và sông Quán Trường, trong đó có khu đồng trũng tại cửa sông Quán Trường và khu vực Vịnh Nha Trang. (Hình trên - bên trái) Trong vùng đồng bằng lại có thể nhận diện các khu vực theo các đặc trưng địa hình khác nhau, do mối quan hệ với các dòng sông và vùng núi. (Hình trên - bên phải) Quy mô các khu vực được dự kiến phát triển (đã có quy hoạch chi tiết hoặc dự án đầu tư) trong 15 năm tới lớn hơn khu vực đô thị đã phát triển trong lịch sử hơn 300 năm. Ngoài ra, thành phố còn được dự kiến tiếp tục mở rộng thêm 2.000 ha về phía Tây hiện đang là khu vực làng mạc và sinh thái nông nghiệp, phủ kín toàn bộ diện tích đồng bằng của thành phố. (Hình dưới).
134
1
3 2
1. Sông Cái 2. Khu đồng trũng 3. Khu đất quân sự (sân bay)
Thiên nhiên và Hạ tầng — Cảnh quan thiên nhiên là giá trị chính của Nha Trang. Hai con sông nối khu vực núi với Vịnh Nha trang, tạo nên xương sống cho các khu vực phát triển ở phía Bắc và khu đồng trũng tuyệt vời ở phía Nam. Khu vực sân bay quân sự giữa trung tâm làm gián đoạn hệ thống hạ tầng đô thị và chia cắt các khu vực lân cận. 135
Khả năng thiết kế — Bằng bản đồ phân tích, những kết nối hạ tầng còn thiếu được hoàn thiện theo cách làm tối đa hóa những sự phát triển tập trung tối ưu và tránh sự phát triển đô thị tràn lan. Hướng phát triển chính có thể bám theo logic của các dòng sông chảy từ núi ra biển.
TẦM NHÌN VÀ CÁC DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC Cùng với việc xác định ý tưởng chung cho các dự án chiến lược, tương lai của thành phố có lẽ cũng được xác định. Những giải pháp quy hoạch này được xuất phát từ những phân tích diễn giải và tìm cách giải quyết những vấn đề chính của thành phố và những thách thức tiềm ẩn (trong tương lai). Các giải pháp này cân bằng những xu hướng phát triển trước mắt bằng một phương pháp tổng hợp hơn, xem xét đến những bối cảnh của khu vực và nhấn mạnh đến các giá trị tự nhiên. Bổ sung và làm rõ hơn tầm nhìn dài hạn, đồ án đã xác định một số dự án chiến lược có thể thực thi trong giai đoạn trung hạn. Nha Trang là đô thị có ý nghĩa quốc gia và có tiềm năng nâng cao vai trò của một trung tâm du lịch. Tuy nhiên, để đạt được điều này cần có ưu tiên rõ ràng trong quy hoạch phát triển vùng tỉnh và tập trung đầu tư vào Nha trang. Nếu Nha Trang được định hướng quy hoạch thành trung tâm du lịch chính, thì các bãi biển khác trong tỉnh cần trở thành các bộ phận hỗ trợ - cung cấp những giá trị cảnh quan thiên nhiên hoang sơ. Ý tưởng về sự tập trung và đa dạng cần được áp dụng cả ở trong phạm vi thành phố. Nha trang có tiềm năng để trở thành một đô thị phát triển tập trung trong lòng những giá trị thiên nhiên quý giá. Sự tập trung (nén) đảm bảo khả năng tiếp cận và bảo tồn các giá trị thiên nhiên thay vì tiêu tốn thiên nhiên như cách phát triển phân tán có thể gây ra. Xu hướng phát triển phân tán cần được thay thế bằng quá trình nâng cao mật độ xây dựng và mật độ dân cư. Như vậy, các nguồn tài nguyên quý giá (đặc biệt là đất đai) có thể được sử dụng một cách hiệu quả hơn và sự cân bằng bền vững hơn giữa thành phố và tự nhiên có thể được thiết lập. Như vậy, các dự án đã được phê duyệt cần được rà soát lại một cách cẩn trọng, các giải pháp quy hoạch cần mở rộng đô thị ở mức độ hợp lý, phù hợp với dự báo về gia tăng dân số.
Những tác động dựa vào hệ thống mặt nước — Sông Cái ở phía Bắc được coi là xương sống cho cảnh quan đô thị mới ven sông. Dựa vào các điều kiện địa hình hiện trạng, thành phố có thể được xây dựng như những hòn đảo giữa cảnh quan thiên nhiên định dạng bởi những dòng sông. Khu vực đồng trũng ở phía Nam có thể tái cấu trúc để chứa đựng được nhiều hoạt động hơn. 136
Các dự án chiến lược được xác định tập trung vào tác động về không gian đến các cấu trúc đô thị hiện hữu (đối lập với việc mở rộng đô thị bằng sự phát triển dàn trải) và gắn chặt với sự nhìn nhận Nha Trang là Thành phố của ba giá trị cảnh quan thiên nhiên chính (núi, đồng bằng ven sông và vịnh). Trong đó, nhiều dự án phát triển tập trung gắn với các không gian mặt nước của thành phố. Bằng cách đó, lịch sử phát triển gắn với nước của Thành phố được lặp lại, đồng thời, đáp ứng cho những nhu cầu trước mắt cũng như tương lai của Thành phố. Cả hai khu vực cửa sông được coi là những vị trí chiến lược cần được tái cấu trúc ngay trong khu vực đô thị hiện hữu, trong khi đó, các dự án phát triển mới gắn với mặt nước được phát triển dọc theo sông Cái trong giai đoạn trung hạn. Cảnh quan tuyệt vời của khu đồng trũng có thể được tăng cường để sử dụng cho nhiều mục đích hơn. Cuối cùng, Vịnh Nha Trang được coi là sân chơi - “vườn” chung của cả thành phố. Vì vậy, những bãi biển ít ỏi trên Vịnh cần được bảo vệ khỏi sự tư hữu hóa và dành cho sử dụng công cộng
Định hướng phát triển không gian — Bản đồ này là một sự thỏa hiệp giữa phương pháp quy hoạch mới và ngôn ngữ thể hiện quy hoạch chung hiện nay, được sử dụng để chuyển tải các tầm nhìn quy hoạch theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, cần sử dụng thuyết minh và điều lệ quản lý xây dựng để giải thích thêm và đảm bảo tính linh hoạt cũng như làm rõ các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình thực hiện.
Đường bờ biển đa dạng Một đề xuất thay thế cho đường chân trời theo các quy hoạch và dự án hiện hữu, nhằm tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa khu trung tâm và các khu vực khác. Là một trung tâm du lịch mật độ cao, Nha Trang có thể tập trung nhiều chức năng trong lòng những giá trị thiên nhiên quý báu. 137
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Nha trang - sân chơi chung của thành phố du lịch:
Các chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Vịnh Nha Trang:
Phân vùng bảo tồn khu vực Vịnh Nha Trang
1. Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên hoang sơ ở phía Đông Vịnh. 2. Tập trung phát triển mật độ cao ở những nơi đã khai thác phát triển du lịch, ưu tiên hình thức đô thị du lịch đảo biển với nhiều không gian công cộng cho du lịch cộng đồng, đáp ứng nhu cầu du lịch gia tăng. 3. Gắn kết hệ thống sông với biển trong quy hoạch phát triển cũng như kiểm sóat môi trường. 4. Sử dụng công viên ven biển Nha Trang là không gian kết nối đô thị và biển, đồng thời kết nối một cách hiệu quả các không gian đặc trưng khác nhau dọc theo bờ biển. 138
Đô thị du lịch ven sông:
Đô thị du lịch ven sông: Không gian ven sông Cái và sông Quán Trường tạo ra những vị trí chiến lược cho những hoạt động tái cấu trúc các khu đô thị hiện hữu. Việc tái phát triển những khu vực này một cách hợp lý có thể là những bước đầu tiên giúp giảm thiểu ô nhiễm trong khu vực Vịnh và có thể truyền cảm hứng cho chiến lược phát triển dọc sông. Khu vực đã kè cứng cần được cải tạo thành các dãy phố với nhiều không gian công cộng ven sông - mặt tiền thứ 2 của thành phố, sau không gian ven biển. Lùi vào phía Tây, các dự án chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống trong các khu làng ven sông thông qua việc bổ sung hệ thống hạ tầng và các không gian công cộng. Đường bờ sông tự nhiên cần được duy trì và bổ sung thêm các bến thuyền, và các mặt nước một cách tự nhiên nhằm đáp ứng được nhiều hình thức hoạt động hơn. Các cấu trúc đô thị mới cần tạo những khối, mảng đô thị nổi trên vùng cảnh quan mặt nước và sinh thái nông nghiệp, nhấn mạnh cấu trúc tròn tương đồng với cấu trúc làng xóm hoặc các mảng ruộng hiện hữu, có liên quan đến lịch sử bồi lắng của vùng đồng bằng gắn với sự biến đổi của dòng sông. 139
Khu vực đồng trũng:
Khu vực sân bay Nha Trang:
Tái cấu trúc khu vực đồng trũng: Cảnh quan độc đáo của khu vực đồng trũng được định hướng quy hoạch thành một điểm thu hút du lịch lớn. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản hiện nay có thể phát triển thành một cảnh quan sinh thái hấp dẫn hơn của rừng ngập mặn kết hợp với lọc nước, các loại cây thủy sinh, các ao nuôi thủy sản... Trong lòng và dọc theo vùng ven của cấu trúc cảnh quan mới này, có thể bổ sung một số chức năng phục vụ đô thị và du lịch. Đặc biệt vùng núi thấp ven khu đồng trũng có thể khai thác bố trí các chức năng đô thị theo cấu trúc tầng bậc. Như vậy, tiềm năng cảnh quan của địa hình tự nhiên được nhấn mạnh và giảm thiểu việc san gạt địa hình.
Xây dựng khu vực sân bay Nha Trang: thành trung tâm đô thị đa năng mới của Thành phố, gắn với chuỗi quảng trường có kích thước khác nhau dọc trục chính. Bổ sung giao thông kết nối hai phần đang bị chia cắt của thành phố. Kết nối khu vực phát triển mới với các khu vực lân cận thông qua tuyến đường cây xanh cảnh quan - chú trọng đường đi xe đạp tại ranh giới với các khu vực lân cận. Bố trí các công trình dịch vụ xã hội phục vụ chung cho các khu lân cận đang thiếu các chức năng này. Lặp lại cấu trúc đô thị du lịch quy mô nhỏ, thân thiện hiện có ở phía Bắc khu vực sân bay, nhưng với chất lượng cảnh quan cao hơn và cấu trúc đan xen rõ nét hơn của các đường nội bộ được mở thành sân. Cấu trúc đô thị được phát triển tự do về phía Nam, tạo sự năng động tối đa cho đô thị.
140
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Bài học về phương pháp luận: - Quy hoạch chung thành phố Nha Trang là một trong những thử nghiệm đầu tiên về ứng dụng phương pháp thiết kế đô thị mới vào quy hoạch ở Việt Nam. Khác với đồ án Thủ Thiêm là một cuộc thi ý tưởng, đồ án Vinh là công trình nghiên cứu thì Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha trang đến năm 2025 là một đồ án quy hoạch chính thức, được chính quyền địa phương đặt hàng và sẽ trở thành cơ sở pháp lý. Trong những năm qua, tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng là vùng đất phát triển rất mạnh. Vì vậy, chính quyền và các đối tác địa phương đã nhận thức rất rõ được những hạn chế của phương pháp quy hoạch cũ và ủng hộ phương pháp tiếp cận mới. Trong quá trình thực hiện đồ án, việc phân tích hiện trạng, đề xuất các tầm nhìn và dự án chiến lược đã nhiều lần được đưa ra tham khảo ý kiến các bên liên quan tại địa phương cũng như tại hội thảo khoa học, với sự tham gia của các nhà chuyên môn đến từ Bộ Xây dựng, VIAP, các trường đại học và các tổ chức chuyên môn khác. Đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn hơn hẳn một điều chỉnh quy hoạch chung thông thường trong quá trình đạt đến sự đồng thuận, nhưng đồ án đã thống nhất được những chiến lược chính và bắt đầu có hiệu quả định hướng trong quá trình triển khai những quy hoạch chi tiết. - Tương tự như các đồ án thiết kế đô thị đương đại khác, đồ án này tập trung vào phân tích hiện trạng trên rất nhiều góc độ, làm lộ rõ những tiềm năng và vấn đề, trên cơ sở đó mới đưa ra tầm nhìn và các dự án chiến lược. Thông điệp quan trọng nhất của đồ án đối với Nha trang cũng là bài học có thể rút ra cho các quy hoạch đô thị quy mô vừa (kể cả một số đô thị loại I của Việt Nam) và nhỏ là phải tập trung vào những trọng tâm, không quy hoạch, đầu tư dàn trải. Trọng tâm ở đây có thể là ngành nghề kinh tế, có thể là vùng đất, hay bản sắc không gian, đặc trưng văn hóa, lịch sử. Những chiến lược cũng như dự báo phát triển đô thị cần đi đôi với chương trình kinh tế xã hội, không thể tùy tiện mở rộng đô thị. Giữa các ngành kinh tế cần xác định ưu tiên, không nên tìm cách phát triển mọi ngành, nhất là khi giữa các ngành lại có mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn trong trường hợp Nha trang, cần xác định du lịch là chính, công nghiệp, hải cảng, thủy sản là phụ. Nội bộ trong du lịch thì cũng phải tập trung đầu tư một số điểm cho sầm uất, những nơi khác phải để thiên nhiên hoang dã, không thể khai thác cùng một lúc mọi địa điểm có tiềm năng với những kịch bản tương tự. - Một bài học khác là cần có định hướng thị trường thay vì một tư duy hành chính. Đồ án quy hoạch có tác dụng tương tự như một hồ sơ marketing, để giới thiệu tiềm năng của một vùng đất cho chính quyền, người dân và các nhà đầu tư, thuyết phục tham gia xây dựng chứ không phải là một công cụ hành chính để áp đặt. Bản thân ý nghĩa của các khu chức năng hành chính trong đô thị cũng cần phải được cân nhắc. Khác với tư duy quy hoạch những trục hành chính hoành tráng tại những điểm đắt giá nhất của đô thị, đồ án thuyết phục thành phố di rời các khu hành chính về một 141
vị trí ở tuyến sau, yên tĩnh, sinh thái mà vẫn thuận lợi tiếp cận, dành những khu đất đắt tiền ở trung tâm, mặt biển cho phát triển thương mại, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên giải pháp này cần được cân nhắc đầy đủ, tránh sự áp dụng tràn làn, khi không luận chứng đầy đủ hiệu quả của việc di chuyển trung tâm hành chính. Bài học về kỹ thuật thể hiện: - Hệ thống bản đồ phân tích hiện trạng của Nha trang được làm rất công phu, đã làm nổi rõ được bản sắc cấu trúc của địa hình toàn thành phố cũng như của từng khu vực trong khu đô thị hiện hữu. Trên cơ sở đó việc định hướng cho các giải pháp quy hoạch đã trở nên rất logic, thuyết phục. Các phân tích và ảnh minh họa đã là công cụ tốt để giúp các nhóm khác nhau ở địa phương cùng nhận thức rõ được các giá trị thiên nhiên và cảnh quan, nhất là ở khu vực Tây Nha Trang - khu vực trước đây dự kiến sẽ giải tỏa, xây mới hoàn toàn - và các khu vực cửa sông, đầm trũng. - Bản đồ phân tích cấu trúc địa hình cho thấy rõ những cấu trúc rất đặc trưng của một vùng đồng bằng sông (các cấu trúc tạo thành mạng vòng tròn, xuất phát từ lịch sử kiến tạo và vận động của sông) với núi bao quanh (các cấu trúc hình nan quạt, do tác động phong hóa, xói mòn của núi tạo thành). - Cấu trúc đô thị hiện hữu được thể hiện rõ thông qua công cụ kinh điển của đô thị học mô tả là bản đồ hình nền, trong đó tất cả các công trình xây dựng được thể hiện rõ, nổi lên trên nền trắng là không gian trống. Loại bản đồ này thể hiện mật độ và cấu trúc xây dựng hiện hữu, làm rõ logic trong không gian xây dựng và có tác dụng định hướng cho quy hoạch mật độ tổng thể và thiết kế xây dựng trong các quy hoạch chi tiết. - Ngoài ra mạng lưới giao thông hiện hữu cũng là một phân tích cơ bản, chỉ ra được những vấn đề về kết nối và phân cấp giao thông. Trên cơ sở đó, có thể xác định được chiến lược kết nối giao thông trong tương lai. - Trong đồ án này, theo quy định hiện hành tại Việt nam, vẫn phải có bản đồ định hướng phát triển không gian tổng thể cho thành phố đến năm 2025. Về mặt bản chất, cần phải hiểu và chỉ sử dụng bản định hướng phát triển không gian như là một hình dung/minh họa đối với việc sử dụng lãnh thổ trong tương lai. Để quản lý phát triển đô thị, cần tham chiếu tất cả các chiến lược, các quy định về quản lý xây dựng và hướng dẫn về thiết kế đô thị (khung thiết kế đô thị tổng thể, các hướng dẫn thiết kế đối với các khu vực đặc trưng (hay các khu vực có tính chiến lược) của thành phố). Các nội dung hướng dẫn thiết kế đô thị và các quy định quản lý xây dựng đô thị có tác dụng hướng dẫn tổ chức không gian cho các bước quy hoạch và thực hiện quy hoạch tiếp theo, đồng thời giảm thiểu sự cứng nhắc và đơn giản hóa của bản định hướng phát triển không gian (hay sử dụng đất) tổng thể. Điều quan trọng đối với tương lai phát triển đô thị là sản phẩm quy hoạch phải chỉ ra đường hướng (chiến lược, nguyên tắc) rõ ràng, đồng thời đảm bảo tính năng động và hiệu quả, bền vững cho quá trình phát triển thành phố.
142
C
QUY HOẠCH PHÂN KHU Quy hoạch cải tạo và nâng cấp đô thị
143
Dự án Favela - Bairro
[Executive Group for Popular Settlements (GEAP), Municipal Housing Department (SMH) - Various Architectural Offices] Trong hơn một thế kỷ, favelas (những khu ở không chính thức) đã là một phần không thể thiếu của cảnh quan tại Rio de Janeiro và là một minh chứng rõ ràng về sự bất bình bẳng và đói nghèo tại siêu đô thị này của Brazil. Là nơi cư ngụ của hơn một triệu người – thường thiếu các hạ tầng và dịch vụ cơ bản – favelas là đối tượng của rất nhiều chính sách, chương trình và dự án. Sau nhiều thập kỷ với các cách tiếp cận rời rạc nhằm xóa bỏ nhà ổ chuột, tái định cư, giảm thiểu sự khác biệt, vào những năm 1990, người ta bắt đầu có quan điểm tổng hợp hơn, tập trung đầu tư cho các chương trình nâng cấp hơn là triệt tiêu nhà ổ chuột. Trong bối cảnh này, Chương trình Favela – Bairro được hình thành như một phương tiện để giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp ở quy mô trước đây chưa từng có. Chuyển đổi những favelas quy mô trung bình thành những khu định cư chức năng (bairros), chương trình hướng đến việc lồng ghép favelas vào cấu trúc đô thị và xã hội của thành phố, thông qua việc cải thiện hạ tầng cơ bản và cung cấp các tiện ích xã hội. Được công nhận trên toàn thế giới như một chương trình nâng cấp điển hình, Favela - Bairro cũng phù hợp với chiến lược phát triển của toàn thành phố Rio.
Vị trí: Thời gian: Địa điểm:
Rio de Janeiro, Brazil 1994-đến nay (đang tiếp diễn) Các vị trí dự án khác nhau với các quy mô Một điểm đặc biệt thú vị là việc sử dụng hạ tầng công cộng như khác nhau một công cụ thiết kế đô thị nhằm tạo ra sự gắn kết về mặt không Chương trình: Nâng cấp đô thị cho các cộng đồng phi chính gian và xã hội. Nâng cấp và xây dựng các tuyến đường, cầu thang mới, các dịch vụ và tiện tích công cộng (các trung tâm thương thức mại, công viên, trường học, các sân chơi thể thao, các trung tâm Khách hàng: Thành phố Rio de Janeiro việc làm và sức khỏe…) không chỉ xóa đi những rào cản về mặt Nguồn vốn: Chính quyền thành phố và Ngân hàng Phát không gian và xã hội giữa các favelas và thành phố, mà còn đóng vai trò như một phương tiện tạo ra thay đổi về không gian và xã triển Châu Mỹ (IDA)
hội trong chính bản thân những favelas này. Các kiến trúc sư đã đối mặt với thách thức phải đảm bảo các yếu tố của thành phố chính thức (như không gian công cộng) mà không phá đi bản sắc riêng của các favelas. Do đó, mở rộng không gian công cộng trong bối cảnh phi chính thức của favelas bao gồm những không gian sản xuất (chợ, bếp cộng đồng, khu giặt là) và những không gian cho các hoạt động giải trí và văn hóa, như các sân đá bóng và trường dạy nhảy samba. Trên thực tế, dự án Favela-Bairro không tập trung vào việc nâng cấp các công trình đơn lẻ mà đầu tư vào việc cải thiện không gian công cộng như một động lực cho đầu tư tư nhân quy mô nhỏ. Mặc dù chương trình còn có những hạn chế, nhưng nó đã thể hiện được sự chuyển đổi sang cách tiếp cận tổng hợp hơn với nhiều đối tác (nhà nước và tư nhân) – như được nhấn mạnh trong nghiên cứu điểm này. Chương trình Favela-Bairro là cơ sở cho nhiều chương trình khác của chính phủ và cùng với những hợp phần của nó, đã cải thiện điều kiện sống cho hàng trăm nghìn người dân ở thành phố Rio.
144
Xóa bỏ những rào cản Cảnh quan đô thị của Rio de Janeiro có đặc trưng là sự tồn tại song song của các khu định cư chính thức và không chính thức. Chương trình Favela-Bairro nhằm mục tiêu chuyển đổi những khu ở không chính thức thành những khu định cư chính thức thông qua việc cung cấp và cải thiện hạ tầng cơ bản. Các khu ổ chuột đông đúc này thường có vị trí nằm trên các ngọn đồi dốc; do đó tăng cường sự tiếp cận (cho người đi bộ) là một trong các mục tiêu chính của chương trình và một tiền đề quan trọng nhằm lồng ghép các cấu trúc của favela vào trong thành phố chính thức.
145
1
Hải đăng
2
Quảng trường Do Mar
3
Khu làm việc/sản xuất nhỏ
4 Khu sử dụng hỗn hợp trên đồi cao 5
Nhà máy nước đá
6
Nhà thờ
7
Các lô/lều của ngư dân
8 Quảng trường Pompeu Paiva 9 Quảng trường Castelo D’Agua 10 Trung tâm chăm sóc sức khỏe 11 Nhà tái định cư
Các khu vQuinta do Caju/Fuba Campinho Chương trình Favela-Bairro tập trung vào việc lồng ghép các favelas vào trong những khu ở chính thức về mặt không gian, xã hội và kinh tế. Bên cạnh việc cung cấp những mối liên kết về mặt hạ tầng với thành phố, chương trình cung cấp cho các favelas những dịch vụ xã hội và các chương trình giảm thiểu mức độ tổn thương. Việc phân tích các cấu trúc không gian hiện hữu và nhấn mạnh các nhu cầu địa phương đã tạo cơ sở cho việc thiết kế một loạt các dự án: các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các tiện tích đào tạo, không gian công cộng (sản xuất), và một số các dịch vụ xã hội và cộng đồng khác. 146
1 2 3 4 5
Tổ chức láng giềng Trung tâm chăm sóc sức khỏe Khu hành chính Quảng trường Quảng trường chính
6 7 8 9
Khu vực nhà ở Cantinho da Alfama Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trung tâm hành chính
10 Khu thể thao
Khu vực Ladeira dos Funclonarios Favelas được lồng ghép với các đơn vị ở chính thức và như vậy, sẽ được cung cấp các chương trình và dịch vụ xã hội, qua đó giảm thiểu khả năng bị tổn thương của các favelas này. Chiến lược không gian này nhằm thay đổi tình trạng bị tách biệt về mặt xã hội bằng cách cung cấp các dịch vụ đô thị cho những khu vực đã bị cô lập một thời gian dài. Vị trí chiến lược cho các hoạt động dân sự đã giảm bớt sự lấn át của các không gian tư nhân đối với các không gian công cộng. 147
QUẢN LÝ| THAM GIA | PHÂN ĐỢT Chính quyền địa phương
Phân bổ tài chính
Chính sách phát triển
NGƯỜI KHỞI XƯỚNG Đấu thầu công khai. Phát triển phương pháp luận
Phản ứng
chọn các favela mục tiêu và ưu tiên
Sở quản lý nhà
Thuê những ý tưởng tốt nhất
Ký hợp đồng với các công ty có năng lực, giá hợp lý
Các nhà thầu xây dựng
Quản lý dự án
Công ty tư vấn kiến trúc
Thông tin và năng động Lập quy hoạch, dự án và thu hút sự tham gia của cộng đồng
Điều hành dự án Xử lý các vấn đề xã hội: Các tổ chức tội phạm, ma túy, sử dụng vũ khí trái phép và đe dọa
Cộng đồng
Sở quản lý nhà
Giám đốc Sở quản lý nhà Các công ty dịch vụ và các cơ quan khác của địa phương
Đội quản lý khu vực Kiến trúc sư thường trực
Tư vấn kỹ thuật
Các công ty xây dựng
Các đại lý nhà cộng đồng
Hiệp hội dân cư
Dân cư trong favela
Quản lý và tổ chức: Cấu trúc quản lý chương trình (như trên) thể hiện vai trò trung tâm của Sở quản lý nhà (thành phố) trong việc khởi xướng và điều phối các hoạt động. Tổ chức trong suốt quá trình thực hiện các dự án (như trình bày dưới đây) thể hiện một loạt các tác nhân và mối quan hệ. Người dân ở Favela – thường là thông qua các hiệp hội – đã được tham gia trực tiếp vào quy trình và có liên quan đến hầu hết tất cả các tác nhân trong quá trình xây dựng. Giám sát viên của Sở nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và đàm phán giữa các tác nhân khác nhau.
148
Sau khi một loạt các cuộc điều tra trong các favelas cho thấy mức độ trầm trọng của những vấn đề, một cuộc thi đã được tổ chức cho các văn phòng kiến trúc và quy hoạch địa phương nhằm nộp các ý tưởng và phương pháp luận cho một chương trình nâng cấp. Từ 32 đề xuất, Sở quản lý nhà Thành phố đã chọn 16 công ty để phát triển thêm các ý tưởng trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng. Trong hầu hết các chương trình dài hạn, các giai đoạn khác nhau của Favela-Bairro thể hiện những sự chuyển đổi cả về mục tiêu và cấu trúc tổ chức và thể chế (Fiori, Riley, Ramirez 2000:6). Trong khi giai đoạn một đầu tư vào nâng cấp hạ tầng và được thực hiện chủ yếu bởi Sở quản lý nhà và các công ty kiến trúc, các giai đoạn sau chuyển sang việc nâng cấp toàn diện hơn, bao gồm: việc phối hợp với một loạt các cơ quan của thành phố, các công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ. Phát triển kinh tế xã hội và tạo thu nhập trở nên ngày càng quan trọng hơn. Khi quy mô của chương trình lớn hơn, sở công trình công cộng của thành phố không có đủ năng lực để thực hiện công việc xây dựng và do đó họ đã ký hợp đồng với các công ty tư vấn. Thêm vào đó, các công ty xây dựng tư nhân được thuê với vai trò các tư vấn thực hiện và quản lý tài chính, đảm bảo sự minh bạch lớn hơn. Theo đó, vai trò của các công ty kiến trúc không còn hạn chế trong việc lập quy hoạch, mà còn bao gồm việc hỗ trợ kỹ thuật tại địa điểm dự án. Người ta cũng nhận thấy rằng khái niệm và cơ chế tham gia của cộng đồng là động lực xuyên suốt toàn bộ chương trình. Các bước đầu thể hiện một cách tiếp cận chiến lược và hướng đến người sử dụng, trong đó mức độ tham gia là khá hạn chế trong giai đoạn quy hoạch dự án và cũng phụ thuộc vào sự tạo điều kiện của các công ty kiến trúc cho sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò như một cách thức trao đổi thông tin: người dân cung cấp cho nhóm dự án những chi tiết cần thiết và thông tin đầu vào về một số vấn đề cụ thể. Trong khi đó, đồng thời, họ cũng được thông báo đầy đủ để hỗ trợ thực hiện dự án và việc bảo dưỡng trong tương lai. Tuy nhiên, sau này, cộng đồng được tham gia đầy đủ hơn vào tất cả các giai đoạn của quy trình dự án thông qua các hội thảo chuyên đề. Mặc dù chương trình Favela – Bairro phải đối mặt với một bối cảnh pháp lý và thể chế phức tạp (với cách tiếp cận từ trên xuống), nó đã tạo ra sự cải thiện đáng kể ở quy mô rất lớn. Rất nhiều các biện pháp và cơ chế được thực hiện để đảm bảo sự minh bạch, phân cấp và hợp tác – không chỉ giữa các cơ quan, mà còn ở dạng thức “quan hệ đối tác” giữa các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, đại diện cộng đồng, khu vực tư nhân, và các cơ quan trong nước và quốc tế.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Dự án Favela-Bairro đã rất sáng tạo trong việc quản lý cũng như trong các chiến lược tham gia của cộng đồng, và không thể nghi ngờ việc những chiến lược này sẽ là những ví dụ tốt cho bối cảnh Việt Nam. Một số bộ ngành khác nhau cũng như các tổ chức quốc tế đã hợp tác với nhau và sự tham gia của cộng đồng (trong các giai đoạn sau của dự án) không chỉ là một cơ chế đúng đắn về mặt chính trị, mà còn là một thành tố quan trọng của quy trình tái định cư. Cũng như vậy, thành phố đã sử dụng một cách thành công kết quả của các cuộc thi kiến trúc cho các công trình công cộng nhằm có được những ý tưởng sáng tạo về kiến trúc và thiết kế đô thị cũng như sự minh bạch trong việc thực hiện chương trình của chính phủ. Với những khía cạnh về không gian và chương trình của dự án, bài học là các hợp phần hạ tầng cốt yếu nhưng tối thiểu (cả đối với việc cải thiện sự tiếp cận như cầu thang, đường dạo, cũng như các chương trình hạ tầng xã hội như các tiện ích giải trí, trung tâm chăm sóc sức khỏe, khu vực giặt là chung…) có thể thay đổi một cách đáng kể toàn bộ tính chất và công năng của các khu vực đô thị.
Các cơ hội cho sự tham gia của cộng đồng: Mặc dù ban đầu mức độ tham gia của người dân chỉ giới hạn ở việc phê duyệt quy hoạch dự án, các giai đoạn sau của chương trình đã đầu tư vào việc xác định các nhu cầu và mong muốn của họ như tiền đề cho các đề xuất. Thông qua các hội thảo chuyên đề, cộng đồng địa phương đã tham gia vào các giai đoạn sớm nhất. Trong khi một số người dân được thuê để thực hiện các công trình xây dựng, hầu hết người dân địa phương đóng vai trò gián tiếp nhưng rất quan trọng trong việc nâng cấp môi trường đô thị thông qua sự cải thiện về nhà ở của mỗi cá nhân.
149
QUẢN LÝ THAM GIA cộng đồng PHÂN kỳ đầu tư
Chương trình nâng cấp Kampung (KIP) Tổ kỹ thuật dự án – Phó thị trưở ng Jakarta – Các cộng đồng Kampung –Jakarta Nhóm dự án Kip củ a Surabaya - Việ n kỹ thuật Surabaya – các cộng đồng Kampung –Surabaya
Vị trí: Jakarta và Surabaya, (và nhiều nơi khác) Indonesia Thời điểm: Từ 1968 tới nay Quy mô: Chương trình: Nâng cấp đô thị, cung cấp hạ tầng dịch vụ và giao thông cho những khu đô thị phi chính quy Khách hàng: Thành phố Jakarta, Surabaya Tài trợ: Ngân hàng thế giới và chính quyền địa phương
Kampung là những khu nhà ở phi chính quy, không quy hoạch và thiếu hạ tầng dịch vụ đã được hình thành một cách tự phát trong lịch sử do tình trạng thiếu nhà ở giá thành thấp trầm trọng kéo dài ở các đô thị Indonesia. Khác với các dạng nhà ổ chuột squat hay là slum là những khu dân nghèo nhập cư vào đô thị sống tạm bợ trong đô thị do không có đất thì kampung vốn là những khu dân cư nông thôn, do sức ép đô thị hóa mà ngày càng phát triển dày đặc thành cấu trúc đô thị. Mặc dù những “làng đô thị” này vẫn bao hàm một số thành phần thu nhập khác nhau, nhưng chúng vẫn phải đối mặt với một số vấn đề đặc trưng của các khu nhà ở chuột của những người nghèo: Thiếu hạ tầng dịch vụ và xã hội, môi trường xuống cấp, ảnh hưởng sức khỏe, ít hoặc không có không gian mở v.v. Ngoài ra thì ngập úng là thiên tai chính ở các đô thị Indonesia và Kampung thường thiếu hệ thống thoát nước. Là những khu ở phi chính quy, Kampung có quan hệ chặt chẽ với phần đô thị chính quy. Những cư dân ở đây cung cấp dịch vụ cho đô thị, chủ yếu là sức lao động chân tay và trợ giúp, và nhờ vị trí trung tâm của Kampung, họ có thể sống ở đây với giá nhà hợp lý. (Silas 2010:72) Chương trình nâng cấp Kampung (KIP) nhận ra tính cộng sinh này và tìm cách kết hợp khối phi chính quy vào đô thị đồng thời giải quyết những vấn đề xã hội của nó. Chương trình này đã có một lịch sử rất lâu dài về cải thiện điều kiện sống trong các khu Kampung bằng cách cung cấp những cơ sở tối thiểu về dịch vụ và hạ tầng và được quốc tế công nhận là một dự án nâng cấp đô thị kiểu mẫu. Surabaya là đô thị đầu tiên đã thực hiện một chương trình tương tự trong thời kỳ thuộc địa Hà Lan (1924), đầu tư vào hạ tầng cấp nước và vệ sinh nhằm ngăn chặn dịch bệnh khỏi lây lan sang các khu phố châu Âu lân cận. Sau khi Indonesia dành lại độc lập thì chương trình KIP được khởi động năm 1964, dưới dạng một sáng kiến quy hoạch cộng đồng với sự hỗ trợ của nhà nước tại rất nhiều khu vực. Được thực hiện thành nhiều bước (dựa trên quy họach phát triển năm năm của Indonesia), những chương trình này dần trở nên phân tán và ngày càng tăng tỷ trọng tham gia của cộng đồng (Keworthy 1994) Ví dụ này được việc dẫn để làm rõ những chiến lược phát triển không gian nhằm cải tạo môi trường đô thị cho ngày càng nhiều cư dân Kampung – trong điều kiện hạn hẹp về kinh tế, kỹ thuật và quản lý. Trước nhu cầu phải có một cách tiếp cận ít tốn kém nhưng hiệu quả, chương trình đã đưa ra phương án “địa điểm và dịch vụ” cho những khu kampung hiện hữu. Có nghĩa là KIP không đầu tư vào xây hoặc cải tạo nhà ở, mà đầu tư vào nâng cấp hạ tầng đô thị nhằm khuyến khích người dân tự nâng cấp nhà ở của họ. Ví dụ ở Jakarta và Surabaya có thể minh họa cho cách tiếp cận này. 150
Nâng cấp những không gian đô thị truyền thống: Kampung là những khu ở có nguồn gốc nửa đô thị, nửa nông thôn với mật độ cao, thấp tầng, chiếm một diện tích lớn trong các đô thị Indonesia. Khi mà chương trình KIP bắt đầu cung cấp hạ tầng dịch vụ đô thị (giao thông, thoát nước) cho các cộng đồng phi chính quy này (năm 1968) thì 60% dân cư đô thị Jakarta đang sống trong những khu Kampung thiếu tiện nghi (Holod & Rastorfer 1983, 216). Tại Surabaya, đô thị lớn thứ hai ở Indonesia, những chương trình khác đã nâng cấp một loạt Kampung mà năm 1993 là chỗ ở của 63% dân cư đô thị trong khi chỉ chiếm 7% diện tích đô thị (Dhakat 2002, 1-2). 151
Cải tạo Kampung 1969-1974 1974-1979 1979-1982
trường học trung tâm y tế nhà thờ
KIP ở Jakarta: Nâng cấp môi trường đô thị nén Trải qua nhiều thế hệ, chương trình KIP đã cải thiện hướng tiếp cận cho các khu Kampung ở Jakarta bằng giao thông cơ giới và đường bộ, cung cấp kênh thoát nước để giảm thiểu ngập lụt, cấp nước sạch, nâng cấp hạ tầng vệ sinh và xử lý rác thải nhằm tạo một môi trường lành mạnh hơn. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho các cộng đồng những tiện ích công cộng như trường học, bệnh viện, đền miếu. Thiết kế công năng theo chuẩn đã đảm bảo phân phối không gian cân đối (với chi phí hạ tầng tối thiểu/hộ gia đình) và những can thiệp phù hợp với điều kiện từng nơi (nguồn nước sạch, địa hình, thổ nhưỡng). 152
1 DonokertoDonorejo 2 Banyu Urip 3 Pagesangan 4 Tambak Segaran
0 km
5
Cầu WC công cộng nhà thờ madrasa (nơi giảng đạo của cộng đồng theo đạo Hồi
153
Kip ở Surabaya: Từ chương trình thuộc địa đến những Kampung xanh, sạch Surabaya là thành phố Indonesia đầu tiên thực thiện những chương trình cải tạo thời trước chiến tranh (1924) cho các khu Kampung. Kebalen (hình bên trái) là một trong rất nhiều làng đô thị đã được nâng cấp trong chương trình năm 1980. Những con đường lát và thoát nước tốt là xúc tác chính giúp người dân tự đầu tư cải thiện nhà họ và nhiều người tự trồng cây, bụi, hoa cỏ để cải thiện môi trường đô thị của họ. Hình ảnh xanh, sạch này là ấn tượng chủ đạo của thời kỳ KIP sau này, với mục tiêu là những khu ở có môi trường bền vững.
QUẢN LÝ/THAM GIA CỘNG ĐỒNG/PHÂN KỲ ĐẦU TƯ Việc nâng cấp Kampung dựa trên quan điểm cho rằng những khu ở này là một phần cơ bản của đô thị Indonesia đương đại. Trong quy hoạch phát triển đô thị hiện nay ở Indonesia (2005-2015), chúng được coi là những phần tử di sản đô thị không những phải được công nhận mà còn phải bảo vệ. Đối với những khu Kampung được lựa chọn cho chương trình cải tạo, người ta đã đưa ra một kế hoạch nâng cấp trên cơ sở đối thoại với đại diện chính quyền cộng đồng, những người được cử làm quản lý và trung gian giữa cộng đồng và nhóm tư vấn kỹ thuật của dự án. Mặc dù mức độ tham gia cộng đồng vào quá trình quy hoạch và thực hiện rất khác nhau trong mỗi kampung, (chủ yếu phụ thuộc vào người đại diện) nhưng nhìn chung thì yếu tố tham gia cộng đồng chính là một trong những lý do mấu chốt cho sự thành công rộng rãi của chương trình. Trong những giai đoạn đầu của KIP, cư dân cộng đồng tham gia chương trình bằng cách hỗ trợ sức lao động vì thiếu tiền đầu tư nhà nước. Từ giữa thập kỷ 70, hình thức “cân bằng mồ hôi” này được chính thức hóa trong những điều khoản hỗ trợ (với tỷ lệ tham gia lao động thường là 50% tổng giá trị đầu tư.) Chương trình tài chính thường là linh động, có những cộng đồng có thể thỏa thuận chỉ tham gia 1/3 giá trị đầu tư, phần còn lại nhà nước sẽ trả (Silas 2010, 73)
Mặt cắt điển hình tuyến phố cải tạo với hệ thống thoát nước
Other Các cơ quan departments khác
City planning Sở quy hoạch department
Quản lýmanager dự án Project
Technical Đội kỹ thuật team
Community
Tư vấn phát triển development cộng đồng
consultant
với kampung mỗi khu for Đối each kampung Quỹ của khu foundation
Hợp tác financial tài chính local củacooperative khu vực
many community self-help groups Các nhóm tự giúp đỡ của mỗi khu vực
Giám sát supervision consultation Tư vấn Tổ chức chương trình cải tạo tổng thể Kampung (C-KIP) C-KIP được triển khai từ năm 1998 dưới dạng cộng tác giữa chính quyền Surabaya, những đối tác liên quan và viện kỹ thuật Surabaya. Các cộng đồng Kampung địa phương trực tiếp tham gia quá trình quy hoạch, thực hiện và giáp sát chương trình, trong khi nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
154
Từ năm 1976 trở đi, sự phát triển chương trình ở Surabaya đặc biệt đáng quan tâm. Với sự hỗ trợ tài chính là khoản vay mềm từ ngân hàng thế giới, chương trình đã mở rộng quy mô và kết hợp thêm sự hỗ trợ kỹ thuật của viện kỹ thuật Surabaya - với tư cách là cố vấn trong sự đối thoại giữa cộng đồng đô thị và nhà nước. Vào khoảng giữa thập kỷ 90, một cách tiếp cận mới được đánh dấu bởi chương trình quy hoạch cải tạo tổng thể Kampung (C-KIP), nâng cấp 27 khu kampung khác nhau ở Surabaya. Thêm vào những cải thiện hạ tầng, giải pháp tổng thể này hướng tới phát triển cộng đồng dưới dạng củng cố động thái kinh tế xã hội trong khu vực kampung. Chẳng hạn, nó tìm cách giảm thiểu sự mất cân bằng xã hội hiện nay trong các khu Kampung. C-KIP là một điển hình về cách tiếp cận mới mẻ cho tham gia cộng đồng. So với những giai đoạn trước, C-KIP hướng tới một cách tiếp cận dựa trên nhu cầu cộng đồng, giảm thiểu vai trò nhà nước thành công cụ và giúp đỡ cộng đồng trực tiếp tham gia định nghĩa và thực hiện chương trình (Dhakal, 2002) Thông qua những “nhóm hoạt động tự phát”, người dân khu vực được tạo điều kiện tham gia tất cả các công đoạn trong quá trình. Sự đồng cảm của cộng đồng với chương trình nhờ vậy đã trở thành yếu tố quan trọng quyết định tính bền vững lâu dài.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Tính khả thi và khả năng tái sử dụng của chương trình KIP (bao gồm cả những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện động thái kinh tế xã hội của khu vực) được kiểm chứng thông qua thời gian rất dài của chương trình và việc nó được áp dụng ở rất nhiều thành phố của Indonesia và Philippin. Các khu dân cư dạng Kampung, có nghĩa là các khu dân cư nông thôn đô thị hóa một cách tự phát cũng là đặc trưng đối với rất nhiều khu đô thị ở Việt Nam. Ngay ở Hà nội thì khu 36 phố phường, hay rất nhiều khu vực thuộc các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Cầu Giấy v.v. đều thuộc loại này. Vì vậy, những bài học từ Kampung cũng là kinh nghiệm tốt cho nâng cấp đô thị ở Việt Nam.
Chia sẻ trách nhiệm về môi trường bền vững: Ở Surabaya, người ta đặc biệt chú trọng khâu vận hành và bảo trì, là khâu thường rất hay gặp sự cố sau khi hoàn thiện những dự án nâng cấp. Trong khi chính quyền chịu trách nhiệm bảo trì những hạ tầng lớn (Đường xá, trường học, bệnh viện) và việc sử lý rác thải thì vai trò cơ bản của cộng đồng là dọn dẹp, sửa chữa hệ thống đường đi bộ, cống rãnh, thu gom rác thải, trồng và chăm sóc cây xanh.
Bài học quan trọng nhất của chương trình KIP là sự công nhận chính thống đối với những khu dân cư phi chính quy và tự phát như là một bộ phận đóng góp vào sức sống kinh tế xã hội của các đô thị. Cần phải nhìn thấy ở đây không chỉ những vấn đề bức xúc về hạ tầng đô thị, mà cả vai trò tích cực của chúng trong cuộc sống kinh tế và xã hội của đô thị. Nâng cấp các khu đô thị – trái ngược với giải tỏa – là sự kết hợp thành công của những tổ chức tự phát cộng đồng và can thiệp nhà nước. Việc hỗ trợ kỹ thuật cho những tổ chức cộng đồng và các họat động tập thể sẽ kết hợp chiến lược cải tạo từ dưới lên vào hệ thống quy hoạch của chính phủ - Mô hình này cũng có thể được áp dụng trong hoàn cảnh Việt Nam. Việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và xã hội làm hạt nhân cho việc nâng cấp địa phương đã trở thành mô hình phát triển dựa trên cộng đồng được quốc tế công nhận. Việc quy họach đồng bộ rất quan trọng để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho hệ thống hạ tầng và xã hội. Trong hạ tầng đô thị ở các khu vực này, quan trọng nhất là cấp thoát nước, sau đến điện, xử lý chất thải rắn và sau nữa là bố trí những không gian công cộng, tôn giáo - là những yếu tố thường thiếu. Riêng đường sá thì rất nhiều đường không được mở rộng để cải tạo thành đường ô tô. Việc những khu Kampung khá đông dân mà không có giao thông cơ giới có thể được kết nối với giao thông đô thị hiện đại cho thấy khả năng quy hoạch những khu như vậy, kể cả trong đô thị mới. Không nhất thiết giao thông đô thị phải cơ giới hóa tới từng nhà.
Vai trò của cộng đồng là động cơ cho quá trình cải thiện liên tục Vì hệ thống hạ tầng nâng cấp sẽ thúc đẩy người dân cải tạo nhà ở của mình nên cư dân kampung đã được lôi cuốn vào một quá trình tái kiến thiết môi trường đô thị truyền thống.
155
Đặc biệt đáng quan tâm là KIP không đầu tư vào xây mới hay cải tạo nhà cửa mà chỉ nâng cấp hạ tầng rồi khuyến khích người dân tự nâng cấp nhà ở của họ - nhấn mạnh năng lực và nhu cầu tự tạo nhà ở của dân. Đồng thời, những chương trình dựa trên sáng kiến cộng đồng cũng không nhất thiết phải mâu thuẫn với quy hoạch chính thống và việc thiết kế nghiêm túc những giải pháp can thiệp (đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng và tiện ích xã hội).
Kawagoe & Sawara
KINH NGHIÊM TÁI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI NHẬT BẢN Trường hợp nghiên cứu này nhằm giới thiệu các chiến lược về bảo tồn và tái phát triển tại hai đô thị Nhật Bản, tập trung phân tích vai trò của chính quyền và sự tham gia của cộng đồng. Những thách thức và khó khăn mà hai khu vực này phải đối mặt có nhiều điểm tương đồng nên được tóm tắt trong nghiên cứu về hướng tiếp cận tích hợp nhằm giải quyết đồng thời vấn đề bảo tồn và tái phát triển (kinh tế và du lịch) cho các đô thị lịch sử. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trong thế kỷ 20 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu phố cổ tại nhiều đô thị Nhật Bản. Hai ví dụ sau đây sẽ giới thiệu một số phương hướng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực này trong quá trình phát triển bền vững thông qua việc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác nhau.
Vị trí:
Kawagoe, phủ Saitama, Nhật Bản
Sawara, tỉnh Chiba, Nhật bản
Thời gian:
1983 đến nay
Quy mô:
109 ha - Khu vực tái phát triển
Kawagoe (với số dân khoảng 335.000 dân) là một thị trấn cổ nằm ở phía Tây Bắc thành phố Tokyo, cách Tokyo 35km. Về phương diện giao thông và thương mại, Kawagoe đóng vai trò quan trọng như là điểm trung chuyển hàng hóa và liên hệ trực tiếp với thủ phủ của Nhật Bản. Nét đặc trưng của thị trấn cần phải kể đến đó là những ngôi nhà cổ có giá trị kiến trúc và không gian văn hóa, thương mại truyền thống độc đáo. Trên thực tế, hiện nay Kawagoe là khu vực tập trung nhiều nhất các ngôi nhà được xây dựng theo kiểu Edo “kurazukuri” (“kiểu nhà kho với tường trát bằng đất sét chống cháy”- xây dựng trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19) hiện còn tồn tại và được gìn giữ trong khu vực Kanto từ cuối thế kỷ 19 đến nay. Khung cảnh thị trấn Kawagoe vẫn phảng phất không khí buôn bán truyền thống dưới thời Edo, hấp dẫn rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới thăm. Ví dụ đưa ra ở đây được tổng hợp từ kinh nghiệm của Kawagoe trong việc bảo tồn và khôi phục thị trấn cổ với vai trò khởi xướng và thực hiện của cộng đồng địa phương. Nó cũng phản ánh những nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng trong thời gian dài (trên 20 năm) để xác định những giá trị cốt lõi vốn có của thị trấn. Trọng tâm của nghiên cứu là mối liên hệ hợp tác chặt chẽ giữa “ cộng đồng – chuyên gia – chính quyền địa phương” để thiết lập nên các mục tiêu cơ bản, chiến lược phát triển và các kế hoạch hành động thực tiễn cho việc phát triển khu vực.
Chương trình: Bảo tồn và khôi phục thị trấn cổ với sự tham gia của cộng đồng
Sawara (với số dân khoảng 50.000 dân) có vị trí nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Chiba, nơi tiếp giáp với tỉnh Ibaraki, cũng là nơi có con sông Tone cắt ngang. Mặc dù chỉ cách Tokyo có 70km nhưng hơn 30 năm trước, thị trấn hầu như rất ít được biết đến do thiếu phương tiện giao thông kết nối. Hiện nay, thị trấn là một điểm đến rất nổi tiếng do vẫn còn giữ được cảnh quan thiên nhiên truyền thống và phản ánh nét văn hóa bản địa. Sawara đã nhận thức được di sản lịch sử mà thị trấn đang nắm giữ và đã phát triển các giá trị này như là một phần quan trọng trong chiến lược quy hoạch đô thị - một trong những trọng tâm được trình bày trong ví dụ này.
156
Trước
Sau
Bảo tồn thị trấn Kawagoe: Cảnh quan tuyến phố Kawagoe vẫn phảng phất không khí thương mại truyền thống cuối thế kỷ trước, làm nên nét đặc trưng cho thị trấn (hình trái). Những nỗ lực trong việc bảo tồn và trùng tu đã hạn chế sự xuống cấp của các ngôi nhà truyền thống kiểu Kurazukuri (hình phải.)
‘Shuyri’
‘Shuyke’ Các chiến lược bảo tồn của Sawara: Tại Sawara, hai phương thức bảo tồn khác nhau đã được áp dụng. Kiểu “Shuyri” – các ngôi nhà cổ được phục chế nguyên trạng; Kiểu ‘Shuyke’ là cải tạo công trình sao cho hài hòa với cảnh quan xung quanh. 157
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA THÀNH PHỐ kAWAGOE
Sự thay đổi của thị trấn: Bản đồ từ thế kỷ 14,17, và 19 cho thấy sự thay đổi của cấu trúc đô thị của Kawagoe
Hoạt động thương mại: Vào thế kỷ 17, đặc trưng của thị trấn Kawagoe là không khí thương mại rất sầm uất 158
Được hình thành và phát triển từ thế kỷ 13, cấu trúc của thị trấn cổ Kawagoe bao gồm 5 phần riêng biệt: khu vực đất đai rộng lớn của Lãnh chúa cai quản toàn bộ vùng với các lâu đài và hào nước bao quanh; nơi ở của tầng lớp binh sĩ và các Samurai nằm ở phía Đông và phía Tây khu vực đất Lãnh chúa; khu vực thương mại (với các ngôi nhà phố - cửa hàng kiểu tường đất sét) nằm ở trung tâm, dọc theo các trục đường chính; xen kẽ giữa các khu vực này là nhà ở của nông dân nằm ở phía Đông và phía Nam; các công trình tôn giáo như đền thờ thần, các ngôi chùa thờ Phật được nằm rải rác dọc các nhánh sông, suối bao xung quanh thị trấn. Mặc dù trên bảy thế kỷ đã trôi qua và đã có rất nhiều biến cố xảy đến với khu vực này (hai trận cháy rất lớn vào năm 1635 và 1893), nhưng hình thái đô thị với các mạng đường phố độc đáo và các ngôi nhà kiểu Edo – kurazukuri vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Dưới thời Thiên hoàng Minh Trị (1868-1912), thị trấn là khu vực buôn bán thương mại sầm uất nhất của Saitama và đóng vai trò như đầu mối cung cấp gạo, ngũ cấp và vải vóc cho Tokyo. Vì vậy, hầu hết các ngôi nhà theo kiểu nhà kho có tường trát đất sét dày chống cháy đã được xây dựng trong thời gian này. Kiểu nhà kho đã tồn tại được qua trận cháy lớn năm 1893 nên các thương nhân đã xây lại nhà của họ theo kiểu kiến trúc đặc biệt này. Phong cách kiến trúc của các ngôi nhà – cửa hàng này đã tạo nên bản sắc độc đáo cho thị trấn. Bên cạnh đó, hệ thống các công trình kiến trúc công cộng như các ngôi đền thờ thần, các ngôi chùa, tháp chuông , các bảo tàng về lễ hội rước kiệu cũng đóng góp vào nét độc đáo của các giá trị vật thể ở đây. Bên cạnh các giá trị vật thể, các giá trị phi vật thể có thể nhận biết được một cách rõ nét ở Kawagoe thông qua không khí thương mại truyền thống, mối liên hệ cộng đồng chặt chẽ tạo nên một mạng lưới cộng đồng vững chắc và các hoạt động văn hóa truyền thống. Có một điểm rất quan trọng cần nhấn mạnh đó là mối quan hệ gắn bó mật thiết của các thành viên trong gia đình và dòng tộc. Nhiều thế hệ cùng sống trong một ngôi nhà và các ngôi nhà được đặt tên theo tên gọi của gia đình mà không phân biệt theo số nhà (như nhà Ohsawa của gia đình Ohsawa, nhà Miaoka, v.v…). Chính mối quan hệ gắn bó mật thiết đã tạo nên cuộc sống của cộng đồng và ảnh hưởng đến cách nghĩ và cách làm của người dân khi cùng nhau khôi phục, cải tạo thị trấn của họ. Vào thập niên 60 -70 của thế kỷ trước, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã làm thay đổi các đô thị Nhật Bản và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trấn Kawagoe. Thị trấn cổ Kawagoe bị suy thoái nặng nề do sự dịch chuyển dân số về phía nhà ga và các khu vực phát triển mới. Rất nhiều ngôi nhà cổ bị bỏ trống, các tuyến phố thương mại với các ngành nghề truyền thống không còn hấp dẫn như xưa và mất dần sức sống. Thêm vào đó, nhu cầu phát triển nhà ở kiểu hiện đại đã khuyến khích việc xây dựng nhiều chung cư cao tầng tại khu vực làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cảnh quan kiến trúc truyền thống. Hơn nữa, vào thời điểm này, Nhật bản cũng chưa ban hành các điều luật và các quy định cho việc bảo tồn quần thể các công trình kiến trúc, do vậy càng góp phần vào sự suy giảm đô thị, xét trên góc độ kinh tế, xã hội và môi trường.
Các giá trị bị mai một: Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa vào thập niên 60 -70 của thế kỷ trước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc không gian của thị trấn cổ Kawagoe. Nhu cầu về nhà ở đã làm nhiều ngôi nhà cổ bị thay thế bởi các chung cư cao tầng, được xây dựng mà thiếu các quy định và sự kiểm soát chặt chẽ (hình trên). Nhiều công trình cổ bị mục nát hoặc bị thay thế bởi các công trình xây dựng theo kiểu mới vào thời kỳ đó ( hình dưới).
159
TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG Kawagoe’ Tổ chức cộng đồng của Kawagoe có tên gọi Kurano - Kai được hình thành vào tháng 5 năm 1983. Mục đích chính của tổ chức là làm hồi sinh các hoạt động thương mại đã từng rất sầm uất tại khu vực, nhằm bảo tồn và cải thiện các giá trị vật thể, phi vật thể hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hiện nay, Kurano – Kai có khoảng 200 thành viên, bao gồm đại diện của chính quyền địa phương, các nhà chuyên môn, đại diện cộng đồng và những người yêu mến Kawagoe trên khắp đất nước Nhật Bản. Tổ chức cộng đồng đã đề ra 03 mục tiêu chính cho các hành động của họ: (1) bảo tồn cảnh quan thông qua việc phục hồi các tuyến phố thương mại truyền thống; (2) khai thác nội lực để phát triển; (3) trở thành một tổ chức phi lợ nhuận có tư cách pháp nhân (NPO - Non Profit Organization) để hỗ trợ cho thị trấn. Ý tưởng đầu tiên mà Kurano - Kai đã đề xuất là ý tưởng về “Community mart” (1986) với mục đích lập kế hoạch phát triển tổng thể khôi phục các hoạt động thương mại, phát huy chức năng dịch vụ cho cộng đồng, tạo sức hút cho khu vực. Tổ chức cộng đồng Kurano – Kai muốn thuyết phục của các chủ sở hữu các ngôi nhà cổ, các chủ cửa hàng: không chỉ bảo tồn những giá trị vật thể hiện tại (các ngôi nhà cổ) mà còn thổi sức sống vào nó và giúp góp phần tạo ra các lợi ích kinh tế. Bên cạnh phương pháp tiếp cận phù hợp mà Kurano - Kai đã đề xuất, tổ chức cộng đồng này đã thiết lập một cách thức làm việc rất hiệu quả. Kurano - Kai được chia làm hai nhóm nhỏ. Nhóm 1 tập trung vào việc khôi phục và phát triển các hoạt động thương mại của khu vực, thành viên chủ yếu là các thương gia, chủ cửa hàng, người dân... Họ gặp nhau thường xuyên để nắm bắt và giải quyết các vấn đề khu vực diễn ra hàng ngày. Nhóm 2 là Hội đồng Thiết kế đô thị (TKĐT) tập trung vào việc bảo tồn, gìn giữ các công trình cổ, cảnh quan tuyến phố, họp 1 lần/tháng để cùng nhau chia sẻ các ý kiến và các giải pháp về bảo tồn và TKĐT cho khu vực. Hội đồng TKĐT đã phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia của các trường đại học, với chính quyền thành phố để tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát kỹ lưỡng để kiểm kê quỹ công trình kiến trúc có giá trị trong khu vực và lập hồ sơ đệ trình lên chính quyền Trung Ương. Kết quả là vào năm 1998, Kawagoe đã được công nhận là đối tượng của Luật bảo tồn quần thể di sản kiến trúc truyền thống. Trong các thập kỷ tiếp theo, cộng đồng và chính quyền địa phương đã tiến hành các giải pháp cụ thể cho việc bảo tồn các ngôi nhà cổ đang bị xuống cấp và cải thiện cảnh quan tuyến phố.
Tổ chức cộng đồng tại Kawagoe (CBO): Tổ chức cộng đồng tại Kawagoe (Kurano Kai) tìm cách giải quyết đồng thời vấn về phát triển kinh tế và bảo tồn giá trị lịch sử của khu vực. Buổi họp đầu tiên của hội đồng TKĐT địa phương (một nhóm thuộc CBO) vào năm 1987 với sự tham gia của thị trưởng thành phố . 160
Sự tham gia tình nguyện: Bên cạnh các hoạt động bảo tồn các giá trị vật thể, tổ chức cộng đồng Kawagoe còn đề xuất rất nhiều kế hoạch hành động nhằm khôi phục các giá trị văn hóa phi vật thể và các sự kiện đặc biệt, như lễ hội rước kiệu Hikawa truyền thống hàng năm. Để đạt được sự thành công trong các chương trình hành động này, một mạng lưới với số lượng lớn các tình nguyện viên đã được thiết lập. Người dân địa phương rất hăng hái giới thiệu và truyền bá các giá trị của khu vực tới người dân Nhật Bản và khách du lịch quốc tế khi đến thăm Kawagoe
Sự tham gia của các bên liên quan: Cơ cấu của hội đồng TKĐT bao gồm đại diện của chính quyền địa phương, các thương gia, chủ cửa hàng, chuyên gia, đại diện của của cộng đồng địa phương (Kurano Kai). Đại diện chính quyền thành phố chỉ tham gia vào với tư cách quan sát viên và góp ý kiến cho các quy hoạch chung liên quan đến các chiến lược phát triển đô thị và công nghiệp hóa.
Hướng dẫn về thiết kế đô thị: Với sự hỗ trợ của các chuyên gia về bảo tồn, hội đồng TKĐT ( Một nhóm trong tổ chức cộng đồng của Kawagoe) đã lập ra hướng dẫn thiết kế đô thị cho Kawagoe vào năm 1998. Hướng dẫn này gồm có 67 mục, mỗi mục đều có tiêu đề, hình ảnh, các vấn đề, các hình vẽ minh họa cho hướng dẫn chi tiết. Hướng dẫn TKĐT thể hiện rõ các nguyên tắc cho việc bảo tồn Kawagoe với nét đặc trưng là cảnh quan truyền thống của khu vực, cải tạo các ngôi nhà cổ và đưa ra các quy định cho việc xây dựng mới các công trình. 161
KHU PHỐ CỔ Sawara Khu phố cổ nằm ở trung tâm của thành phố Sawara, có chiều dài khoảng 1km dọc theo con sông Tone. Vào thời kỳ Edo (1603 - 1868), con sông này là trục xương sống của thành phố và khu phố cổ đóng vai trò như một đầu mối giao thông chính, là trung tâm thương mại, văn hóa của cả vùng lưu vực sông Tone. Sawara thường được ví như là một Edo (Tokyo xưa) thu nhỏ, người ta thường nói “muốn thấy Edo, xin mời đến Sawara”. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, Sawara – giống như những khu vực cổ khác ở các thành phố của Nhật Bản – trở thành đối tượng bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Tuyến đường sắt đầu tiên đã được xây dựng ngang qua khu vực và càng ngày càng có nhiều người dân sở hữu xe hơi. Các hoạt động thương mại và sinh hoạt của người dân dần dần chuyển từ khu vực trung tâm cổ dọc sông Tone sang những khu vực phát triển mới quanh ga. Sự chuyển đổi từ một xã hội phát triển dựa vào dòng sông đến xã hội phát triển dựa trên đường/đường sắt đã tác động đến vai trò như một cực thu hút các hoạt động thương mại của khu phố cổ. Sự suy giảm dân số và các hoạt động thương mại cũng là kết quả của sự suy giảm sức hấp dẫn cả về không gian và xã hội của toàn khu vực. Đồng thời theo thời gian và sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, rất nhiều những ngôi nhà cổ có giá trị cũng bị xuống cấp dần về chất lượng và bị thay thế, cơi nới, sửa chữa làm mất đi những giá trị hình thái kiến trúc ban đầu. Từ những năm 1970, những câu hỏi về tái phát triển kinh tế và bảo tồn đã được chính quyền thành phố đặt ra cho khu phố cổ. Cả chính quyền và người dân đã cùng khảo sát các đối tượng bảo tồn, đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp và các bên liên quan tham gia trong cả tiến trình. Mối quan hệ giữa vấn đề bảo tồn và kinh tế - xã hội được đặc biệt coi trọng. Thông qua các can thiệp có tính chiến lược, các chiến lược bảo tồn có thể đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Đồng thời, những ảnh hưởng của quá trình tái phát triển kinh tế trên các giá trị lịch sử của khu vực cổ cũng cần phải được kiểm soát. Trong nỗ lực trả lời những câu hỏi này, chính quyền thành phố đã xác định được chiến lược lớn trong đó bảo tồn song hành với các hoạt động phát triển kinh tế trong một quá trình lâu dài và bền vững. Việc khôi phục khu phố cổ sẽ phải đạt hiệu quả tối đa (với nguồn lực tối thiểu) và huy động được sự tham gia của cộng đồng. Sau hơn 20 năm nghiên cứu và khảo sát (với sự hỗ trợ của các chuyên gia và sự tham gia của cộng đồng địa phương), khu phố cổ Sawara chính thức trở thành “Khu vực quần thể bảo tồn công trình kiến trúc truyền thống, quan trọng” năm 1996, chính quyền địa phương đã đưa ra những mục tiêu cho bảo tồn và phát triển, đồng thời xây dựng các chiến lược cụ thể thông qua các kế hoạch hành động.
Cuộc sống bản địa bên dòng sông: Con sông Tone trong lịch sử là trục xương sống của phố cổ Sawara. Đây là trục giao thông chính và là nơi diễn ra các hoạt động thương mại tấp nập. Khu vực này nổi tiếng với các đặc sản địa phương như xì dầu ‘Shoyu’ và rượu Sa kê.
162
Khung kiến trúc và cảnh quan lịch sử: Khu phố cổ Sawara gồm 2 khu vực chính: (1) Khu vưc quần thể công trình kiến trúc lịch sử diện tích 7,1ha (vùng hồng). Đến tận thế kỷ 19, khu vực này vẫn là trung tâm thương mại của thành phố, hiện nay trong vùng này còn lại 86 nhà cổ. (2) Vùng cảnh quan truyền thống khoảng 11,4ha (vùng xanh), trong vùng này có 27 công trình tạo cảnh quan.
Bảo tồn, cải tạo và phục hồi: Ở Sawara, các công trình kiến trúc truyền thống là một phần của chiến lược bảo tồn và phục hồi nhằm gìn giữ các giá trị lịch sử của khu phố cổ.
163
SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG TẠI Sawara Từ 1996 đến 2005, chính quyền thành phố Sawara đã cùng với các bên liên quan (chuyên gia, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ…) tiến hành các hoạt động khôi phục khu vực ở nhiều lĩnh vực. Các mục tiêu chính là bảo tồn và khôi phục các công trình cổ, khôi phục các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán truyền thống của địa phương, và một loạt các hoạt động xây dựng cộng đồng, đồng thời phát triển du lịch. Khu phố cổ Sawara mong muốn sẽ trở thành một địa điểm lịch sử nổi tiếng (thông qua cảnh quan tự nhiên và công trình lịch sử) với tiếp cận và kết nối giao thông tốt – một điểm đến du lịch hấp dẫn, một môi trường sống tốt và kinh doanh tốt cho người dân. Sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò then chốt trong chiến lược bảo tồn và phát triển của chính quyền địa phương. Thông qua một số cơ chế, người dân có cơ hội tham gia trong tiến trình bảo tồn và gìn giữ (1) nhà cổ, (2) các lễ hội, phong tục truyền thống và (3) phát triển du lịch. Trong việc bảo tồn các công trình lịch sử, người dân có thể đóng góp ý kiến của họ vào tiến trình bảo tồn tới chính quyền thành phố, đề xuất khảo sát các giá trị, chất lượng nhà và các thách thức trong từng ngôi nhà cụ thể. Căn cứ vào báo cáo này, phương pháp bảo tồn công trình sẽ được lựa chọn (khôi phục lại trạng thái ban đầu hoặc xây dựng lại hài hòa với cảnh quan xung quanh). Cộng đồng cũng tổ chức nghiên cứu các lễ hội/văn hóa truyền thống, cách trang trí nhà cửa theo kiểu cổ … nhằm khôi phục các giá trị truyền thống. Các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng bao gồm việc chuyển đổi từ nhà cổ sang bảo tàng, biến mỗi nhà dân thành một bảo tàng sống, tổ chức các đội hướng dẫn viên và phiên dịch viên tình nguyện, đồng thời cộng đồng cũng tham gia đánh giá và khảo sát du lịch. Với những thành tựu đạt được rất tích cực, Sawara đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng của Nhật Bản ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Khu phố cổ được hồi sinh và một lần nữa trở thành trung tâm thương mại và du lịch hấp dẫn. Ngoài việc bảo tồn và khôi phục kiến trúc truyền thống, cảnh quan bản địa cũng được phục hồi. Chính quyền thành phố đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát triển nhưng đã nhận thức được rất rõ vai trò của cộng đồng và tầm quan trọng của sự đồng thuận giữa các bên liên quan – mỗi bên có chương trình và phương thức hành động của riêng mình – nhưng tất cả đều thống nhất bởi cùng một mục tiêu và hướng đi chung.
Bảo tồn công trình truyền thống: Thông qua các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng. người dân địa phương có thể khảo sát giá trị của các công trình truyền thống, đưa ra các tiêu chí, yêu cầu để bảo tồn và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Là một phần của chiến lược phát triển du lịch, một số ngôi nhà được chuyển đổi trở thành bảo tàng lưu giữ văn hóa truyền thống địa phương và Nhật Bản
164
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Các ví dụ nêu trên rất hữu ích trong bối cảnh bảo tồn và tái phát triển các khu vực đô thị cổ tại Việt Nam. Những sáng kiến của chính quyền cũng như sự tham gia của cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác nhau đã tạo nên phương thức phù hợp cho việc phát triển bền vững các khu vực đô thị cổ. Một bài học từ kinh nghiệm Nhật Bản là các tổ chức cộng đồng cần phải được chính thức hóa, được chính quyền các cấp quan tâm hỗ trợ để có thể hoạt động hiệu quả. Mô hình Hội đồng thiết kế đô thị địa phương với sự tham gia chủ động của các đại diện cộng đồng là mô hình cần được nghiên cứu cho các đô thị Việt Nam ở cấp quận, huyện và phường, xã.
Các lễ hội và hoạt động: Là một phần trong các chiến lược bảo tồn và khôi phục Sawara, các lễ hội và tập quán truyền thống rất được chú trọng và tôn vinh. Một loạt các hoạt động phát triển du lịch và cộng đồng là cơ sở cho cách tiếp cận của chính quyền địa phương. Người dân địa phương được khuyến khích tham gia một cách sáng tạo vào các hoạt động được hỗ trợ và giám sát bởi chính quyền. Trẻ em cũng tham gia vào quá trình này, bởi các em là những người sẽ bảo tồn và phát triển khu phố cổ trong tương lai. Những lớp học được tổ chức bên bờ sông như một cách làm tăng lên tình yêu và niềm tự hào về những giá trị của khu vực cho thế hệ trẻ. 165
Nagahama
KINH NGHIỆM TÁI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI NHẬT BẢN VỚI MÔ HÌNH CÔNG TY CỘNG ĐỒNG
Vị trí Nagahama là một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Shiga, nam trung bộ Nhật Bản. Thành phố nằm sát bờ Đông hồ Biwa – hồ nước ngọt lớn nhất của Nhật Bản. Nagahama được biết đến là thành phố của Toyotomi Hideyoshi, một Samurai vĩ đại, người đã có công thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17 và xây lâu đài tại đây năm 1575 và 1576. Nagahama ngày nay, với dân số khoảng 60.000 người, được biết đến là thành phố có lịch sử lâu đời và giàu bản sắc văn hóa (truyền thống và đương đại), với nhiều di tích lịch sử, tín ngưỡng, đồng thời nổi tiếng với nghề dệt lụa và sản phẩm thủy tinh.
Vị trí:
Nagahama, tỉnh Shiga, Nhật bản
Thời gian:
1988 đến nay
Quy mô:
Khu vực đô thị cổ của Nagahama trong 10 năm qua đã thay đổi từ một khu vực suy tàn trở thành một khu vực thương mại truyền thống hấp dẫn và nổi tiếng: vừa giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế năng động
Chương trình: Bảo tồn và khôi phục thị trấn cổ với mô hình
công ty cộng đồng
Các vấn đề
Chủ đầu tư:
Cũng như các đô thị cổ khác của Nhật Bản và các nước phát triển, khu vực cổ của Nagahama cũng chịu những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Nhật Bản vào những thập niên cuối của thế kỷ XX. Những hạ tầng giao thông hiện đại như đường sắt, đường cao tốc khiến đô thị được mở rộng nhanh chóng, và cũng thu hút dân cư cùng các hoạt động kinh tế từ các đô thị cũ ra vùng ngoại ô và các đô thị mới. Phần đông dân cư sở hữu ôtô riêng và không muốn sống trong các khu vực cũ do đường sá chật hẹp và thiếu chỗ đỗ xe. Vào những năm 1990, Nhật Bản nới lỏng các quy định về thương mại, cho phép xây dựng các trung tâm thương mại (TTTM) quy mô lớn ở ngoại vi các thành phố, tạo ra tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các TTTM tập trung ở ngoại ô và các trung tâm thương mại cổ, cũ trong khu vực trung tâm, thường là những phố thương mại với các cửa hàng quy mô nhỏ, do các hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp nhỏ quản lý. Cùng với suy thoái kinh tế là sự sụt giảm dân số trong khu phố cổ. Trong khoảng 20 năm (1970- 1990),
Cảnh quan lịch sử ở Nagahama 166
ước tính có 6.000 người chuyển từ trung tâm ra khu vực ngoại ô. Khu phố cổ vì vậy cũng mất dần chức năng ‘khu dân cư’ Người ta cũng đã nhận thất các khu phố cổ có sức hấp dẫn du lịch, và Nagahama do gần hồ lớn Biwa nên đặc biệt có tiềm năng phát triển du lịch. Các dịch vụ du lịch trong khu phố cổ Nagahama có thể là liệu pháp phục hồi kinh tế ở đây, giúp Nagahama tránh khỏi suy thoái toàn diện. Tuy nhiên, người địa phương không muốn biến Nagahama thành một thành phố du lịch, mà là một thành phố sống tốt cho chính những người dân của mình Một số nhà đầu tư có ý định đầu tư phát triển khu phố cổ nhưng thành phố có những quan ngại rằng nếu không có những định hướng đã kiểm soát thì những đầu tư này có thể làm hỏng những đặc trưng và giá trị lịch sử của khu vực.
Tòa nhà Kurokabe trước đây Tòa nhà Kurokabe hiện nay – là phòng trưng bày sản phẩm thủy tinh của Nagahama
Mô hình Công ty Cộng đồng hay Công ty khu vực thứ 3 Nagahama đã rất thành công trong quá trình tìm kiếm lời giải cho vấn đề bảo tồn và phát triển, bằng việc sử dụng sáng tạo mô hình công ty cộng đồng, được khởi xướng bằng sự ra đời và hoạt động rất hiệu quả của công ty Kurokabe. Công ty Kurokabe là một công ty trách nhiệm hữu hạn với tỉ lệ góp vốn và kinh nghiệm của cả nhà nước và tư nhân. Chình vì vậy nó được gọi là khu vực kinh tế thứ 3 (để phân biệt với khu vực 1 là nhà nước, và khu vực 2 là tư nhân). Nó được gọi là công ty cộng đồng vì thành phần tư nhân trong công ty là người địa phương, là các thành viên của cộng đồng dân cư ở đây. Công ty Kurokabe được thành lập năm 1988 từ ý tưởng của hai cổ đông sáng lập: ông Niyaha – giám đốc Phòng thương mại thành phố Nagahama và ông Sasahara, giám đốc một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và kho bãi, với số vốn góp gồm 90 triệu Yên từ người dân địa phương và 40 triệu Yên từ chính quyền thành phố.
Kế hoạch kinh doanh mới và các hành động: Hoạt động kinh doanh đầu tiên của công ty Kurokabe trong khu phố cổ Nagahama là mua hoặc thuê lại các bất động sản bị bỏ hoang, hầu hết là các ngôi nhà cổ, sửa chữa và trùng tu lại rồi tìm kiếm kế hoạch kinh doanh cho những bất động sản đó. Dự án đầu tiên là cải tạo một công trình kiến trúc cổ xây năm 1900. Công trình này trước được dùng làm trụ sở một ngân hàng, rồi sau chuyển thành một trường dòng, sau đó bị bỏ không cho đến cuối những năm 1980. Cộng 167
đồng địa phương đã từng đề nghị thành phố mua lại và biến thành một công trình phục vụ công cộng dạng thư viện hay nhà văn hóa. Chính quyền thành phố thấy cách làm đó cũng tốt nhưng không đủ làm hồi sinh kinh tế và sinh hoạt đô thị - đang là vấn đề bức thiết của khu vực. Công ty Kurokabe đã dùng số vốn 130 triệu Yên góp vốn từ cả nhà nước và tư nhân mua công trình trên và biến nó thành một nhà trung bày và bán các sản phẩm thủy tinh. Hơn cả kinh doanh bất động sản, Kurokabe đại diện cho sứ mệnh chung được chia sẻ bởi cả chính quyền và doanh nghiệp là tìm kiếm kế hoạch tổng thể phục hồi các hoạt động kinh tế khu phố cổ nhưng vẫn tôn vinh và nâng cao bản sắc địa phương. Một kế hoạch kinh doanh táo bạo đã ra đời: làm thủy tinh nghệ thuật. Tại sao lại là ‘thủy tinh’? Vì:
Cửa hàng bán sản phẩm thủy tinh
-
Thủy tinh là loại sản phẩm có tính quốc tế và hiện đại
-
Thủy tinh là sản phẩm mang tính nghệ thuật, thủ công mà các doanh nghiệp lớn không có
-
Nghề làm thủy tinh không cạnh tranh và đe dọa các loại hình kinh doanh vốn có tại địa phương
-
Sản phẩm thủy tinh có thể được sáng tạo một cách độc đáo, hấp dẫn, chưa từng có ở Nhật Bản, mang lại hiệu quả tài chính.
Để biến ý tưởng thành hành động, Kurokabe đã bỏ công nghiên cứu kỹ thuật và nghệ thuật sản xuất thủy tinh trên toàn Nhật Bản và châu Âu, rồi phổ biến những kiến thức và kinh nghiệm đó cho người dân địa phương, tổ chức các lớp dạy nghề và xưởng sản xuất. Giờ đây, sản xuất thủy tinh đã trở thành một nghề thủ công mới, phát triển mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ ở Nagahama. Khu phố cổ Nagahama đã trở nên nổi tiếng trên toàn Nhật Bản với các tuyến phố bán đồ thủy tinh hấp dẫn, các phòng trưng bày và bảo tàng thủy tinh nổi tiếng, sử dụng các công trình kiến trúc cổ trước đây bị bỏ hoang.
Xưởng thủy tinh
Các chiến lược thiết kế đô thị: Cùng với các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, Nagahama còn xúc tiến các chiến lược thiết kế đô thị nhằm biến khu phố cổ thành một khu vực tiện nghi và được tất cả mọi người từ người già tới trẻ em, từ người địa phương đến khách phương xa ưa chuộng. Định hướng không gian cho khu phố cổ đã được vạch ra dưới chủ đề Văn hóa – Truyền thống và Hiện đại. Tiếp đó là những đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng như xây dựng nơi đỗ xe, lát lại mặt đường các tuyến phố đi bộ cho đẹp mắt, làm mái che với nguồn kinh phí đóng góp từ chính quyền tỉnh, chính quyền thành phố và cộng đồng theo tỉ lệ 1:1:1. Những hoạt động cải tạo nhà cửa, sửa sang trang trí cửa hàng, cửa hiệu được chủ động thực hiện bởi cộng đồng.
Lớp học nghề thủy tinh 168
Các hoạt động văn hóa: Cùng với các chiến lược cải tạo môi trường vật thể trong khu phố cổ, Nagahama còn xúc tiến các hoạt động văn hóa sự kiện để thu hút du lịch và quảng bá địa phương như lập các điểm văn hóa (bảo tàng, trưng bày nghệ thuật...), tổ chức lễ hội văn hóa nghệ thuật thường niên... Với những nỗ lực tuyệt vời, ngày nay khu phố cổ Nagahama đã trở thành một khu vực đô thị sống động, với một khung cảnh phố cổ duyên dáng cùng các hoạt động kinh tế mới theo lối truyền thống, trở thành nơi mọi người đều yêu thích.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Một số yếu tố quan trọng làm nên thành công của việc phục hồi và phát triển tại khu phố cổ Nagahama là:
Sơ đồ định hướng thiết kế đô thị khu phố cổ
- Mô hình “2 cột trụ” cho phát triển đô thị; Nhà nước
- Bảo tồn không thể tách rời với phát triển kinh tế;
Và
Doanh nghiệp cộng đồng
- Xác định chủ thể phát triển: không có chủ thể thực hiện thì mọi ý tưởng, quy hoạch, kế hoạch đều không có ý nghĩa;
Cộng đồng
NPO/ NGO
- Khai thác khu vực tư nhân cho hoạt động bảo tồn và TKĐT với mô hình ‘công ty cộng đồng’;
Hệ thống tạo đồng thuận
- Tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước – nhà đầu tư – cộng đồng;
Hệ thống triển khai thực hiện
Hai cột trụ cho phát triển đô thị
- Khai thác tài nguyên con người – nâng cao nhận thức các chỉ thị liên quan;
Các chiến lược thiết kế đô thị: Cùng với các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, Nagahama còn xúc tiến các chiến lược thiết kế đô thị nhằm biến khu phố cổ thành một khu vực tiện nghi và được tất cả mọi người từ người già tới trẻ em, từ người địa phương đến khách phương xa ưa chuộng. Định hướng không gian cho khu phố cổ đã được vạch ra dưới chủ đề Văn hóa – Truyền thống và Hiện đại. Tiếp đó là những đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng như xây dựng nơi đỗ xe, lát lại mặt đường các tuyến phố đi bộ cho đẹp mắt, làm mái che với nguồn kinh phí đóng góp từ chính quyền tỉnh, chính quyền thành phố và cộng đồng theo tỉ lệ 1:1:1. Những hoạt động cải tạo nhà cửa, sửa sang trang trí cửa hàng cửa hiệu được chủ động thực hiện bởi cộng đồng. Các hoạt động văn hóa: Cùng với các chiến lược cải tạo môi trường vật thể trong khu phố cổ, Nagahama còn xúc tiến các hoạt động văn hóa sự kiện để thu hút du lịch và quảng bá địa phương như lập các điểm văn hóa (bảo tàng, trưng bày nghệ thuật...), tổ chức lễ hội văn hóa nghệ thuật thường niên...
- Cần có hành lang pháp lý phù hợp. Trong các yếu tố nêu trên, yếu tố thứ nhất đặc biệt quan trọng. Để có thể thực hiện thành công các dự án phục hồi đô thị, hai ‘cột trụ’ là ‘hệ thống tạo đồng thuận’ và ‘hệ thống triển khai’ cần được thiết lập song song và ngay từ đầu. Hệ thống triển khai phát triển đô thị rất quan trọng. Nhìn chung quá trình tạo sự đồng thuận đòi hỏi rất nhiều thời gian, nhưng có sự đồng thuận rồi vẫn không dẫn đến được hành động. Một kế hoạch nếu không chuyển thành “hành động” thì cũng không có ý nghĩa. Vì vậy hai trụ cột phải được thiết lập song song, tương hỗ lẫn nhau. Trong cột trụ thứ 2, vấn đề then chốt là phải tìm được chủ thể phát triển, mà trong trường hợp Nagahama thì chính là thành phần kinh tế thứ 3. Nếu không có chủ thể phát triển thì không có ý tưởng phát triển, và cũng sẽ không có được kế hoạch và hành động. Để phát triển hay bảo tồn, tái phát triển hay hồi phục kinh tế đô thị, không thể chỉ trông chờ nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhưng nhà nước cũng cần sát cánh và có những hỗ trợ kịp thời và hiệu quả nhất.
169
Phố cổ Hà nội
Các trườ ng đại học Tokyo, Chiba, Showa (Nhật bản) Trườ ng đại học Xây dự ng Hà nội Ban quản lý phố cổ
TS. Phó Đứ c Tùng - ThS. Tạ Quỳ nh Hoa
Bảo tồn cái gì, vì sao và làm như thế nào để bảo tồn không gian cảnh quan khu vực đô thị cổ? Với diện tích 91ha và nằm tại khu vực trung tâm thành phố, Khu phố cổ (KPC) là một trong những khu vực được hình thành sớm nhất của kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Năm 2004, KPC đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Để trở thành thành phố nghìn năm tuổi vào năm 2010 và với tầm nhìn của Hà Nội “thành phố của Văn hóa – Mặt nước – Cây xanh” thì việc bảo tồn và tái phát triển một khu vực lịch sử như KPC là một trong những việc làm rất cấp bách để đạt được tầm nhìn đã đề ra và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Vị trí:
Hà Nội, Việt Nam
Thời gian:
2005-2010
Diện tích:
91 ha
Chương trình:
Bảo tồn, tôn tạo và phát triển bền vững phố
Bên cạnh vai trò là một khu vực đô thị lịch sử, KPC còn là một trong những khu vực buôn bán thương mại sầm uất nhất của thành phố với sự đa dạng về hàng hóa và dịch vụ cho các hoạt động bán buôn và bán lẻ. Đây cũng là một khu vực rất hấp dẫn đối với du lịch. Tuy nhiên, KPC hiện nay cũng đang phải đương đầu với các vấn đề nghiêm trọng như sự suy giảm các giá trị của khu vực. Các vấn đề này thường nảy sinh từ các mâu thuẫn nội tại như: một đời sống xã hội sống động phong phú, chứa đựng trong một môi trường phi vật thể xuống cấp; hạ tầng kỹ thuật thấp kém, trong khi các hoạt động kinh tế lại rất sôi động; môi trường sống có chất lượng rất thấp, mặc dù điều kiện vật chất của cư dân là cao so với các khu vực khác; quá tải về dân số và mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển du lịch và yêu cầu bảo tồn của khu vực đô thị lịch sử... Vì vậy, việc phát triển bền vững của KPC vẫn đang là thách thức lớn đối với thành phố Hà Nội, với chính quyền thành phố, người dân và các nhà nghiên cứu. KPC đã nhận được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà chuyên môn trong và ngoài nước từ những năm 1980.
cổ Hà Nội
Trong chương trình nghiên cứu hợp tác ba năm giữa các trường Đại học Nhật Bản (ĐH Tokyo, ĐH Chiba, ĐH Showa) và trường đại học Việt Nam (Đại học Xây dựng – UCE), nhóm nghiên cứu đã đặt ra các câu hỏi “KPC Hà Nội, bảo tồn cái gì, vì sao và làm như thế nào?” và cố gắng để trả lời từng bước các câu hỏi này thông qua các nghiên cứu điều tra kỹ lưỡng tại khu vực từ năm 2006 đến năm 2009.
170
Bảo tồn và tôn tạo Phố cổ Hà Nội: Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, phố cổ Hà Nội thể hiện một bối cảnh đầy thách thức giữa bảo tồn và phát triển. Là một môi trường xã hội phong phú và một trung tâm thương mại sôi động, phố cổ có những giá trị của cuộc sống đô thị truyền thống và đương đại. Đồng thời, sự xuống cấp của môi trường vật thể nói chung đòi hỏi có những nỗ lực về bảo tồn và nâng cấp. Qua một nghiên cứu phân tích không gian mở rộng (các loại hình nhà ở cũng như các hình thái cấu trúc đô thị), các giá trị lịch sử có thể được bảo tồn, tôn tạo và tái định nghĩa trong các dự án đương đại.
171
Bảo tồn những gì – và Tại sao? Bảo tồn cái gì? Có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc định dạng “Cái gì là giá trị cốt lõi của KPC?”. Trước đây, giá trị vật thể của bản thân các công trình kiến trúc được coi là giá trị của KPC. Sở văn hóa đã thống kê và xếp hạng một loạt các di tích. Nhưng rõ ràng là KPC không có nhiều công trình kiến trúc thật là độc đáo hay cổ xưa, và số ít ỏi những công trình thuộc loại di tích này đã dần xuống cấp và biến mất. Trừ một vài dự án phục hồi nhà cổ đơn lẻ, như biến ngôi nhà 87 Mã Mây thành một bảo tàng nhà phố cổ thì không còn gì cho thấy việc bảo tồn KPC có thể diễn ra theo cách này. Sau đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc tổng thể của cả KPC mới là giá trị cần bảo tồn. Nhưng đâu là cấu trúc tổng thể và làm thế nào để bảo tồn nó thì cũng chưa rõ ràng. Lại có quan điểm cho rằng không chỉ giá trị vật thể mà cả các giá trị phi vật thể mới tạo nên một tổng hòa các giá trị cốt lõi của KPC. Tuy nhiên, nếu bảo tồn hết thì cũng không khác gì không bảo tồn cái gì, vì đó là một bài toán không khả thi. Tóm lại, việc xác định các giá trị của KPC vẫn là vấn đề chưa có hồi kết trong việc tìm ra phương hướng bảo tồn phù hợp cho KPC Hà Nội. Theo GS.TS. Yuichi Fukukawa từ trường ĐH Chiba, Nhật Bản, các giá trị cơ bản của KPC đều liên quan đến hình thái đô thị ở đây, vì vậy muốn bảo tồn KPC thì phải bảo tồn hình thái cấu trúc. Mặc dù các ngôi nhà, các ô phố trong KPC được xây dựng vào những thời điểm khác nhau, cho các mục đích khác nhau, do các đối tượng khác nhau xây nên nhưng đã có một trật tự nào đó được nhận thức và duy trì. Đó chính là đặc điểm hình thái của cả KPC cần phải được nhìn nhận như là các giá trị cốt lõi của KPC. Vì sao phải bảo tồn hình thái KPC?
Đặc điểm hình thái của một lô đất trong KPC: • Các lô đất dài và hẹp, tạo nên kiểu nhà ống đặc trưng • Ngôi nhà là sự tổng hợp của các khối công trình nhỏ hay các phần nhỏ hơn tạo nên một tỉ lệ nhỏ - mịn về hình thái • Một hệ thống các sân trong có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thông gió và chiếu sáng bên trong. • Hình thành một sự chuyển tiếp dần dần từ không gian công cộng đến không gian riêng tư
172
Hình thái đô thị là kết quả sau một lịch sử sinh sống của cộng đồng dân cư, đồng thời là môi trường bảo tồn và nuôi dưỡng văn hóa sống của cộng đồng đó. Bảo tồn hình thái, do đó, là phương thức cơ bản nhất và toàn diện nhất để bảo tồn tổng thể một khu đô thị. Tuy nhiên, do mỗi hình thái đô thị có một lý do lịch sử của nó, nên khi điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội bên trong thay đổi thì một hình thái đô thị có thể trở nên lạc hậu, không phù hợp nữa. Nếu ta khăng khăng bảo vệ hình thái này thì sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến 2 khả năng: một là toàn khu đó sẽ trở thành một khu bảo tàng không có sức sống, hai là nó sẽ bị từ bỏ và tan rã dần dần. Không phải mọi thứ đều nên bảo tồn, dù có thể bảo tồn. Vì vậy đối với khu phố cổ, vấn đề “vì sao phải bảo tồn” vẫn là câu hỏi phải đặt ra chứ không thể là hiển nhiên.
Ma May
Luong Ngoc Quyen
Hang Bac
Bên trong/bên ngoài: trình tự của các sân trời trong ngôi nhà ống truyền thống đảm bảo sự thông khí và ánh sáng tự nhiên và có một số các chức năng khác
Hình thái đô thị: Cấu trúc đô thị của phố cổ kết hợp một trật tự nhất định và sự đa dạng của các ngôi nhà ống riêng lẻ
173
Lý do lớn nhất cho việc bảo tồn hình thái khu phố cổ là vì về cơ bản, nó hoàn toàn phù hợp với những lý tưởng mà ngày nay người ta đưa ra cho một khu đô thị hậu hiện đại thế kỷ 21: - Giao thông chậm, trong vòng bán kính đi bộ, nhờ có mạng lưới đường phố chia nhỏ, chằng chịt. - Mật độ cao, đa dạng thành phần, đa dạng văn hóa, đa dạng công năng, dịch vụ. Điều này chủ yếu nhờ cấu trúc sâu và hẹp của các nhà ống. Qua đó có sự phân hóa về không gian, càng vào sâu, càng lên cao càng giảm giá đất, càng yên tĩnh, tính riêng tư tăng, thích hợp với người già, người nghèo, công trình phụ, kho chứa, sân chơi. Trong khi càng ra mặt tiền thì càng thích hợp cho buôn bán, cửa hàng v.v. - Khả năng thích nghi, linh động cao. Các công trình chia khối nhỏ, đa dạng về thời gian, vật liệu, giá thành, kiểu dáng. Mỗi căn nhà, mỗi hộ gia đình có thể thay đổi, cải tạo, xây mới mà không ảnh hưởng lớn đến tổng thể. Với những cấu trúc chia nhỏ này, KPC có thể được ví với con kỳ nhông có khả năng thay đổi màu sắc để thích nghi với sự thay đổi của bối cảnh xung quanh. - Hiệu quả kinh tế cao: thu nhập đầu người ở đây là cao nhất Hà Nội, giá đất ở đây cũng thuộc loại cao nhất. - Bản sắc văn hóa: Bản sắc của KPC không chỉ hiển nhiên đối với du khách nước ngoài, thực tế là đa số người dân sống ở đây đều rất yêu mến khu phố của mình, không mấy ai muốn rời đi.
Bảo tồn và Tôn tạo kiến trúc lịch sử: (Hình trên) nhà 87 Mã Mây là một ví dụ điển hình của ngôi nhà vào cuối thế kỷ 18 ở phố cổ. Ngôi nhà được tôn tạo với sự tài trợ của UNESCO và được chuyển đổi thành bảo tàng phố cổ. (Hình dưới) Việc tôn tạo lại ngôi nhà 51 Hàng Bạc là một dự án thí điểm về việc bảo tồn loại hình nhà truyền thống đồng thời cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương.
- Môi trường đô thị: Dù đang có rất nhiều vấn đề về hạ tầng đô thị, nhưng những chỉ số như ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, hiện tượng nhiệt đảo, ngập úng ở khu này vẫn còn ở mức độ tốt hơn so với đa số các khu vực khác ở Hà nội. Điều đó có mấy lý do chính: Thứ nhất là giao thông bị buộc phải chậm, nhưng không tắc do hệ thống đường nhỏ, chằng chịt. Thứ hai là nhà thấp nhưng dày và có nhiều hành lang, giếng trời tạo ra một không gian đối lưu gió, đồng thời lại che bóng tự nhiên. Thứ ba là các ô phố có chiều sâu để giảm độ ồn và bụi từ mặt đường, tạo những không gian tư nhân tương đối yên tĩnh, sạch sẽ ở phía sau. Và cấu trúc dày đặc, chia nhỏ của đô thị có tác dụng như một miếng bọt biển tạm trữ nước mưa, cho dù nền đất gần như không có chỗ thấm nữa, do vậy hạn chế việc nước mưa dồn ra đường quá nhanh sau cơn mưa, gây ngập úng. Tóm lại, ngoài mục đích bảo tồn, bảo tàng theo nghĩa văn hóa lịch sử thì rõ ràng hình thái KPC có rất nhiều điểm cho thấy nó vẫn rất hợp thời và hiệu quả, do đó cần phải bảo tồn để duy trì được một khu đô thị tốt. Đồng thời, nếu thành công trong việc phát huy hình thái đô thị này trong thời đại mới, đây sẽ là bài học nhân rộng cho các khu đô thị khác, nhất là khi các khu đô thị mới hiện nay đang bị rơi vào tình trạng không bản sắc và không hiệu quả về rất nhiều mặt.
174
Bảo tồn như thế nào? Bảo tồn như thế nào? Vấn đề bảo tồn như thế nào phụ thuộc vào hai yếu tố chính: 1- Về lý thuyết, đó là câu hỏi về việc có thể khắc phục những khó khăn, bức xúc hiện tại về không gian sống và hạ tầng kỹ thuật trong các hình thái nhà của KPC truyền thống, để biến chúng thành những chỗ ở tiện nghi, hiện đại được không? Có làm được như vậy thì đây mới thực sự là hình thái thích hợp về lâu dài, nếu không thì phải bỏ mục tiêu bảo tồn để đảm bảo cải thiện điều kiện sống cho người dân. 2- Nếu có mô hình cải tạo, tối ưu hóa KPC cho phù hợp với cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc hình thái của nó, thì làm thế nào để thực hiện trong điều kiện thực tế hết sức phức tạp ở khu vực này? Để trả lời câu hỏi thứ nhất, Dự án “ Phát triển mô hình nhà ở đô thị cho các khu vực đông dân cư và hạn chế tác động của môi trường trong điều kiện khí hậu nóng ẩm” được tài trợ bởi “Hiệp hội phát triển khoa học Nhật Bản –JSPS” nhóm chuyên gia của trường ĐH Tokyo đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng mô hình nhà ống truyền thống trong KPC và đề xuất một mô hình mới cho nhà ở mật độ cao, dựa trên sự tổ hợp của các modul hình hộp kích thước 2.2mx2.2m. Sự kết hợp một cách logic của các modul không gian đặc và rỗng, học tập từ mô hình nhà ống truyền thống đã giúp cho việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên được dễ dàng trong mô hình nhà ở mới này. Mô hình nhà ở này đã được xây dựng thử nghiệm tại khuôn viên trường ĐHXD Hà nội (UCE) và là công trình nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên xuất phát từ nghiên cứu mô hình nhà ở KPC để áp dụng vào các điều kiện thực tiễn tương đồng. Đồng thời, đây cũng là một ý tưởng rất thú vị cho các giải pháp về nhà ở của Tokyo, một trong những thành phố đông dân cư nhất của châu Á và cũng đang chịu những áp lực về mặt nhu cầu nhà ở trong sự hạn chế về không gian. Để trả lời câu hỏi thứ hai, Dự án “ Bảo tồn và cải tạo điều kiện sống cho cư dân số nhà 51 Hàng Bạc” có thể coi là một trong số các dự án thực tiễn đã thành công khi đạt được những mục đích đặt ra là vừa bảo tồn ngôi nhà cổ đồng thời cải thiện chất lượng sống của 05 hộ dân (23 người dân) mà không phải di chuyển hoặc tái định cư ra nơi khác. Dự án bảo tồn và tái phát triển này là dự án đầu tiên đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng thể và hợp nhất với sự tham gia của các bên liên quan. Dự án đã có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan như: UBNDTP Hà Nội, Ban quản lý KPC, Chính quyền Phường, các chuyên gia và người dân. Cơ chế chia sẻ về mặt tài chính trong việc bảo tồn và cải tạo công trình cũng đã được thực hiện để có được sự cam kết về quyền lợi và trách nhiệm giữa chính quyền và người dân. Dự án đã đóng góp một hướng tích cực cho việc phát triển bền vững của khu vực, để bảo tồn và gìn giữ các giá trị lịch sử của Hà Nội ngàn năm văn hiến. 175
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Hình thái đô thị của KPC nói riêng và của các đô thị nói chung là một yếu tố cơ bản quyết định bản sắc cũng như giá trị của nó. Muốn bảo tồn một đô thị hay xác lập một đô thị mới đều quy về hình thái cấu trúc. - Trong hình thái, cần xác định nhiều tầng bậc, mức thấp nhất là từng căn nhà, rồi đến lô phố, rồi đến một tiểu khu. Một hình thái tổng thể tốt cần có sự hài hòa và hợp lý thông suốt các tầng bậc như trong một cơ thể sống. - Bằng những nghiên cứu hiện trạng tỷ mỷ và phương pháp khoa học, có thể rút ra từ khu phố cổ và từng ngôi nhà những vấn đề cần giải quyết trong quá trình bảo tồn. - Đặc biệt đối với công cuộc bảo tồn khu phố cổ thì vấn đề tham gia cộng đồng là một khâu mấu chốt quyết định thành công. Trong đó, vấn đề quyền sử dụng đất cần phải được làm sáng tỏ càng sớm càng tốt. - Cần phải hiểu là mật độ và độ đa dạng dân số chính là bản sắc và giá trị khu phố cổ. Những giải pháp kỹ thuật cần hướng tới giữ được điều này. Việc chuyển đổi người sử dụng là vấn đề của thị trường tự do. Nếu ngay từ đầu xác định muốn giải tỏa, dãn dân một cách cưỡng chế thì mọi nghiên cứu sẽ không có ý nghĩa, việc bảo tồn sẽ làm mất đi một trong những giá trị và bản sắc chính của KPC.
Đặc điểm hình thái của một ô phố trong KPC: • Các ô phố được bao bọc bởi các tuyến phố, tạo nên một đơn nguyên, với kích thước 50 - 150 m mỗi cạnh • Một trật tự không gian phía sau của các tuyến phố được hình thành thông qua hình thái đặc trưng của các ngôi nhà • Tính chỉnh thể và đa dạng có thể được nhận thấy đồng thời • Các không gian sân trong phía sau được hình thành tại lõi của các ô phố • Một trật tự đảm bảo không gian phía bên trong tuyến phố được thiết lập.
176
Nâng cấp khu vực kênh Tân Hoá - Lò Gốm [DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SONG PHƯƠNG VIỆT – BỈ, PMU 415 QUẢN LÝ]
Trải 300 năm qua, TP. HCM đã trở thành đô thị cực lớn, mở rộng không ngừng. Trong quá trình ấy, mạng lưới cấp thoát nước của thành phố đã bị tổn hại nghiêm trọng. Nhiều hồ nước bị lấp, nhiều kênh rạch bị bít vì tụ đọng rác thải công nghiệp và dân dụng, ô nhiễm nặng nề do không được xử lý, cũng như bị xâm phạm vì hệ thống nhà lấn chiếm. Hệ quả là sự gia tăng ngập lụt trong thành phố, giảm thiểu vận chuyển đường thủy (do khả năng tàu bè lưu thông bị giảm nặng nề) và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Dự án phát triển song phương Việt-Bỉ (1998-2006) có một mục tiêu đầy tham vọng là cung cấp một giải pháp thay thế để lập lại trật tự; tập trung vào một chuỗi những dự án liên kết về chiến lược đô thị phát sinh từ việc nâng cấp một trong những con kênh ô nhiễm nhất của thành phố - kênh Tân Hóa - Lò Gốm (THLG) ở phía Tây. Địa điểm: Thời gian: Diện tích: Chương trình:
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1998 – 2006 +/- 1.5 ha (tại quận 6) 37 ha (tại quận Bình Tân) nâng cấp kênh (bao gồm làm sạch nước thải) tái định cư
Khách hàng:
Hội đồng Nhân dân TP.HCM
Dự án hệ thống xử lý vệ sinh và nâng cấp đô thị THLG do PMU 415 quản lý đã tiến hành ba dự án thí điểm ở quận 11 và quận 6, cùng hai dự án thăm dò nữa ở quận Bình Tân. Dự án này mở rộng và đắp kè một phần kênh THLG và trong quá trình đó 180 hộ gia đình được lựa chọn, hoặc là tái định cư tại những khu chung cư mới, cao vừa phải, xây ngay tại chỗ (có cả một khu chợ cho người bán hàng rong và một hội trường cộng đồng); hoặc chuyển đến một dự án nhà ở dịch vụ tại Bình Tân. Với địa điểm đầu, dự án tiến hành luôn việc nâng cấp khu ổ chuột cho những hộ ở sát con kênh và khu chung cư; cải thiện thoát nước và hệ thống cống rãnh được đặt lên hàng đầu. Lao động tình nguyện cũng tích cực tham gia quá trình dự án để có được vị thế hợp pháp về nhà cửa cũng như hộ khẩu tại TPHCM. Với địa điểm thứ hai, dự án cải thiện và xây mới trên khu nhà bất hợp pháp đã có từ trước, thêm vào một số dịch vụ xã hội mới, thí dụ là trường học. Quan trọng là địa điểm thứ hai có thêm một hồ sinh học lớn (32,2 ha) để xử lý nước thải của kênh Đen, một con lạch dài 4km nằm phía bắc hồ chứa THLG. Dự án tận dụng các quá trình tự nhiên và các kỹ thuật công nghệ thấp, tự hào là chi phí đầu tư thấp, vận hành và duy tu thấp, ít tạo bùn. Hồ nước được thiết kế để xử lý được nước thải gia dụng của 200.000 cư dân và là hồ đầu tiên có quy mô như thế ở Việt Nam. Bằng việc đưa ra biện pháp thay thế rẻ tiền cho việc làm sạch nước thải, dự án còn minh chứng việc quản lý nước có thể dùng đồng thời như một công cụ thiết kế đô thị để tạo nên một nơi giải tỏa tắc nghẽn trong một quận nội thành đang đô thị hóa nhanh và dày đặc. Thêm nữa, hồ nước này còn có tác dụng như một hồ chứa nước vào mùa mưa, trong khi một bên bờ hồ dùng cho các hoạt động giải trí và là không gian mở cho các cư dân gần đó. 177
Khu vực dự án Khu vực dự án thí điểm ranh giới quận (D.1.)
Kênh Đen
Sông/kênh Hồ Tân Hóa - Lò Gốm
0 km 1
2
3
Các địa điểm dự án thí điểm: Kênh chứa nước Tân Hóa – Lò Gốm dài 7km nằm sát Chợ Lớn. Hồ sinh học và khu vực nhà ở dịch vụ tọa lạc trên kênh Đen, trong quận ngoại thành Bình Tân. Dự án xây dựng nhà ở mới, nâng cấp khu ổ chuột và một trạm chuyển rác nhỏ (cho chất thải rắn) tiến hành ở quận 6.
0m
100
200
Bối cảnh về mặt chiến lược cho các dự án đô thị: Các khu nhà tái định cư được xây trên phần đất của một nhà máy chế biến nông sản bỏ hoang (giữa), một phần là từ đất thu hồi lại sau khi tháo dỡ nhà lấn chiếm (trái) và trên một phần đất được cải tạo từ đầm lầy đất thấp bên trong khu đất kế cận. Dự án hồ sinh học bảo vệ cho không gian mở rộng rãi hiện đang có (phải) – một chuyện hiếm tại khu vực ngoại vi của một đại thành phố phía Nam đang mở rộng rất nhanh (và rất rộng). 178
NÂNG CÂP KÊNH Khu vực tiến hành dự án thí điểm, nằm ở phần Tây - Nam của kênh THLG thuộc quận 6, phải đối mặt với những vấn đề nội đô điển hình như: ô nhiễm kênh, ngập nước, tràn lan nhà ổ chuột. Dự án giải quyết những vấn đề này bằng cách nâng cấp con kênh và tái định dạng lại vùng bao quanh kênh đi kèm với việc củng cố lại trục cấp thoát nước. Một phần của kênh THLG được mở rộng và làm kè, trong khi những hộ sống tụ tập dọc theo con kênh được tái định cư. Tuy một số hộ đã tận dụng cơ hội này để trở thành chủ nhân các lô đất tại dự án nhà ở dịch vụ trong quận Bình Tân, nhiều hộ khác lại thích ở trong những khu chung cư mới xây ngay tại chỗ, an ninh hơn về mặt kinh tế và xã hội.
Đường và kè mới Kênh Tân hóa lò gốm XN chế biến nông sản số 2 Xóm Nhà Cháy
0 m 20
40
Thiết kế đô thị cho những tòa nhà chung cư có tầng cao ở mức trung bình này đã tối đa hóa tầm nhìn hướng ra kênh và lối dẫn đến kênh. Các tòa nhà được sắp xếp vuông góc với dòng nước, là một mặt tiền hấp dẫn cho các căn nhà tại đây cũng như cho chợ bán lẻ. Một chuỗi những không gian công cộng và bán công cộng tạo điều kiện cho các hoạt động xã hội và không chính thống, đồng thời nối con kênh tới những khoảng sân sâu hơn của các khu nhà. Việc tái nhập đường thủy vào trong khung cảnh đô thị còn được đẩy mạnh hơn bằng việc xây một bến thuyền ngay tại chỗ. Như thế, khu vực được tái sinh tự mình một lần nữa tạo nên một nút quan trọng trong giao thông đường thủy trên kênh THLG. Bên cạnh dự án tái định cư, các khu ổ chuột hiện hữu đã được nâng cấp thông qua cải thiện hạ tầng. Dự án kết hợp, có chi phí thấp này tập trung vào thoát nước, mạng lưới điện và nước, bê tông vỉa hè và chiếu sáng công cộng. Thêm vào đó, việc thu gom rác thải rắn cũng được cải thiện đáng kể. Trước đây việc thu rác là do các nhà thu gom rác tư nhân, nay dự án lập ra một tuyến thu rác được tổ chức lại theo kiểu hợp tác xã, cung cấp các thiết bị cần thiết, và xây một trạm chuyển rác nhỏ. Những điểm đổ rác mất vệ sinh trong các con hẻm nhỏ được thay bằng những điểm đậu container rác, sau đó được chở đến bãi rác trong đêm. Cùng với những cải thiện về mặt vật chất, một chương trình tiết kiệm và vay vốn đã giúp cho các hộ gia đình có cơ hội tăng thu nhập bằng các hoạt động khác, đồng thời một quá trình hợp pháp hóa cho phép các hộ gia đình bất hợp pháp kết nối được với mạng lưới lao động của thành phố [Legrand & Verlé 2010:161].
60
Cơ hội cho tái định cư tại chỗ: Địa điểm cho dự án chung cư mới nằm dọc theo con kênh, từng là nền một nhà máy nông nghiệp. Bằng cách dùng một trong những thửa đất lớn còn lại ngay trong nội đô, dự án đã cho thấy có thể làm được việc tái định cư tại chỗ. Hầu hết những vùng bỏ hoang như vậy thuộc sở hữu nhà nước và có thể làm mới lại để tái định cư những cư dân của khu ổ chuột mà không phải mất những món tiền khổng lồ để mua đất [Legrand & Verlé 2010:164].
179
Được hình thành như một giải pháp thay thế cho phương pháp kỹ thuật thông thường trong nâng cấp kênh rạch, dự án THLG đã lôi kéo các nhóm lợi ích tham gia ngay từ đầu. Lối tiếp cận từ dưới lên trên cho phép xem xét được nhiều mối quan tâm của cộng đồng, đồng thời đưa được cả những hộ gia đình bất hợp pháp vào quá trình tái định cư. Ngoài việc cung cấp nhà ở cho các hộ có các mức thu nhập khác nhau, dự án còn là mẫu mực cho việc kết hợp các hoạt động sản xuất và buôn bán, cũng như mẫu mực cho việc cung cấp những thiết bị vô cùng cần thiết cho xã hội.
0 m 20
40
60
Kênh
Kênh
Công trình xây dựng mới
Công trình xây dựng mới
Đường đi bộ
Đường đi bộ
Đề xuất ban đầu
Giai đoạn 2 do chính quyền địa phương điều chỉnh
Con kênh là xương sống cho cuộc mở mang: Thiết kế đô thị tìm cách tối đa hóa đường đến với con kênh cũng như tầm nhìn ra con kênh, do đó đã xếp các khu chung cư vuông góc với mặt nước. Bảy tòa nhà xen kẽ các dải không gian công cộng và mặt tiền hướng ra kênh nhộp nhịp với các loại hình căn hộ-cửa hiệu cùng một khu chợ bán lẻ. Sau khi giai đoạn đầu của dự án đã xây dựng xong và sự kết hợp tài chính với Bỉ đã hết, chính quyền địa phương liền quyết định quay trở lại với kiểu chung cư giống nhau chằn chặn, cũ kỹ hơn của họ, lập luận rằng một địa điểm mang tính chiến lược thế này cần có mật độ dân số cao hơn.
Kênh Sân trồng cây xanh Đường đi bộ
180
0m
10
20
30
40
50
Cải tạo mặt tiền kênh đã xuống cấp : Con kênh được nâng cấp mang lại một mặt tiền hấp dẫn cho những khu nhà mới và chợ.
Cộng hưởng văn hóa sống của người Việt: Sự sắp xếp về mặt không gian của những khu nhà cho phép các tòa nhà đều có khoảng sân bán công cộng với các hành lang dẫn vào nhà rộng rãi, những bậu cửa sổ thấp ngăn chung với riêng. Tất cả các mặt tiền đều sinh động nhờ cách bố trí cửa sổ và/hoặc ban công. Những khoảng không dư dật này kích thích giao tiếp xã hội và được thiết kế một cách rõ ràng là để thích hợp với các hoạt động khác nhau. 181
Xây chợ cho các sinh hoạt kinh tế gần gũi: Chợ bán lẻ lợp mái rộng thích hợp một cách đơn giản và tiện lợi cho những hoạt động buôn bán trong vùng.
Tái định dạng bờ kênh: Trước khi bước vào dự án nâng cấp, con kênh không giữ một vị trí ưu tiên nào trong bức tranh đô thị. Khi đã được mở rộng và nạo vét, con kênh đã có thể lưu thông trở lại; được trang bị thêm một bến tàu, mặt nước công cộng mới đắp kè nay đang có công dụng như một dải xương sống cấu trúc. 182
HỒ SINH HỌC Mặc dù nước có mối liên hệ có nguồn gốc lịch sử với quá trình đô thị hóa, trong bối cảnh Việt Nam hiện đại, nước chỉ được quan tâm đơn thuần ở phương diện kỹ thuật và công nghệ. Trong khi những giá trị về không gian, biểu tượng, suy ngẫm lâu nay thường bị bỏ qua một bên, thì dự án thí điểm này khởi đầu với một lối tiếp cận khác, tập trung cùng lúc vào nhiều phương diện khác nhau của nước và của bối cảnh đô thị. Vào năm 2000, vùng đất lầy tự nhiên 37 ha ở phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) được coi là một trong những không gian mở cuối cùng còn sót lại trong vành đai bắc đô thị của TP.HCM. Mặc dầu trong quy hoạch tổng thể thành phố, nơi đây đã được chỉ định là một công viên, nhưng khu đất này bị đe dọa bởi đô thị hóa không kiểm soát. Do đó, bên cạnh việc tìm ra các giải pháp thay thế cho xử lý nước thải, chiến lược của dự án THLG có tác dụng kép là bảo toàn được khu vực không gian mở rộng lớn này trong một thành phố ngày càng nở rộng nhanh chóng. Nhờ diện tích lớn, trên chính phần đất này, có thể thực hiện hoàn hảo một hệ thống sinh học. Trong lúc ở Bắc Âu, kỹ thuật này đòi hỏi ít nhất 12m2 cho mỗi đầu người, thì ở TPHCM chỉ cần 1m2, nhờ sử dụng năng lượng từ nắng và gió. Hệ thống thanh lọc xử lý nước thải của kênh Đen thành hai dòng song song thông qua kỹ thuật bể nước thải và hồ sinh học. Hệ thống này thu và xử lý nước thải gia dụng của 200.000 dân (con số ước lượng sẽ đạt tới vào 2020, hiện nay dân số vùng này là 120.000 người) cũng như nước thải công nghiệp trong vùng. Về mặt kỹ thuật, hồ sinh học là một bể giữ và/hoặc xử lý với thông gió nhân tạo để đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học tự nhiên của chất thải hữu cơ, bằng cách kích thích sự tăng trưởng và các hoạt động của vi khuẩn ái khí để phân hủy rác hữu cơ. Dòng nước đen của kênh trước hết được bơm vào bể nước thải, cao hơn mực nguyên thủy của nó 2m, tại đó các máy sục khí sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp đầu tiên. Nước sau đó sẽ đi lần lượt qua 3 bể ủ. Sau toàn bộ quá trình 11 ngày, nước đã làm sạch có thể đem tưới tiêu. Bể ủ cuối cùng có thể dùng làm hồ nuôi cá cho dân địa phương [Shannon & Legrand 2007:34]. 1. trạm bơm 2. kênh nhánh 3. hồ sinh học 4. ao lắng bùn
5. 6. 7. 8.
Ao ủ 1 Ao ủ 2 Ao ủ 3 sân phơi bùn
0m
100
200
Quản lý nước là một công cụ thiết kế đô thị: Hồ sinh học và khu vực nhà ở dịch vụ được thiết kế để tạo ra kết cấu đô thị mới và bảo vệ những không gian mở cuối cùng còn sót lại của thành phố. Vùng sát quanh hồ được bố trí thêm những tiện ích công cộng (thí dụ trường học). Khu đất trồng cây quanh hồ được thiết kế như một công viên, là một vùng đệm giữa khu nhà mới với khu vực xử lý nước.
183
Hồ sinh học đã được vận hành đầy đủ từ tháng Tư năm 2006. Đây là một dự án thử nghiệm, được các trường đại học của cả Bỉ và Việt Nam điều phối. Chỉ sau vài tháng vận hành, mọi tiêu chuẩn Việt Nam đều đã đạt, và nhóm chuyên viên đánh giá phía Bỉ cho biết sau này chỉ cần điều chỉnh thêm ở khâu quản lý quy trình. Điều này cho thấy rằng cuối cùng trong tương lai sẽ xử lý được nhiều nước thải hơn hoặc xử lý được nước thải với chất lượng tệ hại hơn.
Bảo vệ không gian mở: Cảnh quan mênh mông của hồ là một điều hiếm thấy tại thành phố rất lớn này của Việt Nam. Là hồ đầu tiên trên cả nước thuộc loại này và kích cỡ nhường ấy, hồ giải quyết nhiều vấn đề ngay lập tức: làm sạch nước ô nhiễm, cung cấp không gian công cộng đang rất thiếu, ngăn cản không gian bị lấn chiếm và tạo nên một tiểu khí hậu cho vùng lân cận. Hồ dùng những bơm sục khí đơn giản, với những căn nhà bảo dưỡng nằm khiêm tốn hai bên bờ kênh mà không làm xấu đi cảnh quan. Các bể ủ ngăn cách nhau bởi những con đập nhỏ, bao quanh bởi những chòm xóm, dịch vụ và nhà riêng thân mật, gần gũi.
184
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
KHU Ở DỊCH VỤ
Khu ở dịch vụ đồng thời là mặt tiền đô thị: Công viên quanh hồ - được trang bị thêm sân chơi và thiết bị công viên (ảnh trên) – là vùng đệm giữa khu nhà mới với khu xử lý nước.
Hồ sinh học được thiết kế với đường chu vi là một công viên chạy viền quanh có bề dày 20m. Vùng đệm này bao gồm các phần của hồ đã từng được rào kín lại vì mục đích an ninh và đã có kế hoạch làm một khu giải trí cho cư dân địa phương. Trên bờ Đông của hồ, PMU 415 xây một khu nhà ở có dịch vụ để tái định cư cho 119 hộ gia đình. Mặc dù ý tưởng này không mới ở TP.HCM, nhưng loại nhà này trước đó chỉ được áp dụng cho các nhóm thu nhập cao hơn ở ngoại thành [Legrand & Verlé 2010:163]. Dự án nhà ở này bao gồm những lô đất nhỏ để xây nhà mà người nghèo có thể mua được, cũng như sẽ có cơ sở hạ tầng (công cộng): đường xá, phương tiện và trường tiểu học. Bằng một hệ thống đường sá ngăn nắp và không gian công cộng, dự án này vừa tạo cấu trúc và trang bị hạ tầng cho khu dân cư phi chính quy quanh hồ, vừa tạo cho nó bộ mặt đô thị.
185
- Bài học thứ nhất là sự kết hợp giữa kỹ thuật hạ tầng và thiết kế đô thị trong một đồ án quy hoạch. Hiện nay ở Việt Nam, phần quy hoạch thường được coi là công việc của kiến trúc sư và chủ yếu chỉ quan tâm tới yếu tố không gian. Sự tham gia của các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thường là thụ động và sau khi đã định hướng phát triển không gian và quy hoạch sử dụng đất. Nhưng trong dự án này, những tư duy về kỹ thuật, nhất là vấn đề xử lý nước thải và vấn đề xã hội là giải quyết khu ổ chuột đã là những yếu tố đi trước, tiên quyết cho quy hoạch. Mặc dầu trong dự án này, những tiềm năng về thiết kế đô thị kết hợp với các nguyên tắc kỹ thuật đã không đạt được tối ưu, nhưng nỗ lực là đáng ca ngợi và thành quả thực đáng trân trọng. Vì không gian là một thứ cực đắt đỏ tại TP.HCM, diện tích mặt nước cần để xử lý đạt các tiêu chuẩn đã được tính toán rất kỹ, nên không thể dành diện tích lớn hơn riêng cho các hoạt động giải trí; sự kết hợp dự án vào cuộc sống đô thị vì thế chỉ giới hạn trong cảm nhận không gian [Shannon & Legrand 2007:36-37]. Tuy vậy, những dự án thí điểm tại Bình Tân là ví dụ tốt về việc nếu can thiệp đúng hướng sẽ có thể xây dựng tốt đến mức nào một vùng ngoại vi, trong tình cảnh đô thị hóa nhanh và không kiểm soát. - Bài học thứ 2, về xã hội: dự án này đã dành lại được một phần lớn diện tích đất khỏi hoạt động buôn bán bất động sản kiếm lời [Legrand & Verlé 2010:164]. Tuy nhiên, giá trị này về lâu dài cần phải có sự kiểm nghiệm. Thực tế là quanh vùng lâu nay diễn ra đầu cơ tích đất, với giá cả đã tăng gấp 10 lần trong thập niên vừa qua. Với sự tăng giá đất hơn hẳn mức tăng trung bình của đất đô thị như vậy thì nguy cơ người nghèo lại bị đẩy ra khỏi khu vực là rất cao. Tất nhiên, khi đó có thể nói người được hưởng lợi từ tăng giá đất là người nghèo trước đây sống ở khu vực này, nhưng đó là hiệu quả phân phối tài chính, lấy của người giầu chia cho người nghèo chứ không phải hiệu quả thực về cấu trúc xã hội. Điều đó cũng gần như di dân nghèo ở đây đi nơi khác như những dự án thông thường, có chăng là khác nhau về giá trị đền bù. Về sử dụng tài nguyên, những ngôi nhà ban đầu dự định xây cho người nghèo nay sẽ trở thành không phù hợp với chủ mới là người giàu nên sẽ phải thay đổi, đồng nghĩa với sự lãng phí tài lực. Từ đó có thể cho thấy vị trí một khu đất và trang bị hạ tầng của nó sẽ quyết định đến công năng và thành phần sử dụng chứ không phải là một chính sách xã hội.
Zuiderplaspolder
QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI DIỄN ĐẠT ĐỒ HỌA
Nhóm cảnh quan đô thị Palmbout và nhóm kiến trúc sư cảnh quan HNS Vùng Zuiderplaspolder là một khu vực đang còn gây tranh cãi về tương lai phát triển đô thị và cây xanh tại vùng Tây Nam Hà Lan. Vùng cảnh quan ở đây, trong dải đất giữa Rotterdam và Gouda, đang là đối tượng của rất nhiều chương trình phát triển. Mỗi năm có khoảng 80 ha đất được chuyển đổi thành đất phát triển đô thị và khai khoáng. Nhóm kiến trúc sư cảnh quan đô thị Palmbout và HNS đã đề xuất một sự chuyển đổi cảnh quan làm tăng giá trị của nó, tạo cảm nhận về tỷ lệ và quan trọng nhất là chuẩn bị cho những phát triển tương lai.
Vị trí: Thời gian: Quy mô: Nội dung: Khách hàng:
Phía Nam Hà Lan 2003-2005 (thiết kế) 4.902 ha 10.000-30.000 hộ dân, 150-300 ha doanh nghiệp, 200ha nhà kính Chính quyền vùng Zuiplaspolder
Tầm nhìn được đề xuất đòi hỏi trước hết phải đầu tư vào cấu trúc cảnh quan để tạo ra một bộ khung ổn định cho những thay đổi trong tương lai. Quá trình nghiên cứu hiện trạng đã chỉ ra được những yếu tố xác định cấu trúc này dựa trên logic phân lớp cảnh quan. Điều kiện thổ nhưỡng và thủy văn là những yếu tố sống còn đối với những vùng đất thấp, được kết hợp với các lớp sinh thái, hạ tầng và sử dụng đất. Phân tích dẫn đến việc xác định được ba vùng sinh thái với những điều kiện khác nhau, mỗi vùng có những tiềm năng, hạn chế và hình ảnh riêng.Từ Bắc tới Nam, thổ nhưỡng thay đổi từ sét đến sỏi. Do vậy, chương trình phát triển sẽ theo hướng tập trung mật độ đô thị và nông nghiệp về phía Bắc rồi giảm dần tới một công viên thiên nhiên ngập nước ở phía Nam. Vùng giữa hai cực này sẽ được phát triển thành một khu công viên sinh thái và nghỉ dưỡng xen lẫn với những cụm công trình nhỏ. Mạng lưới đê kè hiện hữu sẽ được sử dụng là cấu trúc nền cho phát triển ở vùng phía Bắc. Những hàng cây mới nhấn mạnh cấu trúc xương kép và một đường giao thông liên vùng mới sẽ được thiết lập để tạo cảm nhận về tỷ lệ. Kết quả là một cảnh quan trang trại rất gần với bản sắc những vùng ngoại ô của các lõi đô thị cổ và tạo ra một bộ xương cấu trúc cho hàng loạt công năng và không khí mới. Thiết kế này là một minh họa cho lối tiếp cận dựa rất sát vào kết quả nghiên cứu hiện trạng. Những bản vẽ được sử dụng trong toàn bộ quá trình thiết kế chỉ rõ tác dụng của nghiên cứu hiện trạng đối với ý tưởng thiết kế như thế nào và cho thấy những ý tưởng thiết kế có thể được diễn đạt thật dễ dàng bằng những sơ đồ, phác họa và mặt cắt. Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc thiên nhiên trong quá trình biến đổi theo thời gian. Cả cấu trúc thiên nhiên và sự biến đổi của nó đều là cơ sở cho thiết kế. 186
Doanh nghiệp mật độ cao
Nhà kính
Dịch vụ, nhà chung cư
Nhà phố mật độ cao Nhà ở kiêm nơi làm việc
Nhà ở trong pháo đài xanh
Nhà ở trong khuôn viên làng
Nhà trong khu vực ngập nước
Nhà theo cấu trúc nước
Nhà và cảnh quan nông nghiệp
Nhà ở, văn phòng và dịch vụ trong dải đất xanh
Thể loại môi trường: Cấu trúc cảnh quan với những dạng công năng sử dụng đất và danh mục những thể loại môi trường.
187
Khung cấu trúc (ảnh trên): Quy hoạch khung cấu trúc của vùng chỉ ra những liên kết giao thông chính. Từ Tây Bắc tới Đông Nam, có thể phân biệt ba khu vực. Với quan điểm tạo ra một thành phố kết nối, những can thiệp hạ tầng theo hướng giảm tải cho cấu trúc hiện hữu và tạo ra quan hệ mới với vùng cảnh quan xung quanh. Những kết nối với đường cao tốc gần đó được tái tổ chức và một hệ thống liên vùng rất chặt chẽ được xây dựng. Cấu trúc mạng (trang sau - hình dưới): Sơ đồ cho thấy sự khác nhau giữa cấu trúc hướng nội hiện tại và cấu trúc mạng đề xuất. Hệ thống được xây dựng theo quan hệ hình tuyến dài với cảnh quan hiện hữu. Một số đường nội bộ mới có quan hệ với mạng đê điều hình ô cờ và cấu trúc xương sườn hiện tại được nhân đôi. Những kết nối liên vùng mới cắt qua vùng cảnh quan tại một khoảng cách nhất định, gắn kết khu vực thiết kế với vùng xung quanh. 188
1 Sét
2
Sét pha cát (vùng chuyển tiếp)
3
Sỏi
Mỗi vùng trong ba khu vực đã xác định đều có một cấu trúc nước khác nhau, nhưng đều mang hình thức kẻ ô. Nền sét vững và mức nước thay đổi cho phép đa dạng sử dụng đất ở khu vực phía bắc. Nông nghiệp (nhà kính, trồng hoa) cũng như đô thị hóa mật đô cao được quy hoạch ở vùng này. Vùng chuyển tiếp có thể chứa những cụm phát triển nhỏ trong một cảnh quan công viên. Ở phía nam, nền sỏi ngập nước đòi hỏi một công năng công viên thiên nhiên, cũng có thể xen kẽ một số nhà nổi.
Không phải như thế này (cấu trúc hướng nội hiện tại)
Mà như thế này (cấu trúc mạng)
189
DIỄN ĐẠT ĐỒ HỌA 1
2
3
Các lớp đất, nước, sinh thái (1), hạ tầng (2) và cấu trúc sử dụng đất (3) tổng hợp nên cấu trúc không gian đề xuất.
Palmbout tự dán nhãn hiệu cho phương pháp tiếp cận thiết kế của họ là “Vẽ mặt đất, chồng lớp thời gian”, với ý nghĩa cơ bản là bản thân cảnh quan phải được chuẩn bị cho quá trình biến đổi trước mọi chương trình sử dụng đất. Như đồ án đã minh họa, việc tìm kiếm cấu trúc hỗ trợ và khuyến khích phát triển này xuất phát từ những phân tích rất kỹ lưỡng cảnh quan hiện hữu (và những điều kiện cấu thành của nó như nước, đất .v.v) Những điều kiện hiện trạng lại được bổ sung bởi sự hiểu biết về quy luật biến đổi của nó trong quá khứ. Cuối cùng, những nhận thức từ phân tích hiện trạng này sẽ trực tiếp dẫn đến những yếu tố chủ chốt của phương án quy hoạch một cách rất có cơ sở. Trong cách tiếp cận này, sự sáng sủa của các bản đồ phân tích có tính quyết định. Những bản đồ phân tích rất chính xác thường bộc lộ rõ cơ hội hay hạn chế của khu vực, dựa vào đó mà phát triển ý tưởng quy hoạch. Những mặt bằng, mặt cắt, sơ đồ và phác họa này không chỉ là công cụ để thể hiện và làm rõ kết quả phân tích (nhằm hiểu kỹ về hiện trạng vùng nghiên cứu), mà chúng còn là những công cụ quan trọng tạo ra các lớp để nghiên cứu sự biến đổi trong tương lai. Kết hợp những bản đồ phân tích chi tiết và chính xác với những sơ đồ và phác họa 3D trừu tượng sẽ thể hiện được cả phần phân tích lẫn ý tưởng một cách dễ hiểu. Những tư liệu ảnh được chọn lọc giới thiệu ở đây thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phân tích hiện trạng và thiết kế cũng như cho phép hình dung rõ ràng toàn bộ quá trình thiết kế.
Một phác họa tầm nhìn chim bay thể hiện rõ ấn tượng về những đường giao thông chính trong khu vực. Được trừu tượng hóa để tập trung vào ý chính, những bản vẽ này đã chỉ rõ những chi tiết đặc trưng có tác dụng làm nổi bật các yếu tố không gian. 190
BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Cảnh quan khu vực này ở thế kỷ 19, điều kiện thổ nhưỡng hiện tại và sắc thái địa hình đã gợi tứ cho việc chia vùng này thành ba khu vực. Từ Bắc tới Nam, khả năng chịu tải cho phát triển giảm dần.
Về mặt giải pháp quy hoạch, đồ án này không có phát kiến gì đặc biệt, nhưng đây là một ví dụ điển hình về sử dụng công cụ phân tích để xác định vấn đề, định hướng quy hoạch cũng như giải trình chiến lược. Quá trình nghiên cứu thiết kế bắt đầu bằng những hiểu biết vững chắc những đặc điểm cảnh quan như thổ nhưỡng, thủy văn, quản lý nước mặt v.v. thông qua công cụ là các bản đồ phân tích, từ đó, tạo điều kiện cho những phát triển hiệu quả, kinh tế và phù hợp môi trường. Kỹ thuật thể hiện này là đặc trưng của trường phái quy hoạch cảnh quan, rất thông dụng sau những công trình kinh điển của McHarg từ những năm 60. Hệ thống bản vẽ, cách thể hiện, cách chồng lớp, màu sắc, nhất là cách thể hiện những biến đổi theo thời gian v.v. đều là những bài học kinh nghiệm quý báu cho người làm quy hoạch. Tuy nhiên, bạn đọc cần nắm được là vấn đề không chỉ là kỹ thuật thể hiện, mà là hiểu biết về nguyên lý tác động, biến đổi của các yếu tố tạo nên cảnh quan như chất đá, chất đất, địa hình, thực bì, nước ngầm, nước mặt, gió, nắng, nhiệt v.v. cũng như ảnh hưởng của chúng đến các chức năng sử dụng. (đó là chưa kể những yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội). Điều đó có nghĩa là không chỉ thể hiện được hiện trạng của các yếu tố này, mà còn phải hình dung được sự thay đổi của chúng trong quá khứ và tương lai cũng như hệ quả đối với sử dụng đất. Qua đó càng thấy rõ chuyên gia thiết kế đô thị đương đại là một nghề riêng, với một khoa học riêng, liên thông rất nhiều lĩnh vực và không chỉ dừng lại ở khả năng thể hiện đồ họa hay kỹ thuật sử dụng máy tính. Những kiến thức này, hiện nay, nhiều kiến trúc sư quy hoạch của Việt Nam còn thiếu, nên sẽ gặp khó khăn khi áp dụng. Vì thế, nội dung này có thể và cần thiết được đưa vào giảng dạy tại khoa quy hoạch hoặc là làm thành các chương trình nâng cao kiến thức cho người làm quản lý và quy hoạch ở Việt Nam.
Vì thời gian là một chủ để thiết kế rất quan trọng, một loạt bản vẽ đã được dùng để thể hiện ý tưởng về sự biến đổi dần dần theo thời gian. Những mặt cắt làm rõ quá trình biến đổi có thể diễn ra như thế nào trong một khoảng thời gian được bổ sung bởi những phân tích rõ ràng “trước và sau”. Những bản vẽ này là mấu chốt trong quá trình thiết kế nhằm nghiên cứu những tiềm năng, đồng thời cũng là công cụ hữu hiệu để diễn đạt ý tưởng. 191
Thủ Thiêm [Sasaki Associates]
Vào đầu thế kỷ 21, Thành phố HCM phải chịu đựng một sự phát triển bùng nổ dẫn đến tiêu thụ một lượng lớn đất đai và tạo sức ép nghiêm trọng lên những cấu trúc đô thị hiện hữu. Nhằm giảm tải phần nào cho khu trung tâm hiện hữu, thành phố có kế hoạch phát triển một khu đô thị mới trên bán đảo Thủ Thiêm, một khu vực đồng ruộng ngập nước nằm ở bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện trực tiếp với Quận Một - trung tâm thời thuộc địa của thành phố. Việc chuyển đổi khu vực này, một trong những vùng đất trống cuối cùng trong phạm vi đại đô thị, đánh dấu một mốc lịch sử cho quá trình phát triển của thành phố. Với đặc điểm độc đáo của tự nhiên ở đây, Thủ Thiêm tạo cơ hội để áp dụng những chiến lược sáng tạo có thể là gợi ý cho những dạng xây dựng đô thị khác ở Việt Nam, trong thế kỷ mới.
Vị trí:
Thành phố HCM, Việt Nam
Thời gian:
2003-2004 (thi thiết kế)
Quy mô:
740 ha
Nội dung:
Quy hoạch tổng thể và hướng dẫn thiết kế
cho trung tâm đô thị mới với dân số dự kiến
140.000 (thường trú) và 350.000 người sử dụng
hàng ngày
Tập đoàn Sasaki đã dành được giải nhẩt trong cuộc thi thiết kế quốc tế nhằm thu thập ý tưởng cho quy hoạch khu vực này. Sau đó, Sasaki đã hợp tác với ban quản lý đầu tư và xây dựng (ICA) và Viện Quy hoạch Đô thị (UPI) của thành phố để phát triển quy hoạch trên tỷ lệ 1/5.000 và 1/2.000 cũng như một bản Hướng dẫn thiết kế đô thị. Ví dụ minh họa này bàn về phương án đề xuất trên những tỷ lệ khác nhau và làm sáng tỏ một số giải pháp đặc biệt đáng quan tâm có thể coi như một cách đi khác so với phương pháp tiếp cận thông thường. Tầm nhìn phát triển cho Thủ Thiêm tìm cách đối mặt với những thách thức môi trường chính (ngập lụt, quản lý nước mưa, sạt lở, ô nhiễm v.v.) bằng cách kết hợp những đặc tính của hệ thống cảnh quan thiên nhiên vào quy hoạch. Hệ thống nước, chênh lệch cao độ và thảm thực vật bản địa sẽ được đưa vào như những cấu phần giá trị trong một hỗn hợp hình thái đô thị - thiên nhiên. Như vậy, những bản sắc địa phương sẽ tạo nên một lớp mới đặc sắc của đô thị hóa. Phát huy truyền thống lâu đời về quản lý lũ lụt ở miền Nam Việt Nam, phương án đã đề xuất những cấu trúc gắn liền với động thái của cảnh quan. Thiết kế cho phép những dòng chảy có thể xuyên qua khu vực bán đảo. Thay vì cố gắng khống chế những thế lực bất khả khống chế, đồ án tìm cách dựa trên những lực thiên nhiên. Một mạng lưới những kênh rạch, ao hồ xây mới hoặc được cải tạo, kết hợp với vùng rừng ngập mặn (ở khu vực thấp hơn, phía Nam) tạo nên năng lực cơ bản cho khu đô thị để có thể hấp thụ chênh lệch thủy triều và tránh ngập lụt mùa mưa. Kết quả là khu vực đô thị mới này tạo ra một hình thái dựa trên nước rất phù hợp với địa hình và hứa hẹn kết hợp được giữa sinh thái và kinh tế.
192
Chú thích: Công viên Trăng lưỡi liềm Không gian bán lẻ Quảng trường trung tâm Công trình điểm nhấn Trục tầm nhìn Trục đô thị Cạnh đô thị Tháp cao tầng Công trình cao trung bình Công trình thấp tầng Công trình quy mô nhỏ Công viên công cộng Khu nghỉ/giải trí/giáo dục Đầm lầy
Châu thổ đô thị: Bản ý tưởng quy hoạch cho Thủ Thiêm dự kiến thiết kế một vùng đô thị đa năng cho thế kỷ 21 trên một nền bán đảo nông nghiệp lớn, cạnh trung tâm lịch sử của thành phố. Thiết kế đưa ra những nền đô thị mật độ cao xen lẫn với những vùng trũng ngập nước thành một tổng thể đô thị nước đặc sắc. 193
Quy hoạch định hướng phát triển không gian (master plan)
Bản định hướng phát triển không gian đề xuất một cấu trúc không gian tổng thể được các kiến trúc sư gọi là “cấu trúc châu thổ đô thị”. Phương án này phản ánh một chiến lược muốn tạo ra một khu đô thị đa năng trong quan hệ mật thiết với bối cảnh ngập nước rất đặc trưng của khu vực. Những vùng đất cao hơn sẽ được tôn thêm để tạo thành những nền an toàn cho đô thị hóa không bị ngập lụt, trong khi những khu đất trũng hiện hữu thì sẽ được kết hợp vào một mạng lưới lục - lam của những hành lang sinh thái. Như vậy, đồ án đã gây dựng nên một bộ khung cấu trúc cho khu vực, sẵn sàng cho sự phát triển, nối kết với nhau nhờ những trục giao thông chính và đan xen với một cảnh quan tựa như miếng bọt biển. Hệ thống lọc nước tự nhiên được xác định dùng cho việc xử lý nước chảy theo chiều Bắc Nam qua khu bán đảo. Như vậy, ngoài việc cung cấp không gian cho hàng loạt công năng như thương mại, dân cư, văn hóa, du lịch, hành chính v.v., Thủ Thiêm sẽ được coi là một tài nguyên sinh thái của toàn thành phố. Dựa trên khung chung này, một mạng lưới những không gian công cộng liên kết nhiều loại hình và cấp độ với nhau. Sông Sài Gòn cũng như mạng cấu trúc bao gồm các kênh rạch, ao hồ, vùng trũng sẽ tạo thành một hệ thống độc đáo cho các chương trình công cộng. Đồ án quan tâm đặc biệt tới khả năng tiếp cận của người đi bộ. Cảnh quan mở ở phía Nam được đan xen bởi một hệ thống đường bộ nổi, trong khi khu quảng trường trung tâm - một quảng trường đô thị tầm vĩ mô - nối liền khu hồ trung tâm với cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, kết nối Thủ Thiêm với trung tâm lịch sử. Những khu ở và công viên ven sông được bố trí trong cự ly đi bộ thuận lợi. Ba “kênh đô thị” ở phía Bắc cung cấp những không gian công cộng ven nước (chủ yếu là đường đi dạo dưới hàng cây), đồng thời là công cụ quản lý nước, chia dòng chảy từ sông Sài Gòn về hồ trung tâm.
