Lịch sử Design thẩm mỹ công nghiệp bài 3 - Chủ nghĩa công năng (CN Cấu trúc, De Stijl. Bauhaus)

Page 1

bài nghiên cứu lịch sử thẩm mỹ công nghiệp sinh viên: Nguyễn Tùng Chi lớp: DH19A2ntG

1


câu hỏi Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu 3 phong cách tiên phong cho chủ nghĩa công năng đầu TK XX: - Chủ nghĩa Cấu trúc ( Nga, Anh) - Phong cách De Stijl ( Hà Lan) - Phong cách Bauhaus ( Đức) Các phong cách trên đã đóng góp những quan điểm thẩm mỹ mới cho chủ nghĩa công năng và các tư tưởng đó được thể hiện trên các sản phẩm, tác phẩm như thế nào. Các em hãy chứng minh? (Nêu tác phẩm, tác giả, năm sáng tác và phân tích tư tưởng nghệ thuật, giá trị công năng cho những dẫn chứng).

2


chủ nghĩa công năng (1920-1970) ● ● ●

3 thuộc tính cơ bản của kiến trúc (được đề ra bởi Vitruvius) gồm có: tính vững chãi (firmitas) tính hữu dụng (utilitas) tính đẹp (venustas) chủ nghĩa công năng là nguyên tắc mà các tòa nhà nên được thiết kế chỉ dựa trên mục đích và chức năng của chúng sau Thế chiến thứ nhất , một phong trào kiến trúc theo chủ nghĩa công năng quốc tế nổi lên như một phần của làn sóng chủ nghĩa Hiện đại (phong trào phản ánh mong muốn tạo ra các hình thức nghệ thuật, triết học và tổ chức xã hội mới, phản ánh thế giới công nghiệp mới xuất hiện, bao gồm các đặc điểm như đô thị hóa , công nghệ mới và chiến tranh)

3


chủ nghĩa Cấu trúc ● ●

định nghĩa: một triết lý về nghệ thuật và kiến trúc bắt nguồn từ Nga vào năm 1915, đề cao sáng tạo theo chức năng thay vì chỉ để trang trí hay bộc lộ quan điểm cá nhân bối cảnh ra đời: Chiến tranh thế giới I khiến cho nền kinh tế Nga bị hủy hoại nghiêm trọng, người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn, đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của Nhà nước Xô viết với lập trường ủng hộ Chủ nghĩa xã hội theo cuốn sách “Soviet Salvage”: “Sự phân đôi giữa xương máu của quá khứ đế quốc và công cuộc xây dựng “một tương lai rạng rỡ” tràn đầy năng lượng đan xen qua nền văn hóa vật chất của nước Nga Xô Viết thời kỳ đầu. Các cuộc cách mạng chấm dứt chế độ năm 1917 đã lật ngược hệ thống phân cấp xã hội như một chiếc đồng hồ cát ngược, để lại những tàn tích như nguyên liệu thô cho Thử nghiệm vĩ đại của Liên Xô.”

4


chủ nghĩa Cấu trúc ● ● ● ●

về cơ bản, nó là một phong trào lấy cảm hứng từ ý tưởng 'thay đổi' và 'cách mạng' những sự xuất hiện đầu tiên của chủ nghĩa Cấu trúc này từ lý thuyết của những công trình của hai anh em nhà điêu khắc người Nga: Naum Gabo và Antoine Pevsner chủ nghĩa Cấu trúc đề cao công năng, tính hữu dụng, hướng tới con người, hướng tới sự đơn giản, vẻ đẹp của hình khối, của sự chuyển động, của kết cấu chủ nghĩa Cấu trúc biểu hiện lên sự liên quan của các hình thức đơn giản trong hình học và đúc kết lại những hình ảnh từ thiên nhiên trên cơ sở tỷ lệ

Có thể nói, giàu tính hình học và màu sắc cơ bản là nét nổi bật của chủ nghĩa này

5


Đài tưởng niệm Quốc tế 3

chủ nghĩa Cấu trúc

(Vladimir Tatlin - 1920) ●

Công trình là 1 khối chóp có 2 đường xoắn ốc lên tới độ cao 400m.

Điểm nổi bật của công trình này chính là yếu tố hình khối vô cùng ấn tượng và giàu tính tạo hình. Tổng thể kiến trúc được tạo bởi biến thể các shape hình học (hình trụ, hình nón). Vẻ đẹp công trình nằm ở sự chuyển động của khối hết sức sinh động.

Công trình có kích thước lớn nhưng không mang phong cách nguy nga tráng lệ như những kiến trúc của khoảng thời gian trước đây.

Mặt khác, màu sắc cơ bản cũng là một yếu tố đặc trưng của chủ nghĩa cấu trúc được thể hiện ở công trình này.

đây là công trình đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa kết cấu,do Vladimir Tatlin sáng tác Tháp được cho là đại diện cho khát vọng của đất nước khởi nguồn của nó và thách thức Tháp Eiffel là biểu tượng quan trọng nhất của hiện đại. Tuy nhiên, công trình này chưa được xây dựng và các mô hình của tháp được trưng bày ở một số bảo tàng tại Thụy Điển, Moscow, Paris. 6


Toà nhà “Vòng đạp mây”

chủ nghĩa Cấu trúc

(El Lissitzky - 1920) Đó là hai ngôi nhà chọc trời theo dạng đặc biệt: ●

Ngôi nhà thứ nhất có dạng một trụ lớn, đặt phía trên là một nhà hai tầng vươn ra xa hàng chục mét theo dạng conson. Ngôi nhà này phát triển trên không trung nối với ngôi nhà sau cách ngôi nhà thứ nhất chừng 50m. Ngôi nhà thứ hai gồm một nhà lớn 3 tầng khá dài đặt trên hai cột trụ lớn. Trong các cột trụ là giao thông theo chiều đứng gồm các hệ thống thang máy và các hệ thống đường ống kỹ thuật khác. Phương án những ngôi nhà chọc trời phát triển ngang dọc trên hệ thống cột đã đưa ra một dạng công trình kiến trúc cao tầng hiện đại, một quan niệm mới về đô thị.

được coi là kiến trúc của tương lai ở thời điểm hiện tại Xét về mặt hình khối, công trình được cấu tạo từ những khối hộp cơ bản, vẻ đẹp được tạo nên bởi sự vững chãi của các khối trụ đứng nhưng không gây nhàm chán bởi sự thay đổi của yếu tố chiều hướng

7


Hanging Spatial Construction No. 9, Original work 1920-1921

chủ nghĩa Cấu trúc

(Alexander Rodchenko) ●

Bao gồm các hình bầu dục lồng vào nhau và giao nhau, Spatial Construction treo lơ lửng, chuyển động chậm dần đều với mọi dòng điện. Các hình bầu dục được đo trên một tấm ván ép phẳng, được cắt chính xác, sau đó xoay vào nhau để tạo thành một vật thể ba chiều. Trong các mảnh đồng hành, Rodchenko đã áp dụng nguyên tắc và phương pháp tương tự cho các hình dạng hình học cơ bản khác, chẳng hạn như hình vuông, nhưng những tác phẩm đó không còn tồn tại.

Sự quan tâm của Rodchenko đối với các hệ thống toán học phản ánh xu hướng khoa học của những người theo chủ nghĩa Kiến tạo Nga, những nghệ sĩ khao khát tạo ra một nghệ thuật hoàn toàn mới, hoàn toàn hợp lý cho xã hội ra đời sau Cách mạng Nga. 8


Học viện Lenin

chủ nghĩa Cấu trúc

(Ivan Leonidov - 1927) ●

Được tạo ra từ một loạt các hình dạng cá nhân thể hiện bằng các dạng hình học cơ bản và rõ ràng - chủ yếu là hình hộp chữ nhật và hình cầu

Viện bao gồm ba tòa nhà chính: một tòa nhà cao tầng có chức năng như một thư viện với hệ thống chuyển phát sách tự động; một quả cầu thủy tinh khổng lồ cho một khán phòng, cũng có chức năng như một cung thiên văn và một bệ diễn thuyết cho các cuộc biểu tình đại chúng; và một tòa nhà thấp tầng hoạt động như một viện, nối thư viện và khán phòng.

9


Học viện Lenin

chủ nghĩa Cấu trúc

(Ivan Leonidov - 1927)

Công năng được đảm bảo một cách tối đa: hình cầu là khu vực tân tiến nhất: như một khán phòng, nó có thể chứa tới 4000 người, nhưng nó có thể được phân vùng lại thông qua các bức tường treo di động để chứa lượng khán giả nhỏ hơn. Khi một nửa quả cầu được mở ra và tất cả số ghế được rút vào nửa quả cầu còn lại, nó cũng có thể được sử dụng như một bục phát biểu cho các cuộc họp mặt đại chúng.

Thư viện Lenin được sử dụng để minh họa Chủ nghĩa kiến tạo cho khán giả hiện đại vì nó phù hợp với hình ảnh của chúng ta về một kiến trúc biểu đạt và có tầm nhìn xa của bất kỳ thời điểm nào.

10


Câu lạc bộ công nhân Rusakov

chủ nghĩa Cấu trúc

(Konstantine Melnikov - 1929) ●

Một công trình cũng được nhắc đến rất nhiều là Gian triển lãm của Liên Xô ở cuộc Triển lãm Nghệ thuật Trang trí tại Paris, Pháp (1925). Melnikov đã được chọn để đại diện cho quốc gia cộng sản trẻ trung cấp tiến ở Paris. Đồ án của ông là một trong những biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa kết cấu cách mạng được xây dựng và đã gây ấn tượng rất mạnh. Căn nhà được cất bằng gỗ, có tường kính lớn, kết cấu gỗ được dùng táo bạo không che giấu.

Sự cấp tiến ở đây là bình đồ, một hình chữ nhật có vẻ bị những tia sét dưới dạng cửa cầu thang dài chéo góc rạch nát. Cầu thang đi dưới những thứ giống như thanh gươm bắt chéo, được tô điểm bằng hình ảnh và khẩu hiệu của chủ nghĩa tạo dựng đã có từ tám năm trước. 11


chủ nghĩa Cấu trúc

Sự kết thúc của chủ nghĩa cấu trúc ở Nga ●

Suốt những năm 1920, các kiến trúc sư Xô Viết đã phải tranh đấu về phong cách thiết kế trong một thập niên đầy khó khăn – khi lý tưởng ban đầu của cuộc Cách mạng tháng Mười nhường chỗ cho chính sách cực đoan của Stalin (Lênin mất năm 1924).

Chủ nghĩa đã bị Stalin và các cận thần bác bỏ vì có tính hiện thực xã hội. Các cuộc tranh luận chấm dứt khi Stalin chấp nhận chủ nghĩa cổ điển Xô Viết từ khoảng năm 1935, và một chủ nghĩa cổ điển xa lạ đã ngự trị bộ môn thiết kế kiến trúc ở Liên Xô. Mặc dù chủ nghĩa tạo dựng đã chết ở Liên Xô, nó đã trở thành một thứ văn hoá thị giác đối với những nhà thiết kế tìm kiếm những hình thức biểu hiện cấp tiến trong suốt thế kỷ XX.

"Cái chết của Chủ nghĩa tạo dựng" (Đại học Moscow, 1949)

12


chủ nghĩa cấu trúc ở Anh ●

sự mở rộng của chủ nghĩa kiến tạo ở Anh từ khoảng năm 1950, với các nghệ sĩ sử dụng các hệ thống tỷ lệ và nhịp điệu xảy ra tự nhiên để làm nền tảng cho nghệ thuật hình học của họ.

Victor Pasmore , Kenneth Martin , Mary Martin và Anthony Hill là những nhân vật chủ chốt gắn liền với phong trào này. Họ đã lấy cảm hứng từ những lý thuyết của nghệ sĩ người Mỹ Charles Biederman và khám phá những di sản của 'nghệ thuật mang tính xây dựng' được thực hiện trong những năm 1930 bởi Ben Nicholson , Barbara Hepworth và Naum Gabo , có đóng góp cho sự Nga kiến tạo là mẫu mực.

13


chủ nghĩa Cấu trúc

Đây là ngày mai, Phòng trưng bày Whitechapel 1956, với Tháp John Ernest (Xây dựng theo chiều dọc) 1955

Đại hội lần thứ sáu của Liên minh Kiến trúc sư Quốc tế, South Bank, 1961, với Tháp John Ernest, Phù điêu Mosaic, các bức tranh tường Anthony Hill và Kenneth Martin Mobiles

14


phong cách De Stijl ● ● ● ● ● ● ●

là phong cách kiến trúc và nghệ thuật được tạo ra tại Hà Lan, 1917 ở Leiden, Van Doesburg thành lập tạp chí De Stijl Tận dụng những đường thẳng đen ngang dọc làm nền tảng Chỉ sử dụng màu cơ bản (vàng, xanh, đỏ) làm màu chủ đạo và màu vô sắc (đen, trắng, xám) để làm nền cho các màu cơ bản Chủ trương trừu tượng hóa, khái quát hóa Tạo dáng hấp dẫn, liên kết các chi tiết với nhau, khoe rõ những ghép nối Ưa chuộng không gian mở, không gian đa chức năng, không gian mang tính ước lệ Chú trọng sự chính xác và hòa hợp

15


phong cách De Stijl

Post NL/Studio Putgootink – De Stijl Centenary Stamps (2017)

Năm 2017 đánh dấu một sự kiện quan trọng của mỹ thuật Hà Lan: Kỷ niệm 100 năm ra đời của trường phái De Stijl.


Red and Blue chair

phong cách De Stijl

(Gerrit Rietveld - 1923) ●

Rietveld đã giảm chiếc ghế bành truyền thống xuống còn 13 tay đòn vuông, hai tay vịn có hình chữ nhật và hai tấm hình chữ nhật tạo thành mặt ngồi và phần tựa lưng. Do đó, ông đã loại bỏ khối lượng của chiếc ghế truyền thống và nhấn mạnh chức năng.

Chỉ sử dụng những tông màu cơ bản mạnh mẽ: xanh, đỏ, vàng với màu đen làm nền, tạo nên vẻ đẹp trừu tượng và ấn tượng cho chiếc ghế.

Rietveld không tạo ra một chiếc ghế bành thoải mái mà muốn nhắm đến sự tập trung các giác quan, sự tỉnh táo. “Tôi thường xuyên quan tâm,” Rietveld nói, “với ý tưởng phi thường này về sự thức tỉnh của ý thức.”

Ghế Đỏ và Xanh là món đồ nội thất nổi tiếng nhất của Rietveld. Thiết kế đầu tiên của chiếc ghế này có từ năm 1917.


Zig-zag chair

phong cách De Stijl

(Gerrit Rietveld - 1930 to 1934) ●

Một thiết kế tối giản không có chân, được làm bằng 4 tấm gỗ phẳng (ban đầu là Elm) được ghép lại thành hình chữ Z bằng cách sử dụng các khớp nối và bắt vít hoặc bắt vít

Một biểu hiện rõ ràng của phong cách De Stijl: chỉ tập trung vào một cấu trúc/ hình khối duy nhất và sử dụng những màu sắc đơn giản, sự thú vị tạo ra từ cách tạo hình hết sức độc đáo và nỗ lực của tác giả để hiện thực hóa nó qua nhiều bản thử nghiệm và những lần thất bại khác nhau

Sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, tập trung vào công năng cơ bản nhất của đồ vật

Zig-Zag được coi là ví dụ thuần túy nhất về sự tổng hợp giữa hình thức, chức năng và cấu trúc trong oeuvre của Rietveld.


Maison d’Artiste

phong cách De Stijl

(Theo van Doesburg and Cornelis van Eesteren’s - 1923)

Cấu trúc hai tầng nhỏ bé này cung cấp sự linh hoạt phong phú trong mối quan hệ tương phản của các yếu tố và vách ngăn trượt, cho phép bố trí sinh hoạt khép kín hoặc mở.

Là một ngôi nhà tùy chọn, hoặc một chiếc tủ để ở, nó hoạt động theo phương pháp thực dụng và trừu tượng, gắn liền với một loạt các dãy nhà và mở rộng ra môi trường xung quanh.


Rietveld Schroder Huis

phong cách De Stijl

(Gerrit Rietveld - 1924) ●

Nội thất của căn nhà giống như một cỗ máy vậy, mọi thứ có thể dễ dàng di chuyển và thay đổi cho phù hợp với mục đích sử dụng của gia chủ.

Công trình này được ví như một bức họa mang phong cách Mondrian. Mục đích của Gerrit Rietveld khi thiết kế căn nhà là “mang lại ý nghĩa cho một không gian chưa hoàn chỉnh”. Vào ban ngày, đây là một không gian mở thoải mái và sáng sủa. Vào ban đêm, những tấm vách ngăn phòng sẽ tạo ra nhiều căn phòng nhỏ riêng tư và kín đáo.


Café l’Aubette

phong cách De Stijl

(Theo van Doesburg - 1926) ●

Quán cà phê l’Aubette ở Strasbourg là một ví dụ điển hình cho phong cách kiến trúc của van Doesburg; nơi đây bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự kết hợp giữa các đường chéo và khối vuông đã tạo nên một không gian nội thất cực kỳ đặc biệt.

Vẫn là những hình khối đơn giản và những màu sắc quen thuộc của trường phái De Stijl, không gian nội thất được tạo ra vừa có những điểm nhấn thú vị vừa mang tính ước lệ, trừu tượng.

Khác với những thiết kế nguy nga tráng lệ đồ sộ của những thế kỷ trước, không gian nội thất De Stijl này chú trọng vào sự mở, sự đa dạng trong công năng (như hình 2.


phong cách Bauhaus ● ● ● ●

Bauhaus là trường đào tạo những nhà Design đầu tiên trên Thế giới được thành lập năm 1919 tại Weimar (Đức) Một quan điểm mới về thẩm mỹ: các hình dáng trong sáng, không gian trang trí xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa công năng mà theo đó hình dáng là do công năng quy định. Phong cách nghệ thuật Bauhaus gồm những hình khối, hình học đơn giản không họa tiết hoa văn trang trí; đây được coi là những hình thức thích hợp với phương thức sản xuất hàng loạt. Ứng dụng những loại vật liệu mới, công nghệ hiện đại trong thiết kế.

22


phong cách Bauhaus

Walter Gropius

Walter Adolph Gropius (1883 - 1969) và trường Đại học Bauhaus: Walter Adolph Gropius (18 tháng 5, 1883 tại Berlin – 5 tháng 7, 1969 tại Boston) là một kiến trúc sư người Đức và là người sáng lập ra trường phái Bauhaus. Ông là tác giả của rất nhiều các công trình kiến trúc nổi tiếng như Nhà máy giày Fagus (1910 – 1911) Alfeld, Đức; Khu nhà ở Siemenstadt (1929), Berlin, Đức; Khu chung cư Aluminum City Terrace, (1942-1944), New Kensington, Pennsylvania…

KTS Walter Gropius – Người đặt nền móng cho kiến trúc hiện đại 23


Nhà máy Fagus

phong cách Bauhaus

(1911) ●

Nhà máy Fagus là một khu phức hợp với nhiều tòa nhà, bao gồm các chức năng khác nhau như sản xuất, lưu trữ và văn phòng

Các yếu tố thiết kế của nhà máy, chẳng hạn như các dạng hình học đơn giản của nó, sử dụng rộng rãi kính và cảm nhận không trọng lượng, trở nên không thể tách rời khỏi từ vựng của Chủ nghĩa Hiện đại và vẫn là những nguyên tắc phổ biến trong xây dựng đương đại.

Có thể thấy việc phải xử lý nhiều công năng khác nhau của công trình không khiến kiến trúc trở nên phức tạp, rối rắm mà ngược lại được bố trí một cách hết sức linh hoạt và khoa học

24


BAUHAUS

phong cách Bauhaus

(1925) ●

Toàn bộ tòa nhà được tổ chức theo chức năng. Mục đích của tòa nhà xác định hình thức của nó; tính thẩm mỹ của nó là kết quả của chức năng của nó.

Thiết kế mặt tiền cũng báo trước quá trình sử dụng sau này. Kết cấu khung xương thép mang tính cách mạng các yếu tố thép chịu lực với gạch chèn được bao phủ bởi một mái bằng - giúp loại bỏ việc gia cố kết cấu của các góc của tòa nhà. Những "góc mở" này đã được bổ sung với các cửa sổ và ban công bao bọc xung quanh các cạnh, do đó mang lại ấn tượng về sự nhẹ nhàng.

Bản thân các bức tường rèm không chịu bất kỳ tải trọng nào, nhưng cho thấy các yếu tố chịu lực đã trở thành bộ phận không thể thiếu của thiết kế.

Cách tiếp cận mới cũng được thực hiện trong bảng màu. Các bức tường bên ngoài được giữ bằng màu trắng trung tính, đơn giản, trong khi bên trong được sơn nhiều màu khác nhau giữa các yếu tố chịu lực và ngoại thất.

25


Wassily Chair

phong cách Bauhaus

(Marcel Breuer - 1925-1926) ●

Chiếc ghế này đã mang tính cách mạng trong việc sử dụng vật liệu ( thép hình ống uốn cong và sợi Eisengarn) và phương pháp sản xuất.

Ghế Wassily, giống như nhiều thiết kế khác của phong trào chủ nghĩa hiện đại , đã được sản xuất hàng loạt từ cuối những năm 1920 và liên tục được sản xuất từ những năm 1950. Một thiết kế cổ điển vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Ngôn ngữ thiết kế của chiếc ghế vô cùng thú vị, sử dụng những đường mảnh để cấu tạo và màu sắc hết sức đơn giản.

Khi chiếc ghế được tái phát hành vào những năm 1960, nó được đặt tên là "Wassily" bởi nhà sản xuất Ý của nó 26


phong cách Bauhaus

Một số thiết kế ghế kinh điển khác

27


Barcelona Pavilion

phong cách Bauhaus

(Ludwig Mies van der Rohe - 1929) ●

Được thiết kế vào năm 1929 cho Triển lãm Quốc tế Barcelona, cấu trúc bằng kính, thép và đá cẩm thạch tinh xảo tuyệt đẹp đã nhanh chóng được tháo rời vào năm 1930. Nửa thế kỷ trôi qua chỉ với những bức ảnh và bản vẽ để tham khảo; nhưng dù đã qua lâu, công trình kiến trúc này vẫn không bị lãng quên, được thế giới ưu ái ghi nhớ như một tấm gương sáng của thiên tài kiến trúc van der Rohe và chủ nghĩa hiện đại thế kỷ 20 .

Công việc bắt đầu vào năm 1983 để tái tạo lại tòa nhà mang tính biểu tượng trên địa điểm ban đầu của nó, với Pavilion cuối cùng đã hoàn thành vào năm 1986.

28


phong cách Bauhaus

Chỉ trong 14 năm tồn tại, nhưng Bauhaus đã để lại cho thế giới những tư tưởng, những công trình kiến trúc, nghệ thuật, thiết kế tầm cỡ di sản. Cái tên Bauhaus không còn là cái tên của một ngôi trường, Bauhaus ngày nay là cái tên của một trường phái thiết kế đầy tính nhân bản, là một trường phái hiện đại với ý tưởng của chủ nghĩa công năng. Xây dựng từ những năm 1925 – 1926, các toà nhà của trường Bauhaus – Dessau do kiến trúc sư Walter Gropius thiết kế đến nay vẫn được xem là những công trình đậm chất hiện đại

29


Le Corbusier ●

Khi nhắc tới chủ nghĩa công năng, chúng ta không thể nào không nhắc tới Le Corbusier - một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỷ 20, cùng với Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius và Theo van Doesburg Le Corbusier, người nổi tiếng nhất trong “Bộ Tứ” Kiến trúc hiện đại, để lại câu nói bất hủ: “Ngôi nhà là một cái máy để ở”. Ông luôn bắt đầu mỗi dự án thiết kế bằng cách nghiên cứu công năng sử dụng của toà nhà một cách khoa học và duy lý. Le Corbusier cho rằng “sáng tác kiến trúc nghĩa là sắp xếp lại một trật tự. Nhưng mà là trật tự của cái gì? Của các chức năng và những vật thể khác nhau”. Chân dung Le Corbusier

30


Le Corbusier ●

Ông cố gắng định nghĩa và phân biệt những bộ phận chức năng trên các bản vẽ sơ phác của toà nhà, thậm chí chính khu đất dự án cũng được Le Corbusier coi như là một phần của dây chuyền chức năng. Ở bất cứ dự án nào thì những nét phác thảo đầu tiên trên giấy của ông cũng là các ý tưởng về phân khu chức năng, cấu trúc cơ bản và phân luồng giao thông.

Phác thảo đồ án Biệt thự Stein-de Monzie, Garches, Pháp, 1926 31


chủ nghĩa công năng - Le Corbusier

Villa Savoye (1931) Biệt thự Savoye đã tập hợp năm nguyên tắc thiết kế kiến trúc mà ông nêu ra trông tạp chí L'Esprit Nouveau và cuốn sách Vers une architecture: ● ● ● ● ●

Tuy nhiên, ngoài việc tận dụng triệt để công năng, KTS còn thiết kế công trình dựa trên sự cộng sinh giữa kiến trúc và môi trường thiên nhiên, thể hiện qua sự đan xen giữa ngoại thất và nội thất. Đây cũng là yếu tố tiên quyết khiến Villa Savoye trở thành một trong những kiệt tác kiến trúc nổi tiếng trên toàn thế giới.

Nhà trên cột, giải phóng không gian tầng một Vườn trên mái Mặt bằng tự do Cửa sổ băng ngang Mặt đứng tự do

Le Corbusier thiết kế công trình theo chủ nghĩa công năng, các không gian từ nhỏ đến lớn đều có chức năng riêng. Những yếu tố mang tính trang trí trong công trình luôn đi kèm với một công năng nhất định. Những đường nét và hình khối rất cơ bản đưa công trình đến một vẻ đẹp tinh giản và thuần khiết.

Villa Savoye 32


câu hỏi Sức ảnh hưởng của 3 phong cách trên tới những thiết kế chuyên ngành hiện nay mà các bạn đang theo học? Công nghệ số đã phát huy những tư tưởng gì của chủ nghĩa công năng?

33


ảnh hưởng của 3 phong cách trên tới thiết kế nội thất và kiến trúc hiện đại Không thể phủ nhận rằng, các phong cách thiết kế hay chủ nghĩa nghệ thuật này có vai trò vô cùng lớn trong việc hình thành các phong cách thiết kế hiện đại. Cùng với các tên tuổi kiến trúc sư, nhà thiết kế vĩ đại của suốt một thế kỷ trước, có thể kể đến một số chủ nghĩa thiết kế vẫn còn tồn tại và phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thời đại ngày nay như: chủ nghĩa công năng, kiến trúc hữu cơ, phong cách tối giản và giá trị tinh thần. Nhìn chung, phong cách của thời hiện đại dù là ở Việt Nam hay trên thế giới cũng đều rất chú trọng vào công năng thiết kế, đặc biệt là với kiến trúc. Những thiết kế được coi là thông minh khi giải quyết được những vấn đề của tự nhiên, đất đai hay những tồn đọng sẵn có, đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu của con người. Bên cạnh đó, nội thất cũng đi về hướng tối giản trong hình dạng, đặc biệt trong những năm gần đây, những thiết kế mang tính trừu tượng, hình học, đáng chú ý là những hình bo tròn, hình cong đang trở thành xu thế mới của thời đại.

34


thiết kế hiện đại

Trịnh Hữu Ngọc - nhà thiết kế nội thất đầu tiên ở Việt Nam Điều đáng nói nhất là ở thời điểm 1961, khi trên thế giới mới chỉ có công ty Thụy Điển IKEA bắt đầu làm loại giá sách gá lắp từ các bộ phận gia công hàng loạt, thì Trịnh Hữu Ngọc đã trình bày đủ loại bàn, giường, tủ, và ghế được thiết kế để sản xuất hàng loạt trong đề cương mẫu hàng mộc mới này. Có thể thấy, tư duy thiết kế của ông cũng một phần thừa hưởng những tinh hoa của chủ nghĩa công năng. Một số quan điểm chính: ● ●

Bày hàng khoe của – Nhà nào cũng trang hoàng bày biện phô trương, như cửa hàng bách hóa; Bày biện theo lối lai căng – Bắt chước chỗ này một chút chỗ khác một chút, không giải quyết vấn đề theo đúng nhu cầu và khả năng; Trọng đồ phụ tùng hơn cuộc sống chính – Đồ đạc dù sao cũng chỉ là những phụ tùng cần thiết. Đã là phụ tùng thì phải tiện dùng,, không thừa không thiếu. Nếu một thứ đồ mà dùng được nhiều việc càng hay. Để nhà rộng rãi mát mẻ dễ lau dễ dọn cho được sạch sẽ hơn là để nhà chứa đầy phụ tùng, tổ bụi, tổ bẩn;...

Trịnh Hữu Ngọc bên kiểu ghế ưa thích

35


TG Home

thiết kế hiện đại

(KTS Lê Trương)

Lê Trương là một kiến trúc sư nổi tiếng và có tiếng trong cộng đồng kiến trúc sư tại Việt Nam hiện nay. Công trình TG Home chính là ngôi nhà mà ông đã tự thiết kế cho mình và gia đình, không chỉ đẹp mà còn đảm bảo chặt chẽ việc đáp ứng các công năng phục vụ con người. Đặc biệt hơn, ở công trình này, ta thấy hiện diện rất rõ dấu ấn của các phong cách thiết kế đã được nhắc tới.

Công trình cũng chính là ngôi nhà của kiến trúc sư

Trong khung cảnh nhỏ này, theo chia sẻ của kiến trúc sư, ông đã sử dụng các sản phẩm ghế có tên tuổi (Wassily Chair…) kết hợp với các sản phẩm được sản xuất riêng tại Việt Nam. Đồ nội thất cũng được thiết kế hết sức tối giản nhưng được kết hợp màu sắc, hình dáng vô cùng tinh tế, lối thiết kế tiết chế không hề phô trương kiểu cách nhưng vẫn đậm tính nghệ thuật.

36


CORB

thiết kế hiện đại

(Daria Zinovatnaya) Phong cách thiết kế nội thất có sự ảnh hưởng của phong cách De Stijl nhưng có sự biến đổi cũng như sáng tạo thêm so với nguyên bản. Có thể thấy trong thiết kế của mình, tác giả sử dụng những đồ nội thất với thiết kế không quá phức tạp, đồ sộ mà tập trung vào màu sắc. Cách sử dụng các tông màu mạnh mẽ như đỏ, vàng, xanh trên nền đen trắng đặc trưng của phong cách khiến cho thiết kế trở nên giàu chất nghệ thuật. Đặc biệt, những mảng tường được cách điệu, thêm các thủ thuật tạo độ đậm bằng đan xen các đường đen trắng khiến cho không gian thêm phần độc đáo.

37


Berlin - The Living Walls

thiết kế hiện đại

(KTS Lê Quang - 2016)

Lê Quang là một kiến trúc sư trẻ người Việt Nam đã có thời gian học tập và thực hành kiến trúc tại Đức và Thụy Sĩ, các thiết kế của anh luôn luôn tập trung vào công năng, xử lý các vấn đề, rộng hơn là giải quyết các vấn đề về cả chính trị và xã hội gắn liền với các công trình kiến trúc của mình. “Như mọi người đã biết về Berlin hiện nay là thành phố là điểm đến của nhiều người tị nạn nhất ở Châu Âu. Họ có thể là Syria, Afghanistan .. rất nhiều quốc gia. Vì vậy, có nghĩa là tất cả họ đều hướng về Berlin với các ngôn ngữ khác nhau, nền tảng giáo dục khác nhau, nền tảng văn hóa khác nhau .. Vậy với 1 triệu dân, chúng ta phải làm gì, thiết kế có thể làm được gì? Cá nhân tôi không nghĩ rằng cung cấp Mái ấm cho Người tị nạn là đủ, chúng ta nên cung cấp cho họ những thứ hơn thế nữa, Nó có thể là “Tiềm năng”, “NHÀ” cho họ, thậm chí đó sẽ là ngôi nhà tạm thời nhưng nó có thể là cơ hội tốt để họ tự cải thiện và vượt qua giai đoạn căng thẳng này.” (Trích lời giới thiệu của kiến trúc sư) 38


Berlin - The living Walls

thiết kế hiện đại

(KTS Lê Quang - 2016) Đối với Berlin - The Living Walls, công trình này được xây dựng hoàn toàn bởi các giàn giáo (công trình không trường tồn, xây dựng với mục đích cho người di cư tới ở trong vòng khoảng 8 tháng). Một sự phân chia rõ ràng có thể được nhìn thấy giữa các khối dịch vụ và khối nhà ở, cũng đã cung cấp các lối vào khác nhau, đồng thời được liên kết với một lối đi bên trong để xe chữa cháy tiếp cận. Sự tách biệt và bố trí của các khối xây dựng tùy theo chức năng mà chúng chứa, và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các khối riêng biệt hoàn toàn đặc trưng cho một dạng tứ giác trong kế hoạch, đồng thời tạo ra các không gian mở thích hợp bên trong chúng cho các cuộc tụ họp. Những khối nhà mảnh mai này với không gian trong nhà có cách bố trí tương tự, cung cấp các tiện nghi cơ bản, kích thích quá trình người di cư bước ra khỏi nơi ở và tương tác với nhau và xã hội, làm quen với lối sống và do đó thích nghi với nơi ở mới.

Sơ đồ mặt bằng và mặt cắt của công trình

39


Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam

thiết kế hiện đại

(KTS Nguyễn Tuấn Anh - 2009)

Quan điểm thiết kế : ●

KTS có rất nhiều công trình trường học tại Việt Nam

Hình thức kiến trúc phải đạt yếu tố thẩm mỹ cao, hiệu quả, phù hợp với tính chất công trình. Đường nét kiến trúc mạch lạc, đơn giản, nhấn mạnh đến sử dụng các vật liệu hiện mới để đáp ứng yêu cầu công năng, phù hợp với tầm vóc của công trình. Các vật liệu chú ý đến tính bền vững và an toàn trong quá trình vận hành và bảo dưỡng. Tạo lập một tổng thể hài hòa, chặt chẽ về công năng, nổi bật về hình thức, hướng tới tính nhân văn, và mỹ học trong việc sắp đặt không gian. Giải pháp thiết kế phải đảm bảo tính hợp lý, đủ điều kiện xây dựng công trình có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu đề ra, phù hợp với kế hoạch tổ chức thi công, đảm bảo đúng tiến độ chung của dự án đã được thành phố phê duyệt

40


Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam

thiết kế hiện đại

(KTS Nguyễn Tuấn Anh - 2009)

Một số hình ảnh khác của công trình

41


Nhà trong rừng

thiết kế hiện đại

(Florian Busch architects - 2020) Nằm trên khu vực khoảng 3 ha rừng, gần khu trượt tuyết Niseko, ngôi nhà được xây trên những cột cao bằng gỗ nhằm tách khối công trình khỏi mặt đất và không gây tác động vào hệ sinh thái của khu rừng. Chủ đầu tư của dự án là một gia đình nhiều thế hệ, đã đưa nhiệm vụ thiết kế cho các KTS rằng họ mong muốn một không gian nghỉ dưỡng cho phép họ có thể dành nhiều thời gian để tương tác với nhau và được đắm chìm trong môi trường thiên nhiên. “Ngôi nhà trong rừng không phải là tổ hợp hình khối cố định mà đó là nơi không gian nhà ở có thể đối thoại với sự biến đổi không ngừng của khu rừng”, các KTS giải thích. Nhận xét: Công trình thừa hưởng những yếu tố của thiết kế kiến trúc hiện đại, với một hình dáng bên ngoài vô cùng độc đáo. Điểm đặc biệt là hình dạng độc đáo này được tạo ra trên con đường giải quyết vấn đề công năng cho công trình. 42


Rokko Housing

thiết kế hiện đại

(Ando Tadao - 1983)

KTS nổi tiếng Tadao Ando đã có những tác phẩm kiến trúc rất độc đáo. Những bản vẽ sơ phác của ông là những bài học đáng giá cho KTS và sinh viên kiến trúc. Năm 1983, ông thiết kế Khu chung cư Rokko trên sườn núi tại tỉnh Hyogo ở Nhật bản. Những khối nhà nhấp nhô giật cấp ngoạn mục ăn nhập với cảnh quan núi rừng tạo nên một khu nhà ở tiện nghi và đẹp. Những ngôi nhà được xây dựng với mối quan hệ chặt chẽ giữa không gian công cộng và riêng tư, thông qua khái niệm về giao thông công cộng và sân thượng, nơi cư dân. Đổi lại, mỗi hộ gia đình tìm cách khẳng định lại cá tính riêng của mình, không gian, sân thượng, quan điểm khác nhau và mối quan hệ giữa chúng. Được biết, từ nhỏ Ando Tadao đã đọc rất nhiều sách và người truyền cảm hứng cho ông chính là KTS Le Corbusier.

43


thiết kế hiện đại

Xu hướng Minimalism

Less is more – đó là sự khởi nguồn, tư tưởng, triết lý, là nguyên tắc chủ đạo mà kiến trúc sư Mies van der Rohe đã đề ra. Đối ngược lại với trường phái cổ điển và nhiều trường phái khác làm đầy, làm đẹp, làm hoàn thiện kiến trúc bằng những chi tiết, bằng trang trí nội thất; kiến trúc tối giản tự hoàn thiện bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều. Ít nhất, cũng là hướng tới sự hoàn mỹ và thành công. Từ xuất phát đó, thì “hạn chế” là một trong những nguyên tắc – biểu hiện cụ thể của kiến trúc tối giản. Tạo hình kiến trúc và màu sắc đạt đến sự tối giản

44


A Minimalist Geometric Home

thiết kế hiện đại

(AD Architect - 2020)

Ngôi nhà này phá vỡ ranh giới không gian, kết hợp tư duy chiết trung, thẩm mỹ hạn chế và logic hợp lý, và khơi gợi cảm xúc, tạo ra một sân khấu thân mật cho những người cư ngụ.

“Ở giai đoạn đầu thiết kế, tôi đã nghĩ về cách trình bày không gian này, theo chủ nghĩa hình thức hay chủ nghĩa chức năng? Rõ ràng, chúng tôi không muốn chỉ làm nổi bật cấu trúc và hình thức của ngôi nhà này. Thay vào đó, chúng tôi cần kết hợp lưu trữ và các chức năng khác vào không gian theo cách ẩn, để bộc lộ trạng thái đơn giản nhất của nó, phù hợp với thái độ tỉ mỉ của người cư ngụ đối với cuộc sống. Mặt phẳng tự do và các hình dạng hình học tạo ra các kết hợp không gian khác nhau, để thể hiện cá tính của người cư ngụ. Thiết kế nhằm mục đích gợi lên sự tương tác giữa con người và không gian, đồng thời truyền tải cốt lõi tinh thần cơ bản của nơi ở thông qua cách tiếp cận tối giản.” (Lời tác giả) 45


Công nghệ số đã phát huy những tư tưởng gì của chủ nghĩa công năng?

Rõ ràng, sự thay đổi và phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của toàn thế nhân loại. Và kiến trúc, thiết kế hay nghệ thuật đều không nằm ngoài vòng xoay đó. Công nghệ không chỉ như một công cụ đắc lực giúp triển khai các thiết kế mà còn tạo ra những phong cách thiết kế mới hết sức thú vị và độc đáo.

46


Công nghệ số đã phát huy những tư tưởng gì của chủ nghĩa công năng? Trước hết, không thể không nhắc tới sự hiện diện của công nghệ cũng như sự kỳ vọng rất lớn của các kiến trúc sư thế hệ trước vào nó. Điển hình là công trình Học viện Lenin (Ivan Leonidov - 1927). Để nhấn mạnh một kỷ nguyên của niềm tin không giới hạn vào một thế giới công nghệ sắp tới, vai trò của công nghệ được thể hiện một cách chính thức và chức năng trong toàn bộ dự án, đặc biệt là trong thư viện, nơi có hệ thống phân phối sách tự động với hệ thống băng tải dọc và ngang chuyển sách trực tiếp từ các ngăn xếp đến các phòng đọc. Toàn bộ viện được trang bị công nghệ thông tin liên lạc như điện thoại, đài, và các thiết bị viễn thông từ xa để toàn thể cán bộ nhân viên có thể làm việc cùng một lúc. 47


công nghệ trong thiết kế

Xu thế Smart - home

Có thể nhận định một cách vô cùng chắc chắn, những ứng dụng của công nghệ trong thời đại mới không chỉ giúp các nhà thiết kế tăng đến mức tối đa công năng sử dụng các sản phẩm của mình, mà còn góp phần tạo ra những lối sống mới, những giá trị mới. Xu hướng nhà thông minh với các thiết bị tự động đã, đang và sẽ trở thành một phần quan trọng trong thiết kế các công trình hiện đại. Nếu như những năm trước đây, xu hướng này mới chỉ phổ biến trên thế giới thì càng ngày nó càng được các chủ đầu tư tại chính Việt Nam tin tưởng.

Nhà thông minh (tiếng Anh: home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động, thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web. Các chức năng: ● ● ● ● ● ● ● ●

Điều khiển chiếu sáng (on/off, dimmer, sense, timer, logic,...) Điều khiển mành, rèm, cửa cổng Hệ thống an ninh, báo động, báo cháy ĐK Điều hòa, máy lạnh HT Âm thanh đa vùng Camera, chuông hình Hệ thống Bảo vệ nguồn điện Các tiện ích và ứng dụng khác 48


công nghệ trong thiết kế

Nội thất thông minh

Không chỉ các công trình nhà ở mà cụ thể những sản phẩm nội thất đa chức năng, phục vụ các đối tượng và tất cả các môi trường đa dạng đều có thể được kết hợp với công nghệ hướng tới người dùng tốt hơn. Có thể thấy, yếu tố công năng luôn luôn được cố gắng nâng cao.

49


Kiến trúc High - tech

công nghệ trong thiết kế

High – Tech có những mối liên hệ chặt chẽ với kiến trúc hiện đại mới là trào lưu kiến trúc tiêu biểu và lành mạnh nhất của kiến trúc cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Ảnh hưởng của kiến trúc High – Tech hiện nay rất lớn, nó được phát triển mạnh không chỉ ở Nhật, Tây Âu, và Mỹ mà còn phạm vi toàn thế giới, đặc biệt những biến thế của nó mang tính chất tiến bộ còn có thể giúp áp dụng cho các nước nghèo. Với một đội ngũ kiến trúc sư – tác giả ưu tú nhất của thời đại, High – Tech đã đóng góp tiến bộ và có hiệu quả vào việc thay đổi tính chất lẫn hình ảnh của nền kiến trúc đương đại. (Với sự phát triển cao của công nghệ và sản xuất, các kiến trúc sư High – Tech đã thực hiện được những lý tưởng mà nhóm Archigram ở Anh đề xuất vào những năm 60 mà trình độ lúc đó họ chưa thực hiện nổi.)

Công trình Renault Building do Norman Foster thiết kế ở Swindow (1982) 50


công nghệ trong thiết kế

Kiến trúc High - tech Anh là một xứ sở đầu tiên của kiến trúc High – Tech mà những ví dụ sau đây đã minh chứng điều đó. Tòa nhà Renault do Norman Foster thiết kế ở Swindow ( 1982) bao gồm một loạt những khung sắt bọc nhôm với hệ dây cáp căng ra chịu lực đã rất dễ dàng trong việc dỡ bỏ hay thêm thắt để tạo thành một hệ thống văn phòng, không gian trưng bày và kho hàng. High – Tech cũng đảm bảo viêc xây dựng rẻ hơn, dễ hơn, nhanh hơn như một số trong những ví dụ đầu tiên của loại hình kiến trúc. Ngày nay, cùng với xu hướng Kiến trúc xanh, Kiến trúc năng lượng, Kiến trúc High - Tech bằng những tác phẩm công trình tầm cỡ thế giới, thông qua sức mạnh kỹ thuật, tính ưu việt của các công nghệ mới với những vật liệu tiên tiến và nghệ thuật tạo hình khoáng đạt đã đóng góp hiệu quả vào việc thay đổi hình ảnh của nền kiến trúc đương đại. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ này cũng mang công năng các công trình kiến trúc lên một tầm cao mới.

Trung tâm văn hóa ở Noumea, New Caledonia – Renzo Piano

51


Mở rộng: Ứng dụng công nghệ trong thiết kế công trình công cộng

công nghệ trong thiết kế

Ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực hoạt động của thư viện: Về phát triển dữ liệu số, Chương trình tập trung thúc đẩy các dự án số hóa tài liệu và tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện trên cơ sở tạo mới và tích hợp với cơ sở dữ liệu số sẵn có theo hướng mở, chú trọng tài nguyên giáo dục mở; hình thành cơ sở dữ liệu hệ thống định danh các thư viện, cơ quan thông tin và các dịch vụ cung ứng tại thư viện cũng như trên không gian mạng. Hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác để cung cấp dịch vụ định danh cho người sử dụng; xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến và phổ biến rộng rãi tới tất cả người dân, có phân biệt các đối tượng đặc thù.

HỆ THỐNG THƯ VIỆN KỸ THUẬT SỐ DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN 52


Mở rộng: Ứng dụng công nghệ trong thiết kế công trình công cộng

công nghệ trong thiết kế

Ứng dụng công nghệ số trong bảo tàng và triển lãm: Với Wi-Fi trong toàn bộ tòa nhà, khách có thể truy cập ứng dụng di động của bảo tàng để biết thêm thông tin và hướng dẫn âm thanh, đồng thời tải hình ảnh lên Instagram. Nó đang thử nghiệm với các công nghệ mới nổi như iBeacon và thậm chí cả thực tế tăng cường. (Sreenivasan đã giới thiệu một ứng dụng AR trên điện thoại thông minh có tên Blippar đã làm hoạt hình một bức tranh khi anh ấy đặt iPhone của mình trước mặt nó.) Nó đưa lên mạng miễn phí 2.600 tin nhắn âm thanh. Nhóm truyền thông kỹ thuật số đang phát triển nội dung kỹ thuật số đặc biệt nói về cách bảo tàng sửa chữa các tác phẩm nghệ thuật bị hư hỏng. Tất cả những điều này chỉ là một số trong số các viện bảo tàng nỗ lực kỹ thuật số mới đang bắt tay vào thực hiện, theo sau các dự án như số hóa bộ sưu tập của họ và cài đặt màn hình video - và tất cả để đưa mọi người trở lại bên trong bảo tàng.

Cooper-Hewitt Smithsonian Design Museum

53


Mở rộng: Ứng dụng công nghệ trong thiết kế công trình công cộng

công nghệ trong thiết kế

Ứng dụng công nghệ số trong bảo tàng và triển lãm: Nghệ thuật được trưng bày luôn đi kèm với những tấm biển cung cấp một số thông tin chi tiết, bao gồm tiêu đề, nghệ sĩ, ngày tháng và đôi khi, một mô tả ngắn. Nhưng nếu khách muốn biết nhiều hơn những gì được mô tả? Bảo tàng Brooklyn đang sử dụng công nghệ iBeacon như một cách để khách tương tác với các chuyên gia bảo tàng, trong những tình huống như vừa mô tả. Với thực tế tăng cường, du khách có thể sử dụng một chiếc điện thoại thông minh đơn giản để khám phá thêm thông tin về một tác phẩm nghệ thuật theo cách tương tác. Ví dụ: đặt điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng lên một bức tượng cổ có thể hiển thị các bộ phận còn thiếu đã bị vỡ ra - giúp khách tham quan có thể hiểu được nó trông như thế nào khi nó còn mới. Vì AR phản ứng với chuyển động của bạn trong môi trường nên trải nghiệm cũng hoàn toàn là 3D.

54


Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của cô và các bạn!

55


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.