VẮN TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
THỦY ĐIỆN A LƯỚI
Cần xem xét Tác động xã hội và giải trình trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương
Huế, tháng 10/2014
Liên hệ: Ts. Nguyễn Quý Hạnh – Thành viên nhóm SEIA. Th.S Lâm Thị Thu Sửu – Trưởng nhóm SEIA – Giám đốc TT Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD).
VẮN TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Tóm tắt Thủy điện A Lưới là công trình thủy điện lớn nhất hiện nay tại Thừa Thiên Huế. Thủy điện A Lưới được xây dựng trên dòng sông A Sáp, phụ lưu cấp 3 của sông Mekông, thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủy điện A Lưới có ảnh hưởng trên 1.890 hecta thuộc phạm vi 7 xã trên toàn huyện với 1381 hộ dân, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Bản Tóm tắt chính sách này được viết dựa trên những kết quả chính của Báo cáo Đánh giá tác động xã hội của Thủy điện A Lưới do Nhóm Tư vấn Đánh giá tác động môi trường và Xã hội (SEIA) thực hiện vào năm 2014 dưới sự điều phối của Trung tâm Nghiên Cứu Phát triển Xã hội (CSRD).
Phát triển thủy điện A Lưới và các tác động xã hội đối với cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng **Thủy điện A Lưới Được đầu tư gần 3.235 tỉ đồng, công trình thuỷ điện A Lưới được khởi công từ 6/2007 và đến tháng 6/2012 đã hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại. Thủy điện A Lưới được xây dựng trên dòng sông A Sáp – một phụ lưu cấp 3 của sông Mê-kông tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủy điện A Lưới là thủy điện đường dẫn, được đánh giá là ưu việt vì là công trình thủy điện lợi dụng thế năng, có đường hầm dài 12 km từ xã Hồng Thượng xuống xã Hồng Hạ, với độ chênh lệch cột nước gần 500 m. Do đó công suất phát điện của nhà máy rất lớn (170 MW) với mức điện lượng trung bình năm là 686,5 triệu kWh. Đây là nguồn điện đáng kể cho hệ thống điện quốc gia, góp phần chủ động về an ninh năng lượng.
- Tình trạng thiếu lương thực và đất sản xuất cây ngắn ngày dẫn đến hiện tượng chặt phá rừng và lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy
Thủy điện A Lưới đã ảnh hưởng trên 1.890 hecta thuộc phạm vi 7 xã trên toàn huyện với 1.381 hộ dân (báo cáo UBND huyện A Lưới). Hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số với 205 hộ bị thu hồi đất hoàn toàn, trong đó 106 hộ được đưa về tái định cư ở thôn Cân Tôm, còn 99 hộ tự tìm nơi ở mới.
- Công tác đền bù nảy sinh nhiều vấn đề do chính sách đền bù thay đổi dẫn đến các bất cập và thiếu công bằng trong việc đền bù
**Những tác động xã hội của thủy điện A Lưới đối với cộng đồng địa phương. - Việc xây dựng thủy điện A Lưới làm mất một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Xuất hiện tình trạng phụ nữ bị lạm dụng tình dục do sự xuất hiện của nhiều thành phần công nhân trong quá trình xây dựng công trình
- Nước sinh hoạt hiện không được cung cấp đầy đủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, năng suất lao động cũng như sự phát triển thể lực của trẻ em. - Nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm trầm trọng đe dọa sức khỏe và chất lượng lao động của người dân - Sản xuất nông nghiệp ở khu TĐC Can Tôm không
VẮN TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH có đủ nước để tưới tiêu. - Người dân gặp phải khó khăn trong việc đi lại đến nơi sản xuất do địa hình bị chia cắt bởi vùng lòng hồ ngập nước. - Chất lượng nhà ở tại khu TĐC Can Tôm bị xuống cấp nhanh chóng. - Xuất hiện tình trạng giải quyết các thủ tục hành chính ở địa phương rất khó khăn do các thay đổi về nơi ở và hộ khẩu của người dân sau khi chuyển đến nơi ở mới Đò, thuyền nhỏ trở nên phổ biến trong các chuyến đi rừng, đi rẫy . Dự án thủy điện A Lưới đã làm mất tổng cộng 1.173,3 ha đất nằm trên địa bàn 7 xã (Hồng Hạ, Phú Vinh, Sơn Thủy, Hồng Thượng, Hồng Thái, Hồng Quảng, Nhâm, huyện A Lưới). Hầu hết diện tích đất mất vĩnh viễn để xây dựng vùng lòng hồ. Diện tích đất lâm nghiệp bị thu hồi là 420 ha, trong có chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất của người dân (371 ha). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị mất rất lớn với 533,3 ha (chiếm 45,5% tổng diện tích đất bị mất), gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực của người dân miền núi. Vào mùa lũ, thủy điện A Lưới còn làm ngập mới nhà ở, đất sản xuất của người dân ở vùng bán ngập.
- Các hộ bị ảnh hưởng do thủy điện A Lưới thiếu đất sản xuất trầm trọng Theo báo cáo “Kết quả điều tra và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện A Lưới”, kết quả điều tra 914 hộ/ 1032 hộ bị thiệt hại do thủy điện A Lưới của Ban Dân Tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, số hộ thiếu đất sản xuất chiểm tỷ lệ rất lớn với 87,5% số hộ điều tra do bị thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất.
- Đất sản xuất nông nghiệp và đất vườn được cấp ở khu TĐC Can Tôm có chất lượng xấu, dẫn đến khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp của người dân.
- Tâm trạng của người dân bất an trong mùa mưa lũ do mực nước ở lòng hồ thủy điện dâng cao, dẫn đến các hậu quả như nhà cửa ven hồ bị ngập sâu; đất sản xuất bị ngập úng; mất trắng thu hoạch nông nghiệp của người dân. - Sự xuất hiện của lòng hồ thủy điện với dung tích nước rất lớn và không có rào chắn xung quanh làm xuất hiện nguy cơ bị đuối nước ở vùng lòng hồ, đặc biệt là đối với trẻ em. - Tâm lý hoang mang và bị động trong việc lập kế hoạch sản xuất của người dân do không có thông tin đầy đủ về việc đền bù các diện tích đất bị ngập mới. - Xuất hiện tâm lý đi tìm việc ở các thành phố lớn nhằm cải thiện thu nhập của hộ gia đình. - Các mối quan hệ họ hàng với nơi ở cũ bị giảm đi, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số. - Cố kết trong cộng đồng ở nơi ở mới bị ảnh hưởng do không có sự tính toán thấu đáo đến các yếu tố văn hóa của đồng bào dân tộc trong việc xây dựng các nơi ở mới. - Xuất hiện tâm lý trông chờ vào chính sách của Nhà nước của những hộ bị ảnh hưởng. - Nảy sinh tâm lý bất tín trong bộ phận dân cư do các khó khăn trong việc giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của người dân, đặc biệt về công tác đền bù chưa thỏa đáng.
VẮN TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Khuyến nghị chính sách Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng xây dựng và vận hành công trình thủy điện A Lưới là tác nhân chính dẫn đến bất ổn sinh kế cấp hộ gia đình, bất an hoạch định và sản xuất của người dân vào mùa mưa bão và bất bình trong công tác đền bù. Sự ổn định tương đối về kinh tế và xã hội của các cộng đồng bị phá vỡ nghiêm trọng trong khi đền bù chỉ nghiêng về tài chính, thiếu sự giải trình cần thiết và các kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật mang tính ngắn hạn và đơn lẻ. Trong tương lai gần, các làn sóng di dân tự do để tìm sinh kế mới là có thể thấy được, kéo theo sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và an sinh xã hội. Về lâu dài, đói nghèo, nguồn nhân lực suy giảm chất lượng, các nét văn hóa bị mất đi, dẫn đến phát triển của cộng đồng bị đóng băng, chuẩn bị cho sự tàn lụi cả cơ sở vật chất, đời sống kinh tế và tinh thần của các cộng đồng bị ảnh hưởng. Có thể thấy rằng, chỉ có thể từ việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sinh kế thay thế trước mắt cũng như chiến lược lâu dài với sự tham gia của nhiều bên, nhiều cơ quan ban ngành ở các cấp khác nhau cùng sự tham vấn của các cộng đồng bị ảnh hưởng mới có thể tạo ra sự thay đổi thực sự, giúp người dân ổn định và phát triển cuộc sống vật chất và tinh thần của họ. Dựa trên những kết quả nghiên cứu và phân tích, các kiến nghị chính sách sau được đưa ra đối với Công Ty Thủy điện Miền trung và cơ quan quản lý nhà nước.
Kiến nghị 1: Các dự án thủy điện, bao gồm thủy điện A Lưới phải được xây dựng trên cơ sở xem xét toàn diện các tác động môi trường và xã hội. Đánh giá tác động xã hội cần bắt buộc đối với các dự án có ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư. Bởi lẽ, những tác động xã hội tiêu cực mà thủy điện đem lại sẽ trở nên khó giải quyết theo thời gian nếu không được nghiên cứu thấu đáo và có phương án giải quyết hợp lý ngay từ đầu.
Kiến nghị 2: Giải trình trách nhiệm phải gắn liền với việc thực hiện các quyền cơ bản của người dân. Các cộng đồng bị ảnh hưởng phải được tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến các thay đổi và di dời do công trình thủy điện A Lưới. Người dân cần được cung cấp đầy đủ các thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ; về bồi thường và các chính sách liên quan khác. Hơn nữa, kinh nghiệm và tri thức, văn hóa bản địa cần được tôn trọng và phát huy trong các nỗ lực can thiệp nhằm phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương. Sự khác biệt giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng cũng đòi hỏi những phương thức tiếp cận khác nhau phù hợp với từng cộng đồng.
Kiến nghị 3: Các hoạt động di dân, đền bù, hỗ trợ sinh kế, phát triển cộng đồng đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện A Lưới cần được thiết kế và thực thi trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Kiến nghị 4: Các kênh đối thoại giữa công ty thủy điện, chính quyền các cấp và cộng đồng cần được duy trì thường xuyên nhằm ghi nhận những phản ánh và đề xuất từ phía cộng đồng địa phương. Nhờ vậy mà thủy điện và các cơ quan chức năng có thể nắm được nhu cầu và đánh giá hiệu quả của các hỗ trợ can thiệp đến cộng đồng địa phương. Mặt khác, kênh đối thoại cũng giúp giải quyết những vấn đề nảy sinh mới chưa dự đoán được trong quá trình lập dự án.