Hệ thống đô thị nước: Thiết kế đưa ra một lôgic phát triển hữu hiệu trên cơ sở kết hợp những tài nguyên thiên nhiên và thích nghi với động thái của cảnh quan nước xung quanh. Những dải nền được tôn thêm trên cơ sở những vùng vốn đã cao sẵn, là diện tích cho những phát triển đô thị mật độ cao. Khu vực trung tâm nén được tập trung nhờ hệ thống giao thông phân cấp với nhiều dạng giao thông khác nhau. Toàn bộ mô hình minh họa cho một cách tiếp cận thích nghi với lũ và quản lý nước mặt. 194
Một nguyên lý thiết kế cơ bản thể hiện rõ trên bản đồ quy hoạch là định hướng tới dạng đô thị nén. Những đảo tôn cao được nối với nhau bởi hệ thống giao thông phân cấp sao cho giảm thiểu được việc san lấp tốn kém. Những nền đất hiện trạng tương đối cao sẽ được dùng cho cấu trúc đô thị mật độ từ trung bình đến cao. Những khu vực phát triển chủ đạo được tập trung dọc theo đại lộ Đông Tây, được coi là trục công cộng với rất nhiều hoạt động đô thị. Một hệ thống giao thông đa phương tiện (ngầm, nổi, đường thủy) kết nối Thủ Thiêm với những quận lân cận. Trong khi đó, những vùng đất trũng chỉ được khai thác dạng điểm với những túi nhỏ cho những chương trình đặc biệt (trung tâm nghiên cứu, khu nghỉ mát, vườn thực vật), được kết nối với nhau bởi hệ thống đường nổi trên nền cảnh quan nước, cho phép dòng nước chảy tự do phía dưới.
CHÚ GIẢI:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27
Trung Tâm thành phố mới Khu dân cư Khu cơ quan công cộng Làng đô thị Trung tâm thương mại Trung Tâm hội nghị Nhà thi đấu Viện bảo tàng Trung tâm thể thao Trường đại học Trung Tâm văn hóa/ Trung Tâm thông Tin Trung Tâm đơn vị ở Quảng trường trung tâm Đường dạo ven sông Công viên trăng lữoi liềm Công viên thành phố Công viên nước Giải trí Khách sạn nghỉ dưỡng Vườn thực vật Viện nghiên cứu Delta Bến du thuyền Đầm lầy bảo tồn Đài quan sát Khán đài lớn Công trình lịch sử Ga Xe điện ngầm
Khung phát triển: Bản quy hoạch bao hàm một loạt chương trình trong phạm vi một khung phát triển tạo bởi những yếu tố cảnh quan cơ bản. Vùng rừng ngập mặn được phục hồi và hệ thống nước với những kênh rạch, ao hồ định nghĩa khu vực dành cho mạng lưới cây xanh mặt nước. Xây dựng bị nghiêm cấm trong khu vực này. Trong khi đó trục đại lộ Đông Tây được dùng làm trục công cộng tập trung, bổ sung cho hệ thống các không gian công cộng phân tán. 195
196
Đô thị nước: Khu đô thị mới Thủ Thiêm tìm cách tái xác định sông Sài Gòn là tài nguyên đô thị và môi trường quan trọng của thành phố HCM. Ở phía Bắc, ba “kênh đô thị” dẫn nước từ sông vào hồ trung tâm và cung cấp không gian công cộng ven nước cho những khu dân cư hai bên. 197
KHU ĐÔ THỊ VÀ HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Khung cấu trúc của đồ án quy hoạch bằng cảnh quan và hạ tầng được dùng làm cơ sở để làm việc xuyên nhiều tầng bậc. Nó được thiết lập để xác định những công năng sử dụng đất cơ bản trong khi vẫn giữ được độ linh hoạt, để có thể thích nghi với những thay đổi không tránh được về lâu dài. Việc thực hiện tầm nhìn thiết kế tổng thể được hỗ trợ bởi một vài cấu trúc chi tiết điển hình. Ngoài ra, hướng dẫn thiết kế được xác định nhằm dịch ý tưởng tổng thể ra thành ngôn ngữ không gian khả thi và thuyết phục. Những thiết kế đô thị cho khu vực và những tiểu khu ở làm rõ sự đa dạng hình thái và thể loại được mong muốn trong tầm nhìn chung cho Thủ Thiêm. Những tiểu cấu trúc lấy bản sắc từ sự phân loại không gian của những chương trình, công trình xây dựng, mạng lưới hạ tầng và không gian trống. Mật độ và công năng sử dụng đất được định nghĩa bởi vị trí của từng khu vực trong khung quy hoạch tổng thể. Trong phạm vi cho phép, những thiết kế không gian được thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương.
Mật độ tối thiểu 55%. Chỉ giới XD Vị trí đặc biệt 95% là không gian mở Đường đi bộ qua các khu đất Khu vực XD tháp cao tầng Khu vực tiếp cận đầu tiên để đi bộ
Hệ thống hướng dẫn thiết kế đô thị sẽ định hướng cho việc thực hiện quy hoạch ở khu đô thị mới bằng một loạt những điều lệ nhằm đảm bảo chất lượng mong muốn trong chiến lược tổng thể. Một sự đa dạng hóa theo tầng bậc được thực hiện nhờ sự phân bổ các chương trình và mật độ. Ở cấp độ kiến trúc, những đề xuất được đưa ra cho khối tích, vỏ bọc và hướng công trình. Để có thể tạo ra một khung linh hoạt cho những nhu cầu thay đổi theo thời gian, những lô đất phát triển cho phép nhiều dạng kích cỡ, vị trí và công năng. Kết quả là mỗi bước phát triển theo kế hoạch 5 năm lại mở ra cơ hội cho một loạt chương trình, nhờ thế có thể thích ứng với nhu cầu thị trường thay đổi. Những khu vực đã được nghiên cứu kỹ bao gồm: khu dân cư ven kênh phía Bắc, Đại lộ Đông Tây, khu ngập nước ở phía Nam và vùng lõi - dải công cộng quan trọng nối kết giữa hồ trung tâm và bờ sông Sài Gòn. Những phần này sẽ được giới thiệu sau đây.
ĐƠN VỊ Ở 1 - KHU TRUNG TÂM PHÍA BẮC
KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
CHỈ GIỚI XÂY DỰNG VÀ KHU VỰC XÂY DỰNG CAO TẦNG
Cụ thể hoá ý tưởng: Hướng dẫn thiết kế đô thị (hình trên - bên trái) nhằm đảm bảo những mục tiêu sống còn được xác định trong tầm nhìn tổng thể cho Thủ Thiêm. Ngoài việc xác định chương trình xây dựng và các khu vực trống, những điều lệ ở đây đặc biệt chú trọng khả năng tiếp cận cho người đi bộ. Diện mạo đường phố được nhấn mạnh bằng quy định khoảng lùi cho công trình. Bổ sung cho hướng dẫn này, nhiều thiết kế chi tiết được tiến hành (hình dưới - bên trái). Khu vực quảng trường trung tâm được xác định là không gian công cộng trên quy mô toàn đô thị. Một cầu đi bộ mới sẽ kết nối trung tâm lịch sử (quận 1) với một công viên đi dạo ven sông, được trang bị thêm những bến đỗ tàu du lịch, taxi trên sông. Những khu vực có minh họa kỹ hơn được đánh dấu trên bản đồ.
198
199
200
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Quy hoạch Thủ thiêm là một ví dụ về một đồ án quy hoạch rất chuyên nghiệp, bài bản, có thể nói là tốt nhất ở Việt Nam từ trước tới nay. Những ý tưởng chính đưa ra hoàn toàn rất tiến bộ, đương đại, rất khác với nhiều phương án quy hoạch thông dụng hiện nay ở Việt Nam. Quy hoạch này có thể nói là phát huy một cách tối ưu hiệu quả của vùng bán đảo. Vì thế, tối thiểu là về phương pháp tổ chức quy hoạch, tận dụng kiến thức tiên tiến trên thế giới, cũng như các ý tưởng chính, Thủ Thiêm có thể được coi là một đồ án quy hoạch điển hình ở Việt Nam. - Có điều, dường như, thời điểm đưa ra những ý đồ quy hoạch này còn quá sớm, nhất là so với tiềm lực kinh tế và năng lực quản lý đô thị hiện nay. Riêng hệ thống hạ tầng nước và giao thông đa phương tiện, điều kiện đầu tiên phải làm để phát triển khu này theo quy hoạch, đã có vẻ vượt ngoài khả năng thực tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nên bằng lòng với những quy hoạch khả thi hơn, ít đòi hỏi hơn. Những quy hoạch không thấu đáo, nhất là trước các dự báo về ảnh hưởng nước biển dâng đối với một vùng đất trũng như Thủ Thiêm sẽ có thể đem lại những ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là tai họa trong tương lai. Vị trí của Thủ Thiêm trong bối cảnh thành phố chắc chắn đòi hỏi một quy mô phát triển rất lớn. Thế nhưng, qua đó thì vấn đề thời gian nổi lên là một chiều rất quan trọng trong quy hoạch. Khu vực nào nên xây dựng, khu vực nào nên bảo tồn cho tương lai, hoặc có thể có cách nào sử dụng những không gian dự trữ một cách tối ưu để vừa đáp ứng một số nhu cầu hiện tại, vừa giữ được đất cho các nhu cầu phát triển tương lai hay không? Có lẽ đối với khu vực Thủ Thiêm (cũng như nhiều khu đô thị quy mô lớn khác ở Việt nam), một nghiên cứu nghiêm túc về thời kỳ chờ đợi cũng là cần thiết.
201
Đảo Kim Cương Arata Isozaki
và cộng sự
Địa điểm của dự án Đảo Kim Cương nằm ngay sát khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cuộc thi bao gồm thiết kế chi tiết cho hòn đảo 8,7ha và đề xuất cấu trúc đô thị cho một khu vực khác ở phía Tây (được gọi là khu vực nghiên cứu trong đồ án này). Đề xuất được đưa ra dưới dạng một giải pháp sáng tạo, khác với lối xây dựng đô thị thông thường, bằng cách kết hợp yếu tố khí hậu vào thành một “quy hoạch ý thức môi trường”. Ngoài yếu tố khí hậu địa phương thì những điều kiện và đặc thù khác của khu vực cũng như quy hoạch hạ tầng tương lai của thành phố cũng được chú trọng. Phương án đoạt giải của Arata Isozaki và cộng sự đã thực hiện những yêu cầu khác nhau của đề bài bằng
Vị trí:
Thành phố HCM, Việt Nam
Thời điểm:
2006 (thi ý tưởng)
Quy mô:
53 ha (khu nghiên cứu và đảo Kim Cương)
1- Lớp giải pháp khí hậu được đưa vào dưới dạng mô
Nội dung:
Thi thiết kế đô thị cho một khu đô thị mới với công năng ở, công cộng, thương mại.
hình “xốp”, một chủ đề thiết kế cơ bản, được áp dụng
Khách hàng:
Công ty đầu tư và phát triển BTA (chủ đầu tư) và Drees &Sommer Việt nam (Đơn vị tổ chức)
cách tách biệt thành 3 lớp giải pháp:
trên tất cả mọi tỷ lệ của đồ án, từ hệ thống hành lang thông gió tạo cấu trúc cho toàn khu đô thị cho tới tổ chức từng khối nhà chung cư và văn phòng. 2- Lớp thứ hai - được gọi là “Quần đảo đô thị” Dựa trên nhu cầu kết nối giữa Đảo Kim Cương và khu đô thị nghiên cứu ở phía Tây với nhau. Phương án của Isozaki là tạo ra 3 hòn đảo – là những khu đô thị biệt lập, mỗi khu có một logic đô thị riêng. Ý tưởng này được thể hiện trên đồ án là những cụm tháp đa năng tập trung trên đỉnh những quả đồi. 3- Lớp thứ ba được gọi là “Những ngón tay xanh và ngón tay nước”, được cài vào cấu trúc đô thị. Đặc điểm tự nhiên của sông Sài Gòn được bảo tồn và tăng giá trị bằng cách tăng tiếp cận công cộng ra phía nước thông qua những dải công viên nổi đồng thời là những hành lang dẫn gió. Thêm vào đó, một phần khu đô thị được cấu trúc bởi một mạng lưới kênh rạch nhỏ.
202
Khu vực văn phòng Khu ở Khu ở (villa) Khách sạn Khu vui chơi giải trí thương mại giải trí Văn hóa, nghệ thuật
Nhà ăn, câu lạc bộ bơi thuyền.... bệnh viện, nhà trẻ Tuyến phố đường dạo và đường đi xe đạp Đất xanh cây xanh mặt nước
0m
50
100
150
200
Quần đảo đô thị:
203
Thiết kế của Đảo Kim Cương và khu vực phía Tây được đưa ra dưới dạng một quần đảo gồm 3 đảo đô thị: những khu đô thị được tạo bởi những cụm nhà cao tầng đa năng được xây dựng trên những quả đồi và giới hạn bởi đường giao thông chạy xung quanh. Khu vực thiết kế được giới hạn phía Tây bởi trục giao thông chính nối với trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Những toà nhà công cộng và văn phòng nằm dọc theo trục này và tạo ra không gian chuyển tiếp tới khu vực nhiều tính cá nhân hơn và khu vực biệt thự được cấu trúc bởi mặt nước.
Các hướng gió chính
giai đoạn II & III Những đảo trong khu vực nghiên cứu
giai đoạn I Đảo Kim Cương 3 2
1
2
3
1. Không gian công cộng 2. Những tòa nhà cao tầng trên những đảo nhân tạo 3. Những biệt thự sát mặt nước
Các đảo đô thị
1 1. Không gian công cộng hòa nhập 2. Căn hộ 3. Các tòa nhà chọc trời
Giải pháp thiết kế cấu trúc Những hành lang dẫn gió quyết định tổ chức không gian của khu vực. Những hành lang dẫn gió này đồng thời là những dải công viên. Những giao điểm và đầu mối của mạng lưới những “dòng xanh” này được nhấn mạnh bởi những tiện ích công cộng. Việc chia khu vực thiết kế thành 3 hòn đảo nhấn mạnh yếu tố phân kỳ đầu tư. Mặt cắt minh họa việc thay đổi dần dần độ cao công trình, tương ứng với ý tưởng chuyển dần từ công cộng sang tư nhân: thấp hơn ở khu vực phía tây và tập trung cao tầng ở Đảo Kim Cương. 204
2 1
Dạng căn hộ
biệt lập
Tái gắn kết
Sơ đồ cụm khu ở
4 1 2
Thiết kế phù hợp với khí hậu: Ở mức độ tổng thể, những hành lang dẫn gió tạo thành cấu trúc không gian trống cơ bản, tương ứng với hướng gió mùa chính. Các khu nhà được thiết kế thành cụm sao cho thuận lợi nhất cho thông khí và lấy sáng tự nhiên. Ở cấp độ công trình, những tháp chung cư được cấu tạo bởi một cấu trúc “xốp” với những đơn nguyên cơ bản được kết nối bởi các tuyến giao thông và xen kẽ với những không gian trống (Ban công, sân vườn, vườn công cộng trên mái).
3
Câu lạc bộ thuyền buồm Cảng
3 Công viên ven sông kết hợp thể dục thể thao
4
Thực vật hiện hữu 0m
50
100
150
200
1 Siêu thị 2 Cửa hàng 3 Rạp chiếu phim 4 Cửa hàng sách 5 Hỗ trợ kỹ thuật 6 Bãi đỗ xe khách 7 Bãi đỗ xe người dân khu vực
Cấu trúc điển hình theo chiều đứng: 0m 25 50 75 100 Diện tích mặt bằng hạn chế của Đảo Kim Cương đã gợi mở cho hướng tiếp cận theo chiều đứng. Những quả đồi nổi lên tạo thành những đảo đô thị có nhiều tác dụng. Trước hết chúng là những khối tích ngăn cách khu vực công cộng khỏi vùng tư nhân và sau đó chúng chứa đựng một khu bãi đỗ tập trung ở phía dưới cũng như nhiều tiện ích công cộng và thương mại. Những khu bãi đỗ lớn có thể được giấu đi mà không cần đào sâu xuống vùng đất sét ngập nước. Như vậy, khu vực bờ sông sẽ được quy hoạch chủ yếu là không gian công cộng và rừng ngập mặn cũng như có tác dụng cơ bản trong việc phòng chống lụt. 205
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Ví dụ minh họa này minh họa cho cách tiếp cận phát triển đô thị từ phía các chủ đầu tư. Đảo Kim Cương, do đó, có thể được coi là một nghiên cứu thiết kế phù hợp với những thách thức đương đại ở các đô thị Đông Nam Á. Ở đây, chúng ta thấy bản thân chủ đầu tư đã có tư duy rất tiến bộ khi ủng hộ một thiết kế nhấn mạnh về những yếu tố vi khí hậu và cảnh quan đô thị. Cách tiếp cận của dự án rất gần với nguyên lý của khu đô thị mới Thủ Thiêm và có thể được nhìn nhận như một dự án chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn của khu đô thị mới này. - Trong các dự án tư nhân được triển khai ở Việt Nam, đây là một trong những dự án có quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao. Đồ án cho thấy nhu cầu áp dụng cách thức quy hoạch mới từ phía các chủ đầu tư, cũng như nhu cầu đổi mới của đội ngũ quy hoạch Việt Nam trong tương lai. - Quy mô đất của dự án (8,7 ha cho đảo Kim Cương và 57ha cho toàn khu nghiên cứu) cho thấy chỉ trên một diện tích rất nhỏ, người ta đã có thể tích hợp rất nhiều yếu tố kiến trúc, công năng, kỹ thuật, sinh thái, cảnh quan, hạ tầng v.v. để tạo nên một dự án thực tế có chất lượng và khả thi. Ví dụ này cho thấy cần đánh giá lại việc phát triển ồ ạt nhiều khu đô thị mới quy mô hàng trăm, thậm chí hành ngàn ha ở nhiều tỉnh/thành trên toàn quốc, đặc biệt là vấn đề tính khả thi về quy mô, chất lượng đô thị. Kể cả khi các khu đô thị đó đã được khai thác thì cũng cần đánh giá khả năng phát triển của các khu vực đó trong tương lai, trước những yêu cầu toàn diện hơn đối với đô thị. - Mặt khác, tuy đã kết hợp rất nhiều yếu tố, nhưng giá trị cơ bản của đồ án là ở chất lượng thiết kế không gian và công trình. Rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là vấn đề văn hóa xã hội chưa được nhấn mạnh. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ và được kết nối tốt với trung tâm đô thị, những điều này có thể không mang lại nguy cơ lớn. Quy mô chi tiết này cũng là mức độ mà kiến trúc sư có thể đảm đương tối ưu. - Về kỹ thuật thể hiện, những bản phân tích hướng gió, logic kết nối giao thông của dự án này rất là mạch lạc, đáng để học tập. Tuy nhiên, trong vấn đề quy hoạch cây xanh, cần lưu ý sự cần thiết của cây xanh bóng mát trong điều kiện khí hậu của TP. HCM, đặc biệt là tại các không gian công cộng. Ngoài các bản vẽ, dự án còn có những mô hình minh họa bằng phim, có tác dụng giới thiệu ý tưởng rất tốt.
206
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XANH / GIAO DIỆN ĐÔ THỊ
QUẢN LÝ/THAM GIA/PHÂN ĐỢT
Hợp lưu Lyon
[Masterplan giai đoạn 1: MICHEL DESVIGNE - FRANÇOIS GRETHER] [Masterplan giai đoạn 2: MICHEL DESVIGNE - HERZOG & DE MEURON] Dự án Hợp lưu Lyon là một trong những dự án quy hoạch trung tâm đô thị lớn nhất châu Âu. Nó sẽ biến đổi diện tích gần 150ha của hợp lưu sông Rhône và Saône. Về mặt lịch sử, mũi phía Nam của bán đảo thành phố được hình thành do lấp sông để cung cấp đất công nghiệp và các hoạt động chuyên chở. Cuối thế kỷ 20, nó trở thành dư thừa. Diện tích này, do đó, là một cơ hội lớn để tiến hành các chương trình mới đa dạng ở một vị trí chiến lược tại trung tâm thành phố. Kiến trúc sư cảnh quan Michel Desvigne và kiến trúc sư François Grether đã thiết kế một chiến lược chung – một khung cấu trúc cho toàn bộ quá trình – cũng như các chủ đề thiết kế chính sẽ được thực hiện trong các giai đoạn sau.
Vị trí: Khách hàng: Thời gian: Diện tích: Chương trình:
Lyon, Cộng hòa Pháp Saem Lyon Confluence, SPLA Lyon Confluence 2000-2005 +/- 150 ha 30 năm - khung cho quy hoạch đô thị
Là một dự án dài hạn, dự kiến sẽ được thực hiện trong khoảng 30 năm, toàn bộ kế hoạch cần phải kết hợp việc tạo cấu trúc tổng thể có tính linh hoạt cao – cho phép thích ứng với các thực tế thay đổi của quá trình xây dựng đô thị. Ngoài ra, việc quy hoạch vị trí đặc biệt này sẽ phức tạp hơn nữa bởi các lô đất chỉ có thể được giải tỏa từng bước; các khu công nghiệp sẽ được chuyển đổi liên tục, hạ tầng cơ sở phải bỏ hoặc được thiết kế lại, vv. Để đối phó với những thách thức này, Desvigne và Grether đã hình dung ra một cấu trúc cảnh quan tiến triển từng bước, dẫn dắt biến đổi và tạo ra một môi trường hỗ trợ các chương trình tương lai. Bước đầu tiên là phải nâng cấp nhận thức công cộng và tăng giá trị và sự hấp dẫn của khu vực bằng cách giới thiệu các yếu tố cảnh quan sẽ tạo ra những khu đô thị mới. Các hoạt động ngắn hạn bao gồm trồng hoa (phía cuối vùng đất), vườn ươm (ở trung tâm của bán đảo), và một khu vườn dài 2,5 km (xương sống của hệ thống công viên dọc theo phía Tây sông Saône). Giai đoạn hai là giai đoạn cơ cấu lại các khu vực hoạt động chủ yếu, hợp nhất các yếu tố khác nhau của cảnh quan với nước để hình thành một mạng lưới cây xanh mặt nước, làm tăng sự hấp dẫn của khu vực công cộng đã mở rộng. Việc coi trọng các không gian công cộng, như một đối trọng với những khu mật độ cao mới, được thể hiện rõ trong quy hoạch, chiếm gần một phần ba tổng diện tích, bao gồm các công viên, vườn hoa công cộng và quảng trường. Tóm lại, thành phố đã nhận thức được tầm quan trọng của không gian công cộng đối với chất lượng cuộc sống đô thị và không nhượng bộ các lợi nhuận ngắn hạn mà một sự phát triển mang tính chất đầu cơ hơn có thể mang lại. Sự tương tác giữa cấu trúc cảnh quan và các không gian công cộng là đặc trưng cho giải pháp của Michel Desvigne – sẽ được trình bày kỹ trong các đề xuất thiết kế chi tiết cho giai đoạn hai.
207
Khung cảnh quan: Một trong những nỗ lực quy hoạch trung tâm đô thị lớn nhất châu Âu, dự án Hợp lưu Lyon nhắm tới gần 150ha đất công nghiệp đang bị bỏ hoang. Một hệ thống các công viên “phân tán và lưu động” tạo nên khung kết cấu cho những biến đổi quy mô lớn, cho phép sử dụng linh hoạt vì hàng loạt lô đất được chuẩn bị sẵn sàng cho các chương trình mới (hình trái). Những cấu trúc cảnh quan có thể tạo dựng ngay đã biến đổi hình ảnh của vùng đất công nghiệp và tạo nên một ‘thiên nhiên trung gian’, dưới hình thức một đường đi dạo dài 2,5 km dọc sông Saône (hình trên). 208
‘Cảnh quan hai tốc độ’ – Việc phân kỳ của dự án, phụ thuộc vào thời điểm các lô đất công nghiệp tư nhân có thể được giải tỏa cho phát triển mới, tạo cảm hứng cho một sự tạo dựng cảnh quan với các tốc độ khác nhau. Các hình thái tạm thời giúp tăng cường nhận thức công cộng về khu vực, trong khi các yếu tố dài hạn (các tuyến và bụi cây, hạ tầng cơ sở và các công trình xây dựng) định dạng rõ dần hình thái không gian. Ý đồ dự án khởi đầu bằng một ‘chiến lược thâm nhập’; cấu trúc cảnh quan được thiết kế thẳng góc với các dòng sông, theo một chuỗi các nhánh thâm nhập vào vùng đất rộng và phân chia nó thành các lô nhỏ. 209
GIAI ĐOẠN 2 [MICHEL DESVIGNE - HERZOG & DE MEURON] Dựa vào quy hoạch tổng quan của Desvigne và Grether, 41ha được quy hoạch trong giai đoạn 1 từ năm 2003 (tới năm 2015). Trong lúc đó, vào năm 2009, một nhóm hợp tác của Desvigne và Herzog & De Meuron được giao nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2 với 37ha ở hai vị trí có vai trò bổ trợ nhưng vẫn hoàn toàn tách biệt. Khu vực chợ bán đồ cũ (Quartier du Marché) sẽ là nơi tập trung nhiều chương trình đa năng, hoàn thiện cấu trúc đô thị trên bán đảo. Khu vực phía Nam của lưu vực có thể coi như mặt đối lập xanh của khu chợ – được gọi là ‘Cánh đồng’ (Le Champ) – sẽ là một khu thiên nhiên không dễ tìm thấy ở các trung tâm thành phố. Với vai trò bổ trợ và không gian công cộng, nó đóng góp vào chất lượng của toàn bộ môi trường đô thị nói chung và trung tâm nói riêng. Các viễn cảnh ý tưởng thiết kế đầu tiên đưa ra ý đồ về sự phát triển cảnh quan đô thị từ quy mô nhỏ, kết nối những chủ đề chính đã được định dạng trong giai đoạn dẫn nhập: mạng lưới cây xanh, mặt nước, liên kết các dòng sông, kết nối các không gian công cộng, tạo quan hệ với hạ tầng giao thông, v.v. Các bản vẽ quy hoạch được thực hiện dựa trên nghiên cứu bối cảnh cụ thể và hiểu biết về quan hệ lịch sử ở Lyon giữa hình thái đô thị, kiến trúc và thiên nhiên. Nước và địa hình từng là những yếu tố cấu trúc quan trọng trong các quá trình phát triển không gian đô thị - cho tới khi thế kỷ 20 mang lại sự phát triển đô thị tràn lan. Bởi vậy, các nhà thiết kế cho rằng nỗ lực hiện tại của họ là cơ hội để nhìn nhận lại quan hệ gốc gác này và đưa ra một kiến giải hiện đại nhằm tái xác định hình ảnh tổng thể của thành phố Lyon. Bản thiết kế cho thấy một sự chuyển tiếp từ dạng đô thị đa năng mật độ cao - phát triển tiếp trên cơ sở những khu hiện hữu ở phía Bắc – tới khu vực được phủ xanh hoàn toàn ở mũi phía Nam của bán đảo. Những kết nối thẳng góc với các con sông thâm nhập vào các khu dân cư. Hình thái cấu trúc và kiến trúc chứng tỏ một ‘khả năng thẩm thấu’ đặc biệt, nhờ thế mà mạng lưới không gian công cộng có thể lan rộng vào trong các công trình cao tầng, tạo chuyển đổi dần dần từ các khu vực công cộng sang khu vực riêng tư. Những tuyến hạ tầng hiệu hữu chủ đạo cũng định nghĩa cấu trúc cho vùng đất. Một con đường cao tốc được bắc qua sông Rhône từ bán đảo tới phía Đông và sẽ được mở thành đường vành đai quanh thành phố trong tương lai, cho phép chuyển huyết mạch giao thông chính vào một đại lộ đô thị nối với trung tâm lịch sử. Ở phía mặt sông, những lô đất sẽ được giải tỏa dành cho hình thức sử dụng đa năng tại vùng giao diện giữa đất và nước, và khi các lô đất của các xí nghiệp đường sắt được giải tỏa thì sẽ tạo thành một không gian xanh liên hoàn giữa hai dòng sông. 210
Giai đoạn 2:
[Michel Desvigne - Herzog & De Meuron]
Khách hàng: Thời gian: Diện tích: Chương trình:
SPLA Lyon Confluence 2009-... 37 ha nhà ở (45%), dịch vụ (45%), kinh doanh (5%), văn hóa và giáo dục (5%)
Các khu đất
Cấu trúc mặt nước
Cấu trúc xanh tự do
‘ ‘Cánh đồng’: Mũi phía Nam của bán đảo có những điều kiện độc đáo, tạo ra bản sắc của dự án “Hợp Lưu”. Cấu trúc không gian tìm cách phát huy lôgic hiện có thay vì áp đặt một lôgic mới. Xen kẽ vào những cấu trúc cảnh quan rộng mở, nơi cây cối sẽ lớn dần thì dự án tìm cách tạo ra những môi trường đô thị đa năng nhằm kết nối những yếu tố còn sót lại của thời công nghiệp với những không gian xây dựng mới. Không gian xanh trung chuyển giữa khu vực công cộng và riêng tư. 211
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: • Phân kỳ dự án là điểm đáng chú ý – đặc biệt là quan điểm về hệ thống các công viên phân tán và linh động. Sự sắp xếp không gian năng động cho phép thiết kế phản ảnh phần nào sự chuyển biến dần dần trong một khu đất hậu công nghiệp • Quan hệ thận trọng và tương tác giữa cảnh quan và hình thái đô thị cũng mang lại cho Việt Nam những bài học, không chỉ đối với các khu công nghiệp, mà là những khả năng chiến lược cho việc phát triển các vùng đô thị mới. • Việc kết hợp các cấu trúc đô thị mới và tái sử dụng những cấu trúc cũ là một phương pháp nhạy cảm trong việc bảo tồn lịch sử và hiện đại hóa. Thiết kế sử dụng những cấu trúc và logic sẵn có, thay vì áp đặt lên đó những logic mới. • Việc dự án đặc biệt nhấn mạnh không gian công cộng là đáng chú ý. Lyon đã chống lại được cám dỗ của những chương trình phát triển thuần túy vì lợi nhuận kinh tế. Thành phố này đã hiểu rằng đối với các trung tâm đô thị lịch sử mật độ cao, mỗi không gian công cộng đóng góp làm tăng chất lượng đô thị của trung tâm nói riêng cũng như chất lượng sống nói chung.
‘Khu chợ’: Cấu trúc lặp lại, thẳng và rõ ràng của những khu nhà kho cũ tạo nền tảng cho một khu đô thị mới mật độ cao. Không gian mở là những điểm nới rộng của những con đường tương đối hẹp và những “dải cảnh quan” tạo nên một mạng lưới liên tục dành cho giao thông chậm. Quảng trường trung tâm là khu vực chính, kết nối khu quảng trường nước với những cụm công trình công cộng cũ và mới ở phía Đông. 212
Fresh Kills - Lifescape [Field Operations, James Corner]
Được xây dựng như một bãi rác “tạm thời” vào năm 1948, Fresh Kills tại Staten Island cho tới lúc đóng cửa năm 2001 đã nhận 150 triệu tấn rác sinh hoạt của New York. Là bãi rác thải hợp vệ sinh lớn nhất thế giới, Fresh Kills thường được coi là vật thể nhân tạo rộng nhất trên hành tinh. Sau khi bãi rác đóng cửa, Hội Mỹ thuật Đô thị (The Municipal Art Society - MAS), cùng với nhiều sở khác nhau của thành phố, đã tổ chức một cuộc thi quốc tế nhằm biến vị trí gai góc này thành một công viên. Diện tích mênh mông của bãi rác (gấp 3 lần Central Park - New York) được cấu tạo chủ yếu bởi những ngọn đồi cao hơn 60m phủ ngập rác cùng những khu đất lầy. Quy mô cũng như tính phức tạp của vị trí này khiến các nhà quy hoạch không thể nghĩ tới mô hình công viên thông thường, mà đòi hỏi phải có một chiến lược cải tạo lâu dài. Với tình cảnh phức tạp như vậy, Fresh Kills đã trở thành một trong những dự án đương thời tham vọng nhất, nỗ lực nhất về tái sử dụng đất đai ở quy mô lớn. Vượt qua sáu phương án lọt vào chung kết cuộc thi mở, James Corner của Field Operations đã chiến thắng bằng một dự án có tên gọi Lifescape (Sinh Cảnh) – là một kế hoạch để “phát triển” hơn là để thiết kế 890 ha công viên cây xanh công cộng [Corner 2005:15]. Địa điểm: Thời gian: Diện tích: Chương trình: Khách hàng:
Staten Island, New York, USA 2001 (cuộc thi quốc tế) 2001-2003 (quy hoạch tổng quan) 2007-2035 (xây dựng) 890 ha phục hồi vùng đất đã bị thoái hóa và biến đổi thành công viên công cộng đa dạng về sinh thái. Sở Quy hoạch Đô thị New York City
Lifescape về căn bản mang lại một khung cấu trúc, trong đó, những cuộc biến đổi có thể diễn ra theo những khung thời gian khác nhau. Phải có một tầm nhìn đủ mạnh để có thể dẫn dắt một tiến trình như thế, đồng thời vẫn có đủ độ uyển chuyển để thích nghi với những cảnh huống thay đổi trong suốt chương trình thực thi 30 năm. Ý tưởng chủ đạo của dự án này là một ma trận dựa trên ba hệ thống tương tác lẫn nhau: sinh thái (cảnh quan), hoạt động (những khu vực và tiện nghi để tổ chức các hoạt động), và giao thông (đường sá, lối đi). Khi xây dựng ma trận này, Field Operations tạo mối quan hệ giữa ba kỹ thuật kiến trúc cảnh quan nhằm giải quyết tính phức tạp về quy mô và thời gian. 1/ Trước yêu cầu ban đầu cần thay thế mới khối lượng khổng lồ lớp đất mặt, FO đưa ra một chiến lược căn bản là lối trồng luống tại chỗ để đối phó việc đất bị nhiễm độc. Kỹ thuật canh nông không đắt tiền này là mỗi năm luân phiên trồng ba loại cây khác nhau trên lần lượt những luống bao vòng quanh khu đất. 2/ Một khi đất đã được cải thiện, hệ thống cây bản địa sẽ bắt đầu tạo nên một môi trường tự duy trì ngày càng đa dạng. 3/ Kỹ thuật đưa những hoạt động công viên vào trong cảnh quan là can thiệp vào mặt bằng, tạo nên những khu đất quây kín tại chỗ, được coi như “những toà nhà địa hình” [Corner 2005:19]. Trước bối cảnh rất đặc biệt và đầy thách thức này, Lifescape đưa ra một khung cảnh quan có thể thích nghi với nhiều kịch bản khác nhau. Ý niệm về thời gian và tiến trình đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch này và sẽ được bàn kỹ hơn trong phần sau.
213
Từ bãi rác tới Lifescape: Tọa lạc phía Nam Manhattan, Fresh Kills trên Staten Island hiện đang trong quá trình chuyển đổi từ bãi rác lớn nhất thế giới sang một công viên công cộng giàu có về mặt sinh thái. Là dự án chiến thắng trong cuộc thi, Lifescape đề nghị một chương trình phát triển kéo dài 30 năm nhằm ổn định những núi rác trong lúc vẫn bảo tồn môi trường sống hiện hữu, đưa vào những chương trình hoạt động công cộng đa dạng và bảo vệ một không gian mở rộng lớn trong một đô thị trung tâm đã bị đô thị hóa dày đặc. 214
Đường rẽ đề xuất mới Đường rẽ hiện trạng Đường vào công viên mới Đường vào công viên mới Phương án A Đường vào công viên mới Phương án B Đường phụ vào công viên Đường dạo giải trí Đường dạo + đường xe điện Màn hình chiếu sáng và truyền thông Đầm lầy ngập mặn Đầm lầy ngập mặn cốt cao hơn Bãi bùn Vùng ngập triều cốt thấp Vùng ngập triều cốt cao Rừng - đầm lầy Rừng - ngập nước Đồng cỏ khô Đồng cỏ ẩm ướt đồng cỏ chuyển tiếp Mảng đất mặt có cỏ Khu vực tập trung các chương trình Rừng nhỏ, lùm cây Rừng ngô đồng Dự kiến trồng rừng Rừng hiện hữu
215
QUẢN LÝ/ THAM GIA/ PHÂN ĐỢT XÂY DỰNG Việc cải tạo Fresh Kills mang ý nghĩa một cuộc chuyển đổi quan trọng trong việc sử dụng đất tại Staten Island. Trong kịch bản tương lai của vùng này, hơn 75% đất sẽ được sử dụng cho những chương trình nhà ở, giải trí, thiên nhiên, và không gian mở sẽ chiếm hơn 40%. Để biến đổi bãi rác này thành một chuỗi sinh thái đa dạng, Lifescape đưa ra một quy trình tái định cư – dựa trên một ma trận ba lớp – đó là dốc hết đầu tư ban đầu vào hạ tầng sinh thái. Theo thời gian, công viên công cộng sẽ lớn lên bên trong khung cấu trúc dự định và chuyển dần sang những chương trình và các hoạt động có khả năng thu hút. Với bản chất uyển chuyển, chiến lược được thiết kế làm sao để sự phát triển theo giai đoạn và về lâu dài của vị trí này có khả năng đáp ứng được dễ dàng nhu cầu thường xuyên thay đổi của cộng đồng. Như các nhà kiến trúc phong cảnh từng nói: “(…) bố cục và hình khối có thể điều chỉnh được; thứ tự thực hiện cũng có thể thay đổi được; kịch bản hoạt động và những công năng chuyên biệt có thể sửa lại được. Quy hoạch này khuyến khích một quản lý mang tính thích nghi, tức là khuyến khích sự biến đổi và thích nghi chủ động của môi trường tự nhiên từ năm này qua năm khác. Mục đích là xây dựng một cảnh quan đủ mạnh mẽ về mặt tự nhiên và sinh thái để thích ứng với những thay đổi không tránh khỏi theo thời gian.” [Field Operations 2001:12] Việc thực thi được chia thành sáu giai đoạn trong 30 năm và dựa trên ý tưởng về một cảnh quan cần phát triển theo các giai đoạn, trải dài theo thời gian. 10 năm đầu việc phát triển sẽ tập trung, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, vào việc “khai phá” địa điểm: biến đổi bản sắc của nó, xây dựng hạ tầng căn bản và chuẩn bị sẵn các chương trình công cộng. Từ chặng đầu này trở về sau, công việc tiếp cận với cộng đồng sẽ thu hút các cư dân của vùng và để họ tái khám phá sự phong phú và đẹp đẽ của không gian mở bao la này, đồng thời hiểu biết và tham gia vào quá trình trưởng thành của công viên. Thông qua các cuộc gặp gỡ công chúng khác nhau, dự án nhắm tới mục đích trở thành một kiểu mẫu về sự tham gia liên tục của cộng đồng trong quy hoạch tổng thể; những dự án phụ đi kèm sẽ phản ảnh mối quan tâm của các cộng đồng và nhóm lợi ích khác nhau. Xây dựng lại thiên nhiên trong một đại đô thị (hình trang trước) Kế hoạch phát triển cho vùng đất mở bao la này được phân thành 6 giai đoạn trong 30 năm. Bằng cách thiết lập những mối liên hệ về thị giác và tự nhiên với các vùng phụ cận, bãi rác ngày trước được dự kiến sẽ trở thành một điểm nhấn thiên nhiên mạnh mẽ ngay trong thành phố, định rõ bởi một mạng lưới đường cây xanh tỏa rộng, những không gian mở cho giải trí, và tài nguyên sinh thái được phục hồi. Khung cấu trúc cảnh quan [hình bên phải] Một ma trận có tổ chức, được tạo bởi ba lớp, dùng như khung cấu trúc mà cây cối trong phần đất công viên công cộng sẽ lớn lên theo thời gian: các hoạt động (các diện tích và tiện ích cho các hoạt động), giao thông (đường và lối đi), cùng môi trường sống (sinh thái) mới (cảnh quan hình thành theo quá trình). 216
CHƯƠNG TRÌNH MỚI
LƯU THÔNG MỚI
MÔI TRƯỜNG SỐNG MỚI
Mặt đất
Mặt nước
Lớp lót chống thấm
Hệ thống chiết xuất gas
Thu gom và lưu giữ chất lỏng
150 triệu tấn rác
Vùng đầm lầy trước năm 1948
Môi trường sống Năm
ĐỒNG CỎ
Thu hoạch theo dải Khu vực cỏ: Đề xuất một hệ thống gieo trồng luân phiên để cải thiện lớp đất mặt hiện hữu cho phù hợp với thảm cỏ và trảng cỏ bản địa. Cuối cùng thì hệ sinh thái trảng cỏ ở những vùng ẩm ướt hơn của những đồi đất sẽ đa dạng hóa dần thành rừng.
RỪNG
trên các mỏm cao Khu vực rừng: Để trồng được rừng phân tầng và dày hơn trên những đồi núi cần tới 90cm đất mới; lớp đất này trước tiên được ổn định dần và trồng thảm cỏ bản địa. Những rừng này sẽ được đặt sát liền với những diện tích đất thấp và rừng đầm lầy nhằm mở rộng hành lang sinh thái.
RỪNG ĐẤT THẤP Rừng đất thấp: Khi đã có đủ nguồn cung cây non và cây chiết, rừng đầm lầy và rừng đất thấp sẽ được trồng trong những dải chuyển tiếp giữa các vùng sinh thái, chồng lên lớp đất hiện hữu nhằm tạo nên bìa rừng.
217
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
tham khảo.
•Vì Việt Nam bắt đầu tái cấu trúc và làm mới lại các khu vực đất, gồm đất còn chưa rõ phân loại, đất xen kẽ, các vùng ngoại vi đô thị, các khu vực lâu không dùng tới, các vùng đất trống, nên sẽ học được rất nhiều từ Fresh Kills về cách thức tái cấu trúc sinh thái trong một mối tương quan giữa những hệ thống kỹ thuật, tự nhiên và con người.
Riêng về thủ pháp thể hiện, nhất là làm rõ quá trình biến đổi của cảnh quan trong quá khứ và sau khi thực hiện, dự án này là một ví dụ hết sức điển hình. Các bản đồ phân tích được kết hợp với sơ đồ ý tưởng, trục thời gian v.v. tạo nên một trình bày mạch lạc, dễ hiểu và rất đẹp. Đây là những thủ pháp rất cơ bản và hiệu quả trong thiết kế cảnh quan, bởi vì một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thiết kế cảnh quan là sự biến đổi theo thời gian.
•Khái niệm “mở chính xác” nhưng vẫn còn khả năng thay đổi của Fresh Kills khác hoàn toàn với “mở đại thể” hay là hoàn toàn linh động. Ý tưởng này có thể sẽ hữu dụng với một số dự án phát triển tại Việt Nam. Cấu hình không gian của vùng đất vừa có thể được thiết kế một cách chính xác, vừa giữ lại một độ linh động trong các khả năng sử dụng, từ đó định ra được hình thức cuối cùng. Bản thân bộ khung chiến lược gồm những quy định tổ chức chung cũng như các dạng sở hữu và sử dụng đất khác nhau đều có thể thay đổi. • Cách phân giai đoạn kỹ lưỡng trong dự án 30 năm này, bao gồm việc xác định những cấu trúc cố định và thiết lập những quy trình dài hạn, sẽ là một kinh nghiệm có ích cho việc triển khai những không gian mở quy mô lớn và những vùng phát triển đô thị. • Dự án đã điều hòa một cách thông minh mối quan hệ giữa thiết kế không gian với không chỉ một hệ thống phức tạp các quá trình sinh học, thủy văn, địa chất, mà cả với khâu quản lý và vận hành một không gian công cộng vốn dĩ đầy mâu thuẫn nội tại. • Đối trọng lại khung không gian vững vàng của dự án là tính cởi mở và một quy trình cho phép nhiều nhóm lợi ích khác nhau cùng tham gia, cùng đóng góp hiệu quả vào hình thức cuối cùng của công viên. Mô hình này có ích với Việt Nam vì Việt nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh đi cùng với một mức độ “không thể tiên đoán” nhất định. Do đó, sẽ thích hợp nếu áp dụng phương pháp thiết kế khung vững vàng (định ra được cái cần phải định ra), đi kèm với những thứ phụ có thể thay đổi thích nghi trong suốt thời gian 30 năm. • Do các thành phố của Việt Nam thường lan rộng tới những khu vực có cấu trúc cảnh quan dễ bị hư hại, phương pháp tái thiết kế cảnh quan của dự án này sẽ là một ví dụ đáng để
218
D
QUY HOẠCH CHI TIẾT 1/500 Quy hoạch khu ở
219
Aranya [Vastu-Shilpa Foundation - giám đ B.V. Doshi]
Vị trí: Thời gian: Diện tích: Chương trình: Khách hàng: Nguồn vốn:
Indore, Ấn Độ 1982 (thiết kế) 85 ha thị trấn cho 60.000 người (dân số dự báo; ban đầu là 40.000) +/- 7000 đơn vị nhà ở + tiện ích Cơ Quan Phát triển Indore Cơ quan Hợp tác Phát triển Nhà và Đô thị + Ngân hàng Thế giới
Thị trấn Aranya được thiết kế vào những năm 1980 để giải quyết vấn đề nhà ở tại Indore, một thành phố loại trung bình ở Ấn Độ. Sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhà ở và các thực trạng kinh tế xã hội – với 60% người dân đô thị làm việc trong các khu vực kinh tế năng suất thấp – là động lực khiến Cơ quan Phát triển Indore thực hiện dự án phát triển đô thị mới quy mô lớn và chi phí thấp này. Cách tiếp cận “địa điểm và dịch vụ” (chính quyền cấp đất, xây dựng hạ tầng thiết yếu và một phần khung chính của nhà ở; người dân tự hoàn thiện nhà ở) được lựa chọn (do hiệu quả về mặt chi phí) và được sử dụng để chuyển đổi khu vực có quy mô 85 ha thành khu định cư hỗn hợp kinh tế và xã hội cho số dân dự báo là 60.000 người. 6.500 lô đất được chia thành 11 loại, phù hợp với các mức thu nhập và có diện tích khác nhau. Mặc dù đối tượng chính là người nghèo ở đô thị, 35% số lô đất đã được bán cho các nhóm thu nhập trung bình và cao. Được bán theo giá thị trường, các lô đất này tạo ra lợi nhuận mà sau đó, lợi nhuận này được dùng để hỗ trợ về nhà ở cho nhóm người thu nhập thấp. Nhóm nghiên cứu đa lĩnh vực từ Công ty Vastu-Shilpa (do V.B. Doshi đứng đầu) đã thiết kế Aranya trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trước đó. Phân tích về những thiếu sót trong các dự án nhà ở thu nhập thấp thông thường đã đã giúp xác định các vấn đề: nhà ở thiếu các đặc trưng và bản sắc truyền thống, không đảm bảo sự thuận tiện trong sinh hoạt, thiếu nghiêm trọng tính riêng tư, các không gian mở, dịch vụ và tiện ích công cộng,… Bản thiết kế cho Aranya đã cố gắng giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả về mặt chi phí. Bản thiết kế thiết lập một môi trường đô thị nhạy cảm với bối cảnh – bắt nguồn từ hiện trạng kinh tế văn hóa xã hội – thông qua một ngôn ngữ thiết kế phù hợp với lối sống của người dân địa phương và những thách thức về mặt khí hậu. Nghiên cứu về những khu ổ chuột hiện hữu đã tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển một khu đô thị mang tính bản địa. Dự án được đặc trưng bởi những giải pháp thiết kế tối ưu – cả về mặt không gian và kinh tế. Từ mặt bằng tổng thể đô thị đến quy hoạch hạ tầng và các chi tiết (đường, quản lý nước, điện,…), Aranya là một đồ án đầy sức thuyết phục cho những giải pháp chung. Các điều kiện hiện trạng về địa hình là những điều kiện quan trọng, định hướng cho mạng lưới hạ tầng chính. Trong khi những quyết định này phần lớn được dựa trên tính hiệu quả về mặt chi phí, nó cũng không ngừng làm giàu cấu trúc không gian của Aranya, thể hiện chi tiết từng đặc tính riêng của bối cảnh. Trong khuôn khổ nghiên cứu điểm này, một số các đặc trưng được nhấn mạnh – bao gồm những quy mô đa dạng và bổ sung cho quy hoạch tổng thể bằng những ví dụ về khu vực mẫu do Doshi thiết kế.
220
Một thị trấn với những ngôi làng truyền thống: Aranya được thiết kế bao gồm 6 khu vực (cấu trúc giống như những ngôi làng) gắn với một trục cứng. Bản quy hoạch đảm bảo tính phi chính quy, bắt nguồn từ những nghiên cứu về các khu định cư cho người thu nhập thấp. Trung tâm thị trấn bao gồm 4 cụm cửa hàng, nhà dân và văn phòng, và ở cuối trục cứng là hai cụm chức năng hỗn hợp. Các không gian mở và đường cho người đi bộ giao nhau và kết nối các cụm với trục cứng. 221
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN Là một phương án trái ngược với các bản quy hoạch tổng thể cứng nhắc, thiết kế của Aranya được đặc trưng bởi một trật tự không gian rõ ràng. Tầng bậc về mặt không gian là rất quan trọng trong đô thị Ấn Độ truyền thống, do nó quyết định sự chuyển đổi giữa các khu vực công cộng và tư nhân. Doshi đã nhận thấy tầm quan trọng này và lồng ghép trật tự liên quan đến các mức độ tiếp cận như một chủ đề thiết kế chính nhằm thiết lập một cảm giác về quy mô và hình ảnh gần gũi với con người (VSF 1990:30). Tiêu chí để phân biệt các quy mô trong quá trình thiết kế không chỉ bao gồm những nhân tố định lượng (các con số truyền thống như dân số và diện tích mặt bằng) mà còn tập trung vào các đặc trưng xã hội (sự hình thành cộng đồng, tương tác xã hội,…). Thiết kế đô thị thể hiện những nguyên tắc này bằng cách tổ chức 6 khu ở xung quanh một trục cứng với các tiện ích công cộng và những không gian mở chính mở rộng ra bên ngoài như những “nhánh” công cộng/bán công cộng.
Đề xuất ban đầu của Cơ quan phát triển Indore
Giai đoạn phát triển tưởng 1
Dựa trên nghiên cứu về các khu định cư truyền thống, quy trình thiết kế bao gồm 5 loại quy mô, mỗi quy mô đòi hỏi một quan điểm quy hoạch riêng: thị trấn, khu chức năng, cộng đồng, cụm và phố, và đơn vị ở. Một danh mục với các ưu tiên và mối quan tâm ở mỗi cấp là không thể thiếu cho bản quy hoạch. Ở cấp cao nhất, một trong các yếu tố quyết định là mục tiêu giảm thiểu giao thông cơ giới đi qua thị trấn. Tổ chức không gian của các chương trình khác nhau, hệ thống hạ tầng và mạng lưới không gian mở đều thể hiện quan điểm thiết kế ban đầu này. Sự tiếp cận cho người đi bộ đóng một vai trò quan trọng và được thể hiện qua vị trí của các tiện ích công cộng tương ứng với quy mô nhất định của mỗi ngôi nhà. Các công trình thương mại tuân theo trật tự mặt bằng tuyết phố và bao gồm các hoạt động chính quy dọc theo các trục huyết mạch (ví dụ như trục trung tâm), cũng như quy mô khu ở, những khu vực bán hàng phi chính quy (nhỏ, lẻ) được phân bố trong toàn mạng lưới không gian mở.
ý
Giai đoạn phát triển ý tưởng 2
Bên cạnh các nguyên tắc về tầng bậc và phân bố, tổ chức không gian của Aranya cũng dựa trên những mối quan tâm đến khí hậu. Những mối quan tâm ở quy mô lô đất quyết định phần lớn cấu trúc ở các cấp cao hơn. Hầu hết diện tích các lô đất chỉ cho phép xây dựng nhà liên kề và do đó các khối nhà đều theo hướng Bắc-Nam để giảm thiểu tối đa bức xạ mặt trời. Như vậy, các hướng chính của mạng lưới đường ở các cấp thấp được quyết định một cách gián tiếp bởi quan điểm thiết kế thích ứng với khí hậu. Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng quy hoạch và thiết kế hạ tầng (đường, cấp/trữ nước, thoát nước và xử lý nước, thoát nước mưa, điện) được quyết định chủ yếu bởi yếu tố hiệu quả về mặt chi phí. Trong số các chiến lược khác, chi phí được tối ưu hóa thông qua việc tận dụng những sự khác biệt về địa hình hiện trạng, sử dụng triệt để thế năng và giảm tối đa việc đào đắp.
Đề xuất cuối cùng của Công ty Vastu-Shilpa
222
Phương án 1: Các tiện ích cộng đồng được tập hợp trong các trung tâm của từng khu nhỏ Phương án 2: Các tiện ích cộng đồng phân bố đồng đều
Phương án chọn: Các tiện tích cộng đồng ở cấp thấp được tập trung trong các không gian xanh
Tầng bậc và phân bố các tiện ích: các tiện ích chính được tổ chức dọc trục cứng trong trung tâm thị trấn và được bổ sung bởi sự phân bố phân tán các tiện ích cộng đồng cấp thấp hơn. Phương án chọn có một hệ thống phân phối “phi chính quy” và “dễ tiếp cận” hơn (phương án 2) và tạo ra một liên kết về không gian với trung tâm thị trấn bằng việc tổ chức các tiện ích trong mối liên hệ với mạng lưới không gian mở.
Tầng bậc của mạng lưới đường: Hệ thống đường thể hiện một hệ thống cấp bậc rõ ràng về độ rộng, dựa trên khối lượng giao thông dự báo và sự tiếp cận đối với các hoạt động khác nhau. Đường khu vực chia thị trấn thành 6 đơn vị ở. Giao thông đi xuyên qua bị hạn chế bởi việc đưa các cấu trúc hình chữ chi và các vòng quay vào trong trục cứng và đường khu vực.
Chia sẻ về đất đai: Để tránh việc phân tách biệt lập các nhóm thu nhập khác nhau, các lô đất ở được bố trí trong các vòng đồng tâm với đất giá trị cao dọc các tuyến đường chính. (cho phép xe cộ ra vào dễ dàng) và bao quanh các lô đất giá trị thấp hơn dọc theo mạng lưới không gian mở quy mô nhỏ. 223
CÁC LOẠI HÌNH KHÔNG GIAN MỞ Cấu trúc không gian mở của Aranya thể hiện rõ các khái niệm về phân bố theo tầng bậc. Sự đa dạng của các loại hình áp dụng cho một mạng lưới các không gian mở liên kết với nhau, thực hiện các chức năng ở nhiều quy mô khác nhau. Quan trọng nhất là thiết kế vượt lên trên khái niệm hạn chế về không gian mở như là các khu vực giải trí (công viên, sân chơi,…). Như Doshi nhìn nhận, không gian mở (công cộng) là nơi diễn ra một loạt các hoạt động đô thị. Do đó, nó nên được lồng ghép như một nhân tố không gian thiết yếu – điều này thường không được tính đến trong các quy hoạch phát triển của khu vực tư nhân. Sự phân bổ và biến đổi về mặt loại hình của không gian mở ở Aranya phục vụ cho các hoạt động tạo thu nhập, các cơ hội tiếp cận, không gian đỗ xe,… Dựa trên phân tích về lối sống đô thị truyền thống, thiết kế này cố gắng khai thác nhiều tính năng sử dụng của các không gian giống nhau và tạo ra những chức năng đa dạng của không gian mở: khí hậu, xã hội, kinh tế,… Đây là một đặc trưng của bản thiết kế và đóng một vai trò quan trọng trong việc thiếp lập một môi trường cộng đồng phong phú.
1. Các mảng xanh/đường dạo
2. Quảng trường công cộng/các nút
2
1
3. Cụm nhà ở khép kín
3 4 Tạo điều kiện cho các hoạt động ngoài trời: Các không gian mở được kết nối với nhau nhằm tạo ra một mạng lưới đan xen nhưng liên tiếp, tăng mức độ mở, đồng thời tạo ra một loạt các góc thân thiện và gần gũi với con người.
4. Các lô đất dịch vụ (các thềm nhà hoặc “hiên”) 224
Tổ chức các tương tác giữa cộng đồng: Bản thiết kế mô phỏng cuộc sống đường phố bằng cách đan xen những nhân tố đô thị với một loạt các không gian mở. Ở cấp độ cụm (làng trong thị trấn), các nhà thiết kế nỗ lực thiết lập một cảm giác về quy mô gẫn gũi với con người, với mối liên hệ chặt chẽ với dạng thức xây dựng và loại hình không gian mở. Các hiên nhà (“otta”), được ghép vào không gian dịch vụ giữa các ngôi nhà, thể hiện một đặc tính truyền thống quan trọng của ngôi nhà Ấn Độ nơi diễn ra các hoạt động đời sống văn hóa xã hội. 225
THIẾT KẾ TẠO TÍNH LINH HOẠT
Tăng trưởng tiệm tiến
Một đặc tính của thị trấn Aranya là việc thực hiện một dự án “địa điểm và dịch vụ”, với các phương án nhằm hướng đến các nhóm thu nhập khác nhau. Trong khi các nhóm thu nhập cao và trung bình có thể mua các lô đất, khu vực kinh tế năng suất thấp cũng có được một loạt các lựa chọn. Gói cơ bản nhất bao gồm một lô đất với một bệ cột, một lõi dịch vụ và một phòng. Người dân sau đó có thể mở rộng nhà cửa tùy theo khả năng, dựa trên các nguồn tài chính và mong muốn cá nhân của họ. Các ngôi nhà mẫu, do Doshi thiết kế, minh họa sự đa dạng trong cấu trúc không gian và quy mô của các đơn vị nhà ở. Trong khi hầu hết các ngôi nhà được xây dựng ở các dự án khác không tận dụng hết sự tự do có thể được, Aranya đã giải quyết thành công thách thức này, mang đến sự lựa chọn cho cá nhân trong việc xây dựng nhà ở đại trà, thông qua việc đề xuất chiến lược linh hoạt về mặt thiết kế. Do người dân có cơ hội thể hiện bản sắc của mình, họ có thể tạo ra một không khí gắn bó và tự chủ, điều này rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của bất kỳ môi trường sống nào (Pandya 1997:96).
Mặt bằng linh hoạt
Mong ước xây dựng một hình thái đô thị thích ứng với văn hóa địa phương và khí hậu đã thể hiện rất rõ ở quy mô của đường phố và những ngôi nhà đơn lẻ. Nhà thiết kế dành ưu tiên cho các không gian mở ngoài trời, cơ hội cho việc mở rộng trong tương lai, và việc lồng ghép các phương án cho thuê và đơn vị thương mại. Các nhân tố kiến trúc truyền thống như “ottas” (hiên nhà), ban công, cửa và cửa sổ là một phần của công cụ thiết kế. Mặt tiền nhà, do đó, thể hiện cả tính cá nhân và tập thể, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ thiết kế chung và màu sắc vật liệu.
Sự đa dạng về loại hình
Sự linh hoạt có tính hệ thống: Thay cho các quy hoạch nhà ở cố định, thiết kế đề xuất một hệ thống cho phép có sự linh hoạt trong quá trình xây dựng nhà, thích ứng với những nhu cầu và nguồn lực thay đổi của người dân. Một loạt những ngôi nhà có thể được xây dựng với những biến đổi về mặt loại hình trong một quy hoạch chuẩn. Theo cách này, người dân có thể tham gia một cách chủ động vào việc tạo ra môi trường sống cho chính họ; điều này được thể hiện rõ trong các mặt tiền nhà đa dạng. 226
Thiết kế nhà ở áp dụng khái niệm tăng trưởng tiệm tiến và sự đa dạng về tổ chức. Aranya nhận thấy tầm quan trọng của việc mở rộng nhà cửa như một nhân tố quan trọng – nhưng thường bị bỏ qua – trong đô thị của Ấn Độ. Dựa trên phân tích của các dự án nhà ở khác cũng như các khu định cư không chính thức, thiết kế tạo ra một vùng chuyển tiếp khoảng nửa mét giữa ngôi nhà và phố, có thể phục vụ như khu vực bán công cộng hoặc có thể được dùng để mở rộng từng ngôi nhà đơn lẻ. Các hiên nhà và hiên nhà ở trên hè phố thể hiện những không gian chuyển tiếp giữa các khu vực công cộng và tư nhân.
Những mong muốn và sự thích ứng: Những loại hình nhà ở đã được thể hiện rất rõ ràng trong việc xây dựng các ngôi nhà mẫu. Từ những ngôi nhà một phòng đến những ngôi nhà nhiều không gian hơn, sự thay đổi về loại hình nhà ở Aranya còn được tăng cường bởi việc sử dụng các nguyên liệu địa phương để xây dựng và trang trí. 227
KHÁI NIỆM PHÂN KỲ Khái niệm được thảo luận ở trên về tính linh hoạt trong thiết kế thể hiện sự tin tưởng rằng việc xây dựng một thị trấn là một quá trình liên tục dựa trên sự tăng trưởng tiệm tiến. Aranya, do đó, được thiết kế như một khung hướng dẫn nhằm cung cấp một hệ thống các chương trình xây dựng và không gian mở ở nhiều cấp độ trong một mạng lưới hạ tầng và dịch vụ. Nhà ở dự kiến được xây dựng ở những giai đoạn khác nhau xung quanh khu lõi dịch vụ ban đầu. Để định hướng cho quá trình này, các mô hình nhà mẫu thể hiện những mặt bằng và những khả năng xây dựng và mở rộng khác nhau. Do đó, những khu vực nghèo hơn được khuyến khích tự xây dựng nhà. Đối với các nhóm thu nhập trung bình và cao, người ta chỉ định những nhà thầu. Cơ sở hạ tầng và các tiện ích được lắp đặt từng bước, sử dụng nguồn vốn từ phí đóng hàng tháng của người dân và được phân kỳ đầu tư theo các ưu tiên do cộng đồng quyết định (Ekram 1995-9). Việc phân kỳ các công trình xây dựng ở quy mô thị trấn được xác định bằng việc phân chia thành sáu khu vực. Những khu định cư từ 5.000-15.000 người thể hiện một định nghĩa về thành phố Ấn Độ như một tập hợp các ngôi làng độc lập (Doshi 1988:26). Được cung cấp hạ tầng và các tiện ích, mỗi khu vực này được thiết lập như một đơn vị tương đối độc lập, cho phép người dân chuyển vào sống trong khi tiếp tục xây dựng các khu vực khác. Bản quy hoạch này đòi hỏi một hệ thống hạ tầng nước phân cấp. Các đường cấp thoát nước được lắp đặt độc lập cho mỗi khu vực, và các bể nước trên cao được xây dựng sao cho mỗi bể phục vụ được cho 2 khu. Kết quả là, việc phân chia tầng bậc trong cấu trúc không gian của Aranya không chỉ là một bản thiết kế phù hợp với cuộc sống đô thị truyền thống, mà còn là một công cụ thiết yếu để tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án một cách hiệu quả.
Phát triển một thị trấn: Các nền đất và dịch vụ cơ bản đang chờ được đưa vào từng đơn vị ở (ảnh bên trái). Giai đoạn xây dựng đầu tiên bao gồm 80 ngôi nhà mẫu, thể hiện các cơ hội xây dựng và mở rộng cũng như ý tưởng về cuộc sống đô thị ở một trong sáu khu vực của thị trấn (trang sau).
228
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Cách tiếp cận “địa điểm và dịch vụ” cũng là một phương án thay thế cho quy hoạch với mạng lưới đường “vô cảm” khá phổ biến trong những dự án tương tự. Khái niệm của Aranya bao gồm “các mô hình” cho nhà ở trong tương lai, các loại hình nhà ở, các vật liệu, và các bước thực hiện. Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở rất lớn như Việt Nam, điều thú vị của đề xuất là ở giải pháp trung gian, giữa việc cung cấp một “ngôi nhà không chia phòng” (ví dụ như địa điểm – dịch vụ) và nhà ở xã hội gần như không có sự tham gia của người dân mà chỉ do kiến trúc sư đơn phương thiết kế. Đối lập với mô hình cung cấp nhà ở đô thị chi phí thấp thông thường, Aranya đã xem xét lối sống truyền thống, việc sử dụng không gian thoải mái (sự linh hoạt và tính đàn hồi của không gian – các cách sử dụng khác nhau cũng như năng lực cho phép mở rộng), việc sử dụng đất đai một cách kinh tế/có tổ chức, hạ tầng đầy đủ/hiệu quả về mặt chi phí, nhà ở được thiết kế kỹ càng, lấy cộng đồng làm trung tâm, hỗ trợ về mặt thương mại và giải trí. Khái niệm chia sẻ về đất đai, kết hợp các nhóm nhà ở cho người thu nhập trung bình và cao trong các khu vực và cung cấp các khu vực dịch vụ, cũng như không chỉ tạo ra sự logic về mặt kinh tế mà còn tạo ra những khu ở ít biệt lập hơn. Nếu như một hệ thống như vậy có thể áp dụng cho một đất nước có nhiều tầng lớp thu nhập như Ấn Độ, thì chắc chắn sẽ có thể áp dụng ở Việt Nam. Tinh thần tự xây dựng nhà cửa được khuyến khích theo cách mà các nguồn vốn kinh tế và xã hội của khu định cư được huy động. Bên cạnh việc cung cấp một môi trường sống, một môi trường đảm bảo về tài chính cũng được thiết lập thông qua các trung tâm đào tạo, các ngân hàng vật liệu,… Có lẽ quan trọng hơn cả bản thân thiết kế là các mục tiêu xã hội mà Aranya thúc đẩy, bằng việc tạo ra các không gian chung, nơi các văn hóa/tôn giáo khác nhau có thể hòa quyện; nó thúc đẩy sự hợp tác, gắn kết, sự độ lượng, và các quan hệ xã hội thống nhất. Bên cạnh đó, nó cũng chủ động thúc đẩy sự đa dạng về kinh tế xã hội, tạo điều kiện hỗ trợ chéo giữa các nhóm và cải thiện năng lực tài chính.
229
Khu nhà ở La Sang [MANUEL DE SOLA MORALES]
Tọa lạc tại trung tâm thành phố Alcoi, Tây Ban Nha, khu phố cổ La Sang ngày càng sa sút về mặt vật chất và xã hội, cấp bách phải có một dự án phục hồi. Manuel De Sola Morales đã đưa ra một bản quy hoạch độc đáo, trong đó giá trị của cả một khu vực được khôi phục một cách triệt để, thông qua một quá trình trùng tu và xây dựng mới. Quy hoạch này đề nghị một cách tổ chức không gian đương đại, sắp xếp nhà ở, khu đậu xe và không gian công cộng vào trong trung tâm lịch sử đã có sẵn. Quy hoạch cũng giúp kết nối các đặc điểm của cảnh quan đô thị hiện hữu – vốn là quy mô nhỏ với địa hình rất dốc – thông qua những can thiệp cùng lúc phục hồi hình dạng cho các ngôi nhà, đường sá và cả các dịch vụ. Cần có lối tiếp cận toàn diện như vậy dự án mới có thể thành công. Và cốt yếu là phải hiểu thấu đáo về chất lượng không gian, đặc điểm của cấu trúc đô thị trong lịch sử, cũng như hiện hữu, để có thể đưa vào những can thiệp mới, như một “lớp” mới về
Địa điểm: Thời gian: Diện tích: Chương trình: Khách hàng:
Alcoi, Tây Ban Nha 1988 - 1992 49,02 ha 141 nhà mới cho người thu nhập thấp, 57 căn hộ cải tạo lại trong những tòa nhà được tái cơ cấu Ajuntament d’Alcoi, Instituto Valenciano de la Vivienda, S. A. (I.V.V.S.A.)
chất có năng lực cấu trúc trên quy mô lớn hơn. Đồ án dựa trên địa hình đặc biệt của vùng để định dạng hạ tầng. Về mặt lịch sử, những con dốc thẳng đứng từng được xây thành những rào chắn ngăn cách La Sang với các vùng xung quanh. Dự án của De Sola Morales tìm cách đảo ngược việc này một cách cơ bản. Một bờ dốc La Sang mới làm nên một triền dốc liên tục, nằm giữa khu phố với phần thấp hơn của thành phố, nhờ đó, liên kết được vùng lân cận với phần mở rộng mới. Con dốc La Sang dùng vào nhiều mục đích trong lúc vẫn khớp được với địa hình của nơi này. Nó có hình dạng như một mương đào, có lối cho xe cộ đi xuống các nhà xe dưới các khu nhà mới. Như thế, đường xe chạy sẽ tách biệt khỏi cao độ các con phố cũ, giờ đây được dùng làm đường đi bộ và có các lối rẽ dẫn vào nhà. Những bức tường được giữ lại của con dốc giờ thay đổi đặc điểm và chức năng dọc theo chiều dài của dốc. Ở một số điểm, đoạn dốc nhân đôi thành cầu thang, tạo lối đến và đi cho khách bộ hành từ vùng lân cận. Ở sườn Tây, một con dốc nhỏ hơn chạy song song có viền bằng hàng cây tạo một đường liên tục với công viên công cộng kề ngay đó. Những cơ hội độc nhất vô nhị, do địa hình có sẵn mang lại, được khai thác làm đặc điểm chính của hình dạng toàn đô thị. Như kiến trúc sư đã nói, hình ảnh của dự án nhà ở La Sang có được là nhờ những cầu thang và con dốc, chúng bẻ gãy cái trật tự đồng nhất của các đơn vị nhà. Thực vậy, những khối nhà thẳng thớm phô ra một vẻ ngoài khiêm tốn, bảng màu của chất liệu phủ cũng giới hạn, chỉ một loại cửa sổ lặp đi lặp lại ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, sự phong phú của những khu nhà có được là nhờ sự đa dạng trong hình khối nhà ở và kích cỡ đơn vị nhà ở/căn hộ. Những thứ này đều ẩn dưới mặt tiền.
230
Đưa ra một hình dạng đô thị mới: Dự án La Sang đưa những khu nhà ở mới, những không gian đậu xe và không gian công cộng vào trong một trung tâm thành phố xưa nay đông đúc. Thiết kế mới cho thấy một cơ cấu theo kiểu đáp-ứng-được-hoàn-cảnh, liên kết phần phố cổ với phần mở rộng đương đại. Hệ thống đường phố có tính lịch sử và địa hình dốc có sẵn tạo nên cấu trúc ngầm của các biện pháp can thiệp. Chính vì thế dự án này được coi là mẫu mực. Nó cho thấy hoàn toàn có thể thực hiện một cuộc hiện đại hóa nội tại các cơ cấu đô thị nếu biết tôn trọng những phẩm chất của cơ cấu đô thị có sẵn.
231
Diễn giải một địa hình phức tạp: Con dốc đã tối đa hóa những ưu thế của địa hình dốc và giúp xác định cấu trúc chính của phần mở rộng mới. Nó bổ sung và làm hài hòa bối cảnh đô thị đã có. Những cây cầu, bậc thang, những độ cao khác nhau làm nên đặc trưng cho đường phố và các không gian công cộng. Bản thân dự án tuy nổi bật rõ rệt so với môi trường bao quanh, nhưng đồng thời vẫn đáp ứng được với môi trường ấy. Bãi đậu xe ngầm ngăn cách xe cộ với người đi bộ và ngăn chặn việc tiêu tốn một khoảng lớn không gian mở. 232
Phân biệt về hình khối: Sự đa dạng hóa về loại nhà, cỡ nhà đạt được nhờ một hệ thống dựa trên dạng “1/4 và một nửa”. Quay 90o hướng lên trên, chênh 70cm chiều cao, từ đó tạo ra những căn hộ có cốt sàn so le, sắp xếp thành một hình xoắn ốc trực giao, xoay quanh một cầu thang trung tâm. Cấu trúc này cho phép trong tương lai mở rộng hoặc chia nhỏ các đơn vị nhà. 233
Cấu trúc không gian mở
Đặc - rỗng
Công cộng (sáng) - tư nhân (tối)
Rỗng
Hệ thống giao thông cho người đi bộ
Những điểm chồng chéo
Hệ thống lưu thông
Hệ thống giao thông cho các phương tiện giao thông
234
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Dự án chứng minh rằng hoàn toàn có thể thực hiện việc tập trung dân cư mà vẫn thỏa mãn được, thậm chí còn cải thiện được hoàn cảnh sẵn có. Việc dự án đưa những khu nhà mới, không gian đậu xe, không gian công cộng vào trong một trung tâm thành phố từ xưa đã có mật độ đã dày đặc, về chất là đã cải thiện được vùng này. Theo đó, dự án chứng tỏ có thể đạt được những giải pháp quý giá nếu tránh được việc rơi vào tình trạng cứ giữ nguyên hiện trạng, không thay đổi. Chìa khóa để dự án thành công là sự hiểu biết – thu được nhờ phân tích kỹ vị trí – về vùng lân cận và những tiềm năng nằm bên trong địa hình. Dự án đã xê dịch con dốc một cách táo bạo, biến nó thành một mốc không gian để neo vào đó định hướng mới, ý nghĩa mới của La Sang. Cái mới của dự án là rõ ràng cùng lúc đó, nó vẫn ăn nhập vừa khít với bối cảnh lịch sử. Chiến lược thiết kế đã xử lý và làm việc với những khó khăn của vị trí La Sang (địa hình dốc và nền quá khứ), thay vì tránh không giải quyết hay xóa bỏ luôn. Dự án có nhiều mức độ quy mô khác nhau. Thiết kế cho từng mức quy mô đều thấm nhuần các yếu tố của các mức quy mô khác, dẫn tới một thiết kế mà trong đó mọi mức quy mô gắn quyện với nhau hoàn toàn. Ở quy mô các đơn vị nhà ở, dự án cho những bài học thông minh trong việc dùng các module, cho phép độ uyển chuyển cao và tách bạch rõ về không gian bán công cộng với không gian riêng của ngôi nhà.
Một dự án đô thị có tính chiến lược: Qua phân tích về cấu trúc không gian mở và cách sắp xếp lưu thông cho thấy những đặc điểm điển hình của dự án nhà ở La Sang. Trật tự trong hệ thống đường xá đã được tái tổ chức và trật tự trong cấu trúc không gian mở giữa các khu nhà tạo nên một độ riêng tư và tinh tế. Lối xử lý tinh tế độ riêng tư này, với những khoảng đệm xen giữa, được thêm vào tối đa cả với nhà riêng lẫn với không gian công cộng. Những khu nhà được dùng như một tấm lọc giữa công viên và không gian công cộng mới ở phía Tây; không gian này đang được xây dựng từng bước nương theo địa hình của vùng. Lối dẫn đến những khu nhà giúp tách biệt rành mạch mối quan hệ giữa không gian chung với không gian riêng một cách sáng sủa và dễ hiểu. Sự chia tách theo trục dọc của đường đi bộ với đường xe chạy được thể hiện trong một cấu trúc dạng răng lược, với một chuỗi những khu nhà nằm giao nhau được ngăn cách bằng những lối đi nhỏ trồng cây và những khoảnh sân nối theo nhau.
235
Khu nhà ở Hotakubo [Riken Yamamoto & Field Shop]
Vị trí:
Kumamoto, Nhật bản
Thời gian:
1989 - 1991
Diện tích:
1,1 ha 3562 m2 xây dựng 8753 m2 sàn
Nội dung:
110 căn hộ
Khu nhà ở Hotakubo nằm ở đô thị Kumamoto, miền Nam nước Nhật, là khu nhà ở công cộng đầu tiên do đô thị nghệ thuật Kumamoto làm chủ đầu tư, là một sáng kiến đầy tham vọng vào cuối thập kỷ 80 nhằm khuyến khích những cải tiến trong lĩnh vực kiến trúc công cộng của tỉnh. Mặc dù kinh phí hạn hẹp và những gò bó thể chế thường không dẫn đến những sản phẩm nhà ở công cộng hay ho, nhưng Riken Yamamoto và Field Shop đã thành công trong việc thiết kế một công trình rất táo bạo. Do những khẳng định cực đoan đối lập hoàn toàn với cách tiếp cận truyền thống nên đồ án này gây nhiều tranh cãi nhưng cũng rất gợi mở. Về nguyên lý, khu nhà ở Hotakubo đưa ra khái niệm tính cộng đồng là chủ đề thiết kế cơ bản trong thiết kế nhà ở công cộng tại Nhật bản. Theo nhận định của kiến trúc sư, luật pháp hiện hành ở Nhật chỉ chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng cho từng căn hộ chứ không bao gồm các cấu phần cộng đồng (Yamamoto 1991, 12) Bởi vậy, mục tiêu cuối cùng của dự án này là tạo ra một hệ thống hữu hiệu để sắp xếp những căn hộ chung cư theo hướng mới. Quy hoạch bố trí 110 căn hộ xung quanh một sân trong, như là quảng trường trung tâm. Việc kết hợp không gian công cộng này là yếu tố thử nghiệm mới mẻ của dự án, nhất là vì không có đường tiếp cận cho người ngoài. Nó được bao quanh bởi 3 tòa nhà chung cư và một sảnh tập trung nhỏ. Phải xuyên qua phòng này mới vào được quảng trường trung tâm. Các căn hộ đều được trang bị hai cầu thang, một thang dẫn vào sân trong và một thang kết nối với đường giao thông bên ngoài. Như vậy, các căn hộ trở thành không gian chuyển tiếp giữa không gian công cộng phía ngoài và không gian cộng đồng bên trong. Đặc điểm này cũng được triển khai trong việc bố trí không gian từng căn hộ. Những dạng căn hộ khác nhau đều có hai phần, được kết nối với nhau qua một sân giữa (ở tầng hai) và những cầu có mái trên tầng thượng. Khu ngủ quay ra đường ngoài, trong khi phòng khách và ban công thì quay vào sân trong. Rõ ràng là mục tiêu sắp xếp các căn hộ theo quan hệ với không gian cộng đồng là mối quan tâm chính của thiết kế trên mọi mức độ.
236
Môi trường sống cộng đồng: Dự án khu nhà Hotakubo minh hoạ cho một giải pháp sáng tạo so với những nhà ở công cộng thông thường ở Nhật. Một quảng trường cộng đồng được đưa vào thành cấu trúc chủ đạo, với 110 căn hộ vây xung quanh. Quảng trường này ngăn cách các ngôi nhà đồng thời là sự mở rộng không gian của mỗi ngôi nhà ra diện tích mở cộng đồng.
237
238
ENTRANCE
BEIDGE LIVING‑ DINING‑ KITCHEN
PRIVATE ROOM
TERRACE
3F plan
BEIDGE LIVING‑ DINING‑ KITCHEN
ENTRANCE ENTRANCE
PRIVATE ROOM
PRIVATE ROOM
LIVING‑ DINING‑ KITCHEN
COURT
TERRACE
PRIVATE ROOM
2F plan 4,5F plan
ENTRANCE ENTRANCE PRIVATE ROOM
PRIVATE ROOM
PRIVATE ROOM
LIVING‑ DINING‑ KITCHEN
1F plan scale 1:300
BEIDGE LIVING‑ DINING‑ KITCHEN
PRIVATE ROOM
TERRACE
3F plan
ENTRANCE
PRIVATE ROOM
COURT
LIVING‑ DINING‑ KITCHEN
2F plan
Tái tổ chức dạng nhà ở truyền thống:
section scale 1:300 Mặc dù dự án là một sáng kiến mới mẻ trong cách tiếp cận tổng thể, nó lại vẫn đạt được chất lượng ENTRANCE
truyền thống của văn hóa ở Nhật bản. Mặt bằng mở cho phép linh động tối đa, kết hợp với hình dạng LIVING‑ PRIVATE PRIVATE DINING‑ cận mái đặc biệt, có tác dụng thông gió tự nhiên. Cầu thang ở mỗi bên của từng PRIVATE đơn nguyên là lối tiếp ROOM ROOM ROOM KITCHEN ra đường và vào sân trong. Các phòng riêng và phòng sinh hoạt chung trong từng gia đình được nối với nhau bằng sân trong ở tầng 2 hay cầu có mái ở tầng thượng. 239
1F plan scale 1:300
Cấu trúc không gian mở:
Đặc - rỗng
Công cộng (sẫm) - tư nhân (sáng)
Độ xốp Sân chơi mở cho cộng đồng
Sơ đồ lưu thông
240
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
ĐƯỜNG PHỐ CÔNG CỘNG
Trong xã hội loài người, cái “tôi” và “những người khác” có thể coi là hai cực, được gắn kết với nhau bởi rất nhiều cấu trúc trung gian gọi là “chúng tôi” hay “chúng ta”, từ đó mới tạo nên toàn bộ cấu trúc xã hội. Các cấu trúc trung gian này càng đa dạng, mạch lạc bao nhiêu thì xã hội càng có tổ chức, càng phong phú và ổn định bấy nhiêu. Trong xã hội truyền thống, có những cấu trúc “chúng ta” rất rõ ràng, mạnh mẽ, chẳng hạn như gia đình, dòng tộc, giới tính, phường hội, làng xóm, đô thị, tôn giáo, đất nước. Tương ứng với những cấu trúc xã hội này là những cấu trúc không gian với ranh giới, hình thái rõ ràng.
ĐƯỜNG ĐI BỘ BÁN CÔNG CỘNG
NHÀ Ở TƯ NHÂN
CẦU THANG BÁN CÔNG CỘNG
Trong xã hội hiện đại, với xu hướng toàn cầu hóa, công nghệ thông tin, tự do dân chủ v.v. gần như các cấu trúc trung gian trên đã bị tan rã. Con người trở nên biệt lập hơn, cô đơn hơn, không bản sắc hơn trong một biển người, đối mặt với những vấn đề vĩ mô như: nóng lên toàn cầu, băng tan ở hai cực, thủng tầng ozon v.v. Và không gian hiện đại cho mỗi con người đó là một căn hộ, một “cái máy để ở”, với đầy đủ các phòng ăn, phòng ngủ, vệ sinh v.v. theo chuẩn về diện tích, chiều cao, trang thiết bị. Bản thân gia đình trong căn hộ đó cũng không được xác định như một cấu trúc xã hội thực thụ, mà chỉ là những phụ kiện kỹ thuật để “tái sản xuất ra năng suất lao động”.
SÂN CHƠI CỘNG ĐỒNG
CẦU THANG BÁN CÔNG CỘNG
NHÀ Ở TƯ NHÂN ĐƯỜNG ĐI BỘ BÁN CÔNG CỘNG
ĐƯỜNG PHỐ CÔNG CỘNG
Chuyển tiếp giữa công cộng - tư nhân
Tái xác định quan hệ giữa công cộng và tư nhân: Phân tích cấu trúc không gian mở và sơ đồ giao thông cho thấy hàng loạt chi tiết đặc trưng cho khu nhà Hotakubo. Những khối nhà ở và phòng sinh hoạt cộng đồng định nghĩa một khoảng đệm có kiểm soát giữa đường phố và quảng trường trung tâm và đảm bảo tính tư nhân cho quảng trường. Việc phải đi qua một căn nhà mới vào được quảng trường trung tâm biến khu trung tâm thành một không gian nửa tư nhân với một tính chất đặc thù rất ít gặp trong cấu trúc đô thị Nhật bản. Trong quan hệ với bối cảnh đô thị xung quanh, dự án có tính chất tự trị và hướng nội. Quảng trường trung tâm là điểm tụ mà tất cả các nhà đều hướng tới. Như vậy, nó khác hẳng khu vực xung quanh, là vùng có thể coi là thế giới bên ngoài. 241
Cho tới nay, khi sự khủng hoảng của xã hội hiện đại cũng như không gian hiện đại đã quá rõ ràng, thì quan niệm chuẩn về nhà ở xã hội vẫn không thay đổi ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chỉ có điều, càng ở các nước tiên tiến thì nhà ở xã hội càng ít dần, nhất là dạng chung cư thời hiện đại. Trong khi đó thì Việt Nam, đây lại đang trở thành xu hướng thịnh hành trong đô thị, áp dụng cho mọi tầng lớp. Giữa những căn hộ cho người thu nhập thấp và căn hộ cao cấp thường chỉ khác nhau về vật liệu, trang thiết bị và diện tích sàn. Trong khi đó thì rõ ràng một cái lồng chim dù bằng tre hay bằng vàng vẫn là lồng chim. Điều quan trọng hơn là phải đặt lại câu hỏi người sử dụng là ai, bản chất là gì, có nhu cầu như thế nào. Các nhà tâm lý học xã hội cho rằng không có một định nghĩa tuyệt đối và toàn cầu cho những câu hỏi này mà trên thực tế, mỗi con người định nghĩa cái Tôi của mình bằng giao diện với những cấu trúc “chúng tôi”. Bởi vậy về đô thị học, cũng không có giải pháp kỹ thuật duy nhất cho chỗ ở của con người, mà cần có những cấu trúc không gian khác nhau cho nhưng tập thể, những “chúng tôi” khác nhau. Bản chất của quy hoạch cấu trúc chính là như vậy, và trong những cấu trúc đó, loại nhỏ nhất chính là một nhóm nhà ở đô thị.
Trong việc phát triển một cấu trúc khu ở mới, cần thống nhất được rằng nó chỉ là một tiến bộ khi đã bao gồm được những giá trị cũ, và còn cộng thêm một số giá trị gia tăng mới. Còn nếu nó đánh mất một số giá trị cơ bản thì chưa phải là tối ưu. Trước khi những khu chung cư đô thị trở nên phổ biến (hình thức chung cư đô thị đã có từ thời La Mã, tuy nhiên chủ yếu dành cho công dân hạng hai nên không thể coi là phương thức chính) thì con người quen sống hoặc là trong một cộng đồng làng xã nông thôn hoặc các nhà phố đô thị (không kể đến những cộng đồng dạng bộ lạc hoang sơ). Trong một khu làng Việt truyền thống, mỗi gia đình có quan hệ hữu cơ chặt chẽ với cộng đồng trên mọi lĩnh vực: gia tộc, phong tục, kinh tế v.v. Về không gian, mỗi làng là một cấu trúc “chúng tôi” rất rõ ràng, với cổng làng, lũy tre, đình, đền, chùa, miếu thành hoàng, cây đa bến nước v.v. và mỗi gia đình tham gia vào cấu trúc đó cũng rất hiển nhiên. Khi chuyển biến dần thành đô thị (trường hợp các khu đô thị Việt nam chủ yếu do cấu trúc làng xã biến đổi thành) thì cái chúng tôi như trên còn được tăng thêm một bậc. Thay vì lũy tre thì có tường thành, thay vì cổng làng đơn giản thì có nhiều cổng thành, thay vì đình làng, sân đình là tòa thị chính, quảng trường trung tâm v.v. với những cấu trúc phức tạp hơn nữa bên trong, thể hiện sự khác biệt giữa thành phố này với thành phố khác. Mỗi con phố vẫn giữ được phần nào cấu trúc cơ bản của khu làng cổ, với các cổng, đình, đền, không gian công cộng. Ngoài ra, trong quy mô đơn vị ở còn thêm mối liên kết phường hội rất chặt chẽ, với những con phố, hội quán v.v. Và mỗi con người, mỗi gia đình tham gia vào tập thể đó cũng trên mọi phương diện, từ vật lý đến tinh thần, từ kinh tế đến văn hóa. Vì vậy, có thể nói đô thị xưa là một bước tiến về tổ chức không gian xã hội so với thời trước đó. Mặc dù tổng thể rất phức tạp, nhưng mỗi gia đình như một tế bào vẫn có được sự kết nối toàn diện với tổng thể đó. Nhưng sau này, khi đô thị phát triển quá nhanh vào thời hiện đại thì cả cấu trúc tổng thể đô thị lẫn các cấu trúc đơn vị ở đều dần dần tan rã. Mức cực đoan là một khu chung cư hiện đại, các căn hộ chỉ còn kết nối về hạ tầng vật lý với tổng thể nhưng không còn liên hệ về kinh tế, văn hóa xã hội nữa. Khu nhà ở Hotakubo là một điển hình về dự án nhà ở công cộng đương đại, tìm cách tái xác định đơn vị ở là đơn vị cấu trúc cơ bản của đô thị. Các đơn nguyên, tức là các ngôi nhà trong đơn vị ở này, cần được kết nối trực tiếp và toàn diện với toàn khu, rồi cả khu lại được kết nối toàn diện với những đơn vị cao hơn trong đô thị, tạo nên một cơ thể sống. Mỗi đơn vị ở này có thể coi như một làng cổ truyền, với đầy đủ những đặc điểm không gian cộng đồng cơ bản, lại vừa có thể được coi như đơn vị phố trong đô thị, với những cơ hội tiếp cận mặt đường, thị trường cho từng ngôi
242
nhà. Tất nhiên, giải pháp kỹ thuật có thể thay đổi tùy từng nơi, và nhược điểm lớn nhất là các đối tượng ở trong khu chung cư này gần như đồng đều, do bản chất không gian các căn nhà giống nhau. Mà đã là một tập hợp đồng đều thì giá trị cộng đồng không cao. Nhưng câu hỏi đặt ra là hoàn toàn đúng hướng, có nghĩa là: - Làm sao để đạt mật độ cao, nhờ vậy giảm giá thành và tăng sức hấp dẫn đô thị - Làm sao để mỗi khu ở có thể có bản sắc, có cuộc sống riêng, trong khi vẫn kết nối với tổng thể. - Cụ thể hơn là làm sao để nhà nào cũng là nhà mặt phố, với cơ hội mở cửa hàng mà vẫn có những không gian cộng đồng, đặc biệt quan trọng đối với người già, trẻ em. Và người ta hoàn toàn có thể tìm tòi những hướng thiết kế để có thể kết hợp được sự đa dạng tối đa về thành phần xã hội trong từng khu ở. Về điều này, có lẽ phố cổ Hà Nội cho ta được những bài học sâu sắc và trực quan nhất.
Công viên sông Yongning Vườn nổi [Turenscape]
Vị trí: Thành phố Tai Châu, Tỉnh Triết Giang, Trung Quốc Thời gian: 2002 -2004 Diện tích: 21 ha Nội dung: Công viên sông kết hợp với giải pháp quản lý nước mặt Khách hàng: Chính quyền quận Hoa Niên, Thành phố Tai Châu
Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, gần như tất cả các dòng sông ở Trung Quốc đều là đối tượng của các dự án kiểm soát lũ lụt dựa trên công nghệ bê tông, mặc dù thực tế đã nhiều lần chứng minh là cách tiếp cận này không hiệu quả trong điều kiện thiên tai theo mùa. Tại thành phố Tai Châu, nhóm kiến trúc sư cảnh quan Turenscape đã đưa ra một dự án rất tham vọng cho con sông Yong Ninh, trình bày một giải pháp rất hay thay cho những phương án thông thường. Kiến giải sáng tạo cho việc khống chế lũ lụt và quản lý nước mặt được xác định là một mô hình cho toàn bộ vùng thung lũng. Tại thời điểm công viên 21 ha này được đưa thành dự án thì gần như toàn bộ vùng ven sông đã được kè cứng bê tông theo chính sách quản lý lũ lụt thông dụng. Vì vậy, một trong những thách thức cơ bản của dự án này là thuyết phục được chính quyền địa phương dừng ngay quá trình này lại, vì nó vừa đắt lại vừa tổn hại đến sinh thái và văn hóa. Giải pháp thay thế của dự án là tái kết hợp một cách hiện đại giữa con sông và cuộc sống thường nhật đô thị và khôi phục lại hệ sinh thái rất nhạy cảm ở giao tuyến giữa đất và nước.
Cách tiếp cận này cho thấy mối liên quan rất mật thiết giữa phân tích địa hình địa mạo và thiết kế tổng thể đô thị và ở nhiều góc độ giải thích cấu trúc phát triển đô thị mà nhóm Turenscape đề xuất. Một hệ thống vùng ngập trũng, dựa trên cơ sở phân tích khả năng ngập lụt và nhu cầu chống lụt, đã kết hợp việc quản lý nước mặt thành một yếu tố cấu trúc trong thiết kế khu công viên. Xuất phát từ phân tích mức nước theo mùa, đồ án đã đưa ra một cảnh quan công viên rất hấp dẫn với rất ít can thiệp thiết kế. Sự kết hợp rất khéo giữa quá trình tự nhiên và những vùng dân cư hiện hữu tạo nên lớp nền tảng cho công viên. Ngoài ra, công viên còn bao hàm một lớp văn hóa thứ cấp. Lớp này nổi trên nền cấu trúc thiên nhiên và được cấu thành bởi những khóm cây bản địa, một mạng lưới đường mòn kéo dài từ mạng giao thông đô thị và một mạng lưới những khối công trình phỏng theo cấu trúc văn hóa và cảnh quan bản địa. Được đề xuất dưới dạng mô hình điểm, dự án này tỏ ra tiên phong trên nhiều phương diện. Nó minh họa cho phương pháp tiếp cận sinh thái đối với vấn đề khống chế lũ lụt và quản lý nước mặt và cung cấp những giải pháp vượt xa mức kỹ thuật thông thường. Nó cho phép cảm nhận sự thay đổi bốn mùa trong đô thị bằng cách đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố thiên nhiên (cây bản địa, cây thông dụng) và các giá trị văn hóa (lối sống truyền thống, ý nghĩa của dòng sông). “Vườn nổi” là một câu trả lời mạnh mẽ trước thái độ thờ ơ ngày càng gia tăng đối với thiên nhiên và văn hóa ở Trung Quốc, trong bối cảnh đô thị hóa hàng loạt. 243
1
2
3
4
Các khu vực ngập lụt (hình trên)
Các lớp thiết kế (hình phải)
Khu vực lụt tần suất 10 năm
1. Đầm lầy ven sông
Khu vực lụt tần suất 20 năm
2. Hồ bên ngoài
Khu vực lụt tần suất 50 năm
3. Công trình nổi
Dòng chảy hiện tại
4. Mạng lưới tuyến nổi
Vị trí khu vực thiết kế
5. Khu vực ngập nước
0 km
2
3
4
5
0m
200
5
400
Phân tích lũ lụt làm khung cho thiết kế: Một phân tích kỹ lưỡng về cấu trúc ngập nước trong những thời điểm khác nhau tạo nên khung cấu trúc cho thiết kế. Thay vì cách tiếp cận thuần túy kỹ thuật hiện hành trong quản lý nước mặt, nhóm Turenscape đã thiết kế một hệ thống sinh thái vùng trũng lành mạnh, thích hợp với cấu trúc ngập nước theo mùa. Hệ thống này bao gồm hai vùng cảnh quan được phép ngập nước: một vùng đầm trũng ven sông và một hệ thống bể chứa chạy song song với dòng sông (được sử dụng làm hồ chứa nước trong mùa khô). Trong phạm vi khung cảnh quan thiên nhiên này, những hoạt động nhân tạo được cấy ghép một cách tế nhị thông qua một loạt “yếu tố nổi”: hệ thống đường mòn nổi, mạng cây xanh và những khối công trình. Việc chồng lớp văn hóa vườn nổi này lên lớp cấu trúc cảnh quan thiên nhiên đã minh họa rõ nét cho phương pháp tiếp cận đối với thiết kế công viên nhằm kết hợp quản lý nước, khôi phục sinh thái và tạo không gian công cộng. 244
0m
Cách xử lý dòng chảy hiện tại: Cảnh quan ở khu thiết kế trước dự án, cho thấy rõ xu hướng kênh hoá các dòng sông bằng kè bê tông.
Tái xác định ranh giới dòng sông: Trong quá trình triển khai dự án công viên, những bờ kè cứng được dỡ bỏ. Những khu vực khác nhau cho cây bản địa được bố trí trong lòng sông và dọc hai bên bãi bồi. Bằng cách này, dự án đã đưa những cây cối của vùng nông thôn phụ cận vào sâu trong lòng thành phố. Ranh giới giữa đất và nước trở thành một vùng mềm, được làm sống động bằng những đường tiếp cận công cộng ra sông. Cấy ghép cấu trúc nhân tạo: Khác với một khu bảo tồn nghiêm ngặt, công viên này được thiết kế để phục vụ khách du lịch và cư dân bản địa thông qua một mạng lưới những cấu trúc nhân tạo được cấu thành bởi những khối “công trình kể chuyện” và mạng lưới đường giao thông được kéo dài từ mạng đô thị lân cận. 245
100
200
300
400
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Dự án đã kết hợp một cách thành công những logíc quy hoạch trên nhiều mức độ, từ những can thiệp vào hệ thống nước ở mức địa phương đã dẫn đến phương thức cho quản lý nước mặt ở cả một vùng rộng lớn, rồi từ mức độ vùng lại có thể suy rộng ra đóng góp toàn cầu. Đối với Việt nam, cũng cần phải phát triển những yếu tố cảnh quan sống được với bốn mùa và nhấn mạnh đặc điểm của các mùa. Chỉ ra tiềm năng cho việc sử dụng cùng một diện tích vào những việc khác nhau như trữ nước và tạo không gian công cộng, nghỉ dưỡng. Việc sử dụng một cách tiết kiệm những nguồn tài nguyên có hạn (như nước) có thể đi đôi với những thành quả quan trọng về sinh thái và xã hội – như vậy một dự án đầu tư có thể đạt cùng một lúc ba tiêu chí phát triển bền vững (Kinh tế, sinh thái và văn hóa, xã hội) Không có lý do gì mà một phát triển đô thị nhanh lại không cho phép thực hiện những chiến lược dựa trên thiên nhiên, văn hóa bản địa. Kỹ thuật bản đồ hiện đại có thể chỉ ra những giải pháp thông minh sử dụng chiến lược bản địa và tạo phát triển kinh tế phù hợp với bối cảnh từng vùng.
Câu chuyện không gian: Hệ thống cầu và đường mòn, được nhấn mạnh tại các khối công trình, nổi trên nền đất bãi bồi trũng và những hồ nước nhân tạo. Bằng cách điểm vào những vị trí chiến lược, các khối công trình này tạo ra cảm giác về tỷ lệ con người trong một khung thiên nhiên rộng mở. Những thiết kế tối giản này tạo không gian (tương tự như các phòng) trong một không gian tràn đầy tự nhiên. Tám khối công trình kể chuyện này sử dụng hình thức khiêm tốn và ngôn ngữ tạo hình đơn giản nhằm khơi dậy cảm nhận về văn hóa địa phương (lúa, cá, thủ công, đạo giáo, đá, sơn thủy, quả chanh, nghi thức cúng tế). Như vậy, công viên đã kết hợp quản lý nước mặt với sinh thái, không gian công cộng, nghỉ dưỡng và giáo dục. 246
3
PHẦN III: GIỚI THIỆU SÁCH
247
1. VIỆT NAM VÀ CHÂU Á 1. Adger, Neil, Mick Kelly, and Nguyen Huu Ninh (eds.) (2001). Living with Environmental Change; Social Vulnerability, Adaptation and Resilience in Vietnam (Sống với môi trường biến đổi; Tổn thương về xã hội, Thích nghi và Phục hồi ở Việt nam) . London & New York: Routledge Research Global Environmental Change (Nghiên cứu về biến đổi môi trường toàn cầu Routledge). Việt nam và các nước láng giềng tại Đông Nam Á đang đối mặt với những thách thức lớn do quá trình phát triển nhanh chóng tại đây về hệ thống và các nguồn lực xã hội, kinh tế và môi trường. Liên quan đến nhiều lĩnh vực, cuốn sách đánh giá một cách tổng quát bối cảnh của Việt nam, xác định các yếu tố gây ra tổn thương về xã hội, khả năng phục hồi trước những biến đổi về môi trường và xem xét triển vọng phát triển bền vững. Các tác giả Việt nam, Châu Âu và Bắc Mỹ nghiên cứu về sử dụng đất, lâm nghiệp, các nguồn lực ven biển, kiểm soát thiên tai, đô thị hóa và công nghiệp hóa, cũng như các mối quan hệ giữa Việt nam và các nước láng giềng trong việc chia sẻ các nguồn tài nguyên, từ góc độ khoa học về xã hội và môi trường. 2. Arrighi, Giovanni, Takeshi Hamashita, and Mark Selden (2003). The Resurgence of East Asia: 500, 150 and 50 Year Perspectives (Sự nổi lên của Đông Á: triển vọng trong 500 năm, 150 năm và 50 năm). London: Routledge. Sự mở rộng của Đông Á từ những năm 1960 được đánh giá như một sự thay đổi về quyền lực toàn cầu hiếm thấy trong lịch sử. “Sự nổi lên của Đông Á” xem xét sự lớn mạnh của khu vực này với vai trò là một trong các trung tâm quyền lực kinh tế toàn cầu với 3 viễn cảnh theo thời gian: 500 năm, 150 năm và 50 năm, mỗi viễn cảnh thể hiện một kỷ nguyên trong lịch sử vùng và thế giới và đưa ra một luận cứ để đánh giá những sự phát triển đương đại. Cả ba viễn cảnh đều có những giá trị nhất định trong việc tìm hiểu sự lớn mạnh hiện nay của Đông Á và hệ thống thế giới hiện đại, và sự kết hợp của ba viễn cảnh này thể hiện sự đối lập với các nghiên cứu quốc gia và toàn cầu mà gần đây đã có ảnh hưởng lớn đến những lý thuyết về phát triển và toàn cầu hóa. Đưa ra một cách hiểu toàn diện về động lực phát triển của Đông Á hiện nay dựa trên di sản lịch sử của vùng, các tác giả trình bày một số giả thuyết thay thế về sự phục hưng của Đông Á hiện tại, và sự đúng đắn của những giả thuyết này vẫn cần được đánh giá dựa trên cơ sở những bằng chứng cụ thể. 3. Askew, Marc, and William S. Logan (eds.) (1994). Cultural Identity and Urban Change in Southeast Asia: Interpretative
248
Essays. (Bản sắc văn hóa và Sự thay đổi của Đô thị tại Đông Nam Á: Các bài tham luận). Melbourne: Deakin University Press. Cuốn sách này có một số giá trị quan trọng. Các bài viết đã mô tả một cách chính xác tình trạng rối loạn đã biến đổi bộ mặt các trung tâm đô thị của Đông Nam Á trong suốt 20 năm qua. Điểm mạnh đặc biệt của cuốn sách là hầu hết các tác giả tập trung phân tích các tác động của du lịch và chủ nghĩa thực dân nội địa. Du lịch hiện nay là nguồn tạo thu nhập lớn nhất ở nhiều nơi trong vùng, nhưng vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu sâu về du lịch, đặc biệt là về sự đa dạng bên trong châu Á, và các tác động của phát triển bất động sản. Một số tác giả, khi viết về những quốc gia mà họ là công dân của những quốc gia đó, đã chưa thể hiện ý kiến phê bình một cách đầy đủ. Tất cả các chương đều chứa đựng những tài liệu mang tính mô tả, phù hợp với những người đọc chưa có kiến thức về vùng, cho thấy cuốn sách có thể được dùng như một tài liệu giới thiệu hơn là một cuốn sách phục vụ nghiên cứu sâu. Tuy nhiên, cuốn sách này đã cho thấy một trong những nỗ lực lớn nhất nhằm ủng hộ cho các luận điểm về việc điều tiết tốc độ phát triển kinh tế trong ngắn hạn ở mức vừa phải nhằm đạt được những thành tựu về văn hóa trong dài hạn. 4. Bishop Ryan, John Phillips and We-Wei Yeo (eds.) (2003). Postcolonial Urbanism: Southeast Asian Cities and Global Processes. (Thiết kế Đô thị thời kỳ hậu thực dân: Các thành phố ở Đông Nam Á và những Quá trình Toàn cầu). London & New York: Routledge. Một giả thuyết khá phổ biến về các thành phố trên toàn thế giới là các thành phố này thể hiện khá rõ mô hình Âu-Mỹ. “Thiết kế Đô thị thời kỳ Hậu Thực dân” đã chỉ ra sự hạn hẹp của giả thuyết này. Cuốn sách cho thấy các thành phố trong thế giới hậu thực dân đang tạo ra các dạng thức mới mẻ về thiết kế đô thị không bị giới hạn trong các mô hình Phương Tây. Mặc dù bị thực dân đô hộ một thời gian dài trong quá khứ, Đông Nam Á hầu như đã không được đề cập đến trong các thảo luận về lý thuyết hậu thực dân khi nghiên cứu chung về thiết kế đô thị toàn cầu. Một loạt các tác giả quốc tế tập trung phân tích về Đông Nam Á như một vùng đô thị hóa nhanh trên thế giới nhằm khám phá các dạng thức thiết kế đô thị mới bắt nguồn từ bối cảnh hậu thực dân như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Hà Nội và Philippines. Đưa ra một tập hợp các quan điểm và luận chứng, “Thiết kê Đô thị hậu thực dân” thể hiện
một cái nhìn tổng quan về văn hóa, xã hội và chính trị của đô thị trong thời kỳ hậu thực dân. 5. Bunnell, Tim, Lisa B.W. Drummond, and K.C. Ho (eds.) (2002). Critical Reflections on Cities in Southeast Asia. (Những phản ánh mang tính phê bình về các Thành phố Đông Nam Á). Singapore: Brill and Times Academic Press. “Những phản ánh mang tính phê bình” tập hợp những nghiên cứu đa lĩnh vực của các tác giả về những thành phố trên toàn Đông Nam Á. Mười bốn bài tham luận trong cuốn sách được trình bày theo 3 chủ đề: khái niệm, cạnh tranh và can thiệp. Những phản ánh này đều đóng góp vào việc kiểm chứng lại những lý thuyết về vùng và đô thị mở rộng. Cuốn sách đóng vai trò như một sự điều chỉnh mang tính phê bình những lý thuyết hiện tại mà các lý thuyết này thường cố dự đoán những xu hướng đô thị đương đại ở khắp nơi chỉ dựa trên một số lượng nhỏ các mô hình, chủ yếu là ở Phương Tây. Tuy nhiên, trong khi có đề cập đến mối liên hệ mật thiết và định hướng toàn cầu của hầu hết các đô thị ở Đông Nam Á, cuốn sách vẫn thể hiện sự do dự trong việc ấn định một mô hình chung cho cả vùng. Nếu xem xét từng bài viết, mỗi tác giả đều đóng góp vào sự đa dạng về kinh nghiệm phát triển đô thị đương đại ở Đông Nam Á. 6. Du, Ningrui (2010). Integral Surface Water Management in Urban and Regional Planning: Case Study of Wuhan in China. (Quản lý Tổng hợp nguồn nước mặt trong Quy hoạch Vùng và Đô thị). (PhD. Dissertation). Utrecht University: Faculty of Geosciences. Nghiên cứu này xem xét các khía cạnh không gian của hệ thống nước mặt trong quy hoạch vùng và đô thị thông qua việc nhấn mạnh mối liên hệ giữa quản lý nước và đất theo phương thức lồng ghép. Trong nghiên cứu này, trọng tâm là sự phối hợp giữa các nhà quy hoạch đô thị và những nhà quản lý nước. Các mục tiêu của nghiên cứu là: 1) Xây dựng những khái niệm chung và định nghĩa về các khía cạnh không gian của tài nguyên nước trong quy hoạch không gian và quản lý nguồn nước tại các khu vực đô thị, 2) Cải thiện sự lồng ghép và phối hợp giữa quy hoạch không gian và quản lý nguồn nước mặt để giải quyết các vấn đề, đưa ra những giải pháp, giảm thiểu các tác động tiêu cực càng sớm càng tốt, 3) Vượt qua được những ngăn cách về mặt thể chế trong thực tiễn. 7. Dutt, Ashok, Frank Costa, and Allen Noble (eds.) (1994). 249
The Asian City: Processes of Development, Characteristics and Planning. (Thành phố Châu Á: Những quá trình Phát triển, các Đặc trưng và Quy hoạch). Dordrecht: Kluwer Academic Publishers. Trong cuốn sách này, các quá trình đô thị hóa, bản chất và các đặc trưng của những năm 1990 đã được phân tích theo quốc gia, bằng cách so sánh giữa các quốc gia khác nhau và trong một bối cảnh quốc tế. Các tác giả là những chuyên gia đô thị từ bốn châu lục. Cuốn sách này được chia thành 6 phần: (1) Đô thị hóa trong bối cảnh quốc tế; (2) Bối cảnh đô thị so sánh; (3) Các đặc trưng đô thị hóa theo quốc gia; (4) Quy hoạch Đô thị; (5) Người nghèo đô thị, và (6) Các quan điểm về đô thị hóa. Cuốn sách cho phép người đọc hiểu về các dạng thức đô thị ở châu Á, sự phát triển của các đô thị, bản chất của quá trình đô thị hóa, tác động của đô thị hóa lên tăng trưởng kinh tế ở các đô thị, điều kiện sống và làm việc của người nghèo, quy hoạch đô thị và các vấn đề. 8. Evers, Hans-Dieter, and Rüdiger Korff (2000). Southeast Asian Urbanism: The Meaning and Power of Social Space. (Thiết kế Đô thị tại Đông Nam Á: Ý nghĩa và Sức mạnh của Không gian xã hội). New York: St. Martin’s Press. Cuốn sách này được dựa trên các kết quả của hơn 2 thập kỷ nghiên cứu thực tế về các thành phố và thị trấn ở Thái Lan, Sri Lanka, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Mối liên hệ giữa các quá trình vi mô và vĩ mô, giữa các tương tác ở cấp cơ sở và các cấu trúc đô thị, giữa lý thuyết xã hội và dữ liệu thực tế được phân tích để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự đa dạng của những dạng thức đô thị, tính sáng tạo xã hội trong các khu ổ chuột ở Băng cốc, Manila hay Jakarta, sự đa dạng của biểu tượng văn hóa cũng như cấu trúc chính trị và tôn giáo của không gian đô thị. 9. Forbes Dean (1996). Asian Metropolis: Urbanization and the Southeast Asian City. (Đô thị châu Á: Đô thị hóa và Thành phố Đông Nam Á). Melbourne: Oxford University Press Australia. Từ Việt Nam đến Indonesia, Singapore đến Thailand, các nền kinh tế Nam Á đang tăng trưởng với một tốc độ chưa từng thấy. Cuốn sách này phân tích khía cạnh tăng trưởng đô thị hiện tại, khám phá đô thị tiền thực dân, dưới chế độ thực dân và hậu thực dân. Nó mô tả sự khác nhau trong phát triển đô thị dưới các chế độ tư bản và xã hội chủ nghĩa, và sự hội tụ dần dần trong kỷ nguyên hậu cải cách của những năm 1990. Và cuốn sách cũng xem xét những vấn đề hiện tại của đô thị tăng trưởng nhanh, từ việc sử dụng lao động
nữ, cho đến việc cơ sở hạ tầng quá dàn trải và sự khủng hoảng về môi trường đô thị. 10. Ginsburg, Norton, Bruce Koppel, and T.G. McGee (eds.) (1991). The Extended Metropolis: Settlement Transition in Asia. (Đô thị mở rộng: Sự chuyển hóa về Đinh cư tại Châu Á). Honolulu: University of Hawaii Press. Đô thị hóa châu Á đang bước vào một thời kỳ có sự khác biệt đáng kể so với những mô hình tăng trưởng đô thị tại các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển khác. Theo một giả thuyết gần đây, các vùng có sự tương tác mạnh về kinh tế giữa các hoạt động nông thôn và đô thị đang ngày càng nhiều hơn. Các vùng này là một dạng thức tổ chức kinh tế xã hội không phải nông thôn cũng không phải đô thị, nhưng lại có những thành tố cơ bản của cả hai. Cảnh quan tại những vùng đô thị mở rộng này gần như không thay đổi trong những thập kỷ gần đây. Hầu hết người dân sống trong các làng, và hầu hết đất đai là đất canh tác. Tuy nhiên, hầu hết thu nhập hiện tại lại bắt nguồn từ khu vực phi nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm cho một số thành viên gia đình, những người tham gia việc đồng áng vào lúc gieo trồng hoặc thu hoạch. Những người khác ngày ngày đi làm ở những đô thị trung tâm. Một số người khác sống ở thành phố và các đô thị vệ tinh, gửi một phần lương của họ về cho gia đình. Nghiên cứu này chứng minh cho giả thuyết thông qua các điều tra khu vực đô thị ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản. Các tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau từ một loạt các tiêu chí bao gồm địa lý, quy hoạch vùng, xã hội học, kinh tế và hành chính công. Tất cả cùng cố gắng xác định xem các vùng đô thị mở rộng đang phát triển với quy mô lớn đến đâu, trong hoàn cảnh nào và nhanh đến mức độ nào. . 11. Kim, Won Bae, Michael Douglass, Sang-Chuel Choe, and Kong Chong Ho (eds.) (1997). Culture and the City in East Asia. (Văn hóa và Đô thị ở Đông Á). Oxford: Claendon Press. Cuốn sách khám phá vai trò của văn hóa trong quá trình đô thị hóa của các thành phố châu Á. Các tác giả không tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng về kinh tế của đô thị hóa như thường được đề cập trong bộ môn địa lý đô thị, mà sử dụng cả phân tích so sánh và những nghiên cứu riêng về những thành phố lớn trong vùng để thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa lên quá trình đô thị hóa của châu Á. Điểm mạnh thực sự của cuốn sách nằm ở những trang viêt của các tác giả địa phương, những người rất sắc sảo trong việc thể hiện và giải thích những bối cảnh phức tạp tại địa phương. “Văn hóa và Đô thị ở Đông Á” thành công trong việc thu hút sự chú ý đối với một lĩnh vực có tiềm năng và có thể thúc đẩy 250
những nghiên cứu trong tương lai, do đó, cung cấp một nguồn tham khảo xuất sắc và là điểm xuất phát cho các chuyên gia về vùng và các học giả về đô thị hóa. 12. Knapp, Ronald (ed.) (2003). Asia’s Old Dwellings – Tradition, Resilience, and Changes. (Những khu định cư cũ của Châu Á – Truyền thống, Khả năng phục hồi và Những thay đổi). New York: Oxford University Press. Cuốn sách là tập hợp của 18 bài viết về những khu định cư cũ ở châu Á. Nó khai thác những yếu tố môi trường, lịch sử và xã hội có ảnh hưởng đến các mô hình nhà ở của hơn một nửa dân số thế giới, trình bày những thông tin chi tiết liên quan đến đặc tính của các cấu trúc nhà ở. Những bài viết là tác phẩm của một hoặc nhiều học giả từ rất nhiều lĩnh vực, hầu hết là các nhà địa lý. Bảy người trong số các tác giả đến từ Mỹ, Úc, Hongkong và một người đến từ Hàn Quốc, một từ Philippines và một từ Indonesia. Sự đa dạng về lĩnh vực nghiên cứu và văn hóa của các tác giả là điểm mạnh của cuốn sách này. Mỗi tác giả có sự gắn bó mật thiệt với một nền văn hóa được thể hiện trong bài viết của họ. 13. Kusno, Abidin (2000). Behind the Postcolonial: Architecture, Urban Space and Political Culture in Indonesia. (Phía sau Hậu thực dân: Kiến trúc, Không gian Đô thị và Văn hóa chính trị ở Indonesia). London: Routledge. “Phía sau Hậu Thực dân” cho thấy sự tái hiện của của chủ nghĩa thực dân ở Indonesia vào thời kỳ Hậu thực dân. Cuốn sách cho thấy hình ảnh kiến trúc và không gian đô thị, cả về mặt lịch sử và lý thuyết, như những sự tái hiện của các xu hướng chính trị và văn hóa đặc trưng cho sự tăng lên cũng như suy giảm về trật tự xã hội. Nó giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa những ký ức của người dân trong hiện tại và quá khứ, giữa những hình ảnh về văn hóa đô thị toàn cầu và ý nghĩa lịch sử cụ thể của văn hóa đô thị địa phương. Nó cho thấy làm thế nào một người có thể viết về lịch sử chính trị của một công trình kiến trúc và không gian đô thị hậu thực dân thể hiện văn hóa chính trị hiện tại mà không lãng quên tầm quan trọng của quá khứ thực dân. Trong quá trình diễn giải, cuốn sách cũng đưa ra một số câu hỏi về việc phân tích và tìm hiểu về các quốc gia hậu thực dân. 14. Lahiri-Dutt, Kuntala, Robert J. Wasson (2008). Water First, Issues and Challenges for Nations and Communities in South
những nét đặc trưng nhất của kiến trúc và cảnh quan Hà Nội, đồng thời cải thiện điều kiện sống cho người dân thành phố.
Asia. (Nguồn nước – Ưu tiên hàng đầu, Những vấn đề và thách thức với các Quốc gia và Cộng đồng ở Nam Á). New Delhi: Sage. Cuốn sách tập hợp những kiến thức và quan điểm đa ngành từ những học giả trong các lĩnh vực lịch sử, chính trị, sinh thái và văn hóa liên quan đến nguồn nước ở Nam Á. Nó tìm hiểu sự phức tạp trong những vấn đề và thách thức nảy sinh từ thực tiễn quản lý nguồn nước hiện nay tại vùng Nam Á. Cuốn sách cũng nỗ lực tìm hiểu xem liệu những lý giải mang tính cạnh tranh và/hoặc bổ sung cho các vấn đề này đã đầy đủ hay chưa. Cuốn sách cũng đưa ra những ví dụ về những hành động đã được thực hiện ở địa phương. Thông qua một loạt các nghiên cứu điểm có liên quan chặt chẽ đến lý thuyết, cuốn sách đã minh họa tính đa ngành đã tác động đến hệ thống quản lý nguồn nước hiện tại ở Nam Á như thế nào. Các chương trong cuốn sách thể hiện những cách nhìn đối với mối quan hệ mang tính động lực và phức tạp tồn tại giữa nguồn nước và xã hội con người ở các cấp địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
17. Logan, William S. (ed.) (2002). The Disappearing ‘Asian’ City: Protecting Asia’s Urban Heritage in a Globalizing World. (Thành phố Châu Á dần biến mất: Bảo tồn Di sản Đô thị châu Á trong một Thế giới Toàn cầu hóa). Oxford and New York: Oxford University Press. “Thành phố châu Á dần biến mất” là một nghiên cứu so sánh giữa các quan điểm về di sản đô thị, những nguy cơ, các chính sách quy hoạch, và thực tiễn tại 14 thành phố châu Á được lựa chọn. Nó tập trung vào chủ đề về sự xói mòn của những gì mà nhiều nhà phê bình châu Á và châu Âu gọi là tinh hoa “châu Á” của các thành phố này, đặc biệt là các công trình xây dựng dưới tác động của quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và toàn cầu hóa về văn hóa. 18. Marshall, Richard (2003). Emerging Urbanity: Global Urban Projects in the Asia Pacific Rim. (Tính đô thị tăng lên: Các dự án Đô thị toàn cầu trong Khu vực Châu Á Thái Bình Dương). London and New York: Spon Press.
15. Lang, Peter (ed.) (2003). Urban Flashes Asia: New Architecture and Urbanism in Asia. (Hình ảnh Đô thị châu Á: Kiến trúc mới và Thiết kế Đô thị ở Châu Á). AD (Architectural Design) issue 165. London: John Wiley and Sons. “Hình ảnh đô thị châu Á” là một khái niệm và sự thể hiện về mặt kiến trúc của đô thị đương đại. Bác bỏ những luận điểm Phương Tây gần đây về phát triển đô thị, tập trung chủ yếu vào các nghiên cứu của châu Âu, cuốn sách giới thiệu một mạng lưới mới nổi lên bao gồm các kiến trúc sư, nhà lý luận và đô thị học trên toàn cầu. Làm việc chủ yếu ở bên ngoài châu Á, những tác giả của cuốn sách này là một thực thể hoạt động toàn cầu phát triển nhanh một ngôn ngữ tiến hóa không ngừng về hình ảnh và sự can thiệp vào đô thị. Đây là tập hợp một loạt những sự kiện mới và thú vị, gắn liền với bản chất tự phát và liên tục của phát triển đô thị tại châu Á, như Trung Quốc và vùng xung quanh. Nó phác họa một cuộc phỏng vấn với một ông chủ người Nhật, Kazuo Shinohara và chân dung một kiến trúc sư trẻ người Trung Quốc, Yung Ho Chang. 16. Logan, William S. (2000). Hanoi: Biography of a City. (Hà Nội: Tiểu sử một thành phố). Sydney: University of New South Wales. Cuốn sách này men theo dòng lịch sử của cấu trúc đô thị Hà Nội từ khi nó được hình thành 1000 năm về trước. Cuốn sách phân tích việc hình dáng đô thị thể hiện những sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, chính trị như thế nào trong suốt một thiên niên kỷ với những cuộc chiến tranh đan xen và những làn sóng thay đổi về văn hóa và di cư. Được viết dựa trên kinh nghiệm của một cố vấn về di sản, tác giả xem xét những thách thức đối với những người nỗ lực bảo tồn 251
Cuốn sách này bao gồm những luận điểm về sự tập trung kinh tế toàn cầu vào sự lưu chuyển của vốn, khả năng chuyển hóa mạnh mẽ của thông tin và tiền tệ trên toàn cầu, sự tập trung của thông tin vào các hệ thống kinh tế và nhấn mạnh sự trung hòa về địa lý và giữa các địa điểm. Tuy nhiên, tác giả đã không thấy rằng, ngay cả các ngành công nghệ thông tin tiên tiến nhất vẫn cần đến cơ sở hạ thầng kỹ thuật, các công trình xây dựng, quá trình làm việc, và sự tập trung hóa, để hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, tính toàn cầu hóa của hoạt động kinh tế không chỉ mang theo nó sự phân bố của một loạt các văn phòng và nhà máy, mà còn kéo theo cả tầm quan trọng ngày càng lớn của các chức năng trung tâm nhằm quản lý và điều phối các mạng lưới hoạt động toàn cầu đó. Sự phát triển các dự án đô thị toàn cầu là một tuyên ngôn của sự chuyển hóa sang vai trò trung tâm của các đô thị. Những dự án đô thị quy mô lớn là kết quả của việc chính quyền tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Đó là những thành tố cơ bản của cơ sở hạ tầng toàn cầu của một quốc gia. Trong những nền kinh tế bùng nổ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trước khi Khủng hoảng kinh tế Châu Á nổ ra, những dự án phát triển đô thị này là những thành tố trọng điểm của chính sách kinh tế quốc gia. Trong quá trình hình thành, chúng đòi hỏi một nỗ lực để bố trí lại cơ sở hạ tầng vật chất và đảm bảo rằng có vai trò
của thiết kế đô thị trong quá trình này. “Tính đô thị tăng lên” là sự khám phá vai trò này trong 9 dự án đô thị toàn cầu ở vùng châu Á Thái Bình Dương. 19. McGee, Terence G., and Ira M. Robinson (eds.) (1995). The MegaUrban Regions of Southeast Asia. (Các vùng Đô thị cực lớn ở Đông Nam Á). Vancouver: UBC Press. Đặc trưng nổi bật của đô thị hóa hiện đại tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, và Indonesia là sự mở rộng của các thành phố cực lớn ra ngoài biên giới của đô thị, dẫn đến sự hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp và các dự án nhà ở tại các khu vực trước đây là nông thôn. Quá trình này có cả các tác động tích cực lẫn tiêu cực. Cuốn sách này là tác phẩm tổng hợp đầu tiên về chủ đề các vùng đô thị cực lớn ở Đông Nam Á. Các tác giả xem xét ý tưởng ban đầu của T.G. McGee’s v࿁ “các vùng đô thị mở rộng”, và đưa ra các luận điểm ủng hộ và phản đối khái niệm này, góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu bộ mặt thật của các thành phố Đông Nam Á. Cuốn sách tập hợp ý kiến của các tác giả trên thế giới và phù hợp với một số lượng lớn các độc giả, bao gồm những nhà nhân chủng học, nhà quy hoạch đô thị, các nhà nghiên cứu địa lý, xã hội học, kinh tế học, các công chức nhà nước cũng như các tư vấn về phát triển. 20. Meng, Tan Kok (ed.) (2000). Asian Architects. (Kiến trúc sư Châu Á) Singapore: Select Books. Tập một của cuốn sách thể hiện các tác phẩm, suy nghĩ và khát vọng của một số các kiến trúc sư trẻ hàng đầu, những người đã để lại dấu ấn đậm nét trên cảnh quan nhân tạo của châu Á. Cuốn sách cũng bao gồm các bài viết về những vấn đề quan trọng đối với các kiến trúc sư ở châu Á. Tập một thể hiện tác phẩm của: C. Anjalendran, Mathar Bunnag, Sonny Chan, Balkrishna Doshi, Hu Shyr-Fong, Sumet Jumsai, Sen Kapadia, Jimmy Lim, Min HyunSik, Sarjono Sani, and Wu Liangyong. Tập hai của “Kiến trúc sư Châu Á” nhằm mục đích mang các tác phẩm của các kiến trúc sư trong khu vực đến với nhiều độc giả hơn. Tập sách này thể hiện tác phẩm của: Geoffrey Bawa, Charles Correa, Tao Ho, William Lim, Seung H.Sang, Chang Yung Ho, Shane Murray, Ernesto Bedmar, Lim Teng Ngiom, and Nevzat Sayin. Tập hai bao gồm hai bài viết về “Những cuộc đọ sức của kiến trúc Hậu thực dân” của tác giả Gulsum Nalbantoglu, và “Để gió thổi qua: Kiến trúc, di sản, trình diễn” của tác giả Paul Carter. 21. Mundle, Sudipto, and Brian Van Arkadie (1997). The Rural-Urban Transition in Viet Nam: Some Selected Issues. (Sự chuyến hóa
252
Nông thôn-Thành thị ở Việt Nam: một số vấn đề chọn lọc). Manila: Asian Development Bank. Bài viết phân tích quá trình chuyển hóa nông thôn-đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong khi quản lý quá trình thay đổi này, chính phủ sẽ đối mặt với những lựa chọn quan trọng về mô hình phát triển đô thị và nông thôn cũng như mối liên hệ đô thị-nông thôn. Dựa trên những lựa chọn, tác động lên đời sống của người dân cũng tương đối khác nhau. Một kịch bản tiêu cực sẽ bao gồm việc tập trung quá cao các nguồn lực vào một hoặc hai trung tâm đô thị, với mối liên kết yếu với phát triển nông thôn, và khoảng cách ngày càng tăng giữa các khu vực đô thị nông thôn, gây ra các hệ quả tiêu cực về mặt xã hội đối với cả đô thị và nông thôn. 22. Peng, Dajin (2003). “Subregional economic zones and integration in East Asia.” (Các khu kinh tế tiểu vùng và sự hội nhập trong khu vực Đông Á). Political Science Quarterly Vol. 117, Issue 4: pp. 613-41. Bài viết xem xét các khu kinh tế tiểu vùng (SREZs) như các phương tiện để hội nhập về kinh tế trong khu vực Đông Á. Tác giả lý luận rằng SREZs đang âm thầm hình thành một cấu trúc kinh tế-địa lý mới trong vùng, mặc dù mô hình phát triển của các khu kinh tế này khác với mong đợi của những người đề xuất ra nó. 23. Phillips, David R., and Anthony G.O. Yeh (eds.) (1987). New Towns in East and South-East Asia: Planning and Development. (Các đô thị mới ở Đông và Nam Á: Quy hoạch và Phát triển). New York: Oxford University Press. Từ Chiến tranh thế giới lần thứ II, các đô thị mới đã được phát triển ở Đông và Nam Á nhằm giảm áp lực dân số đô thị và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghiệp ở những vùng kém phát triển. Cuốn sách này xem xét các mục tiêu, nguyên lý quy hoạch, các đặc trưng và vấn đề đi kèm với phát triển đô thị mới ở Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc và Philippines. 24. Thrift, Nigel, and Dean Forbes (1986). The Price of War: Urbanization in Vietnam 1954-1985. (Cái giá của Chiến tranh: Đô thị hóa ở Việt Nam 1954-1985). London: Allen and Unwin. Rất nhiều tài liệu quý được đưa vào cuốn sách nhằm lý giải một cách đặc biệt về đô thị hóa ở một quốc gia đang phát triển bị tàn phá bởi chiến tranh trong 20 năm. Với sự nhấn mạnh vào
kinh nghiệm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn), các tác giả đã đưa ra một lý do cho sự phát triển của các đô thị và thành phố của Việt Nam giữa năm 1954 khi thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa và giữa những năm 1980. Câu chuyện được giới thiệu thông qua một cách lý giải dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm về đô thị hóa ở các nước xã hội chủ nghĩa thuộc Thế giới Thứ ba. Cuốn sách nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của sự xáo trộn do chiến tranh gây ra trong việc định hướng đô thị hóa, nhưng nó cũng đề cập đến những yếu tố được nghiên cứu thường xuyên hơn của quá trình như sự vận hành một nền kinh tế kế hoạch hóa. Đây là một trong số rất ít các cuốn sách nhấn mạnh sự ảnh hưởng của chiến tranh đối với các khu định cư đô thị.
2. QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
25. Wright, Gwendolyn (1991). The Politics of Design in French Colonial Urbanism. (Tính chính trị của Thiết kế trong Thiết kế Đô thị Thực dân Pháp). Chicago and London: University of Chicago Press. Chính trị và văn hóa là tương đối độc lập và có mối quan hệ mật thiết. Điều này được minh họa rõ nhất trong thiết kế đô thị, một lĩnh vực có sự đan xen giữa các công trình kiến trúc và đời sống xã hội, truyền thống và sự hiện đại hóa. Gwendolyn Wright tập trung vào ba thuộc địa của Pháp – Đông Dương, Morocco, và Madagascar—là những thuộc địa được người ta nhắc đến nhiều nhất, được chụp ảnh nhiều nhất và là những địa danh được ngưỡng mộ nhất của đế chế Pháp trong thế kỷ 20. Tác giả phân tích sự tương thích của chính sách và thiết kế đô thị đối với chính sách thực dân Pháp về “hiệp hội”, một chiến lược chấp nhận, thậm chí khuyến khích, sự đa dạng về văn hóa trong khi thúc đẩy sự nâng cấp đô thị hiện đại nhằm tăng cường phát triển kinh tế cho các nhà đầu tư phương Tây. Wright mô tả sự tiến hóa của các thuộc địa này, dõi theo đặc trưng của mỗi địa danh dưới sự thống trị của đế quốc Pháp. Tác giả cũng liên hệ những thành phố này với các dạng thức lớn hơn của kiến trúc và thiết kế đô thị Pháp, thể hiện việc người Pháp đã cố gắng giải quyết một cách thống nhất những vấn đề về chính sách và phong cách mà họ đối mặt ở trong nước và ngoài nước. Với lời khuyên của các kiến trúc sư và nhà xã hội học, các nhà sử học nghệ thuật, nhà nghiên cứu địa lý, các nhà quản lý hành chính thực dân cố gắng kiểm soát chặt chẽ hơn những vấn đề như đời sống gia đình, điều kiện làm việc, tăng trưởng về công nghiệp và ký ức văn hóa. Những vấn đề mà Wright đối mặt – những ý nghĩa của các giá trị truyền thống, sự tiếp nối về văn hóa, hiện đại hóa, và các thử nghiệm về đô thị mang tính cấp tiến – vẫn còn là thách thức đối với chúng ta ngày nay.
253
1. Blundell-Jones, Peter, Doina Petrescu and Jeremy Till (2005). Architecture and Participation. (Kiến trúc và Sự tham gia) London: Taylor & Francis. Một cách tiếp cận có sự tham gia trong kiến trúc thách thức nhiều giá trị danh nghĩa của kiến trúc truyền thống và đặc biệt là các vấn đề về quyền tác giả, sự kiểm soát, thẩm mỹ và công năng. Cuốn sách đặt ra câu hỏi liệu một cách tiếp cận có sự tham gia có thể dẫn đến những điều kiện mới về không gian cũng như các loại hình kiến trúc mới và khám phá cách thức tạo điều kiện cho người sử dụng tham gia vào quá trình thiết kế. Các tác giả bao gồm những người công tác trong lĩnh vực kiến trúc và các nhà lý luận, những người cung cấp cả cách tiếp cận về mặt lý thuyết đối với chủ đề này cũng như các kết quả cụ thể. Cuốn sách sẽ hữu ích cho các sinh viên, các kiến trúc sư cũng như những người làm chính sách trong lĩnh vực này. 2. Brenner, Neil, and Roger Keil (eds.) (2006). The global cities reader. (Nghiên cứu về các thành phố toàn cầu) London and New York: Routledge. Trong suốt thập kỷ vừa qua, nghiên cứu về các thành phố toàn cầu đã bùng nổ trong khoa học xã hội. Hiện nay, nó đã trở thành một trong số những cách tiếp cận thú vị nhất, nếu không nói là gây nhiều tranh cãi nhất, đối với việc nghiên cứu cuộc sống đô thị hiện đại. Năm mươi bài viết được chọn lọc, bao gồm bài viết của các các tác giả John Friedmann, Michael Peter Smith, Saskia Sassen, Peter Taylor, Manuel Castells, và Anthony King, khám phá mối quan hệ giữa các thành phố và toàn cầu hóa. Bảy chương của cuốn sách đi kèm những lời giới thiệu của ban biên tập dẫn dắt sinh viên qua các cuộc thảo luận về lý thuyết, phương pháp luận và kinh nghiệm. Nghiên cứu về các Thành phố toàn cầu khám phá những cơ sở chính và những ảnh hưởng về tư tưởng của các nghiên cứu lên quá trình đô thị hóa toàn cầu. Những nghiên cứu điểm cổ điển và đương đại về các thành phố toàn cầu hóa từ châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á cũng như từ các vùng thành phố đang nổi lên trên thế giới ở bán cầu Nam cũng được trình bày. Các khía cạnh chính trị và văn hóa của việc hình thành các thành phố toàn cầu cũng được xem xét trong các phần khác nhau. Tác giả kết luận bằng cách đề cập đến việc điều chỉnh và phê bình các nghiên cứu về thành phố toàn cầu trong 15 năm vừa qua.
3. Brotchie, John, Michael Batty, Ed Blakely, Peter Hall, and Peter Newman (eds.) (1995). Cities in Competition. (Các thành phố trong sự cạnh tranh) Melbourne: Longman Australia. Cuốn sách này liên quan đến sự thích ứng của các thành phố hiện đại để tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21. Nó xem xét các đặc tính về công nghệ, kinh tế, xã hội và chính trị của các thành phố và các lực đẩy về môi trường đang hoạt động để thay đổi thành phố của chúng ta cũng như mối liên hệ giữa các yếu tố này. Cuốn sách khám phá những thay đổi về công nghệ, bao gồm sự phát triển liên tục và sự công bố rộng rãi về thông tin và các công nghệ thông tin. Các tác giả bình luận về sự tăng trưởng của mạng lưới giao thông vận tải cao tốc, đường sắt cao tốc, và các mạng lưới đường bộ cao tốc. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng xem xét sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các thành phố để cung cấp cho thị trường các hàng hóa, dịch vụ, kỹ năng và không gian. 4. Campbell, Scott and Susan Fainstein (eds.) (1996). Readings in Planning Theory. (Những bài đọc về Lý thuyết Quy hoạch). Malden: Blackwell. Cuốn sách này xem xét lý thuyết quy hoạch hiện tại và những định hướng mới chi phối lý thuyết này trong những năm gần đây. Cuốn sách được xây dựng bởi nhiều tác giả, đề cập đến lịch sử quy hoạch, thảo luận về việc ủng hộ và phản đối quy hoạch, các loại hình quy hoạch cạnh tranh, đạo đức nghề nghiệp, sự quan tâm của công chúng, và xem xét đến những vấn đề sắc tộc và giới. Những khía cạnh lý thuyết bao gồm kinh tế chính trị, chủ nghĩa hậu hiện đại, tính hợp lý của thông tin, và thuyết nam nữ bình quyền. Phiên bản thứ hai (2003) xem xét lý thuyết quy hoạch hiện tại và những định hướng mới chi phối lý thuyết này trong những năm gần đây. Những bài đọc mới trong phiên bản này xem xét các chủ đề mới nổi lên trong lý thuyết quy hoạch, bao gồm việc phê bình các nguồn gốc theo chủ nghĩa hiện đại của quy hoạch tập trung, nhấn mạnh về không gian trong quy hoạch, và thảo luận về sự khó khăn để phát triển bền vững. Cuốn sách cũng minh họa bằng một số nghiên cứu điểm về quy hoạch thành công và thất bại ở Mỹ và Anh. 5. Capezio, Peter (2000). Powerful Planning Skills, Envisioning the Future and Making it Happen. (Các kỹ năng quy hoạch hiệu quả, đưa ra tầm nhìn cho tương lai và thực hiện nó) (Hawthorne, NJ: Career Press. “Các kỹ năng quy hoạch hiệu quả” là một cuốn cẩm nang các kỹ năng quy hoạch có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn về năng suất cá nhân và chất lượng hoạt động của cả một tổ chức. Cuốn sách có thể thay đổi cách chúng ta đánh giá các dự án và vấn đề cũng như 254
giúp làm chủ nghệ thuật tăng năng suất. Nó cung cấp các công cụ cần thiết để theo dõi quá trình một cách độc lập, chuyên nghiệp, và liên tục đánh giá tiến độ, đảm bảo người sử dụng có thể đạt được các mục tiêu. 6. Carmona, Marisa, and Rod Burgess (eds.) (2001). Strategic Planning & Urban Projects: Responses to Globalisation from 15 Cities. (Quy hoạch chiến lược và Các dự án Đô thị: Phản hồi từ quá trình toàn cầu hóa ở 15 thành phố) Amsterdam: Delft University Press. Cuốn sách xem xét việc áp dụng quy hoạch chiến lược và các dự án ở 15 thành phố tại các nước phát triển và đang phát triển, dựa trên kinh nghiệm của một mạng lưới các nhà nghiên cứu trên toàn cầu (mạng lưới IBIS) khám phá mối quan hệ giữa các quá trình toàn cầu hóa và đô thị hóa. Nó sử dụng một phương pháp luận chung để đúc kết những sự tương đồng và khác biệt trong các chính sách và dự án cũng như bản chất của quá trình toàn cầu hóa mà các thành phố đang đối mặt. 7. Cusworth, John and Tom Franks (eds.) (1993). Managing Projects in Developing Countries. (Quản lý Dự án tại các nước đang phát triển). London: Longman Publishing Group. Cuốn sách giới thiệu chung về quản lý dự án trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển. Bài viết tập trung vào các khái niệm, hệ thống, kỹ năng quản lý dự án, bao gồm các kỹ năng về kỹ thuật, tổ chức và giao tiếp. Cuốn sách không đưa ra những kiến thức quá chuyên sâu về quản lý dự án. 8. Forester, John (1999). The Deliberative Practitioner: Encouraging Participatory Planning Processes. (Thảo luận chuyên đề: Thúc đẩy Quá trình Quy hoạch có sự tham gia) Cambridge: MIT Press. Sự tham gia của người dân trong các vấn đề phức tạp như chất lượng môi trường, nhà ở, thiết kế đô thị và phát triển kinh tế thường gắn liền với sự nghi ngại của chính quyền, sự mâu thuẫn giữa các bên liên quan, và quyền lực thuộc về số đông, cũng như quyết định dựa trên luận điểm hợp lý. Quy hoạch khuyến khích sự thảo luận trong các bối cảnh này đòi hỏi các kỹ năng về tầm nhìn chính trị và thực tế. Làm việc với kinh nghiệm của một nhà chuyên môn trong bối cảnh đô thị và nông thôn, Bắc và Nam, John Forester cho thấy các thực tiễn khuyến khích thảo luận có thể thúc đẩy quá trình quy hoạch có sự tham gia một cách thực tế và kịp thời như thế nào. Đồng thời, ông cũng mở một cánh cửa ra thế giới rộng lớn hơn của quá trình
quản trị nhà nước dân chủ, quá trình ra quyết định thực tiễn và có sự tham gia. Lồng ghép những lý giải và quan điểm lý thuyết với các kinh nghiệm thực hành phong phú, Forester dựa trên khoa học chính trị, luật, triết học, văn học và quy hoạch để khám phá các thách thức và khả năng khuyến khích sự thảo luận và tham gia. 9. Friedmann, John (1987). Planning in the Public Domain: From Knowledge to Action. (Quy hoạch trong lĩnh vực công: Từ kiến thức đến thực hành). Princeton, NJ: Princeton University Press. Cuốn sách là sự tổng hợp đầy đủ các quy trình hiện đại của quy hoạch xã hội: các nhà cách mạng, kỹ sư, chính trị gia, các nhà xã hội học và dự đoán xã hội đã thiết kế các nhóm người và nguồn lực như thế nào để đạt được các loại hình mục tiêu khác nhau? Và vai trò của con người trong cuộc hành trình phát triển suốt 200 năm qua là như thế nào? Thông tin trong cuốn sách này là khá hoàn chỉnh, phân tích sâu, và tác giả đã thu hút được một cách tốt nhất sự chú ý của người đọc. Phần 3 của cuốn sách là một đề xuất cho việc khôi phục lại cộng đồng chính trị, như một hình thức để giải quyết sự xung đột trong thế giới hiện đại với cơ chế thị trường. Các nhà triết học, xã hội học, các chính trị gia và những người lãnh đạo khu vực 3 (và các nhà vận động xã hội) sẽ thấy mô hình quy hoạch hiện đại này rất hữu ích trong công việc của họ. 10. Gallion, Arthur, Simon Eisner and Stanley Eisner (1980). The Urban Pattern: City Planning and Design. (Mô hình đô thị: Quy hoạch và Thiết kế Đô thị). New York: John Wiley and Sons. Trong nhiều thập kỷ, cuốn sách này đã giáo dục sinh viên về lịch sử của quy hoạch đô thị và những thực tiễn đương đại. Phiên bản lần thứ 6 (1993) cập nhật cho sinh viên những mô hình vi tính mới, những vùng ngoại ô và thành phố cực lớn, các vấn đề về địa chấn, chất thải nguy hại, phát triển trong sự mâu thuẫn với không tăng trưởng, các vấn đề môi trường và quy hoạch có sự tham gia. 11. Greitschus, Jennifer (ed.) (2009). Drivers of Change. (Các động lực của sự thay đổi). London: Arup. Tập hợp các bài viết xác định một số động lực cho sự thay đổi có ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta. Một mặt, cuốn sách đưa ra câu hỏi về động lực, mặt khác, nó cũng đưa ra sự lý giải ngắn gọn về nội dung. Tập hợp do nhóm chuyên gia Foresight & Innovation của tập đoàn Arup thực hiện, nhóm chuyên gia có nhiệm vụ phát hiện những xu hướng đang nổi lên và tác động của xu hướng này đến việc kinh doanh của Arup và các khách hàng của công ty này. Cuốn sách không chỉ là một nguồn tài liệu tham khảo tốt cho nghiên cứu, mà còn là một công cụ cho các nhóm thảo luận, những hành 255
động cá nhân, cho các sự kiện hội thảo hoặc như một “suy tưởng trong tuần”. 12. Gualini, Enrico and Willem Salet (2007). Framing Strategic Urban Projects: Learning from Current Experiences in European Urban Regions. (Xây dựng các Dự án Đô thị Chiến lược: Học hỏi từ các kinh nghiệm hiện tại trong các Vùng Đô thị Châu Âu). London: Routledge. Vào những năm 1990, các dự án đô thị quy mô lớn đã được xây dựng ở hầu hết tất cả các vùng đô thị của châu Âu, nhưng chưa rõ các dự án này có đạt được mục tiêu hội nhập một cách sáng tạo về kinh tế và các mục tiêu bền vững hay không. Để điều phối một cách thành công một tập hợp các lợi ích công và tư trong các vùng đô thị đòi hỏi những chiến lược sáng suốt về điều hành và quản trị nhà nước trong một thế giới có sự thống trị bởi các nhóm đồng minh về quyền lực và lợi ích. Nó cũng đòi hỏi sự sáng tạo về mặt thể chế bằng cách vượt qua các rào cản về tư duy trong từng lĩnh vực riêng lẻ, các cách tiếp cận một vấn đề đơn nhất. Cuốn sách này được viết dựa trên các kết quả nghiên cứu nhằm đặt ra các câu hỏi liên quan đến việc thực hiện các dự án đô thị chiến lược quy mô lớn bao gồm việc làm thế nào để các đồng minh trong khu vực tư nhân tạo ra các không gian kinh tế mới trong bối cảnh vùng, làm thế nào để những lợi ích của khu vực tư nhân có thể được lồng ghép trong các ưu tiên của tập thể? Những phương án thay thế mang tính cạnh tranh là gì? Làm thế nào quản trị nhà nước tại địa phương có thể tạo ra sự thay đổi? Làm thế nào để thực hiện một cách thành công ác chiến lược về “trao đổi lợi ích”? Và những lực đẩy nào được tính đến và loại trừ trong các nhóm đồng minh chính khi thiết lập, quyết định và tổ chức các dự án đô thị quy mô lớn? 13. Hall, Peter (1988). Cities of Tomorrow: An Intellectual History of Urban Planning and Design in the Twentieth Century. (Các thành phố của ngày mai: Lịch sử phát triển của Quy hoạch và Thiết kế Đô thị trong Thế kỷ 20). Oxford: Blackwell. “Các thành phố của Ngày mai” là lịch sử của quy hoạch trong lý thuyết và thực tiễn phát triển ở thế kỷ 20, cũng như các vấn đề kinh tế xã hội và các cơ hội phát triển của nó. Sắc bén, sâu sắc và bao hàm những vấn đề toàn cầu, cuốn sách này là sự giải thích tốt nhất cho chủ đề chính của nó. Phiên bản mới gần đây (1996, 2002) được điều chỉnh một cách toàn diện để bao gồm cả những lý thuyết mới được xuất bản từ khi cuốn sách xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1988, và để nhìn nhận những năm
1990 bằng quan điểm lịch sử. Kết quả là, cuốn sách này tổng kết lại sự phát triển của mô hình quy hoạch hiện đại trong suốt dòng thời gian của thế kỷ 20. 14. Hall, Peter (2002). Urban and Regional Planning. (Quy hoạch Vùng và Đô thị). London: Routledge. Phiên bản lần thứ 4 của cuốn sách giáo khoa kinh điển cho các sinh viên ngành quy hoạch vùng và đô thị, được xuất bản lần đầu vào năm 1975, cung cấp một bức tranh tổng quan về lịch sử phát triển và thay đổi trong lý thuyết và thực tiễn quy hoạch. Trong suốt thế kỷ 20. Phiên bản đã được điều chỉnh khá kỹ lưỡng này vẫn giữ nguyên cấu trúc của các phiên bản trước. Những tài liệu tham khảo cụ thể được lấy từ thực tiễn phát triển tại Anh trong những năm gần đây, bao gồm sự phát triển của Scotland, Wales và Bắc Ireland, sự thiết lập của Thị trưởng thành phố London và sự thống trị của mô hình đô thị bền vững. 15. Hamadi, Nabeel (2004). Small Change: About the Art of Practice and the Limits of Planning in Cities. (Thay đổi nhỏ: Về thực tiễn và những hạn chế trong quy hoạch ở các Thành phố). London: Earthscan. Được viết bởi các tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển đô thị có sự tham gia của các bên liên quan, cuốn sách đưa ra một loạt các ý kiến và ví dụ về thực hiện phát triển đô thị ở các bối cảnh, trên toàn thế giới. Đây là một tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quy hoạch, các sinh viên, các nhà chuyên môn trong phát triển và quy hoạch đô thị. Cuốn sách là một luận điểm chứng minh sự nhanh nhậy của các đối tác, tính hiệu quả ở quy mô lớn và trong dài hạn của các hành động nhanh, quy mô nhỏ. Nó tập hợp hơn 3 thập kỷ kinh nghiệm và kiến thức để trả lời câu hỏi “thực tiễn là gì?” Với một phong cách mô tả đơn giản và sử dụng các ví dụ ở cả phương Bắc và phương Nam, tác giả trả lời câu hỏi này và các câu hỏi khác, đánh giá xem kiến thức, năng lực và quan điểm đóng vài trò quan trọng như thế nào với thực tiễn phát triển đô thị. Đây là một tài liệu tham khảo giá trị, nhiều thông tin, sắc bén và hữu ích cho các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này, các sinh viên và giảng viên về phát triển đô thị trong mọi bối cảnh và mọi thời gian. 16. Healey, Patsy (1995). Managing Cities: The New Urban Context. (Quản lý Đô thị: Bối cảnh Đô thị mới). New York: John Wiley and Sons. Cuốn sách này tập trung phân tích về đô thị đương đại và công tác quản lý đô thị. Nó liên hệ giữa phân tích về thay đổi trong vùng và đô thị với những thách thức trong quản trị đô thị tại địa 256
phương. Tác giả khai thác những hệ quả về không gian xã hội của những thay đổi về kinh tế, xã hội và chính trị như những tác động lên đô thị, và tổng kết các thách thức về khái niệm và kinh nghiệm trong việc tìm hiểu tương lai của quản lý đô thị. 17. Healey, Patsy (1997). Collaborative Planning: Shaping Places in Fragmented Societies. (Quy hoạch có sự hợp tác: Tạo ra những địa điểm trong các xã hội có sự phân cách). Vancouver: University of British Columbia Press. Healey xây dựng cuốn sách này dựa trên một loạt các kinh nghiệm phát triển trong các quan điểm xã hội, chính trị và không gian để đề ra một khung quy hoạch mới bắt nguồn từ những thực tế về thể chế trên thế giới trong thế kỷ 21. Với phạm vi quốc tế và nội dung tổng hợp, cuốn sách này chỉ ra một hướng đi cho quy hoạch không gian, từ một trọng tâm hẹp về kỹ thuật và quy trình sang một mô hình mang tính trao đổi thông tin và hợp tác nhằm đặt được các mục tiêu chung trong các không gian được chia sẻ của những xã hội có sự phân cách. 18. Healey, Patsy (2007). Urban Complexity and Spatial Strategies: Towards a Relational Planning for Our Times. (Sự phức tạp của Đô thị và các Chiến lược Không gian: Tiến tới Quy hoạch lồng ghép cho Thời đại của chúng ta). London: Routledge. Cuốn sách này khám phá thách thức của quản trị nhà nước tại những vùng đô thị và tầm quan trọng của việc đặt ra trọng tâm chiến lược là tổ chức không gian và chất lượng địa điểm trong những nỗ lực hiện tại nhằm cải cách quá trình quản trị nhà nước. Các luận điểm được minh họa thông qua các nghiên cứu điểm với các kinh nghiệm gần đây về quy hoạch chiến lược ở Tây Âu, được lựa chọn để minh họa cho các loại hình kinh nghiệm khác nhau (Amsterdam, Milan, Tiểu vùng Cambridge và Dublin/Belfast). Nó tập trung vào tính chất của quy hoạch chiến lược như một sự nỗ lực, và mối liên hệ giữa quy hoạch chiến lựơc với các khái niệm về địa điểm, không gian, lãnh thổ, các tài nguyên kiến thức và các giá trị tạo ra các thành tố của quy hoạch chiến lược, và các động lực thúc đẩy năng lực quản trị nhà nước đã được huy động. 19. Hillier, Jean (2002). Shadows of Power: An Allegory of Prudence in Land-Use Planning. (Những cái bóng của quyền lực: Một ẩn dụ về sự thận trọng trong Quy hoạch sử dụng đất). London: Routledge.
Cuốn sách này xem xét các vấn đề trong quá trình ra quyết định, thông tin và quyền lực trong quá trình quy hoạch. Tác giả khai thác các khía cạnh chính trị và các quyền lực mà những nhà quy hoạch phải đối mặt và tham gia, sử dụng các ví dụ từ thực tiễn quy hoạch. Cuốn sách phân tích về quy hoạch nhưng trong bối cảnh thực tế, ví dụ như những vấn đề gì thường nảy sinh trong thế giới những cán bộ làm công tác quy hoạch và các đại biểu được bầu cử. Cuốn sách làm sáng tỏ các yếu tố quyền lực qua đó sinh viên và các nhà quy hoạch có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của chính họ và sẽ có thể hành động một cách hiệu quả hơn trên thực tế với quá trình ra quyết định quy hoạch chịu nhiều ảnh hưởng của chính trị. 20. Kaiser, Edward, David Godschalk and Francis Chapin (2006). Urban Land Use Planning. (Quy hoạch sử dụng đất Đô thị). Urbana: University of Illinois Press. Cuốn sách này được coi là “cẩm nang” quy hoạch đô thị khi nó được xuất bản lần đầu tiên vào những năm 1950. Phiên bản lần thứ 4, được cập nhật đáng kể, được xuất bản vào những năm 1990. Cuốn sách mang tính tổng hợp, lý thuyết và dựa trên chính sách. Đây là một nguồn tham khảo tốt cho bất kỳ ai gặp phải những vấn đề về quy hoạch đất đai. Tác giả tiếp cận trên quan điểm mở rộng về phát triển cộng đồng, sử dụng đất và chất lượng môi trường. 21. Kostoff, Spiro (1991). The City Shaped: Urban Patterns and Meanings Through History. (Thành phố được hình thành: Các mô hình đô thị và Những ý nghĩa trong lịch sử). London: Thames and Hudson. Xem xét nhiều thời kỳ và nhiều địa danh trên toàn cầu, nghiêu cứu này nhìn nhận đô thị như một ‘kho tàng ý nghĩa văn hóa’ và một hiện thân của cộng đồng sinh sống ở đó. Tác giả giải thích tại sao và như thế nào các đô thị có được hình dáng riêng. Cuốn sách tập trung vào một số các chủ đề - các mô hình hữu cơ, mạng lưới, đô thị như một biểu đồ, với sự hùng vĩ của các tòa nhà cao chọc trời – và lý giải về trật tự tiềm ẩn của các mô hình đô thị này. Các biểu đồ minh họa bổ sung cho các bài viết và thể hiện một bức tranh toàn cầu về xây dựng đô thị: sự hình thành của Siena thời trung cổ; sự tạo thành New Delhi như vương miện của nữ hoàng Anh; việc thay đổi mô hình Matxcơva như thủ đô của một nước chủ nghĩa xã hội và sự biến đổi những tòa nhà cao với ý nghĩa biểu tượng cho tôn giáo bằng các tòa nhà của những tập đoàn thương mại. Được các nhà chuyên môn và sinh viên sử dụng rộng rãi, cuốn sách được giải thưởng quốc tế này đã trở thành một tác 257
phẩm rất quan trọng về đô thị hóa. 22. Kostof, Spiro and Richard Tobias (2005). The City Assembled: The Elements of Urban Form Through History (Thành phố được gắn kết: Những thành tố của cấu trúc đô thị trong lịch sử). London: Thames & Hudson. “Thành phố được gắn kết” tiếp tục nghiên cứu độc đáo của Kostof về cảnh quan đô thị và quá trình bắt đầu trong “Thành phố được hình thành” (1991). Đi từ sự khái quát về lịch sử và văn hóa của thành phố, Kostof đã khai thác từng tuyến phố, các vỉa hè, quảng trường, chợ và không gian mặt nước để thực hiện một phân tích đô thị chi tiết. Cuốn sách được tổ chức theo chủ đề xung quanh các hiện tường về cấu trúc của các thành phố - ranh giới đô thị, tuyến phố, không gian công cộng, khu chợ, thực tế của sự phân cách về văn hóa và kinh tế. Cuốn sách khám phá các phong tục tập quán và cả những định kiến đằng sau các thành tố của đô thị. Được viết cho công chúng nói chung và những nhà chuyên môn, cuốn sách là một nguồn tham khảo thú vị về kinh nghiệm đô thị. 23. LeGates, Richard and Frederic Stout (eds.) (1996). The City Reader. (Cẩm nang Đô thị). London: Routledge. “Cẩm nang đô thị” tập hợp những tác phẩm hay nhất về đô thị. Nó bao gồm những bài viết kinh điển của các tác giả lừng danh cũng như đóng góp của các tác giả đương đại hàng đầu. Đây là một tác phẩm tổng hợp các vấn đề và chính sách đô thị, từ phát triển đô thị ở Hy Lạp cổ đại cho đến khi có sự xuất hiện của Internet, với sự đóng góp của nhiều lĩnh vực và kinh nghiệm so sánh tại các châu lục và quốc gia khác nhau. Từ khi được tái bản lần thứ 2 (2000), nội dung đã được bổ sung thêm bằng các chương mới. 24. Mandelbaum, Seymour, Luigi Mazza, Robert W. Burchel (1996). Explorations in Planning Theory. (Những khám phá trong Lý thuyết Quy hoạch). New Brunswick, NJ: Rutgers. Quy hoạch là gì? Phạm vi của nó là gì? Các nhà quy hoạch làm gì? Họ giao tiếp như thế nào? Đâu là những hạn chế và khả năng quy hoạch chịu ảnh hưởng bởi quyền lực, chính trị, kiến thức, công nghệ, sự lý giải, đạo đức nghề nghiệp, thiết chế? Trong cuốn sách tổng hợp này, những tiếng nói có ảnh hưởng lớn nhất trong quy hoạch đã thảo luận những ý tưởng nền tảng và những vấn đề của lĩnh vực này. Đây không phải là một cuốn sách lý thuyết trừu tượng mà là sự phân tích mở rộng sang thực tiễn trong lĩnh vực này. Như Mandelbaum viết trong Phần Mở đầu, “khung chung cho các bài viết này tập trung nhiều vào
hành vi, giá trị, đặc trưng và kinh nghiệm của các nhà quy hoạch trong công việc” Cuốn sách cũng xác định lĩnh vực hoạt động cho các nhà quy hoạch hiện nay và thế hệ mới. 25. Mantel, Samuel J. and Jack R. Meredith (2005). Project Management: A Managerial Approach. (Quản lý Dự án: Một cách tiếp cận Quản lý). New York: John Wiley and Sons. Chưa có dự án nào được thực hiện chính xác như kế hoạch. Phiên bản lần thứ 6 của cuốn sách này hướng dẫn làm thế nào để lựa chọn, xây dựng, thực hiện, và kiểm soát tất cả các loại dự án; cuốn sách cũng thảo luận về việc làm thế nào để quản lý các rủi ro. Được viết trên quan điểm quản lý, cuốn sách trang bị cho người đọc những kỹ năng định lượng, kiến thức về các vấn đề tổ chức, và hiểu biết về hành vi của con người, những điều cần thiết để thực hiện quản lý dự án một cách hiệu quả. 26. Mulder, Arjen (ed.) (2002). TransUrbanism. (Thiết kế đô thị chuyển đổi) Rotterdam: V2 Publishing/NAI Publishers. Các tiến bộ công nghệ gần đây đã thay đổi một cách sâu sắc những thông số về đô thị: thương mại diễn ra trên quy mô toàn cầu, công việc đôi khi không liên quan đến sản phẩm vật chất và mang tính trao đổi về thông tin từ xa, và các dạng thức mới của truyền thông ảnh hưởng đến sự phát triển của các quan hệ xã hội. Thành phố là khu vực địa hình mà những thay đổi này diễn ra ở mức độ tập trung nhất, nơi những mâu thuẫn và tranh chấp nảy sinh từ những quá trình này thể hiện rõ nhất, nơi bê tông xuất hiện ở mọi cấp độ. Không còn là một địa điểm vật chất được xác định bởi các ranh giới về địa lý và kiến trúc, thành phó ngày nay được tạo thành bởi những kinh nghiệm, lối sống và quan điểm, bằng sự giải trí và tiêu dùng, bằng những khuôn mặt và những cuộc đối thoại, và bằng phương tiện thông tin đại chúng. Những báo cáo và dự án của các nhà thiết kế đô thị, các nghệ sĩ và nhà văn, bao gồm Archined và V2_lab, Nghiên cứu về rô bốt Knowrobot, Scott Lash, Bart Lootsma, và Rafael Lozano-Hemmer, đã phác họa những tư duy đột phá về thành phố mới. 27. Ng, Edward (ed.) (2009). Designing High-Density Cities – For Social and Environmental Sustainability. (Thiết kế các Thành phố mật độ cao – cho sự bền vững về xã hội và môi trường). London: Earthscan. Sống với mật độ cao là mô hình sống bền vững. Các thành phố mật độ cao có thể hỗ trợ các tiện ích gần hơn, khuyến khích giảm thiểu độ dài các chuyến đi và việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nhờ đó, giảm thiểu các chi phí về năng lượng và sự phát thải các bon. Quy hoạch mật độ cao cũng giúp kiểm soát sự mở rộng của các khu vực ven đô ra những không gian mở, nâng cao tính 258
hiệu quả của cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị, và dẫn đến sự cải thiện về môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân trong đô thị. Khuyến khích, thậm chí yêu cầu phát triển đô thị mật độ cao là một chính sách quan trọng của Cộng đồng Châu Âu và là một nguyên tắc chính trong các chương trình quản lý tăng trưởng được áp dụng ở nhiều thành phố trên toàn thế giới. 28. Randolph, John (2004). Environmental Land Use Planning and Management. (Quản lý và quy hoạch sử dụng đất và môi trường). Washington, DC: Island Press. Một cuốn sách độc đáo trình bày về cách tiếp cận đa dạng, tổng hợp và phối hợp đối với các vấn đề quản lý và quy hoạch sử dụng đất và các tác động của nó đến môi trường. Cuốn sách được xây dựng dựa trên các tiến bộ về khoa học môi trường, kỹ thuật, công nghệ thông tin địa lý để cung cấp cho các sinh viên nền tảng kiến thức khoa học họ cần để hiểu về các hệ thống đất tự nhiên và các cách tiếp cận kỹ thuật nhằm giảm thiểu những tác động của việc sử dụng đất. Trong khi cung cấp cơ sở kiến thức về lý thuyết quy hoạch và khoa học tự nhiên, cuốn sách nhấn mạnh việc mô tả và giải thích các cách tiếp cận phổ biến hiện nay, các phương pháp, kỹ thuật để quy hoạch sử dụng đất môi trường, thiết kế và chính sách. Cuốn sách được chia thành hai phần. Phần I, “”Quản lý sử dụng đất môi trường,”” giới thiệu các khái niệm chung về quy hoạch môi trường và mô tả các cách tiếp cận quản lý. Phần II, “”Các nguyên tắc sử dụng đất môi trường và phân tích quy hoạch,””tập trung vào các phương pháp phân tích đất đai, như dữ liệu không gian địa lý và hệ thống thông tin địa lý (GIS); phân tích đất và độ dốc; đánh giá khối lượng và chất lượng nước mưa; sử dụng đất và bảo vệ nguồn nước ngầm; đánh giá sinh thái cho thực vật, các vùng đất ngập nước, và môi trường sống; và các kỹ thuật phân tích tổng hợp như phân tích sự thích hợp, nghiên cứu về sức chứa, và đánh giá tác động môi trường. 29. Redclift, Michael, and Colin Sage (eds.) (1994). Strategies for Sustainable Development: Local Agendas for the Southern Hemisphere. (Các chiến lược Phát triển bền vững: Chương trình Nghị sự địa phương cho bán cầu Nam). London: John Wiley and Sons. Cuốn sách thể hiện sự đánh đổi giữa các mục tiêu/cơ chế kinh tế và tác động của nó lên hệ sinh thái có vai trò hỗ trợ sự tồn tại của con người. Cuốn sách xem xét tiềm năng phát triển bền vững như một ý tưởng, một trọng tâm của quy hoạch và một nguồn phục hồi về chính trị và đạo đức và chỉ ra những vấn
đề trong mỗi lĩnh vực này. Cuốn sách khai thác các khía cạnh triết học và lý luận về bền vững, và thảo luận khả năng kết hợp bền vững với phtas triển từ quan điểm về chính sách và quản lý ở một số quốc gia đang phát triển. 30. Sandercock Leonie (1998). Towards Cosmopolis: Planning for Multicultural Cities. (Hướng tới cuộc sống đô thị: Quy hoạch cho các thành phố đa văn hóa). Chichester: John Wiley and Sons. Từ các thành phố cổ đến các thành phố hiện đại, nam giới và phụ nữ đều liên tục đấu tranh để hoàn thiện các thành phố của họ. Lịch sử đô thị tái hiện một bức tranh với những ý tưởng lớn và những thất bại. “Hướng tới cuộc sống đô thị” lý giải tại sao chúng ta lại thất bại, và làm thế nào chúng ta có thể thành công, trong việc xây dựng một đô thị Không tưởng – với một sự khác biệt. Toàn cầu hóa, xã hội dân sự, và chủ nghĩa hậu thực dân là các động lực làm chuyển hóa và thay đổi các thành phố của chúng ta. Chúng ta cần một tầm nhìn mới để đối mặt với những thay đổi đó. Tác giả phê bình quy hoạch đô thị theo chủ nghĩa hiện đại và thay thế bằng một quy hoạch mới hậu hiện đại, một quy hoạch nhạy cảm với cộng đồng, môi trường và đa dạng văn hóa. Cuốn sách được minh họa bằng tài liệu tham khảo từ khắp nơi trên thế giới – trình bày “một nghìn động lực nhỏ” cho công tác quy hoạch hiện tại – và với một loạt các hình ảnh minh họa đặc biệt. Sự phê bình mạnh mẽ trong cuốn sách đã nhằm thẳng vào các tranh luận hiện nay về tương lai của các thành phố. 31. Sassen, Saskia (2001). The Global City. (Thành phố toàn cầu). Princeton: Princeton University Press. Tác phẩm kinh điển này diễn giải làm thế nào mà New York, London và Tokyo lại trở thành các trung tâm mệnh lệnh cho nền kinh tế toàn cầu và trong quá trình đã diễn ra một loạt những thay đổi sâu sắc và song song. Điểm khác biệt trong khung lý thuyết của Sassen là việc nhấn mạnh vào sự hình thành của các động lực xuyên biên giới mà qua đó những thành phố này và con số ngày càng tăng các thành phố toàn cầu bắt đầu tạo ra những mạng lưới chiến lược xuyên quốc gia. Tất cả các dữ liệu chính trong phiên bản mới này đã được cập nhật, trong khi phần mở đầu và phần kết thảo luận về những xu hướng có liên quan trong toàn cầu hóa từ khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1991. 32. Schon, Donald (1982). The Reflective Practitioner: How Professionals Think in Action. (Các nhà chuyên môn phản ánh hiện thực: Những nhà chuyên môn suy nghĩ như thế nào khi Hành động). New York: Basic Books Inc. Một nhà khoa học/tư vấn xã hội hàng đầu đã xem xét 5 nghề 259
nghiệp: kỹ sư, kiến trúc sư, quản lý, tâm lý học, và quy hoạch đô thị - để xem các nhà chuyên môn xử lý các vấn đề như thế nào. Những nhà chuyên môn giỏi nhất, Donald Schon cho rằng, họ hiểu nhiều hơn những gì họ nói. Để vượt qua những thử thách trong công việc, họ không dựa dẫm nhiều vào các lý thuyết họ học được ở trường, và vào những tiến bộ học được trong thực tế. Quá trình tiềm ẩn và hầu như chưa được khám phá này, là chủ đề của cuốn sách gốc của Schon, một nỗ lực để cho thấy một cách chính xác “sự phản ánh bằng hành động” diễn ra như thế nào và làm thế nào tính sáng tạo quan trọng này có thể được thúc đẩy ở những nhà chuyên môn trong tương lai. 33. Shalizi, Zmarak (2003). World Development Report 2003: Sustainable Development in a Dynamic World. (Báo cáo Phát triển toàn cầu 2003: Phát triển bền vững trong một Thế giới Năng động). Washington DC: World Bank. Ba tỷ người sẽ gia nhập vào dân số thế giới trong vòng 50 năm nữa và 2,8 tỷ người ngày nay đã sống với thu nhập thấp hơn 2 USD/ngày ở hầu hết các quốc gia đang phát triển. Đảm bảo rằng những người này có việc làm và chất lượng cuộc sống tốt hơn là thách thức phát triển chính của nửa đầu thế kỷ này. Tăng trưởng bản thân nó là một mối hiểm họa trong dài hạn, trừ khi sự chuyển đổi về mặt xã hội và quản lý môi trường được giải quyết một cách lồng ghép với tăng trưởng kinh tế. Trong phiên bản lần thứ 25 này, Báo cáo Phát triển Toàn cầu 2003 xem xét, trong giai đoạn 50 năm, mối quan hệ giữa các mục tiêu chính sách cạnh tranh lẫn nhau về giảm nghèo, duy trì tăng trưởng, tăng cường thống nhất xã hội, và bảo vệ môi trường. Báo cáo nhấn mạnh rằng nhiều chính sách tốt đã được đưa ra nhưng không được thực hiện do các vấn đề về phân bố và các rào cản đối với việc xây dựng thể chế tốt hơn. Báo cáo cũng đưa ra những sáng tạo về mặt thể chế có thể giúp vượt qua các rào cản này và nhấn mạnh rằng đảm bảo tăng trưởng kinh tế và nâng cao quản lý hệ sinh thái trên hành tinh đòi hỏi những nỗ lực về giảm nghèo và giảm sự bất bình đẳng ở tất cả các cấp: địa phương, quốc gia và quốc tế. 34. Smith, Michael Peter (2001). Transnational Urbanism: Locating Globalization. (Thiết kế đô thị xuyên quốc gia: Định vị Toàn cầu hóa) Oxford: Blackwell Publishers. “Thiết kế đô thị xuyên quốc gia” là một tác phẩm tổng hợp lý thuyết của nhà đô thị học lừng danh trên thế giới, Michael Peter Smith. Nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và lãnh thổ khác
nhau, Smith đã phân tích mối quan hệ mật thiết giữa các nghiên cứu về đô thị và các nghiên cứu xuyên quốc gia đang ngày được quan tâm nhiều hơn. Với tư tưởng độc đáo, ông trả lời câu hỏi như thế nào và tại sao những người di cư, cựu chiến binh và những nhà vận động chính trị, các cơ quan lại thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội trên cơ sở thiết kế đô thị xuyên quốc gia. Cuốn sách thảo luận một cách cụ thể, với những thông tin lịch sử về toàn cầu hóa và chủ nghĩa xuyên quốc gia áp dụng cho các nghiên cứu về đô thị. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đưa ra một hướng dẫn cho việc xây dựng lý thuyết đô thị, và thắt chặt mối liên kết gữa các nghiên cứu đô thị và các nghiên cứu xuyên quốc gia đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
sách xã hội, giao thông vận tải, nhà ở, phát triển kinh tế và môi trường, tác giả đã biên tập một cuốn sách với các bài viết kinh điển về quy hoạch tập trung vào tất cả các lĩnh vực trên. Hầu hết các bài viết được lấy từ các tạp chí chuyên ngành, và đầu mỗi chương đều có phần giới thiệu tổng quan. Cuốn sách phân tích về quy hoạch đô thị như một lĩnh vực rộng cần áp dụng tư duy hệ thống và kiến thức sáng tạo để giải quyết các vấn đề của môi trường tự nhiên và nhân tạo. Do đó, cuôn sách đề cập đến việc sử dụng và định nghĩa các quyền lực pháp lý của chính quyền theo một cách thức toàn diện để đạt được các mục tiêu công về cân bằng tăng trưởng đô thị với bảo vệ môi trường.
35. Sorensen, André, Peter Marcotullio and Jill Grant (2004). Towards Sustainable Cities: East Asian, North American, and European Perspectives on Managing Urban Regions. (Hướng tới các Thành phố bền vững: Các quan điểm của Đông Á, Bắc Mỹ, và châu Âu về quản lý các Vùng Đô thị). Surrey: Ashgate Publishing.
37. Tannerfeldt, Göran and Per Ljung (2006). More Urban, Less Poor: An Introduction to Urban Development and Management. (Đô thị nhiều hơn, Ít nghèo đói hơn: Giới thiệu về Phát triển và Quản lý Đô thị). London: Earthscan.
Trong khi gần đây có nhiều nghiên cứu về việc hướng tới sự bền vững trong khu vực đô thị, hầu hết đều tập trung vào một vùng riêng biệt. Cuốn sách này mở rộng các thảo luận bằng việc phân tích thêm từ các thành phố của Bắc Mỹ và châu Âu đến các thành phố Đông Á. Nhiều thành phố ở châu Á có lịch sử phát triển lâu dài, có mật độ dân số đông và đã phát triển thịnh vượng trong những thập kỷ gần đây. Những thành phố này cũng đối mặt với sự suy thoái về môi trường và các thách thức về quy hoạch khác. Trong khi tập hợp và so sánh các chiến lược và kinh nghiệm tử ba vùng đặc trưng trên toàn cầu, cuốn sách này đưa ra những cái nhìn và quan điểm mới về các thách thức trong việc hướng tới sự bền vững hơn của đô thị. Trong khi đặt ra câu hỏi những chiến lược nào có thể thúc đẩy đô thị bền vững trong bối cảnh toàn cầu, cuốn sách cũng minh họa rằng trong khi mô hình bắt nguồn từ kinh nghiệm của Mỹ và châu Âu không thể được áp dụng trên toàn cầu, một số cách tiếp cận phân tích và kinh nghiệm của các nước phát triển khác có thể đưa ra giải pháp cho những người làm việc trong những bối cảnh khác. Cuốn sách lập luận rằng quản lý sự thay đổi của đô thị hướng tới sự bền vững đô thị lớn hơn trong các vùng đa dạng đòi hỏi sự hiểu biết chi tiết về những vấn đề tại địa phương và các chiến lược vùng cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng địa phương. 36. Stem, Jay M. (1995). Classic Readings in Urban Planning. (Các bài viết kinh điển về Quy hoạch đô thị) New York: McGraw-Hill. Nhận ra rằng quy hoạch đô thị bao gồm những khía cạnh về chính
260
Cuốn sách này, được viết cho sinh viên và những nhà chuyên môn về phát triển, thảo luận sâu về các thách thức trong phát triển đô thị tại các quốc gia đang phát triển và đang trong thời kỳ chuyển đổi và rất có ý nghĩa đối với lĩnh vực phức tạp và quan trọng này. Được viết theo một phong cách đơn giản, cuốn sách thảo luận những vấn đề then chốt trong phát triển đô thị bao gồm quá trình tăng trưởng của đô thị, phát triển kinh tế, nghèo đói đô thị, các khu nhà ổ chuốt, nhà ở và quyền sở hữu đất đai, các vấn đề môi trường và sức khỏe, những rào cản đối với sự phát triển, quản lý và quản trị sự tăng trưởng của đô thị, tài chính và việc cung ứng các dịch vụ cũng như vai trò của sự hợp tác phát triển và khung chính sách trong việc vượt qua các thách thức. Cuốn sách cũng bao gồm một loạt các bảng và biểu đồ, tóm tắt các dữ liệu chính và các bức ảnh minh họa những điểm nổi bật, cũng như các nguồn tài liệu tham khảo và thông tin về những lĩnh vực chính. 38. Wheeler, Stephen M., and Timothy Beatley (eds.) (2004). The Sustainable Urban Development Reader. (Cẩm nang Phát triển Đô thị bền vững). London: Routledge. “Cẩm nang Phát triển Đô thị bền vững” tập hợp các bài viết kinh điển từ một loạt các nguồn nhằm tìm ra giải pháp để các thành phố và thị trấn có thể trở nên bền vững hơn. Sáu mươi mốt bài viết thảo luận về các vấn đề như quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đô thị, giao thông vạn tải, phục hồi sinh thái, phát triển kinh tế, sử dụng tài nguyên và quy hoạch công bằng. Phần mở đầu các bài viết tóm tắt những chủ đề chính, trong khi phần giới thiệu cho từng bài viết giải thích về mối quan
tâm và tầm quan trọng của bài viết đó với độc giả. Các phần phụ lục trình bày 24 nghiên cứu điểm về quy hoạch đô thị bền vững trên thế giới, các bài tập quy hoạch bền vững, và tài liệu đọc thêm. Đưa ra cơ sở lý thuyết, ứng dụng thực tế, và tầm nhìn theo một cấu trúc rõ ràng, rành mạch, tác phẩm này là một nguồn tham khảo quan trọng cho bất kỳ ai quan tâm đến tương lai của môi trường đô thị. 39. Williams, Jack and Robert Stimson (eds.) (2001). International Urban Planning Settings: Lessons of Success. (Các bối cảnh Quy hoạch Đô thị Quốc tế: Những bài học thành công). Burlington: Emerald Group Publishing. Một nhóm các nhà nghiên cứu và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị trình bày một loạt các bài viết, chủ yếu tập trung vào các đô thị trong khu vực Thái Bình Dương, phân tích các chính sách và chương trình thành công trong phát triển đô thị và giải thích lý do của sự thành công này. Những bài viết xác định một số nội dung thay đổi chính dẫn đến sự sáng tạo trong quy hoạch chiến lược và quản lý các đô thị/vùng đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa, tái cơ cấu kinh tế, thay đổi xã hội, và sự thay đổi trong quan hệ giữa chính quyền, khu vực tư nhân và cộng đồng. Những nội dung này bao gồm, không giới hạn trong: thương mại điện tử, và tác động của nó lên phát triển đô thị, sự tham gia của cộng đồng trong quy hoach, bảo tồn di tích lịch sử, các chiến lược cho sự tăng trưởng và phục hồi của đô thị trung tâm, khu vực tư nhân trong mối quan hệ đối kháng với sự lãnh đạo của chính quyền trong quy hoạch, sự tạo thành các đô thị hoàn toàn mới đối lập với sự tái khám phá các đô thị hiện hữu, và các công cụ cho quy hoạch và quản lý đô thị. 40. Zetter, Roger, and Rodney White (eds.) (2002). Planning in Cities: Sustainability and Growth in the Developing World. (Quy hoạch trong các Thành phố: Tính bền vững và Tăng trưởng trong Thế giới đang Phát triển). London: Intermediate Technology Development Group. “Quy hoạch trong các Thành phố” là một nghiên cứu sáng tạo liên kết giữa ký thuyết và thực hành để khám phá những thách thức đối lập của sự tăng trưởng đô thị nhanh với quy mô ngày càng lớn và đưa ra các chính sách quy hoạch đô thị và chiến lược quản lý hiệu quả. Phần Một xác định sự thay đổi về mô hình phát triển và chủ nghĩa môi trường và phân tích tác động của nó lên quá trình đô thị hóa và những tranh luận về các đô thị bền vững. Các chương này đưa ra những lý thuyết về tính bền vững trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển. Sự tách bạch 261
ngày càng lớn hơn giữa hai khái niệm này và thách thức đối với quy hoạch đô thị ở các nước đang phát triển được nhấn mạnh. Phần Hai chuyển từ lý thuyết sang thực tiễn. Các nghiên cứu điểm từ các nước khác nhau và các khu vực chính sách đô thị khác nhau đã làm sáng tỏ việc thiết kế và thực hiện các chính sách quy hoạch cũng như các cách thức cải thiện chính thể đô thị nhằm tăng cường tăng trưởng đô thị bền vững. Các nghiên cứu điểm này đánh giá những thách thức và hạn chế về nâng cao năng lực trong lĩnh vực đô thị. Các bài học từ những cách tiếp cận thực tế khác nhau được trình bày và bình luận.
3. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 1. Abel, Chris (2000). Architecture and Identity: Responses to Cultural and Technological Change (Kiến trúc và bản sắc: Ứng phó với sự thay đổi về văn hóa và công nghệ). Oxford: Architectural Press. Được xuất bản lần đầu năm 1997, phiên bản thứ hai của tuyển tập này sẽ cung cấp các bài viết quan trọng của tác giả về sự phát triển văn hóa, công nghệ và những sự phát triển về lý thuyết định hình lại kiến trúc Hiện đại theo xu hướng ứng phó một cách nhanh chóng và đa dạng cho thế kỷ hai mươi mốt. Chris Abel tiếp cận đề tài của mình bằng kiến thức trong nhiều lĩnh vực bao gồm điều khiển học, triết học, khoa học con người mới và quy hoạch phát triển cũng như bằng kinh nghiệm của một nhà giáo và một nhà phê bình đã từng làm việc trên bốn lục địa. Kết quả là một viễn cảnh toàn cầu độc đáo về sự thay đổi bản chất kiến trúc hiện đại khi bước sang thiên niên kỷ mới. Bao gồm hai chương, phiên bản thứ hai đã được sửa đổi và bổ sung cung cấp cái nhìn thấu đáo về các chủ đề như: ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến sản phẩm kiến trúc theo yêu cầu; mối quan hệ giữa truyền thống và đổi mới; toàn cảnh về văn hóa sinh thái toàn cầu, và các tác động tại cấp địa phương và toàn cầu định hướng cho kiến trúc và các thành phố ở châu Á. 2. Acioly, Claudio, và Forbes Davidson (1996). “Density in Urban Development.”(Mật độ trong phát triển đô thị) Building Issues no. 3(8), Lund University, Sweden: Lund Center for Habitat Studies. Bài viết này thảo luận các vấn đề và thách thức liên quan đến việc xác định mật độ trong phát triển đô thị. Các tác giả
Tuyển tập các bài biết và dự án của kiến trúc sư đến từ New York, Stan Allen, đề xuất các chiến lược kiến trúc mới cho thành phố đương đại. Được bố cục theo kiểu một quyển sách giáo khoa, tuyển tập liệt kê các đoạn viết có tính chất suy đoán phác thảo những nguyên tắc chung của Allen với những dự án cụ thể do văn phòng của mình lập ra. Tiêu đề sách nhắc đến sự ảnh hưởng qua lại giữa thực tế và lý thuyết, nêu lên không chỉ các điểm của hoạt động và các đường xu hướng ở một thành phố đương đại mà còn các điểm tích lũy và các đường luận cứ trong thuyết trình lý thuyết. Các dự án bao gồm Cardiff Bay Opera House (Nhà hát vịnh Cardiff), Wales; the Korean-American Museum of Art (Bảo tàng nghệ thuật Hàn-Mỹ), Los Angeles; the Museo del Prado (Bảo tàng Prado), Madrid; and White Columns Gallery (Triển lãm hàng cột trắng), New York. Mỗi dự án được kèm theo các thuyết minh cũng như rất nhiều bản vẽ, mô hình, hình ảnh, mô phỏng trên máy tính.
cho rằng tính bền vững trong sự phát triển các khu định cư sẽ phần nào phụ thuộc vào sự hiểu biết và quyết định của các nhà quy hoạch, các nhà thiết kế đô thị, các nhà quản lý thành phố và những người chịu trách nhiệm ra quyết định về những lợi ích và bất lợi của môi trường đô thị mật độ cao. Các tác giả đã sử dụng báo cáo này như một phương tiện để làm rõ các vấn đề liên quan đến mật độ, xem xét lại những kinh nghiệm và trường hợp cụ thể mà mật độ đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển, xác định những yêu tố quan trọng ràng buộc giữa mật độ và chất lượng hoạt động và cung cấp các điểm tham chiếu, các công cụ và hướng dẫn trợ giúp ra quyết định liên quan đến mật độ đô thị, đặc biệt đối với vấn đề định cư cho người thu nhập thấp. Các tác giả nhận thấy rằng sự nhận thức về mật độ là tương đối khác giữa các nước, giữa các thành phố và trong cùng một nước, trong cùng một thành phố do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa. 3. Alexander, Christopher, Hajo Neis, và Artemis Anninou (1987). A New Theory of Urban Design (Lý thuyết mới về Thiết kế đô thị). New York: Oxford University Press. Trong tập sách này, kiến trúc sư\nhà quy hoạch Christopher Alexander giới thiệu lý thuyết thiết kế đô thị trong đó cố gắng thể hiện lại quá trình phát triển hữu cơ của các thành phố. Để tìm ra các loại quy luật cần thiết cho sự phát triển toàn diện của một thành phố, Alexander đề xuất bộ bảy quy luật sơ bộ tiêu biểu cho quá trình phát triển ở mức độ thực tế và phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị hàng ngày. Tác giả sau đó đã kiểm tra các quy luật này, huy động một số lượng lớn các sinh viên đã tốt nghiệp của mình để mô phỏng quá trình thiết kế lại đô thị cho phần đông dân cư của San Francisco, khởi tạo một dự án gồm khoảng chín mươi vấn đề thiết kế, bao gồm cửa hàng, khách sạn, bến tầu đánh cá, nhà hát và quản trường. Thực nghiệm có phạm vi rộng này được lưu lại theo thành từng dự án với thảo luận chi tiết về việc mỗi dự án đáp ứng bảy quy luật như thế nào, kèm theo sơ đồ tổng mặt bằng, các tầng cao, hệ thống đường phố, sơ đồ trục đo và ảnh mô hình thu nhỏ nhằm minh họa rõ ràng cho thảo luận. “Một lý thuyết mới về Thiết kế đô thị” cung cấp một khung lý thuyết hoàn toàn mới cho việc thảo luận về các vấn đề đô thị, những người đang tìm cách khắc phục những khiếm khuyết mà các thành phố đang phải đối mặt hiện nay. 4.
Allen, Stan (1999). Points + Lines: Diagrams and Projects for the City (Điểm + Đường: Sơ đồ và dự án cho Thành phố”. New York: Princeton Architectural Press. 262
5.
Bacon, Edmund (1974). Design of Cities (Thiết kế thành phố). London: Thames and Hudson. Đây là bản báo cáo có minh họa sự phát triển của cấu trúc đô thị. Công trình xem xét nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến thiết kế thành phố, bao gồm cấu trúc không gian, sự tương tác giữa con người, thiên nhiện và môi trường xây dựng, nhận thức về môi trường hữu ích, màu sắc và phối cảnh. Bacon cũng khám phá ra sự phát triển của các thành phố từ thời Hy Lạp và La Mã đến thiết kế của Philadelphia những năm 1960.
6.
Barnett, Jonathan (1982). An Introduction to Urban Design (Giới thiệu về thiết kế đô thị). New York: Harper and Row. Tác giả áp dụng kinh nghiệm khi làm nhà thiết kế đô thị ở thành phố New York để khảo sát bản chất của quy hoạch đô thị và cách thức quy hoạch đô thị có thể cải thiện cuộc sống đô thị. Barnett cố gắng mở rộng lĩnh vực công tác trước kia của mình bằng việc đối mặt với nhiều trường hợp thực tế đương đại hơn và tìm cách tạo ra những quan điểm khái quát hơn nhưng vẫn áp dụng được cho thiết kế đô thị. Tác giả lưu ý ba phạm vi chính của các vấn đề thiết kế công cộng-tư nhân: chính sách sử dụng đất, cấu trúc của các công trình xây dựng và liên kết công trình, vận tải và lưu thông. Tác giả kết luận với khuyến cáo rằng các thành phố cần đầu tư lớn vào các dự án đòi hỏi nhiều vốn và có thể tác động đến sự phát triển của khu vực tư nhân
thông qua sự trợ giúp về tài chính. Bằng việc định hướng chiến lược đầu tư công cộng này, “thiết kế thành phố có thể được cải thiện đáng kể”. Sách gồm ba phần chính. Phần đầu tiên khẳng định rầng các thành phố có thể được thiết kế trên thực tế. Phần thứ hai thảo luận về các công cụ luật pháp để thiết kế thành phố mà không cần phải thiết kế các công trình. Phần cuối cùng chuyển sang mức độ tổng quát hơn nhưng đồng thời, một cách tự phát, cũng cụ thể hơn. Sách bao gồm các chương về sử dụng đất và chiến lược đầu tư công, không gian mở và chính sách giao thông, các tiện ích đường bố và các quy chuẩn. 7.
9.
10.
263
Carmona, Matthew and Steven Tiesdell (eds.) (2007). The Urban Design Reader (Độc hiểu về thiết kế đô thị). London: Architectural Press. Là cuốn sách cần thiết cho sinh viên và những người đang công tác trong lĩnh vực thiết kế đô thị, tuyển tập các bài viết giới thiệu 6 mặt của thiết kế đô thị thông qua một loạt các bài viết kinh điển và đương đại quan trọng. Thiết kế đô thị theo cách thức tạo ra không gian đã và đang trở thành vấn đề ngày càng có tầm quan trọng của nỗ lực mang tính học thuật, của chính sách công và thực tiễn chuyên ngành. Hướng dẫn này bao gồm các định nghĩa quan trọng và các hiểu biết khác nhau về chủ đề cũng như cái nhìn thực tế về cách thức thực hiện thiết kế đô thị.
Boudry, Linda, Peter Cabus, Eric Corijin, Filip de Rynck, Chris Kesteloot, và André Loeckx (2005). The Century of the City – City Republics and Grid Cities (Thế kỷ của thành phố - Nền cộng hòa thành phố và các thành phố mạng lưới). Brussels: Sách trắng, Bộ cộng động người Flemish. Cuốn “sách trắng” này là kết quả của quá trình hai năm liên quan đến sự hợp tác của một ngàn học giả, chuyên gia và những người có quan tâm. Điểm xuất phát là loạt 14 báo cáo từ các quan điểm học thuật khác nhau. Một nhóm đặc biệt gồm 16 học giả đã thảo luận về các báo cáo này trong hơn một năm. Ban biên tập gồm sáu thành viên chịu trách nhiệm viết sách trong vòng chín tháng. Kết quả là một tuyển tập rất mới các kiến thức về các động lực phát triển đô thị ở vùng Flanders. Sách chấp nhận một quan điểm nhất định. Môi trường đô thị là điều kiện cho thế kỷ này. Các thành phố là trung tâm cho sự
Broadbent, Geoffrey (1990). Emerging Concepts in Urban Space Design (Các khái niệm mới xuất hiện trong thiết kế không gian đô thị). Wokingham: Van Nostrand Reinhold. Bài viết này cung cấp một phân tích rõ ràng về bản chất của rất nhiều vấn đề thiết kế hiện nay, xác định nguyên nhân của chúng trong lịch sử và gợi ý những điều cơ bản về phương án giải quyết phối hợp. Tác giả thảo luận các khuynh hướng “ấn tượng” và “chính thức” trong kiến trúc hiện đại, liên kết các khuynh hướng với sự so sánh giữa các tư tưởng triết học và lý thuyết thiết kế qua các thời kỳ. Sử dụng các ví dụ đa dạng mang tính quốc tế trên khắp thế giới bao gồm châu Mỹ, Anh, Ý, Đức và Pháp và với hơn 250 bức ảnh và minh họa, Emerging Concepts in Space Design cung cấp cái nhìn thú vị về lịch sử và xu hướng tương lại của thiết kế đô thị.
Barnett, Jonathan (1986). The Elusive City: Five Centuries of Design, Ambition and Miscalculation (Thành phố khó nắm bắt: Năm thế kỷ thiết kế, tham vọng và sai lầm) . New York: Harper and Row. Cuốn sách này, dành cho công chúng và chuyên gia thiết kế (chủ yếu là kiến trúc sư và nhà quy hoạch), tóm lược 500 năm quy hoạch đô thị. Cuốn sách cung cấp một quan điểm mới và những quan sát gốc theo văn phong sinh động, dễ đọc. Barnett, nhà thiết kế đô thị có nhiều kinh nghiệm, hoài nghi về khả năng thiết kế đô thị thành công, đưa ra ma trận tác động xã hội và kinh tế mạnh mẽ mà các chuyên gia phải vận hành trong đó. Là một người tin vào tư tưởng trong cuốn sách của Jane Jacob “Death and Life of Great American Cities” (Cái chết và sự sống của các thành phố Mỹ vĩ đại), tác giả không hề lo sợ về các đường phố và ông cũng hiểu về những hạn chế của chủ nghĩa không tưởng. Đây không phải là sách giáo khoa cũng không phải sách lịch sử xã hội và kiến trúc, nhưng hơn hết là một khảo sát các chiến lược thiết kế đầy súc tích và năng động.
8.
tái tạo xã hội và chính trị. Điều này tạo ra sự thay đổi có ảnh hưởng tương đối sâu rộng về tầm quan trọng của chế độ dân chủ chính trị, năng lực của các khu vực, và cho một nền cộng hòa đô thị. Tất cả điều này trở thành đối tượng của xã hội rộng lớn, mà điều này được khuyến khích trong ấn phẩm này.
11.
Carr, Stephen, Mark Francis, Leanne G. Rivlin, và Andrew M. Stone (eds.) (1992). Public Space (Không gian công cộng). Cambridge: Cambridge University Press. Cuốn sách này nghiên cứu cách thức các địa điểm công cộng, dù là các địa điểm cổ ở châu Âu hay được thiết kế kỹ lưỡng ở Châu Mỹ đương đại, được công chúng sử dụng như thế nào. Theo quan điểm về cách kết hợp không gian công cộng và cuộc sống công cộng, ba khía cạnh then chốt liên
phối hợp và xung đột. Sách xem xét các giải thích mang tính lý thuyết hiện làm cơ sở cho chủ đề và gợi ý cách hiểu mới dựa trên kinh tế chính trị. Sách cải tiến các phương pháp này, thể hiện các cách thức cụ thể để khái niệm hóa đô thị thông qua thẩm mỹ học hoặc lăng kính về giới. Đây là cuốn sách khá thú vị, tránh các từ ngữ chuyên ngành nhưng vẫn có được nội dung sâu sắc kỹ lưỡng.
quan đến con người sẽ định hướng quá trình thiết kế và quản lý không gian công cộng: (1) nhu cầu cần thiết của người sử dụng, (2) các quyền về không gian của họ, và (3) ý nghĩa mà họ tìm kiếm. Phần kết luận về “Tạo không gian công cộng” sẽ rất hữu ích cho tất cả mọi người tham gia vào ‘hạ tầng công cộng’ – luật sư, nhà bảo trợ, nhà thiết kế và nhà quản lý. 12.
Charlesworth, Esther (2005). Cityedge: Case Studies in Contemporary Urbanism (Ranh giới thành phố: các nghiên cứu trường hợp về thiết kế đô thị đương đại) . Melbourne: Elsevier.
15.
“Framing Places” nghiên cứu cách thức mà các hình thức xây dựng của kiến trúc và thiết kế đô thị đóng vai trò làm nhân tố trung gian cho quyền lực xã hội. Tác giả cho rằng bản chất của kiến trúc và thiết kế đô thị góp thêm vào thực tiễn của sự ép buộc và cám dỗ, vì vậy hợp pháp hóa quyền lực và kiểm soát đối với dân cư đô thị. Sách rút ra từ một phạm vị lớn các học thuyết về xã hội và triển khai ba phân tính chính về hình thức xây dựng: phân tích cấu trúc không gian, diễn giải ý nghĩa được xây dựng; và, diễn giải kinh nghiệm sống. Các phương thức tiếp cận này, đến chương trình, văn bản và địa điểm được kết hợp với nhau thông qua một loạt các bài viết về các địa điểm và loại hình môi trường cụ thể, như Berlin, Beijing and Canberra.
Loạt bài viết này phác họa một số nghiên cứu trường hợp từ châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và châu Á và cung cấp các báo cáo trực tiếp về kinh nghiệm mà các nhà quy hoạch, kiến trúc sư và các nhà chính trị đã trải qua trong việc định dạng lại thành phố. Những cái nhìn sâu sắc này đưa ra đánh giá thực tế về những thách thức và ràng buộc tạo ra bởi sự thay đổi mô hình phát triển đô thị trong sự phân bố rộng lớn môi trường đô thị. Độc giả sẽ khám phá thông qua rất nhiều tiếng nói và cách nhìn, hình thái phong phú của các thành phố toàn cầu, và sẽ hiểu được những tranh luận về thiết kế đô thị hiện nay đang ở đâu, và nó sẽ đi đến đâu trong tương lai. 13.
Cullen, Gordon (1996). The Concise Townscape (Cảnh quan đô thị súc tích). London: Architectural Press. Cuốn sách này tiên phong đưa ra khái niệm ‘townscaper’ (cảnh quan đô thị) giới thiệu nghệ thuật tạo sự gắn kết thị giác và tổ chức để đối phó với sự lộn xộn của các công trình, đường phố và không gian tạo nên môi trường đô thị. Cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc sư, nhà quy hoạch và những người liên quan khác quan tâm đến việc thành phố sẽ trông như thế nào. Cullen đã đưa vào từ ngữ và hình ảnh một số đặt tính không gian vô hình nhưng ảnh hưởng đến cách chúng ta xem xét môi trường xung quanh.
14.
Cuthbert, Alexander (2006). The Form of Cities: Political Economy and Urban Design (Hình thái đô thị: Kinh tế chính trị và Thiết kế đô thị). Oxford: Blackwell Publishing. “The Form of Cities” cung cấp một bản giới thiệu về mặt lý thuyết nghệ thuật thiết kế đô thị cho độc giả. Sách khuyến khích người đọc đi ra khỏi khoa học xã hội trừu tượng để đến với lĩnh vực nhân văn, thẩm mỹ và quá trình sáng tạo nhằm nhận biết được tại sao đô thị lại là như vậy, sách chứng mình rằng đô thị có đầy đủ các giá trị tượng trưng, ký ức tập thể, sự 264
Dovey, Kim (1999). Framing Places: mediating power in built form (Thiết lập các địa điểm:: trung hòa quyền lực trong hình thức xây dựng) . London: Routledge.
16.
Garreau, Joel (1991) Edge City: Life on the New Frontier (Thành phố bên lề: Cuộc sống ở ranh giới mới). New York: Doubleday. Joel Garreau viết sách dựa trên những quan sát khi làm phóng viên đi khắp Bắc Mỹ, phân tích các lực lượng xã hội và chính trị mà tác giả tin rằng đang làm biến đổi địa lý của các cộng đồng châu Mỹ đương đại. ‘Edge City’ nghiên cứu sự gia tăng không gian ngoại ô của Mỹ. Garreau giải thích rằng sự ngoại ô hóa ban đầu của những năm 1950-1970 đã khởi nguồn cho sự phát triển mạnh mẽ hơn vào những năm 1980, sự phát triển này đã mang số lượng lớn tòa nhà văn phòng và khu bán lẻ đến khu dân cư vùng ngoại ô. Kết quả là sự phát triển nổi trội của “các thành phố bên lề” xung quanh các khu vực đô thị cũ kỹ và xuống cấp. Tác giả cho rằng sự phát triển này đã làm biến đổi cơ bản về mặt địa lý của toàn bộ các vùng. Chẳng hạn, hiện nay nhiều người sẽ hàng ngày đi lại từ bên lề này thành phố sang phía bên kia thành phố hơn là đến các trung tâm thương mại trong thành phố cũ. Mặc dù các thành phố bên lề phát triển một cách nhanh chóng gặp phải các vấn đề như làm xấu cảnh quan và tắc nghẽn giao thông, Garreau về cơ bản
vẫn lạc quan về viễn cảnh tương lại của các thành phố này. Cuốn sánh bán rất chạy này, đã từng được đề cử Giải Pulitzer, đã khuấy lên hàng loạt các cuộc hội thảo mang tính quốc tế và là cơ sở cho một số cuốn sách học thuật và phổ thông. 17.
Gehl, Jan (1987). Life Between Buildings: Using Public Space (Cuộc sống giữa các tòa nhà: Sử dụng không gian công cộng). Translated by Jo Koch. New York: Van Nostrand Reinhold.
xã hội , sinh thái đang thách thức những nhà thiết kế đô thị. Ngoài ra, các tác giả còn bàn về giả pháp đề xuất khác nhau (thường là đối lập) thông qua một loạt các nghiên cứu trường hợp. Cuốn sách được minh họa rõ ràng cùng với bản đồ, hình vẽ và hình ảnh, bao gồm danh sách những bài báo về chủ đề. 20.
Sách của Gehl dựa trên nghiên cứu chuyên sâu của tác giả về việc sử dụng mang tính xã hội không gian công cộng cũng như kinh nghiệm và ý kiến của mọi người về không gian công cộng. Sách giới thiệu một phương pháp đánh giá chất lượng đô thị, bàn luận xem các khả năng giác quan của chúng ta ảnh hưởng đến việc sử dụng không gian như thế nào, và đưa ra các khuyến nghị về việc các kỹ thuật thiết kế có thể khuyến khích việc sử dụng một cách tích cực không gian ngoài trời như thế nào. Cuốn sách đã hướng dẫn cho cả một thế hệ kiến trúc sư phương pháp thiết kế các thành phố ấn tượng bằng việc thiết kế vì con người. Sách mô tả các nguyên tắc thiết kế đô thị đơn giản, hiệu quả và mang tính thuyết phục. ‘Life between buildings’ mang đầy niềm đam mê cho chủ đề, được diễn đạt theo cách rất dễ tiếp cận. 18.
19.
Cuốn sách giới thiệu công cụ tham khảo giá trị cho các nhà thiết kế và quy hoạch đô thị. Cùng với việc điều tra những người sử dụng đường phố và các chuyên gia thiết kế, tác giả đã nghiên cứu một phạm vi rộng các kiểu đường phố và không gian đô thị trên khắp thế giới (hầu hết ở châu Âu, bao gồm Ramblas của Barcelona, Boulevard SaintMichel ở Paris, Via dei Giubbonari ở Rome và Grand Canal ở Venice). Phần thứ hai so sánh các ví dụ khác nhằm bàn luận về các kiểu đường phố - đại lộ, các con đường thương mại, đường phố chính ở các phố nhỏ và đường khu dân cư. Cuối cùng, Jacobs phân tích các nhân tố khiến cho đường phố trở nên đẹp hơn: các tòa nhà cùng chiều cao, các mặt tiền đẹp, cây cối, cửa số , các chỗ giao, các đoạn đầu và đoạn cuối, các điểm dừng, và chắc chắn cả không gian để đi dạo. Như vậy, cuốn sách đã đưa ra tổng quan một số chất lượng cần thiết có thể chi phối việc thiết kế đường phố hiệu quả.
Gehl, Jan và Lars Gemzøe (2000). New City Spaces (Không gian đô thị mới). Copenhagen: The Danish Architectural Press (Nhà xuất bản kiến trúc Đan Mạch). 25 năm qua đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt mối quan tâm đến các không gian công cộng và đời sống công cộng. Cuốn sách giới thiệu tổng quan sự phát triển trong việc sử dụng và quy hoạch không gian công cộng, đưa ra mô tả chi tiết các chiến lược không gian công cộng khá thú vị về mặt kiến trúc và các dự án từ khắp các nơi trên thế giới. Về mặt này, các tác giả đã mô tả chín thành phố ấn tượng trên thế giới mà đã được tạo dựng trở nên thân thiện hơn với con người. Các tác giả bàn luận cách thức các thành phố này áp dụng các chiến lược khác nhau để làm thành phố trở nên thân thiện. 39 dự án không gian công cộng nữa cũng được giới thiệu và bàn luận. Chiến lược đô thị cũng như các dự án không gian được mô tả rõ nét bằng các hình vẽ, bản đồ và hình ảnh.
21.
Lyle, John T. (1996). Regenerative Design for Sustainable Development (Thiết kế tái tạo cho sự phát triển bền vững). New York: John Wiley and Sons. Cuốn sách cung cấp các phương pháp thực tế, hiện thực để đảo chiều ảnh hưởng của thảm họa môi trường do quá trình công nghiệp hóa toàn cầu gây ra trong 200 năm. Sách định nghĩa thiết kế tái tạo và mô tả những ứng dụng thực tế đối với hệ thống phát triển đất thiết yếu: dòng năng lượng, lưu lượng nước, nông nghiệp và sử dụng đất và thiết kế nhà. Tác giả là một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực thiết kế môi trường, giới thiệu các phương pháp và mô tả ví dụ thực tiễn và công nghệ tự làm mới – cùng với các ví dụ mô tả cách thức được áp dụng thông qua thiết kế kỹ lưỡng trong nhiều tình huống khác nhau. Cuốn sách khám phá vai trò của thiết kế tái tạo trong các bối cảnh xã hội, tự nhiên và chính trị.
Gosling, David and Barry Maitland (1984). Concepts of Urban Design (Các khái niệm thiết kế đô thị). London: Academy Editions. Nghiên cứu mang tính học thuật này đưa ra cái nhìn tổng quan quan trọng về các vấn đề và phương pháp tiếp cận khác nhau đối với thiết kế đô thị ở nhiều nước. Chương giới thiệu viết về bối cảnh lịch sử, cũng như các vấn đề về kinh tế, công nghệ, 265
Jacobs, Allan (1993). Great Streets (Đường phố lớn). Cambridge: MIT Press.
22.
Madanipour, Ali (1996). Design of Urban Space: An Inquiry into a Socio-Spatial Process (Thiết kế không gian đô thị:
Yêu cầu đối với quá trình không gian xã hội). Chichester: John Wiley. Cuốn sách về thiết kế đô thị là cầu nối giữa các mô hình kiến trúc đơn thuần và các hướng dẫn cho người đang công tác trong lĩnh vực này. Cuốn sách được viết với ngôn ngữ kiến trúc với các bản vẽ minh họa đặc biệt nhằm lôi cuốn những ai quan tâm đến môi trường xây dựng. Tác giả đặt câu hỏi không gian đô thị chính xác là gì và nó được tạo ra như thế nào. Để trả lời các câu hỏi này, tác giả phải xem xét thêm một số các câu hỏi khác, chẳng hạn, không gian đô thị được nhận biết và giải thích như thế nào đối với các mô hình khác nhau, thiết kế đô thị là gì, lực lượng nào liên quan đến việc xây dựng và thay đổi không gian đô thị và nhiều câu hỏi nữa. Đối với mỗi vấn đề, tác giả làm một cuộc điều tra, tác giả xem xét rất nhiều quan điểm cho thấy rằng không có câu trả lời duy nhất nhưng tích góp những câu trả lời chưa hoàn chỉnh tạo thành một câu trả lời gần đúng. Điểm nhấn mạnh của cuốn sách về quan điểm chính luận không gian đô thị bao gồm xã hội, tự nhiên và biểu tượng, ngụ ý tới những chỉ trích đối với phần lớn thực tiễn thiết kế đô thị của Anh có mối liên hệ chặt chẽ với các truyền thống Phong cảnh và quang cảnh. Phần trung tâm trong tranh luận của tác giả là mối quan hệ giữa thiết kế đô thị và các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tầm quan trọng của các tác nhân trong quá trình tạo lập môi trường xây dựng. 23.
nhỏ, không gian ngoài trời cho ở trường học, và không gian ngoài trời trong nhà ở cho người cao tuổi, không gian ngoài trời cho trẻ em và không gian ngoài trời ở các bệnh viện. Sách bao gồm một phần đánh giá lại theo từng chương tài liệu, các nghiên cứu trường hợp mang tính minh họa, các chỉ dẫn thiết kế cho từng loại không gian. 24.
Trong cuốn sách gây chấn động của họ “Forms Urbaines” (Hình thái đô thị) (phiên bản gốc tiếng Pháp năm 1977), các kiến trúc sư Castex và Panerai cùng với nhà xã hội học Depaule đã trình bày các nghiên cứu về một số thành phố ở châu Âu, tập trung vào các ảnh hưởng không gian tự nhiên và xã hội của việc chuyển đổi khối nhà ở đô thị truyền thống sang các dạng nhà cấu trúc mở theo thiết kế đô thị hiện đại (ví dụ Le Corbusier et. al.) giữa các năm 1850 và 1960. Cuốn sách phổ biến và có sức thuyết phục này, được viết bằng tiếng Anh và bổ sung thêm bởi Ivor Samuels, cho rằng thiết kế đô thị hiện đại đã phá hỏng hình thái học của các thành phố, phá hủy các đường phố và biệt lập các tòa nhà. Theo sát các giai đoạn của quá trình chuyển đổi, cuốn sách giới thiệu quan điểm cho rằng khối đô thị, quy mô trung gian giữa kiến trúc tòa nhà và tổng mặt bằng của quy hoạch đô thị, là khung thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Chỉ có nghiên cứu khối đô thị mới có thể hiều được mối quan hệ phức tạp giữa hình dạng lô đất và hình dạng kiến trúc, giữa đường phố và công trình, giữa các dạng thức này và thực tiễn thiết kế.
Marcus, Clare C., and Carolyn Francis (eds.) (1997). People Places: Design Guidelines for Urban Open Space (Không gian dành cho con người: Các hướng dẫn thiết kế cho không gian mở đô thị). New York: John Wiley and Sons. Cuốn sách đáp lại sự trỗi dậy trở lại nhu cầu sử dụng không gian công cộng trên khắp Bắc Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Những người xung quanh đã thể hiện nhu cầu của họ về việc thiết kế công viên thích hợp; các công ty đã nhận thấy giá trị của không gian ngoài trời cho nhân viên trong giờ ăn trưa; nhu cầu ngày càng tăng cho việc chăm sóc trẻ em đã thúc đẩy việc phải nâng cao nhận thức tầm quan trọng của môi trường chơi và học phù hợp; và mối quan tâm ngày càng tăng đến nhu cầu không gian ngoài trời riêng biệt cho người già, sinh viên, bệnh nhân và người lao động. “People Places” phân tích và tổng hợp các nghiên cứu hiện có về việc các không gian mở đô thị thực tế được sử dụng như thế nào, cung cấp cho các chuyên gia và sinh viên thiết kế chỉ dẫn dễ hiểu, dễ áp dụng để tạo dựng các không gian thân thiện với con người. Bảy kiểu không gian mở đô thị được bàn luận: quảng trường thành phố, công viên xung quanh, tiểu công viên và công viên quy mô 266
Panerai, Philippe, Jean Castex, Jean-Charles Depaule, và Ivor Samuels (2004). Urban Forms – The Death and Life of the Urban Block (Hình thái đô thị - Cái chết và sự sống của khối đô thị). London: Architectural Press.
25.
Shelton, Barrie (1999). Learning from the Japanese City: West Meets East in Urban Design (Bài học từ đô thị Nhật Bản: phương Tây gặp phương Đông trong thiết kế đô thị). London & New York: E&FN Spon. Không giống như các khu vườn Phật giáo thanh bình hay các ngôi đền Meiji-era cyar Nhật Bản ngày xưa, kiến trúc hiện đại và quy hoạch đô thị của Nhật với cái nhìn ban đầu có vẻ chỉ là màu xám đơn điệu hoặc là màu sắc lòe loẹt. Cuốn sách trình bày sự khác biệt trong đánh giá về các đô thị Nhật Bản với suy nghĩ và văn hóa của phương Tây. “Learning from the Japanese City” đã tìm hiểu về việc người phương Tây có xu hướng coi đô thị như một mạng các không gian tuyến tính, chẳng hạn như các đường phố
được sắp xếp trật tự, trong khi đó người Nhật lại coi đô thị là sự ghép nối các khu vực. Barrie Shelton cho rằng sự tương phản trong quy hoạch đô thị mở rộng ra các khu vực khác của biểu hiện văn hóa, bao gồm cái cơ bản nhất, ngôn ngữ viết. Cuốn sách cho thấy tổng hợp của sự gấp khúc, chuyển đổi và các đặc tính phi tuyến, xuất hiện một cách hỗn độn, lại trở thành nguồn tư liệu tiềm tàng cho việc nghiên cứu và tạo cảm hứng cho các kiến trúc sư và nhà quy hoạch phương Tây. 26.
Spreiregen, Paul D. (1965). Urban Design: The Architecture of Town and Cities (Thiết kế đô thị: Kiến trúc thành phố và đô thị . New York: McGraw-Hill. Cuốn sách đầy tham vọng này là nỗ lực đầu tiên, do vậy là nỗ lực đáng chú ý nhất nghiên cứu lĩnh vực rộng lớn về thiết kế đô thị và vùng trong một tập sách theo phương thức rất có ích cho kiến trúc sư, các chuyên gia thiết kế và sinh viên thành phố. Định dạng khá hoàn hảo với mức độ trực quan cao, sự kết hợp giữa phần văn bản, hình ảnh, và số lượng lớn các bản vẽ đen trắng bằng bút chì cho phép truyền đạt một cách hiệu quả. Gồm 12 chương, hai chương đầu bao gồm lịch sử tóm tắt thiết kế đô thị từ thời Lưỡng Hà đến hiện tại. Mười chương còn lại bao gồm các vấn đề như kỹ thuật khảo sát đô thị theo thị giác, nguyên tắc thiết kế tổng thể đô thị, sử dụng đất thành phần trong đô thị, giới thiệu các khái niệm thuộc vùng đô thị đến mối quan hệ quản lý theo pháp luật quy hoạch đô thị. Phạm vi bao trùm của cuốn sách là rất đáng kể: tác giả cố gắng đạt được một tổng hợp thiết kế trong phạm vi các lĩnh vực, bản thân mỗi lĩnh vực là hỗn hợp các lĩnh vực thiết kế nhỏ hơn. 267
Tuan, Yi-Fu (2001). Space and place: the perspective of experience (Không gian và địa điểm: Quan điểm theo kinh nghiệm). Minneapolis: University of Minnesota Press. Xuất bản lần đầu năm 1977, tác phẩm mang tính nền tảng về địa lý nhân văn này được xuất bản phiên bản mới nhân kỷ niệm lần thứ 25 ngày ra đời. Trải qua các thập kỷ, “Space and Place” không chỉ hình thành các nguyên tắc của khoa học địa lý nhân văn mà còn chứng minh sự ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau như sân khấu, văn học, nhân loại học, tâm lý học và thần học. Nhà địa lý học lỗi lạc Yi-Fu Tuan xem xét cách thức con người cảm nhận và suy nghĩ về không gian, cách họ tạo nên sự gắn bó với gia đình, những người xung quanh và đất nước, cảm giác về không gian và địa điểm bị ảnh hưởng bởi cảm nhận về thời gian như thế nào. Tác giả cho rằng địa điểm là sự an toàn còn không gian là sự tự do: chúng ta gắn bó với địa điểm và mong ngóng về không gian. Cho dù tác giả đang xem xét không gian linh thiêng với “thành kiến”, không gian và địa điểm tưởng tượng, thời gian trong không gian theo kinh nghiệm, hoặc sự gắn bó về văn hóa với không gian, sự phân tích của Tuan rất chín chắn và sâu sắc.
Sola-Morales, Ignasi de, and Xavier Costa (eds.) (1996). Present and Futures. Architecture in Cities (Hiện tại và tương lai. Kiến trúc ở các thành phố) (UIA Conference Catalogue). Barcelona: Collegi d’Arquitectes de Catalunya and Centre de Cultura Contemporania de Barcelona, ACTAR Cuốn sách này xem xét hiện trạng hình thái kiến trúc với 21 bài viết và 70 dự án kiến trúc quốc tế được chia thành 5 phần: sự chuyển đổi, các dòng chảy, sự không rõ ràng về lãnh thổ, cư trú và nơi ở. Đây là catalô chính thức của triển lãm Đại hội Hiệp hội kiến trúc quốc tế lần thứ XIX, tổ chức tháng 6 năm 1996 tại CCCB. Trong số các cộng tác viên, bao gồm những khuôn mặt nổi tiếng như Ignasi de Solà-Morales, Joan Busquets, Bernard Tschumi, và Michael Sorkin. Các dự án nổi bật trình bày công trình của các kiến trúc sư trưởng như Jean Nouvel, Norman Foster, Peter Eisenman, Itsuko Hasegawa, Tadao Ando, Toyo Ito, Richard Rogers, Zaha Hadid, v.v.
27.
28.
29.
Vernez-Moudon, Anne (ed.) (1991). Public Streets for Public Use (Đường phố công cộng dùng cho mục đích công cộng). New York: Columbia University Press. Cuốn sách này tập hợp công trình của 32 học giả, viện sỹ, nhà nghiên cứu, quan chức chính phủ, doanh nhân và kiến trúc sư. Cuốn sách bắt đầu với một bài viết ngắn phác họa những xung đột chủ yếu giữa những người sử dụng đường phố và sự phát triển. Bài viết này đã đặt chủ đề chung cho cả cuốn sách, phân tích khía cạnh ổn định giao thông, tạo các tuyến đường đi bộ, và biến đường phố thành nhiều kiểu không gian công cộng đa dạng. Cuốn sách chỉ ra một nhận định mới trong thiết kế đường phố, cho rằng phương pháp thiết kế giao thông mà cần ưu tiên cho yêu cầu lưu thông hiệu quả của giao thông cơ giới nên được thay thế bằng phương pháp ‘mềm hơn’ của kiến trúc sư, nhà thiết kế, quy hoạch đô thị. Cuốn sách xem xét một số ví dụ mang tầm quốc tế về những sự phát triển được thiết kế nhằm đẩy mạnh ‘các đường phố có sức sông’. Sách bàn luận các chiến lược chuyển đổi các không gian được sử dụng chủ yếu bởi phương tiện giao thông có tốc độ cao thành các khu giải trí có giá trị của đô thị nơi người già, người bệnh, thanh niên có thể cùng chung sống vui vẻ với giao thông đã được hạn chế và ổn định.
ta quan sát sự khẳng định và công bố của các kỹ năng mới với nhiều dạng trao đổi, giao tiếp, thông tin khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta chứng kiến những sáng tạo đối lập và khó khăn trong lĩnh vực nhà ở tập thể. Khó khăn gặp phải ở Bồ Đào Nha và được phân tích trong cuốn sách này cho phép chúng ta nghiên cứu tình huống trong đó có biểu thị cấp độ văn hóa đô thị đương đại và hệ quả của nó dưới hình thức cảnh quan nhân tạo. Trường hợp được giới thiệu nhằm dẫn chứng đặc điểm quan trọng nhất mà chúng ta có thể coi là công trình kiến trúc nhà ở thành công nhất trong những năm qua. Một chuỗi các trường hợp mà có thể tìm thấy sự biểu hiện khác nhau cho sự khám phá và cụ thể hóa giữa các xu hướng phổ biến hơn, có thể được coi như điểm tham chiếu cho những đường phát triển theo các yếu tố điều kiện áp đặt trong giai đoạn xây dựng. (từ các tác giả)
4. NHÀ Ở 1.
Cairncross, Sandy, Jorge Enrique Hardoy, và David Satterthwaite (eds.) (1990). The Poor Die Young: Housing and Health in Third World Cities (Người nghèo chết trẻ: Nhà ở và sức khỏe ở đô thị của Thế giới thứ ba). London: Earthscan. “The Poor Die Young” là tập hợp các bài viết được sắp xếp kỹ lưỡng liên quan đến sức khỏe và mối quan hệ của nó với điều kiện môi trường giữa những người nghèo ở đô thị, các phương pháp cải thiện mang tính sáng tạo và chi phí thấp mà có thể và đang được chấp nhận bởi chính phủ và chính các cộng đồng. Các tác giả sử dụng cách tiếp cận thực tế đến bối cảnh chính trị và kinh tế, những giới hạn trong việc cung cấp hạ tầng cơ sở và dịch vụ đã được cải thiện từ các cơ quan chính phủ. Do việc cung cấp không thể dự đoán trước hoặc sẽ không có trong tương lai nên cần phải tìm các nguồn và phương pháp thay thế. Điều được nhấn mạnh trong toàn bộ cuốn sách là sự tham gia của người dân hơn là các chuyên gia y tế trong việc cải thiện sức khỏe. Các tác giả của các chương hầu như đều từ phía Nam và đều có nhiều kinh nghiệm về các phương pháp thay thế đối với vấn đề sức khỏe môi trường đô thị.
2.
4.
Cuốn sách có phạm vi rộng này nghiên cứu những tổ hợp nhà ở quy mô lớn quan trọng nhất trên thế giới, chỉ ra con đường tương lai cho thiết kế nhà ở. Bảy mươi tổ hợp nhà ở mô tả ở đây được coi là những dấu mốc trong ngành kiến trúc, thể hiện quan điểm cấp tiến đối với quy hoạch đô thị. Cuốn sách ghi lại quá trình phát triển các cấu trúc này, tiết lộ mỗi công trình đại diện cho mục đích thời đại như thế nào: xây dựng nhà ở cho một xã hội mới trong những năm 1920 và 30, những năm 40 và 50 nhằm vào công năng và hướng tới tương lai; các dự án đô thị mật độ lớn của những năm 60 và 70; sự đa dạng và nhận thức về môi trường trong những năm 80 và 90. Cuốn sách cũng xem xét đén sự phát triển không ngừng của thế kỷ này: Looped Hybrid của Bắc Kinh, thành phố trong thành phố, thành phố nhỏ Aranya ở Ấn Độ cung cấp nhà ở cho cư dân nghèo; các căn hộ Solaire thân thiện môi trường ở Manhattan, và những công trình khác. Do các đô thị hiện nay phải đối diện với vô số sự thay đổi toàn cầu, cuốn sách này cung cấp tư liệu phong phú cho những ai liên quan đến kiến trúc với trách nhiệm xã hội.
De Lapuerta, Jose Marie (2007). Collective Housing: A Manual (Nhà tập thể: Sách hướng dẫn). Barcelona: Actar. Juan Herreros (Abalos & Herreros), Dietmar Eberle (Baumschlager & Eberle), Wiel Arets, Frits van Dongen (Architecten Cie), Felix Claus (Claus en Kaan), Jacob van Rijs (MVRDV), và Jose Morales là những người trong số mười trợ giảng đã thực hiện một loạt hội thảo về nhà ở tập trung bao gồm một nhóm có 34 kiến trúc sư và sinh viên quốc tế trong Khóa học Master về Nhà ở tập thể năm 2006. Cuốn sách được phân chia theo giảng viên và gồm các công trình chuyên dụng của các kiến trúc trưởng cũng như hàng loạt các dự án của sinh viên.
3.
Fernandes, Fatima and Michele Cannata (2003). Contemporary Housing: Ways of Living (Nhà ở đương đại: Phong cách sống). Porto: ASA Editions. Đặc điểm của xã hội hiện tại, nơi mà các giá trị kinh tế và năng suất lấn át giá trị văn hóa đô thị dựa trên việc sử dụng cân bằng nguồn tài nguyên và phân phối công bằng của cải, đã biến việc xây dựng nhà ở đô thị thành công việc kinh doanh điều chỉnh bởi thị trường và nhu cầu tiêu dùng. Trong khi chúng
268
Forster, Wolfgang (2006). Housing in the 20th and 21st Centuries (Nhà ở trong thế kỷ 20 và 21). Munich: Prestel.
5.
French, Hilary (2006). New Urban Housing (Nhà ở đô thị mới). London: Laurence King Publishing. Khi các thành phố phát triển, cần phải có nhiều nhà ở để đáp ứng được sự tăng dân số. Ảnh hưởng chủ yếu bởi nhu cầu cung cấp nhà ở càng rẻ và càng hiệu quả càng tốt,
Squatter Citizen: Life in the Urban Third World (Công dân ở những khu nhà ổ chuột: Cuộc sống ở đô thị thế giới thứ ba). London: Earthscan.
những ý tưởng phát triển bởi Những người theo chủ nghĩa hiện đại đã tạo nên các chương trình nhà ở trên khắp thế giới. Hiện nay, trong bối cảnh mà cảnh quan đô thị rất khác biệt, các kiến trúc sư lạc quan về cuộc sống mật đô cao đang quan sát lại các kiểu nhà truyền thống và sáng tạo các kiểu nhà mới. Sau phần giới thiệu về sự phát triển gần đây của các khối căn hộ như một kiểu nhà đô thị, cuốn sách bao gồm bốn chương trình bày các ví dụ về nhà ở đô thị gần đây trên khắp thế giới. Các dự án được lựa chọn minh họa một phương pháp kiến trúc mới. Người Pháp nghiên cứu bốn mô hình chính: sân thượng và nhà liên kế, sân trong và sân giữa, các khối nhà thành phố và sự lấp đầy, các tòa tháp và phiến đá. Các hình ảnh, bản vẽ và sơ đồ mặt bằng mô tả bối cảnh xung quanh cho mỗi dự án. 6.
Gausa Manuel (ed.) (1999). Housing: New Alternatives, New Systems (Nhà ở: Giải pháp thay thế mới, Hệ thống mới). Basel: Birkhäuser. Khảo sát này phân tích các dạng nhà ở cải tiến trong môi trường đô thị và giới thiệu chúng một cách hệ thống với nhiều ví dụ từ các kiến trúc sư quốc tế nổi tiếng. Các kiến trúc sư đã tìm kiếm những hệ thống mới phù hợp để xây dựng nhà ở đô thị, cung cấp môi trường nền tàng để thay đổi đô thị. Mối quan tâm liên quan đến các lĩnh vực hoạt động này làm người biên tập phải nghiên cứu kỹ lưỡng các công trình nhà ở cũng như các dự án đã được quy hoạch. Trong phần đầu tiên của tác phẩm này, sự phát triển và nghiên cứu mới nhất được đưa vào bối cảnh và giải thích cho người đọc. Trong phần thứ hai, các nhà ở và các dự án được coi là điển hình được giới thiệu theo từng bối cảnh.
7.
9.
Hardoy, Jorge Enrique and David Satterthwaite (1989). 269
Jenkins, Paul, Harry Smith, and Ya Ping Wang (2007). Planning and housing in the rapidly urbanising world (Quy hoạch và nhà ở trong thế giới đang đô thị hóa nhanh chóng ). New York: Routledge. Được viết làm sách giáo khoa và bởi một nhóm các viện sỹ hàng đầu chuyên ngành, đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp các vấn đề cốt yếu về quá trình đô thị hóa nhanh chóng với các phương pháp quy hoạch và xây dựng nhà ở. Phác họa và giải thích các khái niệm cơ bản từ ‘’định cư không chính thức’ tới ‘bền vững’, cuốn sách tập trung vào quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển với các nghiên cứu trường hợp từ Mỹ Latin, châu Á và châu Phi Sub-Saharan. Ảnh hưởng của đô thị hóa nhanh và toàn cầu hóa đến việc sử dụng đất và nhà ở được mô tả và phân tích với mối liên hệ với các vấn đề cụ thể về đói nghèo, sức khỏe và môi trường. Cung cấp phần giới thiệu dễ tiếp cận với các vấn đề quan trọng cũng như mở rộng các thảo luận lý thuyết hiện thời, tìm hiểu các ứng dựng thực tế, cuốn sách là nguồn tư liệu cần thiết cho sinh viên và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Gelsomino, Luisella and Ottorino Marinoni (eds.) (2009). European Housing Concepts 1990-2010 (Các khái niệm nhà ở châu Âu). Bologna: Editrice Compositori. Cuốn sách là một kho dữ liệu những xu hướng thiết kế trong kiến trúc nhà ở ở châu Âu. Với khoảng 200 ví dụ từ 18 quốc gia, được minh họa phong phú bằng hình ảnh và bản vẽ, cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan sâu sắc về các công trình và các xu hướng nổi bật trong suốt giai đoạn 1990-2010. Sách giới thiệu những biểu hiện cho kiến trúc đô thị mà có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng, với sự kết hợp hiệu quả giữa “nhà ở” và “đất đai” và giữa cấp độ cá nhân – nhà ở. – và cấp độ công cộng đại diện bởi không gian đô thị. Các dự án nhà ở vì vậy cũng là một phần của bền vững môi trường, không gian xanh đô thị và cảnh quan.
8.
Cuốn sách có cái nhìn thực tế phía sau những sự bóp méo về điều kiện nhà ở ở Thế giới thứ ba và miêu tả những cải tiến đã có ảnh hưởng cũng như đưa ra những giải pháp mang tính xây dựng cho các nhà quy hoạch và phát triển trong tương lại. Đây là cuốn sách có phạm vi rộng tập trung vào các quá trình biến đổi đô thị rộng lớn nhanh chóng và phức tạp ở các nước nghèo. Dựa vào nghiên cứu về nhiều loại nhà chiếm dụng và các khu định cư chung ở rất nhiều nước như Ấn Độ, Nigeria, Sudan and Argentina, Hardoy và Satterthwaite lên án một cách mạnh mẽ thái độ áp đặt và coi thường của hầu hết các chính phủ đối với người nghèo. Cuốn sách cung cấp nhiều báo cáo thuyết phục về việc những người nghèo ở các thành phố khác nhau đã tổ chức và xây dựng nhà ở của họ và khu vực xung quanh như thế nào.
10.
Lukez, Paul (2007). Suburban Transformations (Sự biến đổi của khu vực ngoại thành). New York: Princeton Architectural Press. Các luật sư, các nhà môi trường Smart Growth và các nhà quy hoạch đô thị mới đều cố gắng theo cách của mình
tuyên truyền thông điệp cải cách lại các hình thức sử dụng đất hiện nay. Các giải pháp của họ thường bị phê phán là quá nguyên tắc, đối nghịch với sự tăng trưởng hoặc quá hoài cổ. Suburban Transformations đưa ra một giải pháp thay thế cho thực tế này trong khi vẫn tổng hợp rất nhiều ý tưởng và đề xuất đã được công bố. Vừa là sách lý thuyết vừa là công cụ thực tế cho việc quy hoạch cộng đồng ở khu vực ngoại thành, cuốn sách giới thiệu quy trình thiết kế thích ứng: một phương pháp cho phép chuyển đổi hữu cơ các cộng đồng từ các khu ngoại ô và ven đô thành các địa điểm có bản sắc riêng và đặc điểm độc đáo. Năm nghiên cứu trường hợp cung cấp những ví dụ đầy đủ của quy trình này, bắt đầu với hệ thống bản đồ phức tạp mô tả trên máy tính dự đoán kết quả cho tương lai, cung cấp cho nhà thiết kế khả năng dự đoán những thay đổi trong cấu trúc cộng đồng và bổ sung thêm thông tin cho bộ các công cụ thiết kế.
11.
13.
Payne, Geoffrey, and Michael Majale (2004). The Urban Housing Manual: Making Regulatory Frameworks Work for the Poor (Sổ tay xây dựng nhà ở đô thị: Xây dựng khung pháp lý công trình cho người nghèo). London: Earthscan. Đây là sổ tay thực hành cung cấp khung pháp lý để cải thiện nhà ở đô thị trong bối cảnh phát triển. Cuốn sách là nguồn tư liệu giá trị cho nhà quy hoạch, nhà làm luật, nhà chức trách, các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động vì cộng đồng. “Sự quan liêu” (tuân thủ quá mức hoặc cứng nhắc các luật lệ) là cản trở chính trong việc cung cấp chỗ ở hợp lý cho nguời nghèo ở đô thị, và những khu nhà ổ chuột chính là kết quả của các khung pháp lý chưa phù hợp. Sổ tay này giải quyết vấn đề về khung pháp lý cho việc nâng cấp đô thị và mở rộng nhà ở 270
Power, Anne (1997). Estates on the Edge: The Social Consequences of Mass Housing in Northern Europe (Đất đai ven đô thị: Hậu quả xã hội của nhà chung cư ở Bắc Âu) . London: Macmillan. “Estates on the Edge”trình bày về sự xuống cấp và sự cải tạo của các khu nhà dành cho người thu nhập thấp được chính phủ tài trợ ở khắp Bắc Âu, đưa ra sự lý giải sinh động về các vấn đề tự nhiên, xã hội, mang tính tổ chức mà các chủ đầu tư nhà xã hội đang phải đối mặt ở năm quốc gia. Các nước này có 5.500.000 đơn vị nhà ở xã hội trên khoảng 5.000 khu đất rộng, đông đúc, bằng phẳng, khoảng một phần ba là nhà xã hội cho thuê. Các khu đất này cung cấp nhà ở ngày càng nhiều cho người nghèo ngày càng xa trung tâm đô thị. Nhiều khu ở đã phải trải qua sự xuống cấp hỗn độn và đôi lúc rất nghiêm trọng. Một số cũng phải chịu sự chuyển đổi sâu sắc và nâng cấp nhanh chóng. Cuốn sách bám sát quá trình xuống cấp và cải tạo này.
Mozas, Javier and Aurora Fernandez Per (2006). Density: New Collective Housing (Mật độ: Xây dựng chung cư mới). VitoriaGasteiz: A+T Ediciones. A+T tập hợp trong một cuốn sách bốn tập sách đã xuất bản về Mật độ và nhà chung cư, được sửa đổi và bổ sung các dự án mới. Tuyển tập bao gồm hơn 60 công trình xây dựng và mười dự án đô thị đã được thực hiện. Ấn phẩm này giống như cuốn sách giáo khoa dễ đọc: các dự án được giới thiệu theo một hình thức thống nhất và các dữ liệu cung cấp có thể dễ dàng được so sánh. Các bài viết được phân theo Mật độ (số lượng nhà ở trên một hecta). Được trình bày cùng với 300 bức ảnh/ bản đồ tổng thể/bản đồ mặt bằng của các căn hộ và chi tiết công trình.
12.
mới, và vấn đề ảnh hưởng của khung pháp lý đến việc tiếp cận với nơi ở phù hợp và các tài sản quan trọng khác, đặc biệt đối với người nghèo ở đô thị. Cuốn sách minh họa hai phương pháp để xem xét các khung pháp lý và trình bày các quy tắc hướng dẫn thực hiện sự thay đổi, đã được các nghiên cứu nêu ra..
14.
Schittich, Christian (ed.) (2004) High-Density Housing: Concepts, Planning, Construction (Nhà ở mật độ cao: Khái niệm, Quy hoạch, Xây dựng). Basel: Birkhauser, Edition Detail. Do sự xuất hiện ngày càng nhiều lối sống khác nhau, nghiên cứu về sơ đồ mặt bằng linh hoạt, thích ứng trở thành vấn đề cơ bản trong xây dựng nhà ở chung cư. Nhu cầu ngày càng tăng tại các trung tâm đô thị chỉ có thể được đáp ứng bởi nhà ở mật độ cao. Xây dựng nhà ở mật độ cao là công việc phức tạp và đầy thử thách hơn bao giờ hết đối với các nhà quy hoạch và kiến trúc sư. Cuốn sách giới thiệu các dự án mang tầm quốc tế dẫn chứng cho mức độ phức tạp của công việc, từ thiết kế sơ đồ mặt bằng, mở rộng và sử dụng các nguồn lực, đến sử dụng các hệ thống công trình mang lại hiệu quả kinh tế. Chất lượng cao của kiến trúc và xây dựng ở những khu nhà ở như vậy có thể thấy rõ ràng ở các minh họa bằng sơ đồ mặt bằng, các bản vẽ chi tiết cỡ lớn. Phần mở đầu thảo luận chi tiết về chủ đề thiết kế sơ đồ mặt bằng và phát triển. Cuốn sách là cái nhìn toàn diện về tình trạng hiện nay của việc xây dựng nhà ở chung cư,
triển vọng và hướng phát triển tương lai. 15.
Somerville, Peter và Nigel Sprigings (Eds.) (2005). Housing and Social Policy: Contemporary Themes and Critical Perspectives (Nhà ở và chính sách xã hội: Đề tài đương đại và Viễn cảnh). London: Routledge. Cuốn sách mang tính thời sự này liên kết các vấn đề nhà ở khía cạnh khác của chính sách xã hội với các chủ đề hiện tại của khoa học xã hội. Cuốn sách chuyển việc phân tích các vấn đề về nhà ở thành các chủ đề sinh động, thú vị của nghiên cứu khoa học xã hội. Nhà ở về cơ bản được kết hợp với các hệ thống phúc lợi xã hội và vì vậy cần sử dụng các ý tưởng khái niệm lấy từ khoa học xã hội. Tuyển tập các bài viết nhằm khích lệ những người đang nghiên cứu và làm việc ở cả hai lĩnh vực chính sách xã hội và xây dựng nhà ở có được lối tư duy linh hoạt coi xây dựng nhà ở là công cụ trung tâm của chính sách xã hội hơn là coi nó là một công việc biệt lập chỉ cần áp dụng các kỹ năng kỹ thuật và điều hành. Với hai chương trình bày và xem xét tính trung tâm của xây dựng nhà ở đối với chính sách xã hội và trải nghiệm xã hội, cuốn sách bao gồm các chương mà mỗi chương xem xét một phạm trù xã hội cụ thể như tầng lớp, giới, hoặc người tàn tật, và đánh giá kinh nghiệm và nhận thức về xây dựng nhà ở và chính sách xã hội theo các phạm trù này. Các tác giả tập trung vào các chủ đề về trải nghiệm nhà ở, sự quan tâm đến lợi ích của các bên/quyền lực, tính bền vững và trình độ/quản lý ; là vấn đề trung tâm của các tranh luận về nhà ở và chính sách xã hội.
16.
Zhou, Jingmin (2001). Urban Housing Forms (Hình thái nhà ở đô thị). Beijing: China Architecture & Building Press (Nhà xuất bản kiến trúc và xây dựng Trung Quốc). Hơn 75% dân số thế giới đang sống tại các đô thị nơi nhu cầu về nhà ở giá cả hợp lý với thiết kế phù hợp là thiết yếu đối với chất lượng cuộc sống đô thị. Cuốn sách xem xét nhiều giải pháp khác nhau đối với vấn đề thiết kế đô thị, cho thấy sự hiểu biết về các nguyên tắc thiết kế quan trọng là yêu cầu cơ bản cho quá trình xây dựng nhà ở bền vững cho tương lai. Cuốn sách cũng bàn luận trên một phạm vi rộng các kiểu nhà ở khác nhau theo quan điểm quốc tế. Zhou phân loại môi trường sống thành hai loại, “lõm” và “lồi”. Trong kiểu nhà lõm, nhà ở được xây dựng theo nhóm liền kề nhau, bảo vệ các môi trường sống như sân chơi. Kiểu bố trí nhà ở này rất phù hợp với không gian sống nhìn vào bên trong. Dạng nhà lồi nhìn ra môi trường mở giống như các tòa nhà cao tầng hiện nay.
271
5. CÁC KHU DÂN CƯ 1.
Abrams, Charles (1964). Man’s Struggle for Shelter in an Urbanizing World. (Cuộc chiến đấu của con người vì nhà ở trong một thế giới đô thị hóa). Cambridge: MIT Press. Công nghiệp hóa và bùng nổ dân số đang góp phần vào một cuộc cách mạng đô thị tại các nước đang phát triển. Các điều kiện xã hội và kinh tế ổn định từ hàng trăm năm nay đang bị đảo lộn nhanh chóng. Cuốn sách này đóng góp một phần quan trọng vào sự hiểu biết của chúng ta về nhiều chương trình quốc gia và các nỗ lực của các tổ chức quốc tế trong cải cách đất đai và nhà ở phù hợp. Đây là cuốn sách đầu tiên về đề tài này. Charles Abrams giới thiệu kho tàng phong phú của ông về kinh nghiệm thực tiễn và các mô tả thực trạng tình hình nhà ở tại Ghana, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Philippines, Nigeria, Nhật bản, Singapore, Ấn độ, Puerto Rico, Venezuela, Jamaica, Ireland, Barbados, và Bolivia. Kiến thức chuyên gia của ông về những khía cạnh luật pháp và tài chính của các vấn đề đất và nhà ở được tôi luyện bởi quan sát tinh tường từ các khía cạnh kỹ thuật và xã hội, được bồi bổ bởi trí tưởng tượng phong phú về lợi ích nhân loại và được xây dựng hiệu quả bởi một trình độ kiến thức cao về chủ nghĩa hiện thực chính trị.
2.
4.
Alexander, Christopher (1979). The Timeless Way of Building. (Phương thức xây dựng vĩnh cửu). New York: Oxford University
272
Breese, Gerald (1966). Urbanization in Newly Developing Countries. (Đô thị hóa tại các nước mới phát triển). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. Tài liệu này được tác giả viết sau những nghiên cứu và tham khảo ý kiến trong lĩnh vực xã hội học tại nước ngoài. Cuốn sách bắt đầu với một vài bối cảnh thống kê, dữ liệu về mức độ và tốc độ của việc đô thị hóa trên toàn thế giới. Chương hai viết về các vai trò tương phản của các thành phố trong xã hội truyền thống và hiện đại. Các chương tiếp theo quay về vấn đề cơ cấu dân số và việc đương đầu với các cấu trúc phát triển và các quá trình sinh thái liên đới. Có một mục được dành cho tương lai. Rất nhiều câu hỏi khái quát được nêu ra, bao gồm: liệu các cấu trúc cũ có tiếp tục không và liệu tương lai sẽ mang lại thay đổi cho định hướng của kinh nghiệm phương Tây không? Đây cũng là một thảo luận về “đô thị hóa thái quá”, chắc chắn là một trong những khái niệm rối bời nhất trong các nghiên cứu đô thị hiện nay.
Alexander, Christopher, Sara Ishikawa, and Murray Silverstein (1977). A Pattern Language: Towns, Buildings, Construction. (Một ngôn ngữ cấu trúc: đô thị, nhà cửa, công trình xây dựng.) New York: Oxford University Press. Mục đích cung cấp một “lựa chọn hiệu quả cho các ý tưởng hiện nay của chúng ta về kiến trúc, xây dựng và quy hoạch.” Một ngôn ngữ cấu trúc cung cấp một ngôn ngữ thực hành cho xây dựng và quy hoạch dựa trên các chú trọng thiên nhiên. Người đọc được tham khảo một tổng thể gồm khoảng 250 cấu trúc được coi là những đơn nguyên của ngôn ngữ này, mỗi cấu trúc bao gồm 1 vấn đề thiết kế, thảo luận, minh họa và cách giải quyết. Với hiểu biết về các vấn đề thiết kế thường gặp trong môi trường của chúng ta, người đọc có thể phân biệt các cấu trúc hiện có trong các dự án thiết kế của họ và sử dụng những cấu trúc này để sáng tạo một ngôn ngữ của riêng họ. Rất thấu đáo, mạch lạc và dễ nắm bắt, cuốn sách này đã trở thành một cuốn kinh thánh cho các kiến trúc sư, các nhà thầu và các chuyên viên thiết kế, những ai thực sự quan tâm đến một thiết kế lành mạnh và đẳng cấp cao.
3. Press.
Đây là một cuốn sách giới thiệu tới các tài liệu khác của Alexander, “Một ngôn ngữ cấu trúc” và “Thử nghiệm Oregon”, lý giải những khái niệm chủ yếu cho cách tiếp cận độc đáo của ông về lý thuyết và ứng dụng kiến trúc. Cuốn sách này liên kết cuộc sống và kiến trúc với nhau và tạo nên một ảnh hưởng lớn tới tư tưởng sáng tạo, đặc biệt trong các lĩnh vực kiến trúc. Alexander giới thiệu khái niệm về “chất lượng không có tên”, và cho rằng nên đưa chất lượng không tên này vào trong các công trình xây dựng của chúng ta. Ông cố gắng thử định nghĩa ý tưởng này bằng việc so sánh nó với các khái niệm đang tồn tại thể hiện một phần của chất lượng không tên nhưng đủ sâu sắc để định nghĩa bản thân nó.
5.
Breese, Gerald (ed.) (1969). The city in newly developing countries. Readings on urbanism and urbanization. (Thành phố tại các nước mới phát triển. Tuyển tập về đô thị học và đô thị hóa). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. Cuốn sách này được viết để bổ sung vào các tài liệu trước của tác giả (1966, như trên). Nội dung cuốn sách bao gồm 30 bài viết được phát hành trước đây và 6 bản đồ lấy được từ các nguồn khác nhau. Hầu hết tất cả các bản tin này đều được đăng nguyên bản từ năm 1960 đến năm 1967, bao gồm các bài từ tập san, các báo cáo của Hợp chủng quốc và chính phủ và các tài liệu từ các hội thảo và hội nghị đặc biệt. Đây là một tổng hợp những tài liệu rất khó có thể có được. Dưới sự phân loại của Breese, các tài liệu này không đem lại một ý tưởng mới nào, nhưng cuốn sách là một đóng góp quý giá như một cuốn sách nguồn về hiện tượng quan trọng của các thành
phố phát triển ở “thế giới thứ ba”. Từng vùng địa lý có những quốc gia như vậy đều được quan tâm. Theo cách đó, các bài báo được giới thiệu theo các xu hướng đô thị tại châu Á và các nước Viễn Đông, Trung Đông, châu Phi và Châu Mỹ La tinh; cũng có nhiều bài về các thành phố đặc biệt tại mỗi khu vực. 6.
8.
Burdett, Ricky, and Deyan Sudjic (2008). The Endless City. (Thành phố vô tận). New York: Phaidon Press. Cuốn sách là kết quả của những thảo luận và nghiên cứu hiện nay được ấn hành cho các hội thảo của ‘Dự án Tuổi thọ đô thị’. Mạng tổ chức, cá nhân và các dự án nghiên cứu này tập trung vào sự phát triển bền vững trong thế giới của các thành phố được tạo ra để đương đầu với hàng loạt các hậu quả đô thị khẩn cấp. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, hơn nửa số dân trái đất hiện đang sống tại các khu vực đô thị. Các câu hỏi liên quan tới hình dạng, kích thước, mật độ và phân bổ thành phố đang ngày càng trở nên phức tạp và chính trị hóa, và ảnh hưởng của việc xây dựng môi trường liên quan đến xã hội và chất lượng cuộc sống đang là các đề tài nóng bỏng trong các thảo luận về quy hoạch đô thị. Nghiên cứu này được trình bày rất rõ trong cuốn sách, cùng với các bài viết chi tiết của các chuyên gia lớn trong các lĩnh vực kiến trúc, đô thị học, kinh tế và chính trị, và các tài liệu hình ảnh minh họa. Cuốn sách là một công cụ tham khảo tốt cho tất cả những ai tham gia vào quy hoạch và phát triển.
7.
quan trọng cho việc hoạch định các chiến lược đô thị tương lai tại miền Nam.
Burgess, Rod, Marisa Carmona, and Theo Kolstee (eds.) (1997). The Challenge of Sustainable Cities: Neoliberalism and Urban Strategies in Developing Countries. (Thách thức của các thành phố bền vững. Chủ nghĩa tự do mới và các chiến lược đô thị tại các nước phát triển). London: Zed Books. Tài liệu này được các nhà quy hoạch và kiến trúc sư đánh giá là cập nhật về mối quan hệ giữa lý thuyết đô thị, chính sách và thực hành kiến trúc và quy hoạch đô thị ở các nước đang phát triển. Nó giải thích và chỉ trích những điều đang xảy ra tại các thành phố trong một kỷ nguyên hiện đang bị chiếm lĩnh bởi chính sách phát triển theo chủ nghĩa tự do mới, so sánh và đối chiếu các loại chính sách và cách tiếp cận quy hoạch, và tìm hiểu xem chúng đã làm thay đổi vai trò của các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch và các chuyên gia khác như thế nào. Các đóng góp tập trung vào những hậu quả cơ bản hiện đang tồn tại trong chiến lược môi trường đô thị, trong việc cơ cấu lại không gian của các thành phố, và trong các nỗ lực thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa của cộng đồng vào các chương trình đô thị và quản lý. Tính độc đáo của tư duy, tính đa dạng của các ví dụ minh họa và việc tập trung vào chính sách làm cuốn sách trở thành một đóng góp 273
Caminos, Horacio, John Turner, and John Steffian (1969). Urban Dwelling Environments. (Các môi trường nhà ở đô thị). Cambridge: MIT Press. Tác giả phân tích các môi trường nhà ở đô thị bằng cách sử dụng 4 thước đo: địa điểm, phân khúc khu vực, nhóm nhà ở và đơn vị nhà ở tiêu biểu. Gắn liền với đơn vị nhà ở là sự mô tả mức độ phòng, giới thiệu thiết kế bộ đồ nội thất của căn hộ. Phương pháp miêu tả này được ứng dụng cho 8 môi trường nhà ở đô thị ở khu vực Boston và 4 thành phố châu Mỹ La tinh.
9.
Chermayeff, Serge, and Christopher Alexander (1963). Community and Privacy: Toward a New Architecture of Humanism. (Tính cộng đồng và tính tư nhân: hướng tới một ngành kiến trúc mới của chủ nghĩa nhân đạo). New York: Doubleday. Trong ‘Tính cộng đồng và tính tư nhân’, Chermayeff khẳng định sự tuyệt giao của ông với Le Corbusier và ‘Tư tưởng hiện đại’ cho rằng ngôi nhà là một cỗ máy để ở. Ông phát triển lý thuyết về đô thị và các cấu trúc nhà ở trong mối liên hệ năng động với thiên nhiên. Để đáp ứng được những nhu cầu của con người về tính riêng biệt và tính cộng đồng, ông cho rằng cần phải có 1 sự thay đổi cực đoan trong thiết kế đô thị và công trình xây dựng và đề xuất 33 nhu cầu cơ bản cho quy họach đô thị tương lai. Bài viết bàn về nhiều vấn đề ngoài việc tổ chức hiệu quả nhà ở cho cộng đồng. Cấu trúc cộng đồng lý tưởng – cụ thể là cấu trúc nhà cửa và đất đai – nên giống như một giá thể nuôi cấy, giống như phần thuận lợi nhất của cái bể, nơi hoa thủy sinh nở rộ, một giá thể có tác dụng kích thích và làm giàu, giống như một loại thực phẩm chức năng, đó là những sáng tạo của một cộng đồng dành cho cuộc sống của con người.
10. D’Auria, Viviana, Bruno De Meulder, and Kelly Shannon (eds.) (2010). Human Settlements: Formulations and (re)calibrations. (Những khu dân cư: mô tả và (tái) xác định quy mô). UFO2_Urbanism Fascicles OSA. Amsterdam: Sun Academia. Chiến tranh, mâu thuẫn nội bộ và các thiên tai đang tàn phá thế giới. Hàng triệu người đang tìm nơi ở mới, an toàn hơn để định cư tạm thời hoặc lâu dài. ‘Human settlements” nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh của định cư hiện đại có liên quan đến kiến trúc, thiết kế đô thị và quy hoạch. Cả
kê thật đáng lo ngại; dân số đô thị tại các nước phát triển tăng gấp ba lần giữa năm 1960 và 1993, chủ yếu do sự di dân từ nông thôn ra thành thị, và năm 1990 được thông báo là có ít nhất 600 triệu người định cư đô thị sống trong các điều kiện không an toàn vì chất lượng nhà ở nghèo nàn và thiếu thốn các dịch vụ môi trường. Cuốn sách này gồm 25 bài viết, dành cho phân tích các nguyên nhân và hậu quả của thay đổi về dân cư diện rộng này, cung cấp một vài đóng góp quan trọng vào lĩnh vực các nghiên cứu đô thị. Tập hợp tài liệu này được chia làm 5 phần: di cư từ nông thôn ra thành thị, các cấu trúc công việc ở đô thị, tổ chức xã hội ở thành phố, nhà ở và môi trường, và các cấu trúc hòa nhập và xung đột chính trị. Mỗi phần đều có một bài dẫn nhập của Gugler và vài bài viết ví dụ cho đề tài qua sự đa dạng của các thấu kính phân tich. Hầu hết tất cả các nghiên cứu đều dựa vào quan sát và nghiên cứu tổng quát hoặc các dữ liệu kinh tế.
những ví dụ từ thời kỳ 1960-1980 và từ năm 1990 được phân tích trong cuốn sách này. Thiết kế nhà ở tập thể ở Hà Nội (Việt Nam), kế hoạch Candilis cho Chad và các dự án khác được phân tích trong cuốn ‘Phân tích đô thị … và các thực hành thiết kế’. Chương cuối viết về các nghiên cứu về những định cư mới như các làng tại Sri Lanka được thành lập sau thiên tai Tsunami, Nahr el Baret, một trại người tị nạn Palestin ở Lebanon và Favela Barrio ở Rio de Janeiro (Brazil). 11.
Doxiadis, Constantinos (1968). Ekistics: An Introduction to the Science of Human Settlements. (Khoa học về cách định cư: Một sự dẫn nhập vào khoa học của những khu định cư của loài người). New York: Oxford University Press. “Những khu định cư không còn được dân yêu mến nữa”, đó là câu giới thiệu của tác giả tới Khoa học về cách định cư: Một sự dẫn nhập vào khoa học của những khu định cư. Vấn đề là, ông kết luận, những yếu tố của các thành phố hiện đại, như vận chuyển, phân chia khu vực và phương tiện liên lạc không còn giữ được trạng thái cân bằng. Kết quả là, dân chúng chịu đựng trong các thành phố quá rộng, quá đông và quá ầm, và điều đó gây ra quá nhiều tổn hại cho môi trường thiên nhiên xung quanh. Để giải quyết những vấn đề này, Doxiadis đã đề xuất một lĩnh vực nghiên cứu mới, khoa học của ‘cách định cư’. Ông mường tượng ra ‘Khoa học về cách định cư’, một cái tên xuất phát từ thời thần thoại Hy lạp oikizo, có nghĩa là ‘tạo ra một chỗ ở”, như một nỗ lực học thuật để “đạt được một khái niệm vững vàng và áp dụng các sự kiện, khái niệm và ý tưởng liên quan tới việc định cư của loài người”. Theo Doxiadis, vấn đề lớn nhất mà các thành phố trên thế giới đang phải đương đầu là vấn đề quản lý phát triển. Xa hơn nữa, ông tranh luận, các nhà quy hoạch đô thị đưa ra những sản phẩm không tương xứng với phát triển đô thị và hệ quả là các thành phố phát triển như những con bệnh ung thư, mầm bệnh bên trong ăn sang các vùng lân cận và u nhọt bên ngoài thì ăn ngốn ngấu cảnh quan thiên nhiên. Ông đề xuất một số giải pháp cho các thành phố phát triển nhanh, một trong số đó dành cho các nhà quy hoạch đô thị, đó là để lại không gian cho độ giãn nở đô thị theo một trục định trước, làm sao để đa số những sự mở rộng đô thị có thể được uốn theo một hướng duy nhất.
12.
Gugler, Josef (ed.) (1997). Cities in the Developing World: Issues, Theory and Policy. (Các thành phố trong thế giới đang phát triển: Các vấn đề, lý thuyết và chính sách). Oxford: Oxford University Press. Không thể giải quyết đói nghèo của thế giới nếu thiếu hiểu biết về bùng nổ phát triển đô thị tại các nước phát triển. Các thống
274
13.
Harris, Steven, and Deborah Berke (eds.) (1997). Architecture of the everyday. (Kiến trúc thường nhật). New York: Princeton Architectural Press. “Tầm thường; sáo rỗng; nhàm chán”. Những từ này hầu như không được đem ra dùng khi khen ngợi kiến trúc, nhưng trên thực tế chúng là mối quan tâm của ngày càng nhiều kiến trúc sư hàng ngày đang tìm cách thoát khỏi các chu kỳ ngày càng nhanh của tiêu dùng và mốt, những điều đã làm giảm giá trị của kiến trúc chỉ còn là một chuỗi các mốt hình thức. Kiến trúc thường nhật là lời biện hộ cho kiến trúc là một ngành không tượng đài, không khoa trương và lãnh đạm với phung phí hình thức. Được hai giáo sư kiến trúc sư trường Yale và New York Steven Harris và Deborah Berke hiệu đính, tuyển tập các bài viết, các tham luận bằng hình ành và các dự án này mô tả một kiến trúc bền vững từ chính sự đơn giản của nó, sử dụng các vật liệu thông dụng, và quan hệ tới các lĩnh vực khác của nghiên cứu. Chuỗi các đề tài từ trang web khảo sát đô thị bản địa, chuyển đổi vỉa hè tại Little Tokyo ở Los Angeles, tranh luận về công trình của Robert Venturi và Denise Scott Brown. Các cộng tác viên bao gồm Margaret Crawford, Peggy Deamer, Deborah Fausch, Ben Gianni và Mark Robbins, Joan Ockman, Ernest Pascucci, Alan Plattus, và Mary-Ann Ray.
14.
Loeckx André, Kelly Shannon, Rafael Tuts and Han Verschure (eds.) (2004). Urban Trialogues: Visions, Projects, Co-Productions. (Tam thoại đô thị: những tầm nhìn, các dự án và những sự hợp tác). Nairobi: UN-
HABITAT.
và 2000. Nó đồng thời mô tả sự phân bố của các thành phố giữa các khu vực. Vào năm 1990, trong số 100 thành phố lớn nhất thế giới thì châu Âu chiếm hơn một nửa, đến giờ chỉ cờn 10. Vào năm 1990, châu Á có 22 thành phố trong tổng số 100 thành phố lớn nhất thế giới, giờ chiếm gần nửa tổng số đó. Bài tham luận này cũng giải thích tại sao thế giới thực ra ít đô thị hóa hơn và ít bị chi phối bởi các thành phố lớn hơn như dự kiến và đặt câu hỏi liệu đô thị hóa nhanh chóng có tiếp diễn ở châu Phi hay không? Các định hướng lâu dài về thay đổi đô thị tại mỗi khu vực được đem ra thảo luận, đó là các thay đổi về kinh tế, xã hội và các nhà cầm lái chính trị - ví dụ các thay đổi chính trị kết hợp với sự kết thúc các đế chế thuộc địa và giành được độc lập và các thay đổi kinh tế kết hợp với toàn cầu hóa. Ngày nay, yếu tố quyết định đến sự biến đổi đô thị là việc các tổ chức kinh doanh trên thị trường chọn (hoặc tránh) đầu tư vào khu vực nào. Điều đó giải thích tại sao mà các nền kinh tế lớn nhất thế giới là nơi tập trung dân số đô thị cao nhất cũng như có nhiểu thành phố lớn nhất. Cũng cho thấy mức độ tăng trưởng của đô thị hóa ở những nước có thu nhập thấp và trung bình trong hơn 50 năm qua đã liên quan thế nào đến việc tăng tỷ lệ ngành công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản lượng quốc nội cũng như tỷ lệ lao động trong hai khối ngành này.
Cuốn sách này mô tả quá trình và những sản lượng của dự án LA21, dự án tập trung và quản lý và quy hoạch môi trường đô thị. Dự án LA21 được đề xướng vào năm 1994 do UN-HABITAT, một tập đoàn Bỉ và các nước sở tại, bao gồm các thành phố tự trị của Nakuru (Kenya), Essaouira (Morocco), Vinh (Việt Nam), và Bayamo (Cuba). Trong lời giới thiệu, giám đốc điều hành của UN-HABITAT nhắc nhở chúng tôi rằng các thị xã và thành phố phát triển với độ nhanh chưa từng thấy, đô thị hóa bền vững là một trong những thách thức cấp bách nhất cộng đồng toàn cầu đang phải đương đầu trong thế kỷ 21. Trong khuôn khổ thảo luận toàn cầu về phát triển đô thị bền vững, và bao gồm cả lý thuyết và thực hành, cuốn sách xây dựng từ quá trình và khảo sát thực địa của dự án LA21. Nó nhắm tới một lượng công chúng đa dạng bao gồm cả những nhà cầm quyền, các nhà quy hoạch và quản lý đô thị, chuyên viên thiết kế cộng đồng và các học giả. 15.
Potter, Robert, and P. T. Unwin (1989). The Geography of Urban Rural Interaction in Developing Countries. (Địa lý về sự tương tác đô thị và nông thôn ở các nước đang phát triển). London: Routledge. Trong cuốn sách này, các tác giả phân tích những mối liên hệ giữa đô thị và nông thôn ở các nước đang phát triển trong khuôn khổ chung của lý thuyết về sự phụ thuộc. Một chuỗi các nghiên cứu được vận dụng để bàn bạc các lý thuyết khác nhau về tương tác đô thị và nông thôn, và tổng kết thực trạng của nó theo dạng chuyển động của con người, hàng hóa, vốn, năng lượng, thông tin và ý tưởng. Sự phát triển khái niệm về tương tác đô thị và nông thôn và một chuỗi các nghiên cứu kinh nghiệm là hai phần nổi bật trong cuốn sách này. Bài viết tổng kết của Potter chỉ ra rằng bản chất của cấu trúc định cư ở một đất nước - nguyên nhân của các vấn đề quy hoạch mà nó đang phải đương đầu, đơn thuần chỉ là sự phản chiếu những khó khăn và bất công kinh tế xã hội ở tầng sâu hơn.
16.
Satterthwaite, David (2007). The Transition to a Predominantly Urban World and its Underpinnings. (Thời kỳ quá độ dẫn tới một thế giới chủ yếu đô thị và nền óng của nó). IIED Working Paper. [available via http://www.iied.org/pubs/pdfs/10550IIED.pdf, last accessed 03/04/2010]. Bài viết này mô tả những thay đổi sâu sắc về dân số đô thị trên thế giới và của những thành phố lớn nhất từ hơn một trăm năm qua. Điều này bao gồm cả sự tăng trưởng gấp gần 10 lần mức trung bình tại 100 thành phố lớn nhất trên thế giới từ năm 1900 275
17.
Turner, John F.C. (1976). Housing by people. Towards autonomy in building environments. (Nhà do dân tự xây. Hướng tới tự quản trong các môi trường xây dựng). New York: Pantheon Books. “Nhà do dân tự xây” là một đóng góp duy nhất và đúng lúc vào lý thuyết và thực hành xây dựng nhà ở cho dân, giới thiệu các ý tưởng dành cho vấn đề đương đại cấp bách nhất. Cuốn sách của Turner giới thiệu các giải pháp tự giúp bản thân trong việc giải quyết các vấn đề nhà ở và niềm tin chủ yếu vào khả năng của con người có thể điều hành được định mệnh và cuộc sống của họ mà không cần nhờ đến những can thiệp độc đoán của các hệ thống quản lý trung tâm lớn. Một chút chống lại chế độ kỹ trị, một chút khinh thường và đề xuất một vài giải pháp hay và thực dụng.
18.
United Nations Centre for Human Settlements (2001). Cities in a Globalizing World - Global Report on Human Settlements 2001. (Các thành phố trong thế giới toàn cầu hóa – báo cáo toàn cầu về những khu dân cư 2001). London: UN-HABITAT/Earthscan. “Các thành phố trong thế giới toàn cầu hóa” trình bày một
điểm báo toàn diện về các thành phố trên thế giới và phân tích các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến những khu dân cư của các trào lưu toàn cầu hướng tới hội nhập kinh tế và xã hội và các thay đổi nhanh chóng về các công nghệ thông tin và truyền thông. Trong báo cáo toàn cầu này, Trung tâm cho những khu dân cư của Liên hợp quốc (Habitat) cung cấp một tuyển tập các tài liệu ủy thác đặc biệt và có giá trị của hơn 80 chuyên gia quốc tế hàng đầu. Báo cáo tập trung vào các trào lưu hiện nay về những khu dân cư và những công cuộc chống nghèo đói, bất công và phân biệt xã hội. Nó trình bày kiến thức tiến bộ về quy hoạch đô thị và các chính sách quản lý trong việc ủng hộ và khích lệ việc quản trị đô thị tốt. Báo cáo quan trọng và có ảnh hưởng này là một đánh giá chính thức về các điều kiện và trào lưu của khu dân cư. Với lối viết rõ ràng, giản dị và có hình ảnh minh họa, các dữ liệu nghiên cứu và thống kê, cuốn sách này có thể được xem như một công cụ và tham khảo cần thiết cho các viện sĩ, các nhà nghiên cứu, các nhà quy hoạch, các nhà chức trách và các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới. 19.
United Nations Human Settlements Programme (2004). The State of the World’s Cities 2004/2005: Globalization and Urban Culture. (Đánh giá tình trạng của các thành phố trên 276
thế giới 2004/2005: toàn cầu hóa và văn hóa đô thị). London: UN-HABITAT/Earthscan. Các thành phố trên thế giới khai thác động lực văn hóa và kinh tế như thế nào khi phải đối mặt với các thách thức của toàn cầu hóa? Bài viết này giải thích quy hoạch thế nào và chính quyền thành phố làm sao có thể đối mặt với những thách thức này và tạo ra những nền văn hóa đô thị đậm bản sắc. Các thành phố đang đối mặt với những thách thức lớn, với dân số đô thị ngày càng tăng nhanh, các điều kiện môi trường ngày càng tệ và hạ tầng cơ sở càng ngày càng hư hại, các bất công và thiếu thốn nhà ở, thất nghiệp, tội phạm và bạo lực. Chúng chính là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển văn hóa và kinh tế cùng với những nguồn tài nguyên và tiềm năng tập trung nhất. Cuốn sách này được một viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về đô thị ấn hành, bàn về sử dụng tiềm năng để tạo ra những nền văn hóa đô thị lành mạnh, đa sắc màu. Nó trình bày những điều kiện cho một văn hóa quy hoạch mới, với sự đóng góp của cộng đồng dân sự cũng như các nhà chức trách, thậm chí phải bảo đảm tham gia của các khu vực thậm chí ít quan trọng nhất. Với những ví dụ và minh họa phong phú, cuốn sách sẽ là một tài liệu cần thiết cho các chuyên viên và là tài liệu lý tưởng cho môn địa lý học đô thị và khoa học xã hội.
United Nations Human Settlements Programme (2003). The Challenge of Slums: Global Report on Human Settlements, 2003. (Thách thức của các khu ổ chuột: báo cáo toàn cầu về những khu dân cư, 2003). London: UN-HABITAT/Earthscan. Điểm lại về sự phát triển của các thành phố trên thế giới và các khu dân cư khác giới thiệu một đánh giá toàn cầu về các khu ổ chuột đô thị, những thách thức và các giải pháp để cải thiện cuộc sống của những người dân khu ổ chuột. Các thống kê cung cấp thông tin chủ yếu về dân số học, không gian và kinh tế, nhà ở, và môi trường và các yếu tổ hạ tầng cơ sở. Đây là một đánh giá đáng tin cậy và toàn diện của các thành phố trên thế giới, là một công cụ và tham khảo cần thiết cho các viện sĩ, các nhà nghiên cứu, nhà quy hoạch, các nhà chức trách và các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới. Báo cáo năm 2003 chỉ ra các vần đề ngày càng tăng ở các khu ổ chuột trong một thế giới toàn cấu hóa nhảy vọt. Qua các ví dụ nghiên cứu, bài viết phân tích những nhân tố làm cho các khu ổ chuột hình thành và điểm lại các chính sách dành cho chúng. Nó giải thích rằng, để thực hiện được các mục đích thiên niên kỷ của UN bằng cách cải thiện đáng kể cuộc sống của hơn 100 triệu dân cư khu ổ chuột vào năm 2020, các chính sách phải vượt khỏi cách tiếp cận hạ tầng cơ sở truyền thống để tạo ra công ăn việc làm, và hy vọng cho người nghèo đô thị.
20.
21.
United Nations Human Settlements Programme (2006). The State of the World’s Cities 2006/2007: The Millennium Development Goals and Urban Sustainability : 30 Years of Shaping the Habitat Agenda. (Đánh giá các thành phố thế giới 2006/2007: những mục đích phát triển thiên niên kỷ và bền vững đô thị: 30 năm thực hiện chương trình nghị sự Habitat). London: UN HABITAT/Earthscan. Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử nhân loại: dân số đô thị thế giới lần đầu tiên đạt bằng dân số nông thôn thế giới. Nhưng đồng thời như vậy, nó sẽ gây sức ép lên các hạ tầng cơ sở đô thị hiện nay, vậy điều đó có nghĩa gì cho hiện trạng các thành phố của chúng ta trong thế giới đang ngày càng phát triển, đặc biệt qua trải nghiệm “nhập cư” với tốc độ cao nhất ấy (dòng người tràn về các thành phố)? Tập trung vào quá trình hướng tới các mục đích phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, đánh giá mới về các thành phố trên thế giới này chỉ ra một chuỗi dài các hậu quả có tác động đến cuộc sống của (phần lớn người dân nghèo) đô thị: nước và các hệ thống vệ sinh, nhà ở, mật độ dày đặc, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, giáo dục, việc làm, và nhiều hơn nữa.
Nghiên cứu từ UN-HABITAT bao gồm các dữ liệu mới về giảm nghèo, đói, tử vong trẻ sơ sinh, và tỷ lệ bệnh HIV/AIDS tại các khu ổ chuột trên khắp thế giới, được phân tích và trình bày bằng hình ảnh màu, đồ thị, bảng biểu rất dễ hiểu. Quy mô và phân bố của nhà ổ chuột trên thế giới, cùng với những tiến bộ trên các chỉ số cơ bản như nhà ở, hệ thống vệ sinh, cho thấy những sự khác nhau trong khu vực và những ảnh hưởng của các điều kiện ở khu ổ chuột tới sức khỏe, việc làm và an ninh. Phần cuối của cuốn sách tổng kết lại các chính sách khu ổ chuột và đô thị từ 30 năm qua, cho thấy các chính sách hỗ trợ người nghèo và quản lý đã có hiệu quả và những bài học thực tiễn nào được rút ra ngày hôm nay nhằm giải quyết sự nghèo đói đô thị. Đây là tài liệu cần thiết cho tất cả những ai tham gia vào quy hoạch đô thị, quản lý địa phương và giảm bớt nghèo đói.
thường vụ quốc tế về đối thoại Nước và Khí hậu kỳ họp thứ 19 tại Hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu được tổ chức ở Geneva vào tháng 4 năm 2002. Tài liệu kỹ thuật này nhằm vào vấn đề nước ngọt. Mực nước biển dâng mới chỉ được quan tâm trong khía cạnh nó có thể đem lại hậu quả cho nước ngọt ở các vùng bờ biển và lân cận. Khí hậu, nước ngọt, các hệ thống lý sinh và kinh tế xã hội có mối liên hệ phức tạp với nhau. Vì thế, một thay đổi ở yếu tố nào trong đó cũng có thể gây ra thay đổi cho bất cứ yếu tố nào khác còn lại. Các vấn đề liên quan tới nước ngọt là yếu tố quyết định trong việc xác định khả năng tổn thương trong địa phương và khu vực. Do vậy, quan hệ giữa biến đổi khí hậu và các tài nguyên nước ngọt được xã hội loài người quan tâm hàng đầu cũng như có những tác động đối với tất cả các loài sinh vật sống. 3.
6. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.
Aldy, Joseph, and Robert Stavins (2007). Architectures for Agreement: Addressing Global Climate Change in the Post- Kyoto World. (Kiến trúc để đồng thuận: biến đổi khí hậu toàn cầu ở thế giới Hậu Kyoto). Cambridge: Cambridge University Press. Với các khí ga thải từ các nhà kính ngày càng được dùng nhiều, chúng ta lao vào 1 cuộc thí nghiệm chưa từng xảy ra với hậu quả không lường trước được cho tương lai của hành tinh. Nghị định thư Kyoto đáp ứng bước đầu qua năm 2012 để làm giảm nhẹ các đe dọa của biến đổi khí hậu toàn cầu đi nhưng những nhà hoạch định chính sách, học giả, thương gia và các nhà môi trường học đã bắt đầu bàn cãi về cấu trúc của người kế vị cho thỏa thuận Kyoto. Được viết bởi một nhóm các học giả hàng đầu về kinh tế, luật pháp và quan hệ quốc tế, cuốn sách đóng góp vào tranh luận này qua khảo sát 6 công trình kiến trúc quốc tế xuất sắc cho chính sách khí hậu. 2.
Bates, Bryson C., Zbigniew W. Kundzewicz, Shaohong Wu, and Jean Palutikof (eds.) (2008). Climate change and water. (Biến đổi khí hậu và nước). Technical Paper (VI) of the Intergovernmental Panel on Climate Change. (tài liệu kỹ thuật 6 của hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu) Geneva: IPCC Secretariat. [also available at http://www.ipccwg2.gov/publications/TechPapers/ - last accessed 3/04/2010]. Bài tham luận thứ sáu này trong chuỗi tài liệu kỹ thuật của hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu được viết để trả lời đề xuất của Ban Thư ký Chương trình khí hậu thế giới – Nước và Ủy ban 277
Chaudhry, Peter, and Greet Ruysschaert (2007). Climate Change and Human Development in Viet Nam. (Biến đổi khí hậu và phát triển con người tại Việt Nam). Human Development Report Occasional Paper No. 2007/46. New York: UNDP. [also available at http://hdr.undp.org/en/ reports/global/hdr2007-2008/papers/ - last accessed 03/04/2010]. Tài liệu này bàn luận về vấn đề biến đổi khí hậu là một mối đe dọa thực sự tới sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội ở Việt Nam. Mưa thất thường, nhiệt độ tăng cao hơn, nhiều hiện tượng thiên tai như bão to, hạn hán và mưa to gây ra ngập lụt và làm tăng mực nước biển sẽ có những ảnh hưởng đáng kể xuyên khu vực, địa phương và các nhóm thu nhập, và đặc biệt ảnh hưởng đến an toàn cuộc sống của những cư dân nông thôn nghèo nhất. Các tác giả bàn luận về những xu hướng và dự báo cho khả năng tổn thương vật chất của đất nước vì biến đổi khí hậu và liên hệ với bối cảnh thay đổi kinh tế xã hội. Chính sách môi trường nói chung nhằm đối phó với biến đổi khí hậu được điểm lại, cũng như những giải pháp và sự thích ứng của Việt Nam. Các tác giả nhấn mạnh rằng mối đe dọa của biến đổi khí hậu mới chỉ bắt đầu được thừa nhận nhưng thông tin và hiểu biết vẫn còn ở mức độ thấp.
4.
Claussen, Eileen, et al. (eds.) (2001). Climate Change: Science, Strategies & Solutions. (Biến đổi khí hậu : khoa học, các chiến lược và giải pháp). Washington: Pew Center on Global Climate Change. Đây là một thách thức môi trường lớn nhất của thế kỷ 21.
Nhưng chúng ta thực sự biết gì về biến đổi khí hậu toàn cầu? Và chúng ta có thể làm gì? Cuốn sách giới thiệu nghiên cứu và phân tích từ các nhà khoa học, kinh tế, viện sĩ và các nhà hoạch định chính sách lỗi lạc, bao gồm: Tom Wigley và Joel Smith, những người cùng với các tác giả khác của chương Khoa học và các ảnh hưởng, giải thích khoa học cơ bản của biến đổi khí hậu, dấu hiệu tăng trưởng mà các hành động của loài người đang làm biến đổi khí hậu của chúng ta, và các ảnh hưởng của những biến đổi này; Eileen Claussen, John Gummer, Henry Lee, và các tác giả khác của chương trình Các chiến lược toàn cầu mô tả quốc gia nào không hoặc đang góp phần làm biến đổi khí hậu. Robert Stavins, John Weyant, Ev Ehrlich, và các nhà kinh tế khác giải thích tại sao các phân tích kinh tế của chính sách khí hậu bị kiểm soát, tại sao những chi phí dự án biến đổi khí hậu lại chênh lệch đáng kể giữa các nền kinh tế, và làm thế nào các biến đổi do kinh tế ngày nay có thể ảnh hưởng tới chính sách khí hậu. Gov. Jean Shaheen và các tác giả khác của chương Các giải pháp mới mô tả quốc gia và các chính quyền địa phương tại Liên Hợp quốc và các công ty đa quốc gia đang làm gì để giám sát và hạn chế các khí thải nhà kính; và Forest Reinhardt đưa ra lời khuyên cho các nhà lãnh đạo kinh doanh nên hướng công ty của họ theo con đường kinh doanh lành mạnh lợi cho doanh thu và tốt cho khí hậu toàn cầu. 5.
và nêu bật sự cần thiết phải kết nối toàn cầu và sự hưởng ứng địa phương để chia sẻ các rủi ro và cơ hội. 6.
Mực nước biển dâng do thay đổi khí hậu là một sự đe dọa toàn cầu nghiêm trọng. Trong tài liệu này, các tác giả đã đánh giá những hậu quả của việc mực nước biển vẫn đang dâng cao ở 84 nước đang phát triển. Phần mềm của hệ thống thông tin địa lý đã được sử dụng để phủ lên các dữ liệu toàn cầu về các yếu tố có ảnh hưởng (đất, dân số, nông nghiệp, phạm vi đô thị, đất sình lầy và tổng sản lượng nội địa) với các vùng ngập lụt từ 1-5m trên mực nước biển. Những kết quả cho thấy hàng trăm hàng triệu người trong thế giới đang phát triển có vẻ bị mất chỗ ở do mực nước biển dâng cao trong vòng một thế kỷ tới, và các thiệt hại kinh tế và sinh thái kèm theo sẽ khốc liệt cho nhiều người. Ở mức độ quốc gia, những hậu quả rất khác nhau, với những ảnh hưởng khốc liệt được thu hẹp ở một con số rất nhỏ các quốc gia. Đối với những quốc gia này (như Việt Nam, Ai Cập và Bahamas) các hậu quả của mực nước biển dâng sẽ là thảm họa. Cho nhiều quốc gia khác, bao gồm những quốc gia lớn như Trung Quốc thì các hậu quả tuyệt đối có thể rất lớn. Ngược lại, nhiều quốc gia đang phát triển sẽ hứng chịu ít rủi ro. Trong các khu vực, Đông Á, Trung Đông và Bắc Phi, chịu những hậu quả tương đối lớn nhất. Ngày nay, không có gì chứng tỏ là các cộng đồng thế giới đã nghiêm túc nhìn nhận những hậu quả của biến đổi khí hậu đối với địa điểm dân cứ và quy hoạch hạ tầng tại các nước đang phát triển.
Davoudi, Simin, Jenny Crawford, and Abid Mehmood (eds.) (2009). Planning for Climate Change: Strategies for Mitigation and Adaptation for Spatial Planners. (Quy hoạch cho biến đổi khí hậu: các chiến lược giảm nhẹ và thích nghi dành cho các nhà quy hoạch không gian). London: Earthscan. Biến đổi khí hậu đang thay đổi bối cảnh của quy hoạch và xác định các ưu tiên của nó. Nó củng cố chiều hướng môi trường của quy hoạch không gian và trở thành một yếu tố mới cho hoạt động tổ chức và xác định các chính sách ưu đãi khác nhau. Cuốn sách này cung cấp hướng dẫn chính xác cho các nhà quy hoạch không gian cách đón nhận những thách thức kinh tế, xã hội và môi trường khi biến đổi khí hậu tăng do phát triển đô thị và địa phương. Cuốn sách là một tập hợp tài liệu từ một số bài viết và nghiên cứu gần đây về vai trò của quy hoạch không gian trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu. Nhằm vào 2 chủ đề, các biện pháp hạn chế thải khí nhà kính và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu, cuốn sách cung cấp một tổng quan về thực hành phát triển, với phân tích của các nhà cầm quyền về thay đổi chính sách và các biện pháp thực thi. Nó chỉ ra quy mô của các vấn đề quy hoạch và các cơ hội trên những tỷ lệ không gian khác nhau, dựa trên các kinh nghiệm của nước Anh và quốc tế
278
Dasgupta, Susmita, et Al. (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries- a comparative analysis. (Ảnh hưởng của việc dâng mực nước biển tới các nước đang phát triển – một phân tích so sánh). Policy Research Working Paper 4136. Washington: World Bank.
7.
Field, Christopher, and Michael Raupach (2004). The Global Carbon Cycle: Integrating Humans, Climate, and the Natural World. Washington: Island Press. (Vòng Tuần hoàn Carbon Toàn cầu: Liên kết con người, khí hậu và thế giới tự nhiên. Washington: Island Press). Tác phẩm này là một đánh giá đối với kiến thức ngày nay về vòng tuần hoàn carbon do một nhóm các chuyên gia hàng đầu thực hiện. Nó giới thiệu tổng quan về vòng tuần hoàn carbon và bao hàm các khía cạnh con người và sinh lý của vòng tuần hoàn, với những đóng góp đa lĩnh vực về sinh học, vật lý, và khoa học tự nhiên. Trong khi một số các khí được cho là làm tăng nhiệt độ toàn cầu, carbon dioxide là nhân
- (Các thành phố có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu: Cẩm nang về Giảm thiểu sự tổn thương do các ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và Tăng cường Quản lý Rủi ro Thiên tai ở các thành phố Đông Á.) Washington: World Bank.
tố quan trọng nhất, và toàn bộ hiện tượng này có thể coi là sự tác động của con người lên vòng tuần hoàn carbon. “Vòng tuần hoàn Carbon toàn cầu” đưa ra đánh giá khoa học về kiến thức liên quan đến vòng tuần hoàn carbon do các chuyên gia hàng đầu thế giới thực hiện với sự tài trợ của Dự án SCOPE và Carbon Toàn cầu, và các đối tác quốc tế khác. Cuốn sách có 29 chương bao gồm các chủ đề: đánh giá về tương tác giữa con người-khí hậu-carbon; một tập hợp các giải pháp quản lý carbon; sự phân bố về mặt không gian và tạm thời của các nguồn phát thải và hấp thu carbon dioxide; các lực đẩy về kinh tế xã hội trong các kịch bản phát thải. Trong toàn bộ cuốn sách, các tác giả nhấn mạnh rằng tất cả các phần của vòng tuần hoàn carbon đều liên quan mật thiết, và chỉ bằng cách phát triển một khung xem xét một loạt các phản hồi mới có thể hiểu thấu đáo và phát triển các chiến lược quản lý hiệu quả. 8.
Hecht, Joy E. (2005). National Environmental Accounting: Bridging the Gap between Ecology and Economy. (Kế toán Môi trường Quốc gia: Kết nối giữa Sinh thái và Kinh tế). Washington: Resources for the Future. Cuốn sách trình bày về kế toán môi trường quốc gia hay còn gọi là kế toán “xanh” ở Châu Âu và một số nơi khác trên thế giới. Cuốn sách giới thiệu về các phương pháp gần đây nhất được phát triển bởi Cơ quan Thống kê Liên hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, giảm bớt khoảng cách giữa một bên là kế toán môi trường mang tính lý thuyết trong các cuốn sách kinh tế và sách môi trường, và một bên là hướng dẫn mang tính kỹ thuật cao của các tổ chức quốc tế. Tác giả bắt đầu bằng lịch sử và giới thiệu về kế toán thu nhập quốc gia. Phần đầu tiên của cuốn sách giải thích các tài khoản môi trường được đưa vào Hệ thống Tài khoản Quốc gia năm 1993 như thế nào. Sau đó là cách tiếp cận của Liên Hợp Quốc đối với kế toán áp dụng cho ô nhiễm, tái chế, và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản và ngư nghiệp. Phần 3 thảo luận về việc các tài khoản tiếp cận những chỉ số GDP xanh và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như thế nào. Cuốn sách kết luận bằng việc thảo luận các biện pháp kinh tế vĩ mô khác đã được điều chỉnh và việc sử dụng dữ liệu tài khoản để đưa ra các biện pháp này. “Kế toán Môi trường Quốc gia” là một cuốn sách giới thiệu không mang tính kỹ thuật cho một lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng hơn. Cuốn sách hữu ích cho bất kỳ ai quan tâm đến việc các tài khoản môi trường có thể giúp xã hội trở nên bền vững hơn như thế nào.
9.
“Các thành phố có khả năng chống chịu với Biến đổi khí hậu” trang bị cho các nhà quản lý những kiến thức về các thách thức phức tạp liên quan đến biến đổi khí hậu. Cuốn sách giúp các chính quyền địa phương tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao năng lực và các chương trình đầu tư cho các cộng đồng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Một đánh giá từng bước khiến các nhà hoạch định chính sách phải suy nghĩ về các nguồn lực cần thiết để đối phó với thiên tai qua công cụ sáng tạo xác định các điểm nóng và những rủi ro, tổn thương. Cẩm mang này khá đặc biệt so với các tài liệu khác do cách tiếp cận kép đối với biến đổi khí hậu, lồng ghép cả việc giảm thiểu (giảm phát thải khí nhà kính) và thích ứng (chuẩn bị cho các tác động của biến đổi khí hậu) với quản lý rủi ro thiên tai. Cuốn sách hữu ích cho các thành phố bắt đầu suy nghĩ về biến đổi khí hậu cũng như các thành phố đã có các chính sách, cơ quan và chiến lược đối phó. Bằng việc cung cấp một loạt các ví dụ cấp thành phố về các thực tiễn tốt trên toàn cầu, cuốn sách cho thấy có rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà các thành phố có thể áp dụng để tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai.
Prasad , Neeraj, et al. (2009). Climate Resilient Cities: A Primer on Reducing Vulnerabilities to Climate Change Impacts and Strengthening Disaster Risk Management in East Asian Cities 279
10.
Smith, Peter F. (2009). Building for a Changing Climate: The Challenge for Construction, Planning and Energy (Xây dựng cho một khí hậu biển đổi: Thách thức với Xây dựng, Quy hoạch và Năng lượng). London: Earthscan. Trong cuốn sách thẳng thắn nhưng khá tích cực này, chuyên gia kiến trúc bền vững Peter Smith đã thể hiện tầm nhìn của ông về biến đổi khí hậu và mối liên hệ của nó với quy hoạch, thiết kế và xây dựng những địa điểm chúng ta sống và làm việc và cần làm gì để đối phó với những tác động lớn nhất. Bắt đầu bằng việc giới thiệu về lĩnh vực khoa học này và thảo luận về các rủi ro chưa được đề cập trong báo cáo mang tính chính trị của IPCC, ông đã phân tích những thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt và đề xuất những giải pháp thực tiễn dựa trên các kinh nghiệm thực tế trên toàn cầu. Các nghiên cứu điểm bao gồm phòng chống lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt, sử dụng năng lượng hiệu quả, sản xuất, phân phối điện và tiềm năng xây dựng các căn nhà không tạo ra carbon với chi phí hợp lý. Ông kết luận bằng
việc thảo luận về các phương án cung cấp năng lượng trong tương lai. Đây là một cuốn sách đầy tính thuyết phục đối với bất kỳ ai quan tâm đến các biện pháp chúng ta cần áp dụng để đảm bảo một tương lai có thể chống chịu với biến đổi khí hậu cho nhân loại. 11.
muốn tránh những ảnh hưởng sâu sắc và thảm khốc của biến đổi khí hậu, cộng đồng trên thế giới đã chấp thuận kết thúc đàm phán về một thỏa thuận mới liên quan đến biến đổi khí hậu tại Copenhagen vào cuối năm 2009. Với dự định đưa những tư tưởng mới và năng lượng vào trong các đàm phán về khí hậu quốc gia và quốc tế, phiên bản thứ 26 của Báo cáo Hiện trạng Toàn cầu đã phân tích các bước chúng ta cần khẩn trương thực hiện để ngăn chặn thảm họa toàn cầu, đồng thời thích ứng với những biển đổi khí hậu không thể tránh khỏi đang diễn ra. Cũng như những hậu quả lâu dài và sâu sắc của hiện tượng trái đất nóng lên, báo cáo này xem xét những thay đổi về mặt chính sách cần thiết và các lợi ích của việc chuyển đổi sang nền kinh tế với lượng carbon thấp. Báo cáo bao gồm 22 bản tỏm tắt về những vấn đề quan trọng liên quan đến biến đổi khí hậu, cùng một Hướng dẫn tham khảo và Danh mục thuật ngữ về Biến đổi khí hậu. Được xuất bản hàng năm bằng 28 ngôn ngữ, Báo cáo Toàn cầu được xây dựng như một hướng dẫn hàng năm có độ tin cậy lớn nhất cho quá trình phát triển bền vững trong tương lai. Báo cáo là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các chính phủ, cơ quan liên hợp quốc, các cơ quan phát triển và lập pháp để tiến hành các phân tích. Đây là tài liệu đọc quan trọng cho bất kỳ ai quan tâm đến việc xây dựng một tương lai toàn cầu tích cực.
Stern, Nicholas, US Congressional Budget Office (2003). The Economics of Climate Change: A Primer. - (Tính kinh tế của biến đổi khí hậu: Cẩm nang). Honolulu, Hawaii: University Press of the Pacific. Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học nhất trí rằng sự gia tăng các khí nhà kính trong khí quyền đang làm thay đổi khí hậu toàn cầu, mặc dù quy mô, thời gian và tác động của những biến đổi này vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) trình bày tổng quan về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, tập trung vào các khía cạnh kinh tế. Nghiên cứu đúc rút từ nhiều nguồn đã được xuất bản để tóm tắt hiện trạng khoa học về biến đổi khí hậu và đưa ra một khung lý thuyết cho việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu như một vấn đề kinh tế. Nó cũng đánh giá những chính sách công và thảo luận về sự phức tạp và lợi ích của điều phối quốc tế. Do chức năng của CBO là đưa ra các phân tích, nghiên cứu không đưa ra các đề xuất.
12.
United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) (2007).). Uniting on Climate: A Guide to the Climate Change Convention and the Kyoto Protocol - (Cùng đối phó với Biến đổi khí hậu: Hướng dẫn cho Công ước về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư) Kyoto. Bonn: UNFCCC. [available via http:// unfccc.int/resource/docs/publications/unitingonclimate_eng.pdf – accessed 3/04/2010]. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và nghị định thư Kyoto nổi bật trong các văn bản thỏa thuận quốc tế do các đòn bẩy sáng tạo liên quan đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Hướng dẫn này tóm tắt về lịch sử ra đời của các văn bản này, cách thức mà các bên làm việc và cam kết của các nước tham gia. Nó cũng trình bày về các cơ chế tài chính mà các nước có thể áp dụng trong quá trình giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn nảy sinh từ các khía cạnh phức tạp của biến đổi khí hậu.
13.
United Nations Human Settlements Programme (2008). State of the World 2009: Confronting Climate Change- ( Báo cáo Hiện trạng Toàn cầu 2009: Đối mặt với Biến đổi khí hậu). London: UN-HABITAT/Earthscan. Do các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta chỉ còn một vài năm để thay đổi xu hướng phát thải khí nhà kính nếu chúng ta 280
14.
World Bank (2003). Vietnam environment monitor 2003: Water. - (Quan trắc môi trường Việt Nam 2003: Nước.) Hanoi: World Bank. [also available via http://web.worldbank. org – last accessed 03/04/2010]. Chuyên san về ‘Quan trắc kinh tế và Môi trường Đông Á và Thái Bình Dương” được thiết lập vào năm 1999 và được các nhà hoạch định chính sách, xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu và toàn thể công chúng tiếp nhận. Phiên bản 2003 về Việt Nam với chủ đề ‘nước’ được Bộ Tài nguyên Môi trường (MONRE), Ngân hàng Thế giới và Cơ Quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) thực hiện.
15.
World Bank (2008). Monitoring Report 2008. MDGs and the Environment: Agenda for Inclusive and Sustainable Development. (Báo cáo quan trắc toàn cầu 2008. Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Môi trường: Chương trình nghị sự cho Phát triển bền vững và Công bằng). Washington: World Bank. Một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới – Quỹ tiền tệ Quốc tế cảnh báo rằng hầu hết các quốc gia sẽ không đạt được Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên Kỷ, bao gồm 8 mục tiêu
phát triển đã được thống nhất trên toàn cầu cho đến năm 2015. Mặc dù nhiều quốc gia cho tới thời điểm đó sẽ giảm được tỷ lệ đói nghèo xuống một nửa, sẽ rất khó đạt được các mục tiêu về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và bà mẹ khi sinh. Những thiếu hụt nghiêm trọng cũng sẽ được nhận thấy trong các lĩnh vực như phổ cập giáo dục tiểu học, dinh dưỡng và vệ sinh. Báo cáo nhấn mạnh mối liên hệ giữa môi trường và phát triển và kêu gọi các hành động khẩn cấp để đối phó với biến đổi khí hậu. Để đạt được những thành tựu đáng kể, các quốc gia đang phát triển cần sự hỗ trợ để thiết lập được mối liên kết giữa tăng trưởng, phát triển và bền vững về môi trường.
vùng đồng bằng, thung lũng. Banham đánh giá cao thành phố năng động này và coi nó như một ví dụ về tương lai hậu đô thị. 3.
Có hơn 200.000 khu mỏ đã đóng cửa trải dài trên hàng trăm nghìn mẫu ở miền Tây Hoa Kỳ. Nhìn từ trên máy bay, khu vực này tạo một cảnh quan kỳ lạ nhưng đẹp với quy mô rất lớn. Tuy nhiên những cảnh quan này chỉ mang tính chất tạm thời: theo luật định, các công ty mỏ phải cải tạo lại các khu vực này, và quá trình cải tạo có liên quan đến những vấn đề về vật thể, triết học, môi trường, chính trị, pháp lý và đạo đức. Sử dụng không ảnh, bản đồ, thiết kế, biểu đồ và phân tích, Alan Berger trình bày một cách tổng quan về những khả năng và nguy cơ của việc chuyển đổi những cảnh quan này. “Cải tạo miền Tây nước Mỹ” đưa ra bối cảnh lịch sử và chính sách, cũng như các thách thức về kỹ thuật, thiết kế khi làm việc tại những địa điểm bị ô nhiễm này, trong đó rất nhiều khu đã được chuyển đổi thành những cảnh quan tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, cuốn sách cho chúng ta thấy một lợi thế chưa từng có đối với các cảnh quan hùng vĩ.
7. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ CẢNH QUAN 1.
Corner, James (ed.) (1999). Recovering Landscape: Essays in Contemporary Landscape Architecture. -(Tái tạo Cảnh quan: Tham luận về Kiến trúc cảnh quan đương đại). New York: Princeton Architectural Press. Thập niên vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể mối quan tâm đối với cảnh quan. Trong khi trào lưu này quay trở lại nhiều truyền thống và tư tưởng cũ, nó cũng thể hiện sự đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi. “Tái tạo Cảnh quan” là tập hợp của nhiều bài tham luận thảo luận tại sao cảnh quan lại thu hút được nhiều mối quan tâm hơn ngày nay, và bối cảnh này có thể tạo ra những cơ hội gì. Các nội dung như cải tạo, thiết kế đô thị, hạ tầng, hình khối, tính đại diện và tính tạm thời được xem xét trong các thảo luận từ những dự án phát triển gần đây không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở Hà Lan, Pháp, Ấn Độ và Đông Nam Á. Những người đóng góp vào tập hợp này, đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan, bao gồm Alan Balfour, Denis Cosgrove, Georges Descombes, Christophe Girot, Steen Hoyer, David Leatherbarrow, Bart Lootsma, Sebastien Marot, Anuradha Mathur, Marc Treib, và Alex Wall.
2.
4.
281
Cosgrove, Denis E. (1984). Social Formation and Symbolic Landscape - (Sự hình thành xã hội và Cảnh quan biểu tượng). London: Croom Helm. Được coi là một mốc quan trọng trong lĩnh vực từ khi được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1984, cuốn sách đã gây ảnh hưởng sâu rộng ra bên ngoài lĩnh vực địa lý. Cuốn sách đã tiếp tục khơi nguồn cho những cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu lịch sử, địa lý, lịch sử nghệ thuật, các nhà xã hội học, kiến trúc sư cảnh quan và những người quan tâm đến khía cạnh chính trị, văn hóa xã hội của cảnh quan. Cosgrove đi theo tư tưởng về cảnh quan từ thời kỳ Phục Hưng ở Ý, ở Palladian và sau đó ở Anh vào thời kỳ công nghiệp hóa, ở Mỹ và cuối cùng là ở thế giới hiện đại. Cuốn sách không trình bày quá nhiều về cảnh quan do nó tập trung vào ý tưởng cảnh quan được thể hiện trong hội họa, nguồn gốc và sự phát triển của nó ở phương Tây từ thời kỳ Phục hưng. Tác giả nhìn nhận tư tưởng về cảnh quan không chỉ như một quan điểm mà còn như một khái niệm lý tưởng sâu sắc thể hiện cách thức mà các tầng lớp thể hiện mình và thế giới của mình qua mối liên hệ với thiên nhiên.
Banham, Reyner (1973). Los Angeles: The Architecture of Four Ecologies. (Kiến trúc của bốn hệ sinh thái). Harmondsworth: Penguin. Reyner Banham đã đánh giá môi trường xây dựng của Los Angeles theo cách mà chưa có nhà lịch sử kiến trúc nào từng thực hiện, xem xét một cách đơn giản những thị hiếu và sự tiến bộ trong công nghiệp, cũng như các dạng thức truyền thống của công trình với chức năng ở và thương mại. Cuốn sách chỉ ra sự pha trộn các phong cách trong kiến trúc Los Angeles và sự thích ứng của chúng với môi trường trong thành phố. Tác giả thông qua “bốn hệ sinh thái” để phân tích cách thức mà người dân địa phương gắn kết với bãi biển, các tuyến đường cao tốc,
Berger, Alan (2002). Reclaiming the American West. -(Cải tạo lại miền Tây nước Mỹ) New York: Princeton Architectural Press.
5.
Cosgrove, Denis, and Stephen Daniels (eds.) (1988). The
Iconography of Landscape -(Mô tả cảnh quan bằng hình tượng) Cambridge: Cambridge University Press. “Mô tả cảnh quan bằng hình tượng” tập hợp 14 học giả từ các lĩnh vực khác nhau cùng khám phá về cảnh quan như một hình ảnh văn hóa. Bằng cách áp dụng phương pháp lịch sử nghệ thuật với các lớp ý nghĩa được mô tả bằng hình tượng – đối với cảnh quan, trên giấy hoặc vải bạt, trong văn chương hoặc trên thực tế, những tác giả thể hiện tầm quan trọng của cảnh quan đối với con người, giải nghĩa hoặc được giải nghĩa bởi các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội. Các ví dụ rất đa dạng về quy mô, thời gian và địa điểm. Nó bao gồm thơ ca, văn chương, thiết kế kiến trúc, các bản đồ đô thị và các bức tranh; các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 16 ở Ý cho đến thế kỷ 20 ở Canada. Cuốn sách được tổng biên tập giới thiệu với những ý nghĩa của cảnh quan và phương pháp mô tả cảnh quan bằng hình tượng trong bối cảnh các cuộc tranh luận về lý thuyết và phương pháp luận về văn hóa và xã hội. 6.
8.
Groth, Paul, and Todd Bressi (eds.) (1997). Understanding Ordinary Landscapes - (Tìm hiểu các cảnh quan thông thường). New Haven: Yale University Press. Làm thế nào kiến thức về môi trường xung quanh có thể làm tăng hiểu biết về cuộc sống văn hóa trong quá khứ và hiện tại? Trong cuốn sách này, các tác giả trong lĩnh vực lịch sử xã hội, lịch sử kiến trúc, nghiên cứu về châu Mỹ, địa lý văn hóa, và kiến trúc cảnh quản đã khám phá các khía cạnh của lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan văn hóa, thể hiện giá trị của việc xác định những ý nghĩa của môi trường văn hóa. Trong khi các nghiên cứu truyền thống trong lĩnh vực này tập trung vào cuộc sống ở nông thôn, hầu hết các tác giả trong cuốn sách này thảo luận về đô thị, và những thách thức về quyền lực, giai cấp, chủng tộc, dân tộc, văn hóa và mâu thuẫn về mặt văn hóa. Các chủ đề được thảo 282
Hough, Michael (1995). Cities and Natural Process: A Basis for Sustainability - (Các thành phố và quy trình tự nhiên: Cơ sở cho tính bền vững.) London & New York: Routledge. “Các thành phố và Quy trình tự nhiên” là thảo luận về sự mâu thuẫn cơ bản trong quan niệm về tự nhiên và một cách diễn đạt về sự cần thiết phải xem xét nhân tố môi trường trong thiết kế đô thị. Michael Hough phác họa sự đan xen giữa các quy trình tự nhiên và nhân tạo trong thành phố và quá trình dẫn đến những thay đổi về quan điểm và giá trị văn hóa. Ông cho thấy các giá trị dựa trên quan điểm về sinh thái tạo ra cơ hội cho một mối quan hệ với môi trường đô thị như thế nào. Các ví dụ về cơ hội không được nhận thức minh họa về tiềm năng cho sự thay đổi tích cực. Phiên bản lần thứ 2 (2004) đã điểu chỉnh tất cả các chương để xem xét các dự án phát triển trên lý thuyết và thực tế gần đây. Một chương kết luận hoàn toàn mới đã được bổ sung để tập hợp các chủ đề và kết nối với những vấn đề cảnh quan rộng hơn như hệ thống giao thông xanh, sinh thái cảnh quan và hạ tầng xanh.
Grey, Gene (1996). The Urban Forest: Comprehensive Management. - (Rừng đô thị: Quản lý Tổng hợp). New York: John Wiley and Sons. Thách thức của quản lý rừng đô thị tổng hợp là nhận thức được tính phức tạp của vấn đề, thực hiện và vận hành một hệ thống đáp ứng các nhu cầu về cây xanh và các cơ chế có liên quan, cũng như cấu trúc và con người. Hướng dẫn này bao gồm 5 chủ đề chính: xem xét toàn bộ môi trường rừng đô thị, các nhân tố chính của quản lý tổng hợp, nhận thức về sự cần thiết của rừng đô thị, áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp và gián tiếp phù hợp, và nhận thức rằng các yêu cầu về quản lý có liên quan đến nhau và tất cả các hoạt động phải có tính thống nhất với các mục tiêu dài hạn.
7.
luận bao gồm tính chất của ngôi nhà truyền thống và gara, sự phân tầng xã hội ở vùng ngoại ô Cleveland, so sánh giữa môi trường địa phương và liên bang ở New Mexico, các tiềm năng của cảnh quan bản địa, các vấn đề và tiềm năng của tầm nhìn và không gian như những nguồn để tìm hiểu về xã hội. Cuốn sách cũng bao gồm một đánh giá lịch sử về các xu hướng gần đây trong các nghiên cứu về cảnh quan và danh mục các tài liệu tham khảo.
9.
Jackson, John Brinckerhoff (1984). Discovering the Vernacular Landscape -(Khám phá cảnh quan bản địa). New Haven: Yale University Press. Tập hợp các bài tham luận, hướng đến nhiều đối tượng, đã đóng góp vào việc tìm hiểu cảnh quan của Mỹ. Trong cả cuốn sách, tác giả nhấn mạnh vào việc quan sát hiện trạng dựa trên sự hiểu biết, và kiến thức này sẽ giúp hình thành khung lý thuyết. Jackson sử dụng hai tham luận để phân tích lịch sử của khái niệm cảnh quan và bản địa. Trong hai tham luận quan trọng, đã được xuất bản trước đây, ông xem xét sự phát triển của tư tưởng Puritan về phong cảnh, và lịch sử của công viên tại nước Mỹ. Một bài tham luận đề cập đến nguồn gốc của những hiểu biết của ông về phong cảnh khi ông phục vụ quân đội ở châu Âu. Sáu bài luận đề cập đến các nhân tố làm nên đặc trưng của cảnh quan Mỹ; hai bài đưa ra khung lý thuyết cho việc nghiên cứu cảnh quan Mỹ.
10.
Johnson, Bart, and Kristina Hill (eds.) (2002). Ecology and Design: Frameworks for Learning -(Sinh thái và Thiết kế: Các khung nghiên cứu). Washington: Island Press. Các nhà chuyên môn, giảng viên và sinh viên đều quan tâm đến nhu cầu lồng ghép các nguyên tắc sinh thái vào thiết kế và quy hoạch môi trường, nhưng có rất ít tài liệu hỗ trợ. “Sinh thái và Thiết kế” giải quyết bất cập này bằng cách đưa ra các ưu tiên và cách tiếp cận để lồng ghép các nguyên tắc sinh thái vào chương trình giảng dạy về thiết kế và quy hoạch cảnh quan. Cuốn sách giải thích tại sao các khoa về kiến trúc cảnh quan, thiết kế và quy hoạch cần đưa sinh thái vào như một phần trong giáo trình chuẩn, đưa ra gợi ý cho việc có thể lồng ghép như thế nào và giới thiệu các mô hình từ những chương trình thành công. Cuốn sách phân tích sự cần thiết phải thay đổi trong giáo dục và thực hành kiến trúc cảnh quan và trong quy hoạch vật thể và thiết kế, các nhà thiết kế và quy hoạch cần biết những gì về sinh thái và các nhà sinh thái học có thể học hỏi điều gì từ thiết kế và quy hoạch. “Sinh thái và Thiết kế” xem xét những định hướng cho công tác chuyên môn và khám phá những cách tiếp cận sáng tạo đối với việc hợp tác giữa các nhà thiết kế và các nhà sinh thái học.
11.
quan trọng cho việc làm mới các kiến trúc đương đại. 12.
“Quy hoạch cảnh quan” giới thiệu một cách tổng quan về các chủ đề môi trường như đã được áp dụng cho các vấn đề phát triển, sử dụng đất và các vấn đề môi trường khác liên quan đến cảnh quan. Cuốn sách đề cập đến một số các chủ đề liên quan như – các vùng đất ngập nước, bảo tồn đa dạng sinh học, nước ngầm - ở cả khu vực nhà nước và tư nhân và đưa ra cách tiếp cận dễ dàng đối với các khái niệm, vấn đề và kỹ thuật phân tích trong lĩnh vực này. Phiên bản lần thứ 4 (2005) đề cập đến sự mở rộng nhanh chóng trong lĩnh vực này. Nó bao gồm một số các chủ đề ở cả khu vực tư nhân và nhà nước như đất ngập nước, bảo tồn đa dạng sinh học, nước ngầm. Người đọc sẽ khám phá ra mối liên hệ giữa địa lý, quy hoạch, kiến trúc cảnh quan với các vấn đề môi trường. 13.
Marot, Sébastien (2003). Sub-urbanism and the art of memory (thiết kế vùng ven đô và nghệ thuật của trí nhớ.) London: Architectural Association. Người ta vẫn thường thảo luận về chủ đề trí nhớ trong kiến trúc, cả trên phương diện kiến trúc với vai trò như một công cụ ghi nhớ và cả trên phương diện trí nhớ như một nguyên liệu hoặc khía cạnh của kiến trúc. Cuốn sách đưa ra quan điểm hiện đại về vấn đề này, xem xét những thay đổi sâu sắc do quá trình phát triển vùng ven đô. Nó giống như một tuyên ngôn của các nhà nghiên cứu về vùng ven đô. “Thiết kế vùng ven đô” được định nghĩa như một nhánh của thiết kế đô thị, một cách tiếp cận mới đối với sự hình thành lãnh thổ và nhìn nhận vùng ven đô như một nơi mà hầu hết người dân sinh sống. Thách thức vai trò của chương trình trong việc định hình dự án thiết kế, Marot tranh luận rằng cần tập trung vào địa điểm – phân tích sâu về địa điểm, và quan tâm đến trí nhớ. Khám phá phân tích này, ông xem xét cuốn sách của Frances Yates về nghệ thuật của trí nhớ đã được vận dụng trong các nền văn minh cổ đại, luận điểm của Sigmund Freud giữa quá khứ của một thành phố và sự hoạt động của trí nhớ, lý giải của Robert Smithson về cuộc hành trình về quê hương ở vùng ven đô, và thiết kế của Georges Descombes cho một công viên nhỏ ở ngoại ô Geneva nơi ông đã sống suốt tuổi thơ của mình. Kết luận của ông kết nối các luận điểm này lại với nhau và nhấn mạnh vào trí nhớ, một châm ngôn 283
Marsh, William (1983). Landscape Planning: Environmental Applications - (Quy hoạch cảnh quan: Các ứng dụng môi trường). New York: John Wiley & Sons.
McHarg, Ian L. (1969). Design with Nature - (Thiết kế với Thiên nhiên. Thành phố Vườn), NY: Natural History Press. Nhấn mạnh vào sự hợp tác và gắn kết về mặt sinh học trong thiết kế, cuốn sách này khám phá mối liên hệ giữa môi trường xây dựng và thiên nhiên để minh họa việc sử dụng tiềm năng của chúng mà không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với cả hai bên. Tác giả đưa ra một sự kết hợp giữa quan điểm khoa học và thiết kế xây dựng, và mô tả làm thế nào để tận dụng các ưu thế của tự nhiên mà không tạo ra các hạn chế cho thiết kế nhằm tạo một môi trường cân bằng và có thể tự tái tạo. Trong những thập kỷ qua, “Thiết kế với thiên nhiên” đã định nghĩa lại những lĩnh vực bao gồm kiến trúc cảnh quan, quy hoạch vùng và đô thị và thiết kế sinh thái. Nó cũng để lại một mốc trong quá trình thảo luận về vị trí của con người trong thiên nhiên và vị trí của thiên nhiên trong nhân loại trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Cuốn sách là một cẩm nang thực tế về mối quan hệ mới, chặt chẽ giữa môi trường xây dựng và thiên nhiên.
14.
Miller, Robert (1997). Urban Forestry: Planning and Managing Urban Greenspaces - (Rừng đô thị: Quy hoạch và Quản lý Không gian xanh Đô thị). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. Áp dụng các quan điểm định tính và định lượng, cuốn sách này thảo luận về việc sử dụng và các giá trị của cây xanh đô thị, rừng và các không gian mở khác, và giải thích, làm
thế nào để quy hoạch và quản lý các yếu tố này. Các bài tham luận giúp nâng cao kiến thức về rừng đô thị theo nghĩa rộng. Nó bao gồm lịch sử, các ví dụ, các bản vẽ và thông tin bổ ích khác nhau. 15.
18.
Ruano, Miguel (1999). Eco-Urbanism: Sustainable Human Settlements, 60 Case Studies - (Thiết kế đô thị sinh thái: Các khu định cư bền vững, 60 Nghiên cứu điểm). Madrid: GG Publications. Được coi như cuốn sách tham khảo cơ bản cho các kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị, các nhà thiết kế cảnh quan, các nghiên cứu điểm được chọn lọc kỹ lưỡng trong cuốn sách này cung cấp các thông tin hữu ích, cả bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cho bất kỳ ai làm việc với các không gian đô thị. Cuốn sách trình bày một cách rõ ràng về công tác quy hoạch tổng thể phát triển bền vững hiện nay, thể hiện chủ yếu bằng bản đồ và 60 nghiên cứu điểm được minh họa kỹ lưỡng, được coi là những thực tiễn tốt trong lĩnh vực này. Mối quan tâm chính của các dự án, được thu thập từ khắp nơi trên thế giới, là giá trị sinh thái và tính bền vững. Bổ sung cho các bài viết là 400 hình minh họa. Các dự án được thu thập từ khắp nơi trên thế giới, thể hiện mối quan tâm toàn cầu về những vấn đề xuyên biên giới về văn hóa và chính trị. Danh mục các nhà quy hoạch quốc tế với các tác phẩm được trình bày trong cuốn sách bao gồm các nhà chuyên môn trình độ cao cũng như các công ty quy hoạch nổi tiếng trên toàn thế giới như Norman Foster, Renzo Piano, SITE và Daniel Libeskind.
17.
Tập hợp các tham luận đã được xuất bản trong thập kỷ vừa qua trong “Topos – Tạp chí cảnh quan châu Âu”, là sự đóng góp giá trị cho lý thuyết trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan. Một trong những mối quan tâm cơ bản trong kiến trúc cảnh quan là có nên tạo ra những cảnh quan giống với thiên nhiên, hoặc thiết kế những cảnh quan nhân tạo một cách có chủ đích. Luôn luôn dao động giữa thiên nhiên và nhân tạo, nghệ thuật kiến trúc cảnh quan thể hiện một nhận thức nhạy cảm về thời gian và địa điểm. Nếu như đối tượng thiết kế không trở thành một yếu tố trang trí thuần túy, thì nó cần được hỗ trợ bởi các khái niệm và tầm nhìn, tạo ra một sự mới mẻ so với cảnh quan hiện hữu. Các tác giả bao gồm Paolo Bürgi, người viết về các khía cạnh của trí nhớ, Christophe Girot, người đưa ra những phản biện đối với lý thuyết chung về cảnh quan, và Kathinka Schreiber, người có cái nhìn sâu sắc về cảnh quan trong điện ảnh.
Mostafavi, Mohsen, and Ciro Nalje (eds.) (2003). ). Landscape Urbanism: A Manual for the Machinic Landscape -(Thiết kế đô thị cảnh quan: Hướng dẫn về Cảnh quan đô thị) London: Architectural Association. Các dự án phát triển hiện tại ở đô thị mở ra những cơ hội mới như thế nào trong lĩnh vực cảnh quan? Tương tự, làm thế nào cảnh quan có thể giúp chúng ta nhận thức được những điều kiện mới trong thiết kế đô thị? Cuốn sách này tập hợp những kiến thức về tương lai cảnh quan đô thị với sự tham gia của một số các nhà đô thị học, kiến trúc sư cảnh quan, kiến trúc sư công trình và các nhà lý luận nổi tiếng, bao gồm Abalos & Herreros, Larry Barth, Peter Beard, Florian Beigel, James Corner, Desvigne & Dalnoky, Keller Easterling, FOA, Christopher Hight, Detlef Mertins, Mohsen Mostafavi, Ciro Najle, Ocean North và Reiser & Umemoto. Các bài viết của họ được bổ sung bằng các dự án trong khuôn khổ Chương trình Thiết kế Đô thị cảnh quan do Hiệp hội Kiến trúc thực hiện.
16.
Essays on Design, Style, Time and Space- ( Cảnh quan: Các tham luận về Thiết kế, Phong cách, Thời gian và Không gian.) Munich: Callwey Birkhauser.
Schafer, Robert and Claudia Moll (eds.)(2002). About Landscape: 284
Spirn, Anne W. (2000). The Language of Landscape - (Ngôn ngữ của Cảnh quan.) New Haven & London: Yale University Press. Cuốn sách này có sự kết hợp giữa thơ ca và hình tượng để truyền đạt ngôn ngữ về cảnh quan, từ đó tránh được những sai lầm lớn về mặt thẩm mỹ và môi trường trong thiết kế cảnh quan. Sử dụng các ví dụ trong lịch sử hàng nghìn năm và trên cả 5 châu lục, Anne Spirn phân tích các cảnh quan đô thị, nông thôn và tự nhiên và kêu gọi thay đổi cách chúng ta tạo ra và ứng xử với cảnh quan. Bà tranh luận rằng ngôn ngữ của cảnh quan tồn tại với những cú pháp, ngữ pháp và các ẩn dụ riêng, và rằng chúng ta sẽ hạn chế chính mình nếu không tỉm hiểu, đọc và nói được ngôn ngữ này. Hiểu các ý nghĩa của cảnh quan, môi trường sống của chúng ta, có nghĩa là nhìn thế giới theo một cách khác.
19.
Steiner, Frederick (1991). The Living Landscape: an Ecological Approach to Landscape Planning - ( Cảnh quan sống: một cách tiếp cận sinh thái với Quy hoạch cảnh quan.) New York: McGraw-Hill. Cuốn sách này được trình bày như một sổ tay quy hoạch sinh thái – hướng tới các nhà chuyên môn và có thể được sử dụng trong giáo trình giảng dạy ngày nay về cảnh quan và đô thị. Tài liệu giá trị này bao gồm: một cách tiếp cận hệ thống, hữu ích đối với quy hoạch cảnh quan, tối đa hóa các
mục tiêu sinh thái, dịch vụ cộng đồng và sự tham gia của người dân; hơn 20 nghiên cứu điểm minh họa việc giải quyết các vấn đề từ nông thôn nước Mỹ cho đến các thành phố lớn; các danh mục và phương pháp bao gồm nhiều bước; hướng dẫn về phân vùng thực tế, sử dụng đất và các vấn đề pháp lý; và những tiến bộ chính trong công nghệ GIS và các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu. Phiên bản lần 2 (2000) kết nối mỗi bước trong quy trình quy hoạch với công tác quy hoạch trên thực tế và với lý thuyết mới trong sinh thái cảnh quan và phát triển bền vững. 20.
1.
2.
Waldheim, Charles (2006). The Landscape Urbanism Reader (Nghiên cứu Thiết kế Đô thị cảnh quan). New York: Princeton Architectural Press. Với dân số phân tán và các đô thị lan tỏa, các nhà quy hoạch đô thị thế kỷ 21 phải đối mặt với thách thức không chỉ về tổ chức nơi ở cho người dân mà còn phải tổ chức lại không gian. Do vậy, trường phái kiến trúc mới ra đời: thiết kế đô thị cảnh quan. Trong cuốn Nghiên cứu Thiết kế đô thị cảnh quan, Charles Waldheim, người đi đầu trong phong trào mới này, đã kết hợp các tham luận của những nhà chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực. Mười bốn bài tham luận được viết bởi các tác giả trong nhiều lĩnh vực và trên toàn thế giới bao gồm James Corner, Linda Pollak, Alan Berger, Pierre B langer, Julia Czerniak, và các tác giả khác, đã thể hiện nguồn gốc, các tư tưởng hiện đại và khát vọng trong lĩnh vực tương đối mới này. Nghiên cứu Thiết kế Đô thị cảnh quan là một dấu hiệu tích cực về tương lai quy hoạch đô thị cũng như là một nguồn tài liệu tham khảo giá trị cho các sinh viên, giảng viên, kiến trúc sư và các nhà quy hoạch đô thị.
285
American Water Works Association (1999). Water Quality and Treatment Handbook. Sổ tay Xử lý Nước và Chất lượng Nước (Water Quality and Treatment Handbook). New York: McGraw-Hill. Đặc sắc do bao trùm hết các vấn đề về xử lý nguồn nước cung công cộng, Sổ tay Xử lý Nước và Chất lượng Nước của AWWA suốt 60 năm qua luôn là cuốn sách tham khảo dẫn đầu trong lĩnh vực nước. Với lần xuất bản này, 90% nội dung là mới, nguồn tham khảo độc đáo này cung cấp toàn bộ những điều căn cơ, bắt đầu bằng phân tích chất lượng nước và các mục tiêu chất lượng nước, tiến đến thảo luận về các phương pháp tiến hành phân tích thủy học, thủy dẫn cho các nghiên cứu bảo hiểm trong lụt; rồi các phần về chấp hành và thực thi luật (về nước); cả phương pháp ước lượng lụt ven biển và những rủi ro khác, v.v… Vừa có thẩm quyền, chính xác, lại toàn diện, cuốn sách được viết bởi hơn 20 chuyên gia đáng kính, với 18 chương có minh họa trình bày những công nghệ và phương pháp tiên tiến. Sách đặc biệt vì có những đánh giá cập nhật về mọi thứ, từ quá trình sục khí và kết vón, tới quản lý nước thải cây trồng.
Van der Ryn, Sim, and Stuart Cowan (1995). Ecological design (Thiết kế sinh thái). Washington: Island Press. Các tác giả trình bày một tầm nhìn về sự gắn kết giữa thế giới động thực vật và thế giới con người bằng việc sử dụng hệ sinh thái như cơ sở của thiết kế. Kiến thức về thiết kế sinh thái – sự thích ứng hiệu quả và lồng ghép với các quy trình tự nhiên – có thể được áp dụng ở mọi quy mô, tạo ra các dạng thức công trình, cảnh quan, thành phố và công nghệ mới. Cuốn sách đan xen giữa các nghiên cứu điểm, quan điểm cá nhân, các hình ảnh và lý thuyết để đưa ra một khái niệm về thiết kế cảnh quan. Trong quy trình này, các tác giả trình bày và giải thích một loạt các nguyên tắc thiết kế có thể giúp xây dựng một thế giới bền vững với tính hiệu quả cao, ít ô nhiễm hơn và các hệ tự nhiên cân bằng hơn.
21.
8. ĐÔ THỊ VÀ NƯỚC
Baratloo, Mojdeh, and Kathi Holt-Damant (eds.) (2009). ). Emerging Urban Futures In Land Water Infrastructure: New Model Cities 01. Tương lai của Đô thị mới nổi trong Hạ tầng Nước ngầm: các Thành phố kiểu mới, 01: South East Queensland (Emerging Urban Futures In Land Water Infrastructure: New Model Cities 01. South East Queensland). Columbia University. Với các bài luận của Kenneth Frampton, Mark Jarzombak, Mark Wigley, Gwendolyn Wright, Richard Pluntz, Dennis Dollens, Sigurd Grava, Malcolm Snow, John Frazier, Paola Vigano, và nhiều người khác, cuốn sách là sự hợp tác giữa trường Đại học Columbia và trường Đại học Queensland, qua bốn năm thực hiện các công trình nghiên cứu về kiến trúc, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị ở Brisbane và các vùng bao quanh. Cuốn sách có thêm những đề án được chọn ra từ cả hai trường đại học, các bài viết của các học giả nổi bật, của các nhà thực hành thiết kế về các vấn đề liên quan đến thiết kế môi trường diện rộng, và của cả các nhà sư phạm trong hệ thống giáo dục.
3.
Bartels, Olaf, and Oliver G. Hamm (eds.) (2007). ). Metropolis Volume 2: Resources - (Thủ phủ Tập 2: Tài nguyên (Metropolis. Volume 2: Resources). IBA Hamburg
Floods; designing a Shifting Landscape - (Những trận lụt ở sông Mississippi; thiết kế một cảnh quan biến đổi). New Haven: Yale University Press.
(ed.) Series Metropolis. Berlin: Jovis. Tập thứ hai trong bộ Metropolis giải thích những nguyên nhân và khảo sát những nỗ lực trước đó trong quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch thành phố và kiến trúc, với ý định suy ngẫm về những chiến lược và tầm nhìn cho một hình thức sinh sống mới và thích hợp trong đô thị. 4.
Trong quá trình khám phá dòng sông Mississippi bằng thuyền, băng qua cửa sông và đị bộ dọc các tuyến đê, Mathur (kiến trúc sư cảnh quan, Đại học y Pennsylvania) và da Cunha (chuyên gia về mỹ thuật, Đại học Pennsylvania và Trường Thiết kế Parsons) đã có được một loạt những ý tưởng về việc trị thủy. Trong tài liệu này, họ cố gắng đưa ra một cách tiếp cận chung cho các vấn đề về kiểm soát lũ lụt, hàng hải, sinh thái và bảo vệ môi trường. Qua các bài luận và những tác phẩm nghệ thuật, hạ nguồn sông Mississippi được phác họa như một thực thể sống, năng động, đặc biệt trong bối cảnh ngập lụt. Những bản đồ và tranh ảnh tư liệu quý đã khiến cuốn sách trở nên giá trị, trong khi các lược đồ nước, ảnh và các bản vẽ thiết kế phóng to sẽ thu hút các kỹ sư, các nhà hoạch định chính sách, người dân, các nhà nghiên cứu lịch sử và cả những người yêu thích du lịch. Các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một dự án công cộng xem xét lại những công trình xây dựng hiện tại ở hạ nguồn sông Mississippi.
Busquets, Joan (2004). Mang sân trường Harvard ra sông (Bringing The Harvard Yards To The River). Cambridge: Harvard Design School. Cuốn sách đưa ra những tài liệu về cuộc tiến hóa theo năm tháng về không gian của khuôn viên đại học Harvard, dẫn dắt người đọc đến chỗ hiểu Harvard như một chuỗi những lý tưởng, mà chỉ một số đó được xây dựng. Sách còn khám phá những cách để cải thiện mối liên kết giữa những không gian mở của Harvard với phần đất công viên bên sông, bằng cách coi dòng sông Charles không phải như “một thứ phân cách giữa các khu học xá của Cambridge và Allston mà là một thứ keo tiềm năng” có thể gắn chúng lại với nhau. Thêm nữa, những thay đổi linh hoạt của sách trong các lớp hình, khung hình giúp cho người đọc dễ dàng hiểu ngay những yếu tố khác nhau làm nên cấu trúc độc đáo của khu học xá Harvard, và đánh thức trong độc giả vô vàn lối giải thích và suy nghĩ.
5.
Chocat, Bernard, Joel Goldenfum, Blanca Jeménez-Cisneros, Mohammad Karamouz, Per-Arne Malmquist, Jiri Marsalek (2008). Nước đô thị tập 2; Các quy trình tuần hoàn và tương tác nước đô thị (Urban Water Series Volume 2; Urban Water Cycle Processes and Interactions). Paris: UNESCO. Leiden: Taylor & Francis group. Sách giới thiệu kết quả của một dự án do Chương trình Thủy học Quốc tế của UNESCO tiến hành trên đề tài này. Tập sách bắt đầu bằng việc giới thiệu khái niệm tuần hoàn nước và nhu cầu quản lý toàn bộ hoặc quản lý tích hợp. Kế tiếp sách đi sâu vào chi tiết những thành phần thủy học đa dạng của vòng tuần hoàn, những yếu tố khác nhau của hạ tầng đô thị và các dịch vụ về nước, những tác động nhiều mặt của quá trình đô thị hóa lên môi trường – từ bầu không khí và nước bề mặt, tới đầm lầy, đất trồng và nước ngầm, cũng như đa dạng sinh học. Sách kết luận bằng một loạt gợi ý về quản lý nước đô thị, tổng kết lại những phát hiện quan trọng được trình bày tại đây.
6.
Da Cunha, Dilip, and Anuradha Mathur (2001). Mississippi
286
7.
Da Cunha, Dilip, and Anuradha Mathur (2009). ). Soak, Mumbai in an estuary. - (Khả năng hấp thu nước, Mumbai ở một cửa sông.) New Delhi: Rupa & Co. Cuốn sách nghiên cứu địa hình của Mumbai và lịch sử hình thành nó theo một cách rất riêng. Nó không hình dung về biển và gió mùa như những “kẻ thù” và các yếu tố làm nên lũ lụt, mà là các đối tác không thể thiểu trong việc hình thành khu vực định cư. Đây là những đặc tính và cũng là lợi thế của Mumbai. Các tác giả đặt Mumbai ở một ranh giới giữa đất và biển, một vùng ngập mặn luôn biến đổi, những lạch nước ngọt dốc và khí hậu gió mùa. Vùng đất giữa đất liền và biển có chức năng sàng lọc, trong các bản vẽ mặt cắt, các tấm ảnh và mô hình thể hiện những chuyển đổi về địa hình của Mumbai. Và 12 đề xuất giúp chúng ta tư duy lại về địa hình rộng lớn của sông Mithi chảy từ Vườn quốc gia Sanjay Gandhi National Park đến các pháo đài lịch sử dọc thung lũng Mahim. SOAK- khả năng hấp thu nước - là một lời mời đối thoại với các bản quy hoạch cho một Mumbai có khả năng chống chịu với khí hậu. Nó thể hiện những thiết kế giữ nước hơn là đưa nước ra biển; điều này là hợp lý với với độ dốc của một cửa sông. Nó kêu gọi việc nhìn nhận thành phố như một khu vực lỏng với các bề mặt thấm nước mưa, chế độ gió mùa và những sự thỏa hiệp giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Dự án này đưa ra một ngôn ngữ mới về sống chung với gió mùa và
biển. Nó nỗ lực chuyển đổi ngôn ngữ chứa đựng sự lo lắng và sợ hãi trong nhận thức của chúng ta về những trận mưa ở Mumbai ngày nay. Cuốn sách khuyến khích chúng ta, không nên chống lại gió mùa, mà nên thiết kế và tận hưởng đặc tính của nó. 8.
11.
De Graaf, Rutger, and Fransje Hooimeijer (eds.) (2008). Urban Water Series Volume 11: Urban Water in Japan. -(Chuyên san về Nước Đô thị, Tập 11: Nước Đô thị ở Nhật Bản). London: Taylor & Francis group. Quản lý nước là vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản, do hơn một nửa vốn đầu tư tập trung vào những khu vực có độ cao thấp hơn mực nước biển và hầu hết quốc đảo đều dễ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Để tránh khủng hoảng, người Nhật đã khuyến khích các tập quán quản lý nước sáng tạo. Đưa ra những quan điểm độc đáo của các kỹ sư người Hà Lan, được coi là những chuyên gia về nước hàng đầu thế giới, cuốn sách này xem xét một cách kỹ lưỡng về quá trình Nhật Bản phát triển hệ thống quản lý nước hiện đại. Cuốn sách nghiên cứu hệ thống nước ở thành phố Tokyo, thảo luận về các tập quán quản lý sông và kiểm soát ngập lụt ở đô thị trong toàn quốc, và xem xét các tác động mà những tập quán này tạo nên ở các vùng đồng bằng. ‘Nước đô thị ở Nhật Bản’ tập hợp những kiến thức từ Nhật Bản và Hà Lan và mô tả các tập quán của Nhật Bản từ góc nhìn của các chuyên gia Hà Lan.
10.
Nước, Văn hóa và Quyền lực trình bày một loạt các nghiên cứu điểm trên toàn thế giới, xem xét những khía cạnh văn hóa và quyền lực phức tạp liên quan đến tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước. Các phần bao gồm: tác động của phát triển nguồn nước lên người dân bản địa, những ý nghĩa văn hóa khác nhau của nguồn nước, quá trình mang tính chính trị của việc huy động vốn và xây dựng các dự án về nguồn nước, tranh chấp giữa văn hóa và quyền lực do nhận thức và trải nghiệm về sự khan hiếm nước. Các nghiên cứu điểm bao gồm những thách thức mà bang Lummi phải đối mặt về quyền đối với nguồn nước ở Tây Bắc Hoa Kỳ; các vấn đề về chất lượng nước ở Oaxaca de Juarez, Mexico; các tác động của phát triển du lịch ở Bay Islands, Honduras; vai trò của nước trong mâu thuẫn giữa Arab-Israeli; và các bối cảnh quốc gia và vùng khác từ Zimbabwe, Nhật Bản và Bangladesh.
D’Auria, Viviana, Bruno De Meulder, Janina Gosseye, and Kelly Shannon (eds.) (2008). WATER Urbanisms. (Thiết kế đô thị NƯỚC). UFO1_Urbanism Fascicles OSA. Amsterdam: SUN Academia. Cuốn sách đầu tiên trong loạt sách ‘UFO’ của OSA (KU Leuven), ‘Thiết kế đô thị nước’ có 3 phần chính. ‘Các văn hóa về nước. Những bài luận về Thiết kế Đô thị nước’ thể hiện sự tương tác giữa thiết kế đô thị và nước trong các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. ‘Một Thiết kế Đô thị nước khác. Các dự án Đô thị ở Việt Nam’ trình bày một cách tổng quan về các dự án thí điểm gần đây và các nghiên cứu ở Việt Nam, một đất nước đang đối mặt với nguy cơ nhiều khu vực bị chìm trong nước biển dâng. ‘Những khám phá và kinh nghiệm tích lũy. Những đúc rút từ Thiết kế Đô thị nước’ tập hợp một loạt những bài học từ các dự án thí điểm về thiết kế đô thị trong thời gian gần đây với sự khám phá những mối quan hệ giữa nước và thiết kế đô thị.
9.
trong bối cảnh toàn cầu.)- Washington: Island Press.
Donahue, John M., and Barbara Rose Johnston (1998) (eds.). Water, Culture, and Power: Local Struggle in a Global Context. (Nước, Văn hóa và Quyền lực: Sự đấu tranh của địa phương
287
Dreiseitl, Herbert, and Dieter Grau (eds.) (2005). New Waterscapes: Planning, Building and Designing with Water.( Các cảnh quan nước mới: Quy hoạch, Xây dựng và Thiết kế với Nước.) Basel: Birkhäuser. Sau nhiều thập kỷ bị tách biệt khỏi các khu vực dân cư, nguồn nước trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng trong thiết kế đô thị. Việc lồng ghép các nguồn nước tự nhiên vào môi trường xây dựng, việc đưa các yếu tố nước vào khu vực đô thị vì các mục tiêu liên quan đến khí hậu, hoặc tạo ra những bể, vòi phun trong khu vực dân cư, tất cả những khía cạnh này không chỉ thu hút được sự chú ý của các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị, mà còn được công chúng đánh giá cao. Cuốn sách này đưa ra một loạt các cơ hội sử dụng nước như một nhân tố sáng tạo trong thành phố, trong nghệ thuật và trong cảnh quan và kiến trúc. Các nghiên cứu điểm bao gồm: một công viên thành phố mới, rộng lớn ở Portland (Oregon), các vườn bách thảo ở New York Queens, một sân bay được cải tạo lại ở Oslo, công viên cho khu dân cư mới ở Oulu, gần Polar Circle ở Phần Lan, hoặc một dự án ở Hàng Châu, Trung Quốc.
12.
Esrey, Stephen, et Al. (eds.) (1998). Ecological Sanitation (Hệ thống thoát nước sinh thái). Stockholm: Swedish International Development Cooperation Agency (SIDA). Các hệ thống thoát nước thông thường tỏ ra không còn thích hợp để giải quyết những nhu cầu về thoát nước ở các nước
đang phát triển. Các hệ thống này quá tốn kém, và chỉ phù hợp với các tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Cuốn sách này đưa ra một phương án thay thế cho hệ thống thoát nước thông thường, với tên gọi là “hệ thống thoát nước sinh thái”. Nó dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái và xử lý các chất thải sinh hoạt như một nguồn tài nguyên có thể tái chế. Nó cũng chỉ ra rằng, hệ thống thoát nước sinh thái trên thực tế đã từng được áp dụng. Có hàng trăm nghìn nhà vệ sinh sử dụng công nghệ vi sinh trên toàn thế giới ngày nay, ở cả các khu vực nông thôn và các cộng đồng nhỏ. Điều chúng ta cần thực hiện bây giờ là phát triển những ứng dụng quy mô lớn của khái niệm thoát nước sinh thái tại các khu vực đô thị ở cả các quốc gia đang phát triển và phát triển. Cuốn sách được dựa trên nghiên cứu do Sida tài trợ và các tác giả hy vọng rằng nó sẽ đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu cấp thiết phải cải thiện hệ thống thoát nước. 13.
15.
16.
288
Jakobsson, Eva, and Terje Vedt (eds.) (2006). A history of water Volume 1; Water control and River Biographies. -(Lịch sử về nước Tập 1; Quản lý nước và lịch sử các dòng sông). New York: I.B. Tauris. Đây là một trong ba cuốn sách khám phá tất cả những khía cạnh về nước – xã hội, chính trị, tôn giáo, lịch sử, kinh tế và công nghệ - từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Các tác giả xem xét lịch sử thay đổi của nước như một hàng hóa tư nhân hoặc công cộng; chính trị liên quan đến nguồn nước ở cấp địa phương, đô thị, quốc gia và quốc tế; nước trong các thành phố; các đồng bằng châu thổ; lịch sử các dòng sông và hình ảnh của nước trong tôn giáo, tín ngưỡng, văn học và nghệ thuật. Các nghiên cứu điểm về trải nghiệm của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới được trình bày.
Hamm, Oliver G. (ed.) (2007). Metropolis: Reflection Designs for the Future of the Metropolis - (Thành phố: Những thiết kế phản ánh tương lai của thành phố.) IBA Hamburg (ed.) Series Metropolis. Berlin: Jovis. Cùng với Internationale Bauausstellung (IBA) Hamburg, thành phố Tự do đã có một bước nhảy qua Elbe – đến những hòn đảo Elbe, Wilhelmsburg, Veddel, Kleiner Grasbrook và đảo lâu đài Hamburg. Từ “sân sau bị lãng quên” của Hamburg đến phòng thí nghiệm tương lai của thành phố: IBA tập trung vào các tiềm năng của xã hội đô thị quốc tế - THÀNH THỊ - thiết kế khu ngoại vi – VÙNG THÀNH PHỐ – và THÀNH PHỐ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Cho đến năm 2013, khi các hòn đảo Elbe không chỉ là nơi diễn ra phần trình diễn cuối cùng, mà còn là một Triển lãm Vườn Quốc tế, rất nhiều bên tham gia sẽ nghiên cứu về tương lai của thành phố. Một loạt các ấn phẩm sẽ xuất hiện cùng với IBA. Tập 1 trình bày về Các triển lãm Xây dựng Quốc
Hooimeijer, Fransje, and Wout van der Toorn Vrijthoff (eds.) (2008). Urban Water Series Volume 10, More Urban Water: Design and Management of Dutch Water Cities.- ( Chuyên san về Nước Đô thị Tập 10, Nước Đô thị: Thiết kế và Quản lý các Thành phố Nước của Hà Lan). London: Taylor & Francis group. Với một cách tiếp cận tổng hợp, cuốn sách xem xét mối quan hệ giữa thiết kế đô thị và quản lý nước tại các thành phố nước của Hà Lan. Nó cũng xem xét các khía cạnh tài chính của việc điều chỉnh hệ thống nước hiện tại nhằm ứng phó với những thay đổi trong vòng tuần hoàn nước đô thị. Nó trình bày hình thái hiện hữu và tương lai các thành phố nước của Hà Lan, chức năng đô thị và các khía cạnh kỹ thuật và sinh thái. Các chương trình bày về sự biến đổi của thành phố lịch sử, việc xây dựng và tái cơ cấu lại thành phố trong và sau chiến tranh nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong tương lai. Chương cuối cùng so sánh giữa các khu vực đô thị của Hà Lan và Hàn Quốc (Seoul), Nhật Bản (Tokyo) và Đức (khu vực Ruhr).
Feyen, Jan, Kelly Shannon, and Matthew Neville (2008) (eds.). Water & Urban Development Paradigms -(Các mô hình Phát triển Đô thị và Nước). London: CRC Press (Taylor & Francis Group). Các mô hình Phát triển Đô thị và Nước bao gồm các bài viết được trình bày tại Hội nghị toàn cầu về Phát triển Đô thị và Nước. Với các cách tiếp cận lồng ghép Kỹ thuật, Thiết kế và Quản lý (Leuven, Bỉ, 15-19 tháng 9 năm 2008), và những ý tưởng kết nối giữa các lĩnh vực quản lý nước, sinh thái, kỹ thuật, thiết kế đô thị và quy hoạch vật thể. Cuốn sách xem xét một số các nội dung, thảo luận về mối quan hệ lịch sử giữa hệ thống nước và các khu định cư, những vấn đề quản lý có liên quan bao gồm ngập lụt ở đô thị, sử dụng nước và thoát nước.
14.
tế trước đây đã diễn ra ở Đức, tổng quan về các dự án của IBA Hamburg, và xem xét một cách toàn diện các sự kiện diễn ra ở đô thị.
17.
Jellicoe, Geoffrey and Susan Jellicoe (1971). Water: The use of water in Landscape Architecture - (Nước: Sử dụng nước trong Kiến trúc Cảnh quan). London: Adam & Charles Black. Mục đích của cuốn sách là: học hỏi từ những thành tựu trong quá khứ và những trải nghiệm trên toàn cầu. Nó có liên
Ai sở hữu nguồn nước? thảo luận về hiện tượng nguồn nước, những đặc tính, nguy cơ và các cơ hội mà nguồn nước đem lại. Cuốn sách trả lời những câu hỏi quan trọng nhất về việc cung ứng nguồn nước sạch và sản xuất lương thực, đồng thời đề cập đến nước như một nguồn lực có khả năng phá hủy và khám phá những tính chất hóa học của phân tử nước. Cuốn sách chỉ ra những nguy cơ của việc hạn chế tư nhân hóa nguồn nước và chứng minh việc phụ thuộc về nguồn nước sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực như thế nào. Những bài viết và minh họa chi tiết thể hiện làm thế nào để thết lập tính sở hữu cho nguồn nước một cách có trách nhiệm và hợp lý.
quan đến sự nên thơ của nước trong việc tạo cảnh quan và kiến trúc. Cuốn sách được chia thành hai phần: phần một trình bày về sự phát triển từ việc sử dụng nước cho thủy lợi vào thời nguyên thủy đến sự hình thành các thành phố nước xa bờ biển nước Mỹ, từ các máng xối nước ở làng quê đến những đài phun nước phức tạp ở Exp 70; phần hai đưa ra 30 ví dụ về cảnh quan nước trên toàn thế giới, từ thời La Mã cổ đại cho đến ngày nay, mô tả và minh họa các ví dụ một cách chi tiết. 18.
Knechtel, John (2009). Alphabet City n°14: Water - ( Những điều cơ bản về Thành phố, số 14: Nước.) Cambridge: MIT Press and Alphabet City Media, Inc. 21.
Trong “Nước”, các nhà văn, nhà khoa học, các kiến trúc sư và nghệ sĩ đã xem xét nhiều khía cạnh của nước, ở các cấp từ vi mô đến toàn cầu, với các chủ đề từ hạ tầng nước hiện đại cho đến các nghi lễ nước cổ đại. Nước là tập hợp những câu chuyện về việc một nhà hóa học tính toán chi phí thực của nước; một nhà nhiếp ảnh chụp những con nước bên trong thành phố; một nhà quy hoạch đô thị mô tả về việc cách thành phố Toronto, New York, Hamburg, và Seoul đã thiết kế lại những khu vực có mặt nước như thế nào; một nghệ sĩ sưu tầm những vỏ chai nước được dán nhãn theo các quy định hiện hành về nước; những bức ảnh về một bệ đá bị nước xói mòn từ thời đào vàng Yukon 1905; hai kiến trúc sư tư duy về việc làm thế nào để thu gom, định hướng và vận chuyển nước từ các vùng nhiều nước đến những vùng khan hiếm nước; một nhà triết học nghiên cứu về những bài học tinh thần liên quan đến nước, và những bức cảnh về một cảnh quan ngập nước đẹp. 19.
Cuốn sách giúp cho độc giả có được kiến thức về những nhân tố quan trọng nhất cần xem xét khi thiết kế và quy hoạch gắn với nguồn nước. Nước là một nhân tố thiết kế đặc biệt trong kiến trúc cảnh quan. Nhung chỉ đưa các hồ và vòi phun nước vào những điểm thích hợp trong các bản vẽ kiến trúc là chưa đủ. 22.
Ludwig, Art (2005). Water Storage - (Chứa nước.) Santa Barbara: Oasis Design. Đây là muốn cuốn sách hướng dẫn tự học thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng các bể nước và các hồ, và quản lý bền vững các bể chứa nước ngầm. Cuốn sách sẽ giúp bạn thiết kế hệ thống nước độc lập, phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai với chi phí thấp, sử dụng các thiết kế sinh thái. Cuốn sách cũng bao gồm các hướng dẫn xây dựng cho một số loại bể nước làm bằng xi măng tổng hợp.
Kuitert, Wybe (ed.) (2008). IFLA Congress 2008 Proceedings: Transforming with water - (Kỷ yếu của Hội nghị IFLA 2008: Sự biến đổi với Nước). Wageningen: Uitgeverij Blauwdruk and Techne Press.
23.
Sự biến đổi với Nước đưa ra một loạt các luận điểm và kinh nghiệm về thiết kế với nước. Cuốn sách là Kỷ yếu của Hội nghị lần thứ 45 của Liên đoàn Kiến trúc sư Cảnh quan Quốc tế, IFLA, tháng 6 năm 2008 với sự đóng góp từ khắp nơi trên thế giới. Nó đưa ra một ấn tượng toàn cầu về những thách thức trong lĩnh vực này và đề xuất các giải pháp. 20.
Lohrer, Axel (2008). Basics: Designing with water - (Những nguyên tắc cơ bản: Thiết kế với nước.) Bielefeld (ed.) series Basics. Berlin: Birkhäuser.
Newson, Malcolm (1994). Hydrology and the River Environment (Thủy văn và Môi trường sông) New York: Clarendon Press. Cuốn sách đưa ra một cách tiếp cận môi trường đối với thủy văn. Nó trình bày một khái niệm mới về thủy văn môi trường, một cách mới để mô tả hệ thống tuần hoàn nước, chế độ dòng chảy, và sự thay đổi trong chế độ thủy văn tạo ra bởi sự phát triển và công nghiệp. Tác giả tập trung vào việc sử dụng các lưu vực sông bởi vì đây là các đơn vị cơ bản cho việc thu thập dữ liệu và quản lý nguồn nước. Rất nhiều khung phương pháp luận được xem xét, hầu hết dựa trên các phương pháp thống kê và nghiên cứu truyền thông.
Lanz, Klaus, Lars Müller, Christian Rentsch, and René Schwarzenbach (eds.) (2006). Who owns the water? - (Ai sở hữu nguồn nước?) Baden: Lars Müller Publishers.
289
Tuy nhiên, trong trường hợp môi trường nước ngọt, khi dữ liệu tương đối khan hiếm, tác giả đã sử dụng cách tiếp cận tổng hợp bằng cách dùng thông tin liên quan đến chính sách, luật, quan điểm và ưu tiên trong việc hình thành khung lý thuyết. Tác giả kết luận bằng cách đánh giá việc sử dụng kiến thức hiện tại về thủy văn môi trường, mang đến cho người đọc một cái nhìn thực tế về việc bảo vệ nguồn nước ngọt. 24.
chính sách quản lý để đối phó với khủng hoảng. Cuối cùng, báo cáo đưa ra một loạt các kết luận và đề xuất định hướng cho các hành động trong tương lai và khuyến khích sử dụng bền vững, năng suất và quản lý nguồn tài nguyên nước ngọt ngày càng khan hiếm. 26.
Swyngedouw, Erik (2004). Social power and the Urbanization of Water: Flows of Power. -(Quyền lực xã hội và Đô thị hóa Nước: Những dòng chảy của Quyền lực.) New York: Oxford University Press.
Các chính phủ trên toàn cầu đã thống nhất tại Hội nghị Thượng Đỉnh Thiên Niên kỷ nhằm giảm một nửa số người dân không được cung cấp nước sạch, chủ yếu tại các thành phố trên toàn cầu, trước năm 2015. Với dân số đô thị tăng nhanh, thách thức là vô cùng lớn. Nước và Vệ sinh tại các thành phố trên Thế giới là một đánh giá toàn diện và tổng hợp các vấn đề và giải pháp. Ấn phẩm có tính ảnh hưởng cao của Chương Trình Định cư con người Liên hợp quốc (UNHABITAT) trình bày chi tiết về mức độ thiếu hụt trong việc cung cấp nước và vệ sinh. Báo cáo mô tả những tác động lên sức khỏe và hoạt động kinh tế, chỉ ra những lợi tích tiềm năng của những hành động nhằm khắc phục tác động; nó phân tích những nguyên nhân bên trong của việc cung ứng chưa tốt nước và vệ sinh và xác định những thiếu hụt về thông tin làm ảnh hưởng đến sự phân bố nguồn lực; nó tóm lược các hậu quả của sự xuống cấp hệ thống cung ứng nước và vệ sinh; và giải thích làm thế nào để sử dụng các nguồn lực và năng lực thể chế của khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng để cung ứng dịch vụ tốt thông qua quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
Quyền lực Xã hội và Đô thị hóa Nước sử dụng vòng tuần hoàn nước như một ống kính để qua đó phân tích sự bùng nổ của các nhân tố tự nhiên và xã hội trong quá trình đô thị hóa. Bên cạnh đó, phân tích vòng tuần hoàn nước là phương tiện để hiểu về mối quan hệ giữa quyền lực xã hội, chính trị, và kinh tế, và sự chi phối của nó đối với quá trình đô thị hóa. Những mối quan hệ quyền lực này được thể hiện qua các dạng thức khác nhau mà qua đó nước trở thành đô thị. Phân tích này, theo đó, cho thấy ai là người kiểm soát sự chuyển đổi và mối liên hệ giữa thiên nhiên và môi trường đô thị. Thành phố Guayaquil ở Ecuador, nơi 600.000 người thiếu sự tiếp cận với nước, là cơ sở cho phân tích này. Nghiên cứu sinh thái – chính trị - lịch sử được kết hợp với một phân tích về các trung gian quyền lực chính hiện hành, những người tổ chức một hệ thống tuần hoàn nước đô thị hết sức bất bình đẳng và không đồng đều. 25.
UNESCO, World Water Assessment Programme (2006). Water: A Shared Responsibility -(Nước: Trách nhiệm được chia sẻ.) London: UN-HABITAT / Earthscan. Báo cáo dựa trên các kết luận của Báo Cáo Phát triển Toàn Cầu Liên Hợp Quốc lần thứ nhất “Nước cho con người, Nước cho sự sống” được xuất bản năm 2003. Báo cáo trình bày tổng quan về các nguồn nước ngọt tại tất cả các vùng và hầu hết quốc gia trên thế giới khi đánh giá những thành quả đạt được trong quá trình hướng tới các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nước trong Các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hợp Quốc vá đánh giá một loạt các vấn đề bao gồm tăng trưởng dân số và đô thị hóa nhanh, sự thay đổi hệ sinh thái, sản xuất lương thực, sức khỏe, công nghiệp và năng lượng, cũng như quản lý rủi ro, định giá và chi trả cho nước và kiến thức năng lực ngày càng được cải thiện. Mười sáu nghiên cứu điểm xem xét những thách thức điển hình về nguồn nước và đưa ra những quan điểm giá trị đối với những khía cạnh khác nhau của khủng hoảng về nguồn nước và các
290
United Nations Human Settlements Program (2003). Water and Sanitation in the World’s Cities: Local Action for Global Goals - (Nước và vệ sinh tại các thành phố trên thế giới: Hành động tại địa phương cho các mục tiêu toàn cầu.) London: Earthscan.
27.
Viganó, Paola (2009). Landscapes of Water/Paesaggi dell’Acqua: un progetto di riqualificazione ambientale nella città diffusa di Conegliano. (Các cảnh quan Nước/Paesaggi dell’Acqua: un progetto di riqualificazione ambientale nella città diffusa di Conegliano. Roveredo in Piano : Risma Edizioni.) Dự án nghiên cứu này đề cập đến việc cải thiện một phần lãnh thổ Veneto–lan tỏa, phân tán, và bị ô nhiễm – bắt đầu với hệ thống nguồn nước phức tạp. Có 5 mục tiêu: 1_ cải thiện và xác định những nhân tố vật thể tạo nên lãnh thổ nước. 2_Nỗ lực tìm hiểu các quy trình khác nhau trong đó các quy luật được áp dụng cho cơ sở hạ tầng và các vật thể. 3_Xem xét lại khái niệm không gian mở, các chức năng và
nước và mối liên hệ của nó với các quyền công dân, văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Cuốn sách thảo luận về quyền đối với nguồn nước như một quyền con người, và phân tích vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan khác nhau. Cuốn sách cũng tập trung vào các cộng đồng khác nhau, gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi quyền đối với nguồn nước và xem xét sự đóng góp của quyền với nguồn nước đối với việc cung ứng nước sạch cho tất cả mọi người. Cuối cùng, cuốn sách đưa ra một cách tiếp cận dựa trên quyền con người đối với nguồn nước.
vai trò biểu tượng. 4_dự án có tính đẳng hưởng. 5_nghiên cứu nhằm mục tiêu đóng góp vào việc hình thành các dạng thức hiện đại và những liên kết mới giữa các nghiên cứu và các lĩnh vực kiến thức khác nhau. 28.
Wagner, Iwona, Jiri Marsalek, and Pascal Breil (eds.) (2008). Urban Water Series Volume 4; Aquatic Habitats in Sustainable Urban Water Management: Science, Policy and Practice._ (Chuyên san Nước Đô thị, Tập 4; Môi trường sống nước trong Quản lý Nước Đô thị bền vững: Khoa học, Chính sách và Thực tiễn.) London: Taylor & Francis. Môi trường sống nước trong Quản lý Nước Đô thị bền vững – kết quả của nghiên cứu hợp tác giữa hai Chương trình Thủy văn Quốc tế và Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO – nhằm mục tiêu nâng cao hiểu biết về môi trường sống nước, các hệ sinh thái, hàng hóa và dịch vụ có liên quan, bảo tồn và sử dụng bền vững – tập trung lồng ghép các nội dung này vào quản lý nước đô thị. Phần đầu của cuốn sách này đánh giá lại các khái niệm và thách thức cơ bản trong môi trường sống nước đô thị, cũng như các chiến lược quản lý tổng hợp. Phần hai đánh giá các biện pháp kỹ thuật liên quan đến quản lý môi trường sống và nơi cư trú, cùng với sự lồng ghép vào quy hoạch đô thị và vai trò trong sức khỏe con người. Phần cuối cùng xem xét các vấn đề môi trường sống nước đô thị hiện nay và các cách tiếp cận thực tế để giải quyết những vấn đề này thông qua những nghiên cứu điểm trên toàn cầu.
29.
Water Pollution Control Federation (1990). Natural Systems for Wastewater Treatment: Manual of Practice-( Các hệ thống tự nhiên để xử lý nước thải: Hướng dẫn thực hành). Alexandria: Water Pollution Control Federation.
9- 1.
World Health Organization (2003). The Right to Water -(Quyền với nguồn nước.) Geneva: World Health Organization. [also available via http://www.who.int/water_sanitation_health/ rightowater/en/ - accessed 3/04/2010]. Ấn phẩm này trình bày tổng quan về quy mô và nội dung của định nghĩa mang tính pháp lý về quyền con người đối với nguồn 291
Basbas, Socrates (2006). Advances in City Transport: Case Studies (Sự cải tiến trong giao thông đô thị: Những nghiên cứu điển hình) . Southampton: WIT Press. Nêu bật vấn đề quan tâm của giao thông, môi trường và lĩnh vực liên quan của quy hoạch đô thị, cuốn sách này bao gồm các mục liên quan đến phát triển hệ thống giao thông ở các thành phố khác nhau trên thế giới, bao gồm Singapore, Sao Paulo, Santiago, Bilbao, Eindhoven, Adelaide, Bangalore và Thessaloniki. Vấn đề những nghiên cứu đề cập tới sẽ là điều đáng quan tâm cho các nghiên cứu sinh về giao thông và môi trường, các kỹ sư và các nhà quy hoạch hoạt động trong lĩnh vực giao thông và môi trường, chính quyền địa phương, các nhà tư vấn.
2.
Cuốn sách hướng dẫn đã được hiệu chỉnh này mô tả việc sử dụng các hệ thống dựa trên đất và nước tự nhiên để xử lý nước thải. Nhân tố chung trong tất cả các hệ thống được trình bày là sự đóng góp đáng kể của môi trường tự nhiên. Thông tin và công nghệ được trình bày sẽ hỗ trợ trong quy hoạch và thiết kế các hệ thống xử lý tự nhiên đã được mô tả. Một chương hoàn toàn mới về các hệ thống đất ngập nước đã được bổ sung vào phiên bản này. 30.
GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
Boarnet, Marlon, and Randall Crane (2001). Travel by Design: The Influence of Urban Form on Travel (Tác động của hình dáng đô thị tới sự dịch chuyển). New York: Oxford University Press. Liệu những vấn đề giao thông có thể khắc phục được thông qua các thiết kế thân thiện ? Sự phổ biến rộng rãi của những sáng kiến về “Đô thị học mới” và “Khu cư trú tốt” đã chỉ ra rằng nhiều người có cùng suy nghĩ như vậy. Là một đánh giá có tính hệ thống về những thử nghiệm để giải quyết các vấn đề giao thông thông qua thiết kế đô thị, cuốn sách này đặt ra và trả lời 3 câu hỏi: Liệu các thử nghiệm đó có thành công? Liệu chúng có thể được áp dụng vào thực tiễn? Đó có phải là 1 ý tưởng tốt?
3.
Button, Kenneth, and David Hensher (2005). Handbook of Transport Strategy, Policy and Institutions. (Sổ tay về chiến lược giao thông, chính sách và thể chế). Oxford: Elsevier. Tư nhân hóa, quy định, bãi bỏ quy định, sự cạnh tranh,
tài chính, định giá: Đây là tất cả những vấn đề chính sách giao thông được hết sức quan tâm trong thời điểm hiện tại trên toàn cầu, trong dư luận chung cũng như trong giới nghiên cứu. Các vấn đề đó cùng các mặt trong chính sách giao thông và quy hoạch được đề cập trong cuốn sổ tay thứ 6 về giao thông này thông qua 46 chương mục được soạn bởi các chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn riêng. Sách được chia thành 6 phần bao gồm: Thiết lập thể chế và các thị trường – Viễn cảnh quy hoạch – Quản lý tài sản và cấp vốn – Những vấn đề pháp lý – Khung định giá – Những nghiên cứu quốc gia.
này đưa ra đánh giá xác đáng về cách quy hoạch giao thông tại Mỹ để dẫn đến tình trạng giao thông hiện nay, và những kiến nghị cho quá trình đưa ra những quyết sách thích hợp về giao thông vận tải, một cuốn sách cần thiết cho những ai quan tâm tới các vấn đề tồn tại và viễn cảnh tương lai của hệ thống giao thông vận tải ngày nay. 5.
Trong cấu trúc mục này, phạm vi cuốn sách bao gồm: Thu thập dữ liệu (chuyển đổi thông tin) – sự hình thành các mục tiêu của chính phủ (ứng với các cấp độ khác nhau) – tạo lập các cấu trúc thể chế nhằm đạt được những mục tiêu đó – cung cấp nguồn cho các cơ quan này – thực thi các điều lệ và chính sách, kiểm soát các tác động. Cuốn sách sử dụng đa dạng các quan điểm về xử lý sai phạm bao gồm kinh tế, chính trị, luật lệ, quy hoạch thực trạng, tâm lý học và kỹ thuật. Cuốn sổ tay này sẽ có ý nghĩa với các sinh viên, những nhà nghiên cứu và những người hành nghề trong lĩnh vực giao thông. 4.
Là một tài liệu giảng dạy cũng như 1 chỉ dẫn tự nghiên cứu có giá trị, phần tham khảo này trình bày tất cả những khái niệm và phương pháp luận cần thiết của quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tác giả cung cấp tất cả các công cụ, các kỹ thuật phân tích và các nghiên cứu điển hình cần thiết cho việc nâng cấp và duy trì hệ thống HTKT tại Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới. Cuốn sách giúp người đọc nắm được phạm vi rộng của quy hoạch và các kỹ năng quản lý cần thiết để quy hoạch và duy trì hệ thống HTKT. Nó bao quát một cách tổng thể những dự án HTKT trọng điểm trong bối cảnh, quy hoạch chung, thực hiện dự án, việc sắp xếp ưu tiên các dự án và dịch vụ, tài chính và kinh tế, tác động môi trường và xã hội, tình trạng không rõ ràng và rủi ro, nghiên cứu cho quy hoạch và phân tích. Cuốn sách đề cao những nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu và cung cấp vô số những nguồn nghiên cứu.
Gifford, Jonathan (2003). Flexible Urban Transportation. (Giao thông đô thị linh họat). Amsterdam: Pergamon. “Giao thông linh họat trong đô thị” là một sự đánh giá bao quát chính sách vận tải và đường bộ Mỹ. Trong vòng nửa thế kỷ vừa qua, chính sách này đã luôn được gắn liền với việc quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống đường cao tốc liên bang và sau đó đã phải đương đầu với sự xuống cấp về nhiều mặt của hệ thống này. Việc xây dựng ồ ạt các tuyến đường liên bang đã chia cắt và phá hủy các kết nối đô thị, khơi nguồn cho sự “Bùng nổ của Đường cao tốc”. Liên bang cũng đã tạo điều kiện cho quá trình ngoại thị hóa một cách rộng rãi các khu nhà ở, cửa hàng bán lẻ và vấn đề việc làm, từ đó đã tạo ra được những chuỗi cung ứng linh hoạt có sự liên kết chặt chẽ, đặc trưng của nền công nghiệp hiện đại. Xã hội Mỹ đang đối diện với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ô tô riêng chưa bao giờ trở nên phổ biến đến vậy. Nền kinh tế phụ thuộc vào những con đường cao tốc nhưng người dân lại càng lúc càng không sẵn lòng xây dựng hay mở rộng những con đường này. Một vấn đề cấp bách là tạo được các lựa chọn cho hệ thống giao thông vận tải mà các hệ quả của nó được suy xét rõ ràng. Đó là các hệ quả về bảo vệ cộng đồng, khuyến khích vai trò quản lý môi trường và hỗ trợ một nền kinh tế năng động, có hiệu quả. Nhưng những luật lệ và thủ tục quy định những lựa chọn đó đã quá lạc hậu. Và những lợi ích trong tình thế bế tắc hiện nay đã chặn đường cải tổ một cách nghiêm túc. Cuốn sách 292
Goodman, Alvin and Makarand Hastak (2006). Infrastructure Planning Handbook: Planning, Engineering, and Economics. (Sổ tay quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Quy hoạch, Kỹ thuật và Kinh tế). Boston: McGraw Hill.
6.
Goetz, Alisa (2003). Up, Down, Across: Elevators, Escalators and Moving Sidewalks. London: Merrell. Ấn phẩm đặc sắc này ghi lại những tác động đặc biệt to lớn của hệ thống thang máy, thang cuốn và các loại đường bộ di chuyển tới cảnh quan đô thị, các loại hình công trình và văn hóa trên toàn cầu. Phát minh giữa thế kỷ 19 về phanh an toàn của thang máy, kết hợp với những phát triển khác như khung thép, đã hỗ trợ việc xây dựng các tòa nhà chọc trời và giúp thay đổi bộ mặt của các thành phố và những nơi chúng ta đang sống và làm việc. Đầu thế kỷ 20, các phát minh về thang cuốn và đường băng đi bộ đã để lại dấu ấn không thể phủ nhận trong các nhà ga xe lửa, sân bay, các không gian mua sắm, khách sạn, văn phòng, nhà máy và nhiều nơi khác. Sách được viết một cách hấp dẫn, chuẩn xác và được minh họa đầy ấn tượng bằng một lượng lớn hình ảnh từ các tác phẩm lịch sử, nhiếp ảnh và cảnh phim cho tới những ảnh dựng vi tính mới nhất, “Up, Down, Across” tạo được một sự
lai mà trong đó thiết lập nên vai trò của các nguyên lý thiết kế khác nhau.
bổ sung có giá trị và được mong đợi từ lâu cho các nghiên cứu kiến trúc, đô thị và lịch sử văn hóa. 7.
Hanson, Susan, and Genevieve Giuliano (2004). The Geography of Urban Transportation (Vấn đề địa lý trong giao thông đô thị). New York: The Guilford Press.
9.
Từ nhiều năm nay người Mỹ đã coi ô tô như một phương tiện của sự tự do. Người ta có thể sống ở nông thôn và làm việc trong thành phố. Vùng ngoại ô và các khu trung tâm mua sắm đã trở nên dễ dang tiếp cận với xe ô tô. Tuy vậy, việc sử dụng ô tô riêng đi kèm với những khoản phí tổn khá lớn cho xã hội. Để cải thiện vấ đề tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm trong đô thị, một loạt các chính sách và thủ mới đã được ban hành. Mối quan tâm của người dân và các công chức tại hầu hết các trung tâm đô thị lớn là vấn đề giao thông công cộng như tàu, hệ thống đường sắt đô thị, và việc tăng cường sử dụng xe buýt. Trong giai đoạn chuyển tiếp, các hoạt động quản lý giao thông càng ngày càng quan trọng hơn. Cuốn sách này thu thập các bài viết xuất sắc gần đây trên tất cả các khía cạnh của vấn đề phức tạp này. Nó bao gồm vô số các nghiên cứu điển hình về cách các đô thị trên toàn quốc đang quản lý việc sử dụng không có giới hạn ô tô riêng. Các phần khác của cuốn sách bàn luận về tương lai của giao thông đô thị và nghiên cứu các xu thế phát triển. Các phụ lục về các thông tin quan trọng trong ngành giao thông cũng được đưa ra ở đây.
Một tài liệu chuyên nghiệp và rất thành công, tác phẩm kinh điển này hiện đang được hiệu chỉnh đầy đủ và cấu trúc lại trong lần xuất bản lần thứ ba. Những nhà địa lý và quy hoạch đô thị hàng đầu giới thiệu những lý thuyết nền tảng và công cụ phương pháp luận mà độc giả cần để hiểu và tham gia vào các vấn đề chính sách cấp thiết hiện nay. Các chủ đề then chốt được đề cập đến như hành khách và các động lực chuyên chở trong các thành phố lớn ở Mỹ; các bước quy hoạch giao thông đô thị, trong đó có vấn đề sử dụng GIS; và các nghiên cứu liên quan tới giao thông công cộng, sử dụng đất, năng lượng, công chính, tác động môi trường, và nhiều vấn đề khác. Các cập nhật xuyên suốt cuốn sách với điểm nhấn vào vấn đề chính sách – và cung cấp hơn 100 bản đồ, biểu đồ và ảnh -- ấn bản lần thứ ba có nhiều chương mới về giao thông nội thành và vốn sử dụng. Thêm vào đó, chương kết luận gắn kết được các chủ đề then chốt và cung cấp một số tiếp cận trong thực tế để giải quyết các vấn đề giao thông đô thị. 8.
Houben, Francine, and Luisa Calabrese (2003). Mobility: A Room With A View. Amsterdam: NAi Publishers. Chủ đề của Rotterdam International Architecture Biennial lần thứ nhất là sự chuyển động trong mối liên hệ tới đô thị và cảnh quan, và cách thiết kế đi cùng với đó. Được tổ chức từ tháng Năm đến tháng Bảy năm 2003, sự kiện được tổ chức hai năm một lần này quy tụ hàng loạt các trường đại học, các kiến trúc sư, nhà đô thị, các nhà quy hoạch không gian và các nhà thiết kế cùng trao đổi kinh nghiệm và thảo luận những chiến lược mới để đưa ra hướng phát triển cho việc di chuyển (với ô tô). Trong cuốn sách duy nhất này, các kết quả của cuộc nghiên cứu trên toàn thế giới được đưa ra dưới nhiều dạng khác nhau: số liệu thống kê, hình ảnh, văn bản, sơ đồ trực quan và các đề xuất thiết kế. Những tài liệu này đã đem đến một cái nhìn rõ ràng và sâu sắc về văn hóa đi lại trên các thành phố và các quốc gia khác nhau, từ Mexico, Hong Kong và Quảng Châu, tới Jakatar, Budapest, thung lũng Ruhr, Beirut, Los Angeles, Tokyo, Peking và Hà Lan. Mục tiêu của ấn phẩm này gồm hai phần quan trọng. Một mặt, cuốn sách thông qua việc nghiên cứu các bối cảnh địa lý và văn hóa khác nhau để tìm hiểu về hạ tầng kỹ thuật và văn hóa đường cao tốc. Mặt khác, dựng nên một kế hoạch cho tương 293
Kemp, Roger (ed.) (2007). Cities and Cars: A Handbook of Best Practices (Đô thị và xe hơi: Sổ tay hướng dẫn thực hành). Jefferson: McFarland & Co.
11.
Parkin, James, and Deepak Sharma (1999). Infrastructure Planning (Quy hoạch hệ thống hạ tầng lkỹ thuật). London: Thomas Telford. Cuốn sách này giới thiệu cho các kỹ sư những nguyên tắc và phương pháp cần thiết trong quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại những vùng đang phát triển mạnh mẽ. Nó bao gồm các yêu cầu về phương pháp kỹ thuật trong quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật từ những nghiên cứu cơ sở và nhận diện vấn đề cho tới quy trình của 1 nhóm các dự án. Cuốn sách cũng bàn tới những yếu tố về quản lý ảnh hưởng tới tới quá trình đưa ra quyết định, đồng thời thông qua các nghiên cứu điển hình để trình bày cách thống nhất các khía cạnh kỹ thuật và quản lý trong bản quy hoạch hoàn thiện.
12.
Shannon, Kelly, and Marcel Smets (2010). The Landscape of Contemporary Infrastructure (Cảnh quan của hạ tầng kỹ thuật đương đại). Rotterdam: NAi Publishers. Thiết kế mạng lưới hạ tầng kỹ thuật mà trong đó, đường bộ,
đường sắt và bất kỳ hệ thống nào cho phép đi trong một cấu trúc như một đô thị, là một trong những nhiệm vụ trước nhất của thiết kế đô thị. Trên toàn thế giới, nhận thức về tăng cường tính thông suốt của hệ thống hạ tầng kỹ thuật như là một chất xúc tác cho việc phát triển kinh tế, đang ngày một nâng cao. The Landscape of Contemporary Infrastructure nghiên cứu cách để thiết kế hạ tầng kỹ thuật quyết định đến sự tổ chức và dòng chảy của cảnh quan đô thị như là một tác dụng của việc tính lưu thông được tăng cường, như là một điểm nhấn trong thiết kế đóng góp vào đặc trưng của đô thị và như một tiếp cận hợp lý về mặt lý thuyết tới một kinh nghiệm khả quan về không gian chung. Những vấn đề này được khám phá trong bốn chương trong đó phân loại các cách tiếp cận này, các vấn đề trong mỗi chương đều được bổ trợ bằng các dự án tầm cỡ của các nhà thiết kế nổi tiếng trong lĩnh vực này trên toàn thế giới, bao gồm Arata Isozaki, Paul Andreu, Xaveer De Geyter, Jean Nouvel và Ricardo Bofill. Các tác giả nêu lên triển vọng sáng tạo của kiến trúc, kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị cần thiết như thế nào tới sự hoạt động hiệu quả của mạng lưới hạ tầng kỹ thuật. 13.
10- KINH TẾ VÀ ĐỊA LÝ ĐÔ THỊ 1.
Yaday, K. P. (ed.) (2006). Infrastructure Development and Economic Planning. (Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và Quy hoạch kinh tế). New Delhi: Sarup & Sons. 294
Barnes, Trevor, Jamie Peck, Eric Sheppard, và Adam Tickell (eds.) (2003). Reading Economic Geography (Đọc hiểu về Địa kinh tế). Oxford: Blackwell Publications. Cuốn sách này giới thiệu tới sinh viên các ví dụ về các nghiên cứu cống hiến quan trọng nhất về địa lý kinh tế trong những năm gần đây. Kết cấu và nội dung của cuốn sách phản ánh nội dung của “Sổ tay hướng dẫn của Blackwell về địa kinh tế”, có thể được dùng để bổ sung cho các nội dung của sổ tay hoặc như một văn bản độc lập. Cuốn sách được bắt đầu với lời giới thiệu của ban soạn thảo, giới thiệu tổng quát bản chất của địa kinh tế đương đại, giới thiệu kết cấu của cuốn sách và đề cập tới ý nghĩa của việc tiếp cận mang tính phê phán tới các vấn đề địa lý. Các bài đọc được nhóm thành 5 phần, mỗi phần đều có một đề tựa bình luận của nhà xuấn bản, đặt chúng trong một hệ thống bình luận chung. Cuốn sách cũng đưa ra những lời khuyên về việc tìm hiểu sâu hơn các chủ đề cụ thể.
Vuchic, Vukran (1999). Transportation for Livable Cities. New Brunswick, NJ: Center for Urban Policy Research. Sắp xếp các vấn đề giữa những ý kiến ủng hộ và chống lại đường cao tốc, đường sắt, xe đạp, và các loại giao thông khác, Vuchic (người thành lập chương trình Kỹ Sư Hệ Thống Giao Thông, Đại học Pennsylvania) chủ trương tán thành các giải pháp dựa trên sự kết hợp hiệu quả của hệ thống giao thông liên kiểu. Ông lập các biểu đồ dữ liệu thích hợp và mô phỏng chiến lược sử dụng ở các quốc gia khác nhau nhằm giảm nhẹ vấn đề ùn tắc giao thông. Thời đại của các dự án chỉ hướng tới tối đa hóa đi lại bằng xe cộ đang được thay thế bằng mục tiêu to lớn hơn là tiến tới các đô thị sống được: hiệu quả về mặt kinh tế, hợp lý về xã hội và bền vững về môi trường. Cuốn sách này tìm hiểu mối quan hệ phức tạp giữa giao thông với các đặc điểm của đô thị và các vùng trung tâm. Tác giả đã đưa những kinh nghiệm sâu rộng của mình về hệ thống giao thông đô thị và các chính sách vào giới thiệu một sự xem xét có hệ thống các loại hình giao thông và đặc điểm của chúng. Ông luận bàn về các hệ quả của sự tự do quá mức của xe ô tô và chỉ ra những thành phố sống tốt nhất trên thế giới đều có các hệ thống liên hợp cân bằng giữa đường cao tốc và các loại hình giao thông công cộng cho người đi bộ, người đi xe đạp và phương tiện cho người khuyết tật.
14.
Cuốn sách này được trình bày nhằm nêu bật lên khía cạnh kinh tế của quy hoạch hệ thống HTKT, sự thay đổi và những chiến lược. Mục tiêu cơ bản của bất kỳ quy hoạch kinh tế nào là phát triển kinh tế nhanh chóng qua các lĩnh vực khác nhau, đó là nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực năng lượng, giao thông và truyền thông, các lĩnh vực phát triển kinh tế khác. Qua đó, các nước hướng đến việc gia tăng tổng thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân trên đầu người, xóa bỏ nghèo nàn và tăng mức sống của hầu hết người dân. Cuốn sách có mục tiêu hướng tới những tiếp cận hợp lý hơn đối với hệ thống HTKT và sự phát triển.
2.
Bendavid-Val, Avrom (1991). Regional and Local Economic Analysis for Practitioners (Phân tích kinh tế khu vực và địa phương cho người thực hành). Westport: Prager Publishers. Cuốn sách này cung cấp một nghiên cứu tổng thể phục vụ cho các nhà thực hành về lĩnh vực quy hoạch phát triển kinh tế vùng và địa phương, nhấn mạnh đến các dự án cụ thể được xác định thông qua phân tích bối cảnh kinh tế toàn vùng. Cuốn sách được viết theo phong cách tiếp cận đơn giản, và phù hợp với những người đọc không có kiến thức nền tảng về kinh tế, toán học, hay thống kê. Thêm vào đó, toàn bộ công việc phân tích được trình bày theo mẫu có thể được thực hiện không cần tới máy tính với cơ sở dữ liệu lớn. Bendavid-Val chia nghiên cứu của mình thành năm phần cơ bản, mỗi phần bao gồm một phương pháp phân tích và quy hoạch riêng. Phần một giới thiệu về những mảng
quan trọng của toàn bộ nền kinh tế và bối cảnh phản triển, trong đó các phương pháp phân tích vùng được áp dụng. Phần hai, ba và bốn cung cấp giới thiệu về phương pháp phân tích mô tả thường dùng trong quy hoạch vùng, bao gồm các phân tích tổng hợp, phân tích liên vùng và xác định cũng như đánh giá dự án. Cuối cùng, phần năm đề cập các phương pháp tiếp cận quy hoạch phát triển vùng, hỗ trợ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể. Một thư mục được lựa chọn giới thiệu ở cuối sách. Công trình này bao gồm toàn bộ những vấn đề mà các nhà thực hành hay sinh viên cần để hiểu rõ về phát triển kinh tế vùng và địa phương, cũng như tiếp nhận thêm những kỹ năng phân tích cơ bản cho quy hoạch phát triển vùng, thiết kế và tiến hành quy trình quy hoạch phát triển vùng. 3.
Benería, Lourdes (2003). Gender, Development and Globalization: Economics as if All people Mattered (Giới, Phát triển và Toàn cầu hóa: Kinh tế như tất cả mọi người đều biết) . London: Routledge.
5.
Sổ tay Oxford về Địa lý Kinh tế là tài liệu quan trọng nhất về phạm vi và tình trạng của các lĩnh vực liên ngành về sự sôi động của địa lý kinh tế. Nó tập hợp hơn 40 nhà kinh tế và nhà địa lý hàng đầu thế giới. Từ những nhận định tổng quát về lịch sử và sự tiến hóa của lĩnh vực này cho tới những nhận định về những vấn đề quan trọng của địa lý kinh tế, cuốn sách bao hàm rất nhiều lý thuyết cạnh trang và các triển trường tồn trong sự tăng trưởng hiện tại. Sổ tay này cũng tập trung vào các mối liên kết, bao gồm cả những liên kết giữa toàn cầu và địa phương, giữa các địa điểm công nghiệp và thương mại và giữa chiến lược của công ty và cơ cấu thị trường. 6.
Khi các chính sách chiến tranh lạnh - nguyên tắc tổ chức phía sau các chính sách quốc tế - qua đi, phát triển trở thành mục tiêu chính sách quan trọng nhất đối với mọi tổ chức quốc tế. Có một khía cạnh khuất (và khía cạnh con người) của phát triên, và chủ nghĩa bình quyền thâm nhập vào những cuộc tranh luận mang tính kỹ thuật cao và những lời tiên tri phù phiếm bằng cách xem xét tương lai sẽ ra sao với con người. Cuốn sách những cách mà các nhà đấu tranh bình quyền đã đóng góp cho sự hiểu biết tốt hơn về phát triển quốc tế và toàn cầu hóa. Bằng cách kết hợp giữa các triển vọng về lý thuyết, kinh nghiệm, chính trị và các cuộc tranh luận về phát triển, toàn cầu hóa, tái cấu trúc kinh tế và kinh tế bình quyền, cuốn sách đã giới thiệu những kiến thức căn bản về kinh tế bình quyền toàn cầu hóa. 4.
Coe, Neil, Philip Kelly, and Henry Yeung (2007). Economic Geography: A Contemporary Introduction (Địa lý Kinh tế: Giới thiệu đương đại). Oxford: Blackwell Publishing. Địa lý Kinh tế là một giới thiệu toàn diện cho lĩnh vực đang phát triển này, cung cấp cho sinh viên một cái nhìn sâu sắc và sống động về kinh tế từ góc độ địa lý . Nó tương phản phương pháp tiếp cận địa lý đơn thuần với các quan niệm và các giả định phổ biến trong các nghiên cứu về kinh tế và quản lý. Cuốn sách đặt ra rất nhiều chủ đề bao gồm các bài giảng về kinh tế, phát triển không đồng đều, dây chuyền hàng hóa, công nghệ và tích tụ, biến thiên nhiên thành hàng hóa, các quốc gia, các tập đoàn xuyên quốc gia, lao động, tiêu thụ, các nền văn hóa kinh tế, giới tính và nền kinh tế dân tộc. 295
Clark, Gordon, Maryann Feldman, and Meric Gertler (eds.) (2000). The Oxford Handbook of Economic Geography (Sổ tay Oxford về Địa Kinh tế). Oxford: Oxford University Press.
Dicken, Peter (2003). Global Shift: Reshaping the Global Economic Map in the 21st Century (Sự chuyển dịch Toàn Cầu: Định hình lại Bản Đồ Kinh Tế Toàn Cầu trong Thế Kỷ 21). New York: The Guilford Press. Global Shift làm đảo lộn khẩu hiệu nghe đơn giản của chúng ta về toàn cầu hóa, các tập đoàn, và các quốc gia với những đánh giá mới và rõ nét - nền kinh tế hiện đại là các mạng lưới phức tạp của các quá trình sản xuất cả ở mức toàn cầu và khu vực, các hành động công nghệ như là một động cơ tuyệt vời của sự thay đổi, tổng công ty và chính phủ tạo nên các cụm xung đột và hợp tác ở các cấp vi mô, trung gian và vĩ mô. Peter Dicken đã tạo ra một khuôn khổ khái niệm mạnh mẽ, không thể bỏ qua đối với những người hy vọng sẽ nắm được logic của trật tự toàn cầu mới nổi này.
7.
DiPasquale, Denise, and William Wheaton (1996). Urban Economics and Real Estate Markets (Kinh tế đô thị và thị trường bất động sản). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. Một cuốn sách dễ tiếp cận, giới thiệu kết hợp lý thuyết kinh tế và các ứng dụng đối với bất động sản, cung cấp cho người đọc các công cụ và kỹ thuật cần thiết để hiểu về hoạt động của các thị trường bất động sản đô thị. Cuốn sách phân tích các thị trường bất động sản nhà ở và ngoài nhà ở, từ triển vọng của kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, cũng như vai trò của chính phủ đối với thị trường bất động sản. Cuốn sách có tác dụng như tài liệu tham khảo chuyên môn và phù hợp cho các khóa đào tạo đại học nâng cao về bất động sản hoặc kinh tế đô thị và các khóa học cao học về kinh tế trong chính
sách công và quy hoạch đô thị. 8.
phân tích.
Krugman, Paul (1995). Development, Geography, and Economic Theory. (Phát triển, Địa lý và Lý thuyết kinh tế) Cambridge: MIT Press.
10.
Vì sao một vài ý tưởng có được trọng lượng trong kinh tế trong khi những ý tưởng khác bị gạt sang bên lề? Paul Krugman cho rằng đa số các nhà kinh tế học không sẵn sàng nghĩ về những gì họ không thể chính thức hóa. Điều này khiến họ bỏ qua những ý tưởng mà nhiều khi nhìn lại, lại là những ý tưởng tốt. Krugman xem xét quá trình diễn biến của địa lý kinh tế và lý thuyết phát triển để làm sáng tỏ bản chất của các vấn đề kinh tế. Ông nghiên cứu về việc lý thuyết phát triển đánh mất ảnh hưởng tuyệt vời ban đầu như thế nào và hầu như biến mất khỏi diễn đàn kinh tế và thấy rõ rằng nhiều ý tưởng chính của lý thuyết đã không phát triển được thành mô hình cụ thể. Đối với địa lý kinh tế dường như còn tệ hơn, các nhà kinh tế thường tránh xa những vật lộn với câu hỏi về không gian - chẳng hạn như quy mô, vị trí, hoặc thậm chí cả sự tồn tại của các thành phố. Cuốn sách này, tuy nhiên, không phải là một lời kêu gọi từ bỏ mô hình hoá kinh tế. Nó kết thúc với một lời khẳng định về việc tại sao việc tiếp tục sử dụng các mô hình có thể đúng, ngay cả khi có thể khiến các nhà kinh tế bỏ qua những ý tưởng tốt. 9.
Trong ba mươi năm cuối của thế kỷ 20, đầu tư, thương mại và các chính sách chính trị xuyên quốc gia đã khuyến khích việc phân cấp của các nền kinh tế quốc gia, phá vỡ các mô hình phát triển đô thị và vùng truyền thống. Nhiều thành phố nhỏ hơn - chẳng hạn như Seattle, Washington; Campinas (Brazil); Oita (Nhật Bản); và Kumi (Hàn Quốc) đã phát triển nhanh hơn rõ rệt so với các đại đô thị khác. Được mệnh danh trong cuốn sách này là “đô thị thuộc tầng thứ hai” các đô thị này là địa điểm mọc lên các tổ hợp công nghiệp chuyên sâu, cung cấp việc làm tăng trưởng đáng kể, thu hút vốn và lao động. Đỉnh cao của năm năm đầy tham vọng, một dự án nghiên cứu mười bốn thành phố được tiến hành bởi một đội ngũ các nhà kinh tế và địa lý quốc tế, cuốn sách này xem xét tiềm năng của các khu vực mới này để cân bằng sự phát triển vùng không đồng đều, tạo sản phẩm, việc làm ổn định, và kìm hãm sự siêu đô thị hóa, So sánh giữa các quốc gia, các tác giả mô tả bốn loại thành phố thuộc tầng thứ hai: đô thị công nghiệp, các đô thị dạng bánh xe (moay ơ và nan hoa), đô thị vệ tinh, và đô thị hành chính. Họ thấy rằng cả các chính sách công nghiệp và chính sách vùng đã có đóng góp quan trọng đối với sự trỗi dậy của các thành phố thuộc tầng thứ hai, mặc dù các chính sách công nghiệp thường nôi lên rõ hơn. Các kinh nghiệm được rút ra cho các nhà hoạch định chính sach địa phương, quốc gia và quốc tế. Các tác giả bình luận về sự suy thoái và cho rằng cần có lực lượng lao động, các tiêu chí môi trường và các cơ chế khỏe mạnh để khắc phục sự suy giảm của các nguồn lực của địa phương.
Malizia, Emil E., and Edward J. Feser (1999). Understanding Local Economic Development (Hiểu về phát triển kinh tế địa phương). New Brunswick, NJ: Center for Urban Policy Research. “Phát triển kinh tế là một hoạt động thực nghiệm đả trải qua hàng thế kỷ” trong cuốn sách rất hữu dụng này, các tác giả đã nối liền khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế phát triển địa phương. Đối với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc tạo việc làm và thu nhập đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, các sách giáo khoa lý thuyết về phát triển kinh tế, dường như không gắn bố với khái niệm đơn giản này. Cuốn sách này là bước nhảy từ lý thuyết sang thực hành. Tác giả xem xét các lý thuyết về phát triển kinh tế địa phương và chỉ ra làm thế nào mỗi lý thuyết có thể áp dụng vào các chính sách và thực hành trong đời sống. Các tác giả đưa ra các giả thuyết, khái niệm và gợi ý căn bản của những học thuyết quan trọng nhất về tăng trưởng kinh tế. Trong khi hầu như các cuốn sách đều dừng lại ở đây, Malizia và Feser tiếp tục giải thích làm thế nào để mỗi lý thuyết hoặc phương pháp được chuyển tải thành các chiến lược thực tiễn để ứng dụng phát triển kinh tế. Với các định nghĩa thực tiễn được đưa ra, cuốn sách là sách hướng dẫn cho các nhà phát triển kinh tế cũng như các nhà
296
Markusen, Ann R., Yong-Sook Lee, and Sean DiGiovanna (1999). Second-Tier Cities: Rapid Growth Beyond the Metropolis (Đô thị thuộc kênh thứ II: tăng trưởng nhanh phía sau các đại đô thị). Minneapolis: University of Minnesota Press.
11.
Mills, Edwin, and Bruce Hamilton (1989). Urban Economics (Kinh tế đô thị). London: Scott Foresman & Co “Kinh tế đô thị” sử dụng lý thuyết kinh tế để phân tích các đô thị cũng như các vẫn đề đô thị. Các tác giả đã luận bàn về lịch sử kinh tế của quá trình chuyển đổi của đô thị hóa và vùng ở Mĩ, sau đó tiếp tục nghiên cứu phân tích những mô hình lý thuyết cơ bản, bao gồm mô hình thành phố mở, cũng như môi trường xã hội đô thị. Phần kết luận là những bình luận, đánh giá về các vấn đề đô thị và khu vực công,
Nền kinh tế ngầm và không chính thức đang ngày càng phát triển, không chỉ ở các quốc gia thuộc Thế Giới Thứ Ba nơi chúng được ghi nhận và nghiên cứu đầu tiên mà còn cả ở Đông Âu và các quốc gia phát triển của phương Tây: một thợ lợp nhà ở New York yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt, một thợ cơ khí xe Bogota lập “cửa hàng” trên một đường phố yên tĩnh; bốn người nhập cư Mexico lắp ráp các chất bán dẫn trong một ngôi nhà ở San Diego, một bác sĩ y học Leningrad bán dược phẩm cần thiết cho một bệnh nhân tuyệt vọng. Tất cả đều là một phần của một hiện tượng toàn cầu đang ngày càng gia tăng, được biết tới rộng rãi nhưng ít người hiểu rõ. Cuốn Kinh tế phi chính quy là cuốn sách đầu tiên tập hợp những nghiên cứu từ cả ba dạng xã hội và kết hợp chúng thành một khung lý thuyết mạch lạc. Mang tầm nhìn quốc tế, các tác giả xóa bỏ một số hiểu nhầm về nền kinh tế không chính thức. Họ đã làm rõ rằng, ví dụ, kinh tế phi chính quy không phải chỉ có ở các địa phương của người nghèo. Xuyên qua các tầng lớp xã hội, nó phản ánh sự sắp xếp lại về chính trị và kinh tế giữa những người chủ và công nhân và một sự thay đổi trong nhiệm vụ điều tiết của chính phủ. Xuyên suốt cuốn sách, những quan sát lý thuyết của tác giả không chỉ để thống nhất thông tin từ những nguồn khác nhau mà còn vạch ra hướng nghiên cứu sâu hơn.
bao gồm cả luận bàn về thị trường nhà đất, giao thông, chính quyền địa phương, sự ô nhiễm và chất lượng môi trường, và đô thị hóa của các nước đang phát triển. 12.
Munck, Ronaldo (2002). Globalisation and Labour: the new “Great Transformation”. (Toàn cầu hóa và Lao động: điều mới “Sự biến đổi to lớn”). London: Zed Books. Đây là một cuốn sách tiên phong trong việc cung cấp một phân tích toàn diện về phản ứng từ lực lượng lao động trên toàn thế giới trước toàn cầu hóa. Ronaldo Munck đã lập luận rằng thời kỳ lao động theo quốc gia đã qua hẳn. Ngày nay, các phong trào lao động đã tự hoạt động với một thái độ mang tính quốc tế hơn, những người lao động biết cách phát triển những lợi ích chung và có các cách thức tổ chức vượt qua biên giới các quốc gia. Thật vậy, phong trào công đoàn có thể đóng vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh của hệ thống kinh tế toàn cầu hóa đang ngày càng bị mất kiểm soát nhiều hơn.
13.
Polenske, Karen R. (ed.) (2007). The Economic Geography of Innovation (Sự đổi mới của Địa Kinh tế). Cambridge: Cambridge University Press. Một bổ sung quan trọng cho lượng sách vở ngày càng tăng về đổi mới, trong đó có các phân tích rộng về các khía cạnh thể chế và không gian của sự đổi mới. Được viết bởi những học giả hàng đầu trong các lĩnh vực địa lý kinh tế, nghiên cứu đổi mới, quy hoạch và chính sách công nghệ, 14 chương bao gồm các vấn đề khái niệm và đánh giá đổi mới và các chính sách công nghệ thích hợp. Các tác giả đã phân tích xem các yếu tố thể chế khác nhau có thể thúc đẩy hoặc cản trở dòng chảy của thông tin và kiến thức giưa các công ty, vùng miền và quốc gia như thế nào. Đặc biệt, tác giả cung cấp những cái nhìn sâu về vai trò của những tổ chức quan trọng như giới và văn hóa, những tổ chức này thường bị bỏ qua trong các sách vở về đổi mới và chứng minh vai trò chủ chốt của địa lý trong các quá trình đổi mới. Các tổ chức và biện pháp chính trị hỗ trợ cho khả năng làm chủ của doanh nghiệp và sự phát triển theo nhóm cũng được thảo luận. Kết quả cho thấy một bức tranh tương đối về các yếu tố thể chế làm cơ sở cho các hệ thống đổi mới trên toàn cầu.
15.
Cuốn sách này đề cập tới hai câu hỏi căn bản: (1) Làm thế nào để những kinh nghiệm của các khu vực công nghiệp hóa của Italy so sánh với các kinh nghiệm của những nước như Canada, Síp, Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha? và (2) Những chính sách can thiệp nào cần thiết cho việc duy trì sự tồn tại của các khu vực công nghiệp hóa và hướng dẫn các khu vực khác có mong muốn thực hiện phương pháp tương tự trong quá trình tái tạo kinh tế địa phương? 16.
14.
Portes, Alejandro, Manuel Castells, and Lauren Benton (eds.) (1989). The Informal Economy: Studies in Advanced and Less Developed Countries (Kinh tế phi chính quy : Các nghiên cứu ở các nước phát triển và các nước kém phát triển hơn). Baltimore: Johns Hopkins University Press. 297
Pyke, Frank, and Werner Sengenberger (eds.) (1992). Industrial Districts and Local Economic Regeneration (Các khu vực công nghiệp hóa và Sự tái tạo Kinh tế Địa phương). Geneva: Institute for Labour Studies.
Richardson, Harry W. (ed.) (1979). Regional Economics (Kinh Tế vùng) . Urbana: University of Illinois Press. Xuất bản lần đầu năm 1969, cuốn sách này mang đến cái nhìn toàn cảnh về mô hình đầu vào-đầu ra của vùng và cung cấp tầm nhìn quan trọng về việc sử dụng các phân tích đầu ra-đầu trong kinh tế vùng. Được bố cục thành ba phần, cuốn sách bao gồm lý thuyết về vị trí và định giá không gian (Phần
A), kinh tế đô thị (Phần B), và kinh tế và chính sách vùng (Phần C). Chương 1 là ngoại lệ, trong đó thảo luận rất hữu ích về sự khác nhau giữa kinh tế vùng và các loại hình kinh tế khác, đề cương cơ bản vẫn được sử dụng trong các lần xuất bản sau. Lý do khiến cuốn sách này khác biệt so với các ấn phẩm được xuất bản cùng thời là nó tập trung vào các lý thuyết và mô hình và các đánh giá quan trọng. Do đã có nhiều tài liệu tham khảo dạng nghiên cứu thực tiễn, cuốn sách không cung cấp những ví dụ “thực tiễn” Những điểm nhất mạnh của Richardson đặc biệt hữu dụng để đào tạo nâng cao, thường là sau đại học, sinh viên đã có thời gian để phát triển năng lực tốt hơn và đã có thể hiểu được vấn đề trừu tượng hơn. 17.
nghiệp truyền thông hiện đại như sản xuất phim ảnh hay đĩa hát. Vai trò của đô thị toàn cầu hóa như các nguồn năng lượng sáng tạo và đổi mới đã được phân tích một cách tỉ mỉ, với sự chú ý đặc tới cho Pháp và Los Angeless. Cuốn sách cung cấp một cuộc tranh luận vô giá về kinh tế chính trị của các mặt hàng văn hóa và của các tình trạng rủi ro thường đi kèm cùng với sự tăng trưởng của thương nghiệp hóa và sự toàn cầu hóa về văn hóa. 19.
Sassen, Saskia (2006). Cities in a World Economy (Các thành phố trong nền kinh tế thế giới). London: SAGE.
Đây là cuốn sách tiên phong trong việc đưa ra nhưng lý thuyết mới đầy thuyết phục về làm thế nào các vùng suy trì liên tuc nền kinh tế vững mạnh trong khối liên hợp quốc. Không giống với các cách tiếp cận truyền thống, là phân tích hệ thống kinh tế trong các điều khoản của cơ học (đầu vào, đầu ra, giá cả, công nghệ, vv), công việc này cho thấy chúng như một hệ thống điều phối hoạt động của con người và các mỗi quan hệ. Những khái niệm trước về vai trò của việc nghiên cứu, công nghệ, và sự phát triển của các tổ chức địa phương, tác giả đã làm sáng tỏ chìa khóa của vai trò kinh tế khu vực giống như một tòa nhà vững chắc trong sự phát triển hội nhập thế giới. Một ý nghĩ khiêu khích và làm việc đúng lúc, Miền thế giới bao gồm các mỗi quan hệ căn bản của người dạy, người học, và nhà hoạch định chính sách trong kinh tế địa lý, kinh tế xã hội và ngoại thương. Đây là một lời khuyên căn bản hay là một cuốn sách bổ sung cho trình độ cao hơn về sự phát triển về kinh tế, khu vực và công nghiệp, chính trị và ngoại thương.
Sự phân cấp và tư nhân hóa của kinh tế thế giới đã và đang biến đổi một cách rõ rệt những lĩnh vực như: tổ chức lao động, cơ cấu tiêu dùng, phân phối thu nhập… theo những cách đã hoàn toàn được nhận thức rõ. Trong nền kinh tế thế giới đang thực sự mang tính toàn cầu hơn bao giờ hết, cuốn sách giáo khoa phổ thông này nghiên cứu về tác động tới cấu trúc xã hội đô thị của các nền kinh tế toàn cầu. Lần tái bản thứ ba của cuốn sách (2006) đã chỉ ra bằng cách nào những đặc tính nhất định của các dòng tiền tệ, thông tin và con người trong giai đoạn chuyển đổi của thiên niên kỷ đã dẫn đến sự khẩn cấp của việc định hình xã hội mới: các đô thị toàn cầu. Những sự phát triển này mang đến ý nghĩa mới cho những bất biến của xã hội học đô thị như tính trung tâm và tầm quan trọng về địa lý trong xã hội của chúng ta. 18.
Scott, Allen J. (2000). The cultural economy of cities : essays on the geography of image-producing industries (Văn hóa kinh tế của đô thị: các nghiên cứu về địa lý của công nghiệp sản xuất hình ảnh). London: SAGE. Văn hóa là một ngành thương mại lớn. Nó là gốc rễ của những chương trình tái tạo đô thị trên toàn thế giới. Nó cũng là một trong những ngành dẫn đầu của cách mạng kinh thế hậu Fordist, tuy nhiên, kinh tế văn hóa vẫn là một ngành chưa được lý thuyết hóa và chưa được phát triển. Cuốn sách đã giải thích rộng và sâu về lô gíc của kinh tế và kết cấu của một nền công nghiệp văn hóa hiện đại. Mối quan hệ giữa sản xuất văn hóa và sự tập trung công nghiệp đô thị đã được chứng minh và cuốn sách còn chỉ ra vì sao các đô thị toàn cầu là địa bàn phát triển cho cho các ngành công nghiệp sản xuất văn hóa hiện đại. Cuốn sách bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế văn hóa, từ tiểu thủ công công nghiệp sản xuất quần áo hay nội thất, tới những ngành công
298
Storper, Michael (1997). The Regional World: Territorial Development in a Global Economy (Miền thế giới: Khu vực phát triển trong kinh tế toàn cầu). New York: The Guilford Press.
20.
Throsby, David (2001). Economics and culture (Kinh tế và văn hóa). Cambridge: Cambridge University Press. Cuốn sách mang lại sự gắn kết của hai linh vực rất khác nhau, kinh tế và văn hóa, cân nhắc về khuynh hướng kinh tế của các hoạt động văn hóa, và phạm vi văn hóa trong kinh tế và trạng thái kinh tế. Tác giả nói về làm thế nào để những sản phẩm mang tính chất văn hóa được đánh giá cao trong cả kinh tế và văn hóa, và giới thiệu những khái niệm về văn hóa thủ đô và tính bền vững. Cuốn sách đi tới việc tranh luận về tính sáng tạo trong kinh tế về việc sản xuất các mặt hàng về văn hóa và phục vụ; văn hóa trong sự phát triển kinh tế; công nghiệp văn hóa; và văn hóa chính trị. Một vấn đề quan trọng được phân tích một cách khuyến
tố của nó, sự thông qua và thực thi. Cuốn sách giới thiệu cho những sinh viên ngành quy hoạch về công việc của quy hoạch gia, định nghĩa và giải thích tầm quan trọng của một bản quy hoạch tổng thể, các chi tiết của những yếu tố riêng biệt tạo thành bản quy hoạch tổng thể, hướng sinh viên tới các nguồn thu thập dữ liệu cần thiết để tạo và cập nhật một bản quy hoạch, cung cấp cách thức cho sự tham gia của cộng đồng. Các tác giả bắt đầu với một loạt sáu chương cung cấp từng bước cách tiếp cận để tạo ra một bản quy hoạch tổng thể cho một thành phố, quận, thị xã, hoặc một làng. Sau đó, họ tập trung và chuyên môn hóa vào các bản quy hoạch cho các khu vực địa lý cụ thể (đơn vị ở hoặc khu phố thương mại) hoặc cho các chủ đề quy hoạch cụ thể (giao thông, công viên và khu vui chơi giải trí). Cuốn sách kết thúc với phần trình bày các cách thức thực thi quy hoạch. Mỗi chương kết thúc với sự cân nhắc trong từng giai đoạn phát triển, vai trò của quy hoạch gia và cách thức người dân tham gia và ảnh hưởng đến quá trình lập quy hoạch như thế nào. Ngoài ra, mỗi chương còn đưa ra các bài tập được thiết kế để tăng cường kiến thức và cung cấp các câu hỏi để thảo luận thêm. Bằng cách sử dụng khung quy hoạch tổng thể và đi cùng người đọc thông qua quy trình lập quy hoạch, các tác giả lý giải một cách rõ ràng vai trò của các nhà quy hoạch và làm thế nào người dân có thể tham gia định hình tuơng lai của cộng đồng. Cuốn sách sẽ là một nguồn tài liệu vô giá cho sinh viên và giảng viên trong lĩnh vực quy hoạch.
khích và không theo chuyên môn. 21.
Tickell, Adam, Eric Sheppard, Jamie Peck, and Trevor Barnes (eds.) (2007). Politics and Practice in Economic Geography (Chính trị và thực tiễn trong kinh tế địa lý). London: Sage Publications. Làm thế nào để những nhà địa lý học có thể địa lý kinh tế? Đây là cuộc thảo luận đầu tiên về phương pháp luận của kinh tế địa lý được duy trì trong suốt 20 năm qua. Nó bao gồm một cuộc thảo luận mở rộng về cách thức định tính và tính dân tộc học; một sự định giá của phương pháp định lượng và con số; một cuộc nghiên cứu về chủ nghĩa cấu trúc và thuyết nam nữ bình quyền; một cái nhìn tổng thể cách thức học tập và tiếp cận; một cuộc điều tra về mối liên hệ giữa kinh tế địa lý và các ngành khác. Trong 15 năm qua, kinh tế địa lý đã có những kinh nghiệm về khái niệm cơ bản của những con số và tính luân phiên. Chính trị và thực tiễn trong kinh tế địa lý và và sự thăm dò những kết luật cơ bản của quá trình nghiên cứu thực tiễn trong chuyên ngành. Được quan tâm cùng với các nghiên cứu về phương pháp sự liên kết những thách thức với “thay đổi văn hóa”, bài đọc đã giải thích và thảo luận về: Các phương pháp định lượng và mang tính dân tộc học, vai trò và những phương pháp quan trọng của định lượng và số liệu, lý thuyết về những lập luận trong mối quan hệ mật thiết giữa chủ nghĩa cá nhân và quyền bình đẳng nam nữ; cách phương pháp học các cách tiếp cận; lập luận về sự liên quan giữa kinh tế địa lý và các ngành khác như kinh tế tân cổ điển, kinh tế xã hội, và kinh thế nhân loại, với những chương ngắn gọn, gần gũi và hấp dẫn, đây là một cách phê bình đánh giá về phương pháp định tính và định lượng trong kinh tế địa lý. Người dẫn đầu trong việc nghiên cứu về sự tồn tại của các chủ đề luận trong kinh tế địa lý và tạo nên một sự đóng góp đặc biệt cho những tranh cãi và thực tiễn của ngành kinh tế địa lý. Đây sẽ là kiễn thức ban đầu thiết thực cho tất cả các học sinh của ngành kinh tế địa lý, cũng như ngành địa lý học nói chung.
11 URBAN SOCIOLOGY 1.
Backer, Barbara, and Eric Kelly (2000). Community Planning: An Introduction to the Comprehensive Plan. New York: Island Press. “Quy hoạch có sự tham gia cộng đồng” là cuốn sách giáo khoa cung cấp nghiên cứu kỹ lưỡng về quy trình quy hoạch tổng thể đã được thực hiện tại nước Mỹ ngày nay. Các tác giả xem xét tất cả các khía cạnh của một bản quy hoạch tổng thể: các yếu 299
2.
Castells, Manuel (1983). The City and the Grassroots. A Cross-cultural Theory of Urban Social Movements. Berkeley: University of California Press. Cuốn sách này là một nghiên cứu lớn về người dân và đô thị hóa, và về mối quan hệ giữa công dân và thành phố. Các mối liên kết giữa hai mệnh đề đó rõ nhất là khi con người tham gia thay đổi thành phố của mình, vì vậy Castells tập trung vào các phong trào xã hội của đô thị, cốt lõi của một chủ đề rộng lớn hơn là sự thay đổi xã hội của đô thị. The City and the Grassroots mở ra một cái nhìn tổng quan có tính lịch sử, một cuộc điều tra về cách thức người dân phối hợp với nhau nhằm gây ảnh hưởng và thay đổi các thành phố. Những tình huống nghiên cứu được lựa chọn theo sau một chuỗi rõ ràng về sự tiến hóa xã hội, bắt đầu với việc chuyển tiếp từ chế độ phong kiến tới giai đoạn chuyên chế, thông qua các vấn đề đô thị mới của xã hội hậu công nghiệp. Castells sau đó chuyển sang những phong trào phản kháng đô thị đương đại với những phân tích về nhu cầu đô thị trong ‘Grands
ensembles’ của Paris trong thập niên 1960 và 1970. Ông đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa văn hóa và không gian trên cơ sở những kinh nghiệm ở San Fransisco. Ông xem xét các tác động lệ thuộc của những phong trào trong đô thị với hệ thống chính trị bằng cách tổng kết các bằng chứng hiện có của cộng đồng người vô gia cư ở Mỹ Latinh. Cuối cùng, Castells nghiên cứu các liên kết giữa tiêu thụ, văn hóa và chính trị bằng cách tập trung vào phong trào công dân của Madrid trong thập niên 1970. 3.
Castells, Manuel (1996). The Rise of the Network Society. Oxford: Blackwell. The Rise of the Network Society – Sự trỗi dậy của mạng lưới xã hội - bản đầu tiên trong bộ ba được biết với tên gọi “The information Age” – Thời đại thông tin – đã đưa Manuel Castells sánh ngang với các nhà phê bình xã hội lừng lẫy như Max Weber và Karl Marx. Cũng như những tác phẩm làm rõ tinh thần của chủ nghĩa tư bản công nghiệp của họ, Castells đưa ra một phân tích có tính hệ thống của chủ nghĩa tư bản thông tin toàn cầu vốn nổi lên trong nửa cuối thế kỷ 20. Trong khi nhiều đầu sách đã cân nhắc đến sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng tinh vi, chuyển dịch cơ cấu việc làm và trách nhiệm của các tập đoàn, hoặc sự trỗi dậy của các tập đoàn có lĩnh vực được trải ra trên một số quốc gia-bang, Castells hợp nhất các chủ đề này trong một luận án toàn diện, thương thuyết độ vênh giữa những phân tích xã hội học học thuật và xu thế kinh doanh.
4.
6.
Fischer, Claude S. (1976). The Urban Experience. New York: Harcourt Brace Jovanovich. Trong cuốn sách này, tác giả nghiên cứu về các hậu quả xã hội 300
Harvey, David (1989). The Condition of Postmodernity. Oxford: Blackwell. The Condition of Postmodernity – là trang sử có tính tư tưởng của David Harvey về những thời đại không phân minh nhất của chúng ta. Chủ nghĩa Hậu hiện đại có nghĩa là gì? Nó đến từ đâu? Harvey, một giáo sư địa lý và là người then chốt đưa ra những ý kiến đằng sau sự mở rộng phạm vi và ảnh hưởng của phương pháp địa lý, tiến hành hoạt động triệt để nhằm vạch ra con đường thông qua hậu hiện đại và những thay đổi kinh tế, xã hội và chính trị để nhấn mạnh và đi kèm với nó. Ông nêu rõ sự gia tăng các hình thức văn hóa hậu hiện đại có liên quan đến một cấp độ mới gọi là “không gian - thời gian nén”, nhưng cấp độ mới này là sự thay đổi có tính định tính hơn là định lượng trong tổ chức xã hội, và nó không chỉ ra một thời đại vượt ra ngoài chủ nghĩa tư bản khi “các quy tắc cơ bản của tích lũy tư bản” vẫn được giữ nguyên. Harvey tránh tập trung hẹp vào kinh tế, vào các giới hạn và mâu thuẫn của sản xuất dẫn tới sự gia tăng trong lĩnh vực dịch vụ; ông có một cách tiếp cận đa ngành vào tác phẩm của mình.
Castells, Manuel, and Ida Susser (2002). The Castells Reader on Cities and Social Theory. Malden: Blackwell. Manuel Castells, nhà lý luận đô thị có ảnh hưởng nhất của thời đại chúng ta, đã cách mạng hóa nền tư tưởng hiện đại trong các quá trình của chủ nghĩa tư bản tiên tiến và sự bất bình đẳng giữa các thế hệ. Bộ sưu tập kinh điển này của Castells cũng bao gồm hai bài luận mới được viết riêng cho cuốn sách này, phản ánh toàn cảnh kiến thức, sự trong sáng của cách tiếp cận , sự uyên thâm và chiều sâu trí tuệ trong các phương pháp lý thuyết của ông. Biên tập gia Ida Susser, thông qua kinh nghiệm của riêng mình và sự phối hợp với Castells, đã lựa chọn các bài tiểu luận nổi bật nhất của ông và đặt chúng trong bối cảnh lý thuyết và lịch sử. “The Castells Reader on Cities and Social Theory” - là một nguồn tri thức cần thiết cho sinh viên và các học giả xã hội học, nhân chủng học, khoa học chính trị, và nghiên cứu đô thị.
5.
và tâm lý của đô thị học (nhân khẩu học quy định về quy mô và sự tập trung dân số) trên phương diện của một cuộc đối đầu giữa ba khung lý thuyết chính và bằng chứng hiện có liên quan đến các vấn đề đa dạng như sức khỏe thể chất và tâm thần, tội phạm, nhà ở, tiếp cận các dịch vụ, thức xã hội tương tác, và sự tham gia vào các hội, tổ chức chính thức. Sau chương giới thiệu, Fischer thảo luận về những hình ảnh của cuộc sống thành phố hiện nay trong quan điểm phổ biến và lý thuyết xã hội học, và phân biệt bốn cực chủ đề cơ bản tổ chức nên hình ảnh thành phố: tự nhiên so với nghệ thuật; thân mật so với xa lạ, cộng đồng so với chủ nghĩa cá nhân, và truyền thống so với thay đổi.
7.
Harvey, David (2009, revised). Social Justice and the City. Athens, Georgia: The University of Georgia Press. Đây là một cuốn sách nền móng về địa lý đô thị, ban đầu được xuất bản vào năm 1973 và hiện nay được cập nhật thêm bài luận “Quyền thành phố”. Trong suốt sự nghiệp lỗi lạc và giàu sức ảnh hưởng của mình, David Harvey đã định nghĩa và định nghĩa lại mối quan hệ giữa chính trị, chủ nghĩa tư bản, và những khía cạnh xã hội của lý thuyết địa lý. Đứng ngoài quan điểm của Harvey rằng địa lý có thể không còn mục đích đối mặt với đói nghèo đô thị và những tệ nạn liên quan, Social Justice and the City - Công bằng xã hội và các
thành phố - có lẽ là tác phẩm có tính trích dẫn rộng rãi nhất trong lĩnh vực này. Harvey phân tích các vấn đề cốt lõi trong quy hoạch đô thị và chính sách đô thị - việc làm và nhà ở, sự phân vùng, chi phí cho giao thông, tập hợp của đói nghèo – đặt câu hỏi trong từng trường hợp về mối quan hệ giữa công bằng xã hội và không gian. Ví dụ làm thế nào gắn liền những giả định về quy hoạch làm gia tăng phân phối thu nhập hiện hữu? Thay vì hướng đến tự do, những giải pháp có tính kỹ trị, yêu cầu của dòng tư tưởng Harvey là hướng đến một ‘cách mạng địa lý “, một sự vươt trội của các giới hạn về cấu trúc của các phương pháp tiếp cận không gian hiện có. Sự nhấn mạnh của ông về tư tưởng nghiêm ngặt và sự đổi mới lý luận đưa đến những âm hưởng hấp dẫn lâu dài. Đây là một cuốn sách dấy lên những câu hỏi lớn, vì vậy các nhà địa lý và các nhà khoa học xã hội khác thường xuyên sử dụng nó. 8.
10.
11.
301
Rendeli, Jane, Barbara Penner, and Iain Borden (eds.) (2000). Gender, Space and Architecture. London: Routledge. Lần đầu tiên lượng người đọc đáng kể được đưa lại gần nhau với những bài luận quan trọng nhất liên quan đến những chủ đề thú vị về giới tính, không gian và kiến trúc. Cẩn thận với cấu trúc và với nhiều bài luận giới thiệu, nó dẫn người đọc thông qua các con chữ có tính lý thuyết và kỷ luật để định hướng sự cân nhắc về giới trong mối liên hệ với những địa điểm kiến trúc cụ thể, các dự án và ý tưởng. Bộ sưu tập này đánh dấu một tư tưởng có ảnh hưởng sâu về giới tính và kiến trúc, đồng thời tóm tắt những tranh luận cốt lõi, chỉ ra đường huớng mới và thảo luận cho tương lai.
Legates, Richard, and Frederick Stout (2007). The City Reader. New York: Routledge. The City Reader - là một trong những ấn phẩm tốt nhất nói về thành phố. Nó đã được cập nhật một cách bao quát để phản ánh tư duy mới nhất về toàn cầu hóa, công nghệ thông tin và lý thuyết đô thị. Lối viết cổ điển từ những tác giả như Lewis Mumford, Jane Jacobs và Le Corbusier gặp cách viết đương đại hay nhất của Peter Hall, Saskia Sassen và Manuel Castells. Năm mươi lựa chọn rộng rãi bao gồm: một sự kết hợp của 34 bài đọc từ ấn bản thứ hai và mười sáu lựa chọn hoàn toàn mới. Cấu trúc để trợ giúp sinh viên đọc hiểu, hợp tuyển các tính năng chính và một phần giới thiệu, cũng như những giới thiệu cá nhân cho các bài viết được chọn. Phần sau bao gồm một lý lịch khoa học ngắn gọn và xem xét một số tác phẩm của tác giả và tài liệu có liên quan. Hơn nữa, sách cung cấp một giải thích làm thế nào để một bộ phận phù hợp với bối cảnh rộng hơn của lịch sử và quy hoạch đô thị, những quan điểm cạnh tranh tư tưởng trong thành phố và các cuộc tranh luận hiện nay chủ yếu liên quan đến chủng
Mingione, Enzo (1981). Social Conflict and the City. Oxford: Blackwell. Social conflict and the city - Xung đột xã hội và thành phố là một tác phẩm học thuyết nổi bật trong phạm vi rộng của dòng tác phẩm thuộc chủ nghĩa Mác như một sự đóng góp đặc biệt và nguyên bản để phân tích các vấn đề đô thị và khu vực. Trong chương đầu của cuốn sách - “Một cách tiếp cận chủ nghĩa Marx” - Mingione đặt ra bối cảnh lý thuyết cho tác phẩm nói chung. Các chương tiếp theo đối phó với cái gọi là “những vấn đề của các khu vực kém phát triển”. Tuy nhiên, sự đột phá có tính học thuyết chính của những chương này là mối liên hệ mật thiết thực tế giữa các vấn đề đô thị của xã hội tư bản tiên tiến (tắc nghẽn giao thông, chi phí nhà ở tăng cao, ô nhiễm, vv) và các mô hình khu vực và trên toàn thế giới của tư bản tích luỹ.
Knox, Paul, and Linda M. McCarthy (2006). Urbanization: An Introduction to Urban Geography. Toronto: Pearson Education. Cuốn sách này cung cấp một giới thiệu mạch lạc và toàn diện về địa lý đô thị. Nó đưa ra một cách tiếp cận lịch sử và quy trình có định hướng với tiêu điểm là Bắc Mỹ và còn cung cấp một bối cảnh toàn cầu và quan điểm so sánh quốc tế. Từ một quan điểm toàn cầu, các tác giả xem xét các xu hướng đô thị và đưa ra kết luận ở cả các nước phát triển và kém phát triển hơn để hiểu, phân tích và diễn dịch cảnh quan, nền kinh tế, và cộng đồng của các thị trấn, thành phố trên thế giới.
9.
tộc và giới tính, tái cấu trúc toàn cầu, phát triển đô thị bền vững và tác động của công nghệ, chủ nghĩa hậu hiện đại. The City Reader cung cấp bản đồ toàn diện trên bình diện Đô thị học, cũ và mới.
12.
Robertson, Roland (1992). Globalization. Social Theory and Global Culture. London: SAGE. Cuốn sách là một sự đánh giá thú vị của một chủ đề đương đại quan trọng, những phân tích toàn diện của toàn cầu hóa cung cấp một góc nhìn văn hóa minh bạch trên lý thuyết xã hội của thế giới đương đại. Quan điểm này coi thế giới như một toàn thể, đi ngoài những phân biệt thông thường giữa toàn cầu và địa phương, giữa tổng quan và cụ thể. Phương pháp tiếp cận có tính văn hóa của nó nhấn mạnh về ý nghĩa chính trị và kinh tế của sự chuyển dịch quan niệm, các hình thức của sự tham gia và về một thế giới ngày càng nén.
Đồng thời cuốn sách cho thấy tại sao văn hóa lại trở thành một vấn đề tranh chấp có tính toàn cầu – ví dụ tại sao khái niệm cạnh tranh của “trật tự thế giới” lại có hậu quả chính trị và kinh tế. Trong kỷ nguyên hội nhập ngày càng tăng của hệ thống kinh tế và chính trị, đồng thời, sự tan vỡ của hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, các thảo luận về hội nhập toàn cầu và trật tự trở nên đúng lúc và quan trọng. Lý thuyết toàn cầu hóa của Robertson nỗ lực tranh luận về hội nhập và thâm nhập toàn cầu trên cả bốn chiều cạnh: quốc tế hóa, xã hội hóa, cá nhân hóa và nhân văn hóa. Phương pháp tiếp cận toàn diện vốn có của nó quan tâm không chỉ đến xã hội học vĩ mô mà còn cho những người nghiên cứu hậu hiện đại, giới tính, sắc tộc và bản sắc. 13.
15.
Saunders, Peter (1981). Social Theory and the Urban Question. London: Hutchinson. “Social Theory and the Urban Question” – Học thuyết xã hội và câu hỏi đô thị - cung cấp hướng dẫn và đánh giá có tính phê bình cho những chủ đề then chốt trong học thuyết xã hội đô thị đương đại, cũng như xem xét lại nhiều phương pháp tiếp cận truyền thống dưới ánh sáng của sự phát triển gần đây và sự phê bình. Saunders thảo luận về quan điểm hiện tại có tính lý thuyết trong
302
Smith, Neil (1984). Uneven Development: Nature, Capital and the Production of Space. Oxford: Blackwell. Sự phát triển của đô thị, vùng và quốc tế thường được xem như là ba tập hợp khác nhau của quy trình, nhưng từ góc độ địa lý chúng cho thấy một mẫu hình tương tự. Trên quy mô đô thị, nôi đô tương phản với vùng ngoại ô đã phát triển. Ở cấp độ vùng, một số khu vực kém phát triển hơn khi so sánh với các khu vực khác trong nền kinh tế quốc gia, và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nằm trong một thế giới vô cùng đa dạng. Tại sao như vậy, và ý nghĩa chính trị trong chủ nghĩa tư bản hiện đại là gì? Lồng ghép truyền thống chính trị của học thuyết Mác xít với truyền thống học thuật của yêu cầu địa lý, Neil Smith tuyên bố chứng minh các mô hình không gian có hệ thống đó là dấu ấn địa lý của chủ nghĩa tư bản. Ông nghiên cứu lý do tại sao sản phẩm của không gian địa lý trong các hình dạng nhất định lại quyết định cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản và xem xét đến tận cùng các khái niệm liên kết của tự nhiên và không gian. Cuốn sách tập hợp các tài liệu và ý tưởng từ các lĩnh vực khác nhau hòng làm sáng tỏ một tầm nhìn của chiều cạnh không gian của chủ nghĩa tư bản.
Sanoff, Nerry (1999). Community Participation Methods in Design and Planning. London: John Wiley & Sons. Cuốn sách là cẩm nang hướng dẫn cho sự tham gia của cộng đồng vào thiết kế từ quan điểm của nhà thiết kế chuyên nghiệp. Trong hướng dẫn có tính đột phá này tới sự tham gia ngày càng quan trọng của cộng đồng, những kinh nghiệm của chuyên gia quốc tế hàng đầu và của các đồng nghiệp trên khắp thế giới được đưa ra để cung cấp các công cụ và kỹ thuật đã được kiểm chứng giúp các thành viên cộng đồng tham gia vào quá trình thiết kế được thành công và hiệu quả. Cuốn sách bao gồm: 15 trường hợp nghiên cứu được ghi chép theo thời gian của các dự án thiết kế có sự tham gia của cộng đồng trên khắp thế giới; phủ trên các lĩnh vực tiện nghi cho giáo dục, nhà ở, môi trường đô thị và nông thôn; các trò chơi thiết kế, cách tiếp cận văn hóa trung lập để hướng dẫn cộng đồng trong lựa chọn thiết kế của họ và những hậu quả của sự lựa chọn đó; những kỹ thuật đã được kiểm chứng hỗ trợ sự tham gia cộng đồng trong quá trình thiết kế; danh mục kiểm chứng, bảng chấm công, bảng câu hỏi và các công cụ có giá trị khác. Cuốn sách là một tài nguyên có giá trị cho thiết kế đô thị gia, quy hoạch gia, kiến trúc sư, kiến trúc sư cảnh quan, cũng như là nguồn tài liệu tuyệt vời cho sinh viên của các lĩnh vực này.
14.
bối cảnh các tác phẩm của Marx, Weber và Durkheim. Ông cho rằng nhà văn sau này thường hiểu sai hoặc bỏ qua các luận cứ của những “người khai sáng” những câu hỏi đô thị. Ông sử dụng chương cuối cùng của mình để áp dụng các bài học kinh nghiệm từ việc đánh giá tác phẩm của họ để phát triển một khung mới cho việc phân tích xã hội và chính trị đô thị.
16.
Wates, Nick (2000). The Community Planning Handbook: How People Can Shape their Cities Towns and Villages in Any Part of the World. London: Earthscan. Số lượng người dân được tham gia với các chuyên gia trong việc định hình môi trường địa phương của mình ngày càng gia tăng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới các phương pháp sẵn có, từ các xưởng thiết kế tới các bản đồ điện tử. “The Community Planning Handbook” – Cẩm nang quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng - là điểm khởi đầu cần thiết cho tất cả những người tham gia - các nhà quy hoạch và chính quyền địa phương, kiến trúc sư và những người đang hành nghề khác, cộng đồng lao động, sinh viên và cư dân địa phương. Nó tạo ra một phương thức chỉ dẫn cách thực hiện, các thông tin thực hành tốt nhất trên những phương pháp hiệu quả, phạm vi quốc tế và sự liên quan. Các lời khuyên, danh mục kiểm
tra, những tư liệu mẫu giúp người đọc có thể bắt đầu một cách nhanh chóng, học hỏi từ kinh nghiệm của người khác và lựa chọn cách tiếp cận tốt nhất phù hợp với hoàn cảnh của mình. Các chú giải thuật ngữ, thư mục sách liên quan và thông tin liên lạc chi tiết giúp truy cập nhanh tới các thông tin bổ sung và sự hỗ trợ. 17.
Wellman, Barry (ed.) (1999). Networks in the Global Village: Life in Contemporary Communities. Boulder: Westview Press. Networks in the Global Village - Mạng lưới tại ngôi làng Toàn cầu - xem xét con người sống thế nào thông qua những cộng đồng có tính cá nhân: mạng lưới bạn bè, hàng xóm, người thân, và đồng nghiệp của họ. Đây là một cuốn sách tiên phong trong việc so sánh các cộng đồng người trên thế giới. Sự khác biệt xã hội chủ yếu giữa và trong các quốc gia thuộc thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba ảnh hưởng đến những cơ hội và tình trạng bấp bênh mà mỗi cá nhân và mỗi gia đình phải đối phó, đến các nguồn lực hỗ trợ mà họ tìm kiếm, và đến cách thức mà các thị trường, thể chế và cấu trúc mạng tiếp cận tới các nguồn lực này. Mỗi bài báo được viết bởi một người dân cho thấy cách sống trong một quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến cách thức mà con người sử dụng mạng lưới để tiếp cận các nguồn lực.
18.
Whyte, William H. (1980). The Social Life of Small Urban Spaces. New York: Project for Public Spaces Inc. Năm 1980, William H. Whyte công bố những phát hiện có tính cách mạng của mình trong dự án Đời sống đường phố thuộc cuốn The Social Life of Small Urban Spaces (Đời sống xã hội của các không gian đô thị nhỏ). Cả cuốn sách và bộ phim kèm theo ngay lập tức đã trở thành kinh điển, khởi đầu một cuộc cách mạng mini trong quy hoạch và nghiên cứu các không gian công cộng, kể từ khi trở thành tài liệu chuẩn, xuất hiện trên các giáo trình, danh mục sách cần đọc trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, xã hội học, thiết kế môi trường, các ngành kiến trúc trên toàn thế giới.
303