06 - BỘ MÔN CƠ SỞ TẠO HÌNH HAU - LỰC THỊ GIÁC

Page 1

LỰC THỊ GIÁC VÀ ỨNG DỤNG BỘ MÔN CƠ SỞ TẠO HÌNH BÀI NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM 4 21K+ GVHD BÙI THANH VIỆT HÙNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách này tổng hợp các bài nghiên cứu đầu tay về “Lực thị giác và ứng dụng” do sinh viên nhóm 4, lớp

21K+, Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hiện trong phạm vi môn học “Cơ sở tạo hình Kiến

trúc” . Bộ môn Cơ sở tạo hình Kiến trúc là nền móng cho các phương pháp và tư duy xử lý thiết kế, không gian, công năng, và tạo hình thức thẩm mỹ đẹp, cân bằng. Cơ sở tạo hình chia làm 2 loại chính, 2D và 3D. Ở phần 2D, chúng ta sẽ nghiên cứu về lực thị giác và ứng dụng qua Đồ họa, Nội thất và Kiến trúc.

SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN BÍCH NGỌC

TRẦN THỊ TUYẾT TRINH

NÔNG HOÀI CHI

TRẦN ĐỨC GIANG

PHẠM VIỆT DŨNG

QUÁCH DUY ĐỨC

MỤC LỤC

TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ TẠO HÌNH

LỰC THỊ GIÁC (1-2)

ỨNG DỤNG CỦA LỰC THỊ GIÁC TỚI

LĨNH VỰC ĐỒ HỌA (3-6)

ỨNG DỤNG CỦA LỰC THỊ GIÁC TỚI

LĨNH VỰC NỘI THẤT (7-10)

ỨNG DỤNG CỦA LỰC THỊ GIÁC TỚI

LĨNH VỰC KIẾN TRÚC (11-18)

01 lực thị giác

LỰC THỊ GIÁC là khái niệm để chỉ sự chú ý của mắt đến một đối tượng nào đó trong một không gian bất kì

BRUNO MUNARI (1907-1998)

người đầu tiên chạm vào khái niệm Lực thị giác

ĐẶC ĐIỂM LỰC THỊ GIÁC

Lực mắt nghỉ ngơi (sự mất cân bằng giữa sức căng thị giác với lực hút của đối tượng thị giác)

Lực thị giác xuất hiện (chấm đen sinh ra một lực thị giác tương ứng với sức căng của mắt)

CƯỜNG ĐỘ LỰC THỊ GIÁC là mức độ lớn nhỏ của trường lực

Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác lớn hơn kích thước của chúng thì cường độ lực thị giác mất tác dụng.

Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác nhỏ hơn kích thước của chúng thì cường độ lực thị giác có tác dụng.

Cường độ lực thị giác phụ thuộc vào kích thước và mật độ xuất hiện của các tín hiệu thị giác

gắn kết rời rạc

a<b a>b

Các chấm đen ở tờ A có một lực vô hình nào đó gắn chúng lại với nhau .

Đó là sự liên kết của các trường thị lực của các hình tròn đen tồn tại độc

lập. Các chấm đen không chỉ sinh ra một lực thị giác mà còn tỏa ra xung

quanh nó một trường lực hấp dẫn có bán kính gấp đôi bán kính của nó

1

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC ẨN CỦA MỘT HÌNH VUÔNG

• 2 cấu trúc thẳng đứng và nằm ngang đi qua tâm

• 2 đường chéo

• 4 góc và 4 đường biên

• Tâm hình vuông

Cấu trúc này chi phối hồi hết các

liên kết giữa mặt phẳng và các tín

hiệu thị giác có trên mặt phẳng có tác động, chi phối sự nhìn của chúng ta với mọi vật

