4 minute read
Việt Nam Đang Trong Cơn Sốt Vì Dịch Bệnh Covid
Phạm Dung
Đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam (bắt đầu từ ngày 27/4/2021) đang diễn biến hết sức phức tạp, số lượng ca nhiễm mới tăng nhanh với đa ổ dịch, đa biến chủng và nguồn lây, nhất là tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam.
Advertisement
Tốc độ lây nhiễm mạnh của đợt dịch COVID-19 lần 4 tại Việt Nam
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận dương tính với SARS-CoV-2 trong đợt dịch lần thứ 4 là một người đàn ông sau khi hoàn thành thời gian cách ly tập trung. Từ đây, bắt đầu chuỗi lây liên tiếp tại Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bắc Giang và Bắc Ninh, Sài Gòn và các tỉnh phía Nam với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau.
Trước đây, Việt Nam đã trãi qua 3 làn sóng Covid-19. Đợt đầu tiên được ghi nhận với chủng virus nguyên phát từ Vũ Hán (Trung Quốc). Trong đợt này có một số bệnh nhân nặng nhưng không gây ra ca tử vong.
Đợt dịch lần 2 xuất hiện ở Đà nẵng vẫn với chủng virus Vũ Hán nhưng bùng phát chủ yếu trong bênh viện và gây ra 35 ca tử vong ở những bệnh nhân rất nặng, có nhiều bệnh nền.
Đợt dịch lần thứ 3 xuất hiện ở Hải Dương với biến chủng Anh là chủ yếu. Trong đợt này có số các ca mắc rất khá lớn, tuy nhiên số ca nặng không nhiều và không có ca tử vong nào.
Hiện tại, Việt Nam đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4. Đợt dịch này Việt Nam phải ứng phó cùng lúc với hai biến thể của virus SARS-CoV-2 gồm biến thể của Anh và biến thể kép của Ấn Độ, cả hai đều là biến thể có tốc độ lây lan nhanh, có tính phức tạp hơn so với các đợt dịch trước. Với sự xuất hiện của nhiều ổ dịch đồng thời cùng lúc ở nhiều địa phương, cả ở trong bệnh viện, trong cộng đồng và các khu công nghiệp lớn.
“Biến chủng của Ấn Độ lây lan nhanh
hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí. Như vậy, đúng như bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam, những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín lây lan rất nhanh”.
Đến nay, dịch bệnh tại Bắc Giang và Bắc Ninh đã được kiểm soát, còn dịch bệnh tại Sài Gòn vẫn diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc trong cộng đồng không xác định được nguồn lây. Từ đầu tháng 08 đến nay số ca dương tính với SARSCoV-2 tại Sài Gòn tăng kỷ lục, có ngày lên đến hơn 5.000 ca, tiếp theo là các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang với số lượng ca cũng tăng nhanh đáng kể.
Dù áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong thời gian giãn cách toàn TP theo chỉ thị 16 nhưng số ca nhiễm mới vẫn tăng cao. Điều này buộc chính phủ phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp chống dịch tối ưu và người dân lúc nào cũng phải nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe bản thân.
Trong giai đoạn này Ban Chỉ đạo quốc gia chống dịch COVID-19 đã yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan chức năng lên phương án, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất. Tập trung thực hiện các biện pháp như giãn cách xã hội, test kháng nguyên nhanh để thần tốc truy vết, đưa ngay ca nghi nhiễm ra khỏi cộng đồng trong thời gian nhanh nhất; Thực hiện cách ly F1 tại nhà giúp giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung và góp phần làm giảm lây nhiễm chéo…Và đặc biệt là tiến hành tiêm vaccine cho người dân, đây là chìa khóa then chốt để khống chế dịch COVID-19 trên toàn quốc.
Sài Gòn sẽ tăng cường biện pháp chống Covid-19 với yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố... Tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tử vong; tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực nguy cơ rất cao “vùng đỏ trên bản đồ Covid-19 ở Sài Gòn”; tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân. Cũng như đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, nhanh hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trên địa bàn.
Nhìn chung để ứng phó diễn biến dịch bệnh phức tạp, từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát đến nay, Sài Gòn đã triển khai
nhiều biện pháp, trong đó giãn cách xã hội với các cấp độ thắt chặt tăng dần. Người dân cũng nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương chống dịch, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng. Hu vọng rằng với sự ý thức và tiếp tay của mọi người, Việt Nam sẽ kiểm soát được dịch bệnh trong thời gian tới để mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường.