Báo cáo thường niên CSRD - 2018

Page 1



Điều đó là động lực cho chúng tôi để tự tin bước tiếp trên hành trình dài của mình. Năm 2018 cũng là thời gian mà chúng tôi tập trung nhiều hơn đến mảng tài nguyên nguyên nước với những hoạt động ở cả tỉnh Đắk Lắk, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Cụ thể là chúng tôi vẫn đang tiếp tục thúc đẩy vai trò và trách nhiệm của công đồng với các hoạt động liên quan đến quản trị tài nguyên nước và thủy sản trên lưu vực sông Serepok với mục tiêu nhằm hướng phát triển sinh kế và khai thác tài nguyên nước bền vững.

GIÁM ĐỐC CSRD ThS.PHẠM THỊ DIỆU MY Kính thưa quý vị! Thay mặt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD), tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các nhà tài trợ, các đối tác, bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng, những người luôn sát cánh và hỗ trợ chúng tôi trong chặng đường hình thành và phát triển của CSRD. Năm 2018 là mốc đánh dấu hành trình 10 năm thành lập và hoạt động của CSRD. Đây là thời điểm quan trọng để chúng tôi nhìn lại hành trình đã đi qua và những gì đã đạt được. Trong những thành quả mà CSRD có được đến ngày hôm nay không thể thiếu vắng sự đóng góp của quý vị. Chúng tôi luôn ý thức và trân trọng điều đó. Năm 2018 đã khép lại với nhiều thách thức và thành công nhưng trên hết chúng tôi vẫn thấy được rằng các hoạt động và dự án của chúng tôi vẫn mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Tại tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiếp các hoạt động nâng cao về đánh giá tác động của thủy đến giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong phát triển sinh kế. Mục tiêu hướng tới là các cộng đồng bị ảnh hưởng và các nhóm dễ bị thiệt thòi sẽ được quan tâm và hỗ trợ để có thể vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, CSRD đã triển khai hai chương trình chính là (1) Thích ứng Biến đổi Khí hậu Dựa vào Hệ sinh thái (EbA) tại vùng đô thị và ven biển và (2) Giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường, sông và biển. Đây là hai vấn đề nổi cộm và được quan tâm trên quy mô toàn cầu hiện nay. Những kết quả ban đầu mà chúng tôi đạt được đã được các bên liên quan ghi nhận và đó cũng là động lực cho chúng tôi tiếp tục sứ mệnh của mình. Năm 2019 đang đến và cũng sẽ có nhiều thách thức và cơ hội đang chờ đón chúng tôi. Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cộng đồng. Chúng tôi hy vọng vẫn sẽ được quý vị đồng hành trong chặng đường phía trước. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!


CỰU GIÁM ĐỐC CSRD ThS. LÂM THỊ THU SỬU CSRD - 10 năm : Nhất quán về tầm nhìn - Đa dạng về giải pháp – Chất lượng về thay đổi tác động. Thật là vui mừng và tự hào khi nhìn thấy 10 năm hoạt động của CSRD với các kết quả vượt bậc. Những ngày đầu xây dựng tầm nhìn chiến lược, các bàn luận và ghi chép của những người sáng lập như tôi chỉ là dưới dạng lời nói và chữ viết. Đến nay CSRD đã tạo ra các kết quả có thể nhìn thấy được, đo đếm được. Các tác động tích cực mà CSRD mang lại cho các cộng đồng và môi trường trong 10 năm qua là vượt bậc về số lượng và về chất lượng. Giữ vững niềm tin về sứ mệnh là giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương, chịu tác động của các yếu bên ngoài như BDKH, phát triển thủy điện, công nghiệp, nông nghiệp, CSRD đã tập trung phát huy các thế mạnh của mình về bình đẳng giới, quản trị tài nguyên nước, thích ứng BDkH.

Ngoài ra, CSRD đã không ngừng sáng tạo để tìm ra sự đa dạng trong các giải pháp thông qua việc xây dựng các dự án với nhiều đặc trưng, màu sắc khác nhau phù hợp với các điều kiện cụ thể. CSRD cũng đã thiết lập nhiều quan hệ đối tác bền vững từ cấp cộng đồng và các bên liên quan quan trọng khác. Chính các đối tác này đã cùng với CSRD tạo ra các kết quả quan trọng cho xã hội và môi trường. Cảm ơn những con người là những tư vấn viên, tình nguyện viên, nhân viên đã từng làm việc, đang làm việc tại CSRD trong 10 năm qua vì các nỗ lực của họ để tạo ra các kết quả tích cực hôm nay. Mặc dù đã trải qua nhiều khó khăn nhưng những con người này đã rất nghị lực quyết tâm để biến ước mơ của chính họ, của cộng đồng và của những người sáng lập thành hiện thực.


