2016 Báo cáo thường niên CSRD

Page 1

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)


VỀ CHÚNG TÔI “Vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng” Chúng tôi làm việc nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo nguồn sinh kế cho các cộng đồng nghèo, cộng đồng dễ bị tổn thương, cộng đồng sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cộng đồng sống ven biển và các vùng đầm phá. Ở những cộng đồng này, cuộc sống của họ đang bị đe dọa do quá trình phát triển xã hội, tác động tiêu cực của biền đổi khí hậu như nước biển dâng, ngập lụt, bão, xói lở bờ sông, bờ biển.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) là một tổ chức Phi Chính phủ (NGO) tại Huế với mục tiêu hoạt động nhằm mang lại sự công bằng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương do các yếu tố bên ngoài. Chúng tôi xây dựng khả năng chống chịu cho các cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi Biến đổi khí hậu, quá trình xây dựng thủy điện, phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. 1. 2.

3.

4.

Chúng tôi thực hiện các vấn đề này thông qua 4 hoạt động chính: Nghiên cứu thực tế các vấn đề từ cấp cộng đồng và đảm bảo quá trình cập nhật thông tin ở tất cả các giai đoạn thực hiện dự án. Tạo ra sự thay đổi và nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các khóa tập huấn và vận động. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng khu vực vùng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, giúp họ hiểu biết hơn và nói lên được vấn đề của mình. Xây dựng các dự án thí điểm về trồng rừng ngập mặn, ủ phân vi sinh, giáo dục trẻ em về thay đổi nhận thức và hành vi. Chúng tôi thiết lập mối quan hệ đối tác với các cộng đồng địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, nhiều tỉnh khác của Việt Nam và cả các nước giáp biên giới trong khu vực. CSRD hỗ trợ cho các cộng đồng khó khăn và dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về quyền, vận động chính sách và cung cấp những hỗ trợ thiết thực khác. Tất cả các dự án đều được quản lý chặt chẽ và nhận được sự tương tác từ người dân và chính quyền địa phương. Các dự án của chúng tôi đều dựa trên những kết quả nghiên cứu của đội ngũ nhân viên có kiến thức cao và giàu kinh nghiệm. Chúng tôi làm việc để đảm bảo sự thay đổi tích cực cho tương lai của người dân Việt Nam. 2


“Sứ mệnh và công việc của chúng tôi là tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam”.

BÀ PHẠM THỊ DIỆU MY – GIÁM ĐỐC CSRD Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến

vấn đề luôn là khó khăn lớn của không chỉ riêng

tất cả các nhà tài trợ, các đối tác, bạn bè và các

CSRD mà còn với các tổ chức Xã hội dân sự (CSO)

đồng nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong

khác.

nhiều năm qua. Sự đóng góp và hỗ trợ của tất cả

Một khó khăn khác mà CSRD đang phải đối

mọi người đã giúp CSRD có những tiến bộ và

mặt là vấn đề tìm kiếm nguồn tài trợ. CSRD đã

thành công như ngày hôm nay.

hướng đến hình thức doanh nghiệp xã hội – mô

Trong năm 2016 với sứ mệnh hoạt động

hình cửa hàng rau sạch Susu Xanh Huế và tổ chức

của mình CSRD đã thực hiện rất nhiều dự án liên

các chuyến tham quan, học tập đến các vùng dự

quan đến phát triển xã hội và biến đổi khí hậu.

án, mô hình mà CSRD đã và đang thực hiện. Hai

CSRD đã thành công trong việc thành lập và hỗ trợ

mô hình đã đi vào vận hành và tạo ra những giá trị

10 cộng đồng ở 05 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

tích cực hướng đến cộng đồng.

nghiên cứu về tác động do xây dựng đập thủy

Khó khăn là điều đang tồn tại và chúng tôi

điện, thí điểm đánh giá tác động giới (GIA) ở hệ

chưa bao giờ muốn dừng lại vì lý do đó. Trong

thống sông 3S, xây dựng bản đồ GIS về khu vực ô

năm 2017 và những năm tiếp theo CSRD đặt ra

nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở Quảng Trị và

các mục tiêu nâng cao bình đẳng giới, nâng cao

Thừa Thiên Huế, tăng cường Bình đẳng giới và

năng lực, hỗ trợ về mặt pháp lý, hỗ trợ các hoạt

trao quyền cho phụ nữ trong hoạt động sinh kế,

động phát triển cộng đồng, tất cả những mục tiêu

hoạt động xã hội. Thông qua các hoạt động dự án

này không thể thiếu sự đồng lòng, hỗ trợ từ quý

của mình, CSRD đã kêu gọi sự tham gia của các cơ

vị. Những sáng kiến, những ý tưởng, những đóng

quan, chính quyền, các hội từ cấp cơ sở đến cấp

góp của các bạn sẽ giúp chúng tôi hoàn thành mục

tỉnh, các tổ chức xã hội dân sự trong cả nước, tập

tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Mọi thông

đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sự tham gia của

tin và bất kỳ câu hỏi nào xin vui lòng liên hệ với

báo chí trong các hoạt động truyền thông về kết

chúng tôi theo địa chỉ email: info@csrd.vn ,

quả dự án và sự tham gia của nhiều các cộng đồng

website: csrd.vn

khác nhau. Quá trình làm việc đã gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Việc huy động các bên liên quan quan tâm và cùng tham gia vào giải quyết

Giám đốc CSRD – Bà Phạm Thị Diệu My 3


TỪ THÀNH VIÊN BAN CỐ VẤN – ÔNG NGUYỄN QUÝ HẠNH Tôi có may mắn là thành viên sáng lập và vinh dự là thành viên Ban cố vấn CSRD trong gần mười năm qua. Điều làm tôi luôn cảm phục và trân trọng chính là lòng nhiệt huyết không giao chuyển của CSRD theo đuổi các lĩnh vực phát triển không theo lối mòn đã chọn và sự cống hiến bền bĩ của CSRD dành cho các cộng đồng còn khó khăn và chịu nhiều thiệt thòi ở khu vực, Việt Nam và dần kết nối với toàn vùng. Sự phát triển nhanh chóng của xã hội con người, kéo theo những tác động và biến đổi của hệ sinh thái tự nhiên đang đưa chúng ta vào một kỷ nguyên địa chất mới, kỷ nhân sinh (Anthropocene). Chính chủ nghĩa nhân bản (anthropocentrism), coi con người là trung tâm và quan trọng nhất của vũ trụ là nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng sinh thái và bất công gia tăng giữa người và người, giữa con người và các thực thể khác trên trái đất. Trong bối cảnh đó, các cộng đồng khó khăn càng dễ bị tổn thương hơn nhiều. Trong khi đó, kiến thức tích lũy và năng lực thích ứng để họ đảm bảo cuộc sống phát triển bền vững trong nhiều trường hợp bị vô hiệu hóa. Trong năm 2016, CSRD với chuyên môn cao được xác lập theo thời gian trên các lĩnh vực cụ thể như phát triển cộng đồng tổng hợp, giới, biến đổi khí hậu, phát triển thủy điện, quản lý tài nguyên nước và

đất tiếp tục tạo ra các tác động tích cực đáng ghi nhận, không chỉ đối với cộng đồng địa phương mà các bên liên quan khác, bao gồm khu vực tư nhân. Các cách thức tiếp cận khuyến khích sự tham gia của nhiều bên liên quan, phát triển mạng lưới địa phương và liên kết vùng, vận động chính sách dựa trên bằng chứng và sáng tạo tri thức có sự tham gia tiếp tục được thúc đẩy trong các chương trình và dự án CSRD khởi xướng. Năm 2017 được tiên liệu không ít thách thức cho CSRD trên các mặt tài chính, mở rộng mạng lưới, hỗ trợ nhu cầu mới của cộng đồng và tiếp tục đi tiên phong trong một số mảng hoạt động kiến tạo xã hội. Các hướng đi như phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội, tăng cường trao đổi học thuật, quản trị dựa vào tri thức, hoặc tham gia nhiều hơn vào các vấn đề xuyên biên giới có thể giúp CSRD khai thác những miền đất mới trong năm này. Tôi đánh giá rất cao những thành quả CSRD đã gặt hái trong năm 2016. Ban cố vấn và bản thân tôi tin tưởng chắc chắn rằng, với sự kích hoạt năng lượng trẻ dồi dào từ đội ngũ lãnh đạo mới cũng như toàn thể cán bộ nhân viên, CSRD sẽ tiếp tục phát đạt trên hành trình thực hiện sứ mệnh xây dựng các cộng đồng vững mạnh của mình, đặt con người làm hạt nhân của sự phát triển bền vững trong hệ sinh thái nhân văn hoàn thiện./.

Tiến sĩ Nguyễn Quý Hạnh Thành viên Ban cố vấn của CSRD

TRANG THÔNG TIN CỦA CSRD - Trang web: csrd.vn - Trang fanpage: Centre for Social Research and Development (CSRD) Chúng tôi sử dụng trang web và trang fanpage để thông tin, truyền thông. Ở các trang thông tin có cả tiếng Anh và tiếng Việt, rất thuận tiện cho người đọc có thể tìm hiểu các thông tin, hoạt động và sự kiện được CSRD cập nhật thường xuyên. 4


HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN THÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIỚI LƯU VỰC SÔNG 3S Ở VIỆT NAM

Đánh giá tác động Giới là cần thiết đối với các dự án phát triển.

Nhà tài trợ: Oxfam Novib và Oxfam Úc (Trong khuôn khổ dự án lồng ghép Inclusion Project) Thời gian hoạt động: 8/2015 -7/2017 Địa điểm: Thừa Thiên Huế và Đak Lăk, Việt Nam

Mục tiêu tổng quát của dự án nhằm hỗ trợ các công ty thủy điện và cơ quan nhà nước liên quan cân nhắc đến vai trò về Giới trong quá trình phát triển thủy điện ở khu vực dọc sông 3S tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. CSRD đã triển khai rất nhiều các hoạt động nhằm hiểu rõ hơn tác động về giới đối với sinh kế người dân địa phương tại các thủy điện A Lưới và Serekok 3, thúc đẩy các công ty thủy điện và cơ quan nhà nước quan tâm đến các vấn đề liên quan đến giới và lồng ghép Giới vào quá trình ra quyết định đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách về Giới hiện đang công tác tại Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), hội Phụ nữ địa phương, công ty GENCO 1 và 3 của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đến thời điểm hiện tại CSRD đã thiết lập mạng lưới các cộng đồng, tổ chức liên quan đến hoạt động đánh giá tác động giới. Bên cạnh đó, hội thảo vùng cũng đã được tổ chức nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu tại khu vực sông 3S ở Việt Nam. Nghiên cứu lồng ghép đánh giá tác động Giới đồng thời nâng cao năng lực cho cộng đồng, các cơ quan chuyên môn, đơn vị phát triển dự án là bước đi quan trọng mà CSRD hướng đến.

Hoạt động chính: 1. Đánh giá tác động Giới của Thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Đánh giá tác động Giới của Thủy điện Srepok 3, 4 và 4A. 3. Hội thảo trao đổi kết quả Nghiên cứu đánh giá tác động Giới của Thủy điện tài Lào và Việt Nam. Kết quả đã đạt được 1. Nghiên cứu thực địa về Tác động Giới của thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. 01 báo cáo về tác động Giới của thủy điện A Lưới 3. Nghiên cứu thực địa về tác động Giới của thủy điện Srepok 3,4 và 4A tại tỉnh Đak Lak 4. 01 báo cáo về tác động Giới của Thủy điện Srepok 3,4 và 4A tại tỉnh Đak Lak 5. 01 Hội thảo trao đổi kết quả nghiên cứu giữa Lào và Việt Nam tại Hà Nội

Hội thảo chia sẻ kết quả và kết nối vùng nghiên cứu – nhóm cộng đồng đến từ Lào.

5


TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO CÁC CỘNG ĐỒNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN

Ngoài thực hiện nghiên cứu tri thức bản địa, dự án năm nay còn hỗ trợ pháp lý cho các cộng đồng.

Nhà tài trợ: Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) Thời gian hoạt động: 2016 Địa điểm: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đak Nông và Đak Lăk, Việt Nam Kế thừa kết quả của các hoạt động từ các năm trước, năm 2016 CSRD tiếp tục dự án “Thúc đẩy phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển và giám sát thủy điện ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam”. Dự án được thực hiện từ 3-7/2016 ở các cộng đồng ven sông ở cả thượng lưu và hạ lưu các đập thủy điện được xây dựng trên các lưu vực sông của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đaklak, và Đak Nông. Nhóm nghiên cứu CSRD đã gặp gỡ đại diện các người dân chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện trong một cuộc họp các mạng lưới các cộng đồng về việc thảo luận các biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả cao trong các cuộc đối thoại với chủ đầu tư, các chủ dự án đền bù tái định cư vào tháng 3/2016 tại thành phố Buôn Ma Thuột. Kết thúc hội thảo đầu tiên, CSRD hỗ trợ cho 10 nhóm cộng đồng ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tiến

hành các hoạt động giám sát tác động của các công trình thủy điện đến sinh kế và môi trường ở địa phương. Sau 3 tháng áp dụng các phương pháp nghiên cứu đã được tập huấn và các nhóm nghiên cứu cộng đồng báo cáo kết quả giám sát, CSRD tổ chức các chuyến đi điền dã với các cuộc phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm và quan sát hiện trường (có ghi âm và ghi hình) ở 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đak Lak và Đak Nông trong những tháng tiếp theo. Và các hoạt động giám sát tại cộng đồng được thực hiện bởi những người dân tại vùng bị ảnh hưởng kéo dài cho tới hết tháng 8 với sự hỗ trợ của các chuyên gia về chuyên môn và tư vấn về pháp lý của luật sư. Theo tiếp cận nghiên cứu hành động, đề tài này được thực hiện với sự tham gia của các nhóm nông dân nòng cốt mà CSRD đã xây dựng từ hơn ba năm trước đây. Các nhóm nông dân đã cùng tham gia thu thập, phân tích thông tin và đưa ra những biện pháp hoạt động để, chủ yếu là đối thoại với các nhà đầu tư, chính quyền địa phương để khắc phục các hậu quả của các dự án thủy điện và cải thiện cuộc sống của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của các nhóm cộng đồng cũng đã được chia sẻ ở Diễn đàn nhân dân lần thứ 3: Thủy điện miền Trung – Tây Nguyên, mối quan tâm và trách nhiệm của các bên liên quan vào đầu tháng 12 tại thành phố Đà Nẵng. Từ những ý kiến phản ảnh thực trạng và kiến nghị của người dân; những ý kiến phân tích của các đề tài nghiên cứu, Diễn đàn đã tổng hợp đề xuất, những khuyến nghị với các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý các quy hoạch và các dự án thủy điện cũng như các tổ chức hỗ trợ các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện nhằm cải thiện môi trường cũng như sinh kế cho các hộ dân cư ở đây. 6


GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP

Người dân sử dụng thuốc BVTV như một biện pháp “hữu hiệu” nhất cho canh tác nông nghiệp và bất chấp những hệ lụy về sức khỏe và môi trường.

Nhà tài trợ: Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) Thời gian hoạt động: 9/2016 – 6/2017 Địa điểm: Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, Việt Nam

Dự án “Nâng cao nhận thức và hành động đối phó với ô nhiễm hóa chất và nguồn nước ở miền Trung Việt Nam” thực hiện dựa trên những kết quả nghiên cứu năm 2015 về Kiến thức – Thái độ - Hành vi (KAP) của người dân địa phương và các bên liên quan về vấn đề sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, các kho chứa và tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu giải quyết các vấn đề ô nhiễm hóa chất trong nông nghiệp và ô nhiễm nguồn nước ở tại 2 tỉnh là Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị. Dự án đã thiết lập bản đồ GIS, chỉ ra nơi đang có các kho chứa, bao gồm các thông tin quan trọng khác liên quan đến các kho chứa thuốc, các khu vực bị ảnh hưởng và các khu vực ô nhiễm nước. Bên cạnh đó là các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng sẽ có gần 1.000 người tham gia và hưởng lợi từ dự án trực tiếp hoặc gián tiếp từ dự án. Yếu tố lồng ghép giới sẽ được thực hiện xuyên suốt dự án với mục tiêu lắng nghe tiếng nói của nữ giới, họ sẽ là “nhân tố chính” cho các hoạt động tập huấn chia sẻ kiến thức, tham gia các hoạt động thực địa trong quá trình lập bản đồ GIS và trong hầu hết hoạt động dự án.

TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ Thúc đẩy bình đẳng giới ở các đập thủy điện khu vực sông 3S thông qua việc tạo điều kiện phát triển kinh tế cho phụ nữ ở tại 3 huyện của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đak Lak và Đak Nông, thúc đẩy Đánh giá tác động xã hội (SIA), Đánh giá tác động Giới (GIA) nhằm mục tiêu toàn diện và có trách nhiệm hơn trong ĐTM, các quy định trong chính sách liên quan đến phát triển thủy điện ở Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể của dự án: - Tăng cường môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của phụ nữ bị ảnh hưởng do các đập thủy điện A Lưới và Srepok 3. - Ủng hộ cho việc tiến hành SIA và GIA trong quá trình ĐTM của các đập thủy điện tại Việt Nam - Tăng cường năng lực nữ giới dọc theo hệ thống sông 3S và khu vực biên giới để cùng nhau nói lên tác động của các đập thủy điện.

Tăng cường năng lực cho nhóm phụ nữ và thanh niên để họ chủ động tiếp cận thông tin và trở thành những tác nhân thay đổi cho cộng đồng.

Nhà tài trợ: Oxfam Novib và Oxfam Úc (Trong khuôn khổ dự án lồng ghép Inclusion Project) Thời gian hoạt động: 9/2016 – 6/2017 Địa điểm: Thừa Thiên Huế và Đak Lak, Việt Nam 7


HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN NGOÀI DỰ ÁN SUSU XANH – CỬA HÀNG RAU SẠCH HUẾ

Susu Xanh mong muốn mang đến cho người tiêu dụng thực phẩm sạch và an toàn.

Thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Nhóm Susu xanh – Nông sản sạch Huế. Thời gian: từ năm 2016 Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Việc sử dụng các loại hóa chất thuốc BVTV tràn lan, không tuân thủ các hướng dẫn trên bao bì, cách ly không đúng thời gian … trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế dẫn đến nhiễm bẩn nông sản và gây ô nhiễm môi trường như đất, nước, không khí,… Từ những thực tế đó, CSRD đã liên hệ, tìm kiếm từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau ở Huế để có thể tìm nguồn cung ứng rau sạch, an toàn và tốt nhất cho người tiêu dùng. Ngày 18/01/2016 CSRD hỗ trợ Nhóm Susu Xanh khai trương cửa hàng Susu Xanh tại địa chỉ 32 Đống Đa, Huế. Các sản phẩm tại Susu Xanh phải đạt được 5 tiêu chí mà Susu Xanh hướng đến đối với nguồn thực phẩm sạch là không thuốc trừ sâu, không phân hóa học, không chất kích thích, không chất bảo quản và không là thực phẩm biến đổi gen. Đến thời điểm hiện tại, có 8 hộ trồng rau sạch các loại cung ứng nguồn hàng thường xuyên cho Susu Xanh, bên cạnh đó là rất nhiều các nguồn hàng về nước mắm, muối hữu cơ, mật ong, tinh dầu các loại,…từ các dự án về thực phẩm hữu cơ trên khắp các nước. Trung bình mỗi ngày cửa hàng Susu Xanh đón từ 50-60 lượt khách mua hàng. Trong thời gian tiếp theo Susu Xanh sẽ mở thêm 01 cửa hàng rau sạch ở thành phố Đà Nẵng, với hướng phát triển là doanh nghiệp xã hội lợi nhuận thu được sẽ hỗ trợ lại cho cộng đồng, người nông dân nhằm phát triển hoạt động canh tác nông nghiệp sạch.

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Du lịch dựa vào cộng đồng là một hướng phát triển kinh tế bền vững. Nguồn thu từ mô hình hoạt động mới này không những góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình ở các vùng nông thôn, miền biển, miền núi mà còn giúp người dân nhận thức rõ hơn giá trị của tài nguyên thiên nhiên. Trong năm qua CSRD đã tổ chức 05 chuyến tham Du lịch dựa vào cộng đồng mang lại nhiều trải quan cộng đồng và mở rộng hơn đến các điểm vùng dự án mà CSRD đã và đang hỗ trợ, nhằm giới thiệu và chia sẻ thông nghiệm thú vị cho người tham gia. tin liên quan đến những vấn đề khó khăn về phát triển xã hội Thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu mà người dân Việt Nam đang phải đối mặt. Phát triển Xã hội. Mọi thông tin liên quan đến chương trình tham quan, Thời gian: từ năm 2016 du lịch đến các vùng dự án, dự án của CSRD xin vui lòng liên Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt hệ theo địa chỉ email: info@csrd.vn Nam 8


ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG VÙNG LŨ LỤT TỈNH QUẢNG BÌNH Ngày 10/12/2016 hoạt động ủng hộ “Lũ lụt miền Trung” đã trao 260 suất quà cho 96 hộ dân ở xã Văn Hóa, 80 suất quà cho các em học sinh ở trường tiểu học Văn Hóa huyện Tuyên Hóa và 84 suất quà cho trường tiểu học số 1 Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hoạt động ủng hộ do 03 tổ chức phối hợp thực hiện là Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD), Hội Hữu nghị Việt – Úc tại Huế (VAFA) và Cựu học sinh Úc tại Việt Nam (VGAC). Tổng số tiền quyên góp được 35.645.350đ tiền mặt và rất nhiều Số tiền ủng hộ không nhiều nhưng là nguồn động viên lớn quần áo, vật dụng sinh hoạt của nhiều nhà hảo giúp người dân tỉnh Quảng Bình vượt qua khó khăn tâm trong cả nước gửi đến đồng bào vùng lũ lụt. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Phát Hoạt động đã diễn ra vào tháng 15/10/2016 và triển Xã hội (CSRD), Hội Hữu nghị Việt – Úc tại Huế kéo dài đến 30/11/2016. Khu vực miền Trung (VAFA) và Cựu học sinh Úc tại Việt Nam (VGAC) không năm nào không hứng chịu các đợt lũ lụt Thời gian thực hiện: 10-11/2016 nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến đời sống của Địa điểm: huyện Tuyên Hóa và Bố Trạch, Quảng người dân. Bình, Việt Nam.

ẤN PHẨM NĂM 2016 - Báo cáo nghiên cứu Đánh giá tác động giới (GA) “Tăng cường cơ hội cho doanh nghiệp nữ/ Nâng cao vai phụ nữ trong sản xuất kinh doanh” – tiếng Anh. - Báo cáo Nghiên cứu “Hướng đến nữ lãnh đạo và kinh doanh: Nghiên cứu Thái độ - Hành vi – Kiến thức (KAP) khi phụ nữ tham gia làm kinh doanh” – tiếng Anh. - Báo cáo nghiên cứu “Tác động của các dự án thủy điện đến cộng đồng” – báo cáo nghiên cứu của dự án Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) – tiếng Việt. - Khuyến nghị chính sách “Những vấn đề thể chế và chính sách ở các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện miền Trung, Tây Nguyên” - dự án Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) – tiếng Việt.

HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA CSRD CSRD với nhiều mảng hoạt động khác nhau và khẳng định mình thông qua nhiều báo cáo nghiên cứu có chất lượng liên quan đến Giới, biến đổi khí hậu, thủy điện, phát triển xã hội ở nhiều vùng địa bàn trải dài trên khắp cả nước. Năm 2016, chúng tôi cũng đã tham gia hoạt động làm tư vấn cho các dự án về các mảng nghiên cứu khác nhau, cụ thể đó là Nghiên cứu “Tăng cường cơ hội cho doanh nghiệp nữ/ Nâng cao vai phụ nữ trong sản xuất kinh doanh” và “Hướng đến nữ lãnh đạo và kinh doanh: Nghiên cứu Thái độ - Hành vi – Kiến thức khi phụ nữ tham gia làm kinh doanh” Chương trình được tài trợ của Bộ Ngoại giao Chính phủ Hà Lan và được quản lý bởi tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), dự án Quản lý chất thải Rắn của tổ chức Japan International Cooperation Agency (JICA).

9


NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NỮ GIỚI TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH Nghiên cứu được tiến hành ở 4 tỉnh bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với trường hợp nghiên cứu của từng tỉnh. Nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ nông thôn và bán nông thôn ngày nay đảm nhận 3 vai trò là trong gia đình, phát triển kinh tế và ở cộng đồng. Mặc dù sự phân công vai trò được quyết định về mặt văn hóa nhưng một số trường hợp thì không hề có sự thay đổi, phụ nữ đang gặp phải những khó khăn nhất định khi tham gia vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nghiên cứu cũng phát hiện rằng phụ nữ có thể thỏa thuận với nam giới trong việc đưa ra quyết định và quản lý, những kiến thức, thái độ và hành vi của phụ nữ cũng đã có những chuyển biến tích cực. Nghiên cứu đã đưa ra nghiên khuyến nghị trong việc chuyển tài các giải pháp chung về bình đẳng giới và trao quyền trong kinh doanh cho phụ nữ, các giải pháp cụ thể cho từng tỉnh trong việc làm thể nào để trao quyền trong kinh doanh cho phụ nữ, đó là chiến lược quan trọng để đạt được bình đẳng giới và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam.

Thay đổi chuẩn mực giới làm hạn chế cơ hội tiếp cận của nữ giới trong kinh doanh thông qua việc thay đổi hành động.

Thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Thời gian: 2016 Địa điểm: tỉnh Quảng Bình Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận, Việt Nam.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Phân loại rác và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nên được các bạn học sinh thực hành rất tốt.

Thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Thời gian: 2016 và 2017 Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Khối lượng chất thải rắn đang tăng lên rất nhanh trong khi các bãi chôn lấp không có khả năng mở rộng đang là thực trạng chung tại nhiều địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường nhiều giải pháp, triển khai nhiệm vụ cho các ngành, cơ sở và huy động cộng đồng nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đối với các dự án ưu tiên như: sản xuất phân hữu cơ tại cộng đồng; thúc đẩy 3R thông qua các hoạt động phối hợp với các cơ sở kinh doanh; thí điểm phân loại rác thải tại nguồn đã được tiến hành với rất nhiều địa phương và nhiều đối tượng khác nhau. Các hoạt động này thường xuyên được kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn của cán bộ dự án trong suốt quá trình thực hành phân loại rác thải. Hoạt động nhằm nâng cao nhận vào nhận thức và thực hành phân loại của các nhóm đối tượng các nhau. 10


NHÂN VIÊN CỦA CSRD

CSRD có 7 nhân viên chính thức và 01 tình nguyện viên nước ngoài đến từ Úc. Cán bộ của CSRD đều là cán bộ trẻ, mang trong mình những nhiệt huyết mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Với sự nhiệt tâm đó cán bộ của CSRD đã tạo nên những sự thay đổi tích cực đối với sự phát triển của cộng đồng mà mỗi dự án hướng đến. CSRD có 02 thạc sĩ tốt nghiệp với các chuyên ngành về Biến đổi khí hậu và thiên tai (học tập ở Úc), 05 nhân viên còn lại tốt nghiệp các chuyên ngành xã hội ở các trường đại học trong nước. Ban lãnh đạo của CSRD là các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển xã hội và quản lý dự án với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động chuyên môn. CSRD rất chú trọng đến công tác đào tạo và không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng và trình độ chuyên môn của nhân viên. Nhân viên của CSRD luôn được tạo mọi điều kiện trong việc tham gia các khóa học ngắn và dài hạn ở trong và ngoài nước. Các khóa học bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau như Giới, phát triển xã hội, biến đổi khí hậu,

truyền thông , tài chính, vận động chính sách, quản lý và phát triển dự án, nhân quyền và quyền về luật Hội. Trong năm 2016, 01 nhân viên của CSRD đã giành được học bổng của chương trình YSEALI (Mỹ) trong vòng 05 tuần về lĩnh vực phát triển xã hội. Bên cạnh các khóa học về chuyên môn nhân viên của CSRD luôn không ngừng được tham gia vào các hoạt động thực địa, hoạt động cộng đồng để cải thiện các kỹ năng làm việc tập thể. CSRD cũng tạo mọi điều kiện cho các bạn sinh viên, các bạn thực tập sinh và các bạn tình nguyện viên thực tập, tham gia hỗ trợ vào các hoạt động của dự án để tích lũy thêm các kiến thức và kinh nghiệm cho những công việc sắp đến.

Văn hóa làm việc CSRD luôn hướng đến môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, chủ động chia sẻ công việc, thông tin liên quan đến tất cả các hoạt động của dự án. Thái độ thân thiện là nền tảng quan trọng giúp cho mọi công việc và kế hoạch được giải quyết một các hợp lý và nhanh chóng.

11


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) hoạt động theo sự quản lý và điều hành của hệ thống quản lý chất lượng cao (QMS). CSRD cam kết tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các công việc và hoạt động dự án trong đó bao gồm việc kểm toán tài chính hằng năm. Đây là vấn đề rất được CSRD chú trọng và luôn tuân thủ trong nhiều năm qua.

CAM KẾT THỰC HÀNH TỐT MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHỆM GIẢI TRÌNH

Giấy chứng nhận tổ chức thực hành tốt Minh bạch và trách nhiệm giải trình năm 2015 - 2016.

CSRD được vinh danh và cấp giấy chứng nhận “Tổ chức Thực hành tốt Minh bạch và Trách nhiệm Giải trình” năm 2015 - 2016, chương trình do Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) và Viện Trợ Ailen (Irish Aid) tổ chức với các hoạt động liên quan như “Các sáng kiến về minh bạch và trách nhiệm (CSO- TAI)”; “Truyền cảm hứng về minh bạch và trách nhiệm giải trình” và diễn ra hằng năm.

CÁC NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các đối tác và các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chúng tôi trong năm 2016 vừa qua. Sự giúp đỡ và đồng hành của các bạn là một phần rất quan trọng trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động, dự án và hướng đến mục tiêu vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng để thích ứng với điều kiện kinh tế và xã hội đang không ngừng thay đổi. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục làm việc cùng các bạn trong năm 2017 và những năm tiếp theo.

LIÊN HỆ

2/33 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế, Việt Nam Điện thoại/Fax (+84) 543837714 Email: info@csrd.vn Website: www.csrd.vn CSRD được thành lập theo quết định số 10/QD-LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

12


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.