Kiến Trúc Giải Tỏa Kết Cấu - Frank O. Gehry | PPTK

Page 1

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU

GVHD:

PGS.TS.KTS. HOÀNG MẠNH NGUYÊN

NHÓM SVTH:

NGUYỄN TIẾN HUY NGUYỄN THANH TÙNG NGUYỄN MINH HIẾU TRƯƠNG THỊ CẨM TÚ

-

18K6 18K6 18K6 18K6


MỤC LỤC: I. TIỂU SỬ KTS FRANK O GEHRY 1. Tổng quan 2. Phong cách thiết kế 3. Các công trình tiêu biểu 4. Các thành tựu, giải thưởng II. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CỦA KTS FRANK O GEHRY 5. Kiến trúc giải tỏa kết cấu 6. Phương pháp thiết kế của KTS Frank O Gehry III. PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 7. Bibao Guggenheim 8. Dancing house 9. Louis Vuitton IV. TỔNG KẾT 10. Ưu nhược điểm của phương pháp thiết kế 11. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm cho nhóm sinh viên. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TIỂU SỬ KTS FRANK GEHRY 1. Tổng quan • Tên gốc là Ephraim Owen Goldberg, có bố là người Do Thái, mẹ người Ba Lan. • Người có ảnh hưởng tới sự nghiệp sau này của ông là bà và mẹ. • Ông từng không chắc chắn về lựa chọn nghề nghiệp của mình vì tuy ông có đam mê với nghệ thuật nhưng các bài vẽ của ông lại không được tốt. • Ông tốt nghiệp đại học Cali với bằng kiến trúc, từng học ở Harvard nhưng bỏ học giữa chừng. • 1962, ông mở công ty riêng với lợi thế là làm về đồ nội thất.

-

Tên đầy đủ: Frank Owen Gehry Ngày sinh: 28 tháng 2 năm 1929 Quê quán: Canada

• Phong cách thiết kế của ông bắt đầu được bộc lộ khi ông sửa lại ngôi nhà của mình tại Monica, được dư luận chú ý bởi sự phá cách, kiểu thiết kế không giống ai, đó chính là sự khởi đầu của KTS được mệnh danh là thủ lĩnh Chủ Nghĩa Phá Kết Cấu.


2. Phong cách thiết kế •

Đối với Gehry, biểu hiện là điều cần thiết trong kiến trúc, các tòa nhà không thể là vô danh, như trong chủ nghĩa hiện đại.

Kiến trúc của Gehry không có quy tắc thực sự, đó là kiến trúc kết thúc mở và trải nghiệm, như nghệ thuật.

Ông cho rằng con người là điều quan trọng nhất trong kiến trúc, vì vậy ông nhân bản hóa các công trình, làm phong phú trải nghiệm của con người.

Gehry sử dụng chuyển động như một ngôn ngữ chính của mình.

Đối với ông, các công trình phải đáp ứng được với thời gian và thế giới thay đổi liên tục của chúng ta.


3. Các công trình tiêu biểu Bảo tàng Louis Vutton

Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao

Tháp Gehry ở Hannover

Bảo tàng Marta Herford

Tòa nhà Khiêu vũ

Trung tâm hòa nhạc Walt Disney Los Angeles

Bảo tàng thiết kế Vitra


4. Các thành tựu và giải thưởng -

Giải thưởng kiến trúc Pritzker

-

Giải thưởng Hoàng gia về kiến trúc, Hiệp hội Nghệ thuật Nhật Bản ( 1989 )

-

Huy chương vàng, Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh, 2000

-

Huân chương Canada, 2002

-

Được cựu tổng thống Barack Obama trao Huân chương Tự do năm 2016


-

Có mặt trong danh sách 10 kiến trúc sư “định hình” thế giới.

-

Sáng tạo của ông đã nâng lên tầm cao của văn hóa kiến trúc, những công trình của ông đã trở thành những điểm thăm quan du lịch nổi tiếng.

