Science & Solutions #10 Thủy sản (Tiếng Việt)

Page 1

Số 10 • Thủy sản

Photo: Alexander Raths_Shutterstock

Thủy sản

Một tạp chí củ

Độc tố nấm mốc trong nuôi trồng thủy hải sản Tác động tới kết quả

Phụ gia thực vật trong thức ăn thủy hải sản Thức ăn thủy hải sản hưởng lợi từ việc sử dụng thêm phụ gia thực vật như một công cụ tiết kiệm dinh dưỡng

Thủy sản trong tiêu điểm 2014

Kết hợp tính bền vững và lợi nhuận, và đổi mới cho tương lai


Lời tựa Dinh dưỡng cho lợi nhuận Thức ăn thủy sản tổng hợp nằm trong số những thức ăn chăn nuôi đắt nhất trên thị trường. Do giá nguyên liệu tăng, các nhà dinh dưỡng cá và tôm phải đối diện với những thách thức trong tổ hợp công thức thức ăn khi không chỉ phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của vật nuôi mà còn phải giảm thiểu chi phí sản xuất, hạn chế các tác động tới môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Dĩ nhiên, những thách thức này tăng thêm những phức tạp đáng kể cho dinh dưỡng cá vây. Điều đầu tiên cần xem xét khi tổ hợp và sản xuất những khẩu phần có hiệu quả về chi phí là chất lượng của các nguyên liệu. Thành phần hóa học (dưỡng chất, năng lượng) của nguyên liệu hiển nhiên giữ vai trò quyết định, nhưng việc hiểu rõ những hạn chế của chúng (các chất kháng dinh dưỡng và chất gây nhiễm) cũng có vai trò quan trọng chủ yếu đối với năng suất vật nuôi. Việc nhiễm độc tố nấm mốc tăng lên trong các nguyên liệu sử dụng trong thức ăn thủy hải sản là một ví dụ điển hình cho những hạn chế này, và không được xem nhẹ. Cải thiện hiệu quả chi phí của thức ăn thủy hải sản không phải chỉ là việc lập công thức với giá thấp nhất. Phân tích tổ hợp chi phí-lợi ích dựa trên các đặc tính của nguyên liệu (hàm lượng thành phần, giới hạn và giá), chi phí sản xuất, năng suất cá (tốc độ tăng trưởng, FCR) và các giới hạn sản xuất là việc cần thiết. Do đó điều quan trọng là phải nâng cao hiệu suất và giá trị qua những cách thức khác, như tổ hợp công thức chính xác hơn với việc sử dụng tổ hợp các nguyên liệu thức ăn hữu hiệu về chi phí và những phụ gia có thể nâng cao tối đa sức khỏe và năng suất vật nuôi. Ở BIOMIN, chúng tôi liên tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hữu hiệu dựa trên kiến thức khoa học vững chắc, những kiến thức cung cấp cơ sở cho sự phát triển của những khái niệm chăm sóc dinh dưỡng tối ưu và cho sản xuất chăn nuôi thủy hải sản khả thi về kinh tế.

Pedro ENCARNAÇÃO Giám đốc Phát triển Kinh doanh

Science & Solutions • Số 10


Nội dung Độc tố nấm mốc và tác động của chúng tới chăn nuôi thủy hải sản

2

TViệc sử dụng protein gốc thực vật thay thế cho bột cá làm tăng lên nguy cơ phơi nhiễm độc tố nấm mốc, với khả năng ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Rui Gonçalves, Thạc Sĩ & Paula Kovalsky, Tiến Sĩ

Phụ gia thực vật Một công cụ tiết kiệm dinh dưỡng cho thức ăn thủy hải sản năng suất cao Tái lập công thức khẩu phần thủy sản với những nguyên liệu không truyền thống như phụ gia thực vật đã chứng tỏ là sự đầu tư đáng giá.

6

Pedro Encarnação, Tiến Sĩ

MUNICH 2014 15-18 October

Ngành nuôi trồng thủy sản tại . Diễn Đàn Dinh Dưỡng Thế Giới

Lợi nhuận với những phương thức bền vững và những cách tân mới nhất trong nuôi trồng thủy hải sản được trình bày trong phần thảo luận riêng cho thủy sản tại Munich.

