Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Bửu ý
Bùi Giáng - Một đời thơ / Bửu ý. - H. : Dân trí ; Công ty Xuất bản Thiện
Tri Thức, 2023. - 244 tr. ; 20 cm
ISBN: 9786049994715
1. Bùi Giáng, 1926-1998, Nhà thơ, Việt Nam 2. Nghiên cứu văn học 3. Văn học hiện đại 4. Thơ
895.922134 - dc23
DTF0431p-CIP
BÙI GIÁNG, MỘT ĐỜI THƠ
Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa
Tác giả Bửu Ý và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức.
Bản quyền tiếng Việt © Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức 2023
Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình
thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.
Team thực hiện: Thảo Triều - Khánh Minh - Biko - Thái Hiền - Áo LamMầu Quang Hưng
Chú thích ảnh bìa: Tác phẩm “Chân dung Bùi Giáng” do Nghệ thuật Trúc Chỉ
Việt Nam thực hiện
Mục lục
Phần vào đầu ............................................................... 7 Tiểu sử, Chân dung và Tác phẩm ............................... 73 Thơ .......................................................................... 105 - Bùi Giáng nói về thơ ............................. 106 - Những câu thơ đặc biệt .......................... 110 - Những bài thơ đặc biệt ........................... 118 Bùi Giáng và thơ văn nước ngoài ............................. 127 Bùi Giáng và thơ văn trong nước ............................. 137 Ngôn ngữ ................................................................ 173 Tư tưởng ................................................................. 197 Phần sau cùng.......................................................... 225 Tài liệu tham khảo .......................................................... 231 Bảng tên người ................................................................ 235
Phần vào đầu
ến một lúc nào đó, tôi muốn thay đổi môi trường sống và môi trường làm việc.
Bấy giờ là 1963.
Từ giã Huế và từ giã trường Quốc Học, tôi vào Sài Gòn.
Lúc đầu tôi ở trọ tại đường Hồ Biểu Chánh. Nhưng
chỉ vài tháng sau tôi dọn tới gần chân cầu Trương Minh
Giảng, một chỗ ở chật chội, thiếu vệ sinh, nhưng rẻ tiền.
Khu vực này, bạn bè quen biết khá đông, qua lại thuận
tiện: ba anh em Tôn Thất Quế (Nhương Sao), Tôn Nữ
Minh Ngọc và Tôn Thất Liên thuê một căn hộ ở góc chợ
Trương Minh Giảng, Trần Phương Như làm thư ký tại
tòa soạn tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Năm, Đặng Tiến ở Cư
xá Đắc Lộ đường Yên Đỗ và gần nhà Hồ Thành Đức và Bé
Ký, có luôn Tuấn Khanh (Rừng) ở cùng, rồi Trần Thanh
Phong (học Kiến trúc), mấy bạn họa sĩ Nguyễn Văn Liễu
(Trịnh Cung) và Lâm Triết cùng một chung cư ở góc chợ, hơi xa xa là Đinh Cường và La Quang Thanh gần chợ
Tân Định, và Bùi Giáng đường Trương Tấn Bửu… Gặp
nhau ban ngày, gặp nhau ban đêm. Khởi sự, tất cả có một
điểm chung: tất cả đều nghèo. Thường gặp nhau tại một
địa điểm nào đó loanh quanh: trong phòng của Tôn Thất
Liên, hoặc của Trịnh Cung, tại gác của Bửu Ý, hoặc quán
Tàu bình dân ở góc chợ Trương Minh Giảng, hoặc ngay
8
Đ
Bùi Giáng, một đời thơ 9
trong chợ Trương Minh Giảng nơi cái quán cóc của hai thiếu nữ người Miên rất mặn mòi: đâu đâu cũng bù khú vui vẻ.
Tình cờ xui khiến anh Bùi Giáng với tôi ở gần nhau suốt một thời gian, hễ người này đổi chỗ ở là người kia cũng đổi chỗ ở, cứ như vậy ở gần nhau suốt gần năm năm:
1963 - 1964: Bửu Ý ở chân cầu Trương Minh Giảng thì
Bùi Giáng ở Trương Tấn Bửu.
1965 - 1966: Bửu Ý ở cư xá sĩ quan Chí Hòa đường Bắc
Hải, Bùi Giáng ở Lê Văn Duyệt.
1966 - 1967: Bửu Ý ở trong nhà xuất bản An Tiêm đường Lý Thái Tổ, Bùi Giáng ở bến xe Lý Thái Tổ.
Những qua lại, chuyện trò, đi chơi (đi bộ hoặc đi xe đò) diễn ra thường xuyên và mỗi địa điểm ghi dấu nhiều kỷ niệm.
Thời gian đầu tiên, cũng là thời gian tôi nhập cư Sài Gòn, con mắt tôi, về hội họa, chỉ mới làm quen với tranh
của Đinh Cường, Trịnh Cung, Lâm Triết, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Rừng (Tuấn Khanh)…, nay bước chân đi từ cầu
Trương Minh Giảng sang Trương Tấn Bửu (sau 1975 trở
thành đường Trần Huy Liệu thì phải?) vào nơi ở của Bùi
Giáng và mắt bắt gặp nhiều tấm tranh treo trên tường của
anh: loạt tranh đập vào mắt tôi gây chấn động dị thường.
Đó là những tấm tranh rất lạ mắt, đề tài lạ, màu sắc lạ…
Trong đó có tấm tranh sau này được nhiều người nhắc
nhở và Đinh Cường rất thích, là tấm tranh mang tên Quê
chàng là Ithaque, còn lại là một số tranh khiến tôi liên tưởng
tới Thúy Kiều, Đạm Tiên…
Giai đoạn tiếp theo, vì lẽ chỗ ở tại Trương Minh Giảng
quá chật chội và thiếu vệ sinh, tôi đành bằng lòng đi làm
gia sư, ăn ở trong một gia đình có quen biết sơ sài tại Cư
xá Sĩ quan Chí Hòa đường Bắc Hải. Tại đây tôi có chỗ làm
việc, có thể thức khuya, dậy sớm. Tôi ở đây chưa được bao
lâu thì một ngày kia nghe báo có khách muốn gặp tôi: Bùi
Giáng! Tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Anh thông báo
gia đình thuê cho anh cả một ngôi nhà rộng nhưng giá rẻ, rất gần nơi tôi ở. Tôi đến thăm ngôi nhà mới của anh thì
quả là rộng: nhà trên, nhà dưới và ở giữa là một khoảnh
sân có giếng nước và có bể cạn. Chính vì nhà rộng cho nên, tình cờ gặp gỡ giữa đường, anh mời một gia đình
không quen biết đến ở cho vui. Cái gia đình trời xui đất khiến này là cả một đại gia đình: người cha, cô con gái lớn có hai con nhỏ và chồng hiện nay đi lính phương xa, và cô em, tóm lại gia đình được mời đến ở gồm có năm người
lớn nhỏ. Ông trời cắc cớ cho người chị toàn bộ nhan sắc
còn cô Ba thì gầy gò đen đủi.
Bùi Giáng của chúng ta tất nhiên để mắt nhiều đến
cô Hai, và cô này thừa biết điều ấy cho nên thỉnh thoảng ban đêm dội nước tắm giữa sân vườn chiêu đãi chủ.
