Đối Phó Với Sự Lăng Nhục và Xem Thường Như Thế Nào? Hải Đường Tĩnh Nguyệt / July 30, 2015 Hãy để chúng ta bắt đầu với việc nghĩ về đủ kiểu lăng mạ có ở ngoài kia. Đầu tiên gồm có, sỉ nhục qua lời nói (dĩ nhiên rồi), có thể là trực tiếp, hoặc thông thường hơn là gián tiếp. Ví dụ của loại này là những trò đùa, lời nói châm biếm, những lời khen mỉa mai, bắt chước, và giả vờ như hứng thú với những gì đối phương nói. Và vì đôi mắt và biểu cảm khuôn mặt của chúng ta có thể thay thế cho lời nói, điển hình như ánh mắt lạnh lùng hoặc không đổi, nụ cười giả dối hay giả lả quá mức, hoặc đôi mày nhướng cao có thể được coi là lăng mạ gián tiếp. Tiếp theo đó là xúc phạm về thể xác, thường dễ thấy hơn, như đấm đá, tát hoặc nhổ nước miếng. Những điều kể trên bao gồm những hành vi sỉ nhục bằng việc làm ra hành động gì đó. Thế nhưng cố lãng quên người khác cũng là một dạng sỉ nhục tương đương, hoặc còn phổ biến hơn. Ví dụ về loại này bao gồm không mời hoặc cô lập người khác, hành xử như trẻ con ( không cười trước trò đùa của đối phương) và tránh né ánh mắt của người ta. Vậy thì, chúng ta nên đối phó với những loại sỉ nhục này theo cách nào là tốt nhất? 1. Giận giữ: Đây là cách đáp trả ít tích cực nhất bởi vì ba lý do. Thứ nhất, nó chứng tỏ là chúng ta coi những lời sỉ nhục