Tác động thủy điện: Từ góc nhìn Môi trường, Xã hội và Giới

Page 1

i


PHẠM THỊ DIỆU MY - NGUYỄN QÚY HẠNH Đồng chủ biên

TÁC ĐỘNG THỦY ĐIỆN TỪ GÓC NHÌN MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ GIỚI - TRƯỜNG HỢP MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN VIỆT NAM

Ấn phẩm song ngữ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội do Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung Đông Nam Á tài trợ

NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA HUẾ - 2018 ii


MỤC LỤC Mục lục

iii

Lời nói đầu

v

Lời giới thiệu của PGS. TS. Lê Anh Tuấn

vi

Danh mục từ viết tắt

ix

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xi

Danh sách hộp

xii

Chương 1: Hiểu và ứng phó với tác động của thủy điện: Từ ý tưởng đến thực hành

1

Nguyễn Quý Hạnh, Phạm Thị Diệu My, Jacqueline Storey, Nguyễn Thành Toản và Nguyễn Thị Như Trang

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

24

Chương 2: Thủy điện Buôn Kuôp: Đánh giá việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và các tác động môi trường, xã hội phát sinh tại vùng bị ảnh hưởng

25

Nguyễn Bắc Giang, Phạm Thị Diệu My và Lê Quang Tiến

Chương 3: Đánh giá tác động đến giới của thủy điện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

45

Lê Thị Nguyện, Nguyễn Thị Mỹ Vân và Lâm Thị Thu Sửu

Chương 4: Cân bằng giới? Đánh giá tác động của các thủy điện trên sông Srépok

72

Nguyễn Quý Hạnh, Phan Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thị Xuân Quznh, Hoàng Thị Hoài Tâm và Phan Thăng Long

PHẦN II: ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG

104

Chương 5: Tác động của thủy điện và ứng phó của cộng đồng: Phân tích các rào cản

105

Đặng Ngọc Quang, Trần Mai Hương và Trần Thị Thanh Tâm

iii


Chương 6: Trên đường đổi thay: Kết quả từ những can thiệp dựa vào giới tại các cộng đồng chịu tác động của thủy điện ở Đắk Lắk

123

Hoàng Thế Vĩnh và Nguyễn Quý Hạnh

Chương 7: Trên cả dự án: Cách thức CSRD xây dựng đối tác với các cộng đồng bị tác động bởi thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam

147

Phạm Thị Diệu My, Jacqueline Storey, Nguyễn Thành Toản và Nguyễn Thị Như Trang

Chương 8: Cải cách chính sách thủy điện Việt Nam: Yêu cầu từ thực tiễn của tác động

162

Lê Anh Tuấn

Thông tin tác giả

178

Một số hình ảnh về tác động của thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên

185

iv


LỜI NÓI ĐẦU Đây là ấn phẩm thứ hai của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) về tích hợp các thảo luận về tác động, đánh giá tác động và thúc đẩy vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, nhất là sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng, dưới chủ đề lớn của phát triển thủy điện ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Nếu ấn phẩm lần thứ nhất xuất bản năm 2015 tập trung vào giới thiệu các cách tiếp cận mới trong đánh giá tác động môi trường và xã hội, nhấn mạnh đánh giá tác động xã hội cần được thực hiện như một yêu cầu riêng biệt đối với các công trình thủy điện, cuốn sách này mới ở hai khía cạnh. Thứ nhất, về nhận thức luận (epistemology), tác động của thủy điện và đánh giá tác động của thủy điện được xem xét dưới nhiều khía cạnh của phát triển bền vững như môi trường-sinh thái, xã hội-văn hóa, sức khỏe và giới. Thứ hai, về bản thể học (ontology), tác động của thủy điện được xem xét trên nhiều (nhóm) cộng đồng bị ảnh hưởng không đồng nhất, qua nhiều khung thời gian khác nhau và các phương thức cộng đồng ứng phó với các tác động đó với tư cách là người kiến tạo thay đổi. Cùng với ấn phẩm trước, cuốn sách này phản ánh tiếng nói vốn đã ít được lắng nghe của các cộng đồng địa phương, những người phụ nữ và nam giới trong các địa phương, không chỉ là người chịu tác động của thủy điện, là người cung cấp thông tin bị động cho các bên liên quan khác, mà là những người đồng hành trong các nghiên cứu có thúc đẩy sự tham gia mà CSRD luôn nhấn mạnh, là người đồng quản l{ và giám sát tác động của thủy điện. Bên cạnh đó, giảm thiểu những tác động tiêu cực và tạo ra các thay đổi mới trong cuộc sống của cộng đồng trong bối cảnh chuyển đổi đầy khó khăn này cũng có thể được thúc đẩy phát triển nếu cộng đồng được đặt ở trung tâm và có sự kết nối, hỗ trợ của các bên liên quan khác nhau. Trong dài hạn, các cộng đồng bị tác động cần được nâng cao năng lực và kết nối thành mạng lưới, cùng với sự tham gia và phát huy trách nhiệm của khối tư nhân, cơ quan nhà nước các cấp, và các tổ chức hỗ trợ cộng đồng khác. Chúng tôi xin chân thành cám ơn quỹ Rosa Luxemburg Stiftung - Đông Nam Á (RLS SEA) đã hỗ trợ các dự án tại các cộng đồng trong thời gian qua cũng như các hỗ trợ tài chính để xuất bản cuốn sách này.

v


LỜI GIỚI THIỆU của PGS. TS. Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Dragon-Mê-kông, Đại học Cần Thơ Trong suốt hai thập kỷ qua, hàng trăm dự án thủy điện đã được triển khai và phát triển rộng rãi ở các vùng miền núi và vùng cao ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Việt Nam. Các dự án thủy điện góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện năng của cả nước, chủ yếu tiêu thụ điện công nghiệp và sinh hoạt. Tuy vậy các dự án thủy điện cũng gây nhiều tranh cãi và đem lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội như phá rừng, mất đa dạng sinh học, biến đổi cơ chế dòng chảy sông ngòi, giảm bồi lấp ở hạ lưu, thu hồi đất nông nghiệp và đất thổ cư, bồi thường thiệt hại cho người dân do di dời và tái định cư, hỗ trợ sinh kế và chia sẻ lợi ích tài chính từ các dự án phát triển thủy điện. Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam được xem là khu vực có mật độ về các dự án thủy điện quy mô nhỏ, trung bình và lớn cao nhất trong cả nước. Tuy nhiên, tiếng nói của các cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác, đặc biệt các nhóm người nghèo, nhóm phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số vẫn chưa được lắng nghe đầy đủ. Mặc dù một số chính sách cải cách về thu hồi đất, bồi thường thiệt hại và tái định cư ở Việt Nam đã được thực hiện nhưng mâu thuẫn do sự bất bình đẳng và không hợp lý về quyền và lợi ích của người dân so với các nhà đầu tư thủy điện và chính quyền địa phương vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đây là cuốn sách thứ hai do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) xuất bản với sự tài trợ của Rosa Luxemburg Stiftung (RSL). Mục tiêu tổng thể của cuốn sách nhằm xem xét đến chính sách phát triển thủy điện ở Việt Nam và các câu chuyện thực về các dự án thuỷ điện có liên quan đến vấn đề môi trường và xã hội, chủ yếu tập trung vào bình đẳng giới ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Cuốn sách cũng đưa ra nhiều khuyến nghị chính sách về quản l{ tác động để xác định sự tham gia của cộng đồng dễ bị tổn thương, các nhóm phụ nữ và các bên liên quan khác để ngăn ngừa tối đa các tác động tiêu cực của các dự án thủy điện và phát huy các mặt tích cực của thủy điện. Sách gồm tám chương như đã thể hiện trong phần Mục lục. Trong Chương 1, các tác giả Nguyễn Quý Hạnh, Phạm Thị Diệu My, Jacqueline Storey, Nguyễn Thành Toản và Nguyễn Thị Như Trang thảo luận về phát triển thủy điện từ { tưởng và lý thuyết khái quát đến các tình huống ứng dụng thực tiễn. Nhiều dự án và báo cáo nghiên cứu của một số tổ chức phi chính phủ cũng được tóm tắt trong chương này. Trong Chương 2, câu vi


chuyện về dự án thủy điện Buôn Kuôp được các tác giả Nguyễn Bắc Giang, Phạm Thị Diệu My và Lê Quang Tiến thuật lại, trong đó việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và các tác động đến môi trường và xã hội ở các vùng bị ảnh hưởng đã được đánh giá. Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều sự khác biệt giữa các văn bản chính thức về đánh giá tác động môi trường và tình hình thực tiễn. Trong Chương 3, các tác giả Lê Thị Nguyện, Nguyễn Thị Mỹ Vân và Lâm Thị Thu Sửu đã nghiên cứu trường hợp điển hình về tác động giới của dự án thủy điện A Lưới. Dựa trên số liệu điều tra, nghiên cứu cho thấy rằng, các vấn đề về giới không được xem xét trong dự án này. Rất nhiều nhu cầu của phụ nữ địa phương và trẻ em đã không được xem xét trong suốt quá trình thực hiện dự án. Như đã trình bày trong nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Qu{ Hạnh, Phan Thị Ngọc Thu{, Nguyễn Thị Xuân Quznh, Hoàng Thị Hoài Tâm và Phan Thăng Long trong Chương 4, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ đánh giá tác động giới (GIA) để đánh giá phát triển thủy điện sông Srepók. Nghiên cứu đã cho thấy có những tác động tích cực và tiêu cực của phát triển thủy điện, tuy nhiên sự mất cân bằng giới trong khu vực khá nghiêm trọng. Trong Chương 5, các tác giả Đặng Ngọc Quang, Trần Mai Hương và Trần Thị Thanh Tâm đã phân tích các rào cản của tác động thủy điện và phản ứng của cộng đồng. Các chính sách về thu hồi đất, đền bù thiệt hại do xây dựng đập thuỷ điện, hỗ trợ di dời, tái định cư và sinh kế vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Trong Chương 6, các tác giả Hoàng Thế Vĩnh và Nguyễn Qúy Hạnh đã xem xét giải pháp đối với vấn đề thủy điện nhằm hướng đến bình đẳng môi trường và bình đẳng giới bằng cách xây dựng các mạng lưới cộng đồng, nâng cao nhận thức cho phụ nữ và phát triển truyền thông đại chúng. Một số mô hình nâng cao vai trò của phụ nữ đã được giới thiệu trong chương này. Các tác giả Phạm Thị Diệu My, Jacqueline Storey, Nguyễn Thành Toản và Nguyễn Thị Như Trang trong Chương 7 chia sẻ các kết quả tác động và thành tựu của việc thực hiện các dự án CSRD nhằm đem lại cái nhìn tổng quan hơn về phát triển đập thủy điện và các nỗ lực của nhân viên CSRD trong hành trình tìm kiếm công l{ cho người dân bị tác động bởi thủy điện và góp phần cải thiện tốt hơn về hoạch định chính sách. Cuối cùng, quá trình cải cách chính sách thủy điện ở Việt Nam đã được tác giả Lê Anh Tuấn của Đại học Cần Thơ đề cập đến trong Chương 8, bao gồm lịch sử phát triển thuỷ điện, các báo cáo về vấn đề môi trường và xã hội cũng như các yếu tố liên quan đến cải cách các chính sách phát triển thủy điện. Chương này cũng trình bày một số nghiên cứu điển hình về các dự án thủy điện gây tranh cãi đã bị hủy bỏ. Các chương khác nhau trong cuốn sách đã phần nào chứng minh rằng, các vấn đề giới và cộng đồng xảy ra ở hầu hết các dự án thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Những vấn đề này chỉ có thể giải quyết hiệu quả nếu các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội được xem xét vii


và cải cách mang tính bền vững ở các vùng. Nói tóm lại, cuốn sách truyền tải thông điệp chính: sự phát triển bền vững đòi hỏi sự bảo tồn và nâng cao các giá trị tự nhiên và sự thỏa mãn của con người để thúc đẩy các tiêu chuẩn phát triển trong mối liên kết sinh thái - con người một cách hợp lý.

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB APWLD BDPA BTNMT CBR CSO CSRD DFAT DHI DTTS ĐTM EVN FDI FPIC GCNQSDĐ GIA ICCO LSNG MDS MRC MSD NEPA PMF PRA RLS SEA SEIA SET TĐC TNC VRN WCD

Ngân hàng Phát triển châu Á Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương về Phụ nữ, Luật pháp và Phát triển Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh Bộ Tài nguyên và Môi trường Nghiên cứu dựa vào cộng đồng Tổ chức xã hội dân sự Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc Viện Thủy lợi Đan Mạch Dân tộc thiểu số Đánh giá tác động môi trường Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tự do, Báo trước, Được cung cấp thông tin, Đồng thuận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đánh giá tác động giới Tổ chức Liên giáo hội vì sự hợp tác phát triển của Hà Lan Lâm sản ngoài gỗ Nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long Ủy hội sông Mê-kông Trung tâm Nghiên cứu quản l{ và phát triển bền vững Bộ luật về chính sách môi trường quốc gia Khung quản l{ dự án Đánh giá nhanh có sự tham gia Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung - Đông Nam Á Nhóm Đánh giá tác động Môi trường Xã hội Thay đổi sinh thái-xã hội Tái định cư Tập đoàn xuyên quốc gia Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam Ủy ban thế giới về đập

ix


DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1:

Thông tin cơ bản về các lưu vực sông miền Trung – Tây Nguyên

3

Bảng 2.1:

Biến động về nguồn lợi thủy sản thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana

38

Bảng 2.2:

Các đề nghị cụ thể của các cộng đồng nghiên cứu

42

Bảng 3.1:

Những thay đổi về các hoạt động sản xuất của người dân trước và sau khi có thủy điện

53

Bảng 3.2:

Thiếu đất sản xuất và thu nhập giảm đã tác động đến giới

60

Bảng 4.1:

Phân tích phân công lao động trong hoạt động canh tác của người dân xã Krong Na

78

Bảng 4.2:

Phân tích phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất của người dân thôn Tân Phú

79

Bảng 4.3:

Phân tích phân công lao động trong các hoạt động chung của cộng đồng ở 3 thôn nghiên cứu

80

Bảng 4.4:

Hồ sơ hoạt động thôn Tân Phú, Ea Mar và Trí A

80

Bảng 4.5:

Hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên thôn Tân Phú, Ea Mar và Trí A

83

Bảng 4.6:

Phân tích thể chế buôn Ea Mar

84

Bảng 4.7:

Khung phân tích tác động tiêu cực của thủy điện

87

Bảng 4.8:

Phân tích nhu cầu thực tế và chiến lược

96

Bảng 8.1:

Các nhóm rủi ro dựa trên quy trình vận hành của các công trình thuỷ điện

167

Bảng 8.2:

Diện tích đất bị chiếm và số dân bị di dời bởi các dự án thủy điện ở Việt Nam

173

Bảng 8.3:

Tỷ lệ các hộ nghèo tại các khu tái định cư do thủy điện

173

x


DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1:

Cơ cấu nguồn của hệ thống điện quốc gia theo năng lượng sơ cấp tính đến ngày 31/5/2015

2

Hình 1.2:

Hiện trạng phát triển các hệ thống ĐTM trên thế giới

5

Hình 1.3:

Luật định về ĐTM ở Việt Nam hiện nay

6

Hình 1.4:

Các bước thực hiện đánh giá tác động giới

16

Hình 1.5:

Mô hình đa chiều về tác động và đánh giá tác động thủy điện

20

Hình 2.1:

Dòng chảy thấm sau đập Buôn Kuôp

35

Hình 3.1:

Mô hình công trình thủy điện A Lưới

47

Hình 4.1:

Thủy điện bậc thang trên Srepók

73

Hình 4.2:

Một phụ nữ ở buôn Ea Mar phải thuê khoan lại giếng mới, sâu hơn, tốn nhiều tiền hơn vì giếng cũ đã cạn nước

90

Hình 4.3:

Lễ hội đua voi ở Buôn Đôn

93

Hình 6.1:

Mô hình thay đổi 3 cấp độ

144

Hình 7.1:

Mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên

150

xi


DANH SÁCH HỘP Hộp 4.1:

Những vấn đề liên quan đến thủy điện Srepók 4A chưa được giải quyết trên địa bàn xã Krong Na

Hộp 6.1:

Mô hình Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hồ tiêu, cà phê sạch, bền vững Tân Phát

132

Hộp 6.2:

Câu chuyện thay đổi của chị TTH

135

Hộp 6.3:

Rượu cần Đong Kẹng Tí

137

Hộp 6.4:

Kiến nghị của người dân tái định cư thủy điện Buôn Drai

138

Hộp 6.5:

Một đề xuất dự án phát triển kinh tế của nhóm thôn Tân Phú

140

xii

95


CHƯƠNG 1 HIỂU VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH Nguyễn Quý Hạnh, Phạm Thị Diệu My, Jacqueline Storey, Nguyễn Thành Toản và Nguyễn Thị Như Trang

THỦY ĐIỆN VÀ TÁC ĐỘNG Phát triển thủy điện ở Việt Nam nếu trước đây được khởi động chủ yếu dựa trên hệ tư duy “trị thủy”, “quản trị thiên nhiên phục vụ phát triển”, thì trong thập kỷ qua, được đẩy mạnh quy hoạch, xây dựng và vận hành thủy điện dựa trên tư duy “hiện đại hóa”, với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy nhanh, với mốc đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thủy điện thường được ủng hộ dựa trên lập luận về tính ưu việt về cung cấp năng lượng và chi phí đầu tư thấp hơn so với các loại năng lượng khác, tuy vậy hơn là một dự án đầu tư kinh tế, những tác động tiêu cực trên nhiều khía cạnh, đối với nhiều cộng đồng địa phương và qua nhiều thế hệ. Theo ADB (2015), nhu cầu về sử dụng điện năng và các loại hình năng lượng của Việt Nam khá cao so với các quốc gia khác. Trong giai đoạn 20052014, nhu cầu năng lượng tăng trung bình năm là 12,1%, trong đó tiêu thụ điện năng tăng từ 5.6 terawatt-hours (TWh) lên 128.4 TWh. Trong năm 2014, tiêu thụ năng lượng theo ngành như sau: công nghiệp (53.9%), dân cư (35.6%), thương mại (4.8%), nông nghiệp (1.5%), và các ngành khác (4.3%). Trong đó ngành công nghiệp tiêu thụ điện năng nhiều nhất và cũng là ngành quan trọng nhất trong phát triển kinh tế. Theo kế hoạch phát triển năng lượng chỉnh sửa (PDP) VII, nhu cầu tiêu thụ điện năng dự đoán sẽ tăng trung bình 10,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020 và 8,0% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030. Cơ cấu nguồn sản xuất năng lượng của Việt Nam (Hình 1.1) cho thấy hiện tại chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn năng lượng truyền thống. 1


Thủy điện và nhiệt điện than là nguồn chủ chốt cho sản xuất điện năng, chiếm 35% mỗi loại, tiếp theo là tua-bin khí 20%, còn lại là từ các nguồn khác. Điều đó có thể thấy khi nhu cầu năng lượng tăng thì áp lực lên các nguồn sản xuất năng lượng càng lớn hoặc là chúng ta phải nghĩ đến các nguồn thay thế trong tương lai. Hình 1.1: Cơ cấu nguồn của hệ thống điện quốc gia theo năng lượng sơ cấp tính đến ngày 31/5/2015 Diesel và thủy điện nhỏ, 5%

Nhập khẩu, 3%

Nhiệt điện dầu, 1%

Nhiệt điện chạy khí, 1%

Thủy điện, 35%

Tuabin khí, 20%

Nhiệt điện than, 35%

Nguồn: Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương (2015), truy cập tại: http://www.erav.vn/d4/news/Co-cau-nguon-cua-He-thong-dien-Viet-Nam-tinhden-ngay-3152015-8-436.aspx

Với hệ thống sông suối dày đặc, Việt Nam được coi là một quốc gia có tiềm năng lớn về thủy điện. Thực tế cũng đã chứng minh điều này thông qua cơ cấu nguồn năng lượng của quốc gia. Trong một vài thập kỷ qua, thủy điện được đầu tư khai thác mật độ lớn với nhiều quy mô khác nhau. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối năm 2016, nước ta có 78 công trình thuỷ điện vừa và lớn đang hoạt động (2009 là 23) với tổng công suất lắp máy 16.585 MW (2012 là 13.509 MW). Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi về mật độ sông ngòi cao, dòng chảy mùa lũ lớn và sự chênh lệch độ cao để phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Theo Lê Anh Tuấn (2015), “lưu vực sông của khu vực này được xem là nơi có mật độ các dự án thuỷ điện cao nhất nước” (xem Bảng 1.1); tuy vậy dù “các dự án thuỷ điện phát triển thời gian qua đã đóng góp gia tăng một phần năng lượng quốc gia và khu vực nhưng cũng đã gây nhiều tranh cãi, đặc biệt trong khoảng 5 năm qua do 2


xuất hiện ngày càng nhiều các hệ lụy tiêu cực về mặt môi trường và xã hội tác động đến cộng đồng dân cư sống ở vùng miền Trung - Tây Nguyên”. Tác động tiêu cực của thủy điện thường được liệt kê theo các nhóm chính bao gồm rủi ro vận hành, tác động môi trường và tác động xã hội. Rủi ro vận hành mùa mưa bão gây ngập lũ nghiêm trọng vùng hạ du, rủi ro vận hành trong mùa khô do chuyển nước sang dòng chảy khác hoặc không xả đủ nước về hạ du và rủi ro từ công trình thủy điện như vỡ đập, sụt lún đất vùng lân cận, thậm chí động đất (Lê Anh Tuấn 2015). Các thảm họa do con người tạo ra này (“socially constructed” disasters) được Huber và cộng sự (2017) phân tích như những sự phá hủy do tư bản dẫn lối (capital-driven destructions). Các tác động về môi trường thường không giới hạn trong sự suy giảm môi trường sông, mà còn hệ sinh thái rừng, đất, tài nguyên nước và đa dạng sinh học. Các tác động về xã hội được mở rộng hơn nhiều vấn đề tái định cư và sinh kế của cộng đồng buộc di dời, liên quan đến sức khỏe, giáo dục, cố kết và phát triển cộng đồng, giấc mơ phát triển của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng. Bảng 1.1 Thông tin cơ bản về các lưu vực sông miền Trung – Tây Nguyên

Tiểu vùng

Bắc Trung Bộ

Tỉnh

11.131,9

3.412.600

Nghệ An

16.493,7

2.942.900

Hà Tĩnh

5.997,2

1.229.300

23.622.8

7.584.800

Quảng Bình

8.065,3

853.000

Quảng Trị

4.739,8

604.700

Thừa Thiên Huế

5.033,2

1.115.523

17.838.3

2.573.223

1.285,4

973.800

10.438,4

1.435.000

Tổng: Nam Trung Bộ

Dân số (2012) (người)

Thanh Hoá

Tổng:

Trung Trung Bộ

Diện tích (km2)

Đà Nẵng Quảng Nam

3

Lưu vực sông chính có dự án thuỷ điện

Lưu vực sông Mã – sông Cả

Lưu vực sông Gianh – Nhật Lệ sông Thạch Hãn sông Hương Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn


Quảng Ngãi

5.153,0

1.221.600

Bình Định

6.050,6

1.501.800

Phú Yên

5.060,6

871.900

Khánh Hoà

5.217,7

1.174.100

Ninh Thuận

3.358,3

569.000

Bình Thuận

7.812,9

1.201.200

Tổng:

44.376.9

8.948.400

Gia Lai

15.536,9

1.322.000

9.689,6

453.200

13.125,4

1.796.700

Lâm Đồng

9.773,5

1.218.700

Dak Nông

6.515,6

516.300

54.641,0

5.306.900

Kom Tum Tây Nguyên

Dak Lak

Tổng:

sông Trà Khúc sông Kôn sông Ba

Lưu vực sông Sê San sông Srê Pôk

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2012, 2013) Nguyễn Quý Hạnh và Lâm Thị Thu Sửu (2015) chú ý sự chuyển đổi trong phát triển thủy điện từ diễn ngôn (discourse) khai thác phục vụ dân sinh sang tự nhiên xã hội (socionature), đề cao sự đan bện giữa tự nhiên và xã hội, tính chủ thể (agency) của tự nhiên, đòi hỏi phát triển thủy điện cần đặt trong tổng thể hệ sinh thái và phát triển bền vững, đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi và sự tham gia của các bên liên quan, nhất là cộng đồng bị tác động. Sự chuyển đổi này có vai trò thúc đẩy quan trọng của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ địa phương thông qua các dự án thúc đẩy sự tham gia trong đánh giá hoạt động, tăng cường năng lực, tiếng nói và kết nối của các cộng đồng bị tác động. Các dự án này được thực hiện trong huy động nhiều nỗ lực liên tiếp vượt trên các khung đóng của “một dự án” với vai trò điều phối của các tổ chức phi chính phủ địa phương, kết nối với mạng lưới quốc gia và khu vực sông Mê-kông, bao gồm giới thiệu và nhân rộng các phương pháp đánh giá tác động mới và giám sát của cộng đồng thông qua đánh giá tác động.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG: CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH 4


Đánh giá tác động là quá trình phân tích, đánh giá, giám sát, quản lý các hậu quả về môi trường, xã hội, sức khỏe và các tác động khác do các dự án phát triển có thể gây ra trước khi các quyết định và cam kết triển khai dự án được thực hiện. Theo cách tiếp cận này, đây là một công cụ quản lý quan trọng của các nhà hoạch định phát triển. Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường đã được thể chế hóa và ngày càng hoàn thiện trong quy định, trong khi đó dưới các hình thức khác như đánh giá tác động xã hội và đánh giá tác động giới đã được các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các trung tâm nghiên cứu trong nước triển khai thí điểm trong phát triển thủy điện. Đánh giá tác động môi trường Với việc thông qua Bộ luật về chính sách môi trường quốc gia (NEPA) năm 1969 của Hoa Kz, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chính thức được hình thành và thực hành ở Hoa Kz trước khi được áp dụng ở các quốc gia khác những năm sau đó. Hình 1.2 trình bày hiện trạng phát triển các hệ thống ĐTM trên thế giới, trong đó chỉ ra rằng các nước ở châu Á chủ yếu ở giai đoạn đầu và/hoặc chuyển sang giai đoạn phát triển chất lượng của ĐTM. Hình 1.2: Hiện trạng phát triển các hệ thống ĐTM trên thế giới

Nguồn: Glasson và cộng sự (2005)

Ở Việt Nam, với sự xuất hiện rõ các vấn đề ngày càng bức xúc về môi trường liên quan đến phát triển, với sự ra đời của Luật Bảo vệ Tài nguyên Môi trường năm 1993, ĐTM không còn là một khái niệm học thuật mà trở thành một yêu cầu thực hành đối với các nhà quản lý và thực hành chuyên ngành (Nguyễn Đình Mạnh 2015). Thực ra, như Doberstein (2003) đã phân 5


tích, quá trình phát triển năng lực thực hành ĐTM ở Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn chính: (1) học hỏi: được đặc trưng bởi các chương trình nghiên cứu, nỗ lực đào tạo và triển khai các nghiên cứu trường hợp ĐTM do phía Việt Nam chỉ đạo trước năm 1990; (2) chính thức hóa ĐTM thông qua luật, chính sách và các khung quy hoạch phát triển những năm 19901994 và (3) triển khai/nâng cao năng lực từ năm 1995 đến nay, thể hiện không chỉ sự gia tăng số lượng ĐTM được thực hiện ở cấp quốc gia và tỉnh, mà còn nhiều sáng kiến nâng cao năng lực, các quy định hướng dẫn, cũng như mạng lưới giám sát cấp quốc gia. Đến nay, ĐTM đã được quy định và hướng dẫn chi tiết trong nhiều cấp độ chính sách từ luật, nghị định, thông tư hướng dẫn ĐTM (xem thêm Hình 1.3). Hình 1.3: Luật định về ĐTM ở Việt Nam hiện nay

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Vân (2015)

Tuy vậy, trên thực tế, thực hành ĐTM còn nhiều bất cập, cụ thể được Nguyễn Thị Hồng Vân (2015) tổng kết bao gồm: nhiều dự án bỏ qua bước ĐTM, làm báo cáo “cho có”, không tiến hành lập hồ sơ hoạt động sau ĐTM. Tình trạng phổ biến là chủ dự án giao khoán cho bên tư vấn môi trường thực hiện ĐTM với nội dung tư vấn đưa ra trong báo cáo ĐTM không thống nhất, hoặc không phù hợp với nội dung của dự án, thậm chí sao chép ĐTM từ dự án khác. Thách thức chính hiện nay như nhận xét của Doberstein (2003) đó là liệu ĐTM đã có được cấu trúc và định vị đủ tốt trong khung quy hoạch phát triển tổng thể để giảm các tác động tiêu cực của phát triển và chỉ ra rằng nhu cầu nâng cao năng lực, bao gồm xác định một tầm nhìn chung về ĐTM và cơ chế để hài hòa các nỗ lực nâng cao năng lực với tầm nhìn chung đó là định hướng quan trọng trong thời gian tới (xem thêm Clausen và cộng sự 2011). 6


Đánh giá tác động xã hội Đánh giá tác động xã hội được hình thành cùng với đánh giá tác động môi trường đầu những năm 1970 như là công cụ không thể thiếu của quy hoạch và ra quyết định. Bộ luật NEPA có yêu cầu rằng các vấn đề liên quan đến xã hội được xem như là một phần để xác định môi trường. Theo định nghĩa của Ủy ban liên tổ chức về nguyên tắc và hướng dẫn đánh giá tác động xã hội của Hoa Kz, “đánh giá tác động xã hội là những nỗ lực đánh giá hoặc dự đoán trước những hậu quả xã hội có thể xảy ra do các hành động chính sách cụ thể (bao gồm các chương trình và áp dụng các chính sách mới) và các hành động cụ thể của chính phủ (bao gồm công trình, các dự án lớn, cho thuê diện tích lớn về đất đai để khai thác tài nguyên), cụ thể trong bối cảnh của Bộ luật về chính sách môi trường quốc gia 1969 (NEPA)” (Becker 1997:2-3). Những thập niên 1970-1980, đánh giá tác động xã hội phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kz trong kỷ nguyên bùng nổ kinh tế với nhiều dự án năng lượng quy mô lớn. Ngày nay, đánh giá tác động xã hội ở nhiều nước phát triển đã có trọng lượng ngang bằng đánh giá tác động môi trường, kinh tế trong thay đổi chính sách hoặc phê chuẩn những thay đổi liên quan đến hệ sinh thái. “Đánh giá tác động xã hội bao gồm các quá trình phân tích, giám sát và quản lý các hệ quả xã hội có chủ ý và không chủ ý, cả tích cực lẫn tiêu cực của các can thiệp được hoạch định (như chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án) và bất kz quá trình nào liên quan đến thay đổi xã hội do các can thiệp này tạo nên. Mục tiêu chính của đánh giá tác động xã hội là nhằm đem lại một môi trường l{ sinh và môi trường con người bền vững và công bằng hơn” (Vanclay 2003:6). Vanclay (2002:185-186) phát triển các tác động xã hội quan trọng như:        

Lối sống: Cách sống, làm việc, vui chơi, giao tiếp với nhau hàng ngày; Văn hóa: Giá trị chung, niềm tin, phong tục, ngôn ngữ; Cộng đồng: Liên kết, bền vững, đặc điểm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng; Chính trị: Mức độ người dân tham gia ra quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, mức độ dân chủ, các nguồn lực liên quan; Môi trường: Nước, không khí, thực phẩm, hiểm họa, vệ sinh, an toàn, tiếp cận và kiểm soát nguồn tài nguyên; Sức khỏe: Thể chất, tinh thần và xã hội; Quyền cá nhân, quyền tài sản; Nỗi lo sợ và khát vọng.

Kết quả của đánh giá tác động xã hội không chỉ là bản báo cáo các 7


tác động xã hội. Về nguyên tắc, nó phải là kế hoạch quản l{ tác động xã hội và nhiều tài liệu quản lý khác bao gồm như kế hoạch an toàn và sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hành động về tái định cư, kế hoạch thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan, kế hoạch mua sắm của địa phương như là những bộ quy trình và hành động để có thể quản lý các vấn đề xã hội do các dự án phát triển gây ra (Vanclay và cộng sự 2015). Đánh giá tác động xã hội ở Việt Nam và trên thế giới cần phát huy sự tham gia và tri thức địa phương thay vì tiếp cận theo lối kỷ trị truyền thống. Keskinen và Kummu (2010) có một quan sát chính xác rằng: “Các quá trình đánh giá tác động trong nhiều trường hợp không ghi nhận đầy đủ một loạt các tác động ở các mức độ và phạm vi khác nhau. Thường các đánh giá tác động này là các quá trình dựa trên ý kiến của chuyên gia với cách nhìn vĩ mô, dẫn đến sự bỏ qua các bối cảnh và tri thức địa phương. Do tính kỹ thuật của đánh giá, các báo cáo đánh giá sử dụng ngôn ngữ không thân thiện với người dân, nên làm họ khó tham gia thảo luận phương pháp và kết quả của đánh giá”. (Keskinen và Kummu 2010:5) Đánh giá tác động xã hội là quá trình quản lý các vấn đề xã hội liên quan đến phát triển đòi hỏi tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như chia sẻ các lợi ích từ dự án cho các cộng đồng bị ảnh hưởng. Nhiều tổ chức quốc tế yêu cầu các nhà đầu tư dự án thủy điện áp dụng nguyên tắc FPIC: Tự do, Báo trước, Được cung cấp thông tin, Đồng thuận (Free Prior and Informed Consent)1. Ở một số nước phát triển, giấy phép hoạt động về mặt xã hội được áp dụng, yêu cầu ứng xử với cộng đồng với sự tôn trọng. Sự tham gia liên tục, có { nghĩa, minh bạch của cộng đồng vào các khâu của dự án là rất quan trọng trong xây dựng niềm tin và tôn trọng (Vanclay và cộng sự 2015). Đánh giá tác động xã hội ở Việt Nam không là yêu cầu bắt buộc như đối với đánh giá tác động môi trường và trên thực tế trở thành một phần phụ và bị che mờ đi trong các báo cáo tác động môi trường yêu cầu phải có. Trong lĩnh vực phát triển quốc tế, các đánh giá tác động xã hội hiện nay được thực hiện nhiều trong các dự án phát triển nước ngoài thông qua các đánh giá nhu cầu, đánh giá ảnh hưởng của dự án lên cộng đồng hưởng lợi ở các giai đoạn của dự án và thường là đánh giá trên một dự án đơn lẻ. 1

(i) Tự do: không áp đặt, ép buộc, lạm dụng, cộng đồng nói không thì không trả đũa; (ii) Báo trước: đồng thuận đạt được, đủ thời gian; (iii) Được cung cấp thông tin: cộng đồng hiểu biết đầy đủ về dự án với hình thức và ngôn ngữ phù hợp cũng như những tác động có thể; (iv) Đồng thuận: quá trình mà sự tham gia và tư vấn là những yếu tố then chốt.

8


Ngoài các đánh giá tác động xã hội được các đối tác nước ngoài tài trợ, đánh giá tác động xã hội có thể được khuyến khích thực hành với các công ty và doanh nghiệp như là quá trình quản lý hữu ích và thích hợp nhằm giảm rủi ro và tăng lợi ích cho doanh nghiệp, cộng đồng dựa trên khái niệm giá trị chung. Đánh giá tác động sức khỏe Khác với nguồn gốc phát triển của ĐTM và đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động sức khỏe được hình thành từ những phong trào của các chuyên gia y tế công cộng nhằm thúc đẩy các chính sách về sức khỏe và giải pháp để tạo ra các tác động sức khỏe công bằng hơn (Harris-Roxas và cộng sự 2012). Ở Việt Nam, từ năm 2005, đánh giá tác động sức khỏe đã được thực hiện qua các chương trình xây dựng năng lực theo mô hình xây dựng năng lực ĐTS toàn diện ở lưu vực sông Mê-kông do Tổ chức Y tế thế giới xây dựng (Nguyễn Thị Liên Hương và Nguyễn Thị Lan Hương 2012) và tiếp tục được tăng cường với sự tài trợ của các đối tác quốc tế trong những năm gần đây. Đánh giá tác động sức khỏe đã được thể chế hóa trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến luợc, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Tuy vậy, những quy định hiện hành vẫn xem đánh giá tác động sức khỏe là một bộ phận nhỏ của đánh giá tác động môi trường hoặc chưa có yêu cầu đánh giá tác động sức khỏe độc lập đối với các dự án đầu tư có tác động vô cùng lớn đến sức khỏe cộng đồng như nhà máy thủy điện, đập thủy lợi, cảng biển v.v. (Nguyễn Thị Liên Hương và Nguyễn Thị Lan Hương 2012). Đánh giá tác động giới Đáp ứng lời kêu gọi của Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (BDPA), đánh giá tác động giới (GIA) được phát triển sử dụng ở tổ chức quốc tế và các nước phát triển như ở Hà Lan, như một công cụ chính sách để đảm bảo các quyết định đều có xem xét đến yếu tố giới (Verloo và Roggeband 1996; Roggeband và Verloo 2006). Năm 2013, Oxfam phát triển một tài liệu hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động giới cho phát triển lưu vực sông và thủy điện: 'Cân bằng tỉ lệ: Đánh giá tác động giới trong thủy điện' (Simon 2013), dựa trên báo cáo và hướng dẫn đánh giá tác động giới trong các ngành công nghiệp khai thác và khai khoáng trước đó của Oxfam; phát triển năm 2009 và cập nhật vào năm 2017 (Hill và Newell 2009; Hill và cộng sự 2017). Sổ tay GIA đã điều chỉnh nhiều công cụ đánh giá tác động giới đã được chứng minh trong bối cảnh phát triển thủy điện Mê-kông. Nó cung cấp danh sách kiểm tra cho các nhà phát triển đảm bảo đánh giá các tác động về giới ở các giai đoạn 9


phát triển dự án khác nhau đồng thời giúp hướng dẫn các công ty xem xét cách một dự án có thể đóng góp kết quả tích cực cho phụ nữ cũng như nam giới. Việc thực hiện đánh giá tác động giới trong các dự án phát triển thủy điện là rất quan trọng, làm cơ sở cho việc ra quyết định và thực hiện các dự án đập thủy điện, để cuối cùng tác động, quyền và cơ hội được thực thi bình đẳng đối với phụ nữ và nam giới trong suốt chu trình đập và phát triển thủy điện. Hiểu được sự khác biệt của tác động của phát triển thủy điện lên nam giới và phụ nữ có thể giúp các nhà phát triển đảm bảo các dự án của mình giảm thiểu thiệt hại và có khả năng, đảm bảo cách thức họ có thể đóng vai trò tích cực trong giải quyết bất bình đẳng về giới (Hill và cộng sự 2017). Đánh giá tác động giới lần đầu tiên được giới thiệu trong các dự án thủy điện ở Việt Nam thông qua dự án Quản trị nước của Oxfam (xem thêm phần dưới). Vì thế, hai đánh giá tác động giới được trình bày tương đối cụ thể ở các chương 3 và 4 có thể cung cấp một số kỹ thuật, kết quả và gợi ý cho việc thúc đẩy đánh giá tác động giới trong thời gian tới ở Việt Nam. Đánh giá tác động quyền con người Đánh giá tác động quyền con người là một phát triển tương đối mới so với đánh giá tác động môi trường và đánh giá tác động xã hội. Theo Götzmann và cộng sự (2016), phát triển của đánh giá tác động quyền con người dựa trên nhiều ngành khác nhau như ngành phát triển, y tế và quyền con người, đánh giá tác động của các dự án thuộc lĩnh vực tư nhân, các quá trình do cộng đồng quản l{, đánh giá tác động ngành lớn v.v. Các yếu tố cơ bản của đánh giá tác động quyền con người bao gồm khung pháp lý quốc tế về quyền con người, sự tham gia của người dân, sự công bằng và không kz thị, minh bạch và tiếp cận thông tin, trách nhiệm giải trình và cách tiếp cận liên ngành (Nordic Trust Fund 2013).

CSRD THÚC ĐẨY ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ HỖ TRỢ CÁC CỘNG ĐỒNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN DỰA TRÊN CÁC CÁCH TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA Khai thác thủy điện đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình thủy điện này cũng đã có những tác động không nhỏ đến xã hội, đặc biệt là tác động đến các cộng đồng tái định cư và các cộng đồng ven sông trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nhận thức được vấn đề này và với sứ mệnh là hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương do các biến động về môi trường, xã hội và các tác nhân bên ngoài khác, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã xem vấn về thủy điện là phần không thể 10


thiếu trong chiến lược, các chương trình và kế hoạch hoạt động của tổ chức. Với sự đồng hành của nhiều nhà tài trợ có cùng sứ mệnh và mục đích, CSRD đã có gần 10 năm làm việc với hơn 15 cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên. Các chương trình và dự án Mỗi chương trình, dự án của CSRD được thực hiện theo các phương pháp tiếp cận khác nhau. Các dự án nổi bật liên quan đến thủy điện mà CSRD đã thực hiện trong hơn bốn năm qua bao gồm:  

        

Hỗ trợ tiếp cận tài nguyên đất đai và các dịch vụ xã hội cho người dân tái định cư ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010 do ICCO tài trợ; Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực: Quyền của phụ nữ tại các cộng đồng tái định cư huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2013, do Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương về Phụ nữ, Luật pháp và Phát triển (APWLD) tài trợ; Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia trong quá trình phê duyệt các công trình thủy điện tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, Việt Nam, 2013, do RLS tài trợ; Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong tiến trình quản trị nhà máy thủy điện ở các lưu vực sông của miền Trung Việt Nam, 2013, do Oxfam Hồng Kông tài trợ; Hỗ trợ người dân các khu tái định cư huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận đất, 2013, do Trung tâm Nghiên cứu quản l{ và phát triển bền vững (MSD) tài trợ; Lồng ghép giới trong chính sách quản lý bảo vệ rừng và đền bù, tái định cư bởi các dự án thủy điện, 2014, do Liên minh Đất rừng tài trợ; Nghiên cứu tác động của nhà máy thủy điện tới đời sống hằng ngày của người dân sống ở vùng hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, 2014, do Quỹ Takagi tài trợ; Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia trong quá trình phê duyệt các công trình thủy điện tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, Việt Nam, 2014 do RLS tài trợ; Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong tiến trình quản trị nhà máy thủy điện ở các lưu vực sông của miền Trung Việt Nam, 2014 do Oxfam Hồng Kông tài trợ; Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia vào quá trình giám sát việc phát triển thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, 2015, do RLS tài trợ; Thí điểm đánh giá tác động về giới tại thủy điện A Lưới và thủy 11


 

điện Serepok 3, thuộc khu vực các nhánh sông 3S của miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, 2015, Oxfam tài trợ; Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia vào quá trình giám sát việc phát triển thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, 2016, RLS tài trợ; Tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở cộng đồng bị ảnh hưởng của các đập thủy điện khu vực sông 3S tại miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, 2016 do Oxfam tài trợ.

Bên cạnh đó CSRD còn có các hoạt động giám sát độc lập liên quan đến tác động của công trình đến cộng đồng tái định cư. Mỗi dự án có một mục tiêu và cách thức tiếp cận khác nhau. Có những dự án tập trung giải quyết một số vấn đề cụ thể để hỗ trợ cộng đồng đưa ra giải pháp ngắn hạn, trước mắt hoặc mang tính chất nghiên cứu, trong khi đó một số dự án lại đồng hành với cộng đồng trong thời gian dài nhằm hướng đến một tác động thay đổi mang tính chiến lược và lâu dài. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và bối cảnh cụ thể để CSRD áp dụng các phương pháp khác nhau. Từ các dự án kể trên, có thể thấy Rosa Luxemburg Stiftung và Oxfam là hai tổ chức chính đã và đang đồng hành cùng với CSRD để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng với những cách thức tiếp cận khác nhau. Riêng đối với các dự án và hoạt động nghiên cứu nhỏ khác, cách tiếp cận cũng khá rõ nét dựa trên sự phù hợp về khung thời gian và mục tiêu của dự án. Trong đó có ba dự án nên được kể đến là “Nghiên cứu tác động của nhà máy thủy điện tới đời sống hằng ngày của người dân sống ở vùng hạ lưu sông Vu Gia Thu Bồn, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, 2014” do Quỹ Takagi tài trợ, “Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực: Quyền của phụ nữ tại các cộng đồng tái định cư huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2013” do APWLD tài trợ và “Hỗ trợ người dân các khu tái định cư huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận đất, 2013” do MSD tài trợ. Tiếp cận thay đổi sinh thái-xã hội Từ năm 2015, Rosa-Luxemburg-Stiftung Đông Nam Á (RLS SEA), với tư cách là một tổ chức giáo dục dân sự và nghiên cứu xã hội tiến bộ, hoạt động với chủ đề "thay đổi sinh thái-xã hội" (SET). Trong lĩnh vực này, RLS SEA đã và đang tiếp tục tìm cách thúc đẩy SET trên khắp Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar cùng với các đối tác địa phương. Mục đích của SET là "sự phát triển của xã hội, sản xuất và lối sống trong cuộc tìm kiếm để trả lời xem xã hội có thể phát triển theo cách bền vững về xã hội và môi trường như thế nào” (Konstantinidis 2017). SET được hình thành như là một "quá trình thăm dò" dựa trên các bàn luận xung quanh sự tăng trưởng toàn cầu dựa trên mô hình phát triển, thay thế khái niệm phát triển bền vững, bằng cách nào đó đã thất bại trong cam kết ban đầu. Với sự hỗ trợ của các đối tác, 12


trong đó CSRD là một trong những yếu tố nổi bật, RLS SEA mong muốn truyền cảm hứng những { tưởng và năng lượng của SET tới nhiều người hơn. Tuy nhiên, RLS SEA không muốn đưa ra câu trả lời sẵn của SET từ châu Âu. Đây là về sự "bản địa hoá" sự hiểu biết của chính các bên liên quan ở địa phương, định nghĩa cách thức định nghĩa và khái niệm về "xã hội", "sinh thái" và "chuyển đổi" dựa trên phân tích tình hình địa phương của họ. Đối với khu vực Mê-kông nói chung và Việt Nam nói riêng, các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức đa phương thúc đẩy khu vực Mêkông, là một khu vực có tiềm năng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác và lực lượng lao động rẻ. Trong một thời gian dài, đầu tư nước ngoài đã bỏ qua các tác động xã hội và môi trường bên ngoài và đã bóp méo chi phí thực sự của sự phát triển này, tạo ra một hình ảnh sai lệch về mức độ và tính bền vững của lợi ích. Các định hướng kinh doanh thường bỏ qua các chi phí môi trường và kinh tế xã hội hoặc loại bỏ các lựa chọn thay thế mà có thể mang lại nhiều lợi ích về tài chính hoặc môi trường trong thời gian dài nhưng sẽ đòi hỏi các khoản chi tiêu ngắn hạn. Một môi trường đầu tư thuận lợi đang đặt các quốc gia trên ra-đa của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) do đặc quyền thuế quan và lao động giá rẻ mà các tiêu chuẩn về môi trường và lao động không quá khắt khe. Nhưng "sự phát triển" này thường có những hậu quả bất lợi, bao gồm các tác động đối với quyền xã hội, mất sinh kế của người dân, vi phạm điều kiện lao động và tiền lương, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, xói mòn bản sắc và văn hóa bản địa... Suy thoái môi trường là một vấn đề đang nổi lên vì chúng ta đang tiến tới một tình trạng khẩn cấp về môi trường hoặc đã thực sự trong tình trạng khẩn cấp. Điều này cảnh báo về dịch vụ hệ sinh thái và nguồn tài nguyên tự nhiên lành mạnh không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn gián tiếp làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế và tạo cơ sở cho sự thịnh vượng và năng suất hiện tại, tương lai. Theo l{ thuyết 1% và 99%, hầu hết mọi người đều chịu ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất trong sự suy giảm tài nguyên và suy thoái môi trường. Thực tế là những người có cuộc sống trực tiếp phụ thuộc vào hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên cho sinh kế và sự sống còn của họ (người dân tộc thiểu số, người nghèo hoặc cận nghèo ở nông thôn) bị ảnh hưởng trực tiếp. Mặt khác, các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào các nước thuộc khu vực sông Mê-kông đi đến nhiều lĩnh vực khác nhau: phát triển tài nguyên cho năng lượng và công nghiệp khai khoáng (dầu, khí, than, thủy điện, lưới điện truyền tải), lâm nghiệp... Các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê-kông và các dòng sông khác trong lưu vực (như sông Salween, sông Nam Theum, sông Mun, sông Sekong và sông Sesan) đã làm 13


thay đổi mực nước và dòng chảy, dẫn đến lũ lụt cho rừng và xói mòn bờ sông. Việc cho các nhà đầu tư thuê đất dài hạn (cho dù là cho các nhà máy thủy điện hay các khu kinh tế, v.v.) dẫn đến thiếu phương tiện sinh sống, thất nghiệp hoặc thậm chí là đe dọa đến an ninh lương thực. Các dự án phát triển với những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng chủ yếu đến những người có cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên và lối sống truyền thống. Các khu tái định cư thường không cung cấp đủ điều kiện sinh hoạt cho người dân ở đây, như đất đai và chất lượng đất thấp, thiếu công cụ sinh kế; giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khó tiếp cận. Nhiều người chọn di chuyển đến các thành phố lân cận để làm việc trong các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ đang phát triển. Tại các quốc gia có nền kinh tế mở rộng, một số được hưởng các tiện ích mới và thu nhập cao hơn, trong khi một số khác lại trở thành người thất nghiệp và/hoặc làm những nghề bất hợp pháp như buôn bán ma tu{ và mại dâm. Những người tái định cư khác, có lẽ là những người có nhiều nguồn lực hoặc tham vọng hơn, trở thành những người di cư không mong muốn tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở các thành phố lớn hơn và năng động hơn ở các nước láng giềng. Trong những giai đoạn bùng nổ, những người di cư này có thể được xem như là phương tiện giúp giảm chi phí lao động nhưng trong thời kz suy thoái kinh tế toàn cầu, người lao động nước ngoài trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định về kinh tế và xã hội. Từ năm 2014, với dự án "Thúc đẩy phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân về phát triển và giám sát thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam", RLS SEA và CSRD đã thành lập và tăng cường mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các đập thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, hỗ trợ họ theo dõi, tuyên bố quyền bảo vệ môi trường thông qua việc cung cấp trợ giúp pháp l{ cũng như tạo điều kiện đối thoại giữa các bên liên quan để cam kết mạnh mẽ hơn trong việc xem xét và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường theo Nghị định của Chính phủ về ĐTM. Với mong đợi đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn, đặc biệt cho các nhóm người dân yếu thế, dự án đã nỗ lực tăng cường tiếng nói có sự tham gia của cộng đồng đồng thời quan tâm đến các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường. Đối với RLS SEA và CSRD, tất cả các tiếng nói đều có { nghĩa, một giá trị thực sự là sự kết hợp hài hoà giữa xã hội và môi trường lành mạnh. Tiếp cận dựa trên giới Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 19 tổ chức kết nối với nhau từ 97 quốc gia. Là một phần trong phong trào thay đổi toàn cầu, Oxfam đang hợp tác để chấm dứt tình trạng đói nghèo và bất công trên thế giới. Oxfam làm việc với các cộng đồng bị lề hóa, các tổ chức địa phương, chính phủ, các 14


công ty tư nhân và cộng đồng để tạo ra các kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan để đảm bảo cộng đồng có tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Trong mọi lĩnh vực, Oxfam ưu tiên các vấn đề về công bằng giới, hiểu và giải quyết quyền của nam giới, phụ nữ, sự bất bình đẳng trong quan hệ giới và trao quyền cho phụ nữ. Ở khu vực Mê-kông, Oxfam hỗ trợ các cộng đồng và làm việc về các vấn đề quản l{ nước trong khu vực và xuyên biên giới, trong chương trình quản trị nước vùng Mê-kông của Oxfam. Chương trình nhằm đảm bảo có sự chia sẻ hợp lý về tài nguyên nước và tăng cường bảo vệ sinh kế của người dân sống dựa vào sông ngòi và an ninh lương thực. Chương trình tập trung vào việc hỗ trợ tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự (CSO) và những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là phụ nữ và các nhóm yếu thế, trong quá trình quản l{ tài nguyên nước và đối thoại chính sách ở cấp độ địa phương, quốc gia và vùng của các lưu vực sông Mê-kông và sông Salween. Dự án trọng điểm của chương trình vùng là Dự án Inclusion do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tài trợ từ năm 2014 đến năm 2019 và được thực hiện tại bốn quốc gia thuộc lưu vực sông Mê-kông bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Mục đích của Dự án Inclusion để tăng cường sự tham gia của các CSO và cộng đồng vào việc quản lý và ra quyết định, quy hoạch tài nguyên nước ở khu vực Mê-kông và Salween ở cả cấp địa phương, quốc gia và khu vực. Dự án tập trung vào ba mục tiêu: tăng cường sự lãnh đạo của phụ nữ và xem xét giới trong quản trị nước, xây dựng năng lực và mạng lưới xã hội dân sự và tạo điều kiện cho cộng đồng và xã hội dân sự tham gia vào đối thoại chính sách về nước. Ở cấp khu vực, Oxfam đang khuyến khích xem xét các tác động của các dự án và đề án về phát triển thủy điện ở khu vực Mê-Kông nhiều hơn về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ. Phân tích giới và đánh giá tác động giới là các bước đầu tiên trong việc đảm bảo các dự án phát triển cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích bình đẳng cho phụ nữ và nam giới đồng thời tránh, giảm nhẹ hoặc khắc phục các tác động tiêu cực và hỗ trợ thay đổi tích cực lâu dài trong quan hệ giới (xem Hình 1.4). Ở Việt Nam, Oxfam đang hợp tác và phối hợp với các mạng lưới xã hội dân sự và chính quyền để giải quyết các thách thức về quản l{ lưu vực sông và quản trị nước nhằm đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và các CSO trong quá trình lập chính sách về các vấn đề như thủy điện, chất lượng nước, thủy lợi và quản l{ nước. Các đối tác bao gồm các cơ quan chính phủ như Quốc hội Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội Phụ nữ Việt Nam cũng như các CSO địa phương bao gồm CSRD, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, Liên minh vì nước sạch và một số tổ chức khác. Dự án bao gồm nhiều hoạt động như phát triển năng lực cho cộng đồng địa phương, chính quyền, 15


các tổ chức xã hội dân sự, mạng lưới và học viện cũng như tiến hành các nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước và tác động của việc xây dựng đập và thủy điện ở Việt Nam để hỗ trợ các quá trình phát triển và đối thoại chính sách. Hình 1.4: Các bước thực hiện đánh giá tác động giới

Nguồn: Simon 2013

Hiện tại ở Việt Nam không có yêu cầu về đánh giá tác động về giới đối với các dự án thủy điện hoặc hướng dẫn đánh giá như thế nào và cũng có rất ít kinh nghiệm thực tế giữa các nhóm liên quan đang tiến hành các đánh giá như vậy (Hill và cộng sự 2017). Mặc dù phân biệt giới không được phép theo quy định trong Luật về Bình đẳng giới (Luật số 73/2006 /QH11) ở Việt Nam , tuy vậy không có sự quan tâm chính thức về ảnh hưởng của thủy điện đối với phụ nữ. Việc quan tâm và đầu tư cho vấn đề này cho đến nay phần lớn bị thiếu và các tổ chức xã hội dân sự có thể đóng một vai trò trong việc kích hoạt quá trình này (Hill và cộng sự 2017). Năm 2015, Oxfam tại Việt Nam và CSRD đã k{ kết một hợp đồng để thực hiện dự án Đánh giá tác động giới. Mục tiêu tổng thể của dự án là hỗ trợ các công ty thủy điện và các cơ quan chính phủ có liên quan có thể cân nhắc kỹ hơn các vấn đề về giới trong các dự án phát triển thủy điện dọc theo lưu vực sông 3S ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Trong dự án này, chúng tôi tập trung vào ba khía cạnh: (i) thực hiện các công cụ của GIA trong thực tiễn và viết báo cáo GIA, (ii) chia sẻ kết quả thực hiện GIA với các công ty thủy điện địa phương và trong nước, các cơ quan chính phủ và cộng đồng thông qua chuỗi các hội thảo và đối thoại (iii) làm việc với các công ty thủy điện được lựa chọn để ứng dụng các kết quả nghiên cứu GIA và sau đó hỗ trợ họ phát triển kế hoạch hành động về giới cho tổ chức. GIA là cơ hội tốt cho cả Oxfam và các 16


đối tác dự án thí điểm các công cụ này trong thực tiễn và sử dụng nó để hỗ trợ các công ty thủy điện và chính quyền địa phương giải quyết tốt hơn các nhu cầu về giới và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến giới trong các dự án thủy điện ở Việt Nam. Tiếp cận từ nghiên cứu dựa vào cộng đồng (CBR) Đối với hoạt động nghiên cứu do Quỹ Takagi tài trợ, phương pháp tiếp cận được lựa chọn là nghiên cứu dựa vào cộng đồng (CBR) (xem thêm Strand và cộng sự 2003). Phương pháp nghiên cứu dựa vào cộng đồng là phương pháp thành lập nhóm các thành viên đến từ cộng đồng trong quá trình thiết kế, thực hiện dự án và hoạt động nghiên cứu, thể hiện sự tôn trọng và đóng góp cho những thành công do các đối tác cộng đồng mang lại cũng như tôn trọng các nguyên tắc không ảnh hưởng đến cộng đồng. Để đạt được mục tiêu đó, các nguyên tắc sau đây cần được thực hiện để có thể thiết lập các hoạt động nghiên cứu có sự hợp tác giữa người nghiên cứu và cộng đồng dù đó là một tổ chức cộng đồng chính thống hay là nhóm các cá nhân cộng đồng không chính thống. 

  

CBR là sự hợp tác giữa những người nghiên cứu và các thành viên cộng đồng. Phương pháp này kết nối các khoa của trường đại học, sinh viên, cán bộ với thành phần đa dạng và các thành viên cộng đồng. CBR xác minh các nguồn kiến thức khác nhau và thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp khám phá và truyền bá các kiến thức. CBR có các mục tiêu của nó: các hành động xã hội, thay đổi xã hội để đạt được các công bằng về xã hội. Phương pháp này cũng là phương pháp có sự tham gia dễ tạo nên sự thay đổi khi những người bị ảnh hưởng được huy động tham gia và tính định tính của nó.

Theo đó, cán bộ nghiên cứu của CSRD thành lập một nhóm nghiên cứu do phụ nữ đứng đầu và đào tạo cho họ các phương pháp thu thập số liệu trên hiện trường về các tác động của thủy điện đến cuộc sống hiện tại của họ. Sau đó, cán bộ nghiên cứu hướng dẫn cách phân tích số liệu và hình ảnh thu thập được, từ đó tư liệu hóa lại thành các báo cáo có giá trị về mặt thông tin và có thể sử dụng cho truyền thông và tăng cường tiếng nói của cộng đồng trong các cuộc họp, thảo luận, diễn đàn có sự tham gia của các bên liên quan như: chính quyền, công ty thủy điện và cộng đồng nơi họ đang sinh sống. Hoạt động này vừa nâng cao được nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề môi trường, tác động của thủy điện và đặc biệt là nâng cao sự tự tin của cộng đồng nói chung và nhóm phụ nữ nói riêng trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội và biết cách lên tiếng cho 17


những khó khăn tồn tại mà họ đang đối mặt. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, hoạt động đã được tiến hành với hai thôn Đông Phước và Dục Tịnh thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Kết quả dự án đã góp phần không nhỏ vào trong kết quả chung về nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thủy điện của CSRD. Nhóm nghiên cứu được thành lập với 18 người, trong đó có 09 nam và 09 nữ, đã trở thành một trong những nhóm nòng cốt trong mạng lưới cộng đồng của CSRD và là hạt nhân kết nối các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện từ thượng nguồn đến hạ du của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Tiếp cận dựa vào quyền Đối với hoạt động do APWLD tài trợ, đây là một hoạt động nhỏ dựa trên phương pháp tiếp cận dựa vào quyền2. Đây là phương pháp tiếp cận những người chịu thiệt thòi, bị lãng quên hoặc bị phân biệt đối xử. Phương pháp này thường cần những phân tích các quan niệm về giới, khác hình thức phân biệt đối xử và bất bình đẳng về quyền nhằm đảm bảo rằng các hoạt động hỗ trợ can thiệp có thể tiếp cận được các đối tượng dễ bị thiệt thòi. Về nội dung cụ thể của phương pháp này tùy thuộc vào vấn về mà tổ chức muốn quan tâm và giải quyết. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là: có sự tham gia, giải trình, không phân biệt, trao truyền và tính hợp pháp. Với thời gian ngân sách hạn hẹp, cán bộ nghiên cứu của CSRD đã xác định mục đích của hoạt động này là nhằm nâng cao nhận thức về quyền phụ nữ tại các khu tái định cư của các dự án thủy điện. Hoạt động đã lựa chọn 04 thôn ở khu tái định cư Bến Ván 1,2,3 và 4, xã Lộc Bổn và bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức về quyền phụ nữ. Mặc dù đây là một hoạt động nhỏ nhưng đã góp phần thúc đẩy và nâng cao sự tự tin cho phụ nữ ở các địa phương này; đồng thời giúp họ hiểu và làm được các kỹ năng và cách thức nâng cao tiếng nói của mình. Tiếp cận dựa vào mạng lưới Thông qua các hoạt động của các dự án đề cập ở trên, nhờ vào việc kết nối các nguồn lực từ các dự án khác nhau đã có được hơn 10 cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên được kết nối với nhau. Các cộng đồng này đến từ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Quảng Bình. Đây là một kênh trao đổi thông tin và thúc đẩy các hoạt động vận động chính sách cũng như giám sát bảo vệ môi 2

Các nguyên tắc của tiếp cận dựa vào quyền bao gồm: sự tham gia, trách nhiệm giải trình, bình đẳng và không phân biệt đối xử, trao quyền và được luật định (www.humanrights.gov.au/human-rights-based-approaches).

18


trường. Hiện tại, trong mạng lưới này đã có ít nhất 60 người (khoảng 30% thành viên của mạng lưới) đã có thể tự tin để tham gia và dẫn đầu các nhóm cộng đồng trong các hoạt động chung và vận động chính sách. Họ có tham gia ý kiến trong các diễn đàn, đối thoại về các vấn đề liên quan với các phương tiện truyền thông, công chúng và chủ đầu tư. Điều ấn tượng nhất là trong số đó có khoảng 50% là phụ nữ đã tham gia các dự án của chúng tôi trong các năm qua. Khoảng 150 thành viên của mạng lưới đã được tập huấn để có thể tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình phát triển thủy điện. Bằng cách cung cấp các công cụ thiết thực hướng dẫn cách thức tham gia của cộng đồng vào quá trình hình thành dự án về đập, mạng lưới cộng đồng giờ nhận thức cao hơn về quyền tham gia của họ.

THÔNG ĐIỆP CHÍNH CỦA CUỐN SÁCH Có ít nhất hai thông điệp chính từ cuốn sách này. Thông điệp đầu tiên rất rõ ràng rằng: tác động của thủy điện cần được hiểu thấu đáo từ đa lĩnh vực, đa tác nhân và bao gồm cả khía cạnh thời gian (xem Hình 1.5). Về nhận thức luận (epistemology), tác động của thủy điện được xem xét dưới nhiều khía cạnh của phát triển bền vững như môi trường, xã hội (bao gồm kinh tế và văn hóa), sức khỏe, giới và quyền. Quyền ở đây bao gồm cả quyền của con người, công bằng môi trường và thậm chí tính đến tính chủ thể của tự nhiên. Tất cả các khía cạnh khác nhau của tác động thủy điện thể hiện mối quan hệ không tách biệt và tương tác giữa môi trường lý sinh và môi trường con người. Về bản thể học (ontology), tác động của thủy điện cần được xem xét và giải quyết với sự tham gia thực chất của các (nhóm) cộng đồng bị ảnh hưởng không đồng nhất, đặc biệt là các nhóm cộng đồng bị yếu thế (như nữ giới, dân tộc thiểu số) của các bên liên quan khác nhau bao gồm công ty thủy điện, nhà đầu tư, nhà tư vấn, đánh giá tác động, báo chí, luật sư, nhà chính sách các cấp, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội và trong nhiều trường hợp, cần xét dưới yếu tố quản trị lưu vực và/hoặc xuyên biên giới. Thêm nữa, tác động tích lũy cần được cân nhắc trên cả khía cạnh tương tác các loại tác động cũng như theo thời gian. Bởi lẽ, “các tác động ở tầng thứ hai và cao hơn có xu hướng tạo ra nhiều tai hại hơn các tác động ở tầng thứ nhất” (Vanclay 2010). Do đó, đánh giá tác động của thủy điện cần được thực hiện đầy đủ cả đánh giá tác động môi trường và tác động xã hội hoàn chỉnh trong tổng thể đánh giá môi trường chiến lược; đồng thời cần có cơ chế giám sát của cộng đồng và đối thoại cho các tác động phát sinh. Đánh giá tác động cũng cần mở rộng các khía cạnh đánh giá để có thể đảm bảo phát triển bền vững của ngành và của cộng đồng địa phương như sức khỏe, giới. Dự án thủy điện không thể đơn thuần là một dự án đầu tư chỉ tính mặt kinh tế và công nghệ mà nó phải là một dự án phát triển từ trong thiết kế với việc sử dụng các 19


công cụ đánh giá tác động, làm sao để cộng đồng bị ảnh hưởng và thiên nhiên không thể là những người thua cuộc trong “trò chơi hữu hạn” này như cách Carse (1986) lập luận. “Chúng ta kiểm soát tự nhiên vì các lý do xã hội. Khả năng kiểm soát tự nhiên của chúng ta phát triển theo tỉ lệ thuận với khả năng dự đoán kết quả của các quá trình tự nhiên. Vì dự đoán chính là giải thích ngược lại nên có thể nó sẽ mang tính hiếu chiến không kém gì giải thích. Quả thật, dự đoán là kỹ năng được phát triển cao nhất của người chơi bậc thầy vì nếu không có nó, việc kiểm soát đối thủ sẽ trở nên khó khăn hơn. Do đó, việc chúng ta chi phối tự nhiên là nhằm đạt được những kết quả nhất định về mặt xã hội chứ không phải về mặt tự nhiên.” (Carse 1986:80) Hình 1.5: Mô hình đa chiều về tác động và đánh giá tác động thủy điện

Quyền

Môi trường lý sinh

Tác động và đánh giá tác động

Giới Môi trường

Xã hội Sức khỏe Môi trường con người

Các nhóm trong cộng đồng (nam giới, phụ nữ, trẻ em...)

Các cộng đồng khác nhau (tái định cư tập trung, tự tái định cư, quanh lòng hồ, hạ nguồn...)

Các bên liên quan Quản trị lưu khác (công ty thủy vực, xuyên điện, nhà đầu tư, nhà biên giới tư vấn, đánh giá tác động, báo chí, luật sư, nhà chính sách các cấp, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội...) 20


Thông điệp thứ hai đó là: giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện cần được giải quyết đồng thời trên cả 3 cấp độ vi mô (cộng đồng), trung mô (tổ chức) và vĩ mô (chính sách). Cụ thể hơn, các tác động tiêu cực của thủy điện chỉ có thể được giảm thiểu và quản lý tốt khi trên mối quan hệ đối tác được xây dựng giữa các bên, trên cơ sở các cộng đồng chịu tác động được nâng cao độ chống chịu (resilience) qua các quá trình phát triển năng lực, trao quyền và kết nối, cùng với sự hỗ trợ và tham gia của các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế, chính quyền địa phương, công ty thủy điện. Đây cũng chính là phương thức căn bản xây dựng các dự án thủy điện dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững và là cơ sở để xây dựng các chính sách phát triển thủy điện bền vững hơn trong tương lai. Chính sách mới cần được thiết kế dưới khung đa ngành lương thực-năng lượng-nước (xem thêm Wallington và Cai 2017) nhằm cân bằng các lợi ích kinh tế, bền vững sinh thái và công bằng xã hội, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế. Các thông điệp này được chuyển tải trong 2 phần chính của cuốn sách. Phần 1, bao gồm các Chương 2, 3 và 4 chủ yếu là kết quả của các đánh giá tác động môi trường, xã hội và giới. Phần 2 tập trung các nghiên cứu về ứng phó với tác động của thủy điện ở cấp độ cộng đồng (Chương 5 và 6), tổ chức (Chương 7) và chính sách (Chương 8).

TÀI LIỆU THAM KHẢO ADB. 2015. Viet Nam: Energy sector assessment, strategy, and road map. Mandaluyong City, Philippines: Asian Development Bank. Becker, Henk A. 1997. Social impact assessment: Method and experience in Europe, North America and the Developing World. Oxon: Routledge. Ben Harris-Roxas, Francesca Viliani, Alan Bond, Ben Cave, Mark Divall, Peter Furu, Patrick Harris, Matthew Soeberg, Aaron Wernham và Mirko Winkler. 2012. Health impact assessment: the state of the art. Impact Assessment and Project Appraisal 30(1): 43-52. Carse, James P. 1986. Finite and Infinite Games: A Vision of Life as Play and Possibility. New York: Free Press. Clausen, Alison, Hoang Hoa Vu và Miguel Pedrono. 2011. An evaluation of the environmental impact assessment system in Vietnam: The gap between theory and practice. Environmental Impact Assessment Review 31(2011): 136–143. Doberstein, Brent. 2003. Environmental capacity-building in a transitional economy: the emergence of EIA capacity in Viet Nam. Impact Assessment and Project Appraisal 21(1):25-42. 21


Glasson, John, Riki Therivel, and Andrew Chadwick. 2005. Introduction to environmental impact assessment, 3rd ed. London: Rutledge. Götzmann, Nora, Tulika Bansal, Elin Wrzoncki, Cathrine Poulsen-Hansen, Jacqueline Tedaldi và Roya Høvsgaard. 2016. Human rights impact assessment guidance and toolbox. The Danish Institute for Human Rights. Huber, Amelie, Santiago Gorostiza, Panagiota Kotsila, María J. Beltrán & Marco Armiero. 2017. Beyond “Socially Constructed” Disasters: Repoliticizing the Debate on Large Dams through a Political Ecology of Risk. Capitalism Nature Socialism 28(3): 48-68. Keskinen, Marko and Matti Kummu. 2010. Impact assessment in the Mêkông: Review of Strategic Environmental Assessment (SEA) & Cumulative Impact Assessment (CIA). Water & Development Publications. Aalto University. Konstantinidis, Thea. 2017. Quan niệm chuyển đổi sinh thái-xã hội ở Đông Nam Á, với Việt Nam như là nghiên cứu điển hình. Tài liệu chuẩn bị cho Rosa Luxemburg Stiftung Đông Nam Á (RLS SEA), tháng 7 năm 2017 . Lê Anh Tuấn. 2015. Sông ngòi miền Trung - Tây Nguyên và quy hoạch thủy điện. Trong Thủy điện miền Trung, Tây Nguyên: Quan tâm của người dân và trách nhiệm của các bên liên quan. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa. Li, Jennifer C. 2008. Environmental Impact Assessments in Developing Countries: An Opportunity for Greater Environmental Security? Working Paper No. 4. Foundation for Environmental Security and Sustainability. Nguyễn Đình Mạnh. 2015. Đánh giá tác động môi trường. Trường Đại học Nông nghiệp I. Nguyễn Quý Hạnh và Lâm Thị Thu Sửu. 2015. Tái định cư do dự án thủy điện ở Việt Nam: Từ phần chìm của tảng băng. Trong Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp, Lê Anh Tuấn và Đào Thị Việt Nga (Đồng chủ biên). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Nguyễn Thị Hồng Vân. 2015. Những bất cập trong đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam. Bài trình bày tại Hội thảo Đánh giá tác động môi trường và xã hội do CSRD tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 25/4/2016. Nguyễn Thị Liên Hương và Nguyễn Thị Lan Hương. 2012. Đánh giá tác động sức khỏe tại châu Á và hướng phát triển tại Việt Nam. Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế. Nordic Trust Fund. 2013. Study on human rights impact assessments: A review of the literature, differences with other forms of assessments and relevacne for development. World Bank. 22


Oxfam và CSRD. 2015. Hợp đồng dự án thí điểm sử dụng đánh giá tác động giới tại sông 3S, Việt Nam. Oxfam Australia. Oxfam. 2014. Việt Nam: Chiến lược Quốc gia Oxfam 2015-2019. Oxfam Vietnam. Roggeband, Conny và Mieke Verloo. 2006. Evaluating gender impact assessment in the Netherlands (1994–2004): a political process approach. Policy & Politics 34(4): 615–32. Simon, Michael và Pauline Taylor-McKeown. 2014. Chương trình quản lý nước Mê-kông – Dự án Inclusion Pillar. Bản nộp cuối cùng, tháng 02/2014. Oxfam Australia. Simon, Micheal. 2013. Balancing the scales: Using gender impact assessment in hydropower development. Oxfam Australia. Strand, Kerry J., Nicholas Cutforth, Randy Stoecker, Sam Marullo và Patrick Donohue. Community-Based Research and Higher Education: Principles and Practices. San Francisco: Jossey-Bass A Wiley Imprint. Vanclay, F., Esteves, A. M., Aucamp, I., và Franks, D. 2015. Social Impact Assessment: Guidance for assessing and managing the social impacts of projects. Fargo ND: International Association for Impact Assessment. Vanclay, Frank. 2002. Conceptualising social impacts. Environmental Impact Assessment Review 22(2002):183-211. Vanclay, Frank. 2003. International principles for social impact assessment. Impact Assessment and Project Appraisal 21(1): 5–11. Vanclay, Frank. 2010. Using social impact assessment to consider the social impacts of landscape change in the Wadden region. Presentation at the 'Towards a trilateral research agenda' symposium, 8-10 December 2010, Leeuwarden, Wadden Academy. Verloo, Mieke và Connie Roggeband. 1996. Gender Impact Assessment: The Development of a New Instrument in the Netherlands. Impact Assessment 14(1): 3-20. Wallington, Kevin và Ximing Cai. 2017. The Food–Energy–Water Nexus: A Framework to Address Sustainable Development in the Tropics. Tropical Conservation Science 10: 1–5.

23


PHẦN I ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

24


CHƯƠNG 2 THỦY ĐIỆN BUÔN KUÔP: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI PHÁT SINH TẠI VÙNG BỊ ẢNH HƯỞNG Nguyễn Bắc Giang, Phạm Thị Diệu My và Lê Quang Tiến

GIỚI THIỆU Trong hai năm 2013 và 2014, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) triển khai dự án thúc đẩy phương pháp tiếp cận có sự tham gia đối với sự giám sát và phát triển thủy điện ở các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Kết quả đánh giá khẳng định dự án đã giúp các cộng đồng địa phương tham gia có hiểu biết tốt về các vấn đề liên quan đến nước, hệ sinh thái, bảo vệ và bảo tồn sông và những tác động của các nhà máy thủy điện đối với cuộc sống của họ. Người dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của nhà máy thủy điện có thể tự tin hơn trong việc bày tỏ mối quan tâm về các đập thủy điện và hệ sinh thái sông đến chính quyền địa phương và mọi người để các bên liên quan lắng nghe tiếng nói của họ. Một công cụ hướng dẫn và danh sách kiểm tra được xây dựng và đưa vào sử dụng để các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng có thể tham gia theo dõi thường xuyên các tác động môi trường và xã hội của các nhà máy thủy điện đang hoạt động theo pháp luật và cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Đây là cơ sở để các dự án xây dựng nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung trong tương lai cần nỗ lực nghiêm túc để lắng nghe tiếng nói của cộng đồng địa phương. Dự án đó tiếp tục được mở rộng trong năm 2015 bao gồm một số hoạt động ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam nhằm hình thành một mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển thủy điện ở khu vực Tây Nguyên để trao đổi thông tin và ứng phó với các tác động xấu đến môi trường của sự phát triển thủy điện cũng như tham gia vào quá trình 25


phát triển thủy điện và giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường. Dự án triển khai ở giai đoạn này cũng đặt mục tiêu thúc đẩy phụ nữ ở các cộng đồng bị ảnh hưởng tham gia vào mạng lưới cũng như giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường và ở cấp độ thể chế, các bên liên quan tham gia vào một Biên bản ghi nhớ để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các nhà máy thủy điện đã đưa ra trước đó trong báo cáo ĐTM được theo dõi và kiểm tra hàng năm. Trong khuôn khổ của dự án trên, chương này trình bày kết quả của nhóm nghiên cứu từ CSRD và các thành viên cộng đồng địa phương nhằm đánh giá việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của dự án thủy điện Buôn Kuôp, tỉnh Đắk Lắk và các tác động đối với môi trường, xã hội phát sinh tại vùng bị ảnh hưởng. Nhấn mạnh đến tính tham gia của cộng đồng vào quá trình nghiên cứu, tiến trình thực hiện nghiên cứu lần lượt như sau: thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan; nghiên cứu tài liệu, lập kế hoạch và xây dựng bộ công cụ để tiến hành điều tra, khảo sát; hỗ trợ các lớp tập huấn cho người dân về các công cụ giám sát môi trường để người dân tiến hành thu thập thông tin tại địa phương; chuẩn bị các báo cáo và tổ chức các diễn đàn để công bố kết quả nghiên cứu của dự án và hình thành mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng. Sau khi tiến hành nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu thực hiện lập kế hoạch thực địa điều tra khảo sát tại hiện trường, thu thập các thông tin nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của dự án thủy điện Buôn Kuôp đối với các vấn đề kinh tế xã hội của các địa phương dựa trên sự so sánh giữa các cam kết trong ĐTM và tình hình thực tế. Về khía cạnh kinh tế, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá tình hình đời sống, sinh kế của người dân tái định cư cũng như hộ không tái định cư trong vùng bị ảnh hưởng. Về mặt môi trường, các tác động đối với môi trường nước, hệ động thực vật thủy sinh và các yếu tố liên quan khác được tập trung nghiên cứu. Dự án tiến hành các hoạt động nghiên cứu tại các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi công trình thủy điện Buôn Kuôp tại tỉnh Đak Lak, cụ thể: (1) xã Hòa Phú, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đak Lak (địa phương đặt nhà máy); (2) xã Ea Na, huyện Krông Ana (địa phương nằm trong vùng lòng hồ) và (3) xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (địa phương nằm ở khu vực hạ du đập Buôn Kuôp). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015.

KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU Sông Srêpok là nhánh sông cấp I của sông quốc tế Mê-kông. Dòng chính của sông Srêpok bắt nguồn từ vùng núi Chu Yang của dãy Trường Sơn có độ cao khoảng 1,400m thuộc địa phận Việt Nam. Sông Srêpok chảy qua 4 tỉnh Đắk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng của Việt Nam rồi chảy 26


sang Campuchia nhập lưu với sông Mê-kông ở Stung Treng, cách dòng chính Mê-kông 35 km về phía thượng lưu, có diện tích lưu vực 29,450 km2. Công trình thủy điện Buôn Kuôp nằm trên địa phận của 2 xã: Ea Na huyện Krông Ana và Nam Đà huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Lắk. Theo các số liệu về đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương được trích từ Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Buôn Kuôp, tại thời điểm xây dựng báo cáo năm 2003, huyện Krông Ana và Krông Nô là hai huyện miền núi, thành phần dân tộc hai huyện khá phong phú với khoảng 20 dân tộc ít người. Dân tộc Mnông và Êđê chiếm tới 80% dân số các dân tộc ít người (không kể dân tộc Kinh). Một số dân tộc di cư từ ngoài Bắc vào như Tày, Nùng sống khá hòa đồng với xung quanh, bản tính riêng của các dân tộc đã bị mai một đi ít nhiều. Diện tích lưu vực công trình thủy điện Buôn Kuôp là 7.980 km2, chiếm diện tích lớn nhất trong lưu vực công trình là rừng tự nhiên, chiếm tới gần 60% tổng diện tích lưu vực. Đây là khu vực tương đối trù phú, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 10% diện tích. Phần lưu vực công trình thủy điện Buôn Kuôp chủ yếu là vùng núi và cao nguyên, còn vùng thung lũng sông được mở rộng thành vùng đồng bằng bãi sông. Việc khai thác nguồn nước mặt ở đây rất khó khăn do sự chênh cao địa hình giữa mặt nước và bề mặt lưu vực. Vùng trồng các cây công nghiệp cần nước tưới thì không khai thác được nguồn nước mặt, còn khu vực đồng bằng ven sông thường bị ngập lụt trong mùa lũ. Trong lưu vực công trình thủy điện Buôn Kuôp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn (khoảng 70%) trong giá trị tổng sản lượng nền kinh tế quốc dân. Dự án công trình thủy điện Buôn Kuôp được Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ra Quyết định đầu tư theo văn bản số 291/QĐEVN-HĐQT vào ngày 26/9/2003 dựa trên căn cứ văn bản của Thủ tướng Chính phủ số 1107/CP-CN ngày 19 tháng 8 năm 2003 về việc đầu tư nhà máy thủy điện Buôn Kuôp, ý kiến của Bộ Công nghiệp tại văn bản số 4233/CV-NLDK ngày 25/9/2003 về thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thủy điện Buôn Kuôp và các tờ trình của Ban Quản lý Dự án thủy điện 4, Ban Quản lý Dự án thủy điện 5 về báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thủy điện Buôn Kuôp, hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi công trình thủy điện Buôn Kuôp do Công ty Tư vấn xây dựng điện 2 lập tháng 9/2002, bổ sung hiệu chỉnh tháng 4 năm 2003. Bản Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án thuỷ điện Buôn Kuốp đã hiệu chỉnh và ban hành bởi Ban Quản lý Dự án thuỷ điện 5 (2003), thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Công trình thủy điện Buôn Kuôp do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án thủy điện 5 chịu trách nhiệm quản lý công trình trong toàn bộ thời gian xây dựng từ lúc khởi công vào ngày 21 tháng 12 năm 2003 đến khi hoà lưới điện quốc gia và hoàn thành bàn giao toàn bộ trong tháng 3 năm 2010. Công trình thủy điện Buôn Kuốp có công 27


suất lắp máy 280 MW và công suất đảm bảo 68,7 MW, được thiết kế với mực nước dâng bình thường (MNDBT) là 412 m, tương ứng với dung tích hồ chứa là 63,24 (106m3) và diện tích khu vực lòng hồ là 5,57 km2. Tổng dự toán đầu tư của công trình thủy điện Buôn Kuốp là 4.588,125 triệu đồng (106đồng). Công trình thủy điện Buôn Kuôp nằm trong địa phận các huyện Krông Nô, Krông Ana, cách chỗ hợp lưu của các sông Krông Nô và Krông Ana khoảng 10 km về phía hạ lưu, nhà máy thủy điện nằm trên địa bàn xã Hòa Phú của tỉnh Đắk Lắk. Nằm trong vùng lòng hồ là 2 xã Ea Na, huyện Krông Ana và xã Nam Đà, huyện Krông Nô. Công trình thuỷ điện này kz vọng sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 1,4 tỷ KWh/năm. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đắk Lắk (2015), sản lượng điện năm 2014 đạt 1.141,9 triệu KWh. Ngoài ra, theo thông tin của dự án, công trình còn có nhiệm vụ điều hòa nguồn nước, cấp nước tưới cho hạ du công trình và ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, tạo cảnh quan du lịch, phát triển giao thông, thủy sản.

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Tóm tắt nội dung của Báo cáo ĐTM và nhận xét Tháng 12/2003, Ban Quản lý Dự án thuỷ điện 5 đã k{ duyệt bản Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (đã hiệu chỉnh) của Dự án thuỷ điện Buôn Kuốp. Báo cáo ĐTM này được thực hiện theo tinh thần của Nghị định số 175-CP do Chính phủ ban hành ngày 18/11/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn lập và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường cho việc xây dựng các dự án. Báo cáo dày 157 trang, kế cả các phần phụ lục gồm 7 chương: Mở đầu, mô tả tóm tắt dự án, hiện trạng môi trường khu vực dự án, đánh giá tác động của dự án đến môi trường, các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác động tiêu cực, chương trình giám sát và quản l{ môi trường và kết luận và kiến nghị. Nội dung chính của báo cáo bao gồm: mô tả, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự kiến xây dựng dự án, nhận dạng các vấn đề về môi trường đang xảy ra tại khu vực dự án; phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự án đối với từng thành phần môi trường trong các giai đoạn xây dựng, giai đoạn tích nước hồ chứa và giai đoạn vận hành; đánh giá tổng hợp tác động của dự án đối với môi trường, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy tối đa các tác động tích cực. Nhìn chung, báo cáo đã cố gắng tuân thủ theo các quy định tại thời 28


điểm thực hiện (từ trước năm 2003), về dữ liệu, Báo cáo ĐTM đã có trình bày: mô tả đặc điểm khí tượng - thuỷ văn khu vực; các thông số kỹ thuật của công trình; các bản đồ khu vực dự án; điểm mặt cắt tính toán thuỷ lực; mô tả đất đai, thổ nhưỡng; các đánh giá khả năng xói mòn ở khu vực; bảng thống kê hệ thực vật và thảm thực vật; thống kê hệ động vật hoang dã; thống kê hệ thuỷ sinh vật và nghề cá trong khu vực; đánh giá các tác động đến môi trường vật l{, không khí và nước; đánh giá các tác động đến sinh thái; đánh giá các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội; đánh giá các tác động đến các công trình thuỷ lợi hiện có; các giải pháp đền bù và tái định cư; xây dựng hệ thống xử lý chất thải; khôi phục diện tích đất bị sử dụng trong quá trình thi công; xây dựng hệ thống rừng phòng hộ; các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực đến môi trường trong giai đoạn tích nước và vận hành công trình và các chương trình giám sát môi trường. Tuy nhiên, Báo cáo ĐTM còn một số mục chưa được thể hiện đầy đủ, như: -

-

Thiếu sơ đồ tính toán vận hành hồ chứa; Kết quả tính toán thuỷ lực ứng với các kịch bản dự báo mưa lũ và khô hạn cực đoạn ở các tần suất xuất hiện khác nhau; Bài toán dự báo trường hợp có nguy cơ vỡ đập hoặc vỡ đập; Tác động qua lại của các hệ thống công trình thuỷ điện và thuỷ lợi đến dự án; Kế hoạch vận hành liên hồ chứa trên hệ thống sông (mùa lũ và mùa khô); Bản đồ đánh dấu các điểm sạt lở trong quá khứ và bản đồ nguy cơ sạt lở tiềm năng ở tương lai; Bản đồ phân bố thảm thực vật trên nền đất; Bản đồ phân bố vùng cư trú của các động vật hoang dã; Bản đồ phân bố các loài cá theo mùa; Bảng liệt kê các ngành nghề sinh nhai của người dân có liên quan đến sử dụng tài nguyên và hệ sinh thái; Việc xả nước để đảm bảo dòng chảy môi trường phải được trình bày trên cơ sở bài toán cân bằng tài nguyên nước chứ không thể chủ quan cho mức xả thải; Bảng đánh giá tác động xã hội do các biến động sinh kế; Bảng điểm đánh giá tác động môi trường - xã hội rất chủ quan và thiếu cơ sở; Thiếu các giải pháp dạy nghề và tạo việc làm cụ thể cho người dân bị mất đất và phải di dời, tái định cư; Thiếu bản cam kết trồng bù rừng bị mất và vị trí trồng rừng; Kinh phí phục hồi rừng và thảm thực vật theo tính toán là quá ít và chưa thuyết phục; Kế hoạch xả cát hàng năm chưa có cơ sở; 29


-

Các kế hoạch chuyển thú, đuổi thú qua khu khác là thiếu thực tế; Thiếu các biên bản họp dân để thống nhất các phương án thực thi, đền bù, di dời.

Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng Đền bù và tái định cư Báo cáo ĐTM của dự án xây dựng công trình thủy điện Buôn Kuôp chỉ ra một số nguyên tắc làm kim chỉ nam trong công tác đền bù tái định cư như sau: -

-

-

Cần tính toán, cân nhắc để giảm thiểu tối đa số hộ và đất đai, tài sản bị ảnh hưởng bởi dự án; Việc thực hiện đền bù, tái định cư cần phải tiến hành đầy đủ trước khi thực hiện thu hồi đất xây dựng dự án; Ngoài việc đền bù đất đai và thiệt hại tài sản cho người dân cần phải có biện pháp hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, y tế… để đảm bảo đời sống của các hộ dân phải di dời được cải thiện hơn so với trước đây; Cần phải nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội khu vực tái định cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tái định cư; Cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thêm đường giao thông, giúp dân nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống; Cần duy trì các phong tục, tập quán và đời sống văn hóa xã hội của người dân bị di dời; Cần tạo điều kiện cho người dân bị di dời được hưởng các lợi ích của dự án; Chương trình di dân tái định cư phải được đa số những người bị ảnh hưởng chấp nhận và hợp tác cùng thực hiện.

Công tác đền bù tái định cư đã được Công ty Tư vấn xây dựng điện 2 lập thành một báo cáo riêng “Kế hoạch đền bù tái định cư” do UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét phê duyệt. Báo cáo được thực hiện dựa trên các quy định của Chính phủ tại Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định 181/2004/NĐCP ngày 29/10/2004, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra còn có một số văn bản của UBND tỉnh Đắk Lắk như Quyết 30


định số 634/1999/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 29/3/1999 hướng dẫn sử dụng Nghị định 22 trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 31/2005/QĐ-UBND ngày 25/4/2005, Quyết định số 30/2006/QĐ-UBND ngày 04/7/2006, Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 17/9/2007, Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; các quyết định về giá đất hàng năm, đơn giá đền bù thiệt hại cây cối, hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc và tài sản trên đất do UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành. Theo báo cáo của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thủy điện Buôn Kuôp huyện Krông Ana số 22/BC-HĐBT ngày 24/8/2015 về tình hình thực hiện công tác bồi thường thì tổng diện tích thu hồi đất đối với Dự án thủy điện Buôn Kuôp trên địa bàn huyện Krông Ana là 5.321.106 m2, tổng số hộ bị thu hồi đất là 719 hộ (trong đó 238 hộ đồng bào dân tộc thiểu số), trong đó: 1) Thu hồi đất trên địa bàn xã Ea Na là 4.798.857 m2, tổng số hộ bị thu hồi đất là 591 hộ (199 hộ đồng bào dân tộc thiểu số), gồm có: thu hồi của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) cà phê, ca cao Krông Ana: 1.129.757 km2; thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân (thuộc quỹ đất của xã) là 3.669.100 m2. Số diện tích bị thu hồi trên được sử dụng vào mục đích làm đường giao thông và khu vực lòng hồ, đồng thời có một phần sử dụng vào mục đích tái định cư, định canh cho người dân, đồng bào Buôn Drai, cụ thể: đất sử dụng làm đường giao thông và khu vực lòng hồ, khu vực đầu mối là 4.015.725 m2; đất sử dụng bố trí tái định cư, định canh (thuộc đất của Công ty cà phê Krông Ana) là 783.132 m2. 2) Thu hồi đất trên địa bàn xã Dray Sáp là 522.249 m2, tổng số hộ bị thu hồi đất là 128 hộ (39 hộ đồng bào dân tộc thiểu số), bao gồm diện tích đất được sử dụng làm đường giao thông là 84.988 m2 (thu hồi của công ty Dam San); diện tích đất sử dụng làm khu vực phụ trợ là 437.261 m2 (làm xong đã trả lại). Tổng kinh phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Krông Ana là: về đất: 15.395.648.575 đồng; nhà cửa, vật kiến trúc: 6.633.957.405 đồng; cây cối, hoa màu: 26.548.044.039 đồng; chính sách hỗ trợ kinh tế: 1.726.498.947 đồng; hỗ trợ hộ nghèo: 3,636,000,000 đồng; chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng: 599,716,662 đồng và các khoản hỗ trợ khác: 1.149.794.761 đồng. Công tác tái định cư: tổng số hộ được cấp đất tái định cư là 14 hộ thuộc xã Ea Na với diện tích 0,57 ha, có 03 hộ thuộc diện 134 với diện tích 0,06 ha, đến nay các hộ trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác tái định canh: đã cấp đất tái định canh cho 147 hộ dân với tổng diện tích 84,3 ha, trong đó: 31


-

-

Xã Ea Na: đã cấp đất cho 138 hộ dân với diện tích 69 ha, còn lại 02 lô với diện tích 01 ha do xã Ea Na quản lý. Hiện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 120 hộ, còn lại 28 hộ chưa được cấp giấy vì chưa có bản đồ số. Xã Dray Sáp: đã cấp đất cho 09 hộ dân với diện tích 15,3 ha, hiện tất cả đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về cơ sở hạ tầng, Ban Quản lý Dự án thủy điện 5 đã đầu tư 01 trường học với diện tích 0,56 ha và 6,71 km đường giao thông trong khu dân cư. Theo đánh giá của Hội đồng bồi thường huyện Krông Ana qua Báo cáo số 22/BC-HĐBT ngày 24/8/2015 thì ngoài những lợi ích đem lại cho Nhà nước và người dân địa phương của công trình thủy điện Buôn Kuôp thì quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường vẫn còn tồn tại những vướng mắc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống ven lòng hồ: -

-

-

-

-

-

Vấn đề sạt lở bờ sông: đất, đá sạt lở một số khu vực nhà ở của nhân dân thuộc thôn Ea Tung, phải di dời và một số điểm đất cao nhô ra sông vào mùa lũ tiếp tục có nguy cơ sạt lở. Công tác tái định canh số lượng đất quá ít, khoảng 0,5 ha/hộ mà số khẩu/hộ lại đông nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, các hộ gia đình phải xâm canh tại huyện Krông Nô (bên kia sông) rất khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại, vận chuyển công cụ sản xuất và sản phẩm. Công trình thủy điện Buôn Kuôp được đền bù ở cao trình 412m, tuy nhiên do vùng bị ảnh hưởng bằng phẳng, độ dốc không cao nên vào mùa nước lũ dâng cao thẩm thấu rất sâu ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng còn khu vực đồi dốc thì bị sóng đánh sạt lở hàng năm. Vào mùa nước dâng cao, nước sông thẩm thấu vào các giếng nước sinh hoạt của nhân dân làm ô nhiễm nước không sử dụng được, đồng thời xác chết động vật trôi dạt vào khu dân cư sát bờ sông gây ô nhiễm. Một số hộ diện tích diện tích đất còn lại sau khi thu hồi quá nhỏ từ 300 - 500 m2 không đủ để canh tác, lại ở giáp bờ sông nên nguy cơ sạt lở cao. Giếng nước khu tái định cư hiện nay không sử dụng được vì không có nước. Do đặc thù cao trình đập nên vào mùa khô có một số vùng đất trống nhân dân tự sản xuất dẫn đến tranh chấp gây mất trật tự ở địa phương và một số hộ có đất liền kề tự xâm chiếm đất lòng hồ làm ao nuôi cá nảy sinh tranh chấp phức tạp.

Ngoài những vấn đề đã được báo cáo như trên, qua quá trình thực 32


địa khảo sát thu thập thông tin của nhóm nghiên cứu CSRD, một số phản ánh trong nhân dân vẫn còn tồn tại như: -

-

-

-

-

-

Kiến nghị về việc 51 hộ bị trừ 17.000.000 đồng/hộ để nhận lấy 5,000 m2 tái định canh từ đất của Công ty cà phê Krông Ana. Theo người dân thì đây là một hình thức bán đất chứ không phải cấp đất, bởi vì người dân vừa bị mất đất ở nơi sản xuất cũ với diện tích lớn hơn vừa mất tiền để đổi lấy 5.000 m2 này. Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo tái định cư còn thiếu sót, với 19 khẩu/7 hộ chưa được hỗ trợ với số tiền theo quy định là 9.000.000 đồng/khẩu. Chính sách đền bù không hợp lý, số tiền nhận được từ việc đền bù quá nhỏ không thể tái sản xuất được. Theo định mức ở thời điểm đền bù, cứ 1 ha đất canh tác người dân được nhận 34.000.000 đồng và để mua ruộng ở nơi khác thì người dân phải mất 3.000.000 đồng/sào (500m2), tức là 60.000.000 đồng/ha. Công tác dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân tái định cư, đặc biệt là tầng lớp lao động thanh niên trên thực tế không được thực hiện, người dân vì thiếu đất sản xuất nên phải đi làm thuê làm mướn hoặc xâm canh ở địa phương khác. Người dân không được tham gia tham vấn trong quá trình xây dựng nhà ở tái định cư, chất lượng nhà ở và các công trình phụ không đảm bảo, có dấu hiệu xuống cấp, không có nước để sinh hoạt. Công ty thủy điện không có sự hỗ trợ nào về mặt khuyến nông cho người dân tái định cư, định canh.

Như vậy, sau nhiều năm hoàn thành công tác bồi thường tái định cư, nhìn chung chủ đầu tư đã cơ bản thực hiện theo những quy định của pháp luật về chính sách đền bù, tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót, còn để lại nhiều phản ánh từ phía người dân về giá đền bù, chất lượng cuộc sống và điều kiện sản xuất cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Các chính sách phúc lợi xã hội được thực hiện chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của người dân như chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ tạo công ăn việc làm, trường học, nước sinh hoạt. Chính quyền xã Ea Na cũng phản ánh là trong chương trình tái định cư không có các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, người dân mất đất sản xuất, không được hưởng lợi trực tiếp mà phải chịu thiệt hại nhiều hơn, thế nhưng chủ đầu tư không có các chương trình phúc lợi để hỗ trợ cho người dân. Chính quyền xã mong muốn được công ty thủy điện quan tâm, tái đầu tư về phúc lợi cho các khu vực bị ảnh hưởng, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ dạy nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng.

33


Thu dọn lòng hồ Công tác thực hiện thu dọn lòng hồ trước khi tích nước là để đảm bảo chất lượng nước trong hồ và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực. Quá trình thu dọn lòng hồ gồm có các hạng mục sau: -

Thực vật, cây cối cần phải được chặt bỏ và mang ra khỏi lòng hồ những sản phẩm có thể tận thu được; Thu dọn vệ sinh chuồng trại bằng cách dỡ bỏ và lấp kín bằng đất sạch trước khi tích nước; Mồ mả cần phải được di chuyển đến nơi thích hợp; Dò tìm và xử lý bom mìn, vật liệu nổ, chất độc hóa học (OB).

Về công tác giảm thiểu các tác động môi trường trong giai đoạn thi công công trình, theo đánh giá của đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đắk Lắk thì nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ, có hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh cho từng hạng mục, cụ thể gồm các hạng mục: thu dọn lòng hồ, chất độc hóa học, hồ sơ về đất đai (các biên bản thu hồi, bàn giao đất, thu hồi bãi thải…). Đối với công tác thu dọn lòng hồ, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng với một đơn vị tư vấn và đã có biên bản nghiệm thu sau khi hoàn thành. Công tác này có sự giám sát của chính quyền hai tỉnh Đắk Lắk, Dak Nông đồng thời phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk để giám sát chất lượng nước mặt trước khi tích nước. Trước khi tiến hành nghiệm thu, đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) tỉnh Đắk Lắk phối hợp để kiểm tra. Công ty chủ đầu tư được cấp giấy xác nhận hoàn thành dự án năm 2012 về hoàn thành việc tích nước. Các biện pháp giảm thiểu đối với môi trường nước và không khí Đối với duy trì dòng chảy sinh thái, theo thuyết minh trong Báo cáo ĐTM Dự án công trình thủy điện Buôn Kuôp, sau hồ chứa Buôn Kuôp nước được chuyển qua đường dẫn tới nhà máy thủy điện và trở lại dòng chính sông Srê Pok. Đoạn sông bị khô cạn khá dài (dòng suối tự nhiên, dòng chảy sinh thái) có chiều dài khoảng 6,69 km, sau đó nhập lưu với suối Đắk Sô) và nước trong sông ở đoạn bị khô kiệt này chủ yếu nhận được từ lưu vực đoạn sau đập Buôn Kuôp đến cửa xả nhà máy. Theo các số liệu quan trắc trên sông Srê Pok của trạm Cầu 14 và Bản Đôn cho thấy, hàng năm trên lưu vực khu giữa này đã sinh ra lớp dòng chảy khoảng 550 mm (tương ứng với 17 m3/s), vì vậy để lưu lượng dòng chảy sinh thái tại cửa xả nhà máy đạt 22 m3/s cần phải xả khống thêm 5 m3/s để đảm bảo duy trì dòng chảy tự nhiên của hạ du đập Buôn Kuôp, duy trì các hoạt động du lịch của các thác Gia Long, Dray Sáp, Trinh Nữ. Có thể tăng lưu lượng xả khống lên đến 10 m3/s để các thác có cảnh quan đẹp bằng cách chỉ xả ban ngày còn ban đêm 34


tích nước. Trong quá trình thi công và vận hành dự án, có những trường hợp xả bất thường sau đập và nhà máy. Trước lúc đó cần phải cảnh báo trước những biến đổi bất thường của dòng chảy cho dân cư ngụ ven sông khu vực hạ du để đề phòng. Có thể cảnh báo bằng loa hoặc còi báo động trong khoảng cách đến 10 km sau công trình. Ngoài ra, trong Báo cáo ĐTM cũng đưa ra một số vấn đề và biện pháp giải quyết trong giai đoạn thi công như giảm thiểu tiếng ồn, bụi, đảm bảo vệ sinh môi trường… Những biện pháp này được đề cập trong quy phạm xây dựng và được các nhà thầu áp dụng trong quá trình xây dựng. Theo xác nhận của công ty thủy điện Buôn Kuôp, để đảm bảo dòng chảy sinh thái và nguồn nước phục vụ thác du lịch, công ty có phương án xả với lưu lượng 10 m3/s vào ban ngày, ban đêm đóng nước. Thực tế thì đập Buôn Kuôp có xảy ra hiện tượng nước thấm qua vai phải của đập và theo các mạch nước chảy ra ở hạ lưu phía sau đập, lưu lượng là 7,5 m3/s và có quan trắc thường xuyên. Hiện tượng này đã được các cơ quan chuyên môn đánh giá là vấn đề thuộc về địa chất và có thể chấp nhận được. Để bổ sung thêm cho lượng nước thấm, công ty thủy điện chỉ cần xả tại cửa xả của đập lượng nước bổ sung để đạt yêu cầu. Vào tháng 3/2015, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Dak Nông đã tiến hành đo lưu lượng, mực nước ở thác Gia Long. Ngày 28/2/2015 đo được là 22,8 m3/s, ngày 23/3/2015 đo được là 22 m3/s. Hình 2.1: Dòng chảy thấm sau đập Buôn Kuôp

35


Khôi phục diện tích đất bị sử dụng trong quá trình thi công Báo cáo ĐTM Dự án thủy điện Buôn Kuôp đề cập đến công tác khôi phục diện tích đất bị sử dụng trong quá trình thi công như sau: -

-

-

San lấp và phủ xanh các hố khai thác vật liệu nằm ngoài lòng hồ, các bãi thải trữ để đảm bảo cảnh quan cho khu du lịch giải trí Dray Sáp. Một số diện tích rừng không thể tránh khỏi bị phá hủy khi thi công cần phải trồng lại hoặc khôi phục vào cuối giai đoạn thi công. Kinh phí phục hồi rừng, thảm thực vật ở các diện tích đã sử dụng để thi công tạm tính là 1,575 triệu đồng.

Về công tác này, nhóm nghiên cứu không thu thập được thông tin và tài liệu liên quan, chỉ biết được tại địa bàn xã Ea Na, công ty thủy điện đã bàn giao 29 ha đất sau khi hoàn thành xây dựng và chính quyền xã đang có hướng trồng rừng trên diện tích này. Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ Công tác xây dựng rừng phòng hộ được đề cập trong Báo cáo ĐTM như là một dự án lớn trên toàn bộ hệ thống sông Srê Pok để phục vụ cho toàn bộ bậc thang thủy lợi, thủy điện trên lưu vực. Vốn đầu tư cho dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ là vốn của Nhà nước, ngành điện sẽ đóng góp phần kinh phí thiết kế dự án. Đối với thủy điện Buôn Kuôp phần kinh phí đóng góp là 440 triệu đồng và dự kiến phối hợp với cơ quan nông nghiệp phát triển nông thôn thực hiện lập thiết kế ngay trong thời gian chuẩn bị đưa công trình vào khai thác. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Đắk Lắk, chủ đầu tư đã lập phương án trồng 300 ha rừng phòng hộ và do Sở Nông nghiệp, Sở Công thương tỉnh theo dõi kiểm tra. Tuy nhiên tại thời điểm lập ĐTM, một số quy định khác với bây giờ nên phương án này đang còn chờ ý kiến của UBND tỉnh vì cần cơ quan thẩm định xem xét việc trồng có đúng theo quy chế, hướng dẫn về vị trí trồng không (trồng đúng trên đất rừng, không phải trên đất của dự án). Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tích nước hồ và vận hành công trình Đối với hệ sinh thái Báo cáo ĐTM đề cập đến các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái trong giai đoạn tích nước vận hành gồm những điểm chính như sau: 36


-

-

-

Đối với hệ thực vật: áp dụng biện pháp phục hồi rừng. Đối với hệ động vật rừng, để phục hồi và phát triển thì biện pháp là thu dọn lòng hồ để đuổi thú về Khu bảo tồn Nam Ka, lập kế hoạch bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên trong khu vực, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên cho người dân trong khu vực bằng nhiều biện pháp khác nhau. Đối với hệ thủy sinh vật và nghề cá, khi trở thành hồ chứa thì thủy sinh vật và nghề cá sẽ chuyển thành loại hình nghề cá hồ chứa, mặt khác chế độ thủy học của hồ chứa có thể ảnh hưởng tới hạ lưu và nghề cá ở đây. Một số biện pháp được đưa ra là bảo tồn phát triển rừng đầu nguồn, thu dọn vệ sinh lòng hồ, quản lý và phát triển nghề cá hồ chứa, hướng dẫn người dân địa phương khai thác cá phù hợp với chế độ thủy văn và bằng các phương thức thích hợp (không đánh cá bằng mìn, xung điện, hóa chất độc…) Phối hợp với chính quyền địa phương giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Đưa quy định về cấm săn bắt thú và bảo vệ rừng để các nhà thầu quản lý công nhân của mình.

Nhận xét về phần này, Báo cáo ĐTM đã đưa ra các biện pháp còn mang tính chung chung, lý thuyết và trên thực tế nhiều biện pháp chưa thực hiện được. Quá trình thu thập thông tin và tài liệu từ phía chính quyền và người dân các xã Ea Na và Dray Sáp của huyện Krông Ana, xã Hòa Phú thuộc thành phố Buôn Mê Thuột, là các địa phương chịu ảnh hưởng chính từ công trình thủy điện Buôn Kuôp tại tỉnh Đắk Lắk, thì nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đã không còn phát triển nữa. Theo báo cáo của UBND huyện Krông Ana, trong khu vực lòng hồ hiện có 121 bè nuôi trên lòng hồ, sản lượng 1,5 - 1,7 tấn/ngày, tuy nhiên theo khảo sát thì nhóm nghiên cứu chỉ nhận thấy có một cơ sở tư nhân đang đầu tư nuôi cá lồng trên lòng hồ tại địa phận thôn Ea Tung, xã Ea Na. Qua phỏng vấn, công ty thủy điện và chính quyền cấp huyện, xã cũng chưa có hoạt động, chính sách nào giúp người dân phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ vì chi phí đầu tư tại vùng nước sâu là khá cao.Trong phần đánh giá tác động của dự án đến môi trường thủy sinh vật, Báo cáo ĐTM có đưa ra dự đoán về sự thay đổi của hệ thủy sinh vật trong khu vực lòng hồ, nhận định nghề nuôi cá lòng hồ sẽ phát triển. Báo cáo còn nhận định rằng, việc hình thành đoạn sông giảm nước sau đập dâng sẽ không mấy ảnh hưởng đến thủy sinh tại đây nếu vấn đề xả khống trong mùa kiệt được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, chính quyền địa phương xã Dray Sáp, một xã nằm ở vùng hạ lưu đập Buôn Kuôp cho biết: “Nguồn thủy sản bị suy giảm, nếu lưu lượng xả đảm 37


bảo thì một phần cá có thể xuống dưới hạ lưu được, trước đây người dân địa phương cũng có nghề chài lưới, nay thì không còn nữa”. Chính quyền xã Hòa Phú, địa phương phía hạ lưu của nhà máy cũng cho biết từ khi thủy điện Buôn Kuốp ngăn dòng tích nước, việc khai thác thủy sản đã giảm rõ rệt, không còn được phát triển như trước. Nghiên cứu tại xã Ea Na, người dân thôn Ea Tung cũng đưa ra đánh giá về nguồn lợi thủy sản sau khi hồ Buôn Kuôp tích nước như sau: Bảng 2.1: Biến động về nguồn lợi thủy sản thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana Loài biến mất

Loài có sản lượng giảm hơn 50%

Loài có sản lượng bình thường Loài có sản lượng tăng

- Cá măng (nặng từ 40-50kg, trước đây thỉnh thoảng vẫn đánh bắt được) - Cá lăng đuôi đỏ - Cá trắm đen - Cá chình - Cá lăng giảm khoảng 80% - Tôm: 70-80% - Cá thát lát: 60-70%, là loài cá có giá trị kinh tế cao, trước đây một tay lưới có thể đánh được 2 kg cá. - Cá bống sông: 50-60%, loài cá chỉ sống trong điều kiện nước chảy. - Cá leo: 50% - Cá mè - Cá rô phi - Cá sặc (có giá trị kinh tế bình thường, đánh bắt loài cá này chủ yếu để làm nguồn thức ăn cho các loại cá được nuôi trong ao, hồ. - Cá lau kính: tăng đến 80%. Đây là loài cá ngoại lai có đầu dẹp, da đen cứng như da cá sấu, loài cá này thường ăn các loài cá nhỏ. - Cua sông: tuy có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng loài thủy sản này lại gây hại trong việc cắn rách các lồng cá, bè cá, ảnh hưởng đến kinh tế người nuôi. - Cá chép: 30-40%

Các biện pháp khác được đề cập trong Báo cáo ĐTM trên thực tế cũng chưa được thực hiện như biện pháp trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên của người dân. Đối với môi trường nước Báo cáo ĐTM đánh giá về sự biến động lượng bùn cát trên sông Srê 38


Pok có chiều hướng gia tăng do tốc độ phá rừng trồng cây công nghiệp ở khu vực này cao. Biện pháp đưa ra để giảm lượng xói mòn, qua đó giảm lượng cát tích tụ về khu vực lòng hồ là áp dụng kỹ thuật chống xói mòn bề mặt (cơ cấu cây trồng, trồng theo đường bình độ) và đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng ở khu vực thượng nguồn. Nhà đầu tư đã áp dụng làm cống xả cát (kết hợp cống xả khống nước) trong thân tràn, có cao trình thấp hơn mực nước chết (383,5 m). Ngoài ra cao trình ngưỡng tràn gần sát đáy sông cũng là một điều kiện để bùn cát được xả đều đặn hàng năm vào mùa lũ. Vấn đề cát ở vùng hạ lưu cũng được người dân quan tâm. Các địa phương ở vùng hạ lưu được nhóm nghiên cứu phỏng vấn như xã Dray Sáp, xã Hòa Phú đều cho biết hoạt động khai thác cát của địa phương đều bị ảnh hưởng hoặc là hạn chế hoặc là không còn hoạt động khai thác. Công ty thủy điện Buôn Kuôp cho biết bình thường thì công trình cửa van xả môi trường cũng không hoạt động để tiết kiệm nước. Đối với môi trường kinh tế xã hội Các yêu cầu về giảm thiểu tác động đối với môi trường kinh tế - xã hội gồm các vấn đề: - Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về xả lũ để đảm bảo an toàn cho người dân địa phương, cần phải thông báo kịp thời để hạn chế tối đa các thiệt hại về người và của có thể xảy ra. Trong trường hợp xả lũ bất thường gây thiệt hại đến hoa màu hoặc cơ sở vật chất thì chủ đầu tư có trách nhiệm bồi hoàn. - Sau khi đã đền bù tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng cần tiếp tục có các biện pháp như hỗ trợ khuyến nông, hỗ trợ y tế, phun thuốc diệt muỗi, bổ sung kinh phí mua thuốc phòng, chữa các loại bệnh phổ biến như sốt rét, tiêu chảy nhằm đảm bảo đời sống ổn định lâu dài. - Quản lý nhân khẩu và lao động trong khu vực. Về công tác phòng chống lụt bão, thiên tai, Công ty thủy điện Buôn Kuôp được các cơ quan ban ngành liên quan như Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công thương, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đắk Lắk, các địa phương như UBND huyện Krông Ana, các xã Ea Na, Dray Sáp và Hòa Phú đánh giá là đã thực hiện tốt. Hàng năm công ty đều xây dựng phương án phòng chống thiên tai trình Sở Công thương, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt và phối hợp thực hiện cùng các địa phương. Năm 2015 công ty cũng đã xây dựng xong phương án phòng chống thiên tai. Tại các vùng đông dân cư, công ty cũng tiến hành lắp loa truyền thanh để thông báo với chính quyền và người dân địa phương. Thông tin xả nước được cập nhật hàng ngày đến các địa phương và cơ quan có liên quan. Đối với công tác cảnh báo lũ lớn, công ty thông báo 4 giờ trước khi xả nước 39


bằng fax hoặc email. Công ty cũng hợp đồng với Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia để được cung cấp bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và nhận tin dự báo thời tiết mưa bão trước 5 - 7 ngày. Các địa phương cho biết đều nhận được thông báo xả lũ của đơn vị vận hành để kịp thời thông báo cho người dân trong xã bằng hệ thống loa truyền thanh hoặc mạng lưới các trưởng thôn bằng văn bản. Tuy nhiên có kiến nghị là hệ thống loa phát thanh của các địa phương cần được cải thiện hoặc hỗ trợ kinh phí duy tu bảo dưỡng. Về đời sống xã hội của người dân khu tái định cư, chính quyền xã Ea Na cho biết cũng thường xuyên theo dõi và nhận thấy nơi ở của người dân cũng ổn định, sạch sẽ, một số hộ có kinh phí thì đã tu sửa lại nhà cửa. Tuy nhiên sau khi được đền bù thiệt hại, một số đồng bào người dân tộc thiểu số không quản l{ được nguồn tiền có được mặc dù chính quyền xã cũng đã có tuyên truyền.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Vào thời điểm lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, chương trình giám sát môi trường là một trong những nội dung của Báo cáo ĐTM được quy định theo luật Bảo vệ môi trường 1993 và Nghị định 143/2004/NĐ-CP ngày 12/7/2004 của Chính phủ. Nội dung chương trình giám sát được thực hiện trong giai đoạn gồm giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn vận hành. Các nội dung giám sát môi trường như sau: Giám sát các thông số khí tượng thủy văn Lập trạm quan trắc khí tượng thủy văn với nhiệm vụ: -

-

Quan trắc các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, mưa, độ ẩm…; Giám sát việc thay đổi chế độ thủy văn trong thời gian trước và sau khi có hồ (lưu lượng, vận tốc dòng chảy, phù sa, mực nước…); Giám sát biến đổi chất lượng nước sau khi có hồ; Dự báo lũ thi công và vận hành hồ chứa.

Vị trí lập trạm: Sử dụng các trạm thuộc mạng lưới thủy văn quốc gia trên lưu vực sông Srê Pok. Trạm thượng nguồn (số liệu đầu vào) có thể sử dụng 2 trạm: Giang Sơn trên nhánh Krông Ana và Đức Xuyên trên nhánh Krông Nô. Trạm hạ du (số liệu đầu ra) có thể sử dụng trạm cầu 14. Tần suất giám sát: liên tục trong 5 năm để phục vụ xây dựng công trình, sau đó sẽ giám sát lâu dài để phục vụ vận hành nhà máy. Giám sát môi trường sinh thái Tiến hành các khảo sát định kz 1 lần/6 tháng về cá và thủy sinh trong vùng long hồ và khu vực hạ du (sau đập và sau nhà máy) nhằm phát hiện 40


những thay đổi về thành phần loài và sự phát triển của chúng sau khi có hồ. Thời gian giám sát là 5 năm. Giám sát y tế Giám sát y tế bao gồm giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động đã được đề xuất cũng như phát hiện vấn đề mới hoặc đột biến trong bệnh tật hoặc tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, giám sát y tế còn bao gồm kiểm soát việc thực hiện các biện pháp y tế khác như tiêm chủng, phòng chống lao, phòng chống sốt rét, khả năng cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh… Giám sát đền bù, di dân tái định cư Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư là công tác phức tạp. Cơ cấu tổ chức cơ quan giám sát phải thể hiện tính trách nhiệm tổng hợp của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh xuống đến cấp huyện, xã, thôn và đại diện của những cộng đồng bị ảnh hưởng. Các thành phần môi trường môi trường giám sát bao gồm: chất lượng nước; chất lượng không khí; thủy văn dòng chảy; chế độ khí hậu; dân sinh kinh tế xã hội; đền bù tái định cư; hệ động thực vật; hệ thủy sinh cá. So sánh nội dung chương trình giám sát trong Báo cáo ĐTM với nội dung báo cáo giám sát môi trường được chủ dự án thực hiện lần đầu vào năm 2009 thì các thành phần môi trường chưa được thực hiện gồm: chất lượng môi trường không khí; hệ động thực vật; hệ thủy sinh (cá). Trong năm 2010 các thành phần môi trường được giám sát gồm : chất lượng môi trường không khí (xung quanh, khí thải, nước sản xuất); chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm; vi khí hậu; thủy văn công trình (mực nước) và các thành phần môi trường được giám sát trong năm 2011 tương tự năm 2010. Tần suất giám sát môi trường: Các thành phần môi trường được thực hiện với tần suất giám sát hai lần một năm chỉ có thủy văn dòng chảy. So với nội dung đã đề xuất trong Báo cáo ĐTM thì chủ dự án đã tuân thủ đúng quy định đối với với các nội dung giám sát thủy văn dòng chảy, dân sinh kinh tế - xã hội, trong khi đó các thành phần môi trường được đề xuất quan trắc 4 lần/năm như: chất lượng nước, chất lượng không khí; chế độ khí hậu chỉ thực hiện được mỗi năm 2 lần cho các năm 2010 và năm 2011. Các thông số giám sát: Các thông số giám sát môi trường trong quá trình xây dựng có sự khác biệt so với nội dung được đề xuất. Trong giai đoạn vận hành, chủ dự án đã thực hiện việc giám sát hầu hết các thành phần môi trường theo chương trình giám sát môi trường đã được xây dựng trong Báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, trong số các thành phần môi trường chưa được giám sát bao gồm: hệ động thực vật trên cạn và dưới nước 41


chưa được thực hiện đầy đủ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Việc thực hiện xây dựng dự án công trình thủy điện Buôn Kuôp đã được chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý Dự án thủy điện 5 tuân thủ các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam. Giai đoạn xây dựng công trình đã thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục liên quan, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng và ban ngành địa phương. Quá trình vận hành công trình, đơn vị vận hành là Công ty thủy điện Buôn Kuop cũng đã thực hiện tốt các yêu cầu về đảm bảo an toàn đập, cảnh báo lũ và quy trình điều tiết nước. Các công tác quan trắc, đo đạc cũng được thực hiện thường xuyên và được sự kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, với đặc thù là một công trình thủy điện có quy mô tương đối lớn, công trình thủy điện Buôn Kuôp cũng tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và cuộc sống kinh tế, xã hội của người dân vùng bị ảnh hưởng, một số vấn đề vẫn còn tồn tại chưa được giải quyết triệt để. Công tác giám sát, thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của đơn vị vận hành chưa được công khai, thiếu cơ sở, thông tin để đưa ra kết luận chính xác. Tính trách nhiệm và sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và đơn vị quản lý, vận hành chưa được thể hiện rõ trong việc giải quyết các vấn đề tiêu cực. Khuyến nghị Trước các vấn đề tiêu cực đang được người dân phản ánh, chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành và chính quyền cấp tỉnh, huyện cần phối hợp để giải quyết dứt điểm, giải thích thấu đáo để người dân an tâm ổn định cuộc sống. Các đề nghị cụ thể được tổng hợp từ người dân sau quá trình nghiên cứu của cộng đồng, được tổng hợp ở Bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.2: Các đề nghị cụ thể của các cộng đồng nghiên cứu Từ cộng đồng Buôn Drai, xã Ea Na, huyện Krông Ana Đất đai

-

Đề xuất cấp đất theo khẩu. Di dời những hộ sống dọc sông, những hộ đang có diện tích đất bị sạt lở đến nơi cao ráo, an toàn. Thực hiện việc cấp đất cho người dân, những hộ bị trừ đất và không trừ đất khi đền bù đi dời tái định cư. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác hoặc đất ở cho 12 hộ dân trong buôn. Trong đó có hộ gia 42


đình anh Y-Mre HĐơk chưa có giấy chứng quyền sử dụng đất cho cả đất ở và đất canh tác. Sản xuất

-

-

-

Trang thiết bị, hạ tầng

-

-

-

Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người dân với lãi suất thấp và vay dài hạn để người dân có thể mua thêm đất để canh tác, chăn nuôi dê, bò để xóa nghèo bền vững. Cấp cây giống phù hợp cho việc canh tác ở đất đồi như bơ, điều, cây rừng để trồng nhằm chống bạc màu, xói lở đất. Hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp về trồng trọt và chăm sóc cây cà phê. Hỗ trợ các hộ sống dọc bờ sông để có thể nuôi cá lồng như vốn, kỹ thuật, dụng cụ, trang thiết bị và cung ứng đầu ra ổn định. Hỗ trợ thuyền, áo phao để người dân sang sông canh tác được an toàn hoặc cho những người đánh bắt thủy sản trên sông. Bê tông hóa, trải nhựa cho 750m đường đất còn lại trong buôn. Cung cấp, đưa nguồn nước sạch về buôn. Đề nghị xây dựng, lắp đặt trạm bơm bơm nước từ sông lên đến diện tích canh tác của người dân đối với những hộ ở xa. Kéo lưới điện vào lô canh tác của người dân.

Từ cộng đồng thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana Đền bù

-

-

Sản xuất

-

-

Hỗ trợ, bồi thường tài sản như nhà cửa, đất sạt lở, cây trồng bị ngập úng, thẩm thấu cho người dân, đặc biệt là các hộ dân ở ven sông. Giải ngân, hoàn thành việc đền bù các diện tích đất chưa đền bù xong cho các hộ dân bị sạt lở ở sát bờ sông để người dân có thể di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn hơn. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp cho người dân trong thôn để người dân có nguồn vốn phát triển chăn nuôi, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như tiêu, bơ, sầu riêng. Các loại cây này thường thì sau 5 năm mới cho thu hoạch nên cần nguồn vốn lãi suất thấp, hoàn trả chậm. Hỗ trợ con giống, nguồn thức ăn, kinh phí đầu tư lồng, 43


-

Trang thiết bị, hạ tầng

-

-

Môi trường

-

-

-

chuồng để các hộ dân có thể nuôi trồng và phát triển thủy sản đảm bảo kinh tế gia đình. Nguồn lợi thủy sản suy giảm cần có các chương trình thả cá giống để làm tăng nguồn lợi thủy sản; đồng thời nghiêm cấm các loại hình khai thác bằng sung điện. Hỗ trợ thuyền bè để đi lại, áo phao cho những hộ đánh bắt thủy sản, những người phải sang sông (bờ bên kia của huyện Krong Nô) để canh tác, trồng trọt. Hỗ trợ, đầu tư xây dựng đường nhựa hoặc đường bê tông cho 3km đường giao thông trong thôn. Đưa nguồn nước sạch về thôn, hỗ trợ ban đầu về chi phí lắp đặt, sử dụng. Xử lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước cho các hộ dân sống dọc sông, đặc biệt là khu vực xóm 4 thôn Ea Tung. Thực hiện các dự án trồng rừng phòng hộ ven sông để chống sạt lở bờ sông, gió, lũ và trồng hoàn trả diện tích rừng đã mất. Hỗ trợ chi phí thuốc diệt cây Mai Dương và công phun diệt.

44


CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIỚI CỦA THỦY ĐIỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Nguyện, Nguyễn Thị Mỹ Vân và Lâm Thị Thu Sửu

GIỚI THIỆU CHUNG Thủy điện được xem là nguồn năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp năng lượng. Vì thế thủy điện góp phần vào sự phát triển quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển ngành công nghiệp thủy điện không những ảnh hưởng đến môi trường dòng sông, tài nguyên trên dòng sông, tài nguyên rừng bị phá hủy mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư bị di dời, cộng đồng dân cư đang sống ven lòng hồ, ven dòng sông ở vùng hạ lưu. Đặc biệt, để xây dựng các đập thủy điện, nhiều hộ gia đình phải tái định cư không tự nguyện. Điều này đã gây ra những căng thẳng lớn về tâm lý xã hội cho các cá nhân và toàn thể xã hội. Không những thế, nhiều khu tái định cư đã không bảo đảm cuộc sống của người dân “tốt hơn hoặc tối thiểu bằng nơi ở cũ” như đã hứa hẹn từ chủ đầu tư đã gây ra những bức xúc cho cộng đồng rất lớn. Những tác động bởi các công trình thủy điện sẽ không ngoại lệ cho bất kz ai, từ nam giới, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật hay đồng bào dân tộc thiểu số, tất cả đều bị tác động. Những tác động này thường phá vỡ cấu trúc của cộng đồng cũng như ảnh hưởng tới đời sống của người dân, tới vai trò và trách nhiệm giới đã được thiết lập từ lâu trong các cộng đồng và hộ gia đình. Riêng đối với phụ nữ, phụ nữ không chỉ gánh vác trách nhiệm gia đình mà còn phải đảm nhận các vai trò và nghĩa vụ khác trong cộng đồng. Rõ ràng bên cạnh những đóng góp to lớn đến phát triển 45


quốc gia và thế giới từ năng lượng thủy điện, vẫn tồn tại nhiều tác động tiêu cực đến cộng đồng dưới góc độ giới. Nhưng hầu hết các ảnh hưởng này vẫn chưa được báo cáo một cách cụ thể, thường là bị bỏ qua hoặc xem nhẹ khi xác định giá trị và tính bền vững của các dự án. Theo Ủy ban thế giới về đập (Simon 2013), “… giới là một phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Việc phụ nữ được hưởng những lợi ích từ xây dựng đập thủy điện như hiện nay là điều kiện cần nhưng chưa đủ để góp phần cho bình đẳng giới”. Rõ ràng tôn trọng quyền và lợi ích của cả nam giới và phụ nữ khi xây dựng các đập thủy điện có thể đem lại lợi ích công bằng cho cả hai giới, góp phần cải thiện các vấn đề giới. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề giới đã được các doanh nghiệp đầu tư, chuyên gia tài chính chú trọng đúng mức và đưa vào trong quá trình xây dựng chính sách và văn bản pháp luật của chính phủ. Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có kế hoạch hành động về bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ, trong đó có cam kết lồng ghép giới trong quy hoạch và quản l{ tài nguyên nước. Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã nêu rõ mục tiêu: “Đảm bảo bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển” (Quốc hội 2006). Ngoài ra Việt Nam cũng có chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Cụ thể, chiến lược giới trong phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam hướng tới việc cải thiện “sự tiếp cận và tham gia công tác quản lý tài nguyên như đất, nước, cơ sở hạ tầng, tín dụng và các dịch vụ khác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn” của phụ nữ (Simpson và Simon 2013). Đồng thời, chiến lược này còn đưa ra khuyến nghị “xây dựng cơ sở dữ liệu phân tích về giới và công cụ định lượng trong khi xây dựng các chính sách phát triển, kế hoạch, chương trình và các dự án” (Simpson và Simon 2013). Đây là cơ sở đảm bảo xem xét các nhu cầu của phụ nữ do ảnh hưởng bởi công trình thủy điện. Chương này tập trung thảo luận các phát hiện về tác động của thủy điện dưới góc nhìn của giới đối với người dân địa phương từ trường hợp thủy điện A Lưới, một công trình nằm đầu nguồn sông 3S (Serepok 3, Sesan, Sekong) trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế. Chú trọng các tác động của thủy điện A Lưới đến hoạt động sản xuất, tái sản xuất và hoạt động cộng đồng dưới góc độ giới, nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu hai thôn A Sáp và A Đên thuộc xã Hồng Thượng (đây là khu tái định cư Cân Tôm cũ) và thôn Quảng Ngạn thuộc xã Sơn Thủy, đây là khu vực bị bán ngập bởi hồ chứa nước của thủy điện A Lưới. Kết quả nghiên cứu được mong đợi là cơ sở để 46


thúc đẩy phía chủ đầu tư dự án (Công ty cổ phần thủy điện miền Trung EVN CHP, Nhà máy thủy điện A Lưới) và cơ quan Nhà nước cần quan tâm các vấn đề liên quan đến giới và lồng ghép giới vào quá trình ra quyết định.

THỦY ĐIỆN A LƯỚI: CÔNG TRÌNH VÀ QUAN TÂM ĐẾN GIỚI Công trình thủy điện A Lưới Công trình thủy điện A Lưới được đầu tư gần 3.235 tỉ đồng, khởi công từ 6/2007 và đến tháng 6/2012 đã hoàn thành để đưa vào vận hành thương mại. Thủy điện A Lưới được xây dựng trên dòng sông A Sáp, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 70 km3. Sông A Sáp là phụ lưu cấp 3 của sông Mê-kông, gồm nhiều hợp lưu của sông suối lớn nhỏ, trong đó có hai nhánh lớn là sông Tà Rình và sông A Sáp. Chiều dài lòng sông chính đến tuyến đập thủy điện là 43 km, diện tích lưu vực là 331 km2. Các hạng mục chính của công trình thủy điện A Lưới bao gồm đập chính, đập tràn và nhà máy (gồm 2 tổ máy, tổng công suất phát điện 170 MW. Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy Qmax = 43,3 m3/s) (xem Hình 3.1). Hình 3.1: Mô hình công trình thủy điện A Lưới

Nguồn: Công ty cổ phần thủy điện miền Trung (www.chp.vn)

Thủy điện A Lưới là thủy điện đường dẫn, được đánh giá là ưu việt vì đây là công trình thủy điện lợi dụng thế năng, có đường hầm dài 12 km từ xã Hồng Thượng xuống xã Hồng Hạ, với độ chênh lệch cột nước gần 500 m. Do đó, dù với lượng nước xả qua tua-bin để phát điện tương đối nhỏ, Qmax = 43,3 m3/s, nhưng công suất phát điện của nhà máy rất lớn 170 MW. Điện lượng trung bình năm là 686,5 triệu KWh, là nguồn điện đáng kể cho hệ thống điện quốc gia, góp phần chủ động về an ninh năng lượng. 3

Đánh giá tác động xã hội thủy điện A Lưới, tháng 6/ 2014, CSRD - CORENARM

47


Sự quan tâm đến giới trong Công ty thủy điện miền Trung và thủy điện A Lưới Ban lãnh đạo Công ty thủy điện miền Trung bao gồm Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng giám đốc, nhưng không có nữ. Công ty có 07 phòng ban tương ứng 07 trưởng phòng nhưng chỉ có 01 nữ trưởng phòng. Tổng số công nhân viên công ty là 117 người, trong đó nữ giới có 13, chiếm 11,11%. Trong quá trình tuyển nhân viên vào làm việc nhà máy, từ nhân viên đến công nhân, công ty đã thông báo rộng rãi trên các kênh thông tin, nhưng thực tế sự tự nguyện tham gia của nữ giới vào nhà máy rất hạn chế, nhất là đối với nữ giới có trình độ đại học trở lên. Thậm chí trong Nghị quyết của Tổng công ty còn ưu tiên tuyển dụng nữ để đạt được 15% tỷ lệ lao động nữ. Có một số bộ phận còn đặc biệt ưu tiên tuyển lao động nữ như bộ phận văn thư, phục vụ, kế toán. Tuy nhiên, do tính chất công việc, đặc thù chuyên môn và cấu trúc địa hình nên có rất ít cán bộ nữ tham gia tại công ty. Cụ thể những rào cản đối với nữ giới khi tuyển vào làm việc trong công ty như sau: + Vị trí nhà máy ở xa khu dân cư nên việc đi lại đối với nữ càng vất vả. + Với phụ nữ có gia đình nếu làm việc ở nhà máy sẽ càng hạn chế vì còn phải chăm sóc gia đình, đưa đón con cái đi học. + Sức khỏe nữ giới không như nam giới. Mặc dù đối với nữ lao động đang làm việc tại công ty, nhà máy, lãnh đạo vẫn có những quan tâm ở một mức độ nào đó: như ưu tiên dành cho nữ phụ trách công việc văn phòng, bàn giấy… nhưng số nữ giới thi tuyển vào công ty vẫn hạn chế. Về vấn đề giới, chính sách và việc thực thi tại thủy điện A Lưới, theo lãnh đạo của công ty thủy điện thì hồ sơ phê duyệt các dự án mới chỉ yêu cầu đánh giá tác động môi trường (EIA) chứ không yêu cầu đánh giá tác động xã hội (SIA), SIA thường chỉ là 1 phần nhỏ trong EIA. Chính vì vậy, hoàn toàn chưa có yêu cầu xem xét những tác động giới của bất cứ dự án thủy điện của nhà đầu tư Việt Nam (Riêng các dự án của ADB thì có tác động giới). Theo ý kiến của lãnh đạo công ty thủy điện: “Trong các hỗ trợ của thủy điện A Lưới thì nam và nữ đều được hưởng lợi như nhau. Nếu nam hay nữ hưởng lợi cao hơn là do tỷ lệ nam hay nữ cao hơn.”

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Việc đánh giá tác động giới từ công trình thủy điện có thể được tiến hành ở nhiều giai đoạn: Đánh giá trong quá trình quy hoạch lưu vực sông; đánh giá ngay từ giai đoạn đầu của dự án; đánh giá sau khi dự án đi vào vận hành… Từ mục tiêu của khuôn khổ nghiên cứu và với yêu cầu trong quá 48


trình đánh giá tác động giới cần phải có sự đối thoại của 3 bên: người dân bị tác động, chính quyền và phía dự án đầu tư. Từ ngày 18 tháng 10 đến 02 tháng 11 năm 2015, nhóm nghiên cứu thu thập thông tin, số liệu thứ cấp liên quan công trình thủy điện A Lưới; các báo cáo về đặc điểm kinh tế – xã hội của huyện A Lưới và những xã chịu ảnh hưởng của công trình thủy điện. Liên hệ với chính quyền địa phương và chuẩn bị thủ tục để đoàn tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực địa. Ngày 05 tháng 11năm 2015, nhóm đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo công ty tại nhà máy thủy điện A Lưới, với sự có mặt của Phó Tổng Giám đốc công ty, kiêm Giám đốc nhà máy và chuyên viên cũng như đã trao đổi ý kiến với Lãnh đạo UBND huyện, bao gồm Phó Chủ tịch huyện, đại diện các phòng ban và các xã bị ảnh hưởng bởi thủy điện. Hai ngày 06 và 07 tháng 11 năm 2015 được dành để tiến hành thảo luận nhóm ở 3 thôn thuộc 2 xã, thôn A Đên và A Sáp thuộc xã Hồng Thượng, thôn Quảng Ngạn thuộc xã Sơn Thủy, với sự tham dự của 3 phía: người dân bị tác động, chính quyền địa phương và đại diện phía dự án. Các thảo luận theo nhóm được tổ chức ở mỗi thôn với sự phân chia thành nhóm nam, nhóm nữ và nhóm cán bộ làm việc ở thôn - xã. Hai thôn A Đên và A Sáp xã Hồng Thượng được ghép đánh giá chung vì thực chất hai thôn này mới được tách ra từ khu tái định cư Cân Tôm vào tháng 7 năm 2014. Số dân tham gia thảo luận nhóm là 35 người, bao gồm 16 nữ và 19 nam. Thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy có 30 người tham gia thảo luận nhóm, bao gồm 12 nữ và 18 nam. Trong quá trình thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng 6 công cụ đánh giá tác động giới do Oxfam hướng dẫn và đề nghị. Sáu công cụ đánh giá tác động giới bởi công trình thủy điện bao gồm: (1) Xây dựng hồ sơ hoạt động của người dân bị tác động bởi thủy điện theo giới, bao gồm hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất, hoạt động cộng đồng; (2) Xây dựng hồ sơ sử dụng và kiểm soát tài nguyên theo giới (hồ sơ tiếp cận tài nguyên). Công cụ này với mục đích muốn xác định rõ ai là người quyết định đến việc sử dụng các dạng tài nguyên thuộc sở hữu của gia đình hay cộng đồng; (3) Phân tích thể chế nhằm xác định việc thực thi các chính sách, cơ chế ảnh hưởng đến giới tại địa bàn dự án; (4) Phân tích những vấn đề tác động theo giới. Trong quá trình xây dựng và vận hành đập thủy điện đã tác động đến nam giới và nữ giới như thế nào về vấn đề môi trường, xã hội, kinh tế…; (5) Đánh giá nhu cầu giới trong bối cảnh thực tế của cuộc sống hiện nay trước những tác động của công trình thủy điện và (6) Phân tích công cụ nâng cao vị thế cho phụ nữ nhằm đánh giá ảnh hưởng của thủy điện đến vị thế của phụ nữ theo các mức độ “phúc lợi, tiếp cận, nhận thức, huy động sự tham gia, kiểm soát”. Tuy việc đánh giá tác động giới từ công trình thủy điện được thể hiện qua 6 công cụ, nhưng thực tế công cụ 2 và công cụ 6 đều nhằm mục đích là xác định khả năng tham gia của phụ nữ vào quy trình quy 49


hoạch và đưa ra quyết định nhằm mang lại lợi ich công bằng cho phụ nữ trong xã hội. Vì thế trong quá trình phân tích, viết báo cáo, công cụ 2 và công cụ 6 được lồng ghép thành một. Đồng thời, báo cáo cơ bản phân tích những tác động từ công trình thủy điện đến hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường… và những nhu cầu, hướng giải pháp dưới góc độ giới là chủ yếu. Sau khi đánh giá tác động giới bằng 6 công cụ, nhóm đã tổng hợp các kết quả thu được một cách sơ bộ và đã tổ chức gặp mặt 3 bên (chính quyền địa phương từ thôn đến xã, đến huyện, đại diện phía người dân bị tác động và đại diện phía chủ đầu tư) để chắt lọc những nội dung đánh giá thật sự chính xác và phù hợp với thực tế hơn. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các khuyến nghị mang tính khả thi hơn.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu Kết quả khảo sát tại thôn A Sáp và A Đên xã Hồng Thượng, người dân cho biết do ảnh hưởng của thủy điện nên cộng đồng được di dời đến vùng tái định cư hiện nay. Ở vùng tái định cư, chất lượng đất rất kém, chủ yếu là sỏi đá, không canh tác được, hầu hết các hộ không có đủ đất để trồng lúa. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không đủ, hiện chỉ có 9ha đất ruộng lúa có hệ thống thủy lợi, 15/24 ha đất quy hoạch cho sản xuất lúa nước hiện đang bị bỏ hoang. Khác với cộng đồng thôn A Sáp và A Đên xã Hồng Thượng, cộng đồng cư dân thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy là vùng bán ngập do ảnh hưởng của thủy điện. Khoảng 95% đất đai của địa phương bị ngập, không thể sản xuất thường xuyên như trước đây. 7/9 ha đất lúa nước bị ngập nên năng suất lúa giảm, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực ở hầu hết các hộ gia đình. Tình hình việc làm, thu nhập ở địa phương Kết quả khảo sát cho thấy kể từ khi xây dựng đập thủy điện đến nay cơ cấu việc làm ở địa phương có sự biến động mạnh. Trước đây người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và khai thác các lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Kể từ khi có thủy điện, đất canh tác bị thu hẹp, dẫn đến thiếu việc làm. Theo ý kiến của người dân hiện có hơn 90% hộ gia đình tại các xã được khảo sát đi làm thuê: thanh niên chưa lập gia đình thường vào các tỉnh phía Nam (nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh) để tìm việc làm, những người đã lập gia đình thì làm thuê ở các xã lân cận. Thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn cũng giảm hẳn so với trước đây. Theo tính toán của người dân, thu nhập của các hộ giảm khoảng 30%, tuy nhiên chi tiêu lại tăng cao vì phải trả thêm nhiều khoản chi hơn so với 50


trước, như chi phí khám chữa bệnh, mua thêm lương thực, tiền điện, nước... Trước đây, người dân có ruộng, có rẫy, có đất trồng rừng nên thu nhập ổn định, không bị thiếu lương thực. Hiện nay, không đủ đất canh tác nên sản xuất nông nghiệp hầu như không đủ ăn, chăn nuôi cũng không phát triển do không có nguồn thức ăn, không có bãi chăn thả; thu nhập từ làm thuê rất bấp bênh, lúc có lúc không, tiền công làm thuê có sự khác biệt giữa nam và nữ do đặc thù công việc. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng được Công ty thủy điện đầu tư cho các cộng đồng bị ảnh hưởng được người dân cũng như chính quyền địa phương đánh giá là tương đối đồng bộ, khang trang hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên, chất lượng của các công trình kém, nhanh xuống cấp, khiến cho người dân cảm thấy không an tâm khi sử dụng, cụ thể các công trình như sau: Trường học: Tại cộng đồng tái định cư, 3 cơ sở trường học (mẫu giáo, cấp 1 và cấp 2) được Công ty thủy điện xây mới. Trường mẫu giáo và trường cấp 1 đang được đưa vào sử dụng nhưng cơ sở vật chất không đảm bảo chất lượng. Trường cấp 2 không dùng đến vì có quá ít học sinh, nên hiện các em học sinh cấp 2 đang được học ghép với học sinh cấp 1. Trường cấp 3 ở xa, học sinh không có phương tiện đi lại, bố mẹ cũng không thể đưa đón nên phần lớn học sinh học xong cấp 2 là bỏ học. Trạm xá: Mặc dù Công ty thủy điện đã xây dựng 1 trạm xá y tế tại cộng đồng thôn tái định cư A Sáp nhưng không sử dụng được. Lý giải điều này, lãnh đạo huyện A Lưới giải thích: “Theo nguyên tắc, thôn không được có trạm y tế (Nhà nước không cấp kinh phí vận hành và trả lương), do đó huyện không thể phân bổ bác sĩ, y tá hoặc các trang thiết bị về cho trạm y tế. Lúc xây dựng, UBND huyện A Lưới cũng không lường hết trước những vấn đề này. Tại thời điểm thông qua phương án xây dựng, mọi người chỉ nghĩ làm sao cho đủ thể chế điện, đường, trường, trạm, chứ không nghĩ đến cơ chế hoạt động về sau.” Giao thông đi lại: Tại khu tái định cư (TĐC), đường đi được quy hoạch đẹp nhưng bị hư hỏng ngay sau khi bàn giao đưa vào sử dụng. Theo phản hồi của Công ty thủy điện: “Đầu tư cơ sở hạ tầng xuống cấp sau 4 năm cũng là điều tất yếu, ngoài ra do phương pháp sử dụng chưa phù hợp, bà con cho phép xe tải trọng lớn vào nên đường nhanh hỏng”. Điều kiện đi lại cho người dân từ khu dân cư sang khu vực sản xuất: Trước đây có xây dựng cầu tràn trên khe Kiếng cho người dân từ khu dân cư sang khu đất sản xuất mới, nhưng đợt lũ năm 2013 đã cuốn trôi cây cầu này. Hiện nay UBND xã và người dân kiến nghị Công ty thủy điện nên xây dựng lại cây cầu này để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại. Ngoài ra, theo phản ảnh của người 51


dân, việc đi lại mua bán trao đổi hàng hóa của người dân đang gặp nhiều khó khăn. Khu TĐC xa chợ nên mọi việc mua bán đều phụ thuộc vào những người bán hàng rong. Điều này gây áp lực rất lớn đối với phụ nữ, bởi trách nhiệm chính của họ là phải đảm bảo lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho cả gia đình. Nhà ở: Theo phản ánh của người dân thôn A Sáp, Công ty thủy điện đã xây nhà mới cho người dân trước khi họ được di dời đến. Tâm lý bà con rất mừng vì có nhà đẹp hơn, to hơn so với nơi ở cũ, tiện lợi hơn vì có nhà vệ sinh. Trước khi xây nhà, Công ty thủy điện có tham vấn với cộng đồng trong việc lựa chọn kiểu nhà. Tuy nhiên, theo đánh giá của cộng đồng, nhà ở xây cho dân chất lượng kém, nền nhà bị bong tróc nên phải sửa lại mới ở được. Nhà có nhiều cửa sổ nhưng không đóng được, bị vênh, người dân phải lấy dây cột lại mỗi khi có mưa hoặc gió. Tường nhà bị thấm, nứt và bị dột khi trời mưa. Thiết kế nhà bếp cũng không phù hợp với phong tục tập quán và nhu cầu của người dân nông thôn, đặc biệt đối với bà con dân tộc thiểu số. Người dân cho rằng: “Thủy điện xây nhà bếp đẹp nhưng chỉ để đun nấu bằng bếp ga, trong khi đó người dân nông thôn chủ yếu đun nấu bằng củi nên khói mù mịt”. Do vậy, hầu hết các hộ đều phải xây thêm nhà bếp để thuận tiện cho việc đun nấu. Các hộ phải vay mượn tiền để xây thêm nhà tắm và nhà bếp, gánh nặng nợ nần tăng thêm. Bên cạnh đó, người dân cho rằng, trước đây ở nhà cũ xấu hơn nhưng an toàn hơn, người dân không phải lo lắng vì sợ sập nhà vào mùa mưa bão. Bây giờ được ở nhà to hơn nhưng cảm giác bất an, lo sợ nhà sập mỗi khi có gió lớn vì chất lượng nhà không đảm bảo. Cơ chế chia sẻ lợi ích từ thủy điện A Lưới Đối với khu TĐC, cơ chế chia sẻ lợi ích chính của công ty là đóng thuế hàng năm cho huyện và hỗ trợ một số hoạt động khác. Trong tổng số tiền hỗ trợ cho khu TĐC tính đến nay khoảng 400 tỷ thì có 4,3 tỷ được chi cho các hỗ trợ sinh kế, chiếm khoảng 1%. Theo phát biểu của lãnh đạo Công ty thủy điện: “Hằng năm chúng tôi có hỗ trợ xây dựng khoảng 1-2 nhà tình nghĩa/năm, cho đến nay đã được khoảng 8-9 nhà tình nghĩa, mỗi nhà tình nghĩa trị giá khoảng 40-50 triệu đồng. Công ty thủy điện miền Trung mỗi năm đóng trên dưới 100 tỷ cho các quỹ. Năm 2014, công ty chi ra 1,8 tỷ để làm đường đi cho xã Sơn Thủy. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ thêm ngân sách để xây dựng chợ Bốt Đỏ (1 tỷ), bãi rác (hơn 1 tỷ) và hỗ trợ xây dựng bếp ăn cho trường mẫu giáo. Theo lời kêu gọi của tỉnh, công ty cũng chi ra 1 tỷ để xây dựng trường học cho bà con Lào tại khu vực sát thủy điện.”

52


Cơ chế phản hồi Cơ chế phản hồi được lãnh đạo Công ty thủy điện mô tả như sau: “Nếu người dân có phản hồi vấn đề gì thì chủ yếu thông qua kênh địa phương, công ty chỉ mang tính chất theo dõi. Cho đến nay, các thông tin phản hồi tại địa phương chủ yếu liên quan đến giá cả đền bù. Chưa có phản hồi nào về việc đời sống của người dân gặp khó khăn, một số ý kiến còn cho rằng, đời sống của người dân khu TĐC còn tốt hơn trước kia”.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIỚI CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN A LƯỚI Trong quá trình triển khai đánh giá tác động đến giới bởi công trình thủy điện A Lưới, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá ở 3 thôn thuộc 2 xã. Xã Hồng Thượng gồm thôn A Đên và thôn A Sáp. Hai thôn này thực chất thuộc khu tái định cư Cân Tôm và mới được tách ra từ tháng 7 năm 2014. Khu tái định cư Cân Tôm là nơi đón nhận số dân vốn sống ở lòng hồ và họ là thành phần bắt buộc phải di dời. Đối với thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy là nơi bị ảnh hưởng bởi mực nước dâng của lòng hồ, là vùng đất bị bán ngập. Tác động đến hoạt động sản xuất của hộ gia đình Tại 3 địa bàn được khảo sát, sinh kế chính của người dân trước đây là sản xuất nông nghiệp và khai thác các lâm sản phi gỗ. Việc xây dựng đập thủy điện đã làm ảnh hưởng đến đất canh tác của cộng đồng. Đất sản xuất không những thiếu mà chất lượng quá kém, khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng có nhiều biến động; vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình cũng vì thế mà phải thay đổi theo để thích ứng với điều kiện sống hiện tại. Bảng 3.1 dưới đây sẽ tổng hợp về sự thay đổi các hoạt động sinh kế của 2 xã trước và sau khi xây dựng đập thủy điện A Lưới. Bảng 3.1. Những thay đổi về các hoạt động sản xuất của người dân trước và sau khi có thủy điện Hoạt Trước khi có thủy động điện sản xuất Thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy Trồng - 100% hộ gia đình trọt đều có ruộng nước, diện tích bình quân 2-3 sào/hộ. - Năng suất lúa bình quân 6 tấn/ha. - Có đất để trồng

Từ khi thủy điện được xây dựng/ Tái định cư - 95% diện tích đất bị ngập, không canh tác được, ruộng lúa bị thu hẹp. Trước đây có 9ha ruộng nước giờ chỉ còn 2 ha có thể sản xuất được. - Vẫn cố gắng duy trì 2 vụ lúa/ năm. - Năng suất hiện tại chỉ đạt 3 tấn/ha do ruộng bị ngập. 53


hoa màu: mía, cà - Hiện tại người dân đang tận dụng đất phê, sắn... để bán. của thủy điện để canh tác nhưng rất Thu nhập ổn định. bấp bênh vì có thể bị ngập bất cứ lúc nào. Chăn - Vì có đất trồng rau - Đất bị ngập úng không trồng rau nuôi nên chăn nuôi phát được, ngoài ra nước lên xuống bất triển, đặc biệt là thường nên người dân không dám đầu lợn nái. tư nhiều vào chăn nuôi. Đặc biệt sau - Ngoài ra người trận lũ năm 2013, nước lên cao đột dân còn chăn nuôi ngột, người dân phải vác heo chạy, từ trâu, bò, gà vịt... đó hạn chế việc nuôi heo. - Thu nhập ổn định. - Trâu bò, gà vịt cũng không nuôi được vì thiếu diện tích chăn thả và không có thức ăn. Làm thuê Trước đây người Là nông dân nhưng không có đất sản dân chủ yếu làm xuất nên tình trạng thất nghiệp nhiều, nông nghiệp, đất không có thu nhập, buộc người dân đai màu mỡ, không phải đi làm thuê khắp nơi. Giờ đây làm thiếu việc làm, nên thuê trở thành hoạt động sinh kế chính tình trạng đi làm (90/92 hộ có người đi làm thuê), có thuê ở bên ngoài ít nhiều hộ đi làm thuê cả gia đình. Giới xảy ra. trẻ thường di cư vào thành phố Hồ Chí Minh để tìm việc làm, những người đã có gia đình thường làm thuê ở các xã lân cận Thôn A Đên và A Sáp, xã Hồng Thượng Trồng - Đất đai màu mỡ, - Tại khu tái định cư: Đất ruộng khô trọt nhiều. cằn, sỏi đá, thiếu hệ thống tưới tiêu. - Có ruộng nước để Hiện vẫn còn 15/24ha đất ruộng nước trồng lúa; có đất bị bỏ hoang do quá nhiều sỏi đá, rẫy để trồng hoa không khai hoang được. màu: khoai sắn, - Người dân vẫn cố gắng sản xuất 2 vụ ngô, đậu; có đất lúa nước/năm nhưng năng suất rất vườn để trồng mít, thấp, diện tích nhỏ chuối... - Đất vườn được cấp 5.000m2/hộ - Tất cả các hộ gia nhưng chủ yếu là đất sỏi đá, nhiều đình đều không lo bom mìn, người dân sợ không dám lắng về đất canh cuốc vì nguy hiểm, chỉ dùng avin để xoi tác. đất, trồng keo, đậu, ngô, sắn... luân phiên để có cái ăn. Cây Keo được trồng đến nay vẫn chưa thu hoạch được nên chưa có thu nhập. 54


- Hầu hết các hộ đều không đủ đất canh tác. - Cả 2 giới đều tham gia vào các hoạt động trồng trọt của gia đình. Tuy nhiên phụ nữ đảm nhận chính ở các khâu chăm sóc, trồng. Chăn nuôi - Trâu bò được - Hiện nay chăn nuôi trâu bò rất hạn chăn thả. chế vì không có đồng cỏ, chăn nuôi lợn - Lợn, gà vịt cũng cũng ít vì không có thức ăn và thiếu được nuôi ở hầu vốn đầu tư. hết các hộ gia đình. - Một số hộ nuôi lợn theo phương thức các lái buôn đầu tư thức ăn, con giống, khi bán thì hoàn trả vốn. Phương thức này không hiệu quả, thậm chí bị lỗ. - Gà vịt được nuôi với số lượng ít, chủ yếu do phụ nữ đảm nhận chăm sóc hàng ngày, tuy nhiên đàn ông thỉnh thoảng bắt làm thịt chiêu đãi bạn bè. - Cá cũng được các hộ nuôi với số lượng ít, chủ yếu dùng cho gia đình, hầu như không bán. Hái lượm Hái lượm LSNG là LSNG hoạt động truyền thống của cộng đồng người dân xã Hồng Thượng. Làm thuê Trước đây người dân chỉ thỉnh thoảng đi làm thuê vào những lúc nông nhàn và chủ yếu là nam giới.

Tại khu TĐC, xa nơi ở cũ, điều kiện vào rừng cũng khó hơn, người dân phải đi xa hơn.

Hiện nay hầu hết người dân phải đi làm thuê, công việc rất bấp bênh, lúc có lúc không. Làm thuê trở nên phổ biến ở tất cả các hộ gia đình.

Tác động của thủy điện đến hoạt động tái sản xuất của hộ gia đình Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng nhà máy thủy điện A Lưới không chỉ làm thay đổi các hoạt động sản xuất của người dân mà các hoạt động tái sản xuất của gia đình như việc chăm lo sức khỏe, giáo dục của các thành viên trong gia đình, an ninh lương thực cho gia đình cũng bị ảnh hưởng. 55


Chăm sóc sức khỏe Tại thôn TĐC A Sáp, A Đên, Công ty thủy điện có xây trạm y tế tại cộng đồng nhưng không đưa vào sử dụng được, buộc người dân phải đi xa hơn để khám chữa bệnh. Theo ý kiến của người dân, nơi khám chữa bệnh xa, điều kiện đi lại không thuận lợi, kinh tế khó khăn nên phụ nữ, trẻ em và người già khó tiếp cận được. Vì vậy, số lượng người mắc bệnh ngày càng nhiều hơn: người già và trẻ em thường xuyên bị sốt rét, tiêu chảy, bệnh ngoài da, phụ nữ bị bệnh phụ khoa gia tăng. Chất lượng nhà ở khu TĐC xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Những hôm trời mưa to, phụ nữ không dám ngủ mà phải thức để lấy thau, chậu hứng nước mưa và lau nền nhà liên tục, nếu không nước chảy lai láng, nguy hiểm cho trẻ nhỏ, dễ trơn trượt. Bên cạnh đó người dân cũng phàn nàn về thái độ làm việc thiếu trách nhiệm của Công ty thủy điện vì không giữ đúng những cam kết với dân đã khiến cho người dân mất lòng tin. Theo một phụ nữ thôn A Sáp: “Khi nhận nhà, tôi thấy nhà bếp bị hỏng, nhà vệ sinh không sử dụng được, tôi báo cho Công ty thủy điện đến xem xét để sửa chữa. Công ty ước tính chi phí sửa chữa khoảng 6 triệu đồng, đưa giấy cho tôi ký cùng với 6 hộ khác trong thôn (cả thôn có 7 hộ đều bị như vậy). Ký xong không thấy công ty đưa tiền sửa chữa, cũng không cho thợ đến sửa, buộc lòng tôi phải vay tiền để sửa, không thì không thể ở được. Từ đó đến nay công ty vẫn không trả tiền cho tôi”. Ngoài ra, các hộ người Kinh ở các thôn tái định cư không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc khám chữa bệnh. Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế: “Chỉ những người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số (DTTS), đang sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, mới được Nhà nước cấp 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế. Người Kinh không thuộc diện hộ nghèo thì không được Nhà nước cấp kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế”. Theo một cán bộ chính sách huyện: ‘“Trong khuôn khổ chương trình 135 giai đoạn 3 (2012-2015), thôn Cân Tôm được xếp vào loại đặc biệt khó khăn và tất cả những người dân trong thôn này được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí, kể cả người Kinh. Tuy nhiên từ 7/2014 tức là sau khi thôn TĐC Cân Tôm tách ra thành lập thôn A Đên và thôn A Sáp thì trên giấy tờ không có tên của 2 thôn này. Do đó chỉ có những người DTTS mới được cấp thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh miễn phí, người Kinh ở 3 thôn này thì không được, theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg”. Người dân địa phương cho rằng, Nhà nước có sự phân biệt trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế giữa các tộc người cùng sinh sống trên một địa bàn là 56


điều không nên, bởi tất cả các hộ gia đình đều bị di dời tái định cư, họ đều bị ảnh hưởng như nhau và cần có sự hỗ trợ giống nhau, những hộ người Kinh cũng phải được có cơ hội khám chữa bệnh miễn phí như các hộ DTTS trong thôn. Ở thôn Quảng Ngạn, nơi sinh sống chủ yếu là người Kinh cũng gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Người dân bất bình về việc quy định của Nhà nước bắt buộc mua bảo hiểm y tế cho toàn bộ các thành viên trong gia đình. Mặc dù việc này không liên quan đến thủy điện, tuy nhiên theo người dân, cuộc sống hiện tại của họ vô cùng khó khăn, thu nhập giảm, đất canh tác không có, cái ăn trước mắt chưa lo đủ trong khi số tiền đóng bảo hiểm cho tất cả các thành viên trong gia đình không hề nhỏ so với thu nhập của gia đình. Hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế khiến cho cuộc sống của người dân vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn. Thực tế, theo Công văn số 777/BHXH-BT ngày 12 tháng 3 năm 20154, thì đến 01/01/2016 mới bắt buộc thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình, hiện tại đang khuyến khích người dân mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình chứ chưa bắt buộc. Tuy nhiên do nhân viên bảo hiểm chưa thực hiện đúng trách nhiệm và sự hiểu biết của người dân còn hạn chế dẫn đến những bất bình và gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó người dân thôn Quảng Ngạn cũng phản ánh rằng gần đây số lượng người dân trong thôn bị bệnh tiết niệu, đi đái ra sỏi đang có xu hướng tăng (đã phát hiện hơn 10 trường hợp), người dân hoang mang vì chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Cũng không hẳn có liên quan đến thủy điện nhưng người dân cho rằng, cuộc sống đang khó khăn, tiếp cận các dịch vụ y tế bị hạn chế nên nếu xuất hiện các dịch bệnh trên địa bàn sẽ đẩy cuộc sống người dân vào cảnh bần cùng hơn. Vấn đề giáo dục và việc làm Vấn đề giáo dục và việc làm cũng là một trong những điều cần được quan tâm ở địa phương. Mặc dù Công ty thủy điện đã xây mới 3 cơ sở trường học tại cộng đồng thôn TĐC (mẫu giáo, cấp 1 và cấp 2) nhưng số trẻ đến trường rất hạn chế. Thu nhập gia đình giảm, không đủ đất sản xuất, 4

Công văn số 777/BHXH-BT hướng dẫn nội dung về thu bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2015: “Đối với hộ gia đình tham gia BHYT quy định tại Khoản 5, Điều 1 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC đã có người tham gia BHYT tự đóng 100% mức đóng, nếu sau ngày 01/01/2015 tiếp tục tham gia BHYT thì thực hiện cho cá nhân người đó hoặc theo hộ gia đình; những người còn lại trong hộ gia đình chưa tham gia BHYT, khi tham gia BHYT thì bắt buộc thực hiện theo hộ gia đình. Từ 01/01/2016 trở đi, toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải thực hiện BHYT theo hộ gia đình”.

57


không có việc làm nên nhiều gia đình đã cho trẻ em nghỉ học văn hóa để chuyển sang học nghề. Ngoài ra, tình trạng thanh niên di cư lao động tự do vào các tỉnh phía Nam để tìm việc đang có xu hướng gia tăng. Cuộc sống cũng như việc làm của con cái ở các thành phố lớn hiện cũng chưa được các bậc phụ huynh nắm rõ. Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng họ không hề biết con cái họ sống như thế nào, điều kiện ăn ở ra sao, làm gì ở nơi đất khách quê người. Vì cuộc sống hiện tại quá khó khăn, ở địa phương họ không tìm được hướng giải quyết nào phù hợp nên cho con cái đi làm ăn xa vẫn là một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay. Vấn đề an ninh lương thực Người dân ở các thôn TĐC cho biết trước đây mỗi khi thiếu gạo ăn, người dân thường vào rừng hái lượm LSNG và ăn thêm sắn, rau, ngô, đậu... nên không bao giờ bị đói, không cần mua thêm lương thực bên ngoài. Hiện nay tình trạng thiếu lương thực đang rất phổ biến ở hầu hết các hộ gia đình. Người dân cho biết hiện có khoảng 80% hộ gia đình thiếu gạo ăn vì lúa sản xuất ra chỉ tiêu dùng trong gia đình từ 1 đến 2 tháng; đất trồng sắn và hoa màu cũng hạn chế; đi rừng để hái lượm LSNG cũng rất xa nên người dân thiếu ăn quanh năm. Tương tự, ở thôn Quảng Ngạn, đất sản xuất lúa nước bị thu hẹp,7/9 ha ruộng nước bị ngập nên tình hình thiếu lương thực cũng rất phổ biến. Khoảng 50-60% hộ gia đình bị thiếu lương thực phải mua thêm từ bên ngoài. Thiếu lương thực buộc người dân phải vay mượn nên nợ nần ngày càng tăng, áp lực đè nặng lên vai phụ nữ nhiều hơn vì phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính về vấn đề chăm lo các bữa ăn cho gia đình. Tác động của thủy điện đến hoạt động cộng đồng Theo đánh giá của người dân, ở khu TĐC cuộc sống của cộng đồng có phần hiện đại hơn so với nơi ở cũ: “Hầu như nhà nào cũng có TV, có xe máy, có điện thoại di động, đường sá khang trang hơn, rộng hơn nhưng người dân có cảm giác cuộc sống của họ đang bị cô lập, bị tách rời với xã hội bên ngoài: xa trường, xa chợ, xa trung tâm huyện, không có trạm y tế. Người dân tiếp cận thông tin chủ yếu qua ti vi.Vì sống xa chợ (hơn 13km) nên mọi hoạt động trao đổi mua bán đều khó khăn, chủ yếu qua khâu trung gian. Phong tục tập quán của cộng đồng cũng đang bị mai một, các lễ hội truyền thống không được tổ chức vì không có kinh phí”. Ở thôn Quảng Ngạn, việc xây dựng đập thủy điện hầu như không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động cộng đồng vì người dân không bị di dời. Các cuộc họp thôn vẫn tổ chức định kz 1 lần/ quý, ngoại trừ khi có công việc đột xuất thì được tổ chức riêng. Theo phản ánh của người dân, các hoạt động công ích của cộng đồng như dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, các ngày lễ 58


như ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) được cộng đồng tổ chức chu đáo, có nhiều hoạt động cho chị em phụ nữ tham gia. Ở cộng đồng thôn Quảng Ngạn, phụ nữ cũng được bình đẳng như nam giới trong các hoạt động cộng đồng, ý kiến của phụ nữ cũng được tôn trọng như nam giới. Tuy nhiên do cuộc sống quá khó khăn nên đàn ông và lớp thanh niên đi xa làm thuê ngày càng nhiều, ở cộng đồng bây giờ còn lại chủ yếu phụ nữ, người già và trẻ em nên các hoạt động chung của cộng đồng đòi hỏi vai trò của nam giới sẽ rất hạn chế. Tác động đến việc tiếp cận và sử dụng nguồn lực đất đai của hộ gia đình Đối với nông dân, đất sản xuất nông nghiệp và rừng là những tài sản quan trọng nhất. Việc xây dựng nhà máy thủy điện đã ảnh hưởng đến vấn đề đất đai của địa phương. Ở vùng TĐC, đất rất xấu, chủ yếu là sỏi đá và bom mìn. Mặc dù người dân vẫn cải tạo để canh tác 2 vụ lúa/ năm nhưng không đủ ăn do năng suất quá thấp. Sản lượng lúa thu được chỉ đủ cho gia đình ăn từ 1-2 tháng, thời gian còn lại trong năm các hộ gia đình phải mua thêm gạo hoặc ăn sắn thay cơm. Lãnh đạo nhà máy thủy điện A Lưới cũng như chính quyền địa phương đã có những nỗ lực trong việc tìm hướng giải quyết những khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, những giải pháp mà nhà máy thủy điện đưa ra chỉ mang tính chất tạm thời, chưa đem lại sinh kế bền vững cho cộng đồng. Đối với nông dân, đất đai luôn là tài sản quý giá nhất, là nguồn lực quan trọng nhất để đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ gia đình. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn là yếu tố quyết định đến tình trạng kinh tế - xã hội của hộ gia đình. Hạn chế khả năng tiếp cận đất hoặc không đủ đất canh tác sẽ khiến cho cuộc sống của người nông dân đối mặt với nhiều thách thức. Thiếu đất sản xuất và năng suất nông nghiệp giảm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, mất an ninh lương thực, giảm nguồn thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn. Cuộc sống khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ và nam giới với những vai trò và trách nhiệm khác nhau nên họ cũng bị tác động khác nhau và cách xử lý cũng không giống nhau. Với vai trò là trụ cột của gia đình, khi không có đất sản xuất, người đàn ông phải tìm mọi cách làm thêm để kiếm tiền, tăng thu nhập cho gia đình, nuôi vợ nuôi con. Làm thuê là xu hướng phổ biến hiện nay ở cả 2 cộng đồng, thậm chí có người chấp nhận làm những việc trái với pháp luật như vào rừng khai thác gỗ bất hợp pháp, rà tìm các phế liệu chiến tranh. Khi đàn ông đi làm xa, gánh nặng việc gia đình đặt lên vai phụ nữ càng nhiều hơn. 59


Phụ nữ từ xưa đến nay luôn đảm nhận vai trò chăm sóc gia đình, đảm bảo an ninh lương thực cho mọi thành viên trong nhà, vì vậy khi tình trạng thiếu ăn xảy ra, người phụ nữ bị áp lực nhiều nhất, họ dễ bị tổn thương nhất (xem Bảng 3.2). Bảng 3.2: Thiếu đất sản xuất và thu nhập giảm đã tác động đến giới Thiếu Tác đất động sản đến xuất

Thu nhập giảm

Nam - Thiếu việc làm; - Lo lắng bất an vì vai trò là trụ cột của gia đình; - Cảm thấy bất mãn; - Mất lòng tin.

Hưởng - Làm thuê ở các vùng giải lân cận; quyết - Di cư lao động vào các tỉnh phía nam để tìm việc làm; - Cải tạo các vùng đất xấu để canh tác; - Khai thác gỗ bất hợp pháp; - Một số hộ gia đình quay lại nơi ở cũ để sản xuất. Tác - Chán nản sinh ra động rượu chè, cà phê, bida đến suốt ngày; - Nợ nần tăng thêm.

Nữ - Thiếu việc làm; - Lo lắng về vấn đề lương thực cho cả gia đình; - Áp lực về việc chăm sóc con cái vì vừa phải đi xa kiếm việc làm vừa phải chăm lo con cái; - Nợ nần đè nặng lên vai phụ nữ nhiều hơn; - Lo lắng cho vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe của các thành viên trong gia đình. - Tìm việc làm thêm, mở thêm các quán bán hàng, hoặc ở nhà trông con để chồng đi làm ăn xa; - Cùng chồng tham gia cải tạo các vùng đất xấu để sản xuất; - Vào rừng kiếm thêm rau, nấm... để cải thiện bữa ăn của gia đình; - Vay mượn để mua thêm lương thực cho gia đình.

- Phụ nữ luôn bị ám ảnh bởi tình trạng không có việc làm của người chồng cũng như bản thân; - Có nguy cơ bị bạo lực gia đình; - Chạy ngược chạy xuôi để lo đủ bữa ăn cho gia đình; - Lo sợ con cái hư hỏng. Hướng - Cho con cái nghỉ học - Cắt giảm chi tiêu của bản thân giải để đi làm thuê; và gia đình; quyết - Tìm kiếm việc làm - Mua nợ (vay trước trả sau). thêm. 60


Việc di dời tái định cư cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lợi từ rừng, đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc thiểu số. Ngày trước khi còn ở chỗ cũ, người dân thường vào rừng hái lượm lâm sản phi gỗ một cách dễ dàng: Đàn ông thường lấy mây, mật ong, củi, săn thú rừng để ăn và để bán; phụ nữ thì hái lá nón, nấm, măng tre và các loại rau để phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày của gia đình. Ngày nay, người dân vẫn được vào rừng để hái lượm lâm sản phi gỗ, nhưng phải đi xa hơn, mất nhiều thời gian hơn, nguy hiểm hơn và sản phẩm kiếm được cũng ít hơn. Trong bối cảnh thiếu đất canh tác nghiêm trọng buộc người dân phải tìm mọi giải pháp để thích ứng. Cải tạo những vùng đất xấu để canh tác là một trong những ưu tiên hàng đầu của người dân. Tuy nhiên công việc này lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực sẵn có của các hộ gia đình. Đối với những hộ có lao động, điều kiện kinh tế khá giả hơn, việc cải tạo đất sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn. Trái lại, với những hộ nghèo, những hộ neo người và những hộ phụ nữ đơn thân, việc cải tạo đất gặp nhiều khó khăn, thậm chí họ phải từ bỏ hoàn toàn và tìm nguồn sinh kế khác. Trường hợp của một phụ nữ 40 tuổi ở thôn A Sáp: “ Chồng tôi mất, 2 con tôi còn nhỏ, không có đất canh tác, cũng không có sức để cải tạo những vùng đất được cấp vì toàn sỏi đá nên tôi bỏ luôn và chuyển sang buôn bán, làm thuê để kiếm tiền nuôi con”. Phía Công ty thủy điện cũng đã có những hỗ trợ cho bà con trong vấn đề cải tạo đất. Họ cũng đưa ra chính sách khuyến khích người dân tự cải tạo những vùng đất xấu để đưa vào canh tác và hỗ trợ chi phí 9 triệu/ ha. Tuy nhiên công việc này gặp nhiều khó khăn, một số hộ gia đình đã tiến hành nhưng mất rất nhiều thời gian và công sức của gia đình mà vẫn không đem lại hiệu quả. Chẳng hạn như có hộ phải mất vài tháng nhưng chỉ cải tạo được diện tích khoảng chừng 35 - 50m2. Người dân cho rằng với chi phí 9 triệu/ha là quá thấp so với công họ bỏ ra nên họ không làm nữa. Thực tế thì phía công ty Thủy điện và chính quyền địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm những vùng đất tốt cho người dân tái định cư. Tuy nhiên, do A Lưới trước đây là vùng căn cứ địa cách mạng, nhiều khu rừng ở A Lưới bị rải chất độc da cam trong thời gian chiến tranh nên diện tích đất trống đồi núi trọc lớn, diện tích đất bằng, có thể sản xuất được rất ít và phân bố manh mún. Vì vậy tìm được đất canh tác cho bà con là vấn đề nan giải cho cả phía Công ty thủy điện, chính quyền địa phương và người dân. Tác động đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn Tiếp cận vốn vay chính thống tại 2 cộng đồng được khảo sát hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện có 2 nguồn vốn mà người dân có thể tiếp cận:

61


Ngân hàng chính sách xã hội: Cấp vốn thông qua Hội Nông dân, Hội Phụ nữ với lãi suất ưu đãi, không cần thế chấp. Tuy nhiên ở 2 địa bàn nghiên cứu có sự khác biệt về việc tiếp cận nguồn vốn này như sau: + Đối với cộng đồng thôn tái định cư A Đên và A Sáp: Hiện nay người dân chưa tiếp cận được nguồn vốn này nên khó khăn trong việc đầu tư sản xuất. Nguyên nhân là do công tác tổ chức hành chính tại 2 thôn A Đên và A Sáp bị chậm trễ, do mới thành lập (7/ 2014). Theo Thông tư 04 Bộ Nội vụ5 thì 100 hộ mới được thành lập 1 thôn. Có 3 thôn được di dời đến khu TĐC (2 thôn xã Hồng Thái và 1 thôn xã Hồng Thượng) người dân vẫn muốn giữ nguyên thôn cũ, không muốn sát nhập. Do mâu thuẫn giữa việc áp dụng văn bản của Nhà nước với nguyện vọng của người dân nên chính quyền địa phương phải mất một thời gian dài để thuyết phục bà con trong việc chấp nhận chia thành 2 thôn A Đên và A Sáp. Việc chậm thành lập thôn và không tổ chức được các cơ quan, đoàn thể ở địa phương đã làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay ưu đãi của người dân thôn TĐC. + Đối với cộng đồng thôn Quảng Ngạn: Người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng chính sách với lãi suất: 0,65-0,8%/ năm. Mỗi hộ được vay tối đa là 30 triệu/ 3 năm. Hiện trong thôn đã có 44 hộ được vay vốn đầu tư cho sản xuất. Vốn vay từ các ngân hàng thương mại: Cũng là một nguồn vốn vay chính thống của Nhà nước. Tuy nhiên muốn tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng này đòi hỏi các hộ gia đình phải có thế chấp. Và tất nhiên các hộ gia đình ở thôn TĐC A Đên và A Sáp vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn này vì tất cả các hộ trên địa bàn thôn hiện vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không có tài sản để thế chấp vay vốn. Không tiếp cận được với các nguồn vốn chính thống nên khi gặp khó khăn (ốm đau, bệnh tật, dựng vợ gả chồng cho con...) người dân buộc phải đi vay nóng với lãi suất cao (20-30%/năm). Theo Luật Đất đai năm 2003, 2013, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của hộ gia đình phải ghi đầy đủ thông tin của cả vợ và chồng, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận chỉ ghi tên một người. Đây là một bước tiến quan trọng đối với vấn đề bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai của Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, việc có tên trong GCNQSDĐ đã thể hiện được sự bình đẳng của người phụ nữ hay chưa? Kết quả khảo sát tại cộng đồng thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy, người dân cho biết hiện nay trên GCNQSDĐ của hầu hết các hộ gia đình đều có tên của 2 vợ chồng, 5

Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 quy định điều kiện thành lập thôn mới ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ gia đình trở lên (Điều 7).

62


nhưng quyền quyết định có liên quan đến đất đai vẫn do đàn ông định đoạt, đặc biệt trong các hợp đồng thế chấp và đơn đăng k{ giao dịch vẫn thường do đàn ông đứng tên. Mặc dù khi vay vốn có sự bàn bạc giữa 2 vợ chồng nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là chủ hộ vì chủ hộ đứng tên để vay. Tại 2 địa bàn được khảo sát, việc phụ nữ đứng tên chủ hộ trong hộ khẩu gia đình là hoàn toàn xa lạ đối với người dân. Thảo luận nhóm nam giới người Kinh tại thôn Quảng Ngạn, người dân cho rằng: “Đàn ông là trụ cột của gia đình, là người đứng mũi chịu sào, không thể để cho phụ nữ đứng tên chủ hộ được, trừ khi người chồng chết hoặc ly hôn”. Tương tự, nhóm người Tà Ôi ở thôn TĐC A Đên, A Sáp cũng khẳng định: “Đứng tên chủ hộ gia đình phần lớn là đàn ông. Phụ nữ đứng tên chủ hộ trong trường hợp người đàn ông ở rể hoặc người đàn ông từ nơi khác chuyển đến”. Như vậy bất chấp những nỗ lực của chính phủ trong việc hướng tới bình đẳng giới, định kiến xã hội vẫn còn khắc khe với vị thế của phụ nữ, khiến cho phụ nữ khó có thể có quyền quyết định liên quan đến các vấn đề. Tác động đến môi trường tự nhiên và ảnh hưởng đến giới Môi trường đất Tại khu tái định cư Cân Tôm, nay là thôn A Đên và A Sáp thuộc xã Hồng Thượng, ngoài chất lượng đất kém, trơ sỏi đá thì đất ở đây còn bị nhiễm chất độc dioxin đã gây khó khăn cho bà con trong việc trồng trọt và cả chăn nuôi; vì đất xấu nên không trồng được rau, cỏ… làm thức ăn phục vụ cho chăn nuôi. Hiện tượng này đã tác động đến cả nam và nữ về mặt tâm lý là chán nản, không hăng hái trong việc canh tác. Đặc biệt đối với phụ nữ, tâm lý càng buồn phiền hơn do nỗi lo của người vợ trong gia đình càng tăng cao trước sự thiếu hụt kinh tế gia đình. Đối với thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy, đất thường hay bị ngập nước bởi nước lòng hồ dâng mỗi khi nhà máy đóng cửa đập. Điều này đã dẫn đến tình trạng canh tác bị gián đoạn, đã tác động đến tâm lý chán nản cho cả nam giới và nữ giới, khiến cuộc sống của gia đình họ trở nên bấp bênh. Hệ lụy của tình trạng thiếu đất, đất bị ô nhiễm, ngập nước còn ảnh hưởng đến cộng đồng là số con em của nhiều gia đình lần lượt phải xa xứ để kiếm công ăn việc làm. Phần lớn đi làm công nhân may mặc ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra số người đi làm thuê ở các thôn này cũng ngày càng tăng và đây cũng chỉ là công việc tạm thời vì thế cả nam giới và nữ giới luôn ở trong tâm trạng lo lắng, chán nản.

63


Môi trường nước Tại thôn A Đên và A Sáp, xã Hồng Thượng, từ khi người dân bắt đầu đến định cư ở đây, nước đã có mùi hôi, có hiện tượng đổi màu, phèn nhiều nhưng người dân vẫn phải sử dụng trong 3 năm liền. Người dân cho biết ở các giếng đào khi mới lấy nước lên, nước rất trong nhưng sau một thời gian ngắn thì nước chuyển sang màu đỏ, có mùi hôi. Nhiều hộ gia đình không dám sử dụng mà lấy nước từ sông A Sáp, tuy nhiên chất lượng nước sông A Sáp rất kém, đã bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất và rác từ các xã thượng nguồn đưa về (A Roàng, Hương Lâm, Đông Sơn và A Đớt). Nhiều hộ dân vì khan nước dùng đã lấy nước từ các rãnh bánh xe trên đường để đánh răng, rửa mặt. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi cũng không cung cấp đủ nước tưới vào mùa khô và nơi đây chủ yếu là đất cát nên hiện tượng thấm nước xảy ra rất nhanh. Hậu quả của tình trạng môi trường nước như vậy đã làm tăng tỷ lệ bệnh phụ khoa đối với nữ giới và đã tác động đến tâm lý cho cả nam giới và nữ giới là muốn bỏ khu tái định cư để quay về làng cũ sinh sống và sản xuất. Điều này cũng đã dẫn đến tình trạng phá rừng bừa bãi làm nương rẫy, mặc dù người dân biết hành động này là vi phạm pháp luật nhưng nếu không làm thì gia đình sẽ đói vì đất trồng lúa ở Cân Tôm không làm được, đất rừng thì đã trồng keo. Từ đầu năm 2015 nơi đây đã có hệ thống nước sạch, người dân yên tâm hơn. Đối với thôn Quảng Ngạn, xã Hồng Thái, đây là vùng đất bị bán ngập nên các giếng đào cũng bị ngập lây, nước giếng trở nên nhiều bùn, mùi hôi và nhiễm phèn gây ô nhiễm nguồn nước. Đối với nam giới họ chưa nhận thấy rõ sự tác động trực tiếp hiện tại nhưng họ có sự lo lắng về lâu dài. Đối với phụ nữ, tình trạng bệnh phụ khoa cũng trở nên phổ biến. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước giếng sinh hoạt cũng đã làm cho bệnh ngoài da của trẻ em tăng lên rõ rệt. Từ tháng 9/2015, thôn bắt đầu có hệ thống nước máy nên tâm lý người dân đã yên tâm rõ. Tuy nhiên việc lắp đặt hệ thống nước máy thì Công ty Huewaco chỉ phụ trách đường ống chính, còn tất cả những chi phí vật liệu để đưa được nước đến gia đình người dân phải chịu kinh phí tất cả, vì thế kinh tế một số gia đình trở nên có phần khó khăn hơn. Môi trường không khí Đối với khu TĐC Cân Tôm xã Hồng Thượng, một số người dân cho rằng, tái định cư tạo ra cảnh quan mới, không khí trong lành hơn. Tuy nhiên vùng này do mật độ che phủ của thảm thực vật thấp nên về mùa hè gió nhiều hơn, đặc biệt là gió Lào, nóng rát và cảm giác có khí độc khiến nhiều người bị nhức đầu, sổ mũi, nhất là giới nữ và thành phần trẻ em, người già. 64


Đối với vùng bán ngập thôn Quảng Ngạn xã Sơn Thủy, tình trạng xác gia cầm bị chết và các chất thải rắn khác trôi về theo dòng nước từ lòng hồ đã gây nên mùi hôi thối, nhất là vào mùa hè, nắng nóng, hiện tượng này càng phổ biến do dòng chảy không lưu thông. Mùi hôi này đã ảnh hưởng đến sức khỏe cả cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ càng dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp hơn. Môi trường địa chất Khi mùa mưa lũ đến, sự tích nước của lòng hồ thủy điện A Lưới lên đến hàng triệu m3 nước (dung tích hữu ích 24,4 triệu m3, dung tích toàn bộ 60,2 triệu m3), đây là những nguy cơ tiềm ẩn không những gây nguy cơ vỡ đập mà chính những túi nước khổng lồ này sẽ ảnh hưởng đến nền địa chất của khu vực. Theo nhận định của người dân ở các khu vực nghiên cứu, từ khi có thủy điện, hiện tượng động đất xảy ra thường xuyên, mỗi lần động đất là rung nhà, rung giường kéo dài khoảng vài phút, thường xuất hiện lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Mới 2 năm gần đây hiện tượng động đất xảy ra khoảng 9 lần, trong đó 2 lần độ rung chấn lên đến 4,3 độ richter, làm cho nhà cửa rung lắc và vật dụng trong nhà chao đảo.

CÁC NHU CẦU THEO GIỚI Trong bối cảnh hiện tại, trước những tác động tiêu cực từ công trình thủy điện A Lưới, cuộc sống của người dân nhìn chung gặp phải nhiều khó khăn và vướng mắt so với trước khi xuất hiện thủy điện A Lưới. Chính vì vậy, để đem lại cuộc sống ổn định cho người dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện A Lưới, dưới góc độ giới, họ đã thiết tha đưa ra những mong muốn, những nhu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài để các chủ đầu tư dự án thủy điện và chính quyền địa phương thấu hiểu những nỗi khổ của họ, từ đó có giải pháp kịp thời để sớm trả lại cuộc sống yên bình cho người dân. Các thông tin về nhu cầu theo giới được thu thập một cách tách biệt theo nhóm của giới nên mỗi giới ở mỗi địa phương đều có những nhu cầu riêng phù hợp với giới tính và phù hợp vai trò của giới trong gia đình và trong cộng đồng. Trong đó nhu cầu của nữ giới thường phong phú, cụ thể và gần gũi với cuộc sống thường nhật hơn so với nhu cầu của nam giới. Nhưng giữa nam giới và nữ giới vẫn hiện rõ những nhu cầu chung từ sự tác động của thủy điện A Lưới, đó là mong muốn có đất đai để canh tác; có nguồn nước để tưới tiêu và nuôi cá; sớm giải quyết tiền đền bù cho dân di dời còn nợ chưa được giải quyết hết; muốn có công ăn việc làm ổn định… Ngoài ra, mong muốn chung của nữ giới vẫn luôn muốn hướng đến sự bình đẳng hơn nữa trong cuộc sống gia đình và trong sinh hoạt cộng đồng, một

65


mong muốn giản đơn nhưng khó thực hiện đối với vùng nông thôn và trên nền dân trí còn thấp. Những nhu cầu trước mắt và lâu dài của nữ giới Đối với thôn Quảng Ngạn xã Sơn Thủy, nhu cầu của nữ giới bao gồm: - Yêu cầu Công ty thủy điện sớm trả tiền đền bù chênh lệch giá còn 50% và những gia đình đã di dời nhà sớm (3-10 triệu). - Mở công ty, công xưởng để thanh niên có việc làm. - Sáu hộ ở gần bờ sông muốn di dời vì quá lo lắng cho sự nguy hiểm trước tình trạng ngập nước bởi lòng hồ thủy điện. - Mỗi lần mưa gió, yêu cầu Công ty thủy điện phải kịp thời kiểm soát lượng nước lòng hồ đừng để quá ngập. - Tạo điều kiện cho những sinh viên tốt nghiệp đại học có công việc (10 người). - Hỗ trợ cho bà con giống bò lai để nuôi. - Tập huấn bình đẳng giới, đặc biệt vấn đề bạo lực gia đình thì nên tổ chức cho nam giới để họ thấu hiểu sự vất vả của phụ nữ. - Tập huấn sức khỏe sinh sản cho nữ giới. Đối với thôn A Đên và A Sáp xã Hồng Thượng, nhu cầu cơ bản của nữ giới bao gồm: - Nên tạo việc làm cho người dân. Đặc biệt đối với đàn ông không có việc làm sẽ dễ sinh ra rượu chè, cà phê la cà, chơi bi da suốt ngày, dẫn đến nợ nần, càng gây gánh nặng cho phụ nữ. Đối với phụ nữ không có việc làm, họ phải đi làm thuê xa nhà, ảnh hưởng không tốt đến việc chăm sóc gia đình, con cái. - Nên hỗ trợ vốn ưu đãi để người dân phát triển chăn nuôi (trâu, bò, dê) - Làm cầu đi lại ở khe Kiêng. Hiện tại người dân đi làm phải lội qua suối, đặc biệt rất nguy hiểm khi trời mưa, mực nước dâng cao rất nhanh. - Nếu có điều kiện, nên tặng cho chị em phụ nữ xe đạp để thuận tiện trong việc đưa đón con đi học. - Nên có 1 chợ nhỏ ở ngã ba để người dân có thể trao đổi mua bán hàng hóa. - Cần có vốn để chị em tăng gia sản xuất. - Cần được khám chữa bệnh đều đặn hơn. - Muốn được chồng chia sẻ công việc nhà (nếu vợ đi tập huấn thì chồng đi làm về trước sẽ nấu cơm, quét dọn nhà cửa, giặt áo quần giúp cho vợ…) nên phải tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho nam giới về quyền bình đẳng giới. 66


- Muốn được người khác lắng nghe ý kiến của mình và được đóng góp ý kiến. - Muốn được mời họp như nam giới. - Muốn được bầu vào các ban chấp hành, vị trí chủ chốt. - Cần hỗ trợ kịp thời thông tin giá cả cho phụ nữ biết để thuận tiện mua bán, trao đổi hàng hóa. - Nhà cộng đồng phải có bàn ghế, không phải mỗi lần họp thì bà con phải mang chiếu đến để ngồi. Đặc biệt nếu thời tiết mưa lạnh thì vấn đề này càng phiền phức cho chị em. Nhu cầu của nam giới Đối với thôn A Đên và thôn A Sáp xã Hồng Thượng, nhu cầu cơ bản của nam giới bao gồm: - Cần có đất sản xuất, vì vậy cần san lấp vùng đất đang là hố bom. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng (hơn 1/2 dân không có ruộng và thiếu nước). - Làm đường để đi làm ruộng, làm cầu để đi vì mưa xuống là ngập đường, không đi được. - Hội người cao tuổi cũng được vay vốn để tiếp tục làm ăn. - Tạo công ăn việc làm cho con cháu có trình độ đại học, cao đẳng. - Cần nước để làm ruộng, các hộ thiếu ruộng cần được quan tâm, bù đắp. Xây dựng thủy lợi để nuôi cá và cũng để cung cấp nước cho dân làm ruộng. - Nhà cửa xuống cấp (Công ty thủy điện đã đi kiểm tra lại để sửa chữa) - Xây lại nhà Rông theo truyền thống dân tộc. - Cần nâng cấp lại đường sá vì đã xuống cấp. - Đất nghĩa địa ở khu TĐC không có, phải đi chôn ở nơi quy hoạch Bốt Đỏ (chỗ này xa khu dân cư gây tốn kém, thêm một khoản kinh phí thuê xe). Mong muốn có nơi để chôn cất gần. - Cần di dời sớm 5 hộ ở ven sông vì nơi đây bị đất bồi, lún, nguy hiểm. - Muốn có sân bóng cho nam giới. - Về lễ hội thì 3 năm nên tổ chức lễ hội lớn 1 lần, như lễ hội Đâm trâu. - Hỗ trợ vốn cho nông dân để họ tự sản xuất (mua giống, phân, công cụ lao động…) và không nên áp đặt người dân phải trồng cây gì, nuôi con gì. Nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát. Tùy địa thế để dân sử dụng cho phù hợp. - Các công trình đường sá, nhà cửa phải xây dựng kiên cố để sử dụng được lâu dài. 67


- Mong muốn mở lớp dạy nghề, dạy sử dụng máy móc cho con em của bà con. - Muốn những ý kiến của người dân được các chính quyền, cơ quan ban ngành biết đến để giải quyết. - Làm hồ cá gần khe Kiên (15ha), khe này không bị ngập nuôi cá rất yên tâm. Đối với thôn Quảng Ngạn xã Sơn Thủy, nhu cầu của nam giới được xác định như sau: - Mong muốn Công ty thủy điện phải ổn định mức nước hồ, đặc biệt trong mùa mưa lũ để đảm bảo an toàn cho dân. - Chính quyền Nhà nước và Công ty thủy điện liên hệ với doanh nghiệp để tạo việc làm cho bà con có thu nhập ổn định lâu dài. - Cần giải quyết sớm và dứt điểm chính sách đền bù cho dân. - Cân bằng lợi ích giữa Công ty thủy điện và cộng đồng người dân bị ảnh hưởng. - Chính sách đền bù phải công bằng, công khai, minh bạch (QĐ 928 mâu thuẫn với QĐ 11, QĐ 15). - Hỗ trợ vốn vay ưu đãi để sản xuất, phát triển kinh tế trong khu vực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Vì cuộc sống của người dân đang gặp nhiều khó khăn nên cần có sự hỗ trợ miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi đi học lớp mẫu giáo. - Bảo hiểm y tế nên quy định tự nguyện không nên bắt buộc cả gia đình tham gia (621.000/ người/ năm), vì thực tế kinh tế của nhiều gia đình không đủ khả năng.

KẾT LUẬN Sự xuất hiện các đập thủy điện nói chung và thủy điện A Lưới nói riêng rõ ràng đã có nhiều tác động hạn chế đến môi trường và hoạt động kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng. Dưới góc độ tác động theo giới thì cả nữ giới và nam giới đều chịu những tác động về hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất, về cộng đồng. Tuy nhiên, nữ giới là một trong những thành phần của xã hội dễ bị tổn thương bởi cấu trúc cơ thể của nữ giới khác với nam giới, ngoài ra đối với những vùng nông thôn nghèo phụ nữ vẫn chưa được coi trọng về vị trí của họ trong gia đình và trong xã hội, áp lực của tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn chưa được xóa bỏ hẳn, chính vì vậy người phụ nữ vẫn luôn chịu nhiều thiệt thòi, vẫn luôn bị nhiều tác động từ nhiều phía hơn so với nam giới. Sự tác động từ thủy điện A Lưới đến giới cũng không ngoại lệ tình trạng này, nghĩa là tại thôn A Đên, A Sáp xã Hồng Thượng và thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy, huyện A Lưới, nữ giới vẫn bị nhiều tác động hơn nam 68


giới do hậu quả của sinh kế không ổn định, môi trường bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện bởi sự xuất hiện của thủy điện A Lưới. Mặc dù đã có nỗ lực lớn liên quan đến quá trình bồi thường đối với khu vực bị ảnh hưởng, dự án thủy điện A Lưới vẫn chưa có đủ các quan tâm về giới và sự nhạy cảm giới trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án. Việc bồi thường và xây dựng các công trình được thực hiện theo đề xuất của chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân A Lưới và các cơ quan chuyên môn liên quan; trong khi đánh giá nhu cầu về giới đã bị bỏ qua. Không có hình ảnh rõ ràng về sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt là với phụ nữ trong chu trình dự án từ lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Trong các cuộc họp về bồi thường, chỉ có chủ hộ mà thông thường là nam giới, được mời đến dự. Phụ nữ không có cơ hội để nâng cao tiếng nói, sự quan tâm của họ đối với các vấn đề và nhu cầu của họ. Ngoài ra, không có cuộc đối thoại mở, trong đó cả nam giới lẫn nữ giới có thể tham gia và công khai thảo luận các vấn đề của họ. Hầu hết các công trình xây dựng trong khu dân cư không được giải quyết liên quan đến nhu cầu giới tính thực tế và nhu cầu về giới theo chiến lược. Ví dụ, trong khi bếp gas được Công ty thủy điện cung cấp, hầu hết các hộ gia đình chỉ sử dụng củi để nấu vì họ không có tiền mua gas. Phòng tắm được thiết kế và xây dựng xa nhà ở. Do khoảng cách này, phụ nữ không sử dụng nó thường xuyên vì lý do an toàn. Phần lớn phụ nữ muốn có một phòng tắm trong nhà. Ngoài ra, do khoảng cách khá xa giữa khu dân cư và chợ nên phụ nữ lớn tuổi và thiếu nữ cũng gặp khó khăn trong việc bán và mua sản phẩm. Phụ nữ và trẻ em đã bị ảnh hưởng về thể chất và tinh thần do chất lượng nước ở khu vực dân cư thấp. Nhà được giao cho cộng đồng vào năm 2012, trong khi nước sinh hoạt chỉ được cung cấp vào đầu năm 2015. Do nước có chất lượng thấp trong thời gian dài nên một số vấn đề về sức khoẻ như bệnh sốt rét, bệnh phụ khoa, tiêu chảy và bệnh về da đã phát triển trong khu vực. Cộng đồng địa phương đã đề cập rằng, một số vấn đề sức khoẻ của họ là do tiêu dùng nước không đảm bảo chất lượng trong một thời gian dài. Mái nhà cũng không đảm bảo dẫn đến vấn đề rò rỉ vào mùa mưa. Kết quả là phụ nữ phải thức dậy vào ban đêm để lau sàn nhà để bảo vệ con mình khỏi ướt. Phụ nữ thực sự lo lắng về sức khoẻ của con mình trong tình huống này. Có sự khác biệt trong vai trò quản lý tài chính giữa các cộng đồng và các nhóm dân tộc được lựa chọn. Trong nhóm dân tộc Kinh ở thôn Quảng Ngạn, xã Sơn Thủy, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính; trong khi đó, nam giới chịu trách nhiệm quản l{ tài chính gia đình và ra quyết định trong nhóm dân tộc Cơ Tu ở thôn A Den và A Sap, xã Hồng Thượng. Một số phụ nữ Cơ Tu cho biết họ không biết gia đình được bồi 69


thường bao nhiêu tiền từ Công ty thủy điện vì chồng họ tham gia cuộc họp và nhận tiền. Một số người đàn ông sử dụng số tiền đó cho nhu cầu gia đình, trong khi những người khác sử dụng tiền cho thói quen uống rượu của họ. Những kết quả không thành công của một số chương trình phát triển sinh kế và các hoạt động đào tạo nghề đã gây ra các vấn đề liên quan đến giới mới. Thứ nhất, ở khu tái định cư mới, do thiếu cơ hội việc làm và đất canh tác, nam giới phải đi rừng để chặt cây trái phép. Một số người trong số họ chuyển từ một người chồng tốt sang một người uống rượu và cờ bạc vì thất nghiệp. Họ mất sự tự tin trước xã hội khi họ không thể là trụ cột tài chính cho gia đình họ. Nếu không có giải pháp cho vấn đề này thì có thể xảy ra nhiều vấn đề xã hội và bạo lực gia đình hơn. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ phụ thuộc nặng nề vào chồng vì lý do tài chính. Công việc khó khăn như lao động thủ công, săn bắn và chặt cây trái phép chỉ có thể được thực hiện bởi nam giới. Do tình trạng thất nghiệp, thanh niên cả nữ và nam giới phải di chuyển đến các thành phố phía Nam để làm việc. Ở nơi mới này, họ không có kiến thức về giới và những trải nghiệm liên quan đến giới tính. Cơ hội việc làm bình đẳng cho nam giới, phụ nữ và cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp cần thiết phải là một công cụ quan trọng cho các chiến lược sinh kế bền vững trong môi trường bình đẳng giới. Uỷ ban nhân dân A Lưới cần xem xét các nguồn đất để đền bù tốt hơn cho cộng đồng địa phương. Khi người dân địa phương có đủ đất canh tác, việc khai thác rừng trái phép sẽ được giải quyết. Cần tổ chức đào tạo nghề tại thôn để nâng cao sự tham gia của người dân địa phương trong cộng đồng do người cao tuổi không có phương tiện đi lại để tiếp cận với cơ sở đào tạo trong huyện hoặc thành phố. Các hoạt động thủ công truyền thống cần được thúc đẩy để phát triển cơ hội việc làm cho người cao tuổi bao gồm nam giới và phụ nữ. Cần cân nhắc đến nhu cầu của cộng đồng bị ảnh hưởng. Công ty cổ phần thủy điện miền Trung (EVN CHP) cần phân bổ ngân sách đền bù cho nhu cầu thiết yếu của cộng đồng bị ảnh hưởng. Nếu họ đạt được điều này, hình ảnh công ty của họ sẽ được cải thiện và cộng đồng địa phương sẽ không than phiền, để công ty có thể tập trung vào hoạt động thương mại của mình. Chẳng hạn, cần cung cấp xe đạp cho các gia đình có con ở trường, cần hỗ trợ tài chính cho các gia đình có con ở trường mẫu giáo và nhiều phương thức khác. Ngoài ra, chính quyền địa phương nên cập nhật kiến thức luật pháp và kỹ năng sống cho các thế hệ trẻ, đặc biệt là những người sẽ chuyển đến thành phố để làm việc. Đây sẽ là một giải pháp phù hợp cho nhu cầu giới thực tế cho cộng đồng địa phương. Để hỗ trợ các nhu cầu thực tế về giới cho các mục đích bình đẳng giới trong cộng đồng bị ảnh hưởng, những định kiến về giới nên được loại bỏ khỏi các chuẩn mực xã hội. Các hệ tư tưởng về giới mới cần phải được xây dựng trong hệ thống xã hội và phụ nữ nên bình đẳng trong vai trò lãnh đạo 70


trong cộng đồng. Trong cộng đồng bị ảnh hưởng, phụ nữ không đóng vai trò tích cực trong các mối quan hệ về giới với chồng. Họ không có quyền quyết định số con mình muốn và họ cũng thường là nạn nhân của bạo lực gia đình. Vì vậy, cần phải có nhiều khoá đào tạo dành cho nam giới về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, kế hoạch hóa gia đình và sức khoẻ sinh sản cộng đồng. Ngoài ra, trong các chương trình đào tạo nói chung, số người tham gia nam và nữ nên bình đẳng. Cuối cùng, việc trao quyền cho phụ nữ nên được xem xét trong vai trò lãnh đạo cộng đồng sử dụng hệ thống hạn ngạch gấp đôi. Với hệ thống này, phụ nữ sẽ có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Quốc hội. 2006. Luật Bình đẳng giới. Số: 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Simon, Micheal. 2013. Balancing the scales: Using gender impact assessment in hydropower development. Oxfam Australia. Simpson, Virginia và Micheal Simon. 2013. Gender and hydropower: National Policy Assessement – Vietnam (Giới và thủy điện: Đánh giá chính sách quốc gia - Việt Nam). Oxfam Vietnam.

71


CHƯƠNG 4 CÂN BẰNG GIỚI? ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG SREPÓK Nguyễn Quý Hạnh, Phan Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thị Xuân Quznh, Hoàng Thị Hoài Tâm và Phan Thăng Long

SÔNG SREPÓK, BUÔN ĐÔN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN Sông Srepók dài 406 km với 126 km chảy qua lãnh thổ Việt Nam. Trên dòng Srepók hiện nay có tới 10 công trình thủy điện với tổng công suất khoảng 870 MW: Đray H’linh 0,1,2,3, Srepók 3,4,4A, Buôn Kuôp, Buôn Tua Srah và Đrang Phốk (đang hoàn thiện đánh giá tác động môi trường) (xem Hình 4.1). Thủy điện chặn dòng đã làm cho hơn 20 km đoạn sông Srepók chảy qua huyện Buôn Đôn cạn khô đáy (xem thêm Trùng Dương 2016). Trước sự phát triển thủy điện ồ ạt như vậy, thảm họa thủy điện được cảnh báo: “Hiện nay, chúng ta cho phép xây các nhà máy thủy điện một cách ồ ạt mà quên không giao cho họ quản l{ lưu vực. Rừng quanh các dòng sông bị xóa trắng, nếu xảy ra lũ lụt lớn, sẽ không có rừng để điều tiết, nước sẽ ồ ạt đổ về các dòng sông. Điều này cực kz nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến công trình mà đe dọa tính mạng của người dân vùng hạ lưu. Cứ đà này, e rằng chúng ta sẽ phải hứng chịu thảm họa từ thủy điện” (Cao Nguyên 2012). Địa bàn nghiên cứu là các cộng đồng bị tác động bởi các thủy điện được xây dựng trên sông Srepók, thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (xem Hình 4.1). Buôn Đôn là huyện biên giới được thành lập mới từ tháng 10 năm 1995 theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ. Huyện có khoảng 46,7 km đường biên giới và tổng diện tích tự nhiên hơn 141.000 ha. Đây là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương trước đây. Buôn Đôn là tên mới đặt khi thành lập huyện mới; trước đó là Bản Đôn, theo tên gọi tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có 72


nghĩa là "Làng Đảo", một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Srepók hùng vĩ, con sông lớn thứ hai của đại ngàn Tây Nguyên. Buôn Đôn nằm trên Hình 4.1: Thủy điện bậc thang trên Srepók diện tích hạ nguồn lưu vực của hệ thống sông Srepók (chảy cắt ngang huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sang đất Campuchia để góp nước vào sông Mêkông) với trữ lượng mặt nước lớn nhưng phân bố không đều và mạng lưới sông suối tương đối cao. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Buôn Đôn có nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là hệ sinh thái rừng. Đây cũng là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời như Ê-đê, M’nông. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa, vừa mang đặc điểm văn hóa chung của văn hóa Tây Nguồn: Lê Thanh Hà (2016) Nguyên. Vùng đất phía Nam của huyện trước năm 1975 với chính sách kinh tế mới của Nhà nước và sức hút của vùng đất mới, người Kinh ở vùng đồng bằng miền Trung và miền Bắc đã kéo đến sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông trên địa bàn toàn huyện và sống xen kẽ cùng các dân tộc khác. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, một làn sóng chuyển cư khá lớn của các dân tộc miền núi phía Bắc như Tày, Nùng, Dao vào Tây Nguyên tìm vùng đất mới sinh sống mà Buôn Đôn cũng là điểm đến. Huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, sản xuất hàng hoá phát triển chưa đủ mạnh và luôn chịu ảnh hưởng chi phối bởi giá cả nông sản biến động của thị trường.

73


Phạm vi nghiên cứu của đánh giá này tập trung vào các cộng đồng bị tác động bởi ba công trình thủy điện trên sông Srepók, đó là: Srepók 3, 4 và 4A. Thuỷ điện Srepók 3 Công trình thuỷ điện Srepók 3 có công suất lắp máy 220 MW đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 1225/TTg-CN ngày 25/8/2005, được UBND tỉnh Đắk Lắk thoả thuận đầu tư tại Văn bản số 1065/CV-UBND ngày 18/05/2004 và được Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định đầu tư xây dựng tại Quyết định số 565/2005/QĐ-EVN-HĐQT ngày 07/10/2005. Với tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng, sau khi đưa vào vận hành, mỗi năm, công trình thuỷ điện lớn thứ 2 trên hệ thống bậc thang thuỷ điện sông Srepók này (sau thuỷ điện Buôn Kuốp 280MW) cung cấp lưới điện quốc gia hơn 1 tỷ Kwh. Tiến độ thi công công trình thuỷ điện Srepók 3 như sau: ngày 24/12/2005: khởi công; ngày 25/06/2010: tổ máy số 1 hoà lưới điện quốc gia; ngày 24/09/2010: tổ máy số 2 hoà lưới điện quốc gia. Công ty thủy điện Buôn Kuốp (EVNHPC BUON KUOP) được thành lập tại Quyết định số 304/QĐ-EVN ngày 09 tháng 6 năm 2009 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có nhiệm vụ tổ chức quản lý vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Srêpôk thuộc địa bàn các tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông, gồm: NMTĐ Buôn Tua Srah (2x43MW), nhà máy thủy điện (NMTĐ) Buôn Kuốp (2×140MW) và NMTĐ Srêpôk 3 (2×110MW) với tổng điện lượng trung bình hằng năm vào khoảng 2,66 tỷ kWh. Công ty thủy điện Buôn Kuốp trở thành đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 theo Quyết định số 3025/QĐ-BCT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ Công thương. Hai khu tái định cư tập trung do thuỷ điện Srepók 3 được xây dựng trên hai tỉnh Đăk Nông và Đắk Lắk. Khu tái định cư ở xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông bao gồm 70 hộ tái định cư của Srepok 3. Từ năm 2007 kê khai, thu hồi. Năm 2009-2010 triển khai tái định cư. Tuy nhiên chỉ 7 hộ được xây dựng và định cư hiện nay, 20 hộ được cấp sổ đỏ. Tại khu tái định cư, cơ sở hạ tầng, gồm nhà cộng đồng, trường học, điện nước được xây dựng và lắp đặt đầy đủ. Trên thực tế, người dân nhận đất nhưng để im, rồi đi nơi khác để kiếm kế sinh nhai. Vùng tái định cư được chọn theo cách thức “chấm điểm” trên bản đồ, là vùng đất trũng, không canh tác được. Xã không được tham gia trong quá trình thiết kế và xây dựng khu tái định cư. Dự án này được thực hiện theo áp giá Nhà nước đền bù. Kết quả là các công trình công bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng (xem thêm Ngàn Sâu 2013). Về khu tái định cư ở xã Ea Noul và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 566/UBND-NLN ngày 74


06/3/2006 và Công văn số 3636/UBND-NLN ngày 30/1/2006 về việc thoả thuận Quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư và quy hoạch chi tiết khu tái định cư, định canh công trình thuỷ điện Srepók 3. Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư, định canh trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cơ bản đã hoàn thành. Diện tích đã được phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng là 1.180 ha, trong đó diện tích ảnh hưởng lòng hồ: 834ha, diện tích còn lại thuộc các hạng mục: công trình chính phụ trợ, giao thông, đường dây điện và trạm biến áp, tái định canh, định cư. 44 hộ dân đã được tái định cư, trong đó có 18 hộ bố trí tái định cư tại chỗ và 26 hộ được bố trí vào khu tái định cư và 60 hộ được tái định canh. Thủy điện Srepók 4 Được sự chấp thuận của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải đã đầu tư nghiên cứu dự án thủy điện Srepók 4, hoàn thành dự án đầu tư trình Bộ Công nghiệp thông qua thiết kế cơ sở vào tháng 11 năm 2006. Ngày 13/4/2007, UBND tỉnh Đắk Lắk đã cấp giấy phép Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Srepók 4. Tháng 5/2007, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải đã thành lập Ban Quản l{ dự án thủy điện Srepók 4 có trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột để quản l{ đầu tư xây dựng dự án này. Dự án thuỷ điện Srepók 4 là bậc thang cuối cùng trên sông Srepók theo quy hoạch được Bộ Công nghiệp phê duyệt, nằm tại xã Ea Wer, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn thuộc tỉnh Đắk Lắk và xã Ea Pô, huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đăk Nông. Với nhiệm vụ chủ yếu là điều tiết dòng chảy mùa kiệt cho hạ lưu trên đất bạn Campuchia với lưu lượng tối thiểu là 133 m3/giây và phát điện năng lên lưới điện quốc gia, đây là một dự án được đánh giá là rất khó khăn khi đầu tư vì nhiệm vụ điều tiết nước cho hạ lưu chảy vào nước bạn. Diện tích chiếm đất vĩnh viễn của dự án dự kiến là 556,72 ha, trong đó huyện Buôn Đôn là 447,87 ha, huyện Cư Jút là 108,85 ha. Tiến độ thực hiện: chính thức khởi công xây dựng dự án vào tháng 2 năm 2008 và hoàn thành vào tháng 10 năm 2010, vận hành ổn định vào năm 2011. Với công suất 80 MW (2 tổ máy 40MW), dung tích toàn bộ hồ chứa là 31 triệu m3, diện tích mặt hồ khoảng 375 ha, nhà máy thủy điện Srepók 4 phát lên lưới điện quốc gia khoảng 336 triệu kwh mỗi năm khi đưa vào vận hành. Thủy điện Srepók 4A Nhà máy thuỷ điện Srepók 4A do Công ty cổ phần thuỷ điện Buôn Đôn làm chủ đầu tư với 2 tổ máy, công suất 64MW/năm. Tổng mức đầu tư 75


là 1.876,739 tỷ đồng, trong đó vốn góp là 335 tỷ đồng, còn lại là vốn vay các tổ chức tín dụng. Chủ đầu tư trực tiếp quản l{ thực hiện dự án. Nhà máy đi vào vận hành phát điện từ năm 2014. Không ngăn sông làm hồ chứa, dự án thủy điện Srepók 4A đã đào kênh dẫn nước dài 10km từ sau nhà máy thủy điện Srepók 4 và 3km kênh xả đưa nước trở lại sông Srepók. Khi làm kênh thu nước phát điện, dự án xây dựng đã làm cống xả ngay đầu kênh với lưu lượng được các cấp phê duyệt là 8,23m3/s nhưng vẫn làm cho 20km sông Srepók đoạn sông từ sau đập thuỷ điện Srepók 4 đến Trạm thuỷ văn Buôn Đôn bị thiếu hụt nước vào mùa khô. Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy trình vận hành liên hồ thủy điện trên sông Srepók, Công ty cổ phần thuỷ điện Buôn Đôn đã xây dựng thêm cống xả và đảm bảo khi phát điện lưu lượng xả nước tại đầu kênh dẫn là 27m3/s (từ ngày 15/8/2015) (Đình Thắng 2015). Diện tích đất sử dụng gồm 400,3 ha, tại các xã Ea Wer, Ea Huar và Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Tính đến tháng 9/2015, số hộ phải bồi thường, hỗ trợ là 294 hộ, trong đó đã có 292 hộ nhận tiền bồi thường hỗ trợ tương ứng với tổng diện tích đã thu hồi 209,48 ha, còn 02 hộ chưa nhận tiền, tương ứng với diện tích 4,48 ha.

ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa bàn nghiên cứu chính gồm 2 xã Ea Noul và Krong Na. Tại xã Ea Nuol, nghiên cứu thực hiện tại khu tái định cư của thôn Tân Phú, gồm 44 hộ chịu tác động của thủy điện Srepok 3. Các hộ này chủ yếu từ miền Bắc di cư vào khu vực này từ năm 1994-1995, chủ yếu là người Kinh (Kinh 26, Tày 7, Nùng 6, Cao Lan 1, Ngái 1, Ê Đê 1, Lào 1, Mường 1), sinh sống theo chế độ phụ hệ. Hiện nay, ruộng rẫy của các hộ này nằm tại thôn Tân Hòa. Tại xã Krong Na, nghiên cứu thực hiện tại 2 buôn Ea Mar và Trí A, là hai buôn theo chế độ mẫu hệ, chủ yếu người M’Nông và Ê Đê, là những người bản địa, sinh sống tại địa phương qua nhiều thế hệ. Buôn Ea Mar có tỉ lệ hộ nghèo là 46% còn tỉ lệ này tại buôn Trí A là gần 50%. Hai buôn nằm ở hạ lưu thủy điện Srepok 4 và 4A, cách nhà máy thủy điện khoảng 2 km và bị ảnh hưởng nhiều bởi việc nổ mìn xây dựng của dự án thủy điện. Buôn Trí A nổi tiếng với khu du lịch sinh thái Bản Đôn hoang sơ và huyền thoại. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự áp dụng bộ 6 công cụ do Oxfam đề xuất trong “Balancing the scales: Using gender impact assessment in hydropower development” (Cân bằng tỉ lệ: Sử dụng đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện) (Simon 2013). Ngoài một số phỏng vấn và trao đổi với lãnh đạo Công ty thủy điện, lãnh đạo UBND huyện và xã cũng như nói chuyện phi chính thức với một số người dân, phương pháp 76


nghiên cứu chủ yếu là thảo luận nhóm. Trong điều kiện tối ưu, 6 công cụ cần được triển khai với sự tham gia tích cực của các nhóm trong vòng 1 ngày làm việc. Trên thực tế, sự trở lại của người dân ở phiên thảo luận sau có xu hướng giảm, chưa kể sự tập trung trả lời và chia sẻ các vấn đề cần nghiên cứu chi tiết thường mất sự tập trung và quan tâm của người dân vốn quen với lịch thường nhật của họ, các thảo luận nhóm của chúng tôi được điều chỉnh thực hiện trong vòng một buổi kéo dài thêm một ít. Tất cả các thông tin thu thập được phân tích nhanh và trình bày với đại diện chính quyền và người dân địa phương ngay cuối đợt nghiên cứu. Nhiều thông tin được bổ sung và hiệu chỉnh phù hợp tại buổi kiểm chứng thông tin này. Tổng cộng có 5 thảo luận nhóm được thực hiện với 49 người tham dự, trong đó có 30 nữ. Ngoài một thảo luận nhóm với các đại diện các cơ quan ban ngành của huyện, 4 nhóm còn lại được thực hiện với người dân ở 3 thôn: thôn Tân Phú (xã Ea Nuol) (2), thôn Ea Mar (1) và thôn Trí A (1) (xã Krong Na). Đánh giá tác động giới được khuyến nghị thực hiện từ những khâu đầu tiên của thiết kế dự án thủy điện mặc dù nó có thể được thực hiện ở tất cả các khâu của vòng đời dự án. Đánh giá tác động giới này được thực hiện trên sự đối chiếu nhiều dự án và các vùng bị tác động có các đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và giới khác nhau. Thêm nữa, đánh giá được thực hiện sau một thời gian khá dài khi các dự án thủy điện đã triển khai, vận hành và tái định cư đã ổn định hóa nên cần xem xét những đề xuất, kế hoạch cụ thể và thực tế tiếp theo có lợi cho các cộng đồng bị ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn.

PHÂN TÍCH HỒ SƠ HOẠT ĐỘNG, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ THỂ CHẾ Hồ sơ hoạt động Về hoạt động sản xuất, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi là những hoạt động chính ở cả 3 thôn nghiên cứu. Tại Tân Phú, làm bắp, mz (sắn), đậu, sả, cà phê, tiêu. Nổi lên gần đây là cam qu{t, nhưng không nhiều hộ trồng vì không có kỹ thuật do một số người miền Tây lên thuê đất làm. Tiêu khó chăm sóc, trồng xen canh với cà phê, mới trồng gần đây. Từ ngày nhận đất đã bắt đầu trồng mz. Về điều kiện canh tác, trước khi tái định cư, đất tốt người dân có thể trồng điều, tiêu, mía. Đất xấu nên chủ yếu trồng cây ngắn ngày và phải đi làm xa hơn. Nhóm nam cho rằng, phụ nữ vất vả hơn (60%), trong khi phụ nữ cho rằng tỷ lệ phân công lao động nam-nữ trong trồng trọt là 50% -50%. Trong khi đó, ở Krong Na, lúa và hoa màu được canh tác qua nhiều thế hệ với sự cân bằng vai trò của nam và nữ, tuy nhiên

77


các công việc nặng do nam làm nên tỷ lệ có thể nghiêng về nam 60% (xem thêm Bảng 4.1). Bảng 4.1: Phân tích phân công lao động trong hoạt động canh tác của người dân xã Krong Na Hoạt động Trồng lúa: bình quân 5 sào/hộ

Nữ giới Xạ lúa, gặt, làm cỏ, bón phân, xay xát, phơi... *60%+

Trồng bắp, mè, đậu, mz: bình quân 1ha/hộ

Làm cỏ... [40%]

Nam giới Cày bừa, phun thuốc, mang vác, đắp bờ... [40%] Làm đất, phun thuốc...[60%]

Địa điểm Gần nhất 1km, xa 20km, di chuyển bằng xe máy Gần nhất 5km, xa nhất 50km

Thời gian

Sáng đi tối về, mang theo cơm trưa

Về hoạt động chăn nuôi, có một sự thay đổi lớn về đối tượng nuôi ở thôn Tân Phú: từ nuôi trâu bò, heo sang nuôi gà vì không có không gian chăn nuôi. Trong khi đó, người dân ở thôn Krong Na tiếp tục chăn nuôi mô hình truyền thống các loại heo, gà vịt, trâu, bò. Phụ nữ giữ vai trò chính yếu trong các hoạt động chăn nuôi, bao gồm chăn thả. Một sự thay đổi về cơ cấu loại hình sản xuất ở thôn Tân Phú sau tái định cư là làm thuê cho gia đình khác. Phụ nữ làm cỏ, nam giới làm phụ vữa. Hiện nay làm thuê tăng nhiều so với trước. Trước kia có điều, mía nhưng do hiện tại ít đất nên không làm được nữa. Trước kia không nợ nhưng hiện nay 100% các hộ gia đình nợ ngân hàng do cần vốn đầu tư và tái sản xuất cần thời gian mới cho thu hoạch. Cả nam và nữ đều làm nhưng công việc khác nhau và tiền công cũng khác nhau do tính chất và độ nặng nhọc của công việc khác nhau. Trong khi đó, các hoạt động kinh tế khác của các hộ ở Krong Na còn gắn với các nguồn tài nguyên rừng và nước nơi họ sinh sống, như khai thác lâm sản phi gỗ (măng, củi, thảo dược), đánh cá. Các hoạt động này nam giới đảm nhận chính, có sự hỗ trợ của phụ nữ (30%). Trong khi đó, hoạt động bán hàng tạp hóa, bán hàng cho khách du lịch hay thu lượm phân bò bán cho người trồng cà phê lại do phụ nữ thực hiện 100%. “Trước đây, khi sông Srepók còn nước bát ngát, người dân đánh bắt cá, sinh hoạt bình thường. Nay không còn đánh bắt cá trên sông, nguồn nước sông không còn, nước cạn, không sản xuất được. Trước đây sản xuất lúa 2 vụ nhưng bây giờ không đủ nước để làm 2 vụ.” Về hoạt động tái sản xuất, phân công lao động giữa nam và nữ ở thôn Tân Phú như trình bày ở Bảng 4.2, cho thấy sự tương đối thống nhất ý kiến 78


giữa 2 nhóm khảo sát riêng, rằng trong khi phụ nữ vẫn đảm nhận chính các công việc chăm sóc gia đình, vai trò của nam giới ngày càng được phát huy, thậm chí là đi chợ và nấu ăn cho cả nhà. Trong các gia đình mẫu hệ ở Buôn Trí A, Krong Na, 95-100% việc chăm sóc gia đình do phụ nữ thực hiện. Việc dạy dỗ trẻ em cũng chủ yếu do phụ nữ phụ trách vì nam giới không có thời gian. Đối với những gia đình là người bản địa theo mẫu hệ sống xen với người Kinh như ở thôn Ea Mar, Krong Na thì người dân cho rằng phân chia lao động đã “tiến bộ” hơn. Trước đây việc gì cũng phụ nữ, việc nặng cũng phụ nữ. Bảng 4.2: Phân tích phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất của người dân thôn Tân Phú Hoạt động tái sản xuất (chăm lo gia đình)

Chăm sóc trẻ nhỏ, người già Nấu ăn cho gia đình (Nội trợ phụ nữ 50%, nam giới 50%. Đi chợ phụ nữ 70%, nam giới 30%. Do nam giới đi được xe máy nên chủ động đi chợ, đưa đón trẻ em đi học). Dạy trẻ học bài, phụ nữ 50%, nam giới 50%, ai biết chữ thì phụ trách dạy dỗ trẻ em. Chăm sóc sức khỏe gia đình (nếu nhẹ, ở nhà hai vợ chồng cùng chăm sóc, nếu phải đi bệnh viện 50%-50%). Giặt áo quần, lấy nước, vệ sinh nhà cửa.... (Nước khoan do thủy điện không dùng được cho ăn uống, chỉ tắm giặt. Nước sạch có giá 5000 đồng/2 can 30 lít, nam giới đi chở. 2 ngày đi lấy 1 lần, cách nhà 1km. Trước kia không đi lấy nước do có giếng đào).

Ý kiến nhóm nữ Nữ Nam 80% 20% 50% 50%

Ý kiến nhóm nam Nữ Nam 90% 10% 50% 50%

60%

40%

50%

50%

80%

20%

70%

30%

Đối với các hoạt động cộng đồng, xã hội, ở Tân Phú xu hướng bình đẳng giữa nam và nữ trong phân công tham gia là tương đối rõ ràng (xem Bảng 4.3). Trong khi đó ở Buôn Trí A, phụ nữ tham gia chủ yếu trong các cuộc họp và tập huấn, cũng như tham gia công tác quản lý tại cộng đồng. Tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính đều được quyết định bởi phụ nữ. Ở Buôn Ea Mar, phụ nữ luôn chịu trách nhiệm tham gia các cuộc họp thông thường, nhưng tại các cuộc họp liên quan đến vấn đề đất đai, đền bù thì nam giới tham dự nhiều hơn vì cả nam giới và phụ nữ đều cho rằng nam giới hiểu biết về vấn đề này hơn.

79


Bảng 4.3: Phân tích phân công lao động trong các hoạt động chung của cộng đồng ở 3 thôn nghiên cứu Công việc Trí A, Krong Na chung của cộng đồng Nữ Nam

Ea Mar, Krong Na Nữ

Nam

Tân Phú, Ea Nuol Nữ Nam

Các cuộc họp (họp thôn)

80% (Đàn ông

70% (Phụ

30%

50% 50%

Tập huấn

80% (trồng cây,

Các hoạt động tâm linh/lễ hội của cộng đồng Ban quản lý cộng đồng

20%

thường đi làm sớm, về muộn, uống say nên ít đi họp hơn).

chăn nuôi, kiến thức phụ nữ). Nấu nướng

4 người (Lãnh đạo Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, y tế thôn)

nữ đi nhiều hơn, cảm thấy đó là trách nhiệm của mình, mệt mỏi nhưng chồng không chịu đi nên mình phải đi).

20%

60%

40%

50% 50%

Làm lễ, giết heo, trâu bò

50% (tham

50% (làm

50% 50%

gia cổ vũ nhiều hơn)

diễn viên)

6 người

Bảng 4.4 dưới đây trình bày tóm tắt hồ sơ hoạt động dưới góc nhìn của giới so sánh giữa các vùng nghiên cứu. Bảng 4.4: Hồ sơ hoạt động thôn Tân Phú, Ea Mar và Trí A Hoạt động Trồng trọt

Tân Phú (Ea Noul) Trước kia đất tốt người dân có thể trồng điều, tiêu, mía. Nay chỉ có thể trồng cà phê, các cây ngắn ngày (lúa, bắp, mz, đậu, sả) và phải đi làm xa hơn 4-5km.

Ea Mar và Trí A (Krong Na) Trồng lúa (nước, khô), bắp, mz, rau, mè, đậu (trung bình 1ha/hộ)

80

Phân tích vấn đề giới -Tại Tân Phú: Nhóm nam cho rằng, phụ nữ vất vả hơn (60%) trong khi phụ nữ cho rằng 50 -50. - Tại Krong Na: Cân bằng vai trò của nam và nữ, tuy nhiên các công việc nặng do nam làm nên tỷ


Mới trồng cam, quýt, cà phê, tiêu chưa có kết quả. Lâm sản

Chăn nuôi

Trước kia có thể nuôi trâu, bò, heo. Hiện nay chỉ có thể nuôi gà.

Đánh cá

Làm thuê

Lao động làm thuê tăng cao.

Buôn bán Công việc khác

Tái sản xuất

- Chăm sóc trẻ nhỏ, người già, nội trợ…; - Hoạt động cộng đồng (họp thôn, tập huấn…); - Lấy nước.

lệ có thể nghiêng về nam 60%. Các lâm sản phi Tại Krong Na: Nam giới gỗ (măng, củi, chiếm vai trò chủ yếu 70 thảo dược) – 90%, phụ nữ chỉ hỗ trợ phơi sấy. Riêng củi 50 – 50 do phụ nữ là người bửa củi. Trâu, bò, lợn, gà - Tại Tân Phú: Phụ nữ 80% - Tại Krong Na: Phụ nữ giữ vai trò chủ yếu 90%. Câu cá phục vụ Tại Krong Na: Nam 70%, nhu cầu thực nữ 30%. phẩm cho gia đình. Làm thuê (bẻ Cả nam và nữ đều làm bắp, 100.000đ/ nhưng công việc khác ngày) nhau và tiền công khác nhau. Bán hàng tạp Tại Krong Na: 100% do hóa phục vụ phụ nữ thực hiện. khách du lịch. Lượm phân bò Tại Krong Na: 100% phụ bán cho người nữ thực hiện. trồng cà phê. Bình quân 35.000 đ/bao 35kg. - Chăm sóc trẻ - Tại Tân Phú: Hầu hết nhỏ, người già, các hoạt động do phụ nữ nội trợ…; làm (80%). Riêng nội trợ - Hoạt động cộng 50 – 50. Đàn ông phụ đồng (họp thôn, trách việc lấy nước chiếm tập huấn…). 70%. - Tại Krong Na: 95-100% việc chăm sóc gia đình do phụ nữ thực hiện. Dạy dỗ trẻ em cũng chủ yếu do phụ nữ phụ trách vì nam 81


Các hoạt động cộng đồng

giới không có thời gian. Phân công công việc Các hoạt động - Tại Tân Phú: 50 – 50 khi tham gia các lễ họp hành, quyết - Tại Ea Mar, các cuộc hội. định tài chính họp liên quan đến vấn đề đất đai, đền bù thì nam giới tham dự nhiều hơn vì cả hai giới đều cho rằng, nam giới có hiểu biết hơn. Các quyết định liên quan đến tài chính được cả hai vợ chồng thảo luận nhưng quyết định cuối cùng vẫn do nam giới. - Tại Trí A, tất cả các hoạt động về tài chính đều do phụ nữ quyết định. Phân tích sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên

So sánh hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên ở các vùng nghiên cứu được tóm tắt ở Bảng 4.5. Ở thôn Tân Phú, đất rẫy là tự khai hoang. Chương trình tái định canh được vài sào một hộ. Các hộ tự khai phá thêm, mỗi hộ trung bình 2ha. Một số hộ không có đất là do đất lâm trường, được đền bù 12 triệu/ha. Hai vợ chồng cùng thống nhất các quyết định. Đàn ông trực tiếp sản xuất nhiều hơn 60%, phụ nữ 40%. Đối với đất ở vẫn chưa có quyền sở hữu. Các hộ đổi ở dưới (vùng đất lòng hồ thủy điện trước đây) lên trên này từ năm 2009, mỗi hộ được 400m2 nhưng chưa có sổ nên cũng không rõ có được 400m2 hay không. Ở thôn Tân Phú, đối với nguồn nước, nước hồ thủy điện được dùng cho tưới tiêu, chủ yếu là nam dùng 70%, nữ 30%. Người dân ở đây không tham gia đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Giếng khoan do bên thủy điện khoan, cả gia đình cùng sử dụng nhưng không dùng cho ăn uống được. Ở Krong Na, nam giới và phụ nữ tiếp cận tài nguyên đất như nhau, trong khi đó phụ nữ gắn chặt hơn với tài nguyên nước, từ lấy nước, giặt giũ, tắm rửa cho con, tưới tiêu, hái rau dọc sông v.v. (80% nữ, 20% nam). Ở thôn Tân Phú, đối với các tài sản trong gia đình, nam giới và phụ nữ sử dụng và kiểm soát ngang nhau. Đối với các khoản thu nhập, phụ nữ giữ chủ yếu. Nếu nam giới nhận các khoản tiền về thì phụ nữ vẫn là người quản lý. Về nguyên tắc, khi nhận tiền về thì cả nam giới và phụ nữ đều bàn bạc với nhau và cùng quyết định nhưng những khoản chi tiêu lớn có thể do nam giới quyết định. Ở Ea Mar, nam giới giữ những khoản tiền lớn và phụ nữ giữ 82


tiền để chi tiêu hàng ngày cho gia đình. Ở Buôn Trí A, phụ nữ kiểm soát mọi thu nhập của hộ và quyết định các mua, bán trong gia đình. Tài sản được sử dụng công bằng cho mọi thành viên trong gia đình nhưng phụ nữ đưa ra quyết định. Thậm chí áo quần của người chồng cũng được vợ tự mua cho, lập luận trên niềm tin rằng người vợ hiểu được thị hiếu và sở thích của chồng. Phụ nữ thôn Buôn Trí A trong thảo luận nhóm cho rằng, việc sử dụng những nguồn lực và tiền bạc mà mang lại lợi ích cho kinh tế gia đình thì nam giới hay phụ nữ quyết định đều như nhau (xem Bảng 4.5). Bảng 4.5: Hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên thôn Tân Phú, Ea Mar và Trí A Nguồn lực Đất

Tân Phú (Ea Noul)

Ea Mar và Trí A (Krong Na)

- Đất sản xuất sử dụng 5050 - Đứng tên giấy tờ sở hữu đất sản xuất thì nam chiếm 80%, nữ 20%. - Nước hồ thủy điện dùng cho tưới tiêu, chủ yếu là nam dùng 70%, nữ 30%. - Nước sinh hoạt thì tỉ lệ sử dụng giữa nam và nữ là 50 – 50.

Nước

Tài sản trong gia đình

Thu nhập từ các hoạt động kinh tế

- Tại Trí A: Việc sử dụng theo tỉ lệ 50 – 50 nhưng việc kiểm soát 100% do phụ nữ. - Tại Ea Mar: Chủ hộ là nam đứng tên sở hữu đất. - Tại Ea Mar: Phụ nữ sử dụng 80% vì phụ trách chăm sóc gia đình. Việc kiểm soát theo tỉ lệ 50 – 50. - Tại Trí A: Việc sử dụng theo tỉ lệ 50 – 50 nhưng việc kiểm soát 100% do phụ nữ. Nam và nữ cùng sử dụng và - Tại Trí A: Việc sử dụng theo tỉ kiểm soát như nhau. Tỉ lệ 50 lệ 50 – 50 nhưng việc kiểm soát – 50. 100% do phụ nữ. - Tại Ea Mar: Sử dụng và kiểm soát đều theo tỉ lệ 50 – 50. Nữ giữ 70% tiền, nam giữ - Tại Trí A: Việc sử dụng theo tỉ 30%. Tuy nhiên việc sử lệ 50 – 50 nhưng việc kiểm soát dụng tiền lại chủ yếu do 100% do phụ nữ. nam giới (70%). Phụ nữ chỉ - Tại Ea Mar: Phần lớn nữ giữ sử dụng 30%. tiền, một số hộ người chồng giữ các khoản tiền lớn vì vợ không có khả năng quản lý tiền bạc.

Phân tích thể chế Về tiếp cận nguồn vốn, theo thông tin từ nhóm quản lý cấp huyện, ngân hàng chính sách cho vay thông qua đại diện Hội Phụ nữ hoặc Hội Nông 83


dân (do thôn chủ động ủy thác). Bình xét tại thôn, xã xác nhận rồi ngân hàng chính sách quyết định cho vay. Lượng vốn về các thôn có hạn. Do đó, người dân chủ yếu vay các ngân hàng thương mại (ngân hàng đầu tư) chứ không vay ngân hàng chính sách vì nguồn vốn ngân hàng chính sách quá ít. Đối với các trường hợp thu hồi đất, các hộ dân có hỗ trợ di dời nhà ở, hỗ trợ vốn để tái sản xuất theo quy định của Nhà nước. Theo người dân Tân Phú, Ngân hàng Chính sách chỉ dành cho hộ nghèo: 15 triệu/hộ, trả 130,000/tháng, lãi suất 0,6 – 0,9%. Hiện ở thôn có 20/150 hộ vay và 3/44 hộ tái định cư là hộ nghèo được vay. Hiện nay, do chưa có sổ đỏ, người dân thường phải vay “nóng” lãi suất 3-6% để phục vụ sản xuất. Tiền đền bù nhận từ 2006 nhưng đến năm 2009 mới được nhận đất. Người dân đã tiêu hết tiền đền bù trước khi nhận đất. Cải tạo đất mất thêm 1 năm, trồng 3 năm mới bắt đầu “có ăn”. (Theo quy định đất đổi đất, nhà đổi nhà, dư thì đền tiền, các hộ dân trung bình nhận từ 10 – 100 triệu đồng đền bù. Ngoài ra, họ được hưởng chế độ 6 tháng tiền ăn, điện , nước, san ủi đất nhưng đến lúc nhận thì đất không được san ủi, nhổ cây nên phải múc đá, nhặt đá xếp lại, phải vay tiền để đầu tư sản xuất. Nguồn vốn tích lũy được đã sử dụng cho con ăn học, cày bừa đất đai trong thời gian chờ bàn giao đất). Thảo luận nhóm Buôn Trí A cho rằng có tiếp cận được các nguồn vốn vay, bao gồm qua kênh Hội Phụ nữ nhưng lượng vốn cũng hạn chế, chỉ vay cho một số vấn đề cần thiết trong gia đình. Theo nhóm thảo luận Buôn Ea Mar, việc vay nóng (với lãi suất 3 - 5% và số tiền vay từ 10 – 100 triệu đồng) đa phần đều do phụ nữ trong gia đình đứng ra vay (chiếm khoảng 90% trường hợp vay nóng) (xem thêm Bảng 4.6). Bảng 4.6: Phân tích thể chế Buôn Ea Mar Các dịch vụ

Vốn hộ nghèo, cận nghèo

Vay nóng lãi suất 3 - 5% (vay được từ 10-100 triệu)

Tổ chức thực hiện và chính sách liên quan - Ngân hàng Chính sách, lãi suất 0,65 (vốn ưu đãi). - Ngân hàng thường (vay thế chấp)

Tác động Nam 50%

Nữ 50%

10%

90% đi vay

84

Cộng đồng Phát triển kinh tế, phát triển sản xuất: làm ruộng, rẫy.


Y tế: Bảo hiểm y tế theo chế độ Giáo dục

Khuyến nông: Tập huấn, cấp giống

Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp

50%

50%

50%

50%

50%

50%

Thông tin cá nhân sai gây khó khăn cho người sử dụng. Cấp 1 cách 2km, Cấp 2 cách 3km, Cấp 3 cách 12 km Ở nơi cũ, trẻ em có nơi mát mẻ để chơi, bây giờ không có, nắng. Người nghèo được hưởng lợi nhiều nhất.

Về các vấn đề nổi lên trong phát triển kinh tế, ở thôn Tân Phú, bên cạnh các vấn đề phải thay đổi cấu trúc kinh tế hộ gia đình để phù hợp với vùng đất tái định canh, định cư mới hoặc các khó khăn về nguồn vốn phát triển sản xuất (xem phân tích ngay bên trên đây), làm thuê trở nên ngày càng phổ biến: nam giới đi làm (phụ hồ, xây dựng) ở nơi khác, ở thôn khác với tiền công 130.000 – 150.000 đồng/ngày, làm được 8 – 10 ngày/tháng, trong khi phụ nữ làm thuê những việc ít “nặng nhọc” hơn như làm cỏ, bẻ bắp hoặc có thể đi làm giúp việc từ 2,5– 3,5 triệu đồng/tháng. Trong thôn, có thể đổi công cho nhau, ít đi làm thuê hơn. Nhóm thảo luận Buôn Trí A nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao trong khi không có khu công nghiệp nào trên địa bàn. Tuy thôn có cụm du lịch Bản Đôn nổi tiếng, nhưng mức độ tham gia vào các hoạt động du lịch của người dân địa phương rất hạn chế, mặc dù vậy cũng thúc đẩy kinh doanh, buôn bán tại địa phương. Trước đây, thôn có hoạt động dệt thổ cẩm, rượu cần nhưng nay không còn thực hiện nữa. Về các chương trình khuyến nông, theo kết quả thảo luận của các nhà quản lý huyện, hằng năm đều có các chương trình khuyến nông do nguồn vốn của huyện. Ngoài ra cũng có các chương trình đào tạo của tỉnh cấp chứng chỉ. Ví dụ, năm 2015 có 3 lớp (2 huyện, 1 tỉnh) với 45-50 người tham dự. Hằng năm, huyện chi từ 650-700 triệu để đầu tư mô hình, mở các lớp tập huấn, nhưng đối tượng không chỉ ưu tiên cho dân tộc thiểu số hay hộ nghèo, mà chọn những hộ có nhiệt huyết với áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp. Theo các nhà quản lý huyện, tập huấn chủ yếu thu hút người Kinh, người dân tộc thiểu số ít tham gia. Đàn ông tham gia nhiều hơn do không bận việc gia đình. Đi họp tại thôn thì phụ nữ thường đi nhiều hơn do sử dụng tiếng địa phương và họ có thể mang con theo.

85


Từ trước đến nay chưa có chương trình khuyến nông nào dành riêng cho các hộ tái định cư Srepók 3. Người dân ở thôn Tân Phú cho biết, không có các chương trình tập huấn khuyến nông mà chỉ có hội thảo của các công ty bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc. Trong khi đó, ở Ea Mar và Trí A, các tập huấn trồng trọt, giống lúa mới được tổ chức và nhiều phụ nữ địa phương tham gia. Về chăm sóc y tế, tại Buôn Trí A, Trung tâm y tế dự phòng có xuống tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, cho màn chống muỗi, cấp phát thuốc và tổ chức khám sức khỏe chung cho cộng đồng. Các hộ dân vùng nghiên cứu thuộc đối tượng vùng 3 vẫn được cấp bảo hiểm y tế (BHYT), tuy vậy theo phản ánh của người dân, thông tin cá nhân trên thẻ BHYT thường có sai sót nên người dân có thẻ cũng không sử dụng được dịch vụ, trong khi thủ tục chỉnh sửa lại mất thời gian6. Tại thôn tái định cư Tân Phú, hiện có xây trạm y tế nhưng không hoạt động. Trước đây, thôn cho trường mầm non mượn làm lớp học, năm nay trường mầm non đã trả lại phòng, trạm y tế năm nay lại để trống. Tiêm chủng: 6 tháng/lần, trạm y tế xã về tận thôn hoặc phải tới trạm y tế để tiêm chủng. Phụ nữ được thường xuyên động viên đi khám phụ khoa. Người dân phải đi xe máy đến trạm y tế xã cách 10 km hoặc huyện 15km nên phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn trong đi lại. Về giáo dục, xã A Noul có 6 trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở). Mỗi thôn đều có trường mẫu giáo, đạt yêu cầu về lượng trẻ đến trường mặc dù cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn. Đối với thôn tái định cư, nơi ở mới gần trường hơn, tỷ lệ học sinh tới trường tăng. Tỷ lệ nam và nữ được đi học là ngang nhau, nhưng tỷ lệ học cao hơn thì vẫn là nam giới. Tại Trí A, học sinh cấp 3 đi xe bus, chi phí cao 400.000đ/tháng. Những năm trước, các hộ dân tộc thiểu số được tỉnh ưu tiên cấp sách vở, bảo hiểm y tế. Năm nay đã cắt toàn bộ, không hỗ trợ kể cả hộ nghèo.

6

Trong buổi kiểm chứng thông tin nghiên cứu, nhóm nghiên cứu dành thời gian đối thoại giữa người dân, cán bộ xã và lãnh đạo phòng lao động huyện về những sai sót mắc phải về thông tin chủ thẻ BHYT. Các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra lại quy trình để xét trách nhiệm nào của xã hay huyện để tránh những lỗi tương tự; đồng thời ghi nhận có sự chậm trễ trong việc cấp bảo hiểm cho một số hộ dân. Nguyên nhân là các số liệu của một số người tham gia bảo hiểm ở cấp huyện và cấp xã không khớp nhau nên chúng tôi cần phải nhập lại. Thời gian chậm trễ đến nay là khoảng 2 tháng từ tháng 6/2016.

86


PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG Các tác động tích cực Trong khi tác động của các thủy điện đến đời sống của người dân địa phương đa phần là tiêu cực như phân tích bên dưới đây tuy nhiên vẫn có một số tác động tích cực được ghi nhận: - Tái định cư do thủy điện tại thôn Tân Phú: Giao tiếp xã hội tốt hơn, phụ nữ có thể mặc váy, vì đường xá thuận tiện hơn, dân cư sống gần nhau hơn. Học hành, điện đường thuận lợi hơn, y tế gần hơn. Về cơ bản là tiếp cận văn hóa thông tin tốt hơn. 100% học sinh tới trường so với 60-70% trước đây. - Xã Krong Na: Trong quá trình xây dựng thủy điện, không có tình trạng sinh con ngoài giá thú ở địa phương và không xuất hiện mâu thuẫn giữa công nhân nhà máy và người dân địa phương. Nguyên nhân người dân cho là do có đồn biên phòng. Các tác động tiêu cực Các tác động tiêu cực của thủy điện được phân tích nhanh trong Bảng 4.7. Bảng 4.7: Khung phân tích tác động tiêu cực của thủy điện Loại tác động

Mức tác động Nam Nữ Cộng giới giới đồng Mất rừng, thay đổi hệ ** ** ** sinh thái, cảnh quan Mất đất sản xuất *** *** *** Nguồn nước thay đổi tiêu cực, kế cả nước ngầm

***

***

***

Kinh tế khó khăn hơn

***

***

***

Đền bù thấp, kéo dài gây bất ổn, không tạo động lực phát triển Gây khó khăn cho bảo

***

***

***

**

**

*** 87

Hành động/giải pháp

Tái trồng rừng theo cam kết Hỗ trợ cải tạo đất, cấp thêm đất để canh tác - Cần lắp đặt trạm bơm để điều tiết nước cho thôn; - Xả nước mới rửa được sông và có nước tưới, 1 tuần cần xả nước 2 lần; - Đầu tư hệ thống nước máy; - Không có thủy điện nữa. Vốn vay, chuyển đổi ngành nghề, đào tạo. Giải quyết các cam kết, các vấn đề đền bù mới nảy sinh, như thẩm thấu. Báo cáo các vấn đề cho chính


tồn, phát huy truyền thống, văn hóa Các vấn đề về sức khỏe, an toàn tính mạng Quản l{ gia đình, tệ nạn xã hội Nhiều vấn đề liên quan đến quản lý xã hội

quyền địa phương để được giải quyết. Tuyên truyền, khám bệnh định kz, sức khỏe phụ nữ.

**

***

**

**

***

**

Nâng cao nhận thức, tập huấn.

**

**

***

Sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành.

Ghi chú: * tác động trung bình, ** tác động lớn, *** tác động rất lớn Tác động 1: Mất rừng, thay đổi hệ sinh thái, cảnh quan Mất rừng tự nhiên, lại ở những vùng đầu nguồn, với số lượng lớn do xây dựng các công trình của thủy điện, kéo theo những thay đổi xấu về cảnh quan môi trường. Lũ lụt có thể tàn khốc hơn và xói lở sẽ rất nghiêm trọng. Mất rừng dẫn đến những thay đổi to lớn trong phương thức canh tác và lối sống nhiều năm của người dân địa phương vốn quen thuộc với “văn hóa rừng” với “nếp sống nương rẫy” đặc trưng7. Tác động 2: Mất đất sản xuất Mất đất sản xuất do làm lòng hồ và các công trình thủy điện, thẩm thấu nước lòng hồ, sạt lở đất không thể canh tác được (Tân Phú) và/hoặc nước sông cạn gây khô hạn không thể sản xuất được toàn thời gian hoặc bán thời gian (A Trí). Ở góc độ quản lý, quỹ đất sản xuất của địa phương sẽ giảm xuống, sẽ ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp và cơ cấu sản xuất của địa phương. Rất thông thường, khi được đổi qua đất định canh, định cư, chất lượng đất thường xấu hơn. Người dân ở Tân Phú cho biết nếu đất trước đây tốt 10, thì đất được cấp mới chỉ là 3-4. Ngoài ra, công ty thủy điện hứa san lấp đất canh tác cho người dân nhưng khi bàn giao đất thì việc này không được thực hiện. Đất rẫy hai bên bờ sông Srepók ở Krong Na cũng có hiện tượng sạt lở.

7

Lê Văn Kz và các cộng sự (2015) viết: Nói tới Tây Nguyên là nói tới rừng, nay tuy đã suy giảm nhiều do chiến tranh, do con người khai thác bừa bãi nhưng độ che phủ của rừng chiếm tỷ lệ thuộc loại cao nhất ở nước ta. Cùng với rừng là thế giới động vật và thực vật rất phong phú, quý hiếm tạo nên một sinh thái rất đặc trưng của các dân tộc ở đây. Có thể nói rừng là môi trường sống gần gũi và thân thiết của cư dân các dân tộc, văn hóa của người Tây Nguyên là “văn hóa rừng”.

88


Tác động 3: Nguồn nước thay đổi tiêu cực Nguồn nước thay đổi tiêu cực bao gồm nước mặt sông, nước lòng hồ, nước ngầm, nước sản xuất và nước sinh hoạt. Theo người dân thôn Tân Phú, hiện tại nước sông ô nhiễm nặng do khu công nghiệp Tân Thắng xả toàn bộ chất thải ra sông. Thêm nữa, đập thủy điện gây ứ đọng nước, sinh ra tảo rêu, nước có váng nhầy. “Các nhà máy dọc sông, đặc biệt là công ty Tân Thắng xả thải trực tiếp ra sông. Các nhà máy dọc sông Serepok chảy thẳng về công ty thủy điện nằm ở xã Ea Noul. Xã Ea Noul là xã chịu ảnh hưởng nặng nhất khi mà thủy điện chặn dòng. Có hai nhánh suối chính đều bị ô nhiễm kim loại nặng, không thể dùng làm nước tưới, cá chết hàng loạt. Cần có chế tài xử phạt các nhà máy, doanh nghiệp và yêu cầu các đơn vị này có phương án xử lý chất thải.” Tại khu tái định cư, nước giếng nhiều đá vôi, không phù hợp để ăn uống nên người dân phải bỏ thêm chi phí mua xe kéo, bồn nước để cả hai vợ chồng đi chở nước. Nguồn nước hạn chế nên các nhu cầu vệ sinh cá nhân cũng trở nên khó khăn hơn. Người dân buôn Trí A cũng như những buôn khác dọc sông Srepók quanh đó, nguồn nước và chất lượng nước sông suy giảm mạnh, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất của người dân. Trước đây, nước chảy ào ào, tát nước uống luôn; hiện nay, nước sông bị ô nhiễm, nhiều rác, thối buồn nôn, gây ngứa da. Trước khi có thủy điện, việc bơm nước lên dễ dàng hơn, đặt bơm ngay bờ là bơm nước được luôn; hiện tại, phải kéo đường ống dài 250m – 500m mới đến nguồn nước. Tháng 3-4 chỉ toàn rong rêu, không có nước, dòng sông chết. Một số hộ không có giếng, khoan cũng không có nước; một số hộ giếng có nước thì nhiễm vôi nặng. Nước ăn uống phải đi mua: 8,000 đồng/bình, 1 tuần hết 80,000 đồng. Trước khi có thủy điện, các hộ có mương nước để làm 2 vụ lúa một năm. Thủy điện đã phá một kênh nội đồng quan trọng nên hiện tại chỉ còn làm được 1 vụ, phụ thuộc vào nước trời, sản lượng còn 50% so với trước. Ở những buôn khác như buôn Ea Mar, lượng nước ngầm suy giảm nghiêm trọng, có thể các mạch nước ngầm bị đứt do nổ mìn của thủy điện trong xây dựng. Người dân phải khoan giếng sâu hơn, từ 12 – 25 triệu đồng/giếng (xem Hình 4.2).

89


Hình 4.2: Một phụ nữ ở buôn Ea Mar phải thuê khoan lại giếng mới, sâu hơn, tốn nhiều tiền hơn vì giếng cũ đã cạn nước

Nguồn: Nguyễn Quý Hạnh 2016

Tác động 4: Kinh tế khó khăn hơn Khi được tái định cư và đền bù rồi nhưng người dân không có đất sản xuất hoặc không dùng tiền để đầu tư sản xuất, dẫn đến tăng tỉ lệ hộ nghèo, tăng tỉ lệ thất nghiệp. “Người dân ở đây có trình độ văn hóa thấp, chưa có kỹ năng quản lý chi tiêu nên sử dụng đồng tiền đền bù không hiệu quả. Tỉ lệ hộ nghèo tăng so với thời điểm trước thủy điện. Chỉ có thôn người Kinh phục hồi kinh tế nhanh. Các thôn khác tiếp cận khoa học kỹ thuật chậm nên gây ra tình trạng đói nghèo.” Ở Tân Phú, người dân phải lập nghiệp lại từ đầu: Bình quân 1 hộ nợ 100 triệu. Số tiền đền bù quá thấp (trong khi Đắk Nông đền bù 9.000 đồng/m2 thì ở Ea Nuol chỉ được 3.000 - 4.000 đồng/m2), thêm nữa, đền bù cho vài năm rồi mới chia đất (2006 – 2009) nên người dân đã tiêu hết tiền đền bù. Cải tạo đất thêm 1 năm, trồng 3 năm mới bắt đầu có thể thu hoạch (cà phê). Cả 3 địa bàn nghiên cứu có một tác động chung là nguồn thu nhập hộ gia đình giảm do diện tích đất giảm, sông suối ô nhiễm, trồng trọt, chăn nuôi gặp khó khăn nhưng chi tiêu tăng do phải đầu tư cho việc khoan giếng, chi tiêu cho nước uống, thực phẩm thay vì tự cung tự cấp như trước, ví dụ không có rau tự trồng hay giảm cá, cây thuốc, rau (như cây rù rì, lộc vừng) thu lượm ngoài bờ sông, suối (dù tại khu tái định cư, việc trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn do đi lại thuận tiện hơn trước). Các hộ ở Tân Phú tính toán chi 90


tiêu gia đình của họ tăng 2-3 lần so với nơi ở cũ (5 triệu đồng/tháng so với 2 triệu đồng/tháng trước đây). Cảnh quan thay đổi nên lượng khách du lịch giảm, giảm thu nhập của các công ty, của địa phương và các hộ tham gia du lịch. Vượt lên cấp hộ gia đình, kinh tế của cả xã cũng bị ảnh hưởng, đảo lộn xu thế phát triển: “Đất tái định canh rất xấu. Làm thuê còn mang lại thu nhập cao hơn trồng cây trên diện tích đất này. 80% đất có chất lượng kém. Chương trình 725, sơ bộ xã có 286 hộ trong diện thiếu đất sản xuất (chưa rà soát các hộ người Kinh). Nếu không có thủy điện thì tốc độ phát triển sẽ cao hơn. Diện tích mía trước kia hơn 1.000 ha giúp giải quyết số lượng lớn lao động nhưng hiện nay không còn trồng được mía nữa.” Tác động 5: Đền bù thấp, kéo dài gây bất ổn, không tạo động lực phát triển Việc đền bù gây ra nhiều khó khăn kéo dài cho các cộng đồng bị tác động xấu bởi thủy điện, đặc biệt là thôn tái định cư Tân Phú, bao gồm đền bù thấp, chênh lệch qua thời gian và vùng miền, chậm giải ngân và đền bù mới phát sinh. Hậu quả là tạo ra được nguồn lực tập trung để đầu tư khi tái xây dựng kinh tế hộ gia đình tái định cư, ngược lại gây ra nhiều kiện tụng, mâu thuẫn trong cộng đồng. Đền bù thấp: Về giá đền bù, người dân không được tham gia, tỉnh quy định căn cứ vào quy định của văn bản Nhà nước. Người dân chỉ được tham gia một cuộc họp để nghe công bố giá cả đền bù. Ban đầu là 2.000đ/m2, sau đó Hội đồng huyện Buôn Đôn đề nghị thêm được 1.000 đồng/m2.Trong khi Đắk Nông đền bù 9.000 đồng/m2 thì ở Ea Nuol chỉ được 3.000-4.000 đồng/m2. Trong một dự án thủy điện mà liên tục thay đổi các thông tư hướng dẫn, gây ra sự bất công. Ví dụ những hộ chấp hành tốt quy định, hoàn thành thủ tục đền bù trước 1/7 thì lại không nhận được đền bù cao như người hoàn thành sau, gây ra mâu thuẫn. Hoặc có chính sách hỗ trợ 9 triệu/khẩu cho những hộ thuộc diện nghèo, tuy nhiên, có hộ làm thủ tục sớm lúc thông tư/nghị định này đang áp dụng thì được hưởng lợi, đến khi có thông tư /nghị định mới thì các hộ làm sau lại mất quyền lợi. Vì giá đền bù được quy định theo giai đoạn, nên người dân cũng kiến nghị đền bù bổ sung cho các hộ đền bù trước bị áp mức giá thấp hơn. Chậm đền bù: Công tác đền bù tiến hành quá chậm, thẩm định xong từ giữa năm nhưng Tết (cuối năm) mới nhận được đền bù. Kết quả là, như phân tích trên, tiền đền bù khi nhận được, thì không còn đủ do tiêu trước đó nên không còn nhiều để đầu tư cho sản xuất mới. 91


Thêm nữa, công tác giải quyết đơn thư chậm trễ, đối với các vấn đề cũ và vấn đề mới nảy sinh. Ví dụ, đất định canh cứ nhùng nhằng giữa người mới và người cũ “có đất mà như không”, có sự mâu thuẫn giữa người cũ và người mới. Dự án đất chưa đền bù cho hộ cũ nhưng lại lấy đất đó đền bù cho hộ mới. Tác động 6: Gây khó khăn cho bảo tồn, phát huy truyền thống, văn hóa Việc thay đổi nguồn nước gây ra khó khăn trong tổ chức các lễ hội truyền thống và phát huy các hoạt động văn hóa, tâm linh của người địa phương. Theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, đối với bà con các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mỗi ngọn thác, cánh rừng đều chứa bao huyền thoại, với hệ thống dày đặc các vị thần linh, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tinh thần của mọi cộng đồng, từ đó vùng đất có nhiều lễ nghi, lễ hội8. Văn hoá tín ngưỡng “không chỉ làm nên những giá trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh của văn hoá mà còn góp phần tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hoá các dân tộc” (xem thêm Nguyễn Trí Nguyên 2004). Khu vực bến nước phục vụ tín ngưỡng của người dân bị ảnh hưởng, không còn được sử dụng nhiều nơi. Bến nước đối với đồng bào dân tộc Ê đê, Gia rai ở Tây Nguyên gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bà con trong buôn, trong làng. Thường mỗi buôn đồng bào dân tộc có một bến nước văn hóa. Ngoài việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất, bến nước còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng. Hàng năm, các buôn đồng bào dân tộc tổ chức lễ cúng bến nước. Trong lễ cúng đó, bà con cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mong cho mọi người có sức khỏe dồi dào, làm ăn gặp điều may mắn; cầu mong mọi người đều làm việc tốt và đoàn kết thương yêu nhau, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp (xem thêm Bá Thăng 20169). 8

Nguyễn Ngọc Hòa và các cộng sự (2014) giải thích: “Thần linh trú ngụ ở khắp nơi. Cuộc sống của con người hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của thần linh, từ lao động sản xuất đến ốm đau, chết chóc, mọi hành động, việc làm đều phải cầu xin và được thần linh cho phép. Từ niềm tin, tín ngưỡng đa thần, đồng bào có nhiều hình thức kiêng cữ phức tạp và nhiều nghi lễ, lễ hội cúng bái, ngưỡng vọng thần linh, cầu mong thần linh giúp đỡ cho cuộc sống của con người, cộng đồng.” 9

Bá Thăng (2016) giải thích: “Từ ngàn đời nay, trong { nghĩ của người Tây Nguyên, hình ảnh bến nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Bến nước là tặng phẩm của thiên nhiên (thiên nhiên của họ là Thần). Họ nhờ Thần gội rửa bụi đất của rẫy nương để mỗi khi bước lên nhà sàn là mọi nhọc nhằn đều tan biến. Có lẽ vì vậy mà buổi chiều, trên bến nước bao giờ cũng rất xôn xao.Theo một số chuyên gia nghiên cứu, ở một phương diện nào đó, bến nước đồng nghĩa với làng. Người Tây Nguyên

92


Lễ hội đua voi Buôn Đôn: Hội nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ, tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào Tây Nguyên; đồng thời cầu mong một vụ mùa mới tốt tươi, buôn làng ấm no10 (xem Hình 4.3). Do thủy điện nên sông không có đủ nước trong thời gian lễ hội nên gây khó khăn cho việc tổ chức. Huyện phải xin chủ trương, đề nghị thủy điện, tuy nhiên thủy điện ngần ngại vì vấn đề lợi ích, tốn thời gian đợi nước đầy, quy trình xin phép phức tạp. Hình 4.3: Lễ hội đua voi ở Buôn Đôn

Nguồn: http://khamphadalat.com/tin-tuc/le-hoi-dua-voi-buon-don-2016

Tác động 7: Các vấn đề về sức khỏe, an toàn tính mạng Ở thôn Tân Phú, người dân thấy sốt xuất huyết, sốt siêu vi thường xuyên xuất hiện, bệnh viện quá tải. Tỉ lệ bệnh thận, dạ dày và phụ khoa tăng, người dân đánh giá là do phải dùng nước giếng nhiều đá vôi và nguồn nước bị nhiễm bẩn. nói làng là những người cùng uống chung một nguồn nước. Xa làng là xa bến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước, làm lễ Pơthi là để người ta vĩnh biệt bến nước. Tình yêu lứa đôi luôn có bến nước vun đắp, làm cho lãng mạn hơn, son sắc hơn nên họ cũng thường trao chiếc vòng đồng đính hôn nơi bến nước. Bến nước cũng là nơi rửa sạch bụi bẩn của tự nhiên, thanh lọc tâm hồn con người, trả con người lại cho sự tinh khiết của tình làng.” 10

Lễ đua voi thường được tổ chức vào tháng 3. Như lời của một câu hát quen thuộc: “Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”. Tháng 3, mùa hạnh phúc Tây Nguyên, là thời điểm đồng bào Buôn Đôn nô nức mở hội đua voi cùng với các lễ hội khác như đâm trâu, cồng chiêng... thể hiện ước mong cho một mùa vụ mới tốt tươi.

93


Ở Krong Na, người dân quan sát thấy trẻ em thường xuyên bị các bệnh ngoài da (nấm, ngứa) và các bệnh truyền nhiễm, ho, ngứa xuất hiện. Tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa tăng , người dân đánh giá là do vẫn dùng nước sông suối trong khi chất lượng nước suy giảm. Mất mát về tính mạng do thủy điện xả nước. Đến nay, trên địa bàn huyện có 9 người (4 học sinh, 4 chiến sĩ và 1 người dân) chết do thủy điện xả nước. Tác động 8: Quản l{ gia đình, tệ nạn xã hội Thời gian đầu ở khu tái định cư, nam giới thường buồn chán, không có đất sản xuất, nên sinh nhậu nhẹt, rượu chè. Thêm nữa, mâu thuẫn vợ chồng liên quan đến tiền bạc xảy ra thường xuyên hơn. Bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng. Phụ nữ trở nên khó khăn và thiệt thòi hơn. Khi tái định cư, người dân, nhất là thanh thiếu niên, mất việc làm, ruộng rẫy ít, trình độ thấp nên gia tăng trộm cắp, tệ nạn xã hội: “Khi thủy điện đi vào hoạt động, thiếu đất nên thanh niên không có việc làm nhiều đâm ra cứ hay câu cá nhậu nhẹt làm mất trật tự an ninh, tệ nạn trộm cắp gia tăng do thanh niên không có việc làm.” Tác động 9: Nhiều vấn đề liên quan đến quản lý xã hội Trên phương diện quản l{, đáng chú { là việc tăng đơn thư khiếu nại liên quan đến đền bù, về các vấn đề đất đai, rừng. Công việc này đến nay vẫn còn bề bộn và mất nhiều thời gian nữa để giải quyết ổn thỏa. Một số hộ tại buôn Ea Mar không thuộc phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn (200m) nên không được đền bù. Họ khiếu nại tại công ty thủy điện và được xem xét đền bù. Mới chỉ có duy nhất một con đường dẫn vào nhà máy thủy điện. Đường xuống cấp nghiêm trọng gần 10km, còn lại đường nhánh vào khu vực tái định canh vẫn lầy lội. Như vậy việc tái đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã chưa thực hiện đầy đủ. Ở trường hợp khác, việc giải phóng mặt bằng cho công trình thủy điện ở một số khu vực “nhạy cảm” như khu nghĩa trang của đồng bào dân tộc, nếu không khéo léo, dễ dẫn đến những mâu thuẫn và trở thành “vấn đề nóng của địa phương”. Khu nghĩa trang có { nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của người địa phương. Hộp 4.1 bên dưới liệt kê liên quan đến thủy điện Srepók 4A chưa được giải quyết trên địa bàn xã Krong Na.

94


Hộp 4.1: Những vấn đề liên quan đến thủy điện Srepók 4A chưa được giải quyết trên địa bàn xã Krong Na  Đã chi trả chạy mìn nổ đợt 3 ngày 10/8/2015 cho 20 hộ dân bị ảnh hưởng, còn 1 hộ chưa đồng ý với phương án nổ mìn và chạy mìn.  Sạt lở ruộng 2 vụ gồm 3 hộ không sản xuất được và mất đi 4 sào ruộng nước 2 vụ. Ngập vĩnh viễn 4 hộ, vẫn chưa có phương án hỗ trợ.  Ngăn dòng kênh tưới tiêu cho cánh đồng 14,5 ha không sản xuất được trong vụ Đông Xuân 2012-2013 gồm 21 hộ tại cánh đồng Ma Phương đã chi trả được 7/21 hộ vào đợt 1 và đợt 2 đã nhận đủ 14 hộ còn lại.  Đề nghị làm cầu xi măng đi qua đập, hồ trung chuyển cánh đồng ruộng Ma Phương hiện nay bị cắt ngang không có đường qua canh tác hoa màu trên 15 ha.  Các đơn vị thi công đổ đất thải dọc bờ kênh. Đổ tràn và lấn đất đá sang phần diện tích đất sản xuất của 42 hộ dân. (Đã thỏa thuận được 18 hộ. Đến nay chưa giải quyết dứt điểm 24 hộ còn lại, nguyên nhân là thủy điện chưa thống nhất với diện tích với các hộ dân bị ảnh hưởng.)  Đã chi trả ngập úng năm 2014 cho 7/8 hộ bị ảnh hưởng, còn 1 hộ chưa nhận.  Giao thông nông thôn bị hư hỏng: 1,8 km đoạn đường liên thôn được láng nhựa  Chưa khơi lại dòng chảy kênh thủy điện cắt ngang xối cầu 19 Ea Amar. Hiện nay đang đặt ống nhựa nhỏ không đủ nước tự nhiên khu vực bãi dâu.  Ảnh hưởng môi trường: Ngập cục bộ ở một số nơi, đất đá bừa bãi thải không đúng quy định. Đặc biệt là hơn 20km đoạn dọc sông từ trụ sở vườn quốc gia đến đầu hạt kiểm lâm vườn hiện nay vào mùa khô không có nước gây sạt lở đất và làm biến đổi dòng chảy gây ảnh hưởng và bức xúc trong nhân dân.

PHÂN TÍCH NHU CẦU, NÂNG CAO VỊ THẾ PHỤ NỮ Phân tích nhu cầu Bảng 4.8 trình bày chi tiết các nhu cầu bao gồm trong ngắn hạn và dài hạn hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau do các cộng đồng nghiên cứu xác định. Trong đó, các cộng đồng chia sẻ các nhu cầu chung về giải quyết những vấn đề còn tồn đọng liên quan đến đền bù, tái định cư và thẩm thấu mới; các vấn đề về nguồn nước để sinh hoạt và sản xuất; vốn phát triển và chăm sóc sức khỏe. Ở tất cả các nhu cầu nêu lên sự khác biệt về nhu cầu dựa trên giới được chỉ rõ.

95


Bảng 4.8: Phân tích nhu cầu thực tế và chiến lược Lĩnh vực

Nhu cầu thực tế đến chiến lược

Vấn đề - Giải quyết vấn đề sổ đỏ, các vấn tồn đề thiếu sót (trong các khâu, hạng đọng mục) của đền bù thủy điện. - Giải quyết các vấn đề liên quan đến một số hộ thiếu đất tái định canh, chưa có đất tái định canh. 5 hộ chưa có hỗ trợ hộ nghèo. - Cần hỗ trợ cán bộ hoặc tình nguyện viên về luật pháp để tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho bà con trong việc viết các đơn thư khiếu kiện, khiếu nại. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà con đồng thời tạo thuận lợi cho việc giải quyết các đơn thư cho các cơ quan Nhà nước. Nguồn - Người dân không tiếp cận được vốn nhiều các nguồn vốn (75, vốn tái canh cà phê). Người dân không có sổ đỏ, không viết được phương án sản xuất (do trình độ văn hóa thấp) thì cũng không vay được. - Quan tâm hỗ trợ nguồn vốn sản xuất lãi suất ưu đãi. (Hiện nay trong khu tái định cư mới có 4 hộ được vay vốn ngân hàng chính sách, có sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo, còn lại vay ngân hàng nông nghiệp dùng sổ đỏ hoặc vay ngoài).

Đất đai, - Có nước sạch để sản xuất nguồn - Được cấp đất sản xuất nước

96

Từ góc nhìn giới - Cấp lại bìa đỏ có tên của nam và nữ - Giá đền bù do theo quy định của Nhà nước, mà quy định của Nhà nước cũng thay đổi theo từng thời điểm nên giá đất có thay đổi. Do đó, cần có trợ giá cho những người bị áp giá đền bù thấp.

- Phụ nữ là người trực tiếp đi vay. Quy trình vay vốn còn nhiều khó khăn, nguồn vốn hạn chế. Vay vốn sản xuất chỉ được vay tối đa 30 triệu, mức này không đủ để các hộ gia đình tổ chức sản xuất. - Ngân hàng phải có cán bộ chuyên môn xuống hướng dẫn, phải có quy trình rõ ràng. Trong khi Nhà nước có vốn ưu đãi không trả lãi trong 2 năm đầu. - Tiêu chuẩn cho vay không hợp lý (yêu cầu cho đất nghỉ 2 năm). - Hỗ trợ khoan giếng, bể lọc nước cho từng hộ gia đình hoặc cả cộng đồng (50% 100% chi phí). - Quan tâm hơn đến các hộ nghèo, cận nghèo.


Đào tạo, - Thường xuyên mở lớp tập huấn tập về trồng trọt, chăn nuôi phù hợp huấn với điều kiện của địa phương - Dạy nghề: chăn nuôi, kỹ thuật trồng trọt, thủ công mỹ nghệ, may, mộc, xây dựng v.v… - Tổ chức lớp học nghề, đối tượng là thanh niên được cấp chứng chỉ nhưng không có vốn để thực hành, hỗ trợ việc làm cho thanh niên đã học nghề về. - Có chế độ hỗ trợ cho học sinh sinh viên. Sức - Có các đợt khám sức khỏe định khỏe kz.

Kinh doanh nông nghiệp, việc làm

- Thúc đẩy kinh doanh nông nghiệp; - Mở các doanh nghiệp, công ty tại địa phương; - Xuất khẩu lao động.

- Điều chỉnh tỷ lệ tham gia họp hành: 50/50. - Tập huấn về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, cả nam và nữ. - Cho nữ đi học, tập huấn, pháp luật. Hiện nay chưa có nhiều hoạt động này, chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, không có chuyên gia có chuyên môn.

- Tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ (80% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa do nguồn nước ô nhiễm). - Mở chợ gần hơn.

Từ góc nhìn chiến lược hơn, nhu cầu của cộng đồng liên quan nhiều đến hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đào tạo, thúc đẩy kinh doanh nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề theo hướng làm cho các doanh nghiệp hoặc lao động xuất khẩu. Những nhu cầu này cần sự hỗ trợ từ nhiều bên để có thể từng bước thực hiện. Phân tích nâng cao vị trí phụ nữ Nhóm nghiên cứu ghi nhận một khoảng trống lớn về sự quan tâm về phúc lợi cho phụ nữ trong các hoạt động của dự án phát triển thủy điện. “Không có tham vấn riêng dành cho phụ nữ và nam giới nên không nhìn thấy được tác động đặc thù lên mỗi giới. Không có phương án giải quyết cụ thể cho việc ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước làm gia tăng bệnh thận ở nam giới và bệnh phụ khoa ở phụ nữ.” Điều này cũng không khó hiểu khi hoạt động dự án ít chú trọng vào sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương. Ví dụ ở Ea Nuol:

97


“Chỉ ra 3 mẫu nhà rồi cho dân đến bốc thăm. Người dân nhận nhà, sau đó phải tự đập bỏ bên trong rồi thiết kế lại. Nhà cộng đồng quá thấp, lợp tôn, quá nóng nên không thể tổ chức họp ban ngày.” “Chỉ có tự UBND xã liên hệ với trung tâm dạy nghề để tổ chức tập huấn cho người dân. Công ty thủy điện chưa tổ chức được một chương trình nào.” “Công ty thủy điện thường cử các cán bộ không có quyền ra quyết định tới tham gia các cuộc thảo luận, cuộc họp, các đối thoại giữa các bên.” Hay ở Krong Na: “Trước khi thực hiện dự án, Ban quản lý dự án có tổ chức tham vấn với đại diện các hộ gia đình. Một số ý kiến của người dân đã được lắng nghe, ví dụ như vấn đề sửa chữa cầu trên tuyến giao thông chính của xã Krong Na nhằm làm cho việc giao thông của địa phương thuận lợi hơn.” Tuy vậy, với sự hợp tác và thúc đẩy giữa các bên, các vấn đề mới phát sinh vẫn tiếp tục được giải quyết, dù kéo dài: “Quá trình cấp sổ đỏ tuy chậm nhưng vẫn đang được tiến hành.” “Những khu vực thẩm thấu nước mới ở Ea Nuol vẫn đang được khảo sát và có kế hoạch đền bù.” Và các thủy điện vẫn hỗ trợ tài chính cho các cộng đồng khi được yêu cầu, ví dụ như xây hệ thống điện công cộng, bơm cấp nước.

THẢO LUẬN Dòng sông “chết”: Nước là nguồn lực và là một thực thể sống Người dân ở các cộng đồng nghiên cứu nói riêng và người dân ở Buôn Đôn và Đắk Lắk nói chung có đời sống vật chất và tinh thần gắn liền lâu đời với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, đất và nước. Các cộng đồng địa phương thông qua các nguồn kiến thức bản địa và kinh nghiệm lâu ngày luôn lựa chọn những vùng đất màu mỡ, ven sông để ổn định cuộc sống của họ qua nhiều thế hệ. Tài nguyên nước không chỉ là nguồn sinh kế bền vững trong hệ thống tự cung tự cấp, đảm bảo cuộc sống bình yên và phát triển mà nó là một phần cuộc sống tâm linh của các cộng đồng, phát triển văn hóa truyền thống của các cộng đồng trên “đảo trên sông Srepók” này trong nền văn hóa đại ngàn Tây Nguyên. Những dự án mang danh nghĩa của phát triển, bao gồm phát triển năng lượng, phát triển khu công nghiệp, nếu làm cho cuộc sống của người 98


dân tách ra khỏi hệ sinh thái truyền thống, làm tài nguyên thiên nhiên suy kiệt mà không có những hỗ trợ chuyển đổi sinh kế và đảm bảo sự khơi thông phát triển các dòng văn hóa sẽ trở thành thách thức lớn nhất hiện nay đối với địa phương. Hình tượng “dòng sông chết” như người dân rất buồn khi mô tả Srepók hiện nay, không chỉ cho thấy nước là một nguồn lực và là một thực thể sống chứa đựng những giá trị cuộc sống của người dân, không chỉ cho thấy những khó khăn hiện tại mà tương lai cũng đầy thách thức của địa phương, không chỉ sự xót xa tức thời mà là sự mất mát tinh thần kéo dài của mỗi một người dân nơi đây. Mẫu hệ, phụ hệ, mẫu hệ nam quyền: Mẫu số chung về phát triển phụ nữ Lịch sử phát triển của Buôn Đôn và Đắk Lắk là sự phát triển đan xen của các cộng đồng bản địa và cộng đồng dân tộc thiểu số và Kinh di dân từ miền Bắc vào. Nghiên cứu thú vị đã so sánh 3 vùng khác nhau với những đặc điểm phát triển khác nhau và tác động khác nhau của các thủy điện khác nhau. Nếu thôn Tân Phú đặc trưng bởi chế độ phụ hệ với vai trò ưu thế của người đàn ông trong quyết định các vấn đề trong gia đình và sản xuất, mặc dù xu hướng cùng nhau thảo luận các vấn đề trong gia đình ngày càng tăng thì ngược lại với người dân ở Buôn Trí A, với chế độ mẫu hệ đặc trưng, trong đó phụ nữ quyết định mọi vấn đề của gia đình, giáo dục, dòng tộc. Thôn Ea Mar lại là sự kết hợp, dung hòa hai kiểu ra quyết định và sử dụng nguồn lực trên khi họ sống xen kẽ với người Kinh nhiều hơn. Tuy vậy, các nhóm đều chia sẻ những vấn đề chung về phát triển phụ nữ. Về phân công lao động, phụ nữ vẫn phải đảm nhận những công việc nội trợ và chăm sóc gia đình như một “thiên chức” của người mẹ, người vợ - ít khi được ghi nhận - cộng với việc tham gia đầy đủ các hoạt động phát triển sản xuất để duy trì phát triển kinh tế gia đình. Vì những lo toan đó, việc tiếp cận thông tin, đào tạo của phụ nữ cơ bản là không bình đẳng, ví dụ dù phụ nữ có thể tham gia nhiều cuộc họp hơn nhưng các cuộc họp quan trọng đều do nam giới đảm nhận. Thêm nữa, trước những thay đổi tiêu cực không được chuẩn bị của phát triển thủy điện, họ càng trở nên dễ bị tổn thương và yếu thế thêm (xem thêm các phần phân tích bên dưới). Kinh tế “mềm” sang kinh tế “cứng”: Sự chuyển đổi không được chuẩn bị Các cộng đồng nghiên cứu phụ thuộc lớn vào canh tác nương rẫy (bao gồm cây lương thực, thực phẩm và gần đây cây công nghiệp), chăn nuôi và sử dụng các nguồn lợi từ tự nhiên, như cây thuốc, rau, lâm sản phi gỗ. Quá trình sản xuất dựa vào rất lớn điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước và khí hậu, nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, cấp hộ gia 99


đình, với vai trò quan trọng của phụ nữ. Đây là những đặc trưng của nền kinh tế mềm11. Phát triển nhanh thủy điện như là tác nhân trực tiếp đẩy nền kinh tế truyền thống này sang nền kinh tế “cứng” với sự đòi hỏi sự tham gia vào kinh tế thị trường, đòi hỏi công nghệ mới khi môi trường thay đổi, đất thu hẹp và cạnh tranh. Điều đáng quan tâm nhất ở đây là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cách thức sản xuất này diễn ra đột ngột, người dân không được chuẩn bị về tâm lý, kiến thức và kỹ năng thích nghi phù hợp trong khi các sự hỗ trợ hầu như không có hoặc không phát huy hiệu quả. Thêm nữa, chuyển sang nền kinh tế cứng, một mặt giảm vai trò và vị thế của phụ nữ được xây dựng trong nền kinh tế mềm, mặt khác tạo nên nhiều áp lực mới cho họ như bạo lực gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái, nợ nần (thường vợ đứng tên đi vay) và về lâu dài trở nên phụ thuộc hơn. Văn hóa, tâm linh: Dòng chảy bị nghẽn Mất rừng, thay đổi môi trường sống theo hướng xa dần tự nhiên, thay đổi cách thức canh tác theo hướng thị trường và công nghệ, thay đổi sang cách sống tập trung và “hiện đại” hơn khiến thu hẹp không gian và điều kiện thực hành đời sống văn hóa tâm linh lâu đời gắn chặt nền văn hóa của các cộng đồng địa phương. Chính sự phá vỡ trong mối quan hệ tự nhiên-con người-cộng đồng trong sự cứng hóa nền kinh tế địa phương làm cho sự kết nối tri thức bản địa, giá trị lễ hội cộng đồng và văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số, với vai trò chủ đạo của phụ nữ trong các cộng đồng mẫu hệ, đứng trước những đe dọa bị mất đi trong quá trình phát triển hiện nay. Vén màn che về giới: Cân bằng để phát triển Bất chấp những khác biệt, thậm chí bất công bằng về giới trong cuộc sống kinh tế, tinh thần và cộng đồng như đã phân tích, các dự án thủy điện cũng như can thiệp phát triển hiện nay hầu như không đặt quan tâm đến vấn đề giới (gender blindness). Một ví dụ nhỏ: “Việc thiết kế xây dựng nhà ở không lắng nghe ý kiến của người dân. Một số nhà xây thấp hơn nền đường, người dân chấp nhận bỏ thêm tiền để đổ thêm đất nhưng dự án không muốn mất thêm kinh phí nâng móng. Dẫn đến tình trạng ngập úng. Phụ nữ, vì vậy cũng vất vả hơn trong việc chăm sóc con cái khi có ngập lụt xảy ra.” Phát triển tốt không thể dựa trên sự bất cân bằng về giới, mà trước hết cần nhận thức đúng và áp dụng các chỉ tiêu về giới trong hoạt động 11

Xem thêm Ellis, 1993

100


phát triển thủy điện hiện nay. Phát triển và công bằng giới có thể thúc đẩy từ những khâu nhỏ nhất, từ thiết kế nhà ở, tăng cơ hội tiếp cận đến xây dựng các thiết chế tham gia phát triển kinh tế, xây dựng các nhóm tự chủ, tự quản và thúc đẩy phụ nữ tham gia đời sống cộng đồng, xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đánh giá này khẳng định một lần nữa sự phân công lao động, vai trò, tác động và nhu cầu khác nhau giữa nam giới và phụ nữ trong lịch sử phát triển của các cộng đồng được nghiên cứu và dưới tác động của phát triển thủy điện trên sông Srepók hiện nay làm cho người phụ nữ ngày càng khó khăn hơn nhiều trong cuộc sống kinh tế, sức khỏe và tinh thần, thậm chí ở các cộng đồng mẫu hệ. Nguyên nhân chính là do các dự án phát triển năng lượng này nghiêng về công nghệ, xây dựng các “phần cứng” trong khi ít tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, ít huy động được sự tham gia của cộng đồng và chưa nhận thức đầy đủ vấn đề giới (bất chấp các can thiệp hữu hiệu từ các dự án có thể thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ rất nhiều). Giới là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá các kết quả xã hội mang lại của các dự án phát triển, bao gồm phát triển thủy điện. Một nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ sẽ khó trở thành hiện thực nếu ở nơi ở mới đó các bất bình đẳng về giới không được giảm thiểu, thậm chí làm cho phụ nữ trở nên yếu thế hơn. Sự tiến bộ của phụ nữ cần trở thành một tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các dự án phát triển ảnh hưởng đến nam giới, phụ nữ và cộng đồng như các dự án thủy điện. Đánh giá tác động giới cần được thực hiện cùng với đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động xã hội của các dự án ảnh hưởng đến môi trường và con người như các công trình thủy điện, là cơ sở để tiếng nói của cả phụ nữ, nam giới và cộng đồng được phản ánh, các biện pháp được xây dựng hướng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng và ngành năng lượng. Đánh giá tác động giới cần được xem là một quá trình, trong đó bên cạnh báo cáo các tác động thủy điện về giới được phân tích và đánh giá, thúc đẩy phát triển bình đẳng giới cần được thực hành rộng rãi ở mỗi công việc, phương thức tiếp cận, giao tế hàng ngày trong triển khai dự án. Báo cáo đánh giá tác động giới cần bao gồm các sáng kiến địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa để giảm thiểu các tác động của thủy điện, đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng trong ngắn hạn và chiến lược, do đó cần xác định ngay từ những khâu đầu tiên của xây dựng dự án thủy điện các bên liên quan (gồm các nhóm: nhà đầu tư, chủ dự án, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng) chức năng, nhiệm vụ, sự tham gia, cơ chế phối hợp giữa họ để giải quyết các vấn đề phát sinh; đồng thời cần bao gồm kế hoạch hành động giới để cộng đồng biết, thúc đẩy và giám sát. 101


Đánh giá tác động giới vẫn là phương thức mới ở Việt Nam và cần được thí điểm, rút kinh nghiệm để hoàn thiện và cần được khuyến khích áp dụng như những thực hành tốt của các doanh nghiệp có phương thức kinh doanh mới, phương thức có trách nhiệm, trách nhiệm của doanh nghiệp. Đánh giá tác động giới có thể được thể chế hóa ở trong một số ngành và/hoặc địa phương tiên phong trước khi có thể áp dụng phổ biến hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bá Thăng. 2016. Bến nước trong đời sống người Tây Nguyên. Dân sinh ngày 15/05/2016. Truy cập: http://baodansinh.vn/ben-nuoc-trong-doisong-nguoi-tay-nguyen-d33406.html Cabo, Mercedes Aguera. 2010. Environmental governance from a gender perspective: Theoretical reflections and case studies. Doctoral thesis. Universitat de Girona. Cao Nguyên. 2012. Sêrêpốk oằn mình vì thủy điện. Người lao động ngày 10/12/2012. Truy cập: http://nld.com.vn/ban-doc/serepok-oanminh-vi-thuy-dien-20121210111729337.htm Đình Thắng. 2015. Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A: Sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường. Tài nguyên và Môi trường ngày 12/11/2015. Truy cập: https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/nha Ellis, Frank. 1993. Peasant economics: Farm households and agrarian development. Cambridge University Press. Lê Văn Kz, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Quang Lê. 2015. Phong tục tập quán cổ truyền: Một số dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên. Hà Nội: Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Lê Thanh Hà. 2016. Tác động của hồ chứa thủy điện Srepok 4 và kênh Srepok 4A đến chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông Srepok. Trong 55 năm Viện quy hoạch thủy lợi. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Ngàn Sâu. 2013. Khu tái định cư thủy điện Sêrêpốk 3 : Lãng phí kinh phí xây dựng vì dân không đến ở. Đăk Nông Online ngày 15/05/2013. Truy cập: http://www.baodaknong.org.vn/tin-tuc/khu-tai-dinh-cu-thuydien-serepok-3-lang-phi-kinh-phi-xay-dung-vi-dan-khong-den-o23527.html Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Qu{ Đức, Nguyễn Duy Bắc. 2014. Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Nguyễn Tri Nguyên. 2004. “Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam”. Tạp chí Di sản 7(năm 2004): 27-32.

102


Simon, Micheal. 2013. Balancing the scales: Using gender impact assessment in hydropower development. Oxfam Australia. Trùng Dương. 2016. Cơn khát dưới chân hồ đập thủy điện. Vietnamnet ngày 17/4/2016. Truy cập: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/conkhat-duoi-chan-ho-dap-thuy-dien-299066.html

103


PHẦN II ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG

104


CHƯƠNG 5 TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN VÀ ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG: PHÂN TÍCH CÁC RÀO CẢN Đặng Ngọc Quang, Trần Mai Hương và Trần Thị Thanh Tâm

GIỚI THIỆU CHUNG Cũng như ở nhiều lĩnh vực khác, việc khai thác năng lượng từ các dòng sông gắn liền với những vấn đề xã hội, với những ảnh hưởng nhiều khi tiêu cực, kéo dài hàng chục năm. Những nguyên tắc phát triển bền vững đòi hỏi sự tăng trưởng bền vững phải đáp ứng cả ba chiều cạnh: sự tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bền vững về môi trường, trong khi đó, các dự án thủy điện nhiều khi chỉ đảm bảo được một tiêu chí kinh tế. Trong năm năm lại đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án thủy điện tới đời sống kinh tế xã hội và môi trường của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên và có các can thiệp phục vụ phát triển đối với các cộng đồng này. Chương này trình bày kết quả của nghiên cứu định tính, trong bối cảnh và khuôn khổ chung đó, với mục tiêu đặt ra là phát hiện và mô tả các yếu tố về thể chế gây nên những bất công cho các cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện gây ra sau một thời gian tác động lâu dài trên 5 năm (nếu có), cách ứng phó của người dân và kết quả và đưa ra các khuyến nghị cho một chương trình phát triển cộng đồng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2016 ở các cộng đồng ven sông, ở cả thượng lưu và hạ lưu các đập thủy điện được xây cất trên các lưu vực sông của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đak Lak, và Đak Nông. Nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ đại diện các nhóm nông dân từ các gia đình chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện trong một cuộc hội thảo về phương pháp và nội dung nghiên cứu vào tháng 3 năm 2016. Các chuyến đi điền dã với các cuộc phỏng vấn cá nhân, phỏng 105


vấn nhóm và quan sát hiện trường (có ghi âm và ghi hình) được thực hiện ở các địa phương trong những tháng tiếp theo, cho tới hết tháng 8 năm 2016. Theo tiếp cận nghiên cứu hành động, đề tài này được thực hiện với sự tham gia của các nông dân nòng cốt mà CSRD đã xây dựng từ hơn ba năm trước đây. Các nhóm nông dân đã cùng tham gia thu thập, phân tích thông tin và đưa ra những biện pháp hoạt động để, chủ yếu là đối thoại với các nhà đầu tư, chính quyền địa phương nhằm khắc phục các hậu quả của các dự án thủy điện và cải thiện cuộc sống của cộng đồng.

TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN VÀ ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG: PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP Tái định cư ở thôn Ea Tung Tác động của thủy điện Công trình thủy điện Buôn Kuốp là một công trình thủy điện nằm trong dự án quy hoạch bậc thang thủy điện sông Serepôk của tỉnh Đắk Lắk. Công trình nằm trong địa phận các xã Hòa Phú (huyện Cư Jút), Nam Đà (huyện Krông Nô) và Dray Sáp (huyện Krông Ana), cách chỗ hợp lưu của các sông Krông Nô và Krông Ana khoảng 10 km về phía hạ lưu. Công trình có công suất 280 MW này (lớn thứ hai ở Tây Nguyên sau công trình thủy điện Yaly) được khởi công vào ngày 21 tháng 12 năm 2003. Nhà máy thuỷ điện Buôn Kuốp đã hoà lưới điện quốc gia và dự kiến sẽ được hoàn thành bàn giao toàn bộ trong tháng 3 năm 2010. Theo thiết kế, công trình cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 1,4 tỷ KWh/năm và thực hiện chức năng điều hòa nguồn nước, cấp nước tưới cho hạ du công trình, tạo cảnh quan du lịch, phát triển giao thông, thủy sản. Theo một trưởng nhóm của 11 nông dân chịu ảnh hưởng của thủy điện Buôn Kuốp, họ cũng đã được đền bù những tổn thất do nhà máy thủy điện ở trên khúc sông chảy qua Krong Ana. Đây là nhóm người dân tộc Kinh đến từ các tỉnh khác nhau chủ yếu là Bắc Trung Bộ tới sinh cơ lập nghiệp từ những năm 1990 do sức hút của rừng nguyên sinh, đất đỏ ba zan rộng rãi. Ông kể lại: “Tới 2003, cuộc sống của người dân yên lành khi chưa có công trình thủy điện. Cả ngàn hec-ta đất được dùng để trồng trọt, chăn nuôi trâu bò, cuộc sống ngày càng cải thiện. Từ ngày có thủy điện, nước dâng lên, chúng tôi dân người Kinh ở Ea-tung và đồng bào dân tộc ở buôn D’ray, kinh tế gia đình bị sụt đi rất nhiều. Từ chỗ có từ một tới ba hec-ta, nhiều gia đình chỉ còn vài trăm mét vuông. Nhiều gia đình không còn đất canh tác. Với giá đền bù, một hec-ta chỉ đủ mua 5 sào. Một Ha cà phê thu được 5-6 tấn nhân một năm, mà chỉ đền bù có trăm triệu bạc. Dự án thủy điện áp dụng cách chuyển tiền làm nhiều lần xa nhau, và lượng tiền mỗi lần không đủ tấm đủ món cho người dân mua đất. Một lần đền bù năm 2003, lần thứ hai là vào 106


năm 2006. Số tiền đền bù nhỏ không đủ mua đất. Một số gia đình không còn đất canh tác phải chuyển sinh kế sang làm thuê.” Một nữ nông dân buôn Ea-Tung cho biết thêm: “Từ năm 2011 tôi đã làm đơn gửi cho chính quyền xã và huyện. Hồi đó gia đình có 2 sào mấy, đền bù được 170 triệu đồng. Giờ còn 128 m2 nhà ở. Còn 13 cây cà phê mà họ không giải quyết đền bù. Số cây ít như vậy, gia đình không bỏ công để chăm sóc”. Các gia đình trong thôn cũng không hài lòng với cách tính đền bù. Nhiều cơ sở hạ tầng như nhà, sân, thì việc đền bù chỉ thực hiện với những diện tích bị ngập. Phần còn lại của nhà, sân, hay vườn lại không được đền bù. Cách đền bù dở dang như vậy, làm cho phần còn lại của gia đình không được sử dụng cũng không được đền bù. Nguyên tắc “ngập tới đâu, đền bù tới đó” hay là “giải tỏa tới đâu, đền bù tới đó” tỏ ra không phù hợp với việc đền bù ở những cộng đồng mà phần bị ngập hay lòng hồ chỉ chiếm một phần của diện tích ở hay diện tích vườn, trang trại của cộng đồng dân cư. Ở cộng đồng, cũng có những thiệt hại xảy ra sau khi có thủy điện và sau khi đền bù. Đó là những tổn thất về ruộng vườn nhà ở do sạt lở khi nước dâng sau khi có thủy điện. Ứng phó của cộng đồng Cộng đồng thể hiện nhiều mô hình hành vi khác nhau trong quá trình đền bù tái định cư. Ngay từ 2011, cộng đồng đã thể hiện ý kiến của mình ở nhiều phương thức khác nhau. Về cơ bản, người dân địa phương tin tưởng và tuân thủ mà không có kiểm tra kiểm định các ý kiến của các đối tác như chính quyền và chủ đầu tư. Sự có mặt của chính quyền là một đảm bảo tính chính danh của nhà đầu tư và những cam kết của họ, mặc dù không nhất thiết là như vậy. “Người dân ngoan ngoãn, nghe răm rắp khi các anh thủy điện đến nói sẽ đền bù đảm bảo cuộc sống tốt đẹp bằng hoặc tốt hơn trước”- ông tổ trưởng tổ dân cư đã nói vậy. Ở Ea-tung, những nông dân đã tự giữ và lưu trữ giấy tờ liên quan tới kiểm điếm, hợp đồng đền bù, giao nhận tài sản và tiền đền bù. Khi được đề nghị, họ có thể dễ dàng mang ra bản sao hoặc bản gốc những tài liệu về đền bù để làm bằng chứng cho ý kiến của mình. Những người nông dân bị ảnh hưởng đã nêu ý kiến của mình về những tổn thất, những tác động tiêu cực của hoạt động đền bù và tái định cư với chính quyền và hội đồng nhân dân ở cấp xã và huyện. Ý kiến của họ được ghi nhận tại chỗ, nhưng không có hồi âm và họ không có hoạt động tiếp theo nào khác ngoài việc nhắc lại các ý kiến đó trong các cuộc tiếp xúc tiếp theo. 107


Hỗ trợ của CSRD Từ năm 2015, cộng đồng người dân Buôn Kuốp chịu ảnh hưởng của thủy điện đã tham gia các hoạt động nghiên cứu dựa vào cộng đồng do CSRD thực hiện. Thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, tham quan và hỗ trợ trực tiếp, các thành viên chủ chốt của cộng đồng đã thay đổi hiểu biết về quyền và trách nhiệm của mình được luật pháp bảo đảm và quy định cho các trường hợp đền bù và tái định cư. Tiếp cận PRA đã được giới thiệu cho cộng đồng thông qua tập huấn và thực hành ở hiện trường. Với hỗ trợ của CSRD, nhóm nông dân thôn Ea-tung đã có những cuộc thảo luận nội bộ, những cuộc trao đổi ý kiến này làm rõ những quan điểm của các thành viên và hình thành ý kiến chung. Những ý kiến trong các cuộc thảo luận này không chỉ là những lời than phiền, mà còn là quá trình tạo lập những quan điểm của nhóm, của cộng đồng về những tổn thất, về những cách làm không công bằng của nhà đầu tư với sự “ủng hộ” của chính quyền địa phương. Tương tác với nhiều cộng đồng cùng chịu tác động của thủy điện và học hỏi ở các nhóm nông dân khác, những người nông dân ở Buôn Ea-tung đã trở nên tự tin và có kỹ năng trình bày ý kiến thuyết phục trong các cuộc đối thoại với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các nhà đầu tư. Họ biết đưa ra các bằng chứng xác thực về các thiệt hại và tác động tiêu cực mà cộng đồng phải gánh chịu.Nhiều ý kiến phân tích sâu sắc nguyên nhân và hệ quả của chương trình đền bù và tái định cư đã được nêu trước các đối tác ở các cuộc đối thoại. Họ cũng đã giới thiệu và đưa các nhân chứng, những nạn nhân của các dự án thủy điện để lên tiếng trong các cuộc đối thoại một cách rất thuyết phục. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của CSRD, một nhóm nông dân-nghiên cứu viên đã hình thành. Sau khi được hướng dẫn những kỹ năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu theo kiểu có sự tham gia của cộng đồng, họ đã thực hiện các nghiên cứu về tác động của thủy điện tới đời sống của nhân dân. Kết quả nghiên cứu này đã được trình bày ở nhiều hội thảo, hội nghị ở cấp khu vực và quốc gia. Trong năm 2016, các hoạt động nâng cao năng lực của nhóm nông dân chịu tác động của thủy điện ở Buôn Ea-tung trong việc nghiên cứu và vận động thực hiện tiếp tục. Trong năm 2016, CSRD đã hỗ trợ cộng đồng dân cư tiếp cận với luật sư để giúp họ hiểu rõ hơn về quyền khiếu nại, tố cáo cũng như các tiến trình, thủ tục thực hiện quyền này.Trong cuộc thảo luận với cộng đồng, những điểm mạnh, yếu của việc khiếu nại bằng lời qua tiếp xúc cử tri với các quan chức dân cử và tiến trình khiếu nại ở cơ quan tư pháp cũng được phân tích. Luật sư đã phân tích các tình huống cụ thể và 108


hướng dẫn những thành viên của các nhóm nông dân chịu ảnh hưởng chuẩn bị các tài liệu, làm các mẫu biểu khiếu nại khi cần thiết. “Chúng tôi đã hình thành và nâng cao năng lực cho các nhóm nông dân ở các vùng chịu ảnh hưởng ở các tỉnh chịu ảnh hưởng của các thủy điện ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Dak Nông để họ biết về quyền lợi của mình. Họ đã có thể tự tin để đối thoại với chính quyền địa phương và các nhà đầu tư về vấn đề chia sẻ lợi ích từ thủy điện, yêu cầu đền bù đủ đất cho cộng đồng” - Giám đốc CSRD, Điều phối viên Mạng lưới Sông ngòi đã báo cáo tại Hội nghị Tổng kết thường niên năm 2015. Hoạt động nâng cao năng lực kiên trì trong một thời gian dài đáng kể đã cải thiện rõ rệt năng lực của các thành viên nhóm nông dân ở Buôn EaTung. Một biểu hiện của đợt hỗ trợ trong năm 2016 là nhóm nông dân này đã sẵn sàng tập hợp các hợp đồng thu hồi đất, kiểm đếm, đền bù và chứng từ để thực hiện quyền khiếu nại của mình. “Chúng tôi ở đây sẽ tập hết thông tin, hồ sơ chứng từ để có cơ sở “nói có sách, mách có chứng”. Tôi khẳng định sẽ thay mặt bà con ở đây ra nói chuyện ở tòa”- ông trưởng nhóm nông dân đã xác nhận như vậy. Thôn 7 xã Quảng Hòa Tác động của thuỷ điện Thôn 7 xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có khoảng 100 hộ bao gồm những người di dân dân tộc Kinh, Tày, Nùng, di dân tự do vào địa phương từ đầu những năm 2000. Người Kinh thì thường tới từ các tỉnh ven biển miền Trung như Bình Định, còn bà con các dân tộc thì là người vùng Bắc Cạn, Cao Bằng, phần lớn là nhóm Tày và Nùng. Từ cuối những năm 1990, các gia đình đã vào đây khai phá đất để canh tác trên phần đất về sau này được giao cho nông trường. Mỗi gia đình đã khai phá, canh tác và mua đi bán lại của nhau đến nay đã hơn 15 năm. Diện tích canh tác của các gia đình có khác nhau, nhưng dao động trong khoảng từ 3-5 ha. Một trường hợp điển hình là gia đình một phụ nữ gốc là người xã Xuân Lộc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng theo cha mẹ về xã Bảo Sơn huyện Đak Nông, tỉnh Đak Nông từ năm 2000. Bố mẹ chị đã vào đó trước một năm. Chị lập gia đình từ năm 15 tuổi. Năm 2002 khi chị 17 tuổi thì đẻ con đầu và năm 2003 đẻ một đứa nữa. Nhà hai vợ chồng là lao động chính trong gia đình 5 khẩu. Gia đình chị hiện có hai vợ chồng, hai con và bố chồng. Chị cho biết, gia đình có một ha đất do tự khai phá để canh tác mà chưa có sổ đỏ. Năm 2004, Nhà nước họp dân nói chia đất đền bù cho dân và đến năm 2006 thì bắt đầu đền bù.Gia đình chị được Nhà nước chia cho 3 sào lúa nứơc và 1,5 ha mà theo lời hứa thì Nhà nước phải cấp 6 sào đất lúa nước. Do không có đủ nước, ruộng của gia đình chị chỉ làm được một vụ 109


lúa, một vụ dùng nước trời và bắp. Một năm gia đình thu được 5-6 tạ lúa và được chừng 1 tấn bắp tươi. Nhà không trồng được cây lâu năm. Chị mong muốn Nhà nước chia lại đất cho đủ để sản xuất. Gia đình chị được đền bù 22 triệu nhưng hầu như toàn bộ số tiền này gia đình dùng để mua xe máy. Hiện giờ, nhà chị có 1 ha đất. Trước khi đền bù thủy điện thì gia đình vẫn thiếu ăn, sau khi đền bù cũng vậy. Để có lương thực, gia đình giải quyết bằng cách đi lấy măng le về bán hoặc đi làm thuê với giá trị ngày công chừng năm tới sáu chục nghìn đồng. Được cấp 6,7 sào đất lúa một vụ (các loại đất này được cấp sổ đỏ), trong số này gia đình bỏ ra 1 sào (1000 m2 để làm ao) nên chỉ thu hoạch được 20 bao (tương ứng 1 tấn). Chỗ lúa này để ăn và bán để trang trải nên mỗi năm thiếu ăn ba tháng 7, 8, 9. Hiện tại, chị có đi làm công, mỗi ngày công được trả 140.000 đồng. Để bù đắp trang trải cho thời gian thiếu lương thực, gia đình chị thường vào rừng lấy mây, lấy chít và măng để bán. Cam kết của Nhà nước là đền bù 1,5 ha, nhưng không thực hiện. Trước khi đền bù, người dân được đi họp và được phổ biến mà không có tài liệu văn bản xác nhận. Chị cho biết, bản thân gia đình chị khi được cấp đất canh tác và đất trồng lúa thì có sổ đỏ, nhưng trong dân làng cũng có gia đình chưa được cấp. Trường hợp khác là gia đình anh nông dân người Tày, gốc ở huyện Quảng Hòa, Cao Bằng. Anh cho biết gia đình anh vào tỉnh Lâm Đồng từ 1990 vì ở quê nhà hầu như không có đất canh tác, ở đó sống chủ yếu bằng làm nghề đi làm thuê làm mướn. Hiện giờ, gia đình anh có hai vợ chồng và hai đứa con. Sau 10 năm, gia đình anh chuyển xuống huyện Gia Nghĩa theo anh chị em. Người chồng sang Lâm Đồng mua 4,8 ha đất của anh em người quen trong thôn theo giao kèo bằng miệng với giá 2 triệu đồng. Được một hai năm, Nhà nước đền bù công khai giá 12 triệu đồng cho 1 ha. Chỗ tiền đền bù gia đình dùng gần hết để làm nhà. Năm 2005, gia đình đã có hộ khẩu ở thôn, còn trước đó thì gia đình đăng k{ tạm trú dài hạn theo kiểu KT-3. Chế độ đền bù là chia đều cho mọi gia đình 6 sào đất, đất lúa được 1,2 sào. Đất lúa thì xấu quá chỉ làm được một vụ. Chỗ này chỉ làm được 11- 12 túi, chừng 500 kg thóc tươi. Chỗ đất 6 sào trồng cà phê, năm nào đủ phân thì được một tấn nhân. Để trang trải thêm cho gia đình, hai vợ chồng thường nhận đi làm thêm nhiều công việc, như bốc vác theo xe hàng hóa. Mọi thành viên trong nhóm thảo luận đều xác nhận cán bộ của dự án thủy điện đã khẳng định sẽ cấp 3 sào đất ruộng cho các hộ gia đình bị thu hồi đất để canh tác, nhưng thực chất họ chỉ giao có 1,2 sào đất ruộng. Khu vực ruộng được cấp lại thiếu nước nên chỉ trồng được một vụ lúa. Một lời hứa khác họ đưa ra là cấp mỗi gia đình 1,5 ha đất trồng cây lâu năm, nhưng thực chất chỉ được cấp 6 sào. Theo người dân, chính quyền không có đất để thực hiện lời cam kết về cấp đất cho mình trong khi họ chỉ mong chính quyền giải quyết vấn đề nước để có thể trồng lúa được hai vụ. 110


Ứng phó của cộng đồng Cộng đồng người di dân ở trong làng này ở một vị trí yếu thế đặc biệt do họ là những người di cư tự do. Họ đã tự phá rừng hay khai hoang để lấy đất canh tác và sử dụng không đăng k{ quyền sử dụng ngay cả khi có Luật đất đai năm 2003. Đất của họ cũng còn được bán qua tay, nhiều khi không có hợp đồng. Phải một thời gian dài, tình trạng pháp lý của người dân ở làng này mới được công nhận. Họ mới được đăng k{ hộ khẩu. Làng của họ mới được công nhận như một đơn vị hành chính. Hiểu được vị thế của mình, người dân làng chấp nhận không điều kiện những phương thức đền bù của công ty thủy điện và chính quyền địa phương. Họ cũng chấp nhận việc chính quyền và công ty thủy điện không thực hiện đầy đủ lời hứa về diện tích canh tác 1,5 ha cũng như 6 sào đất ruộng. Khi tham gia các cuộc họp về đền bù đất đai, dân làng chỉ nghe và nhớ lại cam kết của các bên. Đến giờ, họ không có các văn bản về chế độ hay lời hứa/cam kết của bên chính quyền và nhà máy thủy điện.Hiện tại, dân làng phản ánh các vướng mắc của mình trong các cuộc gặp với đại biểu chính quyền và các cơ quan dân chủ ở các cuộc họp. Họ chưa có khiếu nại bằng văn bản, tuy theo lời của tổ chức CSRD, nông dân ở đây đã được tổ chức thành nhóm và tổ chức đã thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho nhóm người dân ở đây. Tái định cư ở Buôn Drai Tác động của thủy điện Buôn Drai là một buôn của người Ê-đê chịu ảnh hưởng nặng nề của nhà máy thủy điện Buôn Kuôp. Giống nhiều thôn ở huyện Krong Anna, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng cà phê, và phần nào là trồng tiêu. Theo Bí thư chi bộ buôn, dự án thủy điện cũng có những điều tốt làm cho cộng đồng. Họ đã xây dựng một trường học cho người dân. Họ cũng đã đào giếng lại cho người dân ở từng hộ, vì trước đây đào giếng không có nước. Trong thôn có 14 hộ thuộc diện tái định cư và họ được đưa về sống ở một dãy nhà được xây dựng kiểu phố phường bên cạnh nhau. Nhiều gia đình than phiền về chất lượng xây dựng, về thiết kế nhà bếp không tiện lợi và người dân không dùng nấu ăn được. Nhà tắm và giếng nước lại quá gần nhau và người dân cho là thiếu vệ sinh. Hơn nữa, rất nhiều giếng nước gia đình trong khi tái định cư không có nước. Có một hộ trong nhóm tái định cư chưa có bìa đỏ và không thể dùng nhà làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. 111


Theo Bí thư chi bộ thôn, hiện giờ vẫn còn 50 hộ thắc mắc về đền bù và tái định cư. Ông nói: “Nhà người ta có trên 5 sào thì trừ 5 sào. Theo công ty, người dân được đền bù tài sản và được cấp đất. Tuy nhiên, sau này công ty nói lại là “đất đổi đất” và trừ đi 17.000.000 đồng vào khoản đất 5 sào đã cấp. Trong khi đó, nhiều hộ không có đất vẫn được cấp 5 sào đất sản xuất. Có 30 hộ bị cấp đất sót. 14 hộ còn thiếu nước sản xuất, hiện tại công ty đang làm đường nước tưới ruộng. Hiện cũng còn 7 hộ thắc mắc về số khẩu bị sót không được đền bù”. Trường hợp cụ thể là gia đình chị HJK, Buôn Drai, 40 tuổi, có 4 con gồm 1 gái 3 trai. Một con đang học sư phạm mầm non. Gia đình chị thuộc hộ cận nghèo. Mức độ đủ ăn thường phải vay tiền theo tháng để ăn. Hiện gia đình đang nợ 40 triệu. Chồng bị bệnh viêm đa khớp mãn tính, có thuốc thì đi làm, không có thuốc thì nằm một chỗ. Trước khi có thủy điện, tức là trước năm 2003, con sông còn trong, cá còn nhiều. Chồng đi chài cá 4 giờ sáng về có cá để vợ đi bán, toàn cá lăng không. Mỗi đêm được 10 xâu, tệ nhất được 10-15 ngàn đồng này, mỗi ngày cũng được 2 ký gạo. Sau khi thủy điện, cá cũng không còn, nước thì bị đục. Trước khi thủy điện có 4,3 sào trồng cà phê xen đậu. Ngoài ra gia đình chị còn làm thuê 5 sào cà phê cho công ty. Tất cả gia đình chị có 9,3 sào nhưng chỉ được cấp 5 sào, giờ vẫn thiếu 4,3 sào. Nhà chị HJK phải di dời và gia đình được đền bù một ngôi nhà tái định cư rộng 40 m2. Khi nhận nhà có niềm vui là được ở nhà xây. Nhà vệ sinh làm hầm rút, không sử dụng được vì quá gần nhà ở và liền kề bếp. Giếng nước thì không có nước. Nhà mới xây nhưng ở một thời gian ngắn thì đã nứt. Tiền đền bù hoa màu 10,3 triệu đồng được chị cùng gia đình dùng để sửa sang lại nhà, làm lại nền. Trong 14 hộ tái định cư, chị HJK là hộ gia đình bị sót chưa có sổ đỏ từ khi giao nhà từ năm 2006. Đã 10 năm nay, do chưa có sổ đỏ nên gia đình không được đem thế chấp để có thể vay ngân hàng. Ứng phó của cộng đồng Năm 2009, lãnh đạo buôn đã báo cáo với chính quyền xã. Vừa rồi người dân đã làm đơn khiếu nại gửi cho Ban tự quản thôn. Ban tự quản tổng hợp và gửi cho UBND xã. Cho tới nay, chính quyền xã vẫn chưa trả lời cho nhân dân, mà mới có trả lời bằng lời ở các cuộc tiếp xúc cử tri. Những vướng mắc, các gia đình đã làm đơn khiếu nại từ năm 2009 với chính quyền thôn xã, nhưng chưa có ý kiến trả lời. Cộng đồng xã Đại Hồng Tác động của thủy điện Thôn Đông Phước và Dục Tịnh thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung lưu sông Vu Gia. Người dân ở hai thôn sống chủ 112


yếu bằng nghề nông với các cây trồng chính là lúa và các cây hoa màu như sắn, bắp, đậu, dưa hấu, trồng trên đất phù sa mầu mỡ với nguồn nước tưới chủ yếu từ sông Vu Gia. Từ năm 2009 đến nay, cuộc sống của người dân nơi đây có nhiều biến đổi do những thay đổi chế độ dòng chảy của sông Vu Gia, đặc biệt là từ đầu năm 2013 đến nay. Một nguồn thu quan trọng khác của nhiều gia đình là chài lưới đánh bắt cá trên sông. Một cuộc khảo sát do người dân trong thôn thực hiện đã ghi nhận có 48 thủy sinh thường xuất hiện trước khi có thủy điện, trong số này có 43 loài cá (hai loài quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam) và 5 loài khác như tôm, cua, ốc. Đây là nguồn thu nhập chính của 50 hộ chuyên nghề đánh bắt cá chỉ tính riêng cho hai thôn Đông Phước và Dục Tịnh. Với hàng trăm gia đình không đánh bắt thường xuyên, cá tôm là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bữa ăn hàng ngày. Nghề vận chuyển đường thủy trên sông Vu Gia trước đây rất phổ biến ở xã Đại Hồng. Đội tàu của xã đi khắp thượng và hạ nguồn gồm 40 chiếc chuyên chở hàng hóa và 120 thuyền để chuyên chở khách đò dọc. Các dự án thủy điện bậc thang ở thượng lưu sông Vu Gia đã làm thay đổi nghiêm trọng chế độ dòng chảy của sông và qua đó đã gây những hệ quả tai hại cho cộng đồng trong những năm gần đây theo hướng ngày càng nghiêm trọng. Những khảo sát đo mực nước do người dân xã Đại Hồng thực hiện năm 2015 đã ghi nhận dòng chảy kiệt xuất hiện sớm hơn so với trước đây (tháng 1 thay vì tháng 3), đôi lúc có cả trong mùa mưa. Mực nước sông vào thời gian kiệt thấp hơn rất nhiều so với trước đây. Nước lũ trên sông diễn biến bất thường, có thể xuất hiện cả mùa nắng. Khi lũ tốc độ dòng chảy mạnh, nước dâng nhanh. Về đất đai, diện tích đất sản xuất bị cát phủ làm giảm diện tích sản xuất chung. Ví dụ, năm 2010 - 2012 diện tích sản xuất trong xã là 445 ha. Sau hai năm sang 2014, diện tích này suy giảm chỉ còn 437 ha. Điều tệ hại là những cánh đồng trồng hoa màu, như lạc, ngô, thường xuyên bị cát phủ làm suy giảm năng suất, thậm chí mất mùa. Về thủy sản, đa dạng sinh học trên sông gần như đã mất. Hiện tại ngư dân trên sông chỉ còn thấy 3 loại cá ít giá trị xuất hiện, như cá trắng, cá mè, rô-phi. Nhiều loại cá có giá trị bị suy giảm, thậm chí chỉ còn bằng một phần mười so với trước. Số người hiện còn chuyên hành nghề đánh cá ở hai thôn Đông Phước và Dục Tịnh giờ chỉ còn khoảng 25 hộ, trong đó nhiều hộ bỏ không đánh bắt ở sông Vu Gia mà họ sang các thủy vực của các con sông khác. Từ năm 2010 trở lại, do sông bị đập ngăn và ít nước ở hạ lưu, số thuyền chở nông sản đã giảm xuống còn 12 chiếc từ 2010-2014. Số tàu 113


thuyền vận chuyển chở hành khách giảm từ 120 (2004-2010) xuống còn 10 chiếc trong năm 2014. Những thay đổi này đã gây ra những tác động tiêu cực đến các hoạt động sinh kế người dân, như làm bồi lấp cát, sạn vào đồng ruộng dẫn đến chi phí đầu tư cao, hiệu quả kinh tế thấp; làm sản lượng đánh bắt cá giảm, một số loài cá biến mất nên nhiều hộ gia đình phải bỏ nghề đánh bắt cá truyền thống của mình; tàu thuyền không thể đi lại trên sông nên người dân không thể vận chuyển hàng hóa hay vận chuyển hành khách được. Các cộng đồng tái định cư khu vực hồ Tả Trạch Tác động của thủy điện Ảnh hưởng của dự án thủy điện Tả trạch được thể hiện qua câu chuyện của hai thôn Khe Sòng (xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy) và thôn Bến Ván xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) của tỉnh Thừa Thiên Huế. Xã Dương Hòa có 450 hộ với 1783 nhân khẩu đều là người Kinh (tính đến 2014) nằm ở phía Tây thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) 12 km. Xã có 5 thôn: thôn Buồng Tằm, thôn Hộ, thôn Hạ, thôn Thanh Vân và Khe Sòng. Tất cả các thôn đều nằm ở hạ lưu đập Tả Trạch. Khe Sòng là thôn tái định cư mà bà con cả làng di chuyển từ vùng lòng hồ Tả Trạch về khu tái định cư năm 2004. Từ khi tái định cư, cuộc sống của người dân Khe Sòng có nhiều biến động xấu về sinh kế. Đáng kể nhất là việc đất sản xuất không được đền bù đủ và nguồn thủy sản bị cạn kiệt. Từ năm 2004, trong thôn có 53 hộ thì 23 hộ bị dự án thủy điện thu hồi tổng diện tích 236 ha đất lâm nghiệp. Đến tận năm 2011, Nhà nước đã đền bù được một nửa, cho đến nay các hộ gia đình còn 140 ha vẫn chưa được đền bù. Người dân trong thôn cho biết về số lượng cá đánh bắt ở trên sống giảm mạnh về số lượng và chủng loại. Khi tham gia kiểm kê các loài cá, những người đánh cá trong thôn ghi nhận số loài thủy sản trước khi có đập thủy điện có tới 40 loài, trong đó có nhiều loại có giá trị cao quý hiếm như cá Chình Hoa, nhiều loài có giá trị như cá Lấu, cá Xanh, cá Hanh. Lần kiểm đếm 09/2014 cho thấy 14 loài cá gần như biến mất hoàn toàn, 8 loại bị giảm hơn 90% đều là những loài có giá trị kinh tế cao. Cũng có 7 loại cá có giá trị thấp như rô phi, mè có sản lượng tăng so với trước. Cũng chịu ảnh hưởng của công trình thủy điện - thủy lợi Tả Trạch là xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại xã này có 224 hộ gia đình từ 4 thôn Lương Miêu 1, Vinh Hà, Thanh Vân 2 và Hai Nhánh là các thôn nằm trong khu vực lòng đã di dân tái định cư tới khu tái định cư nay được tổ chức thành thôn Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng vào tháng 7/2004. 114


Cũng như ở thôn Khe Sòng, ở thôn Bến Ván chính quyền cũng không thực hiện đầy đủ cam kết đất đổi đất lâm nghiệp.Tính đến 20/04/2011 người dân mới cấp đổi được một nửa diện tích đã bị mất cho lòng hồ. Người dân ở Bến Ván cho rằng, việc cấp đổi đất lâm nghiệp chậm 08 năm, và thời gian này họ bị mất thu nhập lẽ ra đã có nếu có đất ở mức 12 – 15 triệu/năm (đã trừ chi phí) tính cho một ha và họ đề nghị phải bù đắp khoản tổn thất này. Ở thôn này, trước khi tái định cư, hầu hết các gia đình trong thôn đều làm nghề chài lưới, đánh bắt cá trên sông Hương. Do từ khi chuyển về nơi tái định cư, họ bị mất nghề đánh bắt thủy sản trong khi có rất ít đất nông nghiệp mà chưa có hộ nào được cấp đất lâm nghiệp, rất nhiều hộ sa vào cảnh sống hết sức khó khăn. Trong thôn Bến Ván, hiện tại có những gia đình người già cô đơn, đặc biệt là các cụ bà trên 70 tuổi không có sức lao động, không có tài sản gì đáng kể. Trong khi chờ đợi đền bù mà không biết bao giờ sẽ thực hiện, họ đi nhặt củi từ các khu rừng keo hoặc mót những cành keo bỏ để bán kiếm gạo sống qua ngày. Bà con trong thôn cũng thường nhắc lại trường hợp của cụ bà B đã chết trong cảnh nghèo mà vẫn chưa được đền bù. Không có ruộng, không có đất rừng, không ít lao động trẻ phải bỏ làm đi làm ăn xa. Những ai không đi làm xa được thì đi làm thuê mướn cho chủ các khu rừng keo. Người dân ở trong thôn rất bất bình khi bản thân họ không có đất rừng để trồng keo, trong khi quanh đó có những người là chủ của hàng chục hec ta rừng. Ứng phó của cộng đồng Cộng đồng Bến Ván có sự thống nhất cao trong việc quản lý hồ sơ diện tích đất bị thu hồi, việc kiểm đếm và đền bù theo phương pháp “đất đổi đất”. Tất cả hồ sơ của cộng đồng và của người dân được mọi người lưu trữ cẩn thận. Về sau này, mỗi gia đình đều có những căn cứ chắc chắn để khiếu nại bằng văn bản và các bằng cứ chính là nguyên nhân thành công của dân làng trong việc yêu cầu công ty thủy điện và chính quyền đền bù được 50% diện tích đất canh tác trong đợt thứ nhất. Những người dân ở Bến Ván đang tiếp tục thực hiện các hành động tư pháp để yêu cầu chính quyền giải quyết những quyền lợi chính đáng của mình. Ở thôn Bến Ván, người dân vẫn còn bảo quản và giữ gìn những tài liệu về di dân tái định cư từ ngày dự án thủy điện tham vấn cộng đồng vào thời điểm tháng 7/2004. Đó là tài liệu Hội thảo cộng đồng bàn về dự án hồ Tả Trạch có sự tham gia của người dân, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 5/2003; tài liệu Hội thảo cộng đồng lần thứ 2, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 08/2003 và tài liệu Hội thảo có sự tham gia dự án hồ chứa nước Tả Trạch, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ ngày 07 – 10/11/2003. Các tài liệu này đã tư liệu hóa các phương án đền bù, kế hoạch tái định cư, kế hoạch phục hồi 115


sinh kế và đây là căn cứ để cộng đồng yêu cầu giải quyết các cam kết của chính quyền. Người dân luôn nhắc tới cam kết giấy trắng mực đen mà chính quyền không thực hiện đã ghi trong các tài liệu là: “Đảm bảo cho các hộ tái định cư có nhiều đất hơn nơi ở cũ mà không phải trả thêm tiền. Ngoài ra đất lâm nghiệp sẽ được cấp không hạn chế tùy theo khả năng canh tác của người dân.”

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG VÀ THỂ CHẾ Các dạng tác động của thủy điện Ở những cộng đồng được nghiên cứu, có thể thấy sau hơn một thập kỷ, người dân cũng đề cập những ảnh hưởng tốt của các dự án thủy điện, như tiếp cận được điện, nước sạch, đôi khi họ nói về nhà ở kiên cố, những cơ sở hạ tầng được cải thiện như trạm y tế, trường học. Tuy nhiên, nổi bật hơn là những vấn đề mà các dự án thủy điện để lại vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của cộng đồng, những tổn thương mà thủy điện gây ra vẫn chưa được hàn gắn sau hàng chục năm. Tóm tắt những tổn thương vẫn còn ảnh hưởng đó bao gồm: 1. Đất đai được đền bù không đầy đủ: Ở rất nhiều cộng đồng, cam kết về đền bù đất đai không được nhà đầu tư và chính quyền thực hiện. Rất nhiều trường hợp (Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Đắk Nông) là do các nhà quản lý không tính toán đầy đủ các quỹ đất cần có để đền bù cho cộng đồng. Có những cộng đồng, sau hàng chục năm, chính quyền mới chỉ cấp được một nửa diện tích cam kết. 2. Giá cả đền bù đất đai được tính không đầy đủ và không đủ để người dân mua lại đất đai có giá trị tương đương với phần đất đã bị mất vì thủy điện: Việc trả tiền đền bù làm nhiều đợt cũng làm cho các hộ gia đình không có đủ lượng tiền mặt để mua đất thay thế phần bị mất (Đắk Lắk). Có những cộng đồng, việc đền bù theo kiểu phân mảnh (nước đến đâu, đền bù tới đó), làm mất giá trị tài sản (ruộng vườn, nhà ở của người dân (Đắk Lắk). 3. Nhiều dạng tổn thất tài sản thiên nhiên mà người dân bị mất không được tính đến làm sinh kế của người dân sa sút: Những tổn thất này thể hiện ở nguồn thủy sản nước ngọt, là nguồn đạm dinh dưỡng và thu nhập của người dân bị mất (Quảng Nam, Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế). Nhiều buôn làng mất bãi chăn thả và họ mất một sinh kế là chăn nuôi đại gia súc. Mất nguồn thu từ lâm sản ngoài gỗ là phổ biến với rất nhiều cộng đồng. Một tổn thất khác là mất nguồn nước vận chuyển và người dân mất sinh kế vận chuyển (Quảng Nam). Giảm sút nền nước ngầm ở vùng hạ lưu làm suy giảm nguồn nước sinh hoạt (Quảng Nam, Đắk Lắk). Rất nhiều cộng đồng báo cáo về ruộng đất được đền bù có chất lượng kém hoặc không có 116


nước làm thủy lợi dẫn đến không thể sản xuất lương thực hoặc không làm được hai vụ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của người dân (Đắk Nông, Đắk Lắk). Cuối cùng đi làm xa cũng làm tăng thêm chi phí đi lại của người dân để sản xuất. 4. Ở những cộng đồng tái định cư, có những sai sót ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng tới đời sống người dân: Phổ biến là những lỗi về xây dựng hạ tầng ở khu vực tái định cư không đảm bảo đời sống cộng đồng, như chất lượng hệ thống cấp nước sạch, hệ thống đường giao thông thôn bản và cống thoát nước. Trong mỗi một khu nhà của một gia đình, chất lượng nhà ở, phổ biến là tường nền nhà có nhiều sai lỗi. Các khu công trình phụ không bảo đảm vệ sinh trong điều kiện nông thôn như bếp hoặc giếng liền kề với nhà vệ sinh (Đắk Lắk). Khi thực hiện đền bù, có những sai sót ở dạng bỏ lọt một số gia đình trong việc cấp sổ đỏ hoặc tính thiếu số người trong gia đình để trợ cấp lương thực hoặc tính diện tích đất để gia đình sản xuất. Những sai sót này làm nhiều gia đình bị tổn thương và rơi vào hoàn cảnh nghèo đói khi gặp những rủi ro về ốm đau, bệnh tật. Biểu hiện rõ nhất của các tổn thương này là các gia đình không vay được vốn sản xuất do không có thế chấp. Giá trị đất đai tài sản của họ khi cần bán bị đánh giá thấp, thậm chí không thể bán được. Khi thiếu đất sản xuất hoặc không được nhận đủ đền bù, thiếu lương thực và các khoản tiết kiệm, họ dễ rơi vào cảnh vay nợ lãi cao. 5. Nhiều khu tái định cư được xây dựng kiểu các con phố không phù hợp với văn hóa của các cộng đồng dân tộc ít người: Các khu nhà ở được quy hoạch không phù hợp với lối sống nông thôn miền núi. Các khu nhà tái định cư thường không có đủ diện tích vườn để trồng rau theo truyền thống và nhiều khi không có khu vực dành cho chăn nuôi. Nhiều cộng đồng, đất xấu không thể trồng rau trong vườn (Quảng Nam, Đắk Lắk). Các nhà quy hoạch còn bỏ sót một diễn biến tự nhiên của dân số trong các quy hoạch các khu tái định cư. Với cách quy hoạch và xây dựng khu tái định cư cho dân bản như những khu dân cư đô thị có một hệ quả mà sau nhiều năm mới bộ lộ là các gia đình mới thành lập không có đất để làm nhà mới, không có đất để sản xuất. Những yếu tố thể chế của quá trình đền bù và tái định cư Những cuộc thảo luận với các lãnh đạo các nhóm nông dân12 chịu ảnh thưởng của thủy điện đã bộc lộ những nguyên nhân về thể chế của các sai lỗi mà hậu quả của chúng kéo dài tới bây giờ và còn nhiều năm nữa. Hơn 12

Biên bản thảo luận với các nhóm nông dân các buôn làng ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế

117


nữa, những nguyên nhân mang tính chất thể chế này vẫn chưa được khắc phục. Trước hết, các lãnh đạo và người nông dân đều xác nhận về việc họ được mời tham gia các cuộc họp giới thiệu về chương trình tái định cư hoặc được thông báo về các hoạt động của các dự án thủy điện. Họ cũng yêu cầu hợp tác trong việc giao lại đất đai và được thông báo về tiến trình kiểm đếm, chế độ đền bù tài sản là đất và các tài sản trên đất. Người dân bị ảnh hưởng cũng được thông báo về biểu giá đất đai, cách tính tài sản được đền bù. Nghĩa là, trong một chừng mực nào đó, tiến trình đền bù tái định cư có sự tham gia của người dân ở mức họ được biết, được thảo luận- là 2 mức tham gia thấp nhất trong hệ thang 5 bậc của tham gia13 Một khía cạnh khác của việc thiếu vắng sự tham gia của người dân trong các dự án thủy điện là vai trò của người dân trong lập kế hoạch, theo dõi và giám sát, đặc biệt trong việc xây dựng các khu tái định cư. Người dân nam và nữ không hài lòng với thiết kế nhà ở, bếp, giếng nước kề với nhà vệ sinh có hố phốt. Họ cũng không bằng lòng với cách bố trí nhà theo kiểu đô thị, không có vườn rau và chuồng trại chăn nuôi (Đắk Lắk). Những sai hỏng ở dạng những ngôi nhà được bàn giao mau xuống cấp, các hệ thống cấp nước tập trung cho bản mau hư hỏng cũng như hệ thống thoát nước ở trong buôn làng bị vỡ, có nguyên nhân từ chỗ người dân không được tham gia vào quá trình giám sát chất lượng thi công trong quá trình xây dựng. Điều mà những người nông dân chỉ ra là những nhân tố đằng sau các thông báo được chuyển tới cho họ. Một ví dụ là những thiếu hụt về căn cứ để đền bù đất đai. Ở Tả Trạch, chẳng hạn, chính quyền không có quỹ đất để thực hiện đền bù phần đất ngập mà lòng hồ chiếm. Tương tự ở Dak Nông, người dân được hứa cấp một diện tích đất để trồng trọt lương thực và sản xuất nhưng về sau này họ biết là không còn quỹ đất để thực hiện lời hứa đó. Một ví dụ khác là những hệ quả của thủy điện về nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế của người dân không được nghiên cứu và thông báo đầy đủ cho người dân để có kế hoạch ứng phó.Những người nông dân ở hạ lưu, chẳng hạn, họ không được thông báo về khả năng mất dòng chảy và sinh kế của hàng chục gia đình làm nghề vận tải trên sông bị mất mà không được đền bù hay hỗ trợ để chuyển đổi. Ở cả vùng thượng lưu và hạ lưu, ảnh hưởng nghiêm trọng của thủy điện làm nghèo đi nguồn cá là thực phẩm và thu nhập của người dân không được tính toán để đưa vào kế hoạch đền bù và thông báo cho người dân (Đắk Lắk, Quảng Nam). Các đập 13

Những nấc thang tiếp theo là lập kế hoạch, theo dõi giám sát/đánh giá và cuối cùng là tự quyết và giải quyết vấn đề.

118


thủy điện cũng làm giảm sụt các nguồn nước ngầm, làm giảm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt cũng như nước tưới của người dân và làm tăng chi phí sản xuất cũng không được thông báo cho người dân. Tương tự, ảnh hưởng của việc mất các bãi chăn thả tới ngành chăn nuôi đại gia súc cũng không được thảo luận thấu đáo với cộng đồng và có kế hoạch ứng phó. Những ví dụ ở đây minh chứng một điều là quyền tiếp cận thông tin của người dân không được đảm bảo một cách thực chất. Thông tin được cung cấp không đầy đủ và nhiều vấn đề hệ trọng không được cung cấp thông tin và thảo luận thấu đáo với những người bị ảnh hưởng. Theo các chuẩn mực mà các dự án thủy điện có vay vốn của tổ chức tài chính quốc tế, ví dụ WB, ADB, nhà đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho người dân những thông tin liên quan, ví dụ báo cáo đánh giá tác động xã hội-môi trường, nội dung của chương trình di dân tái định cư, phục hồi sinh kế, ở dạng mà người dân hiểu được. Đây là điều mà các nhà đầu tư trong nước không làm hoặc làm không đầy đủ hay không thực chất. Một yếu tố thể chế khác cản trở việc giải quyết các vướng mắc của cộng đồng người dân với chính quyền và nhà đầu tư là tiếp cận công lý. Trong phần lớn các trường hợp có va chạm về quyền lợi với nhà đầu tư, cộng đồng dân cư chỉ sử dụng công cụ là những “than phiền” ở các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Với cách thức này, ý kiến của cộng đồng được ghi nhận nhưng không bao giờ được giải quyết. Trong các cộng đồng tham gia mạng lưới nhóm các nông dân chịu ảnh hưởng, có một cộng đồng ở Thừa Thiên Huế đã khiếu nại bằng văn bản thành công một phần. Họ đã được giải quyết một phần đền bù đất đai, nhưng chưa được toàn bộ. Cũng có những trường hợp cộng đồng giải quyết va chạm với chính quyền và nhà đầu tư bằng con đường xử luật khiếu nại tố cáo. Một cộng đồng khác ở Đắk Lắk có khiếu nại bẳng văn bản nhưng những người bị thiệt thòi đã tuân theo gợi ý của UBND là gửi khiếu nại cho Ban tự quản thôn bản, họ không thực hiện quyền khiếu nại của mình ở cấp Tòa án huyện theo Luật Khiếu nại Tố cáo. Cho tới giờ, những khiếu nại ở cấp thôn của dân bản đã được chuyển lên cấp xã nhưng chưa được hồi âm.

PHÂN TÍCH RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Đặc điểm của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của thủy điện Qua quá trình lắng nghe các cộng đồng, có thể thấy sự đa dạng về nhiều chiều cạnh của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện. Trước hết đó là sự khác biệt về tính chất sắc tộc. Có những cộng đồng người Kinh, ví dụ ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và các cộng đồng thuộc các nhóm dân tộc thiểu số Đắk Lắk, Quảng Nam, sự khác biệt giữa các nhóm 119


này nổi bật về văn hóa, cụ thể là ngôn ngữ, lối sống, kiến trúc nhà ở. Những cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa chịu những tác động rất lớn về văn hóa, chứ không chỉ về đất đai. Các cộng đồng cũng khác nhau về tính chất là người bản địa và người di cư. Có những cộng đồng là dân cư sống lâu năm ở địa phương và có một số cộng đồng là người di cư, cả người Kinh và người dân tộc ít người tới chưa lâu, như ở Đắk Nông, Đắk Lắk. Trong những người di cư có những nhóm di cư tự do, tự khai phá rừng, có quyền sở hữu đất đai không rõ ràng do khai hoang tự do và không đăng k{ được quyền sử dụng đất. Xét theo vị trí của đập, có những cộng đồng chịu ảnh hưởng nằm ở vùng hồ hoặc có những cộng đồng nằm ở hạ lưu. Tác động của đập thủy điện tới sinh kế của các cộng đồng ở thượng và hạ lưu đập rất khác nhau, do ảnh hưởng của sự thay đổi việc tích nước và xả nước của đập tới chế độ thủy văn và hệ thống sinh thái sông. Xét về mức độ tái định cư, các cộng đồng cũng khác nhau. Có nhóm phải di dời cả buôn làng (Quảng Nam), có cộng đồng chỉ có một nhóm phải di dời (Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế), cũng có cộng đồng không phải di dời (Đắk Lắk, Đắk Nông). Tính chất tái định cư buộc các cộng đồng phải di dời có một thời gian thích nghi với nơi ở mới, với nguồn sinh kế mới mà thời gian nhiều khi không được hỗ trợ chuyển đổi hoặc không được tính đủ. Những rào cản của các cộng đồng Một yếu tố cản trở sự tham gia của các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số là mặc cảm yếu thế. Mặc cảm này có thể xuất phát từ khả năng diễn đạt ý kiến của mình bằng tiếng dân tộc cho những cán bộ chính quyền và những cán bộ của nhà đầu tư để họ hiểu được. Những cán bộ này cho rằng họ có quyền dùng tiếng phổ thông nhưng họ và cả bà con các dân tộc lại không nghĩ rằng quyền diễn đạt bằng tiếng dân tộc là quyền được quy định trong Hiến pháp14. Để hiểu ý kiến của người dân, việc thuê phiên dịch là trách nhiệm của người có thẩm quyền. Hầu hết các cuộc thảo luận với các nhóm cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện chỉ ra tình trạng thiếu hiểu biết về luật pháp liên quan. Đây chính là một rào cản quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện thành công các chương trình đền bù và tái định cư mà không có xung đột với người dân. Quyền tham gia của người dân được quy định trong Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Các quy định về Luật khiếu nại, Luật tố cáo cũng là 14

Quy định về dùng tiếng dân tộc đồng thời với tiếng phổ thông ở các vùng dân tộc thiểu số: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-53-CP-chutruong-chu-viet-cac-dan-toc-thieu- so/44140/noi-dung.aspx

120


những căn cứ quan trọng để người dân bảo vệ quyền lợi của mình. Cộng đồng dân cư cũng có thể sử dụng Luật về Thanh tra, trong đó có những quy định về Thanh tra nhân dân để thực hiện quyền giám sát của mình với các công trình xây dựng các khu tái định cư. Ngoài ra, cộng đồng có thể tham khảo Luật đất đai, Luật về bảo vệ và phát triển rừng, Luật về tài nguyên nước để giám sát việc các nhà đầu tư bảo đảm quyền lợi của mình và cộng đồng khi có nội dung đền bù và tái định cư ở các dự án thủy điện. Một rào cản bên trong các cộng đồng là thiếu một hệ thống lưu trữ các văn bản liên quan tới các cam kết của nhà đầu tư, chính quyền (là bên thường nhận hợp đồng của nhà đầu tư để đảm nhận thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai). Nhiều gia đình cũng không giữ được các hợp đồng đền bù tái định cư, các biên bản kiểm đếm tài sản. Nhiều gia đình cho biết khi kiểm đếm, những người thực hiện chỉ có một bản, họ lấy chữ ký của đại diện gia đình và giữ luôn biên bản kiểm đếm. Kỹ năng đối thoại thiếu hụt là một cản trở đã bộc lộ qua các cuộc trao đổi với các nhóm nông dân tái định cư và các cộng đồng chịu ảnh hưởng. Những chỗ trống trong kỹ năng đối thoại thể hiện ở những lập luận hay quan điểm thiếu những căn cứ hoặc bằng chứng xác thực (một phần quan trọng là thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như thiếu các hệ thống các văn bản thỏa thuận với các gia đình hoặc cộng đồng hoặc biên bản các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp dân). Các nhóm cộng đồng cũng chưa có năng lực để lập và thực hiện kế hoạch của một (cần hơn là một chuỗi) cuộc đối thoại với mục tiêu rõ ràng, đối thoại với những ai, khi nào, ở đâu, ai nói gì, ai hỗ trợ và những ai tham gia, làm gì và sau cuộc đối thoại cần làm gì tiếp theo. Hệ thống hỗ trợ kết nối các cộng đồng tái định cư hay đang chịu ảnh hưởng của thủy điện là một vấn đề cũng nổi bật qua các cuộc thảo luận. Do tính chất của nơi người dân sinh sống là xa trung tâm, xa các vùng có các dịch vụ hỗ trợ, ví dụ tư pháp. Người dân cũng không có điều kiện để tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính, ví dụ để tổ chức các chuyến đi để thực hiện quyền khiếu nại của mình. Các nhóm cộng đồng ở nơi xa trung tâm cũng không có điều kiện tham gia các tổ chức mạng lưới để họ có thể hỗ trợ hay học hỏi lẫn nhau. Khả năng tiếp cận với báo chí để tạo sự ủng hộ của dư luận cũng là một thách thức với cộng đồng.

KHUYẾN NGHỊ VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Từ những phân tích môi trường thể chế, cũng như các điểm mạnh và các rào cản ở cộng đồng nhằm đạt được một sự phát triển công bằng ở các vùng có các dự án thủy điện, các tổ chức chính quyền, nhà đầu tư và các tổ chức hỗ trợ cộng đồng có thể xem xét hướng điều chỉnh chương trình đền

121


bù và tái định cư của mình theo hai nội dung lớn: tháo gỡ các trở ngại và nâng cao năng lực để tạo quyền cho cộng đồng giải quyết vấn đề của mình. Theo hướng tháo gỡ các trở ngại, các hoạt động được đề xuất bao gồm: - Đảm bảo sự tham gia thực chất của người dân chịu ảnh hưởng của các dự án thủy định. Những ví dụ ở đây là quyền của người dân tham gia vào quá trình định giá đền bù, quyền được biết thông tin từ các báo cáo đánh giá môi trường-xã hội ở một dạng thức phù hợp, dễ hiểu, quyền giám của người dân với các công trình dân sinh ở làng tái cư. - Thúc đẩy nối kết các cộng đồng bị ảnh hưởng với các dịch vụ tư pháp, với các chuyên gia kỹ thuật, với các nhà báo góp phần gỡ bỏ bớt rào cản về sự cách trở của cộng đồng với các nguồn hỗ trợ. Theo hướng nâng cao năng lực, các hoạt động chính có thể bao gồm: - Cải thiện các kỹ năng đối thoại của người dân với các bên liên quan từ các cấp xã huyện tới cấp tỉnh. - Cải thiện kỹ năng thu thập phân tích thông tin và xắp xếp lưu trữ dữ liệu, số liệu để sử dụng các cuộc đối thoại hoặc trong đàm phán với các bên liên quan hoặc khiếu nại. - Nâng cao hiểu biết về pháp luật của người dân, các đại diện và đại biểu của họ để làm căn cứ dẫn luận trong các cuộc đối thoại hoặc các cuộc tranh tụng khi khiếu nại về các cuộc đền bù và tái định cư. - Việc củng cố và xây dựng mạng lưới giữa các nhóm nông dân ở cộng đồng cũng là góp phần nâng cao năng lực. Ở đây có một thách thức là liên kết các nhóm ở xa nhau để trao đổi kinh nghiệm, bài học và tiếp nhận cập nhật các thông tin hữu quan. Điều này có thể làm được nhưng cần có một người trẻ để điều phối qua mạng xã hội mà đại biểu của giới trẻ hầu như không có mặt ở các nhóm.

122


CHƯƠNG 6 TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI THAY: KẾT QUẢ TỪ NHỮNG CAN THIỆP DỰA VÀO GIỚI TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN Ở ĐẮK LẮK Hoàng Thế Vĩnh và Nguyễn Qúy Hạnh

GIỚI THIỆU CHUNG Sekông, Sê San và Srêpôk (3S) là 3 con sông lớn quan trọng của dòng Mê-kông. Dòng chảy của 3 con sông ảnh hưởng đến hơn 17.000 người dân sống trên các vùng đất chạy dọc theo chúng. Quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa của Việt Nam, trong 2 thập kỷ qua đã làm tăng nhu cầu năng lượng của quốc gia này. Tại miền Trung - Tây Nguyên, trong thời gian qua, hàng loạt các dự án thủy điện được quy hoạch và phê duyệt với mong muốn sẽ có đủ năng lượng sản sinh cho quá trình phát triển của vùng. Có thể nói, đây là một trong những khu vực có nhiều dự án thủy điện nhất cả nước. Thống kê cho thấy, chỉ trên 3 dòng sông này, đã có gần 80 dự án thủy điện cỡ vừa và nhỏ, 50 trong số đó đã và đang hoạt động. Tại các huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Cu Jut (Đắk Nông) và Buôn Đôn (Đắk Lắk), các nhà máy thủy điện các cỡ, chặt các con sông ra thành từng khúc, đã và đang tác động tiêu cực, đa chiều và sẽ còn rất dai dẳng đến sự phát triển ổn định và bền vững của hàng trăm hộ dân sống dọc theo chúng. Trong đó, các hộ dân bị tái định cư do thủy điện là đối tượng chịu nhiều tác động và tổn thất nhất. Cuộc đấu tranh giành lại quyền lợi chính đáng của họ, song song với việc vật lộn để tồn tại và phát triển tại nơi ở mới đang ẩn chứa những bất ổn và hệ lụy tiềm tàng. Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2017, CSRD với sự tài trợ của Oxfam đã triển khai dự án “Thí điểm đánh giá tác động về giới tại thủy điện A Lưới và thủy điện Srepók thuộc khu vực các nhánh sông 3S của miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam” (GIA1) với mục tiêu tổng quát nhằm hỗ trợ các công ty thủy điện và cơ quan Nhà nước liên quan sẽ cân nhắc đến vai trò, tác động 123


về giới trong quá trình phát triển thủy điện ở khu vực dọc sông 3S tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên Việt Nam. Ngay sau dự án GIA1 kết thúc, nhận thấy cần tiếp tục duy trì và thúc đẩy các thay đổi đã được dự án khởi tạo, đặc biệt chú trọng gia tăng tác động lên nhóm phụ nữ, giai đoạn tiếp nối của dự án mang tên “Tăng cường bình đẳng giới và trao quyền phụ nữ tại các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện trên lưu vực các sông 3S tại miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam” (GIA 2). Chương này tập trung vào kết quả của đánh giá các thay đổi mà dự án GIA 1 và GIA 2 đã mang đến tại các cộng đồng mục tiêu trên các mức độ khác nhau cũng như phát hiện những thay đổi chưa được tạo ra, những rào cản và đề xuất các giải pháp cho các hoạch định can thiệp trong tương lai. Đánh giá này được thực hiện tại 04 cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện trên các dòng 3S của tỉnh Đắk Lắk, là các cộng đồng mục tiêu của dự án GIA 1 và GIA 2, bao gồm cộng đồng Buôn Trí A (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), cộng đồng thôn Tân Phú (xã Ea Nuol, huyện Buôn Đôn), cộng đồng Buôn Drai (xã Ea Na, huyện Krông Ana) và cộng đồng Thôn Ea Tung (xã Ea Na, huyện Krông Ana). Đánh giá được thực hiện dựa trên dữ liệu được thu thập từ hai nguồn chính: thứ cấp và sơ cấp và theo Lý thuyết thay đổi (Story of Changes) do Oxfam đề xướng. Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích từ các văn kiện dự án: đề xuất, phê duyệt, báo cáo hoạt động cũng như các báo cáo kết quả nghiên cứu, báo cáo các chuyến tham quan, thực địa, hội thảo và các tài liệu vận động chính sách. Các tài liệu và nghiên cứu liên quan khác cũng được sử dụng trong đánh giá này. Dữ liệu sơ cấp được thu thập và phân tích trên cơ sở sử dụng phương pháp phép đạc tam giác (triangulation): quan sát, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung. Chuyến thực địa tại các cộng đồng các thôn Ea Tung, Trí A, Buôn Drai, và Tân Phú đã được thực hiện. Phỏng vấn sâu tập trung vào các đại diện cộng đồng, cán bộ dự án và cán bộ địa phương. Trong khi đó, thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với 4 nhóm cộng đồng Ea Tung, Trí A, Buôn Drai, Tân Phú.

CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP CỦA DỰ ÁN GIA 1 VÀ GIA 2 Thiết kế dự án Dự án được thiết kế dựa trên sự thừa hưởng và tiếp nối các hoạt động của dự án GIA1, kết quả đánh giá, kết quả nghiên cứu của các dự án về giới, phát triển thủy điện và can thiệp phát triển tại khu vực miền Trung nói riêng và các khu vực chịu ảnh hưởng bởi tác động của các dự án thủy điện nói chung. Các mục tiêu, kết quả đầu ra và hoạt động của dự án được xây dựng và đề xướng dựa trên sự ghi nhận về vai trò, tiếng nói và sự tham gia chủ 124


động của phụ nữ trong cộng đồng, gia đình còn hạn chế; sự đánh giá và thực hành chưa đầy đủ nhu cầu về giới trong các hoạch định và can thiệp phát triển hay sự thiếu hụt những thiết chế cộng đồng đủ mạnh để phụ nữ thể hiện vai trò, tiếng nói cũng như hành động của mình; và cuối cùng, sự thiếu vắng các GIA về tác động của thủy điện đối với các cộng đồng liên quan khiến sự hiểu biết, quan tâm và thực hành về GIA vẫn còn rất manh mún. Hoạt động GIA 1 Dự án GIA1 bao gồm 12 hoạt động, thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2017. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đánh giá này, chỉ có 01 hoạt động được đưa vào khung đánh giá và diễn ra vào tháng 12/2016 đến tháng 03/2017, đó là hoạt động thực hiện đánh giá GIA tại các thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Dự án đã hoàn tất một báo cáo đánh giá tác động giới của các công trình thủy điện trên sông Srépôk (tháng 12/2016). Địa bàn nghiên cứu tập trung của đánh giá là các cộng đồng bị tác động bởi các thủy điện Srepók 3, 4 và 4A được xây dựng trên sông Srepók, thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá là một nỗ lực hợp tác giữa nhóm đánh giá tác động xã hội và môi trường (SEIA), tổ chức WARECODE - thành viên VRN và đơn vị thực hiện dự án CSRD. Với các phương pháp nghiên cứu được chuẩn hóa, tập hợp được chuyên gia đa ngành và tham chiếu với nhiều bên liên quan khác, đặc biệt là cộng đồng địa phương, báo cáo đã chỉ ra nhiều tác động tiêu cực và đa chiều mà người dân địa phương, nhất là cộng đồng tái định cư và đặc biệt là phụ nữ phải gánh chịu cũng như các tác động lâu dài của thủy điện lên đa dạng sinh học, chất lượng nước và đất của toàn hạ lưu v.v. Báo cáo đánh giá cũng đã đưa ra những phát hiện đáng chú { về tác động của thủy điện lên các cộng đồng nghiên cứu, đặc biệt là tác động về giới, qua đó đề xuất một số kiến nghị để tăng cường sự quan tâm và thực hành đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện. Hoạt động GIA 2 Họp xây dựng mạng lưới cộng đồng: Dự án đã tổ chức cuộc họp giữa các nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện ở Đắk Lắk để tương tác, thảo luận kế hoạch hành động và đề xuất các hỗ trợ về giới cho nhóm phụ nữ. Hội thảo bao gồm phần tập huấn kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh, mô hình sản xuât cho các nhóm để áp dụng cho việc phát triển sinh kế. Tại hội thảo, báo cáo đánh giá tác động giới của thủy điện trên sông Srépôk do dự án thực hiện từ tháng 12/2016 cũng đã được giới thiệu đến các bên liên quan để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GIA trong các dự án thủy điện. Hội thảo có 54 người tham gia (41 nữ, 13 nam).

125


Tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ: Thông qua dự án, nhiều hoạt động tập huấn đã được tổ chức cho các thành viên cho các nhóm cộng đồng, tập trung vào nhu cầu của phụ nữ. Dự án đã thực hiện 5 đợt tập huấn về các chủ đề như lãnh đạo, tổ chức hội họp, đàm phán, phân tích các bên liên quan và lập quy hoạch sản xuất/kinh doanh để giúp người dân, đặc biệt phụ nữ làm việc hiệu quả hơn với các bên liên quan, tiếp cận các nguồn lực tài chính, xây dựng mối quan hệ để tham gia hiệu quả hơn vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đảm bảo cuộc sống lâu dài. Các cuộc tập huấn dựa trên phương pháp tiếp cận tương tác đã được dự án thực hiện riêng cho mỗi nhóm hoặc tổng hợp cho cả 4 nhóm cộng đồng. Thành lập các nhóm cộng đồng do phụ nữ làm chủ và hỗ trợ phát triển sinh kế: Với mong muốn nâng cao vị trí, tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong gia đình và các cộng đồng chịu tác động của thủy điện, dự án đã hỗ trợ thành lập các nhóm cộng đồng với thành phần chủ yếu là phụ nữ và do phụ nữ lãnh đạo tại 4 cộng đồng mục tiêu của dự án. Đến tháng 3/2017, đã có 4 nhóm cộng đồng với tổng số 53 thành viên, bao gồm 45 phụ nữ và 8 nam giới. Các nhóm này đã và đang hoạt động, có nhóm nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp và có người đề nghị tham gia vào nhóm. Nhóm được hình thành với sự tham gia của một số lãnh đạo cộng đồng hoặc những người có uy tín. Mỗi nhóm tự xây dựng và thông qua quy chế hoạt động và kế hoạch hoạt động cũng như sản xuất. Song song tại các buổi họp bàn việc thành lập nhóm và thúc đẩy nhóm, các hoạt động tập huấn xây dựng năng lực và thúc đẩy gắn kết giữa các nhóm cộng đồng cũng đã được tổ chức. Các nhóm này, với sự thúc đẩy của nhóm tư vấn dự án đã chủ động thảo luận mô hình kinh tế, xây dựng kế hoạch kinh doanh và từng bước củng cố hoạt động. Nhóm Ea Tung đã góp vốn cùng phát triển mô hình chăn nuôi heo rừng. Nhóm Buôn Trí A quyết định hồi sinh sản phẩm rượu cần bản Đôn trứ danh với men lá rừng truyền thống lấy tên Đon Kẹng Tí; còn nhóm thôn Tân Phú đã thành lập được Tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp Tân Phát với kế hoạch sản xuất 2 sản phẩm cà phê và hồ tiêu sạch trong tương lai gần. Riêng nhóm Buôn Drai, do không tìm được tiếng nói chung về mô hình sản xuất tập thể nên chưa thể xúc tiến việc hợp tác. Ngoài các hoạt động tập huấn kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh và thúc đẩy thành lập nhóm, dự án còn tích cực, tận dụng các nguồn lực và cơ hội để giúp các nhóm phát triển, quảng bá sản phẩm, kết nối đối tác. Cụ thể, dự án đã hỗ trợ nhóm Buôn Trí A xây dựng và in ấn nhãn hiệu rượu cần Đon Kẹng Tí, tờ rơi quảng bá sản phẩm, thiết lập trang Facebook và hỗ trợ đăng tải nội dung quảng bá, sau đó chuyển giao cho thành viên nhóm quản l{, cũng như tranh thủ các cơ hội kết nối khác như hội thảo tổng kết dự án 126


hay diễn đàn đối thoại để giới thiệu sản phẩm rượu cần đến với các khách hàng trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk. Đối với nhóm Tân Phú, dự án đã mời đơn vị kinh doanh cà phê sạch của thành phố Huế - nơi cũng có nguồn cung cà phê từ Đắk Lắk đến tham quan vườn của nhóm để xúc tiến hợp tác kinh doanh giữa hai bên. Phát triển tài liệu truyền thông, vận động chính sách: Dự án đã phát triển một số tài liệu truyền thông về thực hành GIA và các bài học về GIA và thông tin, chia sẻ về GIA một cách rộng rãi nhằm tăng cường quan tâm về GIA trong quản trị nước và phát triển thủy điện. Dựa vào kết quả nghiên cứu đánh giá tác động giới của thủy điện trên sông Srêpók được thực hiện trong dự án GIA1, vắn tắt các khuyến nghị chính sách liên quan đến GIA đối với các dự án thủy điện đã được phát triển và gửi đến nhiều bên liên quan. Song song đó, các tập huấn về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải...đã được triển khai đến các cộng đồng để trang bị cho họ nhiều kiến thức hơn trong việc tham gia giám sát các cam kết bảo vệ môi trường và GIA. Ngoài ra, trong các hoạt động hội thảo, hội họp hay tiếp xúc chính thức hoặc phi chính thức với các bên liên quan, tầm quan trọng và cấp thiết của đánh giá tác động giới trong các dự án thủy điện luôn được dự án lồng ghép để thông tin, tuyên truyền nhằm mở rộng và tăng cường sự hiểu biết và nhận thức về GIA trong nhiều nhóm đối tượng. Xây dựng, thiết kế và in ấn sách ảnh cộng đồng: Một sách ảnh chứa đựng tiếng nói của phụ nữ thông qua các câu chuyện, hình ảnh do chính họ thực hiện đã được xây dựng. Trước đó, 4 nhóm cộng đồng của dự án được tập huấn kỹ năng chụp ảnh, kiến thức truyền thông, xây dựng câu chuyện để phát triển sách ảnh. Tổng cộng đã có 40 người tham gia 4 đợt tập huấn, mỗi đợt kéo dài 1 ngày, bao gồm 44 bức ảnh và câu chuyện ngắn, phân theo 3 chủ đề “Thủy điện và cơn khát của dòng sông”, “Giới trong phát triển cộng đồng” và “Phụ nữ là tác nhân thay đổi”. Quyển sách ảnh là nơi người dân của 4 cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ phản ánh các góc nhìn, quan điểm, đánh giá của họ về các tác động môi trường, xã hội của các dự án thủy điện lên cộng đồng mà họ sinh sống. Sách ảnh được dự án sử dụng như một công cụ truyền thông và vận động chính sách nhằm tăng cường quan tâm về các vấn đề về giới và phát triển phụ nữ trong phát triển thủy điện. Triển lãm ảnh và hội thảo kết nối: Vào tháng 6/2017, dự án đã tổ chức cuộc triển lãm ảnh và hội thảo kết nối cho các nữ lãnh đạo cộng đồng và các phụ nữ bị ảnh hưởng bởi thủy điện, cùng các bên liên quan. Hơn 90 người, bao gồm các nhóm cộng đồng thụ hưởng các dự án GIA1 và GIA2, đại diện chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Đắk Lắk, đại diện các tổ chức PCP địa phương, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

127


Tại sự kiện triển lãm, các thành viên của các nhóm cộng đồng đã giới thiệu đến những người tham gia những bức ảnh và câu chuyện về cuộc sống của họ xung quanh tác động của thủy điện, qua đó tăng cường sự hiểu biết, nhận thức và quan tâm về các tác động của thủy điện. Hội thảo kết nối mạng lưới bao gồm phần trình bày của chuyên gia về vai trò/ cuộc sống của người phụ nữ trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội và thủy điện; chia sẻ của các cộng đồng về những khó khăn, giải pháp và ước vọng của họ hiện nay dưới tác động của các dự án thủy điện và trọng tâm là phần tương tác, đối thoại với những góc nhìn thẳng thắn và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện giữa các tỉnh. Các sự kiện này cũng là cơ hội để tăng cường tương tác, đối thoại giữa các bên liên quan nhằm thảo luận các phương thức hợp tác và kế hoạch hành động để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các cam kết đền bù của các công ty thủy điện đối với các cộng đồng vốn vẫn còn nhiều bất cập. Hội thảo cũng là cơ hội để các nhóm giới thiệu về hoạt động sản xuất, giới thiệu và trưng bày sản phẩm của nhóm (như nhóm Rượu Cần) để tạo dựng các kết nối, hợp tác trong tương lai.

CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH: TRÊN CON ĐƯỜNG THAY ĐỔI Các thay đổi quan trọng Phá các rào cản vật lý truyền thống, mở rộng các mối quan hệ xã hội, tăng tự tin Ở cấp độ cá nhân, thay đổi tích cực thường được nêu bật của dự án, đặc biệt đối với phụ nữ tại các cộng đồng tham gia dự án là có cơ hội được đi ra, tiếp xúc bên ngoài, được giao tiếp, mở mang tầm mắt, biết được nhiều thứ xã hội ngoài kia và mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân. Đối với một số phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dự án cho họ cơ hội để được lần đầu tiên trong đời có thể về thành phố, ngủ lại ở khách sạn, biết sử dụng các dịch vụ khách sạn, được lần đầu tiên đi máy bay, được lần đầu tiên đi đến các tỉnh và thành phố khác. Đối với các phụ nữ này, các mốc “lần đầu” này giúp họ khởi đầu một sự thay đổi với sự “vui mừng”, “phấn khởi”, “thoải mái”, như thể đã ra khỏi phạm vi quẩn quanh hàng ngày và “đáy giếng” của góc nhìn lâu nay. “Được đi phố, đến khách sạn Đam San, từ nhỏ đến lớn chưa đi được đó.” (Nữ, 42t, Buôn Trí A). “Được đi máy bay lần đầu tiên (nhờ chuyến đi Hà Nội do dự án tài trợ.” (Nữ, 23 tuổi, Buôn Trí A) “Từ ngày có dự án đến nay, tôi thấy vui hơn thường ngày, nhờ gặp mặt mọi người trong nhóm, đủ mọi lứa tuổi, thấy yêu đời hơn, trẻ ra. Khi chưa có dự án, chỉ biết ở nhà, lủi thủi trong 4 bức tường, chả biết

128


làm gì ngoài nội trợ. Giờ được giao lưu, bản thân bớt rụt rè, thấy mạnh dạn hơn.” (Nữ, 42 tuổi, Buôn Trí A) “Tinh thần vui vẻ hơn nhờ gặp gỡ được chị em, chia sẻ và tâm sự nhiều điều.” (Nữ, 27t, Buôn Trí A). “Đối với bản thân thì thay đổi ý nghĩa nhất là được đi đây đi đó, mở rộng được tầm nhìn, biết thêm nhiều thứ. Cũng nhờ một phần trải nghiệm từ các chuyến đi - đi phà ở An Giang (khách sạn Hòa Bình), mở cửa khách sạn bằng thẻ từ, mở vòi nước cảm ứng, con người trở nên tự tin hơn. Đi được Đà Nẵng, Huế, An Giang.” (Nữ, 61 tuổi, Ea Tung) Quan trọng hơn, các cơ hội giao tiếp với bên ngoài cũng là cơ hội để học tập, nâng cao hiểu biết, bày tỏ các khó khăn, quan tâm, bức xúc. Đây là cơ sở để cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ có thể tự tin nói lên tiếng nói của mình dưới các hình thức khác nhau, từ đầu vào các nghiên cứu, đến trình bày các câu chuyện của cộng đồng, trình bày các bài trong hội thảo cũng như tham gia làm thành viên trong các phiên thảo luận tương tác. “Tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người.” (Nữ, 27 tuổi, Buôn Trí A) “Cá nhân mạnh dạn hơn nói lên quan điểm của mình, tự tin hơn trong giao tiếp.” (Nữ, 31 tuổi, Ea Tung) “Tham gia các hoạt động thì thấy lạc quan hơn, thấy đỡ áp lực. Mình tự tin hơn để bảy tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Thấy tiếng nói mình có trọng lượng hơn trong gia đình và xã hội.” (Nữ, 17 tuổi, Buôn Trí A) “Tự tin hơn trước, trước có làm bên phụ nữ (cán bộ xóm) nhưng thật sự nói năng không tự tin. Giờ cải thiện hơn, thông tin, kiến thức được nhiều từ việc tham gia các hoạt động của dự án nên có tự tin trong trao đổi, thảo luận hơn.” (Nữ, 51 tuổi, Ea Tung) Tự tin hơn trong suy nghĩ, diễn đạt và trình bày các ý kiến của mình cũng đúng với các nam giới tham gia dự án. Tuy vậy, nếu sự tự tin của nữ giới bắt nguồn từ cơ hội được nói và nói được những suy nghĩ, tâm tư, nhu cầu của mình thì sự tự tin ở nam giới có sự khác biệt ở điểm nó dựa trên sự tăng trưởng tri thức trên nền tảng vị trí xã hội đã được xác lập của họ. “Cá nhân tôi tự tin hơn trong giao tiếp, hiểu biết hơn trong xã hội. Biết, nhận thức tốt hơn về quyền; có ý thức hơn trong công việc và xã hội.” (Nam, 31t, Ea Tung) “Bản thân thấy tự tin, có tầm nhìn hơn trong việc nhìn mọi thứ và nhận thức về vị trí xã hội của mình tốt hơn.” (Nam, 52 tuổi, Ea Tung) Nâng cao kiến thức, tư duy và tầm nhìn liên quan đến cuộc sống, hoạt động sản xuất của bản thân và cộng đồng 129


Tập huấn cho cộng đồng thường xuyên được tổ chức, kết hợp với các hoạt động chính của dự án, có thể liệt kê gồm: lãnh đạo và quản lý nhóm, nữ lãnh đạo; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; tổ chức hội họp; kỹ năng kể chuyện; kỹ năng thương lượng; và kỹ năng phân tích các bên liên quan. Thông qua tham gia nghiên cứu, các buổi tập huấn và chụp ảnh làm sách ảnh, người dân địa phương, bao gồm nhiều phụ nữ ngày càng ý thức lớn đến việc sử dụng và quản l{ tài nguyên thiên nhiên, cũng như các bên liên quan với vai trò, lợi ích và năng lực khác nhau trong sử dụng các nguồn lực tự nhiên, bao gồm nguồn nước cũng như các quyền của người dân. “Nhận thức được nhiều hơn về môi trường xung quanh - tác động của môi trường - khiến mình có ý thức hơn về bảo vệ môi trường biết nên làm gì để bảo vệ môi trường.” (Nữ, 30 tuổi, Ea Tung) “Nhận thức và thay đổi nhiều không nói hết được. Nhờ được tham gia rất nhiều hoạt động của dự án: Hà Nội 2 lần, 1 lần quốc tế, Gia Lai, Huế, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, bản thân học hỏi được nhiều, thêm hiểu biết về vị trí, quyền lợi của mình, ai là những người đang lợi dụng chính sách của Nhà nước.” (Nam, 63 tuổi, Ea Tung) “Bản thân nhận ra cần đấu tranh cho những gì. Ví dụ như quyền đòi hỏi quyền lợi từ việc bị ảnh hưởng từ các dự án thủy điện; trước đây chỉ nghĩ đó là việc nhà nước, mình không có quyền nói.” (Nam, 31 tuổi, Ea Tung) “Tôi được đi học hỏi nhiều, từ Gia Lai, An Giang, Đồng Tháp, sang tận Thái Lan. Ở nước họ, khu rừng còn nguyên vẹn và các loài cá không bị khai thác như nước mình nên tôi càng hiểu biết hơn trong bảo vệ tài nguyên, môi trường.” (Nữ, 52 tuổi, Buôn Drai) “Thông qua các lần hội thảo, tôi hiểu được tác động môi trường của thủy điện, các tác động về giới của nó, tác động đến đất đai và đời sống của nhân dân. Tham gia nhóm, chúng tôi phấn khởi với công cụ chụp hình ảnh và biết các tác động môi trường, nguồn nước thông qua nhóm giám sát cộng đồng.” (Nam, 61 tuổi, Buôn Drai) Các kiến thức mới về tổ chức và lãnh đạo nhóm, tổ chức sản xuất và kinh doanh cũng được thúc đẩy trao đổi và thực hành. “Cá nhân phấn khởi tiếp cận với các chính sách, pháp luật mà mình chưa được hiểu.” (Nữ, 58 tuổi, Ea Tung) “Học được kỹ năng làm việc nhóm, biết phân công công việc, giao nhiệm vụ, biết điều hành công việc, áp dụng cho gia đình hiệu quả công việc tốt hơn.” (Nữ, 31 tuổi, Ea Tung)

130


“Lãnh đạo tốt hơn nhờ các kỹ năng học được; biết tập hợp, làm nhóm hiệu quả hơn. Tổ chức công việc tốt hơn.” (Nam, 52 tuổi, Ea Tung) “Biết cách quản l{ gia đình hơn trong sản xuất, việc vườn tược.” (Nam, 31 tuổi, Ea Tung) “Nhờ các buổi tập huấn, bản thân biết hơn về cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Từ ngày vào dự án, tôi đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật (như internet, facebook), kết nối mạng để tìm hiểu thông tin, thắc mắc mình cần. Tôi cũng biết và thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu, phát triển thị trường cho sản phẩm mình làm ra.” (Nữ, 39 tuổi, Buôn Trí A) Quan trọng hơn nữa, thông qua trao đổi kiến thức, thông tin và thực hành trong phát triển các nhóm sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả, tư duy về làm việc nhóm và kinh doanh nông nghiệp dần được phát triển, có thể làm nền tảng để phát triển nông nghiệp sạch, kinh doanh nông nghiệp và/hoặc phát triển kinh doanh do phụ nữ lãnh đạo. “Với nguồn vốn ban đầu, có người kinh nghiệm sản xuất trong nhóm, mình tự tin về sự thành công của nhóm. Riêng gia đình cũng vừa đầu tư thêm một số dê để nuôi, sắp tới định thêm heo rừng. Rất hy vọng về cải thiện kinh tế gia đình sắp tới.” (Nữ, 30 tuổi, Ea Tung) “Từ lúc vào dự án, tôi có { tưởng làm gì đó để sản xuất, kinh doanh, để tăng thu nhập, ví dụ bán bánh xèo, hoặc chăn nuôi gà. Ngày xưa như ếch ngồi đáy giếng, tưởng mọi thứ ổn, giờ đi thì thấy mình còn thiếu và yếu nhiều cũng như không dám làm gì. Ví dụ như trước đây không dám bỏ vốn kinh doanh, chỉ bán hàng online trung gian. Sau này mình nhập hàng về để bán, liều mình hơn một chút.” (Nữ, 23 tuổi, Buôn Trí A) Hình thành nhóm, cố kết cộng đồng, tăng cường trao đổi, hiệu quả sản xuất tăng lên Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính sinh hoạt (dù các nhóm đã dùng khoản tiền nhỏ này để đầu tư hoạt động sản xuất của nhóm) để hình thành các nhóm sản xuất kinh doanh có/do phụ nữ lãnh đạo. Các nhóm trên nền tảng lý thuyết về nhóm, lãnh đạo nhóm và hoạt động nhóm đã xây dựng quy chế hoạt động nhóm của mình, trong đó có nhóm đã được UBND xã phê duyệt và công nhận, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các quyết định liên quan đến thu hút các nguồn lực bên ngoài. Các nhóm đã lập kế hoạch hoạt động và lên lịch sinh hoạt định kz. Về định hướng hoạt động sản xuất, các yếu tổ thế mạnh, lợi thế của phụ nữ địa phương, nhu cầu thị trường được các nhóm ưu tiên. Kết quả là 3 nhóm ở 3 cộng đồng đã được thành lập và hoạt động, bao gồm: Nhóm phát triển mô hình chăn nuôi heo rừng của 131


thôn Ea Tung, nhóm sản xuất cà phê và tiêu sạch Tân Phát của thôn Tân Phú (xem Hộp 6.1) và nhóm rượu cần của Buôn Trí A. Hộp 6.1: Mô hình Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hồ tiêu, cà phê sạch, bền vững Tân Phát Thôn Tân Phú được tách ra từ thôn EaMtha 2 do công trình thủy điện Srepok 3 từ năm 2009, địa bàn thôn nằm dọc theo hai bên đường vận hành vào nhà máy thủy điện và ven bờ hồ thủy điện Srepok 3. Thôn có 148 hộ, 594 nhân khẩu, 9 dân tộc anh em cùng chung sống. Từ khi thủy điện Srepok 3 giải tỏa, đền bù, cuộc sống các hộ dân có phần đảo lộn, bước đầu di chuyển đến nơi ở mới gặp nhiều khó khăn. Để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống chung của cả nước, các hộ dân trong thôn đã cố gắng để tuyên truyền, giúp đỡ nhau tìm tòi, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế có chiều hướng chuyên sâu bền vững, hòa chung với cơ chế thị trường của đất nước đang phát triển. Từ đó được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đảo của Đảng, UBND xã EaNuôl và sự hỗ trợ hết sức tận tình đầy trách nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội, đã giúp đỡ cho các hộ dân tại thôn Tân Phú chúng tôi bị ảnh hưởng của công trình thủy điện Srepok 3 cùng nhau tìm hiểu và liên kết lại thành lập ra Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hồ tiêu, cà phê sạch, bền vững. Tổ được thành lập và tổ chức hội nghị ra mắt vào ngày 29/5/2017. Tổng số hội viên đến nay là 17 hộ với 10 ha hồ tiêu và cà phê. Tổ hợp tác được thành lập nhằm mục đích liên kết các hộ dân cùng có diện tích sản xuất hồ tiêu, cà phê, có cơ sở chế biến kinh doanh hồ tiêu, cà phê, cùng chung một mục đích phát triển kinh tế tư nhân gắn liền với tập thể, cùng nhau đều có lợi vào Tổ hợp tác sẽ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ các đoàn thể, ngân hàng chính sách. Được tập huấn các lớp kĩ thuật trồng, chăm sóc hồ tiêu, cà phê theo hướng sạch và bền vững. Được phổ biến về lợi ích khi tham gia, các bước thành lập, cách tổ chức quản lí và phát triển bền vững quy trình, kĩ thuật điều hành hoạt động, hướng phát triển Tổ hợp tác, các thành viên trong tổ hiểu được việc liên kết trong sản xuất kinh doanh là xu hướng tất yếu trong sản xuất thời kì hội nhập. Sản xuất kinh doanh của Tổ hợp tác có khả năng giảm chi phí đầu vào do cùng mua chung vật trữ, tăng khả năng tiếp cận ứng dụng khoa học -- kĩ thuật và đàm phán thị trường cùng bán chung sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa và có nhiều khả năng hơn được nhận và chuyển giao các khoa học, công nghệ mới. Cùng nhau hợp tác quản lý bảo vệ vườn cây, thỏa thuận thực hiện được các hợp đồng có giá trị lớn về số lượng lẫn giá bán để tiếp cận nhiều hơn hàng nông sản sạch trên thị trường. Tổ chức hợp tác chúng tôi tuy mới thành lập nhưng bước đầu cũng 132


đã gặt hái được một số kết quả có chiều hướng phát triển và ổn định. 

  

Đứng ra kí hợp đồng với một số tổ chức, cá nhân như họp hướng dẫn kĩ thuật trồng, cung cấp giống tiêu sạch có chất lượng ưu thế với thị trường. Đã kí hợp đồng và nhận được đầu tư của công ty phân sông Danh chi nhánh Đắk Lắk. Công ty đang đầu tư một mô hình cà phê sạch tại Tổ. Tổ hợp tác đã xây dựng được vốn để hỗ trợ các thành viên trong Tổ gặp khó khăn, tranh thủ được sự hỗ trợ của chính quyền, địa phương giúp đỡ các thủ tục, pháp lý trong hoạt động của Tổ. Tô hợp tác trở thành cầu nối tạo điều kiện cho các tổ viên dễ dàng tiếp cận với các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, từ đó tạo ra cho mình phương thức sản xuất khoa học hơn, hiệu quả hơn. Xây dựng mô hình các tổ viên hàng tháng đi thăm vườn và họp trao đổi kinh nghiệm với những thành viên làm tốt và những điều còn chưa tốt, cần khắc phục.

Tổ hợp tác Tân Phát mong tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ, ưu đãi, cập nhật thông tin và hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá sản phẩm. Hình thành các nhóm là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy đoàn kết, gắn kết cộng đồng, đặc biệt đối với các cộng đồng tái định cư. “Chị em trong nhóm rất vui khi tham gia các hoạt động tại địa phương, thấy nhờ đó mọi người đoàn kết hơn, nhất là qua các buổi họp thôn buôn - tham gia văn nghệ, nhảy cồng chiêng - múa xoang lễ hội 30/4 - tết Lào.” (Nữ, 28 tuổi, Buôn Trí A) “Đoàn kết nhân dân, hợp tác phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho nhiều bên - đúng với nguyện vọng của các bên – Nhà nước vẫn mong điều này.” (Nam, 63 tuổi, Ea Tung) Nhóm cũng là nơi để các thành viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến hoạt động sản xuất chung của tập thể cũng như các hoạt động sản xuất riêng lẻ của các cá nhân. Kết quả là hoạt động sản xuất tập thể và cá nhân có hiệu quả sản xuất được tăng lên. “Được vào nhóm, nấu thành công rượu, 1 sản phẩm chính mình làm ra, lại được người khác khen nên bản thân thấy vui và tự tin hơn.” (Nữ, 42t, Buôn Trí A) “Vui vì có sản phẩm đã thành thương hiệu. Trước có làm rượu bán riêng, giờ tập trung về nhóm hết.” (Nữ, 27 tuổi, Buôn Trí A) “Tinh thần vui vẻ hơn nhờ gặp gỡ được chị em, chia sẻ và tâm sự nhiều điều.” (Nữ, 26 tuổi, Buôn Trí A)

133


“Học hỏi kinh nghiệm từ nhóm để đưa về áp dụng cho sản xuất trong gia đình, ví dụ định áp dụng mô hình nuôi heo rừng...cách trồng/chăm sóc cà, làm sao cho ra hoa, dùng đồng đỏ để rửa vườn, trị bệnh cho tiêu...loại, liều lượng, thời gian dùng...mình nắm vững hơn.” (Nữ, 31 tuổi, Ea Tung) “Chăn nuôi suôn sẻ hơn trước nhiều (trồng rau, chăn nuôi), nhờ có thêm hiểu biết, tầm mắt và kiến thức, quan hệ nên bán được nhiều hơn trước. Gia đình vì thế cũng đỡ hơn.” (Nữ, 28 tuổi, Buôn Trí A) Ngoài các trao đổi về sản xuất, kinh doanh, những buổi sinh hoạt nhóm cũng là cơ hội cho các chị em chia sẻ các kinh nghiệm về chăm sóc gia đình, giữ gìn hạnh phúc gia đình. “Mỗi lần đi nấu rượu, được họp mặt, chị em trao đổi về nhiều điều, nhất là chuyện gia đình, tình cảm, cách ứng xử của người phụ nữ, người đi làm dâu... Mình chưa có chồng, nhờ học hỏi thêm các chị thì thấy thay đổi tư duy. Ngày xưa nghĩ mình mà lấy chồng thì mình sẽ lấn át chồng, giờ nghe các chị chia sẻ thì thấy có nhiều cách xử lý cho hài hòa, thuận vợ thuận chồng hơn. Cuộc sống vợ chồng ra làm sao thì tùy thuộc cách vợ chồng ứng xử với nhau.” (Nữ, 23 tuổi, Buôn Trí A) Vị thế và vai trò của phụ nữ trong gia đình và sản xuất được nâng lên Một trong những thay đổi nổi bật đối với dự án này đó là vị thế và vai trò của phụ nữ trong gia đình và sản xuất được nâng lên. Nguyên nhân chủ yếu là nhận thức và kiến thức về giới của nam giới và nữ giới được tăng lên. Thêm nữa, sự tham gia hoạt động nhóm của phụ nữ cũng chứng minh ngày càng có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. “Các anh đi tham gia các đợt tập huấn về bình đẳng giới thì có thay đổi hơn, tạo điều kiện, thông cảm hơn cho các chị em, đặc biệt cho đi đây đi đó.” (Nữ, 51 tuổi, Ea Tung) “Bản thân nhận thức thêm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình - cách đối xử, sử xự và giao tiếp hợp l{ hơn - nên nói gì, không nên nói gì. Tự tin và thấy cần nói lên quan điểm của mình trong lúc cần thiết. Mình nên lắng nghe nhiều hơn, trước hay lấn át chồng và người khác, nhưng giờ cố gắng hài hòa hơn.” (Nữ, 30 tuổi, Ea Tung) “Đi họp thì vẫn còn ít phát biểu nhưng trò chuyện, ý kiến trong nhóm thì nhiều hơn trước. Gia đình ủng hộ việc tham gia dự án, mỗi lần họp hành thì đi thoải mái. Từ ngày vào nhóm, tôi thấy vui. Mỗi khi buồn thì tập hợp nhóm, nhóm lửa để nấu rượu. Được vào nhóm, nấu thành 134


công rượu, 1 sản phẩm chính mình làm ra, lại được người khác khen nên bản thân thấy vui và tự tin hơn.” (Nữ, 42 tuổi, Buôn Trí A) Hộp 6.2 kể câu chuyện thay đổi của một phụ nữ tham gia dự án. Kết quả tốt là thông tin trao đổi giữa người vợ và người chồng trong cuộc sống và sản xuất được thiết lập hiệu quả hơn, phân công lao động bình đẳng hơn. “Gia đình, vợ chồng chia sẻ, bàn bạc nhiều hơn với nhau trong việc kỹ thuật sản xuất, chi tiêu - giờ bàn bạc hiệu quả hơn - nhờ người vợ có thông tin, kinh nghiệm học hỏi, bình đẳng hơn trong trao đổi thông tin.” (Nữ, 51 tuổi, Ea Tung) “Về mặt gia đình, bản thân cảm thấy đã chia sẻ công việc nhiều hơn với vợ.” (Nam, 52 tuổi, Ea Tung) Về phụ nữ lãnh đạo nhóm sản xuất, trong khi nhóm rượu cần Buôn Trí A là nữ thì các nhóm khác phụ nữ đóng vai trò làm Phó nhóm. Nam trưởng nhóm vốn rất kinh nghiệm trong lãnh đạo và quản lý sản xuất sẽ chia sẻ và chuyển giao dần vai trò thủ lĩnh cho phụ nữ trong nhóm. Một chị phó trưởng nhóm chia sẻ: “Bắt đầu thành lập nhóm, bản thân tôi rất mừng. Được chị em tin tưởng, tôi đồng ý nhận chức phó nhóm. Bản thân cũng có nhiều áp lực từ gia đình khi phải sắp xếp công việc con cái, buôn bán tạp hóa và trồng trọt. Tuy vậy, nhờ học hỏi bác Trưởng nhóm và từ các hội thảo, giao lưu, giờ chị đã tự tin để dần dần có thể điều hành nhóm”. Hộp 6.2: Câu chuyện thay đổi của chị TTH Trước đây, cứ mỗi lần gặp chuyện liên quan đến thủy điện thì bực bội, cảm thấy bế tắc, khiến mình áp lực, cộng thêm áp lực kinh tế. Đặc biệt lúc đấy mới tách riêng hộ, kinh tế còn nhiều khó khăn, đất đai hạn chế... Chị là người dân tộc Kinh, thấy đã khổ, nghĩ lại những người đồng bào, chắc không tưởng tượng được. Hồi chưa bức xúc, không kiềm chế được. Thậm chí đi Đà Nẵng, thấy sự từ chối, phớt lờ của những người có trách nhiệm, thấy bức xúc (thủy điện miền Trung). Bây giờ va chạm nhiều, thấy nhiều người như mình, thấy cần thay đổi thái độ, không nên mang nặng, vứt bỏ... Giờ thấy nhiều người bức xúc, chị cố gắng kiềm chế, tâm sự, kể chuyện của mình để giúp họ thoải mái bớt...”giờ phải bình tĩnh, tự tin, kiềm chế”. Trước đây cũng thích giúp đỡ người khác, nhưng ở mức độ thấp hơn, giờ thấy ai cần giúp thì mình cố gắng, suy nghĩ giúp sao cho đến nơi đến chốn; thậm chí chỉ ở mức tâm sự, khuyên nhủ. Ví dụ như can ngăn 2 vợ chồng đánh nhau, làm cho vợ chồng thoải mái. Giờ mình biết cách giúp họ kiềm chế, giải quyết vấn đề, trước đây nóng, không khuyên nhủ ai được gì. 135


Mỗi lẫn giúp ai, cảm giác thoải mái, vui cùng họ, mong họ hạnh phúc, êm đẹp. Có lúc hòa giải thất bại, cũng buồn, về nghĩ kế khác làm sao cho được. Quan hệ với chồng trước hay khục khặc, cãi nhau nhiều vấn đề: tiền bạc, gia đình nội ngoại, tính cách, phân chia công việc. Trước đây nói chưa được thuyết phục, lại hay nóng nảy. Giờ biết cách, thu xếp ổn thỏa hơn. Nhờ dự án, có nhiều kỹ năng, nhất là “tự soi lại bản thân”, phân tích đúng sai, mỗi lần đi đâu về luôn suy nghĩ những việc mình làm. Các quyết định chi tiêu hợp l{ hơn, nhờ vai trò tăng cường, kỹ năng thuyết phục của vợ... Lợi ích vào nhóm bao gồm ít bị thương lái ép giá, tiếp cận thị trường, chia sẻ kỹ thuật... Giờ làm việc bài bản, đến nơi đến chốn, trước “ưng thì làm...”. Trước đây chồng không tạo điều kiện cho đi họp, đi đây đi đó lắm! Nhưng chị còn đỡ hơn các chị em khác, thi thoảng trò chuyện, chị cũng hay tác động giúp chồng người khác cởi mở hơn với vợ. Giao lưu trao đổi giữa các cộng đồng, hình thành tiếng nói nhiều cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa Dự án đã tạo các cơ hội cho các thành viên cộng đồng, bao gồm phụ nữ tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo nên đã hình thành các kênh trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các cộng đồng. “Chúng tôi có sự kết nối với các nhóm cộng đồng khác, học hỏi rất nhiều điều và phát triển các { tưởng kinh doanh.” (Nam, 63 tuổi, Ea Tung) “Qua các hội thảo, gặp và trao đổi các nhóm khác nên thấy sôi nổi hơn. Chúng tôi chia sẻ kiến thức xã hội và các mô hình kinh tế.” (Nữ, 42 tuổi, Buôn Trí A) Các nhóm bước đầu gắn kết với chính quyền cấp xã và được đánh giá cao. Đây là phương thức dự án cần tạo những kết nối mạnh mẽ hơn nữa trong việc gắn kết các nguồn lực địa phương các cấp để các nhóm có thể phát triển bền vững trong tương lai. “Nhóm mình được xã, huyện biết hết, họ khuyến khích. Quá tốt. Chị em phụ nữ như vậy là tiến bộ đấy.” (Nữ, 39 tuổi, Buôn Trí A) “Được sự động viên của xã/huyện về sự phát triển của nhóm.” (Nữ, 57t, Ea Tung) “Đoàn kết nhân dân, hợp tác phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho nhiều bên, đúng với nguyện vọng của các bên – Nhà nước vẫn mong điều này.” (Nam, 63t, Ea Tung) “Mô hình sản xuất heo rừng của nhóm đã được báo cáo lên xã, được sự đánh giá cao của xã, sẽ được làm mô hình điểm cho các nơi học hỏi.” (Nữ, 58 tuổi, Ea Tung) 136


Thêm nữa, sự hình thành của một số nhóm với phát triển sản phẩm truyền thống giúp phục hồi các giá trị truyền thống bản địa vốn dễ bị mai một ở các cộng đồng tái định cư (xem thêm Hộp 6.3). “Vào nhóm thì biết được cách nấu rượu cần, các bước cụ thể. Ngày xưa còn không biết ở thôn có cái men rừng. Được học hỏi nhiều hơn, nhất là kinh nghiệm nấu rượu cần. Trước ở nhà cũng biết, nhưng vào nhóm biết nhiều hơn. Vui nhất là phục hồi được sản phẩm truyền thống của dân tộc mình. Hơi buồn tí là vì sản phẩm chưa tiêu thụ hết, chưa được thị trường đón nhận; hết vốn, chưa làm lại được. Mong muốn cải thiện việc bán sản phẩm để nhóm được duy trì, mình lại càng vui.” (Nữ, 42 tuổi, Buôn Trí A) Hộp 6.3: Rượu cần Đong Kẹng Tí Bên ánh lửa, những câu chuyện sẽ được bắt đầu bên ánh rượu cần. Nếu như tục người Kinh, câu chuyện bắt đầu bằng những miếng trầu thì con người Tây Nguyên chúng tôi sẽ bắt đầu câu chuyện bên những ché rượu cần. Mỗi ché rượu cần thể hiện sự thân thương, gắn bó của những con người nơi đây. Nó được dùng để đãi khách đến từ phương xa để thể hiện sự tôn trọng và hiếu khách của họ. Bên cạnh đó, rươu cần còn là biểu tượng tín ngưỡng của họ, là lòng tôn kính đối với các vị thần linh núi rừng. Vì vậy trong các lễ hội lớn của buôn làng, lễ cúng sức khỏe, lễ mừng lúa mới, cúng sức khỏe của cặp vợ chồng mới cưới đều không thể thiếu ché rượu cần. Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu rượu cần khác nhau, như Y Miên, Y Pao v.v. Mỗi thương hiệu có một công thức riêng, hương vị đặc trưng riêng. Nhóm phụ nữ Buôn Trí A chúng tôi đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm riêng của mình để tiếp cận thị trường trong nước và ước mơ xa hơn là thị trường thế giới – rượu cần Đong Kẹng Tí, tiếng Lào, nghĩa là rượu cần đảo thác buôn Trí. Được chế biến thủ công bằng bí quyết lên men rừng tự nhiên, chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng men rượu, được chọn và chế biến công phu từ lá và củ rừng thiên nhiên. Chúng tôi hy vọng qua mỗi ché rượu cần, qua từng giọt rượu cần, người thưởng thức sẽ cảm nhận được tấm lòng của mỗi thành viên trong nhóm và mong nhận được sự ủng hộ của quý vị để nhóm có động lực phát triển, vươn đến ước mơ của mình. Các vấn đề không/chưa thay đổi Tiếng nói của người dẫn vẫn chưa được lắng nghe, phản hồi và giải quyết, đặc biệt đối với công tác đền bù, giải quyết các tác động tiếp theo và ảnh hưởng xa hơn của thủy điện. 137


Trong khi tác động của thủy điện lên cộng đồng địa phương là trên nhiều khía cạnh (kinh tế, văn hóa, giới...), trên nhiều không gian (tái định cư, hạ nguồn) và thời gian khác nhau (xây dựng thủy điện, vận hành hồ nước, điều tiết nước) thì các vấn đề cũ và mới nảy sinh cần được giải quyết qua các kênh giao tiếp hiệu quả hơn. “Đất vẫn bị ngập úng vườn tược, thiệt hại do thủy điện xã lũ, thẩm thấu, thiệt hại 13 tỷ, do kế hoạch - tài chính ước tính. Nhóm mình toàn bị cả.” (Chú Hải, Ea Tung) “Tiếng nói của người dân về đền bù thủy điện tuy cũng có người nghe nhưng không ai đả động, chưa được quan tâm, giải quyết, đơn thư giấy tờ chưa được xử lý.” (Nam, Ea Tung) “Nhiều ý kiến của dân không giải trình được, trì hoãn rồi để đó, đi vào quên lãng.” (Nam, Ea Tung) “Trước đây xuống thả 1 lưới là có ngay. Người ở nhà nấu sẵn nước chờ cá/tôm về. Giờ ngồi cả ngầy cũng không có, trừ khi dí điện.” (Buôn Trí A) “Mong muốn có hệ thống nước sạch/ xử l{ nước.” (Buôn Trí A) Hộp 6.4 bên dưới trình bày các vấn đề tồn đọng hiện nay cần giải quyết liên quan đến tác động của thủy điện đến sinh kế và đời sống của người dân Buôn Drai. Hộp 6.4: Kiến nghị của người dân tái định cư thủy điện Buôn Drai Trước khi chưa có thủy điện, cuộc sống thổ nhưỡng – đất đai – môi trường – kinh tế - xã hội tương đối ổn định. Đất sản xuất, mỗi hộ bình quân là 1 ha đến 4 ha và ngoài ra đất ruộng nước có thể làm 2 vụ mùa, mỗi hộ từ 0,2 ha đến 0,5 ha. Sau khi có thủy điện, Ban quản lí dự án thủy điện Buôn Kuop, bà con Buôn Drai chúng tôi bị thu hồi đất, xây dựng nhà máy thủy điện Buôn Kuop, đồng thời lập kế hoạch giải trả mặt bằng. Tổng diện tích bị thu hồi ước tính là khoảng trên hơn 300 ha, kể cả đất trồng cà phê và ruộng lúa 2 vụ v.v. Sau khi hoàn tất dự án, dự án thủy điện Buôn Kuop lập kế hoạch tái định canh, định cư cho đồng bào dân tộc tại chỗ, cấp đất sản xuất gồm có 129 hộ với diện tích là 400m2 / 1 hộ, còn diện tích 40m2 là nhà ở còn 24m2 nhà bếp và nhà vệ sinh. Kiến nghị và đề xuất:   

Đề xuất cấp đất theo nhân khẩu cho hộ dân vì với 0,5 ha đất người dân không đủ sống. Hỗ trợ thuyền, áo phao để người dân sang sông canh tác được an toàn hoặc cho những người đánh bắt cá trên sông được an toàn. Di dời những hộ sống dọc bờ sông, hộ có diện tích bị sạt lở đến nơi ở 138


  

cao ráo, an toàn. Thực hiện việc cấp đất cho người dân, hộ bị trừ đất khi đền bù di dời tái định cư; Khắc phục, sửa chữa nhà bếp, nhà vệ sinh, hàng rào trong khu tái đinh cư. Đề nghị lắp đặt, xây dựng trạm bơm nước từ sông đến diện tích canh tác của người dân đối với những hộ xa sông. Kéo lưới điện vào lô canh tác của người dân trong Buôn. Các can thiệp/hỗ trợ phát triển chưa thật sự quan tâm đến vấn đề

giới Phát hiện của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu “Cân bằng giới: Đánh giá tác động của các thủy điện trên sông Srépok”. Đó là: Bất chấp những khác biệt thậm chí bất công bằng về giới trong cuộc sống kinh tế, tinh thần và cộng đồng như đã phân tích, các dự án thủy điện cũng như can thiệp phát triển hiện nay hầu như không đặt quan tâm đến vấn đề giới. Do đó, bên cạnh vai trò hạt nhân là các nhóm cộng đồng được lãnh đạo bởi nữ giới, dự án cần tiếp tục lôi kéo sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách địa phương, nhà phát triển dự án, công ty thủy điện trong nâng cao nhận thức và thực hành giới trong phát triển. Sự tham gia của các bên liên quan khác, ngoài cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi thủy điện, chưa được huy động hiệu quả Như đã phân tích trên, dự án đã huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng địa phương, chú trọng đến nữ giới, bị tác động bởi thủy điện xuyên suốt các hoạt động dự án. Bên cạnh đó, đại diện của Hội Phụ nữ tỉnh, huyện và xã, đại diện của UBND xã và các cơ quan cấp huyện như Nông nghiệp và Lao động Thương binh xã hội cũng đã tham gia một số hoạt động nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết một số thắc mắc của người dân trong một số hội thảo, hội nghị. Sự tham gia của các thủy điện có liên quan chỉ dừng lại ở pha 1 của dự án khi có đại diện tham gia cung cấp thông tin nghiên cứu và tham gia hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu. Dù một số thủy điện nhỏ hơn không thuộc EVN có những cởi mở hơn trong tiếp cận và triển khai công nghệ, mô hình mới trên cơ sở đảm bảo tốt hơn các nguyên tắc giảm tác động đến sinh thái và cộng đồng địa phương nhưng sự tham gia của họ cũng giới hạn. “Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cám ơn đến lãnh đạo công ty thủy điện Buôn Kốp và nhà máy thủy điện Srépok 3 đã tiếp đón và cung cấp cho chúng tôi những thông tin liên quan đến qua trình xây dựng, quản lý và vận hành thủy điện Srépok 3. Mặc dù chúng tôi lấy làm rất 139


tiếc rằng, công ty đã không thể sắp xếp để cử cán bộ cũng tham gia nghiên cứu như mong muốn của chúng tôi theo thiết kế ban đầu của dự án nhưng kết quả nghiên cứu này hy vọng được các công ty thủy điện liên quan sử dụng trong hoạch định hoạt động và xây dựng dự án thủy điện sau này theo hướng kinh doanh trách nhiệm: đánh giá tác động của thủy điện đến giới giúp ích rất nhiều cho những can thiệp phát triển như thủy điện với các bên liên quan khác nhau có các mục tiêu phát triển khác nhau.” (Trích Báo cáo “Cân bằng giới: Đánh giá tác động của các thủy điện trên sông Srépok”) Đại diện của nhà hoạch định chính sách và phát triển của địa phương cũng không tham gia dự án này ở bất kz khâu nào dù đã có lời tham gia. Tại nhiều hội nghị, người dân đã thể hiện ý kiến rằng, nếu có sự hiện diện của các lãnh đạo địa phương, nhiều vấn đề có thể được cam kết giải quyết tốt hơn. Làm thế nào để tăng sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư thủy điện và công ty thủy điện là thách thức đối với các pha tiếp theo của dự án nếu có liên quan đến vận động chính sách và thể chế (xem thêm Hình 6.1). Đầu ra cho các sản phẩm của các nhóm hợp tác sản xuất vẫn chưa được đảm bảo Đầu ra cho các sản phẩm của các nhóm hợp tác sản xuất trở thành quan tâm lớn hiện nay của các nhóm sản xuất đã được dự án hỗ trợ hình thành và phát triển. Tuy dự án không nhấn mạnh đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nhóm phát triển sản xuất, nhưng rất thông thường mục tiêu của các nhóm được thành lập ở cộng đồng, dù là giám sát cộng đồng, quan trắc môi trường, nhóm phát triển giới, đều có mong muốn phát triển kinh tế và rất khó bền vững nếu không phát triển một mô hình kinh tế tự chủ hơn. Do đó, dự án có thể ở những pha tiếp theo có thể hỗ trợ phát triển kỹ năng để các nhóm cộng đồng có thể tự viết đề xuất dự án kêu gọi tài trợ hoặc hỗ trợ thêm các mảng kinh doanh nông nghiệp (agribusiness), khởi nghiệp, kinh tế do phụ nữ điều hành. Hộp 6.5 trình bày một đề xuất dự án của nhóm thôn Tân Phú. Hộp 6.5: Một đề xuất dự án phát triển kinh tế của nhóm thôn Tân Phú Kính gửi : Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển Xã hội Chúng tôi là các thành viên tổ hợp tác Tân Phát, thôn Tân Phú, xã Eanuôl, Buôn Đôn, Đắk Lắk. Nay chúng tôi lập tờ trình này mong trung tâm tìm và hỗ trợ cho chúng tôi phát triển mở rộng mô hình chăn nuôi dê để tăng thu nhập và cung cấp lượng phân vi sinh cho tiêu + cà phê hằng năm, đảm bảo 140


chất lượng tiêu sạch, cà phê sạch. Xét thấy được giảm chi phí, tăng nguồn thu nhập chúng tôi họp lại và vận động mỗi hội viên góp vốn 3.000.000 (ba triệu đồng). Số tiền góp được là 51.000.000 (năm mươi mốt triệu đồng) nhưng để nuôi được đàn dê có lượng phân vi sinh cho cây tiêu thì số vốn tổ có còn quá ít so với dự toán chi phí. Dưới đây là bản dự toán chi phí cho giống và chuồng trại :

Chuồng

Giống

Diện tích

Tôn lợp

Cột

Gỗ sàn

Ván đóng

Tổng tiền

200 2 m

15.000.000

5.000.000

10.000.000

5.000.000

35.000.000

Số lượng/con

Giá/con

Tổng tiền

35 con

3.000.000→3.500.000

135.000.000→140.000.000

Tổng chi phí giống và chuồng là 175.000.000 (Một trăm bảy mươi lăm triệu). Từ bảng dự toán trên, với số vốn góp được thì tổ còn thiếu nguồn vốn để mua giống. Vậy chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển Xã hội. Kính mong Trung tâm xem xét và giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn. Ngày 21 tháng 7 năm 2017 TM tổ Tân Phát Phó trưởng tổ Nông Thị Vân Anh

NHÌN LẠI ĐẰNG SAU: CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM Quá trình cùng học tập Dự án được thiết kế như một quá trình học tập. Quá trình học tập đối với quản lý dự án cũng như các bên thụ hưởng dự án. Thứ nhất, thiết lập và duy trì giao tiếp với các công ty thủy điện. “Lãnh đạo công ty thủy điện Buôn Kuốp khẳng định Công ty không tham gia dự án như đã có thư trả lời CSRD trước đây, do không sắp xếp được nhân sự với khối lượng công việc kỹ thuật lớn và đây cũng không phải là yêu cầu bắt buộc từ EVN, tuy vậy dự án tiếp tục giữ các kênh thông tin với công ty về nghiên cứu thủy điện và phát triển”. Quá trình học tập của nhóm nghiên cứu còn thể hiện ở việc bao gồm nhiều thành viên từ các tổ chức khác nhau như Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD), nhóm đánh giá tác động môi trường và xã hội 141


(SEIA), Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) cùng với đại diện từ Hội Phụ nữ tỉnh, Phòng Lao động và Văn phòng UBND huyện Buôn Đôn. Thông qua quá trình làm việc với nhau, các thành viên nhóm không chỉ được trao các cơ hội để hiểu rõ thêm các công cụ nghiên cứu sử dụng mà còn điều hành một số phiên thảo luận, thảo luận các cải tiến để áp dụng phương pháp nghiên cứu hiệu quả vào thực tế địa phương. Trong thiết kế các hoạt động, dự án luôn tiếp thu ý kiến các bên liên quan để điều chỉnh phù hợp. Ví dụ, “Sau buổi làm việc đầu tiên với lãnh đạo huyện Buôn Đôn sáng ngày 24/8/2016, nhóm nghiên cứu đã họp bàn và quyết định mở rộng địa bàn nghiên cứu đến xã Krong Na là vùng đồng bào dân tộc thiểu số M’Nông và Ê Đê sống qua nhiều thế hệ theo chế độ mẫu hệ và hiện đang chịu tác động của thủy điện Srepók 4 và 4A. Thêm nữa, 2 Buôn Ea Mar và Trí A được lựa chọn nghiên cứu có thể cho những so sánh thú vị vì Buôn Ea Mar sống tương đối gần gũi với người Kinh (vốn theo chế độ phụ hệ) hơn, trong khi thôn Trí A duy trì hầu hết cấu trúc văn hóa và lối sống riêng biệt hơn”. Hay các hoạt động tập huấn kỹ năng mềm đều được lên ý tưởng từ những yêu cầu của người dân ở những lần gặp trước đó. Giải quyết cấu trúc quyền lực nhóm Trong 4 nhóm cộng đồng tham gia dự án, chỉ có 3 mô hình phát triển của 3 cộng đồng được xây dựng và đi vào hoạt động hiệu quả. Nhóm cộng đồng ở Buôn Drai không thể thống nhất hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế chung dù chị phó nhóm rất năng động và thiết tha xây dựng mô hình. Dự án sau này phát hiện ra rằng, nam trưởng nhóm là cán bộ lãnh đạo địa phương lâu năm, có trình độ, có tiếng nói ảnh hưởng, có đóng góp nhiều cho cộng đồng nhưng nay do hoàn cảnh gia đình thay đổi, lại theo đuổi mục đích khác các thành viên nhóm nên nhóm không đi đến quyết định cuối cùng được. Thay đổi trong cộng đồng khó có thể xảy ra như mong đợi nếu dự án không hiểu và can thiệp đúng đắn đến cấu trúc quyền lực trong nhóm cộng đồng hiện tại (xem thêm USDA Natural Resources Conservation Service 2005). Điều này sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Kết nối các nguồn lực Dự án được triển khai trong thời gian ngắn và cộng đồng tham gia nhỏ nhưng hiệu quả và tác động của nó được phát huy tương đối tốt là nhờ CSRD đã kết nối nguồn lực các dự án khác nhau để hỗ trợ các cộng đồng thuộc GIA 1 và GIA 2. Các ví dụ cụ thể như: Thúc đẩy cộng đồng tham gia quan trắc môi trường và xây dựng các nhóm tri thức địa phương giúp người dân nâng cao hiểu biết và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Triển khai hỗ trợ luật sư cộng đồng đã giúp người dân biết sử dụng các công 142


cụ pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình và cộng đồng hoặc hỗ trợ tài chính cho một số mô hình kinh tế nhóm được thực hiện từ các nguồn của dự án khác. Mô hình thay đổi 3 cấp độ Dự án đã tạo ra được sự thay đổi ban đầu quan trọng cho các cộng đồng và thành viên cộng đồng bị tác động tiêu cực bởi phát triển thủy điện vùng sông Srépok. Đáng chú { là dự án đã có những hỗ trợ đúng lúc với các cộng đồng vốn đã chịu nhiều khó khăn (dân tộc thiểu số, di cư mới lập cuộc sống mới trong mấy năm trở lại đây...) nay lại gánh thêm cú sốc đảo lộn cuộc sống (sinh kế, văn hóa, sức khỏe, giáo dục...), làm khó khăn của họ tăng đôi. Trong bối cảnh chung của cộng đồng, người phụ nữ vốn thiệt thòi và yếu thế càng chịu tác động nặng nề hơn (xem thêm Oxfam 2017). Do dự án chú trọng đến giới và tăng quyền cho phụ nữ trên nhiều cấp độ khác nhau, các kết quả đó nếu tiếp tục gia cố và mở rộng có thể tạo những đột phá về bình đẳng giới và công bằng môi trường mà trong bối cảnh không có xáo trộn (disruption) do phát triển thủy điện chưa chắc đã được thực hiện.

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC: TĂNG CƯỜNG CÔNG BẰNG GIỚI VÀ CÔNG BẰNG MÔI TRƯỜNG Kết luận Dự án là một quá trình học tập thành công khi giới thiệu tư duy và cách tiếp cận đánh giá tác động giới vào ngành thủy điện Việt Nam cũng như đưa người phụ nữ tại các cộng đồng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thủy điện có đủ tự tin, năng lực và không gian để nói lên tiếng nói, đứng lên giữ vai trò chính và lãnh đạo trong phát triển gia đình, nhóm kinh tế và cộng đồng (trong khi vị trí và đóng góp quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế mềm đột ngột mất đi). Tuy vậy, những thay đổi này chỉ mang tính ban đầu và với quy mô nhỏ. Thêm nữa, ngoài cộng đồng bị ảnh hưởng ra, các bên liên quan khác, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách địa phương và ngành năng lượng, các nhà tài trợ, đầu tư và phát triển thủy điện tham gia dự án còn hạn chế, dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến thể chế chưa được xúc tiến. Dự án qua các giai đoạn khác nhau, gợi ý một mô hình thay đổi 3 cấp độ: nhận thức xã hội (social cognitive), kinh tế (economic) và thể chế (institutional) (Hình 6.1). Cấp độ nhận thức xã hội là nền tảng của sự thay đổi, được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Trước hết là bằng cách giới thiệu những khái niệm, cách tư duy, cách tiếp cận tiến bộ cần thiết đến các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện. Ví dụ, đánh giá tác động giới, dù mới và chỉ làm thí điểm, nếu được thực hiện đầy đủ sẽ có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề đan xen từ môi trường sinh 143


thái, đến xã hội và công bằng giới. Tiếp nữa, dự án đã phá vỡ các rào cản địa lý và xã hội, đặc biệt là đối với phụ nữ, cung cấp cho họ tri thức, kỹ năng và không gian giao tiếp, trao đổi với các nhóm cũng bị ảnh hưởng, cùng chí hướng cũng như các bên liên quan khác. Không gian học mới này không chỉ giới hạn bởi nhóm mới thành lập của các cộng đồng mà với các cộng đồng khác và các bên liên quan khác. Xa hơn nữa, một số thành viên cộng đồng cần hỗ trợ để trở thành những hạt nhân thay đổi (xem thêm Bandura 2001) trong mạng lưới học tập và thay đổi này. Hình 6.1: Mô hình thay đổi 3 cấp độ Xây dựng chính sách mới: cấp địa phương, trung ương và ngành

Vận động chính sách: nghiên cứu, khuyến nghị chính sách, thông cáo diễn đàn

Hình thành tiếng nói vùng, mạng lưới cộng đồng vùng

Thể chế Phát triển kinh tế do nữ lãnh đạo

Kinh tế Phát triển nhóm cộng đồng, chia sẽ kinh nghiệm lãnh đạo và sản xuất

Nhận thức xã hội

Hình thành mạng lưới các nhóm cùng quan tâm cấp vùng

Phát triển tư duy kinh tế, hoạt động kinh tế gia đình, nhóm

Tham gia hội thảo, hội nghị, tập huấn, diễn đàn trong và ngoài nước

Hiểu biết về giới, quyền, giám sát cộng đồng, bảo vệ môi trường, tài nguyên

Phát triển kinh tế cấp hộ gia đình, nhóm và cộng đồng là mức độ không thể không quan tâm để tạo ra các thay đổi ở các cộng đồng phải chịu 144


cú sốc kinh tế khi chuyển từ nền kinh tế “mềm” sang nền kinh tế “cứng”. Tuy vậy, dự án đã chú trọng hơn đến trao quyền phụ nữ thông qua phát triển kinh tế, kinh tế nhóm do phụ nữ lãnh đạo cũng như tư duy và tiếp cận mới trong phát triển kinh tế như sản xuất sạch, ngành nghề truyền thống, chuỗi giá trị. Dự án dựa trên các đánh giá tác động giới đã chuyển tải những khuyến nghị chính sách đến lãnh đạo ngành năng lượng, công ty thủy điện và lãnh đạo địa phương và các bên liên quan khác thông qua các hội nghị, hội thảo và/hoặc tờ khuyến nghị chính sách. Trong khi vận động chính sách có thể làm từ cấp Trung ương xuống hoặc với ngành công nghiệp gây ảnh hưởng hoặc ở cấp địa phương (tỉnh, huyện), tiếng nói từ mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng không được bỏ qua. Do đó, củng cố hoạt động và năng lực các nhóm trong một mạng lưới được điều phối tốt cần tiếp tục được chú ý trong các pha dự án/can thiệp tiếp theo. Trên con đường đến công bằng giới và công bằng môi trường, một mạng lưới điều phối tốt các nhóm cộng đồng do phụ nữ lãnh đạo cần được ưu tiên thực hiện trên cả 3 cấp độ để tạo thay đổi. Các can thiệp trong tương lai cần chú trọng tiếp tục hỗ trợ phát triển tính chủ thể của phụ nữ và các nhóm cộng đồng do phụ nữ lãnh đạo. Các cộng đồng cần có kiến thức và kỹ năng về lãnh đạo (như trí tuệ cảm xúc, chỉ số vượt khó), hỗ trợ pháp lý, mô hình kinh tế do phụ nữ điều hành. Cần kéo dài thời gian thực hiện và tăng cường các hỗ trợ tiếp tục cho các cộng đồng của các dự án để có thể tạo ra các thay đổi mạnh mẽ hơn, cấp độ cao hơn. Ngoài ra, cần tiếp tục nuôi dưỡng và điều phối tốt các mạng lưới cộng đồng cấp vùng vì công bằng môi trường và bình đẳng giới. Các hoạt động kết nối mạng lưới cấp liên tỉnh và xuyên biên giới cần duy trì để tạo không gian trao đổi thông tin và tri thức, đồng thời tăng cường tiếng nói của địa phương. Bên cạnh đó điều phối mạng lưới này cũng cần được chỉ định, địa phương hóa và nâng cao năng lực. Mặt khác, cần tiếp tục các nghiên cứu đánh giá tác động giới, vận động các chính sách công bằng môi trường và bình đẳng giới dưới nhiều bên liên quan khác, nhất là ngành năng lượng. Cần tiếp tục thí điểm GIA, có thể lồng ghép với EIA, SIA và có sự tham gia của công ty thủy điện, nếu được nên thực hiện giai đoạn trước khi các dự án thủy điện được triển khai. Có thể kết hợp với các Liên minh như Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam trong vận động chính sách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bandura, Albert. 2001. Social Cognitive Theory: An Agentic Perspective. Annu. Rev. Psychol. 2001(52): 1-26. 145


Oxfam. 2017. Position Paper on Gender Justice and the Extractive Industries. Oxfam International. USDA Natural Resources Conservation Service. 2005. Understanding Community Power Structures. People, Partnerships, and Communities, Issue 21.

146


CHƯƠNG 7 TRÊN CẢ DỰ ÁN: CÁCH THỨC CSRD XÂY DỰNG ĐỐI TÁC VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG BỊ TÁC ĐỘNG BỞI THỦY ĐIỆN Ở MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN VIỆT NAM Phạm Thị Diệu My, Jacqueline Storey, Nguyễn Thành Toản và Nguyễn Thị Như Trang

GIỚI THIỆU Với tất cả những nỗ lực của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) và các nhà tài trợ trong thập niên qua, chúng tôi đã tạo ra nhiều tác động đáng kể đến các cộng đồng mục tiêu bị ảnh hưởng bởi phát triển đập thủy điện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng bên cạnh những đóng góp này, vẫn có một số trở ngại hạn chế tác động của dự án chúng tôi. Chương này sẽ tập trung phân tích các tác động và thành tựu thực hiện các dự án của chúng tôi. Điều này giúp các bên liên quan có một cái nhìn tổng quan tốt hơn về phát triển đập thủy điện và các nỗ lực của chúng tôi trong quá trình tìm kiếm công lý cho những người bị ảnh hưởng và góp phần cải thiện quá trình hoạch định chính sách. Trong chương này, các tác giả sẽ tập trung vào những thành tựu cũng như những thiết sót mà các dự án thủy điện của CSRD đã được thực hiện theo các chiến lược của các nhà tài trợ chính. Bài viết này là tổng hợp các đánh giá độc lập và nội bộ do CSRD và các tư vấn viên thực hiện. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ sử dụng các thấu kính khác để thảo luận thêm về các kết quả đạt được nhằm học hỏi và nâng cao các tác động dự án trong tương lai.

CÁC CÁCH TIẾP CẬN CỦA CSRD TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CSRD sử dụng hai phương pháp chính để quản l{ các tác động. Nhìn chung, khung quản lý dự án (PMF) đã được sử dụng trong vòng dự án. Đây là cách tiếp cận phổ biến cho tất cả các dự án nói chung và các dự án phát 147


triển nói riêng. Mục đích chính của phương pháp này nhằm tăng giá trị tổ chức (Dalcher 2012). Cách tiếp cận này giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả con người và hiệu suất của tổ chức. Thành công của dự án được đánh giá bởi hiệu suất dự án trong ngắn hạn và hiệu quả của dự án trong việc đạt được các kết quả dự kiến trong trung và dài hạn (Jugdev và cộng sự 2001; Müller và Jugdev 2012). Ngoài ra, PMF là một công cụ để giúp giá trị dự án đáp ứng được những người hưởng lợi, điều chỉnh kết quả của dự án theo chiến lược của CSRD. Để tập trung vào quản l{ tác động, công cụ đánh giá kết quả tác động xã hội đã được sử dụng trong tất cả các hoạt động đánh giá dự án của chúng tôi, chúng tôi đã giám sát những thay đổi trong và sau các dự án để đảm bảo rằng, các dự án đang đi đúng hướng nhằm đem lại các kết quả mong đợi của CSRD, các nhà tài trợ và tránh hoặc ít nhất là giảm thiểu những tác động có hại đối với con người. Một số công cụ đánh giá tác động xã hội chính mà chúng tôi sử dụng để đánh giá kết quả tác động bao gồm thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, các câu chuyện về sự đổi thay và các bộ công cụ PRA khác (đánh giá nhanh có sự tham gia). CSRD và các nhà tài trợ đã theo dõi những thay đổi bằng cách ghi lại trong báo cáo đánh giá giữa kz và các báo cáo khác trong chu kz dự án. Các dự án phát triển khác nhau thông thường có những nhóm mục tiêu khác nhau (Mathur 2016). Do đó, việc đánh giá này giúp chúng tôi xác định những người thụ hưởng và những người mất mát với những đặc điểm khác nhau như dân tộc, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác hoặc các yếu tố khác.

CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CSRD là tổ chức hoạt động vì sự thay đổi đối với các cộng đồng và các bên liên quan đến phát triển thủy điện. Theo Mathur (2016) những tác động xã hội là những thay đổi xảy ra trong cộng đồng, hoặc các cá nhân như là kết quả của thay đổi do bên ngoài tác động vào. CSRD đã đánh giá được những thay đổi do các dự án tạo ra cộng đồng và các bên liên quan của các dự án thủy điện, bao gồm: cộng đồng, khối có quan Nhà nước và những người lập chính sách ở các cấp khác nhau. Những tác động mà chúng tôi tạo ra và đạt được khác nhau tùy vào từng dự án và địa điểm dự án theo đúng phạm vi dự án, mục tiêu của chương trình và mục tiêu của dự án. Những thay đổi đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng Đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng, chúng tôi đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao nhận thức, xây dựng năng lực, tăng cường tiếng nói địa phương và kết nối những người bị ảnh hưởng ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. CSRD tổ chức một cuộc triển lãm ảnh cho người dân địa phương của tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế: 148


Người dân được khuyến khích chụp ảnh. Hoạt động này làm nổi bật tầm quan trọng của sông ngòi trong đời sống người dân địa phương và những tác động tiêu cực do hoạt động của nhà máy thủy điện gây ra. Nhiều cuộc thảo luận nhóm và tập huấn đã được tổ chức trong các khu vực dự án để cung cấp cho người dân những kiến thức liên quan như tác động môi trường, tác động xã hội, bình đẳng giới, chính sách,... Vì vậy chúng tôi đã tạo điều kiện để người dân nêu lên tiếng nói của mình trong các cuộc đối thoại và tích cực giám sát hoạt động của thủy điện trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của cách thức hợp tác xây dựng. Những người bị ảnh hưởng được khuyến khích xem xét nghiêm túc để cải thiện bản thân, có cách nhìn tích cực hơn và hiểu biết về vấn đề, tự phát triển các phương thức sinh sống. Bởi vì dù thế nào đi nữa, người dân vẫn là lực lượng chính trong việc nâng cao tiếng nói của họ, nhưng các lực lượng khác như các tổ chức xã hội dân sự, phương tiện truyền thông bị hạn chế tiếp cận và chỉ có ít quyền lực trong một giới hạn nhất định. RLS SEA và CSRD hy vọng rằng thông qua các hành động và can thiệp của chúng tôi, những tiếng nói dễ bị tổn thương có thể được lắng nghe và được truyền tải đến các cấp quyết định cao hơn. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã gặp nhiều nông dân, ngư dân, đồng bào dân tộc thiểu số, những người sẵn sàng hy sinh những tài sản lớn nhất của họ, đó là đất đai và nhà cửa với niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn cho quốc gia, cho chính họ nhưng cuối cùng lại chịu đựng đau khổ do chính niềm tin của họ đem lại. Nhìn lại dự án, chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả nhằm nâng cao tác động của chúng tôi lên cộng đồng: Tại khu vực Tây Nguyên, đây là dự án đầu tiên được cùng thực hiện bởi những người bị ảnh hưởng bởi phát triển thủy điện và CSRD là tổ chức phi chính phủ đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực này ở đây. Đây là một lợi thế và cũng là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu và cố vấn. Thông qua các đợt thực địa và các cuộc họp với các cộng đồng bị ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, sự phát triển thủy điện ở khu vực Tây Nguyên đã gây ra nhiều vấn đề cho hệ sinh thái môi trường và sự phát triển kinh tế xã hội của người dân ở các vùng bị ảnh hưởng. Nhóm nghiên cứu đã xác định được các cộng đồng hiện đang đối mặt với những ảnh hưởng của hai nhà máy thủy điện Buon Kuop và Buon Tua Sra, đó là thôn Ea Tung, thôn bản địa Drai của xã Ea Na, thôn bản địa BuonKuop của xã Dray Sap, huyện Krong Ana, tỉnh Đắk Lắk và Quảng Xã Hòa, huyện DakGlong, tỉnh Đăk Nông. Những cộng đồng này bị thiệt thòi do thiếu đất sản xuất và những tác động môi trường. Họ cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội để vượt qua những khó khăn này. Ban đầu, dự án đã tạo mối liên hệ giữa cộng đồng với các cơ quan Nhà nước và các nhà đầu tư thủy điện, giúp mọi người nâng cao tiếng nói của họ trên các diễn đàn và hội thảo.

149


Người dân địa phương được hỗ trợ để tự giám sát việc thực hiện và đánh giá các tác động của thủy điện. Nhiều thông tin đã được thu thập, các hội thảo cấp tỉnh đã được tổ chức, nhiều tài liệu và báo cáo đã được xuất bản và vẫn còn rất nhiều công việc cần làm. Cũng rất ấn tượng với hoạt động cuối cùng của Diễn đàn Nhân dân về "Thủy điện - mối quan tâm của người dân và trách nhiệm của các bên liên quan" tổ chức tại Huế vào ngày 27 tháng 10 năm 2015. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao diễn đàn này và tất cả những câu chuyện do cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các đập thủy điện chia sẻ, đã được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bên liên quan xem xét. Mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam được thiết lập để trao đổi thông tin và giảm các tác động xấu đến môi trường của việc phát triển thủy điện cũng như tham gia vào quá trình phát triển thủy điện và giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường (xem Hình 7.1). Thông qua các cuộc họp, hội thảo và tập huấn được tổ chức trong khuôn khổ dự án, các thành viên trong mạng lưới có cơ hội xây dựng năng lực của mình, trao đổi thông tin và kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Kết quả là, mạng lưới được củng cố vững chắc. Hình 7.1: Mạng lưới các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên

Với các hoạt động do dự án thực hiện, rất ấn tượng khi có hơn 50% phụ nữ trong tổng số thành viên mạng lưới tham gia vào các hoạt động của dự án vào năm 2016. Nhiều người trong số họ bao gồm cả người dân và cán bộ 150


địa phương đều có thể trình bày một cách rõ ràng về các tác động của thủy điện đến sinh kế, môi trường và đời sống xã hội của họ. Họ cũng tích cực tham gia giám sát và đánh giá các tác động của thủy điện như đo mực nước, chụp ảnh, quan sát dòng nước và đánh giá sự thay đổi của các loài thủy sinh. Điều này cho thấy phụ nữ tại các khu vực dự án ý thức hơn về vai trò và quyền của họ trong giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường. Các cộng đồng địa phương ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Quảng Bình đã nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin về tác động của thủy điện, bảo vệ môi trường và vai trò của sông ngòi ở địa phương. Các cộng đồng địa phương ở tỉnh Quảng Bình có mối liên hệ tốt và chia sẻ thông tin với các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng khác ở các tỉnh khác. Giờ đây, các đại diện địa phương có thể tự tin nâng cao tiếng nói của họ về các vấn đề này với các cơ quan liên quan (thông qua trao đổi trực tiếp, thuyết trình miệng). Một diễn đàn nhiều bên liên quan được tổ chức vào tháng 12 năm 2016 để các cộng đồng địa phương có cơ hội bày tỏ mối quan tâm và trao đổi ý kiến với các bên liên quan khác. Dự kiến trong giai đoạn dự án tiếp theo họ sẽ chủ động và tích cực tham gia vào các sáng kiến bảo vệ môi trường. Các luật sư đã tham gia chuyến đi thực tế để tìm hiểu về các vấn đề hiện có tại địa phương do tác động của thủy điện và tư vấn cho người dân về các chính sách liên quan đến bồi thường tái định cư hoặc các vấn đề về tư pháp. Có 04 cộng đồng được các luật sư hỗ trợ soạn các kiến nghị (Bến Vân, Dương Hoà, Buôn Drai và Ea Tung) và 08 cộng đồng đã được trực tiếp tư vấn về chính sách đền bù tái định cư cũng như Luật Khiếu nại. Một báo cáo về quá trình giám sát tác động môi trường của thủy điện do người dân địa phương thực hiện. Trên cơ sở thông tin từ các nhóm nghiên cứu cộng đồng, cố vấn và luật sư đã thu thập, phân loại các vấn đề ở địa phương, khu tái định cư, hồ chứa và khu vực hạ lưu của các nhà máy thủy điện để đưa ra khuyến nghị chính sách, trình lên các bên liên quan. Bảng danh mục và hướng dẫn cho quá trình giám sát bảo vệ môi trường đang được soạn thảo. Danh mục kiểm tra và các hướng dẫn kết hợp thông tin từ các nguồn khác nhau và phản hồi từ các bên liên quan được thu thập trước khi xuất bản. Trong khuôn khổ dự án GIA do Oxfam tài trợ, chúng tôi đã nâng cao đáng kể vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Các đối tác dự án của chúng tôi đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thay đổi tình trạng, vị trí và năng lực của phụ nữ trong các địa điểm dự án mục tiêu. Có 972 phụ nữ tham gia vào các hoạt động của dự án bao gồm các khoá đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu, đối thoại chính sách cấp khu vực và quốc gia, các hội thảo lập kế hoạch địa 151


phương và nghiên cứu. Một trong những điểm nổi bật nhất là Hội Phụ nữ của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk với sự hỗ trợ của CSRD đã thành lập hai "nhóm phụ nữ kinh tế" như là một kết quả của GIA. Mỗi nhóm bao gồm 15 thành viên. Các nhóm đã xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn để tăng thu nhập hàng ngày và sinh kế sau khi tái định cư. Sản xuất và bán các sản phẩm truyền thống địa phương như rượu và rau quả là những hoạt động chính của các nhóm. Ngoài ra, các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số đã tham gia tích cực vào kế hoạch phát triển kinh tế và quản l{ tài nguyên nước của địa phương. Đồng thời, họ đã chia sẻ kết quả kinh doanh của các nhóm với chính quyền địa phương và người dân địa phương khác để hỗ trợ và học hỏi thêm. Các nhóm đã được Ủy ban nhân dân địa phương phê duyệt và công nhận, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các quyết định về thu hút các nguồn lực bên ngoài. "Nhóm của tôi được huyện và xã công nhận. Thật là tốt. Phụ nữ chúng tôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể." (Nữ, 39 tuổi, Buôn Trí A) Một thay đổi quan trọng nữa là phụ nữ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã đóng vai trò lãnh đạo trong công tác gây ảnh hướng đến quá trình lập chính sách. Họ đã thực hiện một dự án nhỏ chụp ảnh và sau đó chia sẻ nó với người khác thông qua các sự kiện địa phương và triển lãm khu vực. Mục đích chính của việc này là giới thiệu cho mọi người về cảnh quan thiên nhiên đẹp của vùng cao, thứ đến là họ muốn cảnh báo mọi người về những rủi ro và nguy hiểm mà khu vực này đang phải đối mặt do sự phát triển kinh tế chưa đúng đắn, suy thoái môi trường và bùng nổ phát triển thủy điện. Một số thay đổi khác được báo cáo bởi các nhóm địa phương trong các dự án GIA là: -

-

Nâng cao nhận thức về môi trường: "Tôi ý thức hơn về môi trường tác động của môi trường - làm cho chúng ta ý thức hơn về bảo vệ môi trường - biết phải làm gì để bảo vệ môi trường." (Nữ, 30 tuổi, thôn Ea Tung) Tăng kiến thức và sự tự tin. Vị thế và vai trò của phụ nữ trong gia đình và hoạt động kinh tế đã được nâng cao và một số nam giới báo cáo những thay đổi trong vai trò lao động gia đình: "Trong gia đình, có vẻ như tôi đã chia sẻ nhiều công việc hơn với vợ." (Nam, 52 tuổi, làng Ea Tung) Những thay đổi đối với các công ty thủy điện

Trong khi đó, nâng cao nhận thức từ các khối tư nhân, các công ty thủy điện cũng rõ ràng nhưng còn hạn chế hơn so với các cộng đồng. Trong thời gian thực hiện dự án, chúng tôi đã nỗ lực kêu gọi các nhà đầu tư từ các công ty thủy điện lớn để giúp họ hiểu được những tác động xã hội của phát 152


triển thủy điện. Họ đã hợp tác khá tốt để cung cấp thông tin liên quan cho nghiên cứu của chúng tôi, tham gia các chuyến đi đến các xã bị ảnh hưởng để quan sát tác động của phát triển thủy điện đối với môi trường và cộng đồng. Họ thường được mời tham gia các hội thảo, diễn đàn, các cuộc đối thoại ở các quy mô khác nhau. Nhiều đại diện từ các công ty phát triển thủy điện đã tham dự các sự kiện đó và trả lời các câu hỏi do những người bị ảnh hưởng đặt ra. Một trong những đại diện của công ty A Vương đã đồng ý rằng, kể từ khi tham gia vào các hoạt động của chúng tôi, ông đã mở ra chân trời mới thông qua việc học hỏi SIA từ nghiên cứu của chúng tôi và phản hồi của những người bị ảnh hưởng trong các cộng đồng định cư và hạ lưu. Ông chia sẻ rằng, trước đây công ty chỉ tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của việc xây dựng đập và làm thế nào để tối đa hóa lợi ích từ việc phát điện. Sau nhiều năm, một số công ty đã có những hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn cho những người bị ảnh hưởng như: cung cấp đồ dùng cho người nghèo ở các cộng đồng định cư và cài đặt hệ thống cảnh báo lũ lụt ở các vùng hạ du. Những thay đổi trong chính sách Quan trọng hơn, chúng tôi đã tạo ra mối quan tâm về các vấn đề liên quan đến đập, đến chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách bằng cách nâng cao tiếng nói địa phương dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi cũng đã gửi tất cả các báo cáo, tóm tắt chính sách và một số ấn phẩm khác cho các cơ quan liên quan với mục đích là thông tin của chúng tôi sẽ được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Báo cáo cuối cùng nêu bật những khác biệt giữa các cam kết bảo vệ môi trường được nêu trong đánh giá tác động môi trường và tình hình hiện tại của nhà máy thủy điện Dakmi4 cũng đã được hoàn thành và thông tin đến các bên có liên quan. Hợp tác với một số cơ quan chính quyền địa phương như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Nam, Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo Quảng Ninh, Văn phòng Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Quảng Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế để giúp hiệu quả của hoạt động được nhiều người biết đến hơn và để làm cho triển lãm, giá trị của triển lãm được cộng đồng địa phương và chính quyền địa phương công nhận. Chúng tôi đã thu hút được sự chú ý của các cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông ở tỉnh Đắk Lắk, theo nghĩa đen và ẩn dụ, vì đây là lần đầu tiên có một tổ chức nghiên cứu tác động của thủy điện trong khu vực này. Mặt khác, việc lồng ghép giới đã được các bên liên quan xem xét. Báo cáo đánh giá tác động giới (GIA) của CSRD cho thấy có những vấn đề quan trọng liên quan đến giới trong việc tái định cư thủy điện ở vùng cao nguyên Việt Nam. Vì vậy, CSRD đã làm việc với chính quyền địa phương và các công ty thủy điện để cải thiện tình hình. Kết quả là một biên bản ghi nhớ giữa các công ty con của EVN và chính quyền 153


địa phương đã được ký kết trong khu vực mục tiêu của Đắk Lắk để hỗ trợ người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi thủy điện. Đồng thời, họ đã xây dựng năng lực cho nam giới và phụ nữ địa phương về quản l{ nước và sinh kế bền vững để thích nghi tốt hơn đối với các căng thẳng về nước xảy ra trong vùng. Các kỹ năng lãnh đạo, xây dựng mạng lưới và vận động chính sách đã được tập huấn cho nam giới và nữ giới ở địa phương. Đặc biệt, bản tóm lược chính sách về tác động giới do đập thủy điện đã được gửi đến Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để họ xem xét nhân dịp xem lại Luật Bình đẳng giới sau 10 năm thực hiện. Tóm lại, CSRD đã huy động được tất cả các nguồn lực có hiệu quả để tạo ra những tác động tích cực cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc phát triển thủy điện tại Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi đã gây ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách. Dự án tạo ra một quy trình thành công khi đưa ra những tư duy và phương pháp tiếp cận đánh giá tác động và tiến hành các hoạt động của địa phương vào ngành thủy điện của Việt Nam cũng như giúp phụ nữ và các nhóm địa phương tại các cộng đồng bị ảnh hưởng trở nên tự tin hơn, xây dựng năng lực và tạo thêm không gian để họ lên tiếng và đứng lên đi đầu trong sự phát triển ở các cấp độ khác nhau của gia đình, nhóm và cộng đồng. Nhận thức và quan tâm đến những tác động xã hội của phát triển thủy điện của các nhà đầu tư và những người ra quyết định đã được nâng cao dưới áp lực của công chúng. Tuy nhiên, những thay đổi này là giai đoạn ban đầu và ở quy mô còn hạn chế so với kết quả mong đợi. Bên cạnh đó, ngoài các cộng đồng bị ảnh hưởng, các bên liên quan khác, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách địa phương và ngành thủy điện, nhà tài trợ, nhà đầu tư phát triển thủy điện tham gia rất ít vào dự án, khiến cho nhiều vấn đề về thể chế chưa được giải quyết. Chúng tôi chỉ đặt nền tảng cho những thay đổi và vẫn còn một số thiếu sót cần được cải thiện với quy mô rộng hơn và tác động lâu dài.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG Fortune và White (2006) cho biết thành công trong đầu tư dự án thực sự khó khăn hơn nhiều so với sự thành công trong quản lý dự án. Thành công trong đầu tư dự án cần một hệ thống tư duy để hiểu và quản lý môi trường bên trong và bên ngoài. Điều này chính xác cho các trường hợp của chúng tôi. Sau khi làm một số đánh giá, chúng tôi thấy rằng, những thiếu sót của dự án chúng tôi chủ yếu liên quan đến tính bền vững và vận động chính sách để thay đổi xã hội. Mục tiêu vận động chính sách từ các dự án của chúng tôi đã không còn phù hợp với mong đợi và nỗ lực của chúng tôi. Các tác động đạt được trong phần trước là chủ yếu đáp ứng các yêu cầu của khung lôgíc. Chúng ta thường phải đối mặt với những khó khăn về thời gian 154


dẫn đến nhiều vấn đề làm hạn chế tính hiệu quả của các dự án. Các kết quả không hài lòng nhất cần được cải thiện là giải quyết các vấn đề mà các cộng đồng bị ảnh hưởng phải đối mặt và ngăn ngừa tình trạng tương tự cho các công trình xây dựng đập trong tương lai. Về tính bền vững của dự án, do thời gian dự án hạn chế, những nỗ lực của chúng tôi đôi khi bị dừng lại. Thông thường, chúng tôi phải đóng dự án kịp thời và chờ đợi giai đoạn mới hoặc dự án mới để tiếp tục hỗ trợ cộng đồng. Điều này làm nản lòng mọi người và lãng phí nguồn lực. Các nhóm địa phương cần thời gian để bắt đầu lại với những { tưởng mới và những can thiệp không đủ mạnh để tạo ra những thay đổi bằng chính năng lực của họ và cộng đồng. Mặc dù chúng tôi đã có sự hợp lực tốt của tất cả các hoạt động liên quan để mở rộng số lượng người thụ hưởng để kết nối tốt hơn, nhưng trong một số trường hợp, mọi việc vượt xa tầm với của chúng tôi. Ví dụ, đầu ra cho các sản phẩm của các nhóm hợp tác chưa được đảm bảo. Đầu ra cho sản phẩm của các nhóm hợp tác đã trở thành mối quan tâm lớn đối với các nhóm sản xuất được hình thành và phát triển dưới sự hỗ trợ của dự án. Mặc dù dự án không nhấn mạnh đến hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho các nhóm phát triển sản phẩm nhưng rất phổ biến đối với các nhóm được thành lập ở cấp cộng đồng - bất kể giám sát cộng đồng, giám sát môi trường hoặc các nhóm phát triển giới – đều có mong muốn phát triển kinh tế. Để duy trì nhóm cũng khó khăn hơn khi mà chưa phát triển được một mô hình kinh tế độc lập hơn. Do đó, trong các giai đoạn tiếp theo, dự án có thể hỗ trợ phát triển các kỹ năng viết đề xuất để các nhóm cộng đồng có thể xây dựng các đề xuất của họ về tài trợ hoặc hỗ trợ cho kinh tế và doanh nghiệm nông nghiệp của phụ nữ. Vận động chính sách là một câu chuyện về môi trường pháp l{ khác không được thúc đẩy. Không gian cho các dự án phát triển và để tác động thay đổi chính sách bao gồm cả việc thực thi pháp luật vẫn còn hạn chế. Vai trò của tổ chức phi chính phủ không được công chúng và chính quyền các cấp thừa nhận. Do đó, kết quả của chúng tôi trong công tác hoạch định chính sách và thực hiện chính sách không được sử dụng hiệu quả. Đây cũng là l{ do tại sao ảnh hưởng của chúng tôi không đủ mạnh để thu hút sự chú { của tất cả các bên liên quan trong bối cảnh phát triển thủy điện hiện nay. Nói chung, sự tham gia của các bên liên quan khác, ngoài cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng, chưa được huy động một cách hiệu quả. Sự tham gia của các nhà máy thủy điện liên quan đã kết thúc ngay sau giai đoạn đầu tiên khi đại diện của họ cung cấp số liệu nghiên cứu và tham gia vào hội nghị thông báo kết quả. Mặc dù các nhà máy thủy điện nhỏ khác ngoài EVN cởi mở hơn để tiếp cận và triển khai các công nghệ và mô hình mới dựa trên nguyên tắc giảm tác động đối với sinh thái và cộng đồng địa phương, sự tham gia của họ còn hạn chế. Đại diện của các nhà hoạch định chính sách 155


địa phương và các nhà phát triển cũng không tham gia vào dự án này ở bất kz giai đoạn nào dù có lời mời của dự án. Tại nhiều hội nghị, người dân địa phương nhấn mạnh rằng, sự có mặt của các nhà lãnh đạo địa phương sẽ giúp giải quyết và cam kết giải quyết nhiều vấn đề tốt hơn. Để tăng cường sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư thủy điện và các công ty thủy điện là một thách thức cho các giai đoạn tiếp theo của dự án nếu có những vấn đề liên quan đến vận động chính sách và thể chế hoá. Việc thúc đẩy cộng đồng tham gia vào việc giám sát môi trường và thiết lập các nhóm kiến thức địa phương đã giúp người dân nâng cao kiến thức và quản l{ tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương; sự hỗ trợ của luật sư cộng đồng đã giúp người dân sử dụng các công cụ pháp l{ để bảo vệ và đấu tranh cho lợi ích cá nhân và cộng đồng hoặc hỗ trợ tài chính cho một số mô hình sản xuất kinh tế của các nhóm đã được triển khai từ các nguồn của các dự án khác. Tiếng nói của người dân chưa được lắng nghe, trả lời và giải quyết, nhất là trong các vấn đề đền bù và giải pháp cho những tác động sắp tới và tiếp theo của các đập thủy điện. "Đất và vườn của chúng tôi vẫn bị ngập; tổn thất do lũ tràn và thẩm thấu được các phòng kế hoạch và tài chính tính toán lên đến 13 tỷ đồng. Chúng tôi đã chịu đựng tất cả. Tiếng nói của người dân về các vấn đề đền bù đã được nghe. Tuy nhiên, chưa có giải pháp nào được đưa ra cho đến nay. Thư khiếu nại của chúng tôi không được trả lời.” (Nam, người dân thôn Ea Tung) "Họ không trả lời các yêu cầu của chúng tôi. Họ chỉ trì hoãn và quên nó.” (Nam, người dân thôn Ea Tung) "Trước đây chúng tôi chỉ cần quăng lưới thì đã thu hoạch được nhiều tôm cá. Mọi người ở nhà chỉ cần đun nước sôi và chờ chúng tôi đem cá / tôm về nhà ngay. Bây giờ, chúng tôi sẽ dành cả ngày vô ích trừ khi chúng tôi sử dụng phương pháp đánh bắt cá bằng điện.” (Nam, người dân Buôn Trí A) "Chúng tôi cần hệ thống xử l{ nước/nước sạch." (Nữ, người dân Buôn Trí A) Trong khi những tác động của đập thủy điện đến các cộng đồng địa phương đã được cải thiện ở nhiều khía cạnh (kinh tế, văn hoá, giới...), không gian (tái định cư, các cộng đồng ở hạ lưu) và các giai đoạn (xây đập, vận hành hồ chứa, điều tiết nước...), cần phải giải quyết các vấn đề hiện có và những vấn đề mới thông qua các kênh thông tin hiệu quả hơn.

156


KẾT LUẬN VÀ VIỄN CẢNH Có thể thấy rằng, tỷ trọng thủy điện đã được điều chỉnh giảm xuống một chút so với mức cắt giảm sâu của tiêu thụ than và sự gia tăng năng lượng mặt trời. Đây được xem là nguồn năng lượng tái tạo phi thủy điện quan trọng nhất ở Việt Nam. Bởi vì kinh tế Việt Nam tương đối phụ thuộc vào sử dụng điện nên thủy điện vẫn chiếm một thị phần lớn trong sử dụng điện. Theo chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, vào năm 2050, điện sẽ bao gồm hơn 40% năng lượng tái tạo và thủy điện. Mặt khác, năng suất thủy điện sẽ tăng gấp đôi từ năm 2015 đến năm 2020. Người ta cũng dự đoán rằng thủy điện không thể chiếm ưu thế trong tương lai do ngày càng quan tâm đến các tác động môi trường và xã hội, theo nghiên cứu của tổ chức Friedrich Ebert Stiftung Việt Nam năm 2017 (Koos và Dang 2017). Gần đây, các tỉnh Tây Nguyên đã loại bỏ các kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện và ngừng hoạt động những nhà máy khác do tác động xấu đến rừng và môi trường. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT), khu vực này đã bị tổn thất nghiêm trọng do mất đi độ che phủ rừng trong những năm gần đây. Tỉnh Đắk Lắk ngừng hoạt động 13 trong số 22 nhà máy thủy điện và hủy 71 trong số 79 dự án thủy điện, phần lớn nhà máy thủy điện xây dựng ở khu vực rừng tự nhiên. Năm 2016, tỉnh đã hoãn dự án thủy điện Đrăng Pốk ở Vườn quốc gia Yok Đôn do dự án đã phá huỷ hàng chục hecta rừng, cản trở việc bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Tỉnh Gia Lai đã tạm dừng 17 trong số 74 dự án thủy điện quy mô vừa và nhỏ và ngừng hoạt động của hai nhà máy thủy điện quy mô nhỏ Kanak và IaKha. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiều nhà đầu tư yêu cầu xây dựng các nhà máy thủy điện nhưng bị từ chối cấp phép vì mối đe dọa của dự án đối với đất lâm nghiệp (Vietnam News 2017). Thủy điện chỉ có thể có lợi và bền vững chỉ khi nào lợi ích của nó được chia đều cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những người tái định cư có đất bị thu hồi để xây dựng nhà máy, không để cho họ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan của việc "phát triển năng lượng". Vì những lý do trên, với sự hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ, CSRD đang hướng tới tăng cường sự tham gia của người dân địa phương bị ảnh hưởng trong việc giám sát quy trình của các nhà máy thủy điện cũng như thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tại các địa điểm dự án để thực hiện hành động nâng cao mức sống cho người tái định cư và để cải thiện những thiếu sót về bảo vệ môi trường thông qua thực thi luật và đánh giá tác động môi trường hiện tại (EIA). Đặc biệt, các dự án của chúng tôi đều nhằm mục đích xây dựng đối tác phát triển với các cộng đồng địa phương thông qua: (1) nâng cao năng lực những người bị ảnh hưởng tham gia vào dự án, cho phép họ trình bày tình hình và bày tỏ mối quan ngại của họ với các cấp chính quyền; (2) các nhà lãnh đạo địa phương tại các điểm dự án cần kết 157


hợp với các kết quả nghiên cứu và kiến nghị từ các diễn đàn chung giữa tất cả các bên liên quan để ra quyết định hoặc chính sách; (3) thiết lập, tạo điều kiện tự duy trì mạng lưới các nhóm người dân trong các cộng đồng bị ảnh hưởng cũng như nâng cao nhận thức và thu hút sự chú ý của công chúng đến vấn đề này. Thủy điện được cho là đem lại nhiều lợi ích đa chiều và hiệu quả. Mặt tích cực của thủy điện là đảm bảo an ninh điện và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Trong những năm gần đây, điện khí hóa nông thôn hoàn toàn thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi bằng cách cung cấp nước, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa, thủy lợi, sản phẩm chế biến nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện phát triển sinh kế mới như làm kem hoặc may vá. Điện khí hóa nông thôn đã nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục và cung cấp nước uống, cũng như tăng khả năng tiếp cận thông tin thị trường, cho phép sử dụng nhiều phương tiện hiệu quả để phổ biến kiến thức nông nghiệp và chính sách công, tăng thu nhập và giảm chi phí sản xuất. Ví dụ, 92% hộ nông thôn ở tỉnh Gia Lai và Thái Nguyên cho rằng điện góp phần tăng thu nhập của người sử dụng máy chế biến trà. Tăng trưởng thu nhập được dựa trên sự gia tăng về hiệu quả và cho người khác thuê máy chế biến trà (Kooijman-van Dijk và Clancy 2010). Trình độ học vấn của người lớn và trẻ em trong các hộ gia đình có sử dụng điện cao hơn so với các hộ gia đình không được sử dụng điện (Kohlin và cộng sự 2011). Hơn nữa, cung cấp điện đầy đủ giúp người dân nông thôn ngưng chặt cây lấy gỗ để nấu ăn và có thể giúp bảo vệ rừng và môi trường (Kooijman-van Dijk và Clancy 2010). Ngoài việc tạo ra điện, phần lớn hồ thủy điện đóng góp thực hiện nhiều mục đích khác, chẳng hạn như kiểm soát lũ lụt và hạn hán, thủy lợi, cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch. Ví dụ, Nhà máy thủy điện Sơn La không chỉ tạo ra hơn 10 tỷ kWh điện mà còn góp phần kiểm soát lũ lụt toàn bộ vùng đồng bằng phía Bắc với công suất tích nước lên đến 7 tỷ m3. Hồ chứa này tưới tiêu cho hàng chục ngàn ha lúa. Hơn thế nữa, thủy điện Sơn La đã xây dựng hơn 125 km đường nông thôn, nhiều cầu, hệ thống viễn thông trong toàn khu vực (EVN 2009). Vốn đầu tư cho tái định cư và cơ sở hạ tầng chiếm 31% tổng chi phí xây dựng, khoảng 570 triệu USD - một khoản đầu tư rất lớn (Phạm 2015). Những lợi ích tổng quát này đang che khuất các tác động khác bởi vì thực tế là không phải tất cả các đập thủy điện đều đóng góp có hiệu quả và tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong một thời gian dài, chi phí xã hội và môi trường không được xem là có liên quan như các lợi thế của mô hình phát triển Việt Nam. Với một cuộc khủng hoảng cấp và kéo dài như là một điểm khởi đầu (chiến tranh và sau chiến tranh), trong một thời gian dài những lợi thế trước mắt mà con đường phát triển Việt Nam tạo ra trong công cuộc giảm đói nghèo 158


và nâng cao chất lượng cuộc sống vượt xa những bất lợi. Một yếu tố đóng vai trò quan trọng đó là nhận thức về môi trường. Người Việt Nam cảm nhận đất nước xinh đẹp, đa dạng và vô cùng giàu có. Tuy nhiên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên với sự trù phú vô tận lại cho thấy sự căng thẳng nghiêm trọng. Những nguồn tài nguyên này không chỉ được chứng minh là hữu hạn mà còn rất dễ bị tổn thương. Cũng như vậy, thói quen xem mọi thứ bằng phương pháp đơn hướng chỉ cho phép người Việt Nam trong chừng mực nhất định chỉ quan tâm đến phúc lợi của mình chứ không bao gồm tất cả các khía cạnh khác một cách đa chiều. Hầu hết các nhà lãnh đạo và quan chức đều ủng hộ sự phát triển của kinh tế, nhưng hoài nghi về chi phí của thủy điện cũng như chần chừ với sự thay đổi. Nhìn chung, chính quyền hỗ trợ người nghèo, nhóm dễ bị tổn thương và sẵn sàng cải tiến các cơ chế để hạn chế tác động tiêu cực của các dự án thủy điện. Cho đến nay, chủ đề về đập thủy điện vẫn là vấn đề nhạy cảm trong khi tranh luận về "Cái tốt và cái xấu" đang nóng trong chương trình chính sách quốc gia. Chúng tôi làm việc để khuyến khích tất cả các bên tuân thủ yêu cầu và mong đợi của Nhà nước, tìm cách hài hoà và tạo ra sự phát triển bền vững thực sự. Tạo điều kiện cho người bị ảnh hưởng nâng cao tiếng nói đối thoại và tích cực theo dõi hoạt động của thủy điện trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của cách thức hợp tác xây dựng. Những người bị ảnh hưởng được khuyến khích xem xét nghiêm túc tự cải thiện bản thân, có tính xây dựng và hiểu biết hơn quan điểm của vấn đề và tự phát triển các phương thức sinh kế. Bởi vì, cho dù có vấn đề gì thì người dân vẫn là lực lượng chính trong việc nâng cao tiếng nói của họ còn các lực lượng khác như tổ chức phi chính phủ, phương tiện truyền thông chỉ tiếp cận hạn chế và có ít quyền hạn trong một chừng mực nhất định. Cơ chế hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách - nhà đầu tư là không hiệu quả, vì trách nhiệm của mỗi bên liên quan còn hạn chế. Cũng như vậy, trao đổi và truyền thông giữa các bên không được tiến hành cập nhật thường xuyên. Trong một số trường hợp, những người bị ảnh hưởng đã lên tiếng và nhiều lần trình bày mối quan tâm của họ đối với nhiều bên liên quan thông qua nhiều hình thức khác nhau như hội thảo, diễn đàn, sự kiện truyền thông,…nhưng giải pháp thực sự không được xem xét hợp l{ do sự trì hoãn của các bên. Ngoài ra, gánh nặng cuộc sống hằng ngày hạn chế các cộng đồng bị ảnh hưởng xem xét nghiêm túc và hành động vì quyền lợi của họ. Trên thực tế phần lớn các cộng đồng tái định cư thiếu nghề nghiệp, họ phải đối mặt với nhiều thách thức và đấu tranh để duy trì cuộc sống, thiếu thời gian và nguồn lực để xem xét nghiêm túc và nỗ lực đòi lại quyền lợi của mình. Để có 159


được cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân đòi hỏi sự nỗ lực, hợp tác và cần thời gian, nhưng cuộc sống của người dân tiếp tục khó khăn và môi trường xuống cấp lại vẫn tiếp diễn. Các kết quả của các dự án thí điểm về đánh giá tác động giới (GIA) ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam do Oxfam tài trợ đã có sự hợp tác và cam kết tích cực của các bên liên quan (tức là các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, công ty và cộng đồng) cho quá trình này. Quy trình GIA đã cung cấp một điểm khởi đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các bên liên quan đến các tác động của đập thủy điện. Các quy trình đã mở ra không gian để phụ nữ tham gia và tạo ảnh hưởng trong cộng đồng, thiết lập cơ cấu hợp tác giữa các bên liên quan. Quá trình này đã nâng cao nhận thức về những tác động khác nhau của thủy điện các đập đến phụ nữ, nam giới và nhu cầu thực hiện các chiến lược giảm nhẹ sự nhạy cảm về giới và quản l{ giới (Besley & Dawkins 2016; Hill và cộng sự 2017). Điều quan trọng là GIA được áp dụng trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này đặt ra đòi hỏi rằng chính phủ và cộng đồng yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn thực hành này trong phát triển thủy điện, được quy định bởi pháp luật. Điều này có thể đạt được bằng cách bổ sung các công cụ pháp l{ hiện yêu cầu các nhà phát triển thủy điện phải tiến hành đánh giá tác động môi trường/xã hội hoặc đánh giá tác động môi trường (Hill và cộng sự 2017).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Besley, M. & Z. Dawkins. 2016. Mekong Water Governance Program and Inclusion Project: Mid-Term Evaluation. Melbourne: Oxfam. Dalcher, D. 2012. The nature of project management: A reflection on The Anatomy of Major Projects by Morris and Hough. International Journal of Managing Projects in Business 5(4): 643-660. EVN. 2009. Thủy điện Sơn La- công trình thế kỷ: Kz 1- Công trình của trí tuệ và sức mạnh. Truy cập tại: http://icon.com.vn/vn-s83-89711631/Thuy-dien-Son-La-cong-trinh-the-ky-Ky-1-Cong-trinh-cua-tri-tueva-suc-manh.aspx Fortune, J. & D. White. 2006. Framing of project critical success factors by a systems model. International Journal of Project Management 24(1): 53-65. Hill, C., T. N. T. Phan, J. Storey & S. Vongphosy. 2017. Lessons learnt from gender impact assessments of hydropower projects in Laos and Vietnam. Gender and Development 25(3): 455-470. Jugdev, Kam, J. Thomas & C. Delisle. 2001. Rethinking Project Management: Old Truths and New Insights. International Project Management Journal 7(1): 36-43. 160


Kohlin, Gunnar, Erin O. Sills, Subhrendu K. Pattanayak, Christopher Wilfong. 2011. Energy, Gender and Development: What are the Linkages? Where is the Evidence? Policy Research working paper; no. WPS 5800. World Bank. Kooijman-van Dijk, A.L. & Clancy, J. 2010. Impacts of electricity access to rural enterprises in Bolivia, Tanzania and Vietnam. Energy for Sustainable Development 14(1): 14-21. Koos, Neefjes & Dang Thi Thu Hoai. 2017. Towards a socially just energy transition in Viet Nam: Challenges and Opportunities. Friedrich Ebert Stiftung, Vietnam. Mathur, Hari Mohan (Ed.). 2016. Assessing the Social Impact of Development Projects: Experience in India and other Asian Countries. Springer International Publishing. Müller, R & Jugdev, K. 2012. Critical success factors in projects: Pinto, Slevin, and Prescott – the elucidation of project success. International Journal of Managing Projects in Business 5(4): 757-775. Phạm Hữu Tỵ. 2015. Bảng tóm tắt: Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của phát triển thủy điện bền vững ở Việt Nam: từ di dời do đập thủy điện đến phát triển thủy điện bền vững. 1/12/ 2015. Vietnam News. 2017. Central Highlands shun hydropower plants (Tây Nguyên tránh xa các nhà máy thủy điện).Việt Nam News ngày 11/8/2017. Truy cập tại: http://vietnamnews.vn/environment/381785/central-highlandsshun-hydropower-plants.html#osJZqCAhMddm4R8S.97

161


CHƯƠNG 8 CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THỦY ĐIỆN VIỆT NAM: YÊU CẦU TỪ THỰC TIỄN CỦA TÁC ĐỘNG Lê Anh Tuấn

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Việt Nam có lượng mưa hàng năm cao và nhiều hệ thống sông ngòi, gồm 2.360 con sông và mỗi sông có chiều dài hơn 10 km. Tổng chiều dài các sông ở Việt Nam là hơn 41.900 km. Toàn quốc có 9 mạng lưới sông chính với diện tích lưu vực hơn 10.000 km2. Ngoại trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các lưu vực sông ở Việt Nam đều có độ dốc cao và dòng chảy lớn trong mùa lũ, thế nên việc phát triển thủy điện khá là thuận lợi. Trong 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã liên tục phát triển nhiều nhà máy thủy điện với các quy mô khác nhau. Trong vòng 3 năm, kể từ năm 2002 đến 2004, Việt Nam đã xây dựng được 17 nhà máy thủy điện quy mô lớn và vừa với tổng công suất lắp đặt là 2.952 MW và khoảng 20 nhà máy thủy điện quy mô nhỏ với tổng công suất 500 MW. Theo số liệu của Bộ Công thương (2011), tính đến năm 2010, tổng công suất thủy điện lắp đặt đạt trên 20.600 MW, tăng 3,2 lần so với 10 năm trước và 1,78 lần so với năm 2005. Lượng điện sản xuất ước tính 100 tỷ kWh, tăng 3,7 lần so với năm 2000 và 1,88 lần so với năm 2005. Trong tổng lượng điện sản xuất tại Việt Nam hiện nay, thủy điện đóng góp khoảng 9.200 MW, chiếm 44,66% sản lượng điện quốc gia. Theo Đề án Quy hoạch Điện VII (Thủ tướng Chính phủ 2011), đến năm 2020, sản lượng thủy điện của Việt Nam sẽ đạt 17.400 MW. Đặc biệt, đối với quy hoạch phát triển thủy điện quy mô vừa và nhỏ của quốc gia, đã có gần 1.000 dự án với tổng công suất là 7.500 MW. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 340 dự án thủy điện đi vào hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng. Năm 2012, lượng điện do các nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ cung cấp chiếm 19% lượng thủy điện tạo ra và 7% tổng lượng điện của toàn hệ thống.

162


Tuy nhiên, trong vòng 5 năm qua, nhiều vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội đã nảy sinh từ sự phát triển và vận hành thủy điện. Các bằng chứng thực tế chỉ ra rằng các dự án thủy điện đã không tuân thủ các cam kết hoặc khẳng định của họ trong việc giảm thiểu tối đa những tác hại như được nêu trong các Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Dưới áp lực của công luận, đặc biệt là ý kiến của các nhà khoa học, chính quyền địa phương, các tổ chức dân sự và hệ thống thông tin truyền thông, các góc độ khác nhau của các dự án thủy điện đã được phản ánh, phân tích và đánh giá. Chính điều này đã dẫn đến việc các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền Trung ương phải xem xét lại các kế hoạch phát triển thủy điện. Đến nay, đã có 400 dự án thủy điện trên cả nước bị đình chỉ, loại bỏ, điều chỉnh quy mô và/hoặc buộc phải thay đổi phương thức vận hành cho phù hợp. Chương này xem xét việc cải cách các chính sách thủy điện ở Việt Nam trong 3 năm gần đây, phân tích mối quan hệ giữa Chính phủ và các bên liên quan với các bằng chứng về tác động bất lợi của thủy điện đến các yếu tố như môi trường, kinh tế và xã hội. Nghiên cứu cũng đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội trong việc huy động các chính sách đối với việc cải cách chính sách năng lượng của Việt Nam. Cuối cùng, nghiên cứu đề cập đến các bài học kinh nghiệm từ Việt Nam và khả năng áp dụng cho các nước láng giềng trong việc sử dụng chiến lược quốc gia và chính sách phát triển năng lượng. Cách tiếp cận của nghiên cứu này dựa trên những sự kiện cụ thể để xem xét, phân tích và đánh giá.

CÁC NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Hủy bỏ dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A Dự án thủy điện Đồng Nai 6, một trong những công trình thuỷ điện nằm trên lưu vực sông Đồng Nai, được Thủ tướng Chính phủ15 phê duyệt năm 2002, có công suất 180 MW và sản lượng điện bình quân hàng năm đạt 773,6 triệu kWh. Chiều cao đập lớn nhất là 98m, tổng dung tích hồ chứa là 683 triệu m3, diện tích hồ chứa đầy là 1.954 ha, trong đó 732 ha thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên và 1.222 ha rừng phòng hộ thuộc các tỉnh Đắk Nông và Bình Phước. Có 33 hộ gia đình (165 khẩu) cần được tái định cư và 3 công trình xây dựng cần được di dời (1 trường học, 1 trung tâm y tế và 1 trạm quản lý rừng). Năm 2002, dự án thủy điện Đồng Nai 6 được chia thành 2 đơn vị: thủy điện Đồng Nai 6 (DN6) với công suất 135 MW và Đồng Nai 6A (DN6A) với công suất 106 MW để giảm thiểu diện tích vùng đất ngập nước và tăng công suất phát điện. Tháng 8 năm 2009, với tư cách là một nhà đầu tư, tập đoàn Đức Long Gia Lai đã k{ hợp đồng với Công ty cổ phần tư vấn thiết kế điện 4 (PECC4) để thành lập dự án đầu tư; song song đó là việc ký 15

Công văn số 1483/CP-CN ngày 19/11/2002.

163


kết với Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam và Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án này. Các chuyên gia của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã xem xét báo cáo này cũng như đã tổ chức nhiều chuyến thực địa đến địa điểm xây dựng dự kiến và khu vực Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên để đánh giá dự án này một cách toàn diện (Lê Anh Tuấn 2012). VRN đã tìm ra những vấn đề về độ tin cậy của báo cáo và nhận thấy việc xây dựng sẽ đe dọa Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Cát Tiên. VRN đã nhanh chóng công bố những rủi ro đó thông qua các hội thảo, hội nghị và truyền thông. Một số nhà báo, nhà khoa học, nhà chức trách, các đại biểu Quốc hội và các hiệp hội khác cùng với các tổ chức quốc tế sau đó đã tham gia và có những cuộc thảo luận cởi mở. VRN đã ban hành thông cáo báo chí và thư kiến nghị gửi Chính phủ cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường để loại bỏ dự án này do ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, xã hội và tính pháp lý của nó. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2013) cũng nghiêm túc thể hiện sự phản đối dự án thủy điện này lên Quốc hội. Ngày 30 tháng 8 năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) (2013) đã có công văn chính thức trình Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Văn bản này dựa trên khảo sát của các chuyên gia từ Bộ Tài nguyên Môi trường và Uỷ ban Khoa học, Năng lượng và Môi trường của Quốc hội tại khu vực quy hoạch dự án thủy điện thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Công văn đề cập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được soạn thảo từ tháng 6 năm 2012 bởi chủ dự án - Công ty cổ phần Đức Long Gia Lai và Viện Tài nguyên và Môi trường và sau đó trình BTNMT thẩm định. Sau đó, chủ dự án phải sửa đổi báo cáo do những thiếu sót và sai lệch. Cuối cùng, chủ dự án đã rút lại báo cáo để sửa đổi, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Thông qua nhiều lần sửa đổi, Báo cáo Đánh giá tác động môi trường vẫn phản ánh một số điểm tiêu cực của dự án thủy điện này liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường như sau: 

Dự án sẽ làm mất hoàn toàn 372,23 ha rừng, đặc biệt là 128,37 ha thuộc vùng lõi của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã cam kết tái trồng rừng nhưng không đề cập đến địa điểm và kế hoạch trồng rừng thay thế cụ thể. Dự án sẽ làm mất đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Cát Tiên và hệ sinh thái địa phương. Dự án vi phạm Điểm 2, Điều 7 của Luật Đa dạng sinh học về việc cấm xây dựng công trình trong khu phục hồi sinh thái của các khu bảo tồn. Dự án sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu khi kinh tế-xã hội phát triển và cũng ảnh hưởng đến sinh cảnh của hệ sinh thái thủy sinh, đặc biệt là ở khu vực sông hạ lưu sau đập 6A và khu vực đầm lầy Bàu 164


 

Sấu, nơi được công nhận là khu Ramsar của Việt Nam. Dự án cũng thiếu thông tin về thủy văn và kế hoạch vận hành liên hồ chứa hợp lý. Dự án sẽ ảnh hưởng đến các di sản có liên quan theo Điểm 1, Điều 36 của Luật Di sản Văn hoá và không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dự án khả năng có những tác động tiêu cực khác liên quan đến các công trình phụ trợ, đường dây tải điện và đường giao thông. Việc xây dựng dự án này cũng tạo mối đe dọa xâm lấn Vườn Quốc gia Cát Tiên, tác động đến đời sống của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số như Châu Ro, Châu Mạ, Xtiêng, M’Nông, v.v… Đồng thời, dự án tác động tiêu cực đến quá trình xem xét công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới.

Căn cứ Công văn số 142/BC-BTNMT của BTNMT, Thủ tướng Chính phủ (2013) đã chỉ đạo xem xét lại dự án DN6 và DN6A. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã loại bỏ quy hoạch 2 dự án thủy điện này. Việc loại bỏ dự án thủy điện DN6 và DN6A đã được các nhà báo môi trường đề cử là sự kiện thứ 3 trong 10 sự kiện môi trường nổi bật ở Việt Nam năm 2013 (tin Môi trường 2013). Dự án thủy điện Sông Tranh 2 và quyết định đình chỉ 23 dự án thủy điện khác ở Quảng Nam Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) điều hành. Đây là nhà máy thứ 3 trong số 8 nhà máy thủy điện thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Được bắt đầu xây dựng từ năm 2006 trên một nhánh thượng nguồn sông Thu Bồn thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được lắp đặt với công suất 190 MW, bao gồm 2 nhóm động cơ với hy vọng sản xuất ra sản lượng điện trung bình hàng năm đạt 679,6 KWh. Dung tích hồ chứa của nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2 đạt lớn nhất miền Trung với khoảng 730 triệu m3 nước. Dự án đã khiến hơn 1.000 hộ gia đình và hơn 5.000 khẩu phải di dời. Dự án cũng làm cho hơn 2.448 ha các loại đất khác nhau bị ngập trong hồ chứa. Nhà máy bắt đầu trữ nước và sản xuất điện từ tháng 12 năm 2010. Từ đầu năm 2012, đập đã xuất hiện nhiều vết nứt làm một lượng nước lớn thấm qua thân đập, rò rỉ ra bề mặt đập. Các nhà khoa học tuyên bố nước rò rỉ qua đập thủy điện Sông Tranh 2 là rất nguy hiểm vì nó vượt quá 5 lần mức cho phép. Từ tháng 9 năm 2012, một loạt các hiện tượng địa chấn đã xảy ra trong khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2. Một số chuyên gia thủy điện giải thích rằng đây là một cơn động đất kích thích, một loại địa chấn gây ra bởi việc tích nước trong hồ chứa. Cho đến nay (2014), không có dấu hiệu của sự chấm dứt địa chấn trong khu vực thủy điện. Trong giai đoạn 2012-2013, vấn 165


đề đập thủy điện Sông Tranh 2 là vấn đề thủy điện lớn nhất gây ra tình trạng không ổn định cho người dân địa phương. Đây cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa các nhà khoa học, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. Vấn đề này đã liên tục xuất hiện trên tất cả các loại phương tiện truyền thông ở Việt Nam, và trở thành một ví dụ điển hình trong việc xem xét đầu tư thủy điện ở Việt Nam trong 3 năm qua. Ngày 22 tháng 12 năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phước Thành, đã yêu cầu ngừng đầu tư và loại bỏ 23 dự án thủy điện khỏi kế hoạch, bao gồm các nhà máy thủy điện sau: Sông Tranh 5, Hiệp Đức, Ta Moih, Ma Cooih, Ha Ra, Bồng Miêu, A Vương 4, A Vương 5, Nước Bươu, Nước Xa, A Banh, Đăk Pring, Cha Val, A Vương 3, Sông Bung 3A, Nước Biêu, Đăk Di 1, Đăk Di 2, Đăk Di 4, Nước Chè, Sông Bung 3, Trà Linh 2, Đăk Pring 2 và Tam Phúc (Trí Tín 2012). Văn phòng Chính phủ yêu cầu 6 nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thiết lập quy trình vận hành liên hồ chứa, bao gồm thủy điện A Vương, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Đăk Mi 1. Những sự cố liên quan đến việc xây dựng và vận hành thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên trong những năm gần đây Khu vực miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam có địa hình hẹp; đất đai nghèo nàn; địa hình dốc và dễ bị xói mòn; thường bị chia tách bởi nhiều nhánh sông. Vùng duyên hải miền Trung thường xuất hiện bão, gió nóng, hạn hán, mưa to bất thường, xâm nhập mặn và xói lở bờ biển. Bên cạnh đó, cũng có sự khác biệt đáng kể về lượng mưa trong mùa mưa và mùa khô (từ 2-4 lần), dẫn đến việc có nhiều trận lụt hơn trong mùa bão. Nước lụt tăng rất nhanh với tốc độ cao và gây xói mòn đáng kể. Ngược lại, vào mùa khô, vì thiếu nước nên mối đe dọa hàng năm ở khu vực này là hạn hán. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện quy mô vừa và nhỏ do sự khác biệt đáng kể về độ cao và dòng chảy lũ lớn. Tuy nhiên, đây cũng là mối đe dọa cho người dân và là thách thức đối với hoạt động của các nhà đầu tư. Lưu vực sông của khu vực này được xem như là nơi có mật độ thủy điện cao nhất trên toàn quốc. Các dự án thủy điện phát triển theo thời gian đã góp phần làm tăng năng lượng trong nước và trong vùng, nhưng đồng thời cũng gây nên những tranh cãi. Người dân địa phương cũng coi thủy điện là "bom nước" trên đầu của họ, đặc biệt là trong 5 năm qua, bởi có vẻ như những ảnh hưởng càng ngày càng tiêu cực đến môi trường và xã hội đối với đời sống người dân ở miền Trung và Tây Nguyên (xem Bảng 8.1).

166


Bảng 8.1: Các nhóm rủi ro dựa trên quy trình vận hành của các công trình thuỷ điện Nhóm rủi ro

Tác động

Các trường hợp điển hình

1

Rủi ro vận hành trong mùa mưa bão: Nước lũ được xả không hợp lý; không có hồ chứa hoặc sức chứa của hồ chứa không đủ để chứa nước lũ, gây ngập lụt nghiêm trọng ở các khu vực hạ lưu.

Gây lũ lụt nghiêm trọng bất thường ở khu vực hạ lưu và thiệt hại cho người dân; quét sạch mùa màng và động vật; gây sạt lở bờ sông; làm hư hỏng công trình giao thông, làm gián đoạn cuộc sống của người dân.

Thủy điện A Vương (Quảng Nam), tháng 9 năm 2009; thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên), tháng 10 năm 2013; thủy điện An Khê Knat (Bình Định), tháng 5 năm 2010.

2

Rủi ro vận hành trong mùa khô: Do sự chuyển dịch dòng chảy sang các dòng chảy khác, lượng nước chảy về hạ lưu ít hơn, thấp hơn mức dòng chảy tối thiểu.

Thủy điện Đắk My 4 (Quảng Nam) từ năm 2012; thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên) 2013; thủy điện Vĩnh Sơn - sông Hinh; thuỷ điện thượng Kontum.

3

Rủi ro đối với các công trình thủy điện: Đập nứt và rò rỉ, thậm chí gây vỡ đập, gây ra động đất và sụt lún ở các khu vực xung quanh.

Gây hạn hán nghiêm trọng ở vùng hạ du, thiếu nước sinh hoạt ở thành phố; tăng xâm nhập mặn; thiếu nước tưới tiêu, dẫn đến việc không thể canh tác trên nhiều đồng ruộng hoặc năng suất thấp; ô nhiễm gia tăng. Khiến người dân hoảng loạn, giảm hiệu quả sản sinh điện và gây thiệt hại cho các công trình xung quanh. Ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và an toàn của khu vực.

STT

167

Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) từ năm 2012; thủy điện Đắk Mek 3 (Kontum): thành đập bị vỡ vào năm 2012; thủy điện La Krêl 2 (Gia Lai), đập bị vỡ 2 lần; thủy điện Đạm Bol (Lâm Đồng), đường ống bị vỡ vào tháng 6/2011.


4

Giảm môi trường lưu vực sông: Nước và phù sa được trữ trong hồ chứa, các đập ngăn dòng chảy tự nhiên, xây dựng hồ chứa gây mất rừng.

5

Công tác xã hội: Bồi thường, tái định cư, thiếu công bằng xã hội.

Làm giảm lượng cát tự nhiên, giảm phù sa đến các khu vực hạ lưu, gây mất rừng nghiêm trọng, ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của sông, đe doạ các loài động vật hoang dã. Người dân bị buộc phải di chuyển đến nơi ở mới, không được bồi thường thoả đáng, mất sinh kế, suy giảm các phong tục tập quán và các hoạt động cộng đồng, v.v...

Ở hầu hết các mạng lưới sông ngòi có công trình thủy điện.

Ở hầu hết các khu vực có công trình thủy điện được xây dựng.

Nguồn: Lê Anh Tuấn (2014)

Chính phủ Việt Nam đã huỷ bỏ hoặc đình chỉ hơn 400 dự án thủy điện Thực hiện Nghị quyết 40/2012/QH13 của Quốc hội Việt Nam (2012), phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công thương tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể thủy điện để báo cáo tại kz họp thứ 6 của Quốc hội (tháng 10 - tháng 11/2013). Báo cáo xác định dự án nào bị hủy bỏ, dự án nào phải điều chỉnh, và dự án nào được thực hiện. Báo cáo cũng đề xuất và rà soát các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện cùng với việc giám sát chương trình tái trồng rừng. Năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành một chính sách cụ thể cho người dân sống trong khu tái định cư các công trình thủy điện. Chính sách này tập trung vào việc giải quyết các vấn đề bồi thường và tái định cư cho các hộ dân sống trong khu vực có công trình thủy điện, bao gồm những vấn đề còn tồn tại của các dự án thủy điện Hòa Bình và Sơn La. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), tính đến tháng 9/2013, do chất lượng quy hoạch thuỷ điện quy mô nhỏ và vừa chưa tốt, hiệu quả kinh tế thấp và các ảnh hưởng bất lợi đến môi trường và xã hội, Chính phủ Việt Nam đã loại bỏ 6 công trình thuỷ điện bậc thang với tổng công suất 395 MW (bao gồm dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A) và 418 dự án thuỷ điện quy mô nhỏ (với tổng công suất 1174,49 MW). Đồng thời, Chính phủ cũng không xem xét quy hoạch 172 vị trí thủy điện tiềm năng (với 168


tổng công suất 375,65 MW). Chính phủ cũng đình chỉ 4 công trình thủy điện bậc thang quy mô trung bình khác với tổng công suất 208 MW và 132 dự án thuỷ điện quy mô nhỏ với tổng công suất 915,7MW. Chính phủ sẽ chỉ xem xét lại sau năm 2015 nếu các dự án này đảm bảo hiệu quả đầu tư trong xây dựng. Sau khi gạt bỏ các dự án khỏi quy hoạch, hiện vẫn còn 815 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt là 24.324,3 MW trên toàn quốc. Cụ thể, số nhà máy thủy điện đang vận hành máy phát điện là 268 với tổng công suất lắp đặt là 14.240,5 MW. Dự kiến đến năm 2017 sẽ có 205 dự án trong tổng số 1.239 dự án quy hoạch được triển khai (với tổng công suất lắp đặt là 6.198,8 MW). Các dự án và các vị trí thủy điện tiềm năng bị loại bỏ khỏi quy hoạch vì 2 lý do chính: (1) hiệu quả đầu tư thấp, không có nhà đầu tư hoặc rất ít nhà đầu tư quan tâm đến các dự án đó và (2) tác động tiêu cực đến môi trường và kinh tế - xã hội. Rà soát các dự án phát triển thủy điện trong năm 2014 Trong phiên họp sáng ngày 27/11/2013 của Quốc hội Việt Nam, 88,96% số đại biểu đã tán thành việc Chính phủ thực hiện Nghị quyết "Tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác các công trình thủy điện". Nghị quyết đã nêu rõ như sau: “Qua rà soát cho thấy, công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện còn nhiều hạn chế. Chất lượng quy hoạch và quyết định đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy điện, nhất là các công trình vừa và nhỏ chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu về bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước và hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch, dự án, công trình thủy điện vừa và nhỏ chưa được chú trọng đúng mức, chất lượng đánh giá chưa cao. Tại một số công trình thủy điện, việc quản lý chất lượng xây dựng, bảo đảm an toàn vận hành khai thác, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa và điều tiết nước chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, gây tác động tiêu cực. Đời sống người dân tái định cư còn gặp nhiều khó khăn. Rừng, đất rừng được chuyển đổi mục đích phục vụ công trình thủy điện chưa được quản lý chặt chẽ, có nơi còn hiện tượng lợi dụng khai quang rừng với quy mô lớn hơn so với yêu cầu, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép. Diện tích rừng trồng thay thế tại các công trình thủy điện rất thấp; nghĩa vụ nộp phí dịch vụ môi trường rừng chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định”.

169


“Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá quy hoạch thủy điện, kể cả các dự án tạm dừng có thời hạn, các công trình thủy điện đang vận hành khai thác, bảo đảm sử dụng tài nguyên nước hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học; kiên quyết loại bỏ, dừng các dự án, công trình thủy điện không hiệu quả, không bảo đảm an toàn, có ảnh hưởng xấu tới chế độ dòng chảy, môi trường và đời sống người dân. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ quy hoạch thủy điện trong tổng thể quy hoạch ngành năng lượng”. Quốc hội Việt Nam (2013) Theo Nghị quyết, trong năm 2014, các tỉnh phải đánh giá tổng thể về đập, hồ chứa thủy lợi và thủy điện trong cả nước. Trong khi đó, bên cạnh việc ban hành quy trình vận hành hồ chứa trên các lưu vực sông, các tỉnh cũng phải bố trí đủ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa có nguy cơ gây mất an toàn. Trong năm 2014, các dự án này phải được xem xét, điều chỉnh và bổ sung các chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và sản xuất cho người dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện. Năm 2015, chính quyền địa phương phải bảo đảm bố trí đủ quỹ đất và thực hiện nghiêm túc việc trồng rừng thay thế, đặc biệt là khu vực lưu vực sông đầu nguồn của các công trình thủy điện. Phải hoàn thành việc trồng rừng thay thế đối với các công trình thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác. Nghị quyết cũng yêu cầu tăng cường quản lý lưu vực sông, điều phối, giám sát việc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa, đặc biệt là hồ chứa bậc thang, bảo đảm không để xảy ra tình trạng vận hành hồ chứa gây lũ kép; giải quyết các vấn đề liên ngành, liên địa phương trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Căn cứ Nghị quyết, Bộ Xây dựng đã đề nghị Bộ Công thương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan quản lý chuyên môn thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng, an toàn trong xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và trung bình hoạt động ở các tỉnh. Nhiệm vụ này bao gồm kiểm tra, thiết kế, xây dựng, kiểm tra và tiếp nhận các công trình. Những nhiệm vụ này phải được thực hiện và báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 2 năm 2015. Các mối quan tâm về tác động của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê-kông xuyên biên giới và việc thực hiện nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long (MDS) của Ủy ban sông Mê-kông Việt Nam

170


Trên dòng chính sông Mê-kông, chính phủ Lào và Campuchia đang có kế hoạch phát triển 11 đập thủy điện (bao gồm 9 dự án ở Lào và 2 dự án ở Campuchia). Ngoài ra, ở thượng lưu sông Mê-kông, một chuỗi 8 đập thủy điện đã được quy hoạch và xây dựng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các đập thủy điện này sẽ đưa đến các tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội ở lưu vực sông Mê-kông ở hạ lưu, bao gồm một phần diện tích ngập nước của Campuchia và toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Theo báo cáo nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ICEM 2010) của Ủy hội sông Mê-kông (MRC), cần tạm ngưng các quyết định xây dựng đập thủy điện trên sông Mê-kông trong vòng 10 năm để có thể đánh giá tác động tổng thể của chuỗi đập thủy điện trên dòng chính khu vực hạ lưu, đồng bằng sông MêKông của Việt Nam và vùng đồng bằng của Campuchia. Kể từ khi chính phủ Lào tuyên bố kế hoạch xây dựng đập thủy điện Xayabury ở phía Bắc Thủ đô Viêng Chăn, đồng thời với việc chuẩn bị cho dự án thủy điện Don Sahong vào năm 2014, nhiều nhà khoa học, chính trị gia và nhà báo đã cảnh báo những tác động tiêu cực mà các công trình này gây ra cho các khu vực hạ lưu (Fortin 2012; VRN 2012; RCC và cộng sự, 2014; Nguyễn Tấn Dũng, 2014). Chính phủ Việt Nam đã đề nghị triển khai một dự án nghiên cứu để đánh giá tác động tổng thể của chuỗi 11 đập thủy điện trên dòng chính con sông đến hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội của lưu vực sông Mê-kông, với vùng nghiên cứu giới hạn ở vùng trũng và ngập nước của Campuchia và đồng bằng sông Mê-kông của Việt Nam. Dự án này có tên là Nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long (MDS) do Viện Thủy lợi Đan Mạch (DHI) và công ty tư vấn HDR tiến hành. Mục tiêu của MDS là "nghiên cứu các tác động tổng thể của bậc thang thuỷ điện đến dòng chính đối với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội ở các vùng ngập lụt ở Việt Nam và Campuchia". Nghiên cứu sẽ được tiến hành trong vòng 30 tháng, khởi động từ tháng 6 năm 2013, áp dụng phương pháp tiếp cận giai đoạn. Đánh giá tác động về cơ bản sẽ tập trung vào các vùng có tính liên kết thủy văn với dòng chính của sông Mê-kông. Dự kiến báo cáo cuối cùng của MDS sẽ được công bố vào tháng 12 năm 2015.

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Có nhiều lý do giải thích hậu quả của việc phát triển thủy điện. Thông thường, việc xây dựng thủy điện hàng loạt đã được thực hiện trong hơn 10 năm qua trong khi việc thanh tra, thiết kế, đánh giá về các tác động xã hội và môi trường cũng như việc phê duyệt đã không được thực hiện hiệu quả và thậm chí đôi lúc còn mang tính miễn cưỡng. Một số nhà đầu tư không có kiến thức chuyên môn về xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện hoặc 171


họ đã không đầu tư đầy đủ, đặc biệt là bỏ qua các yếu tố xã hội và môi trường mà trong đó người dân là người dễ bị tổn thương nhất. Nhiều cam kết trong việc đánh giá các tác động môi trường đã không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ và phù hợp mà không chịu bất kz biện pháp giám sát và trừng phạt nào. Việc tái trồng rừng chưa được thực hiện đầy đủ ở hầu hết các dự án thủy điện. Các tác động tiêu cực của thủy điện có thể được liệt kê như sau: Gây thiệt hại cho nhiều khu rừng mưa nhiệt đới có giá trị: Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012) trong giai đoạn 2006-2012 đã có 160 dự án thủy điện được xây dựng và hơn 19.792 ha rừng đã bị chuyển đổi (số liệu thực tế có thể cao hơn do không bao gồm diện tích rừng bị mất do nhu cầu về đất tái định cư và đất sản xuất) tại 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên thực tế, theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, diện tích rừng được trồng thay thế theo cam kết chỉ khoảng 3,7% so với yêu cầu. Khu vực mà nhiều dự án thủy điện gây mất đất lớn nhất là Tây Nguyên với 50 dự án thủy điện, tiếp đó là khu vực Bắc Trung bộ với 23 dự án. Năm vùng khác theo thứ tự là Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Chiếm diện tích đất tự nhiên, gây di dời và tăng tỷ lệ đói nghèo: Các công trình thủy điện thường chiếm lấn nhiều diện tích tự nhiên, bao gồm đất rừng, đất ngập nước và đất ở. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), với 21 dự án thủy điện ở 12 tỉnh, có khoảng 75.000 hộ gia đình đã bị di dời. Một cuộc điều tra khác của Viện Tư vấn phát triển CODE (2011) cho thấy khu vực bị thủy điện chiếm đất và số cư dân phải di dời trong một số nhà máy thủy điện là rất đáng kể (Bảng 8.2). Bị buộc phải di dời đến các khu tái định cư, những người này gặp rất nhiều khó khăn khi cuộc sống bất ổn, dẫn đến thu nhập thấp. Do đó, tỷ lệ nghèo trung bình ở các khu tái định cư đã ở mức rất cao, chiếm 36,6%, gần gấp bốn lần tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước trong năm 2012. Bảng 8.3 là tổng hợp kết quả của nhiều khảo sát tỷ lệ đói nghèo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013) trong các khu tái định cư thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk (Pan Nature 2013).

172


Bảng 8.2: Diện tích đất bị chiếm và số dân bị di dời bởi các dự án thủy điện ở Việt Nam Thủy điện

Diện tích đất bị chiếm (hectare)

Thác Bà Hòa Bình Sơn La Huội Quảng Bản Chát Lai Châu Tuyên Quang Bản Vẽ A Vương Sông Tranh 2 Yaly Pleikrông

23.400 75.000 23.333 4.558 8.186 4.143 8.000 5.492 941 2.900 6.450 5.328

Số dân bị di dời (người) 30.000 89.720 91.100 6.459 15.738 6.579 23.630 13.790 1.582 4.300 24.610 6.000

Nguồn: CODE (2010)

Bảng 8.3: Tỷ lệ các hộ nghèo tại các khu tái định cư do thủy điện Các khu tái định cư thủy điện Thủy điện Hòa Bình Thủy điện Tà Cọ (Sơn La) Thủy điện Sơn La (Điện Biên) Thủy điện Huội Quảng (Lai Châu) Thủy điện Bản Chát (Lai Châu) Thủy điện Tuyên Quang Thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) Thủy điện Hủa Na (Hủa Na) Thủy điện Khe Bố (Nghệ An) Thủy điện Đồng Nai 3 Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) Thủy điện Buôn Kuốp (Đắk Lắk) Thủy điện Buôn Tua Srah (Đắk Lắk) Thủy điện Srepok 3 (Đắk Lắk) Thủy điện Krông H'năng (Đắk Lắk)

% hộ nghèo 43,00 100,00 38,90 34,80 34,80 21,30 89,60 19,50 60,00 60,28 7,96 8,10 8,10 8,10 8,10

Nguồn: Pan Nature (2013)

Suy giảm đa dạng sinh học và môi trường vùng: Tác động của thủy điện lên sự suy giảm đa dạng sinh học cũng như môi trường và sinh thái đã được chứng minh và cảnh báo bởi nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới 173


và trong khu vực (Don E. McAllister và cộng sự 2001; Carew- Reidet và cộng sự 2010; Parineeta Dandekar 2012). Tại Việt Nam, vấn đề này đã được thảo luận sôi nổi trong 2 năm gần đây, từ 2012 đến 2013, trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên báo chí và các diễn đàn khoa học ở Việt Nam khi dự án thủy điện Đồng Nai 6 được tiến hành tại khu vực gần khu bảo tồn Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam và đe doạ khu vực Bầu Sấu, được công nhận là đầm lầy Ramsar của Việt Nam. Các nhà khoa học thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đã ghi nhận rằng, các dự án thủy điện DN6 và DN6A đã vi phạm Công ước quốc tế về đa dạng sinh học vào năm 1992 mà Việt Nam ký kết vào ngày 16/11/1994; vi phạm Điểm 2, Điều 7 của Luật Đa dạng sinh học (Quốc hội, 2008), trong đó cấm xây dựng bất kz công trình nào trong khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn. Các dự án này cũng vi phạm Điểm 1, Điều 9 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), nêu rõ các nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng. Căn cứ vào Điểm 12, Điều 7 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2006, trong đó cấm các hành vi "xâm chiếm di sản thiên nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên", các dự án thủy điện này sẽ gây tổn hại đến hệ sinh thái, môi trường, đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Cát Tiên và các hệ sinh thái bản địa. Bên cạnh đó, các công trình cũng vi phạm các quy định của Chính phủ (2003) về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước. Gây nhiều rủi ro và đe dọa đến an toàn của người dân thông qua việc vận hành thủy điện trong nhiều năm: Có nhiều bài học thực tế (Nguyễn Thị Thu Huyền 2013, Quách Thị Xuân 2014, Lê Anh Tuấn và cộng sự 2014) liên quan đến các tai nạn tại chỗ, vỡ đập, động đất, phá rừng, lũ lụt, hạn hán, xói mòn, xâm nhập mặn vv ... Những bài học này cho thấy thủy điện Việt Nam không hề an toàn. Cư dân và chính quyền địa phương đã kiến nghị và đệ trình lên Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ban ngành khác nhiều lần về những vấn đề về thủy điện. Điều này đã làm cho các yếu tố thực tiễn thực thi chính quyền Trung ương thấy cần phải có những thay đổi trong tầm nhìn và chiến lược phát triển thủy điện. Trong giai đoạn 2013 - 2014, Chính phủ Việt Nam yêu cầu các bộ, ngành và chính quyền địa phương tiếp tục kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn của đập và hồ chứa; đồng thời quyết định đình chỉ các công trình có vấn đề hoặc có những rủi ro tiềm ẩn. Các bậc thang thuỷ điện hoạt động trên các hệ thống lưu vực sông đã phải xây dựng quy chế hoạt động của hồ chứa trong điều kiện cả mùa lũ và mùa khô. Tuy nhiên, những quy trình vận hành hồ chứa chưa được hoàn chỉnh nên cần phải tiếp tục điều chỉnh.

174


TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Công thương. 2011. Báo cáo đánh giá về chiến lược môi trường để phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2030 (QHD VII), Hà Nội, trang 262. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2012. Báo cáo chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng thủy điện từ năm 2006 đến 2012, Báo cáo số 3716/BC-BNN-TCLN, ký ngày 30/10/2012. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2013. Báo cáo kết quả, thực trạng và các vấn đề trong đền bù, hỗ trợ và tái định cư của các dự án thủy điện, Báo cáo số 1483/BC-BNN-KTHT, ký ngày 6/5/2013. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2013. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Báo cáo số 142/BCBTNMT do Thứ trưởng Bùi Cách Tuyên ký ngày 30-8-2013. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2013. Văn bản số 175/BC-BTNMT, ban hành ngày 21 tháng 9 năm 2013. Carew-Reid, Jeremy, Josh Kempinski & Alison Clausen. 2010. Biodiversity and Development of the Hydropower Sector: Lessons from the Vietnamese Experience – Volume I: Review of the Effects of Hydropower Development on Biodiversity in Vietnam. ICEM – International Centre for Environmental Management, Prepared for the Critical Ecosystem Partnership Fund, Hanoi, Viet Nam. 63 pages. Chính phủ. 2003. Nghị định về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, Nghị định số 109/2003/NĐ-CP, k{ ngày 23 tháng 9 năm 2003. CODE. 2010. Công tác di dời, tái định cư, ổn định cuộc sống, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của các dự án thủy điện ở Việt Nam, Hà Nội. Don E. McAllister, John F. Craid, Nick Davidson, Simon Delany & Mary Seddon. 2001. Biodiversity Impacts of Large Dams. Background Paper No. 1. Prepared for IUCN / UNEP / WCD. 63 pages. Fortin, J. 2012). A Dam Conundrum: Xayaburi Project Could Help Laos and Thailand, Hurt Cambodia and Vietnam. International Business Times, 5th November 2012. Truy cập tại: http://www.ibtimes.com/damconundrum-xayaburi-project-could-help-laos-thailand-hurtcambodia-vietnam-859904 ICEM. 2010. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính Mê-kông của Ủy hội sông Mê-kông, Hà Nội – Việt Nam. Lê Anh Tuấn, Đào Trọng Tứ, Đặng Ngọc Vinh, Phạm Thị Diệu My, Lâm Thị Thu Sửu. 2014. Vận hành xả lũ và tích nước hồ chứa thủy điện đến hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn: Từ số liệu mô phỏng đến phản

175


ánh thực tế của người dân. Báo cáo Kỹ thuật, Chương trình hợp tác giữa ICCO và VRN, 20 trang. Lê Anh Tuấn. 2012. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (2012): 10 quan ngại. Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, công bố vào tháng 9 năm 2012. Lê Anh Tuấn. 2014. Báo cáo diễn đàn nhân dân "Thủy điện miền Trung-Tây Nguyên: Quan tâm của người dân và trách nhiệm các bên liên quan" do VRN và CSRD tổ chức tại thành phố Huế, tháng 11 năm 2014. Nguyễn Tấn Dũng. 2014. Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Ủy hội sông Mê-kông lần thứ 2, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/4/2014. Truy cập tại: http://www.vietnamembassydenmark.vn/vi/vnemb.kr/nr070521165843/nr070521170351/news_ object_view?newsPath=/vnemb.vn/tin_hddn/ns140407155634. Nguyễn Thị Huyền. 2013. Đánh giá tổng thể tác động của hoạt động của các nhà máy thủy điện tại miền Trung - Tây Nguyên đối với môi trường Đề xuất giải pháp bảo vệ và quản l{ môi trường, Báo cáo khoa học tóm tắt số I - 197 của Bộ Công thương, 12 trang. Pan Nature. 2013. Kết quả, hiện trạng và các vấn đề về đền bù, hỗ trợ và tái định cư thủy điện, thuộc báo chính sách môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, số 10, quý II/ 2013. Parineeta Dandekar. 2012. Impacts of Dams on Biodiversity: Need for Urgent Collaborative Action. Oral presentation on the Second Indian Biodiversity Congress, 9-12 December, 2012, IIS, Bengaluru, India. Quách Thị Xuân. 2014. Nghiên cứu điển hình nhà máy Đắk Mi 4 - Một bài học kinh nghiệm của việc xây dựng đập chuyển dòng, thuộc chương trình: Hỗ trợ Ủy hội sông Mê-kông trong phát triển thủy điện bền vững vì người nghèo, xuất bản bởi GIZ và mạng lưới phát triển thuỷ điện bền vững lưu vực sông Mê-kông (NSHD-Mê-kông), 65 trang Quốc hội Việt Nam. 2012. Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kz họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII. Nghị quyết 40/2012/QH13 được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kz họp thứ 4, ngày 23 tháng 11 năm 2012. Quốc hội Việt Nam. 2013. Nghị quyết về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác thủy điện, Nghị quyết số 62/2013/QH13, phê chuẩn bởi Quốc hội vào ngày 27/11/2013, Công báo số 1007, 1008, ngày 30/12/2013. RCC (Đại diện của Liên minh sông ngòi Campuchia) và các cộng đồng Tonlesap và Mê-kông. 2014. Thư kêu gọi Thủ tướng Chính phủ của 4 quốc gia dừng việc xây dựng đập Don Sahong và ngừng phát triển thủy điện trên dòng chính Mê-kông. Truy cập tại: http://www.mrcMê-kông.org/assets/Other-Documents/stakeholdersubmissions/Final-010414-Eng-Open-letter-to-the-4-govt-onDSH.pdf. 176


Thủ tướng Chính phủ. 2011. Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2030. Quyết định số 1208 / QĐ-TTg ban hành ngày 21/7/2011. Thủ tướng Chính phủ. 2013. Văn bản số 7958/VPCP-KTN ngày 23/9/2013. Tin Môi trường. 2013. Mười sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2013. Tin Môi trường ngày 31/12/2013. Truy cập tại: http://www.tinmoitruong.vn/home/print_detail/29807. Trí Tín. 2012. Quảng Nam loại 23 dự án thủy điện. VnExpress ngày 23/10/2012. Truy cập tại: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoisu/quang-nam-loai-23-du-an-thuy-dien-2253680.html. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. 2013. Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ về việc dừng các dự án thủy điện DN6 và DN6A. Công văn số 5222/UBND-CNN ban hành ngày 03/7/2013. VRN. 2012. Ý kiến của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam về “Mê-kông và các đập thủy điện”. Truy cập tại: http://vrn.org.vn/en/h/d/2012/08/427/Vietnam_Rivers_Network’s_v iewpoint_On_“Mê-kông_and_Hydropower_dams”_/index.html.

177


THÔNG TIN TÁC GIẢ

178


Bà Phạm Thị Diệu My hiện đang là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD). Bà Diệu My là một người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, với nền tảng hoạt động với các dự án ở cấp quốc gia và quốc tế. Bà Diệu My cũng đang quản lý rất nhiều dự án và hoạt động nghiên cứu ở cấp độ địa phương với những cộng đồng gặp khó khăn. Bà Diệu My đã nhận được học bổng của Chính phủ Úc với cấp học Thạc sĩ về lĩnh vực Thiên tai và Thảm họa ở Trường Đại học Quốc gia Úc vào năm 2011-2013. Chuyên môn của bà Diệu My bao gồm lĩnh vực nghiên cứu về thảm họa tự nhiên và các thực hành ở cấp địa phương, tác động của biến đổi khí hậu, khả năng thích ứng và tình trạng dễ bị tổn thương, lồng ghép giới, đánh giá tác động môi trường – xã hội và nghiên cứu dựa vào cộng đồng. Liên lạc: 2/33 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế, Điện thoại: (84 234) 3837714/0948157110, Email: dieumy.csrd@gmail.com

Tiến sĩ Nguyễn Quý Hạnh hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư k{ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế (HueFO), Phó Trưởng Nhóm Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội (SEIA), Nghiên cứu viên chính của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Đồng kiến tạo Tri thức (CKC), thành viên Ban cố vấn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN). Ông có bằng Tiến sĩ Nghiên cứu Phát triển của Đại học Bonn (Đức), bằng Thạc sĩ Thực hành Phát triển của Đại học Queensland (Úc) và bằng Cử nhân Sư phạm tiếng Anh của Đại học Huế. Ông có gần 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phát triển bền vững ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam. Các lĩnh vực nghiên cứu và thực hành bao gồm: quy hoạch xã hội, đánh giá tác động, phát triển thay thế, thủy điện, quản lý tài nguyên thiên nhiên, du lịch giảm nghèo và quản lý tri thức vì phát triển. Liên lạc: 24 L{ Thường Kiệt, thành phố Huế, Điện thoại: (84 234) 3846493/0913336223, Email: quyhanh@gmail.com

179


PGS. TS. Lê Anh Tuấn làm việc tại trường Đại học Cần Thơ từ năm 1982 đến nay, hiện là Giảng viên chính của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên. Ông cũng là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON – Mekong). Ông Tuấn lấy Bằng Kỹ sư về Thủy nông và Cải tại đất tại Trường Đại học Cần Thơ từ năm 1982, tiếp theo là bằng Thạc sỹ Kỹ thuật tại Học viện Công nghệ châu Á (AIT) tại Thái Lan năm 1990. Ông hoàn tất học vị Tiến sỹ Khoa học và Kỹ thuật Sinh học, chuyên ngành Thủy học Môi trường năm 2008. Năm 2012, TS. Tuấn được chính thức công nhận học vị Phó Giáo sư chuyên ngành các Khoa học về Trái đất. Ông Tuấn hiện là Điều phối viên mạng lưới Bảo vệ Môi trường và Ứng phó với Biến đổi Khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (MekongNet) và là thành viên trong Ban Điều hành cho Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN).

Ông Đặng Ngọc Quang lấy bằng Thạc sĩ của Đại học Future Generations (WV, USA) năm 2007, ông hoàn thành chương trình học vật lý với bằng xuất sắc của Đại học quốc gia Kharkiv (Ucraine) năm 1975. Ông Quang cũng lấy bằng Cử nhân ngành xã hội học của Đại học Xã hội Nhân văn Quốc gia (Hà Nội) năm 2002. Ông Quang thành lập Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới tập trung ở các tỉnh Phú Thọ, Quảng Bình và Kon Tum.

Bà Jacqueline Storey là Quản lý dự án Inclusion thuộc Chương trình Quản l{ Nước vùng sông Mê-Kông của Oxfam. Trong dự án này, Oxfam đã hợp tác với CSRD thí điểm triển khai cẩm nang Đánh giá tác động Giới của Oxfam đối với các dự án thủy điện tại Việt Nam và những bài học từ dự án đã được Jacqueline cùng các đồng nghiệp CSRD chia sẻ trong một bài báo trên Tạp chí Phát triển và Giới của Oxfam. Jacqueline có bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Phát triển của Đại học Melbourne và là chuyên gia về nhân học, thiết kế và đánh giá dự án. Bà đã làm việc trong 11 năm qua cho các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cộng đồng, chú trọng lĩnh vực giới tại Úc và Đông Nam Á.

180


Thạc sĩ Hoàng Thế Vĩnh hiện là Trưởng ban Ban vận động Viện trợ Nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế (HueFO). Ông đã hoàn tất chương trình Thạc sỹ Thực hành Phát triển, chuyên ngành: Phát triển Cộng đồng tại Đại học Queensland, Úc (2012-2013). Ông tham gia kêu gọi, điều phối, thực hiện và quản lý nhiều dự án phi chính phủ nước ngoài trên nhiều lĩnh vực như phát triển tổng hợp bền vững, biến đổi khí hậu, rà phá bom mìn.. Ông cũng đã thực hiện một số nghiên cứu và đánh giá các dự án cộng đồng và hỗ trợ phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số do các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước thực hiện tại miền Trung-Tây Nguyên. Bà Hoàng Thị Hoài Tâm, hiện đang là kế toán kiêm cán bộ dự án tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội CSRD. Tâm là cử nhân Kinh tế phát triển, chuyên ngành Kế hoạch Đầu tư, có hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện ở Việt Nam.

Bà Lâm Thị Thu Sửu là người sáng lập của CSRD và là một nhà hoạt động đầy đam mê trong lĩnh vực công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Bà Sửu đã dành được Giải thưởng Rockefeller Foundation’s Bellagio Centre Residency cho nghiên cứu độc lập và Giải thưởng Endeavour Executive (Chính phủ Úc).

Ông Lê Quang Tiến là cán bộ dự án của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội từ năm 2012. Ông đã có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc với cộng đồng ở các lĩnh vực về sinh kế bền vững và giảm nghèo, thực hành năng lượng tái tạo, phát triển rừng ngập mặn ven biển và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

181


Bà Lê Thị Nguyện là giảng viên giàu kinh nghiệm của khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế, chuyên ngành Quản l{ Tài nguyên và môi trường. Thành viên nhóm SEIA. Lĩnh vực nghiên cứu sâu: Biến đổi khí hậu; đánh giá tác động đến tự nhiên, kinh tế và xã hội từ các công trình thủy điện và các công trình xây dựng khác; các vấn đề quan hệ giữa dân số và phát triển.

Ông Nguyễn Bắc Giang hiện đang giảng dạy tại khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Huế. Ông có hơn 19 năm kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Các lĩnh vực nghiên cứu chính đã và đang thực hiện gồm: đánh giá môi trường; quản lý tài nguyên và môi trường; quản lý chất lượng nước; vệ sinh - môi trường đô thị.

Ông Nguyễn Thành Toản hiện là Quản lý các dự án về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu tại Oxfam in Việt Nam. Ông Nguyễn Thành Toản đã có hơn 15 năm làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và cứu trợ nhân đạo. Ông có kinh nghiệm làm việc với các cộng đồng nghèo, cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế và nhà tài trợ tại Việt Nam. Tốt nghiệp Thạc sỹ tại Đại học Quốc gia Úc chuyên ngành về Biến đổi khí hậu và Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững. Liên hệ: toan.nguyenthanh@oxfam.org, skype: nguyen.thanhtoan. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Vân hiện đang công tác tại Bộ môn Biến đổi khí hậu & Phát triển bền vững, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Bà nhận bằng Tiến sĩ về Khoa học Môi trường chuyên ngành Môi trường trong PTBV tại Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng thạc sĩ về Phát triển bền vững tại Đại học Chiang Mai, Thái Lan. Cô Vân đã có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc với các cộng đồng nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở

182


miền Trung- Tây Nguyên, tham gia giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến xóa đói giảm nghèo, di cư lao động, sinh kế bền vững, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bà Nguyễn Thị Như Trang tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Việt Nam với nền tảng học vấn vững vàng về chính trị phát triển và các vấn đề xã hội. Hiện bà là Quản lý Dự án tại Quỹ Rosa-Luxemburg Đông Nam Á (RLS SEA). Bà Trang đã có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kỹ thuật và quản l{ cũng như lĩnh vực quyền lợi xã hội và công lý về môi trường, vấn đề giới, biến đổi khí hậu, di cư với tiếp cận dựa vào phụ nữ. Bà Trang cũng tham gia các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về xuất bản các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề liên quan, bao gồm lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, thiết kế kết quả cho nhiều đối tác ở Việt Nam, Campuchia, Myanmar. Bà Nguyễn Thị Xuân Quznh hiện là cán bộ truyền thông - phát triển cộng đồng tại Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước WARECOD. Quznh là cử nhân Kinh tế phát triển, chuyên ngành Chính sách công, có 05 năm kinh nghiệm trong việc thúc đẩy thành lập, vận hành và duy trì các mạng lưới cộng đồng bảo vệ môi trường tại khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Ông Phan Thăng Long tốt nghiệp Cử nhân Xã hội học, Đại học Khoa học Huế năm 2014. Long có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tiến hành các điều tra xã hội học ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và tham gia các dự án phát triển cộng đồng.

183


Bà Phan Thị Ngọc Thúy hiện là Điều phối viên chương trình tại Việt Nam của tổ chức Global Engagement Institute (GEI), Đức. Vốn là sinh viên Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Huế, sau đó bà Thúy tốt nghiệp Thạc sỹ Giới và Nghiên cứu phát triển tại Học viện Công nghệ châu Á (AIT).

Bà Trần Mai Hương hiện là quản l{ chương trình tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội. Bà đã tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế chuyên ngành Xã hội học và đã từng tham gia khóa học ngắn hạn 6 tháng về Nhân quyền ở Thái Lan và được nhận học bổng YSEALI của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2016. Bà Hương hỗ trợ các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi thủy điện nói lên tiếng nói và quyền lợi của họ cũng như thúc đẩy đánh giá tác động xã hội và môi trường trong các dự án phát triển.

Bà Trần Thị Thanh Tâm hiện là cán bộ truyền thông tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) - Huế. Tâm là cử nhân Báo chí, tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Tâm có hơn 04 năm kinh nghiệm trong các hoạt động phát triển cộng đồng, nghiên cứu thực địa, hỗ trợ xây dựng mạng lưới cộng đồng và tham gia vào nhiều các dự án nghiên cứu khác nhau ở các khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

184


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

185


Ông Y Gai Knul, Buôn Drai, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk bên cạnh chiếc máy bơm lấy nước từ sông Srépok cho việc sản xuất và xây dựng. Cơn khát năng lượng và tài nguyên đã làm cho con sông cũng trở nên “khát nước”.

186


Con thuyền bên đáy sông khô cạn tại xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam do chịu tác động tiêu cực của các thủy điện A Vương, Đắk Mi, Sông Bung.

Một người phụ nữ lớn tuổi tại Buôn Trí A, Buôn Đôn, Đắk Lắk đang câu cá trên dòng Srépok vốn đang cạn kiệt tài nguyên sinh vật và nguồn nước.

187


Dòng Srépok chảy qua Buôn Trí A, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cạn khô trơ đáy, tác động không nhỏ đến cuộc sống, sinh kế và văn hóa của người dân địa phương.

Những người phụ nữ ở thôn A Sáp, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới phải chèo thuyền băng qua lòng hồ thủy điện A Lưới để đến rẫy làm việc hằng ngày.

188


Người phụ nữ cuốc đất trồng cây trên mảnh đất tái định cư mới nhưng khô cằn của khu tái định cư do thủy điện Tả Trạch thiết lập ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Anh Y Nhang đang quăng chài bên sông Tha Luống, Buôn Trí A, Krong Na, Buôn Đôn, Đắk Lắk nhưng không có nhiều hy vọng bắt được cá/tôm bởi theo anh “con sông này giờ đã là con sông chết”.

189


Một gia đình ba thế hệ tại khu tái định cư Buôn Drai, Krông Ana, Đắk Lắk, nhiều người dân nơi đây không có việc làm, cuộc sống bấp bênh khi chuyển đến nơi mới.

Chị H’Jan, Buôn Drai, xã Ea Na, Krông Ana, Đắk Lắk đang điều hành một cuộc họp nhóm để thảo luận các loại hình sinh kế mà nhóm có thể cùng làm chung trong một dự án hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi thủy điện của CSRD do Oxfam tài trợ.

190


Người dân Buôn Trí A, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk phải đi mua và lấy nước bình do nước từ sông Srépok đã cạn khô, ô nhiễm và không còn uống được.

191


NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA 33 Chu Văn An, Huế ĐT: 0234 3 823847 – 821228 Fax: 0234 3 848345 Email: nxbthuanhoa@yahoo.com.vn

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN TS. NGUYỄN DUY TỜ

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG THS. PHẠM THỊ DIỆU MY

BIÊN TẬP TRỊNH HỒ QUZNH TRÂM

THIẾT KẾ BÌA HOÀNG THẾ VĨNH

In 200 cuốn, khổ 16 x 24 cm, tại Công ty TNHH Truyền thông An Hiếu, 10 Hà Huy Tập, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế. Số đăng k{ KHXB: 14982018/CXBIPH/4-39/ThuH. Quyết định xuất bản số: 57/QĐ-XBTH, cấp ngày 21 tháng 5 năm 2018. In xong và nộp lưu chuyển tháng 5 năm 2018. 192


ISBN: 978-604-959-104-4

193


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.