VẮN TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
LỒNG GHÉP GIỚI TRONG LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ CÁC VĂN BẢN DƯỚI LUẬT LIÊN QUAN
Trong bối cảnh VN đang phấn đấu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng Giới và các cam kết thực hiện Công ước quốc tế về bình đẳng giới, việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật BV&PTR 2004 và các văn bản dưới luật liên quan cũng như quá trình thực thi là hết sức cần thiết. Ngoài ra, đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ trong công tác bảo vệ, phát triển rừng nói riêng và ngành Lâm nghiệp nói chung sẽ phát huy được thế mạnh của phụ nữ, từ đó thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng, nâng cao hiệu quả các chương trình, chính sách liên quan đến việc phát triển và bảo vệ rừng của Quốc gia.
Hình 1: Bảo vệ và phát triển rừng cần có sự tham gia của cả nam và nữ giới.
Liên hệ: Ths. Lâm Thị Thu Sửu –Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) Địa chỉ : 2/33 Nguyễn Trường Tộ - TP Huế Email : suu.csrd@gmail .com ; Tel: 054 3837714
Tháng 12, 2014
1
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội – Lồng ghép Giới trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan
VẮN TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TÓM TẮT Việt Nam là quốc gia đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc cải cách Bình đẳng Giới suốt những thập niên gần đây. Việc tham gia công ước quốc tế về Bình đẳng Giới như CEDAW, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Chương trình mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật và các chương trình quốc gia đã thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ một cách rõ rệt thông qua các chỉ số GDI, GEI của Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định về sử dụng, quản lý và phát triển rừng, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ (LSNG) cho đến nay vẫn chưa được xem xét trong luật, các văn bản dưới luật và các
chương trình quốc gia liên quan khác. Phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân sống dựa vào rừng gặp nhiều khó khăn do thiếu sự can thiệp, tạo điều kiện của chính sách. Vắn tắt khuyến nghị chính sách này phân tích những lỗ hổng chính trong nội dung Luật BV&PTR 2004, các văn bản dưới luật liên quan, quá trình thực thi luật ở cấp cộng đồng. Từ đó, đưa ra các giải pháp hướng tới việc lồng ghép, xóa bỏ khoảng cách của phụ nữ và nam giới, để họ có thể tiếp cận, hưởng thụ và kiểm soát tài nguyên rừng, đất rừng một cách bình đẳng, góp phần thúc đẩy hiệu quả các chương trình bảo vệ, phát triển rừng của nhà nước.
CÁC THÔNG ĐIỆP CHÍNH SÁCH QUAN TRỌNG Bình đẳng giới thực chất trong tiếp cận và kiểm soát của phụ nữ đối các tài nguyền rừng đang bị cản trở bởi nhiều yếu tố bao gồm (1) chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; (2) Sự duy trì của luật tục và định kiến giới; (3) Sự thiếu nhạy cảm giới của chính sách và thiếu lồng ghép giới của các quá trình thực thi; (4) Sự hạn chế về năng lực của thể chế giới cấp địa phương và khả năng phối hợp với các bên liên quan đến rừng. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng là phát huy được thế mạnh của phụ nữ, thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng trong phát triển rừng bền vững. Do đó, cần bổ sung (1) các điều khoản về thực hiện tuyên truyền, (2) Thiết chế hóa việc hoạt động khuyến khích, tăng cường sự tham gia của lực lượng lao động nữ trong ngành Lâm nghiệp; (3) Đảm bảo tỉ lệ nữ tham gia trong các cuộc tham vấn cộng đồng; (4) Cẩn trọng trong việc thiết kế các chương trình quy hoạch, phát triển rừng sao cho đảm bảo sinh kế cho cả nam và nữ cũng như vai trò của phụ nữ trong các hoạt động này.