-

Các công trình sử dụng vật liệu không chính thống như kim loại sóng, chuỗi liên kết, titan,... đã tạo ra bất ngờ với các hình thức xoắn và phá vỡ các quy ước thiết kế

-

Thay đổi suy nghĩ của kiến trúc sư và kỹ sư về kết cấu và cấu trúc


II. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CỦA KTS FRANK O GEHRY 1. Kiến trúc giải tỏa kết cấu a. Định nghĩa Kiến trúc giải tỏa kết cấu ( Deconstruction ) b. Bối cảnh hình thành. c. Điểm đặc biệt của chủ nghĩa giải tỏa kết cấu

2. Phương pháp thiết kế của KTS Frank O Gehry a. Quan điểm thiết kế của KTS Frank O Gehry b. Phương pháp


1. Kiến trúc giải tỏa kết cấu

a. Định nghĩa Kiến trúc giải tỏa kết cấu ( Deconstruction ) Deconstruction hay “Giải kết cấu” là sự thay đổi, sự ngắt quãng cấu trúc và bố cục. Được đặc trưng bởi sự vắng mặt của sự hài hòa, liên tục hoặc đối xứng.

b. Bối cảnh hình thành. Hình thành trong chiến tranh thế giới thứ nhất, do những KTS nước Nga


c. Điểm đặc biệt của chủ nghĩa giải tỏa kết cấu.

Đặc điểm chung của kiến trúc giải tỏa kết cấu:

-

Không cổ điển

-

Không bố cục

-

Không trung tâm

-

Không liên tục


Chủ nghĩa Kết cấu ở Nga vs Chủ nghĩa Giải tỏa Kết cấu 

Giống: Đều hướng tới cái đẹp của kết cấu, của hình khối, của sự chuyển động. Đều loại bỏ các chi tiết trang trí vô ích.

Khác:

CN Kết cấu Nga Đề cao công năng, tính sử dụng. Hướng tới sự đơn giản của hình khối, hình khối là những hình kỷ hà, vẫn có tính vuông vắn. Kết hợp các yếu tố đối lập thành nhất thể theo cách thức của máy móc công nghiệp Vẫn có thể phân biệt được kết cấu, bao che, các bộ phận công của công trình với nhau Vẫn cân đối, theo trật tự, chuẩn mực kiến trúc, tạo cảm giác ổn định, chắc chắn

CN Giải tỏa kết cấu Không quá đề cao công năng, cho rằng hình thức vượt quá công năng Hình khối phức tạp, cắt lát tạo nhiều trải nghiệm cho người xem Chấp nhận sự tồn tại chung của những mặt đối lập mà không tìm cách hòa hợp chúng Không phân biệt được kết cấu, bao che, hay các bộ phận công trình Phá vỡ sự cân đối, trật tự, chuẩn mực kiến trúc, sử dụng sự gãy vỡ, bóp méo, tạo cảm giác bất ổn


Chủ nghĩa Hiện đại vs Chủ nghĩa Giải tỏa kết cấu 

Giống: Đều loại bỏ các chi tiết trang trí vô ích, phù phiếm.

Khác:

Chủ nghĩa hiện đại

Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu

Đề cao công năng, cho rằng hình thức đi theo công năng Hình khối vuông vắn, kỷ hà

Không đề cao công năng, cho rằng hình thức vượt quá công năng Hình khối có những góc nghiêng phức tạp, cắt lát để phá hủy sự thống trị của góc vuông và khối lập phương

Có thể phân biệt được kết cấu, bao che, các bộ phận công trình với nhau Cân đối, theo trật tự, chuẩn mực kiến trúc. Tỷ lệ công trình hài hòa với nhau

Không phân biệt được kết cấu, bao che và các bộ phận công trình với nhau Phá vỡ sự cân đối, trật tự, chuẩn mực kiến trúc. Tỷ lệ bị phá vỡ khi đặt những cấu trúc mỏng manh bên cạnh những khối đồ sộ to lớn

Công trình kiến trúc luôn hoàn thiện ngay ngắn Mất đi sự hoàn thiện mang tính truyền thống, làm cho công trình dở dang


Kết luận: -

Phá vỡ hình khối kiến trúc thành một tập hợp các mảnh khối rời rạc. Phá hủy sự thống tri của góc vuông và khối lập phương bằng cách sử dụng những lát cắt và đường chéo không gian. Sử dụng những hình ảnh và ý tưởng từ kiến trúc Kết cấu chủ nghĩa ở Nga. Tìm kiếm những khả năng và trải nghiệm không gian mang tính động mà xu hướng hiện đại không có. Tạo nên những cú sốc, sự không chắc chắn, sự bất ổn, sự bất an, sự gãy vỡ, sự bóp méo bằng cách thức sự quen thuộc về không gian, chuẩn mực, trật tự. Chối bỏ ý tưởng vè hình khối hoàn hảo cho những hoạt đọng đặc thù, và chối bỏ mối quen thuộc giữa hình khối chắc chắn với những hoạt đọng chắc chắn.


-

Ý tưởng của ông mang tính triết lí sâu sắc: đó chính là sự nhận thức vẻ đẹp hoàn mỹ hiếm khi tồn tại trong một thế giới không hoàn hảo Ông không tổ chức hình khối mà biên đạo các khối trong vũ điệu kiến trúc của mình. Ông không lý giải cái thống nhất mà hội tụ những cái khác biệt để tạo nên trật tự trong thế phức tạp và đa dạng. Thế giới nguyên vẹn bị xé tan thành thành từng mảnh rồi nhẹ nhàng kết hợp lại với nhau trong sự sáng tạo độc đáo. Để hình thành nên một vẻ đẹp không hoàn hảo… Nhưng kì lạ đến kinh ngạc.


2. Phương pháp thiết kế của KTS Frank O Gehry a. Quan điểm thiết kế của KTS Frank Gehry: Ông từng tuyên bố mình không đi theo một xu hướng kiến trúc đặc biệt nào cả, tuy nhiên hầu hết các công trình của ông đều mang đặc trưng của kiến trúc giải tỏa kết cấu:

-

Tách rời khỏi chủ nghĩa hiện đại

-

Hình khối không phải đi theo chức năng

-

Tạo sự dang dở thậm chí là thô ráp

-

(ông được gọi là tín đồ của những hàng rào liên kết các tấm kim loại lượn song) Sử dụng hình khối cong bất thường, màu sắc và vật liệu độc đáo

-

Công trình của ông không chỉ mang vẻ đẹp của kiến trúc mà còn mang vẻ đẹp của các nghệ thuật khác mà chủ yếu là hội họa.


b. Phương pháp Hình thức vượt quá công năng


Sự phân rã và mất trật tự bố cục:

Hình dáng tỉ lệ thay đổi

Các hình khối mà KTS vẽ ra đều muôn vàn phương hướng, không nằm im một nơi mà mỗi khối tìm đến một vị trí đẹp nhất tạo trên một tổ hợp hỗn loạn bất quy luật.

Khi mà những thiết kế hướng đến những hình khối đơn giản hay tỉ lệ vàng ưa nhìn, thì phương pháp mà KTS chọn là chọn một hướng ngược lại, hình học đa dạng và không theo một tỉ lệ nào cả.


Sự dở dang chưa hoàn thiện

Thay đổi đột ngột về hình thức

Những tác phẩm kiến trúc của ông như những bức tranh nghệ thuật trìu tượng, tạo cho người xem cái cảm giác tò mò, dang dở, tự nghĩ cho công trình về những cái kết đẹp

Frank O Gehry tạo ra cảm giác ngạc nhiên vì những thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn của hình khối đơn lẻ và tổng thể công trình. Một phương pháp mà rất ít gặp ở những KTS khác trên thế giới


Hình học biến dạng Cảm giác động với những hình thái uốn vặn, mất ổn định.

Mất cân bằng phi trọng lượng Phi trọng lực, gây ấn tượng bay bổng (trái với đối xứng thường thấy trong kiến trúc cổ điển.


Tưởng phản về màu sắc và kích thước Sự tương phản cực đại giữa các khối kiến trúc mỏng manh bên cạnh những khối to lớn quá khổ, tạo cảm giác không ổn định, dễ đổ vỡ.

Cách tân về hình thức đến mức cao nhất. Vật liệu titan sáng màu là một trong những yếu tố đặc trưng nhất của KTS Frank O Gehry.


Tổng hợp tất cả những phương pháp trên và nhiều đặc trưng khác của KTS Frank O Gehry. Mang lại một phong cách thiết kế độc và lạ, những ý tưởng táo bạo,.. Và ông chính là người mở đầu cũng như mang lại tiếng nói thật dõng dạc về về đẹp của Kiến Trúc giải tỏa kết cấu. Khẳng định được ông thực sự xứng đáng là một trong mười KTS định hình kiến trúc thế giới. Trong đó thì công trình Bilbao guggenhiem được xem như là sự tinh túy nhất thể hiện cho phương pháp thiết kế của ông !

Bilbao Guggenheim

F R A N K O G E H R Y


III. PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 1. Bilbao Guggenheim 2. Dancing House 3. Frank Gehry's House


1

Bilbao Guggenheim


a. Khái quát Một trong những công trình đáng ngưỡng mộ nhất của kiến trúc đương đại, tòa nhà đã được ca ngợi là "khoảnh khắc tín hiệu trong văn hóa kiến trúc", bởi vì nó đại diện cho "một trong những khoảnh khắc hiếm hoi khi các nhà phê bình, học giả và công chúng hoàn toàn thống nhất về một điều gì đó "

Công trình Guggenheim nằm trong Vịnh Biscay, Bilbao là 1 thành phố lớn thứ tư ở Tây Ban Nha – một trong những cảnh quan quan trọng nhất trong cả nước và là trung tâm sản xuất vận chuyển và thương mại


b. Ý tưởng và phương pháp thiết kế Bibao gugen hem hội tụ hầu hết các phương pháp sáng tác của ông như, sự phân rã, sự thay đổi đột ngột, sự biến dạng hình khối, sự giang giở và sử dụng vật liệu titan và đây là những nét phác thảo đầu tiên của ông cho bibao


Bảo tàng Bilbao Guggenheim là mô phỏng hình dáng hình ảnh của máy móc công nghiệp, một hình ảnh tiêu biểu cho văn minh công nghiệp đang bùng nổ và thịnh hành ở các nước Phương Tây – đây là lý do để bảo tàng được gọi với cái tên “khối rác công nghiệp

Những phác thảo tiếp theo sẽ đưa dự án đi xa hơn. Các đường nét của công trình, ban đầu khá quái gở, bắt đầu có một số đặc trưng: một chiếc ram xoắn, một bức tường hình buồm như trên hình vẽ…

“khối rác công nghiệp”

“một chiếc ram xoắn, một bức tường hình buồm”


Phương pháp phác thảo của Gehry là để cho những đường nét chạy thật tự nhiên mềm mại, rồi tạo một điểm nhấn rồi bắt đầu và dừng lại Những nét phác thật sự rất phóng khoáng và tự nhiên.

“đường nét chạy tự nhiên mềm mại”

Những phác thảo sẽ gợi ý vẻ ngoài cho công trình, suy nghĩ của kiến trúc sư sẽ dao động qua về giữa cảm xúc và nhu cầu chức năng, Ví dụ như những hình khối dài thể hiện sự cố gắng trong việc bố trí một cái ram và những cái cầu thang dài vào.

“Dao động giữa cảm xúc và nhu cầu chức năng”


-

Tạo cảm giác động thái, do có những thái uốn vặn, mất tính ổn định. Mất trọng lượng. gây ấn tượng bay bổng

-

Tạo nên sự tương phản quá lớn giữa các khối kiến trúc

-

Tuy vẻ bề ngoài uốn lượn nhưng bên trong công trình là 1 hệ thống kết cấu chắc chắn, hiện đại. Mang lai giá trị thẩm mĩ cao vẫn tuân thủ về độ bền vững của một công trình công cộng

-

Bảo tàng được tích hợp liền mạch với cảnh quan thành phố xung quanh cả về vật liệu ống kính, titan, đá vôi và kết nối với các toà nhà công trình xung quanh


-

Hiệu ưng kết hợp chất liệu và mảng khối khiến tòa nhà như thể đang chuyển động quanh trục của nó với những đường cong liên tục.

-

Hình thái chuyển động khối đạt cao trào ở khối kiến trúc trung tâm với những mảng cong liên tục bọc titanium

-

Sự đối lập, tương phản giữa vật liệu - hình khối - ánh sáng mang lại cảm giác đột ngột, bỡ ngỡ


c. Không gian Ánh sáng mặt trời tỏa vào nội thất nhờ bức tường kính khổng lồ. Với góc quan sát từ bên trong, tính kết nối mở tung và trời xanh được làm dịu và rõ nét hơn bởi lớp kính lọc tại tâm đỉnh mái nhà


Hệ thông cầu thang và hành lang vòng trong trục công trình và một cầu thang máy bằng kính trong suốt đã kết nối 19 khu trưng bày rất phong phú từ không gian vuông vắn truyền thống đến những không gian có hình dạng đặc biệt

Các không gian của bảo tàng được tổ chức xung quang 1 tâm nhĩ lớn ở trung tâm, giống như một loại hàng động tràn ngập ánh sáng.

Từ tâm nhĩ, khách thăm có thể tiếp cận sân hiên, được che bởi phần mái mà được đỡ bằng 1 cột đá.

Khám phá kiến trúc hấp dẫn bằng cách đi bộ xuống lối đi và ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài tuyệt đẹp. Mang kính hoặc thang máy bằng titan lên các tầng trên.


Sơ đồ công năng



d. Vật liệu Kết cấu

Kết cấu chịu lực chính của công trình đó là thép. Ngoài ra còn kết hợp với, đá vôi, thạch cao, titan,.. Xây dựng với công nghệ hiện đại. Tạo ra những không gian lớn, hình thù kì dị , không gian bay bổng.


• Khung thép giằng gồm các mặt liên kết kiểu bích mép rộng nằm trên một một kêt cấu mắt lưới 3m. Hầu hết là những mặt phẳng và tính co dãn của dáng chung đạt được hoàn toàn bằng các mối nối. • Được xây dựng bằng đá vôi, titan và phale. 33000 mảnh titan đã được sử dụng, mỗi miếng có hình dạng độc đáo tùy theo nơi nó chiếm giữ. •


Lớp bao che + 4 tấm panel tiêu chuẩn và phẳng bảo phủ 80% diện tích bề mặt của lớp vỏ kim loại. Trong khi lớp dưới mạ kẽm căng tuyệt đối + Bên ngoài của lớp vỏ titanium được triển khai có chủ ý để làm dịu bớt diện mạo công trình + Tất cả số kính trong công trình đều phẳng, gần 70% các panel lắp kính đều có kích thước đồng nhất + Lớp đá ốp là thành phần duy nhất trong công trình được cắt bằng robot, là một quá trình sản xuất bằng kĩ thuật tinh vi, diễn ra ngay công trường.


Guggenheim Billbao vẫn còn xứng đáng là một trong những thiết kế tuyệt đẹp, phức tạp nhất. Sự gợi cảm của vật liệu: ti tan, kính và đá vôi dựng trên những đường cong toán học và hình học bắt mắt, vẫn luôn thu hút mọi ánh nhìn của mọi thời đại. Billbao hội tụ tất cả sự nổi tiếng, tinh tế và uy tín của nhà hát Opera Sydney và tháp Eiffe


2 D A N C I N G H O U S E


a. Khát quát •

Dancing house thường được gọi với cái tên "tòa nhà nhảy múa" tọa lạc bên bờ sông Vltava, cộng hòa Séc

Tòa nhà nhảy múa "Dancing house" hay có người gọi là gã say rượu là một công trình thiết kế độc đáo với những đường cong hết sức táo bạo tạo nên vẻ quyến rũ như vũ công điêu luyện đang biểu diễn trên sân khấu


b. Ý tưởng thiết kế -

Ban đầu, tòa nhà Dancing House thường được gọi là tòa nhà Fred and Ginger theo tên của hai vũ công.

-

Hình dáng tòa nhà được lấy cảm hứng từ động tác nhảy múa của cặp đôi với nét đặc trưng là vòng eo thon duyên dáng của Ginger Rogers và tà váy xòe rộng trong một động tác xoay vòng.


-

Âm nữ tính cân bằng Dương nam tính.

-

Phần nam tính của cặp đôi nhảy múa được thể hiện bằng tòa tháp vững chắc.

-

Một nửa nữ tính là tòa tháp bằng kính với tám cột ở chân, nghiêng về phía đối tác của cô với chiếc váy bằng thép kính


Phong cách thiết kế

-

Tất cả các cửa sổ không được căn chỉnh do chuyển động lượn sóng của khuôn khá độc đáo và thú vị.

-

Các cửa sổ đúc trên mặt tiền làm cho tầm nhìn của tòa nhà nhiều hơn khó hiểu, làm giảm sự tương phản với các tòa nhà xung quanh nó.

-

Cách đặt các cửa sổ này tương ứng với ý tưởng của kiến trúc sư, rằng chúng không nên được coi là các hình thức đơn giản trên một bề mặt phẳng, mà đạt được hiệu quả của ba chiều.


c. Không gian •

Toàn bộ bên ngoài được làm bằng kính, cao 8 tầng. Tầng thượng của Dancing house là nhà hàng nổi tiếng Celeste với ban công view toàn cảnh thành phố 360’.

Đây là nơi có gần 3000 mét vuông của văn phòng, một nhà hàng, một phòng trưng bày và một trung tâm hội nghị


Bản vẽ mặt bằng


d. Vật liệu + Kết cấu -

Hình dạng nhảy múa nhảy múa được hỗ trợ bởi 99 tấm bê tông. - Mỗi tấm có hình dạng và kích thước khác nhau.. - Tháp thủy tinh có cấu trúc bê tông với hình dạng hình nón được hỗ trợ trên đỉnh một loạt các cột nghiêng mọc lên từ mặt đất, tạo ra một cổng và tiếp tục đến cuối tòa nhà. - Tòa tháp được đóng kín bởi một bức tường rèm đôi: một bên trong bằng kính rút lại và lớp thứ hai bên ngoài, cũng bằng kính, được hỗ trợ trên một khung thép ngăn cách nó với thân chính của tòa nhà. Các giá đỡ của kết cấu thép được cố định vào cấu trúc của tòa nhà.


Mặc dù nhận được giải thưởng hạng mục thiết kế năm 1996 từ tạp chí uy tín của American Time, tòa nhà vẫn gây tranh cãi ngay từ khi bắt đầu. Nó không chỉ nổi bật về phong cách, mà còn rất lạc lõng trong khung cảnh Prague truyền thống. Một số nhà phê bình đã gọi nó là 'Ngôi nhà say rượu'. Ngay cả ngày nay, nó vẫn tiếp tục gây tranh cãi giữa các công dân chán ghét tòa nhà, coi nó không phù hợp trong bối cảnh bảo thủ và những người coi nó là biểu tượng của tự do, giải phóng và là niềm tin dân chủ sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Dù thế nào đi chăng nữa, người ta không thể phủ nhận sự hiện diện của nó. Đây là một trong số ít các tòa nhà trong thành phố có không gian trên đường phố một cách năng động như vậy.

Hình dạng chung của tòa nhà hiện được thể hiện trên một đồng koruna 2.000 vàng do Ngân hàng Quốc gia Séc phát hành. Đồng xu hoàn thành một chuỗi có tên là Mười thế kỷ kiến trúc.


3. Frank Gehry's House

a. Tổng quan 

Kiến trúc sư: Frank Owen Gehry

Địa điểm: Hoa Kỳ

Chất liệu: Tấm kim loại

Loại hình: Kiến trúc nhà ở

Phong cách kiến trúc: Giải tỏa kết cấu

Quy mô: 2 tầng

Năm dự án: 1977- 1978

Đổi mới lần thứ hai: 1991-1992


b. Ý tưởng và phương pháp thiết kế


“Sự cân bằng của mảnh vỡ và toàn bộ, thô sơ và tinh tế,

mới và cũ"

Gehry tin rằng, một cấu trúc trong quá trình luôn thi vị hơn một tác phẩm đã hoàn thành


"Tôi yêu thích ý tưởng rời khỏi ngôi nhà nguyên vẹn ... Tôi nảy ra ý tưởng xây dựng ngôi nhà mới xung quanh nó”


Cải cách đầu tiên •

Ngoại thất: Thiết kế mới được kiến ​trúc sư đề xuất bao quanh ba mặt ở tầng trệt của ngôi nhà cũ, mở rộng ra đường phố, hầu như không chạm vào mặt tiền phía trước, mặt tiền phía sau đã được gỡ bỏ để mở vườn phía sau.

Nội thất: Lột lớp phủ thạch cao để lộ khung, lộ ra các thanh nối và đinh tán. Gehry sử dụng các tuyến đường lưu thông trong không gian để tạo ra các khu vực bên trong, chuyển động trong không gian.


Cải cách lần 2 Năm 1991, do gia đình Gehry phát triển, ngôi nhà phải được mở rộng. ông đã tạo ra phòng ngủ riêng cho những đứa con trai đang lớn của mình, lắp đặt một bể nước, che trần nhà dầm với các thanh gỗ gọn gàng, và cải tạo nhà để xe thành một nhà khách.


c. Không gian

Gehry đã sử dụng các lớp sóng của các tấm kim loại, cửa sổ trần và cửa sổ của người Cuba để tạo cảm giác không gian chuyển động lớn trong nhà bếp và phòng ăn. Ông đã gỡ bỏ các bức tường để lộ cấu trúc bằng gỗ, đó là phương pháp xây dựng của tòa nhà. Gehry bao phủ bên ngoài ngôi nhà với một làn da mới và khác thường, sử dụng quy trình quấn, dựng hàng rào xây dựng xung quanh. Hai khối kính có dây khung tạo thành một liên kết giữa ngôi nhà cũ và lớp mới.



Mặt bằng tầng 1

Mặt bằng tầng 2


Mặt đứng công trình

Mặt cắt công trình


d. Vật liệu + Kết cấu Cấu trúc ban đầu là ngôi nhà gỗ hai tầng thông thường có khung được bổ sung đan xen các cấu trúc xung đột. Tường chịu lực được nâng lên các khung cấu trúc bên trong và bên ngoài dầm đỡ bằng gỗ, dầm và dầm. Ngôi nhà được sử dụng vật liệu bán công nghiệp: Gỗ, kính, nhôm và hàng rào lưới sắt



III. Tổng kết 1. Ưu nhược điểm phương pháp thiết kế của Frank Gerhy

Ưu điểm: -

-

Tư duy đổi mới, thoát khỏi những nguyên tắc gò bó hàng thế kỷ về hình thức, ý đồ của cái xã hội mà kiến trúc biểu hiện ra Là thủ pháp phá vỡ sự nhàm chán. Liệu pháp tâm lý giúp chúng ta nhìn lại chính mình, thừa nhận những mặt trái khách quan tồn tại bên cạnh những hào nhoáng mà cách mạng công nghiệp mang lại cho cuộc sống hiện tại Khung – hình, cấu trúc – bao che, nội dung – hình thức có chức năng tương tự như nhau. Nội dung được phơi bày bằng hình thức, cấu trúc vừa là khung vừa là hình ảnh Sử dụng năng động mọi loại vật liệu

Nhược điểm: -

Đôi khi Gerhy tạo ra một số hình khối không có công năng

-

Ông ít quan tâm tới khí hậu địa phương


b. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm cho nhóm sinh viên. -

Có thể vận dụng những quan điểm và những phương pháp của KTS Frank O Gehry vào trong những dự án hay những đồ án của sinh viên.

-

Phương pháp luận này là một nguồn cảm hứng giúp cho giai đoạn lên ý tưởng không bị khô cứng bị bó buộc quá nhiều bởi những quy chuẩn quy phạm

-

Nhìn vào những công trình của ông thì sẽ còn một cách nhìn nhận mới về vẻ đẹp của Kiến Trúc, về đỉnh cao của sự sáng tạo và phá vỡ những quy luật


II. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luận văn thạc sĩ kiến trúc – GVHD : TS.KTS Nguyễn Trí Thành 2. Tạp chí kiến trúc – TCKT.VN 3. Xu hướng Kiến Trúc Deconstruction – PGS.TS.KTS.Lê Thanh Sơn 4. Youtube 5. Thư viện Kiến Trúc – CA’ Library 6. Piterest 7. achievement.org


THANKS YOU!


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.