Booklet Cẩm Nang Dinh Dưỡng Khi Trẻ Mắc Bệnh - Kiddy

Page 1

ỠN G Ư D CẨM N ANG DINH h

khi trẻ mắc bện


3

Lời Mở Đầu

K

hi tiết trời chuyển mùa là lúc các bệnh liên quan đến thời tiết ở trẻ em lại tăng mạnh. Trẻ bị bệnh là nỗi lo lớn nhất của gia đình, nhất là đối với các ông bố, bà mẹ trẻ. Khi con trẻ bị bệnh, ngoài biện pháp điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc thì việc chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết. Hiểu rõ điều này, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng cao cấp đặc chế cho trẻ em Kiddy kết hợp với Tạp chí Món Ngon Việt Nam đã cho ra mắt “Cẩm nang dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh”. Cẩm nang trình bày chi tiết một số bệnh trẻ thường mắc phải khi thời tiết chuyển mùa với sự tư vấn của PGS.TS.BS Phan Hữu Nguyệt Diễm - BV Nhi Đồng 1 TP. HCM. Nội dung bao gồm những lời khuyên, hướng dẫn hữu ích và thực tế, từ theo dõi triệu chứng đến cách điều trị, chăm sóc khi trẻ bệnh nhằm giúp cho các bậc phụ huynh có những phản ứng, hành động kịp thời và khoa học. Song song với những tư vấn chuyên sâu, khoa học là 20 món ăn đa dạng, bổ dưỡng được bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nhằm giúp phòng và hỗ trợ điều trị, giúp bé nhanh hồi phục. Ngoài ra, cuốn sách còn hướng dẫn các bậc phụ huynh kỹ năng ứng phó trước những tình huống khẩn cấp khác như khi trẻ bị hóc dị vật, mọc răng, biếng ăn, táo bón… Hy vọng với những thông tin hữu ích và thực tế này, “Cẩm nang dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh” sẽ trở thành người bạn luôn đồng hành cùng các bậc phụ huynh chăm sóc bé phát triển thông minh và khỏe mạnh.


4

5

Mục Lục Những bệnh mùa hè

Rau cuộn trứng chiên 31

Viêm mũi dị ứng 32

Phòng và chữa bệnh sởi ở trẻ

06

Cháo khoai mỡ tôm viên cá hồi 34

Cháo cá lóc rau mồng tơi

08

Nước ép kiwi 35

Trứng cuộn thịt cua 09 Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

10

Nhiều nguy cơ khó lường từ tiêu chảy cấp

36

Nui xào thịt bò

38

Súp thịt bò khoai tây 12

Súp đu đủ xương heo 39

Sữa chua dưa lưới 13

Viêm phổi - Bệnh nguy hiểm thường gặp

Bệnh Tay-Chân-Miệng

40

14

Cháo cua bí đỏ

42

16

Nước ép dưa hấu

43

Salad trái cây tươi

17

Cẩn trọng với bệnh hen suyễn

44

Phòng bệnh thủy đậu

18

Canh trứng gà hải sản

46

Cháo tôm rau dền

Súp đậu hũ cà chua 20

Cháo thịt bò cà rốt rau dền phô mai 47

Óc heo tiềm thuốc Bắc 21

Cùng mẹ chăm sóc bé yêu với dầu ăn dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ bệnh quai bị

22

Súp sữa bí đỏ 24 Đùi gà nướng xì dầu và mật ong

25

Dầu ô-liu Kiddy - Sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn của bé

26

Những bệnh mùa đông

dành cho trẻ em Kiddy

Mẹo vặt chăm trẻ Khi con mọc răng

48

50

Trẻ bị táo bón

51

Khi trẻ bị côn trùng cắn

52

Chớ lơ là với bệnh viêm tiểu phế quản 28

Khi trẻ bị hóc dị vật

53

Súp bó xôi thịt cua 30

Khi trẻ biếng ăn

54


Những Bệnh Mùa Hè

6

loét giác mạc mắt, viêm não (nhưng hiếm hơn), tử vong (dễ xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, có sẵn bệnh khác...).

Dù đã tiêm phòng vắc-xin hay chưa, nguy cơ bệnh sởi “tìm đến”con trẻ vẫn có khả năng cao vì những hiểu biết còn sơ sài của nhiều bậc phụ huynh.

Phòng và chữa

Bệnh Sởi ở trẻ

DẤU HIỆU VÀ PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, phương thức lây truyền chủ yếu của bệnh sởi là thông qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi, họng khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi, họng của bệnh nhân. Đồng thời, điều kiện ẩm thấp cũng là môi trường thuận lợi cho bệnh sởi lây lan nhanh, đặc biệt với người chưa có miễn dịch với bệnh. Dấu hiệu để nhận biết bệnh sởi ở trẻ: sốt cao từ 38 - 40 độ C và sốt liên tục; ho - có thể là ho khan, khàn tiếng hoặc ho có đờm, chảy mũi, viêm kết mạc, hắt hơi, tiêu chảy. Nếu trẻ sốt, cần quan sát xem trên da có nổi những hạt nhỏ kích thước khoảng 1mm trên niêm mạc má, nốt có mày trắng hoặc hơi xám, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng từ 12 - 18 giờ. Sau khi sốt từ 3 - 4 ngày, trẻ bắt đầu phát ban.

Ban sẽ mọc sau tai lan dần hai bên má, cổ, ngực, tay, sau lưng, chân đến toàn thân. Ban có màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Ban có thể mọc rải rác hoặc dày. Thời điểm này trẻ thường ăn kém, cơ thể mệt mỏi, hay quấy khóc. Khi có một trong những dấu hiệu trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh. Phần lớn trẻ bị bệnh sởi có thể điều trị ngoại trú (giảm sốt, giảm ho, theo dõi có biến chứng không), chăm sóc trẻ đúng cách: cho ăn uống đầy đủ không kiêng khem, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, phòng trẻ cần thông thoáng, tránh ẩm thấp nhằm giảm biến chứng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng - rất hay gặp ở bệnh này. Biến chứng nặng hơn của bệnh ở trẻ có thể là viêm tai giữa, viêm phổi, khô

PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH Hiện nay cách phòng bệnh sởi tốt nhất, hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc-xin ngừa sởi theo chương trình tiêm vắc xin cho trẻ dưới 9 tháng tuổi của Bộ Y tế. Tuy nhiên, ngay cả với vắc-xin, dù tốt đến đâu cũng chỉ có 95% hiệu quả bảo vệ. Như vậy, vẫn có 5% trẻ dù được tiêm vắc-xin sởi đầy đủ vẫn có khả năng mắc bệnh. Do đó, bên cạnh việc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho trẻ, các bà mẹ cũng cần hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người khi đang có dịch. Trong thời gian qua, vì quá lo lắng cho sức khỏe con trẻ, nhiều phụ huynh đã sử dụng hạt mùi tắm nhằm phòng ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung Ương, cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng tắm nước hạt mùi có thể ngăn ngừa được việc mắc bệnh sởi. Trong dân gian, mọi người chỉ thường truyền tai nhau cách dùng lá mùi để tắm gội phòng một số bệnh về da liễu. Đông y khuyến cáo, khi bị sởi cần tránh gió, tránh lạnh, tránh nước. Việc dùng lá mùi, hạt mùi hay bất cứ loại lá nào theo kinh nghiệm dân gian đều phải hỏi ý kiến các bác sĩ. Tuyệt đối không lấy hạt mùi và lá mùi đun nước tắm trong khi trẻ đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay vì có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Để phòng bệnh sởi cho trẻ, cách tốt nhất là phụ huynh cần tiêm vắc-xin sởi đủ 2 mũi cho trẻ. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi mắc sởi, trẻ sẽ có miễn dịch bền vững. Khi trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc

7

sởi cần cách ly để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, việc điều trị chủ yếu để phòng bội nhiễm và các biến chứng nặng do sởi gây ra. Do đó, việc chăm sóc cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng. | Giai đoạn bệnh nhẹ chủ yếu là chữa triệu chứng như: uống thuốc hạ sốt, nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,1% khoảng 3 - 4 lần/ngày. | Vệ sinh thân thể, mắt, răng, miệng cho trẻ và giữ thông thoáng nơi ở, tránh gió lùa. | Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên bằng thuốc sát khuẩn hoặc xà phòng và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ. | Cần cách ly trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho trẻ khác và người nhà. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG Khi trẻ đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri… và hạn chế các thức ăn có nội tạng động vật. Thức ăn cũng cần được thái và xay nhỏ, chế biến mềm và lỏng hơn, chia thành nhiều bữa nhỏ để giúp trẻ nhai tốt hơn và dễ tiêu hóa hơn. Đặc biệt, thời kỳ này nên bổ sung thêm chất béo cho trẻ bằng các món ăn nhẹ, có thể thêm dầu ăn giàu dưỡng chất thiết yếu như dầu ăn dinh dưỡng Kiddy hoặc dầu ô-liu Kiddy để đảm bảo cung cấp đa dạng các loại a-xít béo và vitamin cho trẻ. Trẻ cũng cần được uống đủ nước để phòng bệnh bởi nước thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể. Đặc biệt, thực đơn với các loại nước ép hoa quả giàu vitamin A, C, D và các loại rau tươi, thực phẩm chứa nhiều chất kẽm là chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa dịch.


8

9

MÁCH NHỎ Trộn 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy vào cháo trước khi ăn sẽ ngon và ngậy hơn.

Cháo cá lóc rau mồng tơi NGUYÊN LIỆU 50g 50g 1 củ 1 thìa cà phê 1/4 thìa cà phê 1 thìa súp 1 chén 1 chén 1 thìa cà phê

phi lê cá lóc đọt mồng tơi hành tím nước mắm đường dầu ăn cháo trắng (nấu đặc) nước nóng dầu ăn Kiddy

CÁCH LÀM

✿ Phi lê cá lóc cắt lát mỏng, ướp với nước

mắm và đường, để 10 phút cho thấm gia vị. ✿ Cho dầu ăn vào chảo, phi hành tím rồi cho phi lê cá vào xào chín, chế 1 chén nước nóng vào, đun sôi lên, cho đọt mồng tơi vào nấu chín. ✿ Cho chén cháo trắng và hỗn hợp cá, rau vừa nấu vào cối xay sinh tố, xay nhuyễn, trút vào nồi, đun sôi bùng lại cho cháo có độ sánh, tắt lửa. ✿ Múc cháo ra bát, dùng khi còn nóng. Nếu bé thích nhai, có thể cho ăn với quẩy (có nơi gọi là chéo quẩy) hoặc bánh snack giòn giòn.

MÁCH NHỎ Với món ăn này mẹ có thể cho bé dùng kèm với cơm trắng hoặc bánh mì sandwich đều rất ngon.

Trứng cuộn thịt cua NGUYÊN LIỆU

60g thịt cua 1 quả trứng gà 2 lá cải ngọt 50ml dầu ăn 10g hành boa-rô 1/4 thìa cà phê nước mắm 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy

CÁCH LÀM

✿ Trứng đập ra bát, đánh đều, nêm nếm nước mắm

cho vừa ăn. Cua rửa sơ, để ráo nước. Cải rửa sạch, cắt cành, chần sơ qua nước sôi, để riêng. ✿ Làm nóng chảo dầu, tráng một lớp trứng thật mỏng và đều, lấy ra. Tiếp tục cho đầu hành vào chảo, phi thơm, cho thịt cua vào xào thơm. ✿ Trải lần lượt một lớp trứng tráng lên đĩa, cho cải lên rồi đến thịt cua, nhẹ nhàng cuộn trứng lại cho chặt. Mẹ bày ra đĩa, rưới dầu ăn Kiddy lên trên, xắt nhỏ cho bé dùng.


Những Bệnh Mùa Hè

10

ngày phải đưa đi khám, uống thuốc theo toa và tái khám theo lịch hẹn bác sĩ. Ngoài ra, cần để ý những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng như đau bụng, bứt rứt, lăn lộn, chảy máu cam, máu răng, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, ói ra máu, đi cầu phân đen để kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu ngay, lưu ý những ngày hết sốt là những ngày có thể vào sốc, do đó cần theo dõi sát từ ngày mắc bệnh đến hết ngày 7. Sốt xuất huyết ở trẻ dễ dẫn đến sốc hơn ở người lớn. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng như suy hô hấp, tràn dịch màng bụng, màng phổi, tổn thương gan, rối loạn tri giác, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh ở trẻ nữ đã dậy thì.

Chăm trẻ bị

Sốt xuất huyết

Vào mỗi dịp hè, cùng với các dịch bệnh như quai bị, tay - chân - miệng thì sốt xuất huyết cũng là nỗi lo cho nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng chủ động tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này để tránh những biến chứng đáng tiếc cho trẻ.

NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Bệnh lây truyền bằng phương thức: muỗi vằn hút máu truyền vi-rút từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn thường xuất hiện ở môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, các góc tối như gầm bàn, hốc tủ hay quần áo treo trên vách tường… Phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết để có cách xử trí đúng. Ở trẻ nhũ nhi những cơn sốt thường kèm triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi nên dễ nhầm với

bệnh về đường hô hấp hay biểu hiện tiêu chảy, ói dễ nhầm với bệnh tiêu hóa. Ở trẻ lớn, thường sẽ bị sốt liên tục từ 2 - 7 ngày dù trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, uống thuốc hạ sốt lại bị sốt lại từ 39 - 41 độ C, đau nhức toàn thân, nhức đầu, biếng ăn, mệt mỏi. Sau đó, trẻ bị đau bụng, chảy máu cam, ói ra máu, đi cầu phân đen, nổi đốm xuất huyết ở da. Ở trẻ lớn có thể nhầm lẫn nhiễm siêu vi những ngày đầu vì bị sốt phát ban, nếu sốt ngày thứ ba của bệnh thì nhầm với sốt nhiễm trùng. Vậy nên, nếu trẻ sốt trên hai

CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ Để phòng bệnh sốt xuất huyết, trước tiên cần loại bỏ những nơi muỗi vằn có thể xuất hiện trong không gian hoạt động của trẻ như môi trường tối, ẩm thấp, nước ao hồ tù đọng. Cần mắc mùng (màn) cho trẻ trong cả giấc ngủ ngày lẫn đêm. Trong nhà, cần áp dụng một số biện pháp tiêu diệt muỗi vằn như: dùng bình xịt muỗi, đốt nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi… Những gia đình sử dụng lu vại làm nơi đựng nước hay thực phẩm cần đậy thật kín vì đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển. Cần phát quang bụi rậm, điều này cần thiết ở những gia đình nông thôn đồng thời giữ cho nơi ở thoáng mát, sạch sẽ. Về cách điều trị bệnh: Sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà khi phát hiện bệnh sớm bằng cách cho uống thuốc hạ sốt. Nhưng khi nhận thấy bệnh của trẻ có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ theo dõi và điều trị. Bệnh đến nay vẫn chưa có

11

thuốc đặc trị. LƯU Ý CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG Khi bị sốt xuất huyết, trẻ mất khả năng hoạt động vì vậy dễ có triệu chứng không thèm ăn, chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, đau bụng. Với trẻ bị bệnh nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh chạy nhảy và cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, sữa… Lưu ý, không nên cho trẻ ăn thức ăn có màu đỏ, đen vì khi trẻ ói sẽ khó phân biệt đâu là máu, đâu là màu thức ăn. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ là điều quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh quan niệm cứ cho trẻ ăn gì tùy thích, tuy nhiên như vậy sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Để bổ sung sắt và các loại vitamin, ngoài khẩu phần ăn theo chỉ định của bác sĩ, các bậc cha mẹ có thể bổ sung thêm dầu ăn dinh dưỡng hay dầu ô-liu đặc chế cho trẻ em vào mỗi tô cháo, súp khi nấu ăn. Dầu ăn đã được các chuyên gia kiểm định về độ an toàn cũng như hàm lượng dinh dưỡng tốt đối với trẻ, đặc biệt cần thiết để giúp trẻ vượt qua giai đoạn bệnh tật. Sốt xuất huyết cũng là bệnh khiến trẻ bị mất nước nhiều, vì vậy cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh thường làm máu bị cô đặc lại, khó lưu thông. Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Cần cho trẻ uống các loại nước như: nước đun sôi để nguội, nước oresol (uống 100 - 150ml/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường; hạ sốt bằng thuốc paracetamol và lau nước ấm khi trẻ sốt cao. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc aspirin hay cạo gió, không quấn kín, mặc tã khi trẻ đang sốt. Cần cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây buồn nôn, đầy bụng.


12

13

MÁCH NHỎ Cà chua khía chéo ngoài vỏ rồi chần nước sôi, vỏ cà chua sẽ bong ra, rất dễ bóc.

Súp thịt bò khoai tây NGUYÊN LIỆU

350g thịt bò 2 quả cà chua 3 củ khoai tây 1 củ cà rốt 10g gừng, húng băm nhuyễn 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy Gia vị: muối, đường, hạt nêm.

CÁCH LÀM

✿ Thịt bò rửa sạch, thái miếng vuông. Đun nước sôi

chần thịt bò trong 1 phút cho sạch bọt và gân máu. ✿ Khoai tây, cà rốt gọt vỏ thái miếng hoặc xắt hạt lựu vừa ăn. ✿ Cà chua băm nhuyễn. Đặt nồi lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn, cho gừng vào phi thơm rồi xào thịt bò với cà chua, nêm 2 thìa hạt nêm cho ngấm. ✿ Sau đó cho nước ngập, mở to lửa đun sôi rồi nhỏ lửa âm ỉ đến khi thịt bò và khoai chín nhừ. Mẹ cho toàn bộ hỗn hợp trên vào cối xay nhuyễn rồi trút lại vào nồi đun, nêm gia vị vừa ăn rồi trút ra đĩa, thêm dầu ăn Kiddy, trộn đều cho bé ăn.

MÁCH NHỎ Khi mua dưa lưới, mẹ nên kiểm tra gốc cuống. Không nên mua cuống dài vì dưa quá chín sẽ mềm nhũn, không ngọt.

Sữa chua dưa lưới NGUYÊN LIỆU

100g dưa lưới 50g sữa chua 3g bột gelatin 3 quả mâm xôi 1 nhánh lá bạc hà 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh

CÁCH LÀM ✿ Cắt

nhỏ dưa và cho vào máy xay sinh tố, đồng thời đổ sữa chua và nước cốt chanh vào xay cùng luôn. ✿ Sau khi xay xong, đổ hỗn hợp vào 1 cái xoong nhỏ và đun trên bếp khoảng 1 phút. ✿ Dùng 1 chút nước ấm hòa tan bột gelatin rồi đổ vào hỗn hợp sữa chua và đun thêm 1 chút nữa. Đổ hỗn hợp sữa chua ra ly. Để nguội rồi đem vô tủ lạnh khoảng 3 tiếng là có thể lấy cho bé dùng.


14

Bệnh

Những Bệnh Mùa Hè

Tay-Chân-Miệng

T

ay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm do vi-rút đường ruột gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi (rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi). Bệnh rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG Theo các bác sĩ, tác nhân gây bệnh chính là do vi-rút Coxsackie gây nên. Vi-rút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi, miệng hay phân của trẻ bệnh. Các đường lây chủ yếu như: | Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho, hắt hơi. | Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. | Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ. Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết,

Làm sao để phát hiện trẻ đã bị bệnh taychân-miệng và cách phòng tránh như thế nào? Không hiểu rõ, điều trị tạm bợ chính là điều kiện để bệnh nguy hiểm hơn và lây nhiễm nhanh hơn.

từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Một trong những triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh taychân-miệng là cơ thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 - 39 độ C. Biểu hiện tiếp theo của bệnh chính là loét miệng. Hiện tượng này là do các bóng nước có đường kính 2 - 3 mm, trên niêm mạc miệng vỡ ra tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt. Bóng nước có thể xuất

hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông, có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau. Cũng có khi bệnh có biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần. Dấu hiệu báo động trẻ diễn tiến nặng: sốt cao không hạ, nôn ói nhiều, run chi đi loạng choạng, khi ngủ hay bị giật mình chới với, thở nhanh... Khi phát hiện những biểu hiện này bạn nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời. CÁCH PHÒNG BỆNH Hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh triệt để nên các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để tránh trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng vào mùa dịch: | Rửa tay: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ. | Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng bằng CloraminB 5%. | Cách ly trẻ bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất là 7 ngày). Khi cho trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang y tế. Trong các điều trên, rửa tay là quan trọng hơn cả. Cần xây dựng ý thức về vấn đề này. Cố gắng hạn chế tình trạng ngậm tay ở trẻ nhỏ và dứt khoát bỏ tật này ở trẻ lớn. Không nên cho trẻ nhỏ ngậm vú giả. Luôn cắt móng tay, móng chân trẻ sạch sẽ và tốt nhất, người lớn cũng nên để móng tay ngắn. Kẽ móng tay móng chân có thể xem là “ổ” vi khuẩn đủ loại. Bạn nên cho trẻ mang theo một chai nước rửa tay nho nhỏ để trẻ có thể rửa tay bất cứ khi nào, dù

15

không tìm được nguồn nước hay xà phòng rửa tay. CHO TRẺ ĂN GÌ ĐỂ PHÒNG - CHỐNG BỆNH Trẻ bị tay-chân-miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng... khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Vì thế, các bà mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm kích thích sự ngon miệng như các loại rau mát và nhiều vitamin: mồng tơi, rau dền... có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng của trẻ. Để trẻ dễ ăn hơn, mẹ cũng cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, chia thành các bữa nhỏ để trẻ dễ hấp thu. Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng của trẻ. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm nên bổ sung cho trẻ như: đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì... Các bậc phụ huynh cũng không nên bỏ qua những thực phẩm giữ nước, có tính mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi... Tránh cho trẻ ăn các món nóng, cay the, thức ăn cứng… hoặc dùng các loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ vì có thể đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi khiến trẻ đau, sợ hãi, bỏ ăn. Ngoài ra cũng cần uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ. Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại. Sau khi ăn, cần súc miệng cho trẻ sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 - 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) cho trẻ ăn uống lại theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khem.


16

17

Cháo tôm rau dền MÁCH NHỎ Vị giác trẻ nhỏ nhạy hơn người lớn rất nhiều, vì vậy khi nêm thức ăn cho trẻ, cần nêm nhạt hơn vị của người lớn.

NGUYÊN LIỆU 1 bát 20g 2 nhánh 2 nhánh 1 thìa cà phê 1 thìa cà phê

cháo nấu nhuyễn tôm đồng rau dền xanh rau dền đỏ nước mắm dầu ăn Kiddy

MÁCH NHỎ Đối với lê và kiwi, mẹ có thể dùng khuôn để xắt thành hình hoa lá và muông thú sẽ hấp dẫn bé rất nhiều.

CÁCH LÀM ✿ Tôm

làm sạch, bóc vỏ. Băm thịt tôm cho nhuyễn. Rau dền rửa sạch, băm nhuyễn. ✿ Cháo nấu lại thật chín, tiếp đến cho thịt tôm vào đảo đều 3 phút, cho rau dền vào đảo đều thêm 2 phút nữa. ✿ Cho 1 thìa cà phê nước mắm ngon vào cháo, đảo đều rồi tắt bếp, thêm dầu ăn Kiddy vào trộn đều rồi múc ra bát cho bé ăn khi cháo còn ấm.

Salad trái cây tươi NGUYÊN LIỆU

6 tép cam tươi 1 trái kiwi 6 trái dâu tây 1 trái lê 1 chùm nho đen Mỹ 1 ít nước đường, sữa chua

CÁCH LÀM ✿ Rửa

sạch trái cây, bào vỏ. Dùng dao hoặc khuôn xắt trái cây các loại ra những miếng nhỏ. Nho đen và dâu tây thì chẻ đôi hoặc xắt lát. Cam tươi bỏ vỏ và chỉ trắng. ✿ Cho vào tô, rưới nước đường vào trộn với sữa chua cho bé dùng ngay hoặc cho vào ngăn mát cho bé dùng sau đó.


18

Những Bệnh Mùa Hè Mùa đông xuân là khoảng thời gian trẻ thường hay mắc bệnh thủy đậu. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng rất khó lường.