CÂN BẰNG THỊ GIÁC

• Vị trí: là một quan hệ quan trọng để gây ra lực thị giác

• Hướng: các vật vô hướng bị hướng của các vật thể xung quanh chi phối rõ rệt

• Màu sắc: Màu đậm có cảm giác nặng và nhỏ hơn màu nhạt

CÂN BẰNG THỊ GIÁC

Trục cân bằng thị giác luôn có xu hướng trùng khớp với các trục cân

bằng của các đối tượng nhìn (phương thẳng đứng và phương nằm ngang của lực hấp dẫn

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC ẨN GÂY RA CẢM

GIÁC VỀ HƯỚNG TRONG KHÔNG

GIAN

Tín hiệu thị giác xuất hiện dọc theo trục cấu trúc và các đường chéo có xu hướng cân bằng về tâm

Tín hiệu xuất hiện ở điểm giữa từ

tâm đến bốn góc hay đường biên có xu hướng hút về tâm

Vậy lực thị giác (ẩn) ở tâm mạnh và giảm dần khi di động xa tâm.

SỰ LIÊN TƯỞNG

Sự đối chiếu, so sánh và liên tưởng gắn bó chặt chẽ với tự

nhiên, với quan niệm và nhận

thức được hình thành của con người từ thực tế xã hội nhất

định

CHUYỂN ĐỘNG THỊ GIÁC

Nghệ thuật thị giác là nghệ thuật không gian, chuyển động thị giác thực hiện cả trong không gian và thời gian Chuyển động thị giác là một choỗi các hình ảnh hay các tín hiệu giác phát triển kế tiếp nhau

2

đồ họa

• YẾU TỐ ĐƯỜNG NÉT

Có thể nói: "Đường nét là sự biểu hiện thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích" Ở mỗi hình thức biểu hiện: đường nét ngang, đường nét đứng, đường nét cong xiên… đường nét đều hàm chứa một lượng thông tin, cảm xúc nhất định.

Ứng dụng của đường trong thiết kế: đường thẳng, đường chéo, đường ziczac, đường cong

• YẾU TỐ ĐƯỜNG THẲNG:

Chúng ta có thể sử dụng nhiều đường thẳng được lặp đi lặp lại theo một kiểu nhất định, chúng có thể tạo ra texture.

Đường thẳng đứng và nằm ngang đều có thể tạo cảm giác di chuyển, dễ dàng định hướng mắt người dùng và tạo điểm nhấn mạnh. Một đường thẳng có thể tạo ra sự liên kết vô hình và một

đường thẳng đứng từ trên xuống dưới tạo cho ta cảm giác vững chãi.

Đường thẳng còn biểu hiện của sự quyền lực và sức mạnh, sự hiện hữu của các cây vương trượng, giúp ta truyền tải được nhiều giá trị

ý nghĩa và có quyền năng truyền tải cảm xúc nếu được khai thác hợp lý.

02
3

• YẾU TỐ ĐƯỜNG CHÉO

Các đường chéo cho ta cảm giác động đó là biểu hiện của sự di chuyển và định hướng hành động

• YẾU TỐ ĐƯỜNG ZICZAC

Là sự kết hợp của đường chéo giao nhau vì thế mà nó mang đặc tính của đường chéo,kiểu chuyển động mềm mại, duyên dáng. Kiểu đường này là chuỗi liên tiếp các đường chéo nên nó có tính linh động rất cao, tạo cảm giác phấn khích. Ở khía cạnh khác, kiểu đường này cũng cho thấy sự bất ổn, lo lắng, thay đổi hướng liên tục.. thậm chí nó còn có ý nguy hiểm và đổ vỡ nữa.

Đường cong thường mang khá nhiều ý nghĩa, sự mềm mại, uyển chuyển là điều làm người ta liên tưởng nhiều nhất khi nói về đường cong. Những đường cong tạo cảm giác thoải mái, an toàn, đồng thời gợi lại đường cong của cơ thể tạo cảm giác gợi cảm

Khi sử dụng nhiều đường cong cạnh nhau cho ta cảm giác động.

• YẾU TỐ ĐƯỜNG CONG 4

• Điểm và chấm trong thiết kế

Trong thiết kế, Điểm (point) được xem là yếu tố cơ bản đầu tiên để tạo nên tất cả các yếu tố còn lại. Điểm là một dấu vết trong không gian được xác định bởi các trục toạ độ và chúng ta không thể thực sự vẽ ra điểm.

Tương tự như trong hình học , điểm chỉ tồn tại chứ không có hình dạng nhất định. Thay vào đó, thứ chúng ta có thể tạo được, cảm nhận được là Chấm (dot). Chấm cũng không có bất cứ một hình dạng nào cố định. Chúng ta thường nghĩ đến chấm là một hình tròn hoặc một hình vuông nhỏ. Nhưng trên thực tế, bạn có thể dùng bất cứ ký hiệu nào để thể hiện chấm. Ký hiệu đó có thể là một ngôi sao, một bông hoa, một vết mực, v.v…

Điểm và chấm – những thứ tưởng chừng vô cùng cơ bản, lại có sức mạnh phi thường trong thiết kế. Đôi khi chỉ cần một điểm nhỏ trên bản thiết kế của bạn cũng sẽ trở thành nơi thu hút thị giác người xem nhất. Nhiều điểm kết hợp với nhau tạo được không gian, hình dạng, chất liệu.

Điểm trong không gian phổ biển nhất là dưới dạng hình tròn, hình vuông nhỏ và nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là tổng thể, những chấm màu vô dạng đó đang cố gắng mô tả điều gì.

5

• Ứng dụng của Illusion trong đồ hoạ

Vùng võng mạc trong mắt dễ tác động bởi ánh sáng, màu sắc vì vậy nghệ sĩ tạo ra các ảo ảnh quang học bằng cách xen kẽ các mảng màu tương phản cao (phổ biến nhất là đen và trắng) cùng sự lặp đi lặp lại của các mô hình dạng cong hoặc thẳng. Sự tương phản sẽ gây ra nhầm lẫn rất lớn đối với thị giác mà người xem phải chú tâm rất nhiều giữa thành phần chính và thành phần phụ. Không gian dương (positive spaces) và không gian âm (negative spaces) đều đóng vai trò quan trọng và có giá trị bằng nhau trong một tác phẩm.

Sự nhầm lẫn của thị giác khiến não bộ khiến chúng ta tiếp nhận thông tin về các đường vặn xoắn nhìn qua võng mạc “bắt đầu dao động“ , làm bạn thật sự nghĩ rằng: “hình ảnh trong bức tranh đang chuyển động và nhấp nháy”

6

03nội thất

Đứng từ cửa chính nhìn vào, du khách có thể chiêm ngưỡng được độ sâu của không gian, thôi thúc bản năng tò mò và kích thích thị giác.

Sử dụng gương và những bề mặt phản chiếu khiến không gian mở ra như vô cùng tận. Những kệ sách nối từ sàn đến trần nhà với những bức gương phản chiếu tạo hiệu ứng quang học để xóa mọi đường biên của không gian, tạo ra một vòng lặp cầu thang và giá đỡ dường như vô tận.

Hiệu sách Zhongshuge

7

Không gian kỳ lạ gây cảm giác như bị thôi miên

Không gian hình xoắn và biến dạng khiến người xem choáng váng

Không gian như bị bóp méo,thôi miên người đi qua

Các tác phẩm của nghệ sĩ Peter Kogler độc đáo, mới lạ được tạo nên từ nhiều đường cong đan xen nhau với đa dạng mật độ. Tác phẩm tạo cảm giác biến đổi chiều không gian thực tế, như thể căn phòng hóa 1 loại chất lỏng và đang không ngừng dịch chuyển. Hiệu ứng thị giác này còn gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi con người trải nghiệm

8

Các nhà thiết kế nới rộng không gian bằng cách lắp các tấm gương trên các bức tường, sàn nhà được phủ lớp sơn đen. Tất cả các cạnh của bức tường nội thất được làm nổi bật với sọc của đèn LED. Đây là nguồn ánh sáng duy nhất kết hợp với các tấm gương nhấn mạnh ảo giác về không gian vô biên.

Rất nhiều các tấm gương trên trần tạo phản xạ không gian – ánh sáng va đập liên tục, một không gian ảo trìu tượng. Khi nhìn qua cửa sổ trưng bầy khách hàng sẽ thấy sự hiếu kỳ, không gian sẽ mê hoặc người qua lại và truyền cảm hứng cho họ.

Cửa hàng thời trang Emperor Moth, Moscow, Nga

hàng thời trang Zuo Corp, Warsaw, Ba Lan

Cửa
9

Ứng dụng điểm trong trang trí nội thất sẽ khiến cho đồ vật trở nên độc đáo và thu hút, tuy nhiên hiệu quả rung của điểm mạnh sẽ khiến mắt bạn nhanh mỏi thậm chí chóng mặt khi nhìn lâu vào đồ vật.

Ứng dụng của tuyến, nét trong nội thất:

Hiệu quả rung của nét áp dụng trong :

+ Trang trí vật liệu kệ, tủ, bàn, ghế

+ Tạo hiệu ứng cho đèn ngủ

+ Trang trí sàn nhà

Tạo
bằ
cắt, tr
t
Tạo rung bằng nét giao thoa
rung
ng cách
ượ
nét
10

04kiến trúc

Yếu tố rung điểm của công trình đã giúp nó nổi bật trên nối đi dạo ven sông. Các điểm tròn như đang chuyển động dần lên cao hoặc xuống thấp. Với cách

tạo hình rung điểm như này khiến nó thu hút mọi ánh nhìn của những người khi đi qua, tuy nhiên khi nhìn

lâu vào công trình sẽ tạo cảm giác mỏi mắt vì cường độ lực thị giác của công trình lớn.

–Dubai 11
TẠO HÌNH KIẾN TRÚC TỪ ĐIỂM
Tòa nhà văn phòng O-14

TẠO HÌNH KIẾN TRÚC TỪ NÉT:

Nocenco cafe – Võ Trọng Nghĩa

Công trình dùng các thanh tre, mây cùng một màu được uốn cong và đan lại với nhau tạo cảm giác uyển chuyển mềm mại. Người ngồi trong không gian này sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và gần gũi với thiên nhiên.

12

Được bao phủ bởi kính tối màu và đồ kim loại, tòa nhà nổi bật so với các khối bê tông xung quanh, những đường nét uốn lượn của nó mang lại sự thu hút thị giác đối với mọi người. Khi nhìn bao quát ta cảm giác công trình như một khối hộp đang phình ra ở trên vào hóp vào ở dưới, uyển chuyển, mềm mại, không quá mỏi mắt khi nhìn một thời gian dài.

Một tòa nhà văn phòng ở thành phố Mexico – công ty Belzberg Architects
13

Nhà máy dệt Hosiery Complex Block B Rd, nằm ở Ấn Độ do kiến trúc sư Amit Khanna thiết kế. Nhà máy gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ nhờ lớp áo kiến trúc kỳ lạ. Đó là một dải hình hộp các lớp kính thủy tinh hai màu xanh dương và màu gương xếp so le với nhau theo một khuôn mẫu nhất định. Ngoài các lớp kính “vảy cá” màu xanh, thì các ô kính gương còn phản chiếu cảnh quan xung quanh, bầu trời… tạo nên một khối ảo giác độc đáo (một khối kính đang tan biến dần), khác biệt hoàn toàn so với cảnh quan xung quanh.

14
Tạo hình kiến trúc từ diện:

TẠO HÌNH KIẾN TRÚC TỪ KHỐI :

Ngôi làng hình lập phương Cubic Houses tại Rotterdam của kiến trúc sư Hà Lan Piet Blom.

Công trình được xây dựng dựa trên hình dạng khối lập phương đang đứng bằng một góc. Khi đứng dưới các tòa nhà ta có cảm giác lo sợ mái nhà như thể đang muốn đổ xuống mặt đất nhưng trên thực tế là một cấu trúc vững trãi. Công trình trên đã tác động đến tâm lý của người đứng xem.

15

TẠO

HÌNH KIẾN TRÚC TỪ

ILLUSION:

Tòa nhà được lấy ý tưởng thiết kế từ tranh vẽ của 2 danh họa nổi tiếng về sách thiếu nhi là Jan Marcin Szancer và Per Dahlberg. Các kiến trúc sư đã khéo léo tạo nên hiệu ứng thị giác tài tình, biến những vật liệu xây dựng kiên cố trở nên méo mó. Công trình đón nhận được sự hứng thú, tò mò của khách tham quan.

Tòa nhà “Uốn éo” Krzywy Domek (Sopot, Hà Lan)
16

Tòa nhà Port 1010, Docklands, Melbourne, VIC, Australia.

Tao Zhu Yin Yan (Đài Bắc, Đài Loan) Công trình được xoắn theo quỹ đạo khiến người xem cảm giác công trình như đang tự xoắn quanh mình.

Trung tâm thiết kế Thái Bình Dương, Tòa nhà Đỏ, Hollywood, California, Hoa Kỳ. Góc nhọn trên mái của công trình tạo ra lực hút thị giác mạnh, hướng mắt người chú ý vào nó.

Tòa nhà được biết đến nhiều nhất với mặt tiền màu đen và trắng nổi bật, nó đã trở thành một ví dụ nổi tiếng về ảo ảnh quang học. Mặc dù các

đường ngang có vẻ dốc về bên trái hoặc phải, nhưng trên thực tế, chúng song song với nhau. Do sắp xếp các mảng màu đen trắng so le và có

độ dài giữa các hàng khác nhau nên đã tạo nên ảo giác cho người xem.

17
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHÁC 18

LỜI KẾT

Đây là một trong những bài tập Cơ sở tạo hình đầu tiên mà chúng tôi được học và tiếp cận. Với những sự khó

khăn và bỡ ngỡ ban đầu, ắt hẳn vẫn còn nhiều sai sót khó tránh khỏi. Song, đây cũng chính là tấm bản lề đầu

tiên giúp chúng tôi định hình được phương pháp xử lý thiết kế, không gian, công năng, và tạo hình thức thẩm

mỹ đẹp, cân bằng. Xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Thanh Việt Hùng đã hướng dẫn chúng em hoàn thiện bài

tập này.

Trân trọng!

https://fado.vn/us/amazon/bruno-munari-square-circle-triangle-1616894121.html

https://www.iconeye.com/design/features/bruno-munari-witty-playful-and-paradoxal

https://www.slideshare.net/gadoi/co-so-tao-hinh-luc-thi-giac

https://mythuatms.com/hoc-ve-luc-thi-giac-trong-bo-cuc-tao-hinh-d1978.html

https://toc.123docz.net/document/1203101-luc-thi-giac-1-vi-du-truong-nhin-cua-mat-1-truong-thi-giac.htm

https://www.pinterest.com/pin/547680004682401209/

https://www.slideshare.net/gadoi/co-so-tao-hinh-luc-thi-giac

https://mythuatms.com/hoc-ve-luc-thi-giac-trong-bo-cuc-tao-hinh-d1978.html

https://www.slideshare.net/gadoi/co-so-tao-hinh-luc-thi-giac

https://mythuatms.com/hoc-ve-luc-thi-giac-trong-bo-cuc-tao-hinh-d1978.html

https://toc.123docz.net/document/1203101-luc-thi-giac-1-vi-du-truong-nhin-cua-mat-1-truong-thi-giac.htm

NGUỒN THAM KHẢO

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.