Thích ứng dựa vào hệ sinh thái: Công cụ hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương

Page 1


Một số hình ảnh về rừng ngập mặn tại xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) và xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc), tỉnh Thừa Thiên Huế.


1

Giới thiệu Lũ lụt là một trong những loại thiên tai có sức tàn phá nhất, đặc biệt là ở khu vực Châu Á(1). Mực nước biển dâng, lượng mưa thay đổi do Biến đổi khí hậu, cũng như quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã làm gia tăng các nguy cơ lũ lụt ở các khu vực đô thị cũng như ven biển của các nước châu Á. Các nước đang phát triển chịu nhiều tác động của lũ lụt do những giải pháp ngăn chặn còn hạn chế (2). Hơn nữa, ở những nước đang phát triển, người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, cuộc sống của người dân ở các khu vực này đang bị đe dọa, họ phải tự tìm các giải pháp thích nghi để đảm bảo thu nhập của cuộc sống(3). Phụ nữ nằm trong nhóm dễ bị tổn thương, họ đang gặp những khó khăn nhất định trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị cũng như các rào cản pháp lý và tiếp cận cơ hội. Những rào cản về văn hóa – xã hội đã làm gia tăng tỷ lệ tử vong của phụ nữ do lũ lụt, tỷ lệ nghèo cao hơn, thất nghiệp nhiều hơn và thiếu các quyền cơ bản(4). Hơn nữa, phụ nữ phải chịu nhiều áp lực về tâm lý khi khi có thiên tai do phải đảm nhận vai trò chăm sóc gia đình của mình(4). Để hạn chế các tác động này, “các biện

Ảnh: Duy Hiếu

pháp công trình” như xây dựng đê điều, hồ chứa là các biện pháp trọng tâm chính để giảm thiểu lũ lụt ở nhiều nước khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam(5). Tuy nhiên, các biện pháp này có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến môi trường, gây ảnh hưởng đến các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương. Cách tiếp cận song song là sử dụng các giải pháp Thích ứng Dựa vào Hệ sinh thái (EbA). EbA được xem là giải pháp có thể bao gồm nhiều EbA “sử dụng các dịch vụ đa dạng hơn đến sinh học và hệ sinh thái như một các nhóm chiến lược thích ứng tổng thể. Bao dễ bị tổn gồm việc quản lý bền vững tài thương, nguyên và khôi phục hệ sinh thái để những cung cấp các dịch vụ nhằm thích người có ứng với các tác động của thiên tai nguồn và Biến đổi khí hậu”(6). sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách cung cấp cho họ nhiều lợi ích hơn. Những giải pháp này hứa hẹn sẽ giúp đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 5 (Bình đẳng Giới), 10 (Giảm bất bình đẳng) và 13 (Hành động Khí hậu).


2

Thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, tình trạng này dự báo là sẽ tồi tệ hơn trong tương lai(7). Trận lũ vào tháng 11/2017 gần đây đã làm 9 người chết và thiệt hại 830 tỷ đồng(8, 9) . Những tác động tiêu cực của lũ lụt làm cho việc thích ứng và quản lý lũ lụt trở thành vấn đề cấp bách. Đồng thời, các cộng đồng ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế với nguồn sinh kế không ổn định và thiếu các nguồn lực (tài chính) để phục hồi sau thiên tai. Trung bình cho thấy, 55% mức thu nhập của các hộ gia đình và dưới 20% nguồn thực phẩm tiêu thụ hằng ngày là từ các nguồn lợi thủy sản, điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên này. Ngoài ra, phụ nữ không có vai trò quyết định mạnh mẽ nên họ thường bị bỏ qua trong việc lập kế hoạch thích ứng và quản lý (10). Năm 2018, 02 giải pháp EbA sẽ được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tham gia thực hiện của Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Hội Phụ nữ và cộng đồng địa phương. Cả

hai giải pháp EbA với mục đích nhằm giảm thiểu tác động của lũ lụt và hỗ trợ sinh kế cho người dân. Tại khu vực nội thành của thành phố Huế, dự án sẽ phục hồi các ao hồ. Đây là những khu vực giữ nước quan trọng khi xảy ra mưa lớn. Hơn nữa, nhiều hộ gia đình sống gần hồ, hoặc đến thăm hồ: khoảng 50% số người được hỏi trả lời rằng họ đến thăm hồ ít nhất một lần trong ngày, điều này có nghĩa là hồ và diện mạo của chúng có tác động đáng kể đến những kinh nghiệm về môi trường của người dân. Tại Phá Tam Giang, dự án sẽ trồng mới một số diện tích rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn giúp giảm thiểu tác động của sóng, thủy triều và xói lở bờ biển. Hơn nữa, rừng ngập mặn giúp cải thiện chất lượng nguồn nước, cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy sản. Ở đây, dự án sẽ cung cấp các bằng chứng cho thấy việc sử dụng các giải pháp EbA, được ưu tiên lựa chọn bởi các nhóm dễ bị tổn thương.


3

Tiếp cận Trong nghiên cứu này, dự án tiến hành khảo sát hơn 1.000 bảng hỏi ở khu vực đô thị Huế và ven phá Tam Giang. Cuộc khảo sát toàn diện từ các thử nghiệm rời rạc được lựa chọn (DCE). DCE là phương pháp xác định giá trị được sử dụng rộng rãi thường được áp dụng để định giá hàng hóa chưa được bán trên thị trường. DCE bao gồm việc lựa chọn các nhóm khác nhau như là thay đổi về dịch vụ hệ sinh

ĐÔ THỊ

thái và mức chi trả cho những thay đổi này. Bằng cách so sánh sự cân bằng mà người trả lời có thể ước tính giá trị quy đổi tương đương của hàng hóa. Điều này cho thấy khả năng sẵn sàng chi trả (WTP) của các hộ gia đình địa phương về những thay đổi của các dịch vụ hệ sinh thái được tác động bởi các giải pháp EbA, xem Hình 1.

VEN BIỂN

Giảm thiệt hại do lũ lụt và bão

Giảm thiệt hại do lũ lụt và bão

Tính bền vững của các hoạt động giải trí

Phong phú các loài thủy sản khu vực đầm phá

Tăng lượng khách du lịch

Tăng lượng khách du lịch

Hình 1: Các dịch vụ hệ sinh thái với tác động của các hoạt động phục hồi ở khu vực đô thị thành phố Huế và phá Tam Giang.


4

Kết quả Kết quả cho thấy rằng các giá trị WTP đều ở mức dương cho tất cả các dịch vụ hệ sinh thái. Điều này cho thấy các hộ gia đình ở cả hai khu vực đều thấy lợi ích từ các giải pháp EbA mà họ sẵn sàng chi trả. Tại phá Tam Giang sự thay đổi có giá trị nhất là việc gia tăng các nguồn lợi thủy sản. Sự thay đổi về tính bền vững của các hoạt động giải trí, nghĩa là một khu đô thị sạch hơn với nhiều cơ hội cho các hoạt động giải trí được đánh giá cao nhất ở khu vực thành phố Huế. Để tìm hiểu xem EbA có bao hàm hơn hay không, dự án đã chia mẫu khảo sát thành hai mẫu phụ với sự khác biệt về giới và mức thu nhập.

Hình 2 và 3 WTP hiển thị cho các hộ gia đình ở mức trên và dưới thu nhập trung bình của các mẫu khảo sát. Các hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những lợi ích từ EbA. Trong khi các hộ gia đình này có ít tiền hơn để chi tiêu, tuy nhiên họ vẫn muốn tăng thêm thu nhập do những thiếu hụt hiện tại. Ví dụ, thiệt hại về tài sản ít hơn có nghĩa là chi phí sửa chữa ít đi và môi trường an toàn hơn, tăng lượng khách du lịch, các hoạt động giải trí dẫn đến tăng việc làm và cơ hội kinh doanh tốt hơn. Gia tăng các nguồn lợi thủy sản đưa đến sinh kế ổn định hơn và đảm bảo an ninh lương thực.

Bảo vệ Trung bình

Thủy sản Dưới trung bình

Du lịch Trên trung bình

Hình 2: WTP1 (Đồng/ tháng) cho hoạt động bảo vệ, giải trí và du lịch đối với các nhóm thu nhập ở khu vực thành phố Huế.

Hình 3: WTP2 (Đồng/ tháng) cho hoạt động bảo vệ, thủy sản và du lịch đối với các nhóm thu nhập ở khu vực phá Tam Giang.

Qua các mẫu khảo sát phụ về giới, phụ nữ có giá trị WTP cao hơn cho tất cả các dịch vụ của hệ sinh thái, ngoại trừ những thay đổi về du lịch ở thành phố Huế, nơi những giá trị về WTP ít nhiều giống nhau (xem hình 4 và hình 5). Sự gia tăng trong việc bảo vệ khỏi bão và lũ lụt không chỉ bảo vệ người phụ nữ mà còn bảo vệ cuộc sống của gia đình họ trong lũ lụt, các công việc cần thực hiện khi có lũ lụt và giảm thiểu tác động.

Những thay đổi tích cực về việc tăng nguồn lợi thủy sản, các dịch vụ vui chơi, giải trí có nghĩa là việc tạo ra một môi trường an toàn và dễ chịu hơn cho các gia đình. Sự phát triển của du lịch mang lại các cơ hội việc làm thú vị cho phụ nữ để tăng và ổn định thu nhập của họ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi ít phát sinh các cơ hội việc làm mới.

2 1

WTP để bảo vệ nhằm giảm thiểu 1% thiệt hại do bão và lũ lụt WTP cho vui chơi, giải trí thay đổi theo mức độ giải trí WTP cho tăng 1% lượng khách du lịch ở thành phố Huế

WTP để bảo vệ nhằm giảm thiểu 1% thiệt hại do bão và lũ lụt WTP cho tăng 1% lượng thủy sản ở khu vực đầm phá WTP cho tối đa là tăng 100 khách du lịch đến thăm rừng ngập mặn mỗi năm


5

Bảo vệ

Giải trí

Du lịch

Hình 4: WTP1 (Đồng/ tháng) để bảo vệ, giải trí và du lịch trong cả nam và nữ ở khu vực thành phố Huế.

Hình 5: WTP2 (Đồng/ tháng) để bảo vệ, thủy sản và du lịch trong cả nam và nữ ở khu vực phá Tam Giang.

Khả năng áp dụng

Dự án ResilNam

EbA là một giải pháp có thể thích ứng với Biến đổi khí hậu và giảm rủi ro thiên tai đồng thời tăng khả năng chống chịu với lũ lụt của những đối tượng đặc biệt dễ chịu tác động. Các nghiên cứu tập trung vào vai trò của phụ nữ, người nghèo trong các giải pháp EbA được thực hiện ở miền Trung, Việt Nam, bằng chứng là các hoạt động phục hồi ao hồ, trồng rừng ngập mặn. Các hộ gia đình có thu nhập thấp cũng như phụ nữ ở khu vực đô thị và ven biển đều nhận thấy những giá trị cao hơn từ sự thay đổi do các giải pháp EbA mang lại, không chỉ giảm tác động của Biến đổi khí hậu mà còn tạo ra các sinh kế mới và đảm bảo thu nhập. Do đó, nên xem xét và bổ sung các biện pháp công trình như xây dựng đê hoặc hồ chứa với các giải pháp của EbA và xem xét các địa điểm mà giải pháp EbA có thể thay thế hoàn toàn các biện pháp công trình.

Ngoài tóm tắt chính sách này, dự án ResilNam sẽ bổ sung những phát hiện bằng cách đưa ra các khuyến nghị liên quan đến:  Khoảng cách giới với khả năng chống chịu lũ lụt trên toàn tỉnh;  Các tác động có thể xảy ra của lũ lụt (đối với cả hai giới);  Động lực giới trong quản lý rủi ro thiên tai;  Các dự án thích ứng ở cấp cộng đồng. Các khuyến nghị chính sách với tất cả những hoạt động của người dân có thể giúp tăng khả năng chống chịu của các cộng đồng ở khu vực đô thị và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, dự án ResilNam trực tiếp đầu tư và thực hiện các biện pháp Thích ứng dựa vào hệ sinh thái, phối hợp với các bên liên quan ở địa phương để tăng khả năng chống chịu với lũ lụt và tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai.

Tóm tắt chính sách và thông tin về dự án, vui lòng truy cập: weADAPT platform. Liên lạc:  Phạm Thị Diệu My (CSRD, Việt Nam): dieumy.csrd@gmail.com  Philip Bubeck (Trường Đại học Postdam – Đức): bubeck@uni-potsdam.de  Ralph Lasage (IVM, Hà Lan): ralph.lasage@vu.nl


Tài liệu tham khảo 1. Bubeck P, Otto A, Weichselgartner J. Tác động xã hội do các nguy cơ ngập lụt. Trong: Nghiên cứu bách khoa từ điển Oxford về Khoa học tự nhiên. 2017. 2. Nhóm đánh giá độc lập. Các mối nguy hiểm của tự nhiên: Rủi ro đến phát triển. Đánh giá IEG thảm họa tự nhiên với sợ hỗ trợ của Ngân hàng thế giới. Washington D.C., USA: Ngân hàng Thế giới. 3. IMF và Ngân hàng Thế giới. Năng lượng sạch và Phát triển: Hướng đến khung đầu tư. Dc 2006–0002. Washington, D.C., USA: Ngân hàng Thế giới. 4. Bubeck P, Hudson P, Phạm Thị Diệu My. Khác biệt giới trong khả năng chống chịu lũ lụt Bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. 2018. 5. ISPONRE. Khung hoạt động thích ứng dựa trên hệ sinh thái với Biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Chính sách hỗ trợ tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, Việt Nam 6. Ban thư ký Công ước Đa dạng Sinh học: Kết nối đa dạng sinh học, thích ứng và giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu. Báo cáo thứ hai của nhóm chuyên gia kỹ thuật đặc biệt về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu. 7. MONRE. Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi tường và Bản đồ Việt Nam 2011. 8. KTTV. Thừa Thiên Huế: Khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ. 2017 [trích dẫn 11/1/2018]. 9. VietNam News: Lũ lịch sử tấn công Huế - 2017 [trích dẫn 19/12/2017 ]. 10. Phạm Thị Diệu My, Lâm Thị Thu Sửu: Nhu cầu và vai trò Giới trong việc xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu ở thành phố Huế: Báo cáo IIED Việt Nam số.: Mạng lưới các thành phố Châu Á chống chịu với khí hậu, báo cáo giấy trang 33, 2015.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.