[BTL] LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM - CỐ ĐÔ HOA LƯ

Page 1

L ỊCH SỬKIẾNTRÚC PHƯƠNGĐÔN G GVHD : NINH VIỆT ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC
Thiệu Thị Trường Vy Nguyễn Thanh Nhân THÀNH VIÊN Huỳnh Khâm Đức Nguyễn Ngọc Anh Thư Nguyễn Phúc Lộc Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
CỐ ĐÔ HOA LƯ

GIỚI THIỆU

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng thời là 1 trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận. Tồn tại 42 năm (9681010) và trải qua 3 triều đại : nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý.

Cố đô Hoa Lư là một kiến trúc hài hòa giữa nhân tạo và thiên tạo. Các triều vua đã sử dụng triệt để sự lợi hại của những dãy núi và hệ thống sông hào làm thành quách để xây dựng cung điện. Qua thời gian, thành nhân tạo chỉ còn là những dấu tích, thành thiên tạo là những vách núi vẫn còn tồn tại mãi.

1

Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố Đô. Khu di tích lịch sử Cổ đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 kmz thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cổ đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.

2 VỊ TRÍ

PHÂN TÍCH CỐ

Cố đô Hoa Lư là một kiến trúc hà thiên tạo. Các triều vua đã sử dụn những dãy núi và hệ thống sông h xây dựng cung điện. Qua thời gian là những dấu tích, thành thiên tạo còn tồn tại mãi.

Núi Mã Yên: Tên núi Mã Yên vì t ngựa. Tương truyền khi dựng kinh núi này làm án. Đứng ở trên đỉnh cảnh Cố đô với dãy núi Rù bao qua

Núi Cột Cờ: Phía đông bắc thành nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt, tại dấu tích tường thành.

Ghềnh Tháp: Phía đông nam có Tiên Hoàng duyệt thủy quân. Kh Tiền, hang muối - nơi cất giữ tài Tiên nhốt hổ, báo để xử người có tộ

3

3

Kinh thành Hoa Lư gồm một vùng núi kê sát. 3 hướng về phía đông

Kinh đô Hoa Lư được ba vua đã dựa theo địa hìn thành nối các núi đá, dự hơn 300 ha. Toàn bộ Đinh, Lê dựa vào thiên nặng tính chất quân sự

Thành Hoa Lư có rất nh còn có cổng thủy do son Thành Hoa Lư có hại vò là thành Động, vòng thà PHÂN TÍC

3

3
4 CẤU TẠO THÀNH THÀNH ĐÔNG 1 THÀNH TÂY 2 THÀNH NAM 3

THÀNH THÀNH TÂY

Thành ngoại rộng khoảng 140 ha, thuộc địa phận hai thôn Yên Thượng và Yên Thành xã Trường

Yên, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín, tách biêt với thành nội do núi non trùng điệp.

Khu thành ngoài là nơi làm việc hàng ngày của triều đình Hoa Lư. Đây là cung điện chính mà khu vực Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành nằm ở trung tâm.

NAM 3

THÀNH

Rộng hơn thành Ngoại, diện tích khoảng 160 ha, nằm ở phía Tây Bắc, thuộc thôn Chi Phong cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi.

Là nơi ở của gia đình vua cùng một cố người hoàng tộc và quan lại cao cấp của triều đình. Ngoài vua và vô số quan lại được quyền cư trú trên, ở thành ngoài và thành trong còn có các doanh trại của 3000 quân câm vệ bảo vệ vua và triều đình, dân chúng chỉ được cơ trù ngoài thành. Hiện nay ở thành Tây còn lại các di tích như chùa Kim Ngân xưa là nơi cất vàng bạc và ngân khố quốc gia.

Là khu vực phòng thủ của kinh đô. Khu Thành Nội rộng hơn, ăn thông với Thành Ngoại bằng một ngách núi, gọi là Quèn Vòng với những cầu Đông, cầu Rền. Bên ngoài thành có nhiều trạm gác bảo vệ. Kinh thành nằm giữa những quả núi lớn bao bọc xung quanh, mang nặng tính chất quân sự, vị trí kín đáo, thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công, lại xa biên thùy, khó khăn trong việc giặc phương Bắc tìm hiểu, mở những đợt tấn công chớp nhoáng.

Phía Đông Bắc thành có núi Cột Cờ, xưa là nơi vua Đinh cắm cờ nước, gần đó là nơi vua đứng duyệt thủy quân trên sông Sào Khê. Phía đông nam khu Thành Ngoại còn có động Am Tiên trên lưng chừng núi, xưa là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ báo để trừng trị những kẻ có tội, còn ngay dưới chân núi là Ao Giải, nơi vua nuôi giải để ném những kẻ có tội xuống ao cho giải ăn thịt.

ĐÔNG 1
2

Từ Thời Đinh, Hoa Lư được xây dựng và trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt

Từ đó đến năm 1009, Hoa Lư là nơi diễn ra nhiều hoạt động ngoại giao giữa các triều đình nước Đại Cồ Việt với triều đình nhà Bắc Tống.

Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng

Long. Từ đó đến thời Trần sử dụng thành

Nam Trường Yên của cố đô Hoa Lư làm cứ g chiến chống quân Mông Nguyên.

5 MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG
1 2 3

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam

Hán trên sông Bạch Đằng.

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng

đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô.

Sau 6 năm ông trị vì đến khi mất Nhà Ngô

bắt đầu suy yếu và sụp đổ vào năm 965.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế và chọn Hoa Lư làm kinh đô, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

6 BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1 2
VỀ XÂY DỰNG 3 VỀ XÃ HỘI VỀ KIẾN TRÚC 7 Ý NGHĨA 12

VỀ XÃ HỘI

Thành Hoa Lư là tuyến phòng thủ quan bảo vệ đất nước.

Thành Hoa Lư mang tính kết nối cộng nổi bật có vai trò đặc biệt trong đời sống

1
2 VỀ KIẾN TRÚC KIẾN TRÚC ĐỀN THỜ HỆ THỐNG LĂNG, BIA KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀ CHÙA CỔ HỆ THỐNG PHÙ, MIẾU 1 2 3 4

KIẾN TRÚC ĐỀN THỜ

Đền được dựng trên nền chính điện của kinh đô Hoa Lư, có mặt bằng kiến trúc dạng “nội công ngoại quốc”, với tổng diện tích khoảng 3 mẫu Bắc bộ. Trước đền có núi Mã Yên làm bình phong, phía sau đền là dãy núi Dù bao bọc, các kiến trúc thành phần được bố trí đối xứng nhau qua đường “dũng đạo”. Kiến trúc chính của đền gồm: Bắc môn, nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng, nhà Khải Thánh, tiền đường, thiêu hương, hậu cung, nhà bia, sân vườn… Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung. Hồ bán nguyệt là một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong hồ thả hoa súng. Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong. Ở giữa bình phong là bông gió với họa tiết kiểu hoa cúc. Ngọ môn quan là cổng ngoài dẫn vào đền. Trên vòm cửa cong là hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che với tám dao mái cong vút. Cổng ngoài có ba gian lợp ngói, mặt trong cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết".

ĐỀN ĐINH TIÊN HOÀNG 1

LỊCH SỬ ĐỀN VUA ĐINH TIÊN HOÀNG

Tương truyền lại, vua cùng với con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại vào năm 979, theo nghi lễ triều đình đã tấn phong thuỵ hiệu, mỹ tự, lập đền thờ cúng ngay tại quê nhà. Do Đó, đền đã được khởi lập từ xa xưa. Hiện nay, phần còn lại của đền mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Ngày nay, du khách từ cố đô Hoa Lư, sau khi leo 265 bậc đá sẽ hướng tới viếng thăm lăng mộ vua Đinh trên núi Mã Yên Sơn. Tuy nhiên, theo người dân, đây chưa chắc đã là khu lăng mộ thật mà cũng có thể chỉ là lăng tưởng niệm mà thôi. Người dân Hoa Lư tương truyền rằng sau khi vua bị hại, triều đình đã làm 99 chiếc quan tài vua Đinh đưa vào chôn trong khắp vùng núi Hoa Lư, lăng trên Mã Yên Sơn là nơi chôn 1 trong 99 chiếc quan tài đó, vì sợ các sứ quân trước đây bị đánh bại sẽ báo thù, tìm cách cướp xác, đốt phá lăng vua Đinh. Chính vì vậy đâu mới là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị Hoàng Đế vĩ đại trùng điệp non nước Hoa Lư vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.

MẶT BẰNG NỘI CÔNG

Kiến trúc “nội công ngoại quốc” có thể thấy phổ biến nhất

ở các ngôi chùa của Việt Nam, nghĩa là kiến trúc bên trong có hình chữ Công (⼯), bên ngoài có hình chữ Quốc (国).

Chùa kiểu “nội công ngoại quốc” là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà Tổ hay nhà Tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công (⼯), còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu (⼝) hay như ở chữ Quốc (国).

NGOẠI QUỐC

Đền được dựng trên mặt bằng kiến trúc hình chữ “Công”, gồm các hạng mục: tiền đường, thiêu hương và hậu cung. Kiến trúc tiền đường gồm 5 gian, mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê. Thiêu hương gồm 2 gian dọc. Hậu cung gồm 5 gian, dài 14m, rộng 6m. Gian giữa đặt tượng Lê Đại Hành, gian bên trái đặt tượng Thái hậu Dương Vân Nga, gian bên phải đặt tượng Khải Minh Vương (Lê Long Đĩnh)… Ngoài ra, trong khu vực này còn có một số hạng mục kiến trúc khác, như tam môn, từ vũ, nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng, nhà vọng, hai nhà bia. Là một công trình độc đáo của kiến trúc trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở kỳ 17 và là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo hiểm, được bảo tồn. ĐẠI

ĐỀN LÊ
HÀNH KIẾN TRÚC ĐỀN THỜ1

KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG

Nhìn từ phía ngoài mái đình có tỉ lệ đồ sộ, chiếm 2/3 chiều cao công trình, 4 góc xòe rộng, uốn lượn nhẹ nhàng, đặt trên hệ cột to khỏe, vững chắc.

Bờ nóc hơi võng, có khi 2 đầu nhô cao vút ra ngoài như hình con thuyền lớn. Trên 2 đầu bờ nóc được đắp hình con Kìm Lạc long thủy quái, ở giữa bờ nóc hình lưỡng long chầu nguyệt (hình thức này sang thời Nguyễn mới thịnh hành), bờ chảy đắp các con xô lân, phượng…

Bốn góc mái nhô cao với các đầu đao cong vút đan cài ở 4 góc

Các cột đình thường để mộc, bào nhẵn, cũng có những đình làng cột cái được sơn son thiếp vàng, trang trí rồng mây.

2

KIẾN TRÚC CHÙA CỔ

Mái chùa: Triền mái thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái, phần mái lớn chiếm 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, góc mái (tàu đao) làm cong uốn ngược, còn gọi là đao quật. Trên mái có sự xuất hiện những hình ảnh con giống được làm từ đất nung hay vữa truyền thống, ở các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm (rồng, cá chép hóa rồng…) ở hai đầu bờ nóc… Hệ thống đỡ mái hiên là bằng cây kẻ, hay bẩy. Mái thường lợp ngói mũi hài, kiểu 4 mái hoặc 8 mái cong.

Cột chùa: Cột chùa thường tròn và to mập, phình ở giữa, có chân, chống đỡ sức nặng của cả công trình. Cột thường có cột cái, cột con và cột hiên. Chùa thường gồm có các vì nối với nhau bằng các xà.

Cửa chùa: Thường được làm bằng gỗ tự nhiên với nhiều kiểu dáng khác nhau, là loại cửa bức bàn hoặc cửa “thượng song hạ bản” (phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín), ngưỡng cửa xây cao, cửa ra vào thường rộng lớn còn cửa sổ nhỏ.

2

HỆ THỐNG LĂNG, BIA

Lăng vua Đinh và lăng vua Lê đều xây từ năm 1840 và được trùng tu vào năm 1885[28] nên khá khiêm nhường và cổ kính. Lăng vua Đinh xây bằng đá, được đặt trên đỉnh núi.

Bia Cầu Dền là một tấm bia cổ, minh chứng xác thực cho sự xuất hiện chiếc cầu đá bắc qua sông Sào Khê và cũng là một cửa ngõ của kinh thành Hoa Lư từ thời nhà Đinh.

Nằm rải rác trong khu dân cư cố đô Hoa Lư có rất nhiều các công trình lăng phủ cổ kính thờ các quan thời ĐinhLê và các thái tử, công chúa ở 2 triều đại này. Phủ là nơi làm việc của quan lại thời Đinh Lê, khi kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô thì phủ trở thành nơi thờ phụng.

HỆ THỐNG PHỦ, MIẾU

3 4

VỀ XÂY DỰNG

Vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông hồ làm thành quách. Kinh đô Hoa Lư là một "quân thành" phòng ngự vững chắc, vừa tiết kiệm sức người và của lại vừa đảm bảo đối phó tối ưu với các thế lực thù địch.

Cách xây dựng thành lợi dụng địa thế tự nhiên hiểm trở, kết hợp hài hòa với những tuyến thành nhân tạo, cách lợi dụng những tuyến đường thủy như sông Sào Khê làm hào, cộng với kỹ thuật xây thành, xây cung điện có dùng đến cây họ cỏ; cây thân gỗ để chống lún, gia cố móng tường thành, công trình kiến trúc trong môi cảnh thung lũng Hoa Lư lầy lội thể hiện cách thích ứng, cách sử dụng những lợi thế đặc điểm địa hình tự nhiên của nhân loại ở một tầm cao mới trên cơ sở kế thừa truyền thống sử dụng vùng núi và thung lũng

3

8 VẬT LIỆU, MÀU SẮC

Vật liệu kiến trúc ở Cố đô Hoa Lư, đặc biệt là nhóm gạch ngói, mặc dù người Việt học hỏi kỹ thuật của người Hoa nhưng đã hoàn toàn sản xuất theo tiêu chuẩn riêng của mình.

Những mô típ trang trí sen, phượng khô cứng cũng được người Việt điều chỉnh làm mềm mại, phù hợp hơn với văn hóa Việt. Những vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc mới nhanh chóng được người Việt hòa cùng phong cách kiến trúc tre gỗ truyền thống, từ đó tạo nên phong cách kiến trúc và trang trí kiến trúc riêng, đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc.

Kinh đô Hoa Lư xưa là nơi đóng đô của các triều đại Đinh-tiền Lê-Lý. Một công trình kiến trúc thành lũy vĩ đại Thuở nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta xây dựng kinh đô đã lấy núi cao làm thành lũy, dựa vào sông chảy quanh vùng làm hào sâu, nhờ thế khi tiến có thể đánh bại quân thù, khi phòng thủ tướng sĩ bảo toàn lực lượng. Từ đó, kinh đô Hoa Lư, trở thành trung tâm quyền lực phong kiến của nước Đại Cồ Việt. Trải qua hơn 1.000 năm tác động của tự nhiên, con người, dấu tích lâu đài, cung điện ở vùng đất này chỉ còn một số đoạn tuyến tường thành đắp bằng đất, đá, gạch, được ngành chức năng khai quật khảo cổ. Năm 2021, cuộc khai quật ở cánh đồng Nội phía nam đền Vua Đinh thuộc Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư làm phát lộ một phần nền móng kiến trúc của người xưa, trong đó có ba cụm cọc lớn đóng sâu từ 1,8 m đến 2,5 m có gia cố cọc. Đây là lối kiến trúc giai đoạn Đại La, sau đó được nhà Đinh sử dụng lại ở giai đoạn đầu dựng nước. Ngoài ra, di vật thu được gồm nhiều loại gạch, ngói, đồ gốm sứ, sành có niên đại kéo dài từ trước Công nguyên đến thời Đinh-tiền Lê. Trong đó, gạch, ngói giai đoạn thế kỷ 7-9 có số lượng nhiều nhất. Kết quả đó, bước đầu cho phép các nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học và ngành chức năng ở tỉnh Ninh Bình nhận định kinh đô Hoa Lư có hai khu vực chính là: Thành Nội và Thành Ngoại.

Kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô với hai công trình nổi tiếng về kiến trúc được nhân dân xây dựng trên dấu tích cung điện cũ là đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Vua Lê Đại Hành, lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia gắn với lễ hội truyền thống Hoa Lư. “Với những giá trị nổi bật về kiến trúc, hòa quyện cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, núi cao soi bóng sông Sào Khê, Di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2014, Di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư thuộc Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” Ninh Bình trở thành vùng du lịch trọng điểm quốc gia và khu vực, các bộ, ngành chức năng cần sớm rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, xây dựng đề án tổng thể về bảo tồn, khai quật khảo cổ, để phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa vùng Cố đô Hoa Lư và lưu vực sông Hoàng Long chảy qua Ninh Bình. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH NGÀY NAY ?

9

Là một trong bốn vùng lõi của Quần thể di sản thế giới Tràng An, khu di tích Cố đô Hoa Lư là điểm đến đặc biệt mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử dân tộc. Ngày nay Hoa Lư ấy mang vẻ trầm mặc của thời gian, nhưng vẫn đầy uy nghi gợi nhớ về một thuở vàng son.

9 KẾT LUẬN
THANK YOU

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.