Hà Nội 2050 / Matteo Aimini

Page 1



“Trước những tác động chưa từng có trong lịch sử, liệu chúng ta có thể dự báo về một sự chuyển biến của Việt Nam trong tương lai 100 năm” Noam Chomsky, “Tìm hiểu về quyền lực”


Matteo Aimini Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp to lớn của Viện Quy Hoạch Đô Thị Quốc Gia (Italia) trong việc phổ biến cuốn sách này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp từ Trường đào tạo Tiến Sĩ Kiến trúc cảnh quan do Viện trưởng Sincère Zagari điều hành. Tôi xin chân thành cảm ơn dự án Scambio Asia Link, do giám đốc Maurizio Vogliazzo điều hành. Chính dự án này đã tạo dựng những bước đi đầu tiên giúp tôi có thể xây dựng cuốn sách của mình từ năm 2006. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của ông Trần Trọng Hạnh, chủ nhiệm khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội; của ông Đỗ Hậu, Viện trưởng Viện đô thị Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ về mặt tài liệu và học thuật từ các giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là ông Đỗ Bình Minh và Đinh Văn Bình. Xin cảm ơn: - Alessandre Chiricosta, người đã chia sẻ và đóng góp cho tôi nhiều ý tưởng quan trọng.

HàNoi 2050 ^

Những câu chuyện về một thành phố châu Á

- Roberto Tofani, Paolo De Piaggi. - Các đồng nghiệp từ công ty PAOLA Vietnam: Sara Fontana, Matteo Roveda, Edoardo Ticozzi, Nguyen Dang Giang. - Sự cộng tác của Matteo Zorzi, Luca Gobbetti, Filippo Cattaneo, Carlo Alberto Gasparini, Andrea Vergani và Federico Picciolo. - Đóng góp đặc biệt quan trọng của Lorenzo “Santy” Argenziano và Daniele Upilio trong việc minh họa cuốn sách. - Sự ủng hộ hết mình và không thể thiếu được của Sara Fontana và Leo bé nhỏ trong suốt quá trình tôi thực hiện cuốn sách này.

Biên dịch: TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân - THS. KTS Nguyễn Minh Phương và nhóm sinh viên khoa Kiến trúc - Công Trình, Đại học Phương Đông, Hà Nội


Lời nói đầu


“Sai lầm” Cuốn sách này bắt nguồn từ một “sai lầm sâu sắc”. “Sai lầm” đó chính là mong muốn được phân tích một cách toàn diện lãnh thổ của một đô thị thuộc khu vực nhiệt đới; được thấu hiểu hoàn toàn những nguồn lực và tác động mà nó sản sinh ra. Và từ đó có thể chỉ ra những hậu quả cũng như những viễn cảnh cho đô thị này. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, đối với một đô thị là sản phẩm của nhiều luồng tư tưởng khác nhau như Nga, Pháp, vv… thì sẽ rất khó để phân tích và làm rõ các biểu hiện của nó bởi bản thân nó là một tổng hòa của các luồng tư tưởng này, các xung đột, cũng như các nghịch lý…

Kết quả Cuốn sách này là kết quả của một quá trình dài thu thập tài liệu về sự phát triển đô thị của Hà Nội. Cuốn sách là một câu chuyện gồm 3 phần: một tập hợp các bình luận về vẻ đẹp của thành phố cũng như các vấn đề liên quan đến quy hoạch và phát triển đô thị của thành phố trong suốt chiều dài lịch sử. Một câu chuyện không bao giờ kết thúc.

Các nhận định Có thể nói, các thay đổi diễn ra trong 100 năm gần đây tại Hà nội là một biểu hiện của bức tranh đô thị châu Á. Tại đây, sự tác động của nhiều luồng tư tưởng về kiến trúc và đô thị đã biểu hiện ra thông qua bộ mặt đô thị của thành phố. Các luồng tư tưởng này luôn đối lập hoặc chồng lấn lên nhau. Do vậy, một kịch bản đô thị mới là vô cùng phức tạp. Cuốn sách này được thực hiện với mong muốn được đóng góp thêm các nhận định chuyên môn đối với sự phát triển của thành phố về mặt kiến trúc và đô thị. Phương pháp Cuốn sách này sẽ thuật lại các giai đoạn, các thời kỳ phát triển của thành phố. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ sẽ được phân tích chi tiết và làm rõ các nét đặc trưng về xã hội, tư tưởng và các biểu hiện thực tế thông qua bộ mặt của thành phố thời kỳ đó. Thông qua các phân tích về các loại hình xây dựng, sự phát triển đô thị từ lúc hình thành cho đến các giai đoạn phát triển hiện nay, chúng ta có thể nắm bắt được sự hình thành, sự phát triển và bùng nổ của thành phố hiện nay. Các bình luận Trong suốt chiều dài của cuốn sách, chúng ta cũng sẽ tiếp cận các nghiên cứu, các bình luận về các vấn đề đặc trưng của Hà Nội qua từng thời kỳ. Dù tính chính xác của một số nghiên cứu còn chưa cao, nhưng chúng cũng đóng góp một cách gián tiếp cho việc tìm hiểu các vấn đề đặc trưng liên quan đến cuộc sống hàng ngày, các mối quan hệ con người – đô thị, vv.

Domenico Remps, “Chiếc tủ của sự tò mò”, 1675

8

9


1° Phần

Thành phố và các viễn cảnh


Các điề u k iệ n Thời kỳ Đổi Mới Kết thúc thời kỳ chiến tranh và khó khăn kéo dài, bắt đầu từ năm 1986 – 3 năm trước ngày tan rã của Liên Xô – Nhà Nước Việt Nam đã quyết định mở cửa nền kinh tế và hội nhập với Quốc tế. Mở cửa muộn hơn 10 năm so với Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình, Việt Nam đã thực hiện tái cấu trúc và tái xây dựng lại các quan hệ kinh tế thông qua việc “từ bỏ một nền kinh tế Nhà Nước bao cấp sang một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam kể từ thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp từ 1856 [1].

Tiêu biểu là việc một công ty liên doanh Singapo đã phá dỡ một phần của nhà tù Hỏa Lò (hay còn gọi là Maison Central) – một biểu tượng của sự đấu tranh của dân tộc Việt Nam chống lại chính quyền thực dân Pháp - để xây dựng nên tòa Tháp đôi Hà Nội (Hanoi Twin Towers). Công trình mới được xây dựng với chức năng là một khách sạn, trung tâm tổ chức hội thảo, tổ chức tiệc cưới và sân tập Tennis. Sơ đồ khu đất trước kia

Hiện tại, phần còn lại của nhà tù Hỏa lò vẫn được bảo tồn nhằm mục đích phục vụ du lịch và tham quan.

Bên cạnh việc tái cấu trúc lại hệ thống quản lý kinh tế, đó là sự thay đổi trong hệ thống quản lý đất đai với sự cho phép tư nhân sở hữu đất và đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, mọi hoạt động liên quan đến quy hoạch đô thị vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước – Nhà nước vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch phát triển đô thị tầm nhìn 20 năm. Khu vực nhà tù Hỏa Lò và tòa án

Trước

Hiện nay

Và Hà Nội đã đứng trước một bối cảnh phát triển hoàn toàn mới. Từ lúc bắt đầu thời kỳ Đổi Mới (1986), đô thị Hà Nội đã phát triển với tốc độ chưa từng có. Hàng năm, dân số đô thị của thành phố tăng 3%. Với số dân đạt khoảng hơn một triệu người vào cuối những năm 1980, thì đến năm 2007 [2] đã đạt khoảng 3,5 triệu và đạt khoảng 6,3 triệu người tại thời điểm hiện nay.

Nguy cơ V Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng, trong suốt 1000 năm qua, Thủ đô Hà Nội oai hùng đã từng “sống sót” qua rất nhiều các cuộc ngoại xâm, các thảm họa khủng khiếp trong lịch sử như sự tàn phá nghiêm trọng do bom B52 thời kỳ chống Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mới hiện nay, Hà Nội phải đối mặt với một nguy cơ mới: “nguy cơ từ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang thay đổi và xâm chiếm dần đất đai của thành phố” [3]. Cho đến đầu những năm 1990, bộ mặt đô thị của thành phố không có nhiều thay đổi với các công trình không bao giờ cao quá 10 tầng. Tuy nhiên, kể từ khi hội nhập, nền kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị thành phố - đây là một điều mà ngay cả những cuộc trải thảm B52 của Mỹ cũng không làm được.

Nhà tù Hỏa Lò

12

13

Thành phố và các viễn cảnh


Thành phố Bonsai IV Thập niên cuối cùng của thế kỷ XX được đánh dấu bởi một bối cảnh vô cùng đặc biệt, có ảnh hưởng to lớn tới bộ mặt đô thị của thành phố. Đó chính là hiện tượng đô thị hóa tự phát. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 12 năm 1994, thành phố Hà Nội chỉ cấp phép thực tế cho 2741 công trình xây dựng - đây là một con số không thể so sánh được với số lượng 13000 công trình được xây dựng tự phát của người dân trong khoảng thời gian đó. Với một sự “thỏa hiệp” [5] từ chính quyền sở tại, một loạt các công trình xây dựng tư nhân, chủ yếu là nhà ở đã được hình thành. Theo một điều tra không đầy đủ năm 2000, thì 90% công trình nhà ở xây mới là không phép [6]. Đây chính là biểu hiện của một quá trình đô thị hóa tự phát nhằm đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng của thành phố. Chúng ta có thể thấy biểu hiện của quá trình này trong các khu phố thời kỳ Pháp thuộc hay các khu được quy hoạch bởi Liên Xô thời kỳ trước: đó là sự đan xen trong các công trình hiện trạng vốn có là một loạt các công trình nhà ở của dân được xây dựng tự do, tự phát. Và kết quả của quá trình này chính là một bức tranh đô thị với những loại hình công trình đan xen lẫn nhau không có một trật tự nhất định - một thành phố Bonsai nhiều màu sắc.

Khởi nguồn Khu vực 36 phố cổ của Hà Nội - một trung tâm buôn bán và thương mại của thành phố, xuất hiện từ trước thời kỳ Pháp thuộc - được biết đến với những lô nhà ống, hẹp và dài (đôi khi đến 30m) dành cho mục đích ở, kinh doanh với các cửa hàng mặt phố. Các sinh hoạt của cư dân trong các ngôi nhà ống này xoay quanh một không gian chung là một khoảng sân trong. Về mặt hình thái đô thị, các tuyến phố của khu phố cổ gợi lên hình thái của một ngôi làng được tạo thành bởi các con phố - mỗi con phố được phân biệt dựa theo các ngành hàng thủ công khác nhau. Cho đến hiện nay, khu phố cổ vẫn còn lưu giữ được hình thái này. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1980, không gian sống ở đây đã dần bị thay đổi. Trong khoảng 10 năm, với một quá trình phát triển đô thị tự phát mạnh mẽ, chúng ta nhận thấy được sự thay đổi của khu trung tâm lịch sử này. Đó là sự chuyển đổi mục đích sử dụng của các không gian sân chung trước kia thành những cầu thang và sự dồn nén về không gian trong các căn nhà ống. Sự dồn nén này thể hiện thông qua sự tập trung của một số lượng lớn dân cư mà phải một tòa nhà 6 - 7 tầng mới có thể đáp ứng được. Với một bề ngang hướng ra phố thường không quá 3,5m và ít tầng nhưng lại thường là nơi ở của nhiều gia đình. Đôi khi, trong một diện tích khoảng 16m2 (tương đương với hai căn phòng) lại là nơi ở của 12 người. Nhà ống - Một biểu hiện của đô thị hóa tự phát tại Hà Nội

Do vậy, mật độ dân số ở đây rất dày, lên đến 1900 người /ha [7]. Đây là một con số ấn tượng khi so sánh với Tokyo (131 người/ha); New York (112 người/ ha) và London (72 người/ha) [8]. Như vậy, không gian sống của một người tại đây chỉ khoảng 1,5 m2/ người. 15

Thành phố và các viễn cảnh


Hình thái đô thị khu phố cổ cũng gợi lên hình thái của một ngôi làng châu Âu thời kỳ Trung cổ

Một bức ảnh cũ của khu vực phố cổ

Giả thuyết về sự hình thành của loại hình nhà ống từ nhà ở nông thôn truyền thống

Mặt cắt không gian

Một thửa đất xây dựng nhà ống

0

5m

Mặt đứng hướng ra phố

Mặt bằng không gian ở

Mặt bằng mái

Mặt đứng phố Hàng Cân


Hanoi Khu vực phố cổ

Barcellona khu vực Manzanas

Milan khu phố Torino

Hanoi Khu vực phố cổ

18

19

Thành phố và các viễn cảnh


Trên quy mô lãnh thổ Nếu xem xét một cách hệ thống, thì không chỉ riêng khu vực trung tâm phố cổ, các khu vực thuộc ngoại vi trung tâm cũng có xu hướng đô thị hóa tự phát cao với sự hiện diện của một loạt các công trình được xây dựng trên những lô đất rất hạn chế. Ở đây, trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, chính giá đất thấp hơn so với khu trung tâm tại các khu vực này, đã gây ra tình trạng mua bán đất ở nhiều và tạo ra sự chia cắt và phân nhỏ các thửa đất cho xây dựng. Bên cạnh đó, cùng với sự thiếu vắng các quy định về quản lý xây dựng (vài năm gần đây, chúng ta mới có thêm một số quy định về quản lý tầng cao đối với công trình xây dựng) đã tạo nên một hiện tượng đặc thù: đó là sự nhân rộng của “nhà ống” – kiểu nhà ở đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội – ra phạm vi toàn thành phố. Từ lý do này, về mặt kiến trúc, chúng ta có thể nhận định là không có nhiều sự khác biệt giữa khu vực trung tâm và các khu vực khác.

Mô hình “nhà ống” được ứng dụng trên nhiều loại hình công trình khác nhau từ nhà ở dân sinh, cho đến các loại hình dành cho kinh doanh như khách sạn, vv...

Một kiến trúc không có bàn tay kiến trúc sư, đây là một thực tế mà Rudofsky đã nêu lên. Có thể nói, hình mẫu “nhà ống” đã ăn sâu vào trong văn hóa của người Việt Nam. Với biểu hiện muôn hình muôn vẻ, hình mẫu “nhà ống” này đã tạo nên một sự thay đổi tại các vùng ven trong quá trình đô thị hóa. Tại các khu vực này, nhà ống thường được xây dựng trên các lô đất hình chữ nhật (kích thước 4 x 16m) và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ quy tắc nào về mật độ hay quản lý như tại khu trung tâm. Do đó, đã tạo nên một sự nhân rộng của mẫu nhà này trên quy mô lãnh thổ. Bên cạnh đó, cũng cùng lý do trên, chúng ta còn thấy được ở đây một kiến trúc ảnh hưởng của nhiều phong cách kiến trúc khác nhau như hậu hiện đại với các màu sắc tươi sáng hay cổ điển với các thức cột doric, vv... được tự do thể hiện trên các ngôi nhà.

Các thử nghiệm Trong những năm qua, tôi đã tham gia các hoạt động trùng tu với khoa Kiến trúc trường Đại học Toronto và Marseille và đạt được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó, tôi cũng tham gia đề xuất các biện pháp mới nhằm giải quyết vấn đề mật độ dân số nhưng vẫn bảo đảm lưu giữ, bảo vệ loại hình “nhà ống”. Một trong những thử nghiệm đã được thực hiện: là việc xây dựng một hình mẫu ở tỷ lệ 1 : 1 với sự hợp tác của phòng nghiên cứu khoa học tại Tokyo và Sở xây dựng Hà Nội trong giai đoạn từ 2000 – 2003 [9]. Kết quả đạt được là rất khả quan. Tuy nhiên, tôi có một số nhận định như sau: với sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay thì hình mẫu “nhà ống” nguyên bản ngày càng phai nhạt dần. Đầu tiên, chúng ta thấy rằng trong tiến trình lịch sử, chính mẫu hình này đã tạo nên một cảnh quan đô thị độc đáo và đặc thù. Thì đến giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của kinh tế tư bản thì mẫu hình này đã dần bị thay đổi và mất dần đi tính bản sắc địa phương để thay vào đấy là một mẫu hình mang tính phổ biến và toàn cầu hơn.

Mô hình thông gió

Mỗi màu tượng trưng cho một gia đình. Một căn nhà ống như bên có thể là nơi ở của 4 - 6 gia đình. Như vậy, sẽ có tổng cộng là 30 người/ nhà (tương đương với mật độ 1000 người/ ha). Mái

21

Sân thượng

Tầng 3

Tầng 2

Tầng 1

Tầng hầm

Thành phố và các viễn cảnh


Bên trái là mẫu nhà ống trong thực tế. Bên phải là mẫu nhà ống thử nghiệm (tỷ lệ 1:1) đã được thực hiện.

Thành phố Bonsai VS Thành phố cao ốc

22


“Bản quy hoạch thành phố là tài liệu định hướng sự phát triển đô thị và hạ tầng cần thực hiện. Với mong muốn tạo dựng các điều kiện sống phù hợp cho người dân đồng thời phát triển đô thị một cách hài hòa với phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Vấn đề bảo vệ cảnh quan cũng là một biện pháp nhằm giúp thành phố tránh được những thảm thọa tự nhiên và công nghệ” [11]

Những bước tiến Giai đoạn đầu của thời kỳ kinh tế mở cửa theo định hướng xã hội chủ nghĩa được tiến hành với một quyết tâm cao độ: trong giai đoạn 1992 – 1999, có 86 huyện và 358 làng đã thay đổi quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch chung mới của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có 179 khu vực nông thôn nằm trong diện quy hoạch lại cho đến năm 1999 [10]. Đây là một quy mô chưa từng có áp dụng cho không chỉ khu vực có mật độ xây dựng cao của Hà Nội mà cả các vùng phụ cận nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình mới.

Nhận định I Với mục tiêu là tái xây dựng lại cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ hậu Liên Xô. Quy hoạch của năm 1992 hoàn toàn là những kế thừa từ các quy hoạch thời SI Solokov và L.Pineau. Bên cạnh đó, ý tưởng về một dải xảnh tại khu vực hồ Tây, lấy ý tưởng từ đề xuất của E. Hebrarb năm 1922, cũng có xuất hiện trong quy hoạch mới.

Bản quy hoạch đầu tiên thời kỳ Hậu Liên Xô

Kết quả của sự kết hợp này là một hình ảnh lai giữa thời kỳ Liên Xô và thuộc địa với một điểm mới, đánh dấu sự thay đổi cho thời kỳ mới: đó là khu trung tâm thương mại CBD [12]. Tại đây, các tòa nhà chọc trời sẽ được cho phép xây dựng trong thành phố. Khu vực thương mại sẽ được đặt tại hữu ngạn Hồ Tây, trong khi đó, khu vực 36 phố phường sẽ được bảo tồn. Các công ty, các hoạt động thương mại sẽ được phép phát triển tại phía Bắc và Nam của khu vực này. Trong một văn kiện năm 1992, thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cảnh báo trước về sự phát triển này: “Chúng tôi rất cần thiết lập các quy định quản lý quy hoạch nhằm bảo vệ bản sắc kiến trúc của mình. Chính những quy định này sẽ giúp ngăn chặn những lộn xộn trong xây dựng và cho phép điều chỉnh hình thái kiến trúc trong tương lai. Với mục đích bảo vệ bản sắc dân tộc của chúng tôi về mặt kiến trúc” [13].

Thủ tướng Võ Văn Kiệt

24

Tuy nhiên, việc tin tưởng mù quáng vào các công cụ quy hoạch (trong khi chúng không phù hợp) đã dần nhường chỗ cho sự điều phối theo xu thế thị trường. Mặc dù biểu hiện lúc đầu của nó rất yên tĩnh nhưng hậu quả của nó đối với thành phố là vô cùng lớn.

25

Thành phố và các viễn cảnh


Sẽ vô cùng khó khăn, hoặc có thể nói là không thể phân biệt rõ được các khu vực kiến trúc như khu phố cổ trong một bối cảnh mà tất cả đều hợp nhất với nhau. Bên cạnh đó, vấn nạn tham nhũng, vấn đề mật độ dân số và gia tăng nhu cầu nhà ở sẽ thay đổi mọi quy tắc. Mật độ....mật độ....mật độ....

Nhận định II Trong bối cảnh thành phố cần xây dựng một hình ảnh mới, một vấn đề bức thiết khác đặt ra đó là quy hoạch mới phải đáp ứng được nhu cầu về nhà. Các khu nhà ở được xây dựng từ thời Liên Xô (cao từ 4 – 5 tầng) không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng. Trong vòng ba thập kỷ, số lượng dân cư sống trong khu vực đô thị đã tăng lên gấp 3 [14]. Bên cạnh đó, quá trình di dân đến thành phố khiến cho cư dân tại đây liên tục tăng nhanh và đòi hỏi xây dựng một biện pháp nhằm điều phối dân cư và kiểm soát mật độ dân số. Nhà chức trách đã dự đoán nhu cầu về nhà ở sẽ là từ 2,13 đến 4,7 triệu m2 [15]. Có thể tưởng tượng rằng, bạn cần xây dựng một khu vực rộng gấp 2 đến 4 lần sân bay Bắc Kinh mới (do công ty Foster và Cộng sự thiết kế) để đáp ứng nhu cầu nhà ở. Để có thể đáp ứng yêu cầu là có ít nhất từ 3 đến 5,5 m2 nhà ở/ người [16] thì tại các khu vực đất chưa định chức năng và đất nông nghiệp nằm ở khu vực ngoại vi, chúng ta cần xây dựng một loạt các tòa nhà từ 30 – 40 tầng.

Triển vọng Sự thay đổi trong tầm nhìn quy hoạch sẽ dẫn đến việc xem xét lại về vấn đề quyền sở hữu đất đai. Cho đến năm 1993, đất đai thuộc sở hữu của nhân dân và chính quyền [17]. Tuy nhiên, sau 5 năm, vấn đề đó đã được thay đổi với việc đề ra quyền sử dụng đất (có đóng thuế hoặc không)

26


Sẽ không có vấn đề gì khi nói rằng để có thể xây dựng được một lượng nhà ở đáp ứng nhu cầu thì chúng ta phải trả một khoản tương đương cho quyền sử dụng đất. Ngay cả khi quy định không rõ ràng, cơ chế này có thể được coi là một hành động “bán” từ chính quyền cho tư nhân, những người có quyền sử dụng đất – đù đây là đất “vĩnh viễn thuê” [18].

Các khu vực phục vụ phát triển được phê duyệt trong quy hoạch 1998

Từ đây, sẽ có 3 hướng phát triển chính: một khu vực trung tâm, có vị thế vững chắc trong tổng thể đô thị ngay cả khi xảy ra vấn đề khó khăn liên quan đến chi phí, phát triển hạ tầng giao thông và đô thị trong khu vực có mật độ cao này; một khu vực mật độ thấp, được đặt tại các làng nông nghiệp; một khu vực đất trống nơi mà các hoạt động xây dựng lớn có thể diễn ra. Bên cạnh đó, các khu vực ở ngoài rìa đô thị cũng được xem xét. Đây là các đối tượng chính cho các hoạt động thay đổi lớn. Việc thiết lập các khu vực này dựa trên công thức “Tiền + Đất = Lợi nhuận tối đa”. Đương nhiên, đây sẽ là cơ hội cho các công ty đa quốc gia (ít nhất là về mặt lý thuyết). Sự hưng phấn Vào năm 1998, một bản quy hoạch, gợi lại cho chúng ta nhớ về cuộc thi thiết kế quy hoạch thành phố xanh của Mascova năm 1929 đã được giới thiệu [19].

Một phương án thiết kế năm1941

Các cơ sở hạ tầng đã được thể hiện rõ nét với sự xuất hiện của một thành phố mới tại khu vực bờ bên kia sông Hồng. Các cơ sở hạ tầng này sẽ nối liền khu công nghiệp Gia Lâm với sân bay Nội Bài. Bên cạnh đó, một khu vực mới được phân chia bởi sông Hồng được thể hiện với những đại lộ, không gian xanh lớn và các làng nông nghiệp. Các cây cầu và khu đô thị mới thể hiện tương lai to lớn của Hà Nội. Thành phố và vùng lãnh thổ của nó sẽ được phát triển một cách cân bằng, ít nhất là trên tính toán. Tuy nhiên, chỉ có các khu vực đang trong quá trình phát triển nhanh thì có vẻ có triển vọng, các khu vực còn lại thì hiệu quả có lẽ không rõ ràng. Đây là một quy hoạch phân vùng chức năng chi tiết (ultra zoning). Ở đây, sự phát triển của thành phố chìm trong các suy tính về khả năng dự báo phát triển khả quan cho đến năm 2010 với mục tiêu từ 12 – 18 triệu m2 nhà ở [20]. Diện tích này tương đương với 3 tòa nhà có kích thước của Lầu Năm Góc tại Washington (một trong những tòa nhà có diện tích lớn nhất thế giới [21]).

28

29

Thành phố và các viễn cảnh


Thành phố tự do mới Thành phố tự do mới là một sản phẩm của xã hội hiện đại. Đây là một hiện tượng được sản sinh tại các quốc gia phát triển dựa trên một nền kinh tế nội sinh. Đây là nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty, các ngân hàng quốc tế đóng góp lớn – có thể ví như việc tiêm botox - vào sự sản sinh của một hiện tượng đô thị chưa từng có. Trong khi đó, tại các thành phố tư bản cuả Mỹ thì chứng kiến một quá trình ngược lại: tại đây, các thành phố như Detroit các không gian – mà hiện nay bị bỏ hoang - dần được chuyển đổi cho các hoạt động, các chiến lược kiến trúc mới [22]. Tại châu Âu, trong bối cảnh của các thành phố và lãnh thổ đô thị hiện nay, các đô thị loại vừa và nhỏ đang trong quá trình đấu tranh chống lại một kẻ thù lớn đó là quá trình lan tỏa đô thị. Còn tại châu Á và Đông Nam Á, một thời kỳ Phục Hưng mới đang diễn ra với sự lớn mạnh của đô thị Trung Quốc với các siêu thành phố - đây là một sự phát triển chưa từng thấy từ trước tới nay. Trong khi đó, trong phạm vi nhỏ hơn, Việt Nam cũng đang trên con đường phát triển của mình với một ví dụ rõ nét là thành phố Hà Nội, một thành phố mà chỉ trong vài năm đã mở rộng gấp đôi lãnh thổ của mình. Với mong muốn có thể sánh ngang các quốc gia khác trên Thế giới, điều này đã tạo nên một sự mất mát của hàng chục nghìn ha dất. Thành phố tự do mới này là một sự phát triển vô độ trong đó tất cả đều đóng góp vào quá trình sản sinh ra nó trong một logic phát triển cân bằng giữa cơ chế sản xuất, xây dựng nhà ở cao cấp, thương mại và vấn đề môi trường. Yếu tố cuối cùng vừa nêu chính là một điều kiện quan trọng mà chúng ta không được tái phạm như những người hàng xóm Trung Quốc. Những kết quả đầu tiên là việc dự định thiết lập một thành phố mới, bằng hoặc lớn hơn thành phố cũ nằm phía bên kia sông Hồng. Đây là ý định của một sự phát triển lưỡng cực như của Gran Maresciallo Hubert Lyautey. Đây là một sự phát triển mới thể hiện lối sống trong tương lai với các vị thế xã hội mới.

Sản phẩm Các thành phố tự do mới là sản phẩm của một nền kinh tế xã hội lớn, nơi mà chúng ta không thể xây dựng những khu vực dân sinh mới nếu thiếu sự đầu tư lớn trong sản xuất, công nghệ, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng một thành phố như vậy cũng như tạo nên một mạng lưới các cơ hội. Kích thước của nó không hề có giới hạn hay chịu ảnh hưởng của trung tâm. Sự sẵn có của đất xây dựng và sự thiếu vắng của các quy hoạch sẵn có lại tạo cho nó thành một điểm hấp dẫn cho phát triển.

30

31

Thành phố và các viễn cảnh


Do vậy, khoảng 13 khu công nghiệp được xây dựng trong vùng đô thị của thủ đô trong khoảng thời gian vài năm với tổng diện tích bằng 7 lần công viên trung tâm của Manhattan [23]. Công nghệ, sản xuất công nghiệp, sản xuất thủ công địa phương, sản xuất lương thực: sự sắp đặt của các ngành sản xuất này được bố trí không theo quy tắc và xâm lấn dần các khu vực đất nông nghiệp và đất ở đô thị. Trong khi đó, đất cho sản xuất nông nghiệp thì bị xem nhẹ mặc dù nó có vai trò quan trọng. Sự cân bằng được đề cập bởi Pierre Gorou trong cuốn “Nền văn minh nông nghiệp” đã bị xem nhẹ. Các hình thức không lý tưởng Các thành phố tự do mới, theo định nghĩa, là những thành phố quốc tế hấp dẫn.

Nó cũng giống như những ngôi nhà phố, sơn màu pastel, những con ngõ nhỏ... giống nhau của L.Hilberseimer vào những năm 1940. Rồi đến những dạng đô thị tuyến tính của M.Ginzburg, mà ngày nay có thể thấy qua các dạng đô thị lan tỏa trên Thế giới. Rồi đến những sự thay đổi của đô thị những năm 1960, với sự xuất hiện của một lối sống đô thị với những con người sống tập trung trong những tòa nhà kiểu chung cư như JG Ballard. Nếu chúng ta trộn tất cả lại với nhau thì một phiên bản cho thành phố tự do mới đã sẵn sàng. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu của thời đại chúng ta. Sẽ gây thiệt hại cho tất cả (có lẽ), nhưng thực sự cần chú ý là cảnh quan của thành phố. Bởi cảnh quan là những gì độc đáo và đặc thù của thành phố để làm nên bản sắc của một đô thị.

Trên thực tế, để định nghĩa được vấn đề này là vô cùng khó khăn và có nhiều ý kiến không đồng nhất. Có người gọi đây là một khái niệm mang tính hậu hiện đại. Tuy nhiên, tính chất hiện đại mới - neo modern - là phạm trù được chấp nhận nhất khi nói về điều này [24]. Xét về góc độ mà các yếu tố kinh tế và tài chính làm thay đổi bộ mặt lãnh thổ, điều này thường xảy ra tại các quốc gia đang phát triển, nơi thừa hưởng các học thuyết, các lý tưởng từ các quốc gia phát triển đi trước. Central Park x 7

Kết quả là họ mất một quá trình liên tục tái diễn các thiết kế, đôi khi mang tính chất không tưởng, mà hậu quả là mọi thứ hoàn toàn có thể bị thay đổi một cách nghiêm trọng. Thành phố trung tâm, thấy rõ trong dự án thành phố thế giới của E.Hebrard, là nền tảng của phát triển đô thị ở Hà Nội. Ngày nay, khái niệm về siêu kết nối (hyperconnectivity) và siêu liên kết (iperattraversabilità) là các cơ sở của khái niệm thành phố generic, được xây dựng để đáp ứng các công dân của thế giới. CBD (khu thương mại trung tâm huyền thoại), thật sự sáng tạo vào giữa những năm 20 trong dự án thành phố 3 triệu dân của Le Corbusier, thì ngày hôm nay, trong tâm trí chúng ta thì nó chỉ là nơi có các tòa nhà chọc trời bằng kính và thép. Nhưng, cảnh quan đô thị ở đây là không có gì. Nếu không có nó, thì cũng như là bạn đang không sống trong một đô thị. Cũng như một công viên giải trí lớn: một công viên giải trí mà không có một hoạt động điểm nhấn thì không thực sự là một công viên giải trí. Có thể minh họa qua hình ảnh các công viên lớn thuộc địa ở Paris năm 1931

32

33

Thành phố và các viễn cảnh


Một thế giới mới

Ví dụ một khu đô thị mới tại Hà Đông


Mở đầu Thời kỳ quốc tế Những nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Singapo đã thay đổi cảnh quan và bộ mặt đô thị của thành phố với các khu kinh tế đặc biệt. Sân gôn, các khu đô thị cao cấp cũng là những dấu ấn của sự phát triển không ngừng này. Đầu tiên, phải kể đến dự án tham vọng nhất được đề xuất vào năm 1997 là dự án của công ty Daewoo - sau đó dự án này chuyển sang liên doanh với sự tham gia hợp tác của một công ty Việt Nam. Công ty đã đầu tư riêng nửa tỷ đô la cho việc thiết kế [27] một khu vực rộng 8000 ha cho 1 triệu dân vào năm 2040. Lần đầu tiên, kể từ thời kỳ Liên Xô, các công ty thiết kế quốc tế được mời tham gia thiết kế cho dự án mà không cần quan tâm đến quốc tịch. Điều này thể hiện, Việt Nam đang đứng trước một sự thay đổi nhanh chóng và liên tục: các giá trị lịch sử đã thay đổi hoàn toàn: chiến tranh đã dần đi xa (với lệnh cấm vận được thu hồi năm 1994 của tổng thống Mỹ B.Clinton), các công ty nước ngoài như Bechtel (Mỹ) được mời chuẩn bị các nghiên cứu tiền đề cho thiết kế. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam đã mời 3 công ty danh tiếng khác tham gia thiết kế. OMA chịu trách nhiệm nghiên cứu thiết kế huyện Đông Anh [28], SOM [29] (Skidmore,Owings & Merrill) nghiên cứu hồ Vân Trì và Nikken Sekkei [30] nghiên cứu khu vực Từ Liêm, khu vực tả ngạn hồ Tây. Mặc dù sự phân chia nghiêm ngặt khu vực nghiên cứu, nhưng nói chung thì khu vực nghiên cứu của OMA và SOM là tương đương nhau.

Khu vực nghiên cứu Đây là một khu vực nghiên cứu tuyệt vời. Sự liên tục của hai bờ sông đã tạo nên một cảnh quan mềm mại, nơi mà các ngôi làng vẫn còn giữ được nét vốn có, với những cánh đồng lúa, ao hồ và các loài sinh vật. Nó có vẻ là nơi lánh xa sự hỗn loạn của các đô thị, đến nỗi bạn có ấn tượng là mình đang ở một thời đại khác.

37

Thành phố và các viễn cảnh


Khu vực Đông Hà, đồng bằng sông Hồng

Phối cảnh một khu “đảo” thương mại

Trung tâm của dự án là khu trung tâm thương mại CBD, được biểu hiện rõ nét dưới dạng trùng amip, được hình thành sau khi được chia cắt từ sông Hồng và bao gồm 4 khu “đảo” với các chức năng khác nhau. Đảo nghỉ dưỡng phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí của cư dân. Đảo thương mại, phục vụ cho việc đón các hoạt động thương mại, hội thảo. Đảo nghiên cứu, nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu khoa học. Cuối cùng là đảo thể thao, là trung tâm năng động nhất của hành lang văn hóa, và là nơi có thể tổ chức các hoạt động lớn như kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Thế Vận Hội 2020 [32].

OMA “Ở khắp mọi nơi, chúng ta có thể cảm nhận vẻ đẹp cảnh quan của thành phố xanh, với các dải xây dựng và không gian mở được xen kẽ, do đó đảm bảo một tiếp xúc gần gũi lẫn nhau giữa các đô thị và môi trường. Những dải xanh gồm vườn, công viên, đất nông nghiệp, thể thao ngoài trời và cảnh quan mở cung cấp một “trải nghiệm đặc biệt tương phản trong cuộc sống của thành phố”. [31] Dự án của OMA xây dựng các kịch bản lãnh thổ khả thi, kết nối hầu hết các thế mạnh của môi trường. Không phải là một thành phố mới đơn thuần, mà là một tập hợp các thực tế khác nhau. Các không gian xanh, mặt nước, cũng được kết nối và nối với các làng xóm hiện có. Một loại hình xây dựng lãnh thổ sử dụng điều kiện môi trường của khu đất và để tạo ra một viễn cảnh mới.

38

Bốn khu chức năng mới của thành phố


Quy hoạch Hà Nội của OMA

Phối cảnh quy hoạch của SOM 7

6 5

4

1

7 2

3

6

1.CBD 2.Khu đón tiếp 3.Khu hành chính 4.Dân cư mật độ trung bình 5.Dân cư mật độ thấp 6.Làng hiện có 7.Khu sản xuất

5 1

2 3

4

8 Chicago Downtown 1.Đảo nghiên cứu 2.Đảo thương mại 3.Đảo thể thao 4.Đảo nghỉ dưỡng 5.Khu vực mở rộng 6.Làng vệ tinh 7.Làng hiện có 8.Hành lang văn hóa 9.Nông nghiệp 10.Hoạt động văn hóa 11.Hồ Tây 12.Khu phố cổ

9

10 11 12

SOM Các đề xuất của SOM thể hiện một quan điểm dung hòa giữa một thành phố Chicago và một bản sao thu nhỏ của Venice tại Las Vegas. Với những kênh nước và hệ thống thủy chia cắt thành phố thành nhiều khu vực khác nhau. Mật độ các khu vực dựa trên việc phân khu chức năng. Khu vực gần sông được thiết kế để trở thành trung tâm CBD. Tiếp đấy là khu vực nhà dân sinh với cá mẫu hình nhà phố được xây dựng, tạo nên một sắc mầu tươi sáng hơn cho thành phố. Xen kẽ giữa các công trình hạ tầng và hành lang xanh sẽ là các khu vực dành cho sản xuất và nghiên cứu của thành phố. Bản đề xuất này dựa trên một quan điểm đơn giản về tổ chức không gian thành phố với 4 khu vực chính. SOM tập trung chủ yếu vào việc xây dựng không gian công cộng, đường dạo ven sông, ven kênh. Tất cả điều này làm chúng ta cảm thấy được một sự chuyển dịch an bình của không gian và tiện ích đô thị.

Hành lang văn hóa là cầu nối cơ sở hạ tầng liên kết thành phố mẹ với các khu vực mới.

“Bản quy hoạch chung này đã cung cấp các ý tưởng về thành phố Hà Nội sẵn sàng cho nhiệm vụ đô thị hóa lớn. Với đề xuất kết hợp các vùng nước và xanh với đô thị, thành phố sẽ có một môi trường và bản sắc đặc trưng, thu hút cư dân sinh sống và làm việc và trở thành một trung tâm cho đầu tư tại Đông Nam Á” [33].

40

41

Thành phố và các viễn cảnh


“Bản quy hoạch mới này của Hà Nội hướng tới một thành phố kết hợp các chức năng hành chính, thương nghiệp và công nghiệp. Cấu trúc này giúp thành phố có thể đạt đến tầm quốc tế nhưng không làm mất đi bản sắc của mình. Bên cạnh đó, bản quy hoạch này cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho sự phát triển thành phố tại khu vực hiện tại” [34].

Một cái nhìn không đồng nhất Hai đề xuất quy hoạch đã cung cấp cho chúng ta những bức tranh về lịch sử thành phố đồng thời chuyển tải những suy nghĩ mới về đô thị. Đây cũng như một cuộc đấu không tưởng giữa hai vận động viên là SOM và OMA. Hai đề xuất cho thấy điểm chung trong mục tiêu xây dựng không gian nhưng hoàn toàn khác nhau về cách thức bố trí và phân khu chức năng. Một bên là việc phân khu chức năng một cách rõ ràng và cải tạo lại cảnh quan với việc đưa vào các yếu tố thẩm mỹ là các kênh nước và sông hồ. Một bên khác, thì là việc xây dựng lãnh thổ chú ý nhiều đến các vấn đề sinh thái hơn.

Khu hành chính

“Trong bối cảnh xây dựng đô thị mới thì thay vì hướng đến một sự hoàn hảo giả tạo thì nên hướng đến việc xây dựng một lãnh thổ tiềm năng và hài hòa nhất có thể với những suy nghĩ mới” [35]. Hà Nội cần thúc đẩy xây dựng lãnh thổ “lai” với các thử nghiệm mới.

Khủng hoảng Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng lớn đến các quốc gia Nam Á và đánh một đòn nặng vào triển vọng tươi sáng. Chi phí ước tính của dự án lên đến một con số khủng khiếp: 40 tỷ dollar [36]. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng 60% chi phí phát triển đến từ các nhà đầu tư tư nhân [36]. Daewoo tìm kiếm một chiến lược rút lui, và vào tháng Bảy năm 1999, dự án được thay đổi với hình thức hợp tác Quốc tế. Vốn đầu tư và thời hạn của dự án rút ngắn mạnh. Chợ hoa

Công ty Bechtel và Daewoo International hướng tới việc kết hợp hai phương án trước đây của OMA và SOM. Từ một tổng hợp tẻ nhạt mà tạo ra một tổ hợp lai kỳ lạ.

42

43

Thành phố và các viễn cảnh


Mọi thứ trông giống như một thành phố vườn thập niên 30, một nơi giống như Chicago thu nhỏ dưới dạng hòn đảo. Dù vậy, kế hoạch đã được phê duyệt và cuối cùng được đưa vào quy hoạch phát triển đô thị trong tương lai của thành phố.

Một phương án quy hoạch khu trung tâm thương mại

Ở đây, liệu chúng ta có bị sự hiện đại hóa làm mờ mắt ? Có phải chăng chúng ta đã trở nên vô trách nhiệm ?

Quy hoạch chi tiết huyện Đông Anh

Sự hài hòa Với hi vọng hợp tác với Việt Nam, chính phủ của tổng thống Pháp Chirac đã chi 20 triệu đôla để cải tạo các công trình biểu tượng thời kỳ Pháp thuộc: Nhà hát lớn thành phố. Hầu như bị bỏ rơi, với dấu hiệu xuống cấp rõ rệt do chiến tranh. Bên trong, sau khi qua lối vào, bạn có thể thấy các vết đạn từ cuộc chiến trước đó. Sau đó, công tác phục hồi được tiến hành bởi các chuyên gia nước ngoài và các lao động địa phương. Công việc được hoàn thành vào tháng 11 năm 1997, cùng thời điểm với Diễn đàn các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội. [39]

Nhà hát lớn Hà Nội và khách sạn Hilton

SUOLO PUBBLICO

VILLAGGI

RESIDENZE

CENTRO PER GLI AFFARI

STRADE

PARCHI E VERDE

INDUSTRIE E MAGAZZINI

FIUMI E LAGHI

AREE DI PARTICOLARE VALORE

So Exotic !

44


Mua bán nhà ở Trong tháng 6 năm 1998, hơn hai ngàn gia đình đã được di dời khỏi 398 biệt thự kiểu Pháp tịch thu từ năm 1954 [41]. Các chủ nhân chào bán nhà trên thị trường tự do và di dời dần. Số phận tương tự cũng đến với các khu vực KTT được xây dựng bởi Liên Xô kể từ những năm 50, tại các địa điểm mà trước kia được coi là ngoại vi thành phố, nay đã trở nên khá trung tâm.

Khách sạn mới Hilton, do kiến trúc sư Eric de Chambure và Philippe Pascal thiết kế, được xây dựng trong những năm cuối 1990 ở vị trí trước kia là trạm xăng cũ bên cạnh Nhà hát lớn. Năm 1992, các nhà thiết kế đã cố gắng chứng minh sự hợp lý của việc xây dựng một công trình mới hai hòa với vị trí bên cạnh một đài tưởng niệm của quá khứ. [40] Tuy nhiên, kết quả có thể sẽ là ngoài dự đoán. Một kiến trúc Tân cổ điển của khách sạn Hilton với những thức cột doric, các mái fronton đã trở thành một xu hướng cho các nhà xây dựng và chủ đầu tư tại Việt Nam. Thật vậy, cái phong cách Tân cổ điển Pháp, mà rất dễ bị nhầm lẫn sang Phục Hưng Ý đã trở thành một trào lưu phổ biến tại thị trường kiến trúc Việt Nam.

KTT Thanh Xuân trước và sau khi quy hoạch cải tạo

Gần đây, cùng với các chính sách của quỹ đầu tư xã hội, một hướng mới cho việc nâng cấp và đổi mới các khu nhà ở đã được đưa ra. Việc tái thiết sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn tư nhân và đầu tư bất động sản [42]. Với tổng diện tích khoảng một triệu mét vuông: chúng ta dễ dàng nhận thấy lợi ích của vấn đề này. Xem xét các yêu cầu cấp thiết nhằm tái cấu trúc mật độ dân số, số phận của các khu vực này đã được định hình. Ví dụ như trường hợp của KTT Thanh Xuân Bắc (diện tích khoảng 27,5 ha) một khu nhà ở của công nhân trong thập niên 60 - cho thấy ngay lập tức một sự xuống cấp của các tòa nhà này. Các tòa nhà này sẽ sớm được thay thế bằng tháp cao tầng [43].

Một mật độ dân số mới

Ví dụ công trình khách sạn Ba Dinh Phonix Hotel

Bản đồ phân bố các khu KTT tại Hà Nội


Những ấn t ượng

Mezzi di trasporto alternativi

Ấn tượng đầu tiên 04 Tháng 11 2005 11:00 Hai mươi sáu năm trước, khi tôi còn đi học, mỗi buổi sáng, tôi luôn nhìn thấy cái poster in hình một người đàn ông với tư thế quỳ trên cỏ, hai cánh tay giơ lên trời, ngửa đầu ra sau, phía sau ông ta là hình ảnh rừng rậm. Đây là hình ảnh đầu tiên có liên hệ với Việt Nam của tôi. Nhưng mọi thứ thực tế thì không như mơ – mà có thể nói là một ác mộng... Giờ đây, khi tôi đang trên xe taxi từ sân bay Nội Bài về Hà Nội, có một sự thật kỳ lạ là: không có đèn giao thông trên đường và khi tôi nhìn về bên phải của mình thì thấy có một cậu trai đang phóng mô tô chở lợn. Các khu rừng nhiệt đới ở đâu ? Bạn không hiểu bất cứ điều gì, các đường phố tràn ngập xe cộ đi lại, bụi và tiếng ồn.

Ấn tượng tiếp theo Phải mất một thời gian để tôi có thể hoàn hồn trở lại. Ở đây, ấn tượng mạnh nhất đối với tôi có lẽ là cảm giác mọi thứ ở đây luôn luôn chuyển động. Đó là một sự năng động “đặc biệt” trong một đất nước mà tổng sản phẩm trong nước tăng 6,8% mỗi năm [44], trong khi đó với thành phố là 9,6% [45]. Năm 2007, sau khi gia nhập WTO, lượng đầu tư nước ngoài gia tăng lớn. Trong năm 2010 đã có hơn 350 dự án phát triển đô thị tại thành phố Hà Nội, với tổng số vốn lên đến một tỷ USD [46]. Tuy còn nhiều đánh giá chưa thỏa đáng nhưng sự thực này đã chỉ ra rằng hiện đại hóa đang diễn ra rất nhanh ở đây. Giai đoạn tư bản thứ năm đã bắt đầu (2010-2015).

49

Thành phố và các viễn cảnh


Không gian thành phố Đối với một người phương Tây khi đến thăm quan Việt Nam, tất cả mọi thứ đều không thể hình dung. Có vẻ như ở Hà Nội, mọi thứ về cuộc sống ở đây đều tập trung trong vòng bán kính 1 km.

Nếu chúng ta phác thảo lại hành trình này thì sẽ thấy đó là một con đường quanh co, khúc khuỷu chạy khắp thành phố, từ trung tâm đến các khu vực ngoại vi. Có thể nói, chúng ta bị bao trùm bởi sự gián đoạn của con đường này.

Các du khách phương Tây, trong trang phục áo ba lỗ và đi dép, đã bị mất phương hướng khi đi tham quan khu vực 36 phố phường. Họ bị choáng váng bởi tiếng còi của xe tay ga, sự xuất hiện liên tục của các gánh hàng rong.

Qua con đường này, chúng ta có thể thấy những biểu hiện của những không gian sống khác nhau trong thành phố như khu vực nông thôn, các khu xây dựng tự phát, các khu nhà ở được xây vào thời kỳ Liên Xô hoặc gần đây.

Những người phụ nữ với gánh hàng vỉa hè này không chỉ là một biểu tượng của thành phố thành mà còn là cảm hứng cho các sáng tác của các họa sĩ trẻ của trường Mỹ thuật Đông Dương những năm 1929 [47].

Hàng rong - một tác nhân tạo nên các không gian công cộng phi chính thức

Các gánh hàng rong đã biến không gian công cộng trong thành phố thành nơi đặt các nhà hàng di động [48]. Thường bán các loại trái cây, rau quả và rất dễ nhận biết những người phụ nữ bán hàng rong này qua trang phục như nón, khẩu trang của họ. Ngày ngày, những người phụ nữ này đã bươn chải trên khắp các con đường của thành phố.

Minh họa một gánh hàng rong Hà Nội

Theo bước Thử hình dung là chúng ta sẽ theo bước những người này trong cả một ngày dày bằng xe máy trong điều kiện giao thông của Hà Nội, thì về cuối ngày, chúng ta hoàn toàn có thể sẽ gặp lại họ ở đâu đấy trong khu vực ngoại vi thành phố. Đòn gánh

Ví dụ minh họa sự di chuyển của hàng rong đến các khách mua

Nồi nước dùng Rau tươi

30x25x25 cm

Thúng

Thùng nước rửa Ghế ngồi

50

51

Thành phố và các viễn cảnh


Gánh hàng rong Một cẩm nang đô thị sống


Phân tích Sau khi đã nghiên cứu các hình thái một cách đầy đủ, chúng ta có thể nhận thấy sự gián đoạn trong ngôn ngữ không gian đô thị tại Hà Nội, mà đối với nhiều người điều đó thật khó hiểu. Nhìn chung, tôi nhận định là không gian thành phố bao gồm 3 yếu tố không thể tách rời nhau như sau:

Ranh giới mong manh Các biểu hiện của sự đô thị hóa không liên tục thể hiện tại ranh giới của thành phố cho ta thấy bản chất thực sự của thành phố. Điều đó cho thấy sự đối lập của đô thị và nông thôn. Nếu mà chúng ta đặt Hà Nội trong bức tranh đại dương của L.Caroll, thành phố sẽ như một hòn đảo và dải phía tây sẽ chịu tác động của các luồng không khí phức tạp. Trong thực tế thì thành phố luôn trong quá trình mở rộng, nhưng không phải một sự xâm lấn chớp nhoáng mà từ từ như những đợt xói mòn [52].

A. Yếu tố thời gian Đi từ trung tâm thành phố ra đến các vùng ngoại vi trong khoảng 1 h đồng hồ, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi của thành phố về mặt hình thái từ hình thái khu vực phố cổ, từ khu phố Pháp cho đến các khu vực nhà dân sinh tự phát (bonsai city), và các hình thái của nhà tập thể của Liên Xô. Một lần nữa, các khung cảnh lại mở ra với một sự thay đổi với những tòa nhà cao 30 tầng xen kẽ với các khu vực đô thị tự phát trước kia. Điều đó cho thấy một ranh giới mỏng manh của đô thị. B. Sự đa dạng của cách sử dụng không gian Sự đa dạng trong cách sử dụng không gian đô thị này dựa trên tính chất của các hoạt động tại mỗi thời điểm khác nhau. Đó là một sự tồn tại chung trong một không gian của một loạt các hoạt động sống khác nhau. Mỗi hoạt động lại có một quy luật riêng. [49] C. Mật độ Hà Nội là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thể giới [50]. Trong năm 2008, mật độ dân số tại đô thị là khoảng 272 người/ha và lên đến tối đa là 404 người/ha trong khu phố cổ. Trong khi các thành phố như Hồng Kông thì chỉ là khoảng 370 người/ha, Paris 86 người/ha và 62 người/ha tại London. Từ đó, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được mật độ dân số ấn tượng tại Hà Nội. Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển đô thị của thành phố. Dễ nhận thấy bằng mắt thường, sự khan hiếm của các không gian công cộng, - nơi đây, tỷ lệ phần trăm của các khu công viên đô thị được ước tính lên đến khoảng 0,3%. Ở khu vực trung tâm, tỉ lệ đất cây xanh là 1.5 m2/ người. Trong khi đó, ở các huyện ngoại vi, tỉ lệ giảm xuống còn 0.05 m2/người [51]. Đây là nghịch lý rõ ràng khi nhận định rằng các tòa nhà là nơi có tiềm năng cao cho các không gian công cộng so với khu vực trung tâm.

54

Đất trống chưa sử dụng Nếu xét trên góc độ đô thị hóa trên Thế giới thì diện tích Trái đất là 149 triệu km2 trong đó nông thôn chiếm 128 khu vực và đô thị chiếm 3,5 khu vực nhưng dân số tập trung tại đô thị lại lên đến 3 tỷ người – chiếm đến một nửa dân số thế giới [53]. Hanoi come un’ isola dalle frastagliate scogliere

Các thành phố trở thành nơi tập trung dân số cực cao. Ở đây, với một diện tích đất ít ỏi nhưng phải đáp ứng cho cuộc sống của rất nhiều người. Dó đó, sẽ xảy đến những hậu quả cực đoan và cần phải có những thay đổi liên tục. Thời kỳ của chúng ta đánh dấu sự thay đổi giữa đô thị và nông thôn [54]. Trong thời kỳ này, sự phát triển cần phải cân bằng và lưu giữ được các giá trị văn hóa. Đây là bài toán mà các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch cần bắt tay vào. Trong năm 2050, có lẽ, lượng cư dân đô thị sẽ vượt xa cư dân nông thôn, dù là chúng ta không rõ ràng lắm về quá trình chuyển đổi này. Mặc dù chúng ta đã có sự đầu tư nghiên cứu các viễn cảnh phát triển của thành phố nhưng sẽ không có gì là chắc chắn cho tương lai phát triển của các đô thị tại vùng nhiệt đới. Bên cạnh đó, thật không may là chúng ta sống trong một thời đại khi phát triển đô thị không gắn liền với từ bản sắc của mình, mà chỉ quan tâm tới các định hướng phát triển đô thị và kinh tế.

55

Thành phố và các viễn cảnh


Khu vực đô thị lõi

Đất hoang hóa Ignasi de-Sola Morales thể hiện mối quan tâm của mình về một loại hình đất đai bị lãng quên thường thấy trong không gian đô thị của các thành phố châu Âu và Bắc Mỹ. Với những biểu hiện là sự mơ hồ, bế tắc, bị bỏ hoang và kiến trúc nga. Đây là hình thái cuối cùng mà chúng ta thường thấy trong các dự án đô thị hóa tại các vũng ven đô. Các khu vực này thường có một cơ sở hạ tầng tốt nhưng bị hoang hóa và trở thành nơi vẽ gratify – đây là chứng tích của một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Sự chung sống của các khu đô thị mới và khu dân cư đô thị hóa tự phát tại vùng ngoại vi

Đất chuyển đổi Tại các thành phố thuộc vùng nhiệt đới, sự phát triển đô thị diễn ra rất mạnh mẽ. Đã có nhiều khu đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của Nhà nước và tư nhân. Đây là các khu vực mà tiềm năng còn là dấu hỏi.

Khu vực mở rộng đô thị

Sát nhập nông thôn vào đô thị Từ giữa năm 1994 – 1999, sau khi sát nhập vào Hà Nội, dân số các khu vực nông thôn trước kia đã tăng 65% (từ 400.000 đến hơn 625.000 người) [55]. Việc mở cửa thị trường tư bản chủ nghĩa, giảm dần các hợp tác xã nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, và việc tái phân phối đất nông nghiệp cho các tổ chức tư nhân, đã đánh dấu sự bắt đầu của quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn. Tại các làng, dân số bắt đầu gia tăng. Bên cạnh đó, tại đây, các gia đình đã bắt đầu phát triển nông nghiệp thâm canh, nghề thủ công địa phương và các hoạt động công nghiệp [56]. Sau đó, đến năm 2006, khi nhà nước quyết định số phận của đất nông nghiệp nằm trong các quận huyện thì sự bùng nổ bất động sản ở các khu vực ven đô thành phố đã bắt đầu. Đây là một dấu chấm hết cho bối cảnh nông nghiệp thuần túy.

Khu vực đất chưa định chức năng vùng ngoại vi Đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong các không gian đô thị

56

57

Thành phố và các viễn cảnh


Các khu đô thị hóa tự phát xây dựng trên phần đất nông nghiệp cũ thuộc ngoại vi thành phố

Những thay đổi: nhà ống dân sinh và nhà cao tầng nằm xen kẽ trong đất nông nghiệp

Sông Tô Lịch bị quá trình đô thị hóa xâm lấn

58

59

Thành phố và các viễn cảnh


Điều này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho lãnh thổ. “Sự khác biệt duy nhất giữa đô thị và nông thôn đang dần mất đi trong một bối cảnh phát triển không đồng nhất dưới sự điều hành của Nhà nước” [57] Cuộc chiến phát triển đô thị. Một thế giới với các cao ốc tập trung dân cư

Thành phố lai đô thị - nông thôn (Metro rurale) Sự kết hợp của các nguyên tắc của phát triển không đồng đều, tình trạng mong manh của các khu vực giáp ranh và vấn đề chuyển đổi đất đã tạo thành một hỗn hợp gây nên những hệ quả cho thành phố và vùng lãnh thổ của nó. Nó có thể sẽ là sự hình thành của một thành phố lai đô thị - nông thôn (Metro rurale). Tại đây, sẽ rất khó để có thể xác định và hình dung đâu là đô thị và đâu là nông thôn trong tương lai. Và khái niệm mơ hồ về thành phố lai đô thị - nông thôn (Metro rurale) sẽ cho ta thấy điều gì: đó là sự đô thị hóa nông thôn hay nông thôn hóa thành thị ?

Nhà xây bất hợp pháp trên khu vực đất dành cho phát triển đô thị tương lai ở vùng ngoại vi

60


Sơ đồ mình họa giả thuyết về sự phát triển đô thị từ cơ sở làng nông thôn

Thành phố lai đô thị - nông thôn (Metro rurale) Sự phát triển các kiến trúc cao tầng


Thành phố lai đô thị - nông thôn (Metro rurale) Sự phát triển các kiến trúc cao tầng

50


Thành phố lai đô thị - nông thôn (Metro rurale) Sự phát triển các kiến trúc cao tầng

29

52


Khu vực vành đai “Thật là vô nghĩa khi đặt các tòa nhà ở giữa cánh đồng lúa nơi không ai ở! “ [58]

Đô thị hóa quy mô lớn Gác lại hiện tượng thành phố Bonsai - một hiện tượng mà nguyên nhân ít nhiều gì cũng do năng lực quản lý của chính quyền địa phương. Chúng ta sẽ tiếp cận sự phát triển đô thị Hà Nội thông qua các loại hình công trình chính bao gồm: các khu phức hợp quy mô lớn (megastructures), các công trình cao ốc và các khu đô thị.

Cuối những năm 90, một kiến trúc sư người Úc tham gia trong thiết kế các tòa nhà chọc trời đầu tiên tại Hà Nội đã nêu lên như vậy. Ngày nay, vấn đề không còn là như vậy nữa. Ngày nay, quá trình đô thị hóa vùng ven đã diễn ra rất mạnh trong khu vực 3 km rìa thành phố, nơi đây diễn ra tình trạng chung sống lẫn lộn của các hình thái đô thị khác nhau. Tại đây, số lượng dự án được phê duyệt, đang xây dựng và đã hoàn thành lên đến một con số thật ấn tượng.

Các khu phức hợp quy mô lớn (Megastructure) “Hà Nội Land Marker Tower sẽ được coi là một công trình mang tính biểu tượng của ngành xây dựng Hàn Quốc. “ [61]

“Một số lượng đáng kể các dự án, tổng cộng 744 [...]. Phần lớn các dự án phát triển tại các khu vực phía tây của thành phố, nằm giữa vành đai đô thị tương lai thứ ba và thứ tư. Một số là ở tỉnh Hà Tây cũ. Các dự án bao gồm một loạt các đề xuất phát triển với nhiều chức năng phù hợp. 50% số dự án được đầu tư với quy mô nhỏ hơn 50ha. Nhiều dự án đã nhận được giấy phép[...]. “ [59]

Ông Bradford Perkins Nhà sáng lập văn phòng thiết kế Perkins Eastman

Sự thay đổi liên tục khiến cho cảnh quan nông nghiệp bị áp đảo và đây chính là khu vực phát triển chính của thành phố. Nơi đây, diễn ra đồng thời việc xây dựng đường ô tô, các công trình điểm nhấn, các tòa nhà mới và các thành phố vệ tinh. Điều này khiến cho nơi đây trở thành nơi tụ hội của một loạt các thay đổi.[60]

Bản quy hoạch khu phức hợp Keangnam

Người Hàn Quốc đã đánh dấu sự hiện diện của họ tại thành phố. Năm 1996, với khách sạn Daewoo là công trình cao nhất Hà Nội bấy giờ, thì nay huyền thoại đó đã chấm dứt với sự xuất hiện của tòa tháp cao 336 mét của công ty Keangnam - được coi là cao nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành. Được xây dựng trên một khu đất hình thang với diện tích 4,5 ha, với hai mặt đường (mỗi mặt khoảng 200m): toàn bộ công trình công trình bao gồm các tòa tháp với chức năng dành cho ở, văn phòng và khách sạn.

Bản đồ phân bố 744 dự án đã được phê duyệt của thành phố Hà Nội

Khu ở Khu vực dịch vụ công, trường đại học, vv. Khu vực nghiên cứu và phát triển Khu vực công nghiệp thực phẩm Khu vực công nghiệp nhẹ Khu vực dự trữ thiên nhiên Khu vực cho phát triển du lịch

68

69

Thành phố và các viễn cảnh


Ngoài ra, công trình còn có các chức năng hỗn hợp khác , kết hợp trung tâm thương mại và các tiện ích cảnh quan cao cấp. Về tổng thể, tổng mặt bằng của khu phức hợp đạt nửa triệu m2, đứng thứ 5 thế giới về quy mô.

Mặt bằng căn hộ điển hình

Bên cạnh các con số trên, công trình này không chỉ đơn giản là những tòa cao ốc mà nó còn thể hiện một mô hình sống mới cho thành phố - một tiểu thành phố với mật độ dân số cao nhưng tại nơi này các cư dân có thể ở, làm việc, giải trí, mua sắm và tận hưởng các tiện ích khác trong cùng một tòa tháp một cách thoải mái.

Mặt bằng điển hình

Khu vườn lớn trong khu phức hợp

“The Garden là một trung tâm thương mại hoàn toàn khác của khu vực Đông Nam Á bởi sự thanh lịch và sang trọng của nó mà chúng ta có thể cảm nhận đây là Paris hay Mỹ. Đây là cuộc cách mạng trong ngành bất động sản Việt Nam. Nó sẽ thay đổi quan niệm về mua sắm và lối sống của Việt Nam.”[62]

70


Các công trình cao ốc The Garden là một trung tâm thương mại rộng 10 ngàn mét vuông, nằm trong quy hoạch phát triển của khu đô thị mới The Manor. Là một dự án của các công ty đến từ Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Phi-líp-pin và Đức.

Keangman Building 2011

Khu đô thị The Manor

1

...sự tồn tại của nhiều hình thái không gian đô thị trên một không gian đô thị chung...

Kết quả là trên một lô đất kích thước 200x800m, tương đương với 16 ha, bốn tòa tháp ba mươi tầng và hai tòa tháp hai mươi lăm tầng đã được xây dựng thành. Mười hai tổ chức quản lý cho mỗi mười tầng, bên trong là các khu vườn và không gian công cộng hoặc khu vực các biệt thự siêu sang trọng. Tất cả mang một phong cách lai Âu châu. Những thiết kế với mái mansard, các cửa sổ cụp xuống trở nên rất phù hợp với khí hậu miền nhiệt đới. Mọi góc của khu cao ốc này đều đáng chú ý, khi đi bộ trong đây thì dường như Hà Nội đã biến mất. Nó không giống với bất kỳ khu vực khác của Hà Nội nói chung. Như thể có một cỗ máy thời gian, một không gian hoài niệm mà sau hai năm đi vào hoạt động, đã được sử dụng tốt.

2

4

3

5

The Manor

2009

Mặt bằng khu ở điển hình 1.Khu ở dạng tháp 2.Khu ở kết hợp Không gian công cộng 3.Trung tâm thương mại 4.Khu ở phong cách thuộc địa 5.Không gian công cộng

73


Các khu đô thị “Splendora có thể đáp ứng được các nhu cầu liên quan đến kinh tế như trung tâm kinh tế tại New York; đến thời trang và văn hóa như tại Paris; hay du lịch và giải trí như tại Dubai hay Sydney…… một biểu hiện của đời sống toàn cầu hóa” [63].

Khu đô thị Splendora

Splendora là một dự án khu đô thị lớn có quy mô tương đương một thành phố, với diện tích 264 ha. Dự án là kết quả của liên doanh Việt Nam và Hàn Quốc, Vinaconex + Posco. Dự án được chia thành sáu giai đoạn. Giai đoạn 1 của dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2012, đưa ra thị trường 1000 đơn vị nhà ở mới với các chủng loại từ biệt thự tới căn hộ. Bên cạnh đó là các loại hình công trình khác như văn phòng, trung tâm mua sắm và cơ sở hạ tầng, vv. Dự án được đánh giá là “thân thiện với môi trường”, là nơi “không khí trong lành và không gian mơ ước nhờ các tiện ích hồ nhân tạo, vườn hoa và cây xanh sẽ cho phép người dân có một cuộc sống tuyệt vời. “ [64] Tuy nhiên, trên thực tế, Splendora là một dự án phát triển nhà ở quy mô lớn, với diện tích cây xanh chỉ chiếm khoảng 4% [65] - theo như dự kiến giai đoạn 3 của dự án. Dự án được sắp xếp theo các khu vực riêng với các khu ở có mật độ thấp với loại hình nhà ở biệt thự chuẩn quốc tế; khu ở với mật độ trung bình; và các khu ở có mật độ cao. Ngoài ra, các tiện ích bao gồm các công viên đô thị lớn, thương mại. Triển vọng của khu đô thị mới gợi lên khung cảnh của sự hiện đại hóa, một sự thay đổi rõ rệt so với các thiết kế đô thị của Kunio Maekawa cho Thượng Hải vào những năm 1940.

Khu ở và dịch vụ có mật độ cao Khu ở có mật độ trung bình Khu ở có mật độ thấp Khu dịch vụ công cộng Khu vực mở rộng Khu công nghệ cao Hi Tech Khu vui chơi công cộng Công viên và hành lang xanh Khu thể thao Làng nông thôn hiện hữu

74

75

Thành phố và các viễn cảnh


Splendora Hanoi 2011

Khu vực vành đai II

Shanghai 1940 Kunio Maekawa

76




C ác phươ ng án quy hoạch khác

Déjà vu - Sự lặp lại vết xe đổ Thành phố đang trong giai đoạn cần thay đổi. Từ quy hoạch năm 1997, qua 10 năm, chính quyền rất quan ngại về tiến độ của dự án. Ý tưởng phát triển dọc theo bờ sông Hồng và phát triển các huyện Gia Lâm, Đông Hà, Từ Liêm, nơi SOM và OMA đã nghiên cứu, dường như sụp đổ hoàn toàn. Do vậy, thành phố Hà Nội đã yêu cầu Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện một quy hoạch mới có tầm nhìn tốt hơn đối với khu vực dọc bờ sông Hồng, từ cây cầu dẫn từ sân bay ở phía bắc đến làng gốm Bát Tràng. Chi phí thực hiện quy hoạch sẽ được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư phát triển tư nhân từ Hàn Quốc. Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo và Thị trưởng Seoul O Sem Hon, đã ký một thỏa thuận chính thức hỗ trợ về kỹ thuật và nghiên cứu giai đoạn hai của dự án số vốn lên đến bảy tỷ USD [66].

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo

1. Huyện Đông Anh, khu vực nghiên cứu phân cho OMA và SOM năm 1997

“Dự án tránh việc xây dựng hàng trăm tòa nhà chọc trời ... phá hủy phong thủy của Thăng Long. Sông Hồng là chốn tâm linh của tổ tiên chúng ta. “ [67]

Phơi chế phẩm từ tre trên bờ đê sông Hồng

83

Thành phố và các viễn cảnh


1

2

3

Quy hoạch này được chia thành bốn khu vực với tổng diện tích là 2.462 ha. Đây là một quy hoạch mở rộng đáng kinh ngạc bao gồm cả khu phố cổ, khu vực Hồ Tây và các khu vực nghiên cứu khác đã được thực hiện trong quy hoạch năm 97. Đây là phương án phát triển các khu vực tiềm lực vươn ra tới bờ sông Hồng. Tâm điểm của dự án nằm chính xác ở cùng một khu vực nơi Oma đã nghiên cứu mười năm trước, Đông Hà. Cũng như trước, dự án nghiên cứu một khu vực quy mô 870 ha và có phương án với công năng tập trung hơn. Khu A dành cho các hoạt động đầu tư quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao, khu B dành cho triển lãm quốc tế, các công trình thể thao, du lịch và giải trí và các khu dân cư [68]. Những hình ảnh về phương án quy hoạch này gợi lên sự liên tưởng tới quy hoạch Plan Voisin ở Paris những năm 1920. Trong thực tế, khi so sánh với các phần mở rộng khác của Thành phố lai đô thị - nông thôn (Metro Rurale) Hà Nội hoặc ở nhiều thành phố châu Á khác, quy hoạch này không tạo được bất ngờ lớn, nếu không muốn nói là rập khuôn và viễn tưởng theo bình luận của các chuyên gia phương Tây.

B

A

2. Khu vực mật độ cao chia cắt Hồ Tây và sông Hồng

Bản quy hoạch đã coi nhẹ các chuyển biến có thể xảy ra tại thành phố Hà Nội

C

62 84

85


Những nhận định đầu tiên Xét thực tế dự án này, rõ ràng chúng ta thấy là rất kỳ quặc rằng với khối lượng công việc phải thực hiện là rất lớn nhưng kết quả lại chỉ ra một số nhận định thú vị. Đầu tiên, đây là một dự án của người châu Á thiết kế cho người châu Á, một dự án có tư tưởng kiến trúc, quy hoạch đô thị hoàn toàn thực hiện bởi người châu Á, trong đó thể hiện một ước muốn to lớn đối với sự tiến bộ; bên cạnh đó là khả năng huy động vốn rất đáng kinh ngạc. Thứ hai, quy hoạch này cho chúng ta thấy hình ảnh của một bản sao, cô đọng và được đơn giản hóa từ các quy hoạch đô thị châu Âu. Hệ thống quy hoạch này tạo ra các dải tập trung ở mật độ thấp / trung bình / cao, được phân định ranh giới bởi các tuyến đường. Phần lớn thành phố mới được xây dựng thành các đảo đô thị. Thứ ba, mặc dù có một tầm nhìn chiến lược ở quy mô châu Á, với hệ thống đô thị và cảnh quan đô thị mới, nhưng trong đó kiến trúc chỉ là một phương tiện truyền tải và thể hiện tính biểu tượng nhằm mục đích là tạo sự dễ nhận biết và đặc biệt là để xác định các khu vực mới. Thứ tư, các đề xuất đầy tham vọng với các khu vực chức năng, khu công nghệ, các công viên chủ đề, hệ thống cơ sở hạ tầng, vv, là những bộ công cụ hoàn hảo cho thiết kế các đô thị mới. Thứ năm, vấn đề thiết kế cảnh quan được chia thành hai trường hợp sau: đầu tiên, ít thú vị, đặc trưng bởi việc sử dụng không gian xanh để tạo ra một hệ thống hoành tráng và ít chức năng; thứ hai, hấp dẫn hơn, liên quan đến khả năng tạo lập một mô hình sinh thái đặc trưng và có giá trị, nhấn mạnh bản sắc của vùng nông thôn của Hà Nội. Lần đầu tiên kể từ thời Pháp, việc thiết kế đã xem xét sử dụng các con sông như một yếu tố tạo nên đặc trưng cho thành phố. Bên cạnh đó, việc sử dụng các con sông cũng giúp thành phố tránh được các tác động khủng khiếp về môi trường do xe cộ.

3. Khu vực đất làng nông nghiệp phía Nam thành phố

Một sự trùng hợp Việc trình bày các quy hoạch cho cộng đồng trùng hợp với một sự kiện quan trọng: đó là sự kiện phát hành báo cáo do cơ quan phát triển Hà Nội (HAIDEP) và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện [69]. Các từ khóa chính trong hồ sơ là nước, không gian xanh, văn hóa và cơ sở hạ tầng. Thành phố và cảnh quan của nó cần thiết phải được tăng cường tính tự nhiên, củng cố các khu vực đã được xây dựng, nâng cao chất lượng môi trường mà không quên phát triển. Phát triển có thể được kích thích bằng cách tạo ra biến đổi đô thị có kiểm soát, để khôi phục lại các khu vực xuống cấp. Báo cáo chỉ ra một cách rõ ràng về sự cần thiết của cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra một hình ảnh mang tính sinh thái của thành phố. Quy hoạch của Haidep

Vietnam News, ngày 24 /09/2008

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Tầm nhìn mới Ngày 03 Tháng 8 năm 2008 là một ngày quan trọng. Trong một ngày hè nóng khủng khiếp, tại một phòng họp mát lạnh, diễn ra buổi thuyết trình của ba chuyên gia tư vấn quốc tế về phương án họ cho quy hoạch tương lai của thành phố Hà Nội. Arata Isozaki (JP) + OMA (NL), trình bày về ý tưởng thành phố đa cực và bền vững mới. Perkins Eastman (Mỹ) + Posco E & C (KO) + Jica (KO) đưa ra thiết kế với các hành lang xanh cho phát triển đô thị, đảm bảo đô thị trong tương lai có hơn 60% không gian xanh [70]. RTKL (Mỹ), trình bày một mô hình của thành phố với năm vệ tinh - mỗi vệ tinh có một chức năng khác nhau. Ngày 24 Tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng ý với Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội, tuyên bố lựa chọn phương án của tổ hợp lai Mỹ Hàn Quốc (PPJ). Trong tháng mười hai năm 2008, ông đã ký kết vào quyết định và mở ra một kỷ nguyên mới [71].

87

Thành phố và các viễn cảnh


Sự mở rộng thành phố Năm 1991, địa giới Hà Nội đã được giảm thiểu: địa giới của thành phố co lại và không vượt quá 900 km2 so với 3000 km2 như thời kỳ Liên Xô trước. Đây là một sự co hẹp do ban hành các quy định mới cho thị trường đất đai, được thực hiện để phát huy quyền kiểm soát nhiều hơn đối với sự phát triển của huyện ngoại vi, trong đó chính phủ chủ trưởng đã phát triển từ nông thôn ra thành thị [72]. Với tầm nhìn mới của năm 2008, địa giới hành chính của thành phố lại được mở rộng đáng kể, bao gồm tỉnh Hà Tây, một số huyện và thành phố của Vĩnh Phúc và Hòa Bình, do đó đã đạt 3300 km2, tăng gấp ba lần diện tích ban đầu. Đây là quy mô tương đương vùng Valle d’Aosta ở Ý. Diện tích vùng Valle D’Aostalà xấp xỉ 3.263 km2

Vùng phát triển tự do Với sự phát triển của thành phố tự do mới, chỉ trong mười năm phát triển rụt rè trước khi dịch chuyển, hiện nay, sự phát triển đã mang chiến lược toàn cầu và trở nên mãnh liệt hơn, mở rộng ra một quy mô lãnh thổ không chỉ đơn thuần là khu vực thành thị mà gần như bao gồm tất cả các lĩnh vực liên quan đến môi trường, quản lý tài nguyên đất. Sau khi mở rộng, Hà Nội có tổng số dân lên đến 6,5 triệu người, trong đó gần 4 triệu được phân loại là người dân nông thôn [73]. Thành phố lai đô thị - nông thôn (Metro Rurale) Hà Nội không còn giới hạn với các góc cạnh của đô thị. Với sự phát triển của thành phố, đất đai trở nên khan hiếm. Và để đảm bảo sự sống còn và thịnh vượng, thành phố buộc phải tiêu tốn các loại đất khác để tạo không gian cho phát triển. Đay là các khu vực thu hút đầu tư mới, để chuyển đổi dân cư và gia tăng tiêu chuẩn sống. Với sự chuyển đổi mục đích sử dụng các khu đất, lấp các ao hồ, đã tạo nên một khu vực hỗn hợp mới mà giờ đây đã trở nên phổ biến rộng rãi với hình ảnh đan xen lẫn nhau của một vài không gian hồ nước, vài tòa nhà chọc trời, một chút không gian tự nhiên, một chút kiểm soát, một số hoạt động thủ công & nông nghiệp, vv.. Cơn sốt đô thị là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hại cho sự phát triển đô thị và trong bối cảnh này, liệu xu hướng Eco city có trở thành một nghịch lý.

88

Quy hoạch Hà Nội 2030 - 2050

Trung tâm hành chính Trung tâm đô thị Đất đơn vị ở Đất cao tầng Đất làng xã Đất đô thị cũ Giáo dục Y tế Đất di tích Đất công nghiệp Du lịch Công trình đầu mối Công viên Nghĩa trang Giao thông Giao thông hiện trạng Đường sắt Ranh giới

89

Thành phố và các viễn cảnh


Các tổ h ợp q u y h o ạc h

Ở phía trên, Mexico City xuất hiện, ở một góc nhìn vô tận, với một hình ảnh ô nhiễm đô thị trong tầm mắt. Ở dưới hình ảnh này là hai từ Độc lập được viết nhỏ nhất so với hai từ kia. Quan điểm độc lập như một mô hình phát triển hỗn loạn và mất kiểm soát ? Độc lập trong việc đạt được một Siêu Đô Thị mới ? Độc lập khỏi những ảnh hưởng nước ngoài?

Tư tưởng “Thủ đô bền vững đầu tiên. Liệu quá tham vọng?. Bạn nên hiểu rằng đây không phải là một dự án kỹ thuật đơn thuần mà là một tư tưởng chính trị và dân tộc [...]. Ý tưởng về phát triển bền vững không phải là một khái niệm xa lạ đối với Việt Nam. Phương châm của quốc gia là tự do, độc lập và hạnh phúc. Người Việt Nam đã chiến đấu khó khăn để giữ các giá trị của mình trong nhiều cuộc chiến tranh khác nhau trong suốt lịch sử chống lại Trung Quốc, Pháp và gần đây chống lại Hoa Kỳ [...]. Những gì chúng tôi đề xuất cho Hà Nội là một “ý tưởng của sự bền vững bao gồm bốn nguyên tắc cơ bản kinh tế, môi trường, không gian xã hội và văn hóa “[74]

Một hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày trong buổi công bố quy hoạch Hà Nội 2030/2050.

Tương lai của thành phố là một chủ đề rất được quan tâm bởi người dân địa phương. Điều này được minh chứng bởi sự có mặt của hàng ngàn người tham quan triển lãm giới thiệu các quy hoạch phát triển mới cho Hà Nội năm 2030 [75]. Trong căn phòng trưng bày, một mô hình lớn liên quan đến đô thị hóa, một loạt các minh họa của dự án được trưng bày. Một điều đặc biệt là sự xuất hiện của một pano các phương châm của chủ tịch Hồ Chí Minh: Độc lập, Tự do và Hạnh phúc. Đây như một lời giải thích nói lên rằng đây là một dự án quan tâm đến xã hội.

Tự do, ở giữa, đây là từ lớn nhất tạo nên mối liên hệ giữa các hình ảnh một cách tự động. Ý nghĩa có thể là: Tự do lựa chọn giữa hai mô hình? Tự do từ Mexico City và New York? Tự do để được an vui tại đô thị? Tự do thể hiện mình thông qua các đô thị? Tự do lựa chọn các đô thị đó như thế nào? Từ thứ ba và cuối cùng là Hạnh phúc: kích thước trung gian so với hai từ kia, và có liên quan một cách rõ ràng với hình ảnh của New York. Hạnh phúc là ở New York ? Một mô hình như New York sẽ tạo ra một thành phố hạnh phúc? Màu xanh giữa các tòa nhà chọc trời sẽ mang đến hạnh phúc? Môi trường và các tòa nhà chọc trời như là một lối sống mới? Lối sống đó là niềm hạnh phúc mới? Pano phương châm của chủ tịch Hồ Chí Minh

Căn cứ vào các phân tích trên, cần lưu ý rằng hai hình ảnh được hiển thị rõ ràng với một quy mô khác nhau. Mexico City đã được lựa chọn bởi vì kích thước của nó? Đối với mật độ thấp? Một mô hình thành công hay thất bại ? Trong khi đó, hình ảnh của New York nổi bật hơn với Central Park và các tòa nhà chọc trời, những con đường? Hay cụ thể hơn là tỷ lệ giữa lượng cây xanh và các tòa nhà chọc trời có thể là một nguyên tắc để làm theo? Một điều chắc chắn là: trong hình ảnh của Mexico City màu xanh gần như không bao giờ xuất hiện, trong khi ở NY……………. Có thể nói là trước khi lựa chọn chúng ta đã vô tình được chỉ định nguyên mẫu của thành phố hiện đại. Cần chú ý nữa là thứ tự quan trọng trong poster là Tự do, Hạnh phúc và tiếp theo là Độc lập cuối cùng. Giải thích cho vấn đề này có thể là: cư dân tự do lựa chọn, hỗ trợ các đề xuất. Từ đó, sẽ làm cho họ trở nên hạnh phúc và độc lập. Đây cũng là một hình ảnh khá trừu tượng về thành phố tại khu vực nhiệt đới thế kỷ 21. Kế hoạch Mười sáu điểm được giới thiệu trong kế hoạch của tập đoàn PPJ đã tóm tắt những ý định và tham vọng của dự án này. Được thể hiện rõ một số khía cạnh

90

91

Thành phố và các viễn cảnh


Các giai đoạn phát triển

như bảo tồn và duy trì môi trường, phát triển với một mật độ dân số mới, thiết kế cơ sở hạ tầng chính và phụ. Hầu như tất cả mọi dự đoán có thể đều đã được đưa ra. [76]

2020

“Kế hoạch của chúng tôi được xây dựng xung quanh các khái niệm về phát triển bền vững, chúng tôi đang cố gắng thúc đẩy Hà Nội nhận ra cơ hội tuyệt vời và độc đáo này, để họ có thể làm được những điều mà người Trung Quốc đã thất bại ...” [77] Chiến lược môi trường So với quy hoạch năm 1998 và quy hoạch của HAIDEP năm 2007, việc mở rộng địa giới của Hà Nội không chú trọng khu vực bên trong. Sự mở rộng tiến đến các ngọn núi giáp ranh với tỉnh Hòa Bình. Khu vực này có một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và hệ thống dự trữ nước tốt. Có mặt tại đây là hơn một nghìn ngôi làng nông thôn, nổi bật với nghề thủ công và văn hóa lúa nước ở một trong những khu vực màu mỡ nhất của khu vực. Kế hoạch này chỉ ra rằng 70% diện tích của khu vực đô thị được định sẵn để phủ xanh hoặc sẽ can thiệp nhằm mục tiêu bảo tồn các đặc trưng không gian cộng đồng vốn có.

2030

Tich

Rừng

Quy hoạch 1998

Khu vực đất trũng Đất nông nghiệp Day

2040

2050

Các cấu trúc sinh thái của dự án

Rừng Đất nông nghiệp Đất trũng khu vực sông Đáy Đất trũng khu vực sông Tích Làng nghề

Khu vực của các sông Đáy và Tích, nơi ngập lụt thường xuyên, sẽ là trụ cột chính của hành lang sinh thái [78]. Một vành đai tuyệt vời đi qua từ phía bắc đến phía nam khu vực trung tâm, giới hạn một mặt sự phát triển của thành phố và đảm bảo sự phát triển của các làng nông thôn xung quanh với ưu tiên duy trì trong điều kiện sản xuất và truyền thống địa phương. Các hành lang sinh thái, một sự tiến hóa trực tiếp của các vành đai xanh, là một liên kết rất lớn giữa trung tâm dân cư và vấn đề sử dụng đất sẽ được phát triển như trong kế hoạch. Thủy văn là một khía cạnh quan trọng trong quy hoạch không gian trong khu vực, đối với các khu vực nằm dưới mức nước của sông Hồng. Điều này được chứng minh bằng những kế hoạch khác nhau cho các cơ sở hạ tầng nhằm giảm nhẹ lũ lụt và củng cố khu vực hồ chứa đầu nguồn nhằm giảm áp lực. Tuy nhiên vấn đề nguồn nước không chỉ có một khía cạnh hoàn toàn kỹ thuật, sông Hồng và bờ đê của thành phố Hà Nội là một trong những vấn đề then chốt cho các kịch bản phát triển trong tương lai.

Đường chính Khu vực đô thị

92

93

Thành phố và các viễn cảnh


Quy hoạch Hà Nội 2050 Hà Nội và vùng phụ cận

Trung tâm hành chính Y tế Du lịch và tôn giáo Làng bị đô thị hóa Không gian mới Khu đô thị hiện hữu Đất ở mới Trung tâm thành phố Trung tâm cổ Giáo dục Quân sự Công viên Thể thao Vành đai xanh Mặt nước Nông nghiệp Đất ngập nước Công nghệ cao Hi-Tech Du lịch Rừng Cửa ngõ đô thị

Đường ô tô Đường quốc lộ Đường chính vào khu trung tâm Cincovallazioni Cầu Tàu điện ngầm Khu lưu chuyển Nút giao thông Đường sắt cao tốc Đường sắt quốc gia Sân bay Cảng Cảng Container Nút giao thông Bến xe bus Nút giao thông trọng tải nặng Đỗ xe Ranh giới vùng Ranh giới đô thị

72


Một không gian sống mới

“Không nên xây dựng các kế hoạch nhỏ, nó sẽ không tạo nên sự kỳ diệu để khuấy động tâm huyết của mọi người, Daniel Burnham cho biết. Nếu có một nơi cho tất cả điều này có thể thực hiện thì chỉ có thể là Việt Nam. Chính phủ có tất cả các kỹ năng để làm nên những kế hoạch lớn. Họ rất tin tưởng vấn đề mà các khu vực đô thị đang gặp phải và do đó đề cập một cách rất nghiêm túc.“ [81]

Đương nhiên, trong dự án quy hoạch, các kế hoạch của Hàn Quốc cho khu vực dọc bờ sông Hồng cũng được tích hợp: các khu vực phát triển đô thị sẽ được loại bỏ một phần, thay vào đó là các khu sinh thái và du lịch tại bờ sông. Tại thành phố thì ngược lại, là cố gắng để quản lý và bảo tồn các không gian hồ đẹp và đặc trưng của khu dân cư, đang chịu tác động của ô nhiễm và nguy cơ biến mất.

Cơ sở hạ tầng Với khung cảnh tệ hại của tình trạng giao thông công cộng trong thành phố, kế hoạch khắc phục vấn đề này - được nhắc lại như một sự cần thiết, đã được đề xuất trong tài liệu HAIDEP năm 2007 - một loạt các tuyến đường sắt và đường ngầm kết nối các điểm khác nhau trong khu vực trung tâm và khu vực tương lai của thành phố. Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp là những nhà thầu chính của các cơ sở hạ tầng khổng lồ này [79].

So sánh quy hoạch Hà Nội với quy hoạch thành phố vườn

Mạng lưới đường bộ đã tăng lên và phân bố tại các nơi quan trọng trong toàn bộ lãnh thổ, với các yếu tố mới bao gồm các khái niệm về đường vành đai và các đại lộ danh thắng. Các cơ sở hạ tầng khác được lên kế hoạch là thoát nước, việc tái cơ cấu hệ thống điện, xử lý chất thải và nghĩa trang. Sự trở lại của thành phố vườn Những hình ảnh về ý tưởng của dự án gợi lên hình ảnh của E.Howard và các thành phố vườn [80]. Thêm một sự ‘tương đồng trực quan mà ngữ nghĩa chỉ mối quan hệ thực sự. Một trung tâm màu cam nhỏ gọn được ghép nửa vầng trăng ở phía tây. Thành phố và sự mở rộng được bao quanh bởi một dạng không gian xanh. Xung quanh xuất hiện những quả bóng nhỏ màu be khác nhau về kích thước, tất cả các kết nối trong bán kính khoảng 50km, với trục hội tụ về phía trung tâm. Đây chính là một nguyên tắc phân bố lại dân cư. Theo đó, sự phân vùng của thành phố bao gồm 1 đô thị trung tâm chính, một vùng đệm mở rộng, ba khu đô thị sinh thái, năm đô thị vệ tinh, ba vùng sản xuất.

Một nghĩa trang nhỏ nằm trên đất nông nghiệp thuộc phạm vi thành phố

Khu trung tâm lịch sử

Đô thị trung tâm chính Trung tâm sẽ là đối tượng chính của chính sách giảm mật độ dân số, tạo điều kiện cho sự phục hồi và duy trì các bất động sản. Các khu vực được quan tâm là: khu phố cổ, Hoàng thành và những di tích lịch sử của thành phố. Tiếp đến là các khu vực như khu phố Pháp, các khu xây dựng thời Liên Xô. Các khu vực mở rộng cũng giống như OMA và SOM: Hồ Tây và trung tâm đối ngoại ở khu vực Ba Đình, là đối tượng chú ý của kiến trúc sư người Pháp E.Hebrard vào đầu thế kỷ XX và sau đó là kế hoạch của kiến trúc sư người Nga Sokolov vào những năm 60.

Sigh !

96

97

Thành phố và các viễn cảnh


Déjà vu - Sự lặp lại của vết xe đổ Quan sát quy hoạch của vùng London và Hà Nội, đâu sẽ là những điểm khác biệt.


Vùng đệm mở rộng Khu vực mới, nằm giáp ranh với đô thị trung tâm chính, là một trong những linh hồn của dự án. Khu vực này nằm giữa đường vành ba và bốn và ven sông Nhuệ. Đây là những khu vực mà chúng ta thấy tình trạng thành phố lai đô thị - nông thôn MetroRurale rõ ràng hơn. Trong thực tế, dự đoán dân số trong tương lai ở đây sẽ đạt 1200000-1300000 dân. [82]

Một ý tưởng gợi lại thiết kế thành phố thế giới của E. Hebrard thế kỷ 19

Trục phong thủy Đại lộ Thăng Long được thiết kế nhằm tạo ra kết nối trung tâm hành chính mới, giả định tại Ba Vì, và các trung tâm quan hệ quốc tế ở Hồ Tây. Phần trung tâm rộng 50m rộng với các công trình quan trọng và đài tưởng niệm. Đường và vùng đệm cũng sẽ được bố trí. Tâm điểm là một tòa cao ốc bằng kính. Hà Nội đang cố gắng tìm giải pháp. “

Khu vực đệm mở rộng mới

Công viên

Nhà hát

Hành lang sinh thái

Các cơ sở hạ tầng giao thông tại đầu ra của đường vành ba, băng qua các khu vực phát triển mới, tạo ra dải đô thị tuyến tính với các tiện ích và chức năng cho văn phòng, trung tâm mua sắm và mọi dịch vụ. Trong kế hoạch, bốn đại lộ danh thắng nối vành đai ba và bốn sẽ được xây dựng , đây cũng sẽ là hành lang sinh thái của thành phố.

“ Nhiều người cho rằng tòa nhà sẽ làm hỏng tất cả mọi thứ, nhưng dự án này là một ví dụ điển hình mà chúng ta thiết kế cảnh quan nhằm tạo ra các điểm trung tâm trong một khu vực mở rộng kéo dài 3,5 km” . [83]

Trung tâm nghệ thuật

Bảo tàng tự nhiên Vườn Quảng trường Độc Lập

Chức năng hành chính

Trục phong thủy Đại lộ Thăng Long

Quảng trường Hòa Bình

Các đường liên kết

Phương hướng thiết kế ở đây là xây dựng mười lăm khu vực nhỏ - có hình dạng không đồng nhất, với diện tích lên đến 300ha. Đây là nơi tập trung một số lượng lớn trong số 744 dự án của thành phố (một số lượng lớn dự án ở đây đã được phê duyệt). Các không gian cảnh quan mềm sẽ được chú trọng xây dựng tai đây nhằm tạo thành một không gian xanh lớn của thành phố, đồng thời giúp hạn chế sự phát triển đô thị của thành phố trung tâm chính. Trong thực tế, khu vực vùng đệm này là nơi các kiến trúc đan xen lẫn nhau với các làng xóm, nhà dân sinh mới, xen kẽ với các công trình mới.

100

Thư viện Quốc gia

Công viên sáng tạo

Công trình ánh sáng

101

Thành phố và các viễn cảnh


Khách sạn Grand Plaza, Hà Nội

Tuyến vành đai III Khách sạn Grand Plaza, được xây dựng mới tại khu vực trước kia từng là rìa đô thị tại Quận Cầu Giấy. Tầng thứ ba mươi của khách sạn có các phòng hội nghị và phòng tiệc. Kiến trúc ở đây được quan tâm chú ý thiết kế. Từ đây, với một ống nhòm tốt, bạn có thể nhìn thấy các khu vực của thành phố xa đến đến các ngọn núi thuộc khu vực mở rộng của Hà Nội.

Mặt bằng điển hình

Tổng mặt bằng

U-silk là một khu đô thị rộng mười hai ha, nằm ở phía Tây Nam thủ đô [...] bao gồm chín tháp căn hộ từ 28 đến 50 tầng và một số lượng lớn các tiện nghi công cộng và khu chức năng mua sắm; các khu chức năng được định vị trong không gian tạo nên những nếp gấp cảnh quan, gợi lên hình ảnh của lụa, sản phẩm truyền thống của Hà Nội“. [84] Đây là thiết kế của công ty Hàn Quốc (Planadd Architecture) [85]: hoành tráng và rất to lớn, trông giống như một hòn đảo hạnh phúc trong sa mạc, được tiếp cận bởi các con đường cao tốc. Nhưng dự án được điều chỉnh bởi B.Franken, đã giảm chất uốn lượn và tinh tế. Việc thiết kế, cho thấy vài nhận định thú vị mặc dù cơ bản, đó là các khái niệm về mật độ dân số và không gian công cộng và mô hình trung tâm thương mại. Sự phát triển của các khu vực thương mại và khu chức năng mở, được xử lý với kết nối ở độ cao trong tổ hợp mười ba tòa tháp.

U-Silk city

102


The Green Star The Sparkling Star

“Cleve là một phức hợp kiến trúc, bao gồm 15 tháp 35 tầng, bao phủ một diện tích tương đương bảy khu vực tại Văn Phú. Tổng diện tích xây dựng là 33,870 m2, mật độ diện tích che phủ khoảng 44%. Hoàn thành, dự án sẽ cung cấp 4.500 căn hộ cao cấp tiêu chuẩn quốc tế, để đáp ứng nhu cầu của người Hà Nội “. [86]

Più che stelle si potrebbero definire meteoriti....

Khác với dự án Cleve, thay vì đặt ra một số các vấn đề về bối cảnh và không gian công cộng chúng tạo, các dự án chỉ chú ý tới việc đạt được diện tích và mật độ xây dựng cao. Chúng rất dễ nhận biết từ xa, còn cảm giác về một mật độ cao sẽ được giảm đi nhờ các công trình cảnh quan như công viên và cây xanh. Nhưng các không gian công cộng này thường được tích hợp trong thiết kế khu thương mại của dự án, cho nên thực tế diện tích không gian công cộng là không lớn. Ví dụ như là dự án Star Class và Green Star. Ngoài ra còn có các dự án nhỏ hơn như Tellin Residence. Ở đây, công thức là Không gian công cộng = Diện tích khu đất - Công trình xây dựng ở mức tối đa. Các quy định dường như bị xem nhẹ. Ở một quy mô khu đơn vị ở lớn hơn, tiêu chí thiết kế của các khu phức hợp này cũng tương tự như vậy.

The Starclass

104

The Telin Residence

105

Thành phố và các viễn cảnh


10 9 9 1

10

9

1011

9

9

8 5 2

3

4

Quy hoạch điển hình ở vùng đệm mở rộng Trong các tính toán phát triển của quy hoạch ở quy mô mở rộng hơn. Có thể lấy ví dụ về dự án phát triển của Hà Đông, tỉnh Hà Tây, đã được sự đồng ý Ủy ban nhân dân. Đây là một dự án mở rộng khu vực của các làng quê cũ nằm ở phía bắc có quy mô 197,3 ha [88].

“Tư tưởng của chúng tôi là xây dựng một phức hợp tuyệt vời kết hợp nhu cầu ở và công viên cây xanh. Cách tiếp cận của chúng tôi là dựa trên các ý tưởng sáng tạo của “nhà vườn” với không gian thiên nhiên luôn gần gũi.” [87]

6

7

1.Vườn 2.Trường quốc tế 3.Dịch vụ môi trường 4.Công viên trung tâm 5.Y tế 6.Club House 7.Trung tâm 8.Trường tiểu học và THCS 9.Chung cư cao tầng 10.Biệt thự và nhà liền kề 11.Ngoc Lan residence

Một ví dụ về dự án như vậy là trường hợp dự án Hanoi Park city, quy mô 77ha. Phương pháp tiếp cận của các dự án là tạo nên một phức hợp của các tòa tháp 35 tầng, biệt thự và nhà liền kề. Khu vực dành cho dịch vụ công cộng chiếm 4% tổng diện tích.

Dự án dự tính phát triển nhà ở cho một số lượng dân cư mới lên đến Một 300000 người [89]. Quy hoạch sử dụng đất như sau: 30,6% đất ở, 25% đất đường giao thông, đất công viên cây xanh 27,2%, 7,1% cho đất văn phòng, đất dịch vụ 9,7%.

Mặc dù có vẻ có sự tươi mát trong đề xuất này, nhưng nó cũng không kkhacs gì các thiết kế của Liên Xô những năm 1960.

Từ phối cảnh của dự án, có thể thấy ngay lập tức các không gian cho đường giao thông, không gian công cộng. Đây là một hệ thống đơn giản và chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng cung cấp cho ta một cơ hội để suy nghĩ về nó.

Khu đô thị nằm trong vùng đệm mở rộng

Tại khu vực ngoài cùng là chung cư cao tầng với mất độ dầy đặc tương tự như mô tả trước đây với các tháp căn hộ. Trong khi ở phía bên phải là khu vực công cộng và nhà. Điểm nhấn ở đây là tòa tháp cao chót vót như bản sao của tháp đôi Petronas của C.Pelli.

Quy hoạch chung Hà Đông

Đây là khu vực dịch vụ, căn hộ cao cấp, khách sạn. Các mối liên hệ với khu chung cư bên trái là rất loãng mà dường như chỉ chủ yếu với với công viên nằm ở phía trước. Công viên bao gồm các hồ cảnh quan và không gian xanh cho các hoạt động giải trí. Hanoi Park city

106

107

Thành phố và các viễn cảnh


Quoc Oai

Nhà ở phổ biến là nhà liền kề. Nhà ở biệt thự gồm 3 loại loại: Luxury Villas, Garden Villas and Villas. Các loại hình này chỉ khác nhau về kích thước và giá thành.

Phuc Pho

Ở trung tâm bố trí trường học hoặc các dịch vụ gắn liền với cư dân. Quy hoạch này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong kế hoạch mở rộng trong khu vực vùng đệm và rất có khả năng là những tình huống tương tự tại đây sẽ được lặp đi lặp lại sau đấy tại các khu vực khác. Từ thiết kế này, bạn có thể sẽ nhầm tưởng về thành phố vườn. Có lẽ nào phải xây hàng trăm biệt thự để tạo ra một thành phố vườn? Liệu chất lượng của các không gian công cộng có thực sự tốt hơn? Có không việc sử dụng đất quá mức không quan tâm tới cảnh quan? Đâu là nơi có mật độ trung bình? Và trên tất cả, đâu là mô hình cho cuộc sống của bạn ? Các kịch bản được đề xuất có vẻ như một sự tái của mô hình thành phố vườn của E.Howard lai với Broadcare City của FLWright. Khu vực xây dựng mật độ thấp

Gosh !

Chuc Son

Các khu đô thị sinh thái tương lai

Frank Lloyd Wrigh

Đô thị sinh thái Eco Town Vượt ra đường vành đai 4, nơi vùng đệm mở rộng kết thúc, là vị trí của các hành lang sinh thái quan trọng. Trong quy hoạch của PPJ, 3 đô thị sinh thái (Eco town) sẽ được phát triển và kiểm soát ở mật độ xây dựng thấp. Dân số dự tính cho khu vực này là khoảng 65.000 cư dân [90].

Phúc Thọ sẽ được xây dựng cho nông nghiệp và chế biến thực phẩm tiên tiến. Chúc Sơn sẽ được dành cho các hoạt động xã hội và vui chơi giải trí. Quốc Oai là một trường hợp rất đặc biệt: nó đại diện cho một tiêu chuẩn khác với các được liệt kê ở trên, được rút ra bởi các chuyên gia quy hoạch của Posco và Perkins Jina, một đô thị sinh thái nhỏ, chiếm một diện tích 2.324ha nhưng có tổng số dân là 240.000 người, tương đương số lượng dân cư thành phố Messina (Sicily). [91]

108

109

Thành phố và các viễn cảnh


Quỹ đất đã được tổ chức quy hoạch thành khu vực, cụ thể là 13 khu vực, thiết kế xung quanh các tuyến đường kênh và ngăn cách với nhau bằng hành lang xanh cho thấy một ý tưởng kiến trúc mới được thêm vào.

Quy hoạch Ngọc Liêp/ Quốc Oai , tỷ lệ 1/2000

Nhìn vào tỷ lệ 1: 2000, ảnh hưởng của nó tạo ra chắc chắn là tốt hơn so với các quy hoạch khác trong vùng đệm đầu tiên. Các đặc điểm của thành phố lai đô thị - nông thôn MetroRurale được giải thích một cách đúng đắn: nước, không gian xanh, nông nghiệp. Các thiết kế tương tự một cách khủng khiếp với thành phố vườn Welwyn ở ngoại ô London. Nếu bạn giảm tỉ lệ xuống 1: 500 thì sẽ xuất hiện một vài câu hỏi. Việc phát triển nhà ở được thiết kế bởi các nghiên cứu phối hợp giữa Perkins Eastman và Jica với quy mô 197ha: hệ thống không gian xanh, chiếm khoảng 5% diện tích. Thành phố vườn Welwyn

Tương lai ? Một trong những khía cạnh cơ bản của Ngọc Liệp / Quốc Oai là việc bảo tồn các khu dân cư và thúc đẩy phát triển kinh tế. Bốn đặc điểm nổi bật của dự án này là: đầu tiên là đất rừng của Hà Tây với 300 ha diện tích cây xanh và mặt nước ven sông Tích. Thứ hai, quy hoạch xây dựng một trung tâm hành chính và hai trung tâm thị trấn nhỏ. Thứ ba, sự hài hòa và cân bằng giữa những xây dựng mới và các làng nông thôn hiện trạng. Cuối cùng nhưng được chấp thuận ít nhất, một nền kinh tế sinh thái thân thiện với phát triển dịch vụ, đại học và công nghệ nông nghiệp. Đây chắc chắn sẽ cung cấp quyền tự chủ và phát triển bền vững cho thành phố. [92]

Phân khu chức năng là tương tự so với các dự án khác đã trình bày cho đến nay: tại khu vực trung tâm tập trung các hoạt động thương mại, ở giữa là các khu dân cư mật độ thấp, các trường học, dịch vụ và bệnh viện, hai bên là các tòa tháp và chung cư cao tầng.

Quy hoạch đơn vị ở mới

Hành lang xanh

Trường học

Thương mại/ Tạp hóa

Bệnh viện Trung tâm thương mại

Mật độ trung bình

Cao tầng/ Mật độ Công nghiệp hiện trạng Dân cư hiện trạng Không gian mở Chỉ giới Công nghiệp Nghiên cứu và phát triẻn Thương mại hỗn hợp Đất ở

cao Mật độ thấp

Khu vực nghiên cứu thiết kế

Sơ đồ phân khu chức năng

110

111

Thành phố và các viễn cảnh


Điểm tập trung xây dựng

Quy hoạch theo

Điểm tập trung xây dựng

mật độ

Các phiên bản

Kế hoạch xây dựng được phân theo khu vực với các mật độ khác nhau. Phát triển nhà ở được chia thành sáu Khu vực. Hai khu cho các tòa nhà ở mật độ cao, với tối đa 20 và 10 tầng, được bố trí để tạo thành các sảnh mở, bên trong được để lại cho cây xanh và lối đi công cộng. Một khu vực cho các loại nhà mật độ trung bình, đạt chiều cao tối đa 7 tầng. Ba khu vực còn lại, tập hợp các loại nhà như: các nhà đơn lẻ, tách rời, hai hoặc ba tầng. Những ý tưởng này chắc chắn mang bóng dáng của kiểu các mẫu Bắc Mỹ

Loại A S = 97m2

Loại B S = 88m2

Loại C S = 75m2

Loại E S = 90m2

Loại F S = 90m2

Loại G S = 110m2

Loại D S = 88m2

Nguy cơ X Các khuôn mẫu của dự án này chắc chắn đã được định hướng theo hướng đô thị sinh thái, nhắm mục tiêu để cân bằng và phù hợp với các yếu tố tự nhiên có lợi cho một cuộc sống với chất lượng cao hơn. Các nguy cơ trên thực tế không phải từ sự phá hủy của các di sản văn hóa của thành phố hoặc từ việc có thể gây tàn phá môi trường, mà là do các chủ đầu tư đã lờ đi các yêu cầu để làm hài lòng một lượng người Việt muốn trải nghiệm các không gian phong cách phương Tây.

Mô hình nhà liền kề Hướng về tương lai

Nếu có một điều gì làm nên sự đặc thù của các khu dân cư của Hà Nội thì chỉ có thể là tính tự phát của nó, như trường hợp các khu Bonsai City: một khu phố đầy ánh mặt trời sẽ không bao giờ như một cụm nhà ống. Câu hỏi đặt ra là: tại sao không phát triển một loại hình nhà ở địa phương thay vì dựa vào các thiết kế chỉ áp dụng cho các khu du lịch hoặc một khu ngoại ô California?

Đường dạo Bãi đỗ xe

Chỉ giới đường đỏ Ranh giới vườn nhà Công viên

112

113

Thành phố và các viễn cảnh


Cửa hàng áo cưới


Kết quả Hình ảnh các căn nhà liền kề trong tổng thể khu đô thị mới của Ngọc Liệp / Quốc Oai như một giọt nước nhỏ không đáng kể trong một biển nước của khu đô thị với các tòa nhà chọc trời. Nó chỉ như hình ảnh của một bức tranh phản ánh một vùng nước yên tĩnh với đời sống an bình của người dân, bao quanh bởi một thiên nhiên rạng ngời. Kết quả cuối cùng không có gì đặc biệt. Liệu đô thị sinh thái có khác gì so với đô thị thường ?

Khu đô thị Linh Đàm

Đô thị vệ tinh Thuật ngữ “Khu đô thị mới” đã được giới thiệu tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1994 với ví dụ là khu đô thị mới Linh Đàm với quy mô 184ha. Kể từ đó, các “Khu đô thị mới “ đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng và là một nhân tố tích cực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Kể từ năm 2005, Nhà nước đã được phê duyệt và xây dựng 131 dự án các “Khu đô thị mới” [95] Cho đến năm 2008, các “khu đô thị mới” cũng giống như các khu đô thị khác, được xây dựng tại các ngoại vi của thành phố, theo quy hoạch cho đến năm 2020. Ngày nay, “Khu đô thị mới” trở thành một đô thị thật sự mới, hay một đô thị vệ tinh, cách Hà Nội bán kính từ 20 - 50 km. Quy hoạch mới Hà Nội dự đoán năm đô thị như vậy, với các chức năng khác nhau, đáp ứng cho 1,47 triệu dân.

Khu trung tâm thương mai CBD biểu tượng cho tham vọng đô thị hóa Quy hoạch các điểm đô thị trong quy mô vùng

116

117

Thành phố và các viễn cảnh


Sóc Sơn, nằm ở phía bắc của sân bay Sân bay quốc tế Nội Bài, được thiết kế để đáp ứng 250.000 người, sẽ được sử dụng để phục vụ nhu cầu dịch vụ sân bay, trở thành một trung tâm dịch vụ lớn.

Xuân Mai, đô thị cũ kiểu Nga, cũng như Sơn Tây sẽ đạt một sự tăng trưởng lên đến 200.000 dân vào năm 2030 và sẽ được tổ chức thành khu công nghiệp và nông nghiệp thâm canh.

Quy hoạch chung mới của Sóc Sơn

Quy hoạch chung mới của Xuân Mai

Sơn Tây, dự báo dân số đến 2030 là 220.000 cư dân sẽ mở rộng trung tâm đô thị của nó với mục tiêu không ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên bao quanh. Kinh tế trong tương lai của Sơn Tây sẽ dựa vào du lịch, y tế, phúc lợi xã hội và giải trí. Quy hoạch chung mới của Hòa Lạc

Hòa Lạc, nằm ở phía đông nam của núi Ba Vì, với 600.000 dân, là đô thị vệ tinh lớn nhất trong tất cả. Đây sẽ là nơi đặt các trường đại học quốc gia mới, một khu công viên công nghệ. Bên cạnh đó, Hòa Lạc cũng sẽ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình để thúc đẩy công nghiệp du lịch.

Quy hoạch chung mới của Phú Xuyên

Mật độ thấp

Mật độ trung bình

Phú Xuyên, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ở phía nam của Hà Nội, nơi có 180.000 cư dân, sẽ được đặt nằm gần sông Hồng, trung tâm dịch vụ thứ hai của thành phố sau Sóc Sơn. Vì mỗi thành phố vệ tinh khác nhau về quy mô và thiết kế dựa trên các nguyên tắc cơ bản chẳng hạn như sự phát triển của cơ sở hạ tầng tiếp cận, một trung tâm cho doanh nghiệp (CBD) và một khu phát triển với mật độ cao có các phương thức giao dịch thương mại với xung quanh. Các không gian công cộng và các không gian xanh kết nối các trung tâm địa phương, các dịch vụ và tiện nghi. Ngoài ra, mỗi khu ở mới sẽ được thiết kế kết hợp phù hợp với kiến trúc và cảnh quan địa phương nhằm tạo nên phát triển bản sắc riêng của mình, .

CBD

Làng hiện trạng

Khu công nghiệp

Sông Hồng

Cảng

Trung tâm

Công nghiệp

Khu giãn dân

Khu đô thị đại học mới

118

119

Thành phố và các viễn cảnh


Các vùng sản xuất Đối với khu vực phía bên kia của con sông Hồng, từng là đối tượng nghiên cứu của các quy hoạch trước, dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ tại các huyện Đông Anh với quy mô khoảng 500.000 dân (dự án cũ của Oma), trong khi Mê Linh (dự án cũ của Som) là khu vực công nghiệp của thành công nhất của Hà Nội, mà theo thời gian đã thành công trong việc quản lý để bảo tồn sản xuất thâm canh hoa và nông nghiệp.

Huyện Gia Lâm bên bờ sông Hồng

Quy hoạch khu trung tâm thương mại mới gần huyện Gia Lâm

Mô hình nhà ở phát triển từ hình mẫu nhà ống

Người ta ước tính rằng trong mười năm sẽ đạt được một dân số khoảng 450.000 [97], Gia Lâm, chỉ đứng sau Đông Anh, là một huyện đông dân cư bởi sự sẵn có của các cơ sở hạ tầng. Theo dự báo, dân số sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, đạt con số 700.000 người. Khu vực này cũng đã có nhiều cụm công nghiệp công nghệ cao hi-tech. Xu hướng của nó đã được nhận thấy. Trong thực tế, nó được dự đoán sẽ trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực phía đông của sông Hồng.

Có lẽ đó là một dấu hiệu duy nhất cho một ý tưởng về đô thị chuỗi với một tổng kết đơn giản của các loại hình và chức năng chính dựa trên sự chuyển đổi chức năng của các huyện. Đây là một cố gắng để tạo một mô hình cuộc sống mới nhưng không có gì bất ngờ. Ở Hà Nội mô hình sống thú vị nhất chính là hình mẫu không đồng nhất mà chúng ta thấy trong các hoạt động tự phát.

Residenza Educazione Salute Sport Mercato Altre Funzioni Pubbliche Area pubblica

Các phương án khác Trong năm 2009, Dissing + Weitling (DK) phối hợp với VDB (Ngân hàng Phát triển Việt Nam), BFTV (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam), Vinaconex R & D và Buro Happold, thiết lập một kế hoạch với quy mô 1200 ha cho việc mở rộng của huyện Gia Lâm trong tương lai. Dự án ngay lập tức cho thấy một sự khác biệt với tất cả các khu đô thị mới khác.

Uffici Commerciale Micro Commercio Parchi e giardini

Kế hoạch

Sơ đồ minh họa môi trường đô thị

120

Mật độ 100.000 dân được hình thành dựa trên mối quan hệ với các không gian xanh và không theo một nguyên tắc phân cấp theo khoảng cách so với một trung tâm. Mặc dù có một kế hoạch vĩ mô, xây dựng một trung tâm tài chính và dịch vụ, một công viên khoa học, một “hòn đảo cho nghiên cứu nông nghiệp và các hoạt động giải trí khác nhau, kế hoạch được chứng minh là có thể xây dựng các chức năng một cách cân bằng. Các yếu tố sinh thái trong trường hợp này không phải là một hình dung trong tư tưởng đưa ra nhằm bán bất động sản, mà là cơ hội để phản ánh về ‘định hướng” với các đề xuất


nhằm bảo vệ không gian mặt nước và đa dạng sinh học như đưa ra nhiều hình thức cho giao thông công cộng mới với hình ảnh quen thuộc của xe điện, gợi lên quá khứ của thành phố những năm 1900; các nhà cao tầng được xây dựng tại các khu mặt nước cũng tạo nên các cảnh quan đặc biệt.

122

123

Thành phố và các viễn cảnh


Các hình thức quy hoạch kiến trúc thông dụng với các tòa cao ốc chọc trời ngày nay đã trở nên phố biến trên toàn Thế giới. Nó đã trở thành một phong cách “cổ diển” trong bối cảnh hiện nay. 1


C ác v i ễn cảnh

Nhận định chung Hà Nội, hình ảnh của mong muốn mở rộng đô thị nhanh chóng. Với sựu phát triển của một loạt các công trình không ngừng và những quy hoạch chiến lược cho tương lai. Bên cạnh đó, là Có rất nhiều các dự án lớn bao gồm tất cả các loại, quy mô, chủng loại. Nhưng đằng sau những biến động không ngừng đó lại ẩn giấu một cảm giác rất nhàm chán. Đây chỉ là sự lặp đi lặp lại của các khái niệm đô thị với các phiên bản khác nhau. Vẫn là các nhà cao ốc chọc trời, vẫn là các loại hình nhà ở đó. Cũng có nhiều dự án mang thương hiệu sinh thái và bền vững. Nhưng thành phố sẽ mãi không bao giờ bền vững hay có thể thân thiện với môi trường ở mức độ cao nhất bởi bản chất của thành phố là những cỗ máy nhân tạo và bản thân nó đã là không hoàn hảo. Theo tiến trình phát triển, thì chúng ta có nhiều thay đổi để tiệm cận mức hoàn hảo nhưng khái niệm đó thật là vô cùng. Bây giờ, chúng ta chỉ có thể tạm hài lòng với hiện tại mặc dù hiện nay chúng ta cũng không thật sự có được một bức tranh toàn cảnh rõ ràng về vấn đề này. Đối với các đô thị của vùng nhiệt đới thế kỷ 21, có lẽ điều nên làm là suy nghĩ lại các giới hạn của mô hình thành phố và từ đó kiến tạo một thứ gì đó mới mẻ chứ không phải nghiên cứu lại những mô hình đã được nghiên cứu kỹ trước kia. Cũng như trường hợp của Trung Quốc và các đô thị vệ tinh của họ trước kia. Còn tại Hà Nội hiện nay, thì đó là vấn đề được đặt ra cho phát triển nhà ở và bất động sản khi hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề từ các dự án bỏ hoang. Xây dựng một đô thị không đồng nghĩa với việc là tạo nên các tòa nhà cao tầng mà còn đòi hỏi tính sáng tạo, và xây dựng các lãnh thổ đô thị phù hợp với các nhu cầu và bối cảnh tương lai.

127

Thành phố và các viễn cảnh


Góc nhìn của POLA Công ty tư vấn kiến trúc POLA Việt Nam nhận thấy rằng trong bối cảnh phát triển không ngừng, sẽ là cần thiết thực hiện một quy hoạch có lẽ là siêu thực với tiêu chí là không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đây là một sự thảo luận các khả năng phát triển đô thị và kiến trúc xoay quanh hệ thống cơ sở hạ tầng với đề xuất dải siêu đô thị đồng bằng sông Hồng (Superstrip) và đề xuât siêu công trình hạ tầng sông Hồng (Red river device).

Liệu giải quyết vấn đề từ cách tiếp cận mật độ dân số có hiệu quả khi các lãnh thổ đô thị luôn luôn thay đổi ? Liệu một ngày nào đó, nó có dừng lại ? Hình thức, sự phô trương, tham vọng, những đặc điểm gợi tò mò, nỗi hoài cổ và sự lặp lại những đặc điểm đã từng thấy trong các đô thị cũ trong các đô thị mới hiện nay. Các thực tế chỉ ra rằng có lẽ năng lực lớn nhất ở đây chính là khả năng vẽ lên các viễn cảnh siêu đẹp.

Nhận định cá nhân Các quy hoạch được chấp thuận của Hà Nội có vẻ chỉ là một quy hoạch phân vùng chức năng, phân bố các đô thị vệ tinh và các hành lang sinh thái còn chung chung. Có lẽ chúng ta cần có một sự thay đổi. Còn trong thực tế, đối với các vùng ngoại vi, cần phải thấy là công tác thực hiện quy hoạch là vô cùng khó khăn khi mà việc thực hiện và kiểm soát các thiết kế là vô cùng trừu tượng, mơ hồ. Đối với một đô thị có diện tích lên đến 3300km2, có thể nói chiến lược phát triển các điểm đô thị và các hành lang xanh là không đủ khi mà các vấn đề như cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Có thể lấy ví dụ là chỉ có các con đường trong nội ô là được xây dựng và hoạt động tốt, nhưng đối với khu vực ngoại ô thì điều này là hoàn toàn khác với một con đường mà bề rộng chỉ có 8 mét. Điều đó cũng thể hiện một sự nhận thức mơ hồ, một tương lai không chắc chắn. Nó cũng giống như các quy hoạch quy mô lớn từng thấy trong lịch sử Hà Nội như quy hoạch “Paris của Đông Dương” thời kỳ thuộc địa và quy hoạch “kiểu Leningrad” thời kỳ Liên Xô.

Dải siêu đô thị đồng bằng sông Hồng (Superstrip) Dải siêu đô thị tượng trưng cho một khu vực giàu tiềm năng cho phát triển của khu vực nghiên cứu. Sự phát triển của dải siêu đô thị này xoay quanh một tuyến cơ sở hạ tầng lớn. Việc thực hiện cần tôn trọng hiện trạng đồng thời cần bảo vệ được các hoạt động nông nghiệp xung quanh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng chính của Hà Nội

Một con đường dẫn vào thành phố thuộc vùng ngoại ô Đông Hà

129

Thành phố và các viễn cảnh


Mở rộng tuyến tính Hãy tưởng tượng một đô thị với cơ sở hạ tầng là trái tim và nó cho phép bạn di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong đô thị, tạo ra dòng chảy liên tục cho phát triển kinh tế. Đối với các thành phố đông đúc thì nhu cầu về các phương thức đi lại và không gian công cộng mới là hoàn toàn cần thiết khi xét rằng ở đây các điều kiện cho phát triển thêm là không dồi dào. Xét trường hợp của Hà Nội, thì có lẽ là cần thiết một mạng lưới đô thị được kiểm soat với các chức ăng được phân rõ ràng. Mạng lưới này chứa đựng cả những khu vực đất nông nghiệp trồng lúa. Tại đây, không còn đơn thuần là một trung tâm như dạng đô thị vệ tinh, khái niệm của những năm 1900, các khu vực được phân bố dựa trên mật độ và tồn tại hòa hợp với cảnh quan. Ở đây, các đặc trưng nông nghiệp sẽ được đẩy mạnh trong toàn bộ lãnh thổ Hà Nội, từ khu vực chùa Hương và khu vực đồng bằng Bắc Bộ..


Kế hoạch Trong kế hoạch này, các chức năng đề xuất được định hướng và kết hợp với các đề xuất của tập đoàn PPJ. Sự cùng tồn tại của ngành công nghệ thông tin và Nghiên cứu và phát triển cho phép xây dựng một mật độ dân cư mới phù hợp với con người. Thay vì tạo nên một khu dân cư lớn giữa những cánh đồng lúa, tất cả sẽ được sắp đạt xoay quanh hệ thống cơ sở hạ tầng chính, với chức năng tương tự một trung tâm với nhưng con đường phục vụ giao thông. Ở 350 mét phạm vi của trục chính sẽ được bố trí các hoạt động sản xuất, tiện ích đô thị và cảnh quan. Không loại trừ các đặc trưng nông nghiệp mà còn tích hợp vào đây một hệ thống giao thông kết nối với các phương tiện như tàu điện ngầm vươn tới mọi điểm trong dải siêu đô thị. Trong dải siêu đô thị này, các nhân viên văn phòng sẽ sử dụng ô tô đi làm. Trong khi đó, những sinh viên, những người nông dân sẽ đến được khu trung tâm. Đây sẽ là hệ thống tàu điện ngầm của Siêu đô thị Hà Nội.

Dải siêu đô thị sẽ tạo thành một hệ thống kết nối toàn bộ các khu vực. Nhờ sự kết nối này, sẽ tạo cơ hội cho người dân trong các khu vực quy hoạch tự phát điều chỉnh lại không gian sống của họ như trường hợp của khu thành phố Bonsai, các khu dân cư được xây dựng từ thời Liên Xô Do có được sự điều chỉnh về mật độ dân số, dải siêu đô thị cho phép tránh được việc xây dựng xung quanh các trung tâm. Thêm vào đó là tạo điều kiện cho các sự điều chỉnh ở nhiều quy mô từ các căn nhà cho đến các làng, những địa điểm mà quy hoạch hoàn toàn không cố định

Khu đô thị hóa tự phát Khu đô thị mật độ cao Khu đô thị mật độ trung bình Y tế/ Giáo dục Dịch vụ công cộng Hành chính Thương mại Sản xuất Nút giao thông

Dải siêu đô thị

Cây xanh Thể thao

102


Dải siêu đô thị sông Hồng


Ý tưởng Mô hình đề xuất được xây dựng dựa trên các nghiên cứu về mật độ dân số của Hà Nội. Hình dáng công trình gợi lên sự chuyển biến của mật độ từ khu vực đông dân cư cho đến các khu vực có mật độ thấp hơn.

Nghiên cứu về mật độ dân số tại Hà Nội

Đồng bằng sông Hồng và vị trí đặt các công trình siêu hạ tầng

Siêu công trình hạ tầng sông Hồng (Red river device - RRD) Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, dân số đô thị đã vượt qua dân số nông thôn. Một mô hình mới cho mật độ dân số là câu trả lời của chúng tôi giải quyết vấn đề mật độ cao trong các khu định cư. Đó là một toan tính chiến lược nhằm giải phóng đất đai theo bề ngang. Siêu công trình hạ tầng sông Hồng (RRD) là một dự án thí điểm tại vùng đồng bằng sông Hồng.

Hiện tại

Tương lai

Một khu vực có diện tích khoảng 331.000 km2 với dân số 20 triệu người. Bây giờ hãy tưởng tượng một mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn mới, trong đó sản xuất và tái chế, liên quan trực tiếp đến sông Hồng, con đường thủy chính cổ xưa. Vấn đề năng lượng, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, thu gom và xử lý chất thải, tái chế chất thải hữu cơ từ các thành phố là những tính năng chính của bộ máy này. Đối với việc xây dựng các tòa nhà cao hàng trăm tầng, điều đó không có gì là đặc biệt trong thực tế. Ở đây, chúng ta phải nhìn về phía trước và quyết định thay đổi với quan điểm với việc chuyển đổi các quá trình phân lớp dọc trong một công trình tích hợp tất cả những chức năng đô thị.

136

137

Thành phố và các viễn cảnh


Kế hoạch Khu vực tiếp giáp trực tiếp với thành phố sẽ là nơi tập trung các dịch vụ công cộng và sản xuất. Nơi này sẽ có các đường liên kết với cơ sở hạ tầng, kết nối trực tiếp với các công trình như cảng. Ở khu vực trung tâm công trình có thể cho phép một mật độ ở mức 0, cho phép xây dựng các công viên, và bố trí các khu đất cho trồng cây nông nghiệp và trồng hoa xuất khẩu. Nhà máy thuộc lĩnh vực sản xuất may mặc, làm việc tại khu vực nằm trên khu vực công viên, có thể tiếp cận các công trình cảng. Các nút giao thông thủy là nơi cho phép tích trữ hàng hóa sản xuất được hoặc đưa vào thành phố. Nguồn nước cũng được cung cấp khắp tòa nhà nhờ vào nguồn nước từ sông hoặc nước thu từ nước mưa. Các chất thải cũng sẽ được xử lý sinh học.

Phân bố chức năng

Phân khu và cấu trúc

Hình dạng không đối xứng


Siêu công trình hạ tầng sông Hồng (Red river device)


°

2° Phần

Paris của Đông Dương


Th ời đại h u y h o àn g

Một hình ảnh một món đồ chơi của phương Tây tại Đông Dương

Doanh nhân Dupuis Là một thương nhân thích phiêu lưu mạo hiểm, Jean Dupuis đã nỗ lực tìm kiếm các tuyến đường thương mại mới từ phía tây nam của Trung Quốc, thuộc khu vực của tỉnh Vân Nam, tới các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Trong một chuyến thám hiểm, ông đã thấy một vùng đất phù sa màu mỡ như ở Siena. Sau khi xem xét địa lý cẩn thận, và chắn chắn nó được tạo ra bởi sông Hồng - một con đường thủy dài chạy qua một khu vực vẫn còn hoang sơ và là một phần thuộc địa của Pháp.

Jean Dupuis

Trước đó, người Pháp đã hiện diện tại Việt Nam. Sau đó, với sự nhượng bộ của vua An Nam cùng với đó là yêu cầu của Dupuis muốn có một đội quân hộ tống, họ đã đổ bộ tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 12, 1872 [1]. Tầng lớp quan lại Việt Nam bấy giờ không cho phép người Pháp sử dụng đường thủy để buôn bán. Triều đình Huế, dưới sự cai trị của Nhà Nguyễn, trong thời gian này không thể giải quyết được vấn đề này, do đó đã cho Đô đốc Dupré nhiệm vụ bảo vệ vùng Bắc Bộ này [2]. Cuộc tiến công Dù không có sự đồng ý của Paris, thiếu tá hải quân Francis Garnier với 212 người lính đã chiếm đóng thành Hà Nội. Đó là ngày 20 tháng 11 năm 1873 [3]. Ngay lập tức, nó đã gây hành động đáp trả của triều đình. Các quan Kinh Lược Việt Nam đã điều động một số lính đánh thuê của Trung Quốc, thuộc lữ đoàn quân cờ đen. Chỉ sau một tháng Francis Garnier đã bị chặt đầu, trong một cuộc phục kích gần Hà Nội [4]. Một thời gian sau, chỉ huy hải quân Philastre đã ra lệnh di tản ngay lập tức tất cả quân đội tại vùng Bắc Bộ. Người Pháp rút về Hải Phòng, cảng duy nhất trong vùng Vịnh Bắc Bộ, để ngỏ thành phố Ninh Bình, Hải Dương và Nam Định. Ngày 06 tháng 2 năm 1874, quân đội Pháp đã rút khỏi thành phố Hà Nội, do vậy chính quyền An Nam đã lấy lại được ‘vùng đất phía nam của thành phố, dọc theo bờ sông Hồng. [5]

Khu nhượng địa Nằm ở cổng thành phía Tây, đây là một khu vực nhỏ nằm bên ngoài các bức tường thành. 5 4 1

3

2

Các hình thái đô thị đầu tiên

Tổng diện tích là khoảng 18.8 ha [6], trong khi đó, các công trình xây dựng được bố trí trong một khu đất tứ giác các chiều khoảng 300-700 mét. Ở phía Tây được bao quanh bởi một con đường đê, nay trùng với phố Lý Thái Tổ và Lê Thánh Tông ngày nay; trong khi đó ở phía Đông có sông. Về phía Nam, trước khi đi qua các cổng thành, phải đi qua khu nghĩa trang phía Tây, nằm trong khu vực Nguyễn Công Trứ, nơi có sự giám sát chặt chẽ của quân đội. Bên trong pháo đài, có các doanh trại cho quân đội, các khu của đại sứ quán, nhà ở cao cấp của lãnh sự, sau đó mở rộng để cho tầng lớp thượng lưu người Bắc Bộ và chính quyền của Liên minh Đông Dương. Các khu nhà được thiết kế đơn giản và rộng rãi, gồm hai mái hiên. Một ly cà phê luôn chào đón những người lính và những du khách mệt mỏi. Toàn bộ được bao quanh bởi một màu đỏ đẹp như tranh vẽ của Deloix Regia, có thể gọi là kho báu của Fenice. [7] Đó chính là bước đầu cho việc sản sinh ra một đô thị mới. Đây là tiền đề cho sự phát triển về kiến trúc và một thế giới mới. Một dấu chấm nhỏ nhưng mãi mãi sẽ là một dấu ấn của thành phố Hà Nội ngàn năm.

1.Khu nhượng địa 2.Nghĩa trang 3.Điện thờ 4.Sông Hồng

144

145

Paris của Đông Dương


Cảnh đẹp thiên nhiên Trong con mắt của những người Pháp đầu tiên, phân biệt giữa khu nhượng địa và những ngôi nhà rải rác, Hà Nội trông giống như một ‘vùng đầm lầy rộng lớn và hỗn loạn. Nổi lên trong đấy là khu vực hoàng thành và khu phố cổ ở phía Tây. Một cư dân kể lại rằng thành phố được thành lập từ năm 1010 sau Công Nguyên và có tên là Thăng Long (Rồng bay) khi vua Lý Thái Tổ dời thủ đô của nước Đại Việt đến đây [8]. Hình thái không gian kiến trúc ở đây với những con phố chia cắt các khu đất thành những ngôi nhà dài và hẹp, gợi lại một hình mẫu ở châu Âu thời Trung cổ. Không cao quá một hoặc hai tầng, sâu khoảng 100m, với một sân trong rộng rãi và giếng nước.

9

2 10 1

“Tại Hà Nội, chợ họp tất cả sáu ngày trong tuần. Thương nhân và thợ thủ công mang tất cả các loại hàng hóa đến từ các vùng nông thôn xung quanh. Lụa được bán riêng trên một con phố, các thợ thủ công và các nhà sản xuất mũ bán hàng riêng trên một con phố. Mỗi khu vực đều có chuyên môn riêng biệt. Thành phố biến thành một cái chợ rất lớn, kẻ đến người đi, cư dân đếu thỏa mãn với lối sống đường phố, hàng hóa rất nhiều và tràn ngập, có khi gấp đôi ở các phiên chợ” [9] Về phía Nam thành trì được xây theo phong cách Vauban, là một loạt các làng nông thôn có lũy tre bao bọc, trông như những tế bào nhỏ, thích nghi hài hòa với môi trường ao hồ, với nhiều ngôi chùa và các cấu trúc văn hóa nằm rải rác trong vùng đất làng.

3

4 8

Được bao quanh bởi sông Hồng và hồ Tây, Hà Nội là một thành phố ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố môi trường đặc trưng: nước. Không phải ngẫu nhiên mà cái tên “Hà Nội” được chọn, tên này được đặt vào năm 1831 bởi hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn là Minh Mạng, nghĩa đen của nó có nghĩa là “Vùng đất nằm trong sông”.[10] Hà Nội năm 1873 1.Hoàng thành 2.Khu phố cổ 36 phố phường 3.Hồ Hoàn Kiếm 4.Khu nhượng địa 5.Làng 6.Khu hồ Bảy Mẫu 7.Tường thành 8.Văn miếu 9.Hồ Tây 10.Sông Hồng

So với các thành phố châu Âu vốn rất phức tạp, bản chất của thành phố này nhẹ và thanh thoát. Mùa Đông được bao bọc bởi một lớp ánh sáng và sương mù, chia đôi mặt nước và bầu trời, gợi lên một buổi chiều như mơ của một kinh thành ngàn năm dường như không hề thay đổi.

5

6

7

146

La Parigi del Tonkino


Luận thuyết thực dân “Nhân dân ta không được chống lại nhau, khi làm việc cùng nhau chúng ta sẽ hoàn thiện nhau. Nếu nước Pháp đến để cai trị lãnh thổ của bạn, bạn nên hiểu rằng nó không phải là sẽ làm cho mất đất hoặc tài nguyên của bạn. Thay vào đó là ý định tăng cường sức mạnh tổng thể bằng cách tăng giá trị của đất nước bạn, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ... tạo ra những cách thông tin liên lạc dễ dàng hơn, phát triển các nguồn tài nguyên hiện nay, bảo vệ các giao dịch nước ngoài. Pháp có khả năng để làm những gì mà người An Nam không thể với: vốn, máy móc, các kỹ sư và kinh nghiệm kinh doanh lâu năm; Người Pháp sẽ là anh em của bạn “. [14]

Khu phố cổ 36 phố phướng trong một bức hình đầu thế kỷ 19

Những lời của Paul Bert, thống đốc đầu tiên được công bố vào tháng Giêng năm 1886 đánh dấu thời kỳ thuộc địa nửa thực dân nửa Phong Kiến. Tiếp theo, A.Henri Vildieu, kiến trúc sư đứng đầu văn phòng thiết kế đã bắt đầu xây dựng các quy hoạch phù hợp với Hà Nội. Việc đó đã trở thành một cột mốc then chốt trong quá trình phát triển đô thị tại đây.

Mai phục Thời kì của các cơ quan lãnh sự kéo dài đến năm 1882, dưới sự tấn công của quân cờ Đen. Người Pháp đã tăng cường quân đội có mặt tại khu nhượng địa. Chỉ huy sứ Henri Riviere đã đổ bộ tới Hà Nội với 400 lính và đến ngày 25 tháng Tư năm đó đã xây dựng một thành trì kiên cố. Tuy nhiên vài tháng sau đó, cũng như người tiền nhiệm Garnier, Henri Riviere đã bị chặt đầu trong một cuộc phúc kích khi đang trên đường đến Sơn Tây. [11] Chỉ huy Henrì Riviere

10

Leo Thang xung đột Số lượng binh sĩ đã tăng 150% và lên đến con số 9000 binh sĩ đóng quân tại sáu thành phố đồng bằng Bắc Bộ là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình và Quảng Yên [12].

9

8

Các chiến dịch dài ngày và nguy hiểm của các binh sĩ châu Âu chống lại đội quân cờ Đen Trung Quốc cuối cùng cũng đã kết thúc, với sự thừa nhận chính thức của Triều đình Huế vào ngày 25 tháng 10 năm 1883 và của Hoàng đế Trung Hoa vào Tháng Sáu 1885 [13]. Sau những sự kiện này, số phận của thành phố và lãnh thổ cuối cùng đã quyết định.Hà Nội đã trở thành thủ đô của một đế quốc thực dân. Chiến lược bành trướng của Pháp đã được hoàn thành. Các vùng Bắc Bộ, An Nam, Cochin China, Campuchia và Lào cuối cùng đã được thống nhất dưới lá cờ ba màu.

Cuộc tấn công của quân cờ Đen

148

3

4 2 7 1.Khu nhượng địa 2.Khu phố Pháp 3.Nhà hát lớn 4.Tòa án tối cao 5.Cung triển lãm 6.Khu phố Pháp 7.Ga trung tâm 8.Dinh Toàn quyền 9.Vườn 10.Cầu Paul Doumer (Cầu Long Biên)

5 1 6

149

Paris của Đông Dương


Nguy cơ I Quá trình mở rộng đã được bắt đầu từ 10 năm trước với việc xây dựng một số biệt thự và cải tạo các tòa nhà thuộc địa. Các hoạt động đầu tiên là xây dựng trục đường nối vào nội đô - đó là phố Paul Bert và ngày nay chúng ta biết tới nó dưới cái tên phố Tràng Tiền, Hàng Khai, Tràng Thi và Điện Biên Phủ.

Công trình nhà thờ lớn St Jospeh tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, một quá trình cải tạo hồ Hoàn Kiếm [15] cũng được thực hiện với mục tiêu cuối cùng là để cải thiện điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của khí hậu với nhiều loại côn trùng. Các công trình tường thành được tháo giỡ, các đường phố đươc đánh số lại, và sau đó là một cuộc phá dỡ một số kiến trúc An Nam truyền thống phục vụ cho sự phát triển mới.

Lời tiên tri P.Doumer, toàn quyền mới tại Đông Dương, trong bản báo cáo lên Hội đồng Đông Dương, cho biết:

“Tại nhiều khu vực của đất nước, có những khó khăn không thể tránh khỏi mà tình huống có thể xấu đi, con người có thể thuộc quản lý của chúng ta ở khắp mọi nơi nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm của chế độ Pháp quốc. Đây là cơ hội cho chúng ta thoát khỏi các gánh nặng bởi vì họ không biết được những lợi ích mà chúng ta đem tới cho họ’ [17] Toàn quyền Paul Doumer

Nguy cơ II Điện Kính Thiên, được xây dựng trong năm 1029 bên trong thành và nơi ở của Chúa tại Hà Nội, đã hoàn toàn bị san bằng mặt đất để nhường chỗ cho các trụ sở mới của pháo binh Pháp.

Doumer là Toàn quyền thời kỳ hậu Paul Bert vào năm 1887. Thái độ của vị Toàn quyền mới là rất mâu thuẫn. Nếu một mặt, ông cho thấy một sự tôn trọng sâu sắc đối với các di sản văn hóa của các quốc gia thuộc địa, mặt kia lại không ngần ngại cho thực hiện các kế hoạch phát triển mới cho thủ đô. Cái cách chọn lựa đó là khác hoàn toàn với ý định bảo tồn ban đầu.

Chùa Thiên Bảo, trung tâm tôn giáo và văn hóa quan trọng nhất của Hà Nội, được xây dựng vào năm 1057, đã bị phá bỏ và thay thế bằng nhà thờ mới Neo-Gothic St. Joseph. Hiện đại luôn luôn chiến thắng quá khứ. Trường thi, nơi tổ chức kỳ thi cho các sĩ tử đã trở thành nơi ở cho cựu vương, một tòa nhà khiêm tốn mang phong cách Beaux Art.

150

Mâu thuẫn “Tôi đến Hà Nội quá muộn để cứu những phần di sản quý giá của thành phố. Các cổng thành xứng đáng được bảo tồn. Nó sẽ làm cho tương lai của thành phố... khu vực Hoàng thành cũng sẽ được lưu giữ mãi mãi ... một thực tế xấu hổ’’ [18]

Công trình nhà hát Paris của C.Garnier

151

Paris của Đông Dương


Nhà hát lớn Hà Nội

Nó cũng như việc ra quyết định hạn chế các loại hàng phổ biến: thuốc lá, rượu và thuốc phiện. [19] Dự án Doumer, người cha của Đông Dương hiện đại - cũng như chính định nghĩa đấy - cảm thấy sự cần thiết cho việc sử dụng một vốn lớn nhằm thay đổi Hà Nội. Nhằm tạo uy thế và niềm tự hào quốc gia, một chương trình lớn đã được đặt ra và thay đổi lớn tới thành phố và cảnh quan của nó. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, hình ảnh của một đô thị ngàn năm đã thay đổi hoàn toàn. Tầm nhìn Giấc mơ của Toàn quyền là tạo ra một Paris thu nhỏ, bên cạnh việc loại bỏ các kiến trúc địa phương và cảnh quan xung quanh, là tạo ra các chức năng, các hình ảnh mới hùng vĩ và uy thế. Trong một không gian cảnh quan chủ yếu bởi là nhà hai tầng, tô điểm thêm với không gian mặt nước và đồng lúa, sẽ là đáng lo ngại.

Các hoạt động tạo dựng cảnh quan ao hồ và củng cố các tuyến đường cũng được thực thi ngay lập tức. Trong đó, cũng có các công trình công cộng phục vụ đông đảo mọi người như Nhà hát lớn do Boyer và Harvey thi công[22], hay như Dinh Toàn quyền của Charles Lichtenfelder [23] và nhà tù Hỏa Lò của H.A.Vildieu [24]. Phố Paul Bert trong quy hoạch đầu tiên với các công trình như nhà băng Đông Dương, trung tâm thương mại và nhà hát lớn.

Được sử dụng như một vũ khí biểu tượng, phong cách tân cổ điển BeauxArts của Pháp sẽ trở thành một ngôn ngữ kiến trúc mới cho các tòa nhà trong thành phố”. [20] Đây là một sự lắp ghép cũ-mới trong cố gắng để xuất khẩu một mô hình của nền văn minh với lối sống và các hoạt động như văn hóa rượu vang và cafe của Pháp, thể thao của Anh. [21] Kế hoạch Người đề xuất việc phát triển đô thị và cũng là người chịu trách nhiệm đối với nhiều nguy cơ đô thị mới, là Henri-August Vildieu, kiến trúc sư trưởng của Hà Nội. Chiến lược để biến một ngôi làng thành một thành phố là rõ ràng với các cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, các phương tiện giải trí. Bên cạnh đó là một nhà ga và một cây cầu đường sắt lớn bắc qua sông Hồng là mục tiêu được thực hiện trong một thời gian rất ngắn.

Ý tưởng cũ - Hình thức mới Trên thực tế, các nỗ lực thay đổi thành phố với một dự án lớn cho thấy nhiều đặc điểm thú vị. Suy nghĩ xem khi bạn đi đến một nơi rồi thay đổi nó theo lối sống và gout thẩm mỹ ưu tiên của mình thì kết quả sẽ là một thứ gì đó mang tính toàn cầu hóa mà chúng ta có thể thấy ở khắp nơi. Thực tế cuộc sống bao gồm nhiều mảnh ghép khác nhau. Giả sử như chúng ta là hai người khác nhau, nhưng có thể gặp nhau tại một thời điểm nào đấy, thì khả năng sẽ tạo nên một sự chồng chéo về nhiều mặt. Ở đó, sẽ có hiện tượng là người này lấn át người khác, và như vậy sẽ gây ra sự áp đặt về mặt hình thức và gây ra sự thay đổi đến thói quen sống cua người còn lại. Các kiến trúc và thiết kế đô thị chỉ là đỉnh của tảng băng trôi, những biểu tượng mang tính biểu hiện rõ ràng. Ẩn dưới đó là những quan điểm, những ẩn dụ về nghệ thuật và phong cách. Với thời gian, có thể nó sẽ trở thành đối tượng của những sự sao chép, những dục vọng hay đơn giản để thỏa mãn nỗi hoài cổ.

Cầu Paul Doumer (Cầu Long Biên) bắc qua sông Hồng

152

153

Paris của Đông Dương


Tòa án

Sezione e struttura

Dinh toàn quyền

Nhà tù trung tâm

Hải quan

Thư viện quốc gia Một thiết kế khác của Dinh toàn quyền

Nhà hát

1

Paris của Đông Dương

1


Hoạt động sản xuất mới

Thành phố Thế giới

Vậy thì vấn đề hình thức kiến trúc và lối sống tương ứng hiện nay như thế nào ? Nó có gì khác biệt không ? Điều đó gần như không thể khi mà các quá trình xây dựng hình thái cuả chúng ta gần như tương tự nhau. Đó là cái mà chúng ta gọi là toàn cầu hóa và nó cũng không có gì khác một hình mẫu Tân thuộc địa mà chúng ta đã thấy. Chúng ta đã phải tạo ra nó cho tất cả mọi người vì đó là những gì họ mong muốn xét trong bối cảnh hiện nay. Chính sự giàu có, những nguồn vốn đầu tư đã thay đổi bộ mặt của lãnh thổ. Bây giờ, trong địa điểm, sẽ không phải là chỉ có một mô hình sống duy nhất mà nhiều tổ chức, nhiều quốc gia cũng mong muốn áp đặt mô hình của họ lên đó. Và kết quả sẽ là gì ? Đó sẽ là một cảnh quan đô thị vụn, với nhiều miếng ghép khác nhau với sự lai tạp kiến trúc với nhiều đối nghịch. Đây là hình ảnh của các đô thị thuộc vùng nhiệt đới thế kỷ 21.

Chủ nghĩa lãng mạn không tưởng Thành phố Thế giới được dự báo rằng sẽ trở thành một điều tốt đẹp hơn. Năm 1913, Hendrik Christian Andersen, một nhà điêu khắc Na Uy, đã xuất bản một cuốn sách mang tên “Sự sáng lập của một trung tâm thông tin toàn cầu”: “... Đó là cuộc hành trình của nhân loại đến với hòa bình và thống nhất, được thực hiện tại các thành phố trên thế giới. Đó là sự hợp nhất của tất cả con người trong một linh hồn chung, một biểu hiện của thần thánh“ [26]. Chính Andersen là nguồn cảm hứng của Ernest Hébrard, người giao nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và đô thị tại Hà Nội. Onng cũng được trao giải Grand Prix de Rome vào năm 1904 và là thành viên sáng lập của Hội Kiến trúc sư và Quy hoạch tại Pháp.

Hai bức tượng lớn đặt tại cổng vào khu du lịch nước

Khi Paul Otlet, thư ký của Liên hiệp các hiệp hội quốc tế và Henri La Fontaine, người đoạt giải Nobel Hòa bình đến thăm văn phòng tại Paris của E.Hebrard, các mẫu thiết kế của thành phố Thế giới đã đã hầu như hoàn tất [27].

Một bức ảnh toàn cảnh của Hà Nội với khu phố Pháp, khu phố cổ , Hồ Hoàn Kiếm và cầu Paul Doumer (cầu Long Biên) Quy hoạch Thành phố Thế giới

156

157

Paris của Đông Dương


Thành phố có thể xây dựng tại mọi nơi trên Toàn cầu Đây chính là bản chất của thành phố Thế giới, cho phép việc xây dựng thành phố này tại bất kỳ quốc gia nào trên Thế giới. Đây là một mẫu hình thành phố chứa đựng rất nhiều điều tốt đẹp nhưng nó đã bị ngừng lại do chiến tranh Thế giới thứ I 3 năm sau đó. Tiếp cận Hebrard đã hình tượng thành phố Thế giới với một hệ thống lớn các cơ sở hạ tầng lớn có thể đáp ứng và phân bố một số lượng lớn các cư dân. Đó là một mê cung các đường giao thông. Ở phía Tây, sẽ có sân bay, mà hình dáng gợi lên hình ảnh của sân bay Tempelhoff tại Berlin. Thành phố có thể được tiếp cận bằng các con đường thủy nhờ vào hệ thống kênh rạch và cảng nằm ở phía Nam thành phố. Đây cũng là một nút giao thông cho phép người dùng chuyển đổi các loại phương tiện với một đường sắt được đặt tại đây. Các con đường cho ô tô cũng được tính toán và chúng sẽ dẫn đến các ngôi nhà ở vùng ngoại ô cho các tầng lớp lao động. Cơ sở hạ tầng xanh Vượt qua khu vực kênh nước sẽ là khu vực của các dải cây xanh với bề rộng khoảng 1km. Đây là một khu vực cho các hoạt động giải trí và chăm sóc sức khỏe. Hệ thống xanh bao quanh thành phố và kéo dài cho đến các khu vực vùng núi tiếp xúc với mặt nước, gợi lên liên tưởng đến mô hình của Burnham cho thành phố Chicagio năm 1909.

Thành phố Thế giới 1.Khu ngoại giao 2.Khu nghỉ dưỡng và giải trí 3.Khu ở 4.Vành đai xanh 5.Khu vực sản xuất 6.Nút giao thông và cơ sở hạ tầng 7.Sân bay 8.Nhà máy điện 9.Vườn hoa thành phố

2

1

4

3

7

8

Giải trí Trong khu vực không gian mặt nước sẽ xây dựng một khu du lịch nước với bể bơi lớn, là trung tâm của các hoạt động. Ở đây có các khu vực cho các hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động như tennis, bóng chày, bi sắt. Bên cạnh đó là sòng bạc, các câu lạc bộ, vườn thực vật, sở thú và một khu giải trí hiện đai.

5

6

Cơ sở hạ tầng xanh

9

158

159

Paris của Đông Dương


Khu vực nghiên cứu Bên cạnh các khu dành cho vui chơi giải trí, còn có riêng một khu cho các công tác nghiên cứu và phát triển trí thức, tâm điểm là một ngôi Đền nghệ thuật. Tiếp sau đó là một khu đại lộ có kênh chạy qua ở giữa được gọi là đại lộ quốc tế , nơi đặt sứ quán của các quốc gia trên Thế giới. Tiếp tục đi trên con đường này, chúng ta sẽ đến được trung tâm của thành phố, quảng trường Hội nghị thành phố với trung tâm là một tòa tháp cao 320m. Một hình thức lai của tháp Effel và các tòa nhà cao tầng của Mỹ thời kỳ đầu tiên.

Một hình tượng lạ lùng liên tưởng đến phương án tháp Chicago Tribune của Adolf Loss [28]. Tòa tháp được bao quanh bởi các công trình dạng elip khác như đền thờ, viện hàn lâm, ngân hàng quốc tế, thư viện, viện khoa học xã hội, tòa án quốc tế, viện nông nghiệp và giao thông và cuối cùng là viện y học và giải phẫu. Từ khu vực quảng trường trung tâm tỏa ra các ngả đường đi đến mọi điểm của thành phố. Đô thị toàn cầu hóa Thành phố Thế giới mang một ý tưởng về thành phố toàn cầu hóa. Không cần có một địa điểm cụ thể, nó có thể tự tương thích với mọi vị trí địa lý và hoàn cảnh. Lần đầu xuất hiện tại Bruxell, sau đó là các địa điểm khác như Aia, Tháp Chicago Tribune

Tòa tháp hội nghị là nơi tổ chức các buổi họp của các quốc gia, với các phòng họp lớn và được kết nối với tàu điện ngầm

Torre della Comunicazione La grande torre era strutturata secondo tre ordini: il basamento, una serie di livelli intermedi ed il coronamento. I diversi piani erano adibiti ad uffici mentre il basamento ospitava un’ agenzia di stampa mondiale. Una bizzarra anticipazione, per destinazione d’uso, del Đại lộ quốc tế

160

161

Paris của Đông Dương


Các thử nghiệm

Neuchatel tại Thụy Sỹ và Tevere. Và sau đó là sự biến mất của loại hình thành phố này.

Ý tưởng toàn cầu hóa của Thành phố Thế giới

Bruxelles

La Haye

Neuchatel

Fiumicino

Quan điểm mới ? Dù được thể hiện với một quan điểm về hình học mang tính tuyệt đối và cổ điển, ẩn dưới đó là một ý tưởng về quy hoạch đô thị và cảnh quan. Thành phố là một cỗ máy cho con người sống và làm việc nơi mà các cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Chúng ta có thể thấy là Hebrard đã đi trước Thế giới cả trăm năm trong việc xây dựng mẫu hình thành phố bền vững với các hình thức phương tiện giao thông ngầm phủ khắp thành phố. Ý tưởng về các khoonng gian xanh không chỉ dừng ở mức độ đường dạo mà còn được phát triển lên tầm cơ sở hạ tầng xanh chứa đựng các chương trình phát triển tiện ích đô thị trong tương lai. Đó là một xu hướng mới giống như các thử nghiệm tại Mỹ và Anh. Hebrard biết đến các thử nghiệm ở New York khi hợp tác với Cass Gilbert năm 1902 [29], thiết kế các công trình nổi tiếng ở đây như tòa nhà Woolworh (1911-1913), một trong những tòa nhà chọc trời nổi tiếng. Và chắc chắn là ông cũng biết đến công trình nổi tiếng nhất Manhattan của Frederick Law Olmsted: Công viên trung tâm Central Park

Tháp Woolworth Building

Lời mời Trong thời gian làm toàn quyền tại Hà Nội, Maurice Long đã thành lập Sở Kiến trúc và quy hoạch thành phố, với mong muốn đưa vào áp dụng những chính sách mới cho phát triển đô thị mới, cũng giống như các Toàn quyền của Pháp tại các thuộc địa khác như Henri Prost và Lyautey tại Ma rốc. Thời kỳ của Vidieu với phong cách sử dụng các trang trí Tân cổ điển thể hiện sự hoành tráng và quyền lực đối với thuộc địa đã hoàn toàn kết thúc [30].

E.Hebrard

Theo yêu cầu được phê duyệt vào năm 1921, một sở thuộc bộ Công chính đã được thiết lập vào năm 1923 [31]. Thời kỳ Hà Nội trở thành một nơi để tiến hành các thử nghiệm về đổi mới đô thị và chính sách đô thị đã đến [32]. Toàn quyền M. Long đã mời E.Hebrard tới Đông Dương để thực hiện dự án thành phố du lịch tại Đà Lạt và dự án quy hoạch thành phố Hà Nội. Hebrard đã được bổ nhiệm làm kiến trúc sư trưởng thành phố vào năm 1923 [33].

Chuyển thể ý tưởng Ý tưởng của M.Long là rất rõ ràng: một thành phố với các công trình công cộng lớn thể hiện vai trò của một thủ đô thuộc địa. Hebrard đã giải quyết được một bài toán khó khăn, với sự pha trộn giữa tư tưởng thực dụng và tư tưởng về thành phố hoàn hảo thừa hưởng từ Thành phố Thế giới. Đây là một phương pháp sử dụng các tư tưởng thực dụng để định hướng cho tương lai của thành phố. Ông đã phân khu chức năng của thành phố một cách rõ ràng. Kết quả là một khu vực hành chính trung tâm được xác định, mà ngày nay chính là khu hành chính Ba Đình với quảng trường và lăng Bác Hồ. Dự án cũng tính đến việc quy hoạch lại ven hồ Tây để trở thành một đường dạo lớn nhất của thành phố, đây cũng là một dạng cơ sở hạ tầng sinh thái nơi chúng ta có thể kết hợp cho các hoạt động giải trí. Hebrard cũng tiến hành thực hiện các chỉnh sửa các khu dân cư với việc thay đổi loại hình thiết kế và sử dung đất.

Phương pháp Hebrard cấu trúc trong dự án của mình một mối liên hệ vững chắc giữa các yếu tố kiến trúc, đô thị, đường dạo, chính trị và văn hóa. Bên cạnh đó là ột nguyên tắc tổ chức sắp xếp không gian hoàn hảo với: trung tâm hành chính trái tim của hệ thống, tiếp đó là các khu giải trí kết hợp với không gian xanh, các khu ở với mật độ khác nhau và cuối cùng là các khu sản xuất của thành phố.

M.Long

162

163

Paris của Đông Dương


Đà Lạt - Một trong những dự án đầu tiên của Hebrard tại Đông Dương

La Parigi del Tonkino


Ông cũng tiến hành việc giải tỏa các khu vực sản xuất công nghiệp nhỏ và đề nghị chuyển các khu vực này về một khu tập trung tại Gia Lâm, bên kia sông Hồng. [34]

Kế hoạch Kế hoạch của Hebrard là rất rõ ràng và phân biệt được các thành tố liên quan bao gồm cơ sở hạ tầng xanh và công cộng, các khu vực nhà ở. Hebrard đã đề xuất mở rộng gấp đôi diện tích Hà Nội với việc đề xuất khu vực mở rộng ở Hồ Tây nằm ở phía Tây Hà Nội; đối với phía Nam đó là khu vực hồ Bảy Mẫu. Các thử nghiệm này đã chỉ rõ tính ưu việt so với các thử nghiệm đầu tiên thời kỳ Vidieu. Ý tưởng này không chỉ là một đề xuất mở rộng đô thị mà còn là việc phân khu chức năng rõ ràng cho các khu vực đô thị cho phù hợp với mục đích, lối sống và chính sách thuế địa chính định hướng cho từng khu. Bên cạnh đó, đây không chỉ là một đề xuất tạo giá trị cảnh quan mà còn thể hiện chính sách phân khu vực xã hội, một đề xuất phức tạp hơn hẳn so với thành phố hai cực của Lyautey. Điều này đã tạo nên một thay đổi to lớn với việc xây dựng một loạt các công trình lớn và hình thái đô thị của Hà Nội đã dần được định hình như những gì chúng ta thấy hiện nay. Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ đô thị - nông thôn của thành phố.

2 11

6

1

10

3

5

4 7

8

6

Khu vực phía Tây thành phố là một trong những trọng điểm phát triển trong dự án của Hebrard. Đây cũng là các địa điểm xây dựng và quảng trường Ba Đình và lăng chủ tích Hồ Chí Minh thời gian sau này.

9

Hà Nội năm 1923 1.Trục chính 2.Khu công nghiệp mới 3.Khu trường học 4.Khu thương mại 5.Nhà ga 6.Khu ở mới 7.Khu nhượng địa 8.Cầu đường sắt mới 9.Đường dạo mới 10.Khu thể thao 11.Khu giải trí

166

Từ đây, các không gian xanh tự nhiên trước đây đã dần được thay đổi để nhường chổ cho sự phát triển của đô thị sau này, đó là trường hợp của công viên Thống Nhất và hồ Bảy Mẫu. Bên cạnh đó, các thay đổi cũng khiến cho việc định hình lại mối quan hệ giữa thành phố và con sông Hồng trở nên khác đi với việc định hình lại hệ thống đê. Các thành phần của kế hoạch Hebrard đã xây dựng kế hoạch dựa trên nguyên tắc tái phân bố khu chức năng: tăng cường xây dựng để tái sắp xếp lại các chức năng của đô thị,

167

Paris của Đông Dương


tự ngắm nhìn lẫn nhau.

Khu hành chính mới được thiết kế bởi Hebrard theo yêu cầu của Toàn quyền M. Long

Khu trung tâm, nơi có nhiều quán cafe bên hè. Dưới bóng cây me, ô tô lấp lánh đi lại, cửa sổ, vv. màu trắng làm lu mờ những ngôi làng. Như thể, ở đây là nơi chủng tộc da trắng có thể ban phát một nền hòa bình thực chất tương xứng với sự tồn tại thiêng liêng của mình” [35]

3

1.Dinh Toàn quyền Đông Dương mới 2.Dinh Toàn quyền hiện trạng được chuyển thành cơ quan của Cố Vấn Đông Dương 3.Vườn thực vật 4.Hồ Tây 5.Trường trung học Albert Serrault 6.Sân chơi trường trung học 7.Quảng trường 8.Câu lạc bộ thể thao 9.Viện nghiên cứu An Nam

1

Phong cách kiến trúc Bên cạnh việc định hình lại quy hoạch của thành phố trong tương lai, Hebrard cũng chịu trách nhiệm thiết kế của một loạt các công trình lớn. Ông đã đưa vào yếu tố văn hóa trong ngôn ngữ kiến trúc thuộc địa với các yếu tố trang trí Đông Dương dựa trên các nghiên cứu từ ảnh và các buổi đối thoại với các nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ thuộc viện nghiên cứu EFEO.

4

2

9 5

7

Rất chú trọng đến điều kiện đặc thù của khí hậu địa phương, Hebrard đã đưa vào sử dụng các cửa sổ và hệ thống thông gió tự nhiên giúp giải quyết vấn đề khí hậu địa phương.

6

8

và cũng để đảm bảo sự kiểm soát dân số và các hoạt động bản địa - luôn luôn bị lấn át bởi các hoạt động phát triển đô thị mới. Vì vậy, Hebrard đã mở rộng quy hoạch nhằm tìm kiếm một giải pháp mềm giúp điều chỉnh lãnh thổ và nhằm bảo đảm một quy tắc lý tưởng về trật tự xã hội. Đây là một thử nghiệm gợi lên ý tưởng xây dựng một xã hội hoàn hảo tại thuộc địa nhưng đơn điệu không giống với ý tưởng xây dựng một xã hội lai cho phép sự hòa hợp của nhiều đối tượng. Các kết quả đạt được đã được Marguerite Duas miêu tả như sau:

Viện bảo tàng Finot một ví dụ về ngôn ngữ kiến trúc được Hebrard đề xuất

“Trong khu dân cư đông đúc nhất chỉ có người da trắng giàu có. Để chỉ ra sự thống trị của người da trắng thì các con phố cũng như vỉa hè được thiết kế rộng lớn. Có nhiều không gian trống được xây dựng. Trên các con đường chính, trừ tiếng ô tô qua lại, còn lại là không gian tĩnh lặng. Tất cả đều rộng lớn, những vỉa hè lớn được điểm tô bởi cây xanh. Đây sẽ giống như khung cảnh của một con đường lớn trong sở thú nơi mà giống loài quý hiếm da trắng

168

169

Paris của Đông Dương


Và trên thực tế, các tòa nhà được thiết kế gần một trăm năm trước đây đã giải quyết được các vấn đề vi khí hậu mà các công trình hiện nay đang thực hiện. Bên cạnh đó là một ngôn ngữ kiến trúc hấp dẫn tạo nên nhiều nét đặc trưng hơn hẳn những công trình hiện nay. Đó là công trình Bộ Tài Chính mà nay là Bộ ngoại giao. Bảo tàng Finot, nay là trường Đại học Hà Nội và nhà thờ Cửa Bắc là các công trình có ngôn ngữ kiến trúc văn hóa độc đáo. Đây là di sản của Hebrard cho Hà Nội.

Dấu ấn của Hebrard trong công trình bảo tàng Finot mà nay là trường đại học Hà Nội

Viện bảo tàng Finot

Di sản Di sản mà Hebrard để lại cho Hà Nội là vô cùng quan trọng, một dấu ấn không thể chối bỏ cho đến nhiều năm sau. Cho đến khi những người kế nhiệm ông tiếp tục công việc bằng việc tiến hành các hành động quy mô hơn sau này. Cảnh quan đối lập Tại các thuộc địa, việc xây dựng một hệ thống cảnh quan đối lập giữa thành phố bản địa hiện trạng và thành phố mới đã được thử nghiệm bới Ngài Luis Hubert Lyautey, Toàn quyền quản lý Tây Algerie, Madagascar và Maroc.

Khủng hoảng Theo quan điểm của Hebrard, khu phố cổ 36 phố phường là một trung tâm thương mại nhộn nhịp nhưng cũng là một địa điểm cần được tác động. Tuy nhiên, bất khả thi trong việc giải quyết vấn đề đô thị, đặc biệt là sự thất bại trong trường hợp của khu công nghiệp Gia Lâm do thiếu vắng một chính sách dành cho phát triển công nghiệp thuộc địa. Việc khai thác nguyên liệu thô, mục tiêu chính trong việc khai thác thuộc địa đã không trở nên quan trọng. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã làm cho vốn đầu tư cho phát triển đô thị giảm xuống khiến cho Hebrard phải từ bỏ một số lượng lớn các dự án cho Hà Nội.

Ông được biết đến với sự nỗ lực của mình trong việc xây dựng thuộc địa theo nguyên tắc gìn giữ các quy chuẩn địa phương. Cho rằng nên có một sự hợp tác giữa một nhà quý tộc với nhân dân địa phương hơn là “lai” họ với nhau. Đây là một ý tưởng cho rằng luận thuyết thực dân cũng giống như một quy tắc của người Anh và ý định hợp tác giữa Pháp và thuộc địa cũng sẽ là một ý định tương tự’ [37]. Chính vì vậy, ông đã quyết định xây dựng một thành phố với cảnh quan đối lập như trường hợp của Bắc Phi với Medina và Ville Nouvelle.

L.H.Lyautey

170

171

Paris của Đông Dương


Khu vực hiện đại của thành phố Hà Nội thời kỳ Hebrard

Với một hàng rào, thường trong vỏ bọc của một công viên đô thị lớn, đã tách hai thế giới mà theo Lyautey là riêng biệt và rất khó để hòa nhập. Do vậy, một bên sẽ là khu vực bản địa, với những người bản địa đã sống với những truyền thống và thói quen của mình, trở thành điểm tham quan văn hóa dân gian. Còn bên còn lại chính là khu vực dành cho chính phủ thực dân. Đây chính là nguyên tắc đối lập và hai mảng đối lập này vẫn liên kết với nhau nhờ không gian đệm dưới dạng công viên cây xanh.

Palmanova 1593

“Sẽ là một sai lầm lớn để đưa ra một kế hoạch phát triển thành phố tại thuộc địa nếu không có một cuộc điều tra thực địa nghiên cứu đầy đủ các điều kiện hiện trạng. Nếu không làm như vậy, thiết kế sẽ chỉ trở thành một bản vẽ gợi nhớ lại các kiến trúc Phục Hưng” [38]. Có thể, sự khẳng định của Hebrard là một lời chỉ trích ẩn dấu đối với mô hình của Marshal, luôn luôn giống nhau tại tất cả các địa điểm của hành tinh này. Đây có lẽ là một câu hỏi về giá trị của một thiết kế chung chung và đối lập với nó là của một thiết kế có tầm nhìn tổ chức với việc xây dựng một tập hợp các chức năng liên quan đến nhau hơn là vẽ các phối cảnh đơn giản và đơn điệu. Trong thực tế thì E.Hebrard đã cố gắng để làm một thực nghiệm cho Hà Nội dựa trên mô hình của Lyautey với việc thực hiện một chiến lược đa cực thay vì một mã nhị phân đơn giản: tái phân bố lại khu chức năng và kiến trúc. Thánh phố Bonsai I Ngoài việc thiết kế các tòa nhà công cộng, E.Hebrard cũng tập trung thiết kế nơi cư trú cho tầng lớp thượng lưu, chẳng hạn như khu vực hồ Bảy Mẫu. Trong cuộc họp hội đồng thành phố đã tổ chức vào năm 1930, thuyết minh cho mở rộng phía Nam được trình bày như sau:

“Được xây dựng để trở thành khu vực đẹp nhất, bởi vì đây là khu vực dễ chịu nhất của thành phố .. Bao gồm hai hồ, một hồ lớn là hồ Bảy Mẫu và hồ khác nhỏ hơn là hồ Thiên Khương. Ngăn cách nhau bởi một không gian xanh với các con phố và thảm cỏ, tạo nên một khu vực độc nhất tại Hà Nội.” [39]

172

Một ví dụ về hiện tượng gia tăng xây dựng tự phát tại các khu phố Pháp

Sau đó, nhanh chóng trở thành nơi ở dành cho tầng lớp trung lưu Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp nhà nước và tư nhân [40]. Phong cách kiến trúc ở đây pha trộn giữa cổ điển và nghệ thuật mới Art nouveau. Tuy nhiên, các ý tưởng của Hebrard đối với khu vực này đã bị thay đổi nhiều do cuộc suy thoái kinh tế vào năm 1929. Những ý tưởng về văn hóa kiến trúc của ông đã bị đẩy ra ngoài bởi phong trào kiến trúc hiện đại. Nhưng cũng trớ trêu thay là phong cách lai này đã quay trở lại và thể hiện trên những gì mà ngày nay chúng ta gọi là thành phố Bonsai. Tìm kiếm khắp nơi ở Hà Nội, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều kiến trúc nhà ở đô thị không xác định: như một cơn thủy triều nhấn chìm tất cả. Có lẽ không ai có thể tưởng tượng được một sự thay đổi lớn về mặt mật độ như vậy. Hebrard, cha đẻ của hình mẫu này chắc chắn sẽ không thể tưởng tượng được một sự thay đổi dẫn đến sự xuống cấp của điều kiện vệ sinh và thiết kế nhà ở như vậy. Thực tế là ông không bao giờ tính được hết các điều kiện sống cho người dân nói chung mà chỉ định hướng các khu vực rộng lớn cho mở rộng thành phố. Còn ở bên trong, đó là sự phát triển tự phát của một mô hình ở nhỏ gọn, gọi là nhà ống, mà trong những năm qua đã chiếm toàn bộ đất trống có sẵn.

173

Paris của Đông Dương


Tiế n trìn h c h u yể n đổi

Sự chuẩn bị “Chuẩn bị một khu vực cho quân sự nhằm bảo vệ thành phố trong trường hợp bị tấn công, hoặc làm chậm bước tiến của kẻ thù” [41] Đây chính là tình thế đã đưa đẩy Hebrard đến với Đông Nam Á, xa rời Tổ quốc, khi mà tuyệt phẩm của đời ông là Thành phố Thế giới đã bị đánh chìm. Thời kỳ của phong cách Tân cổ điển đã kết thúc.

Thành phố Thế giới 2.0, có vị trí gần Berne 1.Công trình hiện trạng của Bit 2.Giải pháp mới cho công trình hiện trạng của SdN 3.Bảo tàng thế giới Mundaneum 4.Tháp trung tâm thương mại 5.Ga TSF 6.Sân bay 7.Nút giao thông 8.Trạm 9.Thành phố mới 10.Khu nhà hàng không 11.Sân vận động và trung tâm thể thao 12.Chiusa del Rodano 13.Hạt nhân lịch sử 14.Ga 15.Đường 16.Cầu mới

Chỉ trong vòng 10 năm, trào lưu hiện đại đã nhận chìm tất cả quá khứ. Những thiết kế của ông, mang một phong cách lãng mạn không tưởng đã bị nhấn chìm bởi cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Một thời kỳ chính thức chấm dứt. Thành phố Thế giới mới Đây là những ý tưởng của Le Corbusier - người mà mười năm trước đó đã được truyền cảm hứng từ Andersen và Hebrard - về một thành phố Thế giới mới. Vào năm 1922, khi mà Hebrard chuyển đến Đông Dương, ông đã có ý tưởng về thành phố 3 triệu dân. Đây là một thiết kế khác hẳn về tính biểu tượng và tính thẩm mỹ với Plan Voisin. Tuy nhiên, về mặt khái niệm thì cả hai ý tưởng đều hội tụ về một giấc mơ lớn: một thành phố Thế giới có thể xây dựng tại bất kỳ đâu. [42] Phương thức hoạt động Trong thành phố ba triệu dân có thể tìm thấy một số đặc điểm gợi về hệ thống cũ của Hebrard mặc dù những “gợi ý” ở đây có vẻ không còn biểu hiện nữa. Le Corbusier xây dựng một mối quan hệ mới bao gồm giữa không gian trống - công trình xây dựng; chức năng - công trình - đất; con người - máy móc.

“Toàn bộ thành phố là một công viên. Các sân thượng được phủ cỏ và các công trình được bao quanh bởi những cánh rừng. Các tòa nhà thấp hướng tầm mắt ngang trên tán lá cây” [43] Đây có thể coi là một ý tưởng tương tự như công viên Central Park, với việc coi một không gian xanh là nơi tập trung toàn bộ các hoạt động công cộng và giải trí. Đây là một cơ chế giải nén cho thành phố và cho việc mở rộng trong tương lai [44]. Cũng như trường hợp của các sân vận động hay trường đua ngày nay, khi chúng cũng được tích hợp với một loạt công năng và tiện ích đô thị. Từ một số nhận định này, có thể nói, người Pháp đã đưa mọi ý tưởng về quy hoạch của mình áp dụng vào thuộc địa.

174

175

Paris của Đông Dương


Đổi mới Điều đổi mới thực sự là việc suy nghĩ lại mối quan hệ giữa con người - công trình xây dựng, với một công thức mới về mật độ dân số. Những tòa nhà chọc trời nằm chìm trong những khu không gian xanh lớn, ngày nay đã trở thành một hình ảnh mang tính phổ biến.

“Các du khách ngồi trên chuyến bay đi từ Constantinopole đến Bắc Kinh, có thể nhìn thấy cùng với các vệt rừng là các dấu ấn thể hiện sự phát triển của một thành phố phát triển phù hợp với tinh thần con người. Đó là dấu hiệu của một công trình trí óc. Khi trời về hoàng hôn, các tòa nhà chọc trời sẽ trở nên tỏa sáng. Đây không phải là một biểu hiện nguy hiểm mà là một vẻ đẹp kiến trúc sử dụng vật liệu nhựa plastics và ánh sáng” [45] Đây là dấu hiệu tương lai của thành phố và cảnh quan của nó.

Quy hoạch thành phố 3 triệu dân

Estrusi Honk kong

Các hình thức không lý tưởng I Chúng ta có cảm giác là những mô hình lý tưởng của những bậc thầy người Pháp trên thực tế không phải bị loại bỏ hoàn toàn. Có một số ý tưởng vẫn được lưu giữ và chờ đợi thời cơ trở lại. Hãy thử tưởng tượng việc bạn cắt một miếng thịt bò thì khi lắp ghép lại nó sẽ không giống như trước. Các bản vẽ kiến trúc cũng vậy: những mảnh ghép của bản vẽ đã được xe, xét lại và áp dụng lại. Có thể lấy ví dụ tại châu Á ngày nay khi mà các tòa nhà chọc trời xuất hiện như một biểu hiện về mật độ trong các thử nghiệm tại Hong Kong hay các khu vực khác của châu Á, nơi mà thực tế vượt xa trí tưởng tượng. Hà Nội ngày nay cũng vậy, các tòa nhà chọc trời cũng xuất hiện nhan nhản khắp nơi trong không gian đô thị.

Địa chỉ :Tin Shui Mai Area 24b Năm : 2007 Chủ đầu tư : Cheung Kong Holdings Diện tích một sàn : 555m2 Số tầng : 47 Số căn hộ: 368 (8 căn/ tầng) Dân số : 1600

Sứ mệnh chung Dù cho đó là thành phố Thế giới của Hebrard hay Le Corbusier, thì số phận của chúng là giống nhau. Phiên bản đầu tiên thì không thể tìm kiếm được nơi để biến nó thành hiện thực khắp nửa lãnh thổ châu Âu. Trong khi đó, phiên bản thứ hai thì cũng phiêu lưu tại nhiều lục địa rồi cũng bị đi vào lãng quên. Nếu như chúng ta coi thành phố Thế giới là một lý tưởng của thế kỷ chúng ta và không tưởng có nghĩa là một cái gì đó gợi lên một hy vọng. Thì chúng ta sẽ không thể nói như vậy được khi trào lưu duy lý phát triển vào một vài năm sau.

176

177

Paris của Đông Dương


Tr iể n lãm th u ộ c địa

Quảng cáo mời tham quan triển lãm thuộc địa

Quảng cáo triển lãm thuộc địa

Ảo ảnh Triển lãm đã cho du khách một ảo giác về một cuộc hành trình vòng quanh Thế giới thuộc địa: xung quanh hồ Daumesnil, du khách có thể đi du lịch mà không cần tốn sức, như thể bạn chỉ lướt trên ván nhựa và trượt từ thuộc địa này sang thuộc địa khác; từ một cung điện Ma-rốc đến các đường phố của một ngôi làng Sudan, bước vào nhà thờ Hồi giáo lớn của Djenne trước khi thăm phiên bản bê tông và thép của ngôi chùa Khmer Angkor Wat [47]. Tại rừng Bois de Vincennes, công viên chủ đề ở châu Âu lần đầu tiên được mở. Quy mô một trăm mười ha, phân chia giữa các quốc gia tham dự, không quá nhiều quốc gia tham gia thật sự, như Ý, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Bỉ và Hoa Kỳ. Chương trình Chương trình triển lãm của Pháp rất rõ ràng: mục đích là khiến cho các thuộc địa của đế chế nhận thấy vẻ đẹp của kiến trúc chính quốc vượt xa hiện thực khắc khổ và ảm đạm. Được chia làm 4 khu vực: Khu vực thông tin - nơi tập trung các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm địa phương; Khu vực thuộc địa của Pháp được tập trung ở phía nam hồ; tiếp đó là khu vực sở thú với các giống ngoại lai; cuối cùng, đó là khu vực gian hàng của các quốc gia tham gia.

Triển lãm thuộc địa Trên đây là một thông báo của hãng bánh bích quy Brun, nhà tài trợ cho triển lãm thuộc địa quốc tế tại Paris từ tháng 6/1931 cho đến tháng 2/1932. Sau Bordeaux và Marseille, triển lãm được tổ chức tại Thủ đô Paris.

Hiệu ứng Sau khu vực thông tin, một đài phun nước ánh sáng mở rộng ra đại lộ các thuộc địa của Pháp với con đường dẫn đến một tòa tháp khổng lồ cao 80m, đài tưởng niệm cho lực lượng vũ trang. Không phải ẩn ý, nhưng điều đó nói lên là chỉ có sức mạnh quân sự mới bảo đảm được hòa bình tại vung thuộc địa. Hai bên được sắp xếp các mẫu nhà của các quốc gia thuộc địa cho tới khi đi đến khu vực trung tâm là Đông Dương. Khu vực này bao gồm các cung điện, đền thờ và gian hàng chiếm một phần mười không gian có sẵn. Tiếp sau đó con đường mở rộng để nhường chỗ cho quảng trường Đông Dương. Với một bên là An Nam, Campuchia, Cochinechine và Bắc Bộ; mặt khác, là một số bản sao của Angkor Wat. Các gian nhà mô phỏng của kiến trúc địa phương được giới thiệu bới các dân tộc bản địa.

Nước Pháp vui mừng chào đón đế quốc 100 triệu dân của mình. Có nhiều câu châm ngôn xung quanh vấn đề này như: “Một chuyến du lịch vòng quanh Thế giới trong 4 ngày” hay “ Tại sao bạn phải đến thăm Tunisie trong khi bạn có thể đến chơi ngoại ô Paris ?” Luc này, ngoại ô Paris vẫn chưa xuất hiện...

178

179

Paris của Đông Dương


Một phiên bản tuyệt đẹp đền Ankor-Wat của Campuchia bằng bê tông và thép

Bản đồ các gian triển lãm

Các nghi lễ, lễ rước tôn giáo, múa bản địa, các sự kiện dân gian, món ăn và đồ uống được diễn ra từ sáng cho đến đêm mỗi ngày, kéo dài trong 7 tháng, đây là một phiên bản của Disneyland ở trung tâm của Paris. Về đêm, đài phun nước được chiếu sáng tạo ra các hiệu ứng ngoạn mục, trong khi các phía hồ đã diễn ra rất nhiều các hoạt động giải trí. Trong phông nền Ankor Wat nhấp nháy, là những điệu nhảy ồn ào. Triễn lãm này cũng không khác gì một vườn thú lớn nơi con người thuộc đia cũng là một loại được đem ra triển lãm. Kết quả cuối cùng giống như một ly conktail được pha trộn rất kỹ, vừa mang tính giáo dục, vừa minh họa các hoạt động và thành quả của Pháp tiến hành trong lãnh thổ của mình, trong đó hiện lên những khía cạnh về hạnh phúc và đắng cay của các dân tộc thuộc địa. Nó giống như một nhà hát đen tối…

Những người nông dân đồng bằng sông Bắc Bộ Trong vùng đất thuộc địa thần tiên, nơi mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều có thể, tại phòng “Bắc Bộ” xuất hiện lần đầu tiên một công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về đồng bằng sông Hồng, thực hiện bởi nhà địa lý không tên tuổi, Pierre Gourou. Hà Nội đã và đang nằm ở phần đầu của hai nhánh chính của sông, tạo nên vùng đồng bằng phù sa màu mỡ bao phủ diện tích mười lăm ngàn cây số vuông. Có đến hơn 8000 làng xã tại khu vực này khiến cho đây trở thành một trong những khu vực đông dân nhất thế giới với dân số khoảng hơn 6 triệu người như Pierre Gourou đã chỉ ra (1931) [49]. Trong cuốn sách “Những người nông dân đồng bằng Bắc Bộ”, một công trình tiên phong trong nghiên cứu xã hội nông thôn với sự khảo sát hai nghìn làng, Gourou đã không ngần ngại chỉ ra rằng: đây là biểu hiện của một mối quan hệ hoàn hảo giữa con người và thiên nhiên. Thoát ly khỏi nó thì mọi thứ sẽ hoàn toàn biến mất. [50] Tác phẩm đặt nền tảng cho địa lý nhân văn của Pierre Gourou

Thành công Trong 193 ngày, người ta đã bán được gần 33 triệu vé vào cửa với 8 triệu khách tham quan trong đó bao gồm 4 triệu khách ở Paris, 3 triệu khách từ các tỉnh thuộc Pháp và 1 triệu khách nước ngoài. [48]

180

181

Paris của Đông Dương


Một hệ thống mong manh Gourou chỉ trích sự xâm lấn của các công trình của Pháp quốc, như việc xây dựng nhà thờ Thiên chúa, trường học hay bệnh viện - một yếu tố hoàn toàn xa lạ đối với cảnh quan nông thôn Việt Nam, đã trở thành một vấn đề lớn đối với cảnh quan và môi trường bản địa. [51] Đây là một sự đáng lo ngại đối với hiện tại.

Tiền thân Tầm nhìn của ông bây giờ có thể được gọi là phát triển bền vững, điều này rõ ràng là mâu thuẫn với việc ưu tiên mở rộng một cách chóng mặt hệ thống khai thác thuộc địa. Toàn bộ các đề xuất của ông bị cho là một lý luận phi thực tế và Ủy ban đã được giải thể tháng 3 năm 1937. Các vấn đề nông dân là một thùng bột trộn với nhiều quan điểm khác nhau. Gourou biết điều này. Ông đã không còn xa lạ đối với phong trào giải phóng ngầm của Việt Nam. Trong số đó có các học sinh của mình tại trường trung học Albert Sarraut, có những học sinh xuất sắc đã hỗ trợ miệt mài cho ông trong các nhiệm vụ nghiên cứu khu vực đồng bằng, bao gồm cả Võ Nguyên Giáp [54], người sau đó đã nghiên cứu địa hình của nhà ở nông thôn. Trong tương lai người học sinh này trở thành tướng Giáp, tác giả của chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng với Trường Chinh, là các nhà tư tưởng cốt yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã công bố vào năm 1937 luận cương về “Vấn đề của nông dân”. Đây là bản tuyên ngôn cho các cải cách kinh tế và chính trị cấp tiến, dựa trên cơ sở của cuộc đấu tranh giành độc lập trước đế quốc Pháp.

Trong cuốn “Những người nông dân đồng bằng Bắc Bộ”, Gourou nhấn mạnh khả năng thích ứng sinh thái mà các nông dân ở miền Bắc Việt Nam đã xây dựng với môi trường và các làng mạc. Nó giống như thành một mạng lưới dày đặc, để duy trì và kiểm soát lãnh thổ một cách chi tiết nhất.

P.Gourou

Nghiên cứu địa lý cảnh quan không phải chỉ ra mối quan hệ giữa hai điều kiện là môi trường xây dựng và các yếu tố khác của con người, mà là cần phải xem xét đầy đủ ba yếu tố: môi trường xây dựng, nền văn hóa và sự tương tác của các yếu tố con người. [52] Gourou đã cảm nhận được sự mong manh của các hệ thống của đồng bằng Bắc Bộ trước sự phát triển và xâm lấn từ bên ngoài, và đó là lý do tại sao tầm nhìn của ông được xem là bảo thủ. Cần giữ gìn truyền thống của các làng và những kỹ thuật mà nông dân sử dụng, nhờ vậy các hệ sinh thái sẽ còn nguyên vẹn. Trong những năm bảy mươi, tại Pháp nổi lên phong trào phê bình gay gắt quan điểm này khi nói đây là các nước “thế giới thứ ba” theo chủ nghĩa Mác trì trệ phát triển trong khi cần đấu tranh cho độc lập kinh tế. Ủy ban Guernut Trên thực tế thì năm 1936, khi trở lại Paris, Gourou đã được mời vào Ủy ban Guernut [53] - đặt theo tên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Henri Guernut - được thành lập với mục đích đánh giá các chính sách phát triển và quan hệ đối với các dân tộc bản địa tại các thuộc địa Tại đây, Gourou đã chuẩn bị chi tiết một một chương trình phát triển Đồng bằng Bắc Bộ phù hợp với vùng đất này trên quan điểm hợp tác với người bản địa. Một chương trình dựa trên nền tảng là sự hiện đại hóa nông nghiệp thông qua việc thực hiện các kỹ thuật canh tác của địa phương; sự tái phân bố của đất nông nghiệp và hoạch định phát triển của địa phương; tổ chức trong một mạng nhỏ của cho phát triển công nghiệp. Liệu đây có phải là một phiên bản của đô thị sinh thái hiện tại ?

182

Một vấn đề mở Các câu hỏi về quá trình chuyển đổi / tiến hóa của một không gian nông thôn vẫn còn là một câu hỏi mở. Bối cảnh hiện nay đã hoàn toàn khác so với năm 1936 với sự xuất hiện của thành phố lai đô thị - nông thôn Metrorurale. Khu vực này ngày hôm nay, bên cạnh việc duy trì nông nghiệp của mình, có lẽ nó còn được xem là khu vực tốt nhất cho đô thị lan tỏa với những khu nhà ở dày đặc mới. Địa hình đồng bằng sông Hồng

183

Paris của Đông Dương


Đồng bằng Bắc Bộ

So sánh quy mô Paris của Đông Dương


Làn sóng thứ hai

Với một mật độ tương đương với một nghìn người trên một cây số vuông, hơn gấp đôi so với ước tính theo lý thuyết của Gourou. Hiện nay nó bị ảnh hưởng bởi các cơ chế kiểm soát về sử dụng và tiêu thụ đất, nơi mà cơ sở hạ tầng tiềm năng vẫn còn trong thời gian phát triển, thì một ngày nào đó có thể trở thành bàn đạp cho một sức mạnh khủng khiếp. Với các tuyến đô thị và các cấu trúc phân nhánh, bạn có thể tổ chức và sắp xếp khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên. Chúng ta cần làm việc dựa trên những thực tế hỗn loạn và điều chỉnh nó thay vì chỉ đề ra những chính sách không hợp lý để chống lại nó.

Di sản Vào năm 1930, Henri Cerutti-Maori đã trở thành người đứng đầu sở quy hoạch và kiến trúc đô thị của Hà Nội. Hebrard đã để lại một hệ thống di sản với các kế hoạch đầy tham vọng, nhưng phần lớn chưa được thực hiện. Những người đã thừa hưởng di sản này của ông là Phó phòng Cerutti-Maori và George Luis Pineau. Thời kỳ hưng phấn của thành phố mới Ville Nouvelle, cuối cùng đã kết thúc. “Với vai trò là một thủ đô thì các chức năng được xây dựng cho Hà Nội phải là đặc thù mà các thành phố khác không có. Kế hoạch phát triển mới phải đưa thành phố lên một mức độ phát triển to lớn và đặc trưng. Đây là những gì như Tarde đã nói là một sự tiến hóa từ cái chung chung thành cái đặc thù, điều quan trọng ở đây là phối hợp tốt các chức năng trong cùng một hệ thống. [..] Ba vấn đề cần ưu tiên là vệ sinh, giao thông và thẩm mỹ [56].

Một cây cầu ở Sơn Tây - một ví dụ về sự hòa hợp giữa kiến trúc và cảnh quan tự nhiên

Giai đoạn thứ hai được đánh dấu với một bài viết của G. Pineau đã định hướng cho một sự phát triển mà theo đó cần định hình lại một số tuyến đường và khu dân cư của thành phố. L.G.Pineau

Biệt thự tại khu hồ Bảy Mẫu

186

187

Paris của Đông Dương


Le Plus Grand Hanoi (Một Hà Nội mở rộng) Các ý tưởng hoàn hảo được nêu trong các mô tả trong bài viết “Le plus Grand Ha Noi “ (Một Hà Nội mở rộng) [57] đã cho thấy một tầm nhìn cho khu vực phía Nam thành phố với khu ở hồ Bảy Mẫu. Thông qua một loạt các lý luận, Pineau đã mô tả về một sự tổ chức lại hệ thống các con đường và phố nhỏ, cùng với đó là cách liên kết chúng với các không gian công cộng. Bài viết của Pineau

Chi tiết nội thất

Nằm trong một khu vực có mật độ thấp, khu ở mới được sẽ được xây dựng bên bờ hồ Bảy Mẫu, nơi sẽ có một công viên mang tính giải trí và thư giãn nối liền với hồ Thiền Quang. Ở phía Đông, sẽ là khu vực với những con đường mới được xây dựng nhằm điều phối lại giao thông. Dự án phần lớn vẫn còn nằm trên giấy tờ, trừ phần công viên và hồ mới, đây là nơi mà trong thời kỳ Liên Xô sẽ được chuyển thành các khu công viên công cộng. Cơn mưa xây dựng thứ II Toàn quyền Decoux mong muốn thể hiện một bộ mặt tiến bộ của Đông Dương nên đã yêu cầu Cerutti và Pineau tuân theo các quy tắc về kiến trúc và đô thị của chính quốc. Theo đó là một cơn mưa xây dựng thứ II với các công trình lớn như Nhà băng Đông Dương do Georges Andre Trouve thi công từ giữa năm 1925 và năm 1930; Câu lạc bộ thể thao Pháp của Jacque Lagisquet năm 1930, tại khu vực Ba Đình, có một khu vực hiện tại là nơi dưỡng lão cho các Đảng viên lão thành của Đảng Cộng sản [58]; văn phòng của Shell, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ; và bưu điện, một công trình ghép Pháp - Nga, hoàn thành vào năm 1960 [59].

Toàn quyền Decoux

Kế hoạch Không những thay đổi phong cách kiến trúc cho phù hợp, Cerutti và Pineau cũng nghiên cứu phương án mở rộng quy hoạch cho thành phố và phương án chính thức được công bố vào năm 11943. Mọi thứ đều rất rõ ràng là phương án này đã thừa hưởng những di sản của Hebrard để lại. Một khu vực đô thị mới đã được thiết kế cho khu vực phía Nam của thành phố; cùng với đó là một khu hành chính; một khu đại học mới và một trường đạo tạo nhân viên chính phủ. Trong cùng một khu vực này, một bệnh viện cũng được thiết kế đó là bệnh viện René Robin, sau này là bệnh viện Bạch Mai, một bệnh viện rất nổi tiếng trong quảng thời gian kháng chiến chống Mỹ [60]. Một dự báo không chắc chắn “Những hình ảnh về quy hoạch của thành phố năm 1943 là không có gì đáng kể và thừa hưởng lại các đặc điểm của các phương án quy hoạch trước đó. Tài liệu này không có gì khác hơn là một báo cáo về Hà Nội trong giai đoạn thay đổi. Các nhà quản lý, các nhà hoạch định, các nhà địa lý, các chuyên gia về công trình cổ đã không thể thoát khỏi cái cũ” [61] Nhận định của France Mangin, một học giả về di sản kiến trúc Hà Nội, là vô cùng gay gắt. Đó là sự thiếu ý tưởng về một thành phố. Hebrard, trong khi thực hiện công việc của mình, đã cố gắng giải quyết vấn đề một cách thiết lập các mối quan hệ chức năng và thẩm mỹ không chỉ trên phạm vi một lãnh thổ rộng mà còn quan tâm đến các mối quan hệ hiện hữu khác.

Mặt cắt công trình ngân hàng Đông Dương. Ở đây, kiến trúc sư đã sử dụng các cửa sổ trần để bảo đảm thông thoáng tự nhiên. Trên mặt cắt này, khu vực bên phải là khu vực văn phòng

188

189

Paris của Đông Dương


Hebrard hoàn toàn hiểu được rằng, bên cạnh các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, đó còn là vấn đề hoạt động và không gian công cộng tại từng mức độ và khu vực khác nhau. Ông biết rằng quá trình hiện đại hóa chỉ có thể diễn ra với sự hiểu biết về các địa điểm trong thành phố và môi trường xung quanh các địa điểm ấy. Bản quy hoạch đã được trình bày cách đây 10 năm, không chỉ thể hiện một lý luận sâu sắc về quy hoạch mà còn là một bản thể hiện rõ ràng các chức năng phù hợp cho một thành phố là Thủ đô của vùng thuộc địa: một quy hoạch đã để ý đến các vấn đề lãnh thổ của khu vực nghiên cứu như sự dồi dào của các không gian mặt nước, cánh đồng và làng nông nghiệp.

Nhìn vào quy hoạch của Hà Nội đến năm 2020 và năm 2030, bản quy hoạch cũng chỉ ra một sự tương đồng và gợi lên các nguyên tắc phân khu chức năng và mở rộng lãnh thổ. Cùng với đó là việc tăng cường các cơ sở hạ tầng giao thông. Có lẽ có thể coi đây là một công thức phát triển chung cho đô thị.

Cuốn sách Space,Time and Architecture (Không gian, thời gian và kiến trúc) của S.Gidieon

Khu vực hồ Bảy Mẫu theo thiết kế của Pineau

Mô hình Futurama của N.B. Geddes đang trong giai đoạn xây dựng tại khu nhà GM trong khuôn khổ triển lãm 1939

Cơ hội bị bỏ lỡ Luis George Pineau không phải là một kẻ ngốc. Ông đã nhận được một nền tảng giáo dục tốt, được học tập tại Paris và tại Đại học Harvard. Ông biết những khuynh hướng của thời kỳ đương đại. Đó là khuynh hướng của NewYork, khi Norman Bel Geddes đã trình bày tầm nhìn của mình về tương lai Futurama. [62]. Ông cũng là một thành viên của CIAM, và duy trì một mối quan hệ thường xuyên với những nhân vật như Sigfried Giedion, tác giả của cuốn “Không gian, thời gian và kiến trúc” (1941), đã tán dương các con đường tiến vào kỷ nguyên hiện đại; và Cornelis Văn Eesteren, người đồng sáng lập De Stijl, tác giả của bản tuyên ngôn: “Hướng tới một xây dựng tập thể “và chịu trách nhiệm về kế hoạch mở rộng của Amsterdam 1936. Pineau cũng chịu trách nhiệm thiết kế ở hội chợ thuộc địa nổi tiếng năm 1931 với việc đưa ra thiết kế một con đường của khu phố cổ Hà Nội, được đặt gần gian nhà “Bắc Bộ” [63] - nơi Pierre Gourou đã trình bày nghiên cứu của mình về dân cư đồng bằng Bắc Bộ. Không thể quên được rằng, trong bối cảnh các khái niệm về quy hoạch vùng còn đang để ngỏ, thì các phát biểu, đề xuất liên quan như vậy đến Hà Nội là không thể thực hiện được, chỉ trừ có một giai đoạn ngắn ngủi thời kỳ Herbrard, với “ứng dụng của một mô hình nhập khẩu”. Đây là một mô hình lý luận chứ không phải các ứng dụng thực tế vào thay đổi cảnh quan, hệ thống đô thị. Thành phố Hà Nội trong các thời kỳ không bao giờ được thể hiện quá phạm vi hành chính. Nếu Gourou biết đến những thử thách của Hà Nội do đây là một địa điểm trung tâm của một hệ thống vô cùng các làng nông nghiệp. Thì Pineau chỉ chú trọng đến các yếu tố mang tính kỹ thuật, hoạt động và thẩm mỹ. Một góc nhìn khác Pineau có lẽ đã bỏ lỡ cơ hội để nghĩ về một mô hình cho một nền văn hóa mới, nơi mà môi trường sản xuất nông thôn có thể tích hợp trong các hoạt động và hình thức sống mới. Một dự án khác cũng đã được trình bày vào năm 1944 bởi một người Đức sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Mặc dù có sự khác biệt rất lớn giữa hai bối cảnh, kinh tế và môi trường xã hội, đề xuất một mô hình phát triển đô thị kết hợp với sản xuất nông nghiệp vẫn khơi dậy nhiều quan tâm.

190

191

Paris của Đông Dương


Quy hoạch Hà Nội những năm 40

Mạng lưới đô thị

192

193

Paris của Đông Dương


Q u y mô vù n g

cố gắng để thực hiện một mô hình giảm mật độ cho lãnh thổ - tại đây, sẽ có sự cùng tồn tại và sự cân bằng giữa các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp trong một không gian và cảnh quan chung của thành phố. Một lượng lớn các khu ở và dịch vụ sẽ được đặt xen kẽ với các không gian xanh, tự nhiên hoặc nhân tạo. Tất cả hoạt động của tổ chức này được bảo đảm bởi cơ sở hạ tầng cốt lõi mạnh mẽ, cho phép các phương tiện qua lại liên tục. Trong phối cảnh bên, chúng ta có thể thấy một tổ chức với các dải dân cư, khu vực sản xuất và không gian xanh đan xen lẫn nhau. Đây là “nền tảng của một vùng có khả năng duy trì và là một công cụ cần thiết để bảo vệ đất nước và đảm bảo an ninh cho người dân. “ [66]

Bối cảnh Trong thời kỳ giữa Chiến tranh Thế giới lần II, dưới thể chế gồm chính phủ cộng hòa Vichy và Nhật Bản, Ceruti và Pineau đứng trong một tình cảnh mà họ chỉ có thể thực hiện công tác quản lý hơn là việc thực hiện các phương án đề xuất mới cho Hà Nội. Bỏ lại các ý định đề xuất cho một tương lai và tầm nhìn của thành phố, họ tiếp tục thực hiện công tác xây dựng các công trình và cơ sở hạ tầng theo các quy hoạch cũ của Hebrard. Khắp nơi trên Thế giới, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh, người ta bắt đầu nghĩ đến một tương lai gần. Năm 1944, Hilberseimer đã đề xuất thành phố phân cấp hay nói khác hơn: đô thị quy mô vùng như là một thành phố vườn [65]. Có lẽ sinh ra trong thời kỳ Đại khủng hoảng năm 1929, nơi mà toàn bộ khu công nghiệp chịu cảnh suy giảm không thể tránh khỏi. L. Hilberseimer đã

Thiên nhiên và cảnh quan Các khu vực ở là một hệ thống có thể thích ứng với bất kỳ nơi nào, cho phép sự kết hợp hoàn hảo giữa nó với các cảnh quan tự nhiên hay nhân tạo, dựa trên cơ sở địa hình và tài nguyên của khu vực đó. L.Hilberseimer

Thành phố nông nghiệp lan tỏa 1.Cơ sở hạ tầng giao thông 2.Dải phân cách 3.Khu vực công cộng và thương mại 4.Khu ở 5.Khu nhà sản xuất 6.Khu đất nông nghiệp

Bản chât của dự án được coi là một yếu tố nhân tạo để phục vụ con người. Các đơn vị được bao quanh bởi một thảm thực vật dày - tạo nên một mô hình mật độ thấp cho phép thiết lập một mối quan hệ trực tiếp với môi trường. Những cây và bụi cây ẩn giấu những ngôi nhà, trong khi các tòa tháp đứng cao chót vót vươn lên khỏi rừng cây. Những khu vườn rau đặt trong vùng lân cận của các khu ở, được sử dụng cho các mục đích giải trí và canh tác nông nghiệp - nó cũng giống như trong một hệ thống sản xuất nhưng dưới hình thức của công viên. Do đó làm giảm chi phí bảo trì và giảm mật độ. Lý do giải trí được gắn liền với sản xuất, sử dụng đất không gắn liền với địa điểm hoặc các tòa nhà với chức năng đặc biệt là để tạo thành một chiến lược để chuyển đổi nhận thức của các công dân từ quan sát thụ động sang một thành viên cộng đồng năng động. Do đó, xây dựng một hình ảnh của người nông dân bán thời gian.

6

1 5 3

2

Mô hình nhà ở kiểu Mỹ hiện nay đã trở nên phổ biến tại Hà Nội 4

194

195

Paris của Đông Dương


Cơ sở hạ tầng Các cơ sở hạ tầng được tổ chức theo một mạng lưới do các khoảng trống giữa các tòa nhà cao tầng. Từ đó, xuất hiện sự kết hợp của một hệ thống mở của đường cao tốc và các cấu trúc xương cá khép kín. Nút giao thông và điểm dừng đã được thay thế bởi hệ thống của các bùng binh, dẫn đến ngõ từng khu nhà. Công trình Các công trình cao tầng đô thị được kết nối bằng hệ thống đường xương cá. Nhà ở, thương mại, bãi đỗ xe và khu vực giải trí được phân cách bởi rõ ràng vùng phân giới cắm mốc. Các tòa nhà công nghiệp đã được đặt ngoài vành đai xanh. Khu vực hành chính và thương mại được đặt gần các cụm dân cư.

Cấu trúc lãnh thổ

Phương pháp Đánh giá đối với Hilberseimer là vô cùng quan trọng. Ông không có đủ dữ liệu cập nhật cho dự án: do đó phương pháp tiếp cận ở đây là phương pháp lý luận lịch sử. Đây là một cách nhìn nhận lại quá khứ để hoạch định tương lai. Đây là phương pháp được sử dụng đối với thành phố 3 triệu dân của Le Corbusier. Hilberseimer rất hâm mộ dự án này mặc dù theo ông thì số liệu về mật độ như vậy có thể chưa chính xác do Le Corbusier đã có tính toán sai về cách tính nhà. Với cách tính mới chuẩn xác hơn thì ta có thể giải thích được các con số của nhà kiến trúc sư người Pháp trong trường hợp thành phố phân cấp này.

Sự chuyển đổi Lời tiên tri của Doumer đã trở thành sự thật Năm 1920, với sự gia tăng vốn đầu tư và tăng trưởng kỷ lục do sự gia tăng theo cấp số nhân của xuất khẩu từ Đông Dương, kết hợp với sự phát triển công nghiệp chưa từng có [67], đó là một sự mở rộng các hoạt động sản xuất liên quan đến đường, xà phòng, dệt may và nhiều loại hàng tiêu dùng khác. Đô thị chậm phát triển bắt đầu theo bước chân của cuộc cách mạng công nghiệp. Những hình ảnh của các thị trấn êm đềm đã bị thay thế bởi các thành phố của thời đại máy móc với ô nhiễm và tiếng ồn [68]. Dân số Hà Nội đã gia tăng gấp đôi: năm 1931, số dân Hà Nội là 128000 người [69]. Năm 1929 là một năm quan trọng. Với hậu quả của cuộc Đại suy thoái đã hủy hoại nền kinh tế và khu nông nghiệp của thành phố. Điều này dẫn đến tình trạng di cư về đô thị khiến cho mật đô ở đây tăng cao. Năm 1937, có đến 154000 người đã phải chen chúc trong một điều kiện sống kém trong các khu vực rìa khu phố Pháp và khu phố cổ. [70]

“Có vẻ như đây là những thay đổi trong năm thế kỷ nhưng lại kéo dài chủ trong năm mươi năm” [71]. Đây là những nhận định được viết bới anh em thi sĩ Hoài trong quyển “Một thời đại trong thi ca” năm 1941. Những hiện tượng mới như tắc đường, sự hình thành một giai cấp trung lưu Việt Nam - được học hành tốt và làm việc cho chính quyền Pháp, sự hình thành giai cấp vô sản thành thị, các tệ nạn như nông dân không đất, mại dâm và sử dụng thuốc phiện... khiến cho thành phố trở thành một thùng thuốc nổ. Đáng nhớ là những câu chuyện trào phúng về cảnh sống hàng ngày của con người ở Hà Nội, được viết bởi một số nhà văn nổi tiếng như Vũ Trọng Phụng, với chân dung cuộc sống hàng ngày của một người lái xe kéo trong tác phẩm của ông [72].

Một thử nghiệm xây dựng khu ở kết hợp với cảnh quan

Lời tiên tri của Doumer đã thành hiện thực. Trong bối cảnh đó, các quy hoạch không thể thực hiện thành công được và bên cạnh đó là các hoạt động đấu tranh chống lại người Pháp.

196

197

Paris của Đông Dương


Nguy cơ III Trong năm năm chiến tranh, Hà Nội đã chịu sự tác động của cuộc xung đột. Vào đầu năm 1945, một máy bay ném bom đêm của Mỹ đã san bằng trung tâm triển lãm này, mà trong năm 1902, Triển lãm quốc tế Đông Dương đã được tổ chức tại đây.

Hoạt động đấu tranh này được ảnh hưởng rất lớn từ Tôn Trung Sơn, người đã đến Đông Dương trong những năm từ 1907 - 1909. Chiến lược của họ là tổ chức các hoạt động du kích và xây dựng một mạng lưới những thành viên quan trọng tương lai của Đảng Marxist Việt Nam [73]. Đó là Nguyễn Ái Quốc đã đến các tỉnh thuộc Trung Quốc học hỏi kinh nghiệm vào năm 1924. Từ năm 1942, được biết đến với cái tên Hồ Chí Minh. Tháng 5/1929, tại số 5 Hàm Long, trong một căn gác của một ngôi nhà nhỏ, ông đã soạn thảo ra luận cương chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam [74]. Lúc này, Hebrard đã mãi rời xa Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thời kỳ Nhật chiếm đóng Sự kiện Chiến tranh Thế giới lần thứ II đã khiến cho sự liên lạc giữa chính quốc và thuộc địa giảm thiểu tới mức tối đa. Thông tin liên lạc chỉ dừng lại ở mức độ điện tín. Và Nhật đã tiến hành chiếm đóng vào tháng 6/1940. Nước Pháp đã bỏ sang một bên niềm tự hào quốc gia để bắt tay hợp tác kinh tế với Nhật Bản trong vòng 5 năm dưới thời kỳ Vichy.

Với vị trí chiến lược gần với nhà ga xe lửa, quân Nhật đã nhanh chóng chiếm đóng và sử dụng nơi đây như một doanh trại. Ngày nay, nơi đây là Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô. Quảng trường đấu xảo của Triển lãm năm 1902, sau này là viện bảo tàng M.Long bị Mỹ phá hủy năm 1945. Ngày nay, đây là nơi Cung Văn hó hữu nghị Việt Xô được xây dựng

Với hiệp ước Matsuoka-Henry ngày 30 Tháng Tám năm 1940, Pháp đã công nhận Nhật Bản là thủ lĩnh tại các vùng lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp, trong khi quân đội viễn đông tiến hành rời Paris với sự dẫn đầu của Tướng Jean Decoux, toàn quyền tại các vùng thuộc địa [75]. Khác với cuộc chinh phục đẫm máu ở Trung Quốc, sự chiếm đóng của Nhật lại diễn ra gần như trong hòa bình. Hai quốc gia đã hộ trợ lẫn nhau trong thời gian này. Thời kỳ chính quyền De Gaulles Chính quyền của Vichy sụp đổ vào tháng 8 năm 1944. Sau đó, De Gaulle đã tiến vào Paris và lập ra chính phủ mới và tuyên bố thoát ly khỏi Hiệp ước Vichy - Tokyo và tuyên bố chủ quyền đối với tất cả thuộc địa của mình tại mọi địa điểm trên Thế giới. [76] Sau đó, Nhật đã tiến hành nhiệm vụ Mei vào ngày 9 tháng 3 năm 1945 [77]: không có bất kỳ sự đổ máu nào, tướng Decoux bị bắt giam. Nhật đã bầu ra một chính phủ bù nhìn mới của Trần Trọng Kim và vua Bảo Đại [78]. Sau đó, Nhật đã tiến hành những thay đổi và ra lệnh không sử dụng tiếng Pháp và thay vào đó là ngôn ngữ bản địa. [79]. Nhưng tất cả không kéo dài được lâu, Nhật Hoàng Hirohito đã ký hiệp ước đầu hàng vô điều kiện do thua trận trong chiến tranh Thế giới lần II. Quyền lực bỏ trống lại quay về tay người Pháp.

Một thông báo của không quân Mỹ yêu cầu nhân dân không sống gần khu vực quân sự

198

199

Paris của Đông Dương


Trong bối cảnh này, Hồ Chí Minh đã có cơ hội hành động. Mặt trận Việt Minh đã tiến hành cuộc Cách Mạng Tháng Tám. Mọi người tràn ra đường trước cửa nhà hát lớn, biểu tượng của Pháp quốc. Cờ cũng tung bay trên cổng dinh Bắc Bộ phủ sau cuộc tấn công của Việt Minh. Nguyễn Huy Khôi, từ trên ban công của nhà hát lớn đã tuyên bố thời kỳ cách mạng của Việt Nam. [80] Vào cuối tháng, Vua Bảo Đại thoái vị và ngày 02 tháng 9 năm 1945, Võ Nguyên Giáp, vị tướng cảu chính phủ mới, giới thiệu Hồ Chí Minh, tương lai là Thủ tướng kiêm Chủ tịch nước - trước một đám đông khổng lồ - , đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. .

Cuộc tấn công vào Bắc Bộ Phủ sau khi quân Nhật rút lui

Đây là một chính sách chính xác đối lập với chính sách của Khối thịnh vượng chung Anh. Đáp lại, vào tháng Mười năm 1946, bỏ qua những tuyên bố của châu Âu, Bác Hồ đã tạo ra lực lượng thứ ba của chính phủ và loại trừ các phe phái không thuộc Việt Minh [81]. Việt Nam trở lại là một thuộc địa, nhưng Hà Nội vẫn tiến hành chống cự trong vòng tám năm trong vây hãm. Chiến tranh Đông Dương do đó đã bắt đầu. Một cảnh quan thất vọng Thành phố đã phải chịu rất nhiều thử thách. Nạn đói năm 1945 đã cướp đi hàng nghìn sinh mạng. Trong khi người Nhật có nguồn dự trữ gạo khô thì các nguồn cung cấp gạo từ nông thôn là khan hiếm do Đồng minh đánh bom vào các cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế đã hoàn toàn bị thay đổi. Các đối tác thương mại trong 5 năm qua đã kết thúc cùng với cuộc chiến tranh Thế giới lần II. Cuộc đấu tranh giữa quân đội Pháp và các lực lượng vũ trang là vô cùng gian khổ. Năm 1947, 101 lính Việt Nam đã tiến hành tấn công tái chiếm khu vực phía Bắc khu phố cổ. Thành phố đã trở nên hư hại: người ta ước tính rằng, từ 1948 - 1949, chỉ có khoảng 10000 người là sống tại nhà của họ [82]. 21% các khu vực của Hà Nội đã bị hủy diệt hoàn toàn, và 8% bị hủy hoại một phần [83]. Mặc dù ở trong tình thế khó khăn, nhưng có vẻ như quân Pháp là bên thắng thế. Và rồi, thành phố bị bao trùm bởi một không khí yên tĩnh kinh người. Các cuộc chiến biến mất. Năm 1949, người dân bắt đầu trở lại thành phố và đạt con số 292575 người vào năm 1952 [84]. Một sự thay đổi ấn tượng. Thành phố Bonsai II Một bài viết xuất hiện tháng 3 năm 1953 được viết bởi A.Franck, phóng viên tờ báo L’Entente Hà Nội [85], ước tính khả năng của việc mở rộng thành phố về phía sông thay vì hướng nội, như đã chỉ ra trong quy hoạch Cerrutti-Maori và Pineau.

Một địa điểm đặc biệt Trùng hợp thay, sự lựa chọn khu vực Ba Đình làm trung tâm hành chính của cả nước, hoàn toàn trùng hợp với ý định của E. Hebrard lấy đây làm trung tâm hành chính của Pháp khi quy hoạch Hà Nội. Nhưng làn sóng cách mạng không kéo dài quá lâu. Năm nước đồng minh, tương lai là năm thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc quyết định rằng Pháp sẽ giành lại sở hữu các lãnh thổ đã mất. Vì vậy, vào tháng Sáu năm 1946, quân đội và các thành viên của nền cộng hòa thứ tư của Pháp, tiến hành tái chiếm các trụ sở của chính phủ. Hồ Chí Minh cố gắng thương lượng một thỏa thuận hòa bình để gìn giữ nỗ lực của Việt Nam, nhưng hiến pháp mới của Pháp không có điều khoản cho phép sự độc lập hoàn toàn của các thành viên của Liên minh.

Tác giả đã tính toán rằng với sự phát triển như vậy thì về mặt nhà ở tương lai sẽ có lợi cho khoảng 80.000 người có nhu cầu. Công ty tư nhân sẽ tạo ra lợi nhuận cho đô thị và hai triệu việc làm giúp làm giảm vấn đề thất nghiệp. Bên cạnh đó là việc đảm bảo và kiểm soát nước sông. Chính quyền sẽ tiến hành một cách nghiêm túc. Họ hiểu rằng hiện nay thì quy hoạch và kiến trúc của thành phố đã trở nên vô dụng. Bản quy hoạch của năm 1942 đã trở thành một con tàu chìm và chỉ là các bản vẽ về các con đường tương lai. Đây là bối cảnh cho một quá trình đô thị hóa tự phát vào đầu những năm 60. Ngày nay, những khu vực được nêu lên bới Franck đã bị xâm lấn bởi những nhà ngôi ống - kể cả các khu vực gần bờ sông - một mẫu hình mà Hà Nội biết quá rõ.

Ba Đình - trái tim của đất nước

200

201

Paris của Đông Dương


Quân Pháp rút khỏi Hà Nội bằng cầu Paul Doumer (cầu Long Biên)

Hàng nghìn ngôi nhà ống được xây bất hợp pháp gây ra tình trạng biến mất hoàn toàn của bờ sông, tạo nên một dạng tấm chắn nhân tạo. Trong mùa nước lên, những khu vực này phải chịu cảnh ngập lụt với mức nước cao đến tầng 2 của nhà.

Phần kết luận Thời đại của các thành phố Pháp thuộc đã đi đến hồi kết. Hà Nội trở thành một chiến tuyến trong cuộc kháng chiến. Những phần khác thuộc lãnh thổ đồng bằng Bắc Bộ đã rơi vào tay quân cách mạng và đang chờ cơ hội để kết thúc hoàn toàn chiến tranh. Cuối cùng, với chiến thắng Điện Biên Phủ - địa điểm cách Hà Nội 300km - đã kết thúc cuộc chiến với chiến thắng thuộc về quân đội Việt Nam. Vơi việc ký kết hiệp định Genevo vào ngày 21 tháng 7 năm 1954, chiến tranh đã tạm chấm dứt và đất nước bị chia cắt thành hai miền. Đảng Lao Động Việt nam tiến vào Thủ Đô, trong khi đó, quân Pháp rời khỏi Hà Nội và rút về Hải Phòng.

202

203

Paris của Đông Dương


Bản lưu trữ trung ương N°1 Hà Nội

Ga đườ

ng sắt

Trườ

ng ti ểu h

ọc

Đại học Đông

Văn phòng công

Dương

sự Tòa án

ơng Trường cấp 3 Đông Dư

Viện Pasteur Hà

Nội

Bảo tàng Finot

Văn ph ò

ng hàn h

chính

uyền

Bưu điện Trường đại học Y Nhà

Hải quan

hát

Vườ

nQ h Toà n Din


1





3° Phần

Leningrad của vùng nhiệt đới


Dải tuyến dành cho sản xuất

Giải tỏa đô thị

Moscow 1929 Vào năm 1929, công ty cổ phần “Green City” đã kêu gọi một cuộc thi thiết kế một khu vui chơi giải trí lớn: một khu nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, cách thành phố Moscow ba mươi cây số, tại khu vực ga Bratovščina Spasskaja một địa điểm có môi trường cảnh quan tuyệt hảo. Yêu cầu thiết kế bao gồm việc xây dựng môi trường định cư cho khoảng ba ngàn người - được tập trung trong các cộng đồng nông nghiệp, đây là nơi được dự kiến xây dựng một cuộc sống cộng đồng tối đa. Bên cạnh đó, là một tuyến đường sắt ngoại ô có thể vận chuyển hơn một trăm ngàn người mỗi ngày. Thiết kế của khu được trang bị các công trình và thiết bị y tế tốt nhất cách xa nơi chốn ồn ào với nhà an dưỡng, nhà điều dưỡng, khách sạn, công viên, đại lộ, công trình thể thao, sân vận động, nhà hát và bể bơi. [1] Tiến trình Với sự khởi đầu của kế hoạch năm năm lần thứ nhất, đã mở ra một cuộc tranh luận lớn về tương lai của thành phố xã hội chủ nghĩa. Sự cạnh tranh là cái cớ để phát triển một mô hình đô thị mới cho Liên Xô, với mong muốn mở rộng và phát triển một lối sống mới đối chọi với các cường quốc phương Tây. Suy xét về phần mở rộng lãnh thổ rất lớn và các điều kiện nông nghiệp của Liên Xô những năm 30, các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch đã được yêu cầu đề xuất tầm nhìn mới giải quyết vấn đề được nêu ra bởi Marx, Engels và Lenin đó là vấn đề giai cấp vô sản thành thị và sản xuất nông nghiệp, đã tạo nên sự đối lập thành phố - nông thôn. Lời mời Bốn kiến trúc sư được mời tham gia sau đó, đều là những người nổi tiếng hoặc đang lên trong ngành nghề, bao gồm: N.Ladovsky, D.Friedman, K.Melnikov và M.Ginzburg. Cả bốn đề xuất được đưa ra đều tập trung vào tiềm năng, giá trị của các cơ sở hạ tầng như cơ sở cho việc tái tổ chức lãnh thổ. Mặc dù có điểm xuất phát chung, nhưng các đề xuất là rất khác nhau. Trong khi, Ladovsky tập trung vào thiết kế nơi ở cho các cư dân định cư tạm thời; xương sống của dự án là một đường cao tốc chính phân nhánh như một cái cây và các nhiều tòa nhà hiện có trong khu vực, từ đó tạo ra một mô hình thành phố nông nghiệp AgriCitta [2].

Quy hoạch Moscow 1929

Melnikov đề xuất phương án dựa trên một cơ sở hạ tầng dạng vòng lớn chia thành nhiều lớp, trong đó bố trí các hoạt động phù hợp với xu thế.

Đề xuất của K.Melnikov về thành phố vệ tinh mới

216

Friedman tập trung vào thiết kế dựa các yếu tố liên quan đến vệ sinh môi trường, từ đó hình dung ra một thành phố như một khu rừng lớn, nơi nhà ở được bố trí tại các địa điểm có hướng nắng và gió tốt. Cảnh quan được xây dựng một cách tự nhiên, kết hợp với các đặc trưng môi trường, địa hình và địa lý bản địa.

Và cách tiếp cận của Ginzburg thì hoàn toàn khác nhau, các thành phố xã hội chủ nghĩa mới nên có mẫu hình riêng cho sản xuất công nghiệp.Không còn là một thành phố mà trở thành một không gian đô thị hóa dạng tuyến tính liên tục cho phép bao trùm toàn bộ lãnh thổ và một sự kết hợp giữa đô thị và nông nghiệp tạo thành một hệ thống duy nhất. Hai phương án cuối cùng, mặc dù khác nhau, nhưng gợi cho chúng ta cơ hội để phản ánh trên một số khía cạnh quan trọng của quá trình đô thị hóa mới: đó là Thành phố vệ tinh Vs Thành phố lan tỏa. 217

Leningrad của vùng nhiệt đới


Thành phố nghỉ dưỡng của K.Melnikov Vị trí địa lý và mối quan hệ giữa thành phố Moscow và thành phố nghỉ dưỡng

Chương trình Trên dải hình khuyên lớn, Melnikov bố trí các khách sạn lớn để nghỉ dưỡng. Trong khu vực dịch vụ trung tâm, nằm trong một cái nêm lớn nhất cho phép kết nối với trung tâm hình “ngôi sao”, được bố trí các địa điểm cho triển lãm, nghiên cứu khoa học và trung tâm thể thao. Trung tâm của khu vực sẽ là Viện nghiên cứu con người mới, được đặt tại mỗi bên của ngôi sao lớn. Ở vùng rìa, sẽ được bố trí các khu vực như rừng, chăn nuôi, vườn thú và công viên cho trẻ em. Ngôi sao và vệ tinh Một cấu trúc hình vòng có bán kính 10km được xây dựng trên một khu đất trống nằm ở phía Bắc thành phố Moscow. Đây như thể là một con tàu vũ trụ với tâm là một ngôi sao màu trắng. Cảnh quan mới của thành phố xanh, theo Melnikov, tương ứng với các khu vực nghỉ ngơi được bố trí hợp lý. Tất cả đều được tính toán ngay cả giấc ngủ.

Cơ sở hạ tầng Một trong những chức năng của các không gian xanh trong thành phố cho phép khả năng tiếp cận liên tục: như ở thành phố Thế giới của Hebrard, các con đường và phương tiện giao thông đã tạo nên sự tồn tại và thành công của mô hình này. Cơ sở hạ tầng còn hơn cả một thành phố vệ tinh đơn giản, cho phép tất cả có thể di chuyển qua những đường sắt trung tâm, đường thủy, hay đường cao tốc. Hơn cả những cơ sở hạ tầng truyền thống, nó còn cho phép việc khai thác năng lượng gió.

218

A Rừng cây B Công viên chăn nuôi C Công viên nông nghiệp D Công viên bách thú E Khu dịch vụ E1 Triển lãm E2 Viện khoa học E3 Khu thể thao E4 Nhà ga F Công viên trẻ em G Dịch vụ công cộng H Sân bay I Khu tập thể dục L Ranh giới khu ở M Tháp 20 N Công viên giải trí O Viện con người mới a. Hệ thống thủy lợi sông Skalba b. Hệ thống thủy lợi sông Vjaz

Kiến trúc Các khách sạn lớn được gọi là các siêu cấu trúc cho các hoạt động tập thể. Tòa nhà được thiết kế với ý định tạo nên một lối sống xã hội chủ nghĩa mới. Khách sạn được thiết kế với các dịch vụ, không gian công cộng và một không gian cafe lớn có thể phục vụ cho 240 người. [3] Dải đô thị sản xuất Hoàn toàn khác là đề xuất của nhóm kiến trúc sư do Mosej J.Ginzburg và Michail Barsc đứng đầu (với hợp tác tư vấn từ M.Okhitovic đối với các mảng liên quan đến các vấn đề kinh tế vĩ mô) [4]. Cuộc thi này là cơ hội cho các nhóm “giải tỏa đô thị” phát triển một bản tuyên ngôn chống lại dồn nén đô thị trong tương lai:

219

Leningrad của vùng nhiệt đới


“Các thành phố là không thể cải thiện, việc xây dựng là không thể tránh khỏi [...] bạn sẽ thấy đây như một căn bệnh thần kinh chưa rõ nguyên nhân [...], sau kế hoạch năm năm đầu tiên, giải pháp duy nhất là thuốc nổ! “ [5]

c) Nghiêm cấm xây dựng mới các tòa nhà ở Moscow và đầu tư phát triển các không gian công cộng cho sự thay đổi trong tương lai. Đây là định hướng biến thành phố thành một công viên văn hóa lớn, nơi hội tụ của mọi công dân trên toàn lãnh thổ. Bên cạnh đó, đề xuất là không nên ngay lập tức phá hủy các tòa nhà mà nên kiên nhẫn chờ đợi sự suy tàn của nó để dần biến Moscow thành một thành phố xanh - một bảo khổng lồ [6].

Cơ sở hạ tầng Mặc dù đây là một đề án dự tính những thay đổi lớn nhưng đề xuất của Ginzburg không thực sự vững chắc khi đây chỉ là những định hướng chính đối với các vấn đề như cải tạo cảnh quan cho phù hợp cho việc xây dựng các khu dân cư sau này. Một cơ sở hạ tầng mềm dẻo được tổ chức và cho phép tiếp cận mọi địa bàn từ bất cứ nơi nào bạn xuất phát. Tổ chức phù hợp với địa hình và đưa ra không chỉ một hình thức đơn giản về đô thị tuyến tính thời kỳ cuối 1800, một đề xuất của Soria y Marta đã trở nên rõ ràng. Bên cạnh đó, Okhitovich nhấn mạnh kì vọng vào một tương lai, một tổ chức lãnh thổ được chi phối bởi các đường dẫn năng lượng.

M.Ginzburg

Cấu trúc phát triển dải tuyến

Đề xuất của nhóm Osa

CI Rạp chiếu phim CL Câu lạc bộ BL Khu giặt KC Điều hành và kế hoạch CO Trung tâm điều phối các nhu yếu phẩm P Bưu điện B Báo chí và văn học C Vườn trẻ.... R Bơm nước G Trung tâm chế biến và điều phối thực phẩm

Các nguyên tắc của nhóm là: a) Chuyển hết mọi hệ thống sản xuất, mọi hệ thống nghiên cứu khoa học và hệ thống hành chính ra khỏi Moscow để phân bố về mọi nơi trong liên bang Xô Viết, trong đó bao gồm cả các nguyên tắc về một kế hoạch 5 năm cho địa phương. b) Thực hiện một số cải thiện mật độ, di chuyển dân từ Moscow ra bên ngoài và phân bố lại dọc theo các trục lớn như minh họa của Ohitovich. Giai cấp vô sản nông nghiệp cũng sẽ được tập hợp lại và bố trí dọc theo các đường cao tốc để thực hiện một sự hòa trộn dân cư đô thị và nông thôn. Và cuối cùng họ sẽ cùng sống một nơi và cùng sử dụng chung các nơi vui chơi giải trí.

220

221

Leningrad của vùng nhiệt đới


Chương trình Tất cả các chức năng đều được bố trí dựa theo sự phân bố của cơ sở hạ tầng. Các cơ sở sản xuất cần phải hợp nhất với công nghiệp địa phương và kết quả có thể thấy rõ trong các lĩnh vực xây dựng cũng như thực phẩm. Nhóm các công trình bao gồm công viên giải trí – văn hóa, các trung tâm thể thao và sân vận động, phòng thính phòng, quán giải khát, vườn thú và vườn thực vật, sẽ được kết nối với cơ sở hạ tầng đường giao thông toaanf bộ hoặc một phần.

Các cấu trúc đặc biệt trong dải đô thị

Kiến trúc Các loại hình được đề xuất trong kế hoạch bao gồm các công trình như khách sạn, công trình công cộng và nhà ở. Bên cạnh đó, đề xuất cũng có chủ trương tạo dựng những tế bào cơ bản cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội: một mô-đun mười hai mét vuông có thể tháo rỡ và vận chuyển. Đây là một luận thuyết của giải tỏa đô thị dự đoán về khả năng di chuyển của con người tụ do và không phụ thuộc nhiều vào nơi ở. Đây là một thiết kế có ý định tước đoạt dứt khoát sự gắn bó với nơi ở cố định. Đây là sự biểu hiện tuyệt đối của hình thức du canh du cư. Các mô-đun sau đó có thể xây dựng và thay thế một cách dễ dàng, và cũng có thể kết nối với đơn vị khác. Nó hướng tới một hình thức đô thị di động hơn là đứng yên. Và sẽ không còn sự phân biệt đô thị hay nông thôn.

Tôi cho rằng con người luôn khao khát đến một đô thị và các thống kê trên thế giới chứng minh rằng tại các trung tâm mật độ cao hơn thì tỷ lệ tử vong thấp hơn. Trong khi đó, Ginzburg phản hồi đã chỉ ra rằng sự sắp đặt của bậc thầy người Pháp đã nỗ lực cấp tiến nhưng không đại diện cho một giải pháp cho hàng trăm triệu người Nga. Dự án của họ có ý tưởng là sử dụng cơ sở hạ tầng cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn.

Nhà độc tài của trường phái hiện đại

“Chúng tôi biết rất rõ rằng là chưa có giải pháp khả thi nhưng chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm nó, đây là nhiệm vụ của các kiến trúc sư chủ nghĩa xã hội” [8]. Kết quả Kết quả cuối cùng là Ladovsky giành chiến thắng và cùng với các đối thủ cạnh tranh, họ được cho phép xây dựng một số nguyên mẫu của mình. Tuy nhiên, trên thực tế là bấy giờ, thành phố xanh chưa bao giờ được thực hiện [9].

Phương án được chọn của Ladovsky

Các mô hình nhà ở di động được nhóm “giải tỏa đô thị” thiết kế cho mục đích mở rộng hoạt động sống ở phạm vi lãnh thổ

Tranh luận Trong một cuộc trao đổi sôi nổi Le Corbusier gọi thí nghiệm của nhóm giải tỏa đô thị với dự án ở Moscow như một loạt các ngôi nhà rơm tuyệt đẹp trong rừng. Một nơi hoàn hảo để dành cho những ngày cuối tuần.

222

223

Leningrad của vùng nhiệt đới


Sự c h u yể n đổ i

Chào mừng CCCP Với sự sụp đổ của thực dân Pháp và việc đất nước bị phân chia thành hai miền, Hà Nội chính thức nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Vào năm 1955, các hiệp định hợp tác kinh tế đầu tiên giữa Liên Xô và miền Bắc Việt Nam đã được thành lập [10]. Sự thay đổi của đất nước được đánh dấu bởi các cuộc triển lãm công nghiệp được tổ chức tại Hà Nội, Đông Đức và Liên minh Xô Viết Ceslovacchia [11]. Bên cạnh đó, một giai đoạn chuyển giao lớn các kiến thức xã hội chủ nghĩa về mặt kinh tế, xã hội và kiến trúc bắt đầu.

Họ cũng đã sử dụng một số đề xuất trong quy hoạch của Pineau và thể hiện lại theo phong cách Xô viết , như dự án trường đại học quốc tế, thực hiện bởi một nhóm kiến trúc sư Liên Xô Gyprouz, ES và Budnik P. Kuznetsov, với cái tên là Đại học Bách khoa Hà Nội [14].

Thử nghiệm đầu tiên thời kỳ Liên Xô

“Ngoại trừ một số khu giàu có dành cho giới thượng lưu, Hà Nội là một thành phố đầy rẫy những túp lều và khu ổ chuột đang phân hủy ... thiếu thốn tất cả mọi thứ, và điều kiện sống thật kinh khủng, nhưng hơn ba mươi năm qua, chúng tôi đã làm chính xác điều mà Bác Hồ muốn làm: “ Ý chí biến Hà Nội thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa “. [12]

Một pano cổ động cho chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ

Người đại diện Nhóm nghiên cứu quốc tế đầu tiên của khối xã hội chủ nghĩa đã đến thành phố vào cuối những năm 50. Đó là giáo sư P.Zaremba (Ba Lan), cố vấn Su Khắc Ninh (Trung Quốc) và Zemiakovski (Nga) [13]. Họ đến Hà Nội, Việt Nam nhằm mục đích xây dựng kế hoạch phát triển mới cho thành phố. Đây là thử nghiệm đầu tiên nhằm đánh giá các đề xuất đã được trình bày trong các dự án cuối cùng của Cerrutti và Pineau. Trên thực tế là đã có một sự không đồng nhất về mặt quan điểm. Sự khác biệt chính là quy mô và phân cấp. Các thành phố xã hội chủ nghĩa mới đã phải nghĩ đến cơ sở sản xuất của mình, và việc mở rộng công nghiệp và cơ sở hạ tầng là một ưu tiên tuyệt đối. Lần đầu tiên Hà Nội được hình dung vượt quá giới hạn của nó: họ đã cố gắng để nâng cao một hệ thống trên toàn lãnh thổ bao gồm cả hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Bản vẽ mới của Hà Nội bao gồm khu vực đô thị hiện có; khu hồ Tây Hồ (Tây Hồ) được xem như là một trung tâm địa lý mới, đồng thời là một khu vực sinh thái (đề xuất này đã xuất hiện vào thời kỳ của Hebrard).

Khu đất cho nhà tập thể Đô thị hiện trạng Khu công nghiệp Không gian xanh Mặt nước Đất nông nghiệp

224

225

Leningrad của vùng nhiệt đới


Đại học bách khoa Hà Nội Trường đại học đầu tiên thời kỳ hậu Pháp thuộc

Leningrad của vùng nhiệt đới


Sơ đồ trường đại học

Đại học bách khoa Hà Nội Trường đại học đầu tiên thời kỳ hậu Pháp thuộc

229

Leningrad của vùng nhiệt đới


Sự khác biệt Sự khác biệt giữa một nhà nước thuộc địa của Pháp và một vệ tinh của Liên Xô, là sự phát triển độc lập của ngành sản xuất. “Các chính sách thuộc địa đứa con gái của nền công nghiệp” - đây là tuyên bố của Thủ tướng Pháp Jules Ferry vào phía cuối của những năm 1800. [15]

Đằng sau câu nói này là ý nghĩa của chính sách khai thác thuộc địa. Thật là vô ích đối với một thuộc địa giàu nguyên liệu thô, đầu tiên là đối với việc phát triển một nền công nghiệp nặng ở đây bởi vì các nguyên vật liệu thô này là cần thiết để phục vụ Pháp; và thứ 2 là như vậy Pháp sẽ thành lập mộ mối quan hệ chặt chẽ lệ thuộc về lợi ích đối với thuộc địa. Biệt thự thời Pháp thuộc số 3 phố Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sự nhân rộng của các nhà xây tự phát đã hình thành thành phố Bonsai có thể nhìn thấy ở bất kỳ những không gian trống có thể xây dựng. Điều này đã gây nên sự xâm lấn của các công trình tự phát vào các công trình hiện hữu

Sự độc lập và tự do theo kiểu Liên Xô thì ngược lại. Đó là sự hỗ trợ phát triển và cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng loạt theo mô hình xã hội chủ nghĩa, tăng cường nhận thức tập thể và đề cao giai cấp vô sản thành thị và nông thôn. Chuyển biến trong các biệt thự thời Pháp thuộc Những căn biệt thự thời Pháp thuộc trong những năm 30 - sau khi Pháp rút lui - đã bị Nhà nước tịch thu và phân cho các gia đình có nhu cầu về nhà ở. Theo thời gian, nó bắt đầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát với một quá trình dồn nén tự phát, đã biến những ngôi nhà kiểu Pháp vốn chỉ có 2 tầng thành nơi ở tập trung của nhiều thành viên trong gia đình. Một ví dụ là biệt thự thời Pháp thuộc nằm tại phố Nguyễn Bỉnh Khiêm , chỉ với diện tích khoảng 400 mét vuông nhưng có tới bốn gia đình với tổng số khoảng năm mươi người sinh sống.

230

Thành phố Bonsai III Sau bài bảo của A.Franck viết về việc sử dụng các bờ sông Hồng , có vẻ như đấy là một minh chứng của sự hình thành một khu dân sinh tự phát. Sự tàn phá do chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là rất lớn: có đến 3.865 ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn trong giai đoạn 1946-1947. Trong những năm tiếp theo, số lượng công trình xây dựng tư nhân được cấp phép chỉ có khoảng 4.418. [21] Đây là những dữ liệu đáng tin cậy cuối cùng của địa chính Pháp trước khi người Pháp rút lui vào năm 1954. Từ khi thời kỳ độc lập bắt đầu, chính quyền Việt Nam đã nhắm mắt và bỏ lơ một quá trình xây dựng tự phát của người dân. Một loại hình kiến trúc nổi lên như mối mọt cắn xé đất đai đô thị và cảnh quan của thành phố, xâm lấn dần những những làng nhỏ, len lỏi vào trong những khoảng trống giữa các ngôi nhà Pháp thuộc và các công trình nhà ở tập thể (trong tương lai) do Liên Xô xây dựng.

231

Leningrad của vùng nhiệt đới


Công viên công cộng đầu tiên của Hà Nội: Công Viên Thống Nhất Những cơn ác mộng cuối cùng về thực dân Pháp cũng đã ra đi, thành phố hiện trong quá trình hồi phục sau những năm dài của chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Đây là lúc để tái xây dựng lại, hàn gắn các vết thương của chín năm khó khăn chiến đấu chống lại kẻ thù. Các kế hoạch phát triển đô thị trước kia như những chiếc máy bay rơi và bị trì trệ do hoàn cảnh . Mặc dù là phần lớn các thiết kế này đều không thể thực hiện được. Nhưng dù vậy, vẫn còn một trường hợp điển hình là khu hồ Bảy Mẫu - một thiết kế xanh của Pineau - bất ngờ được tiến hành vào ngày 11 tháng 11 năm 1958. Trong khoảng ba năm, mỗi ngày thứ 7 [17] hàng ngàn người dân, theo cam kết, đã làm việc để tạo cho thành phố công viên công cộng đầu tiên. Một công việc tạo dựng cảnh quan tập thể khổng lồ.

Người dân đóng góp công sức xây dựng công viên công cộng đầu tiên của thành phố.

Công việc bao gồm dọn dẹp và gia cố các bờ đầm - bãi rác của thành phố, biến nơi đây thành một trong những nơi có cảnh quan quanh co và yên tĩnh nhất thành phố. Đến ngày nay, nó vẫn tuyệt vời và là một ốc đảo yên bình, nơi mà chỉ cần vượt qua ngưỡng cửa vào là sự ồn ào dữ dội của phương tiện giao thông đã dịu đi và chỉ còn là một tiếng vang xa - một tiếng vang thậm chí dễ chịu. Tất cả mọi thứ đều được chú ý đến từng chi tiết với những cây liễu khóc

lóc, những cây nhiệt đới có rễ rất lớn, màn rủ của cây hạnh nhân mà đôi khi khẽ rung lên bên những con đường mềm mại ven hồ, và một mặt nước êm đềm và lười biếng như phản chiếu bầu trời chấu Á. Ngày 19 tháng 4 năm 1980 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh người sáng lập của, công viên đã đổi tên thành công viên Lênin. [18] Dấu ấn Liên Xô Năm 1962, tại thời điểm của kế hoạch năm năm lần thứ hai, các kiến trúc sư Xô viết gồm I.A Antynov với một số thành viên của trường kiến trúc mới được thành lập, đã tiến hành xem xét cẩn thận các ý tưởng của Zaremba [19]. Kết quả là sự mở rộng của các thành phố với ba khu vực và năm hướng phát triển trong đó bố trí lại vị trí của các khu công nghiệp. Ý định về trung tâm hành chính Ba Đình và thương mại xung quanh Hồ Tây đã trở lại và được trang bị thêm một tuyến đường sắt nhỏ. Các khu vực của sông Hồng thay vào đó được coi là một khu bảo tồn môi trường . Điểm mới cho sự phát triển của là việc mở rộng quy mô tới cấp độ vùng và đưa ra khái niệm đô thị vệ tinh - ở xa so với đô thị trung tâm, và có vẻ như là lớn nhất. Phân cấp đô thị cũng được thể hiện rõ ràng và được áp dụng vì lý do chiến lược: trong trường hợp bị xâm lược, Hà Nội sẽ phải chịu ít áp lực hơn. Mô hình này đã xuất hiện một tổ hợp lai kỳ lạ của dự án Ginzburg và Melnikov, hình thức giải tỏa đô thị tập trung.

Xét trên một góc độ nào đó thì ý tưởng về công viên này có nguồn gốc từ nghiên cứu của người Pháp

Leningrad của vùng nhiệt đới


Công viên Thống Nhất - Một công trình cảnh quan do tập thể người dân tạo nên


Quy mô mới

Dự án cũng không trở thành hiện thực do chiến tranh. Trong thời gian từ năm 1965 đến 1972, thành phố đã liên tục bị bao vây bởi máy bay ném bom Mỹ. Mặc dù hứng chịu những sự kiện khủng khiếp, nhưng chúng ta đã có được thiết kế cơ sở đầu tiên cho việc mở rộng trong tương lai của thành phố và lãnh thổ của mình ngày nay.

Bản đồ cấm thành

Phương án đầu tiên do Liên Xô thiết kế

Xóa bỏ tất cả như một ý tưởng của dự án. 1958, trung tâm Bắc Kinh đã bị phá hủy để tạo thành một mạng lưới như của Manhattan

Sự thái quá Các trường kiến trúc và quy hoạch đô thị của Liên Xô trong những năm 50 đã có một loạt các cơ hội khó tin: cơ hội để thử nghiệm từ mô hình những đô thị xã hội chủ nghĩa mới đến các mô hình nhà ở riêng của các nước đang phát triển - dưới chướng của người mẹ Nga vĩ đại. Họ tiến hành ở quy mô vùng đối với trường hợp của Bắc Kinh, với một sự phân bố chức năng, một khu vực thiết kế khổng lồ, và quan điểm tổ chức liên kết toàn diện với nhau giữa các cơ sở hạ tầng trực tiếp mạnh mẽ, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Thực hiện trường hợp của Bắc Kinh là chuyên gia tư vấn nổi tiếng của Nga Abramoff và Barannukov [22], đã gây ấn tượng và tiếp theo, Trung Quốc đã một mình phát triển tầm nhìn của riêng họ về lãnh thổ và xã hội chủ nghĩa đi xa với sản phẩm trong quy hoạch năm 1958. Trong đó đã tiến hành phân tách Cấm Thành, thay thế bằng một mạng lưới đường. Một phiên bản Manhattan của Trung Quốc, trong đó có tòa nhà lẩn quất có khả năng tiếp đón một triệu dân, trung tâm hành chính và tài chính, không gian công cộng và vành đai xanh hoành tráng ở vị trí của bức tường cổ xưa, mà trong dự án đã hoàn toàn bị phá hủy. [23] Đây là một hình ảnh hướng tới một hiện thực xã hội chủ nghĩa cực đoan ...

Đất ở Đất công nghiệp Công viên Bãi sông Đất công cộng Sông Hồng Đường Đường sắt 1.Khu ở và công trình công cộng 2.Sản xuất và dịch vụ 3.Khu vực bảo vệ 4.Hành lang sinh thái 5.Khu vực phát triển tương lai

Phương án quy hoạch Bắc Kinh

236

237

Leningrad của vùng nhiệt đới


Thành phố nông nghiệp

Nếu như đó không phải là Kisho Kurokawa đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Chuyển hóa luận: Đề xuất cho Đô thị hóa mới”, xuất bản ở Tokyo vào năm 1960 thì chắc chắn nó có thể bị nhầm lẫn với một đề nghị chủ nghĩa xã hội với phương hướng giải quyết sự đối ngẫu giữa đời sống nông thôn và đô thị, bao gồm cả vùng lãnh thổ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. K.Kurokawa là một người trẻ tuổi và là cảm tình viên Cộng sản. Năm 1958, ông đã rời Nhật Bản để đến với lời mời từ hội nghị sinh viên kiến trúc quốc tế ở Matxcơva, với tư cách là chủ tịch của phong trào sinh viên. Cũng trong năm đó, sau khi đến thăm Liên Xô, K.Kurokawa chịu ảnh hưởng tiêu cực và sau đó đã bị từ chối gia nhập những thành viên của đảng [25]. Mặc dù bị chững lại, kiến trúc sư Nhật Bản này tiếp tục tiếp cận với chủ đề được những người sáng lập Liên Xô quan tâm, đó là sự đối ngẫu giữa đô thị và nông thôn. Vào đúng ba mươi năm sau kể từ cuộc thi thành phố xanh của Matxcơva, dù có nhiều điểm chung, Kurokawa đã giới thiệu một tầm nhìn mới: các kết cấu lớn. Đây là sự thay đổi quy mô mang tính khiêu khích, một chuyển tải cực đoan và tàn bạo cho một mô hình thay thế đối với cảnh quan đô thị - đã phá vỡ vinh quang về tư tưởng và tầm cỡ hiện thực của Liên Xô, với sự giới thiệu về kết cấu lớn, dễ thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện.

Kisho Kurokawa

Thành phố nông nghiệp Đối với tôi thì dường như đó là một ý tưởng về của thành phố trong đó yếu tố đô thị - được chú trọng hơn - đối chọi với yếu tố nông thôn, khi họ nói rằng đưa dân cư nông thôn vào thành phố hoặc đưa dân cư đô thị về nông thôn. Có ý kiến cho rằng các cộng đồng nông thôn là một thành phố theo đúng nghĩa với hoạt động sản xuất là nông nghiệp. Thành phố nông nghiệp hay thành phố công nghiệp, thành phố tiêu thụ và giải trí, cần phải có một hình thái dễ dàng nhận ra, tương ứng là một cộng đồng hợp nhất. Một đô thị có thể tách ra nhiều thành phố thì nông thôn cũng có cơ hội để trở thành một đô thị lớn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một quy hoạch cho việc mở rộng của chúng trong tương lai. [24]

Thành phố nông nghiệp II Dựa trên nền tảng là kết cấu 500-500 mét, nâng lên khỏi mặt đất khoảng bốn feet: một cấu trúc bê tông cốt thép giải phóng đất cho sản xuất nông nghiệp. Có hai mươi lăm cộng đồng được tổ chức trong một lưới vuông của khu vực trung tâm, mỗi mắt lưới chứa gần hai nghìn người. Trong khối trung tâm bố trí các dịch vụ công cộng, trường tiểu học, một thánh đường và một ngôi đền nhỏ. Tế bào cơ bản được hình thành bởi các ngôi nhà, được xây dựng xung quanh một lõi, được phân thành một đến hai tầng. Tầng đầu tiên dành cho hoạt động cộng đồng của gia đình, tầng thứ hai dành cho các hoạt động cá nhân. Thành phố nông nghiệp này là một bộ máy cơ sở hạ tầng dầy đặc và có khả năng lan rộng trên lãnh thổ theo thời gian. Tuy nhiên, thành phố Hà Nội rất ở rất xa so với sự bùng nổ của Nhật Bản về kinh tế và nhận thức đối với các vấn đề phức tạp và đôi khi viễn tưởng của Metabolists. Thành phố mới vừa thoát khỏi một thảm họa của cuộc Chiến tranh giành độc lập và nó đang đứng lên để giải quyết khác còn tồi tệ hơn. Để hiểu được tác dụng của những tầm nhìn này, chúng ta cần chờ đợi rất nhiều.

Mặt cắt Thành phố nông nghiệp

238 Leningrad của vùng nhiệt đới


Thành phố nông nghiệp Dự án của Kurokawa ở đây đã được thay đổi nhiều so với những đề xuất trong cuốn Chuyển hóa luận - Metabolism năm 1960

240

241

Leningrad của vùng nhiệt đới


A-6A Intruder, một mẫu máy bay chuyên không kích thành phố

Kỹ năng của Việt Nam

Nguy cơ IV Cuộc chiến tranh Đông Dương chính thức bắt đầu với sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng Tám năm 1964. Một loạt các vụ đánh bom khủng khiếp được bắt đầu, các hoạt động mã hiệu Sấm Rền bắt đầu triển khai từ ngày 29 tháng 6 năm 1966. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu. Các chiến lược của Mỹ nhằm khuất phục Bắc Việt là tàn bạo. Đã có hơn 300.000 cuộc không kích tại miền Bắc của đất nước với hơn 860.000 quả bom các loại được thả. Gần hai tấn mỗi phút trong vòng 3 năm liên tiếp [26]. Các vụ đánh bom đều nhằm vào các mục tiêu chiến lược, trong hầu hết các trường hợp, do vậy thành phố bị ảnh hưởng nặng nề.

‘‘Có hàng trăm, hàng ngàn. Đặc biệt là mảnh tròn tròn, rơi trên đất. Dường như trụ trần, với nắp, xuyên qua những vỉa hè như miệng núi lửa nhỏ. Chúng ta phải cẩn thận không để rơi vào nó và bạn cần chú ý cứ mỗi năm mươi centimet. Tôi bắt đầu chụp ảnh chúng và một người phụ nữ đã được thêm vào như là một sự bổ sung, và chúng tôi rơi vào.... “ [28] Những bức chân dung mà Oriana Fallaci xuất hiện vào tháng ba năm 69 khá ý nghĩa. Thành phố này phải chịu một sự suy giảm dân số đáng kể do mọi người đã chạy trốn đến vùng nông hay những vùng đông dân cách xa khu vực bị đánh bom. Cao trào đã đạt quá mức dưới thời Tổng thống Nixon với nhiệm vụ Linebacker II, hay còn gọi là vụ đánh bom Giáng sinh - thời điểm mà tất cả các cơ sở hạ tầng thành phố bị phá hủy hoàn toàn, bao gồm cả bệnh viện được xây dựng bởi người Pháp, Bệnh viện Bạch Mai. Chỉ một năm sau, 23 Tháng 1 1973, sau sự kiện kịch tính của Paris, Henry Kissinger và Lê Đức Thọ đã ký kết Hiệp định hòa bình. Trớ trêu thay, chính xác một thế kỷ trước, Francis Garnier đã mở cuộc tấn công đẫm máu Hoàng thành Hà Nội. Nó là sự kết thúc của cuộc xung đột. SA-2 - một vũ khí phòng không của Hà Nội, một món quà của Liên bang Xô Viết

Phần thưởng Sau sự sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975, đất nước cuối cùng đã thống nhất. Cùng trong năm đó nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa non trẻ của Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô. Tháp Rùa Hà Nội với hình ảnh đôi tình nhân ngồi trò chuyện dưới bóng cây. Phía sau họ là hầm trú ẩn

242

Leningrad của vùng nhiệt đới


Theo đó, Việt Nam trở thành một thành viên chính thức của khối cộng sản và được hưởng tất cả các lợi ích của Hội đồng tương trợ kinh tế (CMEA), Ngân hàng Quốc tế về hợp tác kinh tế [29]. Từ đó bắt đầu một cuộc xuất ngoại, với các kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam được chuyển sang học tập tại các trường đại học trong cộng đồng Liên Xô. Đây chính là những người thu nhận các kiến thức của Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam. Bối cảnh lạ lùng “Lần đầu tiên trong lịch sử, các công trình của các kiến trúc sư phải đặt nặng định hướng tới việc thực hiện các ý tưởng và khái niệm sáng tạo liên quan đến sự phát triển hài hòa của tất cả các thành viên của xã hội”.[30]

Khu tưởng niệm Lenin ở Ulyanovsk

Kiến trúc sư G.G. Isakovich, người đã học tập tại Moscow nửa đầu những năm 50, [31] và người thầy của ông là giáo sư BSMezentsev - người rất nổi tiếng trong thời kỳ Stalin khi hợp tác với A.N. Duskin thực hiện 7 công trình của Moscow ở quảng trường Lermontov. [32] Isakovich, sau một thời gian làm việc ở Afghanistan, đã trở lại làm việc với người thầy cũ của mình và họ cùng nhau thực hiện một “số lượng lớn các dự án nằm rải rác khắp các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa mới [33]. Đó là một loạt các công trình lăng mộ, cung hữu nghị, các bộ, các viện bảo tàng và không gian công cộng lớn. Hai chuyên gia này là những siêu sao thực sự của chế độ Cộng sản. Đỉnh cao của sự thành công của họ là khi họ đạt được Giải thưởng Lenin vào năm 1972 cho công trình đài tưởng niệm Lenin ở Ulyanovsk, bên bờ sông Volga.

Một trong 7 công trình ở Moscow mà B.S. Mezentsev hợp tác thực hiện với A.N Dushkin

Tầng 1

Đó là một tòa nhà sàn khổng lồ được đặt trên những cột chống. Bản thiết kế được thực hiện với khu đất có diện tích 1 ha và rộng mỗi chiều 100m. Các chức năng thiết kế cho tầng trệt gồm một phòng lớn để tiếp khách và tiệc chiêu đãi và một khu vườn mùa đông với tất cả các loài cây của Liên Xô. Ở tầng trên được bố trí ba hội trường, từ 450-1.200 chỗ ngồi và các dịch vụ khác nhau dành riêng cho giáo dục âm nhạc. Trái tim của “tòa nhà là phòng tháp, nơi đặt các bức tượng của Lenin - có thể tiếp cận được từ tiền sảnh. Điểm đặc thù của khu phức hợp này là không gian công cộng ở tầng trệt, trong một khu sân chơi ngắn, nằm gọn bên trong là hai ngôi nhà nhỏ cuối thời kỳ cuố 1800 - đó là ngôi nhà nơi IV Lenin ra đời. [34] Tầng trệt

Mặt cắt

244

245

Ngôi nhà nơi Lenin ra đời nằm gọn trong sân chơi ở tầng trệt khu tưởng niệm

Leningrad của vùng nhiệt đới


Lăng Alicarnasso

Hùng vĩ, trang trọng và đối xứng Đối với các kiến trúc sư của chế độ cộng sản thì các công cộng cần được xây dựng một cách hoành tráng [35]. Tại Hà Nội, khu đất được chọn để xây dựng nên một biểu tượng của thành phố cộng sản là khu vực Ba Đình - đây là khu vực đã được E.Hebrard chọn lựa trước kia và là nơi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập của Việt Nam vào năm 1954. Lăng Lenin Moscow

Lăng Georgi Dimitrov Sofia

Cả Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh đều đã bị ràng buộc bởi cùng một số phận, cả hai đều muốn được hỏa thiêu để gửi thân vào trong đất mẹ thân yêu: nhưng kết quả là cả hai đã kết thúc trong một lăng mộ. Liên tưởng đến các loại hình công trình mang tính biểu tượng quan trọng tại các quốc gia cộng sản, có thể ví dụ như như Quảng trường Đỏ ở Moscow, Thiên An Môn ở tại Bắc Kinh, thánh địa Ulambator của Mông Cổ đến Quảng trường Georgi Dimitrov của thành phố Sofia. Năm 1969, Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi một cuộc thi thiết kế cho Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tới hơn ba trăm chuyên gia bao gồm các kiến trúc sư và kỹ sư tham gia thiết kế. Cuối cùng, thiết kế được chọn nói lên là nó thuộc về Mesentz Isakovich.

Tri thức của Liên Xô

Lăng Mao Trạch Đông Bắc Kinh

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh Hà Nội

Chi tiết một khu hành lang. Chú ý các đặc điểm về tỉ lệ giữa con người và công trình ở đây

Lăng Sukhe-Bator e Kh. Choibalsan Ulambator

246

247

Leningrad của vùng nhiệt đới


Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh


Một mặt khác, nhóm thiết kế của Việt Nam do Vương Quốc Mỹ và Nguyễn Ngọc Chân thì muốn phát triển theo hướng hiện đại, trang nghiêm và đơn giản, đó là các dấu vết của phiên bản Việt của Đảng Cộng sản, trong khi đó tư tưởng mà người Nga cố gắng để khắc sâu là kiến trúc quốc gia phải hùng vĩ, đối xứng và trang trọng. Rõ ràng quan điểm chiếm ưu thế là của Liên Xô với kinh nghiệm lớn trong việc xây dựng những công trình như lăng mộ. Thật vậy, mặc dù hình thức đơn giản, công trình cho thấy đây là một bộ máy công nghệ khổng lồ mà chỉ Liên Xô có thể thực hiện được.

Nguyễn Ngọc Chân

Kiến trúc biểu tượng cho sự hợp tác Việt Nam- Liên Xô

Quảng trường trước lăng Trước lăng chủ tịch là quảng trường hình chữ nhật chiều dài 94x370 mét, chia thành một bàn cờ gồm 164 hình vuông nhỏ với những bãi cỏ có thể chứa đến 10.000 người. Về phía Dinh Toàn quyền Đông Dương cũ, là một dấu hiệu rõ ràng của sự thay đổi dứt khoát về trạng thái. Các không gian công cộng là thật sự hoành tráng được sử dụng, đặc biệt là vào sáu giờ sáng, khi mọi người tập thể dục hoặc tỏ lòng tôn kính đến một trong nhiều người lãnh đạo thân yêu đã mất.

Không giới hạn Công việc của Isacovitch không chỉ dừng lại ở thiết kế Lăng Bác mà ông còn tiếp tục hợp tác với Nguyễn Trực Luyện thiết kế tòa nhà biểu tượng của sự hợp tác với Liên Bang Xô Viết: Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô. Công trình - được xây trên nền trung tâm hội chợ thương mại cũ (Hội chợ này được tổ chức vào năm 1902), đã bị mỹ ném bom phá hủy trong chiến tranh Thế giới thứ II - được sử dụng cho các sự kiện lớn. Bên trong có hội trường lớn và các phòng triển lãm. Đây cũng là công trình công cộng thứ 2 của thành phố sau nhà hát lớn của Pháp. Sơ đồ thiết kế rất đơn giản và được lấy cảm hứng từ bảo tàng Lenin nổi tiếng ở Ulyanovsk. Các cột đá cẩm thạch lớn hỗ trợ đỡ kết cấu mái bao phủ bằng thép tấm, các nếp uốn gợi lên hình thái kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Đây là một ví dụ về vị thế Việt Nam so với Liên Xô trong ngôn ngữ kiến trúc, cũng giống như trường hợp kiến trúc Pháp tại Hà Nội những năm 1920.

Một phương án xây dựng tòa nhà Quốc hội Cung Thanh Niên (Moscow), ở trên Cung hữu nghị việt Xô (Hà Nội), ở dưới

11 14

Dự án quốc gia Việt Nam bắt đầu với việc xây dựng không gian công cộng hoành tráng. Đây là đặc điểm chồng lấn lẫn nhau giữa Nga và Pháp.

12

13 2

10

3

1

1.Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh 2.Quảng trường trước lăng 3.Tòa nhà Quốc hội mới 4.Đài tưởng niệm liệt sĩ 5.Hoàng thành 6.Bảo tàng chiến tranh 7.Tượng Lenin 8.Trung tâm thể thao 9.Bảo tàng chiến tranh giải phóng 10.Chùa Một Cột (đã được xây dựng lại) 11.Khu cây xanh 12.Dinh Toàn quyền Đông Duong Pháp 13.Di tích của trường cấp 3 A. Serrault

Isakovich và các cộng sự

4

5

9

6 8 7

250

Thiết kế tương tự như cung Thanh Niên ở Moscow. Và được xây dựng trong cùng một năm cho thấy sự xây dựng hàng loạt của kiến trúc Liên Xô những năm 70, trừ một số ngoại lệ hiếm hoi, điều này cho thấy các tiêu chuẩn cao có thể cho phép đã tạo ra một bản một sự phù hợp và độc đáo ngay cả ở những nơi xa xôi nhất.


Kiến trúc của Isakovich còn được thể hiện với một góc độ kỳ lạ ở bảo tàng Hồ Chí Minh - công trình được đặt gần với Lăng Bác tại quảng trường Ba Đình. Kế hoạch của ông là xây dựng một công trình có hình vuông vát góc có 3 tầng, nhân chứng hiện hữu cho lịch sử. Đó là một kính vạn hoa bạo loạn với nhiều âm sắc không hòa hợp thể hiện quá trình tái xây dựng sau chiến tranh, nghệ thuật đương đại và hệ thống truyền thông. Có thể nói, đây là một công trình siêu tưởng nhưng lại được trang trí dưới vẻ cổ điển Đông Dương.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Đài tưởng niệm Ở phía trước tháp canh Hoàng thành, di tích duy nhất còn lại sau sự phá hủy của Pháp, là đài tưởng niệm Chiến sĩ Vô danh được loại bỏ ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ đã được thay thế bằng một bức tượng đồng cao sáu mét với hình tượng VILenin.Il, do Isakovich thiết kế và do nhà điêu khắc A.A.Tyurentov thực hiện. [38]

Tượng đài chiến thắng Pháp

Cung hữu nghị Việt - Xô Kiến trúc biểu tượng cho sự hợp tác Việt Nam - Liên Xô

Tượng đài Lenin Leningrad của vùng nhiệt đới


Trường phái Leningrad

Lý thuyết Kiến trúc sư S.I. Sokolov, giám đốc tương lai của trường thiết kế và quy hoạch đô thị Leningrad [39] đã đến Hà Nội vào cuối những năm 60. Ông nổi tiếng sau khi chiến thắng nhiều cuộc thi về kiến trúc và đô thị, ông được mời đến làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực chuyên môn về xây dựng các khu ở. Ông đã tốt nghiệp Tiến sĩ với luận án về “Khả năng định hướng và sự năng động của người dân”. [40] Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, ông có cơ hội phát hiện những luận thuyết mới tại các quốc gia xa xôi như Siberia hay Kazakhstan [41], nhưng đây là cơ hội làm việc đầu tiên của ông tại một thành phố thuộc vùng nhiệt đới - một đất nước vừa thoát khỏi thời kỳ thuộc địa và chiến thắng chống lại một siêu cường quốc công nghiệp. Bối cảnh của đất nước yêu cầu thúc đẩy phát triển khẩn cấp.

Cung thiếu nhi

“Tiểu khu”, đây là phiên bản xã hội chủ nghĩa của lý thuyết đơn vị ở láng giềng., cho phép giải quyết vấn đề mật độ và nhà ở. Trước đó, đối với Liên Xô, các lý thuyết tư bản không được đánh giá cao như thành phố vườn của E.Howard. Họ đánh giá đây là biểu hiện của tư bản chủ nghĩa và tư sản đô thị, và không thể giải quyết các cuộc xung đột lâu năm giữa đô thị và nông thôn vì yêu cầu về mẫu nhà điển hình - một thể hiện của sự bất lực đối với vấn đề phát triển một ý thức cộng đồng phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa xã hội. [42]

Sự khuếch tán Nói chung các công trình công cộng được thực hiện trong thời Xô viết rất nhiều, một số công trình đáng lưu ý đặc biệt, như Cung thiếu nhi của kiến trúc sư Lê Văn Lan phối hợp với các kỹ sư của Cộng hòa Séc. Không chỉ có kiến trúc mà còn trong vấn đề cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như các đường cao tốc và đường sắt, cầu lớn chạy qua phía bắc sông Hồng kết nối thành phố với sân bay trong tương lai. Một khối lượng công việc hết sức to lớn tại thời bấy giờ, tạo nên nhiều sự hứng khởi. Và hơn nữa đó là nhà máy thủy điện Hòa Bình với một hồ chứa nước đã hoàn toàn sát nhập vào cảnh quan của địa phương. Lê Văn Lan

254

C.Perry

Lý thuyết đơn vị ở

Các khu ở mới, theo quan điểm của Liên Xô, sẽ là những “tiểu khu” - rất tương tự nếu không muốn nói là giống với khái niệm lý thuyết của Clarence Perry vào cuối những năm 30.


Một khu ở theo lý thuyết của Mỹ Leningrad của vùng nhiệt đới


Cấu trúc cơ bản Ở trung tâm của khu ở tập trung các tòa nhà công cộng, như trường học, nhà trẻ, các trung tâm hành chính hoặc nhà thờ, để phục vụ người dân trong một bán kính khoảng năm trăm mét. Ở rìa của khu ở được đặt một trung tâm mua sắm. Mối quan hệ giữa các tòa nhà và không gian công cộng là cân bằng, để thúc đẩy các hoạt động mở trong không gian công cộng [43]. Phiên bản của Liên Xô giống hệt trong hệ thống dịch vụ và tỷ lệ không gian công cộng, nhưng khác về mật độ (cao hơn) và các dịch vụ thương mại - được điều phối theo sự cần thiết với một mức chuẩn hóa, đây có thể là kết quả của một hoạt động cộng đồng. Một loại mô hình mẫu của một đơn vị tự cung tự cấp.

- nơi mà bây giờ chúng ta có cơ hội thử nghiệm các vấn đề đô thị như giải quyết vấn đề nguồn sử dụng đất hạn chế thông qua mô hình điều chỉnh mật độ mới. Cấu trúc cốt lõi Chủ trương đối với các thành phố xã hội chủ nghĩa mới là rõ ràng. Như màu đen và trắng. Với các tòa nhà và không gian công cộng có tầm quan trọng rất lớn, cả về quy mô lẫn giá trị biểu tượng, tiện ích đô thị và nhà ở xã hội dựa trên mô hình tiểu khu. Và cơ sở hạ tầng và sản xuất. Chất kết dính dứt vững chắc cho sự phát triển mới này là kế hoạch cho thành phố được đề xuât bởi IS Sokolov và các cộng sự, với sự phối hợp của Huyền Tân Phát và các cộng sự [44]. Dự án được gọi là Kế hoạch Leningrad, do được thiết kế bới các thành viên của học viện nghiên cứu và quy hoạch đô thị của Liên Xô.

So sánh giữa lý thuyết đơn vị ở láng giềng và lý thuyết tiểu khu I.S.Sokolov

Déjà vu II - Sự lặp lại vết xe đổ II Có thể nói, mô hình được thiết kế bởi Perry không bao giờ là lỗi mốt. Thật vậy, tất cả các thiết kế theo lý thuyết của ông đã nhiều lần được thay đổi, biến chuyển cho tới khi đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Khi so sánh các bản vẽ của “Đơn vị ở láng giềng“ với các dự án phát triển của Hà Nội được trình bày, thì không hề bất ngờ là có khá nhiều điểm giống nhau. Như thể là quy hoạch đô thị trong một thế kỷ qua không có tiến hóa, bị ngưng trệ một cấu trúc cố định. Nếu một số vấn đề như bố trí các công trình dịch vụ ở gần cư dân, các không gian công cộng xanh và được trang bị tốt, vẫn là các chủ đề trung tâm. Thì chúng ta không thể nói vậy đối với loại hình nhà đang được phát triển: nhà vườn. Hiện nay, chúng ta không thể tưởng tượng được quy mô mà các khu ở mới thực hiện. Sau khi đã thấy các hậu quả đối với các vùng lãnh thổ của đô thị Bắc Mỹ, không hiểu lý do tại sao các bạn muốn lặp lại một lần nữa hệ thống này, trên quy mô hàng ngàn hecta trong một thành phố như Hà Nội

Một quy hoạch theo trường phái Leningrad cho Hà Nội

258

259

Leningrad của vùng nhiệt đới


Dự án hoạch định một kế hoạch phát triển 360 độ. Hồ Tây sẽ ngay lập tức được coi là một cực phát triển mới và quan trọng cho thành phố. Khái niệm này đã được hồi sinh trong kế hoạch đưa ra bởi Antynov trong năm 1962 và sau đó đã được nối liền với trung tâm biểu tượng lớn của Ba Đình - đang được xây dựng. Đại lộ lớn trải rộng với các tòa nhà chọc trời, theo mô hình Kalinin tại Moscow, được thiết kế trong toàn thành phố, với ý định tạo ra cực mới cho dịch vụ. Bên cạnh đó là xóa bỏ 1 nửa khu vực 36 phố phường lịch sử, như trường hợp của thành phố Bắc Kinh. Một tuyến đường sắt mới được nhiều kỳ vọng, sẽ bao quanh thành phố, và vượt qua phía bắc sông Hồng, chạy qua dưới cầu mới và kết nối với Nội Bài, sân bay lớn trong tương lai, nằm cách 65 km. Một vành đai xanh quanh co sẽ hạn chế và giảm tác động việc mở rộng xây dựng mới, trong khi phía bên kia con sông sẽ thiết lập một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn cho nghỉ dưỡng. 5 khu vực công nghiệp sẽ được bố trí bên rìa thành phố, nằm ngoài khu dân cư. Dự án dựa trên dự báo dân số năm 2000 tuy nhiên số liệu này không thực tế, cũng như sau này Sokolov cũng thừa nhận. Dự án này rất tuyệt vời riêng yếu điểm lớn nhât là cơ sở của nó dựa trên sự thiếu hiểu biết về lịch sử của Hà Nội và nhân khẩu học của nó. Dự án này mang một ý nghĩa văn hóa nhiều hơn ý nghĩa kinh tế và ngân sách của chính phủ trong bối cảnh hậu chiến tranh [45]. Với quyết định 100 / TTG của ngày 24 tháng tư năm 1981, kế hoạch đã chính thức được phê duyệt. Quy hoạch chi tiết Hà Nội của trường phái Leningrad

Tầm nhìn về thành phố Xô Viết tại vùng nhiệt đới


Khởi động

Quay lại quá khứ Những người tham gia cuộc thi “Thành phố xanh” nổi tiếng ở Moscow năm 1929, đã được trao cho cơ hội để trải nghiệm, qua việc tạo các xu hướng nhà ở mới cho xã hội xã hội chủ nghĩa. Các kiến trúc sư tiên phong của Liên Xô (Leonid Vesnin, Moisej, Ginzburg, Ilja Golosov) đã tham gia vào chương trình định hướng cho sự hình thành một loại hình khu dân cư - khẳng định cho một xã hội tiến bộ - với các phương pháp khoa học chính xác, các bản quy hoạch và mô hình kiến trúc nhà ở xã hội chủ nghĩa mới. Hình mẫu nhà ở truyền thống của giai cấp tư sản – nhà ở cho một gia đình được thay thế bằng một loại nhà ở mới : nhà tập thể, thiết kế dựa trên cơ sở mô hình cấu trúc của tế bào. Năm 1928, Ủy ban phụ trách xây dựng của liên bang Xô-viết, đã tạo lập một ban nghiên cứu nhằm xây dựng các loại hình và chuẩn hóa của nhà ở, với tiêu chí được chú trọng là diện tích tối thiểu. Trong những năm sau đó, họ đã phát triển các mẫu nhà mô-đun và tạo thành năm loại khác nhau với mô đun nhà xếp chồng đôi, với hành lang trong, dựa theo nguyên lý về một chỉ số diện tích nhỏ nhất tương đương [47]. Hình mẫu thực tế của lý thuyết này là dự án khối dân cư Narkomfin, một nguyên mẫu của nhà tập thể cho năm mươi gia đình.

Khối dân cư Narkomfin Mô hình Kalinin Moscow 1962

262

263

Leningrad của vùng nhiệt đới


Cửa sổ hành lang bên trong

Sự thoái trào kép Vào tháng 4 năm 1932, với các sắc lệnh trực tiếp từ Stalin, và câu khẩu hiệu nổi tiếng của Anatole Lunacharsky “cột nên được trao cho người dân,” chế độ Xô Viết đã đánh dấu sự kết thúc của thập kỷ anh hùng của kiến trúc hiện đại theo đó là phong cách đế chế cổ điển, đã mở ra một giai đoạn suy thoái văn hóa trong đó có nước Nga, với những tác động mà hậu quả [50] vẫn còn kéo dài đến hiện tại.

Trong dự tính ban đầu của Ginzburg, đơn vị bao gồm bốn tòa nhà: tòa nhà dân cư, khu phức hợp xã hội, một nhà trẻ và một đường xây dựng - nhằm mục đích phục vụ cho các dịch vụ thông thường. Trong việc thiết kế Narkomfin, các dữ liệu công nghệ đóng một vai trò ưu thế hơn : việc áp dụng các kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn khiến nó trở thành một mô hình mẫu cho xây dựng ở Liên Xô [48].

Hình thức nhà ở tiên phong này đã bị chấm dứt bằng vũ lực, và bị giới hạn trong một số nơi xa nước Mẹ Nga. Nó là sự kết thúc dứt khoát của một thời kỳ, Ginzuburg trở lại Crimea và không bao giờ đặt chân trở lại Moscow hay Leningrad. Khu Narkomfin trở thành một đứa trẻ mồ côi sớm chết yểu. Các đòn cuối cùng đối với nhà ở xã hội Liên Xô được N.Khruschev giải quyết, một năm sau cái chết của Stalin. Với mục đích ngăn chặn sự gia tăng của phong cách kỳ lạ nảy sinh trong những năm trước đó, ông mạnh mẽ khẳng định sự trở lại của kiểu nhà “nghiêm túc”:

[[...] “Các nhà xây dựng của chúng tôi biết rằng thời gian gần đây đã có một cuộc tranh luận về con đường mà bạn phải đi trong lĩnh vực xây dựng, cho dù đó là bắt đầu với các cấu trúc đúc sẵn hay kết thúc với việc sử dụng một khối bê tông. Tôi tin rằng các đồng chí có thể nói với họ rằng họ chọn sai. Bây giờ, tôi nghĩ rằng điều đó là rõ ràng nhất cho tất cả mọi người rằng chúng ta phải tiến hành hướng tới một con đường tiến bộ. Con đường hướng tới việc sử dụng các cấu kiện đúc sẵn bê tông cốt thép. “[51]

Mặt bằng tầng trệt và tầng 1. Cây xanh có mặt rất nhiều tại tầng trệt.

(Vỗ tay)

N.Kruscev Mặt bằng nhóm F bắt đầu từ tầng 2

Những tranh cãi II Các tranh chấp giữa Le Corbusier và M.Ginzuburg chưa bao giờ giảm xuống, trong lần mới nhất kể từ khi dự án Narkomfin xuất hiện trên mặt báo chí quốc tế, bậc thầy người Pháp đã bị hấp dẫn và đến thăm ông ở Moscow:

Hệ quả trực tiếp của bản tuyên bố này là sự phổ biến của các cấu trúc tiền chế ảm đạm ở vùng ngoại ô của toàn nước Nga. Các tổ chức của đời sống xã hội chủ nghĩa mới đã không còn ảnh hưởng đến lối sống các công trình đã đề xuất, sống cuộc sống của riêng mình như thử nghiệm Narkomfin, nhưng được tổ chức khắt khe theo hình mẫu tiểu khu.

“Tôi đã có cơ hội đến thăm một ngôi nhà chung ở Moscow, được xây dựng kiên cố, nhưng trong đó phân phối nội bộ, và ý tưởng kiến trúc nói chung rất lạnh và vô cảm [...], Nó tràn ngập một cảm giác của nỗi buồn mênh mông khi nghĩ đến bản thân sẽ sống ở đó, và tôi cho rằng việc hàng trăm cá nhân ở đó đã bị cách ly khỏi vẻ đẹp của kiến trúc ”. [49]

Lây lan Các phiên bản Việt của Krushvevki được vật chất hoá trong KTT, là các từ viết tắt của khu nhà ở tập thể. Vào cuối những năm 50 thành phố được thay đổi hoàn toàn, với khoảng 30 dự án với quy mô 450ha tại Hà Nội. [52] Từ thử nghiệm đầu tiên ở Lương Yên, họ đã tiếp tục xây dựng với tất cả các hình dạng và kích cỡ. Các ngôi nhà bị biến đổi cho phù hợp với khí hậu nhiệt đới, với hai mặt thoáng và các ban công cho phép thông gió.

264

265

Leningrad của vùng nhiệt đới


Diện tích bề mặt trên một người dao động từ bốn đến sáu mét vuông và được thiết kế để chứa trung bình khoảng bốn đến mười nghìn dân. Việc thiết kế các không gian mở và công cộng là một suy nghĩ tích cực, khoảng cách và tỷ lệ của các tòa nhà hợp lí hơn bao giờ hết đối với một mô hình có mật độ trung bình. Sự phân bố các công trình như trường học và các chức năng công cộng khác, được hiệu chỉnh đầy đủ. Mặc dù có sự cứng nhắc đơn điệu, các khu dân cư, đôi khi bị ngắt quãng bởi mặt nước như trong trường hợp của Kim Liên hoặc Giảng Võ, giống như những người lính đứng chào cờ mỗi sáng.

Bản đồ phân bố KTT

KTT Giảng Võ

Phân bố theo khu Phân bố đơn lẻ

Thanh Xuân Bắc trong quá trình xây dựng. Trong hình là công trình bệnh viện, trường học và các dịch vụ công cộng của khu

KTT Bạch Đằng

266

267

Leningrad của vùng nhiệt đới


Biến đổi tự phát Sau năm 1984, kiểm soát tại những công trình tập thể trở nên mờ nhạt dần [53], mở đường cho những thay đổi đáng kể và hấp dẫn hơn tại các khu dân cư đơn điệu kiểu Liên Xô. Tương tự như hiện tượng Thành phố Bonsai, các tòa nhà bắt đầu xuất hiện các hành lang và phòng nhô ra ngoài với kích thước và loại hình khác nhau, từ 0,3 - 10 m2, tất cả đều được thực hiện tốt. Việc chuyển đổi tự phát của KTT đã và đang là một điều gây bất ngờ cho sự đa dạng về chủng loại, cho việc sử dụng các vật liệu khó và sự bất chấp các quy luật của của trọng lực. Ở tầng trệt, có các của hàng mở rộng, chiếm phần đất của không gian công cộng. Thậm chí xuất hiện nhà ở tự xây dựng mới giữa hai tòa nhà: với việc thay đổi như vậy, chúng đã hợp nhất các tòa nhà vốn cách xa nhau trước kia thành một đơn vị duy nhất. Vào giữa những năm 90, với ảnh hưởng của những biến đổi lớn, dân cư lân cận thậm chí taqng gấp bốn lần. [54] Phân tích và diễn giải các biến đổi có thể xác định được sức sống và sự thích nghi rất lớn của người nông thôn sống trong thành phố, thông qua việc thực thi sự pha trộn giữa một nền văn hóa không gian mang tính kỹ thuật và một nên văn hóa quần chúng.

Công trình ký sinh

Mô hình hóa về công trình lấn chiếm tại các KTT

268

269

Leningrad của vùng nhiệt đới


1985 - Hiện trạng ban đầu KTT Trung Tự

Làng Kim Liên

Nguyên bản của các tòa nhà có màu xám. Phần còn lại là phần xâm lấn.

Bệnh viện Bạch Mai

Làng Kim Liên

2010...20 năm sau, hiện trạng của quá trình xâm lẫn. Một hiện tượng giống như thành phố Bonsai

Công trình ký sinh tại các KTT

Bệnh viện Bạch Mai

Leningrad của vùng nhiệt đới


Công trình ký sinh tại các KTT Leningrad của vùng nhiệt đới


Tạm biệt Liên Xô Từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm trong nước chỉ tăng 3,7% một năm. Nông nghiệp, bất chấp những nỗ lực thực hiện công nghiệp hóa đất nước, vẫn là lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng từ từ và chính sách đổi mới ”Giá cả, tiền lương” gặp nhiều sai sót. Kết quả là một cơn khủng hoảng trầm trọng diễn ra. Lạm phát trong năm 1986 đạt 744% đối với các mặt hàng tiêu dùng [56]. Đây là cực hạn của nền kinh tế. Cùng năm, với sự ra đi của Lê Duẩn, lãnh đạo lịch sử, cánh tay kinh tế của Đảng và người thừa kế tinh thần của Bác Hồ, Đại hội đảng lần thứ sáu đã được triệu tập và bầu lãnh đạo mới của cuộc cải cách là Nguyễn Văn Linh [57]. Từ đây, mở ra để kỷ nguyên của công cuộc đổi mới với cải cách và từ từ hướng tới một nền kinh tế thị trường. Ba năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô tan vỡ. Từ năm 91, Hà Nội và Việt Nam cuối cùng đã độc lập.

Một người lính đứng trước bức tường Berlin

Công trình ký sinh tại các KTT

275

Leningrad của vùng nhiệt đới


Một câu chuyện lịch sử tiêu biểu Vị trí của bức tượng Nữ thần Tự Do

277


La Liberté éclairant le monde - Liberty Enlightening the World - Tự do soi sáng thế giới. Là phương châm của tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, được thực hiện bởi René de Laboulaye Edouad và thiết kế bởi Gustave Eiffel, được đặt tại lối vào các cảng trên sông Hudson. Được người Pháp tặng ở kỷ niệm một trăm năm ngày Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, và đã được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Trong sự thật, người Pháp đã chuyển tới thuộc địa của họ một lượng lớn bản sao của bức tượng Nữ thần Tự do. Tượng vua Lý Thái Tổ

Một trong số đó đã được gửi đến Hà Nội vào năm 1887, với kích thước nhở hơn nguyên bản (cao khoảng 3m) và bằng nguyên liệu đồng cao. Bức tượng xuất hiện lần đầu tại hội chợ triển lãm Đông Dương lần I. Sau đó, bức tượng được đặt tại vườn hoa Indira Ghanding. Ngày nay, đây là vườn hoa Lý Thái Tổ, nơi đặt tượng vua Lý Thái Tổ, người sáng lập Thăng Long (Hà Nội) vào năm 1010.

Tháp Rùa và bức tượng, một sự hài hòa kỳ lạ

Người Pháp đáp ứng nguyện vọng của người dân Việt Nam và chuyển bức tượng về khu vực hiện nay là vườn hoa Cửa Nam. Bức tượng đã sớm được người dân đặt tên là Tượng Bà Đầm Xòe. Mặc dù sau đó trong cách mạng vào năm 1908, nó đã thay được đổi tên: là tượng thần tự do và đã trở thành một tượng đài cho công lý và bên cạnh đó như một cảnh báo cho tương lai. Mirabel thống đốc Bắc Bộ lâm thời, sau cuộc nổi dậy đã đánh giá sự không tương thích của biểu tượng và cho chuyển đến vườn hoa Simoni, ngày nay vườn Tây Sơn. Bức tượng vẫn ở đó cho đến năm 1945, khi thị trưởng thành phố Hà Nội, Bác sĩ Tran Van Lai, sau ngày tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh đã quyết định loại bỏ tất cả những bức tượng Pháp trong thành phố, trong đó bức tượng thần Tự do đã kết thúc trong kho công trình công cộng.

Một địa điểm đặt tượng Nữ thần Tự do

Sau đó, vào năm 1952, bức tượng đã được tặng cho chùa Thần Quang, để đúc tượng Phật.

Năm 1889, để tưởng niệm của Paul Bert, toàn quyền đầu tiên của Hà Nội, bức tượng đã được chuyển lên vị trí trên đỉnh Tháp Rùa tại hồ Hoàn Kiếm. Điều này đã kích động một cuộc biểu tình của các cư dân thành phố vì sự linh thiêng của nơi này - truyền thuyết kể rằng có một con rùa tặng cho hoàng đế Lê Lợi là một thanh kiếm huyền diệu cho phép ông đánh bại Trung Quốc.

278

279

Một câu chuyện lịch sử tiêu biểu


Năm 1952, bức tượng thần Tự do đã được tặng cho chùa Thần Quang, để đúc tượng Phật. Đây có thể coi là một sự chuyển hóa Una storia emblematica


1

°

Phần

Ghi chú

282

1.Logan S.W. (2000), Hà Nội tiểu sử của một thành phố, Đại học Washington, Seat-TLE 2000, trang 169 2.Ledent J. (2002) Dân số: xu hướng trong quá khứ và tương lai phát triển. Hà Nội: Những thách thức hiện đại của thành phố thiên niên kỷ. Charbonneau, F. và D. Hau (eds). Montréal,Trames: năm 2002, trang 64-86 3.Trích dẫn ở Do Quang Hanh, gặp Ngyuen Vinh Phuc, một chuyên gia tại Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 1994 (tại Việt Nam) từ Logan, trang 224 4. Rochester S. (1999), Kiley F., Honor ràng buộc: Các tù nhân chiến tranh của Mỹ ở Đông Nam Á, 1961-1973. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1999, trang 292-294.. 5.Japan Ngân hàng Cooperaion quốc tế (1999) -JBIC reaserch Paper n.3 Đô thị Sự phát triển và khu vực nhà ở tại Việt Nam- tháng 12 1999, trang 84. 6.Luong Thi Hong Hanh (2001). Improving Privatisation of Housing Stock in Viet6.Luong Thị Hồng Hạnh (2001). Nâng cao Tư nhân Nhà ở Cổ tại Việt Nam: Một nghiên cứu của Hà Nội. Lund, Thụy Điển (bản thảo chưa xuất bản) Lấy ngày 06 tháng năm năm 2005 từ www.hdm.lth.se 7.Mathes M. (1995), vẽ và quartered - trung tâm cổ xưa của Hà Nội đang phải chịu áp lực từ bên ngoài và trong Vì vậy, những gì có thể kiến trúc sư và các quan chức làm để ngăn chặn sự mục nát ?.. Trong: Thời Kinh tế Việt Nam, tháng 9 năm 1995, pp 24-25 trích dẫn của M. Weibel, Asien, (Juli 2004) 92, S. 30-48, trang 39-40 8. Chính quyền thành phố Tokyo công bố trong http://www2.kankyo. metro.tokyo.jp/kouhou/env/eng_2006/chapter2.html 9. VerbArchitectureBoogazine, Connection,36 Street, Hanoi Actar 2004, trang 206 10. Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản(1999), op.cit, trang 8. 11. Urban Development Master Plan, Article 8 of the Decrete No 91/CP. 11.Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị. Điều 8 của Decrete số 91 / CP. (ở vietnam) 12.Logan S.W. (2000), op.cit., trang 245 13. Ông Võ Văn Kiệt đáp ứng các hiệp hội văn hóa và nghệ thuật, Kiến Trúc, số 3, 1992, trang 37 14. Liên Hiệp Quốc, Bộ Kinh tế và Xã hội, cơ sở dữ liệu trực tuyến vực nông thôn và thành thị, http://esa.un.org/unpd/wup/unup/p2k0data.asp) 15. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (1999), op.cit, trang 84. 16. Tương Lai (1998), PGS. Giáo sư và Giám đốc, Viện Xã hội học, “Phát triển Nhà và Đô thị Đô thị Management- Một cách tiếp cận xã hội học” Sciences- Xã hội, năm 1998, trang 1 17.Japan Ngân hàng Hợp tác Quốc tế (1999), op.cit, trang 2 18. Nghị định số 17/1999 / NĐ-CP về thủ tục giao dịch, chuyển nhượng, thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp quyền sử dụng đất và những đóng góp của quyền sử dụng đất như Capital, Marzo 199 ở JBIC trang 41. 19. Logan S.W. (2000), op.cit., trang 110 20. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (1999), op.cit, trang 84. 21. Vogel S. (2003), Lầu Năm Góc: Lịch sử, (2003), trang 20

283

Ghi chú


22. Daskalakis G., C. Waldheim C. e Young J. (2001), Stalking Detroit, Actar , Barcelona 2001. 23. http://www.business-in-asia.com/vn_ip_north.htm#1 24. Gotsch P., Peterek M. (2002), khu định cư mới ở phía nam - mô hình đô thị trong thế kỷ 21, Trialog số 75, năm 2002, trang 9 25. Il transfer di Gruen, với tên được lấy cảm hứng từ Victor Gruen, người phát minh ra vào năm 1956 trung tâm mua sắm đầu tiên, là một thuật ngữ được sử dụng bởi người trong cuộc để chỉ ra mo-ment khi người mua rơi vào tình trạng hỗn loạn và mất kiểm soát các triệu chứng của mình thử nghiệm decisionale.I bao gồm: mắt kính, mất phương hướng và gợi ý. Và ‘trong trạng thái của tâm trí để dễ uốn mà thường mua hàng không có kế hoạch; giám đốc điều hành của các cửa hàng bách muốn rằng tất cả các khách hàng đang trong tình trạng này trước khi bạn nhập vào cửa hàng của họ. Chúng tôi biết những gì bạn muốn, M. Howard, Fax tối thiểu năm 2005 26. Frampton K (1995), Hướng tới một đô thị Iandscape, Columbia Documents, New York:. Đại học Columbia năm 1995, .trang 89,92. 27. Máy tính xách tay của IPRAUS (2001), Hà Nội, phiên bản nghiên cứu / IPRAUS 2001, trang 349 note 28 28. đô thị mới Hà Nội (1997), Tài liệu sàn . biếu không của OMA, p.1 29. đô thị mới Hà Nội (1997), Tài liệu sàn . biếu không của SOM, p.1 30. Young Hyoo Kwon (1997), Kế hoạch phát triển và nghiên cứu khả thi Trên thị mới Hà Nội, Daewoo Báo cáo Xây dựng Công nghệ, 1997, trang 191. 31. OMA (1997) , op.cit. , trang 4/5 32. ibid., trang 5 33. ibid., trang 7 34. SOM (1997) , op.cit. ,trang 4 35. Koolhaas R. (1995), Những gì bao giờ xảy ra với Đô thị hóa? , S, M, L, XL, OMA với B. Mau, The Monicelli Press, New York, 1995, trang 959/971. 36. Ipraus (2001), op.cit., trang 349 37. ibid., trang 349 nota 27 38. R. Koolhaas,op.cit. , trang 959/971. 39. Logan S.W. (2000), op.cit., trang 140 40. Logan S.W. (2000), op.cit., trang 240 41. Logan S.W. (2000), op.cit., p.223 41. Logan S.W. (2000), op.cit., trang 223 42. Đỗ Bình Minh (2005), nâng cấp khu phố sống (KTT) tại Hà Nội, Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của trường châu Á kế hoạch liên kết, 11-14 tháng 9 2005, trang 1 (tài liệu không được xuất bản bằng tiếng Anh) 43. ibid., trang 7 44. https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html 45. http://www.vietnamplas.com/hanoi/ 46. http://en.vietrussia.com/bizcenter/0/news/1602/21608) 47. Ipraus (2001), op.cit., trang 349 48. Pola + Alad (2008), sau đó thành phố - dân thành thường xuyên, ediciòn CCCB, barcelona 2008, progetto 008 49 Harvey D. (1990), Tình trạng của hậu hiện đại, nhà xuất bản Blackwell ltd, Massachusset 1990, p. 49 50. Labbé D. (2010), Đối mặt với quá trình chuyển đổi đô thị tại Hà Nội: vấn đề quy hoạch đô thị mới và các sáng kiến, Trường Đại học INRS đi tiên phong- Học viện

53. H. Akbari H., Lawrence SM (2008), Global làm lạnh: Tăng trên khắp thế giới đô thị Albedos để offset CO2, Phòng thí nghiệm Berkeley National, USA Ủy ban Năng lượng California Arthur Rosenfeld, USA ngày 14 tháng 1 năm 2008, p.2 54. BURDETT R., Sudjic D. (2007), Thành phố vô tận, London 2007, p.7 55. Labbè D.(2010), op.cit., p.40 56. DiGregorio M. (2009), On the Edge: Đối mặt với quá trình chuyển đổi đô thị trong sơ bộ báo cáo về ngoại ô phía tây của Hà Nội. Hà Nội, Ford Foundation, 2009, p.2 57. ibid. p.10 58. P. Purcel, ở Logan S.W. (2000), p.247 59. Courtesy của văn phòng Perkins Eastman (2009), Tài liệu kế hoạch đệ trình vào năm 2008 và đã được phê duyệt trong tháng 7 năm 2011, p.40 60. Labbè D.(2010), op.cit., p. 41/42 61. Kang Chang-mo, CEO của Keangnam. KoreanTimes, 08.09.2007 http://www.koreatimes.co.kr/www/news/biz/2009/10/123_8034.html 62.Moon Kyoo Kim, Bitexcoland’s CEO,http://www.skyscrapercity.com/showthread. php?t=139917&page=3 63. http://www.ankhanhjvc.com/index.php?menuid=118 64. ibid. 65. Labbè D.(2010), op.cit.,p.34 66. http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=624271 67. Kiến trúc sư Tran Thanh Van,VietNamNet Bridge,11/12/2007, http://english. vietnamnet.vn/social/2007/12/759064/ 68. http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=624271. 69.Perkins Eastman (2009),op.cit.,p.20 70. http://www.vietnamembassy-thailand.org/vnemb.vn/tinkhac/ ns080804155854 71. Chính phủ theo Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội số 29/2000 / PL-UBT-VQH10 của ngày 28 tháng 12 năm 2000 72. Quertamp, F. (2003), Hà Nội: Một nghịch lý đô thị hóa diệt vong. Bordeaux, Uni-trường đại Bordeaux III – Michel de Montaigne. 2003, p.86-90, trích dẫn trong Labbe D. (2010), op.cit., P. 11. 73. HSO. 2009. Niên giám thống kê 2008 [Hanoi Statistical Yearbook 2008]. Ha Noi, Cục thống kê thành phố Hà Noi [Hanoi Statistical Office], 2009 , p. 40 74. Nam-ho Park, Jina Architects http://www.strangesystems.com/blog/category/ hanoi-sustainable-future, 29.11.2008 75. VietNamNet Bridge, 22.04.2010http://english.vietnamnet.vn/politics/201004/ Hà Nội-trưng bày-xây dựng các kế hoạch -905967/ 76. Perkins Eastman (2009),op.cit.,p.3 77. Kiến trúc sư, các tạp chí của Viện mỹ của kiến trúc sư (2011), cỏ không phải luôn luôn xanh hơn, Mark Lamster, 2011/03/01, http://www.architectmagazine. com/ lập kế hoạch / cỏ-không-luôn luôn-xanh-một- kế hoạch tổng thể -cho-h.aspx 78. Perkins Eastman (2009),op.cit.,p.24, 79. ibid., p.30

284

285

Ghi chú


84. U-tơ thành phố, dự án Franken \ Architekten, được xây dựng tại Hà Nội vào năm 2011, www.frankenarchitekten.de 85. Kiến trúc planadd, http: //www.planadd.com/architecture/ SNUM = 53 86. http://www.clevehanoi.vn/en/index.phpoption=com_ content&view=article&id=20 &Itemid=113 87. http://www.parkcityhanoi.com.vn/ 88.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ban hành Quyết định số 2436 / QĐ 89. http://tacvang.com.vn/index.php?option=com_ project&view=project&id=13:khudo-thi-moi-duong-noi&catid=1:khu-do-thi&Itemid=11 90. Perkins Eastman (2009),op.cit.,p.27 91. Dong Truc – Ngoc Liep Thành phố sinh thái, Jina Architect Seul, 16/12/2010 , http:// jina.co.kr/?p=118 92. Jina 2010, op.cit. 93. Hướng dẫn thiết kế đô thị (2010), Ngọc Trúc Thành phố New, lịch sự của các nghiên cứu Perkins Eastman Architects, p. 23 94. ibid. p.32-38 95.Nguyễn Tố Lang (2007), Phát triển bền vững của đô thị giải quyết tại Hà Nội, Việt Nam, (Phó giáo sư, tiến sĩ). Tài liệu trình bày tại Hội nghị quốc tế về thiết kế kiến trúc bền vững và quy hoạch đô thị. Hậu 15-ngày 16 Tháng 5 năm 2007, Hà Nội. 96.Hướng dẫn thiết kế đô thị (2010), op.cit. , P.22

286

2

°

Phần

1. A. Masson (1929), Hà Nội trong thời gian anh hùng (1873-1888), Paris Bookseller Geunther Đông Phương học Paul, Paris, 1929, p.18 Note 1. Consultabile trên dòng Presso www.sitegallica.fr 2. Ibid., p. 18 3. Lockhart G. (1989), Nation in Arms: Nguồn gốc của người quân của Việt Nam, Allen & Unwin, Sydney, 1989), trang 30 4. Masson (1929), op.cit., p.19 5. Ibid., p. 20 6. Ibid., p. 98 7. Logan S.W. (2000), Hà Nội tiểu sử của một thành phố, Đại học Washington, Seattle 2000, p.69 8. Papin P. (2001): Lịch sử của Hà Nội. Librairie Fayard, Paris, p.64 9. Masson (1929), op.cit., p.137/138 10. Papin (2001) , op.cit, p.198 11. Masson (1929), op.cit., p. 21 12. Meyer C. (1985), Người Pháp ở Đông Dương 1860-1910, Hachette, Paris 1985, p. 163, 165 13. Masson (1929), op.cit., p.23 14. Noury J. (1992), Các bưu thiếp Đông Dương. Trước khi Hourigan 1900-1920, biên tập viên publifusion, paris, 1992, p. 7 15. De Reinach L. (1899), chữ Đông Dương 1839-1899, L.Waltel in, Paris , p.22 16. Ngyuen Quoc Thong (1988) , Thay đổi hình thái học trong quy hoạch không gian của Hà Nội dưới chế độ thực dân Pháp, Kiến Trúc, vol.31no.2, 1988, pp.40-49 17. Doumer P. (1902) , Vị trí của Đông Dương (1897-1901.Rapport trên Board Indochina, phiên extrordinaire trong tháng 2 năm 1902 Schneider FH, Hà Nội 1902, p.1 tài liệu có sẵn trực tuyến tại sitegallica.fr 18. Doumer P. (1905), Đông Dương Pháp (bộ nhớ), và Viubert Nony biên tập viên, paris, EDN 2, 1905) p.123. Consultabile trên dòng Presso www.sitegallica.fr 19. Logan S.W. (2000), op.cit., p.79 20.Pèdelahore C. (1992), Hà Nội cái gương của kiến trúc Pháp ở nước ngoài (Mardaga, Liege, Bỉ, 1992) p. 300 21.Franck H. A.(2006) , East of Siam: đi dạo chơi trong năm bộ phận của Đông Dương thuộc Pháp. Ristampa Hesperides Press, 2006. p. 235 22. Les Cahiers de l’Ipraus (2001), Hanoi, tìm kiếm ấn bản / Ipraus 2001, p.160 23. Ibid., p.155 24. Logan S.W. (2000), op.cit., p.87 25. Ibid., p.129 26. Gresleri G. e Matteoni D. (1982), Các thành phố trên thế giới, Polis / Marsilio Nhà xuất bản 1982, p.21 27. Ibid., p.34 28. Ibid., p.55 29. Ibid., p.40 30. Pèdelahore C. (1992), op.cit., p. 292-231 31. Ibid., p.229 32. Les Cahiers de l’Ipraus (2001), op.cit., p.120 (Về luật Cornudet 1919) 33. Logan S.W. (2000), op.cit., p.99 34.Hebrard E. (1928), Quy hoạch đô thị ở Đông Dương, Kiến trúc, Vol. XLI, số 2, 1928,

287

Ghi chú


35. Duras M. (1951), Một con đập đối với Thái Bình Dương, Gallimard, Paris 1951, p.147 36. Đế quốc Pháp, nhà nước thuộc địa ở Việt Nam và chính sách kinh tế: 1885-1940, xem xét lịch sử Úc, vol 31, có 1, 1991, tr 72-89. Presso trực tuyến consultabile Thư viện Quốc gia Australia,,www.nla.gov.au 37. Miller C.L. (1998), Chủ nghĩa dân tộc và dân du mục: tiểu luận về văn học châu Phi nói tiếng Pháp và văn hóa, Trường đại học Chicago báo chí, 1998, p.68 38. Hebrard E. (1928), op.cit., p.37 39. 114- Quỹ trú-Superior Bắc Bộ Trung tâm lưu trữ quốc gia số 1, Hanoi; file 79,013 40. Logan S.W. (1995), Kế hoạch và Phát triển Hà Nội Báo cáo Dự án Kiểm soát 3. Cơ cấu Hai Bà Trưng Kế hoạch Diện tích (Melbourne, 1995), p.32 41. Gabrielli A., Đại từ điển Tiếng Ý, Hoepli 2011 42. Gresleri G. e Matteoni D. (1982), op.cit., p. 66 43. Le Corbusier, Thành phố của ngày mai và Kế hoạch của nó, New York, Dover, 1987, bản dịch của Frederich Etchell. từ Urbanisme, 1929, p.337 44. Ibid., p.338 45. Ibid., p.343 46. Ballard J.G, Thị trường căn hộ, Feltrinelli năm 2003. Bản dịch sang tiếng Ý bởi P.Lagorio 47. Ageron C.R. (1990), Triển lãm thuộc địa năm 1931, cộng hòa hay hoàng huyền thoại Myth, Lịch sử của thực dân Pháp, Armand Colin, 1990 pag 78 48. Nora P. (1997), Địa điểm của bộ nhớ. Cộng hòa, ed. “Quarto” Gallimard, 1997, p. 493-515 49. Gourou P.(1936), Nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu Địa lý con người Paris, Lịch sử nghệ thuật st bản 1936, p.570 50. Ibid., p.575 51. Ibid., p.567 52. Gourou P. (1948), Nền văn minh của thực vật, Indonesia, 1948,1(5), p.389 53. Kleinen J.(2005) , Tropicality và thời sự: Pierre Gourou và phả hệ của thực dân Pháp trên scholarsihp nông thôn Việt Nam, Singapore tạp chí địa lý nhiệt đới , 26(III), 2005, p. 344) 54. Ibid., p.348 55. Ipraus (2001), op.cit., pag.31 56. Pineau L.G. (1942), cộng lớn Hà Nội, Đông Dương. Hebdomarie lừng lẫy số 108, 24 Tháng 9 năm 1942, p.5 - biếu không của Thư viện Quốc gia Australia, Format pdf 57. Ibid., p.8 58. Logan S.W. (2000), op.cit., p.121-122 59.Quỹ Pineau, Louis-Georges (1898-1987) SIAF / Cité de l’Architecture et du Patrimoine / Archives kiến trúc của thế kỷ XX 60. Illustrated Weekly, các kế hoạch thành phố và phát triển của các thành phố Ấn Độ-Trung Quốc, 28 ottobre 1942 pp.34-45 - mỗi dân ngoại concessione della Thư viện Quốc gia Australia, FORMATO pdf 61. Mangin F. (2001) Một kế hoạch đọc sách lịch sử Hà Nội 1873-1951, ở Ipraus (2001), op.cit., pag. 113 62. Quỹ Pineau, op.cit.,

63. Peycerè D.(2001), ở Ipraus (2001), op.cit., pag. 94 64. Pineau L.G., op.cit., pag.8 65. Để xem lại các giải thích về nguồn gốc của các thành phố L.Hilberseimer vườn, xem: David Spaeth, “Giải quyết Unit Ludwig Hilberseimer của: Nguồn gốc và ứng dụng, trong cái bóng của Mies: Ludwig Hilberseimer, kiến trúc sư, nhà giáo dục, và quy hoạch đô thị, và . Richard Pommer, David Spaeth, và Kevin Harrington (New York / Chicago: Rizzoli / Art Institute of Chicago, 1988),54-68. 66. Hilberseimer L. (1944) , The New City, Chicago, P. Theobald, 1944 p. 18 , 67. Robequain C. (1944), Sự phát triển kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp, London: Đại học Oxford báo chí, 1944), 161-234 68. Agard A. (1935) Các công đoàn Pháp Đông Dương indochina chúng tôi Orientale. Khu vực tự nhiên và địa lý èeconomique (in Viễn Đông, Hà Nội,1935) p.265 69. Ng Shui Meng (1974), Dân số của Đông Dương: Một số quan sát sơ bộ (Singapore: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, lĩnh vực Báo cáo loạt số.7, 1974, pag 41 70. Madrolle C (1923), Bắc Đông Dương Tonkin, Annam, Lào, VOl 1 Paris, Hachette 1923 ) 71. Hoai Thanh và Hoai Chan (1999), “ Mot Thoi Dai Trong Thi Ca “trong Thi Nhan Viet Nam 1932-1941 (Poeti Vietnamiti) ( 1942, rst, Hanoi : Van Hoc, 1999) trang 16 72. Ánh Sáng của Thủ đô: Ba cổ điển hiện đại Tiếng Việt (Đại học Oxford báo chí, Kuala Lumpur 1995 73. Smith R. B. (1968), Viet-Nam and the West (Heinemann, London, 1968) pag 99 74. Logan S.W. (2000), op.cit., p.114 75. Ibid., p.119 76. De Gaulle 3 tháng 12 1942 Đất đai Đông Dương thuộc Pháp Ministeire of War, Paris 1945 77. Marr D. (1995) , Vietnam 1945 : The quest cho lực (University of California Press, Berkeley, 1995. cũng nhìn thấy Ralph B.Smith, Thời gian Nhật Bản ở Đông Dương và các đảo chính của ngày 09 tháng 3 năm 1945, trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Quyển 9. số 2 tháng 9 1978, pp 268-301 78. Logan S.W. (2000), op.cit., p.128 79. Marr D., op.cit., p.121 80. Logan S.W. (2000), op.cit., p.133 81. Smith H.H et al. (1967), Cẩm nang cho khu vực miền Bắc Việt Nam, Sở quân đội Whashington, Dc, 1967. p.10 82. Turley W. S (1980) , Đô thị trong chiến tranh: Hanoi, 1946-1973, vol.48 pp. 370-97 83. Quỹ của TP-Residence, Sở địa chính và các khu vực của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hà Nội số 1, Hanoi; file M.3/801 84. Turley, op.cit., p.372-379 85. Bolettin học đường của Pháp ở vùng Viễn Đông, Viễn Đông của In ấn, Hà Nội 1926) p.525-69

288

289

Ghi chú


3

°

Phần

1. Fosso M. e Meriggi M. (1999), K.S.Melnikov và xây dựng Moscow. Skira Milano 1999,p.21 2. Như trên. , P. 214 3. Như trên. , P. 236-240 4. Như trên. , P. 2145. Kopp A. (1967), Ville và cộng sự cách mạng, Ấn bản Nhân chủng học, Paris 1967, p. 181-184 6. Như trên. , p.184 7. Như trên. , P. 180 8. Như trên. , P. 261 9. Fosso M. e Meriggi M. (1999), op.cit., p.216 10. Buu Hoan (1991), Viện trợ kinh tế của Liên Xô về Việt Nam, Contemporay Đông Nam Á, vol.12,1991,pp. 360-76 11. Tongas G. (1960) , Tôi đã sống trong địa ngục cộng sản ở miền Bắc Việt Nam, New Edition Debresse, Paris,1960 p.258 12. Bui Tam Trung (1984) , Hanoi hôm nay và ngày mai , Kien Truv, no.3, 1984,pp. 9-10. In Logan S.W. (2000), op.cit., p.186 13. He Van Que (2000), The chainging cơ sở tư tưởng của kế hoạch thực hành tại Hà Nội, Việt Nam. Đại học Deakin báo chí, tháng 6 2000 , pag.85 14. như trên , p.191 15. Nordlund I. (1991) , Đế quốc Pháp, nhà nước thuộc địa ở Việt Nam và kinh tế chính sách: 1885-1940, xem xét lịch sử Úc, vol 31, số 1, 1991, tr 72-89. Presso trực tuyến consultabile Thư viện Quốc gia Úc, www.nla.gov.au 16. Tập sách IPRAUS (2001), Hà Nội, ấn bản tìm kiếm / Ipraus 2001, p. 264 17. Dang Phong (2010), Lịch sử trong một đường duy nhất, nhà xuất bản Tri thức, Hanoi 2010, p. 137 18. như trên p.138 19. Logan S.W. (2000), op.cit., p.127. 20. Di chúc của Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 1969 Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 1995), pag.53 21. Quỹ kho lưu trữ của thành phố cư trú, khảo sát và Địa chính và Hà Nội Dominaines: tài liệu M.3 / 804, thư datata 16 tháng 5 1952 Trong Logan SW (2000), op.cit., p.22. 22. Gu Chaolin, Yuan Xiaohui eGuo Jing (2010), Hệ thống của Trung Quốc tổng quy hoạch trong quá trình chuyển đổi: nghiên cứu trường hợp của Bắc Kinh, 46 ISOCARP Quốc hội 2010 23. Hy Lạp và C. Santoro C. (2008), Bắc Kinh thành phố mới, Skira milan 2008, p.62 24. Kurokawa K. (1960), thành phố Agricoltual trong Metabolism, đề nghị cho các thành thị mới ism, Bijutsu Shuppansha, Tokyo 1960, p.74 25. Phỏng vấn R.Koolhaas và H.Ulrich Obrist Dự án Kurokawa Kisho tại Nhật Bản 27. Clodfelter M. (1989), Những giới hạn của không lực, The Bombing Mỹ của Bắc Việt Nam, báo chí miễn phí, New York, 1989, p.103, 28. Fallaci O. (1969), Sài Gòn và như vậy có thể là, ở Bắc Việt Nam 27 tháng 3 năm 1969, Rizzoli Milan 2010 29. Buu Hoan (1991), op.cit. , P. 360-76 30. Poliansky A. (1987), Sử dụng truyền thống trong Nga Xô & Kiến trúc, ADvol 57 số 7/8 1987

34. VV Presnjakova (1990), Lenin tưởng niệm phức tạp trong Ulyanovsk, Planeta Publishers, 1990, pag 37-47 35. Kudriavtsev A. e Krivov A. (1987), Kiến trúc Liên Xô, AD vol 0,57 No.7 / 8, Luân Đôn, 1987, p.46 36. Ngyuen Ngoc Chan (1990) ‘Quá trình THIẾT KẾ Mousoleo HCM, Kiến Trúc, vol.27 no.1, 1990, pp.13-23, trong Logan p.200 37. Melnikov E. (1986), Các cung điện của giao lưu văn hóa của Hà Nội, Arkhitektura SSSR, số ° 2, Marzo-Aprile 1986, pp.104-107. Khoa Kiến trúc và Xã hội, Đại học Bách khoa Milan 38. Logan S.W. (2000), op.cit., Trang 198. 39. Ruble B.A. (1990) Leningrad: Định hình một thành phố Xô, Berkley báo chí, năm 1990, p.89-91 40. Như trên. , p.206 41. Logan S.W. (2000), op.cit., P.211 42. Kopp A. (1967), op.cit., P.176 43. C. Perry (1929), Unit Neighborhood, Khảo sát của New York khu vực và các vùng lân cận, Tập VII, khu dân cư và cộng đồng Kế hoạch, New York năm 1929, p.186 44. Ông Van Que (2000), op.cit., P. 89 45. Logan S.W. (1995), op.cit., P.458 46. Ông Van Que (2000), op.cit., P. 89 47. Forte R. (2006), Mito, (Rivoluzione, Utopia, nhà ở đô thị Narkomfin ở Mosca, Rivista Arkos IV-11-24, Nardini Firenze, p.25 48. Kopp A. (1967), op.cit., P.178 49. Le Corbusier (1930), Cahiers 1930, pag.30 trong Forte R. (2006), op.cit., P.27 50. Forte R. (2006), op.cit., P.27 51. Trích từ bài phát biểu của Nikita Khruschev tại hội nghị của các nhà xây dựng, kiến trúc sư và công nhân trong các lĩnh vực costruizioni, 07 Tháng mười hai 1954. 52. Procacci F. và Lương Thu Thảo (2007), Học hình thức KTT, báo cáo trình bày tại Hội nghị quốc tế về kiến trúc bền vững và thiết kế đô thị, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội, 15 / 16.05.2007.p.2 54. Ipraus (2001), op.cit., P. 306 55. Procacci F. và Lương Thu Thảo (2007), op.cit., P.4 56. Ipraus (2001), op.cit., P.308 57. Ông Văn Quế (2000), op.cit., P. 93 58. Logan S.W. (2000), op.cit., P.218 Một lịch sử tiêu biểu Các bức tượng của tự do thay đổi trạng thái Đặng Phong (2010), Thăng Long-Hà Nội, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội 2010, pp.78-89

290

291

Ghi chú


Actar, Connection 21 (alto Sx), 21 (basso), 22 A.Kopp, Ville et Révolution 217 (alto Sx, centrale), 220 (centrale basso), 221 , 263, 264 Architectural Design, Vol.57 No.7/8, 1987 262 Архитектура СССР №5, 1970 245,246 Archives Nationales d’outre-Mer 12 (sopra), 153(basso Sx),170,171,187 (basso), 199 (centrale), 200 (centrale) Archive n°1 Hanoi 204/205,206/207,208/209,210/211, 212/213 Ashui Magazine 152 (basso Sx), 153 (centrale) Biblioteque Nationale de Paris 149 C.Greco M.Santoro, Pechino 237 (basso centrale)

Bản quyền hình ảnh

C.Perry, The neighborhood unit 255, 256/257, 258 (centrale Sx) Cahiers de L’Iprause 63 (alto centrale), 183,230 D.Phong, Than Long Hanoi 198, 278, 279 E.Christ G.Gantenbein, Honk kong typoligies 177 Ecole française d’extréme-orient 145 (basso Sx), 147, 150, 152 (basso Sx), 153 (centrale), 163 (sopra Sx), 169, 253(centrale Sx) E.Howard, The garden city of tomorrow 97 (centrale Dx) F.Mangin Le patrimoine indochinois 192

188 (basso), 189 (alto), 192, 193 F.Fénis, Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi 50 (lato Sx ) Gazette de l’Indochine 148 (basso Sx) G.Chaolin,Y.Xiaohui Isocarp paper, 2010 237 (lato Sx) G. Gresleri D. Mattoni, La città mondiale 157,158,159,160/161,162 (alro centrale) 175,176 G.Rovinolo, Asia Link Paper, 2009 56/57,58/59,60 Google Earth 12(sotto Sx), 18,19,41,73,173 Hebdomadaire illustré N°2 , 1928 164/165, 166, 167, 168 Hebdomadaire illustré n°30 , 1942 188 (sopra), 190 J.H. Colton, Johnson’s New Illustrated Family Atlas with Physical Geography, 1864 184, 185 J.Morrocco, Thunder from Above 242,243 Kien Truc magazine n° 193, 2011 46 (centrale Sx), 101,107 Kient Truc magazine n°185, 2010 173 (sopra) Kien Truc magazine n°191, 2011 247 (centrale), 249 (lato Sx) L.Hilberseimer, Metropolis like a garden city 194,195,196 Materiale dell’autore 4/5,6/7,10,13,14,20,23,26,30,34/ 35,36,38,45,46,47,48,50,51,52/53

Fotografie di Sara Fontana

,55,61,62/63

2/3, 298/299

6 4 / 6 5 , 6 6 / 6 7 , 7 1 , 7 2 , 7 3 ( ce n t ra le )

Fotografie di Edoardo Ticozzi

73(altoSx),77,82,87(centrale),91,96(b

114/115, 300 Fotografie di Roberto Tofani

292

Fonds Pineau, Paris

(schema

in

basso),

asso),102(altoSx),103,117(alto),128, 142,145,151,153/155,156(latoSx),177

204/205,206/207,208/209,210/211,

(basso centrale),186,202,214,223(alto

212/213

Sx),

293

Bản quyền hình ảnh


224,226/227,228/229,230,

163 (sotto Sx),171 (basso Sx),172 (alto Sx),

234/235,238,248/249,252,253

178,179,180,181,182,188(centrale),188

(basso), 253 (lato Sx), 254, 266 (alto) M.Fosso, M.Meriggi, Konstantin s. Melnikov 217(basso Sx),218,223,273(lato Sx) M.Meriggi, La città Verde 2009 219 (alto centrale) Nguyen To Lang, Asia Link paper, 2007 29 Per gentile concessione di Dinh Van Binh 24,27,44,45,83/84,86,87(Sx basso)

(lato Sx),191,195 (alto Sx),220 (alto Sx), R.Koolhhas H.U.Obrist, Project Japan 76 (Basso), 238,239,240/241 Thong Tan, Chu tich Ho Chi Minh voi Hanoi 90 lato Sx), 92, 93, 232/233,266 The County of London Plan explained by E. J. Carter and E. Goldfinger 98/99 W.S. Logan, Hanoi Biography of a city 251 (basso), 260/261 (basso)

88,92,94/95,118(alto,basso),119( alto Sx),225,250,259(alto Sx),265 (lato Sx) Per gentile concessione di Oma 39,40 Per gentile concessione di Som 41,42 Per gentile concessione di Do Binh Minh 47 (lato Sx) Per gentile concessione di Perkins Eastman 68,89,96(lato Sx),97 (centrale Sx),97 (basso Sx),100,107 (alto Sx),109,111 (centrale),112,113 (alto centrale),117 (basso), 119 (alto Sx), 119 (basso Sx),120 (alto Sx) Per gentile concessione di Dissing+Weitling 120(basso centrale), 121,122/123, 124/125 Pola Vietnam 126,129,130/131,132/133,134/135, 136/137,138,139,140/141 Repertorio Web 13 (alto Sx),25,28 ( basso Sx),32,33,49,68, 69/70,71(piantaSx),73 (basso),74,76,83 (altoSx),85,87 (alto Sx),90 (lato Dx),102,104,105,106,108,110,111 (alto Sx), 113 (lato Sx),116, 118 (lato Sx), 144 (lato Sx), 151(centrale Sx),151 (basso Sx), 161 (alto Sx),162 (lato Sx)

294

295

Bản quyền hình ảnh


Lời nói đầu Phần 1

Thành phố và các viễn cảnh Các điều kiện Mở đầu Những ấn tượng Các phương án quy hoạch khác Các tổ hợp quy hoạch Các viễn cảnh

7

11 12 37 48 83 90 126

Phần 2

Paris của Đông Dương Thời đại huy hoàng Thành phố thế giới Các thử nghiệm Tiến trình chuyển đổi Triển lãm thuộc địa Làn sóng thứ hai Quy mô vùng Sự chuyển đổi Hồ sơ lưu trữ trung ương n°1

Mục lục

143 144 157 163 174 178 187 194 197 205

Phần 3

Leningrad của vùng nhiệt đới Giải tỏa đô thị Sự chuyển đổi Quy mô mới Kỹ năng của Việt Nam Trường phái Leningrad Khởi động

215 216 224 237 242 255 263

Một câu chuyện lịch sử tiêu biểu :

277

Vị trí của bức tượng Nữ thần Tự do

Tài liệu tham khảo Ghi chú Bản quyền hình ảnh

296

297

282 292


Câu chuyện ngắn





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.