10 Bửu Ý
Bùi Giáng, một đời thơ 11
Trời lại còn khiến cô Ba có lòng với Bùi Giáng vốn không còn có thể đáp ứng gì được với cô. Rồi thỉnh thoảng gia
đình đọc nét chữ của Bùi Giáng ghi trên bảng đen: “Trưa nay tôi lang thang không về ăn.” Ở gần nhau, buổi sáng anh nhiều lần đến rủ tôi đi ăn điểm tâm. Chúng tôi đã có một quán thường lui tới trên đường Lê Văn Duyệt. Quán nhỏ, thân tình, bán bún và phở. Ngồi yên chỗ, Bùi Giáng quen gọi cho mình một tô bún kèm thêm một tô phở và chép miệng: “Cái nào cũng ngon”. Bùi Giáng ăn không giống ai. Bao nhiêu thịt thà, anh ăn ngoẻn hết. Lúc đầu, tôi chột dạ: “Anh ăn chi lạ vậy?” Anh cười cười: “Cái gì ngon mình phải ăn trước, lỡ khi gió độc thổi ngang, chết nửa chừng, uổng lắm.” Thời dụng biểu của chúng tôi, không ai bảo ai, đã định sẵn: ăn uống xong, ra về, tạt vào nghĩa trang Lê Văn Duyệt. Nơi đây, cây cối nhiều, vắng vẻ, mát mẻ. Cùng đi dạo qua các lối. Nghĩa trang này có đặc điểm là có rất nhiều hình chụp ở mộ bia, rất nhiều hình thiếu nữ còn trẻ và có nhan sắc. Chúng tôi trầm trồ từ tấm hình này sang tấm hình khác, ngồi xuống bờ thành ngôi mộ này, bứt mấy cọng cỏ cho ngôi mộ kia, hoặc đưa tay dớm then cửa cổng sắt nho nhỏ của một ngôi mộ khác, và cùng nhau ngẩn ngơ và tưởng tượng một vài cuộc sống nửa đường đứt gánh. Những buổi bách bộ và chuyện trò ở nghĩa trang như thế này đối với tôi rất dễ chịu, trở thành thói quen, và có khi kéo dài rất lâu. Ra khỏi nghĩa trang, có khi Bùi Giáng về chỗ ở của tôi nói chuyện tiếp, hoặc có khi tôi đưa anh về lại nhà thuê.
Tại nghĩa trang đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi vào đây bách bộ theo thói quen, một hôm anh Bùi Giáng hỏi
tôi có đọc truyện “Điệu sáo mê hồn” hiện đang đăng tải trên báo không. Đó là truyện võ hiệp “Vô Danh Tiêu” của Ngọa Long Sinh được dịch ra từng kỳ trên báo hằng ngày.
Tôi đang theo dõi đọc và cũng đang bị cuốn hút vào câu chuyện. Tôi cũng không ngờ Bùi Giáng có thiện cảm với loại truyện võ hiệp này. Anh bảo rằng ngoài Kim Dung ra, có một vài tác giả không thua kém, trong đó có Ngọa
Long Sinh. Và Bùi Giáng bảo: đọc truyện võ hiệp loại giá trị cao, ta bắt gặp những nhân vật có hùng tâm bày ra những tấm gương đáng ngưỡng mộ, qua đó mọi giá trị bị
đảo lộn khiến người đọc chứng kiến nhân vật nào đó bị người đời quy là ác lại có hành động trượng nghĩa hơn cả
nhân vật nổi tiếng là thiện chẳng hạn, ta còn chứng kiến bao nhiêu ranh giới, bao nhiêu phân biệt bị đảo lộn và cuối cùng người này người khác chỉ còn hơn thua nhau
ở cái hùng tâm của mình. Rồi anh Bùi Giáng nhắc lại với tôi đoạn truyện “Điệu sáo mê hồn” (Vô Danh Tiêu) hiện
đang đăng tải trên báo. Vừa nhắc lại, anh vừa phân tích tâm lý nhân vật và diễn biến của truyện. Bây giờ đây, tôi không còn nhớ rõ anh phân tích nhân vật và diễn biến
câu chuyện như thế nào, chỉ còn nhớ anh hùng hồn kết
luận: “Mình tin tưởng Ngọa Long Sinh là một tác giả lớn, câu chuyện sẽ tiến triển theo như mình ức đoán thì mới thuận theo hướng đi của sự việc. Ông cứ ở đấy mà xem,
12 Bửu Ý
Bùi Giáng, một đời thơ 13
tuần sau mình sẽ lên Chợ Lớn mua tập Vô Danh Tiêu tiếp theo rồi mình về kể lại cho ông nghe”. Hóa ra Bùi Giáng
thường xuyên rời Sài Gòn lên Chợ Lớn lục mua những số
báo Tàu có đăng tải truyện võ hiệp mình đang theo dõi
và đọc các số báo này trước khi được dịch sang tiếng Việt.
Và chính tôi cũng đã có lần bắt gặp Bùi Giáng - có ai ngờ
không?- phi nhanh velosolex trên đường Trần Quốc Toản
để đi đi về về Sài Gòn - Chợ Lớn.
Trở lại với lời hứa đọc trước số báo có đăng truyện
Vô Danh Tiêu của Ngọa Long Sinh để xem tác giả triển
khai truyện đúng như mình nghĩ không, thì một tuần sau
Bùi Giáng gặp tôi và reo mừng chiến thắng. Anh vừa nói, vừa giở tập truyện mỏng ra đọc từng dòng chữ Tàu, vừa reo to: “Đó, thấy không, thấy không, y như mình nói tuần
trước với ông”. Tôi chỉ còn biết bái phục con người đang
đứng trước mặt tôi! Anh không những đọc truyện võ hiệp
trước các độc giả cả nước, anh còn đoán trước đường đi nước bước của tác giả một cách diệu kỳ! * * *
Qua những chuyến ngao du, tôi biết Bùi Giáng còn
nhớ Huế. Bùi Giáng nhớ Huế là chuyện bình thường, bởi năm 1939, anh rời quê ra Huế học ở một tư thục, sau đó
năm 1942, anh bảo “trở ra Huế vì nhớ nhung gái Huế”1.
Qua bài trả lời phỏng vấn của Tuyển tập Thời Văn tháng
3.1997, Bùi Giáng bảo: “Tôi ở Huế bốn năm, qua lại cầu
Trường Tiền hàng ngày đi học.”2. Một số câu thơ, bài thơ
của Bùi Giáng về Huế:
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
Dạ thưa Vỹ Dạ về gần
Đã từ xa lắm thiên thần nhớ em.
(Nhớ cái gì)
Tuổi thơ ở Huế dịu dàng
Sông Hương núi Ngự xuê xoang Trường Tiền (tập Mùa màng tháng tư, Trước khi vào Sài Gòn)
Tôi liên tưởng Huế dịu dàng
Ngữ ngôn trọ trẹ lan tràn sông Hương (tập Mùa màng tháng tư, Sài Gòn nhớ nhung)
1 Huyền Li, Bùi Giáng qua 99 giai thoại, trang 10, NXB Lao Động, 2008
2 Trần Đình Thu, Bùi Giáng thi sĩ kì dị, NXB Trẻ, 2006.
14 Bửu
Ý
Huế
Bùi Giáng, một đời thơ 15
Nón mù sương nón che mưa
Nón về phố thị em thừa thiên ôi
(tập Thơ điên thứ thiệt, Trong bàn chân đi)
Bùi Giáng với hình ảnh Huế kỷ niệm mờ ảo xa xôi:
Thổi trăng từ Trường Sơn heo hút
Đèo Hải Vân con nai lạc trong sương
Con nai ấy xưa là “nai cao gót”1
Em nhớ không? Trời đất vẫn như dường…
(tập Mưa nguồn, Chào thu lục tỉnh) * * *
Chợ Trương Minh Giảng là một khu vực nhộn nhịp.
Trên trục đường này, có tòa soạn tạp chí Tiểu Thuyết Thứ
Năm mà anh bạn Trần Phương Như làm thư ký và tôi cũng thường đến đây gửi những bài thơ dịch mà anh rất thích. Ngay chợ có tòa nhà ba tầng với những căn hộ cho
thuê. Lắm anh em văn nghệ sĩ rủ nhau tấp ở đây, trong đó có Trịnh Cung, Trần Thanh Phong, Tôn Nữ Minh Ngọc.
Tại chân cầu Trương Minh Giảng có Bửu Ý, Nguyễn Đức
Sơn. Một đầu Trương Minh Giảng là đường Yên Đỗ, tại đây có cư xá Đắc Lộ trong đó có Đặng Tiến và gần đó
1 “Nai cao gót lẫn trong mù” (HUY CẬN, Thu rừng)
Bùi Giáng nói về thơ
Thơ của Nguyễn Du là “đoạn trường tân thanh”.
Thơ của Bùi Giáng là “tái tân thanh” mở ra một kỷ nguyên mới. Sẽ có chăng trong tương lai những tiếng thơ
đồng điệu? Hay ngược lại sẽ chịu phận lẻ loi?
Thử tưởng tượng bạn quẳng đến cho Bùi Giáng một
bó câu, hay trời cao mưa móc xuống một hộc chữ cái, hay nàng thơ cung tặng sa số vần điệu, Bùi Giáng từ đó sẽ sắp
xếp lại thành thơ, những câu thơ không ai ngờ, những vần điệu đầy tung hứng.
Ra đi gió định trở về
Ngày sau mây hẹn trả khe đầu ngàn
(theo Giao Hưởng, báo Thanh Niên, 29.9.2013)
Con chim ca hót thơ ngây
Con người nói ít mà gây gổ nhiều
(Theo Thanh Hoài)
Em là em anh đợi khắp nẻo đường
Em có nụ cười buồn buồn mây mọng
Em có làn mi khép lá cây rung
106 Bửu Ý
Bùi Giáng, một đời thơ 107
Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng
Hồ gương ơi! Sao sóng lục vô chừng!
(Nàng thơ, Tạp chí Hợp Lưu, Xuân Kỷ Mão 1999)
Trong kho tàng ca dao của dân tộc, ta thừa hưởng một số lượng câu thơ được gieo vần theo thể “hứng” chứng tỏ khả năng hòa nhập vào đời sống thực tế trước mắt lên đến
cao độ của tao nhân mặc khách một thời, bởi lẽ câu thơ sáng tạo theo thể “hứng” bộc lộ sự gắn bó, hòa nhập của thi sĩ với môi trường sống, và tìm qua vạn vật hình ảnh của chính mình đang lăn lóc xoay trở. Ta bắt gặp nơi Bùi Giáng những câu thơ thành hình theo dạng thể này một cách khá bất ngờ và thú vị:
Bài thơ viết hôm nay dường dở quá
Vì bỗng nhiên ông cảm thấy thua gà
Gà gáy đẹp như vườn cây thắm lá
Mà lời thơ ông mỗi lúc mỗi già
(tập Rong Rêu, Gà gáy, trích)
Con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước
Con cá xanh tư lự sóng hôm sau
(tập Mưa N guồn, Biểu tượng sơ nguyên, trích)
Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày
(tập Mưa N guồn, Không đủ gọi, trích)
Bay về ổ chín tầng cao
Con chim giã biệt quên chào mái hiên
(tập Mưa N guồn, Mái hiên, trích)
Con ruồi con kiến con châu chấu
Bươm bướm chuồn chuồn cũng thế thôi
(tập Mưa N guồn, Nhe răng, trích)
Nắng buồn thương nhớ bên nhau
Nhìn lưa thưa lá niềm đau trong cành
(tập Mưa N guồn, Nắng buồn, trích)
Bùi Giáng làm thơ nhưng không cần biết thơ là gì:
Bắt chước ông Khổng Tử
Con chim thì ta biết nó bay
Con cá thì ta biết nó lội
Thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ
Nhưng thơ là gì
Thì đó là điều
Ta không biết (Sa Mạc Trường Ca)
Nếu có ai yêu cầu định nghĩa thơ là gì, Bùi Giáng sẽ
trả lời:
“Thơ tôi làm (…) chỉ là một cách dìu ba đào về chân
trời khác. Đi vào giữa trung tâm bão động một lúc thì lập
108 Bửu Ý
Bùi Giáng, một đời thơ 109
tức xô ngôn ngữ thoát ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu chuồn chuồn, đem phó thác thảm họa trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cánh mỏng bay đi (…). Tôi ra bờ sông nằm ngủ khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao thơ về lãng đãng thì từ đó vẫn bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao.”
Bùi Giáng đã giải thích, định nghĩa thơ như vậy thì thiết tưởng ta cũng không nên giải thích lại cái giải thích của Bùi Giáng để tránh nạn vẽ rắn thêm chân. Có lẽ chúng ta chỉ nên mường tượng rằng làm thơ là mở mắt nhìn đời theo một lối khác, là mở miệng nói ra những lời nói khác.
Bùi Giáng viết: “Chúng ta quen thói chạy theo đuôi mọi thứ trào lưu chữ nghĩa, chúng ta tuyệt nhiên không còn giữ một chút tinh thể cỏn con nào cả để thể hội rằng lục bát Việt
Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn
biển ba bảy sông hồ.” Ông đã từng nói: “Đã là người Việt
Nam thì chẳng lẽ lại viết triết học bằng chữ. Phải viết bằng lời.
Mà lời của biển dâu không thể là lời văn xuôi. Phải là lời thơ
“tái tân thanh” tái tạo. Văn xuôi cũng phải buộc là thơ. Và mở cửa cho thơ rúc vào nằm trong một vòng tròn trịa mát mẻ
ôm nhau.” (Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại I).
Bùi Vĩnh Phúc có viết: “Những gì ông (Bùi Giáng)
viết ra đều nằm trong một bài thơ lớn. Một bài thơ lớn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bài thơ đó chính là đời sống của ông, là cuộc tồn lưu kỳ thú mà ông đã chọn lựa
để sống trọn vẹn sinh mệnh mình trong cuộc lữ trần gian này.” (Đoàn Tử Huyến, Bùi Giáng trong cõi người ta).
Những câu thơ đặc biệt
Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù
(tập Mưa nguồn, trích)
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngữa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu, bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con (tập Mưa nguồn, Mắt buồn, trích.
Theo Trần Hữu Dũng, Thời Văn 19)
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
(tập Mưa N guồn, Chào nguyên xuân)
Hai câu thơ trên đây mở đầu tập thơ đầu tay của ông,
Mưa nguồn, được nhà xuất bản Hội Nhà Văn tái bản năm
1993, sau ba mươi mốt năm, đã là một dẫn nhập quan
110 Bửu Ý
Bùi Giáng, một đời thơ 111
trọng cho một con người, một đời người. (Hồ Ngạc Ngữ, Mùa xuân trong thơ Bùi Giáng, Thời Văn 19, trang 55).
Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi
(tập Mưa nguồn, Mắt buồn)
Anh điên mà dzui dzẻ thập thành
Chúng tôi tỉnh táo mà đành buồn thiu
(tập Rong Rêu, Đi về làng xóm)
Thương em mỗi lúc một nhiều
Ghét em mỗi lúc mỗi trìu mến em
(tập Rong Rêu, Tình yêu, trích)
Anh phàm tục nhìn em không nhận thấy
Rằng thiên tiên không thổ lộ bằng lời
(tập Rong Rêu, Một Nàng Tiên, trích)
Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng
Hồn du mục cũ xa gần hử em
(tập Mưa nguồn, Cỏ hoa hồn du mục, trích)
Câu chuyện ấy một lần em đã rõ
Để bây giờ không thể lại phanh phơi
(tập Mưa nguồn, Một buổi trưa, trích)
Hoa cỏ phanh phơi đón đợi dê cừu
(tập Mưa nguồn, Nhan sắc hôm nay, trích)
Ngày vui xê xích hai hàng
Tháng so le đếm bờ ngăn bến nào
(tập Mưa nguồn, Thưa em Sài Gòn, trích)
Rạc rời tay điệu tay xoang
Em về chấp nhận giấc bàng hoàng không
(tập Mưa nguồn, Hẹn ước, trích)
Một phút nữa thôi
Và màu sẽ mất
Suối sẽ xa đồi
Như mây xa đất
(Đoàn Tử Huyến, Bùi Giáng Trong Cõi Người Ta, Màu Thiên Thanh Mở, trích)
Rồi mai đi về xứ nào chẳng biết
Những người em hãy ở lại bên đời
112 Bửu Ý
Bùi Giáng, một đời thơ 113
Nô hay đùa xin cứ mỉm hai môi…
(tập Sa Mạc Phát Tiết, Rồi mai đi, trích)
Quần sẽ đỏ từ khi trăng là nguyệt
Kinh là kỳ từ châu quận tân toan
(tập Sa Mạc Phát Tiết, Rằng, trích)
Bốn phương trời cùng xiêu đổ đêm nay
Gió lay lắt lạnh thu về khốn khổ
Lá rụng nhiều ai lượm với hai tay
(Trúc Mai, trích)
Bây giờ em đứng nơi đâu
Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao
(Đoàn Tử Huyến, Bùi Giáng trong cõi người ta, Gửi thôn nữ Vĩnh Trinh, trích)
Sáng nay bao tử mơ mòng
Cà phê bên nọ, cháo lòng bên kia
(Đoàn Tử Huyến, Bùi Giáng trong cõi người ta, Sáng nay, trích)
Em về - nhà cửa nhỏ nhoi
Buồn rầu khôn xiết em soi gương và…
(Đoàn Tử Huyến, Bùi Giáng trong cõi người ta, Em Đi, trích)
Viết thơ lạc dấu sai dòng
Viết trong tức tưởi sợ đồng lúa mong
(Đoàn Tử Huyến, Bùi Giáng trong cõi người ta, Ca dao, trích)
Trông về đồng ruộng đôi khi
Thị thành tâm sự hoài nghi trăng tà
(Đoàn Tử Huyến, Bùi Giáng trong cõi người ta, Gấu buồn, trích)
Ta sẽ đến đứng bên bờ nước cũ
Mộng xanh ngần giậy nối giấc em xưa
Ngó non nước giữa sớm chiều tư lự
Đón mơ màng về thổi gió lưa thưa
(tập Mưa nguồn, Bờ nước cũ, trích)
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù đã phai màu
114 Bửu Ý
Bùi Giáng, một đời thơ 115
Với xuân xanh vẫn cùng nhau hẹn ngày
Xin chào nhau giữa bàn tay…
(tập Mưa nguồn, Chào Nguyên Xuân, trích)
Thơ hay thiên hạ làm rồi
Chỉ còn thơ dở cuộc đời cho tôi
(tập Đêm Ngắm Trăng, Thơ dại, trích)
Xuân mười sáu bến xuân chìm tắt
Một bài thơ gieo suốt tự bao giờ
(Đặng Tiến, Vũ trụ thơ II, Bài ca quần đảo trang 2)
Về hai câu thơ trên đây, Đặng Tiến viết: “Năm mười
sáu tuổi đã xảy ra biến cố gì trong đời tác giả làm chìm tắt
mùa xuân? Chúng ta không biết, chỉ biết là ông làm thơ từ tuổi ấy, khoảng 1942, tại Huế, theo lời ông kể, ở đầu sách
Lời Cố Quận”. Về phần tôi, tôi có cảm tưởng Bùi Giáng bị
ám ảnh do con số “mười sáu” qua bài thơ “Tặng em mười
sáu” của Huy Cận sau đây: