VÀO SÁCH
Truyền thống Phật giáo Tây Tạng thường nhấn mạnh vào nghiên cứu các bản luận của các đạo sư làm sáng tỏ những lời Phật dạy hơn là nghiên cứu bản thân kinh điển của Phật. Điều này rất thường dù những bản kinh (sutra), những lời Phật nói, phải quan trọng hơn. Đâu là lý do cho điều này, bởi vì những luận, được gọi là shastra trong tiếng Sanskrit, là những lời dạy phụ để làm sáng tỏ nội dung điều Phật đã nói? Trong nhiều bản kinh, một số trình bày nghĩa gián tiếp nhưng chưa rốt ráo, trong khi những số khác phổ biến nghĩa rốt ráo và dứt khoát. Tuy nhiên, những kiểu khác biệt này không được nhận dạng rõ ràng để chúng ta có thể biết. Ngược lại, những bản luận được tạo bởi những đạo sư thời trước lại định nghĩa rất rõ ràng và được phân loại theo nghĩa rốt ráo và chưa rốt ráo. Đây là lý do tại sao việc nghiên cứu các bản luận được nhấn mạnh hơn các bản kinh. Tuy nhiên, khi áp dụng những giáo huấn và những kinh nghiệm riêng, truyền thống Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh hơn vào những giáo huấn truyền miệng - lời khuyên then chốt được gọi là dam-ngag mà chúng ta nhận được từ những vị thầy của chúng ta, và chúng thường được tìm thấy trong các bài ca doha chứng ngộ của những bậc thầy cao cả - hơn là nơi những bản luận có tính học thuật. Nói cách khác, những bản luận Phần 1: Kinh Vua của Định
11