2 minute read

A/Tăng trưởng mạnh nhưng đầy cạnh tranh

Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đã có nhiều sự thay đổi. Nhiều đơn vị tư thục và quốc tế gia nhập, sự lên ngôi của công nghệ giáo dục, insight phụ huynh và học viên đã khác,... tất cả khiến bài toán thu hút và chinh phục khách hàng tiềm năng trở nên ngày càng khó khăn và phức tạp. Cụ thể ra sao, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây!

TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHƯNG ĐẦY CẠNH TRANH

Advertisement

Giáo dục là một trong những hoạt động đầu tư chính của Việt Nam. 18% tổng ngân sách hàng năm được chi cho giáo dục là con số không hề nhỏ và tương đương với các nước trong khu vực như Singapore (19.9%) hay Indonesia (17.5%), thậm chí còn cao hơn Mỹ (13%) (Vnexpress, 2022). Sự quan tâm đặc biệt của chính phủ trở thành “bàn đạp” vững chắc cho ngành giáo dục phát triển.

18%

Tổng ngân sách cả nước được chi cho giáo dục

Singapore 19.9%

Indonesia 17.5%

Mỹ 13%

Marketing ngành giáo dục LÀM MỚI ĐI, TẠI SAO KHÔNG?

Tầng lớp Trung lưu tại nước ta tăng lên nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy nhu cầu về tiếp thu kiến thức tăng cao.

Bên cạnh đó, nhu cầu cho giáo dục của người Việt ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Các chuyên gia từ Statista cho biết, các bậc phụ huynh Việt Nam hiện nay có xu hướng đầu tư và sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ giáo dục để nhận được chất lượng tốt nhất (2022). Điều này kích thích mảng giáo dục tư thục “nở rộ” nhanh chóng với những lợi thế thiết kế theo nhu cầu. Ví dụ như: Các lớp học số lượng ít chất lượng cao, chương trình giảng dạy quốc tế, nhiều hoạt động ngoại khóa nâng cao kỹ năng mềm, môi trường học tập đan xen trải nghiệm thú vị, máy móc trang thiết bị tân tiến,... thu hút tuyển sinh nhanh và lớn hàng năm (Theo LEK Consulting 2021).

Bức tranh công nghệ giáo dục (Edtech) Việt Nam

Tính đến cả các công ty quốc tế có hoạt động tại Việt Nam

Cùng với đó là sự lan rộng của công nghệ giáo dục (Edtech) tại nước ta. Ảnh hưởng từ COVID19 kích thích lĩnh vực này tăng trưởng mạnh. Số liệu cho thấy, nước ta nằm trong TOP 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng E-Learning (Học online) mạnh nhất thế giới (Theo Ken Research 2019), dự kiến đạt 3 tỷ USD vào năm 2023. Nghiên cứu từ Tracxn Technologies cũng ghi nhận, tính tới hết năm nay, nước ta có tổng 260 thương hiệu Edtech và 22 trường Đại học cung cấp chương trình đào tạo trực tuyến.

Marketing ngành giáo dục LÀM MỚI ĐI, TẠI SAO KHÔNG?

...thị trường giáo dục Việt Nam trở thành “miếng bánh” tiềm năng và hấp dẫn “

Vietnambiz, 2021

This article is from: