NÓI VỀ TỰ DO
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Krishnamurti, J. J. Krishnamurti nói về tự do / Từ Hoá Hoàng Lan b.s. - H. : Dân trí ; Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức, 2022. - 242 tr. ; 21 cm ISBN 978-604-3852516
1. Triết học 2. Tự do 123.5 - dc23 DTM0439p-CIP
J. KRISHNAMURTI NÓI VỀ TỰ DO
Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa
Soạn giả Từ Hóa Hoàng Lan và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức. Bản quyền tiếng Việt © Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức 2022 và Từ Hóa Hoàng Lan Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức. Team thực hiện: Thảo Triều - Khánh Minh – Hoàng Lan - Biko - Áo LamHồng Anh - Mầu Quang Hưng
“Tôi không là gì cả nên tôi là tất cả đời sống.”
- J.Krishnamurti.
MỤC LỤC
PHẦN 1: TỰ DO
1. Hãy đến ngồi bên tôi, cạnh bờ biển
13 2. Tôi là ......................................................................................... 16 3. Tôi không có tên
18 4. Tự do là làm trống không một tâm thức chất chứa đầy kinh nghiệm ..................................................... 20 5. Tự do đích thực nghĩa là gì? ...................................................... 22 6. Tự do có mặt ngay từ ban đầu................................................... 27
7. Tự do sẽ xuất hiện nếu bạn phủ nhận tất cả những gì bạn từng là ............................................................... 30 8. Sự sống là tự do ........................................................................ 32
9. Tự do là một trạng thái và phẩm tính của tâm .......................... 34
10. Thực Tại thì không có thời gian, mênh mông và bao la ............. 37
11. Cái Vĩnh Cửu, Vô Hạn, Tự Do luôn có mặt ngay từ đầu chứ không phải khi kết thúc
39 12. Tâm tĩnh lặng khám phá ra Cái Vĩnh Cửu................................... 46 13. Đời sống là một giếng nước sâu
50 14. Sống sáng tạo là sống trong tự do
53 15. Tự do sáng tạo nảy sinh cùng với việc tự biết chính mình ......... 55 16. Tâm thức hoàn toàn tự do, không phân mảnh là một trạng thái có trật tự
17. Một cái tâm rất sáng tỏ thì tự do khỏi tất cả mọi ràng buộc, là ánh sáng cho chính nó
61
18. Sự trống không nội tâm (Vô tâm) là thoát khỏi tham muốn ... 64
19. Chính sự thật giải thoát chứ không phải những nỗ lực để có tự do của bạn
20. Thiền định là sự bừng nở của hiểu biết vốn không bị giam hãm bởi thời gian ............................................................................ 69
21. Thiền định là tự biết mình ........................................................ 73 22. Cái Ấy là sự huỷ diệt toàn bộ
PHẦN 2 CON ĐƯỜNG CỦA
DO 1. Tự do ....................................................................................... 81 2. Hãy lắng nghe một cách yên lặng
TỰ
82 3. Nhìn mà không có hình ảnh, không bị thời gian chạm đến ..... 89 4. Khi tâm, lòng và cơ thể trọn vẹn hài hòa thì có sự im lặng và Cái Vô Lượng hiện hữu ............................................................. 95 5. Yêu thương thì không có thời gian........................................... 98
6. Khi quan sát không phân tích, bạn sẽ tức thời thấy toàn bộ nội dung của ý thức .................................................. 103
7. Khi yêu thương thì không có buồn rầu................................... 106
8.
Trí óc tĩnh lặng sẽ kinh nghiệm được nguồn năng lượng không trung tâm, không rào cản ...................................................... 109
9. Liệu chúng ta có thể sống mà không khao khát quyền lực không?
10. Tình yêu không phải là đeo đuổi cảm giác thỏa mãn mà là tương ưng với Cái Tối Thượng ........................................................... 115
11. Thấu hiểu bản thân, chuyển hoá hiện trạng .......................... 121
12. Thế nào là người tỉnh biết? .................................................... 124
13. Yêu thương những sự vật vì chính bản thân nó là khởi đầu của tự do ........................................................ 130
14. Cái đơn độc không có tích luỹ kiến thức ................................. 132
15. Chỉ trong tỉnh giác thụ động mới thấu hiểu trọn vẹn Cái Đang Là............................................................................ 134
16. Thoả mãn không thuộc trí não .............................................. 136
17. Một tâm hồn ngây thơ có thể tìm thấy Thượng đế ................. 139
18. Tôi không biết........................................................................ 141
19. Vượt ngoài mọi giới hạn của tín điều ..................................... 144 20. Thiền định là hiểu biết chính mình ........................................ 146 21. Tâm trí ngây thơ khám phá ra cái không thể đo lường ........... 149 22. Thế giới không thể trở nên tốt đẹp hơn bằng lòng thù hận và đố kỵ
153 23. Có thể giữ cho bộ não trẻ trung mãi không?
162 24. Giáo dục và ý nghĩa đời sống
3. Tình yêu là cái đẹp, vượt khỏi tư tưởng và cảm xúc ................. 177
4. Tự do là năng lượng mãnh liệt của sự sống luôn hiện diện ..... 179
5. Hiểu chính mình là hiểu thế giới............................................ 182
6. Chính chúng ta đang bất công và tức giận .............................. 187
7. Tâm trong trạng thái sáng tạo ................................................ 191
8. Khi tâm lìa bỏ sự tìm kiếm, nó là cái vô tận ........................... 193
9. Liệu tâm trí có thể tự giải thoát chính nó ra khỏi sự trói buộc do nó tạo ra không? ................................................................... 201
10. Bất mãn là khi tâm trí không hiểu cái đang là ....................... 203
11. Quyền lực làm mất năng lượng của trí thông minh ............... 205
12. Trật tự có từ nguyên thuỷ ...................................................... 210
13. Khi tâm trí không có bất cứ mong muốn nào và các giác quan vận hành toàn thể, trọn vẹn, đó là nguồn năng lượng trật tự ...................................................... 213
14. Thấy cái giả như là cái giả, thấy cái thật trong cái giả và thấy cái thật như là cái thật, chính điều này sẽ trả lại tự do cho tâm thức.
218 15. Tự do khi tâm hoàn toàn thoát khỏi cấu trúc ham muốn tìm kiếm
226 16. Tôi là tất cả
TỰ DO
1.
Hãy đến ngồi bên tôi, cạnh bờ biển1
A, hãy đến ngồi bên tôi, cạnh bờ biển, Mở trống và tự do.
Tôi sẽ nói cho bạn nghe về sự bình an bên trong ấy
Như về chiều sâu lặng lẽ; Về tự do bên trong ấy
Như về những bầu trời;
Về hạnh phúc bên trong ấy
Như về nước đang nhảy múa.
1 Bài thứ XXIV trích từ tập thơ Tự do “Prose Poems” trong tác phẩm
“From Darkness to Light: Poems and Parables” (The Collected Works of Krishnamurti, Vol. 1), NXB. Harper & Row, Publishers; 1980)
14 - J. Krishnamurti nói về T ự do
Và như mặt trăng đang đi một con đường yên lặng qua biển tối, Như bên cạnh tôi là con đường sáng tỏ của hiểu biết thuần khiết.
Mối buồn phiền rên rỉ giấu dưới một nụ cười khinh khỉnh, Trái tim nặng trĩu với gánh nặng của tình yêu thối rữa, Những gạt gẫm của tâm làm méo mó ý tưởng. A, hãy đến ngồi bên tôi
Rộng mở và tự do. Như dòng phẳng lặng của tia sáng mặt trời trong trẻo, Như thế hiểu biết sẽ đến với bạn. Sự sợ hãi đè nặng của chờ đợi lo âu Sẽ rời bỏ bạn như nước lùi lại trước những ngọn gió xông xáo.
A, hãy đến ngồi bên tôi, Bạn sẽ hiểu biết tình yêu chân thật.
Như tâm đuổi những đám mây mù loà, Như thế thành kiến ngu si của bạn sẽ bị tư tưởng trong sáng đuổi xua.
Phần 1: Tự do . 15
Mặt trăng thương yêu Mặt trời
Và những ngôi sao lấp đầy bầu trời với những nụ cười của chúng.
Ô, hãy đến ngồi cạnh tôi Mở trống và tự do.
2.
Tôi là1
Ngàn đôi mắt với ngàn cái thấy
Ngàn trái tim với ngàn mến yêu
Đó là tôi.
Như biển cả đón nhận
Những dòng sông trong lành và nhơ nhớp
Và không (đón nhận), Tôi cũng vậy.
Sâu là hồ trên núi Trong là nước suối nguồn.
1 Bài thơ thứ V trích từ phần “The song of Life” trong tác phẩm “From Darkness to Light: Poems and Parables” (The Collected Works of Krishnamurti, Vol. 1), NXB. Harper & Row, Publishers; 1980)
Phần 1: Tự do . 17
Và tình yê u c ủa tôi là cội nguồn ẩn g i ấu c ủa vạn vật.
A! Hãy đến bên và nếm trải hương vị tình yêu của tôi; Khi ấy, như trong một đêm mát lành Đoá sen nở Bạn sẽ tìm thấy ước muốn thầm kín của trái tim mình.
Hương thơm của hoa nhài tràn ngập trời đêm; Từ rừng sâu Vọng ra tiếng gọi của một ngày đang trôi qua.
Sự sống tình yêu của tôi được cất đi gánh nặng; Việc đạt được này là tự do của sự trọn vẹn.
3.
Tôi không có tên
1
Tôi không có tên; Tôi như ngọn gió mát nhẹ của núi non.
Tôi không có chỗ trú ẩn; Tôi như những dòng nước lang thang.
Tôi không có điện thờ như những vị thần trong bóng tối; Tôi cũng không ở trong bóng của những ngôi đền sâu tối.
Tôi không có kinh điển; Tôi cũng không đúng thời theo truyền thống.
1 Bài thơ thứ XV trích từ phần “The song of Life” trong tác phẩm
“
From Darkness to Light: Poems and Parables” (The Collected Works of Krishnamurti, Vol. 1), NXB. Harper & Row, Publishers; 1980)
Phần 1: Tự do . 19
Tôi không ở trong hương trầm
Nghi ngút trên những bàn thờ cao. Cũng không trong sự tráng lệ của những nghi lễ.
Tôi không phải trong hình ảnh được tạc trên đá
Cũng không trong lời hát phong phú của một giọng du dương.
Tôi không ràng buộc bởi những lý thuyết, Cũng không hư thối bởi những niềm tin.
Tôi không mắc vào sự giam cầm c ủa những tôn giá o, Cũng không vướng mắc trong quyền lực của những tông phái.
Tôi không thấp không cao, Tôi là người tôn thờ và người được tôn thờ. Tôi tự do.
Bài ca của tôi là bài ca của dòng sông Gọi những biển lớn
Lang thang, lang thang.
Tôi là Đời sống.
Tự do là làm trống không một tâm thức chất chứa đầy kinh nghiệm1
Ngồi trong xe, gần bên con thác đổ ầm ầm dữ dội dưới bầu trời tối sầm trên đồng cỏ phì nhiêu và xanh um, sự ngây thơ bất diệt có đó và vẻ mộc mạc của nó chính là cái đẹp. Nó làm xao động trí óc vốn hoàn toàn yên tĩnh.
Trí óc được nuôi dưỡng bằng phản ứng và kinh nghiệm, trí óc sống bằng kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm thì luôn luôn mang tính giới hạn và bị điều kiện hoá; ký ức là cơ chế của hành động. Nếu không có kinh nghiệm, kiến thức và ký ức thì không thể có hành động; nhưng kiểu hành động này bị giới hạn,
1 GSTAAD, THUỴ SĨ; 11/08/1961. Trích từ Nhật ký: “Krishnamurti’s Notebook”, NXB. K Publication, 2004.
Phần 1: Tự do . 21 phân mảnh và manh mún. Lý trí, tư tưởng được sắp xếp luôn bất toàn; phản ứng lại tư tưởng nên ý tưởng là khô khan, và đức tin là nơi trú ẩn của tư tưởng. Tất cả kinh nghiệm chỉ củng cố cho tư tưởng, dù phủ định hay khẳng định. Kinh nghiệm nào cũng đều bị quy định, điều kiện hoá bởi quá khứ. Tự do là làm trống không tâm thức chất chứa đầy kinh nghiệm. Khi trí óc ngừng nuôi dưỡng bản thân nó thông qua kinh nghiệm, bằng ký ức và bằng tư tưởng, thì hoạt động của nó sẽ không còn vị kỷ nữa. Lúc đó, trí óc sẽ có nguồn dưỡng chất từ nơi khác. Và chính nguồn dưỡng chất đó biến tâm thức thành tôn giáo.
Sáng nay thức dậy, vượt trên tất cả thiền định, vượt trên tất cả tư tưởng và ảo tưởng phát sinh từ các cảm xúc, ngay trung tâm của trí óc và xa hơn, ngay trung tâm của ý thức, ngay chính bản thể của con người, rực chiếu một luồng sáng cực mạnh không có dấu vết, cũng không có kích thước, bất động. Và cùng với ánh sáng ấy là sức mạnh không cùng tận, và một vẻ đẹp vượt trên tư tưởng và cảm xúc.
5.
Tự do đích thực nghĩa là gì?1
Chúng ta có hàm ý gì khi nhắc đến “tự do đích thực”? Tự do về chính trị ư? Hay là tự do để suy nghĩ những gì bạn thích? Liệu là bạn có thể suy nghĩ những gì bạn thích không? Và liệu việc suy nghĩ có mang lại tự do không? Không phải tất cả suy nghĩ đều bị quy định, có điều kiện sao? Vậy thì chúng ta có hàm ý gì khi nhắc đến “tự do đích thực”? Như đã biết, giáo dục là tư duy có điều kiện, bị quy định, phải không? Tất cả những gì chúng ta quan tâm là có được một công việc hoặc sử dụng kiến thức đó để tự thỏa mãn, để tự cải thiện bản thân, để tiếp tục sống trong thế giới. Điều quan trọng không phải là xem chúng ta có ý gì qua từ “tự do đích thực”?
1 POONA, ẤN ĐỘ; 31/01/1953. Buổi nói chuyện trước công chúng lần thứ 3.
Phần 1: Tự do . 23 Có lẽ nếu chúng ta hiểu được điều đó, thì việc đào luyện một số kỹ thuật dành cho việc chuyên môn hóa có thể có giá trị của nó. Nhưng chỉ để trau dồi năng lực kỹ thuật mà không hiểu thế nào là tự do đích thực sẽ dẫn đến hủy diệt, dẫn đến những cuộc chiến tranh thảm khốc hơn; và đó thực sự là những gì đang xảy ra trên thế giới vào lúc này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của “tự do đích thực”. Rõ ràng điều cần thiết đầu tiên đối với tự do là không nên sợ hãi - không chỉ là nỗi sợ do xã hội áp đặt mà còn là tâm lý sợ hãi bất an. Bạn có thể có một công việc rất tốt và bạn có thể đang leo lên những nấc thang thành công; nhưng nếu có tham vọng, nếu có đấu tranh để trở thành ai đó, điều này không kéo theo nỗi sợ hay sao? Và điều này không ngụ ý rằng người đang rất thành công ấy không thực sự tự do sao? Như vậy, sợ hãi được áp đặt bởi truyền thống, bởi cái gọi là trách nhiệm c ủa các sắc lệnh của xã hội, hay nỗi sợ hãi c ủa chính bạn đối với cái chết, với sự bất an, với bệnh tật - tất cả những điều này ngăn cản tự do đích thực của hiện hữu (being), phải không?
Như vậy, tự do là không thể nếu có bất kỳ hình thức ép buộc bên ngoài hoặc bên trong nào. Sự ép buộc xuất hiện khi có sự thôi thúc phải tuân theo khuôn mẫu của xã hội, hoặc khuôn mẫu mà bạn đã
- J. Krishnamurti nói về T ự do tạo ra cho chính mình, dù tốt hay không tốt. Khuôn mẫu được tạo ra bởi tư tưởng, tư tưởng là kết quả của quá khứ, của truyền thống của bạn, của nền giáo dục của bạn, của toàn bộ kinh nghiệm của bạn đặt nền trên quá khứ. Vì vậy, chừng nào còn có bất kỳ hình thức ép buộc nào của chính phủ, tôn giáo hoặc khuôn mẫu mà bạn đã tạo ra cho chính mình thông qua mong muốn thành công, trở nên vĩ đạisẽ không có tự do đích thực. Điều mà chúng ta hàm ý thông qua từ “tự do đích thực” không phải là một điều dễ làm, cũng không phải là một điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng chừng nào còn sợ hãi dưới mọi hình thức, chúng ta không thể biết tự do đích thực là gì. Dù là theo cấp độ cá nhân hay tập thể, nếu có sợ hãi, có sự ép buộc thì không thể có tự do. Chúng ta có thể suy đoán về tự do đích thực, nhưng thực tế thì tự do đích thực khác với những ý tưởng suy đoán về tự do.
Vì vậy, chừng nào tâm trí còn tìm kiếm bất kỳ hình thức an toàn nào - và đó là điều mà hầu hết chúng ta mong mỏi - chừng nào tâm trí còn tìm kiếm sự lâu dài, bền vững dưới mọi hình thức, thì không thể có tự do. Chỉ cần chúng ta còn tìm kiếm an toàn dù là dưới hình thức cá nhân hay tập thể thì vẫn phải có chiến tranh, đó là một sự thật hiển nhiên; và đó là những gì đang xảy ra trên thế giới ngày nay.
Phần 1: Tự do . 25
Vì vậy, chỉ có thể có tự do đích thực khi tâm trí hiểu được toàn bộ tiến trình mong muốn an toàn, bền vững này. Rốt cuộc, đó là những gì bạn muốn ở các vị thần của bạn, ở các vị thầy của bạn. Trong các mối quan hệ xã hội của bạn, chính phủ của bạn, bạn muốn an toàn; vì vậy bạn đầu tư vào Thượng đế của bạn với sự an toàn tối thượng, ở bên trên bạn; bạn khoác cho hình ảnh đó ý tưởng rằng bạn với tư cách là một thực thể giả tạm, và ít nhất, nơi Thượng đế, bạn có sự vĩnh cửu. Vì vậy, bạn bắt đầu với mong muốn được vĩnh cửu về mặt tôn giáo; và tất cả các hoạt động chính trị, tôn giáo và xã hội của bạn, bất kể chúng là gì, đều dựa trên mong muốn sự vĩnh cửu - là để trở nên chắc chắn, để làm cho bản thân trở thành bất diệt thông qua gia đình hoặc thông qua quốc gia hoặc thông qua một ý tưởng, thông qua con trai của bạn. Làm sao một tâm trí đang liên tục tìm kiếm sự an toàn, vĩnh cửu, dù có ý thức hay vô thức, làm sao một tâm trí như vậy có thể có tự do?
[...]
Cách sống hiện tại của bạn cho thấy rằng bạn thực sự không muốn có tự do; những gì bạn muốn chỉ đơn thuần là một cách sống tốt hơn, an toàn hơn, mãn nguyện hơn, yên tâm làm việc, yên tâm về địa vị của mình, về mặt tôn giáo, chính trị. Những người như vậy không thể tạo ra một thế giới mới.
- J. Krishnamurti nói về T ự do
Họ không phải là những người có tín ngưỡng. Họ không phải là những người thông minh. Họ đang nghĩ về kết quả trước mắt giống như tất cả các chính trị gia. Và bạn biết rằng chỉ cần bạn bỏ mặc thế giới cho các chính trị gia, bạn sẽ có hủy diệt, chiến tranh và đau khổ. Xin đừng cười. Đó là trách nhiệm của bạn, không phải trách nhiệm của các nhà lãnh đạo của bạn; đó là trách nhiệm cá nhân của riêng bạn. Tự do là một cái gì đó hoàn toàn khác. Tự do hiện hữu, nó không thể được tìm ra. Nó hiện hữu khi không còn sợ hãi, khi có tình yêu trong trái tim bạn. Bạn không thể có tình yêu và suy nghĩ theo kiểu người Hindu, người Cơ đốc giáo, người Hồi giáo, hay bất cứ kiểu người nào khác. Tự do chỉ xuất hiện khi tâm trí không còn tìm kiếm sự an toàn cho bản thân, kể cả trong truyền thống hay tri thức. Một tâm trí bị tê liệt bởi kiến thức hoặc gánh nặng về kiến thức không phải là một tâm trí tự do. Tâm trí chỉ tự do khi nó có khả năng đáp ứng cuộc sống ở mọi thời điểm, gặp gỡ Thực Tại - nơi mọi sự việc, mọi suy nghĩ, mọi kinh nghiệm đều hiển lộ ra; và sự hiển lộ đó không thể thực hiện được khi tâm trí đã bị quá khứ làm cho tê liệt. [...] Tự do đích thực chỉ có thể đến khi trí thông minh xuất hiện - tức là sự thấu suốt về toàn bộ quá trình hiện hữu.
Tự do có mặt ngay từ ban đầu1
Làm sao để có thể thỏa hiệp giữa tự do và việc chấp nhận quyền lực? Nếu có thỏa hiệp thì những người nói họ đang tìm kiếm hiểu biết về chính mình và về tự do đều không nghiêm túc trong nỗ lực của họ. Chúng ta có vẻ như đang nghĩ rằng tự do là cái kết sau cùng, một mục đích và rằng để tự do, chúng ta trước hết phải quy phục trước những hình thức đàn áp và đe dọa khác nhau. Chúng ta hy vọng đạt được tự do qua phục tùng, nhưng chẳng lẽ những phương tiện lại quan trọng không kém gì mục đích sao? Chẳng lẽ những phương tiện định hình mục đích sao?
1 Trích từ chương 3 trong tác phẩm “Education and the Significance of Life”, NXB. HarperOne, 2008.
28 - J. Krishnamurti nói về T ự do
Muốn có hòa bình, người ta phải áp dụng các phương tiện hoà bình, vì nếu các phương tiện có tính bạo lực, thì làm sao kết quả của nó có thể là hoà bình được? Nếu mục đích là tự do, thì khởi đầu phải là tự do, vì kết thúc và khởi đầu là một. Hiểu biết về chính mình và trí thông minh chỉ có thể có được khi tự do có mặt ngay từ ban đầu; và tự do bị chối bỏ qua việc chấp nhận quyền lực. Chúng ta tôn thờ quyền lực dưới nhiều hình thức khác nhau: kiến thức, thành công, quyền lực, vân vân… Chúng ta áp đặt quyền lực lên người trẻ, đồng thời chúng ta lại sợ thứ quyền lực cao hơn. Khi con người không có một sự thông hiểu từ bên trong, thì quyền lực và địa vị bên ngoài được xem là hết sức quan trọng, thế là cá nhân ngày càng tuân phục theo quyền lực và sự bắt buộc, anh ta trở thành công cụ cho những người khác. Chúng ta có thể thấy quá trình này diễn ra xung quanh: trong những cuộc khủng hoảng, các quốc gia dân chủ hành động giống như thể chế chuyên quyền, quên đi nền dân chủ của mình và ép buộc con người phải phục tùng. Nếu chúng ta có thể hiểu được sự cưỡng ép ẩn sau mong muốn thống trị hay bị thống trị của mình, thì có lẽ chúng ta có thể thoát khỏi những tác động bóp méo, gây tê liệt của quyền lực. Chúng ta khao khát được đảm bảo, được đúng, được thành công,
Phần 1: Tự do . 29
được hiểu biết, và nỗi khao khát có được sự an toàn và bền vững này xây dựng lên trong chính chúng ta quyền lực của kinh nghiệm cá nhân, trong khi đó, ở bên ngoài, nó tạo ra quyền lực của xã hội, của gia đình, của tôn giáo, và vân vân … Nhưng chỉ đơn thuần phớt lờ quyền lực và rũ bỏ các biểu tượng bên ngoài của nó thì không có nhiều ý nghĩa.
Tách ra khỏi truyền thống này và tuân phục một truyền thống khác, rời bỏ người lãnh đạo này và tuân phục một người lãnh đạo khác, cũng chỉ là một hành động bề ngoài. Nếu chúng ta muốn rõ biết về toàn bộ tiến trình của quyền lực, nếu chúng ta muốn nhìn thấy cái bên trong của nó, nếu chúng ta muốn thấu hiểu và chuyển hóa lòng tham muốn được đảm bảo an toàn thì chúng ta phải có sự tỉnh giác và trí huệ rộng lớn, chúng ta phải tự do ngay từ điểm khởi đầu chứ không phải vào lúc kết thúc.
Tự do sẽ xuất hiện nếu bạn phủ nhận tất cả những gì bạn từng là1
Là chính mình là một việc khó khăn; nếu bạn có chút tỉnh giác, bạn sẽ biết tất cả những điều này và khổ đau của nó. Bạn tự đắm mình trong công việc, trong đức tin, trong thiền định và những lý tưởng hão huyền. Và giờ đây bạn đang ở ngưỡng cửa của tuổi già và cái chết, nếu bạn không sẵn sàng để chết ở trong tâm. Từ bỏ mọi thứ trên, với những xung đột và khổ đau đang tăng trưởng của nó và không là gì (be nothing) là thái độ tự nhiên nhất, khôn ngoan nhất. Nhưng trước khi có thể không là gì (be nothing), bạn phải khai quật mọi thứ giấu
1 MADRAS, ẤN ĐỘ; 27/11/1961. Trích từ Nhật ký: “Krishnamurti’ s Notebook”, NXB. K Publication, 2004.
Phần 1: Tự do . 31 kín trên, để phơi bày và thấu hiểu chúng. Để thấu hiểu những thôi thúc và những bó buộc thầm kín này, bạn cần phải rõ biết, không lựa chọn, giống như đối với cái chết; lúc đó, trong cái thấy thuần khiết, chúng sẽ tan biến, và bạn sẽ hết đau khổ, và do đó bạn không là gì.
Không là gì không phải là một trạng thái phủ nhận; chính sự phủ nhận mọi thứ mà bạn đã từng là là việc làm tích cực nhất, không phải cái tích cực của phản ứng vì nên phản ứng là nguyên nhân. Phủ nhận là tự do. Hành động tích cực này là nguồn gốc của năng lượng, trong khi ý tưởng đơn thuần phát tán năng lượng. Ý tưởng là thời gian, và sống trong thời gian là chết dần và phiền muộn.