6 minute read

Chương 2

Next Article
Chương 3

Chương 3

Chương 2 trong Kinh Vua của Định được gọi là “Vua Tối cao của Cây Salu”. Trong chương này, Đức Phật kể một câu chuyện về một đời quá khứ của ngài, khi ngài là một Chuyển Luân Vương với một đời sống thọ không thể tính đếm. Với sự tôn kính lớn lao, ngài đảnh lễ, phục sự một cách sùng tín và nhận những giáo huấn truyền miệng từ vô số chư Phật. Đặc biệt ngài đi theo một bậc giác ngộ có tên là Vua Tối cao của Cây Salu. Từ Đức Phật này, ngài nhận những giáo lý mở rộng về Vua của Định và thực hành miệt mài.

Bây giờ tôi sẽ kết hợp điều được dạy trong Kinh với những thí dụ từ những đời trước của Đức Phật, cho những hành giả Phật giáo Kim Cương thừa. Điều gì là điều mà chúng ta quan tâm khi bắt đầu thực hành Kim Cương thừa, đặc biệt là Đại Ấn? Trước hết cần nhấn mạnh tới việc trau dồi sự tôn kính, lòng sùng mộ và tin cậy mạnh mẽ vào vị thầy, bổn sư của chúng ta, cũng như mọi vị thầy của dòng. Trong Kinh này, Đức Phật mô tả ngài đã theo và nhận những giáo lý từ vô số chư Phật và Bồ tát. Đặc biệt là với vị Phật Vua Tối cao của Cây Salu, ngài đã có đức tin và lòng sùng mộ lớn lao và nhận những giáo huấn miệng về trạng thái định. Không chỉ về giáo lý, Đức Phật giải thích cách ngài đã làm những cúng dường hậu hĩ, phục vụ, chăm sóc và tôn vinh thầy mình, hồi hướng công đức này

Advertisement

cho sự giác ngộ của tất cả chúng sinh, nhận những giáo lý rất chi tiết về bản tánh của định và áp dụng chúng ra sao. Sự diễn tả này như một hình mẫu để chúng ta đi vào tu hành định Đại Ấn. Quan trọng nhất là phát sinh lòng sùng mộ và niềm tin vào vị thầy của chúng ta và các đạo sư của dòng, phục vụ các ngài như Đức Phật đã làm.

Đức Phật diễn tả ngài đã khẩn cầu và cúng dường lên vị thầy với sự tôn kính và lòng sùng mộ như thế nào. Cũng thế, khi thực hành những sơ bộ của Kim Cương Thừa, ngondro, chúng ta bắt đầu với những sơ bộ bình thường là bốn pháp chuyển tâm và cùng với chúng, những sơ bộ bên trong phi thường - bốn lần một trăm ngàn thực hành - mà phần chót là guru yoga (du già bổn sư). Trong thực hành guru yoga (du già bổn sư), chúng ta tưởng tượng những đạo sư gốc và của dòng đều hiện diện trong bầu trời trước mặt chúng ta. Trong sự hiện diện của các ngài, chúng ta gom tụ một tích tập công đức bằng cách thực hành bảy nhánh là lễ lạy, cúng dường, sám hối, vui theo những phẩm tính của các ngài, thỉnh cầu các ngài ở lại thế gian, cầu xin các ngài chuyển bánh xe pháp, và cuối cùng là hồi hướng công đức cho sự giác ngộ của tất cả chúng sinh.

Hệ thống Đại Ấn dạy rằng lòng sùng mộ và đức tin vào bổn sư của chúng ta, phối hợp với tích tập công đức và tịnh hóa nghiệp chướng khiến cho định, cái thấy độc nhất của Đại Ấn, mọc hiện trong dòng hiện sinh của chúng ta. Không có đức tin vào bổn sư thì không có chứng ngộ định của Đại Ấn. Đây là nguyên lý đặc biệt của Đại Ấn. Trong Kinh Vua của Định cũng giống như vậy. Đức Phật giải thích trong đời trước ngài đã làm với vị Phật Vua Tối cao của Cây Salu như thế nào. Nhờ điều đó, ngài có thể hiểu và kinh nghiệm trạng thái đặc biệt của định. Nếu không thực hành sự khẩn cầu, cúng dường

và tán thán, ngài đã không thể chứng ngộ trạng thái đặc biệt của định. Theo những chỉ dẫn của ngài, thực hành phần guru yoga (du già bổn sư) của những sơ bộ là quan trọng với chúng ta.

Trích dẫn sự khẩn cầu dòng của Phật Kim Cương trì Vajradhara: “Chúng con được dạy, sùng mộ là cái đầu của thiền định.” Theo trích dẫn này, với đức tin và lòng sùng mộ trong dòng hiện sinh, chúng ta có thể kinh nghiệm trạng thái thiền định chân thật và kinh nghiệm thiền định có thể tiến bộ. Ngược lại, không có đức tin và sùng mộ thì chúng ta không thể chứng ngộ cái thấy, bản tánh định của Đại Ấn, và không thể tiến bộ hơn nữa, bất kể chúng ta nỗ lực thực hành thiền định mạnh mẽ ra sao. “Cái đầu” được ví với cái đầu mà chúng ta có thể thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ăn và nói chuyện bằng miệng. Theo thí dụ ấy, đức tin và lòng sùng mộ là thiết yếu cho định sinh ra trong hiện sinh và cho kinh nghiệm tiến bộ của chúng ta. Như vậy, sùng mộ quan trọng như cái đầu. Vì lý do này, đức tin và sùng mộ là cần thiết, và để khai triển những phẩm tính ấy, chúng ta có sự hỗ trợ từ phần guru yoga (du già bổn sư) trong những sơ bộ đặc biệt.

Trong đời quá khứ của Đức Phật là một Chuyển Luân Vương, khi ngài theo Phật Vua Tối cao của Cây Salu, ngài đã cúng dường một triệu lâu đài. Sự rộng lượng bao la của ngài là một biểu lộ của sùng mộ và tán dương. Nhờ vậy, ngài đã nhận được những giáo huấn truyền miệng và không gặp nhiều khó khăn để thành tựu Vua của Định. Áp dụng điều này cho chúng ta, sẽ thật là kỳ diệu nếu chúng ta giàu có như một Chuyển Luân Vương có thể cúng dường một triệu lâu đài. Nhưng nếu không thể, bằng cách dùng hệ thống phi thường với nhiều phương pháp của Kim Cương thừa, chúng ta có thể cúng dường trong tâm với nhiều hiện vật quý báu lên bổn

sư và các đạo sư dòng truyền thừa. Qua sự tích tập công đức được tạo ra bởi hành động rộng lượng phối hợp với sùng mộ này, bổn sư hài lòng và chấp thuận, ngài ban những giáo huấn truyền miệng cho chúng ta. Qua sự thực hành những giáo huấn truyền miệng đặc biệt này, chúng ta có thể nhận những ban phước để thành tựu bản tánh của định.

Trong Kinh Vua của Định, Đức Phật nói rằng, do những hành động sùng mộ vĩ đại và rộng lượng bố thí trong những đời trước, ngài không khó để thành tựu trạng thái định. Nếu chúng ta, những người theo Phật làm theo cách ấy, chúng ta sẽ không gặp khó nhọc lớn lao để thành tựu trạng thái định. Thay vì nghĩ rằng mình không đủ giàu có, mà hãy hiểu rằng chúng ta có thể tích tập công đức bằng việc chỉ quán tưởng Núi Tu Di, núi vũ trụ, có bốn lục địa và tám tiểu lục địa bao quanh; bấy giờ chúng ta đặt lên chúng sự giàu có không thể tưởng của chư thiên và của loài người và đem cúng dường tất cả của cải đó. Bằng cách cúng dường như thế trong phần thực hành cúng dường mạn đà la, chúng ta thực sự có thể gom góp công đức như một Chuyển Luân Vương.

Cúng dường mạn đà la là một phương pháp tích tập công đức bao la và được xem là cực kỳ quan trọng trong việc tu hành định của Đại Ấn. Đức Phật minh họa sự quan trọng này trong chương này khi kể lại đời trước của ngài như một Chuyển Luân Vương làm cúng dường.

This article is from: