Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 45 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Hà Nội, tháng 11 năm 2011

1


HỘI ĐỒNG CỐ VẤN 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13.

Nguyễn Văn Chọn Nguyễn Đình Cống Phạm Hùng Cường Nguyễn Sanh Dạn Phạm Ngọc Đăng Nguyễn Xuân Đặng Ứng Quốc Dũng Phạm Quang Dũng Phạm Duy Hoà Nguyễn Văn Hùng Nguyễn Như Khải Nguyễn Kim Luyện Hồ Ngọc Luyện

14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25.

Đỗ Hữu Nghĩa Nguyễn Lê Ninh Ngô Thế Phong Nguyễn Tấn Quý Đỗ Quốc Sam Lê Văn Thành Lê Văn Thưởng Hà Trình Nguyễn Xuân Trọng Vũ Văn Tuấn Nguyễn Khánh Tường Lê Vạn

BAN BIÊN TẬP 1. Nguyễn Kim Bảng 2. Phạm Văn Du 3. Đặng Kim Giang 4. Lương Phương Hậu 5. Hoàng Tuấn Long


LỜI NÓI ĐẦU rường Đại học Xây dựng được thành lập năm 1966 theo Quyết định số 144/CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, trường phải rời Thủ đô Hà Nội đi sơ tán nhiều nơi trên các tỉnh Hà Bắc, Vĩnh Phú… Cán bộ và sinh viên của trường đã dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn, gian khổ, chiến thắng thiên tai, địch hoạ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học… góp phần cùng quân dân cả nước bảo vệ và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trải qua 45 năm, Trường Đại học Xây dựng đã phát triển và lớn mạnh không ngừng để trở thành một cơ sở đào tạo đại học và sau đại học đầu ngành, một trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực xây dựng. Biết bao thế hệ thầy trò nối tiếp nhau góp công sức xây dựng trường, làm cho trường ngày càng có vị thế cao trong xã hội. Nhà trường rất đỗi tự hào và biết ơn các thế hệ đi trước đã viết lên những trang sử vẻ vang, làm nên những thành tích lớn lao được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận. Để phát huy truyền thống vẻ vang của nhà trường, khi chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thành lập trường, năm 2001 Đảng uỷ – Ban Giám hiệu đã chỉ đạo biên soạn cuốn sách về quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Xây dựng. Năm 2006 cuốn sách đã được bổ sung tái bản lần thứ nhất. Năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập và 55 năm đào tạo cuốn sách tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung tái bản lần thứ 2 mang tên “Trường Đại học Xây dựng 45 năm hình thành và phát triển”. Quá trình phát triển của trường được chia thành 3 thời kỳ: 1956 – 1966: Thời kỳ Khoa Xây dựng thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tiền thân của Trường Đại học Xây dựng; 1966 – 1983: Thời kỳ thành lập trường và sơ tán ở các địa điểm xa Hà Nội; 1983 – 2011: Thời kỳ ổn định và phát triển. Cuốn sách này như một món quà mang nhiều ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm thành lập trường, là công sức của tập thể các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính quyền và Đoàn thể trong trường qua các thời kỳ, của nhiều thầy cô giáo, cán bộ nhà trường đã nghỉ hưu và đang công tác ở trong và ngoài trường. Tuy làm việc rất thận trọng và tỷ mỉ, nhưng do hoàn cảnh đặc biệt của trường bị thiên tai, địch hoạ, phải sơ tán nhiều nơi, người còn, người mất, các tài liệu không còn lưu giữ được nhiều, do đó thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Mong nhận được sự góp ý về nội dung cũng như hình thức để tiến tới biên soạn một cuốn Lịch sử Trường Đại học Xây dựng đầy đủ hơn trong thời gian tới.

T

TM. ĐẢNG UỶ VÀ BAN GIÁM HIỆU HIỆU TRƯỞNG – BÍ THƯ ĐẢNG UỶ

TS. Lê Văn Thành 3



HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG QUA CÁC THỜI KỲ

Từ 1966 đến 1977 NGND NGUYỄN SANH DẠN

Từ 1977 đến 1982

Từ 1982 đến 1990

GS.TS. ĐỖ QUỐC SAM

GS.TSKH. NGND PHẠM NGỌC ĐĂNG

Từ 1990 đến 1994

Từ 1994 đến 1998

Từ 1999 đến 2004

GS.TSKH. NGND NGUYỄN VĂN CHỌN

GS.TSKH. NGƯT NGUYỄN NHƯ KHẢI

PGS.TS. NGƯT NGUYỄN LÊ NINH

Từ 2004 đến 2009

Từ 2009 đến 2014

PGS.TS.NGƯT NGUYỄN VĂN HÙNG

TS. LÊ VĂN THÀNH

5



BÍ THƯ ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG QUA CÁC THỜI KỲ

Từ 1966 đến 1969

Từ 1969 đến 1976

Từ 1976 đến 1979

Đồng chí TRẦN ĐỨC TRÂN

Đồng chí HÀ TRÌNH

Đồng chí NGUYỄN XUÂN ĐẶNG

Từ 1979 đến 1984

Từ 1984 đến 1999

Từ 1999 đến 2010

Đồng chí NGUYỄN XUÂN TRỌNG

Đồng chí NGUYỄN TẤN QUÝ

Đồng chí ỨNG QUỐC DŨNG

Từ 2010 đến nay

Đồng chí LÊ VĂN THÀNH

7



KHOA XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG (1956-1966)



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

I. NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP KHOA

háng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về tái lập hoà bình ở Đông Dương được ký kết, đất nước ta bước vào một trang sử mới, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải phát triển nhanh chóng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo trình độ đại học.

T

Ngày 6 tháng 3 năm 1956, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK) – trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta được thành lập gồm 10 khoa, trong đó có Khoa Xây dựng. Trường ĐHBK lúc đó còn có nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất thiếu thốn, chỉ có khu nhà Đông Dương học xá và một số nhà cấp 4; trang thiết bị thí nghiệm, điều kiện thực tập môn học chưa có; giáo trình, tài liệu, thư viện còn nghèo nàn, cán bộ giảng dạy (CBGD) còn ít và chưa có kinh nghiệm. Trong hoàn cảnh như vậy, chủ trương của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu (BGH) Trường ĐHBK là: Nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ CBGD. Nhà trường tìm nguồn cán bộ có trình độ từ các nơi khác về bao gồm cả cán bộ được đào tạo ở trong nước và ở nước ngoài; mời giáo sư của các trường đại học ở Liên Xô giúp đỡ trường và các bộ môn trong việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo, viết giáo trình, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, xây dựng các phòng thí nghiệm và quy trình thực tập, làm đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp… Với những chủ trương lớn về chuyên môn cùng với sự nỗ lực xây dựng các tổ chức Đảng và các đoàn thể chính trị, nhà trường đã từng bước ổn định các mặt hoạt động, bảo đảm nhiệm vụ đào tạo kỹ sư theo đường lối của Đảng và yêu cầu xây dựng đất nước. Những khó khăn của Trường ĐHBK cũng là những khó khăn của Khoa Xây dựng lúc đó. Khi mới thành lập, Khoa Xây dựng chỉ có 8 cán bộ chủ chốt là các thầy giáo: Lê Tâm, Nguyễn Sanh Dạn, Nguyễn Văn Hường, Vũ Văn Tảo, Lê Đỗ Chương, Lê Thạc Cán, Nguyễn Văn Cung và Nguyễn Đơn Giản. Chủ nhiệm khoa đầu tiên là thầy giáo Lê Tâm, Kỹ sư Cầu đường từ Pháp về nước năm 1946; Phó chủ nhiệm khoa là thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn, Kỹ sư Công chính từ Bộ Quốc phòng về. Địa điểm làm việc của khoa là một phần nhà D trong khu Đông Dương học xá. Tuy ban đầu có nhiều khó khăn, nhưng chỉ sau 6 tháng kể từ ngày thành lập, đến 11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

tháng 9/1956, Khoá 1 Khoa Xây dựng với 200 trong tổng số 1095 sinh viên toàn trường đã nhập học. Ban đầu Khoa Xây dựng đào tạo 3 ngành: Xây dựng cầu đường, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng thuỷ lợi - cảng. Riêng ngành Kiến trúc ngay từ Khoá 1 đã có chủ trương tuyển sinh, nhưng do khó khăn về đội ngũ CBGD và cơ sở vật chất nên sau năm học thứ nhất số sinh viên này đã nhập vào ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năm 1961 ngành Kiến trúc được mở và tuyển sinh khoá đầu tiên.

II. NHANH CHÓNG ỔN ĐỊNH KHOA VÀ TỪNG BƯỚC TRIỂN KHAI CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG 1. Nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình đào tạo Trong bối cảnh chung của đất nước, điều kiện của trường và khoa, nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của Khoa Xây dựng lúc đầu được xác định là đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật bậc đại học có phẩm chất chính trị và chuyên môn giỏi cho lĩnh vực xây dựng cơ bản. Từ những năm 60, với đội ngũ CBGD đã được tăng cường và trưởng thành, ngoài công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và chiến đấu cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng của khoa. Chương trình đào tạo lúc đầu dựa chủ yếu vào chương trình đào tạo đại học của Liên Xô và sự giúp đỡ của các chuyên gia như Giáo sư Tơriphônốp, các phó giáo sư Denhinxốp, C.A Iuxốp, Metnhicốp của Trường Đại học Xây dựng Matxcơva, ngoài ra, khoa còn tham khảo chương trình đào tạo kỹ sư của Trung Quốc và Cộng hoà Pháp, nhờ đó đến năm 1962 chương trình đào tạo các ngành của khoa đã tương đối hoàn chỉnh. 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy Trường và khoa đều xác định việc phát triển nhanh đội ngũ CBGD cả về số lượng lẫn chất lượng là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định trước mắt và lâu dài cho việc đào tạo cũng như NCKH. Theo chủ trương đó, khoa đã tuyển chọn CBGD dựa vào các nguồn sau: Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong nước, chủ yếu là Đại học Sư phạm Hà Nội; sinh viên Khoá 1, 2, 3 của trường tốt nghiệp loại giỏi; kỹ sư tốt nghiệp các ngành Xây dựng công trình từ Liên Xô và Trung Quốc về; Sinh viên giỏi học hết năm thứ 2 (Khoá 4) được một số bộ môn tuyển chọn bồi dưỡng để giảng dạy các môn khoa học cơ bản. Ngoài ra, khoa còn mời cán bộ ở các cơ quan ngoài trường về tham gia giảng dạy như các Kiến trúc sư: Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Cao Luyện, Ngô

12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Huy Quỳnh, Hoàng Linh, Kỹ sư Phạm Đình Biều, Bùi Văn Các, Nguyễn Như Quỹ; Hoạ sĩ Nguyễn Thị Kim,… Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBGD, khoa đề ra mục tiêu phải sớm có CBGD trình độ phó tiến sỹ chủ trì các môn khoa học cơ sở và các môn khoa học chuyên ngành. Thực hiện chủ trương này, khoa đã gửi nhiều CBGD đi nước ngoài làm nghiên cứu sinh. Trong số 25 sinh viên Khoá 1 chuyển tiếp đi học tại Liên Xô, sau khi tốt nghiệp trường đã đề nghị nước bạn cho một số được ở lại tiếp tục làm nghiên cứu sinh. 3. Xây dựng bộ môn Để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và NCKH, trường đã xác định việc xây dựng và phát triển bộ môn là vấn đề then chốt, do vậy khoa rất coi trọng công tác này. Từ hai bộ môn được thành lập ban đầu là Bộ môn Hình học hoạ hình do thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn chủ trì và Bộ môn Đo đạc công trình do thầy giáo Tôn Thất Phùng chủ trì, đến năm 1957 thành lập thêm 3 bộ môn là Bộ môn Vật liệu xây dựng do thầy giáo Lê Đỗ Chương chủ trì; Bộ môn Sức bền vật liệu do thầy giáo Bùi Trọng Lựu chủ trì và Bộ môn Thủy lực – Thủy văn do thầy giáo Vũ Văn Tảo chủ trì. Năm 1958, thành lập thêm 3 bộ môn mới: đó là Bộ môn Công trình gồm các tổ Cầu, Đường, Thép, Bê tông do thầy giáo Đỗ Quốc Sam chủ trì; Bộ môn Kiến trúc do thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn chủ trì và Bộ môn Cơ học kết cấu do thầy giáo Nguyễn Văn Hường chủ trì. Năm 1959, do yêu cầu của sự nghiệp đào tạo và sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, các tổ của Bộ môn Công trình đã tách ra thành 4 bộ môn độc lập: Bộ môn Thép – Gỗ, Bộ môn Đường ô tô – sân bay, Bộ môn Cầu – Hầm và Bộ môn Bê tông do thầy giáo Đỗ Quốc Sam, Đặng Hữu, Lê Văn Thưởng và Phạm Sỹ Liêm chủ trì. Cũng năm 1959, trường quyết định thành lập thêm Bộ môn Thủy lợi do thầy giáo Nguyễn Văn Cung chủ trì. Từ năm 1960 đến giữa năm 1966, thành lập thêm 2 bộ môn là Bộ môn Thi công xây dựng do thầy giáo Lê Văn Kiểm chủ trì và Bộ môn Cảng – Đường thủy do thầy giáo Dương Quang Thành chủ trì. Năm 1962, tách Bộ môn Thủy lực – Thủy văn thành hai bộ môn là Bộ môn Thủy lực do thầy giáo Vũ Văn Tảo chủ trì và Bộ môn Thủy văn do thầy giáo Lê Thạc Cán chủ trì. Do mới thành lập, CBGD còn thiếu nên các bộ môn thường phải đảm nhận nhiều nhóm môn học khác nhau, mỗi CBGD phải dạy nhiều môn học.

13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

4. Biên soạn, biên dịch giáo trình và các tài liệu Việc biên soạn, biên dịch các tài liệu, giáo trình khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành là công việc rất khó khăn vì đội ngũ và trình độ CBGD còn rất hạn chế. Để kịp thời phục vụ công tác đào tạo, CBGD trong các khoa đã dựa chủ yếu vào các giáo trình đại học của Liên Xô, dịch và biên soạn lại cho phù hợp với yêu cầu của Việt Nam. Ngoài ra, khoa còn sử dụng các giáo trình và tài liệu của Trung Quốc và Pháp. Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng một hệ thống thuật ngữ khoa học kỹ thuật xây dựng mà từ trước đến nay chưa hề có trong tiếng Việt. Việc xây dựng hệ thống thuật ngữ này, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về từ ngữ Việt, Hán, Pháp, Nga. Vì vậy lãnh đạo trường, khoa và các CBGD đã vượt qua nhiều khó khăn để sớm hoàn thành hệ thống các thuật ngữ tiếng Việt. Những tập sách về hệ thống thuật ngữ lần lượt được xuất bản, nội dung bảo đảm tính chính xác, khoa học, hiện đại và dân tộc. Hệ thống thuật ngữ đã bao quát được các môn Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Vật liệu xây dựng, Sức bền vật liệu, Đo đạc công trình, Cơ học kết cấu, Cơ học đất, Thủy lực, Thủy văn, Nền móng, Kết cấu bê tông cốt thép, Kết cấu thép gỗ, Vật lý kiến trúc, Cầu hầm, Đường ôtô, Thủy công, Thủy điện, Cảng Đường thủy, Kiến trúc dân dụng, Kiến trúc công nghiệp, Qui hoạch đô thị, Thông gió, Cấp thoát nước. Cho tới nay, trải qua hơn 45 năm hầu như toàn bộ hệ thống thuật ngữ khoa học kỹ thuật xây dựng này vẫn tồn tại và thông dụng trong xã hội. Dựa trên thành quả đó, đến đầu năm 1963, khoa đã hoàn thành biên soạn 25 giáo trình môn học, trong đó có 14 giáo trình môn học kỹ thuật cơ sở, 11 giáo trình môn học kỹ thuật chuyên ngành và một số lượng khá lớn các tài liệu tham khảo. Đóng góp nhiều nhất trong việc biên soạn các giáo trình này là các thầy giáo Lê Tâm, Nguyễn Sanh Dạn, Lê Đỗ Chương, Bùi Trọng Lựu, Bùi Tâm Trung, Nguyễn Văn Hường, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Văn Cung, Đỗ Quốc Sam, Đặng Hữu, Lê Văn Thưởng, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Thạc Cán, Dương Quang Thành, Phạm Sĩ Liêm, Lều Thọ Trình, Lê Tiến Bình, Lê Văn Kiểm, Đinh Xuân Bảng, Nguyễn Y Tô…

14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Nhà “D” Đông Dương học xá - nơi làm việc của Khoa Xây dựng ĐHBK Hà Nội (1956)

Chuyên gia Liên xô và các thầy giáo Khoa Xây dựng trên công trường xây dựng Trường ĐHBK (1962)

15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Sinh viên Khoá 1 Khoa Xây dựng (1956-1959)

Lễ phát động thi đua Khoa Xây dựng (1956-1959)

16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Lớp sinh viên Cầu đường Khoá 1 – Khoa Xây dựng (1956-1959)

Lớp sinh viên Thủy lợi 61 Khoa Xây dựng (1961)

17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

5. Xây dựng phòng thí nghiệm Để bảo đảm chất lượng đào tạo, ngay từ năm 1957, khoa đã chủ trương xây dựng các phòng thí nghiệm (PTN) môn học. Được nhà trường quan tâm và sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia Liên Xô, đến năm 1962, khoa đã xây dựng được một số PTN như PTN Vật liệu xây dựng do thầy giáo Lê Đỗ Chương chủ trì; PTN Thủy lực do thầy giáo Vũ Văn Tảo chủ trì; PTN Cơ học đất do thầy giáo Nguyễn Văn Quỳ chủ trì; PTN Sức bền vật liệu và Phòng Máy trắc địa do thầy giáo Bùi Trọng Lựu chủ trì. Năm 1963, nhờ có sự viện trợ của Liên Xô, cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường ĐHBK đã khá khang trang và tương đối hoàn chỉnh. Khu giảng đường mới với hàng chục dãy nhà 3, 4 tầng, đáp ứng đủ điều kiện giảng dạy, học tập và NCKH. Khoa Xây dựng cũng được thêm 3 PTN hiện đại do Liên Xô viện trợ là PTN Công trình, PTN Vật liệu xây dựng và PTN Thủy lực – Thủy công. Các PTN đã có trước đây như: Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng, Cơ học đất… cũng được bổ sung thêm các thiết bị và tiếp tục hoạt động trong khu trường mới. Ngoài các PTN trên, khoa còn thành lập Phòng Thiết kế và Xây dựng, Xưởng Mộc cho sinh viên thực tập. 6. Công tác tuyển sinh và đào tạo Từ 1956 – 1966, khoa đã tuyển 10 khóa sinh viên từ Khoá 1 đến Khoá 10. Khoa đã đào tạo hoàn chỉnh 6 khóa với gần 1000 kỹ sư và tiếp tục đảm nhận đào tạo Khóa (7, 8, 9, 10) với hơn 900 sinh viên cho 8 ngành: Xây dựng Cầu, Xây dựng Đường, Xây dựng Thủy lợi, Xây dựng Cảng – Đường thủy, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng đô thị, Thông gió và Cấp thoát nước. Theo phương châm giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước trong nhà trường xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước, quá trình tuyển sinh và đào tạo trong thời kỳ này của khoa được thực hiện theo sự chỉ đạo chung của trường là không quá cầu toàn, chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong cả nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện. Từ Khoá 1 đến Khóa 9, khoa tổ chức tuyển sinh ở Hà Nội; Khoá 10 tuyển sinh tại các địa phương. Thời gian đào tạo các khóa lúc đầu là 4 năm, từ khóa 7 trở đi là 5 năm. Riêng Khoá 1, do sự đòi hỏi cấp thiết của công cuộc xây dựng đất nước nên theo thời gian học chỉ có 3 năm rưỡi. Năm học 1962 – 1963, do số lượng cán bộ và bộ đội vào học nhiều hơn, trình độ kiến thức không đồng đều nên khoa đã mở lớp “Xây dựng công nông 62”, chọn các CBGD có kinh nghiệm để bồi dưỡng thêm cho sinh viên các kiến thức cơ bản ở hai

18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

năm đầu, năm thứ 3 các sinh viên đó trở lại học cùng lớp cũ. Nhờ vậy sau khi tốt nghiệp, số kỹ sư thuộc khối này đều nắm chắc kiến thức chuyên môn và phát huy tác dụng trong thực tiễn. Do yêu cầu của sản xuất và chiến đấu, có thời kỳ khoa đã mạnh dạn đưa sinh viên năm cuối đi thực tế theo hình thức vừa học vừa làm và làm đồ án tốt nghiệp tại các địa phương, đồng thời chuyển một số sinh viên Khóa 7 trong khoa sang học ngành Xây dựng Cầu – Đường và ngành Điện. Khi giặc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, khoa đã tổ chức huấn luyện quân sự về công binh và pháo binh cho sinh viên ngành Xây dựng Cầu – Đường và Xây dựng dân dụng và công nghiệp Khoá 7. Hàng ngày các lớp này vừa học vừa tập luyện, vừa tham gia trực chiến bắn máy bay địch oanh tạc. Nhiều người trong số sinh viên này sau khi tốt nghiệp đã tình nguyện nhập ngũ, vào Nam chiến đấu. Tiêu biểu là Anh hùng Liệt sỹ Bùi Ngọc Dương, nguyên là sinh viên Khoá 7 ngành Xây dựng Cầu – Đường đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm và hy sinh đầu năm 1968 tại mặt trận Đường 9 – Khe Sanh. Bùi Ngọc Dương đã trở thành tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ sinh viên và thanh niên noi theo. 7. Văn phòng khoa và công tác phục vụ Để giúp việc cho Ban Chủ nhiệm (BCN) khoa, Văn phòng khoa thường xuyên có hai cán bộ thường trực: Phụ trách trợ lý tổ chức khoa thời kỳ 1956 – 1961 là đồng chí Nguyễn Đơn Giản và từ năm 1962 đến năm 1966 là đồng chí Nguyễn Ngọc Tế. Thư ký Văn phòng khoa, thời kỳ đầu là đồng chí Nguyễn Thị Chanh; năm 1962 – 1963 là đồng chí Trịnh Phương Hân và từ năm 1964 đến năm 1966 là đồng chí Ngô Minh Phỏng. Trong thời kỳ này, công tác phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) do trường đảm nhận, phần ký túc xá và nhà bếp của sinh viên được phân cấp cho khoa quản lý. Từ đầu những năm 60, khi có ký túc xá và nhà ăn khang trang thì nền nếp ăn ở, sinh hoạt của sinh viên Khoa Xây dựng đã có những chuyển biến tích cực. Tổ phục vụ nhà ăn sinh viên của khoa đã được công nhận đăng ký trở thành tổ Lao động XHCN. Năm 1964, Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, đầu năm 1965 một bộ phận sinh viên của khoa phải sơ tán tạm thời về Yên Sở (Ngoại thành Hà Nội). Cuối năm 1965 đầu năm 1966, chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ngày càng lan rộng và ác liệt, khoa phải đưa sinh viên đi sơ tán ở Việt Yên – Hà Bắc (Khoá 6, 7) và Lạng Sơn (Khoá 8, 9, 10). Từ đây, khoa hoàn toàn đảm nhận tổ chức mọi việc ăn, ở, sinh hoạt, học tập, giảng dạy của cán bộ và sinh viên.

19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

8. Công tác xây dựng Đảng Công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể được coi là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, có tính quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và NCKH của khoa. Do vậy, năm 1956, ngay sau khi thành lập Khoa Xây dựng, chi bộ CBGD của khoa đã được thành lập gồm 6 đảng viên do đồng chí Nguyễn Văn Hường làm bí thư. Các chi bộ sinh viên được tổ chức theo từng khoá, mỗi khoá 1 chi bộ. Chi bộ sinh viên Khoá 1 gồm 5 đảng viên do đồng chí Lê Vạn làm bí thư. Từ năm 1959, thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ trường, chi bộ sinh viên đã hợp nhất với chi bộ CBGD của Khoa Xây dựng thành một chi bộ do đồng chí Nguyễn Xuân Trọng – Đảng uỷ viên trường – làm bí thư. Đồng chí bí thư chi bộ cùng với hai thầy giáo Lê Tâm và Nguyễn Sanh Dạn hợp thành ban lãnh đạo Khoa Xây dựng, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của khoa. Hình thức này duy trì cho đến tháng 2/1962 thì kết thúc, vì khoa đã có thêm đồng chí phó chủ nhiệm chuyên trách công tác chính trị tư tưởng và công tác sinh viên. Đầu năm 1960, chi bộ CBCNV đầu tiên của khoa được thành lập gồm 4 đảng viên, do đồng chí Nguyễn Ngọc Tế làm bí thư. Đến tháng 9/1960, Đảng uỷ trường quyết định thành lập Liên chi Đảng bộ Khoa Xây dựng gồm 5 chi bộ: 1 chi bộ CBGD và CBCNV và 4 chi bộ sinh viên. Đồng chí Nguyễn Xuân Trọng làm bí thư liên chi uỷ đầu tiên của khoa. Liên chi uỷ và Ban Chủ nhiệm khoa đã tập trung chỉ đạo hướng vào những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xây dựng khoa ngày càng phát triển vững mạnh; đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật về xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển cả hiện tại và sau này khi đất nước thống nhất; từng bước đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với phục vụ sản xuất, chiến đấu, góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế; hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật xây dựng cho cán bộ các cơ quan trung ương và địa phương; thường xuyên giáo dục đạo đức, nếp sống con người mới XHCN; đối với CBGD và CBCNV, giáo dục tinh thần “Vì sinh viên thân yêu”; đối với sinh viên giáo dục ý thức học tập, rèn luyện tốt để trở thành người cán bộ có đức có tài, ý thức “Tôn sư trọng đạo”. - Phấn đấu sớm có đội ngũ CBGD đủ về số lượng và từng bước có cán bộ đầu đàn cho các ngành, các bộ môn; nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh một số PTN chủ yếu, tích cực dịch và biên soạn các giáo trình, tài liệu cơ bản. - Xây dựng Liên chi Đảng bộ thành Liên chi Đảng bộ 4 tốt, chú trọng đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong khối CBGD, sinh viên và trong đội ngũ cán bộ chủ chốt; tạo mọi điều kiện cho Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên hoạt động sôi nổi, lành mạnh, có hiệu quả; xây dựng các tổ, đội lao động XHCN và đẩy mạnh 20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

phong trào thi đua 2 tốt (dạy tốt và học tốt). Trước mắt cần tích cực tham gia cải tạo khu trường cũ và xây dựng khu trường mới. Thực hiện những nhiệm vụ trên, dưới sự chỉ đạo của Liên chi uỷ và Ban Chủ nhiệm khoa, Khoa Xây dựng không những sớm đi vào ổn định mà còn phát triển nhanh, trở thành một trong những khoa tiên tiến xuất sắc của Trường ĐHBK. 9. Công tác đoàn thể Ngay sau khi tuyển sinh từng khoá, các chi Đoàn Thanh niên Lao động (TNLĐ) được tổ chức theo đơn vị lớp, khối CBGD có chi đoàn riêng. Từ 1956 đến 1959, các sinh viên Khoá 1 Khoa Xây dựng đã giữ trách nhiệm Đoàn và Hội của Trường ĐHBK như Phạm Văn Trình, Đỗ Thị Hồng Phấn là Bí thư ĐTN trường, Nguyễn Công Mẫn là Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHBK. Đến năm 1956 do số lượng đoàn viên và chi đoàn phát triển nhanh, Đoàn trường quyết định thành lập Liên chi đoàn Khoa Xây dựng và đồng chí Bạch Xuân Ba là Bí thư liên chi đoàn đầu tiên. Năm 1959, Công đoàn khoa và tổ công đoàn các bộ môn được thành lập. Thầy giáo Vũ Văn Uý là Thư ký đầu tiên của công đoàn khoa. Từ khi thành lập, công đoàn khoa đã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, động viên, khuyến khích CBCNV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên và góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước do trường và khoa phát động. Năm 1956, thành lập Hội Sinh viên, toàn khoa lúc đó là một chi hội, mỗi lớp là một phân hội. Tổ chức Hội Sinh viên trong trường ngày càng phát triển. Năm 1962 , Khoa Xây dựng thành lập chi hội sinh viên và đồng chí Lê Hồng Phúc là chi hội trưởng đầu tiên. Cùng với Liên chi Đoàn Thanh niên, chi hội sinh viên đã góp phần quan trọng vào việc tập hợp sinh viên, đẩy mạnh các phong trào thi đua học tốt, trau dồi đạo đức cách mạng, tham gia công tác xã hội, văn nghệ, thể thao, vui chơi lành mạnh trong khoa và trường. Chi hội sinh viên Khoa Xây dựng là một chi hội mạnh, có nhiều hoạt động sáng tạo, phong phú, được Hội Sinh viên trường tặng nhiều giấy khen.

21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

III. ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC, GẮN ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT VÀ CHIẾN ĐẤU 1. Phong trào thi đua xây dựng tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa trong cán bộ công nhân viên và phong trào học tốt trong sinh viên Hưởng ứng cuộc vận động thi đua yêu nước, xây dựng CNXH do Nhà nước phát động, phong trào thi đua yêu nước của khoa thực hiện cuộc vận động “Xây dựng nhà trường XHCN” mà nội dung chủ yếu là dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt, gắn nhiệm vụ đào tạo, NCKH trong nhà trường với đời sống xã hội, và phong trào “Vì sinh viên thân yêu phục vụ” diễn ra rất sôi nổi trong toàn thể CBCNV và sinh viên. Trong khối CBGD, nổi bật là phong trào thi đua dạy tốt và đăng ký phấn đấu trở thành “Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa”. Năm 1960, tổ Công trình được đăng ký tổ LĐXHCN và là một trong 2 tổ đầu tiên của Trường ĐHBK được Hội đồng Chính phủ công nhận tổ Lao động XHCN. Thầy giáo Nguyễn Văn Tuyên - Tổ trưởng tổ LĐXHCN – được bầu là Chiến sỹ thi đua. Thầy giáo Đặng Hữu và thầy giáo Nguyễn Xuân Đặng là 2 Chiến sỹ thi đua của Khoa Xây dựng được đi dự đại hội thi đua cấp thành phố. Thầy giáo Nguyễn Xuân Đặng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trong đợt này. Từ năm 1961 đến năm 1965, các bộ môn khác lần lượt được công nhận đăng ký phấn đấu trở thành tổ LĐXHCN: Thuỷ lợi, Kiến trúc, Qui hoạch đô thị, Cơ học kết cấu, Cầu, Đường, Sức bền vật liệu, Bê tông – Thép gỗ. Trong số đó nhiều bộ môn được công nhận là tổ LĐXHCN cấp thành phố. Trong khối CBCNV có phong trào thi đua “Vì sinh viên thân yêu phục vụ” điển hình là tổ “Bếp 61”. Quản lý nhà ăn của khoa gồm 21 cán bộ, đa số là nữ có con nhỏ, do đồng chí Nguyễn Công Thích phụ trách, hàng ngày phải phục vụ 1300 sinh viên. Tuy khối lượng công việc rất lớn nhưng tổ đã đoàn kết giúp nhau vượt qua mọi khó khăn, lao động cần mẫn, sáng tạo, nhiệt tình và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tổ “Bếp 61” được Hội đồng Chính phủ công nhận là tổ LĐXHCN đầu tiên trong khối phục vụ và nhà ăn Khoa Xây dựng cũng được thành phố Hà Nội công nhận là nhà ăn “5 tốt”. Khi Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, cán bộ sinh viên trong khoa càng gắn bó với nhau nhiều hơn, phong trào thi đua ngày càng sôi động với những nội dung mới, khi thế mới: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Thanh niên

22


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

3 sẵn sàng”, “Phụ nữ 3 đảm đang”, “Tiếng hát át tiếng bom”… Cuối năm 1964, Hội đồng Thi đua thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học trong thành phố để phát động phong trào phấn đấu xây dựng các khoa LĐXHCN. Khoa Xây dựng được vinh dự báo cáo điển hình và sau đó Hội đồng Thi đua thành phố Hà Nội đã công nhận Khoa Xây dựng cùng với Khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là 2 khoa đầu tiên của ngành Đại học đăng ký phấn đấu trở thành khoa LĐXHCN. Trường ĐHBK có vinh dự nhiều lần được đón Bác Hồ đến thăm. Ngày 02 tháng 03 năm 1963, Bác Hồ cùng vua Lào tới thăm trường lúc Khoa Xây dựng đang tổ chức cho sinh viên Khoá 4 ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp bảo vệ tốt nghiệp. Bác Hồ cùng các vị quan khách đã vào thăm phòng bảo vệ tốt nghiệp, lúc đó sinh viên Nguyễn Văn Chọn (sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng) và sinh viên Chu Thị Kim Phượng cùng bảo vệ tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế Cung Văn hoá lao động Thủ đô Hà Nội” với phương án công trình 12 tầng. Trong cuộc trò chuyện thân mật, cởi mở, Bác đã nói nhiều đến vai trò của người làm nghề xây dựng. Bác nhắc nhở và động viên thầy trò trong khoa phải phấn đấu vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình… Sự giản dị, gần gũi và những lời dạy bảo ân cần của Bác Hồ như tiếp thêm sức mạnh cho phong trào thi đua của khoa. Nhờ vậy, phong trào thi đua của khoa đã sôi động lại càng sôi động hơn: thầy thi đua, trò thi đua, tất cả mọi người đều thi đua một khí thế hào hứng, phấn khởi dấy lên trong toàn khoa. Sự kiện đó đã trở thành một kỷ niệm sâu sắc, một nếp sống đẹp của khoa được duy trì và phát huy mãi mãi về sau này. 2. Phong trào thi đua gắn nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học với sản xuất và chiến đấu “Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội” là nội dung chủ yếu của phương châm giáo dục của Đảng ta. Thực hiện phương châm đó, Khoa Xây dựng không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng bài giảng trên lớp mà còn kết hợp đưa sinh viên đi thực tập và thí nghiệm ở các xưởng sản xuất, các công trình xây dựng như: Tổ chức cho cán bộ sinh viên tham gia các hoạt động LĐSX trên Công trường Đại thuỷ nông Bắc – Hưng - Hải năm 1958; đo đạc vẽ bản đồ khu Giáp Bát (Hà Nội); tham gia xây dựng Khu Gang thép Thái Nguyên từ năm 1959 – 1961; sửa chữa cầu sông Thương (Bắc Giang) năm 1960; quy hoạch thuỷ nông huyện Thanh Trì năm 1964.

23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Trong quá trình xây dựng Trường ĐHBK do Liên Xô viện trợ, cán bộ Khoa Xây dựng tham gia ở những khâu chủ chốt: Thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn Trưởng Ban Kiến thiết, thầy giáo Trần Trung Ý Phó Ban Kiến thiết, thầy giáo Lê Đỗ Chương chỉ huy phó công trường, các thầy giáo Lê Kiều và Ngô Văn Quỳ phụ trách thi công. Nhà C9 ĐHBK là hạng mục công trình bổ sung vào quy hoạch xây dựng trường do thầy giáo Nguyễn Đức Thiềm và thầy giáo Đoàn Định Kiến thiết kế. Tất cả các nhà ký túc xá sinh viên ĐHBK (A1, A2, A3, B1 đến B9) đều do các thầy giáo Trương Thao, Nguyễn Đức Thiềm, Đoàn Định Kiến thiết kế. Cùng làm việc với các chuyên gia Liên Xô, cán bộ Khoa Xây dựng đã đóng góp nhiều giải pháp kỹ thuật có hiệu quả trên công trường. Năm 1964, Đế quốc Mỹ dùng không quân mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Khoa Xây dựng phải đi sơ tán đến các bản Na-Pò, Nà Dài, Khâu Khiêu thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Tuy sơ tán rất gian truân và vất vả, nhưng với tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó khăn, khoa đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ cùng với sinh viên đi đến các xí nghiệp, công trường, nhà máy ở nhiều tỉnh trên miền Bắc, kết hợp vừa học vừa phục vụ quốc phòng, giao thông vận tải, phục vụ sản xuất, đặc biệt là công nghiệp địa phương. Cùng với nhiệm vụ đào tạo, nhiệm vụ NCKH cũng từng bước được đẩy mạnh, định hướng NCKH trong giai đoạn này là nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sản xuất, chiến đấu, kết hợp yêu cầu trước mắt với phát triển lâu dài. Với tinh thần đó, khoa đã thực hiện thành công các đề tài sau đây: Nghiên cứu thiết kế hồ chứa nước Hà Trung dung tích 7 triệu m3; nghiên cứu cầu treo, cầu dây phục vụ giao thông và quốc phòng; nghiên cứu nền móng chịu tải lớn; nghiên cứu hàn khẩu đê bị phá hoại do chiến tranh; nghiên cứu cảng dã chiến; nghiên cứu xây dựng các đường hầm và vi khí hậu hầm; thiết kế xây dựng xí nghiệp thuỷ tinh dân dụng có công suất 200 T/năm và 300 T/năm; nghiên cứu thiết kế xưởng xi măng lò đứng 5000 T/năm; nghiên cứu thiết kế trạm thuỷ điện nhỏ 60KW; tham gia nghiên cứu thiết kế cầu Phủ Lỗ, cầu BTCT ứng lực trước đầu tiên ở nước ta; nghiên cứu xây dựng các điểm cơ khí nông thôn; nghiên cứu vữa bê tông cát mịn, mặt đường gia cố vôi… ngoài ra, phòng thiết kế của khoa đã thiết kế nhiều công trình được đưa vào xây dựng như nhà kho Thư viện Quốc gia, Nhà máy Đúc Mai Động, Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường Múa Trung ương, Trường Kịch Trung ương…

24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

IV. CHUẨN BỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 1. Sự trưởng thành của Khoa Xây dựng Năm 1956, khi thành lập, Khoa Xây dựng chỉ có trên 10 CBGD và CBCNV, chưa có kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo đại học, chưa có tài liệu và giáo trình cần thiết cho giảng dạy. Nhưng chỉ trong vòng 10 năm, đến hè năm 1966, Khoa Xây dựng đã có 178 CBGD, trong đó có 16 PTS. Đội ngũ CBGD của khoa lúc này tương đối hoàn chỉnh về ngành nghề và khá vững vàng về chuyên môn. Khoa đã dịch và biên soạn được gần 50 giáo trình và tài liệu tham khảo, đã xây dựng được 7 PTN môn học, trong đó có những PTN hiện đại như PTN Công trình, PTN Thuỷ lực, PTN Vật liệu xây dựng. Khoa đã đào tạo hoàn chỉnh 6 khoá với gần 1000 kỹ sư cung cấp cho đất nước và tiếp tục đào tạo hơn 900 SV (của các khoá 7, 8, 9, 10). Từ chỗ chỉ có 1 chi bộ cán bộ với 6 đảng viên, 1 chi bộ sinh viên với 11 đảng viên, 3 chi Đoàn Thanh niên, đến năm 1966 khoa đã có 1 liên chi Đảng bộ với trên 50 đảng viên, một liên chi Đoàn Thanh niên, một chi hội Sinh viên, một công đoàn khoa với nhiều tổ công đoàn. Bộ máy quản lý khoa đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức, quản lý và đào tạo bậc đại học. Do sự phấn đấu và trưởng thành nhanh chóng, Khoa Xây dựng đã nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng của các cấp chính quyền và đoàn thể. Nhiều năm, Khoa Xây dựng được công nhận là khoa tiên tiến xuất sắc, 11 đơn vị trong khoa được công nhận đăng ký trở thành tổ LĐXHCN, trong đó nhiều bộ môn, tổ công tác được công nhận là tổ LĐXHCN cấp Thành phố. Tổ “Bếp 61” được Hội đồng Chính phủ công nhận tổ LĐXHCN cấp toàn quốc. Toàn khoa có 12 chiến sỹ thi đua, 34 cán bộ dạy tốt, có 11 trên 19 lớp sinh viên được công nhận là lớp tiên tiến, 108 sinh viên dạt danh hiệu ưu tú xuất sắc. Chi bộ CBGD được Trung ương Đảng tuyên dương là một trong những chi bộ 4 tốt xuất sắc nhất của toàn miền Bắc. Cả 2 công đoàn bộ phận (Công đoàn CBGD và Công đoàn CBCNV) đều được công nhận là công đoàn 4 tốt, trong đó công đoàn CBGD được Tổng Công đoàn Việt Nam và Liên hiệp Công đoàn thành phố Hà Nội khen. Liên chi Đoàn Thanh niên LĐ của khoa được Đoàn trường xếp loại liên chi đoàn mạnh nhất trong toàn trường. Chi đoàn CBGD Khoa Xây dựng là một trong những chi đoàn được TW Đoàn tặng cờ Nguyễn Văn Trỗi đầu tiên trong toàn ngành Đại học. 2. Yêu cầu mới của đất nước Bước vào đầu những năm 60, công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc về cơ bản đã hoàn thành. Cách mạng miền Nam phát triển sang bước ngoặt mới mở đầu bằng 25


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận, Cách mạng miền Nam, nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi rất to lớn, đẩy chính quyền Sài Gòn và Đế quốc Mỹ vào tình thế nguy ngập. Mong cứu vãn tình thế, Đế quốc Mỹ đã dồn dập đổ quân vào miền Nam và dùng không quân đánh phá miền Bắc, với ý đồ ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: “Sự điên cuồng của Đế quốc Mỹ tuy có gây ra cho ta những tổn thất hết sức nặng nề về người và của, nhưng chúng ta nhất định thắng lợi hoàn toàn”. Trong bối cảnh như vậy, nhiệm vụ trước mắt ở miền Bắc là phải đánh bại chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, nhanh chóng khôi phục các cơ sở bị đánh phá, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo thông suốt những tuyến đường cũ, mở thêm nhiều tuyến đường mới để chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Về lâu dài, phải mở ra các cơ sở đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và quản lý xã hội đồng bộ, trong đó ngành Xây dựng là một ngành có lịch sử lâu đời gắn liền với nền văn hoá cổ truyền của dân tộc, một ngành có vinh dự và trách nhiệm lớn lao là thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ “Đến ngày thắng lợi xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Khoa Xây dựng sau 10 năm phấn đấu và trưởng thành đã có những tiềm lực và khả năng đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết để tách khỏi Trường Đại học Bách khoa, thành lập Trường Đại học Xây dựng. 3. Những bước chuẩn bị thành lập Trường Đại học Xây dựng Tháng 3/1966, Trường ĐHBK ra quyết định thành lập Ban Trù bị thành lập Trường Đại học Xây dựng gồm các đồng chí: Trần Đức Trân - Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ trường, Trưởng ban; Nguyễn Sanh Dạn - Chủ nhiệm Khoa Xây dựng, Phó Trưởng ban; và 5 uỷ viên: Lê Vạn, Trần Văn Ngọc, Nguyễn Ngọc Tế, Nguyễn Phụng Võ, Nguyễn Liêm. Ban Trù bị có nhiệm vụ giúp trường soạn thảo các văn bản trình Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Nhà nước cho phép thành lập Trường Đại học Xây dựng. Cụ thể gồm các văn bản chính: 1 - Tờ trình xin thành lập Trường Đại học Xây dựng, trong đó trình bày rõ chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Trường ĐHXD, dự kiến ban lãnh đạo trường.

26


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

2 - Tờ trình về sơ đồ tổ chức hệ thống đào tạo. 3 - Tờ trình về sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Ban Trù bị thay mặt Trường ĐHBK làm việc với bộ chủ quản và các cơ quan Nhà nước, giải trình những vấn đề cần thiết nảy sinh trong quá trình xét duyệt. Các đồng chí Trần Đức Trân, Nguyễn Sanh Dạn và Lê Vạn là những người đầu tiên họp bàn xác định địa điểm của trường. Sau đó, Ban Trù bị được bổ sung thêm các đồng chí Đỗ Quốc Sam, Võ Văn Bích để thành lập Ban Lãnh đạo lâm thời, tìm địa điểm sơ tán cho trường. Các đồng chí Phạm Sỹ Liêm, Huỳnh Xuân Đình, Hoàng Huy Thắng và Nguyễn Liêm được giao nhiệm vụ phối hợp với Ban Lãnh đạo lâm thời triển khai các hoạt động cần thiết. Sau nhiều lần cân nhắc, Ban Lãnh đạo lâm thời chọn 2 huyện Quế Võ và Gia Lương thuộc tỉnh Hà Bắc làm nơi sơ tán của trường và chọn thôn Quế Ổ (thuộc xã Chi Lăng, huyện Quế Võ) là nơi làm việc của Ban Giám hiệu và các phòng, ban. 4. Quyết định của Chính phủ thành lập Trường Đại học Xây dựng Ngày 8/8/1966, Chính phủ ra Quyết định số 144/CP thành lập Trường Đại học Xây dựng:

27


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

PHỦ THỦ TƯỚNG -----*-----Số 144/CP

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------000----------Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 1966

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ Về việc thành lập Trường Đại học Xây dựng HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ Căn cứ nhu cầu của Nhà nước về việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế ngành Xây dựng và Kiến trúc có trình độ đại học; Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, công văn số 29/KH ngày 9 tháng 5 năm 1966, sau khi có sự thoả thuận của ông Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, công văn số 688/UB-KH ngày 9/6/1966; Căn cứ Quyết nghị của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 27/7/1966 của Thường vụ Hội đồng Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 171/CP ngày 29/11/1963 của Hội đồng Chính phủ về quy chế của các trường và lớp đại học và trung học chuyên nghiệp;

QUYẾT ĐỊNH : Điều 1: Nay, tách Khoa Xây dựng khỏi Trường Đại học Bách khoa để thành lập Trường “Đại học Xây dựng” thuộc quyền quản lý của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Điều 2: Trường Đại học Xây dựng có nhiệm vụ : a/ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế có trình độ đại học cho các ngành Xây dựng công nghiệp và dân dụng, Xây dựng giao thông vận tải và thuỷ lợi, theo các hình thức : - Dài hạn tập trung ban ngày; - Chuyên tu tập trung ban ngày; - Tại chức (học ban đêm, học bằng thư). b/ Giúp các trường trung học chuyên nghiệp ngành Kinh tế, Kiến trúc ngành Xây dựng, bổ túc nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên về biên soạn tài liệu giảng dạy. c/ Nghiên cứu khoa học Kiến trúc và Xây dựng cơ bản. Điều 3: Giao trách nhiệm cho Bộ ĐH & THCN cung cấp thêm cán bộ các loại và thiết bị cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu của Trường ĐHXD. Điều 4: Trường Đại học Xây dựng do 1 Hiệu trưởng phụ trách, giúp việc Hiệu trưởng có 1 hoặc 2 Hiệu phó. Điều 5: Các ông Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, ông Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. T/M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ KT/THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG Đã ký Lê Thanh Nghị 28


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

NĂM

Thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Xây dựng, Bộ ĐH&THCN đã bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Sanh Dạn giữ chức quyền Hiệu trưởng, phụ trách chung kiêm phụ trách chuyên môn; đồng chí Trần Đức Trân, Phó Hiệu trưởng, phụ trách công tác chính trị. * *

*

Trong 10 năm , từ tháng 3/1956 đến tháng 8/1966, Khoa Xây dựng Trường ĐH Bách khoa đã liên tục phấn đấu và trưởng thành. Mười năm ấy không dài đối với một khoa trong một trường đại học nhưng khoa đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tiềm lực và những điều kiện cần thiết cho việc ra đời Trường Đại học Xây dựng. Sự trưởng thành của Khoa Xây dựng, đặc biệt là sự trưởng thành của đội ngũ CBGD là kết quả của sự chỉ đạo và quan tâm to lớn của Đảng uỷ, BGH Trường ĐHBK, của Bộ ĐH và THCN. Mặt khác, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong khoa đã có sự lãnh đạo sâu sát và nhạy bén. Cán bộ lãnh đạo của khoa đã rất tâm huyết, có tầm nhìn chiến lược và quyết tâm cao trong việc xây dựng đội ngũ. Mỗi người, mỗi đơn vị thường xuyên chăm lo khối đoàn kết nội bộ, với ý thức tự lực, dám nghĩ, dám làm, luôn có niềm tin và khát vọng lớn vào tương lai sự nghiệp đào tạo... Chính những nhân tố đó đã tạo tiềm lực cho đội ngũ cán bộ sau này đủ sức vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đưa Trường Đại học Xây dựng vững bước đi lên trong thời kỳ sôi động và hào hùng của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

29


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THỜI KỲ SƠ TÁN (1966 - 1983)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

hất bại trong “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, Đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến thành “Chiến tranh cục bộ”, đưa 50 vạn lính Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam. Đồng thời Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ra miền Bắc nhằm ngăn cản sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho miền Nam.

T

Cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ đã tàn phá nặng nề các cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng trên toàn miền Bắc. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của miền Bắc buộc phải chuyển hướng, từ tập trung chuyển sang phân tán, từ thời bình chuyển sang thời chiến, để giảm sự thiệt hại đến mức thấp nhất. Trường Đại học Xây dựng được thành lập trong bối cảnh lịch sử đó. Ban Trù bị thành lập trường đã triển khai ngay việc tìm địa điểm sơ tán. Từ năm 1966 đến 1983, Trường Đại học Xây dựng đã di chuyển địa điểm nhiều lần từ Hà Nội sơ tán về Hà Bắc, phân tán dọc hai bên bờ sông Đuống thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Lương. Đến năm 1970, kết thúc giai đoạn phân tán, trường di chuyển tập trung về Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú). Một bộ phận nhỏ còn ở lại khu Chèm (xã Tiền Phong – huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phú). Sau khi Hiệp định Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27/1/1973), Đảng ủy trường đã nhiều lần bàn phương án, đề nghị cấp trên cho Trường Đại học Xây dựng chuyển về Hà Nội. Từ đó, Đảng ủy trường đã tập trung chỉ đạo tìm mọi khả năng để có thể di chuyển trường từ Hương Canh và Chèm về Hà Nội. Sau đại thắng Mùa Xuân năm 1975, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước. Nhiệm vụ hàn gắn những vết thương chiến tranh được đặt ra cấp bách, trước hết là khôi phục cơ sở hạ tầng. Đây cũng là một trong các yêu cầu quan trọng và trực tiếp đối với Trường Đại học Xây dựng trong nhiệm vụ đào tạo đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư cho công cuộc khôi phục và phát triển đất nước.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể khi mới thành lập trường Ban Giám hiệu gồm hai đồng chí: Nguyễn Sanh Dạn - Quyền Hiệu trưởng và Trần Đức Trân, Bí thư Đảng uỷ (lâm thời) kiêm Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác tổ chức, chính trị và đời sống. Thư ký Công đoàn trường đầu tiên là đồng chí Hoàng Chương.

33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Bí thư Đoàn Thanh niên trường đầu tiên là đồng chí Trần Văn Ngọc. Lãnh đạo chính quyền từ 1966 đến 1983 Hiệu trưởng do các thầy giáo sau lần lượt đảm nhiệm Từ năm 1966 đến năm 1977:

thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn

Từ năm 1977 đến năm 1982:

thầy giáo Đỗ Quốc Sam

Từ năm 1982 đến năm 1990:

thầy giáo Phạm Ngọc Đăng

Các phòng, ban: Khi mới thành lập trường có các phòng ban sau: Tổ chức – Quân sự, Tuyên giáo, Giáo vụ, Nghiên cứu khoa học, Hành chính Quản trị, Tài vụ - Thiết bị, Y tế. Phòng Tài vụ - Thiết bị được thành lập tháng 8/1966, đến tháng 2/1967 được tách ra thành 2 phòng Tài vụ và phòng Thiết bị. Phòng Hành chính – Quản trị được thành lập tháng 8/1966 sau đó tách ra thành 2 phòng, rồi sáp nhập lại, đến năm 1980 lại tách ra thành 2 phòng: Hành chính và Quản trị. Phòng Tuyên giáo: Thành lập tháng 8/1966, tháng 2/1967 được đổi tên là Phòng Giáo dục Chính trị, năm 1974 tiếp tục được đổi tên thành Phòng Tuyên huấn. Phòng Thiết kế thành lập tháng 6/1969, tháng 7/1970 Bộ ĐH&THCN ra quyết định thành lập Phòng Khảo sát và Thiết kế. Các khoa và bộ môn: Khi mới thành lập trường có các khoa sau: Khoa Xây dựng

- Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Đỗ Quốc Sam

Khoa Cầu đường

- Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Đặng Hữu

Khoa Thủy lợi – Cảng - Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Vũ Văn Tảo Khoa Tại chức

- Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Lê Vạn

Khoa Cơ bản

- Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Nguyễn Văn Hường.

Tháng 9 năm 1967, trường thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức các bộ môn và khoa. Tách Bộ môn Kiến trúc trong Xây dựng để thành lập Khoa Kiến trúc – Đô thị; tách Bộ môn Máy xây dựng trong Khoa Thủy lợi – Cảng để thành lập Khoa Cơ khí xây dựng gồm 3 bộ môn: Máy xây dựng, Điện kỹ thuật, Nhiệt kỹ thuật và điều động thầy giáo Đặng Quốc Sơn, Phó Chủ nhiệm Khoa Thủy lợi – Cảng làm quyền Chủ nhiệm Khoa Cơ khí xây dựng; nhập ngành Kinh tế vào Khoa Tại chức để thành lập 34


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Khoa Kinh tế - Tại chức và điều động thầy giáo Nguyễn Biên Phó Chủ nhiệm Khoa Cầu đường làm Chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Tại chức. Năm 1967, lớp Kiến trúc của Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng) sáp nhập về Khoa Kiến trúc – Đô thị của Trường Đại học Xây dựng. Cuối năm 1969, lớp này được tách ra chuyển về Trường Đại học Kiến trúc thuộc Bộ Kiến trúc quản lý. Năm 1972, tách Bộ môn Vật liệu xây dựng trong Khoa Xây dựng để thành lập Khoa Vật liệu xây dựng, do thầy giáo Lê Đỗ Chương làm Chủ nhiệm khoa, năm 1974 chuyển Bộ môn Thông gió – Cấp nước từ Khoa Xây dựng về Khoa Vật liệu xây dựng. Năm 1980, giải thể Khoa Cơ bản. Một số bộ môn thuộc khoa được chuyển về các khoa chuyên ngành, còn lại hai bộ môn Toán và Ngoại ngữ trực thuộc BGH. Tháng 12/1966, thành lập Phòng Quân sự và Thể dục thể thao. Tháng 12/1982 thành lập Khoa Quân sự. Như vậy, đến năm 1976, từ 5 khoa và 32 bộ môn ban đầu, Trường Đại học Xây dựng đã có 9 khoa và 43 bộ môn. Theo cơ cấu tổ chức thì các bộ môn chuyên ngành đều trực thuộc các khoa chuyên ngành quản lý; riêng các bộ môn Toán, Mác – Lênin, Quân sự và các xưởng Cơ, Mộc, Hàn trực thuộc Ban Giám hiệu. 2. Công tác xây dựng Đảng Liên chi Đảng bộ Khoa Xây dựng được hình thành từ khi còn là Khoa Xây dựng (ĐHBK Hà Nội), nên ngay sau khi thành lập, Trường Đại học Xây dựng đã có một Đảng bộ để tiếp tục lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường. Thành ủy Hà Nội đã chỉ định một số đồng chí vào Đảng ủy lâm thời: Trần Đức Trân làm Bí thư, các đồng chí Lê Vạn, Nguyễn Công Chi là ủy viên. Đảng ủy lâm thời đã đề cử đồng chí Hoàng Chương là Thư ký Công đoàn trường, đồng chí Trần Văn Ngọc là Bí thư Đoàn Thanh niên trường. Để bộ máy Đảng hoạt động kịp thời, Đảng ủy lâm thời đã đề nghị Ban Giám hiệu rút một số đồng chí đảng viên sinh viên là cán bộ đi học, lên làm công tác Đảng (đồng chí Hoàng Trọng Tế…). Ngày 3 tháng 2 năm 1967 Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Xây dựng lần thứ Nhất đã được tiến hành tại thôn Quế Ổ, Xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, đồng chí Trần Đức Trân được bầu làm Bí thư Đảng ủy trường.

35


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Từ năm 1966 đến 1983, Bí thư Đảng ủy trường lần lượt do các đồng chí sau đây đảm nhiệm: Từ năm 1966 đến 1969

đồng chí Trần Đức Trân

Từ năm 1969 đến 1976

đồng chí Hà Trình

Từ năm 1976 đến 1979

đồng chí Nguyễn Xuân Đặng

Từ năm 1979 đến 1984

đồng chí Nguyễn Xuân Trọng

Đồng chí Hà Trình là Ủy viên BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 1973 – 1976. Đồng chí Nguyễn Xuân Đặng là Ủy viên BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 1976 – 1979. Toàn Đảng bộ được tổ chức thành 5 liên chi Đảng: Liên chi Khoa Xây dựng, Liên chi Khoa Thủy lợi – Cảng, Liên chi Khoa Cầu – Đường, Liên chi Khoa Tại chức, Liên chi khối Hiệu bộ. Đến 1969 có 7 liên chi Đảng gồm: Hiệu bộ, Khoa Xây dựng, Khoa Cầu đường, Khoa Thủy lợi – Cảng – Máy xây dựng, Khoa Kinh tế - Tại chức, Khoa Kiến trúc – Đô thị và Khoa Cơ bản. Toàn bộ các khoa đều có chi bộ CBCNV trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện các hoạt động của khối CBCNV. Trong điều kiện trường, khoa sơ tán, phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng vẫn được đảm bảo, các mặt hoạt động của nhà trường vẫn được duy trì và từng bước phát triển. Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ trường là phải làm tốt công tác dân vận, giáo dục cho CBCNV và sinh viên thấm nhuần phương châm “Đi dân nhớ, ở dân thương”; chú ý giáo dục tinh thần khắc phục khó khăn, đoàn kết nội bộ, tự lực cánh sinh để tạo dựng cơ sở vật chất tối thiểu cần thiết cho công tác giảng dạy, học tập, NCKH phục vụ sản xuất và chiến đấu; phải thấm nhuần tư tưởng chuyển mọi hoạt động của nhà trường sang nếp sống thời chiến. Cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ còn ác liệt và kéo dài nên việc tự vệ, phòng tránh đảm bảo an toàn cho người và cơ sở vật chất là công việc thường xuyên của mỗi cán bộ đảng viên và sinh viên. Trường ở xa Hà Nội nên việc cung ứng lương thực thực phẩm và những nhu cầu thiết yếu cho hàng nghìn người là một khó khăn rất lớn. Đảng ủy đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng cung ứng kịp thời và đầy đủ những tiêu chuẩn mà Nhà nước đã qui định cho CBCNV và sinh viên và cố gắng xin thêm nhu yếu phẩm ở các tỉnh mà trường có quan hệ công tác. Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, Đảng ủy còn quan tâm đến đời sống tinh thần. Phong trào văn nghệ thể thao phát triển rộng khắp, các đội tuyển bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, kịch nói, ca nhạc của trường đã đi thi đấu, hội diễn, biểu

36


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

diễn ở nhiều tỉnh thành gây tiếng vang lớn và giành được nhiều huy chương, giải thưởng. Các tuyển tập thơ, bài hát do thầy giáo, cán bộ và sinh viên trong trường sáng tác đã được xuất bản, thu thanh; các buổi chiếu phim, báo cáo thời sự được duy trì đều đặn. Nhờ vậy đã tạo được không khí phấn khởi trong công tác và học tập của toàn trường. Một năm sau khi thành lập, Trường Đại học Xây dựng đã được tăng cường cán bộ gồm nhiều sỹ quan quân đội chuyển sang. Các sỹ quan được Bộ trưởng Bộ ĐH&THCN bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm ở hầu hết các khoa và một số phòng, ban. Đến năm 1969, so với khi mới thành lập, qui mô nhà trường đã phát triển khá lớn, sinh viên chính qui và tại chức đã tăng gấp 3 lần, CBGD tăng 2,5 lần và CBCNV tăng 5 lần. Quy mô trường phát triển, nhưng địa điểm lại sơ tán và phân tán quá rộng. Bộ máy hành chính cồng kềnh, công tác xây dựng Đảng có lúc bị buông lỏng về mặt chính trị tư tưởng và tổ chức quản lý nên đã có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ. Sự mất đoàn kết này là do tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, ý thức kỷ luật kém của một số cán bộ quản lý chủ chốt ở cơ quan Hiệu bộ gây ra sự chia rẽ, bè phái, làm rạn nứt khối đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiều mặt công tác của trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ hai (tháng 4 - 1968) và Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ ba (tháng 11 - 1969) đã chỉ ra các hiện tượng, tìm ra nguyên nhân và xác định quyết tâm đấu tranh giữ vững sự đoàn kết trong Đảng bộ: “Cuộc đấu tranh trong nội bộ lãnh đạo nhà trường trong thời gian qua nhằm chống lại tư tưởng cá nhân chủ nghĩa và các hiện tượng tiêu cực là cuộc đấu tranh phức tạp và khó khăn, nhưng đến nay đã đạt được kết quả rất cơ bản. Qua cuộc đấu tranh này, Đảng bộ đã trưởng thành thêm, vững vàng hơn, củng cố được sự đoàn kết nhất trí cao hơn trong nội bộ Đảng và nội bộ nhà trường, đảng viên và quần chúng rất phấn khởi. Đây là một bài học kinh nghiệm rất lớn về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ.” 3. Công tác đoàn thể Công tác Đoàn Thanh niên Đại hội lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Trường Đại học Xây dựng đã bầu BCH nhiệm kỳ đầu tiên và đồng chí Trần Văn Ngọc được bầu làm Bí thư ĐTN trường. Từ năm 1966 đến 1983, Bí thư ĐTN trường do các đồng chí sau đây lần lượt đảm nhiệm: Từ năm 1966 đến 1968 Từ năm 1968 đến 1975 Từ năm 1975 đến 1979 Từ năm 1979 đến 1980 Từ năm 1980 đến 1983

đồng chí Trần Văn Ngọc đồng chí Đỗ Hữu Nghĩa đồng chí Vũ Liêm Chính đồng chí Nguyễn Tiến Đoàn đồng chí Nguyễn Quang Đạo 37


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Ngay từ khi mới thành lập trường, Đoàn Thanh niên đã phát huy vai trò xung kích trong mọi mặt hoạt động giảng dạy, học tập, NCKH, văn nghệ, thể dục thể thao, đồng thời là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động khác của nhà trường. Dưới sự chỉ đạo cụ thể của Đảng ủy, phong trào Đoàn Thanh niên trường luôn luôn được Thành đoàn Hà Nội đánh giá cao: phong trào xuống đường đảm bảo giao thông; phong trào nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc; chi viện cho chiến trường miền Nam; phong trào lao động XHCN – Cải tạo sông Tô Lịch; phong trào làm phòng tuyến bảo vệ Thủ đô (Tam Đảo) và phong trào phấn đấu trở thành tập thể sinh viên XHCN. Công tác Công đoàn Đảng ủy luôn coi trọng công tác Công đoàn. Ngay từ Nghị quyết ĐH Đảng bộ trường lần thứ nhất (tháng 2 - 1967) đã xác định: Công đoàn là một tổ chức tập hợp, động viên, phát huy mạnh mẽ trí tuệ tập thể và khả năng tiềm tàng của CBCNV góp sức xây dựng nhà trường. Trên thực tế, Công đoàn trường đã làm tốt công tác động viên, khuyến khích CBCNV hoàn thành tốt công tác giảng dạy, NCKH, phục vụ sản xuất và chiến đấu trong điều kiện sơ tán gặp rất nhiều khó khăn; chăm lo đời sống vật chất tinh thần của CBCNV. Lúc mới thành lập trường, Công đoàn cấp trên chỉ định đồng chí Hoàng Chương là Thư ký Công đoàn. Từ năm 1966 đến 1983, Thư ký Công đoàn trường do các đồng chí sau đây lần lượt đảm nhiệm: Từ năm 1966 đến 1968

đồng chí Hoàng Chương

Từ năm 1968 đến 1970

đồng chí Nguyễn Xuân Trọng

Từ năm 1970 đến 1971

đồng chí Nguyễn Văn Hường

Từ năm 1971 đến 1975

đồng chí Trần Văn Ngọc

Từ năm 1975 đến 1979

đồng chí Vũ Văn Tuấn

Từ năm 1979 đến 1983

đồng chí Nguyễn Văn Bảo

Công đoàn trường đã chỉ đạo và triển khai tốt các phong trào thi đua: “ba cải tiến – hiệu suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều”, phong trào phụ nữ “ba đảm đang” và “ gia đình năm tốt”, phong trào xây dựng Công đoàn “bốn tốt” và phong trào thi đua đạt các danh hiệu: “Tập thể lao động XHCN”, chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến… Các phong trào thi đua này đã được duy trì liên tục và đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giảng dạy, NCKH, xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo tốt đời sống nhờ vậy Công đoàn trường nhiều năm đạt danh hiệu “Công đoàn tiên tiến xuất sắc”.

38


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO 1. Đào tạo đại học a. Mục tiêu đào tạo Ngay khi thành lập trường, mục tiêu đào tạo đã được Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất (2 - 1967) xác định: Sinh viên ĐHXD phải đạt được các tiêu chuẩn: 1 - Có phẩm chất chính trị tốt; 2 - Có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, biết vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn đã học; 3 - Có sức khỏe tốt để lao động đạt hiệu suất cao; 4 - Có một số hiểu biết về văn học nghệ thuật và đời sống xã hội để xây dựng cho mình một cuộc sống phong phú nhiều mặt. Mục tiêu đào tạo cụ thể của từng ngành được xác định trên cơ sở mục tiêu đào tạo chung và đặc điểm của ngành nghề. Lúc này có 8 ngành học: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cầu đường, Thủy lợi, Cảng đường thủy, Kiến trúc đô thị, Vật liệu xây dựng và Kỹ thuật vệ sinh, Kinh tế xây dựng, Máy xây dựng. b. Cơ cấu và các loại hình đào tạo Các loại hình đào tạo đại học được hình thành từ yêu cầu của thực tiễn, gắn với nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, cho nên ngay từ khi thành lập trường đã có các loại hình đào tạo như sau: Dài hạn tập trung, Tại chức, Chuyên tu, Luân huấn (Bồi dưỡng thời gian ngắn), Bồi dưỡng chuyên đề. Ngoài ra còn có các lớp dự bị đại học. Đào tạo dài hạn tập trung Từ Khoá 10 đến Khoá 14 học sinh tốt nghiệp cấp III do địa phương tuyển chọn vào trường. Trường chỉ tiến hành kiểm tra trình độ văn hóa cho phù hợp với ngành học được đào tạo. Việc kiểm tra này dần dần được nâng cao về yêu cầu chất lượng văn hóa. Từ năm 1970, theo chủ trương của Bộ ĐH&THCN các trường tham gia tuyển sinh tại các tỉnh. Địa bàn thi tuyển do Bộ phân công, các trường làm nhiệm vụ coi thi tuyển sinh cho tất cả các khối trường đại học (khối A, B, C). Riêng ngành Kiến trúc của trường từ Khoá 10 đến Khoá 14 tiến hành thi chọn trong số sinh viên đã nhập trường, năm 1983 mới bắt đầu tổ chức thi tuyển riêng (khóa đầu tiên thi tại cơ sở của trường ở Phúc Xá). Theo hình thức thi tuyển này, hàng năm vào mùa thi tuyển, trường phải huy động một lực lượng khá lớn thầy cô giáo, CBCNV thực hiện công tác này. 39


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Trong tờ trình xin thành lập trường ngày 14/3/1966, hàng năm trường xin kế hoạch tuyển sinh từ 1000 – 1200SV các hệ. Trong đó: 600 – 700 cho hệ dài hạn tập trung; 200 cho hệ chuyên tu tập trung; 150 cho hệ tại chức. Thực tế khóa đầu tiên (Khoá 11) năm học 1966 – 1967, trường đã tuyển 970 sinh viên, trong đó có 600 cho hệ dài hạn tập trung, 100 cho hệ chuyên tu tập trung, 150 cho hệ tại chức và 120 dự bị đại học. Năm 1973, trường nhận 1 lớp bồi dưỡng các kỹ sư đã tốt nghiệp ngành Hóa của ĐHBK về đào tạo bằng 2 ngành Xây dựng. Năm 1974, nhận bằng 2 ngành Xây dựng (Xây dựng nông nghiệp Khoá 14 và Khoá 16). Riêng Khoá 14 trường đã mở thêm ngành Kỹ sư công trình, đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế, nghiên cứu công trình nói chung. Vào những năm 1968 – 1969 cuộc chiến tranh bằng không quân của Đế quốc Mỹ ra miền Bắc ngày càng ác liệt, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về cán bộ kỹ thuật xây dựng của xã hội giảm, do đó quy mô tuyển sinh của trường thu hẹp lại chỉ còn vài trăm sinh viên. Hòa bình lập lại, chiến tranh chống Mỹ kết thúc, quy mô tuyển sinh của trường được mở rộng, năm cao nhất là hơn 1200 sinh viên. Năm 1967 trường tuyển sinh thí điểm 1 lớp (35 SV) hệ Cao đẳng. Trên 7000 kỹ sư, kiến trúc sư do Trường Đại học Xây dựng đào tạo trong giai đoạn này đã thực sự là một lực lượng cán bộ KHKT có năng lực, tỏa đi khắp mọi miền Tổ quốc đáp ứng kịp thời yêu cầu khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh. Nhiều cán bộ đã được giao những trọng trách quan trọng trong ngành Xây dựng. Đào tạo Tại chức Nhà trường đã xây dựng được chương trình đào tạo bám sát những yêu cầu thực tiễn sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hệ đào tạo tại chức càng có nhu cầu phát triển mạnh mẽ. Các ngành đào tạo được tăng thêm, quy mô, số lượng, địa bàn được mở rộng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và vươn tới Tây Nguyên, Thuận Hải. Thông qua đào tạo tại chức đã có nhiều đơn vị, địa phương gắn kết hơn với trường. Số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức từ 445 kỹ sư (1966 - 1975) tăng lên 1166 kỹ sư (1976- 1986). Trong giai đoạn 10 năm 1976 – 1986, số lượng tuyển sinh lên đến 2461 sinh viên. Trong giai đoạn 1966 đến 1983 đã có 1913 kỹ sư tại chức tốt nghiệp. Đội ngũ cán bộ KHKT được đào tạo theo hình thức tại chức của Trường Đại học Xây dựng đã phát huy tác dụng tốt trong các lĩnh vực công tác được các địa phương, các tỉnh, các tổng công ty đánh giá cao.

40


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Đào tạo Chuyên tu Hệ đào tạo chuyên tu được thực hiện ngay từ khi thành lập trường (1966), đến năm 1988 thì kết thúc (khóa cuối cùng tốt nghiệp vào năm 1991). Đây là hệ đào tạo theo chương trình 3 năm nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn với đối tượng đào tạo là các cán bộ kỹ thuật đã kinh qua công tác, có bằng Trung cấp ngành Xây dựng. Qua 25 năm đào tạo hệ chuyên tu đã có 1392 kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Xây dựng, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cầu đường, Thủy lợi. Hình thức đào tạo này đã đáp ứng kịp thời và có hiệu quả chủ trương của Đảng về công tác cán bộ cho ngành Xây dựng. Có lập trường tư tưởng vững, có kinh nghiệm về quản lý, nay được trang bị kiến thức chuyên môn, đội ngũ này đã nhanh chóng phát huy vai trò của mình trong nhiệm vụ xây dựng đất nước sau chiến tranh. Đào tạo Luân huấn Đây là hình thức đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ đang công tác ở các địa phương và các ngành khác nhau. Nhà trường đã mở được 3 khóa từ khi còn sơ tán ở Quế Võ (Hà Bắc). Về sau, hình thức này được áp dụng rất phong phú, đa dạng, thích hợp với yêu cầu sản xuất, với từng đối tượng khác nhau, như lớp bồi dưỡng 3 tháng (200 tiết) cho cán bộ Văn phòng Phủ Thủ tướng; 3 tháng (200 tiết) cho thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam Ninh, Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng; hoặc mở những lớp chuyên đề 100 tiết cho thành phố Hải Phòng, tỉnh Cao Bằng... Nhà trường đã gắn đào tạo với phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chi viện cho miền Nam. Khoá 11 là khoá đầu tiên của Trường Đại học Xây dựng. Ba tháng sau khi nhập trường (2-1966), đã có 46 sinh viên Khoá 11 lên đường nhập ngũ chi viện cho chiến trường. Tiếp đó trong những năm 1970 - 1971 một số lượng không nhỏ sinh viên các Khoá 12, 13, 14 và CBGD, CBCNV của trường lại tiếp tục lên đường nhập ngũ. Có những đợt nhập ngũ, sinh viên của trường đủ để thành lập riêng một tiểu đoàn. Sinh viên của Trường Đại học Xây dựng đã có mặt ở tất cả các chiến trường. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, trên 1000 sinh viên của các khoá từ 11 đến 14 đã trở lại trường tiếp tục học tập. Thực hiện Chỉ thị 222 – TTg của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương vừa học tập vừa phục vụ sản xuất và chiến đấu, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã tổ chức 25 đoàn với trên 1000 CBGD và sinh viên đi tham gia đảm bảo giao thông, tạo nên một phong trào “Xuống đường” sôi động, ghi dấu ấn sâu sắc trong giới sinh viên của thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Tháng 5 - 1968 toàn bộ thầy trò Khoa Cầu đường “Xuống đường”, với 455 sinh viên (K10, 11, 12), 41 cán bộ và thầy giáo, chia thành 5 đội đến 5 địa điểm: Cầu

41


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Long Biên, cầu Phú Lương, đường Yên Lập, đường Văn Giang, khu Chợ Bến. Từ tháng 7 đến tháng 10 – 1972, sinh viên và thầy giáo của trường ĐHXD lại “Xuống đường bảo đảm giao thông”. Trường thành lập một tiểu đoàn gồm 422 sinh viên và CBGD “Xuống đường bảo đảm giao thông” do thầy Đặng Hữu là Tiểu đoàn trưởng, thầy Lê Văn Thưởng làm Tiểu đoàn phó, thầy Nguyễn Đình Điện làm Chính trị viên. Tiểu đoàn gồm 2 đại đội: Một đại đội bảo đảm giao thông ở Cầu Thị Cầu (Hà Bắc) gồm 130 sinh viên Khóa 12, 13, 14 Cầu hầm và 12 CBGD các Bộ môn Cầu hầm, Cơ kết cấu và Sức bền vật liệu do thầy Nguyễn Tiến Oang làm Đại đội trưởng, thầy Thục làm Chính trị viên. Một đại đội bảo đảm giao thông ở đường 1B Lạng Sơn gồm 250 sinh viên Khoá 12, 13, 14 Đường bộ, 30 CBGD và các chị nuôi (cấp dưỡng) các Bộ môn Đường, Cơ kết cấu, Thông gió do thầy Trần Đình Bửu làm Đại đội trưởng và thầy Trần Luân Ngô làm Chính trị viên. Đại đội 1B có 2 trung đội do thầy Nguyễn Xuân Vinh và thầy Nguyễn Mạnh Dũng làm Trung đội trưởng, thầy Nguyễn Vinh Môn và thầy Nguyễn Văn Hiển làm Chính trị viên. Năm học 1977 – 1978 trường ta đã tổ chức nhiều đoàn sinh viên tăng cường cho các công trường và các viện thiết kế, trong đó có đoàn hơn 20 sinh viên Khoá 18 Khoa Xây dựng cùng các thầy hướng dẫn vào Thành phố Hồ Chí Minh vừa làm học 1 năm tại Viện Quy hoạch và Thiết kế tổng hợp (29 Bis Nguyễn Đình Chiểu - Quận 1). Các sinh viên này đã tham gia thiết kế khá nhiều công trình xây dựng ở Nam Bộ và đã dùng kết quả đó để bảo vệ tốt nghiệp. Sau này một số thành viên của đoàn trở thành cán bộ quản lý và kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng kết các đợt “Xuống đường”, trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Khoa Cầu đường được thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Hai đoàn cán bộ và sinh viên đảm bảo giao thông trên công trường cầu Thị Cầu và trên tuyến đường 1B Lạng Sơn đều được Nhà nước thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2-1979), cán bộ và sinh viên của trường lại rầm rộ tổ chức thành một trung đoàn tham gia hàng vạn ngày công xây dựng phòng tuyến Tam Đảo và phòng tuyến Bắc Xuân Hoà. 2. Đào tạo Sau đại học Ý tưởng về mở lớp đào tạo “Sau đại học” có từ rất sớm. Khi chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt nhất, trường lại vừa bị Đế quốc Mỹ ném bom huỷ diệt, Đại hội Đảng bộ trường lần thứ 4 (tháng 12/1972) đã xác định cần phải nghiên cứu mở lớp đào tạo sau đại học. Khởi đầu của cấp đào tạo này là hình thức bổ túc kỹ sư. Năm 1975, đã có 43 học viên đầu tiên được tuyển, Khoá 2 tăng lên 64 học viên. Nhiệm vụ này do Phòng Nghiên cứu khoa học quản lý.

42


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Năm 1977, trường được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo NCS trong nước (QĐ số 97/TTg ngày 11/3/1977). Các phó tiến sỹ bảo vệ trong nước đầu tiên của Việt Nam là người của Trường Đại học Xây dựng. Đó là các thầy giáo Hồ Anh Tuấn, Phạm Khắc Hùng, Trần Văn Hãn, Dương Học Hải, Hoàng Văn Quý, Nguyễn Như Khải và Vũ Công Ngữ. Đây là những phó tiến sỹ khoa học kỹ thuật đầu tiên được đào tạo trong nước nên đã được Chính phủ tổ chức trọng thể lễ trao bằng tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội và Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp trao bằng.

III. CÔNG TÁC NCKH PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ CHIẾN ĐẤU Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong thời kỳ này nhằm 2 mục tiêu, gắn liền với 2 nhiệm vụ chiến lược: Phục vụ chiến đấu chống Mỹ, giải phóng miền Nam và xây dựng XHCN ở miền Bắc, chú trọng phục vụ sản xuất tại nơi sơ tán. Những năm 1966 – 1971, trường sơ tán trong các vùng đồng chiêm trũng Quế Võ, Gia Lương (Hà Bắc), các đề tài NCKH tập trung vào những nhiệm vụ bảo đảm giao thông thời chiến, phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Những năm 1971 - 1983, toàn trường tập trung chủ yếu ở Hương Canh – Vĩnh Phú, công tác NCKH dần dần đi vào những mảng đề tài lớn hơn không những đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn hướng tới tương lai. Đội ngũ cán bộ khoa học lúc đó mặc dù còn non trẻ, nhưng giàu tâm huyết, không ngại gian khó hy sinh. Cán bộ đi làm khoa học hầu như không theo một hợp đồng kinh tế nào, không có thu nhập, thậm chí còn phải sử dụng tiền lương của mình cho công việc chung. 1. Các đề tài phục vụ chiến đấu Nổi bật lên trong công tác NCKH phục vụ chiến đấu là các đề tài về bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Phong trào “Xuống đường” của thầy và trò Khoa Cầu - Đường là một điển hình trong các hoạt động đó. Thầy và trò lấy mặt cầu, mặt đường làm giảng đường, vừa học tập vừa phục vụ sản xuất và chiến đấu, giữ vững huyết mạch giao thông trên các tuyến đường 1B Lạng Sơn, đường N2, đường Hà Tĩnh, đường Trường Sơn… Các đề tài phục vụ chiến đấu về các loại cầu phao, cầu cáp treo, phối hợp với Cục Công binh, cầu cáp treo được ứng dụng ở Nhổn, sông Đáy, Long Biên… cầu hai dây căng trước được ứng dụng ở Tân Bài (Mộc Châu). Phương pháp ngụy trang, nghi trang bảo vệ được ứng dụng ở Hàm Rồng… Tên tuổi gắn liền với các công trình trên là các thầy giáo Nguyễn Văn Hường, Lều Thọ Trình, Đỗ Quốc Sam, Võ Văn Thảo, Nguyễn Trâm, Lê Văn Thưởng, Lê Đình Tâm, Nguyễn Như Khải, Nguyễn Tiến Oanh… Một trong những đề tài có giá trị khoa học cao là nghiên cứu về cầu dây cáp của thầy giáo Nguyễn Văn Hường, một nhà khoa học trẻ, tài năng đã gắn bó với đường 43


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Trường Sơn đầy gian nan và nguy hiểm. Tháng 12-1965, thầy giáo Nguyễn Văn Hường từ Mát- xcơ-va trở về nước đã được GS.Tạ Quang Bửu - Bộ trưởng Bộ Đại học – THCN và Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ chủ trì thiết kế và chỉ đạo thi công cầu dây cáp cho xe cơ giới vượt sông trên đường Trường Sơn. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và bí mật làm thử nghiệm các loại cầu dây cáp trên sông Nhuệ (ngoại thành Hà Nội) và sau đó lên đường vào tuyến lửa trực tiếp chỉ đạo thi công tại chỗ. Những năm chống Mỹ, thầy giáo Nguyễn Văn Hường cùng các thầy giáo Lều Thọ Trình, Đỗ Quốc Sam… đã nhiều lần tham gia cải tiến thiết kế nhiều loại cầu dây vượt suối sâu, sông rộng, có những khúc rộng tới 200m, đã cho thông xe hàng chục vạn lần chiếc đảm bảo an toàn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp gặp gỡ, chúc mừng sự thành công của đề tài quan trọng này. Sau ngày miền Nam giải phóng, thầy giáo Nguyễn Văn Hường đã thông báo một số kết quả nghiên cứu của mình về Lý thuyết ổn định trên dây đàn hồi tại Hội nghị Cơ học Quốc tế ở Vac-xa-va (Ba Lan). Kết hợp với Bộ Quốc phòng, các cán bộ Trường Đại học Xây dựng còn thiết kế và chỉ đạo thi công cầu Đakrông, là chiếc cầu dây văng đầu tiên ở nước ta; nghiên cứu làm đường vượt qua bãi lầy ở A-Lưới đường Trường Sơn; nghiên cứu và sản xuất tấm lót sân bay dã chiến; nghiên cứu đề tài bê tông đá hộc để xây hầm trong núi cho pháo bờ biển và hầm chống bom xuyên. Các đề tài bảo đảm giao thông đường thuỷ được các CBGD Bộ môn Cảng Đường thuỷ thực hiện như đề tài Cảng dã chiến tạo bến cập nhanh chóng và hiệu quả bằng các vật liệu đơn giản, dễ kiếm (thanh ray hỏng, đá hộc…). Ngoài ra, một số đề tài về chỉnh trị sông cũng góp phần tích cực vào việc bảo đảm giao thông thời chiến. Những đề tài khoa học đặc thù khác đã được nghiên cứu ứng dụng trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ như: Nhà máy và bệnh viện trong hang núi của thầy giáo Trương Tùng, Hoàng Huy Thắng; hàn khẩu đê khi đê bị ném bom phá hoại trong mùa lũ của thầy giáo Trịnh Trọng Hàn chủ trì đã được tiến hành thực nghiệm tại Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phú; Nghiên cứu chế tạo “Diều phòng không” để chống máy bay tầm thấp của Đế quốc Mỹ hoạt động ở các vùng đồng bằng ven biển do thầy giáo Phan Ngọc Châu chủ trì đã được ứng dụng ở vùng Vĩnh Linh, Thái Bình, Hà Nam và đã có tác dụng hạn chế được hoạt động của máy bay tầm thấp. Đã có 1 máy bay ném bom của giặc Mỹ bị vướng vào diều phòng không rơi xuống khu vực Ninh Bình. Ngoài ra còn có những đoàn sinh viên, thầy giáo tham gia thiết kế, thi công hệ thống đường ống dẫn xăng dầu vào miền Nam phục vụ chiến trường. 2. Các đề tài phục vụ đào tạo và sản xuất Các đề tài phục vụ đào tạo 44


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Với phương châm dạy tốt, học tốt, chống dạy chay, coi trọng thực hành, rất nhiều bộ môn duy trì các bài thí nghiệm bằng đi thực tập ở hiện trường. Đặc biệt, một số bộ môn, khoa đã sáng tạo ra các bộ thí nghiệm di động thích hợp với thời chiến, có thể “xách tay” để đi phục vụ tại các địa điểm khác nhau, trong đó có thể kể đến: Bộ thí nghiệm thuỷ lực xách tay phục vụ sinh viên thực tập môn học tại nơi sơ tán của thầy Nguyễn Tài (Bộ môn Thuỷ lực); Sten (bộ thiết bị thí nghiệm thuỷ điện) do thầy giáo Đỗ Văn Chiêu (Bộ môn Thuỷ điện) chủ trì; phòng thí nghiệm tổng hợp của Khoa Thuỷ lợi - Cảng. Các đề tài phục vụ sản xuất Trường sơ tán về các địa phương nông thôn, thầy và trò đã phải đối mặt ngay với những vấn đề bức xúc của địa phương: ngập úng thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhân dân nghèo đói, đường xá lầy lội. Cán bộ giảng dạy Khoa Thuỷ lợi - Cảng đã nhanh chóng đi sâu vào nghiên cứu hệ thống công trình tiêu úng với trạm bơm “cột nước thấp” và hệ thống kênh mương thuỷ lợi. Điển hình trong việc nghiên cứu này là thầy giáo Nguyễn Học Trí (Bộ môn Thuỷ lực) đã nghiên cứu thành công “bơm cột nước thấp” thích hợp với thực tế thiếu thốn vật tư, thiết bị, trình độ tay nghề thấp của cơ khí địa phương. Năm 1967, Trạm bơm Cầu Đào (Nhân Thắng, Gia Lương) đã được xây dựng. Đây là sản phẩm kết hợp giữa địa phương và nhà trường: Vỏ bơm xây bằng gạch đã hoạt động tốt đạt lưu lượng khoảng 1000 m3/giờ với cột nước trên 1m, phục vụ kịp thời cho việc chống úng của xã Nhân Thắng. Năm 1967, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi Hà Kế Tấn, Thứ trưởng Bộ ĐH&THCN Hoàng Xuân Tuỳ đã về thăm trạm bơm, khen ngợi các tác giả của trạm bơm. Sau đó hàng trục trạm bơm cột nước thấp đã được xây dựng ở Hà Bắc, Nam Hà…theo thiết kế của thầy giáo Nguyễn Học Trí. Các đề tài về trạm thuỷ điện nhỏ như: Thiết kế, chế tạo và lắp đặt tuốc bin nhỏ ở vùng Yên Thế; Thiết kế trạm thuỷ điện nhỏ dã chiến ở Nghệ An; Nghiên cứu tuốc bin Capxum, tuốc bin Banxi… phục vụ phát triển nông thôn, phục vụ chiến trường miền Nam đã được các thầy giáo Bộ môn Thuỷ công và Thủy điện – Khoa Thuỷ lợi - Cảng nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả. Hai đề tài Nghiên cứu gạch không nung và Vì kèo thép tròn để xây dựng nhà, trường học do các thầy giáo Khoa Vật liệu và khoa Xây dựng thực hiện đã được ứng dụng ngay vào việc xây dựng các lớp học, phòng thí nghiệm của trường ở Hương Canh (1971 - 1983). Trong lĩnh vực xây dựng nhà, nổi bật có đề tài nghiên cứu xây dựng nhà lắp ghép tấm lớn, đáp ứng nhu cầu giải quyết nhà ở cho các khu dân cư ở Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đề tài trên bao gồm các thầy giáo Phạm Sỹ Liêm (chủ trì), Trương Tùng, Hoàng Như Tầng, Đặng Đình Nguyệt (cán bộ kỹ thuật) cùng với nhóm cán bộ kỹ thuật của Sở Xây dựng do Kỹ sư Nguyễn Thế Tú phụ trách. Sản phẩm đầu tiên của

45


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

đề tài nghiên cứu là ngôi nhà lắp ghép 3 căn hộ 2 tầng được xây dựng vào năm 1970 tại khu tập thể của trường trong khuôn viên của phường Bách khoa. Đặc điểm của kết cấu lắp ghép là các tấm tường bê tông xỉ 40 x 60cm (diềm BTCT, dầm sàn và tấm mái là BTCT dạng có 5 sườn như tấm tường để giảm nhẹ trọng lượng). Kết quả nghiên cứu này đã được đánh giá cao, thu hút nhiều khách tham quan như: Đoàn của Uỷ ban nhân dân và Thành uỷ Hà Nội (do Bí thư Thành uỷ Nguyễn Lam dẫn đầu), đoàn của Bộ Xây dựng, Uỷ ban KTCB Nhà nước (do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Bùi Văn Các dẫn đầu) và đặc biệt là đoàn của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Với kết quả nghiên cứu, xây dựng nhà lắp ghép trên, các khu nhà lắp ghép tấm lớn đã được nhân rộng với quy mô lớn hơn, kết cấu có nhiều cải tiến ở các khu tập thể Văn Chương, Trương Định, Vĩnh Hồ… của Thủ đô Hà Nội. Đồng thời với đề tài nhà lắp ghép tấm lớn, nhiều đề tài phục vụ công trình xây dựng cũng được triển khai như nghiên cứu sử dụng vật liệu địa phương để sản xuất vật liệu xây dựng (gạch Laterit không nung bằng đất đồi, bê tông cát đen); xà gồ và tấm lợp xi măng lưới thép, sàn nhà bằng tấm xỉ nhẹ cách nhiệt, bê tông Atfal, xi măng xỉ than, đất gia cố vôi làm mặt đường, cầu bê tông bán lắp ghép, định mức xây dựng cơ bản. Các cán bộ của trường còn tham gia các phương án kiến trúc Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà văn hoá huyện, nút giao thông cầu Thăng Long… Thầy giáo Nguyễn Xuân Đặng đã dẫn đầu đoàn tham gia lập luận chứng KTKT cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà, nghiên cứu lập quy hoạch các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện trên sông Lôgâm; thầy giáo Dương Quang Thành đã dẫn đầu đoàn tham gia quy hoạch nhà máy lọc dầu. Ngoài ra cán bộ của trường còn tham gia nghiên cứu các phương án cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, các phương án khôi phục cầu đường sắt Bắc – Nam; nghiên cứu quy hoạch cấp huyện; nghiên cứu vận dụng những kiến trúc hiện đại dùng trong tương lai như kết cấu bản, vỏ, kết cấu mái nhà và nhà cao tầng, thang máy, kết cấu mái dầm nhịp lớn. Những đề tài có tính lý thuyết sâu cùng với việc ứng dụng máy tính điện tử trong nghiên cứu cũng đã được triển khai, trong đó người đầu tiên hoạt động tích cực trong lĩnh vực máy tính điện tử (thế hệ máy dùng bìa đục lỗ) là thầy giáo Trần Bình (Khoa Cầu đường). 3. Các đề tài đáp ứng nhiệm vụ khôi phục và xây dựng đất nước Sau khi thống nhất đất nước, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 37 về Đường lối chiến lược các hoạt động khoa học kỹ thuật của cả nước: “Mỗi trường đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở nghiên cứu khoa học”. Bám sát chủ trương của Đảng, Đại hội Đảng bộ trường lần thứ VI đã đề ra nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu một số đề tài mũi nhọn của ngành phục vụ đất nước. Trong tình hình đó 4 hướng mũi nhọn đã được chọn là: Nghiên cứu VLXD thay thế, áp dụng vật liệu mới;

46


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Nghiên cứu kết cấu công trình mới; Nghiên cứu phương pháp tính toán, sử dụng các thiết bị xây dựng; Nghiên cứu quy hoạch xây dựng. Hướng hoạt động NCKH cũng được xác định là mở rộng diện phục vụ nhu cầu các địa phương phía Nam. Trong thực tế, hoạt động NCKH và phục vụ LĐXS đã hình thành được một số mũi nhọn khoa học của trường là: Tự động hoá và tối ưu hoá trong thiết kế kết cấu xây dựng; Sử dụng vật liệu địa phương, vật liệu mới trong xây dựng; Thiết kế và xây dựng các công trình vượt sông bằng kết cấu mới; Xây dựng nền đường và mặt đường trong điều kiện khí hậu Việt Nam; Nghiên cứu thiết kế xây dựng công trình trên thềm lục địa; Xây dựng các công trình trên nền đất yếu; Nghiên cứu và phát triển khoa học về kiến trúc và xây dựng nhiệt đới; Tổ chức quản lý xây dựng cơ bản. Hoạt động NCKH đã bám sát thực tế, chú trọng cả 3 lĩnh vực: Nghiên cứu đào tạo, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng trong thực tế, phục vụ có hiệu quả trên các lĩnh vực: Quy hoạch và Xây dựng thành phố; giao thông vận tải đường bộ, đường sông; sản xuất các chủng loại VLXD; cải tạo điều kiện sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp; xây dựng cấp huyện, phát triển nông thôn và phục vụ quốc phòng. Những công trình NCKH tiêu biểu Nhiều công trình NCKH của trường đã được ứng dụng vào sản xuất, trong đó có các công trình được cấp bằng lao động sáng tạo; được thưởng huy chương trong các cuộc triển lãm kỹ thuật như: Tham gia chỉ đạo thiết kế thi công cầu Đắkrông; quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long; khảo sát công trình lọc dầu; nghiên cứu xác định chỉ tiêu, định mức trong XDCB… Trong những năm tiếp theo, hoạt động NCKH đã phát triển mạnh mẽ, bám sát các địa phương và cở sở sản xuất. Nhiều đề tài NCKH lần lượt được hình thành: Đề tài sử dụng cọc nhồi trong xây dựng Việt Nam; chống xói chân trụ cầu (ứng dụng vào cầu Việt Trì, cầu Chương Dương); sử dụng khí sinh học để phát điện; chế tạo máy lưu tốc kế hiện số, máy xuyên tĩnh, máy ép gạch không nung, bơm trục nghiêng, bơm cột nước thấp, bơm cột nước cao; nghiên cứu mái nhà nhiệt đới; nhà ở đơn vị 47


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

cân bằng sinh thái chống ô nhiễm môi trường; kỹ thuật thi công đường hầm và thi công đập thuỷ điện Hoà Bình; nghiên cứu cấu kiện nhỏ bê tông ứng lực trước… Ngoài ra, trong giai đoạn này hàng trăm công trình văn hoá, nhà ở, trường học, xí nghiệp do Trường Đại học Xây dựng thiết kế đã được xây dựng ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phú… Đặc biệt đối với Hà Nội, Trường ĐHXD đã hợp tác với Sở Nhà đất, Sở GTVT, Sở Thuỷ lợi, Sở Công an, Viện Quy hoạch, Viện Kỹ thuật xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng để giải quyết các vấn đề do yêu cầu thực tế sản xuất đề ra. Nói tóm lại, hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường rất đa dạng, bám sát các yêu cầu của xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc. 5 năm từ năm 1981 đến 1986 đã có gần 800 đề tài NCKH và hợp đồng kinh tế kỹ thuật, trong đó có 87 đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước được triển khai thực hiện. Trong hoạt động này có 13 thầy giáo trẻ được công nhận danh hiệu “Chuyên gia trẻ” và 9 thầy giáo được cấp bằng “Lao động sáng tạo” của Tổng Công đoàn Việt Nam…

IV. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI Trong những năm 1966 – 1975, thời kỳ trường đi sơ tán, các mối quan hệ hợp tác về đào tạo và NCKH được triển khai chủ yếu với các địa phương tại vùng sơ tán, các đơn vị chuyên ngành xây dựng, các bộ chủ quản. Các mối quan hệ hợp tác này được tiến hành hoàn toàn với tinh thần xã hội chủ nghĩa, đạt hiệu quả rất lớn. Hầu như tất cả các tỉnh trên miền Bắc, các Bộ, các ngành có chuyên môn liên quan đều có các đoàn công tác của thầy trò Trường Đại học Xây dựng. Có một số đoàn ban đầu là biệt phái, sau đó trở thành cán bộ lâu dài của địa phương, của đơn vị đó. Trường đã được đón tiếp nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước như đoàn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1967), của Phó Thủ tướng Đỗ Mười (1972)… về thăm và làm việc tại nơi sơ tán để tận mắt chứng kiến các hoạt động dạy và học của trường. Đoàn của Giáo sư Laurent Schwarz, nhà toán học nổi tiếng của Cộng hoà Pháp, Chủ tịch Hội Toán học thế giới, sau khi đi thăm lớp học ở Khoa Thuỷ lợi - Cảng về nước đã viết trên một tờ báo của Pháp: “Tôi đến một lớp học ẩn trong một ngôi nhà bao quanh là tường đất, với những dẫy bàn ghế bằng tre. Một thầy giáo trẻ đang giảng cho sinh viên về phương trình Euler, phương trình vi phân đạo hàm riêng cho dòng chảy đều trong kênh hở. Thật tuyệt vời !”. Đầu năm 1969, một đoàn gồm các giáo sư của Trường Đại học Xây dựng Matxcơva (MISI) do Phó Trưởng khoa Silinski dẫn đầu đến thăm trường và ký kết các văn bản ghi nhớ về trao đổi học thuật, hợp tác NCKH, về hỗ trợ tài liệu và phương tiện giảng dạy, nhận NCS, thực tập sinh.

48


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Đoàn đại biểu CHDCND Triều Tiên đã đến thăm Phòng Thí nghiệm Tổng hợp ở Cầu Đào và trao đổi những vấn đề về học thuật. Đoàn đại biểu Cuba đã đến thăm trường ở Hương Canh (Vĩnh Phú) để tìm hiểu và trao đổi hợp tác. Năm 1970, trường cử 2 thầy giáo Đỗ Quốc Sam và Trần Bình sang dự hội nghị khoa học tại Weimar. Khi về nước thầy Trần Bình đã mang về nhiều tài liệu sử dụng máy tính điện tử trong xây dựng, nhờ vậy đã thành lập Bộ môn Máy tính năm 1970. Đến tháng 5-1979, Hiệu trưởng Đỗ Quốc Sam và Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Xuân Trọng đã đi dự Lễ Kỷ niệm ngày thành lập Trường Đại học Kiến trúc Weimar và thăm Trường Đại học Xây dựng vừa học vừa làm Coocbut của CHDC Đức.

V. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy Phát triển đội ngũ Khi thành lập trường, đã có một đội ngũ cán bộ giảng dạy tương đối hoàn chỉnh về ngành nghề và vững về chuyên môn, một tài sản vô cùng quý giá do Khoa Xây dựng của Trường ĐHBK để lại. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo và NCKH trong giai đoạn mới. Một vấn đề cấp bách được đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải tạo nguồn bổ sung. Nguồn bổ sung chủ yếu lúc này là sinh viên tốt nghiệp các khóa 7, 8 của trường cùng một số sinh viên tốt nghiệp ở Liên Xô, các nước Đông Âu, Cuba, Trung Quốc về nước. Sau một năm, đến 1967 trường đã có 286 CBGD. Ngoài ra, trường còn chủ trương tuyển chọn một số sinh viên Khoá 11 học hết năm thứ nhất, đưa đi đào tạo tại Trường Đại học Tổng hợp, Trường Chính trị của Bộ để đào tạo giáo viên Toán, Lý, Hóa và Lý luận Mác – Lênin. Trường Đại học Xây dựng là nơi có Bộ môn Hình học Họa hình và Bộ môn Sức bền vật liệu mạnh. Vì vậy, Bộ ĐH&THCN đã giao cho trường mở 2 lớp đào tạo giáo viên để bổ sung cho trường và các trường đại học kỹ thuật khác. Lớp Sức bền vật liệu có 30 sinh viên, lớp Hình học Họa hình có 27 sinh viên. Các cán bộ giảng dạy trẻ này đã bổ sung và hỗ trợ rất nhiều cho các bộ môn thuộc các trường bạn, nhất là sau ngày thống nhất đất nước. Cùng với việc tiếp tục nhận một số sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài về bổ sung cho các bộ môn, trường còn cử nhiều CBGD đi đào tạo trình độ trên đại học ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đến năm 1970, trường đã có 384 CBGD đạt yêu cầu về trình độ và tương đối đồng bộ về chuyên ngành, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Năm 1976, đội ngũ trên đã phát triển lên 500, trong đó có hơn 100 người có trình độ phó tiến sĩ và tương đương. 49


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Tháng 11-1980, Trường Đại học Xây dựng vừa học vừa làm sáp nhập vào trường, nên đội ngũ cán bộ của trường được bổ sung thêm 200 CBGD và cán bộ quản lý. Tuy nhiên, sau khi miền Nam được giải phóng, trường được Bộ ĐH&THCN giao nhiệm vụ chi viện CBGD cho một số trường đại học phía Nam. Thực hiện nhiệm vụ này, năm 1976 hơn 60 cán bộ trong đó có 14 phó tiến sỹ và năm 1977 có 17 cán bộ được điều đi tăng cường cho các tỉnh miền Nam. Cũng trong thời kỳ này, 48 cán bộ của trường cũng được điều đi tăng cường cho các trường phía Bắc. Do vậy đến năm 1983 trường chỉ còn 450 CBGD. Nâng cao trình độ chuyên môn Xây dựng đội ngũ CBGD có trình độ là điều kiện quyết định chất lượng đào tạo và NCKH. Do đó, ngay sau khi thành lập trường, trong hoàn cảnh sơ tán thiếu thốn, khó khăn chồng chất, nhà trường vẫn cử nhiều CBGD đi thực tập sinh, NCS ở nước ngoài một cách đều đặn. Song song với việc trên, nhà trường còn tăng cường bồi dưỡng cán bộ thông qua nhiều hình thức khác nhau như mở các lớp bồi dưỡng chính trị, nguyên lý phương châm giáo dục của Đảng, mở các lớp chuyên đề bổ túc kỹ sư…, phát động phong trào thi đua phấn đấu trở thành “Tổ lao động XHCN”; tiến hành tổ chức “Hội nghị dạy tốt”. Mặt khác, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBGD còn được nâng cao thông qua việc tham gia các đề tài NCKH và thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất. Đội ngũ CBGD của trường đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo và NCKH, nhưng còn phải tiếp tục bồi dưỡng lớp trẻ kế cận để thực hiện những nhiệm vụ của sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho công cuộc xây dựng đất nước. Năm 1980, lần đầu tiên Nhà nước chính thức tiến hành phong chức danh học hàm, 19 thầy giáo của Trường Đại học Xây dựng được phong đợt đầu tiên. Đó là các Giáo sư và Phó giáo sư: Nguyễn Văn Hường, Đỗ Quốc Sam, Đặng Hữu, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Văn Thưởng, Lều Thọ Trình, Nguyễn Đình Điện, Nguyễn Trâm, Trần Ngọc Chấn, Lê Thạc Cán, Nguyễn Văn Đạt, Hà Huy Cương, Vũ Văn Tảo, Hoàng Văn Tần, Trương Thao, Võ Văn Thảo, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Văn Tuyên, và Nguyễn Văn Yên. Nhiều cán bộ của Trường Đại học Xây dựng đã được Nhà nước giao những nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý quan trọng. Ở cấp Nhà nước: Giáo sư Đỗ Quốc Sam được cử làm Chủ nhiệm UBXDCB Nhà nước (1982) sau này tiếp tục làm UV TW Đảng, Chủ nhiệm UBKH Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Giáo sư Nguyễn Văn Hường đại biểu Quốc hội khoá 4, sau được cử làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (Văn phòng 10 HĐBT); Giáo sư Đặng Hữu được cử làm Thứ trưởng Bộ ĐH&THCN, Chủ nhiệm Ủy

50


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, sau đó là Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương; GS Phạm Ngọc Đăng được cử làm Tổng thư ký Hội đồng Học hàm Nhà nước; PTS Phạm Sỹ Liêm được cử làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Ở cấp Thành phố: PTS Lê Ất Hợi là Chủ tịch UBNDTP Hà Nội; PGS. PTS Trương Tùng và PTS. Phạm Sỹ Liêm là Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội; Ở cấp Bộ: nhiều thầy giáo và cán bộ của trường được cử giữ chức Vụ trưởng, Vụ phó, Cục trưởng: Phạm Duy Bình, Vũ Văn Tảo, Lê Thạc Cán, Trần Trung Ý, Nguyễn Công Chi, Nguyễn Bắc Việt, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Văn Thưởng… Ở các địa phương: Một số thầy giáo đã được cử làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đại học, trung cấp như: các Thầy giáo Hà Trình, Trương Minh Vệ, Huỳnh Xuân Đình, Phan Tấn Hài, Hồ Minh Quế, Bùi Văn Duyên… 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên Khi thành lập trường, ngoài 900 sinh viên của các khóa trước từ ĐHBK chuyển sang, trường tuyển 970 sinh viên Khoá 11. Trong khi đó, đội ngũ CBCNV chỉ có hơn 50 người nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện một khối lượng công việc rất lớn và phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, nhà trường đã kiên trì thực hiện tốt công tác dân vận, dựa vào nhân dân địa phương để giảm bớt khó khăn về ăn ở cho CBCNV và sinh viên.. Mặt khác, nhà trường đã nhanh chóng phát triển đội ngũ CBCNV của trường. Nguồn cán bộ bổ sung chủ yếu là các sinh viên tốt nghiệp Khóa 7, 8… cùng một số sĩ quan quân đội, cán bộ, đội viên TNXP chuyển về trường. Đến cuối năm 1967, bộ máy quản lý hành chính của trường đã tương đối đủ người, bước đầu thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Ngoài việc bổ sung đội ngũ, nhà trường còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, chính trị, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCNV như mở các lớp bổ túc văn hóa, mở lớp chính trị sơ cấp, trung cấp, cử một số CBCNV đi học chuyên môn (nấu ăn, y bác sỹ phòng bệnh, truyền thanh, đánh máy chữ..) lựa chọn một số CBCNV đi học đại học tại chức tại trường để có đủ trình độ phục vụ công tác quản lý.

51


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

VI. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Xác định địa điểm cho các đơn vị của trường ở nơi sơ tán Khi có quyết định thành lập trường, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở miền Bắc đang diễn ra rất ác liệt, tư tưởng chị đạo của Ban Trù bị thành lập trường về địa điểm sơ tán của trường là gần Hà Nội, cách xa khu công nghiệp và đường quốc lộ, nhưng phải đi lại thuận tiện. Sau khi cân nhắc, lựa chọn Ban Trù bị thành lập trường quyết định chọn 2 địa điểm sơ tán của trường là huyện Gia Lương và huyện Quế Võ (tỉnh Hà Bắc cũ nay là tỉnh Bắc Ninh) và phân chia nơi tập kết cho các đơn vị như sau: Tại huyện Quế Võ “Khu D” đã bố trí các đơn vị: - Hiệu bộ (gồm: BGH, Đảng ủy và các phòng ban) ở thôn Quế Ổ. - Khoa Cầu Đường ở Bồng Lai, Trúc Ổ. - Khoa Kiến trúc đô thị ở Mai Thôn. - Khoa Cơ bản ở Đô Đàn. Tại huyện Gia Lương “Khu D” có các đơn vị: - Khoa Xây dựng ở Tiểu Than. - Khoa Thủy lợi – Cảng ở Cầu Đào. - Khoa Tại chức – Kinh tế xây dựng ở Huề Đông. Tại Hà Nội (khu A), trường chỉ để lại một bộ phận thường trực.

52


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Thôn Quế Ổ - nơi Trường ĐHXD sơ tán (1966 – 1970)

Hương Canh – nơi Trường ĐHXD sơ tán (1970 – 1980)

53


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm trường năm 1967

Làm đồ án tốt nghiệp trong lớp học phòng không (9 – 1967)

54


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Phó Thủ tướng Đỗ Mười đến thăm Xưởng Vật liệu

Đoàn đại biểu Trường ĐHXD Matxcơva (MISI) thăm nơi sơ tán (4 – 1968)

55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Giáo sư Liên Xô với Bộ môn Kiến trúc

Giáo sư Liên Xô thăm Phòng Thí nghiệm Sức bền vật liệu

56


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

2. Xây dựng trường ở nơi sơ tán Gia Lương, Quế Võ và tìm địa điểm mới Với phương châm “Tự lực cánh sinh và dựa vào dân”, toàn trường đã nhanh chóng xây dựng các lớp học, nhà ăn, nhà ở cho các khoa bằng vật liệu tranh tre, tường đất nửa chìm nửa nổi để phục vụ cho gần 1500 sinh viên các khóa 8, 9, 10 của Khoa Xây dựng thuộc ĐHBK chuyển về và cho trên 3700 sinh viên hệ tập trung (trong đó có 975 sinh viên hệ tại chức và 50 NCS-TTS). Bằng sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ và sinh viên toàn trường cùng với sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân địa phương nơi sơ tán, chỉ trong một thời gian ngắn, đến cuối năm 1966, trường đã tự xây dựng một “cơ ngơi” tạm ổn định để tiếp tục giảng dạy, học tập và chuẩn bị đón khóa mới (K11). Riêng khu Hiệu bộ đóng tại thôn Quế Ổ (Quế Võ) đã xây dựng được: Khu văn phòng Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Đoàn Thanh niên, Công đoàn; khu trạm xá bao gồm phòng khám, phòng điều trị, bếp ăn; nhà trẻ, nhà ăn tập thể, nhà ăn Hiệu bộ; khu làm việc của Phòng Thiết kế và các phòng, ban của trường; hội trường 300 chỗ, có thể biểu diễn văn nghệ, hội họp lớn. Đại hội Đảng bộ Trường ĐHXD lần thứ nhất (2/1967) đã đánh giá: “Cán bộ, CNV và sinh viên đã nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần tự lực cánh sinh, lao động dũng cảm và đầy sáng tạo nên đã vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành tốt công tác xây dựng trường sở… đảm bảo cho việc giảng dạy học tập và hoạt động bình thường trong tình hình mới”. Tiếp tục mở rộng địa bàn trường Sau Tết Mậu Thân (1968), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã chuyển sang giai đoạn mới, Bộ ĐH&THCN đã chỉ thị cho trường tìm địa điểm tập trung, khắc phục tình trạng phân tán tránh ảnh hưởng đến công tác đào tạo. Trong thời gian này, Bộ Chính trị có chủ trương mở rộng Hà Nội về phía Phúc Yên - Xuân Hòa (thuộc tỉnh Vĩnh Phú, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Bộ ĐH&THCN và Bộ Kiến trúc đã thỏa thuận để 7 trường đại học quan trọng nhưng chưa có cơ sở vật chất đáng kể ở Hà Nội sẽ nằm tại Xuân Hoà thành phố vệ tinh của Thủ đô. Biết được định hướng này của Bộ, đầu năm 1969 một tổ công tác do thầy giáo Phạm Ngọc Đăng phụ trách, một lần nữa lại đi tìm nơi tập trung trường và xin được địa điểm tạm thời tại xã Tiền Phong, thuộc huyện Mê Linh, cách Chèm 5km. Do diện tích đất hẹp không đủ điều kiện để tập kết toàn bộ trường tại địa điểm này, nên sau khi nghiên cứu bản đồ và đi thực địa, Đảng ủy và BGH đã quyết định chọn địa điểm thuộc Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú. Địa điểm này có những ưu điểm gần khu Hà Nội mở rộng (Xuân Hòa - Phúc Yên), gần tuyến giao thông 57


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

đường bộ, đường sắt và chỉ cách trung tâm Hà Nội 40km. Cuối cùng, địa điểm Hương Canh đã được Bộ ĐH&THCN đồng ý và tỉnh Vĩnh Phú ủng hộ. Để đáp ứng yêu cầu về vật liệu xây dựng trường mới, nhà trường đã thành lập công trường khai thác tre, nứa tại vùng Long Hồ, Thác Bà ở Yên Bái, do đồng chí Nguyễn Ngọc Tế làm Trưởng ban chỉ huy và một số cán bộ giúp việc. Lực lượng khai thác vật liệu là sinh viên, cán bộ và giáo viên lần lượt lên công trường lao động. Do vậy nhà trường đã có nguồn vật liệu đáp ứng kịp thời cho việc xây dựng cơ sở mới. Hè 1969, tại khu C (Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phú) trường đã tuyển 700 sinh viên Khoá 14. Khóa sinh viên này đã học tập 2 năm đầu tại đây do Khoa Cơ bản quản lý, sau đó chuyển về các khoa chuyên ngành tại Hương Canh. 3. Trường Đại học Xây dựng tập trung về Hương Canh Đầu năm 1970, trường tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở ở Hương Canh và bắt đầu chuyển dần các cơ sở từ Gia Lương, Quế Võ về địa điểm mới. Đến cuối năm 1971 khu Quế Ổ và Cầu Đào chỉ còn lại một bộ phận nhỏ của Hiệu bộ và Khoa Thủy lợi – Cảng. Năm 1971, việc xây dựng khu Hương Canh được coi là công tác đột xuất và trọng tâm của nhà trường. Thực hiện chủ chương này, một mặt thầy trò lại tiếp tục lên Yên Bái, Tuyên Quang khai thác vật liệu, mặt khác mở công trường sản xuất VLXD. Nhờ vậy mà hàng vạn m2 nhà tranh tre và bán kiên cố đã được xây dựng đảm bảo đủ chỗ ăn, ở, học tập, làm việc và sinh hoạt cho gần 5000 sinh viên, cán bộ và con em gia đình cán bộ. Đến cuối năm 1971, trường đã chuẩn bị đủ cơ sở vật chất tối thiểu (bằng tranh tre là chính) để tập trung dần cả trường về Hương Canh. Đến cuối năm 1976, tại Hương Canh đã có 4000 sinh viên, gần 1000 cán bộ công nhân viên và gia đình (200 gia đình cán bộ), thêm vào đó 1000 sinh viên Khoa Xây dựng từ Chèm do yêu cầu quản lý cũng tập trung lên Hương Canh. Việc lo đủ các nhu cầu về ăn, ở, học tập và làm việc cho gần 6000 người dù là nhu cầu tối thiểu cũng là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp. Hơn thế nữa, trường tuy đã ở Hương Canh nhưng tất cả nhu cầu về ăn ở và học tập, nghiên cứu phải vận chuyển từ Hà Nội lên trong khi quy mô tuyển sinh ngày càng tăng. Vì thế, chỉ có thể phát động tinh thần tự lực cánh sinh, cùng nhau lao động sáng tạo, mọi người đều chung vai gánh vác mới có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Kết quả đến năm 1976, trường tự sản

58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

xuất được nửa triệu viên gạch, xây mới 3000m2 nhà cấp 4 và 2 giếng khoan. Năm 1977 số gạch sản xuất đã tăng gấp đôi (hơn 1 triệu viên) nhờ đó nhà trường đã có trên 2 vạn m2 nhà tranh tre và 1,1 vạn m2 nhà ngói. Trong hai năm 1971 - 1972 đã xảy ra liên tiếp hai vụ thiên tai và địch họa gây nhiều tổn thất và khó khăn cho Trường Đại học Xây dựng. Đó là: - Vỡ đê năm 1971 ở Hà Bắc Năm 1971, lũ lớn trên sông Hồng, sông Đuống đã gây ra thảm họa vỡ đê Cống Thôn và kênh Vàng. Ở Gia Lương có 3 khoa bị ngập nặng là Khoa Xây dựng, Khoa Thủy lợi và Khoa Cơ khí xây dựng. Các khoa đã chủ động cùng nhân dân địa phương chống lũ, đồng thời cử người vượt lũ về Hà Nội xin cứu viện. Sau một số ngày đêm trong vùng ngập nước, Bộ đã hỗ trợ trường đưa được thuyền đến đón một số cán bộ và sinh viên về Hà Nội tạm trú, cán bộ và sinh viên lại cùng nhân dân 3 thôn Tiểu Than, Cầu Đào, Huề Đông khắc phục hậu quả, chuyển tài sản, sách thư viện về Hương Canh. Trận lũ tuy lớn nhưng nhờ khâu chuẩn bị chu đáo, ứng phó kịp thời nên đã không xảy ra hậu quả đáng kể đối với trường. Ngoài một số sách thư viện bị hỏng nát, hầu hết tài sản, thiết bị thí nghiệm đã được bảo quản tốt. Nhiều tấm gương tiêu biểu tham gia chống lũ của các thầy cô giáo và sinh viên đã được tuyên dương.

59


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Anh hùng Liệt sỹ Bùi Ngọc Dương sinh viên Khoá 7 ngành Cầu đường

Giặc Mỹ ném bom Trường ĐHXD (10 – 9 – 1972)

60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Nhanh chóng ổn định đảm bảo công tác đào tạo không bị gián đoạn

Lên đường đánh Mỹ (Hương Canh 5/1972)

61


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Đào tạo sỹ quan dự bị (1974)

Lễ ra quân “Xuống đường” đảm bảo giao thông (1972)

62


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Trường ĐHXD nhận lẵng hoa của bác Tôn Đức Thắng (1-1-1974)

Nghiệm thu đề tài NCKH phục vụ quân đội của các thầy giáo Khoa Xây dựng (1973)

63


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Xưởng sản xuất gạch đất đồi không nung

Giao lưu bóng chuyền tại sân Khoa Thuỷ lợi - Cảng (1976)

64


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Nhà trẻ tại Hương Canh (1977)

Thầy Phạm Ngọc Đăng (trái) và thầy Nguyễn Sanh Dạn (phải) bàn phương án di chuyển Trường ĐHXD về Hà Nội

65


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

- Mỹ ném bom Trường Đại học Xây dựng Đầu năm 1972, toàn trường đã tập trung về Hương Canh (trừ Khoa Tại chức vẫn ở Chèm, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh). Việc học tập, giảng dạy, làm việc đã bước đầu đi vào ổn định. Nhưng lúc này đang thời kỳ Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc ác liệt. Cả miền Bắc tập trung sức người, sức của chi viện cho miền Nam và đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Một lần nữa trường lại đưa sinh viên “xuống đường” tham gia đảm bảo giao thông trên tuyến đường 1B (Đồng Đăng – Thái Nguyên). Ở trường chỉ còn lại các phòng ban chức năng làm việc và một số ít sinh viên không thể tham gia cùng đoàn được. Việc Mỹ đánh phá trở lại miền Bắc, nhà trường cũng đã thông báo. Trường đã cho đào hệ thống giao thông hào liên hoàn dài gần 4 km quanh khu trường, củng cố lại hầm trú ẩn tại các khu nhà ở, lớp học. Ban Giám hiệu phân công trực chỉ huy, có chòi quan sát báo động. Lúc 10h30’ sáng Chủ nhật ngày 10/09/1972, nhiều tốp máy bay địch xuất hiện, chòi quan sát đánh kẻng báo động, mọi người đã kịp xuống hầm trú ẩn. Tuy nhiên, do các mục tiêu đánh phá địch đã chuẩn bị trước, chúng dùng bom đánh phá chặn 3 con đường vào trường và các cơ sở xây bằng gạch ngói. Khu tranh tre nứa lá và dọc các đường hào giao thông chúng dùng bom cháy, bắn đạn rocket và đạn đại liên… Vì thế hầu như toàn bộ lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, nhà ở, bệnh xá, thư viện trong phút chốc đã bị phá hủy, 61 CBCNV và sinh viên đã hy sinh. Ngay sau khi máy bay Mỹ đánh phá, lãnh đạo nhà trường đã triển khai việc giải quyết cứu nạn, cấp cứu, tìm kiếm người mất tích, chôn cất người tử vong. Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, cơ quan huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phú đã kịp thời đến ứng cứu. Các cơ quan tỉnh Vĩnh Phú đã tạo mọi điều kiện cần thiết giúp đỡ trường. Sự chỉ đạo cụ thể và quyết đoán của lãnh đạo nhà trường và tinh thần khẩn trương tích cực của CBCNV có mặt tại Hương Canh đã giải quyết hậu quả một cách nhanh chóng và chu đáo. Trường đã xin phép địa phương cho lập một nghĩa trang riêng tại vùng đồi Hương Canh để chôn cất 61 cán bộ công nhân viên, sinh viên hy sinh ngày 10/09/1972. Sau trận đánh phá của máy bay Mỹ, toàn trường đã tạm thời rút khỏi khu tập trung Hương Canh, phân tán nhỏ về các thôn xã của hai huyện Mê Linh và Yên Lạc. Thầy và trò lại dựng lớp học, nhà ăn, đào hầm… với quyết tâm không để gián đoạn nhiệm vụ giảng dạy và học tập trong bất cứ tình huống nào.

66


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Đầu năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, trường lại một lần nữa tập trung về Hương Canh. Bộ ĐH&THCN có Chỉ thị:“Trường cần xin vốn và vật tư để xây dựng tạm cho một thời gian nhất định ở địa điểm tạm thời hiện nay của trường bằng tranh, tre hoặc một tầng lắp ghép tùy theo khả năng của trường”. Theo sự chỉ đạo của Bộ, trường đã xin được cấp vốn xây dựng nhưng trước mắt để có thể đón sinh viên Khoá 18 và Khoa Cầu đường còn ở nơi sơ tán (Hệ Dưỡng gần bến đò Chèm) về Hương Canh. Nhà trường đã khẩn trương dựng các nhà bằng tranh tre nứa lá; huy động 3500 ngày công lao động để san lấp hố bom, đào bom nổ chậm, thu dọn nhà cửa đổ nát, sửa chữa đường đi lại, đào rãnh thoát nước…, khôi phục và xây mới 13000m2 nhà bán kiên cố, 23000m2 nhà tranh tre gồm lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng và phòng làm việc của Hiệu bộ. Ngoài ra, trường còn tiến hành xây dựng các nhà ăn tập trung với quy mô từ 500 đến 700 người; xây dựng hệ thống điện với trạm điện 320KVA, xây dựng 2 trạm giếng khoan và hệ thống cấp nước cho toàn trường. Song song với những việc trên, nhà trường còn tích cực chuẩn bị kế hoạch xây dựng khu tập kết của trường với những công trình kiên cố khi tình hình cho phép (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ IV – tháng 12/1972). Bằng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ và sinh viên, đến cuối năm 1973, nhà trường đã sửa chữa được gần 10000m2 nhà ở, lớp học, xây dựng mới thêm được 800m2 nhà lá và nhà cấp 4, hai hệ thống điện và một hệ thống bơm nước (Báo cáo Đại hội Đảng bộ trường lần thứ V – tháng 04/1974). Cùng thời gian này, nhờ sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, nhà trường đã cơ bản hoàn thành việc tập trung gần 3000 cán bộ, sinh viên và gia đình cán bộ về lại Hương Canh. Riêng Khoa Tại chức chuyển về tiếp quản khu Chèm (khu C) để quản lý sinh viên tại chức và dự bị đại học. Cuộc sống, sinh hoạt văn hóa tinh thần Từ Hà Nội tới ga Hương Canh khoảng 50 km, vào đến trường thêm 1,5 km nữa. Cuối tuần nhiều sinh viên, thầy cô giáo lại cùng tất tả ra tầu về xuôi và tối Chủ nhật lại ngược tàu Hà Nội - Lào Cai để về trường kịp có mặt cho buổi làm việc đầu tuần. Có thầy cô giáo hàng tuần vẫn đạp xe gần 50 km qua tuyến đường Chèm để về Hà Nội. Thời đó ai có chiếc xe máy cho dù chỉ là “cá ươn” cũng được xếp vào hàng quý tộc. Trên diện tích khoảng 50 ha này, các công trình tuy chủ yếu là nhà cấp 4 mái ngói hoặc lá cọ, vách đất đơn sơ nhưng được bố trí khá đầy đủ các hạng mục của một trường đại học với khu vực Hiệu bộ, giảng đường, phòng thí nghiệm, y tế, nhà ăn, sân thể thao, sân khấu ngoài trời và khu vực các khoa được quy hoạch rất 67


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

hợp lý. Từ ngoài Gò Héo vào là khu Xưởng Cơ, Khoa Cơ bản, Khoa Cầu đường, Kinh tế, Thuỷ lợi, Kiến trúc và Xây dựng; đi thẳng bên trái là sân khấu nổi, bên phải là sân vận động; ở quả đồi trước mặt là 2 khoa Máy và Vật liệu. Đan xen giữa các quả đồi dưới bóng cây bạch đàn, lá reo vi vu và các thung lũng lúa, nương sắn tạo nên không khí yên lành của miền đất trung du. Trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, có giai đoạn cả thầy và trò phải ăn bo bo (mỳ hạt), bánh bột mỳ luộc thay cơm. Nhà trường đã vận động thầy và trò cùng tăng gia sản xuất, trồng sắn tại xã Hương Sơn (năm 1981) để cải thiện đời sống. Vượt lên trên cái đói, cái rét là tình yêu cuộc sống, là tình cảm gắn bó thầy trò. Do số lượng sinh viên ít hơn bây giờ nên thầy cô giáo nhớ tên tất cả các trò trong lớp, trong khoa, chia sẻ khó khăn với học trò như những người thân. Những kiến thức của các thầy cô trở về từ Liên Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu, Cu Ba... như những hạt giống quý gieo niềm tin, khát vọng cho sinh viên về đất nước Việt Nam tươi đẹp trong tương lai. Chương trình học tập rất nặng, thi cử nghiêm túc. Sinh viên còn nhớ mãi những ngày cùng nhau thắp đèn dầu học thâu đêm. Không để nợ môn là cả một nỗ lực, quyết tâm lớn. Những môn học khó như Cơ học Kết cấu, Kết cấu Bê tông, Vật liệu xây dựng có khi phải trả nợ nhiều lần. Trong khó khăn, vất vả lại càng toát lên tính sôi nổi, nhiệt tình, yêu đời của sinh viên xây dựng. Các buổi chiều cả trường nhộn nhịp hoạt động thể thao bóng đá, bóng chuyền. Buổi tối không bao giờ vắng những lời ca tiếng hát trên thảm cỏ sân trường. Bạn bè chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, cùng quây quần quanh nồi mỳ, sắn luộc, cùng say sưa hát với cây đàn ghi-ta suốt đêm trăng. Sự nhiệt tình sôi nổi, yêu văn nghệ của sinh viên Xây dựng, tiếng hát truyền cảm của Vũ Anh Dũng (Dũng sứt) khóa 22VL còn để lại ấn tượng khó quên với cả các trường bạn: Đại học Tài chính Kế toán, Đại học Sư phạm II ở Phúc Yên, Xuân Hòa. Các cán bộ Đoàn Thanh niên, Phòng Tuyên huấn hăng say hoạt động. Sẽ còn nhớ mãi các buổi chiếu phim tại Sân khấu nổi với thuyết minh của cán bộ nhà trường, các đêm hội diễn văn nghệ, vở kịch “Con cáo và chùm nho” (Aesop) rất hấp dẫn…với sự tham gia của các thầy cô giáo, sinh viên. Các bài hát về Trường Đại học Xây dựng, về vùng đất Hương Canh do các thầy Trương Hùng Cường, Hoàng Phúc Thắng, Nghiêm Quang Hà sáng tác đã đóng góp không nhỏ vào việc hun đúc tình yêu mái trường, động viên tinh thần vượt lên mọi gian khó của thầy và trò. Nhà trường cũng nhận được nhiều tình cảm của người dân địa phương xung quanh, cùng đùm bọc, giúp đỡ cán bộ, sinh viên. Những gia đình như bà Bủ, ông Ban, ông Hía, bà Tiệp..., nhân dân xóm Gò Héo, xã Quất Lưu, cán bộ nhà ga 68


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Hương Canh, đã giúp đỡ nhà trường và để lại nhiều dấu ấn tình cảm trong sinh viên và cán bộ. Mười năm ở Hương Canh là dấu ấn không thể phai mờ, mãi mãi là ký ức đẹp về tình thầy trò, tình bạn và tình yêu cuộc sống. Mỗi khi có cơ hội là “chất” Hương Canh lại lan toả, bay cao với một thế hệ sinh viên, cán bộ đã gắn bó với nơi này. Trời cao trong xanh, Miền quê trung du Bạch đàn reo vi vu, Đưa hương gió mùa thu. Chốn đây mái trường, Thân thương dịu hiền, Như một tình yêu tha thiết. 4. Di chuyển trường về Hà Nội Việc trường phải rời khỏi Hà Nội đi sơ tán ngay khi mới được thành lập là việc làm cấp thiết nhằm bảo toàn lực lượng để cùng với quân dân cả nước tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Song, ở nơi sơ tán, các hoạt động dạy và học, NCKH, đối ngoại cũng như đời sống của cán bộ và sinh viên gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, các PTN quan trọng của trường như: PTN Công trình, Cơ học đất, Vật liệu xây dựng và Thủy lực còn nằm lại Hà Nội, trong khuôn viên Trường ĐHBK. Các nhu yếu phẩm tối thiểu và cần thiết hàng ngày của cán bộ và sinh viên chủ yếu là do Hà Nội cung cấp. Nhiều gia đình CBCNV nhất là CBGD đang sinh sống ở Hà Nội, gắn bó với Hà Nội không chỉ đời sống vật chất mà còn cả đời sống văn hóa, tinh thần, nhu cầu học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, mọi mặt đảm bảo cho sự tăng tiến trong tương lai. Vì vậy, khi chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ kết thúc, miền Nam được giải phóng, nếu trường vẫn ở Hương Canh thì vị thế của trường đối với xã hội, điều kiện phát triển đào tạo, NCKH, giao lưu hợp tác trong và ngoài nước sẽ bị hạn chế. Tương lai phát triển của trường sẽ rất khó khăn. Nhu cầu di chuyển trường về Hà Nội trở nên rất bức bách và cần thiết. Đảng ủy trường đã sớm nhận thức được vấn đề này nên trong phiên họp Đảng ủy ngày 25/02/1973 – sau khi Hiệp định Paris được ký kết đã bàn đến việc tìm địa điểm chính thức ở Hà Nội để xây dựng trường. Trong công văn số 208 ngày 8/5/1973 gửi Bộ ĐH&THCN, lãnh đạo trường đã nói rõ nguyện vọng thiết tha và ý chí quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng

69


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

viên và quần chúng trong trường về vấn đề này, đồng thời đề nghị nếu trong nội thành khó khăn, trường sẽ chọn địa điểm ở phía hữu ngạn sông Hồng là Từ Liêm, Thanh Trì hoặc ở phía tả ngạn là Gia Lâm, Đông Anh. Ngày 27/10/1975, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 426/TTg cho phép Trường Đại học Xây dựng di chuyển từ Hương Canh về Hà Nội. Quá trình di chuyển và xác định địa điểm của trường tại Thủ đô Hà Nội thực chất là một quá trình tìm các vùng đất để đặt chân tạm thời, sau đó mới tìm và xác định địa điểm chính thức lâu dài, tiến tới đề nghị Nhà nước phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật. Đó là sự vận động rất tích cực, sáng tạo, từng bước khẳng định vị thế của Trường Đại học Xây dựng tại Thủ đô. Ban đầu, địa điểm được xác định ở vùng ven nội thành Hà Nội (Công văn 625-VP4 của Phó Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát ký ngày 16/02/1979). Tháng 9/1979, trong Thông báo của Bộ Xây dựng về quy hoạch thì địa điểm Trường Đại học Xây dựng có thể nằm ở khu vực Mai Dịch – Từ Liêm, phía trước Đại học Sư phạm I. Tháng 1/1980, UBHC thành phố Hà Nội thông báo hướng dẫn chuẩn bị xây dựng Trường Đại học Xây dựng tại xã Cổ Nhuế - Thụy Phương, huyện Từ Liêm. Tháng 4/1980, Bộ ĐH&THCN ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Trường Đại học Xây dựng trên diện tích 2 ha tại cánh đồng xã Cổ Nhuế để đảm bảo một phần yêu cầu của công tác đào tạo và phục vụ đời sống cho khoảng 2500 sinh viên. Tháng 11/1980, Bộ ĐH&THCN ra Quyết định sáp nhập Trường Đại học Xây dựng Vừa học Vừa làm với 200 CB và 700 SV vào Trường ĐHXD. Tháng 6/1981, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn số 2840/X/UB chuyển giao khu vực Đồng Tâm của Trường Đại học Xây dựng Vừa học Vừa làm cho Trường Đại học Xây dựng. Năm 1981, chúng ta đã khởi công xây dựng cơ sở trường tại Cổ Nhuế. Trong 2 năm 1981-1982, trường đã xây dựng được 3740 m2 nhà, sản xuất 1150 triệu viên gạch chỉ, 2.5 vạn viên gạch lát. Cuối 1982, toàn bộ Khóa 24 và 25, phần lớn Khoa Tại chức và Khoa Kiến trúc đã được di chuyển về Hà Nội. Cuối 1983, về cơ bản Trường Đại học Xây dựng đã chuyển hết về các địa điểm tại khu Cổ Nhuế, bãi Phúc Xá, khu Đồng Tâm thuộc Hà Nội. Năm học 1983-1984, trường tuyển sinh Khóa 28 - khóa đầu tiên tuyển sinh tại Hà Nội, sau 17 lần tuyển sinh ở các vùng sơ tán thuộc tỉnh Hà Bắc và Vĩnh Phú. Ngày 17/4/1986, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã ký Quyết định số 100/CT phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật Trường Đại học Xây dựng với tổng diện tích xây dựng 2 vạn m2 trên vùng đất 9 ha của phường Đồng Tâm. Công trình Trường ĐHXD do trường tự thiết kế và cùng với Bộ Xây dựng tổ chức thi công. 70


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Như vậy sau 10 năm (1976-1986) phấn đấu gian khổ, bền bỉ, năng động và sáng tạo, chúng ta đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, chính thức chuyển từ nơi sơ tán về Thủ đô Hà Nội, bước vào một giai đoạn lịch sử mới trong quá trình hình thành và phát triển trường. Nhìn lại quá trình xây dựng trường trong giai đoạn từ năm 1966 đến năm 1983, một giai đoạn với nhiều thử thách lớn lao, hy sinh, mất mát, khó khăn phức tạp nhưng thành công hết sức vẻ vang… chúng ta có thể rút ra những nét lớn như sau: - Sự lãnh đạo vững vàng của Đảng ủy và BGH: Tập thể lãnh đạo nhà trường tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, biết động viên và tập trung mọi năng lực trí tuệ của cán bộ và sinh viên toàn trường là nhân tố quan trọng để trường ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước một cách chủ động và sáng tạo. - Nhà trường đã kế thừa và phát huy được truyền thống của Khoa Xây dựng trước đây, luôn luôn đấu tranh giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng khổ, dũng cảm kiên cường vượt qua nhiều thử thách, thiên tai địch họa, từng bước xây dựng và phát triển nhà trường. Khi mới thành lập, trường đã phải đi sơ tán ngay, nhưng với tinh thần tự lực cánh sinh, lao động miệt mài, say mê, sáng tạo, biết dựa vào dân, nên dù ở phân tán nhiều nơi, di chuyển nhiều lần nhưng ở đâu cũng vẫn tạo dựng được điều kiện cần thiết đảm bảo các hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. - Nhà trường đã chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực, giỏi về chuyên môn, vững về chính trị, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo, luôn rèn luyện trong thực tiễn sản xuất và chiến đấu, đồng cam cộng khổ, đồng tâm nhất trí. Sự thành công trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ đã trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của trường trong giai đoạn đầy khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng với sự phát triển đi lên của trường, đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành, nhiều người được vinh dự nhận những nhiệm vụ ở các vị trí cao hơn trong các cơ quan Nhà nước, ở Trung ương và địa phương. Những kỹ sư, kiến trúc sư do trường đào tạo đã phát huy được vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người trong số họ trở thành lãnh đạo chủ chốt trong nhiều cơ quan quản lý các cấp, các viện nghiên cứu, trường học, đơn vị thi công…

71


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN (1983-2011)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

hời kỳ 1983 - 2011 là thời kỳ quốc tế có nhiều biến động phức tạp. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã gây chấn động và ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nước ta. Vào những năm 80, đất nước vẫn nằm trong khủng khoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đời sống nhân dân, đặc biệt là CBCNV Nhà nước vô cùng khó khăn.

T

Trong hoàn cảnh đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đứng trước yêu cầu phải đổi mới toàn diện, từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, tổ chức quản lý đào tạo đến xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ…, để đáp ứng những nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới. Vào cuối năm 1983, Trường Đại học Xây dựng đã chuyển từ Hương Canh về Hà Nội nhưng vẫn còn phân tán ở 4 khu vực: Cổ Nhuế, Phúc Xá, Bách Khoa và Đồng Tâm. Mặc dù đã về Hà Nội, nhưng đời sống của cán bộ và sinh viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng trên đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của cán bộ và sinh viên. Từ 1990, đất nước dần dần thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và bắt đầu có chuyển biến tốt. Sự nghiệp đổi mới với những định hướng lớn trong chiến lược con người mà Đảng đề ra đã làm chuyển biến sâu sắc toàn ngành. Sự đổi mới trong giáo dục đào tạo trở thành yếu tố quyết định của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Sau thời kỳ sơ tán, Trường Đại học Xây dựng tập trung về phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, bắt đầu giai đoạn phát triển mới. Năm 2010 đã xây dựng Chiến lược phát triển trường tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Các nhiệm kỳ Hiệu trưởng từ 1983 đến 2011 Từ năm 1983 đến năm 2011, Hiệu trưởng nhà trường do các thầy giáo sau đây lần lượt đảm nhiệm : Từ năm 1982 đến 1990: thầy giáo Phạm Ngọc Đăng Từ năm 1990 đến 1994: thầy giáo Nguyễn Văn Chọn Từ năm 1994 đến 1999: thầy giáo Nguyễn Như Khải Từ năm 1999 đến 2004: thầy giáo Nguyễn Lê Ninh Từ năm 2004 đến 2009: thầy giáo Nguyễn Văn Hùng Từ năm 2009 đến nay: thầy giáo Lê Văn Thành 75


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Năm 1990, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương cho cán bộ các trường đại học bầu Hiệu trưởng. Ngày 5/10/1990 cử tri là CBVC của trường đã tham gia bầu Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1990 – 1994 tại giảng đường G3. Đây vừa là cuộc sinh hoạt chính trị quan trọng vừa là ngày hội tưng bừng của cán bộ và sinh viên Trường Đại học Xây dựng. Thầy giáo Nguyễn Văn Chọn được bầu là Hiệu trưởng. Các nhiệm kỳ sau, Bộ đều chỉ đạo việc lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ chủ chốt trong trường làm căn cứ để bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 4 năm. Tháng 12/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định ban hành Quy chế nhiệm kỳ Hiệu trưởng 5 năm. Ngày 7/7/2009 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định bổ nhiệm Tiến sỹ Lê Văn Thành giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng nhiệm kỳ 2009 - 2014. Tháng 1/2010, Đại hội Đảng bộ lần thứ 20 đã bầu TS. Lê Văn Thành làm Bí thư Đảng uỷ nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đây là Đại hội đầu tiên bầu Bí thư, Phó Bí thư và Ban Thường vụ trực tiếp tại Đại hội và cũng là lần đầu tiên chức vụ Hiệu trưởng và Bí thư Đảng uỷ do một đồng chí đảm nhiệm. 2. Tổ chức lại bộ máy quản lý Sau khi đã chuyển từ Hương Canh về Hà Nội, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của nhà trường được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới. Đó cũng là nội dung Chương trình 3 của chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo của ngành. Từ 1983 đến 2011 bộ máy quản lý của nhà trường đã có một số điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu và nhiệm vụ mới: Thư viện, Tài vụ, Hành chính, Quản trị, Công tác Chính trị, Ban Quản lý ký túc xá… Năm 1983, nhập 3 bộ môn: Thủy công, Thủy điện, Thủy lợi thành Bộ môn Xây dựng Thủy điện. Tháng 7/1985 thành lập Xí nghiệp Thiết kế Xây dựng và Thực nghiệm. Tháng 3/1987, Bộ ĐH&THCN đã ra quyết định chính thức thành lập Khoa Đào tạo và Bồi dưỡng Sau đại học (gọi tắt là Khoa Sau đại học). Và cũng năm 1987, Trường Đại học Xây dựng thử nghiệm mở lớp cao học thí điểm đầu tiên cho ngành Xây dựng Công trình thềm lục địa, sau đó là ngành Xây dựng DD&CN. Từ 2 lớp cao học thí điểm này, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 2815/QĐ-SĐH ngày 4/11/1991, chính thức giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Xây dựng tổ chức đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ của Nhà nước. Tháng 3/1988 thành lập Bộ môn Xây dựng Công trình thềm lục địa thuộc Khoa Công trình thủy. Trên cơ sở của bộ môn này, ngày 11/6/1994 Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 1570/GD&ĐT thành lập Viện Đào tạo, Nghiên cứu và Ứng dụng kỹ thuật xây dựng Công trình biển (gọi tắt là Viện Xây dựng Công trình biển) là một đơn vị của trường. 76


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Tháng 4/1989 tách Khoa Vật liệu xây dựng - Kỹ thuật vệ sinh thành 2 khoa: Vật liệu XD và Kỹ thuật Môi trường. Tháng 4/1995 chuyển Khoa Tại chức của trường thành Trung tâm Đào tạo thường xuyên (QĐ số 1392/GD&ĐT ngày 19/1/1995 của Bộ GD&ĐT). Tháng 1/2001 thành lập Khoa Công nghệ thông tin. Tháng 6/2001 thành lập 2 bộ môn: Kỹ thuật hệ thống và Công nghệ phần mềm, trên cơ sở Bộ môn Tin học. Tháng 3/2002 đổi tên một số bộ môn: Bộ môn Đường ôtô và Đường thành phố thành Bộ môn Đường ôtô - Đường đô thị; Bộ môn Thí nghiệm công trình thành Bộ môn Thí nghiệm và Kiểm định công trình; Bộ môn Xây dựng thủy điện thành Bộ môn Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện. Tháng 6/2004, nhập Ban Quản lý Ký túc xá vào Phòng Công tác sinh viên, ghép 2 phòng Hành chính tổng hợp và Công tác chính trị thành phòng Hành chính tổng hợp – Công tác chính trị. Tháng 11/2004 trên cơ sở Bộ môn Mác Lê nin thành lập Khoa Mác Lênin gồm 2 bộ môn ghép: Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng CSVN và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Bộ môn Triết học và Kinh tế chính trị. Tháng 11/2004 thành lập Bộ môn Công nghệ và Quản lý môi trường thuộc Khoa Kỹ thuật Môi trường. Tháng 1/2005 thành lập Bộ môn Tin học XD và Bộ môn Toán ứng dụng thuộc Khoa Công nghệ Thông tin. Tháng 3/2005 thành lập Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc. Đổi tên Khoa Kiến trúc thành Khoa Kiến trúc và Quy hoạch; đổi tên Xưởng Cơ thành Phòng Nghiên cứu thực nghiệm cơ khí. Tháng 9/2005 đổi tên Phòng Đối ngoại thành Phòng Hợp tác Quốc tế. Tháng 6/2006 thành lập Phòng Thanh tra. Năm 6/2007 thành lập Bộ môn Cơ giới hoá Xây dựng. Năm 2008, thành lập Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường (sáp nhập Khoa Kỹ thuật môi trường và Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp); thành lập Bộ môn Kỹ thuật máy tính; đổi tên Khoa Kinh tế xây dựng thành Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Bộ môn Cầu - Hầm thành Bộ môn Cầu và Công trình ngầm, Bộ môn Công nghệ và Tổ chức xây dựng thành Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng. Tháng 12/2008, tách bộ phận Công tác chính trị từ phòng HCTH - CTCT về 77


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

phòng Công tác sinh viên, đổi tên 2 phòng này thành Phòng Hành chính Tổng hợp và Phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên Năm 2009 thành lập mới Bộ môn Kiến trúc cảnh quan và Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng đô thị, đều thuộc Khoa Kiến trúc và Quy hoạch; thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Đổi tên Bộ môn Nhiệt kỹ thuật thành Bộ môn Năng lượng và môi trường. Năm 2010 tách tổ tiếng Pháp từ Bộ môn Ngoại ngữ về Ban Đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao. Tháng 5/2011 thành lập mới Bộ môn Kinh tế và Quản lý bất động sản, Bộ môn Quản lý dự án và Pháp luật, đều thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng. Cho đến nay (10/2011) bộ máy của nhà trường gồm 14 phòng, ban, 14 khoa, viện, ban quản lý đào tạo, 54 bộ môn, 10 phòng thí nghiệm thuộc khoa, bộ môn và 14 trung tâm, viện KHCN, công ty. Bộ máy lãnh đạo khoa, bộ môn được bổ nhiệm theo hình thức lấy phiếu thăm dò trực tiếp, đảm bảo dân chủ và gắn kết trách nhiệm của từng thành viên đối với việc xây dựng đơn vị. Trong một thời gian dài nhiệm kỳ lãnh đạo của khoa, viện, bộ môn không đồng thời với nhiệm kỳ của Ban Giám hiệu. Tuy đảm bảo tính ổn định không gây biến động bộ máy quản lý nhưng việc này lại gây khó khăn, trở ngại cho công tác điều hành của từng nhiệm kỳ Hiệu trưởng, đặc biệt là phải thường xuyên lo công tác bổ nhiệm cán bộ các cấp, không xây dựng được chiến lược phát triển trường một cách ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng này, được sự đồng ý của Bộ GD&ĐT bắt đầu từ năm 1999 nhiệm kỳ của lãnh đạo khoa, viện, bộ môn đã đồng nhất với nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của trường đã được trẻ hóa sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới của thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt ở nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2009 – 2014 nhiều đồng chí lãnh đạo khoa, viện, bộ môn được bổ nhiệm ở độ tuổi 30 – 40. 3. Thành lập các trung tâm khoa học - công nghệ Thực hiện Nghị định số 35/CP ngày 9/2/1981 của Chính phủ về việc ứng dụng KHCN vào thực tế, Nhà trường đã đề nghị và được Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập Xí nghiệp Thiết kế xây dựng thực nghiệm và các trung tâm KHCN như: Trung tâm Môi trường đô thị và khu công nghiệp; Trung tâm Kỹ thuật Nền móng - Công trình: Trung tâm Kiến trúc và Quy hoạch; Trung tâm Công trình thủy; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng; Trung tâm Vật liệu xây dựng nhiệt đới… Hoạt động của xí nghiệp và các trung tâm KHCN gắn liền với hoạt động chuyên môn của các khoa đã góp phần tích cực vào việc đưa tiến bộ KHCN vào sản xuất,

78


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời gắn liền nhà trường với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tháng 5/1993, trường đã chuyển giao Xí nghiệp Thiết kế và Xây dựng thực nghiệm về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tháng 8/1995, trường thành lập Văn phòng Tư vấn xây dựng, hoạt động theo chứng chỉ hành nghề do Bộ Xây dựng cấp. Tháng 11/2001, theo đề nghị của trường, Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trường Đại học Xây dựng lấy tên là Công ty Tư vấn ĐHXD, hoạt động theo Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu. Tháng 5/2005, trường ra quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn kỹ thuật an toàn giao thông thuộc Khoa Xây dựng Cầu đường. Tháng 6/2006, trường ra quyết định thành lập Trung tâm Hợp tác đào tạo & Tư vấn quốc tế. Năm 2008, thành lập Viện Cảng - Kỹ thuật Hàng hải; Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị. Đến năm 2011, Nhà trường đang từng bước chuyển mình thành đại học có hàm lượng NCKH và chuyển giao công nghệ cao theo Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 với 6 viện, 5 trung tâm KHCN hoạt động, hỗ trợ cho công tác đào tạo, NCKH và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Trong đó, Công ty Tư vấn là một doanh nghiệp thuộc trường với đội ngũ cán bộ chuyên sâu gồm 165 kỹ sư làm việc trong 11 xưởng thiết kế hoạt động hiệu quả nhất. Hàng năm, Công ty ký kết từ 600 đến 800 hợp đồng lớn nhỏ với các công ty và các địa phương trên cả nước với tổng doanh thu năm 2006 là 48,2 tỷ đồng, năm 2007 là 86 tỷ đồng, 2008 là 107 tỷ đồng, năm 2009 là 158 tỷ đồng và năm 2010 là 122,6 tỷ đồng. Từ năm 2009 mỗi năm Công ty dành hàng trăm triệu đồng để trao học bổng cho sinh viên.

II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO 1. Hệ thống đào tạo của trường và các ngành đào tạo Hệ thống đào tạo của trường gồm đào tạo đại học và đào tạo sau đại học. Ở cấp đào tạo đại học hiện nay có 22 ngành đào tạo khác nhau: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp; Xây dựng công trình; Xây dựng Cầu- Đường; Xây dựng Cảng - Đường thủy; Xây dựng công trình Thủy điện; Xây dựng công trình Thủy lợi; Kiến

79


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

trúc; Xây dựng Công trình Biển - Dầu khí; Cấp thoát nước; Môi trường đô thị và khu công nghiệp; Hệ thống kỹ thuật trong công trình; Công nghệ Vật liệu xây dựng; Máy xây dựng; Cơ giới hóa và Tự động hóa xây dựng; Kinh tế xây dựng; Kinh tế và Quản lý đô thị; Tin học xây dựng công trình; Công nghệ phần mềm; Xây dựng Cơ sở hạ tầng giao thông; Kỹ thuật đô thị. Đào tạo đại học các ngành trên theo các hệ: Chính quy dài hạn tập trung, Cử tuyển, Vừa học vừa làm (tại chức). Trong số những ngành đào tạo trên có những ngành mới mở sau này do nhu cầu phát triển kinh tế đất nước ví dụ: Ngành Tin học xây dựng công trình (mở năm 1990) và ngành Xây dựng công trình thềm lục địa sau này được đổi tên là Xây dựng Công trình biển và Dầu khí (mở năm 1990 – đổi tên năm 1995); một số ngành khác có sự thay đổi tên gọi như trước đây là Máy xây dựng thành, nay là Cơ điện xây dựng (1995). Từ 2001, nhà trường bắt đầu tuyển sinh một số ngành mới: Môi trường đô thị và khu công nghiệp, Hệ thống kỹ thuật trong công trình, Cơ giới hóa, Công nghệ phần mềm, Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; Kỹ thuật đô thị… Ở cấp đào tạo Sau đại học nhà trường đào tạo hai trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Ở trình độ thạc sỹ có 14 ngành: Cấp thoát nước; Công nghệ môi trường; Vật liệu và Công nghệ vật liệu xây dựng; Địa kỹ thuật xây dựng; Xây dựng Công trình biển; Xây dựng Công trình thủy; Xây dựng đường ôtô và đường thành phố; Xây dựng cầu, hầm; Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; Kiến trúc và Quy hoạch; Kỹ thuật máy và Thiết bị xây dựng, nâng chuyển; Toán ứng dụng; Cơ học vật thể rắn; Kinh tế công nghiệp. Ở trình độ tiến sỹ có 18 chuyên ngành: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; Vật liệu và Công nghệ vật liệu xây dựng; Quy hoạch đô thị và nông thôn; Kiến trúc công trình; Cấp thoát nước; Công nghệ môi trường không khí; Địa kỹ thuật xây dựng; Xây dựng Công trình ngầm và mỏ; Xây dựng Công trình biển; Xây dựng Công trình thủy; Xây dựng đường ô tô và đường thành phố; Xây dựng cầu, hầm; Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục; Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng; Cơ học vật thể rắn; Kinh tế công nghiệp, Địa kỹ thuật xây dựng, Toán ứng dụng. 2. Đào tạo đại học a. Quy mô các loại hình đào tạo Hệ chính quy dài hạn tập trung Trong lịch sử phát triển trường từ năm 1966 đến nay, năm 1983 là năm có số

80


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

lượng tuyển sinh thấp nhất (175 sinh viên). Điều đó cũng đã phản ánh một cách khách quan những khó khăn về kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ này, cũng như những khó khăn nhà trường phải đương đầu trong thời kỳ chuyển từ nơi sơ tán về Hà Nội. Những năm tiếp theo, quy mô tuyển sinh dần dần được nâng lên, cao nhất vào năm 2009 là 3463 và ổn định trở lại khoảng 2800 vào năm 2010, 2011 (xem biểu đồ số sinh viên vào trường 1965 – 2011). Nhà trường luôn chủ trương phát triển quy mô nhưng phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ CBGD để đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, vấn đề quy mô và chất lượng đào tạo luôn luôn được đặt ra và trở thành một vấn đề thời sự trong trường vào những năm cuối của thế kỷ 20. Nó liên quan trực tiếp đến các vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với nhà trường như tầm vóc và vị thế của nhà trường trong tương lai, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ … Sau nhiều lần tham khảo ý kiến của các cán bộ trong trường và trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển dài hạn của trường, Đảng ủy – Ban Giám hiệu đã xin phép Bộ GD&ĐT nâng chỉ tiêu tuyển sinh đại học hàng năm: Từ năm 2001 đến năm 2006 bình quân tuyển sinh 2400 SV/năm, từ năm 2007 đến năm 2008 bình quân tuyển sinh 3200 SV/năm (bình quân giai đoạn 1995 – 2000 là 1200 SV/năm). Nhiệm kỳ 2009 – 2014, để phù hợp với điều kiện CSVC nhằm củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo, Đảng uỷ - Ban Giám hiệu đã quyết định hạ chỉ tiêu tuyển sinh xuống 2800 SV/năm. Đến tháng 10/2011 quy mô đào tạo hệ chính quy là 17199 sinh viên. Bên cạnh các lớp đào tạo truyền thống, nhà trường còn phối hợp với các đối tác nước ngoài mở các lớp đào tạo đặc biệt trong các chương trình hoặc các dự án quốc tế: - Các lớp chuyên ngành Xây dựng Pháp ngữ (XF) do Tổ chức các trường đại học sử dụng tiếng Pháp (AUF) tài trợ. Các lớp này đào tạo kỹ sư ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp theo chương trình của nhà trường nhưng từ năm thứ ba các môn cơ sở ngành và chuyên môn được giảng dạy bằng tiếng Pháp do các CBGD của trường đảm nhiệm, có sự tham gia của các giáo sư nước ngoài. Bắt đầu thực hiện từ K39 (1995), hàng năm nhà trường chọn 40 học sinh trong số trúng tuyển vào ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp để tổ chức thành một lớp riêng. Đến cuối khóa học, khoảng 20 sinh viên trong số đó được thực hiện đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Pháp và được trình bày bằng tiếng Pháp trước một Hội đồng chấm tốt nghiệp trong đó có 2 giáo sư từ các trường đại học Pháp. Ngày 23/9/2011 được sự giúp đỡ của AUF, trường đã thành lập ngành Kiến trúc Pháp ngữ. Đến 2011, nhà trường đã tuyển sinh được 18 khoá XF và đã có 13 khoá với 450 81


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

sinh viên tốt nghiệp đạt chất lượng cao. Trong đó trên 192 người đã và đang được tiếp tục đào tạo ở Pháp, Bỉ, Canada; 72 đã được cấp bằng tiến sỹ, 38 người đang hoàn thành luận án tiến sỹ, 56 người đã được cấp bằng thạc sỹ. Đã có 22 người trở thành lực lượng CBGD trẻ bổ sung cho các bộ môn của trường. - Các lớp kỹ sư chất lượng cao (CLC) nằm trong Dự án Đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam (PFIEV) của hai Chính phủ Việt Nam và Pháp. Dự án này về phía Việt Nam có 4 trường đại học tham gia (Xây dựng, Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TP Hồ Chí Minh) và về phía Pháp có 7 trường đại học là đối tác. Chương trình và nội dung đào tạo do các trường đại học Việt Nam và Pháp cùng phối hợp xây dựng theo mô hình Pháp; trang thiết bị, giáo trình, tài liệu… do Pháp tài trợ. Hàng năm một số CBGD được sang Pháp thực tập về giảng dạy cho lớp này. Bắt đầu thực hiện từ năm 1999 (khóa 44), mỗi khóa nhà trường chọn 1 lớp 40 sinh viên (từ khóa 47 đến khóa 51, mỗi khóa chọn 90 sinh viên) đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào trường để đào tạo hai ngành mới: Cơ sở hạ tầng giao thông và Kỹ thuật đô thị. Trong các kỳ thi chuyển giai đoạn và kiểm tra chất lượng do Pháp tổ chức hàng năm, sinh viên các lớp kỹ sư chất lượng cao của Trường Đại học Xây dựng luôn có điểm cao nhất trong các trường tham gia dự án. Tính đến năm 2011 đã có 8 khóa với 410 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Số lượng sinh viên CLC sau khi tốt nghiệp đã và đang du học tại Pháp là 101 người, trong đó 28 người đã đạt học vị tiến sỹ. Kỹ sư CLC ra trường được các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đánh giá cao vì có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản vững vàng và ngoại ngữ tốt. Hệ đào tạo tại chức (Vừa học Vừa làm) Công tác đào tạo tại chức đã được tiến hành khi Trường Đại học Xây dựng còn là một khoa của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và được tiếp nối ngay từ khi thành lập trường. Quán triệt đường lối, chính sách đào tạo của Đảng và Chính phủ, Trường Đại học Xây dựng đã ưu tiên mở các lớp đạo tào gắn liền với nhu cầu sử dụng cán bộ của các bộ, ngành, các địa phương và quân đội. Từ năm 1987 trở về trước, quy mô đào tạo tại chức của trường tương đối ổn định. Trong thời kỳ chiến tranh, số lượng tuyển sinh hàng năm từ 100 đến 200 người. Sau khi đất nước thống nhất, nhu cầu ngày càng tăng lên từ 200 đến 300 người. Năm 1984, trường lại tiếp nhận thêm 300 sinh viên của Trường Đại học Tại chức Hà Nội sáp nhập vào. Đặc điểm nổi bật ở thời kỳ này là đào tạo theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và hoàn toàn bao cấp nên phân bổ ngành nghề tương đối đồng đều. Những người đi học đều phải có thành tích đáng kể và có thâm niên công tác nhất định. Họ yên tâm đi học vì không lo ảnh hưởng đến việc làm, cương vị công tác và thu nhập. Tháng 12/1986, trường đã mở hội nghị tổng kết 25 năm đào tạo tại chức. Hội nghị đánh giá đào tạo tại chức 25 năm qua theo đúng phương châm là vừa củng cố,

82


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

vừa mở rộng quy mô có trọng điểm, đồng thời giữ vững và nâng cao được chất lượng đào tạo. Bắt đầu từ năm 1988, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế quản lý mới, do vậy số người đi học tại chức giảm. Từ năm 1988 đến năm 1991, mỗi năm chỉ còn gần 100 người đăng ký dự thi vào học. Từ năm 1992 nền kinh tế nước ta bắt đầu khôi phục và phát triển, nhu cầu đào tạo nhân lực có trình độ đại học ngày càng tăng. Do vậy, quy mô tuyển sinh vào hệ đào tạo tại chức cũng tăng theo. Trong giai đoạn từ 1983 đến tháng 4/2011, đã có 13.162 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, Trung tâm Đào tại thường xuyên đang quản lý đào tạo 194 lớp tại 49 cơ sở phối hợp đào tạo thuộc 29 tỉnh thành trên cả nước, kéo dài từ Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đến miền Tây Nam Bộ. Do nhu cầu xã hội, hệ tại chức chỉ mở được cho các ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Xây dựng Cầu đường, Xây dựng công trình, Kinh tế xây dựng, Cấp thoát nước, Vật liệu và cấu kiện xây dựng. Hệ đào tạo cử tuyển (gọi tắt là KV) Đối tượng đào tạo của hệ này là con em các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo…do các địa phương cử đi học, không phải qua thi tuyển quốc gia. Hàng năm, Nhà trường được Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu đào tạo khoảng 30 sinh viên. Tính đến 2011, Nhà trường đã và đang đào tạo được 24 khóa (từ KV0 đến KV23), thời gian đào tạo 4,5 năm, trong đó có nửa năm ôn tập các môn văn hóa trước khi chính thức học chương trình đại học để cấp bằng kỹ sư. Do yêu cầu cán bộ của các địa phương, nhà trường chỉ đào tạo các ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Kinh tế xây dựng và Xây dựng Cầu đường. Hàng năm, một trong 3 khoa có ngành đào tạo trên được giao quản lý sinh viên khóa mới và tổ chức đào tạo theo ngành của mình. Từ năm 1997, để ổn định đào tạo, nhà trường giao việc quản lý đào tạo của hệ này cho Khoa Xây dựng Công trình thủy và mở ngành Xây dựng công trình. Đến năm 2006 đã có 16 khóa tốt nghiệp với tổng số là 356 sinh viên và đến năm 2010 có 470 sinh viên tốt nghiệp. Hệ đào tạo mở rộng Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, từ năm 1989 đến năm 1992 nhà trường mở hệ đào tạo mở rộng cho các ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Xây dựng công trình, Kiến trúc và Kinh tế xây dựng. Lúc đầu hệ đào tạo mở rộng có chương trình và nội dung đào tạo riêng, nhưng sau đó các sinh viên của hệ này được xếp theo học cùng chương trình và thời gian đào tạo như hệ chính quy nhưng khi tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư mở rộng. Năm học 1996 - 1997 là năm cuối cùng của hệ này. Ngoài số sinh viên được đào tạo tại trường, nhà trường còn liên kết với 83


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Trường Đại học Tại chức Hải Phòng đào tạo 2 khóa hệ mở rộng với gần 100 sinh viên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (Khoá 1:74 người và Khóa 2: 60 người) do Trung tâm Đào tạo thường xuyên của trường phối hợp với Khoa Xây dựng quản lý. Hệ đào tạo bằng thứ 2 Trường Đại học Xây dựng là trường đầu tiên thí điểm về đào tạo bằng 2, người khởi xướng là GS. Nguyễn Đình Cống. Từ thực tiễn nhu cầu của xã hội về cán bộ khoa học kỹ thuật ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp ngày càng tăng, năm 1995, Trường Đại học Xây dựng đã đưa ra và thí điểm loại hình đào tạo mới: đào tạo để cấp bằng đại học thứ 2. Tham gia chương trình đào tạo là 2 năm, người đã tốt nghiệp đại học có thể nhận được bằng đại học thứ 2: Kỹ sư Xây dựng ngành Dân dụng và Công nghiệp. Lớp đầu tiên, Khoá 1 hệ bằng 2 tuyển sinh 47 người, Trường giao cho Khoa Xây dựng DD&CN tổ chức quản lý. Loại hình này thực hiện được 6 năm đến năm 2001 thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ký Quyết định số 22/2001/QĐ- BGD&ĐT về quy định đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai. Ban đầu, học viên được tuyển là những kỹ sư xây dựng các ngành: Cầu đường, Công trình thủy, Công trình biển… Những năm sau này, mở rộng hơn đầu vào, nhà trường quy định tuyển sinh bằng 2 với các đối tượng đã có bằng tốt nghiệp đại học khối A. Đến năm 2011, Trường Đại học Xây dựng đã tuyển sinh 17 khóa với 3330 người theo học. Hệ Cao đẳng Tuyển sinh được 2 khoá (khoa Công trình thủy quản lý): năm học 1999 – 2000 : 200 SV; năm học 2000 – 2011 : 57 SV. Đào tạo liên thông Mô hình đào tạo liên thông được thực hiện từ học kỳ 2 năm học 2005-2006: Năm 2005, trường đã tuyển sinh năm đầu tiên được 76 sinh viên; năm 2006, tuyển được 110 sinh viên; năm 2007, tuyển được 93 sinh viên; năm 2008, tuyển được 131 sinh viên; năm 2009, tuyển được 116 sinh viên và năm 2010 tuyển được 181 sinh viên. Năm 2011, loại hình đào tạo này được mở rộng thêm các ngành Cầu đường, Kinh tế và Quản lý xây dựng, Môi trường nước, Vật liệu xây dựng và tuyển được 320 sinh viên. b. Thực hiện đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Trong tình hình nước ta chuyển nhanh từ nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, cũng như các trường đại học khác ở trong nước, Trường Đại học Xây

84


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

dựng phải thường xuyên đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt trong việc tìm ra giải pháp để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả đào tạo trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, trong suốt 26 năm kể từ năm 1985 đến nay, nhà trường đã tập trung mọi cố gắng, khắc phục khó khăn thực hiện đổi mới đào tạo. - Đổi mới mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về vai trò của sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nhà trường đã xác định rõ mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo phải thể hiện rõ chủ trương đào tạo theo diện rộng, đưa vào dạy những điều mà xã hội cần nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm có kiến thức rộng và vững chắc để thích nghi với thị trường lao động luôn biến động, vừa có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng, vừa thuận lợi khi cần vươn lên các trình độ học vấn cao hơn. Sau hai lần thực hiện vào năm 1992 và năm 1994, nhà trường đã cơ bản hoàn thành được việc đổi mới mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo của tất cả 12 ngành đào tạo trong trường. Đặc biệt, dựa trên cơ sở của việc modun hóa các kiến thức học tập theo đơn vị học trình và học phần, những sự đổi mới trên đã cho phép thiết kế lại mô hình đào tạo, loại bỏ việc tách riêng các ngành hẹp ngay từ năm thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên thông giữa các ngành trong và ngoài trường. Thành tích này của trường đã được Bộ GD&ĐT xếp trường vào loại A năm học 1993 – 1994. Để công tác đào tạo đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của xã hội, năm 2000 nhà trường quyết định xuất quỹ tự có số tiền 350 triệu đồng thực hiện dự án đổi mới lần thứ 3 mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo của tất cả các ngành, đồng thời nghiên cứu mở thêm một số ngành đào tạo mới. Kết quả từ năm học 2001 – 2002 số ngành đào tạo trong trường đã nâng lên 20 ngành, trong đó lần đầu tiên nhà trường bắt đầu bước sang một lĩnh vực đào tạo mới là Công nghệ thông tin, ngoài lĩnh vực xây dựng cơ bản truyền thống. - Đổi mới quy trình đào tạo Từ năm 1988 tới nay, nhà trường đã hai lần thay đổi quy trình đào tạo: Lần thứ nhất vào năm 1988 phân chia quá trình đào tạo thành 2 giai đoạn với thời gian đào tạo giai đoạn I là 2 năm (4 học kỳ) và giai đoạn II là 3 năm (6 học kỳ). Giữa 2 giai đoạn tổ chức kỳ thi tuyển có tính quốc gia. Nhà trường đã thực hiện chủ trương liên thông giữa các trường, cho phép một số lượng hạn chế sinh viên ngoài trường được thi chuyển giai đoạn (dưới 10% số sinh viên của trường). Nhưng thực tế chưa có năm nào số sinh viên ngoài trường vượt quy định trên (năm cao nhất có gần 70 sinh viên dự thi và tỷ lệ vào học khá thấp, do thi không đỗ hoặc không thỏa mãn nguyện vọng ngành nghề). Lần hai vào năm học 1995 – 1996, nhà trường đổi mới quy trình đào tạo rút ngắn 85


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

giai đoạn I xuống còn 3 học kỳ. Việc thực hiện quy trình mới bắt đầu từ khóa 40 nhưng nội dung giảng dạy phải sang Khóa 41 mới thực hiện hoàn toàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Song song với việc đổi mới quy trình đào tạo là việc điều chỉnh liên tục chương trình học tập giai đoạn I kết hợp với việc thay đổi mô hình đào tạo để hòa nhập vào hệ thống chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên thông giữa các ngành trong trường và các trường khác, phát huy hiệu quả của quy trình đào tạo mới. Cùng với quy trình đào tạo, ba năm từ 1999 đến 2001 (Khóa 44, 45 và 46) nhà trường thực hiện tuyển sinh theo 13 ngành từ năm thứ nhất. Nhưng bốn khóa tiếp theo (từ khóa 47 đến khóa 50) lại áp dụng thi chuyển giai đoạn để phân ngành. Việc tuyển sinh theo ngành được thảo luận nhiều lần ở các hội nghị Đảng ủy và Tổng kết năm học hàng năm. Từ năm 2006 (khóa 51) nhà trường thực hiện tuyển sinh theo ngành dựa vào đăng ký nguyện vọng của thí sinh trước khi thi, điểm sàn của trường. Khi nhập trường những thí sinh không trúng nguyện vọng 1 sẽ được đăng ký lại nguyện vọng. - Đổi mới phương thức quản lý đào tạo Trường Đại học Xây dựng là một trong những trường đầu tiên thực hiện thí điểm phương thức quản lý theo học chế tín chỉ. Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, phương thức này được triển khai từ tháng 2 năm 1995. Đây là một phương thức quản lý đào tạo dành rất nhiều thuận lợi và cơ hội cho sinh viên. Trong phương thức này, chương trình đào tạo được cấu trúc theo các môđun đa dạng, từng sinh viên có thể chọn chương trình học riêng phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Sinh viên phát huy tính độc lập trong học tập, nghiên cứu nhưng nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Những năm đầu, phương thức quản lý này áp dụng cho nhóm 5 ngành kỹ thuật công trình. Đến năm 2000 trừ ngành Kiến trúc, tất cả các ngành thực hiện đào tạo tín chỉ và đến năm 2002, phương thức quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ áp dụng cho toàn trường với phương châm thực hiện từng bước đi đôi với đánh giá, rút kinh nghiệm. Tháng 3/2005, trường đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Đến nay, sau 17 năm áp dụng trường đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu và khá ổn định trong tổ chức thực hiện phương thức quản lý đào tạo này. Kinh nghiệm của Trường Đại học Xây dựng sẽ hỗ trợ cho các trường bạn và đóng góp vào quá trình đổi mới phương thức quản lý đào tạo của Bộ GD&ĐT. - Đổi mới phương thức dạy và học Trên cơ sở quán triệt mục tiêu đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo có khả năng giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống, từ năm 1995 nhà trường đã bắt đầu có chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học 86


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

theo hướng tăng tính chủ động của sinh viên và sử dụng các phương tiện kỹ thuật mới để hỗ trợ giảng dạy. Nhà trường đã động viên CBGD tích cực viết giáo trình, tài liệu học tập cho sinh viên. Riêng năm học 1995 - 1996 đã viết xong được 42 đầu sách, tăng 25 đầu sách so với năm học trước đó. Năm học 2005 - 2006, để lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập trường, đã có 36 đầu sách được xuất bản với 122 đơn vị học trình chủ yếu của CBGD các khoa: Cơ khí Xây dựng, Công nghệ thông tin (Toán), Kiến trúc và Cầu đường. Các sách xuất bản đã nhập Thư viện trường 12.033 cuốn. Từ đó đến nay đã có thêm 98 đầu sách và giáo trình được xuất bản và nhập Thư viện trường hàng ngàn cuốn. Chất lượng giáo trình của nhà trường được các trường đại học bạn cùng khối ngành đánh giá cao. Bằng việc đổi mới phương thức dạy và học, nhà trường đã thực hiện việc rút ngắn thời gian lên lớp hàng tuần từ 36 tiết xuống còn 30 tiết và tiếp tục rút xuống nữa trong tương lai nhưng đảm bảo không cắt giảm nội dung đào tạo. Số lượng sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng tính đến 10/2011 theo ngành và các hệ đào tạo được thống kê ở bảng 1 và bảng 2. Tổng số là 47149 trong đó số lượng lớn tập trung vào 2 hệ: Chính quy tập trung là 32974 và Vừa làm Vừa học là 10687. Nhìn chung, chất lượng các kỹ sư, kiến trúc sư do trường đào tạo được xã hội đánh giá tốt. Trong đợt thăm dò về công tác đào tạo của trường thực hiện tháng 11/2000 và tháng 11/2006, các cơ quan sản xuất đều cho rằng chất lượng đào tạo của trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống, là địa chỉ đào tạo đáng tin cậy của xã hội.

87


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

NĂM

Bảng 1

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐÃ TỐT NGHIỆP ĐHXD TRONG 55 NĂM ĐÀO TẠO THEO HỆ NGÀNH ĐÀO TẠO Hệ đào tạo

Chính quy

Mở rộng

VHVL

Chuyên tu

Cử tuyển KV

Cử tuyển Apatít Lào Cai

Tại chức (VLVH)

341

295

586

2894

32

98

Cộng

Ngành đào tạo

Xây dựng DD&CN

6578

Xây dựng Cầu đường

3178

Kiến trúc

2164

34

28

Kinh tế XD

2166

74

712

Vật liệu XD

1331

Môi trường khí

685

685

Hệ thống KT công trình

27

27

Môi trường nước

1438

126

1564

Máy XD

1231

83

1314

CT biển - dầu khí

441

211

Tin học

112

112

Tin học XD CT

413

413

XD Cảng đường thuỷ

1321

1321

Thuỷ lợi - Thuỷ điện

1903

3317 2226

34

753

3695

76

1407

50

1987

CS hạ tầng giao thông 57 (CLC)

57

Kỹ thuật đô thị

42

42

Xây dựng Công trình

72

356

35

52

515

Giáo viên Sức bền VL

20

20

Giáo viên HH - VKT

25

25

Cộng

88

10694

23127

521

295

1392

356

35

6219

31945


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Bảng 2

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐÃ TỐT NGHIỆP ĐHXD GIAI ĐOẠN TỪ 2007 ĐẾN 10/2011 THEO HỆ NGÀNH ĐÀO TẠO Hệ đào tạo 1 - Hệ Chính quy dài hạn, trong đó phân theo ngành Xây dựng DD&CN Kiến trúc XD Cầu đường Kỹ sư Kinh tế XD Kỹ sư KT & QLĐT Cấp thoát nước MT đô thị và KCN Hệ thống KT trong CT XD Cảng - Đường thuỷ XD Thuỷ lợi-Thuỷ điện Máy XD Cơ giới hoá XD Công nghệ VL XD XD CT biển - Dầu khí Tin học XDCT Tin học Kỹ thuật đô thị Cơ sở HTGT Xây dựng CT thuỷ 2 - Hệ Bằng 2 3 - Hệ Cử tuyển 4 - Đại học liên kết 5 - Hệ Liên thông 6 - Hệ VLVH Tổng số :

Số lượng

Ghi chú

9847 2363 1488 1246 892 150 545 151 150 386 447 238 126 409 320 410 215 107 125 79 473 160 79 377 4268 15.204

89


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

3. Đào tạo Sau đại học Đào tạo cao học Đào tạo cao học được đẩy mạnh từ năm 1992, sau khi Nhà nước có quyết định số 55/HĐBT ngày 9/3/1991 về mở đào tạo cao học, một bậc học mới. Nhưng trước đấy, từ năm 1987 trường đã mở lớp cao học thí điểm đầu tiên ngành Xây dựng Công trình biển, gồm 27 học viên. Tiếp đó năm 1989 mở lớp cao học ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp gồm 7 học viên. Kinh nghiệm từ 2 lớp cao học thí điểm này đã góp phần không nhỏ vào chủ trương mở cấp học cao học của Nhà nước trong quyết định năm 1991. Địa bàn đào tạo cao học chủ yếu là ở Hà Nội. Ngoài ra, nhà trường còn mở một số lớp liên kết với các trường: Đại học Hàng Hải, Hải Phòng (1992, 1996), Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng (1994, 2000), Đại học Sư phạm Vinh (1997, 1999). Các luận văn thạc sỹ hầu hết được thực hiện đạt chất lượng và có những đóng góp nhất định về mặt khoa học và phục vụ sản xuất. Tới năm 1997, trong vòng 10 năm đào tạo, nhà trường đã tuyển được 23 lớp gồm 375 học viên. Những năm sau số lượng học viên tuyển mới gia tăng dần hàng năm. Cụ thể, năm 2001: 175 học viên (HV), 2002: 169HV, 2003: 186HV, 2004: 206HV và năm 2005: 231HV, 2006: 274HV. Năm 2010 đã tuyển 454 học viên. Tính đến tháng 10 năm 2006 có 1176 người và đến tháng 10/2010 đã có 2016 người được cấp bằng thạc sỹ tại Trường Đại học Xây dựng. Đào tạo Tiến sỹ Về đào tạo Tiến sỹ (trước năm 2000 gọi là Phó tiến sỹ) nhà trường được giao nhiệm vụ từ năm 1997 theo Quyết định số 97/TTg ngày 11/03/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Đến tháng 10 năm 2006 đã có 134 luận án tiến sỹ bảo vệ thành công tại Trường Đại học Xây dựng. Các luận án tiến sỹ đều có những đóng góp mới và nhiều kiến nghị được áp dụng. Các tiến sỹ tốt nghiệp là CBGD của trường phát huy tốt vai trò của mình. Đặc biệt, tháng 6/2001 NCS Say Khong Saynasine của nước CHDCND Lào đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ thuộc chuyên ngành Kinh tế xây dựng. Đây là tiến sỹ người nước ngoài đầu tiên đào tạo tại Trường Đại học Xây dựng. Tuy nhiên số lượng NCS tuyển vào trường không đều và không cao do những đòi hỏi ngặt nghèo về chất lượng đào tạo. Từ cuối những năm 80 xấp xỉ 10 người/năm. Từ năm 2001 trở đi như sau: 2001: 11 người, 2002: 15 người , 2003: 10 người, 2004: 7 người, 2005: 14 người, 2006: 11 người, năm 2007: 9 người, năm 2008: 13 người, năm 2009: 17 người và 2010 là 15 người. Từ năm 2003, Trường Đại học Xây dựng được Bộ giao thêm nhiệm vụ tổ chức

90


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

tuyển sinh cao học và NCS đi học nước ngoài. Thấy rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo sau đại học, từ năm 1987, trường đã thành lập Khoa Sau đại học tách khỏi Phòng Nghiên cứu khoa học. Các năm 1987 và 1997, trường đã tổ chức kỷ niệm 10 năm và 20 năm đào tạo sau đại học. Đến 10/2011, trường đã đào tạo được hơn 2000 thạc sỹ, 150 tiến sỹ chuyên ngành. Nhiều cán bộ khoa học đầu đàn các chuyên ngành của trường là thành viên các hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Nhà nước, hội đồng nghiệm thu, thẩm định, kiểm định đồng thời cũng là những người tham gia chính xây dựng các văn bản pháp quy, luật trong lĩnh vực xây dựng. Đào tạo liên tục Tháng 6 năm 2005, Bộ Xây dựng đã ra Quyết định công nhận Trường Đại học Xây dựng là cơ sở có đủ khả năng và điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình của 4 lĩnh vực: Công trình dân dụng và công nghiệp, Giao thông, Thuỷ lợi, Hạ tầng kỹ thuật. Cũng trong khoảng thời gian này, trên cả nước có 7 đơn vị cùng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình nhưng Trường Đại học Xây dựng là cơ sở được người học đánh giá cao, nhất là về chương trình đào tạo. Cán bộ của trường đã xây dựng một chương trình đào tạo hấp dẫn, có tính hệ thống, có khả năng thích ứng hoạt động thực tiễn. Triển khai Quyết định trên, từ tháng 6/2005 đến 10/2006, Trường Đại học Xây dựng đã tổ chức được 35 lớp bồi dưỡng với gần 5000 học viên ở các sở XD, các tổng công ty và các địa phương. Địa bàn trường mở lớp cũng rất rộng, trên nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hải Dương, Việt Trì, Yên Bái, Hoà Bình, Nha Trang, Bình Định, TP Hồ Chí Minh... Trong 6 năm (6/2005 đến 10/2011) cán bộ của trường đã chủ động xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn hấp dẫn và có tính hệ thống trên các lĩnh vực: Thiết kế, thi công, quản lý khai thác các công trình xây dựng; Quản lý dự án; Tư vấn, giám sát thi công và Đấu thầu xây dựng; Môi giới, định giá, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản… đáp ứng nhu cầu bức thiết của số đông cán bộ kỹ thuật của các sở xây dựng, các tổng công ty, công ty. Tính đến 10/2011, Trường Đại học Xây dựng đã đào tạo trên 200 lớp học và cấp chứng chỉ cho gần 20.000 người.

91


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

III. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Tự lực cánh sinh xây dựng trường là một nét truyền thống của Trường Đại học Xây dựng. Trong thời kỳ sơ tán, dù di chuyển đến đâu, cán bộ và sinh viên toàn trường cũng nhanh chóng xây dựng các lớp học, nhà ở, nhà ăn, nhà thí nghiệm, hội trường... bằng vật liệu tranh tre, nứa lá. Chính cơ sở vật chất đó đã đảm bảo cho công tác đào tạo – NCKH của trường không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống khó khăn nào. Những năm 1980 – 1983, để đảm bảo cho việc chuyển trường từ Hương Canh về Hà Nội, trường đã tranh thủ mọi nguồn lực, tổ chức và động viên toàn thể cán bộ sinh viên tự sản xuất hàng triệu viên gạch chỉ, gạch lát, đóng góp hàng vạn ngày công xây hàng vạn m2 nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn, lớp học, nhà thí nghiệm… tại 4 khu vực: Cổ Nhuế, Phúc Xá, Bách Khoa và Đồng Tâm. Cơ sở vật chất đó đảm bảo cho trường đủ điều kiện cần thiết để triển khai các hoạt động đào tạo và NCKH trong gần 10 năm. Năm 1991, lần đầu tiên kể từ ngày thành lập, trường đã quy tụ về một địa điểm tại phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây, trường đã phấn đấu từng bước xây dựng được trên 47.900m2 những công trình vĩnh cửu phục vụ cho đào tạo – NCKH; gồm: - 18 phòng thí nghiệm, trong đó có 5 phòng thí nghiệm chuyên đề, 1 xưởng cơ khí, 1 Trung tâm Tin học phục vụ cho công tác đào tạo. - Thư viện có trên 177.000 cuốn sách (trong đó có trên 37.000 cuốn sách ngoại văn), 71 loại tạp chí tiếng Việt, trên 118.000 cuốn giáo trình. Trong 5 năm (2006 2011) Thư viện đã nhập 114 đầu sách của 57 CBGD của trường. - Các công trình nhà làm việc A1- 6 tầng (5750m2) và Trung tâm Kỹ thuật Môi trường - 3 tầng (1200m2). Khu giảng đường gồm 2 nhà học lớn H1 - 6 tầng (9600m2), H2 - 5 tầng (6000m2) và 1 Nhà học cấp 4 thuộc khu thí nghiệm 1 tầng (10 phòng). Thư viện 5 tầng (6000m2), Nhà thí nghiệm 10 tầng (11500m2), Hội trường G3 với diện tích sàn 3010m2 có sức chứa 950 chỗ, 1 phòng hội họp 200 chỗ kết hợp phòng truyền thống. - Cụm các công trình trong khu vực sinh viên có tổng diện tích trên 7.000m2 gồm: Nhà thi đấu TDTT (1200m2); Nhà ăn sinh viên 2 tầng (600m2) và Ký túc xá sinh viên với 2 đơn nguyên 4 tầng (5340m2) có 170 phòng ở khép kín, có thể nhận được 1500 sinh viên nội trú. Năm 2010, nhà trường đã đầu tư, cải tạo nâng cấp nhà làm việc A1, các nhà học H1, H2, chỉnh trang khuôn viên, sân trường tạo diện mạo mới đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn điều kiện làm việc của cán bộ, học tập của sinh viên. Các công trình

92


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

đó đã tạo nên quang cảnh khang trang, hiện đại, là niềm mong ước và tự hào của các thế hệ cán bộ và sinh viên Trường Đại học Xây dựng.

IV. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới Đội ngũ cán bộ Trường Đại học Xây dựng luôn được đánh giá là vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn. Tháng 11/1986, trong Đại hội Đảng bộ trường lần thứ XII, Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ đã nhận xét: “Hiện tại, đội ngũ Đại học Xây dựng vẫn còn rất mạnh, đây là vốn quý nhưng chưa phát huy hết tiềm lực”… Tuy nhiên, trong tình hình mới, những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi Trường Đại học Xây dựng phải chuẩn bị lực lượng chu đáo mọi mặt để vững bước phát triển. Khi trường chuyển từ Hương Canh về Hà Nội, đất nước đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát hàng ngàn phần trăm, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là CBCNV hưởng lương Nhà nước. Trong bối cảnh đó, nhiều cán bộ nhà trường phải tìm cách bươn chải, tìm việc làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình. Sức cuốn hút của nó đã làm cho không ít cán bộ tập trung nhiều thời gian và tâm sức vào các hoạt động kinh tế, không còn tâm huyết với nghề dạy học. Bên cạnh đó, các bộ môn chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, xem nhẹ việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBGD trẻ kế cận. Nhiều cán bộ lâu năm có kinh nghiệm buộc phải rời trường đi làm chuyên gia giảng dạy ở các nước châu Phi một thời gian. Tình hình đó tạo ra một sự hụt hẫng cán bộ rất lớn, làm suy yếu đội ngũ cán bộ nhà trường. Các nhiệm kỳ Hiệu trưởng đều tìm cách khắc phục nhưng kết quả đạt được còn thấp. Hơn nữa, từ năm 1995 đến nay, các thầy giáo từ Khoá 1 đến Khoá 6 đã lần lượt về nghỉ hưu, tình trạng hẫng hụt cán bộ càng thể hiện rõ nét, nhất là cán bộ đầu đàn ở các bộ môn. Vào những năm đầu thập kỷ 90, nhu cầu đào tạo của các ngành lại không đồng đều, một số ngành không phát triển được vì có rất ít người muốn theo học. Trái lại, một số bộ môn khối lượng giảng dạy lớn, cán bộ không còn thời gian để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia công tác NCKH Trước tình hình đó, Đảng ủy đã chủ trương tiến hành nhiều đợt rà soát biên chế giảng dạy của các bộ môn, lập kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới và xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trên 2 hướng là chú trọng bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao trình độ cho các cán bộ đã có thâm niên trên 10 năm giảng dạy; tuyển dụng CBGD mới, lựa chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và cử đi đào tạo tiếp ở bậc học cao hơn. Với chiến lược này, từ năm 1995 tình hình đã có chuyển biến. Hầu như tất cả 41

93


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

bộ môn đã tạo điều kiện thuận lợi để các thầy cô giáo tham gia các lớp, các khóa bổ sung và nâng cao kiến thức, đặc biệt là đào tạo cao học và NCS tại trường. Sau 20 năm kiên trì xây dựng đội ngũ, kết quả đạt được khá tốt. Năm 1994, toàn trường có 479 CBGD, trong đó có 115 Tiến sỹ, PTS (24%), 358 đại học (74,7%), 315 người có thâm niên giảng dạy từ 10 đến 20 năm (65,7%), nhưng thạc sỹ chỉ có 3 người. Năm 2001, có 527 CBGD, trong đó có 10 TSKH, 140 Tiến sỹ, 139 Thạc sỹ. Số CBGD có trình độ SĐH chiếm 54,8%; Năm 2006, có 631 CBGD, trong đó có 5 TSKH, 141 Tiến sỹ, 273 Thạc sỹ. Số CBGD có trình độ SĐH chiếm 66,4%; Tính đến 1/11/2011 toàn trường có 938 viên chức, trong đó CBGD: 692, cán bộ công tác tại các phòng, ban, khoa, viện: 246 người. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 3 GS, 61 PGS, 98 GVC và 530 GV. Về học vị: 2 TSKH, 154 TS, 390 ThS và 146 KS & CN. Đồng thời, Nhà trường ký hợp đồng với 102 nhà giáo đã nghỉ hưu (21 giáo sư, 25 phó giáo sư, 48 GVC và 8 giảng viên, kỹ sư và cử nhân). Như vậy đội ngũ hiện nay có 794 CBGD, trong đó có 24 GS, 86 PGS, 146 GVC, 538 GV; theo học vị có 9 TSKH, 207 TS, 414 ThS và 164 KS, CN. Tỷ lệ SĐH chiếm 79,34%. Trường Đại học Xây dựng tự hào là một trong những trường đầu tiên thực hiện đào tạo TS trong nước và cũng là trường thí điểm đào tạo cao học đầu tiên của ngành. Năm 1997, đã có 72 CBGD tham gia hướng dẫn NCS. Năm 2000 có 165 CBGD của 33 bộ môn trong trường tham gia giảng dạy cao học. Nhà trường cũng đã mời gần 100 cán bộ khoa học của 37 bộ môn, viện và các trường đại học khác tham gia đào tạo sau đại học. Cuối những năm 80, đầu những năm 90, trường đã cử 87 cán bộ sang làm chuyên gia giảng dạy ở 9 nước châu Phi. Những năm tháng bên nước bạn ngoài nhiệm vụ giảng dạy, số cán bộ này đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nâng cao thêm trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sau khi trở về tiếp tục giảng dạy, các kinh nghiệm quý đó đã được trao đổi và thực nghiệm trong bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Từ năm 1980 đến 2011, cán bộ Trường Đại học Xây dựng đã được Nhà nước phong hàm 52 Giáo sư và 125 Phó giáo sư (trong đó có 1 đạt chuẩn GS). Đến nay còn 64 giáo sư và phó giáo sư đang công tác tại trường. Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 67 thầy giáo và Nhà giáo Nhân dân cho 9 thầy giáo. Tháng 8 năm 1985, Bộ môn Đường ôtô và đường thành phố được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”.

94


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

2. Bồi dưỡng cán bộ trẻ Trường Đại học Xây dựng luôn được đánh giá là có đội ngũ cán bộ mạnh, vững vàng về chính trị và giỏi chuyên môn. Nhưng qua nhiều năm, nhiều thầy giáo tuổi đã cao, chỉ tính từ năm 2001 đến 2005 đã có 223 cán bộ nghỉ hưu, trong đó có 137 giảng viên, trong số 137 giảng viên về nghỉ hưu có 18 GS, 17 PGS và 92 GVC; từ năm 2006 đến 7/2011 đã có 153 cán bộ nghỉ hưu, trong đó có 116 CBGD, trong số CBGD này có 6 GS, 16 PGS và 100 GVC. Các thầy giáo nghỉ hưu đều là những thầy giáo có thâm niên giảng dạy lâu năm và là những cán bộ khoa học đầu đàn ở các bộ môn. Trước tình hình đó, Đảng ủy đã có chủ trương tuyển dụng cán bộ mới và xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trên 2 hướng: bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ đã có thâm niên giảng dạy, mặt khác tuyển dụng cán bộ trẻ. Trong 15 năm, từ 1990 đến 2005, nhà trường đã tuyển mới được 537 cán bộ trẻ, trong đó có 403 người là cán bộ giảng dạy (75%). Đó là các sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi được đưa về các bộ môn chuyên ngành, trong đó có 65% được tiếp tục đào tạo cao học trong trường hoặc được gửi đi đào tạo ở Úc, Nhật, Pháp, Thái Lan, Mỹ,… Riêng ở Cộng hòa Pháp đã có gần 100 người đang theo học chương trình thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ. Trong 5 năm (2006 – 2011), trung bình mỗi năm nhà trường tuyển thêm khoảng 60 người, trong đó CBGD khoảng 40 người. Chính những thế hệ CBGD trẻ đó sẽ viết tiếp những trang sử vẻ vang của Trường Đại học Xây dựng, mà các thế hệ đi trước đã vượt qua bao khó khăn gian khổ, phấn đấu cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo gây dựng nên.

V. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHỤC VỤ SẢN XUẤT Hoạt động KHCN và phục vụ sản xuất của Trường Đại học Xây dựng dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy vẫn được duy trì thành nền nếp, bám sát thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá: “Theo phương châm kết hợp lý luận với thực tiễn, khoa học với sản xuất, Trường Đại học Xây dựng đã đạt được nhiều thành tựu về nghiên cứu và giảng dạy KHKT, đưa được nhiều tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống xã hội…” (Phát biểu tại Hội nghị KH trường lần thứ VII, tháng 11/1984). Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 1983 đến nay (2011) cũng là giai đoạn đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, tốc độ xây dựng tăng nhanh, các đô thị mới với các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật hiện đại hình thành nhanh chóng. Nhiều công nghệ mới của quốc tế về xây dựng được chuyển giao, áp dụng vào Việt Nam. Điều này đặt ra thách thức mới cho nhà trường trong hoạt động khoa học công nghệ để bắt kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu phát triển của ngành xây dựng thời kỳ đổi mới. 95


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Hoạt động KHCN và phục vụ sản xuất theo sự phát triển của đất nước có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn từ năm 1983 - 2000, từ 2001 - 2005 và từ 2006 - 2011. 1. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2000 Về Hà Nội, nhà trường có nhiều thuận lợi hơn để thiết lập các mối quan hệ với các trường bạn, các cơ quan Trung ương, địa phương và giao lưu Quốc tế. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đang trong quá trình xây dựng, các thầy cô giáo đã nhanh chóng tham gia vào các hoạt động KHCN của đất nước và thành phố Hà Nội. Ngay từ năm 1984, Trường Đại học Xây dựng đã có đề tài tham gia Hội nghị “Tuổi trẻ sáng tạo khoa học” lần thứ Nhất của các trường đại học toàn quốc, tham gia Hội chợ triển lãm kinh tế - kỹ thuật tại Việt Nam và Liên Xô. Lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết: Đã được chú trọng để đáp ứng kịp thời cho công tác đổi mới giáo trình giảng dạy. Có các đề tài tiêu biểu như : Nghiên cứu bản đồ địa hình kỹ thuật số; Ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch xây dựng đô thị của Khoa Cầu đường; Tính toán không gian Lobasepxki; Biểu mẫu không gian Ơcơlit và Eliptic; đưa môn “vẽ máy” vào giảng dạy… của Bộ môn Hình họa; Tính toán các công trình chịu tải trọng động đất; Tự động hóa phân tích kết cấu trên máy tính điện tử; Phương pháp xác định tải trọng của gió lên công trình; Phương pháp số giải bài toán bản và vỏ mỏng chịu tải trọng phức tạp; Nghiên cứu trạng thái ứng suất biến dạng; Dao động và ổn định bản 3 lớp… của các bộ môn thuộc Khoa Xây dựng; Lý thuyết về “Độ biến động nhỏ nhất của dòng dẫn” của Bộ môn Cảng - Đường thủy, đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin… Các nhiệm vụ thuộc chương trình cấp Nhà nước về khoa học cơ bản đã được các cán bộ có nhiều kinh nghiệm NCKH tham gia thực hiện và đã được nghiệm thu loại tốt như các đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của thầy Nguyễn Văn Chọn; Động lực các quá trình dị thể (đề tài thuộc chương trình khoa học cơ bản 1994-1996) của thầy Nguyễn Minh Tuyển; Nghiên cứu sự tương tác của dòng chảy với công trình trong điều kiện biên phức tạp (đề tài 1998 - 2000) của thầy Trịnh Trọng Hàn; Sức cản thủy lực vật rắn đàn hồi của thầy Nguyễn Tài; Một số vấn đề cơ học cuả bệnh học công trình của thầy Nguyễn Văn Phó; Quy luật tương tác của dòng chảy với công trình của thầy Nguyễn Xuân Đặng… Công nghệ thông tin tuy mới phát triển ở Việt Nam nhưng cũng đã được các thầy cô giáo nhanh chóng nghiên cứu tiếp cận. Cuối năm 2000, Nhà trường đã thực hiện nối mạng internet cho một số bộ môn, đã mở trang web và thành lập Khoa Công nghệ thông tin để tuyển sinh đào tạo kỹ sư công nghệ phần mềm vào năm 2001. 96


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Nghiên cứu ứng dụng: Từ 1986 đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tê thị trường định hướng XHCN, đây vừa là động lực và vừa là cơ hội để các hoạt động nghiên cứu ứng dụng của nhà trường được phát triển. Các đề tài trải khắp trên các lĩnh vực như môi trường, xử lý nền móng, khoan cọc nhồi, bảo tồn kiến trúc cổ, vật liệu xây dựng mới, xây dựng các tiêu chuẩn mới... tiêu biểu là: - Các nghiên cứu về môi trường ở Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì (thuộc chương trình KH 1991-1995) và tiếp theo là chương trình KH 1996 - 2000, tiếp tục nghiên cứu, dự báo diễn biến môi trường do tác động của phát triển đô thị và công nghiệp đền năm 2010, 2020 ở Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên và Hà Bắc do thầy Phạm Ngọc Đăng chủ trì… - Đề tài nghiên cứu thiết kế và công nghệ thi công cầu dây (thầy Lê Đình Tâm, Bộ môn Cầu - Hầm chủ trì). Các đề tài thiết kế và xây dựng một số nút giao thông trọng điểm ở Hà Nội như nút giao thông cầu Thăng Long, Mai Động, Cửa Nam của các thầy giáo Bộ môn Đường ôtô và đường thành phố. - Các đề tài nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật và công nghệ nâng cấp và nâng cao hoạt động của hệ thống thủy lợi và thủy nông ở các vùng nông nghiệp của các thầy giáo Bộ môn Xây dựng thủy điện. - Đề tài nghiên cứu và ứng dụng cọc nhồi, cọc ép tĩnh do thầy Vũ Công Ngữ và Lê Đức Thắng chủ trì, có một ý nghĩa thực tiễn và kinh tế lớn vì đã được ứng dụng để cải tạo, xây mới, xây chen trong các đô thị, nhất là ở Hà Nội, nơi mà mặt bằng thi công chật hẹp nằm giữa các công trình hiện có. - Khoa Xây dựng Cầu Đường triển khai nghiên cứu móng cọc ép tĩnh ở những nơi xây chen như chợ Đồng Xuân, Khách sạn Hòa Bình, Viện Điện tử tin học; Thiết kế các nút giao thông của thành phố Hà Nội; Thử tải các cầu bê tông nhịp lớn. - Nhóm các đề tài nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam của ngành Xây dựng như: Tiêu chuẩn TCVN (TCVN 2233-77 đến 2241-77) về bản vẽ xây dựng; Tiêu chuẩn TCVN-5574-91 Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép; Tiêu chuẩn TCVN 5576-91; Thiết kế kết cấu gạch đá; Tiêu chuẩn 14TCN 84-91 về công trình bảo vệ bờ sông, Tiêu chuẩn ngành về đê biển và công trình bảo vệ bờ biển. Các thầy giáo giàu kinh nghiệm ở các bộ môn tham gia nhiều hội đồng cấp Nhà nước đánh giá luận án tiến sỹ, hội đồng thẩm định thiết kế, thẩm định dự án, nghiệm thu Nhà nước các công trình lớn trên nhiều địa bàn của cả nước. Các hoạt động đó đã quảng bá được uy tín của đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, nâng cao vị thế khoa học của nhà trường. 97


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Do bám sát thực tiễn, hàng loạt đề tài đã được đánh giá xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng như các đề tài: Xây dựng phương pháp luận chứng KHKT khi nhập khẩu công nghệ cho ngành xây dựng của thầy Nguyễn Văn Chọn; Nghiên cứu chiến lược và giải pháp công nghệ phòng chống lũ ở Việt Nam của thầy Trịnh Trọng Hàn; Nghiên cứu khí hậu Việt Nam trong thiết kế xây dựng tấm bê tông mặt đường ôtô của thầy Dương Học Hải; Nghiên cứu các yếu tố công trình thủy lợi cột nước cao của thầy Nguyễn Xuân Đặng; Tính toán kết cấu cột thép và móng cột áp dụng cho đường dây 500KV Bắc Nam của các thầy giáo Khoa Cầu đường; Các phương án đánh giá kinh tế xây dựng nhà ở của thầy Nguyễn Huy Thanh; Hoàn thiện phương pháp lập chiến lược và lý thuyết marketing trong xây dựng do thầy Nguyễn Đăng Hạc và một số cộng sự tiến hành… Để phục vụ công tác xây dựng có các đề tài nghiên cứu ứng dụng như nghiên cứu chế tạo và sản xuất các cấu kiện bê tông lắp ghép đúc sẵn phục vụ cải tạo và xây dựng nhà ở thấp tầng; Nghiên cứu sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt; Nghiên cứu ổn định và nâng cao chất lượng xi măng lò đứng; Nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhiệt điện Phả Lại; Nghiên cứu chế độ thủy lực hạ lưu thủy điện Thác Bà… Trong các đề tài nghiên cứu khoa học, một số kết quả đã được triển khai áp dụng thực tiễn thành công như: Chế tạo máy đo lưu tốc nhỏ CM-RTT 85; Chế tạo máy xuyên tĩnh 32 - 80 và chế tạo máy ép cọc; Chế tạo thiết bị phun bitum; Chế tạo thiết bị tạo hình làm chặt bê tông bằng công nghệ va rung; Chế tạo thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm trong lò nung ... Một số công trình đạt Huy chương Vàng trong các Hội chợ Triển lãm kinh tế - kỹ thuật Việt Nam, một số công trình khác được Bộ đánh giá đạt mức “xuất sắc” cho triển khai thành dự án sản xuất thử nghiệm và được chế tạo, ứng dụng ở nhiều địa phương đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ 1983 đến 2000 cán bộ, giáo viên nhà trường đã chủ trì và tham gia thực hiện 73 đề tài và chương trình cấp nhà Nhà nước, 197 đề tài cấp Bộ và thành phố, trên 1000 đề tài NCKH cấp trường; 3 đề tài được cấp bằng sáng chế, 2 đề tài được Huy chương Vàng trong các triển lãm KHKT toàn quốc, 1 Huy chương Đồng tại triển lãm KHKT ở Liên Xô, 49 đề tài được Tổng Liên đoàn LĐVN cấp Bằng Lao động sáng tạo. Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm công tác KH - CN của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Xây dựng được Bộ trưởng tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khoa học công nghệ giai đoạn 1995 - 2000. Trong lĩnh vực phục vụ sản xuất: Xí nghiệp Thiết kế và Xây dựng thực nghiệm được thành lập vào tháng 7/1985 do thầy giáo Trương Tử Thành làm giám đốc. Trong thời gian 9 năm hoạt động, đây thực sự là cái nôi để phát triển của hoạt động dịch vụ sản xuất của nhà trường. Với

98


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

sự tổ chức đồng bộ về đội ngũ Kiến trúc, Kết cấu, Kỹ thuật công trình, nhiều công trình thiết kế đã được thực hiện, chuyển tải những kiến thức của các giáo viên vào thực tiễn, là đóng góp trực tiếp của nhà trường với thực tiễn sản xuất của Thủ đô và đất nước. Ngày 10/3/1988 thành lập Viện Công trình biển. PGS. TS. Phạm Khắc Hùng là viện trưởng. Đây là Viện đầu tiên và duy nhất trong cả nước cho đến nay đào tạo chuyên ngành Xây dựng Công trình biển (ngoài khơi). Viện đã có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng và tham gia thiết kế các công trình trên biển, đảo, phục vụ sản xuất, đặc biệt cho ngành Dầu khí và các công trình an ninh quốc phòng. Sự hình thành của Trung tâm Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp ngày 12/6/1989 do GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng làm giám đốc với các hoạt động tích cực của nó đã khẳng định việc đi đầu trong nghiên cứu bảo vệ môi trường của Trường ĐHXD. Văn phòng Tư vấn thiết kế (thầy Ngô Thế Phong làm giám đốc) thành lập năm 1990 và TT Nghiên cứu và Thiết kế các dự án kiến trúc quy hoạch XD (thầy Ngô Thế Thi làm giám đốc) năm 1995 là địa chỉ thu hút nhiều thầy cô giáo tham gia hoạt động dịch vụ sản xuất. Thông qua các hợp đồng kinh tế trên mọi miền của đất nước đã khẳng định thêm thương hiệu của nhà trường, của các thầy giáo Trường ĐHXD. Từ thực tế hoạt động NCKH, nhiều thầy giáo đã phát triển tham gia thành lập các công ty xây dựng như Công ty Delta (thầy Trần Nhật Thành), công ty Thành Nam (Thầy Đào Ngọc Thanh, thầy Trần Văn Năm), trở thành những công ty xây dựng, tư vấn và đầu tư lớn có uy tín. Nhà trường đã đổi mới mô hình quản lý phục vụ hoạt động sản xuất bằng việc hình thành các trung tâm KH - CN gắn liền với các khoa chuyên ngành của trường, đạt được nhiều kết quả tốt.Từ năm 1988 đến năm 1991 lần lượt 11 trung tâm KH CN được thành lập và đã huy động được đông đảo các thầy cô giáo hoạt động sản xuất theo đúng chuyên môn của mình. Các sản phẩm dịch vụ tư vấn thiết kế, kiểm định chất lượng của nhà trường có hàm lượng khoa học cao nên các thầy cô giáo nhanh chóng tiếp cận được thị trường, tham gia được vào nhiều công trình lớn của đất nước. 2. Hoạt động NCKH giai đoạn 2001-2005 Đây là giai đoạn các hoạt động KH - CN của Trường Đại học Xây dựng đã được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tham gia toàn diện vào các lĩnh vực khoa học công nghệ và phục vụ sản xuất trên địa bàn toàn quốc.

99


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Nhà trường đã thực hiện một số đề tài trọng điểm cấp Nhà nước có ý nghĩa: Đề tài KC 09.16 “Nghiên cứu thiết kế, thi công các loại công trình biển thích hợp điều kiện Việt Nam và các giải pháp phòng tránh khắc phục sự cố công trình” do GS.TS Phạm Khắc Hùng chủ trì . Đề tài “Đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường các khu vực trọng điểm vùng tam giác phía Bắc và phía Nam” do GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng chủ trì. Đề tài theo Nghị định thư của Chính phủ hợp tác với Hungary do GS.TSKH Nguyễn Mạnh Thu chủ trì đã đưa ra được những vấn đề đặc biệt về kỹ thuật có liên quan trong thiết kế nhà ở cao tầng, ảnh hưởng của nhà cao tầng đối với không gian đô thị. Trường được Bộ GD&ĐT giao nhiều đề tài trọng điểm cấp Bộ. Phần lớn đây là các đề tài xuất phát từ các yêu cầu thực tế và kết quả đã đóng góp thiết thực với sự nghiệp phát triển ngành Giáo dục và phát triển kinh tế xã hội như: Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thông tin; Đề tài những cơ sở để quy hoạch và thiết kế kiến trúc nhà cao tầng ở Việt Nam; Đề tài Xây dựng bộ chương trình tính kết cấu công trình. Nhiều đề tài như: “Thiết kế hệ thống thu gom vận chuyển rác trong nhà cao tầng” hiện đang được áp dụng và chế tạo hàng loạt phục vụ cho các công trình xây dựng nhà cao tầng; Đề tài “Nghiên cứu công nghệ lò đốt và xử lý khói thải phù hợp điều kiện Việt Nam để đốt chất thải rắn nguy hại của công nghiệp” góp phần làm trong sạch và cải thiện tình trạng môi trường đang ô nhiễm. Dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất các chi tiết nút của kết cấu không gian” được cấp 1 bằng sáng chế và 2 giải pháp hữu ích. Đề tài “Công trình trọng lực bê tông trên nền san hô” đem lại hiệu quả đặc biệt to lớn bởi nó giúp cho việc gia cố các công trình quan trọng trên biển sử dụng thép móng cọc trên nền san hô, giữ ổn định công trình trong điều kiện sóng bão; Dự án “Hoàn thiện công nghệ sấy và SX thử thiết bị sấy sử dụng năng lượng mặt trời” đang được hoàn thiện để áp dụng đại trà cho các cơ sở chế biến nông, hải sản góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông, ngư dân… Các công trình nghiên cứu khoa học này đã đem lại những hiệu quả to lớn về chính trị - kinh tế- xã hội cho đất nước. Báo cáo Hội nghị KHCN lần thứ 14 với 8 bộ thuộc các chuyên ngành. Đã có 2 đề tài do giảng viên của trường chủ trì được cấp bằng sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế và giải pháp hữu ích. Ngày 22/9/2011, Công ty Tư vấn ĐHXD được thành lập, đây là mô hình doanh nghiệp nhà nước trong trường đại học. Công ty đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các giảng viên, kỹ sư, kiến trúc sư và đã nhanh chóng trở thành doanh nghiệp tư vấn thiết kế mạnh, có uy tín. Hoạt động dịch vụ sản xuất được ổn định, phát triển và mở rộng quy mô. Nhà

100


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

trường mở rộng quan hệ hợp tác KHCN và dịch vụ tư vấn với nhiều địa phương, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, các tổng công ty trên địa bàn toàn quốc. Trong 5 năm 2001 – 2005, có 6 đề tài cấp Nhà nước, 1 nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thư, 30 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, 2 dự án sản xuất thử. Với Bộ GD&ĐT Trường Đại học Xâydựng đã thực hiện 12 đề tài trọng điểm và 67 đề tài khác. Với sở KHCN và môi trường Hà Nội có 4 đề tài, với Bộ Xây dựng có 28 đề tài, với Tổng Công ty sông Đà có 1 đề tài. 3. Hoạt động NCKH, dịch vụ sản xuất giai đoạn 2006 - 2011 Cùng với sự phát triển của đất nước, đây là giai đoạn ngành xây dựng có sự phát triển đột phá về xây dựng nhà cao tầng, hạ tầng đô thị, sự phát triển của các đô thị, khu đô thị mới…với nhiều thành công cũng như thách thức mới về công nghệ, môi trường, vấn đề biến đổi khí hậu, xu thế tiết kiệm năng lượng, xây dựng công trình xanh… đòi hỏi sự nỗ lực để tiếp cận nghiên cứu rất cao của các nhà khoa học, các trường đại học. Theo chiến lược gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn, Nhà trường đã thực hiện các nghiên cứu, lập các tài liệu chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh như Tập đoàn Dầu khí VN Petro (Năm 2010), Tổng công ty Vigracera (năm 2010). Thực hiện theo nhiệm vụ NCKH của các địa phương như Hà Nam, Bắc Giang... Nhiều biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa nhà trường với các đơn vị khác đã được thực hiện. Hoạt động dịch vụ sản xuất của các cơ sở KHCN trong nhà trường đã đi vào cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các viện Địa kỹ thuật, Công trình Biển, Kiến trúc và Quy hoạch đã đạt nhiều kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh phục vụ sản xuất. Đặc biệt Công ty Tư vấn ĐHXD tiếp tục là đơn vị đầu đàn, doanh thu đều đạt trên 150 tỷ/năm. Trở thành doanh nghiệp lớn về tư vấn trong lĩnh vực xây dựng tại miền Bắc, thu hút hàng trăm cán bộ giáo viên của nhà trường tham gia. Tháng 11/2010, Trường ĐHXD tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Đại học Xây dựng (NUCETECH), đây là bước đổi mới nhằm phát triển các hoạt động chuyển giao công nghệ vào thực tiễn. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Trường ĐHXD cũng là địa chỉ của các bộ, ngành, hội nghề nghiệp cùng thường xuyên phối hợp tổ chức các hội thảo. Hội nghị KHCN lần thứ 15 tổ chức vào ngày 09/11/2006, có 153 báo cáo trình bầy tại 14 tiểu ban. Trường Đại học Xây dựng được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010.

101


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Một số đề tài tiêu biểu: - Đề tài thuộc chương trình KHCN cấp Nhà nước KC.09.15/06/10: “Nghiên cứu điều kiện kỹ thuật môi trường biển và nền móng công trình nhằm xác định luận chứng kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình biển vùng nước sâu Việt Nam” thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước do GS.TS Phạm Khắc Hùng chủ trì, được xếp loại xuất sắc và có một sáng chế đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KHCN. - Đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu ứng dụng màng lọc nano trong công nghệ xử lý nước biển áp lực thấp thành nước sinh hoạt cho các vùng ven biển và hải đảo”, mã số ĐTĐL.2010T/31 do PGS.TS Trần Đức Hạ thực hiện. - Nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thư ký với nước ngoài: “Nghiên cứu các giải pháp thu gom và xử lý chất thải tổng hợp theo mô hình bán tập trung cho các đô thị Việt Nam. Nghiên cứu điển hình ở thành phố Hà Nội”. Kết hợp nghiên cứu với CHLB Đức. Viện KH&KT Môi trường đã tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN phục vụ QLNN về bảo vệ môi trường. Trong đó có nhiệm vụ “Hoạt động của trang điện tử về thông tin giáo dục bảo vệ môi trường”, được thực hiện từ năm 2002 đến nay. Trang web này luôn luôn được cập nhật nhiều thông tin bổ ích và thiết thực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Giai đoạn này trường đã thực hiện 538 đề tài cấp trường, 89 đề tài cấp Bộ (trong đó có 14 đề tài trọng điểm). Các đề tài đã đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ. Có những đề tài đã được cấp bằng sáng chế như đề tài của thầy Nguyễn Việt Anh: Nghiên cứu phát triển công nghệ và xử lý nước thải tại chỗ theo kiểu mô đun phù hợp với điều kiện Việt Nam. Có những đề tài đã vượt nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như đề tài: Nghiên cứu xây dựng các công trình biển trọng lực bê tông để đỡ các đèn biển ở ven và trên các đảo bán chìm thuộc Trường Sa (thầy Đinh Quang Cường chủ trì). Trường ĐHXD cũng tích cực tham gia hoạt động NCKH cùng với các bộ, ngành khác như với Bộ Xây dựng, Bộ giao thông vận tải, Bộ NN & PT nông thôn, Sở KHCN môi trường Hà Nội, các đề tài được hoàn thành tốt đã khẳng định uy tín khoa học của các cán bộ và uy tín chung của nhà trường. Các ấn phẩm: Tháng 2/2007, Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép xuất bản Tạp chí Khoa học Công nghệ xây dựng cho trường ĐHXD. Đây là tạp chí khoa học chuyên ngành nhằm công bố những công trình nghiên cứu, giới thiệu và phổ biến kiến thức khoa học trong lĩnh vực khoa học công nghệ xây dựng. Tháng 9/2007 đã xuất bản số đầu tiên, đến tháng 7/2011 đã xuất bản 9 số với 160 bài của gần 200 tác giả là cán bộ của trường. 102


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Năm 2010 trang web Đại học Xây dựng được nâng cấp về nội dung, hình thức và là trang tin với nhiều nội dung phong phú về mọi mặt hoạt động của nhà trường. Hoạt động KHCN tiếp tục đạt được mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao trình độ cho giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, góp phần đào tạo nghiên cứu sinh, học viên cao học, nghiên cứu khoa học của sinh viên, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ. 4. Nghiên cứu khoa học, thi olympic và thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên Tham gia NCKH là một hoạt động truyền thống của sinh viên ĐHXD. Từ những ngày còn sơ tán ở Hà Bắc và Vĩnh Phú, các đề tài NCKH của sinh viên đã bám sát thực tế sản xuất và chiến đấu. Khi trường về Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, phong trào NCKH của sinh viên tiếp tục được đẩy mạnh với quy mô lớn. - 15 năm (1991 - 2006) đã có 1776 đề tài NCKH , trong đó có 177 đề tài đạt giải A, 693 đạt giải B, 631 đạt giải C. Các đề tài xuất sắc hàng năm được gửi dự thi cấp Bộ, trong 112 đề tài gửi dự thi có 2 đề tài đạt giải Nhất, 15 giải Nhì, 19 giải Ba và 42 giải Khuyến khích. - Từ năm 2006 đến 2011 có 535 đề tài NCKH, trong đó có 493 đề tài đạt giải cấp trường (81 giải A, 240 giải B và 172 giải C); trường gửi 55 đề tài gửi dự thi cấp Bộ (chưa tính đến kết quả của 2011) và đạt tổng số 53 giải (giải Nhì: 7, giải Ba: 12 và giải Khuyến khích: 34). - Phong trào thi sinh viên giỏi (SVG) các môn học được duy trì hàng năm. Các môn học thường xuyên được SV đăng ký dự thi: Toán, Anh văn, Pháp văn, Tin học, Thủy lực, Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết, Cơ kết cấu, Cơ học đất... Đó là những môn khoa học cơ bản và cơ sở đặc trưng của Trường Đại học Xây dựng. Năm học 1999 – 2000 các môn khoa học Mác – Lênin cũng được đưa vào thi SVG. Sinh viên hưởng ứng sôi nổi phong trào này. Trung bình các năm có khoảng trên 11 môn thi. Từ năm 1992 đến năm 2006 đã có 2939 lượt SV tham gia thi SVG, có 980 SV đạt giải, trong đó có 115 giải Nhất, 326 giải Nhì, 5339 giải Ba. - Từ năm 2007 đến năm 2011 đã có 1108 lượt sinh viên dự thi và đạt 472 giải, trong đó có 90 giải Nhất, 155 giải Nhì và 227 giải Ba. Hàng năm, kết quả thi SVG là cơ sở để tuyển chọn và thành lập các đội tuyển dự thi Olympic Quốc gia. Từ năm 1990, Trường Đại học Xây dựng đăng ký tham gia phong trào này. Được nhà trường hỗ trợ, đặc biệt được các thầy cô giáo có kinh nghiệm ở các bộ môn tham gia hướng dẫn, nên phong trào thi Olympic Quốc gia thực sự là nôi tôi luyện, trưởng thành của nhiều SVG. Các đội tuyển dự thi Olympic Quốc gia của sinh viên Đại học Xây dựng

103


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

luôn là lực lượng mạnh, tỷ lệ đạt giải rất cao 87,5%. Từ năm 1995 đến 2006, đã có 765 sinh viên tham gia, đạt 35 giải Nhất, 128 giải Nhì, 245 giải Ba và 148 giải KK. Các đội tuyển ĐHXD đã 21 lần đạt giải Nhất đồng đội các môn truyền thống như Cơ học kết cấu, Sức bền Vật liệu, Tin học. Từ 2007 đến 2011 đã có 423 lượt sinh viên dự thi OLPvà đạt 227 giải, trong đó có 18 giải Nhất, 46 giải Nhì, 86 giải Ba và 80 giải KK; có 22 giải đồng đội với 8 giải Nhất, 8 giải Nhì và 4 giải Ba. - Năm 1988 Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng Việt Nam kết hợp với Bộ ĐH và TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có sáng kiến hàng năm tổ chức thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc ngành Xây dựng (giải Loa Thành). Trường Đại học Xây dựng tham gia tích cực và cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào. Tính đến năm 2005, Trường Đại học Xây dựng đã đạt được 170 giải, trong đó có 30 giải Nhất, 60 giải Nhì, 51 giải Ba và 19 giải Khuyến khích. Từ năm 2006 đến 2010, trường gửi 118 đồ án dự thi, và có 81 đồ án đạt giải với 3 giải Nhất, 23 giải Nhì, 33 giải Ba và 22 giải Khuyến khích. Trên 300 sinh viên tốt nghiệp được ở lại trường làm CBGD trong 15 năm qua đều là những người đạt giải cao trong NCKH, thi Olympic, thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc.

VI. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI Công tác đối ngoại trong giai đoạn 1983 – 2011 được tiến hành với những điều kiện thuận lợi và khó khăn mới. Nguồn lực nhà trường được tập trung, địa bàn Hà Nội tạo ra nhiều mối quan hệ, quá trình đào tạo đại học ngày càng mang tính xã hội hóa. Tuy vậy, nhà trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, còn lúng túng khi bước vào nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, biến động chính trị tại các nước XHCN đã ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ truyền thống của nhà trường với một số trường đại học trên thế giới. Trong điều kiện đó, công tác đối ngoại của nhà trường vẫn được chú trọng trên cả hai hướng: đối ngoại trong nước và đối ngoai quốc tế. 1. Công tác đối ngoại trong nước Mối quan hệ với các cơ quan trong nước được xây dựng chủ yếu thông qua hoạt động đào tạo, NCKH và LĐSX. Đào tạo đại học, nhất là đào tạo tại chức và đào tạo SĐH đã giúp nhà trường thiết lập được các mối quan hệ với các trường ĐH trong cùng khối kỹ thuật, các tổng công ty, các sở GD&ĐT, sở Xây dựng, sở Giao thông công chính, sở KHCN&MT, ... của các tỉnh thành, các viện nghiên cứu. Đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội, năm 2005, 2006 Trường Đại học Xây dựng đã tăng cường các hoạt động NCKH, LĐSX của cán bộ và của cả sinh viên, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của Hà Nội. Tháng 11/2005, Trường tổ chức thành công Hội nghị chuyên đề: Trường Đại học Xây dựng với Thủ đô Hà Nội. Hướng đối ngoại trong nước ngày càng được coi trọng và mở rộng. 104


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Năm 1986, Đảng ủy và BGH nhà trường chủ trương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường. Trường đã cử đoàn cán bộ do Hiệu trưởng Phạm Ngọc Đăng dẫn đầu tổ chức gặp mặt các cựu sinh viên và mở hội ngành trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, một công trình thế kỷ của đất nước đã thu hút hàng vạn công nhân và trên 800 kỹ sư, trong đó có 600 kỹ sư được đào tạo tại Trường Đại học Xây dựng. Lễ kỷ niệm chính thức được tổ chức vào sáng ngày 27/12/1986 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô. Đến dự buổi lễ có nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổng công ty và các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch của 8 tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng 19 trường đại học, tổng cộng 218 đại biểu mời. Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ ĐH&THCN thay mặt Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho trường. Năm 2001, trong buổi Lễ trọng thể kỷ niệm 35 năm thành lập trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã thay mặt Nhà nước gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Trường Đại học Xây dựng. Năm 2006, Đảng ủy, BGH chủ trương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường. Trường đã cử các đoàn đại biểu đi dự gặp mặt các cựu sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Lạng Sơn... Đánh giá quá trình 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngày 12/10/2006 Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 1108/2006/QĐ- CTN trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho tập thể cán bộ và sinh viên Trường Đại học Xây dựng. Từ 2006 đến nay, phát huy thế mạnh của các chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Nhà trường đã mở rộng hoạt động đối ngoại trong nước trên nhiều mặt: - Duy trì hoạt động của câu lạc bộ các trường đại học khối kỹ thuật phía Bắc thông qua các cuộc hội thảo với nhiều chủ đề phong phú, gắn kết các trường trong khối và góp phần quảng bá giới thiệu trường. - Nhiều cán bộ khoa học của các khoa, viện trong trường: Môi trường, Cơ khí XD, Vật liệu XD, Kiến trúc – Quy hoạch, Cầu đường, Xây dựng, Công trình thuỷ, … đã tham gia các Hội đồng chuyên gia, liên kết trong đào tạo và thực hiện các đề tài NCKH, với các Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT, Tổng hội Xây dựng Việt Nam… - Nhà trường duy trì mối quan hệ với chính quyền phường sở tại, đóng góp và tham gia các phong trào phát triển của địa phương. - Công đoàn trường duy trì tốt mối liên kết truyền thống với cụm Công đoàn 5 trường đại học. Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên trường tham gia tích cực các hoạt động trong phong trào chung của các trường đại học và của Thủ đô Hà Nội. 105


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

2. Đối ngoại quốc tế Nhà trường luôn giữ mối quan hệ với các trường đại học MISI (Liên Xô), Đại học XD Sophia (Bungari), Đại học Weirna (CHDC Đức), nhưng do biến động chính trị ở châu Âu, mối quan hệ với các trường đại học trên bị gián đoạn. Sau Đại hội Đảng VII, chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế của nhà trường. Trường đã mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu của các nước trên thế giới: Pháp, Đức, Hà Lan, Úc, Bỉ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sỹ, Anh, Ý, Canada và các tổ chức quốc tế khác... Năm 2000, trường đã cử 49 cán bộ đi nước ngoài đào tạo cao học, nghiên cứu sinh và dự hội thảo khoa học. Nhà trường cũng triển khai những dự án hợp tác với nước ngoài như: Dự án với CH Pháp về đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV), dự án với Trường Đại học Laval (Canada) về cải thiện môi trường trong khu phố cũ, dự án với Trường Đại học Delfz (Hà Lan) về cải tạo nâng cấp phòng thí nghiệm và đào tạo CBGD, dự án với Thụy Sỹ về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ môi trường ở miền Bắc Việt Nam, dự án với trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) về nghiên cứu khu phố cũ và đào tạo NCS. - Trong giai đoạn 2001 – 2005 nhà trường đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về nhiều mặt với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu các tổ chức quốc tế của các nước: Pháp, Đức, Hà Lan, Úc, Bỉ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Anh, Ý, Canada, Hàn Quốc, Singapose và EU... Trong giai đoạn này Trường Đại học Xây dựng là địa chỉ được EU tài trợ, có dự án nhiều nhất ở Việt Nam. Tổ chức AUF (Tổ chức hợp tác đại học Pháp ngữ) từ năm 1994 đã và đang giúp trường đạo tạo sinh viên ngành xây dựng Pháp ngữ. Đến nay là khoá 17 mỗi khoá 40SV. Từ năm học 1999 – 2000, trường đã tham gia dự án Việt – Pháp đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) với 40 SV/năm, từ năm học 2002 – 2003 là 90 SV/năm. Hội nghị KHCN lần thứ XIII của trường tổ chức vào tháng 5/2001, lần đầu tiên có các nhà khoa học của Pháp, Trung Quốc, Úc và Thụy Sỹ tham gia thuyết trình đề tài. Hội nghị KHCN lần thứ XV của trường tổ chức vào tháng 11/2006, có các nhà khoa học của Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nhật và Thụy Sỹ tham gia thuyết trình đề tài. Tháng 5 năm 1999 trên cơ sở của Ban Quan hệ quốc tế nhà trường thành lập Phòng Đối ngoại và đến tháng 6/2006 đổi tên thành Phòng Hợp tác quốc tế. Công tác đối ngoại ngày càng được coi trọng và mở rộng, đáp ứng được các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và nâng cao vị thế của nhà trường. Tháng 6 năm 2006 thành lập Trung tâm Hợp tác đào tạo và tư vấn quốc tế. Từ khi thành lập đến nay đã thiết lập nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các

106


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

trường ĐH có uy tín trên thế giới: Liên kết đào tạo Thạc sỹ với trường ĐHTH Quốc gia Đài Loan (2007), ĐH Liege - Bỉ (2010), Đào tạo đại học với trường ĐH Bauhaus Waimar – Đức (2007) và nhiều chương trình ngắn hạn quốc tế khác. Nhiều học bổng quốc tế đã trao cho các cán bộ và sinh viên của Trường ĐHXD. Đến năm 2011, Trường ĐHXD đã đặt quan hệ với 40 trường đại học của hơn 30 nước và tổ chức quốc tế. Ngoài ra, còn liên kết với đại học của các nước Mỹ, Nga, Nhật… đào tạo hàng ngàn học viên học các khóa học ngắn hạn trong lĩnh vực xây dựng (quản lý dự án, phòng hỏa chống cháy...).

107


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯỜNG ĐHXD GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

Thầy Lê Văn Thành tân Hiệu trưởng chụp ảnh lưu niệm với các thầy nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Lê Ninh, Nguyễn Như Khải, Đỗ Quốc Sam, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Ngọc Đăng (từ trái qua phải)

108


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

109


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

110

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

111


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

112

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

113


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Khai mạc giải bóng đá CBVC Chào mừng Kỷ niệm 45 năm thành lập trường

114


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Hoạt động sinh viên tình nguyện 115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Thăm trường cũ, Hương Canh 2011

Đoàn cán bộ và sinh viên dâng hương trước ban thờ thầy giáo Chu Văn An tại Văn Miếu Quốc Tử Giám 10-9-2011

116


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Đoàn cán bộ và sinh viên viếng nghĩa trang Hương Canh 6-9-2011

117


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

VII. XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ ĐOÀN THỂ 1. Công tác Đảng Cơ cấu tổ chức Từ năm 1983, khi trường chuyển về Hà Nội, Đảng bộ Đại học Xây dựng trực thuộc Quận ủy Hai Bà Trưng, mọi hoạt động của Đảng bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Quận ủy. Đến năm 1987, Đảng bộ Đại học Xây dựng trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Cơ quan Đảng cấp trên lãnh đạo trực tiếp là Ban cán sự Đảng Đại học và Cao đẳng thuộc Thành ủy Hà Nội. Hoạt động của Đảng bộ còn chịu sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện các chủ trương của ngành. Khi chuyển từ Hương Canh về Hà Nội, Đảng bộ vẫn duy trì cơ cấu Đảng bộ 3 cấp, có 6 Đảng bộ bộ phận của các khoa. Đến năm 1986, theo chủ trương của Thành ủy không còn Đảng bộ bộ phận, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ trường. Đặc điểm về cơ cấu đảng viên của Đảng bộ nhà trường trong thời kỳ này là đảng viên trong sinh viên ngày càng ít đi. Khi trường còn ở Hương Canh, trong số trên 1000 sinh viên tham gia quân đội sau chiến tranh trở về trường tiếp tục học tập, có rất nhiều sinh viên đã là đảng viên. Có năm, đảng viên là sinh viên chiếm đến 50% đảng viên toàn Đảng bộ, đã thành lập trên 30 chi bộ sinh viên. Khi trường về Hà Nội, thành lập 1 Đảng bộ bộ phận gồm 8 chi bộ sinh viên của các khoa, từ năm 1991 đến nay chỉ còn lại 1 chi bộ sinh viên. Chi bộ Đảng trong khối cán bộ được thành lập theo đơn vị công tác (khoa, phòng, ban). Có những chi bộ rất đông đảng viên như chi bộ Khoa Xây dựng, tháng 10/2006 đã có 68 đảng viên, Đảng ủy chủ trương Khoa Xây dựng thành lập Đảng bộ bộ phận và các bộ môn của khoa là chi bộ trực thuộc. Vào thời điểm năm 1996 có 7 bộ môn chưa có đảng viên, Đảng bộ đã phấn đấu đến năm 1998 tất cả có 42 bộ môn đều đã có đảng viên. Năm 2006 có 46 bộ môn có đảng viên trong tổng số 48 bộ môn toàn trường. Năm 2011 trường có 54 bộ môn, sinh hoạt đảng được phân theo các chi bộ. Năm 1983 toàn Đảng bộ có 6 Đảng bộ bộ phận, tổng số đảng viên là 526, sinh hoạt trong 43 chi bộ (27 ở các khoa, 16 ở các phòng ban). Năm 2001, tổng số đảng viên của Đảng bộ là 391, sinh hoạt trong 29 chi bộ (13 chi bộ CBGD, 15 chi bộ phòng ban, 1 chi bộ sinh viên). Năm 2006, tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là 447, sinh hoạt trong 27 chi bộ (14 chi bộ CBGD, 12 chi bộ phòng ban, 1 chi bộ sinh viên). Năm 2011 có 28 chi bộ (1 chi bộ sinh viên, 14 chi bộ là các khoa, viện và 13 chi bộ phòng, ban) với tổng số đảng viên là 430. 118


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Từ năm 1983 - 2011, Đảng Bộ nhà trường đã tổ chức 11 lần Đại hội Đảng bộ (Đại hội lần thứ 10 đến Đại hội lần thứ 20). Đại hội lần thứ XX được tổ chức vào tháng 1/2010 với nhiệm kỳ 5 năm. Trong các nhiệm kỳ trên Bí thư Đảng ủy trường là các đồng chí: Nguyễn Xuân Trọng

Từ năm 1979 đến 1984

Nguyễn Tấn Quý

Từ năm 1984 đến năm 1999

Ứng Quốc Dũng

Từ năm 1999 đến 2010

Lê Văn Thành

Từ năm 2010 đến nay

Trong các nhiệm kỳ lãnh đạo, Đảng bộ đều thống nhất thực hiện quy định Bí thư Đảng ủy là một đồng chí trong BGH. Quy định trên được duy trì gần như một nguyên tắc, điều đó đảm bảo tính tập trung, dân chủ và phù hợp với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Ban Giám hiệu đối với các hoạt động của nhà trường. Tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng bộ trường, đồng chí Lê Văn Thành, Hiệu trưởng được bầu làm Bí thư Đảng uỷ, đồng chí Phạm Duy Hoà, Phó Hiệu trưởng được bầu làm Phó Bí thư Đảng uỷ, các đồng chí Phan Quang Minh, Phạm Xuân Anh được bầu làm uỷ viên Thường vụ. Đây là Đại hội được Thành uỷ chọn làm thí điểm bầu trực tiếp các chức danh Bí thư, Phó Bí thứ và Ban Thường vụ trực tiếp tại Đại hội. Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 17 đồng chí. Ban Thường vụ sau 2 vòng bầu chỉ được 4 đồng chí, sau đó đồng chí Nguyễn Văn Đỉnh Trưởng phòng Tổ chức cán bộ được BCH bầu bổ sung vào Ban Thường vụ. Những hoạt động chủ yếu trong công tác xây dựng Đảng 45 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Xây dựng, cũng là quá trình khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ với toàn bộ hoạt động của Nhà trường. Những thành tựu của Trường Đại học Xây dựng đã đạt được là do nhiều yếu tố, nhưng yếu tố có tính chất quyết định chính là sự vững mạnh của Đảng bộ nhà trường. Năm 1991, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã chủ trương đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Thực hiện Nghị quyết TƯ3 về đổi mới chỉnh đốn Đảng, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 14. Chương trình này được triển khai bằng đợt vận động lớn trong toàn Đảng bộ Hà Nội và Đảng bộ ĐHXD là một trong những Đảng bộ vững mạnh nhiều năm liên tục, đã được chọn làm thí điểm các bước tiến hành của chương trình. Năm 1992, Đảng bộ ĐHXD đã nghiên cứu và xây dựng một số các quy định và quy trình như: Quy định về chức năng của chi bộ Đảng trong nhà trường; Quy trình sinh hoạt chi bộ; Quy trình công tác phát triển Đảng…, từ đó đã góp phần giúp Thành

119


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

ủy Hà Nội ban hành các văn bản chính thức nhằm thể chế hóa công tác xây dựng Đảng trong các Đảng bộ nhà trường. Đảng bộ ĐHXD được chọn báo cáo điển hình về xây dựng Đảng bộ vững mạnh tại Hội nghị tổng kết của Thành ủy Hà Nội năm 1996. Đồng thời là Đảng bộ duy nhất của các trường đại học và cao đẳng phía Bắc tham dự và báo cáo điển hình tại hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm xây dựng Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh do Ban Tổ chức Trung ương triệu tập tại Đồ Sơn (Hải phòng) tháng 3/1997 và báo cáo điển hình tại Hội nghị Tổng kết về công tác an ninh chính trị tại Sở Công an Hà Nội năm 1998. Từ 1990 đến 2011, Đảng bộ ĐHXD đã kết nạp 443 đảng viên mới trong đó có nhiều GS và CBGD lâu năm (gần 200 sinh viên). Riêng năm 2000, khi phát động phong trào phát triển lớp đảng viên Hồ Chí Minh, Đảng bộ đã kết nạp được 37 đảng viên mới. Năm 2004, Đảng bộ tổ chức trọng thể lễ đổi thẻ cho 374 đảng viên và phát thẻ cho 54 đảng viên mới. Từ 2005 đến 2011 đã phát 128 thẻ đảng viên. Từ năm 1983 đến năm 2010, Đảng bộ ĐHXD liên tục được Thành ủy Hà Nội công nhận là Đảng bộ vững mạnh, được Thành ủy Hà Nội, Đảng bộ khối các trường đại học và cao đẳng Hà Nội 8 lần biểu dương, tặng cờ và giấy khen công nhận Đảng bộ vững mạnh có thành tích xuất sắc vào dịp tổng kết hàng năm. 2. Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Từ năm 1983 đến năm 2011, Bí thư Đoàn Thanh niên trường lần lượt do các đồng chí sau đây đảm nhiệm:

120

Từ năm 1983 đến 1985

đồng chí Ứng Quốc Dũng

Từ năm 1985 đến 1987

đồng chí Trần Kim Chi

Từ năm 1987 đến 1989

đồng chí Bạch Đình Thiên

Từ năm 1889 đến 1991

đồng chí Lưu Đức Thạch

Từ năm 1991 đến 1994

đồng chí Trần Mạnh Dũng

Từ năm 1994 đến 1999

đồng chí Phạm Văn Du

Từ năm 1999 đến 2001

đồng chí Nguyễn Việt Anh

Từ năm 2001 đến 2004

đồng chí Phạm Quốc Tuấn

Từ năm 2004 đến 2006

đồng chí Ngô Thanh Long

Từ năm 2006 đến 2008

đồng chí Nguyễn Quốc Cường

Từ năm 2008 đến 5/2011

đồng chí Ngô Đình Sáng

Từ tháng 5/2011 đến nay

đồng chí Bùi Phú Doanh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy nhà trường. Nhiều đồng chí Bí thư Đoàn Thanh niên trường được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ. Chế độ làm việc giữa Thường vụ Đoàn Thanh niên với Thường vụ Đảng ủy được duy trì đều đặn. Điều đó tạo điều kiện cho Đảng ủy có các thông tin và biện pháp để kịp thời chỉ đạo các hoạt động của Đoàn Thanh niên. Đoàn Thanh niên CSHCM đóng vai trò nòng cốt trong phong trào sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học là một nét mới của giai đoạn này. Khi mới về Hà Nội, năm 1984 Đoàn Thanh niên trường đã có đề tài tham gia Hội nghị tuổi trẻ sáng tạo khoa học các trường đại học toàn quốc lần thứ nhất. Năm 1985 các đồng chí Huỳnh Bá Kỹ Thuật và Nguyễn Mạnh Thủy là cán bộ giảng dạy trẻ Khoa Công trình thủy đã có công trình đạt Huy chương Vàng tại Hội chợ Triển lãm kinh tế - kỹ thuật Việt Nam. Hội nghị Khoa học “Tuổi trẻ sáng tạo” được tổ chức hàng năm là một hoạt động truyền thống, thu hút nhiều sinh viên tham gia. Đoàn Thanh niên trường còn đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức phong trào NCKH trong sinh viên và CBGD trẻ, tổ chức các cuộc thi Olympic quốc gia. Những sinh viên tham gia các hoạt động này đều học giỏi và là các đoàn viên tích cực nhất trong phong trào xây dựng Đoàn, Hội. Phong trào đã tạo nguồn bồi dưỡng sinh viên giỏi sau này trở thành CBGD, trở thành những nhà khoa học trẻ. Hội Sinh viên là một tổ chức được hình thành rất sớm, từ những năm 60, khi mới chỉ là Khoa Xây dựng ĐHBK. Chi hội sinh viên của khoa dưới sự chỉ đạo của liên chi ủy khoa, đã hoạt động có hiệu quả. Một thời gian dài không có tổ chức Hội sinh viên trong trường đại học. Đầu những năm 80, tổ chức Hội Sinh viên được thành lập theo mô hình mỗi khóa sinh viên là một chi hội. Từ năm 2005, Đảng ủy chủ trương tổ chức mỗi khoa là một chi hội, dưới sự lãnh đạo của chi bộ khoa và tạo điều kiện thuận lợi cho Ban chủ nhiệm khoa quản lý và trợ giúp phong trào của sinh viên trong khoa. Từ đó đến nay, Hội Sinh viên ĐHXD đã được củng cố, cùng với tổ chức Đoàn Thanh niên, hoạt động có kết quả. Các Chủ tịch Hội Sinh viên trường đều đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với các trường đại học đóng trên địa bàn Thủ đô, Đoàn và Hội đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhằm giáo dục truyền thống cho thanh niên sinh viên. Tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, Đoàn Thanh niên đã nhận phụng dưỡng mẹ Anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương, hàng năm đã thăm hỏi và tặng quà cho các anh chị cựu thanh niên xung phong. Đoàn đã vận động góp quỹ xây dựng được ngôi nhà tình nghĩa cho một hộ nghèo ở Sóc Sơn (Hà Nội) và giúp đỡ đồng bào trong vùng bị lũ lụt; tổ chức các đội “Sinh viên tình nguyện” hộ trợ công tác tuyển sinh hàng năm của nhà trường, đi về các phường giúp thiếu niên, nhi đồng sinh hoạt hè và vệ sinh môi trường. Từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm tuổi trẻ nhà trường đã tình nguyện hiến hàng trăm lít máu và luôn dẫn đầu về thành tích này trong khối các trường đại học, cao đẳng. 121


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đã đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Đội bóng sinh viên trường đoạt cúp vô địch bóng đá sinh viên các trường đại học phía Bắc (1985). Lê Văn, sinh viên khóa 35 Công trình Thủy hai lần giành Huy chương Vàng trong giải chạy việt dã báo Hà Nội Mới. Đội văn nghệ trường giành 4 Huy chương Vàng (1 tập thể và 3 cá nhân) và 6 Huy chương Bạc cho các giọng hát hay trong các cuộc thi Tiếng hát sinh viên Hà Nội, liên hoan ca khúc chính trị, liên hoan nghệ thuật quần chúng. Tham gia sân chơi SV 96 và SV 2000, thi tìm hiểu 990 năm Thăng Long – Hà Nội, Rung chuông vàng… Các hoạt động văn thể góp phần hỗ trợ cho phong trào học tập và NCKH trong sịnh viên, đồng thời giúp cho sự hòa nhập của sinh viên Đại học Xây dựng với các trường bạn. 3. Công tác Công đoàn Từ năm 1983 đến 2011 tổ chức 12 lần Đại hội Công đoàn, từ Đại hội XI (1983) đến Đại hội XXII (2010). Chủ tịch Công đoàn trường do các đồng chí sau đây lần lượt đảm nhiệm: Từ năm 1983 đến 1987

đồng chí Trần Văn Huyền

Từ năm 1987đến 1988

đồng chí Đỗ Hữu Nghĩa

Từ năm 1988 đến 1989

đồng chí Lương Phương Hậu

Từ năm 1989 đến 1991

đồng chí Trần Đình Bửu

Từ năm 1991 đến 1996

đồng chí Phùng Văn Lự

Từ năm 1996 đến 2002

đồng chí Phan Văn Cúc

Từ năm 2002 đến 2004

đồng chí Nguyễn Văn Phượng

Từ năm 2004 đến 2006

đồng chí Nguyễn Bình Hà

Từ năm 2006 đến 2009

đồng chí Trương Quốc Thành

Từ năm 2009 đến nay

đồng chí Vũ Hồng Dư

Các nhiệm kỳ, Đảng ủy đều cử 1 Đảng ủy viên phụ trách công tác công đoàn (các đồng chí Đỗ Hữu Nghĩa, Phùng Văn Lự, Trương Quốc Thành, Vũ Hồng Dư được bầu vào BCH Đảng bộ). Cán bộ công đoàn các cấp hàng năm đều được tham gia tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm công tác. Từ Khoá 13 (1987 – 1989) với tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng VI, phong trào xây dựng tổ chức Công đoàn có nhiều nét nổi bật. Nhiều cán bộ đã trưởng thành từ phong trào Công đoàn. Tổ chức Công đoàn trường có bề dầy hoạt động rất phong phú, tiếng nói và ảnh hưởng của Công đoàn đối với các phong trào thi đua trong khối cán bộ đã được in đậm trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường. Trong từng giai đoạn khác nhau, nội dung và hình thức vận động thi đua của Công đoàn rất sáng tạo, luôn bám 122


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Công đoàn trường đã tổ chức những đợt thi đua, những cuộc hội thảo tập trung vào các chủ đề: “Viết giáo trình giỏi”, “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”, “Đổi mới phương pháp giảng dạy”, “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Dân chủ trong nhà trường”.. Công đoàn là tổ chức đại diện tin cậy cho quyền lợi của cán bộ CNV, động viên được mọi CBCNV cùng chung sức chăm lo công việc của nhà trường. Năm 1985 – 1986, Công đoàn Trường Đại học Xây dựng là một trong những Công đoàn vững mạnh đầu tiên trong khối các trường đại học. Năm 1987, Công đoàn trường cũng là đơn vị đầu tiên có sáng kiến lập quỹ “Học bổng cho sinh viên nghèo”; đề xuất và xây dựng bảng điểm đánh giá công đoàn vững mạnh, đề xuất việc tổ chức “đối thoại” đầu tiên giữa Ban Giám hiệu với CBCNV. Công đoàn trường đã được tặng 4 lá cờ luân lưu “Công đoàn xuất sắc” của Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động Hà Nội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Công đoàn Trường Đại học Xây dựng được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997, Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2005. 4. Hội Cựu chiến binh Trải qua 12 năm kể từ ngày thành lập đến nay (1999–2011), Hội Cựu chiến binh Trường ĐHXD đã có 3 nhiệm kỳ công tác. Chủ tịch Hội qua các nhiệm kỳ như sau: Từ năm 1999 đến 2001

đồng chí Nguyễn Văn Chọn

Từ năm 2001 đến 2007

đồng chí Nguyễn Kim Bảng

Từ năm 2007 đến nay

đồng chí Hoàng Văn Tần

Là tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, Hội Cựu chiến binh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ nhà trường và sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Thành hội Hà Nội, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, cùng các đoàn thể góp phần xây dựng Nhà trường ngày càng vững mạnh hơn. Từ những ngày đầu thành lập với 32 hội viên nòng cốt do GS.TSKH.NGND Nguyễn Văn Chọn làm Chủ tịch, đến nay Hội có 66 thành viên, được biên chế thành 5 chi hội. Trong đó, 52 đồng chí là đảng viên, 5 nữ cựu chiến binh, 11 đồng chí là thương binh từ hạng 1 đến hạng 4/4, 31 đồng chí đã và đang là cán bộ quản lý các cấp của trường, 9 đồng chí là PGS và 12 đồng chí có học vị tiến sỹ. Những tấm gương tiêu biểu về sự hy sinh của Anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương (khoá 7 Cầu đường), liệt sỹ Lê Văn Huỳnh (khoá 13 Cầu hầm)… luôn là bài học sinh động và nhiều cảm xúc đối với thế hệ trẻ trong Trường ĐHXD. Công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân đồng đội luôn được các hội viên CCB hưởng ứng và tham gia rất nhiệt thành.

123


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

NĂM

Các CCB đều có ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, phát huy phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ trên mỗi vị trí và công việc đảm nhận góp phần quan trọng xây dựng đơn vị và nhà trường. Cùng với tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên quan tâm giáo dục các thế hệ sinh viên của trường biết kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha anh để làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội CCB Trường ĐHXD nhiều năm được Thành hội công nhận là đơn vị cơ sở trong sạch vững mạnh. Năm 2008 và 2009 được tặng Bằng khen của Thành hội, năm 2010 với thành tích xuất sắc, Hội đã được Trung ương Hội CCB Việt Nam tặng Bằng khen. * *

*

Nhìn lại quá tình phát triển của nhà trường từ năm 1983 đến nay, có thể rút ra những nét chính sau đây: + Do bám sát đường lối đổi mới của Đảng, nên mọi hoạt động của nhà trường từng bước đã hòa nhập và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Nhà trường đã nghiên cứu thận trọng, lựa chọn những bước đi thích hợp, từng bước điều chỉnh quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, thị hiếu người học và giữ vững chất lượng đào tạo; xác lập được nhiều mối quan hệ tốt giữa nhà trường với các đơn vị và các địa phương, từng bước củng cố và nâng cao vị thế của trường trong và ngoài nước. + Tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống của nhà trường trong việc xây dựng đội ngũ. Trong những điều kiện mới, nhà trường đã có nhiều cố gắng xây dựng được đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiều hoài bão và nhiệt tình. Lực lượng cán bộ trẻ đang giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ mới của nhà trường và từng bước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau khi chuyển từ Hương Canh về Thủ đô Hà Nội, Nhà trường đã vượt qua những khó khăn, từng bước tập trung tạo thế ổn định. Bằng sự lao động miệt mài và sáng tạo, CBCNV và sinh viên toàn trường đã xây dựng cơ sở vật chất ngày càng khang trang hiện đại, phục vụ có hiệu quả cho công tác đào tạo và NCKH.

124


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

LỜI KẾT

Năm 2011- năm kỷ niệm 55 năm đào tạo và 45 năm thành lập là một dấu mốc quan trọng để Trường Đại học Xây dựng bước vào thời kỳ mới - thời kỳ thực hiện Chiến lược Phát triển trường giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Qua chặng đường nửa thế kỷ đầy gian khó, Trường Đại học Xây dựng đã tự khẳng định được mình, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân. Bom đạn của chiến tranh hủy diệt, lụt lội, hạn hán…, cũng chưa bao giờ làm gián đoạn một khóa kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng tốt nghiệp ra trường. Chúng ta đã tồn tại và tiếp tục phát triển trong khó khăn, vất vả của đời sống thường ngày và lớn mạnh trong mọi sự diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội, trong những thách thức mới của nền kinh tế thị trường. Kết thúc những trang viết ngắn gọn về chặng đường đầy biến động trong nửa thế kỷ qua, Trường Đại học Xây dựng đang hướng tới viết tiếp những trang sử vẻ vang mới trong thế đi lên của đất nước.

125


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁN BỘ CHỦ CHỐT ĐẦU TIÊN VỀ THÀNH LẬP KHOA XÂY DỰNG (THÁNG 3-1956)

STT

HỌ VÀ TÊN

NĂM VỀ KHOA XD

1

Lê Tâm

1956

2

Nguyễn Sanh Dạn

1956

3

Vũ Văn Tảo

1956

4

Nguyễn Văn Hường

1956

5

Nguyễn Văn Cung

1956

6

Lê Thạc Cán

1956

7

Lê Đỗ Chương

1956

8

Nguyễn Đơn Giản

1956

GHI CHÚ

CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẦU TIÊN VÀ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC ĐOÀN THỂ CỦA KHOA XÂY DỰNG

126

Chủ nhiệm Khoa

Lê Tâm

Phó chủ nhiệm Khoa

Nguyễn Sanh Dạn

Bí thư chi bộ CB Khoa (6 đảng viên)

Nguyễn Văn Hường

Bí thư chi bộ SV Khoa (5 đảng viên)

Lê Vạn

Thư ký Công đoàn (CBGD) Khoa

Vũ Văn Úy

Bí thư Liên chi đoàn Khoa

Bạch Xuân Ba

Chi hội Trưởng Chi Hội Sinh viên

Lê Hồng Phú


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

DANH SÁCH SINH VIÊN KHÓA I KHOA XÂY DỰNG ĐHBK (1956-1959) Ở LẠI TRƯỜNG ĐHXD LÀM CBGD

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17.

Nguyễn Đình Cống Phan Ngọc Châu Đỗ Bá Chương Trần Cao Đại Phạm Ngọc Đăng Phạm Khắc Hùng Đoàn Định Kiến Đoàn Như Kim Lê Kiều Nguyễn Đăng Khoa Lê Ngọc Lân Nguyễn Văn Nhuận Nguyễn Tiến Oanh Ngô Thế Phong Hoàng Văn Quý Phạm Sỹ Tú Nguyễn Trí Trọng

18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33.

Hoàng Văn Tân Mai Đình Tuân Nguyễn Văn Tuấn Hồ Anh Tuấn Nguyễn Thế Hưng Đỗ Thúc Tuấn Nguyễn Tường Nguyễn Trâm Lê Đức Thắng Hoàng Huy Thắng Nguyễn Học Trí Nguyễn Đức Thiềm Nguyễn Xuân Trường Nguyễn Trọng Chuyền Lê Vạn Nguyễn Nhượng

DANH SÁCH SINH VIÊN KHÓA I GỬI ĐI LIÊN XÔ ĐÀO TẠO TIẾP

1. 3. 5. 7. 9. 11. 13. 15. 17. 19. 21. 23. 25.

Trần Đình Bửu Trần Bình Hà Huy Cương Trần Ngọc Chấn Hoàng Đình Chuân Nguyễn Bá Dũng Nguyễn Văn Đạt Huỳnh Xuân Đình Ngô Văn Định Lê Ất Hợi Nguyễn Như Khải Phan Hoàng Mạnh Phan Duy Pháp

2. 4. 6. 8. 10. 12. 14. 16. 18. 20. 22. 24.

Lê Phu Phạm Phụ Lê Đình Phiên Lê Bá Phong Ngô Văn Quỳ Trương Tùng Nguyễn Khánh Tường Võ Văn Thảo Bùi Vạn Trân Đặng Văn Út Nguyễn Phụng Võ Nguyễn Văn Yên

127


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

XÂY DỰNG ---------*---------

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------*---------

TỜ TRÌNH VỀ VIỆC MỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP I. LÝ DO CẦN MỞ TRƯỜNG Từ trước đến nay việc đào tạo kỹ sư cho ngành xây dựng kiến trúc do Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách khoa đảm nhiệm. 1. Vì chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐHBK có hạn và trường dành một số lượng lớn cho các ngành chủ yếu của CN và quốc phòng như Cơ khí, Điện lực, Vô tuyến điện v.v… cho nên chỉ tiêu tuyển sinh dành cho ngành Xây dựng năm 1965 chỉ có 170 ban ngày, và trong những năm tới nếu cứ để y nguyên tình trạng này thì không có khả năng tăng được bao nhiêu. Trong khi đó nhu cầu về cán bộ có trình độ đại học cho ngành Xây dựng Kiến trúc để làm công tác thiết kế, thi công, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lý v.v.. sẽ ngày càng tăng lên gấp bội. Mặt khác, cũng vì chỉ tiêu tuyển sinh có hạn và nằm trong phạm vi chật hẹp của một khoa của Trường ĐHBK, nên tuy trong nước đã có khả năng đào tạo được kỹ sư thuộc hầu hết các ngành về XD kiến trúc, nhưng việc đào tạo cho ngành này chưa tiến hành được theo một hệ thống chuyên nghiệp hoàn chỉnh theo hướng mà Chỉ thị 88/TTg tháng 8/1989 đã đề ra. 2. Trong hệ thống các trường đại học về XD cơ bản ở nước ta đang thiếu một trường đại học Xây dựng cơ bản để phát triển một cách toàn diện khoa học kỹ thuật xây dựng cơ bản, có tác dụng như Trường ĐHBK trong khu vực công nghiệp và đại học nông nghiệp trong khu vực nông nghiệp. Loại trường này là loại trường đại học có tính chất đa khoa rộng rãi, gồm một số chuyên nghiệp chính của các ngành Thủy lợi, Cảng, Cầu đường, XD Kiến trúc có liên quan với nhau, đào tạo kỹ sư công trình có trình độ khoa học kỹ thuật tương đối vững, có thể tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật mới và khi cần thì chuyển ngành cũng dễ dàng . Ở các nước bạn như Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp, Hung-ga-ri, v.v…đều có cả. Các trường này cũng tồn tại bên cạnh các trường có tính chất chuyên khoa như Thủy lợi, Giao thông, Đường sắt…

128


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

NĂM

II. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH Vì những lý do trên, đề nghị cho thành lập Trường Đại học Công trình xây dựng cơ bản, để khắc phục sự mất cân đối giữa số lượng đào tạo cán bộ trình độ ĐH cho 3 ngành lớn của khu vực xây dựng cơ bản: Thủy lợi, Giao thông, Xây dựng kiến trúc. a/ Đối tượng tuyển sinh: là các đối tượng do Nhà nước đã quy định cho các lớp ban ngày chính quy, ban ngày chuyên tu và các lớp tại chức của các trường đại học. b/ Chỉ tiêu tuyển sinh: Trong các năm đầu mới thành lập, với khả năng cơ sở vật chất và cán bộ sẵn có Trường ĐHCT có thể tuyển sinh khoảng 600-700 ban ngày và 200-250 tại chức.

PHÂN PHỐI CHỈ TIÊU TUYỂN SINH CHO CÁC NGÀNH LỚN TRONG TRƯỜNG.

Đến năm 1970, cố gắng đạt chỉ tiêu thường xuyên của trường là khoảng 1000 ban ngày và 400 tại chức. NGÀNH LỚN Xây dựng Kiến trúc Thủy lợi – Cảng Cầu đường – Sân bay Cơ khí XD

1966 Ban ngày 250 50 125 125

Tại chức 100 75 50

50

-

1970 Ban ngày Tại chức 475 175 75 175 100 175 75 100

-

Phân phối cho các chuyên nghiệp như sau: 1966 CHUYÊN NGHIỆP 1. Thiết kế công trình DDCN và ĐT 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15.

Xây dựng DDCN Xây dựng quản lý ĐT và NT Cấp thoát nước Thông hơi – Vật lý kiến trúc Vật liệu xây dựng Kiến trúc sư DD và CN Kiến trúc sư quy hoạch đô thị Thiết kế thủy lợi và thủy điện XD thủy lợi và thủy điện Cảng và đường thủy Cầu và Hầm Cầu đường bộ Sân bay Cơ khí xây dựng CỘNG

Ban ngày 50 100 25 25 25 25 35 15 50 25 50 50 50 25 50 600

1970

25

Ban ngày 100

75 25 25 25 25 25 225

200 50 50 25 50 50 25 50 25 75 50 100 25 100 1000

Tại chức

Tại chức 50 100 25 50 25 25 50 400 129


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Chú ý: 1. Các ngành kể trên nói chung đều đã có trong nước (Khoa Xây dựng và lớp kiến trúc sư), riêng hai ngành Vật liệu XD và Sân bay là hai ngành mới, cần phải có sự chuẩn bị tích cực. 2. Hai ngành số 2 và số 10 trước đây gọi là kỹ sư kinh tế XD và kỹ sư kinh tế thủy lợi III. TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG TRÌNH Toàn trường trước mắt chia ra 5 khoa: Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi cảng, Cầu đường, Cơ khí. Về sau, tùy tình hình và nhu cầu, Khoa XD có thể tách ra thành 3 khoa: Khoa XD và Đô thị, Khoa Kỹ thuật vệ sinh và Khoa Vật liệu XD. Danh sách các bộ môn: a/ Các bộ môn trực thuộc 1.Bộ môn Mác – Lênin 2.Bộ môn Ngoại ngữ 3.Bộ môn Thể thao thể dục 4.Bộ môn Toán cao cấp và Máy tính 5.Bộ môn Vật lý đại cương 6.Bộ môn Hóa đại cương, phân tích và hóa lý 7.Bộ môn Cơ lý thuyết 8.Bộ môn Cơ học kết cấu và Thí nghiệm công trình 9.Bộ môn Sức bền vật liệu 10. Bộ môn Kinh tế và Quản lý xây dựng cơ bản b/ Khoa Cơ khí xây dựng 11. Bộ môn Điện 12. Bộ môn Máy XD và bốc dỡ 13. Bộ môn Máy thủy lực c/ Khoa Xây dựng 14. Bộ môn Công trình bê tông gạch đá 15. Bộ môn Công trình thép gỗ

130


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

16. Bộ môn Thông hơi cấp nhiệt 17. Bộ môn Vật lý kiến trúc 18. Bộ môn Xây dựng và Quản lý đô thị 19. Bộ môn Cấp thoát nước 20. Bộ môn Vật liệu xây dựng 21. Bộ môn Thi công và An toàn lao động d/ Khoa Thủy lợi – Cảng 22. Bộ môn Thủy lực Thủy văn 23. Bộ môn Cơ đất nền móng 24. Bộ môn Thủy lợi 25. Bộ môn Cảng đường thủy đ/ Khoa Cầu- Đường 26. Bộ môn Trắc lượng 27. Bộ môn Cầu hầm 28. Bộ môn Đường ôtô và sân bay e/ Khoa Kiến trúc 29. Bộ môn Hình học hoạ hình - Vẽ kỹ thuật và vẽ Mỹ thuật 30. Bộ môn Lịch sử kiến trúc và Nguyên lý thiết kế 31. Bộ môn Kiến trúc dân dụng và công nghiệp 32. Bộ môn Quy hoạch đô thị Tổ chức quản lý chính quyền Trường ĐHCT sẽ trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp và có sự chỉ đạo về chuyên môn của UB Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Bộ Kiến trúc, Bộ Thủy lợi, Bộ Giao thông. Bộ máy quản lý trường sẽ gồm Ban Giám hiệu, các ban chủ nhiệm khoa và các phụ trách các phòng. Ban Giám hiệu sẽ gồm: 1 hiệu trưởng, 3 hiệu phó (1 phụ trách học tập và nghiên cứu khoa học, 1 phụ trách quản trị sinh hoạt, 1 phụ trách chính trị). Mỗi khoa có 1 chủ nhiệm khoa và 1 hay 2 phó chủ nhiệm.

131


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Các phòng giúp việc Hiệu trưởng gồm có: 1.Phòng Tổ chức cán bộ 2.Phòng Chính trị - Tuyên giáo 3.Phòng Giáo vụ 4.Phòng Nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất 5.Phòng Thiết bị tài sản 6.Phòng Hành chính và Tài vụ 7.Phòng Y tế (có bệnh xá) 8.Ban quản trị khu tập thể 9.Xưởng cơ khí và trạm máy XD 10. Xưởng mộc 11. Xưởng kết cấu thép và hàn IV. BIỆN PHÁP THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG TRÌNH 1. Trường ĐH Công trình sẽ thành lập trên cơ sở Khoa XD Trường ĐHBK và lớp Kiến trúc sư của Bộ Kiến trúc. Lớp kiến trúc sư sẽ sáp nhập toàn bộ vào trường ĐHCT. Về khoa XD, thì khi tách ra khỏi ĐHBK, sẽ để lại cho ĐHBK bộ phận của các bộ môn Sức bền vật liệu, Thủy lực, Cơ đất, Kiến trúc công trình để phục vụ cho trường và giúp xây trường Mỏ công nghiệp nhẹ và các phân hiệu của ĐHBK. 2. Địa điểm của Trường ĐH Công trình sẽ đặt ở Hà Nội vì là một trường xây dựng cơ bản có tính chất bách khoa. Có thể có 3 phương án: Phương án 1: là Trường ĐH công trình sẽ đặt cạnh Trường ĐHBK dọc Đường Đại Cồ Việt. Phương án này sẽ cho phép tận dụng được cơ sở hiện có của Phòng Thí nghiệm Thủy lực và Thủy công (C6), trạm bơm và sân mô hình của Bách khoa (các cơ sở này có thể tách khỏi Bách khoa và giao cho ĐHCT ngay ở bên cạnh), tiết kiệm được cho Nhà nước hơn 400.000đ. Nhưng nhược điểm là địa thế hẹp. Phương án 2: là trường ĐH Công trình sẽ đặt ở khu đất nằm giữa ĐHBK và Đại học Kinh tế - Kế hoạch. Ưu điểm của phương án này là ĐH Công trình có thể tận dụng được một số cơ sở tạm thời của ĐHBK (khu sư phạm cũ) và địa thế tương đối rộng rãi, có hướng phát triển ra phía đường Nam Bộ. Nhưng không tận dụng được Phòng Thí nghiệm Thủy lợi. Phương án 3: là ĐH Công trình sẽ đặt ở khu đất khác trong phạm vi Hà Nội, do Bộ Đại học và Nhà nước chỉ định. 132


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

3. Cơ sở phòng thí nghiệm: Về các phòng thí nghiệm thì Trường ĐHBK có khả năng tách 1 phần của Phòng Thí nghiệm Sức bền vật liệu và toàn bộ các phòng thí nghiệm khác của Khoa Xây dựng như: Vật lý kiến trúc, Vật liệu XD… Các phòng thí nghiệm khác sẽ xin Nhà nước trang bị dần sau. 4. Thư viện: Trường ĐHBK cũng có khả năng tách ra cho Trường ĐH Công trình đại bộ phận các sách và tài liệu báo chí thuộc hệ thống xây dựng cơ bản, số sách báo này với thư viện hiện có của lớp kiến trúc sư có thể tương đối đủ để thành lập thư viện ĐH Công trình. 5. Cán bộ: Ngoài số cán bộ của Khoa Xây dựng sẽ sáp nhập và Trường ĐH Công trình, Trường ĐHBK có khả năng tách ra cho Trường ĐH Công trình một số cán bộ giảng dạy và nhân viên thí nghiệm công nhân của các bộ môn: Mác-Lênin, Nga văn, Thể dục, Toán, Lý, Cơ lý thuyết, Hóa, Vẽ và Hình họa, Trắc lượng, Điện, Nguyên lý máy và chi tiết máy, Máy xây dựng, Kinh tế xây dựng, Địa chất công trình để làm nòng cốt cho các bộ môn tương ứng của ĐHCT. Ngoài ra ĐHBK cũng có thể phái sang trường này một số cán bộ công nhân viên hành chính quản trị để làm nòng cốt cho các phòng, ban của ĐHCT. 6. Trường ĐHCT sẽ tìm và xây dựng một địa điểm sơ tán cho khoảng 1400-1600 người, đủ chứa hai khóa sinh viên và cán bộ công nhân viên. Khoá 11 tuyển sinh xong sẽ đưa ngay về đó học và những phòng thí nghiệm Lý và Hóa, phòng vẽ đơn giản. Khóa 9 và 10 tạm thời cứ học tại khu C của Bách khoa hiện nay. Đến tháng 1/1967 khi khóa 7 tốt nghiệp ra trường hết, sẽ đưa khóa 9 về cùng với khóa 8 ở nhờ Trường ĐHBK cho đến khi tốt nghiệp. Còn Khoá 10 thì chuyển về khu sơ tán của ĐH Công trình, giao địa điểm H3 hiện nay cho ĐHBK. V. KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ ĐỀ NGHỊ Tách Khoa Xây dựng ra khỏi Trường ĐHBK, gộp với lớp Kiến trúc sư của Bộ Kiến trúc để thành lập Trường ĐH Công trình sẽ có nhiều thuận lợi, cũng có những khó khăn. Thuận lợi là: 1 - Khoa Xây dựng nhờ sự bồi dưỡng tích cực của Trường ĐHBK qua 10 năm có truyền thống phấn đấu và thi đua, có sự lãnh đạo về chính trị và chuyên môn khá vững, có thể làm nòng cốt cho Trường ĐH Công trình tương lai. 2 - Có kinh nghiệm tích lũy từ 10 năm nay về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và mọi mặt công tác khác của một cơ sở đào tạo kỹ sư, lớp kiến trúc sư cũng đã có kinh nghiệm 5 năm đào tạo kiến trúc sư trong nước. 133


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

3 - Các bộ môn của Khoa Xây dựng đã hình thành từ lâu, song trong các bộ môn đã có một tập thể cán bộ giảng dạy tương đối vững, hầu hết các bộ môn đều đã có cốt cán khoa học, với cơ sở cán bộ giảng dạy của 2 đơn vị trước mắt có thể tuyển sinh được khoảng 600 ban ngày mà không gặp khó khăn lớn lắm 4 - Các cơ sở vật chất tối thiểu như phòng thí nghiệm, thư viện... cũng đã có sẵn. Khó khăn: 1 - Việc tách các phòng thí nghiệm từ Trường ĐHBK ra đòi hỏi thời gian, vốn đầu tư khá lớn, cho nên cần nghiên cứu tìm ra biện pháp tiện lợi và tiết kiệm nhất. 2 - Vì Bách khoa phải một lúc đẻ ra nhiều trường và phân hiệu, nên số cán bộ giảng dạy các bộ môn cơ sở tách ra cho Trường ĐH Công trình sẽ không có thể đảm bảo nhu cầu trước mắt, cần phải có biện pháp bổ sung và bồi dưỡng kịp thời. Đề nghị: 1 - Đề nghị cử ra ban phụ trách thành lập Trường ĐH Công trình để lo về địa điểm, tổ chức, biên chế, tài chính… 2 - Bổ sung cán bộ lãnh đạo, cán bộ tổ chức, cán bộ công nhân viên cho các phòng, các khoa. 3 - Đề nghị Nhà nước và Bộ Đại học phân phối cho một số cán bộ đại học vừa mới tốt nghiệp trong nước (Bách khoa, Tổng hợp, Sư phạm) và ngoài nước để bổ sung cho các bộ môn nhất là bộ môn cơ sở. Đặc biệt đề nghị chú ý phân phối cho một số Kiến trúc sư, Kỹ sư cảng, Cấp thoát nước, Vật liệu xây dựng, Thông gió, Máy xây dựng ở nước ngoài về. 4 - Cử cho một số Kỹ sư mới tốt nghiệp sang bồi dưỡng cấp tốc ở Trung Quốc để dạy chuyên môn cho các ngành Sân bay, Hầm, Vật liệu xây dựng. VI. KẾT LUẬN Việc thành lập Trường ĐH Công trình là một đòi hỏi của một công cuộc đào tạo cán bộ kỹ sư trong nước cho các ngành xây dựng cơ bản và sẽ có lợi cho nhiều việc phát triển nhanh chóng khoa học kỹ thuật xây dựng cơ bản ở miền Bắc nước ta. Tuy có một số khó khăn, nhưng thuận lợi thì không ít, nếu giải quyết được tốt các khó khăn thì trường sẽ nhanh chóng đi vào ổn định, có thể nhanh chóng góp phần đánh giặc Mỹ xâm lược và chuẩn bị chu đáo cho lực lượng để xây dựng kinh tế nước nhà. Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 1966

134


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

135


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

136

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐHXD ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ NHẤT – THÁNG 2 NĂM 1967

1. Trần Đức Trân 2. Trần Văn Hải 3. Trần Văn Ngọc 4. Nguyễn Xuân Trọng 5. Nguyễn Sanh Dạn 6. Đỗ Quốc Sam 7. Lê Vạn 8. Nguyễn Biên 9. Vũ Văn Tảo 10. Vũ Đình Tiến 11. Nguyễn Công Chi 12. Lê Xuân Khoa 13. Nguyễn Đăng Hương

137


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

LÃNH ĐẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG QUA CÁC THỜI KỲ

Phó Hiệu trưởng Nhiệm kỳ

Hiệu trưởng Họ và tên Trần Đức Trân Hà Trình

1966 - 1977

Nguyễn Sanh Dạn

1982 - 1990

1990 - 1994

Đỗ Quốc Sam

Phạm Ngọc Đăng

Nguyễn Văn Chọn

1994 - 1999

Nguyễn Như Khải

1999 - 2004

Nguyễn Lê Ninh

2004 - 2009

Nguyễn Văn Hùng

2009 - 2014

Lê Văn Thành

1976 - 1977

Nguyễn Xuân Đặng Lê Văn Thưởng

1977 - 1978

Nguyễn Xuân Trọng

1979 - 1982

Vũ Văn Tuấn Phạm Ngọc Đăng Nguyễn Xuân Trọng Vũ Văn Tuấn Nguyễn Văn Chọn Nguyễn Tấn Quý Nguyễn Mạnh Yên Đỗ Hữu Nghĩa Nguyễn Tấn Quý Đỗ Hữu Nghĩa Nguyễn Như Khải Nguyễn Xuân Liên Nguyễn Tấn Quý Nguyễn Lê Ninh Vũ Liêm Chính Ứng Quốc Dũng Đào Văn Toại Nguyễn Mạnh Thu Lê Văn Thành Ứng Quốc Dũng Nguyễn Minh Hùng Trần Văn Tâm Phạm Duy Hòa Phạm Quang Dũng Phạm Hùng Cường

138

1966 - 1969 1969 - 1976

Nguyễn Văn Hường Nguyễn Xuân Đặng

1977 - 1982

Từ… đến…

1981- 1982 1982 - 1983 1982 - 1987 1983 - 1990 1985 - 1990 1987 - 1990 1990 - 1994 1990 - 1992 1994 - 1999

1999 - 2004

2004 - 2009

2009 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

NĂM

TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 2011 CÁC THẦY GIÁO SAU ĐÂY LẦN LƯỢT GIỮ CHỨC VỤ CHỦ NHIỆM KHOA

I

KHOA XÂY DỰNG DD&CN

II

KHOA CẦU ĐƯỜNG

1

Đỗ Quốc Sam

1

Đặng Hữu

2

Nguyễn Văn Đạt

2

Lê Văn Thưởng

3

Ngô Văn Quỳ

3

Phan Duy Pháp

4

Nguyễn Mạnh Yên

4

Nguyễn Xuân Trục

5

Ngô Thế Phong

5

Nguyễn Như Khải

6

Đoàn Định Kiến

6

Dương Học Hải

7

Nguyễn Đình Cống

7

Nguyễn Minh Hùng

8

Lê Ngọc Hồng

8

Nguyễn Quang Đạo

9

Nguyễn Quang Viên

9

Nguyễn Phi Lân

10

Phan Quang Minh

III

KHOA XD CÔNG TRÌNH THỦY

IV

KHOA KIẾN TRÚC

1

Vũ Văn Tảo

1

Hoàng Huy Thắng

2

Nguyễn Xuân Đặng

2

Nguyễn Nghi

3

Trần Minh Quang

3

Phạm Ngọc Đăng

4

Hồ Ngọc Luyện

4

Trương Quang Thao

5

Nguyễn Tài

5

Ngô Thế Thi

6

Phạm Hồng Nhật

6

Phùng Thiện Thuật

7

Lê Trần Chương

7

Nguyễn Mạnh Thu

8

Hoàng Văn Tần

8

Trần Văn Khơm

9

Vũ Hữu Hải

9

Nguyễn Văn Đỉnh

10

Nguyễn Nam

VI

KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG

V

KHOA KINH TẾ XÂY DỰNG

1

Hoàng Chương

1

Đặng Quốc Sơn

2

Nguyễn Mậu Bành

2

Phạm Ngọc Diêm

3

Nguyễn Văn Chọn

3

Đặng Thế Hiển

4

Bùi Văn Yêm

4

Vũ Liêm Chính

5

Nguyễn Đăng Hạc

5

Nguyễn Văn Hùng

6

Đinh Văn Khiên

6

Trương Quốc Thành

7

Trần Văn Ất

7

Phạm Quang Dũng

8

Nguyễn Kiếm Anh

139


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

VII

VIII

KHOA CƠ BẢN (1966 – 1983)

1

Lê Đỗ Chương

1

Nguyễn Văn Hường

2

Nguyễn Tấn Quý

2

Nguyễn Văn Quỳ

3

Trần Ngọc Chấn

3

Nguyễn Đình Điện

4

Bùi Văn Bội

5

Vũ Minh Đức

6

Phạm Hữu Hanh

X

VIỆN KH&KT MÔI TRƯỜNG

IX

VIỆN XD CÔNG TRÌNH BIỂN

1

Phạm Khắc Hùng

2

Phan Ý Thuận

3

Đinh Quang Cường

XI

TT ĐT THƯỜNG XUYÊN (KHOA TẠI CHỨC)

1

Trần Ngọc Chấn

1

Lê Vạn

2

Ứng Quốc Dũng

2

Nguyễn Biên

3

Nguyễn Duy Động

3

Dương Quang Thành

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

4

Đỗ Hữu Nghĩa

5

Nguyễn Huy Thanh

6

Lý Trần Cường

7

Bùi Quang Trường

8

Nguyễn Minh Hùng

XII 1

Nguyễn Trâm

2

Lâm Quang Cường

3

Lê Xuân Huỳnh

4

Nguyễn Bình Hà

XIII

140

KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

NĂM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (MÁC – LÊNIN)

XIV

KHOA GD QUỐC PHÒNG

1

Lê Kim Châu

1

Nguyễn Bắc Việt

2

Nguyễn Thị Thu Hương

2

Nguyễn Thanh Liêm

XV

KHOA CNTT

3

Đoàn Anh Thư

1

Doãn Tam Hoè

4

Nguyễn Văn Hóa

2

Vũ Trường Sơn

5

Nguyễn Duy Sửu

6

Nguyễn Phi Cảnh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

NĂM

TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 2011 CÁC ĐỒNG CHÍ SAU ĐÂY LẦN LƯỢT GIỮ CHỨC TRƯỞNG PHÒNG, BAN I 1 2 3 4 5 6 7 8 9

PHÒNG TỔ CHỨC Nguyễn Văn Giàu Trần Vân Hải Lê Phước Nữa Trần Hữu Kha Trần Tuấn Ngọc Nguyễn Hữu An Nguyễn Đình Lương Lê Hồng Quân Nguyễn Văn Đỉnh

II 1 2 3 4 5 6 7 8 9

PHÒNG KHCN Phạm Sỹ Liêm Phạm Ngọc Đăng Nguyễn Văn Tuyên Nguyễn Trọng Chuyền Trịnh Trọng Hàn Phùng Văn Lự Doãn Tam Hòe Trần Văn Tuấn Trần Văn Liên

III 1 2 3 4 5 6 7 8

PHÒNG GIÁO VỤ - ĐÀO TẠO Nguyễn Đăng Hương Nguyễn Văn Quỳ Nguyễn Khải Hồ Ngọc Luyện Đào Văn Toại Nguyễn Văn Hùng Nguyễn Văn Mợi Phạm Xuân Anh

IV 1 2 3 4 5 6

PHÒNG TUYÊN HUẤN – CTCT Lê Vạn Nguyễn Văn Long Phan Xuân Mỹ Đặng Kim Giang Hoàng Tuấn Long Nguyễn Kim Bảng

V 1 2 3 4 5 6 7

PHÒNG TÀI VỤ (TV - THIẾT BỊ) Nguyễn Công Chi Nguyễn Văn Ninh Nguyễn Văn Hạng Võ Văn Bích Lê Hiệp Trịnh Kim Súy Nguyễn Văn Bảo

VI 1 2 3 4 5

PHÒNG HÀNH CHÍNH, HCTH Nguyễn Văn Đại Nguyễn Thị Mỹ Hảo Nguyễn Lô Nguyễn Kim Bảng Phạm Văn Du

BAN QUẢN LÝ KTX

VII

PHÒNG TT – THƯ VIỆN

VIII 1 2 3 4

Trần Văn Sơn Hoàng Văn Mùi Trần Quang Xứng Nguyễn Huy Tu

1 2 3 4 5

Nguyễn Kim Luyện Lê Thị Tuấn Nguyễn Đình Lương Hồ Ngọc Hùng Hồ Quốc Khánh

141


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

IX 1 2 XI 1 2 3 4 5 6 7 XIII 1 2 3 4 5 6 XV 1 2 3 XVII 1

142

PHÒNG QUẢN LÝ SINH VIÊN Đinh Văn Nghiệp Nguyễn Mạnh Hoằng BAN KIẾN THIẾT, BAN QLDA Nguyễn Xuân Trọng Nguyễn Ngọc Tế Trần Xuân Dục Lê Văn Tin (Phó Trưởng ban) Nguyễn Duy Ngụ (Phó Trưởng ban) Lê Đức Thành (PhóTrưởng ban) Lê Đức Thắng (Phó Trưởng ban) PHÒNG Y TẾ Nguyễn Văn Đương Phạm An Ninh Nguyễn Thị Mai Lan Ngô Lệ Anh Đỗ Thị Hồng Lê Đỗ Thị Hải PHÒNG ĐỐI NGOẠI, HTQT Nguyễn Thị Kim Thái Võ Quốc Bảo Đỗ Hữu Thành PHÒNG THANH TRA Nguyễn Anh Mỹ

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

NĂM

X

PHÒNG THIẾT KẾ

1 2 3 XII 1 2 3 4 5 6 7 XIV 1 2 3 4 5

Hoàng Huy Thắng Phạm Ngọc Đăng Trương Tử Thành PHÒNG QUẢN TRỊ THIẾT BỊ Nguyễn Ngọc Tế Trần Văn Ngọc Bùi Văn Luyến Lê Hồng Quân Lê Hồng Thái Trần Tựu Nhật Lê Văn Tin PHÒNG BẢO VỆ Đinh Kế Tiếp Nguyễn Văn Tý Phạm Văn Tản Trần Hữu Nguyên Phạm Văn Dũng

XVI 1 2

BAN ĐÀO TẠO CLC Mai Văn Được Bùi Hùng Cường

XVIII PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KĐCL 1

Nguyễn Văn Bình


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

DANH SÁCH NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

I. Nhà giáo Nhân dân : STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.

Họ và tên Thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn GS.TS Lều Thọ Trình GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng GS.TS Nguyễn Đăng Hạc GS.TS Trần Hiếu Nhuệ GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục GS.TSKH Lâm Quang Cường

Năm sinh 1914 1935 1935 1937 1943 1940 1937 1935 1939

Năm phong tặng 1990 1997 1998 2002 2006 2006 2008 2010 2010

Ghi chú

Năm sinh 1935 1939 1936 1936 1939 1935 1937 1937 1930 1932 1934 1938 1937 1937 1938 1935 1937 1929 1931 1939 1931 1938 1935 1939 1942 1937

Năm phong tặng 1988

Ghi chú

II. Nhà giáo Ưu tú : STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26.

Họ và tên GS.TSKH. Nguyễn Trâm GS.TS. Ngô Thế Phong GS.TS. Vũ Công Ngữ GS.TSKH. Nguyễn Tài GS.TSKH. Nguyễn Như Khải GS.TS. Nguyễn Đình Điện GS.TS. Trần Ngọc Chấn PGS.TS. Đoàn Như Kim GS.TS. Nguyễn Xuân Đặng GS.TS. Lê Văn Thưởng GS.TS. Dương Học Hải GS.TS. Đoàn Định Kiến GS.TS. Nguyễn Đình Cống PGS.TS. Võ Văn Thảo GS.TS. Nguyễn Tấn Quý PGS.TS. Hồ Ngọc Luyện GS.TS. Phạm Huyễn PGS. Nguyễn Văn Long PGS.TS. Nguyễn Văn Bảo GS.TS. Phạm Khắc Hùng PGS.TS. Nguyễn Khải GS.TS. Nguyễn Mạnh Yên GS.TS. Đỗ Bá Chương PGS.TS. Đặng Thái Hoàng PGS. Lê Đức Lai PGS.TS. Hoàng Phủ Lan

1990

1992

1994

1997

143


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60. 61. 62. 63. 64. 65. 66. 67.

144

GS.TS. Lê Đình Tâm PGS.TS. Nguyễn Khánh Tường PGS.TS. Nguyễn Tường GVC. Nguyễn Tiến Oanh PGS.TS. Hoàng Văn Quý GVC. Nguyễn Quang Cự GS.TS. Trần Đình Bửu GS.TSKH. Trịnh Trọng Hàn GVC. Lê Vân Long GS.TS. Nguyễn Văn Phó GS.TSKH. Ngô Thế Thi GS.TS. Nguyễn Đức Thiềm TS. Phạm Quang Cự GS.TS. Lương Phương Hậu PGS.TS. Lê Ngọc Hồng PGS.TS. Nguyễn Huy Thanh GS.TSKH Nguyễn Minh Tuyển GS.TS. Trần Hữu Uyển PGS.TS. Nguyễn Lê Ninh PGS.TS. Phạm Đức Nguyên PGS.TS. Đào Văn Toại GS.TSKH. Phùng Văn Lự PGS.TS. Nguyễn Văn Hảo PGS.TS. Phan Duy Pháp PGS.TS. Doãn Tam Hòe GS.TSKH. Nguyễn Mạnh Thu PGS.TS Bùi Văn Bội PGS.TS Bùi Văn Yêm GS.TS Vũ Đình Phụng GS.TS Phạm Văn Hội PGS.TS Phạm Hồng Nhật PGS.TS Nguyễn Văn Hùng PGS. Tăng Văn Đoàn PGS.TS Nguyễn Quang Viên PGS.TS Vũ Minh Đức PGS.TS Lê Đình Phiên PGS.TS Vũ Như Cầu PGS.TS Đinh Đăng Quang PGS.TS Phạm Duy Hoà PGS.TS Vũ Liêm Chính GVC. Đỗ Hữu Nghĩa

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

1938 1936 1935 1937 1935 1940 1933 1936 1938 1937 1939 1938 1942 1940 1945 1941 1940 1938 1947 1940 1944 1942 1946 1939 1943 1945 1941 1940 1941 1947 1939 1949 1940 1950 1950 1934 1936 1952 1962 1946 1937

1998

2000

2002

2006

2008

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

DANH SÁCH GIÁO SƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36.

Họ và tên Đặng Hữu Đỗ Quốc Sam Nguyễn Văn Hường Hà Huy Cương Nguyễn Văn Đạt Hoàng Văn Tân Nguyễn Trâm Nguyễn Xuân Trường Nguyễn Văn Tuyên Nguyễn Văn Bào Lê Thạc Cán Nguyễn Xuân Đặng Vũ Văn Tảo Lê Văn Thưởng Nguyễn Xuân Trục Trần Đình Bửu Phạm Ngọc Đăng Nguyễn Văn Chọn Dương Học Hải Phạm Huyễn Nguyễn Như Khải Vũ Công Ngữ Ngô Thế Phong Nguyễn Tài Lều Thọ Trình Trịnh Trọng Hàn Nguyễn Minh Tuyển Ngô Thế Thi Trần Ngọc Chấn Nguyễn Đình Cống Phạm Khắc Hùng Đoàn Định Kiến Nguyễn Đình Điện Nguyễn Văn Phó Nguyễn Mạnh Yên Trần Hiếu Nhuệ

Năm sinh 1930 1929 1929

Đơn vị công tác Khoa Cầu đường

Năm phong chức danh 29/4/1980

Khoa Xây dựng Khoa Cầu đường Khoa Xây dựng

1935 1931

1931 1930 1930 1932 1935 1933 1937 1935 1934 1937 1939 1936 1939 1936 1935 1936 1940 1939 1937 1937 1939 1938 1935 1937 1938 1940

Khoa Cầu đường Khoa TL-Cảng Khoa Xây dựng Khoa TL - Cảng

Ghi chú Chuyển CT Chuyển CT Chuyển CT Chuyển CT, năm phong PGS: 29/4/1980 28/5/1984 Chuyển CT

Khoa Thủy lợi 28/5/1984

Chuyển CT

Khoa Cầu đường Khoa Kiến trúc Khoa Kinh tế Khoa Cầu đường Khoa Xây dựng Khoa Cầu đường Khoa Xây dựng Khoa Thủy lợi Khoa Xây dựng Khoa Thủy lợi Khoa Vật liệu Khoa Kiến trúc Khoa Môi trường Khoa Xây dựng Viện CT biển Khoa Xây dựng Khoa Kiến trúc Khoa Xây dựng

18/9/1991

3/3/1992

1/8/1996

Khoa Môi trường

145


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52.

Nguyễn Tấn Quý Đỗ Bá Chương Lương Phương Hậu Lê Đình Tâm Nguyễn Đức Thiềm Phùng Văn Lự Trần Hữu Uyển Nguyễn Huy Thanh Nguyễn Mậu Bành Nguyễn Đăng Hạc Lâm Quang Cường Nguyễn Mạnh Thu Lê Xuân Huỳnh Vũ Đình Phụng Phan Quang Minh Phạm Văn Hội

1938 1935 1940 1938 1938 1942 1938 1941 1937 1943 1939 1945 1949 1941 1960 1947

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Khoa Vật liệu Khoa Cầu đường Khoa TL - Cảng Khoa Cầu đường Khoa Kiến trúc Khoa Vật liệu Khoa Môi trường

17/4/2002

Khoa Kinh tế Khoa Kiến trúc Khoa Kiến trúc Khoa Sau ĐH Khoa Cầu đường

28/10/2002 19/10/2005

Khoa xây dựng

29/8/2011

DANH SÁCH PHÓ GIÁO SƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19.

146

Họ và tên Trương Thao Võ Văn Thảo Trương Tùng Trần Văn Hãn Trần Bình Hồ Trọng Huề Nguyễn Bá Dũng Ngô Văn Định Nguyễn Khải Hoàng Phủ Lan Nguyễn Kim Luyện Hồ Ngọc Luyện Phan Duy Pháp Ngô Văn Quỳ Lê Đức Thắng Hoàng Huy Thắng Bùi Vạn Trân Trần Trung Ý Nguyễn Văn Long

Năm Đơn vị công tác sinh 1934 Khoa Kiến trúc 1937 Khoa Xây dựng Khoa Kiến trúc Bộ môn Toán Khoa Cầu đường Khoa Cơ khí XD Khoa Xây dựng 1931 Khoa Cầu đường 1937 Khoa Vật liệu 1934 Khoa Kiến trúc 1935 Khoa TL-Cảng 1939 Khoa Cầu đường 1937 Khoa Xây dựng 1937 Khoa Cầu đường

Năm phong chức danh

29/4/1980 Chuyển CT Chuyển CT Chuyển CT Chuyển CT Chuyển CT 28/5/1984

Chuyển CT Chuyển CT Chuyển CT

Khoa Kiến trúc Khoa Kinh tế B/m Mác-Lênin

Ghi chú

15/11/1988


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60.

Nguyễn Xuân Liên Nguyễn Hữu An Bùi Văn Bội Đoàn Như Kim Nguyễn Trọng Chuyền Vũ Như Cầu Phạm Văn Giáp Vũ Uyển Dĩnh Doãn Tam Hòe Nguyễn Tường Nguyễn Khánh Tường Lê Đình Phiên Đặng Thế Hiển Nguyễn Văn Bảo Nguyễn Ngọc Bích Hoàng Đình Dũng Trần Đức Dục Đặng Thái Hoàng Lê Kiều Lê Đức Lai Lê Văn Mai Phạm Hồng Nhật Phùng Thiện Thuật Nguyễn Xuân Vinh Bùi Văn Yêm Tăng Văn Đoàn Vũ Viết Đào Tôn Thất Đại Vũ Liêm Chính Trần Đức Chính Phan Văn Cúc Đinh Thế Hanh Đào Văn Toại Phạm Văn Chuyên Đỗ Xuân Đinh Trần Văn Tuấn Phạm Đức Nguyên Nguyễn Lê Ninh Lê Ngọc Hồng Lê Trần Chương Nguyễn Văn Hảo

1942 1942 1941 1937 1935 1936 1941 1944 1943 1935 1936 1934 1946 1931 1947 1940 1936 1939 1936 1942 1937 1939 1940 1942 1940 1940 1937 1937 1946 1949 1943 1941 1944 1943 1947 1955 1940 1947 1945 1945 1946

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Khoa Xây dựng Khoa TL-Cảng Khoa Vật liệu XD Khoa Kiến trúc Khoa Xây dựng Khoa TL-Cảng Viện CT – Biển Bộ môn Toán Bộ môn Toán

18/9/1991

Khoa TL-Cảng Khoa Cơ khí XD Khoa TL-Cảng Khoa Cầu đường Khoa TL-Cảng Khoa Kinh tế Khoa Kiến trúc Khoa Xây dựng Khoa Kiến trúc Khoa Xây dựng Khoa TL-Cảng Khoa Kiến trúc Khoa Cầu đường Khoa Kinh tế Khoa Môi trường Bộ môn Toán Khoa Kiến trúc Khoa Cơ khí XD

3/3/1992

Khoa Xây dựng Khoa Cầu đường Khoa Cơ khí XD

1/8/1996

Khoa Kiến trúc Khoa Xây dựng Khoa TL-Cảng Bộ môn Mác-Lênin

147


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. 72. 73. 74. 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81. 82. 83. 84. 85. 86. 87. 88. 89. 90. 91. 92. 93. 94. 95. 96. 97. 98. 99. 100. 101.

148

Lê Ngọc Thạch Nguyễn Đình Lương Phan Ý Thuận Đặng Văn Cứ Lý Trần Cường Nguyễn Hồng Đức Trần Đức Hạ Nguyễn Minh Hùng Hoàng Như Tầng Bạch Đình Thiên Nguyễn Quang Viên Lê Ngọc Chấn Tô Văn Tấn Đinh Đăng Quang Nguyễn Văn Đỉnh Nguyễn Duy Động Nguyễn Thị Kim Thái Nguyễn Đình Thám Huỳnh Bá Kỹ Thuật Phạm Đình Việt Phạm Quang Dũng Ứng Quốc Dũng Trịnh Quốc Thắng Nguyễn Văn Dũng Nguyễn Phi Lân Bùi Quang Trường Nguyễn Bá Toại Đỗ Văn Đệ Vũ Minh Đức Lê Bá Huế Doãn Minh Khôi Lê Văn Nãi Hoàng Nghĩa Tý Nguyễn Văn Tín Nguyễn Việt Anh Nguyễn Quang Đạo Trương Văn Ngà Nguyễn Hùng Sơn Lê Thị Hiền Thảo Nguyễn Thượng Bằng Đinh Quang Cường

1952 1948 1948 1949 1952 1949 1953 1953 1943 1954 1950 1953 1950 1952 1953 1954 1954 1947 1951 1946 1960 1949 1949 1951 1955 1953 1943 1958 1950 1952 1954 1947 1949 1950 1968 1951 1946 1965 1950 1957 1957

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Khoa Xây dựng Khoa Thủy lợi Viện CT –Biển Khoa Sau ĐH Trung tâm ĐTTX Khoa Cầu đường Khoa Môi trường Khoa Cầu đường Khoa Xây dựng Khoa Vật liệu

17/4/2002

Khoa Xây dựng Khoa Kinh tế Khoa Kiến trúc Khoa Môi trường

28/10/2002

Khoa Xây dựng Khoa CT-Thủy Khoa Kiến trúc Khoa Cơ khí XD Khoa Môi trường Khoa Xây dựng Khoa Cầu đường Khoa Xây dựng Khoa Môi trường Khoa CT Thủy Khoa Vật liệu XD Khoa Xây dựng Khoa Kiến trúc Khoa Môi trường Khoa CNTT

2003

14/10/2004

Khoa Môi trường Khoa Cầu đường Khoa Vật liệu XD Khoa Cầu đường Khoa Môi trường Khoa CT Thuỷ Viện CT Biển

19/10/2005

23/10/2006


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

102. Nguyễn Văn Đỉnh 103. Nguyễn Thị Quỳnh Hương 104. Nguyễn Văn Hùng 105. Vũ Công Hoè 106. Bùi Sỹ Lý 107. Nguyễn Nam 108. Nguyễn Văn Nghiễm 109. Hoàng Văn Tần 110. Trần Văn Liên 111. Phạm Duy Hoà 112. Lê Hồng Thái 113. Vũ Hữu Hải 114. Đỗ Hữu Thành 115. Phạm Hùng Cường 116. Phạm Hữu Hanh 117. Nguyễn Mạnh Phát 118. Đàm Thu Trang 119. Trương Quốc Thành 120. Lều Thọ Bách 121. Vũ Đình Đấu 122. Lê Nguyên Minh 123. Vũ Văn Thặng 124. Trần Ngọc Tính 125. Trần Minh Tú

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

1951

Khoa Kiến trúc

1954

Viện KTMT

1949 1946 1951 1956 1947 1950 1961 1962 1953 1955 1953 1963 1954 1955 1965 1952 1969 1955 1948 1955 1955 1962

Khoa Xây dựng Viện KH&KTMT

23/10/2006

Khoa Kiến trúc Khoa CNTT Khoa CT Thuỷ Khoa Xây dựng Khoa Cầu đường Khoa Kinh tế Khoa CT Thủy

26/12/2007

Khoa Kiến trúc Khoa Vật liệu XD Khoa Kiến trúc Khoa Cơ khí XD Viện KTMT Khoa Vật liệu XD Viện KTMT Khoa Cầu đường Khoa Vật liệu XD Khoa Xây dựng

17/5/2010

29/8/2011

149


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐƯỢC TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐHXD (Hệ đào tạo: CHÍNH QUY)

150


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐƯỢC TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐHXD Hệ đào tạo: VỪA HỌC VỪA LÀM (TẠI CHỨC)

151


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

THÀNH TÍCH ĐƯỢC GHI NHẬN

rải qua 45 năm xây dựng va trưởng thành, mỗi bước đi của Trường Đại học Xây dựng gắn liền với sự phát triển của ngành, của Thủ đô Hà Nội và của đất nước. Trong từng giai đoạn lịch sử, Trường Đại học Xây dựng đã tự khẳng định mình, đứng vững trong mọi hoàn cảnh khó khăn, ác liệt và không ngừng phấn đấu phát triển cho đến ngày nay. Sự phấn đấu nỗ lực của các thế hệ cán bộ sinh viên Trường Đại học Xây dựng đã được ngành, thành phố Hà Nội, Nhà nước biểu dương ghi nhận và khen thưởng.

T

Cho Nhà trường: Huân chương Hồ Chí Minh

2006

Huân chương Độc lập hạng Nhất

2001

Huân chương Độc lập hạng Nhì

1996

Huân chương Độc lập hạng Ba

1991

Huân chương Lao động hạng Nhất

1986

Huân chương Lao động hạng Nhì

1983

Huân chương Lao động hạng Ba

1978

Huân chương Chiến công hạng Ba

1973

Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2006-2007. Quỹ hỗ trợ sáng tạo KHKT Việt Nam tặng cờ đơn vị xuất sắc tham gia giải VIFOTEC 10 năm liên tục 1992-2002 UBND Quận Hai Bà Trưng tặng cờ “Đơn vị quyết thắng” liên tục 19 năm (từ 1989 đến 2008). Trường “Tiên tiến xuất sắc” năm học 2001-2002. Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” các năm học 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008, 2009-2010. Bằng khen của Bộ Công an về thành tích xuất sắc ANCT-TTATXH năm học 2007-2008.

152


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NĂM

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Cho các tập thể và cá nhân thuộc nhà trường: Bộ môn Đường ôtô được tặng thưởng 3 Huân chương Lao động (Nhất, Nhì, Ba) và được Nhà nước tuyên dương “Đơn vị Anh hùng” (1985). Hai Huân chương Chiến công hạng Ba cho Bộ môn Đường và Cầu. Đảng bộ trường được công nhận “Đảng bộ vững mạnh” liên tục trong nhiều năm, Đảng bộ được Thành ủy Hà Nội 4 lần tặng cờ “Đảng bộ vững mạnh” tiêu biểu. Công đoàn trường được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (1997), Huân chương Lao động hạng Hai (2005), 4 lần được tặng cờ “Công đoàn xuất sắc” của công đoàn ngành và Liên đoàn Lao động Hà Nội, được Tổng Liên đoàn LĐVN tặng 37 bằng LĐ sáng tạo. Đoàn Thanh niên Trường Đại học Xây dựng được Trung ương Đoàn và Thành đoàn Hà Nội tặng nhiều Bằng khen “Đoàn trường xuất sắc”. 111 lượt tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. 54 Huân chương Lao động các hạng cho tập thể và cá nhân. 500 Huân chương Kháng chiến cho cá nhân. 640 cá nhân được Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”. Nhà nước đã phong tặng danh hiệu 9 Nhà giáo Nhân dân và 67 Nhà giáo Ưu tú, 52 Giáo sư và 177 lượt phó giáo sư cho các nhà giáo của Trường ĐHXD.

153


Mục lục LỜI NÓI ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 Ảnh hiệu trưởng qua các thời kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5 Ảnh bí thứ đảng ủy qua các thời kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7 KHOA XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG (1956-1966)

9

I. NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP KHOA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11 II. NHANH CHÓNG ỔN ĐỊNH KHOA VÀ TỪNG BƯỚC TRIỂN KHAI CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12 1. Nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình đào tạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12 2.Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12 3. Xây dựng bộ môn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .13 4. Biên soạn, biên dịch giáo trình và các tài liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .14 5. Xây dựng phòng thí nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18 6. Công tác tuyển sinh và đào tạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18 7. Văn phòng khoa và công tác phục vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19 8. Công tác xây dựng Đảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20 9. Công tác đoàn thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .21 III. ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC, GẮN ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT VÀ CHIẾN ĐẤU

22

1. Phong trào thi đua xây dựng tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa trong cán bộ công nhân viên và phong trào học tốt trong sinh viên............................................22 2. Phong trào thi đua gắn nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học với sản xuất và chiến đấu ...23 IV. CHUẨN BỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG .......................................25 1. Sự trưởng thành của Khoa Xây dựng ......................................................................................25 2.Yêu cầu mới của đất nước ........................................................................................................25 3. Những bước chuẩn bị thành lập Trường Đại học Xây dựng ...................................................26 4. Quyết định của Chính phủ thành lập Trường Đại học Xây dựng ............................................27 TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THỜI KỲ SƠ TÁN (1966 - 1983)

31

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG .............................33 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền........................................................................................33 2. Công tác xây dựng Đảng .........................................................................................................35 3. Công tác đoàn thể ....................................................................................................................37 II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO .......................................................................................................39 1. Đào tạo đại học ........................................................................................................................39 2. Đào tạo Sau đại học .................................................................................................................42 III. CÔNG TÁC NCKH PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ CHIẾN ĐẤU .....................................43 1. Các đề tài phục vụ chiến đấu ...................................................................................................43 2. Các đề tài phục vụ đào tạo và sản xuất....................................................................................44


3. Các đề tài đáp ứng nhiệm vụ khôi phục và xây dựng đất nước...............................................46 IV. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI...................................................................................................48 V. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ.........................................................................................................49 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy ........................................................................................49 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ...............................................................................51 VI. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ....................................................................................................52 1. Xác định địa điểm cho các đơn vị của trường ở nơi sơ tán .....................................................52 2. Xây dựng trường ở nơi sơ tán Gia Lương, Quế Võ và tìm địa điểm mới ...............................57 3. Trường Đại học Xây dựng tập trung về Hương Canh .............................................................58 4. Di chuyển trường về Hà Nội ...................................................................................................69 TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN (1983-2011) 73 I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG .............................75 1. Các nhiệm kỳ Hiệu trưởng từ 1983 đến 2011..........................................................................75 2. Tổ chức lại bộ máy quản lý .....................................................................................................76 3. Thành lập các trung tâm khoa học - công nghệ .......................................................................78 II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO .......................................................................................................79 1. Hệ thống đào tạo của trường và các ngành đào tạo .................................................................79 2. Đào tạo đại học ........................................................................................................................80 3. Đào tạo Sau đại học .................................................................................................................90 III. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT......................................................................................92 IV. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ .......................................................................................................93 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới.........................................................................93 2. Bồi dưỡng cán bộ trẻ ...............................................................................................................95 V. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHỤC VỤ SẢN XUẤT ........................95 1. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2000.....................................................................................96 2. Hoạt động NCKH giai đoạn 2001-2005 ..................................................................................99 3. Hoạt động NCKH, dịch vụ sản xuất giai đoạn 2006 - 2011 ...................................................101 4. Nghiên cứu khoa học, thi olympic và thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên..................103 VI. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ..................................................................................................104 1. Công tác đối ngoại trong nước ................................................................................................104 2. Đối ngoại quốc tế.....................................................................................................................106 Một số hình ảnh Trường Đại học Xây dựng giai đoan 2009 - 2011 ............................................108 VII. XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ ĐOÀN THỂ ..............................................................................118 1. Công tác Đảng .........................................................................................................................118 2. Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên..........................................................................................120 3. Công tác Công đoàn ................................................................................................................122 4. Hội Cựu chiến binh..................................................................................................................123 LỜI KẾT ....................................................................................................................................125 PHỤ LỤC ............................................................................................................................126-153


Chịu trách nhiệm xuất bản TS. Lê Văn Thành – Bí thư Đảng uỷ - Hiệu trưởng

Biên tập xuất bản và sửa bài ThS. Phạm Văn Du - Trưởng phòng HCTH ThS. Nguyễn Thị Lan Hương – Chuyên viên phòng HCTH CN. Trần Văn Quang – Chuyên viên phòng HCTH

Thiết kế chế bản Tạ Hồng Long

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Địa chỉ:55 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT: 0438.869.6397 Fax: 0438.691.684 Website: www.nuce.edu.vn Email: dhxaydung@nuce.edu.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.