Thiết kế công viên Thống Nhất / Nguyễn Thanh Tú

Page 1



A. Lời Giới thiệu và Dẫn nhập Nhằm hưởng ứng cuộc thi thiết kế với chủ đề “ Công Viên Thống Nhất cho tất cả mọi người”, nhóm chúng tôi, gồm năm (05) kiến trúc sư, kĩ sư chuyên ngành quy hoạch đã xây dựng nên một phương án đề xuất cho việc tái phát triển Công viên Thống Nhất, Hà Nội .Chúng tôi nhìn nhận cuộc thi này như một cơ hội tốt trong việc phát triển tư duy và thực hành chuyên môn cũng như rèn luyện , bổ sung những kĩ năng cần thiết trong hoạt động quy hoạch, thiết kế đô thị nói chung và hoạt động quy hoạch xã hội nói riêng. Bên cạnh đó, nhóm thực hiện - đại diện cho cộng đồng, cho những người trẻ và có ý thức đối với sự phát triển nhiều mặt của xã hội , của thành phố và khu vực cũng muốn đóng góp ý kiến , góp phần vào việc gìn giữ, xây dựng và phát triển không gian xanh công cộng quan trọng này.

B. Mục đích và Mục tiêu hành động của dự án Mục đích: 

Xây dựng công viên Thống Nhất xứng tầm với một biểu tượng về tính công đồng của thành phố Hà Nội là không gian cho các hoạt động văn hóa, xã hội, lịch sử của mọi tầng lớp xã hội,

Tạo nên một hình mẫu mới về dân chủ và tự do trong thiết kế, quy hoạch và quản lý các không gian công cộng

Mục tiêu hành động: Thông qua quá trình nghiên cứu và đánh giá toàn diện khu vực nghiên cứu ( Công viên Thống Nhất – CVTN) , nhóm thực hiện hướng tới việc có được cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về khu vực cũng như đề xuất ra được một dự án tái phát triển khu vực . Mục tiêu hành động của dự án bao gồm:  Quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị : (a) Giải quyết cơ bản những vấn đề hiện hữu cũng như (b) xây dựng thêm những giá trị mới cho CVTN trong các nội dung về (1) cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật , (2) môi trường sinh thái, (3) kiến trúc cảnh quan .  Quy hoạch xã hội : Đề xuất những phương thức nâng cao , bổ sung các giá trị xã hội cho CVTN, trong đó có sự đóng góp ý kiến và tham gia hành động của cộng đồng  Quy hoạch chính sách : (a) Xây dựng một phương thức quản lý và đưa ra quyết định mới đối với CVTN , trong đó đề cao vai trò của các đai diện của cộng đồng của các nhóm xã hội và các nhóm lợi ích . (b) Đề xuất phương thức gây quĩ (ngăn hạn và dài hạn ) và cho CVTN.

C. Tổng quan về Công viên Thống Nhất I/ Tiến trình lịch sử :

Biểu đồ Tiến trình phát triển của CVTN và Biểu đồ Mức độ quan tâm của cộng đồng đối với CVTN

Chúng ta có thể nhận thấy quá trình phát triển của công viên gắn liền với quá trình biến đổi và phát triển của đất nước. Quy mô, vai trò chức năng của công viên tuy không thay đổi nhưng tầm quan trọng – thể hiện qua mức độ quan tâm và sử dụng của người dân đối với CVTN đã có những biến đổi theo thời gian. Các mức độ này cũng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi thời đại và có xu hướng ngày càng tăng cao trong tương lai. Đặc biệt chúng ta cần chú ý đến sự xuất hiện các dự án đầu tư phát triển tác động đến CVTN trong thời gian qua đã thu hút chú ý lớn của dư luận xã hội.


