HÁT BẢ TRẠO_ Đoạn 1 tôm, Vũng Nồm nhiều cá” [3], dọc theo bờ biển những làng chài mọc lên như nấm, làm ăn phát đạt: “Ai về nhắn với nậu nguồn, măng le gởi xuống cá chuồn gởi lên.” (ca dao)
xác họ lên, đưa vào bờ. Khi tỉnh lại, thấy mình nằm trên bãi cát. Nhớ ơn cứu tử, từ đó, ngư dân có tập tục thờ cúng cá voi. Khi Ông lụy, trôi giạt vào bờ, người nào thấy xác Ông trước nhất, được đứng chủ
ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG Trong các thể loại dân ca nghi lễ, hát Bả trạo là bộ môn hát có kết hợp múa. Một hình thức nghệ thuật diễn xướng của ngư dân ven biển miền Nam Trung Việt từ Thừa Thiên đến Bình Thuận. Và chỉ trình diễn trong dịp lễ Cầu Ngư, ngày giỗ Ông [1] hoặc mỗi lần Ông lụy [2] cử hành tang lễ. Vì thế hát Bả trạo còn được gọi là hát Bạn chèo, hát Phường chèo, hò Đưa linh, hò Hầu linh. Hát Bả trạo, theo nghĩa đơn giản ban đầu là hát có cầm mái chèo (把 bả: nắm chặt, 棹 trạo: mái chèo). Trải qua nhiều thời đại, bộ môn này được bồi bổ dần, trở nên phong phú và nghệ thuật hóa. Tuy vẫn còn tính chất dân gian nhưng đã pha trộn màu sắc Hát tuồng, động tác chèo lái đã được cách điệu hóa để phối hợp nhịp nhàng với ca nhạc, màn trình diễn hoạt cảnh bơi thuyền cũng trở nên thi vị và sống động lạ thường. I - SỰ HÌNH THÀNH Tìm về cội nguồn của hát Bả trạo, chúng ta có thể lấy cột mốc năm 1471, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành ở Vijaya, khắc bia ở núi Thạch Bi (đèo Cả) để phân ranh giới, đưa dân các tỉnh miền Bắc vào định cư suốt từ Quảng Nam đến đèo Cù Mông, lập ra Thừa tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định). Ở vùng đất mới lắm tài nguyên, giàu hải sản, tiếng đồn “Vũng Bấc nhiều
H 1: Toàn cảnh làng Xương Lý và Vũng Nồm. (Ảnh: Phan Minh Châu cung cấp) Nhưng có điều, vùng biển này thường gặp dông bão bất ngờ. Một năm chỉ có mùa xuân được sóng yên bể lặng. Bước sang hạ, lại bắt đầu bất ổn, mùa gió Nam thường gây ra những cơn lốc làm đắm thuyền. Tục ngữ địa phương đúc kết kinh nghiệm: Cha chết mẹ chết không lo, Hỏi thăm Nam lò thổi dịu hay săng. Vào thu, những cơn mưa rào như thác đổ kèm theo dông tố, cuối thu còn có những trận bão lớn từ ngoài khơi Thái Bình Dương bất thần ập tới. Tiếp đến mùa đông, gió Đông Bắc làm biển động thường xuyên. Ngư dân, cuộc đời gắn bó với sóng nước, may ít rủi nhiều; họ bám víu vào niềm tin có đấng thần linh sai cá voi đến cứu mạng, trong lúc nguy khốn. Và trên thực tế, nhiều vụ đắm thuyền, được cá voi cứu, đưa vào bờ an toàn. Mỗi khi gặp nguy cấp, thuyền nhân thắp nhang van vái. Họ réo gọi ông Đông Hải [4] và dùng cây gõ vào bất cứ vật gì có thể phát âm như thùng thiếc, mõ, mạn thuyền... để báo tin. Nghe tiếng kêu cứu, Ông vội đến, tựa lưng vào mạn thuyền cản sóng, nhờ đó thuyền qua được cơn bão táp. Nếu thuyền chìm, sức người bơi lội giỏi đến đâu cũng chỉ vẫy vùng trong chốc lát rồi ngất xỉu. Ông đã nâng thân
50 | ISSUE 127 | AUGUST 2021 | VIET LIFESTYLES MAGAZINE
tang. Rồi cả làng tự nguyện đóng góp làm ma chay linh đình, xây lăng để chôn cất, và định ngày giỗ hàng năm. Mỗi lần cúng tế, đời sống hàng ngày trên sóng nước của ngư dân tác động đến ý nghĩa nghi lễ, chi phối cả hình thức ca múa phục vụ cho buổi lễ. Hát Bả trạo hình thành từ góc độ này. Thoạt tiên, ngư dân chỉ diễn lại thô sơ cách sinh hoạt trên thuyền. Dần dần, các làn điệu dân ca được đưa vào bộ môn, phối hợp nhịp nhàng với động tác chèo lái. Khi Đào Duy Từ (1572 - 1634) sáng lập ra nền Hát bội ở xứ Đàng Trong và được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, lòng hâm mộ Hát tuồng đã tác động mạnh vào hát Bả trạo. Vì thế, bộ môn này lại một lần nữa được phong phú hóa bởi các làn điệu Hát bội. Nhân vật trong hát Bả trạo được xây dựng như các vai tuồng. Và kịch bản cũng được kết cấu như một vở tuồng ngắn, có phần giáo đầu mở ra sự kiện, tiếp đến là phần diễn biến sinh hoạt nghề nghiệp và cuối cùng là phần kết thúc, bao giờ cũng có hậu cho khán giả thỏa lòng. Có điều đặc biệt, ở Hát bội mỗi kịch bản là một đề tài, trái lại hát Bả trạo chỉ là một kịch bản duy nhất, tuy có thay đổi một số câu văn để hợp với từng địa phương, các vai tuồng
www.VietLifestyles.com | info@VietLifestyles.com