Báo cáo thường niên CSRD 2017

Page 1

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2017

2017

Địa chỉ: 2/33 Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Điện thoại: 0234.3837714 Email: info@csrd.vn Web: csrd.vn


VỀ CHÚNG TÔI Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) là một tổ chức Phi Chính phủ (NGO) tại Huế với mục tiêu hoạt động nhằm mang lại sự công bằng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương do các yếu tố bên ngoài. Chúng tôi xây dựng khả năng chống chịu cho các cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi Biến đổi khí hậu, quá trình xây dựng thủy điện, phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

1.

2. 3.

4.

Chúng tôi thực hiện các vấn đề này thông qua 4 hoạt động chính: Nghiên cứu thực tế các vấn đề từ cấp cộng đồng và đảm bảo quá trình cập nhật thông tin ở tất cả các giai đoạn thực hiện dự án. Tạo ra sự thay đổi và nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các khóa tập huấn và vận động. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng khu vực vùng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, giúp họ hiểu biết hơn và nói lên được vấn đề của mình. Xây dựng các dự án thí điểm về trồng rừng ngập mặn, ủ phân vi sinh, giáo dục trẻ em về thay đổi nhận thức và hành vi.

Chúng tôi thiết lập mối quan hệ đối tác với các cộng đồng địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, nhiều tỉnh khác của Việt Nam và cả các nước giáp biên giới trong khu vực. CSRD hỗ trợ cho các cộng đồng khó khăn và dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về quyền, vận động chính sách và cung cấp những hỗ trợ thiết thực khác. Tất cả các dự án đều được quản lý chặt chẽ và nhận được sự tương tác từ người dân và chính quyền địa phương. Các dự án của chúng tôi đều dựa trên những kết quả nghiên cứu của đội ngũ nhân viên có kiến thức cao và giàu kinh nghiệm. Chúng tôi làm việc để đảm bảo sự thay đổi tích cực cho tương lai của người dân Việt Nam.


TỪ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI – BÀ PHẠM THỊ DIỆU MY

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin hoặc có bất kz câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: info@csrd.vn, website: csrd.vn

TỪ THÀNH VIÊN BAN CỐ VẤN – BÀ NGUYỄN THỊ PHÚC HÒA

Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các nhà tài trợ, đối tác, đồng nghiệp và bạn bè đã ủng hộ chúng tôi trong những năm qua. Sự đóng góp và hỗ trợ của tất cả mọi người đã giúp CSRD đạt được những thành tựu đáng kể. Trong năm 2017, CSRD đã thực hiện rất nhiều dự án về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. CSRD đã xây dựng và thực hiện các dự án Tăng cường khả năng phục hồi lũ lụt ở các khu đô thị và ven biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế - ResilNam cho các cộng đồng mục tiêu trong khu vực dự án. Chúng tôi cũng đã xây dựng năng lực và thành lập 5 nhóm sinh kế tự quản ở tỉnh Đắk Lắk; Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ sống gần các đập thủy điện dọc theo lưu vực sông 3S ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam; Nâng cao nhận thức cho 7 cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị về việc sử dụng thuốc BVTV; và tham gia các hoạt động phân loại rác thải và thúc đẩy 3R trong quản l{ chất thải rắn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua việc thực hiện các hoạt động của dự án, CSRD đã kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, chính quyền, cơ quan, ban ngành từ thành phố đến tỉnh, các tổ chức phi chính phủ trên khắp cả nước, các cơ quan truyền thông đại chúng và nhiều cộng đồng khác nhau. Chúng tôi cũng đã phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức trong suốt một năm qua. Khó khăn luôn tồn tại, nhưng chúng tôi không bao giờ muốn ngừng thực hiện sứ mệnh bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững của mình. Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của bạn để theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Hy vọng rằng, các sáng kiến, { tưởng, đóng góp và sự hỗ trợ của các bạn sẽ luôn đồng hành với chúng tôi cho một cuộc hành trình dài phía trước.

CSRD đã và đang bước tiếp trên con đường hỗ trợ các nhóm người nghèo và cộng đồng dễ bị tổn thương ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo chiến lược của Tổ chức. Những chương trình dự án của CSRD từ trước đến nay đều chú trọng đặc biệt đến người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nơi chịu tác động nhiều do thiên tai, các hiện tượng thời tiết bất thường và cuộc sống còn có nhiều khó khăn. Nối tiếp những thành công trong việc nâng cao năng lực cho cộng đồng giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH để phát triển, CSRD mở rộng đối tượng và vùng dự án đến với khu vực đô thị thông qua dự án “Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở khu vực ven biển, đầm phá và đô thị Thừa Thiên Huế”. Bước phát triển mới này của CSRD đã giải quyết được vấn đề ở khu vực đô thị, có thêm cơ hội để nâng cao năng lực về DRR và BĐKH mà lâu nay ít có dự án như ở khu vực nông thôn. Vấn đề kiện toàn bộ máy quản lý của Trung tâm và vấn đề nguồn tài trợ trong năm 2016-2017 là những thách thức trong quá trình phát triển của CSRD. CSRD đang nối kết và kế thừa những thành quả của các dự án trước với các dự án mới, đây cũng chính là cách để duy trì và tìm kiếm thêm nguồn tài trợ, hợp tác của các nhà tài trợ cũ và mới mà CSRD hướng tới như Oxfam, Rosa Luxemburg Stiftung, Motorola, Globel Resilience Partnership,… cùng với nhiều trường Đại học trong và ngoài nước khác. Chúng tôi đánh giá cao sự nỗ lực và những công việc mà CSRD đã và đang thực hiện trong thời gian qua. Ban cố vấn sẽ tiếp tục

hỗ trợ những sáng kiến, đồng hành cùng những nỗ lực và công việc mà CSRD đang thực hiện.

TỪ TÌNH NGUYỆN VIÊN QUỐC TẾ – ÔNG PHILIP THOMAS Trong bài phát biểu chia tay của tôi với CSRD, tôi đã nói rằng có ba l{ do chính tôi muốn làm việc tại CSRD - (1) Giá trị CSRD, (2) Công việc, và (3) Người dân. Thứ nhất, tôi thực sự tôn trọng và ngưỡng mộ các giá trị của CSRD - bảo vệ môi trường và hỗ trợ những người nghèo và dễ bị tổn thương, tôi rất thích làm việc cho một tổ chức quảng bá những giá trị này. Thứ hai, tôi yêu thích công việc ở đây. Tôi rất vui khi là người hỗ trợ viết các đề xuất dự án như USAID và Motorola, thực hiện các công việc tư vấn chiến lược về xu hướng tài trợ và chiến lược tài trợ. Tôi đã học được nhiều điều mới, ví dụ về trao quyền cho giới, quản l{ tài nguyên nước và các cuộc điều tra xã hội học. Các chuyến đi thực địa đến Buôn Ma Thuột, Hải Dương, Điền Hoà và quản l{ chất thải ở Huế là những điểm nổi bật thực sự. Thứ ba và quan trọng nhất, tôi đã rất may mắn khi được làm việc với các đồng nghiệp tuyệt vời ở CSRD. Tôi đã học về cách quản l{ dự án, quản l{ tài chính, tìm hiểu nhiều hơn về thuốc trừ sâu, thủy điện, làm việc nhóm, quản l{ khối lượng công việc dưới những áp lực, tôi nhận được sự thân thiện, cởi mở của mọi người, thực sự rất vui! Đó là một trong những l{ do lớn mà tôi muốn làm việc cùng CSRD. Tôi bây giờ trở lại Melbourne, thiếu đi sự hào hứng và thân thiện của Việt Nam và CSRD. Cuộc sống ở đây rất thoải mái và mặt trời vẫn đang chiếu sáng, nhưng năm 2017 là một năm đầy thú vị và tôi không thể tưởng tượng được một năm nào đó khác sẽ lại được hứng thú như vậy. Tôi hy vọng CSRD và tất cả mọi người sẽ cùng tạo ra những gì tốt nhất cho tương lai.


HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU NGẬP LỤT Ở VÙNG ĐÔ THỊ VÀ VÙNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngày 23 tháng 6 năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 1401/QĐ-UBND và quyết định số 1402/QĐ-UBND về phê duyệt 02 dự án Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở (1) vùng đô thị và (2) vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án nằm trong chương trình “Quản l{ tài nguyên nước toàn cầu”. Nằm ở khu vực miền Trung của Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương thường chịu những tổn thương cao do các hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan. Cả chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hoạt động vì môi trường đã nhận thấy những tác động tiêu cực này cũng như đã đưa ra nhiều giải pháp để giảm thiểu. Tuy nhiên, đa số các biện pháp đều là biện pháp công trình, tính hiệu quả chưa cao, chưa được kiểm chứng về điểm mạnh và điểm yếu của giải pháp. Thực tế cho thấy cần đưa ra các giải pháp mang tính kết nối với sự tham gia, hỗ trợ từ phía cộng đồng cũng như có khả năng nhân rộng ở các địa phương khác. Dự án lần này thực hiện dựa trên phương pháp tăng cường khả năng chống chịu, tích hợp sáng kiến thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA), đây là phương pháp tiếp cận từ dưới lên, toàn diện và cung cấp phương tiện tiềm năng để tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản l{ rủi ro thiên tai (DRM) và tài nguyên. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (tổ chức Phi Chính phủ địa phương tại Huế), trường Đại học Postdam (Đức) và trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) sẽ thực hiện các hoạt động liên quan. Nguồn kinh phí thực hiện dự án là 175.000USD, dự án này sẽ kéo dài từ năm 2017-2018 Từ khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Dự án sẽ thực hiện hai hoạt động chính. Thứ nhất, dự án sẽ tiến hành lượng giá giá trị của EbA ở khu vực rừng ngập mặn huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà, xác định giá trị của dịch vụ hệ sinh thái trong bối cảnh địa phương. Thực hiện EbA ở khu vực phá Tam Giang, theo đó sẽ có 26.000USD đầu tư trực tiếp cho việc trồng thêm rừng ngập mặn ở vùng ven biển tỉnh. Dự án sẽ trồng rừng ngập mặn tại 2 hoặc 3 địa điểm ở đầm phá Tam Giang thuộc 23 khu vực được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ định trong chiến lược phục hồi rừng ngập mặn, thích ứng với Biến đổi khí hậu (CCA). Đến khu vực đô thị thành phố Huế Thứ hai, các hoạt động được thực hiện ở thành phố Huế, cải thiện khả năng chống chịu của cộng đồng ở những khu vực dễ bị ngập lụt ở Thành phố Huế, nhóm dự án sẽ đề xuất các giải pháp dựa trên ưu tiên của cộng đồng và có khả năng được nhân rộng. Dự án sẽ đầu tư 26.000USD thí điểm vào việc cải tạo/duy trì hệ thống thoát nước/trữ nước tự nhiên ở thành phố và tăng cường công tác vận động, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng về việc ngăn chặn đổ chất thải vào các ao, hồ, mương, cống thoát nước, tiến hành vệ sinh, khơi thông dòng chảy. Một hợp phần quan trọng và sẽ được thực hiện xuyên suốt dự án là tăng cường năng lực và vai trò của các phụ nữ ở các cộng đồng khác nhau trong việc xây dựng khả năng chống chịu lũ lụt ở vùng đô thị và ven biển Thừa Thiên Huế. Các tài liệu sẽ được biên soạn và phổ biến rộng rãi nhằm giúp Hội phụ nữ các cấp nâng cao vai trò trong DRM và CCA. Huy động sự tham gia và hỗ trợ từ rất nhiều các cơ quan, Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo điều kiện cho các sinh viên năm 3 và năm 4 Khoa Địa lý – Địa chất của trường Đại học Khoa học Huế tham gia vào các hoạt động dự án.

XEM NHIỀU HƠN Video giới thiệu dự án: http://www.csrd.vn/vi/enhancing-floodresilience-in-urban-and-coastal-areas-in-thua-thien-hueprovince-tang-cuong-kha-nang-chong-chiu-lu-lut/


CÂN BẰNG GIỚI – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG SREPOK (GIA 1)

Dự án “Thí điểm đánh giá tác động về giới tại thủy điện A Lưới và

khác nhau tham gia vào quá trình nghiên cứu, tăng cường hiểu biết

động của phát triển thủy điện trên sông Srepók hiện nay

thủy điện Srepok thuộc khu vực các nhánh sông 3S của miền Trung và

và thúc đẩy thực hành. Địa bàn nghiên cứu là các cộng đồng bị tác

làm cho người phụ nữ ngày càng khó khăn hơn nhiều trong

Tây Nguyên Việt Nam” của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội

động bởi các thủy điện Srepok 3,4,và 4A được xây dựng trên sông

cuộc sống kinh tế, sức khỏe và tinh thần, thậm chí ở các

(CSRD) do tổ chức Oxfam International tài trợ. Đánh giá này là một

Srepok, thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Các cuộc thảo luận

cộng đồng mẫu hệ. Nguyên nhân chính là do các dự án

trong những nỗ lực đầu tiên ở Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hành

nhóm đã được tiến hành với sự tham gia của người dân từ khu tái

phát triển năng lượng này nghiêng về công nghệ, xây dựng

đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện, sử dụng các công

định cư thủy điện Srepok 3 thuộc thôn Tân Phú, xã Ea Noul (phụ hệ)

các “phần cứng” trong khi ít tập trung giải quyết các vấn đề

cụ được tham khảo chủ yếu từ “Balancing the scales: Using gender

và các cộng đồng bị tác động bởi thủy điện Srepok 4 và 4A tại buôn

xã hội, ít huy động được sự tham gia của cộng đồng và

impact assessment in hydropower development” (Cân bằng tỉ lệ: Sử

Trí A (mẫu hệ) và Ea Mar (mẫu hệ có thay đổi), xã Krong Na.

chưa nhận thức đầy đủ vấn đề giới. Dựa trên các phân tích,

dụng đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện) của tổ chức

Kết quả đánh giá này khẳng định một lần nữa sự phân công lao động,

phần cuối báo cáo đưa ra đưa ra một số khuyến nghị và

Oxfam. Hơn là một sản phẩm cuối cùng, triển khai đánh giá này còn là

vai trò, tác động và nhu cầu khác nhau giữa nam giới và phụ nữ trong

góp { đối với bộ công cụ đánh giá giới được sử dụng.

một quá trình học tập với mong muốn tối đa hóa các bên liên quan

lịch sử phát triển của các cộng đồng được nghiên cứu, và dưới tác

BÁO CÁO DỰ ÁN: Báo cáo dự án: https://issuu.com/csrd7/docs/bao_cao_gia


TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG 3S TẠI MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2017, CSRD với sự tài trợ của Oxfam đã triển khai dự án “Thí điểm đánh giá tác động về giới tại thủy điện A Lưới và thủy điện Srepók thuộc khu vực các nhánh sông 3S của miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam” (GIA1) với mục tiêu tổng quát nhằm hỗ trợ các công ty thủy điện và cơ quan nhà nước liên quan sẽ cân nhắc đến vai trò, tác động về Giới trong quá trình phát triển thủy điện ở khu vực dọc sông 3S tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên Việt Nam. Để đạt được mục tiêu chung đó, dự án đã đặt ra 3 mục tiêu cụ thể như sau: 

Hiểu rõ hơn nữa tác động của thủy điện đến giới đối với sinh kế người dân địa phương tại các thủy điện; Thúc đẩy các công ty thủy điện và cơ quan nhà nước quan tâm các vấn đề liên quan đến

giới và lồng ghép giới vào quá trình ra quyết định; 

Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách về giới hiện đang công tác tại Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), hội phụ nữ địa phương các cấp, và các công ty thủy điện trên địa bàn khu vực miền Trung Việt Nam.

Ngay sau dự án GIA1 kết thúc, nhận thấy cần tiếp tục duy trì và thúc đẩy các thay đổi đã được dự án khởi tạo, đặc biệt chú trọng gia tăng tác động lên nhóm phụ nữ, giai đoạn tiếp nối của dự án mang tên “Tăng cường bình đẳng giới và trao quyền phụ nữ tại các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện trên lưu vực các sông 3S tại miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam” (GIA 2) đã được triển khai với các mục tiêu đề ra như sau:

THÔNG TIN LIÊN QUAN: - Vắn tắt khuyến nghị chính sách: Đánh giá tác động giới các công trình thủy điện trên sông Sre Pok - 2017 - Phóng sự ảnh: Nơi dòng sông chảy ngược: Nước, giới và phát triển

Tạo ra môi trường thuận cho các hoạt động kinh tế của phụ nữ bằng cách thúc đẩy mạng lưới xã hội và tăng khả năng tiếp cận về tài chính cho phụ nữ bị ảnh hưởng bởi đập thủy điện ở A Lưới và Srepok.

Vận động và thực hiện SIA và GIA trong quá trình thực hiện ĐTM của các đập thủy điện.

Tăng cường năng lực và kết nối mạng lưới các cộng đồng đặc biệt là nhóm phụ nữ ở khu vực sông 3S và các nước láng giềng để tăng cường tiếng nói về tác động của đập thủy điện.

Trên cơ sở đó, dự án GIA 2 hướng đến 04 kết quả cụ thể, bao gồm:

Chia sẻ trách nhiệm giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Hội Phụ nữ tỉnh và Công ty thủy điện.

Các sáng kiến sinh kế địa phương và phụ nữ lãnh đạo trong các hoạt động kinh tế được thừa nhận là các mô hình bền vững và thích ứng trong bối cảnh mới của vai trò giới của các khu vực bị ảnh hưởng ở A Lưới, Cư Jút và Buôn Đôn.

Mở rộng hơn các đối tượng như là các tổ chức Phi Chính phủ quốc tế, tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam, khu vực tư nhân, cá nhân và các đối tác phát triển, cộng đồng sẽ có cơ hội tìm hiểu về GIA, SIA và quan tâm nhiều hơn đến GIA, SIA.

Kết nối mạng lưới phụ nữ với các nước láng giềng để tăng cường tiếng nói về tác động giới, tác động xã hội của đập thủy điện thu hút sự chú ý và hỗ trợ đến từ cộng đồng xã hội.


HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Tây Nguyên là vùng thượng nguồn của rất nhiều con sông lớn như sông Srepok, sông Sesan, sông Ba, sông Đồng Nai. Tuy nhiên, tài nguyên nước và đa dạng sinh học ở khu vực này đang bị suy giảm về cả chất lượng và số lượng do sức ép của việc xây dựng các công trình thủy điện, khai thác mỏ, phát triển diện tích canh tác cây công nghiệp và nông nghiệp thêm vào đó là những tác động tiêu cực của Biến đổi khí hậu. Theo đó, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách, chỉ đạo liên quan đến phục hồi và phát triển tài nguyên rừng, dừng khai thác gỗ tự nhiên, bảo tồn và phát triển tài nguyên nước của các con sông… Với sự tài trợ của tổ chức Oxfam Novib, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) phối hợp cùng Trung tâm Con người

và Thiên nhiên (Pan Nature) thực hiện dự án “Quản trị nguồn tài nguyên nước” tại tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lak và Đăk Nong. Mục đích chính của dự án là đóng góp vào bảo tồn sinh học và nâng cao đời sống các cộng đồng địa phương khu vực sông Srepok và Sesan, nâng cao nhận thức của cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách thông qua quảng bá và chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong quản trị rừng và tài nguyên dựa vào cộng đồng ở cấp quốc gia và khu vực.

với tổng ngân sách hỗ trợ là 457.000.000 đồng. Các hoạt động dự án tập trung:

CSRD sẽ đảm nhận và hoàn thành mục tiêu 2 của dự án là “Thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa thông qua mạng lưới các cộng đồng trong quản trị lưu vực sông Srepok tại các tỉnh Gia Lai, Đak Lak, Kon Tum và Đak Nông”. Thời gian thực hiện dự án từ 6.2016 đến 5.2017,

- Phát triển mạng lưới liên kết các cộng đồng, thông qua các cuộc hội thảo, đối thoại liên quan ở các cấp.

- Nâng cao năng lực cho các nhóm cộng đồng địa phương, - Tập trung, chú trọng vào nhóm phụ nữ và thanh niên trong quản trị lưu vực sông. - Hỗ trợ các sáng kiến sinh kế bền vững đồng thời bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên ở khu vực hồ Earal (huyện Ea H’Leo) và hồ Lak (huyện Lak) – tỉnh Đak Lak.

Dự án lần này sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực cho các nhóm cộng đồng khi đặt mục tiêu phát triển kinh tế cộng đồng bền vững bên cạnh bảo tồn và phát triển tài nguyên.


TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở QUẢNG TRỊ

Với sự tài trợ của tổ chức RLS SEA, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (Huế) phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh Quảng Trị tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân liên quan đến sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn chính là huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Trong tháng 6-7/2017 dự án đã thực hiện 01 phóng sự truyền hình và tổ chức 08 lớp tập huấn. Huyện Hướng Hóa với hơn 25.000ha diện tích canh tác nông nghiệp, chủ yếu là canh

tác sắn, café, tiêu. Việc sử dụng một lượng lớn các loại thuốc BVTV đang là vấn đề đáng quan tâm ở địa phương này. Đây là huyện nằm ở khu vực đầu nguồn, trình độ dân trí người dân còn thấp, việc sử dụng không an toàn các hóa chất BVTV sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước, tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là khi người dân sử dụng trực tiếp nguồn nước tự chảy từ các con sông, suối. Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ Chi cục TT&BVTV tỉnh Quảng Trị đã cung cấp cho người dân những kiến thức cơ bản về

Biến đổi khí hậu (BĐKH), tác hại của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, người dân được hướng dẫn về cách nhận biết một số loại thuốc BVTV thông dụng trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn với môi trường và sức khỏe con người. Các học viên được thực hành sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động, kỹ thuật pha thuốc ngoài hiện trường nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình sử dụng. Phương pháp thu gom và xử lý rác thải từ thuốc BVTV cũng được giới thiệu trong chương trình tập huấn.

THÔNG TIN LIÊN QUAN: Phóng sự hoạt động: http://www.csrd.vn/vi/reportage-raising-awareness-about-pesticides/


THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI DỰ ÁN/ TƯ VẤN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

QUYÊN GÓP, ỦNG HỘ CHO CÁC CỘNG ĐỒNG KHÓ KHĂN

CÁC TOUR THAM QUAN HỌC TẬP, DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Thực hiện quy hoạch quản l{ chất thải rắn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường nhiều giải pháp, triển khai nhiệm vụ cho các ngành, cơ sở và huy động cộng đồng nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Hoạt động do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ về vốn . Thực hiện các hoạt động ưu tiên như: sản xuất phân hữu cơ tại cộng đồng; thúc đẩy 3R (Reduce/Giảm thiểu - Reuse/Tái. sử dụng Recycle/Tái chế) thông qua các hoạt động phối hợp với các cơ sở kinh doanh; trường học, chung cư,…thí điểm phân loại rác thải tại nguồn đã được tiến hành với rất nhiều địa phương và nhiều đối tượng khác nhau ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Các hoạt động này thường xuyên được kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn của cán bộ dự án trong suốt quá trình thực hành phân loại rác thải. Hoạt động dự án đã kết thúc vào tháng 12/2017 ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bên cạnh các hoạt động dự án được thực hiện, thông qua trang fanpage LŨ LỤT MIỀN TRUNG, CSRD đã thực hiện các hoạt động kêu gọi, quyên góp, ủng hộ cho các cộng đồng khó khăn. CSRD đã tổ chức quyên góp các vật dụng sinh hoạt, áo quần, sách vớ,…để gửi tới các cộng đồng khó khăn. Năm 2017, CSRD đã tham và thực hiện 02 hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị. Các hoạt động với quy mô nhỏ nhưng phần nào chia sẻ những khó khăn mà người dân nơi đây đang đối mặt. Trong thời gian tới, CSRD vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động thiện nguyện này và mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn các cộng đồng khó khăn khác.

Du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương... Trong năm qua CSRD đã tổ chức 03 chuyến tham quan học tập và mở rộng hơn đến các điểm vùng dự án mà CSRD đã và đang hỗ trợ, nhằm giới thiệu và chia sẻ thông tin liên quan đến những vấn đề về phát triển xã hội, phát triển bền vững, nhứng thách thức cũng như khó khăn mà người dân ở các cộng đồng này đang phải đối mặt. Các tour tham quan được sự quan tâm đặc biệt của nhiều các bạn trẻ, các nhà nghiên cứu khoa học, các bạn học sinh theo học ở các trường trong và ngoài nước. Bên cạnh kiến thức các bạn có được về lý thuyết những trải nghiệm về thực tế cũng đưa lại rất nhiều kiến thức bổ ích. Mọi thông tin liên quan đến chương trình tham quan, du lịch đến các vùng dự án, dự án của CSRD xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ email: info@csrd.vn


ẤN PHẨM NĂM 2017 Vắn tắt khuyến nghị chính sách: Đánh giá tác động giới các công trình thủy điện trên sông Sre Pok – 2017 Phóng sự ảnh: Nơi dòng sông chảy ngược: Nước, giới và phát triển Các ấn phẩm của CSRD được cập nhật trên trang web: csrd.vn

CAM KẾT THỰC HÀNH TỐT MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHỆM GIẢI TRÌNH CSRD luôn cam kết thực hành tốt Minh bạch và Trách nhiệm Giải trình. Chúng tôi tham gia chương trình do Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) và Viện Trợ Ailen (Irish Aid) tổ chức với các hoạt động liên quan như “Các sáng kiến về minh bạch và trách nhiệm (CSO- TAI)”; “Truyền cảm hứng về minh bạch và trách nhiệm giải trình” hằng năm và đã có những chứng nhận, giải thưởng nhất định.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) hoạt động theo sự quản l{ và điều hành của hệ thống quản lý chất lượng cao (QMS). CSRD cam kết tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các công việc và hoạt động dự án trong đó bao gồm việc: đánh giá hoạt động dự án, kểm toán tài chính hằng năm và đánh giá ăng lực nhân viên. Đây là vấn đề rất được CSRD chú trọng và luôn tuân thủ trong nhiều năm qua.

CÁC NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các đối tác và các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chúng tôi trong năm 2017 vừa qua. Sự giúp đỡ và đồng hành của các bạn là một phần rất quan trọng trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động, dự án và hướng đến mục tiêu vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng để thích ứng với điều kiện kinh tế và xã hội đang không ngừng thay đổi. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục làm việc cùng các bạn trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Hãy cùng chúng tôi lớn mạnh.

- Trang web: csrd.vn - Trang fanpage: Centre for Social Research and Development (CSRD) Chúng tôi sử dụng trang web và trang fanpage để thông tin, truyền thông. Ở các trang thông tin có cả tiếng Anh và tiếng Việt, rất thuận tiện cho người đọc có thể tìm hiểu các thông tin, hoạt động và sự kiện được CSRD cập nhật thường xuyên.


QUẢN LÝ DỰ ÁN

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG LĨNH VỰC

Nghiên cứu giới

Quản l{ môi trường

Quản lý chất thải rắn

Khả năng thích ứng BĐKH

Huy động sự tham gia của cộng đồng

Đàm phán và giải quyết xung đột

Hình thành/phát triển quan hệ đối tác

Tập huấn cộng đồng

Phát triển khảo sát/phân tích

Quản lý hội nghị/sự kiện

Thiết kế/tổ chức các chương trình tư vấn

Thảo luận nhóm tập trung

Tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số

Tham vấn các nhóm yếu thế

Khởi động và phát triển dự án

Vận động chính sách

Giám sát và đánh giá

DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHỐNG CHỊU VỚI LŨ LỤT

THUỐC TRỪ SÂU

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIỚI (GIA2)

ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIỚI (GIA1)

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

BĐKH VÀ GIỚI

PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NHẬN THỨC VỀ BĐKH

BẢO VỆ SÔNG MÊ KONG

THÍCH ỨNG BĐKH

BĐKH – BẾP LÒ CẢI TIẾN VÀ PHÂN VI SINH

CAO SU

HỖ TRỢ CÁC CỘNG ĐỒNG DI DỜI/MẤT ĐẤT

TIẾNG NÓI CHP PHỤ NỮ/LỒNG GHÉP GIỚI

MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI VIỆT NAM

KỸ NĂNG CHO CÁC CỘNG ĐỒNG TĐC/ ẢNH HƯỞNG THỦY ĐIỆN

KÝ NĂNG/KIẾN THỨC TÁC ĐỘNG ĐẬP THỦY ĐIỆN

TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

KHUNG KỸ NĂNG CSRD – DỰ ÁN TỪ 2012-2017




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.