Những gì bạn cần biết về lo âu

Page 1

Những gì bạn cần biết về lo âu, hoảng loạn… và các bước để hồi phục linkid / 5 hours ago Lưu ý: Đây là bài viết chia sẻ những hiểu biết, kiến thức và nỗ lực cá nhân của tác giả trong quá trình tìm hiểu và phục hồi khỏi những rối loạn tâm lý liên quan đến lo âu. Bài viết có sử dụng một số kiến thức chuyên ngành nhưng sẽ được trình bày một cách dễ hiểu nhất có thể. Đối tượng đọc bài này là những bạn hay lo lắng, lo âu (có thể do bị Rối Loạn Thần Kinh Thực vật hoặc không), bị rối loạn nặng gây ảnh hưởng lên chất lượng sống, hay những suy nghĩ ám ảnh và nhạy cảm – và người thân của những đối tượng này. Bài sẽ viết tương đối dài và cụ thể, mong các bạn đọc hết. *** I. Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, Rối Loạn Lo Âu và Rối Loạn Hoảng Sợ Tôi từng được chẩn đoán bị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật (RLTKTV) vào những năm lớp 5. Những triệu chứng đầu tiên của tôi lúc ấy là cảm thấy khó thở, mồ hôi vã ra và tim đập nhanh. Gia đình phải đưa tôi đến bệnh viện Xanh-pôn, Hà Nội cấp cứu rất nhiều lần. Nhưng rồi sau đó kết quả siêu âm tim, điện tim, điện não hoàn toàn bình thường. Các chỉ số trong máu cũng bình thường khiến cho mọi người và cả bản thân tôi cũng không biết chuyện gì xảy ra với mình. Thế rồi bác sĩ chẩn đoán tôi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật – một dạng rối loạn không gây nguy hiểm


lên tính mạng nhưng gây khó chịu cho người mắc nó. Trên thực tế, hầu hết tất cả mọi người ai cũng từng mắc phải những rối loạn này; ví dụ khi thay đổi thời tiết đột ngột liền cảm thấy vã mồ hôi, mệt mỏi, chóng mặt, run rẩy; hoặc phụ nữ gần kỳ kinh hay người ăn uống thiếu vi chất v.v… Cảm giác hít một hơi đầy không khí vào phổi nhưng vẫn cảm giác hụt hơi, rồi vô vàn những biểu hiện khác. Thật ra chưa có ai tử vong hay có vấn đề về sức khỏe khi bị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, nhưng với người nhạy cảm và hay lo âu, điều này có thể làm họ hoảng sợ. Nếu kéo dài, nó có thể tiến triển thành rối loạn liên quan đến tâm lý, gọi là Rối Loạn Lo Âu (RLLA – Anxiety Disorder), hoặc/và Rối Loạn Hoảng Sợ (RLHS – Panic Disorder). (Xem giới thiệu về RLLA tại đây, và RLHS tại đây) Về Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật – đây không phải là một bệnh và cũng không gây nguy hiểm mà chỉ gây bất tiện. Hệ Thần kinh Thực vật là hệ thần kinh điều khiển nhịp tim, thân nhiệt, bài tiết (mồ hôi, bã nhờn…), tiêu hóa và các bộ phận khác trong cơ thể chúng ta một cách tự chủ (mà không nhờ vào việc chúng ta “ra lệnh” như giơ chân hay cười). Hệ thần kinh Thực vật gồm Hệ thần kinh giao cảm và Hệ thần kinh phó giao cảm. Bình thường cơ thể chúng ta sẽ cân bằng giữa hai hệ thần kinh này. Nếu coi Hệ thần kinh giao cảm là chân ga (nơi phụ trách tiết ra Adrenaline, tăng nhịp tim, tăng co bóp, đảm nhiệm các hoạt động yêu cầu phản ứng nhanh, v.v…), thì Hệ thần kinh phó giao cảm có thể được coi là chân phanh (phụ trách làm chậm lại, giảm nhịp tim, giảm co bóp


v.v…). Nếu một trong hai Hệ này hoạt động mất cân bằng một chút thì tự dưng cơ thể chúng ta sẽ bị tăng/giảm nhịp tim, bài tiết mồ hôi, khô miệng, cảm thấy nóng hoặc lạnh trong người. Tuy nhiên, vì sinh lý con người và cơ thể con người là một khối thống nhất, nên sau một thời gian ngắn cơ thể sẽ tự cân bằng lại hoạt động của hai hệ này, mặc dù sau đó nó có thể xuất hiện trở lại một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên trong bài này tôi sẽ chỉ tập trung vào việc thảo luận về các cảm xúc, suy nghĩ của những người mắc các rối loạn liên quan đến lo âu. Nhiều người (ví dụ như tôi), vừa bị RLTKTV từ nhỏ, nhưng không may lại nhạy cảm và có tâm lý hay lo lắng sẵn, nên RLTKTV tiến triển thành RLLA và RLHS. Nhiều người bị RLTKTV nhưng không bị RLLA hay RLHS và ngược lại: chỉ đơn thuần là bị RLLA hoặc/và RLHS mà không có tiền sử bị RLTKTV trước đó. Nói điều này nhằm nhấn mạnh sự tương quan tưởng chừng giống nhau giữa RLTKTV và RLLA/RLHS, nhưng thực ra chúng không giống nhau và không phải là một.



By Luis Mariano González II. các Khi cực thể

Suy nghĩ, cảm xúc và mối liên hệ của nó lên vấn đề khác bị lo âu, hoặc nặng hơn là hoảng loạn (lo âu độ), các bước dẫn đến một cơn hoảng loạn có hiểu theo sơ đồ sau:


Sự kiện đầu tiên mà tất cả mọi người từng trải qua là (1) Suy nghĩ lo âu hoặc (2) Tim đập nhanh, vã mồ hôi (có thể do thần kinh thực vật, cũng có thể do tự dưng cơ thể cảm thấy khó chịu trước một sự kiện nào đó). Với người bình thường khỏe mạnh, hầu hết họ chỉ dừng ở (1) hoặc (2) mà không suy nghĩ nhiều hay lo lắng thêm. Nhưng với người nhạy cảm, họ sẽ thêm những ý nghĩ hình thành ô số (3): “Điều gì xảy ra với mình thế này?”, “Chết rồi, có phải mình sắp ngất/đột quỵ/đau tim không?”… những suy nghĩ này dồn dập khiến cho não bộ giải mã những tín hiệu đó là sự nguy hiểm, và lập tức tăng tiết Adrenaline khiến cho tim đập nhanh hơn, vã mồ hôi, cơ bắp co lại, chân tay lạnh do máu dồn vào cơ bắp để chuẩn bị chạy hay đánh trả nếu cần (đây là một phản xạ tự nhiên và được hình thành sau rất nhiều năm tiến hóa của tổ tiên chúng ta khi chưa có công cụ phức tạp). Và rồi cứ thế, họ càng để ý vào những triệu chứng như trên thì những suy nghĩ lo lắng lại xuất hiện nhiều hơn, và cuối cùng là cơn hoảng loạn bộc phát (full-blown panic attack). Cái này tôi gọi là vòng tròn luẩn quẩn của cơn hoảng loạn. Nếu bạn có trải nghiệm này trong tình huống có lý do rõ rệt, ví dụ như gặp thú dữ, kẻ xấu muốn cướp hoặc tấn công bạn thì bạn hoàn toàn bình thường; nhưng nếu không có lý do cụ thể, và kéo dài trong thời gian dài, với sự lặp đi lặp lại nhiều lần, thì rất có thể bạn đã bị Rối loạn Hoảng sợ (Để được chẩn đoán chính xác, các bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm có chuyên môn để được thăm khám và


điều trị, trên đây chỉ là phỏng đoán và chỉ mang tính tham khảo). Nếu các bạn điện não và những triệu như sau bạn

đã đi khám, siêu âm tim, điện tim, mọi chỉ số đều bình thường mà vẫn bị chứng kể trên, thì có 4 điều cơ bản cần nhớ:

