Thiết kế công viên Thống Nhất / Bùi Duy Đức

Page 1

Nhịp điệu của sự Thống Nhất

«...Bông hoa này là của chung»

Năm 1960, những sinh viên, học sinh , cán bộ công nhân, viên chức cùng nhân dân Hà Nội đã bỏ hàng ngàn ngày công lao động công ích để xây dựng công viên Thông Nhất. Đó là một thành tựu của thủ đô sau ngày giải phóng về cải tạo môi trường, khi hồi sinh một mảnh đất, trước đây là bãi rác thải ô nhiễm, thành một công viên cây xanh, một lá phổi thực sự của thành phố. Trên quy mô đô thị, Công viên Thống Nhất là không gian xanh lớn nhất, là một nơi cân bằng mà người dân có thể tìm thấy cho mình một khoảng không thư giãn giữa cái nhịp sống bận rộn của thành phố. Trên quy mô khu vực, công viên là niềm tự hào của những người đã kiến tạo nên nó và sử dụng nó hàng ngày. Công viên đã hòa nhập một cách trực tiếp vào đời sống xã hội xung quanh mình. Hà Nội, trước tiên được biết đến như thành phố của hồ. Tuy nhiên, hệ thống hồ và những không gian xanh, đang dần bị tác động bởi sự đô thị hóa nhanh chóng cùng với giá trị kinh tế cao của những khu đất xung quanh. Điều đó khiến cho Hà Nội đang rơi vào xu hướng bị «bình thường hóa» và «tương tự hóa» như nhiều đô thị lớn của Châu Á. Vì thế, công viên Thống Nhất cần được phát triển như là một biểu tượng xanh mang bản sắc của thành phố.

Bản đồ: Hoạt động diễn ra tại các khu vực trong công viên

Trên thực tế, có 3 hướng tiếp cận chính

cho việc cải tạo công viên. Trước hết là những đề xuất được đưa ra từ phía những nhà đầu tư, những người quan tâm đến việc sử dụng không gian trống ít ỏi còn lại của công viên vào mục đích sinh lợi nhuận. Điều đó khiến công viên có nguy cơ trở về với danh sách dài các không gian công cộng đang dần dần biến mất, và Hà Nội, khi đó, sẽ tiếp tục để mất đi những gì làm nên bản sắc của mình. Lựa chọn thứ hai: bảo vệ công viên trước sự tăng nhanh về mật độ dân số của thành phố. Công viên đã và đang được bao quanh bởi những đường ranh giới vững chắc. Nhờ đó, chúng ta vẫn còn giữ được cho mình một công viên trung tâm, một không gian được bảo tồn và phát triển mang tính hướng nội. «Dù phần rìa giáp danh

với nhiều phố lớn, những bên trong lại tách biệt với giao thông bên ngoài, điều đó mang lại một nét riêng mà không phải công viên nào trên thế giới cũng có được.» - Bà Debra Efroymson Giám đốc quỹ Heath Bridge (Canada).

Hướng phát triển thứ ba: quay trở lại lịch sử của khu vực. Trong những bản đồ xưa mà người Pháp để lại, ta thấy tồn tại trong quá khứ một sự kết nối giữa hồ Ba Mẫu, Bẩy Mẫu và Thuyền Quang. Ngày nay, những trục đường giao thông chính, nhiều xe cộ, đã tạo nên sự phân tách giữa chúng. Thay vì chỉ được cải tạo và phát triển trong nội tại chính nó, Công viên Thống Nhất có thể lấy lại sự liên hệ đã mất với những hồ lân cận, điều này cho phép người đi bộ có thêm những hướng tiếp cận mới và an toàn tới công viên. Đây không chỉ là mối liên kết lịch sử mà còn là sự khớp nối về mặt không gian cảnh quan trong cấu trúc hồ của Hà Nội.

16/07/11 - Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người - 1


Nhịp điệu của sự Thống Nhất Câu chuyện về hình chữ nhật và hình tròn

Về thiết kế hiện tại, công viên như một tác phẩm tạo dáng, tuy nhiên dường như chúng chỉ dựa trên những nghiên cứu hình thức thuần túy ở mặt bằng và trên phương diện giao thông. Đối với người đi bộ, ngày ngày vẫn qua lại công viên, những hình dáng hình học trông rất vui mắt trên mặt bằng, thực tế, lại không phải là những con đường hợp lý về mặt sử dụng. Bởi đó không phải là những con đường ngắn nhất để đi từ điểm này tới điểm khác, vì thế chúng trở thành những «nét thừa», gây lãng phí không gian và nguyên vật liệu. Những đường cong trên tổng mặt bằng tạo nên một không gian lớn làm nơi gặp gỡ, giao lưu, thường bao quanh một yếu tố điểm nhấn như đài phun nước, cây lớn. Những địa điểm này trên thực tế đã được người dân sử dụng như những sân chơi thể thao. Tuy nhiên, chính hình thức của không gian lại tỏ ra không phù hợp với chức năng sử dụng thực tế này. Ví dụ như trong khu vực quảng trường nhỏ phía Tây Bắc công viên, dưới bóng cây lớn, người sử dụng muốn chơi cầu lông tại đây. Kết quả là trên nét cong của đường dạo, họ đã vẽ những sân chơi hình chữ nhật tạo nên những khoảng không gian bị cắt sẻ và nguy hiểm. Nó giống như câu chuyện ta không thể cho một khối hộp chữ nhật vào bên trong một không gian hình tròn (hình minh hoạ). Khi người dân đã phải sử dụng những không gian không phù hợp cho hoạt động của mình, điều ấy chứng tỏ công viên

Minh hoạ : Câu chuyện về hình chữ nhật và hình tròn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của họ. Vậy, vì sao không gian trống thì thừa mà nơi vui chơi an toàn và sạch sẽ cho người dân thì vẫn thiếu? Phải chăng ta cần xem xét và cải tạo lại những không gian ấy? Về vấn đề trang thiết bị đô thị trong công viên, chúng tôi có làm một cuộc khảo sát nhỏ đối với người dân đi dạo ở công viên. Kết quả, hầu hết đều cho rằng đường đi dạo của họ quá đơn điệu và thiếu nhiều hoạt động: 47% cho rằng công viên thiếu các thiết bị vui chơi miễn phí cho trẻ em, 26 % cho rằng cần đưa thêm những trang thiết bị thể thao, 21% cho rằng thiếu cầu vượt cho người đi bộ. chỉ có 6% cho rằng họ hài lòng với những hạng mục trang thiết bị trong công viên. Kết quả này cho ta lý do để nghĩ đến việc cần phải nâng cấp các không gian chức năng trong công viên. Công việc đó sẽ giúp công viên có thể đáp ứng được những nhu cầu và hoạt động đương đại của người dân.

dân thành phố Hà Nội đã khẳng định: Thứ nhất, công viên Thống Nhất vẫn là công viên văn hóa, nơi nghỉ ngơi và là môi trường sinh thái để bảo tồn các vườn hoa, cây xanh, đảo hồ. Các trò chơi trong công viên cần được nghiên cứu, chọn lọc kỹ. Phải nghiên cứu khai thác mặt nước hồ hợp lý, không cho xả nước thải trực tiếp vào hồ. Thứ hai, mọi công dân đều có quyền vào nghỉ ngơi, tham quan trong công viên bình thường như hiện nay mà không phải trả bất kỳ khoản thu nào nếu không tham gia các dịch vụ giải trí có thu tiền. Thứ ba, các kỷ vật, cây trồng lưu niệm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và của các vị khách quốc tế đều được giữ nguyên. Tóm lại, những thách thức đặt ra cho việc thiết kế cải tạo công viên Thống Nhất bao gồm: - Làm thế nào để phát huy được hết những giá trị sẵn có làm nên bẳn sắc của công viên và đô thị? - Làm thế nào để cải tạo công viên trở nên phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của người dân? - Làm thế nào để công viên thực sự trở thành môt không gian văn hoá của người Hà Nội, là một bông hoa đẹp của tất cả mọi người ? - Và hướng tiếp cận hợp lý về tài chính cho công tác cải tạo?

Chúng tôi hoàn toàn nhất chí với những nguyên tắc «bất di bất dịch» mà uỷ ban nhân

16/07/11 - Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người - 2


Nhịp điệu của sự Thống Nhất 1. Nâng cấp những hạng mục sẵn có.

cách hiệu quả những con đường không được sử dụng, biến chúng thành những không gian mang bản sắc riêng của công viên.

Qua khảo sát hiện trạng công viên, chúng tôi thấy rằng chỉ có 60% đường dạo thường được sử dụng , khoảng 40% còn lại hầu như không có người lui tới. Trong số này, có những đường ở xa, phía ranh giới của công viên, nhưng cũng có những hạng mục ở ngay chính khu trung tâm. Một số khác, tuy không đảm bảo về diên tích, nhưng đã được sử dụng làm nơi đánh cầu lông,... Ý tưởng của chúng tôi là tận dụng những con đường này để tạo thành những tổ hợp không gian vui chơi và thể thao mới. Tại những khu vực đất trống mà những con đường «bị lãng quên» đi qua, chúng tôi đề xuất những địa điểm hoạt động mới. Ví dụ như những sân cầu lông, bóng bàn ngoài trời, những khoảng sân chơi vận động cho thiếu nhi, những trò chơi truyền thống, những sân chơi chim, chơi lan cảnh hay chỉ đơn giản là những bàn cờ tướng cho các cụ già giao lưu mỗi buổi chiều,... Tất cả những hoạt động ấy đều miễn phí, dễ tiếp cận và đòi hỏi chí phí đầu tư thấp. Bao quanh không gian đó là hệ thống cây xanh tầm thấp, có thể là những cây mang tính chất địa phương như tre, cây cau hay những cây xanh theo chủ đề đa dạng. Tổ hợp không gian sinh thái - hoạt động sẽ tạo nên tính linh hoạt trong cảnh quan, nhấn mạnh tính đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên của công viên, tạo nên sự hấp dẫn thị giác cho nguời qua lại. Đồng thời công việc này cũng giúp ta tận dụng một

Kết hợp với tổ hợp không gian ấy sẽ là hệ thống trang thiết bị đô thị. Bao gồm hệ thống chiếu sáng, vệ sinh - môi trường, ghế đá nghỉ ngơi, tạo nên tính tiện lợi cho không gian, phục vụ cho những hoạt động diễn ra bên trong tổ hợp và góp phần phát huy giá trị thẩm mỹ cảnh quan, thu hút con người đến gần hơn với thiên nhiên.

+

Trong đồ án của mình, chúng tôi ưu tiên cho những đề xuất có chi phí đầu tư thấp và phục vụ cho lợi ích thiết thực của người dân.

Đường ít được sử dụng

+

Hoạt động

= Minh hoạ : Tổ hợp không gian chức năng trên những con đường ít được sử dụng

Cây xanh

Không gian mới

Bản đồ: Phân cấp sử dụng hệ thống đường

16/07/11 - Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người - 3


Nhịp điệu của sự Thống Nhất 2. Mở ra những hướng tiếp cận mới cho cộng đồng, và tái hiện mối liên kết lịch sử.

Công viên hiện có 6 hướng tiếp cận, trong đó, chiếm mật độ đông nhất là hai cổng Trần Nhân Tông và cổng Thống Nhất (Lê Duẩn). Hai cổng này có vị trí thuận tiện vì nằm trên những trục đường quan trọng của thành phố. Tuy nhiên lợi thế ấy cũng kéo theo sự mất an toàn cho người đi bộ, đặc biệt là người già và trẻ em, khi tiếp cận đến công viên. Chúng tôi đề xuất tại hai vị trí này một hệ thống cầu vượt cho người đi bộ. Cầu sẽ được nối từ khu vực trước cổng công viên sang hai hồ lân cận là Hồ Ba Mẫu và Thuyền Quang, trên đó được trồng hoa và cây leo để tạo nên tính liên tục về cảnh quan. Mở ra hướng phát triển trong tương lai về

một tổ hợp không gian công cộng, phát huy giá trị môi trường tự nhiên trên quy mô tổng thể của khu vực. Hạng mục này mang lại nhiều ý nghiã to lớn. Về mặt lịch sử, những cây cầu đóng vai trò tái hiện lại mối liên kết trước đây giữa các hồ. Về mặt sử dụng, nó giúp tăng thêm một hướng tiếp cận an toàn cho người già và trẻ nhỏ. Về mặt phát triển, nó là sự mở rộng vô hình mối quan hệ bên trong - bên ngoài của công viên, giúp công viên có sự liên thông với không gian xung quanh nhưng vẫn không ảnh hưởng tới sự yên tĩnh nội tại của mình. Một thiếu xót cần được bổ xung trong thiết kế tổng thể của công viên là hướng tiếp

cận dành cho người khuyết tật. Theo số liệu của Bộ Thương Binh Xã hội và Tổng cục thống kê Việt Nam đã tiến hành khảo sát năm 2007, tỷ lệ người khuyết tật chung cả nước là 15,3%. Tỷ lệ người khuyết tật khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (17,8% so với 14,4%). Hơn ai hết, những người khuyết tật là những người cần đến không gian công viên để rèn luyện, giúp xoá bỏ rào cản và sự mặc cảm bản thân. Một đặc điểm căn bản của mô hình xã hội tiến bộ là nhấn mạnh sự bình đẳng với tất cả mọi người, sự cần thiết của việc thiết kế cũng được quy định trong Pháp lệnh về người tàn tật nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và tiêu chuẩn xây dựng, Bộ xây dựng. Chúng tôi đề xuất ở đây những con đường, không chỉ để tiếp cận, mà còn để sử dụng một cách có hiệu quả không gian bên trong công viên bằng những đường dốc, những đường thiết kế cho người khiếm thị, hay những thang nâng tại các hạng mục công trình quan trọng. Đặc biệt, cần xoá bỏ những rào cản như những bục bê tông ở cổng Nguyễn Đình Chiểu như trong ý kiến của Bà Trịnh Ngọc Anh - chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Thống Nhất. Gần những lối tiếp cận vào công viên, chúng tôi để xuất tổ hợp công trình nhỏ với chức năng thông tin - dịch vụ bao gồm: trông giữ xe, quảng cáo, báo chí, vệ sinh, những bãi đất trống cho vật nuôi để tránh làm ô nhiễm bên trong công viên,... Đồng thời cũng là cơ hội thu hút quảng cáo đối với những nhà đầu tư đến góp sức tại các hạng mục xây dựng.

Bản đồ: Mối liên hệ giữa các hồ

Minh hoạ: Cầu vượt cổng Thống Nhất ( Đường Lê Duẩn)

16/07/11 - Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người - 4


Nhịp điệu của sự Thống Nhất 3. Tạo nên nhịp điệu cho tổng thể công trình, và ý tưởng về một dự án mở cho cộng đồng

Bản đồ: Đề xuẩt phân khúc không gian (Séquence).

Với đường đi dạo quanh công viên, đây là khu vực nghỉ tĩnh, được sử dụng thường xuyên nhất. Cũng trong khảo sát nhanh của chúng tôi 67% người dân cho rằng họ đến với công viên thống nhất trước hết vì cảnh quan của công viên. Tuy nhiên hầu hết trong số họ cho rằng, những đường dạo xung quanh hồ quá đơn điệu. Thực vậy, với số lượng chòi nghỉ, điểm dừng chân ít ỏi cùng sự thiếu thốn các hoạt động kèm theo khiến quãng đường «bách bộ» của người dân trở nên nhàm chán. Đề xuất của chúng tôi trên tuyến đường quan trọng này là một tổ hợp các phân khúc không gian (Séquence) tạo nên nhịp điệu liên hoàn trong tổng thể thống nhất của công viên. Với ý tưởng ban đầu, chúng tôi chia toàn bộ tuyến đi dạo làm 8 phần, tượng trưng cho 8 vùng miền của tổ quốc. Tuyến đường sắt quanh công viên sẽ là tuyến đường Thống Nhất nối kết các vùng miền. Phần đảo Hoà Bình tượng trưng cho các miền hải đảo, là phân khúc thứ 9, nhằm thu hút hơn nữa người dân đến với đảo. Ý nghĩa vùng miền chúng tôi sử dụng ở đây chỉ dừng ở phương diện đa dạng sinh học. Cụ thể tại mỗi phân khúc không gian, chúng tôi sử dụng những cây xanh gợi hình ảnh của những vùng miền này. Đây chắc chắn không phải là những loại cây quá cao để tránh làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái vốn có trong công viên. Chúng tôi đề xuất chủ yếu trên tầng cây vừa và thấp, nhằm tạo thêm tính tầng bậc trong không gian và nhấn mạnh tính đa dạng sinh học trong khu vườn chung của thủ

đô. Những thảm cây này cũng sẽ được trồng tại những khu vực ranh giới của công viên, đặc biệt là ranh giới với những tuyến đường đông xe cộ. Tuy nhiên, tại những vị trí này, chúng tôi vẫn tạo ra những nhịp mở để người đi đường có thể nhìn vào trong công viên. Phần nội dung công năng của mỗi phân khúc, chúng tôi đề xuất phương pháp tiến hành lấy ý kiến người dân. Trên mỗi phân khúc này, ta sẽ để cho người sử dụng tự đưa ra ý tưởng về những khu chức năng mà họ thấy cần thiết và phù hợp với nhu cầu thiết thực của họ. Cũng chính người dân sẽ là người thiết kế, vận hành và quản lý công trình trên mỗi hạng mục. Điều này, thành phố chúng ta đã thực hiện rất tốt qua công trình «con đường gốm sứ». Vì vậy, Theo chúng tôi, đây là một hướng mở mang tính khả thi cao của dự án, nhằm thu hút sự tham gia một cách sâu sắc của cộng đồng. Phù hợp với tiêu chí mà chúng ta đặt ra: «công viên Thống

Nhất phải được xây dựng bởi chính người dân, để giá trị văn hóa của công viên giống như một biểu tượng cho sự gắn kết chung giữa người dân với Hà Nội.» Hướng tiếp cận về mặt kinh tế,

chúng tôi đề xuất xã hội hoá một cách toàn diện trên từng phân khúc. Nguồn đầu tư từ các nhà tài trợ và nguồn quỹ từ cộng đồng được cụ thể hoá với địa điểm và hạng mục rõ ràng. Đổi lại là cơ hội quảng cáo, góp mặt trong các sự kiện và các cuộc vận động cộng đồng của công viên • Nhóm tác giả - Đại học kiến trúc Hà Nội: Bùi Duy Đức(Trưởng Nhóm) - +84 904232317 Guillaume Ouallet - +84 1663179415 Lê Hoàng Việt - +84 902228887

16/07/11 - Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người - 5


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.