17 minute read
Biên Khảo: Hát Bả Trạo
HÁT BẢ TRẠO_ Đoạn 1
ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG
Advertisement
Trong các thể loại dân ca nghi lễ, hát Bả trạo là bộ môn hát có kết hợp múa. Một hình thức nghệ thuật diễn xướng của ngư dân ven biển miền Nam Trung Việt từ Thừa Thiên đến Bình Thuận. Và chỉ trình diễn trong dịp lễ Cầu Ngư, ngày giỗ Ông [1] hoặc mỗi lần Ông lụy [2] cử hành tang lễ. Vì thế hát Bả trạo còn được gọi là hát Bạn chèo, hát Phường chèo, hò Đưa linh, hò Hầu linh. Hát Bả trạo, theo nghĩa đơn giản ban đầu là hát có cầm mái chèo (把 bả: nắm chặt, trạo: mái chèo). Trải qua nhiều thời đại, bộ môn này được bồi bổ dần, trở nên phong phú và nghệ thuật hóa. Tuy vẫn còn tính chất dân gian nhưng đã pha trộn màu sắc Hát tuồng, động tác chèo lái đã được cách điệu hóa để phối hợp nhịp nhàng với ca nhạc, màn trình diễn hoạt cảnh bơi thuyền cũng trở nên thi vị và sống động lạ thường.
I - SỰ HÌNH THÀNH
Tìm về cội nguồn của hát Bả trạo, chúng ta có thể lấy cột mốc năm 1471, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành ở Vijaya, khắc bia ở núi Thạch Bi (đèo Cả) để phân ranh giới, đưa dân các tỉnh miền Bắc vào định cư suốt từ Quảng Nam đến đèo Cù Mông, lập ra Thừa tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định). Ở vùng đất mới lắm tài nguyên, giàu hải sản, tiếng đồn “Vũng Bấc nhiều tôm, Vũng Nồm nhiều cá” [3], dọc theo bờ biển những làng chài mọc lên như nấm, làm ăn phát đạt: “Ai về nhắn với nậu nguồn, măng le gởi xuống cá chuồn gởi lên.” (ca dao) xác họ lên, đưa vào bờ. Khi tỉnh lại, thấy mình nằm trên bãi cát. Nhớ ơn cứu tử, từ đó, ngư dân có tập tục thờ cúng cá voi. Khi Ông lụy, trôi giạt vào bờ, người nào thấy xác Ông trước nhất, được đứng chủ
H 1: Toàn cảnh làng Xương Lý và Vũng Nồm. (Ảnh: Phan Minh Châu cung cấp)
Nhưng có điều, vùng biển này thường gặp dông bão bất ngờ. Một năm chỉ có mùa xuân được sóng yên bể lặng. Bước sang hạ, lại bắt đầu bất ổn, mùa gió Nam thường gây ra những cơn lốc làm đắm thuyền. Tục ngữ địa phương đúc kết kinh nghiệm: Cha chết mẹ chết không lo, Hỏi thăm Nam lò thổi dịu hay săng. Vào thu, những cơn mưa rào như thác đổ kèm theo dông tố, cuối thu còn có những trận bão lớn từ ngoài khơi Thái Bình Dương bất thần ập tới. Tiếp đến mùa đông, gió Đông Bắc làm biển động thường xuyên. Ngư dân, cuộc đời gắn bó với sóng nước, may ít rủi nhiều; họ bám víu vào niềm tin có đấng thần linh sai cá voi đến cứu mạng, trong lúc nguy khốn. Và trên thực tế, nhiều vụ đắm thuyền, được cá voi cứu, đưa vào bờ an toàn. Mỗi khi gặp nguy cấp, thuyền nhân thắp nhang van vái. Họ réo gọi ông Đông Hải [4] và dùng cây gõ vào bất cứ vật gì có thể phát âm như thùng thiếc, mõ, mạn thuyền... để báo tin. Nghe tiếng kêu cứu, Ông vội đến, tựa lưng vào mạn thuyền cản sóng, nhờ đó thuyền qua được cơn bão táp. Nếu thuyền chìm, sức người bơi lội giỏi đến đâu cũng chỉ vẫy vùng trong chốc lát rồi ngất xỉu. Ông đã nâng thân tang. Rồi cả làng tự nguyện đóng góp làm ma chay linh đình, xây lăng để chôn cất, và định ngày giỗ hàng năm. Mỗi lần cúng tế, đời sống hàng ngày trên sóng nước của ngư dân tác động đến ý nghĩa nghi lễ, chi phối cả hình thức ca múa phục vụ cho buổi lễ. Hát Bả trạo hình thành từ góc độ này. Thoạt tiên, ngư dân chỉ diễn lại thô sơ cách sinh hoạt trên thuyền. Dần dần, các làn điệu dân ca được đưa vào bộ môn, phối hợp nhịp nhàng với động tác chèo lái. Khi Đào Duy Từ (1572 - 1634) sáng lập ra nền Hát bội ở xứ Đàng Trong và được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, lòng hâm mộ Hát tuồng đã tác động mạnh vào hát Bả trạo. Vì thế, bộ môn này lại một lần nữa được phong phú hóa bởi các làn điệu Hát bội. Nhân vật trong hát Bả trạo được xây dựng như các vai tuồng. Và kịch bản cũng được kết cấu như một vở tuồng ngắn, có phần giáo đầu mở ra sự kiện, tiếp đến là phần diễn biến sinh hoạt nghề nghiệp và cuối cùng là phần kết thúc, bao giờ cũng có hậu cho khán giả thỏa lòng. Có điều đặc biệt, ở Hát bội mỗi kịch bản là một đề tài, trái lại hát Bả trạo chỉ là một kịch bản duy nhất, tuy có thay đổi một số câu văn để hợp với từng địa phương, các vai tuồng
cũng không thay đổi, và dù có diễn lại nhiều lần, người xem cũng không nhàm chán trước hoạt cảnh đồng bộ múa ca.
II - NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN
Hát Bả trạo chỉ thuận tiện trình diễn trên sân đất rộng rãi, đủ dung nạp số lượng diễn viên đông đảo cầm mái chèo múa hát. Cùng lúc lên sân khấu, tối thiểu cũng phải 11 người (3 ông tổng và 8 con trạo), tối đa là 19 người (3 ông tổng và 16 con trạo), thì xướng (lệnh của người chỉ huy) và xô là tiếng “dạ” đồng loạt của những người chèo thuyền, mới tạo được không khí rầm rộ và phấn khởi, trông rất đẹp mắt.
01 - Biểu diễn đội hình Bả trạo:
a/ Về đội hình: Sắp xếp theo mặt bằng của chiếc thuyền, đầu đuôi nhọn, phần giữa phình ra; gồm 1 Tổng tiền (tức Tổng mũi) đứng trước, tiếp theo là 8 hay 12 hoặc 16 con trạo còn gọi là bạn chèo (luôn luôn số chẵn) xếp hai hàng dọc, 1 Tổng thương (tức Tổng khoang) đứng giữa hai hàng bạn chèo và sau cùng là Tổng hậu (tức Tổng lái).
H 2: Sơ đồ diễn múa Bả trạo qua 5 đội hình.
b/ Về trang phục và trang cụ: Tổng mũi và Tổng lái mặc lễ phục cổ truyền: khăn đóng, áo dài cặp trong trắng ngoài đen, quần trắng. Tổng mũi còn phải hóa trang rực rỡ, nai nịt oai vệ như một vị tướng, tay cầm cặp sênh, quay về phía bạn chèo, gõ nhịp điều khiển. Tổng lái, hai tay cầm mái chèo dài khoảng 2 mét, múa động tác lái thuyền. Tổng khoang và các bạn chèo ăn mặc gọn gàng, đầu chít khăn, thắt lưng đỏ. Tổng khoang mặc áo ba màu, trang trí thành từng vằn, hoặc xen kẽ nhau theo hình lát chả, quần xăn quá gối, tay cầm gàu, cúi xuống ngẩng lên theo nhịp điệu, diễn cảnh tát nước trong thuyền ra. Các bạn chèo đồng phục trắng, chân đi đất, ống quyển quấn xà cạp, tay cầm mái chèo ngắn độ 120 cm, sơn đầu trắng đầu đen, theo nhịp sênh đồng loạt cúi về phía trước rồi ngả mình ra sau, biểu diễn động tác chèo thuyền. Thiết kế theo lối cổ truyền là thế, nhưng với sáng kiến và linh động, đôi khi có vài thay đổi về trang phục và diễn xuất, cho hoạt cảnh thêm phần mới lạ, miễn sao vẫn giữ được nét chính truyền thống. c/ Về nghệ thuật: Các động tác của diễn viên tuy diễn lại những việc làm của nghề nghiệp mang tính dân gian, nhưng đã được cách điệu và nghệ thuật hóa nên phối hợp nhịp nhàng với điệu nhạc, lời ca. Hát Bả trạo chịu ảnh hưởng của Hát tuồng, xử dụng các làn điệu như Xướng, Nói lối, Ngâm, Hát nam, Hát tẩu, Hát tấu, Hát ban... Mỗi lời nói là mỗi câu thơ, mang đậm nhạc tính. Vì vậy, phần đệm âm của hát Bả trạo, ngoài tiếng sênh ngắt nhịp, còn có đàn cò, trống cơm và kèn để đưa hơi. d/ Về diễn xuất: đúng vị trí tâm điểm của vòng tròn), sau cùng là Tổng lái (Hình 3). - Nghe hiệu lệnh 2 tiếng sênh, các con trạo ở cung tròn bên tả và cung tròn bên hữu tách vòng, xếp thành hai hàng dọc. Tổng khoang đứng yên vị trí, tức ở giữa hai hàng bạn chèo. Tổng mũi tiến tới đứng trước và cách đều hai hàng dọc bạn chèo. Tổng lái lùi lại, đứng sau bạn chèo và thẳng hàng với hai tổng kia (Hình 4). - Tổng mũi gõ hai tiếng sênh, các bạn chèo ở hai bên hàng dọc, từng cặp đối xứng, đâu mũi chèo bắt chéo vào nhau ở trên cao khỏi đầu. Gõ hai tiếng sênh kế tiếp, mái chèo lộn nửa vòng đối xứng từng cặp để mũi chèo chéo nhau dưới đất. Hai tiếng sênh nữa, các con trạo vung mái chèo khua một vòng, rồi hai tay đỡ mái chèo nằm ngang trước bụng trong tư thế đứng nghiêm. Tiếp hai tiếng sênh, Tổng lái tiến lên đứng phía bên trái Tổng mũi, còn Tổng khoang thì đứng bên phải, thành hàng ngang trước quan tài hay bàn thờ ông Đông Hải. Lễ bái bắt đầu. Trong lúc vị chủ lễ long trọng đọc văn tế, Tổng mũi ra hiệu lệnh cho đám bạn chèo nâng mái chèo lễ 4 lạy. Khi dứt bài văn tế, hai tiếng sênh báo hiệu, Tổng lái và Tổng khoang lui về vị trí cũ, đội hình y như Hình 4. Rồi hai tiếng sênh tiếp theo, các con trạo bật mái chèo, hai tay cầm cán và hướng mũi chèo ra phía ngoài, đối xứng nhau từng cặp, sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền.
- Khi giàn nhạc trỗi lên, đội hình Bả trạo theo hàng một tiến ra sân diễn, đi đầu là Tổng mũi, rồi đến Tổng khoang, tiếp theo là các bạn chèo, sau cùng là Tổng lái (Hình 1). - Mái chèo được cầm dựng đứng bên tay phải, bàn tay bồng lấy chuôi chèo, mũi chèo hướng thẳng lên trời. Đến chỗ quy định, các diễn viên đi quanh theo chiều kim đồng hồ xếp thành vòng tròn (Hình 2). - Ba ông Tổng bước lui vào trong vòng tròn và xếp hàng dọc, đứng trước là Tổng mũi, giữa có Tổng khoang (đứng H 3: Đội hình bả trạo ở Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên [5]
02 - Diễn hát Bả trạo:
Xong phần biểu diễn đội hình, đến lượt múa Bả trạo cũng do Tổng mũi điều khiển. Hai tiếng sênh ra hiệu cho Tổng lái cất giọng trước. Tổng lái (Tổng hậu) xướng [6]: Án nội lễ nghi chỉnh túc Đăng chúc huy hoàng Truyền cho bả trạo hưởng ban Xếp chèo vào bái yết. Con trạo đồng thanh: Dạ! Tổng hậu:
Xuân thu lộ tiết Thốn niệm thanh hương Tửu cúc trà lan Hạ các đẳng cung kiên Ớ bả trạo! Cái [7] khai thuyền hầu trạo. Trạo (đồng thanh): Dạ Hạ thiên quan thủy sắc Hốt nhật chiếu huy hoàng Khai thuyền hầu linh vị Đẳng bả trạo quý vương! Đẳng bả trạo vương! (Theo tiếng phách của Tổng tiền, các con trạo diễn động tác chèo thuyền. Khi Tổng tiền quay về phía con trạo gõ sênh, đám bạn chèo cúi mình và hai tay nắm chuôi chèo với ra đằng trước giả làm động tác chèo thuyền. Khi Tổng tiền quay về phía mũi thuyền để gõ sênh, đám bạn chèo ngả mình ra sau và hai tay co lại như động tác làm đẩy con thuyền lướt trên mặt nước. Các động tác phải đồng bộ và nhịp nhàng.) Tổng hậu (tay lúc nào cũng làm động tác giữ chèo lái) xướng: Chói rạng hai vầng nhật nguyệt Thẳm sâu một dải giang hà Ngàn năm vang tiếng âu ca Muôn thuở đền ơn báo bổ Dâng tế lễ Cầu Ngư lạc lợi Đội ơn nhuần lệ nhỏ chứa chan. (Lối ai): Chứa chan cất mái chèo Cơn lại đòi cơn. Anh em bả trạo ơi! (Nam ai): Phong phất phất, thủy phau phau Buồm giong biển ái, lèo sang mặt sầu. Trải qua mấy dặm biển dâu Ngàn năm tế độ sông sâu khôn lường. Tổng tiền: Truyền cho bả trạo lưỡng ban Đồng thanh ca nhất loạt. Con trạo (đứng tại chỗ) đồng thanh: Dạ Lan trướng lưu phiếm phiếm Quế chấp trạo khinh khinh Độc tạ quyền linh ứng Âu ca khứng khải hành Âu ca khứng khải hành! (Diễn động tác chèo thuyền) Tổng hậu (Lối ai): Khải hành ngàn trùng vời vợi Nghĩ như Ông ta là Giữa sóng dồi vùng vẫy lượn xoay (Nam ai) Đến khi phụ mẫu rằng nghe Thấy tin lên dọi [8] quay lui trở về. H 4: Ba ông Tổng và các con trạo, diễn hát ở Quảng Điền [9]
Tổng khoang (vào, nói lối, xưng tên): Trước kính thờ tôn vị Sau vâng lệnh toàn ban Ngô biểu hiệu trung khoang Như tôi là đạo tôi con giữ trọn một niềm Ngó xuống thuyền nước đã đầy khoang Gàu gáo nọ tay sang Khi gàu gáo nọ nước kia ta tát. Tát nước kia cho ráo Anh em ới bả trạo ơi! (Nam ai): Hễ làm người phải biết công ơn. (Nói lối) Anh em bả trạo ơi! Rán mà chèo (Nam ai) Chèo cho bỏ mái qua lui Nhờ ơn buồm thuận gió xuôi hội này. (Nói lối) Ớ bả trạo ơi! Anh em rán mà đưa thuyền Cho tới Giang đáo xứ trú hộ trì. (Nam ai) Dầu cho sóng ngả gió day chi sờn. Tổng tiền: Truyền cho bả trạo nghe Hò cho tử tế chứ chẳng phải chơi, nghe. Con trạo (đồng thanh): Dạ! (tay chèo) Tổng tiền (bắt ban hát đồng thanh): Trời cao đất dày rộng vơi vơi Ngàn thu ân đức muôn đời oai linh! Con trạo (họa lại): Ngàn thu ân đức muôn đời oai linh! .... H 5: Hát Bả trạo ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh từ “Trần Văn An: Hát bả Trạo.”
Trong khi diễn hát, Tổng mũi có thể tùy sáng kiến mở rộng vai tuồng. Với khả năng nhập vai tài tình, khi như một ngư ông trên biển cả, lúc như một tiên ông uống rượu ngâm thơ luận sự tích cổ kim, khi như một vị thuyền trưởng tài ba lèo lái con thuyền trong cơn bão táp... Tất cả thủ thuật đều được phô diễn, gây nên không khí sinh động. Một điều tối kỵ, Tổng mũi không được làm hề. Trong cương vị của người chỉ huy, Tổng mũi phải giữ nghiêm trang cho buổi lễ. Như vậy, vai Tổng mũi phải là một nghệ sĩ thành thạo, biết đủ các làn điệu dân gian từ Ca, Ngâm, Lý, Hò, Bài chòi, ... đến các làn điệu Hát tuồng như Nói lối, Tán, Oán, Thán, Xướng, Hát nam... Tổng lái cũng là một nghệ sĩ chuyên nghiệp mới có thể đối đáp, phụ hoạ và phối hợp nhịp nhàng với Tổng mũi. Vai Tổng khoang có thể vận dụng tối đa khả năng giễu cợt bằng dáng điệu, bằng nét mặt, cả giọng nói, tỏ vẻ lăng xăng rộn ràng, chọc cười khán giả càng nhiều
càng tốt, như đoạn sau đây: Tổng hậu (báo): Dông! Bớ chú Tổng, dông! dông! Tổng khoang (đang ngủ, giật mình, vẻ dớn dác): Dông hồi nào? Tổng hậu: Dông hồi này chớ hồi nào! Tổng khoang: Thôi cấp dã, chơn cấp dã! Nguy tai, thậm nguy tai! Xem đầu hôm sao tỏ, trăng thanh Sao khuya lại mây giăng mù mịt? Âu là ta lánh chốn ba đào hưng vãng. Tổng hậu: Ớ trung khoang! Phó cho trung khoang gìn giữ nội thuyền Đặng canh lấy nước non mà tát.
GHI CHÚ
[1] Ngư dân tin rằng khi thuyền gặp nạn, được cá voi cứu sống và đưa vào bờ. Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn, họ gọi cá voi là Ông Đông Hải, hoặc gọi tắt là Ông. [2] Ông lụy: cá voi chết, sóng đẩy vào bờ. [3] Vũng Bấc, vũng Nồm nguyên thuộc làng Hưng Lương và Xương Lý, nằm về phía Đông Bắc bán đảo Triều Sơn. Dưới thời Minh Mạng, sau năm 1832, thuộc tổng Trung An, huyện Phù Cát, phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau năm 1935, hai thôn này thuộc tổng Chánh Lộc, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tháng 3 năm 1946 (có tài liệu chép cuối năm 1946) cải tổ hành chánh, bỏ danh xưng phủ, Ngày 22- 12- 1960, thành lập xã Phước Lý gồm 3 thôn Hưng Lương, Xương Lý và Hội Lộc, bởi Nghị định số 1811- BNV/ NC8/ NĐ của Tổng thống VNCH (Nguyễn Quang Ân; Việt Nam Những Thay Đổi Địa Danh Và Địa Giới Các Đơn Vị Hành Chính 1945 - 1997; trang138). Sau năm 1975 đổi tên là xã Nhơn Lý, thuộc ngoại thành Qui Nhơn, và chia Hưng Lương Xương Lý thành 4 thôn: Lý Hưng, Lý Lương, Lý Chánh, Lý Hòa; còn thôn Hội Lộc ngày 24- 3- 1979, Quyết định số 127- CP của Hội đồng Chính phủ, tách ra lập xã riêng, lấy tên là Nhơn Hội, cũng thuộc ngoại thành Qui Nhơn. Như vậy, xã Nhơn Lý chỉ còn 4 thôn (do sự giải thể của hai thôn Hưng Lương và Xương Lý ngày xưa). [4] Vua Gia Long sắc phong cho cá voi tước hiệu Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần, gọi tắt là Ông Nam Hải. Vì thế, ở làng Xương Lý (nay thuộc xã Nhơn Lý) các bô lão còn quen gọi là “Ông Nam Hải” (tiếng tôn xưng dùng để gọi cá voi), hay “Thủy Thần Nam Hải.” Tên gọi ấy cần sửa lại, vì vị trí của nước ta (nói chung) và tỉnh Bình Định (nói riêng) đều ngó ra biển Đông, nên gọi là “Đông Hải” mới đúng. [5] Ảnh số H 3, trích từ “Images for Hát Bả Trạo.” [6] Các câu hát Bả trạo trong bài này được trích trong Ca Dao Nam Trung Bộ xuất bản tại VN năm 1994, do các cụ Nguyễn Tam Chiến và Nguyễn Thanh Cao ở thôn Xuân Thạnh xã Mỹ An huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định đọc thuộc lòng, Thanh Phương và Ngô Quang Hiển ghi lại. [7] Cái: thổ ngữ xưa, nay không còn dùng; có nghĩa là tất cả, thảy đều. [8] Dọi là tiếng lóng của dân chài, chỉ hiện tượng dậy sóng ở biển khơi mà họ tin rằng nơi đó có Ông (tức cá voi) xuất hiện. [9, 10] Các ảnh số H 4: H 6, trích từ “Images for Hát Bả Trạo.”
H 6: Hát Bả trạo ở Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam [10]
Tổng khoang: Dạ! Dạ! Ngô thọ giáo, ngô thọ giáo Nguyện đương nguy, nguyện đương nguy. Âu là ta giở vạt ngõ hầu Nhảy xuống khoang tát nước ...
Còn tiếp
(Trích Giai Điệu Hồn Quê, 2021
Tập biên khảo của Tác giả) thống nhất gọi là huyện, bỏ cấp tổng, lập xã và duy trì cấp thôn; Hưng Lương và Xương Lý hợp thành xã Hưng Xương, huyện Phù Cát. Tháng 3 năm 1948 (có tài liệu chép tháng 7 năm 1947), cải tổ lần thứ 2, hợp các xã nhỏ thành xã lớn, Hưng Lương và Xương Lý thuộc xã Cát Xương, Phù Cát. Tháng 8 năm 1949, hai thôn này nhập vào xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.