KẾT CẤU MỚI - BURJ AL ARAB

Page 1

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM KHOA XÂY DỰNG MÔN KẾT CẤU MỚI

K Ế T

C Ấ U

M Ớ I

BURJ AL ARAB


THÀNH VIÊN NHÓM

1. DU SĨ KHANG

- KT16A5 - 16510200943

2. TĂNG NHẬT PHƯƠNG

- KT16A5 - 16510201039

3. ĐÀO NGỌC YÊN TÂM

- KT16A5 - 16510201057

4. BÙI THỊ THÙY NGÂN

- KT16A5 - 16510200986

5. LÊ CAO KIỀU THUẬN

- KT16A5 - 16510201082

6. NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

- KT16A5 - 16510201037


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH II. PHÂN TÍCH HỆ KẾT CẤU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH 1. TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH 2. ĐẢO NHÂN TẠO 3. MÓNG DƯỚI BIỂN 4. CÔNG NGHỆ CHỐNG XÓI MÒN BIỂN 5. KẾT CẤU KHÁNG CHẤN

III. PHÂN TÍCH TÍNH MỚI CỦA CÔNG TRÌNH 1. TÍNH ĐỘT PHÁ 2. KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN THÊM

IV. KẾT LUẬN


I. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH Dự án: Khách sạn Burj Al Arab Dubai (Hotel Burj Al Arab Dubai) Địa điểm: Dubai, United Arab Emirates Tư vấn thiết kế kiến trúc: KTS.Tom Wright và cộng sự Quy mô: Cao 321m, 202 phòng khách sạn. Năm hoàn thành: 1999 Burj Al Arab là một khách sạn 7 sao đầu tiên của thế giới ở Dubai. Công trình nằm trên một hòn đảo nhân tạo cách bờ biển 280m. Với chiều cao 321 mét, 56 tầng. Hiện nay nó là khách sạn cao thứ 3 thế giới. Tiếp cận công trình là một cây cầu cong nhẹ dài 450m. Đảo nhân tạo được đắp bằng các khối bê tông rỗng đặc biệt để có thể triệt tiêu các con sóng biển tràn lên đảo. Khách sạn này có kiến trúc hình tượng hoá, được thiết kế là một biểu tượng của Dubai và có hình dạng của một cánh buồm của thuyền buồm Ả Rập no gió ra khơi.


*SƠ LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

MẶT BẰNG TẦNG ĐIỂN HÌNH

Công trình có mặt bằng hình chữ V, giữa là một giếng trời cao đến 182m. Hai cánh chữ V là nơi bố trí 202 phòng khách sạn, dạng 1, 2 và 3 phòng ngủ, bố trí trong 28 tầng của khách sạn, với chiều cao mỗi tầng khoảng 7m. Phòng khách sạn nhỏ nhất 160m^2 và lớn nhất 780m^2. Phía mở của chữ V, đối diện với bờ biển, là bức tường bằng vật liệu nhân tạo – sợi thủy tinh. PHÂN BỐ CHỨC NĂNG THEO CHIỀU CAO


GIẾNG TRỜI

Có một sân bay trực thăng gần mái cao 210 m so với mặt đất. Được xây dựng mất gần 6 năm, riêng nền móng mất đến 3 năm. Có 230 cột bê tông dài 40 m đóng sâu dưới đáy biển làm bệ đỡ cho toàn bộ tòa nhà. Ngoài ra, còn có quầy bar bãi biển, bảy nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng trên tầng 27 cao 200m, như là một cái ống, mỗi bên vươn ra ngoài hệ kết cấu chịu lực đến 30m, cung cấp tầm nhìn đẹp toàn cảnh Dubai và Vịnh Ba Tư

SÂN BAY TRỰC THĂNG VÀ ĐÀI QUAN SÁT


II. PHÂN TÍCH HỆ KẾT CẤU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH 1. TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH Kết cấu của công trình là một hệ khung bê tông và thép, được liên kết với nhau bằng các hệ giằng chéo và lõi bê tông.



KẾT CẤU BTCT

XÀ CHÉO THÉP


2. ĐẢO NHÂN TẠO A. Đặt vấn đề:

Bài toán đặt ra là làm cách nào để có thêm hàng trăm cây số bờ biển. Từ đó, ý tưởng về một cuộc xâm lấn biển được đề xướng và Dubai trở nên nổi tiếng với những hòn đảo nhân tạo đầu tiên của thế giới. Và trong số đó công trình Burj Al Arab cũng là một công trình ứng dụng công nghệ mới này.


B. Phương pháp thi công được ứng dụng: 1. Giới thiệu Đảo nhân tạo là một phần đất bồi do con người tạo lập thông qua việc đổ đất hoặc đá xuống biển hay nói chung là một vùng nước. Từ lâu con người đã xây dựng đảo nhân tạo vì những mục đích khác nhau thông qua việc kiến thiết đảo mới, mở rộng đảo tự nhiên hiện hữu hoặc hợp nhất các đảo nhỏ thành đảo lớn hơn.

Tại Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, hàng loạt đảo nhân tạo được xây dựng để đẩy mạnh du lịch, phát triển kinh tế như quần đảo cây cọ, quần đảo thế giới và khách sạn Burj al-Arab. Chỉ riêng quần đảo Thế giới đã bao gồm đến ba trăm hòn đảo nhân tạo đầu tiên về đảo nhân tạo từ gần 2.000 năm trướcVề sau, nhiều đảo nhân tạo được tạo lập để làm nơi xây dựng sân bay đảo nhân tạo còn được sử dụng để hỗ trợ các công trình lớn.


2. Công tác thi công

1. Khảo sát địa hình, đo đạt hạn chế sai số trong quá trình thi công

2. Xây dựng đê chắn sóng phần rìa hạn chế tác động thời tiết

3. Xây dựng phần lõi thân bằng cách hút cát từ đáy biển lên

4. Hoàn thiện bề mặt


- Đáy đê bằng cát phủ vải địa kỹ thuật chống cói mòn do nước biển - Đặt lên đáy là các tảng đá nặng khoảng 1 tấn

- Trên cùng là 2 lớp đá tảng, mỗi lớp khoảng 6 tấn

3. Ứng dụng vào công trình i. Bối cảnh vấn đề của công trình: Do vị trí lựa chọn công trình cách đất liền 270 dặm ngoài khơi, nên việc thi công đảo nhân tạo là lựa chọn tất yếu và được ưu tiên


ii. Hình ảnh từ công tác thi công công trình:



3. MÓNG DƯỚI BIỂN A. Đặt vấn đề: Thách thức được đặt ra trong việc thiết kế một nền móng hỗ trợ cho siêu kết cấu – 270 dặm ngoài khơi và 320 mét cao – trên một hỏn đảo nhân tạo. Cấu trúc này vừa phải kháng được chấn động địa chất (vùng biển thuộc phạm vi của những mảng kiến tạo địa chất) và chịu được tác động từ gió biển với tốc độ 90 dặm/giờ. Hệ thống móng dưới biển của công trình Burj Al Arab ra đời đã tạo nên một dấu ấn kinh ngạc, kết cấu ấn tượng chưa từng được xây dựng trước đây.


B. Phương pháp thi công được ứng dụng 1. Giới thiệu về công nghệ cọc khoan nhồi Cọc khoan nhồi là một giải pháp cho các công trình chịu tải trọng lớn. Cọc khoan nhồi được áp dụng rộng rãi vào các loại hình công trình như nhà cao tầng, công trình cầu, hầm và các công trình cảng biển… Công nghệ thi công cọc khoan nhồi đòi hỏi Nhà thầu phải có đủ năng lực và kinh nghiệm về nhân lực, thiết bị, quy trình thi công và các ứng xử khi xảy ra các sự cố trong quá trình thi công cọc khoan nhồi. Móng cọc là hình thức phổ biến khi nhắc đến các nền móng sâu. Với những cấu kiện hỗ trợ dài, mảnh khảnh cắm sâu vào lòng đất, truyền tải trọng từ công trình xuyên qua nền đất có khả năng chịu lực thấp đến các tầng đất đá sau có khả năng chịu lực cao hơn. Bên cạnh việc hỗ trợ kết cấu, móng cọc còn có tác dụng như những cấu trúc neo, chống lại lực nâng và hỗ trợ kháng các lực bên gây lật. Móng cọc có khả năng chịu tải cao hơn so với móng rải.


2. Nguyên lý chịu tải Cột truyền lực xuống nắp cọc sau đó tản tải trọng vào các ống cọc rồi truyền xuống nền đất. Có 2 loại ống cọc cơ bản được phân loại theo hình thức hoạt động của chúng: cọc chống và cọc ma sát. Cọc chống: Cọc chịu lực chuyển tải qua điểm đầu của cọc. Cọc cắm sâu vào long đất, tải trọng được cọc truyền vượt qua lớp đất yếu và truyền vào lớp đất cứng chịu lực bên dưới. Vai trò như cột.

Cọc ma sát: Cọc ma sát chuyển tải trên toàn bộ chiều dài của cọc, bằng ma sát. Điều đó có nghĩa là toàn bộ bề mặt của cọc ma sát hoạt động để truyền tải trọng vào đất. Vì vậy, chúng ta có thể nói, một cọc ma sát càng dài thì lượng tải nó có thể hỗ trợ càng nhiều.


3. Công tác thi công


C. Ứng dụng vào công trình:

1. Bối cảnh vấn đề của công trình Với địa thế đặc biệt của công trình, hình thức phương án thi công cọc khoan nhồi được cân nhắc và lựa chọn. Khi đào sâu xuống để kiểm tra lớp đất đá cứng làm móng cho công trình, các công nhân đã đào xuống hơn 180m nhưng vẫn không thấy được lớp đá cứng này. Do đó, các kiến trúc sư và kỹ sư đã quyết định dựng nên hệ thống cọc ma sát dài 43m bằng bê tông cốt thép vào trong cát.


2. Mô hình hóa các bước thi công 1 – Các ống cọc tạm thời được cố định xuống đáy biển. Ván cọc và hệ thống giằng cũng được cố định xuống đáy biển để hỗ trợ lớp đá rìa của đảo nhân tạo. 2 – Các lớp đê dần bám vào trên nền tảng của cọc dần thay thế nước biển, hình thành nên đảo nhân tạo. 3 – Lớp bê tông được bọc quanh để bảo vệ cho hệ thống đảo nhân tạo, Các móng cọc được khoan xuống với đường kính 2m và độ dài 43m. Cọc xuyên qua các lớp đảo nhân tạo xuống đáy biển hổ trợ ổn định cấu trúc kết cấu công trình. 4 – Các ván cọc tạm thời được cố định hỗ trợ cho việc xây dựng. quá trình hút cát được triển khai sau đó một tắm bê tông dày 2m được đặt trên các đầu cột. Tường gạch được xây dựng và tầng hầm cùa công trình cũng được hình thành


3. Hình ảnh từ công tác thi công công trình

Quá trình hạ ống vách, khoan, bơm DD Benronite và xác định độ sâu hố khoan.

Công tác chuẩn bị lồng thép

Công tác hạ lồng thép.


Lượng thép sử dụng cho móng cọc tăng 20% so với con số dự tính ban đầu. Có 250 cột trụ đã được đóng với tổng chiều dài hơn 10km, gấp 35 lần chiều cao khách sạn. Cọc càng dài thì tác dụng của ma sát bề mặt càng tốt. Một nền móng được tính toán để ngăn ngừa hiện tượng hóa lỏng do động đất gây ra. Nền móng tòa nhà bao gồm một hệ móng bè hỗ trợ dày 3,7m được đổ bằng cách sử dụng bê tông tự củng cố C50.


4. CHỐNG XÓI MÒN A. Đặt vấn đề: Đảm bảo phần nền móng không bị xói mòn KTS TOM WRIGHT muốn rằng phần đế của đảo nhân tạo sẽ được xây thấp để không ảnh hưởng để ý tưởng thiết kế => Cho ta cảm giác như cánh buồm nổi lên từ mặt nước. =>Thử thách: Sóng biển sẽ ảnh hưởng xấu đến công trình và nguy hiểm cho du khách.


B. Phương pháp thi công được ứng dụng 1. Phương án giải quyết – sử dụng các khối bê tông Các kỹ sư xây dựng làm một lớp bề mặt đá lớn, với hình dạng lược, với mỗi tảng là cấu trúc hình tổ ong bằng bê tông chống xói mòn cho phần nền móng.Sử dụng các khối bê tông được thiết kế riêng. Trong vùng vịnh chưa công trình nào sử dụng các khối bê tông có hình thù như vậy


2. Nguyên tắc thiết kế

Sử dụng 1 khối bê tông cốt thép hình dạng hình học phức tạp nặng sử dụng với 1 khối lượng lớn như một hình thức quản lý ven biển để xây dựng các lớp bảo vệ chống lại lực xói mòn của sóng biển từ 1 cơ thể của nước Một số hình dạng tiền lệ


3. Thực hiện các thí nghiệm Tái tạo những cơn sóng mạnh nhất có thể xảy đến 1 lần duy nhất trong suốt 100 năm và tái tạo lại những lực khác nhau theo hướng khác nhau trên hòn đảo trong vòng 3 tuần

4. Áp dụng vào công trình Người ta dùng những khối bê tông này bọc ngoài phần lõi bằng đá của đảo và đề hấp thụ lực tác động của song biến những khối bê tông này biến hòn đảo thành miếng bọt biển=> khi 1 con sóng tần công => nước tràn vào phía trong miệng bê tông và chuển động tròn => áp lực nước giảm đi đáng kể => Giải pháp này cho phép công trình đứng trên phần đế chỉ cao 7,5 m so với mực nước biển mà không chịu ảnh hưởng từ sóng biển


5. KẾT CẤU KHÁNG CHẤN

A. Đặt vấn đề: Làm thế nào để công trình cao 321m có thể trụ vững trước những trận động đất và những con gió thổi với vận tốc 150 km/h nếu móng của công trình đó chỉ đặt trên nền cát. Địa chất: đặc điểm địa chất rất đáng lo ngại => nằm gần ranh giới của những mảng địa chất nên khách sạn cần phải trụ vững giữa những mảng địa chất.

Ngoài ra hình dạng hình học của nó dễ bị gió xoáy, nên các đặc điểm khung kết cấu của nó đã bị thách thức bởi độ rung cực kỳ cao.


B. Phương án thi công được áp dụng 1. Giới thiệu kết cấu kháng chấn thụ động TMD( Tuned Mass Damper) Ngày nay với sự biến đổi khi hậu toàn cầu, trên thế giới đã xảy ra một số trận động đất với cường độ lớn gây hư hại cho nhiều công trình cao tầng, các giải pháp chống động đất đã được thế giới quan tâm nhiều hơn. Từ đây điều khiển dao động công trình đã được các kỹ sư ngày càng quan tâm nhằm tăng khả năng kháng chấn cho công trình.


2. Nguyên tắc thiết kế & thi công kháng chấn, giảm chấn +Khả năng chịu lực lớn => Độ bền + Khả năng phân tán năng lượng => Độ cứng => Kết cấu được xem là làm việc tốt nếu đảm bảo được khả năng hấp thụ và phân tán đều năng lượng do động đất truyền vào. 3. Về công nghệ kháng chấn TMD Tuned Mass Damper (TMD) - hệ cản khối lượng chịu tải trọng động đất là một thiết bị được gắn vào một vị trí cụ thể trong cấu trúc - ứng dụng con lắc dao động để giảm biên độ rung xuống mức chấp nhận được mỗi khi có lực bên mạnh như động đất hoặc gió mạnh ập đến. TMD về cơ bản có một khối lượng, lò xo và một thiết bị giảm xóc giúp xua tan năng lượng gây ra bởi chuyển động của chính khối lượng đó.


Một tòa nhà điển hình có TMD Khi cấu trúc bắt đầu lắc lư, do đó tạo ra động năng K1, TMD được đặt thành chuyển động bằng lò xo / con lắc và buộc tòa nhà sang hướng ngược lại bởi lực phản kháng (D1). Kịch bản tương tự xảy ra khi tòa nhà đổi hướng theo hướng khác (K2 so với D2). Như một hiệu ứng, so sánh hai sơ đồ trên, có thể thấy rằng các chuyển vị x1 và x2 cho Sơ đồ B nhỏ hơn sơ đồ A. Kết quả này là do lực phản kháng được cung cấp bởi TMD mỗi khi tòa nhà cố gắng lắc lư phương hướng. Điều này cũng có nghĩa là tòa nhà sẽ ngừng dao động trong khung thời gian ngắn hơn và sẽ ổn định nhanh hơn.

Một tòa nhà điển hình không có TMD. Khi một lực bên (ví dụ như địa chấn hoặc gió) chạm vào cấu trúc, tòa nhà sẽ trở nên phấn khích và bị dịch chuyển (x1), tạo ra lực động học (K1) do khối lượng và gia tốc của nó. Tòa nhà sau đó sẽ quay trở lại một chuyển vị khác (x2) ở phía bên kia. x1 lớn hơn x2 và x2 sẽ lớn hơn chuyển vị tiếp theo của cú swing tiếp theo (tức là x3), điều đó có nghĩa là sẽ có lúc chuyển vị sẽ về 0. Thời gian càng cao thì tòa nhà càng mất nhiều thời gian để trở lại vị trí ban đầu.


Hình mình họa của một cấu trúc có và không có TMD: Lưu ý sự khác biệt giữa hai biểu đồ gia tốc của Sơ đồ A và B. Có thể thấy rằng các dao động của cấu trúc với TMD thấp hơn nhiều so với biểu đồ không có TMD. Gia tốc với TMD cũng giảm xuống trong khung thời gian nhanh hơn do tác động phủ định của bộ giảm chấn con lắc


4. Ứng dụng vào công trình 4.1. Công nghệ kháng chấn thụ động Burj Al Arab Hotels dùng công nghệ kháng chấn thụ động TMD (Tuned Mass Damper)

Có 11 con lắc dao động với trọng lượng 5 tấn được bố trí dọc theo bộ khung kết cấu chính của tòa nhà, giúp cho bộ khung ngoài hoạt động cân bằng. Khi công trình chịu tác động ngoại lực như gió, bão, mưa, động đất, sấm sét,.. Thì khung kết cấu công trình sẽ bị dao động, khi đó các con lắc dao động theo với cùng chu kỳ, cùng tần số, nhưng lệch pha => dao động nhỏ, biên độ nhỏ.


Từ đó tòa nhà dao động tới giới hạn an toàn và tắt dần mà không làm ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình.


4.2. Kết cấu khung xà thép a. Giới thiệu hệ thống kết cấu xà thép

Để đối mặt với cơn gió mạnh, động đất => Cấu trúc thép lớn bên ngoài khách sạn như bộ xương bảo vệ một loạt các xà thép sẽ nối liền với hai canh cung kim loại ở cánh lưng công trình.


b. Thi công Để lắp ráp các xà thép khổng lồ các kỹ sư còn phải đối mặt với tình huống khó khăn - Ở Dubai nhiệt độ một ngày chênh nhau 14C nên khung xà thép có thể bị giãn nỡ, không ổn định - => Các khung xà thép khi giản nỡ có thể dài thêm 5 cm mỗi ngày => Không thể xác định chính xác điểm lắp ráp xà thép nếu không tìm ra giải pháp thiết kế thông minh

Cách giải quyết : Mỗi mối nối giữa các xà thép và cột trụ là 1 tấm thép lớn với 1 lỗ tròn ở giữa để luồn chốt . Ỗ tròn có thể dịch chuyển để phù hợp với việc giản nở => Sau đó người ta luồn chốt hình trụ có đường kính 30 cm. => Chốt thông minh này cho phép dãn nở 5 cm mà không ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc công trình