THÀNH VIÊN CỐ VẤN TS. NGUYỄN QUÝ HẠNH Năm 2018 đánh dấu tròn một thập niên CSRD đã hoạt động vì sứ mệnh xây dựng năng lực phục hồi, thích ứng và vươn lên mạnh mẽ của các cộng đồng trước các khó khăn và thách thức của biến đổi khí hậu và các dự án phát triển quy mô lớn. Cũng khoảng chừng ấy số lượng các cộng đồng ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam đã đồng hành và kết nối trong các hoạt động dự án của CSRD. Các dự án của CSRD đều không nhằm mục đích gì khác ngoài xây dựng đối tác phát triển với các cộng đồng địa phương thông qua: nâng cao năng lực những người bị ảnh hưởng, nhất là phụ nữ, giúp họ có thể phản ánh thực trạng và bày tỏ các mối quan tâm của họ với các nhà hoạch định chính sách và phát triển dự án; thúc đẩy các nhà lãnh đạo địa phương ra quyết định hoặc xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng từ các kết quả nghiên cứu và kiến

nghị từ nhiều bên liên quan để; đồng thời thiết lập, tạo điều kiện tự duy trì mạng lưới các nhóm người dân, đặc biệt là các nhóm phụ nữ, trong các cộng đồng bị ảnh hưởng. CSRD cũng thiết kế và ứng dụng nhiều phương thức tiếp cận đổi mới để đạt được các mục tiêu chính yếu của dự án, điển hình như tiếp cận dựa trên giới, tiếp cận thay đổi sinh thái-xã hội, tiếp cận từ nghiên cứu dựa vào cộng đồng, tiếp cận dựa vào quyền và tiếp cận xây dựng mạng lưới vùng. Chúng tôi trân quý mọi nỗ lực và cộng tác từ các cộng đồng chúng tôi có cơ hội cùng làm việc, cũng như sự hỗ trợ và đồng hành của các đối tác quốc tế. Chúng tôi mong đợi sự hợp tác đó của chúng ta tiếp tục đạt hiệu quả trong xây dựng cộng đồng phát triển bền vững trong năm 2019 và những năm tiếp theo.


ĐỐI TÁC QUỐC TẾ TS. PHILIP BUBECK TRƯỜNG ĐẠI HỌC POTSDAM - ĐỨC Phục hồi ao hồ ở khu vực nội thành của thành phố Huế, trồng rừng ngập mặn dọc theo khu vực đầm phá Tam Giang cùng cộng đồng địa phương, thực hiện cuộc khảo sát với hơn 1.000 hộ gia đình tham gia để tìm hiểu về tác động của lũ lụt và vai trò của thích ứng dựa vào hệ sinh thái, tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Hội Phụ nữ, tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai, kêu gọi sự tham gia của chính quyền các bên liên quan, thực hiện 01 bộ phim phóng sự về dự án,...tất cả đều là những ý tưởng, hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng khu vực đô thị và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế mà chúng tôi gồm CSRD, trường đại học Potsdam và Amsterdam đã đạt được trong khuôn khổ dự án do Global Resilience Partnership Water Window tài trợ vào năm 2017/2018. Năm 2018 là một năm thú vị và bổ ích vì tất cả

các ý tưởng của chúng tôi đã được thực hiện, cùng với cộng đồng địa phương, Hội Phụ nữ, Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn Tỉnh, các giảng viên, sinh viên của trường Đại học Khoa học - Đại học Huế và rất nhiều đối tác khác đã cùng tham gia . Tất cả những hoạt động, ý tưởng dự án sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự nhiệt tình, chuyên nghiệp, hợp tác của các mạng lưới, tầm nhìn, sự thân thiện và kiên trì của CSRD. Được làm việc và hợp tác cùng CSRD, tôi cảm thấy rất thú vị. Tất cả những người có cơ hội làm việc với CSRD trong một thời gian đều cảm thấy hào hứng, thích thú với công việc mà CSRD đang làm, những gắn kết cá nhân làm nên vẻ đẹp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tiếp tục hợp tác hiệu quả trong nhiều năm tới và chúc CSRD gặt hái được nhiều thành công trong nỗ lực hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khách quan.


NGƯỜI HƯỞNG LỢI Bà LÊ THỊ XUÂN LAN Tôi là Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Vĩnh Trị, xã Hải Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tôi là một trong số chị em phụ nữ trong thôn may mắn được tham gia vào dự án về nâng cao kiến thức trong phòng chống thiên tai, tìm hiểu nguồn lợi về hệ sinh thái của quê hương mình. Chủ đề thực hiện của dự án không mới, nhưng những kiến thức mà dự án mang lại cho tôi là hoàn toàn mới mẻ, bổ ích và hấp dẫn mà trước đây tôi chưa được tiếp cận. Khi tham gia vào dự án tôi đã được tập huấn về hệ sinh thái, về đầm phá, sông, ao, hồ, bảo vệ cải tạo HST, tham quan, học hỏi về hệ sinh thái ở xã Lộc Vĩnh, được giao lưu, trao đổi với các chị em phụ nữ khác về những kiến thức mà mình được tập huấn, được tham gia các hoạt động truyền thông, sinh hoạt tập thể về công tác phòng chống trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra,.... Những kiến thức mà tôi học được giúp bản thân tôi cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn và chủ động hơn. Tôi nhận thấy rằng, con người sống dựa vào tự nhiên, là một phần không thể tách rời khỏi

