9 minute read

Hỏi đáp

Next Article
Chương 2

Chương 2

rằng điều Phật dạy hoàn toàn khác với những thực hành trong Kim Cương thừa. Mới nhìn qua thì như vậy. Điều được thực hiện trong ngôi chùa Phật giáo Kim Cương thừa và những gì Đức Phật dạy có vẻ không tương ưng. Trong Kinh, không nói đến việc dùng kèn, đặt những torma lên bàn thờ và vân vân. Nhưng khi chúng ta đi sâu vào nghĩa của điều được giải thích trong Kinh và nghĩa của những điều diễn ra trong ngôi chùa Kim Cương thừa, chúng ta sẽ không thấy trái nghịch. Về giáo lý, chúng ta có thể khám phá từ sự áp dụng cá nhân những giáo lý trong Kinh thì giống hoàn toàn với những giáo huấn truyền miệng của dòng.

HỎI ĐÁP

Advertisement

HỌC TRÒ: Tôi đã nghe một số người thực hành Kim Cương Thừa nói rằng việc nghiên cứu các kinh là thứ yếu và không quan trọng. Ngài có thể nhận xét gì về điều này, thưa Rinpoche? RINPOCHE: Chúng ta có thể nói rằng Kim Cương Thừa là vượt trội về độ sâu sắc và những phẩm tính đặc biệt so với hệ thống Kinh. Mặt khác, nghiên cứu hệ thống Kinh là vô cùng quan trọng. Từ các tu viện của truyền thống Geluk, Sera, Ganden và Drepung vĩ đại ở miền Trung Tây Tạng xuyên qua cả vùng đến trường Shri Singha tại Tu viện Dzogchen ở Đông Tây Tạng, các chủ đề nghiên cứu chính không nhất thiết phải là Kim Cương Thừa. Ngược lại, giáo lý Kinh là phần chính của các chương trình học. Họ đã không tập trung nghiên cứu quá nhiều về bốn phần của tantra, mà thay vào đó là Prajnaparamita (Bát Nhã), Vinaya (Luật Tạng), Abhidharma (Duy Biểu Học), vân vân... Có một lý do cho điều này. Khi nghiên cứu những giáo lý này, mọi chi tiết đều được giải thích theo một cách

thức rất hợp lý và logic - mục đích, nguyên tắc, định nghĩa và lý luận. Trong những giáo huấn Kim Cương Thừa, những lời giải thích tập trung vào cách để thực hiện một thực hành, nhưng không nhất thiết phải bao gồm lý do chi tiết tại sao.

Tuy nhiên, nếu chúng ta đã có niềm tin và sự tự tin vượt trội, chúng ta có thể đạt được thành tựu thông qua việc thực hành các giáo huấn Kim Cương Thừa mà không có các nghiên cứu chi tiết? Chắc chắn chúng ta có thể! Mặt khác, nếu chúng ta là kiểu người đa nghi, hoặc nếu chúng ta cảm thấy nghi ngờ và cần được làm sáng tỏ, tự thân các giáo huấn Kim Cương Thừa không hỗ trợ nhiều cho việc loại bỏ nghi ngờ và đạt được cảm giác chắc chắn rõ ràng. Để tìm ra sự biện minh như vậy, chúng ta phải trở lại các giáo lý Kinh điển, nơi Đức Phật toàn giác giải thích chính xác cách mọi thứ đều trống không và làm thế nào để nhận ra điều đó, làm thế nào để tích lũy công đức, tại sao một số trạng thái tâm cụ thể lại tích lũy công đức và vân vân... Các luận giảng của các bậc thầy uyên bác cũng rõ ràng thiết lập các lý do để thực hành.

Theo nghĩa này, việc nghiên cứu và tư duy về hệ thống Kinh, bao gồm những lời của Đức Phật và các luận giảng của chúng, là vô cùng quan trọng khi bạn cần đạt được sự chắc chắn và niềm tin không thể lay chuyển. Đó là tại sao những người theo Phật giáo Tây Tạng lại nghiên cứu những kinh điển.

HỌC TRÒ: Gampopa lấy bản văn này từ đâu? Có phải là có một bản gốc tiếng Phạn? Làm thế nào để dòng truyền thừa Kinh

Vua của Định (Samadhiraja Sutra) truyền cho Gampopa?

RINPOCHE: Như bạn đã biết, tổ Gampopa có hai dòng truyền thừa. Người ta nói rằng ngài đã thống nhất hai dòng truyền: sự trao truyền Đại Ấn (Mahamudra) của Kagyü và

dòng truyền Kadampa của giáo lý Kinh bắt nguồn từ tổ Atisha. Dòng truyền thừa Đại Ấn đã đến từ Tilopa, Naropa, Marpa, và sau đó là Milarepa.

Đức Milarepa đã truyền lại cho Đức Gampopa. Ngài có lẽ đã nhận được Vua của Định từ dòng truyền thừa Atisha. Khi Đức Marpa ở Ấn Độ, ngài đã nhận được một tiên đoán từ Đức Naropa: “Giống như sư tử con, những đệ tử của đệ tử của ngươi sẽ còn lỗi lạc hơn cả những vị thầy của họ.” Từ một quan điểm trí tuệ, không có lý do thực sự để tuyên bố như thế, bởi vì nếu các đệ tử làm theo cùng một những lời dạy như đạo sư của họ, họ sẽ phát triển các phẩm tính giống hệt như phẩm tính của thầy họ. Tại sao? Bởi vì những lời dạy là tương tự. Các đệ tử của đệ tử, một lần nữa, sẽ làm phát sinh các phẩm tính như thầy của mình. Tại sao? Bởi vì nó là, một lần nữa, cùng một lời dạy. Mặt khác, “những đệ tử của đệ tử của ngươi sẽ còn lỗi lạc hơn cả những vị thầy của họ” “có nghĩa là khi Đức Gampopa thống nhất hai dòng truyền thừa - Đại Ấn (Mahamudra) và hệ thống Kinh của dòng Kadampa - từ quan điểm về sự hoàn chỉnh, có nhiều phương diện của các giáo lý trở nên có thể sử dụng, có thể nói rằng các giáo lý sau đó trở nên sâu sắc hơn. Điều này không có nghĩa là cái thấy của Đại Ấn (Mahamudra) đột nhiên trở nên sâu sắc hơn - nó không phải là như vậy. Nhưng bởi vì Gampopa đã thống nhất hai dòng truyền thừa, có thể nói rằng những lời dạy, tại điểm đó, trở nên sâu sắc hơn. Đây là những gì Đức Naropa, có hàm ý khi nói rằng Gampopa, “đệ tử - cháu” sẽ lỗi lạc hơn ‘đệ tử - con” của Đức Marpa.

Đó là một điểm về dòng truyền thừa của Đức Gampopa. Một điều khác là thông qua tri kiến thấu thị lỗi lạc của mình, Đức Gampopa đã có thể nhớ lại Hóa thân trước đây của mình

là Ánh trăng Trẻ trung, người trực tiếp nhận lời dạy này từ Đức Phật. Ngài đề cập đến điều này trong một trong những Chứng đạo ca: “Khi tôi còn là Ánh trăng Trẻ trung, Đức Phật đã ban tặng cho tôi Kinh Vua của Định”. Theo nghĩa đó, ngài có một truyền thừa trực tiếp kết nối với giáo lý này thông qua hồi ức về đời sống trước đây của mình.

HỌC TRÒ: Sau đó Dakpo Rinpoche (Gampopa) đã viết kinh này?

RINPOCHE: Không, kinh này là bản dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Nó không phải do Đức Gampopa viết.

HỌC TRÒ: Tích lũy công đức sau đó cho phép một người nhập định hoặc có thể tiến bộ trong Phật Pháp có nghĩa là gì?

Tôi muốn hiểu biết sâu hơn về từ “công đức”.