III. PHÂN TÍCH TÍNH MỚI CỦA CÔNG TRÌNH 1. TÍNH ĐỘT PHÁ A. Đảo nhân tạo Phần đảo nhân tạo được giữ chắc không phải bởi đá tảng, mà bằng những công nghệ mới tạo ma sát giữa cát biển với bùn dọc theo chiều dài của các cột ống cọc. Các kỹ sư xây dựng cũng làm một lớp bề mặt đá lớn, với hình dạng lược, để đảm bảo phần nền móng không bị xói mòn. Mất đến 3 năm mới hoàn thiện phần móng, bằng thời gian hoàn thiện tòa nhà. Burj AI Arab mang dáng dấp của cánh buồm vươn ra ngoài biển lớn độc đáo. Hòn đảo nhỏ nhân tạo cách đất liền 300m với đường nối vào bờ riêng đã hình thành vị trí ‘đắc địa’ cho khách sạn, chứng tỏ sự kỳ vọng to lớn của các nhà đầu tư. Kiến trúc bên trên của Burj AI Arab đã vượt xa những gì mà người ta mong đợi, để khi ‘khoe’ ra thế giới, không ít người đã choáng ngợp trước sự xa hoa của khách sạn này. Hạn chế: Người ta đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động của việc xây dựng đảo nhân tạo với môi trường, nhưng các công trình khồng lồ này vẫn để lại hậu quả không nhỏ. Lượng cát biển khổng lồ được hút lên xây các đảo đã thay đổi sóng, nhiệt độ và đặc trưng xói mòn ở vịnh Ba Tư. Đồng thời, nhiều rạn san hô đã bị phá hủy.


B. Móng dưới biển

Cấu trúc này vừa phải kháng được chấn động địa chất và chịu được tác động từ gió biển với tốc độ 90 dặm/giờ. Hệ thống móng dưới biển của công trình Burj Al Arab ra đời đã tạo nên một dấu ấn kinh ngạc, kết cấu ấn tượng chưa từng được xây dựng trước đây.

Cọc chịu tải được dựa chủ yếu vào sức chống ma sát của mặt tiếp xúc giữa đất với bề mặt cọc.


C. Chống xói mòn biển Khi sóng biển tác động vào bề mặt của đảo, nước sẽ di chuyển theo hình vòng tròn trong lỏi của khối bê tông làm giảm đáng kể áp lực nước. Giải pháp này cho phép công trình đứng trên phần đế chỉ cao 7.5m so với mật nước biển mà không chịu ảnh hưởng từ song biển. Đê chắn sóng xây dựng với tốc độ nhanh, dễ vận chuyển và có tính cơ động cao. Các khối bê tông bọc ngoài phần vỏ lỏi bằng đá của đạo nhân tạo để hấp thu lực của sóng biển. Biến lớp vỏ hòn đảo thành một miếng bọt biển.


D. Kết cấu kháng chấn Kết cấu làm việc tốt nếu đảm bảo được khả năng hấp thụ và phân tán đều năng lượng do động đất truyền vào. Từ đó tòa nhà dao động tới giới hạn an toàn và tắt dần mà không làm ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình.

Khi công trình chịu gió, bão, mưa, động đất, sấm sét,.. Thì khung kết cấu công trình sẽ bị dao động, khi đó các con lắc dao động theo với cùng chu kỳ, cùng tần số, nhưng lệch pha tạo nên dao động nhỏ, biên độ nhỏ. Burj Al Arab Hotels dùng công nghệ kháng chấn thụ động TMD (Tuned Mass Damper). Do tòa nhà gần biển và hình dạng hình học của nó dễ bị gió xoáy, nên các đặc điểm khung kết cấu của nó đã bị thách thức bởi độ rung cực kỳ cao.


2. KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN THÊM A. Kế thừa và phát triển công nghệ kháng chấn thụ động TMD (Tuned Mass Damper)

Một tòa nhà điển hình có TMD Khi cấu trúc bắt đầu lắc lư, TMD được đặt thành chuyển động bằng lò xo / con lắc và buộc tòa nhà sang hướng ngược lại bởi lực phản kháng . Kết quả này là do lực phản kháng được cung cấp bởi TMD mỗi khi tòa nhà cố gắng lắc lư phương hướng. Điều này cũng có nghĩa là tòa nhà sẽ ngừng dao động trong khung thời gian ngắn hơn và sẽ ổn định nhanh hơn.

Có 11 con lắc dao động với trọng lượng 5 tấn được bố trí dọc theo bộ khung kết cấu chính của tòa nhà, giúp cho bộ khung ngoài hoạt động cân bằng.


B. Kế thừa và phát triển các khối bê tông chống sói mòn Thiết kế tiền lệ: A dolos được phát minh vào năm 1963 bơi Kruger, và được triển khai lần đầu tiên vào năm 1964 trên đê chắn sóng của Đông London một thành phố cảng của Nam là một khối bê tông cốt thép có hình dạng hình học phức tạp nặng tới 80 tấn (88 tấn ngắn), được sử dụng với số lượng lớn như một hình thức quản lý ven biển để xây dựng các lớp bảo vệ chống lại lực xói mòn của sóng từ một cơ thể của nước. Húng hoạt động bằng cách tiêu tan, thay vì ngăn chặn, năng lượng cùa song. Thiết kế của chúng làm lệch hướng phần lớn năng lượng tác động của sóng sang một bên. Chúng được đặt vào vị trí chồng lên nhau bằng cần cẩu , theo thời gian chúng có xu hướng bị vướng víu hơn khi song di chuyển chúng Phát triển: được thiết kế hình tổ ong , vừa đảm bảo khả năng chống xói mòn , vừa chắc chắn


IV. KẾT LUẬN Burj Al Arab được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo ngoài khơi cách bãi biển Jumeirah 280m và có một cây cầu riêng nối với đất liền. KTS đã vẽ khối nhà ăn nhô ra từ lưng công trình và trong, ta cũng thấy rõ khối nhà ăn bám sau lưng công trình, bám vào cột buồm. Và đối diện ở mặt trước công trình là sân đỗ trực thăng hình một chiếc đĩa tròn. Sân bay cao cách mặt biển 210m, và nơi đây đã diễn ra một số sự kiện khiến cho khách sạn 7 sao này càng thêm nổi tiếng. Ảnh hưởng của khách sạn Burj Al Arab là rất lớn. Rất nhiều công trình kiến trúc cao tầng ở Dubai và Abu Dabi có đường cong của cánh buồm, khiến cho hình ảnh đường cong cánh buồm trở thành một nét độc đáo mang tính địa phương của quốc gia Những tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Kiến trúc sư và cộng sự cũng đã rất cố gắng hoàn thiện nên một công trình biểu tượng và họ đã được đền đáp rất xứng đáng. Những gì chúng ta rút ra được từ dự án là: Nếu bạn sẽ có một ý tưởng độc đáo, bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro và vượt qua ranh giới của những gì có thể nghĩ là không thể. Ý tưởng của chúng ta không tồn tại trên quy mô kích thước của một biểu tượng nào đó, vì thế, chúng ta nên tiếp cận nhiệm vụ với một tâm trí cởi mở.


Video dự án kiến trúc khách sạn Burj Al Arab ở Dubai https://www.youtube.com/watch?v=KHhsIqv8fu0&t=215s


Video quá trình xây dựng khách sạn Burj Al Arab ở Dubai

https://www.youtube.com/watch?v=AfH3R5bjqUU


BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

CÔNG VIỆC

1

DU SĨ KHANG

TÌM HIỂU ĐẢO NHÂN TẠO

2

TĂNG NHẬT PHƯƠNG

TÌM HIỂU MÓNG DƯỚI BIỂN

ĐÀO NGỌC YÊN TÂM

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ CHỐNG XÓI MÒN BIỂN

4

BÙI THỊ THÙY NGÂN

TÌM HIỂU KẾT CẤU KHÁNG CHẤN

5

LÊ CAO KIỀU THUẬN

TỔNG HỢP

6

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

TỔNG HỢP

3

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.