tự nhiên vì vậy chúng ta cần bảo vệ, cải tạo các nguồn lợi mà tự nhiên ban tặng vì cuộc sống của chính mình và các thế hệ con cháu sau này. Ngoài việc nâng cao nhận thức cho người dân, dự án đã hỗ trợ trồng mới 3,25ha rừng ngập mặn tại thôn Vĩnh Trị, đem lại nhiều điều phấn khởi đối với người dân trong thôn vì địa phương chúng tôi giờ đây đã có rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn sẽ là nơi sống của các loài tôm, cá, cua giúp chúng sinh sôi và phát triển để con người có thể đánh bắt, cải thiện thu nhập. Khi rừng cây lớn, chúng tôi có thể phát triển du lịch cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững dựa vào hệ sinh thái của địa phương. Tôi xin được cám ơn dự án với những gì dự án đã mang lại cho tôi và cộng đồng của tôi. Tôi mong dự án cũng như Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội sẽ có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng khác như cộng đồng xã Hải Dương, để những người phụ nữ như tôi có thêm những hiểu biết, mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực và vị thế của chính mình.


Ảnh: Rene’ Arnold

Phụ nữ tham gia trồng rừng ngập mặn ở xã Hải Dương.

PHỤ NỮ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI LŨ LỤT VÀ THÍCH ỨNG DỰA VÀO HỆ SINH THÁI Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM Dự án ResilNam – Coastal nhằm tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng khu vực ven biển bằng cách tích hợp Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) và hỗ trợ phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với Biến đổi khí hậu.” - Nhà tài trợ: Global Resilience Partnership, Zurich - Thời gian thực hiện: 7/2016-7/2018 - Địa bàn: tỉnh Thừa Thiên Huế

Bối cảnh Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển thuộc khu vực miền Trung Việt Nam. Phá Tam Giang – hệ thống đầm phá lớn nhất của khu vực phía Đông Nam - Châu Á, nối liền với khu vực bờ biển, nơi đây là nguồn sinh kế chính của người nghèo, những người có nguồn sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên. Trong những thập kỷ gần đây, khu vực thấp trũng vùng ven biển bị ảnh hưởng nghiêm

trọng bởi nhiều trận lụt từ sông, biển và những trận mưa lớn.

Vai trò của phụ nữ trong Quản lý Rủi ro Thiên tai (DRM) và Thích ứng Biến đổi khí hậu (CCA) Sự khác biệt về giới trong khả năng chống chịu với lũ lụt khiến phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương hơn do lũ lụt. Lý do là: 

Sinh kế của phụ nữ phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa bởi lũ lụt;

Vai trò và gánh nặng công việc của phụ nữ trong gia đình, trách nhiệm chăm sóc con cái, người già và người bệnh;


Các rào cản về kinh tế, chính trị, xã hội làm hạn chế khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng của phụ nữ;

Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai (DRM) và Thích ứng biến đổi khí hậu (CCA). ResilNam-Coastal tăng cường vai trò của phụ nữ trong Quản lý Rủi ro Thiên Tai (DRM) và Thích ứng Biến đổi Khí hậu (CCA) thông qua Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) với các giải pháp về phục hồi, bảo tồn và quản lý bền vững rừng ngập mặn ở khu vực đầm phá. EbA sử dụng các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái như một chiến lược thích ứng tổng thể.

kiếm cứu nạn Tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh đã trực tiếp tổ chức các sự kiện truyền thông về chủ đề tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt và thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) cho gần 700 chị em phụ nữ hội viên. Tổ chức các hoạt động nghệ thuật, diễn kịch, ca hát, đố vui về kiến thức với chủ đề liên quan đến EbA và chống chịu với lũ lụt.

Tạo ra lợi ích trực tiếp từ EbA

Các hoạt động dự án

Các thành viên của hội phụ nữ đã được tham gia và các khóa đào tạo về quản lý mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng với quy mô nhỏ nhằm tạo ra lợi ích kinh tế trực tiếp từ rừng ngập mặn. Ngoài ra, quỹ tín dụng vi mô liên kết hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ và bảo tồn rừng ngập mặn cũng được thành lập và đi vào hoạt động.

Trồng và phục hồi rừng ngập mặn

Tác động của dự án

Dự án cùng với cộng đồng địa phương đã tiến hành trồng khoảng 5 ha rừng ngập mặn ở xã Hải Dương và Lộc Vĩnh - tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khả năng phục hồi lũ lụt của 4800 cư dân ven biển đã dần cải thiện, nhờ vào những lợi ích trực tiếp từ việc trồng rừng ngập mặn ở hai địa điểm. Nhiều cư dân ven biển được hưởng lợi gián tiếp thông qua xây dựng, đào tạo năng lực và các lợi ích khác của các hoạt động và phối hợp được thực hiện với ResilNam ở khu vực đô thị.

Xây dựng và nâng cao năng lực Tiếp theo các hoạt động xây dựng năng lực của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm

Xem thêm: - Tài liệu nghiên cứu: https://issuu.com/home/published/16.7.18_khuyen_nghi_chinh_sach_1 - Video giới thiệu dự án: https://www.youtube.com/watch?v=fyGud_f00Jg - Video phóng sự dự án: https://www.youtube.com/watch?v=bLso5ueFJkQ&t=330s

Rừng ngập mặn ở xã Lộc Vĩnh.

Rừng ngập mặn ở xã Hải Dương.


PHỤ NỮ VỚI VIỆC THÍCH ỨNG DỰA VÀO HỆ SINH THÁI (EbA) VÀ XÂY DỰNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI LŨ LỤT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ, MIỀN TRUNG VIỆT NAM ResilNam-Urban nhằm tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng khu vực đô thị bằng cách tích hợp Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) và trao quyền cho phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với Biến đổi khí hậu

Bối cảnh Huế là thành phố trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sông Hương (Perfume) chảy qua thành phố Huế và quần thể di tích Đại Nội Huế - được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã làm thay đổi địa hình và chế độ thủy văn của nơi đây, ảnh hưởng đến các dòng chảy tự nhiên dẫn đến việc ngập lụt sâu hơn và rất khó dự báo trước.

Thách thức trong việc phục hồi: Những ảnh hưởng nặng nề về mặt tinh thần do những trận lũ lụt gây ra, một loạt những yếu tố xã hội khác cũng đã góp phần làm giảm khả năng chống chịu của những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo và

phụ nữ. Những yếu tố này bao gồm: 

Sinh kế không ổn định và thiếu nguồn tiết kiệm dự trữ để ứng phó với những thay đổi hay sự gián đoạn về kinh tế do những yếu tố bên ngoài gây ra,

Đô thị hóa nhanh chóng kết hợp với các chính sách quy hoạch không gian được thi hành thiếu hợp lý,

Sự biến mất nhanh chóng của các hệ sinh thái đô thị,

Bất bình đẳng giới trong việc hoạch định chính sách,

Tập trung vào các giải pháp công trình trong phòng chống lũ lụt.

Tăng cường vai trò của nữ giới trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng Biến đổi khí hậu.


Thích ứng dựa vào hệ sinh thái như là một công cụ nhằm nâng cao năng lực của phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai DRM và thích ứng dựa vào biến đổi khí hậu CCA ResilNam-Urban tăng cường vai trò của phụ nữ trong Quản lý Rủi ro thiên tai (DRM) và Thích ứng Biến đổi Khí hậu (CCA) thông qua sự thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) đó là phục hồi, bảo tồn hệ thống lưu trữ và thoát nước ở trung tâm khu vực nội thành thuộc thành phố Huế.

Các hoạt động dự án Phục hồi hệ thống lưu trữ và thoát nước ở khu vực đô thị Phối hợp với BCH Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ và người dân địa phương, dự án đã phục hồi 03 hệ thống lưu trữ nước ở khu vực nội thành thuộc khu vực đô thị thành phố Huế.

Xây dựng và nâng cao năng lực Tiếp theo các hoạt động xây dựng năng lực của Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh đã trực tiếp tổ chức các sự kiện truyền thông về chủ đề tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt

Phụ nữ tham gia vào các hoạt động tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức.

và thích ứng dựa vào hệ sinh thái EbA cho gần 700 chị em phụ nữ hội viên. Tổ chức các hoạt động nghệ thuật, diễn kịch, ca hát, đố vui về kiến thức với chủ đề liên quan đến EbA và chống chịu với lũ lụt.

Tác động của dự án Khả năng phục hồi lũ lụt của 1481 cư dân thành thị đã gia tăng một cách đáng kể, họ là những người được hưởng lợi trực tiếp từ các nổ lực phục hồi ao hồ của dự án. Người dân đô thị hưởng lợi gián tiếp trong việc xây dựng năng lực, đào tập huấn và các lợi ích khác của các hoạt động và hợp tác được thực hiện thông qua hoạt động dự án ResilNam ở khu vực ven biển.

Xem thêm: Tài liệu nghiên cứu: https://issuu.com/home/published/16.7.18_khuyen _nghi_chinh_sach_2__2 - Video giới thiệu dự án: https://www.youtube.com/watch?v=fyGud_f00Jg - Video phóng sự dự án: https://www.youtube.com/watch?v=bLso5ueFJkQ &t=330s -

Hoạt động truyền thông về phòng chống thiên tai được tổ chức với sự tham gia tích cực của phụ nữ.


NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CẢNH BÁO LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG

Nhà tài trợ: Motorola Solutions Foundation Thời gian thực hiện: 2018 Địa bàn: tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế là khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Lũ lụt là mối đe dọa chủ yếu và đặc biệt nguy hiểm khi nguyên nhân là do các cơn bão nhiệt đới, kèm theo sóng to và gió lớn. Cường độ lũ dự kiến sẽ tăng theo thời gian do hoạt động của các đập ở thượng nguồn, lượng mưa và số cơn bão trở nên khó dự đoán hơn do biến đổi khí hậu. Mục tiêu của dự án chú trọng đên các địa phương vùng thấp trũng trên lưu vực sông Hương, tăng cường và nâng cao sức chống chịu với lũ lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự vận hành của các đập ở thượng nguồn. Các mục tiêu dài hạn cũng bao gồm:  Nâng cao hiểu biết và nhận thức về lũ lụt của sông Hương và tác động của các đập thủy điện;  Nâng cao sự hợp tác giữa các công ty thủy điện, các cơ quan quản lý rủi ro thiên tai, và cộng đồng để ứng phó với các cảnh báo lũ lụt và  Cải thiện các chính sách và sự thực hành.

huyện Phong Điền, Thị trấn Sịa và Xã Quảng An, huyện Quảng Điền, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà và Xã Phú Mậu, huyện Phú Vang.

2. Tổ chức 5 cuộc tham vấn và hội thảo với các công ty thuỷ điện, DMC và các cộng đồng ven lưu vực sông Hương.

3. Phát triển các cải tiến về liên kết truyền thông và cải thiện các quy trình cảnh báo sớm.

4. Tổ chức các chương trình đào tạo và tập huấn cho các công ty thủy điện, DMC và cộng đồng dựa về việc sử dụng điện thoại di động, tiếp cận trang web, fanpage của các đơn vị truyền thông và DMC về thông tin liên quan đến lũ lụt, hỗ trợ các công cụ cảnh cáo sớm cho 5 cộng đồng.

5. Tổ chức 5 khóa tập huấn cho cộng đồng về các quy trình cảnh báo và sơ tán khẩn cấp khi có lũ lụt. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã tiến hành hỗ trợ 46 loa cầm tay và 500

móc khóa in thông tin các đơn vị Phòng

1. Nghiên cứu bàn giấy về các hệ thống cảnh báo

chống thiên tai các cấp cho 05 xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua các hoạt động tập huấn, hội thảo và truyền thông dự án các cộng đồng hiểu rõ hơn những đặc điểm, thay đổi của lũ lụt trong những năm gần đây và trong

sớm và sự vận hành của các đập thủy điện. Nghiên cứu này đưa ra những báo cáo dựa trên phân tích chuyên sâu các hệ thống cảnh báo sớm hiện tại, hoạt động của Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (DMC) và các công ty thủy điện trên địa bàn tỉnh. Qua đây xác định 5 cộng đồng tham gia dự án là xã Phong Sơn,

thời gian tới để chủ động trong phòng, chống, nắm thông tin, quy trình sơ tán khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra. Cộng đồng có thể tiếp cận, sử dụng các hình thức truyền thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phương tiện cảnh báo sớm mà phía dự án đã cung cấp.

Để đạt được những mục tiêu và kết quả này, CSRD đã tiến hành các hoạt động:


QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SEREPOK, TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM Nhà tài trợ: Oxfam Thời gian thực hiện: 2018 - 2019 Địa bàn: tỉnh Đắk Lắk Cảnh quan ở các lưu vực sông Srepok và Sesan ở Việt Nam đã bị thay đổi lớn do quá trình đầu tư lớn và phát triển các thủy điện, khai thác mỏ, trồng cây công nghiệp và các hoạt động sử dụng đất mang tính thương mại khác. Tuy vậy, vẫn còn có những khu vực duy trì tính đa dạng sinh học cao ở Tây Nguyên, đặc biệt là những khu dọc theo biên giới với Lào và Campuchia, nơi giáp ranh với những khu bảo tồn lớn hơn trên các quốc gia này. Mặc dù có mạng lưới dày đặc sông và suối nhưng ở Tây Nguyên không có các cộng đồng sống hoàn toàn độc lập bằng nghề cá. Phần lớn các hoạt động đánh bắt cá mang tính chất không thường xuyên và chỉ nhằm cung cấp thêm nguồn thức ăn tại địa phương. Với hiện trạng dày đặc hệ thống thủy điện hiện nay trên lưu vực các sông này thì sự đa dạng các loài cá đã bị thay đổi hoặc biến mất. Mục đích dự án là đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống các cộng đồng địa phương một cách bền vững trong lưu vực sông Serepok và Sesan thông qua quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan và chia sẻ công bằng các trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Khai thác thủy sản ở khu vực đầm phá Tam Giang.


Mục tiêu: 1. Tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia vào mạng lưới các cộng đồng quản trị tài nguyên nước lưu vực sông Serepok ở tỉnh Đăk Lăk.. 2. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách thông qua chia sẻ và thúc đẩy kinh nghiệm thực tế trong quản trị rừng và lưu vực sông dựa vào cộng đồng ở cấp quốc gia và khu vực.

Mô hình nuôi cá lồng của nhóm cộng đồng thôn Tân Phú – Đắk Lắk.

Các nhóm cộng đồng của dự án: 1. Thôn Tân Phú, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn; 2. Thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krong Ana; 3. Chi hội Nghề cá xã Na Wer, thôn Ea Wer, huyện Buôn Đôn; 4. Chi hội Nghề cá thị trấn Liên Sơn, huyện Lak.

Đến thời điểm hiện tại mô hình nuôi cá trên sông SrePok ở thôn Tân Phú, nuôi cá trong ao, hồ ở thôn Ea Tung và Ea Wer đã đi vào hoạt động và mang lại thu nhập cho hộ gia đình trong thôn. CSRD vẫn đang tiếp tục xây dựng mô hình đồng quản lý mặt nước cho các mục đích đánh bắt, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, mô hình du lịch ở khu vực hồ với sự tham gia của Chi hội nghề cá các cấp. Cộng đồng vùng dự án được hỗ trợ xây dựng năng lực, tham gia mạng lưới bảo vệ và quản lý tài nguyên, chia sẻ các mô hình sinh kế cũng như học hỏi các kinh nghiệm từ các cộng đồng khác thông quan các khóa tập huấn, hội thảo, diễn đàn.

Các loài thủy sản đặc trưng của khu vực đầm phá

Các nhóm cộng đồng tinh Đắk Lắk tìm hiểu về các mô hình khiai thác thủy sản trên khu vực đầm phá.


Nữ giới tham gia vào các hoạt động nghiên cứu của dự án.

LỒNG GHÉP GIỚI TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN QUY MÔ LỚN CÁC TRƯỜNG HỢP THỦY ĐIỆN Ở MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN VIỆT NAM Nhà tài trợ: Oxfam Thời gian thực hiện: 3/2018-3/2019 Địa bàn: tỉnh Quảng Nam Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy xấu về môi trường và xã hội đối với sự phát triển bền vững trong khu vực. Sông Vu Gia – Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam có 34 dự án thủy điện có quy mô vừa và nhỏ, 10 công trình đã xây dựng và đưa vào sử dụng. Phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương do những tác động về môi trường và xã hội nhưng họ lại rất ít tham gia vào quá trình này. Vấn đề Giới và các vấn đề xã hội chưa được giải quyết sau khi xây dựng đập vì thiếu các cơ chế giải quyết liên quan. Các dự án xây dựng đập gây ra nhiều tác động tiêu cực đến vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, nhưng lại không có Đánh giá tác động Giới trước khi xây dựng đập. Đánh giá tác động Môi trường (EIA) do các nhà điều hành đập tiến hành thực hiện và được Chính phủ phê duyệt, trong khi

đó lại không thực hiện đầy đủ Đánh giá tác động Xã hội (SIA) và Đánh giá tác động Giới (GIA). Đánh giá tác động giới của thủy điện A Vương do nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) và đại diện các cơ quan, tổ chức địa phương thực hiện từ tháng 3/2018-3/2019 trong khuôn khổ các dự án thí điểm “Lồng ghép Giới trong các các dự

án thủy điện ở Miền Trung, Tây Nguyên - Việt Nam”. Đánh giá tác động giới này một lần nữa khẳng định sự khác biệt trong phân công lao động, cũng như việc kiểm soát các nguồn lực giữa nam và nữ giới trong các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi phát triển thủy điện A Vương. Do đó, việc không chú ý đến vấn đề giới khi thực hiện các dự án phát triển không chỉ đem lại những tác động tiêu cực khó giải quyết đến cộng đồng nói chung mà còn tác động mạnh mẽ hơn đến phụ nữ vốn đã chịu nhiều thiệt thòi.


Hoạt động dự án cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các bên liên quan trong việc cần quan tâm, xây dựng các chương trình về bình đẳng giới theo chiến lược quốc gia, chú ý đến đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng bị ảnh

bao gồm cả phát triển thủy điện. Đối với các công ty phát triển cần tiếp tục xây dựng các mô hình phát triển bền vững, xây dựng cơ chế đối thoại, hỗ trợ, tiếp cận mới như đánh giá tác động xã hội và đánh giá tác động giới.

hưởng bởi các dự án phát triển,

Xem thêm: - Báo cáo dự án: https://issuu.com/home/published/khuy_n_ngh__gia_2018 - Khuyến nghị chính sách: https://issuu.com/home/published/khuy_n_ngh__gia_2018

Tìm hiểu vai trò giới thông qua các công cụ, phương pháp nghiên cứu.

Đại diện các cộng đồng cùng trao đổi và chia sẻ thông tin.

Các đại biểu tham dự hội thảo tổng kết dự án được tổ chức tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam


CHƯƠNG TRÌNH TÁI CHẾ RÁC THẢI ĐÔ THỊ NHẰM GIẢM THIÊU Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA TỪ THÀNH PHỐ, ĐẾN SÔNG VÀ VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nhà tài trợ: Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Thời gian thực hiện: 7/2018-6/2019 Địa bàn: tỉnh Thừa Thiên Huế Ô nhiễm chất thải nhựa ở đại dương hiện nay đang là một vấn đề lớn của toàn cầu cần sự chung tay hỗ trợ và hành động của các cộng đồng quốc tế, quốc gia và địa phương. Thành phố Huế cũng đang góp phần làm nghiêm trọng vấn đề toàn cầu này. Mỗi ngày có gần 20 tấn chất thải nhựa và một trong số đó đã thải ra dòng sông Hương và trực tiếp đổ về biển. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch về Quản lý chất thải Rắn tầm nhìn đến năm 2050, nhưng để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự chung tay, tham gia hành động của cả cộng đồng. Dự án nhằm thúc đẩy chiến lược 3Rs (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế) bằng việc thực hiện các hoạt động phân loại rác thải tại các trường học đã được chọn lựa hướng đến mục tiêu giảm thiểu 5% lượng rác thải. Hoạt động được phổ biến rộng rãi, kết hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí.

Mục tiêu của dự án: Mục tiêu của dự án nhằm hướng đến việc giảm thiểu và tái chế chất thải nhựa trong và xung quanh thành phố Huế. Dự án sẽ đạt được mục tiêu này thông qua ba tiểu dự án liên kết liên quan đến chất thải rắn trong thành phố, trên sông và ở bờ biển. Dự án đặc biệt phù hợp với các chương trình hỗ trợ của dự án Tái chế rác thải đô thị (MWRP) do USAID tài trợ.


Mục tiêu cụ thể của dự án được mô tả dưới đây:  Nâng cao nhận thức của học sinh và cộng đồng về những tác động tiêu cực của chất thải nhựa đến môi trường;  Nâng cao nhận thức và thay đổi thực tế thông qua các phương pháp đổi mới khác nhau để giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa;  Giảm thiểu chất thải nhựa ở các trường học địa phương, trên sông Hương và ven biển;  Thay đổi hành vi và hành động của con người để bảo vệ môi trường.

Dự án tập trung triển khai và thực hiện tại 4 trường Trung học cơ sở là trường Trần Cao Vân, Phan Sào Nam, Nguyễn Thị Minh Khai và trường Hoàng Kim Hoán, 02 trường Trung học phổ thông là trường Quốc Học và trường Bùi Thị Xuân. Các hoạt động thu gom và phân loại rác thải sẽ được diễn ra trong suốt năm học 2018 và những năm học sau đó. Ngoài ra, nhiều hoạt động trong khuôn khổ dự án như ngoại khóa tìm hiểu về chủ đề rác thải, các hội thi thiết kế đồ dùng sáng tạo từ nguyên liệu rác tái chế, trình diễn thời trang, cuộc thi thiết kế poster, rung chuông vàng,...được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó, dự án sẽ xây dựng và thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu như nghiên cứu liên quan đến việc thử nghiệm đặt bẫy rác trên lưu vực sông Hương, chiến dịch làm sạch bãi biển tại thôn Thái Dương Thượng (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ngoài ra, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các trường học, Công ty Cổ phẩn Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO), Phòng Quản lý đô thị thành phố Huế và các cơ quan, ban ngành liên quan khác để hoàn thành và thúc đẩy các hoạt động đáp ứng mục tiêu ban đầu của dự án.

Ngoại khóa về chủ đề rác thải nhựa tại trường học.

Lồng ghép các nội dung liên quan đến rác thải nhựa trong các môn học ở trường.


CÁC TOUR THAM QUAN, DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Tour tham quan học tập ở khu vực đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.

Du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương... Trong năm qua CSRD đã tổ chức 04 chuyến tham quan học tập đến các điểm vùng dự án mà CSRD đã và đang hỗ trợ, nhằm giới thiệu và chia sẻ thông tin liên quan đến những vấn đề về phát triển xã hội, phát triển bền vững, những thách thức cũng như khó khăn mà người dân ở các cộng đồng này đang phải đối mặt. Các tour tham quan được sự quan tâm đặc biệt của nhiều các bạn trẻ, các nhà nghiên cứu khoa học, các bạn học sinh theo học ở các trường trong và ngoài nước. Bên cạnh kiến thức các bạn có được về lý thuyết những trải nghiệm về thực tế cũng đưa lại rất nhiều kiến thức bổ ích. Mọi thông tin liên quan đến chương trình tham quan, du lịch đến các vùng dự án, dự án của CSRD xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ email: info@csrd.vn


TRANG THÔNG TIN - Trang web: csrd.vn - Trang fanpage: Centre for Social Research and Development (CSRD) Chúng tôi sử dụng trang web và trang fanpage để thông tin, truyền thông. Ở các trang thông tin có cả tiếng Anh và tiếng Việt, rất thuận tiện cho người đọc có thể tìm hiểu các thông tin, hoạt động và sự kiện được CSRD cập nhật thường xuyên.

ẤN PHẨM, TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU – Báo cáo đánh giá tác động Giới: THOÁT CHIẾC ÁO CHẬT?: Thủy điện A Vương từ góc nhìn Giới: Xem thêm – TÓM TẮT CHÍNH SÁCH: Đánh giá tác động thủy điện A Vương sau một thập niên: Xem thêm – Tác động thủy điện: Từ góc nhìn Môi trường, Xã hội và Giới – 2018: Xem thêm – Báo cáo nghiên cứu: Tác động của dự án thủy điện tới cộng đồng: Xem thêm Xem nhiều hơn tại: csrd.vn

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) hoạt động theo sự quản lý và điều hành của hệ thống quản lý chất lượng cao (QMS). CSRD cam kết tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các công việc và hoạt động dự án trong đó bao gồm việc: đánh giá hoạt động dự án, kiểm toán tài chính hằng năm và đánh giá năng lực nhân viên. Đây là vấn đề rất được CSRD chú trọng và luôn tuân thủ trong nhiều năm qua.


NGÂN SÁCH DỰ ÁN NĂM 2018 STT

Tên dự án

Nhà tài trợ

Ngân sách (VND)

1

Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở khu vực đô thị Thành Phố Huế

Global Resilience Partnership, Zurich

971.149.500

2

Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Global Resilience Partnership, Zurich

1.021.725.000

3

Lồng ghép Giới trong các các dự án thủy điện quy mô lớn – Các trường hợp thủy điện ở Miền Trung, Tây Nguyên Việt Nam

Oxfam

614.206.514

4

Quản trị tài nguyên Nước

Oxfam

644.194.790

5

Nâng cao hiệu quả cảnh báo lũ lụt trên lưu vực sông Hương

Motorola

350.230.000

6

Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông, ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID

892.996.903

TỔNG CỘNG:

4.494.502.771

CÁC NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các đối tác và các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chúng tôi trong năm 2018 vừa qua. Sự giúp đỡ và đồng hành của các bạn là một phần rất quan trọng trong quá trình diễn ra các hoạt động, dự án và hướng đến mục tiêu vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng để thích ứng với điều kiện kinh tế và xã hội đang không ngừng thay đổi. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục làm việc cùng các bạn trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Hãy cùng chúng tôi lớn mạnh.


DỰ ÁN

QUẢN LÝ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

LĨNH VỰC

DỰ ÁN

KÝ NĂNG/KIẾN THỨC

Nghiên cứu giới

Quản lý môi trường

Quản lý chất thải rắn

Khả năng thích ứng BĐKH

Huy động sự tham gia của cộng đồng

Đàm phán và giải quyết xung đột

Hình thành/phát triển quan hệ đối tác

Tập huấn cộng đồng

Phát triển khảo sát/phân tích

Quản lý hội nghị/sự kiện

Thiết kế/tổ chức các chương trình tư vấn

Thảo luận nhóm tập trung

Tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số

Tham vấn các nhóm yếu thế

Khởi động và phát triển dự án

Vận động chính sách

Giám sát và đánh giá SÔNG HƯƠNG

BÁO LŨ TRÊN LƯU VỰC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢNH

RÁC THẢI ĐÔ THỊ

CHƯƠNG TRÌNH TÁI CHẾ

CHỐNG CHỊU VỚI LŨ LỤT

NÂNG CAO NĂNG LỰC

THUỐC TRỪ SÂU

(GIA2)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIỚI

(GIA1)

ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIỚI

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

BĐKH VÀ GIỚI

KINH TẾ

PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN

NHẬN THỨC VỀ BĐKH

BẢO VỆ SÔNG MÊ KONG

THÍCH ỨNG BĐKH

PHÂN VI SINH

BĐKH – BẾP LÒ CẢI TIẾN VÀ

CAO SU

DỜI/MẤT ĐẤT

HỖ TRỢ CÁC CỘNG ĐỒNG DI

NỮ/LỒNG GHÉP GIỚI

TIẾNG NÓI CHP PHỤ

VIỆT NAM

MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI

THỦY ĐIỆN

ĐỒNG TĐC/ ẢNH HƯỞNG

KỸ NĂNG CHO CÁC CỘNG

TÁC ĐỘNG ĐẬP THỦY ĐIỆN

TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

KHUNG KỸ NĂNG CSRD – TỪ NĂM 2012 - 2018



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.