LƯỢC TRÍCH ĐÔNG Y LƯỢC KHẢO (P1) LỤC PHỦ NGŨ TẠNG I - LỤC PHỦ ................................................................................................................................... 2 1 - Bao tử (dạ dày) .......................................................................................................................... 2 2 - Mật ............................................................................................................................................. 4 3 - Ruột non .................................................................................................................................... 6 4 - Ruột già...................................................................................................................................... 8 5 - Bàng quang ................................................................................................................................ 9 6 - Tam tiêu ................................................................................................................................... 10 II - NGŨ TẠNG ............................................................................................................................ 11 1 - Gan........................................................................................................................................... 11 2 - Phổi .......................................................................................................................................... 14 3 - Tim........................................................................................................................................... 18 4 - Thận ......................................................................................................................................... 25 5 - Tỳ ............................................................................................................................................. 30
1
LỤC PHỦ - NGŨ TẠNG
* Lục phủ: Dạ dày, mật, ruột non, ruột già, bàng quang, tam tiêu * Ngũ tạng: Gan, phổi, tim, thận, tỳ. Cơ thể con người ngoài đầu chủ não và bốn chân tay, các cơ quan còn lại trong mình được chia ra làm lục phủ và ngũ tạng. I - LỤC PHỦ Lục phủ thuộc dương và gồm có: Dạ dày (vị), mật (đởm), ruột non (tiểu tràng), ruột già(đại tràng), bàng quang, tam tiêu. 1 - Bao tử (dạ dày) a. Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Dạ dày có hình chữ J, trong cơ thể nằm hơi chếch về bên trái, dung tích ước độ 1.200cm3, đầu trên thông với thực quản, đầu dưới thông với ruột non. Thức ăn vào bao tử chịu sự co bóp của 3 sợi cơ(dọc, tròn, chéo) ở thành bao tử cùng sự tác dụng của dịch vị và sự hiện diện của axit chlorhydrique, sẽ biến thành nhũ trấp và được đẩy xuống ruột non. b. Quan niệm Đông Y Sự phối hợp của khí hóa với dạ dày. Dạ dày chia ra 3 đoạn: đoạn trên là thượng uyển, đoạn giữa là trung uyển và đoạn cuối là hạ uyển. Thuộc thổ, trong có táo khí Thông với tỳ
2
Kiêm thống cả khí lẫn huyết. Đặc biệt trong bao tử có chứa vị khí rất hệ trọng đối với cơ thể, sách Nội kinh nói: "Tạng phủ đều thụ bẩm khí ở bao tử" Theo khí hậu trong một ngày, khí của dạ dày vượng vào giờ thìn Dạ dày được coi như là vị quan coi kho nên là nơi chứa thức ăn và ngũ vị từ đó xuất phát. Kinh mạch Mạch của dạ dày chạy từ mũi, qua răng, qua môi, thẳng xuống vú, vào dạ dày rồi tiếp tục xuống đùi, đầu gối, cẳng chân phía ngoài và vào huyệt Xung dương ở mu bàn chân. Bệnh trạng Bệnh ở bao tử thì khí nghịch, hay ọe, hay mửa, hay nấc và sợ (Chứng sợ thuộc thận nhưng thổ yếu không khắc chế được thận thủy nên cũng gây ra sợ, do đó chứng sợ liên quan tới dạ dày vì dạ dày thuộc thổ). Vị hư thì đồ ăn không tiêu hóa được nên hay mửa, sáng ăn thì chiều mửa, chiều ăn thì tối mửa, người mỏi mệt. Vị thực thì bụng đầy, ăn uống không được, hay nói mơ màng, lòng bàn tay và lòng bàn chân hâm hấp mồ hôi. Chứng mửa thuộc bao tử có hai loại: nếu hàn tà vào bao tử thì ăn một lúc rồi mửa, nếu hỏa tà vào bao tử ăn vào mửa ra ngay. Bệnh nấc là vị khí không điều hòa gây ra. - Nha thống (đau răng) cũng có thể thuộc bao tử. - Vị đản là chứng hoàng đản thuộc bao tử; bệnh phát thì sắc mặt vàng, ăn uống nhiều ăn rồi mà vẫn thấy đói, ngực bụng đầy, tiểu tiện khó, nước tiểu đỏ. - Vị hư bí thì đại tiện bí, ăn uống không được nhưng tiểu tiện lợi. - Vị hư hãn đó là chứng xuất mồ hôi vì vị khí kém. 3
- Vị hư suyễn thở hổn hển, khi thở thì co vai rụt cổ; bụng thóp lại - Vị khái là chứng ho thuộc bao tử, thường là chứng ho của tỳ để lâu xâm nhập vào dạ dày, bệnh phát mỗi khi ho thường mửa. - Vị nang là chứng bao tử sinh ra một cái nang ăn uống gì cũng vào trong ấy, cho nên thường ăn nhiều rồi mà vẫn thấy đói, ăn thịt thì tiêu hóa, ăn cơm thì mửa ra, thường 2 ngày mửa một lần, bệnh để lâu thì 3 hoặc 4 ngày mửa một lần rất khó chữa. - Vị ngược là chứng ngược thuộc bao tử, thường bệnh do sự ăn uống tích trệ mà sinh ra. - Vị phong là bệnh phong thuộc bao tử; có các triệu chứng: sợ gió, mồ hôi ra nhiều, ăn uống không được, ngực bị trướng và bụng lớn. - Vị tâm thống là chứng đau bụng, có các triệu chứng như: bụng trướng, chỗ ngực cảm thấy đầy khí, bụng nhất là chỗ tim đau không chịu nổi. - Vị tiết là bệnh tả thuộc bao tử, có các triệu chứng như: ăn uống không tiêu, đại tiện ra phân lỏng, sắc mặt vàng. - Vị ung là chứng có mụn ở bao tử, phát nóng lạnh ho, ngoài da nổi vẩy, mạch đi trầm tế. - Vị uyển thống: nơi huyệt Trung uyển đau, ăn không được, đại tiện táo bón, mửa ra nước chua, sắc mặt vàng, tay chân mỏi mệt. 2 - Mật a, Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Mật là một túi nằm ở dưới gan, dính vào gan, chứa một thứ nước xanh, nhớt đặc do tế bào gan tiết ra và gọi là mật. Mật rất cần thiết cho sự tiêu hóa nhất là sự 4