2
Hình 2: Phụ nữ cần được nói lên tiếng nói của mình trong các cộng đồng.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội – Lồng ghép Giới trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan
VẮN TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG: 1. Chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng: Chính sách chuyển đổi chức năng của rừng thành rừng đặc dụng hay rừng phòng hộ đã làm giảm đi vị thế của phụ nữ nghèo với vai trò sản xuất lương thực truyền thống dựa vào nương rẫy. Việc thu hẹp diện tích canh tác của các hộ gia đình, hạn chế phương thức canh tác đốt rẫy làm nương, nhưng không kèm các chương trình phục hồi sinh kế, khiến cho người dân lâm vào tình trạng thiếu lương thực nhiều tháng trong năm. Phụ nữ miền núi khai thác LSNG để đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình, tìm kiếm thu nhập chống lại nghèo đói do bị thu hẹp diện tích đất, nhưng lại đang ở vị trí người vi phạm pháp luật về Hình 3: Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng thiếu các chương bảo vệ rừng đặc dụng. trình phục hồi sinh kế.
2. Sự duy trì của luật tục và định kiến giới: “Thấy mọi người trong làng chuyển đất sang trồng cây cao su thì mình cũng học làm theo. Người dân trong làng bàn tán có người nói tiền đó là họ thuê đất mà không biết là thuê mấy năm, thuê như thế nào? Cũng có người nói tiền đó là họ đã mua đất rồi mà giá quá rẻ bây giờ lo sợ dân không biết hỏi ai? Đất rẫy ở gần lại chuyển sang trồng cao su bây giờ làm rẫy phải đi xa rất vất vả.” (Nguồn: phỏng vấn Chị Q, dân tộc Tà-riềng, xã Dak Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Chương trình chuyển đổi đất rừng sang trong cây cao su vẫn đang tiếp diễn và gây ra nhiều tác động tiêu cực cho người dân, đặc biệt là nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp. Các cuộc phỏng vấn tại địa phương cho thấy, cả nam và nữ giới đều không biết đầy đủ về quyền lợi khi tham gia nhượng đất rẫy để trồng cao su. Nhiều người cũng không được giữ một bản hợp đồng nào thể hiện sự hợp tác giữa chính họ và công ty cao su. Và họ cũng không nắm rõ thông tin diễn biến thị trường cao su hay các rủi ro khác. Có trường hợp, người dân báo cáo là rẫy của họ bị chuyển đổi ngay cả khi họ không đồng ý chuyển đổi phần đất của họ. Hầu hết những người phụ nữ dân tộc thiểu số đang ở tâm trạng rất lo lắng.
3
Các thiết chế truyền thống gây bất bình đẳng giới vẫn đang phổ biến ở nhiều vùng miền núi với hầu hết các đồng bào dân tộc thiểu số, người dân theo chế độ phụ hệ và ưu tiên tài sản thừa kế cho con trai. Nhiều phụ nữ không nhận thức được quyền thừa kế của bản thân, một số phụ nữ thừa nhận có biết sơ qua các quyền này, nhưng họ không dám lên tiếng chống lại phong tục đã được duy trì hàng ngàn năm. Vì vậy, cơ hội tiếp cận đất rừng và bảo vệ rừng của phụ nữ ít hơn nam giới so với nam giới. “Theo phong tục người H’Mông thì con gái bị xem nhẹ. Nếu con gái có chồng mà không sinh được con trai thì cũng bị coi thường. Bố mẹ chồng thì không tin tưởng con gái, con dâu, so với con trai. Những việc quan trọng như mua đất đai, làm nhà cửa, mua trâu bò, cưới hỏi, giải quyết chuyện mâu thuẫn gia đình, họ hàng thì do con trai bàn bạc và quyết định. Lúc tôi đi lấy chồng, bố mẹ không cho ruộng, mà cho 1-2 triệu làm vốn. Anh ruột tôi đi lấy vợ đã ở riêng thì được bố mẹ cho 8 sào rãy, 1 sào ruộng. Nếu bố mẹ chết đi thì các giấy tờ giao khoán bảo vệ rừng cũng chỉ để lại cho con trai” (nguồn: phỏng vấn Chị STT , dân tộc H’Mông di cư vào xã Ea-sô, Đắk Lắk)
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội – Lồng ghép Giới trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan
VẮN TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 3. Sự thiếu nhạy cảm giới của chính sách và thiếu lồng ghép giới của các quá trình thực thi chính sách Các văn bản chính sách về lâm nghiệp đang ở mức độ trung tính về giới (không phân biệt hay không thiên vị phụ nữ hoặc nam giới), chưa thúc đẩy quyền tiếp cận, cơ hội tham gia phát triển và bảo vệ rừng của phụ nữ. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam có khoảng 165 văn bản pháp luật liên quan đến rừng, trong đó khoảng 140 văn bản có hiệu lực hiện hành, nhưng không có văn bản nào khuyến khích sự tham gia của nữ giới, thiếu chỉ thị, hướng dẫn cụ thể cho việc lồng ghép giới hay thực thi bình đẳng giới. Thực tế đã có nhiều cán bộ lâm nghiệp cho rằng lâm nghiệp là thế mạnh của nam giới, do đó phụ nữ ít tham gia là điều hoàn toàn tự nhiên, rất khó thay đổi và không nên can thiệp. Nếu văn bản pháp luật chỉ rõ việc ưu tiên đối với nữ giới ở bất kỳ điều khoản nào sẽ là thiên vị cho phụ nữ và gây ra bất bình đẳng.
4. Sự hạn chế về năng lực của thể chế giới cấp địa phương và khả năng phối hợp với các bên liên quan đến rừng Các nghiên cứu được triển khai cho thấy, phụ nữ là lực lượng chính, tham gia tích cực trong việc trồng rừng (57%) và chăm sóc rừng (70%) (Nguyễn Tường Vân, 2013). Tuy nhiên chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể cũng như các tổ chức phụ nữ lại không có những chương trình dự án hoặc nguồn ngân sách cụ thể nào để khuyến khích thực hiện quyền bình đẳng thực chất của phụ nữ trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ngoài ra, không có cuộc tham vấn chính sách nào liên quan đến nội dung và quá trình thực thi của Luật BV&PTR và các văn bản dưới luật liên quan có thực hiện lấy ý kiến của các hội phụ nữ, hoặc nữ giới ở cấp địa phương. Do vậy, tiếng nói của phụ nữ liên quan đến rừng và đất rừng dường như đã bị bỏ qua hoặc thiếu sự lắng nghe, xem xét cẩn trọng.
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Điều 51, Luật BV&PTR 2004 bổ sung: Các khu bảo tổn, vườn quốc gia lập kế hoạch sử dụng LSNG và truyền thông, hướng dẫn kỹ thuật khai thác cho cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng phụ nữ. Luật cũng cần có điều khoản xác nhận quyền của phụ nữ trong các hoạt động chăm sóc, tu bổ, và bảo vệ rừng. Điều 54, Luật BV&PTR 2004 bổ sung: Các dự án di dân, tái định cư của BQL rừng đặc dụng phải được tiến hành với sự tham gia và đồng thuận của phụ nữ và đặc biệt quan tâm và ưu tiên nhu cầu của nữ giới Điểm b, điều 13, nghị định số 23 về hướng dẫn thi hành Luật BV&PTR 2004: đại diện nhân dân các thôn cần có những quy định về thành phần nữ giới tham gia các cuộc họp lấy ý kiến trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Bổ sung điều khoản về trách nhiệm của các chủ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trong việc xem xét danh mục các loại LSNG cụ thể nào có thể được khai thác và mức độ khai thác ở mỗi vùng để đảm bảo sinh kế, và tính chính danh của phụ nữ và nam giới trong hoạt động thu, hái LSNG. Bổ sung điều khoản về tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong Luật BV&PTR 2004, quyền thừa kế tài sản liên quan đến rừng và đất rừng để tăng cường sự quan tâm cả phụ nữ và nam giới đối với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Cần có sự kết hợp giữa các cơ quan ban ngành và lồng ghép vai trò của Hội phụ nữ trong các chương trình tuyên truyền cấp cộng đồng. Phát huy thế mạnh của phụ nữ trong các chương trình phát triển, bảo vệ rừng và các dự án liên quan. Tăng cường tính công khai, minh bạch, và giải trình trách nhiệm của các chương trình phát triển, bảo vệ rừng cho mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ.
4
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội – Lồng ghép Giới trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan