5 minute read

Chương 3

Next Article
VÀO SÁCH

VÀO SÁCH

Chương 3 “Diễn tả những Phẩm tính của chư Phật” nói lên những đức hạnh của định. Như Đức Phật đã nói, chúng ta cần trau dồi đức tin và sùng mộ với bổn sư và đạo sư của dòng để nhận những giáo huấn về định. Bấy giờ chúng ta cần áp dụng chúng vào kinh nghiệm thực hành. Những giáo huấn này về trạng thái định là cực kỳ quý báu và quan trọng. Tu hành trạng thái định này, chúng ta đạt quả tối hậu và không chỉ là những lợi lạc tạm thời. Đã đạt quả tối hậu, chúng ta sinh khởi tất cả những phẩm tính bao la của thân, ngữ và tâm của các bậc giác ngộ. Những phẩm tính bao la của thân giác ngộ gồm 32 tướng chính và 80 tướng phụ. Những phẩm tính bao la của ngữ giác ngộ gồm 60 phương diện thanh tịnh, được gọi là tiếng du dương của Phạm thiên. Những phẩm tính bao la của tâm giác ngộ là bốn không sợ hãi, 10 thần lực, 18 phẩm tánh Không chung của một vị Phật, trí huệ biết bản tánh như nó là, và trí huệ thấy tất cả hiện hữu. Mọi phẩm tính hoàn hảo này được hoàn thành chỉ qua tu hành loại định này.

Hơn nữa, khi thực hành theo truyền thống này, sự tin cậy đặc biệt và trọn vẹn vào những giáo lý là cực kỳ quan trọng. Điều này được minh họa trong cuộc đời Đức Milarepa. Một hôm gần cuối đời, những đệ tử thân cận của Đức Milarepa nhóm họp quanh ngài. Rechungpa, một đại đệ tử của ngài nói: “Khi chúng con nghe về những khó nhọc lớn lao thầy đã

Advertisement

chịu đựng để được nhận những giáo lý, thực hành và chứng ngộ chúng, mức độ chứng ngộ khó tin và những phẩm tính đặc biệt thầy biểu lộ sau khi đắc quả, với chúng con rõ ràng là thầy phải là một Hóa thân của một Bồ tát đặc biệt hay một vị Phật. Xin thầy nói rõ cho các đệ tử chúng con thầy là Hóa thân của vị Phật hay Bồ tát nào để đức tin và lòng sùng mộ của chúng con sẽ tăng thêm hơn nữa.”

Đức Milarepa trả lời: “Các con thấy ta là một Hóa thân của một Bồ tát hay vị Phật, từ quan điểm này thì rất tốt. Điều đó chứng tỏ các con có tri giác thanh tịnh, sùng mộ và đức tin vào thầy, và các con yêu quý những phẩm tính của một vị thầy. Nhưng mặt khác, điều này thật ra là xấu. Chấp giữ loại mến phục này thậm chí là một quan điểm sai lầm. Điều này có nghĩa là các con tin rằng giác ngộ không thể đạt đến nhờ năng lực và những ban phước từ những giáo lý và sự thực hành chúng, mà bởi vì thầy đã giác ngộ từ lâu rồi, là một hiện thân của một vị Phật hay Bồ tát trước kia. Đây là một thái độ hoàn toàn lầm lạc. Điều đó chỉ có nghĩa là những giáo lý không có sức mạnh và thực hành chúng không đem đến hiệu quả. Đó là một quan điểm sai lầm.”

“Chắc chắn ta không phải là một Hóa thân của một vị Phật hay Bồ tát. Ta là một người bình thường. Giữa những người bình thường, ta thuộc hạng người thấp nhất. Khi còn trẻ, ta học pháp thuật và dùng nó để chống những người khác. Bằng cách làm mưa đá, huỷ hoại những kẻ thù, v.v… ta đã tích tập vô vàn nghiệp xấu và những che ám. Ta là một người chứa đầy những tội lỗi lớn lao, và nhờ may mắn đáng kể, ta đã gặp một vị thầy có thẩm quyền. Ta đã nhận được những giáo lý chính thống và áp dụng chúng một cách nhiệt thành. Qua sự thực hành những phương pháp phi thường này và thần lực

mạnh mẽ của Pháp, nghiệp xấu, những che ám và phiền não của ta hoàn toàn được tịnh hóa. Chính nhờ sự tịnh hóa này mà ta có thể đạt đến trạng thái giác ngộ viên mãn, trạng thái thống nhất của một Kim Cương trì, trong chỉ một đời, không có hy vọng cho quả ở một tái sinh sau. Điều đó là do thần lực của những giáo huấn truyền miệng của Đại Ấn và sự thực hành chúng, chứ không phải ta là một Hóa thân của một vị Phật hay Bồ tát.”

Không cần thiết phải trải qua nhiều đời để đạt được giác ngộ. Qua việc thực hành định thâm sâu, do phương tiện những giáo lý mà chúng ta có thể nhận lúc này, trong một thân và một đời có thể đạt đến trạng thái thống nhất của một Kim Cương trì, nói cách khác, bản thân giác ngộ viên mãn.

Kinh Vua của Định là một giáo lý tạo thành nền tảng cho thực hành Đại Ấn. Nếu khảo sát nghĩa bề mặt thì hình như không nói về Đại Ấn, chúng ta không tìm thấy từ “Đại Ấn” ở đâu cả. Cũng không thấy ở đâu nhắc tới cúng dường mạn đà la hay guru yoga (du già bổn sư). Chúng ta có thể kết luận rằng bản kinh này không thực sự nói về Đại Ấn bởi vì dù những giáo lý về shamatha (chỉ/định) và vipashyana (quán/ huệ) cũng không được định nghĩa rõ ràng như trong những bản văn Đại Ấn. Nhưng nếu khảo sát sâu hơn, chúng ta sẽ thấy rõ ràng Kinh nhấn mạnh đến sùng mộ chư Phật hay vị thầy ban cho giáo lý, cũng như đức tin vào những giáo lý; và sự quan trọng của tích tập công đức. Thế nên chúng ta có thể dễ dàng áp dụng ý định thực sự của Kinh vào thực hành của chúng ta, chẳng hạn việc trau dồi sùng mộ qua guru yoga (du già bổn sư).

Một số người đã nói với tôi rằng, sau khi nghiên cứu những lời Phật và dành nhiều năm thực hành, họ có cảm giác

This article is from: