BIỂN LẠC LOÀI - Thứ Lang

Page 1



Các tác phẩm chủ yếu: Dao Nhọn và Mắt Đêm (Thi phẩm, Saigon, 1966) Mộng Châu (Tiểu thuyết, Saigon, 1968) - Hoang Tuởng Về Những Cái Chết Có Thực và những truyện khác (1989) - Năm tập thơ và các tác phẩm văn xuôi.

Bản sách điện tử được thực hiện với sự đồng ý của Tác giả Thứ Lang. Người thực hiện : Hà Nguyên Trí . Sài Gòn , 09/04/2021


Đọc Biển lạc loài Sẽ có nhiều ngạc nhiên khi ngƣời ta đọc tập truyện ngắn Biển lạc loài của Thứ Lang. Là truyện ngắn nhƣng không có cốt truyện, không cả nhân vật chính, chỉ có những lát cắt, những mảng vỡ của số phận con ngƣời trong và sau chiến tranh. Một đứa bé sinh ra trong cảnh mẹ bị tra tấn đến truỵ thai, lớn lên trong cảnh tứ cố vô thân đã từ chối tìm về cội nguồn vì sợ phải đối diện với những nỗi đau có thật; một sƣ cụ lánh tục nơi núi cao, rừng vắng, phút cuối cùng chẳng dựng nổi đài hỏa thiêu cho chính mình đã nghiệm ra rằng niềm vinh quang dù chỉ là âm thầm, cô độc nơi hẻm núi cũng chẳng dễ dàng". Đọc thêm một vài bài thơ trong tập sẽ thấy rõ hơn những chiêm nghiệm xuyên suốt của tác giả. Thắng thua, đƣợc mất.. tất cả nhƣ vô nghĩa, thế nhƣng ngƣời quăng cả cuộc đời mình vào đó bởi vì "lòng sùng bái các mùi hƣơng, không cho phép vị hoàng tử dùng chân trƣớc ngôi đền".


TRUYỆN NGẮN


Nhiều kiếp sau tƣớng De Lattre vẫn nhớ cái buổi trƣa hôm đó, một buổi trƣa thật lạ lùng. Khi chiếc Constellation dừng hẳn trƣớc phòng khách sang trọng của sân bay- hẳn nhiên là sự sang trọng có thể có của thời chiến – ông ta đƣa mắt nhìn ra ngoài. Cặp mắt ông rơi đúng vào chân cầu thang và rồi tất cả biến mất nhƣ bị hôn ám toàn bộ, hậu quả của một cơn lốc nhiệt đới vừa thổi qua. Tất cả, từ các quan chức dân sự cấp cao cho đến các viên tƣớng tá trắng lốp và cứng ngƣời trong các bộ lễ phục xứ nóng để chào đón ông, ông hoàng của họ, ngƣời hùng của họ, tất cả đều biên đi nhƣ trong chuyện thần kỳ rồi thay thế vào đó là một khổ ngƣời cao lêu nghêu với bộ mặt gớm ghiếc của thần chết- mà mãi về sau ông mới có dịp nhận ra - đang khệ nệ trên vai một chiếc thùng gỗ to tƣớng, dài ngoằng mà dù lơ đãng đến đâu ông cũng không thê không nhận ra đó chính là một chiếc quan tài. Bóng ngƣời đội quan tài bung dần từng bậc thang, biến hẳn vào trong thân máy bay rồi lại hiện ra, nhỏ xíu nhƣ một món đồ chơi trẻ con, nhƣ một hộp diêm, một thỏi sôcôla, lúc lắc, lăn lông lốc khôi hài trên lối đi, teo tốp lại và bốc khói. Chính lúc đó, tháp vào ngƣời nỗi ớn lạnh đến sửng sờ, từng bƣớc, theo nghi thức, ông mập mờ chuyển dần xuống cầu thang trong tiếng gào đến khản cả cổ của viên sĩ quan phụ trách đội quân danh dự đang dàn chào ông. Vị tổng tƣ lệnh vừa đi vừa nhẩm trong


đầu, tính toán nhƣ một tay chào hàng lõi đời rằng ông sẽ chôn đối phƣơng bằng hàng ngàn tấn bom đạn, đào thốc tháo từng ổ huyệt tại các vùng rừng rậm hoặc là đối phƣơng sẽ vùi ông trong chiếc quan tài kiếu mẫu đã vừa tan biến nhƣ một ảo ảnh. Đi trƣớc rào lính mắt ông cay xè, dâm dấp nƣớc đến nỗi ngƣời ta tƣởng ông quá xúc động, và chính ông cũng nghĩ là mình xúc động vì niềm trọng vọng mà các cấp quan chức và lính tráng thuộc địa đang dành cho ông. Điều này đã trở thành quá thông thƣờng đối với vị đệ nhất công thần của nƣớc Pháp trong suốt trận đệ nhị thế chiến vừa qua. Buổi trƣa ngày tƣớng De Lattre đến Sài Gòn, ở cách xa hơn tám trăm cây số, cậu bé Tình đứng ở khu gò Yến nhìn ra cánh đồng làng Vân Tƣờng lúa xanh đến ngợp cả mắt. Nắng trƣa chảy tràn khắp chốn, Tình đứng núp nắng bên khu lăng mộ của giòng họ cậu, một chi nhỏ năm ba chục ngôi mộ của cả hàng ngàn ngƣời. Đầy trời, bầy én ngàn con bay liệng trong khoảng không xanh thẫm, trong suốt. Gần tháng nay bọn én chia thành hai phe đánh nhau kịch liệt để giành tổ và giành vùng đất sống.khoảng không cao rộng bên trên những mái nhà, những khu vƣờn, những vạt ruộng… Ngƣời trong làng một phen kinh ngạc, rồi bàn tán xôn xao. Ngƣời lớn kể chuyện với nhau về bầy én khi rỗi rảnh, lúc công việc đồng áng tạm dừng, bọn trẻ thì vui thích ra mặt, chúng ngừng hắn các trò chơi thƣờng ngày để đi nhặt những chú én bị thƣơng phải hạ cánh bắt buộc và cả các chú én con còn đỏ hỏn bị hất tung ra khỏi ổ. Đây là trận chiến giữa bọn én đuôi ngắn, lông xù gớm ghiếc và đầu có viền vàng hoa cải trông thật duyên dáng nhƣ loại đàn bà


thƣờng xuất hiện trong các chuyện trinh thám. Chính vì vậy mà trông bọn én này càng có vẻ ẻo lả. Phần thắng hẳn nhiên phải thuộc về bên nào là điều dễ hiểu. Bọn én đuôi dài phải rời bỏ làng, bỏ vùng trời im mát quen thuộc để đi nơi khác bay lƣợn với những tổn thất đau xót sau trận chiến. Có ngƣời đã nhận định một cách xác đáng rằng sở dĩ bọn én đuôi dài bị thua vì chúng đổi trụy và đa tình quá, suốt ngày bọn én vợ chồng cứ quấn vào nhau thì còn đâu sức lực đế giao chiến. Bọn én lông xù ở vùng núi Voi bị bom đạn xua đuổi – ngƣời ta kháo thầm với nhau rằng nơi ấy có xƣởng quân khí – đã thiên di xuống đồng bằng, đánh đuổi bọn én xinh đẹp đi nơi khác. Máu của những kẻ thua trận rơi vãi thành từng chòm nhỏ rải rác khắp cánh đồng, trong vƣờn nhà. Sau vài ngày, các xác chết và các vệt huyết thâm nâu tan đi, ngôi làng trở lại đời sống thƣờng ngày với khu lăng mộ cũ và đồng lúa trũng xanh. Tình theo cha lên cơ quan. Ngƣời bố là thủ trƣởng cơ quan tài chánh cấp tinh, đèo con sau xe đạp. Chiếc xe Sterling đã tróc sơn nhƣng còn khá tốt chạy lòng vòng, băng qua các bãi mía bạt ngàn, cậu bé tƣởng nhƣ đƣờng xa hàng trăm dặm, kỳ thật chƣa đến ba mƣơi cây số: đây là lần đi xa đầu tiên mà cậu bé ghi nhận trong đời, một cách có ý thức. Những con đƣờng dù nhỏ nhƣng còn nguyên lành, khác với đƣờng số 1 và đƣờng từ bờ biển lên bị đào bới ngang dọc để chống xe cơ giới của đối phƣơng. Ngƣời ta tin là một ngày nào đó quân Pháp sẽ đổ bộ từ đƣờng biển. Những bãi đất trống đƣợc cắm chông nhọn, cao ba bốn mét để chống quân nhảy dù, chống bom đạn có hầm ếch, hố cá nhân cao vừa khuất đầu. Chống càn quét lùng sục có hầm bí mật.


Bà cụ Hải bƣng chén nƣớc tiểu lên uống một hớp rồi đặt xuống mặt chõng. Trời nửa sáng nửa âm u. Một lớp nắng vàng ợt phủ lên da mặt bủng beo của bà. Chiếc áo cánh đen còn mới càng làm nổi rõ mầu da bệnh hoạn. Chứng lao phổi làm ngực bà nhƣ bị siết cứng đến tức thở, thinh thoảng bà khạc ra một nhúm đàm lẫn máu. Không có phƣơng thuốc nào khác trong hoàn cảnh này nên bà đã phải uống nƣớc tiểu trẻ con để chữa bệnh. Hớp nƣớc trôi qua cổ họng để lại mùi nồng mặn quen thuộc. Không còn làm cho bà tởm lợm nữa, bà chép miệng và nuốt luôn chổ nƣớc miếng vừa ứa ra. Một vị ngòn ngọt làm bà suýt kêu lên khoái trá, ngƣợng ngập. Lúc đầu chính bà đã giẫy nãy từ chối món thuốc đặc biệt này. Mỗi lần uống bà lại nhớ đến hai hàng kệ tủ cao ngất của ông Hải chứa đầy thuốc Bắc và mùi khói thơm lừng bốc ra từ siêu thuốc đang sôi sùng sục trên bếp than hồng. Thời kỳ ấy đã qua rồi. Cũng nhƣ qua rồi những bữa cơm có gà ri tiềm thuốc bắc mà bà và ông Hải đã ăn trong đời. Bây giờ là thời kỳ của những bữa cơm độn khoai, khoai 2 phần gạo 1 phần, những trận bom chùm inh tai và tức thở, thời kỳ mà ông Hải cũng đau không thua gì bà mặc dù ông không bệnh hoạn: ông chỉ bất lực nhìn bà tàn lụi dần trong những cơn ho xé phổi mà không làm gì đƣợc với tƣ cách một thầy thuốc. Không ai nói ra, cả ông và bà, nhƣng ai cũng thấy rõ là uy tín ông đã giảm hẳn giữa những ngƣời đi tản cƣ và dân địa phƣơng so với những ngày đầu. Ngoại trừ bố con thằng bé Tình theo cơ quan mới đến, các gia đình ở tỉnh ly đã bồng bế nhau trở lại gần hết, một vài ngƣời nghe đâu đã dinh tê về vùng tạm chiến nhƣ lão bác sĩ Khoáng, nhƣ anh em ông Sô. Họ đi bằng đƣờng biển, tất nhiên đó là con đƣờng an toàn và tƣơng đối nhanh. Trong xóm, lúc đầu ngƣời ta xì xầm về chuyện dinh–tê, về sau


ngƣời ta xem chuyện bác sĩ Khoáng anh em ông Sô trở về là chuyện thời sự lý thú, ngƣời ta lớn tiếng dè bỉu nhƣng không phải không có ngƣời bâng khuâng. Những ngƣời trở lại tỉnh ly chấp nhận nguy hiểm vì họ không chịu nỗi khoảng thời gian hai ba năm ăn ở tạm bợ và vì họ đã quen với chiến tranh và những lời đồn đại, hù dọa. Bom, tƣớng De Lattre nói, bom đạn đƣợc làm ra để ném xuống các ngôi làng, các xóm nhà, cầu cống, các đơn vị của đối phƣơng. Nó không đƣợc tạo ra để rồi chất kín trong các kho đụn quân sự. Cũng nhƣ con ngƣời vậy, sinh ra là để bị tiêu diệt hoặc là để đánh nhau rối bị tiêu diệt. Rƣợu là để uống. Ông ta cƣời hả một tiếng ngắn. Điệu cƣời thật đặc biệt và tƣớng Grix, ban đầu rất khó chịu, nhƣng về sau cũng quen dần. Ông Grix này, De Lattre tiếp, cái vùng đất trách nhiệm của ông đó mà, phải đƣợc thiêu rụi bằng napan. Đốt sạch, ông nghe rõ chƣa. Ngay từ ngày mai, sáng ngày mai, ông nghe rõ chứ. Còn bây giờ thì ông có nhiệm vụ phải uống với tôi hết chai này. Tôi biết rằng ông là ngƣời không ham rƣợu, cho dù là loại rƣợu hảo hạng đi nữa. De Lattre cầm chai Martell đƣa lên ngang mày, chăm chú nhìn một lúc rồi để xuống. - Ông không thích rƣợu, De Lattre nhìn Grix nói, nhƣng tôi biết ông thích một thứ khác. Cái món đó làm cho ông mê mẫn hơn nhiều, ngƣời xứ này gọi là thú đi mây về gió. Nghe có vẽ du dƣơng lắm. Tôi thì không. Tôi không quan niệm rằng con ngƣời lại có thể du dƣơng bởi bất cứ một chất gì ngoại trừ hai bàn tay của mình. Chính hai bàn tay mới làm cho ta khoái trá... Mình bay bỗng bằng đôi tay chính mình hoặc là sẽ tan biến đi cũng bởi hai bàn tay của mình.


Ngồi với tƣớng Grix, trên chiếc ghế sa lông mây, nơi bãi cỏ trong khu vƣờn rộng của tòa dinh thự đồ sộ dành riêng cho vị tổng tƣ lệnh, chung quanh có tƣờng cao hơn hai mét vây bọc, tƣớng De Lattre cảm thấy an toàn. Ông ta, từ lúc đặt chân xuống Sài gòn vẫn nghi ngờ rằng mình có thể thất bại nếu không ra sức làm một việc gì đó mà những ngƣời tiền nhiệm đã không thể làm đƣợc. Và De Lattre đã tạo nên một kế hoạch chiến lƣợc khá lợi hại, có một không hai thời bấy giờ mà mãi về sau, dù cho cái chết bất ngờ đã lôi ông đi, danh tiếng ông vẫn còn lại trên môi các tƣớng lãnh đàn em, trong bài viết của các nhà báo và lời nhắc nhở của đối phƣơng về sau này, mỗi lần nói đến cuộc chiến tranh đó. Buổi chiều xứ nóng đã xuống hẳn. Các ngọn đèn màu da cam bật sáng làm cho khung cảnh tòa dinh thự toát ra một vẻ trƣởng giả phƣơng Tây. De Lattre không chờ đợi một niềm thích thú bất ngờ nhƣ vậy. Trông ông, với lớp da trắng xanh, khuôn mặt có vẻ nhƣ một đại điền chủ chớm bị bệnh lao vì quá sa đà với các món tình dục, ngƣời ta vẫn không tin là ông chết sớm, nhƣng chính ông, ông đã linh cảm điều đó ngay từ buổi trƣa đầu tiên, dù cho ông không bao giờ muốn nhìn nhận những linh cảm của mình. Nghi hoặc và phủ nhận bao giờ cũng là thứ khoái lạc của những kẻ cô đơn, những nhà tu kín, những kẻ tuyệt vọng, đôi khi cũng là cung cách của những gã du đãng trí thức, còn đối với một kẻ võ biền thì điều đó chỉ có thể là một sự gán ghép bất đắc đĩ của môn tâm lý học quân sự. Viên Cao ủy kiêm Tổng tƣ lệnh tựa ngƣời vào lƣng ghế, mắt lim dim, căm hơi vểnh, nhƣ một con mèo đang ngồi phơi nắng. Tƣớng Grix đốt điếu thuốc lá, xúc động vì bắt gặp đƣợc vẻ khoái lạc


hiện ra trên khuôn mặt De Lattre, một thứ hạnh phúc lạc lõng gần nhƣ giả tạo mà Grix không bao giờ chờ đợi. - Thƣa đại tƣớng, Grix nói, tôi hoàn toàn không hiểu vì sao ngƣời ta lại thích đặt cọc quá nhiều vào canh bạc này ? -Ừ đúng, De Lattre gật đầu, cờ bạc là một trò ngu xuẩn, mà đặt cọc quá nhiều vào một canh bạc lại càng thiếu khôn ngoan hơn. Nhƣng chúng ta, chúng ta chỉ là những ngƣời lính... Chúng ta không đánh bạc, chúng ta bị ngƣời ta mang ra đánh... Chiến tranh là nhƣ vậy. Lịch sử là nhƣ vậy... (Tƣớng Grix muốn tƣờng trình sơ bộ cho vị Tổng Tƣ lệnh mới nhận chức, đồng thời với tƣ cách là một ngƣời bạn cũ, về cuộc chiến đấu bất hạnh vừa qua ở Vùng biên giới, về cuộc rút chạy đầy thảm hại ở Lạng Sơn, nhƣng...)


I Thị trấn Hòa An nằm cách biển chín cây số, giới hạn giữa hai nhánh sông cùng chảy ra một cửa. Ngã tƣ chính do một con đƣờng đất khá rộng cắt ngang quốc lộ chạy thẳng lên phía ngọn đồi 913. Từ thị trấn đến đó cũng năm mƣơi cây số là ít. Vào năm 1964, một đêm mùa hè, Richardson, tên chỉ huy CIA ở Sài Gòn ra, bất ngờ ném xuống vùng phía Bắc ngọn đôi ba tên biệt kích Mỹ để thử dò tìm một nhánh nhỏ quan trọng của đƣờng Trƣờng Sơn mà hắn nghi là thƣờng xuyên có sự di chuyển của quân giải phóng từ Bắc vào Nam. Ba tên này từ trên trực thăng xuống đất đã bi một toán du kích ngƣời Tây Nguyên tiêu diệt bằng tên có tẩm thuốc độc. Tay trƣởng toán đã tạo một cử chỉ khôi hài đầy bí hiểm là dùng dao rừng cắt đứt hạ bộ của ba xác chết, bỏ vào hòm đạn đại liên cùng với một quả trứng ngỗng và một cây kim găm đem chôn sâu gần chục mét trong lòng đất. Toán du kích chƣa kịp đào hố để chôn mấy xác chết thì đã phải bỏ chạy tán loạn vì bị pháo từ căn cử Mỹ Delta dập tới tấp. Một tuần lễ sau kên kên đã rỉa rút hết thịt và ba xác chết chỉ còn là ba bộ xƣơng. Với đâu lâu và mũ nồi có gắn phù hiệu biệt kích hẳn hoi. Ba tên Mỹ không đầu thai đƣợc bèn


chay xuống biển nằm phục ở đó. Điều này thật dễ hiểu. Không ai có thể chấp nhận cho những tên đàn ông đi đầu thai mà lại thiếu hẳn dƣơng vật. Đó là ba tên thanh niên hiếu thắng ngƣời quê ở vùng Nashville, Hoa Kỳ, nằm co ro ở mé nƣớc bên này biển Thái Bình kêu la mãi miết. Khóc hoài không xong, mƣời tám năm sau ba tên Mỹ bám vào thuyền vƣợt biên của một gã thiếu tá hải quân Sài Gòn. Gã thiếu tá rất giỏi nghề đi biển, đã từng thụ huấn ở căn cứ Subic, nhƣng vì bị ba tên đàn ông trong suốt đu bám nên không tài nào đƣa đƣợc thuyền đi đúng hƣớng. Lênh đênh giữa biển suốt hai mƣơi ngày hết nhẵn cả nƣớc ngọt và cơm khô, đến nỗi mẹ gã, một bà lão trên bảy mƣơi tuổi, hai hàm răng bị sún từ thời con gái, luôn mồm cầu Chúa mà vẫn không có hiệu quả. Sau một ngày chửi rủa, tên thiếu tá quyết định làm thịt một bé gái sáu tuổi để ăn. Ba tên đội mủ nồi vừa bám quanh thuyền vừa ngắm nhìn bọn ngƣời vƣợt biên ăn uống một cách ngon lành. Sau khi ngốn hết hai súc thịt đùi, gã thiếu tá nằm vật ra tắt thở vì chứng bội thực. Chiếc thuyền không có ngƣời lái bị sóng đánh chìm nghỉm. Quá thất vọng, ba tên Mỹ đành lội bộ trên đầu sóng tấp vào đảo Phú Quốc. Tại đây bọn chúng bị Mƣời Tri một vệ binh trẻ còn nằm lại dƣới năm tấc đất giữa rừng đảo – anh ta nguyên là lính của công trƣờng 9 bị đối phƣơng bắt làm tù binh - đánh đuổi phải trở ra trú ẩn ở vùng biển Sa Huỳnh. Ba tên Mỹ thỉnh thoảng còn men theo sông Hàn mò lên tận cảng Đà Nẵng làm cho nửa đêm về sáng mấy cô gái ở đây giật mình, tƣởng thời hoàng kim của mấy ả trở lại khởi sắc. Thụy Ân, vợ gã thiếu tá ngóng chờ tin tức chồng mãi chẳng thấy thƣ từ quà cáp gì, buồn tình cho rằng chồng thị bị bọn gái điếm da trắng sang cho bệnh tiêm la một lần nữa, đến nỗi phải quên tiệt vợ con và đang thân tàn ma dại ở bang California hoặc là


đang chết rục trong xó bếp của một mụ vợ đầm nào đó chăng? Thụy Ân không nghĩ rằng chồng thị có thể thất bại. Còn đang bán tín bán nghi, một đêm nọ, về khuya, Thụy Ân chợt thấy Harold một trong ba xác chết bị thiến – ngồi thù lù trong phòng khách, mồm ngậm một điếu xì-gà tắt ngấm. Thụy Ân cho rằng chồng thị đã quay trở lại và đây hẳn là gã cố vấn ngày xƣa chăng. Nhƣng Harold nói: "Tin cho bà biết, Vinh không đi đƣợc,Anh ta đã chết giữa biển" Thụy Ân òa khóc, tên Mỹ cao lớn bỏ đi. II Cách sống hay nhất của Thụy Ân bây giờ là mở một quán giải khát, "công việc làm phù hợp với một ngƣời đàn bà nhƣ mình, vì mình không biết gieo mạ hay làm cỏ lúa trong một hợp tác xã". Hiển nhiên, không nói ra, Thụy Ân cũng không thê nào tƣởng tƣợng đƣợc việc bàn tay có móng đỏ chót của nàng lại có thể vùi trong một đống phân heo... "Mình cứ mở quán và cứ đóng thuế đây đủ, xem ai có thể nói gì đƣợc mình". Thụy Ân bỏ hẳn ra một buổi để viết đơn xin phép kinh doanh gửi lên chính quyền. Một tuần lễ sau, vào một buổi sáng thứ năm nàng đến trụ sở Ủy ban để hỏi xem về lá đơn của mình. Ở đó, Thụy Ân gặp một ngƣời bà con xa hàng chục cây số, đó là viên thiếu úy đồn trƣởng công an thị trấn. Nàng hỏi thăm viên thiếu úy,Anh này bảo còn phải chờ quyết định của Thƣờng vụ Đảng ủy, nhƣng chắc là đƣợc. Đó chính là quán giải khát tƣ nhân đầu tiên đƣợc phép mở cửa ở Hòa An. Hôm ra mắt, Thụy Ân trang điểm lộng lẫy nhƣ những ngày nàng còn ở Nha Trang. Nàng mời một số ngƣời "tai mắt ở địa phƣơng đến thƣởng thức một cốc cà phê miễn phí, vì dù sao thì nàng cũng đã từng sống ở một thành phố lớn và cũng đã nhiều lần


dự các buổi khai trƣơng nhƣ vậy với tên sĩ quan hải quân. Nàng mặc một chiếc áo dài hoa tím với quần lụa trắng, và phải nhìn nhận là nàng có đôi mông thật tuyệt. Sau khi đích thân mang cà phê đến các bàn cho khách mời, Thụy Ân đứng trƣớc quầy nói: Thƣa quí bác, quí anh, xin mời quí bác quí anh dùng thử một cốc cà phê và cho ý kiến để quán chúng tôi rút kinh nghiệm, phục vụ tốt hơn, có lời và đóng đƣợc thuế cho Nhà nƣớc, sống qua ngày.. Xin cảm ơn quí bác quí anh". Chỉ một câu mà tƣởng nhƣ đã hết hơi. Thụy Ân đốt một điếu thuốc lá để trấn tĩnh và ngồi vào bàn của Tƣ Lân và Nguyễn Duy Tính. Tính, 45 tuổi, dòng dõi Nguyễn Thiện, một tên ác ôn khét tiếng ở miền Trung từ thời Pháp mới sang xâm lƣợc nƣớc ta mà toàn quyền Paul Doumer có lần nhắc đến trong tác phẩm hồi ký của lão. Ngƣời ta nghi rằng phần nào Tính mang chút ít mặc cảm về gốc tích nên chàng đã cô gắng học hành và đã trở thành một luật gia lúc còn rất trẻ, “Tính khá năng nổ trong các hoạt động chính trị và văn hóa vào các năm đầu của thập niên 60. Chàng đã có viết một tạp luận về đạo đức và thẫm mỹ học dày trên bốn trăm trang, trong đó đề cập đến các vấn đề đại loại nhƣ "vai trò của dâm tính trong nền văn minh của nhân loại, về cấu trúc luận. Về sự hàm ơn của bố, mẹ đối với con cái: không có thứ tình yêu nào gọi là "gratuit" cả, vợ chồng đối với nhau, bố mẹ đối với con cái (và ngƣợc lại), tất cả đều vụ lợi, không tinh thần thì cũng vật chất.". Phần cuối tác phẩm, Tính dành gần một trăm trang để nói về thơ Phi Châu và về các họa sĩ Miro, Matisse và Chagal. Tính đƣa bản thảo cho Hoffmann xem trƣớc: Hoffmann là giáo sƣ dạy ở Sorbonne, hàng năm thƣờng đến Sài Gòn diễn giảng. Y nằm dài trên giuờng tại phòng riêng trong khách sạn Continental uống từng ngụm rƣợu Gin và bài bác tác phẩm đầu tay của Tính. Y nói giọng thân mật: "Cậu điếm lắm... văn chƣơng của cậu cũng khá hấp dẫn, nhƣng phải coi chừng các loại quan điểm cậu đƣa ra.. Cậu định làm một thứ


"văn phiệt" chẳng?", Rồi Hoffmann dẫn giải hàng lô hàng lốc tác phẩm của Khống Tử, Mạnh Tử, Durant... Tính toát mồ hôi nhƣng đây là lần đầu tiên chàng thấy Hoffmann có vẻ hẹp hòi. Một năm sau ngày Diệm, Nhu bị giết, Tính làm cố vấn pháp luật cho Lê Hữu Bính, quyền Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Hai tháng sau Tính cãi nhau với Bình rồi mỗi ngƣời mỗi ngả... Tƣ Lân, 63 tuổi nguyên là phó chủ tịch Tình, vừa nghỉ hƣu đƣợc một năm. Trong đại hội Đảng bộ lẫn sau cùng, Tƣ Lân bị hất khỏi Ban chấp hành, bị kết án là "một kẻ đi trên mây, công nhân không ra công nhân, trí thức không ra trí thức...". Việc Tƣ Lân đi dự buổi chiêu đãi này đã là đề tài tranh luận chiều hôm trƣớc giữa ông và bà vợ đang còn công tác. Bà Thanh, vợ Tƣ Lân, là hiệu phó trƣờng phổ thông trung học ở Hòa An, thị tốt nghiệp đại học sƣ phạm thời Diệm, đã làm nghề gõ đầu trẻ trên hai chục năm. Vợ Tƣ Lân lý luận rằng: một ngƣời đảng viên nhƣ ông không nên chấp nhận lời mời dù chỉ là việc khai trƣơng quán nƣớc của vợ một gã lính ngụy. Tƣ Lân trả lời vợ: - Tên thiếu tá đã chết và mình cũng nên để tôi sống một tí chứ. Buổi sáng mùa hè rộn lên vì tiếng còi ô tô sắp vƣợt qua ngã tƣ. Con đƣờng đất đỏ nối liền bờ biển với khu đồi 913 tung bụi mù vì mấy chiếc xe chở muối, nƣớc mắm, cá khô, gạo, thịt lợn... đến khu đầm Cạn bán cho bọn ngƣời tìm vàng. Khu đầm lầy giờ trở thành một bãi đất mênh mông, buổi chiều mây thƣờng đỏ quạch. Cả trong những cơn giông, gió quạt ầm ào, quang cảnh trông giống nhƣ trong Thánh kinh với bọn ngƣời tứ xứ, quần áo rách rƣới đủ màu, hùng hổ mải miết đào bới. Thỉnh thoảng những tiếng a, ô vang lên hào hển nhƣ trong một sòng bạc chật chội và huyên náo. Bốn tuần lễ sau buổi khai trƣơng, quán nƣớc vắng hẳn khách.


Buổi sáng ngày thứ ba, một ngƣời đàn ông đi xe gắn máy màu đen đến đậu trƣớc cửa. Vẫn ngồi trên yên xe, anh ta gọi: "Chủ quán đâu?" Thụy Ân đi ra và còn đang bỡ ngỡ chƣa hiểu ngƣời này là ai thì anh ta đã chìa ra một tờ giấy báo nộp thuế. Thụy Ân đọc lƣớt qua thấy số tiền phải đóng là năm ngàn đồng. Nàng tru tréo: - Chết ông ơi ! Lấy gì mà đóng, quán ế quá ! Có ai ăn uống gì đâu. Đấy, ông cũng thấy đấy... - Điều đó thì tôi không có quyền, Thuế là thuế, chỉ có vậy thôi. Rồi anh ta nhìn Thụy Ân, lẩm bẩm: Quán mở ra là để hấp dẫn khách hàng. Nếu ế sình, chẳng có ai muốn vào thì nên dẹp tiệm, chứ mở làm gì ? Thỏa mãn tự ái à?.. Làm sao bắt ép ngƣời ta đƣợc ?... Chị lên phòng thuế mà thắc mắc nhé ! Tay cán bộ phòng thuế bỏ đi, quán nƣớc lại vắng hiu. Những ngƣời thích uống hoặc rủng rỉnh có mấy đồng thì đã uống hết cả rồi, quán chỉ còn lại Tƣ Lân và Nguyễn Duy Tính giờ trở thành nhƣ ngƣời nhà. Thụy Ân ngồi xuống cạnh Tƣ Lân nói: - Bác và anh thấy thế nào ? - Cô có muốn tôi thƣờng đến đây hay không ? Tính hỏi. - Dạ muốn chứ ạ. - Vậy thì hãy dẹp mấy bức vẽ này đi. Tính chỉ lên tƣờng .Cô không thấy nó gớm ghiếc quá hay sao? - Dạ em cũng biết là hàng dỏm, nhƣng chẳng có gì treo, chẳng nhẽ để tƣờng trống trơn...? -Thà cứ để tƣờng trống trơn, tự nhiên nhƣ vậy còn hơn là phỉnh phờ lừa bịp. Cô không tạo nổi ảo tƣởng đâu. - Vâng....em sẽ gỡ bỏ.


- Cô nên đặt bánh croissant từ thành phố về để bán cho ngƣời ta ăn sáng. Và cả rƣợu rum nữa, rum thật đấy nhé, để ai muốn uống kèm một ly nho với cà phê thì uống. - Vâng ạ. - Hôm nào có dịp lên thành phố cô nên đến làm tóc ở tiệm chú Xƣờng, đƣờng Lê Lợi, Bô-na cũ, - Dạ Lê Lợi cũng đã cũ rồi. Bây giờ đối thành tên khác. - Có lẽ thế... ý tôi muốn nói là ở đấy làm tóc và trang điểm đƣợc lắm, hợp thời mà giá cả lại không đắt nữa. Tƣ Lân góp chuyện: - Có nên đòi hỏi nhƣ vậy hay không? - Khổ quá, ông bạn già ơi! Tính vừa nói vừa cƣời. Đòi hỏi điều gì nơi một ngƣời đàn bà là gia ân họ và nguời đàn bà muốn tồn tại thì phải chiều chuộng đàn ông. Điều ấy chỉ có lợi mà thôi, phải không Thụy Ân ? Nàng mỉm cƣời.Tính nhìn quanh phòng rồi tiếp tục bảo Thụy Ân: - Cô nên dùng kính để lát tƣờng, hai hoặc bốn tấm lớn cũng đƣợc. Nhƣ vậy sẽ làm cho quán đẹp, sang trọng và đáng mến hơn. - Kính đắt lắm anh. - Đắt nhƣng có ích. Nếu mọi ngƣời biết nhìn ngắm chân dung mình thì sẽ hoàn thiện hơn. Tai hại là ngƣời ta chỉ thích nhìn ngƣời khác. Nhƣ vậy tạo nên địa ngục. Ngƣời ta chỉ chuyên phê nhau, cô không thấy hay sao ? Phê và tự phê một cách máy móc mà thực chất chỉ là ác ý với mục đích qui chụp. Chụp mũ ngƣời khác để vừa lòng mình hoặc chụp mũ chính mình để vừa lòng ngƣời khác, cũng thế thôi ! Buổi trƣa Tƣ Lân mời Tính về nhà dùng bữa. Nhà Lân là một ngôi biệt thự cũ kỹ nằm giữa vùng đồi đá chen lẫn thông xanh. Ông


ta giới thiệu Tính với vợ. Bà Thanh trông giống một sản phụ mới đầy tháng khuôn mặt dài thoa một lớp kem dày, dã dƣợi và khinh bạc. Bà ta mặc một bộ đồ trong nhà màu boócđô, đeo chuỗi ngọc, tóc uốn cao trên đỉnh đầu. Trong bữa cơm hơi có vẻ gò gƣợng ấy, phần lớn thức ăn khui từ trong hộp ra, quà của em trai bà Thanh từ Lêningrat gửi về. Có trứng cá muối, bơ, dƣa chuột, patê gan và nấm hƣơng. Rƣợu thì đủ loại và toàn là thứ thiệt. Vodka Nga, Vodka Ba Lan. Có cả một chai Hennessy vô thùng từ năm 1970. Bà Thanh đích thân làm món thịt gà nƣớng để đãi khách. Trong quan hệ vợ chồng, bà ta tự khẳng định mình là một trí thức miền Nam, có điểm ƣu việt riêng mà nhà nƣớc không quan tâm... Còn Tƣ Lân, chồng bà ta là một cán bộ chính trị không gặp thời. mặc dù đây chính là "thời" của ông ta. Tuy nhiên, về phƣơng diện đạo đức không có gì đáng phê phán. Một buổi sáng dậy muộn Thụy Ân lấy làm lạ thấy vỉa hè đầy những mẩu thuốc xì gà hút dở mà cả thị trấn không có nơi nào bán. Còn khách lạ thì chẳng có ai ngồi ở đây làm gì. Nàng quét dọn và nghĩ lan man đến tên Mỹ có lần đã xuất hiện trong đêm báo tin Vinh đã chết. "Bọn Mỹ là chúa hay hút xì gà", nàng nói. Thụy Ân đi vào nhà, rửa mặt và bắt đầu trang điểm cho một ngày mới: Từ khi mở quán rồi trở thành nhân tình của Tính, Thụy Ân rất chăm trang điểm và Tính đã hứa với nàng hôm nào mƣợn đƣợc xe sẽ đƣa Thuỵ Ân đi thành phố làm tóc và đến chơi ở các đăngxinh mới mở. Mƣời giờ sáng, viên thiếu úy trƣởng đồn công an thị trấn ngập ngừng bƣớc vào quán. Thụy Ân hơi ngạc nhiên nhìn ngƣời bà con xa của nàng. Nàng mỉm cƣời chào khẽ. Anh ta lẵng lặng ngồi xuống một chiếc bàn trong góc và nói, không nhìn Thụy Ân: -Cho xin một cốc rƣợu. Thụy Ân trố mắt:


-Sao chú lại uống rƣợu ? Tôi nghe nói có lệnh gì đấy cấm công an uống rƣợu cơ mà ? Viên thiếu úy đƣa mắt nhìn Thụy Ân rồi quay đi.Anh ta ngó mông ra đƣờng. Thụy Ân đặt trƣớc mặt anh ta một cốc rƣợu. Anh ta dốc cạn. Nàng rót cốc thứ hai, thứ ba. Anh ta vẫn cạn. Nàng mang hẳn chai rƣợu để trên bàn. Thụy Ân đi về phía sau. Tính đang chờ nàng trong phòng riêng. Căn phòng thật mát mė và khá tiện nghi.. Ba giờ chiều, Thụy Ân rủ Tính ra ngoài uống cà phê. Tính thấy viên thiếu úy công an say mềm, đầu gục xuống bàn. Thụy Ân đã nghe ngƣời bà con của nàng kể chuyện. Buổi sáng anh ta đến trụ sở Ủy ban huyện vừa gặp lúc một ngƣời thợ nề từ trên giàn giáo xây dựng nhà khách ủy ban té xuống rất nặng, có nguy cơ tử vong. Cần có ngay một chiếc xe để chở bệnh nhân đi cấp cứu. Song tất cả xe cộ của huyện ủy và ủy ban đang mắc bận chở cán bộ đi dự đám tang.. Viên thiếu úy chận chiếc xe của ông chủ tịch huyện đang chạy ra cổng, chiếc xe còn lại duy nhất, để yêu cầu chở ngƣời công nhân đi bệnh viện gấp. Lão này không đồng ý, quát bảo anh ta tránh ra cho lão đi và nói: “Bố láo thật! Dám chận cả xe tao nữa chứ!”. Thụy Ân nói cho Tính nghe nhƣ muốn giải thích lý do viên thiếu úy uống say. Tính nói: "Nhƣ vậy là tay thiếu úy này chết chứ ngƣời thợ nề không chết". Bình luận xong chàng đốt một điếu thuốc là và bảo Thụy Ân: - Em vào thay đồ đi biển, tắm một lúc. Trời nóng quá. Thụy Ân hỏi Tính: - Đi bằng xe gì anh ? - Có xe của Nay Nun. Thụy Ân nhìn ra cửa và thấy một chiếc Studebaker màu xanh lợt. Nay Nun ngƣời Buôn Ma Thuột, có một thời gian chạy theo


Fulro, sau về đầu thú với chính quyền. Bây giờAnh ta sống bằng nghề mua bán các mặt hàng lâm thổ sản, cung ứng cho ngoại thƣơng. Tính và anh ta quen biết và tín nhiệm nhau. Thụy Ân khóa cửa trong, nhờ ngƣời hàng xóm trông giùm quán nƣớc. Nàng mang theo rƣợu và đồ nguội. Tính thích nằm lẫn trên cát ƣớt vào lúc hoàng hôn để nghe sóng biển đập từng cơn lên da thịt. Chàng mân mê bờ vai trần của nàng và nàng thì luồn những ngón tay dài vào từng gốc tóc trên đầu chàng. Nàng âu yếm thì thầm bên tai Tính nhƣ một điệp khúc: "Mỗi cái tóc là một cái tội, đấy nhé..." Và trong bóng đêm, nàng mò mẫm đƣa chai rƣợu lên miệng chàng. Tính hớp từng hớp nhỏ không cần ly tách gì cả. Mùi rƣợu cô-nhắc có vị quế, đậm đà nhƣ mùi muối trên da thịt đàn bà. Biển trôi đi và bầu trời đầy sao cũng trôi đi đâu mất. Cả cái bến cá lấp lánh ánh đèn và đồn biên phòng đằng xa cũng không còn nữa. Lịch sử chính là thời gian, mà thời gian thì nhƣ một bãi lầy. Con ngƣời và sự kiện nối tiếp nhau chìm nghỉm nhƣ rơi vào một chiếc thùng khổng lồ không đáy. Có một lúc Tính lôi Thụy Ân ngồi dậy rồi nhìn sâu vào mắt nàng trong đêm tối: - Này...? - Gì hả anh ? - Có khi nào em nhìn thấy quá nhiều ngƣời chết hay không ? - Khiếp ! Anh nói gì kỳ lạ. Thụy Ân kêu lên. - Không, anh nói nghiêm túc đấy ! - Em… Chỉ thấy... nếu có thấy thì đó chỉ là cái chết của chồng em mà thôi, một cái chết thê thảm giữa biển ! - Vinh à ?...Anh không quen anh ta, có thể đó chỉ là do em tƣởng tƣợng đấy thôi. - Nhiều lúc chợt nhớ lại, em thƣơng chồng em vô cùng !


- Mà lúc còn sống hắn lại chả đƣợc em thƣơng bao nhiêu, có phải không ? - Vâng...! Đó là điều oái oăm. - Cũng bình thƣờng thôi. Bản chất của em, của chúng ta là đứng núi này trông núi nọ và trong khi tƣởng là mình đang đi tìm kiếm thiên đƣờng thì hóa ra đang rơi vào địa ngục. Thụy Ân gần nhƣ thì thầm bên tai Nguyễn Duy Tính: - Anh cũng tin có thiên đƣờng và địa ngục ƣ ? - Chẳng bao giờ... Chỉ có đời sống và nỗi cô đơn khủng khiếp thôi, em ạ. - Tại sao anh yêu em ? - Anh muốn đi tìm kiếm chính anh...Anh quá đơn độc. - Có lúc... em thấy rõ ràng là anh yêu em mà ? - Cám ơn em. Rồi Tính nói tiếp: - Bãi biển này, cách đây trên ba mƣơi năm có một trận đánh đẫm máu. Một trong các trận càn cuối cùng của Navarre ở Đông Dƣơng. Lính Pháp chết nhiều. Dĩ nhiên bộ đội cũng có chết. Em thử tƣởng tƣợng có hàng ngàn xác chết nằm lăn lóc nhƣ trong phim vậy. Máu họ thấm đỏ cả bãi cát, ngay cả chỗ anh và em đang ngồi đây… Tính choàng tay qua ngƣời Thụy Ân, nói trong tiếng đập ầm của sóng: - Em hãy thử tƣởng tuợng một bāi biến đỏ lòm những máu... Lúc chập choạng tối, khi Thụy Ân và Tính đang nằm trên bãi biển thì ở Hòa An, một toán ngƣời gồng gánh khuân vác ba lô, túi xách khá nặng nê kéo xuống từ một chiếc xe lam. Vẻ hăm hở và đói khát của họ khiến cho cái quán ăn nhỏ nơi bên xe phải giật mình hối tiệc. Toán ngƣời lục soát từ trong các tủ hàng ọp ẹp còn đƣợc


mƣơi ổ bánh mì, hai miếng thịt lợn chiên bằng bàn tay, năm lít rƣợu thuốc loại tồi và mƣời một chai bia hơi mốc meo. - Cóc khô ! Chẳng đủ súc miệng. Một tên trong bọn nói. Rồi thì toán lữ khách lạ lùng bắt đấu uống rƣợu và giục chủ quán phải đi tìm thêm rƣợu và thức ăn. Khi nghe chủ quán, một mụ đàn bà nhỏ thó, hỏi tiền, một tên trong bọn có thân hình vạm vỡ, lây từ túi áo ngực ra một gói giấy mở đƣa cho mụ một miếng vàng nhỏ xíu. Ngƣời đàn bà không chịu nhận. Tên nọ quát lên: - Cầm lấy ! Chê vàng thì chỉ có cái này thôi ! Hắn vỗ mạnh vào con dao găm đeo bên hông. La thét nhƣ vậy nhƣng hắn lại cƣời, khoe hàm răng trăng nhởn. Đó là Y Blich, tay toán trƣởng du kích Tây Nguyên năm xƣa, chuyên sử dụng cung tên để đánh nhau với trực thăng và súng M79. Trong suốt cuộc chiến tranh,Anh ta đã tham gia ba trăm trận đánh và đã bắn bốn nghìn năm trăm phát tên, trong đó có hai trăm mũi tên tẩm thuốc độc, diệt gọn một ngàn tên địch, trong đó có bốn trăm tên thuộc lực lƣợng mũ nồi xanh Mỹ. Tháng 10 năm 1975. Y Blich xin nghỉ công tác tại địa phƣơng và xuống sinh sống ở thành phố. Lần đầu tiên đến trụ sở phƣờng để đăng ký hộ khâu, Y Blich mặc một bộ com-le màu xanh may cắt vụng về, thắt ca- vát đỏ, rút thuốc Salem mời mấy cô gái hút. Các cô ả mặc quần ống rộng ngôi đầy trong phòng bụm miệng cƣời. Mấy tay công an phƣờng trợn trừng nhìn anh ta nhƣng thấy giấy tờ của Y Blich quá đầy đủ với khuôn dấu đỏ chốt của Bộ chỉ huy quân sự Tình nên không dám hó hé gì cả. Trƣớc khi Y Blich xuống thành phố, mẹ anh ta, một bà cụ 92 tuổi đã cho anh một cái chum nhỏ trong đó có một buồng cau và một nải chuối bảng vàng khối cùng với năm chục ngàn tiền miền Bắc. YBlich nhờ một viên đại úy trong Ban quân sự quận 3 làm thủ tục xin một ngôi nhà vắng chủ gần cổng số sáu. Rồi anh ta xuống Sài Gòn may một lúc mƣời


bộ com-lē, hai tá sơ mi, hai tá ca-vát, đóng mƣời đôi giày.Anh ta bán dần số vàng ấy - hơn mƣời một ký lô - và tiêu xài đến năm 1980 thì hết nhẵn. Y Blich sống lang thang với mấy cô gái trên vùng Tân Sơn Nhứt, đến giữa năm 1982 thì trở về cao nguyên. Anh về đến nhà vừa lúc bà cụ thân mẫu đang hấp hối. Y Blich đi bộ mƣời bảy cây số và thuyết phục đƣợc một nữ bác sĩ ở trạm y tế đến khám cho bà cụ. - Cụ bị tê liệt và suy dinh dƣỡng nặng. Anh cho cụ ăn uống ra sao ? Tại sao để cụ tái mét thế này ? Dĩ nhiên là mẹ tôi ăn uống theo khả năng của bà ấy. - Sao anh không đƣa đi bệnh viện và chữa trị ngay khi cụ mới bị ốm? - Làm sao tôi biết bà cụ ốm khi tôi ở cách xa năm trăm cây số? - Thì ra vậy! Ngƣời nữ bác sĩ ra về sau khi tuyên bố bà cụ không thể sống quá bồn mƣơi tám giờ nữa. Hai tháng sau ngày bà cụ Crôi chết, Y Blich bắt đầu vào rừng sâu để tìm trầm. Một chuyến đi dài hàng tháng. Y Blich khỏe nhƣ một con cọp đực đang thời sung súc. Rồi anh đi đãi vàng ở vùng đầm Cạn. Hàng ngày Y Blich vẫn chứng kiến cảnh những con thuồng luồng nuốt trửng những con khỉ, những con rùa lớn, rồi phóng vụt vào trong hang núi và cảnh ngƣời ta cầm búa bổ vào đầu nhau để giành giật từng miếng vàng... Ở đây anh đã giết những con rắn mai gầm, những con hổ mang hung dữ, những con rắn lục đầm lầy: cả những con rắn khổng lồ chỉ có thể có trong thần thoại, màu đen tuyền, mồng đỏ tía mà dân địa phƣơng gọi là rắn thần; những con rắn độc nhỏ bằng ngón tay, trắng toát và có loại rắn bay đƣợc nhƣ chim trời, đủ cả… Toán lữ hành rời bến xe, lục tục kéo đi. Ngang qua quán giải khát của Thụy Ân, Y Blich dẫn cả bọn cùng vào. Trong túi ngƣời nào


cũng rủng rỉnh có vàng nên họ muốn xài cho đã. Quán chỉ có một ngọn đèn dầu hôi để trên bàn giữa phòng, tỏa một thứ ánh sáng vàng vọt. Viên thiếu úy công an vẫn còn ngồi trong góc, đờ đẫn. Bọn ngƣời đãi vàng ngồi yên một lúc và trong khi chƣa có động tĩnh gì thì đột nhiên một cơn lốc thổi ào quái đản làm ngọn đèn tắt phụt. Y Blich "nhìn thấy" Thụy Ân và nàng đang chới với giữa biển rất tội nghiệp. Anh ta tìm hộp diêm trong túi, quẹt lửa. Cây diêm xòa sáng. Y Blich mò mẫm đứng lên định thắp lại ngọn đèn thì vấp phải can xăng mà buổi chiều Nguyễn Duy Tính chuẩn bị cho chuyến đi tắm biển. Xăng đổ tràn ra đất, gặp lửa cháy bùng lên. Bọn ngƣời đãi vàng la thét tranh nhau chạy thoát ra khỏi quán. Cả viên thiếu úy đồn trƣởng cũng vậy. Chiếc quán vắng chủ bốc cháy rừng rực. Chính vào lúc ấy, mƣời giờ đêm, ở biển một đợt sóng thần cao trên hai mƣơi mét bất ngờ đập xuống bờ cát, cuốn tất cả ra khơi. Cả quá khứ, cả hiện tại, cả bao nỗi hân hoan, cả bao niềm phẫn hận. Cả Thụy Ân cả Nguyên Duy Tính đang tình tự. Qua ngày hôm sau, rồi ngày hôm sau nữa, ở Hòa An ngƣời ta mới hay là Tính và Thụy Ân mất tích. Trong cơ quan điều tra, có ngƣời biết lai lịch của Tính. nói: "Nguyễn Duy Tính là luật sƣ, tuy trƣớc đó ông ta có tham gia phong trào trí thức và sinh viên chống Mỹ ở Sài Gòn, có bị Mỹ Thiệu cầm tù, tra tấn, nhứng lại là cháu chắt Nguyễn Thiện một tên đại ác ôn, thì "dứt khoát không ƣa chế độ ta! Còn con mẹ Thụy Ân có chồng là thiếu tá hải quân ngụy, mới vƣợt biên năm ngoái, nay theo lão Tính chạy đi.. thì cũng là dễ hiểu thôi..". Nhƣng hầu hết dân chài trong vùng biển đều cho rằng hai ngƣời bị nƣớc cuốn vì đợt sóng thần đêm đó. Duy chỉ có điều họ thắc mắc là: Có họa là khùng mới đi tắm biển vào lúc chín, mƣời giờ đêm. Giờ đó ở nhà giƣờng êm, nệm ấm… Thấy chiếc xe còn bỏ lại, những kẻ đang muốn ra đi cho rằng Thụy Ân và Tình đã làm một cuộc hành trình ngoạn mục. Có ngƣời


còn nói đã có tin về Thụy Ân, chị ta đã mua nhà, tậu xe ở "bên đó" rồi, giàu lắm... Số ngƣời khác thì cho rằng hai ngƣời bị sóng thần cuốn mất xác chứ đi đâu... Tình chẳng dại gì qua bên đó, lớ quớ còn bị bọn Mỹ truy lý lịch trƣớc đây thân cộng, tham gia đấu tranh.. Ngƣời ta xầm xì về chuyện "hai ngƣời" khoảng nửa năm thì im hằn. Dòng đời lại bình thản trôi. Sau hôm uống rƣợu rồi cháy quán, viên thiếu úy công an vẫn đi làm nhƣng có vẻ mỏi mệt hơn bao giờ hết, hút thuốc lá luôn mồm.. Y Blich bị thƣơng vì đám cháy - đây là lần bị thƣơng đầu tiên trong đời.. Anh ta -phải nằm viện rồi ra viện và tiếp tục đi tìm vàng. Nhƣng vàng ở đầm Cạn ngày càng hiếm mà rắn độc thì nhiều, ngƣời ta lại càng giành giật, bổ vào đầu nhau để chiếm đoạt nên Y Blich đâm nản...Anh ta định đổi nghề, đi tìm đá quý hoặc ngọc trai. Hoặc đi vào rừng sâu tìm kiếm các loài chim lạ, thú hiếm... Bà Thanh ngày càng sửa soạn dữ, mặt thoa một lớp kem dày... Tƣ Lân thì đầu bạc trắng, thinh thoảng lên phố huyện tìm mua sách về đọc, ông ta dừng xe lại, tần ngần ngắm căn nhà của Thụy Ân còn nguyên vết lửa cháy xém. (Quảng Ngãi tháng 6.89)


Cách đây mƣời năm, đang lúc rảnh rỗi, tôi đƣợc một ngƣời bà con nhờ tìm kiếm tung tích đứa cháu của bà ấy bị lƣu lạc từ ngày còn nhỏ. Chỉ mới di chuyển trên dƣới hai ngàn cây số, tiếp xúc với khoảng chín ngƣời trong nửa tháng, món tiền lộ phí tạm ứng cơ hồ đã hết mà công việc lại chẳng tiến triển đƣợc gì. Mấy năm sau tôi vẫn ân hận là không hoàn thành nhiệm vụ nhất là từ khi ngƣời bà con ấy chết đi tôi lại càng có cảm giác nợ nần. Rồi tôi đau, những cơn đau điên cuồng trong hộp sọ làm tôi ói mửa, toát mồ hôi, kêu thét từng cơn. Bệnh viện không chữa trị đƣợc và tôi cũng không có tiền, chỉ uống thuốc lá cây vu vơ... Tôi đành nằm nhà. Tôi tìm ra một chiếc xích sắt và một ổ khóa, dặn vợ tôi khi nào tôi nổi cơn điên thì nàng hãy xích lại, đừng để tôi đi rông ngoài đƣờng, xé áo xé quần...Có một lần, tôi nhận đƣợc thƣ Hoài từ Canada gửi về. Hoài là thằng bạn chí cốt ngày xƣa, nó nói: "Tao làm mỗi tháng đƣợc vài ngàn đô, tạm đủ cho ba cha con sống. Tao có thể gửi về cho mày mỗi tháng một trăm đô để mày sống qua ngày. Nhƣng nhƣ vậy để làm gì ? Mày hãy thôi, không sống nữa là hay hơn cả, mặc dù tao không phải là kẻ bạo tàn hay tuyệt vọng. Mày chết sớm để rồi mỗi đêm tao đƣợc khóc và nghĩ đến mày và Lê..." Xem xong thƣ tôi nhớ là tôi có đƣa cho vợ tôi xem. Nàng cƣời, nói: “Bạn bè của anh hay


nhỉ. Giống nhau quá, toàn là những ngƣời tự do". Tôi hơi đau, không hiểu nàng khen hay chê. Rồi sau đó, không rõ vì sao bệnh tôi giảm dần. Không còn những cơn gào thét, chỉ thỉnh thoảng ngất đi. Tôi định trở về Hòa An tìm lão Tam, nghe đâu lão đau nặng đang chờ chết. Lão Tam không có họ hàng gì với tôi nhƣng trƣớc đây, gia đình lão và bố mẹ tôi có những ràng buộc về tình cảm và tiền bạc gì đó. Có lần lão nhắn tôi trở về quê thăm chơi, chắc là để lão có dịp trả ơn.. Và theo suy nghĩ của tôi, lão Tam cũng có nét hào hiệp riêng. Vai vế và tài sản của gia đình lão ở đất Hòa An này từ đầu thế kỷ đến năm 1975, rồi mấy lần cải tạo tƣ sản, đổi tiền, động viên, truy thu... đến nay vẫn còn làm chói mắt nhiều ngƣời. Trong mƣời tám ngƣời con của lão có năm ngƣời chia cho hai bên: hai ngƣời thời Diệm Thiệu làm đến phó Tỉnh trƣởng, trƣởng ty và ba ngƣời khác đi tập kết, nay trở về đều là cán bộ trung cao cấp cả. Trong số ba ngƣời đi xa, lão Tam thƣơng nhất là Đoàn Kiện. Đoàn Kiện là học sinh miền Nam, học khá và đánh lộn cũng cừ, nổi tiếng ngay từ lúc anh ta còn học bên Đức. Và cũng chính vì thƣơng nhớ Kiện mà năm 1957 lão phải lặn lội vào tận Sài Gòn nhờ Ủy hội Quốc tế chuyển bƣu thiếp của lão ra Bắc thăm con. Tay sĩ quan Ấn Độ, ngƣời quê xứ Bombay tiếp lão, mời hút thuốc Taj Mahal làm lão khoái chí ngồi la cà suốt buổi - khi ra về đến đƣờng Cao Thẳng lão bị bọn Dƣơng Văn Hiền, mật vụ của Ngô Đình Cẩn theo dõi bắt giữ. Bọn chúng lôi lão vào trại Lê Văn Duyệt, vặt râu lão và cho nếm đòn tứ trụ. Hai tháng sau chúng ném lão vào khám Chí Hòa. Trong khám đêm đêm lão nằm hồi hộp nhớ lại những lời đối đáp với Dƣơng Văn Hiền và nghe tiếng kêu khóc của bọn tù thƣờng án vì bị con ma vú dài nhát. Ai từng bị giam trong nhà ngục Chí Hòa hẳn đã nghe nói về con ma này. Bọn trộm cƣớp, xì ke... thƣờng: kêu rú thật thảm thiết vào lúc một hai giờ sáng khi con ma tháo chiếc vú dài của nó qua song sắt quơ lên quơ xuống nhƣ chiếc vòi voi, sát mặt,


lạnh ngắt, làm chúng kinh hoảng, mùi xú uế xông lên tởm lợm. Nhiều sinh viên, học sinh bi giam ở đây đã tỏ ra điên đầu về hiện tƣợng này mà không sao giải thích đƣợc. Điều kỳ lạ là con ma chi chú ý nhát bọn tù thƣờng án mà chăng hê bén mảng đến các phòng giam tù chính trị. Một năm sau lão Tam đƣợc thả ra khỏi cái nhà ngục hình bát giác đó với một mớ những bài học mà ngàn năm ở ngoài đời lão chẳng thế nào có đƣợc. Lão lầm bầm và gục đầu thỏa mãn, "nhất nhật tại tù..." có ý nghĩa là nhƣ vậy đấy ! Lão cầm mấy chục đồng bạc phát chẩn - lão mất sạch cả tiền nong lúc bị bắt - đi bộ đến nhà ngƣời bà con và ở đó lão nghe tin con lão, Đoàn Quang Tú, vừa đậu kỳ thi tú tài. Cả tỉnh chỉ có dăm ngƣời thi đậu nên lão khoái lắm. Hai cha con dắt nhau lên tầu hỏa trở về Hòa An mổ bò ăn mừng. Lão Tam tuyên bố với mọi ngƣời là lão sẽ cho Tú sang Pháp học để rồi nó sẽ trở về nƣớc làm quan lớn, làm tổng bộ trƣởng nhƣ chơi ! Đêm nằm lão Tam thủ thỉ với Tú: - Con gắng học thành tài rồi về đây thay đổi cái thị trấn của mình, đừng để cái tên Hòa An nhƣ thế này, nhục lắm! Bọn già thì dốt, bọn trẻ thì bất tài bất lực mà ƣa nói phét... chẳng đƣợc cái tích sự gì ! Mấy thằng anh mày đi ra Bắc, tao thƣơng nhất là thẳng Kiện. Mày phải học đánh cờ cao nhƣ nó. đó là cách luyện trí óc, con à ! Phải chú ý cặp mã với mấy con tốt, đừng coi thƣờng mà thí hết thì sau này gặp khó. Nhƣng rồi Tú không đi Pháp đƣợc. Y học quốc gia hành chánh ở Sài Gòn rồi ra làm trƣởng ty kinh tế, sau chạy chọt leo lên ghế phó Tỉnh trƣởng. Cả y và em y làm phó quận ở một quận miền núi, cả Đoàn Kiện từng học bên Đức và hai tay cán bộ trung cấp ở miền Bắc về, không có anh nào làm thay đổi đƣợc Hòa An nhƣ ý muốn của lão Tam. Tháng 3 năm 1975, tình hình sôi động, Tú di tản về Sài


Gòn rồi cùng mụ vợ xuống một chiếc tàu của hải quân chạy sang Úc. II Tôi ra bến xe về Hòa An. Vợ tôi cung cấp tiền một cách e dè: "Anh cầm bây nhiêu thôi, còn phần này để dành cho con. Nhỡ nó đau ốm thế nào còn lo thuốc men, chứ em vụng miệng lắm, chẳng vay mƣợn đƣợc của ai bao giờ". Buổi tối, khi chúng tối nằm bên nhau trong căn phòng bức bối, nàng đã nói: "Ráng giữ sức khỏe, còn vài ba năm nữa là anh đến tuổi "ngũ thập", may ra em cũng đƣợc hãnh diện với ngƣời quen. Đừng lo cho em và con. Trời sinh voi, sinh cỏ". Tôi cƣời trong bóng toi: "Nếu quả thực có cỏ thì anh đã đi nhặt mang cho mẹ con mẹ con em nhai rồi, đâu đến nỗi em phải đi làm công chức cực nhọc nhƣ thế này ". Có lần Lê than thở với tôi về những nỗi bực mình ở cơ quan, tôi chi có thể bảo nàng: "Hay là em bỏ việc vậy. Đi bán quà bánh hoặc trứng lộn cũng đƣợc. Cứ nhìn xuống mà sống, chớ có nhìn lên. Nhìn xuống là cách hay hơn cả để nuốt trôi những thứ quà khó nuốt của đời sống. Tôi và Lê quen biết nhau trong một cuộc dạ vũ. Khi đã trong vòng tay của nhau giữa một điệu nhảy, Lê cƣời bạo dạn "Anh cũng là một mẫu đàn ông đặc biệt đây. Trông anh nhƣ Rudolph Valentino" "Khá hơn nhiều chứ !" tôi đáp lại một cách hài hƣớc. Lê không đẹp sắc sảo theo mẫu những diễn viên điện ảnh mà thuở trẻ tôi thƣờng say mê. Nhƣng nàng biết cách ăn mặc và trang điểm. Nàng có đôi mắt thật kỳ lạ, tôi chƣa từng gặp ở bất kỳ một ngƣời đàn bà nào… Và tình yêu đã đến với chúng tôi nhƣ một tiếng sét. Sau ngày cƣới, tôi và Lê bàn chuyện làm ăn. Tôi nói vơi nàng:


- Anh chỉ muốn đi dạy học, khỏe hơn, đỡ phải suy nghĩ, đau đầu… - Không nên anh à. Lê khuyên tôi, anh cứ viết văn cũng đƣợc, hợp với anh hơn. Còn em, nay mai em sẽ đi làm kế toán cho hãng BGI hoặc làm nhân viên văn phòng cho công ty Air France. Cậu ruột em làm đó mà. Nhƣ vậy là tạm đƣợc, chúng mình sẽ có hạnh phúc . Em sẽ nghe nhạc với anh, những bản tango. Những bàn tango màu xanh, những bản tango hay đến cháy ruột gan... Lê đã có một đời chồng nhƣng không có con. Họ vừa ly dị cách đây một năm. Phan chồng cũ của Lê, ngƣời cao lớn, đen đúa, ít nói, dƣờng nhƣ cũng chằng yêu gì vợ lắm. Tuy nhiên anh ta cũng cung cấp cho nàng một đời sống vật chất khá đầy đủ. Đi biền biệt và tuyệt đối không hề cho vợ biết đi đâu, làm gì, lâu lâu anh ta mang về cho nàng một món quà nƣớc ngoài, không một lời giải thích. Lê thì lại muốn có một ngƣời đàn ông bên cạnh đê săn sóc, đón đƣa... Theo lối nói của nàng và sự hiểu biết của một vài ngƣời quen thì chồng nàng làm việc ở Bộ ngoại giao, nhƣng đó cũng chi là cái cớ. Còn tôi, tôi cộng tác thƣờng xuyên cho một vài tờ bán nguyệt san là cơ quan ngôn luận của các giáo phái thời ấy. Có một lần, lão Bộ trƣởng, ngƣời của giáo phải nọ tham gia vào chính quyền, để tỏ ra thân thiện, đã khuyên tôi chấp nhận đi học sĩ quan, xong khi mãn khóa hắn sẽ can thiệp để tôi đƣợc giải ngũ. Tôi cho rằng điều ấy không thể chấp nhận đƣợc. Thấy tôi ngồi im không nói gì, lão tƣởng tôi mơ màng đến các thứ chức vụ trong chính quyền. Làm trợ lý hoặc công cán ủy viên cho lão chẳng hạn. Lão nói: "Bây giờ là giai đoạn của bọn mình. Ít năm nữa, khi bọn tƣớng tá hết vai trò của chúng thì sẽ đến phiên các cậu. Cứ lần lƣợt rồi cờ cũng sẽ đến tay, lo gì !Chỉ sợ khi đó phất không nổi chứ ! Tôi dụi tắt mẫu thuốc lá rồi nói với lão: "Anh lầm rồi ! Tôi chỉ muốn đi tu ép xác chứ đâu có muốn làm quan" và tôi bỏ ra khỏi phòng. Chắc lão tƣởng tôi nói lẫy. Tôi thích


trôi nổi, tôi không chịu đƣợc một đời sống trì đọng. Suy cho cùng, chăng có tƣ thế nào phù hợp với tôi. Tôi đã từng có cách làm tiền rất tếu. Tôi viết ra các bức "tâm thƣ" gởi vị này, vị nọ rồi đem in ronéo bán cho đồng bào vẫn thƣờng tụ tập ở Viện hóa đạo, đƣờng Trần Quốc Toản. Nơi đó chính là một trong các trung tâm chống đối. Thƣ có tựa đề đại loại nhƣ "Tâm thƣ kính gửi Thủ tƣớng Trần Văn N..." hoặc "Tâm thƣ kính Trung tƣớng chủ tịch Hội đồng quân nhân.. ", nội dung nửa đả kích nửa khuyên răn các nhân vật cầm quyền do các thế lực nƣớc ngoài hoặc các phe phái dựng lên, bao giờ cũng đƣợc kết thúc bằng một câu thành ngữ vừa bình dân vừa bác học, rất đƣợc các bà má ƣa thích, chẳng hạn: "Vox populi, Vox Dei !" (Y dân là ý trời !). Thƣờng thƣờng tôi thu về các món tiền ủng hộ khá hậu hĩnh. Hoặc tôi nhận bao thầu tổ chức những toán ngƣời bạo động cho các đoàn thể, các giáo phái để họ tập trung biểu dƣơng lực lƣợng trên đƣờng phố. Chính tôi đã vận động đƣa Diệu Minh, một nữ giảng sƣ đại học còn trẻ ra làm bộ trƣởng Bộ xã hội trong nội các của lão bác sĩ Quỳnh khi nội các này bị buộc phải cải tổ. Do yêu cầu của Minh và cũng do tôi lƣợng định đƣợc tình hình. Tôi biết rằng, phe quân nhân làm gì rồi cũng gây đảo chính vì chúng không thể chấp nhận cho một tay thủ tƣớng "vịt què" đè đầu cƣỡi cổ. Mà bọn chính khách chuyên nghiệp thì họ không dại gi đầu tƣ tên tuổi và tiền bạc vào cái chính phủ chỉ tồn tại trong vài ba tuấn lễ nữa. Diệu Minh không hề biết điều đó, hay nàng cũng không quan tâm đến điều đó ! Nàng trả ơn tôi bằng một tuần chung sống với nàng ở Vũng Tàu.. Chúng tôi chƣa hề yêu nhau: Thật đơn giản, chúng tôi chỉ làm tình với nhau một cách vui vẻ và đây háo hức... ôi tôi có thể nhớ đƣợc gì về nàng nhi? Điều chắc chắn là Diệu Minh có một cái bụng óng chuốt nhƣ một chiếc ly bằng thủy tinh... và nhất là vẻ mặt của nàng, lần đầu tiên trong đời, bỡ ngỡ nhƣ đứa bé đƣợc mẹ đi chợ về cho một món quà lạ lùng.


Và cũng chắc chắn là nàng không ham mê quyền lực. Cũng chẳng thích các buổi tiếp tân với những chiếc bánh ăn chỉ tổ dính răng, với chung quanh nàng là một lũ mày râu, những kẻ chỉ chờ để ăn cắp công quỹ.. Rõ ràng là Diệu Minh chỉ chực muốn đƣợc trả thù cho cái gốc nghèo khổ, cái thân phận đơn lẻ của nàng mà thôi. III Lão Tam thở hơi cuối cùng khi tôi bƣớc vào sân nhà lão. Tiếng mấy mụ đàn bà tru tréo rồi bọn trẻ con khóc rít lên nhƣ chúng cấu mặt nhau. Tôi bƣớc đến nhìn mặt lão lần sau cùng. Một khuôn mặt lạ lùng, nhƣng cái bộ điệu ham hố và mộng ảo của lão thì không trốn đi đâu cho đƣợc. Bầy con trai giàu sụ có chức có quyền của lão chẳng có gã nào về vuốt mắt lúc lão chết, kể cả Đoàn Kiện, đang làm giám đốc một xí nghiệp quốc doanh lớn ở thành phố. Chỉ có bọn đàn bà con cháu lão và mấy gã đi dân vệ trƣớc đây hoặc làm du kích ở Hòa An là có mặt. Lão Sứ, em lão Tam là ngƣời đàn ông đầu đàn tiếp tôi khá vồn vã. Lão nắm tay tôi rồi vẫy bầy cháu đến gần, đứng hai bên giƣờng nghe lão công bố chúc thƣ của lão Tam. Đầu óc tôi bỏ đi đâu mất. Tội nghe lõm bõm những điều mộng ảo của lão để lại cho cuộc đời. Tôi bỏ đi lang thang dọc bờ song. Buổi chiều mông lung hay chính tối mơ hồ về lão Tam và cái thị trấn Hòa An này. Dù sao, Hòa An cũng còn đƣợc một dòng sông để tôi đi lang thang trong lúc ngƣời ta khóc lão Tam. Mỗi ngƣời đều sở hữu một dòng sông cho riêng mình, để tắm mát, để hoài niệm hay để tự trầm mình. Đó chính là tự do, khác thứ tự do đƣợc phân phối trong cái bài diễn văn tràng giang đại hải. Tôi đã trải qua sáu chục lần tự tử hụt. Tôi vui sƣớng chơi trò này. Khi gần chết, từ đáy sông, đáy biển tôi đã vội trồi lên mặt nƣớc, hoặc cắt dây hoặc đi súc ruột hoặc tự cầm máu ở cổ tay để sau đó, tiếp tục sống thêm và hứa hẹn lần


khác sẽ tự sát một cách ngon lành hơn. Tại sao tôi lại không tiêu dùng đời tôi một cách đích đáng, lại đi vun vén và chuẩn bị để cung ứng, nhƣ một chú vện béo núc ních, cho các cuộc liên hoan? Chính Hoài đã dò biết các mƣu toan này nên nó gửi thƣ khích bác tôi để mong có tác dụng ngƣợc lại. Con sông nhỏ ngăn cách khu vƣờn mộng ảo của lão Tam với cái thị trấn nghèo khổ và lấm bụi. Thị trấn với các bờ tƣờng lem luốc, những hàng cây trứng cá ngốc nghếch, những đầm nƣớc ô uế sen mọc rải rác cặp kè bên những một tƣởng siêu hình. Tôi đến trƣớc một quán trọ vắng hiu có tủ hàng để trƣớc cửa phô bày mấy miếng thịt quay vàng cháy. Một ngời đàn ông ngồi với đống vỏ bia để trên bàn. Tôi gọi rƣợu. Ngƣời đàn bà chủ quán mang ra một chai rƣợu gì đó. Ngƣời đàn ông bên cạnh lân la làm quen. Y khoảng ngoài ba mƣơi tuổi, vạm vỡ, mang kính râm, tay đeo găng da mỏng. Sau đuôi mắt y có một vết sẹo dài. Y nói nhỏ nhẹ, tay cầm ly bia: - Xin phép ông cho tôi cùng ngồi một chốc. Ngồi một mình từ sáng đến giờ, buồn quá ! -Anh cứ tự nhiên, tôi nói. -Tôi là lái xe, ông a. -Trông anh tôi cũng đoán chừng nhƣ thế ! Tôi nói và nhìn ra chiếc xe tải dài ngoẳng phủ bạt kín đậu bên đƣờng. -Còn ông..? -A, tôi là tƣớng cƣớp có súng. Y cƣời khà một tiếng: -Ông dọa tôi làm chi. Tôi đã gặp cƣớp nhiều lần.Bọn cƣớp thì chúng ăn nói đạo đức và ra vẻ lắm chứ không nhƣ ông ! -Anh thấy tôi không nghiêm túc và không ra vẻ ƣ


- Không. Bọn chúng không có bộ mặt nhƣ ông và không để tóc dài. - Bộ mặt nhƣ tôi là sao ? - Ông có bộ mặt của kẻ tuẫn đạo. - Anh nói đùa ! Tôi có theo đạo nào đâu mà tuẫn ? - Xin lỗi ông, là tôi nói cho vui vậy chứ tôi không rành nghề xem tƣớng. Ngƣời lái xe có vẻ ngƣợng nghịu, quay trở lại với ly bia. Tôi bần thần nhớ đến món nợ vẫn đeo đẳng trong tôi. Đứa cháu của bà Lý. Chắc chắn năm nay gã cũng cỡ nhƣ ngƣời lái xe này, nhƣng hình thù của gã thì tôi chịu. Bố gã là đảng viên QDÐ, mẹ gã là cơ sở CM. Cả hai bị bắt giam ở P.42 vì tình nghi sao đó. Chẳng rõ hai ngƣời thù ghét, xích mích hoặc muốn lập công thế nào mà cùng tố giác lẫn nhau với bọn mật vụ. Cả hai bị đòn nhừ tử. Ngƣời vợ bị trụy thai. Đứa bé thiếu tháng bị chó berger cắn cụt mất hai ngón tay của bàn tay phải, suýt nữa thì bị gặm nát mặt. Vết sẹo của gã chắc cũng giống vết sẹo của ngƣời lái xe này... Rồi hai kẻ thù chết trong xà lim, đứa bé đƣợc các bà xơ nuôi dƣỡng. Tôi ngồi uống rƣợu từng ngụm nhỏ và nhai những miếng da lợn dòn tan. Gã tài xế im lặng cạnh tôi. Chiều xuống trên những bông sen mọc trong đầm nƣớc trƣớc mặt quán hàng. Đỉnh núi phía xa sẫm mầu. Tôi thấy Lê và con bé ngồi chơi nơi bệ cửa, cặp mắt nhƣ mũi tên xoáy vào ngực tôi. Năm đó thành phố thiếu lƣơng thực dễ sợ. Mỗi ngƣời đƣợc mua theo tiêu chuẩn ba ký gạo và mấy ký khoai lang hỏng. Ngƣời bán hàng đã dội nƣớc lã vào để cân cho tăng trọng. Chúng tôi không có hộ khẩu. Chúng tôi ăn cháo loãng trừ bữa. Tôi đã mang bán những quyển sách cuối cùng các tác phẩm của Durviell-cho một ngƣời chơi sách quen để lấy tiền mua cho con bé một con búp bê. Con bé nằm ngửa ôm búp bê úp lên mặt cƣời khẹc khẹc nhƣ một con khỉ con.


Giờ đây, tiếng cú kêu nhƣ một vết thƣơng sâu hoắm. Tiếng than vãn của loài cú về cái chết của lão già mộng ảo hóa ra cũng có vẻ khác thƣờng. Trong trƣờng hợp này nó chậm rãi và buồn nản hơn nhịp độ báo tử thông thƣờng. Chắc chƣa có ai từng đến ngồi nơi đây nhìn những bông sen trắng tinh chết đuối trong đầm nƣớc ô uế trƣớc mặt và nghe tiếng gào khẽ khàng tức tối của một ngƣời mộng ảo. Bóng tối. Màu hồng phấn lợt lạt trên mặt đầm nƣớc ngoài xa. Ngƣời chủ quán vặn máy hát. Một điệu buồn của Sagan. Chị ta muốn kêu gọi khách hàng cho cái quán trọ ai oán này. Gã tài xế gục xuống bàn từ bao giờ. Gã say mê mệt. Tôi đã không mời gã một ly nào. Tôi không nhận của gã và không cho gã. Ngƣời ta bảo nhƣ thế là sòng phẳng. Tôi thì không. Tôi không sòng phẳng và cũng không không sòng phẳng. Gã ngủ nhƣ một đứa bé lƣời học nằm úp mặt xuống bàn. Ngƣời chủ quán buồn thiu đến thu dọn các vỏ chai. Chị ta ăn mặc diêm dúa. Chị đã nhận ra tôi cũng là ngƣời quê quán ở đây. Ngày xƣa thỉnh thoảng tôi có về nên chị cũng còn nhớ chút ít. Chị là ngƣời lớp sau. Chị chính là ngƣời đàn bà ở Hòa An mà sự buồn nản đã vẽ lên ngƣời những hình đồ phản ánh diện mạo cái quán trọ của chị. Chị đã tiếp đãi bao nhiêu khách ăn rồi và bây giờ bọn họ đi đâu? Tôi mơ hồ rằng đã xảy ra một chuyện gì nơi đây làm ngƣời đàn bà không hài lòng. Ít ra là nhƣ vậy. Nhìn gã lái xe, ngƣời chủ quán nói: -Hắn lái xe cho thƣơng nghiệp. Dƣờng nhƣ hắn có hàng riêng. Hắn muốn bán hết. - Mặc xác hắn! Tôi nói. - Thì dĩ nhiên. Nhƣng cũng có thể có lời chứ ông? - Hắn đã quá no đủ, tôi nói. Ngƣời đàn bà nhìn tôi, đầy hy vọng:


- Ông có định nghỉ lại hay không ? Trên lầu có phòng đấy! Tôi không trả lời. Ngƣời đàn bà lại nói: - Tôi sẽ dọn phòng tƣơm tất...không đắt lắm đâu ! Chị ta đƣa tôi lên gác. Trong khi chị đang thay drap, thay áo gối, tôi hỏi: - Anh ở nhà đi đâu ? - Nhà tôi ƣ ?...Bỏ đi rồi! Anh ấy cho tôi già cỗi, không có đạo !... - Sao ? Dĩ nhiên là chị có quyên tự do tin hay không tin. Anh ấy không có quyền ép chị theo đạo nào cả ! - Anh ấy cho là tôi bòn rút tài sản chung mang về cho bố tôi. - Thì ông cụ khó khăn, giúp đỡ cụ cũng là phải đạo chứ có sao đâu ? - Anh ấy cho là tôi lấy hết của mang đi... Trong khi chính anh cũng muốn cƣới ngƣời khác ! Vì tôi già rồi, lại dốt nát, quán trọ ế ẩm chẳng ra gì ! Anh ấy... Hai vợ chồng lấy nhau đã mƣời năm. Ngƣời chồng với nghề dạy tiếng Anh ở các lớp phổ thông không sống nổi bèn xoay ra mở phòng trọ, quán ăn. Trong thâm tâm anh ta vẫn bất mãn vì nghề bán quán bị khinh thị, khó khăn đủ mọi phía. Năm rồi, nhân có ngƣời em xin cho anh ta một chân thông dịch ở một khách sạn tại thành phố, mặc dù vợ không bằng lòng, anh ta vẫn bỏ đi. Anh ta muốn tìm đến phƣơng trời mới, ở đó văn minh hơn, có điều kiện gần gũi những ngƣời đàn bà đẹp và nhất là ở đó không có bất cứ một tên trời ơi nào cũng có thể hạch sách, đe dọa… Những cốc rƣợu trắng và mùi ẩm mốc, hôi hám của căn phòng làm tôi khó chịu. Tôi bảo ngƣời chủ quán tìm cho tôi một bát cháo. Ngày xƣa ngƣời ta hay bán cháo cá về đêm. Nhƣng chị ta mang về một tô phở nhạt nhẽo. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ nặng nhọc rồi choàng tỉnh vì tiếng ồn ào lục đục ở tầng dƣới. Tôi bƣớc đến cầu thang nhìn xuống: hai gã đàn ông hung tợn đang dùng súng uy


hiếp ngƣời tài xế và chị chủ quán. Ngƣời đàn bà bị trói giật cánh khuỷu, tóc tai rũ rƣợi ngồi bệt xuống đất. Tôi đứng chôn chân trong mấy giây không biết phải làm gì. Rồi tôi im lặng bê chiếc ghế tựa lần mò xuống cầu thang gác: Tôi vứt chiếc ghế xuống đầu tên cƣớp đang cầm súng. Y ngã lăn quay khẩu súng văng ra đất. Ngƣời lái xe thừa cơ đá vào mặt tên cƣớp còn lại. Gã này tránh đƣợc, bỏ chạy thoát ra cửa. Ngƣời đàn bà la lên chói lói. Chúng tôi áp đến đè lên ngƣời tên cƣớp bị ngã. Ngay lúc này tôi nhận ra bàn tay của ngƣời tài xế chỉ còn ba ngón. Anh ta đã cởi găng tay ra từ lúc nào. Trƣa hôm sau, ngƣời chủ quán từ đồn công an trở về. Chị ta ngỏ ý mời tôi và ngƣời lái xe dự bữa tiệc mừng "tai qua, nạn khỏi". Tôi gật đầu rồi trở qua nhà lão Tam xem ngƣời ta chuẩn bị mai táng lão ra sao. Nhà lão Tam đầy nghịt ngƣời. Quan tài đã đƣợc đóng xong, ngƣời ta đang tẩm liệm lão. Từ thời trai trẻ lão Tam đã sƣu tầm các loại kỳ hoa dị thảo, nuôi duỡng các thứ chim thú hiếm hoi mua đƣợc từ các khu lâm viên quốc gia ở Tân Cƣơng, Mông Cổ, Ceylan nào đâu đâu... cá chép hóa long, rùa có mai màu xám, ngựa bạch có vuốt đỏ, đại bàng vùng Sahara.. Sau hàng mấy chục năm chăm sóc, cá đi đằng cá, chim đi đằng chim, chết chóc, héo khô, trơ trụi. Cây nào, con gì còn sống thì què lệch chẳng ra hình dáng gì. Con cá chép có nanh dài, đầu có sừng, mình dài hơn năm mét, lão giam trong cái ao tí tẹo, chim đại bàng là loài của khoảng không lão nhốt trong một cái chuồng trâu mỗi bề chỉ có sáu, bảy mét, làm sao chúng chịu cho nổi. Theo lệnh của lão Sứ, ngƣời ta bỏ vào quan tài của lão Tam mƣời sáu bộ cờ tƣớng màu sắc khác nhau, có bộ bằng ngà voi, có bộ bằng sừng tê giác, có bộ đƣợc đẽo gọt công phu từ răng cá nhà táng do các ngƣ phủ ở vùng đảo Hokkaido bắt đƣợc trên trăm năm. Lão Tam gửi mua các bộ cờ này ở Macao, Tokyo, Singapore từ những năm bốn tám bốn chín thế kỷ này. Trong số các bộ cờ tƣớng có một bộ do tay Khổng... gì ấy, là vô địch cờ


tƣớng Hồng Kông, cháu bảy mƣơi đời Đức Khổng Tử, đã ban tặng lão Tam khi tay này qua Sài Gòn để biểu diễn các nƣớc cờ độc đáo của y vào năm 1959. Đây là động tác trả lễ sau khi lão Tam chiêu đãi y ở khách sạn Soái Kình Lâm. Lão Sứ luôn mồm nhắc đến những dấu ấn lớn trong cuộc đời của anh mình, nhƣ một thứ bùa chú… Lão Sứ mặc một bộ vét ký giả bằng ka-ki vàng, râu tóc bạc trắng trông rất quắc thƣớc. Lão đã ngoài bảy mƣơi rồi còn gì. Trông lão nhƣ một "sosie" của lão Tam: cũng dáng ngƣời cao lêu đêu, bộ râu quai nón rậm rì, mắt diều hâu, miệng móm, mũi khoằm. Mấy năm nay lão khá lên trông thấy, ngƣời ta nói lão nhờ mấy lò vôi. Vôi bán đắt nhƣ tôm tƣơi. Lão Sứ đƣa tôi về phòng riêng, lấy ra một gói giấy nhỏ bảo rằng phần chia cho tôi theo di chúc. Tôi nói rằng tôi đang túng thiếu dữ nhƣng có cũng đƣợc mà không có cũng chả sao. Tôi bắt đâu thấy sợ, có khi không có lại là điều may mắn. Trƣớc đây tôi không lƣờng hết đƣợc về lão Tam. Một ngƣời mộng ảo thƣờng mang khoái trá lại cho hắn và tai ƣơng cho kẻ khác. Nhƣng lão Sứ nói: "Phải có chứ ! Anh tôi không phải là ngƣời bội ơn. Anh ấy vẫn nhắc đến ông cụ, bà cụ mãi". Lão mời tôi ra phòng khách uống trà. Lão vẫn luôn mồm tung ra những bùa chú… Lão khoe với tôi là có đủ mặt bà con tộc họ và cán bộ từ xã đến tỉnh về điếu phúng. Tôi trở lại quán trọ. Ngƣời chủ quán nói: - Chờ ông mãi. Tƣởng ông bỏ đi rồi chứ ! Tôi quay sang ngƣời lái xe: - Tôi đã có hẹn với ông bạn đây rồi. Bây giờ chúng tôi là anh em, đi đâu cũng có nhau. Ngƣời lái xe đang uống bia. Anh ta nhìn tôi cƣời ý nhị và nói: - Mời ông! Tôi cũng đƣợc bà chủ mời uống bia thả cửa. Mới đánh nhau với cƣớp có vài phút đã đƣợc uống bia hộp. Hên quá !


Nếu đánh nhau hàng năm thì đƣợc những gì kia chứ ? Tôi cƣời vui đồng ý với anh ta. Ngƣời chủ quán mang ra một thùng bia mới. Chị ta nói: - Ông ngồi xuống đi, để tôi đi dọn thức ăn. Chúng tôi uống hết thùng bia thì chiều tối. Ngƣời chủ quán lại mang thêm bia ra. - Tôi không uống đƣợc nữa, tôi nói. Xin nhƣờng ông bạn trẻ đây. Tôi chỉ lo phần tôi, ngƣời lái xe buột miệng, tôi không thể gánh giùm cho ông. Tôi nhìn anh ta trìu mến: - Nhƣng ngày mai anh cho tôi quá giang đấy chứ. - Chúng ta có nhiều chuyện nói với nhau. - Điều đó thì dễ thôi. nhƣng không chắc chúng ta cùng đi một đƣờng ! - Sao lại không ? Tôi thẳng thốt nói, anh cùng đi với tôi về thành phố, về căn nhà của bố mẹ anh để lại. dù đã hƣ nát... Ngƣời lái xe ngập ngừng: - Để làm gì kia chứ ? - Sao lại không để làm gì ? Tôi có trách vụ tìm kiếm anh, mƣời năm rồi... Tôi đi lòng vòng, tiêu hết tiền mà chẳng đƣợc gì. Hôm nay thật là may ! - Vô ích ông à ! Chẳng có may mắn nào cả ! Tôi là một kẻ chẳng có bố mẹ, quê quán nào hết, thể là đủ ! Bây giờ trở về ngôi nhà "cũ" tức là trở về với nỗi đau "có thật". Nhƣ vậy đâm ra rắc rối ông ơi ! Tôi sẽ phải có quá khứ, có gốc gác và chắc chắn tôi sẽ có những "bóng ma". Những bóng ma sẽ liên tục ám ảnh tôi, buộc tôi phải phán đoán, phân tích, đánh giá, nọ kia… Phiền phức lắm ! Rồi tôi phải ăn nói ra sao với vợ con tôi ? Họ là con cháu "của ai" đây ? Rồi còn cơ quan, đoàn thể, bạn bè... Ngƣời lái xe cƣời khẩy, gƣơng mặt lạnh lẽo. - Chúng ta đành chia tay nhau vậy. Ông tìm thấy tôi nhƣng chúng ta chẳng gặp nhau, thậm chí không cùng đi chung một


đƣờng. Tôi lái chiếc xe này là an toàn rồi, tôi không muốn kéo theo một cái rơ-móc nào cả ! Anh ta bƣớc đến, đƣa tay ra truớc mặt tôi, bàn tay ba ngón nhăn nheo: - Vậy nhé ! Xin cảm ơn và vĩnh biệt ông! Tôi nắm lấy bàn tay anh ta, một bàn tay ấm nóng nhƣng tôi tê cứng vì bất lực và tủi thân.

Quảng Ngãi, tháng 1.1990


"Những nguời chết vui vẻ Những nguời chết hờn dỗi Những nguời chết cầm súng đánh nhau. " Hai đứa bé hình thù giống thằng hình rơm, đang chờn vờn bên một gộp đá. Tóc chúng hoe vàng, thƣa thớt nhƣ râu ngô, mặt chúng đƣợc chạm khắc bằng gỗ tạp dựng đâu đó trong một góc viện bảo tàng. Chúng nghêu ngao một bài ca lạ lùng. Chúng hát ca… rồi tiếng ca lại vẽ thành hình dáng chập chờn thẻo thọt của một sinh vật có đầu có tay… Cánh đồng nắng cháy cằn khô lau sậy, mấp mô đất loáng sáng, cục mịch, nham nhở, trơ cứng dƣới mảng trời xanh ngắt. Rải rác bên bờ ruộng già, mấp mô là những đám dứa dại, chùm chày, mủ dẻ, lƣỡng long, gai cỏ không tên và lơ thơ mấy bụi tre rủ xòa bóng sát mặt đất. Đằng xa, sau bờ tre xanh là xóm làng của Nhƣợng, tan hoang từ đầu những năm sáu mƣơi. Mái nhà của Nhƣợng, một cái chòi thì đúng hơn, không còn hình thù gì. Mấy năm sau, có lần Nhƣợng định dựng lại nhƣng không làm đƣợc, “Mà chi?” Nhƣợng thầm nghĩ. Nếu Sen còn sống thì Nhƣợng đã che chái nên một mái ấm để làm nơi chốn đi về nƣơng náu, lui cui, chờ đón.


Nhƣợng thấy mình đi trong đƣờng truông sâu hút. Hai bên không có cây xanh ám tối, không có bóng đen thì thầm, không có hơi thở khò khè độc địa của loài thú đói, chỉ có màu trắng đục của mây lạnh sà thấp giữa trời, cuốn chặt lấy Nhƣợng giống loài bạch tuộc to xù vùng nhiệt đới sống dai dẳng trên cạn. Những đỉnh núi xanh ngắt ở xa. Gần hơn một chút là các dãy núi màu xám lấp lánh dƣới nắng trƣa. Nhà cửa, đồng đất lúp xúp trong cơn gió Lào quất rát mặt.. Bên kia đƣờng có các đống sắt vụn cao ngất nghểu. Huệ đứng tránh bên chiếc xe tải nhìn xéo vô góc quán, trên tƣờng. Một điệu nhạc vớ vẩn đang gào thét từ chiếc chiếc loa gắn trên tƣờng. Mụ chủ quán ngồi sau quầy, chết lịm trong cơn buồn ngủ, trƣng bộ ngực đồ sộ ra với bọn khách say. Vách quán lợp bằng gỗ đỏ loét. Điển ngồi trong đó, trong cái lò thiêu bằng rƣợu nóng bỏng đó. Điển đang uống với hai ngƣời lạ Huệ chƣa thấy mặt bao giờ. Mặt ngƣời nào cũng đỏ sọc. Điển vừa nói câu gì chìm trong cơn sấm động liên hồi làm hai kẻ kia cƣời ngất. Rồi Điển đứng dậy, rời khỏi bàn, bất động vài giây, xong bắt đầu nhún nhảy. Một cánh tay đƣa lên, một bàn tay hạ xuống. Anh ta đang phác họa một điệu lăm vông nào đó chăng ? Hai kẻ kia vỗ nhịp nhìn Điển nghiêng ngã. Huệ vừa sợ vừa ngƣợng, tay chân co rúm muốn bƣớc vào lôi Điển về nhƣng không dám. Điển đang say nhừ, có thể anh ta la ó làm rùm. Và còn hai kẻ lạ mặt nữa. Ngƣời nào say dƣờng nhƣ cũng có ít chất điên dại trong máu, không lƣờng đƣợc. Cơn giận của Huệ trào lên làm nàng tức nghẹn. Huệ bỏ về với chiếc xe đạp xẹp lép từ bao giờ. Nàng dắt xe qua bên kia đƣờng, nơi ngƣời thợ già đang ngồi gà gật. Cặp mắt lão lim dim toàn tròng trắng, miệng mở hé lằm bằm. Lão đang tụng đang sám hối điều gì chăng... Nắng đổ lửa xuống đầu xuống vai lão già. Cả ngƣời lão đen cháy nhƣ xác ma Hời, rung rung theo tiếng tụng niệm vô hồn. Canh


trƣa chắc lão rút ruột đi ăn tàn thuốc, bã trầu đâu đây. Cặp mắt lão bèo nhèo, tóc râu lốm đốm. Huệ thả rơi xe đạp gây nên tiếng động khô khốc. Cái xác ma Hời mặc quân xà lỏn giật mình mở mắt. Lão già lắp bắp: "Sao đó... Sao đó ?" - Lũng bánh trƣớc, Huệ đáp, nhƣ muốn trút cơn giận sang cho lão. Lão ma Hời câm lặng nhào tới cái thùng đồ nghề của lão. Lão cắm vào công việc nhƣ con rắn cắm mõm vào miếng mồi. Nƣớc miếng ứa ra nhễu dài hai bên mép. Một bên vai lão sệ xuống, da chai sần nhƣ da gà chọi. Nhìn bàn tay run rẩy của lão mà phát nản. Huệ ngồi bệt xuống đất, để mặc lão với cái bánh xe đang tháo tung ra. Năm 1978, Điển đang làm công tác chính quyền ở quân Y. Một gia đình bà con của Điển vƣợt biên bị bắt lại. Theo lời khai của họ, Điển có liên quan vì đã cho họ đi một đoạn đƣờng. Quả thực Điển có dùng xe cơ quan chở gia đình ông chú, nhƣng anh không hề biết họ có ý định ra đi mà chỉ vì tình cờ gặp gỡ giữa đƣờng và vì tình bà con. Sự việc đầu cuối chỉ có vậy. Sau đó Điển bị chuyển công tác, Điển tự ái bỏ việc. Điển làm đủ nghề để sống với chút vốn ít oi. Làm tổ hợp Xay xát, làm lốp xe đạp, nấu xà phòng... Và Điển cũng thất bại nhƣ bao ngƣời khác thất bại vì hùn hạp,vì chung đụng, vì không biết cơ man nào là "trắc trở" nguy ngại. Điển đâm ra hờn oán đời sống và rƣợu trở thành thứ thuốc thoa bóp nổi đau. Đã quá giờ đi làm. Huệ thắc thỏm nhìn xe cộ vụt qua đƣờng. Nàng săn sàng chịu trừ lƣơng hơn là bắt gặp cặp mắt trợn trạo của gã trƣởng phòng khi thấy nàng đi trễ. Huệ nghĩ, tại sao ngƣời ta không đặt ra một loại nội qui sòng phẳng nhƣ vậy để khỏi mắc mứu khi gặp trƣờng hợp bất khả kháng ? Huệ biết rõ về tay này. Anh ta còn trẻ, cũng mới lên quan đây thôi nhƣng thƣờng tỏ ra


quan trọng, trừ đối với cấp trên. Anh ta giấu biệt nụ cƣời trong túi áo sơ mi, chỉ lấy ra khi có khách quí... Nỗi e ngại của Huệ lần hồi trở thành bệnh hoạn, chung quanh nàng là biển cả của những cái nhìn lạnh lẽo, khinh rẻ và Huệ cứ mãi đắp lên ngƣời tấm chăn mặc cảm, thua kém và bất lực. Nếu Điển không có chuyện gì xảy ra thì bây giờ anh ta đã là một cán bộ có cỡ của quận, một ngƣời có chức có quyền và cái nhìn của Lƣơng, trƣởng phòng, đối với Huệ chắc chắn là êm dịu hơn nhiều. Một hình ngƣời bất ngờ đứng choán trƣớc mặt Huệ. Ngƣời đàn bà ăn mặc cũng xờ xạc chẳng hơn gì nàng tay dắt chiếc xe đạp đen xỉn. - Này, không nhớ tau à ? Ai đâu mà sỗ sàng quá vậy ? À..à. Huệ lẩm bẩm. - Chị Khánh ? Lâu quá...có đến một thế kỷ...chị đi đâu biệt tăm ? - Mi chừ giỏi rồi, quên luôn cả tau ! - Dạ không, Huệ trả lời. Em đâu quên chị. Trƣa nắng quá đó chớ. - Con Cúc giờ ở mô? - Chị Cúc chết rồi, chị không biết sao? - Đâu có biết...tội chƣa. Chết bao giờ? - Năm bảy chín. Chị bị ung thƣ. - Ung thƣ... Khánh thờ thẫn nhắc lại. - Thôi thế cũng xong một đời. Tau thƣơng hắn nhất. - Còn mi, mần ăn chi ? Chồng con ra răng? - Cực lắm chị ơi, mỗi tháng có năm mƣơi đồng. Anh Điển làm gì cũng thất bại hết ... có vốn liếng gì đâu. Huệ kể cho Khánh nghe về chuyện Điển. Ngày xƣa, Khánh, Huệ, Cúc nhƣ ba chị em, cùng ở chung nhà trọ, cũng học một trƣờng. Bây giờ thì Cúc đã chết, Khánh là một cô gái già "quá date",


và Huệ... Huệ ngắm Khánh, thầm nghĩ: mình với chị Khánh là hai ốc đảo bất hạnh, tuy mỗi ngƣời có hoàn cảnh riêng. Chắc chị ấy cho là mình sai lầm, bỏ rơi ngƣời đàn ông đã theo đuổi mình say mê để lấy anh Điển. Làm sao ngƣời ta có thể làm chủ cơn điên khùng- tình yêu là cơn khùng dại chứ còn gì nữa – cũng nhƣ biết những gì số phận sẽ dành cho mình ? Trƣớc mặt ngƣời khác bao giờ Huệ cũng tỏ vẽ cảm thông với Điển một cách tuyệt đối, niềm thông cảm nhƣ một thứ ô dù che đỡ cho lòng tự ái của Điển mà bất cứ một ngƣời đàn ông nào cũng cần đến, nhất là trong trƣờng hợp này… Nhƣng vê riêng tƣ, giữa hai ngƣời với nhau đôi khi nàng không thể không cau có và khổ sở. Chính Huệ cũng không hiểu đƣợc mình. Có lần Điển đã nói với nàng, em biết không, có một đời để sống thật là quý, dù vậy ngƣời ta không nên vớt vát nó bằng bất cứ giá nào. Huệ khóc ròng, cầu mong Điển dù thế nào cũng chẳng từ bỏ một cách tàn nhẫn. - Thôi tau phải đi công chuyện. Hôm nào đến chơi, tau ở với mợ Năm. Huệ nhƣ bừng tỉnh: - Chị giờ ra sao ? - Ồ, sƣớng rồi… sắp trúng xổ số. Khánh cầm tay Huệ bóp mạnh rồi quay đi, cái dáng đạp xe ẹo qua ẹo lại trông vừa ngang tàng vừa thảm não. Huệ bƣớc khẽ, không muốn khua động viên trƣởng phòng để anh ta khỏi phát hiện nàng đi trễ. Lên hết cầu thang Huệ chợt nghe đƣợc mẫu đối thoại lớn tiếng: - Anh phải đền ! - Không! - Anh phải đền ! - Không. - À đƣợc… Nếu anh muốn…


Huệ không ngạc nhiên, đó là chuyện thƣờng ngày ở cơ quan. Làm việc, nhận lƣơng, chia cám, chia rau... tất cả đều có thể gây ra tranh cãi và nhục mạ. Ngƣời trả lời "không" là ông Nhƣợng, phó phòng. Nhƣợng đã ngoài năm chục tuổi, gầy nhom, ho hen, cục mịch, làm việc và ăn ở luôn tại cơ quan. Phòng của Nhƣợng vừa là phòng ngủ vừa là nhà bếp. Chiếc ba lô, cái bếp điện, vài cái soong nhôm, ông ta giấu kỹ dƣới gầm ghế bố nên khách vào phòng trao đổi công việc với ông không nhìn thấy. Có lần, Huệ gặp Nhƣợng đi chợ về, áo bỏ ngoài quần, một tay cầm bó rau, tay kia mấy con cá chuồn, Huệ nói: "A, anh Tƣ đi Chợ– "Không, Nhƣợng trả lời, mình gửi chị Bảy bên trƣờng Tài chính mua giùm". Và ông ta cƣời, đi thoăn thoắt lên phòng. Ngƣời ta kể rằng Nhƣợng cũng đã thử xin một căn phòng trong khu nhà tập thể, nhƣng không đƣợc, Ông chủ tịch huyện sau khi nghe yêu cầu của Nhƣợng đã cau mày: -Anh mới đổi về đã có đóng góp công trạng gì cho địa phƣơng đâu mà đòi hỏi nhà cửa? Nhƣợng cụt hứng, quay trở về cơ quan ngồi uống trà. Mặt ông ta đỏ ửng, có vẻ ngƣợng vì lời từ chối hơn là sự thất bại. Anh em mỗi ngƣời chọc Nhƣợng một câu, chê ông dở, không biết ngoại giao. Nhƣợng chống chế: -Hỏi thử chơi, chớ biết trƣớc là không đƣợc. Chậc, cuốc xẻng với đƣờng, sữa bao giờ cũng đi ngƣợc chiều. Những lúc vui miệng hay bực dọc điều gi, ông Nhƣợng hay đem đề tài hài hƣớc này ra chiêu đãi anh em. Ông giải thích: - Cuốc, xẻng đi lao động phát từ nhân viên lên đến phó phòng thì hết, trƣởng phòng không có. Đƣờng. sữa phát từ trên xuống đến trƣởng phòng thì hết, phó phòng không có.


-Hết ngang vậy hả? Những năm đó cơ quan thƣờng tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi lao động sản xuất, vỡ đất trồng khoai ở các vùng núi xa Tỉnh lỵ đến bốn năm chục cây số, sau khi đã đào bới hết các vỉa hè lên để tăng gia rau màu. Và sau các đợt "sản xuất" đó, ngƣời ta cũng quên khuấy mất, chăng hiểu khoai lúa có mọc hay không. Cơ quan đi hết nhƣng thủ trƣởng tất nhiên là phải ở nhà giải quyết công việc. Dù có thừa cuốc xẻng, thủ trƣởng cũng không đi. Nhƣợng chỉ nói cho vui để tự an ủi, và quả thực ngƣời ta chẳng tìm đâu ra ý nghĩ không hay về một Ông thủ trƣởng nào trên trái đất này. Còn đƣờng sữa đƣợc dành cho ngƣời có mức lƣơng cao thì cũng là chuyện dễ hiểu. Chiều xuống. Lúc mọi ngƣời đã về hết, Huệ vẫn nán lại để làm việc. Nhƣợng từ cầu thang đi lên thấy Huệ, ông ta đến kéo ghế ngồi đối diện với nàng, đốt thuốc hút. Huệ hỏi, không ngẩng lên: - Chƣa nấu cơm sao anh Tƣ? - Chƣa. Không muốn ăn... - Sao lại không ăn.. cứ ăn chứ… - Nầy, lúc nãy có nghe gì không ? - Chuyện gì đó anh? Chuyện gì mà tôi nghe anh với ông Lƣơng to tiếng vậy ? - Chuyện quỹ đen. - Quỹ đen cơ quan. Mà sao? - Tôi ... tôi làm mất hai trăm, tôi nói nó "bỏ qua" mà nó không chịu. - Rắc rối nhỉ. - Chị biết không... nó tự chi bạc nghìn thì không sao, tôi lỡ làm mất vài trăm, nó đòi trừ lƣơng. - Mà anh giữ tiền đó làm gì cho mệt. - Thì nó biểu mỗi ngƣời giữ một ít... tôi có biết đâu.


- Hai trăm. Hơn hai tháng lƣơng của anh rồi. - Trừ lƣơng thì tôi uống nƣớc lã đi làm à? - Khó thật. Huệ nói và cầm túi xách đứng dậy. Nhƣợng cũng lén rời khỏi phòng cho Huệ khóa cửa. Trƣớc lúc Huệ đi xuống, Nhƣợng đứng chặn trƣớc mặt nàng, nói nhƣ chỉ cho một mình Huệ nghe, giong hơi lắp: -Tôi sẽ đền… tôi đền hai trăm nhƣng tôi sẽ tố nó…chị hiểu không? Nhƣợng nói, nhƣng chính ông ta cũng không biết lấy đâu ra hai trăm để đền cho cơ quan. Ngoài tiền lƣơng và sổ gạo ra, Nhƣợng không có nguồn nào khác. Bây giờ, buổi chiều miền nhiệt đới đã hết, Huệ về với Điển, về với ngƣời chồng luôn say xỉn, với nỗi buồn hoang dại của nàng, còn Nhƣợng ở lại. Nhƣợng ở lại cơ quan, một mình đóng khung trong căn phòng hẹp, với hai cái soong, một cái bếp điện, một cái ghế bố. Nhƣợng nhìn ra đƣờng: hoàng hôn tràn tới, không một sợi khói bếp, không một khuôn mặt thân yêu, không cả lời gọi của một ai đó, dù là ngỡ ngàng. Tại sao Nhƣợng không trở về mái nhà xƣa, tìm kiếm một cái gì... một chút gì còn rơi vãi chăng, biết đâu.. Căn nhà chẳng còn hình dạng và bà con cũng phiêu bạt hết, nhƣng chính ở đó Nhƣợng và Sen đã từng gần gũi bên nhau, ở đó Nhƣợng còn có dĩ vãng.. Ở đó Nhƣợng còn hơi ấm của ngƣời còn sống, hơi ấm của ngƣời đã chết. Nhƣợng quay nhìn ngôi nhà hai tầng lặng câm, ngôi nhà nhƣ khối đá cứng đè bẹp Nhƣợng ngày ngày...


Lão Thại đứng bên lề đƣờng chờ Đạm, chƣa muốn về nhà. Buổi chiều âm u, thỉnh thoảng thốc lên một cơn gió. Từ xa một đám ngƣời đi lộn xộn trên đƣờng. Khi đám đông đến gần, lão Thại thấy ở giữa một ngƣời đàn bà còn trẻ, tóc ngắn, mặc chiếc quần đùi nhỏ xíu, rách bƣơm, đi ngông nghênh. Bộ ngực trần, thâm tím nhƣ trƣơng lên để hứng gió. Cặp đùi chị ta cũng không thô cho lắm, dù vậy lão Thại vẫn thấy nổi từng đốm đen mốc mốc, trông ghê rợn, bắt lão cứ phải nhìn lơ đi nơi khác. Đám đông bu quanh nhƣ đám rƣớc. Bọn trẻ con và bọn choai choai đi tràn lan. Chị ta đi, đám ngƣời di dộng theo, chị ta dừng lại diễn thuyết, đám ngƣời dừng lại. Rồi náo động, nhiều kẻ vùng lên chạy khi nhác trông thấy chị ta cúi xuống nhặt hòn đá. Bọn trẻ vừa chạy vừa rống lên thích thú. Tiếng rống của chúng xa dần làm buổi chiều nặng nề thêm. Lão Thại giật mình, lỡ ra ngƣời đàn bà xán hòn đá trúng phía lão thì nguy. Lão quay vào phía sau bức tƣờng của ngôi nhà hoang. Ngoài kia, ngƣời đàn bà gần nhƣ trần truồng còn đứng bên cây trụ bê-tông chỉ trỏ, cƣời, nhƣ đang nói chuyện với một kẻ nào. Mấy ngày này ngọn điện trƣớc cổng nhà tắt ngấm làm lão Thại thấy khó xử. Khung cảnh tăm tối nguy hiểm lắm. Một toán tuần tiểu


nào đó có thể sinh nghi ngờ, tổ chức bố ráp thì thực là phiền. Lão lo cho Đạm nên đứng ngóng y. Còn lão, thi là một con trâu già... Trời sụp tối nhanh. Lão Thại lần mò đi trong bong mờ nhƣ trong căn hầm giữa trƣa. Dƣới chân lão lớp nhớp, mùi rác mục, mùi chuột chết, chất thải của ngƣời và thú. Đến cuối ngôi nhà, lão Thại đu nguời lên gác bằng một sợi thừng lớn. Căn phòng còn chút kín đáo. Các phòng khác mái ngói sụp lở, vách tƣờng đầy dấu đạn lỗ chỗ, có nơi thủng từng mảng lớn, gạch đá rác rƣởi đổ lổng chổng. -=Đêm lạnh và im. Lão Thại mài miệt trong việc bếp núc lụn vụn. Nhặt củ tỏi dƣ bỏ vô lon coca rỉ sét, đẩy chai xì dầu sát vào tƣờng, dùng hai ngón tay nhặt kỳ hết các hòn than, các mẫu củi lăn ra ngoài. Vừa làm thỉnh thoảng lão dừng tay tợp một ngụm rƣợu. Trên bếp một nồi lớn đang sôi lục sục. Lửa rực lên từng lúc. Bóng lão Thại in lên vách tƣờng loang lỗ. Bộ ngồi cao khòng, hai đầu gối vƣợt quá mép tai, tóc ngắn, mặt vều vao. Khi lão quay lại thì Đam đã lim dim mặt muốn ngủ. Y mệt lã. Y về nhà khi trời đã tối hẳn, bằng lối hẻm sau. Y đi đứng, ẩn hiện nhƣ ma làm lão Thại đôi khi cũng phát sốt. Đạm có những cơn mê ngủ bất chợt để rồi đêm khuya lại thức trắng. Quen mắt rồi: Hồi nhỏ y thức khuya để gao bài, lớn lên y thức để đón tránh các cuộc ruồng bố của cảnh sát, mật vụ. Riết rồi quen. Bộ máy ngủ, thức trong đầu y trở nên chệch choạc, hƣ hỏng, chạy bất kể thời gian. Một hồi sau lão Thại dừng tay ngó Đạm. Cái nhìn của lão mềm dần, hiền lành, phục tùng nhƣ một con chó nhìn chủ. Vậy mà lần đâu trông thấy Đạm mò tới chổ này, giang sơn của lão, lão Thại đã đuổi đi và còn tính lụi cho y một nhát dao.


- Này, lão Thại gọi, dậy chớ cậu tự, dậy ăn cơm rồi mình làm vài ván cờ cho qua đêm chó... -Dậy mà, lão nài nỉ, dậy rửa mặt rồi ăn cơm.. Đạm mở mắt nhìn trừng trừng xong nhắm lại. Tiếng gió hú ngoài đêm. Tiếng rít khẽ của loài dơi buồn. Mới hơn chín giờ mà im quá, nhƣ đã khuya. Con đƣờng khuất nẻo, xe cộ thƣa văng. Vào giờ này gần nhƣ chẳng còn ai dám đi vào đêm tôi. Ngƣời có quan hệ với bên này thì sợ bên kia, ngƣời của bên kia thì ngại bên này. Bóng tối trùm một khoảng rộng. Từ ngày có "Hiệp định" khu ngoại vi thành phô im bớt tiếng súng. Lão Thai gân sáu mƣơi còn Đạm mới ngoài ba mƣơi nhƣng v để râu tóc bum xum nhƣ một ông già nên cũng de thoát khỏi vòng lính tráng. Trong túi Đạm có một the cắn cƣớc năm mƣơi hai tuổi, y có thê sống "nửa hợp nhãn, với điều kiện là đi đứng, tránh né thật kỹ. Nếu chẳng may có kẻ nào nghi ngờ chặn lại thì cứ việc bắt giữ và y gồng mình ra chịu. Y đã từng trải qua trại giam nên cứ để li. Nhát lí nhì li. Nhà ngục đã day rƣới này làm chổ nƣơng thân, ban ngày vào thành phố nhiều cho y cái phép đó. Đêm đêm y lấy căn buồng rách day kèm ở tƣ gia để kiếm sống. Y là một trẻ" vậy! Còn lão Thại thì làm đủ nghề vặt, thợ nề, thợ mộc, thỉnh thoảng cũng nhận giết trâu bò, làm thịt chó hoặc liệm xác chết. Lão có một căn buồng nhỏ vừa đủ kê chiếc giƣờng tre năm phía sau sap hàng trong khu chợ. Một đêm rằm khu chợ bốc cháy, vì ngƣời ta thắp nhang đèn lung tung để khấn vái mà không có kẻ coi chừng củi lứa. Lão Thại đang ngủ ngon, chi kịp vùng dậy ôm quần chạy. Sau đó lão đến đóng đô ở đây rồi gặp Đạm trong cơn cùng quẫn. Trƣớc năm 1945 nơi này là dinh cơ của lão René, chủ đồn điên ngƣời Pháp. Thời kháng chiên chín năm là doanh trại quân đội. Sau năm 1954 chính quyên nhà Ngô đến tiếp thu lấy làm trụ sở ty công an. Đến năm Mậu Thân ngôi nhà bị đạn pháo sụp đổ và bị bỏ


hoang đến giờ. Những năm năm sáu, năm bảy, gia đình của viên trƣởng ty công an ngụ ở căn nhà kế bên, đó là dây nhà phụ của dinh cơ. Viên trƣởng ty, thƣờng mặc quần Jean, sơ-mi màu, mang bốt cao, đội mũ rộng vành, Với một khâu colt xệ bên đùi nhƣ cao bồi miền Viễn Tây. Lão già sọm nhƣng lại có một ngƣời vợ đầm lai thật trẻ tên là Ruth. Trong mắt Đạm thời đó, Ruth là kiểu mẫu hoàn chỉnh của Thần Vệ Nữ, một nàng Vệ Nữ có khuôn mặt lành nhƣ mặt Đức Mẹ... và cặp mắt hơi có chút u sầu. Mũi thảng, mái tóc hoe vàng, gợn sóng thả dài xuống lƣng, thân hình tuyệt mĩ. Có lần Đạm đã nghe Ruth nói, giọng nàng thật dễ thƣơng làm y xúc động. Đó là vào một đêm trăng, trời lạnh. Ruth khoác măng-tô đi cùng với chồng, tức là gã đàn ông già khằn đáng tuổi bố của nàng, trên đoạn đƣờng mòn dẫn đến vạt rừng trụi phía bên kia con đƣờng sắt. Hai ngƣời xì xồ tiếng Pháp với nhau và trong giọng điệu của lão, Đạm thấy lão cố tình làm ra vẻ trẻ trung. Từ đó, nhƣ ngƣời đi lễ, đêm nào Đạm cũng đạp xe đến vạt rừng trụi – nơi có mấy gò đất và một khoảng sân rộng, bọn trẻ trong xóm hay tụ tập lại đá bóng - bề ngoài là ngồi chơi, kỳ thật là để thâm lén ngắm Ruth, nhân tiện đón chuyên tàu đêm chạy qua. Y vẫn mơ ƣớc đi xa mà chƣa đi đƣợc nên đến ngóng chuyên tàu chạy qua cho đỡ thèm. Y thích ru mình trong cái cảm giác lạnh lẽo đơn độc của một kẻ đứng chờ ở sân ga, chờ một cách vu vo, những toa tàu sang trọng hay rách rƣới chạy qua, trong bóng đêm, trong ánh đen vàng vọt ở sân ga xếp. Đó là một công hai chuyện, Đạm nhớ đến mẹ y, một lần bà sai y đi đâu thƣờng bảo y tiện dịp làm thêm một việc gì khác nữa. Những ngày mƣa Đạm tắt đèn trong phòng nằm chờ nghe tiếng còi tầu rúc lên thê thiết. Nhiều lần trong giấc mơ Đạm thấy Ruth mặc áo lạnh màu kem sữa đi dạo trong cánh rừng trụi lá, tóc nàng tung bay trong gió, còn gã đàn ông thì bị nàng xua đuổi hoặc


bị chết. Có khi y thấy Ruth bị gã đánh đập tàn nhẫn. Lại có khi Đạm thấy nàng mặc đồ nữ tu màu đen ngồi trong toa tàu chạy ngang, đƣa tay vẫy vẫy và nói "Adieu, Adieu". Đoàn tầu mất hút cùng với ngọn đèn đỏ và cặp mắt nàng thăm thẳm. Những năm đó còn yên bình nhƣng dƣờng nhƣ máu vẫn chảy ngàm. Trong kiếp sông bó hẹp của một gã học sinh trung học tỉnh lẻ. Ruth xuất hiện nhƣ một thiên thần lạc bƣớc. Và Đạm đã tƣởng tƣợng ra nàng cũng có một tâm trạng khốn khổ nào đó. Hai năm sau, khi y đang học ở Sài Gòn thì bất ngờ nghe tin nàng bị bắn chết, ngay nơi đoạn đƣờng mòn dẫn đến vạt rừng trụi. Một cái tin ngắn ngủi, mù mờ, Ruth chết, có nghĩa là khuôn mặt yêu kiều thanh thoát không còn nữa. Có nghĩa là mái tóc thần thoại của nàng không còn trên đời này... Tại sao vậy ? Tại sao lão mật thám già, gã sĩ quan phòng nhì không chết mà nàng lại chết. Nàng bị nghi ngờ hay bị kết án, hay chỉ là một tại nạn ?... Trong mấy phút Đạm thấy xây xẩm nhƣ một tín đồ ngoạn đạo hay tin giáo đƣờng sụp đổ. Y tƣởng tƣợng ra cảnh Ruth đang đi dạo thì gục ngã vì một viên đạn bắn sẻ, ngực bị vỡ ra…. Nàng nằm cong que môi run run, cặp mắt khép lại từ từ. Nhƣng rồi chỉ mấy ngày thôi. Vì bây giờ là Sài gòn chứ không còn tỉnh lẻ nữa, có biết bao là thiên thần với mái tóc tƣơng tự nhƣ mái tóc của Ruth. Đạm đem chuyện đó kể cho lão Thại nghe, nói cho lão hay về lai lịch ngôi nhà mà y và lão đang trú, bất cần lão có hiểu tâm trạng y hay không. Lão Thại gật gù có vẻ hợp ý, nhƣng lão nói: - Coi chừng. Cái giống đàn bà là ác quỉ đó cậu. - Sao ông lại ăn nói nhƣ vậy, Đạm ôn tồn, không nên gán ghép các thứ tội cho một con ngƣời, cho dù họ có ở ngoài tầm tay mình và xinh đẹp đến thế nào đi nữa. - Chớ không à ?...


Trong cơn say ngà ngà mắt lão Thại có vần đỏ. Lão nổi nóng vì lời phản bác nhƣng lão kịp dừng lại. Lão nhớ ra ngƣời ngồi trƣớc mặt, là Đạm, là "ông giáo", là "ông chủ" của lão. Lão đã làm một cuộc điều tra nho nhỏ về Đạm, lão nắm đƣợc gốc tích của y, lão nể trọng y quá. Đối với lão, Đam cũng là một loại thiên thần lạc bƣớc. Lão tránh cái nhìn nghiêm khắc của y. - Là tôi sợ có sự nguy hiem… - Nguy hay không là tại mình, không phải tại ngƣời ta. Vì hoàn cảnh mà Ruth mới phải lấy lão ấy. Nàng bị sa cơ thất thế, bị ép buộc… chớ lão già khằn mà lại dữ nhƣ con chó sói. Lão nguyên là sĩ quan phòng nhì của Pháp. Lão Thại cƣời giả lả, ngƣợng nghịu. Lão từng là cua-rơ xe đạp vòng Đông Dƣơng thời tiền chiến. Tuổi trẻ của lão cũng huy hoàng lắm chớ. Hai năm liền lão giành cúp hạng nhất. Rồi tên quan ba Massé mến lão, kết làm bạn, rủ về nhà chơi. Nhƣng tên này ƣa thú săn bắn. thƣờng để cô vợ ngƣời bản xứ trơ trọi. Hiển nhiên ngƣời đàn bà da vàng đó với lão Thại dễ thông cảm hơn. Những khi lão quan ba đi vắng chị ta vãn mời lão Thại đến nhà, làm cho lão một con gà hấp nấm với một chai vang. Đó là tiêu chuẩn của lão. Một đêm kia viên võ quan bỏ dở cuộc săn trở về. Ngƣời vợ trẻ khi nghe tiếng đập cửa đã kinh hoàng, la lên thảng thốt rằng nàng bị cƣỡng bức. Lão Thại phải tông cửa chạy trốn. Viên đại úy đã nổ súng đuổi theo, để ra oai hơn là cố ý bắn trúng. Kỷ niệm buồn về một cuộc dan díu mãi ám ảnh lão, Đầu óc giản đơn của lão đầy ắp những định kiến và quy kết. Đời lão không khá đƣợc vì dính tới đàn bà nhiều quá. Lão sống độc thân thì hay hơn. Tử vi đã nói vậy mà lão không tin. Ngƣời vợ đầu tiên của lão là một kẻ không ra gì, lọm khọm nghèo xác. Ảnh hƣởng tới "mạng" của lão lắm chớ. Rồi đến mụ vợ sau. Mụ này có điểm tốt là đã sinh cho lão ba đứa con. Nhƣng mụ có máu mê cờ bạc. Lão can ngăn, đánh đập hoài mà


không ăn thua. Sau cùng mụ cuỗm hết tiền dành dụm của lão, chạy theo một tên hát xiếc. Cái tên chuyên đặt một ngƣời thiếu nữ nằm trong hòm gỗ xong cƣa ra làm ba khúc, đi lƣu diễn khắp miền Nam, từ Cà Mau đến Bến Hải. Lão phải làm quần quật để nuôi con. Nhƣng bọn chúng lớn lên cũng tán lạc. Đứa đi bên này đứa chạy bên kia. Rồi chết tiêu, rồi biệt tích. "Hiệp định" là sao hả cậu Tƣ. Lão Thại rề rà hỏi. Đạm đã trở dậy, y rửa mặt qua loa rồi ngồi tựa vách nhìn lão bày mâm ăn. Đạm thấy lão dọn lên một đĩa rau thơm, toàn các thứ lá mà y thích: tía tô, húng trăng, rau ngò, rau ngô, với trái vả. Lão lấy thức ăn từ trong nồi ra. Một món thịt xong đến một món cá, làm theo kiểu nhà hàng. Lão Thại có tài bắt chƣớc nấu các món kiểu cách. - Hai bên cam kết... không đánh nhau nữa. - Vậy là hòa bình hả ? Thiệt không ? Còn ca-nông không? - Tàu bay ? Sáng nay tôi thấy có tàu bay... Lão Thại hỏi liên tiếp mà Đạm không nói gì, nhìn đâu đâu. Lão tặc lƣỡi nho nhỏ, nghĩ đến mấy đứa con của lão. Một niềm thƣơng cảm ngây ngô làm mặt lão đờ ra. May mà con lão còn có đứa sống sót. Tự nhiên lão so sánh số phận của chúng với Đạm. Y bị đƣa ra tòa án binh, bị lƣu đày, lao khổ. ốm đau tƣởng chết. Vậy mà y vẫn trở về. Chính là một cuộc tái sinh. Bòn mót chút hạnh phúc bằng hai lá phổi ruổng nát. Một cơn gió thối ào đánh thức lão Thại và Đạm.Lão nói: - Thôi, cậu Tƣ cầm đũa lên, nguội hết rồi. Đạm hỏi lão: - Sao bữa nay ăn sang quá vậy ? - Ăn mừng hòa bình, mừng hiệp định mà cậu. - Ăn mừng sao không có rƣợu ? - Có đây chớ, tôi quên.


Lão lật đật đứng dậy lấy trong túi xách ra một chai uých-ki sáng bóng, còn nguyên nắp đƣa cho Đạm. Vừa loay hoay khui rƣợu y vừa tìm cách đùa lão: - Ngừng bắn có khác, ông giàu lên ngay. - Quà của ngƣời chết đó. - Đám nào vậy ? - Một đám nhà giàu, cậu không biết đâu. Họ có cả một tủ rƣợu. Uổng quá, không sống mà hƣởng hòa bình. - Ngƣời chết có hạnh phúc khác. Họ không cần hòa bình của ngƣời sống. Lão Thại thả ra hai cái li nhỏ thô kệch. Đạm ngập ngừng, không muốn rót rƣợu vào hai cái li đó. Lão nói: - Tôi khờ quá, không chịu kiếm vài cái li cho tốt. Uống tạm chớ biết làm sao. Lão Thại đốt một cây đèn cầy. Ánh sáng đỏ hồng và rƣợu ngã sang màu vàng sậm. Hai ngƣời cụng li trong im lặng. Lão Thại dốc cạn, mắt lão cay cay. Lão dùng thìa xắn cá. Lão chọn chổ ngon sớt vào chén Đạm. Y đẩy ra, lão bỏ vào. - Ủa, ông ăn đi. Đam nói. Lão nhai nhai cọng rau thơm và cƣời. Lão uống liên tiếp và nhìn Đạm ăn có vẻ ngon lành. Lão hỏi: - Cậu thấy đƣợc không ? - Ngon. Chẳng thua gì nhà hàng...Ông chu đáo quá. Hai ngƣời ngồi cạnh nhƣ trong một bữa tiệc chia tay. Lão Thại nghĩ ra từ nay sẽ hết bom đạn, hết hỏa châu, trực thăng, súng máy, lựu đạn, mìn, hầm trú ẩn, những cánh rừng hoang, những cặp mắt gƣờm, những cơn cuồng nộ... Và một ngày khác bắt đầu. Nhƣng không ai hình dung đƣợc ngày ấy nhƣ thế nào.


Sau cùng, cơn mƣa trút xuống. Cả ngôi nhà hoang tàn chìm ngập trong tiếng thác đổ. Cơn mƣa muốn rủ sạch những hận thù, mộng mị… Chợt có tiếng đại bác nổ liên tiếp. Lão Thại đƣa ngó Đạm dò hỏi, vẻ thất vọng hiện ra mặt. Đạm lắng nghe một lúc rồi mỉm cƣời. Tiếng súng thƣa dần. Một hồi sau có tiếng động cơ xe, tiếng một đoàn xe quân sự chạy vội trên đƣờng, trong đêm tối, trong tiếng mƣa. Sáng hôm sau khi lão Thại thức dậy thì Đạm đã đi đâu mất. Y dậy còn sớm hơn cả lão. Y đi về bất chợt nhƣ ma quỉ lão không sao hiểu nỗi. Lão kéo tấm ván lót sàn để lộ ra một khoảng trống. Lão đu ngƣời vào sợi thừng leo xuống tầng dƣới. Trời mới rạng sáng. Cơn mƣa đêm để lại từng vũng nƣớc nhỏ. Từ bao giờ, ngọn điện trƣớc cổng nhà bật sáng choang. Lão Thại lấy làm kinh ngạc.


Lộc run lẩy bẩy. Một tay cầm vô lăng, một tay Lộc quờ quạng trong bóng tối tìm cái nút công tắc bật loạn xạ. Gã muốn ngăn chặn cái âm giọng quái đản. Nhƣng nó phát ra từ đâu mới đƣợc kia chứ ? Từ đầu, Lộc không biết. Chỉ nghe nó ong óng trong đầu một cách quái dị. Nó bắt đầu rồi. Nó lại cất tiếng rêu rao rồi. Đã bao nhiêu lần. Lộc nghe ớn lạnh từ trong xƣơng sống. Mồ hôi toát ra, lúc đầu nơi sống lƣng rồi sau lan khắp ngƣời, ở các lỗ chân lông. Một lớp lờn nhờn nhƣ nƣớc mắt loài mực ma lẩn quất dƣới rốn. Lộc đƣa tay quệt ngang mặt, tay kia vẫn giữ chặt vô lăng. Hai bên khóe miệng gã cay xè còn trong đầu lƣỡi thì đậm một vị chua loét. Chất chua từ dạ dày tràn lên, tràn lên. Hồi trƣa này Lộc không ăn gì, chỉ uống một cái sô-đa trứng. Lộc nhớ nhƣ vậy. Lộc còn nhớ cả câu nói của gã với tên hầu bàn khi tên nầy khui chai nƣớc trƣớc mặt gã: "Vẫn thứ sô-đa chó chết nhƣ mọi bữa có phải không ?" Tên hầu bàn gục gật đầu, cặp mắt lim dim nhƣ đang buồn ngủ. Làm gì có thứ sô-đa ngon lành kia chớ, Lộc thừa hiểu mà vẫn cứ mắng hắn một câu cho đỡ ức. Gã tiếc là không trữ săn ít chai nƣớc khoáng ngon lành. Đang ngồi trên xe, Lộc mơ hồ thấy sự hiểm nguy rập rình đâu đó, mơ hồ thấy gã nhƣ một cục nƣớc đá nhỏ dần rồi tan mất trong ly nƣớc nóng. Cái sức lực vật trâu của gã đến một lúc nào rồi cũng


không còn nữa. Rũ riệt, tê điếng, trống không. Các thứ cơ bắp lần hồi teo tốp lại, mặt mũi hốc hác nhìn muốn khiếp. Đã bao lần Lộc thấy gã yếu ớt, đơn độc đến phát khóc lúc nằm bên một thể xác mà gã thèm muốn... thèm đèn độ ngấu nghiến mà không làm gì đƣợc, không nhắc nỗi tay chân. Mà gã có đau ốm gì cho cam. Gã cố trấn tĩnh. Nếu lạng quạng xe có thể lật nhào nhƣ bỡn. Gã nhếch một nụ cƣời mỉa. Thật ra, Lộc còn có thể tiếc điều gì nữa. Có thể nói gã không cần làm ra tiền, không vợ, không con, không bố mẹ. Ngủ quán trọ và ăn ngoài chợ. Ngay cả căn nhà to lớn của gã, gã cũng xem nhƣ một thứ quán trọ. Rồi bây giờ gã cũng không còn ham thích gì nữa bọn đàn bà con gái. Bon chúng mới dơ nhớp làm sao. Mà chúng cứ sán vào ngƣời Lộc mới dại chứ. Chúng mong đƣợc gã che chở, mong đƣợc gā chi tiền sòng phẳng. Vài năm gần đây Lộc ƣa bọn đàn ông con trai hơn. Những đứa thiếu niên bụ bẫm với thoang thoang mùi sữa trên mép chúng.. Cái giọng cƣời, cái điệu đi làm gã say say nhƣ uống đƣợc thứ rƣợu mật ong rừng. Lộc ngây dại nhìn chúng nằm lăn ra giƣờng, giấu mặt trong hai bàn tay, phía dƣới trống truồng... gã nhốt ý nghĩ, tâm trạng, sự mê muội của gã nơi cái vùng suối sữa, nơi mà gã có thế nhìn thấy hết cội nguồn của Thƣợng đế: Nhƣ một kỷ niệm bị ruồng bỏ Em hóa xanh ngột ngạt Ngột ngạt nhịp thở Nhịp thở nào làm Lộc chết ngất, nhịp thở nào cho Lộc hồi sinh. Đốm sáng phía trƣớc nhƣ đốm cháy của mẫu thuốc lá, lớn dần, to phình, sáng lòa vệt pháo bông đêm giáng sinh, nhƣ màu lửa lạnh của ngày tận thế. Đốm sáng hình tròn, dèn dẹt nhƣ cái bánh dầy lớn, nhƣ một cái đĩa lớn, đầy những hào quang màu da cam và màu lục, bất chợt hiện ra, treo lơ lửng trên nền trời trƣớc đầu xe của Lộc. Gã đạp thắng. Chiếc xe khựng lại nhƣ một cử động giận hờn chống


chọi lại gã, rồi lƣớt tới một chút trƣớc khi dừng hẳn. Lộc nhìn sửng chiếc bánh dầy khổng lồ nhƣ nhìn con quái vật vừa xa lạ vừa quen biết - quen riêng với gã, nhƣ trong đƣờng dây riêng của một hội kín. Vật lạ đứng yên một lúc rồi thứ bốc lên cao xong lại hạ sát gần mặt đất trong tình trạng yên lặng tột điểm đến độ muốn ngất xỉu của mọi loài, cây rừng, đất đá, xe cộ, ngƣời, thú, côn trùng... Từ cách xa hơn hai trăm mét Lộc nghe thấy âm giọng thì thầm của thứ ngôn từ bí ẩn, vang vang trong óc, nhƣ đã từng vang lên không biết bao nhiêu lần. "Đây là tiếng nói từ vũ trụ.. tiếng nói từ vũ trụ.. Chúng tôi đã đến.. Chào bạn, chào bạn,..Bạn đã nhận ra chƣa ?" Hình nhƣ có tiếng cƣời ở cung bậc thật cao. Tiếng cuời xoáy trong óc sắc lạnh. Lộc nhìn thấy có ba dáng ngƣời đi lại bên trong vật lạ, bên trong cái bánh dầy lớn đó, đang treo lơ lửng giữa khung trời làm sáng cả một vùng đồi núi. Đầu tròn, thân hình vằn vện nhƣ da báo, có "ngƣời" có đến ba mắt nhƣng có ngƣời chỉ có một mắt. Tay chân "họ cử động cƣng cứng nhƣ tay chân của bọn robot, dù vậy, toàn bộ thân hình, cung cách sinh hoạt lại có vẻ tinh xảo và hoàn chỉnh nhƣ loại siêu nhân (super man) mà ngƣời ta có thể tƣởng tƣợng ra. Một phút sau, trong khi Lộc còn đang ngơ ngẩn và bần thần thì vật lạ từ từ di chuyển lên cao theo đƣờng bay của một chiếc khinh khí cầu vô hình. Vật lạ biến mất trong đêm tối cũng bất ngờ nhƣ khi xuất hiện. -… nói từ đâu thì cũng kệ mẹ mày! Lộc lẩm bẩm. Gã cục cựa thân mình không muốn nổi. Đoạn đƣờng sau cùng về thị trấn Lộc điều khiển xe nhƣ cái máy. Nhƣ ngƣời ta gắn bộ phận lái tự động. Bên phải, bên trái. Buông ga, đạp thắng, quęo. Đƣa xe vào bãi đất trống. Dừng. Lộc xuống xe, lê bƣớc về nhà. Gã xô mạnh cửa sau khi mở khóa. Gã thả rơi ngƣời xuống đi-văng và thiếp đi. Một hồi lâu xong Lộc lại mở mắt. Cặp mắt cay xè đau đớn.


Lại ngủ. Thức, ngủ, lăn trở nặng nề. Gã quằn quại suốt cả buổi sáng. -Ngày cũng nhƣ đêm, chỉ có một giấc ngủ trở đi, trở lại cho mọi ngày. Chỉ có một ngày lập lại cho cả năm. Chỉ có một năm tái hiện cho cả đời. Một chiếc xe tải nhỏ, mỗi chuyến hai ngày, đi vê bốn trăm cây số. Nghỉ hai ngày xong đến phiên kê tiếp. Rôi lại nghỉ, lại đi... Gã xoay tròn nhƣ chiếc kim đồng hồ. Thời gian không suy suyển. Không vƣợt quá cũng không hao hụt, không thắng lợi cũng không mất mát. Nhƣ cuốn lịch, dở xuôi dở ngƣợc, lật qua lật lại... cho đến một ngày có tiếng gọi chào trong radio. Nhƣ tiếng gọi của thiên thần, một kiểu thiên thần quá tân kỳ đẩy Lộc vào cuộc hồi sinh của một xác sống. Đã bao lần, bức thông điệp ngắn ngủi mời Lộc đến với chúng, nhƣng "chúng" là ai? ("hãy đến với chúng tôi để biết thế nào là một hành tinh xa xôi. Một cuộc đời mà bạn chẳng thể nào tƣởng tƣợng đƣợc nhƣng vẫn có đó, kế bên và ảo luyện.."). II Những con lợn bị nhiễm vi khuẩn HIV. Những con lợn bị bệnh sida. Ngƣời ta cắt tiết chúng. Những bát tiết đỏ ối lúc nhúc vi khuấn HIV. Mấy cái mồm thèm thuồng xông tới. Lão Biện đè Lộc xuống trút vào mồm. Lộc xô tay lão ra. Tiết lợn văng tung tóe, dính đầy lên áo quần lão. Lão Biện cƣời, hàm răng cáu bẩn làm cho bộ mặt xƣơng xấu thêm gớm ghiếc (bình thƣờng trông lão không đến nỗi nào). - Ừ, tôi sẽ không cho ông bộ ván. Tôi hứa đấy, nhƣng rồi tôi sẽ không cho. Ông có tốt với tôi đâu nào. Đời thuở nhà ai lại đè ngƣời ta xuống mà đổ tiết vào mồm. Đùa cái kiều gì thế. Ai thích thì cứ chơi, đây không thèm. Báu gì. trông phát khiếp. Lúc nhúc, lúc nhúc đầy cả trong bát tiết.". Lão Biện chƣng hửng nhƣ bị tạt nƣớc lạnh lên mặt. Lão quay trở về căn lều và nhặt lên cái rựa. Trông thấy rựa


Lộc sợ khiếp. Gã vùng chạy trốn. Lão già đuổi theo bén gót. Gã vấp nhằm hòn đá té lăn cù. Lão Biện vung cái rựa lên. … ngọn nến đã lụi tắt một kẻ nào vừa tháo chạy lời kinh truy đuổi ráo riết. Lộc ngồi dậy, sờ soạng rồi mở mắt. Thì ra đây chỉ là cơn mộng dữ. Gã chƣa bị lão Biện chém nhát nào cả. Và gã đang ngồi trên chiếc đi-văng trong phòng khách, chung quanh đầy giấy vụn cùng với sách đổ lổng chổng. Mấy cái gáy da, các miếng bìa các tông tung tóe trên sàn. Hàng vạn dấu răng gặm ngấu nghiến, đứt sực từng xấp. Lộc kinh hoàng thấy mấy tủ sách của gã bỗng dƣng tiêu ma. Gã thấy anh chàng Roquentin tháo chạy cùng Chàng Tự Học. Họ đi ngang qua cổng thƣ viện Trung ƣơng, mồm ngƣời nào ngƣời ấy sƣng phù lên. Rôi cô nàng Valérie gid đây cũng có mặt trên hè đƣờng, lếch tha lếch thếch cách thảm hại. trông chẳng hứng thú gì cả (cô ta đã bao lần sƣớng ngất trong vòng tay của A.Malraux? ) Lộc hốt hoảng thật sự. Các bộ răng chuột di chuyển khắp nhà. phá hại các công trình tƣ tƣởng mà Lộc sƣu tập đƣợc. Góc phía trong, cạnh tủ buffet là xác chết rữa nát của những Principes fondamentaux de la philosophie, kế bên làAnh chàng Nietzsche với Zarathoustra đi lẻo thẻo, rồi chàng P.Céline, chàng B.Cendras.. Chàng A.Camu với cái chết bất đắc kỳ tử vô cùng phi lý mà anh từng tiên liệu ngày nào, đành phải bỏ lại trên các vùng sa mạc u ám những ngƣời đàn bà ngoại tình; đó chính là những ngƣời tình không hề đáng thƣơng một tí nào cả. Đâu rồi bộ mặt đầy thù hận của thuyền trƣởng Ahap đi tìm bắt con cá voi trắng đã đớp mất của ông một cẳng chân làm ông không nhảy đƣợc điệu valse du dƣơng với ngƣời yêu thứ nhất. Đâu rồi những bộ mặt nghiêm trọng và đau khổ của các nhà văn lớn, các lý thuyết gia ngoan cƣờng của thế kỷ


ánh sáng ? Và còn nữa. Trên mặt đất còn hàng vạn, hàng triệu cuốn sách, nhiều quá, không biết cơ man nào là tƣ duy, ý thức, vấn đề. Lộc giật mình. Gã nhớ đến hai cuốn sách vừa mƣợn ở thƣ viện thành phố, cái thành phố vừa cổ điển vừa hiện đại mà mỗi chuyến đi gã phải mang xe đến bến để đỗ khách. Một cuốn viết về khinh khí cầu và một cuốn dự đoán về các hành tinh xa lạ. Lộc muốn tìm kiêm dấu vết các bức thông điệp bí ẩn. Gã sục sạo quơ cào trong đống giấy vụn, bia sách đến toát cả mồ hôi mà không thấy tăm dạng. Chúng tiêu đâu mất nhƣ trong một màn xiệc lố bịch và thâm hiểm. Lộc tắm rửa qua loa rồi chải đầu, thay áo. Quán cơm mặn dƣới gốc bồ đề đang chờ gã. Bên kia đƣờng chiếc xe tải nhỏ rên khò khè nhƣ con ngựa bị ốm. Tên phụ xe đang chăm sóc con vật đáng thƣơng, đêm đêm vẫn mang đến những câu chào hỏi từ vũ trụ, báo hại gã phải thất thần rú ga phóng chạy tẩu thoát. Trên nóc quán cơm mặn ngọn bồ đề cao vút chứ không rũ xõa bóng mơn man khuôn mặt trần thế. Đã bao lần Lộc nhìn thấy một vị Phật nghìn mắt, nghìn tay nhìn gã uể oãi nhai từng miếng cơm tím ngắt. Trong quán, ngồi ở chiếc bàn quen thuộc, vào buổi trƣa Lộc có thể nhìn thấy con đƣờng sắt cũ kỹ bốc khói và những mảnh trời nhỏ bé nhăn nhúm, vào buổi chiều là những ánh đèn vàng di chuyển theo chân một bầy sói hung hãn. Lộc còn nghe đƣợc cả tiếng kêu khóc của con tàu cùng tiếng gào của bánh sắt. Những thân ngƣời trôi đi, những toa đen nối nhau lƣớt qua mang theo một phần thế giới, con đƣờng ở lại, mỗi ngày mòn mỏi thêm nhƣ hơi thở, nhƣ môi khô, nhƣ lƣng còng. Cái gì làm cho gã cứng trơ ra nhƣ đã chết từ mấy nghìn năm mà chƣa kịp chôn để đến nỗi một chiếc khinh khí cầu xa lạ cũng động lòng trắc ẩn. Điều gì làm gã phải chán chê những ngƣời đàn bà trên mặt đất này, để chạy nhào đến với bọn đàn ông trong nỗi say mê nhớp nhúa và khô khốc. Lộc


ăn dĩa cơm gã từng đã ăn cách đây cả chục thế kỷ và gã sẽ còn ăn đĩa cơm tím ngắt đó không biết đến bao giờ. Cũng cái thìa và đôi đũa năm xƣa, chai nƣớc mắm ƣớt lớp nhớp ngoài vỏ, cái mùi hăng hăng của miếng ớt cùng sự phỉnh gạt truyền kiếp mà bọn chủ quan bày ra. III Lão Biện xách rựa đi vô quán. Lúc đó là năm giờ chiều. Lão có vẻ lờ đờ và gấy tóp; giống cây bàng khô hết lá vung những cành khẳng khiu trong gió. Lão cƣời, khuôn mặt mới đƣợc tạc từ mặt vị Phật sống, còn tay lão thì nhƣ bàn tay một tên đồ tể. - À, ông bạn trẻ, lão Biện nói. Hôm nay nghỉ hả ? Sao mà ủ dột quá vậy ? - Tôi có hứa, Lộc ngập ngừng nói. - Không sao, bộ ván chứ gì ? Lúc nào cậu cho tôi cũng đƣợc. Tôi không gấp. Tôi còn đang đi kiếm cho đủ tre. Lão Biện mới đƣợc cấp một vuông đất, suốt ngày lão xách rựa đi tìm xin tre về làm nhà. - Ngƣời ta có thể sống nhƣ cỏ cây suốt đời mà không cần gì cả, Lộc nói, ông có tin không ? - Nhƣng một căn nhà thì không thể không có, cậu nên nghĩ nhƣ vậy, lão Biện trả lời gã. - Không hẳn, Lộc vừa lúng búng nhai miếng cơm cuối cùng vừa gác thìa vào đĩa, một căn nhà hay một đền đài cũng vậy mà thôi. Không cần thiết... - Điều tôi đang cần là một trăm cây tre. - Nhiều quá ! - Không hẳn.


- Nếu ông muốn sống một trăm năm thì đƣợc. - Khà...khà.. Lão Biện khoái chí. Lão cho rằng Lộc muốn chúc tụng lão. Vì điều đó thực ra cũng chẳng có gì quá đáng. - Ăn cơm chớ ông Biện, ăn cho vui. - Không, tôi ăn hồi trƣa rồi. Mỗi ngày ăn một bữa cho gọn. Điều quan hệ là uống kia. Phải uống… - Tôi đã uống cả ngàn năm rồi mà có thay đổi gì đâu. Tôi đã vét đến giọt nƣớc sau cùng của đại dƣơng. Xong biển lớn lại đầy. Tôi đã cạn đến ly cuối của vò mà rƣợu vẫn không hết. Thật vô ích. Quả là hình phạt chứ đâu phải tặng thƣởng. - Vì bà cụ để tiền lại cho cậu quá nhiều nên cậu mới có ý định tát cạn bể đông, còn tôi thì tôi có kinh nghiệm rồi. Ôm đồm cho lắm vào, dự kiến cho nhiều vào chỉ thêm khổ thân, trèo cao té nặng. Tôi cũng đã có lúc nắm tiền, nắm thợ trong tay, dự tính sản xuất loại trà Trảm mã để xuất biên, khai quật đá quý ở vùng núi Rông... Đầu óc tôi cũng ghê gớm lắm. Nhƣng mà chi ? Bây giờ thì hết rồi, cả tháng kiếm chẳng ra dăm cây tre, chừng nào mới làm đƣợc căn nhà đây hở trời. - Tre há ? Đƣợc, rồi ông sẽ có. Gì nữa, cần tiền không ? - Nếu có thì quý... - Tôi sẽ cung cấp tiền. Để xem ông còn ao ƣớc điều gì. - Đủ quá rồi. Nhƣng khó khăn là làm sao trả cho cậu đây. Nợ nần là tôi ngại lắm -Tôi biếu ông hẳn, khỏi phải trả lại. - Thế lại càng khó. Tôi mang ơn cậu nặng quá, làm sao tôi trả?. Ông chẳng cần phải mang ơn. Tôi nói thật đấy. Chẳng có gì nặng cả. Tôi đi chuyến này về, đầu tháng ông sẽ có tiền, có tre. Bây giờ tạm thời ông đến ở với tôi, đừng xách rựa đi lang thang nữa .


Lộc đặt vào tay lão Biện xâu chìa khóa rồi đứng dậy. Lão Biện há mồm nhìn gã không nói đƣợc một lời nào cả. Lộc đi cả tuần rôi mà chƣa thấy vê. Ngày nào lão Biện cũng ra quán cơm chờ gã. Lão băn khoăn về công chuyện của Lộc ở thành phố. Chẳng biết gã đang làm gì ở đây. Đã có hồi Lộc bảo với lão rằng nơi ấy trụy lạc và tham lam hết cỡ. Nhƣ Ba-by-lon ngày xƣa. Không khéo có ngày bị động đất hoặc lửa vùi cho mà xem. Đàn bà thì gợi cảm và khiêu khích, còn đàn ông thì buông mình cho những ham muốn bất tận. Đêm ngày họ lao vào nhau nhƣ thiêu thân. Nhƣng còn Lộc thì sao. Tất nhiên là y không tha thiết đến chuyện lái xe để kiếm đồng lƣơng hoặc áp phe áp phiếc gì cả. Đó chỉ là chuyện múc nƣớc biển rƣới lên bãi cát, nhổ nƣớc bọt xuống dòng sông để xem con sông cƣu mang một giọt nƣớc nhƣ thế nào. Hoặc giả vứt một tiếng hú vào trong đám cháy rừng… Giờ đây Biện đi gặp ngƣời nầy ngƣời khác không phải tìm xin tre mà để kể với mọi ngƣời về chuyện Lộc giúp lão. Chuyện lão sẽ có nhà, lão sẽ dựng căn nhà nhƣ thế nào, sắp xếp ăn ở ra làm sao, phòng khách, nhà bếp, sân sau xây ra sao.Lợn gà nuôi kiểu gì đây. Trƣớc mặt nhà lão Biện dự tính trồng giàn mƣớp hoặc giàn bí, có lẽ là loại bí đỏ, trái to nhƣ bánh xe ô tô trông mới oai. Lão kể với mọi ngƣời rằng Lộc là một tay con nhà giàu, tiền của không biết làm gì cho hết nhƣng lại thích sống trá hình chơi, tự hóa thân làm một tay sốp-phơ mộng mị, chẳng cần biết đất trời là gì. Lão Biện tự cho phép mua cả một chai rƣợu để mời mọi ngƣời uống. Hết chai nầy đến chai khác, lão cho phép lão mua. Lão đi khắp xóm đƣờng tàu, vào chơi nhà các ngƣời quen và cả một vài ngƣời không quen. Rồi một buổi sáng lão năm liệt không trở dậy nổi. Đêm hôm trƣớc lão uông rƣợu khuya quá bị trúng gió mà không ai hay. Cả ngày hôm sau lão cũng vắng bóng. Buổi chiều tay Ba Long chủ quán cơm đi ngang qua nhà Lộc thấy cửa khép hờ, sinh nghi bƣớc vào thì phát


hiện thấy lão Biện nằm trên đi-văng chết cứng từ bao giờ. Ba Long la toáng lên... Vào khoảng giữa đêm Lộc về đến ngọn đèo lộng gió, cách thị trấn năm mƣơi cây số. Gã mang về cho lão Biện một gói tiền lớn vừa mới rút ở ngân hàng. Gã mỉm cƣời nghĩ đến bộ mặt lão khi gã vung gói tiền vào tay lão. Rồi ngƣời ta sẽ đồn ầm lên xem. Gã nhớ có lần một ngƣời khách đƣa trả cho gã mấy đồng tiền xe mà đúng ra ngƣời nọ phải trả nhiều hơn, nhƣng trong túi anh ta chắc chỉ có bấy nhiêu. Lộc cầm mấy đồng tiền kên, rồi bất thần ném vứt xuống đƣờng nhƣ ném vào mặt ngƣời nọ. Ngƣời khách nhìn gã, đôi môi tái nhợt run rẩy. Anh ta có thể là một viên chức nghèo ở phố huyện, sống thầm thì, côi cút. Trong một giây, gã giật mình hoảng sợ. Gã có cảm giác vừa đâm anh ta một nhát dao vì anh ta đã cƣớp của gã mấy hào bạc. Còn bây giờ thì gã lại mang biếu lão Biện một lúc cả mây triệu, dễ nhƣ bỡn. Lộc yên lặng lái xe lên đỉnh đèo. Gió vẫn thốc điên cuồng nhƣ mọi lần. Sau lƣng gã là những bao tải cồng kềnh cùng với mấy ngƣời đi tải hàng đang ngủ gà gật. Trông họ, lúc thức giống nhƣ những con ốc, còn lúc ngủ lại giống nhƣ các vị đạo sĩ. Và Lộc nữa, gã cũng giống loài ốc, mang cả đời sống trên lƣng mà la lết. Chiếc xe chợt giảm tốc độ rồi đứng sững giữa đèo. Lộc nhấn "ga" liên tục. Từ bực dọc đến nghi hoặc: Chẳng có lý gì để chết máy. Tên phụ xe, ngƣời ta phải nọc y ra mà đánh. Khung trời trƣớc mặt Lộc bùng sáng lòa. Vật lạ xuất hiện, nhƣ một cái đĩa lớn, theo đƣờng bay của một chiếc khinh khí cầu đáp xuống đỉnh đồi trƣớc mặt. Hào quang màu lục và da cam chớp tắt. Cửa mở. Một dáng ngƣời hiện ra, thân mình vằn vện nhƣ da báo, đƣa tay chào Lộc mà nhƣ vẫy gọi đến gần. Bàn tay "hắn" trằng nõn, không thây ngón tay đâu cả. Gã quên rằng hắn có thể mang một loại găng tayđặc biệt. Nhƣ một thanh sắt bị nam châm thu hút, Lộc bị cuốn đến chiếc đĩa


bay trong cơn mê muội. Nhƣ đi trong một đƣờng thông từ phòng đợi đến chiếc máy bay chở khách. Lộc mất hút sau khung kính hình bầu dục vừa đóng chặt. Vật lạ bốc lên cao rồi biến mất trong màn đêm. Nơi chiếc xe tải, gói tiền dành cho lão Biện vẫn còn nguyên. Mấy ngƣời khách hàng ngủ nhƣ chết, nhƣ bị rƣới một lƣợt thuốc mê, chẳng còn biết trời đất là gì.

(1992)

////


Cảnh chùa nằm ở vùng núi phía Tây Bắc, giáp ranh với rừng Lào, quanh năm sƣơng gió đày trời. Sát bên hông ngôi cổ tự có một trái núi nhỏ, đỉnh là khối đá hình tròn, hơi dẹt, nhƣ chiếc mũ úp chụp lấy ngƣời ngồi trầm tƣ. Sau nhiều năm, sƣ sãi trong chùa tịch đã gần hết, chỉ còn hai ngƣời, vị trụ trì và đệ tử của ngài. Trong chùa, ngoài mƣơi pho tƣợng Phật, mây phiến đá làm chổ ngã lƣng, hai cái nồi đất cũ, một cái siêu cũng đã có nhiều tì vết, một cái khạp dùng để chứa lƣơng khô thì chẳng còn gì. Ngoài giờ lễ Phật và tham thiền, hòa thƣợng cùng ngƣời học trò mỗi ngày chỉ dùng bữa có một lần. Quanh đi quẩn lại có mỗi món măng trúc là sang trọng hơn cả. Vào mùa xuân thỉnh thoảng có khách thập phƣơng đến vẫn cảnh, dâng cúng lễ vật, một ít gạo nếp hoặc ngô non cùng mấy thức tƣơng chao, oản chuối. Mấy năm về sau tính tình sƣ cụ chẳng những đã nghiêm khắc mà còn gàn dở nữa nên Phật tử thƣa hẳn. Về mùa hạ và mùa thu hòa thƣợng hay tuyệt thực, mỗi đợt dài cả tháng liền. Vào lúc câu chuyện xảy ra, sƣ cụ tuổi đã ngoại thất tuần, gầy còm, da xanh, mặt vàng. Ngài vốn là ngƣời thông minh, làu thông kinh sử. Ngay từ khi xuất gia ngài đã xác định tu là để đạt đạo chứ không phải để lánh đời.


Ngƣời đệ tử còn rất trẻ, chƣa đến ba mƣơi, là một kẻ thật thà và hay mơ mộng, nên ít thuộc kinh kệ, thƣờng vẫn bị sƣ cụ quở trách. Một hôm, vào giờ ngọ, vị hòa thƣợng thấy ngƣời đệ tử dọn lên cho ngài bát măng có lẫn vài hòn sỏi bằng đầu ngón tay út. Sƣ cụ nhặt lên săm soi xong vứt xuống sàn. Ngài cƣời thầm, cho rằng chàng trai này đã chán nản lắm rồi, chỉ mong đƣợc xuống núi, chốn thị thành. Đêm hôm sau, vào lúc canh hai, sƣ cụ trở dậy. Mỗi lần thức giấc giữa khuya ngài hay ngồi xem sách hoặc đi tản bộ quanh chùa. Lúc này ngoài trời trăng sáng trải xuống vƣờn một lớp lụa màu kem trong suốt. Các mô đá, các lùm cây biến đi đâu hết, hòa thƣợng thấy nhƣ ngài đang đứng giữa một vùng sa mạc mênh mông. Từ tam quan hòa thƣợng đi vòng quanh mãi chẳng thấy giáp vòng. Thực lạ lùng. Ngài đi thêm nữa, đi mãi cho đến khi chùn chân cũng chẳng thấy gì, đành tìm lồi quay vào chùa. May mà ngài cũng đến đƣợc chỗ nằm. Vừa thở sƣ cụ vừa quẹt lửa. Ngài thấy nơi bệ đá, chổ vẫn thƣờng ngồi dùng bữa, một vật gì tròn tròn, màu trắng. Sƣ cụ nhặt lên xem, nhận ra đây là vỏ của một quả trứng lớn. Ngài nghĩ, có thể là trứng chim rừng, đại bàng hoặc diều hâu gì chăng, ngài cũng không rõ lắm về các loài điều thú. Sƣ cụ chợt nhớ ra gần đây, ngày cũng nhƣ đêm, chẳng bao giờ ngài nghe thấy tăm dạng một giống chim nào cả. Thật là khủng khiếp. Ngài đang sống ở đâu đây ? Sƣ cụ cho rằng chỉ tại ngƣời đệ tử đã nhặt hết cả trứng của chúng. Ngài bóp bẹp cái vỏ trứng trong lòng tay rồi quẳng xuống đất. "Hèn gì mà ta đi mãi chẳng thấy giáp vòng", hòa thƣợng lẩm bẩm, run rẩy. Hôm sau, trong lúc dùng trà (chỉ là một thứ lá rừng phơi khô), sƣ cụ đọc thấy trong mắt ngƣời đệ tử một nét chán chƣờng đau


khổ. Trầm ngâm hồi lâu ngài mới mở lời: - Này con, ta biết lúc này con nghĩ và ƣớc điều gì. Ta vốn không hẹp lƣợng, mà cũng không hay ép uổng ai bao giờ. Con muốn ở lại đây, đến mãn kiếp hay xuống núi để hoằng dƣơng chánh pháp, đó là quyền của con, ta không can dự. Ta chỉ khuyên con, trong bất cứ cảnh đời nào con cũng nên coi chừng các thứ cạm bẫy, nhất là cạm bẫy của chính mình. Rồi ngài cất tiếng cƣời, đầy vẻ riễu cợt và tự mãn: - Phần ta, dù còn một mình ta vẫn trụ lại đây cho đến ngày cuối và chết trên dàn hỏa. Ta đã nguyện nhƣ vậy từ lúc xuất gia. Đừng bao giờ nghĩ rằng ta sẽ xuống núi rồi chết trên giƣờng bệnh nhƣ bao kẻ phàm phu khác. Ngày hôm sau ngƣời đệ tử vái lạy sự phụ rồi ra đi. Vị hòa thƣợng sống đơn độc hơn một năm thì ngã bệnh. Đêm nằm sƣ cụ mơ thấy giông bão ầm ầm, núi sập, hòn đá lớn trên đỉnh lăn xuống đè nát ngôi cô am khốn khổ của ngài nhƣ đè một quả trứng. Rồi không chỉ về đêm mà ngay cả ban ngày, lúc tỉnh thức, ngài vẫn nghe đƣợc tiếng rống lớn của đá vỡ, tiếng âm cuồng nộ từ trong đầu ngài vọng ra. Sƣ cụ sợ hãi, biết rằng ngày cuối cùng của ngài trên thế gian đã đến gần. Buổi sáng ngài bắt đầu ra rừng chặt các cây thông đem về chất trƣớc sân chùa để làm một cái dàn hỏa. Ngài tính có khi phải đến cả ngàn khúc gỗ mới dựng đƣợc một chiếc đài cao ba bốn mét để leo lên đấy mà tự châm lửa đốt. Phải có một lƣợng sức nóng tối thiểu nào đó thì thi thể của ngài mới biến thành tro bụi để ngài về chầu Phật. Nhƣng hòa thƣợng yếu quá, không đẳn đƣợc cây to, chỉ lôi các nhánh củi nhỏ mang về chùa. Ngài nằm bẹp trên mặt đất mà thở, Ngài lê lết, một tay bíu vào các gốc cây, các mô đá, một tay bíu các nhánh củi. Đi vƣớng vào gai, gỡ không ra, sƣ cụ


ngỡ nhƣ ngài đang lôi cả khu rừng theo về với ngài để đốt lên cho ngài chút vinh quang sau cùng. A, niềm vinh quang, Sƣ cụ nghĩ, dù diễn ra âm thầm nơi hẻm núi cho mỗi mình ngài nhấm nháp đi nữa thì cũng phải đổi bằng mồ hôi và nƣớc mắt chứ đâu có dễ dàng. Sƣ cụ bật cƣời cảm thấy miệng ngài đắng chát. Ngài nhận ra vị mặn và hôi của máu ứa từ trong miệng cùng với nƣớc mắt của ngài chảy tràn nhƣ nƣớc mắt của trăm vạn chúng sinh. Đời đã là bể khổ mà tìm kiếm chút vênh vang trong cái bể đó lại càng khổ hơn. Rồi một đêm, có có con rắn lớn từ dƣới thung lũng bò lên, dùng đuôi quật đổ dàn hỏa, lúc đó đã đƣợc chất lên khá cao. Sáng ra, sƣ cụ kinh sợ thấy công trình của ngài tan hoang, ngài run rẩy xếp sắp các nhánh củi. Vừa làm vừa niệm Phật, xin đức từ bi gia hộ cho ngài chút sức tàn để ngài chất cho xong. Qua ngày sau sƣ cụ lại thấy dàn hỏa sụp một lần nữa. Con rắn quái quỷ vẫn không chịu buông tha ngài. Quá thất vọng, vừa niệm Phật sƣ cụ vừa lê bƣớc ra con suối trƣớc cổng chùa vốc nƣớc uống lấy sức. Và ngài ngục chết nhƣ vậy, cạnh bờ suối. Ngƣời đệ từ năm trƣớc về thành phố, vào tu trong một Phật học viện, đƣợc hai năm. Rôi ông xin ra lập chùa riêng tại một xóm nhà lá bên bờ sông. Năm năm sau ông hoàn tục, kết hôn với một ngƣời đàn bà giàu có, xinh đẹp. Ông bị mê hoặc bởi ngôn từ và sự sành đời của nàng, còn ngƣời đàn bà thì say đắm đôi mắt của ông, Cần nói thêm rằng vị đại đức có đôi môi đo của một nhà quí tộc phƣơng Đông và cặp mắt của một con nai cái, trâm tƣ và vô vọng, Việc ông xuất gia đầu Phật hay cởi áo hoàn tục đều chỉ là tình cờ. Đối với ông, đời sống chỉ là những khám phá và nếm trải đầy khổ đau chứ không phải là chiến đấu và thành đạt. Hơn nữa, điều đó còn là sự ngu xuẩn vì nó không có nghĩa gì cả. Vì chính ông cũng đã từng nếm trải kinh nghiệm dại dột đó.


Ngƣời đàn bà là con gái một điền chủ, trƣớc 1945 vị điền chủ có cả ngàn mẫu ruộng. Nàng học tập và ăn chơi ở nƣớc ngoài. Nàng đã chán chê mùi vị của các thừ ái tình. Nàng cũng đã từng nếm trải và từng lạc lõng. Nàng dâng tặng vị đại đức tất cả, nụ cƣời mê hồn của nàng, các thú vui thể xác, các viên kim cƣơng và dạy ông nhiều điều. Không lâu sau, ngƣời đàn ông “nửa đời nửa đạo" khám phá ra vợ ông không chỉ là ngƣời đàn bà lãng mạn, một thứ Kiều Lan của Hermann Hesse mà còn là một ngƣời đàn bà của thế tục, một kẻ đầy tham vọng khi thời cơ đến. Sau năm 1963, tình hình Sài Gòn và cả miền Nam đầy biến động, nhốn nháo. Nàng Kiều Lan chỉ đơn giản muốn chồng mình trở thành một quan chức cao cấp, có thanh danh, có quyền lực. Và chuyện đó không phải là quá khó đối với nàng, khi nàng đã là một đệ tử ruột của Thƣợng tọa T.C. Nhƣng, nhƣ ngƣời ta có thể dự đoán: "nhà tu hành" không giới mặn, ngƣời đàn ông có đôi môi đỏ đầy vẻ quí tộc phƣơng Đông với cặp mắt từng làm say đắm Kiều Lan, đã từ chối. Họ đành chia tay, cũng dễ dàng nhƣ khi đến với nhau nhƣ những kẻ lãng mạn sẽ gặp nhau, nhƣng gặp để chứ không phải để ở lại vĩnh viễn. Đến năm 1966, trong chiến dịch "bàn thờ xuống đƣờng", nhà tu hành không giới mặn đã chết trên dàn hỏa. Cũng rất tình cờ, tên ông không có trong danh sách những ngƣời đã chết trong trận chiến đó. ////


THƠ


MÙA XUÂN 1. Chƣa thấy những con ve sầu khóc lóc vòi vĩnh ngƣời tình những con ong nhỏ than van trong rừng các búp trà bằng ngọc thạch Những ngôi nhà cháy những vƣờn của hiếm những vệt nhờn những hồi vắng Những dòng sông đƣợc chôn cất tử tế Những thạch động sửng sốt Sự hoàn thiện đến rợn ngƣời 2. Em biết không Lòng sùng bái các mùi hƣơng không cho phép vị hoàng tử dừng chân trƣớc ngôi đền kín cổng Đấy vốn là nghiệp dĩ của đời chàng không cho phép chàng dừng lại và thỏa mãn Ngày hôm sau ngƣời ta tìm thấy thi thể chàng từ dƣới đáy hồ. 1-1994


THÁNG GIÊNG ĐẾN VÀ ĐI 1. Sau cùng, Cơn lũ già nua cũng ẩn mình chờ dịp khác dòng sông trải dài niềm hối tiếc khua những giọt nƣớc mắt giận dỗi Mùa xuân đến thả những bông hoa dại lấm tấm trên lối đi ẩm uớt cuộc mặc cả muộn mằn. (Ai đã vứt những hơi thở trên đƣờng nhƣ ngƣời hành khất trả lại từng đồng tiền sám hối? ) 2. Em đã may áo chƣa ? Áo mặc trong đêm dạ hội đầu tiên chiếc áo sau cùng thời con gái – hồi hộp say mê thắc thỏm dại khờ điều dự báo có từ bao năm trƣớc và em đã mở thêm trang giấy mới trong cuốn sách riêng tƣ của đời em không ngập ngừng không quả quyết không lo sợ nhƣ em đã sống mà chƣa từng chịu đựng những hạnh phúc những khốn khổ đến và đi không tƣởng tiếc


3. Ngày tháng cứ trôi nhƣ dòng sông vô tội nhƣ tiếng chuông mỗi chiều ngân nga hiền lành từ tháng giêng này đến tháng giêng sau trong nổi lặng thầm chờ đợi. 28/12/1995


NGẪU CẢM 1 Ai quét vào đêm những nhát chổi buồn ruồng rẫy bóng tối nhát chổi nhƣ lời cầu kinh tôn giáo của loài bò sát 2 Những con rắn buồn ngông nghênh lang thang đi thử cắn vào vết thƣơng cũ nếm lại mùi nọc độc của chính mình 3 Em đến trong niềm im lặng im lặng của tiếng khóc của sự hăm hở cô đúc trần trụi ngạt thở


HOA TULIPE ĐEN Hò hẹn bao giờ mới đến đây màu đen khoác lấy xác thân này hoa ơi có phải nơi tiền kiếp em cũng truân chuyên cũng đọa đày…


MÙA THU "Rít qua kẽ răng những chiếc hàm hoá thạch" Gió đi ngủ rất muộn Có khi suốt đêm sâu trong lúc mây xôn xao kéo bừa kỷ niệm chạy qua gió oà vỡ thành từng lời gãy khúc Rồi mộng dữ vẫn cứ đến đêm đêm và hạnh phúc vẫn chẳng có mỗi ngày! Còn mùa thu năm nào cũng có và kỷ niệm vẫn chực chờ đâu đó.


HOẠT CẢNH Em múa nhảy trên sân băng em ca trên hoang mạc đậm đầy ngƣời đốt than sum vầy nơi khu rừng bè bạn bụi trên đƣờng hôn vết lăn xe.


ẨN TÌNH Em tinh tế và bén nhạy xiết bao ngay sau chiếc hôn đầu chẳng thế nào anh hiểu đƣợc. Đến một ngày em phất phơ rơi lạc dãy sao sau.


THẨM ĐỊNH Tình yêu thẩm định màu hoa Trà lúa kia thẩm định tay ngƣời trồng tỉa Ngƣời nhắm rƣợu trắng với me xanh thẩm định trăng rằm Ánh sao băng trong đêm thẩm định độ dày vũ trụ Đôi mắt đen sâu thẩm định điệu buồn Nốt nhạc ngỡ ngàng trong tim thẩm định lòng chung thủy Vết thƣơng của ngƣời chiến sĩ thẩm định bàn tay thần chết Mũi tên cắm phập trên lƣng Ai đếm đƣợc nỗi mừng vui của cung nỏ Ai phán xét đƣợc lửa trời Ai thông cảm đƣợc cơn đau Tôi bơ vơ giữa đời Em thẩm định sao đây Tôi ngất ngây trong hồn Em phiền trách tôi say Khi ngƣời thẩm định nhau Lòng đất sâu nhận hài cốt.


THẦN KHÚC

Hoan ca trong đêm pháo hoa những chiếc bình pha lê vỡ vụn ngực bết máu Cuộc chấp tranh của những ghế ngồi cuộc chiến tranh giữa những thiên thể mơ hồ không phải lúc nào cũng khó hiểu Cuộc chơi giữa hai ngƣời không cần tiền cuộc chơi nhỏ cần món tiền lớn cuộc chơi lớn chỉ cần có máu Chƣa phải là mình ngay trong thân mình uống mãi một vò cạn queo say ngất một chiều u ám Lần ly hôn thứ mấy vẫn không tìm ra gốc của khổ đau không tìm ra miền của đất hứa Đi hoang trên căn gác nghèo xộc xệch chiêc dạ dày cũ và túi mật nhỏ ai ƣa cũng không ƣa nhìn Không quen đến miền không quen


không quen bắt bàn tay không quen không quen tìm bờ môi không quen Yêu những lời chƣa ai yêu hiểu những lời không ai hiểu khải sinh lời phù chú dịu dàng Mơ về những chiếc hồ lốm đốm lửa có đàn thiên nga bay ngập Những hạt mƣa ƣớt sũng phép lạ giấu mãi trên trời những trận cƣời nhạo khuya khuắc Bóng tối đầu đƣờng hầm ánh sáng cuối đƣờng ngƣời ở giữa.


TRẤN AN Không có gì đâu mùa xuân vẫn quen đƣờng trở lại những đào mai hồng cúc vẫn thừa tƣ cách đại biểu cho cả một trời hoa Và em em vẫn đầy hƣơng sắc để chƣng trong các đêm dài Không có gì đâu mắt em vẫn còn đủ nhiệt tình cháy bỏng với màu môi biểu cảm đủ để giam giữ tôi chƣa biết đến bao giờ Không có gì đâu niềm hy vọng cuối cùng rồi cũng trở thành món hàng giá đắt

Không cho dù đến ngày tận thế cũng chẳng có vấn đề gì đâu.


MƢA KHÔ Trời cứ mƣa những cơn mƣa khô khốc và gió thốt bao lời vô vọng lời ân tình em không chen nổi Tôi khoác áo mƣa khoác cả một tình câm.


KẸO VÀ MỨT

Đừng nhặt những hòn cuội những hòn cuội sẽ biến thành núi đồi trong cơn mộng Một lƣỡi câu xoàng xỉnh bị con cá khôn ngoan nuốt trửng *Tuyết trên núi Kilimandjaro (*) tuyết trong hộp sọ Hémingway viên đạn vô tình hoàn thành sứ mạng của nó Khi con bài tẩy lật lên mƣa đổ nhƣ trút hành trình bây giờ biến thành đá tảng Em hãy nói "không" nói "không" nhƣ thân mình em một sáng không che đậy Một cụ già mua nhầm trái cam một gã đàn ông sinh nhầm ngày sinh và em và em đã trao nhầm trái tim


Còn gì để nói chăng còn gì để thở than chăng Ai đƣa mặt đất vào yên lặng ? (*) Tựa đề một tác phẩm của Hémingway


BÀI HÁT BUỒN Con ngƣời giống nhƣ Thƣợng đế luôn chất chứa mƣu định điều gì mƣu định không thành hắn già cỗi và chết đi Trôi vào tâm khảm những bài hát buồn trôi vào giấc ngủ bờ môi mấp máy nhƣ một kỷ niệm bị ruồng bỏ em hoá xanh ngột ngạt ngột ngạt nhịp thở Những lời kinh rền rĩ vin theo cành khô nơi Thƣợng đế bị giết ngọn nến đã lụi tắt phiến đá mòn nhẳn một kẻ nào vừa tháo chạy lời kinh truy đuổi ráo riết Dòng sông đen thì thầm bàn tay khẽ vẫy khuôn mặt run rẫy nắng đổ hoài không nghỉ.


TRƢỚC MIỆNG VỰC 1. Những con cá kình nghiêng đầu kinh ngạc miệng hỏa diệm sơn nhƣ dòng thác sóng trào sôi ánh bạc. 2. Những ngọn đèn sáng lên những ngôi nhà khép cửa tháng ngày chạy lùi cùng trí nhớ và tuổi đời xông tới trƣớc miệng vực.


SỰ CÔ QUẠNH 1. Ngày đó tôi là con ốc cô quạnh em hiu hiu tự đắc vực nƣớc mắt thế gian vờn chung quanh tát và xúc em đã thu về từng mớ khoảng không con ốc vẫn thân trần lùi xuống cát nƣớc rập rình em không còn gì để chứa sức sống tôi không còn gì để mất hết sự cô quạnh. 2. Còn nhớ không ngày đó điệu ca lời buồn thảm còn nhớ không ngày đêm không yêu không hận chỉ buồn là không có nhau chỉ buồn là sự cô quạnh thống soái chúng ta


HÀNG NHẬP CẢNG Tôi ngủ trên chiếc giƣờng có hình kỷ hà Của vợ tôi của em vừa bỏ lại Trên trụ cờ của trí nhớ Có Salvador Dali có Ben jamin Péret có Maiakovski Nhƣng thiếu một ngọn tóc bất tỉnh Tôi đã xin nhập cảng Em sẽ gồm thêm những sợi bạch kim Tôi ngồi trong buồng phổi mùa hè Thấy em bƣớc xuống nhà ga có đôi vú lộ liễu Thấy em đeo trên da đầu món hàng nhập cảng Trên mình em với ví xách tay với vòng hoa sắt Với y phục em còn dính một tí mật ong Chuyến xe lửa đang hút thuốc bằng củi bằng hơi nƣớc Chuyến xe lửa đang đợi em Gã tài xế làm sao thấy nổi quả mìn dấu dƣới tà vẹt. 1965


DANH TỪ RIÊNG Trƣớc mặt tên em Sau lƣng lầm lỗi những ngón chân ngƣợng ngùng mắt sao mai Tiếng nhạc đen cùng màu áo đen Trong nghĩa địa già và miền khô cằn thung lũng Ngày ấu thơ mi mắt Em là thiên nhiên hoang là hoa cỏ trắng bong sa mạc Đêm lầy lội khắng khít Tóc mun choàng kín ngực rơm Tôi nhìn Những bình minh tóc mây cổ nõn Những ân hận dày vò gối chăn Ra khỏi tâm hồn nhƣ ra khỏi thời gian Nhận diện sau buổi trƣa Sau một giấc ngủ đầy khoé mắt đẹp Ngây thơ bƣớc qua rũ rƣợi


trƣa trong miền khói mây trên nóc nhà máy tên em trên cổ choàng áo len giờ khởi hành khép ngõ 1966


HUYỀN THOẠI MÚA

Ai chốt đời ai trên đỉnh tháp tháp quay cuồng khí lạnh lóc xƣơng ta giấu đời trong vỏ ốc biển lƣng đầy biển chẳng trách chi ta Sự có mặt của Chúa sao mà sƣớng vậy bông hỏa thiêu nơi bốn góc trời Ta đi giữa. Dẫy đầy phúc lạc Huyền thoại múa trên những sợi dây thừng lũ két bày trò hèn đớn nói bi bô bầy cá song xanh ngỡ ngứa ngáy về nhảy disco bên dàn đồng ca em van xin niềm lạc quan còn sót hãy ở lại lâu bền nhƣ một chiếc váy lót bằng da 12.2.96


MỤC LỤC

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25.

Lời chúc Hoang tƣởng về những cái chết có thực Ở một góc nhỏ Buồn hoang nhiệt đới Bèo trôi Ngôi nhà mùa xuân Tâm phúc Mùa xuân Tháng giêng đến và đi Ngẫu cảm Hoa Tulipe đen Mùa thu Hoạt cảnh Ẩn tình Thẩm định Thần khúc Trấn an Mƣa khô Kęo và mứt Bài hát buồn Trƣớc miệng vực Sự cô quạnh Hàng nhập cảng Danh từ riêng Huyền thoại múa


NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 62 Bà Triệu - Hà Nội -ĐT: (84.04) 9434044 - Fax: 04.8229078 Chi nhánh: 270 Nguyễn Đình Chiểu -Q.3-Tp.HCM -ĐT: (08) 9303262

BIỂN LẠC LOÀI Thứ Lang NXB Thanh Niên – 2002

Chịu trách nhiệm xuất bản : MAI THỜI CHÍNH

Biên tập: NGUYÊN TRƢỜNG Bìa: T.G Sửa bản in: VƢƠNG T.SANG In 500 cuốn, khổ 12x19cm tai Xí nghiệp in Gia Định số 9D Nơ Trang Long, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chi Minh. Giấy phép xuất bản số 232/ 118 CXB cấp ngày 18.1.2001. In xong và nộp lƣu chiếu tháng 4/2002.




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.