Tình Đầu Của Tôi

Page 1

TÌNH ĐẦU CỦA TÔI






ngỡ ngàng thiên thanh “Lỡ bị lạc ở Lê, liệu có ai tới dắt mình vô lớp không ?”

“Ngôi nhà ấy quá rộng lớn , tưởng như sẽ có những bức tường ngăn cản, những khoảng cách vô hình nào đó...”

crush và “bồ câu kết nối”


“Lúc ra về, đi ra phía cổng chính, bao âm thanh cũng dịu đi, và trong tôi bỗng dấy lên một cảm xúc khó tả.”

Tâm sự Những cánh cổng Quảng Nam thần kỳ “Buổi học đầu tiên

kết thúc. Tôi không còn cảm thấy sợ nữa, chính tôi cũng không hiểu vì sao.”




Ngôi nhà ấy quá rộng lớn tưởng như sẽ có những bức tường ngăn cản, những khoảng cách vô hình nào đó giữa những con người, giữa những học sinh mới, giữa “ma cũ” và “ma mới”… Nhưng không, dù lạ lẫm chưa từng quen biết hay chỉ mới tiếp xúc đôi lần, cả chúng tôi, cả họ - những anh chị khối trên cứ như hai cực của nam châm hút chặt vào nhau. Và, cũng nhờ lực hút mạnh mẽ ấy, vô vàn ấn tượng tốt xuất hiện, những tình cảm đẹp đẽ mà trong sáng nhất nảy sinh theo một lẽ tự nhiên. “Tình yêu tuổi học trò” là kỉ niệm khó phai nhất trong đời người, đặc biệt in sâu trong tâm thức của mỗi học sinh Trung học Phổ thông. Ngày gặp mặt đầu tiên ấy, chỉ bởi ánh nhìn thân thiện từ đôi mắt tròn và có phần hơi lồi, chỉ bởi một nụ cười “tỏa nắng như Mặt Trời” để lộ chiếc răng khểnh cực duyên nhưng bên trong sự ấm áp của ánh nắng là một vẻ lạnh lùng tìm ẩn, từ những cử chỉ, lời nói, hành động của một con người, trái tim cứ đập mạnh liên hồi như muốn nhảy khỏi lồng ngực. Có lẽ, ấn tượng sâu sắc ấy đã khiến một cô bé không mấy tin tưởng vào tình cảm nam nữ lại xao xuyến và có những rung động đầu tiên tại môi trường mới, nơi trao gửi yêu thương và lưu cất kỉ niệm ba năm Phổ thông. Hình ảnh người con trai kể từ giây phút “định mệnh” lướt qua nhau ấy cứ hiện lên đầu tiên trong “bộ nhớ”. Cô lang thang trên Facebook để tìm kiếm thông tin về Crush, tình cờ khám phá ra tường Confessions của Lê, thật sự dưới góc nhìn của một “tân học sinh” có thể coi nơi đây như một “kho tàng truyện Ngôn tình”, và hơn nữa là một tập truyện dài về cuộc hành trình với bao niềm vui mới, nỗi niềm mới, cảm xúc mới tại ngôi nhà mới của bao thế hệ học sinh gắn mình với màu áo thiên thanh. Hàng loạt những tâm thư, những lời tỏ tình, những mong ước, những câu chuyện tình yêu lãng mạn nhất thời thanh xuân của đời người khiến người đọc ấn tượng mạnh, dần dần bị cuốn vào nét riêng biệt ấy, một thứ tình cảm chân thật đến lạ thường của những học sinh Chuyên (những con người thường bị “đồn đại” là “mọt sách”, chỉ biết lao đầu vào học mà quên đi tuổi xuân với bao rung động đầu đời). Confessions là thế giới ảo để những

crush

và “bồ câu kết nối”


chuyện thầm kín nhất, những tình cảm, nỗi lòng khó nói nhất được giải bày thật dễ dàng. Nhấp vào link, gửi đến một người thầy mình kính trọng, một người cô mình yêu thương, một người bạn mình mến phục hoặc một anh chị hay người đã làm con tim ta thổn thức, bạn đặt một kì vọng, một niềm hy vọng “bồ câu đưa thư ảo” ấy sẽ chuyển chở những gì từ sâu trong đáy lòng, trong trái tim đến họ (đặc biệt mong ước Crush sẽ chấp nhận tình cảm của mình). Từ ngày đầu tiên ấy, một tình cảm đặc biệt nào đó, một sự quan tâm đặc biệt nào đó ta dành cho người lần đầu gặp, ấn tượng đến nảy sinh tình cảm và nguyện ước được gần gũi “soái ca ngôn tình” của lòng mình, hy vọng rằng chính Confessions “vi diệu” này là sợi dây kết nối ta và đối phương, kết nối trái tim và tâm hồn của anh và tôi đến gần nhau hơn…

Mon


tâm sự Quảng Na “Ấn tượng đầu tiên của em về Lê Quý Đôn là gì ?”


am Mỗi người mỗi cảm nhận và sẽ có vô vàn câu trả lời khác nhau cho câu hỏi tưởng chừng như quen thuộc song không phải ai cũng có thể đáp lại cho hay. Nhưng liệu mọi người có tò mò hơn về một đứa từ tỉnh khác như tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam, trong một gia đình có khá đủ điều kiện để trang trải cuộc sống hằng ngày cho bốn người. Tôi cũng là một người thành phố “chính hiệu” nên không nói giọng nhà quê đặc sệt như khi ra đây nhiều người vẫn nhầm tưởng. Còn nhớ khi quyết định ra ngoài này thi đã có rất nhiều người khuyên tôi nên ở lại. Không phải vì họ không tin tôi mà vì, chính tôi cũng tự nhận thấy, Lê Quý Đôn là một giấc mơ khá xa xỉ đối với những người dân ở các tỉnh nhỏ tỉnh lẻ. Nhưng rồi tôi đậu. Đậu cao nữa là đằng khác. Tôi không bao giờ có thể quên được cái cảm giác sung sướng đến tột đỉnh khi thấy tên mình được xướng ở vị trí thứ ba toàn bộ danh sách. Mẹ tôi khóc trong tự hào. Một thời gian ngắn sau, khi đã suy nghĩ kĩ lưỡng, bà quyết định gửi tôi ra Đà Nẵng học hết 3 năm. Tôi vâng lời, dù lòng không khỏi bồn chồn và sợ sệt nhưng thật sự thì đời có mấy ai được cơ hội nào tốt hơn thế này?


Trường học mới, bạn bè mới, thành phố mới và cuộc sống mới. Ba mẹ chở tôi ra tham quan trường trước một chuyến. Lê Quý Đôn, tôi “nín thở” lặng nhìn cái tên được khắc công phu trên bức tường sát cạnh cổng chính. Nói là choáng ngợp thì hơi quá nhưng khó có thể tìm được từ ngữ nào mô tả chính xác hơn. Ngôi trường tôi từng mơ ước suốt bao nhiêu năm, một giấc mơ tưởng chừng xa vời nhưng giờ đây tôi đang đứng trước nó ngắm nhìn nó và một lát nữa thôi tôi sẽ được công nhận là thành viên chính thức của ngôi nhà này. Đúng chất của một đứa nhà quê mới lên thành phố, tôi hăng hái đi trước bỏ mặc ba mẹ, đảo mắt nhìn xung quanh thật kĩ càng, không muốn bỏ sót bất kì chi tiết nào của trường. Bước qua cổng, nhìn về phía tay trái có thể bắt gặp tượng cụ Lê Quý Đôn cao to sừng sững giữa một bãi cỏ xanh với khá nhiều loài cây xung quanh. Sau này tôi mới biết khu đất này và cây cổ thụ phía đầu kia là nơi lấy “lộc” cho các học sinh sắp đi thi xa cho trường. Tôi quay lại bắt gặp thư viện phía bên kia. Thư viện to và rộng với rất nhiều sách và bàn ghế bên trong. Trường còn chu đáo trang bị thêm cả hai chiếc máy tính bàn. Tôi đặc biệt thích thú dãy bốn chiếc xích đu màu xanh lam đặt xung quanh hành lang thư viện, mang lại cảm giác lãng mạn đến kì lạ. Tôi

sải bước quay lại dãy chính hay còn gọi là dãy A - dãy phòng học đầu tiên của trường. Ngay chính giữa sảnh là mô hình thu nhỏ của trường. Còn nhớ tôi đã vui sướng như thế nào khi biết trường có sân đá bóng, nhà đa năng giành riêng cho các hoạt động thể thao và đặc biệt, hồ bơi. Không vì một lý do cụ thể nào cả, cái suy nghĩ trường mình có hồ bơi làm tâm trạng tôi phấn chấn. Chiếc bảng to treo tập trung khung ảnh các cựu học sinh khóa trên là điều thứ hai bắt mắt tôi. Mất vài giây tôi mới nhận ra đây là bảng vàng vinh danh các học sinh có thành tích xuất sắc nhất trường. Tôi chăm chú nhìn từng hình một tưởng tượng ra bốn chữ tên tôi được khắc điệu nghệ bên cạnh những “vị tú tài” này. Đứng được một lúc tôi sốt vó quay lại tìm ba mẹ. Ba đang ở đầu bên kia ra hiệu tôi mau chóng qua đó, khuôn mặt không giấu được sự bực tức. Tôi cười khẩy, làm ngơ vượt lên trước đi tới sảnh B. Khác hẳn không


khí ngột ngạt và có phần chật hẹp của sảnh A, sảnh B rộng và thoáng đãng hơn nhiều.Đúng như những lời đồn đại tôi được nghe, Lê Quý Đôn vừa dài vừa rộng. Tôi mê mẩn đứng nhìn khuôn viên bên cạnh. Chột dạ, tôi vô thức đi vào bên trong. Không thể phủ nhận rằng trường khá cũ kĩ, những bức tường đã mài màu sơn, dãy ghế đá lâu ngày bạc phai hàng chữ, nước trong hồ nhuốm màu đục ngầu. Nhưng, tự tôi cũng thấy kì lạ, vẻ đẹp của trường trong mắt tôi lúc đó không hề thuyên giảm. Đúng, tôi công nhận trường không quá đẹp như mọi người vẫn hay bàn tán nhưng để trải qua suốt 30 năm lịch sử thì tôi chắc chắn

không ngôi trường nào đẹp bằng Lê. Từ xa tôi nghe thấy tên mình. Biết thể nào cũng bị mắng, tôi bỏ dở dòng suy nghĩ vờ như không có gì chạy “như vũ bão” tới ôm chầm hai con người đang nóng máu vì mình. Chúng tôi tiếp tục chuyến tham quan ở sau trường. Kí túc xá 11 tầng hiện lên sừng sững. Lúc bấy giờ, tôi mới nhận ra trường còn có một cổng phụ và tầng hầm để xe. Tôi thừa nhận tôi có một chút thất vọng. Mặc dù cao và rộng nhưng kí túc có phần cũ kĩ. Những bức tường ẩm mốc, hành lang dính đầy bụi, thang máy hư hỏng khá nặng. May mắn thay, kí túc có những điểm cộng khác bù lại. Có rất nhiều phòng và phòng nào cũng rộng rãi thoải mái. Ở đây còn có một ban quản lý kí túc luôn thường trực để nhắc nhở các học sinh về nề nếp, vệ sinh và kỉ luật. Điều quan trọng nhất là kí túc ngay cạnh hồ bên và từ cửa sổ kí túc xá có thể ngắm nhiều cảnh đẹp. Chuyến đi kết thúc. Ngày đầu tiên nhập học với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Ngồi trên xe, tôi không giấu được sự sợ hãi. Ba nhìn tôi, ba hiểu. Nhưng ba chẳng nói gì, chỉ nắm tay tôi rồi cười. Tôi khẽ thở dài, trách móc tại sao con đường từ Tam Kỳ đến Đà Nẵng hôm nay lại ngắn như vậy. May mắn cho tôi, hôm nay tôi có người bạn đồng hành là nhỏ bạn khá thân cũng đậu Lê. Không ai nói ai câu nào nhưng cũng tự cảm nhận thấy sự hiện diện của đối phương ít nhiều làm bản thân an lòng hơn. Vì phải đi một khoảng đường dài nên chúng tôi tới khá trễ. Tôi hớt hải tìm phòng A201 rồi chạy thật nhanh vào lớp. Chúng tôi là hai đứa đến trễ nhất. Tôi ngượng chín mặt, lặng lẽ ngồi xuống bàn phía cuối lớp cố tránh đi các cặp mắt đang đổ dồn về phía mình. Ngại ngùng, tôi chỉ biết nhìn quanh. Phòng học rộng và đẹp hơn tôi nghĩ, được trang bị khá đầy đủ các dụng cụ dạy học. Tôi đặc biệt ấn tượng với chiếc bảng đen của lớp. Không giống như bất kì chiếc bảng bình thường nào,


bảng của Lê còn có thêm 2 chiếc bảng con có thể di chuyển qua lại dễ dàng. Lớp tôi có khá nhiều cửa sổ, lại là dãy ở tầng trên nên không khí trong phòng khoáng đạt hơn hẳn những lớp khác. Tôi đang ngẩn người suy nghĩ, bỗng một dáng người từ trên quay xuống. Về sau quen dần, tôi biết nhỏ này tên là Hà. Còn nhớ lúc đó bạn ấy quay xuống, khuôn mặt niềm nở với một nụ cười thường trực trên môi hào hứng hỏi tên tôi. Ngồi bên cạnh Hà là bạn thân của nhỏ Hương. Khác hẳn so với những đứa Đà Nẵng khác, vóc dáng của hai bạn này nhỏ và có phần...hơi lùn. Tuy nhiên chúng nó đều có chung một đặc điểm là da trắng, khuôn mặt sáng sủa cùng với tóc tai “chỉnh tề”. Nhìn quanh đứa nào cũng có một nhóm để nói chuyện chung, tôi nhìn lại thấy thật may mắn khi có con bạn bên cạnh. Năm phút sau cô vào lớp. Cô tự giới thiệu bản thân rồi sau đó lần

lượt gọi tên những người có điểm từ cao đến thấp. Thủ khoa và á khoa năm nay đều ở Đà Nẵng, là hai bạn gái. Một bạn tóc thắt bím, da trắng còn một bạn tóc đuôi ngựa, da ngăm. Miệt mài quan sát, mãi cho đến khi cô gọi tên tôi hai lần tôi mới giật mình đứng dậy. Cô bảo tôi giới thiệu. Tôi làm theo. Ngay khi tôi vừa dứt lời, tôi có thể cảm nhận tôi lại là nơi tập trung sự chú ý. Cô nhìn lại tôi, yêu cầu tôi giới thiệu kĩ càng hơn. Gạt đi ánh mắt xung quanh, tôi dõng dạc giải thích rõ hơn về quê quán của mình. Rồi từng người một giới thiệu. Buổi học đầu tiên kết thúc. Tôi không còn cảm thấy sợ nữa, chính tôi cũng không hiểu vì sao.

Phương Anh


những cánh cổng thần kỳ Thấm thoát đã ba tuần kể từ khi tôi chính thức trở thành thành viên mới trong ngôi nhà Lê Quý Đôn rộng lớn này. Nhanh quá các bạn nhỉ ?! Không còn những tháng ngày vui chơi cùng ánh nắng mùa hạ, không còn những lo lắng về kết quả thi của mình, bây giờ nhìn lại, tôi nhận ra rằng: “Chúng ta có cả mùa xuân trong mùa hạ này đấy chứ!” . Bất chợt, những cảm xúc về “Ngày họp măt chào đón Tân học sinh của trường” đặc biệt là buổi Club Fair lại ùa về trong tâm trí tôi.... Ngay lúc này đây ... Còn nhớ cái hôm đi xem điểm rồi đọc bảng thông báo, tôi thấy ghi rằng sau khi họp mặt phụ huynh và học sinh sẽ đến phần giao lưu của các anh chị khối trên với “ bọn nhóc “ chúng tôi. Lúc đầu tôi tưởng chắc là nhàm chán lắm nên ngày đó định vào họp xong sẽ về luôn. Nhưng, “bùm” một phát.. cái tư tưởng đó đã tan biến khỏi đầu tôi khi xuống sảnh. Chao ôi, sảnh tràn ngập sắc màu luôn đó. Tôi như bị phân tán đầu óc bởi những tấm poster to thiệt to giới thiệu về các câu lạc bộ, nào là YCC, English Zoo, ENPO, CLB bóng rổ, bơi lội, ghi-ta, ... Tôi đảo mắt nhìn quanh khu đại sảnh, tiếng nói, tiếng cười vang khắp nơi, bất giác trong lòng thấy vui hơn hẳn. Lúc

ấy, hình như cảm hứng trong tôi đã bùng dậy, thế là kéo tay con bạn đi khám phá. Tôi đi nhiều đến nỗi nó phải than: “ Ê hôm nay mi bị tăng động hay gì mà chạy suốt thế. Ta mệt bỏ xừ. Mi không mệt hả con kia? “. Tôi cười cười, ừ thì không mệt thật. Haha. Bây giờ nhớ lại thật vui nha! Khi đi tôi cũng không quên đăng kí tên mình vào danh sách. Ôi, sao mà mong chờ các hoạt động sắp tới quá. Lòng tôi cứ nao nức không thôi. Lúc ra về, đi ra phía cổng chính, bao âm thanh cũng dịu đi, và trong tôi bỗng dấy lên một cảm xúc khó tả. Vui sướng khi được học tập và vui chơi dưới mái trường Lê Quý Đôn thân thương này. Gửi Lê – tình đầu của tôi, chúng mình sẽ dắt tay nhau đi dưới bầu trời xanh thật đẹp này. Và cũng rất cảm ơn các anh chị khối trên đã tạo điều kiện để “bọn nhóc” chúng em được vừa học vừa chơi và “chộp” được nhiều kỉ niệm đẹp dưới ngôi nhà tràn ngập màu xanh tuổi trẻ này.

Bưởi


phỏng vấn cựu học sinh

* Đây là phần trả lời phỏng vấn cho 5 câu hỏi được đưa ra từ anh Phạm Quốc Lâm lớp 13B1, chị Lương Hoàng Phương Uyên lớp 14C1 và anh Đoàn Nguyễn Thành Lương lớp 13A5. Chân thành cảm ơn các anh chị.


1. Ấn tượng đầu tiên của anh/chị ở Lê (cái gì hay người nào) là gì ? - Ấn tượng đầu tiên của Lê với anh là thầy Vĩnh. Hôm đó mẹ anh đón trễ, cả trường còn mình anh. Thầy đi xe ra thấy anh thì dừng xe lại hỏi xem anh học hành như thế nào, có khó không, sao phụ huynh chưa đón. Sau lúc đó, anh thấy thầy cực tình cảm, còn dễ gần nữa. Học sinh trường mình thương thầy lắm. 2. Trong suốt ba năm khoác trên mình màu áo thiên thanh, anh/chị nghĩ gì về Lê? - Với chị, LQĐ là nhà. Lê là nơi thay đổi con người chị, là bệ phóng cho chị tự tin hơn, trở thành chị của bây giờ, dám nghĩ dám làm. - Suốt ba năm khoác trên mình màu áo thiên thanh, anh cảm nhận được các LQĐ-er rất hòa đồng. Càng ngày thấy mình càng gắn bó sâu đậm với nơi đây... 3. Cảm xúc của anh/chị ra sao trong thời khắc bị “đá” khỏi trường? Và khi quay trở về trường, cảm xúc so với lúc ấy khác như thế nào ?

- Lúc làm lễ tri ân xúc cảm nó lạ lắm em, 3 năm không dài không ngắn, nhưng đủ để yêu hoài nơi này, những con người này. Khi về trường thú thật là chị không quan tâm lắm việc hôm đó ở trường có gì, quan trọng là hôm đó có ai... 4. Ba năm cấp ba đi qua, anh/chị tiếc nuối nhất điều gì ? - Chưa hết mình với Lê, chưa hết mình trong học tập, với cả trong tình cảm nữa (anh khuyên mấy đứa nên yêu đi, đừng như anh) - Tiếc nuối nhất là đã không học “trâu” hơn để được lên bảng vàng (ở lại học tốt đi lên cái nớ vinh dự lắm) 5. Có những chuyện vui (hay chuyện thầm kín, bí mật) gì ở Lê anh/chị biết? Có thể chia sẻ được không ạ (à chuyện này chỉ có học sinh Lê được biết) ? - Chị nghĩ bí mật đẹp nhất của học sinh LQĐ là sân thượng . Trên đó đã ghi dấu lại nhiều kỉ niệm của bao thế hệ học sinh của trường. Hầu như đã là học sinh LQĐ thì phải chui lên đó 1 lần.


fun facts

Lê ‘Quỳ’ Đôn

KH


Khi bạn nhìn thấy hình ảnh tô mỳ tôm trứng của mình bị 3,4 đứa khác chỏ đũa vào… Đúng là một thời thanh xuân bẩn bựa và sống kiết đến không thể chịu nổi.

Đến ngày trại, hãy một lần thử xếp hàng đi tắm ở khu trường học. Lúc đó thì WC nam hay nữ, giáo viên gì cũng bất chấp mà vào nhé. Đi tắm mà như đi xếp hàng nhận gạo thời bao cấp ấy các bạn à, người thì bẩn, mặt thì khắc khổ, mỗi lần thấy cửa WC mở là mắt sáng hơn mấy con mèo hoang ngoài đường…

Mỗi lần đi xuống phòng thực hành hoá thì toàn tranh nhau chạy xuống trước để lựa áo. Áo thì rộng thênh, lại còn bẩn vì mấy vết ố do hoá chất, còn kèm theo đó đầy những chữ viết, vẽ của mấy anh chị trước, Trong tháng có 2 ngày vui dễ thương cực. Nhưng vẫn nhất của đời học sinh ở Lê : bẩn, nên vẫn phải chạy Ngày kí lương và ngày nhận lương. nhanh trước… Chuyện về hồ bơi ở trường, truyền thuyết kể rằng nếu bạn không biết bơi thì đừng xuống hồ… Thật đấy, đừng xuống...

Ngồi ở căn tin ăn luôn mồm, tám luôn mỏ thì cả đời cũng chả nghe được tiếng đánh trống vào lớp đâu. Học sinh thường xuyên trễ học vì vậy.

Tiếp tục là chuyện ở hồ bơi. Nước ở hồ bơi KHÔNG Mới vào lớp 10, thầy cô sẽ hù – HỀ - NGON. Mấy bạn mới doạ về việc bị đuổi khỏi trường. học bơi chắc ai cũng uống Là thật đấy, không phải điêu thử rồi … đâu. Hết 3 năm là bị đuổi thôi.




© 2016 YOUNG CREATION CLUB All Rights Reserved


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.