Báo cáo kỹ thuật

Page 1

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

BÁO CÁO KỸ THUẬT “Đánh giá việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của dự án thủy điện Buôn Kuôp trên dòng Srê Pok và các tác động đối với môi trường, xã hội phát sinh tại vùng bị ảnh hưởng”

Huế, tháng 10 năm 2015


MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................................5 1.1 Sự cần thiết của dự án ..............................................................................................5 1.2 Thông tin chung về dự án ........................................................................................5 1.2.1 Mục tiêu của dự án ..................................................................................................... 5

1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu của dự án...........................................................6 1.4 Tiến trình và phương pháp thực hiện dự án ..........................................................6 CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................................7 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương có dự án ..............................................7 2.1.1 Dân cư, dân tộc .......................................................................................................... 7 2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................................... 7 2.1.3 Hiện trạng sử dụng nước cho ngành nông nghiệp ...................................................... 9 2.1.4 Các hoạt động kinh tế................................................................................................. 9 2.1.5 Cơ sở hạ tầng........................................................................................................... 10 2.1.6 Y tế, giáo dục ........................................................................................................... 10

2.2 Đặc điểm lưu vực sông Srê Pok ................................................................................11 2.2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 11 2.2.2 Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội.......................................................................... 14 2.2.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực sông Srêpok .................................................. 15 2.2.4 Chế độ khí hậu lưu vực sông Srêpok........................................................................ 16 2.2.5 Chế độ thủy văn sông Srêpok .................................................................................. 20 2.2.6 Phạm vi lưu vực sông Srê Pok trên tỉnh Dak Lak ...................................................... 21

2.3 Thông tin chung của dự án thủy điện Buôn Kuôp ..............................................22 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..........................................................................................................................23 3.1 Tóm tắt nội dung của báo cáo DTM và nhận xét ................................................23 3.2 Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng ..24 3.2.1 Đền bù và Tái định cư .............................................................................................. 24 3.2.2 Thu dọn lòng hồ ....................................................................................................... 27 3.2.3 Các biện pháp giảm thiểu đối với môi trường nước và không khí ............................. 27 3.2.4 Khôi phục diện tích đất bị sử dụng trong quá trình thi công ...................................... 28 2.2.5 Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ........................................................................... 29

3.3 Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tích nước hồ và vận hành công trình......................................................................................................29 3.3.1 Đối với hệ sinh thái ................................................................................................... 29 3.3.2 Đối với môi trường nước .......................................................................................... 31 3.3.3 Đối với môi trường kinh tế xã hội.............................................................................. 31

CHƯƠNG IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG......32


4.1Giám sát môi trường Khí tượng thủy văn.............................................................32 4.2 Giám sát môi trường sinh thái ..............................................................................32 4.3 Giám sát y tế............................................................................................................32 4.4 Giám sát đền bù, di dân tái định cư ......................................................................33 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................33 5.1 Kết luận .......................................................................................................................33 5.2 Khuyến nghị ...............................................................................................................33 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................33 Phụ lục 1: Kết quả nghiên cứu cộng đồng Buôn Drai, xã Ea Na, huyện Krông Ana33 Phụ lục 2: Kết quả nghiên cứu cộng đồng thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana ........................................................................................................................................45


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Krông Nô và Krông Ana ......................................................... 9 Bảng 2: Sản xuất nông nghiệp khu vực công trình thủy điện Buôn Kuôp ............................................. 9 Bảng 3: Tình hình chăn nuôi trong khu vực công trình .................................................................... 10 Bảng 4: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Dak Lak .............................................................................. 14 Bảng 5: Lưới trạm khí tượng và đo mưa trong lưu vực .................................................................... 15 Bảng 6: Lượng mưa các tháng trong năm (mm) .............................................................................. 16 Bảng 7: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (°C) ..................................................................... 18 Bảng 8: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%) ........................................................................ 18 Bảng 9: Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ) .............................................................................. 19 Bảng 10: Biến động về nguồn lợi thủy sản thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana ....................... 30


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của dự án Tiếp nối dự án “Thúc đẩy phương pháp tiếp cận có sự tham gia đối với sự giám sát và phát triển thủy điện ở các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế” năm 2013 - 2014, năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tiếp tục thực hiện dự án “Thúc đẩy phương pháp tiếp cận có sự tham gia đối với sự giám sát và phát triển thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam”. Kết quả của dự án 2013 - 2014:  Tất cả các bên liên quan hiểu được mục tiêu của Nghị định 29/2011 và Thông tư 29 và nhận thức được những thiếu sót và sai lệch giữa quá trình ra quy định và thực tế thực hiện.  Các cộng đồng địa phương có hiểu biết tốt về các vấn đề liên quan đến nước, hệ sinh thái, bảo vệ và bảo tồn sông, và những tác động của các nhà máy thủy điện đối với cuộc sống của họ. Họ có thể tự tin hơn trong việc bày tỏ mối quan tâm về các đập thủy điện và hệ sinh thái sông đến chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân để các bên liên quan lắng nghe tiếng nói của họ.  Một công cụ hướng dẫn và danh sách kiểm tra được phát triển để hiện tại các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng có thể tham gia theo dõi thường xuyên các tác động môi trường và xã hội của các nhà máy thủy điện đang hoạt động phù hợp với pháp luật và cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.  Các dự án xây dựng nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung trong tương lai bao gồm một nỗ lực nghiêm túc để lắng nghe tiếng nói của cộng đồng địa phương. Sau 2 năm, có thể khẳng định mạnh mẽ rằng năng lực và nhận thức của cộng đồng địa phương ở Quảng Bình đã được cải thiện đáng kể để họ có thể nói “KHÔNG” với quy hoạch xây dựng thủy điện. Chúng tôi tự tin chuyển sự hỗ trợ của chúng tôi đến địa điểm mới ở tỉnh ĐăkLăk và Đăk Nông trong khi vẫn tiếp tục ở tỉnh Quảng Nam để duy trì những thành quả của hai năm qua. Sự trao đổi và chia sẻ thông tin giữa Quảng Nam và 2 tỉnh mới sẽ là một phương pháp tiếp cận hiệu quả cho chúng tôi trong 3 năm tới. Chúng tôi tin rằng Mục tiêu của Giai đoạn 2 nên tiếp tục tập trung như ở Giai đoạn 1 là thúc đẩy phương pháp tiếp cận có sự tham gia ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam để các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng có thể tham gia vào các quá trình phát triển thủy điện và trong việc giám sát các tác động về môi trường và xã hội của nó. Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được thực hiện đúng và được theo dõi bởi mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng theo các cam kết trước đó được nêu trong báo cáo ĐTM và quy định của Luật bảo vệ môi trường ban hành vào năm 2014 bởi chính phủ Việt Nam. 1.2 Thông tin chung về dự án 1.2.1 Mục tiêu của dự án Các Mục tiêu của dự án Giai đoạn 2015:


Một mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển thủy điện ở miền Trung và khu vực Tây Nguyên của Việt Nam được thành lập để trao đổi thông tin và ứng phó với các tác động xấu đến môi trường của sự phát triển thủy điện cũng như tham gia vào quá trình phát triển thủy điện và giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường.  Nhiều phụ nữ ở các cộng đồng bị ảnh hưởng tham gia vào mạng lưới cũng như giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường.  Khoảng cách giữa thực tế thực hiện và các quá trình ra quyết định của chính phủ liên quan đến bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường do Chính phủ Việt Nam ban hành (năm 2014) được xác định và thực hiện với sự tham gia và giám sát của cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng thông qua mạng lưới.  Các bên liên quan tham gia vào một Biên bản ghi nhớ để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các nhà máy thủy điện đã đưa ra trước đó trong báo cáo ĐTM được theo dõi và kiểm tra hàng năm. 1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu của dự án Với phương pháp tiếp cận đã được sử dụng ở các dự án trước, dự án năm 2015 tiếp tục hướng nghiên cứu kết hợp sử dụng các tài liệu thứ cấp thu thập được để tiến hành nghiên cứu bàn giấy và thực hiện các chuyến đi thực địa để lấy thông tin thực tế phục vụ cho các nghiên cứu của dự án. Các tài liệu thứ cấp quan trọng mà dự án cần nghiên cứu bao gồm:  Báo cáo kỹ thuật Đánh giá tác động môi trường (DTM) dự án thủy điện Buôn Kuôp;  Các tài liệu, văn bản liên quan đến quá trình thi công và vận hành công trình do các cơ quan chức năng tỉnh Đak Lak và chủ đầu tư, đơn vị vận hành công trình lưu giữ;  Các báo cáo của chính quyền địa phương cấp huyện, xã và đơn thư khiếu nại của người dân. Sau khi tiến hành nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu thực hiện lập kế hoạch thực địa điều tra khảo sát tại hiện trường, thu thập các thông tin nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của dự án thủy điện Buôn Kuôp đối với các vấn đề kinh tế xã hội của các địa phương dựa trên sự so sánh giữa các cam kết trong DTM và tình hình thực tế. Về khía cạnh kinh tế, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá tình hình đời sống, sinh kế của người dân tái định cư cũng như hộ không tái định cư trong vùng bị ảnh hưởng. Về mặt môi trường, các tác động đối với môi trường nước, hệ động thực vật thủy sinh và các yếu tố liên quan khác được tập trung nghiên cứu. Dự án tiến hành các hoạt động nghiên cứu tại các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi công trình thủy điện Buôn Kuôp tại tỉnh Đak Lak, cụ thể: - Xã Hòa Phú, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đak Lak: địa phương đặt nhà máy; - Xã Ea Na, huyện Krông Ana: địa phương nằm trong vùng long hồ; - Xã Dray Sáp, huyện Krông Ana: địa phương nằm ở khu vực hạ du đập Buôn Kuôp. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015. 1.4 Tiến trình và phương pháp thực hiện dự án Với những mục tiêu và nội dung nghiên cứu mà dự án đã đặt ra, nhóm thực hiện dự án đã lập kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ dự án để đạt được kết quả tương ứng. Các hoạt động dự án chính bao gồm: 1) Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp quan trọng liên quan đến việc xây dựng và vận hành công trình thủy điện Buôn Kuôp; 2) Lập kế hoạch thực địa khảo sát và hỗ trợ người dân các công cụ giám sát môi trường; 3) Đưa ra các báo cáo và tổ chức các cuộc họp, diễn đàn để trình bày kết quả nghiên cứu của cộng đồng cũng như nhóm nghiên cứu.


Phương pháp tiếp cận được áp dụng trên thể hiện sự chặt chẽ để đạt được các mục tiêu đề ra. Dự án đã có sự lien hệ và hợp tác mật thiết với cộng đồng bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các kết luận. Tiến trình thực hiện dự án lần lượt như sau: 1) Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan; 2) Nghiên cứu tài liệu, lập kế hoạch và xây dựng bộ công cụ để tiến hành điều tra, khảo sát; 3) Hỗ trợ các lớp tập huấn cho người dân về các công cụ giám sát môi trường để người dân tiến hành thu thập thông tin tại địa phương; 4) Chuẩn bị các báo cáo và tổ chức các diễn đàn để công bố kết quả nghiên cứu của dự án và hình thành mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng. CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương có dự án Công trình thủy điện Buôn Kuôp nằm trên địa phận của 2 xã: Ea Na huyện Krông Ana và Nam Đà huyện Krông Nô, tỉnh Dak Lak. Các số liệu về đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương được trích từ Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Buôn Kuôp, tại thời điểm xây dựng báo cáo năm 2003. 2.1.1 Dân cư, dân tộc Huyện Krông Ana và Krông Nô là hai huyện miền núi, có nhiều người là dân tộc ít người sinh sống. Huyện Krông Nô có diện tích tự nhiên 989,35 km2. Tính đến năm 2001 dân số toàn huyện có 51.226 người, với mật độ khoảng 52 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2,35%. Toàn huyện hiện có 26.611 lao động, chiếm 52,19% dân số, lao động nông lâm nghiệp là 23.200 người; lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 1.200 người; lao động thương mại dịch vụ 850 người và các lao động khác 1.316 người. Lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, trên 87%. Huyện Krông Ana có diện tích tự nhiên 644,85 km2. Tính đến năm 2001 dân số toàn huyện có 189.169 người, với mật độ 293 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2,46%. Toàn huyện có 81.896 lao động, chiếm khoảng 43% dân số. Lao động nông lâm nghiệp là 73.709 người, lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 2.974 người; lao động thương mại dịch vụ 1.371 người và các lao động khác. Lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, khoảng 90%. Thành phần dân tộc hai huyện khá phong phú với khoảng 20 dân tộc ít người. Dân tộc Mnông và Êđê chiếm tới 80% dân số các dân tộc ít người (không kể dân tộc Kinh). Một số dân tộc di cư từ ngoài Bắc vào như Tày, Nùng sống khá hòa đồng với xung quanh, bản tính riêng của các dân tộc đã bị mai một đi ít nhiều. 2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất Diện tích lưu vực công trình thủy điện Buôn Kuôp là 7.980 km2, bao gồm các đối tượng sử dụng đất như sau: Rừng tự nhiên: Rừng trồng: Cây công nghiệp, cây lâu năm: Ruộng lúa, nương rẫy, cây hàng năm: Đất cỏ chăn nuôi: Đất chuyên dùng: Đất chưa sử dụng:

4.772,04 km2 57,46 km2 893,76 km2 845,88 km2 175,56 km2 6,30 km2 798,00 km2


Đất thổ cư: 383,04 km2 Ao hồ, sông suối: 47,88 km2 Như vậy, chiếm diện tích lớn nhất trong lưu vực công trình là rừng tự nhiên, chiếm tới gần 60% tổng diện tích lưu vực. Độ che phủ này là khá lớn so với toàn quốc nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Ngoài ra, đất canh tác nông nghiệp cũng như cây công nghiệp cũng chiếm một diện tích đáng kể, khoảng 22% diện tích lưu vực. Phải nói đây là khu vực tương đối trù phú, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 10% diện tích. Tại khu vực dự án, trên địa bàn hai huyện Krông Nô và Krông Ana, hiện trạng sử dụng đất được trình bày trong bảng sau:


Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Krông Nô và Krông Ana TT

Đối tượng sử dụng đất

Đơn vị

1

Tổng diện tích

2

Đất nông nghiệp

Km2 Km2

3

Đất lâm nghiệp

4

H.Krông Nô

H.Krông Ana

989,35

644,85

167,00

363,79

Km2

639,49

82,40

Đất chuyên dùng

Km2

20,49

54,78

5

Đất thổ cư

Km2

4,14

14,58

6

Đất chưa sử dụng, sông suối

Km2

158,23

129,30

2.1.3 Hiện trạng sử dụng nước cho ngành nông nghiệp Phần lưu vực công trình thủy điện Buôn Kuôp chủ yếu là vùng núi và cao nguyên, còn vùng thung lũng sông được mở rộng thành vùng đồng bằng bãi sông. Như vậy việc khai thác nguồn nước mặt ở đây rất khó khăn do sự chênh cao địa hình giữa mặt nước và bề mặt lưu vực. Vùng trồng các cây công nghiệp cần nước tưới thì không khai thác được nguồn nước mặt, còn khu vực đồng bằng ven sông thường bị ngập lụt trong mùa lũ. So với các khu vực khác của tỉnh Dak Lak thì đây là khu vực có số công trình thủy lợi đã xây dựng khá lớn. Theo thống kê, trong vùng nghiên cứu có tới 12 hồ chứa có dung tích trên 3 triệu m3, 8 hồ có dung tích từ 1 triệu m3 đến 3 triệu m3 và 29 hồ có dung tích từ 0,5 đến 1 triệu m3 cùng hàng loạt các hồ ao nhỏ với tổng dung tích hồ chứa đạt tới 174 triệu m3, trong tổng số 375 hồ chứa có tổng dung tích 261 triệu m3 của toàn tỉnh Dak Lak. Ngoài ra còn hàng loạt các đập dâng vùng thượng du các sông nhỏ (Krông Buk, Krông Bông, Krông Nô…) và các trạm bơm gần khu vực ven sông vùng hạ du (Krông Ana). Do điều kiện địa hình khác nhau nên việc xây dựng các hồ chứa trong lưu vực hồ chứa Buôn Kuôp rất không đều. Với các vùng thuận lợi cho xây dựng hồ chứa cũng như có những hồ chứa tự nhiên, diện tích đất cần tưới không cao, ngược lại khu vực khô, diện tích cần tưới cao thì các công trình không đủ để đáp ứng với nhu cầu. Những tồn tại chính của các công trình thủy lợi:  Xây dựng thiếu đồng bộ, hầu hết các công trình đầu mối hoàn thành nhưng các công trình nội đồng vẫn dở dang, chất lượng kém;  Vấn đề quản lý và bảo dưỡng chưa tố nên công trình xuống cấp nhanh;  Số công trình tạm, thời vụ nhiều nhưng không đảm bảo tưới ổn định nhất là những năm kiệt. 2.1.4 Các hoạt động kinh tế Trong lưu vực công trình thủy điện Buôn Kuôp sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị tổng sản lượng nền kinh tế quốc dân. Theo Niên giám thống kê năm 2001 của hai huyện trong khu vực dự án, tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 68 - 70%. Tình hình sản xuất nông nghiệp được trình bày trong bảng sau: Bảng 2: Sản xuất nông nghiệp khu vực công trình thủy điện Buôn Kuôp Chỉ tiêu 1. Diện tích cây lương thực

Đơn vị

H.Krông Nô

H.Krông Ana

Ha

5.374

9.371


2. Sản lượng lương thực 3. Diện tích trồng lúa 4. Sản lượng lúa

Tấn Ha Tấn

20.282 3.244 12.124

51.311 7.571 40.733

Về chăn nuôi, tính đến năm 2000, số lượng trâu, bò, lợn có trong khu vực công trình như sau: Bảng 3: Tình hình chăn nuôi trong khu vực công trình Gia súc (con) 1. Trâu 2. Bò 3. Lợn

H.Krông Nô

H.Krông Ana

946

1.147

730 17.369 181.795

5.624 34.243 388.817

4. Gia cầm

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm của huyện Krông Nô là 3,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39% GDP, huyện Krông Ana là khoảng 9,2 tỷ đồng; chủ yếu là trồng rừng và khai thác lâm sản. 2.1.5 Cơ sở hạ tầng Về điện, trên địa bàn lưu vực đã có điện lưới quốc gia, tuy chưa đều khắp. Huyện Krông Nô, cho tới năm 2001 cũng chỉ có 4 xã dùng điện lưới quốc gia. Huyện Krông Ana có mạng lưới điện khá hơn, đã có 11 trên 12 xã có điện lưới quốc gia. Vì vậy tình hình sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở Krông Ana phát triển hơn ở Krông Nô. Về giao thông, mạng lưới giao thông trong khu vực khá phát triển so với vùng sâu vùng xa. Tại đây có 18 km đường Quốc lộ 27 và 76 km đường Tỉnh lộ. Các tuyến huyện lộ đã được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, đường cấp phối vẫn chiếm tỷ trọng cao, còn lại là đường đất thường xuyên bị hư hỏng lầy lội. Đường liên thôn có chất lượng kém, lưu thông cơ giới gặp nhiều khó khăn. 2.1.6 Y tế, giáo dục Các cơ sở y tế trong khu vực đã được chú trọng phát triển. Tại các huyện đều có 1 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám đa khoa và mỗi xã, thị trấn đều có các trạm y tế. Tuy nhiên điều kiện làm việc vẫn còn thiếu thốn, việc phòng chữa bệnh cho nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Lực lượng cán bộ y tế còn chưa nhiều. Tính đến năm 2001, trên địa bàn huyện Krông Nô có 81 cán bộ y tế, trong đó có 20 cán bộ có trình độ đại học và 26 cán bộ có trình độ trung cấp, 35 y tá. Trên địa bàn huyện Krông Ana có 186 cán bộ y tế, trong đó có 82 cán bộ có trình độ đại học, 53 cán bộ có trình độ trung cấp và 51 y tá. Về giáo dục, số trường học đã được tăng cường đáng kể. Tính đến năm học 2001 - 2002 cụ thể như sau: Huyện Krông Nô có: 20 trường phổ thông gồm: 11 trường tiểu học, 3 trường tiểu học và trung học cơ sở, 5 trường trung học cơ sở và 1 trường phổ thông trung học Huyện Krông Ana có: 75 trường phổ thông gồm: 49 trường tiểu học,


2 trường trung học phổ thông và trung học cơ sở, 22 trường trung học cơ sở, 2 trường phổ thông trung học Tuy nhiên, so với nhu cầu của địa phương, hệ thống trường học và đội ngũ giáo viên vẫn cần thiết phải bổ sung cả về số lượng và chất lượng. 2.2 Đặc điểm lưu vực sông Srê Pok Sông Srêpok là một sông nhánh của sông Mekong, hợp với sông Sê San tại Stung Treng, cách dòng chính Mekong 35 km về phía thượng lưu, có diện tích lưu vực 29,450 km2. Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, sông Srêpok được đánh giá là có tiềm năng thủy năng và thủy lợi đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Dak Lak và vùng cao nguyên Trung bộ. 2.2.1 Điều kiện tự nhiên 2.2.1.1 Vị trí địa lý Vị trí địa lý tự nhiên của lưu vực Srêpok nằm trong phạm vi 107°30' đến 108°45' kinh độ Đông và 11°53' đến 13°55' vĩ độ Bắc. Với tổng diện tích tự nhiên là 30,100 km², thuộc lãnh thổ Việt Nam là hơn 18,200 km² được chia ra làm hai lưu vực độc lập nhau là lưu vực thượng Srêpok có diện tích là 12,527km² với 11,200km² thuộc tỉnh Đăk Lăk và lưu vực suối Ia Đrăng - Ea Lôp - Ea H’Leo có diện tích là 5,737km². Lưu vực sông Srêpok phía Bắc giáp với lưu vực sông Sêsan, phía Nam giáp lưu vực sông Đồng Nai, phía Tây là đường phân lưu của sông Mê Kông, phía Đông giáp lưu vực sông Ba. Sông Srêpok là nhánh sông cấp I của sông quốc tế Mê Kông. Dòng chính của sông Srêpok bắt nguồn từ vùng núi Chu Yang của dãy Trường Sơn có độ cao khoảng 1,400m, có vị trí địa lý là 108°18'38'' kinh độ Đông, 13°06'00'' vĩ độ Bắc thuộc địa phận Việt Nam. Sông Srêpok chảy qua 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng của Việt Nam rồi chảy sang Campuchia nhập lưu với sông Mê Kông ở Stung Treng co vị trí địa lý là 107°20'12'' kinh độ Đông và 13°01'00'' vĩ độ Bắc.

Hình 1: Lưu vực sông Srê Pok 2.2.1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình lưu vực có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc và tương đối đa dạng, đồi núi xen kẽ bình nguyên va thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau: + Địa hình vùng núi cao: Nằm ở phía Đông và Nam của lưu vực, có độ cao trung bình 1500 2000m, độ dốc sườn khá lớn (20° - 30°) với các đỉnh núi cao như Chư Đăng Sin (2,405m) và Chư Pan Phan (2,175m). Dải Trường Sơn chạy qua vùng thuộc địa phận huyện Krông Bông, huyện Lăk. Trong khu vực địa hình này diện tích rừng còn nhiều, độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh.


+ Địa hình vùng cao nguyên: Vùng cao nguyên với những đồng bằng lượn sóng và độ dốc thoải. Dạng địa hình này nằm ở hai vùng: Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuật và phụ cận (các huyện Krông Buk, Krông Pach, Cư Mgar…) với độ cao trung bình từ 400 -500m. Vùng thứ hai là cao nguyên Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam của lưu vực, có độ cao từ 700 - 800m. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuật địa hình bằng phẳng hơn vùng Đăk Nông. Các cao nguyên này được tạo thành từ phun trào bazan thuộc thời kỳ đệ tứ. Đá bazan phong hóa tạo thành lớp đất màu mỡ rất phù hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày. + Địa hình vùng đất thấp: Bao gồm các dải đất phù sa bằng phẳng dọc các sông. Loại địa hình này tập trung ở các huyện Lăk, qua Buôn Triết, Buôn Trấp tới hạ lưu, có độ cao trung bình từ 410 450m. Vùng bình nguyên Ea Sup chạy doc hai ven suối Ea Sup và Ea H’Leo có độ cao trung bình 200 300m, dạng địa hình này thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết khí hậu trong vùng, nó không ngững mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm mà còn có tính chất của vùng cao nguyên mát dịu. Với đặc điểm này cho phép bố trí các loại cây trồng, vật nuôi phong phú cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế một cách đa dạng. 2.2.1.3.Đặc điềm địa chất thổ nhưỡng Lưu vực Srêpok có nhiều tiềm năng rất lớn về đất, đặc biệt là đất đỏ bazan (50%). Theo kết quả đánh giá về thổ nhưỡng của Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã được chuyển đổi sang hệ thống phân loại FAO-UNESCO thì toàn lưu vực co 8 loại đất sau: nhóm đất phù sa, nhóm đất Glay, nhóm đất than bùn, nhóm đất đen, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ, nhóm đất mùn Alit trên núi cao, nhóm đát trơ sỏi đá. Trong đó 2 nhóm đất đen xám và đất đỏ chiếm diện tích lớn nhất. Nhóm đất đỏ: phân bố tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuật, Đăk Nông, Đăk Mil. So với đất xám đen thì nhóm đất đỏ bazan ít dốc và tầng đất dày rõ rệt hơn. Nhóm đất xám phân bố ở các vùng Ea Sup, Cu Jut, Krông Bông. Đa số đất này có tầng mỏng, độ dốc lớn, có lẫn đá hoặc đá lộ đầu, thàm phủ thực vật tự nhiên là rừng lá thứ sinh, rừng gỗ lá rụng và rừng nứa lá rụng. Nhóm đất bazan đen phân bố chủ yếu ở phía Tây sông Srêpok, đại bộ phận là tầng đất mỏng, nhiều đá lộ. Nhóm đất phù sa được hình thành do sự bồi đắp của các sông suối lớn, diện tích bằng phẳng hay lượn sóng. Khoảng một nửa diện tích này bị ngập nược trong mùa mưa như cánh đồng Lạc Thiện Đức Xuyên. 2.2.1.4.Thảm phủ thực vật Thảm phủ thực vật trên lưu vực khá phong phú, mức độ che phủ của rừng khoảng 70% trong đó bao gồm nhiều loại như: rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng trồng… ngoài ra còn một số lượng đáng kể cây cà phê, chè… Thảm phủ trên lưu vực Srêpok phân bố có sự khác biệt theo các vùng địa hình. Vùng núi cao nằm ở phía Đông và Đông Nam (thượng nguốn các sông) được thảm rừng xanh bao phủ quanh năm bao gồm rừng lá rộng thường xanh, rừng lá kim, rừng hỗn giao. Đi dần về phía hạ lưu là vùng đồi núi thoải dần và nhấp nhô thì rừng già được thay thế dần bằng các rừng tái sinh, rừng cà phê, cao su, bông… thung lũng các sông với địa hình bằng phẳng có nhiều hồ tự nhiên, đầm lầy thì xuất hiện các ruộng bậc thang, vườn cây ăn trái,chè. Hiện nay rừng ở đây có xu hướng giảm đi đáng kể, đặc biệt là rừng giàu và rừng trung bình giảm với tốc độ nhanh, diện tích rừng nghèo và bụi cây càng tăng. Do quá trình rừng bị khai thác quá mức, hậu quả do lối sống du canh du cư của đồng bào dân tộc vả chặt phá rừng để trồng các loại cây có giá trị kinh tế nên nhiều khu vực đất bị thoái hóa, làm tăng khả năng xói mòn rửa trôi đất. Ngoài ra giảm diện tích rừng còn có ảnh hưởng không nhỏ đén nguồn nước ngầm. Tuy nhiên do tích cực thực


hiện “Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng” của Chính phủ bằng vốn ngân sách, đấy mạnh phong trào các chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào trồng rừng với nhận thức “Rừng là kinh tế và môi trường” cùng với nó là việc cải tiến tổ chức giao rừng, giao đất cho dân, nghể rừng phát triển từng bước trả lại màu xanh cho Đăk Lăk. 2.2.1.5.Đặc điểm địa lý thủy văn Sông ngòi là sản phẩm của thiên nhiên, trải qua các thời kỳ kiến tạo nâng lên, hạ xuống xâm thực bào mòn mạnh mẽ hình thành mạng lưới sông suối. Lưu vực sông Srêpok là vùng thượng nguồn của lưu vực sông Mê Kông. Trong thời kì tàn kiến tạo tại đây là một vùng nâng lên nên quá trình xâm thực mạnh mẽ, núi và cao nguyên bị chia cắt bởi các đứt gãy lớn và rất sâu, tạo thành mạng lưới sông dày, lòng hồ sâu, độ dốc lớn, sông uốn khúc và nhiều thác ghềnh. Sông Srêpok có 41 nhánh cấp I, hầu hết bắt nguồn từ các vùng núi phía Đông Bắc, Đông và đông nam của tỉnh Đăk Lăk, tức là từ các vùng núi bên sườn Đông của dãy Trường Sơn, có độ cao từ 800 - 2,000 m. Sông suối trong lưu vực phân bố theo hình nan quạt, mở rộng ở thượng và trung lưu, thu hẹp ở hạ lưu. Sông Srêpok Thượng có 2 nhánh sông lớn chính là Krông Knô và Krông Ana: ● Sông Krông Knô bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 2,000m chạy dọc theo biên giới phía Nam tỉnh. Sau đó chuyền hướng chảy lên phía Bắc nhập vào sông Krông Ana tại Buôn Đrây cùng đổ vào sông Srêpok tại đây. Tổng diện tích toàn lưu vực Krông Knô là 4,620 km² và dòng chính sông dài 56km. Độ dốc bình quân lưu vực là 17,6‰, độ cao bình quân lưu vực là 917 m và mật độ lưới sông là 0,86 km/km². Sông Krông Knô có nhánh sông lớn đáng kể là sông Đăk Mang . Sông Đăk Mang bắt nguồn từ cao nguyên Sanaro có đỉnh cao 1,500 m. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam độ dốc lòng sông không lớn, đây là vùng chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn có lượng mưa bình quân 2,000mm, diện tích lưu vực là 1490km, dòng chính sông dài 69 km, độ dốc bình quân lưu vực là 15,1‰, độ cao bình quân lưu vực là 76 m và mật độ lưới sông là 1,1 km/km². ● Sông Krông Ana là hợp lưu chủ yếu của 3 nhánh sông lớn là Krông Buk, Krông Pach và Krông Bông. Tổng diện tích lưu vực sông là 3,200 km², chiều dài dòng chính là 215 km. Dòng chính chảy theo hướng Đông - Tây, dọc theo sông về phía trung, hạ lưu là những bãi lầy đất chua do bị ngập lâu ngày. Độ dốc của những sông nhánh lớn thượng nguốn từ 4 - 5 ‰, đoạn sông phía hạ lưu trong vùng Lăk có độ dốc nhỏ vào khoảng 0,25‰. ● Sông Krông Buk: Bắt nguồn từ dãy núi cao phía Bắc lưu vực, với độ cao nguồn sông từ 800 100m. Khoảng 70km đoạn sông thượng nguồn chảy theo hướng Bắc - Nam sau đó đổ vào sông Krông Ana. Lưu vực chịu tác động của khí hậu tây Trường Sơn và khí hâu Đông Trường Sơn. Lượng mưa trong vùng chỉ đạt 1,400 - 1,500 mm/năm. Địa hình lưu vực ít bị chia cắt, độ dốc lòng sông nhỏ khoảng 5,5‰. ● Sông Krông Pach: Bắt nguồn từ dã núi phía Tây Khánh Hòa, ở độ cao 1500m, dòng chảy theo hướng Đông - Tây rồi đổ vào Krông Ana. Lưu vực này chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu Đông Trường Sơn với lượng mưa trung bình 1,600 - 1,700mm. Phần thượng nguồn sông dài 30 km, lòng sông dốc, độ dốc đạt tới 3‰. Vượt qua đoạn này sông chảy trên vùng cao nguyên có địa hình bằng phẳng, lòng sông uốn khúc quanh co, chỗ mở rộng, chỗ thu hẹp đột ngột, làm cho điều kiện tiêu thoát lũ khó khăn mỗi khi có lũ lớn, gây ngập lụt dài ngày. ● Sông Krông Bông: Có diện tích lưu vực 809 km², bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Trường Sơn, có đỉnh Chư Giang Sin cao 2,405m. Sông chảy theo hướng Đông - Tây và nhập vào sông Krông Ana. Lưu vực sông chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông và Tây Trường Sơn với mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XI. Vùng thượng nguồn có lượng mưa năm tương đối lớn khoảng 2,000 mm/năm. Vùng hạ lưu sông có lượng mưa nhỏ hơn, lượng mưa năm khoảng 1,600 - 1,700 mm/năm. Từ hợp lưu của sông Krông Ana và Krông Knô - thác Buôn Đrây - đến biên giới Việt Nam Campuchia, sông Srêpok chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc trong vùng đồi núi có lũng sông hẹp


và dốc, lòng sông cắt sâu, chiều dài của đoạn sông này khoảng 110 km, với độ hạ thấp 200 m, chênh cao khoảng 60 m. Trên đoạn sông này có nhiều thác nước tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển thủy điện như thác Đrây H’Linh, thác Trinh Nữ… Hệ thống sông Ea Đrăng - Ea H’Leo: ● Sông Ea Đrăng: Bắt nguồn từ những dãy núi Chư Pung phía Đông Bắc của lưu vực. Sông có diện tích lưu vực 977 km², cao độ nguồn sông 800m, cao độ bình quân lưu vực 319m, sông gần như chảy theo hướng Đông - Tây nhập vào sông Srêpok ở Campuchia. Độ dốc lưu vực sông 5,9‰, sông có độ dài 78 km, mật độ lưới sông 0,44 km/km². ● Sông Ea H’Leo: Bắt nguồn từ những dãy núi Chư Pung phía Đông Bắc của lưu vực. Sông có diện tích lưu vực 4,760 km², cao độ nguồn sông 80 0m, cao độ bình quân lưu vực 336m. Sông gần như chảy theo hướng Đông - Tây nhập lưu vào sông Srêpok ở Campuchia. Độ dốc lưu vực sông 6,1‰, sông có độ dài 128 km, mật độ lưới sông 0,35km/km². Lưu vực sông chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây Trường Sơn, lượng mưa trên lưu vực không được dồi dào, lượng mưa bình quân lưu vực từ 1,600 – 1,700mm/năm cho nên về mùa cạn nhiều nhánh suối lớn hầu như không có nước. 2.2.2 Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội Dân số toàn tỉnh Đăk Lăk năm 2001 là 1,978,012 người, với mật độ khoảng 100 người/km². Đây là mật độ thấp so với bình quân cả nước - 209 người/km². Cư dân khá trẻ, tỉ lệ nam giới chiếm 50,6%, nữ giới chiếm 49,4% dân số. Mức tăng thời kỳ 1991 - 2001 là 5,8% và hiện tượng di dân tự do vẫn là một vấn đề cho địa phương quy hoạch và quản lý xã hội. Theo điều tra xã hội học thì toàn tỉnh Đăk Lăk có 41 dân tộc đang sinh sống với dân tộc Kinh chiếm đa số 70,65%, dân tộc Ê-đê chiếm 13,69%, dân tộc M’Nông chiếm 3,51%, dân tộc Tày chiếm 3,03%, dân tộc Thái chiếm 1.04%... Vể hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực thì nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt chiếm 57,4% tống sản phẩm toàn tỉnh, sau đến công nghiệp chiếm 9,7% phục vụ chủ yếu cho sản xuất của địa phương. Hoạt động kinh tế hiện nay đang trong tình trang mất cân đối. Cơ cấu của các ngành kinh tế của tỉnh được phản ánh trong bảng dưới đây: Bảng 4: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Dak Lak Thứ tự

Ngành kinh tế

Tổng sản phẩm theo giá trị hiện hành (triệu VNĐ)

Tỷ lệ (%)

1

Công nghiệp

463.216

9,7

2

Xây dựng

228.991

4,8

3

Nông-Lâm nghiệp

2.742.012

57,4

4

Thủy sản

49.550

1,0

5

Vận tải, thông tin liên lạc

150.550

3,1

6

Buôn bán và dịch vụ

352.159

7.4

7

Các ngành nghề khác

787.847

16,6

4.774.325

100

Tổng

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Đăk Lăk 1994 - 2000) Về lao động việc làm, tính đến ngày 31/12/1999 toàn tỉnh Đăk Lăk có 885,299 lao đông chiếm 48% dân số. Trong đó lao dộng trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm 84%, công nghiệp - xây dựng


chiếm 2,63%, còn lại thuộc các ngành kinh tế xã hội khác. Về tỉ lệ sự dụng lao động thì có khoảng 90% dân số có việc làm và chủ yếu làm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và những chính sách của nhà nước, thu nhập và mức sống của người dân Đăk Lăk cũng được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ đói nghèo vẫn còn khoảng 11,5% (1999). Nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ đói nghèo còn cao là tình trạng cơ sở hạ tầng quá kém, trình độ dân trí thấp, tình trạng du canh du cư phổ biến, thiếu vốn, thiếu công cụ sản xuất tiên tiến, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật canh tác, chăn nuôi. Về đời sống văn hóa xã hội và tinh thần, nhìn chung cơ sơ vật chất cũng như mạng lưới giáo dục còn nghèo nàn và lạc hậu, hiên tượng bỏ học nhất là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa còn khá phổ biến. Đời sống văn hóa hiện tại còn tồn tại nhiều thủ tục lạc hậu, các phương tiện vui chơi giải trí chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên chỉ có một số công trình vui chơi giải trí ở các thị trấn, thị tứ, thành phố còn vùng sâu, vùng xa còn rất xa lạ với phương tiện kỹ thuật mới. 2.2.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực sông Srêpok 2.2.3.1 Lưới trạm khí tượng thủy văn Lưới trạm khí tượng: Trong lưu vực và lân cận có tổng số 22 trạm đo mưa, trong đó có 7 trạm khí tượng đo các yếu tố nhiệt độ đó là Buôn Ma Thuật, Đăk Mil, Buôn Hồ, Lăk, Đăk Nông, M’Đrăk, Đà Lạt. Nhưng hiện nay có 17 trạm đo mưa và chỉ còn 5 trạm đo khí tượng đó là Buôn Ma Thuật, Buôn Hồ, Đăk Nông, M’Đrăk và trạm Đà Lạt là trạm vùng lân cận, trạm Lăk vả Đăk Mil hiện nay không đo các yếu tố khí tượng nữa. Lưới trạm thủy văn: Trên lưu vực có 18 trạm đo thủy văn trong đó có 13 trạm đo mực nước, lưu lượng, còn lại đo mực nước. Tính đến năm 2002 trên lưu vực chỉ còn 6 trạm thủy văn cấp I do Tổng cục khí tượng thủy văn quản lý đó là: Cầu 14, Bản Đôn trên sông Srêpok, Giang Sơn trên sông Krông Ana, Đức Xuyên trên sông Krông Knô, Cầu 42 và Đăk Nông trên sông Đăk Nông. Bảng 5: Lưới trạm khí tượng và đo mưa trong lưu vực TT 1

Trạm Buôn Ma Thuật

Kinh độ

Vĩ độ

Yếu tố quan trắc

Thời gian quan trắc

Số năm

10803

1240

X,T,E,R,V

1928-1931

65

Số giờ nắng

1933-1944 1954-1974 1977-2002

2

Bản Đôn

10747

1253

X

1977-2002

26

3

Cầu 14

10745

1237

X

1977-2002

26

4

Cầu 42

10822

1246

X

1977-2002

26

5

Krông Bông

10827

1233

X

1977-2002

26

6

Buôn Hồ

10816

1255

X,T,E,R,V

1978-2002

25

X,T,E,R,V

1951-1967

43

Số giờ nắng

1978-2002

Số giờ nắng 7

Đăk Mil

10737

1227

8

Lăk

10811

1225

X

1977-2002

26

9

Đoàn 333

10837

1248

X

1978-1984

7


10

Ea Sup

10852

1306

X

1979-2002

24

11

Đăk Nông

10853

1202

X,T,E,R,V

1977-2002

26

Số giờ nắng 12

Krông pach

10800

1202

X

1978-1987

10

13

Đức Xuyên

10959

1218

X

1978-2002

25

14

Giang Sơn

10811

1230

X

1977-2002

26

15

M’Đrăk

10846

1245

X,T,E,R,V

1978-2002

25

Số giờ nắng 16

Buôn Đrây

10758

1231

X

1987-1998

12

17

Buôn Triết

10803

1226

X

1986-1997

12

(ghi chú:X,T,E,R,V là mưa,nhiệt độ,bốc hơi,độ ẩm, tốc độ gió) 2.2.4 Chế độ khí hậu lưu vực sông Srêpok Lưu vực sông Srêpok thuộc vùng Tây Nguyên nằm trọn bên sườn Tây của dãy Trường Sơn bởi vậy khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu khí quyển sau: Vào mùa đông khối không khí cực đới lục địa có hướng Bắc và Đông Bắc tràn xuống phía Nam gây nên những biến đổi thời tiết như sự hạ thấp nhiệt độ, thời tiết lạnh hanh, ẩm và mưa phùn vào cuối mùa đông. Lưu vực các sông suối của Srêpok nằm ở phía nam đèo Hải Vân bị dãy Trường Sơn ngăn cách, ngăn cản các đợt gió mùa Đông Bắc, trừ những trường hợp gió mùa Đông Bắc rất mạnh mới ảnh hưởng và gây mưa trên lưu vực. Mùa đông ở đây bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng III. Vào mùa hạ khối không khí thịnh hành là gió mùa Tây Nam, bắt nguồn từ khu vực Nam Thái Bình Dương và một phần từ Nam bán cầu di chuyển lên. Khối không khí này hoạt động mạnh vào các tháng VI,VII,VIII mang hơi ẩm nên đã mang mưa dông đến toàn lưu vực và cũng là thời kỳ nắng nóng bắt đầu. Vào mùa này còn có khối không khí xích đạo bắt nguồn từ biển Bắc Ấn Độ Dương kết hợp với một phần yếu ớt của Tín phong Nam bán cầu di chuyển lên Bắc bán cầu. Khối không khí này tạo thành gió Tây hay Tây Nam thổi qua Ấn Độ Dương và vịnh Bengan, ảnh hưởng đến bán đảo Đông Dương gây cho lưu vực thời tiết nắng nóng. Vì vậy tạo đối lưu nhiệt phát triển kết hợp với địa hình núi cao của dãy Trường Sơn ngăn cản gây ra mưa dông, mưa rào vào đầu mùa hạ có khi đạt cường độ rất lớn và mưa bắt đầu ổn định ở bên sườn Tây của dãy Trường Sơn, trong khi đó ở sườn Đông Trường Sơn chịu ảnh hưởng của dòng phơn gây ra thời kỳ khô nóng. Vào giữa mùa hạ Tín phong Nam bán cầu bắt đầu vượt lên phía Bắc hình thành gió mùa Tây Nam lớn dần tới cường độ cực đại. Sau đó gần cuối mùa hạ thì khối không khí này suy yếu dần và bị lấn át bởi khối không khí Xích đạo từ Nam Thái Bình Dương lên. Vì vậy vào mùa hạ lưu vực bị ảnh hưởng bởi sự hội tụ giữa Tín phong và gió mùa Tây Nam. Chính sự ảnh hưởng của dải hội tụ nội chí tuyến đã gây ra mưa lớn trên lưu vực vào các tháng VIII, IX. 2.2.4.1.Đặc điểm mưa Mưa xảy ra trên lưu vực là sự tổng hợp của rất nhiều hình thái thời tiết khác nhau như gió mùa, dông ,bão…kết hợp với yếu tố địa hình làm cho lượng mưa trên lưu vực biến đổi theo cả thời gian lẫn không gian. Về mặt thủy văn, mưa là một quá trình quan trọng, đóng vai trò chính trong sự hình thành dòng chảy trên lưu vực, lượng mưa và quá trình mưa quyết định lưu lượng và quá trình dòng chảy. Bảng 6: Lượng mưa các tháng trong năm (mm)


2005

2006

2007

2008

Cả năm

1.913,3

1.890,2

2.081,7

1.824,2

Tháng 1

0,0

0,4

1,0

12,1

Tháng 2

0,3

0,0

0,0

4,2

Tháng 3

0,0

5,0

61,4

112,9

Tháng 4

24,4

233,2

61,6

10,4

Tháng 5

292,7

262,4

155,6

405,3

Tháng 6

129,6

226,1

170,6

163,0

Tháng 7

324,8

216,6

194,4

87,3

Tháng 8

209,2

406,4

625,2

273,7

Tháng 9

605,1

365,2

541,9

354,1

Tháng 10

124,6

157,0

128,0

227,2

Tháng 11

63,7

4,6

141,5

148,8

Tháng 12

57,9

13,3

0,0

25,2

(Theo niên giám thông kê tỉnh Đăk Lăk năm 2008) 2.2.4.2.Các đặc trưng khí hậu khác ● Chế độ nhiệt: Đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên nói chung cũng như trong lưu vực Srêpok nói riêng là hầu như không có mùa lạnh với một nền nhiệt độ đồng đều, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không cao và có sự hạ thấp nhiệt độ theo độ cao. Nhiệt độ trung bình ở những vùng có độ cao 500 800m dao động từ 22-230C. Những vùng có nhiệt độ trên 240C thường ở dưới độ cao 500m. Nhiệt độ bình quân năm đạt 23,70C ở Buôn Mê Thuật, 24,7 0C ở Krông Ana, vùng thung lũng như ở Buôn Hồ: 21,80C, ở Đak Mil: 22,40C. Tương ứng với sự hạ thấp nhiệt độ theo độ cao thì tổng nhiệt độ toàn năm đạt 8,000 - 8,500 0C ở vùng có độ cao 500 - 800 m. những vùng có độ cao 800 - 1,100 m tổng nhiệt độ giảm xuống còn 7,000 - 8,000 0C trong năm. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn 5 - 60C, tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình tháng là tháng I đạt 21,00C ở Buôn Ma Thuật 18,60C ở Buôn Hồ, 20,10C ở Đăk Mil, 200C ở M'Đrăk. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng IV với nhiệt độ trung bình tháng đạt 26,30C ở Buôn Ma Thuột, 27,20C ở thung lũng Krông Ana, 260C ở vùng Lăk, 24,20C ở vùng Buôn Hồ. Nhiệt độ cao nhất đạt vào tháng IV trong năm đạt 33,9 0C ở Buôn Ma Thuật, 310C ở Buôn Hồ, 32,30C M'Đrăk. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối quan trắc được là 390C vào ngày 14/04/1937 ở Buôn Ma Thuật, 34,60C ngày 15/03/1984 ở Buôn Hồ, 35,80C ngày 6/04/1980 ở Đăk Nông. Nhiệt độ trung bình tối thấp rơi vào tháng lạnh nhất trong năm là tháng I đạt 15,10C ở Buôn Hồ, 0 17,1 C ở Buôn Ma Thuật, 17,20C ở M'Đrăk. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đo được là 7,40C ngày 03/07/1955 tại Buôn Ma Thuật, 8,90C ngày 09/01/1984 tại Buôn Hồ. Biên độ dao động của nhiệt độ ngày đêm khá lớn, tháng I có biên độ nhiệt độ ngày đêm đạt 13,60C ở Buôn Ma Thuật, 12,20C ở Buôn Hồ, 15,40C ở Đăk Nông. Tuy có sự hạ thấp nhiệt độ theo độ cao, xong nhìn chung biến trình năm của nhiệt độ trong vùng nghiên cứu thuộc dạng biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa. Đó là dạng biến trình đơn gồm một cực đại về mùa hè vào tháng IV và một cực tiểu vào mùa đông vào tháng I.


Tháng II sang tháng III nhiệt độ tăng rất nhanh, tháng X, XI có nơi tháng XII nhiệt độ bắt đầu giảm rất mạnh. Chế độ nhiệt trong vùng khá phong phú với tổng số giờ nắng trong năm khá cao đạt 24002500giờ/năm, tổng lượng bức xạ đạt cao, bức xạ tổng cộng đạt 233-240Kcalo/cm2 khi trời không mây, độ cao mặt trời lớn ít thay đổi trong năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp và hoa màu khác cũng như việc phát triển mùa vụ trong năm. Bảng 7: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (°C)

2005

2006

2007

2008

Cả năm

24,00

24,00

23,80

23.40

Tháng 1

21,00

21,60

21,30

20,70

Tháng 2

24,10

22,90

23,30

20,80

Tháng 3

24,20

24,60

24,90

23,50

Tháng 4

26,30

25,70

26,00

26,10

Tháng 5

26,70

25,50

25,60

24,60

Tháng 6

25,50

25,30

25,50

25,10

Tháng 7

24,30

24,40

24,30

24,70

Tháng 8

24,30

23,90

24,00

24,10

Tháng 9

23,80

24,40

24,30

23,80

Tháng 10

23,80

23,70

23,60

24,30

Tháng 11

23,10

23,80

21.50

22.60

Tháng 12

20,80

22,00

21,80

21,10

(Theo niên giám thông kê tỉnh Đăk Lăk năm 2008) ● Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm trong vùng nghiên cứu dao động 82-85%. uy luật biến đổi của độ ẩm tương đối trong vùng tăng theo độ cao. Tại Buôn Ma Thuật có độ cao 490m độ ẩm tương đối đạt 82%, tại Buôn Hồ có độ cao 700m độ ẩm tương đối đạt 85%, tại Đăk Nông cao độ vùng này là 660m độ ẩm tương đối đạt 83%. Độ ẩm tương đối thay đổi trong năm khá rõ rệt. Biến trình độ ẩm trùng với biến trình mưa và ngược lại với biến trình của nhiệt độ. Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất xẩy ra vào các tháng II, IV và cao nhất vào các tháng IX, X, XI. trong năm từ tháng IV sang tháng V độ ẩm tăng rất nhanh đạt từ 4-6% và giảm nhanh từ tháng X sang tháng XI nhất là những vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuật, Đăk Nông giảm 2-5% Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng III, IV. Trị số thấp nhất tuyệt đối đạt 11% tháng 03/1930 ở Buôn Ma Thuật, 14% ngày 16/02/1985 ở Buôn Hồ. Độ ẩm thấp nhất ở các tháng mùa mưa, dao động từ 40-60%. Bảng 8: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%) 2005

2006

2007

2008


Cả năm

81

82

82

84

Tháng 1

74

82

79

81

Tháng 2

70

76

73

79

Tháng 3

71

74

76

73

Tháng 4

70

78

73

75

Tháng 5

78

79

82

87

Tháng 6

82

85

85

85

Tháng 7

87

87

87

87

Tháng 8

83

89

89

90

Tháng 9

90

88

89

91

Tháng 10

87

86

89

88

Tháng 11

86

81

87

88

Tháng 12

89

81

81

85

(Theo niên giám thông kê tỉnh Đăk Lăk năm 2008) ● Số giờ nắng: Số giờ nắng trên lưu vực hàng năm khoảng 2200 - 2600 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất thường rơi vào tháng III (cuối mùa khô) và đạt tới 260 - 300 giờ/tháng, 9,8 giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường rơi vào tháng giữa mùa mưa và chỉ đạt khoảng 105 giờ/tháng, 3,5giờ/ngày. Một số vị trí có quan trắc giờ nắng đã quan trắc được số giờ nắng trong tháng, năm như sau.

Bảng 9: Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ) 2005

2006

2007

2008

Cả năm

2.299,8

2.560,2

2.392,7

2.332,4

Tháng 1

297,8

212,8

202,6

219,4

Tháng 2

264,4

251,2

267,0

229,6

Tháng 3

292,7

276,9

256,5

262,7

Tháng 4

262,3

247,4

256,0

267,9

Tháng 5

263,6

181,1

231,5

177,2

Tháng 6

211,7

214,1

206,6

228,4

Tháng 7

92,2

161,3

189,3

205,8

Tháng 8

153,8

142,9

148,2

175,0

Tháng 9

99,6

187,1

167,3

106,8


Tháng 10

128,6

211,5

129,1

181,3

Tháng 11

169,4

255,0

127,0

109,1

Tháng 12

63,4

218,6

211,6

169,2

(Theo niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2008) ● Bốc hơi: Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche trong vùng ở các địa điểm khác nhau có khác nhau. Khả năng bốc hơi này đạt cao nhất ở Buôn Ma Thuột đạt 1429mm trung bình nhiều năm, đạt 1073mm ở Buôn Hồ, đạt 941 mm ở Đăk Nông và đạt 1224mm ở M'Đrăk. Thời kỳ khô nóng vào tháng III, khả năng bốc hơi đạt cao nhất 214mm ở Buôn Ma Thuật, 154 mm ở Buôn Hồ, 246 mm ở Đăk Mil, 155 mm ở M'Đrăk (tháng VII). Bốc hơi nhỏ nhất xảy ra vào các tháng IX, X, XI là các tháng có lượng mưa lớn nhất. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche chỉ đạt 53mm vào tháng IX ở Buôn Ma Thuật, 56mm vào tháng XI ở Buôn Hồ, 56mm vào tháng X ở Đăk Mil, 51mm vào tháng XI ở M'Đrăk. Bốc hơi khả năng trong vùng lớn hơn các vùng thấp lân cận, mặc dù nhiệt độ không khí trên vùng không cao bằng các vùng khác có cùng vĩ độ. Nguyên nhân chính do: Cường độ bức xạ mặt trời trên cao nguyên lớn hơn, nhất là vào thời kỳ khô nóng, và độ ẩm tương đối của không khí thấp và tốc độ gió trên cao nguyên cũng mạnh hơn. Lượng bốc hơi khả năng vào các tháng mùa khô rất lớn điều này là một bất lợi đối với phát triển nông nghiệp trong lưu vực, do bốc hơi lớn đã gây ra hạn hán khắc nghiệt trên cao nguyên như đợt hạn hán đầu năm 1998 đã làm cho hàng nghìn ha cây công nghiệp của lưu vực bị chết. 2.2.5 Chế độ thủy văn sông Srêpok Lưu vực sông Srêpok chịu sự ảnh hưởng của chế độ gió mùa phức tạp lại chịu thêm ảnh hường tích cực của yếu tố địa hình nên chế độ khí hâu rát khác nhau với hai kiểu khí hậu Đông và Tây Trường Sơn. Điều này làm cho diễn biến lượng mưa các tháng trong năm trở nên không ổn định, dẫn đến phân phối dòng chảy sông Srêpok diễn ra rất phức tạp về mùa cũng như thành phần lượng nước giữa các tháng trong năm. 2.2.5.1.Dòng chảy năm Dòng chảy trên sông không chỉ thay đổi hàng năm mà còn thay đổi theo các thời kì trong năm, thể hiện tính tuần hoàn của các yếu tố khí hậu. Sự thay đổi có tính chu kì này được gọi là phân phối dòng chảy trong năm. Do chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa cùng với điều kiện địa hình nên chế độ mưa trên lưu vực tương đối phức tạp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy, làm dòng chảy có sự phân bố theo mùa trong năm rất phức tạp. 2.2.5.2.Dòng chảy lũ Dòng chảy lũ được hình thành trên lưu vực chủ yếu là do mưa. Nguyên nhân gây mưa lũ trên lưu vực là do các loại hình thế thời tiết sau: ● Mưa dông do gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. ● Mưa do bão từ biển Đông đổ bộ vào đất liền gặp dải Trường Sơn ngăn cản bị suy yếu, sau khi vượt qua dải Trường Sơn thì hình thành một vùng áp thấp nhiệt đới gây nên mưa lớn trên diện rộng. ● Mưa lớn hình thành do cả hai loại hình thế thời tiết trên gặp gỡ nhau. Thường xảy ra vào cuối mùa mưa của Tây Trường Sơn vào cuối tháng X hoặc tháng XI. Do ảnh hưởng mưa lũ hàng năm từ tháng VIII tới tháng XI mực nước sông trên sông Krông Ana, Krông Knô dâng cao và đạt cao nhất vào tháng IX và tháng X


Trong cùng một đợt mưa sinh lũ, trên sông Krông Ana lũ thường chậm hơn trên sông Krông Knô 2-5 ngày (do độ dốc lòng sông của sông Krông Ana nhỏ hơn sông Krông Knô, và lưu vực có tác dụng điều tiết tốt hơn). Ngoài ra, lũ lớn nhất trên sông Krông Ana thường chậm hơn trên sông Krông Knô xấp xỉ 1 tháng (do lưu vực sông Krông Ana còn chịu tác động của khí hậu Đông Trường Sơn) Tuy nhiên, do khả năng điều tiết lũ tự nhiên của lưu vực như đã phân tích ở trên nên đỉnh lũ trạm hạ lưu trong một số trường hợp lại nhỏ hơn đỉnh lũ ở trạm thượng lưu, cùng với đó là khả năng tiêu thoát kém gây tình trạng úng ngập lâu ngày. 2.2.5.3.Dòng chảy kiệt Mùa kiệt trên lưu vực từ tháng XI, XII đến tháng VII, VIII năm sau. Tháng XI vùng thượng nguồn sông Krông Ana (sông Krông Pach) do chịu ảnh hưởng yếu của khí hậu Đông Trường Sơn nên có nơi còn có lượng mưa đạt tới trên 300mm/tháng (Theo số liệu quan trắc của trạm M’Đrăk). Trong khi đó các nơi khác lượng mưa tháng chỉ còn xấp xỉ 100mm/tháng. Tháng XII lượng mưa ở vùng thượng nguồn sông Krông Pach vẫn còn đạt trên 100mm/tháng. Lúc đó lượng mưa ở các nơi khác giảm xuống dưới mức 10-20 mm/ tháng. Tháng I, II trên toàn lưu vực lượng mưa rất ít, chỉ một số nơi có mưa, nhưng lượng mưa chỉ đạt từ 5-10mm/tháng. Sang đến tháng III toàn lưu vực hầu như không có mưa. Từ tháng IV gió mùa Tây Nam đã thổi xen kẽ và bắt đầu xuất hiện lác đác các trận mưa dông sớm với lượng mưa tháng xấp xỉ 100mm/tháng. Tháng V,VI,VII lượng mưa có khá hơn và hình thành dòng chảy nhưng lượng dòng chảy này chưa đủ lớn lớn để được xếp vào dòng chảy của mùa lũ. Tại Bản Đôn dòng chảy bình quân tháng nhỏ nhất rơi vào tháng IV đạt 62 m3/s, dòng chảy tháng IV với tần suất 75% chỉ đạt 46,1 m3/s tương ứng với môđun dòng chảy 4,3 l/s/km2. 2.2.6 Phạm vi lưu vực sông Srê Pok trên tỉnh Dak Lak Phạm vi lưu vực sông Srê Pok trên tỉnh Dak Lak gồm các huyện là: Buôn Đôn, Cư Mgar, Krông Buk, Krông Pach, Ea Kar, Thành phố Buôn Ma Thuật, Krông Bông, Krông Ana, Cư Kuin và Lăk.

Hình 2: Lưu vực sông Srê Pok thuộc tỉnh Dak Lak


2.3 Thông tin chung của dự án thủy điện Buôn Kuôp Dự án công trình thủy điện Buôn Kuôp được Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ra Quyết định đầu tư theo văn bản số 291/ Đ-EVN-HĐ T vào ngày 26/9/2003 dựa trên căn cứ văn bản của Thủ tướng Chính phủ số 1107/CP-CN ngày 19 tháng 8 năm 2003 về việc đầu tư nhà máy thủy điện Buôn Kuôp, ý kiến của Bộ Công nghiệp tại văn bản số 4233/CV-NLDK ngày 25/9/2003 về thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Buôn Kuôp và các tờ trình của Ban Quản lý Dự án thủy điện 4, Ban Quản lý Dự án thủy điện 5 về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Buôn Kuôp, hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi công trình thủy điện Buôn Kuôp do Công ty Tư vấn xây dựng điện 2 lập tháng 9/2002, bổ sung hiệu chỉnh tháng 4 năm 2003. Bản báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của Dự án thuỷ điện Buôn Kuốp đã hiệu chỉnh và ban hành bởi Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 5 (2003), thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Công trình thủy điện Buôn Kuôp do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án thủy điện 5 chịu trách nhiệm quản lý công trình trong toàn bộ thời gian xây dựng từ lúc khởi công vào ngày 21 tháng 12 năm 2003 đến khi hoà lưới điện quốc gia và hoàn thành bàn giao toàn bộ trong tháng 3 năm 2010. Công trình thủy điện Buôn Kuốp có công suất lắp máy 280 MW và công suất đảm bảo 68,7 MW, được thiết kế với Mực nước dâng bình thường (MNDBT) là 412 m, tương ứng với dung tích hồ chứa là 63.24 .106 m3 và diện tích khu vực lòng hồ là 5.57 km2. Tổng dự toán đầu tư của công trình thủy điện Buôn Kuốp là 4,588.125 triệu đồng (106 đồng). Công trình thủy điện Buôn Kuôp nằm trong địa phận các huyện Krông Nô, Krông Ana, cách chỗ hợp lưu của các sông Krông Nô và Krông Ana khoảng 10 km về phía hạ lưu, nhà máy thủy điện nằm trên địa bàn xã Hòa Phú của tỉnh Dak Lak. Nằm trong vùng lòng hồ là 2 xã Ea Na, huyện Krông Ana và xã Nam Đà, huyện Krông Nô. Công trình thuỷ điện này kỳ vọng sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 1,4 tỷ KWh/năm. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Dak Lak (2015), sản lượng điện năm 2014 đạt 1.141,9 triệu KWh. Ngoài ra, theo thông tin của dự án, công trình còn có nhiệm vụ điều hòa nguồn nước, cấp nước tưới cho hạ du công trình và ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, tạo cảnh quan du lịch, phát triển giao thông, thủy sản.

Hình 3: Vị trí Nhà máy Thủy điện Buôn Kuốp (Nguồn: Google Map, 2015)


CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3.1 Tóm tắt nội dung của báo cáo DTM và nhận xét Tháng 12/2003, Ban uản lý Dự án Thuỷ điện 5 đã ký duyệt bản Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (đã hiệu chỉnh) của Dự án thuỷ điện Buôn Kuốp. Báo cáo ĐTM này được thực hiện theo tinh thần của Nghị định số 175-CP do Chính phủ ban hành ngày 18/11/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn lập và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường cho việc xây dựng các dự án. Báo cáo dày 157 trang, kế cả các phần phụ lục, gồm 7 chương: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Mô tả tóm tắt dự án Chương 3: Hiện trạng môi trường khu vực dự án Chương 4: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường Chương 5: Các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác động tiêu cực Chương 6: Chương trình giám sát và quản lý môi trường Chương 7: Kết luận và kiến nghị Nội dung chính của báo cáo bao gồm:  Mô tả, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự kiến xây dựng dự án. Nhận dạng các vấn đề về môi trường đang xảy ra tại khu vực dự án.  Phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự án đối với từng thành phần môi trường trong các giai đoạn xây dựng, giai đoạn tích nước hồ chứa và giai đoạn vận hành.  Đánh giá tổng hợp tác động của dự án đối với môi trường, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy tối đa các tác động tích cực. Nhìn chung, báo cáo đã cố gắng tuân thủ theo các quy định tại thời điểm thực hiện (từ trước năm 2003), về dự liệu, báo cáo ĐTM đã có trình bày: o mô tả đặc điểm khí tượng - thuỷ văn khu vực, o các thông số kỹ thuật của công trình, o các bản đồ khu vực dự án, o điểm mặt cắt tính toán thuỷ lực, o mô tả đất đai, thổ nhưỡng, o các đánh giá khả năng xói mòn ở khu vực, o bảng thống kê hệ thực vật và thảm thực vật, o thống kê hệ động vật hoang dã, o thống kê hệ thuỷ sinh vật và nghề cá trong khu vực, o đánh giá các tác động đến môi trường vật lý, không khí và nước, o đánh giá các tác động đến sinh thái, o đánh giá các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội, o đánh giá các tác động đến các công trình thuỷ lợi hiện có, o các giải pháp đền bù và tái định cư, o xây dựng hệ thống xử lý chất thải, o khôi phục diện tích đất bị sử dụng trong quá trình thi công, o xây dựng hệ thống rừng phòng hộ,


o các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực đến môi trường trong giai đoạn tích nước và vận hành công trình, o Các chương trình giám sát môi trường. Trong báo cáo ĐTM còn một số mục chưa được thể hiện đầy đủ:  Thiếu sơ đồ tính toán vận hành hồ chứa.  Kết quả tính toán thuỷ lực ứng với các kịch bản dự báo mưa lũ và khô hạn cực đoạn ở các tần suất xuất hiện khác nhau.  Bài toán dự báo trường hợp có nguy cơ vỡ đập hoặc vỡ đập.  Tác động qua lại của các hệ thống công trình thuỷ điện và thuỷ lợi đến dự án.  Kế hoạch vận hành liên hồ chứa trên hệ thống sông (mùa lũ và mùa khô).  Bản đồ đánh dấu các điểm sạt lở trong quá khứ và bản đồ nguy cơ sạt lở tiềm năng ở tương lai.  Bản đồ phân bố thảm thực vật trên nền đất.  Bản đồ phân bố vùng cư trú của các động vật hoang dã.  Bản đồ phân bố các loài cá theo mùa.  Bảng liệt kê các ngành nghề sinh nhai của người dân có liên quan đến sử dụng tài nguyên và hệ sinh thái.  Việc xả nước để đảm bảo dòng chảy môi trường phải được trình bày trên cơ sở bài toán cân bằng tài nguyên nước chứ không thể chủ quan cho mức xả thải.  Bảng đánh giá tác động xã hội do các biến động sinh kế.  Bảng điểm đánh giá tác động môi trường - xã hội rất chủ quan và thiếu cơ sở  Thiếu các giải pháp dạy nghề và tạo việc làm cụ thể cho người dân bị mất đất và phải di dời, tái định cư.  Thiếu bản cam kết trồng bù rừng bị mất và vị trí trồng rừng.  Kinh phí phục hồi rừng và thảm thực vật theo tính toán là quá ít và chưa thuyết phục.  Kế hoạch xả cát hàng năm chưa có cơ sở.  Các kế hoạch chuyển thú, đuổi thú qua khu khác là thiếu thực tế.  Thiếu các biên bản họp dân để thống nhất các phương án thực thi, đền bù, di dời. ……… 3.2 Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng 3.2.1 Đền bù và Tái định cư Báo cáo DTM của dự án xây dựng công trình thủy điện Buôn Kuôp chỉ ra một số nguyên tắc làm kim chỉ nam trong công tác đền bù tái định cư như sau:  Cần tính toán, cân nhắc để giảm thiểu tối đa số hộ và đất đai, tài sản bị ảnh hưởng bởi dự án;  Việc thực hiện đền bù, tái định cư cần phải tiến hành đầy đủ trước khi thực hiện thu hồi đất xây dựng dự án;  Ngoài việc đền bù đất đai và thiệt hại tài sản cho người dân cần phải có biện pháp hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, y tế… để đảm bảo đời sống của các hộ dân phải di dời được cải thiện hơn so với trước đây;  Cần phải nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội khu vực tái định cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tái định cư;


Cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thêm đường giao thông, giúp dân nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống;  Cần duy trì các phong tục, tập quán và đời sống văn hóa xã hội của người dân bị di dời;  Cần tạo điều kiện cho người dân bị di dời được hưởng các lợi ích của dự án;  Chương trình di dân tái định cư phải được đa số những người bị ảnh hưởng chấp nhận và hợp tác cùng thực hiện. Công tác đền bù tái định cư đã được Công ty Tư vấn xây dựng điện 2 lập thành một báo cáo riêng “Kế hoạch đền bù tái định cư” do UBND tỉnh Dak Lak xem xét phê duyệt. Báo cáo được thực hiện dựa trên các quy định của Chính phủ trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra còn có một số văn bản của UBND tỉnh Dak Lak như uyết định số 634/1999/ Đ-UBND của UBND tỉnh Dak Lak ngày 29/3/1999 hướng dẫn sử dụng Nghị định 22 trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 31/2005/ Đ-UBND ngày 25/4/2005, uyết định số 30/2006/ Đ-UBND ngày 04/7/2006, uyết định số 37/2007/ Đ-UBND ngày 17/9/2007, uyết định số 02/2010/ Đ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND tỉnh Dak Lak ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Dak Lak; các quyết định về giá đất hàng năm, đơn giá đền bù thiệt hại cây cối, hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc và tài sản trên đất do UBND tỉnh Dak Lak ban hành. Theo báo cáo của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thủy điện Buôn Kuôp huyện Krông Ana số 22/BC-HĐBT ngày 24/8/2015 về tình hình thực hiện công tác bồi thường thì tổng diện tích thu hồi đất đối với dự án thủy điện Buôn Kuôp trên địa bàn huyện Krông Ana là 5,321,106 m2, tổng số hộ bị thu hồi đất là 719 hộ (trong đó 238 hộ đồng bào dân tộc thiểu số), trong đó: 1) Thu hồi đất trên địa bàn xã Ea Na là 4,798,857 m2, tổng số hộ bị thu hồi đất là 591 hộ (199 hộ đồng bào dân tộc thiểu số), gồm có:  Thu hồi của Công ty TNHH cà phê, ca cao Krông Ana: 1,129,757 km2;  Thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân (thuộc quỹ đất của xã) là 3,669,100 m2; Số diện tích bị thu hồi trên được sử dụng vào mục đích làm đường giao thông và khu vực lòng hồ, đồng thời có một phần sử dụng vào mục đích tái định cư, định canh cho người dân, đồng bào Buôn Drai, cụ thể:  Đất sử dụng làm đường giao thông và khu vực lòng hồ, khu vực đầu mối là 4,015,725 m2;  Đất sử dụng bố trí tái định cư, định canh (thuộc đất của Công ty cà phê Krông Ana) là 783,132 m2 . 2) Thu hồi đất trên địa bàn xã Dray Sáp là 522,249 m2, tổng số hộ bị thu hồi đất là 128 hộ (39 hộ đồng bào dân tộc thiểu số)  Diện tích đất được sử dụng làm đường giao thông là 84,988 m2 (thu hồi của công ty Dam San);  Diện tích đất sử dụng làm khu vực phụ trợ là 437,261 m2 (làm xong đã trả lại). Tổng kinh phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Krông Ana là: Về đất: 15,395,648,575 đồng Nhà cửa, vật kiến trúc: 6,633,957,405 đồng Cây cối, hoa màu: 26,548,044,039 đồng Chính sách hỗ trợ kinh tế: 1,726,498,947 đồng Hỗ trợ hộ nghèo: 3,636,000,000 đồng


Chi phí HĐ phục vụ công tác GPMB: 599,716,662 đồng Các khoản hỗ trợ khác: 1,149,794,761 đồng Công tác tái định cư: tổng số hộ được cấp đất tái định cư là 14 hộ thuộc xã Ea Na với diện tích 0,57 ha, có 03 hộ thuộc diện 134 với diện tích 0,06 ha đến nay các hộ trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác tái định canh: đã cấp đất tái định canh cho 147 hộ dân với tổng diện tích 84,3 ha, trong đó:  Xã Ea Na: đã cấp đất cho 138 hộ dân với diện tích 69 ha, còn lại 02 lô với diện tích 01 ha do xã Ea Na quản lý. Hiện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 120 hộ, còn lại 28 hộ chưa được cấp giấy vì chưa có bản đồ số.  Xã Dray Sáp: đã cấp đất cho 09 hộ dân với diện tích 15,3 ha, hiện tất cả đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về cơ sở hạ tầng, Ban quản lý dự án thủy điện 5 đã đầu tư 01 trường học với diện tích 0,56 ha và 6,71 km đường giao thông trong khu dân cư. Cũng theo đánh giá của Hội đồng bồi thường huyện Krông Ana qua báo cáo số 22/BC-HĐBT ngày 24/8/2015 thì ngoài những lợi ích đem lại cho Nhà nước và người dân địa phương của công trình thủy điện Buôn Kuôp, thì quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường vẫn còn tồn tại những vướng mắc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống ven lòng hồ:  Vấn đề sạt lở bờ sông: đất, đá sạt lở một số khu vực nhà ở của nhân dân thuộc thôn Ea Tung, phải di dời và một số điểm đất cao nhô ra sông vào mùa lũ tiếp tục có nguy cơ sạt lở;  Công tác tái định canh số lượng đất quá ít, khoảng 0,5 ha/hộ mà số khẩu/hộ lại đông nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, các hộ gia đình phải xâm canh tại huyện Krông Nô (bên kia sông) rất khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại, vận chuyển công cụ sản xuất và sản phẩm.  Công trình thủy điện Buôn Kuôp được đền bù ở cao trình 412m, tuy nhiên do vùng bị ảnh hưởng bằng phẳng, độ dốc không cao nên vào mùa nước lũ dâng cao thẩm thấu rất sâu ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, còn khu vực đồi dốc thì bị sóng đánh sạt lở hàng năm;  Vào mùa nước dâng cao nước sông thẩm thấu vào các giếng nước sinh hoạt của nhân dân làm ô nhiễm nước không sử dụng được, đồng thời xác chết động vật trôi dạt vào khu dân cư sát bờ sông gây ô nhiễm;  Một số hộ diện tích diện tích đất còn lại sau khi thu hồi quá nhỏ từ 300 - 500 m2 không đủ để canh tác, lại ở giáp bờ sông nên nguy cơ sạt lở cao;  Giếng nước khu tái định cư hiện nay không sử dụng được vì không có nước;  Do đặc thù cao trình đập nên vào mùa khô có một số vùng đất trống nhân dân tự sản xuất dẫn đến tranh chấp gây mất trật tự ở địa phương và một số hộ có đất liền kề tự xâm chiếm đất lòng hồ làm ao nuôi cá nảy sinh tranh chấp phức tạp. Ngoài những vấn đề đã được báo cáo như trên, qua quá trình thực địa khảo sát thu thập thông tin của nhóm nghiên cứu CSRD, một số phản ánh trong nhân dân vẫn còn tồn tại như:  Kiến nghị về việc 51 hộ bị trừ 17,000,000 đồng/hộ để nhận lấy 5,000 m2 tái định canh từ đất của Công ty cà phê Krông Ana. Theo người dân thì đây là một hình thức bán đất chứ không phải cấp đất, bởi vì người dân vừa bị mất đất ở nơi sản xuất cũ với diện tích lớn hơn, vừa mất tiền để đổi lấy 5,000 m2 này.  Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo tái định cư còn thiếu sót, với 19 khẩu/7 hộ chưa được hỗ trợ với số tiền theo quy định là 9,000,000 đồng/khẩu.  Chính sách đền bù không hợp lý, số tiền nhận được từ việc đền bù quá nhỏ không thể tái sản xuất được. Theo định mức ở thời điểm đền bù, cứ 1 ha đất canh tác người dân được nhận


34,000,000 đồng, và để mua ruộng ở nơi khác thì người dân phải mất 3,000,000 đồng/sào 500m2, tức là 60,000,000 đồng/ha.  Công tác dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân tái định cư, đặc biệt là tầng lớp lao động thanh niên trên thực tế không được thực hiện, người dân vì thiếu đất sản xuất nên phải đi làm thuê làm mướn hoặc xâm canh ở địa phương khác.  Người dân không được tham gia tham vấn trong quá trình xây dựng nhà ở tái định cư, chất lượng nhà ở và các công trình phụ không đảm bảo, có dấu hiệu xuống cấp, không có nước để sinh hoạt.  Công ty thủy điện không có sự hỗ trợ nào về mặt khuyến nông cho người dân tái định cư, định canh. Như vậy, sau nhiều năm hoàn thành công tác bồi thường tái định cư, nhìn chung chủ đầu tư đã cơ bản thực hiện theo những quy định của pháp luật về chính sách đền bù, tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót, còn để lại nhiều phản ánh từ phía người dân về giá đền bù, chất lượng cuộc sống và điều kiện sản xuất cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Các chính sách phúc lợi xã hội được thực hiện chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của người dân như chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ tạo công ăn việc làm, trường học, nước sinh hoạt… Chính quyền xã Ea Na cũng phản ánh là trong chương trình tái định cư không có các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, người dân mất đất sản xuất, không được hưởng lợi trực tiếp mà phải chịu thiệt hại nhiều hơn, thế nhưng chủ đầu tư không có các chương trình phúc lợi để hỗ trợ cho người dân. Chính quyền xã mong muốn được công ty thủy điện quan tâm, tái đầu tư về phúc lợi cho các khu vực bị ảnh hưởng, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ dạy nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng… 3.2.2 Thu dọn lòng hồ Công tác thực hiện thu dọn lòng hồ trước khi tích nước là để đảm bảo chất lượng nước trong hồ và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực. uá trình thu dọn lòng hồ gồm có các hạng mục sau:  Thực vật, cây cối cần phải được chặt bỏ và mang ra khỏi lòng hồ những sản phẩm có thể tận thu được;  Thu dọn vệ sinh chuồng trại bằng cách dỡ bỏ và lấp kín bằng đất sạch trước khi tích nước;  Mồ mả cần phải được di chuyển đến nơi thích hợp;  Dò tìm và xử lý bom mìn, vật liệu nổ, chất độc hóa học (OB) Về công tác giảm thiểu các tác động môi trường trong giai đoạn thi công công trình, theo đánh giá của đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Dak Lak thì nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ, có hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh cho từng hạng mục, cụ thể gồm các hạng mục: thu dọn lòng hồ, chất độc hóa học, hồ sơ về đất đai (các biên bản thu hồi, bàn giao đất, thu hồi bãi thải…). Đối với công tác thu dọn lòng hồ, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng với một đơn vị tư vấn, và đã có biên bản nghiệm thu sau khi hoàn thành. Công tác này có sự giám sát của chính quyền hai tỉnh Dak Lak và Dak Nông, và phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Dak Lak để giám sát chất lượng nước mặt trước khi tích nước. Trước khi tiến hành nghiệm thu, đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ TNMT, Sở TNMT tỉnh Dak Lak phối hợp để kiểm tra. Công ty chủ đầu tư được cấp giấy xác nhận hoàn thành dự án năm 2012 về hoàn thành việc tích nước. 3.2.3 Các biện pháp giảm thiểu đối với môi trường nước và không khí Đối với duy trì dòng chảy sinh thái, theo thuyết minh trong báo cáo DTM dự án công trình thủy điện Buôn Kuôp, sau hồ chứa Buôn Kuôp nước được chuyển qua đường dẫn tới nhà máy thủy điện và trở lại dòng chính sông Srê Pok. Đoạn sông bị khô cạn khá dài (dòng suối tự nhiên (dòng chảy sinh thái) có chiều dài khoảng 6,69 km, sau đó nhập lưu với suối Đắk Sô) và nước trong sông ở đoạn bị khô kiệt này chủ yếu nhận được từ lưu vực đoạn sau đập Buôn Kuôp đến cửa xả nhà máy. Theo các số liệu quan trắc trên sông Srê Pok của trạm Cầu 14 và Bản Đôn cho thấy hàng năm trên lưu vực khu giữa này đã sinh ra lớp dòng chảy khoảng 550 mm (tương ứng với 17 m3/s), vì vậy để lưu lượng dòng chảy sinh thái tại


cửa xả nhà máy đạt 22 m3/s cần phải xả khống thêm 5 m3/s để đảm bảo duy trì dòng chảy tự nhiên của hạ du đập Buôn Kuôp, duy trì các hoạt động du lịch của các thác Gia Long, Dray Sáp, Trinh Nữ. Có thể tăng lưu lượng xả khống lên đến 10 m3/s để các thác có cảnh quan đẹp bằng cách chỉ xả ban ngày còn ban đêm tích nước. Trong quá trình thi công và vận hành dự án, có những trường hợp xả bất thường sau đập và nhà máy. Trước lúc đó cần phải cảnh báo trước những biến đổi bất thường của dòng chảy cho dân cư ngụ ven sông khu vực hạ du để đề phòng. Có thể cảnh báo bằng loa hoặc còi báo động trong khoảng cách đến 10 km sau công trình. Ngoài ra, trong báo cáo DTM cũng đưa ra một số vấn đề và biện pháp giải quyết trong giai đoạn thi công như giảm thiểu tiếng ồn, bụi, đảm bảo vệ sinh môi trường…Những biện pháp này được đề cập trong quy phạm xây dựng và được các nhà thầu áp dụng trong quá trình xây dựng. Theo xác nhận của công ty thủy điện Buôn Kuôp, để đảm bảo dòng chảy sinh thái và nguồn nước phục vụ thác du lịch, công ty có phương án xả với lưu lượng 10 m3/s vào ban ngày, ban đêm đóng nước. Thực tế thì đập Buôn Kuôp có xảy ra hiện tượng nước thấm qua vai phải của đập và theo các mạch nước chảy ra ở hạ lưu phía sau đập, lưu lượng là 7,5 m3/s và có quan trắc thường xuyên. Hiện tượng này đã được các cơ quan chuyên môn đánh giá là vấn đề thuộc về địa chất và có thể chấp nhận được. Để bổ sung thêm cho lượng nước thấm, công ty thủy điện chỉ cần xả tại của xả của đập lượng nước bổ sung để đạt yêu cầu. Vào tháng 3/2015, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Dak Nông đã tiến hành đo lưu lượng, mực nước ở thác Gia Long. Ngày 28/2/2015 đo được là 22,8 m3/s, ngày 23/3/2015 đo được là 22 m3/s.

Hình 4: Dòng chảy thấm sau đập Buôn Kuôp 3.2.4 Khôi phục diện tích đất bị sử dụng trong quá trình thi công Báo cáo DTM dự án thủy điện Buôn Kuôp đề cập đến công tác khôi phục diện tích đất bị sử dụng trong quá trình thi công như sau: - San lấp và phủ xanh các hố khai thác vật liệu nằm ngoài lòng hồ, các bãi thải trữ để đảm bảo cảnh quan cho khu du lịch giải trí Dray Sáp. - Một số diện tích rừng không thể tránh khỏi bị phá hủy khi thi công cần phải trồng lại hoặc khôi phục vào cuối giai đoạn thi công.


- Kinh phí phục hồi rừng, thảm thực vật ở các diện tích đã sử dụng để thi công tạm tính là 1,575 triệu đồng. Về công tác này, nhóm nghiên cứu không thu thập được thông tin và tài liệu liên quan, chỉ biết được tại địa bàn xã Ea Na công ty thủy điện đã bàn giao 29 ha đất sau khi hoàn thành xây dựng và chính quyền xã đang có hướng trồng rừng trên diện tích này. 2.2.5 Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ Công tác xây dựng rừng phòng hộ được đề cập trong báo cáo DTM như là một dự án lớn trên toàn bộ hệ thống sông Srê Pok để phục vụ cho toàn bộ bậc thang thủy lợi, thủy điện trên lưu vực. Vốn đầu tư cho dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ là vốn của Nhà nước, ngành điện sẽ đóng góp phần kinh phí thiết kế dự án. Đối với thủy điện Buôn Kuôp phần kinh phí đóng góp là 440 triệu đồng và dự kiến phối hợp với cơ quan nông nghiệp phát triển nông thôn thực hiện lập thiết kế ngay trong thời gian chuẩn bị đưa công trình vào khai thác. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Dak Lak, chủ đầu tư đã lập phương án trồng 300 ha rừng phòng hộ và do Sở Nông nghiệp, Sở Công thương tỉnh theo dõi kiểm tra. Tuy nhiên tại thời điểm lập DTM một số quy định khác với bây giờ nên phương án này đang còn chờ ý kiến của UBND tỉnh, vì cần cơ quan thẩm định xem xét việc trồng có đúng theo quy chế, hướng dẫn về vị trí trồng không (trồng đúng trên đất rừng, không phải trên đất của dự án). 3.3 Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tích nước hồ và vận hành công trình 3.3.1 Đối với hệ sinh thái Báo cáo DTM đề cập đến các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái trong giai đoạn tích nước vận hành gồm những điểm chính như sau: - Đối với hệ thực vật: áp dụng biện pháp phục hồi rừng. - Đối với hệ động vật rừng, để phục hồi và phát triển thì biện pháp là thu dọn lòng hồ để đuổi thú về Khu bảo tồn Nam Ka, lập kế hoạch bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên trong khu vực, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên cho người dân trong khu vực bằng nhiều biện pháp khác nhau. - Đối với hệ thủy sinh vật và nghề cá, khi trở thành hồ chứa thì thủy sinh vật và nghề cá sẽ chuyển thành loại hình nghề cá hồ chứa, mặt khác chế độ thủy học của hồ chứa có thể ảnh hưởng tới hạ lưu và nghề cá ở đây. Một số biện pháp được đưa ra là bảo tồn phát triển rừng đầu nguồn, thu dọn vệ sinh lòng hồ, quản lý và phát triển nghề cá hồ chứa, hướng dẫn người dân địa phương khai thác cá phù hợp với chế độ thủy văn và bằng các phương thức thích hợp (không đánh cá bằng mìn, xung điện, hóa chất độc…) - Phối hợp với chính quyền địa phương giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân. - Đưa quy định về cấm săn bắt thú và bảo vệ rừng để các nhà thầu quản lý công nhân của mình. Nhận xét về phần này, báo cáo DTM đã đưa ra các biện pháp còn mang tính chung chung, lý thuyết và trên thực tế nhiều biện pháp chưa thực hiện được. uá trình thu thập thông tin và tài liệu từ phía chính quyền và người dân các xã Ea Na và Dray Sáp của huyện Krông Ana, xã Hòa Phú thuộc thành phố Buôn Mê Thuột, là các địa phương chịu ảnh hưởng chính từ công trình thủy điện Buôn Kuôp tại tỉnh Dak Lak, thì nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đã không còn phát triển nữa. Theo báo cáo của UBND huyện Krông Ana, trong khu vực lòng hồ hiện có 121 bè nuôi trên lòng hồ, sản lượng 1,5 - 1,7 tấn/ngày, tuy nhiên theo khảo sát thì nhóm nghiên cứu chỉ nhận thấy có một cơ sở tư nhân đang đầu tư nuôi cá lồng trên lòng hồ tại địa phận thôn Ea Tung, xã Ea Na. ua phỏng vấn, Công ty thủy điện và chính quyền cấp huyện, xã cũng chưa có hoạt động, chính sách nào giúp người dân phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ, vì chi phí đầu tư tại vùng nước sâu là khá cao.


Trong phần đánh giá tác động của dự án đến môi trường thủy sinh vật, báo cáo DTM có đưa ra dự đoán về sự thay đổi của hệ thủy sinh vật trong khu vực lòng hồ, nhận định nghề nuôi cá lòng hồ sẽ phát triển. Báo cáo còn nhận định rằng việc hình thành đoạn sông giảm nước sau đập dâng sẽ không mấy ảnh hưởng đến thủy sinh tại đây nếu vấn đề xả khống trong mùa kiệt được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, chính quyền địa phương xã Dray Sáp, một xã nằm ở vùng hạ lưu đập Buôn Kuôp cho biết “Nguồn thủy sản bị suy giảm, nếu lưu lượng xả đảm bảo thì một phần cá có thể xuống dưới hạ lưu được, trước đây người dân địa phương cũng có nghề chài lưới, nay thì không còn nữa”. Chính quyền xã Hòa Phú, địa phương phía hạ lưu của nhà máy cũng cho biết từ khi thủy điện Buôn Kuốp ngăn dòng tích nước, việc khai thác thủy sản đã giảm rõ rệt, không còn được phát triển như trước. Nghiên cứu tại xã Ea Na, người dân thôn Ea Tung cũng đưa ra đánh giá về nguồn lợi thủy sản sau khi hồ Buôn Kuôp tích nước như sau: Bảng 10: Biến động về nguồn lợi thủy sản thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana STT Loài biến mất Loài giảm số lượng Loài có sản Loài tăng sản lượng hơn 50% lượng bình thường 1

Cá măng (nặng từ Cá lăng giảm khoảng Cá mè 40-50kg, trước đây 80% thỉnh thoảng vẫn đánh bắt được).

Cá sặc (có giá trị kinh tế bình thường, đánh bắt loài cá này chủ yếu để làm nguồn thức ăn cho các loại cá được nuôi trong ao, hồ.

2

Cá lăn đuôi đỏ

Cá bống sông: 50- Cá rô phi 60% - loài cá chỉ sống được trong điều kiện nước chảy.

Cá lau kính: tăng đến 80%. Đây là loài cá ngoại lai có đầu dẹp, da đen cứng như da cá sấu. loài cá này thường ăn các loại cá nhỏ khác, không mang lại giá trị kinh tế gì nhưng lại tăng đến 80%

3

Cá trắm đen

Cá leo: 50%

Cua sông: tuy có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng loài thủy sản này lại gây hại trong việc cắn rách các lồng cá, bè cá nuôi của người dân, ảnh hưởng đến kinh tế.

4

Cá chình

Cá thát lát: 60-70% là loài cá có giá trị kinh tế cao. Trước đây 1 tay lưới có thể đánh được 2kg cá.

5

Cá dinh

Cá chép tăng 30-40%.

Tôm: 70-80%. Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

- Các loài cá có giá trị kinh tế cao thường - Các loài cá có giá trị kinh tế hầu như biến mất và được người dân đánh bắt. suy giảm sản lượng điều này dẫn đến giảm kinh tế thu nhập của người dân, đặc biệt là những người


chuyên đánh bắt thủy sản là nguồn thu nhập chính. - Trung bình 1 người/ 1 ngày/ 2kg cá/ 80.000đ nhưng lại tốn nhiều thời gian đánh bắt hơn.

- Trung bình 1 người/ ngày/ 10kg cá/ 400.000đ (bao gồm nhiều loài cá có giá trị - Cần đến 10-15 tay lưới, đầu tư thêm thuyền đánh kinh tế cao). bắt, ngư lưới cụ nhưng lại nhanh hỏng, rách do vướng phải cây cối trên dòng sông. - Mỗi lần đánh bắt chỉ cần 2-3 tay lưới và chiếc thuyền nhỏ. - Có khoảng 20-30 người đáng bắt thủy sản trên sông. - Trong thôn có từ 100-150 người đánh bắt thủy sản trên sông. Người dân thường tiến hành đặt các rớ câu, thời gian trong vòng 1 ngày và sẽ tiến hành kéo lên vào - Đa dạng các loài cá, bữa ăn được cải thiện, 5-6h sáng với chừng 4kg cá sơn (loài cá nhỏ, màu nhiều dinh dưỡng, thị cá ngon, ngọt trắng, nhiều xương cứng 2 bên sống lưng) là chính ngoài ra còn có thêm 1-10 con cá sặc nhỏ, chủ yếu làm thức ăn cho cá nuôi trong ao, hồ. Cá to hơn thì thường chỉ xuất hiện khi đánh tay lưới. - Các loài cá bị hạn chế và suy giảm. Nguồn nước ô nhiễm nên chất lượng cá không đảm bảo, không còn nhiều cá to.

Các biện pháp khác được đề cập trong báo cáo DTM trên thực tế cũng chưa được thực hiện, như biện pháp trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên của người dân. 3.3.2 Đối với môi trường nước Báo cáo DTM đánh giá về sự biến động lượng bùn cát trên sông Srê Pok có chiều hướng gia tăng do tốc độ phá rừng trồng cây công nghiệp ở khu vực này cao. Biện pháp đưa ra để giảm lượng xói mòn, qua đó giảm lượng cát tích tụ về khu vực lòng hồ là áp dụng kỹ thuật chống xói mòn bề mặt (cơ cấu cây trồng, trồng theo đường bình độ) và đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng ở khu vực thượng nguồn. Nhà đầu tư đã áp dụng làm cống xả cát (kết hợp cống xả khống nước) trong thân tràn, có cao trình thấp hơn mực nước chết (383,5 m). Ngoài ra cao trình ngưỡng tràn gần sát đáy sông cũng là một điều kiện để bùn cát được xả đều đặn hàng năm vào mùa lũ. Vấn đề cát ở vùng hạ lưu cũng được người dân quan tâm. Các địa phương ở vùng hạ lưu được nhóm nghiên cứu phỏng vấn như xã Dray Sáp, xã Hòa Phú đều cho biết hoạt động khai thác cát của địa phương đều bị ảnh hưởng hoặc là hạn chế, hoặc là không còn hoạt động khai thác. Công ty thủy điện Buôn Kuôp cho biết bình thường thì công trình cửa van xả môi trường cũng không hoạt động để tiết kiệm nước. 3.3.3 Đối với môi trường kinh tế xã hội Các yêu cầu về giảm thiểu tác động đối với môi trường kinh tế - xã hội gồm các vấn đề: - Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về xả lũ để đảm bảo an toàn cho người dân địa phương, cần phải thông báo kịp thời để hạn chế tối đa các thiệt hại về người và của có thể xảy ra. Trong trường hợp xả lũ bất thường gây thiệt hại đến hoa màu hoặc cơ sở vật chất thì chủ đầu tư có trách nhiệm bồi hoàn.


- Sau khi đã đền bù tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng cần tiếp tục có các biện pháp như hỗ trợ khuyến nông, hỗ trợ y tế, phun thuốc diệt muỗi, bổ sung kinh phí mua thuốc phòng, chữa các loại bệnh phổ biến như sốt rét, tiêu chảy nhằm đảm bảo đời sống ổn định lâu dài. - Quản lý nhân khẩu và lao động trong khu vực. Về công tác phòng chống lụt bão, thiên tai, Công ty thủy điện Buôn Kuôp được các cơ quan ban ngành liên quan như Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công thương, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Giảm nhẹ thiên tai tỉnh Dak Lak, các địa phương như UBND huyện Krông Ana, các xã Ea Na, Dray Sáp và Hòa Phú đánh giá là đã thực hiện tốt. Hàng năm Công ty đều xây dựng phương án PCTT trình Sở Công thương và UBND tỉnh Dak Lak phê duyệt và phối hợp thực hiện cùng các địa phương. Năm 2015 công ty cũng đã xây dựng xong phương án PCTT. Tại các vùng đông dân cư, công ty cũng tiến hành lắp loa truyền thanh để thông báo với chính quyền và người dân địa phương. Thông tin xả nước được cập nhật hàng ngày đến các địa phương và cơ quan có liên quan. Đối với công tác cảnh báo lũ lớn, công ty thông báo 4 giờ trước khi xả nước bằng fax hoặc email. Công ty cũng hợp đồng với Trung tâm Khí tượng thủy văn uốc gia để được cung cấp bản tin dự báo thời tiết hàng ngày, và nhận tin dự báo thời tiết mưa bão trước 5 - 7 ngày. Các địa phương cho biết đều nhận được thông báo xả lũ của đơn vị vận hành để kịp thời thông báo cho người dân trong xã bằng hệ thống loa truyền thanh hoặc mạng lưới các trưởng thôn bằng văn bản. Tuy nhiên có kiến nghị là hệ thống loa phát thanh của các địa phương cần được cải thiện hoặc hỗ trợ kinh phí duy tu bảo dưỡng. Về đời sống xã hội của người dân khu tái định cư, chính quyền xã Ea Na cho biết cũng thường xuyên theo dõi, và nhận thấy nơi ở của người dân cũng ổn định, sạch sẽ, một số hộ có kinh phí thì đã tu sửa lại nhà cửa. Tuy nhiên sau khi được đền bù thiệt hại, một số đồng bào người dân tộc thiểu số không quản lý được nguồn tiền có được mặc dù chính quyền xã cũng đã có tuyên truyền. CHƯƠNG IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 4.1 Giám sát môi trường Khí tượng thủy văn - Lập trạm quan trắc khí tượng thủy văn với nhiệm vụ:  Quan trắc các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, mưa, độ ẩm…  Giám sát việc thay đổi chế độ thủy văn trong thời gian trước và sau khi có hồ (lưu lượng, vận tốc dòng chảy, phù sa, mực nước…)  Giám sát biến đổi chất lượng nước sau khi có hồ.  Dự báo lũ thi công và vận hành hồ chứa. - Vị trí lập trạm: Sử dụng các trạm của lưới quốc gia trên lưu vực song Srê Pok. Trạm thượng nguồn (số liệu đầu vào) có thể sử dụng 2 trạm: Giang Sơn trên nhánh Krông Ana và Đức Xuyên trên nhánh Krông Nô. Trạm hạ du (số liệu đầu ra) có thể sử dụng trạm cầu 14. - Tần suất giám sát: liên tục trong 5 năm để phục vụ xây dựng công trình, sau đó sẽ giám sát lâu dài để phục vụ vận hành nhà máy. 4.2 Giám sát môi trường sinh thái - Tiến hành các khảo sát đinh kỳ 1 lần/6 tháng về cá và thủy sinh trong vùng long hồ và khu vực hạ du (sau đập và sau nhà máy) nhằm phát hiện những thay đổi về thành phần loài và sự phát triển của chúng sau khi có hồ. - Thời gian: 5 năm. 4.3 Giám sát y tế - Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động đã được đề xuất. - Phát hiện vấn đề mới hoặc đột biến trong bệnh tật hoặc tỷ lệ tử vong.


- Kiểm soát việc thực hiện các biện pháp y tế khác như tiêm chủng, phòng chống lao, phòng chống sốt rét, khả năng cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh… 4.4 Giám sát đền bù, di dân tái định cư Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư là công tác phức tạp. Cơ cấu tổ chức cơ quan giám sát phải thể hiện tính trách nhiệm tổng hợp của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh xuống đến cấp huyện, xã, thôn và đại diện của những cộng đồng bị ảnh hưởng. CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Việc thực hiện xây dựng dự án công trình thủy điện Buôn Kuôp đã được chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban quản lý dự án thủy điện 5 tuân thủ các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam. Giai đoạn xây dựng công trình đã thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục liên quan, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng và ban ngành địa phương. uá trình vận hành công trình, đơn vị vận hành là Công ty thủy điện Buôn Kuop cũng đã thực hiện tốt các yêu cầu về đảm bảo an toàn đập, cảnh báo lũ và quy trình điều tiết nước. Các công tác quan trắc, đo đạc cũng được thực hiện thường xuyên và được sự kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, với đặc thù là một công trình thủy điện có quy mô tương đối lớn, công trình thủy điện Buôn Kuôp cũng tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và cuộc sống kinh tế, xã hội của người dân vùng bị ảnh hưởng, một số vấn đề vẫn còn tồn tại chưa được giải quyết triệt để. Công tác giám sát, thực hiện các cam kết báo vệ môi trường của đơn vị vận hành chưa được công khai, thiếu cơ sở, thông tin để đưa ra kết luận chính xác. Tính trách nhiệm và sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và đơn vị quản lý, vận hành chưa được thể hiện rõ trong việc giải quyết các vấn đề tiêu cực. 5.2 Khuyến nghị Trước các vấn đề tiêu cực đang được người dân phản ánh, chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành và chính quyền cấp tỉnh, huyện cần phối hợp để giải quyết dứt điểm, giải thích thấu đáo để người dân an tâm ổn định cuộc sống. Các khuyến nghị cụ thể được tổng hợp từ người dân sau quá trình nghiên cứu của cộng đồng, được nêu tại phần phụ lục.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả nghiên cứu cộng đồng Buôn Drai, xã Ea Na, huyện Krông Ana 1. BIẾN ĐỘNG VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT CANH TÁC 1 sào = 1000m2 Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Thay đổi

Biến động về diện tích Mỗi hộ có từ 1-3ha (đất tự khai 1 hộ được cấp 5 sào và chủ yếu Diện tích canh tác chính


hoang) chủ yếu trồng các loại cây trồng cà phê. sau thủy điện giảm đi như cà phê, đậu xanh, hoa màu. 95% số hộ dân trong buôn phải đi 70% canh tác ở diện tích đất lấn chiếm bên kia sông của huyện Krong Nô, diện tích canh tác là 363ha (thống kê theo danh sách tự khai của người dân). diện tích đất này người dân chủ yếu trồng bắp và đậu xanh. Biến động về điều kiện canh tác - Canh tác trên diện tích đất bằng phẳng, không canh tác trên đồi, đất rộng. - Nơi canh tác và nơi ở cách nhau 57km. - Nguồn nước tưới cho cây trồng thuận lợi, nguồn nước ngầm không bị thất thoát. Công đào giếng tự bỏ ra và thường đào bằng máy. Độ sâu của giếng từ 20-30m đảm bảo để nước tưới dù hạn hán xảy ra, hạn thường xảy ra vào tháng 3-4 trong năm.

- Chí phì đi lại nhiều, đi làm xa: 5 lít dầu cho cả vòng đi và về.

- Làm cỏ 1 năm từ 2-3 lần, thường không sử dụng thuốc diệt cỏ mà cắt bằng tay và tự bỏ công ra làm.

- Có lô công ty + đất người dân tự khai hoang nên người dân trồng gia tăng thêm các loại cây khác. - Công ty cà phê cho vay vốn sản xuất với giá ưu đãi, đầu tư phân bón, thuốc trừ,… sâu cho người dân trồng trọt.

- Đất bằng phẳng vì là đất do công ty cà phê cấp. Một số hộ khác phải can tác trên đồi, độ nghiêng 300. - Nơi canh tác cách nơi ở chỉ 1km, do công ty cấp đất tại chỗ, quanh nơi ở. - Không đủ nước tưới, giếng nước phải được khoan sâu từ 100m trở lên mới có nước. 1h bơm phải chi trả 45.000đ và thường 15-20 ngày sẽ tiếng hành bơm 1 lần (theo thời vụ gieo trồng), mỗi lần bơm thường kéo dài từ 25-30 tiếng. Trung bình mỗi năm thường bơm từ 4-7 lần (tùy theo thời tiết). - Chi phí vận chuyển cũng rất khó khăn do phải trồng trên đồi, người dân phải khuân vác từ trên đồi xuống các bao cà phê sau khi hái, mỗi bao thường có trọng lượng từ 25-30kg, nếu không thì công vác 1 ngày là 150.000đ. - Làm cỏ 5-6 lần trong năm, sử dụng thuốc diệt cỏ 1 năm phun từ 2-3 lần, 1 lọ thuốc trừ sâu (1 lít) có giá là 150.000đ, 1 ha thường phun 3-4 lọ. - Thiếu vốn nên không thể đầu tư trồng thêm các loại cây khác, nguồn phân bón, nước tưới,… cũng rất hạn chế nên người dân thường có tâm lý “trời cho chừng nào hưởng chừng ấy”. - Nguồn thu nhập chính của người dân là từ 5 sào cà phê được cấp

- Đất canh tác gần nơi ở nên thuận tiện hơn.

- Nguồn nước tưới hạn chế, rất khó khăn và tăng chi phí đầu tư, chăm sóc lên rất nhiều.

- Chi phí vận chuyển tăng đối với các diện tích cà phê trồng trên đồi vì phải tốn công vác xuống và đưa đi tiêu thụ.

- Chi phí thuốc diệt cỏ tăng, công làm cỏ cũng tăng nhưng sản lượng thì lại giảm khoảng 20- 30% do thiếu đầu tư.


sau tái định cư. - 5 sào thì sản lượng đạt được từ 1,5- - 5 sào thì sản lượng đạt được từ 2 tấn cà phê nhân. 1-1,5 tấn cà phê nhân. - Sản lượng đậu xanh và bắp trồng bên kia sông 1 sào đạt 100kg, giá bán là 20.000đ/1 kg trừ chi phí người dẫn lãi 5.000đ/ 1 kg. Biến động về chất lượng đất - Đất bazan phù sa, màu mỡ. - Phải canh tác thêm trên diện tích - Chi phí phân bón tăng - 5 sào thì sử dụng 5 tạ phân bón cho đất đồi, đất lẫn đá (đất trắng mỡ 50% so với trước đây. gà). 1 năm. - 1 tấn phân cho 5 sào bón cho 1 năm, 1 năm bón từ 5-6 đợt. 2. BIẾN ĐỘNG VỀ LỊCH THỜI VỤ Trước khi có thủy điện Nội dung

Cà phê

1

2

Tư ới

3

4

5

6

7

8

9

10 11

Chăm sóc

Lúa

Lúa rẫy

Bắp

Bắp nếp

Sau khi có thủy điện 12 1

Hái

2

3

4

ới

5

6

7

8

9

10 11

Chăm sóc

12

Hái Tư

Không còn canh tác Bắp lai

Đậu Không canh tác

Trồng

Điều Hái

Chăm sóc và thu hoạch (cây lâu năm)

Tiêu

Không canh tác

Cây ăn quả: mít, xoài, ổi

Trồng và hái quanh năm

Trồng và hái quanh năm (ít hơn trước)

Nuôi quanh năm bằng phương pháp nuôi thả rông

Nuôi quanh năm bằng phương pháp nuôi nhốt chuồng, số lượng ít hơn

Heo

Nuôi quanh năm bằng phương pháp nuôi thả rông

Nuôi quanh năm bằng phương pháp nuôi nhốt chuồng, số lượng nuôi ít hơn

Nuôi quanh năm, thả rông

Nuôi quanh năm, thả rông

Làm thuê

Làm thuê quanh năm (làm ít, thỉnh thoảng mới làm)

Làm thuê quanh năm (làm nhiều hơn trước)

Trồng


3. BIẾN ĐỘNG VỀ DIỆN TÍCH CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ Nội dung Diện tích

Chất đất

lượng

Trươc khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Mỗi hộ gia đình có từ 2-3ha, hơn 10 hộ Thủy điện cấp 5 sào đất canh tác cà gia đình có 4ha. phê Đất bazan màu mỡ

Đất bazan màu mỡ -> không có gì thay đổi do vẫn canh tác trên diện tích đất cũ chỉ là diện tích đất chỉ còn 5 sào.

- Sử dụng thuốc diệt cỏ. - Không sử dụng thuốc diệt cỏ. - Người dân tự bỏ các nguồn đầu tư về - Nguồn nước tưới thuận lợi. phân bón, nước tưới… Điều kiện - Công ty cà phê hỗ trợ đầu tư nước tưới, - Chi phí hạn hẹp nên các khoảng đầu canh tác phân bón…và người dân bỏ công canh tư người dân thường phải đi vay mới tác. Sau thu hoạch trừ tất cả chi phí người có tiền mua phân bón. Với số tiền là dân được hưởng phần chênh lêch. 1.000.000đ lãi suát sẽ là 50.00060.000đ/ tháng đối với loại vay nóng.

Năng suất

- 5 sào cho 1,5 tấn cà phê nhân. + Đối với cây ca cao tỷ lệ phân chia là 60:40. + Đối với cây cà phê cách thức phân chia là bao gồm: Vốn ghi cố định là công khai hoang + đầu tư nước + phân bón + tiền người dân vay cho các khoản khác tất cả được ghi nợ trong năm. Sản phầm thu là cà phê nhân - 5 sào cho 1,5 tấn cà phê nhân (cà phê 4,7kg cà phê thì thu được 1 kga cà phê kinh doanh năm thứ 10) nhân. Sau khi trả hết số nợ ghi trong năm số tiền còn lại được đưa cho người dân. VD: công khai hoang là 10 triệu, trả trong vòng 10 năm thì mỗi năm là 1 triệu cộng dồn với các khoản nước, phân,…sẽ được trả trong năm. - Sản lượng sau thu hoạch sẽ được công ty thu mua.

Trừ tất cả các chi phí đầu tư sản xuất người dân thu được còn 2 tạ cho 5 sào cà phê, cuộc sống khó khăn. Giá cà phê hiện tại là 40.000đ/kg, tính Lợi ích kinh Trừ chi phí người dân còn 6 tạ cho 5 sào ra 1 năm người dân thu được 8 triệu tế cà phê, cuộc sống đảm bảo. đồng. Hiện tại nhiều hộ gia đình đang vay vốn của Nhà nước để đầu tư trồng trọt với vốn lãi suất vay 1.000.000đ là 12.000đ/ tháng.



4. BIẾN ĐỘNG VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT RUỘNG Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Thay đổi

DIỆN TÍCH: 80% hộ dân trong buôn trồng và canh tác cây lúa, 1 hộ gia đình có 5 sào canh tác lúa trở lên, bao gồm đất bằng và đất ruộng rẫy. Diện tích trồng lúa của cả buôn là từ 30-40ha

- Không còn canh tác cây lúa do vùng trồng lúa sát sông đã bị ngập bởi nằm trong vùng lòng hồ chứa của thủy điện. Thủy điện xã và tích nước không theo một chu kỳ nhất định nên nhưng dân không thể canh tác. - Diện tích đất đồi đã bạc màu, không có rừng nên trơ sỏi đá chỉ có thể canh tác các loại cây lâu năm như điều, cà phê. - Thời gian rãnh khi không canh tác lúa người dân làm thuê như phụ hồ, vét bồn tiêu, làm cỏ cà phê để kiếm thêm thu nhập.

- 100% số hộ dân trong Buôn phải đi mua gạo để ăn. Trung bình mỗi tháng một hộ gia đình phải chi tiêu từ 500.000đ – 800.000đ tiền mua gạo ăn. - Các nguồn lợi như cám cũng phải mua bên ngoài để phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.

ĐIỀU KIỆN CANH TÁC: - Người dân tự khai hoang. - Khoảng cách từ nàh đến nơi canh tác ruộng lúa là từ 4-5km. - Đối với diện tích lúa rẫy người dân tận dụng nguồn nước mưa để tưới. - 1 năm người dân chỉ canh tác 1 vụ, 5 sào thì thu được 1 tấn lúa và cũng còn tùy mùa vụ, có năm 5 sào chỉ được 5 tạ lúa. - Tuy suất nhưng người dân vẫn mua thêm ở bên ngoài để ăn, bên cạnh đó người dân có thể đánh bắt cá để đổi lấy gạo. - Huy động sự tham gia của cả nam và nữ giới từ 15 tuổi trở lên. CHẤT LƯỢNG ĐẤT: Đất đỏ bazan, màu mỡ tuy nhiên người dân vẫn bón thêm tro bếp để cải tạo và tăng độ màu mỡ cho đất.

5. BIẾN ĐỘNG VỀ CHĂN NUÔI Tên vật nuôi Heo

Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

- Được nuôi chăn thả, ăn cỏ nếu được thì có thể ăn thêm cám (có thì ăn không có thôi). - 1 hộ gia đình nuôi từ 5 - 6 con nhưng

- Heo được nuôi nhốt trong chuồng vì thả ra sẽ phá và nguy cơ mất trôm cao, cho ăn thức ăn công nghiệp là chủ yếu vì không có cỏ hay bãi chăn thả.


hầu như nhà nào cũng có nuôi. Tổng số heo trong buôn từ 300 - 400 con. - Có nguồn cám được xay từ gạo, không phải tốn tiền mua. - Mỗi con heo nuôi được 1 năm thì nặng từ 60 - 70 kg, thịt heo chắc, ít mỡ, ngon. - Ít bệnh tật, đau ốm

- Tổng số lợn được nuôi trong buôn từ 100 120 con. - Thức ăn bằng cám thì phải mua, cám gạo có giá 7.000 đ/kg. - Heo dễ bị mắc các bệnh như dịch tả, đau bụng,… - Hằng năm đều có thú ý đến tiêm phòng (miễn phí), nếu heo bị bệnh thì mua thuốc tiêm cho heo hoặc thú y đến nhà tiêm thì phải bỏ tiền. - Vì nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên chỉ từ 3 - 4 thàng nuoi là có thể suất chuồng, trọng lượng heo đạt từ 75 - 80kg, thịt heo không được săn chắc, nhiều mỡ.

- Nhà nào cũng nuôi, trung bình 1 hộ nuôi 1 con. - Tổng số có từ 100 - 120 con. - Chăn thả, ăn cỏ ngoài bãi. Giá bán mỗi con từ 1 - 2 triệu

- Tổng số lượng từ 10 - 20 con. - Không có đất để nuôi thả, không có đất để trồng cỏ. - Tốn công, thời gian để chăn giữ bò, người lớn phải tự mình đi chăn vì nếu trẻ em chăn thì sẽ phá vườn của người khác. - Giá mỗi con là 12 triệu đồng. Bò cỏ 17 20 triệu đồng cho một con trưởng thành, bê thì 15 - 17 triệu một con. Đối với giống bò lai thì từ 35 - 40 triệu động 1 con.

Trước đây và bây giờ vẫn nuôi, biến Trước đây và bây giờ vẫn nuôi, biến động động không nhiều không nhiều

6. BIẾN ĐỘNG VỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Tên loài

Nai, heo rừng, voi, hổ, nhím, thỏ, beo, vượn, Nhím, chồn, rắn, heo rừng, khỉ (chỉ con khỉ, dòng dọc, rùa, ba ba, cá sấu, chồn, rắn, 20%), gà rừng, chim vẹt, bồ câu, kỳ gà rừng, chim vẹt, bồ câu, kỳ nhông, trăn,… nhông (còn 50%).

Công dụng

Đánh bắt và sử dụng trong gia đình là chủ Không còn để đánh bắt yếu

Nơi khai thác

Dọc 2 bên bờ của dòng sông. Đặc biệt là bờ Thủy điện xây dựng, rừng bị khai thác sông bên kia của huyện Krong Nô, động vật nên động vật hoang dã không còn nơi hoang dã cư trú rất nhiều sinh sống.

Cách thức Săn bắt bằng súng, bẫy dây. khai thác

Hầu như là bỏ nghề và không còn khai thác. Bên cạnh số lượng suy giảm nghiêm trọng thì còn là vấn đề súng săn bị nghiêm cấm sử dụng.


Chi phí khai - Mua súng và đạn, 1 viên là 1.500đ, mỗi lần Không còn săn bắn, khai thác thác đi săn cần hơn 20 viên tiêu tốn từ 50.000đ 60.000đ Thu nhập

Chỉ ăn uống và chia sẻ nhau với hàng xóm, Không còn săn bắn, khai thác. không buôn bán. Hằng ngay đi săn bắn không được

Hiện nay

Các loại động vật hầu như biến mất hoàn toàn, vì không có rừng nên buộc chúng phải di chuyển đến nơi khác để sinh sống.

7. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Trước khi có thủy điện Loài

STT

Số lượng

Xuất hiện ở đâu

Sau khi có thủy điện Có còn xuất hiện nữa hay không?

Tê tê

100-200 con

Không còn thấy xuất hiện

2

Nai

50-60 con

1-2 con

3

Heo rừng

50-100 con

30-40 con

Voi

50-60 con (sống cả đàn)

Không còn thấy xuất hiện

5

Hổ

50 con

1-2 con

6

Nhím

100-120 con

10-20 con

7

Thỏ

200 con

8

Beo

20-30 con

9

Vượn

200-300 con

10

Khỉ

500-1.000 con

Không thấy xuất hiện Đa số các loại động vật đều sống dọc 2 bên bờ sông và 3-4 con khu vực rừng bên kia sông Không thấy xuất hiện của huyện Krong Nô Không thấy xuất hiện

11

Dòng dọc

500-1.000 con

Không thấy xuất hiện

12

Chồn

200-300 con

50-100 con

13

Rắn

500-1.000 con

500-1.000 con

Gà rừng

300-1.000 con

1.300-1.500 con (tăng hơn 50%)

Chim vẹt

1.500-2.000 con

750-1.000 con (giảm 50%)

16

Kỳ đà

20-30 con

2-3 con

17

Kỳ nhông

1.000-2.000 con

Không thay đổi nhiều

18

Trăn

Khoảng 100 con

20-30 con (ít gặp)

1

4

14 15


19

Cu (xanh đen)

rừng 1.000-1.200 con và

500-800 con

8. BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

STT

Loài có sản lượng giảm hơn 50%

Loài biến mất

Loài có sản lượng bình thường Cá bống

Loài có sản lượng tăng

1

Cá đắng, thường xuất Cá lăn: 60% hiện vao tháng 9-10, nhỏ, vị ngọt dùng làm mắn hoặc phơi khô ăn dần.

Tôm: 70%

Cua: 60%

2

Cá chỉ vàng: tròn, Cá trích: 90% đuôi đỏ, có đường chỉ màu trắng và vàng ở giữa sống lưng, nhỏ bằng bàn tay và khó ngon.

Cá chép: 100%

3

Cá mè dinh con Cá thát lát: 60% trưởng thành nặng khoảng 2kg.

4

Cá trắm đen

Cá trê: 60-70%

Rô phi: 100%

5

Cá sấu

Cá lóc: 60-80%

Cá mè: 70%

6

Rái cá

Cá rô đồng: 60-70%

Cá trắm cỏ: 60-70%

7

Cá leo

8

Ba ba

9

Cá măng (cá thằn lằn)

Cá sặc

Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

- Ai cũng đi đánh bắt cá, muốn ăn thì ra sông đánh bắt. - Đánh bắt bằng chài lưới hay giăng câu. - Sản lượng đánh bắt nhiều: 1 người/ 5kg/ ngày, 1 người/ 3 - 4kg/đêm. - Người dân thường bán cá bằng cách xâu con trên 1 dây, một con có giá 1.000đ.

- Có khoảng 20% số người đánh bắt cá. - Đánh bắt bằng cách dí điện vì nước lớn và đục nên không thả chài mà dí điện. - 1 ngày/người/2 kg cá, đối với tôm 1 người/ 1 đêm/ 3kg tôm (1kg tôm có giá 80.000đ). - 1 bình điện dí cá có giá từ 600.000đ 1.000.000đ sử dụng được từ 6 tháng đến 1 năm.

9. BIẾN ĐỘNG VỀ SỨC KHỎE


Tên bệnh

Sốt

Đường ruột

Trước khi tái định cư

Sau khi tái định cư

Theo mùa thường xảy ra vào lúc thời tiết giao mùa như tháng 3,4,11,12. Người dân điều trị nhẹ thì uống thuốc cổ truyền, nặng thì tổ chức cúng bái.

Xảy ra quanh năm. Đặt biệt Bệnh thường xuyên xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, và người dân phải ra trạm không khí thay đổi, nóng xá để điều trị. bức

Thỉnh thoảng mới xảy ra

Thường hay xảy ra do Bệnh xuất hiện ở nhiều nguồn nước sử dụng bị ô người và thường xuyên nhiễm và không có đủ nước xảy ra sạch để sinh hoạt

Ít xuất hiện

Trong buôn có khoảng 10 Bện xuất hiện nhiều hơn người phải đi mổ sỏi thận, so với trước đây. sỏi túi mật.

Thổ tả Soi thận

Viêm gan

Đau đầu

Tim mạch, huyết áp

Thay đổi

Người dân thường hay Sử dụng rượu trăng có cồn, Xuất hiện nhiều loại bệnh uống rượu cần nấu từ gạo, bia. Thời gian rãnh rỗi nhiều về viêm gan do sử dụng khoai môn nên người dân thường hay nhiều bia rượu tụ tập, uống rượu vào giờ rãnh rỗi Ít khi xuất hiện do không khí mát mẻ, nhiều cây cối và đặc biệt là không có mùi hôi

Xuất hiện nhiều người bị Bệnh đau đầu xuất hiện đau đầu, đặc biệt là những nhiều do không khí và môi hộ sống ven sông thường trường sống thay đổi. xuyên hứng chịu mùi hôi từ xác chết xúc vật. Nhà ở tái định cư nóng bức, không đảm bảo thoáng mát.

Ít xuất hiện

Thời tiết nóng bức, không Bệnh thường xuyên xuất khí ngột ngạt hiểm, gay ảnh hưởng đến tính mạng con người

Hiện nay, người dân phải đối mặt với rất nhiều loại bệnh nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi môi trường sống và không khí trở nên ngột ngạt, nóng bức hơn. 10. BIẾN ĐỘNG VỀ GIÁO DỤC Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Thay đổi

- Có xây trường tiểu học nhưng tạm bợ. - Tỷ lệ tốt nghiệp cấp 2 đạt 2%. - Tỷ lệ tốt nghiệp cấp 3 là 0%.

- Có trường mẫu giáo và cấp 1, tỷ lệ học cấp 1 là 100%. - Tỷ lệ tốt nghiệp cấp 2 đạt 90%, học ngoài xã Ea Na trường THCS Nguyễn Trãi. - Tỷ lệ bỏ học sau cấp 2 là 20% - Tỷ lệ tốt nghiệp cấp 3 là 40%.

Giáo dục có sự thay đổi, cải thiện hơn so với trước đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 2 tăng 83%.


- Trong buôn có 4 người học đại học, cao đẳng.


11. BIẾN ĐỘNG VỀ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Thay đổi

- Đường đất là chủ yếu, người - Đường nhựa, bê tông, người Cơ sở hạ tầng được đầu tư, tốt dân đi lại bằng xe bò. dân đi canh tác bằng xe cày hơn, thuận tiện cho cuộc sống tay. Hiện tại đã có 3.200m của người dân. đường đã được đổ bê tông, trải nhựa. Còn 750m đường đất chưa được đổ nhựa, bê tông. - Chưa có điện. - Điện đầy đủ, trường, trạm ổn định. Đối với môi trường sống, không khí, đất đai thì thay đổi theo hướng tiêu cực nhưng có sở hạ tầng thì lại thuận tiện hơn cho người dân. 12. BIẾN ĐỘNG VỀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN NƯỚC Nội dung

Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Nguồn nước sinh - Nước sử dụng từ nước sông, nước hoạt giếng. - Giếng nước được đào từ năm 1980. Thỉnh thoảng người dân cũng có gùi nước dưới sông lên để sử dung. Công việc này cả nam giới và phụ nữ đều cũng làm.

- Nước uống: mỗi tháng mua từ 6-8 bình, mỗi bình có giá là 10.000đ/ 20l. Số lượng bình có thể tăng nhiều hơn nếu hộ gia đình có nhiều khẩu. - Khu tái định cư thường xuyên thiếu nước, họ phải xuống sông tắm, giặt nhưng nguồn nước sông lại bị ô nhiễm, có người thì xin nhà hàng xóm. - Giếng nước ở khu tái định cư được đào sâu từ 18 - 20m nhưng vẫn thiếu nước. - Vào mùa khô người dân bơm nước ở nhà bên cạnh thì phải trả tiền điện bơm, mỗi lần thường trả khoảng từ 15.000đ - 20.000đ, tùy theo người bơm muốn đưa bao nhiêu thì đưa. - Phụ nữ phải vất vả hơn do họ phải kéo ống nước, mang nặng để có nước sử dụng trong gia đình.

Môi trường

- Nhiệt độ trong nhà vẫn nóng dù ở sát sông. Ngoài ra những hộ gia đình ở sát sông thường phải hứng chịu mùi hôi thối, mùi tanh của các bao xác chết súc vật, các chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật do người dân sống ở khu vực đầu nguồn thải ra. Ảnh

- Không khí trong lành, nhiều cây, mát. - Người dân thường xuyên tắm sông, mò cá, bắt cua dưới sông. Cảnh quan chủ yếu là sông nước.


hưởng đến sức khỏe của người dân, xuất hiện các bệnh như tiêu chảy, đau đầu, xoang, … - Hầu như bây giờ rất ít người tắm sông, ở đây có con thác nổi tiếng là tác Gia Long (hay còn gọi là Xray Pok) nhưng không còn như trước nữa. - Người tắm sông thì bị ghẻ lở, ngứa. Nước sông có màu vàng đục. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 1. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người dân với lãi suất thấp và vay dài hạn để người dân có thể mua thêm đất để canh tác, chăn nuôi dê, bò để xóa nghèo bền vững. 2. Đề xuất cấp đất theo khẩu. 3. Cấp cây giống phù hợp cho việc canh tác ở đất đồi như bơ, điều, cây rừng để trồng nhằm chống bạc màu, xói lở đất. 4. Hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp về trồng trọt và chăm sóc cây cà phê. 5. Hỗ trợ các hộ sống dọc bờ sông đẻ có thể nuôi cá lồng như vốn, kỹ thuật, dụng cụ, trang thiết bị và cung ứng đầu ra ổn định. 6. Bê tông hóa, trải nhựa cho 750m đường đất còn lại trong buôn. 7. Cung cấp, đưa nguồn nước sạch về buôn 8. Hỗ trợ thuyền, áo phao để người dân sang sông canh tác được an toàn hoặc cho những người đánh bắt thủy sản trên sông. 9. Đề nghị xây dựng, lắp đặt trạm bơm bơm nước từ sông lên đến diện tích canh tác của người dân đối với những hộ ở xa. 10. Kéo lưới điện vào lô canh tác của người dân. 11. Di dời những hộ sống dọc sông, những hộ dang có diện tích đất bị sạt lở đến nơi cao ráo, an toàn. 12. Thực hiện việc cấp đất cho người dân, những hộ bị trừ đất và không trừ đất khi đền bù đi dời tái định cư. 13. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác hoặc đất ở cho 12 hộ dân trong buôn. Trong đó có hộ gia đình anh Y-Mre HĐơk chưa có giấy chứng quyền sử dụng đất cho cả đất ở và đất canh tác.


Phụ lục 2: Kết quả nghiên cứu cộng đồng thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana SƠ ĐỒ TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ THỦY ĐIỆN

Sơ đồ nơi ở trước và sau khi có thủy điện của người dân thôn Ea Tung. 1. BIẾN ĐỘNG VỀ ĐẤT ĐAI CANH TÁC

1 sào = 1000m2 Trước thủy điện

Sau thủy điện

Thay đổi

Biến động về diện tích Trung bình mỗi hộ có 1,5ha

Trung bình mỗi hộ có 0,5 ha

Giảm diện tích canh tác lên đến 70%

Biến động về điều kiện canh tác - Độ dốc lớn do chủ yếu là địa - Độ dốc giảm, thấp hơn. hình núi đồi.

- Khoảng cách từ nhà đến nơi - Khoảng cách từ nhà đến nơi canh tác chỉ 1km. canh tác là 5km, do phải đi vòng đường lòng hồ thủy điện, hoặc những người bị mất đất thì phải đi mua đất ở nơi khác, nhiều hộ gia đình còn phải đi xa từ 7-8km mới đến nơi canh tác. - Tuy nguồn nước tưới gần nơi - Chi phí cho nước tưới: canh tác nhưng người dân vẫn 1h/40.000đ. phải tười từ 5-6 đợt/1ha cà

- Độ dốc giảm giúp người dân thuận tiện trong đi lại để canh tác, ngoài ra cũng dễ dàng đưa nước tưới đến với khu vực trồng trọt. - Khoảng cách đi lại xa khiến người dân khó khăn hơn (trung bình tăng gấp 5 lần), chi phí xăng dầu tăng. Ngoài ra còn gặp rủi ro khi trồng trọt, không thể bảo vệ sản lượng cây trồng, bị mất trộm. - Chi phí đầu tư cho trồng trọt tăng, thời gian chăm sóc cũng đòi hỏi nhiều hơn so với trước đây.


1ha cà phê/3 đợt/200.000đ

phê. Nguyên nhân của việc này là do điều kiện khí hậu thay đổi, nước ngập úng phía dưới rễ cây nhưng ở phía trên lại khô nên người dân vẫn phải tưới. - Quảng đường vận chuyện xa hơn trung bình mỗi 1 tấn - Chi phí vận chuyển sản người dân phải chi trả phẩm tăng gấp 5 lần so với trước đây. - Chi phí vận chuyển sau thu 250.000đ. hoạch sản lượng của người dân trung bình 1 tấn người dân - Di chuyển xa, thời gian đi lại chi trả 50.000đ tiền vận tăng nên rất khó tìm người hái - Chi phí thu hoạch tăng trong chuyển. thuê, trong khi đó công lao khi công lao động lại giảm. - Mỗi ngày công người dân có động mỗi ngày chỉ thu được thể thu hoạch được 2 tạ sản 1,5 tạ lượng cây trồng. Đi lại thuận tiện nên rất dễ dàng tìm người hái thuê, tăng thời gian lao động. Biến động vệ chất lượng đất - Đất đỏ bazan tơi, xốp thích hợp trồng các loại cây như tiêu, cà phê, sản lượng ổn định, trung bình mỗi ha cà phê người dân thu được 5 tấn cà phê nhân. Trung bình mỗi tấn cà phê người dân bán với giá từ 36-40 triệu đồng. Tiêu giá bán từ 200.000-220.000đ/kg. - Trung bình mỗi ha canh tác người dân thường chi tiêu cho phân bón là 18 triệu đồng

- Chất lượng đất thay đổi, cây tròng kém phát triển, 1ha trồng cà phê người dân thu được 2 tấn cà phê nhân.

- Giảm sản lượng thu hoach trong khi chi phí đầu tư cho phân bón lại tăng từ 2-3 lần trên mỗi ha.

- Mỗi ha canh tác chi phí phân bón thường 25-36 triệu đồng. - Diện tích trồng cây ca cao giảm 20% do đây là loại cây phải chi tiêu rất nhiều cho phân bón.

Theo ước tính của người dân thôn Ea Tung thủy điện gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ trong 8 năm nay. Nếu tính thu nhập hộ gia đình với diện tích và năng suất trồng trọt trung bình mỗi hộ có từ 1-1,5 ha diện tích canh tác thì họ đã mất đi gần 8 tỷ đồng/hộ. Với số tiền đó thì kinh tế của họ đã rất khá giả, đủ để có thể xây dựng các công trình công cộng như đường đi lại trong thôn mà không cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.


2. BẢNG SO SÁNH ĐIỀU KIỆN CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ Trước thủy điện

Nội dung Diện tích

Sau thủy điện

Trung bình mỗi hộ có từ 1,5-2 ha diện - Trung bình mỗi hộ chỉ còn 0,7-1 ha tích cà phê, hộ nhiều nhất là 3 ha và hộ diện tích canh tác cà phê. ít nhất là 1ha.

Chất lượng Đất đỏ bazan tơi xốp, màu mỡ, dễ Đất bị ảnh hưởng bởi thẩm thấu nguồn đất canh tác. nước, trên khô dưới úng. Nguồn nước tưới cũng bị ô nhiễm. Đất chu phèn, cây chậm lớn, nhanh già cỗi. Năng suất

Trung bình 1 ha cho 4 tấn cà phê nhân

Trung bình 1ha cho sản lượng khoảng 2 tấn.

Điều kiện - Gần nhà ở, dễ chăm sóc, coi ngó, canh tác thuận tiện trong việc đi lại. (5001000m). - Chi phí phân bón 18 triệu/ha

- Đi lại xa hơn (5000-10.000m), đường đi lại khó khăn do phải đi vòng quanh hồ thủy điện. - Chi phí phân bón tăng từ 2-3 lần so với trước đây, từ 18 triệu/ha lên 25-36 triệu/ha.

Nước tưới

- Nguồn nước chưa thuận tiện, còn xa - Nhiều hộ phải chuyển đến nơi canh tác (trừ một số hộ gia đình có diện tích xa nguồn nước. Các hộ gần sông thì canh tác gần sông) thường xuyên rơi vào tình trạng ngập úng, sạt lở ven bờ sông.

So sánh kinh Cuộc sống của người dân kinh tế ổn tế định. Mỗi ha cà phê cho sản lượng 5 tấn cà phê nhân trừ các chi phí người dân thu được khoảng 100.000.000đ/ha.

Cuộc sống thiếu thốn khó khăn. Mỗi ha cà phê cho khoản 3 tấn cà phê nhân, trừ các chi phí người dân thu được khoảng 60.000.000đ/ha. Thu nhập giảm từ 4050%.

3. BIẾN ĐỘNG VỀ LỊCH THỜI VỤ/CANH TÁC

Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Nội dung 1

2

3

4

5

6 7

8

9

Cà phê

Tưới

Lúa

Canh tác lúa Canh tác lúa Đông - Xuân Hè – Thu

Bắp

10

11

12

2

Tưới

Thu hoạch

Vụ 1

1

Vụ 2

Xạ

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Thu hoạch

Không còn canh tác lúa do bị ngập trong vùng lòng hồ

1 vụ


Đậu

Vụ 1

Hoa màu

Dê bò

Vụ 2

Canh tác nhỏ lẻ, ít, không đáng kể chủ yếu là trồng xen

Vụ 2

Không còn canh tác hoa màu do lo sợ nước có thể ngập lên bất cứ lúc nào

Nuôi tả quanh năm, sản lượng nhiều

Chủ yếu là nuôi nhốt, số lượng xuống chỉ còn 20-30%

Vụ 1

Đánh bắt Đánh bắt quanh năm, sản lượng nhiều thủy sản

Đánh bắt quanh năm, sản lượng giảm

Nuôi cá Không nuôi cá vì cá tự nhiên đã có rất nhiều ở Nuôi cá trong ao, tận dụng các khu đất ngập để trong ao bên ngoài, đánh bắt thỏa mái đào ao, nuôi cá, cải thiện sinh kế gia đình

Làm thuê

Chỉ làm công việc trong gia đình, không còn Đi lao động xa ở các vùng khác trong tỉnh hay thời gian để làm thuê bên ngoài di cư đến các thành phố lớn khác.

4. BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

STT

1

Loài biến mất

Loài có sản lượng bình thường

Loài tăng sản lượng

Cá măng (nặng từ Cá lăn giảm khoảng Cá mè 40-50kg, trước đây 80% thỉnh thoảng vẫn đánh bắt được).

Cá sặc (có giá trị kinh tế bình thường, đánh bắt loài cá này chủ yếu để làm nguồn thức ăn cho các loại cá được nuôi trong ao, hồ.

Cá lăn đuôi đỏ

Cá bống sông: 50- Cá rô phi 60% - loài cá chỉ sống được trong điều kiện nước chảy.

Cá lau kính: tăng đến 80%. Đây là loài cá ngoại lai có đầu dẹp, da đen cứng như da cá sấu. loài cá này thường ăn các loại cá nhỏ khác, không mang lại giá trị kinh tế gì nhưng lại tăng đến 80%

Cá trắm đen

Cá leo: 50%

Cua sông: tuy có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng loài thủy sản này lại gây hại trong việc cắn rách các lồng cá, bè

2

3

Loài giảm số lượng hơn 50%

Cá dinh


cá nuôi của người dân, ảnh hưởng đến kinh tế. Cá chình 4

Cá thát lát: 60-70% là loài cá có giá trị kinh tế cao. Trước đây 1 tay lưới có thể đánh được 2kg cá.

5

Tôm: 70 - 80%. Trước khi có thủy điện

Cá chép tăng 30 - 40%.

Sau khí có thủy điện

- Các loài cá có giá trị kinh tế cao thường - Các loài cá có giá trị kinh tế hầu như biến mất được người dân đánh bắt. và suy giảm sản lượng điều này dẫn đến giảm kinh tế thu nhập của người dân, đặc biệt là những người chuyên đánh bắt thủy sản là nguồn thu nhập chính. - Trung bình 1 người/ ngày/ 10kg cá/ - Trung bình 1 người/ 1 ngày/ 2kg cá/ 80.000đ nhưng lại tốn nhiều thời gian đánh bắt hơn. 400.000đ (bao gồm nhiều loài cá có giá trị - Cần đến 10-15 tay lưới, đầu tư thêm thuyền kinh tế cao). - Mỗi lần đánh bắt chỉ cần 2-3 tay lưới và đánh bắt, ngư lưới cụ nhưng lại nhanh hỏng, rách do vướng phải cây cối trên dòng sông. chiếc thuyền nhỏ. - Có khoảng 20-30 người đáng bắt thủy sản trên sông. Người dân thường tiến hành đặt các rớ câu, - Trong thôn có từ 100-150 người đánh bắt thời gian trong vòng 1 ngày và sẽ tiến hành kéo thủy sản trên sông. lên vào 5-6h sáng với chừng 4kg cá sơn (loài - Đa dạng các loài cá, bữa ăn được cải thiện, cá nhỏ, màu trắng, nhiều xương cứng 2 bên nhiều dinh dưỡng, thị cá ngon, ngọt sống lưng) là chính ngoài ra còn có thêm 1-10 con cá sặc nhỏ, chủ yếu làm thức ăn cho cá nuôi trong ao, hồ. Cá to hơn thì thường chỉ xuất hiện khi đánh tay lưới. - Các loài cá bị hạn chế và suy giảm. Nguồn nước ô nhiễm nên chất lượng cá không đảm bảo, không còn nhiều cá to. 5. BIẾN ĐỘNG VỀ CHĂN NUÔI Loài Dê Trâu, bò

Trước thủy điện

Sau thủy điện

Thay đổi

- Dê: trong thôn có 70 hộ/1.000-1.500 con. - Trâu, bò: 500 con. - Điều kiện chăn nuôi thoáng, chăn thả tự nhiên, nguồn thức ăn dồi dào, đồng cỏ rộng.

- Dê: 300-500 con - Trâu, bò: 100 con. - Đất thả, bến bãi không còn chủ yếu là nuôi nhốt. Nếu thả rông vật nuôi sẽ phá vườn nhà khác. - Nguồn thức ăn phải đi xa

- Số lượng đàn vật nuôi giảm. - Thời gian nuôi dài ngày. - Đầu tư chuồng trại, tốn chí phí mua thức ăn, đầu tư nhiều chi phí, thời


- Ít tốn công chăm sóc, chủ yếu thả để vật nuôi ăn cỏ bên ngoài. - Vật nuôi ít mắc bệnh, sinh trưởng phát triển tốt. - Nhanh lớn, chất lượng thịt tốt, 5 tháng 1 con dê đã nặng 35 kg.

Lợn

Không có nhiều biến động

Gia cầm

Không có nhiều biến động

gần 10km mới kiếm được cho vật nuôi. - Thức ăn hạn chế phải mua thêm cám cho vật nuôi, cám bắp: 7.000đ, cám gạo: 6.000đ trộn vào thêm. Đất sản xuất eo hẹp, người dân còn phải trích quỹ đất nhỏ để trồng cỏ voi làm thức ăn cho vật nuôi. - Một con dê nuôi 7 tháng mới đạt 35kg nhưng chất lượng thị lại không ngon, chậm lớn. - Vật nuôi thường hay mắc bệnh và được tiêm thuốc thường xuyên.

gian chăn giữ. - Điều kiện bến bãi, đất thả hạn chế. - Chăn nuôi chiếm 40% tổng thu nhập kinh tế của gia đình thôn Ea Tung.

6. BIẾN ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN NƯỚC Nội dung Nguồn nước

Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

- Nước sinh hoạt: + Nguồn nước trong mát, có thể nhìn thấy tận đáy. Người dân sử dung nguồn nước sông để phục vụ sinh hoạt trong gia đình như tắm, giặt, rửa dọn vật dụng,… + Các em nhỏ, người lớn cũng thường xuyên tắm sông. + Nước cho ăn, uống thường lấy từ giếng đào cạnh nhà qua bể lọc, đảm bảo sử dụng và không cần mua thêm bên ngoài.

- Nước sinh hoạt: + Nước đục màu trên sông và giếng đào đều đục màu (có màu nâu đen), có mùi hôi thối. Người dân rất ít sử dụng, không còn tắm giặt thường xuyên trên sông. + Nước trong nhà cũng qua nhiều bể lọc, máy khử mùi để giảm bớt cặn bã, mùi và trong hơn khi sử dụng. + Bên cạnh đó còn có một số giếng cạnh bờ sông không dùng được do ngấm nguồn nước bẩn từ sông. Các hộ này phải đi mua hoặc xin thêm từ các nhà khác. + Người dân phải mua thêm nước để uống trong nhà 5 ngày/1 bình 20l/10.000đ. Mỗi tháng phải chi thêm 60.000đ cho tiền nước uống. + Có khoảng 70% người dân trong thôn mắc các bệnh về sỏi thận, ghẻ lở, ruột thừa, nhiều người còn mắc phải nhiều lần.


- Nước tưới: + Sông xa nơi canh tác (hiện nay lòng sông đã mở rộng hơn trước gấp 3 lần khoảng từ 50-150m. Nước được đau từ sông lên, người dân sử dụng các loại máy bơm như máy nổ chạy dầu diezen. 1,5h/ 1l . + Tốn chi phí đầu tư cho việc tưới: 1ha/700.000đ.

Môi trường

- Không khí trong lành. - Là nơi sinh sống của đa dạng các loài chim như quạ, cuốc, … và các loài động vật hoang dã: sóc, mang, thỏ, khỉ,... - Rác thải hạn chế, thường không bốc mùi hôi thối.

- Nước tưới: + Nguồn nước tưới gần nơi canh tác, thuận tiện hơn. Tuy nhiên diện tích canh tác lại rơi vào tình trạng ngập úng “trên thiếu dưới thừa” ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Đối với vùng canh tác cây cà phê cần có thời gian cách nước trong 3 tháng (từ tháng 10 đến tháng 12) để ép cây ra trái. Tuy nhiên với điều kiện ngập úng quanh năm, sản lượng của diện tích cà phê trồng quanh khu vực sát hồ chứa là rất thấp. Chi phi đầu tư cũng nhiều hơn so với khu vực khác. - Lòng sông mở rộng gấp 3 làn so với trước đây, cây cối 2 bên bờ sông không còn nhiều, khiến các đợt gió thổi trở nên rất mạnh. - Mùi hôi lẫn trong không khí. Các bao xác chết của các con vật như cá, gà, vịt, heo,… được người dân sống ở khu vực đầu thả trôi về. Hầu như ngày nào cũng có các bao tải chứa đầy xác chết trổi nổi trên sông. Khi có cơn gió thì mùi hôi thối bay đi khắp thôn (đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hộ sống dọc bờ sông) khiến người dân ở khu vực này mắc các bệnh liên quan đến hô hấp như xoang, bệnh đau đầu. - Khu vực sống thu hẹp, các loài chim và động vật hoang dã cũng di cư đi nơi khác. - Nguồn nước ô nhiễm, nhiêm bẫn. - Xuất hiện các khu vực dày đặc các cây Mai Dương (loại cây ngoại lai với sức sống bề bỉ. Theo nghiên cứu hạt giống của loại cây này sau 15 năm vẫn có thể nảy mầm và phát triển). Loại cây ngoại lai này theo dòng chảy và dạt vào 2 bên bờ sông, phát triển mạnh và làm thu hẹp diện tích trồng trọt của người dân.


7. BIẾN ĐỘNG VỀ SỨC KHỎE Tên loại bệnh

Trước khi có thủy điện

Sau khi có thủy điện

Đường ruột

Xuất hiện ít, ghi nhận không nhiều - Xuất hiện nhiều và thường xuyên trường hợp mắc bệnh hơn, có khoảng 50% số người trong thôn mắc phải. Các triệu chứng thường xảy ra như: ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,…phải đi bệnh viện cấp cứu.

Ruột thừa

Xuất hiện ít

- 50% số người trong thôn bị nhiễm bệnh. Một gia đình thì có từ 2-3 người mắc bệnh. Có người thì bị nhiễm đến 2 lần con số này chiếm 20%

Sỏi thận

Xuất hiện ít

60-70% số dân trong thôn bị nhiễm bệnh, họ thường xuyên đến bệnh viện và uống thuốc điều trị tại nhà.

Các loại bệnh Không đáng kể (1-2%), dễ điều trị và - Các em nhỏ từ 1-10 tuôi thường về đường hô điệu trị tại nhà xuyên bị mắc các loại bệnh này, chiếm hấp 80%. Theo lời người dân các em thường xuyên mắc bệnh và uống thuốc điều trị tại nhà. - Người lớn mắc bệnh chiếm 20%. Các bênh như viêm phế quản, xoang,… do nguồn không khí có mùi hôi thối. Bện ghẻ lở

Sử dụng nguồn nước không nhiễm bẩn. Ghẻ lở, lang ben, hắc lào,… xuất hiện Khi mắc bệnh thì dễ điều trị và con số nhiều. Không còn hiện tượng tắm sông mắc bệnh cũng không đáng kể (5%) của người dân trong thôn do nguồn nước bị ô nhiễm, đục màu.

Ung thư

Rất ít khi xuất hiện và ít khi nghe người Nhiều người nhiễm và chết do căn chết vì căn bệnh này. bệnh này (20%).

Các loại bệnh Xuất hiện ít do sử dụng nguồn nước Vì đa số các chị phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa không ô nhiễm thường có tâm lý e ngại và không điều trị tận gốc, hoàn toàn. Nguyên nhân của căn bệnh này là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm và một phần là cơ sở khám chữa bệnh chưa đảm bảo. Theo ý kiến của nhóm nghiên cứu cơ sở khám chữa bệnh trong thôn chưa đảm bảo. Các bác sĩ ở đây chỉ với trình độ ngang cao đẳng hay trung cấp. Thiết bị y tế, thuốc men còn thô sơ chỉ giải quyết các căn bệnh đơn giản. Đa số người dân khi bị bệnh hay đau ốm thường đến bệnh việ tỉnh nếu nặng hơn thì sẽ đến các bệnh viện ở thành phố HCM.


KHUYẾN NGHỊ 1. Hỗ trợ, bồi thường tài sản như nhà cửa, đất sạt lở, cây trồng bị ngập úng, thẩm thấu cho người dân, đặc biệt là các hộ dân ở ven sông. 2. Hỗ trợ, đầu tư xây dựng đường nhựa hoặc đường bê tông cho 3km đường giao thông trong thôn. 3. Đưa nguồn nước sạch về thôn, hỗ trợ ban đầu về chi phí lắp đặt, sử dụng. 4. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp cho người dân trong thôn để người dân có nguồn vốn phát triển chăn nuôi, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như tiêu, bơ, sầu riêng. Các loại cây này thường thì sau 5 năm mới cho thu hoạch nên cần nguồn vốn lãi suất thấp, hoàn trả chậm. 5. Giải ngân, hoàn thành việc đền bù các diện tích đất chưa đền bù xong cho các hộ dân bị sạt lở ở sát bờ sông để người dân có thể di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn hơn. 6. Cấp bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người dân trong thôn (mới có khoảng 30% số người trong thôn đã có bảo hiểm y tế). 7. Xử lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước cho các hộ dân sống dọc sông, đặc biệt là khu vực xóm 4 thôn Ea Tung. 8. Hỗ trợ thuyền bè để đi lại, áo phao cho những hộ đánh bắt thủy sản, những người phải sang sông (bờ bên kia của huyện Krong Nô) để canh tác, trồng trọt. 9. Thực hiện các dự án trồng rừng phòng hộ ven sông để chống sạt lở bờ sông, gió, lũ và trồng hoàn trả diện tích rừng đã mất. 10. Hỗ trợ con giống, nguồn thức ăn, kinh phí đầu tư lồng, chuồng để các hộ dân có thể nuôi trồng và phát triển thủy sản đảm bảo kinh tế gia đình. 11. Nguồn lợi thủy sản suy giảm cần có các chương trình thả cá giống để làm tăng nguồn lợi thủy sản đồng thời nghiêm cấm các loại hình khai thác bằng sung điện. 12. Hỗ trợ chi phí thuốc diệt cây Mai Dương và công phun diệt.


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

BÁO CÁO KỸ THUẬT

“Đánh giá việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của dự án thủy điện Buôn Kuôp trên dòng Srê Pok và các tác động đối với môi trường, xã hội phát sinh tại vùng bị ảnh hưởng”

Nhóm tác giả: Ths. Nguyễn Bắc Giang - Trường ĐH Khoa học Huế Ths. Phạm Thị Diệu My - CSRD Ks. Lê Quang Tiến - CSRD

Huế, tháng 10 năm 2015


Lời nói đầu Việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam trong hơn hai thập niên qua đã và đang kéo theo sự gia tăng nhu cầu ngày càng cao về năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng này, Chính phủ Việt Nam (GOV) thực hiện phát triển nền công nghiệp thủy điện với mong muốn cung cấp hai phần ba nguồn năng lượng cho quốc gia. Tại khu vực miền Trung Việt Nam trong hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện với nhiều quy mô và công suất khác nhau đã và đang được lập kế hoạch và thi công, đặc biệt là khu vực từ các tỉnh Quảng Bình đến Phú Yên và Tây Nguyên. Nhìn chung, thủy điện hiện nay đang đóng góp khoảng 35% đến 40% nguồn năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các nhà máy thủy điện ở miền Trung Việt Nam đang kéo theo nhiều vấn đề về môi trường và xã hội và chính chúng ta đang phải đối mặt với nhiều hậu quả bất lợi đối với sự phát triển bền vững trong toàn bộ khu vực. Như chúng tôi đã phát hiện trong dự án nghiên cứu năm 2013 về vấn đề phát triển thủy điện ở tỉnh Quảng Bình và uảng Nam, mật độ của các dự án trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là rất cao và cam kết bảo vệ môi trường được chi tiết trong báo cáo ĐTM đã không được thực hiện đầy đủ. Hướng dẫn hiện hành của chính phủ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh quy định rõ ràng rằng các hoạt động bảo vệ môi trường cần được kiểm tra và nếu có bất kỳ sự sai khác nào sẽ bị xử phạt. Đáng chú ý là các cộng đồng địa phương có thể được huy động tham gia vào quá trình thẩm tra. Do đó, trong năm 2014, chúng tôi mong muốn tập trung đánh giá việc thực hiện và giám sát các cam kết bảo vệ môi trường được chi tiết trong báo cáo ĐTM của các nhà máy thủy điện. Các kết quả của dự án giai đoạn 1 là rất tốt đẹp, điều quan trọng là công việc vẫn tiếp tục để các thành tựu được củng cố và các vấn đề khẩn cấp còn lại được giải quyết. Trong hai năm qua (2013 2014), địa điểm thực hiện dự án là tỉnh Quảng Bình và uảng Nam. Sau 2 năm, có thể khẳng định mạnh mẽ rằng năng lực và nhận thức của cộng đồng địa phương ở Quảng Bình đã được cải thiện đáng kể để họ có thể nói “KHÔNG” với quy hoạch xây dựng thủy điện. Chúng tôi tự tin chuyển sự hỗ trợ của chúng tôi đến địa điểm mới ở tỉnh ĐăkLăk và Đăk Nông để duy trì những thành quả của hai năm qua. Sự trao đổi và chia sẻ thông tin giữa Quảng Nam và 2 tỉnh mới sẽ là một phương pháp tiếp cận hiệu quả cho chúng tôi trong 3 năm tới. Để có kết quả như ngày hôm nay, chúng tôi chân thành cảm ơn đội ngũ các chuyên gia tư vấn, cộng đồng người dân ảnh hưởng bởi thủy điện ở các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, UB Trung ương MTT Việt Nam và cơ quan MTT các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đak Lak và Đak Nông, chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Đak Lak và Đak Nông đã đồng hành cùng chúng tôi trong dự án này. Đặc biệt chúng tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) đã tai trợ nguồn kinh phí để chúng tôi có thể thực hiện các nghiên cứu. Trân trọng! Giám đốc CSRD - Ths. Lâm Thị Thu Sửu


Địa chỉ: 2/33 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế Emai: info@csrd.vn TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

Điện thoai: 054.3837714



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.