9

Science & Solutions là tạp chí được xuất bản hàng tháng bởi BIOMIN Holding GmbH, phát hành miễn phí đến khách hàng và đối tác. Mỗi ấn phẩm của Science & Solutions trình bày các chủ đề về những nghiên cứu khoa học mới nhất trên dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi tập trung luân phiên vào gia cầm, heo hoặc thú nhai lại theo từng quý. ISSN: 2309-5954 Truy cập trang mạng http://magazine.biomin.net để xem phiên bản điện tử và thông tin chi tiết. Để lấy bản in hoặc theo dõi Science & Solutions hàng tháng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: magazine@biomin.net Biên tập: Daphne Tan Cộng tác viên: Pedro Encarnação, Rui Gonçalves, Paula Kovalsky Marketing: Herbert Kneissl, Cristian Ilea Hình ảnh: Michaela Hössinger Nghiên cứu: Franz Waxenecker, Ursula Hofstetter, Gonçalo Santos Nhà xuất bản: BIOMIN Holding GmbH Erber Campus 1, 3131 Getzersdorf, Austria Điện thoại: +43 2782 8030 www.biomin.net ©Bản quyền 2015, BIOMIN Holding GmbH Bản quyền được đăng kí. Nghiêm cấm in sao dưới bất kì hình thức nào với mục đích thương mại mà không có sự đồng ý bằng văn bản phù hợp với các qui định của Luật Bản Quyền, Thiết Kế và Sáng Chế năm 1998. Tất cả hình ảnh đều thuộc về tài sản của BIOMIN Holding GmbH hoặc được sử dụng dưới sự cho phép.

Một tạp chí của BIOMIN

1


Độc tố nấm mốc

và tác động kinh tế của chúng tới chăn nuôi thủy hải sản

Photo: Shutterstock/ Juan Gaertner

Trong những năm qua, chăn nuôi thủy hải sản đã chuyển dịch khỏi việc phụ thuộc vào bột cá như nguồn protein chủ yếu, và ngày càng dựa vào các nguồn protein thực vật hơn. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với việc phơi nhiễm độc tố nấm mốc của các giống thủy hải sản?

2

Science & Solutions • Số 10


Rui Gonçalves, Giám đốc Kỹ thuật Paula Kovalsky, Giám đốc Sản xuất

V

ới việc bột cá và dầu ngày càng trở nên đắt đỏ, việc sử dụng protein nguồn gốc từ thực vật trên cạn trong thức ăn thủy sản thương mại đã đạt được sự chấp nhận rộng rãi. Thậm chí thức ăn cho các loài ăn thịt hiện nay cũng được tổ hợp với hơn 50-70% lượng nguyên liệu từ thực vật. Những nguyên liệu thực vật phổ biến nhất trong thức ăn thủy hải sản là khô đậu nành, cải ngọt, bắp (ngô), hạt bông, đậu lupin/đậu tròn, cám gạo, khoai mì (sắn) và lúa mì Một vấn đề phổ biến đã nảy sinh từ việc sử dụng nguyên liệu thực vật là sự hiện diện của độc tố nấm mốc – chất chuyển hóa thứ cấp độc hại sản xuất bởi các nấm mốc dạng sợi, thường xâm nhiễm các sản phẩm nông nghiệp. Năm 2003, Hội Đồng Khoa Học và Công Nghệ Nông Nghiệp (CAST) đã ước tính rằng 25% sản lượng trồng trọt của thế giới đã bị nhiễm độc tố nấm mốc; tuy nhiên, Chương Trình Khảo Sát Độc Tố Nấm Mốc BIOMIN ước tính rằng tỉ lệ nhiễm này cao hơn nhiều. Với nhiều nguyên liệu thực vật được sử dụng trong các công thức thức ăn cho cá hơn, rủi ro nhiễm độc tố nấm mốc tăng lên, tác động tới năng suất tăng trưởng cũng như chất lượng sản phẩm. Những độc tố này chủ yếu được sản sinh ra dưới điều kiện ấm và ẩm đặc trưng cho những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi hầu hết các hoạt động nuôi trồng thủy sản đang diễn ra. Chịu được nhiệt độ cao, độc tố nấm mốc không bị phá hủy trong điều kiện nhiệt độ và áp suất khi ép viên hay ép đùn. Năm nhóm chính Trong Chương Trình Khảo Sát Độc Tố Nấm Mốc BIOMIN thường niên năm 2013, một lượng nhiều hơn các mẫu được xét nghiệm có liên quan tới các nguyên liệu dành cho ngành chăn nuôi thủy hải sản. Những mẫu đó bao gồm bắp (ngô), DDGS từ bắp, khô đậu, lúa mì, cám mì, cám gạo, khoai mì (sắn) và hạt bông. Thêm vào đó, một khảo sát riêng cho thức ăn thủy hải sản (cá/tôm) trong khu vực Châu Á cũng được bao gồm trong chương trình. Năm nhóm độc tố nấm mốc phổ biến nhất trên thế giới - aflatoxins (Afla), zearalenone (ZEN), deoxynivalenol (DON), fumonisins (FUM) and ochratoxin A (OTA) – được phân tích trong tất cả các mẫu. Trong tổng số 43 mẫu thức ăn thủy hải sản thu thập từ khu vực Châu Á, 77% được thấy bị nhiễm cùng lúc hơn một loại độc tố nấm mốc. Trường hợp cao nhất được thấy ở ZEN, khi 63% của tất cả mẫu thức ăn thành phẩm chứa loại hợp chất giống estrogen này. Hàm lượng trung bình của Afla cũng khá cao, ở mức 37 ppb, với nhiều mẫu có giá trị cao hơn 100 ppb.

Một tạp chí của BIOMIN

Bảng 1. Kết quả khảo sát đối với một số nguyên liệu và phụ phẩm Thức ăn thủy sản thành phẩm

Afla

ZEN

DON

FUM

43

43

43

43

43

47%

63%

40%

19%

51%

Hàm lượng nhiễm trung bình (μg/kg)

37

23

142

359

2

Maximum (µg/kg)

180

51

262

615

9

Bắp

Afla

ZEN

DON

FUM

OTA

Số mẫu phân tích % dương tính

OTA

Số mẫu phân tích

732

775

810

695

642

% dương tính

30%

36%

63%

73%

12%

61

177

669

1,995

4

Tối đa (μg/kg)

1,563

5,324

9,910

23,180

44

Bắp DDGS

Afla

ZEN

DON

FUM

OTA

Average of positive (µg/kg)

Số mẫu phân tích % dương tính Hàm lượng nhiễm trung bình (μg/kg) Maximum (µg/kg) Bột đậu nành Số mẫu phân tích % dương tính

58

58

59

56

52

60%

52%

73%

79%

27%

9

94

1,241

2,852

13

23

434

7,030

26,828

43

Afla

ZEN

DON

FUM

OTA

50

55

55

52

51

16%

22%

11%

15%

12%

Hàm lượng nhiễm trung bình (μg/kg)

2

27

428

226

2

Tối đa (μg/kg)

6

99

1,680

549

4

Lúa mì

Afla

ZEN

DON

FUM

OTA

Số mẫu phân tích

264

382

501

261

261

% dương tính

6%

12%

64%

7%

10%

Hàm lượng nhiễm trung bình (μg/kg)

2

100

1,070

746

3

Tối đa (μg/kg)

8

892

12,000

3,687

14

Afla

ZEN

DON

FUM

OTA

Cám mì Số mẫu phân tích

57

63

56

58

47

% dương tính

2%

44%

95%

21%

21%

Hàm lượng nhiễm trung bình (μg/kg)

2

28

2,111

336

2

Tối đa (μg/kg)

2

91

11,008

610

4

Afla

ZEN

DON

FUM

OTA

Casava Số mẫu phân tích

13

13

13

13

13

% dương tính

8%

23%

0%

38%

8%

4

105

-

271

1

Hàm lượng nhiễm trung bình (μg/kg) Tối đa (μg/kg) Cám gạo Số mẫu phân tích % dương tính

4

201

-

355

1

Afla

ZEN

DON

FUM

OTA

33

33

33

33

32 31%

42%

64%

42%

42%

Hàm lượng nhiễm trung bình (μg/kg)

16

105

141

219

2

Tối đa (μg/kg)

96

337

547

533

12.2 OTA

Afla

ZEN

DON

FUM

Số mẫu phân tích

Hạt bông

14

10

10

9

9

% dương tính

57

10

10

22

56

Hàm lượng nhiễm trung bình (μg/kg)

279

16

164

200

4

Tối đa (μg/kg)

1081

16

164

257

15

Nguồn: Chương Trình Khảo Sát Độc Tố Nấm Mốc BIOMIN, 2013

3


Rui Gonçalves, Giám đốc Kỹ thuật Paula Kovalsky, Giám đốc Sản xuất

Hình 1. Tác động kinh tế của việc tăng 5% FCR đối với loài giáp xác, cá hồi và cá đại dương. 9,000

Chi phí thức ăn, triệu đô

8,000 7,000 6,000 5,000

Tương ứng với mức tăng 341 triệu đô

■ Chi phí thức ăn, triệu đô

Tương ứng với mức tăng 375 triệu đô

■ Chi phí thức ăn với độc tố nấm mốc, triệu đô

4,000 3,000 2,000 1,000 0 2008

2010

2015

2020

2008

Loài giáp xác (nước mặn và nước ngọt)

2010

2015

Cá hồi

2020

2008

2010

2015

2020

Cá biển (bao gồm cá măng biển và cá chình)

Nguồn: Tacon et al., 2011; Các báo cáo và tạp chí Công ty Thức Ăn Chăn Nuôi; Các tài liệu, đã được đánh giá bởi các chuyên gia, về tác động của độc tố nấm mốc đối với năng suất tăng trưởng của cá

Hình 2. Tác động kinh tế của mức tăng lý thuyết 5% của FCR đối với cá nước ngọt.

Costs of feeding ($ mil)

25,000 Tương ứng mức tăng 914 triệu đô

20,000 15,000

Tương ứng mức tăng 654 triệu đô

■ Chi phí thức ăn (triệu đô)

10,000

■ Chi phí thức ăn với độc tố nấm mốc, triệu đô

5,000 0 2008

2010

2015

2020

Nguồn: Tacon et al., 2011; Các báo cáo và tạp chí Công ty Thức Ăn Chăn Nuôi; Các tài liệu, đã được đánh giá bởi các chuyên gia, về hệ quả của độc tố nấm mốc đối với năng suất tăng trưởng của cá.