tiêu hóa và hấp thụ các chất lipide vì nhờ muối mật mà phân hóa tố lipase của dịch tụy mới tác động mạnh mẽ. b, Quan niệm Đông Y * Sự phối hợp của khí hóa đối với mật Mật nằm trong khoảng lá ngắn của gan, nặng 3 lạng 3 thù, dài 3 thống, trong có 3 hợp tinh trấp. Thuộc mộc nhưng trong có chứa hỏa khí gọi là đởm hỏa. Thông với gan và tam tiêu. So với 6 phủ, mật là chỗ trong sạch nhất và được coi là "thanh tịnh chi phủ" Theo khí hậu của một ngà, khí của mật vượng vào giờ tý. Mật là một phủ kỳ là, được coi như là phủ của tinh khí. Mật được coi như là vị quan trung chính nên mọi sự quyết đoán và ý chí cương quyết từ đó phát ra. Mật giữ sự cương quyết nên nước mật đầy đủ tất người khỏe mạnh và ý chí đầy đủ, nếu nước mật suy giảm tất người yếu, thiếu ý chí và làm việc không quyết đoán được. Kinh mạch Mạch của mật khởi từ hai bên đuôi mắt chỗ huyệt Đồng tử giao qua tai, xuống hàm, xuống cổ, ngực, hai bên sườn vào mật, xuống đùi vào đầu gối. Bệnh trạng Bệnh ở mật thì miệng đắng, thưởng mửa ra một chất vàng nâu đắng, hay thở dài và sợ hãi. Mật hư thuộc về hư hàn thì đầu hoa, hai chân tê dại, ngón chân 5
không lay động được, mắt vàng hay sợ, hay giận, khi nóng khi lạnh và không ngủ được. Mật thuộc về thực nhiệt thì bụng đầy, đầu đau, yết hầu khô, sườn đau, tai điếc, hay giận, hay ngủ, hay thở dài. - Đởm đản cũng làm da vàng nhưng nhẹ hơn bệnh đởm hoàng nguyên do sinh ra bệnh này là bởi lo lắng quá làm cho mật hư mà phát vàng. - Đởm hoàng là da phát vàng rồi chết, nguyên do bởi kinh sợ quá làm thương hại đến mật, đôi khi bị đánh đập làm thương hại đến mật cũng gây ra chứng này. - Đởm khái là bệnh ho thuộc gan nhưng để lâu ngày thành chứng ho thuộc đởm, mỗi khi ho thì mửa ra nước mật. - Bệnh ở mật không bao giờ dùng các nhiệt dược vì nếu dùng các nhiệt dược thì hỏa ở mật động làm hại đến gan khí gây ra mộng tinh, di tinh và phiền táo. 3 - Ruột non a, Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Ruột non dài khoảng 7m, đường kính ước độ 3cm; quanh co uốn làm 3 khúc lần lượt là thập nhị chỉ tràng, không tràng và hồi tràng. Thức ăn khi vào ruột non tiếp tục chịu sự tác dụng co rút của các sợi cơ tròn và sợi cơ dọc ở thành ruột non, ngoài thức ăn còn chịu tác dụng hóa học của dịch tụy, mật và dịch tràng, cuối cùng biến thành một chất trắng như sữa gọi là dưỡng trấp, dưỡng trấp lưu lại trong ruột non vào khoảng 5h rồi chuyển vào máu bằng sự hấp thụ qua lớp màng nhầy của ruột non, các chất cặn bã thì vào ruột già để tống ra ngoài. b, Quan niệm Đông Y * Sự phối hợp của khí hóa đối với ruột non
6
Ruột non nặng 2kg 14 lạng, rộng 2 thốn 5 phân, dài 3 trượng 2 xích, chứa được 2 đấu 4 thăng gạo, 6 thăng 3 hợp và già nửa hợp nước, vòng qua bên tay trái, xếp thành 16 khúc, chỗ tiếp với dạ dày gọi là u môn, chỗ tiếp với ruột già gọi là lan môn. Thuộc hỏa, trong có hỏa khí. Thông với tim, thận và bàng quang. Theo khí hậu của một ngày, khí của ruột non vượng về giờ mùi. Ruột non được coi như là vị quan thu thịnh nên mọi thức ăn đã biến hóa đều từ đó mà vào cơ thể. Kinh mạch Mạch của ruột non đi từ ngón tay út nơi huyệt Thiếu trạch tuần qua mu bàn tay, cổ tay chỗ mắt cá tay, cánh tay phía ngoài vào vai, xuống màng cách mô vào bụng nơi ruột non. Bệnh trạng Bệnh ở ruột non hư thì mồ hôi tự ra, tiểu tiện tự động chảy nhưng chỉ nhỏ từng giọt một, nhức đầu, hai vành tai nóng, sắc mặt trắng. Bệnh ở ruột non thực thì cổ đau, hàm sưng thũng, lưng và vai đau, bụng đầy, tiểu tiện ra máu Khí trệ ở ruột non thì bụng dưới đau, huyết ứ ở ruột non thì tiểu tiện khó. - Tiểu tràng khái là chứng ho liên quan đến ruột non, chứng ho thuộc tim để lâu ngày không chữa sẽ phạm đến ruột non, khi ho thường xuất trung tiện. - Tiểu tràng khí là bệnh sán khí thuộc ruột non, có các triệu chứng như: bụng dưới đau và đau ra tận lưng nhất là ở chỗ xương sống. - Tiểu tràng sa thì bụng dưới đầy mà không đau - Tiểu trang tiết thì đại tiện đi ra máu và bụng dưới đau - Tiểu trang trướng thì bụng dưới đầy và đau ra tận lưng
7
- Tiểu trang ung thì huyệt Quan nguyên đau, nếu không sưng là thư, nếu sưng là ung. Bệnh phát khi tiểu tiện sẽ đau, nước tiểu lẫn máu, chung quanh rốn lở loét, nếu trở mình nghe thấy tiếng róc rách ở trong bụng. 4 - Ruột già a, Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Ruột già dài độ 1m50, đường kính ước độ 10cm, chia ra làm 3 khúc, khúc trên dính với ruột non, khúc giữa nằm hơi ngang ở dưới gan và lá lách, khúc cuối thông với hậu môn(giang môn). Ruột già là nới chứa các chất cặn bã của thức ăn được đẩy từ ruột non xuống, chính nơi đây các chất cặn bã đó được đẩy ra ngoài. b, Quan niệm Đông Y Ruột già nặng 2 cân 12 lạng, dài 2 trượng 1 xích, rộng 4 thốn; chứa được 1 đấu gạo, 7 thăng 5 nước, ở bên tay phải rốn xếp thành 16 khúc. Chia ra làm 3 đoạn: thượng-hồi, hoành-hồi và hạ-hồi, hạ hồi là khúc cuối thông với giang môn. Thuộc kim và trong có chứa tao khí. Thông với phổi. Theo khí hậu của một ngày, khí của ruột già vượng vào giờ mão. Ruột già được coi là vị quan dẫn truyền, nên làm cho các chất cặn bã được biến hóa hết mà ra. Kinh mạch Mạch của ruột già khởi từ đầu ngón tay trỏ, qua mu bàn tay vào cổ tay nơi huyệt Hợp cốc, vào cánh tay phía ngoài, bả vai, dưới cổ, xuyên qua màng cách mô rồi đi thẳng vào ruột già.
8
Bệnh trạng Ruột già hư hàn thì sinh ra chứng tiết tả, phân lỏng trắng và hôi, bụng sôi. Ruột già thực nhiệt thì đại tiện bế, cổ đau, lưỡi có nhớt. Các chứng tả và lỵ đều liên quan đến ruột già. - Đại tràng khái là chứng ho thuộc ruột già, thường bệnh ho ở phổi lâu ngày không khởi truyền xuống ruột già, khi ho thường đi đại tiện. - Đại tràng sa là bệnh sa khí thuộc ruột già, có các triệu chứng như: hai bên bụng dưới đau liên hồi, đại tiểu tiện như thường là bệnh nhẹ, đại tiểu tiện bế tắc là bệnh nặng. - Đại tràng trường thì bụng đầy trướng, sôi và đau. - Đại tràng tý là bệnh tý thuộc ruột già, nước uống vào nhiều nhưng không đi tiểu tiện được, khi ở trung tiêu đưa lên làm thở hổn hển, đại tiện bế. - Tiết tả là bệnh tiết tả thuộc ruột già, có các triệu chứng như ăn vào thấy khó chịu ngay, đại tiện ra phân trắng và lỏng, bụng sôi và đau. 5 - Bàng quang a, Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Bàng quang là một túi mỏng ở phía bụng dưới, thể tích co dãn từ 0,5 litre đến vài litre, phía trên ăn thông với hai ống dẫn tiểu đi từ thận xuống, phía dưới ăn thông với ống thoát tiểu. Bàng quang là nơi chứa nước tiểu, khi chứa được 500cm3 nước tiểu, sẽ có một phản xạ làm co các sợi cơ ở thành bàng quang, nước tiểu sẽ chảy vào ống thoát tiểu và được tống ra ngoài. b, Quan niệm Đông Y Bàng quang nặng 9 lạng 2 thù, rộng 9 thốn, chứa được 9 thăng 9 hợp nước tiểu. 9
Thuộc thủy trong có chứa thủy khí. Thông với thận và tam tiêu. Theo khí hậu của một ngày, khí của bàng quang vượng vào giờ thân. Bàng quang được coi như là vị quan coi đô thành nên tinh khí, tân dịch được chứa trong đó và khí hóa từ đó xuất phát. Kinh mạch Mạch của bàng quang khởi từ mắt chỗ huyệt tinh minh chạy lên óc, đỉnh đầu, rồi chạy vòng xuống cổ, vai, hai bên xuống sống lưng vào thận liên lạc với bàng quang xuống đùi, cẳng chân, vào mắt cá chân phía ngoài. Bệnh trạng Các bệnh thuộc đường tiểu tiện thường liên quan đến bàng quang, bàng quang hư thì tiểu tiện tự chảy, bàng quang thực tiểu tiện khó, nước tiểu đỏ và đôi khi đi tiểu ra máu. 6 - Tam tiêu a, Sự phối hợp của khí hóa đối với tam tiêu Tam tiêu thuộc hỏa, trong chứa hỏa khí, là phần không gian ở trong lồng ngực và bụng kiêm thống cả khí lẫn huyết chia ra làm 3phần, thượng tiêu là phần dưới cổ tới miệng dạ dày trung tiêu là phần từ miệng dạ dày tới đáy dạ dày, hạ tiêu là phần từ đáy dạ dày tới bàng quang. Sách Nan kinh nói : "Thượng tiêu ở trên bao tử chủ nạp mà không xuất, trung tiêu ở giữa bao tử chủ tiêu hóa, hạ tiêu ở dưới rốn chủ phân biệt đục trong". Tam tiêu tương thông với tất cả phủ tạng, đặc biệt là nơi dẫn nước vào thận và bàng quang. Theo khí hậu trong một ngày khí của tam tiêu
10
vượng vào giờ hợi. Tam tiêu là quyết độc chi quan tức vị quan trong nom sông ngòi nên thủy đạo từ đó xuất phát. b, Kinh mạch Mạch của tam tiêu khởi từ ngón tay áp ngón tay út (ngón tay vô danh) nơi huyệt Quan xung, qua mu bàn tay, tuần qua cánh tay phía ngoài, cùi chỏ, vào vai, lồng ngực, qua màng cách mô xuống tận hạ tiêu. c, Bệnh trạng Những bệnh sau đây liên hệ đến tam tiêu: những bệnh khí nóng phạm vào huyết thất, những bệnh khí ở xung mạch bốc lên, những bệnh nước đình trệ không hóa thành khí được. II - NGŨ TẠNG Ngũ tạng thuộc âm và gồm có: Gan (can), phổi(phế), tim(tâm), thận và tỳ. 1 - Gan a, Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Gan là một cơ quan mầu nâu nặng vào khoảng 2kg, trong cơ thể nằm về phía bên phải và ở dưới cách mô. Gan là một tuyến pha vừa ngoại tiết vừa nội tiết; đối với sự ngoại tiết gan có chức vụ bài tiết mật; đối với sự nội tiết gan có nhiều chức vụ như: tham dự vào sự biến dưỡng của cả 3 loại hợp chất căn bản của sinh vật(glucide, lipide, protides), dự trữ sắt, gián tiếp vào sự tạo hồng huyết cầu, tiêu hủy các hồng huyết cầu già, đóng vai trò quan trọng trong sự đông huyết, chứ máu, giả độc và sinh nhiệt. b, Quan niệm Đông Y Sự phối hợp của khí hóa đối với gan
11
Gan nặng 2 cân 4 lạng, nằm về phía bên trái; chia làm 2 phần: phần bên trái có 3 lá, phần bên phải có 4 lá. Thuộc mộc hóa phong. Sắc chủ về sắc xanhÂm thuộc về giốc. Chí phát ra nộ(giận), tiếng là hô(kêu), biến động là ốc(nắm). Dịch trấp tượng trưng cho bên ngoài là nước mắt. Khai khiếu ở mắt nên các bệnh đau mắt thường chữa về gan. Khí phát ra là hử Kho chứa của gan là mật, mật có hỏa nên gan cũng có hỏa, hỏa ở gan gọi là lôi hỏa. Gan còn thông lên óc, thông với ruột già và chính gan khí giúp sức cho sự tống các chất cặn bã ở ruột già, cho nên đôi khi bệnh ở gan mà chữa ở ruột già, bệnh ở ruột già lại chữa ở gan. Mạch đi huyền trường mà hoãn hoặc huyền. Mùi khét, vị chua. Sự giận dữ quá đáng cán hỏa bốc lên làm hao huyết. Sự tươi tốt hiện ra ở móng tay và móng chân. Tàng hồn, chứa huyết và chủ về gân. Theo khí hậu bốn mùa can khí vượng về mùa xuân theo khí hậu trong một ngày can khí vượng về giờ sửu. Trên đầu chính giữa óc thuộc về gan; trên mặc gò má bên trái, sống mũi thuộc về gan; ở thân mình thì bụng dưới và bộ sinh dục thuộc gan Ứng vào móng tay và móng chân. Gan được coi như là vị quan tướng quân nên mưu lự từ đó xuất phát. Kinh mạch Mạch của gan khởi từ ngón chân cái nơi huyệt đại đôn tuần qua mu bàn chân, mắt cá chân phía trong, cẳng chân, bắp đùi, lên bụng dưới, qua hai bên
12
sườn, vào gan rồi tiếp tục chạy lên phía trên qua mang cách mô, lồng ngực, lên yết hầu, chạy khắp mặt và môi, lên đến tận đỉnh đầu. Bệnh trạng Bệnh ở gan hay nói và phát vào buổi sáng, nặng vào buổi chiều, nhưng nửa đêm bệnh lại ngưng. Các sự thương xót và giận dữ quá đều có hại đến gan. Khí ở gan tuyệt thì môi miệng có sắc xanh, tay chân vật vã. Gan hư thì mắt mờ, túi chứa ngọc hành co rút lại, hay giận, chóng mặt, hoa mắt, gân co và run, lòng trắng của mắt hơi có màu xanh lá cây. Gan thực thì bụng và sườn dưới đau và hay giận. - Can cam là chứng cam của trẻ con; có các triệu chứng hay dụi mắt, mồ hôi ra khắp người, sắc mặt xanh vàng, bụng trướng, ngực nóng, bệnh nặng thì mắt sưng đỏ không mở được và đại tiện ra máu. - Can di là chứng di tinh thuộc gan, do gan phát nóng quá gây ra, khi bệnh phát thì di tinh, da phát xanh và gân cốt yếu. - Can đản là chứng hoàng đản thuộc gan thường nóng ở ngực cùng bao tử và khát nước. - Can giản là chứng kinh giản thuộc gan, lúc phát ngã xuống hai mắt trợn ngược lên, mặt xanh, môi xanh, chân tay co quắp. - Can khái là chứng ho thuộc gan; khi ho đau cả hai bên sườn, bệnh phát nặng thì khó trở mình. - Can lao là chứng lao thuộc gan, nếu mắt mờ, nước mắt chảy ra luôn, miệng đắng, hay sợ, xương đau, gân run là bệnh can lao thuộc hư hàn; nếu mặt đen mặt đỏ, tinh thần hoảng hốt, bế khí ở bụng là bệnh can lao thuộc thực nhiệt. - Can ngược là chứng ngược thuộc gan; lúc phát sắc da xanh xanh hay thở dài. - Can nuy là do sắc dục hoặc nghĩ ngợi quá đáng làm gan suy yếu. 13
- Can tích sườn bị khí tích nổi lên đôi khi to bằng cái chén con. - Can thủy là chứng thũng thuộc gan; bệnh phát thì bụng đau nhất là ở hai bên sườn, bụn bị sưng thũng không trở mình được, tiểu tiện thường lợi. - Can trướng ngực và sườn đầy mà đau. - Can trúng hàn tức là kinh lạc của gan hay gan tạng trúng hàn tà; có các triệu chứng: lưỡi khô, hai tay không cử động được, ngực đau, khó trở mình, ăn vào thì mửa ra ngay. - Can trúng nhiệt tức nhiệt tà vào địa phận của gan, bệnh phát thì không muốn ăn, khi ngủ hay giật mình, hay giận và mắt đau. - Can trúng phong tức kinh lạc của gan hay gan tạng trúng phong là; có triệu chứng như: trong ngực và bụng cảm thấy phiền nóng, nói không rõ tiếng, mất ngủ, hay buồn thương hay giận, yết hầu khô, sợ gió, chân tay toát mồ hồi. - Can tâm thống là chứng đau bụng thuộc gan lẫn tim; khi bệnh phát bụng đau quặn, hơi thở rất yếu, sắc da xanh như người chết. - Can tý có các triệu chứng: tinh thần hoảng hốt hay sợ, khát nước, tiểu tiện luôn, bụng phiền muộn rất khó chịu. - Can ung là chứng mụn nhọt thuộc gan, thường mụn mọc ở vú. - Sán khí phần nhiều chứng sán khí đều thuộc gan, khi bệnh phát thì bụng dưới nhất là bộ phận sinh dục đau làm co rút người lại. 2 - Phổi a, Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Phổi là hai khối sốp nằm trong lồng ngực tì lên cách mô, nặng vào khoangr 1000gr, mầu hồng ở người trẻ tuổi, màu xám ở người lớn tuổi. Phổi là bộ máy quan trong của sự hô hấp, là nơi trao đổi khí của máu và biến đổi máu đen thành máu đỏ. 14
b, Quan niệm Đông Y * Sự phối hợp của khí hóa đối với phổi Phổi nặng 3 cân 3 lạng, gồm có 6 lá và 2 tai(tức 8 lá), có khiếu thông lên mũi. Phổi hút hơi vào thì phềnh ra, thở ra thì xẹp, mặt dưới liền không có lỗ, bên trong có hai mươi tư lỗ chia khoảng đều nhau để lưu hành khí của tạng. Thuộc kim hóa táo, nhưng chứa nhiều thanh khí hơn là táo khí. Sắc chủ về sắc trắng Âm thuộc thương. Chí phát ra là ưu (lo), tiếng là khốc(khóc), biến động là khái(ho) Dịch tượng trưng cho bên cho bên ngoài là nước mũi. Khai khiếu ở mũi. Khí phát ra là hử. Kho chứa của phổi là ruột già, phổi còn thông với tim để điều hòa khí huyết và ăn thông với bàng quang để giúp sức cho việc tống nước tiểu ra ngoài. Mạch đi phù hoặc sắc. Mùi tanh, vị cay. Phổi sợ lạnh nên trong người có hỏa khí của tim làm cho phổi ấm áp, nhưng nếu hỏa khí nhiều quá cũng làm hại phổi vì hỏa khắc kim. Sự tươi tốt hiện ra ở da lông. Tàng phách, chứa khí, chủ khí và chủ thanh âm 15
Theo khí hậu bốn mùa phế khí vượng về mùa thu, theo khí hậu trong một ngày phế khí vượng vào giờ dần. Trên mặt gò má bên phải và phía trên sống mũi ngang lông mày thuộc phổi, ở thân mình thì ngực thuộc phổi. Ứng vào da lông. Phổi là vị quan trông coi về giao thông nên sự trật tự trong việc tuần hoàn khí huyết từ đó sinh ra. Kinh mạch Mạch của phỏi đi từ phần trên cùng của trung tiêu, tuần qua nách, cánh tay phía trong, qua thốn khẩu ở cổ tay, huyệt ngư tế, vào đầu ngón tay nơi huyệt thiếu thương. Bệnh trạng Bệnh ở phổi thường nặng về buổi trưa buổi chiều, buổi tối; nhẹ về nửa đêm. Các sự bi thương khóc lóc đều hại tới phổi. Khí ở phổi tuyệt thì mô hôi chảy không ngừng và thở hổn hển. Phổi hư thì thở khẽ, da lông khô ráo và sờ thấy ráp, mũi không phân biệt được mùi, sắc mặt trắng nhợt. Phổi thực thì ở thượng tiêu khí nghịch mà gây ra ho và suyễn, da lông khô ráp. Các chứng ho dù gốc ở đâu cũng liên quan tới phổi. Các chứng uất kết thuộc khí cũng đều liên quan tới phổi. - Phế cam là chứng cam của trẻ con thuộc phổi; có các triệu chứng như: ho, da lông khô, hay khóc, hay chảy nước mũi, phát nóng lạnh, miệng tanh đôi khi lở loét, tay chân gầy, đại tiện lợi, ăn uống không ngon miệng. - Phế cấm là bệnh phong thuộc phổi; có các triệu chứng như: miệng câm không nói được, sắc mặt trắng nhợt. 16
- Phế di là chứng di tinh thuộc phổi, da lông khô, di tinh hơi thơi yếu. - Phế giản là chứng kinh giản thuộc phổi, khi bệnh phát thì mặt trắng nhợt, mắt trợn chỉ thấy lòng trắng, tay chân run sợ. - Phế khái thì vừa ho vừa kéo suyễn thành tiếng, nặng có thể ho ra máu. - Phế lao là chứng lao của phổi; nếu thuộc hư hàn thì lưng đau, bụng đau, ho, ngực đầy, hay nôn mửa, tay chân mỏi mệt; nếu thuộc thực nhiệt thì da lông khô, thở hổn hển, phát suyễn, hai bên sườn đau, tân dịch kém, mặt và mắt sưng. - Phế nuy do khí nóng vào thượng tiêu, sinh ra ho rồi thành phế nuy; lúc bệnh phát ngực không đau nhưng nước bọt chảy ra luôn. - Phế ngược là chứng ngược thuộc phổi; khi bệnh phát thì lạnh trước nóng sau, ho, trong lòng nôn nao hay sợ. Phế sán là bệnh sán khí thuộc phổi; có các triệu chứng như các bệnh sán khí thường nhưng khi bệnh phát thì ho và mạch của phổi đi trầm. - Phế tâm thống là chứng đau ran khắp ngực bụng; làm việc thì đau mà ngưng làm việc thì đỡ, tuy đau mà sắc diện vẫn như thường. - Phế thủy là chứng thũng của phổi, do thủy ta kết ở phổi mà sinh ra; khi bệnh phát thì người sưng thũng, tiểu tiện khó, đại tiện ra phân lỏng. - Phế trướng thì ngực đầy, phát suyễn, mắt lồi ra. - Phế trúng hàn thì ho, kéo suyễn, mửa ra nước đục. - Phế trúng phong thì sợ gió, ho, phát suyễn, hơi thở ngắn, miệng khô, thân thể choáng váng và phát thũng. - Phế tý gây ra phiền muộng, nôn mửa và phát suyễn. 17
- Phế tiêu là chứng tiêu khát thuộc phổi, do hàn khí từ tim xông lên; có triệu chứng khát nước nhưng uống vào một mà tiểu tiện ra hai, bệnh này rất khó chữa. - Phế ung là nhọt ở trong phổi, phát ho, yết hầu khô, khi ho thường nhổ ra đàm lẫn mủ và máu, mạch sác. 3 - Tim a, Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Tim là một khối cơ rỗng, màu đỏ, lớn bằng nắm tay nặng 280gr, dài độ 10cm, nằm trong xoang ngực ngữa hai lá phổi, hơi chếch về bên trái, đầu nhọn tì vào cách mô. Tim là bộ máy quan trọng trong sự tuần hoàn huyết. b, Quan niệm Đông Y * Sự phối hợp của khí hóa đối với tim Nặng 12 lạng ở trong có 7 lỗ trống và 3 lông, chứa được 3 hợp tinh trấp. Bên ngoài có 4 đường dây liên lạc với gan, phổi, thuận và tỳ. Màng tương dịch bao bọc quả tim tức bao tâm gọi là tâm bào lạc hay chiên trung. Thuộc hỏa hóa nhiệt. Sắc chủ về sắc đỏ. Âm thuộc chủy. Chí phát ra là hỉ(vui mừng), biến động là ưu(lo). Dịch trấp tượng trựng xuất ra bên ngoài là mồ hôi.
18
Khai khiếu ở lưỡi nên khí ở tim điều hòa thì lưỡi phân biệt được 5 vị, tim cũng có khiếu thông ra tai như thận nên thận khí và tâm khí điều hòa thì tai phân biệt được tiếng nói. Khí phát ra là hà. Kho chứa của tim là ruột non; ngoài ra tim còn thông với mật nên đôi khi bệnh ở tim mà chữa ở mật, bệnh ở mật mà chữa ở tim. Mạch đi hồng đại mà trường, hoặc hồng đại mà hoãn, hoặc hồng đại mà tán. Mùi khê, vị đắng. Sợ nhiệt vì nóng quá thì động đến hỏa khí và làm hao tổn tâm huyết. Tang thần và chủ huyết. Tiếng phát ra là tiếng nói. Theo khí hậu bốn mùa tâm khí vượng về mùa hạ theo khí hậu trong một ngày tâm khí vượng vào giờ ngọ, tâm bào lạc khí vượng vào giờ tuất. Trên mặt trán chủ tim, nhất là chỗ giữa trán nơi sống mũi thẳng lên gần chân tóc. Ở trong mắt thì các gân máu thuộc tim. Ở hai tay thì ngón tay giữa, ngón tay út và lòng bàn tay thuộc tim. Ứng vào các mạch. Tim được coi như vị vua đứng đầu các phủ tạng nên thần minh từ đó phát ra, mọi việc vận động và tri giác đều ở tim Tâm bào lạc được coi như là vị sứ thần của tim nên mọi việc hỉ lạc đều phát xuất từ đó. Kinh mạch
19
Mạch của tim gồm có hai đường đều phát xuất từ tim; một đường qua phổi, lên yết hầu rồi vào mắt; một đường qua nách vào cánh tay phía trong, qua huyệt Thần môn vào lòng bàn tay và đi tới đầu ngón tay út. Mạch của tâm bào lạc, tuần qua hai bên sườn, đi vòng qua hai bên nách vào cánh tay phía trong, qua huyệt lao cung ở lòng bàn tay và đi vào huyệt trung xung ở ngón tay giữa. Bệnh trạng Bệnh ở tim thường nhẹ vào buổi sáng sớm nặng vào nửa đêm. Tim bệnh thì sách mặt đỏ, phát điên cuồng, sẩn ngứa, mình đau hoặc trái lại mặt tái mét, buồn phiền ít nói. Các sự buồn rầu lo nghĩ hoặc vui mừng quá đều có hại đến tim. Khí ở tim mà tuyệt sinh ra chứng lắc đầu trợn mắt. Tim hư tức hỏa hư thì hay sầu muộn thiếu máu. Tim thực thì phát nóng hay cười và có thể phát điên cuồng. - Các chứng ợ đều thuộc tim vì tim khí thượng nghịch lên trên làm hại đến phổi kim và không giúp được sự sinh hóa của tỳ thổ. - Các chứng đau và ngứa thường thuộc tim đường tông hải
20
21
22
giải thích đau là huyết tranh nhau với khí, ngứa là hỏa xô xát với phong nên đau và ngứa thuộc tim vì tim chủ huyết cùng thuộc hỏa. Đối với chứng tâm thống thì làm cho cả bụng đau vì tim là chủ của lục phủ và ngũ tạng. - Hỏa khí xâm phạm vào tim sinh ra chứng tâm phiền, nặng thì phát cuồng, hỏa khí ở tâm uất kết lại trong ngực sinh ra chứng kết hung. Huyết ở tim suy yếu sinh ra 23
chứng chính xung, trong lòng hồi hộp như sợ hãi; đôi khi huyết ở tim ứ trệ cũng sinh ra chứng chính xung. Thủy khí xâm phạm vào tim sinh ra chứng tâm quí. - Tâm cam đó là chứng cam trẻ con thuộc tim. Bệnh phát thì nóng, bứt rứt trong ngực, mặt đỏ, miệng lưỡi lở loét, khát nước, thích nằm ở các nơi mát, đôi khi đại tiện ra máu, đổ mồ hôi trộm, răng đau, hay giật mình. - Tâm di là chứng di tinh thuộc tim, nguyên nhân do hỏa khí ở tim không giao xuống thận dương vật không cử động được nữa. - Tâm đản là chứng hoàng đản thuộc tim, thường hay nóng ở tim. - Tâm giản đó là chứng kinh giản thuộc tim, lúc phát người ngã xuống mà còn kêu được, mặt đỏ, hơi thở ngắn, mắt trợn và lưỡi lè ra ngoài. - Tâm hãn đó là chứng xuất mồ hôi ở trước ngực, tâm hãn vì quá lo lắng làm huyết suy yếu mà mồ hôi xuất ra. - Tâm khái đó là chứng ho thuộc tim, mỗi lần ho là tim đau nhói, bệnh này nặng, yết hầu sẽ sưng thũng và bế tắc lại. - Tâm lao là chứng lao thuộc tim, hay hoảng hốt, kinh sợ, mộng tinh và đổ mồ hôi trộm. - Tâm ngược là chứng ngược thuộc tim, trong lòng buồn phiền, thích uống nước lạnh, phát rét chứ không phát nóng. - Tâm sán là chứng sán khí thuộc tim. Sách nội kinh nói: "Bệnh sán khí mà mạch của tim đi cấp, chỗ bụng dưới có hình nổi lên là chứng tâm sán". - Tâm tiêu đó là chứng tiêu khát ở thượng tiêu cũng còn gọi là phế tiêu, tân dịch ở thượng tiêu khô ráo nên khát nước đòi uống nước luôn.
24
- Tâm thủy đó là chứng thũng thuộc tim. Sách Kim quĩ nói: "Thủy tà ở tim gọi là tâm thủy, thân thể nặng nề cùng phiền táo, khí lực suy yếu, ngủ không được, bụng dưới nhất là bộ phận sinh dục sưng thũng". - Tâm trúng hàn là kinh lạc của tim hay tim tạng trúng hàn tà. Chứng tâm trúng hàn thì bệnh nhân cảm thấy trong bụng rất khó chịu, bệnh nặng thì ngực đau và đau suốt cả lưng, mình bứt rứt như bị trùng cắn. - Tâm trúng phong là phong tà vào kinh lạc của tim hay tim tạng. Nếu kinh lạc của tim trúng phong thì phát nhiệt, nằm không muốn dậy, trong lòng phiền muộn, ăn vào lại mửa ra, đôi khi hôn mê bất tỉnh. Nếu tim tạng trúng phong thì nói không được, nước bọt ứa ra đầy miệng. - Tâm trướng thì trong ngực cảm thấy khí đầy, bứt rứt, nóng, hơi thở ngắn và ngủ không được. - Tâm tý là chứng bệnh do khí ở tim bế tắc, yết hầu khô, hay phiền ăn không được, tinh thần hoảng hốt, hay nói mơ màng và ngủ không được. - Tâm ung thì giữa ngực phía dưới cổ sưng đỏ rất đau, người phát nóng lạnh, mặt đỏ và miệng khát. 4 - Thận a, Đại cương về hình dạng và chức vụ theo khoa học thực nghiệm Thận là hai cơ quan hình hạt đậu, mầu nâu đỏ, ở trong bụng nằm ở hay bên xương sống(ngang chỗ thắt lưng), mỗi quả nặng chừng 150gr, dài độ 12cm, rộng 7cm. Thận có chức vụ bài tiết nước tiểu, giải độc bằng cách thải ra ngoài cơ thể những chất cặn bã độc và những ngoại chất, điều hòa huyết áp duy trì thành phần hóa học bất biến của huyết tương, điều hòa pH của nội môi trường.
25
b, Quan niệm Đông Y * Sự phối hợp của khí hóa đối với thận Thận gồm có hai quả nặng 1 cân 1 lạng. Trong thận có mệnh môn hỏa nằm ở quả thận bên phải gốc ở tiên thiên, mệnh môn hỏa còn gọi là tượng hỏa hay long hỏa. Thuộc thủy hóa hàn Sắc chủ về sắc đen Âm thuộc về vũ Chí phát ra là khủng(sợ), tiếng là rên, biến động là lật(run). Dịch trấp tượng trưng cho bên ngoài là nước miếng. Khai khiếu ở tai Khí phát ra là sùy. Kho chứa của thận là bàng quang, ngoài ra thận còn thông với tam tiêu cho nên bệnh ở tam tiêu đôi khi phải dùng thuốc bổ thận. Mạch đi trầm mà hoạt. Mùi ung thối, vị mặn. Sự tươi tốt hiện ra ở tóc nên thận khí đầy đủ thì tóc tốt và đen. Sự sợ hãi cũng thường thuộc thận. Tàng tinh, chủ về xương, giữ ý chí con người, sinh ra khí và thu khí nên đêm ngủ khí về thận. Thận sợ táo vì táo khí làm tinh kiệt và thủy khô. 26
Thận là tiên thiên âm dương bao gồm cả thủy lẫn hỏa nên rất quan hệ đối với tính mệnh. Theo khí hậu bốn mùa thận khí vượng về mùa đông, theo khí hậu trong một ngày thận khí vượng vào giờ dậu. Trên mặt hai bên mép và dưới cằm thuộc thận, ở bụng thì từ rốn trở xuống thuộc thận, trong mắt con ngươi thuộc thận. Ứng vào chỗ xương sống ngang chỗ thắt lưng và răng. Thận được coi như vị quan gây ra sức mạnh nên các sự sự khôn khéo từ đó phát sinh ra. Kinh mạch Mạch của thận khởi từ huyệt Dũng tuyền, tuần dưới lòng bàn chân qua gót chân, cẳng chân phía trong, bắp đùi, lên bụng vào thận, tiếp tục lên phía trên xuyên qua màng cách mô vào phổi, qua vú, lên yết hầu vào lưỡi. Bệnh trạng Bệnh của thận thường ngáp và hay hắt hơi. Sự lo sợ làm hại thận. Thận khí tuyệt thì tai điếc, đại tiện bí, đái són, hay nói mơ màng, mắt trợn ngược. Bệnh thận phát vào đêm nặng vào lúc gần sáng, nhẹ vào buổi chiều. Thận hư thì đại tiện và tiểu tiện không thông hoặc không hãm được nghĩa là cứ tự động đi ra, lưng đau, xương sống ê ẩm và cứng đờ. Thận thực thì hạ tiêu bế tắc, và trướng hoặc đau, nơi giang môn cùng âm hộ hoặc dương vật đều cảm thấy nóng. Thường thường bệnh tại thận thì tai không nghe rõ, răng hư, hay rên, sắc diện xám hơi đen và ảm đạm. Bệnh suyễn lâu ngày liên quan tới thận vì thận thu khí và sinh sinh khí. Các chứng
27
hàn mà hai tay co rút hoặc buông duỗi, các chứng đau lưng, các chứng di tinh đều liên quan tới thận. - Mục thống đau mắt thuộc thận vì con ngươi thuộc thận. - Nha thống đau răng thuộc thận vì thận chủ xương và răng. - Nham phiến hoa là chứng ở bộ sinh dục có một cái nhọt cứng, sưng thũng đau thấu đến tim, sau đó nhọt toét ra như cái hoa lẫn cả mủ máu, ăn uống kém, người mệt dần mà chết. - Tai ù thuộc thận vì thận có khiếu thông ra tai. - Thận cam là chứng cam thuộc thận; có các triệu chứng như: người gầy còm, chân răng hôi thối, phát nóng lạnh, miệng mũi khô, chân lạnh, thích ăn mặn, đại tiện luôn. - Thận di thường là âm hư hỏa động gây ra các triệu chứng nhức đầu, nóng âm ỉ trong xương, di tinh, người xanh xao gầy yếu. - Thận đản là chứng hoàng đản thuộc thận; có các triệu chứng như: mắt vàng, tiểu tiện khó và nước tiểu đỏ. - Thận giản là chứng kinh giản thuộc thận khí phát thì sắc mặt xám, mắt giật, miệng sùi nước bọt, nằm thẳng như người chết. - Thận khái là chứng ho thuộc thận: có các triệu chứng như: khi ho thì đau ngang lưng nhất là ở chỗ xương sống và hay nhổ nước bọt. - Thận khí du phong hay thận phong là bệnh phong thuộc thận; có các triệu chứng: hai bắp chân sưng húp và nổi từng đám, những nơi nổi từng đám đen sẽ đau như lửa đốt.
28
- Thận lao là chứng lao thuộc thận; có các triệu chứng như: nếu thuộc hư hàn thì di tinh, tai ù, ngủ hay bị chiêm bao, mặt xám, lưng đau; nếu thuộc thực nhiệt thì tiểu tiện vàng đỏ, khi đi tiểu thấy đau và bộ sinh dục thường lở loét. - Thận ngược trong người cảm thấy lạnh, xương sống và lưng đau, đại tiện khó, tay chân lạnh. - Thận nuy còn gọi là cốt nuy, đau nhức tận trong xương không thể đi lại được. - Thận quết đầu thống là chứng phát quyết làm nhức đầu thuộc thận; có các triệu chứng như: nhức đầu, tay chân lạnh, ngực đầy. - Thận sán là chứng sán khí thuộc thận; có các triệu chứng như: dưới rốn đau quặn ra tận lưng, tiểu tiện luôn nhưng nước tiểu trong, mạch đi trầm sắc và vô lực. - Thận tiết là chứng tiết tả thuộc thận; có các triệu chứng như: gần sáng đi đại tiện hai ba lần. - Thận tiêu là chứng tiêu khát thuộc thận; có các triệu chứng như: phiền táo, khát nước, tiểu tiện luôn, người gầy, xung quanh lỗ tai có sắc đen. - Thận tâm thống do tà khí từ thận nhập vào tim làm đau suốt từ tim qua xương sống, không đứng thẳng được phải còng lưng xuống, chân tay run rẩy. - Thận thủy là chứng thũng thuộc thận; có các triệu chứng như: bụng lớn, rốn sưng, lưng đau, đại tiểu tiện cùng bí, toát mồ hôi ở hai bên háng, chân tay lạnh và mặt phát vàng. - Thận trúng hàn thì da xám, hơi thở kém, tai điếc, lưng đau và hay nằm mê. - Thận tý thường do đau nhức xương lâu ngày chưa khỏi, lại cảm thêm tà khí ở ngoài vào gây ra.
29
- Thận trướng thì bụng dưới sưng trưởng, thắt lưng và đùi đau. - Thận ung thì ở chỗ huyệt Kinh môn nổi lên một cái mụn nếu, thịt nổi lên sắc đỏ thì chữa được, nếu hãm vào và sắc đen thì khó chữa. 5 - Tỳ a, Đại cương về hình dạng theo khoa học thực nghiệm Tỳ gồm cả hai cơ quan lá lách và tụy tạng. Lá lách là một tuyến màu hung đỏ, dài 12cm, rộng 7cm, nặng độ 200gr ở trong bụng về phía trái và nằm dưới da dầy; tụy tạng là một tuyến chùm màu hồng, nặng độ 70gr ở dưới và sau dạ dầy, một đàu dính vào ruột non. b, Quan niệm Đông Y * Sự phối hợp của khí hóa đối với tỳ Tỳ nặng 2 cân 3 lạng, rộng 3 thốn, dài 5 thốn nằm ở bên phải Thuộc thổ hóa thấp Sắc chủ về sắc vàng Âm thuộc về cung. Chí phát ra là lự(lo nghĩ), tiếng thường là ca hát, biến động là uế(ọe). Dịch trấp phát ra bên ngoài là nước dãi (tức nước miếng chảy ra tự nhiên) Tỳ bệnh thì nước dãi chảy ra luôn, nếu tỳ lạnh thì nước dãi trong, nếu tỳ nóng thì nước dãi đục. Khai khiếu ở môi và miệng, thường phát hiện ra ngoài ở bốn chân tay. Khí phát ra là hô 30
Kho chứa của tỳ là bao tử, tỳ còn thông với ruột non giúp cho sự tiêu hóa đồ ăn. Mạch đi hoãn mà hòa. Mùi thơm, vị ngọt. Sợ thấp, tuy thấp thuộc tỳ nhưng thấp quá nhiều thành thủy, thủy thịnh thì tỳ thổ bệnh vì thổ khắc thủy, do đó các bệnh tả và thũng cũng thường thuộc tỳ. Tàng trí và ý tứ; hay gây ra tư lự, kiêm thống vả khí lẫn huyết, chủ về bắp thịt. Theo khí hậu bốn mùa tỳ khí vượng về mùa tứ quí nhất là tháng sáu, theo khí hậu trong một ngày tỳ khí vượng vào giờ tỵ. Trên mặt thì mũi, môi và miệng chủ tỳ; ở bụng thì trên rốn thuộc tỳ. Tỳ là hậu thiên âm dương, tất cả các phủ tạng khác đều bẩm thụ khí hóa ở tỳ để sinh hóa. Tỳ được coi như là vị quan coi kho giống như bao tử nên ngũ vị từ đó xuất phát. Kinh mạch Mạch của tỳ đi từ huyệt Ẩn bạch ở ngón chân cái, lần lượt qua mắt cá chân phía trong, cẳng chân, bắp đùi, thắt lưng, bụng vào tỳ, xuyên qua màng cách mô, lên lồng ngực, yết hầu vào cuống lưỡi. Bệnh trạng Bệnh của tỳ thường hay nuốt nước miếng vì nước miếng cứ chảy ra. Sự suy nghĩ và ăn uống quá độ đều hại đến tỳ. Khí ở tỳ tuyệt thì da vàng, mồ hôi toát ra, quanh miệng có sắc đen. Bệnh của tỳ phát nặng về buổi sáng, nhẹ về buổi chiều. Tỳ hư thì bốn chân tay vô dụng, ăn uống không tiêu và không ngon miệng, bụng
31
đầy mà hay lo nghĩ. Tỳ thực thì mình nặng, bụng đầy, bế khí. Thường bệnh ở tỳ thì ăn không ngon miệng, sắc mặt vàng, chân tay hơi phù thũng, bụng trướng. - Tỳ cam là bệnh cam trẻ con thuộc tỳ; có các triệu chứng như: mặt vàng, đầu to, thở gấp, hay khóc, hay ho, mũi đỏ, lưỡi khô, mắt có màng trắng, tóc khô, ngực bứt rứt, khát nước, ưa chỗ tối, ngày mát, đêm nóng, bụng đầy, chân tay cử động khó khăn, phân có mùi chua. - Tỳ di là chứng di tinh thuộc tỳ; bệnh phát mặt vàng, người gầy còm, tay chân mỏi mệt, di tinh. - Tỳ đản là bệnh hoàng đản thuộc tỳ; có các triệu chứng như: cơ thể phát vàng, miệng cảm thấy ngọt. - Tỳ giản là chứng kinh giản thuộc tỳ, lúc phát kinh ngã ra thì mặt vàng, bụng đầy, mắt trợn ngược, đại tiện lợi, tay chân duỗi thẳng. - Tỳ khái là chứng ho thuộc tỳ; có các triệu chứng như: khi ho thì hai bên sườn đau, đau ran lên vai và khắp lưng, bệnh nặng phải nằm im vì mỗi khi chuyển động lại càng ho dữ dội. - Tỳ lao thì người mỏi mệt, ăn không ngon miệng và không tiêu. - Tỳ ngược là chứng ngược thuộc tỳ; khi phát rét thì bụng đau; khi phát nóng thì bụng sôi và mồ hôi toát ra khắp chân tay. - Tỳ nuy đó là chứng nhục nuy; có các triệu chứng như: da thịt khô và tê cứng, khát nước luôn; nguyên do của chứng tỳ nuy là hỏa tà xâm phạm vào tỳ làm tân dịch ở tỳ và bao tử khô mà gây ra triệu chứng trên. - Tỳ sán là bệnh sán khí thuộc tỳ, có các triệu chứng như: âm nang hoặc túi chứa ngọc hanh sưng thũng và đau. 32
- Tỳ tâm thống là chứng đau bụng, mỗi khi đau cảm thấy như bị dùi đâm vào tim, đau suốt từ tim xuống rốn. - Tỳ tích còn gọi là chứng bĩ khí, là bệnh tích ở tỳ, bụng phình lớn, chân tay liệt và cơ thể phát vàng. - Tỳ tiết là bệnh đi tả thuộc tỳ; có các triệu chứng như: bụng đầy, đại tiện lỏng, ăn vào rồi mửa ngay. - Tỳ tiêu là bệnh tiêu khát ở trung tiêu, nguyên do tỳ bị táo nhiệt mà sinh ra; có các triệu chứng như: khát nước và đi tiểu luôn. - Tỳ thủy là chứng thũng thuộc tỳ; bệnh phát thì bụng to, tay chân nặng nề, tân dịch kém, hơi thở nhỏ, tiểu tiện khó. - Tỳ trúng hàn có các triệu chứng: bụng đầy tay chân co rút hay bị ợ hơi, ọe, đại tiện bí hoặc tiết. - Tỳ trúng phong có các triệu chứng như: phát nóng hâm hấp, người nôn nao như say rượu, hơi thở ngắn, chân tay không muốn cử động và không muốn ăn. - Tỳ trướng thì bụng đầy hay ọe, người nặng nề, nằm không yên. - Tỳ tý thì ngoài da đau đớn, tay chân mỏi mệt và hay ho. - Tỳ ung là chứng nhọt thuộc tỳ; lúc mới phát ở gần huyệt chương môn sưng đau, yết hầu khô, tiểu tiện ít, bụng đầy. - Tỳ ước là bệnh đại tiện táo kết. Trước đây khi đề cập tới tạng phủ Vương thanh Nhiệm nói: "Cổ nhân viết sách vẽ tạng phủ đã sai lầm, người sau cứ noi theo mà lập luận, gốc bệnh đã sai nên dầu cây viết có chạm rồng, thêu cọp, vá trăng, cắt mây đi nữa thì bệnh với tạng phủ 33
cũng chẳng hợp nhau" và Thầy thuốc xem bệnh trước hết phải rõ ràng tạng phủ. Vậy mà các sách của cổ nhân vẽ đồ hình thì sai lầm, lời nói thì hồ đồ và mâu thuẫn". Ngoài ra trong sách y lâm cải thác, Vương thanh Nhiệm không những đã bài bác mà còn sửa đổi những chỗ ông cho rằng cổ nhân sai lầm khi nói tới tạng phủ; nhưng ở đây để giữ tính cách khách quan chúng ta không phân biện như vương thanh Nhiệm; tuy vậy sự hiện diện của môn sinh lý học ngày nay cho chúng ta thấy nhiều điểm dị biệt về quan niệm xưa và nay đối với tạng phủ; do đó sau đây một vài điểm cần lưu ý khi đọc về phần luận tạng phủ ở trên. - Sự mô tả sơ lược về hình dạng và chức vụ của tạng phủ theo khoa học thực nghiệm chỉ có mục đích làm tăng thêm phần sáng tỏ cho vấn để. - Quan niệm Đông Y thiên về khí hóa nên khác hẳn quan niệm của khoa học thực nghiệm ngày nay. - Cổ văn thâm thúy ý nghĩa thường tại ngoài lời, khi tìm hiểu không nên câu nệ vào nghĩa đen của từng chữ từng câu, mà nên suy nghiệm sang cả phần âm dương ngũ hành thì mới đạt được ý. - Đơn vị đo lường xưa của Trung Hoa và Việt Nam thường không nhất định tùy thời và tùy nơi có sai biệt đôi chút, do đó đơn vị đo lường trong cuốn Nạn kinh tất khác biệt đơn vị đo lường ngày nay mặc dù cùng tên. - Đối với tạng phủ thì bốn tạng phủ sau đây cần lưu ý. 1, - Tam tiêu Theo như ngày nay cơ thể người ta không có phủ nào gọi là tam tiêu, đa số sách Đông Y đều chỉ ghi đo là khoảng không gian vô hình ở trong lồng ngực và bụng, Đường tông Hải bác bỏ lập luận trên và căn cứ vào Nội kinh "Tam tiêu là quyết độc chi quan" mà cho rằng tam tiêu là phần hữu hình; đó chính là các lớp liên kết ở 34
trong lồng ngực và bụng, nước của thức ăn và đồ uống bào bao tử sẽ ngấm thẳng vào tam tiêu mà đi khắp lục phủ ngũ tạng chứ không xuống ruột non, sau khi đi khắp lục phủ ngũ tạng nước sẽ tán xuất xuống bàng quang, một phần lớn thoát ra ngoài theo đường tiểu tiện; Đường tông Hải lại cho rằng tam tiêu khởi ở thận (chỗ mệnh môn) rồi thông với bàng quang để giải thích cái lẽ thận hợp bàng quang cùng tam tiêu. Những điều biện luận của Đường tông Hải ta nên tẩm xét lại vì theo khoa học ngày nay: Sự hấp thụ cước ở thanh bao tử rất ít, đa số nước được hấp thụ ở ruột non và một phần ở ruột già vì ở ruột già cũng có sự khử nước để cho ra các chất cặn bã. 2- Tim Trung Hoa cho tim tàng thần mọi việc vận động và tri giác từ đó phát xuất. Nhưng ngày nay chúng ta ta biết mọi sự vận động và tri giác đều phát xuất tại não. Một số người bênh vực y lý Trung Hoa nói: luận từ gốc thì chính tim là nơi phát xuất mọi sự vận động và tri giác chớ không phải não và nếu tim bị hủy hoại thì máu sẽ từ đâu mà phân phát đi các cơ quan được nữa, do đó mọi cơ quan bị tê liệt và người ta sẽ chết; lại nữa nếu tim khỏe mạnh tất khí huyết dồi dào con người trở nên minh mẫn ham hoạt động; nếu tim yếu tất người xanh xao ủ rũ làm việc không minh mẫn và ít thích hoạt động. Tuy thế với các thí nghiệm gần đây chúng ta biết nếu não bị hủy hoại con vật thí nghiệm có thể kéo dài đời sống một năm, nguyên vẹn và ngày nay nhiều người tim yếu mà rất thông minh, phải chăng ở đây không có sự tương hợp giữa Đông và Tây? 3- Thận và bàng quang Theo Trung Y con trai tinh khí phát xuất ở thận và con gái cũng nhờ thận và thọ thai; bàng quang là nơi chứa của thận nên có chứa tinh khí. Nhưng ngày nay chúng ta thấy nơi sản xuất tinh trùng ở đàn ông là dịch hoàn và nơi thành lập noãn của 35
đàn bà là noãn sào, cả hai cơ quan này đều không nằm trong thận hay bàng quang. Một số sách Đông Y nói cơ quan cân thiết cho sự sinh sản ở đàn ông là tinh thất, ở đàn bà là huyết thất hai cơ quan này nằm ở sau bàng quang và thuộc thận hệ, có lẽ hai cơ quan này Đông y ám chỉ dịch noãn và noãn sào chăng? Đối với bàng quang, Đường tông Hải căn cứ vào câu "Khí hóa tất năng xuất yên" mà cho rằng nước vào bàng quan thì một phần nhỏ hóa khí đi lên phía trên thành tân dịch, mộ phần lớn còn lại là cặn bã được tống ra ngoài, điều này chúng ta cũng nên thẩm xét lại vì nước đã vào bàng quang thì không tái hấp thụ nữa mà được tống hết ra ngoài. Đối với vị trí của mệnh môn hỏa thì có ba quan niệm: Mệnh môn hỏa nằm ở thận bên phải, mệnh môn hỏa nằm ở cả hai quả thận bên phải, mệnh môn hỏa nằm ở hai quả thận mệnh môn hỏa nằm ở khoảng giữa hai quả thận. Theo Hải Thượng Lãn Ông thận gồm có hai quả thận, thận bên trái là âm thủy, thận bên phải là dương thủy, giữa hai quả thận là mệnh môn hỏa, đặc biệt bên trái mệnh môn hỏa lại có chân thủy và bên phải mệnh môn hỏa có tướng hỏa hay chân hỏa. Hiện nay một số người căn cứ bởi các sự kiện suy yếu hoặc cắt bỏ nang thượng thận mà cho mệnh môn hỏa là nang thượng thận, vấn đề này cũng không được xác đáng lắm và cũng đã bị nhiều người đả kích. 4)-Tỳ Nhiều người cho rằng tỳ là lá lách nhưng thực ra tỳ bao gồm cả hai cơ quan lá lách(rale) và tụy tạng vì theo khoa học thực nghiệm ngày nay ta thấy. Lá lách là một cơ quan chứa máu, sản xuất bạch huyết bào, phá hủy các hồng huyết cầu già, ta có thể cắt bỏ lá lách mà con người vẫn sống.
36
Tuy tạng có hai nhiệm vụ: ngoại tiết có chức vụ tiết ra dịch tụy là một tiêu hóa rất quan trọng việc tiêu hóa các thức ăn ở ruột non; nội tiết có chức vụ tiết ra chất insuline ảnh hưởng đến số lượng đường trong máu. Theo quan niệm Đông Y ở trên thì tỳ thống huyết tức ám chỉ lá lách là nơi chứa máu; tỳ đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa như tỳ hư ăn uống không ngon, đồ ăn không tiêu, bụng đầy tức ám chỉ tụy tạng; ngoài ra Đông Y cũng qui bệnh đường niệu tức bệnh đái đường vào tỳ, cho rằng tỳ hư không ước thúc được vị ngọt do đó các chất ngọt theo nước tiểu ra ngoài mà gây ra bệnh đường niệu, nên khi trị bệnh đường niệu Đông Y dùng các vị thuốc bổ tỳ như hoài sơn; mặt khác ta thấy đối với Đông Y tỳ là hậu thiên âm dương một cơ quan rất quan trọng nếu thiếu tỳ tất không thể sống được, vậy mà chỉ cho tỳ là lá lách thì không đủ vì lá lách có thể cắt bỏ mà con người vẫn sống như thường và như thế lục phủ ngũ tạng của Đông Y thiếu mất tụy tạng sao?
37