TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2014
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN VỮNG MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG
Từ lâu, gia đình đã đóng 1 vai trò rất quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, gia đình và cộng đồng đã phải đối mặt với những thách thức để cân bằng giữa đời sống văn hóa và sức ép của nền kinh tế.
Làm việc nhằm hướng đến những cộng đồng vững mạnh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) là một tổ chức phi Chính phủ địa phương tại Huế (NGO) hoạt động với mục tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên, đặc biệt là hệ thống sông ngòi và hỗ trợ cho các cộng đồng nghèo, dễ bị tổn thương, những người sống phụ thuộc vào tài nguyên để nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sinh kế của họ. Việt Nam đang ngày càng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của
ngành công nghiệp thủy điện. Làm việc trực tiếp với cộng động, có quan hệ đối tác với các cộng đồng địa phương tại tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh miền Trung khác cũng như tại các nước giáp biên giới. CSRD đã cung cấp thông tin, tổ chức các khóa đào tạo, vận động chính sách và những hỗ trợ thực tiễn khác.
có thể tự giám sát môi trường nơi họ sinh sống. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho những đối thoại với các ngành công nghiệp và chính phủ để thúc đẩy hơn nữa quá trình cải thiện nhằm mang lại những thay đổi tích cực. CSRD có thể tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của người dân và hướng cộng đồng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Cách tiếp cận của CSRD là thực hiện các nghiên cứu dựa vào cộng đồng. Chúng tôi hỗ trợ cho cộng đồng các kỹ năng để họ 2
“Một trong những thế mạnh vững chắc của CSRD là chúng tôi làm việc trực tiếp với các cộng đồng mà chúng tôi đang hỗ trợ”
Giám đốc Lâm Thị Thu Sửu Cho đến nay, với sự hỗ trợ nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ nhân viên CSRD cũng như của các đối tác, chúng tôi đã cùng nhau đạt được những thành công đáng kể. Chính điều này đã làm cho CSRD thực sự khác biệt với các NGOs khác. Tôi tin rằng với thế mạnh vững chắc của chúng tôi, là làm việc trực tiếp với cộng đồng tại các cấp và giúp họ ứng phó với những thay đổi làm tác động trực tiếp đến cuộc sống của chính họ. Trong năm 2014 chúng tôi đã gặt hái được một số thành công tiêu biểu như sau: Nâng cao nhận thức của người dân về những vấn đề liên quan đến tác động của các đập thủy điện, biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường khác. Các cộng đồng dễ bị tổn thương đã được hỗ trợ thông qua quá trình hướng dẫn cho cộng đồng những phương pháp và kỹ năng cần thiết để giám sát tác động về
môi trường ở địa phương, thu thập thông tin dữ liệu để làm minh chứng cho vấn đề mà họ đang nói đến. Cung cấp kiến thức và kỹ năng cho cộng đồng để khuyến khích họ tự nói lên ý kiến của mình liên quan đến kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện tại Quảng Nam và Quảng Bình. Tiến hành các khóa tập huấn nhằm nâng cao sự tự tin cho nữ giới trong những khu vực bị ảnh hưởng và hiện nay họ có thể tự nói lên những bất bình đẳng giới và tác động do thủy điện gây ra. Tạo ra một mạng lưới các cộng đồng có thể hỗ trợ lẫn nhau. Hỗ trợ thiết thực cho các hộ gia đình trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế như: xây dựng và hướng dẫn sử dụng hầm khí sinh học biogas, lắp đặt bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời và mô hình ủ phân vi sinh. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã hỗ trợ
trong quá trình giao đất cho những người bị tái định cư không tự nguyện, hỗ trợ cho họ kỹ thuật trồng trọt để họ có thể sinh sống và quản lý diện tích đất được giao. Điều
phối mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) ở khu vực miền Trung và toàn quốc. Trong những năm tới, với sự giúp đỡ và tài trợ của các đối tác, CSRD cam kết sẽ vẫn tiếp tục giúp đỡ những cộng đồng nghèo, khó khăn và dễ bị tổn thương. .
Lâm Thị Thu Sửu 3
Giá trị của CSRD Chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, 2 yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho sức khỏe, sự phát triển vững mạnh của đất nước và con người.
Chúng tôi tin vào giá trị con người và quyền được sống một cuộc sống đúng nghĩa của họ.
Chúng tôi luôn nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác và tôn trọng lẫn nhau trong quá trình hợp tác.
Chúng tôi tin vào bản thân và khá năng tạo được thay đổi mang tính ôn hòa và hợp pháp.
Chúng tôi làm việc để hỗ trợ những cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương tại Việt Nam, mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách giải quyết các vấn đề có tác động tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như quá trình phát triển công nghiệp, biến đổi khí hậu, thay đổi nhanh của xã hội và bất bình đẳng giới.
Bà Nguyễn Thị Phúc Hòa – thành viên Ban Cố vấn CSRD
Việt Nam là đất nước đã trải qua 1 quá trình chuyển đổi đáng kể. Chúng ta hiện phải đối mặt với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như xu hướng thay đổi nhanh chóng của xã hội . Đây cũng là một trong những cơ hội cho giới trẻ có nhiệt huyết và đam mê. Tuy nhiên, với rất nhiều người nghèo và dễ bị tổn thương thì họ lại thiếu các nguồn lực để dễ dàng thích ứng hay hòa nhập
với cuộc sống mới. Đó chính Nữ giới là nhóm đối tượng là nhóm đối tượng mà Trung luôn phải chịu nhiều gánh tâm Nghiên cứu và Phát nặng vì một phần họ vẫn phải triển Xã hội (CSRD) đang chăm sóc cho con cái và tìm cách hỗ trợ. người già trong gia đình, một Quá trình công nghiệp hóa phần họ cũng phải đi làm để không chỉ mang lại lợi ích mà kiếm thêm thu nhập từ bên còn làm thay đổi lối sống ngoài. sinh hoạt của nhiều gia đình Đó là những nhóm dễ bị tổn và địa phương. Nhiều người thương mà CSRD đã hỗ trợ đã chịu tác động tiêu cực do trong những năm vừa qua. ảnh hưởng của quá trình Thay mặt cho tất cả các công nghiệp hóa. Một số thành viên Ban Cố vấn, tôi thậm chí bị buộc phải rời luôn sẵn lòng đồng hành với khỏi nhà của họ cùng với các sứ mệnh của CSRD đang hoạt động sinh kế truyền hướng đến. Chúng tôi rất tự thống của mình để đến hào về những thành tựu mà những nơi ở mới – nơi mà CSRD đã đạt được trong họ phải đấu tranh để tồn tại những năm vừa qua và sẽ tiếp với một diện tích đất được tục hỗ trợ CSRD trong những giao quá nhỏ hoặc phải gặp dự án của các năm tiếp theo. khó khăn để tìm kiếm nguồn Nguyễn Thị Phúc Hòa nước. 4 Trưởng Ban Cố vấn CSRD [Ký tên]
CỘNG ĐỒNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Các thành viên trong cộng đồng thảo luận về kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu.
CSRD hợp tác với các cộng đồng và các tổ chức tôn giáo (FBOs ở các nhà thờ và chùa), giúp họ hiểu được cách để thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng ven biển. Cùng với Chi cục Phòng chống Lụt Bão, CSRD đã trực tiếp đến địa bàn các cộng đồng có nguy cơ ảnh hưởng và giúp người dân địa phương lập kế hoạch, đánh giá
Nhà tài trợ: Nordic Church Aid (NCA) Năm: 2014 Địa điểm: xã Hải Dương, Thị xã Hương Trà và xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý rủi ro thiên tai tại nơi họ sinh sống. Một nhóm 20 thành viên FBOs sau đó đã tiến hành hoạt động tham quan, học tập những mô hình thích ứng của các tỉnh khác để cùng nhau thảo luận, chia sẻ kiến thức và xây dựng chương trình TOT (tập huấn cho tập huấn viên). Hoạt động cuối cùng của dự án là tổ chức một hội
thảo kết nối và chia sẻ thông tin giữa các nhóm và các tổ chức dựa vào cộng đồng đến từ tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh với đội ngũ những nhà chuyên môn, có kỹ năng bao gồm các nhà nghiên cứu từ các trường đại học và các cán bộ thuộc ban ngành các cấp.
HOẠT ĐỘNG XUYÊN BIÊN GIỚI ĐÊ BẢO VỆ SÔNG MÊ KÔNG Nhà tài trợ: Oxfam Năm: 2014- 2015 Các đại biểu đi thuyền trên hồ Tonle Sap ở Cam-pu-chia để thăm một khu vực bảo tồn được cộng đồng bảo vệ.
Dự án này đã lập được một mạng lưới trong khu vực 3 nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam nằm dọc dòng sông Mê Kông nhằm bảo vệ các dòng sông, môi trường xung quanh và sinh kế của các cộng đồng sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên trên sông. Một hội thảo khu vực đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Địa điểm: Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam Minh với sự tham gia của các đại diện đến từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) và đại diện công đồng từ các nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Hội thảo được coi như là một bước đệm cho việc thiết lập một mạng lưới khu vực của CBOs và NGOs với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để bảo
vệ sinh kế cộng đồng một cách bền vững nhưng đồng thời vẫn phải bảo vệ sông Mê Kông và các nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh khác. Những đại biểu tham gia đã đánh giá cao sáng kiến của hội thảo vì đã tạo cơ hội cho các bên liên quan thảo luận về các vấn đề tồn tại, trao đổi ý kiến và học hỏi lẫn nhau. 5
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Chỉ 6 con lợn có thể cung cấp đủ nguyên liệu cho hệ thống hầm khí sinh học biogas phục vụ công việc đun nấu trong sinh hoạt gia đình.
Khí sinh học Nhiều cộng đồng nông thôn sử dụng củi để nấu ăn và sưởi ấm.Tuy nhiên, diện tích rừng của Việt Nam cần phải được bảo vệ để đảm bảo tính toàn vẹn của đất, chống xói mòn và mất đất. Một vấn đề khác nữa là nhiều nông dân đã sử dụng phân gia súc để bón trực tiếp cho cây trồng như một loại phân bón thông thường khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường, bốc mùi và sự lây lan của dịch bệnh. CSRD đã hỗ trợ xây dựng 13 hầm khí sinh học cho các hộ gia đình phục vụ cho đun nấu.
Nhà tài trợ: Viện Môi trường Thái Lan (TEI) Năm: 2014 Địa điểm: Huyện Phong Điền và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. và cung cấp phân bón an toàn (nước thải từ hầm khí) để sử dụng cho cây trồng. Để xây dựng hầm khí sinh học, mỗi gia đình phải có ít nhất 6 con lợn và phải có khả năng đóng góp 30% tổng chi phí xây dựng và lắp đặt hầm khí sinh học. Cùng với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, CSRD đã hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho người dân về cách vận hành và duy trì hoạt động liên tục của hầm khí sinh học. Kết quả rất thành công với tính lan tỏa trong cộng đồng, nhiều gia đình bây giờ đã quan tâm đến việc xây dựng và lắp đặt hệ thống khí sinh học.
Ủ phân vi sinh
Phân vi sinh được tiến hành ủ và bón thử nghiệm trên vườn rau của người dân địa phương.
Tại xã Phong Hiền, 30 hộ gia đình đã tham gia vào hoạt động dự án để tìm hiểu về kỹ thuật ủ phân, tận dụng rác thải nông nghiệp làm phân bón, đồng thời cải thiện năng suất cho cây trồng.
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu Trung học cơ sở (THCS) Phong Hiền, huyện Phong Điền và trường THCS Nam Phú, huyện Nam Đông.
Trồng cây xanh là một trong những hoạt động được tổ chức tại các trường học với sự tham gia nhiệt tình và hăng hái của các em học sinh.
Một hoạt động giáo dục đã được khởi xướng tại 5 trường học ở nông thôn: Bắc Hiền, Đông Hiền, Tây Hiền, trường
Những học sinh được tham gia các hoạt động tìm hiểu về biến đổi khí hậu (BĐKH) và những việc làm có thể thực hiện được để giúp giảm thiểu BĐKH. Một cuộc thi vẽ tranh về chủ đề BĐKH đã được tổ chức, các nhóm học sinh đã thể hiện sự hiểu biết của mình về BĐHK qua những bức tranh tự vẽ. Đối với những em học sinh ở bậc Trung học cơ sở một cuộc thi
CSRD và giáo viên đã chấm điểm và chọn ra bức tranh chuyển tải thông điệp về biến đổi khí hậu hay nhất.
Đố vui để học đã được tổ chức, các em chia thành 4 đội tham gia thi đấu với nhau để trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề biến đổi khí hậu. 6
TĂNG CƯỜNG TIẾNG NÓI CỦA PHỤ NỮ
Phụ nữ ở Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc đang thảo luận vấn đề họ đang phải đối mặt từ khi chuyển đến nơi ở mới.
Đây là Dự án nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ trong cộng đồng, giáo dục phụ nữ về bình đẳng giới và quyền Phụ nữ. Phụ nữ trong các cộng đồng ở đây phải làm việc vất vả và nhiều hơn kể từ khi họ bị buộc di dời tái định cư do việc xây dựng hồ chứa nước Tả Trạch.
Nhà tài trợ: Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương về Quyền và sự Phát triển của Phụ nữ (APWLD) Thời gian: 2014 Địa điểm: Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Phụ nữ ở đây vừa phải làm việc nhà, nội trợ vừa phải chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho gia đình và con cái. Trước khi di dời, công việc chủ yếu của họ là trồng trọt, chăn nuôi tại nhà để cung cấp lương thực cho gia đình. Tuy nhiên, với nơi ở mới họ phải đối mặt với việc thiếu nguồn nước, thiếu đất canh tác và
đất kém màu mỡ. Nhiều người trong số đó phải đi làm ăn xa để kiếm kế sinh nhai nuôi sống gia đình. Các cuộc hội thảo đã được tổ chức với sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới, nội dung chủ yếu tập trung thảo luận về luật bình đẳng giới và lợi ích của việc chia sẻ ý tưởng và cảm xúc giữa phụ nữ và nam giới.
.
GIÁM SÁT TÁC ĐỘNG CỦA ĐẬP THỦY ĐIỆN Nhà tài trợ: Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) và Oxfam Thời gian: 2014 Địa điểm: Tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế Rất nhiều người dân và các nhóm dân tộc thiểu số đã di dời tái định cư đến các khu vực mới do việc xây dựng các đập thủy điện. Những người dân tái định cư này và những cộng đồng khác sống ở vùng hạ lưu của đập đã bị mất đi giá trị văn hóa và tập quán sinh sống truyền thống của họ với việc sống phụ thuộc
vào dòng sông và môi trường xung quanh. Thông qua các đợt hội thảo và các khóa tập huấn, CSRD đã giúp cho cộng đồng hiểu được quyền và lợi ích của mình để tự bảo vệ chính mình. Người dân được tập huấn các phương pháp và kỹ năng để tiến hành nghiên cứu,
đánh giá những tác động đến môi trường và xã hội. Với những kết quả nghiên cứu này, CSRD sau đó đã tổ chức một cuộc đối thoại để đưa tiếng nói người dân đến với những nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng Thủy điện, chính quyền cấp tỉnh và huyện cùng các bên liên quan 7
khác. Vào tháng 07/2014, một cuộc triển lãm ảnh với chủ đề “Sông ngòi qua ống kính của người dân” do chính các cộng đồng tự ghi lại đã được tổ chức ở thành phố Huế. Hơn 138 bức ảnh của cộng đồng đã được trưng bày Sự kiện được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền bá thông điệp liên quan đến tác động của thủy điện.
8
VÌ SỰ TỒN TẠI CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG BỊ DI DỜI TÁI ĐỊNH CƯ
Gia đình này đã bị di dời khi đâp thủy điện A Lưới được xây dựng. Nguồn sinh kế từ hoạt động đánh bắt cá trên sông hay trồng trọt trên chính mảnh đất của mình đã không còn nữa và họ phải vất vả tìm kiếm nguồn lương thực cho cả gia đình.
CSRD đã làm việc với các nhóm công đồng bị di dời, do việc xây dựng đập Bình Điền, đập Hương Điền, đập A Lưới và đập Tả Trạch. Phần lớn những người bị ảnh hưởng là các dân tộc thiểu sổ như Cơ Tu, Bru Vân Kiều và người Kinh. Phương pháp tiếp cận của dự án là dựa trên các bằng chứng, qua đó giúp người dân hiểu được quyền lợi của mình và có khả năng đàm phán để đưa ra các giải pháp. Hiện cũng đã có những điều luật yêu cầu phải tiến hành đánh giá tác động môi trường và xã hội, đồng thời cũng bắt buộc các công ty thủy điện phải theo dõi các tác động và giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Tuy nhiên, những điều luật này đã không được các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ, những vi phạm cũng không được xử lý và các công ty thủy điện do đó cũng không giải quyết được những hậu quả mà chính họ đã gây ra.
Nhà tài trợ: ICCO Thời gian: 2013–2016 Địa điểm: Các cộng đồng tái định cư do thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới và hồ chứa Tả Trạch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều đáng nói hơn cả là những người dân bị ảnh hưởng lại có trình độ học vấn thấp, họ lại thiếu hiểu biết về pháp luật nên họ chưa thể tự bảo vệ cuộc sống cũng như quyền công dân của chính mình. Một trong những hoạt động đầu tiên mà CSRD đã làm được là tổ chức các khóa tập huấn để giúp nâng cao nhận thức về pháp luật cho các cộng đồng bị ảnh hưởng. Sau đó họ được tập huấn các phương pháp và kỹ năng để thực hiện đánh giá tác động môi trường (EIA) tại cộng đồng. Các bằng chứng thu thập được ghi nhận và đánh giá bởi các nhà khoa học và chuyên gia tư vấn độc lập. Sau đó CSRD tiếp tục hỗ trợ các hoạt động đối thoại với các cơ quan chính phủ có liên quan và các chủ đầu tư thủy điện để giải quyết các hậu quả mà quá trình xây dựng thủy điện đã mang lại. Thông qua các chuỗi hoạt động trên, dự án cũng đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định như:
Kết quả - Đã hình thành được một mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng. Mạng lưới cộng đồng này cũng đã phát huy nỗ lực trong viêc tiếp cận với những cộng đồng ở các khu vực đang trong quá trình quy hoạch xây dựng Thủy điện để hướng dẫn cho họ về quyền của họ cũng như các tác động tiêu cực có thể xảy ra nếu họ bị buộc phải di dời khỏi ngôi nhà hiện tại của mình. - Phương tiện truyền thông cũng đã góp phần chuyển tải thông tin đến với công chúng ở Việt Nam về các vấn đề và tác động tiêu cực của các đập thủy điện đối với môi trường Việt Nam. - Một số diện tích đất đã được giao bổ sung thêm cho những cộng đồng bị ảnh hưởng. - 96 ha đất đã được giao cho các hộ dân tái định cư tại xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà để phát triển thêm các loại cây trồng. - Hơn 83 ha đã được giao cho các nhóm hộ ở 3 thôn: Hòa Bình, Bình Dương và Hòa Thành thuộc xã Bình Thành, thị xã Hương Trà. - 87 ha đất đã được giao cho người dân ở thôn Bồ Hòn 9 thuộc xã Bình Thành.
LIÊN QUAN GIỮA THỦY ĐIỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI Sau khi xây dựng đập thủy điện, dòng chảy của sông bây giờ chỉ là một dòng nước nhỏ.
trọt, đánh bắt thủy sản trên sông. Tuy nhiên, khi xây đập thủy điện, họ buộc phải di dời đến các khu vực khác sống- nơi họ không có đủ đất để trồng trọt và cung cấp thực phẩm cho gia đình, không có công ăn việc Để đáp ứng với nhu cầu năng làm và thường không có nước lượng ngày càng gia tăng này, sạch cho sinh hoạt. Việt Nam đã xây dựng nhiều Xây dựng các nhà máy thủy đập thủy điện trên chính các điện và nạn chặt phá rừng đã dòng sông. Những con đập này tạo ra xung đột về việc sử dụng đã có tác động xấu đến môi nước. Thủy điện đòi hỏi một trường và cuộc sống của lượng nước rất lớn từ các con những người dân, đặc biệt là sông, do đó đã phá hủy hệ sinh những người có sinh kế phụ thái trên sông. thuộc vào dòng sông. Phía hạ lưu đập thủy điện, Nhiều người dân và cộng người dân phải đối mặt với đồng đã buộc phải di dời do việc nhiều vấn đề liên quan đến xây dựng các đập thủy lợi, thủy nước, bao gồm: xói lở bờ điện. Những người tuy nghèo sông, thiếu nước, ô nhiễm nhưng cuộc sống của họ lại ổn nguồn nước, giảm trữ lượng cá định vì họ sống dọc theo các và lũ lụt bất ngờ thường xảy ra. con sông và họ có thể tự trồng Các công ty thủy điện chỉ xả nước từ hồ chứa vào các thời điểm phù hợp với quá trình vận hành thủy điện mà không quan tâm đến những tác động gây ra ở hạ lưu như lũ lụt và khô hạn. Cùng với quá trình công nghiệp hóa của đất nước, Việt Nam đã và đang phát triển mạnh về kinh tế, từ đó đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng như điện.
Nhiều người, không còn đất để canh tác nên phải cố gắng tìm công việc thời vụ trong các đồn điền để có thể nuôi sống gia đình.
Những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện buộc phải tìm những cách khác nhau để sống sót và tồn tại. Người dân sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu và học hỏi các kỹ thuật canh tác mới, nhiều người có thể phải buộc sử dụng những phương thức canh tác lạc hậu và bất hợp pháp như chặt phá cây rừng. Hiện CSRD đã tổ chức được những đợt tham vấn cộng đồng rộng rãi để có thể đảm bảo được cuộc sống của người dân, bảo vệ dòng sông và môi trường xung quanh.
Nhiều loài cá đã không sống được do nguồn nước bị ô nhiễm và hệ sinh thái thay đổi.
10
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội hoạt động theo chuẩn các nguyên tắc quản trị và quản lý của hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Vấn đề minh bạch, trách nhiệm trong công việc và quản lý luôn được CSRD đặt lên hàng đầu. Do vậy hàng năm CSRD đều tiến hành kiểm toán tài chính toàn bộ tổ chức.
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SAU TỐT NGHIỆP TẠI CSRD
Hai sinh viên mới tốt nghiệp đại học đang làm tình nguyện viên và tích lũy kinh nghiệm hoạt động trong các dự án của CSRD.
CSRD có 12 nhân viên chính thức và 3 tình nguyện viên. CSRD hỗ trợ đào tạo các sinh viên trẻ mới tốt nghiệp trong môi trường làm việc của CSRD giúp các em làm quen với những kỹ năng thực hành và nâng cao kiến thức để có thể tìm được việc làm cho sau này. Đội
ngũ các em tình nguyện viên này vừa hỗ trợ cho nhân viên chính thức của CSRD, vừa được tạo cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động dự án tại thực địa. Trong những năm qua nhiều tình nguyện viên đã tìm được việc làm trong các tổ chức NGO khác
hoặc tiếp tục tham gia công tác nghiên cứu sâu hơn tại các trường đại học. Chương trình hỗ trợ sinh viên mới tốt nghiệp cũng là một cách để CSRD có thể giúp cho các em có điều kiện làm quen với kinh nghiệm thực tế, một trong những lợi thế cho các công việc sau này. 11
Thông tin tài chính của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội .
TỔNG THU NHẬP 2014
Số tiền(VND) 5.678.438.857
Chi phí dự án
Tổng kinh phí nhận được từ các hợp đồng tư vấn
409.194.000
Chi phí quản lý
Tổng thu nhập
6.087.632.857
Tổng kinh phí nhận được từ các nhà tài trợ dự án
CHI PHÍ 2014 Chi phí dự án
5.066.822.057
Chi phí quản lý (lương, chi phí hoạt động văn phòng)
1.347.604.272
Tổng chi
Chi phí quản lý được kiểm soát chỉ ở mức 21% tổng chi phí. Các chi phí trực tiếp cho dự án chiếm 79% tổng chi phí trong năm 2014.
6.414.426.329
Ghi chú: Tổng chi phí tuy cao hơn so với tổng thu nhập năm 2014 nhưng cũng đã được cân đối do nguồn quỹ của CSRD từ năm 2013 mang sang.
Các nhà tài trợ và đối tác của chúng tôi CSRD chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả những đối tác và các nhà tài trợ đã cùng đồng hành với CSRD trong suốt 2014. Thiếu đi sự cộng tác của họ thì các dự án của CSRD đã không thể thành công và cũng không thể hỗ trợ được người dân từ các cộng đồng. Chính nhờ những hỗ trợ của các tổ chức đối tác, các nhà tài trợ mà CSRD mới có thể thực hiện được sứ mệnh của mình “Vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng” để giúp họ có thể thích ứng với thế giới đang không ngừng thay đổi này. 12
13
Cộng đồng người dân tộc ở vùng núi tỉnh Quảng Bình tham gia triễn lãm ảnh ngày 24/07/2014.
2/33 NguyễnTrườngTộ, thành phố Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tel/Fax(+84) 543837714 Email: info@csrd.vn Website: www.csrd.vn CSRD wasestablishedunder theDecisionnumbered10/QDLHH by ThuaThienHueUnion for ScienceandTechnology Association(HUSTA)