4 minute read
VÀO SÁCH
by Mai Lê
Truyền thống Phật giáo Tây Tạng thường nhấn mạnh vào nghiên cứu các bản luận của các đạo sư làm sáng tỏ những lời Phật dạy hơn là nghiên cứu bản thân kinh điển của Phật. Điều này rất thường dù những bản kinh (sutra), những lời Phật nói, phải quan trọng hơn. Đâu là lý do cho điều này, bởi vì những luận, được gọi là shastra trong tiếng Sanskrit, là những lời dạy phụ để làm sáng tỏ nội dung điều Phật đã nói?
Trong nhiều bản kinh, một số trình bày nghĩa gián tiếp nhưng chưa rốt ráo, trong khi những số khác phổ biến nghĩa rốt ráo và dứt khoát. Tuy nhiên, những kiểu khác biệt này không được nhận dạng rõ ràng để chúng ta có thể biết. Ngược lại, những bản luận được tạo bởi những đạo sư thời trước lại định nghĩa rất rõ ràng và được phân loại theo nghĩa rốt ráo và chưa rốt ráo. Đây là lý do tại sao việc nghiên cứu các bản luận được nhấn mạnh hơn các bản kinh.
Advertisement
Tuy nhiên, khi áp dụng những giáo huấn và những kinh nghiệm riêng, truyền thống Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh hơn vào những giáo huấn truyền miệng - lời khuyên then chốt được gọi là dam-ngag mà chúng ta nhận được từ những vị thầy của chúng ta, và chúng thường được tìm thấy trong các bài ca doha chứng ngộ của những bậc thầy cao cả - hơn là nơi những bản luận có tính học thuật. Nói cách khác, những bản luận
được dùng để thiết lập một hiểu biết chính xác về những lời dạy của Đức Phật nhờ kiến thức chúng ta có được qua nghiên cứu và tư duy. Điều chúng ta đưa vào thực hành là những giáo huấn tinh túy và lời khuyên truyền miệng. Đây là tình hình chung của việc tu học.
Trong dịp cá biệt này, tôi sẽ minh giảng Kinh Vua của Định, tiếng Sanskrit là SamadhiRaja Sutra. Có nhiều lý do để tôi chọn Kinh này. Thứ nhất, đó là cơ sở của sự tiếp cận căn bản để tu hành samadhi được dùng ở những tổ chức tâm linh chính thuộc dòng Karma Kagyu. Thiền định chính của dòng này là về bản tánh của Đại Ấn, Mahamudra. Những giáo huấn tinh túy về Đại Ấn được tìm thấy trong Tantra Bindu của Mahamudra và nhiều tantra khác được Đức Phật toàn giác dạy. Tuy nhiên, để dùng Kinh như là một nền tảng, như một nương dựa cho thực hành cá nhân, Kinh Vua của Định đã được Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung yêu cầu chứa đựng nội dung của thực hành Đại Ấn. Khi đại sư Gampopa, cũng được biết đến là Dakpo Rinpoche, giải thích hệ thống Đại Ấn, ngài đã dùng chính Kinh này. Chúng ta có thể tìm thấy những trình bày rõ ràng về kết quả này trong tiểu sử của ngài, cũng như trong nhiều bài ca và những giáo huấn từ ngài. Bởi thế bản Kinh này phải được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn. Họ cần học, tư duy và hiểu nghĩa của Kinh Vua của Định.
Kinh Vua của Định được Đức Phật ban theo lời thỉnh cầu của một Bồ tát tên là Ánh trăng Trẻ trung, trong tiếng Tây Tạng là Dawö Shönnu Gyurpa. Vị Bồ tát này được xem là một trong những Hóa thân trong chuỗi những đời trước của Gampopa. Dù Đức Phật đã ban Kinh Vua của Định giữa một hội chúng gồm các vị Thanh Văn và Bồ tát, hàng cao cấp và
dân thường, nhân vật chính thỉnh cầu giáo huấn và được giao phó là Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung.
Trong sự hiện diện của Phật, Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung có lời nguyện rằng, trong những thời tương lai, Ngài sẽ giữ gìn, xiển dương Kinh này và phổ biến nghĩa của bản kinh cho những người khác, không để cho bản kinh bị thất truyền. Theo đó, từ thời của Gampopa, Ngài đã sử dụng bản kinh này như một sự nương dựa cho những cấp độ định và giảng dạy Đại Ấn. Cho đến ngày nay, đã có một dòng không gián đoạn những giáo huấn về phương pháp dạy Đại Ấn dựa trên bản kinh này. Chính vì lý do này, nghiên cứu và hiểu Kinh Vua của Định là việc rất quan trọng.
Khi Karmapa Gyalwang thứ 16, Rangjung Rigpey Dorje lập Viện Nalanda ở Tu viện Rumtek, ngài đích thân chọn những bản luận gồm các môn tiêu chuẩn Madhyamaka (Trung luận), Prajnaparamita (Bát nhã ba la mật), Vinaya (Luật), và Abhidharma (A tỳ đàm), và sắp xếp cho xuất bản những bản sách thiết yếu này. Đức Ngài đã xếp Kinh Vua của Định là bản kinh hỗ trợ cho Đại Ấn. Ngài xuất bản thành từng tập rời để người muốn tu hành Đại Ấn có thể nghiên cứu và hiểu nghĩa.
Theo một bình giảng của các học giả Ấn Độ về Kinh Vua của Định, bao gồm 41 chương. Trong 41 chương, có 300 chủ đề được liệt kê, đôi khi bản liệt kê này được diễn tả như chương thứ 42. Giống như phần lớn các bản kinh Đại thừa, Kinh này được Đức Phật thuyết ở Đỉnh Núi Linh Thứu gần Thành Vương Xá (Rajgir).