II/ Các nỗ lực tái phát triển Dự án Disney land thu nhỏ

Dự án khách sạn Novotel Hà Nội

Thời gian: năm 2007 Chủ đầu tư (CĐT): Tập đoàn Vincom. Nội dung : khu vực trò chơi, thể thao, văn hóa trên mặt đất và dưới nước , tổ hợp giải trí (khách sạn, trung tâm mua sắm, sàn nhảy, rạp chiếu phim, bãi xe ngầm)

Thời gian : Cuối 2008, đầu 2009

Công viên miễn phí từ 4-7h sáng cho tập thể dục, chỉ thu phí từ 9h.

CĐT : Tập đoàn quản lý khách sạn Accor + TCT du lịch Hà Nội + tập đoàn đầu tư SIH Nội dung : Khách sạn 4 sao, nhà hàng, bể bơi, phòng hội nghị, khu vui chơi Không được thực hiện (- - -)

Đợt chỉnh trang cải tạo chào mừng 1000 năm TL-HN Thời gian: 2010 CĐT: UBND TP Hà Nội. Nội dung: cải tạo cảnh quan cá trục chính trong công viên, các khu chức năng, vui chơi, giải trí .. đặc biệt là đảo Hòa Bình với tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn. Chỉnh trang thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng sân khấu, sân vườn, tiểu cảnh.

Không được thực hiện ( - - )

Đã được thực hiện (+ +)

Thông qua nghiên cứu về những nỗ lực trước đây trong việc tái phát triển khu vực, ta có thể thấy những dự án không có được sự ủng hộ của cộng đồng , chính quyền quản lý và do đó không được thực hiện bởi chúng : Có nội dung phát triển đi ngược với vai trò, mục đích sử dụng ban đầu của khu vực (công viên cây xanh, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí) dẫn đến việc đe dọa đến quyền sử dụng không gian xanh và không gian công cộng của cộng đồng;  Không nhìn nhận, đánh giá được hết các giá trị lịch sử văn hóa, xã hội,kiến trúc cảnh quan của CVTN khiến cho các giá trị đó không hiệu quả, đe dọa bị mất đi;  Có chính sách phân biệt đối tượng sử dụng dẫn đến việc hạn chế giá trị xã hội và tính cộng đồng của CVTN;  Đề xuất ra vai trò , quy mô, nội dung hoạt động không phù hợp với với ngưỡng chịu tải phát triển (resilience) trên cơ sở môi trường, hệ sinh thái , cơ sở vật chất của CVTN. Trong khi đó, dự án chỉnh trang cải tạo chào mừng 1000 năm Thăng Long đã được thực hiện và có những thành công đáng kế bởi nó 

  

Có chủ đầu tư và đơn vị thực hiện là nhà nước – một “ đơn vị “ vừa có thẩm quyền, vừa đảm bảo về nguồn vốn và năng lực thi công; Có nội dung thực hiện không đi ngược lại với chức năng đã được quy định của công viên Có mục đích cao đẹp, lớn lao – đáp ứng được nguyện vọng của toàn xã hội. III/ Đánh giá tổng quan về công viên Thống Nhất:

Có vị trí thuận lợi trong tổng thể đô thị và trong mối liên hệ với các khu vực xung quanh. Tiếp cận thuận lợi : nhiều cổng được phân bố đều, hệ thống GT công cộng tốt. Các yếu tố tự nhiên ( cây xanh, mặt nước ) phong phú và dồi dào. CVTN là biểu tượng về một thời kỳ xây dựng xã hội mới XHCN, biểu tượng cho tình đoàn kết và khát vọng thống nhất đất nước. CVTN từ lâu đã trở thành một hình ảnh thân thương, gắn bó trong tâm thức của người dân. Có tính quần chúng lớn ( CV được ưa sử dụng, đối tượng sử dụng đa dạng , phong phú trong các hoạt động). Giá trị xã hội cao : sự gắn kết giao lưu giữa các nhóm sử dụng công viên (các CLB thể thao,khiêu vũ, văn hóa, môi trường).

Thiếu các tiện ích (chòi nghỉ, nhà vệ sinh, ), dịch vụ (giải khát, ăn uống, thông tin v.v ) được thiết kế để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động của người dân. Một số khu vực chức năng (vườn phong lan, khu sân khấu biểu diễn, nhà bảo tàng, không gian mặt nước) và một số cơ sở vật chất (các công trình trò chơi) chưa được sử dụng hiệu quả. Cảnh quan thiếu hấp dẫn , thiếu sinh động( thiếu điểm nhấn, hệ thực vật trang trí ít đa dạng). Môi trường nước bị ô nhiễm. Vấn đề về an ninh : một số khu vực không an toàn( khu vực phía Tây Bắc; khu vực phía Đông giáp khu dân cư) ; công tác bảo vệ còn lỏng lẻo. Thiếu sự liên kết với những không gian xanh, không gian mở lân cận ( có hàng rào, bị các nhà dịch vụ chắn). Có sự phân việc biệt trong thu phí đối với các mục đích sử dụng khác nhau. Vai trò của cộng đồng trong việc quản lý và đưa ra quyết định đối với công viên còn nhiều hạn chế Thiếu sự liên kết giữa các nhóm lợi ích (nhà quản lý, ngừoi sử dụng, nhà đầu tư, những người cung cấp dịch vụ) trong công viên.

ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU


CƠ HỘI Sự quan tâm của các nhà đầu tư. Sự phát triển của hệ thống giao thông làm tăng khả năng tiếp cận. Sự quan tâm về quỹ không gian xanh, không gian mở, đặc biệt đối với CVTN của chính quyền và cộng đồng ngày càng cao.

THÁCH THỨC Giá trị bất động sản lớn của khu đất tạo nên sức ép lên việc duy trì chức năng hoạt động vốn có của CVTN. Sức ép của quá trình đô thị hóa ( diện tích bị lấn chiểm, môi trường bị đe dọa). Sự thay đổi không phù hợp sẽ làm mất những giá trị vốn có (lịch sử, xã hội ) của CVTN. Tính cạnh tranh : Sự phát triển mạnh của các công viên và trung tâm giải trí khác trong thành phố sẽ làm giảm sức hút của CVTN Các tệ nạn xã hội và ý thức kém của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ công viên gây ảnh hưởng đến môi trường, và cơ sở vật chất và hình ảnh của CV.

IV/ Kết luận: Công viên Thống Nhất không đơn thuần chỉ là một trong những công viên nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí lớn giữ vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển thành phố Hà Nội mà nhờ có giá trị lịch sử lâu đời và cao quí , quỹ cây xanh – mặt nước lớn và vị trí thuận lợi , nó luôn được quan tâm, ưa sử dụng và do đó luôn có một vị trí nhất định trong tâm thức của người dân. Giá trị xã hội, sinh thái là một trong những điểm mạnh chính của CVTN. Bên cạnh đó, CV cũng chứa đựng nhiều vấn đề xuất phát từ sự không hợp lý trong công tác thiết kế, quy hoạch và quản lý và nguyên nhân quan trọng là thiếu vắng sự tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện của cộng đồng trong các công tác này. Nhìn tổng quan bên ngoài CVTN, có thể nói những yếu tố như Sự biến đổi tâm lý của xã hội, sự thay đổi của thời cuộc, quá trình đô thị hóa, sự vận động của nền kinh tế thị trường vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho sự phát triển của CVTN. D. Viễn cảnh chung cho Công viên Thống Nhất Nhóm thực hiện đề xuất xây dựng nên một viễn cảnh chung ( Vision) cho Công viên Thống Nhất . Viễn cảnh này được chúng tôi xác định chính là định hướng về tính chất cho các nội dung hoạt động đề xuất. Trong thời đại ngày nay, một con người , một chủ thể muốn có được sự tồn tại và phát triển toàn diện, bền vững cần phải có được sự kế thừa từ quá khứ, sự phù hợp với hiện tại, và sự bắt kịp với những xu thế phát triển trong tương lai. Xuất phát từ nhận định trên, nhóm thực hiện cũng xây dựng viễn cảnh chung cho Công viên Thống Nhất đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Công viên Thống Nhất trong tương lai, theo đề xuất của nhóm sẽ phải thể hiện được những tính chất sau : 

Tính đoàn kết, hiệp đồng, đoàn tụ : Đây chính là tính chất kế thừa từ quá khứ - cần phải gìn giữ và phát huy.

Tính dân chủ : Đây là một trong những tính chất quan trọng nhất được tập trung phát triển, phát huy của nhóm.

Tính hội nhập : “ Hòa nhập nhưng không hòa tan “ Đòi hỏi vừa phải giữ được những bản sắc vốn có mình mà vẫn có sự bắt kịp, hội nhập đối với các chủ thể đa dạng khác nhau hoặc / và những chủ thể tiến bộ.

Tính hòa bình, hòa hợp : hòa bình, hòa hợp giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, giai cấp và các nhóm lợi ích khác nhau.

Tính bền vững : cụ thể là bền vững về môi trường. Chúng ta hiện tại không còn “đứng

ngoài” những vấn đề tự nhiên - môi trường toàn cầu như sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm , thảm họa .. Khi nhận thức được những vấn đề này và có những giải pháp ở nhiều cấp độ khác nhau , chúng ta sẽ đảm bảo được sự tồn tại lâu dài và bền vững của CVTN. E. Nội dung hành động : I. Chỉnh trang, cải tạo, xây mới: ( xem phụ lục 1, 2) Nội dung quy hoạch xây dựng và thiết kế cảnh quan do nhóm đề xuất trước hết tập trung vào việc giải quyết những vấn đề chính của CVTN như : vấn đề hiệu quả sử dụng của một số khu vực chức năng; vấn đề về quy hoạch và cảnh quan ; vấn đề an ninh và môi trường. Bên cạnh đó và không kém


phần quan trọng , nhóm thực hiện đề xuất ra những khu vực chức năng và hoạt động mới . (Những đề xuất này xuất phát từ ý tưởng thiết kế của nhóm và ý kiến đóng góp của người dân) Khu vực I - Quảng trường văn hóa: với sân khấu ngoài trời và các công trình phụ trợ được đề xuất xây dựng để thay thế cho một sân khấu ngoài trời hiện nay tại đây đang hoạt động kém hiệu quả . Quảng trường này sẽ là không gian tổ chức các hoạt động văn nghệ, biểu diễn, giao lưu, sự kiện… phục vụ cho cộng đồng dân cư lân cận – đóng vai trò như quảng trường cấp Quận dành cho Quận Hai Bà Trưng. Sân khấu và quảng trường sẽ quay ra phía đường Trần Nhân Tông – hồ Thiền Quang Một cầu bộ hành cũng được đề xuất nối hồ Thiền Quang với quảng trường này. Khu vực 2 - Trung tâm thông tin công viên Thống Nhất và tổ hợp trưng bày triển lãm: trong quá khứ đây là một khu vực trưng bày những hiện vật thời chiến, sau này chuyển thành chức năng nhà giải trí nhưng hiệu quả sử dụng thấp do vị trí khuất và nội dung hoạt động không hấp dẫn. Nhóm đề chuyển đổi khu vực trở thành một Trung tâm thông tin – Văn Hóa – Giáo dục tổng hợp. Trung tâm Thông tin ở đây có thể là Bảo tàng Công viên Thống Nhất : giới thiệu về lịch sử công viên, về các giai đoạn lịch sử gắn với hình ảnh công viên...). thông qua việc trưng bày các sản phâm văn hoá: tranh, ảnh, sách, hiện vật…dưới nhiều hình thức. Nơi đây cũng là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa , các hoạt động giao lưu văn hoá, hôi thảo, giáo dục… Khu vực số 3 - Khu cảnh quan chuyên đề và bảo tồn tự nhiên: hiện trạng khu vực bao gồm vườn phong lan đã không còn được sử dụng tuy nhiê, và một phần không gian mặt nước bị ô nhiễm do chất thải xây dựng.. Đây là một khu vực có tiềm năng về vị trí , sinh thái ( hệ cây xanh – mặt nước ) và cảnh quan . Do đó, nhóm đề xuất cải tạo thành một khu cảnh quan cây xanh theo chuyên đề, cải tạo môi trường khu vực để tạo nên những môi trường sống cho các loại động vật ( chim chóc, gặm nhấm, bò sát v.v.) , tạo nên những hệ thủy sinh. Khu vực số 4- Khu vực thể dục thể thao: nằm ở phía Đông công viên, hiện tại khu vực đã có một số cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT nhưng qui mô còn quá nhỏ và cảnh quan chưa tốt Nhóm đề xuất mở rộng khu vực TDTT về phía Đông, tiến sát tới khu vực dân cư . Khu vực này sẽ được bổ sung những hình thức TDTT mới và sôi động hơn như leo núi, trượt ván, bóng rổ . Sự ngăn cách giữa khu dân cư và khu vực sẽ được thay thế bởi những vách leo núi nhân tạo hoặc những hình thức ngăn cách theo phương đứng hợp lý. Khu vực số 5 -Vườn đọc sách và thư viện lưu động: nằm tại khu vực khuất phía Đông Nam công viên, có quỹ đất rộng, yên tĩnh nhưng không được sử dụng hiệu quả. Vị trí khu vực này phù hợp với đề xuất các hoạt động thư giãn tĩnh, thiền định và suy ngẫm do đó nhóm đề xuất xây dựng nên vườn đọc sách gắn liền với Thư viện lưu động. Vườn đánh cờ, vườn thiền cũng có thể được bố trí tại đây. Khu vực số 6- Đảo Hoà Bình: hòn đảo nhỏ nằm giữa hồ, gần như không có sự thăm viếng, hoạt động trên đảo. Theo đề xuất của nhóm tính chất đảo không thay đổi nhiều nhưng sẽ được nâng cấp thành một khu vực bảo tồn tự nhiên những loài động, thực vật quý. Việc tiếp cận ra đảo sẽ được thực hiện thông qua hoạt động tham quan bằng thuyền theo tuyến cảnh quan chuyên đề. 

Hàng rào cao hiện trạng công viên tại một vài nơi sẽ được đề xuất gỡ bỏ tuy nhiên CV vẫn được ngăn cách không gian với các khu vực xung quanh một cách tương đối nhờ việc sử dụng hàng rào thấp, tượng trưng (90 cm- 1m), các cốt cao độ khác nhau.CV vẫn giữ nguyên các vị trí cổng hiện trạng. Mục đích thay thế này là nhằm nâng cao mức độ tiếp cận công viên, xoá bỏ cảm giác ngăn cách với không gian xanh đồng thời vẫn đảm bảo sự an toàn . Một số khu vực có cơ sở vật chất đắt tiền và do đơn vị tư nhân làm chủ sẽ sử dụng hàng rào hoặc người bảo vệ.

II. Xây dựng chương trình Quản lý – vận hành: (xem phụ lục 3) Khái niệm Quản lý được sử dụng : là quá trình vận hành và đưa ra các quyết định giải quyết các vấn đề công viên .Quản lý còn bao gồm cả chức năng thực hiện và giám sát thực hiện.

Để nâng cao và phát huy hơn nữa tính dân chủ trong quá trình quản lý – vận hành CVTN nói riêng và trong 1. Các chủ thể tham gia vào công tác quản lý CVTN:


Thành phần quyết định: có quyền và trách nhiệm trực tiếp đưa ra những quyết định trong quá trình quản lý công viên .  

Cơ quan quản lý : những người đại diện cho ban quản lý hiện hành của công viên. Người sử dụng: đại diện cho những người sử dụng công viên, nhóm này được hình thành dựa trên việc tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt trong công viên( thể dục thể thao, văn hoá, cao tuổi…).. Các nhóm này cần phải có quy chế hoạt động riêng, cụ thể và không đi ngược lại, mâu thuẫn với quy chế chung của công viên. Người cung cấp dịch vụ: Bao gồm những người đại diện cho những nhóm, tổ chức được phân loại theo loại hình dịch vụ mà họ cung cấp : người buôn bán nhỏ ( bán hoa, sách, tò he, tô tượng…); người cung cấp dịch vụ ăn uống, giải khát ; ngưòi kinh doanh quy mô vừa (nhà hàng..), tổ chức kinh doanh có hoạt động gắn liền với công viên ( trò chơi giải trí...) các hội này được hình thành, quản lý, và hoạt động dựa trên những quy định về trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng. Vai trò thực hiện và quản lý của chủ thể này tương tự như chủ thể Người sử dụng nhưng ở mức độ thấp hơn.

Thành phần tham gia : đối tượng có thể tham gia đóng góp ý kiến và tư vấn trong những giới hạn nhất định và/ hoặc trong những sự kiện, thời điểm nhất định ( dịp trọng đại, các dự án lớn...) 

HĐND cấp quận: đại diện cho tiếng nói của nhân dân người dân thành phố Hà Nội)

( ở đây có thể hiểu là những

Nhà đầu tư: những đơn vị tìm kiếm cơ hội đạt được lợi ích kinh tế từ CVTN.

Các chuyên gia: các kiến trúc sư, nhà quy hoạch và những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau .

Các nhóm hoạt động về môi trường .

Nhóm xã hội và nhóm hoạt động vì lợi ích xã hội: Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội người khuyết tật, Hội hoạt động vì Quyền trẻ em, Các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, Các nhóm hành động vì cộng đồng...

2. Quy trình quản lý: o

Phương thức quản lý dưới dạng đề xuất và thảo luận đưa ra quyết định được đưa ra bởi Thành phần quyết đinh ( gồm 3 bên ở trên)

o

Quyết định chính thức được đưa ra sau khi có sự đóng góp ý kiến từ các thành phần tham gia.

Quá trình thực hiện và giám sát thực hiện : Chủ thề Cơ quan quản lý đóng vai trò thực hiện chính và thường xuyên ( vận hành CVTN) . Chủ thể Người sử dụng đóng vai trò thực hiện quan trọng ( gây quỹ, vệ sinh , giữ trật tự, cải tạo và chỉnh trang nhỏ, và vai trò giám sát thực hiện chính và tiên phong, chủ thể Người cung cấp dịch vụ III/ Xây dựng nguồn vốn : o

Để có thể hiện thực hóa những chương trình hành động đã đề xuất nhóm chúng tôi đưa ra một chiến lược gây quỹ nhằm phục vụ cho việc quản lý, vận hành công viên hiệu quả và bền vững, bao gồm: (1) Duy trì và tăng cương việc gây quỹ từ các nguồn hiện nay như: (1a) nguồn vốn ngân sách nhà nước, phí dịch vụ thu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong công viên; (1b) phí tổ chức các sự kiện đặc biệt thu từ việc cho phép tổ chức các sự kiện đặc biệt trong công viên; (1c) các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp bằng việc xây dựng một cơ chế hỗ trợ để kêu gọi các cá nhân, tổ chức này tham gia đầu tư vào xây dựng và vận hành công viên. Bên cạnh việc gây quỹ từ các nguồn hiện có như trên, chúng tôi cũng đề xuất (2) tìm kiếm và kêu gọi những nguồn lực mới tham gia vào việc xây dựng và vận hành công viên: (2a) Sự đóng góp tự nguyện của các nhóm lợi ích trong công viên Việc các nhóm lợi ích trong công viên tham gia vào xây dựng, duy tu công viên; bảo vệ, giữ gìn cơ sở vật chất, vệ sinh, an ninh trong công viên … thông qua việc đóng góp công sức lao động và/hoặc cơ sở vật chất sẽ làm tăng tính hiệu quả của các hoạt động này. Đây được coi như là một trong những hành động nhằm hướng tới mục tiêu xã hội hóa công tác quản lý, vận hành công viên. Để kêu gọi được sự tham gia và sử dụng hiệu quả nguồn lực này, chúng tôi đề xuất:


+ Tổ chức các chương trình, sự kiện tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích tham gia đóng góp cho công viên như: chương trình “Vì công viên xanh – sạch – đẹp” vào mỗi ngày chủ nhật với các hoạt động khác nhau… + Để thay thế việc thu phí bắt buộc đối với người sử dụng chúng tôi đề xuất xây dựng “Qũy tự nguyện”, người dân có thể đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật phù hợp thông qua: “thùng đóng góp tự nguyện”, “tài khoản đóng góp tự nguyện”… để quản lý quỹ này một cách có hiệu quả. + Tuyên truyền, giao dục, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ công viên của mọi người thông qua các câu lạc bộ, nhóm, hội trong công viên, các buổi sinh hoạt cộng đồng,.. (2b) Sự đóng góp tự nguyện của các nhóm xã hội và các nhóm hoạt động vì cộng đồng: Đây là các cá nhân hoặc nhóm người hoạt động không vi mục đích lợi nhuận nhưng có những động lực và mong muốn tích cực riêng. Để kêu gọi được sự tham gia của nhóm này, chúng tôi sẽ xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể phục vụ lợi ích của công viên, sau đó xác định các mục đích của chương trình để kêu gọi các nhóm tự nguyện hoạt động có cùng lợi ích. VD: “Chương trình vì hành tinh xanh”, “Chương trình giờ trái đất” , “ Chiến dịch mùa hè xanh”… (2c) Thu hút tài trợ của các quỹ, tổ chức phi lợi nhuận Kêu gọi các qũy và các tổ chức phi lợi nhuận – những người hoạt động vì mục đích văn hóa, xã hội và môi trương. - đóng góp kinh nghiệm hoạt động, quản lý; cơ sở vật chất; tài chính … vào công viên thông qua các bản kế hoạch hành động cụ thể, rõ ràng


Tài liệu tham khảo : [1] Lisa Hellberg, Åsa Johansson – “ANOTHER FUTURE FOR THONG NHAT PARK” – 2008; [2] TS.Pham Thuy Loan (chủ trì) – “Nghiên cứu quy trình thiết kế đô thị có sự tham gia của cộng đồng cho các trục đường của Hà Nội” – Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ 12/2010; [3] Đỗ Đức Minh – “Nghiên cứu cải tạo công viên Thống Nhất” – Đề tài tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Xây dựng – 2011; [4] Chử Đức Trung – “Quy hoạch cải tạo cảnh quan công viên Thống Nhất hướng tới 1000 năm Thăng Long” – Đề tài tốt nghiệp đại học, Trường Đai học Kiến trúc - 2008 [[5]http://ashui.com/mag/index.php/tuongtac/phanbien/55-phanbien/3627-su-tham-gia-cua-cac-tanglop-xa-hoi-trong-quy-hoach-va-quan-ly-khong-gian-cong-cong.html [6]http://vntim.blogspot.com/2010/04/cong-vien-thong-nhat-ngay-ay-va-bay-gio.html [7]http://ashui.com/mag/index.php/congdong/kientrucsu/42-kientrucsu/711-hinh-anh-nhung-thay-doimot-goc-cong-vien-thong-nhat-qua-thoi-gian-1991-2009.html [8] http://www.thaukinhvietnam.com/index.php/bandocviet/cong-vien-thong-nhat-phai-la-khong-giantinh/cong-vien-thong-nhat-phai-la-khong-gian-tinh.sn [9] http://ashui.com/mag/index.php/tuongtac/phanbien/55-phanbien/739-de-cong-vien-thong-nhat-lahon-ngoc-thu-hai-cua-ha-noi.html


Phụ lục 1: Bản đồ Hiện trạng sử dụng công viên


Phụ lục 2: Phương án đề xuất


Phụ lục 3: Sơ đồ quy trình quản lý công viên Thống Nhất


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.