Phòng bệnh

Thủy Đậu

N

goài việc đưa trẻ đến các trung tâm y tế, thực hiện đầy đủ các bước khám và cách ly, cha mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống của trẻ: ăn gì và kiêng những gì để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, chỉ cần tiếp xúc thông thường về da, chạm vào nước dịch mụn nhọt là trẻ đã có thể bị lây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các dụng cụ sinh hoạt cá nhân. Các nghiên cứu cho thấy có đến 9/10 trẻ em dưới 12 tuổi mắc phải căn bệnh này. Thủy đậu là bệnh do vi-rút Varicella-zoster gây ra. Vi-rút này sinh sôi nảy nở nhiều vào mùa xuân, khi độ ẩm không khí cao và thời tiết

nóng lạnh thất thường. Trẻ em ở nhóm tuổi từ 2 - 6 là đối tượng vi-rút này dễ thâm nhập nhất vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thông thường, mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh, nhưng nếu sức đề kháng yếu thì bệnh vẫn có thể tái phát. BIỂU HIỆN BỆNH Thủy đậu thường không phát bệnh ngay khi virus xâm nhập mà ủ bệnh chừng 13 - 15 ngày. Trẻ vẫn ăn, tham gia hoạt động vui chơi bình thường, nếu cha mẹ lơ là sẽ không nhận ra thân nhiệt trẻ có thay đổi hoặc trẻ gãi ngứa trên người. Có khi phụ huynh tình cờ phát hiện một vài nốt lốm đốm đỏ trên đầu hoặc tay trẻ lại nghĩ rằng do côn trùng cắn nên rửa tay, thoa thuốc và vô tình làm bệnh lan nhanh hơn. Sau thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện bị sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, đau nhức, ngứa và đốm đỏ mọc khắp người không theo một trình tự nào. Lúc đầu

nốt đậu có màu trong, sau đó chuyển dần sang màu đục vì có mủ. Thoạt đầu trông mụn như giọt nước mà nếu lấy ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt phẳng nhăn lại. Mụn có thể mọc thưa nhưng đôi khi mọc chi chít ngay cả ở niêm mạc miệng hay kết mạc mắt. Vì mụn không mọc cùng một lúc mà chia thành từng đợt cách nhau nên có rất nhiều loại mụn trên cơ thể: nốt to, nhỏ, nốt đỏ hay đã đóng vảy. Với trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, bệnh thường nặng hơn, các nốt phỏng hay bị loét hoặc hoại tử, có thể gây viêm thận cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não vô khuẩn… NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH Trẻ con vẫn chưa ý thức được nhiều về mức độ nguy hiểm và các biến chứng của bệnh nên thường gãi khi ngứa rồi vệ sinh tay chân không sạch, khi cha mẹ lơ là có thể khiến nốt loét bị bội nhiễm gây nhiễm khuẩn da nặng hoặc nhiễm khuẩn máu. Tuy là một bệnh nhẹ, dễ điều trị nhưng các bậc phụ huynh cũng cần phải chăm sóc trẻ chu đáo, kỹ lưỡng. Trẻ bị nhiễm bệnh cần được cách ly tại nhà trong suốt thời gian bệnh bắt đầu tới khi hoàn toàn khỏi bệnh. Dù chỉ là một vài nốt lốm đốm cũng cần phải cho trẻ ở riêng với các trẻ khác, ngay cả người lớn chưa bị bệnh này cũng phải tránh, không nên chủ quan vì bệnh lây lan rất nhanh. Phải luôn giữ da trẻ sạch sẽ. Không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày, cứng dễ gây cọ sát, vỡ mụn. Toàn bộ quần áo phải được giặt bằng xà phòng và ủi trước khi mặc. Móng tay, móng chân trẻ cũng cần cắt tỉa thường xuyên. Khi nốt phỏng bị vỡ, cha mẹ chỉ nên bôi thuốc xanh metilen, tuyệt đối nói không với thuốc mỡ tetraxiclin, penxilin hay thuốc đỏ, nếu thực sự cần thiết cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng. Nếu trong trường hợp trẻ bị loét vài nốt mụn, có thể dùng nước ô-xy già rửa sạch vết loét và lấy bông thấm khô, sau đó để bông vào túi ni-lon để loại bỏ nguồn bệnh.

19

DINH DƯỠNG CẦN THIẾT Trẻ được điều trị đúng cách thì sau khoảng 15 ngày các nốt đậu sẽ xẹp xuống và bong vảy. Trong suốt thời gian phát bệnh, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những món ăn dễ tiêu như cháo. Theo lưu truyền trong dân gian, một số món cháo được cho là rất tốt cho trẻ bị bệnh thủy đậu, phụ huynh có thể tham khảo như: Cháo đậu xanh: Nước đậu xanh pha với ít đường hoặc nấu cháo với các loại đậu rất mát và tốt cho trẻ bị thủy đậu. Cháo lá sen: Sen được biết đến như một loại hoa đa năng vì không chỉ có hạt, nhụy mà lá sen cũng có thể làm thực phẩm rất ngon. Với trẻ bị thủy đậu, chỉ cần nấu 100g lá sen tươi với gạo lức, thêm chút đường phèn cho trẻ uống cách ngày. Cháo lá tre: Ở thành phố thì khó tìm được loại lá này, tuy nhiên đây là phương thức chữa bệnh được dân gian lưu truyền và được cho là rất hiệu quả. Cách làm là lấy lá tre non tươi nấu cháo, chú ý rửa sạch bụi và chần qua nước sôi để loại bỏ vi trùng trước khi nấu. Ngoài ra, nên cho trẻ dùng thêm nước canh gà, nước hầm xương heo… và nên để ly nước bên cạnh để trẻ uống thường xuyên giúp bù lại lượng nước mất do mụn vỡ. Cần kiêng các thức ăn mà trẻ bị dị ứng trước đó. Các bác sĩ dinh dưỡng còn khuyên rằng, trong thực đơn của trẻ nên bổ sung thêm dầu ăn. Chất béo trong dầu ăn được xem là một trong bốn nhóm chất không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, bên cạnh các nhóm chất bột đường, đạm, vitamin và trái cây. Ngoài ra, dầu ăn còn là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K được hòa tan, hấp thu vào cơ thể. Do đó, với cơ thể đang yếu đi vì bệnh của trẻ, dầu ăn càng trở thành nguồn dinh dưỡng không thể thiếu. Tuy nhiên, vì cơ thể con trẻ đang bị bệnh nên phụ huynh càng phải cẩn trọng lựa chọn loại dầu ăn an toàn, phù hợp để bổ sung dinh dưỡng và giúp gia tăng sức đề kháng của trẻ.


20

21

MÁCH NHỎ Muốn súp đậu hũ cà chua không bị đục bởi đậu hũ thì khi nấu gần chín tới mới cho đậu hũ vào.

Súp đậu hũ cà chua NGUYÊN LIỆU

1 bìa đậu hũ non 3 trái cà chua 1/4 chén gạo 1/4 thìa súp dầu ăn 2 thìa cà phê chà bông tôm 500ml nước xương heo hầm 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy Gia vị: 1/2 thìa súp nước bột năng, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 ít sợi hành lá trang trí

CÁCH LÀM ✿ Rang

gạo với dầu đến khi hạt gạo trắng đục, cho nước xương hầm vào. Nấu sôi đến khi hạt gạo nở đều. ✿ Cà chua rửa sạch bỏ hạt. Đậu hũ non xắt hạt lựu nhỏ. Chia đậu hũ làm 2 phần. Lấy cà chua và 1 phần đậu hũ cho vào nồi súp gạo đang nấu trên bếp. Nấu tiếp đến khi cà chua chín. ✿ Sau đó lấy bột năng hòa tan với ít nước đổ vào nồi khuấy cho hỗn hợp sánh mịn và đặc lại. ✿ Tắt bếp, thêm dầu ăn Kiddy vào súp, trộn đều, bày ra chén và thêm chà bông tôm, đậu hũ còn lại vào.

MÁCH NHỎ Chỉ cần dùng 1 cây tăm tre thì việc lấy gân đỏ và lớp màng của óc heo sẽ trở nên nhanh hơn.

Óc heo tiềm thuốc Bắc NGUYÊN LIỆU

1 bộ óc heo 300g nạc thăn heo 1 gói tiềm thuốc Bắc 1/2 thìa cà phê muối 1 thìa cà phê đường

CÁCH LÀM

✿ Óc heo làm sạch, bỏ hết những sợi gân đỏ. ✿ Đun sôi nước dùng xương, cho gói tiềm thuốc

Bắc và thịt nạc băm vào nấu sôi riu riu trong thố đất khoảng 2 giờ cho ra hết hương thuốc và nước ngọt của thịt, nêm sơ với ít muối, đường. Sau đó, cho óc heo vào, đem chưng cách thủy khoảng 30 phút là chín, nêm thêm gia vị cho vừa ăn. ✿ Cho óc heo đã tiềm ra chén với ít lá ngò cho bé dùng khi còn ấm.


Những Bệnh Mùa Hè

22

Chăm sóc trẻ bệnh

Quai Bị

B

ệnh quai bị do vi-rút Paramyxovirus gây ra, biểu hiện bằng dấu hiệu viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, với nguyên nhân và cơ chế gây bệnh rõ ràng, bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh nhờ tiêm chủng vắc-xin. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY BỆNH Bệnh quai bị chủ yếu do vi-rút gây nên, vì vậy bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, ăn uống; đặc biệt là khi nói chuyện trực tiếp, khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng trẻ lớn hoặc người trưởng thành chưa tiêm phòng cũng có thể bị bệnh vì chưa có miễn dịch. Khi bị nhiễm bệnh, vi-rút nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virút tăng cao trong huyết thanh khoảng 12 - 15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Theo các nghiên cứu Y khoa, hơn 50% trẻ bị bệnh quai bị sẽ cảm thấy

Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em, nhưng mức độ nguy hiểm với trẻ luôn được xác định cao hơn.

mệt mỏi. Khi bắt đầu nhiễm bệnh, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng chính thức xuất hiện. Sau đó, trẻ có thể bị sốt cao (39 - 40 độ C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai; dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên rồi lan sang bên kia hoặc sưng cả hai bên cùng một lúc là bệnh bắt đầu có dấu hiện nặng hơn. Điều đặc biệt ở bệnh quai bị là có khoảng 25% trẻ bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng bệnh lý. Cũng chính vì vậy mà bệnh lây lan nhanh hơn. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Nếu đã mắc bệnh quai bị một lần, trẻ sẽ miễn dịch suốt đời. NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP Bệnh quai bị có thể gặp các biến chứng sau: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20 - 35% ở nam sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 - 10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau,

mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3 - 7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh. Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Viêm tụy: Có tỷ lệ 3 - 7%, là một biểu hiện nặng của quai bị, thường bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp. Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5% bệnh có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy; tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh. PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Cách đơn giản nhất có thể áp dụng khi phát hiện trẻ bị bệnh là cho trẻ nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Nằm nghỉ tuyệt đối khi có dấu hiệu sưng tinh hoàn. Đồng thời, phụ huynh cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên và cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Không nên cho trẻ đến trường vì sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc. Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió đến khi những vùng sưng tấy giảm xuống (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất 9 ngày). Thường xuyên chườm nóng vùng góc hàm. Để phòng bệnh, phương pháp tiêm phòng vẫn là tốt nhất. Hơn 95% những người được tiêm chủng sẽ miễn dịch rất lâu, có thể suốt đời. Vắc-xin có thể tiêm bất kỳ lúc nào, từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ vị thành

23

niên và người lớn nếu đã tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng thì nên tiêm chủng để có thể phòng bệnh tốt nhất cho bản thân. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG Các bác sĩ dinh dưỡng cho rằng trẻ bị bệnh quai bị không cần kiêng cữ trong ăn uống, ngược lại một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý còn giúp ích trong việc hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Cũng giống như bệnh sốt xuất huyết, quai bị khiến trẻ bị mất nước, vì vậy phụ huynh nên cho bé uống càng nhiều nước càng tốt. Thông thường, các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn nên phụ huynh cần phải kiên trì. Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng khả năng miễn dịch. Có thể cho trẻ uống các loại nước ép trái cây tự nhiên để giúp trẻ dễ ăn hơn. Bên cạnh, phụ huynh vẫn cần cho trẻ ăn cháo, uống sữa… bằng cách chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn những thức ăn mềm như ninh xương thật nhừ, thịt và rau củ xay nhuyễn nấu cháo, cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó). Một số phụ huynh cho rằng bệnh quai bị nên kiêng dùng hải sản nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng điều đó không nên vì loại thực phẩm này chẳng những không ảnh hưởng, ngược lại còn rất tốt giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bé. Bạn có thể kết hợp hải sản để nấu cháo, súp, canh tùy ý… để thay đổi khẩu vị, giúp trẻ dễ ăn hơn. Cần lưu ý thêm, phụ huynh nên bổ sung các loại dầu ăn đặc chế cho trẻ trong quá trình chế biến thức ăn để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đồng thời giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K chỉ hòa tan được trong dầu.


24

25

Súp sữa bí đỏ MÁCH NHỎ Để món súp mịn hơn mẹ hãy cho hỗn hợp vừa nấu vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi đổ lại nồi.

NGUYÊN LIỆU

900g bí đỏ đã gọt vỏ 3 củ khoai tây đã gọt vỏ 800ml nước dùng gà 355ml sữa tươi 1 củ hành tây Gia vị: muối, đường, bơ, bột gừng, bột nghệ, bột quế.

MÁCH NHỎ Trẻ nhỏ thường hay bị “hóc” thức ăn lớn hoặc xương hơn người lớn. Vì vậy việc xé nhỏ thịt gà rất cần thiết.

CÁCH LÀM ✿ Xào

hành tây với bơ đến khi chín mềm. Cho nước dùng gà, đường, lá bay, muối, bột gừng, nghệ và quế vào, quấy đều. ✿ Sau đó cho bí đỏ và khoai tây vào, nấu sôi rồi giảm nhiệt, hầm khoảng 15 - 20 phút đến khi bí và khoai mềm thành hỗn hợp mịn. ✿ Cho sữa tươi vào, quấy đều và đun cho nóng trở lại là được.

Đùi gà nướng xì dầu và mật ong NGUYÊN LIỆU 2 1 1 1 3 3 1

đùi củ củ thìa thìa thìa thìa

súp canh cà phê cà phê

gà hành tím tỏi dầu hào xì dầu mật ong dầu ăn Kiddy

CÁCH LÀM

✿ Đùi gà xát muối, rửa sạch, để ráo, có thể dùng giấy thấm khô. Hành, tỏi băm nhỏ.

✿ Ướp thịt với hành, tỏi, dầu hào, xì dầu khoảng

30 phút. Sau đó thoa đều mật ong lên khắp miếng thịt cho thấm. ✿ Cho vào lò nướng 180 độ trong 10 phút. Lật mặt và quết lên đùi nước ướp thịt và nướng tiếp 10 phút rồi lấy gà ra khỏi lò, rưới đều dầu ăn Kiddy lên, chờ nguội bớt thì xé nhỏ cho bé ăn.


26

27

SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BỮA ĂN CỦA BÉ

Dầu Ô-liu

BỔ SUNG CHẤT BÉO CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA BÉ Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm bởi sữa mẹ không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là vitamin D, chất béo và các vi chất dinh dưỡng khác. Chính vì vậy, để giúp bé phát triển thông minh, khỏe mạnh và cứng cáp hơn, việc bổ sung các dưỡng chất bị thiếu hụt đó trong thức ăn dặm của trẻ là vô cùng cần thiết. Quan trọng hơn, các dưỡng chất đó phải hoàn toàn tự nhiên như sữa mẹ. Và giải pháp được nhiều bà mẹ tin dùng, lựa chọn và cũng là lời khuyên của rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chính là bổ sung dầu ăn trong bữa ăn cho bé. Tuy nhiên, không phải loại dầu nào cũng phù hợp với bộ máy tiêu hóa còn non

Với mong muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất cho các bé, từ tháng 11/2014, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng Kiddy đã ra mắt sản phẩm dầu ô-liu đặc chế dành riêng cho trẻ nhỏ nhập khẩu nguyên chai từ Ý.

nớt và mới đang tập làm quen với đồ ăn khác ngoài sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu ô-liu là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của bé bởi trong dầu ô-liu chứa chất béo không bão hòa đơn, loại chất béo có lợi, giúp giảm cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt. Bên cạnh đó, dầu ô-liu còn chứa các a-xít linoleic và linolenic (loại a-xít béo có trong sữa mẹ) giúp ích cho sự tăng trưởng và phát triển của xương. Các a-xít oleic trong dầu ô-liu (cũng hiện diện trong sữa mẹ) giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của não bộ của bé. Ngoài ra, dầu ô-liu có tính chất chống viêm, có tác dụng ngăn chặn hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của hen suyễn; có tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh táo bón và giúp bé đi tiêu đều đặn. Hơn thế nữa, do dầu ô-liu hiếm khi gây ra dị ứng nên rất an toàn cho bé mới ăn dặm. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai cũng hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm dầu ăn ô-liu bởi khoa học đã chứng minh rằng dầu ô-liu còn có các tác dụng tốt cho phụ nữ trong việc phòng chống ung thư vú, phòng chống loãng xương và kích thích hệ tiêu hóa. Mẹ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng có nghĩa là thai nhi được cung cấp đủ các dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

DẦU Ô-LIU KIDDY - SỰ LỰA CHỌN TUYỆT VỜI CHO MẸ VÀ BÉ Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dầu ô-liu khác nhau, tuy nhiên chưa có một sản phẩm dầu ô-liu đặc chế nào dành riêng cho trẻ nhỏ. Là nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em đi tiên phong trên thị trường với những sản phẩm chất lượng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị của trẻ nhỏ, Kiddy tiếp tục cho ra đời sản phẩm dầu ăn cao cấp mới dành cho trẻ nhỏ - dầu ô-liu cho trẻ em nhãn hiệu Kiddy. Sản phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, mang đến sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ. Dầu ô-liu cho trẻ em nhãn hiệu Kiddy được sản xuất và nhập khẩu nguyên chai từ Ý, với thành phần là 100% dầu ô-liu nguyên chất. Dầu ôliu cho trẻ em Kiddy giàu các chất béo không bão hòa như Omega 3, 6, 9 - đặc biệt cần thiết cho sự phát triển não bộ, tim mạch và hệ thống miễn dịch của trẻ. Dầu ô-liu Kiddy còn chứa hợp chất polyphenol giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể.

Bên cạnh các Vitamin E, K tự nhiên có sẵn trong dầu ô-liu, dầu ô-liu cho trẻ em Kiddy còn được bổ sung thêm Vitamin A, D với hàm lượng tối ưu, hỗ trợ sự phát triển thị giác, giúp tăng cường và kích thích khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể trẻ khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, và giữ cho xương chắc khỏe, mang lại cho trẻ em sự phát triển toàn diện. Dầu ô-liu Kiddy được đặc chế cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, có hương vị dễ chịu, thơm ngon, rất dễ sử dụng khi chế biến thức ăn cho trẻ. Dầu có thể sử dụng để nấu cháo, bột cũng như chế biến các món ăn dặm cho trẻ. Như vậy, cùng với sản phẩm dầu cá hồi Kiddy truyền thống vốn đã thân thuộc với bữa ăn của các bé từ năm 2009, các bà mẹ lại có thêm một sự lựa chọn hoàn hảo nữa để bữa ăn của bé được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện về mọi mặt.


Những Bệnh Mùa Đông

28

Chớ lơ là với bệnh

Viêm Tiểu Phế Quản T iết trời se lạnh, hanh khô của mùa đông thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và tấn công vào hệ miễn dịch non yếu của trẻ. Vào mùa này, bé thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm tiểu phế quản. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm của các phế quản có kích thước nhỏ

và trung bình. Nguyên nhân chủ yếu là do vi-rút hợp bào hô hấp gây ra, sau đó trẻ có thể bội nhiễm vi khuẩn. Những vi khuẩn này ở trong mũi và họng, khi sức đề kháng bị giảm sút thì chúng sẽ tăng độc tính và gây bệnh. Vì vậy, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay môi trường ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi-rút phát triển mạnh và trẻ dễ nhiễm bệnh. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng, với các triệu chứng như sốt nhẹ hay sốt cao, kèm ho sổ mũi và khò khè. Bệnh có thể diễn tiến nặng hơn như ho nhiều, khò khè tăng, bỏ bú kèm nôn ói, khó thở, tím tái cần phải nhập viện điều trị cấp cứu.

Những cơn ho nhè nhẹ của trẻ khi thời tiết trở lạnh là triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm tiểu phế quản. Bệnh có thể nhẹ, diễn tiến tự khỏi hay nặng hơn dẫn đến khó thở nhiều, cần phải nhập viện để điều trị. Các bà mẹ cần phải cảnh giác với bệnh lý này nhất là những trẻ dưới 3 tháng tuổi.

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ Để phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ, ngay từ nhỏ nên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng. Nên cho trẻ ăn đầy đủ các chất thiết yếu để nâng cao thể trạng. Vệ sinh cơ thể trẻ hằng ngày, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng. Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm đồng thời rửa tay người chăm sóc trẻ thường xuyên. Khi trẻ mắc bệnh, liệu pháp để điều trị là điều trị triệu chứng bao gồm hạ sốt, uống nhiều nước, dùng thuốc giãn phế quản để trị khò khè, uống các thuốc giảm ho dịu họng an toàn được chiết xuất từ các loại lá cây, chanh... Các bà mẹ cũng nên lưu ý rằng, bệnh viêm tiểu phế quản là do một loại vi-rút gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị. Các trẻ có nguy cơ cao diễn tiến đến suy hô hấp nặng như: sinh non, suy dinh dưỡng, có bệnh tim bẩm sinh đi kèm, trẻ nhỏ dưới 3 tháng. Các trẻ này khi có triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản thì cha mẹ nên mang trẻ đến bệnh viện khám và nhập viện để được theo dõi sát. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHI TRẺ BỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản, mẹ nên tránh cho con bú quá no vì với tình trạng ho và khò khè, trẻ rất dễ kèm theo nôn ói. Khi nôn ói, trẻ đang nằm thì nguy cơ cao gây hít sặc vào phổi, do đó nên chia nhỏ các cữ bú ra,

29

giảm số lượng mỗi lần bú và tăng số lần bú. Ví dụ như trẻ nhỏ có cân nặng 10 kg, mỗi lần nên bú khoảng 150ml và bú 8-10 lần trong ngày là bảo đảm đủ năng lượng cho trẻ, đồng thời nên bổ sung thêm nước sôi để nguội hay nước trái cây để bù lượng nước mất qua hơi thở do bé thở nhanh. Để phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ bằng chế độ ăn uống, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh. Các thực phẩm này cung cấp lượng vitamin A, C, E rất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, các loại hoa quả, rau xanh rất giàu chất chống oxi hóa, đặc biệt tốt cho trẻ khi bị viêm tiểu phế quản. Dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina, cà rốt… thường được bác sĩ khuyên dùng. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu Hà Lan, đậu phụ, trứng gà; các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi và protein như sữa bò, sữa đậu nành… nhưng nên chọn loại có hàm lượng chất béo thấp. Tốt nhất nên cho trẻ ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Như vậy, đối với trẻ bị viêm tiểu phế quản thì chế độ ăn uống hợp lý cũng là một phương pháp góp phần thúc đẩy quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời chế độ ăn hợp lý cũng giúp trẻ ngăn ngừa bệnh viêm tiểu phế quản hiệu quả.


30

31

Súp bó xôi thịt cua NGUYÊN LIỆU MÁCH NHỎ Bó xôi cung cấp chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng.

100g thịt cua 200g cải bó xôi 1 củ khoai tây nhỏ 1/4 củ hành tây 1/4 cây tỏi tây 300ml nước dùng rau củ 2 lá thơm 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy Gia vị: 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 3 thìa súp whipping cream, 1/5 thìa súp bơ, dầu ăn

CÁCH LÀM ✿ Thịt

cua luộc sơ. Cải bó xôi cắt nhỏ. Hành tây, tỏi tây, khoai tây cắt miếng mỏng ✿ Làm nóng dầu, xào thơm hành tây và tỏi tây, cho 1 ít nước lọc vào, cho cải bó xôi, khoai tây, lá thơm vào đun sôi, vặn lửa nhỏ, nấu khoảng 25 phút cho tất cả nguyên liệu mềm. ✿ Cho hỗn hợp súp vào máy xay nhuyễn, đổ trở lại bếp rồi nấu sôi, nêm muối, hạt nêm. ✿ Tắt lửa, cho kem tươi và bơ vào khuấy đều. Múc súp ra đĩa, rắc thịt cua, thêm dầu ăn Kiddy và ăn khi còn ấm.

MÁCH NHỎ Bông cải xanh là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Khi sơ chế mẹ nên tước bỏ phần vỏ cứng để bé dễ nhai.

Rau cuộn trứng chiên NGUYÊN LIỆU

2 quả trứng gà 5 nhánh bông cải xanh 1/2 quả cà chua 1/4 củ cà rốt 2 thìa súp sữa tươi 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy Gia vị: 1 ít bột sắn, nước mắm, tương cà, 1 ít đường

CÁCH LÀM ✿ Cà

chua hấp chín, bằm nhỏ. Trứng đánh tan với nước mắm, sữa tươi, đường, cà chua. ✿ Bắc chảo dầu nóng rán trứng thật mỏng. Cà rốt xắt lát chữ nhật dài mỏng, bông cải xanh chẻ mỏng đem luộc với nấm. Trải trứng đã rán ra xắt khúc hình chữ nhật dài để cuộn. Cho rau củ, nấm đã luộc vào giữa làm nhân. ✿ Cầm bìa trứng cuộn tròn lại thành cuốn. Rưới dầu ăn Kiddy lên rồi xắt nhỏ cho bé ăn cùng tương cà.


Những Bệnh Mùa Đông

32

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt khi trời giao mùa trở lạnh, các bé thường dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng - căn bệnh gây nên những triệu chứng rất khó chịu cho trẻ.

T

Viêm Mũi Dị Ứng

hời tiết lạnh hoặc thay đổi đột ngột, môi trường không khí ô nhiễm và sức đề kháng còn kém nên trẻ thường dễ ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Đó chính là những biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho hệ hô hấp của trẻ như viêm tai, viêm họng, viêm mũi xoang… NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân chính của viêm mũi dị ứng là do phản ứng dị ứng của niêm mạc mũi trước sự xâm nhập hoặc tái xâm nhập của dị nguyên đặc hiệu như bụi, phấn hoa, lông chó mèo, bào tử nấm, thời tiết thay đổi… Hiện tượng phản ứng

dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhầy của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đối với cả Đông và Tây y đều rất khó khăn, hầu như chỉ có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu trong một thời gian nhất định, bệnh sẽ lại tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Và đây cũng là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mãn tính. Các triệu chứng thường gặp ở viêm mũi dị ứng trẻ em thường xuất hiện thành từng cơn sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc khi thay đổi thời tiết, với các biểu hiện như: | Ngứa mũi và hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, thường vào sáng sớm. | Ngạt mũi, khó thở, nhiều lúc trẻ phải thở bằng miệng. | Chảy nhiều nước mũi trong, loãng khiến trẻ thường lấy tay quệt ngang mũi gây kích ứng tấy đỏ vùng dưới mũi.

| Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện chảy nước mũi, đau đầu, đau họng, nhức mỏi chân tay. | Trẻ thường không sốt, nếu xuất hiện triệu chứng sốt cao thì cảnh giác với những biến chứng như: viêm tai giữa hay viêm xoang có kèm chảy nước mũi đục xanh.

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ Để hạn chế bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ, các bà mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc ấm, giữ không để bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa. Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ. Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ. Đặc biệt, hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không cho chó mèo vào nhà, không trồng hoặc để hoa có nhiều phấn trong nhà. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bặm ô nhiễm, vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ. Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết hoặc dị nguyên, các triệu chứng của bệnh làm cho trẻ rất khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, không ngủ được. Các bậc phụ huynh nên tìm và loại bỏ tác nhân gây dị ứng (dị nguyên): lau sạch nhà cửa, hút bụi để loại bỏ lông thú nuôi; nếu trong phòng có hoa tươi nên chuyển ra ngoài; tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài. Giặt áo gối, drap giường hàng tuần bằng nước nóng. Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển ngày 2 - 3 lần. Bôi kem giữ ẩm lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da trẻ do lau chùi nước mũi. Có thể sử dụng máy giữ độ ẩm trong không khí để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp sau: trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho trẻ. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

33

Để điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị phù hợp, uống thuốc kháng dị ứng hợp lý, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ Bên cạnh việc rèn luyện cho trẻ thói quen tập thể dục thường xuyên, để tăng cường quá trình trao đổi chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể thì cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ. Đây là cách hiệu quả nhất để phòng và chữa bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ cần chú ý để tránh sử dụng một số loại gia vị có thể gây kích thích niêm mạc mũi của trẻ như: mù tạc, ớt cay, tiêu… đồng thời cho trẻ uống nhiều nước (từ 1,5 đến 2 lít/ngày) để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Ngoài việc tăng cường protein cho cơ thể từ các thực phẩm trứng, tôm, các loại cá, thịt bò, thịt lợn… cũng như bổ sung axít folic có trong bánh mì và đậu - đây là những nguồn dinh dưỡng có thể giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh dị ứng, mẹ cũng nên cho trẻ ăn nhiều cà rốt bởi chất bêta-carotene có trong cà rốt có tác dụng ngăn chặn dị ứng phấn hoa, viêm da dị ứng và các phản ứng dị ứng khác. Đồng thời mẹ cũng cần bổ sung vitamin C cho cơ thể trẻ bằng những thực đơn nhiều trái cây và rau xanh như: rau cải xoong, rau xà lách, súp lơ, rau dền, ổi, đu đủ, táo, lê… để tăng cường hệ thống miễn dịch. Việc bổ sung hàm lượng Omega 3 (có nhiều trong cá thu, cá hồi, cá mòi, dầu cá, sữa chua…) cũng giúp bé chống dị ứng hiệu quả. Ngoài ra, mẹ có thể yên tâm sử dụng dầu ăn cho các món chiên, xào hoặc trộn trực tiếp dầu ăn đặc chế cho trẻ vào bột/cháo đã nấu chín bởi việc sử dụng dầu ăn còn giúp bổ sung thêm các dưỡng chất và vitamin thiết yếu giúp bé tăng sức đề kháng cũng như tăng mùi vị cho món ăn khiến bé ăn ngon miệng hơn.


34

35

MÁCH NHỎ Với bé kén ăn, chỉ cần mẹ nêm nếm thêm ít muối vào nước dùng để giảm bớt độ ngọt, béo của khoai mỡ.

Cháo khoai mỡ tôm viên cá hồi NGUYÊN LIỆU

50g tôm tươi đã bóc vỏ 50g cá hồi phi lê 20g khoai mỡ tán nhuyễn 1 củ hành tím 1 bát cháo trắng 400ml nước dùng 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy Gia vị: nước mắm, đường, muối, tiêu, hạt nêm, ngò, hành tím

MÁCH NHỎ Mẹ nên chọn kỹ các trái chín, nấu thêm với nước và đường để điều chỉnh lại độ chua - ngọt phù hợp với bé.

CÁCH LÀM ✿ Ướp

tôm, cá hồi với chút hành tím, muối, tiêu, hạt nêm, cho vào máy xay nhuyễn và quết, vo thành từng viên tròn. ✿ Đun sôi nước dùng rồi thả các viên tôm - cá hồi vào. Cá, tôm nổi lên mặt nước vớt ra để riêng. ✿ Đổ cháo vào nước dùng đun sôi. Khi cháo hơi đặc lại, cho khoai mỡ vào, để sôi lại, tắt bếp. Thêm nước mắm, dầu ăn Kiddy, tôm, cá hồi viên và ít ngò rồi cho bé ăn khi còn ấm.

Nước ép kiwi NGUYÊN LIỆU 4 trái 100g

kiwi đường cát trắng

CÁCH LÀM

✿ Kiwi chọn quả có lông màu trắng bạc là quả tươi, không dập. Gọt vỏ, xắt khoanh.

✿ Lấy nồi đun nước rồi cho kiwi và đường vào

nấu đến khi nước đường và kiwi chuyển sang màu xanh là được. ✿ Cho nước kiwi ra ly. Trang trí thêm với những lát kiwi ở trên thành ly.


Những Bệnh Mùa Đông

36

lần trong ngày. Trẻ từ chối ăn các thức ăn thông thường và uống nhiều nước, tiểu ít; đồng thời bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày và thường bị nôn sau khi ăn. Ngoài ra, trẻ còn thường bị sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, gây co giật và có thể kèm theo các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như ho, chảy nước mũi.

Tiêu chảy cấp là bệnh khá phổ biến đối với trẻ em. Bệnh có thể gây triệu chứng mất nước trầm trọng, nếu không bù nước kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Nếu tình trạng tiêu chảy cấp không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tiêu chảy kéo dài, gây nên tình trạng kém hấp thu các chất bổ ăn vào cơ thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Nhiều nguy cơ khó lường từ

T

Tiêu Chảy Cấp

iêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm có thể mắc 1 - 3 đợt bệnh tiêu chảy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy, trong đó có từ 1,5 - 2,5 triệu trường hợp tử vong. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang và kém phát triển. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên nắm rõ căn bệnh này để phòng ngừa, phát hiện kịp thời khi trẻ có các biểu hiện của tiêu chảy cấp. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do nhiễm trùng đường ruột, có thể là do vi-rút,

vi khuẩn, ký sinh trùng... Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh này là do trẻ dùng thức ăn bị ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh hay sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc để trẻ vô tình tiếp xúc với phân của người bệnh. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, chế độ ăn uống không hợp lí, mất cân bằng cũng có thể dẫn đến tiêu chảy cấp. Các triệu chứng tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ là nôn ói, đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Trẻ có thể đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua, nhiều khi có nhầy và lẫn máu. Riêng trẻ sơ sinh bú mẹ, có thể đi tiêu 5 - 6

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý: nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Khi cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước. Tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do vi-rút Rota. Nguyên tắc điều trị bệnh này là cha mẹ phải phát hiện sớm, bồi phụ nhanh đủ nước và các chất điện giải mà trẻ bị mất đi do tiêu chảy. Cách điều trị tùy thuộc vào mức độ mất nước ở trẻ như sau: | Mất nước nhẹ (độ A): Trẻ tỉnh táo, miệng ướt, khóc có nước mắt, uống nước bình thường. Nên cho trẻ uống nhiều nước và điện giải hơn bình thường, có thể dùng nước cháo muối, nước gạo rang, nước oresol và cho uống sau mỗi lần tiêu chảy, uống đến khi trẻ hết khát. Theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ, nếu không đỡ mà nặng lên thì phải đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế gần nhất. | Mất nước vừa (độ B): Trẻ vật vã kích thích, mắt trũng, miệng lưỡi khô, khóc không có nước mắt, da khô, uống nước háo hức. Phải đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế đồng thời tiếp tục cho trẻ uống nước, điện giải dựa theo cân nặng của trẻ. Có thể cho trẻ uống bằng cốc, từng thìa, nếu trẻ nôn thì chờ 10 phút sau lại cho uống tiếp.

37

| Mất nước nặng (độ C): Trẻ mệt lả, li bì, hôn mê, mắt rất trũng, da khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không uống được. Đây là tình trạng mất nước nặng, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, cần được điều trị cấp cứu tại trung tâm y tế, bệnh viện. Bù nhanh chóng lượng dịch đã mất bằng đường uống, ống thông dạ dày hoặc qua đường tĩnh mạch bằng các dung dịch đẳng trương. | Người chăm sóc phải cặp nhiệt độ cho trẻ nhiều lần trong ngày, kiểm soát lượng nước tiểu, số lượng phân đi ngoài trong ngày, đánh giá tri giác của trẻ. Không được dùng kháng sinh nếu không phải là tiêu chảy do vi khuẩn như lị, tả... Việc dùng các loại thuốc này phải theo chỉ định của nhân viên y tế nhằm tránh gây rối loạn tiêu hóa kéo dài; không được dùng các loại thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy.

NHỮNG THỰC PHẨM CẦN THIẾT Khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp không nên kiêng khem các loại thức ăn nhằm tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sau khi bồi phụ nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Vì trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%. Do vậy, trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, nếu không trẻ sẽ bị sụt cân và dẫn đến suy dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm như gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc cùng các loại rau củ quả như cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo kèm các thực phẩm khác như đậu nành, sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose, đặc biệt là bổ sung dầu thực vật. Và tốt nhất phụ huynh nên ưu tiên chọn những loại dầu giàu dinh dưỡng như dầu ô-liu, dầu ăn dinh dưỡng đặc chế dành riêng cho trẻ để cung cấp cho trẻ đầy đủ nhất các dưỡng chất và vitamin thiết yếu.


38

39

MÁCH NHỎ Món ăn này mẹ có thể thái thịt lát mỏng cho bé tập nhai và đối với bé nhỏ hơn có thể bằm nhuyễn thịt.

Nui xào thịt bò NGUYÊN LIỆU

200g thịt bò 1/2 gói nui 1/2 củ cà rốt 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy 1 ít ngò rí Gia vị: muối, đường, tiêu, hạt nêm, hành khô, dầu ăn, hành hoa, mùi tàu

CÁCH LÀM ✿ Thịt

bò rửa sạch, thấm khô thái mỏng ướp với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 ít tiêu. ✿ Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho thịt bò vào xào với lửa lớn. Đun 1 nồi nước sôi nhỏ cho nui vào chần sơ, vớt ra ngâm vào tô nước lạnh. ✿ Cà rốt gọt vỏ tỉa hoa, hành, mùi cắt bỏ rễ, rửa sạch cắt khúc. Cho nui vào xào cùng với cà rốt, nêm gia vị vừa miệng. Cho thịt bò vào xào cùng, thêm hành hoa, mùi tàu rồi tắt bếp, rưới dầu ăn Kiddy lên, trộn đều và bày ra đĩa.

MÁCH NHỎ Táo tàu mẹ nên ngâm qua nước ấm, gọt bỏ vỏ sau đó mới xắt nhỏ cho vào cháo. Làm như vậy bé nhỏ sẽ dễ ăn hơn.

Súp đu đủ xương heo NGUYÊN LIỆU

300g đu đủ chín 1/2 trái táo tàu đỏ 1/2 bát gạo 500 ml nước xương heo hầm 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy

CÁCH LÀM

✿ Rang gạo với dầu đến khi hạt gạo trắng đục, cho nước xương hầm vào.

✿ Sau đó cho đu đủ và táo cắt nhỏ vào. Nấu sôi hạ lửa và nấu tiếp đến khi hạt gạo nở đều.

✿ Xay nhuyễn, rồi trút ngược lại nồi và đun sôi

trở lại. Tắt bếp, thêm dầu ăn Kiddy và trộn đều, đổ ra bát và cho trẻ dùng khi còn ấm.


40

Viêm phổi

Những Bệnh Mùa Đông

bệnh nguy hiểm thường gặp

V

iêm phổi là nguyên nhân phổi là khó thở, thở nhanh, ho khan mắc bệnh và tử vong hoặc có đàm, người mệt mỏi, nghe Thời hàng đầu ở trẻ em phổi có tiếng ran. Trường hợp tiết lạnh thay đổi trên thế giới, nhất là tại các viêm phổi do nhiễm khuẩn là điều kiện thuận lợi để nước đang phát triển như thường kèm sốt, nhức đầu, đau vi trùng và vi-rút phát triển, Việt Nam. Bệnh viêm phổi có cơ giống như bị mắc bệnh cúm. nhất là khi cơ thể trẻ nhiễm thể diễn tiến với 3 mức độ từ Đối với trẻ có ho hoặc khó thở lạnh hay suy yếu rất dễ dẫn nhẹ đến nặng và rất nặng; cha mẹ có thể phát hiện bệnh đến nguy cơ mắc bệnh nếu không được xử trí đúng lý viêm phổi của bé bằng cách viêm phổi. và kịp thời có thể dẫn đến suy đếm nhịp thở để phát hiện triệu hô hấp và tử vong. chứng thở nhanh, dùng đồng hồ có kim giây đếm nhịp thở của trẻ trong vòng NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ CÁC 1 phút, trẻ thở nhanh khi: TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP | Trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở ≥ 60 lần/phút Viêm phổi là bệnh lý viêm nhiễm của nhu mô | Từ 2 - dưới 12 tháng, nhịp thở ≥ 50 lần/phút phổi thường do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Viêm phổi xảy | Trên 12 tháng, nhịp thở ≥ 40 lần/phút. ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo Nếu trẻ có thở nhanh theo lứa tuổi là trẻ có viêm vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp. Bệnh phổi. Cha mẹ cần quan sát hiện tượng thở bất thường: có thể lây truyền từ người này sang người khác. Đặc 1/3 dưới ngực thông thường khi hít vào đầy lên, khi biệt, viêm phổi do vi-rút có thể gây thành dịch nguy có viêm phổi nặng, 1/3 dưới ngực lõm vào khi hít vào, hiểm và ở trẻ càng nhỏ, diễn biến bệnh càng nhanh và đây là trường hợp trẻ bị viêm phổi nặng. Khi trẻ ho, nặng. Các nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp là: khó thở có kèm các dấu hiệu sau đây là trẻ bị viêm phế cầu, Haemophilus influenzae, tụ cầu, Moraxella phổi rất nặng: nôn ói tất cả mọi thứ, li bì khó đánh catarrhalis, Legionella pneumophila, Chlamydia pneu- thức, không bú được hay bỏ bú, co giật, tím tái. moniae, Mycoplasma pneumoniae, trực khuẩn gram âm (trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đường ruột,...). CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ Các vi-rút như vi-rút cúm thông thường, và một số viKhi trẻ bị viêm phổi, phụ huynh cần đưa trẻ đi rút mới xuất hiện như SARS - vi-rút corona, vi-rút cúm khám và thông thường sẽ được bác sĩ cho toa uống gia cầm cũng có thể gây nên viêm phổi nặng. Những kháng sinh trong 5 ngày. Trẻ bị viêm phổi nặng cần trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, có dị tật bẩm nhập viện để tiêm (chích) kháng sinh. sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực, sinh thiếu cân... rất Nhằm giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh viêm phổi dễ mắc bệnh. cũng như để tránh các di chứng, tổn hại cho sức khỏe Các triệu chứng mà trẻ thường gặp ở bệnh viêm của trẻ, các bậc cha mẹ nên cải thiện điều kiện nhà ở,

tăng cường chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, giảm mật độ người trong gia đình chật chội, đông đúc, hạn chế cho trẻ hít phải khói thuốc lá, bụi bặm. Nếu sử dụng máy lạnh thì nên điều chỉnh nhiệt độ ở ngoài trời và trong nhà chênh lệch nhau khoảng 5 - 7 độ C để cơ thể trẻ có thể thích ứng được. Đặc biệt, cho trẻ tiêm chủng các loại vắc-xin như H.influenzae type b (Hib), Ho gà (Bordatella pertusis), Phế cầu (S.pneumonia), cúm… là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc ức chế ho vì ho chính là phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp thông đường thở. Chỉ nên dùng thuốc giảm ho an toàn có nguồn gốc từ thảo dược.

41

NHỮNG THỰC PHẨM CẦN THIẾT CHO TRẺ BỊ VIÊM PHỔI Trong điều trị viêm phổi rất cần lưu ý đến chế độ ăn uống, nếu ăn uống hợp lý, đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng sẽ góp phần tăng cường miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh. Khi con bị viêm phổi, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn loãng và uống nhiều nước để giúp làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho. Nên bổ sung một số thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như: cho ít tỏi vào phần ăn của trẻ vì tỏi có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và giữ ấm cơ thể; cho trẻ ăn các loại cá vì trong cá rất giàu Omega-3 giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại sự lây nhiễm bệnh viêm phổi… Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cân đối một số loại rau củ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, giúp cải thiện sức khỏe của trẻ khi bị bệnh như cà chua, bông cải xanh, cà rốt, cam… Theo dân gian, khi trẻ bị ho cần phải kiêng khem khá nhiều thứ như hải sản, thịt gà, đặc biệt là dầu ăn… Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Trẻ ho thường biếng ăn nên việc kiêng khem trong thời gian này là hết sức sai lầm, có thể khiến bé càng ốm nặng hơn vì mất sức đề kháng do cơ thể thiếu chất. Đối với trẻ còn bú, cần giảm số lượng mỗi lần bú và tăng số lần bú để bảo đảm đủ năng lượng cho trẻ và giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn. Đối với trẻ đã ăn được thức ăn đặc, cần cho trẻ ăn uống như thường ngày với đủ 4 nhóm thức ăn như đường có trong tinh bột của cơm cháo, đạm có trong thịt cá trứng, chất béo có trong dầu ăn và chất sinh tố có trong rau củ quả. Các mẹ có thể cho bé uống một số bài thuốc dân gian để làm dịu họng khi trẻ ho như quất (tắc) chưng đường, nước ép từ rau tần dầy lá...


42

43

MÁCH NHỎ Bí đỏ là thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Không những giúp sáng mắt, bí đỏ còn rất tốt cho tim mạch.

Cháo cua bí đỏ NGUYÊN LIỆU

MÁCH NHỎ Dưa hấu khi ép xong mẹ nên cho bé uống liền vì để lâu sẽ bị lắng xuống và mất độ tươi ngon.

1 miếng bí đỏ (đã gọt vỏ) 4 cái càng cua 1 chén gạo 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy Gia vị: nước mắm, dầu ăn, ngò rí

CÁCH LÀM ✿ Gạo

vo sạch để ráo. Cho vào nồi nấu nhừ thành cháo. Luộc bí đỏ với ít nước (không nêm muối) cho đến khi bí mềm. Càng cua dùng búa đập lấy thịt rồi xé nhỏ, xào săn cùng dầu ăn và nước mắm. ✿ Nghiền bí đỏ và cà rốt với ít sữa thành một hỗn hợp sệt mịn. Cho hỗn hợp này vào nồi cháo trên bếp nấu với thịt cua. ✿ Đến khi nồi cháo chín có màu đẹp và độ sệt phù hợp thì múc ra bát, trộn 1 thìa dầu ăn Kiddy, thêm ít ngò rí lên bát để trang trí và dùng khi còn ấm.

Nước ép dưa hấu NGUYÊN LIỆU 1 miếng 1 muỗng 2 trái

dưa hấu đá bào cherry

CÁCH LÀM

✿ Dưa hấu rửa sạch, thái lát, lấy phần ruột đỏ

và cắt nhỏ. Nếu thích, có thể lấy thêm phần cùi trắng của dưa hấu. ✿ Cho dưa hấu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Dưa hấu ngọt sẵn nên không cần phải cho thêm nước và đường như nhiều sinh tố hoa quả khác. ✿ Lọc sinh tố dưa hấu qua 1 rây lưới mắt nhỏ, dùng thìa ép phần bã ra hết nước. Cho nước ép ra ly, bỏ ít đá bào và trang trí với 1 - 2 trái cherry.


44

Hen suyễn là một dạng bệnh đường hô hấp khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây rất nhiều khó khăn khi thở nên việc chăm trẻ bị hen suyễn đòi hỏi phụ huynh phải kiên nhẫn cũng như cần nắm rõ những kiến thức cơ bản.

Những Bệnh Mùa Đông

Cẩn trọng với bệnh

H

Hen Suyễn

en suyễn là căn bệnh viêm đường hô hấp mãn tính. Bệnh khiến cho đường hô hấp bị phù nề tăng tiết đàm và co thắt gây khó thở. Tỷ lệ mắc hen suyễn ở trẻ em ngày càng gia tăng, vì thế các bậc phụ huynh nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ để có thể kịp thời phát hiện, điều trị cắt cơn hen và phòng ngừa một cách có hiệu quả cho con em mình. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Một số yếu tố liên quan đến bệnh hen được cho là nguyên nhân chính làm người bệnh dễ có những cơn bùng phát hen suyễn như: yếu tố di truyền từ người thân khiến xác suất mắc bệnh của con lên đến 50%; yếu tố môi trường do dị ứng với khói thuốc lá, bụi bặm, phấn hoa, lông thú nuôi trong nhà như chó mèo, con mạt trong chăn, drap, gối. Hen suyễn khởi phát do nhiễm siêu vi đường hô hấp. Các triệu chứng gợi ý hen suyễn ở trẻ em như

ho, khò khè tái đi tái lại, ho tăng về đêm và sáng sớm, ho kéo dài trên 10 ngày sau khi bị cảm cúm, ho khò khè khởi phát khi thời tiết thay đổi, sau khi tiếp xúc với khói bụi, sau khi ăn thức ăn bị dị ứng, khi tiếp xúc với thú nuôi, gặp phải mùi xăng dầu, ẩm mốc, khói thuốc lá, bụi…, trẻ có biểu hiện như ho, khó thở, tức ngực. Khi tiếp xúc với thú nuôi, gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi… trẻ khó thở, khò khè, ho đàm, đôi khi cơn hen nặng đến nỗi trẻ nhỏ không bú được, trẻ lớn thì nói mệt nhọc hay không nói được, phải ngồi để thở. Sau cơn khó thở thường ho, có đờm loãng, nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy... Ngoài ra, còn có thể phát hiện hen suyễn qua các xét nghiệm như: chụp X-quang, thăm dò chức năng hô hấp… Tuy nhiên, để chắc chắn trẻ có bị hen suyễn hay không thì phải cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi rất khó để có thể chẩn đoán tình trạng hen suyễn bởi vì hiện tượng thở khò khè, khó thở không chỉ xuất hiện ở hen suyễn mà còn ở một số bệnh khác liên quan đến đường hô hấp.

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ Theo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Có những trẻ bị mắc bệnh hen suyễn tự khỏi trong một thời gian dài nhưng bệnh nhân có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy khi trẻ bị hen suyễn cần phải tuân thủ việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, tái khám đúng hẹn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh này bằng những lưu ý sau: | Không để trẻ hít phải hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng khi hít vào sẽ gây tác hại đến đường thở, nhất là khi trẻ hít khói thuốc lá thụ động từ người lớn. | Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm, tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò vì khói từ bếp lò có thể kích thích tới hệ hô hấp của trẻ. | Nếu trẻ bị dị ứng với lông thú nuôi thì tránh không cho trẻ tiếp xúc. Giảm nấm mốc trong nhà bằng cách lắp đặt quạt thông gió, mở cửa sổ, lắp đặt máy chống ẩm, không sử dụng quần áo còn ẩm ướt để ngăn nấm mốc phát triển. Giặt áo gối drap giường hàng tuần bằng nước nóng để tiêu diệt con mạt có sẵn trong áo gối drap giường gây dị ứng . | Hạn chế khả năng mắc cảm cúm và cảm lạnh. Có thể giảm nguy cơ bị cảm bằng cách ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh, giữ gìn vệ sinh, tăng cường miễn dịch và hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm. | Các bác sĩ khuyên trẻ bị hen suyễn nên ở nhà nếu bị sốt, cảm, hoặc có nguy cơ bị ốm. | Thường xuyên đưa trẻ đi tái khám theo hẹn của bác sĩ để hen được kiểm soát tốt. | Trẻ bị hen suyễn thường được kê 2 loại thuốc: thuốc cắt cơn toa luôn phải mang theo bên mình bất kể lúc nào để cắt cơn suyễn nhanh Việc quên mang thuốc bên mình sẽ nguy hiểm khi trẻ lên cơn hen; thuốc ngừa cơn có 2 dạng hoặc uống hoặc xịt qua đường thở, trẻ được sử dụng hàng ngày để phòng ngừa. | Thông báo về tình hình bệnh của trẻ trước khi

45

cho trẻ nhập học để nhà trường cùng giáo viên có những bài tập phù hợp với trẻ cũng như phối hợp tốt khi trẻ lên cơn hen suyễn tại trường. DINH DƯỠNG CHO TRẺ HEN SUYỄN Việc điều trị hen suyễn thường kéo dài, phải dùng nhiều loại thuốc nên dễ dẫn tới nguy cơ loãng xương, chậm phát triển chiều cao, do đó, một chế độ ăn hợp lý là rất cần thiết cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Trẻ cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, nhóm trái cây và rau. Đặc biệt trẻ cần ăn đủ đạm, đạm quý để bù lại lượng đạm đã mất do dùng thuốc cũng như cần được bổ sung thêm vitamin D, vitamin C, canxi, sắt. Đồng thời, các nhà khoa học cũng khuyên nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa a-xít béo Omega 3 để tăng cường hệ miễn dịch. Omega 3 cũng là một yếu tố chống viêm tự nhiên rất hữu ích cho những trẻ có cơ địa dị ứng để ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp, thường có nhiều trong các loại cá, mè, hạt hướng dương…và một số loại dầu ăn cao cấp như dầu ô-liu hay dầu ăn dinh dưỡng Kiddy. Với công thức đặc chế cho trẻ em, dầu ăn dinh dưỡng Kiddy được kết hợp khoa học và hoàn hảo giữa dầu cá hồi nhập khẩu, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu gạo và dầu mè, cung cấp cho bé yêu của bạn hàm lượng cao Omega 3 (DHA, EPA); Omega 6, 9; các loại vitamin A, E và hơn 20 loại a-xít béo thiết yếu khác. Bên cạnh đó, trẻ hen suyễn nên ăn ít muối và cần hạn chế một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: trứng, hải sản, các loại hạt như đậu phộng...; các loại nước giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men… Tất nhiên, không phải mọi thực phẩm trên đều cần phải kiêng mà các mẹ nên theo dõi xem trẻ thường dị ứng với loại thức ăn nào để phòng ngừa và cách ly, bằng cách cho trẻ thời gian tập ăn thử từng loại, nếu không có biểu hiện dị ứng thì cho ăn tiếp. Ngoài ra, cần cảnh giác với một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, Aspirin…


46

47

Canh trứng gà hải sản MÁCH NHỎ Khi sơ chế nghêu mẹ nên ngâm nghêu vào nước muối pha loãng ít nhất 30 phút để nghêu nhả hết cát.

NGUYÊN LIỆU

50g phi lê gà 50g nghêu 50g tôm sú 1 con mực lá 1 quả trứng gà 1 quả cà chua Gia vị: 1 thìa cà phê hành băm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa súp dầu ăn, 1 ít hành ngò

CÁCH LÀM ✿ Thịt

gà, mực, tôm, nghêu làm sạch, xắt hạt lựu rồi ướp với ít muối. ✿ Cà chua cắt miếng vừa ăn. Hành ngò xắt nhỏ. Trứng gà đánh tan. Phi thơm hành băm với dầu ăn, trút cà chua vào xào cho ra màu, cho tôm, mực, nghêu, thịt gà vào xào săn, chế vào 300ml nước, nấu sôi, nêm ít muối vừa ăn. ✿ Sau cùng cho trứng gà vào khuấy nhanh tay rồi cho hành ngò vào, tắt bếp.

MÁCH NHỎ Rau dền có 2 loại trắng và đỏ đều bổ như nhau. Rau có vị ngọt, tính lành giúp giải nhiệt và trị lở môi rất tốt.

Cháo thịt bò cà rốt rau dền phô mai NGUYÊN LIỆU

40g thịt bò băm 5 ngọn rau dền đỏ 1/3 củ cà rốt nhỏ 1 viên phô mai 1 bát cháo trắng 1 thìa cà phê dầu ăn Kiddy Gia vị: bột ngọt, hạt nêm, muối, đường

CÁCH LÀM

✿ Rau dền rửa sạch cho xay cùng thịt bò hoặc

thái thật nhỏ. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái mỏng nghiền lấy 1 bát nước. ✿ Cho nước ép cà rốt, thịt bò và rau dền vào nồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó cho phô mai và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại. Tắt bếp, thêm dầu ăn Kiddy vào cháo và cho bé ăn khi còn ấm.


48

49

Bằng chất lượng vượt trội và những hoạt động thiết thực, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng cao cấp cho trẻ em Kiddy xứng đáng là người bạn đồng hành tin cậy, cùng các bậc cha mẹ

không đơn giản. Hiểu được những nguyện vọng đó, từ khi ra đời, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng cao cấp Kiddy đã nghiên cứu và đem đến sản phẩm dầu ăn đặc chế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, dựa theo công thức được khuyến nghị của Viện Y Khoa Hoa Kỳ.

CÙNG MẸ CHĂM SÓC BÉ YÊU

DẦU ĂN DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ EM TRẺ NHỎ CẦN ĐƯỢC BỔ SUNG CHẤT BÉO ĐỂ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Những năm tháng đầu đời là giai đoạn bé cần những bữa ăn được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bột, đạm, chất béo và vitamin, cho sự phát triển thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não khi chiếm 60% thành phần của não bộ. Một chế độ dinh dưỡng giàu Omega 3 với DHA và EPA sẽ cung cấp cho trẻ các chất béo có lợi, cần thiết để não bộ, hệ thần kinh cũng như thị giác của trẻ phát triển tối ưu, và còn giúp thải loại và giảm những thành phần có hại cho cơ thể như cholesterol xấu và chất béo chuyển hóa (trans fat). Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp được

Omega 3 mà phải lấy từ nguồn thực phẩm. Chính vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa, để đảm bảo cung cấp đủ lượng chất béo nêu trên thì các bậc cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, kết hợp dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn của bé, đặc biệt là chất béo giàu Omega 3 và Omega 6. Tuy nhiên, điều này khiến không ít phụ huynh bối rối bởi “bài toán” cân bằng chất béo là

DẦU ĂN DINH DƯỠNG KIDDY - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ LÀ SỰ LỰA CHỌN TUYỆT VỜI TRONG CÁC BỮA ĂN CỦA BÉ Để đảm bảo cung cấp đa dạng chất béo cho trẻ, các bà mẹ thường phải sử dụng luân phiên nhiều loại dầu ăn kết hợp mỡ động vật, tuy nhiên cách này có nhược điểm là liều lượng các loại chất béo không chính xác và tốn nhiều thời gian, công sức. Với dầu ăn dinh dưỡng cho trẻ em Kiddy, bạn không cần thay đổi luân phiên giữa các loại dầu ăn mà vẫn đảm bảo đủ nhu cầu về chất béo và vitamin cho bé. | Công thức đặc chế cho trẻ em: trẻ em có nhu cầu đặc biệt về chất béo. Vì vậy, các loại dầu ăn thông thường không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ. Kiddy là dầu ăn đặc chế riêng cho trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi theo công thức được khuyến nghị của Viện Y Khoa Hoa Kỳ. | Kết hợp khoa học chất béo động vật và dầu thực vật: thành phần của Kiddy bao gồm dầu cá hồi tự nhiên và các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu mè và dầu gạo. Công nghệ tinh chế hiện đại giúp Kiddy lưu giữ tối đa hàm lượng dưỡng chất quan trọng và loại bỏ hoàn toàn mùi đặc trưng của dầu cá. | Giàu Omega 3 (DHA), tốt cho sự phát triển

trí não và thị giác: Kiddy được sản xuất từ dầu cá hồi tự nhiên nên rất giàu Omega 3 (DHA, EPA). Chỉ với 10ml dầu ăn Kiddy mỗi ngày, con bạn đã được cung cấp đầy đủ lượng DHA cần thiết. | Đảm bảo nhu cầu đa dạng về các loại chất béo và vitamin cho trẻ: Nhờ sự kết hợp giữa chất béo động vật và các loại dầu thực vật, Kiddy là nguồn cung cấp cho con bạn Omega 3, 6, 9; các loại các vitamin A, E và hơn 20 loại a-xít béo thiết yếu. Giờ đây, các bậc cha mẹ không còn phải thay đổi luân phiên giữa các loại dầu ăn mà chỉ cần trộn trực tiếp dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Kiddy vào thức ăn đã nấu chín là đã có thể cung cấp một bữa ăn đầy đủ các chất béo và vitamin thiết yếu cho bé.


Mẹo vặt chăm trẻ

50

DẤU HIỆU Mọc răng sữa thường đi kèm với một số triệu chứng như: sốt cao, biếng ăn, tiêu chảy, nướu răng sưng đỏ… làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. CÁCH CHĂM SÓC Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, trước tiên bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán xem liệu những triệu chứng trên liên quan đến một loại bệnh lý nào đó hay chỉ đơn thuần là những dấu hiệu khi trẻ mọc răng. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên chú ý đến việc cung cấp đủ nước cho con, đặc biệt là sau khi bú sữa hoặc ăn dặm xong. Trường hợp trẻ không uống được nước, có thể dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng để môi con không bị khô và tránh được tình trạng mất nước. Bố mẹ cũng phải đảm bảo giữ vệ sinh nướu và răng miệng cho trẻ thật tốt. Đồng thời vô trùng, vệ sinh sạch sẽ núm vú, khăn lau thật sạch trong giai đoạn nhạy cảm này. Cũng cần lưu ý, không để con ngậm bình sữa hay đầu vú cao su khi ngủ, vì đây là cơ hội để vi khuẩn tấn công và phát triển trong khoang miệng trẻ. Khi con sốt, nên dùng thuốc và các biện pháp hạ nhiệt thích hợp. Nếu con chỉ sốt nhẹ, bạn có thể lau người cho con bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp cơ thể

thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Nếu con sốt cao, hoặc có dấu hiệu tiêu chảy, bạn nên đưa con đến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. Không những vậy, hãy mang bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế nếu tình trạng quấy khóc, biếng ăn kéo dài. Ngoài vấn đề y khoa và vệ sinh, khi trẻ mọc răng, các mẹ nên đặc biệt chú ý tới nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Quá trình mọc răng khiến nướu răng của con sưng tấy, khó chịu, vì vậy, các mẹ nên chuẩn bị các loại thức ăn mềm, lỏng chứa đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp con dịu đi cơn đau, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn hàng ngày. Không cho con ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh vì đều không có lợi cho sự phát triển của răng. Để bổ sung chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng, các mẹ có thể cho con ăn thêm các loại rau luộc mềm hay nấu nui với thịt, rau củ. Mẹ cũng có thể cho con ăn thêm một số thức ăn khác như sữa chua, phô-mai, váng sữa. Với các mẹ đang cho con bú có thể cho trẻ bú thường xuyên hơn để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Việc này cũng giúp bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau. Trong quá trình con mọc răng sữa, hạn chế để con tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì sẽ dễ làm tổn thương đến nướu răng.

Khi con

Mọc Răng Mọc răng sữa là hiện tượng tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, đây có thể là một trong những giai đoạn thử thách của cả mẹ và bé, vì khi mọc răng một số triệu chứng đặc trưng sẽ khiến con cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để mẹ giúp bé vượt qua giai đoạn này một cách

51

Trẻ bị

Táo Bón

DẤU HIỆU | Số lần đi vệ sinh ít hơn thường lệ, đặc biệt là khi bé không đi trong hơn 4 ngày liên tiếp và cảm thấy không thoải mái khi đi vệ sinh. | Phân khô và rắn. Táo bón là vấn đề CÁCH CHĂM SÓC phổ biến với trẻ em. Các Trẻ có chế độ ăn đủ chất chuyên gia nhi khoa cho rằng xơ từ rau xanh và củ quả việc trẻ thường xuyên ăn những tươi ít gặp táo bón hơn. món cầu kỳ, ít chất xơ và không đi Vì vậy khi trẻ hay bị táo cho trẻ ngồi vào bệ xí hoặc đại tiện đúng cách là những nguyên bón cần tăng rau xanh hơn bô để tập thói quen đi vệ nhân dẫn đến chứng táo bón. Do thường ngày như: rau cải, sinh đúng tư thế. Chú ý để đó để phòng và chữa bệnh táo củ khoai lang, măng tây, trẻ tập trung đại tiện, không bón cho trẻ, bạn cần lưu ý quả mận, lê... Những loại đồ để trẻ phân tâm vào những những điểm dưới đây. ăn kém sắc màu có xu hướng thứ xung quanh, như xem tivi, gây táo bón. Vì vậy nên cắt giảm nghịch đồ chơi… những loại thức ăn có màu trắng đơn Hoạt động giúp tăng lưu lượng máu điệu như bánh mì, bánh gạo, bánh quy, đến hệ thống tiêu hóa của con bạn. Vì vậy, pho mát, mì ống và thêm các loại thức ăn rau củ có bạn hãy khuyến khích trẻ vận động chạy nhảy nô đùa màu sắc sặc sỡ vào khẩu phần ăn của bé. Bố mẹ cũng để phòng ngừa táo bón cho con. hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ít chất xơ như Với trẻ sơ sinh có thể tăng nhu động ruột bằng sữa, pho mát, sữa chua, bơ đậu phộng… cách mát xa bụng, cho trẻ nằm ngửa rồi cha mẹ đặt tay Nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị lên vùng rốn xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ trong chứng táo bón vì vậy hãy cho trẻ uống khoảng 1-2lít ra ngoài khoảng 10 - 15 phút mỗi tối hoặc di chuyển 2 mỗi ngày. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung chân của bé theo kiểu đạp xe đạp khoảng 10 - 15 phút. khoảng 120 - 180ml nước ép trái cây mỗi ngày cho bé. Và, nếu đã làm những bước trên mà trẻ vẫn không Tâm lý sợ sệt khi đi vệ sinh dễ khiến tình trạng hết táo bón, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư táo bón trở nên nặng hơn. Vì vậy, để hạn chế chứng vấn phương pháp điều trị tốt nhất, đừng để tình trạng táo bón quay trở lại nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng này kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe giờ quy định. Mỗi ngày bạn nên dành ra 10 - 15 phút của trẻ.


Mẹo vặt chăm trẻ

52

Mùa hè, nhất là thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ dễ trở thành đối tượng tấn công của các loại côn trùng. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp các bậc phụ huynh “cấp cứu” kịp thời khi con bị côn trùng cắn.

Côn Trùng Cắn

Trẻ bị

DẤU HIỆU Làn da em bé rất mềm mại và nhạy cảm, khi bị côn trùng cắn dễ nổi mẩn đỏ và sưng to. Ngoài ra, các vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng trên cơ thể như: nổi mề đay, phù nề, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

CÁCH CHĂM SÓC Nếu trẻ bị côn trùng bay vào mắt, trước hết cha mẹ nên nhắc con không được dụi mắt. Cách xử trí tạm thời là cho con chớp mắt vào cốc nước sạch hoặc nhỏ nước muối sinh lý để dị vật (côn trùng) trong mắt trôi ra. Nếu mắt vẫn cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức, sưng đỏ hoặc xung huyết, cần đưa con đến ngay bệnh viện để khám chữa kịp thời. Nếu con bị ong, kiến, hoặc các côn trùng khác đốt, đầu tiên cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch, nước muối loãng hoặc oxy già và chườm đá để trẻ bớt đi cảm giác khó chịu. Nhiệt độ thấp của nước đá có tác dụng như một liều thuốc gây tê, giúp giảm đau rát nhanh chóng. Không những thế, nước đá còn giúp hạn chế tình trạng sưng phồng ở vết cắn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đắp lên vết thương 1 ít baking soda hòa tan với nước để giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy cho trẻ. Bên cạnh đó, căn dặn trẻ không gãi, nặn hay chà xát vùng bị cắn

để tránh nọc độc và các vi khuẩn không lây lan. Hầu hết các vết côn trùng cắn thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị côn trùng lạ hoặc bị những loại côn trùng được liệt vào danh sách nguy hiểm như: ong đất, ong vò vẽ, ong rừng... cắn, bạn nên làm theo trình tự các bước sơ cứu như sau: | Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. | Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát khuẩn như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần. | Uống nhiều nước để loại thải các độc tố. | Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng. Sau khi xử trí như trên, trẻ vẫn cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu nặng để được cấp cứu kịp thời. Để phòng ngừa việc con bị tấn công bởi côn trùng, các bậc phụ huynh nên mắc màn, cho trẻ nằm trong nôi, cũi có phông màn che chống ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác. Đồng thời, giữ cho môi trường sống được thông thoáng, sạch sẽ nhằm loại bỏ môi trường sống của các loại côn trùng gây hại.

Khi trẻ bị

53

Hóc Dị Vật

DẤU HIỆU trước cẳng tay phải người sơ cứu, tay Hóc Dấu hiệu để biết trẻ bị hóc dị trái vỗ vừa phải 5 lần vào lưng dị vật ở trẻ có thể do vật là trẻ khỏe mạnh, đang chơi trẻ tại điểm giữa hai xương nhiều nguyên nhân như: sặc hoặc đang ăn đột nhiên ho sặc bả vai để ép dị vật ra ngoài. sữa, cháo, cơm, hít phải dị vật sụa, tím tái, khó thở, vã mồ | Nếu dùng phương nhỏ như các loại hạt: dưa, lạc hoặc hôi, thở gắng sức… Nếu dị pháp vỗ lưng mà dị vật các vật nhỏ như ốc vít, kẹp giấy… vật gây tắc nghẽn đường thở chưa thoát ra ngoài cần Không ai muốn chúng xảy ra cả, nhưng hoàn toàn (dị vật thanh quản) tiến hành ngay phương những biện pháp phòng tránh và cả trẻ có thể ngừng thở ngay lập pháp ép ngực, để trẻ cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật tại tức, tiếp đó là hôn mê và tử nằm ngửa dọc theo cẳng nhà là không bao giờ thừa đối vong nếu không được xử trí tay theo tư thế cổ ngửa, với các bậc phụ huynh. đúng cách. đầu thấp. Đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao CÁCH CHĂM SÓC nhau giữa xương ức và đường ngang Hóc dị vật đường thở khá nguy hiểm và qua 2 núm vú, sau đó rút một tay sát điểm đôi khi có thể gây nên cái chết tức thì cho trẻ. Vì vậy việc giao nhau, dùng hai ngón còn lại ấn vừa phải 5 lần theo phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời sẽ quyết định việc có hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên. cứu sống được trẻ hay không. | Sau khi sơ cứu, nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ Thấy con hóc, phản ứng thông thường của người sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời. lớn là đưa tay vào cổ họng trẻ móc dị vật ra dù có nhìn hay không nhìn thấy dị vật. Điều này vô tình kích thích phản xạ co thắt thanh quản, đẩy dị vật vào sâu trong cổ họng gây tắc nghẽn đường thở và có thể làm trẻ tử vong nhanh chóng. Vì vậy, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sặc đường thở do dị vật có kích thước lớn và nhiều góc cạnh, cha mẹ cần khẩn trương gọi ngay người hỗ trợ đồng thời tiến hành ngay các thao tác sau: | Nếu trẻ dưới 1 tuổi, dốc ngược đầu bé xuống, dùng gót bàn tay vỗ mạnh vào lưng bé nhiều lần, quan sát xem dị vật đã thoát ra hay chưa, nếu dị vật vẫn chưa thoát ra ngoài, cần đưa trẻ đến bệnh viện nhanh nhất có thể. | Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp dọc theo mặt


54

Mẹo vặt chăm trẻ

Khi trẻ

Chuyện ăn uống của con luôn là đề tài muôn thuở bởi không phải trẻ nào cũng thích và ăn hầu hết những gì mẹ nấu. Đối với những trẻ kén ăn, các mẹ luôn phải đau đầu trước mỗi bữa ăn của con bởi không biết làm sao để cung cấp đủ dinh dưỡng.

Biếng Ăn DẤU HIỆU Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ. Để biết thế nào gọi là trẻ bị biếng ăn, mẹ cần dựa vào 3 yếu tố sau: | Thời gian trẻ ăn kéo dài trên 30 phút. | Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày ít hơn mức thông thường. Ví dụ: trẻ 1 tuổi cần ăn 3 - 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa; nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa và ít hơn 250ml sữa/ngày được coi là biếng ăn. | Thay vì vui vẻ, hào hứng khi ăn, trẻ biếng ăn thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi... CÁCH CHĂM SÓC Khi con biếng ăn không nên bỏ mặc và để con nhịn ăn, càng nhịn ăn trẻ càng biếng ăn hơn, vì khi nhịn ăn men tiêu hoá không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn càng trầm trọng. Nên cho con ăn ít, nhưng nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các món ăn đa dạng trong ngày. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, hãy cho con đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân biếng ăn ở trẻ giúp điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Với trẻ biếng ăn, các mẹ không nên cho trẻ ăn đi ăn lại món mà bé thích. Hãy tập cho trẻ làm quen với nhiều loại đồ ăn khác nhau. Để giúp con quen dần với món mới, các mẹ có thể kết hợp món con thích với các

loại thức ăn khác. Khi tập cho con ăn món mới hãy kiên nhẫn và bỏ qua những cái nhíu mày hay vẻ mặt nhăn nhó ban đầu khi con nếm món mới lần đầu tiên. Thay vào đó hãy cho con cơ hội trải nghiệm hương vị từng chút một trước khi con thấy thích thú với món ăn đó. Các mẹ cũng đừng tự đoán rằng con sẽ không thích món này hay món kia. Nếu mẹ cảm thấy món này có vị gì đó con không thích, đừng nên thể hiện điều đó cho bé thấy. Thay vào đó hãy động viên và tạo cho con cảm giác rằng món này sẽ rất ngon, như vậy bé mới muốn tự mình thử. Một trong những cách đơn giản mà mẹ có thể thực hiện giúp con có niềm vui khi ăn uống là trang trí đĩa ăn cho bé thật đẹp mắt, chẳng hạn như: một khuôn mặt cười, một vườn hoa rau củ… và tất nhiên là cả ngon miệng nữa. Bằng cách này, kể cả khi con không thích món đó đi nữa thì việc nhìn thấy những hình ảnh ngộ nghĩnh bày ra trước mắt cũng sẽ khiến con khó chối từ. Con có thể rất ghét khoai tây nghiền nhưng lại thích khoai tây rán? Vậy nên, mẹ đừng bỏ hẳn một loại thực phẩm nào đó ra khỏi thực đơn của con mà hãy tìm cách nấu chúng bằng những cách khác nhau và kiên nhẫn để con khám phá được sự ngon lành trong mỗi loại thức ăn.

55



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.