CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHO THIẾT KẾ CẢI TẠO TỔNG THỂ CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT DỰA TRÊN Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG Th.S KTS Lương Thu Thảo
1
Thong Nhat Park A Place For All
2
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
LỜI CẢM ƠN
T
rước tiên, tôi xin dành lời cảm ơn cho các nhà tổ chức cuộc thi « Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người» vì đã đem lại cơ hội được giao lưu với những ý tưởng về cải tạo công viên Thống Nhất, dựa trên các ý kiến của cộng đồng cho những Kiến trúc sư, các nhà quy hoạch - người tham gia cuộc thi nói trên. Chúng tôi may mắn là những người được giải nhất, và nhờ đó, chũng tôi có thêm được cơ hội trao đổi trao đổi học thuật, được hỗ trợ về các kiến thức chuyên môn cũng như về tài chính để hoàn thiện nghiên cứu này. Tôi trân trọng cám ơn Tiến sĩ Mike DiGregorio , giáo sư - tiến sỹ Mike Douglass, tiến sỹ Huang Liling, KTS Trần Ngọc Chính về những hỗ trợ chuyên môn mà tôi đã nhận được từ họ. Cám ơn KTS Lê Việt Hà về những hỗ trợ mà Hà đã dành cho tôi trong nghiên cứu này. Cám ơn Chị Hà Thục Vân và em Đinh thị Phương Thảo về các hỗ trợ về quản lý mà tôi nhận được từ họ. Cám ơn các thành viên còn lại trong nhóm dự thi TUCT group: Uri Matveg, Phan Bảo Chung và Nguyễn Thành Tuân về các nỗ lực và sự sát cánh của họ cùng với tôi trong quá trình tham gia cuộc thi. Cám ơn Phan Bảo Chung, Nguyễn Thành Tuân và Trần Hồng Công đã giúp đỡ tôi lấy ý kiến của cộng đồng trong giai đoạn viết nghiên cứu sau này. Không có họ, chắc chắn tôi không thể hoàn thành được khối lượng phỏng vấn và tham khảo ý kiến cộng đồng trong 2 giai đoạn trưng cầu ý kiến về thiết kế cải tạo công viên Thống Nhất. Các phần thiết kế layout và thiết kế trang bìa của Uri Matveg thật thích hợp và thuận tiện cho việc tổng hợp và hình thành thành bản in này. Sự nỗ lực và nhiệt tình giúp đỡ của các thành viên trong nhóm đối với tôi luôn được ghi nhận dù sau cuộc thi, vì các lý do về sức khỏe và công việc, họ đã không thể luôn cùng tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng sẽ luôn nhớ sự giúp đỡ của các em sinh viên lớp 10K6, những người đã cùng với nhóm dự thi của tôi phân phát và thu thập các phiếu điều tra ý kiến của cộng đồng người dân đến chơi trong công viên Thống Nhất. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình, đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn của những người dân đến công viên Thống Nhất, mà một phần được ghi lại trong phụ lục 1 của nghiên cứu này. Tuy nhiên còn rất nhiều những người khác đã đóng góp những ý kiến của họ cho chúng tôi mà chúng tôi chưa kịp ghi lại tên tuổi và địa chỉ của họ. Chúng tôi trân trọng sự giúp đỡ và ý kiến của họ. 3
“A good park provides a range of things to do – there are a multitude of activities for different age groups and types of people to use” Creating Great Urban Parks by Fred Kent, President, Project for Public Spaces and Kathy Madden, Director, Urban Parks Institute
“Một công viên tốt cung cấp một khoảng không gian cho các hoạt động - trong đó tập hợp các hoạt động cho các nhóm khác nhau và cho các loại người khác nhau sử dụng” Tạo ra các công viên đô thị tốt Tác giả: Fred Kent, Chủ tịch, Dự án cho các không gian công cộng, và Kathy Madden, giám đốc, viện công viên đô thị.
4
MỤC LỤC 7
MỞ ĐẦU
9
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHáT TRIỂN CỦA CÔNG VIêN THốNG NHấT
13
CáC NGHIêN CỨU Về CÔNG VIêN VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIêN
19
CáC DỰ áN LIêN QUAN ĐẾN CÔNG VIêN
21
BốI CẢNH HIỆN TạI
25
SỰ PHÙ HỢP VỚI QUY HOạCH, VỚI CHỦ TRƯƠNG CỦA THÀNH PHố VÀ CáC CĂN CỨ CHO Đề XUấT THIẾT KẾ
27
PHƯƠNG PHáP TIẾN HÀNH LỰA CHỌN PHƯƠNG áN THIẾT KẾ VÀ CHU TRÌNH THIẾT LẬP Đề XUấT THIẾT KẾ CHO CÔNG VIêN THốNG NHấT
33
CáC BƯỚC TIẾN HÀNH CỤ THỂ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG áN THIẾT KẾ CẢI TạO CÔNG VIêN THốNG NHấT DỰA TRêN Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN SINH HOạT TRONG CÔNG VIêN
67
TIẾN TRÌNH CẢI TạO CÔNG VIêN THốNG NHấT TỔNG HỢP CUốI SAU KHI KẾT HỢP VỚI Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
69
KẾ HOạCH TÀI CHÍNH: KẾ HOạCH ĐỂ TIẾP NốI TRUYềN THốNG VÀ LỊCH SỬ CỦA CÔNG VIêN THốNG NHấT TRONG NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ CáCH QUẢN LÝ ĐỂ DUY TU, BẢO TỒN VÀ CẢI TạO NÂNG CấP CÔNG VIêN
75
PHẦN BẢN Vẽ
125
PHỤ LỤC
5
Đường dạo trong công viên Thống Nhất
6
ảnh: TUCT group
MỞ ĐẦU
C
ông viên Thống Nhất là niềm tự hào của thanh niên thủ đô cách đây 50 năm. Từ năm 1955, hàng vạn thanh niên, học sinh Hà Nội đã tham gia gánh đất, nạo vét hồ Bảy Mẫu và san lấp mặt bằng công viên. Đến năm 1958, công viên được khởi công xây dựng và khánh thành vào năm 1960, với 40 ha đất trồng cây xanh và 20 ha hồ. Công viên nằm trên địa bàn hai phường Lê Đại Hành và Nguyễn Du thuộc quận Hai Bà Trưng. Phía Bắc công viên giáp với chỉ giới đường đỏ phố Trần Nhân Tông; phía Đông giáp với chỉ giới đường đỏ phố Nguyễn Đình Chiểu, khu dân cư Vân Hồ; phía Nam giáp với đường Đại Cồ Việt và phía Tây giáp đường Lê Duẩn và Liên đoàn Xiếc VN. Đây là một công viên cảnh quan có lịch sử gắn bó với lịch sử của Hà Nội và các thế hệ người dân Hà Nội. Hiện tại công viên là nơi vui chơi, nghỉ ngơi thư dãn thú vị. Hàng năm mỗi khi tết đến xuân về hoặc khi có dịp lễ hội, người dân Hà Nội vẫn đưa trẻ em, con cháu đến công viên chơi. Hàng ngày, hàng ngàn người vẫn đến công viên tập thể dục, nghỉ ngơi, thư dãn, vui chơi, tập dưỡng sinh… để lại nhiều kỉ niệm trong kí ức của những người dân Hà Nội. Không những là nơi nghỉ ngơi thư giãn cho cộng đồng dân cư đủ mọi lứa tuổi, công viên Thống Nhất còn gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc ta nói chung và người Hà Nội nói riêng, với tuổi đời gần 52 năm, từ năm 1960 đến nay, khi công viên Thống Nhất được xây dựng bằng bàn tay chung sức lao động công ích của người dân mọi lứa tuổi, mọi thành phần của thành phố Hà Nội : sinh viên, công nhân, cán bộ, thanh niên... Có thể nói công viên Thống Nhất là công viên văn hóa, lịch sử được tạo dựng bởi bao công sức của nhiều thế hệ người Hà nội. Các công trình trong công viên cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng và đóng góp vào các trang lịch sử của một công viên duy nhất có bề dày lịch sử tại thành phố. Chuồng nuôi thú đặt trong công viên đã từng có lúc nuôi khỉ, vượn, chim bồ câu và một số loại chim khác, làm cho trẻ em rất thích thú khi được bố mẹ dắt đi chơi trên bán đảo Phong Lan. Bên cạnh đó, nhà hàng Gió Mới nằm trên bán đảo Phong Lan hàng năm đón chào và tổ chức đám cưới cho rất nhiều các nam thanh nữ tú cũng là một phần không thể thiếu trong lịch sử của công viên Thống Nhất. Vào dịp lễ tết đầu năm mới trước đây, hầu như tất cả các gia đình gần công viên đều cho con cháu đến chơi và chụp ảnh kỷ niệm trong công viên. Hầu như gia đình Hà nội nào cũng có ít nhất một bức ảnh chụp trong công viên Thống Nhất. Cây đa Bác Hồ đã từng được coi như « cây kí ức » - gắn với nhiều kỷ niệm tuổi thơ của những đứa trẻ thường đến chơi trong công viên. Các thế hệ công dân của thành phố Hà Nội sinh từ năm 1940 đến 1980, hầu như ai cũng biết đến nhà hàng Gió mới – hay quán Gió trước đây. Do là một công viên được xây dựng bởi sức lao động công ích, nên công viên thuộc về UBND TP Hà nội và được quản lí nhiều hạng mục với UBND TP Hà Nội, Công ty TNHH Một thành viên công viên Thống Nhất, công ty Công viên Cây Xanh, sở QH Kiến trúc Hà nội, Sở Xây Dựng Hà nội, công ty Cấp thoát nước Hà Nội, Công ty môi trường đô thị, ban Hạ tầng, ban Chỉnh trang đô thị Hà Nội. 7
Sân đá granit trục chính cổng đường Trần Nhân Tông 8
ảnh: TUCT group
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
Hình thành và xây dựng Trước kia, công viên Thống Nhất vốn là vùng đầm hồ và bãi rác của 3 làng Vân Hồ, Thể Giao và Thiền Quang, phía đông là đất các làng cổ Vân Hồ, Thể Giao và Thiền Quang. Phía bắc là làng Thiền Quang, Pháp Hoa, Quang Hoa, Liên Thủy. Phía tây là làng Liên Thủy, Kim Liên (hồ Bảy Mẫu là của làng Kim Liên). Phía nam là làng Phúc Lâm Tiểu và Vân Hồ.
Hình 1: Bản đồ khu vực công viên Thống Nhất năm 1890
Hình 2: Bản đồ khu vực công viên Thống Nhất trên không ảnh Hà Nội năm 1936 9
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 3: Hình ảnh lao động công ích xây dựng công viên Thống Nhất Năm 1958: Ủy ban nhân dân thành phố quyết định tái tạo khu vực xung quanh hồ Bảy Mẫu (1 mẫu Bắc bộ = 3.600 m2, do đó 7 mẫu = 25.200 m2 = 25,2 héc-ta) thành công viên cây xanh để làm nơi giải trí cho nhân dân Thủ đô và phát động toàn thể sinh viên, học sinh, cán bộ công nhiên viên, nhân dân bỏ hàng ngàn ngày công lao động công ích xây dựng công viên. Các thế hệ sinh viên cùng với nhân dân Hà Nội đã đóng góp hàng vạn ngày công lao động đào đắp thành công viên với hồ nước lớn và hai hòn đảo nhỏ. Năm 1960, công trình hoàn thành với hai mặt nước trong xanh là hồ Bảy Mẫu và hồ Ba Mẫu (phía bên kia đường Nam Bộ - nay là đường Lê Duẩn). Thiết kế quy hoạch của công viên Thống Nhất gồm 1 hồ Bảy Mẫu, hai bán đảo được đặt tên là bán đảo Gió ( lộng gió, khát vọng cho tự do) với nhà hàng Gió, hay còn gọi là quán Gió bây giờ, và bán đảo Dừa, trồng nhiều dừa, gợi nhớ - tượng trưng cho hình ảnh Miền Nam. Ngoài ra còn có hai hòn đảo là đảo Thống Nhất, gần cổng chính phía đường Lê Duẩn và đảo Hòa Bình, nằm giữa hồ Bảy Mẫu. Đảo Thống Nhất nối với bờ bằng một cây cầu. Bán đảo Gió cũng được liên kết với bờ bằng một cây cầu khác, tạo nên 2 đường đi qua bán đảo Gió. Ngày 11/1/1960: Bác Hồ đã tự tay trồng cây đa trong công viên Thống Nhất để hưởng ứng một tháng trồng cây từ ngày 1/1 đến ngày 6/2, chào mừng 30 năm thành lập Đảng. Gần 50 năm qua, cây đa Bác trồng với hàng chục rễ lớn có đường kính hàng chục centimet cắm rễ vào lòng đất, tán cây tỏa bóng xum xuê trên một diện tích lớn và trở thành cây cổ thụ đẹp nhất trong công viên. Công trình khánh thành ngày 30/5/1961 mang tên Công viên Thống Nhất với niềm hy vọng để sớm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 10
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Quá trình phát triển và cải tạo Ngày 19/04/1980: nhân dịp kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh của Lê Nin, công viên Thống Nhất được đổi tên thành công viên Lê Nin. Tháng 5/2003: Công viên Chi Lăng, nơi có tượng Lê Nin đổi thành công viên Lê Nin, công viên Thống Nhất được trả lại tên cũ. Năm 2009: Công viên Thống Nhất được ngăn lại một phần để tiến hành nạo vét lòng hồ Bảy Mẫu, kè lại bờ hồ chuẩn bị cho đại lễ 1000 năm Thăng Long. Quí II/ 2009: lập quy hoạch chi tiết 1/500 công viên Thống Nhất Tháng 4/2010: Công viên Thống Nhất được tiến hành cải tạo chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long trên diện tích 10,5 ha, với ranh giới cụ thể như sau - Phía Bắc: giáp phố Trần Nhân Tông - Phía Nam: Giáp hồ Bảy Mẫu qua khu trò chơi Rồng cao tốc kéo dài tới hàng rào công ty TNHH nhà nước một thành viên Công viên cây xanh. - Phía Đông: giáp phố Nguyễn Đình Chiểu từ cổng Nguyễn Đình Chiểu đến đoạn giao với phố Trần Nhân Tông - Phía Tây: giáp tuyến đường nội bộ từ cầu Phong Lan qua khu trò chơi điện tử, bám theo ranh giới khu đất xây dựng trạm xử lý nước thải đến phố Trần Nhân Tông. Các hạng mục cải tạo bao gồm: lát lại gạch lát hè, đường dạo, thảm lại bê tông trục đường chính, trồng thêm đèn vườn, đèn cây và đèn hắt, thay các bóng đèn đã cũ hỏng. Năm 2012 đang có dự án cải tạo lại bán đảo Phong Lan, lát lại gạch hè, vỉa và thảm lại đường bê tông trong bán đảo do gạch hiện trạng đã quá cũ nát. Từ khi việc xây dựng công viên được hoàn thành đến nay, công viên Thống Nhất, với nghĩa lịch sử là công viên được xây dựng bằng công sức lao động công ích của tất cả các học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên và người dân của thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục vai trò của nó là nơi cung cấp không gian cây xanh và phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân sinh sống trong và quanh khu vực hàng ngày để tập thể dục, giao lưu và nghỉ ngơi thư dãn vào các buối sáng, chiều, tối.
11
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 4: công viên Thống Nhất sau khi hoàn thành giai đoạn 1962
12
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
II
CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIÊN Dự án cung khoa học Năm 1995, Ủy ban hợp tác khoa học Việt - Pháp có dự kiến xây nhà chiếu hình vũ trụ trên 2000 m2 đất ở công viên Thống Nhất, gọi là cung khoa học. Phần thiết bị khoa học do Chính phủ Pháp tài trợ, với mục đích phổ biến kiến thức khoa học cho thanh thiếu nhi. Theo ông Nguyễn Quang Riệu - Nhà thiên văn đã nhiều năm nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại Pháp thì việc làm đó có ý nghĩa và không ảnh hưởng đến công viên. Ở Paris, nhà chiếu hình vũ trụ được đặt tại một vườn hoa sát đại lộ Champs Elysées ở khu trung tâm - Phản hồi từ phía các cơ quan chức năng: Năm 2002, chính quyền thành phố Hà Nội đã vì “không vi phạm công viên” nên đã thông báo với Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội không đồng ý cho sử dụng diện tích đất đó. Công trình cung khoa học phải bỏ. (nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2009-0209-phan-doi-xen-dat-cong-vien-thong-nhat-de-xay-khach-san)
Dự án cải tạo xây dựng công viên Thống Nhất thành công viên chuyên đề. Qua nhiều năm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đường dạo, bó vỉa, ghế đá, cầu, cống, vườn và công trình ... trong công viên Thống Nhất đã bị hư hỏng, xuống cấp do tác động của con người, của môi trường thiên nhiên làm xấu, ảnh hưởng đến cảnh quan trong công viên, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của người dân, ảnh hưởng đến công việc phục vụ nhu cầu của người dân và an toàn của người sử dụng (cây cầu bắc từ bán đảo Phong Lan sang phần công viên bên kia). Từ năm 2004 đến này, Công viên Thống Nhất đã được rất nhiều nhà đầu tư để tâm đến vì đây là một khu « đất vàng » - khu đất có giá trị kinh tế rất cao, nằm tại một vị trí đẹp trong trung tâm thành phố Hà Nội cũ. Không cần phải bàn cãi nhiều, hầu như ai cũng có thể thấy được giá trị của khu đất công viên Thống Nhất : Một khu đất rộng 50 ha, có hồ lớn ở giữa, giáp với 2 hồ lớn khác là hồ Thiền Quang và hồ Ba Mẫu. Ba mặt đường : Trần Nhân Tông, Lê Duẩn và Đại Cồ Việt. 13
Thong Nhat Park A Place For All Do vậy không có gì lạ khi các tập đoàn kinh tế lớn như Vincom, Tân Hoàng Minh …đều mong muốn được đầu tư vào công viên Thống Nhất, thậm chí là bắt tay nhau để cùng đầu tư. (nguồn : http://www.doctin.vn/cong-ty-tan-hoang-minh-se-cai-tao-cong-vien-thong-nhat-322050.aspx http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/215623/Phan-ung-gay-gat-viec-%E2%80%9Cxe-thit%E2%80%9DCong-vien-Thong-Nhat.html http://vietbao.vn/Kinh-te/Bat-tay-xay-Disneyland-giua-Ha-Noi/65085018/87/) Kế hoạch đầu tư : (Theo báo cáo tình hình triển khai dự án của tập đoàn Vincom) - Tập đoàn này đánh giá khu đất với các thông số sau, bao gồm cả diện tích đất hiện có, coi công viên như là một quỹ đất hiện có và các đất dành cho các công trình xây dựng theo dự kiến của họ : * Diện tích khu đất: 500 000 m2 (50 ha) – tổng diện tích công viên Thống Nhất, trong đó như đã đề cập ở phần trên, diện tích hồ là hơn 20ha trong số tổng diện tích 50ha. Diện tích đất thực còn lại chỉ là 30 ha, trong số diện tích đất thực đó, hơn 10 ha là các dải đất nằm bao quanh hồ, các đảo và bán đảo nên diện tích đất thực khu vực đường Trần Nhân Tông, Lê Duẩn và Nguyễn Đình Chiểu còn khoảng hơn 20 ha ( 200.000m2) - Diện tích xây dựng dự kiến: bao gồm n Trung
tâm Thương mại và Gara: 150 000 m2 (được xây dựng dưới lòng đất, gồm 5 tầng hầm, mỗi tầng có diện tích là 30 000 m2) (1) l Trung tâm Thương mại: 90 000 m2 l Gara cho thuê dài hạn: 30 000 m2 l Gara cho thuê hàng ngày 30 000 m2 n Thủy cung và thế giới nước: 8 000 m2 (2) : để tận dụng diện tích mặt hồ hiện có n Công viên nước trong nhà: 20 000 m2 (3) : Tận dụng nước hồ sẵn có n Khu trò chơi dành cho thanh thiếu niên và trẻ em Tổng diện tích xây dựng : cho (1), (2) và (3) đã là 178.000 m2. Trừ diện tích xây dựng ngầm đi, tổng diện tích xây nổi trên mặt đất là 58.000m2 chưa kể diện tích xây dựng khu trò chơi dành cho thanh thiếu niên và trẻ em. - Diện tích thương mại: n Trung tâm Thương mại và Gara: l Trung tâm Thương mại: 72 000 m2 (~ 80%) l Gara cho thuê dài hạn: 30 000 m2 l Gara cho thuê hàng ngày 30 000 m2 n Thủy cung và thế giới nước: 8 000 m2 n Công viên nước trong nhà: 20 000 m2 n Khu trò chơi dành cho thanh thiếu niên và trẻ em - Chi phí đầu tư: Tổng chi phí đầu tư: 1 500 000 Triệu VND n Chi phí liên quan đến đất ( tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng): 0 : con số 14
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI tính toán cho thấy nếu lấy công viên công cộng để làm nơi kinh doanh thì họ tiết kiệm được một con số đền bù giải phóng mặt bằng khổng lồ. Ở đây, Vincom không mất 1 đồng nào dành cho việc đền bù giải phóng mặt bằng. n Chi phí xây dựng: 1 500 000 Triệu VND - Các chính sách, chế độ liên quan về thuế, lãi suất vay Ngân hàng n Chính sách thuế: Ưu đãi thuế TNDN, 2 năm đầu thuế suất 0%, 2 năm sau thuế suất 14% n Lãi suất vay Ngân hàng: 12,5%/năm với VND và 7-8%/năm với USD - Vincom sở hữu: 55% DA này Để có thể thực hiện được việc đầu tư đó, việc đầu tiên là cần phải quy kết công viên Thống Nhất chưa được sử dụng hợp lí, bỏ hoang, công viên chết… và đưa ra một bản kế hoạch cải tạo để tăng hoạt động trong công viên, để phục vụ tốt hơn cho công viên… Đôi khi, những quy kết này chỉ mang tính chủ quan, phiến diện thiếu cơ sở khảo sát thực tế một cách tổng thể và toàn diện. Đương nhiên, công viên Thống Nhất hoàn toàn không phải là một công viên chết, lại càng không phải là một công viên bị bỏ hoang như trong một số bài báo đã viết (nguồn : http://www.doctin.vn/cong-ty-tan-hoangminh-se-cai-tao-cong-vien-thong-nhat-322050.aspx) hay như một số người có thể nhanh chóng kết luận một cách thiếu khảo sát thực tế. Trong thực tế, qua các điều tra khảo sát xã hội học, có thể khẳng định một cách chắc chắn và có cơ sở là công viên Thống Nhất hiện vẫn đang sống, đang tận tụy phục vụ rất nhiều người dân với nhiều tầng lớp khác nhau, mức sống và mức thu nhập khác nhau. Trong trái tim những người dân Hà Nội, và thậm chí là những người nước ngoài biết đến Hà Nội, công viên Thống Nhất vẫn là một không gian xanh đáng quí để dành cho cộng đồng người dân, bất kể giàu nghèo những phút thư dãn nghỉ ngơi. Hàng ngày và hàng giờ đóng góp cho thành phố Hà Nội một không gian xanh – khoảng lặng bình yên trong lòng thành phố càng ngày càng xô bồ và hối hả. - Phản hồi từ phía các cơ quan chức năng : Với các quyết định sáng suốt của lãnh đạo thành phố, chủ trương của UBND thành phố Hà nội, từ năm 2004, tại văn bản lần đầu tiên chỉ đạo về chủ trương xã hội hóa cải tạo, khai thác công viên Thống Nhất (số 09 ngày 16/2/2004), ông Hoàng Văn Nghiên đã luôn nhấn mạnh nguyên tắc «bảo tồn được tính chất của công viên là khu nghỉ ngơi, thư giãn của nhân dân; bảo tồn các vườn hoa, cây xanh và đảo, không bố trí làm nơi kinh doanh ăn uống...» Theo công văn số 1506/VP-XDĐT ngày 17/8/2007: giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của công viên, được tạo dựng bởi công sức đóng góp của người dân Hà Nội những năm sau hòa bình lập lại, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của quảng đại quần chúng nhân dân thủ đô. Để đạt mục tiêu này, UBND thành phố đề ra 3 nguyên tắc: 1- Công viên Thống Nhất phải được bảo tồn là công viên văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn, môi trường sinh thái; bảo tồn các vườn hoa, cây xanh, đảo hồ. Các trò chơi trong công viên cần được chọn lọc, mang tính văn hóa, giáo dục. Nghiên cứu khai thác mặt nước hồ hợp lý, không cho xả trực tiếp nước thải vào hồ. 2-Mọi công dân đều có quyền vào nghỉ ngơi, thăm quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh như hiện 15
Thong Nhat Park A Place For All nay, không phải trả phí nếu không tham gia các dịch vụ giải trí thu tiền; 3- Các kỷ vật, cây trồng lưu niệm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quốc tế phải được bảo vệ nghiêm ngặt “Những nguyên tắc này được đưa vào nhiệm vụ thiết kế quy hoạch công viên để nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết trình thành phố phê duyệt. Đồng thời nguyên tắc này đã được thành phố thông báo cho các nhà đầu tư từ trước. Nếu chủ đầu tư không chấp nhận, họ sẽ phải rút khỏi dự án”. Phó Chánh văn phòng UBNDTP Hà Nội Nguyễn Văn Thịnh nói tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/8 về một số thông tin liên quan đến chủ trương xã hội hóa cải tạo, nâng cấp công viên Thống Nhất.
Dự án xây dựng khách sạn trong công viên Thống Nhất : Theo chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Trực Luyện, dự án xây dựng Khách sạn trong công viên Thống Nhất đã được đưa ra từ những năm 1990. Sau 18 năm, dự án này lại được tiếp tục một cách kín đáo. Nguồn : http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/xay-khach-san-trong-cong-vien-sai-phai-sua-ngay. Năm 2007, Tổng công ty Du lịch Hà Nội đã lập dự án xây khách sạn SAS Hanoi Royal ở Công viên Thống Nhất trên khu đất gần 10.000 m2. Nhưng trước làn sóng phản đối việc lấy đất công viên để xây các công trình kinh doanh, UBND Hà Nội đã có chủ trương di chuyển khách sạn SAS và rạp xiếc ở cạnh đó đi nơi khác. Bởi vậy, khi cuộc hội thảo tháng 8 năm 2007 diễn ra, khách sạn SAS không bị lên án nữa. (Nguồn: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=93249&ChannelID=2) Ngoài các dự án đã đề xuất và đã có phản hồi từ các cơ quan chức năng, công viên Thống Nhất hiện đang có một số dự án khác có liên quan như :
Dự án cải tạo lại công viên Thống Nhất nhân dịp 1000 năm Thăng Long Cải tạo công viên Thống Nhất nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà nội hoàn thành tháng 9 năm 2010. Tổng vốn đầu tư 65 tỉ. Các hạng mục cải tạo bao gồm nạo vét lòng hồ Bảy Mẫu, cải tạo công viên phần từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Trần Nhân Tông bao gồm các hạng mục : chỉnh trang đường dạo khu vực này, Cải tạo chỉnh trang sân khấu đa chức năng và trồng cây xanh.
Dự án Quy hoạch tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu đển Đại Cổ Việt Quy hoạch tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu đến Đại Cồ Việt theo QĐ số 5628/QĐ-UBND của UBND TP Hà nội. Tổng mức đầu tư cho dự án là 275 tỉ đồng. Dự án sẽ thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014. Trong đó, chi phí xây dựng đường khoảng 20,8 tỉ đồng, chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư là 220 tỉ đồng. Diện tích sử dụng đất 9.018m2. Tuyến phố có chiều dài hơn 590m, bề rộng 17m. Điểm đầu là điểm giao phố Nguyễn Đình Chiểu - Tô Hiến Thành, điểm cuối là điểm đấu nối với đường Đại Cồ Việt.
16
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Dự án xây dựng bãi đỗ xe ngầm Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đã có Văn bản số 842/KH&ĐT-TĐ ngày 20/10/2008 gửi Bộ Xây dựng đề nghị cho ý kiến về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án hầm chứa xe và dịch vụ công cộng tại Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vào tháng 12 năm 2011, Ban QL chỉnh trang đô thị Hà Nội đã có văn bản trình lên UBND TP Hà Nội đề xuất xây dựng bãi đỗ xe ngầm trên tuyến phố Trần Nhân Tông và Lê Duẩn. Sau khi nhận được văn bản đề nghị của Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội về xây bãi đỗ xe ngầm, Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi đã chấp nhận về nguyên tắc. Ông Khôi giao Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì kiểm tra và hướng dẫn đơn vị này triển khai. Nếu đúng tiến độ, dự án sẽ được trình và thẩm định trong quý 2/2012. Theo thông báo số 43/TB – UBND ngày 8/3/2012, dự án xây dựng giàn đỗ xe cao tầng tại hè phố Nguyễn Đình Chiểu và Công viên Thống Nhất do Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội làm Chủ đầu tư. Công ty có trách nhiệm phê duyệt dự án xong trong tháng 4/2012, đưa vào khai thác sử dụng trong tháng 09/2012.
Buổi sáng trên đảo Thống Nhất 1
ảnh: TUCT group 17
Thong Nhat Park A Place For All
Buổi sáng trên đảo Thống Nhất 2 ảnh: TUCT group 18
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
III BỐI CẢNH HIỆN TẠI
Công viên Thống Nhất Sau dự án cải tạo nhân dịp lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, công viên Thống Nhất đã được cải tạo lại một phần. Phần công viên được cải tạo rất sạch sẽ, khang trang. Tuy nhiên, những phần còn lại của công viên như : Bán đảo Phong Lan, phần diện tích công viên giáp đường Nguyễn Đình Chiểu, Phần công viên giáp với đường Đại Cồ Việt có rất nhiều chỗ bị xuống cấp, cần cải tạo lại cho đồng bộ với phần công viên đã cải tạo trong dịp Đại Lễ 1000 năm Thăng Long. Phần công viên giáp với rạp xiếc trung ương vẫn còn diện tích đất bỏ hoang và một phần diện tích đất của công viên, nơi trước đây dự định xây khách sạn hiện vẫn đang được quây bằng tôn xanh, người dân vẫn chưa được sử dụng khu vực công viên này. Vẫn còn hiện tượng ăn cắp vặt xảy ra trong công viên, đặc biệt thường xảy ra ở khu vực Đảo dừa. Các trò chơi xuống cấp và chưa thu hút được nhiều trẻ em đến chơi trong công viên ngoại trừ khu vực đặt trò chơi của Unicef.
Cộng đồng sinh hoạt, vui chơi trong công viên Thống Nhất Công viên Thống Nhất đóng vai trò to lớn trong việc tạo không gian thư dãn nghỉ ngơi cho dân cư thành phố Hà Nội. Sau rất nhiều lần diện tích công viên bị đề xuất xây dựng các công trình với mục đích thu lợi cho một số cá nhân, thì cộng đồng dân cư tại công viên hiện phản ứng rất mạnh mẽ nếu dự án cải tạo có gì liên quan hoặc đề cập đến các công trình xây dựng trong công viên. Họ lo sợ rằng các công trình xây dựng, hoặc các phương án cải tạo này, về tương lai sẽ trở thành tài sản công đã được tư hữu hóa hoặc sẽ trợ giúp cho việc tư hữu hóa tài sản công của các tập đoàn kinh tế lớn một cách dễ dàng hơn.
Ý kiến các nhà chuyên môn Trong quá trình phân tích và đưa ra các quan điểm nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ gìn công viên Thống Nhất nguyên vẹn dành cho người dân, cho cộng đồng cũng như cho thành phố Hà nội, giúp 19
Thong Nhat Park A Place For All công viên Thống Nhất tránh khỏi sự thao túng, lấn chiếm của các nhà đầu tư không thể không nói đến tiếng nói của các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, kiến trúc cảnh quan như các kiến trúc sư lão thành Đào Ngọc Nghiêm, kiến trúc sư cảnh quan Trần Thanh Vân, Trần Ngọc Chính..v..v. Thậm chí những chuyên gia nước ngoài như PhD. Michael Digregorio cũng góp phần nói lên tiếng nói và nguyện vọng của những người sử dụng công viên Thống Nhất và các ưu, khuyết của các dự án đầu tư trong khuôn viên đất của công viên. Họ lên tiếng bảo vệ công viên Thống Nhất vì lòng yêu mến một không gian công cộng, một không gian xanh cho tất cả mọi người dù giàu hay nghèo, già hay trẻ và bất kể trình độ học vấn. Họ muốn bảo vệ một không gian xanh để làm nơi nghỉ ngơi, thư dãn cho người dân trong thành phố, nơi mà mật độ xây dựng, mật độ giao thông và lưu lượng giao thông trong thành phố đã quá tải và làm mọi cư dân của thành phố căng thẳng hàng ngày, thì một khoảng không gian xanh như vậy thật là đáng quí.
Cuộc thi “công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người” Tháng 6 năm 2011, cuộc thi thiết kế “Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người” đã được hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa thuộc Đại học Hawaii và trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng Lạc Việt tổ chức. “Cuộc thi này được phát động xuất phát từ chính những mối quan tâm của người dân Hà Nội, làm thế nào để cải tạo công viên nhưng vẫn giữ được những nét riêng của nó - một không gian xanh, mở và là nơi thư giãn cho tất cả mọi người“. Theo công văn số 5488/UBND-GT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của UBND TP Hà Nội. Đề án đoạt giải cần phải thể hiện được quá trình nghiên cứu của nhóm tác giả về lịch sử công viên và những yếu tố ảnh hưởng đến các nỗ lực trước đây trong việc cải tạo không gian này. Thêm vào đó bản kế hoạch cũng cần đưa ra các ý tưởng thiết kế, cải tạo công viên do người dân và những người quản lý đóng góp, đồng thời cũng đưa ra một chiến lược nhằm gây quỹ từ cộng đồng, các đơn vị tài trợ và chính quyền các cấp. » Nguồn : Thông cáo báo chí về cuộc thi thiết kế công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người.
20
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
IV
CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG VIÊN VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIÊN TRÊN THẾ GIỚI Định nghĩa về công viên - Một khu đất được dành cho các mục đích sử dụng công cộng, nơi các loại hoạt động được giới hạn để cho phép các cá nhân được thoát khỏi sự ồn ã của cuộc sống đô thị. - Công viên là một khu đất được dành riêng cho mục đích sử dụng công cộng, ví dụ: a. Một mảnh đất với ít hoặc không có công trình trên trong hoặc gần thành phố, thị trấn, để sử dụng cho mục đích giải trí hoặc trang trí b. Một quảng trường cảnh quan cho thành phố. c. Một khoảng đất nhỏ được giữ nguyên tình trạng tự nhiên của nó và thường dành cho việc vui chơi, nghỉ ngơi thư dãn của các người khách
(Nguồn: http://www.answers.com/topic/park#ixzz1ZMcCwcTx) - Công viên là nơi được xây dựng trong nội thành và vùng ven thành phố (thường từ 10ha trở lên) để phục nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, học tập nghiên cứu của cư dân đô thị, ngoài ra còn có tác dụng cải thiện môi trường. (Nguồn: Nghiên cứu về thực trạng công viên Thống Nhất) Định nghĩa và phân loại công viên rất đa dạng tùy theo loại hình công viên và các hoạt động diễn ra trong công viên đó. Có công viên rừng. Có công viên biển. Có những công viên trung tâm rộng lớn, nhưng cũng có những công viên “tí hon”. Có những công viên chỉ thuần túy là không gian xanh yên tĩnh, nhưng cũng có những công viên là không gian giải trí nhộn nhịp hoặc công viên chuyên đề. Mỗi một loại công viên đều có các định nghĩa và tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế riêng. Trong khuôn khổ cũng như tính chất, hoạt động của công viên Thống Nhất là một công viên công cộng trong đô thị, báo cáo này chỉ giới hạn nghiên cứu các định nghĩa, tính chất cũng như tiêu chuẩn thiết kế công viên công cộng. 21
Thong Nhat Park A Place For All Phương pháp thiết kế công viên Phương pháp thiết kế công viên tại Việt Nam Thiết kế công viên tại Việt Nam phần lớn vẫn theo các quy trình áp đặt từ trên xuống dưới dạng một đơn đặt hàng thiết kế của chủ đầu tư. Sau khi nhận được nhiệm vụ thiết kế, các kiến trúc sư chủ trì sẽ tiến hành các thiết kế dựa trên yêu cầu thiết kế, quan điểm và y tưởng của các kiến trúc sư này. Tiến trình ban đầu sẽ là đo vẽ và chụp ảnh hiện trạng, sau đó là quy hoạch tổng thể công viên, quy hoạch chi tiết công viên và thiết kế các chi tiết trong công viên.
Phương pháp thiết kế công viên trên thế giới Các phương pháp thiết kế công viên trên thế giới tuân theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn chặt chẽ. Một số các nước phương Tây, bên cạnh các thiết kế công viên cơ bản còn áp dụng và thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn về thiết kế xanh và thiết kế bền vững cho thiết kế công viên, ví dụ tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc xanh LEED của Mỹ đã thêm phần yêu cầu thiết kế kiến trúc bền vững cho công viên. Các tài liệu về thiết kế công viên trên thế giới a) Guidelines for Developing Public Recreation Facility Standards Publisher/Sponsor: Ontario Ministry of Culture and Recreation Sports and Fitness Division (Nguồn: http://lin.ca/resource-details/1477) b) Park Planning, Design, and Open Space ( Nguồn: http://www.mrsc.org/subjects/parks/parkplanpg.aspx) c) Vancouver Urban Parks, Recreation, and Open Space Plan (Nguồn:http://www.cityofvancouver.us/parksrecreation/parks_trails/planning/pdfs/urban2001.pdf ) d) Water to Woods. Park Definitions & Development Standards Part IV. e) Creating Great Urban Parks (Nguồn: http://www.pps.org/articles/creating-great-urban-parks/ f) City park design. Urban park revitalizes Southern California (Nguồn: http://www.pwmag.com/industrynews.asp?sectionID=768&articleID=332756&artnum=1 g) Fairgrounds and amusement parks ( Nguồn: http://www.hse.gov.uk/pubns/etis5.htm
22
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI h) Principles for Public Park Planning and Design (Nguồn: http://www.designingtheparks.org/about) i) Public park and recreation trends: a status report by Ruth V. Russell (Nguồn: http://hubcap.clemson.edu/~trourke/prtrends.html) j) Crime Prevention through Environmental Design (Nguồn: http://www.infosectoday.com/Articles/CPTED.htm) k) A design guide of public parks in Malaysia ( Nguồn: http://books.google.com.vn/books?id=5I7d5JZnf88C&pg=PA3&lpg=PA3&dq=public+park+des ign+and+definition&source=bl&ots=GsQCmj3MDP&sig=kkllU1tdxNhF82OG_shnPzjNYi4&hl=vi&ei=jIeFTsaHpGSiQeixfW4Dw&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=8&ved=0CFgQ6AEwBzgU#v=onepage&q=public%20 park%20design%20and%20definition&f=false)
l) Design Principle – Parks and Open Space (Nguồn: http://www.healthyplaces.org.au/userfiles/file/Parks%20and%20Open%20Space%20June09.pd) m) Creating Sustainable Community Parks (Nguồn: http://www.dcnr.state.pa.us/brc/greeningpennsylvania.pdf n) Position classification standard for park ranger series, GS – 0025 (Nguồn: http://www.opm.gov/fedclass/gs0025.pdf o) Dog park and off-leash areas – (draft) rules and regulations (Nguồn : The Mayor and City Council of Baltimore (City), acting by and through its Department of Recreation and Parks (Department) p) Thành phố Đài Bắc Hướng dẫn thiết kế đô thị cho công viên đang phát triển (Nguồn: Dr. LiLing Huang) q) City of Sacramento, CA - Department of Parks & Recreation - Sustainability Plan 2008-2015 – Focus area 7 (Nguồn: http://www.cityofsacramento.org/parksandrecreation/pdf/sustainability-plan-08.pdf
23
Thong Nhat Park A Place For All
Tập Aerobic trong công viên Thống Nhất 24
ảnh: TUCT group
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
V
SỰ PHÙ HỢP VỚI QUI HOẠCH, VỚI CHỦ TRƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ VÀ CÁC CĂN CỨ CHO ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ Sự phù hợp với qui hoạch Công viên Thống Nhất đã từ lâu đã gắn với lịch sử phát triển của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay công viên là một trong những hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, không gian xanh quý hiếm của Thành phố và đã ổn định từ hơn 50 năm nay, nên sự hiện diện của công viên Thống Nhất, cùng với cây cầu bắc qua hồ vào bán đảo Phong Lan và các công trình như nhà hàng Gió mới, vườn trưng bày Phong Lan, và các công trình đã có trong công viên là những địa điểm không thể thiếu trong lịch sử của thành phố và Quy hoạch chung của Thành phố.
Chủ trương của thành phố và các căn cứ thiết kế - Diện tích thiết kế : Theo QĐ số 3257/QĐ-UB ngày 10/8/1999, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty công viên Thống Nhất, với tổng diện tích 482.043 m2. Trong đó, - Diện tích trong chỉ giới đường đỏ : 28.767m2 - Diện tích ngoài chỉ giới đường đỏ : 453.276m2 - Bao gồm diện tích hồ Bảy Mẫu - Không bao gồm diện tích khu vui chơi SEGA (nay gọi là Ngôi sao xanh) diện tích 1.584m2 - Không bao gồm nhà hàng Quán Gió mới diện tích 1.300 m2 - Không bao gồm khách sạn SAS diện tích 10.386 m2 Tại Quyết định số 6705/QĐ - UB ngày 6/11/2003, UBND Thành phố giao công ty TNHH một thành 25
Thong Nhat Park A Place For All viên công viên Thống Nhất làm chủ đầu tư dự án Xây dựng, nâng cấp Công viên Thống Nhất, Hà Nội (lập duy hoạch và xây dựng dự án tổng thể). Công ty đã giao cho Viện Quy hoạch Hà nội lập nhiệm vụ thiết kế và lập quy hoạch chi tiết công viên Thống Nhất tỉ lệ 1/500. Sau đó, dự án nói trên bị dừng lại một thời gian theo các công văn số 959/QHKT-P1 ngày 3/5/2004, 379/QHKT-P1 ngày 22/9/2005, công văn số 117/TB-UBND ngày 29/5/2006, công văn số 1324/UBND – XDDT ngày 13/7/2007, QĐ số 1834/QĐ – UBND ngày 10/5/2007, công văn số 3265/UBND-KH-ĐT ngày 18/6/2007 và văn bản số 31/BQLDA ngày 25/5/2009 của BQLDA sở Quy Hoạch Kiến trúc nên trong các năm 2006, 2007, 2008, 2009 dự án nói trên đã không được triển khai các bước tiếp theo. Công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất đã đề xuất với UBND Thành phố cho phép dừng không tiếp tục triển khai dự án theo quyết định số 6705/QĐ-UBND ngày 6/11/2003 nữa và thanh lí hợp đồng, quyết toán với đơn vị tư vấn, đồng thời xin bổ sung vốn để triển khai việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 và để thanh toán cho viện Quy Hoạch xây dựng Hà Nội.
- Căn cứ thiết kế : + Căn cứ về mặt quy hoạch và ranh giới thiết kế : Phương án thiết kế quy hoạch cải tạo công viên Thống Nhất đoạt giải nhất của nhóm thiết kế trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội đã được phát triển lên thành một bản quy hoạch chi tiết. Ranh giới thiết kế được tham khảo và phát triển lên từ bản quy hoạch chi tiết 1/500 của Viện Quy hoạch đô thị Hà Nội đã triển khai theo yêu cầu của công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất hiện đang được đệ trình lên để phê duyệt tại sở Quy Hoạch Kiến trúc Hà Nội, có tính đến quy hoạch đường Nguyễn Đình Chiểu và giải tỏa khu vực nhà dân tại góc đường Lê Duẩn – Trần Nhân Tông. Diện tích đất trước đây cho xây dựng khách sạn SAS được đề xuất thu hồi và nhập vào diện tích công viên Thống Nhất. Các giai đoạn thiết kế được đưa ra theo các giai đoạn cải tạo để phù hợp với điều kiện kinh tế hạn hẹp để có thể đầu tư theo từng giai đoạn. + Căn cứ thiết kế cải tạo bên trong công viên : theo các phiếu điều tra xã hội học, theo các ý kiến đóng góp và các yêu cầu thiết kế của cộng đồng người dân hiện sinh hoạt trong công viên Thống Nhất, các ý kiến đóng góp của những người đã từng tham gia xây dựng công viên và các kiến trúc sư thiết kế công viên trước đây. Bản đề xuất thiết kế cải tạo ban đầu được dựa trên các ý kiến người dân sinh hoạt trong công viên, sau khi bản thiết kế quy hoạch chi tiết công viên Thống Nhất được hoàn thành, đã được hỏi ý kiến người dân sinh hoạt trong công viên một lần nữa để có các ý kiến nhận xét, góp ý của cộng đồng, đồng thời nhóm thiết kế cũng đã chỉnh sửa lại theo các yêu cầu của cộng đồng và các nhà chuyên môn về kiến trúc, quy hoạch. (căn cứ về ý kiến của cộng đồng : phim tư liệu do nhóm thiết kế thực hiện kèm theo) Dựa vào các căn cứ trên và để gìn giữ bảo trì, tăng cường không gian cây xanh, làm mới, tô đẹp thêm bộ mặt của Thủ đô đồng thời làm tăng thêm không gian cộng đồng vào mỗi dịp tổ chức các lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trong khu vực, nâng cao chất lượng môi trường sống phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân; thì việc cải tạo, chỉnh trang công viên Thống Nhất theo đề xuất của phương án đề xuất cải tạo đoạt giải trong cuộc thi « công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người », nên được phát triển thành quy hoạch chi tiết, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV và Chương trình công tác của Thành Ủy nhiệm kỳ 2010-2015, góp phần hiện thực hóa lòng dân ý Đảng, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, là hết sức cần thiết. 26
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
VI
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ CHU TRÌNH THIẾT KẾ CHO CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT Tìm hiểu về định nghĩa công viên Công viên là nơi được xây dựng trong nội thành và vùng ven thành phố (thường từ 10ha trở lên) để phục nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, học tập nghiên cứu của cư dân đô thị, ngoài ra còn có tác dụng cải thiện môi trường. Định nghĩa và phân loại công viên cũng rất đa dạng tùy theo loại hình công viên và các hoạt động diễn ra. Có công viên rừng. Có công viên biển. Có những công viên trung tâm rộng lớn, nhưng cũng có những công viên “tí hon”. Có những công viên chỉ thuần túy là không gian xanh yên tĩnh, nhưng cũng có những công viên là không gian giải trí nhộn nhịp hoặc công viên chuyên đề. Mỗi một loại công viên đều có các định nghĩa và tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế riêng. Trong khuôn khổ cũng như tính chất, hoạt động của công viên Thống Nhất là một công viên công cộng trong đô thị, báo cáo này chỉ giới hạn nghiên cứu các định nghĩa, tính chất cũng như tiêu chuẩn thiết kế công viên công cộng.ư
Lựa chọn phương pháp thiết kế cải tạo công viên Thống Nhất Tìm hiểu các chu trình thiết kế, phân tích và nhận xét Phần lớn các công viên công cộng tại Mỹ và trên thế giới đều được thiết kế và tiến hành làm theo các bước cụ thể, có nghiên cứu kỹ lưỡng. Ví dụ như trong cuốn Park Planning and Development Guidelines có đưa ra các phân loại công viên để nắm rõ và chuyên 27
Thong Nhat Park A Place For All biệt hơn các chức năng sử dụng và các tiêu chuẩn để thiết kế theo cấp độ của từng khu dân cư, công viên của cộng đồng, công viên cấp quận và công viên cấp tỉnh, thành phố. Dựa trên các phân loại này để thiết kế công viên căn cứ vào số lượng người sử dụng, từ đó đưa ra các thiết kế và trang thiết bị sử dụng cho phù hợp. Trong các guide line về thiết kế công viên, có các chu trình thiết kế cơ bản sau * Chu trình thiết kế chủ quan, cổ điển hay thiết kế dạng top down : từ trên xuống : Do công viên công cộng là của chung tất cả mọi người nên thiết kế công viên dạng này sẽ mang tính chủ quan áp đặt. Các văn bản về luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế cơ bản đã được đưa ra. Ý kiến cộng đồng những người sử dụng hoặc sinh hoạt trong không gian đó không được tham gia vào các công đoạn thiết kế hoặc các ý kiến tham gia vào thiết kế không quá quan trọng trong thiết kế công viên. Một khả năng khác là họ hầu như không được hỏi ý kiến. Các tiêu chuẩn, hướng dẫn thiết kế dạng này bao gồm: - Position classification standard for park ranger series, GS – 0025 - Park Planning and Development Guidelines Nhược điểm của chu trình cổ điển là các thiết kế mang tính áp đặt. Những nhu cầu sử dụng hoặc mong ước của người dân không có hoặc ít khi được thế hiện trong đồ án và trong tiến trình thiết kế. Nếu có cũng chỉ là thể hiện trong các phỏng vấn, hỏi ý kiến ban đầu hoặc hỏi ý kiến sau khi bản thiết kế đã hoàn thành. Điều này sẽ dẫn đến 2 trường hợp: i) các người dân không góp ý hoặc các góp ý không được nhà thiết kế chỉnh sửa theo. ii) Nếu các nhà thiết kế chỉnh sửa theo sẽ dẫn đến sự tốn kém trong quá trình thiết kế vì sẽ phải thiết kế lại ít hoặc nhiều, một phần hay toàn bộ các thiết kế của dự án. Các thiết kế theo chu trình này hầu như ít thể hiện các mong muốn của từng người dân sử dụng mà chỉ thể hiện ý muốn của nhà đầu tư, theo yêu cầu quy chuẩn của khu quy hoạch đã được luật quy định sẵn hoặc theo chiến lược kinh doanh của họ. Dạng thiết kế này thường được sử dụng trong các thiết kế công viên mới. * Chu trình thiết kế có sự tham gia của cộng đồng (Participatory design): Thiết kế có sự tham gia của cộng đồng là chu trình tiếp cận thiết kế có sự tham gia của tất cả các bên liên quan mật thiết, ví dụ như nhân viên, các đối tác, khách hàng, các công dân, và những người sử dụng trong quá trình thiết kế để đảm bảo được sản phẩm thiết kế thỏa mãn được các nhu cầu của họ và sử dụng được. Chu trình thiết kế có sự tham gia của cộng đồng có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế phần mềm, thiết kế đô thị, thiết kế kiến trúc, thiết kế kiến trúc phong cảnh, thiết kế các sản phẩm, thiết kế bền vững, thiết kế đồ họa, quy hoạch và thậm chí ứng dụng cả trong ngành y dược như là một cách tạo ra các môi trường ứng đáp và tương thích với dân cư và những người sử dụng về mặt văn hóa, tình cảm, tinh thần và các nhu cầu thực tế. Đây là một bước tiếp cận của việc tạo lập địa điểm. Chu trình thiết kế dạng này được sử dụng trong rất nhiều thể loại và nhiều quy mô khác nhau. Chu trình thiết kế có sự tham gia của cộng đồng là một chu trình thiết kế tập trung vào quá trình và tiến trình thiết kế. Đây không phải là một phong cách thiết kế. Đối với một số, bước tiếp cận này có một chiều thm gia của người sử dụng và của tính dân chủ. Đối với một số khác, dường như đây là một cách tiến hành và chia sẻ trách nhiệm trong thiết kế và sáng tạo của những người thiết kế. 28
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Phân tích: Chu trình thiết kế này mang tính chia sẻ và có sự tham gia tích cực của người sử dụng trong toàn bộ các giai đoạn thiết kế. Tuy nhiên, về mặt tài chính, quản lý hầu như chưa thấy đề cập đến vai trò của người sử dụng và các sự tham gia đóng góp của cộng đồng. Những người tham gia góp ý kiến cho chu trình thiết kế trên vẫn có vai trò là người đứng góp ý kiến cho thiết kế mà không có nhiều vai trò trong việc đề xuất ý tưởng. * Chu trình thiết kế dạng công-tư hợp tác cùng làm (public and private partnership) Quy trình thiết kế dạng công – tư hợp tác cùng làm (public and private partnership – PPP) đã phổ biến trên thế giới nhiều năm nay và được áp dụng cho các công trình lớn, các dự án lớn có vốn đầu tư lớn hoặc vốn đầu tư viện trợ từ nước ngoài cho những công trình hạ tầng cơ sở cơ bản của chính phủ. Hình thức này được phát triển dưới dạng chính quyền đưa ra các yêu cầu thiết kế cơ bản cho dự án cần thiết kế về mặt công năng, số lượng người sử dụng, yêu cầu về môi trường, lợi nhuận thu về, số năm cho thuê nhưng có chừa lại không gian cho các nhà đầu tư tư nhân để phát triển dự án, xây thêm công trình và thiết lập thêm các hoạt động khác để bổ sung thêm cho công trình cần xây dựng (nếu có). Hình thức này nhà nước được lợi là chi phí thiết kế, thi công được các nhà thầu hoặc các nhà đầu tư lấy giá rất thấp do còn trừ vào các chi phí cho thuê công trình sau này, và vốn đầu tư hoặc vốn vay ban đầu được chi trả thành từng giai đoạn, từng thời kỳ mà không phải hoàn trả toàn bộ. Vốn đầu tư được nhà nước thanh toán theo từng năm một và các nhà đầu tư tư nhân được phép thuê lại công trình để kinh doanh lấy lãi, sau thời gian đó, công trình được chuyển giao lại toàn bộ cho nhà nước. Phân tích: Hình thức thiết kế và thi công công trình dạng PPP thường áp dụng cho các công trình cơ sở hạ tầng xã hội lớn, tuy nhiên một nhược điểm của chu trình thiết kế này là các công trình có vốn đầu tư lớn, hoặc nguồn vốn vay từ các viện trợ nước ngoài. Dự án sau khi làm xong, các công trình đều được cho các nhà quản lý phát triển dự án dạng PPP thuê lại trong một khoảng thời gian nhất định để đổi lại các chi phí thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì công trình được thực hiện trong toàn bộ thời gian cho thuê. Điều đáng nói là nếu cho thuê công trình dạng này thì các công trình sẽ được tận dụng triệt để nhằm đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư và các nhà thầu thi công, xây dựng, vận hành công trình, chưa kể đến việc tận dụng quỹ đất, công trình và các cơ sở hạ tầng khác để kinh doanh lấy lãi cũng như việc thiết kế và vật liệu sử dụng tiết kiệm tối đa để giảm thiểu chi phí. Chu trình này áp dụng cho tất cả các giai đoạn: thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì công trình. Nhược điểm của việc áp dụng trọn vẹn chu trình này cho một thiết kế công là nó chỉ được cân nhắc bởi chính phủ, các nhà phát triển dự án dạng PPP và các nhà thầu xây dựng trong quá trình thiết kế do đặc thù của dạng công trình là các công trình cơ sở hạ tầng lớn phục vụ cho công cộng. Nhiệm vụ thiết kế và yêu cầu thiết kế được lập ra ở tầm vĩ mô do chính phủ quản ly. Hầu như, sự tham gia trực tiếp của người dân trong các công trình thiết kế kiểu này là rất ít.
Phương pháp được nhóm thiết kế lựa chọn để tiến hành thiết kế công viên Thống Nhất Trong giai đoạn thiết kế phương án ban đầu của thiết kế cải tạo công viên Thống Nhất, trong các phương pháp kể trên, phù hợp nhất là phương pháp thiết kế 2, dạng có sự tham gia của cộng đồng tuy nhiên có thể kết hợp áp dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của từng khu vực. Nhóm thiết kế đã đưa ra quá trình tổng hợp thiết kế cho phù hợp với đặc trưng của 29
Thong Nhat Park A Place For All Công viên Thống Nhất như sau: - Trong quá trình đưa ra ý tưởng cho phương án cải tạo, người dân và người sử dụng công viên đóng vai trò là người cố vấn và người đưa ra một phần các cơ sở cho ý tưởng thiết kế cải tạo chính cho công viên. Các đối tượng nói trên sẽ tham gia vào quá trình tìm kiếm ý kiến định hướng về cải tạo cho công viên, đưa ra các ý tưởng cơ bản, dựa trên các mong muốn của họ để khu vực không gian sinh hoạt của các nhóm cộng đồng nơi họ đang sinh hoạt được tốt hơn hoặc tốt nhất. Nếu có thể, họ sẽ chính là những người đưa ra các thiết kế cơ bản ban đầu về không gian tốt nhất dành cho các hoạt động của họ. Các phần còn lại của công viên, ví dụ như các không gian liên kết giữa các nhóm cộng đồng, các không gian đệm, các không gian cảnh quan, sân vườn, cây xanh, hệ thống dịch vụ phục vụ công cộng chung, các cơ sở hạ tầng, đường sá, giao thông… sẽ là các phần do kiến trúc sư thiết kế đưa ra y tưởng, sau đó dựa trên các ý kiến đóng góp của cộng đồng để hoàn thiện và thực hiện thiết kế. Các Kiến trúc sư thiết kế cũng có thể hỗ trợ cho các nhóm cộng đồng để họ đưa ra được các đề xuất phù hợp.
Chu trình tiến hành thiết kế cải tạo công viên Thống Nhất Với cách đặt vấn đề dựa trên tiêu chí đặt mục đích sử dụng công viên cho tất cả các nhóm cộng đồng sinh hoạt trong công viên làm xuất phát điểm, bước tiếp cận nhiệm vụ thiết kế cải tạo công viên Thống Nhất của đơn vị thiết kế là trước tiên tìm hiểu và đặt mục đích thỏa mãn nhu cầu sử dụng của những nhóm cộng đồng người thường xuyên sử dụng công viên làm tiêu chí và mục đích thiết kế. Sau khi đã tổng hợp được các yêu cầu cụ thể của các nhóm cộng đồng sinh hoạt trong công viên, dựa trên kiến thức chuyên môn về quy hoạch, kiến trúc và điều kiện kinh tế nhất định, kết hợp với các định hướng của chiến lược/ kế hoạch phát triển công viên của Ủy ban Nhân Dân Thành Phố Hà nội. Tất cả các nhóm cộng đồng tham gia vào các hoạt động trong công viên Thống Nhất sẽ nêu lên các yêu cầu, nhu cầu thực tế của họ để phục vụ tốt nhất cho các hoạt động sinh hoạt của họ trong công viên. Dựa vào bảng tổng hợp các nhu cầu của cộng đồng sinh hoạt trong công viên, các thành viên trong nhóm đánh giá các mức độ cần thiết và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của công viên cũng như các nhóm cộng đồng khác để sắp xếp và đưa ra đề xuất mới. Các tiêu chí nhóm thiết kế đã đề ra là: - Không áp đặt quan điểm và nhận định của các nhà thiết kế hoặc những người ít tham gia hoạt động trong công viên vào các đề xuất mà xuất phát và căn cứ vào nhu cầu thực sự của các nhóm cộng đồng sử dụng công viên hàng ngày. - Các đề xuất thiết kế của nhóm thiết kế thực hiện theo 2 vòng: * Giai đoạn 1: a) Dựa trên ý kiến tham khảo của các nhóm cộng đồng tham gia sinh hoạt trong công viên để cân nhắc, đánh giá chéo giữa lợi ích của các nhóm cộng đồng liên quan hoặc trong tầm ảnh hưởng của nhau, cùng với lợi ích và yêu cầu chung của cả cộng đồng, 30
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI công viên để đưa ra đề xuất thiết kế. b) Thiết lập các nhóm cộng đồng đóng góp ý kiến cho các đề xuất thiết kế của nhóm sau này. c) Kết hợp có cân nhắc với quy hoạch tổng thể và chủ trương của nhà nước nếu phù hợp. Nếu không phù hợp có thể đưa ra các kiến nghị đề xuất thay đổi. d) Tổng hợp tất cả các điều trên với các quan sát của người thiết kế khi đi khảo sát hiện trạng trong công viên để đưa ra các đề xuất thiết kế của nhóm, có các giai đoạn phát triển tương lai cho công viên. * Giai đoạn 2: a) Sau khi đưa ra các đề xuất thiết kế, nhóm dự thi tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng cho bản đề xuất thiết kế của mình để hoàn thiện thêm các đề xuất thiết kế cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của cộng đồng b) Chỉnh sửa các đề xuất thiết kế và đưa ra phiên bản cuối của các đề xuất, lấy ý kiến cộng đồng để hoàn thiện bản đề xuất cuối cùng.
31
Thong Nhat Park A Place For All Chụp ảnh cưới trong công viên Thống Nhất
32
ảnh: TUCT group
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
VII
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CỤ THỂ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CẢI TẠO CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT DỰA TRÊN Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN SINH HOẠT TRONG CÔNG VIÊN BƯỚC 1: Tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng: Tìm hiểu, phân loại nhu cầu của người sử dụng thông qua các phiếu điều tra xã hội học. Để tiến hành điều tra, tìm hiểu các mong muốn và nhu cầu sử dụng của các nhóm người tham gia sinh hoạt trong cộng đồng, nhóm thiết kế nghiên cứu đưa ra 2 loại hình thăm dò và ghi lại ý kiến của người sử dụng: - Nhóm thiết kế đưa ra các phiếu điều tra thăm dò, với các câu hỏi được thiết lập để thăm dò ý kiến của người sử dụng về các hạng mục chức năng, các chức năng phục vụ và các mong muốn của những người sử dụng về công viên Thống Nhất trong đợt nghiên cứu đầu tiên. Số lượng phiếu phát ra cho ngày thường là 150 phiếu và 300 phiếu cho ngày cuối tuần. Số lượng phiếu thu vào là 100 phiếu cho ngày thường và 250 phiếu cho ngày cuối tuần.