RINPOCHE: Chắc chắn rằng chỉ cần nhận những lời dạy và nỗ lực trong việc tu tập, trạng thái định sẽ sinh ra trong dòng tâm của chúng ta. Nhưng mặt khác, đôi khi chúng ta gặp nhiều chướng ngại, nhiều trở ngại, và chúng ta thấy môi trường xung quanh chúng ta không thuận lợi: có vẻ như khó nhận được hướng dẫn và hiểu những lời dạy, hoặc một cái gì đó có thể sai, do đó, vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không thể thực hành. Tại sao thế? Nó là đơn giản là do thiếu công đức. Bạn có thể nói rằng hoàn cảnh thuận lợi không hiện hữu. Tại sao không? Vì hoàn cảnh thuận lợi, tức là sản phẩm của công đức của chúng ta, không xảy khi không có công đức. Do đó, người ta nói rằng tích lũy công đức tự thân nó vừa là một khuôn mẫu tâm thức đức hạnh và cũng là một xu hướng thói quen hướng về đức hạnh, cũng như một môi trường mà bạn có thể dễ dàng gặp được một bậc thầy có đầy đủ phẩm

chất và nhận được những hướng dẫn quý giá. Đã gặp một vị thầy, nhờ vào công đức của chúng ta mà chúng ta tin tưởng vào vị ấy và tin tưởng vào những lời dạy, để không gặp phải trở ngại lớn nào khi thọ nhận hướng dẫn. Tương tự, khi cố gắng tu tập thiền định, sẽ không có chướng ngại lớn nào xuất hiện bởi vì chúng ta có một tích lũy công đức trong quá khứ. Nếu không có công đức trong quá khứ này, rất khó để ở trong một tình huống mà giáo lý là sẵn có, để gặp một vị thầy và nhận được lời khuyên - đặc biệt là những giáo lý về định. Ngay cả khi chúng ta làm như vậy, rất khó tin vào vị thầy. Ngay cả khi chúng ta tin tưởng vào thầy, khó tin rằng những lời dạy sẽ có hiệu quả. Cũng khi chúng ta cố gắng thực hành, nhiều chướng ngại có thể phát sinh. Tất cả được dọn sạch bằng cách tích lũy công đức. Từ quan điểm đó, chúng ta có thể hiểu rằng sự tích lũy công đức là vô cùng quan trọng để có thể thọ nhận được các giáo lý về định và đưa chúng vào thực hành.

Chúng ta có thể thấy điều này trong câu chuyện về cuộc đời của Đức Marpa và Đức Milarepa. Nhiều người đã gặp Đức Marpa khi ngài còn sống, nhưng không phải tất cả mọi người đều có cảm giác rằng ngài có hướng dẫn cốt lõi mà qua đó người ta có thể đạt được giác ngộ viên mãn trong chính kiếp sống này. Để nhận thức điều này và kết nối với một bậc thầy như vậy đòi hỏi một số lượng công đức vô cùng lớn. Một số người đã gặp ngài và nghĩ, “Có một ông già đã đến Ấn Độ nhiều lần.” Và đó là cách mà họ đã nhìn ngài. Họ không cảm thấy bất kỳ sự tín tâm nào, họ đã không thỉnh cầu các giáo lý và do đó, họ đã không thực hành và đạt được giác ngộ như Đức Milarepa đã làm. Đức Milarepa đã có công đức to lớn và đã thực sự nhận biết những phẩm tính chân thật của Đức Marpa: Đức Milarepa coi Đức Marpa như một kho tàng tuyệt

vời của những giáo huấn và vì vậy, đã cố gắng tiếp nhận và hấp thụ những lời dạy của Đức Marpa. Đó là lý do tại sao Đức Milarepa có thể đạt được giác ngộ viên mãn trong một đời người, không giống như những người cùng thời với Marpa.

Hãy cùng nhau kết thúc bằng việc hồi hướng công đức và phát nguyện.

This article is from: