![](https://assets.isu.pub/document-structure/220923162910-86a3af76fac4e0d9ee8be30a695eaf59/v1/3a6fb629e666fed3655644d4687913c9.jpeg)
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220923162910-86a3af76fac4e0d9ee8be30a695eaf59/v1/e405f299286881c8c3d927a5e343d44d.jpeg)
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220923162910-86a3af76fac4e0d9ee8be30a695eaf59/v1/ded41d8b4dcb5bd65e32c2efe186adc1.jpeg)
Làng Việt có từ thời Văn Lang, đến thời Lý, làng Việt đã rất phát triển.được gọi là làng Việt bắc Bộ - là nguồn cội của văn hoá Trung Bộ-Nam Bộ sau này và trở thành trung tâm văn hoá cả nước.
Làng Việt ở Nam Bộ mới chỉ khoảng ba trăm tuổi, được tạo lập từ khi người Việt tới khai phá trong quá trình Nam tiến, mở rộng biên cương, xác lập chủ quyền.
UNESCO định nghĩa văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin (UNESCO, 2001). Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
presentation
Ở Việt Nam: Làng là một đơn vị dân cư cơ sở của xã hội Việt Nam. Tại Việt Nam, làng là một biểu tượng điển hình của nền sản xuất nông nghiệp, tại đây, một ngôi làng thường có: một cổng làng, lũy tre, đình làng để thờ Thành Hoàng làng - vị thần che chở cho ngôi làng ấy, một cái giếng chung, đồng lúa, chùa và nhà của những người dân trong làng. Những người sống trong một làng thường có quan hệ huyết thống với nhau. Họ là những nông dân trồng lúa nước và thường có chung một nghề thủ công. Tại Việt Nam, làng có một vai trò quan trọng trong xã hội (người Việt có câu: Phép vua thua lệ làng). Và người Việt Nam thường cũng mong được chôn cất trong ngôi làng của mình khi họ chết
presentation Văn hóa làng là sự thích ứng, sản sinh, thấm đẫm văn hóa trong làng (thôn, xã) Việt Nam, một sự kết hợp nhuần nhuyễn địa lývăn hóa, kinh tế - văn hóa, cơ sở xã hộivăn hóa… tạo nên đặc trưng, diện mạo, giá trị riêng mà các vùng khác, nơi khác (đô thị chẳng hạn) không có được
2, Làng xã theo địa bàn dân cứ trú:
Những người sống trong cùng 1 khu vục mặc dù thuộc các dòng họ khác nhau cùng hợp thành lại một làng. Dần dần họ sống bình đẳng với nhau, tôn trọng người lớn tuổi. Đặc biệt là quan hệ láng giếng gắn bó. bán anh em xa, mua láng giềng gần’’
Dân làng còn hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất mùa vụ, làm đổi công cho nhau.
Dân làng có tính tự chủ, nhưng vẫn có khuyết điểm là sống dựa dẫm, ỷ lại, chờ đợi, chẳng ai bảo được ai.
3. Tổ chức làng nghề phường và hội: Những người cùng làm 1 nghề ( không kể trồng lúa) như nghề đánh cá ( làng chài), nghề thủ công ( làm gốm, làm rèn, làm tơ lụa, làm nón về sau gọi là phường. Những phường này sẽ là tiền đề để phát triển lên thành thị. Hà nội xưa có 36 phố phường / phường- phố, mỗi phố phường nguyên là một làng nghề. Ngày nay vẫn còn giữ tên gọi cũ: phố hàng Bún, phố hàng Bông, hàng Cá,…) và có một số làng nghề truyền thống: như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) , làng sơn mài Cát Đẳng ( Nam ĐỊnh),….
* Ngôi đình làng trước hết là nơi thờ cúng vị thành hoàng – người có công lập làng. Do dân đề nghị, nhà vua ký sắc phong thành hoàng- một vị thánh của địa phương ( ở Nam Bộ gọi là đình thần) Ngôi đình có nhiều chức năng:
Nơi thờ cúng tôn nghiêm, biểu hiện đạo đức nhớ ơn người lập làng. Bên cạnh đó còn thờ cúng Trời, Đất.
Nơi trụ sở của hội đồng làng xã, thường trực có các vị hộ đồng chức dịch ngồi điều hành việc làng. trung tâm văn hoá khi làng mở lễ hội văn nghệ, thi đấu, trò chơi. Chỉ có dịp này, phụ nữ, trẻ em mới có dịp tới đây. Trong việc điều hành, việc quản lý làng , bên cạnh luật lệ của nhà nước phong kiến, dân làng còn có lệ làng, do các hội đồng họp và quyết định. Có thưởng, có phạt. Khuynh hướng xử lí mâu thuẫn xung đột kiện cáo trong dân làng là hoà giải (thành ngữ: hoà cả làng)
Trên nền tảng điều kiện tự nhiên và xã hội đó, mà cảnh quan, nếp sống của cư dân ở các làng quê Bắc Bộ dần được hình thành. Cảnh quan của làng Bắc bộ thường có lũy tre, cổng làng, đường làng, nhà ở và các công trình tôn giáo như: đình, chùa, miếu, phủ…
Nhà ở trong làng truyền thống mang nhiều giá trị về kiến trúc và tổ chức không gian. Xung quanh nhà thường có hàng rào cây dâm bụt, trước nhà có hàng cây cau trước nhà và những cây chuối trồng sau nhà. Tùy từng gia đình mà những ngôi nhà được dựng lên theo kích cỡ khác nhau. Nhà khá giả thì làm 57 gian, nhà nào khó khăn thì làm 3 gian 2 chái. Các ngôi nhà quần tụ bên nhau thành các chòm xóm, có cổng ngõ liên thông với nhau tạo gắn kết tình làng nghĩa xóm.
Làng xưa và nay đã thay đổi, không còn bao bọc khép kín trong lũy tre làng mà là một đơn dân cư đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp hiện nay. Đây là điều kiện để các làng xã phát triển, nhất là phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng làng nghề hay nông nghiệp sạch… để nâng cao đời sống nhân dân.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, làng xã phải tháo gỡ những nếp cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp của làng xã truyền thống như co cụm, khép kín “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” hay chỉ trong lệ làng, coi thường pháp luật kiểu “Phép vua thua lệ làng”… nhưng cũng đồng thời bảo lưu được những giá trị quý báu của văn hóa làng xã như ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng; tôn trọng trật tự, kỷ cương; tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc “tắt lửa tối đèn có nhau”…