Bảng 2. Tóm tắt những giống thủy hải sản quan trọng nhất. Species Cá nước ngọt

Cá chép nuôi (không bao gồm cá bạc má, cá mè hoa và cá chép Ấn) Cá rô phi Cá da trơn Giáp xác Các loài cá nước ngọt khác

Cá hồi

Cá hồi và cá hương

Cá hồi và cá hương

Cá măng biển Cá chình Giáp xác

4

Khi xem xét hàm lượng nhiễm trong những nguyên liệu chính, các mẫu bắp (ngô) có hàm lượng nhiễm trung bình và tối đa của ZEN cao nhất trong số các mẫu. Và như trông đợi, DON và FUM là những độc tố được thấy thường xuyên nhất trong bắp (ngô) với tỉ lệ nhiễm tương ức là 73% v à 63%. Mức trung bình cao nhất của DON, FUM và OTA được quan sát thấy ở mẫu DDGS bắp (ngô), vì nồng độ độc tố nấm mốc được biết là tăng lên sau quá trình chưng cất bắp để sản xuất cồn sinh học. Hàm lượng tố đa cao nhất của FUM được thấy trong DDGS từ bắp ở mức 26. 828 ppb. DON là loại độc tố nấm mốc phổ biến nhất trong các mẫu từ lúa mì với tỉ lệ nhiễm 64%. Hàm lượng trung bình cao nhất của DON được phát hiện ở trong các mẫu cám mì (2.111 ppb), cao gấp đôi mức tìm thấy ở trong các mẫu lúa mì. So với cám mì, các mẫu cám gạo chứa hàm lượng trung bình của Afla (16 ppb) và ZEN (105 ppb) cao hơn. Nồng độ độc tố nấm mốc trong khô đậu tương đối thấp so với các ngũ cốc khác. Tỉ lệ nhiễm độc tố nấm mốc trong khoai mì (sắn) cũng khá thấp. Các mẫu hạt bông cho thấy tỉ lệ nhiễm Afla cao (57%). Giá trị cao nhất của Afla cũng được xác định trong hạt bông (Bảng 1). Tác động của độc tố nấm mốc tới FCR Những hiệu ứng sinh học của độc tố nấm mốc trên các giống thủy hải sản được cho là liên quan trực tiếp tới hàm lượng của chúng trong thức ăn và tới độ tuổi và giống. Trong sản xuất thủy hải sản, độc tố nấm mốc là một trong số các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất tăng trưởng và hiệu suất thức ăn.

Science & Solutions • Số 10


Độc tố nấm mốc và tác động của chúng tới chăn nuôi thủy hải sản

Với FCR tăng 5%, tổng chi phí thức ăn do độc tố nấm mốc sẽ tăng lên tới 5,2 tỉ đô, tương ứng với 250 triệu đô chi phí thêm. Bảng 3. Ước tính kinh tế khi chi phí thức ăn tăng thêm do thức ăn nhiễm độc tố nấm mốc trong chăn nuôi cá da trơn

Năm

Tổng sản lượng1 (‘000 tấn)

% thủy hải sản sử dụng thức ăn1

2008

2,718

72%

FCR1

Tổng thức ăn (‘000 tấn)

Giá thức ăn/tấn2 (đô la)

Chi phí thức ăn (‘000 đô la)

1.5

2,935

400

1,174,176.00

FCR tăng 5%3

Thức ăn cần thiết để sản xuất cùng lượng cá (‘000 tấn)

Chi phí thức ăn (‘000 đô la)

Chi phí tăng thêm do độc tố nấm mốc (‘000 đô la)

1.58

3,082

1,232,884.80

58,780.80

2010

3,872

73%

1.5

4,240

400

1,695,936.00

1.58

4,452

1,780,732.80

84,796.80

2015

7,456

75%

1.4

7,829

400

3,131,520.00

1.47

8,220

3,288,096.00

156,576.00

2020

12,008

80%

1.3

12,488

400

4,995,328.00

1.37

13,113

5,245,094.40

249,766.40

‘000 tấn = nghìn tấn; ‘000 đô la = nghìn đô la Mỹ Nguồn: 1Tacon et al., 2011; 2Các báo cáo và tạp chí Công ty Thức Ăn Chăn Nuôi; .Các tài liệu, đã được đánh giá bởi các chuyên gia, về hệ quả của độc tố nấm mốc đối với năng suất tăng trưởng của cá

Theo Tacon et al. (2011), dự báo mức tăng sản lượng thủy hải sản tới năm 2020 có tính đến mức tăng của thức ăn sử dụng bởi các giống thủy hải sản và những cải thiện về FCR trong giai đoạn này, vì công nghệ được cải thiện trên bình diện chung. Điều này được thực hiện cho những giống thủy hải sản tiêu biểu (Bảng 2) . Tác giả dự báo thiệt hại kinh tế lý thuyết do sự hiện diện của độc tố nấm mốc trong thức ăn thủy hải sản. Những thiệt hại này được tính toán với mức tăng FCR bình quân 5% (có tính đến các tài liệu hiện có về tác động của độc tố nấm mốc tới năng suất tăng trưởng của cá) và chi phí thức ăn (giá trị trung bình

Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc đã thông báo sản lượng cá toàn cầu năm 2010 khoảng 148 triệu tấn (với tổng giá trị 217,5 tỉ đô). Với mức tăng bình quân hàng năm khoảng 10% kể từ năm 1984, so với 3% tăng trưởng của thịt gia súc gia cầm, chăn nuôi thủy hải sản đã trở thành lĩnh vực sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, duy trì tốc độ sản xuất như vậy cần sự tăng trưởng tương ứng trong sản xuất thức ăn thủy hải sản. Hệ quả là sản xuất thức ăn thủy hải sản hiện thời là một trong những lĩnh vực nông nghiệp mở rộng nhanh nhất trên thế giới. Trong năm 2013, sản lượng thức ăn thủy hải sản là 59,9 triệu tấn, tăng 17% so với năm trước đó.

Một tạp chí của BIOMIN

thu thập từ các báo cáo và tạp chí của các công ty thức ăn chăn nuôi) (Hình 1 và 2) Lấy ví dụ của chăn nuôi cá da trơn (Bảng 3), vào năm 2020, 80% tổng lượng cá nuôi được trông đợi là sẽ sử dụng thức ăn thủy sản, với tổng chi phí thức ăn là 5 tỉ đô. Dựa trên mức tăng sản lượng và 5% tăng thêm của FCR, tổng chi phí thức ăn do nhiễm độc tố nấm mốc có thể tăng tới 5,2 tỉ đô; như vậy, cần có thêm 250 triệu đô chi phí để sản xuất ra cùng lượng cá. Các thách thức thêm nữa Mô phỏng này không tính đến việc thay thế bột các trong các khẩu phần thủy hải sản. Người ta dự đoán rằng sau năm 2015, các khẩu phần cá da trơn sẽ không có bột cá nữa, mà sẽ có thể được thay thế bằng đạm thực vật. Do đó, các khẩu phần cá da trơn sẽ có khả năng nhiễm độc tố nấm mốc cao hơn. Thậm chí với mức tăng FCR dè dặt 5%, thiệt hại kinh tế là rất đáng kể. Một yếu tố quan trọng khác liên quan gián tiếp tới việc tăng FCR, dấu ấn các-bon không được tính tới trong mô phỏng đơn giản này, nhưng dù sao thì cũng sẽ có những hệ quả kinh tế và xã hội. Việc ăn vào các độc tố nấm mốc làm giảm năng suất chung, mà về cơ bản thì có thể dẫn tới thiệt hại kinh tế. Ngăn ngừa các bệnh liên quan tới độc tố nấm mốc ngay từ đầu chắc chắn sẽ có hiệu quả kinh tế hơn là điều trị cho vật nuôi bị bệnh. Quản lý rủi ro từ độc tố nấm mốc do đó là cốt yếu để loại trừ các tác động của các độc tố từ nấm mốc.

5


Photo: iStockphoto_Inga Ivanova

Phụ gia thực vật

Một công cụ tiết kiệm dinh dưỡng cho thức ăn thủy hải sản năng suất cao

S

Các hoạt chất thực vật có thể gây ra nhiều tác động như hoạt động kháng khuẩn và trực tiếp giảm vi khuẩn đường ruột.

6

ự phụ thuộc tăng lên vào các nguồn protein rẻ hơn và khẩu phần mật độ dinh dưỡng thấp hơn sẽ thích hợp nhất cho việc sử dụng các nguyên liệu có độ tiêu hóa đạm thấp hơn, mất cân bằng axít amin hơn, và có hàm lượng carbohydrate và xơ cao hơn. Điều này có thể dẫn tới việc sử dụng dưỡng chất trong thức ăn không hiệu quả, làm tăng lượng thức ăn và chi phí để sản xuất 1 kg thịt cá, ngoài việc năng suất vật nuôi không được tối ưu Tuy nhiên, khi được cung cấp dữ liệu dinh dưỡng và sử dụng năng lượng chính

xác, các nhà dinh dưỡng cá, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và người nuôi cá có thể cân bằng tổ hợp gồm các nguyên liệu thức ăn có hiệu quả chi phí và sử dụng những phụ gia thức ăn chăn nuôi nhất định có thể cải thiện việc sử dụng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe và năng suất vật nuôi. Phụ gia thực vật bao gồm một lớp các phụ gia thức ăn chăn nuôi còn mới mẻ và đang giành được nhiều sự quan tâm hơn trong ngành công nghiệp thủy hải sản. Phụ gia thức ăn chăn nuôi từ thực vật (PFA) là những hợp chất từ thực vật được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để cải thiện năng

Science & Solutions • Số 10

Photos: Digitalpress-Fotolia, Picture-Factory-Fotolia

Thức ăn là khoản chi phí đơn lẻ lớn nhất trong chăn nuôi thủy hải sản. Vì vậy, ngành chăn nuôi thủy hải sản cố gắng giảm chi phí thức ăn bằng cách mua thức ăn giá rẻ hơn. Tái lập công thức khẩu phần thủy sản với những nguyên liệu không truyền thống như phụ gia thực vật có thể là cần thiết để thực hiện mục tiêu này, và phải được coi là một sự đầu tư đáng giá mà sẽ đem lại doanh lợi cho nhà sản xuất.


Pedro Encarnação Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh

Một tạp chí của BIOMIN

Nguyên liệu

Khẩu phần 1

Khẩu phần 2

Khẩu phần 3

Khẩu phần 4

Khẩu phần 5

Bột cá Pê-ru

25.00

22.00

22.00

19.00

19.00

Khô đậu (chiết xuất dung môi)

28.00

31.00

31.00

32.00

32.00

Khô đậu phộng (khô lạc)

10.38

11.80

11.80

14.88

14.88

Nấm men bia

3.00

3.00

3.00

3.00

3.00

Bột mì

22.81

22.81

22.81

22.81

22.81

Dầu đậu nành

1.42

1.50

1.50

1.59

1.59

Dầu cá

1.42

1.50

1.50

1.58

1.58

Lecithin đậu nành

2.00

2.00

2.00

2.00

2.00

Premix vitamin

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

Premix khoáng

1.00

1.00

1.00

1.00

1.00

Calcium dihydrogen phosphate, Ca(H2PO4)2

1.50

1.50

1.50

1.50

1.50

Lysine

0.00

0.03

0.03

0.06

0.06

Methionine

0.00

0.03

0.03

0.06

0.06

Digestarom® P.E.P. MGE

0.00

0.00

0.02

0.00

0.02

Cellulose

2.97

1.33

1.31

0.02

0.00

Thành phần tương đối (%) Độ ẩm

9.04

8.90

9.28

9.25

9.45

Protein

39.43

39.71

40.12

40.08

39.98

Béo

8.52

8.55

9.00

8.65

9.09

Tro

10.07

9.70

9.82

9.34

9.60

985

960

969

933

942

Chi phí đô/tấn

Hình 1. Tốc độ tăng trọng riêng (SGR, %/ngày) của tôm ăn các khẩu phần với hàm lượng bột cá khác nhau, có hoặc không bổ sung Digestarom® P.E.P. MGE.

SGR (%/ngày)

Phụ gia thực vật với ít bột cá hơn Một thử nghiệm thức ăn được tiến hành trong sự hợp tác với Trường Đại Học Ningbo (Trung Quốc) để đáng giá khả năng một PFA (Digestarom® P.E.P. MGE) có thể được sử dụng như một công cụ để giảm lượng bột cá trong khẩu phần cho tôm. Các nhóm thử nghiệm bao gồm 5 khẩu phần có cùng hàm lượng protein (40% đạm thô) với khẩu phần đối chứng dương chứa 25% bột cá, và bốn khẩu phần thử nghiệm với hai mức bột cá (22% và 19%) lần lượt có hoặc không có Digestarom® P.E.P. MGE (Bảng 1). Mỗi khẩu phần được phân bố ngẫu nhiên cho 5 nhóm lặp lại với 30 tôm thẻ non (khoảng 0,33 ± 0,00 g) mỗi nhóm, và được nuôi trong hơn 8 tuần. Kết quả cho thấy rằng việc giảm lượng bột cá làm giảm năng suất tôm với khẩu phần đối chứng (25% bột cá) có năng suất tốt nhất. Tăng trọng, tốc độ tăng trọng riêng (Hình 1), hệ số chuyển hóa thức ăn (Hình 2) và hiệu suất sử dụng đạm được cải thiện đối với tôm được cho ăn khẩu

Bảng 1. Công thức và thành phần tương đối của khẩu phần thí nghiệm (% vật chất khô).

7.1 6.9 6.7 6.5 6.3 6.1 5.9 5.7 5.5 FM25 FM22 FM22 FM19 + Digestarom® 2013 P.E.P. MGE Nguồn: BIOMIN,

FM19 + Digestarom® P.E.P. MGE

Hình 2. Hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm ăn các khẩu phần với hàm lượng bột cá khác nhau, có hoặc không bổ sung Digestarom® P.E.P. MGE.

FCR

suất vật nuôi. Các hoạt chất thực vật này (ví dụ phenolic và flavonoid) có thể gây ra nhiều hiệu ứng đối với động vật, như tác động kháng khuẩn và trực tiếp làm giảm vi khuẩn đường ruột, kích thích tiết dịch tiêuhóa, hỗ trợ chức năng gan, các đặc tính kháng viêm sưng và chống ôxy hóa. Do những hiệu ứng đã được chứng minh trong việc cải thiện hiệu suất sử dụng cám, các PFA có thể là một công cụ quan trọng để làm giảm chi phí thức ăn trong bối cảnh giá nguyên liệu thức ăn cao như giá bột cá (FM) và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào cá nguyên liệu giá rẻ hơn. BIOMIN đã thực hiện rất nhiều những nghiên cứu trong việc ứng dụng các PFA trên các giống thủy hải sản, chú trọng vào cải thiện hiệu suất sử dụng cám và phát triển những khẩu phần hiệu quả về kinh tế. Để kiểm nghiệm xem các PFA có thể được sử dụng như một công cụ tiết kiệm dinh dưỡng trong tổ hợp công thức thức ăn thủy hải sản hay không, một loạt các thử nghiệm được tiến hành trên những giống thủy hải sản khác nhau.

1.6 1.4 1.2 1.0 0.8 0.6 0.4 0.2 0.0 FM25 FM22 FM22 FM19 + Digestarom® 2013 P.E.P. MGE Nguồn: BIOMIN,

FM19 + Digestarom® P.E.P. MGE

7


Pedro Encarnação Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh

phần có bổ sung phụ gia so với khẩu phần bột cá thấp không được bổ sung phụ gia. Phân tích vi kết cấu ruột giữa bằng kính hiển vi điện tử truyền qua cho thấy rằng tôm ăn khẩu phần có bổ sung phụ gia có sự cải thiện về cấu trúc của các nhung mao ở ruột giữa so với tôm ăn khẩu phần bột cá thấp không bổ sung phụ gia (Hình 3 &4). Điều này chuyển thành hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và đem lại năng suất cao nhất như quan sát thấy trong các nhóm có bổ sung phụ gia thực vật. Cải thiện năng suất ở nhóm cho ăn khẩu phần bột cá thấp hơn có bổ sung Digestarom® P.E.P. MGE là một kết quả Hình 3. Cấu trúc ruột tôm được cho ăn với các khẩu phần thử nghiệm. A) Đối chứng (25% FM). B) 22% FM. C) 22% FM + Digestarom® P.E.P. MGE (Kính hiển vi điện tử, độ phóng đại 8.900 lần). A

B

C

Hình 4. Cấu trúc ruột tôm được cho ăn với các khẩu phần thử nghiệm. A) Đối chứng (25% FM). B) 19% FM. C) 19% FM + Digestarom® P.E.P. MGE (TEM, 8.900 lần). A

B

C

Bảng 2. Thiết kế thử nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả của Digestarom® P.E.P. MGE trong việc làm giảm DP trong khẩu phần (% tổng thức ăn). Nguyên liệu

Khẩu phần 1

Khẩu phần 2

Khẩu phần 3

Khẩu phần 4

Bột khoai mì

12.0

12.0

14.0

14.0

Bột đậu nành

32.0

32.0

30.0

30.0

Bột lúa mì

13.6

13.6

13.6

13.6

Cám gạo

26.0

26.0

26.0

26.0

Bột cá

6.0

6.0

5.0

5.0

Bột xương thịt

7.0

7.0

8.0

8.0

Vitamin premix

0.3

0.3

0.3

0.3

Dầu cá

1.5

1.5

1.5

1.5

Dầu nành

1.5

1.5

1.5

1.5

Methionine

0.1

0.1

0.1

Digestarom® P.E.P. MGE

0.02

0.1 0.02

Thành phần tương đối % Độ ẩm

9.3

9.4

9.1

9.1

Protein tiêu hóa

26.8

26.8

25.7

25.7 6.7

Béo

6.6

6.6

6.7

Tro

9.5

9.5

9.6

9.6

$503.6

$511.4

$487.8

$495.6

Chi phí $/tấn thức ăn

8

quan trọng vì là một phần của của một chiến lượng giảm chi phí thức ăn. Phụ gia thực vật với ít protein tiêu hóa hơn Trong một thử nghiệm khác, tác động của Digestarom® P.E.P. MGE được thử nghiệm trên cá điêu hồng khi đạm tiêu hóa (DP) bị giảm bớt 1%. Cá nhóm thử nghiệm bao gồm 4 khẩu phần với 2 mức DP (26% và 27%). Mỗi mức DP có hoặc không có lượng bổ sung Digestarom® P.E.P. MGE ở mức 0,2 g/kg thức ăn (Bảng 2). Mỗi nhóm có 4 lặp lại và 80 cá (trọng lượng đầu 7,3 ± 0,00 g) được phân bố ngẫu nhiên vào 20 bể (thể tích 120 L). Thử nghiệm kéo dài trong 56 ngày. Kết quả thử nghiệm cho thấy rằng việc giảm mức DP khẩu phần từ 27% xuống 26% làm giảm nhẹ lượng tăng trọng và trọng lược cuối của cơ thể, và tăng FCR. Tuy nhiên, việc bổ sung sản phẩm phụ gia thực vật có hiệu quả trong việc bù đắp lại bất kỳ sụt giảm năng suất nào của cả (tang trọng và FCR) thấy được trong thức ăn với DP thấp hơn. Về mặt kinh tế, chi phí bổ sung Digestarom® P.E.P. MGE có thể được bù đắp bằng việc giảm chi phí thức ăn, đạt được bằng cách giảm mật độ dinh dưỡng (504 đô/tấn cho khẩu phần 27% DO so sánh với 496 đô/tấn cho khẩu phần 26% DP + Digestarom® P.E.P. MGE). Thu hoạch kinh tế từ sản xuất cá được bù đắp thêm nữa nhờ sự cải thiện hiệu suất thức ăn trên khẩu phần có thức ăn bổ sung, dẫn tới chi phí sản xuất thấp hơn và được thể hiện bằng đô-la/tấn cá sản xuất ra. Điều này được thấy khi chúng ta tính tới chi phí thức ăn và FCR. Do đó, đối với khẩu phần 27% DP, chi phí thức ăn để sản xuất 1 tấn cá là 664,80 đô-la (503,60 đô-la x 1,32), trong khi chi phí cho khẩu phần 27% DP + Digestarom® P.E.P. MGE là 644,40 đô-la (511,40 đô-la x 1,28). Điều này có nghĩa là chi phí giảm bớt 20,40 đô-la cho mỗi tấn cá được sản xuất. Việc giảm chi phí tương tự cũng được thấy với khẩu phần 26% DP – chi phí thức ăn là 663,40 đô-la cho khẩu phần không bổ sung phụ gia so với 664,3 cho khẩu phần có bổ sung phụ gia. Điều này cho thấy phụ gia thức ăn thực vật Digestarom® P.E.P. MGE có thể được sử dụng như một công cụ tiết tiệm dinh dưỡng để khẩu phần hiệu quả và năng suất và hiệu quả kinh tế hơn.

Science & Solutions • Số 10


MUNICH 2014 15-18 October

1.

Khả năng:bền vững = Khả năng:lợi nhuận

Chủ đề chăn nuôi thủy hải sản bền vững tìm hiểu về quản lý thức ăn và hai khu vực quan trọng đối với chăn nuôi thủy hải sản – Châu Á nhiệt đới và Na-uy. Các bài thuyết trình sẽ kết hợp hai chủ đề bao quát trong chăn nuôi thủy hải sản – là tính bền vững và lợi nhuận – để cuối cùng giải đáp câu hỏi: Làm sao để các phương thức bền vững có thể sinh lời?

2.

Sáng tạo trong tương lai

Các xu hướng sáng tạo dẫn dắt tương lại của chăn nuôi thủy hải sản là trọng tâm của phiên họp này. Trong số những xu hướng được thảo luận là truyền tin tế bào (quorum sensing) để kiểm soát mầm bệnh, sử dụng thực khuẩn trong thức ăn thủy hải sản và thức ăn chức năng cho thủy hải sản. Phiên họp này cũng bao gồm ứng dụng Dinh dưỡng Kinh tế học (NutriEconomics®) trong chăn nuôi thủy hải sản

Một truyền thống của Diễn Đàn Dinh Dưỡng Thế Giới (WNF) từ năm 2010, các phiên họp tách biệt theo loài vật nuôi cụ thể chú trọng tới các vấn đề hiện thời trong chăn nuôi thủy hải sản và các lĩnh vực sản xuất chăn nuôi khác. Mỗi phiên họp tách biệt dài 4 giờ sẽ bao gồm hai chủ đề. Các phiên cho mỗi loài vật nuôi được tổ chức song song trong buổi chiều ngày đầu tiên (Thứ năm, 16 tháng 10, 2014). Diễn Đàn Dinh Dưỡng Thế Giới, do BIOMIN tài trợ, được tổ chức mỗi hai năm, là một sự kiện hàng đầu của ngành nơi các nhà chuyên môn, các nhà khoa học và những người có vai trò then chốt hàng đầu tụ họp để vận dụng trí tuệ và trao đổi ý tưởng và những viễn cảnh chiến lược về tương lại của dinh dưỡng động vật. Được tổ chức ở Munich, Đức, WNF 2014 sẽ khám phá chủ đề “khả năng:bền vững”. Để có thông tin cập nhật, vui long truy cập www.worldnutritionforum.info.

Lấy thông tin cập nhật mới nhất về

Diễn Đàn Dinh Dưỡng Thế Giới với ứng dụng này

Chào mừng tới trang web mới của BIOMIN Tới xem chuyên môn về thủy hải sản của chúng tôi tại đây!

Một tạp chí của BIOMIN

9


More protective. Mycotoxins decrease performance and interfere with the health status of your animals. Mycofix® is the solution for mycotoxin risk management.

mycofix.biomin.net

Naturally ahead

MYCOFI

X

E

A

X I N RI

NT

TO

SK

®

M

Mycofix

MYCO

Your copy of Science & Solutions

NAG EM


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.