33
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 5: Mẫu phiếu thăm dò ý kiến người dân trong công viên Thống Nhất - trang 01 34
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Hình 6: Mẫu phiếu thăm dò ý kiến người dân trong công viên Thống Nhất - trang 02 35
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 7: Mẫu phiếu thăm dò ý kiến người dân trong công viên Thống Nhất - trang 03
36
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Hình 8: Mẫu phiếu thăm dò ý kiến người dân trong công viên Thống Nhất - trang 04
37
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 9: Mẫu phiếu thăm dò ý kiến người dân trong công viên Thống Nhất - trang 05 Căn cứ vào việc tổng kết các phiếu điều tra xã hội học như trên, các định hướng cải tạo, nâng cấp được nhóm tổng kết đưa ra. Các kết quả cụ thể tổng hợp, thu thập từ các câu hỏi người dân trong phiếu điều tra xã hội học như sau: Câu hỏi 1: bạn có thường xuyên đến công viên không? Theo thống kê 350 phiếu điều tra thu về những đối tượng đã được phát phiếu điều tra và trả lại cho nhóm nghiên cứu, 52% số người được hỏi thường xuyên đến công viên. 48% còn lại không thường xuyên hoặc thỉnh thoảng mới tới công 48% 52% viên. Thông qua các câu hỏi và các phiếu này, nhóm nghiên cứu tạm thời phân loại được các đối tượng nghiên cứu ra 2 nhóm: 1. (màu blue): Những người thường sử dụng công viên và 2. (màu red) Những người thỉnh thoảng tới công viên. Hình 10: Bạn có thường xuyên đến công viên không? 38
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Câu hỏi 2: Bạn thường đến công viên vào thời gian nào? Câu hỏi về khoảng thời gian đến công viên của các cá nhân giúp nhóm nghiên cứu xác định được thời gian nào công viên có số lượng người đến đông nhất. Theo điều tra trên số lượng người đến công viên, biểu đồ thống kê cho thấy số lượng người đến công viên tập trung đông nhất vào 6h-8h sáng và 4h-7h chiều. Hình 11: Bạn thường đến công viên vào thời gian nào? Câu hỏi 3: Vào thời gian đó, bạn thường đến công viên làm gì? Câu hỏi 3 giúp nhóm nghiên cứu đi sâu vào các loại hình hoạt động mà người đến công viên thường tham gia. Trong các phiếu điều tra được phát ra tại công viên Thống Nhất, số lượng người đến công viên đông nhất là những người tham gia vào hoạt động tập thể dục. Đứng thứ 2 là số người đến công viên để nghỉ ngơi, thư dãn. Các hoạt động thứ 3 mà cộng đồng tham gia nhiều khi đi vào công viên là gặp gỡ bạn bè. Những người đến để tham gia các trò chơi là ưu tiên thứ 4. Học tập là hoạt động được ít người dành tham gia nhất khi đi vào công viên.
Hình 12: Vào thời gian đó, bạn thường đến công viên làm gì?
Câu hỏi 5: Khi bạn đến công viên, có còn ghế đá dành cho bạn không? Số lượng người đến công viên đánh giá số lượng ghế đá trong công viên có đủ cho nhu cầu sử dụng của họ hay không là tương đương nhau giữa đủ và không đủ. Số người đánh giá là không đủ ghế đá phục vụ cho nhu cầu của họ chiếm 55% và số người đánh giá là đủ ghế
Hình 13: Khi bạn đến công viên, có còn ghế đá dành cho bạn không? 39
Thong Nhat Park A Place For All đá phục vụ cho nhu cầu của họ là 45%. Chênh lệch giữa hai nhóm người sử dụng này là 5%. Kết luận sơ bộ của nhóm nghiên cứu là có thể không cần bổ sung thêm ghế đá trong công viên mà có thể bổ sung thêm bằng các loại hình khác tạo nên ghế ngồi, chỗ ngồi cho người sử dụng. Kết luận này cần được nghiên cứu bổ sung để đưa kết luận chắc chắn hơn trong các phỏng vấn và nghiên cứu cộng đồng sử dụng công viên sau. Câu hỏi 6: Bạn có muốn chơi trên cỏ không? Nếu có thì bạn muốn sử dụng vì mục đích gì? Theo con số thống kê trong các phiếu điều tra, 55% số người muốn sử dụng bãi cỏ trong công viên để làm nơi nghỉ ngơi. 18% muốn dùng bãi cỏ làm nơi đọc sách. 18% số người muốn sử dụng bãi cỏ làm nơi chơi thể thao. 6% người muốn sử dụng bãi cỏ đế làm nơi pic nic và chỉ có 3% số lượng người được hỏi muốn sử dụng bãi cỏ để làm nơi tắm nắng.
Hình 14: Bạn có muốn chơi trên cỏ không? Nếu có thì bạn muốn sử dụng cỏ vì mục đích gì
Câu hỏi 7: Điều gì ở công viên Thống Nhất khiến bạn thích đến Câu hỏi này nhằm mục đích xác định được yếu tố cốt lõi khiến cho công viên Thống Nhất thu hút được nhiều người đến cũng như yếu tố chủ yếu mọi người thích đến công viên. Những yếu tố này sẽ là những yếu tố chủ chốt mang đặc điểm của công viên được những người sử dụng công viên đánh giá cao. Nhóm thiết kế sẽ cần căn cứ và dựa vào ý kiến này của cộng đồng để nắm được những yếu tố nào cần chú trọng, cần tập trung và đưa ra các đề xuất cải tạo cho phù hợp. Trong câu hỏi này, chúng ta thấy đa số người đánh giá cao công viên Thống Nhất ở khía cạnh nhiều cây xanh (chiếm đến 37%). Bên cạnh đó, các yếu tố khác được người sử dụng đánh giá cao là diện tích rộng (22%), hồ nước rộng (18%), yên tĩnh (14,5%), nhiều trò chơi giải trí (6%). 2,5% còn lại là những thứ khác. Hình 15: Điều gì ở công viên Thống Nhất khiến bạn thích đến? 40
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Câu hỏi 8: Bạn có hài lòng với các trò chơi trong công viên cho trẻ chơi hay chưa (về cả số lượng và chất lượng) Trong câu hỏi này, số lượng ý kiến cho rằng đã hài lòng và chưa hài lòng là tương đương nhau: 50% ý kiến hài lòng và 50% ý kiến không hài lòng.
Câu hỏi 9: Bạn có hay sử dụng hồ trong công viên không?
Hình 16: Bạn có hài lòng với các trò chơi trong công viên cho trẻ em hay chưa?
Câu hỏi 9 nhằm mục đích xác định chức năng và vai trò của hồ Bảy Mẫu đối với cộng đồng sử dụng công viên. Qua số liệu thống kê của điều tra xã hội học do nhóm tiến hành, hiện nay hồ Bảy Mẫu có vai trò chủ yếu là hồ điều hòa, nuôi cá và làm đẹp cảnh quan. Số lượng người sử dụng hồ là 17%, chủ yếu cho các hoạt động câu cá, bơi, chèo thuyền thiên nga. Số người còn lại không Hình 17: Bạn có hay sử dụng hồ trong công viên không? hay sử dụng hồ là 83%. Trong số 83% này, rất nhiều người sử dụng hồ một cách gián tiếp như hóng mát ven hồ, uống cà phê, trà đá, ăn sáng, ngắm cảnh hồ, đi dạo, đi bộ, chạy quanh hồ do không khí khu vực ven hồ mát mẻ và trong lành hơn. Số lượng này tập trung nhiều nhất vào khu vực đường dạo và vỉa hè ven hồ, khu vực đảo Dừa, sân granit trung tâm, đảo Thống Nhất và bán đảo Phong Lan. Câu hỏi 10: Bạn có muốn cải tạo hay thêm chức năng gì cho hồ không (ví dụ chòi nghỉ, chòi câu, đường dạo trên hồ..)? Số lượng người mong muốn cải tạo và thêm chức năng cho hồ Bảy mẫu chiếm đa số là 75%. Số người mong muốn giữ nguyên hiện trạng hồ chiếm 25% còn lại.
Hình 18: Bạn có muốn cải tạo hay thêm chức năng gì cho hồ không?
Câu hỏi 11: Bạn muốn nhìn thấy công viên Thống Nhất mang nét gì? Câu hỏi này được đặt ra nhằm xác định các ý muốn của người dân sử dụng công viên về một hình ảnh công viên mà họ mong muốn có những nét gì: hiện đại, cổ điển hay kết hợp cả hiện đại và cổ điển. (cổ điển ở đây mang ý nghĩa là lưu trữ những dấu vết của lịch sử công viên và của quá khứ trong công viên, không có nghĩa là cần mang những thiết kế kiểu cổ điển vào công viên). 65% số người được hỏi 41
Thong Nhat Park A Place For All mong muốn công viên Thống Nhất kết hợp được cả hai yếu tố: vừa gìn giữ được những yếu tố lịch sử gắn liền với cảnh quan công viên, vừa được kết hợp và mang nét hiện đại cùng với khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công viên. Hình 19: Bạn muốn nhìn thấy công viên Thống Nhất mang nét gì? Câu hỏi 12: Bạn có muốn sắp đặt các khu chức năng riêng biệt cho từng loại hoạt động trong công CÂU 12 viên không?
Trong câu hỏi này, phần lớn 74% người được hỏi muốn sắp đặt các khu chức năng riêng biệt cho từng loại hoạt động trong công viên. 26% không muốn các hoạt động đó là riêng biệt.
26%
CÓ
74%
KHÔNG
Hình 20: Bạn có muốn sắp đặt các khu chức năng riêng biệt cho từng loại hoạt động trong công viên không? Câu hỏi 13: Bạn có thích không gian mở mà không có vật cản nào không?
CÂU 13
21% 79%
CÓ KHÔNG
Trong câu hỏi này có 79% người sử dụng công viên thích các không gian mở rộng tầm mắt và không có vật cản nào. 21% không. Ở tỉ lệ 21% này, người sử dụng mong muốn sẽ có các công trình phục vụ trong công viên.
Hình 21: Bạn có thích không gian mở mà không có vật cản nào không?
CÂU 14
Câu hỏi 14: Bạn nghĩ công viên này có đủ bóng râm chưa? Với 68% người trả lời là đủ và 32% người trả lời là không đủ. Điều đó có nghĩa là tại một số khu vực cần bổ sung thêm cây bóng mát hoặc tạo vật che nắng
32% 68%
42
ĐỦ KHÔNG ĐỦ
Hình 22: Bạn nghĩ công viên này có đủ bóng râm chưa?
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Câu hỏi 15: bạn thấy vấn đề vệ sinh của công viên như thế nào?
CÂU 15
3%
46% người trả lời là bình thường. 23% trả lời là không tốt, chỉ có 13% số người được hỏi cho rằng rất không tốt và 15% cho rằng tốt. Mức độ đánh giá rất tốt cho vấn đề vệ sinh của công viên là thấp nhất, chỉ có 3% cho rằng rất tốt (ghi chú: vấn đề vệ sinh ở đây là câu hỏi chung cho tất cả: vệ sinh môi trường, vệ sinh công cộng.
15%
13%
RẤT KHÔNG TỐT KHÔNG TỐT
23% 46%
BÌNH THƯỜNG TỐT RẤT TỐT
Hình 23: Bạn thấy vấn đề vệ sinh của công viên như thế nào? Câu hỏi 16: Theo bạn, các thùng rác trong công viên đã đủ và phân bố hợp lí chưa?
CÂU 16
Có tới 60% số người được hỏi cho là các bố trí thùng rác hiện nay chưa hợp lí. Chỉ có 40% cho rằng đã hợp lí. Lí do bởi vì nhiều khu vực mới 40% được cải tạo thì số lượng thùng rác bố trí trong CHƯA khu vực đó nhiều hơn các khu vực khác chưa RỒI 60% được cải tạo trong công viên. Một ví dụ cụ thể là trên đường dạo chính từ cổng Đại Cồ Việt đến cổng Nguyễn Đình Chiểu, người đi dạo Hình 24: Theo bạn, các thùng rác trong công viên phải cầm rác trong tay và đi rất xa mới tới nơi đã đủ và phân bố hợp lí chưa? có bố trí thùng rác. Trong khi đó tại trục chính Trần Nhân Tông, số lượng thùng rác công cộng nhiều đến nỗi bị một số người dân nhận xét là nhếch nhác, mất vệ sinh,
- Câu hỏi 17: Bạn có muốn có rào chắn quanh hồ không?
CÂU 17
40% số người được hỏi muốn có rào chắn quanh hồ. 60% người được hỏi không muốn vì họ cho rằng lan can hoặc rào
40% 60%
CÓ KHÔNG
chắn quanh hồ làm cản trở sự tiếp cận của họ tới mặt nước.
Hình 25: Bạn có muốn có rào chắn quanh hồ không? 43
Thong Nhat Park A Place For All Câu hỏi 18: bạn có muốn bỏ hàng rào ngoài công viên để người dân có thể tiếp cận công viên với nhiều hướng và không bị mất tiền thu phí không? CÂU 18 44% số người được hỏi trả lời là có, 56% không muốn bỏ hàng rào. Phần lớn lí do mà người dân chưa muốn bỏ hàng rào quanh hồ là vì họ lo về vấn đề an ninh, ăn trộm đồ hay xảy ra trong công viên nếu nhiều người có thể cùng tiếp cận công viên một lúc.
44%
CÓ
56%
KHÔNG
Hình 26: Bạn có muốn bỏ hàng rào ngoài công viên để người dân có thể tiếp cận công viên từ nhiều hướng và không bị thu phí lhông
Câu hỏi 19: bạn thấy an ninh trong công viên như thế nào? Với câu hỏi này, phần lớn những người được hỏi trả lời là về ban đêm, mức độ an ninh trong công viên là vấn đề đáng cân nhắc. Tỉ lệ đánh giá an ninh về đêm trong công viên không tốt là khá cao.
CÂU 19
60
53%
50
44.8%
40
33.7% 27.8%
30 20 6.3% 3%
10 0
NGÀY
18.8%
BÁO ĐỘNG
7.3%
KHÔNG TỐT
ĐÊM 3%2.3%
BÌNH THƯỜNG
TỐT
RẤT TỐT
Hình 27: Bạn thấy an ninh trong công viên như thế nào? BƯỚC 2: Phân nhóm, phân giờ các hoạt động diễn ra trong công viên. Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân đại diện các nhóm trong công viên. Kiểm tra chéo, minh chứng và kiểm chứng cho những thông tin thu thập được. Quay phim và ghi lại các cuộc phỏng vấn với những người tham gia các hoạt động trong công viên. * Phân nhóm các cộng đồng sinh hoạt trong công viên: Theo như điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu, trong công viên có các nhóm cộng đồng tham gia sinh hoạt như: - Đá bóng - Cầu lông - Đá cầu - Khiêu vũ cổ điển - Ăn uống, cho thuê đám cưới
44
- Câu cá - Thái Cực Quyền - Nhóm trượt ván - Nhóm đi bộ và chạy - Nghỉ ngơi thư dãn
- Aerobic - Tập xà - Nhóm chơi cờ - Đi xe đạp - Trò chơi của trẻ em - Bơi thuyền thiên nga
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Sau khi phân nhóm cộng đồng tương ứng với các hoạt động họ thường tham gia trong công viên, nhóm thiết kế xác định vị trí cố định của các nhóm này theo vị trí nơi các hoạt động của họ thường diễn ra. * Vị trí các nhóm cộng đồng sinh hoạt trong công viên: Được thể hiện trên bản đồ dưới dạng các chấm tròn với các mầu khác nhau tượng trưng cho các hoạt động khác nhau như cầu lông, bóng bàn, bóng đá, khiêu vũ cổ điển..v..v. chi tiết cụ thể xem hình 6.2.1: Khu vực sinh hoạt của cộng đồng trong công viên Thống Nhất. * Các hoạt động diễn ra trong công viên theo giờ - Từ 4h15’: công viên mở cửa - Từ 4h30-8h30’ sáng: các hoạt động thể dục thể thao - Từ 8h30’ sáng đến 3h chiều: hầu như không có hoạt động nào đáng kể: một số người vào công viên ngồi chơi, các cặp đôi vào công viên hẹn hò. - Từ 3h30’ đến 7h00 tối: Các hoạt động tập thể dục - Từ 19h00’ – 22h30’: các hoạt động vui chơi sinh hoạt trong công viên - Từ 23h đêm: công viên đóng cửa
Một góc công viên Thống Nhất
ảnh: TUCT group
45
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 28: Các khu vực diễn ra các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng trong công viên
46
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Hình 29: Tần suất sử dụng công viên theo các khu vực Tần suất sử dụng công viên được mô tả trong hình trên. Qua đó, điểm màu càng đậm thì tần suất sử dụng khu vực đó càng lớn. Tần suất sử dụng đường đi trong công viên Thống Nhất được thể hiện trong hình mô tả dưới đây. Màu đỏ càng đậm càng chứng tỏ tần suất sử dụng con đường đó càng lớn. 47
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 30. Tần suất sử dụng đường trong công viên 48
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI * Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân đại diện cho một nhóm cộng đồng - Để kiểm tra chéo, minh chứng và kiểm chứng cho những thông tin thu thập được và các căn cứ cho đề xuất được đưa ra, nhóm tiến hành quay phim và phỏng vấn các cá nhân mang tính tiêu biểu, đại diện cho một nhóm cộng đồng đang sinh hoạt và sử dụng công viên Thống Nhất về ý kiến cá nhân và ý kiến của cộng đồng về các không gian, điều kiện cơ sở vật chất sinh hoạt cho các hoạt động thể chất và tinh thần mà các cộng đồng đó tham gia. Dựa trên đó, một đoạn phim tài liệu ngắn về công viên Thống Nhất có tên: “Một ngày trong công viên Thống Nhất” được nhóm thiết kế ghi hình và tổng hợp lại thành một bộ phim ngắn để thấy được các hoạt động trong công viên, đưa ra các đề đạt, các quan điểm cũng như suy nghĩ, mong muốn của những người sử dụng công viên Thống Nhất hàng ngày. Một phần không nhỏ cuộc sống hàng ngày của những người dân bình thường này sử dụng ở trong công viên. Do vậy, những ý tưởng, nguyện vọng, mong muốn của họ để làm cho không gian sử dụng trong công viên được tốt đẹp lên là những điều đáng được lưu tâm và chú ý đến trong quá trình đưa ra đề xuất cải tạo. - Một số các ý kiến của người dân nhóm thiết kế phỏng vấn và nêu ra trong các đoạn phỏng vấn của nhóm thiết kế được ghi lại dưới đây. Các phần gạch chân và chữ đậm thể hiện những ý kiến có giá trị liên quan đến thiết kế cải tạo, được nhóm thiết kế quan tâm và đặt làm phương hướng cho thiết kế cải tạo mới công viên. 7.2.1. Về các trò chơi dành cho trẻ em chơi trong công viên: * Khách đến chơi công viên cùng con trai (phút thứ 2:20): Chị cũng muốn đưa con đến chơi nhưng chẳng có trò gì mới cả. Con tàu này thì cũng rất là cũ rồi. - Phút 04:42: Chị mong muốn là khi người ta cải tạo làm trò chơi thì người ta sẽ không chặt phá cây xanh đi. Bởi vì khi người ta làm trò chơi, người ta sẽ phải chặt cây đi. Chị muốn là vừa có trò chơi này, vừa có cây xanh như thế này. * Bà Trịnh Ngọc Thanh – Nhóm cộng đồng sinh hoạt của các cụ trong công viên Thống Nhất (phút thứ 02:29:) Các trò vui chơi giải trí trong công viên này thì chả có gì cả, không có gì mấy. Rất là ít thôi. Những cái cầu trượt của các cháu, cho các cháu chơi thì bây giờ nó cũng hỏng nhiều rồi. Người ta cũng ít quan tâm. Trò chơi để hấp dẫn cho các cháu (thiếu nhi – nhóm thiết kế) thì cũng không có nhiều.
Hình 31: Phỏng vấn khách đưa con đến chơi công viên
Hình 32: Phỏng vấn Bác Trịnh Ngọc Thanh, nhóm các cụ sinh hoạt dưỡng sinh trong công viên 49
Thong Nhat Park A Place For All - Nhóm thiết kế: Thưa bác, theo bác thấy thì những trò chơi ở đây đã đủ thu hút trẻ em chưa? - Bà Thanh: Chả thu hút được đâu. Có gì mà thu hút được. Cháu bảo, vài cái cầu trượt vớ vẩn ở đằng này. Còn chủ yếu là thể dục thôi. Còn có để mà cho các cháu chơi và thu hút các cháu thì khó. Ít. * Bác Chu thị Hồng – Nhóm cộng đồng người cao tuổi sinh hoạt đánh cầu lông trong công viên Thống Nhất. (phút thứ 03:02): những trò chơi cho các cháu chơi ngày thứ 7 chủ nhật và hàng ngày, nhiều nhưng mà nó… Trò chơi thế này thì nó cũng đơn sơ qúa. * Bạn Phạm Đức Tùng – Nhóm cộng đồng sinh hoạt tập xà trong công viên Thống Nhất (phút thứ 03:11):..Thấy rằng là đã xuống cấp hơn. Ngày trước thì có rất nhiều trò chơi hay, với cả làm cũng đẹp nữa. Bây giờ thì chả còn gì, chả tu bổ gì. 7.2.2. Về vấn đề vệ sinh chung và thùng rác trong công viên * Chị Bùi Hương Lan – Nhóm cộng đồng sinh hoạt tập Aerobic trong công viên trên đoạn trục chính đường Trần Nhân Tông (phút thứ 03:46): Các thùng rác đặt lùi lên trên kia một chút và không vào khu trung tâm thì vị trí của nó dễ chịu hơn. Trông nó không nhếch nhác. Thùng rác mà đặt không đúng chỗ trông nó bẩn hơn. - Phút 05:10: Cải tạo làm sao để môi trường không bị ô nhiễm là được. Đó là điều đầu tiên. 7.2.3. Các ý kiến đóng góp khác: * Chị Bùi Hương Lan: Phút 05:17: Cái thứ hai là về quy hoạch ấy. Làm sao mà để phù hợp. Có thể hiện tại như của bọn chị í, nhưng mà nó vẫn lẫn lộn Hình 33,34,35,36: Phỏng vấn các nhóm cộng đồng sinh hoạt dưỡng sinh trong công viên 50
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI lắm. Bóng đá rồi cầu lông rồi các thứ thì nói chung là cứ lẫn lộn vào chỗ này chỗ kia.Thế nhưng mà để thành một câu lạc bộ, mà để cầu lông với bóng đá thì chị nghĩ là nên thành một khu riêng bởi vì những cái đấy nó ảnh hưởng trực tiếp đến những người đi bộ nhiều. Vì anh đá bóng anh có thể đá vào người người ta đi bộ, hay anh đánh cầu lông có thể anh vụt vào mặt người ta. * Bạn Nguyễn Đăng Duy ( Phút 6:00) – nhóm cộng đồng đá cầu trong công viên Thống Nhất: Cải tạo thì theo chiều hướng tốt hơn rồi nhưng mà nó phải hợp lí. Nó tốt hơn nhưng mà nó phải hợp lí với cách sử dụng của người dân. Có thể là có những trò chơi hiện đại như kiểu Disney land nhưng nó không quá nhiều. Nó không thay đổi quá nhiều bộ mặt của công viên. Nó chỉ là một vài khu gì đấy chuyên để giải trí làm tách hẳn ra còn những khu để cho người già trẻ em rồi là để mọi người vui chơi và tập thể dục thể thao thì vẫn phải giữ nguyên.
Hình 37: Phỏng vấn nhóm cộng đồng chơi đá cầu trong công viên
* Bạn Phạm Đức Tùng ( phút 05:49): Tập thể dục thì không nên để lan tràn quá bởi vì mình phục vụ cả cộng đồng và những người lớn tuổi chứ không phải chỉ dành cho tập thể dục. * Cô Trần thị Lan – Định công – nhóm khiêu vũ cổ điển buổi tối. Phút 00:18 - Nhóm thiết kế: cô có muốn thay đổi gì chỗ này để cho phù hợp hơn với hoạt động của các cô? -Cô Lan: à không, vui chơi thế này nó thoải mái, dân dã. Mà đây là môi trường chung của rất là nhiều người nên là mình chơi làm sao nó phù hợp thôi. Chứ mình không đòi hỏi gì lớn quá, ảnh hưởng tới người khác là không được. - Nhóm thiết kế: Cô có muốn có sân khiêu vũ riêng, Hình 38: Phỏng vấn nhóm cộng đồng sinh hoạt khiêu vũ cổ điển buổi tối trong công viên rộng hơn dành cho các cô không? - Cô Lan: À thế thì quá lí tưởng rồi. Nhưng mà nghĩ là vì cộng đồng giúp cho tất cả thì cái đòi hỏi của mình nó hơi khó. Nếu có thế thì còn gì bằng nữa, đúng không. Cũng mong là nhà nước người ta đứng ra người ta tổ chức có thu phí cũng được. Một cái giá nó bình dân để cho tất cả mọi người được chơi cũng không sao cả. Chơi ở ngoài trời nó rất thoải mái. Như là cô thấy ở Trung Quốc nó có nhiều đấy nhưng mà ở Việt nam mình cái phong trào này nó còn ít mà chủ yếu tự phát chứ không có tổ chức nào người ta đứng ra tổ chức cả. - Nhóm thiết kế: Thế cái sàn gạch này có phù hợp để nhảy hay không? - Cô Lan: à nếu mà nói về sàn nhảy thì cái sàn này không phải là cái sàn để nhảy. Có cái sàn đá ở trên 51
Thong Nhat Park A Place For All kia thì dùng để nhảy được. Sàn này zít, cháu hiểu chưa. Nhưng mà thôi, cái điều kiện nó có thế nào thì dùng thế nên là của công cộng người ta dùng để sinh hoạt. Mình chơi ké thôi chứ không phải người ta làm cho mình chơi cái môn này. - Nhóm thiết kế: Nếu như có một cái sàn phù hợp để cho các cô nhẩy, ở trong công viên này, thì các cô có đến đấy nhày không, hay là các cô vẫn thích chỗ này hơn. - Cô Lan: Nếu mà có, mà phù hợp như thế này mà sàn nó đẹp hơn thì rõ ràng mọi người sẽ phải ra đấy. Thì kể cả mất phí mà ít nhiều thì cũng được. - Nhóm thiết kế: thế cô thấy chỗ nào trong công viên này nó phù hợp với các hoạt động này?Tức là về cảnh quan, chưa nói đến sàn, thì chỗ nào phù hợp để làm hoạt động khiêu vũ trong công viên này? - Một thành viên khác trong nhóm khiêu vũ cổ điển của cô Lan: cái quán Gió kia kìa. - Cô Lan: quán Gió thì là nhà hàng rồi, không bao giờ người ta để cho tổ chức cái này. Ví dụ như ở góc kia kìa, rất phí – Cô Lan dùng tay chỉ - Góc kia kìa. Cái nhà đấy rất là lớn. Nhà đấy mà kể nhà nước có tiền mà đầu tư sửa sang đi. Nó đang rất bỏ phí. Thứ nhất là mọi người ra đấy chơi. Cái góc đấy nó là một cái góc, có thể nhạc nhiếc ồn ào nó không ảnh hưởng đến người người ta chơi môn khác chẳng hạn, nó cũng rất hay. Chính ra cô để ý thấy cái góc đấy rất hay đấy. - Nhóm thiết kế: cái nhà đó là bỏ hoang ạ? - cô Lan: Bỏ phí cái nhà đấy Hình 39, 40: Phỏng vấn nhóm cộng đồng sinh hoạt Trước đây nó là khu vui chơi trẻ em, bây giờ khiêu vũ cổ điển trong côngviên người ta bỏ hoang. Nó tương đối rộng. - Nhóm thiết kế: cô có thích một chỗ vui chơi ngoài trời như thế này hay là trong nhà? - Cô Lan: Trong nhà thì trời nắng trời mưa đều sinh hoạt được. Có thể cái chỗ đấy để tổ chức một tuần khoảng 2,3 buổi thôi cũng được, nhưng nó có mô phạm một cái sàn nhảy mà kinh phí nó vừa phải, vừa túi tiền của những người mà người ta về hưu, bình dân thôi thì người ta chơi rất đông. Mà trong này thì không khí nó mát mẻ. Trời mưa, trời nắng, trời rét người ta vào đấy cũng được, có môi trường. Còn đây thì chỉ là chỉ dân dã, nó coi như là quần đùi áo may ô cũng chơi được. Ở đấy thì người ta ăn mặc đúng phong cách của người đi nhảy hơn. - Nhóm thiết kế: ( tổng kết lại) như vậy thì tốt nhất cho các hoạt động khiêu vũ vẫn là có 2 sàn, 2 khu vực đúng không ạ, một khu vực nó trang trọng hơn hẳn và một khu vực nó như kiểu ngoài trời thế này vì nhiều lúc mình cũng thích ở ngoài hiên. 52
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI - Cô Lan: Ừ đúng rồi. Có những ai mà người ta đi bộ hoặc người ta thích môn này người ta vào chơi cùng mình cũng được. Còn anh đã vào mô phạm kia, anh phải ăn mặc cho nó mô phạm chứ không phải mặc quần đùi áo may ô vào đấy cũng được. - Nhóm thiết kế: ( tiếp tục tổng kết lại các ý kiến đã thu được trong đoạn phỏng vấn): Vậy thì có một chỗ có mái che, một chỗ không có mái che để nhiều khi là có các hoạt động bên trong và bên ngoài.. - Cô Lan: ừ đúng rồi, ngày mưa, ngày nắng hay ngày rét quá người ta vẫn chơi được. Ví dụ là khô ráo mát mẻ thì chơi mà hôm nào nóng quá mọi người chơi một lúc là người ta mệt lắm, cũng không có sức chơi. Như trong cái phòng thì bao giờ cũng có điều hòa, có quạt, hay là có giải khát nước niếc cho người ta uống. Như trên Tăng (*) ngày xưa người ta tổ chức bình dân ấy thì 15.000 - 20.000 (VNĐ) một cốc nước là chi phí cả tiền vé rồi. Bây giờ họ tăng giá cao thì với những người về hưu, điều kiện người ta ấy rồi thì mức độ nó hạn hẹp hơn. Bây giờ 50.000 (VNĐ) một cốc thì nó hơi cao quá. ------------------------Ghi chú: Tăng- ở đoạn hội thoại này đề cập đến sàn khiêu vũ cổ điển và disco có tên Discovery tại tầng 3 nhà văn hóa Thanh Niên số 1 Tăng Bạt Hổ. Sàn nhảy này được giới tham gia hoạt động khiêu vũ đánh giá là một trong số những sàn nhảy đạt tiêu chuẩn nhất, thuộc hạng 1 trong các sàn khiêu vũ tại Hà Nội. Sàn này cũng được đánh giá là sàn rộng nhất, mở cửa tuần 3 ngày vào thứ 3,5,7 và thường mở 3 buổi sáng, chiều và tối. Buổi tối thường nhảy Disco. http://camnang-dulich.com/trung-tam-giai-tri/danh-ba-san-nhay-co-dien.html http://www.minhha.vn/forum/viewtopic.php?p=25 http://www.minhha.vn/forum/viewtopic.php?p=25
7.2.4. Các quan sát và thông tin thu tập được của nhóm thiết kế có liên quan đến công viên * Theo các quan sát và thu thập thêm ý kiến của nhóm thiết kế trong quá trình đi thực tế, tìm hiểu và phỏng vấn các cá nhân và nhóm cộng đồng trong công viên, được ghi lại phần nào trong đoạn phim “ Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người”, những hình ảnh đã ghi lại được trong các bức ảnh chụp nghiên cứu hiện trạng, các thông tin xung quanh công viên thống nhất, thì có những điều cần lưu ý trong giai đoạn đầu của thiết kế như sau: Hình 41: Thả câu được túi rác trong hồ Bảy mẫu - Công viên có tình trạng thừa thùng rác như ở khu vực sân trung tâm, và thiếu thùng rác như trên đoạn đường dạo quanh hồ từ khu vực cổng Đại Cồ Việt đến cổng Nguyễn Đình Chiểu - hầu như số lượng thùng rác bố trí rất ít. - Tình trạng rác trên hồ cũng là điều đáng lưu tâm, đặc biệt tập trung tại các cửa cống chính thoát ra hồ. Việc đôi khi người đi câu cá câu được các túi rác cũng là một điều thường gặp nhưng trong công viên, đây là một điều đáng lưu tâm vì hồ trong công viên Thống Nhất vừa được nạo vét và cải tạo 53
Thong Nhat Park A Place For All nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long. (phút 03:30 – 03:45: phóng sự Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người) - Xác nhận tình trạng chồng chéo các hoạt động sinh hoạt của các nhóm cộng đồng như nhóm đá bóng với nhóm tập dưỡng sinh của các cụ phụ lão và nhóm trượt ván cùng với những ảnh hưởng có thể có của nhóm cầu lông đến người đi bộ nếu các nhóm này sinh hoạt quá gần đường đi. - Tình trạng quá tải và chật chội tại khu tập xà của nhóm tập xà. - Một số khu vực cần chiếu sáng tăng cường vào buổi tối để cải tạo tốt hơn tình trạng an ninh trong công viên như: + Trong bán đảo Phong Lan: khu vực hàng cột có view tốt, sân rộng có thể thực hiện các sinh hoạt, hoạt động nhóm rất tốt, tuy nhiên, hiện vẫn thiếu đèn chiếu sáng để ánh sáng rõ hơn. Khu vực sân gần chuồng nuôi chim bồ câu: Hiện đang có nhóm sinh hoạt võ thuật, tuy nhiên, ánh sáng cần tăng cường hơn. + Trên bán đảo Dừa: Tình trạng thiếu ánh sáng hoặc các thiết bị an ninh như camera quan sát dẫn đến hiện tượng mất cắp đồ của các cặp đôi ngồi ghế đá ở khu vực này khá phổ biến, đến mức những người đi tập thể dục trong công viên thường xuyên đã lên tiếng cảnh báo những cặp đôi mới đi dạo trong công viên buổi tôi về tình trạng này. + Trên đoạn đường từ Cổng Đại Cồ Việt đến cổng Nguyễn Đình Chiểu: mặc dù có rất nhiều những khoảng sân rộng để có thể tập trung các sinh hoạt cộng đồng như đánh cờ, khiêu vũ nhưng hầu như tại khu vực này đều không có các hoạt động này. Các hoạt động chơi cờ, khiêu vũ cổ điển hầu như đều tập trung ở sân trung tâm và trục đường từ cổng Trần Nhân Tông đến sân trung tâm, do các khu vực này đều có cường độ chiếu sáng tốt. - Hạ tầng cấp thoát nước chưa tốt, còn ngập úng sau khi mưa to, các nguyên nhân (nắp ga cống nhỏ nên lưu lượng thoát nước kém, sau mưa to các cành lá cây là nguyên nhân gây nên sự chậm thoát nước). Các cửa xả thoát nước của các khu vực lân cận công viên ra hồ gây ô nhiễm, mất mỹ quan khu vực, nhưng đồng thời lại là nơi thu hút cá về và là địa điểm tụ tập của những người đi câu do lượng cá tập trung ở đây nhiều. - Mặt nước hồ chưa được sử dụng hết ưu thế. - Thiếu khu vệ sinh công cộng - Vỉa hè bong tróc nhiều chỗ - Chuyển tiếp giữa đường dạo vòng quanh hồ và vỉa hè quanh hồ cần có sự cải tạo để mở rộng đường dạo nhưng vẫn có vỉa hè cho người đi bộ và khu vực này có thể sử dụng linh hoạt các chức năng với nhau. - Các quán hàng bán vỉa hè chưa được quan tâm đầy đủ gây mất mỹ quan - Những công trình chưa phù hợp ví dụ: Nhà tạm xây dựng bên cạnh hồ gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến tầm nhìn ra hồ. - Một số các không gian, một số khu đất và nhà bỏ hoang chưa sử dụng hoặc còn bỏ trống. - Sự tận dụng các chức năng vui chơi giải trí trong công viên chưa tốt: ví dụ các chỗ vui chơi không có người chơi, để trống...Tàu hỏa chạy vòng quanh công viên với nhiều chỗ trống. Khu vui chơi cho thiếu nhi còn thưa thớt và không thu hút được người sử dụng. 54
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Hình 42: Khu vực công viên bị ngập nước mạn đường Nguyễn Đình Chiểu - Các không gian cho các hoạt động của người dân và cộng đồng chưa được sắp xếp hợp lý, dẫn đến việc rất nhiều các hoạt động gây ảnh hưởng đến các nhóm khác. - Phân chia chức năng các khu vực chưa được khai thác và sắp xếp sử dụng tốt, ví dụ khu vực Quán Gió và khu đường bao quanh hồ nhỏ, - Quảng trường trung tâm ốp đá granit chưa phục vụ được nhiều nhu cầu sử dụng của người dân, đặc biệt là vào thời điểm 10h30’ sáng đến 3h chiều và chưa thực sự trở thành điểm nhấn, về mặt không gian còn mờ nhạt. - Các mảng tường vàng rất mang tính lịch sử nhưng tại nhiều vị trí các mảng tường này làm công viên thêm buồn tẻ. Đề xuất trong giai đoạn 1 cần trồng cây leo tường để cải tạo các không gian gần tường cho đẹp hơn, tận dụng các mảng tường để trồng cây và bố trí các sắc màu trang trí cho mảng tường bao quanh công viên đẹp hơn, ví dụ trồng các bồn trồng cây gắn liền với tường. - Thuyền thiên nga bơi trên hồ chỉ có một điểm tập kết cũng là một nhược điểm của không gian vì thiếu sự linh hoạt trong xuất phát điểm và bến tới. - Các giao thông gián đoạn trong và ngoài công viên và trong công viên giữa những điểm tập trung hoạt động của công viên. 55
Thong Nhat Park A Place For All - Xử lý các mâu thuẫn giữa các nhóm cộng đồng và chức năng với nhau, ví dụ nhóm sinh hoạt đá bóng vào buổi sáng và một số nhóm cầu lông có thể gây nguy hiểm cho người đi bộ và cho câu lạc bộ dưỡng sinh của các cụ. - Dự án của chính phủ về việc mở rộng đường Nguyễn đình Chiểu – Một tuyến đường nằm cạnh công viên Thổng Nhất với dự định là tạo cho công viên Thống Nhất trở thành một công viên nằm giữa 4 con đường để tránh tình trạng lấn chiếm đất công xây nhà ở. BƯỚC 3: Thiết lập các nhóm cộng đồng để đóng góp ý kiến sau này cho các đề xuất thiết kế cải tạo được nhóm xây dựng lên từ ý kiến cộng đồng: Các nhóm cộng đồng thiết lập được: Xem phụ lục 1. BƯỚC 4: Thúc đẩy và khuyến khích các nhóm cộng đồng tự đưa ra các đề xuất của chính họ thông qua các hình thức vẽ tranh, viết, thậm chí là thiết kế. Nhóm thiết kế đã đi đến từng nhóm cộng đồng sinh hoạt trong công viên để thu thập các thiết kế, hoặc các gợi ý, các mong muốn của nhóm cộng đồng trong công viên bằng các hình thức khác nhau như vẽ tranh, vẽ thiết kế cho trẻ em hoặc những người trong cộng đồng biết vẽ, hoặc viết các mong muốn cho những người trong cộng đồng khác. Dưới đây là một số các tranh vẽ, thiết kế của các nhóm cộng đồng trong công viên Thống Nhất:
Hình 43: Khu vực vui chơi cho trẻ em trong công viên
Hình 44: Khu vui chơi trẻ em trong công viên Thống Nhất qua tranh vẽ của trẻ em chơi trong công viên 56
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Hình 45: Công viên Khủng long tại khu vui chơi trẻ em trong công viên Thống Nhất - tranh vẽ của trẻ em chơi trong công viên 7.4.1. Nhóm các em thiếu nhi chơi trong công viên: Các em thiếu nhi chơi trong khu vui chơi dành cho trẻ em trong công viên Thống Nhất thường đông đúc vào ngày cuối tuần như Thứ 7 và Chủ Nhật. các em thể hiện mong muốn khu vui chơi của các em sẽ như thế nào qua các bức tranh dưới đây Một số nhóm cộng đồng tự đưa ra các bản thiết kế mong ước của họ về không gian vui chơi dành cho họ trong công viên Thống Nhất ví dụ như nhóm trượt ván trong công viên
Hình 46: Công viên trượt ván cho thanh thiếu niên trong công viên Thống Nhất – view 1 Thiết kế: nhóm trượt ván trong công viên Thống Nhất
Hình 47: Công viên trượt ván cho thanh thiếu niên trong công viên Thống Nhất – view 2 57
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 48: Công viên trượt ván cho thanh thiếu niên trong công viên Thống Nhất – view 3
Hình49: Nhóm trượt ván trong công viên Thống Nhất
Nhóm trượt ván là một cộng đồng các thanh niên tuổi từ 8-35 thường tham gia các hoạt động trượt ván trong công viên Thống Nhất. Nơi sinh hoạt chủ yếu của nhóm cộng đồng này là khu vực sân trung tâm (thẳng trục đường chính vào công viên Thống Nhất từ đường Trần Nhân Tông). Khu vực sân này được lát đá granit tự nhiên có độ trượt rất tốt và được các thanh niên tham gia nhóm trượt ván rất ưa thích. Hơn nữa, khu vực này không gần các đường giao thông mà nằm sâu trong công viên nên an toàn nếu chẳng may trượt ngã ra đường. Nhược điểm của nơi sinh hoạt này là phải sử dụng chung với quá nhiều các nhóm cộng đồng khác, do vậy, thời gian cho phép họ có thể trượt ván được chỉ từ 2h30 – 4h00 chiều. Sau đó, họ phải nhường không gian cho nhóm đá bóng. Chính vì vậy, mong muốn của nhóm trượt ván là có được không gian riêng cho hoạt động trượt ván để không gây ảnh hưởng đến các nhóm cộng đồng khác do ván trượt và người trượt đôi khi có thể bị ngã và va chạm với những người đi tập thể dục nếu không có khu riêng biệt. Thiết kế công viên trượt ván nêu trên đã được nhóm trượt ván đưa vào tất cả các yếu tố cần thiết và được ưa thích của những người thích trượt ván. Xung quanh có hàng rào tại những khu vực quá gần đường dạo để tạo sự an toàn cho người đi bộ hoặc tập thể dục trong công viên. Ngược lại, những khu vực khác của khu trượt ván vẫn có thể không có hàng rào để tạo liên kết với các phần không gian khác của công viên. 58
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Phân tích của nhóm thiết kế đề xuất: Công viên trượt ván dành cho nhóm trượt ván trong công viên Thống Nhất bao gồm các hạng mục được ưa thích của những người trượt ván, tuy nhiên còn thiếu yếu tố cây xanh. Cần bổ sung yếu tố này vào trong thiết kế của nhóm trượt ván, tùy theo vị trí đặt của khu trượt ván. BƯỚC 5: Đưa ra đề xuất thiết kế lần 1: Dựa trên tất cả các căn cứ và các đóng góp của cộng đồng nói trên, nhóm thiết kế đưa ra đề xuất thiết kế lần 1 - Dựa trên tình hình kinh tế xã hội thực tế tại Việt nam, và căn cứ vào các nghị quyết của đại hội đảng bộ về việc cắt giảm đầu tư công nên nhóm thiết kế đưa ra 03 giai đoạn cải tạo cho công viên Thống Nhất nhằm giảm thiểu vốn đầu tư, kết hợp được với các quy hoạch cải tạo đang được thiết lập và có thể nắn chỉnh và lan tỏa trong tương lai, các giai đoạn cải tạo sẽ bao gồm 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Giải quyết các vấn đề nội tại của công viên. Sắp xếp lại các hoạt động trong công viên sao cho phù hợp. Các hoạt động của cộng đồng được giữ nguyên và tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động này. - Giai đoạn 2: Hợp nhất và điều chỉnh với các quy hoạch của chính phủ về mở đường, tạo liên kết giữa bên ngoài công viên và bên trong công viên. - Giai đoạn 3: Mở rộng công viên, tạo liên kết chuỗi với các vườn hoa và không gian xanh khác. 7.5.2. Đề xuất cải tạo giai đoạn 1: Đề xuất cải tạo giai đoạn 1 bao gồm các hạng mục công việc sau: - Phân chia lại công viên thành 02 khu chính: Khu tĩnh và khu động. Hai khu vực này chia công viên làm 2 phần, ranh giới vô hình là đường thẳng được xác định bằng mép dưới của bán đảo Phong Lan song song với trục đường Trần Nhân Tông. Lý do nhóm thiết kế phân chia ra khu động là do cấu trúc hình dáng của công viên Thống Nhất, với phần trục chính từ đường Trần Nhân Tông vào vuông góc với trục đường Nguyễn Đình Chiểu là một khu đất rộng nơi có hầu hết các hoạt động vui chơi giải trí, sinh họat cộng đồng sôi nổi tập trung vào khu vực đó. Khu tĩnh còn lại, do hình thái đất mảnh, dài, với chiều ngang hẹp nên các hoạt động cộng đồng đông đúc khó tập trung hơn. Các hoạt động ở đây chủ yếu là các hoạt động cộng đồng tĩnh, hoặc các nhóm cộng đồng ít người hơn, hoặc các sinh hoạt cộng đồng mang tính tĩnh như thiền, hoặc thái cực quyền, hoặc khí công, các nhóm khiêu vũ cổ điển nhỏ, ít người, một nhóm tập aerobic và các sinh hoạt nhỏ lẻ khác như đọc sách, uống trà, cà phê, thư giãn nghỉ ngơi… - Phân chia, bố trí lại vị trí các nhóm cộng đồng đang có các hoạt động gây ảnh hưởng đến các nhóm khác nếu được. Đặt ưu tiên phục vụ cho số nhiều lên trước. Trong giai đoạn này, nhóm trượt ván được bố trí sắp xếp chỗ mới, nhóm đá bóng tạm thời vẫn ở nguyên vị trí cũ do chưa có quỹ đất bố trí cho nhóm này để tách khỏi các khu đông người. Nhóm tập xà được hỏi ý kiến và trưng cầu về việc chuyển địa điểm tập rộng rãi hơn. - Các phần cụ thể còn lại trích trong thuyết minh bản vẽ dưới đây. Các bản vẽ đầy đủ xin xem phần bản vẽ 59
Thong Nhat Park A Place For All
Hình 50: Bản vẽ mở rộng thêm một số cung đường để phù hợp với nhu cầu sử dụng lúc đông nhất
Hình 51: Bản vẽ sắp xếp lại và bố trí thêm hệ thống dịch vụ trong công viên
Hình 52: Bản vẽ bố trí lại và bố trí thêm vị trí các nhà vệ sinh công cộng trong công viên phục vụ cho cộng đồng, do hiện nay, thiếu nhà vệ sinh công cộng trầm trọng. Quan sát của nhóm thiết kế và câu hỏi phỏng vấn những người sinh hoạt trong công viên
Hình 53: Bản vẽ bố trí thùng rác trong công viên, theo bán kính phục vụ
60
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Hình 54: Theo các đánh giá về mức độ an toàn của các cá nhân sinh hoạt trong công viên trong phiếu điều tra, để giải quyết tình trạng mất an toàn về an ninh buổi tối hoặc ban ngày tại đây, nhóm thiết kế đề xuất: Bố trí hệ thống camera quan sát trong công viên để tránh tình trạng ăn trộm vặt vẫn thường xảy ra, đồng thời, để đảm bảo an ninh cho toàn b ộ công viên. Các vị trí đặt camera được tăng cường tại những khu vực thường hay xảy ra trộm cắp vặt, số lượng nhiều hơn những khu vực khác.
Hình 55: Bản vẽ bố trí thảm cỏ, xây xanh mới trong công viên, sau khi sắp xếp, bố trí lại hệ thống đường, sân mới và cải tạo, nạo vét hạ tầng thoát nước mặt, để làm giảm việc ngập nước hoặc thoát nước mặt chậm trên các đường dạo của công viên.
7.5.3. Đề xuất cải tạo giai đoạn 2: Nhóm thiết kế đưa ra giai đoạn 2 cải tạo sau khi nghiên cứu các văn bản của UBND TP Hà Nội về việc mở thông đường Nguyễn Đình Chiểu ra đường Đại Cồ Việt và giải tỏa các phần đất dân cư hiện tại để tạo thành một công viên hoàn chỉnh tách rời khỏi các khu dân cư và cơ quan, văn phòng. Sau khi mở đường Nguyễn Đình Chiểu, công viên Thống Nhất sẽ bị mất một phần đất và ngược lại, cũng được thêm một phần đất khác. Căn cứ vào bản vẽ quy hoạch mở đường Nguyễn Đình Chiểu, nhóm thiết kế xác định được các khu vực đất công viên sẽ bị lấy đi cũng như những khu vực sẽ được thêm vào sau khi mở tuyến đường này. Những khoảng đất được thêm vào công viên tô màu xanh và được nhóm thiết kế bố trí trên bề mặt các công trình thể thao cho cộng đồng như thêm sân đá bóng để giải quyết mâu thuẫn giữa nhóm đá bóng với nhóm các cụ cao tuổi tập dưỡng sinh tại sân trung tâm. Mở rộng thêm 1 bãi tập xà đơn, xà kép… cho nhóm tập xà để giảm thiểu tình trạng quá tải cho nhóm cộng đồng này. Do khi mở đường, các khoảng đất thêm vào đều là đất trống nên nhóm thiết kế đề xuất xây dựng thêm 03 tầng ngầm bên dưới các khu vực này, nhóm thiết kế ban đầu đưa ra đề xuất là xây dựng bãi đậu xe ngầm cho các khu đất được thêm vào này. Mục đích để giảm thiểu tình trạng thiếu chỗ đậu xe oto và tăng thêm thu nhập cho công viên. Số tiền đó sẽ được sử dụng vào việc duy tu, bảo trì cây xanh và các thiết bị cho cộng đồng trong công viên. 61
Thong Nhat Park A Place For All
62
Hình 56: Thuyết minh và danh mục tên bản vẽ trong cải tạo giai đoạn 2
Hình 57: Bản vẽ thiết kế cải tạo công viên tại khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu.
Hình 58: Diện tích tính toán các phần mở đường được thêm vào và bị lấy mất trong quá trình mở đường Nguyễn Đình Chiểu. Concept của công trình ngầm phục vụ cho công viên.
Hình 59: Tổng thể công viên sau khi hoàn chỉnh giai đoạn 2
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 7.5.4. Đề xuất cải tạo giai đoạn đoạn 3: Trong giai đoạn 3, công viên được hoàn thiện cũng theo các chủ trương của chính phủ. Dựa trên các chủ trương này, nhóm thiết kế đề xuất giải tỏa toàn bộ các nhà dân hiện đang ở tại góc đường Lê Duẩn, Trần Nhân Tông. Lấy toàn bộ diện tích này vào diện tích công viên cùng với Rạp xiếc trung ương hiện tại. Đất của khách sạn SAS nằm trong công viên được cải tạo thành một quảng trường lớn để tụ tập và cho người dân sinh hoạt. Để tiết kiệm diện tích đất, nhóm thiết kế đề xuất xây dựng bên dưới khu vực được giải tỏa này công trình 5 tầng ngầm để làm trung tâm thương mại và bãi đậu xe oto ngầm dưới đất. Phần trên mặt đất vẫn là diện tích công viên và cây xanh phục vụ cộng đồng như trước. Căn cứ vào tổng thể hoàn chỉnh, các không gian chức năng được phân định rõ ràng và tạo thêm các điểm nhấn về mặt không gian cho công viên. Mở thêm một cổng công viên mới trên đoạn đường Nguyễn Đình Chiểu mở rộng để tạo điều kiện tiếp cận công viên dễ hơn cho người dân. Đường đi xe đạp cho trẻ em và người lớn trong công viên được bổ sung và hoàn thiện kết hợp với các cung đường hiện có. Các khu chức năng mới được bổ sung, định rõ trong công viên để thiết lập các dự án cải tạo chi tiết cho từng hạng mục sau này. Hoàn thiện nốt các hạng mục hạ tầng cần thiết cho tổng thể công viên như camera, nhà vệ sinh công cộng, đường sá, dịch vụ ăn uống và hệ thống biển chỉ dẫn trong công viên. Các bản vẽ minh họa cho phần 3 thể hiện dưới đây: BƯỚC 6: Đưa ra hỏi ý kiến cộng đồng trong công viên. Sau khi hoàn thiện bản vẽ giai đoạn này, nhóm thiết kế đã họp với các đại diện nhóm cộng đồng và trình bày ý kiến giai đoạn 1 tại trung tâm Lạc Việt tháng 10 năm 2011. Sau khi được các nhóm đại diện cộng đồng thông qua, nhóm tiếp tục hỏi ý kiến cộng đồng công khai lần thứ 2. BƯỚC 7: Trưng cầu ý kiến của nhóm cộng đồng trong công viên Sau khi hoàn thiện bản vẽ và các đề xuất cải tạo, nhóm đã tiến hành trưng cầu ý kiến của những người dân trong các cộng đồng sinh hoạt trong công viên. Bên cạnh mỗi bản vẽ được dán, có 1 người thuộc nhóm thiếtkế để giải thích cho các nhóm cộng đồng hiểu về bản vẽ và các qui trình cải tạo. Sau khi thu thập ý kiến người dân, phần đông các ý kiến đóng góp về việc bãi đậu xe và việc thiếu các khu vui chơi trong nhà, công nghệ cao cho trẻ em. Nhóm thiết kế đã điều chỉnh thiết kế cuối cùng là chuyển đổi chức năng các khu thương mại và bãi đậu xe ngầm dưới đất thành khu công viên công nghệ cao, khu vui chơi trong nhà và bảo tàng dành cho trẻ em trong công viên. PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG VÀ NHÓM THIẾT KẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐƯA ĐỂ XUẤT: Quá trình lập nhiệm vụ, yêu cầu thiết kế và các tương tác thường xuyên giữa những người thiết kế và những người sử dụng công viên được thể hiện ở các giai đoạn:
63
Thong Nhat Park A Place For All
Yêu cầu chung ban đầu:
Thiết kế cải tạo công viên Thống Nhất công cộng với tổng mức đầu tư thấp.
Yêu cầu trong cuộc thi:
Thiết kế công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người
Nhiệm vụ thiết kế đã được lập ra và sẽ được bổ sung thêm (nếu cần) trong quá trình làm việc Bước đầu tìm hiểu nhiệm vụ thiết kế công viên từ cộng đồng: Nhóm thiết kế đưa ra 500 phiếu điều tra xã hội học. Người dân
Nhóm thiết kế
- Hài lòng với công viên hiện tại và không muốn thay đổi gì nhiều về bộ mặt của công viên - Đóng góp ý kiến về hiện trạng công viên và các vấn đề còn tồn tại trong công viên
- Cố gắng đưa ra các thay đổi ít nhất về bộ mặt công viên, chỉ đưa ra các thiết kế làm đẹp thêm cho công viên mà không thay đổi quá nhiều bộ mặt của công viên. - Tiếp nhận các ý tưởng, ý kiến đóng góp từ cộng đồng và cùng người dân tìm phương án để giải quyết bằng các thiết kế cụ thể. Hỏi ý kiến cộng đồng lần 2 để xác định mức độ hài lòng của cộng đồng và mức độ triệt để của phương án thiết kế đã đưa ra.
Tự đưa ra các thay đổi hoặc các đề xuất thiết kế để làm không gian sinh hoạt cộng đồng của họ được tốt nhất. Họ có thể tự vẽ, tự minh họa hoặc nếu không thể, sẽ được nhóm thiết kế hỗ trợ bằng cách đưa một người đóng vai trò minh họa giúp nhóm cộng đồng đó thể hiện ý kiến của mình.
Tiếp nhận các đề xuất của các nhóm cộng đồng, đặt các đề xuất này vào mặt bằng chung của công viên và cân nhắc với các yếu tố ảnh hưởng khác, như lợi ích của các nhóm cộng đồng khác, lợi ích chung của công viên và các nhóm người sử dụng công viên để chỉnh sửa, cân bằng lại các lợi ích này. Đồng thời, nhóm thiết kế cũng đưa xem xét các đề xuất dưới góc nhìn chuyên môn để chỉnh sửa thiết kế đã có, làm cho thiết kế này tốt hơn nữa, phù hợp hơn nữa với cảnh quan công viên.
Các hạng mục phụ trợ khác có ý kiến góp ý của người dân
Nhóm thiết kế căn cứ vào đó để đưa ra các thiết kế phù hợp
Các phần không có nhóm cộng đồng sinh hoạt, không có các đề xuất từ phía người dân hoặc các phần sử dụng chung và hạ tầng cơ sở của công viên.
Nhóm thiết kế tự đưa ra các thiết kế cơ bản, dựa trên ý tưởng của mình, ví dụ: các chòi nghỉ, nhà vệ sinh công cộng hoặc mái che mưa phục vụ theo bán kính trong các khu vực của công viên hay khu vực dịch vụ phục vụ chung như nhà hàng Gió, khu vực phục vụ ăn uống chung (food court) hoặc các quán bán hàng nhỏ, di động hoặc cố định trên đường.
64
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Nhóm thiết kế quan tâm đến các loại hình hoạt động khác, hiện chưa có trong công viên và nghiên cứu dành sẵn chỗ cho các hoạt động này dưới dạng các không gian công cộng, thảm cỏ trang trí hoặc đường dạo. Hoàn thiện thiết kế tổng thể và lấy ý kiến các nhóm cộng đồng, người sử dụng trong công viên lần 1: trưng bày hoặc hỏi ý kiến các nhóm cộng đồng. (đầu tháng 11/2011) Đóng góp ý kiến cho bản thiết kế đề xuất toàn diện này, với cơ sở là các thiết kế của cộng đồng, đã được thay Nhóm thiết kế tiếp nhận và điều chỉnh lần 1. đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện tại của công viên Trưng bày lần 2 lấy ý kiến cộng đồng sinh hoạt trong công viên, trình bày trước các cơ quan chức năng (Giữa tháng 3/2012) Cộng đồng sinh hoạt trong công viên cho ý kiến Người dân nói chung cho ý Nhóm thiết kế chỉnh sửa lại bản thiết kế và hoàn thiện trước khi trưng bày và phê duyệt lần cuối. kiến UBND TP Hà Nội và các cơ quan chủ quản cho ý kiến
65
Thong Nhat Park A Place For All
Cây cầu dẫn sang đảo Thống Nhất
66
ảnh: TUCT group
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
VIII
TIẾN TRÌNH CẢI TẠO CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT TỔNG HỢP CUỐI SAU KHI KẾT HỢP VỚI Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Các đề xuất cải tạo của nhóm cho công viên Thống Nhất sẽ theo ba giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giải quyết các vấn đề nội tại của công viên. Sắp xếp lại các hoạt động trong công viên sao cho phù hợp. Các hoạt động của cộng đồng được giữ nguyên và tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động này. Cải tạo cho đồng bộ các hạng mục cơ sở hạ tầng trong công viên như đường sá, hệ thống cấp, thoát nước, cây xanh, thảm cỏ. Tận dụng các không gian thừa hiện đang còn bỏ phí. - Giai đoạn 2: Hợp nhất và điều chỉnh với các quy hoạch của chính phủ về mở đường Nguyễn Đình Chiểu, tạo liên kết giữa bên ngoài công viên và bên trong công viên. Xây công trình 3 tầng hầm tại các vị trí có công trình trước đây, nay nằm trong khuôn viên công viên sau mở đường. Trong đó 2 tầng đều dành cho trẻ em và thanh niên làm trung tâm vui chơi và giao lưu, 1 tầng là trung tâm thương mại. - Giai đoạn 3: Mở rộng công viên về phía góc đường Lê Duẩn, Trần Nhân Tông, lấy diện tích khách sạn SAS vào diện tích công viên. Diện tích mặt đất xây dựng một không gian quảng trường phía đường Lê Duẩn để sử dụng cho cộng đồng trong các dịp lễ tết. Một công trình ngầm 5 tầng dành toàn bộ cho trẻ em gồm các hạng mục như: làm bảo tàng cho trẻ em, trung tâm vui chơi sáng tạo và công viên công nghệ cao trong nhà dành cho trẻ em. Khu vực quảng trường và công trình ngầm đa chức năng này sẽ tạo nên điểm nhấn tại góc đường bằng các hệ ống thông gió thông khí và vườn trong bằng dàn thép. Hệ dàn này sẽ tạo điểm nhấn trong khu vực. Đồng thời, tại góc đường Lê Duẩn – Trần Nhân Tông sẽ xây dựng một quán cà phê xanh để mọi người đến giao lưu sinh hoạt. - Các đề xuất thêm: Để công viên Thống Nhất trở thành một địa điểm vui chơi thu hút được nhiều người đến nơi đây hơn nữa, việc không thể thiếu là lựa chọn một thời điểm phù hợp để dỡ bỏ các hàng rào ngăn cách công viên với đường phố bên ngoài. Việc cải tạo này nên được kết hợp với các công việc thiết kế cải tạo khác sao cho không gian chuyển tiếp giữa bên trong công viên và bên ngoài công viên ( phần vỉa hè đường đi) được kết hợp hài hòa với nhau và tạo không gian cho người sử dụng, vui chơi công viên. Việc này nên được thực hiện sau khi thiết kế công viên và giai đoạn 3 (Mở rộng công viên về góc đường Lê Duẩn, Trần Nhân Tông được hoàn thành) đã ổn định và đi vào hoạt động. Các phần móng của trụ tường ban đầu sẽ được xây dựng và sang sửa lại thành chỗ ngồi và khu lưu niệm ngoài trời để lưu lại tên tuổi của những người đã có đóng góp cho công viên Thống Nhất như đã xây dựng nên công viên, đã quyên góp tiền cho công viên hoặc các hoạt động khác phục vụ cho công viên. 67
Thong Nhat Park A Place For All
Buổi sáng trên đảo Thống Nhất 3
68
ảnh: TUCT group
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Chương
IX
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH: KẾ HOẠCH ĐỂ TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG VÀ LỊCH SỬ CỦA CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT TRONG NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ CÁCH QUẢN LÝ ĐỂ DUY TU, BẢO TỒN VÀ CẢI TẠO NÂNG CẤP CÔNG VIÊN 9.1. Lịch sử và ảnh hưởng Công viên Thống Nhất được xây dựng từ hàng ngàn ngày tháng lao động công ích của toàn thể sinh viên, học sinh, cán bộ công nhân viên và nhân dân. Rất đông những người đã từng xây dựng công viên Thống Nhất ngày nay vẫn đang tham gia các sinh hoạt cộng đồng trong công viên. Họ yêu quí công viên nơi họ đến hàng ngày để tập thể dục, thư dãn vui chơi giải trí. Những người còn lại thường đến công viên cũng đã được biết đến và gắn bó với công viên Thống Nhất theo thời gian. Tất cả những người nếu đã đến và sinh hoạt trong công viên đều ít nhiều muốn gắn bó và bảo vệ công viên, nơi diễn ra các hoạt động thể dục thể thao, thư dãn nghỉ ngơi, vui chơi của họ. Tất nhiên không thể không nói đến các hoạt động này có gây ra một số những hư hỏng nhất định trong công viên, ví dụ như đèn nấm trong công viên, sau đợt cải tạo 1000 năm, nhiều chiếc đã bị hư hỏng vì “ người dân ngồi lên đèn và sử dụng đèn làm phương tiện để họ tập các động tác thể dục, như chống đẩy...” - trích lời Ông Hồng, giám đốc công ty công viên Thống Nhất. Tuy nhiên, để giải thích cho việc này, một phần bởi ý thức giữ gìn của người dân chưa cao, một phần khác, do việc lựa chọn loại đèn, chất liệu làm đèn chưa phù hợp với mức độ sử dụng của người dân ở nơi công cộng, nơi mà người dân có thể động chạm vào đèn và sử dụng đèn như một phương tiện để họ tập thể dục. Còn lại, đại bộ phận người dân, nhất là những người trung tuổi, nhiều tuổi và trẻ tuổi đều muốn giữ gìn và bảo vệ công viên Thống Nhất. Nếu có thể sử dụng và phát huy tinh thần cộng đồng để bảo vệ và góp phần xây dựng công viên Thống Nhất, thì nguồn lực nội tại này là một yếu tố to lớn không thể bỏ qua. 9.2. Các nỗ lực của cộng đồng trong việc bảo vệ và giữ gìn công viên Thống Nhất Mặc dù có rất nhiều dự án liên doanh với việc sử dụng đất của công viên để cho nhiều mục đích khác nhau . Ví dụ như dự án khách sạn ATC nhưng đã bị cộng đồng trong công viên cũng như dư luận xã hội phản đối gay gắt. Các dự án đó đã không thể thực hiện , bởi những dự án đó chỉ mang lại lợi ích kinh tế và mang tính trục lợi cho một nhóm người chứ không phục vụ cho cả một cộng đồng. Điều đó chứng tỏ rằng sức mạnh và tiếng nói của cộng đồng là rất lớn và mạnh mẽ. Chính vì vậy việc khơi nguồn sức mạnh đó vào việc tôn tạo, giữ gìn và bảo vệ công viên có thể tiết kiệm một số tiền rất lớn cho thành phố. 69
Thong Nhat Park A Place For All CÁC NGUỒN THU TÀI CHÍNH 1. Tận dụng các đóng góp của cộng đồng để tăng nguồn thu kinh tế và tạo thuận tiện cho quản lý công viên. - Tham khảo ý kiến cộng đồng và dư luận xã hội trước khi xây dựng hoặc thiết kế quy hoạch các dự án bên trong, gần công viên hoặc cạnh công viên. * Lợi ích: + Có thể tiết kiệm được nguồn vốn lớn cho một dự án để tiến hành làm các dự án tại các khu vực khác, cấp thiết hơn nếu ý kiến của cộng đồng là chưa cần thiết hoặc chưa muốn có dự án tại khu vực đó. + Giữ nguyên được không gian vui chơi giải trí thư dãn cho người dân, thuận tiện cho người dân sử dụng. + Có được các ý kiến góp ý để tham khảo cho các thiết kế trong dự án. Đôi khi các ý kiến rất có giá trị. + Có được định hướng để đi đến tiếng nói chung và các chức năng sử dụng vừa phù hợp với nhu cầu người dân và thiết kế tốt hơn. * Bất lợi: + Tiêu tốn nhiều thời gian vào việc lấy ý kiến tham khảo từ cộng đồng + Các ý kiến thu thập được phải mất thời gian mới lọc và tổng hợp được những ý kiến có giá trị để sử dụng cho dự án. + Đôi khi cộng đồng cần có sự định hướng đúng đắn để không đóng góp những ý kiến sai lệch, thiên kiến, phục vụ lợi ích cho một nhóm người. Các mẫu lấy ý kiến phải đủ rộng để bao phủ đủ các đối tượng khác nhau có tham gia hoạt động trong công viên. + Ý kiến cần đóng góp đôi khi nằm ngoài phạm vi của thiết kế hoặc cải tạo. * Phân tích: - Về Cộng đồng sinh hoạt trong công viên: Đôi khi nhu cầu của cộng đồng sinh hoạt trong công viên rất đơn giản và không lớn lao gì. Họ hài lòng với những gì sẵn có trong công viên và không có yêu cầu thay đổi gì to lớn, cũng không yêu cầu phải có một công viên chuyên đề tầm cỡ Disney land tại công viên Thống Nhất. Họ chỉ cần có một không gian xanh, yên tĩnh để nghỉ ngơi và để thư giãn. Họ hài lòng với những gì sẵn có và nếu có cải tạo thêm thì tốt. Tuy nhiên, ý kiến cộng đồng trong công viên đóng góp giá trị to lớn vào các phương án thiết kế xây mới cũng như cải tạo. Vì họ là những người sử dụng công viên hàng ngày, họ thân thuộc với công viên cũng như các hiện tượng diễn ra trong công viên. Chính họ - những người sử dụng công viên biết rõ những chỗ nào hỏng hóc, những khu vực sử dụng chưa hợp lý, các hiện tượng bất thường trong công viên... nên ý kiến đóng góp của cộng đồng cần phải được xem trọng trước và trong quá trình thiết kế. - Về Dư luận xã hội nói chung: Đóng góp một cái nhìn tổng quan hơn, bao quát hơn từ bên ngoài nhìn vào các vấn đề nội tại. Ý kiến tham khảo có thể lấy trên báo mạng, trên các diễn đàn khac nhau. Tuy nhiên, đôi lúc, sẽ có lẫn một số ý kiến mang tính phiến diện, cảm quan bên ngoài do người nói ít có thực tế tại địa điểm được lấy ý kiến. - Về ý kiến chuyên gia và những nhà hoạt động xã hội, các nhà hoạt động cộng đồng có quan tâm đến công viên: Chuyên gia và các nhà hoạt động xã hội là những người có trình độ chuyên môn nhất định, không những thế nếu họ quan tâm đến công viên hoặc các dự án đang được tiến hành trong công viên thì đây là những nguồn đóng góp nhân lực cũng như ý kiến chuyên môn sâu sắc và có tầm nhìn cần Ví dụ như: - Kêu gọi thanh niên tình nguyện vào việc cải tạo và nạo vét lòng hồ như một hoạt động công ích thường 70
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI xuyên. - Khuyến khích , kêu gọi các nhà tài trợ, công ty và người dân được hưởng lợi trực tiếp từcông viên cần đóng góp kinh phí đểcải tạo và bảo dưỡng. - Tận dụng các hoạt động ngoại khóa của sinh viên đểđóng góp bằng các lao động công ích 9.3 Lấy nguồn thu từ các thiết kếcông trình vui chơi giải trí và dịch vụ trong CV: - Xây mới và cải tạo khu vui chơi giải trí cho trẻ em hấp dẫn hơn để có nhiều người chơi . - Tổ chức lại các khu dịch vụ ăn uống giải khát làm sao không bị nhếch nhác hấp dẫn người dân hơn. - Thêm chức năng câu cá thu tiền để tăng kinh phí . - Xây dựng các bãi đỗ xe ngầm thu phí để tăng thu nhập đồng thời tạo thêm không gian cảnh quan cho CV. được lắng nghe. Trong thực tế đi làm các dự án, khoản tiền bỏ ra để thuê chuyên gia đóng góp ý kiến cho dự án đó sẽ là một chi phí lớn, đôi khi gần tương đương với chi phí thiết kế của dự án đó. Những nhà hoạt động xã hội quan tâm và nắm rõ các vấn đề đang tồn tại của xã hội hoặc của khu vực, ví dụ như khu vực công viên Thống Nhất và họ có thể đóng góp cho dự án bằng cách đưa ra một cách chính xác các vấn đề đang tồn tại và một phần hoặc cách giải quyết nhất định cho dự án. - Tận dụng và phát động các phong trào để lao động công ích, giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp, phát động các phong trào trồng cây, nuôi thả cá, phóng sinh hoặc xây dựng các công trình công ích nhỏ bằng sức lao động của cộng đồng sinh hoạt trong công viên và thậm chí kể cả các nhân viên văn phòng của các đơn vị trực tiếp quản lý công viên. Trong thời gian làm việc cùng với đơn vị thi công Posco Engineering, một điều khác biệt mà tôi nhận thấy là mỗi tuần 1 lần, tất cả nhân viên Hàn Quốc đều phải đi ra công trường và thu nhặt rác trong công trường cũng như xung quanh công trường. Buổi lao động công ích này diễn ra trong khoảng 1h. Tất cả nhân viên người Hàn quốc trong công ty đều vui vẻ chấp hành có kỷ luật buổi lao động này, mặc dù họ là nhà thầu xây dựng chính. Những công việc tương tự như vậy nếu áp dụng trong công viên Thống Nhất sẽ đóng góp một phần vào việc duy tu, bảo trì, vệ sinh công viên, đồng thời mang ý nghĩ giáo dục cho những người tham gia về mặt môi trường, cũng như làm tăng sự gắn kết giữa con người với môi trường nơi họ sinh hoạt, làm việc và quản lý. Những cộng đồng sinh hoạt trong công viên, tương tự như thế, có thể thực hiện việc vệ sinh khu vực họ sinh hoạt 15’ sau buổi tập thể dục của họ. Bên cạnh các phong trào phát động hàng tuần để trở thành một thói quen, thì các phong trào khác, tùy theo từng thời gian, địa điểm và mùa có thể đem lại cho công viên những khoản tiết kiệm không nhỏ. Ví dụ: Một số gia đình có các loại cây trồng làm cảnh trong nhà, sau một thời gian, họ có nhu cầu thay đổi. Công viên có thể tận dụng nhu cầu thay đổi cây cảnh và trở thành một địa điểm để người dân có thể mang cây trồng của nhà đến, cho, tặng khi họ không cần dùng đến nữa. Ngược lại công viên có thể có các loại cây để trồng trong vườn ươm hoặc sử dụng cho các địa điểm duy tu, bảo trì khác. Một số loại hình công trình xây dựng nhỏ khác có thể mang dấu ấn nơi cộng đồng của họ sinh hoạt nếu công ty quản lý công viên cho phép họ tự xây dựng hoặc quyên góp tiền xây dựng một số công trình tiện ích trong khu vực sinh hoạt của họ dưới sự cho phép, giám sát và quản lý của công ty công viên 71
Thong Nhat Park A Place For All Thống nhất. Các loại hình công trình đó có thể là ghế đá, chỗ ngồi, nhà vệ sinh công cộng hoặc chòi nghỉ...Bản thân nhóm tập xà trong công viên Thống Nhất đã thực hiện việc tương tự như trên: nhóm tập xà đã xin phép công ty quản lý công viên để được đặt các trang thiết bị tập xà của họ trong công viên. Một số ví dụ về các hoạt động xã hôi có thể phát động tổ chức: - Kêu gọi hoạt động thanh niên tình nguyện vào việc nhặt rác, làm sạch nước hồ vùng ven bờ như một hoạt động công ích thường xuyên. - Tận dụng các hoạt động ngoại khóa của sinh viên để đóng góp bằng các ngày công lao động công ích. 2. Lấy nguồn thu từ các công trình vui chơi giải trí và dịch vụ trong CV: - Xây mới công viên trong nhà cho trẻ em, bảo tàng cho trẻ em tại các khu vực ngầm và cải tạo khu vui chơi giải trí hiện tại cho trẻ em hấp dẫn hơn để có nhiều người chơi. Bên trên tạo không gian cảnh quan. - Tổ chức lại các khu dịch vụ ăn uống giải khát để hấp dẫn người dân hơn, không chỉ phục vụ người sinh hoạt trong công viên mà cả những người chỉ đến công viên để uống cà phê hoặc sử dụng các công trình dịch vụ trong công viên. Một ví dụ tương tự như cà phê High land trong khuôn viên nhà hát lớn hoặc dưới chân cột cờ Hà nội đã thu hút được một lượng khách đáng kể từ bên ngoài đến quán. - Nghiên cứu thêm chức năng câu cá thu tiền để tăng kinh phí . Rất nhiều người dân có nhu cầu và sở thích câu cá. Hoạt động câu cá hiện nay đang bị cấm trong công viên. Tuy nhiên, tình trạng câu cá trộm vẫn diễn ra. Để hoạt động này hợp pháp, đồng thời có thêm thu nhập cho công viên, hoạt động câu cá có thể trở thành hoạt động có thu tiền và cho phép câu tại một số vị trí. - Đưa vào tận dụng nhà chơi điện tử bỏ hoang như gợi ý của người dân. Nơi đây có thể biến thành sàn nhảy kết hợp với bán cà phê trong nhà và galery trưng bày nhỏ cho thuê thay vì là nhà kho dành cho các thuyền thiên nga đã bị hỏng như hiện nay. Sau khi đưa vào sử dụng có thu phí, công trình này sẽ đem lại một nguồn thu nhập thêm cho công viên. - Nhà hàng quán Gió có thể được cải tạo để có hình thức mới hấp dẫn hơn và thu hút được nhiều người đến hơn. Khu vườn bên cạnh nhà hàng quán Gió có thể cải tạo thành ảnh trường để các cặp đôi cưới xong có thể chụp ảnh lưu niệm, hoặc thậm chí tổ chức tiệc cưới ngoài trời ở khu vực này. - Khuyến khích , kêu gọi các nhà tài trợ, công ty và người dân được hưởng lợi trực tiếp từ công viên đóng góp kinh phí để cải tạo và bảo dưỡng khu vực họ sinh hoạt. - Các sự kiện và chương trình tổ chức có thu phí trong công viên như hội chợ, tết trung thu hoặc các dịp lễ hội khác có thể tiếp tục được tổ chức như hiện nay tuy nhiên nên thay đổi vị trí để bớt nhàm chán. 3. Nguồn thu cho công viên từ những nguồn khác: - Thu nhập từ các quỹ từ thiện, các quỹ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận đóng góp kinh phí cho từng dự án cụ thể trong công viên. - Tận dụng các nguồn tài trợ từ các công ty vật liệu xây dựng, bán ghế đá hoặc các công ty muốn tài trợ và quảng cáo cho công ty đó và các sản phẩm của họ. Trường hợp này phải hết sức lưu ý tránh việc quảng cáo tràn lan, gây mất thẩm mỹ và phản cảm trong công viên do các công ty muốn quảng cáo có thể đặt logo hoặc slogan của họ quá to, át đi mục đích chính của việc kêu gọi nguồn vốn chung vào công viên. - Bên cạnh đó, các sản phẩm của các công ty ngoại thất như đèn, biển hiệu, camera cũng là những điểm đáng lưu ý để bổ sung cho những nhu cầu thiết yếu hiện đang còn thiếu của công viên. - Các nhóm cộng đồng trong công viên tự huy động nguồn vốn để phục vụ cho dự án của họ. Thực tế 72
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI nhiều nhóm cộng động muốn đóng góp để xây dựng một sân chơi dành cho họ trong công viên Thống Nhất. Một ví dụ cụ thể là nhóm trượt ván rất muốn đầu tư và xây dựng khu trượt ván riêng cho họ. Tuy nhiên, với số vốn không nhiều và không thể có cách nào liên hệ và thực hiện được dự án nên các ý tưởng của nhóm trên đành để lại. - Áp dụng và thử nghiệm những công nghệ mới trên các khu vực của công viên, ví dụ công nghệ xử lý làm sạch nước thải bằng cây vi sinh hoặc tảo áp dụng cho hồ Bảy mẫu, áp dụng ươm trồng cây thủy sinh hoặc các sáng chế khác cho các khu vực của công viên và của hồ.Tất nhiên những nguồn vốn đầu tư và những áp dụng thử nghiệm này cần phải có một thể chế và các quy tắc nhất định, nếu không tình trạng tư hữu hóa công viên sẽ diễn ra dưới một hình thức khác. Một dạng thức khác của việc này là việc đầu tư tràn lan, sau đó công trình bị bỏ hoang hoặc thử nghiệm lại có hại cho nguồn nước và cây trồng. Các dự án đó cần được cân nhắc và tính toán hết sức kỹ lưỡng, cụ thể thông qua ý kiến của cộng đồng, cơ quan chức năng cùng với ý kiến của các chuyên gia và những người quan tâm đến công viên để lường hết được các hậu quả có thể xảy ra. 4. Nguồn thu từ việc liên kết với du lịch và tổ chức các hoạt động dịch vụ kết hợp với các hoạt động sẵn có trong công viên Hiện nay công viên Thống Nhất chưa có hoạt động nào thu hút khách du lịch đến với công viên, ngoại trừ những ngưởi khách du lịch đến với công viên vì tò mò và vì biết được lịch sử của công viên THống Nhất. Bên cạnh đó, có rất nhiều các hoạt động dịch vụ có thể thu hút được khách du lịch hoặc trẻ em đến với công viên, do địa điểm của công viên Thống Nhất là nằm trong thành phố, giao thông thuận tiện và bên trong công viên cũng đã sẵn có các dịch vụ cơ bản. Ví dụ Vườn ươm trong công viên có thể mở cửa để đón trẻ em vào, tập làm nông dân, chơi các trò trồng cây, gieo hạt, hái quả ngày tại vườn.... Ngoài ra vườn ươm có thể mở rộng thêm ra các khu vực bên ngoài bằng các loại hình trồng cây trong chậu, vườn ươm cây theo chiều đứng trên các mảng tường. Loại hình dã ngoại kết hợp với học tập và giáo dục dành cho trẻ em này hiện nay đã phổ biến ở Hà nội, là đầu tư tư nhân và thu hút được nhiều trường học đưa các em đến để học về sinh học, về các loại cây hoặc cho các bé thử trải nghiệm trồng cây. Việc liên kết với các tour du lịch cũng là một phần trong những việc tăng nguồn thu cho công viên sau này, khi hệ thống dịch vụ của công viên đã được cải tạo và ổn định, công viên trở thành một điểm đến trong thành phố, như hồ Hoàn Kiếm hoặc Hồ Tây. 5. Nguồn vốn duy tu, bảo trì từ ngân sách của thành phố và các nguồn vốn ngân sách khác như xây dựng cơ bản và cải tạo... Hàng năm, công ty công viên Thống Nhất vẫn được cung cấp một nguồn vốn duy tu, bảo trì để duy trì cây xanh, thảm cỏ, mặt nước, ghế đá và các trang thiết bị khác trong công viên. Nguồn vốn này được cấp hàng năm theo các đề xuất xin vốn của công ty Công viên Thống Nhất để đảm bảo duy trì công viên hoạt động tốt phục vụ người dân. Nếu việc thu hút các nguồn vốn khác được tốt, công ty công viên Thống Nhất có thể tiết kiệm được một khoản không nhỏ vốn ngân sách nhà nước cho công viên, đồng thời, người dân có thể đi vào công viên mà không bị thu vé vào cổng chính mà chỉ bị thu tiền vé vào cửa ở các hạng mục trò chơi mà họ tham gia ( nếu có). Đồng thời, việc này có thể tránh được việc thu tiền vé vào cửa và vé gửi xe cao hơn qui định ghi trên vé hiện nay đang diễn ra. CÁCH QUẢN LÝ CÔNG VIÊN Hiện nay, công viên Thống Nhất đang được trực tiếp quản lý bởi công ty Công viên Thống Nhất. Một số các khu vực khác trong công viên được nhà nước lấy lại để giao cho các đơn vị khác quản lý, như 73
Thong Nhat Park A Place For All trạm bơm, nhà hàng Gió Mới... Đồng thời, các hoạt động cải tạo trong công viên đều phái xin phép ban Hạ tầng, ban Duy Tu, công ty công viên cây xanh rồi đến sở Xây dựng, bộ tài chính... Tuy nhiên, hệ thống quản lý này hiện nay toàn bộ là các công ty nhà nước quản lý và quyết định các vấn đề liên quan đến công viên mà chưa có ý kiến người dân, ý kiến cộng đồng và các nhà hoạt động chuyên môn và hoạtđộng xã hội tham gia. Mô hình quản lý này vẫn mang tính top down - từ trên xuống chứ chưa hẳn tiếp nhận các ý kiến đóng góp của người dân từ dưới lên. Việc quản lý này đôi khi gây tốn kém nguồn tài chính của nhà nước - nguồn vốn chủ yếu cho công viên hiện nay mà người sử dụng công viên, chủ yếu là dân cư không cần đến hoặc họ chưa thấy có nhu cầu cải tạo. Một ví dụ cụ thể cho việc này là quyết định phê duyệt xây dựng bãi đậu xe ngầm công cộng trong khuôn viên bãi đậu xe cho công viên. Dự án đã được phê duyệt mặc dù người dân chưa hoàn toàn có sự đồng thuận với dự án và xung quanh việc này vẫn còn nhiều tiếng nói phản đối trong người sử dụng. Bản chất của việc này là cộng đồng lo sợ việc tư hữu hóa từng bước bãi đậu xe và dần dần công viên công cộng sẽ trở thành của riêng. Do vậy, hình thức quản lý cũng như phê duyệt các dự án liên quan đến công viên được đề xuất như hình dưới đây. Mô hình này cũng là mô hình hiện đang được áp dụng cho các quyết định từ trên xuống. Tuy nhiên, sự thay đổi nhỏ ở đây là các quyết định từ trên xuống, trước khi được đưa ra thực hiện thì cần phải qua một hệ thống “lọc” của các hội đồng công dân và UBND thành phố Hà Nội cộng đồng. Ngược lại, các hội đồng này, độc lập với nhau cũng có quyền đề xuất ý kiến của họ lên các sở ban Bộ tài chính Sở Xây dựng TP ngành và các cơ Hà nội quan quản lý cấp trên.Các ủy ban hội đồng này là những Ban Duy Tu Ban hạ tầng người đại diện cho các cộng đồng và người dân trong xã hội để giúp các cơ quan quản lý có đượcquyết định tốt nhất Công ty công Công ty công viên Thống viên Cây xanh trong quản lý công viên và thiết lập các dự Nhất án. Ban Chỉnh trang đô thị thành phố Hànội
………
Hội đồng đại diện cho các cộng đồng sinh hoạt trong công viên Thống Nhất
Hội đồng các nhà chuyên môn
Hội đồng các nhà hoạt động xã hội
Những người trực tiếp lao động trong công viên Thống Nhất
Dư luận xã hội
Các nhóm cộng đồng sinh hoạt trong công viên Thống Nhất
Các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, kỹ sư XD, cầu đường, kinh tế, quản lý …
Các công dân hoạt động cho các phòng trào vì mục đích làm cho xã hội tốt đẹp hơn
Công nhân, lao công, những người làm việc trong công viên
Ý kiến đóng góp của cá nhân trên các diễn đàn, báo mạng..
Hình 60: Mô hình đề xuất có sự tương tác từ dưới lên và từ trên xuống, có sự phối kết qua bộ lọc của cộng đồng để có được quyết định tốt nhất trong quản lý công viên 74
Nhược điểm của mô hình này là việc thành lập ra một dự án sẽ mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên, thời gian đó là để đảm bảo được dự án đó thỏa mãn tối đanhu cầu của người dân và cơ quan quản lý, cùng với việc tiết kiệm nguồn vốn ngân sách và các nguồnvốn khác cho nhà nước
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
75
Thong Nhat Park A Place For All
76
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
77
Thong Nhat Park A Place For All
78
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
79
Thong Nhat Park A Place For All
80
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
81
Thong Nhat Park A Place For All
82
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
83
Thong Nhat Park A Place For All
84
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
85
Thong Nhat Park A Place For All
86
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
87
Thong Nhat Park A Place For All
88
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
89
Thong Nhat Park A Place For All
90
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
91
Thong Nhat Park A Place For All
92
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
93
Thong Nhat Park A Place For All
94
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
95
Thong Nhat Park A Place For All
96
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
97
Thong Nhat Park A Place For All
98
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
99
Thong Nhat Park A Place For All
100
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
101
Thong Nhat Park A Place For All
102
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
103
Thong Nhat Park A Place For All
104
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
105
Thong Nhat Park A Place For All
106
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
107
Thong Nhat Park A Place For All
108
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
109
Thong Nhat Park A Place For All
110
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
111
Thong Nhat Park A Place For All
112
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
113
Thong Nhat Park A Place For All
114
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
115
Thong Nhat Park A Place For All
116
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
117
Thong Nhat Park A Place For All
118
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
119
Thong Nhat Park A Place For All
120
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
121
Thong Nhat Park A Place For All
122
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
123
Thong Nhat Park A Place For All
124
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
PHỤ LỤC ỦY BAN CỘNG ĐỒNG I.
NGƯỜI ĐI BỘ TRONG CÔNG VIÊN 1. Chú Phạm Đình Tiến Tuổi: 54 Địa chỉ: 383 Bạch Mai Điện thoại: 01232952992 2. Cô Vũ Thị Nguyệt Dung Tuổi: 50 Địa chỉ: Số nhà 5 ngõ 101 đường Đê Tô Hoàng Điện thoại: 0912726262 Thời gian vào công viên: 20h - 21h30 tối 3. Cô Đoàn Kiều Oanh Tuổi: 43 Địa chỉ: Số nhà 13 ngõ Quỳnh Điện thoại: 0988708403 4. Cô Nguyễn Thu Hương Tuổi: 46 Địa chỉ: Số nhà 11 đê Tô Hoàng Điện thoại: 0912216841
II. NHÓM TẬP XÀ 1. Anh Nguyễn Thành Tùng Địa chỉ: số 182 ngõ 8 đường Bạch Đằng Điện thoại: 0977981452 2. Bác Nguyễn Hữu Võ Tuổi: 64 Địa chỉ: số 41 ngõ 222 đường Lê Duẩn Điện thoại: 01664689289 3. Anh Phạm Đức Tùng Tuổi: 23 Địa chỉ: số 76 Lê Văn Hưu Điện thoại: 0946060989
125
Thong Nhat Park A Place For All 4. Anh Nguyễn Đức Tuấn Tuổi: 36 Địa chỉ: số 67 Tô Hiến Thành Điện thoại: 0912341975
III. NHÓM KHIÊU VŨ CỔ ĐIỂN 1 1. Cô Trần Thị Lan Tuổi: 43 Địa chỉ: số 20 ngõ 35 phố Định Công Điện thoại: 01666151022 2. Anh Nguyễn Xuân Dương Tuổi: 34 Địa chỉ: số 53 Bà Triệu Điện thoại: 0914567683 3. Bác Nguyễn Đăng Nghi Tuổi: 63 Địa chỉ: số 155 Phố Huế Điện thoại: 0912686468 4. Bác Nguyễn Hữu Dũng Tuổi: 77 Địa chỉ: số 6 ngách 41 ngõ Tô Hoàng Điện thoại: 0438630166 5. Cô Hồ Thu Hằng Tuổi: 43 Địa chỉ: số 63 Kim Hoa Điện thoại: 0988527422
IV. NHÓM KHIÊU VŨ CỔ ĐIỂN 1 1. Anh Trần Tuấn Tỉnh Tuổi: 21 Địa chỉ: số 322 Lê Duẩn Điện thoại: 0979909855 Thời gian vào công viên: 20h30-10h tối và sáng sớm 2. Em Lê Thanh Hải Tuổi: 16 Địa chỉ: số 3 ngõ Trần Quốc Toản Điện thoại: 01257755522 126
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 3. Em Đặng Quang Huy Tuổi: 16 Địa chỉ: 97 Nguyễn Trường Tộ Điện thoại: 01258668450
V. NHÓM KHIÊU VŨ CỔ ĐIỂN 2 Thời gian sinh hoạt: 6h-8h sáng hàng ngày 1. Chú Lý Xuân Minh Tuổi: 52 Địa chỉ: số 14 ngõ 519 Nguyễn Khoái Điện thoại: 0979945642 2. Chú Nguyễn Phi Trường Tuổi: 51 Địa chỉ: số 4 ngõ 241 Khâm Thiên Điện thoại: 0913040113 3. Cô Nguyễn Thị Phương Địa chỉ: số 246 Bà Triệu, Hà Nội Điện thoại: 0948206190 4. Cô Nguyễn Thị Thư ( Giáo viên dạy khiêu vũ cổ điển ) Tuổi: 63 Địa chỉ: số 57B Phan Chu Trinh Điện thoại: 01224227113 5. Chú Nguyễn Văn Cách Tuổi: 60 Địa chỉ: số 190 Lò Đúc Điện thoại: 0913216729
VI. NHÓM THÁI CỰC QUYỀN Thời gian hoạt động: từ năm 1973 đến nay 1. Bà Nguyễn Thị Kim Tuổi: 86 Địa chỉ: buồng 4 A9 Văn Chương Điện thoại: 0438564501 2. Bác Trịnh Ngọc Thanh Tuổi: 72 Địa chỉ: Số 9 Thái Phiên Điện thoại: 0903221899 127
Thong Nhat Park A Place For All 3. Bác Nguyễn Đăng Khôi Tuổi: 60 Địa chỉ: Minh Khai 4. Bác Vũ Minh Tâm 5. Cô Trần Thị Vân
VII. NHÓM SKATE BOARD 1. Nguyễn Đại Phong Tuổi: 20 Địa chỉ: 415 Khu tập thể Tràng An, Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy Điện thoại: 0972885222 2. Đoàn Phan Thanh An Tuổi: 19 Địa chỉ: Số 5 Phố Thái Hà Điện thoại: 0904672188 3. Nguyễn Tất Bình ( Michael ) Tuổi: 23 Địa chỉ: Số 175 Bùi Thị Xuân Điện thoại: 0936685368
VIII. NHÓM CẦU LÔNG Thời gian sinh hoạt: 6h-7h30 1. Bác Nguyễn Hữu Hồng Tuổi: 71 Địa chỉ: Số 54 ngõ 24 Giải Phóng, Hà Nội Điện thoại: 01235266974 2. Bác Đoàn Thị Hợp Tuổi: 69 Địa chỉ: I2 Phòng 106 Phương Mai ( Tham gia xây dựng ) Điện thoại: 0435740711 3. Bác Phạm Đình Kha Tuổi: 68 Địa chỉ: 28 Kim Hoa, Kim Liên ( Tham gia xây dựng) Điện thoại: 0435742069 4. Bác Chu Thị Hồng Tuổi: 67 Địa chỉ: Số 18/26 Ngõ Cống Trắng phố Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống 128
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0932223296 5. Bác Đào Tuấn Kiệt Tuổi: 73 Điện thoại: 0913027092
IX. NHÓM ĐÁ CẦU Anh Nguyễn Đăng Duy Tuổi: 24 Địa chỉ: Số 153 Đại La Điện thoại: 0985967330 Thời gian vào công viên: 17h-18h30 tại Sân tượng đài Nguyễn Văn Trỗi
X. CÔNG TY CÔNG VIÊN CÂY XANH 1. Anh Hán Chức vụ: Trưởng phòng kế hoạch 2. Bác Vũ Thị Minh Nghĩa Tuổi: 54 Điện thoại: 0436251790 Thời gian làm việc: Sáng: 7h30 – 11H Chiều: 14-17h
XI. CHA MẸ ĐƯA CON VÀO CÔNG VIÊN CHƠI 1. Anh Nguyễn Đức Biên Tuổi: 31 Nghề nghiệp: kỹ sư giao thông Điện thoại: 0988016181 Địa chỉ: Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì 2. Chị Phạm Ánh Nguyệt Tuổi: 27 Nghề nghiệp: Tự do Điện thoại: 0904873797 Địa chỉ: 58A Trần Nhân Tông 3. Chị Thái Hồng Linh Tuổi: 27 Điện thoại: 0902129919 Địa chỉ: 29 Ngõ Thọ Lão
129
Thong Nhat Park A Place For All XII. HỌC SINH, SINH VIÊN VÀO CÔNG VIÊN HỌC TẬP 1. Em Nguyễn Thị Loan Trường: Đại học kinh tế-kỹ thuật-công nghiệp Tuổi: 23 Điện thoại: 0984959378 Địa chỉ: Chương Mỹ, Hà Nội 2 2. Em Vũ Hoàng Anh Trường: Đại học kinh tế-kỹ thuật-công nghiệp Tuổi: 23 Điện thoại: 0977032088 Địa chỉ: Cầu Trắng, Nguyễn Trãi, Hà Đông.
XIII. CỐ VẤN 1. Mike Douglass Giáo sư, tiến sĩ khoa học về quy hoạch đô thị 2. Huang Liling 3. Mike DiGregorio
ANNEX 1 GROUP’S COMMUNITY COMMITTEES I. PEDESTRIAN 1. Mr Pham Dinh Tien Age: 54 Address: 383 Bach Mai str Mobile: 01232952992 2. Ms Vu Thi Nguyet Dung Age: 50 Address: number 5, alley De To Hoang str Mobile: 0912726262 Time of active: 8pm – 9:30pm tối 3. Ms Doan Kieu Anh Age: 43 Address: Number 13, alley Quynh Mobile: 0988708403 4. Ms Nguyen Thu Huong Age: 46 Address: Number 11, De To Hoang str Mobile: 0912216841 130
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
II. PEOPLE DOING PULL UPS 1. Nguyen Thanh Tung Address: number 182, alley 8 Bach Dang str Mobile: 0977981452 2. Mr Nguyen Huu Vo Age: 64 Address: number 41, alley 222 Le Duan str Mobile: 01664689289 3. Pham Duc Tung Age: 23 Address: Number 76, Le Van Huu str Mobile: 0946060989 4. Nguyen Duc Tuan Age: 36 Address: number 67, To Hien Thanh str Number: 0912341975
III. DANCE SPORT GROUP 1 1.3. Location of the dancing group 1: On the right hand side yard of the granite ground. (see located on attached map) 1.4. Time of active: every day evening from 8PM-10.30PM 1.5. Name and contact of the people in the committee 3. Ms Tran thi Lan Age: 43 Address: number 20, alley 35, Dinh Cong str Mobile: 01666151022 4. Mr Nguyen Xuan Duong Age: 34 Address: 53 Ba Trieu Mobile: 0914567683 5. Mr Nguyen Dang Nghi Age: 63 Address: 155 Hue street Mobile: 0912686468 6. Mr Nguyen Huu Dung Age: 77 Address: number 6, back street 41, To Hoang alley Tel: 0438630166 131
Thong Nhat Park A Place For All 7. Ms Ho Thu Hang Age: 43 Address: 63 Kim Hoa Mobile: 0988527422
IV. FOOTBALL 1. Tran Tuan Tinh Age: 21 Address: number 322, Le Duan str Mobile: 0979909855 Time of active: 8:30pm-10pm 2. Le Thanh Hai Age: 16 Address: số 3 ngõ Trần Quốc Toản Mobile: 01257755522 3. Em Đặng Quang Huy Tuổi: 16 Địa chỉ: 97 Nguyễn Trường Tộ Điện thoại: 01258668450
V. DANCE SPORT GROUP 2 1.1. Location of the dancing group 2: At the front yard of the abandon game house. 1.2. Time of active: 1.3. Name and contact of the people in the committee 1. Mr Ly Xuan Minh Age: 52 Address: Number 14 alley 519, nguyen Khoai str Mobile: 0979945642 2. Mr Nguyen Phi Truong Age: 51 Address: Number 4, alley 241, Kham Thien str Mobile: 0913040113 3. Ms Nguyen Thi Phuong Address: 246 Ba Trieu str Mobile: 0948206190 4. Ms Nguyen Thi Thw (dancing teacher) Age: 63
132
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
VI. TAICHI Starting time: 1973 1. Ms Nguyen Thi Kim Age: 86 Address: room number 4 A9 Van Chuong str Mobile: 0438564501 2. Mr Trinh Ngoc Thanh Age: 72 Address: number 9, Thai Phien str Mobile: 0903221899 3. Mr Nguyen Dang Khoi Age: 60 Address: Minh Khai 4. Mr Vu Minh Tam 5. Ms Tran Thi Van
VII. SKATE BOARD 1. Nguyen Dai Phong Age: 20 Address: number 415 Trang An apartment, Phung Chi Kien str Điện thoại: 0972885222 2. Doan Phan Thanh An Age: 19 Address: Number 5, Thai Ha str Mobile: 0904672188 3. Nguyen Tat Binh ( Michael ) Age: 23 Address: Number 175, Bui Thi Xuan str Mobile: 0936685368
VIII. BADMINTON Time of active: 6am-7:30am 1. Mr Nguyen Huu Hong Age: 71 Address: Number 54, alley 24, Giai Phong str Mobile: 01235266974 133
Thong Nhat Park A Place For All 2. Ms Doan Thi Hop Age: 69 Address: I2 room number 106 Phuong Mai str ( participant in construction Thong Nhat park ) Mobile: 0435740711 3. Mr Pham Dinh Kha Age: 68 Address: number 28 Kim Hoa, Kim Lien str (participant in construction Thong Nhat park) Mobile: 0435742069 4. Ms Chu Thi Hong Age: 67 Address: Number 18/26, alley Cong trang,Kham Thien str. Mobile: 0932223296 5. Mr Dao Tuan Kiet Age: 73 Mobile: 0913027092
IX. SHUTTLE COCK KICKING 1. Nguyen Dang Duy Age: 24 Address: Number 153 Dai La str Mobile: 0985967330 Time of active: 5pm-6:pm
X. THONG NHAT PARK COMPANY LIMITED 1. Mr Han job: head of planning office 2. Mr Vu Thi Minh Nghia Age: 54 Mobile: 0436251790 Time of active: 7:30am-11am 2pm-5pm
XI. PARENTS AND CHILDREN PLAY IN THE PARK 1. Nguyen Duc Bien Age: 31 job: transportation engineer Mobile: 0988016181 Address: Van Den town 134
CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 2. Mrs Pham Anh Nguyet Age: 27 job: freelance Mobile: 0904873797 Address: number 58A Tran Nhan Tong 3. Mrs Thai Hong Linh Age: 27 Mobile: 0902129919 Address: 29 Alley Tho Lao
XII. PUPIL, STUDENTS STUDY IN THE PARK 1. Nguyen Thi Loan School: Age: 23 Mobile: 0984959378 Address: Chuong My, Ha Noi 2 2. Vu Hoang Anh school: Univerity of economic-technology-industry Age: 23 Mobile: 0977032088 Address: Nguyen Trai str
XIII. ADVISOR 1. 2. 3. 4.
Prof.PhD. Mike Douglass Prof. PhD. Huang LiLing PhD. Mike DiGregorio Mr Tran Ngoc Chinh
135
Thong Nhat Park A Place For All
136