Cơ tim người rất khỏe và có thể đập hơn 200 nhịp một phút trong thời gian dài mà không có vấn đề gì (Theo Dr. Claire Weekes).  Adrenaline có thể tiết ra nhiều trong một thời gian ngắn nhưng sau một thời gian nó sẽ hết vì cơ thể chúng ta không thể có vô hạn nguồn Adrenaline được.  Những triệu chứng như cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, … là hoàn toàn vô hại. Bạn sẽ không ngất, đột quỵ hay trụy tim chỉ vì những triệu chứng vô hại đó.  Não bộ chúng ta khi sản sinh Adrenaline, ngoài triệu chứng thực thể như trên, sẽ “gợi ý” chúng ta những tình huống tệ nhất. Vì vậy, nó đơn thuần chỉ là phản xạ và ý nghĩ. Chúng ta không nhất thiết phải tin vào nó. Mấu chốt của việc bạn bị lo âu quá mức hay hoảng loạn, là do bạn tiếp tục tin vào những giả thiết hay suy nghĩ trong đầu bạn. Chưa kể, khi thấy tim đập nhanh, bạn liền “phóng đại” nó thành việc bạn sắp bị đau tim, hay cảm thấy choáng váng, bạn liền nghĩ ngay rằng liệu có phải bạn sắp ngất không … Khi bị như vậy, ngoài việc ghi nhớ 4 điều trên, bạn có thể: 


Thả lỏng cơ bắp thay vì gồng cứng nó do lo âu. Sẽ rất khó lúc đầu nhưng sau thời gian bạn sẽ quen dần. Hít thở sâu. Hít vào bằng bụng, nhẩm đếm 12-3, rồi ngưng 1, sau đó thở ra thật dài, thật lâu. Mỗi khi cảm thấy “cơn” lo âu lại dội lên và tim có cảm giác hụt nhịp, hay những suy nghĩ lo âu tiếp tục xuất hiện, hãy nghĩ “Mình chỉ đang lo âu và phóng đại lên mà thôi, tất cả đều sẽ ổn” và tiếp tục thả lỏng, hít thở.

By Salmah MK.


Có một câu nói rất hay mà tôi từng được nghe ở một bộ phim hoạt hình dài tập của Nhật Bản: “Mọi con sông đều có dòng chảy của nó. Bạn càng sợ nước thì dòng nước sẽ càng như sắp nhấn chìm bạn. Trong khi đó, bạn chỉ cần thả lỏng, thư giãn và trôi theo dòng nước.” Không phải mọi suy nghĩ hay cảm xúc của bản thân chúng ta đều đúng, đôi khi nó chỉ là “báo động giả” (false alarm). Điều tốt nhất là hãy kệ cho những suy nghĩ, cảm xúc ấy rong chơi trong đầu. Mỗi khi những suy nghĩ hay cảm giác khó chịu xuất hiện, hãy thầm cảm ơn cơ thể (hoặc não bộ) đã cố gắng cảnh báo chúng ta khỏi những nguy hiểm tiềm tàng hoặc do căng thẳng kéo dài. Đó cũng là hệ quả của việc sinh ra nhiều Adrenaline khi chúng ta lo lắng. Và đó là một trong những điều hết sức tự nhiên, hết sức bình thường của tâm lý con người. Vì vậy, thay vì cố gắng xua đuổi những suy nghĩ, cảm xúc đó, hay cố gắng quên đi thì hãy có một tâm lý đón nhận, bình thản trước những cảm xúc ấy. Coi nó như một phần cơ thể, một phần của bản thân bạn. Với những suy nghĩ ám ảnh, thì có một nghịch lý rất đơn giản trong tâm lý học, đó là: Nếu ai đó đố bạn hãy thử không nghĩ đến con voi, kết cục là bạn lại càng nghĩ đến nó. Nhưng nếu đổi câu đố thành: “Bạn không được nghĩ gì khác ngoài con voi”, thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy rất nhiều những suy nghĩ khác dần xuất hiện trong đầu (và tự nhiên việc “chỉ nghĩ đến con voi” sẽ trở nên rất khó). Bài học rút ra ở đây chính là, đối với suy nghĩ hay cảm xúc, càng đẩy nó đi thì chúng ta lại càng vô tình gán nhãn “nguy hiểm” và báo lại cho não bộ, từ đó não bộ sẽ càng sản sinh ra


Adrenaline, khiến chúng ta càng thấy những suy nghĩ, cảm xúc đó trở nên khó chịu, choáng ngợp. Thay vì vậy, hãy nghĩ rằng “không sao, chỉ là chút khó chịu thôi, rồi mình sẽ ổn” – cách nghĩ này không chỉ giúp những căng thẳng của chúng ta thường ngày trở nên nhỏ bé; mà còn giúp những người bị rối loạn tâm lý nặng khác có thể hiểu và hồi phục nhanh hơn. III. Phân tích nỗi sợ Thường trong một cơn hoảng loạn, chúng ta tưởng chừng chỉ có một nỗi sợ duy nhất, nhưng thực chất, chúng ta có hai sự lo sợ tách biệt nhau. Tạm gọi là sự lo sợ nguyên phát (First fear), và sự lo sợ thứ phát (Second fear). Vì cơn lo sợ thứ phát (Second fear) luôn xuất hiện rất nhanh sau cơn lo sợ nguyên phát, do đó hầu hết chúng ta đều tưởng chúng là một. Sự lo sợ nguyên phát (First fear) thường xuất hiện khi cơ thể ta bị căng thẳng sau một thời gian làm việc hoặc trải qua một biến cố gì đó trong quá khứ (từ nhẹ nhất là đi thi, hoặc cãi nhau với người khác, cho đến nặng hơn là trải qua bệnh tật, thiên tai, hay mất người thân). Tất cả mọi người đều đã từng trải qua sự lo sợ nguyên phát này (ví dụ như trước buổi thuyết trình nào đó, hay trước một bài kiểm tra khó, hoặc nhìn thấy một con côn trùng gớm ghiếc). Thế nhưng, với người nhạy cảm, cơn lo sợ đầu tiên này sẽ châm ngòi (trigger) cho cơn lo sợ thứ phát, khiến cho họ suy nghĩ nhiều hơn, lăn tăn về các tình huống xấu nhất. Cơn lo sợ thứ hai này có thể đến rất nhanh, rất mạnh. Nếu như cơn lo sợ thứ nhất chỉ là cơn gió thoảng qua thì cơn


lo sợ thứ hai này kéo theo như một cơn bão, làm họ tưởng chừng như cơn lo sợ này “ở trên trời rơi xuống” vậy (mặc dù là do họ quá nhạy cảm và phóng đại cơn lo sợ thứ nhất vô hại kia) Khi họ phóng đại cơn lo sợ thứ nhất, thì đương nhiên cơn lo sợ thứ hai sẽ sinh ra. Họ sẽ nghĩ “Chết rồi, chết rồi. Mình phải làm gì đó, thoát khỏi nơi này, gọi cho ai đó, nhanh lên!”. Với mỗi một từ “Chết rồi” trong đầu họ, họ thấy dường như cơn lo sợ được thêm vào, càng ngày càng chồng chất, và dần tiến triển thành một cơn hoảng loạn thật sự. Khi bị như vậy, chúng ta cần đối chiếu lại bốn điều mà tôi đã viết ở trên, rằng cơ thể người không phải là một cái máy, rằng Adrenaline chỉ sinh ra một lượng nhất định rồi hết, rằng cơn lo sợ nguyên phát là hoàn toàn vô hại, kể cả nó có dồn dập đến mấy thì rồi sẽ tự hết; nếu chúng ta chỉ cần chờ đợi, chấp nhận và thả lỏng cơ thể, và không phóng đại, không gộp các ý nghĩ lo sợ vào, thì chúng ta sẽ ổn thôi. Hãy để cơn lo sợ chạy qua, hãy để kệ nó ở đó, thay vì sợ hãi và trốn chạy, cách tốt nhất là thả lỏng và gửi đến não bộ tín hiệu rằng “Tôi ổn”. Trên đây là những chia sẻ ngắn của tôi tập trung vào những suy nghĩ lo âu và hoảng sợ. Để chắc chắn, các bạn có thể đi khám và tích cực tập thở, tập thể dục thể thao và ăn uống đủ chất. Những điều này sẽ giúp các bạn hồi phục nhanh hơn. Khi chân hoặc tay chúng ta bị thương, điều chúng ta làm đầu tiên là nghỉ ngơi và không chạm vào vết thương hở; thì đối với sự hoảng loạn hay


lo lắng cũng vậy thôi. Việc nghĩ và phóng đại, “tin” rằng mình đang gặp nguy hiểm, hay liên tục hồi hộp nhìn đồng hồ và nghĩ “Hết chưa, hết chưa…” không khác gì chúng ta thêm dầu vào lửa. Hãy để cơ thể và tâm trí nghỉ ngơi bằng cách thả lỏng và chấp nhận rằng, chúng ta có hệ thần kinh nhạy cảm hơn những người khác, rồi các bạn sẽ ổn thôi. Tác giả: Khánh Linh Tham khảo: Hope and Help for Your Nerves, Dr. Claire Weekes.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.